Quán Vắng không Người ...3
Moderator: khieulong
Phùng Quang Thanh – còn nhiều bí ẩn (?!)
Trong một xã hội độc tài bị bưng bít thông tin, khi truyền thông được xem là một trong những phương tiện / vũ khí để cai trị và bảo vệ quyền lực của kẻ cầm quyền, thì cái gọi là "tin chính thống" lại thường là những tin tức "đứng xa sự thật nhất". Đặc biệt là khi đụng đến những mảng tối về nhân sự, những cuộc thanh trừng nội bộ, hành vi tiêu cực hay tài sản của cán bộ lãnh đạo. Trong trường hợp của Phùng Quang Thanh và với bài học của Nguyễn Bá Thanh còn chưa xanh cỏ, với kinh nghiệm về những cuộc thanh trừng của cộng sản Việt, Nga, Tàu trong suốt chiều dài lịch sử đầy máu của nó, chúng ta lại càng tin rằng những điều gì được phát ra từ những cái miệng loa của đảng về Phùng Quang Thanh thì người dân nên nghĩ ngược lại.
Tình trạng "biến mất" của Phùng Quang Thanh (PQT) trong những tháng ngày rất sôi động của sân khấu chính trị Việt Nam đã dấy lên nhiều chiều hướng suy luận:
PQT sang Pháp chữa bệnh. Luồng suy luận này được dẫn dắt bởi nguồn tin "chính thống", qua cửa miệng của 2 nhân vật đứng đầu trong Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ. Tuy nhiên, giống như vở kịch "tau có chi mô" và tình trạng "không không thấy" để rồi dẫn đến kết cuộc mà ai cũng biết trước về số phận Nguyễn Bá Thanh, vở kịch PQT-dập-ngực-xơ-phổi vừa mở màn đã có nhiều lỗ hổng. Một trong những lỗ hổng làm lộ bản chất láo khoét là cách sắp xếp tình tiết thời gian một cách khiên cưỡng và vô lý: PQT đang ở Pháp vào ngày 19.06.2015 để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian), lại phải bay ngược về lại Việt Nam để hội chẩn bệnh tình với chuyên gia y tế Pháp (1) tại Hà Nội, lại đáp máy bay trở lại Paris vào ngày 24.06.2015 để được điều trị…
Nếu so sánh tình trạng sức khoẻ của Phùng Quang Thanh (bị ho, thử máu không thấy có triệu chứng gì nguy hiểm, không có dấu hiệu ung thư... trước khi đến Pháp) với nhu cầu chính trị cần có mặt của PQT tại Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 5, lẫn chuyến Mỹ du của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quyết định tự đặt mình ra khỏi chính trường sôi động không thể là của PQT.
Do đó, PQT đã bị "mời ra chỗ khác chơi". Nếu vậy, "mời ra khỏi chỗ khác chơi" được thực hiện dưới hình thức nào? Đây là phần của tin đồn và suy luận - phần gần với sự thật hơn so với tin chính thống vì nó sẽ được nhiều người bổ xung, khám phá. Tương tự như trường hợp của Nguyễn Bá Thanh, chúng ta chỉ có thể tiến gần đến sự thật khởi đi bằng phương pháp loại trừ trong lý luận và chỉ có thời gian mới dần dần hé lộ ra những sự thật mà nhà cầm quyền không thể che giấu mãi.
Một trong những tin đồn đầu tiên về số phận của PQT là ông ta bị ám sát. Xác xuất chuyện này xảy ra tương đối thấp. PQT là một bộ trưởng vừa mới gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Việc một lãnh đạo quân đội, là thượng khách của quốc gia bị ám sát, tin ám sát được lan truyền trên mạng mà chính phủ Pháp vẫn dấu kín, truyền thông tự do Pháp không săn tin là điều không thể xảy ra. Chuyện PQT cùng tuỳ tùng đi chơi, không có những thành viên bảo vệ yếu nhân của an ninh Pháp đi cùng cũng là điều khó tin.
Do đó chúng ta cần gỡ rối cái bùi nhùi PQT dựa vào "vị trí quan điểm chính trị" của Thanh nằm ở đâu trong tiến trình đảng CSVN bắt tay với Mỹ để dẫn đến chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng…
*
Vào ngày 1 tháng 6, 2015, tại Hà Nội, Phùng Quang Thanh đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (1). Tuyên bố này này chỉ là bước khởi đầu, có những thoả thuận tương đối nhỏ như "Hoa Kỳ sẽ cung cấp một gói 18 triệu USD cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm những tàu tuần tra; đồng thời đang hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam xây dựng và phát triển Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình" nhưng lại có một thông điệp chính trị rất lớn: Đây là mốc khởi hành cho con đường hợp tác trong đó 2 bộ quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ bắt tay nhau để bảo vệ chủ quyền VN và quyền lợi của Hoa Kỳ tại biển Đông. Tuyên bố quốc phòng chung này cũng là phát súng lệnh tiến bước cho con đường Việt-Mỹ chống Tàu mà bước kế đến là Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ tại Washington DC.
Bước khởi đầu của con đường này, dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, khó mà có thể được suôn sẻ nếu nó được dẫn đầu từ phía VN bởi một kẻ luôn chiếm giải nhất trong cuộc đua nịnh Tàu. Mục tiêu chiến lược be bờ của Mỹ, cụ thể là ngăn chận sự bành trướng, tái tạo đảo nhân tạo, xây dựng căn cứ quân sự trên biển Đông của Bắc Kinh sẽ khó đạt được những kết quả mong muốn nếu từ phía "đối tác" Việt Nam, người bộ trưởng đứng đầu quân đội có ý chí bảo vệ biển Đông thì ít (hay không có) mà bảo vệ Bắc Kinh thì nhiều: "Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc."
Viên sỏi PQT trong đôi giày Việt-Mỹ bộc lộ rõ ngay trong buổi họp báo sau khi Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng được công bố. Khi được hỏi: “Hoa Kỳ đang yêu cầu các quốc gia trong khu vực Biển Đông dừng ngay các hoạt động bồi đắp, tôn tạo đảo. Tại cuộc hội đàm sáng nay, VN có đưa ra cam kết nào sẽ chấm dứt các hoạt động như vậy không?” (2)
Lưu ý trong câu hỏi này, người hỏi cố tình nhắc đến điều Hoa Kỳ yêu cầu / mong muốn, với Bộ trưởng QP Hoa Kỳ Ashton Carter đứng ngay bên cạnh nhìn, thì PQT đã trả lời: “VN vừa qua cũng có củng cố các đảo thuộc chủ quyền của VN. Như các bạn biết, VN hiện đang đóng quân trên 19 đảo nổi và 12 đảo chìm. Các đảo nổi thì chúng tôi chỉ cho kè kín lại xung quanh để tránh sóng đánh lở, đảm bảo cho người dân và các lực lượng đóng quân, quản lý trên đảo có cuộc sống an toàn. Ở các đảo chìm, chúng tôi cũng chỉ xây dựng những nhà nhỏ, ở ít người và không mở rộng ra. Tính chất, quy mô của chúng tôi hoàn toàn là vấn đề dân sự”.
Khoan nói đến đúng/sai khi đứng về phía quan điểm VN, PQT đã không khéo léo trong vai trò đối tác, cách nói của PQT cũng là luận điệu của Bắc Kinh khi Hoa Kỳ đặt vấn đề với Bắc Kinh về hành vi xây dựng trái phép. Đó là chưa nói đến việc PQT biết rõ VN chẳng có xây dựng bao nhiêu trong khi Bắc Kinh đã dồn dập những hoạt động xây dựng tại Trường Sa ở tốc độ chóng mặt - như ông từng trả lời phóng viên sau chuyến đi thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2014: "Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng, đó là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc" (3) (!?).
Từ vị trí thân Tàu, lo lắng người dân Việt Nam chống Tàu, đến quan điểm về những hành vi của Tàu tại biển Đông, PQT còn bị mất điểm nặng với Hoa Kỳ trong vấn đề nhân quyền. Ngay sau cuộc hội kiến giữa hai vị bộ trưởng quốc phòng, PQT đã họp báo và tuyên bố: "Các vấn đề về nhân quyền không nên được liên kết với quyết định của Hoa Kỳ về việc hoàn toàn tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam". (4)
Điều đó cho thấy ông Ashton Carter sẽ khó mà làm việc với PQT trong những thương thảo thuộc lãnh vực quốc phòng khi mà người đối tác PQT nhất định không xem nhân quyền là một điều kiện tiên quyết của Mỹ cho những đồng thuận lớn hơn, ngoài phạm vi quốc phòng (như TPP) giữa hai bên. Bây giờ nhìn lại Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ (5) với những điều khoản về nhân quyền chúng ta thấy rõ điều đó.
Do đó, PQT phải ra đi trong ván cờ thương lượng Việt-Mỹ.
Người ủng hộ cho chuyện ra đi này nhiều nhất là Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng, những tướng lãnh đang lo lắng về tình trạng bất mãn tràn lan và cao độ của quân đội đối với cha con Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải, đồng thời cũng ngắm nghé chiếc ghế Bộ trưởng cũng đồng lòng nhất trí. Tất cả được thể hiện qua hình ảnh của ngày đại hội thi đua quyết thắng toàn quân 01/07.
Tháng 6, 2015, Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 vào biển Đông. Một lần nữa biển Đông dậy sóng. Bộ quốc phòng Việt Nam im lặng như nước hồ thu. Tháng 6, Phùng Quang Thanh phải ra khỏi chính trường trước ngày đại hội toàn quân 01-7-2015 và dĩ nhiên phải trước ngày Nguyễn Phú Trọng đáp xuống phi trường Andrews.
Sau Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng, PQT đã:
- 8/6, tiếp Thiếu tướng Pehin Tawih, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Brunei.
- 9/6, tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Slovakia Martin Glavac.
- 10/6, tiếp Herve Ladsous - Phó tổng thư ký LHQ phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình.
- 19/6 gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nhân dịp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến làm việc tại châu Âu. (6)
"Lịch trình" trên cho thấy những hoạt động của PQT rất lu mờ, trong bối cảnh chính trị sôi động của tháng 6 bao gồm tình hình biển Đông và những vận động thương thảo quan hệ Việt-Mỹ. Trong thông tin về chuyến đi châu Âu, nói rằng "gặp bộ trưởng quốc phòng Pháp nhân dịp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến làm việc tại châu Âu..." như là PQT có một chuyến công tác lớn tại Âu châu và "nhân tiện" gặp ông Jean-Yves Le Drian. Thật sự, PQT không có một hoạt động nào khác ngoài cuộc gặp này.
Do đó, chúng ta có thể giả định rằng PQT đã được dàn xếp để qua Pháp với lý cớ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Vì chỉ là sự dàn xếp cho "mục tiêu khác" cho nên đây chỉ là một cuộc gặp xã giao, kèm theo những thông báo cũng rất ngoại giao nhưng hoàn toàn không có một ký kết chính thức nào. Mục tiêu là để dọn đường cho PQT "ra đi" êm thắm.
Trong sự sắp xếp tưởng êm thắm này, bùng lên tin đồn PQT bị ám sát. Do đó, vở kịch PQT-dập ngực-xơ phổi buộc phải ra đời. PQT "được" cho bay từ Pháp về lại VN sau ngày 19-6 để chuyên gia y tế Pháp TẠI VN hội chẩn, gặp ông Phạm Gia Khải vào ngày 22/6 tại Việt Nam và qua lại Pháp ngày 24/6 để chuyên gia y tế Pháp TẠI Pháp chữa trị (6)
Xác suất cao là PQT vẫn ở lại Pháp từ sau lần gặp bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian vào ngày 19/6 cho đến nay. Tương lai của PQT rơi vào 2 tình huống sau:
1. Sau khi mọi sự cho tiến trình gần Mỹ xa Tàu đã xong, PQT trở về VN và tuyên bố từ nhiệm vì lý do sức khoẻ suy yếu, sau khi bị mổ và lấy đi cục u... thân tàu trong phế phủ.
2. Sau một thời gian tịnh dưỡng, loa mồm của đảng tuyên bố rằng các bác sĩ Pháp (nhưng giữ bí mật, không nói là bác sĩ tên gì) khuyên PQT nên ở lại Pháp để được "theo dõi" và chữa trị dài hạn. Đồng chí Đỗ Bá Tỵ sẽ "tạm thời" thay thế đồng chí PQT trong vai trò Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Cho đến bây giờ, dựa vào kinh nghiệm của những tên tướng lưu vong trên thế giới, xác suất là PQT sẽ ở lại Pháp, nhiệm vụ chính của hắn sẽ không còn là biển Đông, biển Nam gì cả mà chỉ lo quản trị những trương mục đang nằm ở Thuỵ Sĩ; cùng với quý tử Phùng Quang Hải ngày đêm chuyển ngân từ trong ra ngoài và tìm cách cho bầy đàn thê tử hạ cánh an toàn.
V.ĐĐ
----------
Chú thích:
(1) http://cadn.com.vn/news/102_132634_vie- ... ho-ng.aspx
(2) http://truongtansang.net/bo-truong-quoc ... quyen.html
(3) http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10 ... -quoc.html
(4) http://www.voatiengviet.com/content/kho ... 02838.html
(5) http://danlambaovn.blogspot.com/2015/07 ... chung.html
(6) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo ... 103184.htm
(Blog Bùi Văn Bồng)
Diễn biến quân sự tại VN
Hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào Nam
Xe thiết giáp đang được vận chuyển qua đèo Hải Vân, hướng vào Đà Nẵng (Ảnh: Facebook) Hoàng Trần (Danlambao) -
Sáng ngày 14/7/2015, mạng xã hội xôn xao với các bức ảnh ghi lại cảnh hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào miền Nam trên những chuyến tàu lửa nối dài dằng dặc.
Vận chuyển ồ ạt
Bức ảnh trên facebook H.P. cho thấy tất cả các khí tài quân sự được phủ kín một lớp bạt bên ngoài đang vượt qua đèo Hải Vân, hướng về Đà Nẵng.
Có tin nói rằng, từ ngày 13/7/2015, công tác vận chuyển đã được tiến hành một cách gấp rút và ồ ạt.
Trước đó 1 tuần, trang facebook B.T.H cũng chia sẻ một status cho biết: “Tối qua ngồi chơi với mấy ông công nhân đường sắt, được biết công nhân đang làm tăng ca tăng giờ sửa toa tàu hàng thành toa chở xe tăng”.
Ảnh chụp lúc trưa ngày 14/7/2015 tại Sài Gòn (Facebook) Tại Sài Gòn, vào trưa ngày 14/7/2015, facebook N.N cũng đã phổ biến bức ảnh cho thấy xe thiết giáp M113 và pháo đã di chuyển từ Gò Vấp chạy qua đường Phạm Văn Đồng theo hướng về quân khu 7.
Hàng loạt các động thái quân sự diễn ra dồn dập đúng vào thời điểm lực lượng quân đội CSVN vẫn đang thiếu vắng người đứng đầu do bộ trưởng Phùng Quang Thanh "sang Pháp chữa bệnh".
Các diễn biến gần đây cũng cho thấy bộ quốc phòng CSVN đang chuẩn bị có những thay đổi quan trọng về mặt nhân sự.
Bàn tay Trung Cộng
Có ý kiến cho rằng việc vận chuyển khí tài quân sự có liên quan đến tình hình căng thẳng tại khu vực biện giới Tây Nam.
Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới.
Trung Cộng vốn là nhà tài trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Campuchia.
Ảnh chụp lúc 6:40' sáng tại ga Văn Xá, Huế (Facebook) Tại Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh đã gặp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn, hai bên cam kết cải thiện hợp tác quân sự và nhấn mạnh ‘hỗ trợ các lợi ích cốt lõi của nhau’.
Chưa đầy một tuần sau, lại có tin uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đến Việt Nam với ý đồ chống lưng cho phe thân Tàu trước thời điểm diễn ra đại hội đảng lần thứ 12.
Các dữ kiện trên cho thấy Trung Cộng đã không giấu giếm thủ đoạn châm ngòi cho một cuộc xung đột tại biên giới Tây Nam, qua đó dễ bề thò bàn tay lông lá nhằm răn đe và thao túng bộ chính trị CSVN.
Hoàng Trần
Hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào Nam

Xe thiết giáp đang được vận chuyển qua đèo Hải Vân, hướng vào Đà Nẵng (Ảnh: Facebook) Hoàng Trần (Danlambao) -
Sáng ngày 14/7/2015, mạng xã hội xôn xao với các bức ảnh ghi lại cảnh hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào miền Nam trên những chuyến tàu lửa nối dài dằng dặc.
Vận chuyển ồ ạt
Bức ảnh trên facebook H.P. cho thấy tất cả các khí tài quân sự được phủ kín một lớp bạt bên ngoài đang vượt qua đèo Hải Vân, hướng về Đà Nẵng.
Có tin nói rằng, từ ngày 13/7/2015, công tác vận chuyển đã được tiến hành một cách gấp rút và ồ ạt.
Trước đó 1 tuần, trang facebook B.T.H cũng chia sẻ một status cho biết: “Tối qua ngồi chơi với mấy ông công nhân đường sắt, được biết công nhân đang làm tăng ca tăng giờ sửa toa tàu hàng thành toa chở xe tăng”.

Ảnh chụp lúc trưa ngày 14/7/2015 tại Sài Gòn (Facebook) Tại Sài Gòn, vào trưa ngày 14/7/2015, facebook N.N cũng đã phổ biến bức ảnh cho thấy xe thiết giáp M113 và pháo đã di chuyển từ Gò Vấp chạy qua đường Phạm Văn Đồng theo hướng về quân khu 7.
Hàng loạt các động thái quân sự diễn ra dồn dập đúng vào thời điểm lực lượng quân đội CSVN vẫn đang thiếu vắng người đứng đầu do bộ trưởng Phùng Quang Thanh "sang Pháp chữa bệnh".
Các diễn biến gần đây cũng cho thấy bộ quốc phòng CSVN đang chuẩn bị có những thay đổi quan trọng về mặt nhân sự.
Bàn tay Trung Cộng
Có ý kiến cho rằng việc vận chuyển khí tài quân sự có liên quan đến tình hình căng thẳng tại khu vực biện giới Tây Nam.
Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới.
Trung Cộng vốn là nhà tài trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Campuchia.

Ảnh chụp lúc 6:40' sáng tại ga Văn Xá, Huế (Facebook) Tại Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh đã gặp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn, hai bên cam kết cải thiện hợp tác quân sự và nhấn mạnh ‘hỗ trợ các lợi ích cốt lõi của nhau’.
Chưa đầy một tuần sau, lại có tin uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đến Việt Nam với ý đồ chống lưng cho phe thân Tàu trước thời điểm diễn ra đại hội đảng lần thứ 12.
Các dữ kiện trên cho thấy Trung Cộng đã không giấu giếm thủ đoạn châm ngòi cho một cuộc xung đột tại biên giới Tây Nam, qua đó dễ bề thò bàn tay lông lá nhằm răn đe và thao túng bộ chính trị CSVN.
Hoàng Trần
Giấc mơ Trung Hoa đang dần sụp đổ?
Duy Duy
( HOA TỰ DO )
“…Ngay tại thời điểm mà giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi đều có chung một ý nghĩ rằng tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc sẽ bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Crédit Suisse…”
- Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là việc Trung Quốc đang dần sụp đổ.
Trước đây hầu hết các quốc gia khác đều nhìn nhận Trung Quốc như một “kỳ phùng địch thủ” của Mỹ trên mọi mặt trận. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, trong một tương lai gần, đất nước Trung Hoa này sẽ vượt mặt đế quốc Mỹ, vươn lên trở thành cường quốc số một thế giới.
Tuy nhiên, đà lao dốc không phanh trên thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ nền kinh tế nước này chìm sâu trong một màu xám ảm đạm, nỗ lực cứu vãn tình thế của Chính phủ nước này lao vào ngõ cụt khi không nhận được sự đồng tình của người dân đã khiến tình trạng thêm phần nguy cấp. Và dường như giấc mơ của người Trung Hoa đang dần lụi tàn.
Giấc mơ Trung Hoa sụp đổ
Chỉ số Shanghai Composite Index tăng vọt 150% trong 12 tháng tính đến ngày 12.6 vừa qua đã khiến bong bóng chứng khoán Trung Quốc phình to hơn và vỡ nhanh hơn. Đà lao dốc không phanh ngay sau đó khiến các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng tiền đi vay đã phải ồ ạt bán ra để có tiền trả nợ, khiến tốc độ lao dốc của thị trường càng bị đẩy nhanh. Và trước khi đà sụt giảm chấm dứt vào thứ 5 tuần trước, sàn Thượng Hải đã xoá sạch những gì kiếm được từ 3 tháng trước đó.
Một nhà đầu tư chứng khoán nhìn chằm chẳm vào bảng
điện tử theo dõi chỉ số. Ảnh được chụp vào ngày 10/7
tại Thượng Hải (Nguồn: Reuters/Aly Song) Có thể nói, đà sụt giảm ập đến bất ngờ trên sàn chứng khoán Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao đao, các tỷ phú trong và ngoài nước mất trắng hàng chục tỷ đồng, hơn 3.200 tỷ đô la “bốc hơi” chỉ trong ba tuần trên thị trường chứng khoán. Hàng loạt biện pháp của giới chức nước này đưa ra nhằm giải cứu thị trường như nỗ lực mua vào cổ phiếu, tung ra gói kích thích kinh tế mới, huỷ các thương vụ IPO, phá giá đồng nội tệ,… đều gặp thất bại bởi không nhận được sự tin tưởng từ người dân.
Trong khi Trung Quốc đang nỗ lực chống chọi, cố gắng vượt qua cú sốc này thì cả thế giới lại chưa hết bàng hoàng trước biến động nặng nề đến từ đất nước Trung Hoa.
Thậm chí, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng Trung Quốc đáng nguy hơn đất nước mới vỡ nợ, Hy Lạp. Bởi nếu Trung Quốc đột nhiên bị một cú huých mạnh thì các nền kinh tế từ gần đến xa sẽ bị tàn phá nặng nề.
Liệu có đáng sợ?
Đà sụt giảm 30% của thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nguy cấp.
Giới chức nước này quan ngại đất nước sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, mất đi trật tự xã hội. Bởi một khi người Trung Quốc cảm thấy những kế hoạch của Chính phủ đưa ra nhằm cứu vãn tình thế nhưng lại không mang về bất cứ lợi ích gì cho mình, họ sẽ tự động cô lập nó và không tuân theo luật lệ.

Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu trên bảng điện tử.
Ảnh được chụp tại một sàn chứng khoán ở Bắc Kinh
hôm 6.7 (Nguồn: Reuters/Kim Kyung-Hoon) Đó là lý do tại sao chuyện sụp đổ của thị trường chứng khoán vô cùng nghiêm trọng với Chính phủ Trung Quốc. Một khi xảy ra sự việc như vậy, người dân nước họ sẽ không còn niềm tin để tiếp tục thực hiện giao dịch.
“Ngay tại thời điểm mà giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi đều có chung một ý nghĩ rằng tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc sẽ bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Crédit Suisse.
Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là Trung Quốc đang dần sụp đổ.
Duy Duy
( HOA TỰ DO )
“…Ngay tại thời điểm mà giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi đều có chung một ý nghĩ rằng tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc sẽ bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Crédit Suisse…”
- Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là việc Trung Quốc đang dần sụp đổ.
Trước đây hầu hết các quốc gia khác đều nhìn nhận Trung Quốc như một “kỳ phùng địch thủ” của Mỹ trên mọi mặt trận. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng, trong một tương lai gần, đất nước Trung Hoa này sẽ vượt mặt đế quốc Mỹ, vươn lên trở thành cường quốc số một thế giới.
Tuy nhiên, đà lao dốc không phanh trên thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ nền kinh tế nước này chìm sâu trong một màu xám ảm đạm, nỗ lực cứu vãn tình thế của Chính phủ nước này lao vào ngõ cụt khi không nhận được sự đồng tình của người dân đã khiến tình trạng thêm phần nguy cấp. Và dường như giấc mơ của người Trung Hoa đang dần lụi tàn.
Giấc mơ Trung Hoa sụp đổ
Chỉ số Shanghai Composite Index tăng vọt 150% trong 12 tháng tính đến ngày 12.6 vừa qua đã khiến bong bóng chứng khoán Trung Quốc phình to hơn và vỡ nhanh hơn. Đà lao dốc không phanh ngay sau đó khiến các nhà đầu tư mua cổ phiếu bằng tiền đi vay đã phải ồ ạt bán ra để có tiền trả nợ, khiến tốc độ lao dốc của thị trường càng bị đẩy nhanh. Và trước khi đà sụt giảm chấm dứt vào thứ 5 tuần trước, sàn Thượng Hải đã xoá sạch những gì kiếm được từ 3 tháng trước đó.

Một nhà đầu tư chứng khoán nhìn chằm chẳm vào bảng
điện tử theo dõi chỉ số. Ảnh được chụp vào ngày 10/7
tại Thượng Hải (Nguồn: Reuters/Aly Song) Có thể nói, đà sụt giảm ập đến bất ngờ trên sàn chứng khoán Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao đao, các tỷ phú trong và ngoài nước mất trắng hàng chục tỷ đồng, hơn 3.200 tỷ đô la “bốc hơi” chỉ trong ba tuần trên thị trường chứng khoán. Hàng loạt biện pháp của giới chức nước này đưa ra nhằm giải cứu thị trường như nỗ lực mua vào cổ phiếu, tung ra gói kích thích kinh tế mới, huỷ các thương vụ IPO, phá giá đồng nội tệ,… đều gặp thất bại bởi không nhận được sự tin tưởng từ người dân.
Trong khi Trung Quốc đang nỗ lực chống chọi, cố gắng vượt qua cú sốc này thì cả thế giới lại chưa hết bàng hoàng trước biến động nặng nề đến từ đất nước Trung Hoa.
Thậm chí, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng Trung Quốc đáng nguy hơn đất nước mới vỡ nợ, Hy Lạp. Bởi nếu Trung Quốc đột nhiên bị một cú huých mạnh thì các nền kinh tế từ gần đến xa sẽ bị tàn phá nặng nề.
Liệu có đáng sợ?
Đà sụt giảm 30% của thị trường chứng khoán đã khiến toàn bộ kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nguy cấp.
Giới chức nước này quan ngại đất nước sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn, mất đi trật tự xã hội. Bởi một khi người Trung Quốc cảm thấy những kế hoạch của Chính phủ đưa ra nhằm cứu vãn tình thế nhưng lại không mang về bất cứ lợi ích gì cho mình, họ sẽ tự động cô lập nó và không tuân theo luật lệ.

Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu trên bảng điện tử.
Ảnh được chụp tại một sàn chứng khoán ở Bắc Kinh
hôm 6.7 (Nguồn: Reuters/Kim Kyung-Hoon) Đó là lý do tại sao chuyện sụp đổ của thị trường chứng khoán vô cùng nghiêm trọng với Chính phủ Trung Quốc. Một khi xảy ra sự việc như vậy, người dân nước họ sẽ không còn niềm tin để tiếp tục thực hiện giao dịch.
“Ngay tại thời điểm mà giá cổ phiếu sụt giảm một cách đáng lo ngại như lần này, chúng tôi đều có chung một ý nghĩ rằng tình hình ổn định xã hội tại Trung Quốc sẽ bị đe doạ”, theo Dong Tao, một chuyên gia phân tích của Crédit Suisse.
Đến cuối cùng, cho dù cả thế giới nghĩ gì đi chăng nữa thì có một thực tế không thay đổi, đó chính là Trung Quốc đang dần sụp đổ.
Kết quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng: Không ngoài ‘dây rốn’ Trung Hoa?
Võ Thị Hảo (Blog RFA) Việc tổng bí thư đảng CS VN được tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng đã khiến rất nhiều người quan tâm đến vận nước phấp phỏng hy vọng.
Ðảng Cộng Sản VN đã có phần thay đổi theo khuynh hướng tôn trọng quyền lợi của đất nước?
Một sự cải thiện về chất trong mối quan hệ Mỹ-Việt?
VN có cơ cải cách thể chế theo chiều thướng tiến bộ, có dân chủ và nhân quyền?
Những văn bản quan trọng cam kết về lộ trình thực hiện để có thể thay đổi thể chế độc tài độc đảng sẽ được ký kết? Một hợp tác quân sự đủ lớn ở mức VN có thể kiềm chế được cái lưỡi tham lam của TQ và giữ hòa bình ổn định lâu dài?
Nhưng sau cuộc họp báo và bản Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ được công bố ngày 7 tháng 7, 2015, nhiều người đã thất vọng.
Giẫm chân tại chỗ
Theo nội dung đã công bố, hai bên vẫn chỉ là “đối tác hợp tác toàn diện.” Mà hợp tác toàn diện, thì ông Trương Tấn Sang đã ký với Mỹ từ cách đây 2 năm, cần gì phải đến chuyến đi này của ông Trọng!
Ngày 25 tháng 7, 2013, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thống Obama quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ... Quan hệ đối tác toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.”
Như vậy, về vị trí đối tác, sau rất nhiều nỗ lực của Tổng Thống Obama, Mỹ cũng vẫn nằm tại vị trí hai năm trước, chỉ là một trong mười một nước “đối tác toàn diện” của VN, ngang hàng Chile và Malaysia!
Cho đến giờ này, VN vẫn giữ lập trường cộng sản, chỉ “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc (năm 2008) và Nga (2012).
Theo định nghĩa thì đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi...
Ðối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Ðồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
Vế đối “đạo văn” TQ
“Thú vị,” “sâu sắc,” “ngỡ ngàng,” “kỳ diệu,” “hết sức tâm đắc”... đó là những mỹ từ mà tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng trong phát biểu với Tổng Thống Obama và trong bài diễn văn đọc trước bữa tiệc chiêu đãi do Phó Tổng Thống Joe Biden chủ trì.
Nguyễn Phú Trọng còn đưa ra một vế của câu đối - ngay cả điều này cũng mang phong cách đặc quan thầy TQ - để tán dương quan hệ VN và Mỹ: “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai.”
Ngay nội dung của “16 chữ bạc” này cũng thể hiện một ý nghĩa hợp tác hời hợt, chỉ là gác lại quá khứ, khác biệt, phát huy những điểm giống nhau mà thôi. Ðiều đó khác hẳn với nội dung hợp tác với TQ - nước đã xâm lược VN và nhiều năm nay đã bằng mọi cách, như con trăn nuốt dần VN.
Người ta không thể không nhớ lại, năm 1999, trong tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc đã khái quát phương châm “16 chữ vàng” với Việt Nam, cụ thể như sau: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Ký, nhưng là những văn bản hợp tác vòng ngoài
Nếu được kể là nội dung mới trong Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ thì không đáng kể.
...Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp Ðịnh TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc...”
Ngay khi TQ đang xâm lấn VN, nhà cầm quyền VN vẫn liên tục ký những văn bản hợp tác bất bình đẳng và im lặng trước sự xâm lược của TQ. Chỉ trong năm 2015 đã dồn dập ký tới hàng chục văn bản ảnh hưởng cốt tử, gây nguy hiểm cho VN, luôn thọ mệnh “từ quan thầy TQ qua cái gọi là Ủy Ban Chỉ Ðạo Hợp Tác Song Phương”...
Trong khi đó các hiệp định và thỏa thuận vừa ký với Hoa Kỳ chỉ là: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn lậu thuế, bản ghi nhớ về hợp tác gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi, an ninh y tế toàn cầu, về hàng không dân dụng và giấy phép lập Ðại Học Fulbright VN.
Ðó chỉ là những văn bản hợp tác “vòng ngoài,” chưa thể tạo ra một cải cách, một thay đổi về chất trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Chữ “tăng cường” trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 7 tháng 7, 2015 được nhắc lại đến 9 lần.
Số lượng hình dung từ này nhiều đến mức gợi nhớ đến nghị quyết của Ðảng Cộng Sản và bản kế hoạch, chương trình hành động của chính phủ VN. Người VN đã dị ứng với những từ như “đẩy mạnh,” “tăng cường,” “làm sâu sắc hơn,” “thúc đẩy”... Họ biết rằng với Hoa Kỳ có thể tin vào những lời hứa đó nhưng VN thì thường chỉ là hứa suông, thậm chí làm ngược lại.
Sự hài lòng của TQ
Kết cục giống như những người thực tế đã dự tính. Mặc dù Mỹ đã tạm thời bỏ qua tất cả những khác biệt về thể chế, những vi phạm nhân quyền... để chìa cánh tay cho VN, nhưng một VN giảo hoạt vẫn lập lại những bài nói đã cũ mèm, nghe thì đầy những hình dung từ kêu như chuông nhưng cuối cùng vẫn chỉ bộc lộ bản chất bên trong: hăng hái gia nhập TPP, mong ông Mỹ thể tất cho để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Tiền đầu tư thì nhận nhưng điều cốt tử của nhà cầm quyền là giữ thể chế Cộng Sản độc tài, hợp tác chỉ ở mức hời hợt...
Những lời hoa mỹ về hứa hẹn hợp tác tăng cường nhân quyền được nhắc đến nhiều lần. Nhưng cơ sở để tin là VN sẽ thực hiện thì gần như bằng không, vì từ năm 2013, sau khi ông Sang ký với Mỹ một văn bản hợp tác toàn diện, nhà nước CSVN đã tăng mức độ đàn áp người bất đồng chính kiến, dân oan, bạo lực xã hội và tham nhũng cũng tăng vọt. 2015 là năm của những vụ tàn sát cả gia đình vô cùng tàn bạo. Số lượng công an, an ninh xã thôn xóm... là khổng lồ, tiêu phí rất nhiều tiền thuế của dân nhưng chủ yếu để đàn áp những tiếng nói bất đồng hoặc để phục vụ cho việc bảo kê lợi ích của quan chức chính quyền...
Quan hệ đồng minh: xa vời
Qua chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, có thể thấy rằng một khi còn thể chế chính trị Cộng Sản độc tài, sự lệ thuộc của họ vào TQ gần như tuyệt đối.
Dù nhà cầm quyền Cộng Sản VN đi đâu, làm gì, dù họ có đặt chân tới vương quốc tự do nào, thì “con rắn Trung Hoa” trong tay áo họ vẫn nhả nọc độc ngấm vào tim họ, sai khiến họ theo những tiêu chí quyền lợi của TQ. Rất tiếc là quyền lợi này luôn đi ngược quyền lợi của đất nước VN.
Viết cho BBC, Tiến Sĩ Vũ Tường, phó giáo sư, Ðại Học Oregon nhận định:
...Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính Trị chấp nhận viết vào Hiệp Ðịnh TPP một vài câu mơ hồ về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.
Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.
Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên...
Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?
Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?
Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu...
Chuyên gia này cũng đã tiên đoán một cách thuyết phục về xu hướng sắp tới:
...Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:
Thứ nhất, Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;
Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;
Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được dỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.” (Theo BBC - Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. 7/7/2012)
Cũng có thể thấy sự đắc ý của TQ qua Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc ngày 8 tháng 7 trong bài xã luận về chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng.
“...Một số nhà quan sát và trí thức Mỹ có thể muốn đưa Việt Nam vào trại của Mỹ để chống Trung Quốc. Mục tiêu này dường như luôn hiển hiện, nhưng mãi mãi không làm được.
“...Trung Quốc không cần làm ầm lên trong khi Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ bình thường...
“Cho đến nay, không nước nào có lợi khi mời Mỹ vào can thiệp tranh chấp với Trung Quốc. Thực tế, chuyện này sẽ chỉ thất bại.”
Xem đó để biết rằng, dù có những tín hiệu tốt hơn về bang giao Việt-Mỹ, nhưng nước Mỹ và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cùng cải cách thể chế ở VN sẽ hoàn toàn bị ngăn trở nếu chưa xóa bỏ được thể chế Cộng Sản độc tài.
Bởi chế độ này chung một “dây rốn” ăn vào “tử cung” của nhà độc tài TQ.
Trong sự kiềm tỏa của “dây rốn” đó, dẫu ông Nguyễn Phú Trọng hay ai đó bỗng bất chợt ăn năn thì cũng đã bị trói tay.
Vẫn phải vững chí bền gan, Việt Nam ơi!
Võ Thị Hảo (Blog RFA) Việc tổng bí thư đảng CS VN được tổng thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng đã khiến rất nhiều người quan tâm đến vận nước phấp phỏng hy vọng.
Ðảng Cộng Sản VN đã có phần thay đổi theo khuynh hướng tôn trọng quyền lợi của đất nước?
Một sự cải thiện về chất trong mối quan hệ Mỹ-Việt?
VN có cơ cải cách thể chế theo chiều thướng tiến bộ, có dân chủ và nhân quyền?
Những văn bản quan trọng cam kết về lộ trình thực hiện để có thể thay đổi thể chế độc tài độc đảng sẽ được ký kết? Một hợp tác quân sự đủ lớn ở mức VN có thể kiềm chế được cái lưỡi tham lam của TQ và giữ hòa bình ổn định lâu dài?
Nhưng sau cuộc họp báo và bản Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ được công bố ngày 7 tháng 7, 2015, nhiều người đã thất vọng.
Giẫm chân tại chỗ
Theo nội dung đã công bố, hai bên vẫn chỉ là “đối tác hợp tác toàn diện.” Mà hợp tác toàn diện, thì ông Trương Tấn Sang đã ký với Mỹ từ cách đây 2 năm, cần gì phải đến chuyến đi này của ông Trọng!
Ngày 25 tháng 7, 2013, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thống Obama quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ... Quan hệ đối tác toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.”
Như vậy, về vị trí đối tác, sau rất nhiều nỗ lực của Tổng Thống Obama, Mỹ cũng vẫn nằm tại vị trí hai năm trước, chỉ là một trong mười một nước “đối tác toàn diện” của VN, ngang hàng Chile và Malaysia!
Cho đến giờ này, VN vẫn giữ lập trường cộng sản, chỉ “hợp tác chiến lược toàn diện” với Trung Quốc (năm 2008) và Nga (2012).
Theo định nghĩa thì đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa chín muồi...
Ðối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Ðồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.
Vế đối “đạo văn” TQ
“Thú vị,” “sâu sắc,” “ngỡ ngàng,” “kỳ diệu,” “hết sức tâm đắc”... đó là những mỹ từ mà tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng trong phát biểu với Tổng Thống Obama và trong bài diễn văn đọc trước bữa tiệc chiêu đãi do Phó Tổng Thống Joe Biden chủ trì.
Nguyễn Phú Trọng còn đưa ra một vế của câu đối - ngay cả điều này cũng mang phong cách đặc quan thầy TQ - để tán dương quan hệ VN và Mỹ: “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai.”
Ngay nội dung của “16 chữ bạc” này cũng thể hiện một ý nghĩa hợp tác hời hợt, chỉ là gác lại quá khứ, khác biệt, phát huy những điểm giống nhau mà thôi. Ðiều đó khác hẳn với nội dung hợp tác với TQ - nước đã xâm lược VN và nhiều năm nay đã bằng mọi cách, như con trăn nuốt dần VN.
Người ta không thể không nhớ lại, năm 1999, trong tuyên bố chung cấp cao, Trung Quốc đã khái quát phương châm “16 chữ vàng” với Việt Nam, cụ thể như sau: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Ký, nhưng là những văn bản hợp tác vòng ngoài
Nếu được kể là nội dung mới trong Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ thì không đáng kể.
...Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp Ðịnh TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc...”
Ngay khi TQ đang xâm lấn VN, nhà cầm quyền VN vẫn liên tục ký những văn bản hợp tác bất bình đẳng và im lặng trước sự xâm lược của TQ. Chỉ trong năm 2015 đã dồn dập ký tới hàng chục văn bản ảnh hưởng cốt tử, gây nguy hiểm cho VN, luôn thọ mệnh “từ quan thầy TQ qua cái gọi là Ủy Ban Chỉ Ðạo Hợp Tác Song Phương”...
Trong khi đó các hiệp định và thỏa thuận vừa ký với Hoa Kỳ chỉ là: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn lậu thuế, bản ghi nhớ về hợp tác gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi, an ninh y tế toàn cầu, về hàng không dân dụng và giấy phép lập Ðại Học Fulbright VN.
Ðó chỉ là những văn bản hợp tác “vòng ngoài,” chưa thể tạo ra một cải cách, một thay đổi về chất trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Chữ “tăng cường” trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 7 tháng 7, 2015 được nhắc lại đến 9 lần.
Số lượng hình dung từ này nhiều đến mức gợi nhớ đến nghị quyết của Ðảng Cộng Sản và bản kế hoạch, chương trình hành động của chính phủ VN. Người VN đã dị ứng với những từ như “đẩy mạnh,” “tăng cường,” “làm sâu sắc hơn,” “thúc đẩy”... Họ biết rằng với Hoa Kỳ có thể tin vào những lời hứa đó nhưng VN thì thường chỉ là hứa suông, thậm chí làm ngược lại.
Sự hài lòng của TQ
Kết cục giống như những người thực tế đã dự tính. Mặc dù Mỹ đã tạm thời bỏ qua tất cả những khác biệt về thể chế, những vi phạm nhân quyền... để chìa cánh tay cho VN, nhưng một VN giảo hoạt vẫn lập lại những bài nói đã cũ mèm, nghe thì đầy những hình dung từ kêu như chuông nhưng cuối cùng vẫn chỉ bộc lộ bản chất bên trong: hăng hái gia nhập TPP, mong ông Mỹ thể tất cho để được công nhận là nền kinh tế thị trường. Tiền đầu tư thì nhận nhưng điều cốt tử của nhà cầm quyền là giữ thể chế Cộng Sản độc tài, hợp tác chỉ ở mức hời hợt...
Những lời hoa mỹ về hứa hẹn hợp tác tăng cường nhân quyền được nhắc đến nhiều lần. Nhưng cơ sở để tin là VN sẽ thực hiện thì gần như bằng không, vì từ năm 2013, sau khi ông Sang ký với Mỹ một văn bản hợp tác toàn diện, nhà nước CSVN đã tăng mức độ đàn áp người bất đồng chính kiến, dân oan, bạo lực xã hội và tham nhũng cũng tăng vọt. 2015 là năm của những vụ tàn sát cả gia đình vô cùng tàn bạo. Số lượng công an, an ninh xã thôn xóm... là khổng lồ, tiêu phí rất nhiều tiền thuế của dân nhưng chủ yếu để đàn áp những tiếng nói bất đồng hoặc để phục vụ cho việc bảo kê lợi ích của quan chức chính quyền...
Quan hệ đồng minh: xa vời
Qua chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, có thể thấy rằng một khi còn thể chế chính trị Cộng Sản độc tài, sự lệ thuộc của họ vào TQ gần như tuyệt đối.
Dù nhà cầm quyền Cộng Sản VN đi đâu, làm gì, dù họ có đặt chân tới vương quốc tự do nào, thì “con rắn Trung Hoa” trong tay áo họ vẫn nhả nọc độc ngấm vào tim họ, sai khiến họ theo những tiêu chí quyền lợi của TQ. Rất tiếc là quyền lợi này luôn đi ngược quyền lợi của đất nước VN.
Viết cho BBC, Tiến Sĩ Vũ Tường, phó giáo sư, Ðại Học Oregon nhận định:
...Qua việc bày tỏ thiện chí, chính quyền Obama có thể thuyết phục Bộ Chính Trị chấp nhận viết vào Hiệp Ðịnh TPP một vài câu mơ hồ về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để Quốc Hội Mỹ dễ chấp thuận hơn.
Washington cũng có thể hy vọng công an Việt Nam thả một vài nhân vật đối kháng và giảm bớt việc bắt bớ đàn áp trong một giai đoạn nào đó.
Có thể tiên đoán Washington sẽ đạt được những mục tiêu khiêm tốn trên...
Thứ hai, vì sao Việt Nam nhận lời?
Tại sao ông Trọng (và trước đó là Nghị và Quang) nhận lời đi Washington?
Áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu...
Chuyên gia này cũng đã tiên đoán một cách thuyết phục về xu hướng sắp tới:
...Nhìn xa hơn chuyến đi, những xu hướng căn bản của chính trị Việt Nam cho phép chúng tôi tiên đoán ba điều sau đây:
Thứ nhất, Hiệp Ðịnh Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, nhưng kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn;
Thứ hai, chiến tranh Việt-Trung sẽ không xảy ra dù Trung Quốc ngày càng lấn lướt;
Và thứ ba, lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ sẽ được dỡ bỏ phần lớn, nhưng quan hệ đồng minh thực sự giữa Việt Nam và Mỹ vẫn xa vời.” (Theo BBC - Toàn cảnh chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. 7/7/2012)
Cũng có thể thấy sự đắc ý của TQ qua Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc ngày 8 tháng 7 trong bài xã luận về chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng.
“...Một số nhà quan sát và trí thức Mỹ có thể muốn đưa Việt Nam vào trại của Mỹ để chống Trung Quốc. Mục tiêu này dường như luôn hiển hiện, nhưng mãi mãi không làm được.
“...Trung Quốc không cần làm ầm lên trong khi Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ bình thường...
“Cho đến nay, không nước nào có lợi khi mời Mỹ vào can thiệp tranh chấp với Trung Quốc. Thực tế, chuyện này sẽ chỉ thất bại.”
Xem đó để biết rằng, dù có những tín hiệu tốt hơn về bang giao Việt-Mỹ, nhưng nước Mỹ và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền cùng cải cách thể chế ở VN sẽ hoàn toàn bị ngăn trở nếu chưa xóa bỏ được thể chế Cộng Sản độc tài.
Bởi chế độ này chung một “dây rốn” ăn vào “tử cung” của nhà độc tài TQ.
Trong sự kiềm tỏa của “dây rốn” đó, dẫu ông Nguyễn Phú Trọng hay ai đó bỗng bất chợt ăn năn thì cũng đã bị trói tay.
Vẫn phải vững chí bền gan, Việt Nam ơi!
Đi Với Mỹ Là Chuyện Phải Làm
Vi Anh
Đi với Mỹ lúc này là hợp tình, hợp lý, là chuyện phải làm, trên cả hai phương diện quyền lợi của nhà cầm quyền CS cũng như của nhân dân VN.
Chuyến công du Mỹ của Ô. Nguyễn phú Trọng là một đổi thay có tính chiến lược của đảng CS cầm quyền, quan trọng như khi CSVN chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường để cứu nguy nền kinh tế tập trung cứng rắn theo chủ nghĩa CS làm cho kinh tế tài chánh VNCS sắp phá sản và dân chúng VN lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn.
Chuyến công du của Ông Trọng là kết quả của cả một chuổi cố gắng ngoại giao của đại đa số các thành phần trong Đảng Nhà Nước chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để hoá giải phần nào hành động đà xâm lấn biển đảo, thao túng kinh tế, chánh trị của TC đối với quốc gia dân tộc VN.
Chuyến công du của Ô. Trọng là hành động Mỹ lung lay, nhổ gốc TC ở VN, làm yếu tinh thần bảo thủ lệ thuộc TC trong Đảng Nhà Nước CSVN. Đây là một nhận định sau cùng của Đảng Nhà Nước CSVN, yên lòng thấy Mỹ không có tham vọng đất đai và rất hy vọng Mỹ có thể giúp làm lá chắn ngăn chận, be bờ TC xâm lấn biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, trong đó VN là nước bị mất nhiều nhứt.
Đó là một phát triển ngoại giao, tăng gia hợp tác từ toàn diện đến toàn diện sâu sắc. Đó là nhịp cầu để phát triển đối tác chiến lược toàn diện. Đó cũng là một quyết định hợp tình, hơp lý, hợp lòng dân trong cũng như ngoài nước. Đúng là một chuyện cần làm, phải làm, làm ngay, làm sớm càng tốt. Nên trong cuộc biểu tình chống TBT Nguyễn phú Trọng, đề tài biều tình của các cộng đồng người Mỹ gốc Việt và Canada gốc Việt, không thấy một điều nào chống CSVN tăng cường bang giao, giao thương, họp tác với Mỹ. Chỉ chống CS vi phạm nhân quyền, yêu cầu TT Obama tranh thủ nhân quyền khi đàm đạo với Tổng Trọng thôi.
Các dân biểu nghị sĩ Mỹ cũng vậy. Những vị từng chống CSVN như 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho ông Obama, chống “hệ thống độc đảng độc tài” vì đó chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”, và đòi thả tất cả tù nhân chánh trị. Phong trào đấu tranh chống CSVN của người Việt hải ngoại từ khá lâu đã đã ít hay không còn nghĩ đến chuyện đưa quân về tấn công võ trang CS nữa. Mà đa số chuyển sang đấu tranh chánh trị, đấu tranh cho nhân quyền VN cho tự do dân chủ VN, cho hợp xu thế thời đại, hợp với tình hình của các siêu cường ngày càng bình thường hoá bang giao và giao thương với CSVN. Đấu tranh chánh trị cho CS chuyển biến, diễn biến hoà bình, tạo vận hội cho đồng bào ở nước nhà giành lại những quyền bất khả tương nhượng của người dân mà CS đã tước đoạt. Xu thế này được các siêu cường ủng hộ càng ngày càng mạnh, trong đó có Mỹ.
Thời đại này là thời đại các quốc gia liên lập. Một nước nhược tiểu bị nước lớn áp bức thì nhờ nước khác giúp đỡ là chánh nghĩa, là thuận đạo lý và pháp lý quốc tế. VN bị Trung Quốc đông dân, nhiều tiền, mạnh sức, nhiều mưu áp bức, đe doạ thì tìm đường hoá giải là chuyện phải làm. Con đường đi với Mỹ là con đường logic, thuận lòng dân, hợp ý các nước trong vùng. Tổng thống Mỹ Barack Obama hơn một lần bày tỏ bất bình, Trung Quốc đang dùng sức mạnh và quân số đông đảo của mình để hiếp đáp các nước nhỏ hơn trong vùng Á châu Thái bình dương. Cụ thể hơn, Ông nói Hoa Kỳ không chấp nhận việc Trung Quốc “hiếp đáp Philippines hay Việt Nam, chỉ vì các nước này nhỏ hơn Trung Quốc”.
Thử hỏi tại sao TC rút giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế VN hồi tháng 7 năm ngoái. Một phần là do Thượng Viện Mỹ ra nghị quyết phản đối TC gây bất ổn và muốn vẽ lại địa lý chánh trị Biển Đông và Thượng Viện bồi thêm một cú đà đao nữa là hứa bán một phần vũ khi sát thương cho VN.
Còn mới đây nhơn TBT Trọng công du Mỹ, Hoàn Cầu Thời Báo một dạng bản của Nhân dân Nhựt Báo tiếng nói chánh thức của TC hăm VN mẻ răng, mà TC đâu có đánh VN. Hăm nếu CSVN tiến gần hơn với Mỹ để đối phó Trung Quốc, thì Hà nội coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc. TC còn mở chiến dịch tuyên truyển rỉ tai, nói TC hàng trăm sư đoàn áp sát biên giới phía Bắc VN. TC còn xúi giục Miên tạo xung đột ở biên giới phía Tây của VN, giữa tỉnh Tân an và Svay Rieng của Miên. TC giương oai diệu võ. triệu Bộ Trưởng Quốc Phòng Miên cầm đầu và 23 tướng lãnh trong đó có 3 tư lịnh của ba binh chủng Hại, Lục, Không Quân Miên đi TC như để chỉ dẫn cách bày binh bố trận gây ra chiến tranh biên giới với VN.
Nhưng vòng ngoài, ngoài Biển Đông, Mỹ làm một việc rất êm nhưng rất thấm tận tim gan TC, là TC xếp de. Tin đài VOA tiềng nói chánh thức của Mỹ, cho biết Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ hôm 14/7 cho hai tàu chiến của Mỹ là tàu tác chiến cận duyên USS Fort Worth phối hợp với tàu khu trục có hoả tiễn dẫn đường USS Lassen tuần tra vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Chỉ huy tàu Fort Worth Rich Jarrett, nói trong thông cáo báo chí, để “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương và Á Châu-Thái Bình Dương, đồng thời chứng tỏ khả năng của chúng tôi thực hiện các hoạt động tự do trên biển cả”. Truyền hình CNN của Mỹ thì hôm 14/7 dẫn lời các giới chức Mỹ cho biết là Mỹ đang cân nhắc việc đưa thêm máy bay và tàu để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại các hòn đảo trên Biển Đông.Thế là TC xuống giọng liền, phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói, trong khi Bắc Kinh ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ phải thận trọng và sử dụng quyền này một cách đúng đắn.
Tóm lại, chưa lúc nào thời cơ lại thuận lợi cho Đảng Nhà Nước CSVN hơn lúc này trong việc đi với Mỹ để cứu Biển Đông đang bị TC xâm thực một cách bạo ngược như lúc này. Trong chánh trị không có thù muôn thuở bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi quốc gia dân tộc là miên viễn, là trên hết. Không có đảng phái nào cao hơn quốc gia dân tộc. Không có chế độ nào bền vững hơn quốc gia dân tộc. Không có gì phải mặc cảm khi liên minh với nhưng nước có thể giúp mình. Thế giới ngày xưa cũng như ngày nay, một quốc gia dân tộc nhỏ cần liên minh với quốc gia dân tộc lớn hơn để bảo vệ giang sơn gấm vóc bờ cõi nước mình là một việc làm chánh nghĩa, không ai có quyền phê phán. Quyền lợi quốc gia, sinh mạng dân tộc là vấn đề tối thượng. Nếu Đảng Nhà Nước CSVN không làm, là thông đồng với TC để cho TC xâm thực VN, dần dần biến VN thành thuộc địa kiểu mới của TC. Và trong trường họp đó Đảng Nhà Nước CSVN thành tội đồ muôn thuở của lịch sử VN./.(Vi Anh)
Vi Anh
Đi với Mỹ lúc này là hợp tình, hợp lý, là chuyện phải làm, trên cả hai phương diện quyền lợi của nhà cầm quyền CS cũng như của nhân dân VN.
Chuyến công du Mỹ của Ô. Nguyễn phú Trọng là một đổi thay có tính chiến lược của đảng CS cầm quyền, quan trọng như khi CSVN chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường để cứu nguy nền kinh tế tập trung cứng rắn theo chủ nghĩa CS làm cho kinh tế tài chánh VNCS sắp phá sản và dân chúng VN lần đầu tiên trong lịch sử phải ăn độn.
Chuyến công du của Ông Trọng là kết quả của cả một chuổi cố gắng ngoại giao của đại đa số các thành phần trong Đảng Nhà Nước chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để hoá giải phần nào hành động đà xâm lấn biển đảo, thao túng kinh tế, chánh trị của TC đối với quốc gia dân tộc VN.
Chuyến công du của Ô. Trọng là hành động Mỹ lung lay, nhổ gốc TC ở VN, làm yếu tinh thần bảo thủ lệ thuộc TC trong Đảng Nhà Nước CSVN. Đây là một nhận định sau cùng của Đảng Nhà Nước CSVN, yên lòng thấy Mỹ không có tham vọng đất đai và rất hy vọng Mỹ có thể giúp làm lá chắn ngăn chận, be bờ TC xâm lấn biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương, trong đó VN là nước bị mất nhiều nhứt.
Đó là một phát triển ngoại giao, tăng gia hợp tác từ toàn diện đến toàn diện sâu sắc. Đó là nhịp cầu để phát triển đối tác chiến lược toàn diện. Đó cũng là một quyết định hợp tình, hơp lý, hợp lòng dân trong cũng như ngoài nước. Đúng là một chuyện cần làm, phải làm, làm ngay, làm sớm càng tốt. Nên trong cuộc biểu tình chống TBT Nguyễn phú Trọng, đề tài biều tình của các cộng đồng người Mỹ gốc Việt và Canada gốc Việt, không thấy một điều nào chống CSVN tăng cường bang giao, giao thương, họp tác với Mỹ. Chỉ chống CS vi phạm nhân quyền, yêu cầu TT Obama tranh thủ nhân quyền khi đàm đạo với Tổng Trọng thôi.
Các dân biểu nghị sĩ Mỹ cũng vậy. Những vị từng chống CSVN như 9 vị dân biểu Mỹ đã cùng ký vào một bức thư gửi cho ông Obama, chống “hệ thống độc đảng độc tài” vì đó chính là “nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam”, và đòi thả tất cả tù nhân chánh trị. Phong trào đấu tranh chống CSVN của người Việt hải ngoại từ khá lâu đã đã ít hay không còn nghĩ đến chuyện đưa quân về tấn công võ trang CS nữa. Mà đa số chuyển sang đấu tranh chánh trị, đấu tranh cho nhân quyền VN cho tự do dân chủ VN, cho hợp xu thế thời đại, hợp với tình hình của các siêu cường ngày càng bình thường hoá bang giao và giao thương với CSVN. Đấu tranh chánh trị cho CS chuyển biến, diễn biến hoà bình, tạo vận hội cho đồng bào ở nước nhà giành lại những quyền bất khả tương nhượng của người dân mà CS đã tước đoạt. Xu thế này được các siêu cường ủng hộ càng ngày càng mạnh, trong đó có Mỹ.
Thời đại này là thời đại các quốc gia liên lập. Một nước nhược tiểu bị nước lớn áp bức thì nhờ nước khác giúp đỡ là chánh nghĩa, là thuận đạo lý và pháp lý quốc tế. VN bị Trung Quốc đông dân, nhiều tiền, mạnh sức, nhiều mưu áp bức, đe doạ thì tìm đường hoá giải là chuyện phải làm. Con đường đi với Mỹ là con đường logic, thuận lòng dân, hợp ý các nước trong vùng. Tổng thống Mỹ Barack Obama hơn một lần bày tỏ bất bình, Trung Quốc đang dùng sức mạnh và quân số đông đảo của mình để hiếp đáp các nước nhỏ hơn trong vùng Á châu Thái bình dương. Cụ thể hơn, Ông nói Hoa Kỳ không chấp nhận việc Trung Quốc “hiếp đáp Philippines hay Việt Nam, chỉ vì các nước này nhỏ hơn Trung Quốc”.
Thử hỏi tại sao TC rút giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế VN hồi tháng 7 năm ngoái. Một phần là do Thượng Viện Mỹ ra nghị quyết phản đối TC gây bất ổn và muốn vẽ lại địa lý chánh trị Biển Đông và Thượng Viện bồi thêm một cú đà đao nữa là hứa bán một phần vũ khi sát thương cho VN.
Còn mới đây nhơn TBT Trọng công du Mỹ, Hoàn Cầu Thời Báo một dạng bản của Nhân dân Nhựt Báo tiếng nói chánh thức của TC hăm VN mẻ răng, mà TC đâu có đánh VN. Hăm nếu CSVN tiến gần hơn với Mỹ để đối phó Trung Quốc, thì Hà nội coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc. TC còn mở chiến dịch tuyên truyển rỉ tai, nói TC hàng trăm sư đoàn áp sát biên giới phía Bắc VN. TC còn xúi giục Miên tạo xung đột ở biên giới phía Tây của VN, giữa tỉnh Tân an và Svay Rieng của Miên. TC giương oai diệu võ. triệu Bộ Trưởng Quốc Phòng Miên cầm đầu và 23 tướng lãnh trong đó có 3 tư lịnh của ba binh chủng Hại, Lục, Không Quân Miên đi TC như để chỉ dẫn cách bày binh bố trận gây ra chiến tranh biên giới với VN.
Nhưng vòng ngoài, ngoài Biển Đông, Mỹ làm một việc rất êm nhưng rất thấm tận tim gan TC, là TC xếp de. Tin đài VOA tiềng nói chánh thức của Mỹ, cho biết Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ hôm 14/7 cho hai tàu chiến của Mỹ là tàu tác chiến cận duyên USS Fort Worth phối hợp với tàu khu trục có hoả tiễn dẫn đường USS Lassen tuần tra vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Chỉ huy tàu Fort Worth Rich Jarrett, nói trong thông cáo báo chí, để “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương và Á Châu-Thái Bình Dương, đồng thời chứng tỏ khả năng của chúng tôi thực hiện các hoạt động tự do trên biển cả”. Truyền hình CNN của Mỹ thì hôm 14/7 dẫn lời các giới chức Mỹ cho biết là Mỹ đang cân nhắc việc đưa thêm máy bay và tàu để thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại các hòn đảo trên Biển Đông.Thế là TC xuống giọng liền, phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói, trong khi Bắc Kinh ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ phải thận trọng và sử dụng quyền này một cách đúng đắn.
Tóm lại, chưa lúc nào thời cơ lại thuận lợi cho Đảng Nhà Nước CSVN hơn lúc này trong việc đi với Mỹ để cứu Biển Đông đang bị TC xâm thực một cách bạo ngược như lúc này. Trong chánh trị không có thù muôn thuở bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi quốc gia dân tộc là miên viễn, là trên hết. Không có đảng phái nào cao hơn quốc gia dân tộc. Không có chế độ nào bền vững hơn quốc gia dân tộc. Không có gì phải mặc cảm khi liên minh với nhưng nước có thể giúp mình. Thế giới ngày xưa cũng như ngày nay, một quốc gia dân tộc nhỏ cần liên minh với quốc gia dân tộc lớn hơn để bảo vệ giang sơn gấm vóc bờ cõi nước mình là một việc làm chánh nghĩa, không ai có quyền phê phán. Quyền lợi quốc gia, sinh mạng dân tộc là vấn đề tối thượng. Nếu Đảng Nhà Nước CSVN không làm, là thông đồng với TC để cho TC xâm thực VN, dần dần biến VN thành thuộc địa kiểu mới của TC. Và trong trường họp đó Đảng Nhà Nước CSVN thành tội đồ muôn thuở của lịch sử VN./.(Vi Anh)
Nga và Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhứt của Mỹ
Wednesday, July 22, 2015 1:57:43 PM
Võ Long Triều Theo bản báo cáo về “Chiến lược quân sự quốc gia mới” của Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 2 tháng 7, 2015, Tướng Martin Demsey - Tổng tham mưu trưởng liên quân, cho rằng “bất ổn toàn cầu đã gia tăng nghiêm trọng.” Báo cáo nêu cụ thể hai cường quốc Nga và Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ nhiều nhứt, kế đến là Iran và Triều Tiên. Tài liệu còn cảnh báo lợi thế quân sự của Mỹ bắt đầu bị xói mòn. Tình hình quốc tế tiềm ẩn những nhân tố xung đột. Tướng Demsey nhấn mạnh “chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh từ các quốc gia đối thủ.” Tài liệu còn đánh giá, xung đột trong tương lai có thể sẽ nổ ra nhanh hơn, kéo dài lâu hơn, trên một mặt trận đầy thách thức về công nghệ, do các khái niệm kỹ thuật mới, vì vậy hình thức chiến tranh cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên Mỹ khẳng định sẽ ngăn chận và nếu cần, sẽ đánh bại các đối thủ tiềm tàng, đồng thời tiếp tục làm suy giảm sức mạnh và sẽ triệt hạ những tổ chức bạo lực trên khắp thế giới.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter nói rằng, “Chúng ta cần có một lực lượng chẳng những đủ lớn, mà còn được huấn luyện và trang bị đủ tốt, được trả lương đủ cao để tuyển mộ và lưu dụng những người thích hợp để ứng phó với hai tình huống khẩn cấp đó. Quân đội phải có khả năng ứng phó với những thách thức tại hai khu vực cùng một lức.”
Tại sao hai tình huống? Tại sao hai khu vực? Và tại sao Nga-Trung Quốc là hai quốc gia đe dọa an ninh Hoa Kỳ? Sở dĩ bản báo cáo về chiến lược quân sự của Hoa Kỳ nêu đích danh hai cường quốc Nga-Tàu, là vì Moscow và Bắc Kinh đã chọn con đường phá hệ thống pháp luật quốc tế, khi Nga dùng vũ lực huy hiếp Ukraine và xác nhập Crimea năm 2014. Còn Trung Quốc bất chấp Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, dùng vũ lực xâm chiếm các đảo Hoàng Sa (1974), Gạc Ma (1978) của Việt Nam. Tham vọng bành trướng của hai cường quốc cựu Cộng Sản Nga và Cộng Sản Tàu, gây phản ứng bất bình cả thế giới. Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ thực hiện biện pháp chế tài đối với Nga, đồng thời trang bị vũ khí hạng nặng cho các nước Ðông Âu phòng chống Nga. Riêng Hoa Kỳ thi hành chính sách “xoay trục” về Á Châu, sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân về Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời liên kết quân sự với đồng minh nhằm mục đích bao vây Trung Quốc.
Những biện pháp nêu trên có tác dụng thúc đẩy Nga-Tàu, hai cựu đồng chí bắt tay nhau thành một trục độc tài bành trướng mưu đạt bá quyền, đối chọi với một trục khác do Mỹ đứng đầu chủ trương dân chủ nhân quyền. Lưỡng cực đương đầu về mọi mặt, xã hội, kinh tế và quân sự gần như thời chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản.
Mặc dù Nga được các nước tự do công nghiệp phát triển, chấp nhận cho vào nhóm G7 gồm các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ðức, Ý, Canada và Nhật Bản, để trở thành G8. Tuy nhiên sự thật Nga chỉ mạnh về quân sự chứ công nghiệp chưa được phát triển vì còn mang cái lốt Cộng Sản nên các nước G7 vẫn đối xử e dè. Nga cảm thấy bị coi thường nên muốn kết thân với Tàu, dù sau Tàu cũng là đồng chí đồng cảnh ngộ. Tham vọng bá quyền sẽ đưa đẩy Nga-Tàu lập thành một khối kinh tế, quân sự hùng mạnh, sẽ áp đặt một trật tự thế giới mới, thay Mỹ là tên “sen đầm quốc tế” thời Chiến Tranh Lạnh.
Nếu quả thật Bắc Kinh và Moscow liên kết kinh tế quân sự thì sẽ là mối đe dọa anh ninh cho thế giới, đặc biệt là anh ninh cho Hoa Kỳ. Vì thế mà giới lãnh đạo quân sự Mỹ cảnh báo “phải đối phó với hai tình huống, hai khu vực cùng một lúc.”
Các chuyên gia Nga và phương Tây thân Nga đã ca tụng Nga như là một phần của Ðại Á Châu. Nga ước mong Trung Quốc sẽ giúp họ giảm bớt áp lực lệnh trừng phạt của Tây phương. Bộ máy tuyên truyền của Nga cho rằng tình hữu nghị với Trung Quốc là một cơ hội tuyệt vời, và có thể là một liên minh toàn diện sẽ thay đổi trật tự thế giới.
Trong bối cảnh Nga-Tàu hình thành một liên minh quân sự, Hoa Kỳ buộc phải phản ứng. Tướng Joseph Dunford - Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến, người được đề cử giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Tham Mưu Liên Quân nói trong buổi điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện hôm 9 tháng 7, 2015: “Nga hiện là mối đe dọa lớn nhứt đối với an ninh quốc gia của Mỹ.” Ông đặt biệt lưu ý, với kho vũ khí hạt nhân lớn, Nga vừa là mối đe dọa cho các quốc gia NATO vừa là một thách thức đối với Mỹ, hành vi của Nga tại Ukraine quả là đáng báo động. Tướng Dunford còn nêu đích danh Trung Quốc là nước thứ hai đe dọa an ninh Mỹ và quốc tế, qua các hành vi của họ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Cùng lúc Ðô Ðốc Scoot Swift, tân tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ khẳng định trước một nhóm báo chí tại thủ đô Manila của Philippines ngày 17 tháng 7, 2015, “Quân đội Mỹ được trang bị tốt và sẵn sàng phản ứng trước bất cứ tình huống bất ngờ nào trên Biển Ðông, tôi rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi đang nắm trong tay.” Ông cho rằng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước Philippines, Việt Nam, Ðài Loan, Malaysia, và Brunei đã kéo dài nhiều năm đang gây lo ngại về sự xung đột vũ trang trên Biển Ðông. Ðô Ðốc Swift còn nói, “Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hay chiến thuật ép buộc. Những lời tuyên bố không ám chỉ đích danh Trung Quốc nhưng kỳ thật là một sự nhắn gởi của phía Hoa Kỳ nhằm trấn an các nước láng giềng của Bắc Kinh.
Sau đó ngày 18 tháng 7, 2015 ông đích thân ngồi trên chiếc máy bay P-8 Poseldon, 7 giờ liên tiếp thị sát tình hình trong khu vực, để chứng minh Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do lưu thông trong vùng Biển Ðông. Ðô Ðốc Swift ghi nhận “có những yếu tố gây bất ổn trong khu vực và điều đó dẫn đến tình huống bất trắc.”
Trước đây cựu Ngoại Trưởng Hilary Clinton cũng đã từng xác định tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2009 rằng Hoa kỳ có lợi ích chiến lược tại khu vực Châu Á. Và năm 2011 tại diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội ngày 22 tháng 7 bà Clinton khẳng định lập trường của Mỹ tại Á Châu và tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Châu Á, lời tuyên bố trên đã làm cho ngoại trưởng Trung Quốc tức giận bỏ ra ngoài.
Ông Bryan Clark, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ðánh giá Chiến lược và Ngân sách ở Washington nói với đài phát thanh VOA rằng, những hành động hung hăng của Nga ở Ðông Âu và của Trung Quốc ở Biển Ðông là các yếu tố thúc đẩy sự chuyển đổi chiến lược của Mỹ. Tình hình chính trị thế giới buộc Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho một vụ xung đột quyền lực qui mô lớn. Ông Bryan nhận định chiến lược mới của Ngũ Giác Ðài nhắm tăng cường khả năng để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh, qui mô lớn và nhiều giai đoạn, chống lại một địch thủ tại khu vực này mà không để cho địch thủ khác tại khu vực khác đạt mục tiêu của họ.
Những biến chuyển và lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhằm mục đích răn đe, cảnh cáo đối phương, đồng thời cũng chuẩn bị dư luận quần chúng rằng, Mỹ đang đứng trước mối đe dọa có thể xẩy ra xung đột quân sự, nhưng Hoa Kỳ sẽ đánh bại mọi đối thủ, sẽ triệt hạ mọi tổ chức bạo lực như Tổng Tham Mưu Trưởng Martin Demsey khẳng định. Sự răn đe còn được dậm thêm bằng tin tức đang loan truyền, Hoa Kỳ có những vũ khí thượng thặng: Nào là máy bay không người lái có trí thông minh nhân tạo, quân phục tàng hình Quentum, bom xung điện EMP là loại vũ khí đặt trên vệ tinh, tên lửa siêu thanh tấn công các mục tiêu trên toàn thế giới, pháo điện tử với đầu đạn đi nhanh 2-4 cây số trong một giây, vũ khí Laser Law có thể bắn hạ tên lửa UAV, súng phóng lựu đạn cho nổ ở cự ly hợp lý và vũ khí laser lắp trên vệ tinh. Những điều đó đúng hay sai chưa thấy Bộ Quốc Phòng xác định nhưng nó vẫn có tính cách hù dọa ít nhiều.
Tuy nhiên trên thực tế đôi bên vẫn cố tránh nổ ra chiến tranh dù cục bộ, nó sẽ phá vỡ tình trạng an ninh hòa bình tối cần thiết cho sự cạnh tranh thị trường kinh tế mà đôi bên nhắm cùng một mục tiêu. Cả đôi bên đều không muốn nổ ra một cuộc thế chiến thứ III với kho vũ khí nguyên tử mà kẻ chiến thắng chưa chắc tồn tại an lành. Vì thế phải hiểu rằng sự quyết tâm giáng trả của Hoa Kỳ chỉ là một sự cảnh cáo và đe dọa đối với Nga và Trung Quốc nhằm mục đích ngăn chận sự hung hăng quá đáng của Moscow và Bắc Kinh mà thôi. Trừ khi một sự rủi ro hay cuồng tín của một nhà lãnh đạo nào đó làm nổ tung thế giới như giả sử “Big Bang” làm nổ tung trái đất, tái tạo lại thế giới mới từ thời xa xưa nào đó.
Wednesday, July 22, 2015 1:57:43 PM
Võ Long Triều Theo bản báo cáo về “Chiến lược quân sự quốc gia mới” của Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 2 tháng 7, 2015, Tướng Martin Demsey - Tổng tham mưu trưởng liên quân, cho rằng “bất ổn toàn cầu đã gia tăng nghiêm trọng.” Báo cáo nêu cụ thể hai cường quốc Nga và Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ nhiều nhứt, kế đến là Iran và Triều Tiên. Tài liệu còn cảnh báo lợi thế quân sự của Mỹ bắt đầu bị xói mòn. Tình hình quốc tế tiềm ẩn những nhân tố xung đột. Tướng Demsey nhấn mạnh “chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh từ các quốc gia đối thủ.” Tài liệu còn đánh giá, xung đột trong tương lai có thể sẽ nổ ra nhanh hơn, kéo dài lâu hơn, trên một mặt trận đầy thách thức về công nghệ, do các khái niệm kỹ thuật mới, vì vậy hình thức chiến tranh cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên Mỹ khẳng định sẽ ngăn chận và nếu cần, sẽ đánh bại các đối thủ tiềm tàng, đồng thời tiếp tục làm suy giảm sức mạnh và sẽ triệt hạ những tổ chức bạo lực trên khắp thế giới.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter nói rằng, “Chúng ta cần có một lực lượng chẳng những đủ lớn, mà còn được huấn luyện và trang bị đủ tốt, được trả lương đủ cao để tuyển mộ và lưu dụng những người thích hợp để ứng phó với hai tình huống khẩn cấp đó. Quân đội phải có khả năng ứng phó với những thách thức tại hai khu vực cùng một lức.”
Tại sao hai tình huống? Tại sao hai khu vực? Và tại sao Nga-Trung Quốc là hai quốc gia đe dọa an ninh Hoa Kỳ? Sở dĩ bản báo cáo về chiến lược quân sự của Hoa Kỳ nêu đích danh hai cường quốc Nga-Tàu, là vì Moscow và Bắc Kinh đã chọn con đường phá hệ thống pháp luật quốc tế, khi Nga dùng vũ lực huy hiếp Ukraine và xác nhập Crimea năm 2014. Còn Trung Quốc bất chấp Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, dùng vũ lực xâm chiếm các đảo Hoàng Sa (1974), Gạc Ma (1978) của Việt Nam. Tham vọng bành trướng của hai cường quốc cựu Cộng Sản Nga và Cộng Sản Tàu, gây phản ứng bất bình cả thế giới. Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ thực hiện biện pháp chế tài đối với Nga, đồng thời trang bị vũ khí hạng nặng cho các nước Ðông Âu phòng chống Nga. Riêng Hoa Kỳ thi hành chính sách “xoay trục” về Á Châu, sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân về Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời liên kết quân sự với đồng minh nhằm mục đích bao vây Trung Quốc.
Những biện pháp nêu trên có tác dụng thúc đẩy Nga-Tàu, hai cựu đồng chí bắt tay nhau thành một trục độc tài bành trướng mưu đạt bá quyền, đối chọi với một trục khác do Mỹ đứng đầu chủ trương dân chủ nhân quyền. Lưỡng cực đương đầu về mọi mặt, xã hội, kinh tế và quân sự gần như thời chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Tư Bản.
Mặc dù Nga được các nước tự do công nghiệp phát triển, chấp nhận cho vào nhóm G7 gồm các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ðức, Ý, Canada và Nhật Bản, để trở thành G8. Tuy nhiên sự thật Nga chỉ mạnh về quân sự chứ công nghiệp chưa được phát triển vì còn mang cái lốt Cộng Sản nên các nước G7 vẫn đối xử e dè. Nga cảm thấy bị coi thường nên muốn kết thân với Tàu, dù sau Tàu cũng là đồng chí đồng cảnh ngộ. Tham vọng bá quyền sẽ đưa đẩy Nga-Tàu lập thành một khối kinh tế, quân sự hùng mạnh, sẽ áp đặt một trật tự thế giới mới, thay Mỹ là tên “sen đầm quốc tế” thời Chiến Tranh Lạnh.
Nếu quả thật Bắc Kinh và Moscow liên kết kinh tế quân sự thì sẽ là mối đe dọa anh ninh cho thế giới, đặc biệt là anh ninh cho Hoa Kỳ. Vì thế mà giới lãnh đạo quân sự Mỹ cảnh báo “phải đối phó với hai tình huống, hai khu vực cùng một lúc.”
Các chuyên gia Nga và phương Tây thân Nga đã ca tụng Nga như là một phần của Ðại Á Châu. Nga ước mong Trung Quốc sẽ giúp họ giảm bớt áp lực lệnh trừng phạt của Tây phương. Bộ máy tuyên truyền của Nga cho rằng tình hữu nghị với Trung Quốc là một cơ hội tuyệt vời, và có thể là một liên minh toàn diện sẽ thay đổi trật tự thế giới.
Trong bối cảnh Nga-Tàu hình thành một liên minh quân sự, Hoa Kỳ buộc phải phản ứng. Tướng Joseph Dunford - Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến, người được đề cử giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Tham Mưu Liên Quân nói trong buổi điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện hôm 9 tháng 7, 2015: “Nga hiện là mối đe dọa lớn nhứt đối với an ninh quốc gia của Mỹ.” Ông đặt biệt lưu ý, với kho vũ khí hạt nhân lớn, Nga vừa là mối đe dọa cho các quốc gia NATO vừa là một thách thức đối với Mỹ, hành vi của Nga tại Ukraine quả là đáng báo động. Tướng Dunford còn nêu đích danh Trung Quốc là nước thứ hai đe dọa an ninh Mỹ và quốc tế, qua các hành vi của họ tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Cùng lúc Ðô Ðốc Scoot Swift, tân tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ khẳng định trước một nhóm báo chí tại thủ đô Manila của Philippines ngày 17 tháng 7, 2015, “Quân đội Mỹ được trang bị tốt và sẵn sàng phản ứng trước bất cứ tình huống bất ngờ nào trên Biển Ðông, tôi rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi đang nắm trong tay.” Ông cho rằng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước Philippines, Việt Nam, Ðài Loan, Malaysia, và Brunei đã kéo dài nhiều năm đang gây lo ngại về sự xung đột vũ trang trên Biển Ðông. Ðô Ðốc Swift còn nói, “Chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hay chiến thuật ép buộc. Những lời tuyên bố không ám chỉ đích danh Trung Quốc nhưng kỳ thật là một sự nhắn gởi của phía Hoa Kỳ nhằm trấn an các nước láng giềng của Bắc Kinh.
Sau đó ngày 18 tháng 7, 2015 ông đích thân ngồi trên chiếc máy bay P-8 Poseldon, 7 giờ liên tiếp thị sát tình hình trong khu vực, để chứng minh Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do lưu thông trong vùng Biển Ðông. Ðô Ðốc Swift ghi nhận “có những yếu tố gây bất ổn trong khu vực và điều đó dẫn đến tình huống bất trắc.”
Trước đây cựu Ngoại Trưởng Hilary Clinton cũng đã từng xác định tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2009 rằng Hoa kỳ có lợi ích chiến lược tại khu vực Châu Á. Và năm 2011 tại diễn đàn khu vực ASEAN ở Hà Nội ngày 22 tháng 7 bà Clinton khẳng định lập trường của Mỹ tại Á Châu và tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Châu Á, lời tuyên bố trên đã làm cho ngoại trưởng Trung Quốc tức giận bỏ ra ngoài.
Ông Bryan Clark, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ðánh giá Chiến lược và Ngân sách ở Washington nói với đài phát thanh VOA rằng, những hành động hung hăng của Nga ở Ðông Âu và của Trung Quốc ở Biển Ðông là các yếu tố thúc đẩy sự chuyển đổi chiến lược của Mỹ. Tình hình chính trị thế giới buộc Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho một vụ xung đột quyền lực qui mô lớn. Ông Bryan nhận định chiến lược mới của Ngũ Giác Ðài nhắm tăng cường khả năng để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh, qui mô lớn và nhiều giai đoạn, chống lại một địch thủ tại khu vực này mà không để cho địch thủ khác tại khu vực khác đạt mục tiêu của họ.
Những biến chuyển và lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nhằm mục đích răn đe, cảnh cáo đối phương, đồng thời cũng chuẩn bị dư luận quần chúng rằng, Mỹ đang đứng trước mối đe dọa có thể xẩy ra xung đột quân sự, nhưng Hoa Kỳ sẽ đánh bại mọi đối thủ, sẽ triệt hạ mọi tổ chức bạo lực như Tổng Tham Mưu Trưởng Martin Demsey khẳng định. Sự răn đe còn được dậm thêm bằng tin tức đang loan truyền, Hoa Kỳ có những vũ khí thượng thặng: Nào là máy bay không người lái có trí thông minh nhân tạo, quân phục tàng hình Quentum, bom xung điện EMP là loại vũ khí đặt trên vệ tinh, tên lửa siêu thanh tấn công các mục tiêu trên toàn thế giới, pháo điện tử với đầu đạn đi nhanh 2-4 cây số trong một giây, vũ khí Laser Law có thể bắn hạ tên lửa UAV, súng phóng lựu đạn cho nổ ở cự ly hợp lý và vũ khí laser lắp trên vệ tinh. Những điều đó đúng hay sai chưa thấy Bộ Quốc Phòng xác định nhưng nó vẫn có tính cách hù dọa ít nhiều.
Tuy nhiên trên thực tế đôi bên vẫn cố tránh nổ ra chiến tranh dù cục bộ, nó sẽ phá vỡ tình trạng an ninh hòa bình tối cần thiết cho sự cạnh tranh thị trường kinh tế mà đôi bên nhắm cùng một mục tiêu. Cả đôi bên đều không muốn nổ ra một cuộc thế chiến thứ III với kho vũ khí nguyên tử mà kẻ chiến thắng chưa chắc tồn tại an lành. Vì thế phải hiểu rằng sự quyết tâm giáng trả của Hoa Kỳ chỉ là một sự cảnh cáo và đe dọa đối với Nga và Trung Quốc nhằm mục đích ngăn chận sự hung hăng quá đáng của Moscow và Bắc Kinh mà thôi. Trừ khi một sự rủi ro hay cuồng tín của một nhà lãnh đạo nào đó làm nổ tung thế giới như giả sử “Big Bang” làm nổ tung trái đất, tái tạo lại thế giới mới từ thời xa xưa nào đó.
-
- Posts: 859
- Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm
Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội
Ngô Nhân Dụng Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?
Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!
Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).
Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc, vân vân. Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức, số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”
Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!
Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam. Ðồng tiền của dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế thị trường theo định hướng ăn cắp!
Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700 tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố. Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0, số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành Mai đã bị bắt vào năm ngoái!
Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!
Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”
Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để cho cái chúng nó thèm thuồng? Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!
Ngô Nhân Dụng Khi đọc bản tin hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân Sơn chứ?
Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này; họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!
Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).
Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc, vân vân. Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức, số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”
Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!
Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam. Ðồng tiền của dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế thị trường theo định hướng ăn cắp!
Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700 tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố. Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0, số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành Mai đã bị bắt vào năm ngoái!
Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!
Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”
Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để cho cái chúng nó thèm thuồng? Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!
Căng thẳng biên giới Việt – Miên có dẫn đến xung đột võ trang?
HÀ TƯỜNG CÁT
/Người Việt
WESTMINSTER - Sau một phần tư thế kỷ Việt Nam và Cambodia duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp,
đến nay tình hình lại trở nên căng thẳng ở biên giới do từ nhiều nguyên nhân cụ thể cũng như tiềm ẩn đã tồn tại qua lịch sử

Dân chúng tản cư trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam – Cambodia năm 1978. (Hình: Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)
Rắc rối trước hết là do từ quá khứ đã thiếu minh bạch trong việc đàm phán về biên giới giữa hai chính phủ. Công dân của cả hai nước sống dọc theo biên giới đã không được thông hiểu đầy đủ về vấn đề đàm phán biên giới, cắm mốc.
Một nguyên nhân sâu xa không kém phần quan trọng là tâm lý thù hận và đối nghịch vẫn còn tồn tại giữa hai dân tộc Khmer và Việt trải qua những quá trình lịch sử từ ít nhất 300 năm gần đây.
Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đóng một vai trò trong sự kiện này tương tự như tình huống đã đưa đến cuộc chiến Việt Nam – Cambodia cuối thập niên 1970.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Cambodia đã phân giới được khoảng 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1,137 km; xác định được 260/314 vị trí mốc (đạt 84.1%); dựng được 305/371 cột mốc (đạt 82.2%). Ngoài ra cũng quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó: 39 cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Cambodia.
Chính trị nội bộ của Cambodia cũng là một yếu tố góp phần gây nên những căng thẳng với Việt Nam. Sau khi đất nước đã trở lại hòa bình, chủ nghĩa dân tộc phát triển ở Cambodia từ đầu thiên kỷ này và gia tăng với cuộc xung đột biên giới Thái Lan – Cambodia năm 2010-2011. Chủ nghĩa dân tộc Khmer cũng được thúc đẩy bởi tranh chấp biên giới với Việt Nam với quan điểm cho rằng đây là sự xâm lấn của Việt Nam. Đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Cambodia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ của Thủ Tướng Hun Sen sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980 để đàm phán về biên giới. Bộ ngoại giao Campuchia đã gửi công hàm chống lại việc Việt Nam xây dựng trong khu vực tranh chấp.
Ngày 6 tháng Bảy, 2015, Thủ Tướng Hun Sen gửi thư tới ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, đề nghị cho mượn những bản đồ gốc do Liên Hiệp Quốc lưu trữ để kiểm tra tính xác thực của các bản đồ mà Phnom Penh đang sử dụng để phân định biên giới với các nước láng giềng. Đây là bản đồ tỷ lệ 1/100,000, do Sở Địa Dư Đông Dương thời Pháp thuộc vẽ năm 1933 và tái ấn hành năm 1955. Theo ông Hun Sen, năm 1964, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi tới Liên Hiệp Quốc xin lưu chiếu các bản đồ này.
Ngoại trưởng Hor Namhong nói với các phóng viên hôm 15 tháng 7 rằng Cambodia chưa nhận được phản hồi từ Liên Hiệp Quốc về đề nghị này, và "qua các kênh không chính thống, chúng tôi được biết họ chưa tìm thấy bản đồ."
Sau đó Thủ Tướng Hun Sen tiếp tục viết thư gởi các nhà lãnh đạo ba cường quốc Pháp, Anh, Mỹ đề nghị "hợp tác" bằng việc cung cấp những phiên bản bản đồ biên giới với Việt Nam. Ông Hun Sen giải thích lý do của việc làm này là để chấm dứt các "kích động của chủ nghĩa cực đoan vốn đang gây rắc rối trong dư luận trong nước và quốc tế."
Cũng nên lưu ý rằng đây là lần đầu tiên Cambodia có lập trường mạnh mẽ chống lại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kể từ khi quân đội Việt Nam triệt thoái khỏi Cambodia năm 1989. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, tiến sĩ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu Khmer dạy tại đại học Leeds Anh Quốc, cho rằng “việc tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Cambodia đã làm cho Cambodia cảm thấy tự tin hơn và đẩy cao sức mạnh mặc cả, thương lượng với Việt Nam. Nói cách khác thì Cambodia đang chuyển quan hệ từ liên minh bè bạn với Việt Nam sang phía Trung Quốc.”
Trong lịch sử, Việt Nam đã lấy của Cambodia phần đất Thủy Chân Lạp, đồng bằng Cửu Long ngày nay. Chỉ tới khi người Pháp chiếm thuộc địa Đông Dương, lãnh thổ Cambodia mới được bảo vệ nguyên vẹn trong hơn 100 năm. Mối hận thù dân tộc nổi lên mạnh mẽ vào những giai đoạn bất ổn của tình thế và rắc rối trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột chủng tộc đã từng nhiều lần xảy ra từ hơn 200 năm trước, tuy nhiên chỉ ở mức độ lẻ tẻ, tự phát như các vụ “cáp duồn” - cap yuon – chặt đầu người Việt, thời Minh Mạng, sau Thế Chiến II, khi Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Cambodia năm 1971 và chiến tranh biên giới với Khmer Đỏ cuối thập niên 1970.
Tháng Tư, 1975, chỉ 5 ngày sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc; sáu ngày sau, quân Khmer Đỏ đánh chiếm và sát hại hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Châu. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong thời gian tiếp theo và làm Việt Nam lo ngại vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Cambodia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự, cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ. Chiến tranh toàn diện xảy ra năm 1977 và tới 1989 mới kết thúc hẳn, với Khmer Đỏ bị tiêu diệt và Việt Nam chấp thuận triệt thoái toàn thể quân đội về nước.
Trong hai thập niên, mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Cả hai đều là thành viên của các tổ chức đa phương trong khu vực như ASEAN và Tổ chức Hợp tác sông Mê Kong. Hai nước đều đang mở cửa và phát triển thương mại cửa khẩu, tìm cách nới lỏng các quy định về du lịch cho công dân hai nước. Thương mại song phương Việt Nam-Cambodia dự tính sẽ tăng từ $2.3 tỷ năm 2010 lên $6,5 tỷ năm 2015. Trong khi Campuchia chỉ là nhà nhập khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam thì Việt Nam lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Campuchia.
Năm 2012 quan hệ giữa hai nước bắt đầu xuất hiện những rạn nứt, với việc Cambodia do ảnh hưởng của Trung Quốc gây chia rẽ tại hội nghị ASEAN khiến cho không đạt tới thỏa thuận về bộ Quy Tắc Ứng Xử Chung ở Biển Đông. Căng thẳng biên giới khởi sự vào cuối tháng Sáu trong khu vực mốc 203, giáp ranh giữa hai tỉnh Long An và Sway Rieng. Ngày 28 tháng Sáu, tại đây xảy ra một vụ xô xát giữa một nhóm nhà hoạt động Cambodia do dân biểu Real Camerin cầm đầu với dân chúng địa phương làm gần 20 người Việt Nam bị thương. Ngày 19 tháng Bảy, khoảng 2,000 người Khmer dẫn đầu là các dân biểu thuộc đảng Cứu Quốc đối lập chính quyền, tới vùng này để biểu thị điều được mô tả là “Việt Nam vi phạm lãnh thổ Cambodia.”
Mặc dầu những căng thẳng đó, cả hai bên tỏ ra muốn kiềm chế không để tình thế phát triển trầm trọng thêm. Tại một hội nghị về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế xã hội họp ở Cần Thơ hôm 22 tháng Bảy, bộ trưởng công an Việt Nam tuyên bố các diễn biến gần đây ở các tuyến biên giới luôn được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Ông cho biết "đã có những đề xuất quan trọng, trong đó có việc đẩy nhanh việc phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Cambodia.”
Trước đó, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Việt Nam, đã tiếp đại tướng Vong Veasna, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội hoàng gia Cambodia tại Hà Nội. Hai bên cũng có cuộc thảo luận ở Siem Reap để bàn cách giải quyết bất đồng.
Infonet, trang tin chính thức của bộ Thông Tin – Truyền Thông Việt Nam, nói “sẽ không có chuyện hai quốc gia phải sử dụng đến các biện pháp quân sự để xử lý.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bác bỏ tin đồn loan tải trên mạng nói Việt Nam đưa vũ khí, khí tài, bao gồm xe thiết giáp và trọng pháo, vào miền Nam vì căng thẳng biên giới với Campuchia. Trong buổi họp báo ngày 16 tháng Bảy, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói “các thông tin mà phóng viên nêu ra không có tính xác thực."
Còn theo ý kiến của giáo sư Vannarith Chheang thì trong việc này, do nguyên tắc không can thiệp, ASEAN không thể đóng vai trò trung gian giải quyết các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia thành viên. Theo ông: “Nếu căng thẳng tiếp tục, Cambodia có thể chọn để đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. Hiện nay, chính phủ Hun Sen không có ý định ấy nhưng những áp lực ngày càng tăng từ các đảng đối lập và công chúng nói chung có thể buộc chính phủ phải tìm kiếm sự hòa giải của bên thứ ba.” Về phía Việt Nam, ông tin là sẽ dùng giải pháp ngoại giao và đàm phán để giải quyết những xung khắc. (HC)
HÀ TƯỜNG CÁT
/Người Việt
WESTMINSTER - Sau một phần tư thế kỷ Việt Nam và Cambodia duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp,
đến nay tình hình lại trở nên căng thẳng ở biên giới do từ nhiều nguyên nhân cụ thể cũng như tiềm ẩn đã tồn tại qua lịch sử

Dân chúng tản cư trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam – Cambodia năm 1978. (Hình: Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)
Rắc rối trước hết là do từ quá khứ đã thiếu minh bạch trong việc đàm phán về biên giới giữa hai chính phủ. Công dân của cả hai nước sống dọc theo biên giới đã không được thông hiểu đầy đủ về vấn đề đàm phán biên giới, cắm mốc.
Một nguyên nhân sâu xa không kém phần quan trọng là tâm lý thù hận và đối nghịch vẫn còn tồn tại giữa hai dân tộc Khmer và Việt trải qua những quá trình lịch sử từ ít nhất 300 năm gần đây.
Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đóng một vai trò trong sự kiện này tương tự như tình huống đã đưa đến cuộc chiến Việt Nam – Cambodia cuối thập niên 1970.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Cambodia đã phân giới được khoảng 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1,137 km; xác định được 260/314 vị trí mốc (đạt 84.1%); dựng được 305/371 cột mốc (đạt 82.2%). Ngoài ra cũng quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó: 39 cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Cambodia.
Chính trị nội bộ của Cambodia cũng là một yếu tố góp phần gây nên những căng thẳng với Việt Nam. Sau khi đất nước đã trở lại hòa bình, chủ nghĩa dân tộc phát triển ở Cambodia từ đầu thiên kỷ này và gia tăng với cuộc xung đột biên giới Thái Lan – Cambodia năm 2010-2011. Chủ nghĩa dân tộc Khmer cũng được thúc đẩy bởi tranh chấp biên giới với Việt Nam với quan điểm cho rằng đây là sự xâm lấn của Việt Nam. Đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Cambodia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ của Thủ Tướng Hun Sen sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980 để đàm phán về biên giới. Bộ ngoại giao Campuchia đã gửi công hàm chống lại việc Việt Nam xây dựng trong khu vực tranh chấp.
Ngày 6 tháng Bảy, 2015, Thủ Tướng Hun Sen gửi thư tới ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, đề nghị cho mượn những bản đồ gốc do Liên Hiệp Quốc lưu trữ để kiểm tra tính xác thực của các bản đồ mà Phnom Penh đang sử dụng để phân định biên giới với các nước láng giềng. Đây là bản đồ tỷ lệ 1/100,000, do Sở Địa Dư Đông Dương thời Pháp thuộc vẽ năm 1933 và tái ấn hành năm 1955. Theo ông Hun Sen, năm 1964, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi tới Liên Hiệp Quốc xin lưu chiếu các bản đồ này.
Ngoại trưởng Hor Namhong nói với các phóng viên hôm 15 tháng 7 rằng Cambodia chưa nhận được phản hồi từ Liên Hiệp Quốc về đề nghị này, và "qua các kênh không chính thống, chúng tôi được biết họ chưa tìm thấy bản đồ."
Sau đó Thủ Tướng Hun Sen tiếp tục viết thư gởi các nhà lãnh đạo ba cường quốc Pháp, Anh, Mỹ đề nghị "hợp tác" bằng việc cung cấp những phiên bản bản đồ biên giới với Việt Nam. Ông Hun Sen giải thích lý do của việc làm này là để chấm dứt các "kích động của chủ nghĩa cực đoan vốn đang gây rắc rối trong dư luận trong nước và quốc tế."
Cũng nên lưu ý rằng đây là lần đầu tiên Cambodia có lập trường mạnh mẽ chống lại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kể từ khi quân đội Việt Nam triệt thoái khỏi Cambodia năm 1989. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, tiến sĩ Vannarith Chheang, nhà nghiên cứu Khmer dạy tại đại học Leeds Anh Quốc, cho rằng “việc tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Cambodia đã làm cho Cambodia cảm thấy tự tin hơn và đẩy cao sức mạnh mặc cả, thương lượng với Việt Nam. Nói cách khác thì Cambodia đang chuyển quan hệ từ liên minh bè bạn với Việt Nam sang phía Trung Quốc.”
Trong lịch sử, Việt Nam đã lấy của Cambodia phần đất Thủy Chân Lạp, đồng bằng Cửu Long ngày nay. Chỉ tới khi người Pháp chiếm thuộc địa Đông Dương, lãnh thổ Cambodia mới được bảo vệ nguyên vẹn trong hơn 100 năm. Mối hận thù dân tộc nổi lên mạnh mẽ vào những giai đoạn bất ổn của tình thế và rắc rối trong quan hệ giữa hai nước. Xung đột chủng tộc đã từng nhiều lần xảy ra từ hơn 200 năm trước, tuy nhiên chỉ ở mức độ lẻ tẻ, tự phát như các vụ “cáp duồn” - cap yuon – chặt đầu người Việt, thời Minh Mạng, sau Thế Chiến II, khi Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Cambodia năm 1971 và chiến tranh biên giới với Khmer Đỏ cuối thập niên 1970.
Tháng Tư, 1975, chỉ 5 ngày sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc; sáu ngày sau, quân Khmer Đỏ đánh chiếm và sát hại hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Châu. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong thời gian tiếp theo và làm Việt Nam lo ngại vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Cambodia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự, cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ. Chiến tranh toàn diện xảy ra năm 1977 và tới 1989 mới kết thúc hẳn, với Khmer Đỏ bị tiêu diệt và Việt Nam chấp thuận triệt thoái toàn thể quân đội về nước.
Trong hai thập niên, mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Cả hai đều là thành viên của các tổ chức đa phương trong khu vực như ASEAN và Tổ chức Hợp tác sông Mê Kong. Hai nước đều đang mở cửa và phát triển thương mại cửa khẩu, tìm cách nới lỏng các quy định về du lịch cho công dân hai nước. Thương mại song phương Việt Nam-Cambodia dự tính sẽ tăng từ $2.3 tỷ năm 2010 lên $6,5 tỷ năm 2015. Trong khi Campuchia chỉ là nhà nhập khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam thì Việt Nam lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Campuchia.
Năm 2012 quan hệ giữa hai nước bắt đầu xuất hiện những rạn nứt, với việc Cambodia do ảnh hưởng của Trung Quốc gây chia rẽ tại hội nghị ASEAN khiến cho không đạt tới thỏa thuận về bộ Quy Tắc Ứng Xử Chung ở Biển Đông. Căng thẳng biên giới khởi sự vào cuối tháng Sáu trong khu vực mốc 203, giáp ranh giữa hai tỉnh Long An và Sway Rieng. Ngày 28 tháng Sáu, tại đây xảy ra một vụ xô xát giữa một nhóm nhà hoạt động Cambodia do dân biểu Real Camerin cầm đầu với dân chúng địa phương làm gần 20 người Việt Nam bị thương. Ngày 19 tháng Bảy, khoảng 2,000 người Khmer dẫn đầu là các dân biểu thuộc đảng Cứu Quốc đối lập chính quyền, tới vùng này để biểu thị điều được mô tả là “Việt Nam vi phạm lãnh thổ Cambodia.”
Mặc dầu những căng thẳng đó, cả hai bên tỏ ra muốn kiềm chế không để tình thế phát triển trầm trọng thêm. Tại một hội nghị về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế xã hội họp ở Cần Thơ hôm 22 tháng Bảy, bộ trưởng công an Việt Nam tuyên bố các diễn biến gần đây ở các tuyến biên giới luôn được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Ông cho biết "đã có những đề xuất quan trọng, trong đó có việc đẩy nhanh việc phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Cambodia.”
Trước đó, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Việt Nam, đã tiếp đại tướng Vong Veasna, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội hoàng gia Cambodia tại Hà Nội. Hai bên cũng có cuộc thảo luận ở Siem Reap để bàn cách giải quyết bất đồng.
Infonet, trang tin chính thức của bộ Thông Tin – Truyền Thông Việt Nam, nói “sẽ không có chuyện hai quốc gia phải sử dụng đến các biện pháp quân sự để xử lý.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bác bỏ tin đồn loan tải trên mạng nói Việt Nam đưa vũ khí, khí tài, bao gồm xe thiết giáp và trọng pháo, vào miền Nam vì căng thẳng biên giới với Campuchia. Trong buổi họp báo ngày 16 tháng Bảy, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói “các thông tin mà phóng viên nêu ra không có tính xác thực."
Còn theo ý kiến của giáo sư Vannarith Chheang thì trong việc này, do nguyên tắc không can thiệp, ASEAN không thể đóng vai trò trung gian giải quyết các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia thành viên. Theo ông: “Nếu căng thẳng tiếp tục, Cambodia có thể chọn để đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. Hiện nay, chính phủ Hun Sen không có ý định ấy nhưng những áp lực ngày càng tăng từ các đảng đối lập và công chúng nói chung có thể buộc chính phủ phải tìm kiếm sự hòa giải của bên thứ ba.” Về phía Việt Nam, ông tin là sẽ dùng giải pháp ngoại giao và đàm phán để giải quyết những xung khắc. (HC)
-
- Posts: 859
- Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm
Dư luận nghi ngờ việc Đại Tướng Phùng Quang Thanh về nước
Sunday, July 26, 2015 4:30:38 PM
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Báo chí chính thống CSVN đưa tin “lịch làm việc dày đặc” của bộ trưởng Quốc Phòng vừa về Việt Nam trong khi dư luận
vẫn chưa hết nghi ngờ tấm hình chụp ông “bước xuống máy bay ở phi trường Nội Bài” hôm 25 Tháng Bảy.

Tấm hình với chú thích, “Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet
màu nhạt chuẩn bị lên xe.” Các báo điện tử VietnamNet, Tuổi Trẻ, Đất Việt, VnExpress đưa một số tin tiếp theo hôm Chủ Nhật 26 Tháng Bảy cho biết, vừa về tới Việt Nam sau một tháng ở thủ đô Pháp chữa bệnh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, không những bận rộn với sự đón tiếp, thăm hỏi của các lãnh đạo đảng và nhà nước, mà đã đến ngay Bộ Quốc Phòng “làm việc đến chiều” sau khi ghé qua nhà một thời gian ngắn.
Trong một bản tin hôm Chủ Nhật, tờ Tuổi Trẻ dẫn lại lời Trung Tướng Vũ Văn Hiển, chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng, cho biết, “Hôm qua 25 tháng 7, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sau khi điện đàm đã đến trực tiếp trò chuyện với anh Phùng Quang Thanh. Hôm nay 26 tháng 7, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... cũng đến thăm.”
Tờ Tuổi Trẻ thuật lời ông Hiển cho hay, “theo lịch công tác dự kiến và đã được sự đồng ý của Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh, vào ngày 27 tháng 7, đại tướng sẽ làm trưởng đoàn đại biểu Quân Uy Trung Ương, Bộ Quốc Phòng vào lăng viếng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tối cùng ngày, bộ trưởng dự kiến tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật khát vọng đoàn tụ được tổ chức tại hội trường Bộ Quốc Phòng và được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia và kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam.”
Tuy nhiên, sau đó, trong một bản tin khác, tờ Tuổi Trẻ nói lại chuyện đến lăng ông Hồ Chí Minh là “do bộ trưởng bận công việc nên lịch trình này có thể thay đổi vào giờ chót, nếu có sự thay đổi thì Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội nhân dân Việt Nam) sẽ dẫn đầu đoàn.”

Người ta đưa ra tấm hình này để nêu nghi vấn ông này đóng thế cho
ông Phùng Quang Thanh. (Hình: Facebook-TTXVA)
Tương tự như vậy, “việc Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật Khát vọng đoàn tụ được tổ chức tại hội trường Bộ Quốc Phòng hiện mới là dự kiến, chưa được khẳng định chính thức,” tờ Tuổi Trẻ viết lại.
Một số báo, kể cả TTXVN, thuật lời đưa tin hãng thông tấn Đức DPA gửi thư xin lỗi ông Phùng Quang Thanh đưa tin sai nói ông đã chết một tuần trước đó, hôm Thứ Bảy, 19 Tháng Bảy.
Nhiều báo ở Việt Nam đưa tin ông Phùng Quang Thanh từ Pháp về đến Hà Nội sáng Thứ Bảy 25 Tháng Bảy sau một tháng vào bệnh viện George Pampidou tại Paris cắt “khối u” ở phổi. Chỉ có tờ Tuổi Trẻ là có tấm hình duy nhất với chú thích: “Đại Tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt chuẩn bị lên xe.”
Tấm hình hơi mờ nên một số người cho rằng người trong tấm hình của tờ Tuổi Trẻ chỉ là người khác “đóng giả” Phùng Quang Thanh. Nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin ông Phùng Quang Thanh về đến Hà Nội sáng Thứ Bảy, 25 Tháng Bảy, nhưng hoặc đưa các tấm hình cũ, hoặc không có hình gì cả.
Một số trang mạng xã hội phổ biến trên Facebook cho rằng có người “đóng thế” cho ông Phùng Quang Thanh ở phi trường, và nói rằng đó là ông Nguyễn Thanh Bình, một người có chiều cao và nét mặt hơi giống với ông Thanh.
Ông Nguyễn Thanh Bình (sinh 1957) hiện đang là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI, phó trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, nguyên bí thư Tỉnh Ủy, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông là bí thư tỉnh đầu tiên tại Việt Nam trúng cử theo phương thức đại hội bầu trực tiếp.
Hồi ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Đảng CSVN, bị bệnh viện Mỹ điều trị ung thư khuyến cáo về nhà nằm chờ chết vì họ đã hết cách, không thấy báo chí trong nước đưa tin cho tới khi có một tấm hình nói rằng đó là hình ông trong một bệnh viện ở Mỹ được tung ra trên các diễn đàn thông tin “lề trái.” (TN)
Sunday, July 26, 2015 4:30:38 PM
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Báo chí chính thống CSVN đưa tin “lịch làm việc dày đặc” của bộ trưởng Quốc Phòng vừa về Việt Nam trong khi dư luận
vẫn chưa hết nghi ngờ tấm hình chụp ông “bước xuống máy bay ở phi trường Nội Bài” hôm 25 Tháng Bảy.

Tấm hình với chú thích, “Đại tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet
màu nhạt chuẩn bị lên xe.” Các báo điện tử VietnamNet, Tuổi Trẻ, Đất Việt, VnExpress đưa một số tin tiếp theo hôm Chủ Nhật 26 Tháng Bảy cho biết, vừa về tới Việt Nam sau một tháng ở thủ đô Pháp chữa bệnh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN, không những bận rộn với sự đón tiếp, thăm hỏi của các lãnh đạo đảng và nhà nước, mà đã đến ngay Bộ Quốc Phòng “làm việc đến chiều” sau khi ghé qua nhà một thời gian ngắn.
Trong một bản tin hôm Chủ Nhật, tờ Tuổi Trẻ dẫn lại lời Trung Tướng Vũ Văn Hiển, chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng, cho biết, “Hôm qua 25 tháng 7, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sau khi điện đàm đã đến trực tiếp trò chuyện với anh Phùng Quang Thanh. Hôm nay 26 tháng 7, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... cũng đến thăm.”
Tờ Tuổi Trẻ thuật lời ông Hiển cho hay, “theo lịch công tác dự kiến và đã được sự đồng ý của Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh, vào ngày 27 tháng 7, đại tướng sẽ làm trưởng đoàn đại biểu Quân Uy Trung Ương, Bộ Quốc Phòng vào lăng viếng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tối cùng ngày, bộ trưởng dự kiến tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật khát vọng đoàn tụ được tổ chức tại hội trường Bộ Quốc Phòng và được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia và kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam.”
Tuy nhiên, sau đó, trong một bản tin khác, tờ Tuổi Trẻ nói lại chuyện đến lăng ông Hồ Chí Minh là “do bộ trưởng bận công việc nên lịch trình này có thể thay đổi vào giờ chót, nếu có sự thay đổi thì Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội nhân dân Việt Nam) sẽ dẫn đầu đoàn.”

Người ta đưa ra tấm hình này để nêu nghi vấn ông này đóng thế cho
ông Phùng Quang Thanh. (Hình: Facebook-TTXVA)
Tương tự như vậy, “việc Bộ Trưởng Phùng Quang Thanh tham dự chương trình giao lưu nghệ thuật Khát vọng đoàn tụ được tổ chức tại hội trường Bộ Quốc Phòng hiện mới là dự kiến, chưa được khẳng định chính thức,” tờ Tuổi Trẻ viết lại.
Một số báo, kể cả TTXVN, thuật lời đưa tin hãng thông tấn Đức DPA gửi thư xin lỗi ông Phùng Quang Thanh đưa tin sai nói ông đã chết một tuần trước đó, hôm Thứ Bảy, 19 Tháng Bảy.
Nhiều báo ở Việt Nam đưa tin ông Phùng Quang Thanh từ Pháp về đến Hà Nội sáng Thứ Bảy 25 Tháng Bảy sau một tháng vào bệnh viện George Pampidou tại Paris cắt “khối u” ở phổi. Chỉ có tờ Tuổi Trẻ là có tấm hình duy nhất với chú thích: “Đại Tướng Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt chuẩn bị lên xe.”
Tấm hình hơi mờ nên một số người cho rằng người trong tấm hình của tờ Tuổi Trẻ chỉ là người khác “đóng giả” Phùng Quang Thanh. Nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin ông Phùng Quang Thanh về đến Hà Nội sáng Thứ Bảy, 25 Tháng Bảy, nhưng hoặc đưa các tấm hình cũ, hoặc không có hình gì cả.
Một số trang mạng xã hội phổ biến trên Facebook cho rằng có người “đóng thế” cho ông Phùng Quang Thanh ở phi trường, và nói rằng đó là ông Nguyễn Thanh Bình, một người có chiều cao và nét mặt hơi giống với ông Thanh.
Ông Nguyễn Thanh Bình (sinh 1957) hiện đang là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI, phó trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, nguyên bí thư Tỉnh Ủy, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông là bí thư tỉnh đầu tiên tại Việt Nam trúng cử theo phương thức đại hội bầu trực tiếp.
Hồi ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Đảng CSVN, bị bệnh viện Mỹ điều trị ung thư khuyến cáo về nhà nằm chờ chết vì họ đã hết cách, không thấy báo chí trong nước đưa tin cho tới khi có một tấm hình nói rằng đó là hình ông trong một bệnh viện ở Mỹ được tung ra trên các diễn đàn thông tin “lề trái.” (TN)
Vụ Phùng Quang Thanh và truyền thông Việt Nam
Nguyễn Hưng Quốc
Mấy tuần qua, trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là facebook, tin tức khiến người ta chú ý và bình luận nhiều nhất là về Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam. Thoạt đầu, có tin ông bị ám sát, sau đó, tin ông chết vì ung thư phổi trong bệnh viện Georges Pompidou của Pháp. Mà không phải chỉ có người Việt Nam. Ngay cả hãng thông tấn Đức Deutsche Press-Agentur (DPA) cũng loan tin ông qua đời. Chính quyền Việt Nam phải lên tiếng cải chính. Mới đây, báo chí trong nước loan tin ông Phùng Quang Thanh đã bay từ Pháp về Việt Nam với tình trạng sức khoẻ rất tốt. Tuy vậy, tin đồn về cái chết của ông vẫn tiếp tục râm ran trong dư luận. Người ta vạch ra những sự mơ hồ và không đáng tin cậy trong các bản tin đăng trên báo chí Việt Nam: Chỉ có những lời tường thuật chung chung chứ không có một bức ảnh nào của Phùng Quang Thanh cả. Thật ra, cũng có. Có một bức ảnh ông đứng sau chiếc xe Lexus ra phi trường đón. Nhưng trong bức ảnh ấy, hình của Phùng Quang Thanh rất mờ. Người ta nghi ngờ đó không phải là ông.
Thực tình, tôi không quan tâm đến chuyện Phùng Quang Thanh chết hay sống. Ông chết hay sống, tình hình chính trị Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc, cũng không có gì thay đổi. Người này mất thì người khác lên thế. Chính sách của Việt Nam ít khi lệ thuộc vào một người, ngay cả khi người ấy đang ở một vị thế rất cao là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều khiến tôi quan tâm nhiều nhất là vấn đề truyền thông của Việt Nam. Về phương diện này, có mấy vấn đề cần được chú ý:
Thứ nhất, chúng ta thấy rất rõ sự vụng về của giới truyền thông Việt Nam. Trước sự vắng mặt của Phùng Quang Thanh trong các buổi lễ lớn tại Việt Nam và trước sự ngạc nhiên và tò mò của dư luận, người ta hoàn toàn im lặng. Mãi đến khi tin đồn về cái chết của ông lan rộng, người ta mới lên tiếng cải chính. Nhưng sự cải chính cũng không thuyết phục. Ai cũng thấy một điều: Chỉ cần đưa một bức ảnh mới của Phùng Quang Thanh trong bệnh viện, mọi người sẽ an tâm ngay tức khắc. Vậy mà người ta không làm. Ngay cả khi loan tin Phùng Quang Thanh đã về nước, người ta cũng không đăng một bức ảnh nào cụ thể cả khiến dư luận vẫn tiếp tục xôn xao và thắc mắc. Nếu mục tiêu chính của bộ máy truyền thông nhà nước là để tuyên truyền và an dân, trong mấy tuần vừa qua, có thể nói bộ máy ấy hoàn toàn thất bại.
Thứ hai, mặc dù nắm trong tay hơn 800 tờ báo các loại cũng như tất cả các cơ quan truyền thông chính thống khác (như truyền thanh và truyền hình), chính quyền Việt Nam cũng không làm chủ được dư luận. Hơn nữa, càng ngày họ càng ở thế bị động. Thường, họ không phải là người loan tin mà chủ yếu là người cải chính. Bởi vậy, khi có điều gì thắc mắc, nơi dân chúng tìm kiếm tin tức không phải là các cơ quan ngôn luận lề phải mà là báo chí thuộc lề trái, nhiều nhất là trên mạng internet. Tôi có một số bạn, khá đông, hầu hết đều thuộc giới trí thức, ở Sài Gòn có và Hà Nội cũng có, nói giống nhau: để nắm tin tức hàng ngày, điều họ thường làm nhất là vào facebook hoặc các blog nổi tiếng chứ không phải là mở các trang báo của đảng. Những chuyện họ bàn tán nhiều nhất những lúc gặp nhau cũng vẫn là những chuyện được đề cập trên những trang mạng ấy. Có thể nói chính quyền Việt Nam đã thua cuộc ngay trên chính sân chơi mà họ muốn hoàn toàn độc quyền.
Thứ ba, như là hệ quả của đặc điểm thứ hai ở trên, càng ngày các phương tiện truyền thông xã hội càng phổ biến và càng quan trọng. Ngoài các tin tức liên quan đến Phùng Quang Thanh, một ví dụ tiêu biểu nhất về tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội là vụ chặt cây xanh ở Hà Nội cách đây mấy tháng. Dư luận ồn ào đến độ chính quyền Hà Nội phải ra lệnh ngưng ngay việc chặt cây và sau đó, tiến hành kiểm điểm và kỷ luật một số cán bộ liên hệ. Có thể xem các trang truyền thông xã hội ấy là một đối trọng của ngành truyền thông nhà nước. Nghe nói hiện nay ở Việt Nam có khoảng một phần ba dân số, tức khoảng 30 triệu người, thường xuyên sử dụng internet. Chắc không phải ai cũng lên internet để đọc tin tức. Nhưng con số ấy chắc cũng không ít. Điều rất dễ thấy: với số người đọc đông đảo như vậy, internet sẽ là một trận tuyến quan trọng của trào lưu dân chủ hoá Việt Nam.
Thứ tư, trong cuộc chiến giữa báo chí chính thống và truyền thông xã hội, nhà nước Việt Nam chỉ có một cách duy nhất để chiến thắng: minh bạch. Lý do khiến nhiều người tìm kiếm tin tức trên internet là vì họ không tìm thấy ở đâu khác. Lý do khiến cái gọi là báo lề trái thu hút sự quan tâm của dân chúng hơn báo lề phải là vì trên báo chí lề phải người ta chỉ thấy toàn những sự dối trá. Lý do khiến người ta tin và lan truyền các tin đồn, đôi khi hoàn toàn sai sự thật, là bởi vì người ta không tin vào các cơ quan truyền thông chính thống. Sống ở Tây phương đã lâu, tôi chưa bao giờ thấy dân chúng đồn đãi bất cứ chuyện gì trong đời sống chính trị nước họ. Tất cả những gì họ bàn luận đều là những chuyện được công khai hoá trên các cơ quan truyền thông chính thức. Giới chính trị gia biết rõ điều đó nên họ thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo để cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của dân chúng.
Có thể nói chính sự thiếu minh bạch làm nảy sinh các tin đồn và sự lan rộng của các tin đồn dần dần bào mòn sự tin tưởng của dân chúng đối với chính phủ. Cũng có thể nói sự tồn tại phổ biến của các tin đồn về chính trị là một trong những bằng chứng rõ nhất tố giác một xã hội thiếu dân chủ.
Nguyễn Hưng Quốc
Mấy tuần qua, trên các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là facebook, tin tức khiến người ta chú ý và bình luận nhiều nhất là về Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam. Thoạt đầu, có tin ông bị ám sát, sau đó, tin ông chết vì ung thư phổi trong bệnh viện Georges Pompidou của Pháp. Mà không phải chỉ có người Việt Nam. Ngay cả hãng thông tấn Đức Deutsche Press-Agentur (DPA) cũng loan tin ông qua đời. Chính quyền Việt Nam phải lên tiếng cải chính. Mới đây, báo chí trong nước loan tin ông Phùng Quang Thanh đã bay từ Pháp về Việt Nam với tình trạng sức khoẻ rất tốt. Tuy vậy, tin đồn về cái chết của ông vẫn tiếp tục râm ran trong dư luận. Người ta vạch ra những sự mơ hồ và không đáng tin cậy trong các bản tin đăng trên báo chí Việt Nam: Chỉ có những lời tường thuật chung chung chứ không có một bức ảnh nào của Phùng Quang Thanh cả. Thật ra, cũng có. Có một bức ảnh ông đứng sau chiếc xe Lexus ra phi trường đón. Nhưng trong bức ảnh ấy, hình của Phùng Quang Thanh rất mờ. Người ta nghi ngờ đó không phải là ông.
Thực tình, tôi không quan tâm đến chuyện Phùng Quang Thanh chết hay sống. Ông chết hay sống, tình hình chính trị Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc, cũng không có gì thay đổi. Người này mất thì người khác lên thế. Chính sách của Việt Nam ít khi lệ thuộc vào một người, ngay cả khi người ấy đang ở một vị thế rất cao là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều khiến tôi quan tâm nhiều nhất là vấn đề truyền thông của Việt Nam. Về phương diện này, có mấy vấn đề cần được chú ý:
Thứ nhất, chúng ta thấy rất rõ sự vụng về của giới truyền thông Việt Nam. Trước sự vắng mặt của Phùng Quang Thanh trong các buổi lễ lớn tại Việt Nam và trước sự ngạc nhiên và tò mò của dư luận, người ta hoàn toàn im lặng. Mãi đến khi tin đồn về cái chết của ông lan rộng, người ta mới lên tiếng cải chính. Nhưng sự cải chính cũng không thuyết phục. Ai cũng thấy một điều: Chỉ cần đưa một bức ảnh mới của Phùng Quang Thanh trong bệnh viện, mọi người sẽ an tâm ngay tức khắc. Vậy mà người ta không làm. Ngay cả khi loan tin Phùng Quang Thanh đã về nước, người ta cũng không đăng một bức ảnh nào cụ thể cả khiến dư luận vẫn tiếp tục xôn xao và thắc mắc. Nếu mục tiêu chính của bộ máy truyền thông nhà nước là để tuyên truyền và an dân, trong mấy tuần vừa qua, có thể nói bộ máy ấy hoàn toàn thất bại.
Thứ hai, mặc dù nắm trong tay hơn 800 tờ báo các loại cũng như tất cả các cơ quan truyền thông chính thống khác (như truyền thanh và truyền hình), chính quyền Việt Nam cũng không làm chủ được dư luận. Hơn nữa, càng ngày họ càng ở thế bị động. Thường, họ không phải là người loan tin mà chủ yếu là người cải chính. Bởi vậy, khi có điều gì thắc mắc, nơi dân chúng tìm kiếm tin tức không phải là các cơ quan ngôn luận lề phải mà là báo chí thuộc lề trái, nhiều nhất là trên mạng internet. Tôi có một số bạn, khá đông, hầu hết đều thuộc giới trí thức, ở Sài Gòn có và Hà Nội cũng có, nói giống nhau: để nắm tin tức hàng ngày, điều họ thường làm nhất là vào facebook hoặc các blog nổi tiếng chứ không phải là mở các trang báo của đảng. Những chuyện họ bàn tán nhiều nhất những lúc gặp nhau cũng vẫn là những chuyện được đề cập trên những trang mạng ấy. Có thể nói chính quyền Việt Nam đã thua cuộc ngay trên chính sân chơi mà họ muốn hoàn toàn độc quyền.
Thứ ba, như là hệ quả của đặc điểm thứ hai ở trên, càng ngày các phương tiện truyền thông xã hội càng phổ biến và càng quan trọng. Ngoài các tin tức liên quan đến Phùng Quang Thanh, một ví dụ tiêu biểu nhất về tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội là vụ chặt cây xanh ở Hà Nội cách đây mấy tháng. Dư luận ồn ào đến độ chính quyền Hà Nội phải ra lệnh ngưng ngay việc chặt cây và sau đó, tiến hành kiểm điểm và kỷ luật một số cán bộ liên hệ. Có thể xem các trang truyền thông xã hội ấy là một đối trọng của ngành truyền thông nhà nước. Nghe nói hiện nay ở Việt Nam có khoảng một phần ba dân số, tức khoảng 30 triệu người, thường xuyên sử dụng internet. Chắc không phải ai cũng lên internet để đọc tin tức. Nhưng con số ấy chắc cũng không ít. Điều rất dễ thấy: với số người đọc đông đảo như vậy, internet sẽ là một trận tuyến quan trọng của trào lưu dân chủ hoá Việt Nam.
Thứ tư, trong cuộc chiến giữa báo chí chính thống và truyền thông xã hội, nhà nước Việt Nam chỉ có một cách duy nhất để chiến thắng: minh bạch. Lý do khiến nhiều người tìm kiếm tin tức trên internet là vì họ không tìm thấy ở đâu khác. Lý do khiến cái gọi là báo lề trái thu hút sự quan tâm của dân chúng hơn báo lề phải là vì trên báo chí lề phải người ta chỉ thấy toàn những sự dối trá. Lý do khiến người ta tin và lan truyền các tin đồn, đôi khi hoàn toàn sai sự thật, là bởi vì người ta không tin vào các cơ quan truyền thông chính thống. Sống ở Tây phương đã lâu, tôi chưa bao giờ thấy dân chúng đồn đãi bất cứ chuyện gì trong đời sống chính trị nước họ. Tất cả những gì họ bàn luận đều là những chuyện được công khai hoá trên các cơ quan truyền thông chính thức. Giới chính trị gia biết rõ điều đó nên họ thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo để cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của dân chúng.
Có thể nói chính sự thiếu minh bạch làm nảy sinh các tin đồn và sự lan rộng của các tin đồn dần dần bào mòn sự tin tưởng của dân chúng đối với chính phủ. Cũng có thể nói sự tồn tại phổ biến của các tin đồn về chính trị là một trong những bằng chứng rõ nhất tố giác một xã hội thiếu dân chủ.