Quán Vắng không Người ...3
Moderator: khieulong
-
- Posts: 238
- Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am
Dân bầu quốc hội cho đảng xơi
Phạm Trần (Danlambao) - “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.”
Luật số 85/2015/QH13 quy định về “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 viết như thế, nhưng thủ tục phải vượt qua và điều kiện phải hội đủ của người ứng cử, tính tới tính lui lại không thoát được cái bẫy “đảng cử dân bầu” phản dân chủ như bấy lâu nay.
Hành trình vào rọ
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ diễn ra trên toàn quốc cùng ngày 22/05/2016, nhưng mọi con mắt chỉ tập trung vào bầu 500 Đại biểu Quốc hội.
Tại sao?
Vì rằng, Luật viết rất ngon lành, nghe lọt lỗ tai vì dân vì nước, nhưng khi thực hành thì Luật chung biến thành lệ riêng của đảng theo tiêu chí bảo sao làm vậy. Không ai được cãi hay làm trái, kể cả cử tri cũng không dám bỏ đi bầu, dù biết hay không người ứng cử ở đơn vị mình.
Theo Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) thì ứng cử viên phải:
"1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”
Khác với điều kiện vào Ban Chấp hành Trung ương đảng XII, các ứng viên Quốc hội không buộc phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Việc này chả có nghĩa lý gì vì có tới 99.9% Đại biểu 500 người sẽ là đảng viên. Số còn lại 1% người ngoài đảng được cho vào Quốc hội cũng chỉ để trang trí cho nhà nước bớt hình ảnh độc tài mà thôi.
Và để cuộc bầu cử tăng phần nghiêm chỉnh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn thay mặt Bộ Chính trị bày vẽ thêm điều kiện trong chỉ thị ngày 04/01/2016, theo đó sẽ: “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.”
Nhưng trong hồ sơ ứng cử, ngoài bản kê khai lý lịch có ghi trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, đảng viên hay không và bản khai tài sản, thu nhập không thấy người ứng cử phải nạp giấy chứng nhận không thuộc thành phần bị Bộ Chính trị nghiêm cấm, hay phải có giấy chứng xác nhận “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”
Chuyện này cũng dễ hiểu vì đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa có tiền lệ và khả năng thẩm định cán bộ, đảng viên ai đã giữ và làm được lời dậy của ông Hồ Chí Minh rằng “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” .
Bằng chứng sau 86 năm thành lập đảng (3/2/1930 – 3/2/2016) và sau 12 lần đại hội, chưa bao giờ người dân được quyền làm chủ đất nước của mình để quyết định vận mệnh Quốc gia. Bầu cử cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa những người đảng muốn đóng vai “đại biểu”. Nhưng những người này có làm tròn bổn phận đại diện dân trong vai trò lập pháp và giám sát chính phủ hay chỉ biết làm “nghị gật” theo lệnh đảng?
Vì vậy tiêu chuẩn chọn người vào Quốc hội khóa 14 đang được đặc biệt quan tâm trong hàng ngũ đảng viên. Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Việt Nam, VOV) trích lời nói rằng: “Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. “Phải cụ thể hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nếu cứ tiêu chuẩn chung chung sẽ rất khó cho Mặt trận trong hiệp thương, giới thiệu nhân sự cho bầu cử. Cần có quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để lựa chọn được những người có tâm.” (VOV, 31/12/2015)
Trong khóa Quốc hội khóa XIII sắp mãn nhiệm có tổng cộng 500 người được bầu thì một số rất đông không bao giờ phát biểu, chất vấn hay phản biện tại diễn đàn Quốc hội từ ngày đắc cử năm 2011. Khóa này cũng có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (khai gian lý lịch), đơn vị 1 Tỉnh Long An và Châu Thị Thu Nga (sai phạm trong kinh doanh), đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm.
Số Đại biểu dám ăn dám nói tại diễn đàn Quốc hội trong các khóa, may ra được chừng 20 người là nhiều nhưng chưa bao giờ các Đại biểu biết làm luật trình ra Quốc hội là điều chỉ có trong hệ thống gọi là Lập pháp của nhà nước Việt Nam!
Như vậy, nếu Quốc hội có bị mang tiếng là cơ quan bù nhìn chỉ để “đóng dấu” chấp thuận các quyết định của đảng thì cũng chẳng oan gì.
Cơ cấu và chia ghế
Nhưng đảng CSVN lại không nghĩ đó là chuyện rất xấu hổ của một nhà nước tự cho mình có pháp quyền, và có dân chủ hơn nhiều nước trên thế giới.
Ngay đến chuyện gọi là “cơ cấu” người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương vào mỗi kỳ bầu Quốc hội cũng là chuyện rất tự nhiên và hãnh diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Ủy ban này đã phân bổ số người được vào Quốc hội khóa XIV sắp tới là 500 người, giống như Khóa XIII, gồm 302 người là Đại Biểu ở địa phương và 198 là Đại Biểu ở Trung ương.
Tổng số người sẽ được chọn cho ra ứng cử vào khoảng 896, lấy ra từ các cơ quan đảng, nhà nước, quân đội, công an và các ngành nghề trong xã hội, kể cả người dân tộc, thanh niên và phụ nữ.
Nhà nước khoe phân chia như thế là thể hiện tính đại diện đa dạng của dân trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Như vậy, sẽ có 396 ứng viên bị đánh bại (896 trừ đi 500 đắc cử) để tránh tai tiếng từng có các đơn vị bầu cử trước đây chỉ có 1 ứng cử viên nên dân hết đường chọn.
Nhưng ai có quyền chọn người cho ra tranh cử Quốc hội? Luật Bầu cử Quốc Hội quy định dành quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), tổ chức ngoại vi của đảng đứng ra “hiệp thương” để “lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”
MTTQ cũng được “tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”
Như vậy, đảng vừa tổ chức bầu cử, chọn ứng cử viên cho dân bỏ phiếu lấy lệ rồi kiêm luôn nhiệm vụ giám sát bầu cử thì dân có phải là những hình nộm trong tiến trình “đảng cử dân bầu” không?
Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, thì công tác hiệp thương sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 03/2016. Lần thứ nhất họp để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, theo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau đó, theo báo chí Việt Nam, “các cơ quan đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tiếp theo, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 (từ 16/3 đến 18/3) để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội (từ 20/3 đến 12/4).
Lần hiệp thương lần thứ 3, theo MTTQ, “sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 13/4 đến 17/4/2016.”
Nhà nước đang tuyên truyền “Đại biểu Quốc hội phải là người nói được tiếng nói của quần chúng”, nhưng tiếng nói và nguyện vọng của dân đã có bao giờ được đảng tôn trọng đâu.
Thời gian hiệp thương chọn ứng cử viên vào Quốc hội của MTTQ là giai đoạn có nhiều tranh cãi, và chạy chọt giữa các cá nhân và đơn vị để được đề cử. Công tác này dự kiến khó tránh khỏi những va chạm giữa những người tự ra ứng cử và quyết định chọn người của MTTQ, cũng như tại các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân nơi ứng cử viên cư trú.
Trong quá khứ đã xẩy ra những cuộc đạo diễn của MTTQ phối hợp với địa phương để loại bỏ những người muốn ra tranh cử, nhưng không vừa ý đảng bộ cơ sở, dù những người này có trình độ và khả năng vượt xa người của tổ chức.
Năm nay, 2016, đã có một số người hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Quốc hội, tiêu biểu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Nguyễn Tường Thụy, Luật sư Lê Văn Luân, Bà Đặng Phương Bích v.v… Nhưng liệu các ứng cử viên độc lập có vượt qua khỏi “hàng rào chính trị” của các tổ dân phố và ủy ban MTTQ địa phương hay không là một câu hỏi rất lớn trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
Ông Lù Văn Que, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã cảnh giác: "Mặt trận cần nêu cao vai trò, quyền dân chủ của dân để khắc phục tình trạng "đảng cử dân bầu", hiệp thương chỉ để hợp pháp hóa." (Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 31/12/2015)
Hãy chờ xem đảng CSVN có dám đồi diện với phong trào tự ứng cử vào Quốc hội của những nhà hoạt động dân chủ trong nước hay chỉ muốn dân làm cỗ sẵn cho đảng xơi như các kỳ bầu cử trước?-/-
(03/016)
Phạm Trần
Phạm Trần (Danlambao) - “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.”
Luật số 85/2015/QH13 quy định về “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 viết như thế, nhưng thủ tục phải vượt qua và điều kiện phải hội đủ của người ứng cử, tính tới tính lui lại không thoát được cái bẫy “đảng cử dân bầu” phản dân chủ như bấy lâu nay.
Hành trình vào rọ
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ diễn ra trên toàn quốc cùng ngày 22/05/2016, nhưng mọi con mắt chỉ tập trung vào bầu 500 Đại biểu Quốc hội.
Tại sao?
Vì rằng, Luật viết rất ngon lành, nghe lọt lỗ tai vì dân vì nước, nhưng khi thực hành thì Luật chung biến thành lệ riêng của đảng theo tiêu chí bảo sao làm vậy. Không ai được cãi hay làm trái, kể cả cử tri cũng không dám bỏ đi bầu, dù biết hay không người ứng cử ở đơn vị mình.
Theo Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) thì ứng cử viên phải:
"1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”
Khác với điều kiện vào Ban Chấp hành Trung ương đảng XII, các ứng viên Quốc hội không buộc phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Việc này chả có nghĩa lý gì vì có tới 99.9% Đại biểu 500 người sẽ là đảng viên. Số còn lại 1% người ngoài đảng được cho vào Quốc hội cũng chỉ để trang trí cho nhà nước bớt hình ảnh độc tài mà thôi.
Và để cuộc bầu cử tăng phần nghiêm chỉnh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn thay mặt Bộ Chính trị bày vẽ thêm điều kiện trong chỉ thị ngày 04/01/2016, theo đó sẽ: “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.”
Nhưng trong hồ sơ ứng cử, ngoài bản kê khai lý lịch có ghi trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, đảng viên hay không và bản khai tài sản, thu nhập không thấy người ứng cử phải nạp giấy chứng nhận không thuộc thành phần bị Bộ Chính trị nghiêm cấm, hay phải có giấy chứng xác nhận “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”
Chuyện này cũng dễ hiểu vì đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa có tiền lệ và khả năng thẩm định cán bộ, đảng viên ai đã giữ và làm được lời dậy của ông Hồ Chí Minh rằng “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” .
Bằng chứng sau 86 năm thành lập đảng (3/2/1930 – 3/2/2016) và sau 12 lần đại hội, chưa bao giờ người dân được quyền làm chủ đất nước của mình để quyết định vận mệnh Quốc gia. Bầu cử cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa những người đảng muốn đóng vai “đại biểu”. Nhưng những người này có làm tròn bổn phận đại diện dân trong vai trò lập pháp và giám sát chính phủ hay chỉ biết làm “nghị gật” theo lệnh đảng?
Vì vậy tiêu chuẩn chọn người vào Quốc hội khóa 14 đang được đặc biệt quan tâm trong hàng ngũ đảng viên. Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Việt Nam, VOV) trích lời nói rằng: “Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. “Phải cụ thể hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nếu cứ tiêu chuẩn chung chung sẽ rất khó cho Mặt trận trong hiệp thương, giới thiệu nhân sự cho bầu cử. Cần có quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để lựa chọn được những người có tâm.” (VOV, 31/12/2015)
Trong khóa Quốc hội khóa XIII sắp mãn nhiệm có tổng cộng 500 người được bầu thì một số rất đông không bao giờ phát biểu, chất vấn hay phản biện tại diễn đàn Quốc hội từ ngày đắc cử năm 2011. Khóa này cũng có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (khai gian lý lịch), đơn vị 1 Tỉnh Long An và Châu Thị Thu Nga (sai phạm trong kinh doanh), đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm.
Số Đại biểu dám ăn dám nói tại diễn đàn Quốc hội trong các khóa, may ra được chừng 20 người là nhiều nhưng chưa bao giờ các Đại biểu biết làm luật trình ra Quốc hội là điều chỉ có trong hệ thống gọi là Lập pháp của nhà nước Việt Nam!
Như vậy, nếu Quốc hội có bị mang tiếng là cơ quan bù nhìn chỉ để “đóng dấu” chấp thuận các quyết định của đảng thì cũng chẳng oan gì.
Cơ cấu và chia ghế
Nhưng đảng CSVN lại không nghĩ đó là chuyện rất xấu hổ của một nhà nước tự cho mình có pháp quyền, và có dân chủ hơn nhiều nước trên thế giới.
Ngay đến chuyện gọi là “cơ cấu” người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương vào mỗi kỳ bầu Quốc hội cũng là chuyện rất tự nhiên và hãnh diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Ủy ban này đã phân bổ số người được vào Quốc hội khóa XIV sắp tới là 500 người, giống như Khóa XIII, gồm 302 người là Đại Biểu ở địa phương và 198 là Đại Biểu ở Trung ương.
Tổng số người sẽ được chọn cho ra ứng cử vào khoảng 896, lấy ra từ các cơ quan đảng, nhà nước, quân đội, công an và các ngành nghề trong xã hội, kể cả người dân tộc, thanh niên và phụ nữ.
Nhà nước khoe phân chia như thế là thể hiện tính đại diện đa dạng của dân trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Như vậy, sẽ có 396 ứng viên bị đánh bại (896 trừ đi 500 đắc cử) để tránh tai tiếng từng có các đơn vị bầu cử trước đây chỉ có 1 ứng cử viên nên dân hết đường chọn.
Nhưng ai có quyền chọn người cho ra tranh cử Quốc hội? Luật Bầu cử Quốc Hội quy định dành quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), tổ chức ngoại vi của đảng đứng ra “hiệp thương” để “lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”
MTTQ cũng được “tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”
Như vậy, đảng vừa tổ chức bầu cử, chọn ứng cử viên cho dân bỏ phiếu lấy lệ rồi kiêm luôn nhiệm vụ giám sát bầu cử thì dân có phải là những hình nộm trong tiến trình “đảng cử dân bầu” không?
Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, thì công tác hiệp thương sẽ diễn ra trong 3 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 03/2016. Lần thứ nhất họp để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, theo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau đó, theo báo chí Việt Nam, “các cơ quan đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tiếp theo, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 (từ 16/3 đến 18/3) để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội (từ 20/3 đến 12/4).
Lần hiệp thương lần thứ 3, theo MTTQ, “sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 13/4 đến 17/4/2016.”
Nhà nước đang tuyên truyền “Đại biểu Quốc hội phải là người nói được tiếng nói của quần chúng”, nhưng tiếng nói và nguyện vọng của dân đã có bao giờ được đảng tôn trọng đâu.
Thời gian hiệp thương chọn ứng cử viên vào Quốc hội của MTTQ là giai đoạn có nhiều tranh cãi, và chạy chọt giữa các cá nhân và đơn vị để được đề cử. Công tác này dự kiến khó tránh khỏi những va chạm giữa những người tự ra ứng cử và quyết định chọn người của MTTQ, cũng như tại các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân nơi ứng cử viên cư trú.
Trong quá khứ đã xẩy ra những cuộc đạo diễn của MTTQ phối hợp với địa phương để loại bỏ những người muốn ra tranh cử, nhưng không vừa ý đảng bộ cơ sở, dù những người này có trình độ và khả năng vượt xa người của tổ chức.
Năm nay, 2016, đã có một số người hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Quốc hội, tiêu biểu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Nguyễn Tường Thụy, Luật sư Lê Văn Luân, Bà Đặng Phương Bích v.v… Nhưng liệu các ứng cử viên độc lập có vượt qua khỏi “hàng rào chính trị” của các tổ dân phố và ủy ban MTTQ địa phương hay không là một câu hỏi rất lớn trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
Ông Lù Văn Que, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã cảnh giác: "Mặt trận cần nêu cao vai trò, quyền dân chủ của dân để khắc phục tình trạng "đảng cử dân bầu", hiệp thương chỉ để hợp pháp hóa." (Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 31/12/2015)
Hãy chờ xem đảng CSVN có dám đồi diện với phong trào tự ứng cử vào Quốc hội của những nhà hoạt động dân chủ trong nước hay chỉ muốn dân làm cỗ sẵn cho đảng xơi như các kỳ bầu cử trước?-/-
(03/016)
Phạm Trần
Chủ tịch TP Hà Nội xem dân oan như tội phạm?
CTV Danlambao -
Ông Nguyễn Đức Chung, Phó bí thư thành ủy, Giám đốc công an thành phố Hà Nội trúng cử chức Chủ tịch Thành phố vào ngày 4/12/2015. Ông Chung trúng cử với tỉ lệ 94,56% phiếu tán thành với vị trí là ứng cử viên duy nhất trong danh sách bầu cử. Đây có lẽ là nguyên tắc dân chủ tập trung của đảng Cộng sản Việt Nam.
Sáng ngày 8/3/2016, trả lời chất vấn cử tri quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm liên quan đến các vấn đề đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo, ông Chung công bố: hiện trên địa bàn Hà Nội có một số đối tượng tại Hà Đông và các tỉnh khác cố tình khiếu kiện kéo dài.
"Công an thành phố có nhiều tài liệu chứng tỏ các đối tượng này hàng tháng đã nhận ít nhất mỗi người 100-400 USD từ nước ngoài để đi khiếu kiện gây mất trật tự công cộng, dù nhiều nội dung khiếu kiện đã được giải quyết triệt để". (1)
Dựa trên cơ sở nào để một ông Chủ tịch có thể phát biểu với tâm lý nhìn dân như tội phạm như vậy?
Có thể thấy rõ, khiếu kiện khiếu nại các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai là một quá trình kéo dài không có hồi kết. Đặc biệt là quá trình đô thị hóa, khi nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương đứng ra “bảo kê” hoặc ra các quyết định thu hồi đất giao cho các dự án, các tập đoàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai đời sống người dân. Mất đất, mất ruộng vườn, nhà cửa, có gia đình còn phải tan tác khắp nơi tìm kế sinh nhai xây dựng cuộc sống mới. Người dân sẽ phải làm gì?
Ở cấp địa phương, nhiều khi đơn khiếu nại không được trả lời, hoặc có câu trả lời không thỏa đáng bằng cách đùn đẩy trách nhiệm qua lại giữa các cơ quan với nhau. Thậm chí dân ở các tỉnh xa phải từ bỏ gia đình, công việc để lặn lội ra tận thủ đô theo đuổi khiếu kiện.
Khi phát biểu với báo chí: “có đối tượng nhận đô la từ nước ngoài để đi khiếu kiện”, cái vỏ bọc “vì dân” của ông Chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã bị rơi xuống. Tâm lý quen nhìn người dân như tội phạm của một viên tướng công an đã khiến ông Chung quên rằng gốc rễ của việc khiếu kiện khiếu nại kéo dài là do các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định sai trái, phá vỡ sự ổn định trong đời sống hàng ngày của người dân, đẩy hàng trăm ngàn con người phải ra đường ăn bụi ngủ bờ đòi công lý.
Không thể giải quyết gốc rễ vấn đề bằng cách ép dân phải đồng ý với các giải pháp tình thế do nhà cầm quyền đưa ra. Càng không thể quy chụp dân như tội phạm với lối lý luận “nhận tiền nước ngoài”.
CTV Danlambao
Cưới chạy tang?
Bùi Tín
08.03.2016 Có vẻ như thế lực theo phe Bắc thuộc đang có một mưu đồ nham hiểm dù vi phạm Hiến pháp: đó là thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực sớm sủa, trước khi Quốc hội mới được bầu vào ngày 22/5 sắp tới. Đây là một chủ trương liều lĩnh của Bộ Chính trị, trước hết là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của ông ta, sau thành quả tại Đại hội đảng XII. Nhóm này rất chủ quan tưởng rằng tại Hội nghị Trung ương 14 họ đã thắng lợi, ngay sau đó họ lại thắng dễ dàng hơn tại Đại hội XII, thì lần này sẽ không có khó khăn gì.
Đây là thói kiêu ngạo, chủ quan, duy ý chí đã thành nếp trong lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), không coi dư luận nhân dân, dư luận quốc tế ra gì, bất chấp cả việc họ có thể vấp phải sự e ngại và không đồng tình của đông đảo đảng viên và một số đại biểu Quốc hội có lương tri.
Ban thường vụ Quốc hội vừa cho biết phiên họp cuối 23/3 tới sẽ “kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước’’. Vì sao họ lại vội vàng, hấp tấp và gần như hốt hoảng như thế? Có thể phán đoán rằng Bắc Kinh đã vội triệu đặc phái viên của Nguyễn Phú Trọng là ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương sang để huấn thị, đe dọa, gà mưu.
Họ, ông chủ ở Bắc Kinh và bộ hạ ở Hà Nội, sợ điều gì vậy?
Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết trong Mật ước Thành Đô (9/1990) duy trì tình hữu nghị ’’núi liền núi sông liền sông’’ giữa 2 nước, giành cho Trung Quốc mọi khoản đấu thầu, đầu tư béo bở nhất về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác mỏ bauxite....
Hai bên có vẻ như thỏa thuận với nhau rằng để giữ uy tín cho cả hai trước dư luận trong nước và thế giới, VN cứ làm như đi dây, giữ thăng bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy “nhất biên đảo‘’ (ngả hẳn về một bên), nhưng làm ra vẻ thân thiện hòa dịu với cả hai bên, độc lập, tự chủ, không nghiêng hẳn về bên nào, cho yên lòng dân.
Nhưng cái trò mạo hiểm đu dây đã đến lúc hết hiệu nghiệm, ý muốn ‘’ngả hẳn về bên này‘’ lại mang nguy cơ hiện thực là ‘’ngả hẳn sang bên kia’’, hợp tình hợp lý hơn. Sự oái oăm là ở đây. Nhóm ‘’Bắc thuộc‘’ và Ông Chủ của họ rất lo là có nhiều chỉ dấu cho thấy tình hình có thể tuột khỏi tay họ đến mức nguy ngập. Theo thăm dò của hãng PEW, gần 80% dân số VN muốn ngả theo phương Tây, muốn kết thân với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản, chỉ có 18 % muốn gắn bó với Trung Quốc; trong giới trí thức và tuổi trẻ tỷ lệ trên còn cao hơn. Bức thư của 27 trí thức CS cấp cao trước Đại hội XII tiêu biểu cho cả một trào lưu lập trường, tư duy chính trị mới đang lan rộng, đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê và chế độ độc đảng.
Điều họ lo hơn cả trong khi thắng lợi chưa được củng cố, bộ sậu lãnh đạo mới có thể bị lung lay, bị thời cuộc vượt qua đầu, với hàng loạt chỉ dấu:
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn thể hiện vai trò, uy thế nào đó chứ chưa phải là ‘’vịt què’’ sắp về vườn;
-Hoa Kỳ, nguồn đầu tư ODA đáng kể, đối tác mậu dịch có lợi hàng đầu , đang đi một nước cờ cuối, nhắn thẳng rằng "Hoa Kỳ cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ", khi Tổng thống Barack Obama tỏ ý muốn gặp Nguyễn Tấn Dũng như là nhà lãnh đạo đương nhiệm, lại tỏ ý sẽ sang Việt Nam tháng 5 tới, mong muốn nói chuyện vói nhân dân Việt Nam ở ngay Tiền sảnh của Dinh Chủ tịch - Quảng trường Ba Đình lịch sử, và nhấn mạnh Việt Nam cần giữ vững nền độc lập thiêng liêng;
-Thái độ lỳ lợm của bành trướng Bắc Kinh ở biển Đông, đưa máy bay, radar, tên lửa ngày càng nhiều vào hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành nguy cơ lớn;
-Hoa Kỳ tỏ ý có thể bỏ hẳn việc cấm vận mọi vũ khí sát thương cho Việt Nam khi quan hệ chiến lược được vững chắc;
-Việc gia nhập Hiệp ước TPP đang mở ra nhiều triển vọng cho Việt Nam phát triển mọi mặt là thời cơ không thể bỏ qua, là mong muốn của cả giới kinh tế - tài chinh - chính trị - ngoại giao, có thể nói của toàn dân với đồng thuận cao, sẽ được các nước xét duyệt thuận lợi khi quan hệ Việt Mỹ được gia tăng.
Bấy nhiêu vấn đề sẽ không thể tùy thuộc ở Bộ Chính trị mới toàn quyền quyết định, khi về nguyên tắc đến sau cuộc bầu cử cuối tháng 5, và đến phiên họp đầu của Quốc hội mới (thường vào tháng 11) mới có sự kiện chuyển giao chính quyền, và bộ sậu “Tứ trụ” mới mới chính thức nhận việc. Từ nay đến đó là tám tháng, thủ tướng cũ và chủ tịch nước cũ vẫn tại chức và có toàn quyền thực hiện nhiệm vụ, Bộ Chính trị không có quyền can thiệp, theo cam kết ‘’đảng CS hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp’’.
Do đó thủ tướng đương nhiệm vẫn nắm các chính sách kinh tế, tài chính, quốc phòng an ninh và ngoại giao theo Luật hiến pháp.
Trong thời gian bảy tám tháng, mọi sự dều có thể xảy ra, nhất là khi lòng dân được huy động bởi hệ thông tin lề dân, lề trái, khi các tổ chức xã hội dân sự đồng loạt vào cuộc tạo nên một cuộc tranh luận công khai, có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Quốc hội và các chính sách sau đó.
Nhân dân sẽ đánh giá qua công luận nhân vật nào, nhóm nào thật sự có đường lối trọng dân, gần dân, vì dân, có đường lối chính sách phù hợp với quyền lợi của nhân dân hơn cả. Nhân dân sẵn sàng bỏ qua những định kiến cũ, Quốc hội mới được truyền thêm dòng máu dân chủ qua những người tự ứng cử được trúng cử, sẽ tự do hơn trong việc quyết định về mọi vấn đề, bác bỏ những quyết định nhân sự được áp đặt theo kiểu phản dân chủ vừa qua, tự mình có toàn quyền chọn lựa ba nhân vật hoàn toàn mới là chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
Có thể hình dung Bộ Chính trị hiện nay đang đứng trong cảnh tang gia bối rối, cuộc sống nguy ngập, lo ngại rằng với thời gian mọi sự có thể thay đổi, cuộc "hôn nhân" hứa hẹn không thành, nên hối hả làm “đám cưới chạy tang", trước khi dàn lãnh đạo cũ hết nhiệm vụ .
Nhưng thường thì những cuộc hôn nhân kiểu "cưới chạy tang" như thế sẽ dễ dàng bị đổ vỡ sau đó.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Bùi Tín
08.03.2016 Có vẻ như thế lực theo phe Bắc thuộc đang có một mưu đồ nham hiểm dù vi phạm Hiến pháp: đó là thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực sớm sủa, trước khi Quốc hội mới được bầu vào ngày 22/5 sắp tới. Đây là một chủ trương liều lĩnh của Bộ Chính trị, trước hết là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của ông ta, sau thành quả tại Đại hội đảng XII. Nhóm này rất chủ quan tưởng rằng tại Hội nghị Trung ương 14 họ đã thắng lợi, ngay sau đó họ lại thắng dễ dàng hơn tại Đại hội XII, thì lần này sẽ không có khó khăn gì.
Đây là thói kiêu ngạo, chủ quan, duy ý chí đã thành nếp trong lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), không coi dư luận nhân dân, dư luận quốc tế ra gì, bất chấp cả việc họ có thể vấp phải sự e ngại và không đồng tình của đông đảo đảng viên và một số đại biểu Quốc hội có lương tri.
Ban thường vụ Quốc hội vừa cho biết phiên họp cuối 23/3 tới sẽ “kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước’’. Vì sao họ lại vội vàng, hấp tấp và gần như hốt hoảng như thế? Có thể phán đoán rằng Bắc Kinh đã vội triệu đặc phái viên của Nguyễn Phú Trọng là ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương sang để huấn thị, đe dọa, gà mưu.
Họ, ông chủ ở Bắc Kinh và bộ hạ ở Hà Nội, sợ điều gì vậy?
Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết trong Mật ước Thành Đô (9/1990) duy trì tình hữu nghị ’’núi liền núi sông liền sông’’ giữa 2 nước, giành cho Trung Quốc mọi khoản đấu thầu, đầu tư béo bở nhất về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác mỏ bauxite....
Hai bên có vẻ như thỏa thuận với nhau rằng để giữ uy tín cho cả hai trước dư luận trong nước và thế giới, VN cứ làm như đi dây, giữ thăng bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy “nhất biên đảo‘’ (ngả hẳn về một bên), nhưng làm ra vẻ thân thiện hòa dịu với cả hai bên, độc lập, tự chủ, không nghiêng hẳn về bên nào, cho yên lòng dân.
Nhưng cái trò mạo hiểm đu dây đã đến lúc hết hiệu nghiệm, ý muốn ‘’ngả hẳn về bên này‘’ lại mang nguy cơ hiện thực là ‘’ngả hẳn sang bên kia’’, hợp tình hợp lý hơn. Sự oái oăm là ở đây. Nhóm ‘’Bắc thuộc‘’ và Ông Chủ của họ rất lo là có nhiều chỉ dấu cho thấy tình hình có thể tuột khỏi tay họ đến mức nguy ngập. Theo thăm dò của hãng PEW, gần 80% dân số VN muốn ngả theo phương Tây, muốn kết thân với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản, chỉ có 18 % muốn gắn bó với Trung Quốc; trong giới trí thức và tuổi trẻ tỷ lệ trên còn cao hơn. Bức thư của 27 trí thức CS cấp cao trước Đại hội XII tiêu biểu cho cả một trào lưu lập trường, tư duy chính trị mới đang lan rộng, đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê và chế độ độc đảng.
Điều họ lo hơn cả trong khi thắng lợi chưa được củng cố, bộ sậu lãnh đạo mới có thể bị lung lay, bị thời cuộc vượt qua đầu, với hàng loạt chỉ dấu:
-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn thể hiện vai trò, uy thế nào đó chứ chưa phải là ‘’vịt què’’ sắp về vườn;
-Hoa Kỳ, nguồn đầu tư ODA đáng kể, đối tác mậu dịch có lợi hàng đầu , đang đi một nước cờ cuối, nhắn thẳng rằng "Hoa Kỳ cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ", khi Tổng thống Barack Obama tỏ ý muốn gặp Nguyễn Tấn Dũng như là nhà lãnh đạo đương nhiệm, lại tỏ ý sẽ sang Việt Nam tháng 5 tới, mong muốn nói chuyện vói nhân dân Việt Nam ở ngay Tiền sảnh của Dinh Chủ tịch - Quảng trường Ba Đình lịch sử, và nhấn mạnh Việt Nam cần giữ vững nền độc lập thiêng liêng;
-Thái độ lỳ lợm của bành trướng Bắc Kinh ở biển Đông, đưa máy bay, radar, tên lửa ngày càng nhiều vào hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành nguy cơ lớn;
-Hoa Kỳ tỏ ý có thể bỏ hẳn việc cấm vận mọi vũ khí sát thương cho Việt Nam khi quan hệ chiến lược được vững chắc;
-Việc gia nhập Hiệp ước TPP đang mở ra nhiều triển vọng cho Việt Nam phát triển mọi mặt là thời cơ không thể bỏ qua, là mong muốn của cả giới kinh tế - tài chinh - chính trị - ngoại giao, có thể nói của toàn dân với đồng thuận cao, sẽ được các nước xét duyệt thuận lợi khi quan hệ Việt Mỹ được gia tăng.
Bấy nhiêu vấn đề sẽ không thể tùy thuộc ở Bộ Chính trị mới toàn quyền quyết định, khi về nguyên tắc đến sau cuộc bầu cử cuối tháng 5, và đến phiên họp đầu của Quốc hội mới (thường vào tháng 11) mới có sự kiện chuyển giao chính quyền, và bộ sậu “Tứ trụ” mới mới chính thức nhận việc. Từ nay đến đó là tám tháng, thủ tướng cũ và chủ tịch nước cũ vẫn tại chức và có toàn quyền thực hiện nhiệm vụ, Bộ Chính trị không có quyền can thiệp, theo cam kết ‘’đảng CS hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp’’.
Do đó thủ tướng đương nhiệm vẫn nắm các chính sách kinh tế, tài chính, quốc phòng an ninh và ngoại giao theo Luật hiến pháp.
Trong thời gian bảy tám tháng, mọi sự dều có thể xảy ra, nhất là khi lòng dân được huy động bởi hệ thông tin lề dân, lề trái, khi các tổ chức xã hội dân sự đồng loạt vào cuộc tạo nên một cuộc tranh luận công khai, có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Quốc hội và các chính sách sau đó.
Nhân dân sẽ đánh giá qua công luận nhân vật nào, nhóm nào thật sự có đường lối trọng dân, gần dân, vì dân, có đường lối chính sách phù hợp với quyền lợi của nhân dân hơn cả. Nhân dân sẵn sàng bỏ qua những định kiến cũ, Quốc hội mới được truyền thêm dòng máu dân chủ qua những người tự ứng cử được trúng cử, sẽ tự do hơn trong việc quyết định về mọi vấn đề, bác bỏ những quyết định nhân sự được áp đặt theo kiểu phản dân chủ vừa qua, tự mình có toàn quyền chọn lựa ba nhân vật hoàn toàn mới là chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
Có thể hình dung Bộ Chính trị hiện nay đang đứng trong cảnh tang gia bối rối, cuộc sống nguy ngập, lo ngại rằng với thời gian mọi sự có thể thay đổi, cuộc "hôn nhân" hứa hẹn không thành, nên hối hả làm “đám cưới chạy tang", trước khi dàn lãnh đạo cũ hết nhiệm vụ .
Nhưng thường thì những cuộc hôn nhân kiểu "cưới chạy tang" như thế sẽ dễ dàng bị đổ vỡ sau đó.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Ông Trọng Có Biết Nội Thù Ở Đâu Không?
Phạm Trần Việt Nam Cộng sản đang đối mặt với đám nội thù nằm ngay trong lòng chế độ mà Lãnh đạo cứ nhởn nhơ như không hay biết gì.
Thứ nhất, chuyện Bộ Quốc phòng bình chân như vại trước những hành động của Trung Quốc mở rộng vùng chiếm biển đảo Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2007 đến nay là một thắc mắc chưa được ai trong đảng và nhà nước giải thích cho dân biết.
Sau đó đến hành động ngăn cấm, trong suốt 41 năm qua không cho tổ chức tưởng niệm 74 anh hùng liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ chống quân Tầu xâm lược quần đảo Hòang Sa năm 1974.
Duy trì kỳ thị, phân biệt kẻ Bắc người Nam trong đấu tranh chống quân xâm lược ngọai bang Trung Quốc của ai đó trong đảng Cộng sản Việt Nam là hành động vô cùng ấu trĩ, thiển cận và chia rẽ dân tộc không tha thứ được, nhất là đối với những kẻ vẫn có tâm địa nô lệ Tầu phương Bắc.
Rồi trong 37 năm qua, nhà nước còn cấm cả việc tổ chức lễ tưởng nhớ và tri ân trên 40 ngàn quân và dân của “phe mình” ở 6 tỉnh biên giới đã can trường chiến đấu và hy sinh chống 600,000 quân xâm lăng Trung Quốc từ 1979 đến 1990.
Đảng cũng cấm luôn không cho tổ chức truy điệu 64 chiến sỹ của Quân đội Nhân dân đã hy sinh chống quân Tầu chiếm 7 đảo và bãi đá tại chiến trường Trường Sa năm 1988.
Song song với những cấm đóan phản cảm vô trách nhiệm và xúc phạm đến danh dự Tổ Quốc là những lần nhà nước cho Công an đội lốt côn đồ chống phá và đàn áp người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc từ Sài Gòn ra Hà Nội từ 2011. Công an cũng đã ngăn chặn, đe dọa và tấn công các nhân sỹ, trí thức và những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền không cho họ lên tiếng hay hành động chống xâm lược Trung Quốc.
Tệ hại hơn, nhà nước còn bỏ tiền nuôi đám dư luận viên ấu trĩ, làm hề phản quốc để đội lốt người hiền lương xâm nhập vào hàng ngũ anh chị em dân chủ trong nước để tuyên truyền và xuyên tạc các mục tiêu tranh đấu chống kẻ thù xâm lược.
Nổi tiếng nói xiên nói qùang và cãi chầy cãi cối hăng nhất trong số họ có Trần Nhật Quang ở Hà Nội. Nhưng kẻ nào trong đảng hay trong chính phủ đã chủ trương ngăn dân chống Trung Quốc và cấm không cho truy điệu các chiến sỹ Việt Nam đã hy sinh ở 3 mặt trận biên giới, Hòang Sa và Trường Sa?
Và ai đã chỉ thị cho Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, khi còn là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ra lệnh cho đảng bộ Đà Nẵng hủy bỏ lễ thắp nến tri ân 74 chiến sỹ VNCH hy sinh ở Hòang Sa nhân dịp kỷ niệm 40 năm, dự trù diễn ra trong đêm 18/01/2014?
Sự kiện lịch sử này đã được Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẳng chuẩn bị cả năm trời lấy tên là “Hướng về Hòang Sa” với chương trình ca nhạc có chủ đề “Hướng về biển đảo quê hương" tổ chức tại Công viên Biển Đông, nhưng giờ chót Ban Tổ chức buộc phải đưa ra lý do ngớ ngẩn vì “chuẩn bị chưa được chu đáo”!
Ai ở Việt Nam hồi ấy cũng xầm xí “lệnh hủy bỏ đến từ Trung Quốc” mà Bộ Chính trị không dám chống lại!
Sau đó để chữa cháy cho hành động mất chính nghĩa của mình và sau nhiều tranh cãi trong nội bộ, đảng CSVN đã phải đồng ý xây tượng đài tưởng niệm Nghĩa sỹ Hòang Sa ở đảo Lý Sơn, tỉnh Qủang Ngãi, cửa ngõ đi ra quần đảo Hòang Sa từ Thế kỷ 17. Một số thân nhân của các liệt sỹ VNCH hy sinh chống quân Tầu ở Hòang Sa đã được mời tham dự lể đặt viên đá đầu tiên xây đài ngày 17/01/2016.
Tượng đài “Người mẹ thắp lửa -Ngọn lửa Tưởng niệm và thắp sáng hy vọng" với “ý tưởng mẹ đứng trên bờ biển trông ngóng, làm ngọn hải đăng soi đèn cho những người con thấy đường trở về” đã được công khai tại buổi lễ, căn cứ theo trang điện tử Zing.VN.
Nhưng việc làm này không đủ giúp đảng CSVN lấy lại niềm tin đã mất trong dân bởi lẽ lâu nay Việt Nam chỉ biết phản đối Trung Quốc bằng nước bọt.
Bộ ngọai giao Hà Nội luôn luôn mở lại dĩa nhạc cũ mèm quen thuộc với câu:“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử chứng minh Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam”. Hay Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ biết ru ngủ nhân dân rằng: “Đảng khẳng định kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”
Việt Nam nói nhiều nhưng hành động thì không nên phiá Trung Quốc đã tự do chiếm đảo và dành biển. Họ luôn luôn lập luận không chứng minh được rằng: “Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi có tòan quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hợp pháp của chúng tôi, cũng như các quyền lợi chính đáng về hàng hải.” (tuyên bố của Chủ tịch, Tổng Bí đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tòa Bạch Ốc (Hoa Thịnh Đốn) ngày 25/09/2015)
Bắc Kinh cũng đã đem quân, máy bay tác chiến, thiết lập đài radar và 8 giàn Hỏa tiễn địa không đến đồng trú tại đảo Phú Lâm (Trung Hoa gọi là Vĩnh Hưng), thủ phủ của Hòang Sa để đe dọa an ninh Biển Đông.
Hai sân bay có khả năng dân dụng và quân sự đã được thiết lập ở đảo Chữ Thập và đảo Gạc Ma là hai vị trí chiến lược quan trọng trong dẫy Trường Sa. Từ Chữ Thập, cách Đà Nẵng khỏang 400 cây số, máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể tấn công Cam Ranh và miền Trung.
Và từ Gạc Ma, Trung Quốc có thể chận đứng đường tiếp viện của Quân Việt Nam đến Trường Sa và tấn công thẳng vào Nha Trang và miền nam Trung phần Việt Nam.
Trước đây, Việt Nam không quan tâm lắm về đe dọa của Trung Quốc vì tin rằng đường bay từ đảo Hải Nam đến Việt Nam qúa xa nên không sợ bị tấn công bất ngờ. Giờ đây thì Trung Quốc đã có các sân bay và bến tầu ở vùng Trường Sa thì an ninh hàng hải và hàng không của Việt Nam nói riêng và tòan khu vực Đông Nam Á nói chung sẽ bị đe dọa trực tiếp.
LÝ KHẮC CƯỜNG-BIỂN ĐÔNG
Mới đây Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố kế họach tăng ngân sách quốc phòng và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ ở Biển Đông mà họ Lý cho là của Trung Quốc.
Trong diễn văn tại lễ khai mạc, của Kỳ họp thứ 4 Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khoá 12 ngày 3/3/2016, theo Tân Hoa Xã (Xinhua) ông Lý xác định Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh áp dụng luật pháp để bảo vệ quyền tự do hàng hải và bảo vệ an ninh trong vùng biển của Trung Hoa, đồng thời sẽ nghiêm khắc đối phó với những vi phạm.
(“The pledges include boosting maritime law enforcement, -ensuring freedom of navigation and security in Chinese waters and “appropriately dealing with infringements” of rights at sea.”--Xinhua)
Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng bảo vệ quyền lợi của mình ở nước ngoài và tăng ngân sách Quốc phòng tăng lên 7.6 phần trăm, hay 954 tỷ đồng Nhân tệ, tương đương với 146 tỷ US dollars.
(Premier Li Keqiang (李›克Ž強) also said during his work report delivered to the legislature yesterday that the government would increase its capacity to protect its interests overseas. The defence budget is planned to rise by 7.6 per cent this year to 954 billion yuan.)
Họ Lý nói với các Đại biểu: “Chúng ta sẽ tăng cường phối trí quân sự trên khắp mặt trận và trong mọi tình huống để sẵn sàng quyết liệt chiến đấu và bảo vệ biên giới, bờ biển và phòng không.”
(“We will strengthen in a coordinated way military preparedness on all fronts and for all scenarios and work meticulously to ensure combat readiness and border, coastal and air defence control.)
Liệu những lời đe dọa của Lý Khắc Cường có thấm vào tâm não lãnh đạo Việt Nam không, hay họ cứ nhởn nhơ mãi để tin vào lời đường mật “vừa lả đồng chí vừa là anh em” của lãnh đạo Trung Hoa?
Nhiều người trong lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Lý Khắc Cường có chủ ý nhắm vào Mỹ vì mới đây Bắc Kinh đã lên án Hoa Thịnh Đốn khiêu khích và chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
LÃNH ĐẠO ĐẢNG-TRUNG QUỐC
Vậy các người lãnh đạo to đầu của đảng và nhà nước đã nói về chiến tranh biên giới với Trung Quốc và chủ quyền ở Biển Đông ra sao?
Vào dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới (2014), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”.
Không thấy ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng nói gì về chuyện có nên kỷ niệm hay không đối với cuộc chiến biên giới năm 1979, nhưng ông ta bày tỏ quan điểm về tranh chấp với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 01/07/2014, ông Trọng nói:”Ta đấu tranh toàn diện, kết hợp nhiều biện pháp, trên tinh thần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, chiến tranh, đồng thời giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, không để nội bộ rối ren... Biển Đông là vấn đề lớn, quan trọng, hệ trọng, nhạy cảm, được toàn dân và nhiều nước trên thế giới quan tâm, cũng là vấn đề liên quan đến sự ổn định, phát triển của đất nước sắp tới, cũng như việc giải quyết quan hệ với TQ, người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.
Ông còn kéo thêm câu: “Trong lịch sử đã nhiều lần, ta luôn phải tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”.
Như vậy là ông Trọng muốn lập lờ bơi như con cá trong bể nước. Ông muốn khuyên dân phải tỉnh táo và khôn khéo để chung sống hòa bình, an thân với láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Người Việt Nam nào trong nước cũng biết thái độ nhũn như con chi chi này này chỉ giúp cho Trung Quốc được chân lân đến đầu rồi bóp cổ Việt Nam lúc nào không hay!
Nhưng mà chuyện lịch sử đâu có thể vì phải sống chung, dù mình không muốn, mà bẻ cong không cho con cháu ta biết những gì đã xẩy ra cho đất nước?
Bằng chứng là kè nội thù nào đã cấm không cho viết về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục?
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho biết ông “ không giải thích được vì sao kiến thức lịch sử về vấn đề chủ quyền gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc và có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục thế hệ trẻ nhưng chưa được đưa vào sách giáo khoa phổ thông môn Lịch Sử?” (Báo Giáo dục Việt Nam, 16/03/2016)
Thầy Hiếu trích lời GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử nói trong bản tham luận tại cuộc Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học lịch sử trong trường phổ thông Việt Nam cuối năm 2015:” Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang bi hùng được viết bằng máu xương của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam từ thời kỳ Vương quốc Chăm Pa cho đến chúa Nguyễn, Vương triều Nguyễn và tiếp diễn cho đến ngày nay.
Tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phong phú, chuẩn xác, ở cả trong nước và ngoài nước, không chỉ là quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta mà hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế.
Thế mà có cả một thời gian dài, vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm” để rồi lịch sử của một đất nước, một cộng đồng dân cư sinh ra trên bờ biển, chết không rời biển lại không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng!
Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước?”.
Cuối năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hứa sẽ đem cuộc chiến tranh biên giới chống Tầu và Biển đảo vào sách giáo khoa, nhưng bao giờ mới làm hay cứ mãi sợ “nhậy cảm” với Trung Quốc để phản bội Tổ Quốc ?
Kẻ nội thù nằm đâu , ông Trọng có biết không ? -/-
Phạm Trần
(03/016)
CSVN Lại Mua Thêm Vũ Khí
Vi Anh
CSVN lại mua thêm vũ khí nữa. Vấn đề đặt ra là xuất hàng trăm triệu, hàng chục tỷ Đô la để mua, nhưng mua để làm gì, tại sao?
Tin đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Hoa kỳ, ngày 1-3-2016 cho biết CSVN vọt lên hạng 8 trong top ten các nước mua vũ khí nhiều nhứt trên thế giới. CSVN mua gần 3% vũ khí sản xuất của thế giới, tỷ lệ ngang với Mỹ, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của CSVN tăng nhanh tới 128%.
Trong khi đó lâu nay tàu cá của ngư dân VN bị TC tấn công, đảo của VN bị TC chiếm cứ, chưa ai thấy bóng dáng của cảnh sát biển, của hải quân CSVN tiếp cứu, can thiệp. Tiêu biểu mới đây, tin Đài RFA của Mỹ ngày 08.03.2016 loan tải Tàu cá VN lại bị tàu TQ tấn công. Vào ngày 6 tháng 3 chiếc tàu đánh cá mang số hiệu QN 91939 của ông Võ Quang Thái cùng với 10 thuyền viên đang đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thì bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công. Sáng nay tàu của ngư dân Võ Quang Thái đã về đến cảng Kỳ Hà tỉnh Quảng Nam và trình báo với lực lượng biên phòng Việt Nam. Trung tá Dương Công Long, Phó đồn biên phòng cảng Kỳ Hà được báo Tuổi trẻ thành phố HCM trích lời cho biết là đã xác minh đúng là tàu cá của ngư dân Võ Quang Thái bị tàu Trung Quốc tấn công, và nói thêm là có nhiều tàu bị tấn công chứ không phải chỉ có tàu của ông Thái. Theo thông tin của ngư dân thì có ít nhất 4 tàu cá khác của hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi cũng bị tàu Trung Quốc tấn công. Theo thông tin của ngư dân thì có ít nhất 4 tàu cá khác của hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi cũng bị tàu Trung Quốc tấn công.” Ý kiến của một đồng bào, “Tam SJ nơi gửi San Jose. Trung tá Dương Công Long, Phó đồn biên phòng mau mau ra biển Bắt Cụ Trung Quốc... Cảnh sát Biển của VN đâu mau ra Bắt Cụ Trung Quốc... Đúng là hèn với giặc Ác vơi dân...” Thật là một câu hỏi nhiều người Việt hỏi CS nhiều lần, nhiều năm khi CSVN xuất tiền tỷ Đô la ra mua vũ khí. Đó cũng là một kiểu nói lái giỏi để khinh khi và chửi mắng CS “Bắt Cụ Trung Quốc.”
Từ năm 2013, đài Tiếng Nói Nước Nga dẫn lời ông Igor Sevastyanov, một giới chức kỹ nghệ đóng tàu quốc phòng Nga, ngày 7 tháng 7 năm 2013, cho biết Nga khởi đóng thêm nữa 2 tàu Gepard tiếp theo cho Việt Nam đã đặt mua và sẽ giao cho Hải Quân VNCS vào tháng 9 tới – bảo đảm đúng hạn hợp đồng. Hai tàu sắp giao cho Hải Quân CSVN này là tàu thứ ba và thứ tư. Hai chiếc trước đã giao rồi hồi năm 2011. VN phải trả 300 triệu Mỹ Kim. Có tin mắc hơn giá của TC cũng mua cùng loại tàu này nhưng rẻ hơn 1 phần ba. Theo hãng tàu của Nga cho biết đây là loại tàu hộ vệ tàng hình có trang bị hoả tiễn Gepard 3.9.
Trong khi nhiều đài phát thanh của Mỹ như VOA, RFA, của Pháp như RFI, hãng tin AFP và của Anh như BBC nhiều năm qua nói không biết bao nhiêu lần, những ngư phủ VN bị tàu TC rượt đuổi, bắn tàu, giết người, cướp cá, phá máy, kéo tàu về TC đòi tiền chuộc. Tiêu biểu như 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng - nói rõ ràng những kẻ tấn công ngư phủ VN mặc quân phục hải quân và nói tiếng Trung Quốc. Thế mà chưa ngư phủ nào thấy bóng dáng của tàu hải quân, cảnh sát biển xuất hiện can thiệp, cứu giúp ngư phủ VN bị TC tấn công ngay trên ngư trường ngàn đời của đất nước. Còn phát ngôn viên ngoại giao của CSVN cũng lên tiếng nhưng không dám nói tàu giết ngư dân VN đó là tàu Trung Quốc mà gọi là “tàu lạ” thôi.
Hai vụ trên xảy ra ngay sau khi Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang đi Bắc Kinh gặp Tập cận Bình của TC. Chủ Tich Đảng Nhà Nước VNCS tuyên hứa với Chủ Tịch Nước TC, rằng VNCS sẽ giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc song phương, một cách cúc cung tận tuỵ như ý của thiên triều hồi đó tới giờ!
Tới đây có người thắc mắc, thế thì tại sao CSVN còn oang oang la lên Biển Đông là thuộc chủ quyền VN, còn xúi dân ra bám biển, còn xuất tiền triệu, tỷ Đô la ra mua tàu chiến, máy bay chuyên dùng cho việc tuần tra, bảo vệ Biển Đông?
Không có gì khó hiểu. Đó là những hư chiêu chuyên nghiệp của CS nói chung. CS Hà nội làm những chuyện đó là vì họ, vì Đảng, Nhà Nước CSVN. Họ dùng kỹ thuật tuyên truyền dụng danh đạt quả. Họ như quân Tàu mượn tay người khác để được việc mình, theo kiểu tá tha nhân chi thủ” của Tàu.
Một, CSVN oang oang la lên để dân chúng VN tưởng Đảng Nhà Nước có mật đàm, có mật ước, có đấu tranh nội bộ với các đồng chí TQ về biển đảo của VN. Để dân chúng VN bớt bất mãn, bớt chửi CSVN là nhu nhược, là thông đồng với giặc Tàu, là mãi quốc cầu an, cầu vinh. Để CS còn có thể bám quyền thống trị VN, mặc kệ như thái thú của quân Tàu hay tự thực dân của dân Việt – thế nào cũng được như Đặng Tiểu Bình vua CS nói mèo trắng mèo đen con nào bắt chuột được cũng tốt.
Hai, CSVN kêu gọi dân ra bám biển là CSVN áp dụng chiến thuật cũ rích, cổ lỗ sĩ mà CS đã làm để chết thay cho cán bộ đảng viên CS. Chắc hai ông Nguyễn minh Triết và Trương tấn Sang biết. Hồi còn sinh viên, bị CS xúi đi biểu tình chống Mỹ và chống chánh quyền VNCH ở Saigon, hai ông có thấy cái mặt móc CS nào của đảng bộ Saigon, Gia Định cùng đi biểu tình đâu. Họ toàn ở trong bóng tối, ở đằng sau, đằng xa chỉ đạo, chỉ huy từ xa. Họ lùa sinh viên học sinh ra trước đỡ đòn, chịu lựu đạn cay để kích động sinh viên biểu tình, biểu tình thêm nữa có lợi cho mưu đồ của CS của họ.
Ba, CSVN mua vũ khí, chẳng những đang mua mà còn mua nữa. Xong chuyện Biển Đông, có thể họ còn bày đặt chuyện hiện đại hoá quân đội, để xuất tiền tỷ Mỹ kim mua trang bị quân sự và vũ khí cho quân đội và cảnh sát của họ. Trong chánh trị cái gì có động lực cá nhân, có lợi cá nhân thì người có quyền thế sẽ làm mạnh lắm.
Vì theo qui luật của CS có làm mới có ăn, càng xây cất, càng mua sắm, càng mua vũ khí món hàng mắc nhứt, mua nhiều thì có ăn nhiều. Ăn tiền đầu, tiền đuôi, ăn khi làm hợp đồng và ăn tiền đuôi khi kiểm hàng xấu bảo tốt. Thí dụ như Ông Bộ Trưởng Đường Sắt của TC mới vừa bị toà án theo lịnh Tập cận Bình xử tử hình nhưng chiếu cố tình đồng chí cho hưởng án treo bên Tàu Cộng coi như sẽ biến cải thành chung thân khỏi chết. Đại cán CS tham nhũng này báo Pháp Le Monde đặt cho biệt danh là “Ông 4%”. Biệt danh Monsieur 4% vì bất cứ họp đồng nào qua tay ông duyệt hay phê thôi thì phải thoả mãn thủ tục đầu tiên một danh từ lóng của CSVN để chỉ đút lót, hối lộ và báo chí VNCS có khi dịch chữ Pháp “graisser” theo kiểu dịch từ chữ (mot à mot) thành chữ bôi trơn.
Khẩu hiệu của CS là có làm mới có ăn, nên cán bộ đảng viên CS có chức có quyền sốt sắng, siêng năng làm kinh tế, làm chuyện mua bán, kể cả buôn dân bán nước, bán tài nguyên, hối mại quyền thế để mau giàu, trong đó có chuyện mua vũ khí.
Chớ, không những ngư dân VN khi đi biển bị tàu TC tấn công mà bàng dân thiên hạ đều biết chưa bao giờ nghe nói hay nghe thấy bóng dáng của Hải Quân, hay của cảnh sát biển của VNCS khi ngư dân VN bị tàu TC tấn công, bắn giết, cướp tàu, đòi tiền chuộc.
Buồn cười nhứt, CSVN xuất tiền triệu Đô mua hai tàu hộ vệ tàng hình có trang bị hoả tiễn Gepard 3.9 do Nga đã giao. Tức VNCS trả tiền rồi, lãnh hoá đơn giao ngân xong, CS Hà nội lại cho đi biểu dương chung với tàu TC ở Vịnh Bắc Việt do TC tổ chức chứng minh chủ quyền lãnh hải của TC trên Vịnh Bắc Việt!
Đối chiếu với hành động của Phi luật tân, một nước yếu hơn VN nhưng bảo vệ bờ cõi mạnh hơn VN. Như tung phi cơ, tàu chiến ra khi TC cho tàu xâm phạm vùng bãi cạn Scarborough hiện trường. Như đâm đơn kiện TC ra trước toà của luật biển quốc tế.
Trước phản ứng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, bờ cõi đất nước ấy của Phi luật tân, người dân Việt không khỏi đau buồn. Đau cho tình hình đất nước VN và buồn cho số phận đồng bào nhân dân VN bị CS bó tay, đến đổi chỉ biểu lộ tình yêu nước không thôi cũng bị CS trù dập, trấn áp. Một chế độ phản dân hại nước như vậy không có lý do tồn tại. Người dân Việt chỉ có cách lật đổ nó đi thì hoạ may mới cưú được nước./. (Vi Anh)
Nguyễn Phú Trọng lại chọc cho dân chửi
HÀ NỘI (NV) - Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN, đang bị chỉ trích kịch liệt vì tuyên bố:
“Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.”

Ông Nguyễn Phú Trọng, tuy có học vị tiến sĩ về “xây dựng Đảng” nhưng thường có những phát biểu giống như chọc cho dân chửi.
(Hình: Getty Images)
Mới đây, trong một cuộc trò chuyện với VOA, ông Nguyễn Quang A, một trong những trí thức được nhiều người biết và cũng là người tự ứng cứ vào Quốc Hội Việt Nam trong kỳ bầu cử sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới, nhận định, tuyên bố vừa kể của ông Trọng là một sự lạm quyền, xem thường các qui định pháp luật hiện hành.
Ứng cử hay bầu cử vốn đã có những tiêu chí rõ ràng thành ra theo ông A, “thế này, thế khác” là một “khái niệm tù mù.” Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên, ông Trọng, một người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành... “xây dựng Đảng,” đưa ra những tuyên bố khiến thiên hạ chưng hửng như vậy.
Chưa bao giờ tại Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc Hội sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới lại có nhiều người tự ứng cử như vậy. Nguyên nhân chính là từ ông Trọng.
Cuối tháng 1 vừa qua, sau khi tái đắc cử vào vị trí tổng bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đọc một diễn văn ca ngợi “tự do, dân chủ” ở Việt Nam và khẳng định, Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng!”
Chính tuyên bố đó đã khiến ông A soạn một thư ngỏ, đề nghị các công dân Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn trở thành đại biểu Quốc Hội Việt Nam hãy tích cực “tự ứng cử.” Ông A khẳng định, phong trào tự ứng cử là một phương pháp thử yếu tố “dân chủ” mà ông Trọng nhấn mạnh “đến thế là cùng.”
Dẫu những người thật sự tự ứng cử luôn luôn bị loại bỏ bằng đủ mọi cách, trong đó chủ yếu là “hiệp thương” để mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức thu thập ý kiến “cử tri” - diễn ra y như “đấu tố” - để lựa chọn, tiến cử ứng cử viên chính thức nhưng ông A kêu gọi mọi người đừng ngần ngại.
Chuyện nhiều người tham gia tự ứng cử, những người khác theo sát, ghi âm - ghi hình các buổi “hiệp thương,” công khai nội dung của những buổi “hiệp thương” này sẽ giúp mọi người nhận ra hình dạng “dân chủ đến thế là cùng” tại Việt Nam như thế nào.
Ông A nói thẳng, ông không tin việc tự ứng cử sẽ thành công song thất bại hàng loạt có giá trị riêng của nó. Ít nhất mọi người cũng sẽ nhận ra, “tự ứng cử” là một “quyền hão.” Càng nhiều người nhận ra tính chất “hão” của quyền này thì như cầu đòi thực quyền mới hình thành và phát triển.
Trên thực tế, chính quyền Việt Nam đang khắc họa những đường nét chính của cái mà ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định “dân chủ đến thế là cùng.”
Do “dân chủ đến thế là cùng” nên hệ thông truyền thông của chính quyền Việt Nam có quyền bôi nhọ những cá nhân tự ứng cử. Chẳng hạn, tờ Năng Lượng Mới đăng một bài với tựa “Quốc Hội không phải là phường chèo,” chỉ trích nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng dám “tự ứng cử.” Nghệ sĩ này bị xem là “lộng ngôn,” “đốt đền,” tuy cha mẹ đều là đảng viên nhưng “phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,” “vu khống Đảng và chính quyền hèn với giặc, ác với dân, dâng biển đảo cho giặc.” Tờ Năng Lượng Mới cho rằng, nghệ sĩ này “bất tài,” không thành công trên sân khấu thật mới nhảy sang “sân khấu chính trị.”
Trong bài “Quốc Hội không phải là phường chèo,” tờ Năng Lượng Mới còn chỉ trích một loạt những cá nhân khác đã tuyên bộ tự ứng cử như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng,... vì “đang phá hoại cuộc bầu cử Quốc Hội.” Theo tờ báo này thì những cá nhân tự ứng cử đều hám danh nên mới tham gia các hoạt động đòi phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, đòi phải cương quyết với Trung Quốc, đòi phải tôn trọng nhân quyền! Tờ Năng Lượng Mới xem việc tự ứng cử, trình bày nhận định về thời cuộc, kế hoạch hành động nếu đắc cử là “trò lố!”
Cũng do “dân chủ đến thế là cùng,” nên Ủy Ban Bầu Cử thành phố Hà Nội đòi bà Đặng Bích Phượng phải xin xác nhận lại lý lịch tại một phường nơi bà... không có hộ khẩu thường trú nên tất nhiên là không thể được xác nhận để có hồ sơ ứng cử hợp lệ. Một cá nhân khác, ông Nguyễn Tường Thụy thì bị chính quyền địa phương ghi vào lý lịch gửi cho Ủy Ban Bầu Cử rằng ông có “tiền sự” (hai lần bị cảnh cáo do tham gia biểu tình chống Trung Quốc). Với những “tiền sự” này, ông Thụy không có quyền tự ứng cử.
Trong một xã hội “dân chủ đến thế là cùng” như Việt Nam, công an cũng đã vô cớ ập vào nhà ông Phan Văn Bách để kiểm tra hành chính sau khi ông nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc Hội. Ông Võ An Đôn, một luật sư ở Phú Yên thì được mời đến làm việc với an ninh của tỉnh này sau khi ông tuyên bố sẽ tự ứng cử.
Diễn biến mới nhất liên quan tới “dân chủ đến thế là cùng” là người xuất hiện trong video clip, nhận định ông A “bất xứng, không nên chọn làm đại biểu Quốc Hội,” tuy sắm vai hàng xóm của ông A nhưng cả tổ trưởng tổ dân phố lẫn trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc phường nơi ông A cư ngụ, thừa nhận không biết anh ta là ai. (G.Đ)
HÀ NỘI (NV) - Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN, đang bị chỉ trích kịch liệt vì tuyên bố:
“Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.”

Ông Nguyễn Phú Trọng, tuy có học vị tiến sĩ về “xây dựng Đảng” nhưng thường có những phát biểu giống như chọc cho dân chửi.
(Hình: Getty Images)
Mới đây, trong một cuộc trò chuyện với VOA, ông Nguyễn Quang A, một trong những trí thức được nhiều người biết và cũng là người tự ứng cứ vào Quốc Hội Việt Nam trong kỳ bầu cử sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới, nhận định, tuyên bố vừa kể của ông Trọng là một sự lạm quyền, xem thường các qui định pháp luật hiện hành.
Ứng cử hay bầu cử vốn đã có những tiêu chí rõ ràng thành ra theo ông A, “thế này, thế khác” là một “khái niệm tù mù.” Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên, ông Trọng, một người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành... “xây dựng Đảng,” đưa ra những tuyên bố khiến thiên hạ chưng hửng như vậy.
Chưa bao giờ tại Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc Hội sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 sắp tới lại có nhiều người tự ứng cử như vậy. Nguyên nhân chính là từ ông Trọng.
Cuối tháng 1 vừa qua, sau khi tái đắc cử vào vị trí tổng bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đọc một diễn văn ca ngợi “tự do, dân chủ” ở Việt Nam và khẳng định, Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng!”
Chính tuyên bố đó đã khiến ông A soạn một thư ngỏ, đề nghị các công dân Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn trở thành đại biểu Quốc Hội Việt Nam hãy tích cực “tự ứng cử.” Ông A khẳng định, phong trào tự ứng cử là một phương pháp thử yếu tố “dân chủ” mà ông Trọng nhấn mạnh “đến thế là cùng.”
Dẫu những người thật sự tự ứng cử luôn luôn bị loại bỏ bằng đủ mọi cách, trong đó chủ yếu là “hiệp thương” để mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức thu thập ý kiến “cử tri” - diễn ra y như “đấu tố” - để lựa chọn, tiến cử ứng cử viên chính thức nhưng ông A kêu gọi mọi người đừng ngần ngại.
Chuyện nhiều người tham gia tự ứng cử, những người khác theo sát, ghi âm - ghi hình các buổi “hiệp thương,” công khai nội dung của những buổi “hiệp thương” này sẽ giúp mọi người nhận ra hình dạng “dân chủ đến thế là cùng” tại Việt Nam như thế nào.
Ông A nói thẳng, ông không tin việc tự ứng cử sẽ thành công song thất bại hàng loạt có giá trị riêng của nó. Ít nhất mọi người cũng sẽ nhận ra, “tự ứng cử” là một “quyền hão.” Càng nhiều người nhận ra tính chất “hão” của quyền này thì như cầu đòi thực quyền mới hình thành và phát triển.
Trên thực tế, chính quyền Việt Nam đang khắc họa những đường nét chính của cái mà ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định “dân chủ đến thế là cùng.”
Do “dân chủ đến thế là cùng” nên hệ thông truyền thông của chính quyền Việt Nam có quyền bôi nhọ những cá nhân tự ứng cử. Chẳng hạn, tờ Năng Lượng Mới đăng một bài với tựa “Quốc Hội không phải là phường chèo,” chỉ trích nghệ sĩ hài Nguyễn Công Vượng dám “tự ứng cử.” Nghệ sĩ này bị xem là “lộng ngôn,” “đốt đền,” tuy cha mẹ đều là đảng viên nhưng “phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,” “vu khống Đảng và chính quyền hèn với giặc, ác với dân, dâng biển đảo cho giặc.” Tờ Năng Lượng Mới cho rằng, nghệ sĩ này “bất tài,” không thành công trên sân khấu thật mới nhảy sang “sân khấu chính trị.”
Trong bài “Quốc Hội không phải là phường chèo,” tờ Năng Lượng Mới còn chỉ trích một loạt những cá nhân khác đã tuyên bộ tự ứng cử như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Đặng Bích Phượng,... vì “đang phá hoại cuộc bầu cử Quốc Hội.” Theo tờ báo này thì những cá nhân tự ứng cử đều hám danh nên mới tham gia các hoạt động đòi phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, đòi phải cương quyết với Trung Quốc, đòi phải tôn trọng nhân quyền! Tờ Năng Lượng Mới xem việc tự ứng cử, trình bày nhận định về thời cuộc, kế hoạch hành động nếu đắc cử là “trò lố!”
Cũng do “dân chủ đến thế là cùng,” nên Ủy Ban Bầu Cử thành phố Hà Nội đòi bà Đặng Bích Phượng phải xin xác nhận lại lý lịch tại một phường nơi bà... không có hộ khẩu thường trú nên tất nhiên là không thể được xác nhận để có hồ sơ ứng cử hợp lệ. Một cá nhân khác, ông Nguyễn Tường Thụy thì bị chính quyền địa phương ghi vào lý lịch gửi cho Ủy Ban Bầu Cử rằng ông có “tiền sự” (hai lần bị cảnh cáo do tham gia biểu tình chống Trung Quốc). Với những “tiền sự” này, ông Thụy không có quyền tự ứng cử.
Trong một xã hội “dân chủ đến thế là cùng” như Việt Nam, công an cũng đã vô cớ ập vào nhà ông Phan Văn Bách để kiểm tra hành chính sau khi ông nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc Hội. Ông Võ An Đôn, một luật sư ở Phú Yên thì được mời đến làm việc với an ninh của tỉnh này sau khi ông tuyên bố sẽ tự ứng cử.
Diễn biến mới nhất liên quan tới “dân chủ đến thế là cùng” là người xuất hiện trong video clip, nhận định ông A “bất xứng, không nên chọn làm đại biểu Quốc Hội,” tuy sắm vai hàng xóm của ông A nhưng cả tổ trưởng tổ dân phố lẫn trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc phường nơi ông A cư ngụ, thừa nhận không biết anh ta là ai. (G.Đ)
CSVN Trong Ván Cờ Biển Đông
Vi Anh Trong ván cờ Biển Đông, CSVN đi đu dây giữa Mỹ và Trung Cộng. Nhưng sau đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN phe nắm đảng quyền cầm đầu là Tổng bí thư Đảng Nguyễn phú Trọng đã độc diễn loại được người cầm đầu Chánh phủ hay Nhà Nước là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để giải toả bớt áp lực TC xâm lấn Biển Đông và khống chế nền kinh tế chánh trị của VNCS.
Nhưng trong chiến trường cũng như chánh trường, thua một trận không có nghĩa là thua cuộc chiến tranh. Truyền thống của Mỹ là không có thù muôn thuở, bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi quốc gia là miên viễn. Ngoại giao của Mỹ cũng thế, người Việt ngoài nước cho là rất thực dụng, đồng bào trong nước gọi là cực kỳ thực dụng. Khi cần giá nào Mỹ cũng thực hiện, cực khổ gì cũng làm, tốn kém bao nhiêu cũng chi, tiền triệu mua không được, thì tiền tỷ, năm này chưa làm được thì năm sau, năm mười năm sau cũng làm cho được. Tái lập bang giao với Trung Cộng để chia cắt Nga Tàu CS, phá vỡ đế quốc CS đệ tam. Chơi với Cuba sau gần nửa thế kỷ đối đầu với cây dao gâm CS Cuba kề bên đít Mỹ, chơi lại với Iran Hồi Giáo sau nhiều năm cấm vận đương đầu là bằng cớ, là thí dụ về ngoại giao Mỹ, là chuyện không có gì lạ trong ngoại giao của Mỹ. Và Mỹ cũng rất thực dụng, không ngần ngại bỏ rơi đồng minh. Như bỏ rơi Việt Nam Cộng hoà một cách đoản hậu khi bắt tay được với TC dù VNCH là nơi đó Mỹ từng đổ nửa triệu quân, chiến đấu chết trên 50 mươi mấy ngàn quân Mỹ ở đấy. Cũng như bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Quốc gia ở Đài Loan, không thừa nhận, cắt đứt ngoại giao, ủng hộ Trung Quốc chiếm ghế hội viên thường trực có quyền phủ quyết của Trung Hoa Quốc gia, khi Mỹ bang giao được với TC.
Nên không có gì lạ khi Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội, Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington can thiệp cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng được đi Mỹ hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ở Sunnylands Nam Cali. TT Obama còn gặp riêng TT Dũng suốt 40 phút. Dù Bộ Chánh trị đã cử Ngoại Trưởng Phạm bình Minh là trưởng phái đoàn đại diện lãnh đạo VNCS, dù trên nguyên tắc TT Dũng đã không còn trong Bộ Chánh Trị, chỉ xử lý thường vụ chức vụ này chờ Quốc Hội họp thức hoá cho Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc được Bộ Chánh trị chỉ định nhậm chức mà thôi. Thế mà đi Mỹ vẫn làm được.
Mỹ trước đó cũng làm một việc khiến TC chới với. Mỹ vượt tập tục ngoại giao chánh quyền với chánh quyền, đặc cách mời một đảng trưởng một chánh đảng, con gà ruột của TC là Tổng bí thư Đảng CSVN công du Mỹ. TT Obama còn tiếp trong phòng Bầu Dục của Phủ Tổng Thống Mỹ nữa.
Và trong biến cố TC đưa dàn hỏa tiễn địa đối không tầm sát hại 200 km ra Hoàng sa và dàn ra đa tần số cao ra Trường sa, khiến Mỹ có chánh nghĩa để tăng cường quân lực đưa thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông, tung nhiều chiến hạm vào vùng TC tranh chấp biển đảo. Không biết mấy anh CIA bà con trong nước gạt công an CS gọi CIA là Xịa mạnh tay chung, khéo miệng hứa thế nào mà Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh mới được Trọng đưa vào Bộ Chánh trị với chức vụ cũ thời TT Dũng, làm một việc chưa từng làm. Nhơn danh VNCS, Ngoại Trưởng Minh lần đầu tiên gởi cho Tổng Thơ ký Liên hiệp quốc công hàm phản đối TC quân sự hoá trên đảo thuộc chủ quyền VN.
Chưa hết. Đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ ngày Thứ Tư, 09/03/2016, có đi một bài tựa đề Tứ trụ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì? Khác với một tin, bài thường đề tên phóng viên, đặc phái viên. Bài này lạ ghi “bởi VOA Tiếng Việt”, hàm nghĩa đây là tiếng nói chánh thức của VOA, mà VOA là tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ. Với câu chủ đề viết như sau “Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông. Và nêu một số sự kiện rất positive, tích cực trong tương quan quân sự Mỹ-Việt như “Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.”… “Đề nghị của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam.” Ý kiến đầu của một khán thinh giả gửi cho VOA tiếng Việt, bạn đọc Võ Tấn Hùng viết: “hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu.” Ý kiến kế tiếp của “Chuyên gia về quan hệ Việt-Trung Dương Danh Dy nói, “việc tái lập liên minh bốn bên là điều “tất nhiên” vì chính sự “hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đã buộc các nước phải cùng chung tay kiềm chế”. Ông Dy nói tiếp,“Họ nhất trí với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc thì họ sẽ ngăn chặn, Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được nữa. Rõ ràng điều đó, Trung Quốc phải tính toán, phải cân nhắc. Họ có phản ứng, họ có áp lực với Trung Quốc, chứ không phải như những nước yếu như ta, một nước nhỏ như ta, muốn làm gì thì làm nữa.” Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói thêm rằng việc 4 nước trên liên kết với nhau sẽ giúp một nước nhỏ nằm cạnh “anh bạn” láng giềng khổng lồ Trung Quốc như Việt Nam sẽ ít nhiều “được hưởng lợi”. “Thứ nhất, anh Trung Quốc không thể coi thường khi các nước lớn này đồng tình với Việt Nam, đồng tình về vấn đề biển Đông, dám phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Thứ hai nữa, hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu”.
Bài viết này cũng ghi nhận của “Nữ Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương, mới tuyên bố rằng không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay hàng ngày trên vùng trời biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận “khả năng xảy ra tính toán sai lầm” dẫn tới xung đột ở vùng biển đang ngày càng bị quân sự hóa. Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cách thức hành xử trên không phận quốc tế hồi tháng Chín năm ngoái, và sẽ tiếp tục thảo luận chủ đề này trong năm nay.
Sau cùng, thế nước lòng dân VN nói chung đều thấy VN cần đi với Mỹ để giải tỏa áp lực kinh tế, chánh trị và hành động xâm lấn của TC. Chỉ còn có ý Đảng CSVN bám đuôi TC để được làm thái thú cho quân Tàu Cộng hầu thu vén cuối đời. Tuy Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo của các nước. Nhưng Mỹ có thể sẽ can thiệp khi TC ỷ mạnh hiếp yếu. Mỹ có thể can thiệp khi TC tấn công VN là thành viên của Hiệp ước TPP. Nhựt, Phi có lý do giúp VN, với hiệp ước phát triển đối tác chiến lược. Và lúc đó Mỹ có lý do can dự vào giúp Nhựt và Phi vốn là đồng minh có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.
Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh liên quan đến biên giới và lãnh thổ, muốn đồng minh, đối tác, quốc tế can dự, giúp đỡ điều kiện tiên quyết là nước nạn nhân phải chiến đấu tự vệ trước, và mở lời kêu gọi công khai. Chớ khôn vặt như CSVN ngồi chờ các nước khác làm cho mình hưởng thì sớm muộn gì cũng chết hay bị thương bởi những nhà độc tài như Hitler của Đức Quốc xã, như Staline, Mao Trạch Đông, Đặng tiểu Bình khi xưa và Tập cận Bình, Putin bây giờ chiếm đất./.(Vi Anh)
-
- Posts: 238
- Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...

Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
“
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
”
-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
“
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
”
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
“
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
”
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...

Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng...
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
“
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
”
-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
“
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
”
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
“
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
”
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
Tiếng nói bất khuất từ Sài Gòn:
Người dân đang sống trong dối trá và bị chế độ lừa gạt
Phạm Trần (Danlambao) - Lần đầu tiên trong 39 năm qua mới có một Linh mục Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn dám công khai cáo buộc chế độ Cộng sản Việt Nam đã và đang cai trị dân bằng “gian dối và lừa gạt”.
Bài giảng trước 500 giáo dân và những người không theo đạo Thiên Chúa, trong đó có nhiều công an được phái đến theo dõi đã gây ra tiếng vang khắp thế giới vì Linh mục Nguyễn Văn Toản đã dám nói ra sự thật mà rất nhiều người đang sống ở Việt Nam không dám lên tiếng.
Video bài Giảng của Linh mục Nguyễn Văn Toản đã được những người đấu tranh dân chủ và blogger ở Việt Nam truyền nhanh đi khắp năm châu.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến độc giả Danlambao toàn văn bài giảng cómột không hai này.
Phạm Trần
danlambaovn.blogspot.com
VRNs (01.12.2014) - Sài Gòn - Tin Mừng: Mc 13, 33-37
Kính chào ông bà và anh chị em, cách riêng, kính chào ông bà và anh chị em không phải là người Công Giáo đang tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình hôm nay.
Đoạn Tin Mừng theo Thánh Máccô chúng ta vừa nghe đọc trong Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, có tới 5 cụm từ “phải tỉnh thức”, “phải canh thức” được lặp đi lặp lại trong lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Và đó cũng là cụm từ chìa khóa cho bài Tin Mừng hôm nay. Đó là sứ điệp chính mà Chúa Giêsu gửi tới, không chỉ cho các môn đệ của Ngài, không chỉ cho mỗi người chúng ta, nhưng còn cho mọi người, như chính lời Chúa Giêsu nói: “Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là ‘phải canh thức’.”
Phải canh thức! Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em. Đức Giêsu nhắc nhở mọi người phải canh thức, bởi vì: Anh em không biết giờ Con Người đến. Anh em phải canh thức, vì anh em không biết thời tận cùng của thế giới thụ tạo này. Anh em phải canh thức, phải tỉnh thức vì anh em không biết thời tận cùng của đời anh em - ngày anh em sẽ trút hơi thở cuối cùng, bỏ lại mọi thứ để ra đi với hai bàn tay trắng. Do đó, anh em phải canh thức! Anh em phải tỉnh thức!

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, Dòng Chúa Cứu Thế
Đức Giêsu đang nhắc nhở mọi người về thực tại của thế giới thụ tạo này, trong đó, thân phận con người cũng như thế giới này thật hữu hạn. Thế giới này, trong đó có con người chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Chỉ có Thiên Chúa - Đấng Tạo Hóa, Ngài mới là vĩnh cửu và chỉ có Ngài mới là chủ của vạn vật lịch sử. Con người chỉ là phàm nhân trước mặt Thiên Chúa, như lời tác giả sách Thánh Vịnh thưa lên:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao?
Mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
Nơi họ ở muôn đời muôn kiếp” (Tv 49).
Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em, những lời ấy cho ta cảm tưởng, tác giả sách Thánh Vịnh đang quá bi quan về thân phận con người. Nhưng không! Hôm nay, Đức Giêsu Ngài đã nhắc nhở và cho ta biết về thân phận thật của thụ tạo, của mỗi người chúng ta: Con người, như người đầy tớ chờ đợi ông chủ trở về. Ông chủ ấy chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa, Ngài sẽ đến gặp chúng ta trong ngày tận cùng của thế giới này, trong ngày tận cùng của đời ta. Con người, bất kể họ là ai, họ sẽ phải đối diện với cái chết. Khi ấy là lúc mà ông chủ là Thiên Chúa trở về - lúc ấy, ngày ấy thật bất ngờ, không ai biết trước được. Do đó, chúng ta được mời gọi: Hãy canh thức! Hãy tỉnh thức!
Canh thức, tỉnh thức thế nào đây. Có nghĩa là đừng có ngủ, đừng có ngủ mê! Nhưng chắc chắn Đức Giêsu không nói tới cái thức, cái ngủ về thể lý. Vậy, Đức Giêsu nhắc nhở phải canh thức điều gì, phải tỉnh thức ra sao? Thưa ông bà và anh chị em!
Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe đọc hôm nay, nằm trong trình thuật Đức Giêsu đang ở thành Giêrusalem và Ngài nói về ngày sụp đổ của thành, cũng như Ngài nói về ngày tận thế - ngày tận cùng của thế giới này.
Khi nhắc mọi người phải canh thức, phải tỉnh thức, trước đó, Đức Giêsu đã nhắc: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây! và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” Sau đó, Ngài cảnh báo: “Trước khi ngày tận cùng đến, người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn, anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Ngài nói tiếp: “Anh em đừng sợ, đừng lo phải nói gì”. Cũng trong trình thuật này, Tin Mừng thánh Luca còn viết thêm: khi điều đó xảy đến, “Anh em hãy ngẩng đầu và đứng vững”.
Vâng, kính thưa cộng đoàn, thái độ canh thức, tỉnh thức trước tiên mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người là: “hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt”. Chúa Giêsu cho biết: Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Ngài nói với tổng trấn Philatô, Ngài đến để làm chứng cho sự thật: “Chính vì lẽ này mà tôi đã sinh ra, và chính vì lẽ này mà tôi đã đến trong thế gian: ấy là để làm chứng cho sự thật. Phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng tôi”. Do đó, phủ nhận sự thật, bóp méo sự thật để đi trong sự giả trá, để lừa gạt là chống lại Thiên Chúa, chống lại Đấng Tạo Hóa.
Trong môi trường chúng ta đang sống, trong xã hội của chúng ta đã và sẽ có những người, những nhóm người nhân danh Tin Mừng để lừa gạt người khác. Đã và đang có nhóm người dùng mọi chiêu bài để bóp méo lịch sử, lừa gạt người dân, lừa gạt nhiều thế hệ, kéo cả một dân tộc đi vào con đường sai lầm.
Chúng ta đang sống trong một xã hội lấy chủ thuyết cộng sản - chủ thuyết đặt trên nền tảng của gian dối, lừa gạt:
Sau một thời gian đã biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, thế nào là cộng sản: Mikhail Gorbachyov, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết nói: “Tôi đã bỏ một lửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Đã có kinh nghiệm sống trong xã hội cộng sản Đông Đức, Thủ tướng Đức đương thời, bà Angela Merkel nói: “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”.
Tổng Thống Nga đương nhiệm, ông Putin nói: “Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.”
Kính thưa ông bà và anh chị em, những con người sống trong xã hội được coi là khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản, họ đã phải tuyên bố về nó như thế. Dân tộc của họ đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, cho nó vào quá khứ để đi con đường văn minh, chân thật hơn.
VIỆT NAM
Tại Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản đã thống trị hơn một nửa thế kỷ tại Miền Bắc và gần 40 năm tại Miền Nam này. Người dân đã và vẫn đang bị lừa gạt, bao thế hệ đã và đang sống trong sự dối trá.
Vâng, nếu tôi và bao bao bạn trẻ, tôi tin rằng, có nhiều nhiều bạn đang ngồi trong ngôi nhà thờ này không được tiếp xúc với sự thật lịch sử từ các trang mạng internet; nếu thế hệ trẻ không được đọc những tác phẩm như: Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Nhật Kỳ một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải; Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, Đèn Cù của Trần Đĩnh; Và nếu thế hệ trẻ ngày nay không được các thế hệ cha ông mình kể lại, không lắng nghe những người trong cuộc nói cho biết, thì bản thân tôi, bao người trẻ đã và vẫn còn bị lừa gạt nhiều điều.
Chúng tôi bị lừa gạt về cái gọi là thắng lợi 30-4-1975. Nếu không biết đâu là sự thật thì người ta vẫn tin rằng: Đồng bào Miền Nam đói khổ, bị chính quyền bù nhìn câu kết với Đế Quốc Mỹ đàn áp, bóc lột người dân tới tận xương tủy. Đồng bào Miền Bắc hãy làm cuộc giải phóng cho đồng bào Miền Nam...
Nếu người dân không được tiếp xúc với những nguồn tin lề trái, mà chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ nhìn những gì đảng cho đọc, đảng cho nghe, đảng cho thấy thì cứ tưởng rằng, Hoàng Sa, Trường Sa vẫn nguyên vẹn thuộc quyền sử dụng của Việt Nam. Sự thật là người ta đã để cho Trung Cộng chiếm gần hết. Người ta cứ tin rằng, Đất nước ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Sự thật là Ải Nam Quan nay không còn. Hàng km đất biên giới phía Bắc đã cho Trung Cộng thuê với thời hạn cả 50 năm trở lên.
Và nếu ta không chịu tìm hiểu, không phóng tầm mắt ra các nước xung quanh, các nước Phương Tây, nhiều người vẫn còn bị lừa gạt rằng: Chủ nghĩa Tư Bản đang giãy chết. Chủ nghĩa Tư bản độc ác. Các ông chủ Tư bản bóc lột người lao động như vắt chanh bỏ vỏ; còn chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ của loài người… Chủ nghĩa xã hội là khoa học, là tiến bộ...
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Có thể tôi và nhiều anh chị em chúng ta ngồi đây, đã biết, đã không bị lừa gạt bởi những gì chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền. Có thể tôi và anh chị em không là nạn nhân, nhưng rất, rất có thể chúng ta lại trở thành người đã để cho sự giả dối, lừa gạt đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình. Sống trong một xã hội lấy chủ nghĩa giả dối, lừa gạt làm nền tảng thì có thể chúng ta đã bị ảnh hưởng bởi điều đó. Chúng ta thấy tình trạng học giả lấy bằng thật, làm giả lấy công thật, làm hàng giả, bán hàng giả... trong lãnh vực nào cũng có cái giả.
Một xã hội đặt trên nền tảng của sự lừa lọc, giả dối để rồi cả xã hội ấy người người làm giả, nói dối. Nói như nhạc sĩ Tô Hải viết trong cuốn Nhật Ký Thằng Hèn của ông: “tao, mày, nó, chúng tôi, các anh, chúng nó... đều làm dối, nói dối, khen nhau dối, và từ trên xuống dưới đều dối nhau là “Đừng có nói... đó là... nói dối!” Hay như đại tá, nhà văn Nguyễn Khải thú nhận trong tùy bút “Đi tìm cái tôi đã mất”: “Người Cộng Sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm. Nói dối không hề biết xấu hổ, không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng phải nói dối theo.”
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Chúa Giêsu Ngài là sự thật, Ngài đến làm chứng cho sự thật và phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng Ngài”. Hôm nay, Chúa Giêsu cảnh báo mọi người: “Anh em hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt.”
Đừng để cho người ta lừa gạt để rồi phải sống trong sự giả dối. Đừng để sự giả dối đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình mà trở thành kẻ lừa gạt người khác. Đó là thái độ sống tỉnh thức trước tiên Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hôm nay.
Thái độ sống tỉnh thức kế tiếp Chúa Giêsu mời gọi ta, đó là: “Đừng sợ!”
Đức Giêsu cảnh báo: “Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Nhưng “anh em đừng sợ đừng lo phải nói gì”.
Có nhiều nỗi sợ hãi trong cuộc đời ta, nhưng có nỗi sợ đến từ sự đe dọa, bắt bở, đàn áp, bỏ tù của những kẻ mạnh, của những người có chức có quyền, có vũ lực trong tay.
Một trong cách thức mà chế độ Cộng Sản ở đâu cũng áp dụng, đó là làm cho người dân luôn sống trong nỗi sợ hãi. Nhà cầm quyền đã dùng người dân để theo dõi nhau, người này theo dõi người kia, nhà này theo dõi nhà nọ. Dẫn đến mất niềm tin, nghi ngờ nhau, mang đến nỗi sợ hãi để rồi chỉ còn làm cách lén lút, dù điều đó là điều tốt.
Chính quyền dùng bạo lực, dùng nhà tù để tạo nên nỗi sợ hãi cho người dân. Để rồi người dân chỉ còn biết nghe theo, làm theo; dù lương tâm cho biết, đó là điều trái với đạo lý, trái đức tin của mình.
Điều này không chỉ xảy ra trong xã hội chúng ta trước đây, mà ngày nay, hiện tại vẫn đang xảy ra: Nhà cầm quyền dùng người dân theo dõi người dân. Dùng những người ăn không ngồi rồi, theo dõi người bất đồng chính kiến... Dùng nhiều cách thức khác nhau để mang đến nỗi sợ hãi: triệt hạ kinh tế, sách nhiễu gia đình, khủng bố tinh thần, thể xác; giả dạng côn đồ đánh đập, bắt bớ bỏ tù… Tạo ra nỗi sợ hãi cho những người bất đồng chính kiến, những người bằng đường lối ôn hòa, muốn dấn thân thúc đẩy tự do, dân chủ, công bằng, đa nguyên đa đảng cho Việt Nam.
Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi có người không dám nói tới hai từ “chính trị”, không dám bàn tới chính trị. Những cụm từ: dân chủ, quyền con người, đa nguyên đa đảng... trở thành những cụm từ kỵ. Kỵ không phải vì điều gì khác mà kỵ vì quá sợ, vì sợ hãi.
Sợ hãi trước sự thật đang xảy ra cho dân tộc, sợ hãi không còn dám liên đới, lên tiếng cho những con người nghèo khổ đang bị gạt ra bên lề xã hội, đang chịu bao cảnh nỗi oan khiên. Điển hình là những vụ việc xảy ra được nêu lên trước thánh lễ mà Cha Thoại đã nêu lên: vụ việc của nhà báo Trương Minh Đức, giảng viên Phạm Minh Hoàng, người ta hành hung, đe dọa; đến cả ông Tổng lãnh sự Pháp người ta còn kẹp cổ ông... nhằm đe dọa ông.
Vụ án nhiều mờ ám của anh Hồ Duy Hải, và phiên tòa sắp tới ngày 12.12 xử bà Bùi Minh Hằng, hay việc lên tiếng cho tình trạng bị tù oan sai của anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, của luật sư Lê Quốc Quân, chị Tạ Phong Tần, ông Trần Huỳnh Duy Thức... và nhiều vụ việc khác nữa.
Vâng, nhiều người dân biết đó, biết họ chỉ lên tiếng những vấn đề của đất nước, lên tiếng cách ôn hòa nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền, thúc đẩy những điều tốt đẹp cho Việt Nam nhưng đã bị nhà cầm quyền xử cả chục năm tù giam. Biết đó, nhưng sợ! Sợ nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi không dám lên tiếng, không dám nói tiếng nói của lương tâm, của lương tri, không dám lên tiếng, không dám liên đới với anh chị em của mình.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, Chúa Giêsu trấn an ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.” Và Ngài cũng nói với chúng ta, nói cho những ai thành tâm thiện chí: “Phúc cho những ai chịu bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”.
Chúng ta cám ơn Chúa, vì đã và đang ngày càng có nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi để có thể bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình cách công khai về các vấn đề trong xã hội Việt Nam. Họ đã và sẵn sàng chịu sự sách nhiễu, hành hung, trấn áp, ngồi tù bởi nhà cầm quyền, để có thể nói điều lương tâm, lương tri mách bảo.
Cám ơn Chúa, vì đã có bao thế hệ cha ông chúng ta là các thánh tử đạo Việt Nam đã trung kiên với đức tin mình lãnh nhận, dù các ngài có gặp gian nan khốn khó; dù các ngài có bị bắt bở, chịu bỏ tù, dù có phải hy sinh mạng sống mình, các ngài đã vượt lên nỗi sợ hãi để sống đức tin, làm chứng cho đức tin - đức tin chân thật mà các ngài đã lãnh nhận.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay là ngày cuối cùng trong tháng mà Hội thánh mời gọi con cái mình nhớ tới các bậc tiền nhân đã qua đời, để cầu nguyện cho các ngài. Lúc này đây, tôi nhớ tới hình ảnh của cha Giuse Vũ Ngọc Bích và thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn trong Nhà Dòng chúng tôi. Năm 1954, khi người dân Miền Bắc ồ ạt chạy vào Nam để trốn chế độ cộng sản, thì cha Giuse Vũ Ngọc Bích và Thầy Marcel Văn đã can đảm tình nguyện từ Nam trở ra Bắc.
Cha Giuse Vũ Ngọc Bích đã âm thầm, chịu bao đau khổ để giữ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cơ sở của DCCT, nhờ vậy mà DCCT còn có cơ sở tại Hà Nội như ngày hôm nay.
Đối với thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn. Sau khi vừa ra Hà Nội, trong một lần ra ngoài phố, tình cờ thầy nghe vài người đang nói những điều sai sự thật về xã hội Miền Nam. Thầy Văn đã tiến lại nói với họ: Điều các ông vừa nói không đúng sự thật. Tôi sống trong đó, mới từ trong đó ra nên tôi biết rõ Miền Nam. Thầy Marcel Văn không phải không biết sự nguy hiểm khi nói những điều ấy, nhưng thầy đã vượt qua nỗi sợ hãi để làm chứng cho sự thật. Thầy Macen Văn đã bị bắt đem đi và chết trong nhà lao Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái vào năm 1959.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày chúng ta cầu nguyện cho Công Lý Hòa Bình trên quê hương đất nước chúng ta, Lời Chúa nhắc nhở mọi người: Phải canh thức, phải tỉnh thức! Phải canh thức, tỉnh thức bởi sự hữu hạn của thế giới thụ tạo; bởi mỗi người chúng ta sẽ có ngày gặp lại ông chủ của mình là Thiên Chúa.
Và thái độ canh thức, tỉnh thức mà hôm nay Chúa Giêsu mời gọi đó chính là hãy cẩn thận, đừng để bị lừa gạt: đừng để rơi vào tình trạng biến cái xấu thành tốt, cái giả thành thật, cái sai thành đúng! Thiên Chúa, Ngài là Đấng chân thật và Ngài mời gọi ta đi trong đường lối chân thật.
Ta được mời gọi “đừng sợ”. Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn ta. Hãy đứng vững và ngẩng đầu lên, bởi sự sống, sự chết của chúng ta nằm trong tay Thiên Chúa. Thiên Chúa mới là người xét xử ta. Hãy can đảm sống Đức Tin, sống những giá trị của Tin Mừng. Đừng để cho nỗi sợ biến chúng ta thành những người thờ ơ trước nỗi đau khổ của anh chị em mình, trước vận mạng của dân tộc. Đừng để nỗi sợ hãi biến chúng ta thành những người đánh mất lương tri mà Thiên Chúa – Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã nhắc nhở ta phải canh thức, phải tỉnh thức; xin Ngài ban cho ta ơn khôn ngoan, lòng can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi để ta có thể sống trong sự thật và biết làm chứng cho sự thật giữa xã hội mà ta đang sống hôm nay. Amen!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Toản, DCCT
Người dân đang sống trong dối trá và bị chế độ lừa gạt
Phạm Trần (Danlambao) - Lần đầu tiên trong 39 năm qua mới có một Linh mục Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn dám công khai cáo buộc chế độ Cộng sản Việt Nam đã và đang cai trị dân bằng “gian dối và lừa gạt”.
Bài giảng trước 500 giáo dân và những người không theo đạo Thiên Chúa, trong đó có nhiều công an được phái đến theo dõi đã gây ra tiếng vang khắp thế giới vì Linh mục Nguyễn Văn Toản đã dám nói ra sự thật mà rất nhiều người đang sống ở Việt Nam không dám lên tiếng.
Video bài Giảng của Linh mục Nguyễn Văn Toản đã được những người đấu tranh dân chủ và blogger ở Việt Nam truyền nhanh đi khắp năm châu.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến độc giả Danlambao toàn văn bài giảng cómột không hai này.
Phạm Trần
danlambaovn.blogspot.com
VRNs (01.12.2014) - Sài Gòn - Tin Mừng: Mc 13, 33-37
Kính chào ông bà và anh chị em, cách riêng, kính chào ông bà và anh chị em không phải là người Công Giáo đang tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình hôm nay.
Đoạn Tin Mừng theo Thánh Máccô chúng ta vừa nghe đọc trong Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, có tới 5 cụm từ “phải tỉnh thức”, “phải canh thức” được lặp đi lặp lại trong lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Và đó cũng là cụm từ chìa khóa cho bài Tin Mừng hôm nay. Đó là sứ điệp chính mà Chúa Giêsu gửi tới, không chỉ cho các môn đệ của Ngài, không chỉ cho mỗi người chúng ta, nhưng còn cho mọi người, như chính lời Chúa Giêsu nói: “Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là ‘phải canh thức’.”
Phải canh thức! Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em. Đức Giêsu nhắc nhở mọi người phải canh thức, bởi vì: Anh em không biết giờ Con Người đến. Anh em phải canh thức, vì anh em không biết thời tận cùng của thế giới thụ tạo này. Anh em phải canh thức, phải tỉnh thức vì anh em không biết thời tận cùng của đời anh em - ngày anh em sẽ trút hơi thở cuối cùng, bỏ lại mọi thứ để ra đi với hai bàn tay trắng. Do đó, anh em phải canh thức! Anh em phải tỉnh thức!

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản, Dòng Chúa Cứu Thế
Đức Giêsu đang nhắc nhở mọi người về thực tại của thế giới thụ tạo này, trong đó, thân phận con người cũng như thế giới này thật hữu hạn. Thế giới này, trong đó có con người chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Chỉ có Thiên Chúa - Đấng Tạo Hóa, Ngài mới là vĩnh cửu và chỉ có Ngài mới là chủ của vạn vật lịch sử. Con người chỉ là phàm nhân trước mặt Thiên Chúa, như lời tác giả sách Thánh Vịnh thưa lên:
“Nào phàm nhân sống mãi được sao?
Mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
Nơi họ ở muôn đời muôn kiếp” (Tv 49).
Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em, những lời ấy cho ta cảm tưởng, tác giả sách Thánh Vịnh đang quá bi quan về thân phận con người. Nhưng không! Hôm nay, Đức Giêsu Ngài đã nhắc nhở và cho ta biết về thân phận thật của thụ tạo, của mỗi người chúng ta: Con người, như người đầy tớ chờ đợi ông chủ trở về. Ông chủ ấy chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa, Ngài sẽ đến gặp chúng ta trong ngày tận cùng của thế giới này, trong ngày tận cùng của đời ta. Con người, bất kể họ là ai, họ sẽ phải đối diện với cái chết. Khi ấy là lúc mà ông chủ là Thiên Chúa trở về - lúc ấy, ngày ấy thật bất ngờ, không ai biết trước được. Do đó, chúng ta được mời gọi: Hãy canh thức! Hãy tỉnh thức!
Canh thức, tỉnh thức thế nào đây. Có nghĩa là đừng có ngủ, đừng có ngủ mê! Nhưng chắc chắn Đức Giêsu không nói tới cái thức, cái ngủ về thể lý. Vậy, Đức Giêsu nhắc nhở phải canh thức điều gì, phải tỉnh thức ra sao? Thưa ông bà và anh chị em!
Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe đọc hôm nay, nằm trong trình thuật Đức Giêsu đang ở thành Giêrusalem và Ngài nói về ngày sụp đổ của thành, cũng như Ngài nói về ngày tận thế - ngày tận cùng của thế giới này.
Khi nhắc mọi người phải canh thức, phải tỉnh thức, trước đó, Đức Giêsu đã nhắc: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây! và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” Sau đó, Ngài cảnh báo: “Trước khi ngày tận cùng đến, người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn, anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Ngài nói tiếp: “Anh em đừng sợ, đừng lo phải nói gì”. Cũng trong trình thuật này, Tin Mừng thánh Luca còn viết thêm: khi điều đó xảy đến, “Anh em hãy ngẩng đầu và đứng vững”.
Vâng, kính thưa cộng đoàn, thái độ canh thức, tỉnh thức trước tiên mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người là: “hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt”. Chúa Giêsu cho biết: Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Ngài nói với tổng trấn Philatô, Ngài đến để làm chứng cho sự thật: “Chính vì lẽ này mà tôi đã sinh ra, và chính vì lẽ này mà tôi đã đến trong thế gian: ấy là để làm chứng cho sự thật. Phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng tôi”. Do đó, phủ nhận sự thật, bóp méo sự thật để đi trong sự giả trá, để lừa gạt là chống lại Thiên Chúa, chống lại Đấng Tạo Hóa.
Trong môi trường chúng ta đang sống, trong xã hội của chúng ta đã và sẽ có những người, những nhóm người nhân danh Tin Mừng để lừa gạt người khác. Đã và đang có nhóm người dùng mọi chiêu bài để bóp méo lịch sử, lừa gạt người dân, lừa gạt nhiều thế hệ, kéo cả một dân tộc đi vào con đường sai lầm.
Chúng ta đang sống trong một xã hội lấy chủ thuyết cộng sản - chủ thuyết đặt trên nền tảng của gian dối, lừa gạt:
Sau một thời gian đã biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, thế nào là cộng sản: Mikhail Gorbachyov, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết nói: “Tôi đã bỏ một lửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Đã có kinh nghiệm sống trong xã hội cộng sản Đông Đức, Thủ tướng Đức đương thời, bà Angela Merkel nói: “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”.
Tổng Thống Nga đương nhiệm, ông Putin nói: “Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.”
Kính thưa ông bà và anh chị em, những con người sống trong xã hội được coi là khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản, họ đã phải tuyên bố về nó như thế. Dân tộc của họ đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, cho nó vào quá khứ để đi con đường văn minh, chân thật hơn.
VIỆT NAM
Tại Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản đã thống trị hơn một nửa thế kỷ tại Miền Bắc và gần 40 năm tại Miền Nam này. Người dân đã và vẫn đang bị lừa gạt, bao thế hệ đã và đang sống trong sự dối trá.
Vâng, nếu tôi và bao bao bạn trẻ, tôi tin rằng, có nhiều nhiều bạn đang ngồi trong ngôi nhà thờ này không được tiếp xúc với sự thật lịch sử từ các trang mạng internet; nếu thế hệ trẻ không được đọc những tác phẩm như: Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Nhật Kỳ một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải; Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, Đèn Cù của Trần Đĩnh; Và nếu thế hệ trẻ ngày nay không được các thế hệ cha ông mình kể lại, không lắng nghe những người trong cuộc nói cho biết, thì bản thân tôi, bao người trẻ đã và vẫn còn bị lừa gạt nhiều điều.
Chúng tôi bị lừa gạt về cái gọi là thắng lợi 30-4-1975. Nếu không biết đâu là sự thật thì người ta vẫn tin rằng: Đồng bào Miền Nam đói khổ, bị chính quyền bù nhìn câu kết với Đế Quốc Mỹ đàn áp, bóc lột người dân tới tận xương tủy. Đồng bào Miền Bắc hãy làm cuộc giải phóng cho đồng bào Miền Nam...
Nếu người dân không được tiếp xúc với những nguồn tin lề trái, mà chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ nhìn những gì đảng cho đọc, đảng cho nghe, đảng cho thấy thì cứ tưởng rằng, Hoàng Sa, Trường Sa vẫn nguyên vẹn thuộc quyền sử dụng của Việt Nam. Sự thật là người ta đã để cho Trung Cộng chiếm gần hết. Người ta cứ tin rằng, Đất nước ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Sự thật là Ải Nam Quan nay không còn. Hàng km đất biên giới phía Bắc đã cho Trung Cộng thuê với thời hạn cả 50 năm trở lên.
Và nếu ta không chịu tìm hiểu, không phóng tầm mắt ra các nước xung quanh, các nước Phương Tây, nhiều người vẫn còn bị lừa gạt rằng: Chủ nghĩa Tư Bản đang giãy chết. Chủ nghĩa Tư bản độc ác. Các ông chủ Tư bản bóc lột người lao động như vắt chanh bỏ vỏ; còn chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ của loài người… Chủ nghĩa xã hội là khoa học, là tiến bộ...
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Có thể tôi và nhiều anh chị em chúng ta ngồi đây, đã biết, đã không bị lừa gạt bởi những gì chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền. Có thể tôi và anh chị em không là nạn nhân, nhưng rất, rất có thể chúng ta lại trở thành người đã để cho sự giả dối, lừa gạt đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình. Sống trong một xã hội lấy chủ nghĩa giả dối, lừa gạt làm nền tảng thì có thể chúng ta đã bị ảnh hưởng bởi điều đó. Chúng ta thấy tình trạng học giả lấy bằng thật, làm giả lấy công thật, làm hàng giả, bán hàng giả... trong lãnh vực nào cũng có cái giả.
Một xã hội đặt trên nền tảng của sự lừa lọc, giả dối để rồi cả xã hội ấy người người làm giả, nói dối. Nói như nhạc sĩ Tô Hải viết trong cuốn Nhật Ký Thằng Hèn của ông: “tao, mày, nó, chúng tôi, các anh, chúng nó... đều làm dối, nói dối, khen nhau dối, và từ trên xuống dưới đều dối nhau là “Đừng có nói... đó là... nói dối!” Hay như đại tá, nhà văn Nguyễn Khải thú nhận trong tùy bút “Đi tìm cái tôi đã mất”: “Người Cộng Sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm. Nói dối không hề biết xấu hổ, không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng phải nói dối theo.”
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Chúa Giêsu Ngài là sự thật, Ngài đến làm chứng cho sự thật và phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng Ngài”. Hôm nay, Chúa Giêsu cảnh báo mọi người: “Anh em hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt.”
Đừng để cho người ta lừa gạt để rồi phải sống trong sự giả dối. Đừng để sự giả dối đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình mà trở thành kẻ lừa gạt người khác. Đó là thái độ sống tỉnh thức trước tiên Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hôm nay.
Thái độ sống tỉnh thức kế tiếp Chúa Giêsu mời gọi ta, đó là: “Đừng sợ!”
Đức Giêsu cảnh báo: “Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Nhưng “anh em đừng sợ đừng lo phải nói gì”.
Có nhiều nỗi sợ hãi trong cuộc đời ta, nhưng có nỗi sợ đến từ sự đe dọa, bắt bở, đàn áp, bỏ tù của những kẻ mạnh, của những người có chức có quyền, có vũ lực trong tay.
Một trong cách thức mà chế độ Cộng Sản ở đâu cũng áp dụng, đó là làm cho người dân luôn sống trong nỗi sợ hãi. Nhà cầm quyền đã dùng người dân để theo dõi nhau, người này theo dõi người kia, nhà này theo dõi nhà nọ. Dẫn đến mất niềm tin, nghi ngờ nhau, mang đến nỗi sợ hãi để rồi chỉ còn làm cách lén lút, dù điều đó là điều tốt.
Chính quyền dùng bạo lực, dùng nhà tù để tạo nên nỗi sợ hãi cho người dân. Để rồi người dân chỉ còn biết nghe theo, làm theo; dù lương tâm cho biết, đó là điều trái với đạo lý, trái đức tin của mình.
Điều này không chỉ xảy ra trong xã hội chúng ta trước đây, mà ngày nay, hiện tại vẫn đang xảy ra: Nhà cầm quyền dùng người dân theo dõi người dân. Dùng những người ăn không ngồi rồi, theo dõi người bất đồng chính kiến... Dùng nhiều cách thức khác nhau để mang đến nỗi sợ hãi: triệt hạ kinh tế, sách nhiễu gia đình, khủng bố tinh thần, thể xác; giả dạng côn đồ đánh đập, bắt bớ bỏ tù… Tạo ra nỗi sợ hãi cho những người bất đồng chính kiến, những người bằng đường lối ôn hòa, muốn dấn thân thúc đẩy tự do, dân chủ, công bằng, đa nguyên đa đảng cho Việt Nam.
Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi có người không dám nói tới hai từ “chính trị”, không dám bàn tới chính trị. Những cụm từ: dân chủ, quyền con người, đa nguyên đa đảng... trở thành những cụm từ kỵ. Kỵ không phải vì điều gì khác mà kỵ vì quá sợ, vì sợ hãi.
Sợ hãi trước sự thật đang xảy ra cho dân tộc, sợ hãi không còn dám liên đới, lên tiếng cho những con người nghèo khổ đang bị gạt ra bên lề xã hội, đang chịu bao cảnh nỗi oan khiên. Điển hình là những vụ việc xảy ra được nêu lên trước thánh lễ mà Cha Thoại đã nêu lên: vụ việc của nhà báo Trương Minh Đức, giảng viên Phạm Minh Hoàng, người ta hành hung, đe dọa; đến cả ông Tổng lãnh sự Pháp người ta còn kẹp cổ ông... nhằm đe dọa ông.
Vụ án nhiều mờ ám của anh Hồ Duy Hải, và phiên tòa sắp tới ngày 12.12 xử bà Bùi Minh Hằng, hay việc lên tiếng cho tình trạng bị tù oan sai của anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, của luật sư Lê Quốc Quân, chị Tạ Phong Tần, ông Trần Huỳnh Duy Thức... và nhiều vụ việc khác nữa.
Vâng, nhiều người dân biết đó, biết họ chỉ lên tiếng những vấn đề của đất nước, lên tiếng cách ôn hòa nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền, thúc đẩy những điều tốt đẹp cho Việt Nam nhưng đã bị nhà cầm quyền xử cả chục năm tù giam. Biết đó, nhưng sợ! Sợ nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi không dám lên tiếng, không dám nói tiếng nói của lương tâm, của lương tri, không dám lên tiếng, không dám liên đới với anh chị em của mình.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, Chúa Giêsu trấn an ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.” Và Ngài cũng nói với chúng ta, nói cho những ai thành tâm thiện chí: “Phúc cho những ai chịu bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”.
Chúng ta cám ơn Chúa, vì đã và đang ngày càng có nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi để có thể bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình cách công khai về các vấn đề trong xã hội Việt Nam. Họ đã và sẵn sàng chịu sự sách nhiễu, hành hung, trấn áp, ngồi tù bởi nhà cầm quyền, để có thể nói điều lương tâm, lương tri mách bảo.
Cám ơn Chúa, vì đã có bao thế hệ cha ông chúng ta là các thánh tử đạo Việt Nam đã trung kiên với đức tin mình lãnh nhận, dù các ngài có gặp gian nan khốn khó; dù các ngài có bị bắt bở, chịu bỏ tù, dù có phải hy sinh mạng sống mình, các ngài đã vượt lên nỗi sợ hãi để sống đức tin, làm chứng cho đức tin - đức tin chân thật mà các ngài đã lãnh nhận.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay là ngày cuối cùng trong tháng mà Hội thánh mời gọi con cái mình nhớ tới các bậc tiền nhân đã qua đời, để cầu nguyện cho các ngài. Lúc này đây, tôi nhớ tới hình ảnh của cha Giuse Vũ Ngọc Bích và thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn trong Nhà Dòng chúng tôi. Năm 1954, khi người dân Miền Bắc ồ ạt chạy vào Nam để trốn chế độ cộng sản, thì cha Giuse Vũ Ngọc Bích và Thầy Marcel Văn đã can đảm tình nguyện từ Nam trở ra Bắc.
Cha Giuse Vũ Ngọc Bích đã âm thầm, chịu bao đau khổ để giữ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cơ sở của DCCT, nhờ vậy mà DCCT còn có cơ sở tại Hà Nội như ngày hôm nay.
Đối với thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn. Sau khi vừa ra Hà Nội, trong một lần ra ngoài phố, tình cờ thầy nghe vài người đang nói những điều sai sự thật về xã hội Miền Nam. Thầy Văn đã tiến lại nói với họ: Điều các ông vừa nói không đúng sự thật. Tôi sống trong đó, mới từ trong đó ra nên tôi biết rõ Miền Nam. Thầy Marcel Văn không phải không biết sự nguy hiểm khi nói những điều ấy, nhưng thầy đã vượt qua nỗi sợ hãi để làm chứng cho sự thật. Thầy Macen Văn đã bị bắt đem đi và chết trong nhà lao Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái vào năm 1959.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày chúng ta cầu nguyện cho Công Lý Hòa Bình trên quê hương đất nước chúng ta, Lời Chúa nhắc nhở mọi người: Phải canh thức, phải tỉnh thức! Phải canh thức, tỉnh thức bởi sự hữu hạn của thế giới thụ tạo; bởi mỗi người chúng ta sẽ có ngày gặp lại ông chủ của mình là Thiên Chúa.
Và thái độ canh thức, tỉnh thức mà hôm nay Chúa Giêsu mời gọi đó chính là hãy cẩn thận, đừng để bị lừa gạt: đừng để rơi vào tình trạng biến cái xấu thành tốt, cái giả thành thật, cái sai thành đúng! Thiên Chúa, Ngài là Đấng chân thật và Ngài mời gọi ta đi trong đường lối chân thật.
Ta được mời gọi “đừng sợ”. Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn ta. Hãy đứng vững và ngẩng đầu lên, bởi sự sống, sự chết của chúng ta nằm trong tay Thiên Chúa. Thiên Chúa mới là người xét xử ta. Hãy can đảm sống Đức Tin, sống những giá trị của Tin Mừng. Đừng để cho nỗi sợ biến chúng ta thành những người thờ ơ trước nỗi đau khổ của anh chị em mình, trước vận mạng của dân tộc. Đừng để nỗi sợ hãi biến chúng ta thành những người đánh mất lương tri mà Thiên Chúa – Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã nhắc nhở ta phải canh thức, phải tỉnh thức; xin Ngài ban cho ta ơn khôn ngoan, lòng can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi để ta có thể sống trong sự thật và biết làm chứng cho sự thật giữa xã hội mà ta đang sống hôm nay. Amen!
Lm. Giuse Nguyễn Văn Toản, DCCT
Lú đến thế là cùng
Ngô Nhân Dụng Nhật báo Người Việt đặt cái tựa rất đầy đủ: “Nguyễn Phú Trọng lại chọc cho dân chửi.” Thực không có cách nào nói rõ hơn. Ông tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam lại “chọc” cả nước và cả nước lại phải phản ứng bằng cách “văng tục,” hay “chửi thề.” Không có cách nào khác!
Nhưng mọi người đều biết rằng cái mặt ông Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ “nhơn nhơn” ra khi ông tuyên bố, “Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.” “Thế Này Thế Khác” nghĩa “Là Thế Nào?” “Nà Thế Lào?” Ông Nguyễn Phú Trọng đã đậu bằng tiến sĩ khi theo học ngành “Xây Dựng Ðảng.” Không phải các ngành khoa học, kỹ thuật, nhân văn, hoặc chính trị học hay kinh tế học. Trong những ngành đó mỗi thuật ngữ đều được định nghĩa rõ ràng, có tự điển chuyên môn giải thích. Chắc những chữ “Thế Này Thế Khác” là những thuật ngữ thuộc môn Xây Dựng Ðảng, được dạy trong trường Ðảng, người ngoài nghe không quen. Chỉ có thể đoán được rằng chúng có nghĩa xấu vì chúng không nằm trong khuôn khổ, chúng nằm ngoài quy hoạch của đảng cộng sản, cho nên không thể chấp nhận được.
Lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắm ngăn cản và đe dọa phong trào “tự ứng cử” trong cuộc bầu bán Quốc Hội sắp tới. Ông Trọng muốn ám chỉ những người không xin đảng Cộng Sản đề cử mà tự ý ứng cử, như ông Nguyễn Quang A, bà Ðặng Bích Phượng, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phan Văn Bách, ông Võ An Ðôn ở Phú Yên. Theo lối nói của Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật trên đều thuộc loại “Thế Này Thế Khác.”
Ðúng như Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng: “Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.”
Coi thường pháp luật: Theo Hiến Pháp, mọi công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử, theo những quy định của pháp luật. Nay ông tổng bí thư đảng Cộng Sản tuyên bố không cho phép một số người không vừa ý ông được vào Quốc Hội, tức là ông ta tự coi mình cao hơn pháp luật. Chỉ có vua quan chuyên chế đời xưa mới nói năng như thế.
Coi thường cả thiên hạ: Ông Nguyễn Phú Trọng coi cả nước là ngu, không ai biết luật pháp. Ông coi cả nước Việt Nam là hèn, không ai dám sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền công dân của mình.
Trên hết, ông Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra không có một chút hiểu biết nào về thể chế dân chủ trong khi nói về một định chế cơ bản của chế độ dân chủ là việc ứng cử và bầu cử. Ông hoàn toàn lú lẫn.
Ðây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng tỏ ra lú lẫn về thể chế và tinh thần dân chủ. Khi đại hội đảng Cộng Sản kỳ thứ 12 kết thúc, ông đã từng khoe rằng cuộc họp của đảng Cộng Sản “dân chủ đến thế là cùng!”
Một cuộc bầu bán trong đó 99% những người được nhóm lãnh đạo đưa ra đều trúng cử hết thì không thể nào gọi là dân chủ được. Những người ngoài danh sách mà tự ứng cử mà không được nhóm cầm đầu chấp thuận thì thất cử 100% thì cũng không thể nào coi là dân chủ được. Ðại hội 12 của đảng Cộng Sản diễn ra hoàn toàn trái ngược với các thể thức dân chủ. Khi tự vỗ bụng khen mình “dân chủ đến thế là cùng,” Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra có cái đầu hoàn toàn lú lẫn. Bây giờ, lên tiếng đe dọa những thành phần “thế này thế khác” không cho vào Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng lại phơi bầy cái đầu lú lẫn thêm lần nữa.
Thể chế dân chủ được thể hiện trước hết trong quyền tự do ứng cử. Ðảng Cộng Sản bất chấp quy tắc sơ đẳng đó, bắt tất cả các ứng cử viên phải qua vòng loại của Mặt Trận Tổ Quốc, ai cũng biết toàn là một đám tay sai của đảng. Riêng điều đó đã vi phạm cả thể thức lẫn tinh thần dân chủ. Ðảng Cộng Sản đặt ra thủ tục “hiệp thương” để dùng đám côn đồ tay sai đe dọa, bôi nhọ và vu khống những người tự ứng cử và đe dọa tinh thần các cử tri không cho họ được tìm hiểu về các ứng cử viên, trò đàn áp này bất chấp cả thể chế lẫn tinh thần dân chủ.
Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều tuyên truyền rằng chế độ dân chủ là một sản phẩm của Tây phương, không thích hợp với các nước Châu Á vốn có truyền thống trên bảo dưới nghe. Gán nhãn hiệu “Tây phương” cho thể chế dân chủ là một trò bịp bợm, đánh lừa dân. Trong lịch sử, thực ra các thủ tục dân chủ đã từng được áp dụng ở Châu Á trước Châu Âu.
Người ta thường nói rằng thể thức dân chủ đã được thi hành sớm nhất ở Athens, một “thành thị quốc gia” Hy Lạp, từ sáu thế kỷ trước công nguyên. Nhưng trước đó, thể thức cử người đại biểu lo việc cai trị đã được áp dụng tại Vajji, một “liên bang” thành lập tại miền Ðông Bắc nước Ấn Ðộ, bây giờ nằm trong tiểu bang Bihar. Quốc gia Vajji theo một thể chế có thể gọi là “cộng hòa” từ thế kỷ thứ bảy trước công nguyên. Thầy Huyền Trang, tức Ðường Tam Tạng, trong “Ðại Ðường Tây Vực Ký” đã ghi nhận điều này. Trong quốc gia Vajji có nhiều làng xóm và gia tộc khác nhau, tổng cộng tám nhóm được công nhận, mỗi nhóm cử đại diện họp thành một hội đồng. Chính hội đồng đó quyết định những vấn đề quan trọng chung gọi tên là “Sangha Vajji,” chữ Sangha nghĩa là tập thể, người Việt phiên âm là “tăng già,” và dịch là tăng đoàn hay tăng thân. Người chủ tọa hội đồng được gọi là “quốc vương” nhưng do hội đồng bầu lên, không nắm quyền tuyệt đối và không có quyền thế tập.
Ðức Phật Thích Ca đã tới Vaishali (Thành Vương Xá), thủ đô của Vajji nhiều lần, và đã giảng bài thuyết pháp sau cùng tại đó, báo tin ngài sẽ viên tịch trong ba tháng, trước khi đi về Kushinagar để nhập niết bàn, năm 483 trước công nguyên. Các sử gia cho rằng cách tổ chức tăng đoàn các tì kheo (Bhikshu Sangha), trong đó mọi quyết định quan trọng đều phải được mọi người biểu quyết, là do ảnh hưởng của các thể thức bầu cử, bỏ phiếu từng áp dụng trong “vương quốc” Vajji.
Dù các thể thức dân chủ ở Ấn Ðộ cũng như ở Athens trước đây 2600 năm không hoàn toàn theo đúng nghĩa của chế độ dân chủ hiện nay, nhưng cũng chứng tỏ loài người từng biết dân chủ là một bước tiến bộ so với chế độ độc quyền chuyên chế của một ông vua, một giới quý tộc hay một đảng phái.
Hơn thế nữa nhiều nước Á Châu đã áp dụng thể chế dân chủ tự do và đã thành công, từ Ấn Ðộ tới Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Indonesia, vân vân. Một nước độc tài quân phiệt như Myanmar nay cũng đã bắt đầu bước vững chắc trên đường dân chủ hóa. Trung Cộng và Việt Nam là hai nước chính trị lạc hậu nhất hiện nay, vì ở cả hai nơi người dân vẫn còn sống dưới ách độc tài đảng trị.
Ông Nguyễn Phú Trọng vừa lú lẫn vừa coi khinh dân Việt Nam cho nên chưa tổ chức bầu cử đã lớn tiếng đe dọa không cho người này, không cho người khác được trúng cử. Ông Nguyễn Quang A đã trả lời trực tiếp khi hô hào thêm nhiều người tự ứng cử, để thử thách cái chế độ mà ông Nguyễn Phú Trọng gọi là “dân chủ đến thế là cùng.” Phải chứng tỏ một ông tổng bí thư của đảng Cộng Sản có thể lú lẫn nhưng 90 triệu người dân Việt Nam không lú.
Ngô Nhân Dụng Nhật báo Người Việt đặt cái tựa rất đầy đủ: “Nguyễn Phú Trọng lại chọc cho dân chửi.” Thực không có cách nào nói rõ hơn. Ông tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam lại “chọc” cả nước và cả nước lại phải phản ứng bằng cách “văng tục,” hay “chửi thề.” Không có cách nào khác!
Nhưng mọi người đều biết rằng cái mặt ông Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ “nhơn nhơn” ra khi ông tuyên bố, “Không để lọt các phần tử 'thế này thế khác' vào Quốc Hội.” “Thế Này Thế Khác” nghĩa “Là Thế Nào?” “Nà Thế Lào?” Ông Nguyễn Phú Trọng đã đậu bằng tiến sĩ khi theo học ngành “Xây Dựng Ðảng.” Không phải các ngành khoa học, kỹ thuật, nhân văn, hoặc chính trị học hay kinh tế học. Trong những ngành đó mỗi thuật ngữ đều được định nghĩa rõ ràng, có tự điển chuyên môn giải thích. Chắc những chữ “Thế Này Thế Khác” là những thuật ngữ thuộc môn Xây Dựng Ðảng, được dạy trong trường Ðảng, người ngoài nghe không quen. Chỉ có thể đoán được rằng chúng có nghĩa xấu vì chúng không nằm trong khuôn khổ, chúng nằm ngoài quy hoạch của đảng cộng sản, cho nên không thể chấp nhận được.
Lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắm ngăn cản và đe dọa phong trào “tự ứng cử” trong cuộc bầu bán Quốc Hội sắp tới. Ông Trọng muốn ám chỉ những người không xin đảng Cộng Sản đề cử mà tự ý ứng cử, như ông Nguyễn Quang A, bà Ðặng Bích Phượng, ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phan Văn Bách, ông Võ An Ðôn ở Phú Yên. Theo lối nói của Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật trên đều thuộc loại “Thế Này Thế Khác.”
Ðúng như Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về lời tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng: “Nó biểu lộ sự coi thường cả luật pháp lẫn thiên hạ. Nếu không xem thường như thế, ông Trọng không phát biểu tùy tiện như vậy.”
Coi thường pháp luật: Theo Hiến Pháp, mọi công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử, theo những quy định của pháp luật. Nay ông tổng bí thư đảng Cộng Sản tuyên bố không cho phép một số người không vừa ý ông được vào Quốc Hội, tức là ông ta tự coi mình cao hơn pháp luật. Chỉ có vua quan chuyên chế đời xưa mới nói năng như thế.
Coi thường cả thiên hạ: Ông Nguyễn Phú Trọng coi cả nước là ngu, không ai biết luật pháp. Ông coi cả nước Việt Nam là hèn, không ai dám sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền công dân của mình.
Trên hết, ông Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra không có một chút hiểu biết nào về thể chế dân chủ trong khi nói về một định chế cơ bản của chế độ dân chủ là việc ứng cử và bầu cử. Ông hoàn toàn lú lẫn.
Ðây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng tỏ ra lú lẫn về thể chế và tinh thần dân chủ. Khi đại hội đảng Cộng Sản kỳ thứ 12 kết thúc, ông đã từng khoe rằng cuộc họp của đảng Cộng Sản “dân chủ đến thế là cùng!”
Một cuộc bầu bán trong đó 99% những người được nhóm lãnh đạo đưa ra đều trúng cử hết thì không thể nào gọi là dân chủ được. Những người ngoài danh sách mà tự ứng cử mà không được nhóm cầm đầu chấp thuận thì thất cử 100% thì cũng không thể nào coi là dân chủ được. Ðại hội 12 của đảng Cộng Sản diễn ra hoàn toàn trái ngược với các thể thức dân chủ. Khi tự vỗ bụng khen mình “dân chủ đến thế là cùng,” Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra có cái đầu hoàn toàn lú lẫn. Bây giờ, lên tiếng đe dọa những thành phần “thế này thế khác” không cho vào Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng lại phơi bầy cái đầu lú lẫn thêm lần nữa.
Thể chế dân chủ được thể hiện trước hết trong quyền tự do ứng cử. Ðảng Cộng Sản bất chấp quy tắc sơ đẳng đó, bắt tất cả các ứng cử viên phải qua vòng loại của Mặt Trận Tổ Quốc, ai cũng biết toàn là một đám tay sai của đảng. Riêng điều đó đã vi phạm cả thể thức lẫn tinh thần dân chủ. Ðảng Cộng Sản đặt ra thủ tục “hiệp thương” để dùng đám côn đồ tay sai đe dọa, bôi nhọ và vu khống những người tự ứng cử và đe dọa tinh thần các cử tri không cho họ được tìm hiểu về các ứng cử viên, trò đàn áp này bất chấp cả thể chế lẫn tinh thần dân chủ.
Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều tuyên truyền rằng chế độ dân chủ là một sản phẩm của Tây phương, không thích hợp với các nước Châu Á vốn có truyền thống trên bảo dưới nghe. Gán nhãn hiệu “Tây phương” cho thể chế dân chủ là một trò bịp bợm, đánh lừa dân. Trong lịch sử, thực ra các thủ tục dân chủ đã từng được áp dụng ở Châu Á trước Châu Âu.
Người ta thường nói rằng thể thức dân chủ đã được thi hành sớm nhất ở Athens, một “thành thị quốc gia” Hy Lạp, từ sáu thế kỷ trước công nguyên. Nhưng trước đó, thể thức cử người đại biểu lo việc cai trị đã được áp dụng tại Vajji, một “liên bang” thành lập tại miền Ðông Bắc nước Ấn Ðộ, bây giờ nằm trong tiểu bang Bihar. Quốc gia Vajji theo một thể chế có thể gọi là “cộng hòa” từ thế kỷ thứ bảy trước công nguyên. Thầy Huyền Trang, tức Ðường Tam Tạng, trong “Ðại Ðường Tây Vực Ký” đã ghi nhận điều này. Trong quốc gia Vajji có nhiều làng xóm và gia tộc khác nhau, tổng cộng tám nhóm được công nhận, mỗi nhóm cử đại diện họp thành một hội đồng. Chính hội đồng đó quyết định những vấn đề quan trọng chung gọi tên là “Sangha Vajji,” chữ Sangha nghĩa là tập thể, người Việt phiên âm là “tăng già,” và dịch là tăng đoàn hay tăng thân. Người chủ tọa hội đồng được gọi là “quốc vương” nhưng do hội đồng bầu lên, không nắm quyền tuyệt đối và không có quyền thế tập.
Ðức Phật Thích Ca đã tới Vaishali (Thành Vương Xá), thủ đô của Vajji nhiều lần, và đã giảng bài thuyết pháp sau cùng tại đó, báo tin ngài sẽ viên tịch trong ba tháng, trước khi đi về Kushinagar để nhập niết bàn, năm 483 trước công nguyên. Các sử gia cho rằng cách tổ chức tăng đoàn các tì kheo (Bhikshu Sangha), trong đó mọi quyết định quan trọng đều phải được mọi người biểu quyết, là do ảnh hưởng của các thể thức bầu cử, bỏ phiếu từng áp dụng trong “vương quốc” Vajji.
Dù các thể thức dân chủ ở Ấn Ðộ cũng như ở Athens trước đây 2600 năm không hoàn toàn theo đúng nghĩa của chế độ dân chủ hiện nay, nhưng cũng chứng tỏ loài người từng biết dân chủ là một bước tiến bộ so với chế độ độc quyền chuyên chế của một ông vua, một giới quý tộc hay một đảng phái.
Hơn thế nữa nhiều nước Á Châu đã áp dụng thể chế dân chủ tự do và đã thành công, từ Ấn Ðộ tới Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Indonesia, vân vân. Một nước độc tài quân phiệt như Myanmar nay cũng đã bắt đầu bước vững chắc trên đường dân chủ hóa. Trung Cộng và Việt Nam là hai nước chính trị lạc hậu nhất hiện nay, vì ở cả hai nơi người dân vẫn còn sống dưới ách độc tài đảng trị.
Ông Nguyễn Phú Trọng vừa lú lẫn vừa coi khinh dân Việt Nam cho nên chưa tổ chức bầu cử đã lớn tiếng đe dọa không cho người này, không cho người khác được trúng cử. Ông Nguyễn Quang A đã trả lời trực tiếp khi hô hào thêm nhiều người tự ứng cử, để thử thách cái chế độ mà ông Nguyễn Phú Trọng gọi là “dân chủ đến thế là cùng.” Phải chứng tỏ một ông tổng bí thư của đảng Cộng Sản có thể lú lẫn nhưng 90 triệu người dân Việt Nam không lú.