Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Đi Tìm Động Cơ Của Một Án Mạng
Sơn Tùng


Trong một đất nước mà án mạng xảy ra mỗi ngày, cái chết của Cô Annie Le ngày 8.9 vừa qua có những yếu tố khiến dư luận tại Mỹ đặc biệt chú ý: vụ giết người đã xảy ra tại một trường đại học danh tiếng, nạn nhân là một nữ sinh viên đã chết thương tâm trước khi lấy chồng vài ngày, án mạng đã xảy ra gần như “không duyên cớ”.

Nghi can đã bị bắt và bị giam giữ chờ ngày ra tòa, nhưng không nhận tội và không tiết lộ những gì đã thực sự xảy ra đưa đến cái chết của cô sinh viên. Cảnh sát chỉ khẳng định không có quan hệ tình cảm giữa nạn nhân và nghi can, và nạn nhân đã không bị cưỡng dâm, và coi đây là một trường hợp “bạo động tại nơi làm việc” (work place violence) mà “có thể không bao giờ biết động cơ của vụ án mạng”.

Cộng đồng người Việt tại Mỹ đặc biệt quan tâm đến vụ án mạng này vì nạn nhân là một người Việt, hay người Mỹ gốc Việt. Cô Annie Le, 24 tuổi, sinh viên ban tiến sĩ dược khoa tại Đại học Yale, dự định làm lễ thành hôn vào ngày Chủ nhật 13.9.2009 với Jonathan Widawsky, tốt nghiệp cao học Đại học Columbia ở New York. Nhưng hôn lễ đã không bao giờ diễn ra vì cô dâu tương lai đã biến mất từ ngày 8.9 và xác được tìm thấy vào ngày 13.9, đúng ngày cưới. Xác cô được giấu bên trong một bức tường phía dưới phòng thí nghiệm nơi cô làm việc trong khuôn viên đại học.

Với những phương tiện khoa học ngày nay, các thám tử không khó khăn lắm để tìm ra kẻ tình nghi của vụ án mạng thương tâm này. Hơn 70 máy thu hình tự động đặt chung quanh tòa nhà trong khu đại học ghi hình tất cả những người ra vào cho thấy Annie Le đã đi vào cửa sáng ngày 8.9 nhưng không thấy đi ra, và sau đó cảnh sát đã tìm thấy những vật dụng cá nhân của cô bỏ lại trong phòng thí nghiệm, rồi chiếc áo dính máu và nhiều tang vật khác. Các thám tử cũng kiểm tra các thẻ điện tử từ tính được dùng để ra vào các phòng trong khu thí nghiệm để biết những ai đã có mặt tại đâu và vào giờ phút nào. Sau khi điều tra, thẩm vấn, và với kết quả của thử nghiệm DNA, cảnh sát đã bắt giữ Raymond Clark III, kỹ thuật viên phụ trách phòng thí nghiệm. Phúc trình của cảnh sát cho rằng đã có sự xô xát trước khi nạn nhân bị bóp cổ đến chết.

Đó là những gì được biết cho đến khi bài này được viết.

Trừ khi có những diễn biến bất ngờ trong các phiên xử trước tòa, tôi tin nhận định của cảnh sát là chính xác: án mạng thương tâm này là hậu quả của một vụ “bạo động nơi làm việc”.

Dựa theo những dữ kiện của cuộc điều tra tư pháp và lời khai của một số nhân chứng, diễn biến của vụ bạo động này có thể đã xảy ra như sau: sáng ngày 8.9, cô sinh viên tiến sĩ Annie Le, một thiếu nữ gốc Việt lớn lên và được giáo dục tại Mỹ, đầy tự tin và Mỹ hóa, đã vào phòng thí nghiệm vắng vẻ làm việc một mình trong tâm trạng yêu đời trước cuộc hôn nhân sắp tới với một thanh niên da trắng đẹp trai có học. Trong khi làm việc cô gặp điều gì đó không vừa ý và đã có những lời qua tiếng lại giữa cô và Raymond Clark, một nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm được một số sinh viên nhận xét là tính tình “khó chịu”. Việc tranh cãi giữa đôi bên tăng dần cường độ, không bên nào nhịn bên nào. Raymond muốn chứng tỏ là kẻ có quyền trong phòng thí nghiệm, phần nào đó mang mặc cảm thua kém trước cô gái da vàng nhỏ bé và học giỏi. Ngược lại, Annie lại nghĩ rằng mình là một cô gái Mỹ một trăm phần trăm, tân tiến và thông minh, phần nào mang mặc cảm tự tôn trước anh nhân viên da trắng thua kém địa vị xã hội. Những lời lẽ trao đổi tới một lúc nào đó đã vượt khỏi sự kiểm soát của đôi bên, và Raymond đã sử dụng bạo lực để đàn áp cô gái nhỏ bé cao 1.5 mét, nặng khoảng 41 ki-lô. Annie đã chống cự lại để tự vệ, và Raymond đã hoàn toàn không còn tự chủ, biến thành một con thú dữ, bóp cổ đối thủ yếu thế cho đến chết.

Trong lúc vùng vẫy để cố bám lấy sự sống và trước khi thở hơi cuối cùng, có lẽ Annie Le đã nghĩ đến gia đình, đến những người thân yêu giờ phút ấy đang ở quá xa, không còn cứu giúp gì được cô, và cô đã nhận thấy sự sai lầm của cô: đã quá tự tin và nghĩ rằng lẽ phải luôn luôn được tôn trọng trong xã hội rất văn minh này, nhất là trong khuôn viên một trường đại học.

Annie Le nhận ra sai lầm ấy khi đã quá muộn và đã phải trả giá bằng mạng sống. Cuộc đời đầy tương lai hứa hẹn đã đột ngột chấm dứt mà không một dấu hiệu báo trước.

Theo tin tức được cung cấp, Annie Le được nuôi dưỡng và lớn lên trong một gia đình người Việt bình thường tại Placerville, một thành phố nhỏ với khoảng 10,000 dân tại phía bắc California. Trong truyền thống hiếu học và yểm trợ con em ăn học của hầu hết các gia đình người Việt ở hải ngoại, cùng với tư chất thông minh, Annie Le đã là một học sinh xuất sắc ở bậc trung học. Tại trường Union Mine High School ở phía đông Sacramento, thủ phủ tiểu bang California, Annie Le cùng một học sinh ưu tú khác đã được tặng danh hiệu “Most likely to be the next Einstein”. Lên bậc đại học, Annie Le tốt nghiệp khoa sinh học tại Đại học Rochester ở New York năm 2007 và làm việc mùa hè tại Viện Y Tế Quốc Gia (National Institute of Health) trước khi ghi danh học tại Yale để lấy bằng tiến sĩ với mộng làm giáo sư hay nhà nghiêu cứu.

Tất cả tương lai rực rỡ ấy sau những năm tháng học hành chuyên cần đã vụt tắt một cách phi lý và đau thương. Vẫn biết phi lý và đau thương là định mệnh không báo trước của kiếp người vô thường, nhưng phải chăng thảm kịch đã có thể tránh được với một chút nhận thức khôn ngoan trên bước đường hội nhập vào xã hội mới?

“Bi kịch Annie Le” đã nhắc tôi nhớ tới cái chết thương tâm của một người trẻ khác cách nay hơn 15 năm tại Florida: Nguyễn Phan Luyện.

Năm 1992, Nguyễn Phan Luyện 19 tuổi, một sinh viên y khoa, nuôi mộng theo nghề cha: Bác sĩ Nguyễn Đạt. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Ông Đạt là một quân y sĩ và đã bị đi “cải tạo” ba năm sau biến cố tháng 4.1975. Sau khi ra tù, Ông Đạt cùng bà vợ đã đưa hai con trai đi vượt biên, may mắn đến được Malaysia và được định cư tại Mỹ. Gia đình ông Đạt khởi sự làm lại cuộc đời tại Houston, Texas. Bà Đạt, một nhà giáo tại Việt Nam, đã làm việc tại một tiệm gà chiên Kentucky để giúp chồng có điều kiện đi học lại để lấy bằng hành nghề y sĩ tại Mỹ. Năm 1982, Ông Đạt tốt nghiệp y khoa và trở thành bác sĩ tại Mỹ và làm việc trong một bệnh viện ở Buffalo. Vài năm sau, gia đình Bác sĩ Đạt di chuyển về Coral Spring, Florida.

Coral Spring được cư dân địa phương tự hào gọi là “America’s Best Hometown” với những câu lạc bộ dành cho thành phần khá giả trong xã hội, với những trường công phẩm chất cao và tỉ số tội ác thấp. Tại trường trung học, Nguyễn Phan Luyện là một học sinh xuất sắc với toàn điểm A và cũng nổi bật trong những hoạt động xã hội và thể thao. Sau khi tốt nghiệp trung học, Luyện theo học y khoa tại trường Đại học Miami.

Mọi sự có vẻ đều tốt đẹp đối với gia đình Bs Đạt. Một sự hội nhập toàn hảo của những “thuyền nhân” Việt Nam đã bỏ lại tất cả để ra đi vì tự do. Một câu chuyện “mộng thành sự thật”.


Nhưng, tất cả đã tan vỡ vào tối 15.8.1992. Theo biên bản điều tra của cảnh sát và theo các nhân chứng, Luyện đã tới tham dự một “party” với một số bạn cùng lứa tại một chung cư ở Coral Spring vào lúc 11 giờ đêm. Tại đây, Luyện đã tham dự vào một cuộc tranh cãi giữa đám thanh thiếu niên da trắng về tính “chì” giữa hai binh chủng Thủy quân Lục chiến và Bộ binh Hoa Kỳ, trong đó anh đứng về phía một người bạn vừa mãn khóa huấn luyện “boot camp” TQLC về phép. Những người khác bênh vực Bộ binh. Cuộc tranh cãi mỗi lúc một thêm gay gắt, tăng dần sức nóng, lôi kéo thêm nhiều người. Bất ngờ, một đứa đứng dậy chửi thề, gọi Luyện là “chink” (thằng chệt). Nhiều tên khác tham gia cuộc sỉ nhục chủng tộc với những lời lẽ lỗ mãng, dơ bẩn, trong đó có đứa chửi “thằng Việt Cộng, đáng lẽ tao phải giết mày tại VN”!

Có lẽ cảm thấy không thể ngồi lại, Luyện bỏ ra về. Đám thanh thiếu niếu da trắng đuổi theo trong lúc tiếp tục tuôn ra những lời lăng mạ chủng tộc và khởi sự hành hung Luyện trên một bãi cỏ trước mắt khoảng 20 người điềm nhiên đứng làm khán giả.

Theo biên bản cảnh sát, trong lúc Luyện cố chạy trốn “như một con nai bị thương”, đám thanh thiếu niên da trắng đã đuổi theo đánh đập cho đến khi anh nằm bất tỉnh trên bãi bỏ. Người quản lý khu chung cư nghe tiếng ồn chạy ra thì thấy một đám đông đứng nhìn Luyện nằm chết mà không ai thốt một lời “Oh, my God!”

Tôi không nhớ sáu can phạm trong vụ án mạng đã bị tòa phạt ra sao, nhưng vụ giết người dã man này đã gây “sốc” cho cư dân tại cái “tỉnh nhà tốt đẹp nhất nước Mỹ”. Bà thị trưởng Coral Spring đã chỉ trích những kẻ điềm nhiên đứng xem trong khi một đồng loại bị đám đông vô cớ đánh đập tàn nhẫn và gọi đó là một sự “phi nhân” (inhumanity). Còn Bà Đạt, người mẹ đau khổ, đã nói với báo chí Mỹ: “Chúng tôi tới đây để tìm tự do ... Giờ đây, mỗi khi nghĩ đến cách người ta giết con tôi, tôi không tin là đang sống trên đất Mỹ, chúng tôi đang sống ở địa ngục.”

Thiên đàng đã biến thành địa ngục mà không một dấu hiệu báo trước. Và, phải chăng đó cũng là trường hợp của Annie Le.

Tôi không muốn làm một sự suy đoán vì khác với Nguyễn Phan Luyện, Annie Le đã bị giết trong một căn phòng khóa kín, không một nhân chứng. Tuy nhiên, có lẽ hai nạn nhân đã giống nhau một điểm: họ đã Mỹ hóa, đã quá tự tin, đã tưởng rằng mọi người sống trên Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đều như nhau trong cái “melting pot”.

Một hiện tượng không thể chối cãi trong cộng đồng người Việt tại Mỹ là có một số người chọn lối sống cách biệt với đồng hương, mua nhà dọn vào những khu không có người Việt, tránh tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam. Những người này thường là đã có đời sống ổn định, thành công trong xã hội Mỹ, kể cả một số người trở nên giàu có nhờ làm ăn với cộng đồng người Việt. Việc Bác sĩ Đạt dọn vào sống trong cái “tỉnh nhà tốt đẹp nhất nước Mỹ” là một thí dụ. Có lẽ ông bà Đạt nghĩ rằng sống như thế an toàn hơn, và ít phiền hà hơn là chung đụng với đồng hương.

Một hiện tượng khác là người Việt, hay Mỹ gốc Việt, ít quan tâm tới việc nhắc nhở con em tới nguồn gốc của chúng để giới trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Mỹ có ý thức rằng dù họ làm gì hay thành công đến đâu, cộng đồng Việt Nam vẫn là chỗ dựa của họ. Hãy nhìn những người Mỹ gốc Do Thái, gốc Ý, gốc Ái Nhĩ Lan, gốc Cuba, Triều Tiên... Họ vẫn là người Mỹ, vẫn yêu nước Mỹ, và phục vụ nước Mỹ, nhưng vẫn gắn bó với nguồn gốc của họ, đóng góp xây dựng cộng đồng của họ. Họ không quay lưng lại cộng đồng của họ vì họ khôn ngoan biết rằng đó là chỗ dựa của họ, về tinh thần cũng như sức mạnh của họ trong xã hội. Cộng đồng của họ càng vững mạnh, địa vị của họ trong xã hội càng lớn, và càng được kính nể.

Nhìn lại cộng đồng người Việt, người ta không thể không lo ngại khi thấy giới trẻ rất thưa thớt trong những sinh hoạt cộng đồng, ít người nói được tiếng Việt trôi chảy, biết đọc biết viết tiếng Việt càng ít hơn. Họ nghĩ rằng họ đã Mỹ hóa, và dường như cha mẹ cũng nghĩ như vậy. Đó là một sai lầm cần sửa chữa.

Trường hợp của Nguyễn Phan Luyện và Annie Le chỉ là những thảm kịch rất hiếm và mọi người sẽ dễ quên đi, nhưng có thể xảy ra cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, nếu ta quá tự tin và tưởng rằng an toàn trong “nồi xúp tạp chủng”.

Cuối tháng 9, 2009

Sơn Tùng

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC.

Trần Văn Hạc
Người ta vẫn kháo nhau, lên Tây Bắc mà xem con gái Thái tắm tiên. Con gái Thái da trắng như hoa ban, uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Con gái Thái dịu dàng, hiền thục...
Mới nghe có vẻ như thô và phàm tục, nhưng với những người đã từng ở Tây Bắc, hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo. Tây Bắc sẽ phần nào kém đi vẻ đẹp dung dị nhưng vô cùng lãng mạn, nên thơ.
Người ta đi ngắm các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non, chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm, một điệu khắp trữ tình... để rồi tự lúc nào thấy mình trong sáng hơn, biết trân trọng nâng niu những gì mà tạo hóa đã ban cho con người, giúp con người hướng thiện hơn, có thêm nghị lực, niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.

Các cô gái Thái ngay từ lúc còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách thắt khăn nơi thắt lưng - xài yêu, để có được thân hình tuyệt đẹp theo tiêu chỉ: Eo kíu manh po - nghĩa là "thắt đáy lưng con tò vò" giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Còn mái tóc luôn được chăm chú gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết... và chải chuốt bằng nước vo gạo nếp. Lại được tắm mình trong không khí trong lành của thiên nhiên hùng vĩ, bởi vậy cô gái Thái nào cũng cao ráo, trắng hồng, mái tóc đen dài mềm mại.

Image
Không những thế, các cô còn rất giỏi trong những công việc nội trợ như làm ruộng, quay xa, thêu thùa, dệt vải, múa xòe... mà những câu dân ca Thái đã miêu tả được phần nào: Nướng quả ớt thơm mùi đĩa chéo / Đụng vào khung cửi vải thành hoa / Tung nắm tấm thành ra đàn gà / Úp bàn tay trái đã thành hoa đào / Ngửa bàn tay phải đã thành hoa tươi đất Mường Hỏ / Ngồi xổm thêu được thành hình chim phượng hoàng / Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa so se (dân ca Thái). Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa...
Bởi vậy, khi ngắm các cô gái Thái dịu dàng trong trang phục truyền thống: váy đen bó sát người, xửa cỏm - áo ngắn lung linh đôi hàng mák pém - cúc bạc hình bướm, khăn piêu bồng bềnh trên đầu như áng mây xuân sớm tôn sắc hồng má đào thiếu nữ, một dải khăn xanh là điểm nhấn nơi thắt lưng và dây xà tích bạc buông lơi bên hông, mỗi người đều như thấy ngân rung trong lòng một cảm giác thanh cao trước một vẻ đẹp hoàn mỹ đến mức thật khó đặt tên, cứ dư ba trong lòng người và chợt thổn thức dâng dâng trong ký ức mỗi khi xa nhớ về Tây Bắc...
Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và tinh hoa của núi ngàn chung đúc hàng ngàn năm mới có được. Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Image

Nếu các chàng trai thường chọn nơi vực sâu, nước xiết để vẫy vùng thỏa sức trai thì các cô gái lại tìm nơi dòng chảy nông hơn, kín đáo. Các cô quay mặt vào bờ, ý tứ cởi cúc áo, chiếc váy lúc này được kéo cao che kín khuôn ngực thanh tân, lội xuống nước tới đâu váy được nâng dần lên đến đó. Cho đến khi dòng nước đủ che kín thân mình, các cô gái khéo léo quấn chặt váy trên đầu như một bông hoa, dù bơi lội, đùa nghịch, chiếc váy vẫn không thể rơi được.
Thân hình tuyệt mỹ của các cô gái ẩn hiện dưới dòng nước biếc, thực đấy mà ảo đấy. Các cô hồn nhiên té nước, trong nắng chiều Tây Bắc, từ những bàn tay như "hoa ban" huyền thoại tung lên muôn ánh cầu vồng. Dòng suối như lòng mẹ ôm ấp vuốt ve tấm thân tuyệt mỹ, sỏi đá nơi lòng suối thêm rạng ngời ngần trắng, chim rừng ngưng hót, gió như ngừng thổi, chỉ còn xanh ngắt đến thẫn thờ ngàn con mắt lá của đại ngàn. Tất cả như lặng đi trước kiệt tác của núi ngàn Tây Bắc...

Những dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng thơ mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân....

Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim và tâm hồn trẻ trung, để rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui - ước mơ cháy bỏng của bao đời ? Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc huyền thoại...
Image

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

10 bức ảnh đẹp nhất về nước Mỹ

Hơn 1.000 độc giả của báo USA Today tham gia cuộc thi chụp ảnh đẹp về nước Mỹ. Dưới đây là 10 bức ảnh được bình chọn đẹp nhất.

Image
Giải nhất: Bóng dáng đàn ngựa in hình dưới dòng sông trong ánh hoàng hôn ở một trang trại tại Pinedale, bang Wyoming.

Image
Giải nhì: Khu sa thạch nổi tiếng ở Antelope Cayon, bang Arizona được đánh giá là một tuyệt phẩm về màu sắc và ánh sáng.

Image
Giải ba: Cầu vồng phía sau cổng vòm bằng đá Delicate Arch ở công viên quốc gia tại bang Utah.


Ảnh nằm trong top 10:

Image
Hoàng hôn trên bờ biển ở Naples, bang Florida.

Image
Đi thuyền kayak ở bang Nam Carolina.

Image
Trại huấn luyện cao bồi ở bang Montana.
Bức ảnh lọt vào top 10 vì đã ghi dấu lại một thú vui của dân chúng miền tây nước Mỹ.

Image
Dãy núi bừng sáng trong công viên quốc gia Grand Teton ở bang Wyoming.

Image
Lối đi trên vùng đồng bằng của Mỹ tại thành phố Tulsa, bang Oklahoma.

Image

Khu trang trại ở bang Virginia nhìn từ trên cao.
Bức ảnh được cho là đã thể hiện vùng nông thôn nước Mỹ trong thời kỳ "ngủ đông".


Image

Lễ hội thả diều vào mùa hè ở thành phố Lincoln, bang Oregon.
Năm 2008, khi bức ảnh này được chụp, thành phố Lincoln đã lập kỷ lục Guiness
về số lượng diều hình những con mực khổng lồ được thả lên trời.

Mai Trang (Ảnh: USA Today)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

Không nên dùng cell khi bạn đang charge điện
Báo động với các Bạn; Đừng để tai nạn như thế này xẩy ra.
Nếu cell phone đang charge mà phải xử dụng. Hãy rút giây điện ra.
Hoà


A few days ago, a person was recharging his mobile phone at home.

Just at that time a call came in and he answered it with the
Instrument still connected to the outlet.

After a few seconds electricity flowed into the cell phone unrestrained
and the young man was thrown to the ground with a heavy thud.

His parents rushed to the room only to find him unconscious, with
a weak heartbeat and burnt fingers.

He was rushed to the nearby hospital, but was pronounced dead on arrival.

Cell phones are a very useful modern invention.

However, we must be aware that it can also be an instrument of death.

Never use the cell phone while it is hooked to the electrical outlet!

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Massachusetts: Nhân viên Bưu Điện thú nhận lấy 30,000 DVD phim các lọai

Image
Công ty Netflix chuyên cho thuê các cuốn phim mới, hay, bằng DVD, gởi bằng bưu điện đến tận nhà khách hàng, với giá rẻ.
(Hình: Robert Sullivan/ Getty Images)
SPRINGFIELD, Massachusetts - Một cựu nhân viên bưu điện Hoa Kỳ hôm 22 Tháng Chín nhận tội lấy trộm hơn 30,000 DVD phim các loại, từng được chuyển qua một bưu điện ở phía Tây tiểu bang Massachusetts.

Myles Weathers, nguyên cư ngụ ở Springfield, Massachusetts, đã lấy các DVD này khi công ty Netflix gởi đến cho các khách hàng thuê mướn, trong suốt một năm, khởi sự từ Tháng Giêng, 2007.

Bản tin không nói vì sao nhân viên Weathers lại lấy nhiều DVD phim ảnh đến như vậy.

Các công tố viên liên bang cho biết công ty chuyên cho thuê phim Netflix đã báo động cho các giới chức của bưu điện Springfield là có một số lượng quan trọng các DVD gởi đến cho các khách hàng thuê mướn bị mất đi một cách bí mật.

Theo công ty Netflix cho biết thêm thì trung bình có đến 100 cuốn phim bị mất mỗi một tuần.

Weathers bị bắt hồi Tháng Hai 2008 và các nhà điều tra đã lén thu hình được nhân viên bưu điện này rút lấy các DVD từ các túi bưu điện, để cất giấu vào túi đeo lưng của mình.

Nhân viên bưu điện Weathers đã bị cho nghỉ việc và giờ đây có thể bị tuyên án từ 10 đến 16 tháng tù và bồi thường các thiệt hại lên đến khoảng $38,000, khi phải ra hầu tòa vào ngày 23 Tháng Mười Hai tới đây. (L.T.)

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Người Yêu "Có Liền" ở Online
“Em là Xuân, sinh viên, cao 1m60, hình thức ưa nhìn, kỹ thuật phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Chỉ xin các anh 300.000 đồng. Cần cứ gọi: 09155071…”. Khách chỉ cần lên mạng là có thể bắt gặp những lời quảng cáo này nhan nhản trên các diễn đàn chợ tình ảo thời internet. Chỉ cần sau cái nhấp chuột là bạn có được vô số tên tuổi, số điện thoại cùng với những lời tiếp thị, những yêu cầu thẳng thắn: “Hàng chuẩn, giá rẻ bất ngờ”, “Sinh viên cần tiền”… mà giá cả theo thỏa thuận.

Tệ nạn mại dâm ngày nay ở thành thị biến hóa tinh vi, xuất hiện dưới đủ hình thức, từ gái gọi qua điện thoại di động, mạng internet đến lưu động “bắt khách” trên các tuyến đường, vào vai “khách” uống cà phê lịch sự, sang trọng để mồi chài khách làng chơi.

“Gái gọi (call girl) hay cave trên mạng bây giờ nhiều vô kể và hoạt động rất công khai”, một dân chơi có tiếng đã hùng hồn tuyên bố với tôi như vậy khi nói về tình trạng “bán thân” qua mạng hiện nay. Sau một hồi trò chuyện, Thanh, quản trị một trang web giải trí đưa gồm cả tên, chiều cao, số đo, thang điểm và số điện thoại của hơn chục gái gọi chuyên “câu khách” qua net và nói: “Bây giờ thích “đi” với em nào thì anh chỉ cần gọi thẳng vào số điện thoại di động chứ cần gì phải chat chít cho mệt. Bọn này phục vụ chuyên nghiệp lắm, không như mấy em kẹt net đâu. Còn nếu anh muốn xem “hàng” trước thì nên xem qua webcam”. Theo tay chơi này, trước đây, với thân phận đứng đường, gái mại dâm phải thường xuyên để mắt tới công an thì nay họ có thể đàng hoàng ngồi chat để chủ động kiếm khách. “Cách này vừa an toàn lại vừa được đòi giá cao. Không những thế, còn được hưởng đủ 100% tiền khách trả”.

Nếu bạn lướt qua vài trang web là có thể dễ dàng bắt gặp những tiếp thị mà chỉ cần nghe qua đã toát mồ hôi: “Xin tự giới thiệu em là Xuân, tốt nghiệp cao đẳng PT-TH, cao 1m60, hình thức ưa nhìn, kỹ thuật phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Em chỉ xin các anh 300.000 đồng thôi. Điện thoại 09155071…”. Không chỉ là cave, gái gọi tự quảng cáo mà nhiều khi chính dân làng chơi từng chat hoặc từng “thân mật” với các em này lại trở thành người rao hàng. Trên một số diễn đàn Dân Chơi thường xuyên post lời rao sau mỗi lần đi thực tế. “Em Phương – Thái Hà giá 200 – 300k”, “Hà Nội, bé Phương Anh U88 giá 250k”, “Em Ánh gái gọi”… Những trang diễn đàn này thường có hàng nghìn người đọc và hàng trăm lời hỏi xin số điện thoại.

Theo tôi biết thì trong vô số những gái gọi gắn mác sinh viên, thực ra chỉ một bộ phận rất nhỏ là “chính hiệu” thường thì dân chơi hay bị mắc lừa hoặc cố ý để mình bị lừa nếu các em xinh, bắt mắt và chiều nhiệt tình. Những hoạt động gái gọi, mại dâm giới thiệu trên mạng để câu khách này đều núp dưới hình thức “dịch vụ cung cấp tiếp viên chạy sô”, “dịch vụ cảm xúc”, hay một hội có khoảng 20 – 30 tiếp viên, 16 tuổi trở lên, chuyên cung cấp cho các quán karaoke, nhà nghỉ, khách sạn… Họ truyền tay nhau số điện thoại liên lạc và đăng trên mạng để tự giới thiệu là sinh viên. Khi khách có nhu cầu, chỉ một cú điện thoại, “hàng” sẽ được chở tới. Nếu chỉ đi hát ở các quán karaoke thì mỗi lần tiếp viên đi, về phải nộp từ 20.000 – 40.000 đồng, bán dâm thì nộp từ 150.000 – 300.000 đồng và có sổ sách theo dõi cụ thể. Nếu ngay từ đầu, khách muốn mua bán dâm thì cũng được đáp ứng luôn. Để tăng “điểm” trong mắt khách săn “hàng”, nhiều gái gọi chuyên nghiệp còn nhờ đội ngũ “cò” tiếp thị giùm. Sau khi một quảng cáo được post lên, đội ngũ này lao vào giả vờ xin số điện thoại, đi kiểm tra hàng rồi đưa lên diễn đàn những nhận xét, khen ngợi “dựng tóc gáy”. Nhiều con mồi háo hức đi “thực tế” để rồi tràn trề thất vọng.

Nhiều người đã biết thời gian trước đây, tại cổng Học viện Y học dân tộc cổ truyền trên đường Nguyễn Trãi, quân Thanh Xuân lúc nào tấp nập nhiều “hàng” gắn mác sinh viên. Các má mì ngụy trang bằng quán bán trà đá ven đường hoặc xe ôm… Theo chỉ dẫn của Tuấn, tôi được đi mục sở thị một “chợ người” trên địa bàn Hà Nội mà thường có đăng trên mạng rất nhiều đó là Ngõ… đường Trần Duy Hưng là một “tụ điểm” lớn của gái “tiếp viên”. Vì được “bảo kê” trước, tôi được tiếp cận với một dân chơi khoe chuyên xài “hàng xịn”. Tôi hỏi, làm sao để biết gái gọi là sinh viên thật hay giả? Người nói chuyện cười nhạt: “Thường dân chơi kiểm tra thẻ sinh viên hoặc tin tưởng vì do các tay đàn anh chơi trước giới thiệu. Đó là cách nhận diện. Với những ta sành sỏi, sẽ căn cứ trên dịch vụ trung tâm, trí thức, thậm chí cả tư vấn và kỹ thuật… Thường thì khách và gái không bao giờ quan hệ tại các quán karaoke mà sẽ hẹn nhau ở một khách sạn hay nhà nghỉ nào đó. Để tạo sự tin tưởng, các “má mì” còn cho “tiếp viên” mặc đồng phục của trường A, B, C nào đó để giả danh học sinh, sinh viên tới tiếp khách”.

Trong một bài “tả thực” kể về buổi kiểm tra “hàng” của một nhân vật có tiếng trên diễn đàn. Mà tôi được biết đã thu hút hàng nhìn người đọc và hơn 100 người đã nhắn tin xin số điện thoại. Nhưng có một thành viên sau khi kiểm tra “hàng” về, thấy bị lừa đã viết ngay bài tố cáo. Để tránh bị quấy rầy cũng như tránh trường hợp gặp phải người quen, nhiều gái gọi thường tự đặt ra những mật khẩu nhất định đối với một số khách hàng ruột. Cuối bài “quảng cáo” thỉnh thoảng có lời nhắn: “Hàng nhạy cảm nên không thể đăng số trực tiếp. Chỉ liên lạc qua YM”.

Sau khi đọc thông tin về “Em tên Thủy, da trắng, dáng cao, kỹ thuật khá, khu vực hoạt động: Cầu Giấy, giá tàu nhanh 200.000 đồng, qua đêm 350.000 đồng, số điện thoại: 09121182…”, mất 1 tuần móc nối tôi cũng có được số điện thoại kèm mật khẩu: Hương Cầu Giấy giới thiệu. Với lời bảo đảm này, cuối cùng phóng viên cũng tiếp cận được với Thủy da trắng dáng cao. 5 phút quan màn chào hỏi xã giao: “Tàu nhanh 200 đồng, tiền phòng anh trả. Bến đáp: nhà nghỉ L.X ở đường Láng. Đến nơi em gọi số phòng”. Mục sở thị tôi mới biết Thủy “da trắng, dáng cao” lại có khuôn mặt nâu nâu. Cô nàng nhỏ nhẹ: “Em làm thêm lấy tiền đóng học phí cho em trai”. Sau một hồi trò chuyện và tâm sự thì điện thoại của Thủy liên tục đổ chuông. Thủy thỏ thẻ: “Vâng ạ, em Thủy đây. Địa điểm ở đâu để em đến”. Quay sang, Thủy giục tôi: “Anh nhanh lên đi, sắp hết giờ rồi nếu anh chậm là em kệ đấy…”. Sau lưng, chiếc áo của Thủy nhàu những nếp nhăn .

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Kẻ cướp cuỗm tranh khỏa thân 6 triệu đô
Bức vẽ sơn dầu Olympia nổi tiếng giá gần 6 triệu USD bị đánh cắp. Ảnh: Telegraph.
Hai tên cướp có vũ trang đã lấy mất bức vẽ khỏa thân của họa sĩ danh tiếng người Bỉ giữa ban ngày tại viện bảo tàng ở thủ đô Brussels.


Image
Bức vẽ bị lấy cắp sáng qua có tên Olympia được hoàn thành năm 1948.
Ước tính, trị giá của nó lên tới gần 6 triệu USD.[/align]

"Hai tên cướp, trong đó một tên là người châu Á, cầm súng xông vào khi viện bảo tàng mới mở cửa lúc 10h sáng. Một tên nói tiếng Pháp, tên kia nói tiếng Anh", người trông coi bảo tàng Andre Garitte cho biết. "Chúng bắt nhân viên của chúng tôi nằm xuống dưới đất và trèo lên khu giữ tranh rồi lấy đi. Chúng không hề bịt mặt".

Một phát ngôn viên cảnh sát Brussels thì cho biết hai kẻ trộm cầm tranh trốn đi và bỏ lại chiếc xe hơi ở hiện trường. Giới chức đang kiểm tra các dấu vân tay. "Chúng tôi vẫn đang tiến hành điều tra song chưa tìm thấy dấu vết của kẻ trộm", Telegraph dẫn lời phát ngôn viên này.

Bảo tàng này nằm ở khu phía tây của thủ đô Bỉ, thuộc tòa nhà nơi họa sĩ Rene Magritte sinh sống và làm việc suốt 24 năm. Ở đây trưng bày khoảng một nửa các tác phẩm của ông cùng 100 đồ vật cá nhân cùng tài liệu. Muốn vào đây thăm thú, du khách phải hẹn trước.

Bức vẽ sơn dầu Olympia có hình ảnh bà vợ họa sĩ nằm khỏa thân, trên bụng bà có một con ốc. Tranh vẽ có chiều dài 60 cm x 80 cm.

H. Ninh

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Ca sĩ phòng trà:
Lan Ngọc - Hát suốt 40 năm và hơn nữa...(PNCO)


Image
Ca sĩ Lan Ngọc - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đối với lớp ca sĩ hiện tại trong nước thì Lan Ngọc xứng đáng là một người chị gương mẫu “sống chết với nghề”. Giọng hát vượt thời gian của người đàn bà tuổi Mậu Tý này luôn cháy lửa đam mê.
Chị sinh ra trong một gia đình công chức có ông bố thích sưu tầm, chép lại những bài hát bất hủ như Biệt ly (Dzoãn Mẫn), Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong), Buồn tàn thu (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... Người mẹ dù không hề biết một nốt nhạc nào, chỉ nghe qua radio và hát theo nhưng chừng ấy cũng đủ thẩm thấu vào tâm hồn cô con gái rượu. Ngay từ thuở nhỏ, Lan Ngọc đã rất thích ca hát và là cây văn nghệ nòng cốt của nhà trường, rồi là ca sĩ chính của Hội Khiếm thị chuyên đi hát gây quỹ từ thiện. Ông bố thấy con gái mê hát quá bèn “ký gửi” cho cặp nghệ sĩ Mạnh Phát - Minh Diệu kèm cặp. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát đã đưa Lan Ngọc vào Đài phát thanh Pháp Á ghi âm bài hát đầu tiên vào năm 1967, bước khởi nghiệp chính thức để trở thành ca sĩ, đó là ca khúc Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong)...

Kể từ đó, Lan Ngọc là ca sĩ “nhí” nhất so với lứa đàn chị Mai Hương, Mai Hân, Quỳnh Giao, Hà Thanh, Kim Tước, Châu Hà... Cô luôn có mặt trong các chương trình ca nhạc Tiếng Thời Gian (của Mạnh Phát), Tiếng Tơ Đồng (của Văn Phụng - Hoàng Trọng), Tiếng Thùy Dương (của Châu Kỳ)... Lan Ngọc còn được nhạc sĩ Huỳnh Anh (tác giả Mưa rừng, Lạnh trọn đêm mưa, Kiếp cầm ca, Thuở đó có em... - NV) hướng dẫn nên ngày càng thăng tiến trong lĩnh vực ca nhạc. Trong rất nhiều dòng nhạc ở miền Nam dạo đó, Lan Ngọc chọn thể hiện những ca khúc tiền chiến của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, Văn Cao, Hoàng Giác, Phạm Duy..., đôi khi chị cũng hát những ca khúc điệu Boston của Y Vân. Dạo ấy, Lan Ngọc thường hát ở các phòng trà Vân Cảnh, Queen Bee, Maxim, Đêm Màu Hồng... Nổi tiếng rồi nhưng mỗi đêm không bố thì mẹ vẫn thay nhau đưa đón, cho đến một ngày họ “nhượng quyền” đưa đón con gái mình cho một thanh niên có được sự tín nhiệm, đó là chàng bác sĩ - bạn của anh trai Lan Ngọc.

Kỷ niệm không bao giờ quên trong đời ca hát của Lan Ngọc là dạo cô mới ở tuổi đôi mươi, hát ở phòng trà La Sirène. Trong số khán giả có một cặp vợ chồng lớn hơn cô khoảng chục tuổi, dắt theo đứa con gái chừng lên 5. Họ hầu như song hành với cô mỗi đêm, thường ngồi ở hàng ghế đầu và luôn yêu cầu Lan Ngọc hát Biệt ly của Dzoãn Mẫn. Trong thâm tâm, Lan Ngọc rất biết ơn và coi họ như những người bạn tri âm. Bẵng đi một thời gian không thấy họ lui tới. Sau đó, chỉ còn người đàn ông đeo chiếc băng tang dắt con gái tới. Vẫn ngồi vào chiếc bàn đó, vẫn gọi một ly nước cho chiếc ghế trống bên cạnh và vẫn yêu cầu Lan Ngọc hát Biệt ly... Đến giờ, sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, mỗi lần cất tiếng hát “Biệt ly nhớ nhung từ đây, chiếc lá rơi theo heo may, người về có hay. Biệt ly sóng trên dòng sông, ôi còi tàu như xé đôi lòng...”, Lan Ngọc lại nghẹn ngào nhớ đến người xưa, cảnh cũ...

Có một điều là với Lan Ngọc, ca hát là cái nghiệp, là máu thịt nên không thể dứt ra được. Hiện nay, chị vẫn hát thường xuyên ở nhà hàng ca nhạc Ân Nam, Q.3, TP.HCM, cuối tuần thì chị hát ở Quán Trịnh trên đường Âu Cơ, Q.11. Chị còn là hội viên của Hội quán Hội Ngộ (khu du lịch Bình Quới I) nên mỗi dịp có chương trình tưởng niệm cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chị luôn là ca sĩ đứng đầu danh sách biểu diễn. Đặc biệt, Lan Ngọc không hề từ khước một lời mời hát từ thiện nào. Ngoài danh mục nhạc tiền chiến, Lan Ngọc còn thể hiện rất thành công những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Và hẳn nhiều người còn nhớ chị từng gây ấn tượng với 2 bản nhạc của nhạc sĩ quá cố Giáp Văn Thạch: Quê hương (thơ Đỗ Trung Quân), Cánh hoa dầu...

Mặc dù cuộc sống hiện tại của chị rất sung túc, là chủ nhà hàng ca nhạc Ân Nam (góc Trương Định - Hiền Vương, Saigon), có một căn nhà mặt tiền ở Q.5, và đã hơn 40 năm theo nghề, nhưng chị vẫn đi hát, bởi vì “trời còn cho mình hát được thì cứ hát”. Chị tâm sự: “Điều hạnh phúc nhất của đời tôi là tuy đã đứng tuổi nhưng vẫn còn nhiều khán giả ủng hộ. Trong tôi vẫn cháy bỏng niềm đam mê ca hát và vẫn hát được những ca khúc mà mình từng thể hiện thành công thuở thanh xuân. Tôi nghĩ đó cũng là điều mơ ước của hầu hết những ai theo nghề ca sĩ, và tôi mãn nguyện về điều này”.

Điều chị muốn gửi gắm đến thế hệ ca sĩ đàn em là phải có niềm đam mê, yêu nghề và nhất là phải tôn trọng khán giả. “Bây giờ tôi thấy nhiều em khi biểu diễn có thái độ rất hời hợt, có người còn hát nhép. Thời chúng tôi, ngoài giọng hát thiên phú còn phải luôn trau dồi, học hỏi, hát làm sao để truyền tải được ý đồ của tác giả đến người nghe... Ca sĩ bây giờ được sự hỗ trợ của máy móc hiện đại nhiều quá nên phần nào có sự ỷ lại, không nỗ lực như lớp chúng tôi ngày xưa...”.

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Dạ cổ hoài lang: sức sống 90 năm - Sức sống của Dạ cổ hoài lang luôn bền bỉ và tươi mới trong lòng người dân phương Nam đến độ người ta không nghĩ đã 90 năm trôi qua từ ngày ông Cao Văn Lầu viết ra giai điệu đầu tiên.
Từ xứ sở Bạc Liêu, 90 năm qua bản vọng cổ đã đi khắp muôn nơi, trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn người dân Nam bộ. Bây giờ, Dạ cổ hoài lang đang tiếp tục bước vào hành trình mới để trở thành di sản phi vật thể quốc gia.

Bản nhạc lòng của tình yêu thời loạn
Image
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu năm 1960 - Ảnh tư liệu
Trong hành trình tìm lại những ngày đầu ra đời của Dạ cổ hoài lang, chúng tôi tìm về khu mộ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và vợ là bà Trần Thị Tấn nằm trang trọng trong khu di tích rộng lớn sắp được khánh thành tại thị xã Bạc Liêu. Cách đó không xa là nhà của ông Cao Văn Hoai - con trai thứ tư của ông Cao Văn Lầu. Chiều chiều, ông Tư Hoai vẫn thường ra mộ ba má để thắp nhang, hồi tưởng về những tháng ngày xưa cũ.

Chiếc áo rách vai

Trong những cuốn sổ tay hiệu Rafale, Igo vàng ố hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, bút tích của nhạc sĩ Cao Văn Lầu vẫn còn nguyên với thời gian.

Trong sổ, ông vừa ghi lại những bài bản được ký âm ngũ cung, vừa vẽ hình bàn tay trái bấm đờn của mình, vừa ghi tiền bán cua, bán me, vừa... ghi nợ: “Bà Rớt thiếu nửa can nước mắm chưa trả tiền... Dâu cô Năm thiếu hai trái dừa...”.

Cuốn sổ cũng là nơi ông dặn dò con cháu: “Thằng Hai chớ nên đánh vợ” hay thảo sẵn di chúc: “Khi ba mất, nhớ để ba nằm gần má tụi con ở phía mặt trời mọc. Nhớ tụng kinh nhiều nhiều cho ba má nghen”.


Ông Tư Hoai năm nay đã hơn 80 tuổi, những bức tường trong căn nhà nhỏ của ông treo chi chít hình ảnh, bằng khen, báo chí liên quan đến cha ông và bản nhạc Dạ cổ hoài lang bất hủ.

Ông tự hào nói: “Hồi đó ba tui thương tui nhứt đó. Tui cũng là người ở gần ba nhiều nhứt. Nhưng tội nghiệp ba tui lắm, ổng hiền lành, tình cảm mà cứ khổ hoài!”.

Cái sự “khổ hoài” mà ông Tư Hoai miêu tả chính là cái nghèo tiền bạc và trắc trở về tình cảm trong cuộc đời của cha ông. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã lớn lên trong cảnh nghèo túng.

Nhưng được cái là: “Hồi đó ba tui đẹp trai lắm, trắng tươi à, lại hay mặc bộ bà ba trắng - ông Tư Hoai hào hứng kể - nên năm 20 tuổi ông đã chiếm được cảm tình của cô Hai Sang, con gái thầy đàn Nhạc Khị nổi tiếng trong vùng”.

Cũng theo lời ông Hoai, chuyện “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” của họ kéo dài đến hai năm mà không ai dám bước tới. Hai người không đến được với nhau vì kỵ tuổi khiến ông Sáu Lầu đau khổ vô cùng. Cô Hai Sang sau đó cũng khép lòng lại, gần hai năm sau mới đi lấy chồng vì sự ép buộc của gia đình.

Ngày cưới của cô Hai Sang, ban nhạc tài tử của Cao Văn Lầu cũng được mời đến. Ông lòng đau như cắt. Mãi cho đến khi một bạn đồng môn trong lớp học nhạc đem xe tới ép rước đi thì ông mới miễn cưỡng đi mà không kịp thay áo. Ra đến đám tiệc, vì chiếc áo của mình bị rách bên vai nên ông cởi ra máng lên ghế rồi lo đờn ca, hát xướng phục vụ quan khách.

Lúc này cô Hai Sang ngồi trong phòng, nhìn thấy chiếc áo bà ba rách vai ấy mà khóc nức nở. Cô lặng lẽ lấy xuống vá lại nguyên vẹn. Rồi cô Hai Sang theo chồng. Chiếc áo vá vai trở thành vật kỷ niệm duy nhất còn lại, được ông trân trọng.

Hai người con còn sống của ông Cao Văn Lầu là ông Cao Văn Hoai và Cao Văn Bỉnh đều cho rằng chính kỷ niệm buồn của mối tình đầu đã là niềm cảm hứng cho ông sáng tác bài ca Chiếc áo rách vai.

Theo tài liệu của nhà văn Phan Trung Nghĩa, sau này khi ban nhạc tài tử của ông Sáu Lầu trở nên nổi tiếng, ông đứng ra tổ chức một đoàn nghệ sĩ cổ nhạc ca ra bộ được đông đảo khán giả mộ điệu ủng hộ.

Trong đoàn có cô Ba Phấn nổi tiếng xinh đẹp, dịu hiền lại có giọng ca ngọt ngào, truyền cảm. Giới địa chủ, công tử nhà giàu say mê cô Ba Phấn. Tuy nhiên, cô Ba Phấn chỉ dành tình cảm đằm thắm của mình cho ông Sáu Lầu. Chính điều này đã làm bọn công tử ghen ghét, tức giận. Một ngày nọ cô Ba Phấn bị bắt cóc, bị bóp cổ rồi bị vứt thi thể dưới chân cầu quay Bạc Liêu.

Tình yêu son sắt

Chúng tôi tìm đến ngôi chùa Vĩnh Phước An, cũng không xa khu mộ và mảnh đất ngày xưa gia đình ông Sáu Lầu đã sống. Theo thầy trụ trì, hầu hết các tài liệu đều khẳng định chính tiếng trống đêm từ ngôi chùa này đã tác động sâu sắc vào tâm hồn nhạy cảm của Cao Văn Lầu, từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành và đóng vai trò là chất xúc tác để ông sáng tác bản Dạ cổ hoài lang.

Nghệ sĩ lão thành Lâm Tương Vân - người từng có nhiều dịp gặp gỡ nhạc sĩ Cao Văn Lầu - kể rằng qua hai cuộc tình dang dở, khổ đau và bất hạnh, ông Sáu Lầu đã nghe lời cha mẹ lấy cô thôn nữ Trần Thị Tấn với lý do “nhà họ cũng nghèo như nhà mình”.

Ngặt nỗi ăn ở với nhau suốt ba năm mà vợ ông Sáu Lầu vẫn không có thai khiến mẹ chồng phật ý, khuyên hai người nên ly dị để ông kiếm vợ khác, sinh con trai nối dõi. Không dám cãi lời má nhưng cũng không đành bỏ vợ, ông Sáu Lầu lại một lần nữa đối diện với nỗi đau xa cách người thương. Ngày chia tay, bà ôm trong người một gói quần áo cũ, đầu đội chiếc khăn rằn của ông rồi bước cao bước thấp đi về nơi vô định.

Ở lại, ông Sáu Lầu ngày ngày xách đờn ra phía bìa ruộng, nơi vợ chồng biệt ly lần đầu để đàn những bản mà vợ ông rất thích. Một đêm trung thu năm 1919, ông trằn trọc không ngủ được với bao nỗi ngổn ngang. Tiếng trống sang canh vọng lại từ ngôi chùa Vĩnh Phước An ở đầu xóm càng khiến ông thấy đau lòng. Bởi sang canh rồi lại sang canh, lại hết một đêm dài không ngủ. Mình thì chưa ra trận mà vợ đã thành người vọng phu.

Và thế là: Từ là từ phu tướng. Bảo kiếm sắc phán lên đàng. Vào ra luống trông tin nhạn. Năm canh mơ màng... Ông lẩm nhẩm những đoạn lời đầu tiên rồi tìm chữ nhạc ghép vào. Trải qua bao nhiêu đêm viết đi viết lại, Dạ cổ hoài lang ra đời. Mượn tiếng trống đêm (dạ cổ) để làm nhịp cầu chở những nhớ thương, mong đợi của người thiếu phụ vọng phu (hoài lang).

Bản nhạc được viết ra tự đáy lòng đã góp phần trùng phùng đôi vợ chồng son sắt. Những buổi nói dối mẹ đi hát đám nhạc lễ, ông Sáu Lầu đã lén gặp lại người vợ hiền. Rồi vợ ông có thai nên được mẹ chồng rước lại về làm dâu. Người con trai đầu lòng ấy chính là ông Cao Kiến Thiết - Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ.

Ông Cao Kiến Thiết kể lại có lần nghe cha mình tâm sự với bạn bè rằng: “Lúc ấy tôi nghĩ giờ này vợ mình đang ở đâu? Chắc chắn là vợ mình thương mình nhiều hơn mình thương vợ mình. Số phận vợ mình như nàng Tô Huệ, vì quá thương chồng mà dệt bức cẩm hồi dâng lên vua. Hay như nàng Tô Thị chờ chồng đến hóa đá! Và tôi viết bản Hoài lang”.

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Những khách sạn nổi trên mặt nước


Khám phá những khu nghỉ dưỡng nằm giữa mặt biển, để hòa mình với thiên nhiên và tận hưởng cảm giác riêng tư.

Image

Khu nghỉ dưỡng Soneva Gili ở Maldives. Khách sẽ được đưa tới khách sạn bằng 15 phút đi thuyền.
Sau đó họ sẽ được ở trong những khu biệt thư nối với hòn đảo bằng những cầu tàu, hoặc có thể là một ngôi nhà ở đơn độc giữa biển.

Image
Khách sạn Oberoi Udaivilas ở Ấn Độ. Nằm ở giữa hồ Pichola, khách sạn 5 sao có kiến trúc cổ kính, sân chơi lãng mạn,
khu vườn yên tĩnh và một nội thất hào nhoáng.

Image
Bora Bora Resort & Spa là một quần thể nghỉ mát xa xỉ cho những cặp uyên ương.
Được xây dựng trên một hòn đảo riêng biệt, khu nghỉ dưỡng có 44 biệt thự nổi trên mặt nước và nhìn ra dãy núi Otemanu tại Polynésie thuộc Pháp.

Image
Khách sạn Punta Caracol ở Panama bao gồm 6 căn lều nằm trên mặt nước.
Du khách có thể nhìn thấy cá heo bơi lội từ ngôi nhà mình ở.

Image
King Pacific Lodge, Canada. Được xây dựng trên một xà lan nổi, du khách có thể tận hưởng
cảm giác thiên nhiên hoang dã ở trong một kiến trúc 5 sao hoành tráng.

Image
Conrad Maldives ở Maldives. Được xây trên hai hòn đảo tư nhân ở Ấn Độ Dương, đây là nơi dừng chân thường xuyên của các ngôi sao.
Khu nghỉ dưỡng bao gồm 50 villa nổi trên nước, một nhà hàng bằng kính trong suốt và 21 phòng spa.

Image
Reefworld, Australia. Khách sạn nằm tại dãy san hô nổi tiếng thế giới với 6 phòng ngủ ngầm dưới nước
và những phòng tắm bằng kính trong suốt, giúp du khách thỏa sức ngắm cảnh dưới đại dương.

Image
Dragon Inn Floating Resort, Malaysia.
Khách sạn gồm những phòng ngủ lênh đênh trên nước, giúp du khách cảm nhận được không gian sinh sống của những ngôi làng nổi truyền thống tại đây.

Image
Khách sạn Hydropolis ở Dubai, các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Khách sạn xa xỉ dưới nước đầu tiên trên thế giới vẫn đang được xây dựng. Du khách sẽ được đưa tới khách sạn bằng một đường hầm dưới nước.
Khu nhà nghỉ bao gồm 220 căn hộ và to bằng công viên Hyde của London.

Image
Khách sạn lưu động M3. Khách sẽ được đưa tới khách sạn bằng trực thăng và những khối nhà này sẽ được di chuyển từ nơi này tới nơi khác.

Image
Tháp xoay ở Dubai. Khi hoàn thành, tòa tháp nổi này sẽ cao 25 tầng,
làm toàn bằng kính và thép, và sẽ xoay tròn cứ sau một phút.

Diệu Minh

Post Reply