Úc xuất cảng tử hình sang Indonesia

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Úc xuất cảng tử hình sang Indonesia

Post by phu_de »

Úc xuất cảng tử hình sang Indonesia
Cổ Nhuế
VietLuanOnline

Tháng Tư năm ngoái, chín bạn trẻ Úc -- tuổi từ 18 tới 28 -- gặp nhau trên bãi biển Kuta, tại hòn đảo Bali thần tiên. Họ vui với gió ngàn và sóng biển cho tới ngày 17.4 thì lên máy bay trở về Úc.



[left]http://img464.imageshack.us/img464/8136/bali90vz.jpg[/left]Cảnh sát liên bang Úc (AFP) biết trước chuyến ăn hàng này và bí mật báo cho Indonesia hay. Tất cả bị bắt. Tuần này, hai người lãnh án tử hình và 7 người còn lại bị chung thân. Tại Úc không có án tử hình và cảnh sát Úc biết trước nếu bị bắt chín công dân của mình có thể lãnh viên đạn từ đội hành quyết. Dù biết thế, cảnh sát Úc vẫn báo cáo đầy đủ chi tiết từ tên tuổi đến số thẻ thông hành của cửu nhân bang.

Đặc biệt, cha của bị cáo Scott Rush cho hay: khi thấy thằng con trai 20 tuổi của mình có cử chỉ khả nghi, ông đã báo cảnh sát để ngăn chận. Cảnh sát Úc đã không ngăn chận mà còn... chỉ điểm.

Vì thế, đang nổi lên tại Úc cuộc tranh luận: cảnh sát Úc có vâáy máu chín bị cáo tại Bali không? Hay là chín cô cậu này phải chịu hoàn trách nhiệm về việc làm của mình?

Thời sự hôm nay xin viết về diễn biến mới nhất tại tòa án Dampasar và nghĩ lại những giọt nước mắt mà dân Úc đã khóc cho một tử tội khác vào cuối năm ngoái...

Mẻ lưới từ phi trường tới khách sạn

Ngày 17.4.05, bốn cô cậu non choẹt người Úc bị bắt quả tang đeo trước bụng và hai đùi tôång cộng hơn 8 kg bạch phiến. Đó là Martin Stephens, Scott Rush, Micheal Czugaj và cô Renae Lawrence. Tất cả đã ra tới phi trường, chỉ còn chờ lên máy bay về Úc mà thôi. Bị bắt, cả bốn đều ca bài con cá cho rằng mình bị hai kẻ chủ mưu là Andrew Chan và Myuran Sukumaran bắt buộc làm thế vì họ đe doạ sẽ xin tý huyết thân nhân tại Úc.

Nhưng cảnh sát Bali không phải là thầy đội Úc nên không ngây thơ đến độ tin vào lời chạy tội ‘trẻ con’ ấy. Họ nói: bốn bạn trẻ này dễ dàng thoát cuộc bủa vây của trùm ma túy nếu nhanh chóng trình với cơ quan công lực. Sau này, qua nhiều vòng điều tra, người ta biết rằng trong bốn kẻ ngây thơ ‘vô số tội’ trên có người từng vào tù ra khám hay có chơi với thứ ma túy độc hại này. Thí dụ như thoạt đầu dân Úc cứ tưởng Renae Lawrence chỉ là cô gái nhẹ dạ trót dại lần đầu, ham sóng biển Bali nên bị dính chấu. Nhưng thật ra, cô gái 28 tuổi sống gần Newcasttle (NSW) từng đi Bali ít nhất hai lần. Micheal Czugaj 20 tuổi, mới đi Bali chuyến đầu và cho rằng mình yếu bóng viá nên bị Tân Đức Thanh Nguyễn dụ dỗ. Thật ra, Micheal Czugaj từng 14 lần ra tòa ở Brisbane về đủ thứ tội. Thế là chuyến hàng tháng Tư 2005 từ Bali không phải là chuyến đầu tiên hay là chuyến đi duy nhất trong đời của họ.

Sau khi bắt được bốn con lừa đeo bạch phiến trong người, cảnh sát túa lên máy bay lôi cổ hai ông thầy Andrew Chan và Myuran Sukumaran xuống và đi tới khách sạn Melasti hốt luôn 3 người còn lại.

Hai án tử hình và 7 án chung thân

Đúc kết lời khai ‘loạn xa’' của cả 9 bị cáo, cảnh sát Bali cho rằng: chuyến ăn hàng này do hai chủ mưu Andrew Chan 22 tuổi và Myuran Sukumaran 24 tuổi. Cả hai bị tòa án lên án xử tử. Như thế, Úc đang có ít nhất 5 tử tội chờ chết tại Đông nam Á, vì ở Việt Nam đang có 2 công dân Úc là Mai Cong Thanh và Nguyễn Van Chinh đã bị kết án tử hình; và ở Trung quốc có Henry Chin đã bị kết án tử nhưng chẳng được ai để ý tới cái ông Henri này. Đồng thời, hiện nay Úc có hơn 45 công dân bị giam trong nhà tù Đông Nam Á. Tất cả vì tội buôn ma túy.

Trong nhóm Bali cửu nhân này, có một thanh niên gốc Việt: Tân Đức Thanh Nguyễn. Tân Đức bị bắt tại khách sạn Kuta cùng với nhóm người bị coi là chủ chốt, gồm có Andrew Chan, Sukuraman, và Matthew Norman với 300 gram bạch phiến dính trong va-li.

Nếu cô Ranae Lawrence tức giận vì tòa tuyên án nặng hơn thỉnh cầu của công tố thì bị cáo người Việt duy nhất tại Bali dường như đã thở hắt ra nhẹ nhõm khi quan tòa không nói tới chữ ‘Meta’ (xử tử) khi tuyên án.

Tân Đức Thanh Nguyễn bị hai đồng phạm Micheal Czugaj và Scott Rush khai là đã dụ dỗ và chi tiền cho họ đi Bali ‘nếm mùi đời’. Ai cũng tưởng chàng thanh niên Việt Nam đang sống trong ngôi nhà sang trọng ở Wellington Point (QLD) sẽ bị án tử hình. Nhưng không... chàng ta được ‘bản án nhẹ hơn viên đạn’ -- như lời mẹ của Martin Stephens nói sau khi con mình bị án chung thân.

Dù bị án chung thân, người tù có thể được thả ra sau 20 năm hay ngắn hơn (nghĩa là 15 hay 10 năm) nếu có hạnh kiểm tốt và ‘biết điều’ với quan chức tham nhũng. Ông Christopher Parnell 52 tuổi người Úc, từng lãnh án chung thân ở Indonesia vào năm 1985 vì tội buôn 12.5 kg ma túy. Nhờ biết điều nên đã sống sót qua nhà tù và được thả ra. Christopher Parnell đang sống tại Moonee Ponds (Victoria) và viết sách dạy người Úc cách sống trong nhà tù Indonesia. Ông này huyênh hoang nhờ lời cố vấn của mình mà người mẫu Michelle Leslies được quan lớn tha tào.

Chơi lại cái màn ‘Nguyễn Tường Vân’

[right]http://img387.imageshack.us/img387/9561 ... tai0sv.jpg[/right]Năm ngoái, tử tội Nguyễn Tường Vân đã làm cho khá đông người khắp thế giới nhỏ lệ khi anh sắm vai ‘người trộm lành’ bị đóng đinh ở bên tay phải chúa Giê-su. Sau khi bị bắt vì buôn gần 1 kg bạch phiến từ Cambodia vào Úc, chàng thanh niên 22 tuổi bị kết án tử hình tại Singapore. Khi tới gần cửa tử, Nguyễn Tường Vân đã tìn thấy niềm tin tôn giáo. Từ một chàng trai ngang tàng, ngỗ ngược -- như luật sư Lex Lasry diễn tả lúc găëp Nguyễn Tường Vân lần đầu -- tử tội người Việt nhập đạo Công giáo với tên thánh Caleb và chỉ ước mong... về với Chúa.

Sự trở lại của Tường Vân xứng đáng cho chàng được hưởng ân xá. Ở Bali năm nay, người ta cũng chứng kiến ít nhất ba người đã thấy Chúa trong nhà tù. Khi Andew Chan bị tòa Dempasar kêu án tử hình, chàng thanh niên 22 tuổi có địa chỉ tại Enfield, NSW tỉnh bơ.... Điều này làm cho báo chí Úc xem chừng khá bực mình. Sau này, Andrew Chan thanh minh: mình không sợ chết vì vừa tìm thấy niềm tin tôn giáo trong nhà tù. Vậy là giới truyền thống trở qua có cảm tình với người bị quan toà Indonesia coi là ‘kẻ ra tay’ (enforcer) bắt buộc mấy con lừa kia phải chuyển 8.2 kg bạch phiến về Úc.

Hai ‘con chiên’ khác mới ‘trở lại’ tại nhà tù Kerokoban (Bali) là Scott Rush và Matthew Norman. Matthew Norman chỉ lên 19 tuổi mà đã lãnh án chung thân. Họ sẽ được người Úc thương cảm vì tuổi trẻ và lòng đạo đức. Như Nguyễn Tường Vân, chín bạn trẻ mắc cạn ở Bali đều phạm tội và nếu hối cải thì rất xứng đáng được người Úc thương cảm. Tuy nhiên, tình thương của dân Úc có thể gây ‘phản ứng phụ’.

Nhảy múa với Tử thần

Trong đám tang rất linh đình có một không hai của tử tội Nguyễn Tường Vân, có tiếng xì xầm của dân chơi ‘Nếu không thành công thì cũng... thành danh!’ (còn thành nhân hay không thì bất kể).

Vin vào đó, một số chàng trai, cô gái coi trời bằng vung ở Úc xả láng với tội phạm bất kể hậu quả.

Sắp tới hai nhà làm phim Shannon Owen và Kim Beamish sẽ cho trình chiếu cuốn phim gọi là ‘tài liệu’ về cái chết của chàng trai buôn ma túy Nguyễn Tường Vân. Phim ‘Just Punishment’ có thân nhân, luật sư và bạn bè của Nguyễn Tường Vân góp phần và cho đóng một cảnh, trong đó vào đêm trước khi Tường Vân bị treo cổ, Đăng Khoa vào nhà tù Changi thăm anh và đòi người anh hứa ngẩng cao đầu bất kể cái chết. Thế là, sáng hôm sau tử tù người Việt đã nhảy múa ngay trên đường tới gặp tử thần. Quả là ‘Dancing with the Death’, nhảy múa với tử thần. Hứa hẹn phim này sẽ ăn khách không thua gì chương trình Tivi ‘Dancing with the Stars’, khiêu vũ với người nổi tiếng.

Những ngả đường kháng cáo

Trước đây, Úc đã xin tha chết được cho hai công dân bị Việt Nam xử tử. Năm ngoái, dù thủ tướng, chính phủ, quốc hội và hơn 50 ngàn chữ ký của người Úc gởi tới tổng thống Singapore vẫn không xin được mạng sống cho Nguyễn Tường Vân.

Sau khi tòa án Denpasar tuyên đọc 7 bản án chung thân và hai bản án tử hình thì tất cả bị cáo và thân nhân đều tỏ ý kháng cáo dù cho tòa trên tại Indonesia có thể tăng thêm hình phạt. Người đầu tiên có lý do kháng cáo là cô Renae Lawrence vì công tố viên chỉ đòi 20 năm tù ở mà quan tòa lại tăng lên thành chung thân!

Đồng thời, chính phủ Úc cho biết sẽ can thiệp xin tha mạng cho hai công dân Andrew Chan và Myuran Sukumaran. Bộ trưởng tư pháp Philip Ruddock và ngoại trưởng Alexander Downer đã viết thư cho bộ trưởng tư pháp Indonesia, ông Abdul Rahman Saleh. Thủ tướng John Howard sẽ trực tiếp xin tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono ân xá. Có lẽ nổ lực can thiệp cho Andrew Chan và Myuran Sukumaran kéo dài lâu hơn vụ Nguyễn Tường Vân. Người ta sẽ chỉ nói tới hai bản án tử hình này mà nhanh chóng quên 7 cuộc đời xuân trẻ khác trầm luân trong nhà tù Indonesia. Riêng Andrew Chan và Myuran Sukumaran còn được ba lần kháng cáo. Mỗi lần kéo dài có thể nửa năm. Khi tất cả đường kháng cáo bị chận lại, mạng sống của hai tuần tới Úc nằm trong tay của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

Tổng thống Yudhoyono từng ngỏ ý sẽ không ân xá cho bất kỳ ai bị băét vì boọn ma túy. Nhưng sau khi bị bác đơn xin ân xá, có lẽ Andrew Chan và Myuran Sukumaran không ‘đi nhanh’ như Nguyễn Tường Vân. Lý do là từ năm 1945 tới nay, Indonesia chỉ xử bắn 14 tử tội và vẫn còn hơn 60 tử tội khác chờ chết.

Công tử Miệt Dưới coi trời bằng vung

Tuy nhiên, nếu vin vào lập trường ‘cương quyết chống lại án tử hình’ thì lần này nước Úc đứng ở vị thế rât yếu. Úc rất dễ bị người dân Indonesia nói chung và tòa án Bali nói riêng hỏi vặn lại ‘Thế thì bản án tử hình dành cho Amrozi bin Nurhasyim, người điều động đặt bom giết chết 202 du khách, trong đó có 88 thường dân Úc thì sao?’.

Được biết, người Úc đã nhẹ nhõm nếu không phải là mừng ra mặt khi tòa án Bali tuyên án xử tử Anrozi! Hơn nữa, chính cảnh sát Úc đã báo cho Indonesia để bắt chín người này. Bây giờ, họ bị công lý soi xét thì Úc lại nhỏ nước mắt. Người dân Indonesia sẽ khó hiểu những giọt nước mắt này!

Bị báo chí Úc vặn hỏi như thế, nghị sỹ Ellison -- bộ trưởng nộivụ Úc -- nói quanh co ‘Chúng ta can thiệp cho công dân Úc mà thôi. Còn nước khác thì lo cho con dân nước đó’. Trả lời như thế hoá ra Úc chỉ chống lại án tử hình treo lên cổ người Úc mà thôi hay sao! Nếu thế thì hoá ra công tử Miệt Dưới trên trái địa cầu này tự coi mình đứng trên pháp luật tất cả các nước khác rồi đấy!

Cổ Nhuế

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Úc xuất cảng tử hình sang Indonesia

Post by linhgia »

Việt Cộng Tổ Chức Hội Chợ Lớn ở San Francisco Vào Ngày 24-26 Tháng 03/2006.

Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Và Đầu Tư CSVN công bố sẽ tổ chức một hội chợ lớn ngay tại thành trì chống cộng Bắc California. Được biết Hội chợ nầy sẽ gồm 100 gian hàng triển lãm những sản phẩm từ VN , từ nông nghiệp cho tới hải sản.

Trước đây vào năm 1994, CSVN đã đưa loại hội chợ nầy tới San Francisco trong 3 ngày và được sự bảo trợ của một tổ chức mệnh danh là "Vietnam Chamber of Commerce " và cựu Thị Trưởng SF Frank Jordan . Trong 3 ngày hội chợ nầy CSVN đã thất bại nặng nề vì hơn 10.000 đồng bào Bắc Cali và những vùng lân cận tổ chức biểu tình liên tiếp 3 ngày liền.

Một nguồn tin riêng chưa chính thức là Hội chợ Viet Expo 2006 được bảo trợ bởi cựu Thị Trưởng San Francisco Mỹ Đen là ông Willie Brown, Thị Trưởng gần hết nhiệm kỳ của T.P Oakland là ông Jerry Brown và ông Dân Biểu Leland Yee thuộc District 12 San Francisco.

Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại Và Đầu Tư CSVN đã thuê được địa điểm ở San Francisco nhưng chưa dám công bố lên sợ đồng bào mình biểu tình lớn nên địa điểm chỉ công bố cho các công ty và chính khách Hoa Kỳ biết mà thôi.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì lúc CSVN tổ chức cho Trần Đức Lương dẫn phái đoàn thương mại qua San Francisco và thuê khách sạn Park Hyatt ở đường 333 Battery Street San Francisco. Nhưng CSVN lại thông báo một địa điểm khác , còn địa điểm thật chỉ có các công ty và báo chí Mỹ biết thôi , điều nầy làm cho Cộng Đồng Hải Ngoại hoang mang. Một lần khác vào năm 1978 , Nguyễn văn Lũy ở Berkley tổ chức cho phái đoàn CSVN lần đầu tới Hoa Kỳ (Nguyễn Văn Luỹ là người bảo trợ cho Dương Trọng Lâm làm báo Cộng Sản Cái Đình Làng ở SF), nói chuyện ngay trong trường Berkley nhưng CSVN lại tung tin ở chỗ khác. Làm cho khoảng trên 2000 người Biểu Tình đã đi lạc. CSVN rất lươn lẹo chuyện nầy. Nhưng chắc chắn lần nầy Cộng Đồng HN dư sức để biết địa điểm thật của CSVN tổ chức .

Chương trình hội chợ Viet Expo 2006 lần nầy sẽ đi nhiều nơi từ Canada, namely Orlando, New York, and Toronto. Mỗi nơi sẽ tổ chức từ 2-3 ngày. Lần tổ chức Hội Chợ nầy khác với năm 1994 lần nầy, CSVN sẽ đưa qua một phái đoàn thương nghiệp hùng hậu , cùng với Công An và Cán Bộ lên tới con số đáng kể là trên 600 người.Đây là một thách đố lớn nhất nhắm vào Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam , Bắc California nói riêng và Cộng Đồng người Việt Quốc gia tại Hoa Kỳ và Canada nói chung. Chưa có một con số cán bộ CSVN nào lớn lao đưa ra hải ngoại như vậy . Lần nầy có thể nói đây là một cuộc đụng độ lịch sử giữa người VN Quốc Gia và CSVN ngay tại trên đất Hoa Kỳ.

Nhận thấy đây là một việc Khẩn Cấp , Vietland sẽ cố gắng truy tìm địa điểm tổ chức từ các thông tin trong và ngoài nước bằng tất cả mọi phương tiện để kịp thời thông báo đến Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.

Xin Các Báo Chí , Truyền Thông Phổ Biến Gấp Bản Tin Nầy Để Cộng Đồng Chuẩn Bị.

Trân Trọng

Vietland Staffs

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Cóc khổng lồ tràn ngập Australia

Loài cóc khổng lồ da vàng, có độc tố với trọng lượng có thể đạt tới 2 kg/con đang làm đau đầu các khoa học Australia. Với đôi chân dài và to, chúng có thể đi được khoảng 1,8 km chỉ trong một đêm.

Loài cóc khổng lồ có tên khoa học Bufo marinus được nhập vào Australia cách đây 70 năm để chống lại nạn sâu rầy ở cây mía đường hiện sẽ trở thành một vấn nạn đối với hệ động thực vật địa phương do đà tăng trưởng quá nhanh và quá nhiều của chúng.

Loài cóc này có da vàng với trọng lượng có thể đạt tới 2 kg/con và là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ Antilles. Chúng có độc tố, đẻ từ 5.000-10.000 trứng/năm và còn được gọi là cóc trâu.

Theo nhóm nghiên cứu của nhà động vật học Richard Shine thuộc ĐH Sydney, những con cóc đầu tiên được nhập vào Australia để diệt côn trùng phá hoại cây mía đường. Nhưng với những cặp chân to cho phép chúng vươn tới những vùng đất mới rất nhanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy loài cóc trâu đã phát triển trên diện tích hơn 1.000 km2, tấn công các hệ động vật địa phương khiến từ nhiều loài lưỡng cư khác đến loài bò sát và cả loài gặm nhấm bị xoá sổ tại những khu vực có chúng.

Thậm chí, các nhà khoa học còn khẳng định các thế hệ sau của cóc trâu còn có đôi chân dài và to hơn thế hệ trước. Nhờ đó, chúng đã di chuyển trên lộ trình dài 1,8 km chỉ trong một đêm.

Trước sự thay đổi hình thái nhanh chóng của cóc trâu, các nhà khoa học cảnh báo chúng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh những vùng đất mới, sau đó tấn công các sinh vật tại chỗ và việc mất cân bằng hệ sinh thái địa phương chỉ còn là vấn đề thời gian.

Source: DanTri

Post Reply