Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hội nhập văn minh, hành xử man rợ

Hoàng Tiến

Kết quả của hội nghị APEC 2006 đang được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rầm rĩ. Là người Việt Nam ai cũng vui mừng, vì đất nước đã hòa nhập với thế giới, tham gia WTO và sau đó đăng cai hội nghị kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC 14 thành công hoành tráng, chứng tỏ lòng nhiệt thành hội nhập thế giới văn minh, trong đó có sự tôn trọng những giá trị con người.

Mọi người Việt Nam đều ủng hộ sự kiện này. Những người đấu tranh dân chủ cũng ủng hộ WTO và APEC. Vì nó làm lợi cho đất nước, làm lợi cho dân tộc.

Bên ngoài, lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra lịch sự, tốt bụng, cởi mở, hết lòng với bạn bè năm châu bốn biển và giới truyền thông quốc tế sang ta, nhưng bên trong, lấy lý do đảm bảo an ninh APEC, đã hành xử một cách man rợ với đồng bào của mình, cụ thể là những người dân oan khiếu kiện và những người đấu tranh dân chủ.

Hơn một tháng trước khi hội nghị khai mạc, những người dân oan đi khiếu kiện từ các tỉnh khắp đất nước thường tụ tập hàng trăm người ở vườn hoa phố Mai Xuân Thưởng có trụ sở tiếp dân của lãnh đạo Việt Nam, những người này thường nằm đất vườn hoa, vỉa hè đường phố, hoặc khu nhà vệ sinh công cộng sau tượng Lý Tự Trọng bên Hồ Tây, những người này bị xe công an đến hót đi (với đúng nghĩa như hót rác) đưa sang nhà giam Đông Anh bên kia sông Hồng, nhốt ở đấy trong thời gian hội nghị.

Những người đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến, mặc dù đã tỏ rõ thái độ ủng hộ WTO và APEC, khi các phái đoàn và phóng viên nước ngoài đặt chân đến Hà Nội, đều bị công an đến đóng chốt gác ở trước cửa nhà mình suốt thời gian họp hội nghị. Công an đặt một cái bàn, kê một số ghế ngồi canh suốt ngày đêm. Có đến hàng chục người. Công an trên bộ, phối hợp với công an các quận, và công an hộ khẩu của phường, cùng một số dân phòng đeo băng đỏ. Họ ngăn cản không cho người nước ngoài hoặc các phóng viên nước ngoài đến gặp các người hoạt động dân chủ chủ. Có những biển cấm đặt từ đầu phố, đầu ngõ, cùng những rào sắt sơn trắng đỏ. Một biển đề: “Khu vực nguy hiểm. Cấm vào.” (bằng tiếng Anh). Biển khác đề: “Khu vực cấm quay phim chup ảnh.” với hình cái máy ảnh bị gạch chéo.

Người nước ngoài đến thấy các biển đó, đang còn đắn đo, thì bị công an mặc sắc phục và dân phòng ra xua đi.

Như thế các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vi phạm quyền dân sự và chính trị của Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đó là: ngăn cản thông tin ngôn luận. (Điều 19. Công ước Quốc Tế về quyền dân sự và chính trị)

Nghĩa là lãnh đạo Việt Nam sợ sự thật. Sợ những tiếng nói bất đồng chính kiến đến được với người nước ngoài trong giao tiếp trực diện. Không phải phóng viên nước ngoài không biết những mánh khóe này, nhưng họ vốn tôn trọng pháp luật, thấy những chốt gác có biển cấm theo thông luật quốc tế, đành quay lui.

Viên sĩ quan an ninh phụ trách chốt gác dưới chân cầu thang nhà tôi ở đầu hồi dãy nhà A 11 Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, tên là Nguyễn Việt Trung, cấp bậc trung tá. Anh ta được giao toàn quyền xử lý các việc ở đây. Anh ta cấm tôi không được xuống dưới nhà. Không được đi đâu. Anh ta nói là làm theo lệnh của cấp trên. Chỉ có lệnh miệng không có giấy tờ gì cả. Một lối làm việc kỳ quặc của công an Việt Nam, không để lại các chứng cứ, lo ngại đương sự tố cáo.

Nghĩa là anh ta đã nhốt giam tôi ngay ở tại nhà tôi, bất chấp phản đối.

Con dâu tôi lên thăm, để đưa chồng nó đi châm cứu chữa bệnh, không cho lên.

Con trai tôi đi tập thể dục và ăn sáng, không cho đi.

Bạn bè của tôi đến thăm bị ngăn chặn đã đành, bạn bè của các con tôi cũng bị ngăn chặn.
Như thế, công an đã vi phạm ngang nhiên về dân quyền và nhân quyền, bất chấp Hiến pháp và luật pháp, trước thanh thiên bạch nhật, không kiêng nể gì ai.

Thưa ông Nguyễn Minh Triết (chủ tịch nước) và ông Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng), nếu các ông ở trường hợp bị cư xử như tôi, thì các ông nghĩ sao? Khổng Tử dạy: “Kỷ sở bất dục. vật thi ư nhân.” (Cái mình không muốn, chớ làm cho người). Tôi là công dân không vi phạm pháp luât, không có bản án của tòa án nào tuyên phạt, cớ sao tôi bị cầm tù? Chẳng những thế cả nhà tôi bị tù lây, bị giám sát suốt thời gian hội nghị APEC?

Ở một đất nước không có tự do, con người không được tôn trọng, nhà nước coi dân như chó lợn muốn làm thế nào thì làm, thường gây ra trong tâm lý con người một phản cảm, chỉ muốn bỏ đất nước ấy mà đi cho rồi. Con người ta sống đâu phải chỉ bằng bánh mì, nói như phương Tây. Còn nói như người Việt Nam, đâu chỉ có cái ăn nhét vào miệng. Có phải đúng thế không, thưa các ông?

Tôi mới thấy cái lý do tại sao nhiều người Việt Nam đã bỏ nước ra đi. Hai cuộc kháng chiến kéo dài chết chóc thiếu thốn như vậy, có ai bỏ nước đi đâu!

Hòa bình lập lại rồi, thống nhất đất nước rồi, mà sao người ta lũ lượt rủ nhau trốn tránh ra đi. Lênh đênh trên biển cả mịt mù bằng những chiếc thuyền thô sơ một phần sống chín phần chết, mà người ta cứ đi, không muốn ở lại cái đất nước có mồ mả tổ tiên, nơi chôn nhau cắt rốn khi mới lọt lòng, tức quê hương thân yêu máu thịt của mình. Tại sao phải bỏ mà đi ???

Có hai cuộc di tản lớn của người Việt Nam trong lịch sử hiện đại. Đó là năm 1954, đất nước phân chia thành hai nửa, hai chế độ. Đồng bào miền Bắc đã bỏ cửa bỏ nhà di cư hàng triệu người vào miền Nam. Lần thứ hai sau 1975, đất nước thống nhất một dải, thì gần hai triệu người Việt Nam đã di tản ra nước ngoài, góp phần tạo một từ ngữ mới trong ngôn ngữ nhân loại: nạn thuyền nhân (boat people) rất đáng hổ thẹn cho Việt Nam.

Các ông lãnh đạo nghĩ sao về những chuyện này?

Bây giờ nước ta đã hội nhập kinh tế toàn cầu (WTO), mở hội nghị APEC, những tưởng đã có tiến bộ, hóa ra vẫn cư xử với đồng bào mình – những người khác chính kiến, lên tiếng về dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa, bất bạo động – tàn bạo như xưa. Có thể nói các ông đã làm cái việc bên ngoài thì hội nhập với thế giới văn minh, nhưng bên trong thì hành xử man rợ với đồng bào mình.

Nếu các ông chủ trương như thế, thì các ông là những tên đại bịp siêu đẳng. Còn nếu các ông không chủ trương như thế, chỉ vì muốn đảm bảo an ninh APEC, mà cấp dưới đã làm quá đi vi phạm dân quyền và nhân quyền, tự bôi một mảng đen ngòm lên khuôn mặt sáng láng của thành công APEC, thì phải trừng phạt những ai đã lạm dụng quyền hành cầm tù những người dân vô tội trong thời gian hội nghị.

Ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, được giới thạo tin bình luận là những người cấp tiến trong công cuộc đổi mới đất nước. Nhiều người hy vọng ở hai ông. Nhưng thật không xuôi chèo mát mái khi chính trong hàng ngũ cao cấp còn những thế lực bảo thủ, giáo điều, làm trì hoãn công cuộc đổi mới. Nạn tham nhũng kết thành bè mảng lộng hành khắp bộ máy công quyền. Sự lo sợ mất quyền lợi cá nhân khi có những thay đổi lớn. Còn không ít khó khăn .... và khó khăn...

Nhưng việc đi lên của đất nước, hội nhập với thế giới văn minh, là điều khẳng định, không thể đảo ngược.

Cuộc sống dân chủ sẽ được thực hiện ở đất nước Việt Nam. Người Việt Nam sẽ được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tự do lập hội đoàn, đa nguyên đa đảng như các nước văn minh tiến bộ trên thế giới.

Không một thế lực bảo thủ bạo tàn nào có thể ngăn chặn được các quyền của Thượng đế đã ban cho loài người.

Anh em đấu tranh dân chủ ở Việt Nam có niềm tin xác tín rằng công cuộc dân chủ hóa đất nước nhất định thành công.

Xin được nhắc với các vị lãnh đạo một câu châm ngôn của dân tộc Việt Nam đã được ghi lại bằng ca dao nhằm nhắc nhở các nhà cầm quyền:

Yêu dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái ngập mồ thối xương.

Và câu thành ngữ: “Quan nhất thời, dân vạn đại”, các vị ạ.


Đất thiêng Thăng Long, ngày 22 tháng 11 năm 2006

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

“Hiện tượng” nhật ký Ðặng Thùy Trâm
2006.11.26
Tam Nguyên & Nguyễn An, RFA

Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm mới đây đã trở thành một hiện tượng văn học được dư luận quan tâm. Điều đáng chú ý là, đây không phải là một tác phẩm văn học hay, theo ý kiến chung của giới văn nghệ sĩ, mặc dù nó được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành. Trong tạp chí hôm nay, biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ trao đổi với nhà văn Tam Nguyên ở trong nước về hiện tượng văn học này.

Tải xuống để nghe

Nguyễn An: Kính chào nhà văn Tam Nguyên. Đã bao giờ ông thấy ở Việt Nam có hiện tượng đánh giá không công bằng một cuốn sách?

Image
Hình bìa cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Tam Nguyên: Văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa vẫn mắc một cái tật vinh danh những tác phẩm mà chất văn học đích thực non yếu nhưng nội dung lại nặng tính chính trị. Ví như: "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm". Trong tiểu thuyết người ta cũng dùng dạng nhật ký ở một số văn cảnh nếu thấy cần thiết.

Nhưng bản thân dạng này không được xếp vào một trong các thể loạivăn học như tiểu thuyết, truyện ngắn… Bởi là nhật ký tức ghi lại các việc xảy ra hàng ngày, nên không cho phép người viết hư cấu và không thể miêu tả tâm lý các nhân vật khác mà người viết đề cập đến. Nhất là người viết không có đất để khái quát những vấn đề xã hội.

"Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" được đích thân nhà xuất bản hội nhà văn xuất bản, có vẻ người ta coi nó là một tác phẩm văn học đích thực và như vậy là cố ý đề cao nó. Nếu chỉ thấy một cái tên tác giả in ở bìa thì có lẽ chẳng có sự đón đọc mặn mà như đã thấy.

Nguyễn An: Vậy sự mặn mà ấy được nảy sinh từ đâu?

Tam Nguyên: Bởi Đặng Thuỳ Trâm chỉ là một nữ bác sĩ và trước đó chưa ai thấy tên chị xuất hiện như một bút danh văn học. Và sự thật nó đã được thổi lên nhờ gắn với hai sự kiện. Một là: bác sĩ Trâm phơi phới tuổi xuân cùng với đội ngũ đồng nghiệp "hân hoan" đón nhận sự phân công của tổ chức lên đường vượt cả ngàn cây số vào miền Nam đánh Mỹ, không may bị thiệt phận do bom đạn.

Hai là: (đây mới là lý do chính) Tập nhật ký viết tay do một người lính Mỹ cất giữ đã ngoài 3 chục năm. Anh xuất hiện trên TV với vẻ mặt ân hận và những câu trả lời đượm buồn. Anh còn tới ban thờ bác sĩ Trâm thắp nhang kèm với vẻ mặt đau khổ.

Người Việt Nam không thể tự đặt câu hỏi: Tập nhật ký rất có thể ẩn chứa những điều bất thường, những chuyện lạ, thậm chí những bí ẩn của một cuộc đời, một cuộc chiến? Người lính Mỹ giả dụ biết đọc chữ Việt, cũng không thể đọc nó ở hoàn cảnh tàn phá và chết chóc ngổn ngang.

Như thế anh mang theo có lẽ chỉ do một sự ngẫu nhiên. Các báo, truyền hình từ trung ương đến địa phương không ngớt quảng bá và tuyên truyền cho quyển sách như thể các sự kiện nội hàm trong quyển sách đã khiến người lính Mỹ phải kính phục người viết ra nó.

Nguyễn An: Ông có thể nói gì về mục đích của giới truyền thông trong đợt quảng bá ấy?

Tam Nguyên: Vâng, cái mục đích của họ theo tôi nghĩ là hơi kỳ cục. Thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay thực sự đang mải mê kiếm tiền mà không thích nghe nào là "lý tưởng cao quý" nào là "sự hy sinh xương máu" mà thế hệ cha anh họ đã từng ngộ nhận hoặc phải chấp nhận bởi nhiều lý do khác nhau.

Các vị lãnh đạo Đảng cũng như Đoàn cảm thấy hiện trạng ấy nói lên tinh thần cách mạng của thanh niên đã và đang xuống cấp - hiển nhiên nó đi ngược lại đòi hỏi của các vị, nên cố công vinh danh cuốn sách, hy vọng có thể lên dây cót cho phẩm cấp, lập trường tư tưởng của thanh niên.

Và như đã thấy, hầu hết độc giả đọc sách ấy chỉ để thoả mãn những tò mò, tương tự như dân Mỹ đọc Mylife để biết trong đời tổng thống, ông còn làm những gì nữa mà trong kỳ hành chức ông chưa tiện hoặc chưa thể nói ra. Để rồi gấp sách lại, người ta chỉ thấy thương cho một thiếu nữ bị bỏ mình cho những tham vọng tồn tại bên ngoài tâm thức của cô, điều cô không hề mơ ước.

Và những người cùng thời với cô đều có chung một nhận định: Thời ấy khó ai né được "dòng thác cách mạng", nên sự thiệt phận của cô cũng là nỗi chung của cả miền Bắc Việt Nam.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

29 Tháng 11 2006 - Cập nhật 11h47 GMT
(BBC)

Hà Nội có còn là Hà Nội?
Phan Huy Vũ
Hà Nội

Tôi có đọc cuộc tranh luận trên blog, xoay quanh chuyện cô bé với nickname Bé Crys chê Hà Nội và thế là mở màn cho một cuộc tranh cãi nảy lửa trên mạng.

Image
Nhiều người hỏi Hà Nội bây giờ có còn là Hà Nội không?

Đây là một câu hỏi thú vị. Với tôi, một người Hà Nội thế hệ thứ 5 (đời cụ đã sinh sống ở Hà Nội) và chuẩn bị không còn là thanh niên nữa, tôi có biết bao điều trăn trở với Hà Nội ngày hôm nay.

Giọng Hà Nội

Giọng Hà Nội không chuẩn, và chưa bao giờ chuẩn cả. Nói “con châu” thay vì nói “con trâu” (hồi bé khi đi học, các cháu được học phát âm “chờ nặng” khác “chờ nhẹ”, nhưng về nhà trong cuộc sống thì lại nói sai cũng không sao – có lẽ vì thế cũng sinh tính giả dối của người Hà Nội chăng?).

Người HN nói “cây che” chứ uốn lưỡi “cây t’re” là không phải người Hà Nội rồi (Vụ này nhiều lắm: “xung xướng” chứ không “sung sướng” chẳng hạn).

Nhưng rõ ràng, giọng Hà Nội dễ nghe với tất cả các vùng miền trong cả nước, đó là điều khó phản đối.

Món ăn

Thôi thì tự tạm coi mình là người Hà Nội “gốc”, mà tôi vẫn thấy khó khi lục lọi tìm xem có món ăn nào thực là của Hà Nội.

Phở - là của người Hà Nam mang lên từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. À, hình như có món bánh cuốn Thanh Trì, bún thang nữa thì phải… nói chung là cũng khó.

Có thể nói, việc di dân hay “tăng dân số cơ học” thì thời nào cũng có. Người Hà Nội gốc Hàng Bạc vài trăm năm có nguồn gốc từ Hưng Yên lên chốn kinh kỳ làm nghề bạc.

Các nghề nhuộm lụa đào (phố Hàng Đào), nhuộm vải thâm (Hàng Bông) cũng thế, đâu có phải là người Hà Nội sinh ra và lớn lên ở đó bao thế hệ hàng nghìn năm được.

Tất cả những cái đó tổng hợp lại với nhau thành nét văn hoá Hà Nội mà nếu nghiên cứu hẳn có nhiều thú vị.

Hà Nội bị xâm lược bởi nhiều làn sóng “nhập cư”, mà cơn sóng thần mạnh nhất là năm 1954.

Ông tôi, một người Hà Nội không kịp “đi Nam” năm đó đã nhiều lần “than” lên vì thái độ - không biết có nên gọi là “vô văn hoá” hay không - của những người “Hà Nội mới” tứ xứ về “tiếp quản” Thủ Đô năm đó.

Một ông cán bộ công an Tiểu khu (thời đó người ta gọi Phường như thế) đã bị ông cụ cho một cái tát vì tội vào nhà, dám mở lồng bàn ra kiểm tra xem gia đình ăn gì, có ăn món sơn hào hải vị của bọn tư sản không. Chính vì cái tát đó mà ông tôi đến khổ trong gần chục năm bị hành hạ.

Những năm bao cấp, ở Hà Nội còn khổ hơn ở nông thôn. Ở nông thôn còn có gạo mà ăn, ở Hà Nội thì trông chờ vào kỹ năng xếp hàng ở cửa hàng gạo.

Nhà nào có người làm trong ngành lương thực thực phẩm thì trở thành “đẳng cấp” cao trong xã hội.

Nhập cư

Hầu hết những người Hà Nội gốc từ thời trước không được tham gia vào những ngành nghề quan trọng như thế, và những người “Hà Nội mới” nói còn chưa phân biệt được “l” và “n” làm mưa làm gió. Nhưng đây cũng là thời kỳ làn sóng “nhập cư” vào Hà Nội không mạnh, vì về Hà Nội cũng không sung sướng gì.

Thời mở cửa là thời kỳ làn sóng “nhập cư” từ các tỉnh về Hà Nội mạnh nhất. Nhà ở hệ thống phố Chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào đắt xắt ra miếng - ấy thế mà dân Lạng Sơn về mua gần hết rồi đấy.

Nếu như bạn nhìn thấy một nhóm các cô, mặc bộ đồ thể thao Trung Quốc, đi đôi giày “hàm ếch” thể thao (từ dân dã gọi là “xục thể thao”) cũng của Trung Quốc ngồi túm năm tụm ba, lê la đôi mách ở hè phố gần chợ Đồng Xuân thì đích thị là người Hà Nội mới gốc Lạng Sơn rồi.

Vậy thì những người “Hà Nội gốc” như tôi nghĩ gì đây? Buồn chăng? Buồn thì buồn lâu rồi.

Tôi chán thành phố của tôi. Đi ra đường, tôi mệt mỏi vì nam phụ lão ấu đi xe máy sai luật giao thông, nhất là thanh niên. Đèn đỏ, bạn đỗ đúng làn đường thì có những “người Hà Nội” chen bằng được lên phía trước, cố gắng đứng hàng đầu để rồi, rẽ phải khi mình đứng bên trái và cố ép bằng được cả hàng xe cộ về phía kia.

Thật kỳ lạ, người Hà Nội đâu có bon chen như thế? Nhưng cũng chính vấn đề giao thông này, mà tôi bị “chửi” khi đỗ xe chờ đèn đỏ chuyển xanh ở Sài Gòn, khi mà người Sài Gòn vượt đèn đỏ “vô tư” (gây cản trở giao thông bình thường của họ).

Image
Những sự lộn xộn, bất tuân luật lệ thì đâu phải chỉ có ở Hà Nội

Thành phố Sài Gòn ngột ngạt, bụi bặm, món ăn không hợp khẩu vị, đắt đỏ… không làm tôi khó chịu hay ghét nó. Thậm chí tôi nghe “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…” tôi thấy yêu thành phố trẻ trung và sôi động đó. Không phải là người Sài Gòn rất dễ gần sao? Không phải là thành phố đang đi đầu trong làm ăn kinh tế sao?

Nếu bạn đến Hải Phòng – xin lỗi các bạn Hải Phòng, hẳn sẽ thấy rất khó chịu khi đi ô tô nhấn còi mỏi tay mà người Hải Phòng chẳng chịu nhường đường – đi chậm không ra chậm, nhanh chẳng ra nhanh ở giữa đường, như một câu hát vui nhại bài “Thành phố hoa phượng đỏ”: “Hải Phòng đó, hiên ngang chẳng biết nhường đường…”.

Nhưng mặt khác, dân Hải Phòng ăn to nói nhớn, đi sóng về gió, hiên ngang lắm, tôi biết thế. Chính vì lẽ đó, nếu như bạn có được một cái “tâm”, ắt không thấy khó chịu mà thấy cần có một tư tưởng “gạn đục khơi trong” để tự sửa mình, làm cho mình thanh lịch lên.

Do đó, tôi vẫn yêu thành phố của tôi, từ những ký ức thời bao cấp khốn khó nhưng thanh bình, đi ra đường không có gì phải sợ.

Đâu cứ gì Hà Nội

Nay nếu bạn có con đi học thì có biết bao cạm bẫy đang rình nó, nghiện ngập, bạo lực, dâm ô truỵ lạc… đủ cả ngoài xã hội; mà đâu cứ gì Hà Nội, toàn đất nước ta hiện nay đâu chả nhan nhản những cạm bẫy đó.

Nếu bạn sang Trung Quốc bạn không thể tìm thấy “bọn nghiện”, vì Nhà nước họ nghiêm túc hơn chúng ta nhiều.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy cần phải hô hào mình là “người Hà Nội” đây. Người Hà Nội không bon chen. Nếu như có “nịnh trên đạp dưới”, có bè phái, địa phương cục bộ thì hẳn có nguồn gốc từ những người “Hà Nội mới” từ sau năm 1954. Nếu nói như vậy, thì những người “Sài Gòn mới” sau năm 1975 cũng thế.

Nếu phân biệt, thì với những “người Hà Nội”, những người đó không còn là người Bắc nữa rồi.

Câu trả lời cho vấn đề của chúng ta hiện nay là gì? Đó là cái chưa đẹp – “người Việt Nam xấu xí” đang là phổ biến, dù ở bất cứ đâu trên đất nước này.

Phải chăng đó là kết quả của mấy chục năm xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa”?

Không phải là Hà Nội đẹp hay không đẹp, Sài Gòn dễ chịu hay khó chịu, mà chúng ta hãy gạn đục khơi trong, cùng nhau xây dựng một hình ảnh “người Việt Nam lịch lãm” thì hơn.

...................................................

Minh, Boston
Theo tổ chức William Mercer chuyên định giá chất lượng cuộc sống tại các thành phố khắp thế giới thì nhìn chung chất lượng sống (quality of life) tại Sài gòn sắp trên nhiều nơi như thành phố St. Pertersburg và Moscow của Nga, Damascus của Syria, Tehran của Iran, và trên Hà nội 16 hạng!

Tranh cãi vô ích, người Hà nội có muốn chạy theo dân Sài gòn thì phải cố gắng để được "lên điểm" trong mắt người nước ngoài, chứ dùng cách "cả vú lấp miệng em" như trong bao nhiêu năm qua sẽ không có kết quả tốt, ngược lại càng gây phản cảm cho dân trong, ngoài nước.

Đi nhiều quốc gia, tôi tiếc là do quản lý kém, Sàigòn đã không là một siêu thành phố, là Trung tâm Tài chính Thương mại vùng Đông Nam Á. Tưởng tượng sân bay TSN dời đi Long thành, rồi gọi Nhật qua xây cả khu này thành một thành phố siêu hiện đại, với những cây cầu hàng trăm mét cách mặt đất nối các buildings lại với nhau, rồi gom các thị trường chứng khoán trong vùng như Hồng kông, Trung quốc, Singapore, Úc, Nhật bản lại làm một, tạo thành phố này như một Eastern Wall Street (Phố Đông Wall Street) thì sẽ vinh quang, tốt đẹp biết bao!

Phan Minh, Đức
Về giọng nói người Việt, giọng ba miền là của ông cha tổ tiên truyền lại. Chữ quốc ngữ bây giờ là của Tây phương để lại, chưa có được 200 năm. Là người VN cần phải hiểu rõ ai nói đúng ai sai.

Mai Trang, Hà Nội
Theo tôi nếu nói về chủ đề này thì mãi cũng không bao giờ hết. Chúng ta phải chấp nhận di dân di cư. Ví như các quan tham, những người làm ăn phát đạt, sau các phi vụ “làm ăn” thì tiền của như nước, thế nào họ cũng tìm cách “ngoi” lên Hà Nội.

Chỉ riêng tôi đã chứng kiến bao nhiêu người lên HN bằng con đường như thế (bạn bè và những người xung quanh). Đầu tiên là mua đất mua nhà, sau chuyển vợ con lên HN để học, rồi cuối cùng là quan. Một số quan có vị trí cao thì lợi dụng chức vụ của mình để chuyển một bộ phận những người trong họ lên tạo thành tập đoàn. Như vậy những người này nghiễm nhiên trở thành người HN (các địa phương khác cũng tương tự như vậy mà thôi).

Bây giờ nếu xã hội VN có tính minh bạch cao, người ta thực sự chống tham nhũng thì chỉ cần thống kê bao nhiêu quan huyện, quan tỉnh các cỡ đều có nhà và đất ở HN là biết mức độ tham nhũng nó khủng khiếp như thế nào. Nhưng điều này lại ảnh hưởng đến độ “trong sáng” của đảng nên chắc chẳng bao giờ đảng ta cho làm thế.

Trên VTV và HTV, người xem truyền hình thường xuyên phải nghe người sống ở “Hà Nội” nói ngọng không thể chấp nhận được trong một số cuộc phỏng vấn người dân: “hôm Lay”, “ngày Lày”, “đất lước”… Điều đáng trách ở đây là tại sao họ không phát động các chiến dịch chống nói ngọng cho người “Hà Nội”?

Tuy nhiên, theo quy ước phát âm của người bắc nói chung thì các âm ‘tr’, ‘s’, ‘r’ không phải phát nặng như người miền trung và miền nam, miễn viết đúng là được. Tôi đã nghe rất nhiều chương trình trên Radio nói về chủ đề này (tuy khi dạy thì vẫn nhấn mạnh đúng). Đây âu cũng là quy ước đặc thù của người Bắc mà thôi, bất cứ nước nào cũng có tình trạng khác nhau giữa các vùng miền như vậy.

Một sự thật nữa của người “Hà Nội” là phong cách phục vụ khách hàng rất kém và không tôn trọng khách.

Khi mua bán thuận lợi thì không sao, nều việc mua bán không thành thì rất dễ bị trì triết, dè bửu… biểu hiện ra cả nét mặt và lời nói.

Có thời người ta rất ngại mua hàng vào buổi sáng vì rất dễ gặp rắc rối. Khách quan mà nói thì người “Hà Nội” hơi ích kỷ, khó nhờ cậy. Đây là kết quả của sự bon chen, sẵn sàng đạp lên nhau mà sống của cả xã hội Việt Nam. Nó chứng minh rằng xã hội VN không được lành mạnh như người ta vẫn rêu rao, bởi con người bất chấp đạo lý, “mạnh thằng nào thằng ấy chạy”.

Xã hội không có môi trường cạnh tranh bình đẳng. Các quan chức đi lên bằng con đường ngầm, bằng cửa sau như một tổ chức Mafia khổng lồ, thực tế này nó kéo cả xã hội xuống cấp theo.

Người ta vẫn cố tạo ra các “vùng cấm’ để không ai dám chạm đến những đặc quyền đặc lợi đó, mọi cái cứ giả dối, giả tạo một cách trơ trẽn.

Như vậy thì các mâu thuẫn, sự kìm nén cứ tích tụ dần và hình như chỉ chờ một dịp nào đó sẽ bùng phát thành vấn đề lớn.

Chúng ta đòi hỏi xã hội phải có tính minh bạch, tự do báo chí hay dân chủ đa nguyên cũng là vì trách nhiệm với đất nước. Mọi mâu thuẫn, mọi sự thật phải được báo chí, người dân đưa ra mổ xẻ.

Chỉ như vậy mới đảm bảo rằng sẽ không xảy ra những xung đột lớn dẫn đến làm rối loạn đất nước, để rồi những kẻ xấu lợi dụng “đục nước béo cò”.

Từ Huy
Tất cả lời bình phẩm về giọng Hà Nội , không thể nói bao gồm trong vài dòng được, nó phải tùy theo từng thời gian, từng thế hệ tuổi tác, từng tâm trạng của người viết ở trong hòan cảnh đau thương nào đã xảy ra cho mình trên quê hương đầy tang tích ấy.

Tôi người gốc Hà Nội, lớn lên và sống ở Hà Nội 20 năm, sống tại Saigon 20 năm và nay hơn 30 năm tại hải ngọai, tôi đả có dịp về thăm Hà Nội ba lần, xin đưa ra nhận xét.

Về giọng nói Hà Nội : Giọng nói và danh từ dùng của người Hà Nội ngày nay nhất định có biến đổi khác xưa. Chúng ta có thể chia ra như sau :

Giọng Hà nội thanh nhã cổ kính nguyên thủy thì người ta chỉ còn tìm thấy ở những bậc 80 tuổi còn sống ở Hà Nội, hay ở Paris (vì đi ra khỏi Hà Nội trước năm 1954) , cách phát âm nhẹ nhàng , từ tốn, đượm vẻ dịu dàng thanh tao, người ta hãy còn dùng những danh từ cũ “cái xe bình bịch” hay “đội xếp” v..v..

Giọng nói của người Hà Nội rời khỏi Hà Nội năm 1954, đã di cư vào Nam , một số còn sống ở miền Nam , một số sống ở hải ngọai, phát âm hãy còn nhẹ nhàng nhưng đã pha trộn những danh từ tiếng Nam , như “ đi vào” thì là “vô” , đôi khi nói uốn lưỡi...

-Giọng nói của người Hà Nội sinh sau năm 1954 và lớn lên trong XHCN, và cũng có thể là giọng Hà Nội ngày nay. Cách phát âm đã khác đi, tiếng nói lanh lảnh, lối phát âm hay giọng nói có vẻ pha trộn lối phát âm cũa người Thanh Nghệ Tĩnh.Việc này tôi đã hỏi nguyên do với bà chị (75 tuổi) giáo học về hưu thì Chị đồng ý là khó kiếm người nói giọng Hà Nội xưa. Chị cho biết là sau ngày tiếp thu 1955, các lớp tiểu trung học Hà Nội đã có (bị cài) một số giáo viên từ miền Thanh Nghệ Tĩnh ra. Do đó qua thời gian nên các em (sinh sau năm 1954) lớn lên có một lối phát âm (lai Thanh Nghệ Tịnh) như bây giờ, mà ta vẫn nghe thấy từ các cô xướng ngôn viên phát thanh, truyển hình.

Về lời nói khi đối thọai : Người Bắc vẫn có tinh thần phân chia đẳng cấp, nên trong nhà Cha Mẹ vẩn gọi con cái bằng “thằng “ hay “con” (lối gọi này hiếm thấy trong miền Nam). Do đó, mà người Bắc khi vào Nam cho là trẻ em trong Nam lễ phép hơn ngòai Bắc.

Vì chịu nhiều ảnh hưởng Pháp thời xưa, nên bạn bè quen thân nhau thường hay “Tutoyer”, nghĩa là dùng những danh tử bờm xơm, xưng hô thì gọi là “đằng ấy” hay “ tớ”, hay “Mày, Tao”. Lối xưng hô trong những buổi mạn đàm tâm giao thì đuợc, nhưng vào trường hợp giao tế thì không nên. Nhưng lối xưng hô kể trên đôi khi có tính cách khoe khoang và trình diễn, người ta dùng để chứng tỏ với người thứ ba hay thứ tư đang hiện diện là hai chúng tôi đang đối thọai đây là bạn thân (đến cái cỡ máy tao chi tớ đựợc) hay là tôi quen biết người này đây.

Qua một thời gian dài trong XHCN, người ta phải đi họp hàng ngày, nên lối đối thọai cũng khác đi. Lối thưa gửi kính trọng cha mẹ, bậc già cả bề trên của Hà Nội ngày xưa đã mất đi và thay bằng lối nói phát biểu đầy lý luận (cãi lại).

Trên đây là nhận xét qua thời gian mà cá nhân tôi ghi nhận. Còn lối phát âm hay lối đối thọai đã thay đổi theo hòan cảnh và thời gian, ta nhận xét “hay dở” là thì tùy theo người ghi nhận.

Kết luận: Năm nay, tôi có người anh ruột mới về thăm VN, anh cho biết: “trong nước cũng thay đổi nhiểu rồi. Năm 1997, chúng ta đi chơi mua sắm tại phố Tràng Tiền, các cô bán hàng mặt lạnh như tiền, tác phong giống như dân bán hàng mậu dịch quốc doanh, ngày nay theo quy chế thị trường các cô bán hàng đã được huấn luyện , nói chào bán khéo léo vô cùng”. Mong rằng những giọng nói lích thiệp khéo léo đó sẽ đi vào lối xưng hô trong gia đình Hà Nội ngày nay.

Vivian
Đề tài mà BBC nêu ra khá thú vị. Nó đi vào ngay vấn đề bản sắc, có thể là mất đi rồi, và những cuồng nộ và hậm hực để bảo vệ cái mà một số người cho là bản sắc đó.

Nhắc lại vụ blog của Bé Crys, ta thấy có 2 vấn đề: Một là việc "thực tập" nêu quan điểm cá nhân và chịu trách nhiệm với những quan điểm mình có. Cô bé Crys làm điểu này rất đáng khuyến khích. Trong một thế hệ mà sự giáo dục "đẻ ra" những khuôn mẫu sẵn có, những bài văn mẫu, những đề toán mẫu, thì đây có thể gọi là một hiện tượng mới. Ta không nên xét cái gọi là "động cơ cá nhân" của cô bé khi viết ra những dòng nhận xét Hà Nội như thế, nhưng trái lại, tôi nghĩ, ta nên nhìn khía cạnh cô ta dám nói những gì mình nghĩ.

Có bao nhiêu người lớn, dù đang ở Sài gòn hay Hà Nội, dám nói những gì mình nghĩ và chịu trách nhiệm với nó khi mọi điều trái tai gai mắt diễn ra hằng ngày.

Hai là việc cô bé "miêu tả" những gì cô ta cảm giác trong thời gian ở Hà Nội. Nó vẫn diễn ra đấy thôi. Còn nó có phải là bản sắc của "Người Hà Nội xấu xí" hay không thì số lượng ủng hộ và phản đối ý tưởng của cô bé đã nói lên rồi. Nhưng nếu ta nhìn kỹ hơn qua các thông tin phản hồi từ người đọc, một điều đáng giật mình hơn, mỗi cá nhân cũng không hình dung được một hệ thống các giá trị hay bản sắc của những "người Hà Nội" ngày nay.

Khi đang lúng túng tìm kiếm những điều ấy, ta có thể thấy được 2 câu trả lời: Hoặc là ta (tức những người có quan tâm đến các định nghĩa "Người Hà Nội" không đủ khả năng thống nhất được các bản sắc đó; hoặc là Hà Nội và những bản sắc ấy cũng không có (có thể đối với một số người là không còn).

Hải Phòng
Thưa ông Phan Huy Vũ, có phải theo ông, một người dân Hà Nội gốc, thì tất cả những thói hư tật xấu là do dân nhập cư mang đến, chứ dân Tràng An là nổi tiếng lịch sự xưa nay.

Còn theo tôi thì "Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên". Không có cái lý do gì mà toàn bộ người sống tại một vị trí địa lý nào đó mà trở nên thánh thiện hơn được. Thế ông có bao giờ nghe người Sài Gòn phàn nàn rằng những cái xấu xa đang diễn ra là do dân nhập cư mang đến Sài Gòn chưa. Sao dân Hà Nội gốc hay đổ thừa quá vậy?

LH, TP. HCM
Ấy, các bác tranh luận nhau làm gì. Em ra Hà Nội nghe thơ lục bát thế này: "Ở nhà nà Lụ, nà La/ Đến ga Hàng Cỏ em nà Nan Hương". Hà Nội bây giờ có bao nhiêu Nan Hương? Biết chết liền.

Nhưng dù gì đi nữa, Hà Nội vẫn là thủ đô. Người sống ở Hà Nội, vì những lý do này khác, đành bỏ Hà Nội ra đi là coi như "bị đi, phải đi". Người ở địa phương nào đó, nếu tài giỏi mới được về Hà Nội sống và làm việc chứ. Con cháu họ lớn lên, nếu đủ tài bám được Hà Nội thì tốt. Nếu không, lại phải cuốn gói ra đi thôi.

Năm bảy đời sau, trời thương, cho thành đạt, có người làm lãnh tụ thì lại về làm dân Hà Nội. Vật đổi sao dời mà.

Giấu tên
Này, Phan Huy Vũ, anh có cái gì đẹp hơn người dân ở nước này anh kể ra đi xem nào, để xem anh hơn người Việt Nam xấu xí ở chỗ nào? Anh viết thì nghe "gạn đục khơi trong", nghe hay đấy, nhưng anh đã gạn được cái gì, khơi được cái gì, mà cũng lên tiếng, thế nào là Hà Nội gốc, thế nào là Hà Nội nhập cư, gạn Hà Nội nhập cư, khơi Hà Nội gốc.

Lưu, Biên Hòa
Thế theo ông Trần Phong-Hà Nội- thì không cần phân biệt phát âm giữa tr và ch; s và x hay sao?không sợ trẻ con nó nghe sao viết vậy à? Giọng Hà Nội thì cũng đủ kiểu, cũng có người Hà Nội phát âm sai bét be, cho nên phải lấy giọng HN chuẩn làm phát âm chuẩn, như vậy địa phương khác có giọng chuẩn cũng có thể lấy làm chuẩn được, cứ gì là Hà Nội?

Vậy nên bàn xem thế nào là giọng chuẩn thì tốt hơn, Hà Nội phát âm cứ theo cái kiểu không có sự phân biệt tr và ch thì có gì mà tự hào?

Trần Phong, Hà Nội
Ông Phan Huy Vũ này nói sai rồi. Việc phân biệt trong cách viết "ch" và "tr" hay "s" và "x" ... là do người phương Tây đặt ra, căn cứ theo cách phát âm của cả ba miền. Việt Nam ta đã lấy cách phát âm ở Hà Nội làm chuẩn nghĩa là giọng ở các địa phương khác không chuẩn.

Mà thực tế cái nôi của người Việt là ở Bắc bộ, trung tâm là Hà Nội. Cách phát âm của miền Trung và miền Nam có lẽ bị lai cách phát âm của người Chăm và người Khơ me nên không được chuẩn.

Trung, Canada
Nói thực là đang cần có một cuộc cách mạng làm trong sạch con người Việt Nam. Kể từ tháng 4 năm 1975 công cuộc giáo dục ở trên toàn thể đất nước ta nhằm đào tạo những con người mới XHCN dựa trên nền tảng lý thuyết Mác-Lê-Mao.

Sau hơn 30 năm rèn luyện đã hình thành được mẫu người XHCN như thế: bon chen, dối trá, chụp giựt, hám lợi, và quen sống trong sự giả dối.

Vô Danh
Bây giờ làm gì còn "người Hà Nội", chỉ có "người sống ở Hà Nội" thôi. Cái từng làm nên thương hiệu " người Hà Nội" chính là truyền thống trong từng gia đình, nhưng qua nhiều biến động của xã hội VN, truyền thống này đã bị phá nát gần hết rồi, khiến cho người HN ngày nay không khác bao nhiêu so với người Hà Nam hay Hà Tây hoặc Hà Giang.

Nếu nhìn lại lịch sử thì có thể thấy thời kỳ bao cấp là thời kỳ tàn phá văn hoá Hà Nội nhiều nhất. Đừng nói đến những tinh tuý, tinh tế, thiệp nhã khi con người ta phải giành giật nhau từng bơ gạo lạng thịt.

Hà Nội xưa không chỉ có những gia đình bình dân thanh nhã, mà nó còn có một tầng lớp thượng lưu buôn bán hoặc giới trí thức mà truyền thống gia đình họ gắn bó với những gì tinh hoa nhất của d! ân tộc.

Song những tầng lớp như thế đã tan hoang sau cải cách ruộng đất, sau Nhân văn giai phẩm. Từ khi các cán bộ bần cố nông từ "thủ đô gió ngàn" Việt Bắc thì " thủ đô ngàn năm văn hiến" đã bị "hoà tan". Than ôi

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

07 Tháng 12 2006 - Cập nhật 14h50 GMT
(BBC)

Việt Nam và khát vọng nhân quyền

Nguyễn Tiến Trung
Sinh viên du học tại Pháp

Image
Nguyễn Tiến Trung đã sang Canada và gặp Thủ tướng Stephen Harper để vận động cho nhân quyền ở Việt Nam trước khi ông Harper đi Hà Nội dự APEC

"…Việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người. Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ để mỗi người không buộc phải nổi loạn như là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cường quyền và áp bức..."

Những lời trên nằm trong lời mở đầu bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, được thông qua ngày 10/12/1948.

Gần 60 năm trôi qua, bản Tuyên ngôn vẫn không ngừng vang vọng, nhắc nhở mọi người và lãnh đạo các quốc gia "phấn đấu thúc đẩy mọi người tôn trọng và thực hiện các quyền cũng như những tự do cơ bản của con người".

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, bản Tuyên ngôn độc lập có ghi rõ "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" của nhân dân, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn so sánh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc và thời điểm bây giờ tại Việt Nam.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

Thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa, trí thức Việt Nam muốn tìm hiểu và đọc những tác phẩm trình bày những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của Montesquieu và Rousseau, bị chính quyền thực dân xem là "phiến loạn". Trong suốt thời Pháp thuộc, người Việt Nam không được tự do xuất bản báo tiếng Việt. Muốn xuất bản thì phải xin phép và chỉ được đăng tải những điều mà chính quyền thực dân cho phép.

Ngày nay, khi người dân Việt Nam tìm hiểu và nói về dân chủ, nhân quyền lại bị chính quyền Việt Nam cho là "phản động". Điều 69 Hiến pháp đã ghi rõ "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí...", nhưng trên thực tế chưa hề có một tờ báo, đài phát thanh hoặc truyền hình tư nhân nào ở Việt Nam.

Ngay cả báo chí trong nước hiện nay, nếu đưa tin về tham nhũng "thật" quá cũng bị đình bản như trường hợp các báo đưa tin về Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy vừa rồi.

Vậy là "quyền được nói" của nhân dân Việt Nam chưa hề có sự tiến bộ đáng kể nào so với thời Pháp thuộc.

Quyền tự do học tập

Tháng 3/1907, cụ Phan Châu Trinh cùng một số trí thức đã sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là trường đầu tiên người Việt Nam tự quyết định chương trình học. Học sinh không phải học như vẹt "tổ tiên chúng ta là người Gô-loa" nữa. Đến tháng 11/1907, chính quyền thực dân ra lệnh đóng cửa trường vì cho rằng đây là " hành động chính trị chống lại chế độ thuộc địa".

Ngày nay, trường đại học nào của Việt Nam cũng bị bắt buộc phải dạy những môn như Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học… theo chương trình định sẵn của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Đối với cấp phổ thông thì chỉ có một chương trình duy nhất cho tất cả các trường. Sinh viên, học sinh Việt Nam chỉ được phép học và nói lại như trong giáo trình, không có quyền phản biện. Đối với những môn học xã hội khác như lịch sử, văn học cũng vậy.

Khách quan mà nói, quyền tự do học tập đã có những tiến bộ so với thời Pháp thuộc nhưng chúng ta vẫn còn một khoảng cách rất xa so với các quốc gia dân chủ, tiến bộ. Cũng vì lý do đó mà ngay cả con cháu các vị lãnh đạo đều tìm đường ra nước ngoài học, và đa số các bạn học sinh – sinh viên đều mong muốn đi du học.

Quyền tự do cư trú, tự do đi lại

Vào thờ kỳ Pháp thuộc, khi đi lại từ "kỳ" này sang "kỳ" khác, dân ta phải xin phép và trình thẻ căn cước. Còn bây giờ, đi đâu ở đâu cũng phải khai báo tạm trú, tạm vắng, rồi phải có sổ hộ khẩu. Điều này vi phạm nghiêm trọng điều 68 Hiến pháp: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước…". Có thể nói quyền tự do cư trú và tự do đi lại là một bước lùi, vì ngay cả thời phong kiến, người dân có quyền tự do đi lại mà không phải khai báo gì.

Quyền tự do chính trị

Những người công nhân thời Pháp thuộc không được phép thành lập nghiệp đoàn để bảo về quyền lợi chính đáng của họ.

Hội đồng dân cử thời kỳ Pháp thuộc chỉ là cơ quan tư vấn, hoàn toàn không được thảo luận về các vấn đề chính trị và không được phép quyết định. Nhân dân Việt Nam cũng không được hưởng quyền phổ thông đầu phiếu tự do và công bằng.

Việc thành lập chính đảng thời kỳ Pháp thuộc bị cấm tuyệt đối. Ngay cả đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải lén lút thành lập tại Hồng Kông vào ngày 3/2/1930. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, đảng viên các đảng như đảng Cộng sản Việt Nam (do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo), Việt Nam Quốc Dân Đảng (lãnh đạo là cụ Nguyễn Thái Học), Đại Việt Quốc Dân Đảng (lãnh đạo là cụ Trương Tử Anh),… đã hi sinh để bảo vệ quyền độc lập của dân tộc và quyền tự do của nhân dân Việt Nam.

Thế nhưng ngày nay, khi đã giành lại được độc lập dân tộc, đảng Cộng sản lại thi hành chính sách giống như thực dân Pháp ngày xưa.

Công nhân hiện nay không hề được quyền tham gia hoặc thành lập nghiệp đoàn độc lập. Công đoàn hiện nay là một tổ chức của đảng Cộng sản. Những người lãnh đạo công đoàn không hề do công nhân lựa chọn. Các cuộc đình công vừa qua của công nhân bị chính quyền cho là bất hợp pháp, không hề khác thời thực dân.

Đại biểu Quốc hội hiện nay hoàn toàn do đảng Cộng sản lựa chọn thông qua Mặt trận Tổ Quốc, một bộ phận của đảng Cộng sản. Nhân dân Việt Nam chỉ được quyền đi bỏ phiếu chứ không hề được quyền ứng cử. Trên lý thuyết thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng thực tế thì đến giờ này, Quốc hội chỉ là một công cụ của đảng Cộng sản mà thôi.

Các chính đảng mới ra đời tại Việt Nam hiện nay như đảng Dân Chủ XXI do giáo sư Hoàng Minh Chính làm tổng thư ký, giáo sư Trần Khuê làm phó tổng thư ký, đảng Thăng Tiến với luật sư Lê Thị Công Nhân là phát ngôn viên bị chính quyền Việt Nam bao vây, đàn áp, khủng bố tinh thần đảng viên. Không biết khi hành động như vậy, đảng Cộng sản Việt Nam có nhớ lại những ngày đảng viên cộng sản bị chính quyền thực dân đàn áp ?

Dân chủ, nhân quyền, pháp trị tất thắng

Ngày xưa, thực dân Pháp vi phạm nhân quyền với dân Việt Nam, "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào" (trích Tuyên ngôn độc lập). Ngày nay, những người lãnh đạo đảng cộng sản là người Việt Nam, lại vi phạm quyền làm người, quyền làm công dân của nhân dân Việt Nam.

Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi và luật hóa những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982.

Vậy mà khi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhắc nhở Việt Nam về vấn đề vi phạm nhân quyền, những người lãnh đạo đảng Cộng sản lại cho rằng quốc tế đang can thiệp nội bộ, trong khi không hề có hành động thiết thực tuân thủ Công ước quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền của nhân dân Việt Nam.

Ngày xưa, thực dân Pháp là giặc ngoại xâm. Ngày nay, những đảng viên cộng sản độc quyền, lạm quyền, tham nhũng là giặc nội xâm.

Từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam hễ "có giặc đến nhà là đàn bà phải đánh". Với truyền thống bất khuất như vậy, liệu "giặc nội xâm" có thể tồn tại bao lâu nữa?

Chính nghĩa của thời đại bây giờ là dân chủ, nhân quyền, pháp trị, mà chính nghĩa thì trước sau gì cũng sẽ giành thắng lợi cuối cùng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến gì về đề tài này xin gửi điện thư về Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk

-------------------------------------------------

Phan Quốc Phụng, San Jose, Hoa Kỳ
Giả sử có thêm một hoặc hai đảng đối lập chúng ta bắt đầu tiến trình bầu cử tự do thì ĐCSVN vẫn chiếm đa số và sẽ nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa thì bạn nghĩ sao?

Sau APEC các lãnh đạo thế giới đã bị CS mua chuộc hết rồi. Vấn đề là tội nghiệp cho các nhà dân chủ trong nước. Để họ chú tâm đấu tranh do dân chủ, không phải lo lắng nhiều về cơm áo bạc tiền thì mới mau thành công. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần đấu tranh của Nguyễn Tiến Trung và luôn ủng hộ bạn. Cảm ơn BBC và bạn Trung rất nhiều.

Một ý kiến, TP HCM
Đã bình yên rồi. VN đang tiến lên, các vị đừng hoang tưởng nữa nhé. Tôi buồn cười nghe nói đảng dân chủ hay tân tiến gì đó!

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Việt Nam sau hai thập niên Đổi Mới

Image
Đổi Mới sản sinh ra một thế hệ thanh thiếu niên khác hẳn trước

Đúng hai mươi năm trước, ngày 15.12.1986, đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội lần thứ VI, chính thức mở đầu công cuộc Đổi Mới.
Đại hội cũng bầu ra ông Nguyễn Văn Linh làm tân Tổng bí thư và thông qua một loạt chính sách mới, nhiều khi là xác nhận những thực tiễn phá rào trong kinh tế.

Lần đầu tiên, 'sai lầm' được chính thức nói đến. Trong các văn kiện của đảng cầm quyền, người ta viết rằng:

-Đại hội VI đã đánh giá khách quan những sai lầm của Đảng trong giai đoạn trước, đặc biệt là sai lầm trong chính sách kinh tế, khẳng định quyết tâm đổi mới, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp...

Trên thực tế, Đổi Mới là một quá trình vừa học vừa sửa và cố gắng cân bằng ổn định với phát triển và né tránh các câu hỏi lớn về chính trị, đặc biệt là sau khi Liên Xô và khối Đông Âu theo nhau sụp đổ.

Thậm chí, có lúc Đổi Mới còn lùi lại. Chẳng hạn như thái độ 'Nói và Làm' và cởi trói văn nghệ sĩ của chính TBT Nguyễn Văn Linh đã được thay bằng sự siết lại về quản lý báo chí và văn nghệ sĩ một thời gian sau.

Tăng trưởng kinh tế

Thành công lớn nhất của Đổi Mới, mà có ý kiến cho là Đổi Mới I, thể hiện rõ trong sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu xã hội.

Quan trọng hơn có lẽ là không khí thoáng hơn về xã hội và cả chính trị, tạo đà cho người dân Việt Nam tự làm chủ cuộc sống của mình, không bị trói buộc vào cơ chế bao cấp.

Cùng lúc, Đổi Mới cũng làm bộc lộ những sai lầm về quản trị xã hội và những yếu kém của hệ thống chính trị chồng chéo, lãng phí, nặng về kiểm soát và nỗi sợ 'những điều chưa biết'.

Mặt trái của quá trình 'Đi Một Chân' này là nạn tham nhũng, sinh ra từ do thói quen độc quyền cố hữu gắn với cơ chế ít trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý trước một thực tiễn kinh tế ngày càng thị trường hóa, với trao đổi hàng hóa, tiền bạc ngày càng lớn.

Về mặt đối ngoại, Đổi Mới cũng tạo đà cho những nhân vật quyết tâm thúc đẩy đường lối hội nhập quốc tế có vị thế hơn trước để giúp chế độ và sau đó là cả đất nước thoát khỏi cảnh bị cô lập.

Đối ngoại, dù là ngành bị kiểm soát nặng nề từ cả khối văn hóa tư tưởng trước đây và khối an ninh từ trước tới nay lại là hướng đi thành công ngoạn mục nhất của Đổi Mới.

Bỏ dần 'Giải pháp đỏ' gắn vận mệnh của Đảng và dân tộc vào với Trung Quốc trong cơn sốc do Đông Âu sụp đổ, nay Việt Nam đã tự chủ hơn hẳn trong chính sách ngoại giao và trở thành đối tác của Hoa Kỳ và Phương Tây trong nhiều mặt.

Dù có một số cố gắng trong giới nghiên cứi tại Việt Nam tìm cách tạo một nền tảng lý luận cho Đổi Mới, đối với nhiều người Việt ở nước ngoài, Đổi Mới chẳng qua là quá trình giảm bớt tính cộng sản của chế độ vì nhu cầu tồn tại của Đảng nhưng nhờ đó mà đất nước có cơ hội hồi sinh.

Về mặt con người, Đổi Mới đã làm sản sinh một thế hệ trẻ Việt Nam khác hẳn trước, năng động trong cuộc sống kinh tế, văn hóa và xã hội dù vẫn bị hệ thống giáo dục trói chân.

Vẫn về con người, hệ thống quan chức Việt nam đã nhanh chóng tiếp thu một lối sống mới nhưng chưa đủ dũng khí để tự cải tổ.

Họ chính là những người đang phải tự trả giá cho cuộc sống của chính họ và con cái họ trong một môi trường bề bộn các giá trị trái ngược nhau.

Nhưng có thể con cháu họ đã nhìn ra một thực tế mới và sẽ muốn đẩy những thay đổi đi xa hơn.

Trên thực tế, ý thức hệ cộng sản vào Việt Nam theo một trào lưu quốc tế và vì lý do địa chính trị gắn liền với bối cảnh Trung Quốc sau Thế Chiến II, đã hiện diện ở Việt Nam cùng hai cuộc chiến tranh và vai trò lịch sử của nó cũng đã hết.

Nhiều người nói cần có Đổi Mới II hoặc thậm chí Đại Cải Tổ, hoặc một cuộc Cách mạng Dân tộc.

Dù tên gọi là gì đi nữa, không ai có thể tránh được suy nghĩ rằng hệ thống chính trị kiểu cũ sẽ phải thay đổi hoặc bị đào thải vì đang cản trở sức sống của Việt Nam mà chính Đổi Mới đã mở đường.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

17 Tháng 12 2006 - Cập nhật 10h46 GMT
(BBC)

Chúng tôi biết gì thêm về nhân quyền?

Khánh Linh
Hà Nội

Image
Thanh niên ở Việt Nam được dạy về chính trị theo định hướng của Đảng Cộng sản

Là sinh viên, được học suốt mấy năm các môn chính trị Mác-Lênin, chúng tôi được nghe như rót vào tai: Các thế lực thù địch thường dùng chiêu bài “nhân quyền” để chống phá đảng ta và nhà nước ta.
Cách đây ít năm VN công bố Sách Trắng giải thích đầy đủ về nhân quyền ở VN, khi thầy chính trị yêu cầu tìm hiểu, chúng tôi khoái nhất một ý: ĐCSVN lãnh đạo chiến tranh giành độc lập để toàn thể dân tộc thoát ách nô dịch của ngoại bang là mang lại nhân quyền to lớn nhất cho dân. Thử hỏi, còn gì ý nghĩa hơn, vĩ đại hơn khi cả một dân tộc từ thân phận nô lệ trở thành dân một nước độc lập?

Nhưng rồi cũng tình cờ, chúng tôi biết đây chỉ là sự nguỵ biện, bằng cách “đánh tráo khái niệm”.

Mò mẫm tự tìm hiểu

“Nhân quyền” gồm những gì, té ra chúng tôi chỉ được nghe giảng khá lơ mơ, chung chung, so với những gì chúng tôi vừa phát hiện. Nhưng chúng tôi lại được dặn dò rất kỹ rằng nước nào cũng ít nhiều có vấn đề về nhân quyền, do vậy một nước không thể lấy tư cách gì mà phê phán nước khác (như nhiều nước đã phê phán VN). Và... “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”... ở các nước tư bản chỉ là giả hiệu. Mỹ vi phạm nhân quyền rất nặng, nhưng lại là nước dùng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của VN, TQ, Bắc Triều tiên, Cu ba và vài nước khác... với ý đồ xấu xa.

Trên trang web của đảng ta còn có bài dài phân tích quan niệm về nhân quyền từ xưa tới nay đã trải qua quá trình bổ sung, hoàn thiện và đến nay vẫn chưa thống nhất. Nay mới biết, chính đây mới là ý đồ che dấu tim đen.

Còn về ngày Nhân Quyền Thế Giới (10 tháng 12 hằng năm) thì, như trên đã nói, chúng tôi mù tịt cho đến bây giờ.

Ngày chủ nhật 3-12 chúng tôi họp nhóm ở nhà riêng bàn về chủ trương của đảng “cấm báo chí tư nhân”, ông bà chúng tôi gợi ý: chủ nhật tới đã là ngày Nhân Quyền Thế Giới. Ơ hay, chúng tôi chỉ biết tháng 12 có các ngày kỷ niệm 19 và 22 thôi chớ (mà không muốn biết cũng không được: vì loa, đài, báo, TV, băng, cờ, khẩu hiệu... cứ ầm ỹ cả lên).

Image
Internet là công cụ tìm kiếm kiến thức

Thế là tìm hiểu. Chỉ cần vào mạng, gõ hai đoạn chữ (trong ngoặc kép): “ngày nhân quyền thế giới” và thêm cái đuôi “lịch sử”, hoặc “ý nghĩa” thì được khá nhiều trang thích hợp.

Chỉ còn một tuần nữa, toàn thế giới lại kỷ niệm ngày này mà sao ở VN chẳng thấy báo chí động tĩnh gì hết? Và vì sao phải bưng bít thông tin khi đảng ta khẳng định công dân VN có quyền tìm kiếm thông tin?

Vượt tường lửa do bọn phản động này dựng lên, chúng tôi có được Bản Tuyên Ngôn toàn cầu về Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc, công bố từ 10-12- 1948.

Chúng tôi đã đọc, đã bàn. Vâng, tuy đảng ta cứ nhấn mạnh rằng quan niệm chưa thống nhất giữa các trường phái về nhân quyền, nhưng khi Việt Nam đã chính thức tham gia công ước về nhân quyền thì VN phải tuân theo tinh thần và lời văn của bản tuyên ngôn mà Đại hội đồng LHQ đã thông qua này.

Trích một đoạn trong Phần mở đầu:

"...Nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố:

Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ phấn đấu đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế."

Lại câu hỏi nẩy ra: Sao đảng ta đã ký kết công nhận tuyên ngôn này và đương nhiên phải thực hiện nó, phải “truyền bá, giáo dục” về nó, thì tại sao lại không công bố cho toàn dân biết để cùng thực hiện?

Nếu chúng tôi gửi bản này cho báo và đòi hỏi báo phải đăng thì chúng tôi sẽ được đảng khen ngợi hay sẽ bị đảng gô cổ? Tuỳ cách trả lời mà đi đến kết luận: đảng ta minh bạch hay dối trá.

Vài điều sáng tỏ

Số trang của bài viết này có hạn, vậy chỉ xin nói “vài điều” nhận thức được.

Tuyên ngôn gồm 30 điều, trong đó 26 điều nói về “quyền”, điều nào cũng quan trọng để mỗi cá nhân trong cộng đồng được sống “như một con người”. Nhân quyền là quyền của mỗi con người - với tư cách mỗi cá nhân - chứ không phải quyền của cả một dân tộc như đảng ta cố ý đánh tráo. Với một dân tộc, thì quyền cao nhất là độc lập. Nhưng có nhiều dân tộc tuy đã độc lập mà mỗi con người ở đó vẫn có thể mất tự do (mất quyền làm người) vì họ bị bọn độc tài trong nước tước đoạt mất. Xưa, cụ Hồ đã nói (ý): độc lập phải kèm tự do; nước ta độc lập mà dân ta chưa có tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Hoá ra đảng ta đã ngụy biện trong Sách trắng về Nhân Quyền của VN: coi “độc lập” (của một dân tộc) là “nhân quyền” (của một cá nhân).

Chung quy, 26 quyền của mỗi CON NGƯỜI nếu phân loại một cách chung nhất, gồm: quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Hiến pháp nước ta từ 1946 tới nay qua nhiều lần thay đổi vẫn ghi như vậy. Chi tiết hơn, có thể phân thành 4 nhóm quyền: quyền thân thể, quyền an cư, quyền lạc nghiệp và quyền tự do. Một cách phân loại khác cũng rất hay: Có những “quyền” khiến con người tách khỏi con vật, và có những “quyền” khiến con người sống cho ra CON NGƯỜI, trong cách phân loại này có những quyền được gọi là “cơ bản”.

Dường như biết trước sẽ có những thế lực độc tài nhưng bịp bợm để có cái mặt nạ dân chủ, nhân quyền) nên Uỷ ban Nhân Quyền của LHQ đã nhấn mạnh rằng: Lời văn, nội dung và tinh thần của tuyên ngôn không thể hiểu sai, hiểu theo nghĩa khác. Không ai được tự tiện giải thích nội dung các điều khoản theo ý riêng.

Do vậy, đảng ta khi đã cam kết tuân thủ, chớ nên có những quan niệm khác với quan niệm chung (phổ quát).

Ví dụ, quan niệm về tự do ngôn luận. Trước hết, mỗi con người có riêng một bộ óc, từ đó có ý chí, lý trí và suy nghĩ, biểu thị (diễn đạt) bằng lời nói – mà con vật không có. Mỗi con người có quyền phát biểu suy nghĩ riêng của mình với cộng đồng.

Do vậy, Tự do ngôn luận là quyền đương nhiên để con người là con người. Ai tự giành quyền áp đặt những nội hàm không phù hợp với quan niệm phổ quát để hạn chế tự do ngôn luận là có ý đồ đen tối. Do vậy, xã hội ngay từ đầu đã là đa nguyên, ít ra là đa nguyên trong ngôn luận. Ai vô tình không thừa nhận đa nguyên và tự do ngôn luận là đầu óc “có vấn đề”; cộng đồng và gia đình cần bắt họ gặp ngay thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Vô tình cấm đoán đa nguyên và tự do ngôn luận thì bệnh tâm thần đã ở mức hoang tưởng.

Trong xã hội văn minh, thì đa nguyên đi đến đồng thuận bằng đối thoại, khoan dung. Hãy tin rằng vợ chồng các bác trong bộ chính trị (dù tâm đầu ý hợp đến đâu) cũng cứ... đa nguyên, nhưng họ vẫn chấp nhận nhau chính là nhờ đối thoại, khoan dung, chớ không thể bằng cách “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” hay giam cổ nhau lại và vu cho nhau “vi phạm pháp luật”.

Tự do ngôn luận gắn với tự do báo chí. Báo chí là phương tiện truyền tin và đối thoại ở phạm vi rộng trong xã hội. Không ai có quyền đưa ra quan niệm riêng (nhất là với ý đồ xấu) về tự do báo chí. Một trong những biểu hiện của tự do báo chí là tư nhân được ra báo. Điều này gần 200 nước trên thế giới đã thực hiện và thực hiện từ lâu. Các nước này không vì thế mà sinh “loạn” như những luận điệu phản động đã rêu rao, doạ dẫm.

Còn về các 'thế lực thù địch'? Thoạt tiên, cứ tưởng đó là những cá nhân, những nhóm hay tổ chức người Việt, trong nước hay hải ngoại, cấu kết với “bọn phản động quốc tế chống phá đảng ta để mưu đồ lợi ích riêng.

Nhưng chúng tôi bắt đầu nghi ngờ điều này từ khi các tổ chức rất nghiêm chỉnh và uy tín, như Nhà báo không biên giới, Văn bút quốc tế, Theo dõi nhân quyền quốc tế, Minh bạch quốc tế... bị đảng ta xem là “bịa đặt”, “vu cáo”, “ý đồ xấu xa”, “xuyên tạc” khi họ nhận định và xếp loại VN về nhân quyền.

Nếu “thế lực thù địch” đã hùng hậu phát triển đến các tổ chức quốc tế, các quốc hội nhiều nước lớn... thì - nếu đầu óc còn bình thường - đảng ta nên tự xem lại mình cho dân được nhờ.

....................................................................

Giấu tên
Trả lời X-CF: 1) Việc VN phải do người VN quyết định thiết tưởng là điều không cần phải tranh cãi. Tôi nghĩ bạn nên tập trung vào những khía cạnh khác, hơn là tìm kiếm một vài ví dụ gây tranh cãi đã xẩy ra trong quá khứ để khẳng định điều ngược lại. Tất nhiên nếu bạn tự nhận mình không còn là người VN nữa, thì lại là vấn đề khác. Khi đó chúng ta sẽ nói như hai người thuộc hai quốc gia khác nhau, với nhau.

2)Nhân quyền là điều thường xuyên bị diễn giải khác nhau tùy thời kỳ và tùy chính quyền, ngay cả quốc gia hô hào điều này nhiều nhất là Hoa Kỳ.

Cuộc chiến chống khủng bố đã khiến chính phủ Mỹ tự cho mình cái quyền xâm phạm cuộc sống riêng tư của người dân một cách bí mật. Điều này không gây phản đối lớn cho người Mỹ vì họ cũng nhận ra tính thiết yếu của vấn đề.

Đó chỉ là một ví dụ để nói rằng không có một chuẩn nhân quyền bất di bất dịch trên đời này. Tôi không phản đối việc mọi người đấu tranh buộc nhà nước đáp ứng những tiêu chuẩn cơ bản như tự do ngôn luận, nhưng phải để ý rằng trong tình hình hiện nay điều đó là bất khả thi.

Sự bất khả thi đến từ chính khả năng thích ứng cho một hoàn cảnh xã hội mới của chính quyền cũng như khả năng của người dân sử dụng nó một cách có hiệu quả. Đáng tiếc là nhiều người kiến quyết không nhìn ra điều này.

X-CF
Cho tôi được có vài dòng với AT, Tokyo. Lập luận của bạn chắc chắn phải là cán bộ đã học qua các lớp bồi dưỡng Mác Lê nin, vì nghe rất quen, giống các bài trên báo An Ninh Thế Giới. Bạn có nói đến "chuẩn nhân quyền ở Việt Nam"?

Xin thưa với bạn: đã là con người, dù có ở Việt Nam, hay Mỹ, hay Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thì cũng phải được đối xử như nhau với cùng một chuẩn mực giá trị! Bạn lại nói: Việc của Việt Nam sẽ do Việt Nam quyết định, vậy xin hỏi bạn: bạn gọi sự can thiệp của Trung Quốc và Liên Xô vào Việt Nam là cái gì? Bạn gọi sự can thiệp của Việt Nam vào Campuchia là cái gì? Hay là chỉ có các nước XHCN mới được quyền can thiệp vào nội bộ của nước khác thôi, còn những nước không theo XHCN thì không được?

ABC, Quảng Nam
"Nhân quyền" chẳng qua là "Quyền con người", để có được nó nhân loại đã phải đổ không biết bao nhiêu xương máu chống lại các thế lực phản động, phản tự nhiên, phản xã hội. Thế nhưng cái khái niệm rất đẹp đẽ ấy lại bị bôi xấu một cách có chủ ý tại Việt Nam.

Ở Việt Nam khi muốn nói tới "nhân quyền", người ta cứ phải tránh đi và thay bằng những từ đồng nghĩa khác, ví dụ như "quyền con người", "dân quyền",... Còn nếu cứ trực tiếp sử dụng hai chữ trên thì kiểu gì cũng bị cáo buộc "ăn nhầm bả của bọn tư bản thối nát"!

Ngày Quốc tế Nhân Quyền cũng bị cấm bặt không được phép nói tới trên tất cả các phương tiện truyền thông, mà rõ ràng ngày này là do Liên Hợp Quốc chọn chứ chẳng phải do "bè lũ tư bản thối nát" cố tình đặt ra để trêu người chính quyền các nước cộng sản! Hay là như bản "Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền" cũng không được bất kỳ tài liệu nào đề cập đến, nếu không phải ông Lê Dũng ngày nào cũng ra rả tuyên bố "chúng tôi đã tham gia đầy đủ tuyên ngôn quốc tế nhân quyền", thì chắc là đối với chúng tôi, bản tuyên ngôn ấy không tồn tại! Ông cha ta có câu "có tật giật mình", quả không sai chút nào!

AT, Tokyo
Xin lỗi, qua cách trình bày và nội dung bài viết, tôi nghĩ rằng đây là một bài viết của người ở độ tuổi trung niên đang sống ở nước ngoài, có thể là ở Mỹ. Việc người viết có phải giả mạo nguồn gốc của mình để bài viết "gần gũi" hơn với thanh niên trong nước không, tuy vậy, không làm tôi quan tâm nhiều, vì nội dung bài viết này không hề có tính thuyết phục.

Việc nói rằng các nước giầu nó thế, tại sao Việt Nam lại không thế là một lập luận vừa buồn cười, vừa cho thấy bản tính nô lệ của người viết.

Việt Nam có môi trường xã hội riêng và không thể cái gì cũng bắt chước nước ngoài được. Tôi nói thể không phải để bao biện rằng tự do báo chí, tự do ngôn luận là không cần thiết, nhưng cách nói viện cớ nước ngoài ra để ép người dân VN làm thế này thế khác là rất sai lầm. Nó chỉ gây ra sự phản cảm mà thôi.

Những người chống cộng ở hải ngoại (tôi nghĩ chắc tác giả thuộc nhóm người này, nếu sai thì xin lỗi) nên nghĩ rằng việc của VN sẽ do người dân VN quyết định.

Còn về chữ nhân quyền, đây là một khái niệm mơ hồ và thường bị lợi dụng trong quan hệ chính trị quốc tế. Không có một chuẩn nhân quyền trên đời này, vì thế mỗi nước phải tự định ra một chuẩn riêng của mình.

Việc lập chuẩn nhân quyền ở VN còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng điều đó không có nghĩa là phải cấp tốc nâng chuẩn này lên ngang tầm với các nước tiên tiến, đơn giản là vì không làm được.

LQV
Rất thông cảm cho tác giả sinh viên K.Linh vì rồi cũng đã biết "đây chỉ ngụy biện, đánh tráo khái niệm". Thật tình từ xưa đến giờ, mọi người dân thường có chút suy nghĩ họ thừa hiểu tất cả mọi thứ cũng chỉ có "đánh tráo" vậy mà thôi. Họ biết chỉ được nói,làm theo "lời dạy" của hết người này đến người khác, thậm chí nghĩ khác ĐCS là tội phản quốc!

Chưa cần viện dẫn đến khái niệm nhân quyền dân chủ cho xa vời, vào thời bao cấp kéo dài ai cũng biết đất nước càng ngày càng kiệt quệ về mọi mặt,người dân thiếu ăn thiếu mặc triền miên, nhưng vẫn phải tung hô công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, về con đường đi lên CNXH, về sự sáng suốt và tài tình của ĐCS. Bây giờ vẫn thế, khác chăng là thêm (hay đánh tráo)chữ "định hướng" mà thôi. Đó là sự vân dụng ...tài tình!

Tùng, TP. HCM
Theo tôi bài biết trên có mấy điểm không rõ ràng: Thứ nhất, bác nói Việt Nam phải tuân theo một khái niệm nhân quyền phổ quát. Tuy nhiên, lý luận của bác hơi trái với tinh thần của chính công ước quốc tế về nhân quyền.

Công ước không đề ra khái niệm chung bắt buộc nào về nhân quyền cả, thông thường 1 công ước thường hay nêu nêu khái niệm về đối tượng mà công ước ấy đều chỉnh, tuy nhiên công ước về quyền dân sự và chính trị chỉ nêu ra các quyền của con người chứ đưa ra khái niệm nhân quyền. Điều này được nhận ra khi so sách với các công ước khác như: công ước về quyền phụ nữ, công ước về bảo vệ trẻ em. Do đó các quốc gia có thể hiểu nhân quyền theo các nghĩa khác nhau miễn là không vi phạm các tiêu chuẩn mà công ước đưa ra.

Thứ 2, việc gắn nhân quyền với chủ quyền là không có gì sai vì người dân không phải làm nô lệ cho ngoại bang là điều kiện đầu tiên để có nhân quyền.

Trước khi Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết 158 về thủ tiêu chế độ thuộc địa 1960, một nước có quyền chiếm nước khác và bắt người dân nước đó làm nô lệ, nước có thuộc địa gọi là nước "văn minh,", và chế độ thuộc địa là hợp pháp trên phạm vi toàn thế giới.

Đây cũng là lý do chính để Pháp chiếm Việt Nam lần 2. Và muốn thoát khỏi kiếp nô lệ thì đất nước hết phải được độc lập. Ngày nay, độc lập chính trị (chủ quyền) càng có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề nhân quyền. Đó là bởi vì đây được xem là một trong 4 yếu tố cấu thành quốc gia trong luật quốc tế hiện đại( điều này đư! c quy định trong hiến chương LHQ).

Trong một quốc gia, theo công ước về quyền dân sự chính trị 1966, người dân được bầu cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan này sẽ là cơ quan thực thi chủ quyền. Nếu chủ quyền rơi vào tay ngoại bang thì quyền bầu đại diện của người dân sẽ không còn. Thứ 3, trong toàn bài viết của bác, em chỉ thấy chữ đa nguyên chứ không phải là chữ đa đảng. Đa nguyên là cái Việt Nam cam kết tuân thủ và thúc đẩy, Uỷ ban nhân quyền Liên HIệp Quốc cùng với chính phủ Việt Nam cùng soạn một lộ trình cho vấn đề này và Việt Nam phải báo cáo thường niên tại cơ quan này. Tuy nhiên, theo em biết cơ quan này không buộc Việt Nam phải đa đảng. Việt Nam được quyền hiểu khái niệm nhân quyền theo cách riêng của mình miễn là không vi phạm các tiêu chuẩn của công ước.

Vậy Ủy ban bảo vệ công ước hiểu sai các tiêu chuẩn của công ước hay một số người hiểu sai các tiêu chuẩn của công ước. Thứ 4, Khái niệm " các thế lực thù địch" được hiểu theo điều 20 của công ước về quyền dân sự và chính trị 1966 và 7 nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ.

Em phản đối thái độ, Việt Nam cãi lại các nước lớn và các tổ chức phi chính phủ của họ thì Việt Nam phải sửa mình. Trước hết phải xem những nước lớn ấy và những tổ chức ấy nói gì đã. Uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc và 60 tổ chức khác phụ vụ uỷ ban được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, không những thế họ còn thiết kế lộ thực hiện công ước cho Việt Nam.

Tại sao Việt Nam chấp nhận đều này, bởi vì họ nói đúng chứ không phải họ là đại diện cho nước lớn.

Phạm Mai Hoa, Hưng Yên
Trong các xã hội độc tài, những người lãnh đạo đất nước từ thấp đến cao do không được bầu bán một cách dân chủ, công khai, môi trường chính trị không có cạnh tranh bình đẳng, nên các nhà lãnh đạo luôn phải dùng các biện pháp cứng rắn để khống chế áp đặt mọi thứ - kể cả phi pháp - lên công dân của mình.

Tại Việt Nam, kể từ khi ĐCS lên nắm quyền thì các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao trong xã hội đều do đảng viên của ĐCS nắm giữ.

Vì thế cho nên xã hội luôn luôn tồn tại hai loại công dân cơ bản: Loại công dân trong đảng và loại công dân ngoài đảng.

Trong các cơ quan hành chính của VN, người ta không thể thống kê hàng năm có bao nhiêu cuộc họp và hội thảo. Ngoài các cuộc họp như giao ban hàng tuần, đột xuất, họp theo kế hoạch, họp bộ phận, khối, cơ quan... Thì còn vô số có các cuộc họp riêng dành riêng cho các ĐVCS mang tính phân biệt đối xử nặng nề giữa hai loại công dân rất rõ nét: họp Chi bộ, Chi uỷ, Đảng bộ; rồi các loại đại hội Chi bộ, Đảng bộ…với hàng mớ nghị quyết ra đời hàng năm.

Tuy không là ĐVCS nhưng không phải là tôi không biết cách thức tổ chức và vận hành của nó: Mọi quyết định chỉ một số cá nhân đưa ra, các ĐV khác chỉ là bù nhìn mà thôi, họ chỉ được coi như phông nền, chỉ là chỗ để những người có thực quyền lợi dụng đấu đá hạ bệ nhau. Với chính sách và pháp luật hiện hành do ĐCS dựng lên đã và đang gây chia rẽ lớn giữa chính họ với đại bộ phận nhân dân còn lại của đất nước. Hay nói cách khác là có sự phân biệt đối xử tồi tệ giữa những người nằm trong tổ chức của ĐCSVN với phần còn lại của đất nước.

Chúng ta có thể tạm gọi là công dân hạng một và công dân hạng hai. Một bộ phận loại người (ĐVCS) thường xuyên họp kín với nhau để quyết định những vấn đề cho đa số người còn lại. Rộng hơn là một số ít ĐVCS quyết định mọi vấn đề của hơn 80 triệu con người.

Vậy quyền của đại đa số công dân VN ở đâu? Điều đáng nói ở đây là họ không hề được người dân bầu bán lên qua phổ thông đầu phiếu. Chính họ tự đưa nhau lên làm ông nọ bà kia rồi tìm mọi cách hợp thức hoá sự gian dối ấy bằng luật pháp, bằng sức mạnh và bằng sự tuyên truyền lừa bịp nhân dân.

Điều đáng nói nữa là tại sao trong tổ chức của họ là tập hợp những người có cùng tư tưởng, cùng chí hướng thành cái tổ chức là ĐCS, thì cớ gì mà họ cấm đoán những người cũng có cùng tư tưởng, cùng chí hướng khác với ĐCS? Tại sao những người có chí hướng khác ấy lại không được thành lập đảng riêng của họ?

Cái lý tưởng CS mà người ta vẫn thường rêu rao thì cả thế giới và ngay cả người dân VN đã và đang đánh giá lại về nó như thế nào thì ai cũng đã biết. Cho nên kẻ nào vào ĐCS hiện nay nói là để phục vụ lý tưởng cao đẹp của mình thì rõ ràng chỉ là giả dối.

Người dân VN trong mỗi cơ quan hay đơn vị hành chính nào đó không hề được biết trước người lãnh đạo của mình là ai. Chẳng có cuộc bầu cử thực sự nào để mỗi công dân có thể tham gia vào việc lựa chọn đó, mọi cái đều được áp đặt từ trên xuống thông qua cái kiểu bầu cử và ứng cử trò hề.

Với sự lãnh đạo độc đoán, bất tài với đường lối và lý tưởng mù quáng mà nhân dân VN đã và đang phải đi những bước vòng vèo để rồi lại phải quay lại điểm xuất phát: Xây dựng xã hội Cộng sản với nền kinh tế tập trung, sản xuất theo kế hoạch rồi lại phải quay về với nền kinh tế sản xuất theo cung cầu của thị trường (kinh tế thị trường). Xây dựng mẫu hình con người mới XHCN rồi lại quay về xây dựng mẫu người doanh nhân, chủ trang trại. Hay muốn tiêu diệt chủ nghĩa Tư bản thì nay lại mong muốn bắt tay với Mỹ và cộng đồng châu Âu - Tư bản chính hiệu?

Cho đến bây giờ họ vẫn tiếp tục lừa dối nhân dân về sự tồn tại duy nhất của ĐCSVN, về định hướng XHCN?

Và cũng đến tận bây giờ mà một bộ phận người dân vẫn chưa tỉnh ngộ. Đại bộ phận dân nghèo thì vẫn cứ nghèo cho dù đất nước đã thống nhất với thời gian tính ra bằng nửa cuộc đời của mỗi con người.

Một số cán bộ đảng viên (chỉ những người đã và đang có quyền chức) do những đặc quyền đặc lợi của độc đảng đem lại đã tham ô hối lộ, móc ngoặc và giàu có hết sức vô lý, đối lập hoàn toàn với đại bộ phận người dân chỉ biết quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Đến bao giờ thì người dân VN tỉnh ngộ ra để không mù quáng tin vào sự lãnh đạo ‘sáng suốt’ và duy nhất của Đảng cộng sản? và với chế độ như hiện nay thì phải chăng sẽ vẫn luôn luôn tồn tại hai loại công dân như đã đề cập ở trên?

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Những biến chuyển của đảng CSVN trong năm 2006 (phần 2)
2007.01.05
Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Bàn về viễn cảnh chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam năm 2007, ông Lê Hồng Hà, nhà quan sát chính trị ở trong nước cho rằng, đảng Cộng sản Việt Nam phải đối đầu với một "chiến trường chống tham nhũng".

Image
Ông Lê Hồng Hà.

Nội dung 5 vấn đề: "Trả quyền quyết định về Quốc Hội - Luật hóa điều 4 quyền lãnh đạo của đảng - Tư pháp độc lập - Quân đội và Công an phải trung thành với Tổ quốc thay vì với đảng - Điểm cuối cùng ban hành Luật báo chí và luật lập hội mới".

Những vấn đề này hiện đang được hàng ngũ những "đảng viên tiến bộ" và dư luận xã hội bàn luận ra sao? Tiếp tục trong câu chuyện với Việt Hùng, từ Hà Nội ông Lê Hồng Hà đưa ra cái nhìn:

Ông Lê Hồng Hà: Theo tôi suy nghĩ, những thông tin về hoạt động của các đại biểu Quốc Hội, các nhà trí thức có nhiệt huyết người ta đã nêu vấn đề ra rồi. Đọc bài của ông Nguyễn Thiện Nhân (Bộ trưởng Giáo dục), rồi bài của ông Trần Lâm (Luật sư) về cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2007, người ta đã phát biểu rồi đấy. Tôi chẳng qua chỉ là tập hợp, hệ thống hóa những vấn đề mà hiện nay đang sôi nổi trong xã hội mà thôi.

Hiện nay với những sự trao đổi của mấy tháng gần đây thì không có ai có một ý kiến khác được, nhưng mà những vấn đề ấy sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng bảo thủ trong đảng nhất là ở cấp cao.

Cái đó ai cũng thấy rằng nhất định lực lượng bảo thủ ở cấp cao nó sẽ phản pháo một cách rất quyết liệt. Khó rồi, cực khó, nhưng "họ" đồng ý là phải làm... và mấy tháng vừa qua là "họ" cũng đang làm một cách rất tích cực đó, chứ không phải là ít đâu, cho nên anh cứ theo dõi báo chí ở trong nước...

Và những vấn đề này đây tự bản thân những đại biểu Quốc Hội họ cũng nhận thấy. Một số bài tham luận của các đại biểu ở Đại hội X người ta đã nói rồi, rồi ở Mặt trận Tổ quốc, rồi ở những kiến nghị của những trí thức hiện nay người ta đã nói khá nhiều đó.

Nếu đi hỏi người dân, các cán bộ đảng viên bình thường, các cán bộ lão thành thì ai cũng đồng ý cả. Phải khôi phục lại cơ quan quyền lực tối cao của Quốc Hội, phải làm sao Luật hóa điều 4 đi, phải làm sao tiến tới nền Tư pháp độc lập, phải làm sao đưa Quân đội và Công an phải trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và phải ban hành Luật báo chí và Luật lập hội.

Nội dung 5 vấn đề nói trên chủ yếu thuộc về "Nội dung Ðổi mới Chính trị". Cho đến nay, một số cán bộ lão thành và kể cả một số cán bộ lãnh đạo đương chức đều thừa nhận trong thời gian vừa qua Việt Nam mới đẩy được vấn đề "Ðổi mới kinh tế", còn trong lãnh vực chính trị chưa được thảo luận nhiều, lĩnh vực bảo thủ nhất.

Hiện nay ở Việt Nam và ngay ở trong đảng người ta cũng thấy có sự không ăn khớp giữa đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế. Và như thế nảy sinh ra một vấn đề khách quan của xã hội tức là phải đổi mới về chính trị để đáp ứng với những thành quả của đổi mới kinh tế.

Việt Hùng: Liên quan đến vấn đề đổi mới chính trị có ý kiến nói rằng, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO rồi thì dù muốn hay không những tháo gỡ về chính trị cũng theo đà phát triển của kinh tế mà chuyển mình, ông có đồng ý với quan điểm đó hay không?

Ông Lê Hồng Hà: Cuộc đấu tranh giành thắng lợi trong đổi mới chính trị như tôi đã nêu lên trên, khả năng giành thắng lợi là hiện thực. Tôi dựa vào căn cứ cuộc đấu tranh để đổi mới về chính trị này là sự kế tục sự đấu tranh trong 30 năm qua trên cơ sở những thắng lợi đã giành được trong 30 năm qua trên lĩnh vực kinh tế và tư tưởng, đấy là hai lĩnh vực quan trong nhất. Thế nhưng trong vòng 30 năm qua nhân dân qua khoán hộ thì đã phá tan cái "Hợp tác xã" rồi. Trong 30 năm qua dân đã thắng về mặt kinh tế là rất lớn.

Về mặt cầm quyền đảng Cộng sản Việt Nam muốn xây dựng lý tưởng Chủ nghĩa Xã hội trong nhân dân thì theo như chúng tôi đánh giá dù là Trường đảng vẫn phải dậy Mác-Lênin, dù là các trường Ðại học vẫn phải học Mác-Lênin là chính trong sinh viên, dù là các nhà xuất bản vẫn phải xuất bản những tác phẩm của các nhà kinh điển nhưng trong các tầng lớp nhân dân thì không còn lý tưởng gì cho Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Mác-Lênin nữa.

Cho nên có thể nói kết luận rằng, trong 30 năm qua về mặt đường lối kinh tế và tư tưởng thì đảng đã thua rồi. Ðảng vẫn chưa thua về chính trị bởi vì đảng vẫn nắm được Công an và Quân đội.

Từ năm 2006 trở đi hình thành một chiến trường mới, chiến trường ấy là chiến trường chống tham nhũng, xoay sở, nhũng nhiễu của chính quyền....Như chúng ta đã biết, ai có thể tham nhũng, ai là nội xâm, chẳng ai hết ngoài những ông đảng viên cốt cán nắm giữ đương chức đương quyền thì mới tham nhũng nổi, thì mới là nội xâm.

Vấn đề bây giờ đây chống tham nhũng và chống nội xâm là nhu cầu khao khát, thiết tha của các tầng lớp nhân dân cho nên phong trào chống tham nhũng hiện nay đây dựa trên cơ sở các phong trào của quần chúng dân lên cao.

Nếu để đảng cộng sản ra nghị quyết hiệu triệu chống tham nhũng thì nó lại như 10 năm trước đây, nó lại nhắc lại vở kịch chống tham nhũng giả vờ thôi, bởi vì trong mười mấy năm qua không thiếu gì nghị quyết, không thiếu gì những bài diễn văn nảy lửa..., nhưng mà thực ra không thể làm được. Nhưng mà dựa trên những phong trào của quần chúng hiện nay đang bắt đầu thì mấy ông lãnh đạo của đảng không thể già vờ được đâu.

Việt Hùng: Theo sự trình bày của ông vấn đề trọng tâm mà đảng Cộng sản sẽ phải giải quyết trong năm 2007, ông dùng cụm từ "chiến trường" của quần chúng nhân dân chống tham nhũng?

Ông Lê Hồng Hà: Vâng, cái đó đảng họ sẽ nêu khẩu hiệu là phải chống, nhưng họ không cho là chiến trường chính đâu, nhưng các "lực lượng tiến bộ" ở trong nước thấy rằng đấy là chiến trường chính. Phải năm vững cái chiến trường chính này thì anh mới có thể tranh thủ được trên 90% những cán bộ đảng viên của đảng tham gia.

Anh có thể tranh thủ được số đông trong quân đội, số đông trong công an cùng đứng về phương diện chống tham nhũng.

Vấn đề mặt trận chống tham nhũng sẽ là mặt trận thu hút đông đảo. Hiện nay người ta đang thắc mắc, ông Nguyễn Tấn Dũng " nói to" là xử những vụ ấy nhưng thực sự là chưa xử vụ nào cả. Theo dõi người ta thấy ông Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong cuộc họp liên 4 ngành vừa rồi, mới họp hôm kia (26-12) ông ấy nhắc lại là phải thúc đẩy...

Ý kiến của tôi phong trào chống tham nhũng hiện nay là sự bực tức, là nhu cầu bức thiết của tất cả các tầng lớp nhân dân không cho phép ai có thể "lừng khừng" được đâu.

Với tình hình khách quan như thế, xã hội như thế nó như là một nhu cầu khách quan của xã hội, vấn đề theo như tôi suy nghĩ cuộc đấu tranh đó không phải là không có khả năng thắng lợi.

Việt Hùng: Vâng, thay mặt quí thính giả của Ðài xin được cám ơn ông Lê Hồng Hà.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Thứ Hai, 08/01/2007 - 5:00 PM


Một đêm làm “đào”


Image
Vũ trường K. Club nhộn nhạo “đào” và khách Tây.

(Dân trí) - Tốt nghiệp đại học loại trung bình khá, chẳng có tiền để chạy chọt, cũng không quen biết ông nọ, bà kia nên chật vật mãi tôi vẫn chỉ xin được chân bán hàng. Sốt ruột trước tốc độ kiếm tiền chóng mặt của mấy em sinh viên thuê nhà cùng xóm, cộng thêm lời chì chiết của ông bà già, túng thì làm liều, tôi thử gia nhập đội ngũ “đào” cao cấp...

Kỳ I: “Đào” cũng phải kiểm tra “tư cách”

Qua vòng “gửi xe”

“Tuyển nhân viên nữ phục vụ phòng karaoke cho khách sạn liên doanh, làm 19 giờ 30 - 24 giờ, có chế độ, nghỉ, lương cao, nhận hồ sơ sau khi phỏng vấn. Liên hệ: chị H., ĐT: 091201xxxx”.

Theo thông tin đăng trên báo “Mua & bán”, tôi được chị H. hẹn gặp tại sạp bán quần áo của chị ta trong chợ Láng Hạ, Hà Nội. Chị H. trạc khoảng 24 - 25 tuổi, thấp lùn, da ngăm đen, mặt nhiều trứng cá, ăn mặc khá giản dị nhưng mồm mép liến thoắng.

Sau một hồi ngắm nghía từ đỉnh đầu xuống gót chân, chị ta bảo tôi: “Chưa làm bao giờ phải không? Cứ làm rồi khắc sẽ quen thôi. 20 giờ tối thứ tư này đến khách sạn B.H tuyển. Bây giờ đưa chứng minh thư cho chị và nộp 100.000đ lệ phí. Nhớ phải trả lời rằng đã làm ở khách sạn B.S hoặc F. hay H.N nhé. Đừng quên trang điểm kỹ một chút!”.

Rồi chị ta chỉ tay vào mấy cái váy thiếu vải nói liến thoắng: “Muốn trúng tuyển thì phải biết cách ăn mặc và trang điểm. Các em làm ở đây đều đặt may hoặc mua váy của chị đấy. Da em trắng, ngực lại đầy thế nên chọn cái váy màu đen này”. Khó từ chối, tôi đành bỏ tiền mua chiếc váy. Thế là mới qua “vòng gửi xe” đã mất đứt 400 ngàn đồng.

Đúng hẹn, tối thứ 4 chị H. đón tôi tại cổng bên khách sạn B.H và dẫn vào cửa sau của K. club trông ra hồ N.K. Đã có khoảng hơn 30 cô gái trẻ măng đứng ngồi lố nhố chờ đến lượt “phỏng vấn”. Cô nào cũng hỏi nhau “kinh nghiệm trả lời phỏng vấn”, hôm nay má mì nào sẽ chấm, rồi quay ra nói chuyện “nghề nghiệp”.

Các cô đều xuýt xoa khi nghe chị H. kể về đào L. nào đó (do chị ta giới thiệu vào làm) chỉ sau một tuần đã “chăn” được một ông Tổng Giám đốc người Hàn Quốc, vừa đẹp trai lại chịu chi, mua nhà, mua ô tô cho người đẹp, hàng tháng còn chu cấp vài nghìn đô cho L. chơi bời, mua sắm.

Đợi mãi cũng tới lượt tôi vào tuyển. Ngồi trước bàn phỏng vấn là hai “má” khá đẹp, ngoài ba mươi tuổi, một nói tiếng Trung, một nói tiếng Việt, đều mặc đầm đen hai dây, cổ trễ sâu, lộ nửa bầu ngực. Má mì nói tiếng Việt hỏi độp luôn: “Đã làm ở đâu rồi? Tại sao lại chuyển sang đây? Biết nói ngoại ngữ gì?”. Đã được dặn dò trước, tôi mau mắn: “Em làm mấy tháng ở bên F. Nhưng đào đông mà khách ít nên đói quá, muốn chuyển sang đây. Em nói được một ít tiếng Anh”.

Một vài câu hỏi bằng thứ ngoại ngữ thông dụng được tung ra: “Có biết nhảy không? Uống được nhiều rượu không? Ở bên kia có “bùm bùm” không?”. Tôi trả lời trôi chảy: “Em uống được nhưng chỉ ngồi với khách chứ không bùm bùm”. Má mì nói tiếng Việt phiên dịch sang tiếng Trung cho má mì kia nghe. Nhìn lại tôi lần nữa rồi cả hai má mì gật gù cùng đánh dấu trên danh sách dự tuyển. Thế là tôi được nhận vào làm trong K. club.

Thẻ tròn - thẻ vuông

Sáng hôm sau, theo hướng dẫn, tôi đến phòng nhân sự của khách sạn nộp hồ sơ tiếp viên và nghe phổ biến “công việc”. Không hề hỏi giấy khám sức khỏe, không hỏi xét nghiệm bệnh tình dục, sau khi nhận đủ 200 nghìn tiền đặt cọc và hồ sơ của tôi, một nữ nhân viên phòng nhân sự thông báo cho tôi lịch làm việc và giá tiền công:

“Hàng ngày tập trung vào 19 giờ 30. Trang điểm thay đồ xong thì 20 giờ bắt đầu ra sảnh. Đến 24 giờ, nếu không được khách mời hoặc đi “bùm bùm” thì được về. Không có lương cứng. Mỗi giờ ngồi với khách được 5 đô. Đi “bùm bùm” một lần được 80 đô. “Bùm bùm” qua đêm được trả 150 đô. Tiền bo được giữ lại hết”.

Tiếp đó, cô ta lấy ra hai hộp thẻ có đánh số, một đựng thẻ tròn, một đựng thẻ vuông, bảo tôi thích đeo thẻ loại nào? Thấy tôi ngơ ngác, cô ta giải thích: “Mới đi làm lần đầu à? Nếu còn trinh và muốn giữ thì lấy thẻ vuông”. Suy nghĩ một lúc, tôi bảo sẽ nhận thẻ vuông. Quẳng chiếc thẻ số 73 cho tôi, cô ta bĩu môi, nói với người ngồi cạnh: “Gớm, bọn sinh viên chỉ vờ vịt làm giá mấy hôm đầu thôi, sau thì chẳng tranh nhau mà đăng ký thẻ tròn để tha hồ đi bùm bùm”.

Image
"Đào" xếp hàng để khách chọn.

Trong phòng thay đồ

Có bước chân vào thế giới “ca-ve cao cấp” mới thấy nhiều nguyên tắc và quy định quái chiêu. Mọi thứ không chỉ đơn giản là trang điểm hiện đại, ăn mặc sexy, ngồi cho khách ôm và đi “bùm bùm” với khách.

19 giờ 30 tôi có mặt tại cửa hông khách sạn, trình thẻ cho bảo vệ đánh dấu ngày công (tiếp viên phải đi làm đủ số ngày quy định nhưng không được chấm công) rồi vào phòng tiếp viên thay đồ. Gọi là phòng tiếp viên cho oai nhưng thực ra đấy là một hành lang dài và hẹp thông ra phía hồ, được ngăn bằng hai cánh cửa gỗ. Cuối hành lang là hai cái toilet. Dọc bên tay trái hành lang là dãy tủ tường, chia làm nhiều ngăn nhỏ, trên mỗi ngăn đánh số theo mã thẻ của mỗi tiếp viên. Dọc bên tay phải là hai tấm gương lớn treo sát tường, phía dưới là bệ gỗ để đồ cho tiếp viên trang điểm.

Trong phòng thay đồ lúc đó có khoảng 50 cô, người thì nhồng nhỗng thay váy, người thì đang tô son trát phấn, vừa tán chuyện rôm rả. Nhìn quanh và nghe ngóng ít phút, tôi phát hiện ra hai điều: Thứ nhất, có lẽ tôi là người già nhất ở đây (thời điểm đó tôi 23 tuổi); Thứ hai, đến 80% các cô gái là sinh viên đại học hoặc cao đẳng, thậm chí có cô mặc áo đồng phục trường cấp hai B.Đ tới chỗ làm.

Không muốn cởi quần áo ở chỗ đông người, tôi cầm váy vào toilet thay đồ, liền gặp ngay phản ứng của một cô gái đang hút thuốc trong đó: “Đ.mẹ, toàn đàn bà thì ngượng, lúc dạng chân cho nó khám lại đ. thấy xấu hổ”. Gượng cười, tôi phân bua: “Mới đi làm buổi đầu nên ngại”. Chẳng nói chẳng rằng, cô ta vất điếu thuốc hút dở xuống bồn cầu, xả nước, nhổ một bãi nước bọt rồi đi thẳng ra ngoài.

Khi tôi đang loay hoay co co kéo kéo cái váy cho nó che bớt bộ ngực thì người quản lý câu lạc bộ đã thò đầu vào phòng giục các tiếp viên khẩn trương vì sắp đến giờ chào khách. Các cô gái vội vàng ngắm vuốt lại lần nữa, giúp nhau sửa lại lông mày, tô đậm thêm son, đánh thêm phấn vào hai cánh tay và “đôi gò” cho trắng, xịt nước hoa… rồi lũ lượt kéo nhau ra sảnh câu lạc bộ.

Tất cả các tiếp viên phải để lại tư trang trong tủ đựng đồ của mình và không được mang theo bất kỳ thứ gì trừ chiếc váy mặc trên người. Sau khi tiếp viên cuối cùng vào sảnh, người quản lý khóa chặt cánh cửa thông giữa phòng thay đồ và sảnh. Không một tiếp viên nào được ra khỏi sảnh trước khi có lệnh má mì cho nghỉ.

Những quy định riêng cho “đào”

Sảnh là một ballroom rộng khoảng 70 - 80m2, hai bên kê một số ghế sofa cho tiếp viên ngồi trong lúc chờ khách, cuối sảnh phía tay phải có một quầy nhỏ - là chỗ ngồi của hai má mì. Đi sâu vào bên trong là khu sàn nhảy và quầy bar. Qua sàn nhảy và quầy bar là khu vực phòng karaoke.

Tổng cộng khoảng 80 “đào” lần lượt tới quầy cho hai má mì (trong đó có một người nói tiếng Việt đã phỏng vấn tôi hôm trước) kiểm tra “tư cách” trước khi được phép ra chào khách.

Về trang phục, các “đào” phải tuân thủ những quy định: Tóc để dài, xõa ngang vai trở xuống; chỉ được mặc đầm một tông màu, bó sát, hở vai; cấm mặc quần áo hoặc mặc váy có hoa văn; móng chân, móng tay phải sơn sửa gọn gàng; luôn tắm rửa sạch sẽ trước khi đi làm; mùa đông được phép đi bốt cao cổ; mùa hè đi xăng đan cao gót, để hở ngón chân; cấm đi các loại sục, dép bít mũi; phải xức nước hoa khắp cơ thể…

Về thái độ công việc: khi có khách vào sảnh, tất cả tiếp viên có mặt phải đứng lên cúi chào; khi khách chấm “đào” phải đứng thẳng lưng, ngực ưỡn ra phía trước, cười thật tươi; không tranh giành khách; không nói chuyện trong khi chờ khách; để khách phàn nàn: phạt 5 đô; đi làm muộn: phạt 5 đô; đến giờ không ra nhảy: phạt (tiền phạt sẽ trừ vào tiền ngồi với khách); đi cùng khách ra ngoài khi chưa đăng ký với má mì: đuổi việc… Và điều cuối cùng là không được ra về trước 2 giờ sáng (theo hợp đồng ký với phòng nhân sự của khách sạn thì 24 giờ đã hết ca). Trong hàng loạt yêu cầu kiểm tra “tư cách” đó, tôi không hề thấy quy định về an toàn tình dục.

Sau gần một giờ kiểm tra, có 3 cô bị nhắc nhở vì trang điểm nhạt, hai cô bị phạt vì móng tay gẫy chưa kịp sửa và tôi cũng suýt bị phạt do đi xăng đan bít mũi.

Hiện nay đường dây mại dâm cao cấp tại K. Club đã bị phanh phui, đưa ra xét xử. Trong thời điểm cách đây gần 3 năm, V.K cũng như các tiếp viên khác trước khi bước chân vào câu lạc bộ đều bị bảo vệ kiểm tra rất gắt. Điện thoại di động của tiếp viên cũng phải để lại tủ đựng đồ bên ngoài câu lạc bộ. Các tiếp viên cũng không dùng tên thật để đi khách.


Kỳ II: Chào khách và chấm “đào”

Nam Anh
(Ghi theo lời kể của V.K)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nền tảng quyền lực - ý Dân hay ý Đảng?
(BBC)

Image
Hoàng Lan
Sinh viên cao học Luật, Pháp quốc


Chính quyền “do dân”, có nghĩa rằng Ý dân là nền tảng của quyền lực. Chính quyền hợp pháp chỉ có thể là chính quyền được bầu ra bởi nhân dân qua bầu cử tự do và công bằng. Chính quyền là tập hợp những người đại diện cho nhân dân để giải quyết các công việc quốc gia, cũng là để phục vụ cho nhân dân.
Bầu cử tự do công bằng là điều kiện tiên quyết để tạo ra chính quyền và đảm bảo tính hợp pháp của chính quyền. Tính hợp pháp và tính đại diện của chính quyền chỉ được công nhận khi bầu cử hội tụ đủ 3 yếu tố:

1. Mọi thành phần xã hội đều có quyền tham gia ứng cử.

2. Nhân dân có quyền đi bỏ phiếu hoặc không đi bỏ phiếu.

3. Hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử bao gồm đại diện của nhiều thành phần, đảng phái khác nhau để bảo đảm tính độc lập, công minh.

Chính quyền phải “vì dân”, bởi nhân dân bầu ra những người đại diện là để họ phục vụ cho lợi ích chung và đảm bảo những điều kiện cơ bản như an ninh, an sinh xã hội… chứ không phải để nhũng nhiễu dân.

Tính vi hiến về bầu cử

Nói đến bầu cử tự do và công bằng là phải nói đến một nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Ở Việt Nam, nơi có chế độ độc đảng, người dân không hề có sự lựa chọn các vị lãnh đạo. Như vậy, nhân dân mất đi quyền quyết định vận mệnh quốc gia và vận mệnh của chính mình. Điều này thể hiện ở cả giai đoạn ứng cử và giai đoạn bầu cử.

Ở giai đoạn ứng cử, các ứng cử viên cho kỳ bầu cử Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân Dân các cấp đều do Mặt trận tổ quốc độc quyền tổ chức và giới thiệu. Thế nhưng, Mặt trận Tổ quốc trên thực tế chỉ là một bộ phận của Đảng Cộng sản cầm quyền. Thế nên các đảng phái khác không được tham gia ứng cử. Như vậy, ứng cử ở Việt Nam không hề công bằng.

Ở giai đoạn bầu cử, trong chế độ độc đảng, mọi người bị bắt buộc đi bầu, nếu không sẽ bị chính quyền gõ cửa răn đe và bị để ý như một “phần tử chống đối”. Bầu cử không phải là một quyền của người dân nữa, mà là một nhiệm vụ bắt buộc, bắt buộc ngay cả khi nhiều người dân Việt Nam chẳng hiểu bầu cử để làm gì. Bởi chỉ có một đảng chiếm giữ độc quyền chính trị thì hiển nhiên chính quyền được chọn ra chỉ là bình mới với rượu cũ mà thôi.

Bầu cử ở Việt Nam như vậy là không hề tự do.

Bầu cử “độc diễn” của Đảng cộng sản chỉ phản ánh ý Đảng chứ không phải ý Dân. Thể thức bầu cử như vậy là vi phạm Hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Điều 7 Hiến pháp Việt Nam quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

Điều 21 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc cũng ghi rõ: “Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.”

Như vậy, trên tinh thần Hiến pháp quốc gia và luật pháp quốc tế, ý dân là nền tảng của quyền lực.

Liệu ý dân và ý đảng có trùng hợp với nhau không? Đảng đưa ra khẩu hiệu “lòng dân, ý đảng”, nhưng ý dân là pháp trị, ý đảng là toàn trị thì làm sao mà gặp nhau được. Sự lãnh đạo của Đảng là “tuyệt đối và toàn diện”. Mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, nhất là pháp luật đều có sự can thiệp của Đảng. Đó là minh chứng của sự lãnh đạo toàn trị. Đã toàn trị thì làm sao mà xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện bầu cử tự do, công bằng?

Với những cuộc bầu cử ở nước ta hiện nay, dân đang phải làm theo ý đảng chứ đảng không hề theo ý dân.

Mà nền tảng quyền lực không phản ảnh ý dân thì quyền lực đó là quyền lực của một thiểu số độc đoán.

Do đó, kết quả bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ bấy lâu nay tại Việt Nam là bất hợp pháp.

Làm sao để hợp pháp hóa các cuộc bầu cử?

Sự vi phạm hiến pháp này cần phải chấm dứt. Ba yếu tố cơ bản cần phải được thực thi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua bầu cử:

- Cụ thể hóa “xã hội công bằng, dân chủ”, như quy định tại điều 3 Hiến pháp, bằng nền chính trị đa đảng.

- Tôn trọng quyền tự do ứng cử của công dân và các đảng phái.

- Tổ chức một hội đồng giám sát bầu cử độc lập, nhiều thành phần, đảng phái để đảm bảo tính công minh. Trong tình hình Việt Nam hiện nay cần thêm sự giám sát của quốc tế.

Bầu cử trong thể chế độc đảng là hình thức. Cơ chế “đảng cử dân bầu” chỉ có ý nghĩa khi có ít nhất hai đảng. Nếu chỉ có một đảng cử ra ứng cử viên thì dù dân bầu cho ai cũng chẳng thay đổi là bao. Trái lại nếu như chúng ta có ít nhất hai đảng, thì khi người dân mất niềm tin vào đảng cầm quyền, họ có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng đối lập với hi vọng đảng đó sẽ thực hiện những chính sách thiết thực hơn cho đời sống của họ. Trong nền chính trị có nhiều đảng cạnh tranh, nhân dân là người hưởng lợi, bởi đảng đối lập biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và đề nghị những chương trình phục vụ tốt hơn nếu muốn thắng cử. Làm được như vậy, chính quyền mới có trách nhiệm trước cử tri của mình, và nhân dân nắm trong tay quyền làm chủ thông qua lá phiếu.


Bao giờ người dân Việt Nam được bỏ phiếu bầu chính phủ như nhiều nước trong vùng?

Có một vài bạn thanh niên phản đối thể chế đa đảng, với cùng một lập luận của Đảng Cộng sản rằng “sẽ gây ra loạn lạc”. Thực tế hiển nhiên không phải như vậy. Bản chất của mọi xã hội là đa nguyên, là có nhiều ý kiến khác nhau cùng tồn tại trong xã hội. Sự tôn trọng mọi luồng tư tưởng khác biệt và sự tự do hoạt động của các tôn giáo, đảng phái, tổ chức xã hội khác nhau là những yếu tố quyết định của việc chung sống hòa bình. Chủ trương dùng bạo lực trong chính trị của Đảng Cộng sản không còn phù hợp với xã hội pháp quyền ngày nay. Việc dùng lá phiếu để giải quyết các vấn đề chính trị không chỉ ôn hòa, đúng pháp luật mà còn là sự tiến bộ của nhân loại. Đó là sự khác biệt cơ bản so với chế độ phong kiến, nơi lá phiếu không hề tồn tại.

Nếu chúng ta tôn trọng đa nguyên như bản chất của xã hội loài người thì việc đa đảng, hệ quả của đa nguyên, là lẽ tất nhiên. Đa đảng là sự thể chế hóa của đa nguyên, để những người có cùng nguyện vọng tập hợp lại, tạo nên sức mạnh cho tiếng nói của họ và có cơ hội biến nguyện vọng đó thành hiện thực qua việc tham gia ứng cử vào chính quyền.

Việc đảm bảo một “xã hội công bằng, dân chủ” tùy thuộc vào sự tôn trọng và nghiêm túc thực hiện một cuộc bầu cử đa đảng dưới sự giám sát của một hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử độc lập. Đó là điều hiển nhiên không cần phải tranh cãi nữa mà hãy cùng nhau thực hiện. Kỳ bầu cử Quốc hội 2007 sắp tới là một cơ hội lớn để nhân dân thực thi quyền làm chủ thực sự của mình. Việc vi phạm Hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế cần phải chấm dứt, không nên tiếp tục.

----------------------------------------

Billy, Singapore
Tôi hòan toàn ủng hộ ý kiến của bạn Hoàng Lan. Quyền bầu cử tự do, tính chất dân chủ của một đất nước không phải là vật ban ơn. Nó là quyền không thể tách rời của bất kì người dân nào. Nó là quyền mà không ai có thể phủ đinh, không ai có thể đàn áp. Con người phải được dạy để bảo đảm toàn bộ những quyền cơ bản nhất của mình. Chỉ có bầu cử tự do, chỉ có dân chủ thì đất nước mới có những con người tài như Lí Quang Diệu hay Clinton, mới phát triển hết tiềm năng của mình được. Chính cựu thủ tướng Lí Quang Diệu cũng phải thừa nhận VN phải là nước đứng đầu Đông Nam Á với tiềm năng và tiềm lực của mình. Trong một thời gian quá dài chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội. Và chúng ta sẽ không bỏ lỡ thêm bất kì cơ hội nào nữa. Đã đến lúc những người trẻ tuổi đứng lên nói lên tiếng nói của mình. Xin bỏ một phiếu cho Hoàng Lan và Tiến Trung.

LQV
Cảm ơn tác giả đã có bài viết này, nói lên cái điều cần đến sẽ phải đến. Từ xưa đến giờ, với những ai hiểu biết có chút suy luận đều hiểu rằng cái ý đảng "phải" là lòng dân. Quyền làm chủ của dân là phải đi bầu sau khi đảng đã cử. Đào đâu ra cái"Hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử bao gồm đại diện của nhiều thành phần, đảng phái khác nhau để bảo đảm tính độc lập, công minh" bây giờ khi ĐCS vẫn cứ mái khư khư ôm trọn quyền hành. Có lẽ cái quyền làm chủ còn sót lại cuối cùng của người dân là: không đi bỏ phiếu, hoặc bỏ phiếu trắng mà thôi!

Tư Duy
Ngẫm nghĩ và suy cho cùng những tiêu cực, quan liêu và chính sách sai lầm trong quản lý đất nước hiện nay của ta cũng từ sự lạm quyền và độc tài của đảng Cộng Sản.

Tôi từng nghĩ rằng tại sao vị bộ trưởng này bộ trưởng kia trả lời quốc hội hay thông tin báo chí như kẻ vô học thay vì đáng lẽ đó phải là người tài giỏi, gây nên bít bao bức xúc trong nhân dân, mà vẫn đương quyền và tại chức. Và cuối cùng tôi hiểu rằng đó là vì chúng ta chỉ có độc đảng là đảng Cộng Sản, chúng ta ko có quyền thay thế người tài giỏi hơn lên thay thế theo đúng trí nguyện của nhân dân. Có thay hay ko còn phải xem vị đó có quyền lực thế nào trong đảng và ý nguyện của đảng có muốn thay hay ko? Chứ nhân dân hoàn toàn ko có quyền lợi đó.

Một xã hội phát triển và tiến bộ theo bước tiến của nhân loại thì ko cho phép có sự độc tài, độc đoán. Một người yếu kém cần được thay thế bởi người tài giỏi hơn theo chí nguyện chung của nhân dân. Đó chỉ là điều căn bản và là luân lý thông thường. Ko phải chúng ta nghèo, ko phải chúng ta đi sau người ta mà cũng chẳng phải dân trí chúng ta thấp. Cái chúng ta thiếu là một đất nước dân chủ, bình đẳng và bác ái.

Dang Dan, Hải Phòng
Bài viết rất hay. Lời lẽ đơn giản, dễ hiểu. Làm thế nào để nhiều người dân biết được điều này đây?

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Việt Nam ''được'' liệt kê trong danh sách Ô Nhục Hall Of Shame



Tổ chức International Christian Concern (ICC - tổ chức Quan Tâm Thiên Chúa Giáo Thế Giới) vừa phổ biến một tài liệu dày 37 trang, liệt kê 10 quốc gia tệ nhất trên thế giới về đàn áp những người theo Thiên Chúa Giáo.

Danh sách ô nhục Hall of Shame Awards 2007 sắp hạng các quốc gia sau đây theo thứ tự tệ nhất gồm Bắc Hàn, Iraq, Ethiopia, Saudi Arabia, Somalia, Iran, Eritrea, Trung Hoa, Việt Nam, và Pakistan.

Đây là danh sách đầu tiên của cơ quan này dựa vào những dữ kiện mới nhất từ tháng 12-2005 đến tháng 12-2006 .

Trước đây Việt Nam Cộng Sản bị Hoa Kỳ liệt kê trong danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Countries of Particular Concern, CPC) vì những vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng, nhưng vào cuối năm ngoái Hoa Kỳ đã bỏ Việt Nam ra khỏi danh sách này vì các toan tính chính trị và kinh tế mặc dù những vi phạm tôn giáo của CSVN không hề cải tiến. Tổ chức ICC đã thành lập danh sách Ô Nhục này lần đầu tiên để đánh động dư luận và lương tâm thế giới về những vi phạm tôn giáo.


Để tìm hiểu thêm các dữ kiện liên quan đến việc đánh giá và xếp hạng 10 nước Ô Nhục này, mời qúy vị tham khảo trang nhà của ICC tại www.persecution.org, email icc@persecution.org, địa chỉ 2020 Pennsylvania NW #941, Washington DC 20006-1846; telephone 1-800-422-5441.

Post Reply