Đường Về Xa Quá

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Đường Về Xa Quá

Post by CayQueo »

Đường Về Xa Quá


Trần Khải


Hòa Thượng Nhất Hạnh về chuyến này quả nhiên là nhiều sóng gió, điều ai cũng tiên đóan được. Người vui, người phiền… và tận nơi hải ngọai ngàn dặm xa cũng dư thấy đất bằng dậy sóng.


Một số nhà họat động nhân quyền than phiền rằng chuyến đi Hòa Thượng đã được nhà nước dàn dựng cho gần thời điểm giữa tháng 3-2005, khi quốc hội Mỹ xem xét có nên hay không trừng phạt Việt Nam, một nước mới bị đưa vào danh sách các nứơc đáng quan ngại vì đàn áp tôn giáo. Và tại sao Thầy không về với phái đòan 5 hay 7 người, mà lại rầm rộ 200 người kéo đi khắp 3 miền trong 3 tháng thì quốc hội Mỹ lại thấy rằng nhà nước CSVN đang cởi mở với tôn giáo… Tại sao và đủ thứ tại sao. Tất nhiên là cũng có rất nhiều tại vì và tại vì… Vấn đề hết sức đơn giản, đây là chuyện đạo, và có khi chuyện đạo không tương ưng với chuyện đời.


Chúng ta nơi đây thử làm một so sánh, chỉ vì ảnh hưởng câu chuyện cũng gần gần như nhau, chứ Hòa Thượng Nhất Hạnh tất nhiên không có đủ tầm vóc, thế lực và số lượng tín đồ như Đức Giáo Hòang John Paul II. Lúc đó là năm 1998, Đức Giáo Hòang tới thăm Cuba, ban phép lành cho Fidel Castro và chế độ CS khủng long này. Tại sao như thế? Lúc đó, cả khối cộng đồng Cuba lưu vong, đặc biệt là ở Miami, nơi tập trung cộng đồng Cuba lưu vong đông nhất, sôi sục lên vì không hài lòng.


Nên nhớ, lúc đó Mỹ vẫn đang cấm vận Cuba tới hơn 4 thập niên rồi. Chưa hết, vào ngày 25-1-1998, tức là một ngày trước khi rời Cuba, Đức Giáo Hòang nặng lời lên án việc Mỹ trừng phạt kinh tế Cuba, gọi đó là "đàn áp, bất công và không chấp nhận nổi về mặt đạo đức" (oppressive, unjust and ethically unacceptable). Những chi tiết vừa ghi còn được nhắc tới trên báo New York Daily News (www.nydailynews.com) ấn bản ngày 16-1-2005, trong bản tin ghi lại cuộc gặp gỡ hôm thứ bảy mới đây giữa Đức Giáo Hòang và tân đại sứ Cuba ở Vatican, Raul Roa Kouri - khi đó, Đức Giáo Hòang lại kêu gọi Mỹ gỡ bỏ cấm vận Cuba bằng ngôn ngữ hết sức là chống Mỹ và bênh Castro.
Nhật báo South Florida Sun-Sentinel, số ngày 12-1-2005, thì ghi rằng "đối với một số người Cuba lưu vong, nhiều người trong họ là Công Giáo, thì thông điệp của Đức Giáo Hòang là cái tát vào mặt." Nghĩa là có người giận lắm.


Phải thấy rằng, chuyến đi Cuba của Đức Giáo Hòang tuy có cho Castro lên điểm quốc tế, nhưng đã chống đỡ cho Giáo Hội Công Giáo Cuba rất nhiều. Chúng ta nên nhớ rằng Giáo Hội này không chỉ lo chuyện đạo thôi đâu - truyền thống Công Giáo ở Châu Mỹ vẫn gắn bó nhiều tới chính trị, từ lâu đã khuyến khích và thúc giục "không chỉ một gắn bó hơn giữa Cuba và cộng đồng quốc tế, nhưng cũng là đối thọai xây dựng giữa chính phủ Cuba và phong trào đối lập trong nước."


Nếu nhìn lại Việt Nam thì dưới bàn tay sắt của CSVN, có vẻ như không giáo hội nào dám đứng ra "khuyến khích và thúc giục" các thứ chuyện đời cụ thể như thế. Thậm chí tới hầu hết các sư, các cha cũng không dám nhắc đến tên các nhà họat động dân chủ như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Thanh Giang, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Trần Khuê, vân vân…
Còn tại Cuba… dù vậy, Giáo Hội Công Giáo Cuba vẫn bị chỉ trích liên tục từ những người cảm thấy là "Giáo Hội chưa làm đủ để biến đổi chính trị [Cuba]. Trong khi đó, chính phủ Cuba nhiều lần tố cáo Giáo Hội đã đi ra ngòai chức năng tôn giáo."


Ở những quan điểm ôn hòa hơn, thông điệp của Đức Giáo Hòang được hửơng ứng rõ rệt. Silvia Wilhelm, một nhà họat động Mỹ gốc Cuba, nói, "Tôi nghĩ, một lần nữa, Đức Giáo Hòang nhìn vấn đề này từ khía cạnh nhân đạo. Cấm vận là phi đạo đức."
Tuy vậy, báo Sun-Sentinel ghi nhận, trên làn sóng phát thanh Tây Ban Nha Ngữ ở Nam Florida, một số thính giả gọi vào đài đã "nặng lời với Giáo Hội Công Giáo và một số nói rằng họ có thể sẽ ngưng đi nhà thờ…"
Có phải là Đức Giáo Hòang đang nói trên quan điểm nhân đạo hay là chính trị?


Vấn đề thực sự phức tạp hơn, nếu ngừơi ta chịu nhìn sâu hơn vào lịch sử. Theo trang web cubanet.org, bài viết "Christmas Chronicle" của Rafael Ferro Salas kể rằng Lễ Giáng Sinh đã được ăn mừng ở Cuba cho tới năm 1966 thôi. Từ sau năm này, chỉ cần "nhắc tới Giáng Sinh đã là tội phạm, và để mừng lễ này nghĩa là tự tử. Chính phủ [Castro] cấm tuyệt mừng lễ này." Hãy hình dung, Công Giáo mà bị cấm mừng Lễ Giáng Sinh thì sẽ ra sao?


Ngay sau khi Đức Giáo Hòang John Paul II viếng thăm Cuba năm 1998, việc mừng Lễ Giáng Sinh được cho phép bằng sắc lệnh (decree). Dù vậy, "Chỉ đơn giản 1 sắc lệnh thôi, còn mọi thứ vẫn như cũ. Những người trong chính phủ Cuba không chấp nhận hay cho thực hiện điều được loan báo..."
Khi Cuba hung bạo như thế, thì thấy rõ Việt Nam cũng bàn tay sắt tương đương.


Thầy Nhất Hạnh không có một guồng máy chính trị khổng lồ như Đức Giáo Hòang có, không nhiều thế lực như Vatican có để làm được các trao đổi chính trị, nhưng việc vào thăm Việt Nam biểu lộ cùng một quan tâm về mối đạo. Trước tiên là một đánh thức tâm linh cho những ngừơi nhiều thập niên theo chủ nghĩa duy vật nhận ra rằng ngay chính trong nền văn hóa Việt Nam, trong giáo lý nhà Phật hàng chục thế kỷ đã có sẵn những giá trị mà nhiều trăm ngàn trí thức Tây Phương đang tìm theo học, và cụ thể đi theo trong phái đòan là khỏang 100 vị sư gốc Mỹ, gốc Pháp, gốc Anh và 30 quốc tịch khác nhau. Đánh thức này có ý nghĩa rất là lớn, vì sẽ buộc người CS tìm học lại các giá trị Phật Giáo mà một thời họ đấu tố. Thứ nữa, Thầy hy vọng đưa Thiền Làng Mai vào VN, để góp sức phát triển thêm nền tu đức. Thấy rõ, chủ yếu là chuyện đạo, đó là quan tâm lớn nhất của Thầy trong chuyến đi này. Nhưng không ai có thể phủ nhận được các ảnh hưởng "đời" trong này. Bởi vì thế nào cũng phải va chạm vì thế gian thì đầy ngộ nhận..


Chuyến đi này trên nguyên tắc là do cuộc thương thuyết lâu cả năm giữa một số viên chức sứ quán CSVN và Thầy, nhưng thực tế cũng là do Thầy vận động, nhờ các chính phủ Liên Aâu can thiệp, áp lực để Thầy được về VN trong các điều kiện thuận lợi, trong đó có việc in sách và mở các khóa thiền.


Vấn đề là, khi Liên Aâu vận động được cho chuyến đi, thì không thể nào từ chối chỉ vì chuyện trùng hợp với ngày quốc hội Mỹ bàn chuyện trừng phạt CSVN. Thêm nữa, đứng về mặt đạo, Thầy cũng sẽ phải chọn thái độ chống trừng phạt kinh tế VN, hệt như Đức Giáo Hoàng đã chống cấm vận Cuba. Đó cũng là giới luật của nhà Phật: không làm tổn hại chúng sinh, không làm rớt đi một hạt cơm nào của ngừơi khác. Bởi vì, lòng dạ nào mà một thầy tu lại đi vận động quốc tế để làm cho một người dân, bất kể trên lãnh thổ nào và thuộc quốc tịch nào, phải mất việc vì nhà cầm quyền hung bạo địa phương bị Mỹ trừng phạt.


Trong cốt tủy, đó là chuyện đạo. Mà chính các vị giáo phẩm Hội Đồng Giám Mục VN trước giờ cũng đi tới đi lui khắp nơi trên thế giới, và vận động cho sự hội nhập của VN vào với thế giới, chứ không hề âm mưu cô lập hóa VN làm chi.
Đạo vẫn có cách xử thế riêng.
Tận trong gan ruột, HT Nhất Hạnh về thăm VN chủ yếu là do tự ý, chứ không phải vì bị sứ quán dụ dỗ gì hết. Thêm nữa, ai có tài ba gì mà dụ dỗ. Mặt khác, ai cũng thấy, không có Thầy, kinh tế VN vẫn tăng tốc, Phật Giáo vẫn hoằng pháp theo một cách riêng. Gần 40 năm không có Thầy, Việt Nam vẫn không hề gì, dù có khi thăng khi trầm, và các dòng Thiền khác vẫn phát triển theo kiểu riêng của mỗi dòng. Nhưng khi có thêm sự góp sức của Thầy, thì cỗ xe Phật Giáo sẽ chạy mạnh mẽ hơn, vì đông người hơn, vì thêm phương tiện và thêm với cách Thầy đưa đạo Phật dễ tiếp cận với giới trẻ.


Thầy về thăm là vì trong lòng muốn lo chuyện đạo, vì tuổi Thầy đã lớn, vì muốn góp sức vào việc vun bồi tâm linh cho Phật Tử, muốn đưa Thiền Làng Mai vào bám rễ quê hương. Đơn giản thế thôi.
Còn chuyện tại sao về linh đình cả phái đòan 200 Tăng Ni Cư Sĩ chắc chắn bởi vì chuyến đi vui như thế, thì ai muốn đi thì cứ mời đi. Thêm nữa, đây còn là hạnh riêng của mỗi người, khi họ múôn chia sẻ chuyến đi này. Và đặc biệt, hình ảnh 200 Tăng Ni Cư Sĩ, hầu hết là người gốc Aâu-Mỹ hiện diện, đi tới đi lui giữa Hà Nội nhất định sẽ làm mọi người tự hỏi, họ theo nhà sư Việt Nam này để học cái gì, và cái đó đã nằm sẵn trong nền văn hóa Phật Giáo VN như thế nào. Không phải đây là chuyến đi hành hương về cội nguồn văn hóa Phật Giáo VN hay sao?


Ngoài ra, hiện thời Hòa Thượng Nhất Hạnh còn có mối quan tâm khác. Thầy muốn đưa Thiền Làng Mai vào VN càng sớm càng tốt, bởi vì tuổi Thầy cao rồi. Thầy hiện có dư tiền để họat động, để làm nhiều việc… vì Thầy là vị sư Việt Nam giàu nhất thế giới hiện nay. Trong 80 cuốn sách của HT đã in, có khỏang 10 cuốn hay nhiều hơn đã/đang thuộc vào danh sách bán chạy ở Hoa Kỳ. Riêng tiền tác quyền của sách xài cả nhiều thập niên chưa chắc đã hết. Nhưng có những điều mà tiền và uy tín của Thầy trứơc giờ chưa mua được: hoằng pháp tại VN.


Thực tế đưa Thiền Làng Mai vào VN không phải có tiền là được, còn phải tính chuyện nhân sự, đất xây chùa, và bản Pháp Lệnh Tôn Giáo…. Và nhiều nữa. Nước mình đầy rắc rối thế đấy. Nhỡ như Thầy viên tịch sớm, thì dòng Thiền Làng Mai có thể không bao giờ bén rễ nổi vào VN. Thầy là chiếc cầu nối lớn nhất cho dòng thiền này vào VN. Thấy rõ, nếu không có Thầy, thì các nhà sư Mỹ, Anh, Pháp… da trắng thế nào cũng bị nhà nước nghi ngờ là CIA, còn nếu là sư Việt Kiều thì rồi sẽ bị công an khu vực ăn hiếp liền. Còn đất xây chùa nếu không là tài sản chính phủ, thì cũng là tài sản Tỉnh Hội, Thành Hội… nghĩa là thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Không lẽ bấy giờ các sư mang cái giấy quốc tịch Pháp hay Mỹ ra nhờ luật sư nói chuyện? Mà nói theo luật nào? Còn Pháp Lệnh Tôn Giáo thì khỏi cần phân tích, vì muốn làm khó gì cũng được.
Nhưng lòng Thầy từ bi muốn về, vì tin rằng Thiền Làng Mai có thể giúp được một số Phật Tử có phương tiện tu tập thích hợp.


Đúng vậy, chúng sinh đa dạng, cho nên pháp môn cũng cần đa dạng. Việt Nam hiện thời cũng có nhiều dòng Thiền, trong đó nổi bật nhất và lan rộng nhất là Thiền Phái Trúc Lâm của Thiền Sư Thanh Từ, với vài chục ngôi chùa và đã từng hướng dẫn nhiều ngàn (hay vài chục ngàn) Tăng Ni Phật Tử. Kế tiếp là dòng Thiền của cố Thiền Sư Duy Lực, với đệ tử ít hơn nhiều. Và một số dòng Thiền khác lại có ít đệ tử hơn, và ít được biết hơn. Nhưng lan rộng một cách lặng lẽ bất ngờ là các dòng thiền Nam Tông, trong đó có nơi, thí dụ như quanh vùng Núi Thị Vải (Bà Rịa) đang có khoảng 700 hay 800 nhà sư Nam Tông với mỗi vị ngồi thiền trong một cốc riêng. Không khí tu học như thế là chưa từng thấy trứơc đây. Và nếu tính đầu sách về Thiền do Thiền Sư Thanh Từ, Thiền Sư Duy Lực và quý sư Nam Tông biên sọan, dịch thuật thì ít nhất là vài trăm cuốn đã được in trong thập niên qua.


Tuy như thế gọi được là nhiều, nhưng nếu Thầy Nhất Hạnh về sẽ giúp độ thêm cho một số ngừơi hữu duyên khác. Bởi vì thực tế là một vài Thiền phái ít nổi tiếng thì lại có cách truyền dạy quá khó, không thích hợp với đa số, và đòi hỏi ngừơi tu phải có lòng tin lớn và sự kiên nhẫn tu trì. Một số chùa còn dùng nghi thức Hán Tự, chưa chuyển sang hết Việt ngữ. Do vậy, hiện nay chỉ có Thiền Trúc Lâm và Thiền Nam Tông là có sức phổ biến nhất, nhờ hệ thống hóa được pháp hành riêng biệt. Trong khi đó, Thiền Làng Mai được chú ý nhờù khả năng dễ quảng bá, thậm chí đối với một số thành phần giới trẻ thì có thể sẽ dễ thu hút và dễ tu học hơn, nhờ có ngôn ngữ và cách diễn giải đơn giản hơn.


Nhìn tổng quan, thực sự các pháp môn khác cũng đang phát triển ở VN, như Tịnh Độ Tông hay các pháp hội trì kinh Pháp Hoa hay trì chú Đại Bi.
Đó là chưa kể tới các vị sư trong Giáo Hội PGVNTN đang bị công an theo dõi, kiểm sóat chặt và vài người thì bị quản thúc. Nếu nhìn theo các bài viết ký tên Đại Lãn, Thượng Tọa Thích Đức Thắng (Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Văn Phòng 1) có thể được thấy như một bậc thầy có công hồi phục lại ngôn phong Thiền cực kỳ vi diệu, trực tiếp, mạnh mẽ, quyết liệt của truyền thống Thiền Đông Độ, đủ móng vuốt Tông Môn để giúp được cho người muốn học Thiền Tông. Trở ngại chỉ vì, họat động trong giáo hội bị ngăn cấm, Thượng Tọa kể như bị kềm chân ở một góc sân chùa Sài Gòn.
Về mặt học thuật, hầu hết các sư trong giáo hội bị cấm đều có những công trình lớn. Thí dụ, Hòa Thượng Thích Quảng Độ (Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN) dịch bộ Phật Quang Đại Tự Điển. Hay như Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ (Đệ Nhất Phó Viện Trưởng VHĐ/VPI) nổi bật với vai trò luận sư về cả hai học phái Trung Quán và Duy Thức - một hiện tựơng học thuật hết sức là hiếm hoi.


Đó là chưa kể tới bên Giáo Hội chính thức, với những vị có công nổi bật như Hòa Thượng Thích Minh Châu, mà sức học, sức nghiên cứu và tác phẩm quán thông cả Tam Tạng, ngoài vai trò dịch các Tạng Kinh tiếng Pali.
Mặt khác nữa, lịch sử Phật Giáo cũng đã và đang ghi công vài chục ngàn vị sư lặng lẽ hàng ngày giúp đồng bào, lo dạy tụng kinh niệm Phật mỗi ngày ở các xóm quê làng chợ, mời gọi Phật Tử nếu không tu được vãng sanh thì cũng ráng trì ngũ giới cho thoát 3 đừơng dữ, hay siêng giữ 10 giới để sinh lên cõi trời. Phật Giáo cũng đồng thời đã và đang ghi công quý Thầy GHPGVNTN đã can đảm tu nghịch hạnh, lớn tiếng chỉ trích cường quyền… và chính nhờ sức phản kháng của quý Thầy GHPGVNTN mà Giáo Hội Phật Giáo VN mới được để yên tu trì. Khi dòng Thiền Trúc Lâm (của Thầy Thanh Từ) nhận lãnh lại các ngôi chùa cổ trên ngọn núi Yên Tử, thì hiển nhiên là do Hà Nội muốn xoa dịu dư luận quốc tế, muốn làm hài lòng Phật Tử, và chính là nhờ quý Thầy Huyền Quang, Quảng Độ hiển lộ phương diện đại hùng, đại lực… Ngược lại, Phật Giáo cũng mang ơn quý Thầy trong GHPGVN đã nín thở qua sông đối với công an, để được quyền hướng dẫn đồng bào tu học hàng ngày, tụng kinh đám ma, dạy thọ ngũ giới, dạy sám hối, chịu hy sinh kham nhẫn, hiển lộ phương diện đại từ bi. Cả hai phương diện này vẫn là một thực thể.


Công đức hộ pháp của quý Tăng Ni tại VN cực kỳ là đáng trân trọng. Ngay cả một nhà sư nhà quê chuyên đi tụng đám cũng đã là quý biết là bao nhiêu, bởi vì khi Thầy giúp cho vài ngừơi dân quy y thọ giới, thì chính thầy đã giúp cho các ngừơi này thóat ba đừơng dữ rồi. Và trong tình hình đó, Thầy Nhất Hạnh thấy là phải về sớm. Bởi vì trong cương vị thầy tu, không lẽ cứ đứng ngòai công cuộc hoằng pháp trên cả nước hiện nay. Còn vấn đề nữa: Thầy muốn tăng tốc phát triển Thiền Làng Mai ở VN, mảnh đất trên nguyên tắc thì dễ hơn ở hải ngọai vì hòan cảnh người hải ngọai bận rộn đời sống khó mà tu trì. Thêm nữa, bề ngòai thì, có vẻ như Làng Mai chưa sửa sọan người nối pháp cho Thầy, nên các tốc độ làm việc và huấn luyện càng phải mau hơn. Đây cũng là trở ngại lớn: Nếu vào trang web www.langmai.org của Thầy, chúng ta thấy từ trang đầu tới trang cuối toàn các thông tin và liệt kê tác phẩm về/của Thầy Nhất Hạnh, và không thấy hình ảnh, tên tuổi hay tác phẩm của ai khác. Đọc hết trang web, chúng ta có thể thắc mắc: Thầy hình như chưa chuẩn bị tạo dựng một hình ảnh cần thiết cho người kế thừa. Thực tế, trong hàng đệ tử của Thầy Nhất Hạnh đã có nhiều vị sư đầy uy tín, nổi bật đạo hạnh, giỏi cả pháp học lẫn pháp hành. Nhưng họ như dường không, hoặc chưa, xuất hiện trên trang web Làng Mai. Đó là điều cực kỳ ngạc nhiên, vì người kế thừa Thiền Làng Mai chắc chắn sẽ thừa hưởng hào quang của Thầy Nhất Hạnh, và sẽ gánh vác cả những ngôi tòng lâm khổng lồ trên thế giới nữa… Hoặc là, chúng ta có thể suy đóan, có thể đây còn là một bí mật nội bộ. Nhưng giả sử, nếu chưa chuẩn bị kịp và nếu Thầy viên tịch bất ngờ, Sư Cô Chân Không khó thể nào đưa Thiền Làng Mai vào VN nổi, dù là có tiền rừng bạc biển…. Đơn giản, vì truyền thống Tăng Ni VN còn giữ luật "bát kỉnh pháp" mà Sư Cô chắc chắn sẽ gặp trở ngại.


Trong khi đó, vài dòng Thiền khác ở VN vẫn phát triển mạnh mà không bị trở ngại đó. Thí dụ, nói về dòng Thiền Trúc Lâm, hiện là lớn nhất trong nước: có vẻ như Thiền Sư Thanh Từ đã sửa sọan xong cho ngừơi nối pháp. Tuy chúng ta không biết bí mật nội bộ của dòng này, nhưng qua trang web (http://www.thientongvietnam.info/) chúng ta thấy có 5 vị Thượng Tọa (Nhật Quang, Thông Phương, Đắc Pháp, Tâm Hạnh, Đạo Tâm) trong hàng thượng thủ của Trúc Lâm đều có đưa nhiều sách và băng giảng vào trang web này. Đó là chưa kể tới nhiều Thầy khác trong hàng đệ tử trực truyền của Thiền Sư Thanh Từ cũng nổi tiếng và đang trụ trì các chùa lớn quốc nội và quốc ngọai. Nghĩa là, nếu Thầy Thanh Từ viên tịch bây giờ, thì Thầy đã sửa sọan cho nhiều vị có đủ danh tiếng, uy tín, và kinh nghiệm để gánh vác dòng Thiền Trúc Lâm. Và hình ảnh, tiếng nói, sách in, băng giảng trong hàng đệ tử của Thầy Thanh Từ đang được giới thiệu tràn ngập ở trên Internet, trong tiệm sách.


Cho nên, Thầy Nhất Hạnh về nước lần này là vì đạo, và vì Thầy muốn góp sức cho Phật Giáo, càng sớm càng tốt. Thầy Nhất Hạnh không muốn đứng ngòai công cuộc hoằng pháp ở quốc nội.
Điều chúng ta nên nhớ nữa, Thầy Nhất Hạnh sẽ tạo ra cơ hội mở cửa tôn giáo cho VN. Trong vai trò tu sĩ, khi thấy CSVN hé cửa, Thầy muốn giúp đẩy cho mở thêm ra, bởi vì không lẽ cố ý trì kéo đóng lại để cho nước khác trừng phạt… Việc Thầy về có thể sẽ mở đường cho việc Đức Giáo Hòang thăm VN vào tháng 8-2005, điều mà Hội Đồng Giám Mục VN đã nhắc năm ngóai. Mặt khác, các phái đòan tôn giáo quốc tế khác, thí dụ như các hội thánh Tin Lành Hoa Kỳ, cũng có thể sẽ suy tính về những chuyến đi tương tự. Thực tế, các linh mục và mục sư hải ngọai đã về VN liên tục, và cũng kêu gọi quyên góp làm từ thiện nữa. Chế độ Hà Nội đang từng bước nhượng bộ các sức mạnh tôn giáo. Và các xã hội dân sự đang từng bước mở rộng ra, theo từng cách riêng, trong đó tôn giáo sẽ đóng vai đẩy lùi các chủ nghĩa duy vật quá lỗi thời, trước nhất là về mặt giá trị tinh thần.


Đức Giáo Hoàng John Paul II đã về thăm Ba Lan năm 1979, khi thế giới còn trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh. Ngài lên ngôi Giáo Hoàng năm 1978, và một năm sau thì về thăm quê, làm Thánh lễ Chủ nhật tại Công Trường Chiến Thắng, Warsaw. Chuyến đi này 20 năm sau được CNN xem là đã giúp gợi hứng cho phong trào Đòan Kết để lật đổ chế độ CS nhiều năm sau. Bài giảng homily năm 1979 giữa thủ đô CS Ba Lan kết thúc bằng bài cầu nguyện xin Thánh Linh "làm mới lại khuôn mặt của Ba Lan". Lúc đó, không ai dám chụp mũ Đức Giáo Hòang củng cố quyền lực CS Ba Lan.


Thầy Nhất Hạnh chắc chắn là không có ý định chính trị gì. Và Cuộc Chiến Tranh Lạnh đã biến mất. Thầy cũng không có thế lực quốc tế lớn lao gì khác, ngoại trừ vai trò tôn giáo và văn hóa Thầy đang có. Mà các thế lực này cũng không đủ để làm CSVN lo sợ.
Và ngay cả khi Thầy nếu có nói chuyện "làm mới khuôn mặt VN," thì hẳn là cũng mang ý nghĩa khác, không còn nghĩa gì của thời Chiến Tranh Lạnh nữa. Vấn đề là, Thầy làm được gì thì vẫn còn phải chờ thời gian trả lời. Nhưng riêng sự hiện diện của Thầy ở quê nhà, đã là một góp sức rất lớn cho việc quảng bá Phật Giáo, tuy là phần giáo nghĩa và giới bổn vẫn còn một số điều mà các trưởng lão Hòa Thượng chắc chắn sẽ tranh luận, bàn thảo.


Hãy nhìn tới hình ảnh, 200 ông sư, bà ni và cư sĩ hầu hết là gốc người Aâu-Mỹ đi giữa Phố Cổ Hà Nội, hay trên đường Tự Do ở Sài Gòn. Đó chính là lời ca ngợi bằng xương bằng thịt cho nền văn hóa Phật Giáo VN vậy.


Trần Khải

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Thượng tọa Thích Viên Ðịnh trả lời thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
2005-01-19


Kính gửi thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Kính bạch Ngài,
Từ ngày con được biết Ngài ở Huế, thấm thoát nay đã hơn 40 năm, thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà ai nấy đều đã già rồi, đời người ngắn ngủi, chỉ có dân tộc và nhân loại là lâu dài.

Con xin đổi cách xưng hô "Thiền sư" bằng "Ngài" cho thân tình hơn. Ðáng lẽ con phải gọi Ngài là Hoà thượng mới đúng, nhưng Ngài không dùng danh từ Hoà thượng mà lại dùng danh từ Thiền sư, lại nữa ở đây mà gọi danh từ Thiền sư cũng hơi khó nghe, và con viết văn không được như Ngài, nên nghe không được thiền vị cho lắm, mong Ngài hoan hỷ.

Kính bạch Ngài,

Nhận được thư của Ngài và chương trình phái đoàn thăm Bình định, trong đó phái đoàn có đến tổ đình Thập Tháp để thăm, đảnh lễ và dùng cơm, đàm đạo một ngày. Ngoài ra con cũng được xem qua thư Ngài gửi Hòa thượng Ðức Phương và Hòa thượng Thiện Hạnh. Xem thư xong, con vừa mừng vừa lo, vui buồn lẫn lộn. Mừng là lâu lắm Ngài mới được trở về thăm quê hương sau 40 năm xa cách. Buồn là không biết vì thời gian hay vì hoàn cảnh, Ngài đã quên không nhắc gì đến Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất mà Ngài chỉ nói đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam của nhà nước mới thành lập, là thành viên của Mặt trận tổ quốc. Và cuối cùng là lo. Có lẽ Ngài cũng biết con bị quản thúc ở chùa Giác Hoa, không có mặt ở tổ đình Thập Tháp, nên Ngài cho người đem thư gửi thẳng vào chùa Giác Hoa, vì vậy, quí thầy ở tại tổ đình Thập Tháp không ai biết gì về việc này. Vừa rồi nhân ngày giỗ Bổn sư của con cũng là ngày Tảo tháp, chư tăng về tham dự rất đông, nhân đó quí thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có bàn với chư tăng tổ đình Thập Tháp chuẩn bị đón tiếp phái đoàn của Ngài. Quí thầy ở Thập Tháp rất ngỡ ngàng và không biết xử trí việc này như thế nào, nên đã xin ý kiến của con, vì con là Trú trì tổ đình Thập Tháp, cá nhân con lại đang bị nhà nước quản thúc không cho về Bình-định, trong khi Ngài là khách của Nhà nước và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nên quí thầy ở Giáo hội đó cũng không biết tính sao. Vì việc này nên con mới viết thư trả lời để Ngài biết hoàn cảnh Thập Tháp nói riêng, hoàn cảnh Ðạo pháp Dân tộc nói chung, và cũng để cho chư tăng tổ đình Thập Tháp và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình định biết để an tâm tuỳ nghi lo liệu.

Ðọc nội dung các lá thư Ngài gửi về, với mong ước được về thăm quê hương sau gần 40 năm xa cách và cũng để truyền bá pháp môn thiền, việc đó ai cũng thông cảm được, vì đó cũng là tâm tư của những người Việt xa quê hương trong những ngày lễ Tết. Có điều không biết vô tình hay cố ý, Ngài về nhằm vào thời điểm rất tế nhị, có thể bị hiểu là Ngài đã bị thế gian lợi dụng để tuyên truyền, làm đẹp cho chế độ. Dư luận bình phẩm không tốt về chuyến đi này của Ngài, con cũng hơi buồn.

Trong đoạn thư gửi hai Hòa thượng ở Huế, Ngài đề nghị Hòa thượng Thích Ðức Phương (Trưởng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên) và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (Chánh thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất) ra phi trường đón Ngài và phái đoàn, để chư tăng hai bên đi chung một đoàn. Và Ngài cũng đề nghị chư tăng bố-tát chung tại chùa Báo Quốc, thay vì hai nơi Từ Ðàm và Linh Quang như hiện nay. Chỉ cần vài ba phút là chư tăng sẽ hòa hợp thành một. Vấn đề hợp nhất Giáo-hội, có lẽ Ngài không rõ nội tình trong nước nên mới có ý kiến như vậy. Nhưng, muốn hòa giải, trước nhất, Ngài nên đứng giữa và phải tôn trọng cả hai bên, không nên bên trọng, bên khinh, một bên thì nêu tên tuổi, chức vụ, Giáo-hội, còn bên kia thì như quên lãng, các bên sẽ nghi ngờ việc làm của Ngài không phải hòa hợp mà là sáp nhập. Cũng giống như nhà nước kêu gọi đoàn kết, nhưng thật ra là sáp nhập. Vì đoàn kết thì các bên tôn trọng lẫn nhau, còn sáp nhập thì gom lại một mối để điều khiển.

Việc Phật Giáo Việt Nam có hai Giáo hội và vấn đề bố-tát riêng hai trụ xứ ở Thừa Thiên là hai vấn đề khác nhau. Không thể đem vấn đề bố-tát chung một trụ xứ mà hòa hợp hai Giáo hội được. Như chư tăng ở Già Lam - Gò Vấp, hơn 70, 80 vị, cùng ở chung, cùng ăn chung, cùng tụng kinh, bố-tát chung, cùng hoà hợp, nhưng trong đó có vị theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có vị theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Mặt-trận, có sao đâu. Chùa Giác Hoa ở Bình Thạnh cũng vậy, trên 40 tăng chúng cùng tu học, có vị này vị khác chứ có theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hết đâu, nhưng vẫn hoà hợp bố tát, có chia rẽ gì đâu. Việc tu hành là việc riêng của mỗi người, còn việc Giáo hội là việc chung có liên quan đến dân tộc và nhân loại, nên không thể gọp chung làm một được. Nói nôm na là "không có chư tăng quốc danh mà chỉ có Giáo hội quốc danh" mà thôi. Nhưng vì sức ép từ mọi phía, vì hoàn cảnh, vì nhiều lý do khác nhau mà một số chư tăng cúi đầu khuất phục theo Giáo hội của nhà nước; số còn lại phải gồng mình chịu đựng mọi tù đày lao lý, quản thúc, biệt xứ, và cả hy sinh nữa.

Ngài là người nhiều kinh nghiệm, nhớ rõ câu tục ngữ "ở bầu thì tròn ở ống thì dài" nên ở Tây phương, bên Pháp, Mỹ, những nước theo chế độ tự do, có dân chủ nhân quyền, Ngài muốn đi qua lại nước này nước kia lúc nào cũng được tự do tự tại, chứ đâu cần phải thương lượng, trao đổi nhiều năm, nhiều tháng như xin về Việt nam đâu. Hơn nữa Ngài đã ở nước ngoài lâu rồi, coi như khách, lại về Việt nam chỉ có ba tháng nên cách đối xử cũng khác, chánh phủ tiếp Ngài như tiếp phái đoàn quốc tế tham quan vậy thôi. Nếu Ngài về ở ba năm thì vấn đề lại khác, chưa chắc được như vậy. Vì vậy nên phái đoàn Ngài từ Pháp về, được Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đón tiếp, mời mọc long trọng, chứ chư tăng trong nước, như con ở Sài gòn về Bình định đã không được rồi. Và vừa rồi cả phái đoàn của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Ðạo từ Sài gòn về Bình định thăm đức Tăng thống bị bịnh nặng thập tử nhất sinh, nằm ở bệnh viện Qui nhơn cũng bị Nhà nước ngăn chặn, đâu có đi được. Ở Việt-Nam, đạo đức, văn hóa, tự do, nhân quyền của con người bị tước đoạt như vậy, Ngài có biết không ?

Về vấn đề có hai Giáo hội Ngài nghĩ là do những bất đồng về tình cảm, giận hờn riêng tư thông thường, nên Ngài cho rằng chỉ cần có dịp gần gũi bên nhau là hòa hợp được. Nhưng thực tế của vấn đề là ở đường hướng khác nhau rất rõ ràng trong hai bản hiến chương. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (thành viên của Mặt trận tổ quốc, một tổ chức chính trị hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt nam) : "hoạt động trong luật pháp và hiến pháp nước CHXHCNVN".

Còn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất: "không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trên sự tồn tại của nhân loại và dân tộc". Ðó là căn bản của sự khác biệt. Vì cương lĩnh hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như vậy nên vấn đề tôn giáo gắn liền với dân tộc cũng như nhân loại là một. Việc vận động cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho Việt nam là mục tiêu mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã tiến hành từ năm 1975 đến nay đã tròn 30 năm. Nên không dễ dàng hòa hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành viên của Mặt trận tổ quốc được. Sau năm 1981 đến trước năm 1989 những phái đoàn Giáo hội Phật giáo các nước Xã hội chủ nghĩa đến thăm Việt nam cũng như mời Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành viên của Mặt trận đi hội họp và thăm viếng. Nhưng từ sau năm 1989 các nước XHCN tan rã thì các Giáo hội ấy cũng tiêu luôn không còn thấy nữa. Giáo hội của một tôn giáo mà dựa vào một đảng phái chính trị nhất thời để sống còn thì quả là mất gốc và không lâu dài.

Vì vậy, Ngài nên vận động theo lời đề nghị hòa hợp hai Giáo hội của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Ðạo Thích Quảng Ðộ gần đây: "Muốn hòa hợp phải để Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phục hoạt như cũ, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải ra khỏi Mặt trận tổ quốc. Khi ấy chư tăng sẽ ngồi lại với nhau, sắp xếp việc hòa hợp, các thế lực bên ngoài không được can thiệp vào. Nói chung, muốn giải quyết việc gì phải có dân chủ, nhân quyền là điều tiên quyết". Ðó là một đề nghị dễ dàng, hợp tình, hợp lý nhất, không cần đề nghị nào khác.

Thật ra, chúng ta đều là tu sĩ, ngoài việc lo tu hành giải thoát giác ngộ ra, chỉ còn lấy việc độ sanh làm sự nghiệp. Truyền thống Phật giáo từ xưa đến giờ, chỉ thấy các sư bỏ cung vàng, điện ngọc đi tu, chứ chưa bao giờ thấy có các sư ra làm vua, làm chúa. Ngay cả thời vàng son Ðinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo rất thạnh, cũng không có việc các sư ra nhận lãnh chức vụ gì ở thế gian. Nhưng việc độ sanh cũng khó, chỉ có chư Phật có Pháp âm vi diệu, nói ra một lời muôn loài đều được lợi ích. Còn chúng ta là phàm tăng, không được như vậy. Vì ở thế gian, nhiều phe, nhiều phái, nếu lợi bên này, thì sẽ thiệt bên kia, rất khó lưỡng toàn. Nên chúng ta phải cân nhắc giữa một bên là 80 triệu dân, một bên chỉ hơn 2 triệu. Cũng không thể dùng cái lý luận vì là phe thiểu số, hơn hai triệu mà phải cai trị 80 triệu, nên phải dùng sức mạnh, bạo lực để tự bảo vệ được. Và sai lầm quan trọng nhất là cái lý luận phải cần độc tài để ổn định xã hội mới phát triển kinh tế được, nhân dân nên hy sinh vấn đề tự do, dân chủ và nhân quyền. Các nước xã hội chủ nghĩa Ðông-Âu đều độc tài và ổn định, theo đuổi Xã hội chủ nghĩa mấy chục năm nhưng tất cả đều nghèo nàn và cuối cùng là tan rã. Hiện nay, đâu có nước nào độc tài và an ninh ổn định hơn Bắc Hàn, họ như một khối đen trong vũ trụ, dân chúng như bị tê liệt, không thấy động tịnh gì cả. Thỉnh thoảng một vài người vượt biên trốn chạy được ra ngoài tìm đất sống. Nhưng Bắc Hàn có giàu đâu? mà còn đang nghèo đói cùng cực là khác.

Ngài là một nhà văn hóa, một nhà xã hội, Ngài thử nhìn xem xã hội Việt nam sau 30 năm hòa bình, các mặt kinh tế, văn hóa, đạo đức, hiện nay đang khủng hoảng, chậm tiến, suy đồi như thế nào? Và Ngài thử nhìn lại xem thành quả 10 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964 1974) trong lúc Miền Nam còn chiến tranh, so sánh với thành quả hơn 20 năm hòa bình (từ năm 1982 đến nay) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì biết. Cũng như Ngài đi một vòng để lắng nghe những tiếng kêu của những người dân thầm lặng, cũng như của các tầng lớp nhân dân, từ các vị sĩ phu trí thức nam nữ, các người già, các người thanh niên tuổi trẻ, các đoàn thể, tôn giáo đều mong muốn Việt nam được tự do, dân chủ, nhân quyền mới có thể chuyển đổi được hoàn cảnh đất nước hiện nay tốt đẹp hơn.

Con có nghe Ngài trả lời một cuộc phỏng vấn mấy năm trước, Ngài cho rằng, Việt-Nam cần phải có dân chủ và nhân quyền mới tiến bộ được. Một quốc gia không thể giàu mạnh, phát triển được khi dân chúng phải sống trong khủng bố, lo âu, hồi hộp, nghi ngờ. Xin Ngài cứ giữ lập trường như vậy luôn, chứ không nên vì một lý do nào đó, lại thay đổi lập trường. Sở dĩ chúng ta đến bây giờ chưa thành Phật được, không phải vì chúng ta không tỉnh thức mà vì chúng ta không tỉnh thức luôn. Từ sáng đến chiều, lúc tỉnh lúc quên, khi mê khi ngộ. Lúc thiên đường, khi địa ngục, như người khách qua lại ba cõi, vì vậy mà mãi bị trầm luân.

Ngài là một danh tăng, có nhiều công lao truyền đạo ở trời tây, nếu có gì sơ xuất thì thật đáng buồn. Mong Ngài cẩn thận trong việc hành xử, làm thế nào có lợi nhất cho đạo pháp và dân tộc. Ðược như vậy thì phước đức vô lượng.

Cầu nguyện Tam bảo gia hộ Ngài pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ.

Giác Hoa ngày 19 tháng 01 năm 2005
(Ấn ký)
Tỳ kheo Thích Viên Ðịnh

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG TRƯỚC THỬ THÁCH THỜI ĐẠI

Post by linhgia »

dời qua chỗ khác
Last edited by linhgia on Fri Apr 08, 2005 4:45 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Chuyện chàng tráng sĩ

Post by linhgia »

phu_de wrote:Thượng tọa Thích Viên Ðịnh trả lời thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
2005-01-19



Ðọc nội dung các lá thư Ngài gửi về, với mong ước được về thăm quê hương sau gần 40 năm xa cách và cũng để truyền bá pháp môn thiền, việc đó ai cũng thông cảm được, vì đó cũng là tâm tư của những người Việt xa quê hương trong những ngày lễ Tết. Có điều không biết vô tình hay cố ý, Ngài về nhằm vào thời điểm rất tế nhị, có thể bị hiểu là Ngài đã bị thế gian lợi dụng để tuyên truyền, làm đẹp cho chế độ. Dư luận bình phẩm không tốt về chuyến đi này của Ngài, con cũng hơi buồn.

Giác Hoa ngày 19 tháng 01 năm 2005
(Ấn ký)
Tỳ kheo Thích Viên Ðịnh
Chuyện chàng tráng sĩ

Kathy Trần

Ngày xưa, có một tráng sĩ lên núi học đạo. Chàng là người anh hùng, đạo cao đức trọng, ghét tội ác của loài yêu tinh. Khi chàng thành đạo, sư phụ bèn trao cho chàng một thanh gươm để chàng xuống núi hành hiệp và một chiếc kính chiếu yêu để chàng có thể nhìn ra yêu quái mà thi hành công đạo khỏi bị lầm lẫn.

Chàng xuống núi, nhờ chiếc kính chiếu yêu, chàng diệt trừ biết bao ma quỷ, gươm chàng reo vang khi diệt được kẻ gian tà. Chàng say sưa trên con đường lý tưởng, chàng đã quá quen với nhiệm vụ cao cả của mình đến không cần phải dùng tới kính chiếu yêu.

Thời gian qua mau, một buổi mai, dừng chân bên đường, thấy gần chuà xưa, chàng chợt nghĩ đến việc trở về ngôi cổ tự, để thăm thầy, báo cho thầy biết về những công việc chàng đã làm.

Chàng hăng hái trở về. Chàng về đến chùa khi trăng đã treo cao. Cổng chùa khép kín, chàng cố mở, chàng lay, chàng gọi mãi cũng chẳng thấy ai ra. Chàng ngồi trên hòn đá bên cổng chùa, dưới ánh trăng vằng vặc đợi chờ.

Mờ sáng, người sư đẹâ đi lấy nước sớm thấy sư huynh đang ngủ cạnh cổng chuà, chú đánh thức sư huynh dậy. Hai anh em vui mừng ôm chầm lấy nhau, đi vào chùa ra mắt thầy.

- Anh nghĩ cổng chùa luôn mở rộng, tại sao anh về mà cổng lại khoá chặt, vào không được?

- Cổng chuà luôn mở rộng. Tối thì em khép lại để tránh thú vào phá rẫy chùa, anh chỉ kéo sợi dây thì chốt cửa mở ra ngay.

- Không, anh đã kéo dây, đã kéo chốt mà cửa vẫn trơ trơ.

Người sư đệ cười vui vẻ, đùa:

- Phật độ người hữu duyên, anh không vào được chắc anh không có duyên với chùa chăng?

Chàng phá lên cười:

- Bây giờ anh vào được chùa rồi tức là anh lại có duyên với Phật đấy.

Hai anh em bá vai nhau đi theo dòng suối. Ðến chỗ nước trong vắt có hai tảng đá nhô ra bờ, chàng bảo:

- Chỗ này, ngày xưa anh hay ra mài kiếm trước khi được thầy cho xuống núi hành đạo.

- Em mỏi chân rồi, ta nghỉ mọât tí rồi hãy đi anh ạ. Anh cho em xem lại thanh kiếm đi.

- Ðây, anh cũng còn chiếc kính chiếu yêu. Bây giờ, anh ít cần đến, bao giờ thầy cho em xuống núi, anh sẽ xin phép thầy tặng cho em.

Chàng rút chiếc kính chiếu yêu đưa cho người sư đệ ngây thơ, đáng yêu. Cậu bé thích chí reo lên:

- Nào, anh em mình cùng soi chung chiếc kính chiếu yêu, anh nhé.

Chàng tráng sĩ nhìn vào gương!

Bên cạnh gương mặt ngây thơ, thanh thoát cuả sư đệ chàng là một bộ mặt yêu tinh mà chàng vẫn tìm kiếm và tiêu diệt trong những năm hành đạo!

Kathy Trần

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

phu_de wrote:Thượng tọa Thích Viên Ðịnh trả lời thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
2005-01-19


Kính gửi thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Kính bạch Ngài,

Ðọc nội dung các lá thư Ngài gửi về, với mong ước được về thăm quê hương sau gần 40 năm xa cách và cũng để truyền bá pháp môn thiền, việc đó ai cũng thông cảm được, vì đó cũng là tâm tư của những người Việt xa quê hương trong những ngày lễ Tết. Có điều không biết vô tình hay cố ý, Ngài về nhằm vào thời điểm rất tế nhị, có thể bị hiểu là Ngài đã bị thế gian lợi dụng để tuyên truyền, làm đẹp cho chế độ. Dư luận bình phẩm không tốt về chuyến đi này của Ngài, con cũng hơi buồn.

Trong đoạn thư gửi hai Hòa thượng ở Huế, Ngài đề nghị Hòa thượng Thích Ðức Phương (Trưởng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên) và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (Chánh thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất) ra phi trường đón Ngài và phái đoàn, để chư tăng hai bên đi chung một đoàn. Và Ngài cũng đề nghị chư tăng bố-tát chung tại chùa Báo Quốc, thay vì hai nơi Từ Ðàm và Linh Quang như hiện nay. Chỉ cần vài ba phút là chư tăng sẽ hòa hợp thành một. Vấn đề hợp nhất Giáo-hội, có lẽ Ngài không rõ nội tình trong nước nên mới có ý kiến như vậy. Nhưng, muốn hòa giải, trước nhất, Ngài nên đứng giữa và phải tôn trọng cả hai bên, không nên bên trọng, bên khinh, một bên thì nêu tên tuổi, chức vụ, Giáo-hội, còn bên kia thì như quên lãng, các bên sẽ nghi ngờ việc làm của Ngài không phải hòa hợp mà là sáp nhập. Cũng giống như nhà nước kêu gọi đoàn kết, nhưng thật ra là sáp nhập. Vì đoàn kết thì các bên tôn trọng lẫn nhau, còn sáp nhập thì gom lại một mối để điều khiển.
.........................................................
...........................................................
............................................................................


Cầu nguyện Tam bảo gia hộ Ngài pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ.

Giác Hoa ngày 19 tháng 01 năm 2005
(Ấn ký)
Tỳ kheo Thích Viên Ðịnh
NHUỆ HỒNG NÓI VỚI NHẤT HẠNH

Nhuệ Hồng

LỜI DẪN

Thiền Sư Nhất Hạnh đối với chúng tôi là chỗ thân tình. Các em trai và em dâu tôi đều tình nguyện xung vào ban phát hành và phổ biến tác phẩm của Thầy. Các văn hữu và chiến hữu thân thiết nhất của tôi như Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng và Vũ Khắc Khoan đều ngưỡng mộ Nhất Hạnh. Trước khi là đệ tử của Lý Đông A, hai vị đã nghiên cứu và tin theo đạo Phật. Trong hơn ba thập niên cùng hoạt động về văn hóa và chính trị, tôi thường thấy hai vị ca ngợi chính khí Lý Đông A, ngâm thơ HồTrường và khen văn Nhất Hạnh (Trong khi Nguyễn Đức Quỳnh chỉ thích đọc văn Nhuệ Hồng một mạch từ đầu chí cuối). Sau này, cũng như Nhất Hạnh, Tịnh Liên là thiền sư viết sách và thuyết giảng Kinh Phật.

Cách đây 25 năm, tại Vùng Vịnh Cựu Kim Sơn, tôi có cơ duyên hợp tác với Thầy trong việc thành lập cơ sở Lá Bối. (Đầu thập niên 70 nhà xuất bản Lá Bối nhận ấn hành cuốn Xử Án Vương Thúy Kiều của tôi, nhưng sách chưa in xong thì Saigon thất thủ).

Trong thời gian cư trú tại Vùng Vịnh, Thầy thường thuyết giảng thiền học bằng quan niệm tỉnh thức. Trong những buồi họp mặt này lần nào cũng có Cha Kim Định là người chủ xướng thuyết An Vi của Việt Nho. Là nho sĩ theo quan niệm thiên hạ đồng quy, tôi cũng chủ trương tam giao đồng tôn (Phật, Chúa và Khổng Mạnh). Tôi thích văn Nhất Hạnh trong sáng, diễn giảng bình dị những vấn đề tâm linh u ẩn.

Nhưng rồi Cha Kim Định đã vĩnh viễn ra đi. Thầy Nhất Hạnh cũng sang Pháp hưởng thú vui sớm Mai tối Mận cùng các đệ tử và đạo hữu thân thương. Nếu Nghiêm Xuân Hồng đã viết Luyến Ái Quan thì Nhất Hạnh cũng viết sách ca ngợi tình yêu.

Trong thời gian tiếp xúc tôi thấy Thầy hay lên tiếng phủ nhận chủ thuyết Cộng Sản (CS), dầu rằng trong thập niên 60 Thầy theo phe phản chiến,

Sau một phần tư thế kỷ, đầu năm nay, tôi lại thấy Thầy thuyết giảng thiền học tại quê nhà. Thầy đã hướng dẫn nhiều khóa tu thiền, phổ biến quan niệm tỉnh thức để phát huy nguồn tuệ giác cho một số phật tử trong và ngoài nước. Trang nhà Tiếp Hiện cho biết Thầy đang trong quá trình quan sát và lắng nghe những nguyện vọng của phật tử. Thầy đã đạo đạt lên nhà cầm quyền 6 điểm đề nghị để khai triển chính sách mệnh danh là đổi mới hay cởi mở của Đảng CS. Ngoài ra Thầy còn đề nghị 7 điểm về chính sách của nhà nước đối với Phật Giáo.

Tôi đọc bản đề nghị của Thầy hơn 10 lần mới đặt bút viết những dòng này. Tôi có cảm tưởng đây không phải là bản đề nghị của Thầy mà là bản công bố lập trường của nhà nước.

BẤT ĐỒNG NHI HÒA

Trong 6 điểm đề nghị về chính sách cởi mở của Đảng CS có 4 điểm (1,2,3 và 6), đề cao chủ nghĩa dân tộc, sự nghiệp giải phóng dân tộc, văn hóa truyền thống dân tộc, bản sắc dân tộc, cội nguồn dân tộc, nếp sống ân nghĩa của dân tộc v...v...
6 điểm đề nghị có thể được hiểu và đọc như sau: (Các chữ trong dấu ngoặc [ ] là của Nhuệ Hồng).

Điểm 1 “Người CS Việt Nam [chúng ta] cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hóa truyền thống dân tộc.”

Điểm 2: “người CS Việt Nam [chúng ta] ý thức rằng cây có cội, nước có nguồn, và tổ tiên là nguồn gốc của mình, từ đó mình tiếp nhận được rất nhiều tuệ giác và kinh nghiệm.”

Điểm 3: “Người CS Việt Nam [chúng ta] cảm thấy thoải mái khi thắp một cây hương ở Đền Hùng, trên bàn thờ tổ tiên, và trước các đài kỷ niệm liệt sĩ. [Hành vi này] biểu tượng cho sự quí mến cội nguồn và nếp sống ân nghĩa. [Đền Hùng và ] Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh biểu tượng cho cội nguồn và ân nghĩa ấy.”

Điểm 6: “Người CS Việt Nam [chúng ta] cảm thấy thoải mái sống chung với tất cả các truyền thống văn hóa có khuynh hướng dân tộc hóa đã du nhập từ lâu hay mới du nhập, không phân biệt danh hiệu, tôn giáo, chủ thuyết hay ý thức hệ [kể cả ý thức hệ CS].

Trong các điểm 4 và 5 Thầy trình bày một quan niệm mới về đạo Phật.
Điểm 4: “Người CS Việt Nam [chúng ta] thấy rằng cốt tủy của đạo Phật không phải ở phần tôn giáo tín ngưỡng mà là nguồn trí tuệ siêu việt có khả năng bao dung, xóa bỏ hận thù, không phân biệt kỳ thị, đem lại hòa giải [hòa hợp], kiến tạo hòa bình, và làm nên bản sắc văn hóa dân tộc”.

Điểm 5: “Người CS Việt Nam [chúng ta] cảm thấy thoải mái không kỳ thị đối với những người tự cho là theo Phật Giáo nhưng chỉ biết cúng lễ cầu xin. Và người CS Việt Nam thấy mình được may mắn hơn và được sử dụng nguồn tuệ giác [trí tuệ] để có thêm sức mạnh vượt thắng mọi khó khăn và thành tựu các sự nghiệp của mình “.

Trong Nghị Quyết 36 ban hành tháng 3-2004, Bộ Chính Trị Đảng CS
kêu gọi mọi người phổ biến rộng rãi chính sách đổi mới của Đảng với các khẩu hiệu tuyên truyền chiến lược y chang như bản đề nghị của Thầy. Đặc biệt đề cao sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước để biện minh cho sự chính thống hóa vai trò lãnh đạo của Đảng CS.

Về sự nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng CS tôi xin tường trình một vài sự thật lịch sử có lẽ Thầy chưa biết.

Kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai, cũng như Anh Mỹ và Hà Lan, Đế Quốc Pháp bắt đầu tự giải thể. Năm 1946 Pháp trả độc lập cho Syrie và Liban. Và năm 1949 tại Điện Élysée Paris, Tổng Thống Pháp Vincent Aureol ký 3 hiệp định với các Quốc Vương Việt Nam, Ai Lao và Cao Miên để trả độc lập cho Việt Nam (8 tháng 3-1949), cho Ai Lao (20 tháng 7-1949), và cho Cao Miên (8 tháng 11-1949). Ngay từ 1947, Tổng thống Pháp đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc đăng ký 3 nước Việt Miên Lào là những quốc gia độc lập. (Xin coi Everyone’s United Nations năm 1986, trang 332).

Tại Saigon, ngày 23-4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập lãnh thổ Nam Phần vào Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất. (Xin coi Nguyễn Khắc Ngữ: Bảo Đại, Các Đảng Phái Quốc Gia và sự thành lập chính quyền quốc gia hay tham khảo tại các văn khố Pháp).

Mặc dầu vậy, Đảng CS đã phủ nhận Hiệp Định Élysée vì Hiệp Định này không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Và Đảng CS đã vận dụng sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc để tiếp tục chiến đấu võ trang trong suốt 30 năm. Từ 1949 Chiến Tranh Việt Nam không còn là chiến tranh giải phóng dân tộc, mà là chiến tranh ý thức hệ giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ (như Chiến Tranh Triều Tiên). Trên bình diện dân tộc đây là cuộc chiến tranh vô ích, vô lý và vô nghĩa. Và 3 triệu thanh niên nam nữ đã phải hy sinh thân sống, không phải để giành độc lập cho quốc gia, mà để cho Đảng CS cướp chính quyền. Như vậy theo tôi, Hồ Chí Minh và Đảng CS không có công giành độc lập và thống nhất đất nước.

Về đường lối tuyên truyền dối trá của Đảng CS, Thầy nên đọc cuốn Nhật Ký của Trần Độ với những nhận định như sau:

“Đặc điểm bao trùm của chế độ chính trị xã hội này là nói một đàng làm một nẻo. Nói thì dân chủ vì dân, mà làm thì chuyên chính phát xít, nghĩa là nói dối, nói láo, lừa bịp, nói vậy mà không phải vậy. Đặc điểm này tạo ra một xã hội dối lừa, lãnh đạo dối lừa, Đảng dối lừa, cán bộ dối lừa, làm ăn giả dối, bằng cấp giả dối, giáo dục giả dối, đến gia đình cũng lừa dối... Các vị lãnh đạo nói nhiều điều tốt đẹp là nói theo dân mà thôi. Dân căm ghét tham nhũng thì lãnh đạo hò hét “kiên quyết chống tham nhũng”. Dân yêu cầu dân chủ thì lãnh đạo thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu [tuyên truyền] chiến lược. Nhưng nói thêm chữ thì chưa có ý nghĩa gì. Vì ta vốn nói một đàng làm một nẻo. Người trí thức và người dân chỉ thấy những lời nói tốt đẹp kia là vô nghĩa...”

Về chính sách của nhà nước đối với Phật Giáo, Thầy yêu cầu nhà nước tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền “vì giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau.” Thầy than phiền rằng trong thời gian qua Phật Giáo đã làm nhiều điều đáng tiếc gây khó khăn cho nhà nước. Rồi đề nghị các Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ cộng tác với chính quyền trong chức vụ cố vấn về lập pháp và hành pháp. Thầy công nhận Pháp Lệnh Tôn Giáo 2004 có những điểm tích cực cần khai triển. Thầy coi việc hợp nhất hai giáo hội Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là điều nên làm và có thể làm được. Thầy nhận định rằng tham nhũng là một tệ nạn thông thường, phổ biến trong chính quyền cũng như trong giáo hội. Đối với Thầy, Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất là một thực tại hay thực thể. Nhưng lại hy vọng rằng các Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ rồi đây cũng sẽ được thoải mái [như Thiền Sư Nhất Hạnh], và sẽ được tự do đi lại, tự do truyền giáo và hành đạo.

Trước hết tôi xin minh định về sự khác biệt giữa Nhà Nước và Giáo Hội. Giáo Hội chỉ là một hội đoàn (hội tôn giáo) trong xã hội công dân, cũng như các hội chính trị (chính đảng) và các hội dân sự như các công đoàn, nghiệp đoàn, các hội văn hóa gíao dục, kinh tế xã hội, ái hữu tương tế, từ thiện nhân đạo v...v... Đây là những tập hợp của tư nhân không có quyền lực quốc gia. Theo truyền thống Đông Phương, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không bao giờ đòi thiết lập hay sử dụng “giáo quyền”.

Trong khi đó nhà nước là một tổ chức công quyền với đầy đủ quyền lực quốc gia gồm có các cơ quan chính quyền, quân đội, công an, tòa án, luật pháp, ngân sách, nhà tù v...v...

Từ thế kỷ thứ 18, theo đề nghị của Thomas Jefferson, tác giả Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, nguyên tắc biệt lập giữa tôn giáo và nhà nước được đưa vào luật pháp. Chiếu nguyên tắc này, nhà nước không được can thiệp, kiểm soát, hay giám sát các giáo hội, đặc biệt là không được thành lập các giáo hội quốc doanh (như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam) để tước đoạt tư cách pháp nhân của các giáo hội dân lập đã sinh hoạt từ trước (như Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất). Trên thực tế, với quyền giám sát của nhà nước, sự hợp nhất với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ là sự giải thể Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất.

Nguyên tắc biệt lập giữa tôn giáo và nhà nước còn có nghĩa là giáo hội được sinh hoạt tự trị. Và Đảng CS không được dùng các tổ chức ngoại vi như Mặt Trận Tổ Quốc để can thiệp, kiểm soát và giám sát các hoạt động của giáo hội. Điều đáng lưu ý là trong khi nhà nước không được can thiệp vào giáo hội (chiếu nguyên tắc sinh hoạt tự trị của giáo hội) thì trái lại, giáo hội (hội tôn giáo) cũng như các hội chính trị vàø hội dân sự khác trong xã hội công dân, vẫn có quyền và có nghĩa vụ can thiệp vào các hoạt động và chính sách của nhà nước. Mục đích để ngăn ngừa và chống lại độc tài, tham nhũng, bất công và bất lực. Các tệ nạn này rất dễ xảy ra khi không có kiểm soát và chế tài. Chính quyền không phải của nhà cầm quyền hay của đảng cầm quyền.

Đó là quan niệm Thiên Hạ Vi Công hay Dân Chủ Pháp Trị. Ngoài tư cách tín đồ, giáo dân còn có tư cách công dân để phê phán, đàn hạch hay truất phế những kẻ đại diện bất xứng của họ trong bộ máy nhà nước. Theo Lincoln, chính quyền phải là “của dân, do dân và vì dân”. Mạnh Tử cũng quảng bá thuyết “quí dân khinh vua”, lấy dân làm trọng, nhà nước là thứ yếu và coi nhẹ chính quyền, ai được quốc dân tín nhiệm sẽ được cử làm nguyên thủ quốc gia. (Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, đắc hồ kỳ dân nhi vi thiên tử).

Do đó chúng ta không thể chấp nhận chủ trương của Đảng CS theo đó nếu nhà nước không can thiệp vào giáo hội, thì giáo hội cũng không được can thiệp vào nhà nước!

Trong đề nghị 7 điểm về chính sách tôn giáo của nhà nước, Thầy kể lại các thành tích của chuyến về thăm và thuyết giảng của Thầy tại các trường hành chánh, chính trị quốc gia, và tại trụ sở Ủy Ban Về Người Việt Nam ở Nước Ngoài là cơ quan phụ trách thực thi Nghị Quyết 36 hay Chính Sách Kiều Vận của Bộ Chính Trị Đảng CS.

Những thành tích của Thầy trong việc hàn gắn, trị liệu nuôi dưỡng hạnh phúc cho phật tử từ Bắc chí Nam, nếu có, thì do đâu mà có? Ai cũng biết mới đây Việt Nam bị liệt vào thành phần các quốc gia “cần đặc biệt quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo”, nghĩa là một quốc gia thường xuyên và thô bạo vi phạm tự do tôn giáo.

Ngày nay Đảng và Nhà Nước quảng bá chuyến đi của Thầy để ngụy tạo bằng chứng cho rằng họ vẫn tôn trọng tự do tôn giáo, và xin quốc tế đừng lên án và chế tài họ. Trong khi Thầy được tự do đi lại từ Bắc chí Nam thì các Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Độ không được phép đi thăm nhau để vấn an sức khỏe của nhau vì các vị bị trách cứ tàng trữ bí mật nhà nước.

Phải chi các Hòa Thượng chịu theo gương Thầy hòa hợp với nhà nước, quảng bá chính sách của nhà nước, và xác nhận nhà nước không đàn áp tôn giáo, không chủ trương tham nhũng (vì tham nhũng là một hiện tượng phổ biến ở khắp mọi nơi không sao tránh được). Thầy khuyến cáo các Hòa Thượng đừng gây khó khăn trở ngại cho nhà nước nữa, đừng làm những điều đáng tiếc nữa, đừng kêu gọi suông hay phản đối tiêu cực nữa. Các Hòa Thượng chỉ cần tán thành ý kiến ông Phan Văn Khải: “Nếu Chùa Một Cột chỉ có một cái cột thì Phật Giáo cũng chỉ nên có một giáo hội mà thôi!” Đó là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Giáo hội này được gọi là quốc doanh vì thuộc quyền giám sát và quản trị của Mặt Trận Tổ Quốc, thủ tướng chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, và các ủy ban nhân dân quy định trong Pháp Lệnh Tôn Giáo. Nếu thuận theo chiều hướng này các Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ sẽ lập tức được tự do di chuyển , tự do truyền giáo và hành đạo như Thầy Nhất Hạnh.

Điều tôi muốn nói với Thầy là: Chừng ấy tuổi tác, Thiền Sư Nhất Hạnh không nên có ảo vọng thành Quốc Sư Vạn Hạnh. Vì Đảng CS Việt Nam không phải là Triều Đình Nhà Lý. Họ chỉ muốn lợi dụng Thầy, dùng Thầy làm công cụ trong một giai đoạn. Khi sứ mạng hoàn thành, họ sẽ “cám ơn” Thầy, cũng như họ đã “cám ơn” Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam sau 1975.

Vả lại Thầy cũng không đủ kiến thức và kinh nghiệm để làm cố vấn cho lập pháp hay hành pháp. Đó không phải là sở trường của Thầy. Chi bằng với cơ sở sẵn có, Thầy hãy trở về cương vị tu thiền để rao giảng tỉnh thức. Dầu rằng, theo tôi, trong giai đoạn hiện nay, kẻ thức giả không thể bình tâm tu tập để tìm đường giải thoát riêng cho cá nhân mình trong khi chúng sinh còn lầm than và con người còn không còn nhân phẩm.
Sau cùng tôi không đồng ý với quan niệm mới của Thầy về đạo Phật. Theo tôi, cốt tủy của đạo giáo không phải là Trí Tuệ mà là Từ Bi, Bác Ái, Nhân Nghĩa, cùng với Đức Tin Tôn Giáo và các Lễ Nghi Tôn Giáo như cúng lễ, cầu nguyện v...v... Theo Phật, từ bi đứng trên trí dũng. Tâm bồ tát quý hơn trí tuệ giác. Vì tài năng trí tuệ có thể dẫn con người đến võng tưởng với tham vọng và si mê. Tố Như là một thi sĩ có tâm bồ tát: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

Những điều trên đây tôi không muốn viết ra, chỉ muốn nói riêng với Thầy. Tuy nhiên, theo lương tri, biết mà không nói ra là thiếu liêm sỉ, là có lỗi với đồng bào và có tội với lịch sử




Kính thư,


Nhuệ Hồng

(Ngày 12 tháng 4, 2005)



T.B. Hôm nay Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị Tòa Phúc Thẩm Saigon xử y án 3 năm tù về tội “ngăn cản nhân viên công lực hành sự”, dầu rằng Mục Sư Quang không ngăn cản mà đòi hợp tác với công an thành phố (thay vì công an phường) khi tố giác công an chìm toan bắt cóc Mục Sư Nguyễn Công Chính tại Tây Nguyên. Như vậy làm gì có tự do tôn giáo ở Việt Nam?

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Về chuyến đi Việt Nam của Thiền sư Nhất Hạnh

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn ?


Có một câu chuyện đáng suy nghĩ mà các vị tăng ni trong Đạo tràng Mai Thôn, một trung tâm tu học quốc tế về Thiền của Đại lão Hoà thượng Thích Nhất Hạnh tại miền nam nước Pháp, còn được gọi là Làng Mai, thích kể cho khách thập phương nghe: Trước đây một vài năm, Làng Mai có duyên tiếp nhận 2 nhóm thanh thiếu niên của Israel và Palestin về tham dự chung một khoá tu mùa hè. Sau nhiều ngày nghe pháp của Thầy Nhất Hạnh và thực tập chánh niệm trong từng hơi thở, từng bước chân, thì đến hôm bế giảng, hai nhóm này đã ôm nhau khóc ròng, tỏ bày tinh thần hoà giải với nhau, xoá bỏ hận thù, hướng về một tương lai chung trên cùng mảnh đất Palestina.


Từ hôm đó đến nay bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, nhưng máu vẫn chưa ngưng đổ, thịt vẫn chưa ngưng rơi trên dải đất Trung Đông này, mà gần đây nhất là cuộc đánh bom tự sát hôm 25-2 qua tại Tel Aviv. Kể lại như thế không phải là để nghi ngờ con đường giáo hoá của Thầy, nhưng cho thấy chuyện ngoài đời khi nào cũng phức tạp hơn các bài giảng trong một giáo đường.


Và chúng ta phải biết giới hạn hết sức các chờ đợi của chính mình đối với những bước đi của một người thầy tâm linh, dù đó là Đức Giáo hoàng, Đức Đạt Lại Lạt Ma hay Thầy Nhất Hạnh.



Thái độ này cũng nên được chúng ta kiểm nghiệm lại, nếu muốn bàn về chuyến đi Việt Nam của Thầy Nhất Hạnh hiện nay. Sau gần 40 năm lưu vong, ngày 12-1-2005 vừa qua, vị thiền sư 78 tuổi này đã dẫn một phái đoàn quốc tế gồm 100 vị xuất gia và 100 cư sĩ tại gia đại diện cho ba mươi nước -tất cả đều là đệ tử của Thầy- về thăm Việt Nam trong vòng 3 tháng, mà Thầy gọi là để „thăm viếng hành đạo“.


Theo thông tin của Làng Mai, thì cuộc vận động để Thiền sư Nhất Hạnh về nước đã không do Thầy chủ động mà là do các giới đệ tử của Thầy ở các nước Âu Mỹ khởi xướng từ năm 1997 rồi, nhưng không khi nào Hà Nội chấp thuận. Cũng theo tin của Làng Mai thì năm ngoái, tự nhiên đại diện của sứ quán Hà Nội xuống gặp và gợi ý về khả năng cho về thăm. Quá trình thương thuyết giữa Làng Mai và nhà cầm quyền Hà Nội đã diễn ra rất gay go, kéo dài từ giữa tháng 3 năm 2004 đến giữa tháng 11 năm 2004, nghĩa là trong 8 tháng, có lúc lâm vào tình trạng bế tắc khiến Làng Mai đã phải tuyên bố huỷ bỏ chuyến đi. Việc này chúng ta đã theo dõi được trên mạng Internet.


Nhưng bỗng nhiên, vào cuối năm ngoái, Hà Nội chấp nhận một số yêu sách mà Làng Mai đưa ra về việc cho phép xuất bản sách vở của Thầy tại Việt Nam, lộ trình hành hoá, số người trong phái đoàn, v.v. Sau nhiều lần sắp vô, sắp ra va-li, làm giấy tờ tới lui, thì nay thì Thầy Nhất Hạnh cùng các tăng ni và cư sĩ Làng Mai đang thực hiện từng bước những điều mà Thầy viết trong quyển sách nhỏ mang tựa đề „Về Việt Nam“ xuất bản năm 1992.



Nếu trước đây hơn một năm, người ta còn đoán tới đoán lui vì sao người CS đã bột phát đề nghị việc để Làng Mai cử phái đoàn về thăm quê hương, thì ngày nay mọi việc đã sáng tỏ: Chìa khoá mấu chốt cho bài toán khó nuốt này đối với Hà Nội chỉ có 3 chữ: CPC. Việt Nam đã bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách „các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt“ (country of particular concern, CPC) với những hệ luỵ rất xấu của nó về ngoại giao (và ngoại thương với Hoa Kỳ) cũng như về khả năng xin gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO) của Việt Nam. Quyết định này của chính phủ Mỹ là hậu quả của những hành động thô bạo của Hà Nội đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như đối với giáo hội Thiên Chúa giáo và Tin Lành mà điển hình là qua các vụ án LM Nguyễn Văn Lý và MS Nguyễn Hồng Quang. Hạn chót để Hoa Kỳ quyết định rút tên hay không rút tên Hà Nội ra khỏi danh sách CPC là cuối tháng Ba tới.


CPC cũng là động cơ của các biện pháp mang tính hiếu động chủ nghĩa (đôi khi chồng chéo và chửi cha nhau) của CSVN trong mấy tháng qua: Quýnh quáng gởi cả một phái đoàn quốc hội hùng hậu do Thị Ninh cầm đầu đi Mỹ „giải độc“ về sự cởi mở và tự do của chế độ, nhưng ngay trước đó lại trơ tráo không chịu cấp chiếu khán cho Nữ dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez, chỉ vì bà này muốn đến Việt Nam để tìm hiểu về tình trạng đàn áp tôn giáo; thả LM Nguyễn Văn Lý và Thượng toạ Thích Thiện Minh (sau 26 năm tù vô cớ), nhưng lại đàn áp khốc liệt giáo hội Tin Lành Mennonite, tra tấn nữ tín hữu Lê Thị Hồng Liên đến tình trạng điên khùng; rùm beng đón tiếp Thiền sư Nhất Hạnh, nhưng lại siết chặt vòng bao vây chư tôn Giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất: Hoà thượng Thích Quảng Độ (Viện trưởng Viện Hoá đạo), Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ (Đệ nhất Phó Viện trưởng VHĐ), Thượng toạ Thích Viên Định (Đệ nhị Phó Viện trưởng VHĐ), Thượng toạ Thích Không Tánh (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện-Xã hội), v.v… luôn luôn bị công an túc trực canh giữ, theo dõi, ngăn cản không cho đi lại bằng bất kì thủ đoạn nào. Hôm 10.1.2005, Thượng toạ Thích Không Tánh, đi cứu trợ miền Trung đã bị công an Bình Ðịnh chận bắt tại Ngã ba Phú Tài gần cầu Bà Di, khám xét hành lí và tra hỏi rất vô lễ. Mục đích cuộc thẩm vấn cốt tra hỏi lí do Thượng toạ ghé Tu viện Nguyên Thiều gặp Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và ngài đã gửi những tài liệu gì ra. Tăng tín đồ đến thăm các vị hay đến chùa đều bị kiểm soát, ghi nhận, hù doạ.



Ngày nay xem lại các cảnh đón tiếp long trọng mà nhà cầm quyền Hà Nội dành cho phái đoàn Làng Mai, được báo chí nhà nước chạy tít rềnh ràng và được đài tuyên truyền VTV4 trình chiếu rối rít ra hải ngoại, những người có trí tuệ không được quên rằng cũng chính cái nhà nước độc tài và tham nhũng này -trong suốt ba thập niên qua- đã xem Thiền sư Nhất Hạnh như kẻ thù nguy hiểm của chế độ, không những cấm Thầy không được đặt chân lên đất quê hương, mà còn cấm tiệt tất cả những gì gọi là hơi thở của một nhà văn hoá, là sách vở, là thi văn, bài thuyết giảng, nhạc,… của Thầy tại Việt Nam. Thầy Nhất Hạnh rất ý thức tình trạng này nên đã viết trong „Lá Thư Làng Mai“ ra tháng 1/2005 rằng „chuyến đi Việt Nam khó sắp đặt hơn các chuyến đi khác tới cả trăm lần, bởi vì tình trạng rất khó khăn. Có quá nhiều nghi ngờ và sợ hãi; ngoài ra còn có những hiện tượng ganh tị và tham nhũng nữa…“


Chính trong bối cảnh khó khăn đó, Thầy vẫn đi về và -đùng một cái- đã gặp ngay khó khăn.


Sau 10 ngày thăm viếng và hành đạo tại các chùa miền Bắc, Thiền sư Nhất Hạnh đã cùng phái đoàn bay vào Sài Gòn hôm 23.1.05. Ngay chiều hôm đó, Sư cô Chân Không cầm đầu phái đoàn gồm 7 vị tăng Làng Mai và 4 vị tăng đại diện Thành hội Phật giáo (tức Giáo hội Nhà nước) đến Thanh Minh Thiền viện (nơi Hoà thượng Quảng Độ đang bị quản thúc dù không có án quyết), để xin một cái hẹn cho Hoà thượng Nhất Hạnh đến thăm. Qua hệ thống máy nói nội bộ trong chùa, Hoà thượng Quảng Ðộ từ khước không tiếp. Sau đó, Thầy Nhất Hạnh còn gửi ba người khác đến gặp riêng Thầy Quảng Ðộ với mục tiêu duy nhất là cho Thầy Nhất Hạnh đến thăm, nhưng Thầy Quảng Độ vẫn không thay đổi ý kiến.


Sáng ngày hôm sau, 24.1.2005, Hoà thượng Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đã đến Tu viện Quảng Hương Già Lam định thăm Thượng toạ Tuệ Sỹ, nhưng đến nơi thì được thông báo là Thầy Tuệ Sỹ đã nhập thất trước đó và không thể tiếp Thầy Nhất Hạnh cùng phái đoàn được.


Đối với người đời thì rõ ràng đây là hai „vố nặng“. Nhưng Thầy không phải là một phàm phu tục tử như chúng ta, mà là một bậc cao tăng, cả cuộc đời chỉ chuyên giảng dạy cho thế hệ này qua thế hệ khác về tinh thần của đạo Phật và phương thức thực tập Thiền, mà Thầy gọi là „chất liệu nuôi dưỡng, trị liệu và chuyển hoá“, cho nên chắc chắn trong những ngày qua, Thầy đã quán chiếu và đã tìm được nhanh chóng câu trả lời cho mình và cho phái đoàn Làng Mai.



Về phần chúng ta, dù là theo tôn giáo nào, tốt nhất là chúng ta nên giữ tâm tĩnh lặng, đầu sáng suốt, dùng chữ từ tốn khi phê phán, đưa ra lí luận thì phải xác thực, vì quý Thầy Nhất Hạnh, Quảng Độ và Tuệ Sỹ,… cũng như các Linh mục, các mục sư,… đều là những người tu hành đáng kính trọng cả. Chúng ta đùng quên cảnh giác về âm mưu chia rẽ cộng đồng, chia rẽ tôn giáo, hạ uy danh của các vị lãnh đạo tinh thần đức cao tuổi trọng.


Trong tinh thần đó, thì bản Thông cáo báo chí ngày 14-1-05 của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris (do ông Võ Văn Ái điều khiển) thật đáng bị chê trách rất nhiều chỗ, nhưng tệ hại hơn hết là câu thòng cuối cùng trong văn thư chính thức này: „(Mục tiêu) thứ hai, là phát triển tại Việt Nam Dòng Tiếp Hiện của Sư Ông (Nhất Hạnh). Ðây là dòng phái mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện đại cho phép chư Tăng, Ni có quyền lập gia đình“. Đã đi theo Thầy Nhất Hạnh trong những năm 70, hẳn ông Võ Văn Ái phải hiểu rõ hơn ai hết rằng Dòng Tiếp Hiện được Thầy thành lập từ năm 1964, gồm có 14 giới, hướng dẫn người thanh niên sống dấn thân cho xã hội, có được lí tưởng hướng thượng, xoá bỏ tị hiềm, xoá bỏ thành kiến, không chấp nhận chủ nghĩa, giáo điều, v.v. người xuất gia hay người tại gia đều có thể thọ 14 giới Tiếp Hiện (có thể so sánh phần nào với Bồ tát giới của Tịnh Độ, mà người xuất gia hay người tại gia đều có thể thọ được nếu muốn).


Cho nên hoàn toàn không có chuyện „Dòng Tiếp Hiện cho phép chư Tăng, Ni có quyền lập gia đình“. Sự gán ghép đặt điều này của ông Ái –mà người ta chưa bàn tới nguyên nhân và hậu ý- trên một văn thư chính thức của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế được nhiều tác giả sao chép lại trên các bài viết của họ.



Trở về lại những vận động của phái đoàn Làng Mai tại Thanh Minh Thiền viện chiều 23-1 và Tu viện Quảng Hương Già Lam sáng 24-1, thì chúng ta thấy đã có một lỗ hổng rất lớn trong việc chuẩn bị chương trình đi của Thiền sư Nhất Hạnh –nói trắng ra là trước khi về Việt Nam, Làng Mai đã không có tiếp xúc chi cả với đại diện của phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đây là vấn đề thiếu sót về tổ chức, tính chủ quan xem thường tình hình căng thẳng giữa Giáo hội quốc doanh và Giáo hội Thống nhất, hay đây là vì chịu áp lực nặng nề của nhà nước độc đoán?


Trên bản chương trình vô cùng chi li vụn vặt của 90 ngày hoằng pháp của phái đoàn Làng Mai tại VN (1), nhưng hai mục viếng thăm Hoà thượng Quảng Độ và Thượng toạ Tuệ Sỹ tuyệt nhiên không có. Danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không hề được nhắc nhở đến, và đương nhiên cũng không ghi các chức vụ của hàng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, dù là đối với Hoà thượng Thích Huyền Quang, mà Thầy Nhất Hạnh sẽ đến thăm ngày 31-3 tới đây. Điều này trái ngược lại đối với phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với các vị Sư cao cấp trong tổ chức Giáo hội Nhà nước, ví dụ như khi ghi về Hoà thượng Thích Tâm Tịch.


Sự phân biệt đối xử này đã bàng bạc trên mọi mặt, kể cả về mặt lịch trình đảnh lễ, viếng thăm và chắn chắn đã được các Thầy trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nhận ra: Ngay nội trong tuần lễ đầu tiên sau khi đến Việt Nam, phái đoàn Làng Mai đã đến đảnh lễ Hoà thượng Thích Tâm Tịch, Đức Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ở Hà Nội), trong khi đó, phải đợi hơn 2 tháng rưỡi trời sau, lúc gần về Pháp lại, phái đoàn mới đến đảnh lễ Hoà thượng Thích Huyền Quang, Đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (đang bị quản thúc tại Bình Định).


Một yếu tố tiêu cực khác không giúp ích gì cho „việc xây dựng sự hiểu biết và hoà giải“ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và phái đoàn Làng Mai là câu tuyên bố với AFP (2) tại phi trường Paris hôm 11-1-2005 của Sư cô Chân Không, người đại đệ tử của Thầy: Đây là một câu tuyên bố xa rời thực tế, gây chia rẽ không cần thiết, không bổ ích, thiếu tinh thần trách nhiệm chung. Một đệ tử lâu đời không nhất thiết là một người phát ngôn giỏi.


Nhìn cho sâu, thì các vị cao tăng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng không khác Thầy và Thầy không khác họ. Họ là những người con Phật, có bi trí dũng như Thầy, cho nên họ khai phóng, cởi mở, không chấp nhận giáo điều, nhất là những giáo điều của một ý thức hệ đã bị nhân loại vứt vào sọt rác của lịch sử. Tuy nhiên những sư huynh sư đệ này của Thầy đã phải vào tù ra khám CS như cơm bữa. Trong tập thể của các vị đó, có vị bị bức tử trong tù như Hoà thượng Thiện Minh (mà Thầy còn giữ một kỉ vật trong phòng riêng), có vị bị tuyên phạt tử hình, sau đó giảm án như các Thượng toạ Tuệ Sỹ và Trí Siêu Lê Mạnh Thát, có vị 87 tuổi mà vẫn bị công an CS quản chế tàn nhẫn hàng chục năm qua trong một ngôi chùa nhỏ xó ở Bình Định, hắt hiu như ngọn đèn trước gió. Có vị tuổi độ năm mươi mà đã ngồi tù CS 26 năm... Còn có biết bao nhiêu vị trẻ tuổi hơn, ít nổi danh hơn, nhưng không phải vì vậy mà ít bị tra tấn, tù đày, hành hạ, sách nhiễu, lăng nhục suốt 30 năm qua chỉ vì tội muốn tu hành đúng theo tinh thần Phật dạy. Trong khi đó, phái đoàn Làng Mai về nước, „được ăn, được nói, được gói đem về“, tung tăng bay đây đậu đó như đàn chim sẻ trong nắng mai.


Khi bài báo này lên khuôn, thì chương trình hành hoá của Thiền sư Nhất Hạnh tại Việt Nam đã đi được một nửa đoạn đường. Tình trạng bắt không đúng đài giữa Làng Mai và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hiện vẫn chưa có gì thay đổi. Chúng ta phải chờ đến mốc thời gian kế, cuối tháng Ba, theo lịch trình thì Thầy Nhất Hạnh cùng phái đoàn đến đảnh lễ Hoà thượng Huyền Quang. Từ đây đến đó còn đúng một tháng, để Thầy „thiết lập lại truyền thông“ như Thầy thường thuyết giảng.


Cũng như anh Tâm Thành trong bài „Về chuyến đi VN của Thiền sư Nhất Hạnh“(3), nhiều người đã chờ mong ở chuyến về Việt Nam của Thầy Nhất Hạnh và phái đoàn Làng Mai, như trong câu thơ của Tản Đà, nước đã đi miệt mài bốn bể năm châu, nay đem mưa về tưới tẩm lòng người, gây lại chút nào niềm tin cho tuổi trẻ Việt Nam, phục hồi đạo đức từ một xã hội đang bệnh hoạn, trên đà tha hoá từ cả một thế hệ qua. Tuy nhiên những trận mưa pháp hàm thụ từ hải ngoại đưa về lưa thưa đó, có lẽ cũng khó tưới tẩm nổi cả vùng đất khô cằn tình người dưới ách cai trị của CS.


Sự nghiệp to lớn này không còn là vấn đề của Phật giáo hải ngoại hay Phật giáo trong nước, cũng không còn là vấn đề của tôn giáo này hay tôn giáo nọ, mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi thành phần dân tộc trong một xã hội công dân, trong đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một trong những thành phần.


Nguyễn Bặc

27-2-2005


Chú thích:


(1) http://www.langmai.org/ChuyenDiVietNam2005/TPHCM.htm


(2) Trước khi phái đoàn lên máy bay về Việt Nam hôm 11.1.2005, phóng viên hãng thông tấn AFP đã làm cuộc phỏng vấn tại phi trường Charles De Gaulle ở Paris. Bản tin AFP phát hành chiều ngày 11.1.2005 có đoạn viết rằng: "Nhà sư (tức Hoà thượng Nhất Hạnh) không là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là Giáo hội đang bị chính quyền cấm không cho hoạt động từ năm 1981, vì Giáo hội này từ khước sự kiểm soát và điều khiển của Ðảng Cộng sản. Hơn một năm trước đây, Công an Việt Nam đã mở cuộc đàn áp sâu rộng Giáo hội này, hàng giáo phẩm bị bắt quản chế và hàng trăm ngôi chùa bị phong toả. Khi được hỏi vì sao một số phong trào tôn giáo bị cấm đoán tại Việt Nam, Sư cô Chân Không trả lời: "Vì một số các chùa này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ. Còn chúng tôi, thì chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả".


(3) Về chuyến đi VN của Thiền sư Nhất Hạnh: Tâm Thành (Sinh Hoạt Cộng Đồng, tháng 2/05, số 185, trang 38-40)

Post Reply