Bài Học Cho Việt Nam

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Bài Học Cho Việt Nam

Post by CayQueo »

Bài học cho Việt Nam:

(Trích đoạn bài phân tích của Trương Nhâm Tuấn, Một chuyên gia nghiên cứu về tình hình biển đơng

Việt Nam có nhiều bài học lịch sử đau thương nhưng e rằng chưa có bài học nào được rút kinh nghiệm.

Việt Nam đã rút tỉa được bài học nào qua kinh nghiệm Hải Quân và phương châm “phú quốc cường binh” của Trung Hoa và Nhật Bản ở trên? Không có chi cả là câu trả lời đúng nhất! Kiểm chứng, sau gần 30 năm thắng được miền Nam, trên thực tế thì Việt Nam hôm nay đang đi lại từng bước con đường của triều đình nhà Thanh vào thời kỳ đang ngắc ngoải.

Nội bộ cũng tranh chấp quyền chức, cũng phe đảng, cũng đầu óc địa phương, cũng tham ô, cũng chuyên quyền, xã hội xáo trộn, dân tình lớp thì thờ ơ với đất nước, lớp thì thù hận và bất mãn chống chính quyền. Ðặc biệt, lãnh đạo Việt Nam còn có thêm đầu óc cổ hủ, không nhìn thấy biến chuyển của thế giới chung quanh.

Việt Nam có tới 2,500 cây số đường bờ biển, có diện tích lãnh hải có thể gấp 3 lần diện tích lãnh thổ, tức tròm trèm 1,000,000 cây số vuông. Vậy mà Hải Quân Việt Nam hầu như chỉ còn đang trong thời kỳ phôi thai và Việt Nam cũng chưa có đội hàng hải ngư thuyền hay thương thuyền nào đáng kể. Biển Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.

Một vài dữ kiện: Bộ máy nhà nước không sử dụng người ngoài đảng hay người thuộc chế độ cũ (còn tệ hơn nhà Thanh ngày xưa). Dự án lọc dầu Dung Quất (Một nơi đèo heo hút gió của tỉnh Quảng Ngãi) không phải là thành quả của nghiên cứu kinh tế mà là sản phẩm của đầu óc địa phương. Tiếp tục xem Hoa Kỳ là kẻ thù chiến lược là sản phẩm của những bộ óc sơ cứng, không nhìn thấy thời thế đã thay đổi. Chính trị rập khuôn theo Trung Hoa cho thấy lãnh đạo Việt Nam không có sáng kiến, không có định hướng chiến lược phát triển quốc gia.

Ðất nước về đâu? Làm sao đất nước có thể phát triển được khi những tập quán phong kiến như thế vẫn còn?

Ở những hàng trên người viết có đặt câu hỏi: Trung Hoa có trở thành người khổng lồ trên biển hay chưa?

Chưa có một cuộc đụng độ nào giữa Trung Hoa với một cường quốc nào đó để có câu trả lời. Nhưng đối với Việt Nam thì Trung Hoa đã trở thành con quái vật mà Hải Quân là nanh vuốt.

Nhưng nguy hiểm hơn hết là lãnh đạo Việt Nam hiện nay đang ôm chân quái vật, xem con quái vật nầy là “đồng minh chiến lược” để chống “đế quốc Mỹ”.

Năm 1974 quái vật đánh chiếm Hoàng Sa; tháng 3 năm 1988 lấn đảo Trường Sa; tháng 2 năm 1992 ra luật biển dành trọn biển Ðông; năm 1992 cho đặt dàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam (Crestone Energy Co); tháng 7 năm 1992 chiếm thêm đảo ở Trường Sa; dành lãnh hải trong Vịnh Bắc Việt, lấn đất biên giới trên đất liền, thông đồng với lãnh đạo Việt Nam ký kết hai hiệp ước về lãnh thổ (12 1999) và lãnh hải (12 2000); tiếp tục đặt dàn khoan trên thềm lục địa, trong hải phận của Việt Nam (2004);

Mới đây lại dã man bắn chết ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc Việt vân vân và vân vân. Ðó là thái độ đạp trên đầu Việt Nam của con quái vật. Phản ứng không ngạc nhiên của lãnh đạo Việt Nam là nuốt nhục và chịu đựng sự tung hoành của nó.

Dựa vào Trung Hoa, lãnh đạo Việt Nam giữ được quyền bính đã dành của quốc dân nhưng sẽ không giữ được nước. Một khi mà lãnh đạo Việt Nam còn xem quyền bính phe đảng quan trọng hơn là đất nước, khi mà nỗ lực quốc gia về chính trị, kinh tế, công an, quân đội... chỉ nhằm giữ quyền bính cho đảng lãnh đạo thì đất nước lâm nguy.

Việc Hải Quân Trung Hoa bắn chết ngư dân Việt Nam và thái độ tuyên bố sự việc của nhà cầm quyền Trung Hoa vào trung tuần tháng 1 năm 2005 là một khiêu khích xấc xược đến với dân tộc Việt Nam. Danh dự dân tộc Việt Nam bị thương tổn nặng. Trước việc nghiêm trọng như vậy, lãnh đạo Việt Nam chỉ có phản ứng qua loa. Việt Nam không có một khả năng nào để có thể bày tỏ một hành động nhằm trả đũa. Ta thấy Hải Quân Việt Nam không có mặt trong vùng biển của mình để can thiệp và bảo vệ ngư dân bị nạn.

Việt Nam có quá nhiều bài học lịch sử đau thương cần phải nhìn lại để rút kinh nghiệm mà nhanh chóng phát triển đất nước. Phát triển đất nước, làm cho “dân giàu nước mạnh” là phương pháp duy nhất để giữ nước hiện nay.

Xin ghi lại đây vài ý kiến lấy từ quyển “Việt Nam 1945 1995 Chiến Tranh, Tị Nạn, Bài Học Lịch Sử; tập I”, nxb Tiên Rồng 2004, của GS Lê Xuân Khoa, quyển sách có giá trị qui chiếu, référence, xem đây là những kinh nghiệm rút từ những bài học trong quá khứ để tất cả có cái nhìn đúng trong tương lai: “Thứ nhứt, trong quan hệ quốc tế, chỉ có lợi ích của quốc gia là quan trọng hơn cả. Thứ hai, không có một chủ nghĩa chính trị nào là chân lý tuyệt đối. Thứ ba, cần phải hiểu rõ ta, bạn và thù.”

“Giai đoạn hơn nửa thế kỷ nầy có rất nhiều bài học chính trị, quân sự và ngoại giao cần phải được tìm hiểu và rút ra những kinh nghiệm khôn ngoan để cho dân tộc có thể tồn tại và phát triển, tránh khỏi trở thành nạn nhân của những chính sách cai trị sai lầm hoặc lại trở thành công cụ của những thế lực quốc tế trong những hình thức tranh chấp nóng hay lạnh trong tương lai.

Nếu không rút kinh nghiệm từ những bài học lịch sử thì sẽ đi lại vết xe cũ đã ngã. Năm 1885 Nhật Bản đã hoàn tất giai đoạn đầu của việc công kỹ nghệ hóa đất nước. Hạm đội của Nhật đánh bại Trung Hoa 1894. Việt Nam năm 2005 vẫn chưa qua giai đoạn đầu của việc công kỹ nghệ hóa. Một sai lầm lần nữa trong tương lai có cùng ý nghĩa với diệt vong.


Trương Nhân Tuấn

CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Post by CayQueo »

Việt Nam có tới 2,500 cây số đường bờ biển, có diện tích lãnh hải có thể gấp 3 lần diện tích lãnh thổ, tức tròm trèm 1,000,000 cây số vuông. Vậy mà Hải Quân Việt Nam hầu như chỉ còn đang trong thời kỳ phôi thai và Việt Nam cũng chưa có đội hàng hải ngư thuyền hay thương thuyền nào đáng kể. Biển Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.
Đọc đoạn trên, nếu ai đã ở trong quân đội đều biết là VN có bờ biển dài rất khó phòng thủ. Nếu địch quân chia ra trên hàng trăm tàu xung kích rồi đổ bộ, tấn công cùng một lúc thì làm sao đỡ?

Chính vì điều đó mà Hải Quân Mỹ phải bảo vệ biển vòng ngoài cho VN (Hạm Đội 7) HQ VN bảo vệ vòng trong. Tuy nhiên vì bờ biển quá dài nên VC vẫn dùng đường ven biển để vận chuyển vũ khí vào miền Nam. Có mấy lần bên VN bắt được tàu chở lậu vũ khí. Điển hình là ở Vũng Rô.

Năm 79, Ông Hoàng Cơ Minh cũng chia quân thủy bộ hai đường để đánh về VN. Nhưng bị thất bại do nội tuyến.

Đường thủy là đường biển phía Cà Mau. Không thấy báo chí VC đưa tin về chuyện này. Năm 89 vượt biên qua đảo thì tình cờ CQ gặp một thanh niên còn trẻ bị buộc gia nhập lực lượng dân quân đã tham gia vụ vây bắt kể lại :
Bên Phục Quốc có khoảng 5 hay 6 tàu với khoảng trên 200 người tiến vào vùng biển Cà Mau. Họ gặp những chiếc ghe đánh cá ngoài khơi thì đều tiến lại gần chào đồng bào, báo cho ngư dân biết là họ là lực lượng Phục Quốc đã từ hải ngoại về giải phóng quê hương thoát ách cộng sản. Những người Phục Quốc không biết họ, ngư dân đánh cá , thời gian đó đa số là bà con thân thích với cán bộ VC mới được phép ra khơi đánh cá. VC kiểm soát rất kỹ vì lo sợ dân đi vượt biên. Sau khi tàu Phục Quốc hỏi thăm lại đường đi nước bước rời xa tàu ngư dân thì những ngư dân đó dùng điện đàm gọi báo trong đất liền.
Một cuộc bao vây với hàng ngàn người bị ép theo những đơn vị chiến đấu của cộng quân đã kéo dài dọc theo bờ biển từ cần Thơ tới Cà Mau.
Trận đụng độ giữa hai phe đã kéo dài cả tuần lễ. Bên VC bị chết rất nhiều vì hỏa lực từ những tàu của Phục Quốc bắn ra.
Sau đó bên Phục Quốc đã ủi tàu vô một khu rừng tràm rồi tan hàng. Hơn 100 Phục Quốc chết, bị thương bị bắt sống. Số còn lại bỏ trộn Không rõ là họ trốn thoát được mấy người.

CQ

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
VỚI NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ



Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN


Có những người chết đi nhưng thế giới không bao giờ quên được họ, vì đời sống họ đã ảnh hưởng tới xã hội này nhiều quá. Sự nghiệp họ được truyền tụng từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhưng không bao giờ bớt phần vinh quang rực rỡ. Tư tưởng và hành động của họ vẫn được người đời coi như khuôn vàng thước ngọc để noi theo bắt chước. Họ là ai? Xin thưa đó là các vị Anh Hùng của Dân Tộc.



Trong dòng lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt, trải qua các triều đại Ngô Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn, người ta thấy trên giang sơn gấm vóc thân yêu của chúng ta đã phát sinh nhiều vị Anh Hùng Dân Tộc, mà ngày nay chúng ta là con cháu luôn ngưỡng mộ và tri ân. Mỗi thời đại đều xuất hiện những vị Anh Hùng khác nhau để Kiến Quốc và Cứu Quốc. Nếu sau thời đại các vị Vua Hùng, chúng ta thấy có Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh thì trong thời đại kế tiếp, chúng ta có Lê Lợi, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và trong thời cận đại, chúng ta có Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ v. v.



Trong lịch sử Việt Nam cận đại, các sử gia đã đặc biệt quan tâm đến một con người, một nhà ái quốc, đúng hơn là một nhà cách mạng mà cụ Phan Bội Châu đã hết lời ca tụng nghĩa cử dũng lược từ quan, lúc Người mới hơn 30 tuổi đã dám thách thức quyền lực của cả nước Pháp: Đó là Chí Sĩ Ngô Đình Diệm.



Hôm nay nhân kỷ niệm 50 năm, Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thiết lập thể chế Tự Do Dân Chủ lần đầu tiên tại Việt Nam, qua biến cố lịch sử Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia tổ chức Thánh Lễ Giỗ Năm Thứ 42 cầu nguyện cho Cố Tổng Thống và các Quân Dân Cán Chính đã hy sinh vì Tổ Quốc và tất cả đồng bào đã bỏ mình trên đường đi tìm Tự Do trong hai biến cố lịch sử năm 1954 và 1975, với tư cách là một người Việt quốc gia, chúng tôi xin được trình bày vài nét về Chân Dung Cố Tổng Thống với những Bài Học Lịch Sử mà Người đã để lại cho chúng ta.



Theo thiển ý của chúng tôi, sau nửa thế kỷ Thể Chế Tự Do Dân Chủ được thiết lập trên quê hương, đàng khác chúng ta còn là những người đang chứng kiến những đổi thay khốc liệt đang nhận chìm đất nước trong đói nghèo, khổ đau, lạc hậu, nhân quyền bị chà đạp, thì đây chính là thời điểm quyết định để chúng ta đối diện với Lịch Sử Việt Nam, đối diện với vai trò đặc biệt của người Việt Hải Ngoại trong sứ mệnh định hướng dòng lịch sử đó. - Hiện nay, chủ nghĩa cộng sản đã thất bại, đã bị loại bỏ trên chính trường thế giới, đã đến lúc chín muồi để chúng ta thẩm định Nhân Vật Chống Cộng cương quyết này, trên bình diện đời sống cũng như bình diện tư tuởng. Điều gì chúng ta có thể học được từ cuộc sống của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi chúng ta nghĩ về thảm trạng đau buồn của Quê Hương và hướng nhìn về tương lai của đất nước thân yêu này.



VÀI NÉT CHÂN DUNG NGÔ TỔNG THỐNG.

Theo các tài liệu lịch sử đã được công bố, Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình công giáo danh vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Thân phụ là cụ ông Ngô Đình Khả và thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thân, nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam. Cụ Ngô Đình Khả là Thượng Thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là Cố Vấn của vua Thành Thái.



Gia đình ông bà cụ cố Ngô Đình Khả có tất cả 9 người con: 6 người con trai và 3 người con gái. - Trưởng nam là Tổng Đốc Ngô Đình Khôi đã bị cộng sản giết năm 1945 cùng với người con trai là Ngô Đình Huân; Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục; Tổng Thống Ngô Đình Diệm là người con trai thứ ba; ba người con gái là bà Ngô Đình Thị Giao, tức bà Thừa Tùng; bà Ngô Đình Thị Hiệp, tức bà Cả Ấm, thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và bà Ngô Đình Thị Hoàng, tức bà Cả Lễ, nhạc mẫu nghị sĩ Trần Trung Dung, tiếp theo là ba người con trai: Cố vấn Ngô Đình Nhu, Cố vấn Ngô Đình Cẩn và đại sứ Ngô Đình Luyện, người con út trong gia đình.



Cụ Cố Ngô Đình Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt Nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây như Cụ. Lúc thiếu thời, Cụ theo Nho học, sau đó vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang đại chủng viện Penang để học Triết học và Thần học Tây Phương bằng tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Cụ là một chủng sinh rất xuất sắc, nhưng vì không có ơn gọi để trở thành linh mục, Cụ đã xin trở về cuộc sống thế tục. - Cụ Cố Ngô Đình Khả còn nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. - Thành tích đáng kể nhất của cụ cố Ngô Đình Khả là nỗ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương trình học thuật Đông Tây tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đã can đảm công khai chống lại thực dân Pháp phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống lưu vong, sau đó Cụ đã xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.



Lúc thiếu thời, cậu Diệm còn đuợc theo học dưới sự dạy dỗ của một vị cha tinh thần khác, cũng nổi tiếng về kiến thức quảûng bác, đức độ và lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. Vì thế dân chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích ngưỡng mộ nên đã có phương ngôn: "Đày vua không Khả. Đào mả không Bài". - Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.



Về giáo dục học đường, từ nhỏ cậu Diệm theo học trường Trung Học Pellerin. Năm 12 tuổi (1913), ông thi vào trường Quốc Học Huế dạy theo chương trình tổng hợp bằng Việt Ngữ và Pháp Ngữ. Đến năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng nhì kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. - Vì số tuổi qúa trẻ lại đạt thành tích xuất sắc, chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng sang Pháp du học nhưng ông đã từ chối. Năm 1918, lúc 17 tuổi, ông được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan triều đình. Đến năm 1919, lúc 18 tuổi, ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, một trường tương tự như trường Quốc Gia Hành Chánh sau này. Suốt ba năm học, ông luôn luôn chứng tỏ là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp, do đó ông đã tốt nghiệp thủ khoa. Năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thøừa Thiên rồi Tri Phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1930, lúc 29 tuổi, với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết.



Năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp đã trở về nước lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rọâng, nhà vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ Phan Thiết đảm nhậân chức vụ Thượng Thư Bộ Lại. Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, nhưng Toàn Quyền Pasquier đã bác bỏ. Vì không muốn Pháp lợi dụng danh nghiã và uy tín của mình để lừa phỉnh dân chúng, ông đã nhất quyết từ bỏ chức vụ ra đi ngày 1 tháng 9 năm 1933. Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường và đi dạy học truờng Thiên Hựu (Providence). Việc từ quan của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn độâng Triềâu Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.



Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam Độc Lập trong khối Đông Nam Á. Đối phó với tình hình mới, nhà vua lại mời ông Ngô Đình Diệm về làm Thủù Tướng nhưng vì không muốn làm vật hy sinh, ông đã từ chối và nhà vua đã mời cụ Trần Trọng Kim lúc đó 62 tuổi thành lập nội các. - Ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Việt Minh khai thác sự đột biến hoang mang của quần chúng, đã tổ chức cướp chính quyền trong một cuộc biểu tình ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Sau đó, Cựu Hoàng cũng tuyên bố thoái vị. Còn ông Diệm trên đường từ Sàigòn về Huế đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà và biệt giam tại Quảng Ngãi. Để củng cố địa vị, Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm hợp tác với chính phủ nhưng ông đã cương quyết từ chối. Khi bị giam tại Tuyên Quang, ông bị bệnh nặng được đưa về điều trị tại bệânh viện Saint Paul Hà Nội, nhưng ông đã được ông Nhu lúc đó đang làm việc tại Thư Viện Trung ương Hà Nội tìm cách cứu thoát. Đến năm 1948, một lần nữa ông Ngô Đình Diệm từ chối lời mời của Cựu Hoàng thành lập chính phủ trong Liên Hiệp Pháp. Từ đó ông xuất ngoại, đi vận độâng ngoại giao tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ và được Đứùc Giáo Hoàng Piô XII tiếp kiến tại La Mã.



Vì tình hình chiến sự suy sụp mau chóng sau khi thất thủ tại Điện Biên Phủ, Chính Quyền Pháp muốn rút lui trong danh dự nên đồng ý trao trả độc lập thực sự cho Việt Nam. Trước tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị cắt làm đôi, Cựu Hoàng Bảo Đại đã kêu gọi lòng ái quốc và trách nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, đã yêu cầu ông Diệm nhận lãnh sứ mạng. Vì nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng, ông có thể đứng ra lập chính phủ để cứu nước nên ông đã nhận lời, bất chấp sự can ngăn của các chính khách thân hữu. Sự kiện lịch sử này xảy ra ngày 19. 06. 1954, trước khi Hiệp Định Genève chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước theo sông Bến Hải ngày 20. 07. 1954 đúng sau 31 ngày. Ngày 24 tháng 06 năm 1954 Thủ Tướng Diệm dời Ba Lê về nước thành lập chính phủ. Sau đó cuộc Trưng Cầu Dân Ý được tổ chức ngày 23 tháng 10 năm 1955 và Đệ Nhất Cộng Hoà được thiết lập ngày 26 tháng 10 năm 1955 khởi đầu cho Thể Chế Tự Do Dân Chủ đầu tiên trên quê hương Việt Nam.



NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ VỚI CHÚNG TA.

Trên đây chúng tôi đã ghi lại vài nét đại cương về Chân Dung Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhiều sách báo và sử liệu cũng đã nói về cuộc đời chính trị cũng như đời sống riêng tư của ông, một lãnh tụ cương trực, khí khái và chống cộng quyết liệt. Ông cũng là một nhà lãnh đạo bướng bỉnh với đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ. Tuy nhiên Tổng Thống có cái uy riêng phát xuất từ một khuôn mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Phong cách của ông khiến cho những ai có dịp tiếp xúc với ông đều phải kính nể.



Tổng Thống Diệm dáng người thấp, mái tóc đen, chân đi hai hàng nhưng mau lẹ. Ôâng ăn uống thanh đạm, thường dùng bữa ngay tại phòng ngủ, do ông già Aån hoặc đại úy Bằng phục dịch. Thực đơn ít khi thay đổi gồm cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Oâng thích làm việc trong phòng ngủ, trang trí sơ sài với một cái giường gỗ nhỏ, một bàn tròn và ba ghế da. Tổng Thống là một người công giáo rất sùng đạo, dâng thánh lễ mỗi buổi sáng tại nhà nguyện trong dinh Độc Lập hay nguyện đường Dòng Chúa Cứu Thế. Tổng Thống sống rất nặng về Lý Tưởng. Con người Khổng Giáo nghiêm khắc và một giáo dân khổ hạnh. Oâng thích cưỡi ngựa, sưu tập máy ảnh, thích chụp hình. Tiền bạc riêng thì giao trọn cho Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải, vì không có nhu cầâu tiêu xài riêng. - Tổng Thống sống độc thân và theo bà Ngô Đình Thị Hiệp, thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, ông đã tự nguyện khấn theo nếp sống của một tu sĩ công giáo trong thời gian lưu trú tại tu viện Maryknoll ở Lakewood, tiểu bang New Jersey. Phải chăng những đức tính trên đây của vị Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộâng Hoà là một bài học lịch sử đáng cho ta suy nghĩ, ngưỡng mộ và bắt chước.



Bài học lịch sử quan trọng và thiết thân nhất mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho chúng ta: Đó là lập trường cương quyết Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia. Tổng Thống Diệm là con người đã hy sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Đối với ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, không thể dùng để đổi chác với cứ điều gì. Với ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, chính nghĩa cuộc tranh đấu chống cộng cũng mất. - Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam ông đã cương quyết từ chối và nói: "Nếu Qúy Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng ta mất chính nghiã ". Và như chúng ta đã biết thái độ cương quyết từ chối này đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963 của một nhóm tướng lãnh phản loạn và cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Bài học lịch sử thật đắt giá, dã man và tàn bạo!!



Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở: "Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ôâng xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy. " - Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon: "Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hưu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ "



Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể đã phạm một số sai lầm khi cầm quyền. Điều này lịch sử sẽ phê phán công hay tội. Nhưng bất cứ người nào, dù là đồng minh như Hoa Kỳ hoặc đối thủ như Hồ Chí Minh, cũng phải công nhận rằng Tổng Thống Diệm là một nhà lãnh tụ nhiệt tình yêu nước, thương dân, trong sạch, khí phách và không làm cho người dân Việt phải hổ thẹn, vì ông đã cố bảo vệ đến cùng thể diện và uy quyền quốc gia. Không một gia đình Việt Nam nào đã phải hy sinh quá nặng nề như thế cho Dân Tộc, mất một lần bốn người con ưu tú: một vì tay cộng sản và ba vì tay quốc gia!! Trên 42 năm qua, hai nấm mồ khiêm tốn của Tổng Thống và ông Cố Vấn nằm quạnh hiu nơi nghĩa trang giáo xứ Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương là một bài học lịch sử qúy giá cho thân phận nước nhược tiểu đứng lên chống đế quốc. Nhưng chắc chắn mãi mãi vẫn là của lễ vô giá dâng trên bàn thờ Thiên Chúa và Tổ Quốc.




Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Bài Học Cho Việt Nam

Post by linhgia »

Người Việt Quốc Gia

(Thứ ba 20, Tháng Mười Hai 2005)

Quốc Ấn
(VNN)

Trong bối cảnh lịch sử Việt Nam cận đại, cụm từ "người Việt quốc gia" được sử dụng là để phân biệt với "người Việt cộng sản". Từ "quốc gia" mà người Việt Nam sử dụng hàm chứa ý nghĩa yêu nước, yêu tự do, dân chủ, khác với người cộng sản chủ trương chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, chế độ toàn trị. Nó không chuyên chở chủ nghĩa chủng tộc cực đoan như một số nước Âu Châu trước đây đã từng chủ trương, và đã từng làm cho một số người e ngại. Nói một cách đơn giản, thì người Việt quốc gia là người Việt yêu độc lập tự do. Họ có mặt ở khắp nơi trong Nam ngoài Bắc, trong nước, ở hải ngoại, qua các chế độ, qua các thời đại. Có người tham gia đấu tranh cho độc lập tự do vì có ý thức sâu sắc, có người vì lãng mạn, có người vì nghĩa vụ, có người chạy theo trào lưu... có người khôn, có người dại, nhưng tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước.

Người Việt quốc gia chân chính là những người Việt Nam yêu nước thật sự, đặt quyền lợi của Tổ Quốc và dân tộc lên trên hết, biết bảo vệ thể thống quốc gia và không chấp nhận cúi đầu trước bạo lực bất kể từ đâu tới. Họ chống cộng sản Việt Nam vì cộng sản Việt Nam chủ trương tiêu diệt họ, vì cộng sản Việt Nam đặt quyền lợi của Đảng Cộng Sản lên trên quyền lợi của dân tộc và đất nước, nhưng đồng thời họ cũng chống cả thực dân đế quốc muốn áp đặt các loại chế độ thực dân cũ, mới, lên đất nước Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử cận đại, đại bộ phận những người Việt quốc gia chân chính đã tích cực tham gia đấu tranh dành độc lập cho đất nước, đã từng tham gia Nam Bộ Kháng Chiến, Tiêu Thổ Kháng Chiến, có mặt trên khắp trận địa, kể cả trận đia Điện Biên Phủ, chống thực dân nhưng không theo cộng sản mà chỉ mong đất nước có độc lập, tự do, hạnh phúc. Tập đoàn cộng sản việt nam đã khai thác ước mơ đó của nhân dân việt nam, đã gian manh lừa gạt họ cũng như đã lừa gạt cả thế giới, đưa đất nước vào một trận chiến tàn khốc đầy máu và nước mắt, đầy đói khổ, điêu tàn đối với hàng chục triệu người Việt Nam trong suốt ba thế hệ. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, một người Việt quốc gia can trường, từng sống dưới chế độ cộng sản ở Miền Bắc, đã nói lên một cách trung thực tình trạng nghiệt ngã này trong bài "Đồng Lầy" nổi tiếng của ông.

Khi đất nước bị thực dân và cộng sản áp đặt chia đôi, Miền Nam Việt Nam trở thành vùng đất mà người Việt quốc gia muốn xây dựng và bảo vệ một thể chế tự do dân chủ. Người Việt quốc gia mặc nhiên nằm trong khối tự do, vừa muốn bảo vệ sự tự do độc lập non trẻ của quê hương, vừa muốn củng cố xây dựng đất nước, nên đã phải chịu muôn ngàn khó khăn, vất vả. Một mặt phải chiến đấu chống mọi thủ đoạn đánh phá bạo tàn của cộng sản, mặt khác phải cố gắng thực hiện thể chế tự do dân chủ, xây dựng, tái thiết, bảo vệ dân, bảo vệ lãnh thổ, mà thân cô thế cô, trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề, cả nhân lực lẫn vật lực. Dựa vào sự giúp đỡ của đồng minh, thì quan hệ giữa người cho và kẻ nhận lại không bình đẳng, người ta giàu, người ta đòi làm chủ, mình nghèo nhưng vẫn muốn giữ gìn thể giá quốc gia, bảo vệ chủ quyền. Người Việt quốc gia phải đối đầu với vận nước hẩm hiu, chịu muôn ngàn cay đắng, vì lỡ mang thân phận của một nước nhược tiểu. "Tôi trót sinh ra làm dân nhược tiểu..." lời ca ai oán của tuổi trẻ Miền Nam năm nào đã nói lên niềm đau sâu đậm đó.

Có điều trong bối cảnh lịch sử phức tạp của thời đại, vàng thau lẫn lộn, cũng có một số người Việt Nam tự nhận mình là quốc gia, nhưng lại theo chủ nghĩa cơ hội. Họ hô hào chống cộng khi việc đó đem lại lợi ích cho họ. Họ hô hào hợp tác với cộng sản khi gió đổi chiều, khi cộng sản có thể ban phát cho họ lợi danh, khi đường lối của quan thầy chuyển hướng. Họ ồn ào tự xưng là quốc gia, nhưng lại chạy theo quan thầy Pháp khi Pháp có nhiều thế lực, rồi bỏ Pháp chạy theo Mỹ khi Mỹ là nguồn gốc của quyền lực và quyền lợi. Chính những hạng người ồn ào tự xưng là quốc gia một cách nham nhở đó đã phần nào gây "nhiễu" hình ảnh người quốc gia đối với dư luận. Và những người đó thuộc đủ mọi thành phần, trí thức khoa bảng, con buôn, tu sĩ, tướng tá... bất lương, hám lợi. Lịch sử Nam Việt Nam kết thúc trong máu và nước mắt đã để lộ nguyên hình những thành phần bội phản, đón gió trở cờ đó. Người dân Việt Nam có quyền lên án những thành phần này, những thành phần không những một thời đã "ăn cơm quốc gia", mà còn "nắm giữ phần nào quyền lực của quốc gia" nhưng lại cam tâm "thờ ma thiên hạ"," thờ ma cộng sản". May mắn thay số người quốc gia giả dối này không nhiều so với đại khối dân tộc.

Khi cuộc tranh chấp giữa Thế Giới Tự Do và Thế Giới Cộng Sản bùng nổ mãnh liệt, thì Đảng Cộng Sản Việt Nam, đóng vai tên lính xung kích của Quốc Tế Cộng Sản, đã biến đất nước Việt Nam thành một chiến tuyến đẫm máu giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước, người Việt quốc gia chân chính vừa phải chiến đấu chống cộng sản tay sai của Đệ Tam Quốc Tế, vừa phải đối đầu với những đòn phép hiểm độc của những người bạn gọi là đồng minh, mang nặng đầu óc "chủ nhân ông", coi thường vận mệnh của đồng minh nhỏ yếu. Cái sai lầm tai hại của một số người Việt quốc gia là đã coi cái "ta" quá lớn, không biết bỏ qua những dị biệt nhỏ, không chịu triệt để hợp tác với nhau, không biết tìm sự hậu thuẫn của nhân dân để có lực và thế nhằm đối đầu với những sức ép đến từ mọi phía. Quá tin tưởng vào những hứa hẹn của bạn đồng minh, nhưng bạn đồng minh không có nhiệt tình như người Việt Nam đã lầm tin như vậy. Những Trần Chánh Thành, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam... và rất nhiều sĩ quan binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã tự vẫn khi biết rằng đất nước đã bị bạn và thù dìm xuống vực thẳm. Trước đó, một Nguyễn Văn Thinh đã treo cổ tự vẫn, khi biết rằng thực dân Pháp ở Sài gòn chỉ muốn thiết lập một chính quyền bù nhìn làm tay sai cho chúng. Rồi một Ngô Đình Diệm đã bị giết chết thê thảm, chung qui chỉ vì ông ta muốn bảo vệ thể thống và chủ quyền quốc gia, dứt khoát không chịu làm vừa lòng các quan thái thú của thời đại mới. Điều bất hạnh là những ông bạn quá giàu quá mạnh đã chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà coi thường vận mệnh của nước bạn, quên đi nguy cơ sống chết của nhân dân nước bạn.

Người Việt quốc gia nhiệt tình yêu nước, ở thời đại nào, ở vùng đất nào, dưới bất cứ chế độ nào cũng đều bị bạn, thù bao vây, chèn ép. Tại Miền Nam, biết bao nhiêu người Việt quốc gia chân chính, thuộc đủ mọi thành phần xã hội, đã chịu đựng muôn ngàn hy sinh để bảo vệ tự do cho nhân dân miền nam cho đến kiệt lực vì thế cô, vì bị bỏ rơi tàn nhẫn. Cuốn sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" của Nguyễn Tiến Hưng đã cho thấy sự trở mặt tàn nhẫn của "đồng minh", và sự mê muội của nhóm lãnh đạo Miền Nam đã quá tin tưởng vào một "đồng minh", và không biết huy động huy động sự hậu thuẫn của nhân dân và của thế giới. Từ 1945 đến nay, người Việt quốc gia đã từng chiến đấu anh dũng trên các trận địa để dành độc lập, bảo vệ tự do, chống cộng sản gian ác. Rất nhiều người đã hy sinh, mồ mả họ lại còn bị chế độ cộng sản đương quyền bỏ bê hoang phế, những ai sống sót thì lại bị cộng sản cho là ngụy, là phản động, bị đày đoạ, tiêu diệt qua các đợt đấu tố, thanh trừng, cải tạo man rợ, mà cho đến nay, cộng sản Việt Nam vẫn chưa một lần sám hối.

Ngày nay những Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đình Huy, Phạm Quế Dương, Lê Chí Quang... cũng đang bị bạo quyền cộng sản vây hãm, đày đọa, trấn áp thô bạo chỉ vì thực sự yêu tổ quốc, yêu đất nước Việt Nam. Vì quyền lợi và quyền lực, các thế lực khác biệt nhau có thể bắt tay với nhau, hợp tác với nhau, trên thân xác của những con người miệt mài yêu quốc gia dân tộc mình. Cái chết tức tưởi của Ông Diệm, cái chết uất nghẹn của Nam Việt Nam, những đày đọa tủi nhục của những người nhiệt tình yêu nước dưới gông cùm cộng sản ngày nay, sẽ làm dậy lòng người, động lòng trời, thức tỉnh lương tri những người dân chủ trên thế giới, thúc đẩy nhân dân Việt Nam đứng dậy đấu tranh.

Đã có những chỉ dấu cho thấy là thời đại "ma đạo" đang thoái trào ở khắp năm châu. Phong trào dân chủ nhân quyền ngày càng lớn mạnh. Các chế độ độc tài. dối trá. gian ác, thối nát, phản dân hại nước ngày càng suy yếu vì bị thế giới khinh miệt, nhân dân chán ghét và phẫn nộ. Đã đến lúc những người Việt Nam quốc gia chân chính ở khắp mọi chân trời, hãy nhìn lại bài học đau thương của hơn 60 năm qua, để đừng quá trông chờ thiên hạ, để thấy điều kiện thành công dài lâu là phải đến với nhau, cùng nhau góp phần tích cực lật đổ chế độ bạo tàn thối nát này, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng lại một Quê Hương thái hoà an lạc, tự do sáng ngời. Hồn Thiêng Sông Núi sẽ phù hộ cho những đứa con Việt Nam còn biết yêu Đất Nước.



Lính già sưu-tầm trên Internet

Post Reply