The greatest abuses of Communist regimes
by Bryan Caplan
Version 1.3
Trích từ:
http://www.gmu.edu/departments/economic ... comfaq.htm
Answer to Question 9: What were the greatest abuses of Communist regimes outside of the USSR and China?
Deadly slave labor camps, man-made famine, and mass executions have played a major role in almost every Communist state. It is not possible to discuss each country's experience in detail here. Rather, this section limits itself to a brief examination of other Communist nations guilty of at least 1 million killings in cold blood.
...
Vietnam
Ho Chi Minh, the long-lived dictator of North Vietnam, was a loyal Stalinist throughout his life. He attended the founding congress of the French Communist Party in 1920, acquired a revolutionary education in Moscow during the early 20's, and served as a Comintern advisor in China until 1927. During World War II, he fought the Japanese in China and in Vietnam, proclaiming himself leader of a provisional government in 1945. His following at this stage was still small, but over the course of a nine-year guerrilla war against the French, Ho crushed internal opposition in order to make himself the Stalin of Vietnam:
As the Viet Minh struggled against the French, they also fought a vicious hidden war against their noncommunist nationalist competitors. They assassinated, executed, and massacred whole groups of nationalists, including relatives, friends, women, and children. Nationalists were not the only victims: "class enemies" were also "punished," and communist ranks were purified of Trotskyites and others who deviated from accepted scripture. Thousands among the most educated and brightest Vietnamese were wiped out in the years 1945 to 1947 that it took the communists to firmly establish their power. (R.J. Rummel, Death By Government)
After French defeat, Ho followed standard Communist operating procedure. First, kill off peasant leaders and better-off peasants to decapitate future peasant resistance; then forced collectivization can proceed unhindered. Slave labor camps sprang up, as did show trials. By all accounts several hundred thousand people perished during the 1953-1956 period. The Geneva Agreements divided Vietnam into the northern region held by Ho, and the southern region outside of Communist control. The people of Vietnam voted with their feet. Tallies for 1953-56 speak volumes: about 1 million northerners chose to flee south, while only one-tenth as many southerners chose to flee north.
Ho began guerrilla war against South Vietnam almost immediately. The war escalated quickly; with South Vietnam close to defeat in 1964, the United States joined in the war to prop up the failing government of South Vietnam. This delayed the North's victory for about ten years. Throughout the war, both North and South Vietnam engaged in large-scale killing of civilians. The United States did so as well, although it appears that more effort was made to avoid civilian targets than in World War II.
Ho was dead of old age by the time Communist forces triumphed in 1975, but the post-war atrocities were in his Stalinist tradition. Slave labor plus brain- washing yielded the infamous "re-education camps" to which anti-Communists, dissidents, former civil servants of South Vietnam, prostitutes, and others were condemned. The death rate of the hundreds of thousands of inmates in these camps was high. Fear of these camps led to the exodus of hundreds of thousands of Vietnamese on makeshift boats; many of these refugees perished at sea. Even Vietnamese who escaped the re-education camps were often deported to the country for milder slave labor in the "new economic zones." The post-war executions, concentration camps, and deportations probably produced several hundred thousand additional deaths.
A final major atrocity of the Vietnamese Communists began in 1979. The Khmer Rouge, a Cambodian Communist faction, had been in power since 1975. Relations between the Vietnamese Communists and the Khmer Rouge were however hostile. Vietnam invaded and quickly defeated Cambodia in 1979, revealing to the world the ghastly killing fields of the Khmer Rouge. Now that the Vietnamese were in charge, however, mass murder was merely curtailed rather than abolished. The Vietnamese puppet ruler, Heng Samrin, was himself merely a dissident member of the Khmer Rouge, so what else could be expected? Supported by Vietnamese troops, the Samrin regime exterminated perhaps an additional half million Cambodians.
==================
Frequently Asked Questions from the "Museums of Communism":
1/ What is the Museum of Communism?
2/ What is the purpose of the Museum of Communism?
3/ What were the most significant human rights violations committed by Communist regimes, and who was responsible for them?
4/ What were the most important human rights violations committed under Lenin's rule?
5/ What were the most important human rights violations committed by Stalin?
6/ What were the most important human rights violations perpetrated by the Soviet Union during the post-Stalin era?
7/ What were Mao's greatest crimes against humanity?
8/ What about the post-Mao years in Communist China?
9/ What were the greatest abuses of Communist regimes outside of the USSR and China?
10/ To what extent did Communist totalitarianism derive from Lenin's political and philosophical theories? From Marx's political and philosophical theories? From the broader socialist tradition?
11/ Were Communism and Nazism "morally equivalent" movements?
12/ Some common objections answered:
a/ Aren't you ignoring or defending American human rights violations?
b/ What about the oppressive policies of the 'White' regimes that were often the only alternative to Communism?
c/ Weren't repressive policies forced upon Communist regimes by the hostility of the West?
d/ Americans have been raised on anti-Communist propaganda. Isn't there really a need to balance out this one-sided treatment, rather than reinforce it as your Museum does?
13/ What are the main resources currently available at the Museum of Communism?
14/ What museum expansions are currently being planned?
15/ How can I contribute exhibits to the Museum of Communism?
16/ Communism is dead or dying all over the world. Given this, does the history of Communism retain any practical political implications?
Sự Tàn Bạo của các Chế Độ Cộng Sản
Sự Tàn Bạo của các Chế Độ Cộng Sản
Last edited by dacung on Mon Feb 06, 2006 1:46 pm, edited 1 time in total.
Re: Bảo Tàng Viện Chủ Nghĩa Cộng Sản
Cám ơn anh Dacung
Tài liệu rất cần thiết cho lớp hậu duệ để biết thế nào là Cộng Sãn
Tài liệu rất cần thiết cho lớp hậu duệ để biết thế nào là Cộng Sãn
Báo Việt Nam lên án Nghị quyết 1481
(BBC)

Những người cộng sản Nga vẫn tôn vinh Lênin hàng năm
Hôm nay, trên trang nhất hai tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng bình luận phê phán kịch liệt Nghị quyết 1481mà Hội đồng Nghị viện châu Âu thông qua hôm 25-1.
Nội dung Nghị quyết này đánh dấu việc Hội đồng Nghị viện châu Âu trở thành tổ chức quốc tế đầu tiên lên án các tội ác chống lại nhân loại của các chính thể cộng sản tại Liên Xô và các quốc gia khác.
Báo Quân đội Nhân dân viết "toàn bộ tiến trình thông qua dự thảo này hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ pháp lý của Hội đồng châu Âu."
"Việc đánh đồng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc xã là sự đánh tráo giá trị hết sức thâm độc và trắng trợn."
"Hành động chống chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không khác gì hành động chống lại những quy luật tự nhiên. Những kẻ chống cộng dưới mọi màu sắc, mặc dù điên cuồng tuyệt vọng, không thể nào ngăn chặn được tiến trình lịch sử khách quan."
Dưới đầu đề "Chân lý không nằm trong tay kẻ mạnh", báo Lao Động viết "chống phá CNXH bằng mọi con đường là điều không hề mới. Thế nhưng, về mặt logic học, các thế lực đã mâu thuẫn lung tung."
Bài báo nhấn mạnh "những thành tựu của Việt Nam, Trung Quốc trong thời gian gần đây đã chứng minh rất rõ tính vượt trội của nền kinh tế XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản."
"Nền chính trị XHCN ở Việt Nam hiện nay là mẫu mực của sự ổn định, yên lành, tốt đẹp. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất, tự nó đã phủ nhận hoàn toàn mọi ý đồ đen tối muốn xuyên tạc, bóp méo sự thật."
Báo Quân đội Nhân dân khẳng định cuộc đấu tranh ý thức hệ vẫn tiếp tục quan trọng trong giai đoạn hiện nay:
"Cả về mặt lý luận cũng như cả về mặt thực tiễn, ý thức hệ đang là vấn đề nóng bỏng trong quan hệ quốc tế hiện đại."
"Mũi tiến công ý thức hệ trực diện nhất và khốc liệt nhất, không chỉ nhằm vào các nước XHCN đang tồn tại như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, CHDCND Triều Tiên và những nước đang hướng theo con đường XHCN mà còn nhằm triệt tiêu hoàn toàn tư tưởng XHCN, ngăn chặn khả năng phục hồi và vươn dậy của các chính quyền cộng sản tại các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây."
Bài báo kết luận rằng "trận chiến ý thức hệ đang diễn ra vô cùng quyết liệt" và đòi hỏi "các lực lượng tiến bộ và dân chủ, các phong trào xã hội và toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới đoàn kết chống lại các nguy cơ chia rẽ."
Nghị quyết 1481 do nghị sĩ người Thụy Điển Goran Lindblad đề xuất, kêu gọi các nước cộng sản hoặc hậu cộng sản trong các quốc gia thành viên hãy lên án tuyệt đối những tội ác cũ của người cộng sản.
Những đề xuất khác cứng rắn hơn kêu gọi các chính phủ chính thức lên án và mở cuộc điều tra về các tội ác cũ đã không thu được đủ ủng hộ tại cuộc bỏ phiếu.
Các nghị sĩ của Nga bày tỏ sự phẫn nộ với điều mà họ xem là hành động thù địch nhằm cô lập Nga và mở đường cho các vụ kiện.
Một cuộc thăm dò dư luận ở Nga tháng trước nói 42% người Nga tin rằng Stalin đóng vai trò tích cực ở nước Nga.
(BBC)

Những người cộng sản Nga vẫn tôn vinh Lênin hàng năm
Hôm nay, trên trang nhất hai tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng bình luận phê phán kịch liệt Nghị quyết 1481mà Hội đồng Nghị viện châu Âu thông qua hôm 25-1.
Nội dung Nghị quyết này đánh dấu việc Hội đồng Nghị viện châu Âu trở thành tổ chức quốc tế đầu tiên lên án các tội ác chống lại nhân loại của các chính thể cộng sản tại Liên Xô và các quốc gia khác.
Báo Quân đội Nhân dân viết "toàn bộ tiến trình thông qua dự thảo này hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ pháp lý của Hội đồng châu Âu."
"Việc đánh đồng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc xã là sự đánh tráo giá trị hết sức thâm độc và trắng trợn."
"Hành động chống chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không khác gì hành động chống lại những quy luật tự nhiên. Những kẻ chống cộng dưới mọi màu sắc, mặc dù điên cuồng tuyệt vọng, không thể nào ngăn chặn được tiến trình lịch sử khách quan."
Dưới đầu đề "Chân lý không nằm trong tay kẻ mạnh", báo Lao Động viết "chống phá CNXH bằng mọi con đường là điều không hề mới. Thế nhưng, về mặt logic học, các thế lực đã mâu thuẫn lung tung."
Bài báo nhấn mạnh "những thành tựu của Việt Nam, Trung Quốc trong thời gian gần đây đã chứng minh rất rõ tính vượt trội của nền kinh tế XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản."
"Nền chính trị XHCN ở Việt Nam hiện nay là mẫu mực của sự ổn định, yên lành, tốt đẹp. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất, tự nó đã phủ nhận hoàn toàn mọi ý đồ đen tối muốn xuyên tạc, bóp méo sự thật."
Báo Quân đội Nhân dân khẳng định cuộc đấu tranh ý thức hệ vẫn tiếp tục quan trọng trong giai đoạn hiện nay:
"Cả về mặt lý luận cũng như cả về mặt thực tiễn, ý thức hệ đang là vấn đề nóng bỏng trong quan hệ quốc tế hiện đại."
"Mũi tiến công ý thức hệ trực diện nhất và khốc liệt nhất, không chỉ nhằm vào các nước XHCN đang tồn tại như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, CHDCND Triều Tiên và những nước đang hướng theo con đường XHCN mà còn nhằm triệt tiêu hoàn toàn tư tưởng XHCN, ngăn chặn khả năng phục hồi và vươn dậy của các chính quyền cộng sản tại các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây."
Bài báo kết luận rằng "trận chiến ý thức hệ đang diễn ra vô cùng quyết liệt" và đòi hỏi "các lực lượng tiến bộ và dân chủ, các phong trào xã hội và toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới đoàn kết chống lại các nguy cơ chia rẽ."
Nghị quyết 1481 do nghị sĩ người Thụy Điển Goran Lindblad đề xuất, kêu gọi các nước cộng sản hoặc hậu cộng sản trong các quốc gia thành viên hãy lên án tuyệt đối những tội ác cũ của người cộng sản.
Những đề xuất khác cứng rắn hơn kêu gọi các chính phủ chính thức lên án và mở cuộc điều tra về các tội ác cũ đã không thu được đủ ủng hộ tại cuộc bỏ phiếu.
Các nghị sĩ của Nga bày tỏ sự phẫn nộ với điều mà họ xem là hành động thù địch nhằm cô lập Nga và mở đường cho các vụ kiện.
Một cuộc thăm dò dư luận ở Nga tháng trước nói 42% người Nga tin rằng Stalin đóng vai trò tích cực ở nước Nga.
NGHỊ QUYẾT 1481 VA VIỆT NAM
LTS: Một bài viết rất hay mà Vietland vừa nhận được từ ông Trần Gia Phụng. Vài hàng về Tác giả : Ô. Trần Gia Phụng Sinh năm 1942 tại Duy Xuyên (Quảng Nam, Việt Nam). 1965, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Huế, khoa Sử Địa và Cử nhân Giáo khoa Sử học Đại Học Văn Khoa Huế. Dạy học tại Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng đến năm từ 1965-75. Định cư tại Toronto, Ontario, Canada từ 1995 đến nay.
* Biên khảo, nghiên cứu sử; các tác phẩm gần đây:
* Exposing the Myth of Hồ Chí Minh (Toronto, 2003), Quảng Nam Trong Lịch Sử Tập 2 (Toronto, 2003), Việt Sử Đại Cương Tập 1 (Toronto, 2004), Nhà Tây Sơn (Toronto, 2005), Những câu chuyện Việt Sử Tập 4 (Toronto, 2005). Kính mời qu'i đọc giả tham khảo bài viết mới đây.
-------------------------
Trần Gia Phụng
Ngày 25-1-2006, tại Strasbourg, một thành phố miền đông bắc nước Pháp, Quốc hội Âu Châu, với đa số áp đảo, 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống, đã đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền tập thể.

Quốc hội châu Âu
Vấn đề đầu tiên đáng chú ý là hiện nay không còn nước nào theo chế độ toàn trị cộng sản ở Âu Châu, nhưng tại sao Quốc hội Âu Châu lại lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản? Có thể có hai khả năng: Hoặc Quốc hội Âu Châu lo ngại và muốn chận đứng chế độ toàn trị cộng sản sẽ tái sinh ở một số nước Đông Âu vì những khó khăn kinh tế và do những tổ chức hậu cộng sản đang hoạt động mạnh ở Đông Âu? Hoặc Quốc hội Âu Châu muốn tiếp tay với Hoa Kỳ trong phong trào dân chủ hóa toàn cầu, giải thể các chế độ cộng sản còn lại trên thế giới?
Điều 2 của nghị quyết viết: "Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị."
Nguyên văn: The totalitarian communist regimes which ruled in Central and Eastern Europe in the last century, and which are still in power in several countries in the world, have been, without exception, characterised by massive violations of human rights. The violations have differed depending on the culture, country and the historical period and have included individual and collective assassinations and executions, death in concentration camps, starvation, deportations, torture, slave labour and other forms of mass physical terror, persecution on ethnic or religious base, violation of freedom of conscience, thought and _expression, of freedom of press, and also lack of political pluralism.
Điều 9 của nghị quyết nhấn mạnh thêm một lần nữa: "Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quan điểm về quyền lợi quốc gia không thể được dùng để ngăn chặn sự chỉ trích thích đáng đối với các chế độ toàn trị cộng sản hiện nay. Quốc Hội mạnh mẽ lên án tất cả các vi phạm nhân quyền của họ".
Nguyên văn: Totalitarian communist regimes are still active in some countries of the world and crimes continue to be committed. National interest perceptions should not prevent countries from adequate criticism of present totalitarian communist regimes. The Assembly strongly condemns all those violations of human rights.
Rõ ràng cả hai điều nầy không phải chỉ nhắm vào những chế độ toàn trị cộng sản đã bị khai tử ở Đông Âu, mà còn đề cập đến các chế độ toàn trị cộng sản hiện còn lại trên thế giới. Đó là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba. Các nước nầy đều nằm ngoài Âu Châu và dĩ nhiên không có đại biểu trong Quốc hội Âu Châu.
Chắc chắn phải có những tài liệu cụ thể trong tay, Quốc hội Âu Châu mới quyết đoán như trên. Sự quyết đoán nầy đụng chạm đến Việt Nam. Nói theo tục ngữ chúng ta, "có tật giật mình", nên báo Nhân Dân ngày 27-1-2006 đăng bài "Một nghị quyết sai trái" của Hoàng Liên, có đoạn viết:
"Ngày 25-1, Đại hội đồng Nghị viện Hội đồng châu Âu (Pace) đã thông qua cái gọi là nghị quyết số 1481 lên án những hành vi vi phạm nhân quyền của các chế độ cộng sản. (!) Đây là một nghị quyết hoàn toàn sai trái..."
Báo Nhân Dân ở Hà Nội vội vàng lên tiếng chống đối nghị quyết 1481 vì chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước rất lo ngại ảnh hưởng của nghị quyết nầy, nhất là điều 3 và điều 5 sau đây.
Điều 3 viết: "Những tội ác được biện minh nhân danh chủ thuyết đấu tranh giai cấp và nguyên tắc độc tài vô sản. Sự giải thích hai nguyên tắc trên đã hợp thức hóa việc "thủ tiêu" những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ toàn trị cộng sản. Một số lớn các nạn nhân chính là công dân của các nước đó. Tiêu biểu nhất là các dân tộc của nước Liên Xô cũ với số nạn nhân đông hơn rất nhiều so với các dân tộc khác."
Nguyên văn: The crimes were justified in the name of the class struggle theory and the principle of dictatorship of the proletariat. The interpretation of both principles legitimised the "elimination" of people who were considered harmful to the construction of a new society and, as such, enemies of the totalitarian communist regimes. A vast number of victims in every country concerned were its own nationals. It was the case particularly of peoples of the former USSR who by far outnumbered other peoples in terms of the number of victims).
Điều 5 viết: "Sự sụp đổ của những chế độ toàn trị cộng sản ở Trung và Đông Âu không được theo dõi trong mọi trường hợp qua một cuộc điều tra quốc tế về các tội ác do chúng đã gây ra. Hơn nữa, tác giả của những tội ác nầy chưa hề bị đưa ra xét xử trước cộng đồng quốc tế, như những tội ác kinh khủng do Đức Quốc xã gây ra."
Nguyên văn: The fall of totalitarian communist regimes in Central and Eastern Europe has not been followed in all cases by an international investigation of the crimes committed by them. Moreover, the authors of these crimes have not been brought to trial by the international community, as was the case with the horrible crimes committed by National Socialism (nazism)

Đài tưởng niệm tù nhân chính trị thời cộng sản - Điêu khắc gia Olbram Zoubek (Prague)
--------------------------------------------------------------------------------
Theo các điều trên đây, có hai vấn đề sẽ được đặt ra với Việt Nam. Thứ nhất, từ trước đến nay, chỉ có người Việt Nam, nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, lên tiếng tố cáo những tội ác của chế độ nầy. Cũng có một số tác giả ngoại quốc lên tiếng về nạn độc tài toàn trị của Việt Nam, nhưng chỉ lẻ tẻ vài người. Nay là lần đầu tiên, một tập thể lớn lao, Quốc hội Âu Châu, nơi tập trung những đại biểu cho hầu hết các nước Âu Châu, đã lên án chế độ cộng sản toàn trị là chế độ vi phạm nhân quyền tập thể.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện đang theo chế độ toàn trị cộng sản, và thực sự chế độ nầy đã vi phạm nhân quyền tập thể một cách hệ thống từ khi đảng cộng sản nổi lên năm 1945 cho đến ngày nay. Do đó, chế độ nầy khó tránh khỏi sự lên án quốc tế trong một ngày gần đây.
Thứ hai, cũng theo Quốc hội Âu Châu, tội ác của các chế độ toàn trị cần phải được nghiên cứu đầy đủ và tác giả gây ra các tội ác nầy cần được đưa ra tòa án quốc tế xét xử, như trước đây đã từng xét xử Đức Quốc Xã ở Nuremberg. Cho đến nay, tuy chế độ cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng tài liệu của đảng CSVN hãnh diện cho biết ngưới du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và thành lập đảng CSVN chính là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh và CSVN đã chủ trương những cuộc đàn áp tập thể, những vụ thảm sát quy mô kéo dài trong nhiều năm, trong Cải cách ruộng đất ở Bắc Việt Nam từ 1949 đến 1956, trong vụ Nhân văn Giai phẩm năm 1956 ở Hà Nội, trong vụ Tết Mậu Thân (1968) ở Nam Việt Nam, những trại tập trung cải tạo sau năm 1975...
Cho đến ngày nay, tại Việt Nam chưa có tự do báo chí, không có một tờ báo tư nhân, chưa có tự do tư tưởng, chưa có tự do tôn giáo...
Như thế, Hồ Chí Minh và CSVN chính là đối tượng cần được đưa ra xét xử trước tòa án quốc tế.
Hồ Chí Minh đã từng đi qua nhiều nước trên thế giới, đến Paris hoạt động với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, gia nhập đảng Xã Hội Pháp, rồi đổi qua đảng Cộng Sản Pháp, mới đến Liên Xô, nghĩa là Hồ Chí Minh gia nhập đảng Cộng Sản có ý thức, có tính toán, chứ không phải tình cờ mà theo, hay bị bắt buộc phải theo.
Trước Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu đã dự tính nhờ đến Liên Xô giúp đỡ. Trong sách Tự phán hay Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu kể rằng khi tiếp xúc với Tòa Đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh năm 1920, ông ngỏ ý muốn nhờ đưa thanh niên Việt Nam sang du học Liên Xô. Nhân viên Tòa đại sứ Liên Xô trả lời rằng Liên Xô rất hoan nghênh và chịu mọi phí tổn để đưa du học sinh sang Liên Xô. Tuy nhiên du học sinh Việt Nam phải quyết tâm thực hiện những việc sau đây: tin theo chủ nghĩa cộng sản, học thành tài về nước phải tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và làm những sự nghiệp cách mạng. Nghe thế, Phan Bội Châu liền tránh mặt, vì ông không chấp nhận những điều kiện của Liên Xô.
Trong hồi ký của mình, Phan Bội Châu chỉ nói rằng vì không biết ngoại ngữ nên ông không tiếp tục liên lạc với Tòa đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh. Thật ra, đây là một cách nói xã giao, chứ sau đó, khi trả lời phỏng vấn của Maurice Detour, báo L'Effort, Hà Nội, Phan Bội Châu nhận định: "Hô hào giải phóng giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế." (Báo Tràng An số ra ngày 7-10-1938.)
Như thế, chính Phan Bội Châu rất sáng suốt tiên liệu chủ nghĩa cộng sản không thể giải quyết vấn đề Việt Nam, và có thể làm cho dân tộc Việt Nam thêm trầm luân khổ ải. Lúc đó, chắc chắn Phan Bội Châu đã biết Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa cộng sản. Là một nhà Nho khiêm cung, Phan Bội Châu không trực tiếp lên án Hồ Chí Minh, nhưng câu nói của Phan Bội Châu trên đây đã mặc nhiên nhắn với Hồ Chí Minh, lúc đó đang quanh quẩn đâu đó ở Trung Hoa, là ông Hồ đang theo đuổi một công việc "cực ngu" (tức hết sức ngu xuẩn), và cụ Phan khuyên ông Hồ không nên làm như thế.
Đáng chú ý là trước khi nhập cảng lý thuyết Mác-xít vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng sinh sống hai lần tại Liên Xô. Lần thứ nhất, ông đến Liên Xô vào khoảng cuối năm 1923. Lúc đó nền kinh tế Liên Xô đã suy sụp, dân tình đói khổ. Cuối năm 1924, ông Hồ qua Trung Hoa. Khoảng cuối năm 1933 hoặc đầu năm 1934, ông trở lui Liên Xô và sống tại đây cho đến tháng 10-1938, lại trở qua Trung Hoa lần nữa. Hai lần sống ở Liên Xô trong thời gian tổng cộng khoảng 5 năm, đủ cho Hồ Chí Minh thấy rõ chính sách độc tài với nền kinh tế chỉ huy triệt để bằng những kế hoạch ngũ niên của đảng CSLX, đã làm cho dân Nga đói kém cùng cực. Tại Liên Xô, nạn đói lần thứ nhất xảy ra vào các năn 1921-1922 giết mất 5 triệu người, nạn đói lần thứ nhì xảy ra vào các năm 1932-1933 làm cho 6 triệu người chết. Chắc chắn Hồ Chí Minh biết rõ điều nầy vì ông có mặt tại Liên Xô trong khoảng thời gian trên. Tuy biết vậy, Hồ Chí Minh vẫn cố tình làm tay sai cho Liên Xô, nhập cảng vào Việt Nam loại lý thuyết chỉ làm hại cho dân tộc, mà ngày nay Quốc hội Âu Châu mới lên án.
Có một nhân vật đã theo Hồ Chí Minh và đảng CSVN trong một thời gian dài, lên đến cấp bậc khá cao trong hệ thống cộng sản, ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội CSVN, cựu Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đã viết rằng: "... Nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan [Phan Châu Trinh] đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh..." (Bùi Tín, Mặt thật, USA: SAIGON Press, USA, 1993, tr. 102.)
Như thế có nghĩa là dân tộc Việt Nam có thể có những chọn lựa chính trị khác, nếu không bị Hồ Chí Minh và CSVN lừa phỉnh, lợi dụng lòng yêu nước để mở cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, rồi Hồ Chí Minh và CSVN áp đặt dân chúng Việt Nam dưới chế độ cộng sản toàn trị, độc đảng, bóc lột, phá hoại, đầy ải và bần cùng hóa nhân dân một cách có hệ thống, có bài bản.
Ngoài ra, nếu lúc đó Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa cộng sản là một phương tiện hay một công cụ để chống thực dân Pháp, thì sau khi Pháp về nước, phương tiện hay công cụ cộng sản không còn cần thiết nữa, tại sao Hồ Chí Minh không thay đổi phương tiện để xây dựng đất nước, mà lại tiếp tục sử dụng phương tiện đó để đày đọa dân tộc Việt Nam mãi cho đến ngày nay, tiêu diệt biết bao nhiêu nhân tài đất nước, phá huỷ biết bao nhiêu tài sản quốc gia? Ngày nay, ba mươi năm sau chiến tranh, mức thâu nhập trung bình tính theo đầu người Việt Nam năm 2004 chỉ khoảng bằng 2/3 của mức nghèo đói do Liên Hiệp Quốc quy định là 735 Mỹ kim. Ở trong nước, hiện chưa có tự do ngôn luận, báo chí, chính trị, tư tưởng, tôn giáo nghĩa là chưa có tự do gì cả. Những thay đổi biểu kiến hào nhoáng ở các thành phố Việt Nam chỉ là lớp son bên ngoài, không thể che đậy nỗi cùng cực ở nông thôn.

Đài tưởng niệm nạn nhân chủ nghĩa cộng sản - công viên gần Plac wolności - Quảng trường Tự do (Ba Lan)
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ nghĩa Mác-xít và chế độ toàn trị cộng sản đã bị nghị quyết 1481 ở Âu Châu lên án là tội lỗi của nhân loại. Thật mỉa mai, hiện nay chủ nghĩa Mác-xít lại là nền tảng tư tưởng của chế độ trong nước Việt Nam. Trong quá khứ, tại Đại hội 2 của đảng CS vào tháng 2 năm 1951 ở Tuyên Quang để đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động, Hồ Chí Minh phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam." (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, tr. 150.)
Hiện nay, điều 4 chương 1 của hiến pháp của chế độ CSVN xác định rằng: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật".
Đồ phế thải của Nga (hậu thân của Liên Xô), nay bị Quốc hội Âu Châu lên án là tội đồ của nhân lọai, lại được chế độ Việt Nam hiện nay đưa lên hàng quốc bảo là hiến pháp của CHXHCNVN.
Như thế, nghị quyết số 1481 ngày 25-1-2006, tuy là do Quốc hội Âu Châu đưa ra tại Âu Châu, nhưng là một bản án "treo" đối với các nước theo chế độ toàn trị cộng sản còn lại trên thế giới. Trong các nước nầy, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) là một cường quốc đang lên, thách thức cả Hoa Kỳ lẫn Liên hiệp Âu Châu, và nhất là CHNDTH đã lọt vào WTO trước khi có nghị quyết nầy, nên bản án treo của Quốc hội Âu Châu ít ảnh hưởng đến CHNDTH.
Ngược lại, đối với Việt Nam, bản án treo nầy chắc chắn sẽ có một tầm ảnh hưởng nào đó, vì Việt Nam đang cố gắng cải thiện bộ mặt chính trị để tìm cách gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).
Phải chăng châu Âu ngầm nhắn nhủ với Việt Nam muốn nhanh chóng gia nhập WTO, thì chẳng những phải thay đổi luật lệ, cải tổ kinh tế, mà còn phải bãi bỏ chế độ toàn trị cộng sản và bỏ luôn điều 4 hiến pháp? Điều nầy khó được CSVN chấp nhận, nhưng nếu không đi theo dòng sống dân chủ thế giới, thì Việt Nam lại khó vào WTO. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị hứa hẹn sẽ còn nhiều tranh luận gây cấn trong những ngày sắp đến.
Như thế, nghị quyết 1481 của Quốc hội Âu Châu ngày 25/01/2006 chẳng những là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, và chắc chắn cũng là một bước tiến lớn lao góp phần tăng tốc tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Toronto, Tết Bính Tuất
(Theo Web Vietland)
LTS: Một bài viết rất hay mà Vietland vừa nhận được từ ông Trần Gia Phụng. Vài hàng về Tác giả : Ô. Trần Gia Phụng Sinh năm 1942 tại Duy Xuyên (Quảng Nam, Việt Nam). 1965, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Huế, khoa Sử Địa và Cử nhân Giáo khoa Sử học Đại Học Văn Khoa Huế. Dạy học tại Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng đến năm từ 1965-75. Định cư tại Toronto, Ontario, Canada từ 1995 đến nay.
* Biên khảo, nghiên cứu sử; các tác phẩm gần đây:
* Exposing the Myth of Hồ Chí Minh (Toronto, 2003), Quảng Nam Trong Lịch Sử Tập 2 (Toronto, 2003), Việt Sử Đại Cương Tập 1 (Toronto, 2004), Nhà Tây Sơn (Toronto, 2005), Những câu chuyện Việt Sử Tập 4 (Toronto, 2005). Kính mời qu'i đọc giả tham khảo bài viết mới đây.
-------------------------
Trần Gia Phụng
Ngày 25-1-2006, tại Strasbourg, một thành phố miền đông bắc nước Pháp, Quốc hội Âu Châu, với đa số áp đảo, 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống, đã đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền tập thể.

Quốc hội châu Âu
Vấn đề đầu tiên đáng chú ý là hiện nay không còn nước nào theo chế độ toàn trị cộng sản ở Âu Châu, nhưng tại sao Quốc hội Âu Châu lại lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản? Có thể có hai khả năng: Hoặc Quốc hội Âu Châu lo ngại và muốn chận đứng chế độ toàn trị cộng sản sẽ tái sinh ở một số nước Đông Âu vì những khó khăn kinh tế và do những tổ chức hậu cộng sản đang hoạt động mạnh ở Đông Âu? Hoặc Quốc hội Âu Châu muốn tiếp tay với Hoa Kỳ trong phong trào dân chủ hóa toàn cầu, giải thể các chế độ cộng sản còn lại trên thế giới?
Điều 2 của nghị quyết viết: "Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị."
Nguyên văn: The totalitarian communist regimes which ruled in Central and Eastern Europe in the last century, and which are still in power in several countries in the world, have been, without exception, characterised by massive violations of human rights. The violations have differed depending on the culture, country and the historical period and have included individual and collective assassinations and executions, death in concentration camps, starvation, deportations, torture, slave labour and other forms of mass physical terror, persecution on ethnic or religious base, violation of freedom of conscience, thought and _expression, of freedom of press, and also lack of political pluralism.
Điều 9 của nghị quyết nhấn mạnh thêm một lần nữa: "Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quan điểm về quyền lợi quốc gia không thể được dùng để ngăn chặn sự chỉ trích thích đáng đối với các chế độ toàn trị cộng sản hiện nay. Quốc Hội mạnh mẽ lên án tất cả các vi phạm nhân quyền của họ".
Nguyên văn: Totalitarian communist regimes are still active in some countries of the world and crimes continue to be committed. National interest perceptions should not prevent countries from adequate criticism of present totalitarian communist regimes. The Assembly strongly condemns all those violations of human rights.
Rõ ràng cả hai điều nầy không phải chỉ nhắm vào những chế độ toàn trị cộng sản đã bị khai tử ở Đông Âu, mà còn đề cập đến các chế độ toàn trị cộng sản hiện còn lại trên thế giới. Đó là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba. Các nước nầy đều nằm ngoài Âu Châu và dĩ nhiên không có đại biểu trong Quốc hội Âu Châu.
Chắc chắn phải có những tài liệu cụ thể trong tay, Quốc hội Âu Châu mới quyết đoán như trên. Sự quyết đoán nầy đụng chạm đến Việt Nam. Nói theo tục ngữ chúng ta, "có tật giật mình", nên báo Nhân Dân ngày 27-1-2006 đăng bài "Một nghị quyết sai trái" của Hoàng Liên, có đoạn viết:
"Ngày 25-1, Đại hội đồng Nghị viện Hội đồng châu Âu (Pace) đã thông qua cái gọi là nghị quyết số 1481 lên án những hành vi vi phạm nhân quyền của các chế độ cộng sản. (!) Đây là một nghị quyết hoàn toàn sai trái..."
Báo Nhân Dân ở Hà Nội vội vàng lên tiếng chống đối nghị quyết 1481 vì chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước rất lo ngại ảnh hưởng của nghị quyết nầy, nhất là điều 3 và điều 5 sau đây.
Điều 3 viết: "Những tội ác được biện minh nhân danh chủ thuyết đấu tranh giai cấp và nguyên tắc độc tài vô sản. Sự giải thích hai nguyên tắc trên đã hợp thức hóa việc "thủ tiêu" những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ toàn trị cộng sản. Một số lớn các nạn nhân chính là công dân của các nước đó. Tiêu biểu nhất là các dân tộc của nước Liên Xô cũ với số nạn nhân đông hơn rất nhiều so với các dân tộc khác."
Nguyên văn: The crimes were justified in the name of the class struggle theory and the principle of dictatorship of the proletariat. The interpretation of both principles legitimised the "elimination" of people who were considered harmful to the construction of a new society and, as such, enemies of the totalitarian communist regimes. A vast number of victims in every country concerned were its own nationals. It was the case particularly of peoples of the former USSR who by far outnumbered other peoples in terms of the number of victims).
Điều 5 viết: "Sự sụp đổ của những chế độ toàn trị cộng sản ở Trung và Đông Âu không được theo dõi trong mọi trường hợp qua một cuộc điều tra quốc tế về các tội ác do chúng đã gây ra. Hơn nữa, tác giả của những tội ác nầy chưa hề bị đưa ra xét xử trước cộng đồng quốc tế, như những tội ác kinh khủng do Đức Quốc xã gây ra."
Nguyên văn: The fall of totalitarian communist regimes in Central and Eastern Europe has not been followed in all cases by an international investigation of the crimes committed by them. Moreover, the authors of these crimes have not been brought to trial by the international community, as was the case with the horrible crimes committed by National Socialism (nazism)

Đài tưởng niệm tù nhân chính trị thời cộng sản - Điêu khắc gia Olbram Zoubek (Prague)
--------------------------------------------------------------------------------
Theo các điều trên đây, có hai vấn đề sẽ được đặt ra với Việt Nam. Thứ nhất, từ trước đến nay, chỉ có người Việt Nam, nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, lên tiếng tố cáo những tội ác của chế độ nầy. Cũng có một số tác giả ngoại quốc lên tiếng về nạn độc tài toàn trị của Việt Nam, nhưng chỉ lẻ tẻ vài người. Nay là lần đầu tiên, một tập thể lớn lao, Quốc hội Âu Châu, nơi tập trung những đại biểu cho hầu hết các nước Âu Châu, đã lên án chế độ cộng sản toàn trị là chế độ vi phạm nhân quyền tập thể.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện đang theo chế độ toàn trị cộng sản, và thực sự chế độ nầy đã vi phạm nhân quyền tập thể một cách hệ thống từ khi đảng cộng sản nổi lên năm 1945 cho đến ngày nay. Do đó, chế độ nầy khó tránh khỏi sự lên án quốc tế trong một ngày gần đây.
Thứ hai, cũng theo Quốc hội Âu Châu, tội ác của các chế độ toàn trị cần phải được nghiên cứu đầy đủ và tác giả gây ra các tội ác nầy cần được đưa ra tòa án quốc tế xét xử, như trước đây đã từng xét xử Đức Quốc Xã ở Nuremberg. Cho đến nay, tuy chế độ cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng tài liệu của đảng CSVN hãnh diện cho biết ngưới du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và thành lập đảng CSVN chính là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh và CSVN đã chủ trương những cuộc đàn áp tập thể, những vụ thảm sát quy mô kéo dài trong nhiều năm, trong Cải cách ruộng đất ở Bắc Việt Nam từ 1949 đến 1956, trong vụ Nhân văn Giai phẩm năm 1956 ở Hà Nội, trong vụ Tết Mậu Thân (1968) ở Nam Việt Nam, những trại tập trung cải tạo sau năm 1975...
Cho đến ngày nay, tại Việt Nam chưa có tự do báo chí, không có một tờ báo tư nhân, chưa có tự do tư tưởng, chưa có tự do tôn giáo...
Như thế, Hồ Chí Minh và CSVN chính là đối tượng cần được đưa ra xét xử trước tòa án quốc tế.
Hồ Chí Minh đã từng đi qua nhiều nước trên thế giới, đến Paris hoạt động với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, gia nhập đảng Xã Hội Pháp, rồi đổi qua đảng Cộng Sản Pháp, mới đến Liên Xô, nghĩa là Hồ Chí Minh gia nhập đảng Cộng Sản có ý thức, có tính toán, chứ không phải tình cờ mà theo, hay bị bắt buộc phải theo.
Trước Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu đã dự tính nhờ đến Liên Xô giúp đỡ. Trong sách Tự phán hay Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu kể rằng khi tiếp xúc với Tòa Đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh năm 1920, ông ngỏ ý muốn nhờ đưa thanh niên Việt Nam sang du học Liên Xô. Nhân viên Tòa đại sứ Liên Xô trả lời rằng Liên Xô rất hoan nghênh và chịu mọi phí tổn để đưa du học sinh sang Liên Xô. Tuy nhiên du học sinh Việt Nam phải quyết tâm thực hiện những việc sau đây: tin theo chủ nghĩa cộng sản, học thành tài về nước phải tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và làm những sự nghiệp cách mạng. Nghe thế, Phan Bội Châu liền tránh mặt, vì ông không chấp nhận những điều kiện của Liên Xô.
Trong hồi ký của mình, Phan Bội Châu chỉ nói rằng vì không biết ngoại ngữ nên ông không tiếp tục liên lạc với Tòa đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh. Thật ra, đây là một cách nói xã giao, chứ sau đó, khi trả lời phỏng vấn của Maurice Detour, báo L'Effort, Hà Nội, Phan Bội Châu nhận định: "Hô hào giải phóng giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế." (Báo Tràng An số ra ngày 7-10-1938.)
Như thế, chính Phan Bội Châu rất sáng suốt tiên liệu chủ nghĩa cộng sản không thể giải quyết vấn đề Việt Nam, và có thể làm cho dân tộc Việt Nam thêm trầm luân khổ ải. Lúc đó, chắc chắn Phan Bội Châu đã biết Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa cộng sản. Là một nhà Nho khiêm cung, Phan Bội Châu không trực tiếp lên án Hồ Chí Minh, nhưng câu nói của Phan Bội Châu trên đây đã mặc nhiên nhắn với Hồ Chí Minh, lúc đó đang quanh quẩn đâu đó ở Trung Hoa, là ông Hồ đang theo đuổi một công việc "cực ngu" (tức hết sức ngu xuẩn), và cụ Phan khuyên ông Hồ không nên làm như thế.
Đáng chú ý là trước khi nhập cảng lý thuyết Mác-xít vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng sinh sống hai lần tại Liên Xô. Lần thứ nhất, ông đến Liên Xô vào khoảng cuối năm 1923. Lúc đó nền kinh tế Liên Xô đã suy sụp, dân tình đói khổ. Cuối năm 1924, ông Hồ qua Trung Hoa. Khoảng cuối năm 1933 hoặc đầu năm 1934, ông trở lui Liên Xô và sống tại đây cho đến tháng 10-1938, lại trở qua Trung Hoa lần nữa. Hai lần sống ở Liên Xô trong thời gian tổng cộng khoảng 5 năm, đủ cho Hồ Chí Minh thấy rõ chính sách độc tài với nền kinh tế chỉ huy triệt để bằng những kế hoạch ngũ niên của đảng CSLX, đã làm cho dân Nga đói kém cùng cực. Tại Liên Xô, nạn đói lần thứ nhất xảy ra vào các năn 1921-1922 giết mất 5 triệu người, nạn đói lần thứ nhì xảy ra vào các năm 1932-1933 làm cho 6 triệu người chết. Chắc chắn Hồ Chí Minh biết rõ điều nầy vì ông có mặt tại Liên Xô trong khoảng thời gian trên. Tuy biết vậy, Hồ Chí Minh vẫn cố tình làm tay sai cho Liên Xô, nhập cảng vào Việt Nam loại lý thuyết chỉ làm hại cho dân tộc, mà ngày nay Quốc hội Âu Châu mới lên án.
Có một nhân vật đã theo Hồ Chí Minh và đảng CSVN trong một thời gian dài, lên đến cấp bậc khá cao trong hệ thống cộng sản, ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội CSVN, cựu Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đã viết rằng: "... Nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan [Phan Châu Trinh] đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh..." (Bùi Tín, Mặt thật, USA: SAIGON Press, USA, 1993, tr. 102.)
Như thế có nghĩa là dân tộc Việt Nam có thể có những chọn lựa chính trị khác, nếu không bị Hồ Chí Minh và CSVN lừa phỉnh, lợi dụng lòng yêu nước để mở cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, rồi Hồ Chí Minh và CSVN áp đặt dân chúng Việt Nam dưới chế độ cộng sản toàn trị, độc đảng, bóc lột, phá hoại, đầy ải và bần cùng hóa nhân dân một cách có hệ thống, có bài bản.
Ngoài ra, nếu lúc đó Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa cộng sản là một phương tiện hay một công cụ để chống thực dân Pháp, thì sau khi Pháp về nước, phương tiện hay công cụ cộng sản không còn cần thiết nữa, tại sao Hồ Chí Minh không thay đổi phương tiện để xây dựng đất nước, mà lại tiếp tục sử dụng phương tiện đó để đày đọa dân tộc Việt Nam mãi cho đến ngày nay, tiêu diệt biết bao nhiêu nhân tài đất nước, phá huỷ biết bao nhiêu tài sản quốc gia? Ngày nay, ba mươi năm sau chiến tranh, mức thâu nhập trung bình tính theo đầu người Việt Nam năm 2004 chỉ khoảng bằng 2/3 của mức nghèo đói do Liên Hiệp Quốc quy định là 735 Mỹ kim. Ở trong nước, hiện chưa có tự do ngôn luận, báo chí, chính trị, tư tưởng, tôn giáo nghĩa là chưa có tự do gì cả. Những thay đổi biểu kiến hào nhoáng ở các thành phố Việt Nam chỉ là lớp son bên ngoài, không thể che đậy nỗi cùng cực ở nông thôn.

Đài tưởng niệm nạn nhân chủ nghĩa cộng sản - công viên gần Plac wolności - Quảng trường Tự do (Ba Lan)
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ nghĩa Mác-xít và chế độ toàn trị cộng sản đã bị nghị quyết 1481 ở Âu Châu lên án là tội lỗi của nhân loại. Thật mỉa mai, hiện nay chủ nghĩa Mác-xít lại là nền tảng tư tưởng của chế độ trong nước Việt Nam. Trong quá khứ, tại Đại hội 2 của đảng CS vào tháng 2 năm 1951 ở Tuyên Quang để đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động, Hồ Chí Minh phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam." (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, tr. 150.)
Hiện nay, điều 4 chương 1 của hiến pháp của chế độ CSVN xác định rằng: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật".
Đồ phế thải của Nga (hậu thân của Liên Xô), nay bị Quốc hội Âu Châu lên án là tội đồ của nhân lọai, lại được chế độ Việt Nam hiện nay đưa lên hàng quốc bảo là hiến pháp của CHXHCNVN.
Như thế, nghị quyết số 1481 ngày 25-1-2006, tuy là do Quốc hội Âu Châu đưa ra tại Âu Châu, nhưng là một bản án "treo" đối với các nước theo chế độ toàn trị cộng sản còn lại trên thế giới. Trong các nước nầy, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) là một cường quốc đang lên, thách thức cả Hoa Kỳ lẫn Liên hiệp Âu Châu, và nhất là CHNDTH đã lọt vào WTO trước khi có nghị quyết nầy, nên bản án treo của Quốc hội Âu Châu ít ảnh hưởng đến CHNDTH.
Ngược lại, đối với Việt Nam, bản án treo nầy chắc chắn sẽ có một tầm ảnh hưởng nào đó, vì Việt Nam đang cố gắng cải thiện bộ mặt chính trị để tìm cách gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).
Phải chăng châu Âu ngầm nhắn nhủ với Việt Nam muốn nhanh chóng gia nhập WTO, thì chẳng những phải thay đổi luật lệ, cải tổ kinh tế, mà còn phải bãi bỏ chế độ toàn trị cộng sản và bỏ luôn điều 4 hiến pháp? Điều nầy khó được CSVN chấp nhận, nhưng nếu không đi theo dòng sống dân chủ thế giới, thì Việt Nam lại khó vào WTO. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị hứa hẹn sẽ còn nhiều tranh luận gây cấn trong những ngày sắp đến.
Như thế, nghị quyết 1481 của Quốc hội Âu Châu ngày 25/01/2006 chẳng những là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, và chắc chắn cũng là một bước tiến lớn lao góp phần tăng tốc tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.
Toronto, Tết Bính Tuất
(Theo Web Vietland)
Last edited by phu_de on Sat Feb 18, 2006 12:59 am, edited 1 time in total.
Ủng Hộ, Tri Ân Nghị Quyết 1481 Ngày 25-01-2006 Của Âu Châu
- 4 Linh mục Công giáo VN
Kính gởi:
- Toàn thể Quý Nghị sĩ Nghị viện Âu châu,
- Toàn thể các Nạn nhân của chế độ Cộng sản trên khắp hoàn vũ,
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước.
Kính thưa Quý vị,
Chúng tôi, 4 linh mục Công giáo Việt Nam, đã trân trọng và tri ân đọc "Quyết nghị về tình trạng Nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam" do các vị Dân biểu Nghị viện Âu châu thông qua ngày 1-12-2005, nay lại hết sức vui mừng đọc được Nghị quyết 1481 mà Quý Nghị sĩ Nghị viện Âu châu vừa biểu quyết ngày 25-01-2006, tuyên bố chủ nghĩa Cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền cách nghiêm trọng.
1- Chúng tôi hết sức tâm đắc và hoàn toàn tán thành toàn bản văn Nghị quyết, đặc biệt là:
* Điều 2: “Các chế độ cộng sản toàn trị từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ trước, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài quốc gia trên thế giới, hết thảy đều có đặc điểm là vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo văn hóa, quốc gia, giai đoạn lịch sử và bao gồm các vụ ám sát và xử tử cá nhân lẫn tập thể, chết trong các trại tập trung, bỏ đói, lưu đày, tra tấn, lao công nô dịch và các hình thức khác như khủng bố thể lý hằng loạt, bách hại dựa trên chủng tộc hoặc tôn giáo, vi phạm tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí, cũng như thiếu đa nguyên chính trị.”
* Điều 3: “Các tội ác đã được biện minh nhân danh lý thuyết đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản. Sự giải thích hai nguyên tắc này đã hợp thức hóa việc “trừ khử” những người bị xem là có hại cho việc xây dựng một xã hội mới và như thế là kẻ thù của các chế độ cộng sản toàn trị. Một số lớn nạn nhân trong mỗi quốc gia liên hệ là chính công dân của quốc gia ấy”.
* Điều 8: "Nghị viện tin rằng các nạn nhân của những tội ác do các chế độ cộng sản toàn trị phạm phải mà đang còn sống hoặc gia đình họ đều đáng được thương xót, cảm thông và thừa nhận các thống khổ của họ".
* Điều 9: “Các chế độ cộng sản toàn trị còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và các tội ác tiếp tục được phạm. Các mối quan tâm về quyền lợi đất nước chớ nên ngăn cản các quốc gia phê phán đầy đủ các chế độ cộng sản toàn trị hiện tại. Nghị viện mạnh mẽ lên án mọi vi phạm nhân quyền này”.
Những gì Quý Nghị sĩ nói trên đều hoàn toàn xác thực đối với Đất nước chúng tôi 60 năm nay, kể từ khi Hồ Chí Minh áp đặt lên Việt Nam chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Bằng chứng là các vụ việc động trời mà CS đã làm như : tàn sát các Đảng phái Quốc gia sau cuộc kháng Pháp, giết hại hàng nửa triệu Dân lành vô tội ở nông thôn trong cuộc Cải cách Ruộng đất, bức bách trù dập giới văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm, thanh trừng chính các đảng viên trong vụ Xét lại Chống đảng, chôn sống Dân lành miền Nam trong Tổng công kích Mậu Thân, xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa để rồi đày đọa quân cán chính chế độ cũ trong các trại tù, xua Dân thành thị miền Nam vào các vùng kinh tế mới, đẩy hàng triệu Đồng bào cả Nước ra biển khơi, thí hàng vạn thanh niên trong cuộc chiếm đóng Campuchia. Gần đây hơn, CSVN đã dâng đất dâng biển cho Trung Cộng, xuất khẩu nô lệ lao công và nô lệ tình dục ra nước ngoài, cướp bóc ruộng vườn đất đai của người Dân trong các chương trình quy hoạch, để mặc các chủ công ty xí nghiệp ngoại quốc khai thác bóc lột công nhân đến tận xương tủy. Đặc biệt hơn hết, CSVN đã và đang trù dập, gây khó, quản chế, giam cầm hay giết chết mọi nhà đối kháng tôn giáo và chính trị. Nói tóm, CSVN thường xuyên vi phạm các quyền tự do tôn giáo và tư tưởng, tự do báo chí và lập hội, tự do bầu cử và ứng cử... nghĩa là tự do đa đảng và đa nguyên.
2- Chúng tôi hết sức cảm phục ngợi khen tinh thần của Nghị quyết, đó là tinh thần tôn trọng sự thật, yêu chuộng công lý, thương xót bênh vực các nạn nhân vô tội và ưu tư giáo dục các thế hệ trẻ biết tránh các tội ác chống nhân loại trong hiện tại và tương lai. Một tinh thần đã biểu lộ từ lâu, mà các cột mốc rạng ngời trên bình diện tư tưởng, theo thiển ý chúng tôi, là Thông điệp Divini Redemptoris (Đấng Cứu chuộc thần linh) của Đức Giáo chủ Piô XI năm 1937, kết án chủ nghĩa Cộng sản xấu xa, tàn ác và đồi bại tự bản chất; là "Sách đen về chủ nghĩa cộng sản" do sử gia Stéphane Courtois chủ biên năm 1997, tố cáo bao vụ khủng bố đàn áp của các chế độ cộng sản và khôi phục danh dự cho những người đã chết vì chúng; là “Chín bài bình luận về đảng cộng sản” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên năm 2004 vạch trần 9 khía cạnh khủng khiếp tội lỗi của đảng CS Trung Quốc nói riêng mà cũng là của mọi đảng CS nói chung; là Nghị quyết đanh thép hiện giờ của Quý Nghị sĩ; và cuối cùng là Đài Kỷ niệm mọi nạn nhân của Cộng sản sắp được hoàn tất tại thủ đô Hoa Kỳ để muôn đời nhắc nhở cho toàn thể nhân loại.
3- Chúng tôi xin hết lòng ghi ân Quý Quốc hội - qua Nghị quyết quý giá này, một dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử hiện thời và là một đòn trí mạng đánh vào thực thể tội ác lớn nhất của nhân loại - đã mạnh dạn nói lên tất cả sự thật về chủ nghĩa và chế độ Cộng sản, ngõ hầu thức tỉnh lương tâm loài người, nêu bài học cho cả thế giới, an ủi mọi nạn nhân bất hạnh mà con số ước tính lên tới cả trăm triệu người, hỗ trợ các phong trào dân chủ đang lớn mạnh dần giữa lòng các chế độ Cộng sản còn rơi rớt lại trên trái đất. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn lời nhận định ở điều 5: “Trong mọi trường hợp, sự sụp đổ của các chế độ cộng sản toàn trị ở Trung và Đông Âu đã không kéo theo một cuộc điều tra quốc tế về các tội ác mà chúng phạm. Hơn thế nữa, các tác giả của những tội ác nầy đã không bị cộng đồng quốc tế mang ra xử án, như trường hợp các tội ác khủng khiếp của chế độ Quốc Xã.” và ở điều 10 : "Các tranh luận và lên án mà cho tới bây giờ vẫn được tiến hành ở bình diện quốc gia tại vài nước thành viên Hội đồng Âu châu không thể miễn trừ cho cộng đồng quốc tế khỏi chọn một quan điểm minh bạch về những tội ác do các chế độ cộng sản toàn trị phạm phải. Cộng đồng quốc tế có một nghĩa vụ luân lý buộc làm như thế, không được trì hoãn hơn nữa". Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng gởi tới các lãnh đạo Cộng sản còn làm mưa làm gió trên thế giới, đặc biệt tại Á châu và trên Đất nước chúng tôi.
4- Chúng tôi đặc biệt kêu gọi mọi người yêu chuộng hòa bình và công lý trên khắp thế giới, nhất là các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, vốn được nhân quần xã hội coi là ngôn sứ của sự thật, chứng nhân của tình thương và chiến sĩ của công lý, xin hãy làm cho Nghị quyết 1481 được vang vọng khắp thế giới và biến thành sức mạnh quét sạch chủ nghĩa lẫn chế độ Cộng sản khủng khiếp này. Quý vị có trách nhiệm cổ vũ tình thương nhưng cũng cần giúp Dân tình biết phẫn nộ trước các bất công và tệ nạn trong xã hội cộng sản.
5- Sau hết, chúng tôi kêu gọi hàng lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đang chìm sâu trong biển tội ác từ 76 năm nay, hãy học tinh thần "hồi đầu thị ngạn" (quay lại là thấy bờ) bằng cách lập tức hoàn trả cho toàn dân Việt mọi quyền tự do tôn giáo, tư tưởng, ngôn luận, lập hội, báo chí, bầu cử.... vì không lẽ Quý Vị chẳng đủ khách quan và tỉnh táo để nghĩ đến một tòa án Nuremberg thời hiện đại đang chờ Quý Vị một ngày rất gần đây sao? Thời gian càng kéo dài, tội ác của Quý Vị chỉ càng thêm nặng. Ngay lúc này đây, chẳng cần nói, ai cũng thấy rằng: với Nghị quyết 1481 của Nghị viện Âu châu, phán quyết của công luận đầy uy lực và uy tín vào bậc nhất của Cộng đồng Quốc tế hiện nay đã tuyên ra trên Quý Vị và chế độ tàn khốc của Quý Vị rồi! Không thể hiểu khác được!
Chúng tôi nguyện cầu Thiên Chúa ân thưởng cho Quý Nghị viện Âu châu về Nghị quyết lịch sử này, lau sạch nước mắt và ban ơn an nghỉ vĩnh hằng cho các nạn nhân vô tội, gia tăng sức mạnh đấu tranh cho mọi người Dân của những chế độ CS toàn trị còn sót lại, nhất là cho Đồng bào Việt Nam thân yêu, và cuối cùng thức tỉnh trí lòng các lãnh đạo Cộng sản, giúp họ phục thiện và sửa chữa lỗi lầm. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho toàn thể thế giới được thấm nhuần và vui hưởng chân lý, công bình, tình thương và tự do.
Viết tại Việt Nam ngày 09-02-2006
Đại diện một số các linh mục Công giáo Việt Nam
Linh mục Têphanô Chân Tín, Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi.
Tái bút: Kính nhờ các cơ quan truyền thông vui lòng chuyển tới các Nghị sĩ Nghị viện Âu châu và Cộng đồng Quốc tế. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.
- 4 Linh mục Công giáo VN
Kính gởi:
- Toàn thể Quý Nghị sĩ Nghị viện Âu châu,
- Toàn thể các Nạn nhân của chế độ Cộng sản trên khắp hoàn vũ,
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước.
Kính thưa Quý vị,
Chúng tôi, 4 linh mục Công giáo Việt Nam, đã trân trọng và tri ân đọc "Quyết nghị về tình trạng Nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam" do các vị Dân biểu Nghị viện Âu châu thông qua ngày 1-12-2005, nay lại hết sức vui mừng đọc được Nghị quyết 1481 mà Quý Nghị sĩ Nghị viện Âu châu vừa biểu quyết ngày 25-01-2006, tuyên bố chủ nghĩa Cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền cách nghiêm trọng.
1- Chúng tôi hết sức tâm đắc và hoàn toàn tán thành toàn bản văn Nghị quyết, đặc biệt là:
* Điều 2: “Các chế độ cộng sản toàn trị từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ trước, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài quốc gia trên thế giới, hết thảy đều có đặc điểm là vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo văn hóa, quốc gia, giai đoạn lịch sử và bao gồm các vụ ám sát và xử tử cá nhân lẫn tập thể, chết trong các trại tập trung, bỏ đói, lưu đày, tra tấn, lao công nô dịch và các hình thức khác như khủng bố thể lý hằng loạt, bách hại dựa trên chủng tộc hoặc tôn giáo, vi phạm tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí, cũng như thiếu đa nguyên chính trị.”
* Điều 3: “Các tội ác đã được biện minh nhân danh lý thuyết đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản. Sự giải thích hai nguyên tắc này đã hợp thức hóa việc “trừ khử” những người bị xem là có hại cho việc xây dựng một xã hội mới và như thế là kẻ thù của các chế độ cộng sản toàn trị. Một số lớn nạn nhân trong mỗi quốc gia liên hệ là chính công dân của quốc gia ấy”.
* Điều 8: "Nghị viện tin rằng các nạn nhân của những tội ác do các chế độ cộng sản toàn trị phạm phải mà đang còn sống hoặc gia đình họ đều đáng được thương xót, cảm thông và thừa nhận các thống khổ của họ".
* Điều 9: “Các chế độ cộng sản toàn trị còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và các tội ác tiếp tục được phạm. Các mối quan tâm về quyền lợi đất nước chớ nên ngăn cản các quốc gia phê phán đầy đủ các chế độ cộng sản toàn trị hiện tại. Nghị viện mạnh mẽ lên án mọi vi phạm nhân quyền này”.
Những gì Quý Nghị sĩ nói trên đều hoàn toàn xác thực đối với Đất nước chúng tôi 60 năm nay, kể từ khi Hồ Chí Minh áp đặt lên Việt Nam chủ nghĩa và chế độ Cộng sản. Bằng chứng là các vụ việc động trời mà CS đã làm như : tàn sát các Đảng phái Quốc gia sau cuộc kháng Pháp, giết hại hàng nửa triệu Dân lành vô tội ở nông thôn trong cuộc Cải cách Ruộng đất, bức bách trù dập giới văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai phẩm, thanh trừng chính các đảng viên trong vụ Xét lại Chống đảng, chôn sống Dân lành miền Nam trong Tổng công kích Mậu Thân, xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa để rồi đày đọa quân cán chính chế độ cũ trong các trại tù, xua Dân thành thị miền Nam vào các vùng kinh tế mới, đẩy hàng triệu Đồng bào cả Nước ra biển khơi, thí hàng vạn thanh niên trong cuộc chiếm đóng Campuchia. Gần đây hơn, CSVN đã dâng đất dâng biển cho Trung Cộng, xuất khẩu nô lệ lao công và nô lệ tình dục ra nước ngoài, cướp bóc ruộng vườn đất đai của người Dân trong các chương trình quy hoạch, để mặc các chủ công ty xí nghiệp ngoại quốc khai thác bóc lột công nhân đến tận xương tủy. Đặc biệt hơn hết, CSVN đã và đang trù dập, gây khó, quản chế, giam cầm hay giết chết mọi nhà đối kháng tôn giáo và chính trị. Nói tóm, CSVN thường xuyên vi phạm các quyền tự do tôn giáo và tư tưởng, tự do báo chí và lập hội, tự do bầu cử và ứng cử... nghĩa là tự do đa đảng và đa nguyên.
2- Chúng tôi hết sức cảm phục ngợi khen tinh thần của Nghị quyết, đó là tinh thần tôn trọng sự thật, yêu chuộng công lý, thương xót bênh vực các nạn nhân vô tội và ưu tư giáo dục các thế hệ trẻ biết tránh các tội ác chống nhân loại trong hiện tại và tương lai. Một tinh thần đã biểu lộ từ lâu, mà các cột mốc rạng ngời trên bình diện tư tưởng, theo thiển ý chúng tôi, là Thông điệp Divini Redemptoris (Đấng Cứu chuộc thần linh) của Đức Giáo chủ Piô XI năm 1937, kết án chủ nghĩa Cộng sản xấu xa, tàn ác và đồi bại tự bản chất; là "Sách đen về chủ nghĩa cộng sản" do sử gia Stéphane Courtois chủ biên năm 1997, tố cáo bao vụ khủng bố đàn áp của các chế độ cộng sản và khôi phục danh dự cho những người đã chết vì chúng; là “Chín bài bình luận về đảng cộng sản” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên năm 2004 vạch trần 9 khía cạnh khủng khiếp tội lỗi của đảng CS Trung Quốc nói riêng mà cũng là của mọi đảng CS nói chung; là Nghị quyết đanh thép hiện giờ của Quý Nghị sĩ; và cuối cùng là Đài Kỷ niệm mọi nạn nhân của Cộng sản sắp được hoàn tất tại thủ đô Hoa Kỳ để muôn đời nhắc nhở cho toàn thể nhân loại.
3- Chúng tôi xin hết lòng ghi ân Quý Quốc hội - qua Nghị quyết quý giá này, một dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử hiện thời và là một đòn trí mạng đánh vào thực thể tội ác lớn nhất của nhân loại - đã mạnh dạn nói lên tất cả sự thật về chủ nghĩa và chế độ Cộng sản, ngõ hầu thức tỉnh lương tâm loài người, nêu bài học cho cả thế giới, an ủi mọi nạn nhân bất hạnh mà con số ước tính lên tới cả trăm triệu người, hỗ trợ các phong trào dân chủ đang lớn mạnh dần giữa lòng các chế độ Cộng sản còn rơi rớt lại trên trái đất. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn lời nhận định ở điều 5: “Trong mọi trường hợp, sự sụp đổ của các chế độ cộng sản toàn trị ở Trung và Đông Âu đã không kéo theo một cuộc điều tra quốc tế về các tội ác mà chúng phạm. Hơn thế nữa, các tác giả của những tội ác nầy đã không bị cộng đồng quốc tế mang ra xử án, như trường hợp các tội ác khủng khiếp của chế độ Quốc Xã.” và ở điều 10 : "Các tranh luận và lên án mà cho tới bây giờ vẫn được tiến hành ở bình diện quốc gia tại vài nước thành viên Hội đồng Âu châu không thể miễn trừ cho cộng đồng quốc tế khỏi chọn một quan điểm minh bạch về những tội ác do các chế độ cộng sản toàn trị phạm phải. Cộng đồng quốc tế có một nghĩa vụ luân lý buộc làm như thế, không được trì hoãn hơn nữa". Đây là lời cảnh báo nghiêm trọng gởi tới các lãnh đạo Cộng sản còn làm mưa làm gió trên thế giới, đặc biệt tại Á châu và trên Đất nước chúng tôi.
4- Chúng tôi đặc biệt kêu gọi mọi người yêu chuộng hòa bình và công lý trên khắp thế giới, nhất là các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, vốn được nhân quần xã hội coi là ngôn sứ của sự thật, chứng nhân của tình thương và chiến sĩ của công lý, xin hãy làm cho Nghị quyết 1481 được vang vọng khắp thế giới và biến thành sức mạnh quét sạch chủ nghĩa lẫn chế độ Cộng sản khủng khiếp này. Quý vị có trách nhiệm cổ vũ tình thương nhưng cũng cần giúp Dân tình biết phẫn nộ trước các bất công và tệ nạn trong xã hội cộng sản.
5- Sau hết, chúng tôi kêu gọi hàng lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đang chìm sâu trong biển tội ác từ 76 năm nay, hãy học tinh thần "hồi đầu thị ngạn" (quay lại là thấy bờ) bằng cách lập tức hoàn trả cho toàn dân Việt mọi quyền tự do tôn giáo, tư tưởng, ngôn luận, lập hội, báo chí, bầu cử.... vì không lẽ Quý Vị chẳng đủ khách quan và tỉnh táo để nghĩ đến một tòa án Nuremberg thời hiện đại đang chờ Quý Vị một ngày rất gần đây sao? Thời gian càng kéo dài, tội ác của Quý Vị chỉ càng thêm nặng. Ngay lúc này đây, chẳng cần nói, ai cũng thấy rằng: với Nghị quyết 1481 của Nghị viện Âu châu, phán quyết của công luận đầy uy lực và uy tín vào bậc nhất của Cộng đồng Quốc tế hiện nay đã tuyên ra trên Quý Vị và chế độ tàn khốc của Quý Vị rồi! Không thể hiểu khác được!
Chúng tôi nguyện cầu Thiên Chúa ân thưởng cho Quý Nghị viện Âu châu về Nghị quyết lịch sử này, lau sạch nước mắt và ban ơn an nghỉ vĩnh hằng cho các nạn nhân vô tội, gia tăng sức mạnh đấu tranh cho mọi người Dân của những chế độ CS toàn trị còn sót lại, nhất là cho Đồng bào Việt Nam thân yêu, và cuối cùng thức tỉnh trí lòng các lãnh đạo Cộng sản, giúp họ phục thiện và sửa chữa lỗi lầm. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho toàn thể thế giới được thấm nhuần và vui hưởng chân lý, công bình, tình thương và tự do.
Viết tại Việt Nam ngày 09-02-2006
Đại diện một số các linh mục Công giáo Việt Nam
Linh mục Têphanô Chân Tín, Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi.
Tái bút: Kính nhờ các cơ quan truyền thông vui lòng chuyển tới các Nghị sĩ Nghị viện Âu châu và Cộng đồng Quốc tế. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.
Ngày Krushchev lên án Stalin
John Rettie
Cựu phóng viên BBC
Năm mươi năm về trước nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev làm cả thế giới cộng sản sửng sốt khi ông lên án người tiền nhiệm Stalin và coi ông này là kẻ tra tấn và giết người. Nhưng bài phát biểu này được Khruschev trình bày trong một cuộc họp kín với các quan chức cao cấp của Đảng CS Liên Xô, vậy nó đã lộ ra ngoài như thế nào? Cựu phóng viên Reuters và BBC John Rettie kể lại chuyện ông đã biết và đưa tin về vụ này ra sao.

Nikita Khrushchev thôi giữ chức Thủ tướng vào năm 1964
Một buổi tối đầu tháng ba năm 1956, tôi đang sắp xếp đồ đạc trong căn hộ ở Mát-xcơ-va để chuẩn bị đi nghỉ ở Stockholm vào sáng hôm sau khi chuông điện thoại reo.
Người ở đầu dây bên kia là Kostia Orlov, một công dân Xô Viết trẻ và là người tôi quen.
Tôi nghe thấy giọng anh hối hả trong điện thoại: "Tôi cần gặp anh trước khi anh đi."
Tôi hơi miễn cưỡng vì lúc đó đã khá muộn và tôi lại phải đi sớm vào hôm sau để có kỳ nghỉ mà tôi mong từ lâu.
Suốt mười ngày trong tháng hai, một vài phóng viên phương tây có mặt ở Mát-xcơ-va đã đưa tin về Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản Liên Xô mà trong đó ''tệ sùng bái cá nhân'', ý chỉ sự tôn thờ Stalin, đã bị lên án nhiều lần.
Nhưng đêm sau khi hội nghị đã chính thức bế mạc, tòa nhà của Ban Chấp hành Trung ương vẫn bận bịu cho tới khuya với ánh sáng tỏa ra từ các cửa sổ.
Chúng tôi tự hỏi lý do tại sao vì hội nghị đã kết thúc.
Và sau đó các tin đồn bắt đầu.
Người ta nói rằng Khrushchev đã có một báo cáo chấn động tại cuộc họp bí mật lên án đích danh Stalin và gọi ông này là kẻ tra tấn và giết hại các đảng viên.
Nghe giọng nói khẩn trương của Orlov, tôi mời anh tới gặp tôi ngay lập tức.
KGB chối đẩy
Ngày đó những người Tây Phương may lắm mới có những người bạn Xô Viết không chính thức.
Dưới thời Stalin, không công dân Xô Viết nào dám mạo hiểm có quan hệ với người nước ngoài khi chưa xin phép.
Sinh ra tại Grudia năm 1879, ông Stalin là Chủ tịch cho tới tận năm 1953
Họ sẽ ngay lập tức bị bắt vì bị nghi là gián điệp.
Đúng là ba năm sau khi ông chết, người dân Xô Viết đã thoải mái hơn trước với sự tan băng chính trị do Khrushchev khởi xướng nhưng mọi chuyện cũng không thay đổi đáng kể.
Nỗi sợ hãi vẫn lẩn quất ngay dưới bề mặt và người Mát-xcơ-va vẫn rất lo lắng.
Nhưng Orlov có vẻ như chẳng hề sợ hãi gì cả.
Tôi gặp anh cách đó một năm và anh đã mời tôi tới căn hộ một phòng tại một khu tập thể nơi nhiều công dân Xô Viết sống trong những điều kiện rất khó khăn mặc dù một thập kỷ đã trôi qua kể từ Thế Chiến thứ hai.
Nhưng thường thì anh hay tới căn hộ của tôi ở khu dành cho người nước ngoài có lính gác cổng để không cho người Xô Viết lui tới.
Thế nhưng Orlov đến và đi chẳng hề có vấn đề gì khiến tôi nghi là anh ta làm việc cho cơ quan mật vụ Nga KGB.
Dĩ nhiên là tôi ngây thơ vì đáng ra tôi phải đoán là anh ta chắc chắn làm việc cho KGB cho dù anh ta luôn bác bỏ thằng thừng chuyện này ngay cả 30 năm sau cũng vẫn vậy.
Nhưng dù sao thì anh ta vẫn luôn cung cấp cho tôi những tin tức hữu ích dù không có tin gì cực kỳ quan trọng cả.
Gặp gỡ lúc nửa đêm
Nhưng lần này thì khác.
Không cần giấy tờ ghi chép gì, anh kể lại chi tiết chính bài diễn văn mà chúng tôi đã nghe nói tới và những chi tiết đó còn giật gân hơn cả những gì tôi nghĩ.
Orlov nói rằng bài diễn văn đã được Khrushchev đọc trước các cuộc họp đảng và một người bạn của anh, một bí thư đảng bộ địa phương đã cho anh xem bài diễn văn.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: liệu tôi có thể tin anh ta được không?
Đúng là chuyện phù hợp với những chi tiết ít ỏi chúng tôi có được và những chuyện Orlov nói với tôi trong qúa khứ đều đúng cả.
Mặc dù vậy tôi vẫn không cảm thấy rằng một mình tôi có thể vi phạm quy chế kiểm duyệt và viết về một chuyện động trời như vậy với chỉ một nguồn tin không hoàn toàn đáng tin cậy trong khi ở ngoài Liên Xô.
Hậu qủa có thể rất kinh khủng cho cả tôi và Reuters.
Tôi gọi cho Sidney Weiland, xếp của tôi và thu xếp để gặp ông vào lúc nửa đêm.
Để tránh bị nghe lén, chúng tôi đi trong tuyết và tôi kể lại cho ông toàn bộ câu chuyện, thỉnh thoảng lại dừng dưới đèn đường để tôi kiểm tra những gì tôi ghi chép được.
Cuối cùng chúng tôi quyết định là chúng tôi có thể tin vào chuyện đó.
'Sức ép' chính phủ
Ngày hôm sau trong tâm trạng lo âu tôi bay tới Stockholm với quyển sổ trong túi.
Tôi đề nghị Reuters không ghi tên tôi trong bài viết và lấy địa điểm viết không phải là Mát-xcơ-va.
Dù sao thì tôi cũng còn phải quay lại đó và tôi rất không muốn bị nghi là chính tôi đã vi phạm chế độ kiểm duyệt.
Cuối cùng tôi không gặp bất cứ vấn đề gì khi trở về Mát-xcơ-va.
Nhưng cũng chỉ được tới mùa thu khi chấn động của bài diễn văn đã gây ra cuộc nổi dậy ở Hungary ở Trung Âu và cả chính Liên Xô.
Tại Mát-xcơ-va, sự tan băng nhanh chóng trở thành đông lạnh và chẳng bao lâu sau KGB bắt đầu gây sức ép với tôi.
Thế là tôi đề nghị Reuters cho tôi trở lại Luân Đôn và không bao giờ nghĩ rằng có ngày quay lại.
Nhưng 32 năm sau, dưới thời tan băng mới của Mikhail Gorbachev, tôi đã quay trở lại và lần đó là cho báo Guardian.
Khi đó điều rõ ràng đối với tôi là Orlov không thể hành động một mình khi kể cho tôi câu chuyện năm xưa.
Nhưng ai đã ra lệnh cho anh ta đưa cho tôi chi tiết của bài diễn văn?
Liệu có phải đó chính là Nikita Khrushchev người muốn thế giới biết rằng ông muốn đoạn tuyệt với Stalin?
Tất cả những người tôi hỏi đều đồng ý rằng chuyện đúng là như vậy và tôi cũng tin như thế.
Nhưng tôi sẽ không bao giờ biết chắc được.
John Rettie
Cựu phóng viên BBC
Năm mươi năm về trước nhà lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev làm cả thế giới cộng sản sửng sốt khi ông lên án người tiền nhiệm Stalin và coi ông này là kẻ tra tấn và giết người. Nhưng bài phát biểu này được Khruschev trình bày trong một cuộc họp kín với các quan chức cao cấp của Đảng CS Liên Xô, vậy nó đã lộ ra ngoài như thế nào? Cựu phóng viên Reuters và BBC John Rettie kể lại chuyện ông đã biết và đưa tin về vụ này ra sao.

Nikita Khrushchev thôi giữ chức Thủ tướng vào năm 1964
Một buổi tối đầu tháng ba năm 1956, tôi đang sắp xếp đồ đạc trong căn hộ ở Mát-xcơ-va để chuẩn bị đi nghỉ ở Stockholm vào sáng hôm sau khi chuông điện thoại reo.
Người ở đầu dây bên kia là Kostia Orlov, một công dân Xô Viết trẻ và là người tôi quen.
Tôi nghe thấy giọng anh hối hả trong điện thoại: "Tôi cần gặp anh trước khi anh đi."
Tôi hơi miễn cưỡng vì lúc đó đã khá muộn và tôi lại phải đi sớm vào hôm sau để có kỳ nghỉ mà tôi mong từ lâu.
Suốt mười ngày trong tháng hai, một vài phóng viên phương tây có mặt ở Mát-xcơ-va đã đưa tin về Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản Liên Xô mà trong đó ''tệ sùng bái cá nhân'', ý chỉ sự tôn thờ Stalin, đã bị lên án nhiều lần.
Nhưng đêm sau khi hội nghị đã chính thức bế mạc, tòa nhà của Ban Chấp hành Trung ương vẫn bận bịu cho tới khuya với ánh sáng tỏa ra từ các cửa sổ.
Chúng tôi tự hỏi lý do tại sao vì hội nghị đã kết thúc.
Và sau đó các tin đồn bắt đầu.
Người ta nói rằng Khrushchev đã có một báo cáo chấn động tại cuộc họp bí mật lên án đích danh Stalin và gọi ông này là kẻ tra tấn và giết hại các đảng viên.
Nghe giọng nói khẩn trương của Orlov, tôi mời anh tới gặp tôi ngay lập tức.
KGB chối đẩy
Ngày đó những người Tây Phương may lắm mới có những người bạn Xô Viết không chính thức.
Dưới thời Stalin, không công dân Xô Viết nào dám mạo hiểm có quan hệ với người nước ngoài khi chưa xin phép.

Sinh ra tại Grudia năm 1879, ông Stalin là Chủ tịch cho tới tận năm 1953
Họ sẽ ngay lập tức bị bắt vì bị nghi là gián điệp.
Đúng là ba năm sau khi ông chết, người dân Xô Viết đã thoải mái hơn trước với sự tan băng chính trị do Khrushchev khởi xướng nhưng mọi chuyện cũng không thay đổi đáng kể.
Nỗi sợ hãi vẫn lẩn quất ngay dưới bề mặt và người Mát-xcơ-va vẫn rất lo lắng.
Nhưng Orlov có vẻ như chẳng hề sợ hãi gì cả.
Tôi gặp anh cách đó một năm và anh đã mời tôi tới căn hộ một phòng tại một khu tập thể nơi nhiều công dân Xô Viết sống trong những điều kiện rất khó khăn mặc dù một thập kỷ đã trôi qua kể từ Thế Chiến thứ hai.
Nhưng thường thì anh hay tới căn hộ của tôi ở khu dành cho người nước ngoài có lính gác cổng để không cho người Xô Viết lui tới.
Thế nhưng Orlov đến và đi chẳng hề có vấn đề gì khiến tôi nghi là anh ta làm việc cho cơ quan mật vụ Nga KGB.
Dĩ nhiên là tôi ngây thơ vì đáng ra tôi phải đoán là anh ta chắc chắn làm việc cho KGB cho dù anh ta luôn bác bỏ thằng thừng chuyện này ngay cả 30 năm sau cũng vẫn vậy.
Nhưng dù sao thì anh ta vẫn luôn cung cấp cho tôi những tin tức hữu ích dù không có tin gì cực kỳ quan trọng cả.
Gặp gỡ lúc nửa đêm
Nhưng lần này thì khác.
Không cần giấy tờ ghi chép gì, anh kể lại chi tiết chính bài diễn văn mà chúng tôi đã nghe nói tới và những chi tiết đó còn giật gân hơn cả những gì tôi nghĩ.
Orlov nói rằng bài diễn văn đã được Khrushchev đọc trước các cuộc họp đảng và một người bạn của anh, một bí thư đảng bộ địa phương đã cho anh xem bài diễn văn.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: liệu tôi có thể tin anh ta được không?
Đúng là chuyện phù hợp với những chi tiết ít ỏi chúng tôi có được và những chuyện Orlov nói với tôi trong qúa khứ đều đúng cả.
Mặc dù vậy tôi vẫn không cảm thấy rằng một mình tôi có thể vi phạm quy chế kiểm duyệt và viết về một chuyện động trời như vậy với chỉ một nguồn tin không hoàn toàn đáng tin cậy trong khi ở ngoài Liên Xô.
Hậu qủa có thể rất kinh khủng cho cả tôi và Reuters.
Tôi gọi cho Sidney Weiland, xếp của tôi và thu xếp để gặp ông vào lúc nửa đêm.
Để tránh bị nghe lén, chúng tôi đi trong tuyết và tôi kể lại cho ông toàn bộ câu chuyện, thỉnh thoảng lại dừng dưới đèn đường để tôi kiểm tra những gì tôi ghi chép được.
Cuối cùng chúng tôi quyết định là chúng tôi có thể tin vào chuyện đó.
'Sức ép' chính phủ
Ngày hôm sau trong tâm trạng lo âu tôi bay tới Stockholm với quyển sổ trong túi.
Tôi đề nghị Reuters không ghi tên tôi trong bài viết và lấy địa điểm viết không phải là Mát-xcơ-va.
Dù sao thì tôi cũng còn phải quay lại đó và tôi rất không muốn bị nghi là chính tôi đã vi phạm chế độ kiểm duyệt.
Cuối cùng tôi không gặp bất cứ vấn đề gì khi trở về Mát-xcơ-va.
Nhưng cũng chỉ được tới mùa thu khi chấn động của bài diễn văn đã gây ra cuộc nổi dậy ở Hungary ở Trung Âu và cả chính Liên Xô.
Tại Mát-xcơ-va, sự tan băng nhanh chóng trở thành đông lạnh và chẳng bao lâu sau KGB bắt đầu gây sức ép với tôi.
Thế là tôi đề nghị Reuters cho tôi trở lại Luân Đôn và không bao giờ nghĩ rằng có ngày quay lại.
Nhưng 32 năm sau, dưới thời tan băng mới của Mikhail Gorbachev, tôi đã quay trở lại và lần đó là cho báo Guardian.
Khi đó điều rõ ràng đối với tôi là Orlov không thể hành động một mình khi kể cho tôi câu chuyện năm xưa.
Nhưng ai đã ra lệnh cho anh ta đưa cho tôi chi tiết của bài diễn văn?
Liệu có phải đó chính là Nikita Khrushchev người muốn thế giới biết rằng ông muốn đoạn tuyệt với Stalin?
Tất cả những người tôi hỏi đều đồng ý rằng chuyện đúng là như vậy và tôi cũng tin như thế.
Nhưng tôi sẽ không bao giờ biết chắc được.
dacung