Sự Im Lặng Của Bầy Cừu
Posted on Friday, March 10 @ 00:57:31 CET by Vietno webmaster
Lm. NGUYÊN THANH
[left]http://www.getreligion.org/archives/polpot.jpg[/left]Khi Pôn Pốt tàn sát nhân dân Cămpuchia, gây nên một thảm kịch kinh hoàng, thì cả thế giới đã lên án Khơme đỏ là tội phạm diệt chủng, những “cánh đồng chết” đầy sọ người là chứng tích tàn bạo và ô nhục của loài người do một đám cộng sản tự coi là mẫu mực nhất thế giới- theo đúng đường lối Stalin Mao trạch Đông- Nạn nhân của Pôn Pốt có thể lên tới vài triệu người dân Căm pu chia.
Trong Thế chiến thứ hai, khi Hitler ra lệnh tàn sát 6 triệu người Do Thái, thì cả thế giới cũng đã lên án Quốc-Xã Đức về tội diệt chủng và những kẻ phạm tội ác chống nhân loại đã bị đưa ra tòa án Quốc Tế xét xử và đền tội một cách thích đáng. Thế thì lương tri nhân loại nghĩ gì về những kẻ đã tàn sát hàng trăm triệu người vô tội tạo ra một thời kỳ khủng bố “trắng” gây kinh hoàng cho toàn thế giới? Tôi muốn nói đến những cái tên đồ tể nổi tiếng có bàn tay nhuốm đầy máu đó : Lênin, Stalin (giết 30 triệu, theo ước tính quốc tế)), Mao trạch Đông (giết 60 triệu), và những bộ hạ của chúng- Hồ chí Minh (giết 3 triệu rưỡi), Kim nhật Thành, Sceaucescu, Fidel Castro... Hàng triệu người Ba Lan đã bị Stalin thủ tiêu, chôn sống, hàng chục triệu người dân bị vùi xác trong các trại lưu đầy ở Tây bá lợi Á, hàng chục triệu người dân Trung hoa đã bị giết oan bởi tay Mao, trong các cuộc chỉnh phong, đại nhảy vọt, cách mạng văn hóa vô sản, như chính Đặng tiểu Bình đã nhìn nhận: “Mao Chủ Tịch có 7 phần đúng và 3 phần sai, trong 3 phần sai đó thì có 30 triệu ( theo ước tính quốc tế, con số lên gấp đôi) người dân đã bị giết oan”. Còn người dân Bắc Hàn cho đến hiện nay, họ chỉ biết đến một vị chúa tể toàn quyền sinh sát: đó là Kim nhật Thành, kẻ ban cho họ quyền có cơm ăn áo mặc, quyền được sống, được yêu, được lao động, và cũng có quyền bắt họ phải chết. Ngưới dân Bắc Hàn chỉ được phép có chiếc radio một làn sóng cố định dể nghe Đài Phát thanh Bắc Hàn mà thôi, mọi thông tin đều bị bưng bít, kể cả thông tin của các “đồng chí quốc tế”.
Cùng góp phần trong cuồng vọng nhuộm đỏ thế giới, Hồ chí Minh, tay sai của cả Stalin và Mao, và đồng bọn, đã ra tay tàn sát hàng triệu đồng bào Việt Nam, thủ tiêu ám sát các đảng phái, các nhà văn, nhà trí thức, các chức sắc tôn giáo, kỳ thị và đàn áp đồng bào các dân tộc thiểu số, gây bao tang tóc kinh hoàng khiến hàng triệu gia đình nát tan, ly tán, trong các cuộc cải cách ruộng đất, đấu tố dã man, chết trên đường tìm tự do, chết trong các trại tù, bị chôn sống trong những hố chôn tập thể như ở Huế Tết Mậu Thân, gây nên những tội ác chống loài người mà lịch sử Việt Nam trước đó chưa từng trải qua. Chỉ tính riêng trong giai đoạn “cải cách ruộng đất” mà chính Hồ chí Minh đã phải nhìn nhận là sai lầm, một phong trào mà Hồ chí Minh tuân theo lệnh Mao trạch Đông đem thi hành trên đất nước Việt Nam dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quan thầy Trung cộng- chúng ta cũng đủ thấy tính chất tàn bạo dã man của cộng sản, mà người chịu trách nhiệm chính là Hồ chí Minh- bản thân tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh những người lão thành khả kính ở quê tôi, trong đó có cha mẹ tôi, chú bác tôi, và các linh mục chánh phó xứ bị bắt ra đấu tố, bị trói thúc ké, bắt quì gối ngoài dồng nắng chói chang, bị những kẻ lạ mặt từ nơi khác do “đội cải cách” điều động tới, họ như những tên cướp dữ dằn đánh đập tra khảo, tiểu tiện lên đầu nạn nhân, để buộc nạn nhân phải khai ra chỗ cất giấu của của cải cho chúng vơ vét hết, và chỉ sau mấy ngày đấu tố khảo của là “địa chủ cường hào phải gục, và hố đã đào sẵn, chỉ cần đẩy xuống và lấp đất là hết đời những tên trí phú địa hào,đào tận gốc bốc tận rễ...
Giai đoạn đó, luân thường đạo lý bị đảo lộn, con giết cha, vợ tố chồng, anh em đấu lẫn nhau, thằng bé chăn trâu cũng có quyền ngồi lên đầu tên địa chủ có thể là bố nó, chú bác nó. Mọi giá trị bị đảo ngược, bạo lực là đạo đức, gian trá là sức mạnh, không ai dám tin ai, không ai dám nói thật, mua con cá cũng phải lấy bó rau má che đậy lại, ăn chén cơm gạo cũng phải giấu để sẵn chén cơm độn khoai làm màu, một tên vô lại hay ăn trộm vặt trong làng được xâu chuỗi bắt rễ đem đi đâu đó một thời gian trở về đã biến thành ông cán bộ quyền uy... bọn trẻ con thì khỏi cần học hành, tối tối hội họp học tập tố khổ và nhảy son đố mì theo điệu Trung Quốc: hết “Thắm thiết tình Việt Trung Xô” đến “Malanh cốp Mao Trạch Đông Hồ chí Minh”, rồi Hiệp định Geneve chia cắt đất nước, rồi làn sóng di cư tị nạn ... Đặc biệt, mặc dầu là tay sai đắc lực của Liên xô Trung cộng, Hồ chí Minh lúc nào cũng giả danh “yêu nước”, “cứu nước” trong các thủ đoạn tàn sát đồng bào.
Thế giới cũng đã chứng kiến hàng triệu người liều chết trên đường trốn chạy khỏi “Thiên đường” cộng sản- những bức tường ô nhục Bá linh, những bức màn sắt, màn tre được dựng lên bởi các nước bị cộng sản thống trị cũng không ngăn chặn được bước chân khát vọng tự do của người dân. “Xưa nay chỉ thấy hàng triệu người liều chết trốn khỏi “thiên đường cộng sản” mà thôi”. Và sau gần 80 năm mộng bá đồ vương, cái thiên đường thành trì vô sản thế giới ấy đã tan tành, bức tường ô nhục ngục tù của thế giới cộng sản đã sụp đổ không còn “hòn đá nào chồng trên hòn đá nào”- Và thời cơ đã điểm cho lương tri nhân loại thức tỉnh khỏi cơn ác mộng bao năm qua- ngày 26/1/2006, bản nghị quyết 1481 của Nghị Viện Âu Châu, đại diện cho một phần nhân loại, đã lên tiếng chỉ đích danh tên tội đồ phạm tội ác chống nhân loại đó là các đảng cộng sản trên toàn thế giới- hầu hết đã sụp đổ- chỉ còn lại Trung quốc, Bắc Hàn, Cuba và, bất hạnh Việt nam, đất nước vẫn còn chìm trong ngục tù cộng sản lạc hậu, giáo điều của những kẻ thờ Mác Lê Mao Sít- những kẻ ủng hộ khủng bố (Việt cộng đã đưa hàng trăm ngàn bộ đội lao công qua Irak xây dựng chiến hào hầm hố giúp Saddam Hussein trong những năm 90).
Nghị quyết 1481 đó là hồi chuông báo hiệu bước khởi đầu cho một Tòa Án Quốc Tế xét xử tội ác chống nhân loại của những tên đồ tể khát máu như Stalin, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và đồng bọn- Thiên võng mang mang, sơ nhi bất lậu. Cho dù bọn chúng nhất thời nắm giữ quyền lực bằng sắt máu, bằng súng và nhà tù, cuối cùng thì chính nghĩa vẫn rạng ngời chiến thắng. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Thành trì vô sản thế giới với tiềm lực vũ trang nguyên tử, tên lửa, với cỗ máy chiến tranh khổng lồ, với cơ man những thế lực an ninh tình báo gián điệp kinh hồn bất khả bại, vậy mà một sớm một chiều đã tan như bọt nước.
Thời Quốc Xã Hitler khí thế cuồn cuộn như thác lũ, chúng ra tay sát hại loài người, tàn sát 6 triệu người Do Thái bằng đủ loại hình ác ôn nhất- trại tập trung, phòng hơi ngạt, mồ chôn sống tập thể... Tiếng kêu khóc thấu trời xanh, cả nhân loại lên tiếng- cả hòn đá cũng phải lên tiếng- thế nhưng có một người, một con người đương thời nổi tiếng là thông thái, nói được nhiều thứ tiếng trên đời, thế nhưng cuối cùng đã bị trách móc rằng lẽ ra phải có trách nhiệm lên tiếng chống lại tội ác và bênh vực cho công lý, một con người được coi là “bất khả ngộ- không thể sai lầm, nhưng lại hoàn toàn im lặng trước tội ác diệt chủng của Quốc Xã Đức, con người đó là Giáo hoàng Piô 12- Vị Giáo Hoàng mang hiệu là “Đấng chăn chiên Thiên Thần”. Mãi 50 năm sau, Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã sửa sai và lên tiếng “xin lỗi” dân tộc Do Thái về những lỗi lầm quá khứ mà Giáo hội Roma vô tình đã gây rất nhiều đau khổ bất hạnh cho dân tộc Do Thái (một quan niệm sai lầm mà Giáo hội Kitô Giáo đã một thời khiến cho các tín đồ tin tưởng là đã coi dân tộc Do Thái là những “kẻ giết Chúa”). Chính Đức Gioan Phaolô đệ nhị cũng là người đã góp phần không nhỏ trong việc làm tiêu vong các chế độ độc tài cộng sản Liên xô và Đông Âu, giải phóng cho hàng trăm triệu người thoát ách nô lệ độc tài cộng sản, chính Ngài đã nói : “Nếu phải cởi áo Giáo Hoàng để chiến đấu với dân tộc Balan, tôi sẵn sàng đồng hành cùng dân tộc Ba lan”. Ngày hôm nay, các vị đại diện nghị viện Châu Âu, trong đó có các vị dân biểu thuộc các nước vừa thoát khỏi chế độ cộng sản, đã đồng thanh quyết nghị liệt các chế độ cộng sản trên toàn thế giới là kẻ tội phạm đã gây tội ác chống nhân loại. Đây là tiếng nói của lương tri nhân loại, đây cũng là trách nhiệm của loài người còn mang tính người- và tiếng nói của lương tri đã vang lên nhân danh hàng trăm triệu nạn nhân đã bị thảm sát bởi bàn tay những tên cộng sản không còn tính người-
Nếu lương tri nhân loại không lên tiếng, thì những tảng đá sẽ lên tiếng- Là người Việt Nam, hàng chục triệu người đã là nạn nhân trực tiếp họăc gián tiếp của cộng sản, chúng ta có quyền và có trách nhiệm phải lên tiếng, không thể mập mờ đánh lận con đen, không thể ngậm miệng ăn tiền hay giữ câu im lặng là vàng là đôla mãi được- Là thành viên trong cộng dồng người Việt tỵ nạn cộng sản, dầu thuộc bất cứ đoàn thể nào, tôn giáo nào, đảng phái nào, chúng ta đều có trách nhiệm nói lên tiếng nói của lương tri, không thể đi hai hàng vì lợi lộc riêng mà chấp nhận thỏa hiệp với tội ác chống loài người. Chống lại tội ác là lương tri nhân loại. Là thành viên trong cộng đồng các Tín Hữu Kitô giáo, chúng tôi mong chờ sự lên tiếng của giới chức thẩm quyền, ở đây là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, người cầm lái, người hướng đạo, người nắm giữ kho tàng chân lý- nhân danh công lý và quyền con người, nhân danh hàng triệu nạn nhân đã bị giết oan ức do bàn tay cộng sản Việt Nam, một sự lên tiếng công khai có trách nhiệm và minh bạch lập trường trước tội ác chống nhân loại của các chế độ cộng sản- trong đó có cộng sản Việt Nam. Sự im lặng không còn giá trị nữa mà chỉ là sự im lặng đáng sợ, sự im lặng của bầy cừu, sự im lặng đồng lõa với tội ác chống nhân loại hay là sự im lặng nhát sợ tránh né khôn khéo để nhận lại một số ân sủng?
Nghị quyết 1481 của Nghị viện Châu Âu đã là tiếng chuông báo hiệu, là tiếng chuông đánh thức lương tri nhân loại. Ước mong đó cũng là tiếng chuông đánh tan những mây mù hoài nghi, nhát sợ và thất vọng. Không có gì trong bóng tối mà không được nói ra, không có gì tàn ác mà không bị phơi bày ra trước lương tri nhân loại. “Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác, họ không thể tiêu diệt được chân lý và khát vọng tự do bình đẳng của con người”.
Lm. NGUYÊN THANH
Sự Im Lặng Của Bầy Cừu
Lớn Lên Với Đất Nước
Vi Anh
(Việt Báo)
"Lớn Lên Với Đất Nước" là một biên khảo của anh Vy Thanh, đã một thời rất lâu làm Tổng Thơ Ký Viện Đại học Cần Thơ. Anh "ghi lại những sự kiện thật - những sự thật chưa bao giờ được tiết lộ" xảy ra từ ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Miền Tây Nam bộ cho đến ngày Miền Nam bị đẫm máu dưới tay CS.
Sau khi đọc, những người bạn đồng thời bây giờ đa số đã thất thập cổ lai hi, và những bạn trẻ hơn, Nam Trung Bắc, bằng cách này hay cách khác đều "đốc" anh Vy Thanh phải xuất bản và mắt sách này. Anh Vy Thanh -- tội nghiệp -- đã thông tim năm lần, mổ tim hai lượt, viết ra mục đích để giải tỏa những dằn vật nội tâm, suy niệm cuộc đời bảy nổi ba chìm ngay từ tuổi hoa niên cùng với vận nước non, xứ sở Miền Tây, hơn là xuất bản.
Chị Mỹ Dung Krall một phụ nữ dân Cần Thơ tỵ nạn CS, thân phụ là một đại sứ VC tên là Đặng văn Quang. Khi Saigon sắp sụp đổ, CS sợ Bà Quang đi Mỹ mang tiếng. Ông Quang vốn là bí thư tỉnh ủy Cần Thơ đi tập kết, được lên tới Đại sứ ở Liên xô, nhiệm sở quan trọng như Mỹ đối với Việt Nam Cộng Hòa. Do yêu cầu của Đại sứ CS Quang, Trung Ương Cục chỉ đạo công tác thành tổ chức ém Bà ở một khách sạn lầu bốn, vùng khuất ở Saigon. Lúc nào cũng có bốn công tác thành giả dạng thường dân canh chừng cẩn mật ở dưới quán cóc lề đường. Nhưng Mỹ Dung biết mẹ mình muốn gì nên nhờ chồng là một sĩ quan Hải Quân Mỹ lo rước mẹ. Bè bạn Mỹ của người sĩ quan Mỹ này tổ chức thế nào không biết, rước Má của chị Mỹ Dung đi, mà công tác thành không biết. Bí mật ly kỳ như phim trinh thám. Nhưng CS đâu có buông tha, theo qua tới Mỹ. Ở Mỹ CS Hà nội tưởng bở móc nối bị người phụ nữ Miền Tây, Mỹ Dung quá biết CS nên gài cho một vố đích đáng. CIA và FBI Mỹ tương kế tựu kế làm cho cán bộ ngoại giao cao cấp Đinh bá Thi đặc trách Mỹ châu sự vụ bị nghi ngờ và CS "thịt" trên đường gần Rừng Lá bằng một tai nạn xe hơi cả tuần mới phát giác thi thể ở Việt Nam; và Trương đình Hùng nằm xộ khám ở Mỹ. Việc phá đường dây gián điệp của CS được viết thành cuốn sách sách nhiều người Mỹ và Việt thích đọc: "Thousand Tears Falling" [tạm dịch Ngàn Giọt Lệ Rơi].
Anh Nguyễn thanh Liêm, dân Mỹ Tho chính cống, vốn là một nhân viên chánh phủ thuộc Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa còn sống sót ở Mỹ; hầu như nhà giáo trung tiểu học, bình dân giáo dục nào của Việt Nam Cộng Hòa cũng biết tên và đa số biết mặt. Anh Lê châu Lộc, người Vĩnh Long, cựu tùy viên suốt thời TT Ngô đình Diệm, sau đắc cử làm Chủ tịch Ủy ban Văn Hóa Giáo dục Thượng Viện Việt Nam Cộng Hòa, qua Mỹ làm việc cho Viện Brookings. Giáo sư Phạm cao Dương, một người Bắc di cư, chuyên khảo sử học.
Anh Lê văn Khoa, người Ô môn Cần Thơ chánh hiệu là một nhà giáo dục tự học lấy bằng đại học và hậu đại học, chuyên khảo về nhạc và nhiếp ảnh. Nhà báo Võ Long Triều, dân Bến Tre, chủ nhiệm tờ Đại Dân tộc, một chánh trị gia biết kêu Ô Nguyễn cao Kỳ thời Hành Pháp Trung ương bằng "toi, moi", từng giữ chức Tổng Trưởng Thanh Niên Nội các Chiến Tranh và thời TT Nguyễn văn Thiệu đối lập ra trò với TT Nguyễn văn Thiệu. Nhà báo Nguyên Huy, người Bắc di cư, chuyên ngành Tâm lý Chiến, cộng tác nhựt báo Người Việt và Truyền hình SBTN. Nhà báo Vi Anh, dân Cái Răng, Cần Thơ, đắc cử dân biểu làm Chủ tịch Uy ban Xây dựng Nông thôn Hạ Viện, qua Mỹ công tác nhựt báo Việt Báo và Truyền hình SBTN. Trần Khải, một Phật tử thuần thành, Tổng thơ ký tòa soạn Việt Báo.
Tất cả những bạn bè cũ mới, bằng cách này hay cách khác, sau khi đọc, đều khuyến khích tác giả Vy Thanh, ra mát sách "Lớn Lên Với Đất Nước". Phải ra xuất bản và mắt với độc giả mới được. Cần trả chân lý lại cho thế hệ thanh niên Miền Nam đi vô bưng biền kháng chiến, đánh Tây, giành độc lập cho nước nhà, bị CS "canh me, hốt ổ". Cả Thủ Tướng Hương của Việt Nam CH kia lúc làm thanh tra liên tỉnh giáo dục còn vào khu làm Chủ tịch Uy Ban Hành Chánh Kháng chiến Tây Ninh. Nhờ "biết CS quá rành" mà chống Cộng tới cùng. Thà núi xương sông máu, chớ nhứt định không đầu hàng CS, Và Ông Già Gân không đầu hàng thật, không trình diện, không cải tạo. Nói thẳng vào mặt CS, rằng phục vụ cho Tổ Quốc Việt Nam, cho lý tưởng tự do, dân chủ Việt Nam như một người Quốc gia chẳng có tội tình gì mà cải với tạo. Và tâm tình với Đại sứ Pháp Merillon, rằng Trời hại đất nước tôi mất, tôi chết cùng đất nước, chớ không di tản hay đi trị bịnh ở ngoại quốc. Và đúng như vậy, Ong chết âm thầm ở Việt Nam, gìn giữ khí tiết.
Khác với Tướng Dương văn Minh cũng dân Nam, Quận Thủ Thừa Tân, vì chưa sống với CS ngày nào, nên tin Ong có thể điều đình với CS. Để rồi bị bắt buộc đầu hàng CS vô điều kiện; CS áp giải đến Đài Phát Thanh để đọc văn kiện đầu hàng, như nhà báo Vũ Ánh lúc bấy giờ là người lớn nhứt còn lại trong Đài Phát Thanh Quốc gia nói với Đài RFA nhơn ngày 30-4 thứ 31 này.
Phải vạch mặt, chỉ trán CS Bắc Việt đã len lỏi cướp công, lường gạt người Việt yêu nước, tiêu biểu là người Miền Nam tánh bộc trực, hào hiệp, điệu nghệ. CS thời 1945 cũng tham ô, hũ hóa, dâm ô, chun vô mùng con gái, hiếp phụ nữ chồng đi xa đánh trận, y như Bùi tiến Dũng và mấy cán bộ hồi dương liệt lão nhận nữ sinh viên Hà nội làm con nuôi để thỏa mãn tình dục như bây giờ. Phải ra mắt để lớp người Việt trẻ nhứt là ở Mỹ có tài liệu, xem kinh nghiệm xe trước lật, để xe sau tránh, đừng như trí thức Miền Nam trong Mặt Trận Giải phóng Miền Nam bị CS gạt một lần nữa, thời Việt Nam Cộng hòa.
Trong thư tịch thời Việt Minh nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn của lịch sử cận đại Việt Nam, ít có biên khảo nào nói rõ xảo thuật CS lợi dụng lòng yêu nước của dân Miền Nam Việt Nam. Đa số là sách vở báo chí CS nói Việt Minh là mặt trận của họ, đánh đổ Thực dân Pháp là công đầu của họ.. Nhơn chứng sống thời đó bây giờ cần nói, phải nói, nói cho mọi người nghe, cho mai sau rút kinh nghiệm. Trả lại lịch sử những gì của lịch sử. Lớp tuổi "anh chị em tụi mình" đã mấp mé tử sinh. Tiếng hót sau cùng của con chim là tiếng não nùng, ai oán, thấm thía nhứt-và quan trọng nhứt là chân thật vì còn sống bao lâu nữa đâu mà dấu với diếm.
Nên tất cả mong mỏi và ý kiến với Vy Thanh, anh phải xuất bản và ra mắt tác phẩm đầu tiên sau cả đời im lặng, sống với dằn vật. Chính vì sự dằn vật của tuổi trẻ của anh, đã biến thành hành động anh gắn bó và giúp đỡ cho tuổi trẻ Việt Nam, suốt đời còn lại của anh sau khi ra thành. Sau khi quá rành và ghê tởm âm mưu thâm độc của CS, trở về thành học lại, và suốt đời tận tụy cho nền đại học Miền Nam và qua Mỹ làm việc cho đại học Mỹ. CS cố móc nối lại anh, anh dứt khoát cắt đứt đường dây oan nghiệt cho đời anh và cho quốc gia dân tộc.
Anh nói lớp trẻ gốc Việt ở Mỹ dễ tin, dễ nghe hơn vì đã quen với tiếng nói và từng sống chung với của sinh viên Việt Mỹ. Trước ý kiến chung như vậy, Anh Vy Thanh phải chiều ý anh chị em. Đó là động lực-đúng ra là cái "lịnh" của "anh chị em" để Vy Thanh xuất bản quyển biên khảo "Lớn Lên Với Đất Nước" dày 753 trang mà phần tra cứu phong phú dày đến 352 trang mà nội dung thiết nghĩ đáng được phân tích trong những lần tới để cùng nhau rút kinh nghiệm cái thâm độc của CS, nhứt là hiện thời CS đang định xâm nhập hàng ngũ người Việt Hải ngoại qua Nghị Quyết Kiều Vận 36.
Vi Anh
(Việt Báo)
"Lớn Lên Với Đất Nước" là một biên khảo của anh Vy Thanh, đã một thời rất lâu làm Tổng Thơ Ký Viện Đại học Cần Thơ. Anh "ghi lại những sự kiện thật - những sự thật chưa bao giờ được tiết lộ" xảy ra từ ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Miền Tây Nam bộ cho đến ngày Miền Nam bị đẫm máu dưới tay CS.
Sau khi đọc, những người bạn đồng thời bây giờ đa số đã thất thập cổ lai hi, và những bạn trẻ hơn, Nam Trung Bắc, bằng cách này hay cách khác đều "đốc" anh Vy Thanh phải xuất bản và mắt sách này. Anh Vy Thanh -- tội nghiệp -- đã thông tim năm lần, mổ tim hai lượt, viết ra mục đích để giải tỏa những dằn vật nội tâm, suy niệm cuộc đời bảy nổi ba chìm ngay từ tuổi hoa niên cùng với vận nước non, xứ sở Miền Tây, hơn là xuất bản.
Chị Mỹ Dung Krall một phụ nữ dân Cần Thơ tỵ nạn CS, thân phụ là một đại sứ VC tên là Đặng văn Quang. Khi Saigon sắp sụp đổ, CS sợ Bà Quang đi Mỹ mang tiếng. Ông Quang vốn là bí thư tỉnh ủy Cần Thơ đi tập kết, được lên tới Đại sứ ở Liên xô, nhiệm sở quan trọng như Mỹ đối với Việt Nam Cộng Hòa. Do yêu cầu của Đại sứ CS Quang, Trung Ương Cục chỉ đạo công tác thành tổ chức ém Bà ở một khách sạn lầu bốn, vùng khuất ở Saigon. Lúc nào cũng có bốn công tác thành giả dạng thường dân canh chừng cẩn mật ở dưới quán cóc lề đường. Nhưng Mỹ Dung biết mẹ mình muốn gì nên nhờ chồng là một sĩ quan Hải Quân Mỹ lo rước mẹ. Bè bạn Mỹ của người sĩ quan Mỹ này tổ chức thế nào không biết, rước Má của chị Mỹ Dung đi, mà công tác thành không biết. Bí mật ly kỳ như phim trinh thám. Nhưng CS đâu có buông tha, theo qua tới Mỹ. Ở Mỹ CS Hà nội tưởng bở móc nối bị người phụ nữ Miền Tây, Mỹ Dung quá biết CS nên gài cho một vố đích đáng. CIA và FBI Mỹ tương kế tựu kế làm cho cán bộ ngoại giao cao cấp Đinh bá Thi đặc trách Mỹ châu sự vụ bị nghi ngờ và CS "thịt" trên đường gần Rừng Lá bằng một tai nạn xe hơi cả tuần mới phát giác thi thể ở Việt Nam; và Trương đình Hùng nằm xộ khám ở Mỹ. Việc phá đường dây gián điệp của CS được viết thành cuốn sách sách nhiều người Mỹ và Việt thích đọc: "Thousand Tears Falling" [tạm dịch Ngàn Giọt Lệ Rơi].
Anh Nguyễn thanh Liêm, dân Mỹ Tho chính cống, vốn là một nhân viên chánh phủ thuộc Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa còn sống sót ở Mỹ; hầu như nhà giáo trung tiểu học, bình dân giáo dục nào của Việt Nam Cộng Hòa cũng biết tên và đa số biết mặt. Anh Lê châu Lộc, người Vĩnh Long, cựu tùy viên suốt thời TT Ngô đình Diệm, sau đắc cử làm Chủ tịch Ủy ban Văn Hóa Giáo dục Thượng Viện Việt Nam Cộng Hòa, qua Mỹ làm việc cho Viện Brookings. Giáo sư Phạm cao Dương, một người Bắc di cư, chuyên khảo sử học.
Anh Lê văn Khoa, người Ô môn Cần Thơ chánh hiệu là một nhà giáo dục tự học lấy bằng đại học và hậu đại học, chuyên khảo về nhạc và nhiếp ảnh. Nhà báo Võ Long Triều, dân Bến Tre, chủ nhiệm tờ Đại Dân tộc, một chánh trị gia biết kêu Ô Nguyễn cao Kỳ thời Hành Pháp Trung ương bằng "toi, moi", từng giữ chức Tổng Trưởng Thanh Niên Nội các Chiến Tranh và thời TT Nguyễn văn Thiệu đối lập ra trò với TT Nguyễn văn Thiệu. Nhà báo Nguyên Huy, người Bắc di cư, chuyên ngành Tâm lý Chiến, cộng tác nhựt báo Người Việt và Truyền hình SBTN. Nhà báo Vi Anh, dân Cái Răng, Cần Thơ, đắc cử dân biểu làm Chủ tịch Uy ban Xây dựng Nông thôn Hạ Viện, qua Mỹ công tác nhựt báo Việt Báo và Truyền hình SBTN. Trần Khải, một Phật tử thuần thành, Tổng thơ ký tòa soạn Việt Báo.
Tất cả những bạn bè cũ mới, bằng cách này hay cách khác, sau khi đọc, đều khuyến khích tác giả Vy Thanh, ra mát sách "Lớn Lên Với Đất Nước". Phải ra xuất bản và mắt với độc giả mới được. Cần trả chân lý lại cho thế hệ thanh niên Miền Nam đi vô bưng biền kháng chiến, đánh Tây, giành độc lập cho nước nhà, bị CS "canh me, hốt ổ". Cả Thủ Tướng Hương của Việt Nam CH kia lúc làm thanh tra liên tỉnh giáo dục còn vào khu làm Chủ tịch Uy Ban Hành Chánh Kháng chiến Tây Ninh. Nhờ "biết CS quá rành" mà chống Cộng tới cùng. Thà núi xương sông máu, chớ nhứt định không đầu hàng CS, Và Ông Già Gân không đầu hàng thật, không trình diện, không cải tạo. Nói thẳng vào mặt CS, rằng phục vụ cho Tổ Quốc Việt Nam, cho lý tưởng tự do, dân chủ Việt Nam như một người Quốc gia chẳng có tội tình gì mà cải với tạo. Và tâm tình với Đại sứ Pháp Merillon, rằng Trời hại đất nước tôi mất, tôi chết cùng đất nước, chớ không di tản hay đi trị bịnh ở ngoại quốc. Và đúng như vậy, Ong chết âm thầm ở Việt Nam, gìn giữ khí tiết.
Khác với Tướng Dương văn Minh cũng dân Nam, Quận Thủ Thừa Tân, vì chưa sống với CS ngày nào, nên tin Ong có thể điều đình với CS. Để rồi bị bắt buộc đầu hàng CS vô điều kiện; CS áp giải đến Đài Phát Thanh để đọc văn kiện đầu hàng, như nhà báo Vũ Ánh lúc bấy giờ là người lớn nhứt còn lại trong Đài Phát Thanh Quốc gia nói với Đài RFA nhơn ngày 30-4 thứ 31 này.
Phải vạch mặt, chỉ trán CS Bắc Việt đã len lỏi cướp công, lường gạt người Việt yêu nước, tiêu biểu là người Miền Nam tánh bộc trực, hào hiệp, điệu nghệ. CS thời 1945 cũng tham ô, hũ hóa, dâm ô, chun vô mùng con gái, hiếp phụ nữ chồng đi xa đánh trận, y như Bùi tiến Dũng và mấy cán bộ hồi dương liệt lão nhận nữ sinh viên Hà nội làm con nuôi để thỏa mãn tình dục như bây giờ. Phải ra mắt để lớp người Việt trẻ nhứt là ở Mỹ có tài liệu, xem kinh nghiệm xe trước lật, để xe sau tránh, đừng như trí thức Miền Nam trong Mặt Trận Giải phóng Miền Nam bị CS gạt một lần nữa, thời Việt Nam Cộng hòa.
Trong thư tịch thời Việt Minh nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn của lịch sử cận đại Việt Nam, ít có biên khảo nào nói rõ xảo thuật CS lợi dụng lòng yêu nước của dân Miền Nam Việt Nam. Đa số là sách vở báo chí CS nói Việt Minh là mặt trận của họ, đánh đổ Thực dân Pháp là công đầu của họ.. Nhơn chứng sống thời đó bây giờ cần nói, phải nói, nói cho mọi người nghe, cho mai sau rút kinh nghiệm. Trả lại lịch sử những gì của lịch sử. Lớp tuổi "anh chị em tụi mình" đã mấp mé tử sinh. Tiếng hót sau cùng của con chim là tiếng não nùng, ai oán, thấm thía nhứt-và quan trọng nhứt là chân thật vì còn sống bao lâu nữa đâu mà dấu với diếm.
Nên tất cả mong mỏi và ý kiến với Vy Thanh, anh phải xuất bản và ra mắt tác phẩm đầu tiên sau cả đời im lặng, sống với dằn vật. Chính vì sự dằn vật của tuổi trẻ của anh, đã biến thành hành động anh gắn bó và giúp đỡ cho tuổi trẻ Việt Nam, suốt đời còn lại của anh sau khi ra thành. Sau khi quá rành và ghê tởm âm mưu thâm độc của CS, trở về thành học lại, và suốt đời tận tụy cho nền đại học Miền Nam và qua Mỹ làm việc cho đại học Mỹ. CS cố móc nối lại anh, anh dứt khoát cắt đứt đường dây oan nghiệt cho đời anh và cho quốc gia dân tộc.
Anh nói lớp trẻ gốc Việt ở Mỹ dễ tin, dễ nghe hơn vì đã quen với tiếng nói và từng sống chung với của sinh viên Việt Mỹ. Trước ý kiến chung như vậy, Anh Vy Thanh phải chiều ý anh chị em. Đó là động lực-đúng ra là cái "lịnh" của "anh chị em" để Vy Thanh xuất bản quyển biên khảo "Lớn Lên Với Đất Nước" dày 753 trang mà phần tra cứu phong phú dày đến 352 trang mà nội dung thiết nghĩ đáng được phân tích trong những lần tới để cùng nhau rút kinh nghiệm cái thâm độc của CS, nhứt là hiện thời CS đang định xâm nhập hàng ngũ người Việt Hải ngoại qua Nghị Quyết Kiều Vận 36.
Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền Bắc
2006.05.15
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Thưa quý thính giả, kể từ hôm nay, và liên tiếp trong chín buổi phát thanh, ban Việt ngữ đài Á châu tự do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả theo dõi bài thứ nhất qua sự trình bày của Phương Anh.

Hình của nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp năm 1955 tại Việt Nam.
Tải xuống để nghe
50 năm trước, tại miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam, tức là đảng Cộng sản sau này, đã diễn ra một cuộc cách mạng được chính những người phát động mô tả là “long trời lở đất”. Đó là cuộc cải cách ruộng đất.
Nói đúng ra thì năm 1956 chỉ là năm cuối của giai đoạn 5, tức cũng là giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất đã bắt đầu bẩy năm trước đó. Tuy nhiên, mốc thời gian này đáng nhớ thứ nhất vì cuộc cải cách ruộng đất đến năm đó đã đụng trần, với những án tử hình thi hành tại chỗ, những án tù dài hạn, mà hầu hết nạn nhân đều chết trong khi đang bị giam cầm, và một bầu không khí nặng nề, đe doạ đã lan rộng khắp nơi, khiến ngừơi dân phải chìm đắm trong nỗi e sợ mênh mông.
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.
Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thừơng thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, mà trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, đảng Cộng sản muôn năm.
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Lời dặn “nhân ái”
Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng: “Nhục hình là lối dã man” và “ tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Không chỉ gia đình của những người bị kết tội địa chủ phải chịu nhục nhằn, mà những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó vẫn còn in dấu cả mấy chục năm sau nơi những chứng nhân.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956 mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của Cải cách ruộng đất.
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Còn nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, đã nhớ lại lời bà cô của ông dặn dò như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Vết thương chưa lành
Cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt 50 năm trước đây quả nhiên vẫn còn là một vết thương chưa lành đối với quá nhiều con người dù có trực tiếp là chứng nhân hay không. Đáng tiếc là những sách báo viết về giai đoạn ấy quá ít, lại thường bị tịch thu ngay sau khi phát hành, và dù 50 năm đã qua đi, thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một đề tài cấm kỵ, trong khi những chứng nhân cứ già đi và chết đi dần.
Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài sẽ bắt đầu với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Ông sẽ điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949. Sau đó, là lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần là người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Xen kẽ sẽ là lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân, của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất, lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy, của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan, tác giả màu tím hoa sim, vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất.
Trước khi bắt đầu vào loạt bài cải cách ruộng đất kể từ buổi phát thanh tới, ban Việt ngữ trân trọng cảm ơn các vị vừa nêu tên đã nhiệt thành cộng tác và giúp đỡ chúng tôi trong cố gắng lật lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này.
Quý thính giả vừa nghe bài đầu tiên trong loạt chín bài về cuộc Cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước. Trong buổi phát thanh tới, nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng sẽ nói về các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất kéo dài từ năm 1949 đến 1956. Mong quý thính giả đón nghe.
Thông tin trên mạng:
- Cải cách ruộng đất - Wikipedia
- Land Reform in China and North Vietnam
- A Special Supplement: In North Vietnam (The New York Review of Book)
- Diary of an anti-chomskyite: An Anonymous J'Accuse
- The Solzhenitsyn of Vietnam
- Statistics Of Vietnamese Genocide And Mass Murder
Tiếng Việt
--------------------------------------------------------------------------------
© 2006 Radio Free Asia
2006.05.15
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Thưa quý thính giả, kể từ hôm nay, và liên tiếp trong chín buổi phát thanh, ban Việt ngữ đài Á châu tự do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả theo dõi bài thứ nhất qua sự trình bày của Phương Anh.

Hình của nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitri Baltermants (1912-1990) chụp năm 1955 tại Việt Nam.
Tải xuống để nghe
50 năm trước, tại miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam, tức là đảng Cộng sản sau này, đã diễn ra một cuộc cách mạng được chính những người phát động mô tả là “long trời lở đất”. Đó là cuộc cải cách ruộng đất.
Nói đúng ra thì năm 1956 chỉ là năm cuối của giai đoạn 5, tức cũng là giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất đã bắt đầu bẩy năm trước đó. Tuy nhiên, mốc thời gian này đáng nhớ thứ nhất vì cuộc cải cách ruộng đất đến năm đó đã đụng trần, với những án tử hình thi hành tại chỗ, những án tù dài hạn, mà hầu hết nạn nhân đều chết trong khi đang bị giam cầm, và một bầu không khí nặng nề, đe doạ đã lan rộng khắp nơi, khiến ngừơi dân phải chìm đắm trong nỗi e sợ mênh mông.
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Thống kê chính thức của nhà nước được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.
Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân đảng thừơng thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, mà trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu, đảng Cộng sản muôn năm.
Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ Chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172.008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế.
Nhà thơ Tố Hữu lúc bấy giờ là trưởng ban tuyên truyền trung ương đảng sau này nhớ lại đã phải nói: “Không thể tả hết được những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà trong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Lời dặn “nhân ái”
Trong “Nội san cải cách ruộng đất” số ra ngày 25 tháng hai năm 1956, có đăng toàn văn lời căn dặn của ông Hồ Chí Minh rằng: “Nhục hình là lối dã man” và “ tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của đảng, của chính phủ, trái tác phong của cách mạng.”
Căn cứ trên thời gian phát hành của báo, thì lời căn dặn “nhân ái” này được đưa ra bốn năm sau khi bắt đầu thực hiện thí điểm, và chỉ ba tháng trước khi cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt bằng đợt sửa sai. Khi đó, nhục hình đã phổ biến khắp nơi và sự sợ hãi đến mụ mẫm cả người đã bao trùm toàn lãnh thổ.
Cũng xin nhắc rằng ngay từ khi thực hiện thí điểm, địa chủ đã bị xác định là kẻ thù của nhân dân, như lời ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch thành phố Hà nội kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Không chỉ những nạn nhân đau đớn, mà gia đình họ cũng chịu hoạ lây vì bị xã hội cô lập theo chính sách của đảng. Không chỉ gia đình của những người bị kết tội địa chủ phải chịu nhục nhằn, mà những cảnh tượng diễn ra hàng ngày ở mọi nơi những năm đó vẫn còn in dấu cả mấy chục năm sau nơi những chứng nhân.
Ngay trong đề cương báo cáo của bộ chính trị đảng năm 1956 mỗi khi nói đến các cuộc thanh trừng thời cải cách ruộng đất cũng đều phải dùng hình dung từ “tàn khốc” để nói lên những gì xẩy ra hàng ngày, hàng giờ tại miền bắc trong suốt mấy năm trời cao điểm của Cải cách ruộng đất.
Nhà văn Dương Thu Hương trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Đinh Quang Anh Thái của Little Saigon Radio mới đây vẫn còn nhắc lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Và nhà văn Trần Mạnh Hảo cũng trong một cuộc phỏng vấn của ký giả Đinh Quang Anh Thái, khi nói lên lý do tại sao ông muốn từ bỏ chủ nghĩa Mác đã phát biểu: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Còn nhà văn Vũ Thư Hiên mới đây, khi nói chuyện về cuộc cải cách ruộng đất với đài Á châu tự do, đã nhớ lại lời bà cô của ông dặn dò như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Vết thương chưa lành
Cuộc cải cách ruộng đất chấm dứt 50 năm trước đây quả nhiên vẫn còn là một vết thương chưa lành đối với quá nhiều con người dù có trực tiếp là chứng nhân hay không. Đáng tiếc là những sách báo viết về giai đoạn ấy quá ít, lại thường bị tịch thu ngay sau khi phát hành, và dù 50 năm đã qua đi, thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một đề tài cấm kỵ, trong khi những chứng nhân cứ già đi và chết đi dần.
Đó là lý do khiến ban Việt ngữ đài Á châu tự do chúng tôi quyết định thực hiện một loạt bài về cuộc cải cách ruộng đất để vẽ lại bức tranh thực xẩy ra của một thời mà không ai không xót xa khi nhớ lại.
Loạt bài sẽ bắt đầu với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Ông sẽ điểm lại tám đợt phát động quần chúng giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất kéo dài suốt bẩy năm kể từ năm 1949. Sau đó, là lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần là người từng trực tiếp tham gia đoàn cải cách ruộng đất cũng như công tác sửa sai.
Xen kẽ sẽ là lời kể của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từng chứng kiến từ đầu đến cuối một phiên xử của toà án nhân dân, của ông Trần Anh Kim có ông nội và bố đều là nạn nhân của Cải cách ruộng đất, lời kể của nhà văn Vũ Thư Hiên khi ông có dịp qua những nơi đã diễn ra cuộc cách mạng được gọi là “long trời lở đất” ấy, của nhạc sĩ Trịnh Hưng là người bạn chí cốt của nhà thơ Hữu Loan, tác giả màu tím hoa sim, vốn là người mà những biến chuyển của đời sống gắn liền với cuộc cải cách ruộng đất.
Trước khi bắt đầu vào loạt bài cải cách ruộng đất kể từ buổi phát thanh tới, ban Việt ngữ trân trọng cảm ơn các vị vừa nêu tên đã nhiệt thành cộng tác và giúp đỡ chúng tôi trong cố gắng lật lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này.
Quý thính giả vừa nghe bài đầu tiên trong loạt chín bài về cuộc Cải cách ruộng đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước. Trong buổi phát thanh tới, nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng sẽ nói về các giai đoạn của cuộc cải cách ruộng đất kéo dài từ năm 1949 đến 1956. Mong quý thính giả đón nghe.
Thông tin trên mạng:
- Cải cách ruộng đất - Wikipedia
- Land Reform in China and North Vietnam
- A Special Supplement: In North Vietnam (The New York Review of Book)
- Diary of an anti-chomskyite: An Anonymous J'Accuse
- The Solzhenitsyn of Vietnam
- Statistics Of Vietnamese Genocide And Mass Murder
Tiếng Việt
--------------------------------------------------------------------------------
© 2006 Radio Free Asia
Nghe Nhân Chứng Nói Về Tội Ác CSVN qua Cuộc "Cải Cách Ruộng Đất "

Các Nhân Chứng Đứng Trong Hình Tròn
Nhân Chứng Nói Về Tội Ác CSVN

Các Nhân Chứng Đứng Trong Hình Tròn
Nhân Chứng Nói Về Tội Ác CSVN