Ôn cố tri tân
Posted: Mon May 01, 2006 1:16 pm
Ôn Cố Tri Tân
Trường Sơn DHN
Sau ngày quốc hận 30/4/1975, có một số anh chị em quân dân cán chánh, tuy may mắn được di tản ra nước ngoài, nhưng không có dịp "may" chứng kiến tận mắt được những hành động ngu xuẩn, tàn ác đến man rợ của những người tự xưng là "giải phóng cho đồng bào miền Nam", của những người cộng sản Việt Nam từ miền Bắc vào, của những người gọi là cùng một dòng máu Lạc Hồng, những người Việt Nam tự hào được mang dép râu đội nón cối!
Có thể nói đây là một trang sử bi thảm nhất của người dân Miền Nam Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những đồng bào được may mắn rời khỏi Việt Nam trước tháng 4/1975, và những em cháu thuộc những gia đình nầy (những con em của tất cả người Việt Nam được chào đời trên các nưóc phương Tây tự do) không bao giờ hình dung được cái ngày lịch sử đen tối nầy, vì cộng sản Việt Nam đã cố tình sửa lịch sử, ngay từ đầu chiến dịch tiến chiếm Miền Nam. Đến giờ nầy, có người trong chúng ta không muốn tin chuyện này. Do đó, chúng tôi muốn kể lại những gì đã xảy ra tại Sài Gòn và những vùng phụ cận trong những ngày trước và sau 30/4/1975. Những chuyện này là những điều mắt thấy tai nghe..., để tạm gọi là "ôn cố". Đồng thời, chúng tôi cũng kèm theo vài mẩu chuyện nho nhỏ trong hiện tại, tạm gọi là "tri tân", để cùng những anh em bạn già sống tha phương cầu thực chúng mình trao đổi nhận định, và để các thế hệ con cháu chúng mình có thêm dữ kiện chính xác về bản chất của chánh sách và của con người cộng sản Việt Nam.
Chúng ta gọi ngày 30/4 là "ngày quốc hận" vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta bị xóa tên khỏi bản đồ của thế giới từ ngày 30/4/1975, vì cộng sản Bắc Việt đã xé bỏ Hiệp Định Balê 1973 mà chúng đã vừa long trọng ký kết, lại vừa xua quân công khai tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngày mất nước, khách quan, chủ quan, xa, gần v.v.. chúng tôi không muốn bàn thêm ở đây, vì trong hơn 20 năm qua đã có rất nhiều sách báo, hồi ký, Việt có, Mỹ có, Pháp có, tất cả đều có phân tách rất rõ ràng rồi. Chúng tôi chỉ muốn trước hết kể lại một số chuyện thật, vui buồn lẫn lộn, có liên quan đến ngày quốc hận nầy, để gọi là đóng góp thêm một ít tài liệu vào trang lịch sử đau thương của Đất Nước
Tinh Thần Bất Khuất và Tính Liêm Sỉ của Những Người Bị Bắt Buộc Phải Ngừng Chiến Đấu, Đầu Hàng Kẻ Địch
Ngày 28/4/75, toàn bộ phi trường quân sự Biên Hòa di tản về Tân sơn Nhứt . Từ 10 giờ đêm cộng sản pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhứt và những vùng phụ cận. Chúng pháo kích bằng hỏa tiển và đạn pháo 130 ly cho đến sáng, gây rất nhiều thiệt hại không những cho các đơn vị không quân, mà cho cả dân chúng vùng phụ cận (nhất là vùng Lăng Cha Cả và Trương minh Ký) cũng bị thiệt hại lây về nhân mạng cũng như vật chất.
Ngày 29/4 lúc 9 giờ sáng, Ông Dương Văn Minh với tư cách là Tổng Thống VNCH (mới được 2 ngày) đã gởi một phái đoàn vào gặp phái đoàn VC tại trại Davis (Tân sơn Nhất). Phái đoàn gồm có Luật sư Nguyễn Văn Huyền (Nghị sĩ, Phó Tổng thống của Dương Văn Minh), Vũ văn Mẫu (Thủ Tướng của Dương văn Minh) và chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh (Quyền Tham mưu trưởng QLVNCH từ 29/4/75, sau nầy được biết là đã làm tay sai cho VC từ đầu thập niên 70 và từ đó đã trở thành một VC nằm vùng). Không biết họ đã bí mật thỏa hiệp được với VC những điều gì, đã rời trại Davis khoảng 10 giờ. Ông họp Hội Đồng Chánh Phủ sau đó và cho biết là địch (MTGPMN) đã bác bỏ đề nghị của ông (hai Bên bàn thảo để giãi quyết vấn đề nội bộ của nhau, về một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam). Ông tuyên bố là chỉ còn một cách duy nhất là đầu hàng địch mà thôi, và đến 11 giờ trưa ngày 30/4/1975 thì tướng Minh đọc lời tuyên bố "đầu hàng vô điều kiện" và tiếp theo đó tướng Hạnh nhân danh QuyềnTổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH kêu gọi quân nhân các cấp "hạ súng xuống, ngưng chiến đấu".
Và sau đây là một vài sự việc đã được ghi nhận sau lời tuyên bố của hai ông tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh:
- Quá 1 giờ trưa, chúng tôi còn thấy một số anh em thuộc "biệt kích 81 dù" đã bắn hạ một loạt hơn 13 chiến xa T.54 Bắc Việt nằm ngổn ngang trên đường từ Lăng Cha Cả Phú Nhuận, dài lên hướng Củ Chi (hạ một cách dễ dàng) trên đường về trại Hoàng Hoa Thám gần đó, trong lúc đài phát thanh Saigon và đài phát thanh quân đội vẫn lải nhải lập đi lập lại những lời tuyên bố "đầu hàng" của hai ông tướng Minh, Hạnh...
- Từ 12 giờ trưa, các con đường chung quanh sân bay Tân sơn Nhứt và vùng phụ cận vắng lặng như tờ, chỉ có tiếng rốc kết và đạn pháo thỉnh thoảng xégió bay ngang qua nghe rợn người. Không một chiếc xe, không một bóng người, chỉ có xác chết nằm rải rác trên đường và trên vỉa hè, không có một phi cơ nào lên xuống phi đạo.
- Khắp các nẽo đường Saigon Chợ Lớn Gia Định có không biết bao nhiêu súng ống đạn dược đủ cỡ, đủ loại, quân phục đủ màu đủ sắc của đủ mọi quân binh chủng được vứt bỏ ngổn ngang khắp các vỉa hè, thùng rác... vì chỉ có cách nầy họ mới ngừng chiến đấu được ..... và các quân nhân chạy lông nhông đầy đường, có lẽ không nhà quen không thân nhân ở đô thành. Hầu hết đều chỉ có một chiếc quần cụt hay một xì líp che thân, miệng chửi thề tục tĩu vang trời không biết để hoan hô kẻ chiến thắng, hay để chửi người chủ bại đầu hàng địch. Cho đến chiều tối thì Đô Thành mới có vẻ yên tịnh trở lại.
Dân chúng sau những giờ phút ngỡ ngàng rút vô nhà đóng cửạ Ngoài đuờng chỉ có bọn vô gia cư tiếp tục như hai ngày 28 và 29/4, đi lục lạo cướp giật, hôi của, từ các nhà ở hoặc cư xá Mỹ. Dần dần bọn cướp cũng đến các nhà những người bỏ nhà đi lánh nạn.
Cũng như những ngày trước đó, suốt ngày 30/4 người ta tấp nập chen chúc nhau tìm đường rời bỏ quê hương, nhất là sau lời tuyên bố của hai tướng Minh, Hạnh.... từ Giang Cảng Mới trên xa lộ Biên Hòa (new Port) đến Bến Bạch Đằng và dọc theo các bến tàu Tân Thuận, nơi có nhiều phương tiện tàu thuyền, nhất là Hải Quân Việt Nam, đang tìm cách đưa hết chiến cụ ra khơi, vừa giúp di tản cho đủ mọi thành phần quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa, vừa không để một chiếc tàu nào lọt vào tay cộng sản. Trong lúc đó, trên đường bộ từ Bình Đông Chợ Lớn đến Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, giòng người đông đảo gồng gánh ẵm bồng, tay xách nách mang.... liên tục tuôn đi như dòng nước lũ, bằng đủ mọi phương tiện, (kể cả đi bộ), tìm cách đến vùng ven biển Gò Công để kiếm phương tiện ra khơi... mong còn gặp được hạm đội 7 của Hoa Kỳ, tìm tự do.
Các phi công thì tìm mọi cách đưa phi cơ đủ loại của đơn vị ra khỏi Việt Nam, vừa tự mình và gia đình thoát khỏi bàn tay CSVN, vừa không để cho CSVN chiếm đoạt được chiến cụ của Không Lực VNCH. Họ qua Thái Lan, Hongkong, Đài Loan, Đại Hàn v.v.. ngắn nhất cũng là Phú Quốc hoặc ra hàng không mẫu hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, ở ngoài khơi biển Đông... Có nhiều người không đủ nhiên liệu phải hy sinh dọc đường, nhưng cũng nhờ đó CS không thu được bao nhiêu chiến lợi phẩm của Không Quân. (Chiếc Boeing duy nhất của Hàng Không Dân Sự VN cũng được Đ/T Huỳnh hữu Hiền mang đi tạm giao lại cho chánh quyền Hong Kong ngày 30/4, quyết không để bọn CS chiếm hữu).
Nếu ngày xưa Đất Nước ta đã có Ngài Phan Thanh Giản tuẩn tiết vì không giữ nổi Nam Kỳ Lục Tỉnh, thì ngày 30/4/1975 không phải chỉ có một người mà có rất nhiều người đã theo gương "bất khuất và liêm sỉ" của Ngài, thà tuẩn tiết chớ không chịu nhục với kẻ thù, để tạ lỗi với quốc dân đồng bào!!! Đó là các Tướng Nguyễn khoa Nam, Tướng Lê văn Hưng (Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó Vùng 4 Chiến Thuật), Tướng Phạm văn Phú (Tư Lệnh Vùng 2), Tướng Trần văn Hai (Tư Lệnh Sư Doàn 7 Bộ Binh), Tướng Lê nguyên Vỹ (Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh),... Ngoài ra còn có không ít sĩ quan Quân Lực và Cảnh Sát đã tự sát hoặc cùng gia đình đã tự tử tập thể... không thua gì các tướng tá của quân đội Nhật Bản đã tự mổ bụng để tạ lỗi cùng Tổ Quốc và dân tộc khi Nhật phải chịu gác kiếm đầu hàng năm 1945 vậy... (Các ký giả người Pháp đã chứng kiến ngay tại Sài Gòn rất nhiều vụ tự sát của sĩ quan và cảnh sát VNCH nên đã mô tả đây là một "dịch tự tử" tại Miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975", đặc biệt có trường hợp tự thiêu của một trung tá ngay tại tượng đài chiến sĩ trước quốc hội mà bộ đội Bắc Việt ngăn cản không cho một ai đến gần kể cả ký giả ngoại quốc. Nhưng mỉa may thay, theo như những ký giả nầy mô tả thì "bô đội" không chịu ngăn cản người tự thiêu).
Chánh sách Chiến Lợi Phẩm, Cướp vàVơ Vét Trắng Trợn
Sau khi tiến chiếm được Miền Nam Việt Nam, việc đầu tiên của chánh phủ Bắc Việt (VNDCCH) là "thu chiến lợi phẩm". Đối với Miền Bắc, Miền Nam là thù địch. Do đó, tất cả những "tài sản, tài nguyên, phương tiện sản xuất, công (quốc gia) hay tư (cá nhơn) thuộc Mỹ Ngụy (cả ngụy quân và ngụy quyền) đều được cộng sản liệt vào thành phần chiến lợi phẩm", bên cạnh những quân cụ, quân trang quân dụng của QLVNCH. Đó là chánh sách .
1. Hơn Hai Mươi (20) tấn vàng
Căn cứ theo chánh sách nói trên, ngay chiều ngày 30/4/1975, "Ông tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo" đã phải trao 3 chìa khóa hầm vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cho đại diện Bắc Việt, để ngay tối đêm đó họ chở trên 20 tấn vàng về Bắc (chiến lợi phẩm!).
- Ông Hảo đã có mặt tại dinh Độc Lập ngày 30/4/75với tướng Dương văn Minh, ccùng với nội các của ông Vũ văn Mẫu và một số nhân sự phản chiến tự xung thuộc thành phần thứ ba (như Dương văn Ba, Hồ ngọc Cứ, Võ long Triều, Nguyễn văn Binh, v.v...). Khi bộ đội miền Bắc vào đến dinh Độc Lập thì ông Hảo đã nói một câu "bất hảo" bất hủ với một sĩ quan chỉ huy Bắc Việt rằng: "Tôi đã ở đây để chờ quí vị, để trao cho quí vị một món quà, đó là trên 20 tấn vàng (vàng bảo chứng thuộc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam)." Vị sĩ quan đó đáp ngay tức khắc: "Đó chẳng phải là quà gì cả, xin lỗi ông, đó là chiến lợi phẩm mà chúng tôi phải tịch thu, ông hãy đưa chúng tôi đi thu ngay đi!." Những câu đối đáp nầy đã đi vào lịch sử, cho cá nhơn ông Hảo và cái gọi là "Chánh Phủ VN Dân chủ Cộng hòa"! Cũng nên biết Hảo là đương kim Tổng trưởng Tài Chánh của chánh phủ VNCH.
- Nhưng sau đó, trong bài diễn văn đọc nhơn ngày quốc tế lao động, Tướng Trần Văn Trà đã cho quốc dân đồng bào biết là (nguyên văn): "số vàng trên 20 tấn đã được Thiệu mang đi lúc chạy ra nước ngoài rồi". (điều nầy về sau được biết trong một phiên họp của Bộ Chánh Trị đảng CSVN vào cuối thập niên 80, Trường Chinh đã thú nhận là số vàng nầy "đã manh múng tiêu pha hết rồi", Bùi Tín cũng xác nhận điều nầy).
2.- Hàng Tiêu Dùng, Máy Móc và Nguyên Vật Liệu Công Nông, Ngư Nghiệp
Từ sau ngày 30/4 suốt cho đến gần 3 tháng sau, hằng ngày đã có trên 300 xe vận tải liên tục chở chiến lợi phẩm về Hà Nội. Họ đã dùng xe vận tải Molotova, xe GMC tịch thu từ các đơn vị của QLVNCH, và xe vận tải trưng dụng của tư nhơn người Hoa để chuyên chở đủ mọi loại chiến lợi phẩm sau đây về Bắc Việt:
- Gạo (thuộc các kho dự trữ an toàn)
- Tất cả các tiện nghi văn phòng đủ loại của các cơ quan quân sự và hành chánh vừa tiếp thu
- Y dược và dụng cụ y khoa lấy hết từ các kho quân y dược trung ương Phú Thọ, và từ các bệnh viện quân dân, công tư, ở Saigon, Gia Định và Chợ Lớn
- Các tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy may đủ kiểu, và các loại tiện nghi dụng cụ về điện
- Máy truyền hình, máy thu thanh và các loại tiện nghi khác thuộc loại âm thanh
- Xe đạp đủ kiểu đủ cỡ, xe mô tô (honda, suzuki v.v.v.) kể cả còn trong thùng.
- Salon, bàn ghế đủ cỡ, đủ loại
- Các loại dụng cụ cơ giới Nông Lâm Ngư Nghiệp (máy cày, máy xới, máy đuôi tôm .v.v...)
- Và đặc biệt nhất là toàn bộ máy kéo chỉ, máy dệt, nhuộm,v.v... tháo gở từ các nhà máy dệt Vimitex, Vinatexco,v.v...
Tại sao chúng tôi nói là đặc biệt? Vì lẽ ra nếu nghĩ đến "sự ấm no của bà con cô bác đồng bào ruột thịt miền Nam" như họ đã nói, thì tại sao Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Bắc Việt không để các nhà máy dệt được tiếp tục hoạt động, sản xuất hàng vải cho dân chúng Việt Nam xài (cả hai miền Nam Bắc)? Hậu quả là từ 30/4/75 cho đến ít nhất năm 1980 người dân mỗi người không có quá 1 bộ đồ bà ba để mặc! Ngoài ra theo các tài xế vận tải QLVNCH kể lại thì trên đường về Hà Nội, họ có lén vứt đi một vài bộ phận quan trọng (phá hoại) nên toàn bộ máy móc không sao ráp lại thành xưởng dệt được cả. Sau này, khi bị tù và bị đưa ra miền Bắc, chúng tôi mới biết rõ, đó là sự thật 100%. Xưởng dệt Nam Định lớn nhất miền Bắc chỉ sản xuất được khoản 300 ngàn mét/tháng, không bao giờ đủ cung ứng cho dân chúng miền Bắc rồị Trong lúc chỉ riêng Vimitex đã sản xuất hơn 3 triệu mét/ tháng. Cho nên khi đã tháo các xưởng dệt của miền Nam đem về Miền Bắc ráp lại không được rồi thìlàm sao có đủ vải cung ứng cho cả dân chúng hai miền Nam Bắc?
Ôi, chiến lợi phẩm chỉ là một đống sắt vụn trong kho ở Nam Định mà thôi! Trong lúc đó, dân chúng thì rách rưới, chỉ có quyền mặc áo ngắn khi ra đường vì thiếu vải! Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việtnam không còn thấy xuất hiện ở miền Nam Việt Nam nữa (vì không có vải mà cũng vì có lệnh cấm ăn mặc xa hoa). Áo dài chỉ mới được phép sử dụng từ năm 1987.
3. Gia Cư và Gia Sản, Tài Sản Của Quân Cán Chính VNCH
Hầu hết gia đình anh chị em quân cán chánh VNCH đều là nạn nhân đau khổ của chánh sách "chiến lợi phẩm" nói trên. Đúng với chánh sách nầy, thì tất cả mọi thứ, từ nhà cửa (đang ở, dù tự xây cất, mua, hay mướn), ruộng vườn, xe cộ, gà vịt heo chó... cho đến mọi thứ dụng cụ đồ đạt trong nhà, từ cái mùng cái mền cái gối, cái bô, cái bốc, thượng vàng hạ cám... đều là chiến lợi phẩm. Vì một lẽ rất giản dị là tất cả đều "do tiền của đế quốc Mỹ Ngụy mua sắm cho" (nguyên văn), cho nên không có món gì là gia sản của cá nhơn người nào cả. Thật là gọn.
Tại Saigon, nơi có mặt của vài ký giả ngoại quốc thì việc tịch thu nhà cửa còn hơi nhẹ tay, vì họ còn dè dặt chút dư luận quốc tế. Họ chỉ làm mạnh tay từ sau ngày 15/6/75 là ngày cả triệu quân cán chánh đi vào nhà tù cải tạo. Tuy vậy cũng có một vài gia đình lẻ tẻ chống lại lịnh tịch thu, thì ban quân quản lại có chánh sách khác.
Còn ở các tỉnh thì họ thẳng tay. Tất cả gia đình thuộc diện quân cán chánh VNCH đều bị đuổi ra khỏi nhà đang ở, ra mình không, không được mang theo bất cứ món gì, dù là một cái mền để cho trẻ con cần đắp! Họ không cần biết gia đình bị tịch thu nhà sẽ phải đi đâu, ở đâu, ăn uống ngủ nghỉ ra làm sao? Không thể kêu ca vào đâu dưới họng súng AK lăm le sẵn sàng nhả đạn. Thật là hết sức nhân đạo! Thật là hết sức chiếu cố cho "bà con cô bác đồng bào ruột thịt miền Nam đang sống cơ hàn đói rách dưới sự kềm kẹp của đế quốc Mỹ Ngụy" như Bác và Đảng đã nói! Còn rất nhiều loại chiến lợi phẩm lặt vặt khác nữa, nhưng chúng tôi chỉ nêu lên đây vài loại chiến lợi phẩm điển hình thuộc loại công nghiệp và cá nhơn mà thôi.
Đến giai đoạn "đánh tư sản" kế tiếp, CSVN mới thật sự vơ vét thêm đủ loại chiến lợi phẩm khác nữa, của tư nhơn, mà chủ yếu là vàng và gia sản cơ nghiệp của người dân thường có cửa hàng mua bán để sống ở chung quanh các phố chợ lớn nhỏ khắp Miền Nam Việt Nam, nhất là của người Hoa. Lý do cũng rất đơn giản: có cửa hàng tư mua bán là có hợp tác với Mỹ Ngụy, là có bóc lột nhân dân rồi! Tài sản phải bị tịch thu (nhân dân tịch thu!) và gia chủ thì phải được đưa đi cải tạo, hoặc đưa về những vùng kinh tế mới ở các tỉnh khác. Đó là chánh sách! Một gia đình ở quận 11, gần nhà tôi đang trú ngụ, nửa đêm 1 giờ khuya, bị gọi dậy và lùa đi lên xe Molotova bít bùng, (hai vợ chồng và 4 con, 3 cháu), không được đem theo một món gì, dù đó chỉ là một cái mền cho cháu nhỏ, bị chở đi về hướng tỉnh Rạch Giá, cùng với hơn 10 gia đình khác cùng quận. Đến xã Mông Thọ gần Ngã ba Rạch Sỏi, cách tỉnh lỵ hơn 16 cây số ngàn, vào lúc hơn 4 giờ chiều, xe ngừng lại và cả đoàn người phải xuống xe hết để xe còn trở về Saigon, và đoàn người nầy phải chịu cảnh màn trời chiếu đất cạnh quốc lộ như vậy, không cơm không nước uống cho đến ngày hôm sau mới được xã Mông Thọ lùa vào một vùng đất hoang phía Bắc xã Mông Thọ, được gọi là Khu Kinh Tế Mới cách quốc lộ gần 10 cây số lội ruộng, để rồi sống sao thì sống, vì bị ghép vào tội tư sản mại bản, hợp tác với Mỹ Ngụy. Dĩ nhiên tài sản của họ sẽ "được nhân dân quản lý".
4. Hai chữ Nhân Đạo
Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Hạnh Thông Tây (Gò vấp) là một trong những bệnh viện thuộc QLVNCH được cộng Sản Miền Bắc liệt vào hàng "Chiến lợi phẩm" quan trọng nhất khi vào đến Sài Gòn. Ngay chiều ngày 30/4/75 chúng đã đến "tiếp thu" quân y viện nầy, và ra lịnh cho tất cả đều phải ra khỏi bệnh viện "ngay tức khắc". Dĩ nhiên các bác sĩ quân y, các nam nữ trợ y và các nữ trợ tá xã hội, các lao công dân chính đều phải tuân lệnh ai về nhà nấy. Nhưng còn các thương bệnh binh hiện đang được điều trị tại tổng y viện nầy thì sao? Xin thưa là tất cả đều bị "đuổi" ra khỏi bệnh viện ngay tức khắc (tức là ngay từ 2 giờ chiều ngày 30/4/75) không cần biết tình trạng bệnh lý, đã được chữa trị hay chưa, vết thương đã lành hay chưa, không cần biết thời gian nhập viện,v.v.. Hậu quả thật là khủng khiếp cho những thương binh vừa lên bàn mỗ hay vừa được mỗ chưa kịp khâu lại, phải xuất viện ngay, ôm vết thương lang thang ra dân y viện hoặc tìm bác sĩ tư nhờ tiếp tục mỗ hay khâu lại giùm, hoặc tiếp tục tạm chữa trị giùm... nếu không thì chỉ có nước về nhà chờ ngày ra nghĩa địa.. Nhưng khổ nổi nhà ở đâu mà về? đơn vị ở đâu mà về? gia đình ở đâu mà về? Có nhiều quân nhân từ các Vùng Chiến Thuật xa xôi được tản thương thẳng về quân y viện Cộng Hòa. Ngay cả tin tức gia đình còn chưa biết rõ thì làm sao có nơi nương tựa để chữa thương và dưỡng thương? Đây là một câu chuyện bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh Quốc Cộng của dân tộc Việt Nam chúng ta trong những ngày sau 30/4/1975. Chúng tôi được biết sau đó bệnh viện Đô Thành và Nguyễn văn Học (Gia Định) có tạm nhận chữa tiếp giùm khoảng 50 ca khẩn cấp và một số bác sĩ tư cũng có điều trị giúp cho một ít thương bệnh binh nặng đang được giải phẫu dở dang vừa bị đuổi ra khỏi quân y viện.
Ngày 16/6/1975 trước khi đi tù, chúng tôi có dịp đi ngang bệnh viện Cộng Hòa thì thấy tất cả các khoản đất trống trong quân y viện đều được các bác sĩ và y tá Bắc Việt trồng khoai, chuối, rau muống, rau cải... đủ loại, gọi là "tận dụng mặt bằng để lao động tăng gia sản xuất cho đơn vị"! Cho tới năm 1987 khi ra tù, chúng tôi thấy quân y viện Cộng Hòa vẫn còn thuộc cơ quan quân y cộng sản, nhưng được ngăn chia ra làm 3 khu vực bằng những bức tường gạch cao. Vườn tược bên trong của cả 3 khu đều rất xum xuê một cách vô trật tự, đủ mọi giống cây ăn trái ngắn hạn dài hạn, rau cải đủ loại kể cả đủ mọi loại cỏ dại... có lẽ để anh bộ đội và gia đình anh từ Miền Bắc vào tiện nuôi heo, gà vịt và trâu bò trong chương trình tự túc của gia đình và cả đơn vị quân y. Dĩ nhiên các dãy nhà gạch đều bị xuống cấp không thể tả được, vì đơn vị quân y và gia đình họ ở đây chỉ biết có nhu cầu "thực phẩm" nhứt thời, không có vẻ gì gọi là một bệnh viện cả. Nó giống như một trại tạm trú trên đường mòn Hồ chí Minh không hơn không kém.
Và dĩ nhiên thời gian trôi qua, sự việc cũng trôi theo, giờ nầy dân chúng Miền Nam Việt Nam cũng như người Việt Nam ở hải ngoại nầy, có mấy ai còn nhớ gì và biết gì đến buổi chiều ngày 30/4/75, một buổi chiều bi thảm nhất của QLVNCH nhất là của anh em thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam đang điều trị tại quân y viện Cộng Hòa, khi bị xua đuổi thẳng tay hết sức "vô nhân đạo" ra khỏi giường bịnh của mình do sự tiếp thu của Cục Quân Y / Quân Đội Nhân Dân của Bắc Việt !
Tôi cũng xin trích thêm ra đây một sự kiện "hào hùng và nhân đạo" nữa của những người tự gán cho mình cái tên rất kêu là giải-phóng-quân của MTGPMN, mà người dân Miền Nam gọi nôm na là Việt Cộng, (từ quyển "la Mort du Viêt Nam" của Tướng Vanuxem, trrang 84 và 85)
- "Bác sĩ Vincent, người Pháp gốc Việt, (Hội Việt Kiều Yêu Nước bên Pháp), thuộc đoàn "bác sĩ không biên giới" (Médecins sans frontière) được cử sang Việt Nam trong phái đoàn y-tế Pháp. Ông là một người có tư tưởng tự do phóng khoán, nên trong cương vị bác sĩ, ông và phái đoàn y tế không từ chối sự khoản đãi rất linh đình của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 13/4/75 tại Paris, trước khi qua Việt Nam.Trong bữa tiệc, MTGPMN khuyên phái đoàn không nên liên lạc với Việt Nam Cộng Hòa và hãy chịu khó nằm ở Vũng Tàu đợi gặp giải phóng quân. Do vậy, ông Vincent và các bác sĩ trong phái đoàn chỉ ghé qua Saigon và đi thẳng ra Vũng Tàu, tạm nằm trong một dân y viện. Vào ngày 29/4/1975, sau mấy đợt pháo kích, người ta tải đến trên 80 người bị thương, có cả dân, và lính dù lẫn lộn. Phái đoàn của bác sĩ Vincent đang lo băng bó và chữa trị cho họ thì có một toán Việt cộng có võ trang đột nhiên đến ngăn cản không cho các bác sĩ làm việc nầy, đồng thời bảo họ phải đưa hết các thương bệnh binh ra khỏi bịnh viện, vì họ đang cần nơi nầy. Phái bộ y tế của bác sĩ Vincent vì lương tâm nghề nghiệp đã từ chối vì không biết sẽ đưa những người thương binh đi đâu bây giờ. Tức thì người chỉ huy V.C. nói ngay với bác sĩ Vincent:
- "Dễ quá mà ! Vừa nói anh ta vừa móc súng lục ra kê vào đầu một anh thương binh gần đó và bóp cò. bác sĩ Vincent phản đối dữ dội, người ta kéo bác sĩ ra một chỗ khác, và bác sĩ Vincent còn nghe có nhiều tiếng súng lục sau đó... đến khi bác sĩ trở lại thì bệnh viện đã trống, người ta nói là đã sẵn sàng cho giải phóng quân sử dụng rồi ! Sau nầy về đến Paris, bác sĩ Vincent khi thuật lại việc nầy, ông dùng danh từ "bọn người man rợ !" (nguyên văn; les barbares)
Những Người Đã Bỏ Mình Vì Nước và Nơi An Nghỉ Cuối Cùng Của Họ
Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có câu "Chết Là Hết", cho nên khi một người nào đó dù có thù hằn với gia đình mình thế mấy đi nữa mà đến khi chết rồi thì coi như mối thù đó được xóa bỏ hẳn, không một ai còn muốn nhắc đến nữa, vì đó thuộc về quá khứ rồi. Nhưng đối với cộng sản Việt Nam thì không thể như vậy được. Có lẽ vì họ đã tiêm nhiễm quá sâu tư tưởng Mácxít Lêninít hay Stalinít, nên không còn một chút lương tâm con người và mất hết dân tộc tính Việt Nam.
Do đó mà sau ngày 30/4/1975, họ có những hành động quá ư tàn nhẫn, dã man, không có một chút lương tâm đạo lý nào đối với những người quân nhân thuộc QLVNCH đã chết trong cuộc chiến. Đối với họ, sống hay chết đều là kẻ thù cả!
- Họ đã dùng xe ủi đất, (buldozer) ủi sạch và san bằng hai nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa, một ở Hạnh thông Tây (Gia Định), một ở Thủ Đức (Biên Hòa). Họ san bằng bình địa để vừa gọi là "trả thù cho quân đội và nhân dân miền Bắc", vừa xóa sạch vết tích QLVNCH để cho chủ trương sửa lại lịch sử Việt Nam cận đại của người cộng sản được dễ dàng hơn trong những ngày tháng sắp tới...
Dĩ nhiên, ở khắp các Tỉnh thuộc khắp miền Nam Việt Nam từ Sông Bến Hải đến mũi CàMau họ đều làm y như vậy. Đó là "Chánh Sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Trong khi tại Hoa Kỳ, qua cuộc nội chiến đẫm máu, dù quân đội hai bên là kẻ thù, nhưng tử sĩ của hai phe Nam Bắc Mỹ đều được chánh phủ cho chôn cất "đàng hoàng trong danh dự" tại những "nghĩa trang quốc gia" và được trọng vọng như nhau.
Trường Sơn DHN
Sau ngày quốc hận 30/4/1975, có một số anh chị em quân dân cán chánh, tuy may mắn được di tản ra nước ngoài, nhưng không có dịp "may" chứng kiến tận mắt được những hành động ngu xuẩn, tàn ác đến man rợ của những người tự xưng là "giải phóng cho đồng bào miền Nam", của những người cộng sản Việt Nam từ miền Bắc vào, của những người gọi là cùng một dòng máu Lạc Hồng, những người Việt Nam tự hào được mang dép râu đội nón cối!
Có thể nói đây là một trang sử bi thảm nhất của người dân Miền Nam Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những đồng bào được may mắn rời khỏi Việt Nam trước tháng 4/1975, và những em cháu thuộc những gia đình nầy (những con em của tất cả người Việt Nam được chào đời trên các nưóc phương Tây tự do) không bao giờ hình dung được cái ngày lịch sử đen tối nầy, vì cộng sản Việt Nam đã cố tình sửa lịch sử, ngay từ đầu chiến dịch tiến chiếm Miền Nam. Đến giờ nầy, có người trong chúng ta không muốn tin chuyện này. Do đó, chúng tôi muốn kể lại những gì đã xảy ra tại Sài Gòn và những vùng phụ cận trong những ngày trước và sau 30/4/1975. Những chuyện này là những điều mắt thấy tai nghe..., để tạm gọi là "ôn cố". Đồng thời, chúng tôi cũng kèm theo vài mẩu chuyện nho nhỏ trong hiện tại, tạm gọi là "tri tân", để cùng những anh em bạn già sống tha phương cầu thực chúng mình trao đổi nhận định, và để các thế hệ con cháu chúng mình có thêm dữ kiện chính xác về bản chất của chánh sách và của con người cộng sản Việt Nam.
Chúng ta gọi ngày 30/4 là "ngày quốc hận" vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta bị xóa tên khỏi bản đồ của thế giới từ ngày 30/4/1975, vì cộng sản Bắc Việt đã xé bỏ Hiệp Định Balê 1973 mà chúng đã vừa long trọng ký kết, lại vừa xua quân công khai tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngày mất nước, khách quan, chủ quan, xa, gần v.v.. chúng tôi không muốn bàn thêm ở đây, vì trong hơn 20 năm qua đã có rất nhiều sách báo, hồi ký, Việt có, Mỹ có, Pháp có, tất cả đều có phân tách rất rõ ràng rồi. Chúng tôi chỉ muốn trước hết kể lại một số chuyện thật, vui buồn lẫn lộn, có liên quan đến ngày quốc hận nầy, để gọi là đóng góp thêm một ít tài liệu vào trang lịch sử đau thương của Đất Nước
Tinh Thần Bất Khuất và Tính Liêm Sỉ của Những Người Bị Bắt Buộc Phải Ngừng Chiến Đấu, Đầu Hàng Kẻ Địch
Ngày 28/4/75, toàn bộ phi trường quân sự Biên Hòa di tản về Tân sơn Nhứt . Từ 10 giờ đêm cộng sản pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhứt và những vùng phụ cận. Chúng pháo kích bằng hỏa tiển và đạn pháo 130 ly cho đến sáng, gây rất nhiều thiệt hại không những cho các đơn vị không quân, mà cho cả dân chúng vùng phụ cận (nhất là vùng Lăng Cha Cả và Trương minh Ký) cũng bị thiệt hại lây về nhân mạng cũng như vật chất.
Ngày 29/4 lúc 9 giờ sáng, Ông Dương Văn Minh với tư cách là Tổng Thống VNCH (mới được 2 ngày) đã gởi một phái đoàn vào gặp phái đoàn VC tại trại Davis (Tân sơn Nhất). Phái đoàn gồm có Luật sư Nguyễn Văn Huyền (Nghị sĩ, Phó Tổng thống của Dương Văn Minh), Vũ văn Mẫu (Thủ Tướng của Dương văn Minh) và chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh (Quyền Tham mưu trưởng QLVNCH từ 29/4/75, sau nầy được biết là đã làm tay sai cho VC từ đầu thập niên 70 và từ đó đã trở thành một VC nằm vùng). Không biết họ đã bí mật thỏa hiệp được với VC những điều gì, đã rời trại Davis khoảng 10 giờ. Ông họp Hội Đồng Chánh Phủ sau đó và cho biết là địch (MTGPMN) đã bác bỏ đề nghị của ông (hai Bên bàn thảo để giãi quyết vấn đề nội bộ của nhau, về một giải pháp chánh trị cho Miền Nam Việt Nam). Ông tuyên bố là chỉ còn một cách duy nhất là đầu hàng địch mà thôi, và đến 11 giờ trưa ngày 30/4/1975 thì tướng Minh đọc lời tuyên bố "đầu hàng vô điều kiện" và tiếp theo đó tướng Hạnh nhân danh QuyềnTổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH kêu gọi quân nhân các cấp "hạ súng xuống, ngưng chiến đấu".
Và sau đây là một vài sự việc đã được ghi nhận sau lời tuyên bố của hai ông tướng Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh:
- Quá 1 giờ trưa, chúng tôi còn thấy một số anh em thuộc "biệt kích 81 dù" đã bắn hạ một loạt hơn 13 chiến xa T.54 Bắc Việt nằm ngổn ngang trên đường từ Lăng Cha Cả Phú Nhuận, dài lên hướng Củ Chi (hạ một cách dễ dàng) trên đường về trại Hoàng Hoa Thám gần đó, trong lúc đài phát thanh Saigon và đài phát thanh quân đội vẫn lải nhải lập đi lập lại những lời tuyên bố "đầu hàng" của hai ông tướng Minh, Hạnh...
- Từ 12 giờ trưa, các con đường chung quanh sân bay Tân sơn Nhứt và vùng phụ cận vắng lặng như tờ, chỉ có tiếng rốc kết và đạn pháo thỉnh thoảng xégió bay ngang qua nghe rợn người. Không một chiếc xe, không một bóng người, chỉ có xác chết nằm rải rác trên đường và trên vỉa hè, không có một phi cơ nào lên xuống phi đạo.
- Khắp các nẽo đường Saigon Chợ Lớn Gia Định có không biết bao nhiêu súng ống đạn dược đủ cỡ, đủ loại, quân phục đủ màu đủ sắc của đủ mọi quân binh chủng được vứt bỏ ngổn ngang khắp các vỉa hè, thùng rác... vì chỉ có cách nầy họ mới ngừng chiến đấu được ..... và các quân nhân chạy lông nhông đầy đường, có lẽ không nhà quen không thân nhân ở đô thành. Hầu hết đều chỉ có một chiếc quần cụt hay một xì líp che thân, miệng chửi thề tục tĩu vang trời không biết để hoan hô kẻ chiến thắng, hay để chửi người chủ bại đầu hàng địch. Cho đến chiều tối thì Đô Thành mới có vẻ yên tịnh trở lại.
Dân chúng sau những giờ phút ngỡ ngàng rút vô nhà đóng cửạ Ngoài đuờng chỉ có bọn vô gia cư tiếp tục như hai ngày 28 và 29/4, đi lục lạo cướp giật, hôi của, từ các nhà ở hoặc cư xá Mỹ. Dần dần bọn cướp cũng đến các nhà những người bỏ nhà đi lánh nạn.
Cũng như những ngày trước đó, suốt ngày 30/4 người ta tấp nập chen chúc nhau tìm đường rời bỏ quê hương, nhất là sau lời tuyên bố của hai tướng Minh, Hạnh.... từ Giang Cảng Mới trên xa lộ Biên Hòa (new Port) đến Bến Bạch Đằng và dọc theo các bến tàu Tân Thuận, nơi có nhiều phương tiện tàu thuyền, nhất là Hải Quân Việt Nam, đang tìm cách đưa hết chiến cụ ra khơi, vừa giúp di tản cho đủ mọi thành phần quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa, vừa không để một chiếc tàu nào lọt vào tay cộng sản. Trong lúc đó, trên đường bộ từ Bình Đông Chợ Lớn đến Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công, giòng người đông đảo gồng gánh ẵm bồng, tay xách nách mang.... liên tục tuôn đi như dòng nước lũ, bằng đủ mọi phương tiện, (kể cả đi bộ), tìm cách đến vùng ven biển Gò Công để kiếm phương tiện ra khơi... mong còn gặp được hạm đội 7 của Hoa Kỳ, tìm tự do.
Các phi công thì tìm mọi cách đưa phi cơ đủ loại của đơn vị ra khỏi Việt Nam, vừa tự mình và gia đình thoát khỏi bàn tay CSVN, vừa không để cho CSVN chiếm đoạt được chiến cụ của Không Lực VNCH. Họ qua Thái Lan, Hongkong, Đài Loan, Đại Hàn v.v.. ngắn nhất cũng là Phú Quốc hoặc ra hàng không mẫu hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, ở ngoài khơi biển Đông... Có nhiều người không đủ nhiên liệu phải hy sinh dọc đường, nhưng cũng nhờ đó CS không thu được bao nhiêu chiến lợi phẩm của Không Quân. (Chiếc Boeing duy nhất của Hàng Không Dân Sự VN cũng được Đ/T Huỳnh hữu Hiền mang đi tạm giao lại cho chánh quyền Hong Kong ngày 30/4, quyết không để bọn CS chiếm hữu).
Nếu ngày xưa Đất Nước ta đã có Ngài Phan Thanh Giản tuẩn tiết vì không giữ nổi Nam Kỳ Lục Tỉnh, thì ngày 30/4/1975 không phải chỉ có một người mà có rất nhiều người đã theo gương "bất khuất và liêm sỉ" của Ngài, thà tuẩn tiết chớ không chịu nhục với kẻ thù, để tạ lỗi với quốc dân đồng bào!!! Đó là các Tướng Nguyễn khoa Nam, Tướng Lê văn Hưng (Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó Vùng 4 Chiến Thuật), Tướng Phạm văn Phú (Tư Lệnh Vùng 2), Tướng Trần văn Hai (Tư Lệnh Sư Doàn 7 Bộ Binh), Tướng Lê nguyên Vỹ (Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh),... Ngoài ra còn có không ít sĩ quan Quân Lực và Cảnh Sát đã tự sát hoặc cùng gia đình đã tự tử tập thể... không thua gì các tướng tá của quân đội Nhật Bản đã tự mổ bụng để tạ lỗi cùng Tổ Quốc và dân tộc khi Nhật phải chịu gác kiếm đầu hàng năm 1945 vậy... (Các ký giả người Pháp đã chứng kiến ngay tại Sài Gòn rất nhiều vụ tự sát của sĩ quan và cảnh sát VNCH nên đã mô tả đây là một "dịch tự tử" tại Miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975", đặc biệt có trường hợp tự thiêu của một trung tá ngay tại tượng đài chiến sĩ trước quốc hội mà bộ đội Bắc Việt ngăn cản không cho một ai đến gần kể cả ký giả ngoại quốc. Nhưng mỉa may thay, theo như những ký giả nầy mô tả thì "bô đội" không chịu ngăn cản người tự thiêu).
Chánh sách Chiến Lợi Phẩm, Cướp vàVơ Vét Trắng Trợn
Sau khi tiến chiếm được Miền Nam Việt Nam, việc đầu tiên của chánh phủ Bắc Việt (VNDCCH) là "thu chiến lợi phẩm". Đối với Miền Bắc, Miền Nam là thù địch. Do đó, tất cả những "tài sản, tài nguyên, phương tiện sản xuất, công (quốc gia) hay tư (cá nhơn) thuộc Mỹ Ngụy (cả ngụy quân và ngụy quyền) đều được cộng sản liệt vào thành phần chiến lợi phẩm", bên cạnh những quân cụ, quân trang quân dụng của QLVNCH. Đó là chánh sách .
1. Hơn Hai Mươi (20) tấn vàng
Căn cứ theo chánh sách nói trên, ngay chiều ngày 30/4/1975, "Ông tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo" đã phải trao 3 chìa khóa hầm vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam cho đại diện Bắc Việt, để ngay tối đêm đó họ chở trên 20 tấn vàng về Bắc (chiến lợi phẩm!).
- Ông Hảo đã có mặt tại dinh Độc Lập ngày 30/4/75với tướng Dương văn Minh, ccùng với nội các của ông Vũ văn Mẫu và một số nhân sự phản chiến tự xung thuộc thành phần thứ ba (như Dương văn Ba, Hồ ngọc Cứ, Võ long Triều, Nguyễn văn Binh, v.v...). Khi bộ đội miền Bắc vào đến dinh Độc Lập thì ông Hảo đã nói một câu "bất hảo" bất hủ với một sĩ quan chỉ huy Bắc Việt rằng: "Tôi đã ở đây để chờ quí vị, để trao cho quí vị một món quà, đó là trên 20 tấn vàng (vàng bảo chứng thuộc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam)." Vị sĩ quan đó đáp ngay tức khắc: "Đó chẳng phải là quà gì cả, xin lỗi ông, đó là chiến lợi phẩm mà chúng tôi phải tịch thu, ông hãy đưa chúng tôi đi thu ngay đi!." Những câu đối đáp nầy đã đi vào lịch sử, cho cá nhơn ông Hảo và cái gọi là "Chánh Phủ VN Dân chủ Cộng hòa"! Cũng nên biết Hảo là đương kim Tổng trưởng Tài Chánh của chánh phủ VNCH.
- Nhưng sau đó, trong bài diễn văn đọc nhơn ngày quốc tế lao động, Tướng Trần Văn Trà đã cho quốc dân đồng bào biết là (nguyên văn): "số vàng trên 20 tấn đã được Thiệu mang đi lúc chạy ra nước ngoài rồi". (điều nầy về sau được biết trong một phiên họp của Bộ Chánh Trị đảng CSVN vào cuối thập niên 80, Trường Chinh đã thú nhận là số vàng nầy "đã manh múng tiêu pha hết rồi", Bùi Tín cũng xác nhận điều nầy).
2.- Hàng Tiêu Dùng, Máy Móc và Nguyên Vật Liệu Công Nông, Ngư Nghiệp
Từ sau ngày 30/4 suốt cho đến gần 3 tháng sau, hằng ngày đã có trên 300 xe vận tải liên tục chở chiến lợi phẩm về Hà Nội. Họ đã dùng xe vận tải Molotova, xe GMC tịch thu từ các đơn vị của QLVNCH, và xe vận tải trưng dụng của tư nhơn người Hoa để chuyên chở đủ mọi loại chiến lợi phẩm sau đây về Bắc Việt:
- Gạo (thuộc các kho dự trữ an toàn)
- Tất cả các tiện nghi văn phòng đủ loại của các cơ quan quân sự và hành chánh vừa tiếp thu
- Y dược và dụng cụ y khoa lấy hết từ các kho quân y dược trung ương Phú Thọ, và từ các bệnh viện quân dân, công tư, ở Saigon, Gia Định và Chợ Lớn
- Các tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy may đủ kiểu, và các loại tiện nghi dụng cụ về điện
- Máy truyền hình, máy thu thanh và các loại tiện nghi khác thuộc loại âm thanh
- Xe đạp đủ kiểu đủ cỡ, xe mô tô (honda, suzuki v.v.v.) kể cả còn trong thùng.
- Salon, bàn ghế đủ cỡ, đủ loại
- Các loại dụng cụ cơ giới Nông Lâm Ngư Nghiệp (máy cày, máy xới, máy đuôi tôm .v.v...)
- Và đặc biệt nhất là toàn bộ máy kéo chỉ, máy dệt, nhuộm,v.v... tháo gở từ các nhà máy dệt Vimitex, Vinatexco,v.v...
Tại sao chúng tôi nói là đặc biệt? Vì lẽ ra nếu nghĩ đến "sự ấm no của bà con cô bác đồng bào ruột thịt miền Nam" như họ đã nói, thì tại sao Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Bắc Việt không để các nhà máy dệt được tiếp tục hoạt động, sản xuất hàng vải cho dân chúng Việt Nam xài (cả hai miền Nam Bắc)? Hậu quả là từ 30/4/75 cho đến ít nhất năm 1980 người dân mỗi người không có quá 1 bộ đồ bà ba để mặc! Ngoài ra theo các tài xế vận tải QLVNCH kể lại thì trên đường về Hà Nội, họ có lén vứt đi một vài bộ phận quan trọng (phá hoại) nên toàn bộ máy móc không sao ráp lại thành xưởng dệt được cả. Sau này, khi bị tù và bị đưa ra miền Bắc, chúng tôi mới biết rõ, đó là sự thật 100%. Xưởng dệt Nam Định lớn nhất miền Bắc chỉ sản xuất được khoản 300 ngàn mét/tháng, không bao giờ đủ cung ứng cho dân chúng miền Bắc rồị Trong lúc chỉ riêng Vimitex đã sản xuất hơn 3 triệu mét/ tháng. Cho nên khi đã tháo các xưởng dệt của miền Nam đem về Miền Bắc ráp lại không được rồi thìlàm sao có đủ vải cung ứng cho cả dân chúng hai miền Nam Bắc?
Ôi, chiến lợi phẩm chỉ là một đống sắt vụn trong kho ở Nam Định mà thôi! Trong lúc đó, dân chúng thì rách rưới, chỉ có quyền mặc áo ngắn khi ra đường vì thiếu vải! Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việtnam không còn thấy xuất hiện ở miền Nam Việt Nam nữa (vì không có vải mà cũng vì có lệnh cấm ăn mặc xa hoa). Áo dài chỉ mới được phép sử dụng từ năm 1987.
3. Gia Cư và Gia Sản, Tài Sản Của Quân Cán Chính VNCH
Hầu hết gia đình anh chị em quân cán chánh VNCH đều là nạn nhân đau khổ của chánh sách "chiến lợi phẩm" nói trên. Đúng với chánh sách nầy, thì tất cả mọi thứ, từ nhà cửa (đang ở, dù tự xây cất, mua, hay mướn), ruộng vườn, xe cộ, gà vịt heo chó... cho đến mọi thứ dụng cụ đồ đạt trong nhà, từ cái mùng cái mền cái gối, cái bô, cái bốc, thượng vàng hạ cám... đều là chiến lợi phẩm. Vì một lẽ rất giản dị là tất cả đều "do tiền của đế quốc Mỹ Ngụy mua sắm cho" (nguyên văn), cho nên không có món gì là gia sản của cá nhơn người nào cả. Thật là gọn.
Tại Saigon, nơi có mặt của vài ký giả ngoại quốc thì việc tịch thu nhà cửa còn hơi nhẹ tay, vì họ còn dè dặt chút dư luận quốc tế. Họ chỉ làm mạnh tay từ sau ngày 15/6/75 là ngày cả triệu quân cán chánh đi vào nhà tù cải tạo. Tuy vậy cũng có một vài gia đình lẻ tẻ chống lại lịnh tịch thu, thì ban quân quản lại có chánh sách khác.
Còn ở các tỉnh thì họ thẳng tay. Tất cả gia đình thuộc diện quân cán chánh VNCH đều bị đuổi ra khỏi nhà đang ở, ra mình không, không được mang theo bất cứ món gì, dù là một cái mền để cho trẻ con cần đắp! Họ không cần biết gia đình bị tịch thu nhà sẽ phải đi đâu, ở đâu, ăn uống ngủ nghỉ ra làm sao? Không thể kêu ca vào đâu dưới họng súng AK lăm le sẵn sàng nhả đạn. Thật là hết sức nhân đạo! Thật là hết sức chiếu cố cho "bà con cô bác đồng bào ruột thịt miền Nam đang sống cơ hàn đói rách dưới sự kềm kẹp của đế quốc Mỹ Ngụy" như Bác và Đảng đã nói! Còn rất nhiều loại chiến lợi phẩm lặt vặt khác nữa, nhưng chúng tôi chỉ nêu lên đây vài loại chiến lợi phẩm điển hình thuộc loại công nghiệp và cá nhơn mà thôi.
Đến giai đoạn "đánh tư sản" kế tiếp, CSVN mới thật sự vơ vét thêm đủ loại chiến lợi phẩm khác nữa, của tư nhơn, mà chủ yếu là vàng và gia sản cơ nghiệp của người dân thường có cửa hàng mua bán để sống ở chung quanh các phố chợ lớn nhỏ khắp Miền Nam Việt Nam, nhất là của người Hoa. Lý do cũng rất đơn giản: có cửa hàng tư mua bán là có hợp tác với Mỹ Ngụy, là có bóc lột nhân dân rồi! Tài sản phải bị tịch thu (nhân dân tịch thu!) và gia chủ thì phải được đưa đi cải tạo, hoặc đưa về những vùng kinh tế mới ở các tỉnh khác. Đó là chánh sách! Một gia đình ở quận 11, gần nhà tôi đang trú ngụ, nửa đêm 1 giờ khuya, bị gọi dậy và lùa đi lên xe Molotova bít bùng, (hai vợ chồng và 4 con, 3 cháu), không được đem theo một món gì, dù đó chỉ là một cái mền cho cháu nhỏ, bị chở đi về hướng tỉnh Rạch Giá, cùng với hơn 10 gia đình khác cùng quận. Đến xã Mông Thọ gần Ngã ba Rạch Sỏi, cách tỉnh lỵ hơn 16 cây số ngàn, vào lúc hơn 4 giờ chiều, xe ngừng lại và cả đoàn người phải xuống xe hết để xe còn trở về Saigon, và đoàn người nầy phải chịu cảnh màn trời chiếu đất cạnh quốc lộ như vậy, không cơm không nước uống cho đến ngày hôm sau mới được xã Mông Thọ lùa vào một vùng đất hoang phía Bắc xã Mông Thọ, được gọi là Khu Kinh Tế Mới cách quốc lộ gần 10 cây số lội ruộng, để rồi sống sao thì sống, vì bị ghép vào tội tư sản mại bản, hợp tác với Mỹ Ngụy. Dĩ nhiên tài sản của họ sẽ "được nhân dân quản lý".
4. Hai chữ Nhân Đạo
Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Hạnh Thông Tây (Gò vấp) là một trong những bệnh viện thuộc QLVNCH được cộng Sản Miền Bắc liệt vào hàng "Chiến lợi phẩm" quan trọng nhất khi vào đến Sài Gòn. Ngay chiều ngày 30/4/75 chúng đã đến "tiếp thu" quân y viện nầy, và ra lịnh cho tất cả đều phải ra khỏi bệnh viện "ngay tức khắc". Dĩ nhiên các bác sĩ quân y, các nam nữ trợ y và các nữ trợ tá xã hội, các lao công dân chính đều phải tuân lệnh ai về nhà nấy. Nhưng còn các thương bệnh binh hiện đang được điều trị tại tổng y viện nầy thì sao? Xin thưa là tất cả đều bị "đuổi" ra khỏi bệnh viện ngay tức khắc (tức là ngay từ 2 giờ chiều ngày 30/4/75) không cần biết tình trạng bệnh lý, đã được chữa trị hay chưa, vết thương đã lành hay chưa, không cần biết thời gian nhập viện,v.v.. Hậu quả thật là khủng khiếp cho những thương binh vừa lên bàn mỗ hay vừa được mỗ chưa kịp khâu lại, phải xuất viện ngay, ôm vết thương lang thang ra dân y viện hoặc tìm bác sĩ tư nhờ tiếp tục mỗ hay khâu lại giùm, hoặc tiếp tục tạm chữa trị giùm... nếu không thì chỉ có nước về nhà chờ ngày ra nghĩa địa.. Nhưng khổ nổi nhà ở đâu mà về? đơn vị ở đâu mà về? gia đình ở đâu mà về? Có nhiều quân nhân từ các Vùng Chiến Thuật xa xôi được tản thương thẳng về quân y viện Cộng Hòa. Ngay cả tin tức gia đình còn chưa biết rõ thì làm sao có nơi nương tựa để chữa thương và dưỡng thương? Đây là một câu chuyện bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh Quốc Cộng của dân tộc Việt Nam chúng ta trong những ngày sau 30/4/1975. Chúng tôi được biết sau đó bệnh viện Đô Thành và Nguyễn văn Học (Gia Định) có tạm nhận chữa tiếp giùm khoảng 50 ca khẩn cấp và một số bác sĩ tư cũng có điều trị giúp cho một ít thương bệnh binh nặng đang được giải phẫu dở dang vừa bị đuổi ra khỏi quân y viện.
Ngày 16/6/1975 trước khi đi tù, chúng tôi có dịp đi ngang bệnh viện Cộng Hòa thì thấy tất cả các khoản đất trống trong quân y viện đều được các bác sĩ và y tá Bắc Việt trồng khoai, chuối, rau muống, rau cải... đủ loại, gọi là "tận dụng mặt bằng để lao động tăng gia sản xuất cho đơn vị"! Cho tới năm 1987 khi ra tù, chúng tôi thấy quân y viện Cộng Hòa vẫn còn thuộc cơ quan quân y cộng sản, nhưng được ngăn chia ra làm 3 khu vực bằng những bức tường gạch cao. Vườn tược bên trong của cả 3 khu đều rất xum xuê một cách vô trật tự, đủ mọi giống cây ăn trái ngắn hạn dài hạn, rau cải đủ loại kể cả đủ mọi loại cỏ dại... có lẽ để anh bộ đội và gia đình anh từ Miền Bắc vào tiện nuôi heo, gà vịt và trâu bò trong chương trình tự túc của gia đình và cả đơn vị quân y. Dĩ nhiên các dãy nhà gạch đều bị xuống cấp không thể tả được, vì đơn vị quân y và gia đình họ ở đây chỉ biết có nhu cầu "thực phẩm" nhứt thời, không có vẻ gì gọi là một bệnh viện cả. Nó giống như một trại tạm trú trên đường mòn Hồ chí Minh không hơn không kém.
Và dĩ nhiên thời gian trôi qua, sự việc cũng trôi theo, giờ nầy dân chúng Miền Nam Việt Nam cũng như người Việt Nam ở hải ngoại nầy, có mấy ai còn nhớ gì và biết gì đến buổi chiều ngày 30/4/75, một buổi chiều bi thảm nhất của QLVNCH nhất là của anh em thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam đang điều trị tại quân y viện Cộng Hòa, khi bị xua đuổi thẳng tay hết sức "vô nhân đạo" ra khỏi giường bịnh của mình do sự tiếp thu của Cục Quân Y / Quân Đội Nhân Dân của Bắc Việt !
Tôi cũng xin trích thêm ra đây một sự kiện "hào hùng và nhân đạo" nữa của những người tự gán cho mình cái tên rất kêu là giải-phóng-quân của MTGPMN, mà người dân Miền Nam gọi nôm na là Việt Cộng, (từ quyển "la Mort du Viêt Nam" của Tướng Vanuxem, trrang 84 và 85)
- "Bác sĩ Vincent, người Pháp gốc Việt, (Hội Việt Kiều Yêu Nước bên Pháp), thuộc đoàn "bác sĩ không biên giới" (Médecins sans frontière) được cử sang Việt Nam trong phái đoàn y-tế Pháp. Ông là một người có tư tưởng tự do phóng khoán, nên trong cương vị bác sĩ, ông và phái đoàn y tế không từ chối sự khoản đãi rất linh đình của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngày 13/4/75 tại Paris, trước khi qua Việt Nam.Trong bữa tiệc, MTGPMN khuyên phái đoàn không nên liên lạc với Việt Nam Cộng Hòa và hãy chịu khó nằm ở Vũng Tàu đợi gặp giải phóng quân. Do vậy, ông Vincent và các bác sĩ trong phái đoàn chỉ ghé qua Saigon và đi thẳng ra Vũng Tàu, tạm nằm trong một dân y viện. Vào ngày 29/4/1975, sau mấy đợt pháo kích, người ta tải đến trên 80 người bị thương, có cả dân, và lính dù lẫn lộn. Phái đoàn của bác sĩ Vincent đang lo băng bó và chữa trị cho họ thì có một toán Việt cộng có võ trang đột nhiên đến ngăn cản không cho các bác sĩ làm việc nầy, đồng thời bảo họ phải đưa hết các thương bệnh binh ra khỏi bịnh viện, vì họ đang cần nơi nầy. Phái bộ y tế của bác sĩ Vincent vì lương tâm nghề nghiệp đã từ chối vì không biết sẽ đưa những người thương binh đi đâu bây giờ. Tức thì người chỉ huy V.C. nói ngay với bác sĩ Vincent:
- "Dễ quá mà ! Vừa nói anh ta vừa móc súng lục ra kê vào đầu một anh thương binh gần đó và bóp cò. bác sĩ Vincent phản đối dữ dội, người ta kéo bác sĩ ra một chỗ khác, và bác sĩ Vincent còn nghe có nhiều tiếng súng lục sau đó... đến khi bác sĩ trở lại thì bệnh viện đã trống, người ta nói là đã sẵn sàng cho giải phóng quân sử dụng rồi ! Sau nầy về đến Paris, bác sĩ Vincent khi thuật lại việc nầy, ông dùng danh từ "bọn người man rợ !" (nguyên văn; les barbares)
Những Người Đã Bỏ Mình Vì Nước và Nơi An Nghỉ Cuối Cùng Của Họ
Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có câu "Chết Là Hết", cho nên khi một người nào đó dù có thù hằn với gia đình mình thế mấy đi nữa mà đến khi chết rồi thì coi như mối thù đó được xóa bỏ hẳn, không một ai còn muốn nhắc đến nữa, vì đó thuộc về quá khứ rồi. Nhưng đối với cộng sản Việt Nam thì không thể như vậy được. Có lẽ vì họ đã tiêm nhiễm quá sâu tư tưởng Mácxít Lêninít hay Stalinít, nên không còn một chút lương tâm con người và mất hết dân tộc tính Việt Nam.
Do đó mà sau ngày 30/4/1975, họ có những hành động quá ư tàn nhẫn, dã man, không có một chút lương tâm đạo lý nào đối với những người quân nhân thuộc QLVNCH đã chết trong cuộc chiến. Đối với họ, sống hay chết đều là kẻ thù cả!
- Họ đã dùng xe ủi đất, (buldozer) ủi sạch và san bằng hai nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa, một ở Hạnh thông Tây (Gia Định), một ở Thủ Đức (Biên Hòa). Họ san bằng bình địa để vừa gọi là "trả thù cho quân đội và nhân dân miền Bắc", vừa xóa sạch vết tích QLVNCH để cho chủ trương sửa lại lịch sử Việt Nam cận đại của người cộng sản được dễ dàng hơn trong những ngày tháng sắp tới...
Dĩ nhiên, ở khắp các Tỉnh thuộc khắp miền Nam Việt Nam từ Sông Bến Hải đến mũi CàMau họ đều làm y như vậy. Đó là "Chánh Sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa". Trong khi tại Hoa Kỳ, qua cuộc nội chiến đẫm máu, dù quân đội hai bên là kẻ thù, nhưng tử sĩ của hai phe Nam Bắc Mỹ đều được chánh phủ cho chôn cất "đàng hoàng trong danh dự" tại những "nghĩa trang quốc gia" và được trọng vọng như nhau.