Chiến Sĩ QLVNCH

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng

Post by phu_de »

. TRẬN TÂN CẢNH: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng
Tác Giả: Bùi Ðức Lạc
Image
Thực tình tôi không muốn viết bài này vì nó cho tôi một kỷ niệm nhiều đau thương nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ đã kém may mắn cuả tôi, hơn nữa tôi không muốn gợi lại những chuyện (sự thật đau lòng) nhưng một vị đàn anh dã yêu cầu nên tôi đành vâng lời, tôi cố gắng chỉ viết những gì thật cần thiết, còn những gì không cần thiết tôi xin được né tránh, một điều xin thưa rằng đây là sự thực những gì tôi thấy, những gì tôi nghe; nhớ tới hình dáng người dân địa phương, lưng mang gùi nặng tay vẫy chào như trao trách nhiệm bảo vệ thôn rẫy, mà lòng nào đành quên sao? Nhớ tới những vị đàn anh, những người bạn, những người em lạc lõng tại SÐ22BB mà lòng nao nao bất ổn, đây là một cuộc hành hạ không phải là một trận đánh, tôi không hiểu sao sau khi SÐ22BB bị bỏ rơi tàn bạo mà tôi còn đủ tinh thần tiếp tục chiến đấu, tôi vẫn ngạc nhiên tại sao chúng ta vẫn hiên ngang ôm lấy quê hương cho đến năm 1975.

Nguyễn Ðình Bảo mới ra đi hun hút, tôi lặng người trước cơn gió tây Hạ Lào, dáng dấp lao đao như muốn ngả theo gió, cách nay 5 năm tức năm 1967 tôi đã tiễn một người bạn đồng cư trong trại Học sinh di cư Phú Thọ ra đi tại đây Nguyễn Thu, toàn những mất mát rơi rụng không bao giờ cầm lại được, năm 1959 tôi cùng Ðại Úy Lai văn Chu Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 7 Bộ Binh SÐ3DC chơi Vũ Cầu rất thân thiết, hai năm sau ông đổi lên Tân Cảnh rồi hai năm sau nữa tôi thấy tên ông trên cổng trại Trung Ðoàn 42 Bộ Binh tức doanh trại Bộ Tư Lệnh Hành Quân cuả SÐ22BB bây giờ.

Tôi được đọc hai cuốn sách cuả hai tác giả rất nổi danh và baì viết của vị trưởng Phòng 2 Quân Ðoàn II tuy chỉ nói phớt qua về SÐ22BB nhưng điểm chính đều sai lạc. Cuốn thứ nhất tôi được đọc khoảng năm 1988 trong sách nói (khi bị tấn công thì Trung Ðoàn 42 thuộc SÐ22BB và Bộ Tư lệnh của Sư Ðòan này đầu hàng). Cuốn thứ hai khỏang năm 1994 nói (sau khi bị địch quân vây hãm Ðại Tá Lê Ðức Ðạt Tư Lệnh SÐ22BB được trực thăng bốc ra ngoài), bài viết của vị Trưởng Phòng 2 Quân Ðoàn tôi được đọc năm 1996 (SÐ22BB thua là do rút Nhảy Dù đi nơi khác). Tôi thật sự không hiểu tài liệu tham khảo ở đâu vậy. Thứ nhất: SÐ22BB không hề đầu hàng mà bị thất thủ. Thứ hai: Ðại Tá Tư Lệnh SÐ22BB tử trận ngay tại chỗ. Thứ Ba: tôi chính là người cho lệnh bắn yểm trợ sau cùng, và có lẽ là người sau cùng tiếp chuyện trên máy với vị Tư Lệnh khả kính này trước không đầy 3 phút khi ông vĩnh viễn ra đi.

Rải rác khắp các vùng chiến thuật biết bao nhiêu chiến sĩ Vô Danh đã anh dũng chiến đấu và hiên ngang gục ngã họ chẳng bao giờ được nhắc nhở và nếu may mắn được nhắc tới thì cũng chứa chất hàm hồ sai lạc như các chiến sĩ SÐ22BB. Gặp lại những người bạn cũ trên chiến trường này than phiền về những bất công cuả dư luận, nhất là một người anh nên tôi xin kể lại trận đánh có một không hai này.

Image Image
Ngày 14-4-1972 tôi tháp tùng Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng LÐ2ND bay trên căn cứ Charlie, chúng tôi không sao ngăn được những giọt lệ tự nhiên lăn trên gò má. Căn cứ Charlie không còn nữa mà chỉ còn là một vùng đất đỏ, trông như một khu đất mới được cầy lên để chuẩn bị canh tác không một công sự nào còn tồn tại, tất cả mọi sinh vật trong vùng này đều bị hủy diệt và chắc chắn không còn nguyên vẹn hình hài, tôi sẽ nấc lên khi gọi tên Bảo, thân xác anh đích thực đã trở thành tro bụi, cùng với các chiến sĩ anh hùng TÐ11ND và một Trung Ðoàn cuả SÐ320 Công Sản Bắc Việt, những tấm thảm B52 đã trải lên Charlie để Charlie không còn tồn tại trên thế gian này. Tuy vậy phòng không của địch trên sườn Yankee và khoảng giữa Delta và Charlie và dưới sườn phiá đông nam của Charlie cũng giăng lưới đầy trời, tôi trình bầy với ÐT/LÐT những vùng thông thủy không có phòng không chắc chắn các đơn vị chúng đang ẩn náu tại đó nếu không phòng không của chúng đã rút đi rồi, ta nên xử dụng Pháo Binh, ÐT/LÐT đồng ý ngay và những loạt đạn TOT phủ xuống như một tấm thảm B52, quả nhiên vì không hầm hố cho nên địch quân chạy tán loạn, và đương nhiên không khi nào các Pháo Thủ Mũ Ðỏ lại để chúng an lành như vậy, sau một giờ bay vừa tránh đạn phòng không vừa điều chỉnh Pháo Binh. Phi công xin đi đổ xăng chúng tôi đáp xuống Tân Cảnh. Trực thăng bay đi phi trường Phượng Hoàng đổ xăng; chúng tôi vừa đến cửa Trung Tâm Hành Quân (TTHQ) cuả BTL/SÐ22BB thì hoả tiễn cuả địch dàn chào ngay, một vị sĩ quan nói đuà (chúng nó chào mừng Nhảy Dù đó). Tại TTHQ Ðại Tá Lê Ðức Ðạt TL/SÐ22BB đề nghị cùng ÐT/LÐT/LÐ2ND là cho TÐ9ND do Trung Tá Trần hữu Phú làm TÐT vào giữ căn cứ Tân Cảnh,nhưng ÐT/LÐT/LÐ2ND không đồng ý với những lý do sau đây: Thứ nhất: trong căn cứ quá đông người. Thứ hai: việc bảo vệ BTL/SÐ22BB phải do đơn vị cơ hữu chiụ trách nhiệm. Thứ ba: các đơn vị Nhảy Dù lưu động có hiệu quả hơn là nằm một chỗ. Tôi nhìn thấy nỗi lo lắng hiện trên khuôn mặt hiện đang khắc khổ của vị TL/SÐ22BB. Sau đó ÐT/LÐT/LÐ2ND đề nghị nên cho TÐ9ND đang trong vùng của LÐ2ND vào chiếm những cao điạ hướng đông đông bắc cuả Tân Cảnh còn BCH/TÐ nên cho đóng tại phi trường Phượng Hoàng vì dẫy núi này sẽ chế ngự mọi hoạt động không vận cho Tân Cảnh và phi trương Phượng Hoàng, ÐT/TL/SÐ22BB mừng rỡ và đồng ý ngay, ông đề nghị Nhảy Dù nên xin tăng cường quân, nhưng ông đâu có biết hiện nay Sư Ðoàn Nhảy Dù không còn một đơn vị nào tại hậu cứ.

Ngày 15-4-1972 toàn bộ TÐ9ND vào vùng hành quân mới, hai Ðại Ðội do Thiếu Tá Võ thanh Ðồng TÐP chỉ huy,dùng trực thăng chiếm các cao địa nhưng ngày khởi đầu hai trực thăng bị bắn rơi vì LZ (bãi đáp) được dọn quá sơ sài. Ngoài tầm của các Pháo Ðội TÐ1PB/ND, hơn nữa TÐ9ND được tăng phái cho SÐ22BB nên tôi không có trách nhiệm đổ quân cũng như dọn bãi đáp, ngược lại lúc này tôi phải yểm trợ trực tiếp cho một Liên Ðoàn BÐQ mới được tăng phái dưới quyền chỉ huy cuả LÐ2ND. Hai đại đội còn lại cuả TÐ9ND tung vào lục soát khu vực hướng bắc và tây bắc cuả căn cứ Tân Cảnh tức hướng tây cuả phi trường Phượng Hoàng còn lại BCH/TÐ9ND đồn trú ngay tại phi trường Phượng Hoàng. Như vậy ngoài vòng đai căn cứ Tân Cảnh từ hướng Tây bắc sang đến hướng đông đông bắc là do TÐ9ND trách nhiệm, còn các hướng khác là do các đơn vị cơ hữu cuả SÐ22BB trách nhiệm.

Ngày 18-4-1972 khoảng 2330g địch quân pháo và đánh thăm dò căn cứ, từ chùa Tân Cảnh địch quân dùng hoả tiễn điều khiển bắn các chiến xa phòng thủ trong căn cứ, nhưng không một chiến xa nào bị hạ. Ngày 19-4-72 chúng tôi lại đáp xuống Tân Cảnh thì các sợi dây mầu xanh, đỏ, vàng điều khiển hoả tiễn còn vương vãi trên hàng rào phòng thủ, vị trí đặt hoả tiễn ngay tại chùa Tân Cảnh tức phía tây nam căn cứ cách không tới 1Km, nên ngoài tầm chính xác của hỏa tiễn đó là lý do không trúng chiến xa cuả ta, nhưng nó đã làm cho quân ta xuống tinh thần không ít. Tôi vòng phiá nam căn cứ thấy đang huấn luyện chống chiến xa địch nhưng từ HLV trở xuống không ai thấy chiến xa địch bao giờ, và lúc này dàn phòng không của địch đã đến gần căn cứ chúng tôi là người phát hiện đầu tiên, khi địch quân khai hỏa nếu chúng tôi bay cao một chút, hay bay sát lộ thì đã bị hạ rồi, nhưng vì bay sát ngọn cây và xa đường lộ nên thoát nạn. Vị trí phòng không ngay sát căn cứ trong vùng trách nhiệm của SÐ22BB gần trên đường đi Võ Ðịnh nơi đóng quân của LÐ2ND. Lúc này bất cứ ai cũng cảm thấy địch quân sắp sửa dứt điểm Tân Cảnh, nhưng cấp trên cũng vẫn chưa cho không quân chiến lược can thiệp, còn không quân chiến thuật cũng rất hạn chế, khi đánh căn cứ số 6 hay căn cứ số 5, chúng tôi xin không quân chiến thuật còn dễ dàng và dồi dào hơn bây giờ. Lúc đó ta chỉ là cấp đại đội bị vây hãm, còn bây giờ sự an nguy cho cả một Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn và một Trung Ðoàn cộng. Vậy mà cấp trên vẫn thờ ơ. Sức người có hạn hỏi làm sao chống đỡ được đây? Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng đã bắt đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế cuả địch quân di chuyển cả ban ngày, còn ban đêm xe địch quân di chuyển, đèn sáng như trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của anh em SÐ22BB còn vững được. Các dấu hiệu rõ ràng sự xuất hiện cuả SÐ320, SÐ304, SÐ986, các trung đoàn phòng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng ta khôn ngoan một chút thì phải cho BTL/SÐ22BB rút về cố thủ tại Kontum. Tân Cảnh nếu cần chỉ nên để lại một trung đoàn là nhiều, chứ không nên để một BTL/SÐ làm tiền đồn cho Quân Ðoàn, lúc đó quân số mà BTL/SÐ22BB chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung Ðoàn 42 Bộ Binh còn Lữ Ðoàn Nhảy Dù thì Bộ Tổng Tham Mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rõ là địch sẽ dùng một Sư Ðoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong khi SÐ22BB chỉ có một Tiểu Ðoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ BTL. Không có chiến lược hay chiến thuật nào lại xử dụng BTL/SÐ làm tiền đồn bao giờ, một sự bất nhẫn tàn bạo đã phí mạng hàng trăm quân nhân và làm thành làn sóng bất mãn. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được yểm trợ không quân đúng mức nhất là những mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như đoàn xe địch di chuyển ban ngày không bị một lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí phòng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh còn hay mất chỉ còn chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi thật sự là như vậy. Tôi đang ghi chép những vùng địch tập trung, ÐT/TL/SÐ22BB gọi tôi ra chỗ vắng dặn dò (tôi quen ÐT Ðạt khi ông còn là Tỉnh Trưởng Bà Riạ không lần nào xuống Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp thao dượt mà ông lại quên đón chúng tôi vào tư dinh để hàn huyên, tôi thường gọi ông bằng anh, chỉ gọi bằng cấp bậc những khi có mặt người khác) .

- Anh cảm thấy nguy đến nơi rồi, bọn Tây (Cố Vấn Mỹ) mấy hôm nay nó có thái độ rất lạ lùng, chú mày nhớ rằng có chuyện gì phải vào tần số chỉ huy để yểm trợ cho anh.

- Anh nên vào tần số của em dễ làm việc hơn tốt nhất anh nói bên Pháo Binh biệt phái một toán Sĩ Quan Liên Lạc bên cạnh anh, họ sẽ có đủ đặc lệnh Truyền tin để liên lạc với em.

- Ừ như vậy tiện đó, nhớ rằng anh rất cần em khi có biến động.

- Anh cẩn thận em thấy không được yểm trợ đúng mức anh em trong căn cứ có vẻ mất tinh thần. Ông gật đầu tỏ dấu không còn làm gì hơn được. Ông bắt tay tôi thật chặt trước khi chia tay, mắt ông đờ đẫn vì nhiều đêm mất ngủ, chúng tôi trở về căn cứ Võ Ðịnh nhìn cách phòng thủ và tinh thần cuả anh em Mũ Ðỏ tôi an tâm, đặn dò Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực nếu SÐ22BB bị đánh phải gọi tôi dậy ngay, dầu gì tôi cũng chỉ còn Pháo Ðội trên Yankee là có thể bắn cho Tân Cảnh, được đạn dược trên đó còn. Hai Pháo Ðội 105 ở Võ Ðịnh và Non Nước thì mút tầm, có thể xử dụng 155 ở Non Nước. Tôi dặn dò các Pháo Ðội liên hệ, cũng là lúc mà tôi điều khiển tác xạ vào vùng tập trung quân chung quanh Tân Cảnh, hai Pháo Ðội mặc dù mút tầm tôi vẫn cho bắn vào những nơi không qua đầu hay thẳng trục đồng hồ chỉ 0300G vậy mà ÐT Ðạt vẫn còn trên máy, trận Hạ Lào cũng không làm tôi bối rối như trận này.

Ngày 20-4-72 các đơn vị hoạt động chung quanh căn cứ Tân Cảnh ghi nhận địch quân di chuyển đông và tiến dần về Tân Cảnh, hướng tây bắc (DAKTO) có tiếng đoàn chiến xa di chuyển. Khi bay lên vùng này chúng tôi cố gắng tìm dấu vết chiến xa nhưng địch quân không để lộ dấu vết. Như vậy chiến xa địch nếu có cũng ít mà thôi. Ðồng thời ÐÐ2TS/ND cũng làm thịt những toán TSV/PB cũng như những toán tiền thám cuả địch chung quanh căn cứ cuả LÐ2ND (Võ Ðịnh).

- Ngày 21-4-72 các ÐÐ cuả TÐ9ND bắt đầu chạm địch cánh quân trên núi đụng rất nặng, một ÐÐ Trưởng tử thương, TÐP bị thương nặng không sao có thể tản thương được, hai ÐÐND hoạt động hướng tây bắc Tân Cảnh bắt sống được một tù binh trong toán Tiền Sát Viên Pháo Binh. Tù binh khai thuộc SÐ968 và mới từ Bắc vào bổ xung cho đơn vị này, theo kinh nghiệm khi nào TSV/PB tới gần tức là để điều chỉnh Pháo Binh và không bao giờ chúng đi một toán, mất toán này còn toán khác, khi Pháo địch đã hoạt động trúng ta, là thời điểm tấn công cũng bắt đầu, pháo bắt đầu mãnh liệt từ 1800G và lúc 2300G chúng tấn công thăm dò căn cứ, lần này chúng tấn công quy mô hơn, hoả lực vũ bão hơn, vậy mà không quân chiến thuật chỉ yểm trợ có một phi tuần mà thôi, một tiền đồn với cấp Ðại Ðội nếu bị đánh cũng không đến nỗi yểm trợ rời rạc như vậy, từ hôm đó một vị sĩ quan Pháo Binh bên cạnh TL/SÐ22BB bắt đầu liên lạc với TÐ1PB/ND tôi được biết là Ð/U Hưng, Hưng làm việc rất giỏi và rất cẩn trọng.

- Ngày 22-4-72 ban Cố Vấn trốn khỏi Tân Cảnh bằng trực thăng không thông báo cho BTL/SÐ22BB biết, tuy nhiên mọi người đều biết trước vì đang đêm 2400G ban Cố Vấn đánh dấu bãi đáp, trong lúc địch đang pháo mạnh, ban ngày lúc địch pháo cũng như tấn công mạnh đã thấy họ dọn bãi đáp cho trực thăng ngay sát phòng Cố Vấn, một vài sĩ quan có đề nghị với ÐT/TL không cho Cố Vấn đi, nhưng ông cười và đáp ngắn gọn (cho họ đi) nhờ vậy toán Cố Vấn ra đi an toàn, từ lúc đó địch quân đánh mạnh, cường độ Pháo cũng gia tăng. Hướng tấn công chính là ngay cổng chính tức là hướng từ phố Tân Cảnh, có tiếng xe tăng từ hướng Dakto chạy về, và xe tăng địch khởi sự bắn đại bác không giật và đại liên vào căn cứ, anh em trong căn cứ cố gắng mở hàng rào từ phía nhà của Cố Vấn để băng sang Phi Trường Phượng Hoàng, hy vọng bắt tay với TÐ9ND, toán Công Binh do đích thân vị Tiểu Ðoàn Trưởng Công Binh chỉ huy phá hàng rào cũng đành bó tay vì hàng rào được làm bằng thùng xăng 200 lít nhồi đất và gài mìn dầy đặc cộng với kẽm gai, các cột kẽm gai được đúc bằng xi măng rất kiên cố, về sau phải xin Không Quân oanh tạc mở đường, nhưng phòng không của địch quá mạnh, máy bay không sao xuống thấp được.

- Ngày 23-4-1972 tức là ngày chủ nhật, Pleiku hay Sài Gòn giờ này có thể trời đang đẹp 1000G không Quân mới giúp mở được hàng rào có thể rút sang phi trường, tuy vậy muốn băng qua được cũng vẫn còn rất khó khăn, lúc này TÐ9ND cũng bị tấn công mạnh, bốn đại đội tác chiến đều ở ngoài nên BCH/TÐ không có khả năng tiếp cứu, 1300G thiết giáp hạng nhẹ của địch không một chiếc nào bị thương vào tới cột cờ, nhưng địch không có tùng thiết cho nên thiết giáp nằm tại đó, quân ta vẫn cứ chạy qua mặt thiết giáp ra phiá hàng rào đã phá. Hưng liên lạc cho tôi cho biết anh và Ðại Tá TL/SÐ22BB ra tới hàng rào, lúc đó ÐT/TL giật lấy máy.

- 11 (chỉ danh cuả tôi) đây 01 (chỉ danh cuả ÐT/TL/SÐ22BB. Nguy rồi 11 anh bắn ngay vào sân cờ thiết giáp nó vào sân cờ rồi.

- 01 đây 11 tôi thi hành ngay.

-11 đây 01 anh tiếp tục cho bắn như vậy may ra tôi có thể gặp Cửu Long (TÐ9ND) được, khoảng 2 phút sau tôi nhận được Hưng gọi.

-11 đây Hồng Hà gọi ............... 01 theo ông Bắc Bình rồi.

Tôi hiểu Hưng muốn nói gì nhưng tôi cũng cứ hỏi lại.

- Hồng Hà đây 11 anh nói gì lập lại.

-11 dây Hồng Hà tôi nói .......... 01 theo ông Bảo rồi.

- Hồng Hà đây 11, anh cố gắng mang 01 sang Cửu Long được không.

- Không được vì xe tăng nó bắn nên kẽm gai quấn chặt lấy ông ấy rồi, tôi cố gỡ ra nhưng không ai có kềm cắt kẽm gai cả. Giọng Hưng yếu hẳn đi tôi nghe rõ tiêng nổ chát chúa và tôi hoàn toàn mất liên lạc từ lúc 1410G ngày 23-4-72. Cho tới giờ phút này cuối tháng 4-97 tức 25 năm sau từc 1/4 thế kỷ, thương nhớ ngày Tân Cảnh thất thủ, chỗ Ðại Tá Ðạt và Hưng nằm xuống tại đâu, chỗ nào tôi vẫn còn nhớ, cỏ cây dù có che lấp hình hài các anh nhưng tôi không sao quên được chỗ nằm của các anh những anh hùng của SÐ22BB, tôi biết các anh nằm xuống mà không sao nhắm mắt được./.

Image


--------------------------------------------------------------------------------


Bùi Ðức Lạc

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Kính gửi Các Anh - Các Bạn - Cựu Học Sinh Hồ Ngọc Cẩn , thân mến ....
Cuộc đời như một giấc mơ , mà giấc mơ chả đến hai lần bao giờ ! Nưả thế kỷ về trước ( 50 nghe còn ok - chứ nói nưả thế kỷ nghe mà rùng mình .... nhưng thật là vậy đó .....) chúng ta chỉ là những người trẻ tuổi - dưới tuổi vị Thành Niên - Tuổi cấm nghe chuyện Người lớn ..... chúng ta trong sáng và hồn nhiên , sau 50 năm sau , bao vật đổi sao dời ....có những người bạn đã ra đi rất trẻ ....có những người bạn chưa biết Yêu và chưa được yêu , đã phải nằm xuống ....Nay tóc ta đã trắng , tay đã run , chân đã mỏi ..... bao nhiêu thăng trầm cuả thế sự , bao nhiêu đảo điên cuả tình người ..... Vì hai chữ TỰ DO .... ta lưu lạc nơi xứ người , vì cuộc sống .... vì miếng cơm manh áo ta đã phải vươn lên , và chấp nhận đủ mọi ngành nghề ....Sau một thời gian cũng khá dài .... cuộc sống đã tạm ổn định , con cái đã trưởng thành .....tuổi già đã đến , bây giờ trong chúng ta ai cũng thành Bà thành Ông , rồi đến thành các Cụ .... Chả ai gọi chúng ta là các anh các chị , các em nưã ....Chúng ta đã đến tuổi sắp đi vào Thiên Thu ..... niềm vui lành mạnh còn lại duy nhất bây giờ là được nói cho nhau nghe về những kỷ niệm ngày xưa , kỷ niệm cuả thời mới lớn ...chập chững vào đời với những mộng mơ , những bài thơ tình chép vội cuả mấy cô .... hay những ngày rời mái trường Đại Học để Trình Diện Quân Ngũ , tòng chinh lên đường bảo vệ non sông cuả các anh ? Khi đã nói đến kỷ niệm , thường thì buồn nhiều hơn vui ....ngày vui thì qua mau , chuyện buồn nhớ mãi ....ai trong chúng ta không có kỷ niệm ? Kỷ niệm nằm trong quá khứ - không có một sức mạnh nào khiến ta chốn chạy được quá khứ , vì thế Diễn Đàn được thành lập , mục đích để chúng ta - các anh các chị cựu Học Sinh tìm về với nhau , gặp lai nhau mừng mừng tủi tuỉ sau bao nhiêu năm xa cách , từ ngày rời ghế nhà trường ... tưởng chừng như không bao giờ gặp lại ....gặp lại nhau đây , ta Ôn Cố Tri Tân ....Nếu chưa quen , chúng ta chào nhau .... và làm quen nhau , cũng đâu có muộn màng gì , phải không ?? Ngoài ra D/Đ còn là nơi " Thông Tin Công Cộng " hay một " Phòng Đọc Sách Xã Hội " post lên đây những câu chuyện , những bài viết , những bản nhạc xưa và nay , để chúng ta suy gẫm , lắng nghe .....một phút tìm về Quá khứ .....
Khánh Vàng mong những ai đó hiểu được ý nghiã cuả hai chữ Quá Khứ và Kỷ Niệm cùng mục đích cuả Diễn Đàn . Khánh Vàng rất trân trọng tình Bằng Hữu cuả các Anh HNC - đã cho phép KV nói riêng và các chị em bạn gái khác đến sân trường các anh , vui chơi và góp tiếng nói ....Nếu có điều chi thất thố , KV xin chân thành xin được tha lỗi . Mọi lời nói cũng như bút tích cuả Kv - thì chính cá nhân KV chiụ trách nhiệm ..... chứ không dính dáng chi đến trường học cuả KV - vì họ không phải là Âm Bản cuả Khánh Vàng . Kính .
TB : Xin gửi đến Anh Khiêu Long - một vòng Hoa chiến thắng , anh đã vì bạn bè mà đành đưa lưng cho chúng đánh . Trong những lúc hoạn nạn mới biết tình bạn bè , đồng đội ,Cám ơn anh nhiều đã cho nghe lại bài " người ở lại Charlie " Mỗi lần nghe là mỗi lần ưá nước mắt khóc , những tưởng mình già rồi .... đời nhiều chai đá , không còn nước mắt , nhưng ai dè đâu trái tim vẫn còn thổn thức .... và nước mắt vẫn còn để chảy dài trên đôi má dăn deo ...Cám ơn anh Phu De - Tuyetlanh - A- Hia đã post những bài văn - truyện ngắn - để sống lại những ngày Tháng Tư Đen

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Xin được gởi lời cám ơn đến quý chị LVD: Chị Khánh Vân, Chị Đậu Đỏ, Chị Đặng Mỹ, Chị Mai Đào, Chị Dạ Hương và một số chị khác đã yểm trợ tụi tui từ ngày đầu.
Thật đúng với câu: Tiền Tuyến, Hậu Phương sát cánh
Hoan hô tinh thần HNC& LVD
Xin cám ơn quý chị lần nữa

Kỳ nầy phải tặng huy chương to bằng miếng thuốc dán Salonpas cho Sư Huynh 6 Lòng với thanh kiếm Ỷ Thiên
PD

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Viết để Tưởng Niệm một người anh - một ngư

Post by KhanhVan »

Chời ơi ! Ở đâu mà Anh Sáu còn giữ được cái Bao thư Quân Đội đó ? KV không tin ở mắt mình ? Quân Thư đó sao ? Nào là đại Đội - Tiểu Đoàn , rồi KBC.... Đã bao nhiêu năm không nhìn thấy nó rồi nhỉ ???phải từ năm 1970 - cái năm KV đi lấy chồng - Lấy chồng thế là hết ! Hết những lá thư từ chiến trận gửi về cho người Em Gái nho nhỏ .... KV đã theo chồng đi đến các phi trường xa - xa thành phố hoa lệ - nhưng cũng vẫn an toàn - và bình yên - chỉ có đêm đêm ánh Hoả châu soi sáng cà môt góc trời - và tiếng đại bác xa xa vọng về ... Khi còn là Nữ Sinh LVD - biết bao anh Chiến Sĩ đã đến đón em gái ở cổng trường . Tan học ra , chân sáo bước theo bạn , không biết rằng ai đó đứng bên kia đường .... rồi Trung Hương -( hiện nay đang ở Cali ) nhỏ bạn cùng xóm kéo tay lại - nói nhỏ : Bên kia đường Nhẩy Dù , bên này TQLC .. mày muốn chết hả KV ? Khánh Vàng đứng sựng lại , hết hồn - không dám nhìn - nghe thế là cả hai đưá chui trở lại vào trường , chuồn ngõ sau - qua nhà Lân Đầu Bạc - đi trong hẻm mà về .... vì thân này ví xẻ làm hai ? KV khổ tâm lắm chứ - nào có ai hay cho ? Tuy em gái Hậu Phương đã tuyên bố có người yêu là Không Quần .... mà mấy anh Chiến Sĩ cứ đòi nhận làm em gái thì biết làm sao ? chui ra khỏi con kẻm hàng keo , băng qua đường Chi Lăng để về Hoàng Hoa Thám , thì Hoan ở đâu lái xe đến ... cu cậu đi học về , Hoan ngừng xe Honda ... Trời ơi quí nhơn phù hộ - Bèn ca với Hoan : Hoan ơi làm ơn chở KV về lẹ đi ... có chuyện gấp - nguy hiển lắm ! Nhỏ Trung Hương vui vẻ đi bộ tiếp để KV về trước ....Rồi một ngày , KV còn nhớ như in ngày hôm qua , lá thư từ " Cái Răng " gửi về cuả một TQLC - Anh viết : Cái Răng là nơi anh đang đóng quân , chứ không phải cái răng cuả Anh đâu , và quà anh gửi về là một quả " Măng Cụt " , có lẽ đang là muà trái Măng Cụt .. ..Anh trách KV không " dễ thương " chút nào , Anh biết KV đã có người yêu ( Điều Đặc biệt KV không dấu ai cả .... KV tuyên bố đã có người yêu .... chúng ta chỉ là bạn - là anh em - không hơn kém ....) chiến trận ngày một sôi bỏng , một lần ra đi chưa chắc trở về .... Anh đòi " mi " trên Má cô em , KV giận dữ quát tháo om xòm - bạn gái KV là Thái ( hiện nay ở Mỹ ) nhỏ này vui vẻ chià má cho anh Hôn .... thấy không Thái dễ thương hơn em nhiều ? KVàng chỉ cái chân mình .... bào : Nè anh muốn hôn thì hôn đi ! Ôi kênh kiệu - ngạo mạn - là Khánh Vàng ? KV đã từng coi Trời bằng Vung - đã phách lối và mất dậy không tả ....Thế nhưng anh và các bạn anh chả ai giận gì ? Có lẽ họ tội nghiệp cho KV - con bé luôn kiêu ngạo , không biết đời là gì ? Đến khi KV đi lấy chồng - Được thiệp cưới - cũng may lúc này anh đã vể dậy ở Trung Tâm Huấn Luyện TQLC ( Thủ Đức ) anh và Anh Tấn đến lo đám cưới cho KV - Nào chở bánh đến CLB Huỳnh Hưũ Bạc - Nào chở các cô bạn gái LVD đến ..... Anh Lo cho KV đích thực một người anh trai lo cho em gái đi lấy chồng .....Rồi được tin anh chuyển sang Nhẩy Dù , vì anh bảo dậy ở Trung Tâm boring quá !
Một ngày 72 - tại chợ Gò Găng - Phù Cát - vô tình KV gặp lại anh Sơn - Anh Hoà TQLC - vưà rút quân về từ Bồng Sơn - cho hay Anh đã nằm lại ở Cam Lộ - Đông Hà . Buổi chiều hôm đó KV tâm sự cùng chồng - KV tiếc là đã không cho anh Hôn trên má - và ước phaỉ chi anh chưa chết - KV có thể sẽ hôn lại anh bây giờ ? Ôi tất cả đã muộn màng - mà người ta chỉ trân quý những kỷ niệm , những gì khống với tới ... những gì đã mất ..... Suốt cuộc đời còn lại , KVàng không bao giờ quên được Anh , và các bạn anh ... những người bạn đã chết , và những người còn sống , họ là những mảnh vụn tâm tình kết lại thành quá khứ cuả Kv , bây giờ KV ưu ái - vuốt ve kỷ niệm và mang kỷ niệm song hành với cuộc đời .... sống những còn lại nơi xứ người , nhưng tâm tư vẫn triũ nặng một trời Việt Nam yêu dấu !.....

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image
Thank You Khánh Vân !!!

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Cám ơn Anh Sáu nhe ! Em gái đây ....
Ngày xưa em gái tuy ăn chơi vung vít , con giai vây quanh đầy - gạt ra không hết - Nhưng em gái " cổ lỗ xĩ " , quan niệm " cứng ngắc , khó khăn " bảo thủ một cây - " nam nữ thụ thụ bất thân" em gái thuộc nằm lòng , vì em gái nghĩ mỉnh là con giai - nên thích đấm đá - nói năng vung xích chó - cười thoải mái - sằng sặch như xe xích lô máy nổ - chà có tí gì thục nữ - dịu dàng - nên anh nào nói tiếng yêu em .... hay giở trò tán tỉnh ... em gái sợ khiếp viá , chơi trò tàn hình biến mất ..... trên xa lộ .

Nghĩ lại những chuyện ngày xưa - Em gái thấy mình - có lỗi nhiều với bạn bè , những chuyện làm không giống ai , nên muốn làm lại .... nếu có thể , thành ra phải đi tìm lại những bạn xưa có thể .... để một lần nói câu : xin lỗi - cho lòng bớt băn khoăn thế thôi .

Ngày xưa không cho anh Mẫn hôn trên má ! nhưng ngày nay em gái dám ôm anh Sáu hôn trên má anh Sáu - trước mặt mọi người - ngay cả trước mặt OX - có gì đâu một nụ hôn giao hữu phải không ? Nụ hôn - cái hôn - tự nó không có tội lỗi chi hết .... Nó chỉ có " tội " nếu ta có " ý niệm xấu trong đó " phải không ?? Cho nên bên Phật Pháp - tiêu trừ được Ý Niệm là ta thành Thánh rồi đó . Một lần nưã KV cám ơn anh Sáu - anh Năng - và các anh khác , nhất là ai đã giúp KV sưả lại mấy tấm hình cho ngay thẳng ? Có phải anh Bùi Toàn không ??? Cám ơn anh nhe .
KISS ANH SÁU nè ! bye.

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Image


Anh Sáu rủ mấy anh qua quán càphê Gà nhậu chơi .... hôm nay thứ 7 mà ! Em gái đi bơi về tối gặp lại nhe .....

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

KhanhVan wrote:Cám ơn Anh Sáu nhe ! Em gái đây ....

Ngày xưa không cho anh Mẫn hôn trên má ! nhưng ngày nay em gái dám ôm anh Sáu hôn trên má anh Sáu - trước mặt mọi người - ngay cả trước mặt OX - có gì đâu một nụ hôn giao hữu phải không ? Nụ hôn - cái hôn - tự nó không có tội lỗi chi hết .... Nó chỉ có " tội " nếu ta có " ý niệm xấu trong đó " phải không ?? Cho nên bên Phật Pháp - tiêu trừ được Ý Niệm là ta thành Thánh rồi đó . Một lần nưã KV cám ơn anh Sáu - anh Năng - và các anh khác , nhất là ai đã giúp KV sưả lại mấy tấm hình cho ngay thẳng ? Có phải anh Bùi Toàn không ??? Cám ơn anh nhe .
KISS ANH SÁU nè ! bye.
OOPS!!!OOPS !!!!!! OOPS !!!!!Ới Khánh Vân ! Ới Em Gái!!!!!Thank again !!! Un Break My Heart !!!! :lol: :lol: :lol: Ha....Ha....Ha....

UN BREAK MY HEART Image


Toni Braxton

Don't leave me in all this pain
Don't leave me out in the rain
Come back and bring back my smile
Come and take these tears away
I need your arms to hold me now
The nights are so unkind
Bring back those nights when I held you beside me


Un-break my heart
Say you'll love me again
Undo this hurt you caused
When you walked out the door
And walked outta my life
Un-cry these tears
I cried so many nights
Un-break my heart
My heart


Take back that sad word good-bye
Bring back the joy to my life
Don't leave me here with these tears
Come and kiss this pain away
I can't forget the day you left
Time is so unkind
And life is so cruel without you here beside me


Don't leave me in all this pain
Don't leave me out in the rain
Bring back the nights when I held you beside me


Un-break my heart
Come back and say you love me
Un-break my heart
Sweet darlin'
Without you I just can't go on
Can't go on [/center]
Last edited by khieulong on Sun Mar 20, 2005 6:30 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn

Post by linhgia »

Thà Chết Không Chịu Hàng Giặc
Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn
và Căn Cứ Chiến Lược Tuyên Nhơn

--------------------------------------------------------------------------------


Căn Cứ Tuyên Nhơn.
Kể từ giữa năm 1974, người lính Mỹ đã là một hình ảnh xa mờ trên chiến trường Việt Nam. Riêng Hải Quân Việt Nam, như hoàn cảnh chung của Quân Đội, sự thiếu hụt về tiếp liệu, cơ phận thay thế là lẽ đương nhiên, nhưng bờ biển Việt Nam vẫn được các chiến hạm, chiến đĩnh ngày đêm đan kín. Việc tiếp tế của Hànội cho cộng sản miền Nam chỉ còn trông vào đường bộ : đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường huyết mạch của cộng sản chạy dọc theo mé Tây của dãy Trường Sơn, nằm trên đất Lào, vào sâu tận biên giới Miên Việt . Từ đó, từ Mỏ Vẹt, và dọc theo biên giới Việt Miên, nhất là xuôi theo 2 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây thâm nhập qua các sông lạch chằng chịt vào đồng bằng Cữu Long.


Hai con sông Vàm Cỏ chạy xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ở ngay phía Tây Nam Sàigòn. Một giải đất trù phú trong vòng tay 2 con sông ấy là các điểm chiến lược có ảnh hưởng đến sự an nguy của Sàigòn: Quốc Lộ 4, cầu Bến Lức, cầu Long An, nhất là các con kinh song song nhau theo hướng Đông Tây, là mạch máu nối liền với sông Tiền, sông Hậu. Một con kinh đã đi vào lịch sử của cuộc chiến Việt Nam, ít nhất là ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến : kinh Đồng Tiến. Kinh Đồng Tiến, bắt đầu từ ngã ba chợ Tuyên Nhơn, ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây. Trước đây, Quận Tuyên Nhơn đóng tại ngã ba này. Sau vì áp lực quá mạnh của địch, Quận Tuyên Nhơn, Chi Khu Tuyên Nhơn và cả đơn vị Pháo Binh 105 ly cùng di chuyển vào nắm sát bên cạnh Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn.

Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn, nằm ở bờ Nam kinh Đồng Tiến, cách ngã ba chợ Tuyên Nhơn độ 3 cây số. Trước mặt là bờ kinh, làm bãi ủi cho các chiến đĩnh. Mặt kinh rộng độ 100 thước. Bên kia bờ, bờ Bắc là một bức tường đất cao, trên đó một hàng rào sắt, kết lại bằng các mặt lưới chống B.40. Ngoài hàng rào là la liệt những ổ mìn do Đội Tác Chiến Điện Tử thiết trí. Vì từ hàng rào này chạy suốt về hướng Bắc là một rừng cây đước âm u, nơi xuất phát của các cánh quân cộng sản từ biên giới Miên tiến về, với chằng chịt những con lạch nhỏ. Tại bãi mìn này là nơi mà các cán binh cộng sản lần lượt bỏ xác lại không thể nào đếm xuể. Căn cứ Tuyên Nhơn, chạy dọc theo mé kinh, bờ Nam, dài độ 200 thước, rộng không quá 100 thước. Phía mặt và phía sau căn cứ cũng dầy đặc một bãi mìn. Sát ngang hàng rào, phía tay trái là sân đáp trực thăng, và sau đó Quận Đường Tuyên Nhơn. Nơi đồn trú của Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1, gồm Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn và Giang Đoàn 64 Tuần Thám. Đây là cái gai khó nuốt của cộng sản, là trở ngại chết người trên con đường huyết mạch của địch.

Vào thời gian cuối của cuộc chiến, lực lượng mạnh mẽ của Việt Cộng tại vùng này là Đoàn 232, có nhiệm vụ san phẳng vùng này, cắt đứt Quốc Lọâ 4, để làm bàn đạp đưa quân và đồ tiếp liệu tư biên giới Vệt Miên về Vùng IV Chiến Thuật. Chúng đã cố sức nhiều lần muốn san phẳng Căn cứ Tuyên Nhơn, nhưng, dù rất nhiều lần tấn công tàn bạo, Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn vẫn còn đó. Sau đây là những trận đánh tiêu biểu trong thời gian ấy.

Những Trận Thư Hùng Ác Liệt
Đêm 6 tháng 12 năm 1974, một Trung Đoàn Cộng sản Bắc Việt đã tràn ngập khu này, san phẳng các đồn bót, chiếm chợ Tuyên Nhơn chúng dùng hỏa tiển 122 ly pháo như mưa vào Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn trước khi cho bộ binh tấn công. Dưới cơn mưa pháo, các mái nhà trong căn cứ đều bay hết, nhưng Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn đứng vững. Mọi quân nhân và gia đình binh sĩ được ở cả dưới hầm. Chi Khu Tuyên Nhơn, nằm sát căn cứ cũng vẫn còn đó. Xác địch nằm la liệt bên hàng rào đơn vị.

Đêm hôm sau, 7 tháng 12 năm 1974, địch lại tấn công tàn bạo hơn. Căn cứ Hải Quân và Chi Khu Tuyên Nhơn vẫn chống trả mãnh liệt. Địch lại phải rút, bỏ lại 12 xác chưa kịp đem đi. Để giải tỏa áp lực địch, Sư Đoàn 9 Bộ Binh mở cuộc hành quân chận đường tiến quân của địch. Ngày 11 tháng 12 năm 1974, bộ binh được trực thăng vận đến. Một Đại đội Trinh sát, khi sắp sửa đáp xuống sân bay, chiếc Chinook bị bắn rơi bằng hỏa tiển SA.7. Chiếc trực thăng bốc cháy, và cả Đại đội Trinh sát hầu như rất ít người sống sót. Chiếc trực thăng rơi xuống như một khối lửa, trước sự chứng kiến của toàn thể thủy thủ đoàn trên các chiến đĩnh nằm tản mát trên mặt kinh. Sau trạân thư hùng này, mặt trận Tuyên Nhơn có phần lắng dịu. Sự lắng dịu của đợi chờ, và đón nhận những trận thư hùng khác ác liệt hơn.

Ngày đó cũng không xa. Đó là ngày 26 tháng 3 năm 1975, một cuộc tấn công quy mô hơn, tàn bạo hơn và cũng liều lĩnh hơn đã được diễn ra tại vòng rào Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn.

Như một định mệnh khắc nghiệt, một thử thách lạ lùng, trong các đụng độ trên, cũng như cuộc thư hùng ác liệt hôm 26 tháng 3 năm 1975, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Đặc Nhiệm214.1, HQ. Thiếu Tá Đoàn Quang Vũ hoặc đi hội, hoặc đi phép, cả căn cứ gồm 2 Giang Đoàn 43 Ngăn Chận, và 64 Tuần Thám, chỉ có HQ. Thiếu Tá Lê Anh Tuấn là sĩ quan thâm niên hiện diện. Chính Thiếu Tá Tuấn đã lần lượt phải gồng mình chống lại các cuộc tấn công này. Cuộc thư hùng thật khốc liệt,trận địa, sau một đêm tốc chiến, xác địch ngổn ngang, chồng lớp. Sau trận này, Tuấn có mặt tại Sàigòn, và sau đây là cuộc đụng độ ác liệt được viết lại theo lời kể cuả "Người Hùng Tuyên Nhơn", như sau :

" HQ. Đại Tá Nguyễn Văn Thông, Tư Lệnh Lực Lượng Trung Ương vị chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tá Tuấn, sau lần thanh tra, nhắc "các cậu phải cẩn thận tối đa nghe". Rồi Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tư Lệnh Hạm Đội Đặc Nhiệm 21, chỉ huy tất cả các lực lượng trong sông ở Vùng IV cũng như các căn cứ trong vùng, cũng nhắc : "cẩn thận nghe Tuấn..." Tuấn chỉ "Dạ" rồi nhìn lên tấm bản đồ trong phòng Hành Quân. Các vị trí phản pháo đã sẵn. Các điểm hỏa lực cũng được bố trí thật chu đáo. Có điều Tuấn lo là tình trạng căng thẳng kéo dài quá lâu sợ tinh thần anh em nản và lơ là. Vì thế, giữa cái lo cực độ, Tuấn phải làm ra vẻ cười đùa. Buổi chiều Tuấn hay uống bia. Đôi khi Tuấn đem chai bia Quân Tiếp Vụ ra ụ súng uống với lính.

Hai giờ sáng, Tuấn vẫn còn thức, chăm chú trên các trang sách của cuốn Công Pháp Quốc Tế. Tuấn gập sách lại, đi tiểu, rồi đi một vòng căn cứ, luồn trong các đường hầm. Cùng lúc ấy Tuấn gọi cho các chiến đĩnh đang tuần tiễu, phân tán, phải sẵn sàng theo kế hoạch đã ấn định. Tuấn đứng trên nóc lô cốt chính nhìn ra bốn phía. Những hàng đèn vàng èo uột lấp loáng qua những hàng kẽm gai. Gió từ mặt kinh thổi mát. Mặt kinh vẫn phẳng lặng. Không hiểu sao Tuấn thấy rờn rợn. Tuấn định thần lại và sao thấy thiếu hẳn tiếng vạc bay qua bầu trời. Tuấn cho đèn pha chiếu ra hàng rào ở mặt trước căn cứ. Ánh sáng vừa loé lên, Tuấn thấy ở ngoài hàng rào, lính cộng sản lô nhô, tức thì từng tràng đạn bùng lên từ hai phía.

Ngay lúc ấy, hỏa lực của ta tại các ụ súng phản pháo ngay. Các chiến đĩnh tản mác trên mặt kinh được tức tốc chạy về. Địch đã đen kịt ở hàng rào trước mặt căn cứ bên kia sông. Chúng như đàn chó đói, không sợ chết, đang muốn vượt rào lội qua kinh để cướp tàu và áp đảo căn cứ. Các khẩu đại bác trên các chiến đĩnh bình tĩnh đan chéo những lằn đạn. Xác địch rụng xuống như sung. Đợt xung phong của chúng tạm ngừng. Trận địa bỗng yên lặng ghê rợn. Rồi một loạt hỏa tiển 122 ly, có lẽ từ chợ Tuyên Nhơn, câu vô, rất chính xác, nổ tung trên căn cứ và cả mặt trước dưới lòng kinh. Các chiến đĩnh vội tản ra để tránh pháo. Pháo ngưng. Lại một đợt xung phong khác ở sau hàng rào bên kia bờ đất sát con kinh. Chúng lại ào ào muốn lội qua kinh. Súng ở các ụ súng từ ven bờ kinh, trên căn cứ bắn ra như mưa. Một số địch quân đã qua được bên này kinh, bờ Nam, dùng bộc phá cắt đứt hàng rào. Tất cả diễn tiến ác liệt nói trên Tuấn đều báo cáo đầy đủ. Trời đã gần sáng. Địch đã khá đông ở ngoài hàng rào, đồng loạt hô xung phong. Đúng lúc ấy, loạt mìn đĩa, hướng ra sông nổ bùng. Từng xác người bay lên, rồi im bặt. Mặt trận lắng lại như qua một cơn mê. Trời đã sáng. Mặt kinh phẳng lặng. Các chiến đĩnh lần lượt quay về căn cứ. Tuấn cầm máy báo cáo lên thượng cấp: "Địch đã rút. Xác địch nằm đầy ngoài hàng rào".

Vào khoảng 11 giờ trưa, 27 tháng 3 năm 1975, chiếc trực thăng đáp xuống. Thượng cấp là HQ Đại Tá Nguyễn Văn Thông, và Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng. Trận địa vẫn ngổn ngang xác địch và âm ỷ khói than. Ngoài một số vũ khí vừa thu nhặt lại, còn rất nhiều xác địch nằm ở hàng rào mặt tiền đơn vị, cũng như ở gần bên kia hàng rào, phía bờ Bắc con kinh.

Kết quả của cuộc phản công này của căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn, đã làm địch khiếp vía và tất nhiên tràn ngập căm thù. Bên ta , hơn 30 chiến sĩ tử trận và bị thương. Tuấn, HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, được Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Vùng IV Chiến Thuật, nhiệt liệt ngợi khen, và đề nghị thăng cấp Trung Tá tại mặt trận. Nhưng phải chăng đó cũng là niềm vinh quang báo trước sự bất hạnh của một người anh hùng, đôi bên chẳng đội trời chung.

Xác địch được vứt lên GMC, đem đi chôn tập thể. Một số xác địch chìm dưới lòng kinh, mấy hôm sau mới nổi lên trôi đi, trôi lại trên khúc sông này. Chợ Tuyên Nhơn cách căn cứ 3 cây số. Một số dân còn ở lại, nhìn xác địch nỗi trôi mà bàn tán, lắc đầu. Đồng thời tên Lê Anh Tuấn khét tiếng khắp vùng.

Phút Cuối Của Một Kẻ Anh Hùng
Tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, vào các ngày chót của cuộc chiến nơi đồn trú của Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1 vẫn sinh hoạt đều hòa, bình tĩnh. Mặc dù, gần một nửa chiến đĩnh đã bất khiển dụng, một phần là trúng đạn pháo kích của địch, một phần là các cơ phận thay thế đã không còn. Chiến đĩnh nằm gác mũi vào bờ như những lô cốt tiền sát. Qua tin tình báo và qua sự phát hiện tình cờ của dân, đại quân của địch dù không "nuốt" được căn cứ Tuyên Nhơn, cũng đã tràn từ biên giới Việt Miên về. Các đồn bót phía Bắc kinh Đồng Tiến đã bị tràn ngập. Bên kia sông Vàm Cỏ Đông, Công Trường 7 của địch đã ào ạt từ Mỏ Vẹt, Đồng Tháp Mười đã tiến qua kinh Ngang, đang áp đảo phía Bắc con kinh Thủ Thừa, nối liền hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Địch im lặng như thầm nhủ: "Để đó, rồi mầy sẽ biết tay tao".

Lúc ấy, Sàigòn đã ở vào giai đoạn chót của cuộc chiến. Mặt trận Xuân Lộc, là một biểu lộ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cửa ngõ của Sàigòn, đã vỡ. Chính trị rối ren. Dân chúng Thủ Đô đã bắt đầu rối loạn. Nhưng cả Vùng IV vẫn còn yên. Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn bình thản đợi chờ một cuộc thư hùng khác. Nhưng không, tất cả vẫn thật là êm ả dù áp lực của địch mỗi lúc mỗi khép lại dần, mỗi lúc mỗi thấy khốc liệt. Aùnh mắt của dân trên các con đò qua lại, như có điều gì lo âu, e ngại. Các mặt trận khác mỗi lúc mỗi vỡ. Tới tối ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tư Lệnh Phó Lực Lượng Trung Ương, HQ. Đại Tá Vũ Xuân An gọi cho HQ. Thiếu Tá Lê Anh Tuấn : "Bằng mọi cách phải đưa đơn vị rời Tuyên Nhơn". Cùng lúc này, Đại tá An cho Tuấn hay là "Quân Đội mình đã rã ngũ", Tuấn liên lạc lại với HQ. Thiếu Tá Phạm Văn Tạo, Chỉ Huy Phó Liên Đoàn Đặc Nhiệm có mặt tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, để được xác nhận: Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sàigòn và Hạm Đội đã ra đi."

Trước hoàn cảnh này, Tuấn, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, đã họp các sĩ quan và các thuyền trưởng lại, tại hầm chỉ huy, và tuyên bố : "Nhân danh Tư Lệnh Hải Quân, tôi tuyên bố giải nhiệm các đơn vị trong vùng trách nhiệm... Mình phải ra khỏi đây, về Bến Lức, hoặc xuôi ra biển". Để có thì giờ thu xếp cuộc lui quân, đơn vị vẫn sinh hoạt điều hòa, các vọng canh vẫn cẩn mật.

Sáng hôm sau 30 tháng 4 năm 1975 căn cứ Tuyên Nhơn vẫn như thường. Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa vẫn phấp phới trên cột cờ giữa sân đơn vị. Tất cả quân nhân các cấp toàn căn cứ và thân nhân kể cả đàn bà và trẻ nhỏ độ 250 người, các chiến đĩnh còn hoạt động được của cả 2 Giang Đoàn 64 Tuần Thám và Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn là 23 chiếc. Mọi sửa soạn để ra đi rất bình tĩnh, và chu đáo. Vì thế, lúc gần trưa 30 tháng 4 năm 1975, khi Đại Tướng Dương Văn Minh, TổngThống Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố : "Tôi yêu cầu anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. ", thì căn cứ Tuyên Nhơn đã sắp sửa hoàn tất để lên đường. Tuân theo chỉ thị nói trên, tất cả các chiến đĩnh của căn cứ đều cắm một mãnh vải trắng trên cần ăng ten, nhưng Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa vẫn bay phất phới ở sau lái tàu.

Mọi người xuống tàu vào lúc 5 giờ chiều. Trên bờ lính bộ binh, ở ngoài hàng rào đơn vị đứng đầy. Họ ngơ ngác, cổi áo, buông súng, nhìn theo. Trong đám người ấy cũng có các cán binh cộng sản đội nón cối.... Đoàn tàu đi rất chậm. Chiếc HQ 7773 do Trung Sĩ vận chuyển Nguyễn Văn Lực, đi sau cùng. Chỉ độ nửa giờ đoàn tàu đã ra tới ngã ba kinh Đồng Tiến và sông Vàm Cỏ Tây, rẽ mặt, xuôi theo con nước, đi về phía hạ giòng. Theo anh Lực nói lại : "Tàu tiến thận trọng, lịnh ra là không được khai hỏa, nhưng phải sẵn sàng. Mà, lạ lắm, trước đây ở miệt này, khi đi tuần chỉ thấy bờ sông tối om. Sao mà hôm nay ở hai bên bờ, nhất là bên phía mặt , có nghiã là vùng đất phía Nam căn cứ Tuyên Nhơn, đèn đóm ở đâu mà trùng điệp như sao xa". Vẫn theo lời anh Lực kể : "Ông Tuấn dặn rất kỹ cố rời căn cứ, nếu không đến Bến Lức được thì ra biển. Trên các chiến đĩnh đồ ăn đem đủ cho 2 đến 3 tuần."

Bỗng trên hệ thống âm thoại chỉ huy, có tiếng nói của địch xen vào rất rành rẽ : "Các anh hãy buông súng xuống, lần lượt từng chiếc một ủi bãi vào bờ bên trái". Đoàn tàu khựng lại một chút và được lệnh cứ tiến. Tiếng nói của địch rõ hơn : "Các anh hãy nghe lệnh của Quân Đội Giải Phóng, buông súng và ủi bãi, từng chiếc một". Đoàn tàu cứ đi. Rồi một trái đạn bùng lên, xanh lè ở phía trước đoàn tàu, và tôi nghe trên máy, (lời anh Lực), số 1 của 43 đã chết". Đoàn tàu như không còn linh hồn nữa, chùng lại. Tiếng lệnh của địch lại vang lên. Tàu tôi, chiếc 7773, đi sau chót, sát bờ bên phải, thấy xe tăng Việt Cộng đen ngòm lội ở phía sau tàu, đang hướng đại bác vào tàu mình. Thế là đoàn tàu lần lượt ghé mũi vào bờ bên trái con sông Vàm Cỏ Tây, dưới ánh đèn pin ra lệnh của địch. Lúc ấy, lúc ông Tuấn tự tử chết bằng súng Colt, vào khoảng 12 giờ đêm ngày 30/4/1975. Ông Tuấn tự tử vì ông không muốn đầu hàng địch, mà dù có hàng địch dễ gì chúng tha mạng cho ông. Còn có 3 người nữa chết vì bị đạn địch bắn ra.

Xác ông Tuấn, theo anh em kể lại, vẫn lời anh Lực, được cuốn trong cuốn drap trắng, và tẩm liệm đêm hôm ấy, vào khoảng 3 - 4 giờ sáng. Người ở gần ông Tuấn, lo lắng cho Ông là anh Uy, Trung Sĩ Vận Chuyển Uy.

Sau này, gia đình anh Tuấn đã từ Mỹ về đến bờ sông Vàm Cỏ Tây tìm mộ anh Tuấn, thấy ngôi mộ đã được dân chúng tự động xây cất rất to, đẹp. Đào lên giấy tờ bọc plastic vẫn còn nguyên. Hài cốt anh đã được hỏa thiêu và đem qua Mỹ. Gia đình Hải Quân đã làm lễ tiếp đón và truy điệu rất trang nghiêm. Nhiều bạn bè, đại diện các đoàn thể đã đến nghiêng mình trước di hài và di ảnh của Một Kẻ Anh Hùng Đã Chết Không Hàng Giặc.

Những Ngày Trong Tay Giặc
Anh Nguyễn Văn Lực, Trung sĩ Vận Chuyển, cựu "Bố Kép" của Giang Đoàn 64 Tuần Thám kể lại:" Lên bờ thì các sĩ quan mình chúng đem đi đâu riêng biệt. Còn tụi tôi, đâu ở đó, vẫn ở dưới tàu. Súng ống, đạn dược vẫn còn nguyên, lúc đầu cũng sợ, sau quen dần. Các nhân viên khác thì chúng cấp giấy cho về nhà, ngoại trừ nhân viên cơ khí và thuyền trưởng, chúng giữ lại. Nhưng các anh em khác, nhà gần, ở Sàigòn, hay đâu đó ở Miền Nam lần lượt trốn về. Nhà tôi tận Đà Nẵng xa quá, không dám trốn. Tàu tôi, (vẫn lời anh Lực) chúng cho 2 người xuống ở cùng, đem theo súng ống. Một anh là Thượng sĩ Điều, đặc công bờ, gốc Nghệ An. Anh Điều nói, đại đội tôi từ Bắc vào, giờ chỉ còn trên 10 đứa. Anh Điều còn nói : "Cách 5 hôm trước khi các anh buông súng, tôi có theo dõi tàu anh, biết anh là "Bố Kép" của tàu. Tôi nhắm B 40 bắn, chưa bóp cò thì các anh đã phản pháo, cành cây trước mặt tôi gãy, chứ nếu chậm chút xíu tàu anh đã tiêu!" Anh Uẩn, Chuẩn úy, đặc công thủy nói : "Chúng tôi được huấn luyện vào Nam để cướp tàu Mỹ "õ. Vẫn lời anh Lực kể : "Tôi phải ở lại với bọn chúng gần 3 tháng, phải lái tàu cho tụi nó đi đây đi đó, có lúc ghé chợ Tuyên Nhơn, ngang ngã ba vào căn cứ. Tàu ghé chợ, gặp mấy người bán hàng quen họ nói : "Ủa, chớ anh "Bố Kép" qua bên này hồi nào. Thì mình chỉ cười trừ cho qua chứ nói sao".

"Bố Kép" tên gọi quen thuộc, vừa thân tình, vừa có chút uy lực của một vị thuyền trưởng chỉ huy một chiến đĩnh của mình trong lửa đạn. Ai được làm thuyền trưởng là một danh dự, thường đã phải trả bằng những gian lao, cực khổ, nhiều khi là máu của chính mình. Trước các thuyền trưởng của Mỹ, được họ gọi là "Bố Kép" có lẽ là chữ Boat Cap mà ra. Anh Lực cũng không biết có phải như thế không, nhưng ai đã là "Bố Kép" là một tay súng cừ khôi, là một chiến sĩ can trường, có thể làm mọi thứ trên chiến đĩnh, nhất là phải biết cách chỉ huy đàn em, những người lăn lộn trong lửa đạn, coi cái chết như một sự tình cờ. "Bố Kép", cái tên lan ra cả một vùng lân cận : Anh A ngon à, sắp làm "Bố Kép".

Anh "Bố Kép" Lực cho hay : "Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn và Giang Đoàn 64 Tuần Thám về tay tụi nó, do tên Tám Quốc chỉ huy. Tám Quốc người Mỹ Tho, và đơn vị có tên mới là C.15. Còn tất cả tàu bè của mình tụ về Bến Lức, dưới sự chỉ huy của tên Trần Đối, cứ như tên và chức vụ mà Trần Đối ký trên giấy di chuyển của tôi thì Trần Đối là Tham Mưu Trưởng Công Trường 5 của quân giải phóng".

Được dịp nói chuyện với "Bố Kép" Lực, người viết có hỏi một câu chót : "Anh nghĩ gì về cuộc chiến cũ " Anh Lực nói : "Thì mình là dân phải đi lính. Bên kia cũng thế. Lúc chưa đình chiến thì bắn nhau. Ngưng tiếng súng, gặp lại nhau thấy sao buồn cười quá ". Hiện anh Lực ở San Diego, các con anh đã lớn, thành đạt. Anh làm nghề xây cất, kể như rất thành công.




Phan Lạc Tiếp

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Tướng Nguyễn Văn Hiếu

Post by linhgia »

Cái Chết Của Anh Tôi - Tướng Nguyễn Văn Hiếu


Tới giờ phút này, cái chết của anh tôi vẫn mang đầy bí ẩn. Hung tin đến với gia đình chiều tối ngày 8 tháng 4 năm 1975 (thật sự thì anh tôi đã bị thảm sát từ buổi trưa) do người tài xế riêng của anh tôi, hớt hải từ bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ở Biên Hòa lái xe chạy về Sài-Gòn thông báo. Hôm sau, gia đình lên Biên Hòa, vào trại thì được Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Quân Đoàn III dẫn đưa tới xem thi hài của anh tôi. Tôi cúi xuống nhìn kỹ thì thấy vết lằn đạn xuyên một lỗ từ cằm bên trái lên tới đỉnh đầu bên phải. Trung Tá Quyến cũng đưa chúng tôi tới văn phòng riêng của anh tôi, lúc đó đang giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn.

Trên đường đi đến văn phòng, gia đình gặp một đoàn người cầm đầu bởi một sĩ quan mang lon quân y đi ngang qua. Một viên sĩ quan trong đoàn chúng tôi ghé miệng vào tai tôi thì thầm: "Chánh Văn Phòng cùng là bác sĩ riêng của Tướng Toàn đấy. Nhiệm vụ chính của ông ta là khám xét trinh mấy con bé trước khi đưa lên ông tướng!" Viên Sĩ quan y sĩ đến bắt tay chào hỏi ông cụ tôi. Lúc ấy tôi thấy mặt mũi ông ta sao nham nhở thế: nói nói cười cười, như thể không có ai mới chết đây cả!

Gia đình được cho hay là anh tôi chết ngay tại bàn viết, đang khi chờ đợi đi ăn cơm chiều với vài cộng sự viên tại câu lạc bộ sĩ quan. Lý do chết được đề xướng ra: Tướng Hiếu, vốn thích chơi súng, lỡ tay lẩy cò đang khi lau chùi súng lục. Tôi nghĩ thầm: làm sao có thể thế được, vì anh tôi thuận tay phải mà lằn đạn phải được gây ra bởi một người thuận tay trái. Hơn nữa, dựa vào dấu vết viên đạn để lại trên vách tường, chứ không phải trên trần nhà, chặp lại với vết viên đạn để lại trên cằm trái và đỉnh đầu phải, tôi suy diễn: phát súng phải gây nên bởi một kẻ sát nhân khiến anh tôi nghiêng mặt qua bên né tránh khi bị họng súng chĩa vào mặt mình. Có điều lạ là không thấy ai đưa ra cho xem khẩu súng lục tội phạm. Tôi còn ghi nhận một điều lạ khác: gia đình Tư Lệnh Phó Quân Đoàn tới viếng xác mà không thấy bóng dáng Tư Lệnh Quân Đoàn hay một sĩ quan cộng sự viên thân cận của anh tôi ra tiếp chuyện. Họa chăng khó ăn khó nói, hoặc tại gây nên sự việc hay tại biết chuyện mà bị cấm đoán tiết lộ? Còn Trung Tá Quyến thì hành sự như thể một nhà đạo diễn miễn cưỡng tại phim trường: cử chỉ lời nói có vẻ ngượng ngùng không mấy tự nhiên như tuồng cố che giấu điều gì.

Tôi tiếc là hoàn cảnh hỗn độn mất nước tới nơi đã không cho phép gia đình biết được kết quả của cuộc thử nghiệm do một viên thiếu tá cảnh sát từ Tổng Nha Cảnh Sát phái tới điều tra đang khi gia đình viếng xác, nhằm xác định xem có hay không có dấu vết thuốc súng trên bàn tay anh tôi. Viên sĩ quan cảnh sát này, trước khi ra về, có đến bắt tay chào hỏi ông cụ tôi: "Thưa cụ, con là cựu học viên của cụ, hồi cụ là Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Đô Thành Sài-Gòn. Con hứa sẽ cho cụ biết kết quả của phương pháp thử nghiệm khoa học tân kỳ mà con mới học được ở Hoa-Kỳ đem về ứng dụng." Nhưng xét cho cùng thì không dễ gì biết được sự thật một khi quân gian manh đã cố tâm dàn cảnh nhằm ếm nhẹm mọi sự kiện bất lợi cho chúng.

Theo ý kiến riêng của tôi, anh tôi bị ám sát hoặc vì tư thù cá nhân, hoặc vì lý do chính trị. Nếu nguyên do là vì tư thù riêng, ắt là phải xảy ra trong một cuộc cãi vả. Thử hỏi ai mà dám cãi vả tay đôi với Tư Lệnh Phó Quân Đoàn ngay trong văn phòng riêng, ngoại trừ chính Tư Lệnh Quân Đoàn hay một sĩ quan thân cận của Tư Lệnh hành động theo lệnh trực tiếp của thượng cấp? Nội dung cuộc cãi vả có thể là sự bất đồng ý kiến liên quan đến chiến thuật hành quân (có thể chăng một bên không ngại thí quân, một bên muốn bảo toàn tính mạng quân lính tối đa ?) trong khi tình hình quân sự đang sôi động, trong đó cấp trên đầy tự ti mặc cảm thua lý cấp dưới tài giỏi hơn mình. Một giọt nước cuối cùng làm đổ tràn ly nước đưa tới hành động sát nhân? Có lần tôi hỏi anh tôi tại sao Tướng Toàn lại được chọn làm Tư Lệnh Quân Đoàn III thì anh tôi mỉm cười với nét mặt luống vẻ mệt mỏi chán chường và với giọng hơi mỉa mai : "Tổng Thống cho là lúc này cần một tướng gốc thiết giáp biết xông xáo." Cộng thêm vào đó, một bên là một tướng mang tiếng tham nhũng với cái danh "tướng rừng quế" và "tướng đồng sắt", một bên là một tướng sạch từng nắm trong tay đống hồ sơ tham nhũng trong quân đội khi còn tại chức Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng thuộc Phủ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Tôi còn nhớ, nghe tin Tướng Toàn về thay thế Tướng Đống làm Tư Lệnh Quân Đoàn III, có người bạn nói với tôi: "Thôi rồi, anh toa như một cừu non giữa bày sói dữ!"

Qua đến Mỹ, mỗi lần gặp những cựu sĩ quan biết đến cái chết của anh tôi, là mỗi lần nghe câu thốt: "Tướng Toàn chứ không ai vào đó cả!" Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Quận Trưởng Quận 5, Chợ Lớn, thời ông Diệm, sau này là Đặc œy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, khi gặp tôi ở Nữu Ước năm 1986 cũng khẳng định như thế. Tuy nhiên, mới đây trong dịp điện đàm với Tướng Lý Tòng Bá, tôi hỏi có phải Tướng Toàn bắn anh tôi không, ông trả lời: "Chắc không phải Tướng Toàn bắn đâu, vì lúc đó tôi đang họp với ông ta. Sau buổi họp, trên đường đi ăn cơm thì nghe quân lính lao xao nói Tướng Hiếu vừa chết trong văn phòng. Vì phải gấp rút lên máy bay ra mặt trận, nên tôi không có thì giờ nán lại nghe ngóng thêm tin tức". Xin nhắc lúc đó Chuẩn Tướng Bá là Tư lệnh Sư Đoàn 25 đóng quân ở Củ Chi. Ngược lại có nguồn tin khác cho tôi hay là Đại Tá Lưu Yểm, Tỉnh Trưởng Biên Hoà, cũng tham dự buổi họp ngày hôm đó thì lại quả quyết là Tướng Toàn bắn sau buổi họp. Ÿ đây tôi xin mở dấu ngoặc: buổi họp quan trọng vậy, sao Tư Lệnh Phó Quân Đoàn lại không được mời tham dự?

Nguyên do khác khiến anh tôi bị ám sát cũng có thể là vì có người sợ anh tôi đứng ra cầm quân đảo chính. Giả thuyết này nhen nhúm hình thành trong đầu óc tôi sau những lần tiếp xúc với viên Tổng Lãnh Sự Mỹ Biên Hoà. Sau đám táng tại nghĩa trang quân đội ở Biên Hoà, ông ta mời gia đình về tư thất. Trong buổi gặp gỡ đó, ông ta kéo tôi ra sân nói riêng với tôi ông ta rất thân thiện với anh tôi: hai người thường đánh cờ với nhau bên hồ bơi nhà ông và ông thường mời anh tôi tới cùng coi xi-nê trong phòng chiếu phim của Toà Tổng Lãnh Sự Mỹ vào những cuối tuần. Tôi phỏng đoán là có người nghi viên chức thuộc cơ quan tình báo Mỹ CIA này thường xuyên thân mật tiếp xúc với anh tôi để thuyết dụ anh tôi đứng ra nhận lãnh tổ chức đảo chính, nên ra lệnh loại trừ trước. Tôi nhớ lại có lần về tới nhà, ông cụ tôi nói với tôi: "Vừa rồi có hai viên chức tự xưng là CIA tới dò hỏi xem hai Tướng Trưởng và Hiếu có thân nhau không, để làm gì không biết?" Có phải chăng CIA muốn Tướng Trưởng, lúc đó đang nắm Quân Đoàn I, và anh tôi liên kết nhau đứng ra đảo chính? Còn Tướng Trưởng thì khi bị điên đầu vì lệnh và phản lệnh của ông Thiệu lúc thì muốn giữ lúc thì muốn bỏ Huế cáu tiết dọa sẽ đảo chính nếu ông Thiệu đổi ý một lần nữa! Vào thời điểm đó, CIA muốn đẩy ông Thiệu đi vì Quốc Hội Mỹ chỉ ưng thuận tháo khoán 700 triệu đô-la viện trợ quân sự với điều kiện Tổng Thống Thiệu phải ra đi. Đồng thời, phe Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, người mến phục tài anh tôi, thì đang túc trực sẵn để chấp chính.

Anh tôi có dám đứng ra đảo chính không? Anh tôi là một sĩ quan thuần túy quân sự không có tham vọng làm chính trị. Trong những lần quân đội đảo chính trong quá khứ, tôi thường tò mò xem có tên anh tôi trong danh sách các tướng tá phe đảo chính không thì không lần nào thấy cả. Tuy vậy, tôi nghĩ anh tôi là một người gan dạ, nếu tiếng gọi của nghĩa vụ đòi hỏi thì anh tôi sẽ không từ nan, cho dù hậu quả của hành động mình không có lợi cho cá nhân mình. Khi các tỉnh miền Trung lần lượt mất vào tay Cộng quân, anh tôi có lời nhận xét này:"Nếu Mỹ không viện trợ quân sự lại thì Quân Đội ta chỉ có thể cầm cự nổi tối đa hai tháng nữa thôi. Khả năng, quân lính ta có dư thừa; chỉ thiếu có đạn dược thôi". Tôi còn nhớ có đọc một lá thư anh tôi viết cho ông cụ sau vụ đảo chính Tổng Thống Diệm, trong đó anh tôi, lúc đó là Trung Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1, dưới quyền Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 kiêm Quân Đoàn I, thuật lại đã nhận lãnh nhiệm vụ chỉ huy đội binh công hãm dinh ông Ngô Đình Cẩn, và hãnh diện khoe là đã hoàn thành nhiệm vụ tước khí giới quân lính phòng vệ dinh mà không phải nổ một phát súng nào.

Trong lúc tình hình trong nước rối ren, ai nấy đều lo Cộng Sản sắp thanh toán miền Nam tới nơi, anh tôi thường trấn an chị dâu tôi: "Em đừng lo, anh sẽ lo liệu cho cả." Sáng ngày 8/4/1975 một khu trục cơ F5, do phi công Nguyễn Thành Trung, cất cánh từ Biên Hòa, nhào xuống dội bom vào Dinh Độc Lập, anh tôi gọi điện thoại về nhà ở trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa căn dặn vợ "đừng để các con ra đường chơi", đó là hàng chữ sau chót được ghi xuống trong sổ nhật ký của anh tôi. Buổi trưa hôm đó anh tôi bị ám sát.

Mấy ngày kế tiếp sau đó, chị dâu tôi bận rộn với việc mai táng anh tôi. Quân Đội và Chính Quyền ra ý kiến muốn quàn xác anh tôi tại Bộ Tổng Tham Mưu hay Tòa Đô Sảnh, để tiện cử hành lễ nghi quân cách long trọng. Chị dâu tôi, vì uất ức chồng mình bị một bàn tay thuộc Quân Đội hay Chính Quyền ám hại, bác bỏ lời đề nghị đó, và yêu cầu quàn xác tại căn nhà nhỏ bé trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa. Thế là một lễ nghi mai táng trọng thể diễn ra trong phòng khách bé xíu. Bốn góc quan tài, bốn Tướng Lãnh uy nghiêm trong bộ lễ phục trắng với đầy ắp huy chương gắn trên ngực, từng đợt luân phiên túc trực 24 tiếng trên 24. Hầu hết các chính khách và các tướng lãnh đều đến phân ưu. Phó Tổng Thống Hương, thay mặt Tổng Thống Thiệu (tại sao lại lánh mặt vậy?), đến gắn sao thăng cấp Trung Tướng cho anh tôi.

Tôi đã có lần viết thư cho cơ quan CIA, chiếu theo đạo luật "Freedom of Information Act" yêu cầu họ trao cho tôi xem hồ sơ họ có về Tướng Hiếu, với hy vọng biết được sự thật quanh cái chết của anh tôi, nhưng trong bức thư trả lời họ từ chối lời yêu cầu nại lý do an ninh quốc gia, mặc dù biến cố xảy ra đã hơn hai mươi năm.

Nguyễn Văn Tín
Nữu Ước tháng 9/1998
Cập nhật ngày 17.12.2000

Post Reply