Đời Sống Quanh Ta

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

WHO hướng dẫn cách phòng bệnh Ebola

Bệnh virus Ebola (EVD) (hoặc sốt xuất huyết Ebola (EHF)) là tên gọi của bệnh trên người có thể bị gây ra một loài trong bốn loài trong nhóm năm virus ebola nổi tiếng: Bundibugyo virus (BDBV), Ebola virus (EBOV), Sudan virus (SUDV),, và virus rừng Taï.


Tên Ebola lấy từ tên con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà virus này đã bộc phát lớn lần đầu tiên vào năm 1976.


Tính đến ngày 1.8.2014, theo Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O) có 729 người chết ở Tây Phi trong tổng số 1.300 người mắc bệnh virus Ebola. Tổng thống thống Nigeria cảnh báo nước này có hơn 30.000 người có nguy cơ mắc virus Ebola. Một hội nghị cấp vùng đã được tổ chức tại Conakry (Guinea) với mục tiêu huy động 100 triệu USD cho kế hoạch ngăn chặn Ebola.


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra một số hướng dẫn về cách mọi người tự bảo vệ mình.


Theo đó, mọi người phải theo dõi các triệu chứng khi mắc bệnh. Các triệu chứng của Ebola bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ và khớp, suy nhược, tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày, biếng ăn và trong một số trường hợp có thể dẫn đến xuất huyết. “Ebola không lây nhiễm cho đến khi các triệu chứng này xuất hiện” - ông Stephan Monroe, phó giám đốc Trung tâm quốc gia về bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm từ động vật thuộc CDC, chia sẻ.


Do đó chúng ta cần tránh tiếp xúc với chất dịch tiết ra từ cơ thể người mắc bệnh như chất nhầy, nước bọt, tinh dịch, nôn mửa, mồ hôi hoặc máu vì virút Ebola dễ lây lan qua chất dịch cơ thể. “Hầu hết người bị lây nhiễm Ebola là những người sống cùng, chăm sóc người mắc bệnh và đang xuất hiện các triệu chứng của bệnh” - ông Monroe nhận định.


Ngoài ra, WHO cũng cảnh báo những người đàn ông đã khỏi bệnh Ebola vẫn có khả năng lây bệnh trong bảy tuần sau đó qua tinh dịch của họ. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần tránh tiếp xúc với thi thể bệnh nhân nhiễm Ebola. WHO khuyến cáo đối với thi thể người bệnh, cách tốt nhất và an toàn nhất là hỏa thiêu. Trong khi đó CDC khuyến cáo cần cách ly theo dõi ngay những trường hợp bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.


Đối với nhân viên y tế, hai tổ chức trên đề nghị nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như mang khẩu trang, găng tay và áo dài tay để bảo vệ bản thân khi điều trị cho bệnh nhân.


Đặc biệt, chúng ta cần tránh ăn thịt tái hoặc sống bởi Ebola có thể lây nhiễm sang người từ máu, nội tạng hay chất dịch của các loài động vật nhiễm virút này. Thời gian ủ bệnh của Ebola kéo dài 21 ngày và đến nay vẫn chưa có vacxin ngừa Ebola cho người hay động vật.

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Thuốc thử nghiệm bí mật cứu sống bác sĩ nhiễm Ebola
Monday, August 04, 2014 4:23:16 PM


ATLANTA, Georgia (NV) - Hai nhân viên cứu trợ Hoa Kỳ trong khi làm việc tại Liberia bị nhiễm siêu vi Ebola và trong tình thế nguy ngập.
Ba ống thuốc đang thử nghiệm được gửi gấp cho họ trong hy vọng cuối cùng nhưng không ngờ có tác dụng tốt,
CNN trích thuật lại theo một nguồn tin thân cận.

Image
Cảnh sát đứng gác tại bệnh viện Emory University Hospital, nơi điều trị Bác Sĩ Kent Brantly bị nhiễm Ebola. (Hình: AP Photo/David Goldman)



Tình trạng sức khỏe của Bác Sĩ Kent Brantly và bà Nancy Writebol cải thiện đáng kể từ khi được cho dùng loại thuốc nói trên.

Hồi tuần trước, sau khi vừa được đưa về Mỹ, Bác Sĩ Brantly có thể tự mình đi bộ vào bệnh viện Emory University Hospital ở Atlanta. Về phần bà Writebol thì người ta dự trù sẽ đưa về đến Atlanta vào Thứ Ba.

Hôm 22 Tháng Bảy, Bác Sĩ Brantly cảm thấy lên cơn sốt khi vừa thức dậy, ông liền tự cô lập mình để giữ an toàn cho người khác. Còn bà Writebol thì ba ngày sau mới thấy có triệu chứng.

Thử máu khẩn cấp cho thấy cả hai đều bị nhiễm siêu vi Ebola, sau khi họ lên sốt, ói mửa và tiêu chảy.

Người ta tin rằng họ bị lây từ một nhân viên y tế bệnh viện ở Liberia, nơi họ cùng làm việc.

Thuốc đang thử nghiệm được biết dưới tên ZMapp, do công ty kỹ thuật sinh hóa Mapp Biopharmaceutical Inc. ở San Diego bào chế. Thuốc này chưa hề được thử nơi người nhưng đã thử ở thú vật và thấy có kết quả như ý. (TP)

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

8 điều tuyệt vời về dưa hấu mà bạn nên biết

Dưa hấu là một trong những loại trái cây phổ biến và ngon nhất mà hầu như tất cả mọi người đều yêu mến. Chúng chứa rất ít calo, giàu vitamin A và C. Ngoài ra, loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ và kali.

Hãy cùng tìm hiểu một vài điều ngạc nhiên, thú vị về dưa hấu mà bạn nên biết.

1. Dưa hấu làm tăng sức mạnh não

Bạn có biết rằng dưa hấu có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh não bộ chưa? Thật ra, dưa hấu là một nguồn cung cấp tuyệt vời chất vitamin B6, đây là một yếu tố hết sức quan trọng cho việc phát triển trí não của mỗi người. Hơn nữa, tỷ lệ nước trong loại trái cây này cũng tương tự như tỷ lệ nước trong não.

2. Dưa hấu có hàm lượng nước cao

Dưa hấu có hàm lượng nước rất cao. Theo USDA, dưa hấu bao gồm tới 91,5 phần trăm là nước, có nghĩa là loại quả này có thể giúp bạn cung cấp một lượng nước nhất định suốt cả ngày. Ăn dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu mỗi ngày là một trong những cách hữu hiệu nhất để tránh được nguy cơ thiếu nước, trong mùa hè nóng bức như hiện tại.

3. Dưa hấu chứa lycopene nhiều hơn khoảng 40 phần trăm so với cà chua sống

Một cốc dưa hấu có chứa lycopene nhiều hơn 1,5 lần so với 1 trái cà chua tươi lớn. Lycopene là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các virus làm hại hại tế bào. Ngoài ra chất này còn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Hơn nữa, chất lycopene đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư trong cơ thể.

4. Nên chọn Dưa hấu vàng

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên lựa chọn những quả dưa hấu ruột vàng vì nó cung cấp nhiều vitamin cũng như những chất kháng thể tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cũng khiến nhiều người gặp khó khăn vì sự thật thì bên ngoài của dưa hấu ruột đỏ hay ruột vàng đều là màu xanh hết. Ngay cả người bán hàng, đôi khi cũng nhầm lẫn giữa 2 loại dưa hấu này.

5. Dưa hấu rất tốt cho đôi mắt của bạn

Dưa hấu chứa rất nhiều Vitamin A giúp tăng cường sức mạnh thị lực và bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nếu đều đặn tiêu thụ khoảng 100 gram dưa hấu mỗi ngày, bạn sẽ giữ được đôi mắt khỏe mạnh và thị lực sắc nét.

6. Nước ép dưa hấu có thể làm giảm đau nhức cơ bắp

Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép dưa hấu có thể giúp giảm đau nhức cơ bắp, vì vậy nó là một thức uống tuyệt vời dành cho bạn sau những buổi tập luyện thể thao mệt mỏi. Các chuyên gia cũng có lời khuyên dành cho những người bị đau nhức các bắp cơ rằng mỗi ngay nên dành cho mình 1 ly nước ép loại trái cây này.

7. Dưa hấu giúp giảm cân hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, dưa hấu là loại trái cây chứa ít calo và nhiều nước, điều này rất tốt cho vấn đề giảm cân. Vì thế, dưa hấu hiện là một trong những loại trái cây được những người có ngoại hình "quá khổ" ưa chuộng nhất.

8. Dưa hấu bảo vệ cơ thể khỏi tia UV


Dưa hấu có nhiều chất lycopene, một sắc tố carotenoid có tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Lycopene giúp bảo vệ bạn chống lại tia UV, cháy nắng và ung thư da. Đây là một lý do quan trọng để kết hợp dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

(Sức khoẻ&Đờisống)

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image


Những điều thú vị chưa biết về ông chủ Facebook
Với tài sản ròng 33,1 tỷ USD, Mark Zuckerberg hiện là tỷ phú giàu thứ 16 thế giới theo xếp hạng của Forbes. Zuckerberg cũng là một trong 3 người sở hữu nhiều tỷ USD hơn tuổi.

Mark Zuckerberg sinh ngày 14/5/1984 tại White Plains, New York. Anh lớn lên trong gia đình có 3 anh em. Năm 12 tuổi, Zuckerberg sử dụng phần mềm Atari BASIC tạo ra chương trình nhắn tin cho cha anh dùng tại phòng khám nha khoa.

Zuckerberg theo học trường dự bị Phillips Exeter tại New Hampshire. Khi còn học phổ thông, anh đã sáng tạo nên một nền tảng âm nhạc khiến AOL và Microsoft muốn mua lại nhưng bị chàng trai trẻ Zuckerberg từ chối.

Năm 2002, Zuckerberg đăng ký học trường Harvard và nổi tiếng với khả năng viết phần mềm của mình. Sau năm thứ 2, anh quyết định bỏ học và tập trung vào Facebook – ý tưởng ấp ủ từ khi còn ở ký túc xá của trường.

Trước khi bỏ học, Zuckerberg gặp Priscilla Chan – người hiện là vợ của anh. Chan cho biết hai người gặp nhau tại một bữa tiệc. “Trong ngày hẹn hò đầu tiên, Zuck nói với tôi rằng anh ấy thà đi chơi với tôi còn hơn ở nhà làm bài tập giữa kỳ”, Chan nói. Năm 2007, Chan tốt nghiệp trường Harvard.

Ngày 19/5/2012, cặp đôi tổ chức lễ cưới khá đặc biệt, có khách mời lầm tưởng họ đang dự lễ tốt nghiệp phổ thông của Chan.

Hai người hưởng tuần trăng mật tại Italy. Họ sử dụng chuyên cơ riêng và nghỉ tại khách sạn 5 sao. Khách sạn này có giá từ 680 euro một đêm.

Cặp đôi này dự định mỗi năm sẽ dành 2 tuần của tháng 12 để đi du lịch, thông thường là về thăm gia đình Chan ở Trung Quốc.

Hai người nuôi chú chó đáng yêu tên Beast.

Zuckerberg cùng chị gái Randi.

Cuối năm 2005, Facebook vượt mốc 5,5 triệu người dùng và nhận 12,7 tỷ USD từ Accel Ventures. Trong hình là 3 nhà đồng sáng lập Facebook: Dustin Moskovitz, Chris Hughes và Mark Zuckerberg

Năm 2010, Zuckerberg được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm. Tờ Vanity Fair cũng xếp anh đứng đầu danh sách những nhà sáng lập mới. Zuckerberg được Forbes xếp thứ 35 trong danh sách 400 người quyền lực của tạp chí này, đứng trước cả Steve Jobs.

Ngày 18/5/2012, Zuckerberg đưa Facebook lên sàn chứng khoán. Đợt IPO của công ty huy động được 16 tỷ USD, trở thành IPO lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ.

Năm 2013, Zuckerberg quyết định chỉ nhận mức lương 1 USD (Không bao gồm 653.164 USD các khoản thưởng).

Zuckerberg thường xuyên gặp gỡ những nhân vật quan trọng như Thủ tướng Nga hay cựu Tổng thống Dmitri A. Medvedev.

Anh cũng từng gặp gỡ Tổng thống Barack Obama vào năm 2011

Tại Singapore còn có một triển lãm nghệ thuật về Mark Zuckerberg do một nghệ sĩ người Trung Quốc lập nên. Triển lãm có tên gọi: “Bộ mặt của Facebook”.

Dù là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, Zuckerberg vẫn dùng chiếc Volkswagen GTI màu đen có giá khoảng 30.415 USD.

Có tin đồn rằng anh mới tậu chiếc Pagani Huayra.

Nhưng nhìn chung, Zuckerberg muốn dùng tiền của mình để giúp thế giới tốt đẹp hơn. Năm 2013, anh là một trong những người làm từ thiện nhiều nhất thế giới, với gần 500 triệu USD cổ phiếu Facebook cho Tổ chức cộng đồng thung lũng Silicon. Zuckerberg cũng quyên góp nhiều tiền cho hệ thống trường công Newark tại bang New Jersey và trang phi lợi nhuận Internet.org của mình.

Mark dành 30 triệu USD để mua 4 căn hộ quanh căn nhà của mình tại Palo Alto.

Anh cũng từng bay trực thăng tới dự lễ hội Burning Man tại bang Nevada chỉ trong một ngày.

Zuckerberg sống khá bình dị dù sở hữu hơn 33 tỷ USD. Mạng xã hội Facebook hiện có 2,2 tỷ người dùng.

Hoài Thu

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

1,6 triệu người chết mỗi năm vì ăn mặn Mỗi người dân thế giới đang ăn lượng muối gần gấp đôi mức mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, là nguyên nhân chính gây tử vong do tim mạch. Ăn mặn khiến cơ thể chóng già

Nghiên cứu này dựa trên phân tích từ 205 cuộc khảo sát về mức tiêu thụ muối tại các quốc gia, đại diện cho gần 3/4 dân số trưởng thành thế giới. Theo đó, mức tiêu thụ muối trung bình năm 2010 là 3,95 g mỗi ngày, gần gấp đôi đề xuất 2 g của WHO. Các nhà nghiên cứu ước đoán có khoảng 1,65 triệu người chết vì bệnh tim mạch mỗi năm, là kết quả của việc ăn muối quá tiêu chuẩn.
Image Ảnh hưởng của muối tới huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đã được xác định trong các nghiên cứu độc lập trước đó. Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Dariush Mozaffarian từ Đại học Tufts (Mỹ), cho biết: "Ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, một nguy cơ chính cho các bệnh tim mạch trong đó có đột quỵ".

Muối hiện được sử dụng chủ yếu trong nấu ăn và các thực phẩm đã qua chế biến sẵn (thịt nguội, xúc xích, bimbim, bánh kẹo...).

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine. Theo đó người Mỹ ăn trung bình 3,6 g muối mỗi ngày, dân Châu Phi cận Sahara ăn 2,18 g muối và người Trung Á dùng 5,51 g muối một ngày.

Thuận An
(Theo Telegraph)

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Nghề nào ở Mỹ kiếm nhiều tiền nhất năm 2014?

Lê Tâm
(theo CareerCast.com)

Có được số lợi tức thường niên lên tới cỡ trăm ngàn đô la hay hơn nữa là ước mơ của nhiều người Mỹ.
Nhưng để có được công việc làm với số lương hậu hỹ nhất cho năm 2014, bạn cũng phải chuẩn bị để trả giá cao về tiền bạc và thời giờ.

Image
Bác sĩ giải phẫu là nghề kiếm tiền nhiều nhất ở Mỹ năm 2014. (Hình minh họa: Mehdi Fedouach/AFP/Getty Images)

Một trong những điểm tương đồng trong 10 loại công việc trả lương cao nhất ở Mỹ là đòi hỏi bạn phải có sự học hành và huấn luyện lâu dài, theo bản báo cáo Job Rated mới nhất của CareerCast.com.

Có 7 trong 10 công việc đứng đầu danh sách này là trong kỹ nghệ y tế và đòi hỏi phải có bằng cấp cao.

Các bác sĩ giải phẫu, nghề được trả lương cao nhất, với mức lương trung bình hàng năm là $233,150, có thể đòi hỏi cả một thập niên học hành và huấn luyện, từ chương trình học bậc cử nhân sang đến thời gian học trường y rồi vào chương trình thực tập huấn luyện ở bệnh viện. Các bác sĩ đa khoa (general practice), với mức lương trung bình hàng năm là $187,200, cũng phải trải qua thời gian học tập huấn luyện tương tự.

Luật sư cũng ở trong giới có mức lương cao, với khoảng $113,530 mỗi năm, và cũng phải học qua chương trình cử nhân rồi sau đó hoàn tất chương trình học ở trường luật, tiếp theo đó là phải thi đậu bằng hành nghề của tiểu bang.

Một luật sư ở thành phố Phoenix cho hay việc thu nhận vào trường luật thường rất khó khăn, do đó những ai muốn theo ngành này nên chuẩn bị mấy năm trước khi lấy kỳ thi khảo sát căn bản LSAT (Law School Admission Test). Họ cũng phải cẩn thận về mọi hành động của mình, như là điều sẽ bị giới chủ nhân trong tương lai xem xét, bởi vì với tình trạng hiện nay của ngành luật, đây là điều có thể xảy ra, ông cho hay.

“Bạn chỉ nên theo ngành luật nếu bạn thực sự có lòng thiết tha yêu nghề, chứ không phải chỉ thích thú qua các trang sách truyện của John Grisham,” ông nói.

Thật vậy, tất cả các công việc trả lương cao trong năm 2014 đều đòi hỏi sự chú tâm trọn vẹn cho công việc, theo Erin Albert, một dược sĩ và cũng là tác giả sách cố vấn nghề nghiệp tại Idianapolis.

Bà Albert cho rằng tất cả những ai theo đuổi những ngành này đều nên xem xét kỹ càng khả năng và lòng yêu mến sự nghiệp đó trước khi khởi sự bước vào. Bà đề nghị là họ nên tham khảo những người đang làm việc trong ngành để xem rằng có phù hợp với mình hay không.

“Hãy tìm hiểu nhiều về những ngành nghề đang phát triển, mà bạn yêu thích và sẵn sàng dấn thân vào,” bà Albert nói. “Một mặt khác của việc tìm hiểu về hướng đi nghề nghiệp là thẳng tay gạt bỏ những gì bạn không thấy thích hợp.”

Cũng giống như các công việc khác trong lãnh vực y tế, bà Albert nói rằng để trở thành một dược sĩ, vốn trả trung bình khoảng $116,670 mỗi năm, học giỏi các môn về khoa học, kỹ thuật và toán (STEM) là một điều kiện quan trọng.

Trong khi đó, các bác sĩ giải phẫu thần kinh, được trả lương trung bình vào khoảng $340,000 một năm, phải sẵn sàng bỏ thời giờ theo đuổi học hành huấn luyện nhiều năm, phải duy trì khả năng và đối phó được với áp lực của công việc.

Theo Hiệp Hội Các Trường Ðại Học Y Khoa Mỹ (AAMC), các bác sĩ tốt nghiệp năm 2013 có số nợ tiền học trung bình vào khoảng $175,000 , và 86% các sinh viên tốt nghiệp đều còn mắc nợ tiền học. Do đó, việc có được mức lương cao cũng là điều cần thiết để đủ khả năng trả nợ.

Bà Albert nói rằng bà thường nhấn mạnh với các sinh viên ngành dược rằng dù là bạn có thể ra trường và có mức lương cao lần đầu tiên trong đời, hãy cố trả hết các món nợ, trước khi mua những món mắc tiền như xe mới hay nhà. Bà cho hay điều này áp dụng với tất cả những người có nghề nghiệp chuyên môn mới ra trường, chứ không phải riêng gì với giới dược sĩ.

Ðối với những ai chọn lựa một nghề nghiệp khác để có được mức lương cao, họ sẽ phải chuẩn bị để đối phó với những áp lực tinh thần cũng rất cao.

Một thí dụ điển hình là ngành kiểm soát không lưu. Các nhân viên kiểm soát không lưu lãnh mức lương trung bình khoảng $122,530 mỗi năm, nhưng phải làm việc trong môi trường được coi là căng thẳng nhất.
Nghề này đòi hỏi có sự tỉ mỉ, để ý đến chi tiết và nhất là không bao giờ mất sự sáng suốt dù dưới những áp lực nặng nề nhất về tinh thần.

Dưới đây là 10 công việc được trả lương cao nhất ở Mỹ, do Jobs Rated thu thập và sắp xếp dựa trên các dữ kiện do Sở Thống Kê Lao Ðộng (Bureau of Labor Statistics) cung cấp:

Công việc trả lương cao nhất 2014

1- Bác sĩ giải phẫu (surgeon)
Mức lương trung bình hàng năm: $233,150
Mức phát triển tới năm 2022: 18%
Các bác sĩ giải phẫu có những lãnh vực chuyên môn khác nhau do đó mức lương cũng tùy theo lãnh vực lựa chọn. Tuy nhiên, mức trung bình trên toàn quốc trong mọi lãnh vực đều ở trong khoảng hơn $200,000.

2- Bác sĩ đa khoa (general practice)
Mức lương trung bình hàng năm: $187,200
Mức phát triển tới năm 2022: 18%
Các bác sĩ đa khoa cung cấp dịch vụ y tế căn bản cho bệnh nhân và gia đình họ.

3- Bác sĩ tâm thần (psychiatrist)
Mức lương trung bình hàng năm: $178,950
Mức phát triển tới năm 2022: 18%
Các bác sĩ tâm thần giúp bệnh nhân giải quyết các vấn đề tâm thần của họ. Các bác sĩ tâm thần cũng phải đậu bằng bác sĩ.

4- Bác sĩ chỉnh răng, hàm (orthodontist)
Mức lương trung bình hàng năm: $149,310
Mức phát triển tới năm 2022: 16%
Các bác sĩ này chuyên điều trị răng, hàm bị lệch hay các sự bất thường về răng miệng. Họ phải tốt nghiệp trường nha và đậu bằng hành nghề của tiểu bang.

5- Nha sĩ (dentist)
Mức lương trung bình hàng năm: $146,340
Mức phát triển tới năm 2022: 16%
Các nha sĩ phải hoàn tất chương trình cử nhân và sau đó vào trường nha, Khi tốt nghiệp cũng phải đậu kỳ thi của tiểu bang mới hành nghề.

6- Kỹ sư dầu hỏa (petroleum engineer)
Mức lương trung bình hàng năm: $130,280
Mức phát triển tới năm 2022: 26%
Ngành kỹ sư là một trong những ngành phát triển mạnh nhất trong thập niên tới, và kỹ sư dầu hỏa được coi là có nhu cầu cao nhất. Ngoài ước tính có khoảng 26% tăng trưởng trong công việc, mức lương của họ cũng có thể tăng tùy theo các kế hoạch đào dầu.

7- Kiểm soát viên không lưu (air traffic controller)
Mức lương trung bình hàng năm: $122,530
Mức phát triển tới năm 2022: 1%
Kiểm soát viên không lưu phải có sự kiểm nhận của Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Liên Bang (FAA), bên cạnh việc hoàn tất chương trình kiểm soát không lưu do Viện Huấn Luyện FAA (FAA Academy) tổ chức.

8- Dược sĩ (pharmacist)
Mức lương trung bình hàng năm: $116,670
Mức phát triển tới năm 2022: 14%
Sinh viên sẽ phải đậu kỳ thi khảo sát căn bản Pharmacy College Admission Test (PCAT), hoàn tất chương trình học ngành dược và sau đó đậu kỳ thi bằng hành nghề của tiểu bang.

9- Bác sĩ điều trị bàn chân và mắt cá (podiatrist)
Mức lương trung bình hàng năm: $116,440
Mức phát triển tới năm 2022: 23%
Các bác sĩ chuyên điều trị bàn chân và mắt cá thường được gọi Làdoctor of Podiatric Medicine (DPM). Sở Thống Kê Lao Ðộng (Bureau of Labor Statistics) cho hay sở dĩ số công việc ngành này tăng lên vì nước Mỹ ngày càng có nhiều người cao tuổi, khiến số bệnh nhân cần điều trị bàn chân và mắt cá ngày càng cao.

10- Luật sư (attorney)
Mức lương trung bình hàng năm: $113,530
Mức phát triển tới năm 2022: 10%
Luật là một ngành đa dạng với nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau. Mức lương trung bình thu thập ở đây chỉ chú trọng vào những người cung cấp dịch vụ pháp lý.
Tất cả các luật sư đều phải tốt nghiệp trường luật và đậu bằng hành nghề của tiểu bang.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?

Nguyễn Hưng Quốc

Mới đây, có người gửi đến email của tôi một bản tin ngắn có nhan đề “Chết trên quê hương Việt Nam”, được sưu tập từ báo chí trong nước. Bản tin rất ngắn, chỉ gồm tiêu đề và đường nối vào tờ báo gốc, như sau:

Tại Việt Nam bây giờ làm bất cứ điều gì cũng dẫn đến cái chết oan nghiệt:

1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết.
2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết.
3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết.
4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết.
5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết.
6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết.
8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết.
9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết.
10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết.
11. Ðể xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết.
12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết.
13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
14. Ði hát karaoke, vào nhầm phòng ==> Bị đâm chết.
15. Phát hiện trộm, tri hô ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
16. Giành chỗ uống nước mía ==> Bị đâm chết.
17. Dừng xe không tắt máy ==> Bị đánh chết.
18. Chê nhạc dở ==> Bị đâm chết bằng kéo.
19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm ==> Bị đâm trọng thương.
20. Nhìn người khác chơi bi da ==> Bị đâm thủng phổi.
21. Khuyên đi ngủ không nghe ==> Bị đâm chết (New).
22. Bán phở bò giá 60/k tô ==> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát.

Image
Ðọc, thấy bàng hoàng, tôi vào Google, gõ mấy chữ “bị đánh chết”, thấy xuất hiện ngay đến 17,400,000 kết quả trong vòng 0.10 giây! Dĩ nhiên có khá nhiều bản tin bị trùng, được đăng đi đăng lại ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần liếc sơ qua, chúng ta cũng thấy ngay một sự kiện: Ở Việt Nam hiện nay, mạng người thật rẻ rúng. Ði bắt trộm chó: Bị đánh chết. Mà không phải một người. Trên VTC News ngày 18 Tháng Mười 2012, có bài “điểm lại các vụ đánh hội đồng đến chết người trộm chó trong thời gian gần đây”, bao gồm:

- Quảng Trị: Dân vây đánh 2 kẻ trộm chó tới chết.
- Nghệ An: Dân đánh chết một đối tượng trong “hiệp hội bắt chó”.
- Bắc Giang: Giết người cùng làng vì trộm chó.
- Thanh Hóa: Bị truy đuổi, trộm chó tử nạn vì đâm vào tường.
- Nghệ An: Ngã giá trên xác người (tên ăn trộm chó đánh người, bị dân chúng đánh trọng thương, sau đó, không cho nhân viên y tế cấp cứu nên bị chết ngay tại hiện trường). Cũng tại Nghệ An, trước đó, một “cẩu tặc” khác bị đánh chết. Image Nạn bắt trộm chó có thể khiến người ta bức xúc và phẫn nộ, tuy nhiên, vẫn có mấy điều tôi không hiểu được: Một là, lẽ nào người ta lại xem mạng người rẻ hơn cả chó? Hai là, có bản tin cho biết sau vụ “cẩu tặc” bị bắt, cả chục công an đến hiện trường; vậy, chả lẽ những công an ấy đến chỉ khoanh tay đứng ngó dân chúng đánh “cẩu tặc” đến chết, thậm chí, còn ngăn cản xe cứu thương đến chở nạn nhân đi bệnh viện? Ba là, sau các vụ đánh chết người ấy, luật pháp có làm việc hay không? Hay mọi chuyện đều chìm vào quên lãng? Bốn là, tại sao nhà báo, khi kể những chuyện ấy, có vẻ dửng dưng, thậm chí, đồng tình với chuyện giết người chỉ vì một con chó như vậy?

Nhưng đánh chết người vì tội trộm chó, ít nhiều vẫn có thể hiểu được. Vì người ta phẫn nộ. Sự phẫn nộ ấy không đủ để biện minh cho hành động giết người. Ðương nhiên. Nhưng, thôi, vẫn có thể hiểu được. Có điều, ở Việt Nam, có rất nhiều người sát nhân không phải vì phẫn nộ. Chỉ cần nổi giận một chút là người ta có thể ra tay giết người. Chỉ cần liếc qua nhan đề các bản tin ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy ngay điều đó. Cãi vã nhau, học sinh lấy gậy đánh chết bạn. Vợ cãi, chồng lấy rìu đập vào đầu, vợ chết ngay tại chỗ. Ra đường, có người đến xin tiền, không cho, bị người ấy đánh đến chết. Công an bắt dân vào đồn để điều tra gì đó, đánh chết dân, rồi vu cho dân tự tử. Bị bố mẹ từ chối cho tiền, con bèn dùng gậy gộc đánh chết bố mẹ. Có khi con đánh mẹ, bố còn xúi thêm: “Ðánh chết nó đi để tao lấy vợ mới!”


Người ta sẵn sàng giết bạn để cướp một cái iPhone. Ra đường chọc gái: Bị bồ của cô gái ấy đánh chết. Khích bác bạn cũ của bồ, bị những người ấy đánh chết. Thấy người ta gây gổ, nhảy ra can gián: Bị đánh chết. Ngồi nói chuyện, theo thói quen, lấy tay chỉ vào mặt người đối thoại: Bị đánh chết. Thầy giáo phạt học sinh trong lớp: Bị đánh chết.

Vô duyên nhất là chuyện này: Có người đang ngồi nhậu với bạn, vợ gọi điện thoại bảo về. Người ấy muốn về, bị bạn khích bác là “sợ vợ”. Thế là cãi nhau. Cuối cùng đánh nhau: Người bị vợ gọi về bị đập đầu xuống đường đến chết.

Nạn bạo động ở đâu cũng có. Nhưng tôi ngờ là hiếm ở đâu nó lại lan tràn và dã man như ở Việt Nam hiện nay. Người ta đánh nhau giết nhau vì những lý do hết sức nhỏ nhặt và vu vơ. Một cái điện thoại di động thôi cũng đủ là cái cớ để cướp của và giết người. Một cuộc cãi vã nho nhỏ giữa bạn bè cũng đủ gây ra án mạng.

Từ chuyện đánh chết người chung chung, tôi tò mò đánh thử chữ “giết người yêu” trên Google, thấy hiện ra ngay 32,500,000 kết quả trong vòng 0.13 giây! Về số lượng, cũng đầy dẫy. Về lý do, cũng hết sức vu vơ. Và về tính chất, cũng hết sức tàn bạo. Ðề nghị cưới, bị người yêu từ chối: Rút dao đâm ngay.

Rủ người yêu cũ đi chơi, mang sẵn theo bốn lít xăng, giết xong, lột hết nhẫn vàng, vòng vàng trên người cô ấy, rồi tưới xăng đốt! Bị người yêu trách vì việc đến nơi hẹn trễ, tức giận bóp cổ người yêu đến chết! Hẹn hò với bạn gái ở phòng trọ, sau khi tình tứ với nhau, có chuyện cãi vã, tức giận bèn rút dao đâm chết; trước khi định tẩu thoát, còn nổi máu tham, cố lột lấy hết nữ trang và điện thoại di động trên thân thể đầy máu me của bồ mình! Cùng bị tuyệt tình, một thanh niên đè bạn gái xuống đổ nguyên cả chai thuốc trừ sâu vào miệng; một thanh niên khác bóp cổ cô gái đến chết. Giết người yêu xong, một người vất xác xuống giếng, một kẻ khác chặt thân thể nạn nhân ra thành nhiều mảnh, bỏ vào bao đem vất ở nhiều bãi rác khác nhau.


Ðối với người lạ, bạn bè cũng như với người tình, người ta tàn ác như vậy. Ðối với bố mẹ ruột của mình, người ta cũng đánh đập hoặc đuổi ra ngoài đường một cách nhẫn tâm. Những chuyện như vậy ê hề trên báo chí Việt Nam. Ðọc, thấy buồn não người.

Tại sao đạo đức Việt Nam bị suy đồi khủng khiếp đến như vậy?

Tại sao?

Nguyễn Hưng Quốc

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Ðông và Tây y, hai cách suy luận

Bác Sĩ Ðặng Trần Hào
Ðông dược dùng thuật ngữ mà người phương Tây nghe chói tai như: phong, thấp, táo, nhiệt.... Tuy khác biệt về ngôn ngữ nhưng chữa trị kết quả giống nhau.

Thí dụ: Tây y không nhận ra thấp, nhưng có chữa trị cái mà Ðông y gọi là thấp nhiệt. Tây y không dùng danh từ hỏa, nhưng có thể chữa trị cái mà Ðông y gọi thận hỏa vượng, ảnh hưởng tới phế. Tây y coi phong không phải là nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng thực ra họ đã ngăn ngừa được gan phong đưa lên trên đầu và họ đã dập tắt được phong xâm nhập vào da. Tuy diễn tả khác nhau về ngôn ngữ nhưng chữa trị lành bệnh giống nhau. Tây y quan tâm vào sự cô lập vi trùng hay vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Thí dụ: Mổ trên đầu để loại bỏ một cục bướu đơn thuần. Ðông y tập trung vào hội chứng, triệu chứng rồi đưa ra phương cách chữa trị. Tập trung vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng nhiều phần trong cơ thể và sự liên quan này có thể định bệnh chính xác hơn và cho thuốc nhiều hay ít dẫn vào những vùng mà tạng phủ thụ bệnh.

Trong khi Ðông y tập trung vào sinh lý và tâm lý bệnh nhân, môi trường sống, công ăn việc làm, các triệu chứng. Tất cả nhưng sự kiện này gọi là hội chứng, đem ra so sánh mà định bệnh để chữa trị. Hay còn gọi là sự mất quân bình tạng phủ của từng bệnh nhân. Ðông y định bệnh không chú tâm vào bản chất của bệnh và những chi tiết gây ra, nhưng trợ giúp nhẹ nhàng làm gia tăng sức đề kháng bằng cách cho thuốc uống tổng quát, nhưng vẫn tập trung vào nơi thụ bệnh của tạng phủ.

Câu hỏi nguyên nhân và hậu quả chỉ là phụ mà câu hỏi chính là” Cái gì liên quan giữa x và y, chứ không phải là x sinh ra y. Ðông phương chú tâm vào tổng thể hơn chi tiết. tập trung vào hội chứng và sự mất quân bình mà đưa ra phương thức chẩn trị và hồi phục lại sức khỏe.

Chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn bằng cách định bệnh và chữa trị một số bệnh nhân nhức đầu và đau bụng do loét bao tử gây ra được bệnh viện tại Trung Hoa trong lâm sàng cho biết:

Thí dụ: Một bệnh nhân nhức đầu, dĩ nhiên nhức đầu là do vùng đầu khí huyết không thông, hay bị ung bướu v.v...

Ðối với Ðông y định bệnh nhức đầu do tạng phủ nào gây ra nhức ở vùng nào trên đầu: Nhức đầu phía trước trán thường liên quan tới bao tử. Nhức hai bên đầu liên quan tới gan và mật. Nhức đỉnh đầu liên quan tới thận. Nhức sau ót liên quan tới bàng quang. Sau khi định được tạng phủ nào gây ra nhức đầu rồi mới định nhức đầu do khí, huyết, phong, thấp, hàn và nhiệt, v.v...

Ðối với bác sĩ Tây y đau bao tử sau khi soi và chụp quang tuyến tìm ra bị loét bao tử. Các bác sĩ chỉ nhìn cái ngọn mà không tìm nguyên nhân nào gây ra loét bao tử và dĩ nhiên cho thuốc các bệnh nhân giống nhau.

Nhưng các bác sĩ Ðông y đã định bệnh các bệnh nhân này tuần tự như sau:

Bệnh nhân thứ nhất sau khi khi ấn bụng cảm thấy đau gia tăng, nhưng chườm khăn lạnh bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Bệnh nhân này cơ thể cường tráng, mặt hồng, tiếng nói sang sảng, bị bón và nước tiểu vàng. Rêu lưỡi bệnh nhân vàng và trơn. Mạch trường và huyền. Bác sĩ Ðông y dựa vào hội chứng này định bệnh: Thấp nhiệt trong tì.

Ðối với bệnh nhân thứ hai người gầy gò, mặt tái mét, gò má đỏ, lòng bàn tay hay chảy mồ hôi, ngủ chập chờn về đêm, hay tiểu đêm, lạnh chân, ra mồ hôi đêm, hay lo sợ và mệt mỏi nhất là về chiều. Lưỡi khô và đỏ. Mạch sắc và vi. Bác sĩ định là âm suy ảnh hưởng bao tử.

Bệnh nhân thứ ba khi nắn bóp và cứu bớt đau nhưng nó chỉ giúp chút chút, vẫn thấy khó chịu. giảm đau sau khi ăn, nhưng cũng chỉ tạm thời. Bệnh nhân sợ lạnh, mặt xanh, tự nhiên ra mồ hôi ban ngày và ngủ rất nhiều, nước tiểu trong và đi nhiều lần, hay thức dậy giữa đêm mặc dù là bàng quang không có nước tiểu, hay e lệ và sợ sệt. Lưỡi ướt và hơi trắng. Mạch khổng. Bác sĩ định bệnh là: Thoát hỏa ở trung tiêu.

Bệnh nhân thứ tư than đau quặn, di chuyển cảm thấy nặng nề, chườm nước nóng thấy giảm đau, nhưng xoa bóp bụng thấy khó chịu, mặt trắng bệch, đi cầu hay phân lỏng. Rêu lưỡi trắng và dầy. Mạch huyền và hoạt. Bác sĩ định là: Quá nhiều thấp làm ảnh hưởng tì và vị,

Bệnh nhân thứ năm đánh hơi rất nhiều và đau đầu, đau cảm như dao đâm, nắn bóp thấy dễ chịu. Dùng nóng hay lạnh áp dụng không hiệu quả. Bệnh nhân hay lo âu, giận dữ, buồn nản và đau gia tăng vào kỳ ra kinh. Lưỡi bình thường. Mạch huyền. Bác sĩ định bệnh là gan khí phạm tì.

Bệnh nhân thứ sáu đau dữ dội và như dùi đâm vào bao tử, đôi khi lan qua đàng sau. Ðau hơn khi ăn vào và khó chịu khi ấn nhẹ vào bụng. Ðôi khi bị mửa ra máu tươi hay đi cầu ra phân đen như bùn và tanh mùi máu. Bệnh nhân gầy gò và sắc mặt trắng bạch. Lưỡi mầu tím thẫm và hai cạnh đỏ. Mạch sáp, được định là mất quân bình gây ra huyết ứ trong bao tử.

Ðông y nhìn hội chứng và triệu chứng trong khi Tây y không quan tâm tới. Cho nên chỉ định có một bệnh là loét bao tử.

Sau đây mời quí vị theo dõi và suy ngẫm về sự nhận thức của Bác Sĩ Andrew Weil MD tốt nghiệp đại học nổi tiếng Harvad tại Boston viết và tôi phỏng dịch sau:

“Ðể tôi đưa ra một thí dụ tại sao có sự khác biệt về triết lý, dẫn tới sự khác biệt về thực hành. Ở phương Tây, khoa Tây y chú trọng chính vào sự tấn công từ bên ngoài của bệnh tật và phát triển những phương pháp và dụng cụ chế ngự nó. Nhờ vào sự khám phá tuyệt vời của trụ sinh trong bán thế kỷ qua và với sự chiến thắng những bệnh tật do vi trùng gây ra bằng trụ sinh. Sự thành công tuyệt vời này, đã chế ngự tâm trí con người và đã thuyết phục được hầu hết mọi người cho rằng thuốc Tây với kỹ thuật sản xuất là hiệu quả nhất. Không cần biết về tốn kém. “Trong khi đó Ðông y, nhất là tại Trung Hoa. Ðông dược đã có phần khác biệt về mục đích. Người Á Ðông đã nghiên cứu cách làm sao gia tăng sức đề kháng của bệnh tật, và chúng ta có thể giữ được khỏe mạnh bằng cách đề phòng bệnh tật. Trong sự học hỏi của bác sĩ Ðông y đã khám phá ra sự tự nhiên của thiên nhiên là chất bổ dưỡng cho cơ thể. Mặc dầu Tây y đã phục vụ sức khỏe cho con người rất tốt trong nửa thế kỷ qua, nhưng nói về lâu về dài thì sự hữu hiệu không còn như mong muốn khi so sánh với Ðông y.

“Cái vũ khí nguy hiểm có thể ngấm ngầm đốt cháy gây nên thương tổn đối với ai dùng nó. và nó có thể gia tăng dữ dội đối với kẻ thù. Thực sự những bệnh nhiễm trùng, các bác sĩ chuyên khoa trên thế giới ngày nay đã đôi khi phải bó tay bởi sự chống trả lại của những vi trùng. Vừa ngày hôm nay, tôi đã nhận được một bản tin nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ tại Ðại Học Y Khoa Arizona, là nơi tôi giảng dạy, đã chính thức ra thông báo về sự chống lại của virus và vi khuẩn là: ‘Tại họa mới’ như sau:

“Trong khi sự tiêu diệt những virus và vi khuẩn được coi như ‘thuốc kỳ diệu’ của bán thế kỷ thứ hai mươi, các trung tâm nghiên cứu và chẩn trị đang nhức nhối và lo ngại về sự chống lại của những vi trùng đối với thuốc là vấn đề chính trong lâm sàng. Có nhiều giải pháp đã đưa ra. Trong kỹ nghệ thuốc Tây đang cố gắng khám phá thuốc mới, ít bị ảnh hưởng đối với sự chống lại của vi trùng. Thật là bất hạnh khi các vi trùng đã phát triển nhanh, chống lại sự đối kháng của cơ thể... mặc dù với bệnh nhân tại bệnh viện đã được áp dụng tuyệt đối những thủ tục kiểm soát nhiễm trùng. Những nhân viên làm việc trong trung tâm bảo toàn sức khỏe cần phải biết sự chống lại của các vi khuẩn và virus đang gia tăng phi mã trong lâm sàng trị liệu và ảnh hưởng trực tiếp tới sự vô vọng mà bệnh nhân phải chấp nhận.

“Có nghĩa là bệnh nhân sẽ chết vì bị nhiễm trùng mà bác sĩ không thể chữa bằng trụ sinh được nữa. Thực sự trụ sinh đang xuống dốc thê thảm và những bác sĩ chuyên môn đang cố gắng tìm phương cách nào đó để trị liệu thay vì chúng ta không còn bao lâu lệ thuộc vào nó.

“Chúng ta có thể quay lại những phương pháp đã được dùng trong bệnh viện vào thập niên 1920 tới 1930 trước khi có trụ sinh như: áp dụng tuyệt đối cách ly, hy vọng tương lai gần phải thay đổi quan niệm để phối hợp và áp dụng trở lại trong triết lý Tây y.”

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »


Vì sao mau hư "Não bộ"
Đừng tưởng người già mới lẫn.

Tình trạng sa sút trí nhớ đến độ "vừa nghe đã quên" của người trẻ từ lâu đã vượt xa mức báo động.

Ai chưa tin xin thử xem có bao nhiêu người nhớ nổi số... driver license! Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày... lãnh lương!

Chuyện gì cũng có lý do. Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:


* Thiếu ngủ: Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố. Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein. Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm. Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo khiến bộ nhớ quên luôn công việc.


* Thiếu nước: Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng suy nghĩ. Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng. Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.

* Thiếu dầu mỡ: Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của não bộ. Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não. Trái lại là khác. Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não. Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.

* Thiếu dưỡng khí: Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó”.


* Thiếu vận động: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.


* Thiếu tập luyện: Muốn não "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài. Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.


* Thừa Stress: Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress. Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... Với bộ não "ngập rác" thì quên là cái chắc vì đâu còn chỗ nào để nhớ!


* Thừa chất oxy-hóa: Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi. Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa vì thế là biện pháp chủ động để bộ nhớ đừng mau "hết đát".
Hãy đừng đem não "bỏ chợ" qua lối sống chẳng khác nào có hận thù với não bộ. Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách đến lúc "có vay phải có trả”!


BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Một ngày ở Nursing Home

Image
Thương những bà mẹ ở nursing home

"Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày..."

Thích Tâm Không
Sau ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc nhất. Không chút do dự hay suy nghĩ, tôi trả lời: đó là cái Nursing Home.

Họ ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: như Las vegas, Hollywood, Disney-land, những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hoặc những cái Mall rộng lớn đi cả ngày chưa hết, những viện bảo tàng, những đại lộ thênh thang, chồng chéo lên nhau như những sợi mì....

Tôi đã hưởng một chuỗi ngày dài thật tuyệt vời,với biết bao điều mới lạ, hiện đại, tối tân mà từ trước đến giờ tôi chưa hình dung hay tưởng tượng ra nổi.

Thế mà khi trở về Việt Nam, tâm trí tôi chỉ còn lắng đọng một điều làm tôi ưu tu, trăn trở, ray rức: cái Nursing Home mà mẹ chồng tôi đang sống.

Chặng cuối cùng của chuyến du lịch, chúng tôi đã ở Los Angeles mười lăm ngày để thăm viếng mẹ chồng. Hằng ngày, chúng tôi phải chuyển hai chuyến xe bus, Garden Grove, Westminster, Bolsa và bao nhiêu đại lộ nữa mà tôi không nhớ hết tên, đưa chúng tôi gần trạm cuối cùng của lộ trình.

Chúng tôi phải đi bộ khoảng năm trăm mét để đến khu dưỡng lão của một tổ chức tư nhân. Đó là một khoảng đất rộng, nằm khuất sau đại lộ Hungtington hai con đường, cách bờ biển Hungtington chưa tới hai cây số. Một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, với hai hàng cây sồi đưa vào cái ngõ cụt.
Image Gồm ba dẫy nhà trệt, ghép thành hình chữ U, nó êm dịu với những cánh cửa sơn màu xanh da trời, nổi bật màu sơn trắng của những bức tường, với những khung kính to trong suốt, lịch sự và trang nhã, bằng những tấm màn voan trắng che rủ. Những khóm hoa hồng, cẩm tú cầu được trồng một cách mỹ thuật trước hàng hiên, dưới cửa sổ, tạo cảm giác vui tươi, hưng phấn khi ngồi trên bộ bàn ghế để phơi nắng hoặc hóng mát dưới tàng cây.

Khi vợ chồng tôi đến nơi, kim đồng hồ của phòng trực chỉ 8 giờ 30 phút, bác sĩ và y tá đang đi từng phòng kiểm tra sức khỏe cho các cụ già. Mẹ chồng tôi tươm tất, sạch sẽ trong bộ quần áo mới thay, nét mặt tươi tỉnh. Họ đã làm vệ sinh cá nhân cho bà từ sáng sớm, trước khi dùng điểm tâm. Mâm thức ăn sáng chưa dọn, còn để trên bàn. Cô y tá người Việt vào kiểm tra huyết áp, đo lượng đường trong máu, rồi rót nước, bỏ thuốc vào miệng bà, ân cần thăm hỏi.

Mẹ chồng tôi không còn nhiều trí nhớ để trò chuyện. Bà hờ hững trả lời những câu hỏi không chính xác, mạch lạc. Những ngày đằng đẳng ở đây đã làm bà trở nên câm lặng. Trái ngược với thuở sinh thời, bà nổi tiếng là người nói nhiều. Ánh mắt vô hồn, lúc nào cũng nhìn lên trần nhà và tách biệt với cảnh vật chung quanh.

Thời gian đầu cách đây mười bảy năm, cô em chồng đã bảo lãnh bà sang Mỹ. Bà đã sống một mình trong một căn phòng mà chính phủ ưu tiên cho người già thuê. Ban ngày bà ở đó, chiều đến con cháu thay phiên đón về nhà ăn, ngủ, tắm rửa. Sáng hôm sau lại tiếp tục, như một em bé đi nhà trẻ, đều đặn từ tháng nọ sang năm kia.

Gần đây, do tuổi tác quá cao (93 tuổi), bà bị té gãy xương đùi, không thể đi lại được,và không thể tự lo vệ sinh cá nhân, nên cô em chồng sau khi bàn tính với các anh chị đã quyết định đưa bà vào đây. Anh em chúng tôi như bị dồn vào ngõ cụt, tiến thoái đều lưỡng nan. Khó tìm một giải pháp vẹn toàn, con đường nào cũng trắc trở, chông gai. Phải chăng là do số phận, do định mệnh hay do nghiệp lực? Cuối cùng phải tự an ủi và chấp nhận, đó là quy luật đời thường mà xã hội đặt ra để giải quyết.
Image Lúc chưa sang Mỹ, tôi rất có thành kiến không mấy tốt đẹp và phản đối việc đem gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão. Giờ đây tôi mới biết rằng tôi hiểu chưa thấu. Luật pháp ở đây không cho người già yếu và trẻ con ở nhà một mình. Thuê người giúp việc thì không có, hoặc rất là đắc đỏ. Con người ở đây chịu rất nhiều áp lực về công việc làm ăn, tiền bạc.


Để đáp ứng nhu cầu vật chất gọi là thiên đường của sự hưởng thụ, người ta phải đánh đổi bằng những món nợ khổng lồ, mà người ta truyền miệng nhau: "không mắc nợ không phải là người Mỹ", đánh đổi sự mất mát tình cảm, đổ vỡ hạnh phúc gia đinh, có khi luôn cả sinh mạng.

Những tấm gương hiếu thảo của thầy Mẫn Tử Khiên trong Nhị Thập Tứ Hiếu: "thờ cha sớm viếng khuya hầu" sẽ không có chỗ đứng trong thời khóa biểu của các người con ở thời hiện đại này. Chỉ có những viện dưỡng lão mới đáp ứng những lỗ hổng mà người con không thể lấp đầy được.
Image Ở đây, chỉ cần một cái nhấn chuông là có bác sĩ, y tá, điều dưỡng, sẵn sàng đáp ứng, giải quyết điều mình yêu cầu. Mẹ chồng tôi kêu đau bụng, là có ngay hai cô điều dưỡng người Mễ cao to, khỏe mạnh bồng bà đặt lên cái ghế dành cho người khuyết tật, đẩy vào nhà vệ sinh. Tiểu tiện thì tự do thải vào tả lót, đến giờ họ đi thay.

10 giờ sáng và 3giờ 30 phút chiều, các cụ được tập trung ở phòng giải trí. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp thứ tự quanh chiếc bàn dài. Họ tham gia những trò chơi đố chữ, chuyền banh, những trò chơi vận động tay chân, nghe nhạc, xem tivi, và kết thúc bằng bánh ngọt hay trái cây với nước giải khát.
Image 11 giờ 30 và 5 giờ chiều các cụ tập trung ở phòng ăn. Những mâm thức ăn dư thừa năng lượng. Ai không thích ngồi tại đây, thì yêu cầu mang vào phòng. Những chiếc xe lăn được đẩy tới, xếp quanh cái bàn tròn. Bàn này có tám người, ba người đàn ông và năm người đàn bà.

Chỉ có mẹ chồng tôi là người Việt. Ông Mỹ đen trên bốn mươi tuổi, bị tai biến mạch máu não, tay không cử động được, nên người điều dưỡng phải đút cho ông và hai bà kế bên. Tôi đặc biệt chú ý đến một bà Mỹ trắng, tuổi trên độ "thất thập cổ lai hi", nét mặt thanh tú, dáng người thon nhỏ, mảnh mai. Thời con gái chắc bà được xếp vào hàng mỹ nhân. Đôi mắt to và buồn. . . . đôi mắt như biết nói, khi đối diện với một người nào.

Ngày đầu tiên, bà nhìn tôi cười và chỉ mẹ chồng tôi hỏi "tôi là gì". Tôi trả lời là “con dâu”. Câu chuyện giữa tôi và bà chỉ dừng lại ở những câu xã giao thông thường. Vốn liếng Anh ngữ nghèo nàn của tôi, không cho phép tôi tìm hiểu sâu hơn nữa. Hoặc nếu bà có tâm sự, tôi cũng không thể hiểu hết được.

Một bữa, tôi thấy bà không chịu ăn, bà ngồi trầm ngâm, rồi những giọt nước mắt liên tục tuôn trào trên gò má xanh xao. . .Bà khóc nức nở. Những người bạn cùng bàn an ủi, làm bà càng khóc to hơn. Tôi nắm tay bà, lau nước mắt và đút cho bà ăn. Bà vẫn khóc như một đứa trẻ. Liên tiếp ba ngày như vậy.
Image Tôi được biết qua cô y tá người Việt, là lâu rồi con bà không đến thăm. Hình ảnh tôi đút cơm cho mẹ chồng, làm bà nhớ con và chạnh lòng buồn tủi. Những ngày sau cùng, tôi không dám đưa mẹ chồng ra phòng ăn. Tôi không dám nhìn bà khóc thêm nữa. Lòng tôi cũng xao động, nước mắt tôi cũng chảy dài. Bởi tôi là người rất nhạy cảm và dễ xúc động.

Tôi rón rén ra nhìn. Bà ngồi đó, đôi mắt xa xăm, tư lự. Chắc chắn bà đang nghĩ về con bà. Biết bao câu hỏi, đang quay cuồng trong tâm trí: sao lâu rồi con không đến, bận rộn hay có sự bất trắc gì đã xảy ra? Bà vừa lo, vừa buồn, rồi giận, rồi thương, nhớ, làm bà không tự chủ, đè nén những cảm xúc của mình.
Image Chắc chắn, không biết bao nhiêu lần, cuốn phim dĩ vãng của một thời vàng son đã lần lượt, thường xuyên quay lại trong ký ức của bà. Bà nhớ đến người chồng quá cố, nhớ những đứa con bà hết lòng thương yêu, nhớ những ngày đầm ấm hạnh phúc, nhớ những lo toan, thăng trầm trong cuộc sống. Giờ này con bà có biết bà đang mỏi mòn trông đợi hay không?

Ở đây, cái viện dưỡng lão này chỉ giúp người già cải thiện, bù đắp những thiếu sót về vật chất, mà con cái không thể hoàn thiện được. Bác sĩ, y tá, thức ăn, thuốc men, máy móc, chỉ giúp họ hết đau đớn về thể xác. Cái tensionmètre chỉ đo được chỉ số huyết áp giao động trong ngày, các máy móc kỹ thuật cao phát hiện những tổn thương sâu trong cơ thể.
Image Tất cả những thứ đó không giải quyết, chữa trị được những đau đớn tinh thần, những giao động tâm lý, những khắc khoải triền miên của lòng khát khao yêu thương. Đó là căn bệnh trầm kha mà không máy móc, bác sĩ, y tá nào chữa trị được. Đó là thứ thức ăn linh nghiệm và hiệu quả mà con người đã mỏi mòn tìm kiếm và chưa bao giờ thấy no đủ.

Mẹ chồng tôi có sáu người con: bốn trai hai gái. Một mình bà nuôi nấng sáu người con khôn lớn trưởng thành. Giờ đây khi tuổi tác chồng chất, sáu người con không chăm sóc được một mẹ già. Dù rất thương mẹ, dù biết công đức sinh thành dưỡng dục, sâu rộng như trời biển; nhưng không thể nào làm tròn bổn phận, bởi những tất bật, căng thẳng và đa đoan của cuộc sống.

Bên Mỹ có ngày Mother's day và Father's day. Việt Nam có ngày Vu Lan-Bông hồng cài áo. Ai còn cha mẹ thì cài một đóa hoa cẩm chướng đỏ hay hoa hồng đỏ. Ai mất mẹ thì cái một bông cẩm chướng trắng hay hoa hồng trắng. Một hình ảnh biểu trưng, chọn một ngày để nhắc nhở những ai diễm phúc còn có mẹ, để mà yêu thương và trân quý. Với tôi một ngày trong một năm như thế là quá ít ỏi. Chẳng khác nào hạt muối trong đại dương.
Image Mỗi ngày, ít lắm mỗi tuần, tệ lắm mỗi tháng, ta phải tự cài lên áo một hoa hồng đỏ, qua một món quà mà mẹ yêu thích: cái bánh, củ khoai, trái chuối, ly sữa. . . . một lời thăm hỏi ân cần, một câu nói ngọt ngào, một ánh mắt ấm áp chan chứa yêu thương, một cử chỉ âu yếm, quan tâm, lo lắng. Đó là đóa hoa hồng đỏ, đã tự nở trên áo của ta, không đợi đến ngày Vu Lan được mọi người nhắc nhở.

Em chồng tôi, đều đặn mỗi ngày ghé thăm mẹ, với những món quà mà bà mẹ Việt Nam yêu thích. Mỗi tuần cô cài đủ bảy hoa hồng đỏ thắm. Bảy ngày hạnh phúc và luôn thầm cảm ơn cái đặc ân còn có mẹ để mà tự nguyện và hiến dâng. Thế mà mẹ chồng tôi vẫn không chịu đựng được sự trống vắng, cô đơn khi không có sự đồng cảm giữa những người xa lạ và ngôn ngữ bất đồng. Lúc nào bà cũng muốn về nhà, khẩn khoản muốn về nhà.

Cùng phòng với mẹ chồng tôi là một bà cụ người Bắc năm 54, mới đưa vào ba hôm. Người con gái lấy chồng lính Mỹ, đã bảo lãnh bà sang đây mười mấy năm về trước. Bà chỉ còn da bọc xương, lưng còng gần 90 độ. Bà nằm co quắp như con tôm luộc chín. Bà không còn đủ sức để ngồi lâu.

Bà chỉ ăn cháo và uống sữa. Buổi trưa, người con gái đem cháo đến đút cho bà, phát hiện đầu bà không ngẩng lên được. Cô ta hốt hoảng la toáng lên: "tại sao bà không ngẩng đầu lên được, tụi nó đã làm gì bà ? Có phải tụi nó giật đầu, giật tóc bà không ? Để tôi đi hỏi cho ra lẽ?". Bà không còn hơi sức mà trả lời.

Từ khi bà đến nằm trên cái giường này, tôi chưa nghe bà nói gì ngoài tiếng thều thào yếu ớt: "cho con về nhà, con muốn về nhà". Bà nhìn tôi cầu cứu, tôi nắm bàn tay khô đét, lạnh ngắt và hỏi bà cần gì. Bà chỉ nói một câu đó, lập đi, lập lại không biết bao nhiêu lần.

Image
Bà tới đây từ một cái viện dưỡng lão khác, mà cô con gái chê là tệ quá. Cô ta sốt ruột vì thấy mẹ mình suy sụp nhanh chóng. Cô phản ứng lồng lộn. Lòng thương mẹ mù quáng làm cô thốt ra những câu nói không tế nhị. Bác sĩ và xe cấp cứu đến, người ta đưa bà vào bệnh viện lớn để rà soát lại cơ thể. Căn phòng chỉ còn lại một mình mẹ chồng tôi.


Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Sáng khuya trưa tối, nhìn quanh một mình
Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình


Đó là những câu hát não nùng, thật chua chát và đắng cay mà nhạc sĩ Lam Phương đã viết cho số phận của mình vào cuối đời, với những dư chứng của bệnh tai biến mạch máu não.

Chúng tôi về lại Việt Nam, với linh tính biết đây là lần cuối cùng chúng tôi còn thấy mẹ. Buổi chia tay đẫm nước mắt và đau buồn trĩu nặng tâm tư. Mười ngày sau, vào một đêm cuối mùa hạ 2006, mẹ chồng tôi đã vĩnh viễn không mở mắt nhìn cái trần nhà, mà mấy tháng ròng rã bà ít khi rời nó. Bà ra đi trong sự an giấc của mọi người, âm thầm lặng lẽ không một ai hay biết. Còn biết bao bà mẹ khác cũng đã và sẽ ra đi trong cô đơn tẻ lạnh như thế này.

Tất cả con cháu ở rải rác ở nhiều tiểu bang đau đớn khi nhận được tin khủng khiếp này. Cô em chồng tức tưởi vì bà không đợi cô. Chỉ vài tháng nữa cô sẽ nghĩ hưu non, sẽ đem mẹ về nhà phụng dưỡng. Cô đã không điều đình được với Thần Chết. Mọi người câm lặng chịu đựng.

Trong thâm tâm ai cũng trăn trở, ray rứt, xót xa vì biết bao điều chưa thực hiện: "địa ngục chứa đầy những dự định tốt đẹp".
Làm sao cân bằng lại tâm lý, tìm lại an bình, một khi lòng cứ khắc khoải bởi những dằn vặt, ăn năn.

Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người ta đã chế tạo ra nhiều thứ.. kể cả người máy, nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ. Con người vẫn ăn ngủ, làm việc, theo cái đà tiến hóa. Không biết đủ, không vừa lòng, họ có thể bị con lốc cuốn trôi theo cái thảm họa đua đòi vật chất.

Image Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập, chờ đợi, bất cứ lúc nào cũng có thể cướp đi sinh mạng vốn đã mong manh trong từng hơi thở.

Tại ai ? Tại con người ? Tại xã hội hay tại ta sinh lầm thế kỹ ?

Nguyên Thúy

Post Reply