
“Tên phản bội” và “trùm hủy diệt Arshavin”
đã đặt dấu chấm hết cho “cơn lốc màu da cam”
Trương Thị Hàm Yên
Cali Today News – Rồi, cuộc sống bóng đá ngày càng tưng bừng trên thế giới, và càng tưng bừng hơn ở góc nhỏ Silicon Valley, nơi mà một cộng đồng thật đông đảo người Việt sinh sống. Mới sáng sớm, mà bạn bè đã hú nhau, gọi nhau thật rộn ràng: Tụi tớ đến quán cà phê…, ra đây xem Hoà Lan gặp Nga nhé…
Sáng thứ bảy, muốn ngủ muộn cũng không được, vì những cú điện thoại sớm như thế…
Euro 2008 đã đến bên giường ngủ của chúng tôi…
2.
Không chỉ có chúng tôi, mà nhiều, thật ra nhiều người cũng bị Euro 2008 gõ cửa để thức sớm như chúng tôi vào sáng thứ bảy. Một không khí xôn xao chi lạ.
Người ta nói những cái tên lạ hoắc, khó nghe, khó nhớ, và những con số lung tung như tỷ số trận này trận nọ từ vòng loại, cả những chuyện bên lề sân cỏ,… của các ngôi sao từ Bắc Aâu như Hòa Lan, của các ngôi sao của nước Nga đang quằn quại trong cơn thay da đổi thịt để trở thành một quốc gia dân chủ, sau bao thập niên chìm đắm dưới bóng cờ máu độc tài,…
Họ kể về những chuyện như chuyện sẩy thai của vợ anh chàng cầu thủ Hòa Lan, như Khalid Boulahrouz – một hậu vệ của đội Hòa Lan, và giải thích vì sao đội Hòa Lan đeo một miếng vãi đen,… Từ đó, những “tín đồ Túc Cầu Giáo da vàng” trong quán cà phê sáng nay bàn đến những chuyện “đèo heo hút gió” khác…. Gần 2 giờ đồng hồ cà phê, thuốc lá trước trận đấu, tôi ngồi nghe những điều thật lạ mà lâu lâu mới có một lần tại San Jose, một thành phố có cộng đồng người Việt đông đảo nhất tại hải ngoại, và còn giữ không khí bóng đá thật nhiệt tình,…
3.
Và cái gì đến cuối cùng cũng phải đến: Đó là trận đấu tứ kết giữa Hòa Lan và Nga.
Có lẽ ai cũng đứng về phía đội Hòa Lan vì quá khứ của đội này và phong độ hiện nay. Trong quá khứ, đất nước của huyền thoại bóng đá Johan Cruyff đã từng chinh phục chức vô địch châu Aâu vào năm 1988, và từng làm mưa làm gió trên sân cỏ châu Aâu và thế giới với lối chơi huyền thoại của trường phái bóng đá tổng lực. Trong trang sách túc cầu thế giới, tên tuổi của những cầu thủ Hoà Lan còn đầy rẫ, và từng làm mưa làm gió trên sân cỏ châu Aâu và thế giới với lối chơi huyền thoại của trường phái bóng đá tổng lực. Trong trang sách túc cầu thế giới, tên tuổi của những cầu thủ Hoà Lan còn đầy rẩy, và đậm nét. Đó là một làng cầu mạnh của châu Aâu. Trong giải này, những cầu thủ Da Cam đã giáng những đòn chí tử đối với đội Ý – đương kim vô địch thế giới (3-0) và Pháp – Á khoa thế giới với tỷ số 4-1, rồi hạ tiếp Romania 2-0. Với một thành tích lẫy lừng như thế ở vòng đấu bảng, có ai nghĩ là đội Hòa Lan sẽ gục ngã trước đội Nga trong vòng tứ kết? Có ai nghĩ là một ứng cử viên nặng ký nhất của chức vô địch – Hòa Lan – lại ngã gục trước một đội Nga khá xoàng trong lịch sử và trong giải này không?
Từ sau Liên Xô sụp đổ, Nga là một đội bóng xoàng, và chưa bao giờ vào sâu được một giải quốc tế lớn nào. Và trong giải này, ở vòng đấu bảng, Nga thua Tây Ban Nha 4-1, thắng Hy Lạp 1-0, và thắng Thụy Điển 2-0. Quả thật Nga là một đội bóng không mấy nổi bậc.
Chính vì thế, dư luận cá cược đều cho rằng Nga sẽ bị phơi áo, thế nhưng, chuyện bất ngờ trong bóng đá một lần nữa đã xảy ra: Hòa Lan phơi áo trước đội Nga. Tuy thần thoại Hy Lạp không nói tới ông thần bất ngờ trên đỉnh núi Olympia, nhưng có lẽ đó là ông thần định mệnh của sân cỏ. Nơi nào có sân cỏ, thì thần bất ngờ thường xuyên thăm viếng, và hôm nay, một lần nữa, ông thần bất ngờ đã xuất hiện trong trận Hòa Lan và Nga.
Hòa Lan thua và xách vali về nước, như trước đó một ngày đội Croatia cũng rơi vào số phận như thế.
Hết keo này, bày keo khác. Đội Hòa Lan đã để lại trong lòng những tín đồ túc cầu giáo trên thế giới một cảm giác ngọt lịm và chia tay… Hẹn nhau ở Mundial 2010, hỡi đoàn quân màu da cam!
4.
“Tên phản bội” chính là người thay đổi số mệnh của đội Nga và đội Hòa Lan. Như nhật báo Cali Today đã nói đến ngày hôm qua, huấn luyện viên Guus Hiddink chính là cầu thủ “số 12” của đội Nga trong trận gặp Hòa Lan. Guus Hiddink từng là tuyển thủ của Hoà Lan, và cũng từng là huấn luyện viên đội Hòa Lan, nên ông biết rõ đội Hòa Lan nhất. Chính vì vậy, mà dư luận còn gọi ông là là “tên phản bội” (a traitor), hay là “cầu thủ thứ 12” của đội Nga. Ông cho biết rằng ông muốn trở thành “kẻ phản bội” thật sự khi mục tiêu ông đạt được là đưa đội Nga vào bán kết, đặt dấu chấm hết cho đội Hoà Lan với tỷ số 3-1.
Ngoài ra, một đặc điểm khác nữa rất đáng được chú ý là thành tích kiệt xuất hơn bình thường mà ông ta đã chứng tỏ trên cầu trường thế giới. Ông có thể tạo những chiến tích lẫy lừng từ một đội bóng bình thường. Ông đã từng dẫn dắt đội Nam Hàn vượt qua những tên tuổi khổng lồ của thế giới vào bán kết World Cup 2002, đưa đội Uùc vào vòng knock-out trong giải World Cup 2006, và bây giờ đưa đội Nga lần đầu tiên vào bán kết Euro 2008,… và chưa biết Nga có còn khả năng đi xa hơn không?
Qua trường hợp của huấn luyện viên Guus Hiddink, người ta thấy chỗ đứng và vai trò của huấn luyện viên trong một đội bóng. Huấn luyện viên giỏi có thể đưa một đội bóng trung bình làm nên kỳ tích, và chính Ryland James, một ký giả của AFP, cũng thừa nhận là huấn luyện viên Guus Hiddink có “truyền thống giúp đỡ các đội bóng quốc tế có thể thi đấu hơn sức của chính mình rất nhiều” (his habit of helping internationals punch well above the weight). Ông bà ta nói đúng là không có thầy (giỏi) thì đố mày làm nên.
5.
Trận đấu chắc ai cũng thấy là đội Hòa Lan bị dẫn trước 0-1 vào phút 56 khi Pavlyuchenko tạo ra sự chênh lệch tỷ số bất lợi cho Hòa Lan. Mãi đến phút 86, Hòa Lan mới gỡ hòa 1-1 do công của Van Nistelrooy. Bàn thắng này là bàn thắng quốc tế thứ 33 của Van Nistelrooy, và với bàn thắng này, anh đi vào lịch sử huyền thoại như Johan Cruyff ngày nào.
Bàn gỡ hòa của Van Nistelrooy đưa hai đội vào hiệp phụ, mà ở phần hiệp phụ, Hòa Lan bị ngã gục hai lần do công của Torbinsky vào phút 112, và Arshavin vào phút 116. Với hai bàn thắng này, Nga đã kết thúc Cơn Lốc Màu Da Cam đầy dũng mãnh và được xem là một ứng cử viên đầy thuyết phục của chức vô địch.
Một nhân vật được nói đến nhiều trong trận này chính là Arshavin. Anh được xem là “kiến trúc sư” trong chiến công chấm dứt con đường phía trước của đội Hoà Lan như ký giả Ryland James nói trên nhận xét: “Russia's Andrei Arshavin was the architect as they dumped Netherlands out of Euro 2008 after extra time.”
Arshavin còn được xem là “trùm hủy diệt Arshavin” (destroyer-in-chief Arshavin) như cách nói trong bài viết Russia claim historic win as Dutch make Euro 2008 exit.
Ngoài ra, Victor 06 còn miêu tả destroyer-in-chief Arshavin như sau: “Anh ấy ẩn hiện như bóng ma vượt qua các hàng phòng ngự như thể rằng anh ấy được làm từ không khí. Anh ta tỏ ra nhanh nhẹn, có kỹ thuật cao, và thật là tuyệt vời” (He ghosts past defences like he's made of air. He's fast, skilful and sooooo good).
Khán giả tự hỏi: Nga lấy đâu ra một cầu thủ siêu hạng và ít được biết tới như thế? Người ta ít nói đến anh ta trước giải này, vì anh đã từng bị treo giò ở hai lần giải Euro 2008 trước đây, và đây là giải Euro đầu tiên mà anh ta xuất hiện.
Và với những mỹ từ như “nhà kiến trúc trận hạ gục Hòa Lan”, “trùm hủy diệt Arshavin”, “bóng ma hàng phòng ngự”,… chắc sẽ có nhiều câu lạc bộ ở Aâu châu tranh giành mua anh với cái giá khổng lồ…
Bóng đá Aâu châu trong cơn khát tài năng sẽ đổ tiền cao như nuí để ký hợp đồng với tên tuổi này.
6.
Bóng đá và cuộc đời nhiều lúc giống nhau. Có khi, một trận lên tiên, và cũng có khi một trận xuống vũng bùn.
Cho đến nay, huấn luyện viên Guus Hiddink và “trùm hủy diệt Arshavin” sẽ lên giá thật cao trên “thương trường bóng đá quốc tế”, trong lúc đó, cũng có những ngôi sao cũ thi đấu kém phong độ cũng đành phải ra đi…
Phía sau một cầu trường là một cái chợ khổng lồ và người ta săn tìm những cái “deals” mới để bóng đá luôn luôn còn giữ sự thu hút của con người…
7.
Lâu rồi, tôi không có xem một trận đấu bóng đá nào, nay mới là trận cầu tôi được xem sau nhiều năm…
Thế nhưng, như một con nghiện đã từng cai… bây giờ trở lại. Tôi từng mê bóng đá quên ăn, quên ngủ, và sau nhiều năm “cai bóng đá” để lo “chuyện cơm, áo, gạo, tiền”, bây giờ trở lại, cảm thấy cơn ghiền như bắt đầu nổi dậy, cuốn hút, cảm thấy nôn nao và thèm thèm,…
Cũng như thuốc lá, cơn nghiện bóng đá thật khó bỏ…
Trương Thị Hàm Yên