Góc nhỏ của anh 3 Giang

Tung cánh chim tìm về mái trường xưa. Mong tìm bạn học cũ, nay ở đâu xin nhắn đôi lời!!!

Moderator: CNN

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ới Bác Giang Già Gân!!!

Như vậy là Cao Lynh đã lên tới San Jose ngày hôm nay rồi đó. Nhưng chắc phải tham dự ngày d0oàn tụ của 30 năm khu trục trước , sau đó mới đi thăm bạn bè , chắc chắn thế nào cũng liên lạc với bác. Chúc các bác những giờ phút gặp nhau dù ng8án , dù dài nhưng chắc rất là vui vẻ và đầy tình thân !!!!

Tháng Bẩy cũng đến rất gần , hy vọng có dịp tui và Tuấn , Lynh , Viêm ,Triển sẽ may gặp lại bác ở nhà Vũ Trung Hiền !!!

Thân mến

Sáu Long

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

khieulong wrote:Ới Bác Giang Già Gân!!!

Như vậy là Cao Lynh đã lên tới San Jose ngày hôm nay rồi đó. Nhưng chắc phải tham dự ngày d0oàn tụ của 30 năm khu trục trước , sau đó mới đi thăm bạn bè , chắc chắn thế nào cũng liên lạc với bác. Chúc các bác những giờ phút gặp nhau dù ng8án , dù dài nhưng chắc rất là vui vẻ và đầy tình thân !!!!

Tháng Bẩy cũng đến rất gần , hy vọng có dịp tui và Tuấn , Lynh , Viêm ,Triển sẽ may gặp lại bác ở nhà Vũ Trung Hiền !!!

Thân mến

Sáu Long

Bác Sáu ơi,

Cám on bác đã nhắn nhủ về chuyen Cao Lynh, tôi đã liên lạc được vói Lynh rồi, tối nay Lynh đang nhậu vói Ông Phi Đoàn Trưởng

Lynh sẽ diện thoại cho tôi sau khi gạp gỡ anh em Không Quân xong

Bác Sáu mở Email Yahoo ra xem đi nhé, tôi có vài chuyện nhờ bác đó

Mong gạp các Bác vào đầu tháng 7 sáp tới

Giang già

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Tròn Ba muơi năm ngày mất nước!


Nguyễn Thị Kim Cúc


" Chiếm được thành , giết được giặc chưa phải là thắng , mà phải chiếm được lòng dân . " Đó là lời nói trong binh pháp của Tôn Tử .



Cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam Việt Nam ( chiếm được thành ) :

Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là mốc thời gian đánh dấu sự tan hàng ngoài dự kiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những giọt nước mắt tức tưởi , nghẹn ngào của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam khi biết những ngày tháng tự do , dân chủ thực sự sẽ không còn nữa :


Nam kỳ khởi nghĩa tiêu công lý ,

Đồng khởi vùng lên mất tự do .


Đó là lời đồng dao của người dân miền Nam khi thấy tên hai con đường mà trong suốt cuộc đời của họ đã gắn bó với nó bị thay đổi .

Đảng Cộng sản Việt Nam ,bộ đội , lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cán bộ chi viện của miền Bắc luôn ca ngợi và hãnh diện về chiến thắng mùa xuân 1975 , họ gọi đó là cuộc chiến thần tốc , cuộc chiến vũ bão , cuộc chiến không tiền khoáng hậu và một cuộc chiến đã gây kinh hoàng cho quân đội miền Nam Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ , kẻ đứng đầu trong khối Tư bản .

Đến giờ phút này , khi ngồi vào bàn phím để viết bài gửi đến toàn thể độc giả Việt Nam thân yêu , tôi cũng không thể nào hiểu nổi tại sao chúng ta lại bỏ tất cả để di tản mặc dầu có những nơi bóng dáng Việt Cộng vẫn chẳng thấy tăm hơi . Tôi còn nhớ , đài BBC lúc đó loan những bản tin mà mọi người đều lo sợ và có lẽ vì thế mà thấy người ta bỏ chạy , mình cũng bỏ chạy hay không ?

Nào là Việt cộng đã đến nơi đây , chiếm nơi kia ...Mà cũng lạ , giờ này đã gần tròn 30 năm ngày miền Nam thất thủ , bình tâm ngồi suy gẫm , câu hỏi được đặt ra cho tôi là : tại sao đài BBC có nhiều phóng viên chiến trường để có mặt khắp mọi nơi và loan báo kịp thời khi Cộng quân vừa có mặt ? Việc làm của đài BBC trong thời điểm đó có phải cố tình tiếp tay cho Cộng sản để nhằm làm khủng hoảng tinh thần của Quân và dân miền Nam Việt Nam hay không ? Hay đó chỉ là những việc làm khách quan mà một đài thông tin có tầm cở quốc tế phải hành xử như thế ?

Chúng ta có đầy đủ binh chủng , sức chiến đấu của quân đội chúng ta không phải là yếu kém , về trình độ học vấn , kinh nghiệm , khoa học kỷ thuật ... chúng ta còn hơn miền Bắc xa thế thì tại sao miền Nam lại bị bức tử oan ức như thế ?

_ Sau ngày 30 tháng Tư , nhìn thấy cán bộ chính ủy miền Bắc , bộ đội và quân giải phóng miền Nam tôi có sự so sánh và tin chắc rằng những gì tôi nhận xét về họ có thể không đúng được 100 % nhưng chắc chắn cũng được hơn 90 % . Về kiến thức thông thường họ làm cho tôi rất ngỡ ngàng khi phải nói chuyện với họ . Ti Vi , cà phê phin , tủ lạnh ...đa phần đều không biết nó là gì và công dụng của nó ra sao ! Họ được huấn luyện theo một khuôn mẫu nhất định và vì thế nên phải nói theo bài bản đã được học , thế là tỏng tòng tong , lộ ngay bản chất của những tên nói láo . Hình dáng bên ngoài của quân binh chủng cũng có tác động tâm lý ghê lắm ! Nhìn những chiến binh Hoa Kỳ , Anh , Pháp ... Các anh chiến sĩ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, dù ở bất kỳ binh chủng nào đều toát lên vẻ đẹp , hiên ngang , anh dũng của nó cả . Quân phục mà các anh mặc trong mỗi lần đại lễ là sức quyến rũ mãnh liệt cho các cô thiếu nữ , là niềm hãnh diện cho các đấng sanh thành .

Đoàn quân của ông Hồ , nhìn vào quân phục của họ sao mà giống Tàu qúa ! Dân mình đã thấp lùn rồi , lại thêm " da vàng , mũi tẹt " thế mà chọn quần áo , nón có màu xanh lá cây. Quân trang , quân phục được Tàu cung cấp với hình thức bồi hoàn sau khi kết thúc chiến tranh ( Có phải chết người không chứ ! ) .

Dân số của Tàu , thời điểm trước 1975 , cũng đã hơn cả tỷ rồi , dân đông như thế , ngồi không mà ăn , núi còn phải lở huống gì lại còn phải chi viện để đánh nhau . Vì thế bằng nhiều hình thức , Tàu và Liên sô phải đẩy mạnh cuộc chiến , bất chấp thủ đoạn , không tuân thủ những gì mà Bắc Việt đã ký kết trong bàn hội nghị ở Paris hầu lấy lại vốn đầu tư mà họ đã cung cấp cho Cộng sản Bắc Việt từ năm 1954 . Cuộc nội chiến ở Việt Nam nói chung hay miền Nam Việt Nam bị xâm lược bởi chủ thuyết " đỏ " ngoại lai cũng vì toàn đảng Cộng sản Việt Nam nợ nần quá nhiều với những tên trùm trong vấn đề chính trị . Lấy được miền Nam , vừa trả được nợ , lại còn được vỗ béo cho bản thân và gia đình , đúng như câu : vinh thân , phì gia vậy !

Bộ đội miền Bắc luôn cả phe của Mặt trận giải phóng sao giống đoàn quân xâm lược qúa ! Họ không có một chút thiện cảm nào với người dân của miền Nam Việt Nam . Muốn nói chuyện với họ thật là khó vì phải cẩn ngôn ghê lắm , sơ sẩy là bị tù như chơi .

Họ lấy danh nghĩa là " Giải phóng cho nhân dân miền Nam thoát khỏi sự kềm kẹp của Mỹ - Ngụy " , vậy thì cụm từ đó thật sự đúng nghĩa hay phi nghĩa ?

Giải phóng , theo đúng nghĩa của nó là từ những bất công , áp bức , bị buộc làm nô lệ ...con người hay một nhóm người , một thế lực nào đó đứng lên tập hợp mọi người để làm một cuộc cách mạng , xóa bỏ tất cả những xấu xa của chế độ , của xã hội và đem đến cho mọi người dân sống trong xã hội đó , chính quyền đó , chế độ đó một cuộc sống tốt đẹp hơn , tự do hơn , hạnh phúc hơn những gì trước kia họ phải cúi đầu chấp nhận . Làm được như thế mới gọi là "Giải phóng " .

Cuộc sống của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng Tư , không dám nói là sung túc trăm phần trăm nhưng nếu khách quan nhận xét hay làm một cuộc so sánh vẫn hơn miền Bắc xa . Tôi có nói chuyện với các chính ủy chi viện của miền Bắc và tâm sự với một số giáo viên miền Bắc được đưa vào Nam giảng dạy ( họ gọi những người đó là giáo viên chi viện ) trong những lần học tập chính trị về những suy nghĩ của mình và thấy từ giải phóng nhân dân miền Nam là không hợp lý , thêm một yếu tố nữa là tôi không chấp nhận bộ đội miền Bắc qúa giỏi , qúa tài , chiến thắng mùa xuân 1975 là thần tốc . Sở dĩ họ vào được miền Nam và gặp sức đánh trả lẻ tẻ vì nhân dân Miền Nam đã ngao ngán chiến tranh , cảnh nồi da xáo thịt , huynh đệ tương tàn nên họ bỏ ngõ để các anh vào đấy thôi , chứ nếu đánh trận thẳng thừng thì còn lâu các anh mới vào được miền Nam để làm mưa làm gió . Kết qủa của những cuộc tọa đàm đó là từ một " tổ trưởng khóa học chính trị ", tôi trở thành tổ viên và trong bài thu hoạch của tôi có lời phê của ban khoa giáo " Tư tưởng chưa
Thông ! " Thế đấy ! Họ bảo nhận xét , đóng góp ý kiến , mình làm đúng theo lời yêu cầu của họ , chứ phải chi ngay từ đầu họ bảo mình phải chấp nhận hay đồng ý với những gì họ nói thì đâu phải phân tích , tranh luận chi cho mất thời gian . Đúng là bé cái lầm ! Mà chung quy cũng tại tôi được học và được giáo dục trong những nhà trường tự do , được quyền phát biểu và đóng góp ý kiến của mình , không chấp nhận sự ù lì , đồng ý một chiều nên mới ra cớ sự .


2 . Những năm tháng làm chủ nhân ông ( giết được giặc ) :


a . Trả thù :

- Đối với các thành phần trong chính quyền của Việt Nam Cộng Hòa từ quân đội đến công chức đều phải đi ở tù . Tình thế Việt Nam trong cuối thế kỷ 20 không như lần họ chiếm miền Bắc để lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nên họ không thể đem tất cả quân cán chính miền Nam đi xử bắn hết được và hơn nữa công cuộc đấu tố ở miền Bắc đã hơn 20 năm trôi qua nhưng nỗI kinh hoàng vẫn còn ám ảnh cho người dân Việt Nam ( trừ một số người dân miền Nam bán tín bán nghi vì không nhìn thấy tận mắt ) . THay vì phải bắn hết , họ cho vào các trại tù tập trung và giết người bằng những bữa ăn không đủ trám cái dạ dày , không có dinh dưởng , phần lao động cật lực , nơi giam cầm thiếu vệ sinh , thiếu dưởng khí , thế là cái chết sẽ đến từ từ , họ không bị mang tiếng giết người bại trận .

- Người dân miền Nam trước kia dù cho gia đình có phải chạy gạo từng bữa cũng chưa gặp cảnh xếp hàng từ 2 giờ sáng để mua một vé xe đò , mua vài lạng thịt , miếng vải , xà phòng ...Nói chung những thứ cần cho cuộc sống từ cây kim , sợi chỉ cho đến manh quần tấm áo đều phải xếp hàng ! Chế độ Mỹ - Ngụy kềm kẹp nhân dân miền Nam nên họ muốn mua , cần dùng thứ gì đền có cả , muốn đi đâu thì đi , ra khỏi ngõ đã có xe , không cần phải thắp đèn dầu tù mù ra bến xe sắp hàng từ một , hai giờ sáng để hy vọng có được một vé xe . Đâu có phải dậy sớm như thế là chắc ăn đâu , cuộc sống khó khăn , chỉ những người dân hiền lành là chịu thiệt thòi , bị bắt nạt . Bọn đầu nậu vé , kết hợp với nhân viên bán vé ở các bến xe đã lấy hơn phân nửa vé bán theo gía chính thức , đến lân mình thì họ bảo hết vé . Muốn có một vé xe thì phải mua theo gía chợ đen . Những chuyện như thế chưa lấy gì làm quan trọng , chẳng qua chỉ làm cho mình khó chịu đôi chút thế thôi , điều đáng nói là việc cướp đất , lấy tiền của dân , xét lý lịch .

- Cán bộ , đảng viên Cộng sản vào được Saigon , họ ngỡ ngàng vì cuộc sống của nhân dân miền Nam qúa khác xa so với những gì họ đã được tuyên truyền .

Nhà cửa , ruộng vườn , mức sống , trường học , xe cộ , tiện nghi vật chất ...Nói tóm lại nhìn vào một đất nước mà cuộc sống của dân chúng ở đấy như thế không ai nói rằng dân ở nơi đó bị kềm kẹp , bị bóc lột cả . Tôi cũng tin chắc rằng tất cả từ quân tới dân của miền Bắc đều biết rằng mình bị lừa , bị tuyên truyền sai sự thật . Ngoại trừ những tên Cộng sản nằm ở giai cấp lãnh đạo , vì cần đạt được những tham vọng của cá nhân mà bất chấp thủ đoạn , quên đi nguồn gốc của dân tộc , đặt quyền lợi của ngoại bang lên trên quyền lợi của Tổ quốc !


b .Đưa dân vào chỗ chết :


- Học sinh , sinh viên , thanh niên của miền Nam mặc dù không bị đi tù như ông , cha của các cháu nhưng luật lệ của Đảng Cộng sản dành cho người dân ở nước bại trận không khác gì các tên hôn quân vô đạo ngày xưa . Họ dùng việc xét lý lịch để chọn lọc học sinh vào học các trường chuyên , sinh viên vào đại học , thanh niên cần việc làm để nuôi sống được bản thân mà không làm gánh nặng cho bố mẹ trong hoàn cảnh bố đi ở tù tẩy não , mẹ phải tần tảo sớm hôm vừa nuôi gia đình , vừa lo chắt chiu , thắt lưng buộc bụng , đợi ngày tiếp tế cho chồng ở các trại tù tập trung , lại còn tham gia " ngày công lao động Xã hội chủ nghĩa " .

Trong tầng lớp thanh niên , sinh viên của chúng ta , nói cho rõ là tại địa phương nơi tôi cư ngụ , sau ngày Cộng Sản Bắc Việt cho bầu cử để thống nhất hai miền Nam Bắc , các cháu đã có hai câu thơ mà tôi rất xót xa , xúc động :


Độc lập , tự do giết chết đời trai trẻ ,

Đôi dép Bác Hồ giẫm nát tương lai !

- Gia đình có thân nhân tham gia trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa , phần lớn phải đi kinh tế mới hay bị lấy nhà để làm cơ sở ( sau này cán bộ chia nhau mà làm chủ các bất động sản của dân , không tốn một đồng xu ). Đúng như lời người xưa đã ví von :


Miệng nhà quan có gang , có thép .

NHững nỗi thống khổ khi bị đưa đi vùng kinh tế mới đa phần những người ở lớp tuổi trên ba mươi , sanh ở miền Nam và ra hải ngoại theo diện H. O . đều biết rất rõ vì chính họ là những nạn nhân của việc bị trả thù .

Việc đổi tiền cũng nằm trong sách lược của bọn làm tay sai cho Đệ tam quốc tế cộng sản với mưu đồ làm bần cùng hóa toàn dân miền Nam . Biết bao nhiêu nhà tư sản phải mại bản , tự tử vì uất hận , đau xót vì của cải gầy dựng gần suốt cả cuộc đời phút chốc tan thành mây khói .


3 .Mất lòng dân , đồng nghĩa với thất bại .


Câu hỏi mà tôi luôn trăn trở khi thấy tình hình đất nước càng ngày càng bi đát : tham nhũng có trước hay Đảng Cộng sản có trước ? Tại sao chủ thuyết Cộng sản vừa mới nghe qua , người ta đều nghĩ nó là Thiên đường của " Hạ giới " , thế nhưng từ ngày còn trong trứng nước , đến khi hoàn thành , nắm được quyền cai trị , sinh sát trong tay , chủ thuyết ấy lại trở thành quá tệ như vậy ?

Sau nhiều năm sống trong chế độ Cộng sản ( từ tháng Tư năm 1975 đến cuối tháng 12 năm 1995 ) đi dạy học , tham dự nhiều khoá học chính trị , học chuyên môn , quan sát cách làm việc , ra hải ngoại được tiếp xúc với một hệ thống thông tin tối tân của Thế kỷ , sự truyền tải tin tức nhanh , chính xác , cập nhật rất sớm của các nhật báo , tuần báo , nguyệt san , tôi đã phần nào có thể trả lời các câu hỏi luôn làm tôi băn khoăn và không sao an tâm cho được .

Giai cấp làm nền tảng trong chế độ cộng sản là Công nhân , mà công nhân chân chính , không biết ăn bớt giờ công , bớt nguyên vật liệu của nhà máy , công trường thì suốt đời chỉ là tay trắng hoàn tay trắng . Nói theo ông bà xưa thì cốt khỉ hoàn cốt khỉ . Như thế giai cấp công nhân thật ra chỉ được đánh bóng làm nền cho chủ thuyết Cộng sản , họ chẳng qua chỉ là con rối trong tay của tầng lớp lãnh đạo trong Đảng Cộng sản . Có đưa giai cấp công nhân lên như thế họ mới dễ dàng thực hiện những ý đồ đen tối trong cương lĩnh của chủ thuyết Cộng sản : Vô sản chuyên chính .

Công nhân , nông dân , người dân lương thiện thì thực hiện đúng chiêu bài : chuyên chính vô sản " , còn cán bộ , đảng viên ở thượng tầng kiến trúc , giai cấp lãnh đạo thì ngược lại hoàn toàn . Họ là những người Tư bản chuyên chính ! Chữ Việt hay vô cùng tận , chỉ thay đổi có một từ mà khác biệt hoàn toàn , từ không có gì đến có tất cả , từ giai cấp suốt đời làm thuê , trở thành giai cấp thống trị về cả hai mặt : chính trị và kinh tế .

Trở lại câu hỏi : Tham nhũng có trước hay Đảng Cộng sản có trước ? Theo tôi , câu hỏi này gần giống với câu hỏi " qủa trứng hay con gà , cái nào có trước ? " . Đảng Cộng sản và tham nhũng là hai thực thể không thể tách rời .Có Đảng Cộng sản là có tham nhũng . Tại sao ?Những thành phần công nhân và nông dân đa phần thuộc lớp người nghèo khó , nghe những lời tuyên truyền như mật ngọt của các cán bộ tuyên huấn Cộng sản , họ cứ đinh ninh thay đổi được chế độ phong kiến , tư bản , đánh đổ được giai cấp phú nông , địa chủ , họ sẽ là chủ nhân ông của nhà máy , nông trường , làm chủ được phần đất họ được canh tác . Nhưng họ đâu biết rằng , những thành phần chóp bu của chế độ Cộng sản , họ đã nghiên cứu rất kỷ sự phát triển của xã hội, của từng giai cấp và ước mong của con người , họ cho chúng ta ăn bánh vẽ còn họ thì hưởng thụ trên mồ hôi , máu , nước mắt , công sức lao động của chúng ta .

Giai đoạn đầu của việc tiến lên Cộng sản chủ nghĩa theo nguyên tắc là "làm theo năng lực , hưởng theo năng lực " , ngay trong thời điểm này cũng đã phát sinh tham nhũng rồi vì ai là người chấm công để quyết định ông A , bà B làm được chừng này giờ công và được hưởng chừng này ký gạo ? Tôi còn nhớ trong thời điểm mọi ngành nghề đều phải ghi tên vào hợp tác xã , những ông chủ tịch xã , người chấm công đã lấy không biết cơ man nào là khẩu phần của công lao động , tức là gian lận công điểm nên mới có gạo dư , thực phẩm dư cho gia đình họ . Giai đoạn thứ hai là làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu , cũng vì câu nói này mà tham nhũng ở nước Việt Nam nói riêng , và các nước Cộng sản nói chung đã sinh ra biết bao tên tham quan ô lại , những tên tham nhũng hút máu dân , bán rẻ lương tâm , làm giàu trên những nỗi bất hạnh của người dân đen thấp cổ bé miệng . Những đảng viên nằm trong khung lãnh đạo , chỉ ngồi chơi , xơi nước , chỉ tay năm ngón hay ngồi mát ăn bát vàng mà có cả hàng trăm triệu đô la cho đến hàng tỷ đô la Mỹ gửi ở các ngân hàng ngoại quốc .

Những bản tin mới nhất do nhật báo hải ngoại cung cấp , lương của một ông chủ tịch nước chưa vượt qua con số 300 đô la Mỹ một tháng , trừ tất cả chi phí cho đời sống thường nhật của một con người phải chi dụng , ăn tiêu dè xẻn lắm thì mỗi tháng dư chưa đến 20 đô la , một tháng , một năm và trường kỳ 30 năm sau ngày chiếm được miền Nam , họ sẽ dư được bao nhiêu ? Ước tính khoảng chừng 7200 đô trong vòng 30 năm . Nhưng nói có dư là nói vậy thôi , với đà kinh tế lạm phát , đồng tiền mất giá như hiện nay ở Việt Nam , thì chuyện sống nhờ vào đồng lương của Nhà nước có dư là một chuyện lạ ! Không thiếu nợ là may lắm rồi . Vậy số tiền hàng trăm triệu , bạc tỷ đô la Mỹ gửi ở nước ngoaì , các bất động sản nhà , đồn điền , khách sạn ... Ở đâu ra ?

Chủ thuyết Cộng sản chỉ đẹp khi còn nằm trong tủ sách , nhưng khi đem nó ra áp dụng thì nó sẽ bị biến dạng đến mức độ người sinh thành ra nó nếu còn sống cũng không thể nào nhận diện được đứa con mà mình đã thai nghén sản sinh ra nó .Mấy ai đã làm chủ được lòng tham muốn của mình ? Lòng tham mê sắc dục , tiền của , danh lợi đã làm mờ mắt của con người trừ những bậc tu hành cao tột , xem vạn pháp giai không . Con người ta lúc chưa có gì thì nói rất hay nào là lo cho quyền lợi của nhân dân , ưu tiên cho những người nghèo nhưng đến khi nắm được quyền lực và của cải đang ở trong tầm tay của mình , đang mời gọi mình thì làm sao thắng được sức quyến rũ của tiền , vàng đô la , rưọu ngon , gái đẹp . Đã ăn được một lần thì giống như ngựa quen đường cũ , cứ ăn nữa , ăn mãi , lâu dần , chuyện ăn tham của cải , tài nguyên của quốc gia đã trở thành chuyện bình thường .

Tôi còn nhớ khoảng năm 1978 , cả nước tiến lên hợp tác xã , nhà nào có đồn điền , ruộng vườn đều phải tự nguyện làm đơn xin vào hợp tác ( lòng không bao giờ muốn , nhưng phảI viết đơn là tự nguyện để được vào làm xã viên ) , sau vài lần phát gạo và nhu yếu phẩm theo chế độ công điểm đã có những trường hợp gian lận , tham lam , tối đến phải đi hợp tổ dân phố , tôi có nêu thắc mắc về những chuyện lem nhem như thế , nhưng cấp lãnh đạo trả lời vòng quanh , một người hàng xóm của tôi là người Việt gốc Hoa , ông này ở làng tôi lâu lắm rồi , ông nói khẽ với tôi :" Nị nói làm gì , để cho tụi nó ăn nhiều chừng nào thì chế độ mau sụp chừng nấy . Sợ là mình đưa cho nó mà nó không chịu ăn , chứ nó ăn được như thế là chuyện đáng mừng ! "

Vì chế độ có qúa nhiều quan tham nên đất nước ngày nay mặc dầu đã bước vào thế kỷ 21 rôì mà cuộc sống đa phần của người dân Việt vẫn còn lạc hậu , chậm tiến và thua xa các nước láng giềng . Trước hoàn cảnh đất nước bị tụt hậu , đất của Tổ tiên bị Tàu Cộng chiếm hữu , những người quan tâm đến tiền đồ của Tổ quốc lên tiếng thì bị bắt giam , quản thúc , quản chế . Cả một đất nước có gần 80 triệu dân mà chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo thì làm sao không phát sinh những tệ nạn tham nhũng , quan liêu , cửa quyền , bè phái ...

Nói tóm lại từ sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc , đất nước chung một bóng cờ , nước Việt Nam đặt dưới quyền lãnh đạo của người Việt Nam nhưng thật tế người dân trong một nước độc lập , tự do còn khổ hơn thời bị thực dân Pháp cai trị , sưu cao thuế nặng như : thuế do quản lý chợ đặt ra, thuế trưng thu , thuế qua trạm , thuế đóng cho xã , huyện, tỉnh ...đã làm tiêu hao sức lực của dân nghèo . Những khách sạn , nhà hàng , khiêu vũ trường , các tụ điểm ăn chơi hiện nay ở Việt Nam không phải dành để phục vụ cho giai cấp công nhân , nông dân thuần tuý hay phục vụ cho những người chạy gạo hằng ngày .

Chế độ mà có quá nhiều tệ nạn , bất công như thế thật sự đã làm dân bất mãn . Không chỉ có tầng lớp dân lao động chân tay , ngay đến các thành phần Đảng viên kỳ cựu , thân hào , nhân sĩ , các vị lãnh đạo tinh thần đều lên tiếng phản đối nhà nước Cộng sản Việt Nam hiện nay và cùng đồng thuận với nhau chủ nghĩa cộng sản do Mark và Engein sanh ra đã lỗi thời , nó không phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu của nhân loại trong Thiên niên kỷ mới .

Quân đội của ông Hồ đã chiếm được miền Nam Việt Nam , cờ đỏ sao vàng chễm chệ phất phơ trong gió nhưng thực tế đoàn quân ấy chỉ thắng trận với súng đạn . Sau ba mươi năm nắm quyền sinh sát , chủ thuyết Cộng sản nói chung , Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đã bị thất bại não nề vì những tiện nghi vật chất , tiền bạc , nhà cửa , ruộng vườn mà miền Nam Việt Nam - chế độ Tư bản đã để lại .

Ngày chế độ Cộng sản cáo chung không còn xa nữa , thành phần hưởng thụ của các cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp lui vào hậu trường sân khấu , ngày đó mới thật sự là ngày " Giải phóng " của dân tộc Việt Nam thoát được gọng kềm Đảng trị .

Tôi xin trích dẫn bài thơ của danh tướng Lý Thường Kiệt , đại thần nhà Lý
đã làm cách nay 928 năm , khi mấy mươi vạn quân Tống do tướng Quách Qùi , Triệu Tiết kéo sang xâm lược nước ta, ông đánh chặn giặc trên suốt dọc phòng tuyến sông Cầu , và đang đêm cho người tâm phúc đọc vang bài thơ trong đền thờ Trương Hống , Trương Hát ( thuộc địa phận sông Như Nguyệt , khúc sông Cầu , huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang , nay là huyện Yên Phong , tỉnh Bắc Giang) . Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc và chắc chắn bài thơ đó sẽ là tiếng nói , ý nguyện của toàn dân Việt yêu chuộng tự do , hòa bình và độc lập :


Nam quốc sơn hà Nam đế cư ,

Tiệt nhiênđịnh phận tại thiên thư .

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ,

Nhữ dẳng hành khan thủ bại hư .


Nội dung bốn câu thơ ngắn gọn đó nhằm xác định vị trí , chủ quyền của dân tộc Việt Nam với nhà Tống nhưng đồng thời cũng là câu trả lời dứt khoát với tất cả các thế lực ngoại bang muốn thôn tính, nhuộm đỏ hoặc bắt dân Việt phải làm nô lệ cho những chủ thuyết ngoại lai không đi theo chiều hướng phát triển của Tổ tiên đã dày công dựng nước và các anh hùng , liệt nữ của tất cả thời đại đã hy sinh xương máu đễ giữ nước .


Hòa bình ơi ! Việt Nam ơi !

Ngày vinh quang sắp đến nơi rồi .

Hết búa liềm , hết sao vàng ,

Toàn dân Việt chung một lòng xây đắp quê hương !


Chú thích : Danh tướng Lý Thường Kiệt sinh năm Kỷ Mùi 1019 và mất năm 1105 . Ông là đại thần của nhà Lý . Tên thật là Ngô Tuấn , tự Thường Kiệt , sau ông được vua cho theo họ của nhà vua nên từ họ Ngô đổi ra họ Lý .

Phần liên quan đến Lý Thường Kiệt được sưu tầm trong sách " nhân vật lịch sử Việt Nam " do nhà xuất bảnVăn hóa biên soạn .



Utah, ngày 5 tháng Tư năm 2005

Nguyễn Thị Kim Cúc

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

[center]Image

Lynh Cao tham dự Đại Hôi Khu trục tại San Jose !!![/center]

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Hi Anh Sáu !

Ở đâu mà anh chộp được hình này hay quá vậy. Hôm nay thì tui đã về đến nhà vì sao lâu lâu đi xa nhà bỗng nhớ bà xã quá mạng. Anh Giang ơi , kỳ này nói là sẽ ghé anh để trước là thăm nhau sau là mình kiếm vài chai giao cảm , nhưng mấy đám bạn ngày xưa mấy mươi năm mới gặp nó cứ lôi đi hết chỗ này đến chỗ khác , không sao chủ động được , nên lại hụt nhậu với anh. Thôi thì hẹn lại bữa nào anh đám cưới hay là hấp hôn thì ta sẽ gặp nhau nhé ! Nhưng mà dầu sao cũng cám ơn những tình cảm anh dành cho bạn bè thật là hết tình hết ý !

Tui trở dìa bà xã tui mừng quá nên đi chợ làm một châù tối nay , Chắc tui phải gọi Tuấn và anh Sáu qua để chứng giám cho tui quá anh Giang ạ !!!
Chúc anh ngày nào cũng vui vẻ như mùa xuân bất tận vậy nhé !

Lynh Cao

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

lynhcao wrote:
Anh Giang ơi , kỳ này nói là sẽ ghé anh để trước là thăm nhau sau là mình kiếm vài chai giao cảm , nhưng mấy đám bạn ngày xưa mấy mươi năm mới gặp nó cứ lôi đi hết chỗ này đến chỗ khác , không sao chủ động được , nên lại hụt nhậu với anh. Thôi thì hẹn lại bữa nào anh đám cưới hay là hấp hôn thì ta sẽ gặp nhau nhé ! Nhưng mà dầu sao cũng cám ơn những tình cảm anh dành cho bạn bè thật là hết tình hết ý !

Chúc anh ngày nào cũng vui vẻ như mùa xuân bất tận vậy nhé !

Lynh Cao
Sáu Lynh ơi,

Ông báo hại vợ chồng tôi cuối tuần vừa qua nằm nhà chờ Ông, không đi chơi đâu cả.

Ngồi buồn, giống cụ Trần Văn Hương quá

Hai vợ chồng TRẺ ở nhà vắng vẻ, con gái thì đi vắng, nên nhàn cư vi bất thiện, báo hại ngày Thứ Hai không dậy nổi để chuẩn bị đi làm (ể mình quá)

Ha ha ha

Ông mắc nợ tui chuyến này, bắt đền Ông một chai rượu đó nghe, nhớ tham-dự ngày họp mặt của HNC 58-65 tại nhà Vũ Trung Hiền ngày Thứ Bảy July 2nd va Chủ Nhật July 3rd, 2005 nhé, vào dịp này tui sẽ trả thù Ông đó, bình tĩnh mà run đi.

Hê nô Sáu Long và Tuấn Cop nhớ đi luôn thể nghe, xem tui trả thù Sáu Lynh nhé .

He he he

Giang già gzi.ch

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Nga`y Xu*a Co`n Be'


Tác Giả : Duyên Anh


Mười bảy tuổi, ngày xưa, còn bé lắm. Và càng bé lắm đối với cậu học trò tỉnh lỵ lên Hà Nội trọ học như tôi. Tôi nhớ khi chiếc xe Con Voi của ông Lê Văn Ðịnh rồ máy, mẹ tôi vẫn dúi thêm vào tay tôi ve dầu Nhị Thiên Ðường tuy ở túi tôi đã có một ve và trong va li của tôi, riêng một góc, xếp đầy các thứ thuốc đau bụng, cảm sốt, ho gió, dầu Nhị Thiên Ðường. Chỉ thiếu vài núm vú. Sự săn sóc tỉ mỉ của mẹ tôi đủ nói rằng tôi còn bé lắm. Mẹ tôi bắt tôi mặc hai chiếc áo sơ mi giữa mùa hè, sợ đi đường trúng gió. Lại gói thêm cơm nắm giò rim, dặn dò không được ăn bánh dọc đường, sợ mắc dịch tả. Qua phà Tân Ðệ không được nhìn xuống sông, sợ say sóng. Cậu học trò tỉnh lỵ, dưới mắt mẹ tôi, thế đấy. Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ dạy. Vì tôi còn bé thật, bé lắm. Chưa đủ, mẹ tôi nhờ mấy người bạn thân của tôi "che chở" tôi, "bênh vực" tôi trên đường dài những trăm cây số ngàn cùng chuyến đi trọ học. Giá xe không chuyển bánh, mẹ tôi sẽ không hết lời dặn dò.

Tôi lên Hà Nội, bỡ ngỡ như chim non vừa rời tổ. Tôi ở trọ trên căn gác của một ông chủ thầu số 13 đường Ngô Thời Nhiệm. Căn gác chia đôi. Một bên bọn Nam Ðịnh, một bên bọn Thái Bình. Hai bọn học trò này không ưa nhau. Chả là, mỗi năm, học trò Thái Bình đều phải sang Nam Ðịnh thi Trung học phổ thông. Và mỗi năm, học trò Nam Ðịnh đều "cậy gần nhà", bắt nạt học trò Thái Bình. Bọn Nam Ðịnh có thằng đã vẩy mực đầy lưng áo tôi kỳ thi vừa qua, hôm thi Lý Hóa. Tên nó là Luyện. Nó ngồi dưới bàn tôi. Nó không thuộc bài, đòi tôi nhích người để nó "quay". Tôi sợ giám khảo, không làm vừa lòng nó. Thế là nó nổi giận, vẩy mực đầy lưng áo tôi. Tôi không quên nó, nhưng nó quên tôi. Tôi lượng sức không địch nổi nó, đành lờ đi. Bọn Nam Ðịnh, ngoài thằng Luyện, còn thằng Hội nổi tiếng cao bồi, thằng Dương thọt chân mà bọn Thái bình đặt tên cho nó là Nhà Sư Thọt hay người Máy Móc hay "L'hommepoint-virgule". Bọn Thái Bình đông hơn bọn Nam Ðịnh hai đứa. Lại có Thịnh học trên tôi hai lớp, đậu tú tài một rồi và từng ở Hà Nội hai năm. Từng ở Hà Nội hai năm là vì cổ tích vĩ đại. Riêng lời khuyên đi đường thì Thịnh đã khiến tôi phục lăn. Nó bảo chúng tôi: "Chúng mày chỉ cần thuộc đường từ nhà ra hồ Gươm và từ hồ Gươm về nhà les chemins mènent à... hồ Gươm. Ði hỏi thăm ra hồ Gươm là mò đường về nhà dễ dàng." Ðêm đầu tiên ở nhà trọ, Thịnh phóng xe đạp đến phố Duy Tân, xách cái túi giấy dầu đựng cả chục cây kem đậu xanh Cẩm Bình về cho chúng tôi. Nó nói chuyện kem Cẩm Bình. Chúng tôi tròn xoe mắt, há hốc miệng nhìn nó. Hà Nội có khác. Ði mua kem cây về nhà ăn chứ chẳng cần chờ người bán kem rao ơi ới trước cửa nhà mình như ở Thái Bình. Kem Cẩm Bình, Thịnh trộ, đựng túi chạy hàng giờ không chảy nước!

Thịnh nghiễm nhiên là "chúa" chúng tôi. Chính nó bảo đảm với bộ mẹ tôi sẽ tìm nhà trọ tử tế cho tôi. Nó dạy khôn chúng tôi. "Lúc ngồi ăn cơm, đừng nói chuyện. Cắm cổ ăn, ăn thật nhanh kẻo hết thức ăn." Nó thù bọn Nam Ðịnh và chuyên tìm cách trêu chọc bọn Nam Ðịnh để bọn Nam Ðịnh phát chán, rời nhà trọ. Nhà Sư Thọt mang theo một lọ ruốc to tướng. Hễ hết thức ăn, nó mở va li, lôi ra ăn một mình, rất bần tiện. Thịnh nghĩ được câu chuyện vui, nó kể sau bữa ăn. Chuyện một anh thọt chân vào hiệu sách mua tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng. Cô hàng sách bị chột mắt. Anh thọt chân: "Thưa cô, cô làm ơn bán cho tôi cuốn Người Một Mắt." Cô hàng sách: "Thưa ông, Người Một Mắt hết rồi, chỉ còn Nhà Sư Thọt cũng trinh thám tiểu thuyết của Phạm Cao Củng." Kể xong nó hỏi thằng Dương: "Hay không, Nam Ðịnh?" Dương thọt chân cáu lắm. Thịnh trêu nó tàn nhẫn hơn nhưng chỉ làm là ruốc của nó vặn chặt nút. Bọn Nam Ðịnh "ít quân", không dám sinh sự. Thỉnh thoảng Thịnh lại rủ Marcel Hiển đến chơi, Marcel Hiển vốn dân Thái Bình. Nó bỏ nhà đi làm con nuôi gã quan ba Tây. Nó theo bố nuôi lên Hà Nội, suốt ngày tập tạ nên nó to con. Marcel Hiển cởi phăng áo, biểu diễn vận bắp thịt là bọn Nam Ðịnh đủ khiếp rồi. Và nhà sư Thọt không dám lôi lọ ruốc ăn lẻ mỗi bữa ăn nữa. Nhưng Thịnh vẫn chưa chịu tha bọn Nam Ðịnh. Nó là thổ công ở nhà trọ này. Thịnh liên kết với thằng nhỏ bưng cơm lên gác. Nó dặc thằng nhỏ bớt thức ăn lại. Chúng tôi cắm cúi ăn. Hết thức ăn, bọn Thái Bình buông đũa. Thịnh gõ mâm báo hiệu. Thằng nhỏ mang thêm muối vừng. Bọn Nam Ðịnh chê muối vừng, rời mâm cơm. Thịnh lại gõ mâm. Lần này thằng nhỏ bê thức ăn đã bớt lên. Bọn Thái Bình tiếp tục ăn và tán láo. Ðại khái về "vật chất," Thịnh đã át giọng bọn Nam Ðịnh nhà quê như vậy. Về "tinh thần" thì dữ dội hơn. Phòng của chúng tôi có cửa sổ. Cửa sổ hướng sang sân sau nhà một ông công chức. Chuyện tình của chúng tôi bắt đầu từ cái cửa sổ này. Tôi sẽ kể sau để nói nốt sự hục hặc giữa những cậu học trò tỉnh lỵ.

Buổi tối, ăn cơm xong rất nóng nực, Thịnh kéo giường sắt chắn lối không cho bọn Nam Ðịnh ra cửa sổ hóng mát. Và hôm Thịnh khám phá ra hai nàng ở nhà có sân sau đối diện với cửa sổ của chúng tôi thì sự phong tỏa càng trở nên khe khắt. Ðến nỗi bọn Nam Ðịnh phải ra đi. Căn nhà trọ của chúng tôi có cái hẻm nhỏ. Cửa sổ ở bên mặt nhìn xuống hẻm là nhìn sang sân sau "nhà bên kia." Thịnh bảo chúng tôi: "Các em mới dọn tới đó. Hai năm liền tao đóng đô nơi đây, có em quái nào đâu." Thịnh giỏi âm nhạc. Nó biết chơi vĩ cầm lục huyền cầm Y Pha Nho. Nó còn biết ngâm thơ nữa. Tôi nhớ nó đã bắc ghế ngồi gần cửa nhìn sang "nhà bên kia" kể lể tâm sự của Nguyễn Bính:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh dờn
Hai người sống giữa cô đơn
Hình như nàng có nỗi buồn hơn tôi
Giá đừng có giậu mồng tơi
Thể nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi bướm hãy vào đây
Cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên
Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng?

Ngâm thơ chán, Thịnh ôm đàn lục huyền cầm hát:

Ðêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ. Không gian chìm lắng nhu âu yếm ru ai trong giấc mơ. Mái tóc nhẹ rung trăng vờn làm gió. Yêu em anh nắn cung đàn đầy vơi, đôi lứa xa xôi...

Hát "Dư Âm" chán, nó lôi vĩ cầm kéo đi kéo lại bản nhạc của nguyễn Văn Tí đến sốt ruột. í t khi tôi được nhìn rõ hai nàng. Sáng sớm, hai nàng tập thể thao, tôi chỉ thấy lưng hai nàng và bốn cánh tay giơ lên, buông xuống. Trưa hai nàng rửa bát rất chăm chỉ. Tối thì hai nàng biến đâu mất. Ngoài ra, tôi đi học, không biết hai nàng còn làm những công việc gì. Hai nàng chưa biết chúng tôi chú ý đến và nhất là chưa hiểu anh chàng Thịnh đã yêu trộm, nhớ thầm. Một chiều, rất tình cờ, hai nàng nhìn lên bắt gặp những cậu học trò tỉnh lỵ đi trọ học ở Hà Nội nhìn sang. Từ đó, những buổi trưa, tôi không thấy hai nàng rửa bát nữa. Nhưng mỗi buổi tối, hai nàng "nghĩ cách" ra cửa sau đứng vẩn vơ ngóng gió. Thịnh đã bạo dàn tán tỉnh:

Chả bao giờ thấy nàng cười.

Hai nàng vội vàng mở cửa, bước vào. Ðể Thịnh ta ngẩn ngơ, tiếc rẻ. Nó trộ chúng tôi:

- Thế nào nó cũng "lơn" được em.

Thịnh tin tưởng nó có bằng tú tài một, âm nhạc cự, hát hay là các em sẽ mê nó. Tôi cũng tin vậy. ở đời, muốn dễ kiếm người yêu, cần phải nhiều tài mọn. Hễ tối nào hai nàng không ra "Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì," con nhà Thịnh lại ngâm thơ Nguyễn Bính:

... Mấy hôm nay vắng bóng nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng.

Tôi hỏi Thịnh:

- Không nhớ nàng thì mong nàng ra tựa cửa làm gì?

Thịnh "vỡ lòng yêu" cho tôi:

- Mày ngu lắm, nghệ sĩ như bọn tao bắt buộc phải có những mối tình ly kỳ. Mày chưa thuộc một bài thơ tình nào thì sao hiểu nổi cách "lơn" gái của nghệ sĩ. Nguyễn Bính chối quanh chối quẩn là "Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng." Thế rồi, khi "Người láng giềng" chết, thi sĩ của tao mới thổ lộ "Ðêm qua nàng đã chết rồi. Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng." Tao cũng như vậy, tao nói miệng tao không nhớ hai em nhưng lòng tao mong nhớ hai em vô cùng.

Nó dạy tôi bài "văn phạm tán gái": Suilt l'amour, l'amour fuit. Fuit l'amour, l'amour suit.

Chẳng biết Thịnh học câu tiếng Tây này ở đâu. Nó viết lên giấy rõ ràng. Và bắt tôi ghi đúng. Tôi đã ghi đúng. Thịnh giải nghĩa tiếng Việt: Theo tình tình phớt, phớt tình tình theo.

Nó tán rộng:

- Mình tỏ ra si mê các em thì các em phớt tỉnh. Song mình phớt tỉnh Ăng-lê thì các em lại tán mình trước.

Tôi nghe Thịnh "luận" về ái tình, lấy làm thích thú lắm. Nó vỗ vai tôi:

- Mày thích "lơn" gái không?

Tôi chưa kịp trả lời. Nó đã nói:

- Có người yêu, thích ra phết. Chiều mưa mà "em đến thăm anh" thì nhất. Tao khoái gối đầu trên đùi các em để các em nhổ tóc sâu cho tao.

Nó dụ dỗ tôi:

- Lên Hà Nội học... yêu trước, học chữ sau. Mày thấy không, tụi Thái Bình nhà quê bỏ bu đi ấy. á o bỏ ngoài quần, guốc đi lẹp kẹp ầm cả phố, mòn hết vỉa hè. Dân Hà Nội đâu có đi guốc bát phố. Mày vớ được một em. Tết mày về kể chuyện, tụi Thái Bình sẽ thèm nhỏ rãi.

Tôi lắc đầu.

- Yêu khó nhọc quá.

Thịnh nhún vai:

- Ngon xơi lắm. Tao dạy mày ít lâu là mày "lơn" gái như ranh.

Tôi xiêu xiêu lòng:

- Ðầu tiên phải học cái gì?

Thịnh gật gù:

- Ðầu tiên mày phải chép thơ của Xuân Diệu. Nào, lấy giấy bút ra.

Tôi quên cả soạn bài Pháp văn, ghi đầy trang vở bài thơ "Vì Sao" của Xuân Diệu như đứa học trò lớp ba viết chính tả mà thầy giáo là Thịnh.

Bữa trước riêng hai dưới nắng đào
Nhìn cô tôi muốn hỏi vì sao?
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thỏa khát khao
Làm sao mới gặp buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền
Không thể vô tình qua trước cửa
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên
Ai đem phân chất một mùi hương
Hai bản cầm ca tôi chỉ thương
Chỉ mặc cho tình theo cảm xúc
Như thuyền ngư phủ lạc trong sương
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhẹ nhẹ gió hiu hiu
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân dưới nước đứng say sưa
Ðể tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay thế cũng vừa
Rồi một ngày kia tôi sẽ đi.
Vì sao ai nỡ hỏi làm chi
Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi chẳng hiểu gì???

Tôi chép xong, Thịnh hỏi:

- Hay không?

Tôi ngớ ngẩn:

- Hay ở cái chỗ nào?

- Hay ở cái chỗ có bốn đoạn "lơn" gái rất trứ danh. Mày lắng tai nghe đây: Nếu gặp em nào thờ ơ với mình, mày đọc đoạn "Làm sao mới gặp buổi đầu tiên, Tôi đã đầy thân giữa xứ phiền. Không thể vô tình qua trước cửa, Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên." Các em nghe đoạn này, cam đoan sẽ hết thờ ơ.

Thịnh ngừng lời. Nó nhìn nắng cuối thu qua khung cửa sổ. Ðôi mắt nó vẫn mở nhưng linh hồn nó đi vắng. Linh hồn nó đã nhập vào xác một con bướm trắng nào đó, lang thang trên những mảnh vườn tình yêu. Mỗi cậu học trò mới lớn lên đều gởi linh hồn mình vào xác con bướm. Tôi bỗng yêu đôi mắt Thịnh lạ lùng. Ðôi mắt ấy chứa đựng nguyên vẹn tình cảm của tuổi trẻ. Nó ví như giếng nước tiên không đáy, trong vắt sương trời. Một ngày kia, khói tình vương mắt, cậu học trò biết khóc. Bấy giờ. giọt nước mắt đầu tiên sẽ rớt xuống giếng nước tiên. Và sương trời sẽ lung linh màu sắc cầu vồng lung linh trên nền trời sau một cơn mưa đẹp.

Tình yêu của Thịnh là thơ, giống thơ, vì nó đã gởi tâm hồn trong thơ là "lơn" gái bằng thơ. Thi sĩ thật đáng kính trọng. Họ là sứ giả của thương yêu. Họ sinh ra đời làm thơ để ca ngợi tình yêu và làm cho loài người biết cái thú yêu đương và thú đau thương. Ðược yêu thương hay được đau thương vì yêu đương, tôi nghĩ, đấy mới là thú sống ở đời. Lúc này, tôi vỡ lẽ, tại sao tác giả những tiểu thuyết bất hủ thích nhân danh một thi sĩ nói với nhân loại. Tuổi trẻ thuở mười bảy của tôi, cái thuở mà so sánh với mười bảy tuổi hôm nay, tôi thấy "ngày xưa còn bé" vô cùng. "Lơn" gái, yêu đương, thất tình cứ như thơ Nguyễn Bính. Cái giậu mồng tơi đã là một hàng rào kẽm gai khó vượt qua. Nên ước ao: "Giá đừng có giậu mồng tơi. Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng." Rồi dối lòng mình: "Nhớ nàng không, quyết là không nhớ nàng" tuy đã "Rưng rưng, tôi gục xuống bàn rưng rưng." Cuối cùng tuyệt vọng mới dám mở cửa tâm hồn mình "Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng."

Thịnh bỏ dở bài dạy tình ái tôi. Nó nói:

- Không có thi sĩ, mình chả biết "lơn" gái ra sao. Tao thích Nguyễn Bính từ thuở "lơn", khoái Xuân Diệu thuở yêu và cảm Huy Cận thuở...thất tình. Mày phải thuộc lòng hàng trăm bài thơ như tao thì mới nói chuyện yêu đương được.

Nó bĩu môi:

- Tình yêu không thơ như dùi đục chấm nước cáy. "Văn phi sơn thủy vô kỳ khi." Văn chương mà thiếu thiên nhiên thì khô hơn gạch nguội. Tình yêu thiếu thơ là thứ tình yêu đầu đường xó chợ.

Nó gật gù:

Khi nắng hoàng hôn phủ núi xa
Khi nguồn tư tưởng vướng chân. Và
Khi không cầm được anh ngồi khóc,
ấ y lúc em tôi đã tới nhà.

Thịnh ngậm điếu Catab:

- Ðưa "Em về nhà" rồi về gác trọ tưởng tượng nắng tàn, em đã tới nhà, nhớ em quá ngồi khóc thì thơ mộng biết mấy, lãng mạn biết mấy. Không có Huy Cận, ai nói giùm rằng mình đã nhớ em, khóc vì em.

Nó nhả khói thuốc. Khói thuốc Catab thơm lừng, quyến rủ, nó lại ngâm nga:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Ðể lòng buồn anh dạo khắp quanh sân.
Ngó trên tay thuốc lá chạy lụi dần,
Anh khẽ nói: gớm, sao mà nhớ thế.

Thịnh khuyên tôi:

- Mày nên tập hút thuốc lá. Giờ phút hẹn hò với người yêu nó dài ghê lắm. Huy Cận bảo "Thuở chờ đợi, ôi thời gian rét lắm." Mày càng trông đồng hồ, kim nó càng ì ra, không chịu chạy. Mày sẽ làm gì trong lúc chờ đợi "buổi chiều vàng", những "buổi chiều vàng," của đời mày? Hút thuốc lá là tuyệt nhất. Khói thuốc tỏa thành hình dáng người yêu, khói thuốc bắt kim đồng hồ chạy nhanh. Rồi khi bên em, khói thuốc giúp mày làm thời gian ngừng trôi.

Nó xổ thơ Xuân Diệu:

Thong thả, chiều vàng thong thả lại
Rồi đi. Ðêm xám tới dần dần.
Cứ như thế mà trôi cho đến mãi
Những ngày những tháng của mùa xuân.

Thịnh nuốt khói thuốc:

- Cần chó gì ngày tháng mùa xuân, cần một buổi chiều bên người yêu thôi. "Cu nhỏ," mày nên tập hút thuốc lá đi.

Thịnh hạ tôi xuống hàng "cu nhỏ" dù nó hơn tôi có hai tuổi. Nhưng, dưới mắt tôi, cái bằng tú tài một to lắm. Tôi học đệ tam lại càng thấy bằng tú tài một vĩ đại. Chưa kể, Thịnh đã ở Hà Nội hai năm, biết chơi âm nhạc và thuộc thơ tình như cháo. Tôi chiêm ngưỡng Thịnh, mà nó chỉ thích nói chuyện với tôi. Bọn Thái Bình, ngoài tôi còn có Luyến, Ðệ. Luyến đã lấy vợ. Khi Thịnh nhìn sang "nhà bên kia" ngâm thơ "người hàng xóm" thì Luyến viết thư về nhà thăm hỏi vợ. Côn lôi quyển Anh văn ra học. Và Ðệ bận bịu cái "sé ma" ô tô. Chả là, nó lên Hà Nội học sửa máy xe tự động. Thịnh kéo tôi theo nó. Nó hướng dẫn tôi vào con đường tình ái, bắt đầu từ cái cửa sổ của căn gác trọ.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM


Nguyễn Huỳnh
(trích từ "Chiếc Áo Dài Việt-Nam và Ðạo Làm Người")





Mỗi dân-tộc trên thế-giới đều có một loại y-phục cá-biệt, khi nhìn cách phục-sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc-gia nào. Người Nhật-Bản có chiếc áo Kimono, người Trung-Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng-Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường-xám", người Ðại-Hàn, người Phi, người Thái v.v. Người Việt-Nam, chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài, được trang-trọng nâng lên ngôi vị quốc-phục, cũng có người gọi một cách hoa-mỹ hơn: "chiếc áo dài quê-hương".

Kẻ viết bài nầy cố-gắng góp nhặt rãi-rác một số ít các tài-liệu về chiếc áo dài được ghi chép rất vắn-tắt trong các sách sử. Ngoài ra, cũng còn có một ít tài-liệu tìm thấy trên sách báo cũ, nhưng không ghi rõ xuất-xứ. Tài-liệu ghi trong sách cũ tuy vắn-tắt, nhưng đáng tin-cậy.

Dân-tộc Việt-Nam có một chiều dài lịch-sử trên bốn ngàn năm theo như sử sách đã ghi, trong đó có một ngàn năm bị Bắc thuộc, tám mươi hai năm bị Pháp đô-hộ, tiếp theo là cuộc chiến quốc cộng tương-tàn! Một dân-tộc mà bị dân-tộc khác đô-hộ trên ngàn năm quả là quá lâu. Bao nhiêu tài-sản của quốc-gia, sử sách quí-giá, tài-liệu về lịch-sử v.v... đã cướp đi hoặc tiêu-hủy hết. Mục đích của kẻ thống-tri. là triệt-tiêu nền văn-hóa của ta để đồng-hóa. Mặc dầu bị ngoại xâm, chiến-tranh tàn phá liên-miên, nhưng dân-tộc ta luôn có sự đề-kháng tinh-vi để trường-tồn. Sử-gia Ðào Duy Anh chép: "Theo sách Sử-ký chép thì người Văn-Lang xưa, tức là tổ-tiên ta, mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế-kỷ thứ nhất, NhâmÐiên dạy cho dân quận Cửu-chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách chép đó thì ta có thể đoán rằng trước hồi Bắc thuộc thì dân ta gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung-quốc mới mặc áo gài về tay phải." (Việt-nam Văn-Hóa Sử, Ðào Duy Anh, trang 172). Mặc dầu cuộc sống chung đụng và bắt chước theo người ngoại quốc, nhưng tổ-tiên ta vẫn khôn-khéo duy-trì nét đặc-thù của nền văn-hóa, không đánh mất bản-sắc dân-tộc.

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên-thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao, vì thiếu tài-liệu kiểm-chứng. Mới đây, nhân đọc cuốn kể chuyện "Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn" của ông Tôn Thất Bình, (Nhà Xuất Bản Ðà-Naûng, 1997) có bài "Những Trang Ðầu của Lịch-Sử Áo Dài" tác-giả chép như sau:

"Chiếc áo dài tha-thướt xinh đẹp hiện nay phải qua một quá-trình phát-triển. Nó được hình-thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nguyên chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ-an truyền câu sấm: "Bát đại thời hoàn trung nguyên" (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Ðoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể-chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu... lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi, khiến phụ-nữ bận áo ngắn hẹp tay như áo đàn ông thì Bắc quốc không có thế.

Thế là do tinh-thần độc-lập, muốn dân chúng trong địa-phận mình cai-tri. mang y-phục riêng để phân-biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ:

"Y-phục bản quốc vốn có chế độ, địa-phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc-tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính-tri. và phong-tu.c cũng nên thống-nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khách (Trung quốc, TTB chú) thì nên đổi theo thể-chế của nước nhà. Ðổi may y-phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa, duy có quan-chức thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng thì nhất-thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường-phu.c thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy-tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được. Lễ phục thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm hoặc vải đen, hay vải trắng tùy nghi. Còn các bức viền cổ và kết lót thì đều theo như điều hiểu dụ năm trước mà chế dùng."

Như vậy từ thế kỷ XVIII, chiếc áo dài đã được ra đời, dù ban đầu còn thô-sơ, nhưng kín đáo. Nó là sản-phẩm mang màu sắc dung-hòa Bắc Nam. Cũng ở thời Nguyễn Phúc Khoát, phụ-nữ đã biết trang điểm, thêu-thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng vẻ đẹp, hàng vải khá tốt và tinh-xa?o. Các loại áo đoạn hoa bát ty, sa, lương, địa, the là hàng hoa được mặc vào ngày thường, áo vải, áo mộc bị chê là vải xấu.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang lịch-sử đầu cho chiếc áo dài vậy." (Theo Lê Quý Ðôn-Phủ biên tạp lục, trong cuốn "Kể chuyện Chín Chúa - Mười Ba Vua Triều Nguyễn, của Tôn Thất Bình, trang 29.)

Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng-cứ ở xứ Ðàng Trong, sau khi chiếm trọn nước Chiêm-thành, mở-mang bờ cõi về phương Nam, theo Lê Quý Ðôn, đã có được thời-kỳ thịnh-vượng bình-yên. Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương-hiệu là Vũ Vương, có triều-nghi xây hai điện Kim-Hoa, Quang-Hoa, có các nhà Tụ-La.c, Chính-Quang, Trung-Hoà, Di-Nhiên, đài Sướng-Xuân, các Dao-Trì, các TriềuÐương, các Quan-Thiên, đình Thụy-Vân, hiên Ðồng-Lạc, an Nội-Viên, đình Giáng-Hương, điện Trường-Lạc, hiên Duyệt Võ v.v., có cơ-chế chính-tri., hành-chánh, xã hội có kỷ-cương, nhưng chưa có quốc-hiệu. Tuy nhiên, người ngoại-quốc tới lui buôn-bán tại cửa Hội-an thường gọi là "Quảng-Nam quốc". Ðể chứng tỏ tinh-thần độc-lập, Chúa Vũ-Vương Nguyễn Phúc Khoát đã chú-trọng đến vấn đề cải-cách xã-hội, phong-tu.c mà điều quan-tro.ng là sự cải-cách về y-phục.

Nếu căn-cứ theo tài-liệu kể trên thì chiếc áo dài Việt-nam đã ra đời vào thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) (?).

Từ đó đến nay chắc-chăn chiếc áo dài Việt-Nam cũng đã thay hình đổi dạng để thích-nghi với trào-lưu tiến-hóa và sự trường-tồn của dân-tộc. Sách Ðại Nam thực lục tiền biên cũng có chép: "Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương Nam bắt dân-gian cải-cách y-phục". Có lẽ vào thời xa xưa đàn-bà Việt-Nam mặc áo thắt vạt và mặc váy. Ta đọc đoạn sử sau đây: "Ðến đời Minh-Mệnh có lệnh cho đàn-bà đường ngoài phải mặc quần, nhưng chỉ những người giàu sang ở thành-thi. tuân theo,chứ ở nhà quê thì đến nay đàn-bà cũng vẫn mặc váy." (Việt-Nam Văn-Hóa Sử, Ðào Duy Anh, trang 173).

Mặc dầu bị ngoại-xâm và bị đô-hộ lâu dài, nhưng tổ-tiên ta vẫn khôn-khéo duy-trì một xã-hội có kỷ-cương, tôn-ti trật-tự. Cứ nhìn vào trang-phu.c và màu sắc để phân-biệt giai-tầng trong xã-hội. Sách Vũ Trung Tùy Bút chép: "Ðời xưa học trò và người thường, khi có việc công thì mặc áo xanh lam (thanh cát), lúc thường thì mặc áo mùi thâm (chuy y), người làm lụng thì mặc áo mùi sừng (quì sắc). Từ đời Lê về sau thì sắc trắng ít dùng. Cứ trạng-thái y-phục gần nhất của người nưóc ta thì các quan hay mặc áo xanh lam, học trò cùng những chức-viên, tổng-lý và hạ lại thường dùng mùi sừng và mùi đen, người nhà quê và người làm lụng thì thường dùng mùi nâu. Người giàu-sang thì mặc the lụa gấm-vóc, còn người nghèo-hèn thì chỉ dùng vải to ... vua quan thì có phẩm-phục, quân lính thì có nhung-phu.c, thường dân thì có lễ-phục".

Trong Việt-Nam Sử-Lược của học-giả Trần Trọng Kim viết: "Vua Lê-Lợi, ngày ấy dấy quân khởi-nghĩa chống giặc Tàu ở đất Lam-sơn. Ngài dùng chiếc áo vải màu lam là màu áo biểu-tượng để kháng giặc". Vì thế vua Lê-Lợi được mệnh danh là "Anh hùng áo vải Lam-Sơn".

Qua các đoạn sử vừa trích dẫn ở trên, ta thấy y-phục là một biểu-tượng của quốc-gia dân-tộc. Trải qua bao biến-thiên của đất nước, chiếc áo dài cũng đã được cải-tiến. Vào khoảng thập niên 1930, nhóm văn-sĩ trong Tự-Lực Văn Ðoàn đã chủ-xướng cuộc cải-cách văn-hóa, tư-tưởng mới cho thế-hệ trẻ. Trong nhóm này có hai họa-sĩ du-học từ Pháp về, đó là các ông Nguyễn Cát Tường và Lê-Phổ, dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong-Hóa làm phương-tiện truyền-bá của nhóm. Hai họa-sĩ đã vẽ và chỉnh-trang kiểu áo dài phụ-nữ gọi là áo "Le Mur Cát Tường" cổ cao, không có eo. Ông Nguyễn Cát Tường viết trong tờ Phong-Hóa, có đoạn: "Muốn biết nước nào có tiến-bộ, có kỷ-thuật hay không? Cứ xem y phục người nước của họ, ta cũng đủ hiểu." (Phong-Hóa số 86, tháng 2-1934).

Một nhân-vật nữ khác không thể không nhắc đến, đó là bà Trịnh Thục Oanh, một hiệu-trưởng của trường nữ Trung-ho.c Hà-Nội, đã làm thêm một cuộc cải-cách táo-bạo hơn, bà nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mỹ-miều duyên dáng của phái nữ.

Ðến ngày nay, chiếc áo dài của quí bà quí cô là một tác-phẩm mỹ-thuật tuyệt-vời. Nó đã trở thành một thứ y-phục độc đáo của phụ-nữ Việt-nam. Tại cuộc hội chợ quốc tế Osaka, năm 1970 tại Nhật-bản, chiếc áo dài phụ nữ Việt-Nam đã lên ngôi và đem lại vinh dự cho phái đoàn VNCH. Khách quốc-tế trầm-trộ thán-phục trước các vạt áo lã-lơi như cánh bướm trước gió. Khách bình-phẩm:

- Hơi mỏng!

- Nhưng rất kín đáo, đủ sức che mắt thánh!

Một nhiếp-ảnh gia quốc-tế của Việt-nam cũng đã hãnh diện về hấp-lực của chiếc áo dài tại hội-chợ, nên có nhận xét:

- Nó có sức chở gió đi theo.

Những lời nhận xét trên không có gì quá đáng. Chiếc áo dài Việt-nam chỉ thích-hợp cho thân hình kiều diễm, ẻo-lả, mảnh-mai của phụ-nữ Việt-nam. Nó vừa kín đáo, vừa e-ấp, vừa khêu-gợi. Nó khai thác được đường nét tuyệt-mỹ của thân-thể. Thi sĩ Xuân-Diệu thú-nhận:

Những tà áo lụa mong manh ấy,
Ðã gói hồn tôi suốt trọn đời.

Chiếc áo dài hiển-nhiên là một loại "quốc-phục". Khách khứa đến thăm, chủ nhà trịnh-tro.ng bận chiếc áo dài như là một chiếc áo lễ để tiếp khách. Tại học đường nó là chiếc áo học trò ngây-thơ, tung-tăng như cánh bướm, gói trọn mộng đẹp của tương-lai. Một chiếc khăn vành có tác dụng như một "vương-miện", thêm vào chiếc áo choàng bên ngoài sẽ trở thành bộ y-phục "hoàng hậu" cho cô dâu khi bước lên xe hoa. Trong buổi dạ-tiệc, chiếc áo dài Việt-nam cũng sẽ lộng-lẫy, độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang-phu.c của các quốc-gia nào khác trên thế-giới.

Tại miền quê Quảng-Nam, những người buôn thúng bán bưng, mặc dầu nghèo khổ, cũng luôn luôn bận chiếc áo dài khi ra chợ. Nếu áo rách, sờn vai thì chắp vào chỗ rách một phần vải mới, gọi là áo "vá quàng". Dầu là áo rách, áo vá quàng, vẫn tăng giá-trị:

Ðố ai kiếm được cái vảy con cá trê vàng,
Cái gan con tép bạc, mấy ngàn tôi cũng mua.
Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn,
Thương em mặc chiếc áo vá quàng năm thân.
Áo may cái thuở anh mới thương nàng,
Ðến nay áo rách lại vá quàng thay tay.

(Ca dao)

Chiếc áo dài, một đề-tài phong-phú đê/ dành co các thi-sĩ dệt thơ. Trong bài "Áo Trắng" Huy-Cận viết:

Áo trắng đơn-sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em dến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

...

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

...

Dịu dàng áo trắng trong như suối,
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.

(Huy-Cận)

Thi-sĩ Ðông-Hồ cũng đã tình-nguyện bán thơ mình để "Mua Áo" cho cô gái xuân, lời thơ nhẹ-nhàng phơi-phới yêu đương, có chiều lã -lơi mà trong sạch, nũng-nịu đến dễ thương:

Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi,
Em đâu còn áo mặc đi chơi.
Bán thơ nhân dịp anh ra chợ.
Ðành gởi anh mua chiếc áo thôi.

Hàng bông mai biếc màu em thích,
Màu với hàng, em đã dặn rồi.
Còn thước tấc, quên! Em chưa bảo:
Kích tùng bao rộng, vạt bao dài?

Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
Thước tấc anh cònlựa hỏi ai.
Rộng hẹp, tay anh bồng aûm đó,
Ngắn dài, người mới tựa bên vai!

(Ðông Hồ, "Cô Gái Xuân")

Thi-sĩ Phan Long cũng trải hồn mình qua bài cảm-tác "Chiếc Áo Dài Tà Áo quê Hương" sau đây:

Em yêu mến chiếc áo dài,
Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời-gian.
Ngày xuân nắng trải tơ vàng,
Khoe tà áo mới ngập tràn tuổi thơ.
Lớn theo lứa tuổi học trò,
Tình che vạt trước gió lùa vạt sau.
Những ngày đẹp mãi bên nhau,
Vạt vui in dấu vạt sầu còn vương.
Ðẹp sao tà áo quê-hương,
Áo dài màu trắng nhớ thương năm nào.

(Phan Long)

Cái tài-tình của chiếc áo dài Việt-Nam qua cách cấu-trúc chẳng những là một tác-phẩm nghệ-thuật tuyệt-vời, nhưng bên trong còn ẩn-tàng ý-nghĩa dạy dỗ về đạo làm người. Dân-tộc Việt-nam phải phấn đấu không ngừng chống nạn ngoại-xâm để trường-tồn, và bảo vệ những giá-trị truyền-thống về văn-hóa, kỷ-cương gia đình. Dầu muốn hay không thì dân-tộc ta, cũng như các dân-tộc Á-châu khác đã chịu ảnh-hương sâu đậm của Tam Giáo và học-thuyết Khổng Mạnh. Gia đình, xã-hội được xây dựng trên nền tảng tam cương, ngũ thường. Tổ-tiên ta răn dạy con cháu thật chặt-chẻ về đạo làm người, chẳng những trên sách vở, mà còn phải luôn luôn mang nó theo trên người. Phải chăng đây là sự dạy dỗ sâu-sắc, khéo-léo của tiền-nhân? Nếu qủ đúng như vậy thì chiếc áo dài Việt-Nam là cái gia-pha? vô cùng quí-giá ẩn-tàng sự dạy dỗ con cháu về đạo làm người. Ta phải hãnh diện, nâng-niu, bảo-vệ, xem như một di-sản văn-hóa do tổ-tiên truyền dạy. Ta thử xem cách cấu-trúc của chiếc áo dài xưa:

Phía trước có hai tà (hay hai vạt), phía sau hai tà, tượng- trưng cho tứ thân phụ-mẫu (cha mẹ chồng, cha mẹ vợ).

Một vạt cụt, hay vạt chéo phía trước có tác dụng như một cái yếm che ngực, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng-trưng cho cha mẹ ôm-ấp đứa con vào lòng.

Năm hột nút nằm cân-xứng trên năm vị-trí cố định, giữ cho chiếc áo được ngay thẳng, kín đáo, tượng- trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Trong chiếc áo tứ thân, người ta thường buộc hai vạt trước lại với nhau để giữ cho chiếc áo cân đối, tượng-trưng cho tình nghĩa vợ chồng âu-yếm, quấn-quít bên nhau.
Nguyễn Huỳnh

Orlando, Florida

(trích từ "Chiếc Áo Dài Việt-Nam và Ðạo Làm Người")

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Anh Xin Làm Cỏ Lạ
Tiếng Hát : Đinh Ngọc

MitNon

Post by MitNon »

Không biết phải vào chỗ nào để làm quen với các anh hết.
Đầu tiên xin chào các anh ở đây vì được nghe một bài hát
rất nhẹ nhàng.

Mít Non

Post Reply