Quán Hẹn Hò

Thơ non, thơ già, thơ ghẹo, thơ thẩn, thơ thơ. Xin đọc và ôm bụng cười, hay bứt tóc gãi tai tìm nàng ... thơ...

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2891
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

Image


Câu chuyện đầu năm

Sáng tác: Hoài An
Trình bày: Đan Nguyên



Trên đường đi lễ Xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông,
Vui cùng pháo nổ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân dù thay đổi biết bao lần
Xin khấn nguyện kết chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân!

Xuân mang niềm tin tới
Bao la nguồn yêu mới, như hoa mai nở phơi phới
Thế gian thay nụ cười
Đón cho nhau cuộc đời, trên đất mẹ vui khắp nơi
Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến, cho dân gian đầy lưu luyến
Đón xuân trên mọi miền
Viết thư thăm bạn hiền,
một lời nguyền xin chớ quên

Mong đầu năm cuối năm gặp may,
Gia đình luôn hạnh phúc sum vầy
Trên bước đường danh lợi rồng mây
Duyên vừa đẹp ý đắp say
Ôm nàng Xuân đẹp vào tay!
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nếu 6 Long ghé nơi đây. Chúc anh KL luôn khoẻ mạnh & may mắn.
Je Vous mercie em gái. Nếu có thể, em tvv upload nhạc bản "câu chuyện đầu năm" . Đan Nguyên hoặc Lệ Quyên hát.
Thân tặng em tvv thay lời chúc đầu năm.

Thân mến,
Anh ToànParis.
Image Hello anh Toàn Paris ! Đã lâu rồi không gặp ! Lúc này anh và gia đình khoẻ không? Vẫn còn công tác bên VN chứ....? Cám ơn anh vẫn còn nhờ đến dđ HNC và thỉnh thoảng về thăm......lân này về anh tăng cho một bài tản mạn rât là tinh thân và vô cùng thú vị.......
Chúc anh sức khoẻ và những ngay vui......nha !

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Khoảng cách

Em không còn nhận ra anh
Của một thời yêu dấu nữa!
Con ve lột xác trên cành
Bay đi. Chỉ còn vỏ cũ.

Tháng năm thì đâu lần lữa
Chiều nay gió lại về trời
Triền sông la đà áo cỏ
Lung liêng những ánh mặt người.

Lá vẫn buông mình trên đất
Khép hờ như những cánh môi
Gió vô tình ngang qua mất
Lời yêu tan tác tơi bời…


Đào Phong Lan

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Anh Không Còn Yêu Em
Je Ne T'aime Plus


Lyrics : Christophe
Tiếng hát : Elvis Phương


Je ne t'aime plus, non, non, je ne t'aime plus
Oui, j'ai dit oui, mais laisse-moi un peu tranquille
Tu as cherchй, tu vas trouver.
Oui, j'avais dit oui
Le jour de notre mariage
Oh! Que nous йtions heureux
Tu n'es plus sage comme l'image
Que j'ai posй devant mes yeux
Je revois la petite chambre
De notre premiиre nuit
Je t'ai dit doucement je....
Mais non, non je ne t'aime plus
Non, non, non, non ne me fais pas la guerre
Tu n'es vraiment plus rien pour moi
Ecoute je suis sincиre
Il faut s'en tenir lа!
Je ne t'aime plus, non, non je ne t'aime plus
Je ne t'aime plus, non, non je ne t'aime plus
Je ne t'aime plus....

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

tieuvuvi wrote:Anh Toàn thương mến,

Em gái rất vui khi thấy anh trai vẫn khoẻ manh. Mille merci anh luôn dành sự ưu ai đặc biệt cho thơ của Vi và NLong. Cho Vi gửi lời cám ơn đến các bạn của anh đã diễn ngâm cho thơ chúng em...

Vi kinh chúc anh luôn an vui, sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc...

Thương mến,
Vi

Hi em gái,
Anh chuyển lời cảm ơn củaTiểuVũVi tới tất cả bạn diễn ngâm và những bạn hữu có mặt đêm Thơ - Nhạc. Đặc biệt chuyển lời cám ơn của em đến Nguyệt Thy , diễn ngâm bài thơ của tvv. Giọng chị Nguyệt Thy dân Nam bộ - Cần Thơ lai một tý dân Bắc thật độc đáo.
Thật lâu lắm rồi , có lẽ hơn hai năm nhóm bạn già yêu thơ mới có dịp gặp lại được nhau. Gặp nhau mừng lắm. Canada mùa lạnh kéo rất dài . Anh không dùng từ mùa Đông, bởi chớm Thu là cái lạnh ập đến rồi và cái lạnh nó thôi miên nhóm bạn hữu già kéo dài đến tháng 5. Chính nó làm cản trở rất nhiều.
Anh là chủ xị buổi họp mặt, nên phần lên chương trình sửa soạn cũng mất khoảng gần một tháng. Anh chọn 3 bài thơ độc đáo của mỗi tác giả: KhiêuLong, Xuân Quỳnh, Mường Mán, Tiểu Vũ Vi .Gởi đến Lôi Minh, Nguyệt Thy và Thăng Nguyên.
1. Chọn bài: Để mỗi người chọn 1 hoăc 2 bài tùy ý. Nếu hai người chọn trùng lập 1 bài cùng tác giả. Anh lại năn nỉ bạn hữu chọn bài của tác giả khác.
2. Chiều thứ 7 tập rợt các giọng diễn ngâm và âm điệu nhạc cụ cho hài hòa.
Diễn ngâm: Lôi Minh, Nguyệt Thy, Thăng Nguyên.
Nhạc cụ: ToànParis với cây Sáo tông Đô, Ngọc Miễn với cây classic Guitar.
Bởi tất cả là các tay yêu thơ - nhạc. Nên thực tập từ 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều nay đã tạm đủ.
Sau reheral, anh Tòan chiêu đãi LôiMinh, NguyệtThy, ThăngNguyên, NgọcMiễn bữa ăn tối tại nhà hàng Tây ( French ) do tay đầu bếp Tây chính hiệu đứng nấu với các món salad Dijon mustard -soup- đùi lamb hầm - rượu vang- bánh ngọt - càphê french. Ăn vào cuối tuần luôn thường phải book trước ít nhất một tuần mới có chỗ. Bởi nhà hàng French luôn nhỏ , chỉ khoảng từ 12 đến16 bàn , mỗi bàn 2 hoặc 4 người. Đặc biệt tối nay thứ 7 . Có một nhạc công chơi Violon cho thực khách thưởng thức. Bạn hữu có một bữa ăn chiều về đêm tuyệt vời .
Cơm chiều đêm nay bạn hữu "No" và một chút nồng "Say". Nhưng ngày mai đêm thơ nhạc LM, NT, TN sẽ "Đói" và "Say" bởi bị ăn ít , uống nhiều. Mục đích dạ dầy trống để có nhiều hơi diễn ngâm.
Còn anh Toàn cũng vậy, dạ dầy càng trống rỗng tức là càng chứa được nhiều hơi để thổi . Đêm nay anh chỉ nhấp nháp ít chip khoai tây và rượu. Cây sáo tông Đô tương đố lớn và dài, cần nhiều hơi. Bởi vậy, anh chiêu đãi các anh chị diễn ngâm trước một ngày.
Thú đam mê nào cũng có cái nét độc đáo riêng của nó. Đói vẫn vui-Đói vẫn thổi mới đã.
Chúc em gái TVV, Happy Easter.
Thân mến,
Anh toànparis

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

Hi anh Khiếu Long,
1. Dù rất bận rộn công việc hàng ngày. Nhưng chiều thứ 6 hàng tuần, tp luôn ghé vào vườn thơ của em tvv, và luôn thấy có sự hiện diện thơ của anh. Đọc lướt qua tất cả những bài thơ do các anh chị trong diễn đàn post lên. Bài thơ nào cảm thấy sự hoài cảm. Tp copy vào usb kho thơ tình. Nhưng có lẽ thơ của em tvv và anh kl, tp đọc nhiều nhất và đọc lại nhiều lần.
2. Tp làm việc công bộc khkt cho chính phủ Canada . Nên có dịp vào VN những năm gần đây. Có lần anh hỏi. Anh tp còn "Gù" ở Việt Nam hay không? Tôi không trả lời anh, bởi không hiểu hết nghĩa. Tôi khoái từ "Gù" của anh. Chỉ nơi chốn là VN. Không biết còn nghĩa nào khác không? Hay nghĩa khác là đang gù bên người tình cũ năm xưa ...thương hoài ngàn năm...có lẽ?
3. Cảm ơn anh hỏi thăm chuyện gia đình. Tạ ơn Chúa, gia đình tp vẫn bình an.
Chúc anh KhiếuLong và gia đình được bình an.
Happy Easter,
Thân mến,
ToànParis
khieulong wrote:
Nếu 6 Long ghé nơi đây. Chúc anh KL luôn khoẻ mạnh & may mắn.
Je Vous mercie em gái. Nếu có thể, em tvv upload nhạc bản "câu chuyện đầu năm" . Đan Nguyên hoặc Lệ Quyên hát.
Thân tặng em tvv thay lời chúc đầu năm.

Thân mến,
Anh ToànParis.
Image Hello anh Toàn Paris ! Đã lâu rồi không gặp ! Lúc này anh và gia đình khoẻ không? Vẫn còn công tác bên VN chứ....? Cám ơn anh vẫn còn nhờ đến dđ HNC và thỉnh thoảng về thăm......lân này về anh tăng cho một bài tản mạn rât là tinh thân và vô cùng thú vị.......
Chúc anh sức khoẻ và những ngay vui......nha !

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2891
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

Toan_Paris wrote:
tieuvuvi wrote:Anh Toàn thương mến,

Em gái rất vui khi thấy anh trai vẫn khoẻ manh. Mille merci anh luôn dành sự ưu ai đặc biệt cho thơ của Vi và NLong. Cho Vi gửi lời cám ơn đến các bạn của anh đã diễn ngâm cho thơ chúng em...

Vi kinh chúc anh luôn an vui, sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc...

Thương mến,
Vi

Hi em gái,
Anh chuyển lời cảm ơn củaTiểuVũVi tới tất cả bạn diễn ngâm và những bạn hữu có mặt đêm Thơ - Nhạc. Đặc biệt chuyển lời cám ơn của em đến Nguyệt Thy , diễn ngâm bài thơ của tvv. Giọng chị Nguyệt Thy dân Nam bộ - Cần Thơ lai một tý dân Bắc thật độc đáo.
Thật lâu lắm rồi , có lẽ hơn hai năm nhóm bạn già yêu thơ mới có dịp gặp lại được nhau. Gặp nhau mừng lắm. Canada mùa lạnh kéo rất dài . Anh không dùng từ mùa Đông, bởi chớm Thu là cái lạnh ập đến rồi và cái lạnh nó thôi miên nhóm bạn hữu già kéo dài đến tháng 5. Chính nó làm cản trở rất nhiều.
Anh là chủ xị buổi họp mặt, nên phần lên chương trình sửa soạn cũng mất khoảng gần một tháng. Anh chọn 3 bài thơ độc đáo của mỗi tác giả: KhiêuLong, Xuân Quỳnh, Mường Mán, Tiểu Vũ Vi .Gởi đến Lôi Minh, Nguyệt Thy và Thăng Nguyên.
1. Chọn bài: Để mỗi người chọn 1 hoăc 2 bài tùy ý. Nếu hai người chọn trùng lập 1 bài cùng tác giả. Anh lại năn nỉ bạn hữu chọn bài của tác giả khác.
2. Chiều thứ 7 tập rợt các giọng diễn ngâm và âm điệu nhạc cụ cho hài hòa.
Diễn ngâm: Lôi Minh, Nguyệt Thy, Thăng Nguyên.
Nhạc cụ: ToànParis với cây Sáo tông Đô, Ngọc Miễn với cây classic Guitar.
Bởi tất cả là các tay yêu thơ - nhạc. Nên thực tập từ 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều nay đã tạm đủ.
Sau reheral, anh Tòan chiêu đãi LôiMinh, NguyệtThy, ThăngNguyên, NgọcMiễn bữa ăn tối tại nhà hàng Tây ( French ) do tay đầu bếp Tây chính hiệu đứng nấu với các món salad Dijon mustard -soup- đùi lamb hầm - rượu vang- bánh ngọt - càphê french. Ăn vào cuối tuần luôn thường phải book trước ít nhất một tuần mới có chỗ. Bởi nhà hàng French luôn nhỏ , chỉ khoảng từ 12 đến16 bàn , mỗi bàn 2 hoặc 4 người. Đặc biệt tối nay thứ 7 . Có một nhạc công chơi Violon cho thực khách thưởng thức. Bạn hữu có một bữa ăn chiều về đêm tuyệt vời .
Cơm chiều đêm nay bạn hữu "No" và một chút nồng "Say". Nhưng ngày mai đêm thơ nhạc LM, NT, TN sẽ "Đói" và "Say" bởi bị ăn ít , uống nhiều. Mục đích dạ dầy trống để có nhiều hơi diễn ngâm.
Còn anh Toàn cũng vậy, dạ dầy càng trống rỗng tức là càng chứa được nhiều hơi để thổi . Đêm nay anh chỉ nhấp nháp ít chip khoai tây và rượu. Cây sáo tông Đô tương đố lớn và dài, cần nhiều hơi. Bởi vậy, anh chiêu đãi các anh chị diễn ngâm trước một ngày.
Thú đam mê nào cũng có cái nét độc đáo riêng của nó. Đói vẫn vui-Đói vẫn thổi mới đã.
Chúc em gái TVV, Happy Easter.
Thân mến,
Anh toànparis
Image


Happy Easter anh Toàn và gia đinh...
Image

lequyen
Posts: 295
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image

Em Buồn Hơn Nỗi Buồn

Có bao nhiêu là mây
Gió đưa về nơi ấy
Mùa thu anh có thấy
Một đóa hoa đã tàn

Dìu dặt trong tiếng đàn
Ai tiếc mùa thu chết
Một cuộc tình đã hết
Em cứ còn nhớ hoài

Kỷ niệm nào đắng môi
Ngỡ ngàng ngày tái ngộ
Nắng chiều nghiêng cuối phố
Em buồn hơn nỗi buồn

Nhắc chi những yêu thương
Khi tình xưa đã mất
Một chút gì chân thật
Anh muộn màng trao em

Biết rằng đâu dễ gặp
Cũng đành thôi quay mặt
Tình yêu dù khoảnh khắc
Với em là trọn đời…


Hồ Thụy Mỹ Hạnh

lequyen
Posts: 295
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image

Crazy

Performed by : Patsy Cline

Crazy
I'm crazy for feeling so lonely
I'm crazy
Crazy for feeling so blue
I knew you'd love me as long as you wanted
And then some day
You'd leave me for somebody new

Worry
Why do I let myself worry?
Wondering
What in the world did I do?

Oh, crazy
For thinking that my love could hold you
I'm crazy for trying
And crazy for crying
And I'm crazy for loving you

Crazy for thinking that my love could hold you
I'm crazy for trying
And crazy for crying
And I'm crazy for loving
You

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Vũ Hữu Ðịnh, người đội vương miện cho thành phố Pleiku

Du Tử Lê
Trong sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, có một hiện tượng ít người để ý; đó là hiện tượng có một số nhà thơ được quần chúng biết đến, không phải vì tự thân những sáng tác của họ phổ biến trong sách, báo mà, vì họ có một (hay nhiều hơn một) bài thơ được soạn thành ca khúc.

Nếu rất mau chóng những ca khúc đó, trở thành quen thuộc, thân thiết với nhiều giới.

Vì những tính chất đặc biệt sẵn trong nội dung của những bài-thơ-trở-thành-ca-khúc nổi tiếng kia, nên đám đông thường nhớ tới tên tác giả thứ nhất (nhà thơ), nhiều hơn tên tác giả thứ hai (nhạc sĩ).

Một trong những trường hợp điển hình cho hiện tượng vừa nêu là ca khúc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ,” thơ Vũ Hữu Ðịnh, nhạc Phạm Duy xuất hiện vào đầu thập niên (19)70.

Tính chất đặc biệt trong bài thơ phổ nhạc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” là thành phố nhỏ Pleiku, ở vùng Tây nguyên. Nơi tập trung rất nhiều sắc lính thuộc QL/VNCH.

Ca khúc vừa kể phổ biến tới mức, khi nhắc tới, người ta thường nói thêm (như thể cho rõ nghĩa): “Em Pleiku má đỏ môi hồng.” Cùng lúc, người ta cũng nhớ tới Vũ Hữu Ðịnh, trước khi nhớ Phạm Duy. (1)

Nhưng ở thời gian đó, nếu có ai hỏi Vũ Hữu Ðịnh là ai? Hầu hết sẽ không thể trả lời chính xác câu hỏi này.

Tuy nhiên, sau biến cố tháng 4, 1975 và, nhất là sau cái chết của Vũ Hữu Ðịnh, một số bằng hữu của ông đã có những bài viết tương đối đầy đủ. Khả dĩ vẽ được chân dung, con người tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” bằng chữ.

Một trong những bài viết tạo được nhiều chú ý nơi người đọc là bài viết của nhà thơ và cũng là nhạc sĩ Ðynh Trầm Ca - Người cùng thời với nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh - Họ quen biết nhau từ giữa thập niên (19)60.

Trong bài viết của mình, nhà thơ Ðynh Trầm Ca ghi lại khá đầy đủ tiến trình thi ca của Vũ Hữu Ðịnh, tự bước khởi đầu.

Nhạc sĩ Ðynh Trầm Ca viết:

“Bút hiệu đầu tiên của Vũ Hữu Ðịnh là Hàn Phong Lệ, làm thơ vào những năm 60. Tôi đã thấy cái tên này trên những tờ báo không có ‘tầm cỡ’ cho lắm. Những năm đó tại Quảng Nam-Ðà Nẵng có những cây viết xuất hiện trên những tạp chí ‘bề thế’ của Saigon và gây ấn tượng ngay cho người đọc. Những Nguyễn Nho Sa Mạc, Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Phương Tấn, Hoàng Thị Bích Ni, Phan Duy Nhân, Hoàng Lộc, Nguyễn Nho Nhượn, Hà Nguyên Thạch, Ðynh Hoàng Sa, Tần Hoài Dạ Vũ, Triều Hoa Ðại, Chu Tân, Hạ Ðình Thao, Hạ Quốc Huy, v.v... cứ mỗi năm một đầy thêm, đã làm mờ lấp Hàn Phong Lệ và nhiều người làm thơ khác cùng thời. Tôi cũng là người làm thơ từ thuở ấy, nhưng chẳng hề giao du với ai. Có vài anh em do ‘trời đất xui khiến’ mà gặp nhau. Trong số hiếm hoi đó có Vũ Hữu Ðịnh. Hình như lần tương ngộ đầu tiên là một ngày mùa Ðông năm 67, 68 gì đó. Tôi đang ở nhà mẹ tôi sau lưng thị trấn Vĩnh Ðiện thì có hai người, một mặc quân phục, một mặc đồ đen XDNT (xây dựng nông thôn), đẩy chiếc xe Gobel trên đường lầy lội vào nhà. Anh Nguyễn Tam Phù Sa giới thiệu tôi biết Vũ Hữu Ðịnh. Vũ Hữu Ðịnh đang đi giang hồ qua chỗ Phù Sa đóng quân thì hết xăng. Anh đâu định ghé nhà tôi mà rồi lại ghé. Tôi chưa biết anh là ai nhưng anh thì biết tất cả những người trong làng văn nghệ từ những nhà thơ, nhà văn, đến các nhạc sĩ, họa sĩ... kể cả những người không mấy tên tuổi. Anh biết gần hết những nơi có văn nghệ sĩ ở trên các tỉnh miền Nam. Anh nói chuyện có duyên và vui vẻ. Qua anh, tôi biết được những ‘cái tật’ lạ thường của nhiều người tôi đã từng biết tên hoặc chưa biết. Anh thật sự hấp dẫn tôi về những ‘chuyện trên trời, dưới đất’ nhưng vẫn chưa hấp dẫn tôi về thơ anh. Sau ngày đó thì anh mất biệt và tôi cũng chẳng còn nhớ anh.” (Theo Wikipedia)

Những năm sau đó, vì chiến tranh lan rộng, anh em văn nghệ tản lạc khắp nơi. Ở Quảng Nam, gần như chỉ còn một mình Ðynh Trầm Ca. Nói cách khác, ông không có dịp gặp lại bạn thơ Hàn Phong Lệ mà, chỉ thỉnh thoảng nghe kể Hàn Phong Lệ cùng Trần Quang Lộc, A Khuê... nay đọc thơ chỗ này, mai ca hát chỗ kia. Tác giả bài viết về Vũ Hữu Ðịnh nhấn mạnh:

“...Phải chờ đến khi nghe Thái Thanh hát ‘Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ’ do Phạm Duy phổ nhạc, tôi mới để ý về anh hơn. Anh cầm cái băng cassette do chính nhạc sĩ Phạm Duy ký tặng vào nhà tôi như một cơn gió mạnh. Tôi mở nghe. Một mặt băng là những bài thơ của nhiều tác giả mới được phổ, mặt kia là 10 bài tục ca do chính Phạm Duy hát. Lại một phen ồn ào rôm rả. Rôm rả vì ở chung với tôi còn có một đám học sinh rất yêu thơ, nhạc và sính chuyện làng văn. Mấy em học sinh tha hồ mượn để sang và để hát theo. Vũ Hữu Ðịnh cũng biết đánh đàn Guitar và hát rất tốt. Hình như thời gian này là thời gian anh có việc làm ở Ðà Nẵng nên anh năng ghé tôi nhiều hơn. Mỗi lần anh đến là một chương trình ‘thế giới đó đây’ được mở ra với chúng tôi. Anh luôn sôi động, luôn có cái mới để nói, để kể. Chính anh đã ít nhiều nhen nhóm lại trong tôi một chút lửa văn nghệ để tôi tham gia một vài buổi thơ nhạc tại Hội An, Tam Kỳ, Huế... và viết lại khá nhiều trong những năm 73 đến 75 để rồi chẳng còn gì sau ngày 30 tháng 4, 1975.” (2)

Tôi không biết có phải mấy năm đầu của thập niên (19)70, là thời gian tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” vắng mặt ở Quảng Nam, về sinh hoạt ở thành phố Saigon nhiều hơn hay không? Nhưng đó là thời gian tôi được gặp ông nhiều lần.

Ngay tự gặp gỡ thứ nhất với Vũ Hữu Ðịnh do một người em văn nghệ mang về nhà giới thiệu, tôi đã có thiện cảm với người làm thơ có dáng vẻ chân chất này.

Những lần gặp sau, lòng tôi quý mến ông, gia tăng.

Ðiều tôi thích nhất nơi ông là, không bao giờ ông đem chuyện văn chương ra thảo luận. Chúng tôi rất thoải mái trong những chuyện đời thường. Chuyện buồn, vui của nhiều anh em văn nghệ thân quen với ông mà, tôi chưa có hân hạnh gặp gỡ.

Ông cũng không màu mè, không lên gân, không tác điệu cho ra vẻ của một người làm thơ. Cần gì, ông hỏi thẳng. Không quanh co rào đón. Bên trong cái dáng vẻ cục mịch, đôi khi hơi ngơ ngác, Vũ Hữu Ðịnh, trong ghi nhận của tôi còn là một người rất ý tứ. Tôi nhớ những lần trong nhà gần hết cà phê, hết thuốc lá, ông tế nhị từ chối không uống, không hút... Cùng lắm, ông bảo tôi mua cho ông một bao thuốc đen Quân Tiếp Vụ. Ông nói, ông quen hút loại thuốc đó.

Tôi hiểu, ý ông muốn nhường thuốc thơm cho người khác.

Với tôi, đây cũng là một khía cạnh nói lên cung cách ứng xử đáng trân trọng ở con người chọn cống hiến đời mình cho thi ca.

Cũng nhờ giao tiếp lâu với ông, tôi mới được biết, ông có một đời sống rất cơ cực.

Sinh trưởng trong một gia đình không được khá giả, việc học của ông vì thế lỡ dở. Ngay tự tấm bé tác giả “Còn Chút Gì Ðể Nhớ” đã sớm bước chân vào đời. Sau đó, do duyên nghiệp, ông đã lập gia đình khá sớm.

Những ngày tháng ở Saigon, ông tâm sự với một số bằng hữu rằng, mơ ước lớn nhất của ông là một ngày nào có nhiều tiền, ông sẽ đền đáp công ơn người vợ tình nghĩa tào khang của mình.

Ông nói:

“Chính vì không kiếm ra tiền nuôi vợ con cho nên tôi mới bỏ vào Saigon, để khỏi thấy cảnh gia đình nheo nhóc. Vào đây, tưởng kiếm được việc, ai ngờ việc đã không có mà lại còn là gánh nặng cho bạn bè vì hoàn cảnh trốn lính của tôi nữa!”

Kể từ đầu năm 1973 tới tháng 4, 1975, tôi không còn cơ hội gặp ông. Khi hỏi thăm, một vài người cho tôi biết, Vũ Hữu Ðịnh đã trở về lại Ðà Nẵng với gia đình.

Ðầu thập niên (19)80 ở xứ người, một hôm tôi nhận được hung tin, “Vũ Hữu Ðịnh từ trần.” Khi đó, tôi không biết ông bao nhiêu tuổi. Chỉ nhớ ông còn khá trẻ.

Từ đấy, mỗi khi tình cờ được nghe ca khúc “Còn Chút Gì Ðể Nhớ,” tôi không nhớ nhiều về Pleiku (dù nơi chốn ấy có ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống riêng của tôi) mà, lại rất nhớ Vũ Hữu Ðịnh.

Tôi nhớ tới ông, như từng nhớ Hàn Mặc Tử, người, bằng những vần thơ của mình, đã đội vương miện cho Thôn Vỹ Dạ. Nhớ Quang Dũng thi ca hóa đôi mắt người Sơn Tây và, một vài địa danh của tỉnh này. Nhớ Nguyễn Nhược Pháp, người đã làm cho con sông, những thước đường dẫn tới Chùa Hương ngạt ngào trầm, hương lãng mạn qua bài “Ði Chùa Hương” của ông.

Cũng như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp, Quang Dũng... Vũ Hữu Ðịnh không còn nữa. Nhưng những mảnh đất, những địa danh (những phần xương thịt của quê hương, tổ quốc) qua thi ca của họ đã thơm tho hơn. Ðáng yêu hơn trong tâm tưởng nhiều người. Cũng như tấm lòng chúng ta yêu mến họ, các thi sĩ, dù trải qua nhiều thế hệ, cũng sẽ bàng bạc. Mãi mãi.

Ðể kết thúc bài viết này, chúng tôi trân trọng kính mời quý bạn đọc thưởng lãm một bài thơ cũ, của Vũ Hữu Ðịnh. Bài “Kỷ Niệm,” sưu tập của nhà thơ Luân Hoán.


con đường đất có màu xanh bữa nọ
cây bên đường màu lá lục hôm kia
con chim bỏ đi có bận quay về
cất tiếng hát chào niềm vui của gió

anh ra đứng sau hè nghe để ngó
không thấy chim mà thấy tiếng kinh chiều
vui trong lòng anh đã bước chân theo
em có nói là em không trở lại

hôm em nói em đi buồn biết mấy
anh có nghe bên đường tiếng chim kêu
con chim chi buồn chết cả buổi chiều
từ bữa đó anh nhớ đường ra ngõ

con đường đất bàn chân từ thuở nhỏ
một ngày vô bốn bận đi về
cây bên đường, cỏ bụi, hàng tre
quen đến nỗi không nhớ gì tha thiết

hôm em đi anh bắt đầu thấm mệt
thấy trường xa con đường ngại đi về
mắt anh nhìn lên đọt ngọn tre
dõi mấy bụi tìm con chim nhỏ

con chim nhỏ có nằm trong vạt cỏ
bữa hôm nay anh mới thấy cỏ vàng
con chim đời nào lại sống trong hang
anh vô cớ soi tìm trong đụn đất

tuổi mười một anh biết mình đã mất
một cái chi không nên ảnh thành hình
cho tới bây giờ hết tuổi học sinh
râu đủ bộ vẫn còn ngơ ngẩn mãi

con chim nhỏ có bao giờ trở lại
em năm nay không biết mấy con rồi
con chim lạ lùng năm nọ của tôi ơi
hóa mấy kiếp mà sao tôi vẫn vậy.

(VHÐ)


Du Tử Lê
(Tháng 11, 2010)

Chú thích:

(1) Ðặng Tiến với một bài viết về nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh, in trong Thư Quán Bản thảo, tập 23, đề tháng 4, 2006 ghi lại rằng: Vũ Hữu Ðịnh tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên. Ông sống nhiều ở vùng Tây nguyên, trước khi lập gia đình rồi định cư hẳn ở thành phố Ðà Nẵng.

Vẫn theo Ðặng Tiến thì: “Năm 1975, (Vũ Hữu Ðịnh) đi học tập cải tạo thời gian ngắn vì là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, rồi làm công nhân Nhà Ðèn. Ðầu năm 1981, tại làng An Hải, Ðà Nẵng, anh qua đời vì say rượu té từ lầu 1, cái chết còn gây nghi vấn.”
(2) Nguồn đd.

Post Reply