Quán Bên Đường

Thơ non, thơ già, thơ ghẹo, thơ thẩn, thơ thơ. Xin đọc và ôm bụng cười, hay bứt tóc gãi tai tìm nàng ... thơ...

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Lời của người im lặng

Có khi nào em đã nghĩ về tôi
Dù chỉ phút giây thôi qua một lần thoáng gặp
Có lẽ em chỉ coi tôi như một người hành khất
Ngồi bên đường em bất chợt nhìn qua.

Như một chuyện hoang đường trong quá khứ lùi xa
Tôi nằm mơ thấy em trở thành nàng tiên cá
Với phép thuật nhiệm màu và tình yêu kì lạ
Còn tôi như hoàng tử đứng bên vườn.

Giấc mơ đẹp vô cùng như lại càng làm cho tôi buồn bã với mình hơn
Vì em vẫn là em, tôi vẫn là tôi vẫn không là ai khác
Hoa vẫn nở bên vườn và gió mùa thu thổi mát
Còn tôi đi, lặng lẽ với riêng mình...

Tình yêu trong tôi chưa có cả dáng hình
Nhưng hình ảnh trong tôi đã trở thành sâu đậm lắm
Xin em đừng bận tâm vì những điều vơ vẩn
Em cứ đi...và tôi cứ nhìn theo.

Ngưòi ta hay nói nhiều khi đứng trước tình yêu
Còn tôi đến với em chỉ là điều im lặng

UK

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ta Về
Tô Thùy Yên


Image

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bổng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thệ Trời câm đất nín
Ðời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Ðất bạc màu đi, đất bạc màu

Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Ðành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can

Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nổi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi

Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nổi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở ?
Mười năm, cây có nhớ người xa ?

Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Ðời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên

Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông

Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nổi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Ðau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm

Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Ðêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa

Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nổi nhớ sáng khôn nguôi

Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Ðâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao

Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh

Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Ðọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữa hạn
Ðành không trải hết được lòng ta


Ta Về - Tô Thùy Yên


Image

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Bài Thơ Chưa Hoàn Thành

Đêm nhớ em, em có tin không?
Em như chiếc gối rúc trong lòng
Nào ai biết trăm con chim mộng
Vây kín đầu giường anh hát rong

Ngày nhớ em, em đã tin chưa?
Em như sen đẹp tự nghìn xưa
Vái trời ao mọc ngay bên cạnh
Em nở thành thơ suốt bốn mùa

Mốt nhớ em, biết nhớ hay không?
Mới ngày, đêm đã đủ tê lòng
Thôi nghe đừng nhớ, thôi đừng nhớ
Lỡ mai này con sáo sang sông...


Bùi Chí Vinh

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

THƠ XUÂN

Ba mươi tết, tết lại ba mươi
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách
Một tay cô cầm cái dù rách
Một tay cô xách cái chăn bông
Cô ra bờ sông
Cô trông ra nước người
Ới chú Chệt ơi là chú Chệt ơi!
Một tay cô cầm quan tiền
Một tay cô cầm thằng bù nhìn
Cô ném xuống sông
Quan tiền nặng, quan tiền chìm
Bù nhìn nhẹ, bù nhìn nổi
Ới ai ơi của nặng hơn người!

Sáng ba mươi tết ra xe đi làm mà bài thơ thuộc lòng từ hồi còn lê đũng quần ở trường tiểu học bỗng nhiên trở lại trong đầu. ba mươi tết bao giờ cũng có cái bùi ngùi của ngày năm cùng tháng tận. Một chút tiếc nuối. Một chút xót xa. Ba mươi tết đốt vàng hương vọng về phương Bắc cúng ông chồng khác nòi giống thấy mà thảm thương. Nhưng ba mươi tết lang thang nơi xứ người vọng tưởng về quê hương còn thảm thương hơn nữa. Cái đầu nặng chĩu. cái bụng xót xa. Cái lòng nhừ nát. Đúng ngọ, tiếng chuông báo giờ nghỉ ăn cơm trưa là lúc giao mùa ở quê hương. Giao thừa tới như một vết bầm tím đớn đau. Nỗi tha hương giờ này mới thấm thía ruột gan. Chừng nào xô được mấy tên bù nhìn đang múa may quay cuồngở quê nhà xuống sông để mọi người có thể trở về hưởng một giao thừa giữa mái ấm gia đình trên đất tổ thân yêu?

Sáng thứ bẩy, mồng một tết, mở cửa xuất hành đã thấy xuân nằm trước cửa. Không hiểu nhà thơ Luân Hoán tới cửa nhà đề thơ xuân vào lúc nào. Bài thơ được dán chênh vênh trên vuông cửa xanh. Thơ rằng:

Chúa xuân đang thở khò khè
Nên đành phải đứng đầu hè tặng thơ.

Bèn phôn hỏi sự tình. Đầu dây bên kia có tiếng cười hề hề. Năm giờ sáng mồng một tết, cả nhà còn ngủ, nhà thơ pha trà ngồi thưởng xuân một mình. Bên ngoài từng cụm tuyết lớn như những cánh hoa mai rơi ngổn ngang trắng xóa cả bàu trời. Thi sĩ tính lấy giấy khai bút đầu năm nhưng cảnh đẹp kéo nhà thơ ra khỏi nhà xuất hành khai bút giữa trời. Cứ nhà bạn bè trực chỉ lái xe tới. Vừa lái xe trên những con lộ vắng người sáng thứ bảy vừa làm thơ. Thú vị vô cùng. Chỉ có trời đất và ta. Xuân trong lòng thấm vào những vần thơ. Thơ đượm tình bè bạn. Tới từng địa chỉ thân quen, chép thơ lên giấy, dán vào cửa rồi lẳng lặng ra đi. Một mình chịu rét mướt mang cả mùa xuân ấm áp tới cho bạn bè. Thơ nằm trên cửa nhà Lưu Nguyễn, Hồ Đình Nghiêm, Lê Quang Xuân, Nguyễn Đông Ngạc, Song Thao. Tới nhà Phạm Nhuận loanh quanh tìm không có chỗ đậu xe đành tiếp tục ra đi. Định tới nhà Hoàng Xuân Sơn, Trang Châu, Đỗ Quí Toàn, Lê Tấn Lộc... nhưng bị nhiễm lạnh nên phải lái xe về. Xuân trong lòng chẳng át được đông ngoài trời khiến thơ xuân đành cam dang dở. những câu thơ tặng bạn bè Luân Hoán cũng chẳng còn nhớ. Muốn ghi lại đây những vần thơ trên cửa tôi phải điện thoại hỏi từng người được tặng thơ. Thơ trên cửa nhà:

- Nguyễn Đông Ngạc & Nguyên Ngọc:

Chúa xuân đến thưởng giọng ca
Gõ vào cửa, ngại bạn già hưởng xuân

- Lưu Nguyễn:

Không ra đón chúa xuân vào
Phạt bạn uống cốc rượu đào phần ta

- Lê Quang Xuân:

Chúa xuân mang nặng thơ xuân
Bạn bận soạn máy chụp lưng mắt đời

- Hồ Đình Nghiêm:

Chúa xuân đến trước cửa nhà
Làm tình kỹ quá không ra rước vào

Thơ xuân Luân Hoán dắt tôi trở về nét xuân một tuần trước đó trong Hội Tết của Cộng Đồng Người Việt ở Montreal.ên lầu hai của Hội Tết, báo Tết của sinh viên nằm la liệt trên một chiếc bàn dài. Dễ thường có tới gần chục tờ.. Ngoài báo của Liên Hội Sinh Viên Vùng Montreal còn có báo của sinh viên Việt Nam của hầu hết các trường Đại Học ở Montreal. Đã mười tám năm ly hương mà giới trẻ còn hăng say viết báo tiếng Việt thì quả thật là một điều đáng mừng. Gần chục tờ báo nằm bên nhau trông thật mát mắt. Báo không chỉ nằm trên bàn mà còn được các sinh viên nam nữ ôm bên mình len lỏi khắp khuôn viên Hội Tết mời đồng bào mua báo. Giá báo năm đồng một số ngang ngửa với giá tiền của các báo xuân chuyên nghiệp. Vậy mà người người đều vui vẻ móc hầu bao mua báo với nụ cười khuyến khích. Xuân thật xuân!

Tuổi xuân, tuổi xanh, tuổi xuân xanh. Có ranh giới nào qui định những loại tuổi không tính bằng con số này không? Tám tuổi thì chắc chưa được là tuổi xuân, chưa hẳn là tuổi xuân xanh, nhưng chắc là tuổi xanh, cái tuổi có nhiều điều ngộ nghĩnh. Tôi vừa đọc được một bài báo viết bằng tiếng Pháp khá duyên dáng. bái báo viết về người bà dưới cặp mắt của các em bé tám tuổi. Tôi nhặt được trong bài báo những câu bất ngờ như sau:

- Bà là một người không có con. Vì vậy bà phải yêu thương con của người khác.
- Bà không làm gì cả. Bà chỉ hiện diện thôi.
- Bà không yếu đuối như bà thường than thở đâu tuy rằng các bà thường hay chết hơn chúng ta.
- Thường thường thì các bà mập mạp nhưng không quá mập đến nỗi không có thể cột dây giầy cho chúng ta.
- Bà mang kính lão và thỉnh thoảng còn có thể lấy được cả hàm răng ra khỏi miệng.
- Bà biết giả bộ điếc đúng lúc để không làm cho chúng ta mắc cở khi chúng ta nói điều gì vụng về.
- Bà luôn luôn biết là chúng ta muốn ăn thêm một miếng bánh nữa và lúc nào cũng cho chúng ta miếng bánh lớn nhất.
- Khi kể chuyện cho chúng ta nghe bà không bao giờ bỏ sót một chi tiết nào cả và nếu chúng ta đòi bà kể đi kể lại nhiều lần một chuyện bà chẳng bao giờ từ chối cả.
- Tất cả mọi người đều nên thử có một người bà, nhất là những người không có ti vi trong nhà.
Đó là hình ảnh ngộ nghĩnh của những người bà Pháp dưới những đôi mắt nai của các em bé Pháp. Còn hình ảnh người bà Việt Nam “ di tản” ra sao?

Cũng tại Hội Tết tôi bắt gặp hai bà cháu dắt nhau đi ăn quà vặt trong khu bán đồ ăn. Bà mặc chiếc áo dài thêu thật nhã, cháu mặc áo dài gấm đỏ điểm những bông mai vàng. Cô cháu chừng bảy, tám tuổi líu lo nói chuyện bằng tiếng Việt thật rành rẽ, giọng dẻo quẹo dễ thương. Cô bé lanh chanh chạy trước, cụ bà hối hả theo sau như sợ lạc mất đứa cháu cưng. Thỉnh thoảng bà lại cầm tay cháu kéo lại, khẽ mắng yêu rồi lại vội vàng nhoài mình theo cái kéo tay của cô bé đang nhậm lẹ len lỏi giữa đám đông. Và bà chỉ được dừng chân khi cô cháu đã có ly chè trên tay. Hai bà cháu lại tiếp tục chen lấn khi ly chè đã chui hết vào bụng cô bé, và mất hút trong rừng người.

Tôi không có dịp nắm áo cô bé dễ thương lại hỏi xem cô nghĩ về bà như thế nào. Nhưng hình ảnh hai bà cháu trước mắt tôi đã nói được nhiều điều. Cuộc sống tất bật ở bên đây đã lấy hầu hết thời gian của cả cha lẫn mẹ. Con cái đành phải thả cho nhà trẻ, trường học. Nhưng nếu trong gia đình có một người bà thì sự thể sẽ lại khác lắm. Bà luôn luôn ở bên cạnh các cháu, dạy cháu nói tiếng Việt, giữ gìn lễ phép theo khuôn thước Việt Nam, ôm ấp cháu trong tình cảm Việt Nam, nhắc nhở tới phong tục, tập quán Việt Nam, kể cho các cháu nghe cuộc sống ở quê nhà, nấu nướng cho các cháu những món ăn nồng đượm hương vị quê hương... Người bà chính là quê hương theo gót các em trên bước đường lưu lạc.

Từ quê hương, thư xuân của một người bạn văn còn ở lại đến tay tôi vào một chiều đông tuyết rơi tráng xóa ngoài trời. Trong thư anh cho biết là ở Việt Nam các báo đều trả nhuận bút cho thơ. Khoảng năm chục ngàn đồng mỗi bài. Nếu là thơ dài thì từ một trăm đến một trăm năm chục ngàn đồng một bài, ngang tiền nhuận bút của một truyện ngắn. Đây quả là một chuyện lạ. Tôi nhớ trước kia báo chí miền Nam không có lệ trả nhuận bút cho thơ. Ở hải ngoại bây giờ cũng vậy, trừ một biệt lệ là thơ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Các nhà thơ của chúng ta thường chỉ nhận được một số báo biếu nếu có thơ được đăng.

Cái đầu tôi có cái tật cơ khổ là cứ hay thắc mắc lôi thôi. Chẳng lẽ mấy anh Cộng Sản lại “ đánh giá “ thơ cao hơn chúng ta hay sao? Chắc phải có lý do gì chứ? Vắt tay lên trán một hồi tôi mới “ngộ” được một điều khá lý thú. Khi tôi còn ở Việt Nam, trong trại tù cũng như ngoài xã hội, tháng tháng nhà nước thường bán cho ít đồ tiêu thụ vặt vãnh gọi là nhu yếu phẩm. Lúc đầu còn vét trong kho cũ của “ngụy” nên số` lượng hàng bán ra còn kha khá. càng ngày nhu yếu phẩm càng teo lại đến thảm hại. Nhưng có một thứ lúc nào cũng có mặt là thuốc lá. Hút hay không hút, nhà nước không cần biết, cứ bình quân phân phối hết, Người người ôm thuốc lá, nhà nhà ôm thuốc lá. Khó khăn tới đâu nhà nước cũng lo cho dân có thuốc lá hút dù chỉ là thứ thuốc lá khét lẹt, hôi rình, phải mồi lửa mỏi tay mới hút hết điếu thuốc. Tại sao như vậy? Khói thuốc lá có làm đầy được cái bao tử lép kẹp đâu? Mấy tên bạn cùng ở tù với tôi nghĩ tới rụng râu mới phát hiện ra chân lý. Tại vì “bác” nghiện thuốc lá hạng nặng. “Bác” đã hút thuốc lá thì cả nước được hút theo.

“Bác” cũng khoái làm thơ dù chỉ là thứ thơ khẩu hiệu, thơ vè và thơ... thuổng của người khác. Thế là sinh ra cái mốt làm thơ theo “bác”. “Bác” Tôn mỗi dịp xuân về ghép đôi ba khẩu hiệu thành mấy câu vè lễ mễ ôm lên ti vi run rẩy đọc cho cả nước nghe. Các “đồng chí” Trường Chinh, Lê Duẩn, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ... thành “thi sĩ” tuốt luốt hết. Mấy chú tép riu nhà báo sức nào mà chẳng hồ hởi quý trọng thơ, cụ thể là trả tiền nhuận bút đàng hoàng. Cái gì lãnh tụ đã sờ tới thì cái đó đã được “thánh hóa”. Siêu việt là ở chỗ đó!

Nếu cứ theo cung cách này thì dưới “triều đại” Clinton, toàn dân Mỹ chắc phải đua nhau thổi kèn saxophone hết!

Song Thao

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image
Gửi lá đầu cây

Em về ngắm lá đầu cây
Mốt mai từ giã ngàn cây muôn vàn
Tôi về chín suối lang thang
Tìm em kiếp trước theo tràng giang trôi
Ngổn ngang kỷ niệm nỗi đời
Trong lồng chim hót , ngoài trời gió bay


Bùi Giáng

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

ẤY ƠI

thơ BÍCH HÀ NGUYỄN


Image

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Xuân trôi

Nắng không thức đợi giao thừa
Trống chuông gọi lửa dậy khua nến hồng
Ngày xuân về tới vàm sông
Chuyến đò trễ hẹn bềnh bồng trắng sương

Tối ba mươi - phía cuối đường
Rạng mai mồng một mở hương khói trầm
Lá xuân biếc lộc tay cầm
Gió hân hoan thổi đầy năm ngoài vườn

Nhớ màu năm ngoái dễ thương
Cố đi tìm khắp đoạn đường thấy đâu
Chập chờn theo giấc chiêm bao
Tháng giêng mở cửa rủ nhau lên chùa

Thẻ nhang đỏ cháy ngàn xưa
Vẫn còn khói tạnh qua mùa lễ giêng
Thời gian đâu thể giữ riêng
Nên mùa xuân vuột trôi nghiêng theo ngày


Nguyễn Bạch Dương

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Con Đường Khói Thuốc

Dạo:
Lối về khói thuốc thôi bay,
Sầu day tóc sớm, sương cay mắt chiều .



ImageImage


( Để tưởng nhớ hương linh những điếu Bastos đã một thời sưởi ấm thân xác gầy còm của những chàng sinh viên nghèo Đà Lạt.
Và cũng để xót thương cho bao mối tình học trò ngày xưa đã phải dở dang vì chiến cuộc. )

Hồn thất thểu lang thang,
Mơ màng theo tiếng guốc.
Tay bút nghiên gầy guộc,
Đường khói thuốc mong manh.

Con phố đổ chênh vênh,
Sầu lênh đênh đỉnh dốc.
Đốm lửa buồn cô độc,
Chiều Đại Học xót xa .

Lần lữa tháng ngày qua,
Xác hoa tàn nhạt vết,
Tuổi học trò mỏi mệt,
Màu khói chết bơ vơ .
x
x x
Đà Lạt vắng, trời thưa,
Phố dài, mưa trăn trở.
Quán bên đường hé mở,
Người bỡ ngỡ quen nhau .

Đèn gác trọ xanh xao,
Đêm hư hao, giấc vỡ,
Bụi quen dần sách vở,
Tình trót lỡ trao nhau .

Trầu đã bén hơi cau,
Ngọt ngào câu hẹn ước.
Ngõ khuya về trơn trượt,
Nhè nhẹ bước bình yên .

Hồ lạnh đắm sao đêm,
Chân khuya mềm dấu cỏ .
Con trăng già tróc vỏ,
Nhìn gió, sắt se lòng.

Từng đốm thuốc đỏ hồng,
Nở bừng cong ánh mắt.
Khói tình thơ đắng ngắt,
Lần khóa chặt bờ môi .

Người mải bận rong chơi,
Trong khung trời bướm mộng,
Nên nửa đời thi hỏng,
Đành tuyệt vọng lên đường .
x
x x
Thân vất vả chiến trường,
Khói buồn vương dấu đạn.
Rồi theo chân bè bạn,
Người gặp nạn, xuôi tay .

Thiên cổ, áng mây bay,
Có còn hay chốn cũ,
Cánh hoa vàng héo rũ,
Vẫn ấp ủ chờ mong.

Gió lạ hú đồi thông,
Sương đông bồng nắng quái .
Chân xanh mùi cỏ dại,
Lòng biết mãi xa nhau .

Kỷ niệm tự năm nao,
Thầm lao xao trăn trối .
Mắt đong đầy bóng tối,
Hương khói giỗi hờn tan.

Lời lệ nhỏ miên man,
Mảnh hồng nhan lem luốc.
Trên lối về quen thuộc,
Khói thuốc chẳng còn bay .


Trần Văn Lương
Cali, 12/2005


Image

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Em Về Rừng Nhớ Mùa Xuân

Em có về rừng nhớ mùa xuân
Cho ta gởi ánh mắt ân cần
Đã lâu hai đứa mình không gặp
Từ một chiều kỷ niệm bâng khuâng

Mùa xuân này em có thật vui
Riêng ta vẫn đôi chút ngậm ngùi
Vẫn đi giũa phố buồn xa lạ
Nhiều khi cười mà chẳng chút vui

Em có về quán hẹn yêu thương
Muà xuân hoa nở rộ ven đường
Từng đàn bướm lượn mùa xuân mới
Mây trắng lững lờ như vấn vương

Mùa xuân này nhớ nhé tìm nhau
Quên đi đời những phút âu sầu
Ngoài kia tiếng pháo mừng xuân mới
Cho mãi cuộc tình ta có nhau


Vũ Phong

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

VuPhong wrote:Image

Em Về Rừng Nhớ Mùa Xuân

Em có về rừng nhớ mùa xuân
Cho ta gởi ánh mắt ân cần
Đã lâu hai đứa mình không gặp
Từ một chiều kỷ niệm bâng khuâng

Mùa xuân này em có thật vui
Riêng ta vẫn đôi chút ngậm ngùi
Vẫn đi giũa phố buồn xa lạ
Nhiều khi cười mà chẳng chút vui



Vũ Phong
Anh Vũ Phong ơi ! bài thơ dễ thương mà như có tâm sự gì buồn buồn ha' ?
:wink:

Post Reply