Những điều trông thấy
Phải Chấm Dứt Ngay Trò Tái Diễn Bầu Cử Độc Quyền!
ÂU DƯƠNG THỆ
Việt Báo
Thứ Tư, 3/7/2007, 12:02:00 AM
NHỮNG ĐÒI HỎI CHÍNH ĐÁNG VÀ CẤP THIẾT NHƯNG VẪN BỊ DẸP ĐI ĐÁNG SỢ!
77 năm trước đây ĐSCVN đã tuyên bố đứng lên để tranh đấu bảo vệ các quyền căn bản của nhân dân, trong đó có quyền ứng cử. Nhưng từ khi cầm quyền ở miền Bắc 1954 và trên toàn quốc từ 1975 họ đã đã nhân danh “dân chủ” để tước bỏ cái quyền dân chủ căn bản này của nhân dân, rõ ràng nhất mà ai cũng thấy là xuyên qua các cuộc bầu QH từ trước tới nay!
Từ một tổ chức cách mạng, tiến bộ, nhưng khi nắm quyền thì họ đã trở nên một tổ chức phản cách mạng, độc tài chuyên chế, tàn ác và thô bạo. Chính quyền lực và tiền bạc đã hủ hóa họ! Đó là một qui luật phổ quát đã diễn ra trong chính trị từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Muốn ngăn ngừa và giảm mức độ hoành hành của các tệ trạng này thì phải đưa đất nước theo chế độ dân chủ đa nguyên, phải ngưng ngay chế độ độc đảng đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân!
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển đối nghịch nhau: Trong khi những người có quyền lực lớn nhất hiện nay đang mưu đồ tái diễn trò “đảng cử dân bầu“ để đưa thân tín vây cánh ra ứng cử làm “đại biểu gật” trong QH nhằm bảo vệ độc quyền và đặc lợi cho bọn quan tham nhũng, lộng quyền và bất lực. Để thực hiện ý đồ này họ đang phát động một cuộc đàn áp trên phạm vi toàn quốc nhắm vào nhiều người dân chủ và tu sĩ. Các hành động bắt giam, theo dõi và tịch thu các phương tiện làm việc của những người dân chủ trong các tuần lễ vừa qua đã cho thấy, những người cầm đầu chế độ rất sợ tiếng nói dân chủ và vì thế họ phải bịt miệng những tiếng nói đang đòi hỏi phải có một cuộc bầu cử tự do và dân chủ thực sự!
Nhưng giữa lúc họ tìm cách đàn áp thì tiếng nói đòi dân chủ đa nguyên ngày càng vang mạnh lên trong nhiều giới! Không chỉ những người dân chủ, trí thức, chuyên viên, nhà báo, doanh nhân và sinh viên. Ngay cả một số cán bộ cao và trung cấp cũng đã lên tiếng đòi hỏi phải chấm dứt sự độc quyền của đảng. Họ đòi phải để cho những nhân sĩ, trí thức có uy tín và tài năng được quyền tự do ứng cử. Họ cũng đòi phải chấm dứt sự độc quyền chỉ để cho các đảng viên được vào làm đại biểu QH mặc dầu hầu hết không đủ khả năng và tư cách!
Hãy chấm dứt độc quyền và trả lại quyền ứng cử cho mọi người!
Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất vào cuối tháng 2 vừa qua để chuẩn bị bầu cử QH, nhiều trí thức và nhân sĩ trong đảng đã vô cùng sửng sốt và bất mãn khi thấy lại đang có sự sắp xếp từ cấp cao nhất của chế độ để chỉ cho những người trong đảng, mà thực chất là những người của các phe nhóm đang có quyền lực trong Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng (TUĐ), được nhẩy vào trong QH khóa 12 sắp được bầu vào 20.5 Dự tính trong QH mới này sẽ có 500 đại biểu. Nhưng trong đó họ chuẩn bị dành tới 90% số ghế cho những người trong đảng. Họ chỉ thí 10% cho những người ngoài đảng. Tệ hơn nữa, trong số 10 % này không phải ai cũng được ra ứng cử mà họ đang âm mưu sắp xếp để chỉ những người dễ bảo hay cảm tình viên được ra ứng cửa mà thôi. Mục tiêu và thủ đoạn này không có gì mới mà chỉ lập lại con đường mòn độc tài từ trước tới nay mà thôi.
Trong QH khóa 11 được bầu trước đây 5 năm (19.5.02) đã diễn ra đúng trò này. Tỉ lệ người ngoài Đảng đã giảm từ 14.7% (66 ghế) xuống còn 10.2% (51 ghế). Chỉ có hai trong số 13 ứng cử viên ngoài đảng đã lọt được vào.
Trong khi dân số VN khoảng 84 triệu người thì số đảng viên ĐCSVN chỉ có 3,1 triệu người, nghĩa là chỉ bằng khoảng 4% dân số. Với âm mưu giữ 90% số ghế cho đảng viên -mà trong thực tế chỉ những người thuộc vây cánh, thân thuộc của một số người có quyền lực ở trung ương và các địa phương- đã cho thấy rất rõ, một số người có quyền lực trong ĐCSVN đã lộng quyền đang tiếp tục tìm cách độc quyền cho một thiểu số rất nhỏ và loại tiếng nói và quyền lợi của 96% nhân dân!
Không phải chỉ có sự chống đối từ phía nhân dân, mà hiện nay những đòi hỏi vô lí và độc tài này đang bị nhiều đảng viên ĐCSVN còn biết giữ tư cách và can đảm đã lên tiếng phê bình công khai trong Hội nghị Hiệp thương thứ nhất và trên một số tờ báo trong thời gian gần đây. Đặc biệt, trong số những người chỉ trích ý đồ độc tài này có cả nhiều cán bộ cấp cao và trung cấp hiện đang tại chức hay đã về hưu. Rất thẳng thắn và rõ ràng là những phê phán của cựu Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và cựu Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (khóa 7) Nguyễn Đình Hương. Trong nhiều dịp khác nhau ông Hương đã phản đối đòi hỏi phi lí và ngang ngược của những người cầm đầu đảng là vẫn muốn giữ nguyên 90% số ghế cho phe mình:
“…cần tăng số lượng đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng. Cả nước hiện có gần 85 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên. Khóa XI có 10% đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên là quá ít.” (VNN 25.2)
Hai hôm sau trên trực tuyến của tạp chí điện tử Vietnam Net (VNN) cùng với GS Dương Trung Quốc, ông Hương đã trao đổi ý kiến với nhiều độc giả của VNN. Ông còn cho biết, sự “áp đặt” như vậy là phản dân chủ. Ông khẳng định “mất dân chủ cũng như mất không khí”:
“Theo tôi, một đảng áp đặt là mất dân chủ, càng áp đặt bao nhiêu càng mất dân chủ bấy nhiêu. Tôi đồng tình với ý kiến nhiều người đó là, dân chủ là vấn đề hơi thở, là cuộc sống của nhân dân, của toàn Đảng. Áp đặt thế nào được? “ (VNN 27.2)
Từng nhiều năm là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương nên ông Hương biết rõ những thủ đoạn đưa thủ hạ và vây cánh vào những chức vụ then chốt của các người có quyền lực trong đảng:
“Quan điểm về Đảng áp đặt là hết sức sai lầm và lâu nay Đảng đã nói nhiều về vấn đề này. Nhưng quan trọng, cái sai của Đảng lâu nay, tôi nói thực, là vấn đề dân chủ. Lĩnh vực khác tôi không biết, nhưng trong tổ chức cán bộ thì dân chủ vẫn còn là hình thức.” (VNN 27.2)
Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận cũng đồng quan điểm với Nguyễn Đình Hương và còn cho biết, trong Hội nghị Hiệp thương vừa qua nhiều người cũng đã thấy ý đồ này:
“Tại Hội nghị Hiệp thương cũng đã có ý kiến nói rằng, nhìn vào cơ cấu đưa ra không thấy có chỗ cho những người tự ứng cử mà chỉ thấy có sự sắp xếp cho những người ở Trung ương, địa phương rồi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể...” (Tiền phong –TP- 26.2)
GS Lưu Văn Đạt (nguyên tổng thư ký Hội Luật gia VN) cho rằng, “cơ cấu 90% đại biểu là đảng viên là không hợp lý trong bối cảnh ngoài Đảng có nhiều hiền tài cần phải kêu gọi tham gia Quốc hội.” (Tuổi trẻ -TT- 24.2)
Còn GS Phan Đình Diệu, cũng trong Hội nghị Hiệp thương này, đã chỉ trích nặng nề: “Cơ cấu này không có số lượng cho đại biểu tự do ứng cử. Nói cách khác là quyền tự do ứng cử của tất cả người dân đã bị loại trừ”. (TT 24.2)
Tổng thư kí của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Huỳnh Đảm đã tố cáo sự vi phạm luật pháp của nhóm cầm đầu chế độ trong việc không cho người dân được tự do ứng cử:
“Luật Bầu cử QH đã nêu rõ: tất cả các công dân từ 21 tuổi trở lên thấy có đủ điều kiện thì ra tự ứng cử, không loại trừ ai hết.” ( VNN 27.2)
Giáo sư Dương Trung Quốc cho rằng, việc những người có quyền lực không để nhân dân được quyền tự do tham gia vào QH đã chứng tỏ họ “ngại dân chứ chưa tin dân.” (VNN 27.2, xem thêm bài phỏng vấn ông Quốc của đài RFI ngày 5.3)
Các ứng cử viên phải kê khai tài sản công khai, minh bạch và những cán bộ tham nhũng không được quyền ứng cử!
Một điều khác rất được dư luận quan tâm là tư cách và năng lực của các ứng cử viên, tức là vấn đề tài đức của các đại biểu tương lai trong QH phải như thế nào? Có nên tiếp tục để QH là đất dụng võ cho các quan tham nhũng, lộng quyền và bất lực thao túng không? Theo Hiến pháp 1992 thì QH là cơ quan có quyền lực cao nhất. Như thế logic tự nhiên của nó thì QH đúng lí ra phải là nơi tập trung trí tuệ và đạo đức của cả nước, chỉ như vậy thì đất nước mới vươn lên và xã hội mới lành mạnh được. Theo Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực từ 1.6.06 thì các ứng cử viên QH phải khai báo tài sản công khai và minh bạch. Nhưng thực tế ra làm sao?
Cho tới nay chỉ còn trên hai tháng trước cuộc bầu QH nhưng vẫn không có luật hay nghị định qui định rõ ràng việc quan trọng này, mặc dầu những người cầm đầu chế độ đã có cả gần một năm để thực hiện những qui định trong Luật phòng, chống tham nhũng. Lí do đằng sau tại sao họ không muốn làm đã được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thứ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang và Phó Thanh tra Nhà nước Lê Tuấn Hào trong cuộc điều trần về việc thi hành Luật phòng chống tham nhũng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 3 thì tựu trung là từ nguyên nhân “xin ý kiến”: Cơ quan dưới xin chỉ thị của cơ quan trên, các bên đùn đẩy cho nhau theo cách “tập trung dân chủ”, để cuối cùng một số người có quyền lực nhất tha hồ lũng đoạn…(Lao động 3, 4.3.07)
Dư luận quan ngại rất chính đáng là, kì này bọn tham nhũng lại sẽ tiếp tục được nhảy vào QH. Trong tư cách nhiều năm từng là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Trung ương ông Nguyễn Đình Hương đã hiểu rõ việc các phe cánh đưa người của mình vào QH trong các khóa trước như thế nào. Ông đã báo động nguy cơ tái diễn này: “Đại biểu Quốc hội không thể đội trời chung với kẻ tham nhũng.” (VNN 25.2).
Ông Hương cũng chống lại việc đưa những người không đủ năng lực và đạo đức vào QH như từ trước tới nay:
“Tôi phản đối việc đưa những người không đủ năng lực vào QH, thậm chí cả những người yếu kém ở ngành ngày ngành nọ.”
Ngay cả Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận đã nói rõ tư cách hèn yếu của phần lớn đại biểu QH hiện nay:
“Tôi từng tiếp xúc với một số nghị sĩ nước ngoài, họ nói làm nghị sĩ ở Quốc hội là tốn kém lắm nhưng họ làm là để trả ơn nhân dân. Có nghĩa là họ vào Quốc hội là để cống hiến.
Ở nước ta thì khác, tôi không dám nói tất cả nhưng có người ứng cử đại biểu QH là để thăng quan tiến chức, để đang từ địa phương được về Trung ương, để từ tỉnh lẻ về thành phố lớn. Tuy chưa thống kê hết nhưng ngay ở Quốc hội khóa XI này, nhiều người trúng cử đại biểu QH được đề bạt cũng rất nhiều. Đó là những điều đáng phải suy nghĩ.” (TP 26.2)
Ông Thuận cũng còn cho biết, “có những vị đại biểu QH trong suốt 5 năm không phát biểu lần nào.” Bà Nguyễn Thị Anh Nhân, một nhà khoa học và doanh nhân, sau 5 năm làm đại biểu QH với tư cách không phải đảng viên của ĐCSVN đã đưa ra nhận xét về khả năng và đạo đức của các đại biểu QH:
“Cơ cấu thường hơi xa thực tế. Người có tài, cần vào, có tiếng nói trọng lượng thì không thể chen chân vào được. Còn những người không cần vào, không hiểu biết gì nhiều về các vấn đề làm luật thì lại được cơ cấu. Đấy là vấn đề mà ai cũng biết. Nhìn cơ cấu tôi thấy đau, thấy xót ruột cho chỉ tiêu các thành phần, mà khi vào QH tôi càng thấy rõ.” (TP, 1.3)
Khi đánh giá tư cách và năng lực của các đại biểu QH nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và cựu Ủy viên TUĐ Nguyễn Đình Hương đã chia xẻ ý kiến với độc giả:
“- Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có một câu hỏi khá nhạy cảm của một độc giả từ Hà Nội. Nhiều năm nay nước ta có phát sinh nhiều thứ giả, như bằng giả, thuốc giả, hàng giả... Trong đó có ý kiến cho rằng đại biểu QH thật nhưng chất lượng giả. Theo các ông, trong bối cảnh đó, cần dạy thế hệ trẻ thế nào để chúng trở thành một công dân có ích?”
- Ông Nguyễn Đình Hương: Đó là phản ánh một sự thực. (VNN 27.2)
Chỉ còn hơn hai tháng trước ngày bầu, nhưng dư luận của nhân dân và một phần trong đảng không tin có một thay đổi gì trong cuộc bầu QH khóa 12.
Từ “tiên phong” chạy xuống tụt hậu, từ “cách mạng” tự diễn biến thành phản cách mạng! Quyền-tiền đã đốt cháy nhân cách!
Đúng ra trong một xã hội dân chủ đa nguyên thì ai cũng có quyền ứng cử, vì đó là một trong những quyền căn bản của công dân. Người dân không phải xin, vì đây là quyền của họ. Các chính quyền đại diện trung thực của dân thì phải minh thị các quyền này trong các đạo luật căn bản và nhất là phải thi hành triệt để. Trong các nước dân chủ đa nguyên, các chính đảng phải xin sự ủng hộ của dân, nếu dân không tin thì không cử vào QH. Nhưng dưới chế độ XHCN ở VN việc này đã theo qui trình đi ngược: Đảng độc quyền nắm toàn quyền bầu cử và cho phép hay không cho phép người dân được ứng cử! Đây là một nghịch lí trong tiến trình VN hội nhập quốc tế!
Dưới XHCN hiện nay ở VN đảng độc quyền đã tước quyền căn bản này của người dân. Những người có quyền lực đã đi tới lộng quyền. Họ không chịu trả và cũng không muốn trả. Họ coi việc mở rộng thêm một, hai…phần trăm cho người ngoài đảng vào QH là những ân huệ bố thí của họ cho nhân dân!
77 năm trước đây ĐSCVN đã tuyên bố đứng lên để tranh đấu bảo vệ các quyền căn bản của nhân dân, trong đó có quyền ứng cử. Nhưng từ khi cầm quyền ở miền Bắc 1954 và trên toàn quốc từ 1975 họ đã đã nhân danh “dân chủ” để tước bỏ cái quyền dân chủ căn bản này của nhân dân, rõ ràng nhất mà ai cũng thấy là xuyên qua các cuộc bầu QH từ trước tới nay!
Từ một tổ chức cách mạng, tiến bộ, nhưng khi nắm quyền thì họ đã trở nên một tổ chức phản cách mạng, độc tài chuyên chế, tàn ác và thô bạo. Chính quyền lực và tiền bạc đã hủ hóa họ! Đó là một qui luật phổ quát đã diễn ra trong chính trị từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Muốn ngăn ngừa và giảm mức độ hoành hành của các tệ trạng này thì phải đưa đất nước theo chế độ dân chủ đa nguyên, phải ngưng ngay chế độ độc đảng đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân!
Những người cầm đầu chế độ CSVN chủ trương độc quyền và biết rõ việc này là phản cách mạng và trái đạo đức. Chính vì thế họ phải bày ra một số trò thật-giả, làm như họ dân chủ thực, nhưng thật ra là ngụy dân chủ, phản dân chủ để đánh lừa nhân dân. Một trong các trò thật-giả này là giao cho MTTQ làm cơ quan giới thiệu, hiệp thương cho các ứng cử viên vào QH. Như trong các cuộc bầu QH trước đây và cả trong cuộc bầu QH khóa 12 hiện nay cũng thế. Họ giao cho MTTQ vai trò hiệp thương với đảng cầm quyền (tức ĐCS) việc cử đảng viên cũng như các ứng cử viên độc lập ra ứng cử. Họ giao cho MTTQ đứng ra giới thiệu cũng như tổ chức các cuộc vận động bầu cử cho các ứng cử viên. Đảng không đứng ra trực tiếp. Như vậy để chứng tỏ rằng “đảng ta rất dân chủ”!
Họ trình bày MTTQ như là một tổ chức độc lập với ĐCS; tuyên truyền rằng MTTQ tập trung những nhân sĩ, trí thức độc lập, đứng đắn và làm việc cũng như quyết định chỉ theo lương tâm của mỗi người. Nhưng thực tế ai cũng biết, mà nhất là những người cầm đầu CSVN lại càng biết rõ nhất, MTTQ là do đảng đẻ ra (cũng như Mặt trận Giải phóng miền Nam -MTGPMN trước đây) để chơi trò ngụy dân chủ cho đảng. Phần lớn những người đứng đầu MTTQ hoặc là đảng viên, cảm tình viên của đảng hay là những ông bà “thùng rỗng”. Trong nhiều cuộc họp của MTTQ một số người đã chỉ trích thái độ ngụy dân chủ của đảng. Dân chủ thực thì hoàn toàn không có, nhưng các cách đảng giao cho MTTQ làm trong các cuộc bầu QH chỉ là một cách “áp đặt dân chủ” mà thôi.
Chính Nguyễn Hữu Thọ, từng làm Chủ tịch QH, Chủ tịch MTGPMN, Chủ tịch MTTQ nhưng sau Đại hội 6 của ĐCSVN (1986) trong làn sóng hồ hởi của “đổi mới” khi ấy cũng đã tự bộc bạch rằng, suốt bao nhiêu năm giữ các chức vụ này ông ta chỉ được đảng cho làm vai trò của một cây kiểng để thiên hạ ngắm chơi mà thôi, còn ông ta chẳng có quyền hành gì cả! Thành thử Nguyễn Hữu Thọ đã than rằng, mọi thứ gọi là dân chủ, bình đẳng, đoàn kết… mà ĐCSVN đưa ra và hô hào từ trước tới nay chỉ là những cái bánh vẽ mà thôi. Ông Thọ đã than như thế không lâu trước khi ông qua đời. Nhưng ông cũng tiên liệu rằng, đã đến lúc dân ta chán ngấy thứ dân chủ bánh vẽ này và nhất định đứng lên đòi dân chủ đa nguyên, một dân chủ thực sự và điều này sẽ không còn lâu nữa!
Những tiên liệu này đang diễn ra ở VN ngày càng rõ rệt và sâu rộng trong nhiều thành phần; từ những người dân chủ, các tôn giáo, các giới chuyên viên, nhà báo, doanh nhân, tới cả những người trẻ tuổi. Không những thế, nó đang chuyển động cả vào những cán bộ, đảng viên trong ĐCSVN còn biết giữ tư cách và ý thức trách nhiệm. Họ đã chán ngấy những trò dân chủ bịp bợm từ thượng cấp của họ. Họ không còn tin vào những lời hứa cuội của những người đang có quyền lực và đang lộng quyền để tiếp tục tham nhũng và làm giầu bất chính trên mồ hôi nước mắt của nhân dân.
Những phê bình về các chủ trương độc tài và các đòi hỏi dân chủ và trong sạch trong cuộc bầu QH khóa 12 đúng là những lời cảnh báo khẩn thiết trước dư luận VN và thế giới về những âm mưu đen tối của một số người độc tài bảo thủ trong nhóm lãnh đạo CSVN đang chống lại trào lưu dân chủ và sự hội nhập của VN vào thế giới tiến bộ! Nhưng những đòi hỏi chính đáng và khẩn thiết này đang bị những thế lực đen tối dùng đủ các thủ đoạn tìm cách dẹp đi một cách đáng sợ!
Cho tới nay đại biểu của thế lực này trong BCT là TBT Nông Đức Mạnh và Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ im lặng trước những đòi hỏi chính đáng và cấp thiết phải có bầu cử dân chủ, minh bạch và trong sạch! Một sự im lặng đáng sợ!
(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net)
ÂU DƯƠNG THỆ
ÂU DƯƠNG THỆ
Việt Báo
Thứ Tư, 3/7/2007, 12:02:00 AM
NHỮNG ĐÒI HỎI CHÍNH ĐÁNG VÀ CẤP THIẾT NHƯNG VẪN BỊ DẸP ĐI ĐÁNG SỢ!
77 năm trước đây ĐSCVN đã tuyên bố đứng lên để tranh đấu bảo vệ các quyền căn bản của nhân dân, trong đó có quyền ứng cử. Nhưng từ khi cầm quyền ở miền Bắc 1954 và trên toàn quốc từ 1975 họ đã đã nhân danh “dân chủ” để tước bỏ cái quyền dân chủ căn bản này của nhân dân, rõ ràng nhất mà ai cũng thấy là xuyên qua các cuộc bầu QH từ trước tới nay!
Từ một tổ chức cách mạng, tiến bộ, nhưng khi nắm quyền thì họ đã trở nên một tổ chức phản cách mạng, độc tài chuyên chế, tàn ác và thô bạo. Chính quyền lực và tiền bạc đã hủ hóa họ! Đó là một qui luật phổ quát đã diễn ra trong chính trị từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Muốn ngăn ngừa và giảm mức độ hoành hành của các tệ trạng này thì phải đưa đất nước theo chế độ dân chủ đa nguyên, phải ngưng ngay chế độ độc đảng đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân!
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển đối nghịch nhau: Trong khi những người có quyền lực lớn nhất hiện nay đang mưu đồ tái diễn trò “đảng cử dân bầu“ để đưa thân tín vây cánh ra ứng cử làm “đại biểu gật” trong QH nhằm bảo vệ độc quyền và đặc lợi cho bọn quan tham nhũng, lộng quyền và bất lực. Để thực hiện ý đồ này họ đang phát động một cuộc đàn áp trên phạm vi toàn quốc nhắm vào nhiều người dân chủ và tu sĩ. Các hành động bắt giam, theo dõi và tịch thu các phương tiện làm việc của những người dân chủ trong các tuần lễ vừa qua đã cho thấy, những người cầm đầu chế độ rất sợ tiếng nói dân chủ và vì thế họ phải bịt miệng những tiếng nói đang đòi hỏi phải có một cuộc bầu cử tự do và dân chủ thực sự!
Nhưng giữa lúc họ tìm cách đàn áp thì tiếng nói đòi dân chủ đa nguyên ngày càng vang mạnh lên trong nhiều giới! Không chỉ những người dân chủ, trí thức, chuyên viên, nhà báo, doanh nhân và sinh viên. Ngay cả một số cán bộ cao và trung cấp cũng đã lên tiếng đòi hỏi phải chấm dứt sự độc quyền của đảng. Họ đòi phải để cho những nhân sĩ, trí thức có uy tín và tài năng được quyền tự do ứng cử. Họ cũng đòi phải chấm dứt sự độc quyền chỉ để cho các đảng viên được vào làm đại biểu QH mặc dầu hầu hết không đủ khả năng và tư cách!
Hãy chấm dứt độc quyền và trả lại quyền ứng cử cho mọi người!
Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất vào cuối tháng 2 vừa qua để chuẩn bị bầu cử QH, nhiều trí thức và nhân sĩ trong đảng đã vô cùng sửng sốt và bất mãn khi thấy lại đang có sự sắp xếp từ cấp cao nhất của chế độ để chỉ cho những người trong đảng, mà thực chất là những người của các phe nhóm đang có quyền lực trong Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng (TUĐ), được nhẩy vào trong QH khóa 12 sắp được bầu vào 20.5 Dự tính trong QH mới này sẽ có 500 đại biểu. Nhưng trong đó họ chuẩn bị dành tới 90% số ghế cho những người trong đảng. Họ chỉ thí 10% cho những người ngoài đảng. Tệ hơn nữa, trong số 10 % này không phải ai cũng được ra ứng cử mà họ đang âm mưu sắp xếp để chỉ những người dễ bảo hay cảm tình viên được ra ứng cửa mà thôi. Mục tiêu và thủ đoạn này không có gì mới mà chỉ lập lại con đường mòn độc tài từ trước tới nay mà thôi.
Trong QH khóa 11 được bầu trước đây 5 năm (19.5.02) đã diễn ra đúng trò này. Tỉ lệ người ngoài Đảng đã giảm từ 14.7% (66 ghế) xuống còn 10.2% (51 ghế). Chỉ có hai trong số 13 ứng cử viên ngoài đảng đã lọt được vào.
Trong khi dân số VN khoảng 84 triệu người thì số đảng viên ĐCSVN chỉ có 3,1 triệu người, nghĩa là chỉ bằng khoảng 4% dân số. Với âm mưu giữ 90% số ghế cho đảng viên -mà trong thực tế chỉ những người thuộc vây cánh, thân thuộc của một số người có quyền lực ở trung ương và các địa phương- đã cho thấy rất rõ, một số người có quyền lực trong ĐCSVN đã lộng quyền đang tiếp tục tìm cách độc quyền cho một thiểu số rất nhỏ và loại tiếng nói và quyền lợi của 96% nhân dân!
Không phải chỉ có sự chống đối từ phía nhân dân, mà hiện nay những đòi hỏi vô lí và độc tài này đang bị nhiều đảng viên ĐCSVN còn biết giữ tư cách và can đảm đã lên tiếng phê bình công khai trong Hội nghị Hiệp thương thứ nhất và trên một số tờ báo trong thời gian gần đây. Đặc biệt, trong số những người chỉ trích ý đồ độc tài này có cả nhiều cán bộ cấp cao và trung cấp hiện đang tại chức hay đã về hưu. Rất thẳng thắn và rõ ràng là những phê phán của cựu Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và cựu Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương (khóa 7) Nguyễn Đình Hương. Trong nhiều dịp khác nhau ông Hương đã phản đối đòi hỏi phi lí và ngang ngược của những người cầm đầu đảng là vẫn muốn giữ nguyên 90% số ghế cho phe mình:
“…cần tăng số lượng đại biểu Quốc hội là người ngoài Đảng. Cả nước hiện có gần 85 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên. Khóa XI có 10% đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên là quá ít.” (VNN 25.2)
Hai hôm sau trên trực tuyến của tạp chí điện tử Vietnam Net (VNN) cùng với GS Dương Trung Quốc, ông Hương đã trao đổi ý kiến với nhiều độc giả của VNN. Ông còn cho biết, sự “áp đặt” như vậy là phản dân chủ. Ông khẳng định “mất dân chủ cũng như mất không khí”:
“Theo tôi, một đảng áp đặt là mất dân chủ, càng áp đặt bao nhiêu càng mất dân chủ bấy nhiêu. Tôi đồng tình với ý kiến nhiều người đó là, dân chủ là vấn đề hơi thở, là cuộc sống của nhân dân, của toàn Đảng. Áp đặt thế nào được? “ (VNN 27.2)
Từng nhiều năm là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương nên ông Hương biết rõ những thủ đoạn đưa thủ hạ và vây cánh vào những chức vụ then chốt của các người có quyền lực trong đảng:
“Quan điểm về Đảng áp đặt là hết sức sai lầm và lâu nay Đảng đã nói nhiều về vấn đề này. Nhưng quan trọng, cái sai của Đảng lâu nay, tôi nói thực, là vấn đề dân chủ. Lĩnh vực khác tôi không biết, nhưng trong tổ chức cán bộ thì dân chủ vẫn còn là hình thức.” (VNN 27.2)
Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận cũng đồng quan điểm với Nguyễn Đình Hương và còn cho biết, trong Hội nghị Hiệp thương vừa qua nhiều người cũng đã thấy ý đồ này:
“Tại Hội nghị Hiệp thương cũng đã có ý kiến nói rằng, nhìn vào cơ cấu đưa ra không thấy có chỗ cho những người tự ứng cử mà chỉ thấy có sự sắp xếp cho những người ở Trung ương, địa phương rồi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể...” (Tiền phong –TP- 26.2)
GS Lưu Văn Đạt (nguyên tổng thư ký Hội Luật gia VN) cho rằng, “cơ cấu 90% đại biểu là đảng viên là không hợp lý trong bối cảnh ngoài Đảng có nhiều hiền tài cần phải kêu gọi tham gia Quốc hội.” (Tuổi trẻ -TT- 24.2)
Còn GS Phan Đình Diệu, cũng trong Hội nghị Hiệp thương này, đã chỉ trích nặng nề: “Cơ cấu này không có số lượng cho đại biểu tự do ứng cử. Nói cách khác là quyền tự do ứng cử của tất cả người dân đã bị loại trừ”. (TT 24.2)
Tổng thư kí của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Huỳnh Đảm đã tố cáo sự vi phạm luật pháp của nhóm cầm đầu chế độ trong việc không cho người dân được tự do ứng cử:
“Luật Bầu cử QH đã nêu rõ: tất cả các công dân từ 21 tuổi trở lên thấy có đủ điều kiện thì ra tự ứng cử, không loại trừ ai hết.” ( VNN 27.2)
Giáo sư Dương Trung Quốc cho rằng, việc những người có quyền lực không để nhân dân được quyền tự do tham gia vào QH đã chứng tỏ họ “ngại dân chứ chưa tin dân.” (VNN 27.2, xem thêm bài phỏng vấn ông Quốc của đài RFI ngày 5.3)
Các ứng cử viên phải kê khai tài sản công khai, minh bạch và những cán bộ tham nhũng không được quyền ứng cử!
Một điều khác rất được dư luận quan tâm là tư cách và năng lực của các ứng cử viên, tức là vấn đề tài đức của các đại biểu tương lai trong QH phải như thế nào? Có nên tiếp tục để QH là đất dụng võ cho các quan tham nhũng, lộng quyền và bất lực thao túng không? Theo Hiến pháp 1992 thì QH là cơ quan có quyền lực cao nhất. Như thế logic tự nhiên của nó thì QH đúng lí ra phải là nơi tập trung trí tuệ và đạo đức của cả nước, chỉ như vậy thì đất nước mới vươn lên và xã hội mới lành mạnh được. Theo Luật phòng, chống tham nhũng có hiệu lực từ 1.6.06 thì các ứng cử viên QH phải khai báo tài sản công khai và minh bạch. Nhưng thực tế ra làm sao?
Cho tới nay chỉ còn trên hai tháng trước cuộc bầu QH nhưng vẫn không có luật hay nghị định qui định rõ ràng việc quan trọng này, mặc dầu những người cầm đầu chế độ đã có cả gần một năm để thực hiện những qui định trong Luật phòng, chống tham nhũng. Lí do đằng sau tại sao họ không muốn làm đã được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Thứ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang và Phó Thanh tra Nhà nước Lê Tuấn Hào trong cuộc điều trần về việc thi hành Luật phòng chống tham nhũng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 3 thì tựu trung là từ nguyên nhân “xin ý kiến”: Cơ quan dưới xin chỉ thị của cơ quan trên, các bên đùn đẩy cho nhau theo cách “tập trung dân chủ”, để cuối cùng một số người có quyền lực nhất tha hồ lũng đoạn…(Lao động 3, 4.3.07)
Dư luận quan ngại rất chính đáng là, kì này bọn tham nhũng lại sẽ tiếp tục được nhảy vào QH. Trong tư cách nhiều năm từng là Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Trưởng ban Bảo vệ Chính trị Trung ương ông Nguyễn Đình Hương đã hiểu rõ việc các phe cánh đưa người của mình vào QH trong các khóa trước như thế nào. Ông đã báo động nguy cơ tái diễn này: “Đại biểu Quốc hội không thể đội trời chung với kẻ tham nhũng.” (VNN 25.2).
Ông Hương cũng chống lại việc đưa những người không đủ năng lực và đạo đức vào QH như từ trước tới nay:
“Tôi phản đối việc đưa những người không đủ năng lực vào QH, thậm chí cả những người yếu kém ở ngành ngày ngành nọ.”
Ngay cả Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Quốc Thuận đã nói rõ tư cách hèn yếu của phần lớn đại biểu QH hiện nay:
“Tôi từng tiếp xúc với một số nghị sĩ nước ngoài, họ nói làm nghị sĩ ở Quốc hội là tốn kém lắm nhưng họ làm là để trả ơn nhân dân. Có nghĩa là họ vào Quốc hội là để cống hiến.
Ở nước ta thì khác, tôi không dám nói tất cả nhưng có người ứng cử đại biểu QH là để thăng quan tiến chức, để đang từ địa phương được về Trung ương, để từ tỉnh lẻ về thành phố lớn. Tuy chưa thống kê hết nhưng ngay ở Quốc hội khóa XI này, nhiều người trúng cử đại biểu QH được đề bạt cũng rất nhiều. Đó là những điều đáng phải suy nghĩ.” (TP 26.2)
Ông Thuận cũng còn cho biết, “có những vị đại biểu QH trong suốt 5 năm không phát biểu lần nào.” Bà Nguyễn Thị Anh Nhân, một nhà khoa học và doanh nhân, sau 5 năm làm đại biểu QH với tư cách không phải đảng viên của ĐCSVN đã đưa ra nhận xét về khả năng và đạo đức của các đại biểu QH:
“Cơ cấu thường hơi xa thực tế. Người có tài, cần vào, có tiếng nói trọng lượng thì không thể chen chân vào được. Còn những người không cần vào, không hiểu biết gì nhiều về các vấn đề làm luật thì lại được cơ cấu. Đấy là vấn đề mà ai cũng biết. Nhìn cơ cấu tôi thấy đau, thấy xót ruột cho chỉ tiêu các thành phần, mà khi vào QH tôi càng thấy rõ.” (TP, 1.3)
Khi đánh giá tư cách và năng lực của các đại biểu QH nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và cựu Ủy viên TUĐ Nguyễn Đình Hương đã chia xẻ ý kiến với độc giả:
“- Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có một câu hỏi khá nhạy cảm của một độc giả từ Hà Nội. Nhiều năm nay nước ta có phát sinh nhiều thứ giả, như bằng giả, thuốc giả, hàng giả... Trong đó có ý kiến cho rằng đại biểu QH thật nhưng chất lượng giả. Theo các ông, trong bối cảnh đó, cần dạy thế hệ trẻ thế nào để chúng trở thành một công dân có ích?”
- Ông Nguyễn Đình Hương: Đó là phản ánh một sự thực. (VNN 27.2)
Chỉ còn hơn hai tháng trước ngày bầu, nhưng dư luận của nhân dân và một phần trong đảng không tin có một thay đổi gì trong cuộc bầu QH khóa 12.
Từ “tiên phong” chạy xuống tụt hậu, từ “cách mạng” tự diễn biến thành phản cách mạng! Quyền-tiền đã đốt cháy nhân cách!
Đúng ra trong một xã hội dân chủ đa nguyên thì ai cũng có quyền ứng cử, vì đó là một trong những quyền căn bản của công dân. Người dân không phải xin, vì đây là quyền của họ. Các chính quyền đại diện trung thực của dân thì phải minh thị các quyền này trong các đạo luật căn bản và nhất là phải thi hành triệt để. Trong các nước dân chủ đa nguyên, các chính đảng phải xin sự ủng hộ của dân, nếu dân không tin thì không cử vào QH. Nhưng dưới chế độ XHCN ở VN việc này đã theo qui trình đi ngược: Đảng độc quyền nắm toàn quyền bầu cử và cho phép hay không cho phép người dân được ứng cử! Đây là một nghịch lí trong tiến trình VN hội nhập quốc tế!
Dưới XHCN hiện nay ở VN đảng độc quyền đã tước quyền căn bản này của người dân. Những người có quyền lực đã đi tới lộng quyền. Họ không chịu trả và cũng không muốn trả. Họ coi việc mở rộng thêm một, hai…phần trăm cho người ngoài đảng vào QH là những ân huệ bố thí của họ cho nhân dân!
77 năm trước đây ĐSCVN đã tuyên bố đứng lên để tranh đấu bảo vệ các quyền căn bản của nhân dân, trong đó có quyền ứng cử. Nhưng từ khi cầm quyền ở miền Bắc 1954 và trên toàn quốc từ 1975 họ đã đã nhân danh “dân chủ” để tước bỏ cái quyền dân chủ căn bản này của nhân dân, rõ ràng nhất mà ai cũng thấy là xuyên qua các cuộc bầu QH từ trước tới nay!
Từ một tổ chức cách mạng, tiến bộ, nhưng khi nắm quyền thì họ đã trở nên một tổ chức phản cách mạng, độc tài chuyên chế, tàn ác và thô bạo. Chính quyền lực và tiền bạc đã hủ hóa họ! Đó là một qui luật phổ quát đã diễn ra trong chính trị từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Muốn ngăn ngừa và giảm mức độ hoành hành của các tệ trạng này thì phải đưa đất nước theo chế độ dân chủ đa nguyên, phải ngưng ngay chế độ độc đảng đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân!
Những người cầm đầu chế độ CSVN chủ trương độc quyền và biết rõ việc này là phản cách mạng và trái đạo đức. Chính vì thế họ phải bày ra một số trò thật-giả, làm như họ dân chủ thực, nhưng thật ra là ngụy dân chủ, phản dân chủ để đánh lừa nhân dân. Một trong các trò thật-giả này là giao cho MTTQ làm cơ quan giới thiệu, hiệp thương cho các ứng cử viên vào QH. Như trong các cuộc bầu QH trước đây và cả trong cuộc bầu QH khóa 12 hiện nay cũng thế. Họ giao cho MTTQ vai trò hiệp thương với đảng cầm quyền (tức ĐCS) việc cử đảng viên cũng như các ứng cử viên độc lập ra ứng cử. Họ giao cho MTTQ đứng ra giới thiệu cũng như tổ chức các cuộc vận động bầu cử cho các ứng cử viên. Đảng không đứng ra trực tiếp. Như vậy để chứng tỏ rằng “đảng ta rất dân chủ”!
Họ trình bày MTTQ như là một tổ chức độc lập với ĐCS; tuyên truyền rằng MTTQ tập trung những nhân sĩ, trí thức độc lập, đứng đắn và làm việc cũng như quyết định chỉ theo lương tâm của mỗi người. Nhưng thực tế ai cũng biết, mà nhất là những người cầm đầu CSVN lại càng biết rõ nhất, MTTQ là do đảng đẻ ra (cũng như Mặt trận Giải phóng miền Nam -MTGPMN trước đây) để chơi trò ngụy dân chủ cho đảng. Phần lớn những người đứng đầu MTTQ hoặc là đảng viên, cảm tình viên của đảng hay là những ông bà “thùng rỗng”. Trong nhiều cuộc họp của MTTQ một số người đã chỉ trích thái độ ngụy dân chủ của đảng. Dân chủ thực thì hoàn toàn không có, nhưng các cách đảng giao cho MTTQ làm trong các cuộc bầu QH chỉ là một cách “áp đặt dân chủ” mà thôi.
Chính Nguyễn Hữu Thọ, từng làm Chủ tịch QH, Chủ tịch MTGPMN, Chủ tịch MTTQ nhưng sau Đại hội 6 của ĐCSVN (1986) trong làn sóng hồ hởi của “đổi mới” khi ấy cũng đã tự bộc bạch rằng, suốt bao nhiêu năm giữ các chức vụ này ông ta chỉ được đảng cho làm vai trò của một cây kiểng để thiên hạ ngắm chơi mà thôi, còn ông ta chẳng có quyền hành gì cả! Thành thử Nguyễn Hữu Thọ đã than rằng, mọi thứ gọi là dân chủ, bình đẳng, đoàn kết… mà ĐCSVN đưa ra và hô hào từ trước tới nay chỉ là những cái bánh vẽ mà thôi. Ông Thọ đã than như thế không lâu trước khi ông qua đời. Nhưng ông cũng tiên liệu rằng, đã đến lúc dân ta chán ngấy thứ dân chủ bánh vẽ này và nhất định đứng lên đòi dân chủ đa nguyên, một dân chủ thực sự và điều này sẽ không còn lâu nữa!
Những tiên liệu này đang diễn ra ở VN ngày càng rõ rệt và sâu rộng trong nhiều thành phần; từ những người dân chủ, các tôn giáo, các giới chuyên viên, nhà báo, doanh nhân, tới cả những người trẻ tuổi. Không những thế, nó đang chuyển động cả vào những cán bộ, đảng viên trong ĐCSVN còn biết giữ tư cách và ý thức trách nhiệm. Họ đã chán ngấy những trò dân chủ bịp bợm từ thượng cấp của họ. Họ không còn tin vào những lời hứa cuội của những người đang có quyền lực và đang lộng quyền để tiếp tục tham nhũng và làm giầu bất chính trên mồ hôi nước mắt của nhân dân.
Những phê bình về các chủ trương độc tài và các đòi hỏi dân chủ và trong sạch trong cuộc bầu QH khóa 12 đúng là những lời cảnh báo khẩn thiết trước dư luận VN và thế giới về những âm mưu đen tối của một số người độc tài bảo thủ trong nhóm lãnh đạo CSVN đang chống lại trào lưu dân chủ và sự hội nhập của VN vào thế giới tiến bộ! Nhưng những đòi hỏi chính đáng và khẩn thiết này đang bị những thế lực đen tối dùng đủ các thủ đoạn tìm cách dẹp đi một cách đáng sợ!
Cho tới nay đại biểu của thế lực này trong BCT là TBT Nông Đức Mạnh và Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ im lặng trước những đòi hỏi chính đáng và cấp thiết phải có bầu cử dân chủ, minh bạch và trong sạch! Một sự im lặng đáng sợ!
(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net)
ÂU DƯƠNG THỆ
Hãy Làm Một Cái Gì Để Không Ân Hận
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Việt Báo Thứ Tư, 3/14/2007, 12:02:00 AM
Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10 sau khi BS Phạm Hồng Sơn ra khỏi nhà tù cộng sản được hơn một tháng. Lần đó tôi còn được gặp tại đây cả kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, rồi còn được kỹ sư Nguyễn Phương Anh chở bằng xe gắn máy đến tư gia thăm cử nhân Nguyễn Khắc Toàn (cũng mới được phóng thích do áp lực của dư luận trong và ngoài nước). Dù ngay chiều tối hôm ấy, khi một mình ra khỏi nhà anh Nguyễn Khắc Toàn bị công an Hà Nội chặn giữ vu cáo tiêu thụ tiền giả và bị câu lưu 4 giờ đồng hồ, tôi vẫn coi đó là cuộc hội ngộ trời ban.
Không dễ gì trong sự bao vây, chia cắt và đe doạ của công an mà trong một buổi chiều tôi được gặp gỡ nhiều gương mặt trí thức tiêu biểu của Hà Nội đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đến vậy. Lần thứ hai tôi được gặp LS Nguyễn Văn Đài vào ngày đi dự tang lễ cụ Nguyễn Như Bá, thân sinh tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong những yếu nhân khởi xướng phong trào dân chủ từ những ngày đầu tiên. Những phút gặp gỡ ngắn ngủi ấy tuy chúng tôi không nói với nhau được bao nhiêu, nhưng cũng đủ để quý nhau, kính trọng nhau.
Chúng tôi đâu có nhu cầu biến mỗi cuộc gặp gỡ hiếm hoi kia thành một buổi sa lông chính trị. Đáp số về chủ nghĩa cộng sản độc tài phản động, chủ nghĩa đa nguyên tiến bộ, hợp quy luật đã được giải quyết trong các tác phẩm của những nhà triết học uyên bác từ những thập kỉ của thế kỷ XX ở nước ngoài và cả trong nước; và cũng đã được minh chứng bằng thực tiễn mà nhân dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi trải nghiệm. Vấn đề bây giờ là chúng tôi có cơ hội gặp nhau, được nhìn thấy và được bắt tay những con người dị sàng đồng mộng.
Cũng như vậy, tôi được gặp nữ LS Lê Thị Công Nhân chỉ hai lần. Như các bản tin dân chủ đã đăng tải trên mạng ykien.net, thongluan.org.., ngoài vỉa hè và trong nhà tang lễ cụ Nguyễn Như Bá hôm ấy dày đặc công an. Vượt qua những cặp mắt soi mói thù hận vô cớ của một thứ công cụ vô cảm, chúng tôi mang theo tâm trạng chia sẻ đau buồn với tang chủ, nhưng bên cạnh đó vẫn tay bắt mặt mừng vì được gặp nhau. Khi Lê Thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại.
Nhìn Lê Thị Công Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dày đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeane D'arc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp.
Lê Thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng màu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo màu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh cùng một bàn tay dịu dàng. Với riêng tôi cô nói thêm bằng thanh đới trong trẻo, dịu dàng và tin cậy:
- Cháu có đọc những bài viết của chú!
Tôi ước được nắm chặt bàn tay cô thật lâu. Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tâm hồn, và ý chí đang qua lại ngoài kia vì bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền, hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nỗi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển Speaker... đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục.
Tôi không có can đảm để nói với Lê Thị Công Nhân rằng tôi ước có một người con gái như cô; bởi ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê Thị Công Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như tôi nữa.
Ngay tại nhà tôi đây; lần thứ hai tôi được gặp cô. Đó là ngày mồng bốn tết Đinh Hợi, sau sự kiện công an Hà Nội đàn áp các nhà dân chủ trẻ tại Văn phòng luật sư Thiên Ân. Bà Trần Thị Lệ (thân mẫu) và LS Lê Thị Công Nhân đã mang đến gia đình tôi một hân hạnh to lớn. Không phải chỉ có tôi, vợ tôi và những anh em dân chủ Hải Phòng có mặt hôm ấy, phải ngỡ ngàng, bối rối; mà hai người bạn của vợ tôi, nghe vợ tôi giới thiệu cũng phải sửng sốt. Lúc ấy Ông Nguyễn Mạnh Sơn đã rỉ tai tôi khen rằng tôi đã "tổ chức được một buổi gặp gỡ để đời". Nào tôi có công gì trong ngày hôm ấy. Chúng tôi phải cảm ơn Chúa. Chúa đã cho chúng tôi được hội ngộ một lần nữa với cô và lần đầu tiên với mẹ cô.
Tiết trời hôm ấy nóng ấm khác hẳn tiết trời của những cái tết đã qua cộng với không khí nồng nhiệt của những con người chấp nhận hiểm nguy đấu tranh cho lý tưởng dân chủ gặp nhau tạo ra, khiến vợ tôi phải bật quạt máy. Mẹ con LS Lê Thị Công Nhân ăn rất ít. Với Lê Thị Công Nhân, lúc đó tôi chỉ biết cô đã 28 tuổi, chưa xây dựng gia đình; sau này tôi còn biết thêm khi cô chưa hoạt động dân chủ không ít thanh niên thức giả đã coi cô là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời. Rồi tất cả cụp đuôi quay gót khi người chủ vượt qua được cái ngưỡng sợ hãi để bước vào con đường phấn đấu cho nền dân chủ của đất nước, còn họ thì không.
Một ai đó nhắc lại câu trả lời phỏng vấn của bà Trần Thị Lệ trước đài RFA: "Không có lý do nào để một đảng muốn thành lập lại đi xin phép một đảng khác". Lê Thị Công Nhân nói rất ít để nhường lời cho mẹ. Với giọng Nam bộ, thanh, mỏng dễ nghe, vừa sang trọng vừa khiêm nhường bởi được giáo dục trong nền văn hoá nhân bản của chế độ cũ phi cộng sản, Bà Lệ kể lại cho chúng tôi nghe những lần công an Hà Nội chất vấn bà về hoạt động dân chủ của con gái và cái cách trả lời lại họ, vừa bảo vệ được lý tưởng của con, vừa mềm mỏng và thấu tình đạt lý. "Con gái tôi chính nghĩa! Con gái tôi là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam...
Đó là những câu của bà tôi còn nhớ từ đài RFA. "Ai trong chúng ta không có một người mẹ! Ai trong chúng ta không nhận được sự yêu thương lo lắng của người mẹ trên từng bước đi chập chững cho đến tuổi dựng vợ, gả chồng, tránh xa chông gai, hệ luỵ để yên ổn làm ăn, chăm sóc gia đình? Nhưng chấp nhận đặt đôi chân mỏng mảnh như tơ lụa trên con đường dân chủ đầy chông gai và hiểm hoạ này, mấy ai có một người con như LS Lê Thị Công Nhân và một người mẹ như bà? Đấy phải chăng là hình mẫu của người con gái Việt Nam anh hùng và một người mẹ Việt Nam Anh hùng trong một tương lai không xa, đạp đổ hình ảnh phi nhân tính và thô lậu của những "người mẹ Việt Nam anh hùng" made in cộng sản mụ mị tiễn con vào chốn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trong cuộc nội chiến Bắc-Nam gây bao đau thương di hận.
Cuộc vui nào cũng có hồi kết. Khi chỉ còn lại chúng tôi, ông Vũ Cao Quận so sánh Lê Thị Công Nhân với một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Ông nói rằng với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có cô, một cô gái xinh đẹp, thông minh, can tường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ, nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành lòng để Lê Thị Công Nhân nhiều phen phải "trần trụi giữa bầy sói" khi bước vào con đường hoạt động chính trị. Còn tôi ví Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị.
Sau buổi hội ngộ hôm ấy, chúng tôi lần lượt bị công an Hải Phòng "mời làm việc". Sẽ chẳng có bài viết này nếu vào chiều ngày 07-3 tôi không được tin luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt qua bản tin và bình luận của giới đĩ bút, đĩ mực trong nước.
***
Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý đầu Tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", chính quyền cộng sản đã phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến pháp, vi phạm công ước nhân quyền quốc tế mà họ đã ký kết. Vì các vụ bắt giam này xảy ra sau khi được gia nhập WTO, ký được hiệp định thương mại Việt-Mỹ, được rút tên ra khỏi danh sách LHQ quan tâm về tôn giáo nên mang nặng thêm yếu tố "khỏi vòng cong đuôi" của một chính đảng tồn tại bằng lừa đảo.
Như chúng ta đã biết, tất cả các nước (trừ 4 nước cộng sản còn sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích Chính phủ là "chống lại Nhà nước". Tương tự như vậy không còn một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập.
Tôi tha thiết kêu gọi ĐCSVN và lực lượng CAND Việt Nam hãy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xã hội loài người (trừ xã hội loài vật). Với Lê Thị Công Nhân, tôi kêu gọi các người hãy thận trọng.
"... nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế... không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi!?". Tôi xin nhắc lại đoạn kêu gọi này của nữ luật sư Lê THị CÔNG NHÂN từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California trước khi cô bị bắt; và xin gửi thêm vào đó tiếng nói của tôi với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng: "Hãy làm một cái gì đó để không ân hận!"
Hải Phòng, đêm 9 tháng 3 năm 2007
(Hải Phòng)
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN NGHĨA
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN NGHĨA
Việt Báo Thứ Tư, 3/14/2007, 12:02:00 AM
Tôi hân hạnh được gặp LS Nguyễn Văn Đài 2 lần; lần thứ nhất tại tư gia BS Phạm Hồng Sơn vào chiều ngày 23 tháng 10 sau khi BS Phạm Hồng Sơn ra khỏi nhà tù cộng sản được hơn một tháng. Lần đó tôi còn được gặp tại đây cả kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư Bạch Ngọc Dương, rồi còn được kỹ sư Nguyễn Phương Anh chở bằng xe gắn máy đến tư gia thăm cử nhân Nguyễn Khắc Toàn (cũng mới được phóng thích do áp lực của dư luận trong và ngoài nước). Dù ngay chiều tối hôm ấy, khi một mình ra khỏi nhà anh Nguyễn Khắc Toàn bị công an Hà Nội chặn giữ vu cáo tiêu thụ tiền giả và bị câu lưu 4 giờ đồng hồ, tôi vẫn coi đó là cuộc hội ngộ trời ban.
Không dễ gì trong sự bao vây, chia cắt và đe doạ của công an mà trong một buổi chiều tôi được gặp gỡ nhiều gương mặt trí thức tiêu biểu của Hà Nội đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền đến vậy. Lần thứ hai tôi được gặp LS Nguyễn Văn Đài vào ngày đi dự tang lễ cụ Nguyễn Như Bá, thân sinh tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một trong những yếu nhân khởi xướng phong trào dân chủ từ những ngày đầu tiên. Những phút gặp gỡ ngắn ngủi ấy tuy chúng tôi không nói với nhau được bao nhiêu, nhưng cũng đủ để quý nhau, kính trọng nhau.
Chúng tôi đâu có nhu cầu biến mỗi cuộc gặp gỡ hiếm hoi kia thành một buổi sa lông chính trị. Đáp số về chủ nghĩa cộng sản độc tài phản động, chủ nghĩa đa nguyên tiến bộ, hợp quy luật đã được giải quyết trong các tác phẩm của những nhà triết học uyên bác từ những thập kỉ của thế kỷ XX ở nước ngoài và cả trong nước; và cũng đã được minh chứng bằng thực tiễn mà nhân dân Việt Nam, trong đó có chúng tôi trải nghiệm. Vấn đề bây giờ là chúng tôi có cơ hội gặp nhau, được nhìn thấy và được bắt tay những con người dị sàng đồng mộng.
Cũng như vậy, tôi được gặp nữ LS Lê Thị Công Nhân chỉ hai lần. Như các bản tin dân chủ đã đăng tải trên mạng ykien.net, thongluan.org.., ngoài vỉa hè và trong nhà tang lễ cụ Nguyễn Như Bá hôm ấy dày đặc công an. Vượt qua những cặp mắt soi mói thù hận vô cớ của một thứ công cụ vô cảm, chúng tôi mang theo tâm trạng chia sẻ đau buồn với tang chủ, nhưng bên cạnh đó vẫn tay bắt mặt mừng vì được gặp nhau. Khi Lê Thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại.
Nhìn Lê Thị Công Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dày đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeane D'arc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp.
Lê Thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng màu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo màu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh cùng một bàn tay dịu dàng. Với riêng tôi cô nói thêm bằng thanh đới trong trẻo, dịu dàng và tin cậy:
- Cháu có đọc những bài viết của chú!
Tôi ước được nắm chặt bàn tay cô thật lâu. Đó là một chiếc lá xanh non của một thân cây xanh non nổi bật giữa hàng ngàn thân cây còn xanh mà đã tàn úa tâm hồn, và ý chí đang qua lại ngoài kia vì bị đầu độc bởi học thuyết cộng sản từ trong ghế nhà trường hoặc bị ném vào chiếc máng bố thí bổng lộc của chính quyền, hoặc bị nhào nặn thành nô lệ của nỗi sợ cường quyền, thành những viên bi óng ánh trên truyền hình, trên sàn thời trang, trong hộp đêm và các kỳ thi tuyển Speaker... đặng thay tấm khăn voan che đậy một xã hội ô nhục.
Tôi không có can đảm để nói với Lê Thị Công Nhân rằng tôi ước có một người con gái như cô; bởi ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê Thị Công Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như tôi nữa.
Ngay tại nhà tôi đây; lần thứ hai tôi được gặp cô. Đó là ngày mồng bốn tết Đinh Hợi, sau sự kiện công an Hà Nội đàn áp các nhà dân chủ trẻ tại Văn phòng luật sư Thiên Ân. Bà Trần Thị Lệ (thân mẫu) và LS Lê Thị Công Nhân đã mang đến gia đình tôi một hân hạnh to lớn. Không phải chỉ có tôi, vợ tôi và những anh em dân chủ Hải Phòng có mặt hôm ấy, phải ngỡ ngàng, bối rối; mà hai người bạn của vợ tôi, nghe vợ tôi giới thiệu cũng phải sửng sốt. Lúc ấy Ông Nguyễn Mạnh Sơn đã rỉ tai tôi khen rằng tôi đã "tổ chức được một buổi gặp gỡ để đời". Nào tôi có công gì trong ngày hôm ấy. Chúng tôi phải cảm ơn Chúa. Chúa đã cho chúng tôi được hội ngộ một lần nữa với cô và lần đầu tiên với mẹ cô.
Tiết trời hôm ấy nóng ấm khác hẳn tiết trời của những cái tết đã qua cộng với không khí nồng nhiệt của những con người chấp nhận hiểm nguy đấu tranh cho lý tưởng dân chủ gặp nhau tạo ra, khiến vợ tôi phải bật quạt máy. Mẹ con LS Lê Thị Công Nhân ăn rất ít. Với Lê Thị Công Nhân, lúc đó tôi chỉ biết cô đã 28 tuổi, chưa xây dựng gia đình; sau này tôi còn biết thêm khi cô chưa hoạt động dân chủ không ít thanh niên thức giả đã coi cô là mục tiêu lớn nhất của cuộc đời. Rồi tất cả cụp đuôi quay gót khi người chủ vượt qua được cái ngưỡng sợ hãi để bước vào con đường phấn đấu cho nền dân chủ của đất nước, còn họ thì không.
Một ai đó nhắc lại câu trả lời phỏng vấn của bà Trần Thị Lệ trước đài RFA: "Không có lý do nào để một đảng muốn thành lập lại đi xin phép một đảng khác". Lê Thị Công Nhân nói rất ít để nhường lời cho mẹ. Với giọng Nam bộ, thanh, mỏng dễ nghe, vừa sang trọng vừa khiêm nhường bởi được giáo dục trong nền văn hoá nhân bản của chế độ cũ phi cộng sản, Bà Lệ kể lại cho chúng tôi nghe những lần công an Hà Nội chất vấn bà về hoạt động dân chủ của con gái và cái cách trả lời lại họ, vừa bảo vệ được lý tưởng của con, vừa mềm mỏng và thấu tình đạt lý. "Con gái tôi chính nghĩa! Con gái tôi là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam...
Đó là những câu của bà tôi còn nhớ từ đài RFA. "Ai trong chúng ta không có một người mẹ! Ai trong chúng ta không nhận được sự yêu thương lo lắng của người mẹ trên từng bước đi chập chững cho đến tuổi dựng vợ, gả chồng, tránh xa chông gai, hệ luỵ để yên ổn làm ăn, chăm sóc gia đình? Nhưng chấp nhận đặt đôi chân mỏng mảnh như tơ lụa trên con đường dân chủ đầy chông gai và hiểm hoạ này, mấy ai có một người con như LS Lê Thị Công Nhân và một người mẹ như bà? Đấy phải chăng là hình mẫu của người con gái Việt Nam anh hùng và một người mẹ Việt Nam Anh hùng trong một tương lai không xa, đạp đổ hình ảnh phi nhân tính và thô lậu của những "người mẹ Việt Nam anh hùng" made in cộng sản mụ mị tiễn con vào chốn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trong cuộc nội chiến Bắc-Nam gây bao đau thương di hận.
Cuộc vui nào cũng có hồi kết. Khi chỉ còn lại chúng tôi, ông Vũ Cao Quận so sánh Lê Thị Công Nhân với một chiếc li pha lê, trong suốt, mỏng manh. Ông nói rằng với một người hoạt động dân chủ, ông luôn ao ước có cô, một cô gái xinh đẹp, thông minh, can tường trong lực lượng, một bông hoa giữa gió sương phũ phàng để có cái noi gương và có cái bảo vệ, nhưng với tâm trạng của một người bố, ông không thể đành lòng để Lê Thị Công Nhân nhiều phen phải "trần trụi giữa bầy sói" khi bước vào con đường hoạt động chính trị. Còn tôi ví Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị.
Sau buổi hội ngộ hôm ấy, chúng tôi lần lượt bị công an Hải Phòng "mời làm việc". Sẽ chẳng có bài viết này nếu vào chiều ngày 07-3 tôi không được tin luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt qua bản tin và bình luận của giới đĩ bút, đĩ mực trong nước.
***
Bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân sau vụ bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý đầu Tết Đinh Hợi, khép những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ này vào tội danh "tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", chính quyền cộng sản đã phơi bày bộ mặt nham hiểm, đổi trắng thay đen vi phạm Hiến pháp, vi phạm công ước nhân quyền quốc tế mà họ đã ký kết. Vì các vụ bắt giam này xảy ra sau khi được gia nhập WTO, ký được hiệp định thương mại Việt-Mỹ, được rút tên ra khỏi danh sách LHQ quan tâm về tôn giáo nên mang nặng thêm yếu tố "khỏi vòng cong đuôi" của một chính đảng tồn tại bằng lừa đảo.
Như chúng ta đã biết, tất cả các nước (trừ 4 nước cộng sản còn sót lại) không ở đâu và một chính đảng nào được phép dùng bạo lực đàn áp một chính đảng khác; cũng không một chính phủ nào dám coi việc chỉ trích Chính phủ là "chống lại Nhà nước". Tương tự như vậy không còn một lực lượng cảnh sát nào và ở đâu là công cụ của một chính đảng đàn áp một đảng đối lập.
Tôi tha thiết kêu gọi ĐCSVN và lực lượng CAND Việt Nam hãy suy nghĩ thật nghiêm túc hành vi họ đang làm để không bị mang tiếng là một chính đảng man rợ cùng một công cụ rừng rú trong sinh hoạt chính trị cộng đồng nhân loại. Bạo lực đang và sẽ bị loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống chính trị và xã hội loài người (trừ xã hội loài vật). Với Lê Thị Công Nhân, tôi kêu gọi các người hãy thận trọng.
"... nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế... không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi!?". Tôi xin nhắc lại đoạn kêu gọi này của nữ luật sư Lê THị CÔNG NHÂN từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California trước khi cô bị bắt; và xin gửi thêm vào đó tiếng nói của tôi với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng: "Hãy làm một cái gì đó để không ân hận!"
Hải Phòng, đêm 9 tháng 3 năm 2007
(Hải Phòng)
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN NGHĨA
LS Lê T.C.Nhân Phát Biểu Truớc Khi Bị Bỏ Tù
TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Ba, 3/20/2007, 12:02:00 AM

LS Lê Thị Công Nhân
Tổ chức Nhân Quyền Human Right Watch có nhận xét những vụ bắt bớ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị công Nhân… gần đây là tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất của CSVN trong hai mươi năm qua.
Sau khi được vào WTO, được hưởng quy chế PNTR và được bỏ ra khỏi danh sách CPC, CSVN đã cho thế giới thấy bộ mặt thật, cai trị nhân dân VN bằng bạo lực. CS đã thành công trong việc dùng tù đày để đe dọa sự nổi dậy dành quyền sống của nhân dân Việt Nam. Luật sư Lê Thị Công, 28 tuổi, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến, thành viên Khối 8406, đang bị tù đày, bà đã gởi ra ngoại quốc lời kêu gọi, ước mong báo giới quốc tế cũng như đồng bào ở hải ngoại trên toàn thế giới hãy nói lên tiếng nói nhân quyền một cách mạnh mẽ, để giúp đỡ cho ngưòi dân đang sống trong một đất nước bé nhỏ, nghèo khó, lạc hậu như VN.
Đang sống trong chế độ không luật pháp như CSVN mà Luật Sư Lê Thị Công Nhân đã can đảm, can trường đấu tranh, nói lên tiếng nói cho 80 triệu đồng bào VN. Với tinh thần bất khuất này bà quả là một anh thư của thời đại, xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
Trong lúc Bà đang bị giam cầm trong lao tù, chúng ta ở ngoài có bổn phận phải tranh đấu cho họ, cho đồng bào VN. Chúng ta nên lên Quốc Hội HK, đi vào Bộ Ngoại Giao HK, viết cho Toà Bạch Ốc, viết lên mặt báo, vận động với những nhà ngoại giao ở hải ngoại, cho thế giới biết tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay ở VN để làm áp lực tối đa trả tự do tức khắc cho những nhà đấu tranh này…
Kính mời đồng bào đọc lời phát biểu của Luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội trước khi Bà bị CS bắt bỏ tù:
“Thực sự tôi không thể đoán đuợc việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả lương tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh. Trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho người VN. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn dìm đất nứơc VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa, kéo dài cho tới trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có.
Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bi đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra …
Tôi đã được sinh ra là một con người thì tôi có đầy đủ nhân quyền cơ bản mà đấng tạo hóa đã ban ra cho tôi và tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi.
Những gì tôi đã làm được tuy hết sức là nhỏ bé, nhưng nếu như mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ hay ủng hộ rồi mà chưa tham gia hay tham gia rồi mà chưa tích cực, xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình.
CS đã hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc VN sống chìm trong nỗi sợ hãi hàng chục năm trời. Nếu chúng ta đều sợ hãi như vậy thì tôi e rằng chúng ta đã sợ hãi quá mức cần thiết, tù tội cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không muốn nói mình là một tấm gương, nhưng nếu như tôi có bị tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức là bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng các nhiệm sở ở bên ngoài tức là xã hội sẽ có nhiều những người con VN tiếp tục những công việc mà tôi đang làm. Cố nhiên trong nhiệm sở bất đắc dĩ đó tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho người dân VN.
Kính thưa các vị khách quốc tế, những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng đã thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị cho công cuộc đấu tranh của chúng tôi, thật sự là vô cùng quý báu và xuất phát từ lương tri của quý vị. Tôi có thể nói một cách ngắn gọn là - tôi tri ân quý vị.
Nhà cầm quyền Việt Nam, tôi xin khẳng định với tư cách là một người dân VN bình thường và tôi mong quý vị hiểu được điều đó là CS VN xuất phát từ một nền văn hóa thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phân nhân bản và bạo lực để đàn áp, để trấn áp với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý,vô chính trị và có thể nói là phi pháp. Đó là tịch thu tất cả quyền lãnh đạo đất nước và xã hội vào một nhóm ngưòi nhỏ bé và trường kỳ thực hiện thi hành chế độ độc tài.
Tất cả những điều đó đã tạo nên một tâm lý chủ nhân và họ rất sợ trước những áp lực quốc tế, trước tiếng nói của đất nước văn minh, những tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Tại sao họ sợ, họ sợ là vì nơi đó có một sức mạnh rất là lớn trên trường quốc tế mà bản thân của những người Việt nam của chúng tôi ở quốc nội thì không nói được, nhưng ở những nước văn minh và phát triển …tôi rất mong muốn không chỉ trong trường hợp khẩn nguy như hiện nay mà báo giới quốc tế, cũng như những người có đời sống tâm linh trên tòan thế giới hãy nói lên tiếng nói của mình một cách mạnh mẽ, một cách kịp thời để sau này không có những giây phút hối hận rằng chúng ta đã không làm hết sức mình, đã không dùng hết sức mình trong khi chúng ta có thể làm được nhiều hơn để giúp đỡ cho người dân đang sống ở một cái đất nước bé nhỏ, nghèo khó và lạc hậu như VN.
Những người dân đó đã can đảm chấp nhận tất cả những hy sinh về vật chất về an ninh cá nhân để nói lên tiếng nói lương tri của mình, chỉ mong lấy lại những nhân quyền cơ bản nhất của một con người, mà những điều đó đã bị chế độ độc tài CSVN không những đã cướp đi mà còn chà đạp và thủ tiêu hằng chục năm đằng đẳng vừa qua và sẽ còn tiếp tục tùy thuộc vào công cuộc đấu tranh của chúng ta mạnh mẽ và hiệu quả.
Một lần nữa tôi xin khẳng định những sự đàn áp này không làm ảnh hưởng tiêu cực được đến phong trào đấu tranh của khối 8406 của Đảng Thăng Tiến VN.
(Sau một thời gian bị gọi lên công an thẩm vấn, khám xét văn phòng tư gia thì vào lúc 10 giờ sáng 6 Tháng Ba, 2007, sáu công an mặc thường phục đã đến nhà nữ Luật Sư Lê thị Công Nhân đọc lệnh bắt giam bốn tháng để điều tra và khởi tố về tội gọi là tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa VN. Theo luật của CSVN, thời gian giam giữ này có thể kéo dài tới 16 tháng mà không cần xét xử.)
TUYẾT MAI
TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Ba, 3/20/2007, 12:02:00 AM

LS Lê Thị Công Nhân
Tổ chức Nhân Quyền Human Right Watch có nhận xét những vụ bắt bớ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị công Nhân… gần đây là tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất của CSVN trong hai mươi năm qua.
Sau khi được vào WTO, được hưởng quy chế PNTR và được bỏ ra khỏi danh sách CPC, CSVN đã cho thế giới thấy bộ mặt thật, cai trị nhân dân VN bằng bạo lực. CS đã thành công trong việc dùng tù đày để đe dọa sự nổi dậy dành quyền sống của nhân dân Việt Nam. Luật sư Lê Thị Công, 28 tuổi, phát ngôn nhân của Đảng Thăng Tiến, thành viên Khối 8406, đang bị tù đày, bà đã gởi ra ngoại quốc lời kêu gọi, ước mong báo giới quốc tế cũng như đồng bào ở hải ngoại trên toàn thế giới hãy nói lên tiếng nói nhân quyền một cách mạnh mẽ, để giúp đỡ cho ngưòi dân đang sống trong một đất nước bé nhỏ, nghèo khó, lạc hậu như VN.
Đang sống trong chế độ không luật pháp như CSVN mà Luật Sư Lê Thị Công Nhân đã can đảm, can trường đấu tranh, nói lên tiếng nói cho 80 triệu đồng bào VN. Với tinh thần bất khuất này bà quả là một anh thư của thời đại, xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
Trong lúc Bà đang bị giam cầm trong lao tù, chúng ta ở ngoài có bổn phận phải tranh đấu cho họ, cho đồng bào VN. Chúng ta nên lên Quốc Hội HK, đi vào Bộ Ngoại Giao HK, viết cho Toà Bạch Ốc, viết lên mặt báo, vận động với những nhà ngoại giao ở hải ngoại, cho thế giới biết tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay ở VN để làm áp lực tối đa trả tự do tức khắc cho những nhà đấu tranh này…
Kính mời đồng bào đọc lời phát biểu của Luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội trước khi Bà bị CS bắt bỏ tù:
“Thực sự tôi không thể đoán đuợc việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả lương tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh. Trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho người VN. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân Việt Nam và muốn dìm đất nứơc VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa, kéo dài cho tới trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có.
Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bi đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra …
Tôi đã được sinh ra là một con người thì tôi có đầy đủ nhân quyền cơ bản mà đấng tạo hóa đã ban ra cho tôi và tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi.
Những gì tôi đã làm được tuy hết sức là nhỏ bé, nhưng nếu như mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ hay ủng hộ rồi mà chưa tham gia hay tham gia rồi mà chưa tích cực, xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình.
CS đã hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc VN sống chìm trong nỗi sợ hãi hàng chục năm trời. Nếu chúng ta đều sợ hãi như vậy thì tôi e rằng chúng ta đã sợ hãi quá mức cần thiết, tù tội cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không muốn nói mình là một tấm gương, nhưng nếu như tôi có bị tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức là bất đắc dĩ, đó là nhà tù thì tôi mong rằng các nhiệm sở ở bên ngoài tức là xã hội sẽ có nhiều những người con VN tiếp tục những công việc mà tôi đang làm. Cố nhiên trong nhiệm sở bất đắc dĩ đó tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho người dân VN.
Kính thưa các vị khách quốc tế, những gì mà quý vị đã ủng hộ, đã lên tiếng đã thể hiện sự quan tâm và ủng hộ của quý vị cho công cuộc đấu tranh của chúng tôi, thật sự là vô cùng quý báu và xuất phát từ lương tri của quý vị. Tôi có thể nói một cách ngắn gọn là - tôi tri ân quý vị.
Nhà cầm quyền Việt Nam, tôi xin khẳng định với tư cách là một người dân VN bình thường và tôi mong quý vị hiểu được điều đó là CS VN xuất phát từ một nền văn hóa thấp kém, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn phi nhân đạo, phân nhân bản và bạo lực để đàn áp, để trấn áp với một mục tiêu hoàn toàn phi đạo lý,vô chính trị và có thể nói là phi pháp. Đó là tịch thu tất cả quyền lãnh đạo đất nước và xã hội vào một nhóm ngưòi nhỏ bé và trường kỳ thực hiện thi hành chế độ độc tài.
Tất cả những điều đó đã tạo nên một tâm lý chủ nhân và họ rất sợ trước những áp lực quốc tế, trước tiếng nói của đất nước văn minh, những tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Tại sao họ sợ, họ sợ là vì nơi đó có một sức mạnh rất là lớn trên trường quốc tế mà bản thân của những người Việt nam của chúng tôi ở quốc nội thì không nói được, nhưng ở những nước văn minh và phát triển …tôi rất mong muốn không chỉ trong trường hợp khẩn nguy như hiện nay mà báo giới quốc tế, cũng như những người có đời sống tâm linh trên tòan thế giới hãy nói lên tiếng nói của mình một cách mạnh mẽ, một cách kịp thời để sau này không có những giây phút hối hận rằng chúng ta đã không làm hết sức mình, đã không dùng hết sức mình trong khi chúng ta có thể làm được nhiều hơn để giúp đỡ cho người dân đang sống ở một cái đất nước bé nhỏ, nghèo khó và lạc hậu như VN.
Những người dân đó đã can đảm chấp nhận tất cả những hy sinh về vật chất về an ninh cá nhân để nói lên tiếng nói lương tri của mình, chỉ mong lấy lại những nhân quyền cơ bản nhất của một con người, mà những điều đó đã bị chế độ độc tài CSVN không những đã cướp đi mà còn chà đạp và thủ tiêu hằng chục năm đằng đẳng vừa qua và sẽ còn tiếp tục tùy thuộc vào công cuộc đấu tranh của chúng ta mạnh mẽ và hiệu quả.
Một lần nữa tôi xin khẳng định những sự đàn áp này không làm ảnh hưởng tiêu cực được đến phong trào đấu tranh của khối 8406 của Đảng Thăng Tiến VN.
(Sau một thời gian bị gọi lên công an thẩm vấn, khám xét văn phòng tư gia thì vào lúc 10 giờ sáng 6 Tháng Ba, 2007, sáu công an mặc thường phục đã đến nhà nữ Luật Sư Lê thị Công Nhân đọc lệnh bắt giam bốn tháng để điều tra và khởi tố về tội gọi là tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa VN. Theo luật của CSVN, thời gian giam giữ này có thể kéo dài tới 16 tháng mà không cần xét xử.)
TUYẾT MAI
Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Nguyễn Hữu Đang,NVLý,N.V.Đ và báo nhân dân
TƯỞNG NĂNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Năm, 3/22/2007, 12:02:00 AM
Trên báo Nhân Dân chỉ có… tin buồn, tin cáo phó là tin cậy được.(Bùi Tín)
Qua tác phẩm Miền Thơ Ấu, tôi có dịp quen biết với nhà văn Vũ Thư Hiên. Từ đó, mỗi khi có dịp, chúng tôi thường nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm về… chim và cá.
Những con chim sáo, chim ri, chim sẻ… nơi quê nội của ông – lạ thay – giống y hệt như những con chim sẻ, chim ri, chim sáo… hay quanh quẩn nơi sân trường tiểu học của tôi. Những chú cá rô, cá trê, cá giếc (xinh sắn) mà ông Vũ Thư Hiên bắt được trong những cái ao con – ở một thôn làng xa xôi, nơi châu thổ sông Hồng – cũng thế. Cũng giống y (trang) như những chú cá rô, cá trê, cá giếc… ở Hồ Xuân Huơng – khi tôi còn trẻ dại. Chúng giống từ cách lên tăm, đến cách ăn mồi, và cách vẫy vùng khi đã bị mắc câu.
Những sinh vật bé bỏng, thân thiết của Miền Thơ Ấu (xa lắc, xa lơ đó) đã giúp cho chúng tôi sống qua được nhiều buổi chiều đông lạnh lẽo, và nhạt nhẽo – nơi xứ lạ – trong tâm cảm bồi hồi.
Cũng có lúc chúng tôi cũng bị… lạc đề, nói (lộn) qua chuyện khác:
Có lần tôi vớ phải khúc sắn ôi trong suất cơm độn, nhựa sắn nhầy nhụa như tinh dịch. Tởm quá, giận quá, tôi quẳng nó xuống hầm trú ẩn. Thế rồi đêm đến, bụng quặn lên vì đói, chịu không nổi, tôi lại phải sờ soạng trong bóng tối tìm khúc sắn vứt đi, lấy miếng giẻ cũng chẳng sạch gì lau cái nhựa gớm ghiếc ấy đi mà nhai trệu trạo chút tinh bột lẫn đất cát. Nhai khúc sắn mà nước mắt ứa ra... (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, 2ed. Văn Nghệ, 1997, 565).
Cái gì chứ ở tù và chịu đói thì tôi cũng… có biết qua nên (sốt sắng) đáp lễ bằng chuyện những củ khoai sùng, vẫn thường được phân phát mỗi sáng, trong những trại cải tạo, ở miền Nam:
– Phải ăn khoai sùng có lẽ đỡ tởm hơn sắn ôi nhưng cũng không dễ dàng gì. Cái khó là mình phải biết ăn đúng lúc. Nhận phần củ khoai cho bữa sáng, vừa để lên mũi đã biết là nó bị sùng thì đừng ăn ngay. Cứ cất đấy. Đợi lúc được giải lao, khi mà mặt trời đã lên độ hai sào, mồ hôi đã rơm rớm ra ở trán, và cơ thể đã sắp run lên vì quá đói thì… khoai nào cũng là khoai cả – kể cả khoai sùng!
Tưởng vậy là kể như… huề nhưng không phải vậy. Sau cái đận đói khoai ấy, có hôm tôi đang say mê tả cảnh những con chim chào mào lông vàng – bận rộn ríu rít, tíu tít, và líu lo trên những cành mai đen thẫm và chín mọng, vào những trưa hè ở Đà Lạt – thì chả hiểu sao ông Vũ Thư Hiên bỗng rũ người ra, rồi băn khoăn nhắc đến một kỷ niệm buồn (thiu) ở Bất Bạt, Sơn Tây:
“Nơi tôi được đưa đến là một trại giam quân đội…
Trên cái bàn gỗ mộc bụi bặm và mốc thếch lăn lóc mấy tờ Quân Đội Nhân dân nhàu nát. Tôi vồ lấy chúng, đọc ngấu nghiến để rồi thừ ra, thất vọng – tin tức trong báo chả nói với tôi điều gì mới”.
“Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hàng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt”. (sđd, trang 527).
Cái cảm giác chán ngán – ngán, có lúc, đến muốn buồn nôn – khi phải đọc những tờ báo của nhà nước CHXHCNVN thì tôi cũng đã trải qua, và không phải chỉ một (hoặc đôi) lần. Tôi còn nhớ, báo Nhân Dân, số ra ngày 8 tháng 3 năm 2001, có một bài viết tựa là “Dư Luận Phê Phán Những Việc Làm Sai Trái Của Ông Nguyễn Văn Lý.” Chỉ cần đọc thử vài câu là sẽ ớn (chè đậu) lên tới óc:
“Sau khi báo Nhân Dân đăng bài viết về hành vi tiếp tay cho các thế lực thù địch của linh mục Nguyễn Văn Lý (số ra ngày 6/3), đông đảo bạn đọc cả nước đã gọi điện thoại, gửi thư hoan nghênh báo kịp thời phê phán luận điệu, hành động sai trái của linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghiã của linh mục này”.
“Phóng viên báo Nhân Dân xin ghi lại một số ý kiến của đồng bào giáo dân. Nội dung như sau:
“Gặp chị Bùi Thị Thìn là giáo dân trước cửa nhà thờ giáo xứ Đa Minh 190 Lê Văn Sĩ, phường I, quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) tôi hỏi chị biết chuyện một linh mục tên Nguyễn Văn Lý ở Huế gửi lời chứng cho quốc hội Mỹ tiếp tay cho các hoạt động của những kẻ thù địch can thiệp vào nội bộ của nước Việt Nam ta? Chị nói:
– Tôi có được nghe qua báo chí và giáo dân xì xào.
– Ý kiến của chị việc này thế nào?
– Tôi chẳng hiểu thế nào mà Quốc hội Mỹ lại cứ ‘xía’ vào việc của người khác. Còn ông linh mục Lý sao lại đi làm cái việc phản dân, phản nước như vậy? Cứ xem ở Sài Gòn này, Nhà thờ Đức Bà ngay trước cửa Hội trường Thống Nhất có phải rào chắn gì đâu, có ai phá phách cấm đoán ai tự do tín ngưỡng gì…”.
Được hỏi về chuyện ông linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế gửi ‘lời chứng’ cho Quốc hội Mỹ, ông Mai Phúc Kiến, một giáo dân xứ Tân Việt, rất phẫn nộ cho rằng việc làm của ông Lý chẳng khác gì kẻ phản bội đất nước. ‘Lời chứng’ của ông Lý hoàn toàn xuyên tạc, xúc phạm đất nước, xúc phạm giáo dân, vì từ khi cách mạng đến giờ ở Việt Nam chưa bao giờ có chuyện nhà nước đàn áp, cấm đoán tôn giáo”.
Cũng báo Nhân Dân, gần đây, số ra ngày 26 tháng 2 năm 2007 có một bài viết khác, cũng về linh mục Nguyễn Văn Lý, và cũng với cái giọng điệu (dối trá và trơ tráo) tương tự:
“Vừa qua, cơ quan công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có đủ chứng cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lý theo tội danh được quy định tại điểm C, khoản 1, Điều 88 Bộ Luật hình sự, “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
“Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15/5/1946 tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được phong Linh mục năm 1974. Từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Nguyễn Văn Lý đã có nhiều hoạt động chống phá đất nước Việt Nam…”.
“Được Nhà nước mở lượng khoan hồng, nhưng Nguyễn Văn Lý không ăn năn hối cải, mà ngược lại, đã liên tiếp vi phạm pháp luật”.
Mười hôm sau, ngày 3 tháng 7 năm 2007, báo Nhân Dân lại xuất hiện một bài báo nữa – tuy đề cập đến hai người khác, nhưng vẫn cứ cùng một giọng (nhâng nháo và hàm hồ) cố hữu:
“Ngày 6/3, Phòng An ninh điều tra (PA24) Công an Hà Nội khởi tố vụ án, bắt tạm giam hai đối tượng Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân, kiêm Giám đốc Công ty TNHH dịch thuật và tư vấn Việt Luật, cùng luật sư Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, làm việc tại văn phòng luật sư này, vì đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” “Theo Phòng PA24, Nguyễn Văn Đài là kẻ chủ mưu, Lê Thị Công Nhân là đồng phạm. Bọn chúng đã tuyên truyền, lôi kéo tập hợp lực lượng, cấu kết với các đối tượng phản động trong và ngoài nước, chống phá Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng...”
Lúc mà Vũ Thư Hiên chuyển từ Hoả Lò lên trại Bất Bạt ở Sơn Tây, và vồ vập đọc ngấu nghiến mấy tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi “thừ ra thất vọng,” là khoảng đầu năm 68. Vào thời điểm này, ông Trần Trung Việt, một người bạn khác của tôi, vừa mới chào đời. Bốn muơi năm sau, sau khi đọc lệnh bắt giam Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, ông bạn trẻ của tôi đã “phán” một câu – chắc Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: NGUYỄN HỮU ĐANG, NG.V. LÝ NG.V. ĐÀI VÀ BÁO NHÂN DÂN nịch, như sau: “Vẫn là thứ ngôn ngữ của trình độ văn minh đấu tố, văn minh cải cách ruộng đất …”.
Tôi e rằng Trần Trung Việt chỉ nói cho… đã miệng vậy thôi, chứ đương sự e chưa bao giờ có dịp (thực sự) thưởng thức cái thứ ngôn ngữ đấu tố của thời cải cách ruộng đất. Nhân tiện, xin ghi lại đây một đoạn ngăn ngắn, cũng trích dẫn từ báo Nhân Dân – phát hành vào thời điểm đó – ngày 11 tháng 5 năm 1958, để mọi người cùng… thưởng lãm: “… Trần Dần vốn là một tay tự cho mình có nhiều thủ đoạn nhất trong việc xúi giục, lôi kéo đồng loã hoạt động phá hoại, vậy mà có lần phải nói về Nguyễn Hữu Đang: “Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được!”. “Nhưng cũng chính vì vậy mà Nguyễn Hữu Đang rất thích hợp với vai trò chỉ huy của hắn trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm, vì phương pháp hành động của bọn phiến động này chủ yếu là gây chia rẽ nội bộ, lừa bịp dư luận, phỉnh phờ quần chúng để đi đến âm mưa rối loạn bằng cách làm áp lực trong và ngoài tổ chức… Toàn bộ hoạt động phá hoại của bọn đó đều mang dấu tích rõ rệt của bàn tay Nguyễn Hữu Đang”
Từ Nguyễn Hữu Đang, đến Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Đài là ba thế hệ người dân Việt. Cả ba đều bị báo Nhân Dân vu vạ, đe doạ một cách vô cùng trắng trợn và bỉ ổi.
Nhà hoạt đông văn hoá Nguyễn Hữu Đang, có thể, bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “dư luận” của báo Nhân Dân nhưng linh mục Nguyễn Văn Lý thì không, và luật sư Nguyễn Văn Đài cũng không. Lâu lắm rồi, ở Việt Nam không còn ai đọc tờ báo Nhân Dân nữa – kể cả những người tù (biệt giam) thường xuyên đói ăn và thèm đọc, như ông Vũ Thư Hiên.
Thuở còn sinh thời – khi trả lời phỏng vấn của đài Radio France International – Nguyễn Ngọc Lan đã phát biểu rằng ở Việt Nam khi cả nước thiếu giấy, thiên hạ vẫn xếp hàng mua báo Nhân Dân nhưng không phải để đọc mà để dùng vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.”(Robert Templer, Shadows And Wind, Penguin Books, New York, 1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì ổng (nhứt định) không chịu nói.
Người phương Tây không mấy khi nói năng úp mở hay “bóng và gió” theo kiểu đó. Tác giả cuốn sách vừa dẫn, ông Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho Agence France–Press tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 – đã thản nhiên tuyên bố: ”Dân Việt mua báo Nhân Dân để dùng trong cầu tiêu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.”
(Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).
Những chuyện (thổ tả) đại loại như vậy, ai cũng biết. Kể cả những người đã rời Việt Nam khi còn trẻ thơ, và chỉ vừa trở về thăm lại quê hương độ một hai tuần:
“Như tránh người ăn mày, tôi cũng dần dần làm ngơ tin tức trên đài truyền hình. Trong vài ngày đầu tiên ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người vội tắt máy truyền hình đúng giờ có tin tức…để làm những công việc khác trong giờ tin tức buổi chiều. Họ có thể ăn uống, vào nhà vệ sinh…” (Hoàng Mai Đạt, Giữa Hai Miền Mưa Nắng, Văn Nghệ, 1999, 200). Vào nhà vệ sinh thiên hạ mới cầm đến tờ báo Nhân Dân nhưng không phải để đọc, mà để dùng vào chuyện khác!
Tưởng Năng Tiến
TƯỞNG NĂNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Năm, 3/22/2007, 12:02:00 AM
Trên báo Nhân Dân chỉ có… tin buồn, tin cáo phó là tin cậy được.(Bùi Tín)
Qua tác phẩm Miền Thơ Ấu, tôi có dịp quen biết với nhà văn Vũ Thư Hiên. Từ đó, mỗi khi có dịp, chúng tôi thường nói chuyện và trao đổi kinh nghiệm về… chim và cá.
Những con chim sáo, chim ri, chim sẻ… nơi quê nội của ông – lạ thay – giống y hệt như những con chim sẻ, chim ri, chim sáo… hay quanh quẩn nơi sân trường tiểu học của tôi. Những chú cá rô, cá trê, cá giếc (xinh sắn) mà ông Vũ Thư Hiên bắt được trong những cái ao con – ở một thôn làng xa xôi, nơi châu thổ sông Hồng – cũng thế. Cũng giống y (trang) như những chú cá rô, cá trê, cá giếc… ở Hồ Xuân Huơng – khi tôi còn trẻ dại. Chúng giống từ cách lên tăm, đến cách ăn mồi, và cách vẫy vùng khi đã bị mắc câu.
Những sinh vật bé bỏng, thân thiết của Miền Thơ Ấu (xa lắc, xa lơ đó) đã giúp cho chúng tôi sống qua được nhiều buổi chiều đông lạnh lẽo, và nhạt nhẽo – nơi xứ lạ – trong tâm cảm bồi hồi.
Cũng có lúc chúng tôi cũng bị… lạc đề, nói (lộn) qua chuyện khác:
Có lần tôi vớ phải khúc sắn ôi trong suất cơm độn, nhựa sắn nhầy nhụa như tinh dịch. Tởm quá, giận quá, tôi quẳng nó xuống hầm trú ẩn. Thế rồi đêm đến, bụng quặn lên vì đói, chịu không nổi, tôi lại phải sờ soạng trong bóng tối tìm khúc sắn vứt đi, lấy miếng giẻ cũng chẳng sạch gì lau cái nhựa gớm ghiếc ấy đi mà nhai trệu trạo chút tinh bột lẫn đất cát. Nhai khúc sắn mà nước mắt ứa ra... (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, 2ed. Văn Nghệ, 1997, 565).
Cái gì chứ ở tù và chịu đói thì tôi cũng… có biết qua nên (sốt sắng) đáp lễ bằng chuyện những củ khoai sùng, vẫn thường được phân phát mỗi sáng, trong những trại cải tạo, ở miền Nam:
– Phải ăn khoai sùng có lẽ đỡ tởm hơn sắn ôi nhưng cũng không dễ dàng gì. Cái khó là mình phải biết ăn đúng lúc. Nhận phần củ khoai cho bữa sáng, vừa để lên mũi đã biết là nó bị sùng thì đừng ăn ngay. Cứ cất đấy. Đợi lúc được giải lao, khi mà mặt trời đã lên độ hai sào, mồ hôi đã rơm rớm ra ở trán, và cơ thể đã sắp run lên vì quá đói thì… khoai nào cũng là khoai cả – kể cả khoai sùng!
Tưởng vậy là kể như… huề nhưng không phải vậy. Sau cái đận đói khoai ấy, có hôm tôi đang say mê tả cảnh những con chim chào mào lông vàng – bận rộn ríu rít, tíu tít, và líu lo trên những cành mai đen thẫm và chín mọng, vào những trưa hè ở Đà Lạt – thì chả hiểu sao ông Vũ Thư Hiên bỗng rũ người ra, rồi băn khoăn nhắc đến một kỷ niệm buồn (thiu) ở Bất Bạt, Sơn Tây:
“Nơi tôi được đưa đến là một trại giam quân đội…
Trên cái bàn gỗ mộc bụi bặm và mốc thếch lăn lóc mấy tờ Quân Đội Nhân dân nhàu nát. Tôi vồ lấy chúng, đọc ngấu nghiến để rồi thừ ra, thất vọng – tin tức trong báo chả nói với tôi điều gì mới”.
“Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hàng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt”. (sđd, trang 527).
Cái cảm giác chán ngán – ngán, có lúc, đến muốn buồn nôn – khi phải đọc những tờ báo của nhà nước CHXHCNVN thì tôi cũng đã trải qua, và không phải chỉ một (hoặc đôi) lần. Tôi còn nhớ, báo Nhân Dân, số ra ngày 8 tháng 3 năm 2001, có một bài viết tựa là “Dư Luận Phê Phán Những Việc Làm Sai Trái Của Ông Nguyễn Văn Lý.” Chỉ cần đọc thử vài câu là sẽ ớn (chè đậu) lên tới óc:
“Sau khi báo Nhân Dân đăng bài viết về hành vi tiếp tay cho các thế lực thù địch của linh mục Nguyễn Văn Lý (số ra ngày 6/3), đông đảo bạn đọc cả nước đã gọi điện thoại, gửi thư hoan nghênh báo kịp thời phê phán luận điệu, hành động sai trái của linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng thời vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghiã của linh mục này”.
“Phóng viên báo Nhân Dân xin ghi lại một số ý kiến của đồng bào giáo dân. Nội dung như sau:
“Gặp chị Bùi Thị Thìn là giáo dân trước cửa nhà thờ giáo xứ Đa Minh 190 Lê Văn Sĩ, phường I, quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) tôi hỏi chị biết chuyện một linh mục tên Nguyễn Văn Lý ở Huế gửi lời chứng cho quốc hội Mỹ tiếp tay cho các hoạt động của những kẻ thù địch can thiệp vào nội bộ của nước Việt Nam ta? Chị nói:
– Tôi có được nghe qua báo chí và giáo dân xì xào.
– Ý kiến của chị việc này thế nào?
– Tôi chẳng hiểu thế nào mà Quốc hội Mỹ lại cứ ‘xía’ vào việc của người khác. Còn ông linh mục Lý sao lại đi làm cái việc phản dân, phản nước như vậy? Cứ xem ở Sài Gòn này, Nhà thờ Đức Bà ngay trước cửa Hội trường Thống Nhất có phải rào chắn gì đâu, có ai phá phách cấm đoán ai tự do tín ngưỡng gì…”.
Được hỏi về chuyện ông linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế gửi ‘lời chứng’ cho Quốc hội Mỹ, ông Mai Phúc Kiến, một giáo dân xứ Tân Việt, rất phẫn nộ cho rằng việc làm của ông Lý chẳng khác gì kẻ phản bội đất nước. ‘Lời chứng’ của ông Lý hoàn toàn xuyên tạc, xúc phạm đất nước, xúc phạm giáo dân, vì từ khi cách mạng đến giờ ở Việt Nam chưa bao giờ có chuyện nhà nước đàn áp, cấm đoán tôn giáo”.
Cũng báo Nhân Dân, gần đây, số ra ngày 26 tháng 2 năm 2007 có một bài viết khác, cũng về linh mục Nguyễn Văn Lý, và cũng với cái giọng điệu (dối trá và trơ tráo) tương tự:
“Vừa qua, cơ quan công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có đủ chứng cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Lý theo tội danh được quy định tại điểm C, khoản 1, Điều 88 Bộ Luật hình sự, “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
“Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15/5/1946 tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được phong Linh mục năm 1974. Từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Nguyễn Văn Lý đã có nhiều hoạt động chống phá đất nước Việt Nam…”.
“Được Nhà nước mở lượng khoan hồng, nhưng Nguyễn Văn Lý không ăn năn hối cải, mà ngược lại, đã liên tiếp vi phạm pháp luật”.
Mười hôm sau, ngày 3 tháng 7 năm 2007, báo Nhân Dân lại xuất hiện một bài báo nữa – tuy đề cập đến hai người khác, nhưng vẫn cứ cùng một giọng (nhâng nháo và hàm hồ) cố hữu:
“Ngày 6/3, Phòng An ninh điều tra (PA24) Công an Hà Nội khởi tố vụ án, bắt tạm giam hai đối tượng Nguyễn Văn Đài, 38 tuổi, Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân, kiêm Giám đốc Công ty TNHH dịch thuật và tư vấn Việt Luật, cùng luật sư Lê Thị Công Nhân, 28 tuổi, làm việc tại văn phòng luật sư này, vì đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự, tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” “Theo Phòng PA24, Nguyễn Văn Đài là kẻ chủ mưu, Lê Thị Công Nhân là đồng phạm. Bọn chúng đã tuyên truyền, lôi kéo tập hợp lực lượng, cấu kết với các đối tượng phản động trong và ngoài nước, chống phá Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng...”
Lúc mà Vũ Thư Hiên chuyển từ Hoả Lò lên trại Bất Bạt ở Sơn Tây, và vồ vập đọc ngấu nghiến mấy tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi “thừ ra thất vọng,” là khoảng đầu năm 68. Vào thời điểm này, ông Trần Trung Việt, một người bạn khác của tôi, vừa mới chào đời. Bốn muơi năm sau, sau khi đọc lệnh bắt giam Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, ông bạn trẻ của tôi đã “phán” một câu – chắc Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: NGUYỄN HỮU ĐANG, NG.V. LÝ NG.V. ĐÀI VÀ BÁO NHÂN DÂN nịch, như sau: “Vẫn là thứ ngôn ngữ của trình độ văn minh đấu tố, văn minh cải cách ruộng đất …”.
Tôi e rằng Trần Trung Việt chỉ nói cho… đã miệng vậy thôi, chứ đương sự e chưa bao giờ có dịp (thực sự) thưởng thức cái thứ ngôn ngữ đấu tố của thời cải cách ruộng đất. Nhân tiện, xin ghi lại đây một đoạn ngăn ngắn, cũng trích dẫn từ báo Nhân Dân – phát hành vào thời điểm đó – ngày 11 tháng 5 năm 1958, để mọi người cùng… thưởng lãm: “… Trần Dần vốn là một tay tự cho mình có nhiều thủ đoạn nhất trong việc xúi giục, lôi kéo đồng loã hoạt động phá hoại, vậy mà có lần phải nói về Nguyễn Hữu Đang: “Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được!”. “Nhưng cũng chính vì vậy mà Nguyễn Hữu Đang rất thích hợp với vai trò chỉ huy của hắn trong nhóm phá hoại Nhân văn – Giai phẩm, vì phương pháp hành động của bọn phiến động này chủ yếu là gây chia rẽ nội bộ, lừa bịp dư luận, phỉnh phờ quần chúng để đi đến âm mưa rối loạn bằng cách làm áp lực trong và ngoài tổ chức… Toàn bộ hoạt động phá hoại của bọn đó đều mang dấu tích rõ rệt của bàn tay Nguyễn Hữu Đang”
Từ Nguyễn Hữu Đang, đến Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Đài là ba thế hệ người dân Việt. Cả ba đều bị báo Nhân Dân vu vạ, đe doạ một cách vô cùng trắng trợn và bỉ ổi.
Nhà hoạt đông văn hoá Nguyễn Hữu Đang, có thể, bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “dư luận” của báo Nhân Dân nhưng linh mục Nguyễn Văn Lý thì không, và luật sư Nguyễn Văn Đài cũng không. Lâu lắm rồi, ở Việt Nam không còn ai đọc tờ báo Nhân Dân nữa – kể cả những người tù (biệt giam) thường xuyên đói ăn và thèm đọc, như ông Vũ Thư Hiên.
Thuở còn sinh thời – khi trả lời phỏng vấn của đài Radio France International – Nguyễn Ngọc Lan đã phát biểu rằng ở Việt Nam khi cả nước thiếu giấy, thiên hạ vẫn xếp hàng mua báo Nhân Dân nhưng không phải để đọc mà để dùng vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.”(Robert Templer, Shadows And Wind, Penguin Books, New York, 1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì ổng (nhứt định) không chịu nói.
Người phương Tây không mấy khi nói năng úp mở hay “bóng và gió” theo kiểu đó. Tác giả cuốn sách vừa dẫn, ông Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho Agence France–Press tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 – đã thản nhiên tuyên bố: ”Dân Việt mua báo Nhân Dân để dùng trong cầu tiêu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.”
(Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).
Những chuyện (thổ tả) đại loại như vậy, ai cũng biết. Kể cả những người đã rời Việt Nam khi còn trẻ thơ, và chỉ vừa trở về thăm lại quê hương độ một hai tuần:
“Như tránh người ăn mày, tôi cũng dần dần làm ngơ tin tức trên đài truyền hình. Trong vài ngày đầu tiên ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người vội tắt máy truyền hình đúng giờ có tin tức…để làm những công việc khác trong giờ tin tức buổi chiều. Họ có thể ăn uống, vào nhà vệ sinh…” (Hoàng Mai Đạt, Giữa Hai Miền Mưa Nắng, Văn Nghệ, 1999, 200). Vào nhà vệ sinh thiên hạ mới cầm đến tờ báo Nhân Dân nhưng không phải để đọc, mà để dùng vào chuyện khác!
Tưởng Năng Tiến
Tại sao Hội đồng Giám Mục VN im lặng một cách khó hiểu về vụ án LM Nguyễn Văn Lý?
Nguyễn Khanh pv Trần Phong Vũ
Lời Giới Thiệu:
Thưa quý thính giả, tại sao Hội đồng Giám Mục Việt Nam không lên tiếng bênh vực cho những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền? Câu hỏi đó khiến những người Công giáo và không Công giáo trong cũng như ngoài nước bâng khuâng thắc mắc, nhất là từ hôm thứ Sáu tuần trước tòa án Thừa Thiên – Huế đã kết an linh mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù và 5 năm quản chế.
Trước sự kiện này ban Việt ngữ chúng tôi đã liên hệ với ông Trần Phong Vũ, chủ biên tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân và là một nhà bình luận trong lãnh vực tôn giáo có uy tín ở hải ngoại. Ông Trần Phong Vũ hiện đang cư ngụ tại bang California và những điểm ông trình bày trong cuộc nói chuyện với biên tập viên Nguyễn Khanh không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Khanh: Thưa ông, dư luận quần chúng trong và ngoài Giáo hội Công Giáo thường hay nêu lên 2 quan điểm khi họ nói đến thái độ im lặng của hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam trước những vấn đề liên quan đến chính sách nhà nước đối với phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền và cụ thể nhất là trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý. Có người bảo với chúng tôi rằng hàng Giáo phẩm phải hành xử như vậy vì các giáo sĩ không được làm chính trị, và thêm vào đó là hàng Giáo phẩm muốn duy trì sự yên ổn để có thể hành đạo trong hoàn cảnh mà ai cũng biết là khó khăn hiện giờ. Trong khi ấy thì có người lại nói là thái độ im lặng đó đã gián tiếp làm lợi cho nhà nước CSVN. Quan điểm của ông như thế nào về hai quan điểm rõ ràng là trái ngược mà chúng tôi vừa mới nói ạ?
Ông Trần Phong Vũ: Theo nhận định của tôi thì cả hai nhận định trên đây đều có những điểm hữu lý của nó. Nếu có những điểm hữu lý của nó thì đồng thời cũng có những khía cạnh bất cập. Thành thật mà nói tôi không chia sẻ quan điểm thứ nhất cho rằng các ngài phải im lặng vì lý do giáo sĩ không được làm chính trị. Giáo hội chỉ ngăn cấm các giáo sĩ không được làm chính trị đảng phái cũng như không được tham gia vào các chức vụ trong chính quyền mà thôi. Riêng trên cương vị công dân thì các ngài có quyền có thái độ chính trị để sống vai trò giám sát trước những vấn đề trong xã hội, nhất là những cách hành xử của chính quyền. Hay nói theo người Công giáo thì đó là vai trò ngôn sứ của các ngài trước những vấn đề chung quanh đời sống để bảo vệ cốt lõi của niềm tin tôn giáo.
Nếu quả thật giám mục tôn trọng luật giáo hội là các giáo sĩ không được tham gia chính trị phe phái, nhất là không được tham gia các chức vụ trong chính quyền thì điều tôi thắc mắc là tại sao các ngài không có thái độ dứt khoát đối với trường hợp trong quá khứ đã có một số linh mục đã có chân trong Ủy ban Đoàn kết Công giáo, một tổ chức nằm trong Mặt trận Tổ Quốc của đảng cộng sản. Nhất là trường hợp có những linh mục đã có chân trong quốc hội, trong hội đồng tỉnh.
Riêng lý lẽ cho rằng giám mục im lặng để mua lấy sự yên ổn và để phát triển đạo giáo thì quả thật tôi không đồng ý. Nhiều câu hỏi sẽ phải được đặt ra là phát triển như thế nào, xấu tốt ra sao và nó sẽ di hại như thế nào cho mai sau. Để mua lấy sự yên ổn như thế, người ta chắc chắn đã phải thỏa hiệp và thỏa hiệp đến đâu để khỏi phải xâm phạm tới những điểm cốt lõi của niềm tin tôn giáo. Thiết nghĩ trong những câu hỏi đã hàm sẵn những câu trả lời rồi, tôi không cần phải lý giải dài dòng nữa.
Riêng về nhận định cho rằng thái độ im lặng của giám mục là gián tiếp làm lợi cho chế độ độc tài cộng sản thì tôi có thể chia sẻ được một nữa. Phải nói thật và nói thẳng là có những giám mục ít nhiều bị nhà nước mua chuộc để làm lợi cho họ.
Những vị này ngoài thái độ ngậm miệng trước những việc phải lên tiếng với tư cách ngôn sứ của mình, đôi khi còn công khai dùng uy thế giám mục để phát ngôn bênh vực chế độ - đấy là điều đáng tiếc. Tuy nhiên bên cạnh đó có những vị giám mục im lặng chỉ vì bản tính nhút nhát chớ thật tâm các ngài không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản. Nếu đáng trách là trách các ngài đã không có được cái dũng của những tiền nhân anh hùng tử đạo mà thôi.
Thưa ông, đó là một vài suy nghĩ chợt đến với tôi để lý giải cho hai quan điểm có vẻ đối nghịch mà ông vừa nêu ra.
Nguyễn Khanh: Có nhiều người Công giáo bảo với tôi rằng khi tranh đấu cho tự do, cho dân chủ, cho quyền làm người là chúng ta tranh đấu không phải chỉ cho con Chúa mà là cho con người. Điều đó cũng thể hiện điểm quan trọng mà các tín hữu Công giáo đều phải thể hiện – đó là đức bác ái. Ông nghĩ gì về điều này, thưa ông?
Ông Trần Phong Vũ: Câu hỏi này là một câu hỏi rất hay là bởi vì nó trùng hợp với một điều mà tôi đã suy nghĩ đã lâu lắm. Gần đây thì do những bức xúc cá nhân thì tôi đã để tâm suy nghĩ và có viết một bài. Trong bài này thì thú thật nó cũng có giúp để trả lời phần nào câu hỏi mà ông vừa đặt ra. Tôi xin được tóm tắt sơ qua những suy nghĩ của tôi về đức bác ái:
Thật sự, không cũng ai cũng nghĩ rằng là cách hành xử của những nhà đấu tranh mang niềm tin Công giáo là họ đã nhân danh đức bác ái để họ làm điều đó đâu. Trái lại phần đông người Công giáo, trong đó có cả các giáo sĩ và có cả các giám mục trong hàng giáo phẩm đã có cách suy nghĩ và hành xử làm cho cá nhân tôi là người Công giáo phải bâng khuâng và đôi khi không khỏi đặt ra trong lương tâm mình những câu hỏi rất nhức nhói.
Theo tôi, đức báo ái công giáo được gói gém rất rõ trong những lời giảng dạy của Chúa Giesu 2000 năm trước. Theo phúc âm của các thánh như Mathew, Joan… đôi khi cũng đã đề cập tới. Tôi lấy ví dụ những từ mà người ta hay nhắc đi nhắc lại là khi Chúa Giesu trả lời các môn đệ của ngài về đức bác ái, ngài đã nói một cách rất xâu xa và có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Ngài nói rằng người đời thường hay dùng nguyên tắc gọi là “răng đền răng, mắt đền mắt” nhưng ngài thì dạy các con cái của ngài là phải tha thứ cho kẻ thù, phải yêu thương cả kẻ thù nữa. Để dẫn chứng một cách cụ thể, có thể nói là một cách quá độ thì đôi khi Chúa Giesu đã nói rằng là khi có ai tát má phải anh em thì anh em hãy giơ má trái cho họ tát, khi có ai tìm cách kiện cáo để lột áo ngoài của anh em thì anh em hãy cho họ luôn cả áo trong. Phải nói thiệt là lời Chúa là đường đi, là ánh đuốc để soi đường cho tất cả những tín hữu theo chân ngài phải noi theo.
Nhưng theo tôi, lời dạy của Chúa Giesu có lẽ nó áp dụng trực tiếp cho người mà ngài nói tới. Ngài nói trực tiếp với các tông đồ chớ không nói những người khác tông đồ. Ý tôi muốn nói là ngài dạy cho chính những cá nhân đó phải hành xử như vậy cho nên tôi mới nghĩ rằng là lời của Chúa ứng dụng cho một người Công giáo với tư cách cá vị là người công giáo. Chính người đó, lấy ví dụ như tôi chẳng hạn, nếu tôi là người theo Chúa đến nơi đến chốn thì tôi phải cố gắng tối đa trong việc hành xử đó. Nghĩa là tôi phải khiêm nhường tối đa để chứng tỏ tôi là con cái của ngài. Phải hiền lành, khiêm nhường trong lòng thật sự để có thể bị thiệt thòi đến cá nhân tôi cũng chấp nhận để cho người ta thấy tôi là con cái của ngài.
Nhưng bây giờ tôi đặt vị trí của tôi, là một kẻ bàng quan đứng bên ngoài. Chung quanh là anh em, đồng bào tôi, là những người khác tôi, hay tôi là người công giáo nhưng những anh em Tin Lành, những anh em Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo bị người ta hành hạ. Trong trường hợp đó, tôi không thể nhân danh điều đó để tha thứ cho kẻ đã hành xử những người khác tôi. Trong trường hợp đó tôi nghĩ rằng Chúa không bao giờ bằng lòng khi thấy thái độ của tôi dửng dưng trước những người chung quanh tôi mà tục ngữ Việt Nam có câu là “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”, tôi nghĩ rằng cái đó không thể nào chấp nhận được.
Vì vậy cho nên tôi đồng ý với quan điểm cho rằng những người tranh đấu cho tự do tôn giáo, những người Công giáo bênh vực cho những người khác tôn giáo của mình là họ đã nhân danh đức bác ái chớ không phải họ nhân danh sự hận thù. Ở đây chỉ vì không thể dửng dưng được trước những sự bất công xã hội mà họ đã nhân danh niềm tin của họ để lên tiếng chống đối kẻ đã gây ra những điều đó. Và điều này cho tôi thấy rằng là hầu hết những nhà đấu tranh ở trong nước, không phải chỉ cha Lý, không phải chỉ cha Lợi mà tất cả đã theo được điều mà tôi nghĩ rằng rất đúng với quan điểm của các tôn giáo, hay quan điểm trong tín ngưỡng của người mình, tức là đấu tranh một cách bất bạo động. Giống như thánh Ghandi ngày xưa đã không dùng biện pháp trả miếng bằng vũ lực mà chỉ dùng tiếng nói thôi. Trong trường hợp đó tôi thấy không có điều gì để chê trách họ cả.
Hơn nữa, đúng là họ đã nhân danh những người Công giáo và các linh mục Công giáo đã tích cực đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, là họ đã nhân danh chính cái cốt lõi của niềm tin, của đức bác ái công giáo để họ hành xử như vậy.
Nguyễn Khanh: Tôi có cảm tưởng dường như không phải là ông muốn trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra không thôi mà hình như là ông muốn gởi suy nghĩ của ông đến gới lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Việt Nam ở trong nước. Có phải đúng như vậy không, thưa ông?
Ông Trần Phong Vũ: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh và đồng thời cũng cám ơn đài Á Châu Tự Do đã cho tôi cơ hội để nói lên điều này. Khi viết, tôi không phải chỉ viết cho tôi, không phải chỉ để thỏa mãn cho điều bức xúc riêng của mình mà thật sự đều muốn gởi gấm tới tha nhân, những người chung quanh tôi, những người đọc tôi, những người nghe tôi. Và trong trường hợp này tôi còn muốn để mong mỏi tiếng nói khiêm tốn nhỏ bé của tôi, một giáo dân tầm thường đến với các nhà lãnh đạo tôn giáo của tôi ở trong nước, các đấng mà tôi quý mến ở trong nước để từ đó các ngài nhìn tới thân phận Việt Nam, nhìn tới thân phận những người đang đấu tranh gian khổ, đang chấp nhận tất cả những đòn thù của kẻ thù và đấu tranh một cách ôn hòa đó để các ngài thông cảm với họ, mà không phải chỉ thông cảm không mà thôi, các ngài nhân danh vai trò ngôn sứ của các ngài để tiếp lời cho họ, để tiếp sức cho họ bởi vì tôi nghĩ rằng các ngài không cần phải đấu tranh thật sự.
Tôi vẫn nhớ hoài một bức thư của một giáo dân tên Nguyễn Đình Thao đã gởi tới các giám mục vào năm 2005. Bức thư đó mỗi lần đọc tôi thấy xúc động vô cùng. Anh Thao, với tuổi đời 30 mà là người đã đi cùng khắp 3 miền đất nước, đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh khổ ải của người dân Việt Nam và anh có một câu mà tôi thấy rất cảm động, anh nói là anh không đòi hỏi tất cả các giám mục phải chống cộng nhưng anh mong mỏi các giám mục phải nhân danh là đại diện của Chút Ki-tô, nhân danh những ngôn sứ của ngài để nói lên những tiếng nói chân thực để làm sao thay đổi được chế độ, để thay đổi được những tai ương mà đất nước đang phải gánh chịu.
Tôi nghĩ câu hỏi của anh đặt ra thì quả thật trong thâm tâm tôi muốn những lời nói đó của Nguyễn Đình Thao, của biết bao những người Công giáo được thấm nhập trái tim, vào trí óc của những người đồng đạo với tôi trên quê hương. Và đặc biệt với những nhà lãnh đạo trong Giáo hội để may ra có thể làm được một cái gì cho đất nước trong hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngã hiện nay.
Nguyễn Khanh: Xin được cám ơn ông Trần Phong Vũ cho buổi nói nói chuyện rất lý thú ngày hôm nay.
Nguyễn Khanh pv Trần Phong Vũ
Lời Giới Thiệu:
Thưa quý thính giả, tại sao Hội đồng Giám Mục Việt Nam không lên tiếng bênh vực cho những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền? Câu hỏi đó khiến những người Công giáo và không Công giáo trong cũng như ngoài nước bâng khuâng thắc mắc, nhất là từ hôm thứ Sáu tuần trước tòa án Thừa Thiên – Huế đã kết an linh mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù và 5 năm quản chế.
Trước sự kiện này ban Việt ngữ chúng tôi đã liên hệ với ông Trần Phong Vũ, chủ biên tạp chí Diễn Đàn Giáo Dân và là một nhà bình luận trong lãnh vực tôn giáo có uy tín ở hải ngoại. Ông Trần Phong Vũ hiện đang cư ngụ tại bang California và những điểm ông trình bày trong cuộc nói chuyện với biên tập viên Nguyễn Khanh không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Khanh: Thưa ông, dư luận quần chúng trong và ngoài Giáo hội Công Giáo thường hay nêu lên 2 quan điểm khi họ nói đến thái độ im lặng của hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam trước những vấn đề liên quan đến chính sách nhà nước đối với phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho nhân quyền và cụ thể nhất là trường hợp của linh mục Nguyễn Văn Lý. Có người bảo với chúng tôi rằng hàng Giáo phẩm phải hành xử như vậy vì các giáo sĩ không được làm chính trị, và thêm vào đó là hàng Giáo phẩm muốn duy trì sự yên ổn để có thể hành đạo trong hoàn cảnh mà ai cũng biết là khó khăn hiện giờ. Trong khi ấy thì có người lại nói là thái độ im lặng đó đã gián tiếp làm lợi cho nhà nước CSVN. Quan điểm của ông như thế nào về hai quan điểm rõ ràng là trái ngược mà chúng tôi vừa mới nói ạ?
Ông Trần Phong Vũ: Theo nhận định của tôi thì cả hai nhận định trên đây đều có những điểm hữu lý của nó. Nếu có những điểm hữu lý của nó thì đồng thời cũng có những khía cạnh bất cập. Thành thật mà nói tôi không chia sẻ quan điểm thứ nhất cho rằng các ngài phải im lặng vì lý do giáo sĩ không được làm chính trị. Giáo hội chỉ ngăn cấm các giáo sĩ không được làm chính trị đảng phái cũng như không được tham gia vào các chức vụ trong chính quyền mà thôi. Riêng trên cương vị công dân thì các ngài có quyền có thái độ chính trị để sống vai trò giám sát trước những vấn đề trong xã hội, nhất là những cách hành xử của chính quyền. Hay nói theo người Công giáo thì đó là vai trò ngôn sứ của các ngài trước những vấn đề chung quanh đời sống để bảo vệ cốt lõi của niềm tin tôn giáo.
Nếu quả thật giám mục tôn trọng luật giáo hội là các giáo sĩ không được tham gia chính trị phe phái, nhất là không được tham gia các chức vụ trong chính quyền thì điều tôi thắc mắc là tại sao các ngài không có thái độ dứt khoát đối với trường hợp trong quá khứ đã có một số linh mục đã có chân trong Ủy ban Đoàn kết Công giáo, một tổ chức nằm trong Mặt trận Tổ Quốc của đảng cộng sản. Nhất là trường hợp có những linh mục đã có chân trong quốc hội, trong hội đồng tỉnh.
Riêng lý lẽ cho rằng giám mục im lặng để mua lấy sự yên ổn và để phát triển đạo giáo thì quả thật tôi không đồng ý. Nhiều câu hỏi sẽ phải được đặt ra là phát triển như thế nào, xấu tốt ra sao và nó sẽ di hại như thế nào cho mai sau. Để mua lấy sự yên ổn như thế, người ta chắc chắn đã phải thỏa hiệp và thỏa hiệp đến đâu để khỏi phải xâm phạm tới những điểm cốt lõi của niềm tin tôn giáo. Thiết nghĩ trong những câu hỏi đã hàm sẵn những câu trả lời rồi, tôi không cần phải lý giải dài dòng nữa.
Riêng về nhận định cho rằng thái độ im lặng của giám mục là gián tiếp làm lợi cho chế độ độc tài cộng sản thì tôi có thể chia sẻ được một nữa. Phải nói thật và nói thẳng là có những giám mục ít nhiều bị nhà nước mua chuộc để làm lợi cho họ.
Những vị này ngoài thái độ ngậm miệng trước những việc phải lên tiếng với tư cách ngôn sứ của mình, đôi khi còn công khai dùng uy thế giám mục để phát ngôn bênh vực chế độ - đấy là điều đáng tiếc. Tuy nhiên bên cạnh đó có những vị giám mục im lặng chỉ vì bản tính nhút nhát chớ thật tâm các ngài không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản. Nếu đáng trách là trách các ngài đã không có được cái dũng của những tiền nhân anh hùng tử đạo mà thôi.
Thưa ông, đó là một vài suy nghĩ chợt đến với tôi để lý giải cho hai quan điểm có vẻ đối nghịch mà ông vừa nêu ra.
Nguyễn Khanh: Có nhiều người Công giáo bảo với tôi rằng khi tranh đấu cho tự do, cho dân chủ, cho quyền làm người là chúng ta tranh đấu không phải chỉ cho con Chúa mà là cho con người. Điều đó cũng thể hiện điểm quan trọng mà các tín hữu Công giáo đều phải thể hiện – đó là đức bác ái. Ông nghĩ gì về điều này, thưa ông?
Ông Trần Phong Vũ: Câu hỏi này là một câu hỏi rất hay là bởi vì nó trùng hợp với một điều mà tôi đã suy nghĩ đã lâu lắm. Gần đây thì do những bức xúc cá nhân thì tôi đã để tâm suy nghĩ và có viết một bài. Trong bài này thì thú thật nó cũng có giúp để trả lời phần nào câu hỏi mà ông vừa đặt ra. Tôi xin được tóm tắt sơ qua những suy nghĩ của tôi về đức bác ái:
Thật sự, không cũng ai cũng nghĩ rằng là cách hành xử của những nhà đấu tranh mang niềm tin Công giáo là họ đã nhân danh đức bác ái để họ làm điều đó đâu. Trái lại phần đông người Công giáo, trong đó có cả các giáo sĩ và có cả các giám mục trong hàng giáo phẩm đã có cách suy nghĩ và hành xử làm cho cá nhân tôi là người Công giáo phải bâng khuâng và đôi khi không khỏi đặt ra trong lương tâm mình những câu hỏi rất nhức nhói.
Theo tôi, đức báo ái công giáo được gói gém rất rõ trong những lời giảng dạy của Chúa Giesu 2000 năm trước. Theo phúc âm của các thánh như Mathew, Joan… đôi khi cũng đã đề cập tới. Tôi lấy ví dụ những từ mà người ta hay nhắc đi nhắc lại là khi Chúa Giesu trả lời các môn đệ của ngài về đức bác ái, ngài đã nói một cách rất xâu xa và có thể được lý giải theo nhiều cách khác nhau. Ngài nói rằng người đời thường hay dùng nguyên tắc gọi là “răng đền răng, mắt đền mắt” nhưng ngài thì dạy các con cái của ngài là phải tha thứ cho kẻ thù, phải yêu thương cả kẻ thù nữa. Để dẫn chứng một cách cụ thể, có thể nói là một cách quá độ thì đôi khi Chúa Giesu đã nói rằng là khi có ai tát má phải anh em thì anh em hãy giơ má trái cho họ tát, khi có ai tìm cách kiện cáo để lột áo ngoài của anh em thì anh em hãy cho họ luôn cả áo trong. Phải nói thiệt là lời Chúa là đường đi, là ánh đuốc để soi đường cho tất cả những tín hữu theo chân ngài phải noi theo.
Nhưng theo tôi, lời dạy của Chúa Giesu có lẽ nó áp dụng trực tiếp cho người mà ngài nói tới. Ngài nói trực tiếp với các tông đồ chớ không nói những người khác tông đồ. Ý tôi muốn nói là ngài dạy cho chính những cá nhân đó phải hành xử như vậy cho nên tôi mới nghĩ rằng là lời của Chúa ứng dụng cho một người Công giáo với tư cách cá vị là người công giáo. Chính người đó, lấy ví dụ như tôi chẳng hạn, nếu tôi là người theo Chúa đến nơi đến chốn thì tôi phải cố gắng tối đa trong việc hành xử đó. Nghĩa là tôi phải khiêm nhường tối đa để chứng tỏ tôi là con cái của ngài. Phải hiền lành, khiêm nhường trong lòng thật sự để có thể bị thiệt thòi đến cá nhân tôi cũng chấp nhận để cho người ta thấy tôi là con cái của ngài.
Nhưng bây giờ tôi đặt vị trí của tôi, là một kẻ bàng quan đứng bên ngoài. Chung quanh là anh em, đồng bào tôi, là những người khác tôi, hay tôi là người công giáo nhưng những anh em Tin Lành, những anh em Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo bị người ta hành hạ. Trong trường hợp đó, tôi không thể nhân danh điều đó để tha thứ cho kẻ đã hành xử những người khác tôi. Trong trường hợp đó tôi nghĩ rằng Chúa không bao giờ bằng lòng khi thấy thái độ của tôi dửng dưng trước những người chung quanh tôi mà tục ngữ Việt Nam có câu là “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”, tôi nghĩ rằng cái đó không thể nào chấp nhận được.
Vì vậy cho nên tôi đồng ý với quan điểm cho rằng những người tranh đấu cho tự do tôn giáo, những người Công giáo bênh vực cho những người khác tôn giáo của mình là họ đã nhân danh đức bác ái chớ không phải họ nhân danh sự hận thù. Ở đây chỉ vì không thể dửng dưng được trước những sự bất công xã hội mà họ đã nhân danh niềm tin của họ để lên tiếng chống đối kẻ đã gây ra những điều đó. Và điều này cho tôi thấy rằng là hầu hết những nhà đấu tranh ở trong nước, không phải chỉ cha Lý, không phải chỉ cha Lợi mà tất cả đã theo được điều mà tôi nghĩ rằng rất đúng với quan điểm của các tôn giáo, hay quan điểm trong tín ngưỡng của người mình, tức là đấu tranh một cách bất bạo động. Giống như thánh Ghandi ngày xưa đã không dùng biện pháp trả miếng bằng vũ lực mà chỉ dùng tiếng nói thôi. Trong trường hợp đó tôi thấy không có điều gì để chê trách họ cả.
Hơn nữa, đúng là họ đã nhân danh những người Công giáo và các linh mục Công giáo đã tích cực đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, là họ đã nhân danh chính cái cốt lõi của niềm tin, của đức bác ái công giáo để họ hành xử như vậy.
Nguyễn Khanh: Tôi có cảm tưởng dường như không phải là ông muốn trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra không thôi mà hình như là ông muốn gởi suy nghĩ của ông đến gới lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Việt Nam ở trong nước. Có phải đúng như vậy không, thưa ông?
Ông Trần Phong Vũ: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh và đồng thời cũng cám ơn đài Á Châu Tự Do đã cho tôi cơ hội để nói lên điều này. Khi viết, tôi không phải chỉ viết cho tôi, không phải chỉ để thỏa mãn cho điều bức xúc riêng của mình mà thật sự đều muốn gởi gấm tới tha nhân, những người chung quanh tôi, những người đọc tôi, những người nghe tôi. Và trong trường hợp này tôi còn muốn để mong mỏi tiếng nói khiêm tốn nhỏ bé của tôi, một giáo dân tầm thường đến với các nhà lãnh đạo tôn giáo của tôi ở trong nước, các đấng mà tôi quý mến ở trong nước để từ đó các ngài nhìn tới thân phận Việt Nam, nhìn tới thân phận những người đang đấu tranh gian khổ, đang chấp nhận tất cả những đòn thù của kẻ thù và đấu tranh một cách ôn hòa đó để các ngài thông cảm với họ, mà không phải chỉ thông cảm không mà thôi, các ngài nhân danh vai trò ngôn sứ của các ngài để tiếp lời cho họ, để tiếp sức cho họ bởi vì tôi nghĩ rằng các ngài không cần phải đấu tranh thật sự.
Tôi vẫn nhớ hoài một bức thư của một giáo dân tên Nguyễn Đình Thao đã gởi tới các giám mục vào năm 2005. Bức thư đó mỗi lần đọc tôi thấy xúc động vô cùng. Anh Thao, với tuổi đời 30 mà là người đã đi cùng khắp 3 miền đất nước, đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh khổ ải của người dân Việt Nam và anh có một câu mà tôi thấy rất cảm động, anh nói là anh không đòi hỏi tất cả các giám mục phải chống cộng nhưng anh mong mỏi các giám mục phải nhân danh là đại diện của Chút Ki-tô, nhân danh những ngôn sứ của ngài để nói lên những tiếng nói chân thực để làm sao thay đổi được chế độ, để thay đổi được những tai ương mà đất nước đang phải gánh chịu.
Tôi nghĩ câu hỏi của anh đặt ra thì quả thật trong thâm tâm tôi muốn những lời nói đó của Nguyễn Đình Thao, của biết bao những người Công giáo được thấm nhập trái tim, vào trí óc của những người đồng đạo với tôi trên quê hương. Và đặc biệt với những nhà lãnh đạo trong Giáo hội để may ra có thể làm được một cái gì cho đất nước trong hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngã hiện nay.
Nguyễn Khanh: Xin được cám ơn ông Trần Phong Vũ cho buổi nói nói chuyện rất lý thú ngày hôm nay.
Những gì sẽ được bàn thảo trong cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ 2007
2007.04.04
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Cuộc đối thoại Việt-Mỹ kế tiếp về nhân quyền sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, tại thủ đô Washington DC. Những vấn đề nào sẽ được đặt ra trong nghị trình làm việc của đôi bên? Chúng ta có thể mong chờ những thành quả gì từ cuộc gặp lần này?

Ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Photo provided by Mr. Michael Orona.
Để giải đáp các thắc mắc đang được nhiều ngừơi quan tâm, Trà Mi đã liên hệ với ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động, thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt:
Trà Mi: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên, xin ông cho biết chi tiết về cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời gian khi nào, địa điểm tổ chức tại đâu, và sẽ gồm những ai tham gia?
Ông Michael Orona: Cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở ngay thủ đô Washington DC. Phái đoàn Mỹ sẽ do ông Barry Lowenkron, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động dẫn đầu.
Trưởng đoàn Việt Nam sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao hay Ngoại trưởng, hiện họ vẫn chưa quyết định. Chúng tôi có danh sách phía Việt Nam đưa ra nhưng chưa muốn nêu rõ ngay bây giờ vì chưa có văn bản cuối cùng. Tuy nhiên, hôm nay họ đã gửi cho chúng tôi thông báo chính thức nói rằng họ sẽ tham gia vào cuộc đối thoại này.
Đây là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ hai. Năm ngoái, chúng tôi đã có một cuộc đàm phán tương tự tại Hà Nội. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền bị đình chỉ từ năm 2002 do chính phủ Việt Nam trì trệ trong việc cải thiện nhân quyền.
Đến khi Hà Nội thể hiện vài sự tiến bộ về mặt này, thì năm ngoái, chúng tôi quyết định tái tục các cuộc đối thoại. Và kỳ này, một lần nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phải có những cải thiện cụ thể hơn trong năm nay.
Những vấn đề sẽ được thảo luận
Trà Mi: Chúng ta có thể chờ đợi gì từ cuộc gặp lần này? Những vấn đề trọng tâm nào sẽ được thảo luận trong nghị trình làm việc của đôi bên?
Ông Michael Orona: Có rất nhiều vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Hiện chúng tôi vẫn đang thương lượng về nghị trình chung cuộc.
Các cuộc đàn áp nhân quyền mới đây, các vụ bắt bớ, giam cầm những ngừơi hoạt động nhân quyền, bản án mới đây đối với linh mục Nguyễn Văn Lý, trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, cùng rất nhiều trường hợp khác trong những tuần gần đây là những vụ việc đang gây xôn xao dư luận, và tôi chắc chắn rằng những việc này sẽ được chính phủ Mỹ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp tới. Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh rõ ràng mối quan tâm của chúng tôi.
Trà Mi: Như ông vừa trình bày đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ và Việt Nam có những cuộc đối thoại về nhân quyền như thế. Ông có thể cho biết những kết quả đạt được cho tới nay là gì và những điểm nào cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa?
Ông Michael Orona: Năm ngoái có 3 hoặc 4 tù nhân chính trị nổi bật được Hà Nội phóng thích trong đó có Phạm Hồng Sơn. Gần đây, chính phủ Việt Nam công bố hủy bỏ Nghị định 31/CP, điều này chúng tôi đã đưa ra yêu cầu với họ trong cuộc đối thoại năm ngoái.
Chúng tôi cũng đề nghị các cuộc viếng thăm nhà tù, cùng với nhiều điều khác nữa liên quan đến tự do tôn giáo, và nhà nước Việt Nam tỏ ra hợp tác bằng những lời cam kết cụ thể. Đó là những kết quả trông thấy.
Về những điểm cần phải đạt được, chúng tôi hết sức quan tâm đến những vụ đàn áp mới đây, và điều đó sẽ được nêu lên trong cuộc gặp lần này. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn thấy nhiều tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực tự do internet tại Việt Nam vốn lâu nay chưa có nhiều cải thiện.
Ngoài ra, quyền công dân được tự do tụ tập, thành lập hội đoàn, bày tỏ quan điểm một cách tự do và ôn hoà cũng là những vấn đề mà chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Hà Nội.
Tình hình nhân quyền của Việt Nam
Trà Mi: Chúng tôi được biết là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã có nêu quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam với Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm nhân chuyến Mỹ du của ông ta vừa rồi.
Thế nhưng, ngay sau chuyến đi này, đã có một số nhân vật bất đồng chính kiến bị tuyên án, và trước đó không lâu, nhiều nhà dân chủ khác cũng bị bắt giam. Ý kiến của ông ra sao?
Ông Michael Orona: Chúng tôi rất quan ngại về những vụ bắt bớ gần đây, đặc biệt là bản án đối với linh mục Lý. Những việc này thật sự làm chúng tôi hết sức quan tâm. Lẽ ra những việc như vậy không nên xảy ra vào thời điểm này, khi mà Hoa Kỳ vừa mở ra một chương mới trong mối quan hệ bang giao với Việt Nam và mọi chuyện đang diễn ra êm đẹp, lại càng không hay khi những việc ấy lại xảy ra chỉ vài tuần trước khi cuộc đối thoại nhân quyền giữa đôi bên diễn ra.
Cho nên, chắc chắn chúng sẽ được nêu lên trong khuôn khổ lần gặp gỡ này. Như cô cũng biết, các nhân vật hàng đầu trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã đề cập đến những vấn đề ấy, và chúng tôi sẽ tiếp tục như thế cho tới khi nào thấy được sự cải tổ thiện chí và cụ thể.
Trà Mi: Theo quan điểm của Hà Nội, đảm bảo nhân quyền là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia, và điều này phải phù hợp với đặc điểm lịch sử, chính trị, văn hoá của từng nước.
Ông có nghĩ là Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt quan điểm về tiêu chuẩn nhân quyền và lợi dụng việc này để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, như Việt Nam vẫn thường lên án hay không?
Ông Michael Orona: Không hề, bởi vì trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào khác, cũng như trong các báo cáo nhân quyền do chúng tôi thực hiện, các tiêu chuẩn đề ra không phải là tiêu chuẩn nhân quyền của Mỹ mà là tiêu chuẩn của quốc tế, được quy định bởi Liên Hiệp Quốc, các tổ chức trên thế giới, cũng như bởi các Hiệp ước quốc tế.
Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia ký tên vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị. Việc này chứng tỏ họ đồng ý sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quy định trong Công ước về nhân quyền của mỗi công dân.
Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đã được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đã đồng ý ký tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.
Ông Michael Orona
Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đã được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đã đồng ý ký tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.
Đáp án cho bài toán
Trà Mi: Tuy nhiên, các nhân vật mà cộng đồng quốc tế xem là “bất đồng chính kiến” thì phía Hà Nội xác định là “những kẻ phạm pháp, những tội phạm chống lại an ninh quốc gia”. Thế thì có đáp án nào cho bài toán này chăng?
Ông Michael Orona: Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vào sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam đang có những bước đi đúng về kinh tế. Họ đang thực hiện những điều cần thiết để giúp nền kinh tế tăng trưởng và cạnh tranh với khu vực và thế giới. Thế nhưng, để đạt được điều này, họ cũng phải quan tâm đến các nhân quyền cơ bản cần thiết cho nền kinh tế tiến lên.
Một quốc gia đàn áp các quyền chính trị, tôn giáo, hay bất kỳ quyền công dân nào khác thì sẽ không thể đạt được một sự tiến bộ toàn diện. Nếu anh cản trở sự phát triển của ngừơi dân, không cho phép công dân được hưởng đầy đủ những quyền tự do thì cũng có nghĩa là anh kiềm chế sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, và sau này anh sẽ phải trả giá cho việc đó cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.
Chúng tôi tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội rằng chúng tôi muốn thấy mối quan hệ song phương phát triển toàn diện, nhưng để đạt được điều đó, Hoa Kỳ áp dụng các tiêu chuẩn nhân quyền của cộng đồng quốc tế làm cơ sở cho mối quan hệ song phương, không riêng với Việt Nam mà đối với nhiều nước khác cũng vậy.
Vâng, đặc biệt mối quan hệ Việt-Mỹ được dựa trên cơ sở nhân quyền, cho nên nếu muốn phát triển bang giao thành công, lâu dài thì Việt Nam phải chứng tỏ những cải thiện cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
Tiếng Việt
--------------------------------------------------------------------------------
© 2007 Radio Free Asia
2007.04.04
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Cuộc đối thoại Việt-Mỹ kế tiếp về nhân quyền sẽ được tổ chức vào cuối tháng này, tại thủ đô Washington DC. Những vấn đề nào sẽ được đặt ra trong nghị trình làm việc của đôi bên? Chúng ta có thể mong chờ những thành quả gì từ cuộc gặp lần này?

Ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Photo provided by Mr. Michael Orona.
Để giải đáp các thắc mắc đang được nhiều ngừơi quan tâm, Trà Mi đã liên hệ với ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động, thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và được ông dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt:
Trà Mi: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên, xin ông cho biết chi tiết về cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời gian khi nào, địa điểm tổ chức tại đâu, và sẽ gồm những ai tham gia?
Ông Michael Orona: Cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới đây tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở ngay thủ đô Washington DC. Phái đoàn Mỹ sẽ do ông Barry Lowenkron, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động dẫn đầu.
Trưởng đoàn Việt Nam sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao hay Ngoại trưởng, hiện họ vẫn chưa quyết định. Chúng tôi có danh sách phía Việt Nam đưa ra nhưng chưa muốn nêu rõ ngay bây giờ vì chưa có văn bản cuối cùng. Tuy nhiên, hôm nay họ đã gửi cho chúng tôi thông báo chính thức nói rằng họ sẽ tham gia vào cuộc đối thoại này.
Đây là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ hai. Năm ngoái, chúng tôi đã có một cuộc đàm phán tương tự tại Hà Nội. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền bị đình chỉ từ năm 2002 do chính phủ Việt Nam trì trệ trong việc cải thiện nhân quyền.
Đến khi Hà Nội thể hiện vài sự tiến bộ về mặt này, thì năm ngoái, chúng tôi quyết định tái tục các cuộc đối thoại. Và kỳ này, một lần nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phải có những cải thiện cụ thể hơn trong năm nay.
Những vấn đề sẽ được thảo luận
Trà Mi: Chúng ta có thể chờ đợi gì từ cuộc gặp lần này? Những vấn đề trọng tâm nào sẽ được thảo luận trong nghị trình làm việc của đôi bên?
Ông Michael Orona: Có rất nhiều vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Hiện chúng tôi vẫn đang thương lượng về nghị trình chung cuộc.
Các cuộc đàn áp nhân quyền mới đây, các vụ bắt bớ, giam cầm những ngừơi hoạt động nhân quyền, bản án mới đây đối với linh mục Nguyễn Văn Lý, trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, cùng rất nhiều trường hợp khác trong những tuần gần đây là những vụ việc đang gây xôn xao dư luận, và tôi chắc chắn rằng những việc này sẽ được chính phủ Mỹ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp tới. Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh rõ ràng mối quan tâm của chúng tôi.
Trà Mi: Như ông vừa trình bày đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ và Việt Nam có những cuộc đối thoại về nhân quyền như thế. Ông có thể cho biết những kết quả đạt được cho tới nay là gì và những điểm nào cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa?
Ông Michael Orona: Năm ngoái có 3 hoặc 4 tù nhân chính trị nổi bật được Hà Nội phóng thích trong đó có Phạm Hồng Sơn. Gần đây, chính phủ Việt Nam công bố hủy bỏ Nghị định 31/CP, điều này chúng tôi đã đưa ra yêu cầu với họ trong cuộc đối thoại năm ngoái.
Chúng tôi cũng đề nghị các cuộc viếng thăm nhà tù, cùng với nhiều điều khác nữa liên quan đến tự do tôn giáo, và nhà nước Việt Nam tỏ ra hợp tác bằng những lời cam kết cụ thể. Đó là những kết quả trông thấy.
Về những điểm cần phải đạt được, chúng tôi hết sức quan tâm đến những vụ đàn áp mới đây, và điều đó sẽ được nêu lên trong cuộc gặp lần này. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn thấy nhiều tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực tự do internet tại Việt Nam vốn lâu nay chưa có nhiều cải thiện.
Ngoài ra, quyền công dân được tự do tụ tập, thành lập hội đoàn, bày tỏ quan điểm một cách tự do và ôn hoà cũng là những vấn đề mà chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Hà Nội.
Tình hình nhân quyền của Việt Nam
Trà Mi: Chúng tôi được biết là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã có nêu quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam với Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm nhân chuyến Mỹ du của ông ta vừa rồi.
Thế nhưng, ngay sau chuyến đi này, đã có một số nhân vật bất đồng chính kiến bị tuyên án, và trước đó không lâu, nhiều nhà dân chủ khác cũng bị bắt giam. Ý kiến của ông ra sao?
Ông Michael Orona: Chúng tôi rất quan ngại về những vụ bắt bớ gần đây, đặc biệt là bản án đối với linh mục Lý. Những việc này thật sự làm chúng tôi hết sức quan tâm. Lẽ ra những việc như vậy không nên xảy ra vào thời điểm này, khi mà Hoa Kỳ vừa mở ra một chương mới trong mối quan hệ bang giao với Việt Nam và mọi chuyện đang diễn ra êm đẹp, lại càng không hay khi những việc ấy lại xảy ra chỉ vài tuần trước khi cuộc đối thoại nhân quyền giữa đôi bên diễn ra.
Cho nên, chắc chắn chúng sẽ được nêu lên trong khuôn khổ lần gặp gỡ này. Như cô cũng biết, các nhân vật hàng đầu trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã đề cập đến những vấn đề ấy, và chúng tôi sẽ tiếp tục như thế cho tới khi nào thấy được sự cải tổ thiện chí và cụ thể.
Trà Mi: Theo quan điểm của Hà Nội, đảm bảo nhân quyền là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia, và điều này phải phù hợp với đặc điểm lịch sử, chính trị, văn hoá của từng nước.
Ông có nghĩ là Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt quan điểm về tiêu chuẩn nhân quyền và lợi dụng việc này để can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, như Việt Nam vẫn thường lên án hay không?
Ông Michael Orona: Không hề, bởi vì trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào khác, cũng như trong các báo cáo nhân quyền do chúng tôi thực hiện, các tiêu chuẩn đề ra không phải là tiêu chuẩn nhân quyền của Mỹ mà là tiêu chuẩn của quốc tế, được quy định bởi Liên Hiệp Quốc, các tổ chức trên thế giới, cũng như bởi các Hiệp ước quốc tế.
Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia ký tên vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị. Việc này chứng tỏ họ đồng ý sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quy định trong Công ước về nhân quyền của mỗi công dân.
Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đã được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đã đồng ý ký tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.
Ông Michael Orona
Cơ sở mà chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền không phải theo tiêu chuẩn của Mỹ mà theo tiêu chuẩn quốc tế đã được cộng đồng thế giới nhất trí công nhận mà Hà Nội cũng đã đồng ý ký tên vào. Tóm lại, các cuộc đối thoại, đàm phán nhân quyền của chúng tôi với chính phủ Việt Nam hoàn toàn xoay quanh các quy chuẩn của quốc tế.
Đáp án cho bài toán
Trà Mi: Tuy nhiên, các nhân vật mà cộng đồng quốc tế xem là “bất đồng chính kiến” thì phía Hà Nội xác định là “những kẻ phạm pháp, những tội phạm chống lại an ninh quốc gia”. Thế thì có đáp án nào cho bài toán này chăng?
Ông Michael Orona: Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vào sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam đang có những bước đi đúng về kinh tế. Họ đang thực hiện những điều cần thiết để giúp nền kinh tế tăng trưởng và cạnh tranh với khu vực và thế giới. Thế nhưng, để đạt được điều này, họ cũng phải quan tâm đến các nhân quyền cơ bản cần thiết cho nền kinh tế tiến lên.
Một quốc gia đàn áp các quyền chính trị, tôn giáo, hay bất kỳ quyền công dân nào khác thì sẽ không thể đạt được một sự tiến bộ toàn diện. Nếu anh cản trở sự phát triển của ngừơi dân, không cho phép công dân được hưởng đầy đủ những quyền tự do thì cũng có nghĩa là anh kiềm chế sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, và sau này anh sẽ phải trả giá cho việc đó cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.
Chúng tôi tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội rằng chúng tôi muốn thấy mối quan hệ song phương phát triển toàn diện, nhưng để đạt được điều đó, Hoa Kỳ áp dụng các tiêu chuẩn nhân quyền của cộng đồng quốc tế làm cơ sở cho mối quan hệ song phương, không riêng với Việt Nam mà đối với nhiều nước khác cũng vậy.
Vâng, đặc biệt mối quan hệ Việt-Mỹ được dựa trên cơ sở nhân quyền, cho nên nếu muốn phát triển bang giao thành công, lâu dài thì Việt Nam phải chứng tỏ những cải thiện cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
Tiếng Việt
--------------------------------------------------------------------------------
© 2007 Radio Free Asia
Bức ảnh và chế độ
Phạm Hồng Sơn
"… Bức ảnh nói trên tự nó đã lột tả hết những gì về bản chất của một chế độ …"
"Trong phòng xử án, các phóng viên báo chí trong và ngoài nước bị đẩy ra ngoài do quần chúng xông vào như sóng cồn…Tôi là "nhân vật số 1" và được ngài ủy viên công tố trao bản photo cáo trạng…Chúng tôi bị buộc tội là " chủ mưu của một âm mưu phản loạn" cực kỳ nguy hiểm. Với tội danh này, án tử hình là điều không còn cần phải bàn cãi nữa! Luật sư Bram Fischer yêu cầu hoãn phiên xử. Ông này hiểu rất rõ rằng các bị cáo phải có thì giờ nghiên cứu kỹ bản cáo trạng trước khi phát biểu ý kiến của mình trước cơ quan nhân danh công lý… Trong ba tuần tiếp theo, chúng tôi chuẩn bị tập thể cho những lời phát biểu trước toà…Xuất hiện lại trước toà chúng tôi tấn công ngay. Bram Fischer phê phán bản cáo trạng là sự áp đặt, viết lộn xộn và võ đoán…Người ta yêu cầu chúng tôi " nói lời cuối cùng" rằng mình có tội hay không. Chúng tôi đã thống nhất với nhau không trả lời "theo phương pháp cổ điển" mà tận dụng khoảng thời gian quý báu này để miệt thị phương pháp xử án của nhà cầm quyền…
Tôi có gần hai tuần lễ chuẩn bị bài phát biểu cuối cùng… Tôi, bị cáo thứ nhất, được gọi. Tôi đứng thẳng dậy, nhìn bao quát phòng xử án, rồi bắt đầu từ từ đọc: "…Tôi giương cao lý tưởng dân chủ và xã hội tự do mà ở đó tất cả mọi người đều bình đẳng chung sống với nhau trong những điều kiện và khả năng như nhau. Đó là một lý tưởng mà tôi lấy làm lẽ sống và hy vọng sẽ đạt được. Song nếu cần tôi sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng ấy". Tôi nói suốt bốn giờ liền. Phòng xử án lặng như tờ. Sau khi nói xong, tôi từ từ ngồi xuống một cách khoan thai. Tôi không quay đầu lại và không nhìn lên các hàng ghế những người dự khán, mặc dù tôi nhận thấy mọi ánh mắt đang đổ dồn vào tôi… Bản án dành cho tất cả các bị cáo là tù chung thân trong nhà lao. Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười… Tôi quay lại, hướng lên các hàng ghế dự khán và cười, mắt tìm mẹ và Winnie". (trích theo Nelson Mandela người tù thế kỷ - bản dịch hồi ký của Nelson Mandela do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1998).
Xin được thưa ngay với quý vị đây không phải là cảnh diễn ra trong một chế độ dân chủ như ta vẫn thường thấy ở những nước như Pháp, Mỹ, Úc,… hay ở toà án quốc tế La-hay (La Haye) .Trên đây là một số chi tiết trong phiên toà do chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai (Apartheid) tàn bạo khét tiếng xử Nelson Mandela và các cộng sự vào năm 1964. Ngồi trên ghế quan toà là những người da trắng của hệ thống cầm quyền Nam Phi lúc đó, Nelson Mandela và các bị cáo khác đều là người da màu – những người không được hệ thống cầm quyền da trắng đương thời thừa nhận quyền bình đẳng với người da trắng.
43 năm sau, tại xứ sở có tên là Việt Nam với câu khẩu hiệu cửa miệng của những kẻ cầm quyền là luôn vì "một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đã có một phiên toà được giới truyền thông tường thuật như thế này:
Huế, 30/03/2007: Linh mục bất đồng chính kiến, Nguyễn Văn Lý, đã bị một toà án ở thành phố Huế, quê nhà ông, kết án 8 năm tù giam. Linh mục Lý đã xuất bản một tờ báo bị cấm và giúp thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam - một đảng có tham vọng thay thế Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam. 4 nhà tranh đấu dân chủ khác cũng đã bị kết án trong phiên xử này.
Thẩm phán Bùi Xế, chủ tịch hội đồng xét xử đã đọc cáo trạng vào cuối buổi sáng ngày thứ sáu, sau một phiên xử kéo dài 4 giờ đồng hồ ở toà án thành phố Huế. Thẩm phán đã kết án linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam. Hai đồng bị cáo với linh mục Lý, những người sáng lập đảng Thăng Tiến là ông Nguyễn Phong bị kết án 6 năm tù và ông Nguyễn Bình Thành cũng bị kết án 5 năm tù. Hai nữ bị cáo, Lê Thị Lệ Hằng và Hoàng Thị Anh Đào cũng bị đã bị kết án nhưng được hưởng án treo.
Các bị cáo bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua họ đã xuất bản một tờ báo độc lập có tên Tự do Ngôn luận. Năm ngoái họ đã thành lập đảng Thăng Tiến Việt Nam như một đảng thay thế, một đảng không theo chủ nghĩa cộng sản.
Linh mục Lý đã khai rất ngắn tại toà và các câu trả lời thẩm phán của ông hai lần bị ngắt khi ông cố gắng nói những lời lên án chế độ:
"Việt Nam áp dụng luật rừng"
" Đả đảo đảng cộng sản"
Cảnh sát đã tắt micro của linh mục Lý và giải ông ra khỏi phòng xử án.
Theo bản tin hôm thứ sáu của AP thì linh mục Lý đã không có mặt trong phòng xử án khi bản án được đọc.
Các bị cáo trong phiên toà này không có luật sư bào chữa và không được tự bào chữa. Cuối phiên xử các thẩm phán hỏi họ xem họ có muốn nói gì về vụ án nhà nước này không. Ông Nguyễn Bình Thành bắt đầu trình bày về trường hợp của ông như sau:
Ông Thành nói rằng hành động của ông phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên chủ tịch hội đồng xét xử đã ngắt lời ông và nói rằng những điều này không liên quan gì đến vụ án."
Và đây, một hình ảnh được ghi lại trong phiên toà đó:

bức ảnh đã đi vào lịch sử:
cha Lý tại Toà án nhân dân Huế (30/3/2007)
Bức ảnh đã gây sốc đối với cộng đồng nhân loại trên toàn thế giới và nhiều người đã dùng từ "ghê tởm" khi xem tấm hình, đúng như câu tục ngữ của Việt nam " trăm nghe không bằng một thấy". Bởi đây là lần đầu cộng đồng nhân loại tiến bộ được chứng kiến một hình ảnh đặc tả trong một phiên toà của Việt nam, nhưng có một câu tục ngữ khác của phương Tây cũng rất đắt trong trường hợp này: "phần chóp của một tảng băng" (the tip of the iceberg).
Phiên toà A-pác-thai kể trên đã đi vào lịch sử với cái tên "Phiên toà Rivonia" (theo địa danh nơi xử) và lý tưởng của Nelson Mandela đã thành hiện thực trên đất nước Nam Phi đúng như ông khảng khái xác tín ngay trong phiên toà. Có một chi tiết cần kể thêm: cũng ngay trong phiên toà đó, để bác lại cáo buộc rằng ông là cộng sản, Nelson Mandela đã đáp lại: " Thông qua những tác phẩm của chủ nghĩa Mác và từ các cuộc đàm đạo với những người Mác-xít, tôi nhận thức ra rằng những người cộng sản nhìn nhận chế độ đại nghị ở các nước phương Tây là phản dân chủ và phản động. Trái lại, tôi ngưỡng mộ hệ thống xã hội ấy."
Bức ảnh nói trên tự nó đã lột tả hết những gì về bản chất của một chế độ. Chỉ có điều chế độ đó nó không có tên là A-pác-thai, Ta-li-ban hay phát-xít Hitler, mà nó có một cái tên "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam". Lịch sử luôn cho thấy những gì có cùng bản chất sẽ đều đi đến một kết cục tuy nhanh chậm hay bằng những cách khác nhau.
Phạm Hồng Sơn
05/04/2007
Phạm Hồng Sơn
"… Bức ảnh nói trên tự nó đã lột tả hết những gì về bản chất của một chế độ …"
"Trong phòng xử án, các phóng viên báo chí trong và ngoài nước bị đẩy ra ngoài do quần chúng xông vào như sóng cồn…Tôi là "nhân vật số 1" và được ngài ủy viên công tố trao bản photo cáo trạng…Chúng tôi bị buộc tội là " chủ mưu của một âm mưu phản loạn" cực kỳ nguy hiểm. Với tội danh này, án tử hình là điều không còn cần phải bàn cãi nữa! Luật sư Bram Fischer yêu cầu hoãn phiên xử. Ông này hiểu rất rõ rằng các bị cáo phải có thì giờ nghiên cứu kỹ bản cáo trạng trước khi phát biểu ý kiến của mình trước cơ quan nhân danh công lý… Trong ba tuần tiếp theo, chúng tôi chuẩn bị tập thể cho những lời phát biểu trước toà…Xuất hiện lại trước toà chúng tôi tấn công ngay. Bram Fischer phê phán bản cáo trạng là sự áp đặt, viết lộn xộn và võ đoán…Người ta yêu cầu chúng tôi " nói lời cuối cùng" rằng mình có tội hay không. Chúng tôi đã thống nhất với nhau không trả lời "theo phương pháp cổ điển" mà tận dụng khoảng thời gian quý báu này để miệt thị phương pháp xử án của nhà cầm quyền…
Tôi có gần hai tuần lễ chuẩn bị bài phát biểu cuối cùng… Tôi, bị cáo thứ nhất, được gọi. Tôi đứng thẳng dậy, nhìn bao quát phòng xử án, rồi bắt đầu từ từ đọc: "…Tôi giương cao lý tưởng dân chủ và xã hội tự do mà ở đó tất cả mọi người đều bình đẳng chung sống với nhau trong những điều kiện và khả năng như nhau. Đó là một lý tưởng mà tôi lấy làm lẽ sống và hy vọng sẽ đạt được. Song nếu cần tôi sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng ấy". Tôi nói suốt bốn giờ liền. Phòng xử án lặng như tờ. Sau khi nói xong, tôi từ từ ngồi xuống một cách khoan thai. Tôi không quay đầu lại và không nhìn lên các hàng ghế những người dự khán, mặc dù tôi nhận thấy mọi ánh mắt đang đổ dồn vào tôi… Bản án dành cho tất cả các bị cáo là tù chung thân trong nhà lao. Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười… Tôi quay lại, hướng lên các hàng ghế dự khán và cười, mắt tìm mẹ và Winnie". (trích theo Nelson Mandela người tù thế kỷ - bản dịch hồi ký của Nelson Mandela do nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1998).
Xin được thưa ngay với quý vị đây không phải là cảnh diễn ra trong một chế độ dân chủ như ta vẫn thường thấy ở những nước như Pháp, Mỹ, Úc,… hay ở toà án quốc tế La-hay (La Haye) .Trên đây là một số chi tiết trong phiên toà do chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai (Apartheid) tàn bạo khét tiếng xử Nelson Mandela và các cộng sự vào năm 1964. Ngồi trên ghế quan toà là những người da trắng của hệ thống cầm quyền Nam Phi lúc đó, Nelson Mandela và các bị cáo khác đều là người da màu – những người không được hệ thống cầm quyền da trắng đương thời thừa nhận quyền bình đẳng với người da trắng.
43 năm sau, tại xứ sở có tên là Việt Nam với câu khẩu hiệu cửa miệng của những kẻ cầm quyền là luôn vì "một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đã có một phiên toà được giới truyền thông tường thuật như thế này:
Huế, 30/03/2007: Linh mục bất đồng chính kiến, Nguyễn Văn Lý, đã bị một toà án ở thành phố Huế, quê nhà ông, kết án 8 năm tù giam. Linh mục Lý đã xuất bản một tờ báo bị cấm và giúp thành lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam - một đảng có tham vọng thay thế Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam. 4 nhà tranh đấu dân chủ khác cũng đã bị kết án trong phiên xử này.
Thẩm phán Bùi Xế, chủ tịch hội đồng xét xử đã đọc cáo trạng vào cuối buổi sáng ngày thứ sáu, sau một phiên xử kéo dài 4 giờ đồng hồ ở toà án thành phố Huế. Thẩm phán đã kết án linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam. Hai đồng bị cáo với linh mục Lý, những người sáng lập đảng Thăng Tiến là ông Nguyễn Phong bị kết án 6 năm tù và ông Nguyễn Bình Thành cũng bị kết án 5 năm tù. Hai nữ bị cáo, Lê Thị Lệ Hằng và Hoàng Thị Anh Đào cũng bị đã bị kết án nhưng được hưởng án treo.
Các bị cáo bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua họ đã xuất bản một tờ báo độc lập có tên Tự do Ngôn luận. Năm ngoái họ đã thành lập đảng Thăng Tiến Việt Nam như một đảng thay thế, một đảng không theo chủ nghĩa cộng sản.
Linh mục Lý đã khai rất ngắn tại toà và các câu trả lời thẩm phán của ông hai lần bị ngắt khi ông cố gắng nói những lời lên án chế độ:
"Việt Nam áp dụng luật rừng"
" Đả đảo đảng cộng sản"
Cảnh sát đã tắt micro của linh mục Lý và giải ông ra khỏi phòng xử án.
Theo bản tin hôm thứ sáu của AP thì linh mục Lý đã không có mặt trong phòng xử án khi bản án được đọc.
Các bị cáo trong phiên toà này không có luật sư bào chữa và không được tự bào chữa. Cuối phiên xử các thẩm phán hỏi họ xem họ có muốn nói gì về vụ án nhà nước này không. Ông Nguyễn Bình Thành bắt đầu trình bày về trường hợp của ông như sau:
Ông Thành nói rằng hành động của ông phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên chủ tịch hội đồng xét xử đã ngắt lời ông và nói rằng những điều này không liên quan gì đến vụ án."
Và đây, một hình ảnh được ghi lại trong phiên toà đó:

bức ảnh đã đi vào lịch sử:
cha Lý tại Toà án nhân dân Huế (30/3/2007)
Bức ảnh đã gây sốc đối với cộng đồng nhân loại trên toàn thế giới và nhiều người đã dùng từ "ghê tởm" khi xem tấm hình, đúng như câu tục ngữ của Việt nam " trăm nghe không bằng một thấy". Bởi đây là lần đầu cộng đồng nhân loại tiến bộ được chứng kiến một hình ảnh đặc tả trong một phiên toà của Việt nam, nhưng có một câu tục ngữ khác của phương Tây cũng rất đắt trong trường hợp này: "phần chóp của một tảng băng" (the tip of the iceberg).
Phiên toà A-pác-thai kể trên đã đi vào lịch sử với cái tên "Phiên toà Rivonia" (theo địa danh nơi xử) và lý tưởng của Nelson Mandela đã thành hiện thực trên đất nước Nam Phi đúng như ông khảng khái xác tín ngay trong phiên toà. Có một chi tiết cần kể thêm: cũng ngay trong phiên toà đó, để bác lại cáo buộc rằng ông là cộng sản, Nelson Mandela đã đáp lại: " Thông qua những tác phẩm của chủ nghĩa Mác và từ các cuộc đàm đạo với những người Mác-xít, tôi nhận thức ra rằng những người cộng sản nhìn nhận chế độ đại nghị ở các nước phương Tây là phản dân chủ và phản động. Trái lại, tôi ngưỡng mộ hệ thống xã hội ấy."
Bức ảnh nói trên tự nó đã lột tả hết những gì về bản chất của một chế độ. Chỉ có điều chế độ đó nó không có tên là A-pác-thai, Ta-li-ban hay phát-xít Hitler, mà nó có một cái tên "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam". Lịch sử luôn cho thấy những gì có cùng bản chất sẽ đều đi đến một kết cục tuy nhanh chậm hay bằng những cách khác nhau.
Phạm Hồng Sơn
05/04/2007
Tấm Hình Lung Lay Chế Độ
VI ANH .
Việt Báo Thứ Tư, 4/11/2007, 12:02:00 AM
Tấm hình làm lung lay chế độ là hình một công an CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý trong phiên tòa CS. Thế lực dân chủ đang lên đó là Khối 8406 mà LM Lý là một thành viên. Nhờ tấm hình giới quan sát và truyền thông quốc tế mới tìm hiểu, đưa công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN vào tiêu điểm trên công luận thế giới.
Trước tiên là cái hình làm lung lay chế độ. Một cái hình bằng một nghìn chữ là nói theo kiểu làm báo. Một cái hình làm lung lay hay suy sụp một chế độ là nói theo kiểu làm chánh trị. Việt Nam Cộng Hòa, thời đệ nhứt với tấm hình HT Thích Quảng Đức tự thiêu, thời đệ nhị Cộng Hòa với tấm hình Tướng Loan bắn tù binh trong Tết Mậu Thân ở Saigon là thí dụ. Và thời CS Hà nội, tháng Tư Đen năm thứ 32, tấm hình mật vụ CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý tại tòa là một loại hình như thế. Đó là tấm hình lên án chế độ CS Hà Nội mà người thi hành án là truyền thông quốc tế, nhân dân và chánh quyền tự do, dân chủ các nước và người Việt bị CS Hà nội đàn áp lâu nay.
Từ sau Chiến tranh VN, vấn đề VN không còn nằm trong tiêu điểm của truyền thông quốc tế nữa. Nếu có đề cập, họ chú ý nhiều đến vấn đề kinh tế VN tăng gia có lợi cho CS Hà nội. Cuộc đấu tranh chống Cộng gần đây thành cuộc đấu tranh cho cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN dù cam go, dai dẳng những chỉ được phổ thông trong hàng ngũ người Việt hải ngoại qua truyền thông tiếng Việt; truyền thông quốc tế ít khi khai thác. Do vậy bao nhiêu cuộc đánh đập, tù đày, tra tấn mà CS đã làm đối với người Việt, chúng ta người Việt chịu hết nổi nhưng công luận thế giới nói chung ít biết.
Tấm hình công an CS bịt miệng LM Lý trong phiên tòa tạo một chấn động lớn trong truyền thông quốc tế. WebsiteZoomin.tv đi đoạn phim, liền sau đó l'Express đưa tấm hình lên báo, Thông tấn xã AFP của Pháp đi bức hình, báo động [tựa bài] "phong trào dân chủ VN bị tấn công, bước lùi của CS". Báo Asia Times của Mỹ đi hình, báo động "Hà nội khóa sổ dân chủ" và kêu gọi Mỹ phải có phản ứng thích hợp. Truyền hình CNN Asia, báo Asia Time Asia đi hình nhắc tới nhắc lui khối 8406. Báo Anh Financial Time, báo Mỹ tại Anh International Herald, thông tấn xã dpa của Đức đi hình và nhiều lần nhắc đến hối 8406. Chỉ ba ngày sau tấm hình được đưa lên, sơ kết có trên 400 bài báo ở Mỹ và gần 150 bài báo Âu châu đăng, và truyền hình Tây Âu Bắc Mỹ dành mộ t thời lượng lớn đi tin này, tất cả đều lên án chế độ CS.
Hậu quả tức khắc, nhãn tiền và tiêu biểu từ Mỹ là nước CS Hà nội đang dồn nỗ lực để giao hảo và giao thương. Tin đài Á châu Tự do RFA của Mỹ "phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Sean McCormack tuyên bố là chính phủ Mỹ quan tâm sâu sắc về việc linh mục Nguyễn Văn Lý bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 8 năm tù.” Ông cho biết "Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã nêu vấn đề bắt bớ, giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc thảo luận với Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm". Dân biểu Cộng Hòa Chris Smith, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Hạ viện Mỹ, nói việc Hà Nội kết án tù linh mục Nguyễn Văn Lý là "tàn bạo, vô nhân đạo" và ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp ngay lập tức để linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do. Hai ngày sau, Đài RFA của Mỹ, RFI của Pháp loan tin Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đồng ý với lời đề cử ông Michael Michalak làm đại sứ Mỹ ở Hà Nội, thay thế cho ông Michael Marine. Đại sứ Michael Marine là người bị DB Frank Wolf trước đây tố trước diễn đàn Hạ Viện Mỹ là người đại sứ "không để hết tâm trí vào các nỗ lực để buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.. nên cần bãi chức.” Vài ngày sau Thứ Trưởng Ngoại giao Mỹ, đặc trách Á châu sự vụ, Eric John, bay đi VN, chánh thức đến đến thăm HT Quảng Độ, là vị lãnh đạo một tôn giáo lớn đã từng công khai bày tỏ không hài lòng việc TT Bush gặp Ô Nguyễn minh Triết ở Hà nội mà không có một lời về nhân quyền dù trong diễn văn về tình trạng liên bang năm ấy, TT Bush long trọng hứa dân tộc nào đứng lên vì tự do, Mỹ sẽ đứng bên cạnh. Điều này HT cũng nhắc lại trong cuộc gặp gỡ với Thứ Trưởng Eric John khi đến viếng. Đứng trên phương diện ngoại giao việc thay một đại sứ không làm điều cần làm về nhân quyền, và gởi một Thứ Trưởng ngoại giao chánh thức viếng thăm một lãnh đạo tinh thần một tôn giáo bị CS triệt phá, đã từng phê bình xây đựng tổng thống là dấu hiệu chánh quyền Mỹ sẽ có nhiều áp lực mạnh về nhân quyền đối với Hà nội. Những tháng ngày sắp tới là những tháng ngày gay cấn chánh trị giữa Hà nội với Washington.
Tiếp theo là Khối 8406. Nhờ tấm hình, truyền thông quốc tế và những nhà quan sát tình hình VN tập trung tiêu điểm vào cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà khối 8406 là điển hình, qua việc tìm hiểu tại sao CS Hà nội có những hành động qua bạo đối với LM Lý như vậy. Đàn áp khối 8406 từ khi mới thành lập nhưng cũng nương tay vì CS Hà nội không muốn có hình ảnh xấu khi lo chạy vào WTO và tổ chức APEC. Nhưng khi được việc rồi, từ tháng Hai 2007, họ tấn công mạnh, cao điểm là dùng cha già và bịnh của Ô Đỗ nam Hải làm con tin để bất động hóa Ô Hải. Cao điểm là bắt LM Lý, LS Nguyễn văn Đài và Lê thị công Nhân. CS chĩa mũi dùi vào khối 8406 vì lần đầu tiên một tổ chức đấu tranh phát triển nhanh, đủ mọi thành phần, hoạt động đa dạng và đa diện, lập đảng, liên minh với đảng ngoại quốc, lập công đoàn, lập liên minh dân tộc, ra báo, phát hành báo, dùng kỹ thuật tin học liên lạc, liên kết một cách hữu hiệu. Đây là một bước ngoặt đấu tranh từ lượng thành chất, từ điểm sang diện theo nhận định của những nhà đấu tranh trong nước. Đây là bước ngoặt của việc quần chúng hóa, quốc tế hóa của cuộc đấu tranh theo nhận định của những nhà quan sát và truyền thông quốc tế. Và nhận định của những giới quốc tế này việc bắt bớ trấn áp này CS muốn diệt tận gốc khối 8406, nhưng không bao giờ thành. Nhận định này giống với nhân định một người trong cuộc là LM Phan văn Lợi. Khối 8406 có thành phần nổi và chìm. LM Lý cũng là một thành viên thôi. Còn nhiều người cốt lõi trong đủ giai tầng xã hội không ra mặt, vẫn đang hoạt động bình thường. Việc càn quét này như cơn bão quét qua, tàn lá có thể gãy rụng, nhưng gốc rễ vẫn còn.
VI ANH
VI ANH .
Việt Báo Thứ Tư, 4/11/2007, 12:02:00 AM
Tấm hình làm lung lay chế độ là hình một công an CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý trong phiên tòa CS. Thế lực dân chủ đang lên đó là Khối 8406 mà LM Lý là một thành viên. Nhờ tấm hình giới quan sát và truyền thông quốc tế mới tìm hiểu, đưa công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN vào tiêu điểm trên công luận thế giới.
Trước tiên là cái hình làm lung lay chế độ. Một cái hình bằng một nghìn chữ là nói theo kiểu làm báo. Một cái hình làm lung lay hay suy sụp một chế độ là nói theo kiểu làm chánh trị. Việt Nam Cộng Hòa, thời đệ nhứt với tấm hình HT Thích Quảng Đức tự thiêu, thời đệ nhị Cộng Hòa với tấm hình Tướng Loan bắn tù binh trong Tết Mậu Thân ở Saigon là thí dụ. Và thời CS Hà nội, tháng Tư Đen năm thứ 32, tấm hình mật vụ CS bịt miệng LM Nguyễn văn Lý tại tòa là một loại hình như thế. Đó là tấm hình lên án chế độ CS Hà Nội mà người thi hành án là truyền thông quốc tế, nhân dân và chánh quyền tự do, dân chủ các nước và người Việt bị CS Hà nội đàn áp lâu nay.
Từ sau Chiến tranh VN, vấn đề VN không còn nằm trong tiêu điểm của truyền thông quốc tế nữa. Nếu có đề cập, họ chú ý nhiều đến vấn đề kinh tế VN tăng gia có lợi cho CS Hà nội. Cuộc đấu tranh chống Cộng gần đây thành cuộc đấu tranh cho cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN dù cam go, dai dẳng những chỉ được phổ thông trong hàng ngũ người Việt hải ngoại qua truyền thông tiếng Việt; truyền thông quốc tế ít khi khai thác. Do vậy bao nhiêu cuộc đánh đập, tù đày, tra tấn mà CS đã làm đối với người Việt, chúng ta người Việt chịu hết nổi nhưng công luận thế giới nói chung ít biết.
Tấm hình công an CS bịt miệng LM Lý trong phiên tòa tạo một chấn động lớn trong truyền thông quốc tế. WebsiteZoomin.tv đi đoạn phim, liền sau đó l'Express đưa tấm hình lên báo, Thông tấn xã AFP của Pháp đi bức hình, báo động [tựa bài] "phong trào dân chủ VN bị tấn công, bước lùi của CS". Báo Asia Times của Mỹ đi hình, báo động "Hà nội khóa sổ dân chủ" và kêu gọi Mỹ phải có phản ứng thích hợp. Truyền hình CNN Asia, báo Asia Time Asia đi hình nhắc tới nhắc lui khối 8406. Báo Anh Financial Time, báo Mỹ tại Anh International Herald, thông tấn xã dpa của Đức đi hình và nhiều lần nhắc đến hối 8406. Chỉ ba ngày sau tấm hình được đưa lên, sơ kết có trên 400 bài báo ở Mỹ và gần 150 bài báo Âu châu đăng, và truyền hình Tây Âu Bắc Mỹ dành mộ t thời lượng lớn đi tin này, tất cả đều lên án chế độ CS.
Hậu quả tức khắc, nhãn tiền và tiêu biểu từ Mỹ là nước CS Hà nội đang dồn nỗ lực để giao hảo và giao thương. Tin đài Á châu Tự do RFA của Mỹ "phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ông Sean McCormack tuyên bố là chính phủ Mỹ quan tâm sâu sắc về việc linh mục Nguyễn Văn Lý bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 8 năm tù.” Ông cho biết "Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đã nêu vấn đề bắt bớ, giam cầm linh mục Nguyễn Văn Lý trong cuộc thảo luận với Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm". Dân biểu Cộng Hòa Chris Smith, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Hạ viện Mỹ, nói việc Hà Nội kết án tù linh mục Nguyễn Văn Lý là "tàn bạo, vô nhân đạo" và ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp ngay lập tức để linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do. Hai ngày sau, Đài RFA của Mỹ, RFI của Pháp loan tin Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đồng ý với lời đề cử ông Michael Michalak làm đại sứ Mỹ ở Hà Nội, thay thế cho ông Michael Marine. Đại sứ Michael Marine là người bị DB Frank Wolf trước đây tố trước diễn đàn Hạ Viện Mỹ là người đại sứ "không để hết tâm trí vào các nỗ lực để buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.. nên cần bãi chức.” Vài ngày sau Thứ Trưởng Ngoại giao Mỹ, đặc trách Á châu sự vụ, Eric John, bay đi VN, chánh thức đến đến thăm HT Quảng Độ, là vị lãnh đạo một tôn giáo lớn đã từng công khai bày tỏ không hài lòng việc TT Bush gặp Ô Nguyễn minh Triết ở Hà nội mà không có một lời về nhân quyền dù trong diễn văn về tình trạng liên bang năm ấy, TT Bush long trọng hứa dân tộc nào đứng lên vì tự do, Mỹ sẽ đứng bên cạnh. Điều này HT cũng nhắc lại trong cuộc gặp gỡ với Thứ Trưởng Eric John khi đến viếng. Đứng trên phương diện ngoại giao việc thay một đại sứ không làm điều cần làm về nhân quyền, và gởi một Thứ Trưởng ngoại giao chánh thức viếng thăm một lãnh đạo tinh thần một tôn giáo bị CS triệt phá, đã từng phê bình xây đựng tổng thống là dấu hiệu chánh quyền Mỹ sẽ có nhiều áp lực mạnh về nhân quyền đối với Hà nội. Những tháng ngày sắp tới là những tháng ngày gay cấn chánh trị giữa Hà nội với Washington.
Tiếp theo là Khối 8406. Nhờ tấm hình, truyền thông quốc tế và những nhà quan sát tình hình VN tập trung tiêu điểm vào cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà khối 8406 là điển hình, qua việc tìm hiểu tại sao CS Hà nội có những hành động qua bạo đối với LM Lý như vậy. Đàn áp khối 8406 từ khi mới thành lập nhưng cũng nương tay vì CS Hà nội không muốn có hình ảnh xấu khi lo chạy vào WTO và tổ chức APEC. Nhưng khi được việc rồi, từ tháng Hai 2007, họ tấn công mạnh, cao điểm là dùng cha già và bịnh của Ô Đỗ nam Hải làm con tin để bất động hóa Ô Hải. Cao điểm là bắt LM Lý, LS Nguyễn văn Đài và Lê thị công Nhân. CS chĩa mũi dùi vào khối 8406 vì lần đầu tiên một tổ chức đấu tranh phát triển nhanh, đủ mọi thành phần, hoạt động đa dạng và đa diện, lập đảng, liên minh với đảng ngoại quốc, lập công đoàn, lập liên minh dân tộc, ra báo, phát hành báo, dùng kỹ thuật tin học liên lạc, liên kết một cách hữu hiệu. Đây là một bước ngoặt đấu tranh từ lượng thành chất, từ điểm sang diện theo nhận định của những nhà đấu tranh trong nước. Đây là bước ngoặt của việc quần chúng hóa, quốc tế hóa của cuộc đấu tranh theo nhận định của những nhà quan sát và truyền thông quốc tế. Và nhận định của những giới quốc tế này việc bắt bớ trấn áp này CS muốn diệt tận gốc khối 8406, nhưng không bao giờ thành. Nhận định này giống với nhân định một người trong cuộc là LM Phan văn Lợi. Khối 8406 có thành phần nổi và chìm. LM Lý cũng là một thành viên thôi. Còn nhiều người cốt lõi trong đủ giai tầng xã hội không ra mặt, vẫn đang hoạt động bình thường. Việc càn quét này như cơn bão quét qua, tàn lá có thể gãy rụng, nhưng gốc rễ vẫn còn.
VI ANH
Nỗi Đau Của Nhân Dân VN Chẳng Khác Gì Nỗi Đau Của Một Người Mẹ Bất Lực Trước Đàn Con Hư Hỏng Và 1 Ong Chồng Nát Rượu
HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG .
Việt Báo Thứ Bảy, 4/14/2007, 12:02:00 AM
Ngày 15-3-2007 khi trời vừa tảng sáng tôi đã có mặt tại cổng UBND tỉnh Nghệ An. Đây là ngày chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh cũng như ngày hội đồng tiếp dân của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, mở cửa tiếp công dân hàng tháng. Tôi đến UBND tỉnh mong rằng biết được thông tin về các vụ kiện của mình đang thuộc phạm vi giải quyết của tỉnh. Đặc biệt là 2 vụ phá cửa hàng buôn bán của tôi có công văn của ủy ban kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chuyển về cho chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An để giải quyết theo công văn số 40-GB/KTTW đề ngày 11-1-2007.
Những tưởng rằng có sự chỉ đạo của kiểm tra trung ương đảng trên thủ đô Hà Nội nhắc nhở, chắc lần này tôi sẽ được giải quyết, ít nhất cũng dứt điểm một vụ kiện. Nào ngờ tôi và bước đến cổng thì đã bị công an hạch sách yêu cầu kiểm tra nào là đơn thư, nào là giấy tùy thân đủ thứ, mặc dù tôi là người mà công an và cán bộ đã quá quen mặt bởi thời gian tôi đi khiếu kiện đã kéo dài. Khi kiểm tra thấy chẳng còn thiếu một thứ giấy tờ thủ tục nào và không thể cản trở được tôi, họ mới miễn cưỡng cho tôi được bước vào phòng đợi ghi tên rồi ngồi chờ.
Ngồi chờ đến cán bộ đưa ra bản danh sách những người không được tiếp, đọc cho mọi người nghe, trong đó có tên tôi. Thực sự tôi không thể tin vào tai mình được nên cứ nghĩ rằng đó là danh sách những người được tiếp. Tôi im lặng ngồi chờ đọc xong để hỏi lại đó là danh sách được tiếp hay là danh sách những người không được tiếp, thì người cán bộ đã đọc danh sách đó chuồn thẳng vào bên trong mà không hề nói năng gì. Sau đó một bầy công an vây quanh tôi, bắt tôi ra ngoài không được, sau đó ấn vai tôi ngồi xuống ghế bắt ngồi im ở đó.
Thực sự là hết cách với chính quyền cộng sản, cũng trong lúc đó những người có số phận như tôi cũng quá nhiều, nên khung cảnh của trụ sở tiếp dân quá hỗn độn. Những người dân oan kẻ thì mất nhà mất đất, người bị ăn hớt tiền lương, kẻ bị ức hiếp bỏ tù quả là không ít... Có người than rằng chỉ biết rằng ở đây dân nghèo đường sá xa xôi không ra trung ương đuợc để mà kêu oan cho thấu trời xanh mọi nỗi oan khuất của mình đang phải chịu đựng...
Những người đã ra được đến trung ương có biết hơn một chút như các chị, các bà Hồ Thị Tình, Ngô thị Hòa, Đào Thị Hiên... họ rất hiểu chính quyền cộng sản như thế nào. Bởi vì họ đã nhiều lần ra trung ương ăn ngủ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà nội, ai ai cũng phải lắc đầu buồn cho chính quyền cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng chỉ tất cả sẽ phải vạch trần tội ác của họ ra công luận quốc tế, phải nhờ công luân quốc tế sử dụng áp lực giúp đỡ nhân dân Việt Nam buộc đảng CS và nhà nước Việt Nam của họ phải thực hiện đúng pháp luật của chính họ đã đề ra, để nhân dân khắp nơi trên đất nước khốn khổ này sớm thoát khỏi sự cướp bóc của chính quyền cộng sản. Sau đây tôi xin trích dẫn một số người bị UBND tỉnh Nghệ An từ chối không tiếp giải quyết trong ngày 15-3-2007. Mà phần lớn họ đều có phiếu hướng dẫn và công văn chuyển đơn do trung ương giới thiệu về tỉnh nhà :
- Bà Hồ Thị Tình: trú tại khối 14 phường Lê Lọi,thành phố Vinh, Nghệ An. bị chính quyền phường Lê Lợi cướp 5000m2 đất thổ cư từ năm 1989 đến nay có sự chỉ đạo của trung ương đảng giao cho tỉnh Nghệ An giải quyết.
- Bà Ngô Thị Hòa: Trú tại khố 14, phường Lê Lợi,thành phố Vinh, Nghệ An. Đòi lại 4161,5m2 đất bị cướp và kêu oan cho mẹ, em trai, em dâu bị bỏ tù để chính quyềnếC địa phương cướp phá đất được dễ dàng.
Cả bà Ngô thị Hòa và Nguyền Thị Tình đều trong một thời gian và hoàn cảnh như nhau, đều là đất thổ cư, đều đi kiện đến trung ương có sự chỉ đạo của trung ương đảng CSVN. Mặc dù ngày 07-8-2006 chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có quyết định lập tổ công tác liên ngành để giải quyết, nhưng trên thực tế chưa có biện phái giải quyết nào.
- Bà Đào Thị Hiên là một cán bộ công nhân viên luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hề hám danh lợi tiền tài, nhà nước phong anh hùng không nhận nhưng vì bị chính quyền phường Lê Lợi trắng trợn cướp đất bán cho nhà giàu từ năm 1983. Bà đã kiện đến nay tới hàng trăm lần, ra trung ương kiếu kiện cũng không được giải quyết.
- Ông Nguyễn Xuân Tứ ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một người từ bỏ đảng cộng sản VN xin tham gia vào Đảng dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính ở Hà Nội. Ông đã bị cắt chế độ chính sách, tiền xương máu hơn 16 năm nay liên tục, nội từ tiền lương phục vụ chiến trường bị chính quyền cướp, đất đai bị chiếm đoạt để cho người khác. Ông nhiều lần bị chính quyền CS địa phương trói đánh đập và cướp tiền tại trụ sở UBND xã... khiếu kiện đã hơn 20 năm cũng chưa được giải quyết.
- Bà Nguyễn Thị Dung ở xã Quang sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An có 4000m2 đất rừng được đã được ban địa chính giao để trồng rừng. Và bà trồng thành rừng xanh tốt, thì nay bị chính quyền cướp bán cho người khác mất trắng cả rừng cây và đất....
- Bà Nguyễn Thị Kỳ khiếu kiện bị bớt xén tiền lương và bị cướp đất đã nhiều năm... vv và vv....
Còn bao nhiêu người, tôi không thể kể và ghi tên hết, phần lớn những sự việc đã lâu dài đều bị chủ tịch, hội đồng tiếp dân tỉnh cho công an xua đuổi không thèm tiếp giải quyết. Họ chỉ tiếp những người mới khiếu kiện để tìm cách moi móc tiền bạc qua việc hối lộ của những kẻ phạm pháp đút lót. Còn lại là đa phần họ vứt dân ra lề đường chứ đâu có pháp luật để bảo vệ lẽ phải cho nhân dân. Những người dân nghèo này có người phải dậy từ nửa đêm, đạp xe từ nhà đến tỉnh trên 50 km, như bà Nguyễn Thị Kỳ. Phần lớn những người này đều đã ra tận trung ương khiếu kiện và có giấy tờ từ trung ương gửi về tỉnh đã nhiều năm nay, tình cảnh chung của dân oan quê tôi là vậy đó.
Tôi viết bài viết này gửi kèm văn bản số 40-GB/KTTW ngày 11-1-2007 của ủy ban trung ương đảng cộng sản VN, cùng cách hành xử của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ an. Thì chứng tỏ rằng: chủ tịch UBND tỉnh nghệ an đã phế bỏ quốc huy và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ có UBND, chủ tich UBND tỉnh Nghệ An thôi, mà hiện tượng như vậy là phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Các ông chủ tịch và UBND tỉnh đều có cách hành xử như vậy, cho nên dân chúng bị oan sai, áp bức, trù dập mới kéo về trụ sở tiếp dân trung ương đảng CSVN ở tận thủ đô Hà Nội đông đảo, tấp nập đến như vậy. Người dân oan Việt Nam trong cả nước từ các tỉnh thành mới tập trung đến khiếu kiện kéo dài từ năm này qua năm khác, từ thập niên này sang thập niên khác, từ đời này đến đời khác chứ sao?
Như vậy đảng cộng sản Việt Nam còn ngoan cố đến cùng củng cố kéo dài vai trò lãnh đạo để làm gì cho khổ người dân chúng tôi? Tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo đảng hãy nhìn thẳng sự thật, hãy làm việc thật sự, đừng tham quyền cố vị mà gây đau khổ cho nhân dân mình nữa.
Nếu thực sự các vị không thể làm được những điều hay lẽ phải cho nhân dân nữa thì hãy phát loa khắp nơi để kêu gọi những người con tài giỏi của dân tộc, có đạo đức hiện đang cư trú trong và ngoài nước trở cùng với nhân dân chúng tôi, để đồng cam cộng khổ trừ hết gian tặc. Sao cho chúng tôi được yên ổn làm ăn, thì dân mới có vui vẻ cố gắng làm việc, để đất nước giàu mạnh và văn minh, để tiến đến sánh vai với các cường quốc năm châu chứ? Còn tiếp tục duy trì cái thể chế phản dân chủ, phản nhân dân như hiện nay, thì có khác nào các ông chủ tịch UBND, hội đồng nhân dân đã phế bỏ cái quốc huy và phế bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đến trắng trợn và tinh vi hơn ai hết, hơn bất cứ lúc nào hết.
Nam Đàn, Nghệ An ngày 5/4/2007
Hiện trú tại: Xóm 4-Xuân Hòa-Nam Đàn-Nghệ An.
HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG
HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG .
Việt Báo Thứ Bảy, 4/14/2007, 12:02:00 AM
Ngày 15-3-2007 khi trời vừa tảng sáng tôi đã có mặt tại cổng UBND tỉnh Nghệ An. Đây là ngày chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh cũng như ngày hội đồng tiếp dân của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, mở cửa tiếp công dân hàng tháng. Tôi đến UBND tỉnh mong rằng biết được thông tin về các vụ kiện của mình đang thuộc phạm vi giải quyết của tỉnh. Đặc biệt là 2 vụ phá cửa hàng buôn bán của tôi có công văn của ủy ban kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chuyển về cho chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An để giải quyết theo công văn số 40-GB/KTTW đề ngày 11-1-2007.
Những tưởng rằng có sự chỉ đạo của kiểm tra trung ương đảng trên thủ đô Hà Nội nhắc nhở, chắc lần này tôi sẽ được giải quyết, ít nhất cũng dứt điểm một vụ kiện. Nào ngờ tôi và bước đến cổng thì đã bị công an hạch sách yêu cầu kiểm tra nào là đơn thư, nào là giấy tùy thân đủ thứ, mặc dù tôi là người mà công an và cán bộ đã quá quen mặt bởi thời gian tôi đi khiếu kiện đã kéo dài. Khi kiểm tra thấy chẳng còn thiếu một thứ giấy tờ thủ tục nào và không thể cản trở được tôi, họ mới miễn cưỡng cho tôi được bước vào phòng đợi ghi tên rồi ngồi chờ.
Ngồi chờ đến cán bộ đưa ra bản danh sách những người không được tiếp, đọc cho mọi người nghe, trong đó có tên tôi. Thực sự tôi không thể tin vào tai mình được nên cứ nghĩ rằng đó là danh sách những người được tiếp. Tôi im lặng ngồi chờ đọc xong để hỏi lại đó là danh sách được tiếp hay là danh sách những người không được tiếp, thì người cán bộ đã đọc danh sách đó chuồn thẳng vào bên trong mà không hề nói năng gì. Sau đó một bầy công an vây quanh tôi, bắt tôi ra ngoài không được, sau đó ấn vai tôi ngồi xuống ghế bắt ngồi im ở đó.
Thực sự là hết cách với chính quyền cộng sản, cũng trong lúc đó những người có số phận như tôi cũng quá nhiều, nên khung cảnh của trụ sở tiếp dân quá hỗn độn. Những người dân oan kẻ thì mất nhà mất đất, người bị ăn hớt tiền lương, kẻ bị ức hiếp bỏ tù quả là không ít... Có người than rằng chỉ biết rằng ở đây dân nghèo đường sá xa xôi không ra trung ương đuợc để mà kêu oan cho thấu trời xanh mọi nỗi oan khuất của mình đang phải chịu đựng...
Những người đã ra được đến trung ương có biết hơn một chút như các chị, các bà Hồ Thị Tình, Ngô thị Hòa, Đào Thị Hiên... họ rất hiểu chính quyền cộng sản như thế nào. Bởi vì họ đã nhiều lần ra trung ương ăn ngủ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà nội, ai ai cũng phải lắc đầu buồn cho chính quyền cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng chỉ tất cả sẽ phải vạch trần tội ác của họ ra công luận quốc tế, phải nhờ công luân quốc tế sử dụng áp lực giúp đỡ nhân dân Việt Nam buộc đảng CS và nhà nước Việt Nam của họ phải thực hiện đúng pháp luật của chính họ đã đề ra, để nhân dân khắp nơi trên đất nước khốn khổ này sớm thoát khỏi sự cướp bóc của chính quyền cộng sản. Sau đây tôi xin trích dẫn một số người bị UBND tỉnh Nghệ An từ chối không tiếp giải quyết trong ngày 15-3-2007. Mà phần lớn họ đều có phiếu hướng dẫn và công văn chuyển đơn do trung ương giới thiệu về tỉnh nhà :
- Bà Hồ Thị Tình: trú tại khối 14 phường Lê Lọi,thành phố Vinh, Nghệ An. bị chính quyền phường Lê Lợi cướp 5000m2 đất thổ cư từ năm 1989 đến nay có sự chỉ đạo của trung ương đảng giao cho tỉnh Nghệ An giải quyết.
- Bà Ngô Thị Hòa: Trú tại khố 14, phường Lê Lợi,thành phố Vinh, Nghệ An. Đòi lại 4161,5m2 đất bị cướp và kêu oan cho mẹ, em trai, em dâu bị bỏ tù để chính quyềnếC địa phương cướp phá đất được dễ dàng.
Cả bà Ngô thị Hòa và Nguyền Thị Tình đều trong một thời gian và hoàn cảnh như nhau, đều là đất thổ cư, đều đi kiện đến trung ương có sự chỉ đạo của trung ương đảng CSVN. Mặc dù ngày 07-8-2006 chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có quyết định lập tổ công tác liên ngành để giải quyết, nhưng trên thực tế chưa có biện phái giải quyết nào.
- Bà Đào Thị Hiên là một cán bộ công nhân viên luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hề hám danh lợi tiền tài, nhà nước phong anh hùng không nhận nhưng vì bị chính quyền phường Lê Lợi trắng trợn cướp đất bán cho nhà giàu từ năm 1983. Bà đã kiện đến nay tới hàng trăm lần, ra trung ương kiếu kiện cũng không được giải quyết.
- Ông Nguyễn Xuân Tứ ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một người từ bỏ đảng cộng sản VN xin tham gia vào Đảng dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính ở Hà Nội. Ông đã bị cắt chế độ chính sách, tiền xương máu hơn 16 năm nay liên tục, nội từ tiền lương phục vụ chiến trường bị chính quyền cướp, đất đai bị chiếm đoạt để cho người khác. Ông nhiều lần bị chính quyền CS địa phương trói đánh đập và cướp tiền tại trụ sở UBND xã... khiếu kiện đã hơn 20 năm cũng chưa được giải quyết.
- Bà Nguyễn Thị Dung ở xã Quang sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An có 4000m2 đất rừng được đã được ban địa chính giao để trồng rừng. Và bà trồng thành rừng xanh tốt, thì nay bị chính quyền cướp bán cho người khác mất trắng cả rừng cây và đất....
- Bà Nguyễn Thị Kỳ khiếu kiện bị bớt xén tiền lương và bị cướp đất đã nhiều năm... vv và vv....
Còn bao nhiêu người, tôi không thể kể và ghi tên hết, phần lớn những sự việc đã lâu dài đều bị chủ tịch, hội đồng tiếp dân tỉnh cho công an xua đuổi không thèm tiếp giải quyết. Họ chỉ tiếp những người mới khiếu kiện để tìm cách moi móc tiền bạc qua việc hối lộ của những kẻ phạm pháp đút lót. Còn lại là đa phần họ vứt dân ra lề đường chứ đâu có pháp luật để bảo vệ lẽ phải cho nhân dân. Những người dân nghèo này có người phải dậy từ nửa đêm, đạp xe từ nhà đến tỉnh trên 50 km, như bà Nguyễn Thị Kỳ. Phần lớn những người này đều đã ra tận trung ương khiếu kiện và có giấy tờ từ trung ương gửi về tỉnh đã nhiều năm nay, tình cảnh chung của dân oan quê tôi là vậy đó.
Tôi viết bài viết này gửi kèm văn bản số 40-GB/KTTW ngày 11-1-2007 của ủy ban trung ương đảng cộng sản VN, cùng cách hành xử của chủ tịch UBND tỉnh Nghệ an. Thì chứng tỏ rằng: chủ tịch UBND tỉnh nghệ an đã phế bỏ quốc huy và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ có UBND, chủ tich UBND tỉnh Nghệ An thôi, mà hiện tượng như vậy là phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Các ông chủ tịch và UBND tỉnh đều có cách hành xử như vậy, cho nên dân chúng bị oan sai, áp bức, trù dập mới kéo về trụ sở tiếp dân trung ương đảng CSVN ở tận thủ đô Hà Nội đông đảo, tấp nập đến như vậy. Người dân oan Việt Nam trong cả nước từ các tỉnh thành mới tập trung đến khiếu kiện kéo dài từ năm này qua năm khác, từ thập niên này sang thập niên khác, từ đời này đến đời khác chứ sao?
Như vậy đảng cộng sản Việt Nam còn ngoan cố đến cùng củng cố kéo dài vai trò lãnh đạo để làm gì cho khổ người dân chúng tôi? Tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo đảng hãy nhìn thẳng sự thật, hãy làm việc thật sự, đừng tham quyền cố vị mà gây đau khổ cho nhân dân mình nữa.
Nếu thực sự các vị không thể làm được những điều hay lẽ phải cho nhân dân nữa thì hãy phát loa khắp nơi để kêu gọi những người con tài giỏi của dân tộc, có đạo đức hiện đang cư trú trong và ngoài nước trở cùng với nhân dân chúng tôi, để đồng cam cộng khổ trừ hết gian tặc. Sao cho chúng tôi được yên ổn làm ăn, thì dân mới có vui vẻ cố gắng làm việc, để đất nước giàu mạnh và văn minh, để tiến đến sánh vai với các cường quốc năm châu chứ? Còn tiếp tục duy trì cái thể chế phản dân chủ, phản nhân dân như hiện nay, thì có khác nào các ông chủ tịch UBND, hội đồng nhân dân đã phế bỏ cái quốc huy và phế bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đến trắng trợn và tinh vi hơn ai hết, hơn bất cứ lúc nào hết.
Nam Đàn, Nghệ An ngày 5/4/2007
Hiện trú tại: Xóm 4-Xuân Hòa-Nam Đàn-Nghệ An.
HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG
Nhiều Điều Võ Văn Kiệt Nói Rất Đúng, Nhưng Phải Thể Hiện Bằng Hành Động...
ÂU DƯƠNG THỆ .
Việt Báo Thứ Bảy, 5/5/2007, 12:30:00 AM
Vào dịp kỉ niệm 30.4 vừa qua cựu Thủ tướng (TT) Võ Văn Kiệt đã trả lời khá dài trong cuộc phỏng vấn của đài BBC. Trong đó ông Kiệt đã trình bày một số vấn đề quan trọng vừa có tính cách thời sự, vừa có tính cách nguyên tắc về lập trường…. Điểm rất đáng lưu ý là, cựu TT Võ Văn Kiệt đã dám nói thẳng một số điều từ trước tới nay vẫn coi là cấm kị đối với giới lãnh đạo CSVN (ít nhất là về mặt công khai). Nhưng nay chính những điều cấm kị này đã được một nhân vật quan trọng, trong nhiều năm đã từng giữ những chức vụ cao và hiện nay tuy đã về hưu nhưng vẫn còn một số ảnh hưởng nhất định, lần đầu tiên trình bày thẳng trong cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh ngoại quốc tại ngay Văn phòng 2 Chính phủ ở Sài gòn, đó lại càng đáng lưu ý. Kì này cũng như sắp tới chúng tôi sẽ phân tích quan điểm, thái độ và nhất là động cơ cũng như thử xem ảnh hưởng những điều phát biểu của ông Kiệt vào hiện tình chính trị VN như thế nào.
Trong cuộc phát thanh mở đầu phần I của cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt được BBC truyền đi ngày 30.4.07, ông Kiệt đã đặt trọng tâm vào vấn đề hòa giải dân tộc. Sau khi ông Kiệt tự thuật về những mất mát rất lớn trong gia đình ông do cuộc chiến vừa qua để lại, ông nhìn nhận đây cũng là hoàn cảnh chung cho các gia đình VN. Không có gia đình nào lại không mất người thân, có những bà mẹ VN phải ngậm ngùi thắp nén nhang cho các con mình đã chết ở hai chiến tuyến đối đầu với nhau!
Ông nhìn nhận là, chiến tranh đã để lại hận thù khủng khiếp từ Bắc vào Nam. Nhưng ông Kiệt đã tự đặt câu hỏi rất quan trọng: Tại sao tới nay chế độ đã hòa giải với những thế lực thù địch bên ngoài từ Pháp, Mĩ đến Trung hoa, nhưng vì sao giữa người Việt chưa hòa giải được với nhau?
“… Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc. Chúng ta cũng khép lại quá khứ được thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đố kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối?“
Sau khi phân bua ông là một người CS yêu nước. Nhưng liền đó cựu TT Võ Văn Kiệt đã đưa ra một khẳng định công khai rằng, điều đó không có nghĩa là những Việt Nam không CS là không yêu nước. Ông còn thẳng thắn phê bình và đả phá quan điểm của những người đang cầm quyền là vẫn coi, chỉ những người CS mới là người yêu nước và nhất là vẫn muốn bắt người khác làm theo mình “yêu nước là yêu CNXH!“:
“Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. … Cái đó hoàn toàn không đúng. Tôi thường nói rằng, con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một.“
Những nhận định trên đây của ông Kiệt được coi là rất thẳng thẳn và chính xác. Đối với những người dân chủ đa nguyên thì nó hoàn toàn không mới mẻ và từ ít năm nay đối với nhiều đảng viên CS cấp tiến cũng vậy. Nhưng đối với nhiều đảng viên CS bảo thủ thì việc một nhân vật từng giữ chức vụ quan trọng của chế độ nay đã nói thẳng và công khai trên một đài ngoại quốc về lập trường như thế thì phải nói đây lại là một việc rất mới. (Cho tới trước khi có cuộc phỏng vấn của BBC, người ta đã đọc được quan điểm tương tự của ông Kiệt trong một số tài liệu. Nhưng các tài liệu này phần lớn đều là các thư gởi cho Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng (TUĐ) và đều là những tài liệu được xếp vào bí mật). Nhưng nay quan điểm trên đây của Võ Văn Kiệt đã được trình bày công khai, cho nên có thể dùng làm một trong số những cơ sở về tư tưởng để các bên bàn bạc với nhau về một VN tương lai. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề quan trọng này trong dịp tới.
Nhưng trước khi vươn tới tương lai thì phải vượt qua được hiện tại!
Nếu đây là những điều nói từ đáy lòng mình chứ không phải là những lời đầu môi chót lưỡi thì ông Kiệt, ít nhất là trong lời nói, có thể là người đã làm gương cho nhiều người bảo thủ CSVN. Ông đã dám nói những sự thực và những suy nghĩ của nhiều người CS còn có lòng và biết tự trọng. Nó khác với nhiều người CS bảo thủ độc tài, vì thiếu bản lĩnh nên cho tới nay vẫn còn ngượng ngùng, không dám mở miệng!
Nhưng trong chính trị, nhất là những vấn đề hệ trọng tới vận mạng chung của dân tộc, thì một chính khách có tinh thần trách nhiệm không thể chỉ đưa ra các tuyên bố lớn, những lời hay, lời ngọt, rồi chỉ dừng lại ở đấy. Nếu làm như thế thì không mấy người tin, nhất là với người Việt chúng ta. Vì trong suốt hơn nửa thế kỉ vừa qua nhiều thế hệ người Việt đã từng được nghe rất nhiều hứa hẹn rất tốt, rất đẹp, nhưng cuối cùng chỉ là những thùng rỗng, chỉ nói mà không làm, hoặc nguy hiểm hơn nữa là nói một đằng làm một nẻo!
Trong khi miệng thì tuyên bố “đoàn kết, đại đoàn kết“, nhưng thực tình thì lại thực hiện các biện pháp chia rẽ, đàn áp và khủng bố; tuyên bố “dân chủ, tự do“, nhưng thực tình là xây dựng chế độ độc tài toàn trị theo giáo điều “yêu nước là yêu CNXH“: Giai đoạn sau khi cướp chính quyền 1945, giai đoạn nắm chính quyền ở miền Bắc 1954 và giai đoạn chiếm miền Nam 1975 không thể nào kể siết những màn kịch được dàn dựng để đánh lừa nhân dân! Hoặc ngay cả hiện nay, người đứng đầu chế độ tuyên bố chống tham nhũng và bảo vệ những người tố tham nhũng, nhưng lại đang để cho thân nhân tham nhũng và bỏ tù những ai dám can đảm chống tham nhũng!
Chỉ nhắc một trường hợp điển hình thôi. Ông Kiệt hẳn còn nhớ lời tuyên bố của Phạm Văn Đồng, người tiền nhiệm của ông. Trong giai đoạn cuối của Hội nghị Paris về chiến tranh VN, giới lãnh đạo CSVN lúc đó đã đưa ra chiêu bài “Hòa hợp Hòa giải Dân tộc“ và “Chính phủ ba thành phần“. Vào chính dịp đó TT Phạm Văn Đồng đã được chỉ thị phải đưa ra những tuyên bố thích hợp. Vì thế, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí quốc tế lúc đó, Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận rằng, cuộc chiến VN đã để lại những thảm khốc cho toàn dân tộc từ Nam ra Bắc, không một gia đình VN nào lại không bị mất mát trong chiến tranh…!
Vẫn cái ý này, trong cuộc phỏng vấn của BBC ông Kiệt đã lập lại vào năm 2007, sau 32 năm chiến tranh chấm dứt.
Nhưng thử hỏi trong suốt mấy chục năm đó đã diễn ra những gì ở VN từ thời TT Phạm Văn Đồng đến thời TT Võ Văn Kiệt?
Sau khi chiếm đóng miền Nam thì không thấy hòa giải dân tộc mà chỉ thấy hàng trăm ngàn người phải đi cải tạo mút mùa; không thấy tự do dân chủ mà chỉ thấy “đảng cử dân bầu“, “yêu nước là yêu CNXH“; không thấy tự do tôn giáo mà chỉ thấy các nhà tu hành có lương tâm bị tù đày, rồi phe chiến thắng lại còn dựng lên các tổ chức tôn giáo quốc doanh; không thấy tự do buôn bán làm ăn mà lại chỉ thấy “đánh đổ tư sản mại bản“, “kinh tế mới“, bắt nông dân phải “làm ăn tập thể“ và tự do lập xí nghiệp quốc doanh; cả cái gọi là MTGPMN và CPCMLTMNVN cũng bị cưỡng bách phải giải tán…!
Ông Kiệt thừa biết, chính trong thời gian này ông đã từng là Ủy viên BCT (cho tới cuối 1997) và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Sài gòn cũng như cả nước: Bí thư thành ủy TPHCM, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng….Đấy là chưa kể, trước khi rời chức TT chính Ông cũng từng kí NĐ 31/CP để giam giữ tại gia các nhà tu hành và những người dân chủ không muốn “yêu nước là yêu CNXH“! Suốt trong mấy chục năm cầm quyền đó Ông đã ngậm miệng và tuân lệnh “yêu nước là yêu CNXH“, một điều mà mãi tới nay khi không còn giữ một chức vụ gì thì Ông mới dám công khai lên tiếng coi là sai lầm!
Kể lại những việc trên đây không phải là gợi dậy quá khứ hay khơi hận thù, nhưng chính là để nhắc nhở Ông là, cần phải nói và làm đi đôi với nhau. Nếu giả thử trong cuộc phỏng vấn của BBC ông Kiệt có dụng tâm dùng tình cảm vào dịp 30.4 để khơi dậy lòng trắc ẩn của con người thì chẳng mấy ai nghe và tin nữa!
Giữ thái độ thận trọng là cái quyền và trách nhiệm của những ai làm việc có tinh thần trách nhiệm, không thể cẩu thả tin mù quáng…. Nhất là trong chính trị, không thể hành động theo cảm tính.
Thật vậy, chính vào lúc ông Kiệt đưa ra lời kêu gọi các thành phần dân tộc cần “hòa giải dân tộc“ với nhau. Có nghĩa là trong đó có cả thành phần đang cầm quyền hiện nay và cần phải nhấn mạnh ở đây, chính thành phần này phải đứng ra làm gương trước hết. Vì họ đang cầm quyền và đang nắm trong tay tất cả phương tiện sinh sát. Nhưng ông Kiệt giải thích như thế nào về một sự thực mà Ông và tất cả mọi người đang phải chứng kiến là: Chính lúc này đây, thành phần đang cầm quyền lại đang thi thố một loạt những biện pháp tàn bạo hoàn toàn đi ngược với những đòi hỏi của ông Kiệt và đông đảo nhân dân? Vì thế, những vấn đề này cần phải có những giải thích thỏa đáng. Nó đòi hỏi những người dân chủ đa nguyên phải thận trọng, cân nhắc để đánh giá những lời tuyên bố và hành động của các bên:
Tại sao trong thời gian vừa qua hàng loạt những người dân chủ hoạt động bằng phương pháp phi bạo lực cho tự do dân chủ và nhân quyền, trong đó có nhiều người trẻ, đã bị bắt giữ, bị bôi nhọ và đối xử tàn tệ?
Tại sao tuyên bố bầu cử Quốc hội dân chủ, nhưng trong thực tế lại đang tiến hành lối bầu “đảng cử dân bầu“, bằng cách loại những người ngoài đảng và cả những đảng viên trong sạch và có uy tín làm ứng cử viên để chỉ cho những cán bộ đảng viên thuộc phe cánh ra ứng cử, dù họ đang tham nhũng và lộng quyền?
Hiện nay chế độ đang chuẩn bị ráo riết cho chuyến đi Mĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Có phải vì sợ sự chống đối mãnh liệt của cộng đồng lớn VN ở Hoa kì nên lại tìm cách ra một chiêu “hòa giải hòa hợp“ mới?
Do đó, trước khi nói tới hòa giải dân tộc thì phải tạo một không khí trong lành, thiết lập một sân chơi bình đẳng, nghĩa là phải trả lại ngay các quyền công dân của những người VN đang bị chèn ép bất công và giam giữ oan trái! Việc này ông Kiệt cũng đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn của BBC truyền đi ngày 4.5. Đây không phải là điều kiện tiên quyết, mà là những nguyên tắc làm việc “sòng phẳng, công bình“, ngay thẳng và thành thực ở trong tất cả các cuộc làm việc chung…
Trong các thành phần dân tộc VN thì mọi người đang chờ đợi và đòi hỏi ở thành phần đang cầm quyền phải chứng minh bằng việc làm cụ thể để chứng tỏ là, họ biết tôn trọng những nguyên tắc cơ bản này. Vì trong suốt nửa thế kỉ qua nhiều thành phần dân tộc đã bị phía đảng cầm quyền đánh lừa rất quỉ quyệt nhiều lần. Cho nên nay không còn ai tin vào lời nói xuông của phía cầm quyền. Họ phải chứng minh bằng hành động!
Trong việc này ông Kiệt có thể giúp phía cầm quyền được nhiều chuyện. Vì nay ông Kiệt tuy không còn là Thủ tướng và cũng chẳng còn giữ chức vụ gì trong chính phủ, nhưng ông còn uy thế và uy quyền đối với nhiều giới, nhất là đối với TT Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết…Do đó, ông Kiệt nên dùng uy tín và ảnh hưởng của mình, yêu cầu họ hãy trả tự do ngay cho những người dân chủ đang bị giam giữ. Cụ thể là một số người vừa bị bắt trong các tháng gần đây, như các LS Nguyễn Văn Đài, Lê Thi Công Nhân, Lê Quốc Quân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, LM Nguyễn Văn Lý, BS Lê Nguyên Sang, các ông Nguyễn Bắc Truyển, Huỳnh Nguyên Đạo và Trần Quốc Hiền…, cũng như chấm dứt ngay việc giam cầm tại gia các HT Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Thanh Giang, TS Nguyễn Xuân Tụ…
Như chính Ông và nhiều đảng viên CS tiến bộ cũng đều biết, họ là những người yêu nước, yêu dân chủ và chỉ đấu tranh bằng con đường phi bạo lực. Đây là những cách yêu nước mà trong bài phỏng vấn ông Kiệt cho là một trong những cách yêu nước chân thành. Nếu ông Kiệt có quyền tự nhìn nhận mình là người CS cũng yêu nước, thì những người dân chủ đang bị tù cũng có cái quyền yêu nước theo cách của họ. Họ không làm hại dân, hại nước; có chăng là họ đã can đảm tố cáo những phần tử tham nhũng, độc tài trong bộ máy đảng và nhà nước. Một việc mà chính ông Kiệt cũng đã nhiều lần kết án trong các thư gởi cho BCT và TUĐ. Họ cũng như ông đang chống bầu cử phản dân chủ … Rõ ràng là nhiều người trẻ đang dùng nhiệt tình của tuổi trẻ, chỉ vì lí tưởng… Chả lẽ lại nhẫn tâm, yên lặng để cho những người trẻ này phải bị tù tội bất công phi lí như thế?
Những vị tu hành và nhiều người dân chủ đang làm và làm rất nhiệt thành, những gì ông Kiệt đang cổ võ hay đang chống đối. Như thế, một cách gián tiếp họ là đồng minh của Ông. Vì thế, một khi bênh vực và bảo vệ những người này, Ông sẽ chứng tỏ rằng, Ông đang bảo vệ một cách thành thực và quyết tâm quan điểm và lập trường của Ông. Chỉ làm như thế thì người ngoài mới tin được những lời của Ông.
Nếu không thể hiện bằng hành động cụ thể mà chỉ dừng lại bằng những lời tuyên bố ngon ngọt thì ông Kiệt không thể trách được người khác là không tin vào lời của ông . Bởi một lẽ dễ hiểu là, người Việt đã bị đánh lừa quá nhiều trong suốt nửa thể kỉ vừa qua. Nhưng nay họ đã trưởng thành và tự tin. Họ chỉ tin và trọng những ai dám nói dám làm. Còn những đòn tỉnh cảm để phỉnh gạt chắc chắn không còn ăn khách nữa. Những ai đang mưu tính như vậy thì đang tính toán sai lầm rất nguy hiểm!
Những người dân chủ đa nguyên đồng ý “cần phải có sự đối thoại“, và các bên cần biết “nghe những lời phê phán“. Nhưng đối thoại phải bình đẳng và công bằng! Người ta không thể đối thoại với nhau khi bên kia chĩa mũi súng vào mình! Tự do trước hết phải là tự do cho những người đang mất tự do! Ông Kiệt đang được tự do nói. Nhưng Ông phải dùng ảnh hưởng và uy tín của Ông để đòi tự do cho những người Việt khác đang bị mất tự do!
Những người Dân chủ Đa nguyên, những người yêu nước không theo Chủ nghĩa Xã hội, đang chăm chú theo dõi để xem quyết tâm và lòng thành thực của ông Kiệt như thế nào!
Ghi chú: Những chữ trong ngoặc kép và in nghiêng là trích lời của cựu TT Võ Văn Kiệt trong cuộc phỏng vấn của đài BBC mới đây.
(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net)
ÂU DƯƠNG THỆ
ÂU DƯƠNG THỆ .
Việt Báo Thứ Bảy, 5/5/2007, 12:30:00 AM
Vào dịp kỉ niệm 30.4 vừa qua cựu Thủ tướng (TT) Võ Văn Kiệt đã trả lời khá dài trong cuộc phỏng vấn của đài BBC. Trong đó ông Kiệt đã trình bày một số vấn đề quan trọng vừa có tính cách thời sự, vừa có tính cách nguyên tắc về lập trường…. Điểm rất đáng lưu ý là, cựu TT Võ Văn Kiệt đã dám nói thẳng một số điều từ trước tới nay vẫn coi là cấm kị đối với giới lãnh đạo CSVN (ít nhất là về mặt công khai). Nhưng nay chính những điều cấm kị này đã được một nhân vật quan trọng, trong nhiều năm đã từng giữ những chức vụ cao và hiện nay tuy đã về hưu nhưng vẫn còn một số ảnh hưởng nhất định, lần đầu tiên trình bày thẳng trong cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh ngoại quốc tại ngay Văn phòng 2 Chính phủ ở Sài gòn, đó lại càng đáng lưu ý. Kì này cũng như sắp tới chúng tôi sẽ phân tích quan điểm, thái độ và nhất là động cơ cũng như thử xem ảnh hưởng những điều phát biểu của ông Kiệt vào hiện tình chính trị VN như thế nào.
Trong cuộc phát thanh mở đầu phần I của cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt được BBC truyền đi ngày 30.4.07, ông Kiệt đã đặt trọng tâm vào vấn đề hòa giải dân tộc. Sau khi ông Kiệt tự thuật về những mất mát rất lớn trong gia đình ông do cuộc chiến vừa qua để lại, ông nhìn nhận đây cũng là hoàn cảnh chung cho các gia đình VN. Không có gia đình nào lại không mất người thân, có những bà mẹ VN phải ngậm ngùi thắp nén nhang cho các con mình đã chết ở hai chiến tuyến đối đầu với nhau!
Ông nhìn nhận là, chiến tranh đã để lại hận thù khủng khiếp từ Bắc vào Nam. Nhưng ông Kiệt đã tự đặt câu hỏi rất quan trọng: Tại sao tới nay chế độ đã hòa giải với những thế lực thù địch bên ngoài từ Pháp, Mĩ đến Trung hoa, nhưng vì sao giữa người Việt chưa hòa giải được với nhau?
“… Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc. Chúng ta cũng khép lại quá khứ được thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đố kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối?“
Sau khi phân bua ông là một người CS yêu nước. Nhưng liền đó cựu TT Võ Văn Kiệt đã đưa ra một khẳng định công khai rằng, điều đó không có nghĩa là những Việt Nam không CS là không yêu nước. Ông còn thẳng thắn phê bình và đả phá quan điểm của những người đang cầm quyền là vẫn coi, chỉ những người CS mới là người yêu nước và nhất là vẫn muốn bắt người khác làm theo mình “yêu nước là yêu CNXH!“:
“Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. … Cái đó hoàn toàn không đúng. Tôi thường nói rằng, con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một.“
Những nhận định trên đây của ông Kiệt được coi là rất thẳng thẳn và chính xác. Đối với những người dân chủ đa nguyên thì nó hoàn toàn không mới mẻ và từ ít năm nay đối với nhiều đảng viên CS cấp tiến cũng vậy. Nhưng đối với nhiều đảng viên CS bảo thủ thì việc một nhân vật từng giữ chức vụ quan trọng của chế độ nay đã nói thẳng và công khai trên một đài ngoại quốc về lập trường như thế thì phải nói đây lại là một việc rất mới. (Cho tới trước khi có cuộc phỏng vấn của BBC, người ta đã đọc được quan điểm tương tự của ông Kiệt trong một số tài liệu. Nhưng các tài liệu này phần lớn đều là các thư gởi cho Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng (TUĐ) và đều là những tài liệu được xếp vào bí mật). Nhưng nay quan điểm trên đây của Võ Văn Kiệt đã được trình bày công khai, cho nên có thể dùng làm một trong số những cơ sở về tư tưởng để các bên bàn bạc với nhau về một VN tương lai. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề quan trọng này trong dịp tới.
Nhưng trước khi vươn tới tương lai thì phải vượt qua được hiện tại!
Nếu đây là những điều nói từ đáy lòng mình chứ không phải là những lời đầu môi chót lưỡi thì ông Kiệt, ít nhất là trong lời nói, có thể là người đã làm gương cho nhiều người bảo thủ CSVN. Ông đã dám nói những sự thực và những suy nghĩ của nhiều người CS còn có lòng và biết tự trọng. Nó khác với nhiều người CS bảo thủ độc tài, vì thiếu bản lĩnh nên cho tới nay vẫn còn ngượng ngùng, không dám mở miệng!
Nhưng trong chính trị, nhất là những vấn đề hệ trọng tới vận mạng chung của dân tộc, thì một chính khách có tinh thần trách nhiệm không thể chỉ đưa ra các tuyên bố lớn, những lời hay, lời ngọt, rồi chỉ dừng lại ở đấy. Nếu làm như thế thì không mấy người tin, nhất là với người Việt chúng ta. Vì trong suốt hơn nửa thế kỉ vừa qua nhiều thế hệ người Việt đã từng được nghe rất nhiều hứa hẹn rất tốt, rất đẹp, nhưng cuối cùng chỉ là những thùng rỗng, chỉ nói mà không làm, hoặc nguy hiểm hơn nữa là nói một đằng làm một nẻo!
Trong khi miệng thì tuyên bố “đoàn kết, đại đoàn kết“, nhưng thực tình thì lại thực hiện các biện pháp chia rẽ, đàn áp và khủng bố; tuyên bố “dân chủ, tự do“, nhưng thực tình là xây dựng chế độ độc tài toàn trị theo giáo điều “yêu nước là yêu CNXH“: Giai đoạn sau khi cướp chính quyền 1945, giai đoạn nắm chính quyền ở miền Bắc 1954 và giai đoạn chiếm miền Nam 1975 không thể nào kể siết những màn kịch được dàn dựng để đánh lừa nhân dân! Hoặc ngay cả hiện nay, người đứng đầu chế độ tuyên bố chống tham nhũng và bảo vệ những người tố tham nhũng, nhưng lại đang để cho thân nhân tham nhũng và bỏ tù những ai dám can đảm chống tham nhũng!
Chỉ nhắc một trường hợp điển hình thôi. Ông Kiệt hẳn còn nhớ lời tuyên bố của Phạm Văn Đồng, người tiền nhiệm của ông. Trong giai đoạn cuối của Hội nghị Paris về chiến tranh VN, giới lãnh đạo CSVN lúc đó đã đưa ra chiêu bài “Hòa hợp Hòa giải Dân tộc“ và “Chính phủ ba thành phần“. Vào chính dịp đó TT Phạm Văn Đồng đã được chỉ thị phải đưa ra những tuyên bố thích hợp. Vì thế, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí quốc tế lúc đó, Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận rằng, cuộc chiến VN đã để lại những thảm khốc cho toàn dân tộc từ Nam ra Bắc, không một gia đình VN nào lại không bị mất mát trong chiến tranh…!
Vẫn cái ý này, trong cuộc phỏng vấn của BBC ông Kiệt đã lập lại vào năm 2007, sau 32 năm chiến tranh chấm dứt.
Nhưng thử hỏi trong suốt mấy chục năm đó đã diễn ra những gì ở VN từ thời TT Phạm Văn Đồng đến thời TT Võ Văn Kiệt?
Sau khi chiếm đóng miền Nam thì không thấy hòa giải dân tộc mà chỉ thấy hàng trăm ngàn người phải đi cải tạo mút mùa; không thấy tự do dân chủ mà chỉ thấy “đảng cử dân bầu“, “yêu nước là yêu CNXH“; không thấy tự do tôn giáo mà chỉ thấy các nhà tu hành có lương tâm bị tù đày, rồi phe chiến thắng lại còn dựng lên các tổ chức tôn giáo quốc doanh; không thấy tự do buôn bán làm ăn mà lại chỉ thấy “đánh đổ tư sản mại bản“, “kinh tế mới“, bắt nông dân phải “làm ăn tập thể“ và tự do lập xí nghiệp quốc doanh; cả cái gọi là MTGPMN và CPCMLTMNVN cũng bị cưỡng bách phải giải tán…!
Ông Kiệt thừa biết, chính trong thời gian này ông đã từng là Ủy viên BCT (cho tới cuối 1997) và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Sài gòn cũng như cả nước: Bí thư thành ủy TPHCM, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng….Đấy là chưa kể, trước khi rời chức TT chính Ông cũng từng kí NĐ 31/CP để giam giữ tại gia các nhà tu hành và những người dân chủ không muốn “yêu nước là yêu CNXH“! Suốt trong mấy chục năm cầm quyền đó Ông đã ngậm miệng và tuân lệnh “yêu nước là yêu CNXH“, một điều mà mãi tới nay khi không còn giữ một chức vụ gì thì Ông mới dám công khai lên tiếng coi là sai lầm!
Kể lại những việc trên đây không phải là gợi dậy quá khứ hay khơi hận thù, nhưng chính là để nhắc nhở Ông là, cần phải nói và làm đi đôi với nhau. Nếu giả thử trong cuộc phỏng vấn của BBC ông Kiệt có dụng tâm dùng tình cảm vào dịp 30.4 để khơi dậy lòng trắc ẩn của con người thì chẳng mấy ai nghe và tin nữa!
Giữ thái độ thận trọng là cái quyền và trách nhiệm của những ai làm việc có tinh thần trách nhiệm, không thể cẩu thả tin mù quáng…. Nhất là trong chính trị, không thể hành động theo cảm tính.
Thật vậy, chính vào lúc ông Kiệt đưa ra lời kêu gọi các thành phần dân tộc cần “hòa giải dân tộc“ với nhau. Có nghĩa là trong đó có cả thành phần đang cầm quyền hiện nay và cần phải nhấn mạnh ở đây, chính thành phần này phải đứng ra làm gương trước hết. Vì họ đang cầm quyền và đang nắm trong tay tất cả phương tiện sinh sát. Nhưng ông Kiệt giải thích như thế nào về một sự thực mà Ông và tất cả mọi người đang phải chứng kiến là: Chính lúc này đây, thành phần đang cầm quyền lại đang thi thố một loạt những biện pháp tàn bạo hoàn toàn đi ngược với những đòi hỏi của ông Kiệt và đông đảo nhân dân? Vì thế, những vấn đề này cần phải có những giải thích thỏa đáng. Nó đòi hỏi những người dân chủ đa nguyên phải thận trọng, cân nhắc để đánh giá những lời tuyên bố và hành động của các bên:
Tại sao trong thời gian vừa qua hàng loạt những người dân chủ hoạt động bằng phương pháp phi bạo lực cho tự do dân chủ và nhân quyền, trong đó có nhiều người trẻ, đã bị bắt giữ, bị bôi nhọ và đối xử tàn tệ?
Tại sao tuyên bố bầu cử Quốc hội dân chủ, nhưng trong thực tế lại đang tiến hành lối bầu “đảng cử dân bầu“, bằng cách loại những người ngoài đảng và cả những đảng viên trong sạch và có uy tín làm ứng cử viên để chỉ cho những cán bộ đảng viên thuộc phe cánh ra ứng cử, dù họ đang tham nhũng và lộng quyền?
Hiện nay chế độ đang chuẩn bị ráo riết cho chuyến đi Mĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Có phải vì sợ sự chống đối mãnh liệt của cộng đồng lớn VN ở Hoa kì nên lại tìm cách ra một chiêu “hòa giải hòa hợp“ mới?
Do đó, trước khi nói tới hòa giải dân tộc thì phải tạo một không khí trong lành, thiết lập một sân chơi bình đẳng, nghĩa là phải trả lại ngay các quyền công dân của những người VN đang bị chèn ép bất công và giam giữ oan trái! Việc này ông Kiệt cũng đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn của BBC truyền đi ngày 4.5. Đây không phải là điều kiện tiên quyết, mà là những nguyên tắc làm việc “sòng phẳng, công bình“, ngay thẳng và thành thực ở trong tất cả các cuộc làm việc chung…
Trong các thành phần dân tộc VN thì mọi người đang chờ đợi và đòi hỏi ở thành phần đang cầm quyền phải chứng minh bằng việc làm cụ thể để chứng tỏ là, họ biết tôn trọng những nguyên tắc cơ bản này. Vì trong suốt nửa thế kỉ qua nhiều thành phần dân tộc đã bị phía đảng cầm quyền đánh lừa rất quỉ quyệt nhiều lần. Cho nên nay không còn ai tin vào lời nói xuông của phía cầm quyền. Họ phải chứng minh bằng hành động!
Trong việc này ông Kiệt có thể giúp phía cầm quyền được nhiều chuyện. Vì nay ông Kiệt tuy không còn là Thủ tướng và cũng chẳng còn giữ chức vụ gì trong chính phủ, nhưng ông còn uy thế và uy quyền đối với nhiều giới, nhất là đối với TT Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết…Do đó, ông Kiệt nên dùng uy tín và ảnh hưởng của mình, yêu cầu họ hãy trả tự do ngay cho những người dân chủ đang bị giam giữ. Cụ thể là một số người vừa bị bắt trong các tháng gần đây, như các LS Nguyễn Văn Đài, Lê Thi Công Nhân, Lê Quốc Quân, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, LM Nguyễn Văn Lý, BS Lê Nguyên Sang, các ông Nguyễn Bắc Truyển, Huỳnh Nguyên Đạo và Trần Quốc Hiền…, cũng như chấm dứt ngay việc giam cầm tại gia các HT Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Thanh Giang, TS Nguyễn Xuân Tụ…
Như chính Ông và nhiều đảng viên CS tiến bộ cũng đều biết, họ là những người yêu nước, yêu dân chủ và chỉ đấu tranh bằng con đường phi bạo lực. Đây là những cách yêu nước mà trong bài phỏng vấn ông Kiệt cho là một trong những cách yêu nước chân thành. Nếu ông Kiệt có quyền tự nhìn nhận mình là người CS cũng yêu nước, thì những người dân chủ đang bị tù cũng có cái quyền yêu nước theo cách của họ. Họ không làm hại dân, hại nước; có chăng là họ đã can đảm tố cáo những phần tử tham nhũng, độc tài trong bộ máy đảng và nhà nước. Một việc mà chính ông Kiệt cũng đã nhiều lần kết án trong các thư gởi cho BCT và TUĐ. Họ cũng như ông đang chống bầu cử phản dân chủ … Rõ ràng là nhiều người trẻ đang dùng nhiệt tình của tuổi trẻ, chỉ vì lí tưởng… Chả lẽ lại nhẫn tâm, yên lặng để cho những người trẻ này phải bị tù tội bất công phi lí như thế?
Những vị tu hành và nhiều người dân chủ đang làm và làm rất nhiệt thành, những gì ông Kiệt đang cổ võ hay đang chống đối. Như thế, một cách gián tiếp họ là đồng minh của Ông. Vì thế, một khi bênh vực và bảo vệ những người này, Ông sẽ chứng tỏ rằng, Ông đang bảo vệ một cách thành thực và quyết tâm quan điểm và lập trường của Ông. Chỉ làm như thế thì người ngoài mới tin được những lời của Ông.
Nếu không thể hiện bằng hành động cụ thể mà chỉ dừng lại bằng những lời tuyên bố ngon ngọt thì ông Kiệt không thể trách được người khác là không tin vào lời của ông . Bởi một lẽ dễ hiểu là, người Việt đã bị đánh lừa quá nhiều trong suốt nửa thể kỉ vừa qua. Nhưng nay họ đã trưởng thành và tự tin. Họ chỉ tin và trọng những ai dám nói dám làm. Còn những đòn tỉnh cảm để phỉnh gạt chắc chắn không còn ăn khách nữa. Những ai đang mưu tính như vậy thì đang tính toán sai lầm rất nguy hiểm!
Những người dân chủ đa nguyên đồng ý “cần phải có sự đối thoại“, và các bên cần biết “nghe những lời phê phán“. Nhưng đối thoại phải bình đẳng và công bằng! Người ta không thể đối thoại với nhau khi bên kia chĩa mũi súng vào mình! Tự do trước hết phải là tự do cho những người đang mất tự do! Ông Kiệt đang được tự do nói. Nhưng Ông phải dùng ảnh hưởng và uy tín của Ông để đòi tự do cho những người Việt khác đang bị mất tự do!
Những người Dân chủ Đa nguyên, những người yêu nước không theo Chủ nghĩa Xã hội, đang chăm chú theo dõi để xem quyết tâm và lòng thành thực của ông Kiệt như thế nào!
Ghi chú: Những chữ trong ngoặc kép và in nghiêng là trích lời của cựu TT Võ Văn Kiệt trong cuộc phỏng vấn của đài BBC mới đây.
(Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: www.dcpt.org hay www.dcvapt.net)
ÂU DƯƠNG THỆ