Y Học Thường Thức
Re: Y Học Thường Thức
NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ?
Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN
Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích..., người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, bài viết này xin được giới thiệu một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết áp để độc giả tham khảo và vận dụng.
Cần tây: Có tên khoa học là Apium graveolens L., dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cần chú ý tránh nhầm lẫn với loại cần ta thường dùng làm rau ăn hàng ngày, có tên khoa học là Oenanthe stolinefera Wall.
Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái, đằng đằng thái..., chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
b>Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè thu.
Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với dấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt.
Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển. Có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.
Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Lê: Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
Chuối tiêu: Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.
Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày, hoặc ăn hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9-15g để làm hạ huyết áp.
Dưa chuột: Chứa nhiều muối Kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối.
Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Mã thầy: Mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc cùng với hải đới 60g và hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong... Không hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng...
NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ?
Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN
Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN
Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc ra, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích..., người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi chọn dùng các đồ ăn thức uống cụ thể trong sinh hoạt thường nhật. Trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của dinh dưỡng học cổ truyền và hiện đại, bài viết này xin được giới thiệu một số thực phẩm thích hợp và có lợi cho việc phòng chống cao huyết áp để độc giả tham khảo và vận dụng.
Cần tây: Có tên khoa học là Apium graveolens L., dùng thứ càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cần chú ý tránh nhầm lẫn với loại cần ta thường dùng làm rau ăn hàng ngày, có tên khoa học là Oenanthe stolinefera Wall.
Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Rau muống: Còn gọi là ung thái, không tâm thái, đằng đằng thái..., chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Măng lau: Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Cà: Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
b>Hành tây: Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp vào mùa hè thu.
Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Lạc: Có công dụng hạ mỡ máu và giáng áp. Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với dấm ăn, sau chừng 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10 hạt.
Hải tảo, hải đới và tảo đỏ: Đều là những thực phẩm ở biển. Có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. Có thể dùng phối hợp cả ba thứ cùng một lúc hoặc thay thế nhau.
Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống cao huyết áp.
Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao huyết áp, có công dụng phòng chống vữa xơ động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và giáng áp. Mỗi ngày nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều Kali có thể kết hợp với lượng Natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Lê: Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.
Chuối tiêu: Có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 quả, hoặc dùng vỏ quả chuối tiêu tươi 30-60g sắc uống thay trà.
Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị cao huyết áp vào mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt và lợi niệu khá tốt, từ đó giúp cho huyết áp được ổn định. Người ta còn dùng vỏ dưa hấu 12g và thảo quyết minh 12g sắc uống thay trà hàng ngày, hoặc ăn hạt dưa hấu mỗi ngày từ 9-15g để làm hạ huyết áp.
Dưa chuột: Chứa nhiều muối Kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối.
Nho: Rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.
Mã thầy: Mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày hoặc dùng 120g sắc cùng với hải đới 60g và hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp còn nên trọng dụng một số thực phẩm khác như ngô (đặc biệt là trà râu ngô), vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen, trà hoa hòe, trà thảo quyết minh, trà cúc hoa, trà bạch cúc, trà kỷ tử, mật ong... Không hoặc hạn chế dùng một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, não động vật, gan dê, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, thận lợn, mỡ động vật, rượu trắng, dưa hoặc cà muối mặn, thuốc lá, cà phê, trà đặc, hạt tiêu, ớt, gừng...
NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ?
Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN
Rau Spinach: Giá trị dinh dưỡng và Vi trùng E-Coli
03/10/2006
(VOA)
Rau Spinach, có người gọi là rau mồng tơi Mỹ, có người gọi là rau dền Mỹ
Trong hơn 1 tuần lễ dân chúng Mỹ được khuyến cáo tạm thời không nên ăn rau Spinach, có người gọi là rau mồng tơi Mỹ, có người gọi là rau rền Mỹ, một loại rau xanh vẫn thường được coi là có giá trị dinh dưỡng cao. Lý do là vì đã có khoảng 170 người bị bệnh và một người đã thiệt mạng do ăn phải rau spinach sống nhiễm vi trùng E-coli loại ác tính và 2 ca chết người khác cũng bị nghi là đã ăn phải rau spinach bị nhiễm trùng. Trong bài tường trình sau đây, chúng tôi sẽ nói đến giá trị dinh dưỡng của rau spinach và vi trùng E-coli.
Cho đến tuần lễ này thì các giới chức y tế liên bang Hoa Kỳ cho hay rau spinach trồng ở bên ngoài khu vực thung lũng Salinas của bang California là an toàn và sẽ được bày bán trở lại. Các nhân viên y tế cả liên bang lẫn tiểu bang đã truy tìm ra nơi xuất phát của loại rau bị nhiễm loại vi trùng E-coli và các công ty phân phối loại rau này đóng bao đã tự ý thu hồi sản phẩm khi họ biết rõ xuất xứ của loại rau spinach bị nhgi là đã trồng ở nơi mà loại vi trùng này phát tác.
Rau Spinach vẫn được coi là loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao. Người Mỹ thường ăn sống bằng cách đem trộn làm món xà lách. Rau này còn được đem luộc hoặc làm nhân bánh và nhiều món khác. Người Mỹ còn đem rau này đông lạnh và đóng hộp để có thể kéo dài thời gian sử dụng. Người Việt ở Mỹ thường hay xào hay nấu canh Vì rau spinach có nhiều nước nên khi nấu chín, loại rau này tóp lại rất nhiều.
Rau spinach được coi là có chứa nhiều chất sắt, nhiều calcium, manganese, magnesium và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như A,K, C, E,B 2, B 6, folic acid và các chất chống hiện tượng oxyt hóa trong cơ thể.
Tuy nhiên rau spinach lại chứa oxalate. Chất này có thể sẽ cản trở sự hấp thu calcium. Oxalate tồn đọng trong cơ thể có thể kết lại thành tinh thể và gây ra những rắc rối cho sức khỏe. Vì lý do này những ai đã bị sạn thận hay sạn mật nên tránh sử dụng rau spinach. Ngoài ra nó còn chứa purine, nếu tồn đọng nhiều trong cơ thể thì lượng uric acid trong cơ thể cũng tăng cao, vì thế những ai có bệnh gout, còn gọi là bệnh thống phong, nên hạn chế hoặc tránh ăn rau spinach.
Nguyên nhân vì đâu mà loại rau spinach trong tại khu vực thung lũng Salinas tại California mới đây lại bị nhiễm vi trùng E-coli?
Cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn nhưng được biết loại vi trùng E-coli thường sống trong ruột của trâu bò và súc vật khỏe mạnh, và phân của chúng có thể làm ô nhiễm nước tưới rau.
Ngoài ra loại vi trùng này còn có thể nhiễm qua bàn tay con người khi hái rau,rửa hay đóng bao rau trong nhà máy chẳng hạn, và cũng có thể là do chim muông, thú rừng tại địa điểm đó làm cho vi trùng lan tràn. Nhưng theo kinh nghiệm cho biết có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm ra được nguồn đích xác vi trùng từ đâu lây nhiễm sang rau.
Trong tuần trước Hiệp Hội các Nhà Vườn miền tây Hoa Kỳ loan báo đang triển khai một kế hoạch mới về an toàn thực phẩm. Kế hoạch này sẽ bao gồm cả những biện pháp như cải thiện các phương pháp thử nghiệm nước tưới và đất.
Bình thường thì phải có một lượng vi trùng thật lớn vào cơ thể mới làm người ta ngã bệnh, nhưng loại vi trùng E-coli lần này hiện diện trong loại rau spinach bị nhiễm khuẩn là loại ác tính.
Bác sỹ Roger Clemens thuộc trường dược khoa của Đại Học nam California, giải thích:
Thường thì hầu hết những loại vi trùng như E-coli chẳng hạn, phải có một lượng lớn lọt vào cơ thể thì quí vị mới bị bệnh, nhưng loại vi trùng E-coli lần này chỉ cần một lượng thật nhỏ xâm nhập cũng đủ làm quí vị ngã bệnh.
Đó là loại E-coli O 157:H 7, một loại vi trùng đặc biệt ác tính. Loại vi trùng này có thể gây chứng tiêu chảy ra máu, đau bụng quằn quại và gây hội chứng vỡ hồng huyết cầu do urê ứ đọng. Hội chứng này đưa đến hư thận.
E-coli O 157:H 7 đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi và trẻ em, và những người bị bệnh có thể lây sang cho người khác.
Theo các giới chức y tế thì biện pháp tốt nhất để tránh nhiễm bệnh là giữ vệ sinh thật kỹ bằng cách rửa tay thường xuyên. Và khi có dịch bệnh phát tác thì cách tốt nhất là không ăn rau sống.
03/10/2006
(VOA)

Rau Spinach, có người gọi là rau mồng tơi Mỹ, có người gọi là rau dền Mỹ
Trong hơn 1 tuần lễ dân chúng Mỹ được khuyến cáo tạm thời không nên ăn rau Spinach, có người gọi là rau mồng tơi Mỹ, có người gọi là rau rền Mỹ, một loại rau xanh vẫn thường được coi là có giá trị dinh dưỡng cao. Lý do là vì đã có khoảng 170 người bị bệnh và một người đã thiệt mạng do ăn phải rau spinach sống nhiễm vi trùng E-coli loại ác tính và 2 ca chết người khác cũng bị nghi là đã ăn phải rau spinach bị nhiễm trùng. Trong bài tường trình sau đây, chúng tôi sẽ nói đến giá trị dinh dưỡng của rau spinach và vi trùng E-coli.
Cho đến tuần lễ này thì các giới chức y tế liên bang Hoa Kỳ cho hay rau spinach trồng ở bên ngoài khu vực thung lũng Salinas của bang California là an toàn và sẽ được bày bán trở lại. Các nhân viên y tế cả liên bang lẫn tiểu bang đã truy tìm ra nơi xuất phát của loại rau bị nhiễm loại vi trùng E-coli và các công ty phân phối loại rau này đóng bao đã tự ý thu hồi sản phẩm khi họ biết rõ xuất xứ của loại rau spinach bị nhgi là đã trồng ở nơi mà loại vi trùng này phát tác.
Rau Spinach vẫn được coi là loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao. Người Mỹ thường ăn sống bằng cách đem trộn làm món xà lách. Rau này còn được đem luộc hoặc làm nhân bánh và nhiều món khác. Người Mỹ còn đem rau này đông lạnh và đóng hộp để có thể kéo dài thời gian sử dụng. Người Việt ở Mỹ thường hay xào hay nấu canh Vì rau spinach có nhiều nước nên khi nấu chín, loại rau này tóp lại rất nhiều.
Rau spinach được coi là có chứa nhiều chất sắt, nhiều calcium, manganese, magnesium và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như A,K, C, E,B 2, B 6, folic acid và các chất chống hiện tượng oxyt hóa trong cơ thể.
Tuy nhiên rau spinach lại chứa oxalate. Chất này có thể sẽ cản trở sự hấp thu calcium. Oxalate tồn đọng trong cơ thể có thể kết lại thành tinh thể và gây ra những rắc rối cho sức khỏe. Vì lý do này những ai đã bị sạn thận hay sạn mật nên tránh sử dụng rau spinach. Ngoài ra nó còn chứa purine, nếu tồn đọng nhiều trong cơ thể thì lượng uric acid trong cơ thể cũng tăng cao, vì thế những ai có bệnh gout, còn gọi là bệnh thống phong, nên hạn chế hoặc tránh ăn rau spinach.
Nguyên nhân vì đâu mà loại rau spinach trong tại khu vực thung lũng Salinas tại California mới đây lại bị nhiễm vi trùng E-coli?
Cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn nhưng được biết loại vi trùng E-coli thường sống trong ruột của trâu bò và súc vật khỏe mạnh, và phân của chúng có thể làm ô nhiễm nước tưới rau.
Ngoài ra loại vi trùng này còn có thể nhiễm qua bàn tay con người khi hái rau,rửa hay đóng bao rau trong nhà máy chẳng hạn, và cũng có thể là do chim muông, thú rừng tại địa điểm đó làm cho vi trùng lan tràn. Nhưng theo kinh nghiệm cho biết có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm ra được nguồn đích xác vi trùng từ đâu lây nhiễm sang rau.
Trong tuần trước Hiệp Hội các Nhà Vườn miền tây Hoa Kỳ loan báo đang triển khai một kế hoạch mới về an toàn thực phẩm. Kế hoạch này sẽ bao gồm cả những biện pháp như cải thiện các phương pháp thử nghiệm nước tưới và đất.
Bình thường thì phải có một lượng vi trùng thật lớn vào cơ thể mới làm người ta ngã bệnh, nhưng loại vi trùng E-coli lần này hiện diện trong loại rau spinach bị nhiễm khuẩn là loại ác tính.
Bác sỹ Roger Clemens thuộc trường dược khoa của Đại Học nam California, giải thích:
Thường thì hầu hết những loại vi trùng như E-coli chẳng hạn, phải có một lượng lớn lọt vào cơ thể thì quí vị mới bị bệnh, nhưng loại vi trùng E-coli lần này chỉ cần một lượng thật nhỏ xâm nhập cũng đủ làm quí vị ngã bệnh.
Đó là loại E-coli O 157:H 7, một loại vi trùng đặc biệt ác tính. Loại vi trùng này có thể gây chứng tiêu chảy ra máu, đau bụng quằn quại và gây hội chứng vỡ hồng huyết cầu do urê ứ đọng. Hội chứng này đưa đến hư thận.
E-coli O 157:H 7 đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi và trẻ em, và những người bị bệnh có thể lây sang cho người khác.
Theo các giới chức y tế thì biện pháp tốt nhất để tránh nhiễm bệnh là giữ vệ sinh thật kỹ bằng cách rửa tay thường xuyên. Và khi có dịch bệnh phát tác thì cách tốt nhất là không ăn rau sống.
Dầu chưa bão hòa là gì và tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta ?
14/09/2006
(VOA)
Mỗi khi chúng ta cầm một gói thực phẩm đã chế biến ở Hoa Kỳ thì hầu như thế nào chúng ta cũng đọc thấy trong thành phần của nó có chứa loại dầu hydrogenated oil, tức là dầu không bão hòa, hay đúng hơn là dầu chưa bão hòa. Vậy dầu chưa bão hòa là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta? Mời quí vị theo dõi một số chi tiết sau đây qua câu chuyện với hai tiến sỹ hóa học Mai Thanh Truyết và Vương Thị Xuân Lan.
Dầu thảo mộc được ép ra khỏi các loại hạt thường mau hư, vì vậy nên người ta thường bỏ thêm chất bảo quản vào để giữ được lâu hầu có thể tiêu thụ dần trên thị trường. Những loại dầu được bỏ thêm chất bảo quản được gọi là hydrogenated oil, tức là dầu không bão hòa hay dúng hơn, là dầu chưa bão hòa. Tại sao lại gọi là dầu chưa bão hòa ?
Qua báo chí và sách vở, chúng ta được biết rằng hydrogenated oil, dầu chưa bão hòa, tức là thứ dầu có bỏ thêm chất bảo quản vào, có hại cho sức khỏe, và những cái hại đó như thế nào?
Vậy làm sao tránh được tác dụng có hại cho sức khỏe của những loại dầu chưa bão hòa ? Cả hai chuyên gia hóa học Mai Thanh Truyết và Vương Thị Xuân Lan đều đồng ý là chúng ta nên giảm bớt lượng chất béo trong khẩu phần hàng ngày, tránh các loại mỡ động vật cũng như các loại dầu chưa bão hòa, tránh các loại bơ làm từ dầu thực vật được đóng thành thỏi trông giống như thỏi bơ động vật chế từ chất béo của sữa, và nên tự nấu nướng để có thể kiểm soát được những thành phần trong các món ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày.
Làm như vậy chúng ta còn tiết kiệm được ngân quĩ gia đình dành cho thực phẩm, vì tự nấu lấy bao giờ cũng rẻ hơn là đi ăn hàng hoặc ăn các thức ăn đã chế biến sẵn. Nếu không tránh được việc dùng các chất béo thì dầu olive, dầu hạt hướng dương và dầu granola là những loại tốt hơn các loại dầu khác. Ngoài ra hằng ngày chúng ta cần ăn nhiều rau và trái cây tươi vì đây là nguồn vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể giúp làm chậm lại tiến trình lão hóa.
14/09/2006
(VOA)
Mỗi khi chúng ta cầm một gói thực phẩm đã chế biến ở Hoa Kỳ thì hầu như thế nào chúng ta cũng đọc thấy trong thành phần của nó có chứa loại dầu hydrogenated oil, tức là dầu không bão hòa, hay đúng hơn là dầu chưa bão hòa. Vậy dầu chưa bão hòa là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta? Mời quí vị theo dõi một số chi tiết sau đây qua câu chuyện với hai tiến sỹ hóa học Mai Thanh Truyết và Vương Thị Xuân Lan.
Dầu thảo mộc được ép ra khỏi các loại hạt thường mau hư, vì vậy nên người ta thường bỏ thêm chất bảo quản vào để giữ được lâu hầu có thể tiêu thụ dần trên thị trường. Những loại dầu được bỏ thêm chất bảo quản được gọi là hydrogenated oil, tức là dầu không bão hòa hay dúng hơn, là dầu chưa bão hòa. Tại sao lại gọi là dầu chưa bão hòa ?
Qua báo chí và sách vở, chúng ta được biết rằng hydrogenated oil, dầu chưa bão hòa, tức là thứ dầu có bỏ thêm chất bảo quản vào, có hại cho sức khỏe, và những cái hại đó như thế nào?
Vậy làm sao tránh được tác dụng có hại cho sức khỏe của những loại dầu chưa bão hòa ? Cả hai chuyên gia hóa học Mai Thanh Truyết và Vương Thị Xuân Lan đều đồng ý là chúng ta nên giảm bớt lượng chất béo trong khẩu phần hàng ngày, tránh các loại mỡ động vật cũng như các loại dầu chưa bão hòa, tránh các loại bơ làm từ dầu thực vật được đóng thành thỏi trông giống như thỏi bơ động vật chế từ chất béo của sữa, và nên tự nấu nướng để có thể kiểm soát được những thành phần trong các món ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày.
Làm như vậy chúng ta còn tiết kiệm được ngân quĩ gia đình dành cho thực phẩm, vì tự nấu lấy bao giờ cũng rẻ hơn là đi ăn hàng hoặc ăn các thức ăn đã chế biến sẵn. Nếu không tránh được việc dùng các chất béo thì dầu olive, dầu hạt hướng dương và dầu granola là những loại tốt hơn các loại dầu khác. Ngoài ra hằng ngày chúng ta cần ăn nhiều rau và trái cây tươi vì đây là nguồn vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể giúp làm chậm lại tiến trình lão hóa.
Re: Y Học Thường Thức
Bác sĩ nói chuyện với các bạn
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Hỏi:
- Bà vợ tôi năm nay tuy mới năm mươi hơn, nhưng bị đau khớp ở lưng và hông khá nặng, mỗi lần làm “chuyện đó” thì bả đau rất nhiều và do đó không còn ham muốn. Có cách nào để chữa không?
- Tôi năm nay hơn sáu mươi, mỗi lần ân ái với vợ xong là tôi bị đau lưng rất nhiều. Xin chỉ cho tôi cách giải quyết vấn đề này?
Ðáp:
Ðau nhức có thể phá hoại niềm vui ân ái. Nhưng nếu ân ái được hiểu đúng nghĩa như là sự yêu thương đằm thắm giữa hai bên, thì vấn đề đau nhức, cũng như những vấn đề khác, bên cạnh khía cạnh bất lợi, lại có thể là một yếu tố giúp cho một tình yêu (thật sự) có cơ hội được chứng tỏ. Vì có phải chính qua những gian nan, đắng cay, khốn đốn, ta mới hiểu hơn, hiểu sâu được tình người, và tình cảm vượt qua (và thắng) được những “lửa thử vàng” đó, mới càng thăng hoa, bền chắc, sâu đậm hơn, như “cá vượt ngũ môn hóa rồng”.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là để giải quyết vấn đề, ta phải hy sinh, cùng chịu đựng với bạn tình của mình. Vài nguyên tắc quan trọng cần nhớ để có một cuộc sống tình dục viên mãn, là tình dục cần bắt đầu từ tình, và tình dục rất phong phú. Với việc biết cách (tự, cùng nhau cố gắng và hợp tác với thầy thuốc để) kiềm chế cơn đau, phong phú hóa tình dục, tình dục có thể không chỉ là một cách chia sẻ tình yêu, mà còn có thể là một trị liệu góp phần không nhỏ trong việc giúp giảm đau đớn.
Ðau nhức, nhất là đau nhức kinh niên, rất nhiều khi là một yếu tố phá hoại cả cuộc sống của ta, vì nỗi đau luôn ám ảnh và hành hạ ta, có khi làm biến đổi hình hài, cơ thể của ta. Về mặt tinh thần, nó có thể làm ta bị cô lập với người thân yêu nhất của mình, vì sự than van đau đớn kéo dài thường gây ra mệt mỏi cho người thân thiết. Vì không muốn làm phiền người thân, ta tự xa lánh người thân, và cũng vì nhiều khi không muốn làm cho ta đau hơn, người thân cũng tự sắp xếp để không phải đụng chạm đến ta về thể chất cũng như tinh thần, và tình cảm cũng “không biết tại sao” mà đi xuống dần từ đó.
Ðiều đầu tiên cần làm, là tìm một thầy thuốc và hợp tác chặt chẽ để kiểm soát được các cơn đau càng nhiều càng tốt.
Ðiều rất quan trọng để giữ mối quan hệ là sự thông cảm, hiểu biết thật sự giữa hai bên. Cả ông và bà đều cần phải (và cố gắng thử và học để biết cách) chia sẻ một cách thành thật và thẳng thắn với nhau những cảm giác của mình (như sợ bị chán, sợ bị đau, sợ bị “quê” - vì “không lên nổi”, không đáp ứng bên kia được đúng mức, vân vân), chấp nhận sự thật rằng đau nhức đã trở thành một phần của cuộc sống của mình, biết và biết cách chia sẻ (một cách ngày càng có hiệu quả hơn) những gì mình muốn và cần từ phía bên kia, từ tình yêu giữa hai người.
Nếu đau nhức đã thành một phần không thể tránh được của cuộc sống, bên cạnh việc kiên trì (tự mình và giúp nhau) đấu tranh với nó, việc đối diện với sự thật (không tảng lờ, không trốn tránh), hiểu rõ và tìm xem cả hai cần phải làm và thay đổi như thế nào để thích ứng với tình thế mới, là điều rất cần thiết.
Tình thế càng khó khăn, thì càng cần tình yêu mạnh mẽ, đằm thắm. Và nếu đã thực sự yêu nhau, cộng với ý thức rằng sự thông cảm (communication) cũng rất quan trọng, ta sẽ tìm được cách để biểu hiện tình yêu của mình trong những tình huống khác nhau.
Sự thay đổi cần phải từ từ, vì mỗi khi làm điều gì mới, cần có thời gian để biết bên kia cảm giác và nghĩ như thế nào. Cần phải nhẹ nhàng đối với người đang đau, vì nỗi đau thể chất và tinh thần rất gần với nhau.
Thái độ, lời nói nhẹ nhàng, yêu thương nên là một khởi đầu và thường có thể giúp cởi mở mối quan hệ trong tình thế mới. Có câu “thương cho roi cho vọt”, nhưng câu nói đó hình như nên tránh trong trường hợp này (cũng như trong rất nhiều trường hợp khác). Nhiều khi thấy người ta đau, mình cũng đau theo, thành ra dễ khó chịu, la rầy, để người ta chịu uống thuốc, chữa bệnh, vân vân. Nhưng cần nhớ rằng người đang đau có thể và thường rất mặc cảm, những lời nói nặng nề, dù phát xuất từ tình thương (hay không) thường càng có thể dẫn đến sự đóng lại, khép kín.
Khi nói thái độ nhẹ nhàng yêu thương, là nói từ cả hai phía. Người không đau cần kiên nhẫn, nhưng người đang đau, dễ cáu kỉnh, cũng cần biết rằng mình sẽ có khuynh hướng càu nhàu, than vãn suốt ngày, hoặc lặng câm chịu đựng; đó không phải là những điều giúp giải quyết vấn đề, và cần tránh những điều đó.
Khi bị đau, lảng tránh quan hệ tình dục là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, lảng tránh chuyện này chỉ làm cho mình thêm lo lắng, và mối quan hệ có thể ngày càng phai lạt. Do đó, khi mới bắt đầu thấy không ổn, ví dụ bị đau lưng sau mỗi lần “làm chuyện đó”, điều đầu tiên nên làm, là chia sẻ với người phối ngẫu của mình và cùng tìm cách giải quyết thích hợp cho cả hai phía.
Ðiều cần nhớ, như đã đề cập nhiều lần, quan hệ tình dục không chỉ là giao hợp. Những lời nói, cú phôn, tấm thiệp, ánh mắt tình tứ, những món quà nhỏ (không cần phải chờ đến dịp này dịp nọ) đến tự tấm lòng khi lúc nào đó tự nhiên cảm thấy thương “người ta” quá, sẽ thường (có thể) gây được ngạc nhiên thích thú (dù đôi khi bị mắng yêu là “dzô diêng”), làm sống hơn, làm tươi mát lại tình yêu, dù già hay trẻ, bệnh hay khỏe (miễn là cách gởi thông điệp đừng quá “kỳ quặc”).
Vuốt ve, ôm ấp, hôn hít, xoa bóp (massage), bên cạnh việc cũng là những cách thức khác nhau của sinh hoạt tình dục, cũng là những cách trị liệu tốt cho chứng đau nhức.
Tùy theo thói quen, ý thích, sự đồng ý, sự chấp nhận của cả hai bên, khẩu dâm, thủ dâm lẫn nhau, cũng có thể là những phương cách (hỗ trợ hoặc thay thế) đem lại khoái lạc không kém việc giao hợp, nhưng lại thích hợp hơn cho một số trường hợp đặc biệt (như bị kém cường dương, đau nhức, hoặc ngay cả lâu lâu “đổi món”).
Sự uyển chuyển, sáng tạo cũng có thể biểu hiện trong rất nhiều yếu tố khác mà ta có thể nghĩ ra (miễn là an toàn kể cả về thể chất, tâm thần và xã hội), ví dụ như:
. Về thời gian: Có những thời điểm trong ngày ta ít bị đau hơn, (hoặc dễ cương cứng hơn), không bắt buộc phải là ban đêm.
. Về nơi chốn: Nếu dưới vòi nước ấm, bồn nước ấm, ta thấy dễ chịu hơn.
. Về tư thế: Nhiều khi nằm cạnh nhau (chứ không phải đè lên nhau), hoặc một tư thế nào đó, có thể giúp giảm sự đau nhức rất nhiều.
. Vân vân và vân vân, miễn là bắt đầu từ tình yêu thật sự, từ sự cố gắng đem lại niềm an lạc cả về thể chất lẫn tinh thần thích hợp nhất cho người mình yêu.
Với tình yêu và (ý thức về sự quan trọng của) sự thông cảm (good communication) thật sự giữa hai người yêu nhau, nếu biết thích ứng để luôn bên nhau và nâng đỡ nhau trong từng bước của cuộc đời (luôn thay đổi), những thử thách (như các khiếm khuyết, chịu đựng do bệnh tật, hay lý do nào khác) của mỗi bên, nếu được chia sẻ, sẽ lại có thể trở thành những sợi tơ duyên đan kết niềm vui, niềm tin, niềm yêu đời, trong cuộc sống ngắn ngủi và vô thường này.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
----
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
Hỏi:
- Bà vợ tôi năm nay tuy mới năm mươi hơn, nhưng bị đau khớp ở lưng và hông khá nặng, mỗi lần làm “chuyện đó” thì bả đau rất nhiều và do đó không còn ham muốn. Có cách nào để chữa không?
- Tôi năm nay hơn sáu mươi, mỗi lần ân ái với vợ xong là tôi bị đau lưng rất nhiều. Xin chỉ cho tôi cách giải quyết vấn đề này?
Ðáp:
Ðau nhức có thể phá hoại niềm vui ân ái. Nhưng nếu ân ái được hiểu đúng nghĩa như là sự yêu thương đằm thắm giữa hai bên, thì vấn đề đau nhức, cũng như những vấn đề khác, bên cạnh khía cạnh bất lợi, lại có thể là một yếu tố giúp cho một tình yêu (thật sự) có cơ hội được chứng tỏ. Vì có phải chính qua những gian nan, đắng cay, khốn đốn, ta mới hiểu hơn, hiểu sâu được tình người, và tình cảm vượt qua (và thắng) được những “lửa thử vàng” đó, mới càng thăng hoa, bền chắc, sâu đậm hơn, như “cá vượt ngũ môn hóa rồng”.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là để giải quyết vấn đề, ta phải hy sinh, cùng chịu đựng với bạn tình của mình. Vài nguyên tắc quan trọng cần nhớ để có một cuộc sống tình dục viên mãn, là tình dục cần bắt đầu từ tình, và tình dục rất phong phú. Với việc biết cách (tự, cùng nhau cố gắng và hợp tác với thầy thuốc để) kiềm chế cơn đau, phong phú hóa tình dục, tình dục có thể không chỉ là một cách chia sẻ tình yêu, mà còn có thể là một trị liệu góp phần không nhỏ trong việc giúp giảm đau đớn.
Ðau nhức, nhất là đau nhức kinh niên, rất nhiều khi là một yếu tố phá hoại cả cuộc sống của ta, vì nỗi đau luôn ám ảnh và hành hạ ta, có khi làm biến đổi hình hài, cơ thể của ta. Về mặt tinh thần, nó có thể làm ta bị cô lập với người thân yêu nhất của mình, vì sự than van đau đớn kéo dài thường gây ra mệt mỏi cho người thân thiết. Vì không muốn làm phiền người thân, ta tự xa lánh người thân, và cũng vì nhiều khi không muốn làm cho ta đau hơn, người thân cũng tự sắp xếp để không phải đụng chạm đến ta về thể chất cũng như tinh thần, và tình cảm cũng “không biết tại sao” mà đi xuống dần từ đó.
Ðiều đầu tiên cần làm, là tìm một thầy thuốc và hợp tác chặt chẽ để kiểm soát được các cơn đau càng nhiều càng tốt.
Ðiều rất quan trọng để giữ mối quan hệ là sự thông cảm, hiểu biết thật sự giữa hai bên. Cả ông và bà đều cần phải (và cố gắng thử và học để biết cách) chia sẻ một cách thành thật và thẳng thắn với nhau những cảm giác của mình (như sợ bị chán, sợ bị đau, sợ bị “quê” - vì “không lên nổi”, không đáp ứng bên kia được đúng mức, vân vân), chấp nhận sự thật rằng đau nhức đã trở thành một phần của cuộc sống của mình, biết và biết cách chia sẻ (một cách ngày càng có hiệu quả hơn) những gì mình muốn và cần từ phía bên kia, từ tình yêu giữa hai người.
Nếu đau nhức đã thành một phần không thể tránh được của cuộc sống, bên cạnh việc kiên trì (tự mình và giúp nhau) đấu tranh với nó, việc đối diện với sự thật (không tảng lờ, không trốn tránh), hiểu rõ và tìm xem cả hai cần phải làm và thay đổi như thế nào để thích ứng với tình thế mới, là điều rất cần thiết.
Tình thế càng khó khăn, thì càng cần tình yêu mạnh mẽ, đằm thắm. Và nếu đã thực sự yêu nhau, cộng với ý thức rằng sự thông cảm (communication) cũng rất quan trọng, ta sẽ tìm được cách để biểu hiện tình yêu của mình trong những tình huống khác nhau.
Sự thay đổi cần phải từ từ, vì mỗi khi làm điều gì mới, cần có thời gian để biết bên kia cảm giác và nghĩ như thế nào. Cần phải nhẹ nhàng đối với người đang đau, vì nỗi đau thể chất và tinh thần rất gần với nhau.
Thái độ, lời nói nhẹ nhàng, yêu thương nên là một khởi đầu và thường có thể giúp cởi mở mối quan hệ trong tình thế mới. Có câu “thương cho roi cho vọt”, nhưng câu nói đó hình như nên tránh trong trường hợp này (cũng như trong rất nhiều trường hợp khác). Nhiều khi thấy người ta đau, mình cũng đau theo, thành ra dễ khó chịu, la rầy, để người ta chịu uống thuốc, chữa bệnh, vân vân. Nhưng cần nhớ rằng người đang đau có thể và thường rất mặc cảm, những lời nói nặng nề, dù phát xuất từ tình thương (hay không) thường càng có thể dẫn đến sự đóng lại, khép kín.
Khi nói thái độ nhẹ nhàng yêu thương, là nói từ cả hai phía. Người không đau cần kiên nhẫn, nhưng người đang đau, dễ cáu kỉnh, cũng cần biết rằng mình sẽ có khuynh hướng càu nhàu, than vãn suốt ngày, hoặc lặng câm chịu đựng; đó không phải là những điều giúp giải quyết vấn đề, và cần tránh những điều đó.
Khi bị đau, lảng tránh quan hệ tình dục là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, lảng tránh chuyện này chỉ làm cho mình thêm lo lắng, và mối quan hệ có thể ngày càng phai lạt. Do đó, khi mới bắt đầu thấy không ổn, ví dụ bị đau lưng sau mỗi lần “làm chuyện đó”, điều đầu tiên nên làm, là chia sẻ với người phối ngẫu của mình và cùng tìm cách giải quyết thích hợp cho cả hai phía.
Ðiều cần nhớ, như đã đề cập nhiều lần, quan hệ tình dục không chỉ là giao hợp. Những lời nói, cú phôn, tấm thiệp, ánh mắt tình tứ, những món quà nhỏ (không cần phải chờ đến dịp này dịp nọ) đến tự tấm lòng khi lúc nào đó tự nhiên cảm thấy thương “người ta” quá, sẽ thường (có thể) gây được ngạc nhiên thích thú (dù đôi khi bị mắng yêu là “dzô diêng”), làm sống hơn, làm tươi mát lại tình yêu, dù già hay trẻ, bệnh hay khỏe (miễn là cách gởi thông điệp đừng quá “kỳ quặc”).
Vuốt ve, ôm ấp, hôn hít, xoa bóp (massage), bên cạnh việc cũng là những cách thức khác nhau của sinh hoạt tình dục, cũng là những cách trị liệu tốt cho chứng đau nhức.
Tùy theo thói quen, ý thích, sự đồng ý, sự chấp nhận của cả hai bên, khẩu dâm, thủ dâm lẫn nhau, cũng có thể là những phương cách (hỗ trợ hoặc thay thế) đem lại khoái lạc không kém việc giao hợp, nhưng lại thích hợp hơn cho một số trường hợp đặc biệt (như bị kém cường dương, đau nhức, hoặc ngay cả lâu lâu “đổi món”).
Sự uyển chuyển, sáng tạo cũng có thể biểu hiện trong rất nhiều yếu tố khác mà ta có thể nghĩ ra (miễn là an toàn kể cả về thể chất, tâm thần và xã hội), ví dụ như:
. Về thời gian: Có những thời điểm trong ngày ta ít bị đau hơn, (hoặc dễ cương cứng hơn), không bắt buộc phải là ban đêm.
. Về nơi chốn: Nếu dưới vòi nước ấm, bồn nước ấm, ta thấy dễ chịu hơn.
. Về tư thế: Nhiều khi nằm cạnh nhau (chứ không phải đè lên nhau), hoặc một tư thế nào đó, có thể giúp giảm sự đau nhức rất nhiều.
. Vân vân và vân vân, miễn là bắt đầu từ tình yêu thật sự, từ sự cố gắng đem lại niềm an lạc cả về thể chất lẫn tinh thần thích hợp nhất cho người mình yêu.
Với tình yêu và (ý thức về sự quan trọng của) sự thông cảm (good communication) thật sự giữa hai người yêu nhau, nếu biết thích ứng để luôn bên nhau và nâng đỡ nhau trong từng bước của cuộc đời (luôn thay đổi), những thử thách (như các khiếm khuyết, chịu đựng do bệnh tật, hay lý do nào khác) của mỗi bên, nếu được chia sẻ, sẽ lại có thể trở thành những sợi tơ duyên đan kết niềm vui, niềm tin, niềm yêu đời, trong cuộc sống ngắn ngủi và vô thường này.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
----
Re: Y Học Thường Thức
Bệnh cột sống
Nguyễn Ý Đức, Bác sĩ - 04/21/07
Xương sống trẻ sơ sinh có có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt.
Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế người trưởng thành chỉ có 26 đốt xương sống.
Xương sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên của cơ thể là đầu, mình, hai tay.
Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gồm có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ cột sống, phát xuất 32 đôi dây thần kinh tủy sống.
Xương sống khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đai hông và là nơi bám của các cơ lưng.
Cột sống không đứng ngay thẳng mà có nhiều đoạn hơi cong để chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.
Các đốt xương sống được dây chằng và hơn 400 cơ bắp nho nhỏ neo giằng hỗ trợ.
Dây chằng (ligament) là một băng mô liên kết xơ cứng, mầu trắng, nối hai xương với nhau ở vùng khớp. Các dây này không đàn hồi nhưng có thể uốn cong, giữ cho khớp mạnh hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.
Nằm giữa các đốt xương là một cấu trúc dẹp (đĩa liên sống) cấu tạo bằng chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm cho đốt xương, chống đỡ với sức mạnh va chạm. Khi mới sanh, nước chiếm 80% thành phần cấu tạo đĩa và đĩa mềm xốp. Tới tuổi gia tăng, nước trong đĩa khô dần. Vì đĩa không có mạch máu nuôi dưỡng, cho nên khi bị tổn thương thì không tự lành được.
Khi đĩa bị chấn thương, dây thần kinh bị đè kẹp và gây ra đau đớn vô cùng cho chân. Đốt ở phía cuối cột sống là nơi gây ra nhiều đau hơn cả.
Khi các thành phần cấu tạo xương sống bị tổn thương, xiêu vẹo, co kéo thì đau lưng xảy ra.
Mấy bệnh thông thường của cột sống:
Thoái hóa đĩa đệm (Degenerative Disc Disease)
Đĩa đệm là một cấu trúc sụn-xơ nằm giữa hai đốt sống.
Toàn bộ đĩa đệm chiếm 1/4 chiều dài cột sống và hoạt động như một bộ phận giảm sốc để bảo vệ não và dây thần kinh não tủy khi cơ thể vận động mạnh, như chạy nhẩy, uốn mình.
Một số tác giả coi thoái hóa đĩa đệm như một diễn biến của sự hóa già. Đĩa giảm đàn hồi, dẻo dai và giảm sốc. Lớp dây chằng bao bọc đĩa trở nên giòn, dễ gẫy. Đồng thời phần chất mềm ở giữa đĩa bắt đầu khô và teo lại, mấu xương (spur) mọc nhô ra ở cạnh đốt xương sống vá mặt khớp đốt xương.
Đĩa đệm xẹp và mấu xương nhô ra sẽ làm thu hẹp khoảng trống dành cho dây cột sống, do đó rễ dây thần kinh bị đè ép.
Không phải ai bị thoái hóa đĩa đệm cũng bị đau lưng.
Cơn đau thường xảy ra khi bệnh nhân ngồi vì lúc này phần dưới cột sống chịu sức nặng gấp ba lần khi đứng. Cơn đau tăng khi bệnh nhân cúi xuống, nâng vật nặng hoặc vặn mình. Đi lại hoặc chạy chậm đôi khi làm cơn đau giảm đi. Khi nằm, áp lực lên đĩa đệm giảm và làm bớt đau.
Ngoài đau lưng, bệnh nhân còn cảm thấy đau nhói nhói, tê tê ở dưới chân và bàn chân vì dây thần kinh có thể bị kẹp hoặc đè ép.
Chụp X-quang MRI hoặc CT scan là hai phương tiện rất hữu hiệu để xác định bệnh. MRI cho biết mức độ thoái hóa và thoái vị của đĩa đệm.
Có nhiều biện pháp trị liệu khác nhau:
a-Không giải phẫu
-Trước hết, bệnh nhân cần kiểm soát cơn đau: chườm lạnh để làm giảm đau, chườm nóng để cơ bắp thư giãn,
-Dùng thuốc chống đau như acetaminophen, thuốc chống đau không có steroids (NSAIDS), thuốc có chất á phiện, thuốc thư giãn bắp thịt.
-Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chích cortisone vào màng tủy xương.
Ngoài ra, châm cứu, thủ thuật chỉnh xương, thoa nắn, siêu âm... cũng có nhiều công hiệu.
Đôi khi người bệnh phải phối hợp nhiều phương thức khác nhau, chứ không có một phương thức chung cho mọi người bệnh.
b- Tập luyện, vật lý trị liệu
Khi cơn đau đã giảm, bệnh nhân cần tích cực tập luyện các thành thần cấu tạo cột sống.Tập luyện mang lại một số lợi ích như sau:
-Giúp các thành phần cấu tạo xương sống duy trì sự bền bỉ và sức mạnh, giảm áp lực xuống đĩa đệm. Nhờ đó, cơn đau giảm bớt.
-Vận động mang chất dinh dưỡng tới cho đĩa đang bị thoái hóa, tổn thương. Tập vươn giãn theo thể điệu để tăng cường sức mạnh của bắp thịt dọc theo xương sống, nhờ đó cơn đau cũng giảm.
c-Thay đổi lối sống, thói quen
Bệnh nhân cũng nên tránh các động tác gây ảnh hưởng cho đĩa đệm, như là nâng vật quá nặng, vặn lưng quá cong và nên sử dụng ghế đệm đỡ lưng.
Nếu hút thuốc là thì nên ngưng, vì thuốc lá làm giảm máu tới nuôi dưỡng đĩa. Nếu quá mập phì cũng cần giảm cân.
d-Sau sáu tháng phối hợp điều trị như trên mà cơn đau không những không giảm, mà còn gia tăng, gây trở ngại cho cuộc sống, cho công việc hàng ngày thì có thể nghĩ tới giải phẫu.
Có hai phương thức giải phẫu thường được dùng:
-Nối tiếp đốt sống (Fusion lumbar spine):
Đĩa thoái hóa được lấy ra và thay thế bằng xương của người bệnh hoặc xương tổng hợp. Xương sẽ mọc ra trên xương ghép và hai đốt xương sẽ dính với nhau. Bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau vì đĩa thoái hóa không còn nữa.
Phương thức này có vài khuyết điểm: vết mổ đau, mất thời gian lâu để đốt sống dính với nhau, sự dính đưa tới thay đổi chuyển động của các đốt sống lân cận
-Thay thế bằng đĩa nhân tạo
Đĩa nhân tạo được thay thế vào vị trí của đĩa thoái hóa. Thay thế này mới được cho phép dùng ở Hoa Kỳ vào năm 2004, cho nên còn cần nhiều nghiên cứu bổ túc để hoàn thiện.
Giải phẫu chữa thoái hóa đĩa đệm là một phẫu thuật phức tạp, cần một thời gian lâu sau giải phẫu để phục hồi và có thể gây ra một số khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc suy nghĩ kỹ càng và cần thảo luận lợi hại với bác sĩ điều trị trước khi quyết định.
Sa đĩa liên sống (Herniated Disc)
Còn gọi là thoát vị đĩa đệm, trợt đĩa (slipped disc), vỡ (ruptured) hoặc rách (torn) đĩa.
Trường hợp này xẩy ra khi nhân của đĩa nhô ra qua màng xơ bao chung quanh đĩa và ép lên các rễ thần kinh, dây chằng kế cận.
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều thường thấy ở tuổi 30-40, khi mà nhân đĩa còn dẻo như gelatin. Thoát vị xẩy ra bất chợt khi vặn hoặc cong cột sống quá mức. Phần đĩa đệm lòi ra sẽ đè lên dây thần kinh cột sống.
Sa đĩa đệm có thể thấy ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng 98% trường hợp ở giữa hai cột sống lưng số 4- số 5 và cột sống lưng số 5 - xương cùng.
Bệnh nhân có những cơn đau sắc bén, mạnh như xé thịt ở lưng, chạy xuống vùng chân mà dây thần kinh tủy có ảnh hưởng. Dáng đi tập tễnh, co chân đau để tránh mang sức nặng của cơ thể.
Điều trị với nghỉ ngơi, chườm nóng lạnh, dùng thuốc chống đau, vật lý trị liệu, giải phẫu nếu cần.
Vẹo cột sống (Scoliosis)
Vẹo cột sống là một hình dạng bất bình thường về độ cong của xương sống.
Ở một người bình thường và khi nhìn từ phía sau, cột sống là một đường thằng đứng từ phần chót của gáy xuống tới xương cụt.
Nếu nhìn nghiêng, xương sống có hình chữ S, cong ra phía trước ở phần lưng trên và cong về phía sau ở phần lưng dưới.
Khi bị vẹo, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một vài độ cong không bình thường.
Các dấu hiệu thường thấy của vẹo cột sống gồm có:
-Hai vai cao thấp không đều nhau
-Một xương bả vai nhô cao hơn phía bên đối diện
-Eo bên cao bên thấp
-Một bên hông cao hơn bên kia
-Khi đứng hoặc đi lại, người nghiêng về một phía
Khi cột sống vẹo nhiều, xương sườn và lồng ngực nhô về phía trước, gây khó khăn cho sự thở và cũng gây ra đau lưng.
Nguyên nhân gây ra vẹo cột sống chưa được biết rõ. Có nhiều trường hợp do bẩm sinh, do chân dài chân ngắn. Vẹo cột sống thường thấy ở nhiều người trong một gia đình.
Vẹo cột sống không phải là hậu quả của dáng điệu không ngay ngắn, vận động cơ thể quá mạnh hoặc đeo vật nặng trên lưng.
Cứ 1000 trẻ em thì có từ 3-5 em bị vẹo cột sống và trẻ gái vẹo nhiều hơn trai.
Vẹo trầm trọng hơn khi xảy ra ở tuổi trẻ, khi cột nghiêng nhiều nhất là nghiêng ở phần trên cột sống.
Bất thường này ít khi xảy ra ở tuổi trưởng thành, đôi khi vì cột đã bị vẹo từ nhỏ mà không chữa hoạc vẹo do thoái hóa cột sống.
Bình thường, vẹo cột sống không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi cột vẹo nhiều sẽ gây tổn thương cho tim, phổi, đau lưng. Lồng ngực sẽ đè vào tim phổi gây khó khăn cho sự hô hấp và sự bơm máu từ tim.
Vẹo cột sống gây ra đau lưng kinh niên, đôi khi viêm xương khớp cột sống.
Thường thường, bác sĩ gia đình cũng như trường học đều khám để coi trẻ em có bị vẹo cột sống không.
Trẻ bị vẹo cột sống được điều chỉnh bằng:
-Đeo nẹp lưng (brace) để vẹo không trầm trọng hơn. Khi cởi bỏ nẹp, cột sống vẹo trở lại.
-Giải phẫu nối đốt sống ở chỗ vẹo với nhau, nhờ đó cột sống thẳng trở lại.Phẫu thuật này rất phức tạp, cần được bác sĩ và bệnh nhân cân nhắc lợi hại trước khi thực hiện.
Thoái hóa đốt sống (spondylosis, osteoarthritis of the spine)
Trong thoái hóa đốt sống, lớp sụn lót giữa hai mặt đốt xương và đĩa liên hợp bị tổn thương gây ra thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng của cột sống. Tuổi cao là rủi ro chính của sự thoái hóa nhưng mức độ thoái hóa nhanh chậm tùy theo từng người. Thoái hóa có thể xảy ra ở cột sống cổ, ngực, lưng.
1-Thoái hóa đĩa đệm: Với tuổi cao, vành bao bọc đĩa đệm bị rách mòn, phần keo trong đĩa khô nước, giảm khả năng chống sốc và giảm chiều cao của cơ thể. Chất keo có thề lòi ra khỏi vành, đè lên rễ dây thần kinh não tủy.
2-Viêm khớp đốt sống
Mỗi đốt sống có 4 mặt khớp có nhiệm vụ như cái bản lề để cột sống có thể cử động nghiêng ngả về phía trước sau và hai bên. Một lớp sụn bao phủ mặt khớp để sự chuyển động khớp được trơn tru. Khi bị thoái hóa, sụn hao mòn, gai xương (osteophyte=bone spurs) mọc ra.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau ở cổ, vai và cánh tay. Gai xương có thể đè lên rễ dây thần kinh, làm cho các bắp thịt ở tay yếu.
Viêm khớp đốt sống ngực gây ra đau khi cúi xuống hoặc ngửa người ra phía sau.
Đốt sống lưng chịu đựng hầu hết sức nặng của cơ thể. Khi thoái hóa, thường có đau lưng nhất là khi ngồi lâu hoặc nâng nhấc vật nặng.
Chụp hình cột sống (X-quang,MRI, CT Scan) đều thấy rõ các thay đổi của cột sống.
Điều trị
Nhiều người cứ cho rằng khi bị thoái hóa cột sống là sẽ bị đau lưng suốt đời hoặc phải ngồi xe lăn. Thực ra, bệnh không đưa tới tình trạng bi quan như vậy, vì với các phương tiện trị liệu hiện có, 75% bệnh nhân có thể phục hồi.
Trị liệu căn bản gồm có:
-Nằm nghỉ không quá 3 ngày, để tránh máu cục ở tĩnh mạch nằm sâu dưới da
-Dùng dược phẩm chống viêm đau, thuốc thư giãn cơ bắp trong thời gian ngắn
-Vùng xương bị viêm được giữ cố định để tạm thời giới hạn cử động khớp và giảm đau
-Chườm nóng, kích thích điện
-Tập các cử động tăng sức mạnh bắp thịt ở bụng, dọc theo cột sống để giúp cột sống mạnh hơn
-Thay đổi nếp sống, việc làm, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu mập phì...
Giải phẫu ít khi cần đến trong trường hợp thoái hóa đốt sống.
Đau dây thần kinh tọa.
Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) là dây thần kinh chính ở chân.
Đây là dây thần kinh lớn nhất, chạy dài từ phần dưới cột sống xuống phía sau đùi. Tới khớp gối, dây chia ra làm hai nhánh phân bố cho các cơ và da của chân.
Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở lớp tuổi từ 30- 50 và thường là do một đĩa đệm ở phần dưới lưng lòi ra, đè lên rễ của dây thần kinh.
Triệu chứng chính của rối loạn này là cảm giác đau ở một phía cơ thể, chạy dài từ dưới lưng xuống mặt sau của bắp đùi và bắp chân, đôi khi tới bàn chân, ngón chân. Cảm giác đau có thể là:
-Đau ở phía sau chân nhất là khi ngồi
-Cảm giác nóng và nhoi nhói dưới da
-Yếu, tê tê và không cử động được chân và bàn chân
-Đau liên tục khiến cho đứng lên khó khăn
-Thường thường đau ở dưới chân nhiều hơn là ở lưng
Cảm giác đau thường hết sau thời gian từ hai tuần lễ tới vài tháng. Ít khi dây thần kinh tọa bị tổn thương vĩnh viễn.
Nếu thấy chân mỗi ngày mỗi yếu hoặc có rối loạn đại tiểu tiện, thì cần gặp bác sĩ ngay để khám nghiệm, điều trị vì có thể là dây thần kinh tọa bị tổn thương trầm trọng.
Điều trị tập trung ở giải quyết nguyên nhân (kẹp dây thần kinh tọa) giảm đau với thuốc chống viêm đau, vật lý trị liệu, tập luyện tăng sức mạnh bắp thịt.
Giải phẫu cũng được áp dụng khi bệnh không thuyên giảm với các trị liệu kể trên. Mục đích của giải phẫu là để giải tỏa đè kẹp rễ dây thần kinh tọa.
Viêm cứng khớp cột sống (ankylosing spondylitis)
Như tên gọi, viêm cứng cột sống là trường hợp viêm của đốt xương sống. Trong trường hợp trầm trọng, các đốt xương có thể dính lại với nhau và gây ra giới hạn cử động của bộ phận này. Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống với nhau cũng có thể xảy ra.
Các đốt sống cùng-chậu là nơi thường hay bị viêm
Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ờ tuồi từ 15 tới 30 và ở đàn ông nhiều hơn đàn bà.
Triệu chứng gồm có:
-Đau lưng kinh niên, kéo dài từ nhiều tháng tới nhiều năm
-Cơn đau thường xẩy ra vào ban đêm
-Cảm giác cứng nhắc ở lưng sau khi ngủ dậy và kéo dài suốt ngày
-Đau ở vùng xương sườn, bả vai, hông, đùi, gót chân
-Viêm mống mắt (iritis) với cảm giác cồm cộm như có cát trong mắt.
-Trong một vài trường hợp, viêm phần cuối của động mạch chủ.
Nguyên nhân gây ra viêm cứng khớp cột sống chưa được biết rõ, nhưng bệnh mang tính cách di truyền cho nhiều người trong gia đình.
Bệnh không chữa hết được, nhưng có nhiều phương thức giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt đau và duy trì sinh hoạt hàng ngày.
Các loại thuốc chống viêm đau không có steroid giúp bệnh nhân bớt đau và cứng khớp. Thuốc có steroid đôi khi cũng được dùng.
Tập luyện, vận động cơ thể có vai trò quan trọng trong bệnh viêm cứng này. Tập luyện để giúp khớp xương chuyển động, giảm đau nhức, giữ dáng điệu và lồng ngực bình thường và không gây trở ngại hô hấp.
Kết luận
Cột xương sống là một cấu trúc tuyệt hảo để:
- nâng đỡ đầu và phần trên của cơ thể
-chứa đựng và bảo vệ cột tủy sống, nơi dẫn truyền cả triệu tín hiệu sinh tử giữa não bộ và các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
-giúp cơ thể uyển chuyển thân hình, thích nghi với các hoạt động khác nhau.
Do đó, cột sống cần được sự lưu tâm chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ
---
Nguyễn Ý Đức, Bác sĩ - 04/21/07
Xương sống trẻ sơ sinh có có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt.
Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế người trưởng thành chỉ có 26 đốt xương sống.
Xương sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên của cơ thể là đầu, mình, hai tay.
Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gồm có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ cột sống, phát xuất 32 đôi dây thần kinh tủy sống.
Xương sống khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đai hông và là nơi bám của các cơ lưng.
Cột sống không đứng ngay thẳng mà có nhiều đoạn hơi cong để chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.
Các đốt xương sống được dây chằng và hơn 400 cơ bắp nho nhỏ neo giằng hỗ trợ.
Dây chằng (ligament) là một băng mô liên kết xơ cứng, mầu trắng, nối hai xương với nhau ở vùng khớp. Các dây này không đàn hồi nhưng có thể uốn cong, giữ cho khớp mạnh hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.
Nằm giữa các đốt xương là một cấu trúc dẹp (đĩa liên sống) cấu tạo bằng chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm cho đốt xương, chống đỡ với sức mạnh va chạm. Khi mới sanh, nước chiếm 80% thành phần cấu tạo đĩa và đĩa mềm xốp. Tới tuổi gia tăng, nước trong đĩa khô dần. Vì đĩa không có mạch máu nuôi dưỡng, cho nên khi bị tổn thương thì không tự lành được.
Khi đĩa bị chấn thương, dây thần kinh bị đè kẹp và gây ra đau đớn vô cùng cho chân. Đốt ở phía cuối cột sống là nơi gây ra nhiều đau hơn cả.
Khi các thành phần cấu tạo xương sống bị tổn thương, xiêu vẹo, co kéo thì đau lưng xảy ra.
Mấy bệnh thông thường của cột sống:
Thoái hóa đĩa đệm (Degenerative Disc Disease)
Đĩa đệm là một cấu trúc sụn-xơ nằm giữa hai đốt sống.
Toàn bộ đĩa đệm chiếm 1/4 chiều dài cột sống và hoạt động như một bộ phận giảm sốc để bảo vệ não và dây thần kinh não tủy khi cơ thể vận động mạnh, như chạy nhẩy, uốn mình.
Một số tác giả coi thoái hóa đĩa đệm như một diễn biến của sự hóa già. Đĩa giảm đàn hồi, dẻo dai và giảm sốc. Lớp dây chằng bao bọc đĩa trở nên giòn, dễ gẫy. Đồng thời phần chất mềm ở giữa đĩa bắt đầu khô và teo lại, mấu xương (spur) mọc nhô ra ở cạnh đốt xương sống vá mặt khớp đốt xương.
Đĩa đệm xẹp và mấu xương nhô ra sẽ làm thu hẹp khoảng trống dành cho dây cột sống, do đó rễ dây thần kinh bị đè ép.
Không phải ai bị thoái hóa đĩa đệm cũng bị đau lưng.
Cơn đau thường xảy ra khi bệnh nhân ngồi vì lúc này phần dưới cột sống chịu sức nặng gấp ba lần khi đứng. Cơn đau tăng khi bệnh nhân cúi xuống, nâng vật nặng hoặc vặn mình. Đi lại hoặc chạy chậm đôi khi làm cơn đau giảm đi. Khi nằm, áp lực lên đĩa đệm giảm và làm bớt đau.
Ngoài đau lưng, bệnh nhân còn cảm thấy đau nhói nhói, tê tê ở dưới chân và bàn chân vì dây thần kinh có thể bị kẹp hoặc đè ép.
Chụp X-quang MRI hoặc CT scan là hai phương tiện rất hữu hiệu để xác định bệnh. MRI cho biết mức độ thoái hóa và thoái vị của đĩa đệm.
Có nhiều biện pháp trị liệu khác nhau:
a-Không giải phẫu
-Trước hết, bệnh nhân cần kiểm soát cơn đau: chườm lạnh để làm giảm đau, chườm nóng để cơ bắp thư giãn,
-Dùng thuốc chống đau như acetaminophen, thuốc chống đau không có steroids (NSAIDS), thuốc có chất á phiện, thuốc thư giãn bắp thịt.
-Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chích cortisone vào màng tủy xương.
Ngoài ra, châm cứu, thủ thuật chỉnh xương, thoa nắn, siêu âm... cũng có nhiều công hiệu.
Đôi khi người bệnh phải phối hợp nhiều phương thức khác nhau, chứ không có một phương thức chung cho mọi người bệnh.
b- Tập luyện, vật lý trị liệu
Khi cơn đau đã giảm, bệnh nhân cần tích cực tập luyện các thành thần cấu tạo cột sống.Tập luyện mang lại một số lợi ích như sau:
-Giúp các thành phần cấu tạo xương sống duy trì sự bền bỉ và sức mạnh, giảm áp lực xuống đĩa đệm. Nhờ đó, cơn đau giảm bớt.
-Vận động mang chất dinh dưỡng tới cho đĩa đang bị thoái hóa, tổn thương. Tập vươn giãn theo thể điệu để tăng cường sức mạnh của bắp thịt dọc theo xương sống, nhờ đó cơn đau cũng giảm.
c-Thay đổi lối sống, thói quen
Bệnh nhân cũng nên tránh các động tác gây ảnh hưởng cho đĩa đệm, như là nâng vật quá nặng, vặn lưng quá cong và nên sử dụng ghế đệm đỡ lưng.
Nếu hút thuốc là thì nên ngưng, vì thuốc lá làm giảm máu tới nuôi dưỡng đĩa. Nếu quá mập phì cũng cần giảm cân.
d-Sau sáu tháng phối hợp điều trị như trên mà cơn đau không những không giảm, mà còn gia tăng, gây trở ngại cho cuộc sống, cho công việc hàng ngày thì có thể nghĩ tới giải phẫu.
Có hai phương thức giải phẫu thường được dùng:
-Nối tiếp đốt sống (Fusion lumbar spine):
Đĩa thoái hóa được lấy ra và thay thế bằng xương của người bệnh hoặc xương tổng hợp. Xương sẽ mọc ra trên xương ghép và hai đốt xương sẽ dính với nhau. Bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau vì đĩa thoái hóa không còn nữa.
Phương thức này có vài khuyết điểm: vết mổ đau, mất thời gian lâu để đốt sống dính với nhau, sự dính đưa tới thay đổi chuyển động của các đốt sống lân cận
-Thay thế bằng đĩa nhân tạo
Đĩa nhân tạo được thay thế vào vị trí của đĩa thoái hóa. Thay thế này mới được cho phép dùng ở Hoa Kỳ vào năm 2004, cho nên còn cần nhiều nghiên cứu bổ túc để hoàn thiện.
Giải phẫu chữa thoái hóa đĩa đệm là một phẫu thuật phức tạp, cần một thời gian lâu sau giải phẫu để phục hồi và có thể gây ra một số khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc suy nghĩ kỹ càng và cần thảo luận lợi hại với bác sĩ điều trị trước khi quyết định.
Sa đĩa liên sống (Herniated Disc)
Còn gọi là thoát vị đĩa đệm, trợt đĩa (slipped disc), vỡ (ruptured) hoặc rách (torn) đĩa.
Trường hợp này xẩy ra khi nhân của đĩa nhô ra qua màng xơ bao chung quanh đĩa và ép lên các rễ thần kinh, dây chằng kế cận.
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều thường thấy ở tuổi 30-40, khi mà nhân đĩa còn dẻo như gelatin. Thoát vị xẩy ra bất chợt khi vặn hoặc cong cột sống quá mức. Phần đĩa đệm lòi ra sẽ đè lên dây thần kinh cột sống.
Sa đĩa đệm có thể thấy ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng 98% trường hợp ở giữa hai cột sống lưng số 4- số 5 và cột sống lưng số 5 - xương cùng.
Bệnh nhân có những cơn đau sắc bén, mạnh như xé thịt ở lưng, chạy xuống vùng chân mà dây thần kinh tủy có ảnh hưởng. Dáng đi tập tễnh, co chân đau để tránh mang sức nặng của cơ thể.
Điều trị với nghỉ ngơi, chườm nóng lạnh, dùng thuốc chống đau, vật lý trị liệu, giải phẫu nếu cần.
Vẹo cột sống (Scoliosis)
Vẹo cột sống là một hình dạng bất bình thường về độ cong của xương sống.
Ở một người bình thường và khi nhìn từ phía sau, cột sống là một đường thằng đứng từ phần chót của gáy xuống tới xương cụt.
Nếu nhìn nghiêng, xương sống có hình chữ S, cong ra phía trước ở phần lưng trên và cong về phía sau ở phần lưng dưới.
Khi bị vẹo, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một vài độ cong không bình thường.
Các dấu hiệu thường thấy của vẹo cột sống gồm có:
-Hai vai cao thấp không đều nhau
-Một xương bả vai nhô cao hơn phía bên đối diện
-Eo bên cao bên thấp
-Một bên hông cao hơn bên kia
-Khi đứng hoặc đi lại, người nghiêng về một phía
Khi cột sống vẹo nhiều, xương sườn và lồng ngực nhô về phía trước, gây khó khăn cho sự thở và cũng gây ra đau lưng.
Nguyên nhân gây ra vẹo cột sống chưa được biết rõ. Có nhiều trường hợp do bẩm sinh, do chân dài chân ngắn. Vẹo cột sống thường thấy ở nhiều người trong một gia đình.
Vẹo cột sống không phải là hậu quả của dáng điệu không ngay ngắn, vận động cơ thể quá mạnh hoặc đeo vật nặng trên lưng.
Cứ 1000 trẻ em thì có từ 3-5 em bị vẹo cột sống và trẻ gái vẹo nhiều hơn trai.
Vẹo trầm trọng hơn khi xảy ra ở tuổi trẻ, khi cột nghiêng nhiều nhất là nghiêng ở phần trên cột sống.
Bất thường này ít khi xảy ra ở tuổi trưởng thành, đôi khi vì cột đã bị vẹo từ nhỏ mà không chữa hoạc vẹo do thoái hóa cột sống.
Bình thường, vẹo cột sống không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi cột vẹo nhiều sẽ gây tổn thương cho tim, phổi, đau lưng. Lồng ngực sẽ đè vào tim phổi gây khó khăn cho sự hô hấp và sự bơm máu từ tim.
Vẹo cột sống gây ra đau lưng kinh niên, đôi khi viêm xương khớp cột sống.
Thường thường, bác sĩ gia đình cũng như trường học đều khám để coi trẻ em có bị vẹo cột sống không.
Trẻ bị vẹo cột sống được điều chỉnh bằng:
-Đeo nẹp lưng (brace) để vẹo không trầm trọng hơn. Khi cởi bỏ nẹp, cột sống vẹo trở lại.
-Giải phẫu nối đốt sống ở chỗ vẹo với nhau, nhờ đó cột sống thẳng trở lại.Phẫu thuật này rất phức tạp, cần được bác sĩ và bệnh nhân cân nhắc lợi hại trước khi thực hiện.
Thoái hóa đốt sống (spondylosis, osteoarthritis of the spine)
Trong thoái hóa đốt sống, lớp sụn lót giữa hai mặt đốt xương và đĩa liên hợp bị tổn thương gây ra thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng của cột sống. Tuổi cao là rủi ro chính của sự thoái hóa nhưng mức độ thoái hóa nhanh chậm tùy theo từng người. Thoái hóa có thể xảy ra ở cột sống cổ, ngực, lưng.
1-Thoái hóa đĩa đệm: Với tuổi cao, vành bao bọc đĩa đệm bị rách mòn, phần keo trong đĩa khô nước, giảm khả năng chống sốc và giảm chiều cao của cơ thể. Chất keo có thề lòi ra khỏi vành, đè lên rễ dây thần kinh não tủy.
2-Viêm khớp đốt sống
Mỗi đốt sống có 4 mặt khớp có nhiệm vụ như cái bản lề để cột sống có thể cử động nghiêng ngả về phía trước sau và hai bên. Một lớp sụn bao phủ mặt khớp để sự chuyển động khớp được trơn tru. Khi bị thoái hóa, sụn hao mòn, gai xương (osteophyte=bone spurs) mọc ra.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau ở cổ, vai và cánh tay. Gai xương có thể đè lên rễ dây thần kinh, làm cho các bắp thịt ở tay yếu.
Viêm khớp đốt sống ngực gây ra đau khi cúi xuống hoặc ngửa người ra phía sau.
Đốt sống lưng chịu đựng hầu hết sức nặng của cơ thể. Khi thoái hóa, thường có đau lưng nhất là khi ngồi lâu hoặc nâng nhấc vật nặng.
Chụp hình cột sống (X-quang,MRI, CT Scan) đều thấy rõ các thay đổi của cột sống.
Điều trị
Nhiều người cứ cho rằng khi bị thoái hóa cột sống là sẽ bị đau lưng suốt đời hoặc phải ngồi xe lăn. Thực ra, bệnh không đưa tới tình trạng bi quan như vậy, vì với các phương tiện trị liệu hiện có, 75% bệnh nhân có thể phục hồi.
Trị liệu căn bản gồm có:
-Nằm nghỉ không quá 3 ngày, để tránh máu cục ở tĩnh mạch nằm sâu dưới da
-Dùng dược phẩm chống viêm đau, thuốc thư giãn cơ bắp trong thời gian ngắn
-Vùng xương bị viêm được giữ cố định để tạm thời giới hạn cử động khớp và giảm đau
-Chườm nóng, kích thích điện
-Tập các cử động tăng sức mạnh bắp thịt ở bụng, dọc theo cột sống để giúp cột sống mạnh hơn
-Thay đổi nếp sống, việc làm, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu mập phì...
Giải phẫu ít khi cần đến trong trường hợp thoái hóa đốt sống.
Đau dây thần kinh tọa.
Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) là dây thần kinh chính ở chân.
Đây là dây thần kinh lớn nhất, chạy dài từ phần dưới cột sống xuống phía sau đùi. Tới khớp gối, dây chia ra làm hai nhánh phân bố cho các cơ và da của chân.
Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở lớp tuổi từ 30- 50 và thường là do một đĩa đệm ở phần dưới lưng lòi ra, đè lên rễ của dây thần kinh.
Triệu chứng chính của rối loạn này là cảm giác đau ở một phía cơ thể, chạy dài từ dưới lưng xuống mặt sau của bắp đùi và bắp chân, đôi khi tới bàn chân, ngón chân. Cảm giác đau có thể là:
-Đau ở phía sau chân nhất là khi ngồi
-Cảm giác nóng và nhoi nhói dưới da
-Yếu, tê tê và không cử động được chân và bàn chân
-Đau liên tục khiến cho đứng lên khó khăn
-Thường thường đau ở dưới chân nhiều hơn là ở lưng
Cảm giác đau thường hết sau thời gian từ hai tuần lễ tới vài tháng. Ít khi dây thần kinh tọa bị tổn thương vĩnh viễn.
Nếu thấy chân mỗi ngày mỗi yếu hoặc có rối loạn đại tiểu tiện, thì cần gặp bác sĩ ngay để khám nghiệm, điều trị vì có thể là dây thần kinh tọa bị tổn thương trầm trọng.
Điều trị tập trung ở giải quyết nguyên nhân (kẹp dây thần kinh tọa) giảm đau với thuốc chống viêm đau, vật lý trị liệu, tập luyện tăng sức mạnh bắp thịt.
Giải phẫu cũng được áp dụng khi bệnh không thuyên giảm với các trị liệu kể trên. Mục đích của giải phẫu là để giải tỏa đè kẹp rễ dây thần kinh tọa.
Viêm cứng khớp cột sống (ankylosing spondylitis)
Như tên gọi, viêm cứng cột sống là trường hợp viêm của đốt xương sống. Trong trường hợp trầm trọng, các đốt xương có thể dính lại với nhau và gây ra giới hạn cử động của bộ phận này. Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống với nhau cũng có thể xảy ra.
Các đốt sống cùng-chậu là nơi thường hay bị viêm
Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ờ tuồi từ 15 tới 30 và ở đàn ông nhiều hơn đàn bà.
Triệu chứng gồm có:
-Đau lưng kinh niên, kéo dài từ nhiều tháng tới nhiều năm
-Cơn đau thường xẩy ra vào ban đêm
-Cảm giác cứng nhắc ở lưng sau khi ngủ dậy và kéo dài suốt ngày
-Đau ở vùng xương sườn, bả vai, hông, đùi, gót chân
-Viêm mống mắt (iritis) với cảm giác cồm cộm như có cát trong mắt.
-Trong một vài trường hợp, viêm phần cuối của động mạch chủ.
Nguyên nhân gây ra viêm cứng khớp cột sống chưa được biết rõ, nhưng bệnh mang tính cách di truyền cho nhiều người trong gia đình.
Bệnh không chữa hết được, nhưng có nhiều phương thức giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt đau và duy trì sinh hoạt hàng ngày.
Các loại thuốc chống viêm đau không có steroid giúp bệnh nhân bớt đau và cứng khớp. Thuốc có steroid đôi khi cũng được dùng.
Tập luyện, vận động cơ thể có vai trò quan trọng trong bệnh viêm cứng này. Tập luyện để giúp khớp xương chuyển động, giảm đau nhức, giữ dáng điệu và lồng ngực bình thường và không gây trở ngại hô hấp.
Kết luận
Cột xương sống là một cấu trúc tuyệt hảo để:
- nâng đỡ đầu và phần trên của cơ thể
-chứa đựng và bảo vệ cột tủy sống, nơi dẫn truyền cả triệu tín hiệu sinh tử giữa não bộ và các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
-giúp cơ thể uyển chuyển thân hình, thích nghi với các hoạt động khác nhau.
Do đó, cột sống cần được sự lưu tâm chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ
---
Cà Phê: Tốt hay không tốt cho sức khoẻ chúng ta?
Các nhà khoa học khẳng định cà phê có ich thật sự cho người uống
May 04, 2007
Cali Today News -Trong một cuộc hội thảo khoa học về coffee, người ta kết luận uống cà phê có thể giúp tránh được dạnh bệnh tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Nhưng Bác sĩ Rob Van Giam của Đại học Havard, vốn có nghiên cứu và tham gia hội thảo, nói: “Chúng tôi không quảng cáo cà phê là thực phẩm tốt và yêu cầu người không uống được cà phê phải uống thứ này đâu.”
Cuộc Hội Thảo có tên the Experimental Biology 2007 on Coffee đang diễn ra ở Washington D.C., trong đó có khoảng 400 ca về việc tiêu thụ cà phê có liên quan gì với ung thư đã được trình bày.
Bác sĩ Lenore Arab của Đại Học Y Khoa David Geffen có tham gia hội thảo cho là có chứng cớ là khi uống cà phê với liều lượng vừa phải, người uống có thể ít bị ung thư ruột già, hậu môn và ung thư gan.
Nhưng Arab lại cho là có thể uống nhiều cà phê lại gây ra nguy cơ bị bệnh leukamia (bệnh bạch cầu) và ung thư bao tử, với việc bị bệnh leukamia là rõ nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn, Bác sĩ van Giam cho biết phụ nữ có mang và trẻ con nên giới hạn tối đa việc uống cà phê. Ông cho hyay hiện nay giới khoa học đang nghiên cứu thật kỹ để tìm ra lý do tại sao cà phê lại giúp làm giảm bệnh tiểu đường.
Lê Lộc theo Reuters
May 04, 2007
Cali Today News -Trong một cuộc hội thảo khoa học về coffee, người ta kết luận uống cà phê có thể giúp tránh được dạnh bệnh tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Nhưng Bác sĩ Rob Van Giam của Đại học Havard, vốn có nghiên cứu và tham gia hội thảo, nói: “Chúng tôi không quảng cáo cà phê là thực phẩm tốt và yêu cầu người không uống được cà phê phải uống thứ này đâu.”
Cuộc Hội Thảo có tên the Experimental Biology 2007 on Coffee đang diễn ra ở Washington D.C., trong đó có khoảng 400 ca về việc tiêu thụ cà phê có liên quan gì với ung thư đã được trình bày.
Bác sĩ Lenore Arab của Đại Học Y Khoa David Geffen có tham gia hội thảo cho là có chứng cớ là khi uống cà phê với liều lượng vừa phải, người uống có thể ít bị ung thư ruột già, hậu môn và ung thư gan.
Nhưng Arab lại cho là có thể uống nhiều cà phê lại gây ra nguy cơ bị bệnh leukamia (bệnh bạch cầu) và ung thư bao tử, với việc bị bệnh leukamia là rõ nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn, Bác sĩ van Giam cho biết phụ nữ có mang và trẻ con nên giới hạn tối đa việc uống cà phê. Ông cho hyay hiện nay giới khoa học đang nghiên cứu thật kỹ để tìm ra lý do tại sao cà phê lại giúp làm giảm bệnh tiểu đường.
Lê Lộc theo Reuters
Triệu người quen có mấy người thương

Tránh Dùng Nước Bưởi Khi Uống Thuốc
Trong khi chữa bệnh bằng những loại thuốc tây, bệnh nhân thường được khuyên phải tránh uống những thức uống có chất rượu. Cũng trong trường hợp này, việc gia tăng ăn và uống những loại trái cây thường được khuyến khích, "để cơ thể có thêm vitamine C, hay những chất bổ dưỡng". Đó là một quan niệm không hoàn toàn sai, nhưng bệnh nhân nên thận trọng chọn lọc những loại nước trái cây nào thích hợp, bởi vì một cuộc nghiên cứu vừa qua cho thấy loại nước bưởi có khả năng làm gia tăng hoạt tính của một số dược phẩm, có thể gây nguy hiểm và tử vong. Sau đây là bài viết về kết quả nghiên cứu về trường hợp này của Nicholas Bakalar vừa được đăng tải trên tờ The New York Times.
Vào năm 1989, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada đang nghiên cứu một loại thuốc về huyết áp rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng việc uống một ly nước bưởi (grapefruit) có thể làm gia tăng hoạt tính của loại thuốc này lên đến mức nguy hiểm. Lúc đó họ đang kiểm tra tác động của bia rượu đối với một loại thuốc gọi là Plendil. Các nhà khoa học cần một thứ gì đó để che giấu mùi vị của rượu hầu các đối tượng thí nghiệm chỉ biết là họ đang uống thuốc mà không biết rằng mình uống thuốc bằng rượu.
David G. Bailey, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y tế London ở London, Ontario, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết: "Một buổi tối thứ bảy, vợ chồng tôi kiểm mọi thứ trong tủ lạnh, thấy rằng món duy nhất át được mùi rượu là nước bưởi".
Vì vậy họ đã sử dụng thức uống này trong cuộc thí nghiệm của mình, vì nghĩ rằng nước bưởi sẽ không liên quan gì đến kết quả thí nghiệm. Nhưng bỗng nhiên họ thấy hàm lượng máu của thuốc bỗng tăng vọt đáng kể ở nhóm chỉ uống nước bưởi mà không uống rượu.
Tiến sĩ Bailey nói: "Mọi người không tin chúng tôi. Họ nghĩ đây là một trò đùa. Chúng tôi gặp rắc rối khi muốn đăng bài viết về vấn đề này lên một tạp chí y học lớn". Cuối cùng bài viết cũng được chấp nhận và được Lancet xuất bản vào tháng 2/1991.
Câu hỏi kế tiếp là tại sao loại nước ép này lại gây hiệu ứng như thế.
Hóa ra câu trả lời nằm ở các enzyme gọi là hệ cytochrome P-450, đặc biệt là enzyme CYP 3A4. Loại enzyme này chuyển hóa nhiều loại thuốc cũng như nhiều chất độc thành những chất ít hiệu lực hơn hoặc dễ bài tiết hơn, đôi khi là cả hai.
Nước bưởi ngăn chặn khả năng này của CYP 3A4, gia tăng hiệu lực của thuốc bằng cách cho phép thuốc hòa tan nhiều hơn vào trong máu, kết quả là tạo ra một lượng thuốc quá liều.
Nước bưởi chỉ tác động với enzyme này trong ruột chứ không tương tác trong gan hay những bộ phận khác. Kết quả là nó chỉ có tác dụng với thuốc uống chứ không tác dụng với thuốc tiêm.
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của nước bưởi với nhiều loại thuốc được sử dụng rộng rãi khác. Đa số không đem lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng một số ít lại có. Ví dụ, các loại thuốc làm giảm cholesterol như Lipitor, Mevacor và Zocor đều gia tăng hiệu quả của thuốc khi được uống với nước bưởi. Hàm lượng quá liều của những loại thuốc này có thể đưa đến một chứng rối loạn cơ bắp nghiêm trọng gọi là hoại tử cơ (rhabdomyolysis) và đôi khi dẫn đến tử vong.
Như thế nghĩa là người ta có thể giảm liều lượng thuốc cần dùng chỉ bằng cách uống nước bưởi hay không?. Tiến sĩ Bailey nói rằng "Không. Vấn đề là tác dụng của nó không thể dự đoán được. Bạn không thể giảm liều Lipitor và tăng lượng tiêu thụ nước bưởi chùm. Khả năng hấp thụ nước bưởi nhiều hay ít ở mỗi người mỗi khác. Lượng enzyme mà người ta có trong ruột cũng khác nhau rất lớn. Tính toán quanh quẩn với món nước bưởi không phải là một ý kiến hay chút nào".
Nước bưởi cũng có thể ngăn cản sự trao đổi của các chất ức chế serotonin có chọn lọc (Selective serotonin reuptake inhibitors - S.S.R.I.), chẳng hạn như Prozac, dùng để điều trị chứng suy nhược.
Tiến sĩ Marshall Forstein, giáo sư tâm thần học ở Harvard, cho biết ông khuyên bệnh nhân nên đổi từ nước bưởi sang một loại nước uống khác vì hầu hết các loại trái cây thuộc họ cam quýt đều không gây hiệu ứng tương tự. "Nếu họ khăng khăng đòi, tôi sẽ cố gắng kê toa cho S.S.R.I. hoặc các loại thuốc khác được uống vào một thời điểm mà nước bưởi đã được chuyển hóa hết".
Trong số các loại nước trái cây, nước bưởi có tác động mạnh nhất, nhưng nước chanh và nước cam làm từ cam Seville cũng có tác động ức chế tương tự với enzyme CYP 3A4. Ở một số loại thuốc, nước táo cũng có ảnh hưởng như thế.
Dù Tiến sĩ Bailey đề nghị tránh dùng nước bưởi hoàn toàn khi đang uống thuốc nhưng một số chuyên gia lại cho rằng không nên quá phóng đại tác động của nó. "Những tình cảnh có thể xảy ra tương tác khá hiếm", theo Tiến sĩ David J. Greenblatt, một giáo sư dược học tại Tuft. Trước hết, ông nói, thuốc phải được hấp thụ khối lượng lớn bởi các enzyme CYP 3A4 trong ruột, mà loại này có mặt ở đây tương đối ít: "Khi xem xét dữ liệu thực tế cho mỗi loại thuốc, kết luận khoa học là những tác động này thường hiếm xảy ra, đôi khi rất nhỏ và không quan trọng. Nhưng trong một số trường hợp chúng cũng khá đáng kể".
Tiến sĩ Greenblatt và những đồng viện của ông tại Tufts đang chỉ đạo một cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia về lĩnh vực này trong suốt nhiều năm qua, và ông là một nhà tư vấn chuyên môn cho Ủy ban Cam quýt Florida.
Tiến sĩ Richard B. Kim, một giáo sư y dược thuộc Đại học Vanderbilt, cũng đồng ý rằng tác động này là một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng với một số bệnh nhân. "Tiêu thụ nước bưởi là một vấn đề liên quan đến sức khỏe, nhất là với người già, những người thường phải uống các loại thuốc chịu tác động của nó. Nếu bạn đang uống nhiều loại thuốc, hoặc nếu gần đây bạn vừa mới chuyển sang một loại thuốc khác, thì bạn phải đặc biệt thận trọng. Tốt nhất trong hoàn cảnh này là uống thuốc với nước và hoàn toàn tránh uống nước trái cây".
Nguồn lenduong.net
Minh Trang
-
- Posts: 2581
- Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
- Been thanked: 1 time
Ăn Mất Ngon
Ngày tháng: 14/06/2007
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Texas-Hoa Kỳ.
14-06-2007
Ngon miệng (appetite) là khoái cảm, thèm muốn ăn uống. Ăn mất ngon xảy ra khi không còn thèm muốn này, mặc dù cơ thể vẫn có nhu cầu về năng lượng. Ăn mất ngon, dù do nguyên nhân nào, là một biến cố quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là người cao niên và trẻ đang tăng trưởng. Ăn mất ngon không phải là một bệnh mà là dấu hiệu, triệu chứng của một bệnh nào đó.
Khi ăn không ngon thì sự tiêu thụ thực phẩm giảm. Mà thực phẩm lại mang năng lượng cho mọi sinh hoạt của cơ thể, cung cấp vật liệu để tu bổ tế bào hư hao, tạo ra tế bào mới. Không có đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới giảm cân, cơ thể mệt mỏi, bắp thịt teo, tâm thần buồn rầu, giảm khả năng miễn dịch, kém sức chịu đựng. Tử vong có thể xảy ra nếu mỗi năm liên tục sụt đi 10% sức nặng cơ thể. Các cụ ta có kinh nghiệm là “không ăn thì mẻ cũng chết, nói chi con người”.
Cũng cần phân biệt sự ăn mất ngon với bệnh anorexia nervosa. Ðây là một rối loạn ăn uống có tính cách tâm lý của người từ chối dinh dưỡng đầy đủ dù họ đói và mất cân trầm trọng. Lúc nào họ cũng coi mình như quá mập, tự làm ói mửa để trục xuất thực phẩm ra khỏi bao tử. Bệnh thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là nữ giới.
Phân biệt cảm giác đói và sự ngon miệng thèm ăn
Ðói (Hunger) là sự ước muốn tự nhiên với thực phẩm sau một thời gian không ăn uống. Cảm giác này được thỏa mãn bởi sự tiếp thu thức ăn.
Ðói được trung tâm nằm trong bộ phận hypothalamus trên não bộ điều khiển. Trung tâm này hoạt động tùy theo mức độ chất dinh dưỡng trong máu. Khi mức độ chất dinh dưỡng thấp, hypothalamus phát ra một tín hiệu gây ra cảm giác đói. Cảm giác cũng xuất hiện khi bao tử trống rỗng co bóp. Vì thế người ăn vặt luôn miệng không có cảm giác đói này.
Có người khi đói cồn cào thì ăn gì cũng thấy ngon. Lại có người đang đói thấy món ăn không thích lắm cũng không thèm ăn món đó. Ngược lại có người khi đã no bụng mà thấy một món ăn hấp dẫn thì vẫn muốn ăn.
Một món ăn bổ dưỡng mà ta không thèm ăn thì sự bổ dưỡng cũng vô ích. Một số người lại chỉ ăn món họ thích, bất kể bổ dưỡng hay không. Cho nên mới có chuyện thiếu dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em.
Khi ta ăn và nuốt thức ăn thì một tín hiệu thỏa mãn chuyển lên hypothalamus và cảm giác đói giảm đi. Khi dạ dày chứa nhiều thực phẩm thì cảm giác đói không còn nữa. Ta có cảm giác “no nê”, thỏa mãn ước muốn thực phẩm.
Cảm giác thèm ăn khác với cảm giác đói. Ðây là một đáp ứng do học hỏi hoặc do thói quen khi trông thấy thực phẩm. Thèm thức ăn không liên hệ gì với nhu cầu cần thức ăn. Ví dụ sau một bữa ăn đầy đủ, không ăn được nữa, nhưng con người vẫn thèm muốn ăn thêm và họ ăn một cách thích thú. Người ta gọi trường hợp này là “no bụng, đói con mắt”, bởi vì cảm giác thèm thuồng này nảy sinh như một nhu cầu tâm lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thèm ăn:
-Tùy thuộc thói quen ăn nhiều, tập quán gia đình, trình độ học vấn, văn hóa ăn uống địa phương. Vì thế có giống người này dễ mập hơn giống khác hoặc cùng ăn như nhau mà có người gầy, người béo.
-Dưới ảnh hưởng của xúc động tâm lý. Nhiều người ở trong tâm trạng buồn chán, căng thẳng lấy sự ăn uống để khuây khỏa; khi mất mát thì ăn để đền bù; trẻ em ăn nhiều để lấy sự chú ý của cha mẹ.
Cơ quan hypothalamus ở não bộ điều hòa sự thèm ăn, nhưng nguyên lý của sự điều hòa này chưa được biết rõ.
Nguyên nhân ăn mất ngon
Có nhiều nguyên nhân gây ra ăn mất ngon
1- Ăn mất ngon vì bệnh tật như:
a-Trong bệnh tim-phổi, người bệnh mệt mỏi không muốn ăn, lại còn bị sụt cân vì các chức năng tuần hoàn, hô hấp cần nhiều năng lượng hơn để làm việc.
Ngoài ra, các thuốc trị bệnh tim phổi như steroid, theophyllin làm tăng hơi trong bao tử, bệnh nhân cảm thấy no bụng, không muốn ăn.
b- Bệnh ung thư đặc biệt là ung thư phổi và bao tử
c- Nhiễm trùng như trong trường hợp bênh lao, bệnh AIDS.
d- Bệnh nội tiết như tuyến giáp trạng ác tính, bệnh tiểu đường
đ- Trầm cảm, buồn phiền vì sống cô lập hay mất bạn đồng hành.
e-Rối loạn vị giác và khứu giác khiến cho không biết được hương vị thực phẩm và không ăn
2- Nghiện rượu
Rất thường xẩy ra ở người cao tuổi. Khi uống rượu say, họ coi thường việc tiêu thụ thực phẩm. Khi hồi phục cơn say, họ ói mửa, tiêu chẩy, không muốn ăn. Rượu cũng gây hư hao các chức năng và cấu trúc của gan, ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, hấp thụ và tồn trữ thực phẩm, sinh tố và kim loại cần thiết.
3- Ăn mất ngon do tác dụng phụ của dược phẩm
-Thuốc amphetamine làm giảm sự ăn, cho nên nhiều người mập phì muốn giảm cân đã dùng.
-Lạm dụng các loại thuốc kích thích thần kinh (thuốc lắc ectasy)
-Thuốc trụ sinh gây tiêu chảy và làm thay đổi mùi vị thực phẩm; thuốc trị ung thư gây ăn mất ngon đồng thời cũng đưa tới táo bón, ói mửa, tiêu chẩy.
-Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ giảm khoái cảm ăn uống.
-Vài loại thuốc gây khô miệng (cogentin, artane), khiến cho nhai nuốt thức ăn khó khăn.
-Thuốc chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi
Ngoài ra, người cao tuổi còn kém ăn vì dùng nhiều loại thuốc trong ngày, khiến cho ngang bụng, không muốn ăn.
4- Bệnh răng miệng, răng giả lung lay, nhai nuốt khó khăn; yếu sức hoặc đau nhức không sử dụng tay hữu hiệu để đưa thức ăn vào miệng; ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn, bỏ dở bữa ăn.
5- Không có thực phẩm, nghèo túng, suy yếu không đi mua đồ ăn được, không nấu nướng được.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh căn cứ vào lời kể của bệnh nhân về rối loạn trong việc ăn uống:
-Mất khẩu vị từ khi nào? sau biến cố hoàn cảnh nào? Nhiều hay ít?
-Có dấu hiệu gì khác như buồn nôn, ói, táo bón, đau bụng...
-Có bệnh kinh niên?
-Có sụt cân không? Bao nhiêu kí?
-Quần áo thấy rộng ra, bắp thịt teo
-Giảm sức nặng bình thường
Ðể tìm nguyên nhân, các thử nghiệm như chụp X-quang và nội soi dạ dày, ruột; thử nghiệm các chức năng của gan, thận, tuyến giáp, thử nước tiểu, thử thai.
Ðiều trị
Vì mất ăn ngon chỉ là dấu hiệu của một bệnh nào đó trong cơ thể, cho nên cần đi bác sĩ để tìm ra nguyên nhân rồi điều trị nguyên nhân đó.
Với bệnh nhân, nên lưu ý tới các điểm sau đây:
-Ăn chung với bạn bè hợp tính sẽ vui hơn và ăn được nhiều hơn.
-Bầy biện bàn ăn với chén bát mầu sắc, sạch sẽ, kèm thêm vài bông hoa, điệu nhạc hấp dẫn
-Ăn làm nhiều bữa nhỏ mỗi hai giờ trong ngày thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính. Một mâm cơm với nhiều món ăn có thể làm nhiều người thấy ngán, không muốn ăn. Ăn ít một giúp tiêu hóa dễ dàng hơn rồi sau đó tăng dần dần phần ăn.
-Món ăn phải hợp với khẩu vị, ý thích của mỗi cá nhân
-Khi ăn, nên chậm rãi nhai để thưởng thức hương vị món ăn và tạo ra sự muốn ăn món đó trong tương lai
-Bữa ăn nào thấy ngon miệng thì tăng món ăn trong bữa đó.
-Thêm gia vị, mầu sắc khi nấu nướng để món ăn hấp dẫn hơn
-Tránh uống nhiều nước hoặc uống thuốc trước bữa ăn để tránh no bụng.
- Kiêng món ăn có thể làm no hơi như nước có gas, cà phê, rau cải bắp, broccoli.
-Ðể có đủ năng lượng và chất đạm, uống hai ly sữa ít chất béo hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.
-Tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và thuốc lá là những chất kích thích niêm mạc dạ dày, ruột khiến cho ăn không thấy ngon. Nhiều người dùng một chút rượu gọi là “khai vị” để giúp ăn ngon, nhưng nên uống trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
-Uống nước đầy đủ để miệng khỏi khô, khó nhai nuốt thực phẩm.
-Tránh táo bón và tiêu chẩy.
- Ði bộ hoặc tập luyện nhẹ giúp ăn ngon hơn đồng thời cũng giúp cơ thể tiêu thụ chất dinh dưỡng. Tránh các tập luyện quá sức của mình.
-Giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều chỉnh răng giả, khám bác sĩ nha khoa theo định kỳ.
-Giảm thiểu nguyên nhân tinh thần như căng thẳng bằng tâm lý trị liệu, áp dụng phương pháp thư giãn cơ thể, thiền định, tập trung hít thở để giảm bồn chốn, lo âu, nhờ đó có thể cải thiện sự ăn uống.
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là tuổi đang tăng trưởng.
Với tuổi này, biếng ăn không phải bao giờ cũng do đau ốm vì khẩu vị con người thay đổi một cách tự nhiên tùy theo tâm trạng, thời gian... Có nhiều em mải chơi, không nghĩ tới ăn uống. Nhưng đôi khi con biếng ăn cũng do lỗi ở cha mẹ, ép buộc ăn khi chúng chưa muốn ăn; cho ăn các món ăn mà con không thích. Một số bà mẹ cho con uống thuốc bằng cách pha lẫn vào sữa hoặc thức ăn, chúng sợ đắng nên không ăn.
Số lượng thực phẩm mà bé tiêu thụ là cần thiết nhưng cũng cần theo dõi tăng trọng cơ thể. Nhiều bé có vẻ như ít ăn nhưng vẫn lên cân đều, không bệnh tật, vẫn khỏe mạnh, vui chơi
Tuy nhiên, có những trường hợp mà trẻ thực sự biếng ăn, không chịu tiêu thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiến cho cha mẹ rất lo ngại mà không biết làm sao để trẻ ăn nhiều hơn.
Sau đây là một số gợi ý có thể giúp trẻ ăn ngon hơn, và nhờ đó ăn nhiều hơn:
a-Bữa ăn cần có không khí thoải mái, thân thiện, không ép bé ngồi gò bó trên ghế;
b-Khích lệ bé bằng những trò vui, vừa chơi vừa ăn, bằng thực phẩm nhiều mầu sắc, hương vị khác nhau;
c-Ðể trẻ được thoải mái, tự khám phá món ăn với các giác quan của mình: sờ mó món ăn, ngửi món ăn, nếm thử món ăn. Tất nhiên là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh trước khi cho trẻ ăn.
d- Cho bé ăn nhiều món ăn khác nhau từ khi bé được 7-8 tháng tuổi để trẻ quen với nhiều loại thức ăn;
đ- Có khi bé thích món này mà không thích món kia, không nên ép ăn món bé không thích. Bé ăn là mừng rồi. Có thể vào thời gian khác trẻ lại thay đổi khẩu vị và sẽ thích món đó;
e. Không nên cho thuốc bổ, thuốc trị bệnh vào thức ăn vì mùi vị thuốc làm trẻ thấy e ngại khi ăn;
g- Không cố ép bé ăn cho hết phần ăn, khi bé không thích sẽ nôn ọe. Lấy thức ăn vừa đủ, không quá nhiều có thể làm trẻ "ngán" khi nhìn thấy. Khi trẻ ăn được, nếu cần thì lấy thêm;
h- Không cho ăn các món vặt gần hoặc ngay trước bữa ăn chính, để trẻ thấy đói mới có thể ăn hết lượng thực phẩm đã chuẩn bị;
i-Không dùng thức ăn như một hình thức thưởng phạt.
Tuy nhiên, biếng ăn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm độc, nóng sốt, tiêu chẩy, hô hấp, sán lãi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy bé có triệu chứng biếng ăn kéo dài.
Kết luận
Ăn uống là cả một nghệ thuật. Ðể ăn ngon cũng phức tạp hơn. Chẳng thế mà lão thi sĩ Tản Ðà đã thốt ra:
« Nghề ăn cũng lắm công phu
Làng ăn ta phải biết cho đủ mùi »
Cụ cũng nêu ra bốn tiêu chuẩn để có bữa ăn ngon miệng:
« Thức ăn ngon
Lúc ăn ngon
Chỗ ăn ngon
Người ăn cùng ăn ngon »
Nếu liên tục ăn không ngon, cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, gầy mòn, mất tinh anh, có thể đưa tới tử vong.
Và dân gian ta cũng ghi nhận:
« Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo ».
Bản tin này được đăng tại Vietnam Review
Ban Tin
Ngày tháng: 14/06/2007
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Texas-Hoa Kỳ.
14-06-2007
Ngon miệng (appetite) là khoái cảm, thèm muốn ăn uống. Ăn mất ngon xảy ra khi không còn thèm muốn này, mặc dù cơ thể vẫn có nhu cầu về năng lượng. Ăn mất ngon, dù do nguyên nhân nào, là một biến cố quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là người cao niên và trẻ đang tăng trưởng. Ăn mất ngon không phải là một bệnh mà là dấu hiệu, triệu chứng của một bệnh nào đó.
Khi ăn không ngon thì sự tiêu thụ thực phẩm giảm. Mà thực phẩm lại mang năng lượng cho mọi sinh hoạt của cơ thể, cung cấp vật liệu để tu bổ tế bào hư hao, tạo ra tế bào mới. Không có đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới giảm cân, cơ thể mệt mỏi, bắp thịt teo, tâm thần buồn rầu, giảm khả năng miễn dịch, kém sức chịu đựng. Tử vong có thể xảy ra nếu mỗi năm liên tục sụt đi 10% sức nặng cơ thể. Các cụ ta có kinh nghiệm là “không ăn thì mẻ cũng chết, nói chi con người”.
Cũng cần phân biệt sự ăn mất ngon với bệnh anorexia nervosa. Ðây là một rối loạn ăn uống có tính cách tâm lý của người từ chối dinh dưỡng đầy đủ dù họ đói và mất cân trầm trọng. Lúc nào họ cũng coi mình như quá mập, tự làm ói mửa để trục xuất thực phẩm ra khỏi bao tử. Bệnh thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là nữ giới.
Phân biệt cảm giác đói và sự ngon miệng thèm ăn
Ðói (Hunger) là sự ước muốn tự nhiên với thực phẩm sau một thời gian không ăn uống. Cảm giác này được thỏa mãn bởi sự tiếp thu thức ăn.
Ðói được trung tâm nằm trong bộ phận hypothalamus trên não bộ điều khiển. Trung tâm này hoạt động tùy theo mức độ chất dinh dưỡng trong máu. Khi mức độ chất dinh dưỡng thấp, hypothalamus phát ra một tín hiệu gây ra cảm giác đói. Cảm giác cũng xuất hiện khi bao tử trống rỗng co bóp. Vì thế người ăn vặt luôn miệng không có cảm giác đói này.
Có người khi đói cồn cào thì ăn gì cũng thấy ngon. Lại có người đang đói thấy món ăn không thích lắm cũng không thèm ăn món đó. Ngược lại có người khi đã no bụng mà thấy một món ăn hấp dẫn thì vẫn muốn ăn.
Một món ăn bổ dưỡng mà ta không thèm ăn thì sự bổ dưỡng cũng vô ích. Một số người lại chỉ ăn món họ thích, bất kể bổ dưỡng hay không. Cho nên mới có chuyện thiếu dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em.
Khi ta ăn và nuốt thức ăn thì một tín hiệu thỏa mãn chuyển lên hypothalamus và cảm giác đói giảm đi. Khi dạ dày chứa nhiều thực phẩm thì cảm giác đói không còn nữa. Ta có cảm giác “no nê”, thỏa mãn ước muốn thực phẩm.
Cảm giác thèm ăn khác với cảm giác đói. Ðây là một đáp ứng do học hỏi hoặc do thói quen khi trông thấy thực phẩm. Thèm thức ăn không liên hệ gì với nhu cầu cần thức ăn. Ví dụ sau một bữa ăn đầy đủ, không ăn được nữa, nhưng con người vẫn thèm muốn ăn thêm và họ ăn một cách thích thú. Người ta gọi trường hợp này là “no bụng, đói con mắt”, bởi vì cảm giác thèm thuồng này nảy sinh như một nhu cầu tâm lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thèm ăn:
-Tùy thuộc thói quen ăn nhiều, tập quán gia đình, trình độ học vấn, văn hóa ăn uống địa phương. Vì thế có giống người này dễ mập hơn giống khác hoặc cùng ăn như nhau mà có người gầy, người béo.
-Dưới ảnh hưởng của xúc động tâm lý. Nhiều người ở trong tâm trạng buồn chán, căng thẳng lấy sự ăn uống để khuây khỏa; khi mất mát thì ăn để đền bù; trẻ em ăn nhiều để lấy sự chú ý của cha mẹ.
Cơ quan hypothalamus ở não bộ điều hòa sự thèm ăn, nhưng nguyên lý của sự điều hòa này chưa được biết rõ.
Nguyên nhân ăn mất ngon
Có nhiều nguyên nhân gây ra ăn mất ngon
1- Ăn mất ngon vì bệnh tật như:
a-Trong bệnh tim-phổi, người bệnh mệt mỏi không muốn ăn, lại còn bị sụt cân vì các chức năng tuần hoàn, hô hấp cần nhiều năng lượng hơn để làm việc.
Ngoài ra, các thuốc trị bệnh tim phổi như steroid, theophyllin làm tăng hơi trong bao tử, bệnh nhân cảm thấy no bụng, không muốn ăn.
b- Bệnh ung thư đặc biệt là ung thư phổi và bao tử
c- Nhiễm trùng như trong trường hợp bênh lao, bệnh AIDS.
d- Bệnh nội tiết như tuyến giáp trạng ác tính, bệnh tiểu đường
đ- Trầm cảm, buồn phiền vì sống cô lập hay mất bạn đồng hành.
e-Rối loạn vị giác và khứu giác khiến cho không biết được hương vị thực phẩm và không ăn
2- Nghiện rượu
Rất thường xẩy ra ở người cao tuổi. Khi uống rượu say, họ coi thường việc tiêu thụ thực phẩm. Khi hồi phục cơn say, họ ói mửa, tiêu chẩy, không muốn ăn. Rượu cũng gây hư hao các chức năng và cấu trúc của gan, ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, hấp thụ và tồn trữ thực phẩm, sinh tố và kim loại cần thiết.
3- Ăn mất ngon do tác dụng phụ của dược phẩm
-Thuốc amphetamine làm giảm sự ăn, cho nên nhiều người mập phì muốn giảm cân đã dùng.
-Lạm dụng các loại thuốc kích thích thần kinh (thuốc lắc ectasy)
-Thuốc trụ sinh gây tiêu chảy và làm thay đổi mùi vị thực phẩm; thuốc trị ung thư gây ăn mất ngon đồng thời cũng đưa tới táo bón, ói mửa, tiêu chẩy.
-Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ giảm khoái cảm ăn uống.
-Vài loại thuốc gây khô miệng (cogentin, artane), khiến cho nhai nuốt thức ăn khó khăn.
-Thuốc chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi
Ngoài ra, người cao tuổi còn kém ăn vì dùng nhiều loại thuốc trong ngày, khiến cho ngang bụng, không muốn ăn.
4- Bệnh răng miệng, răng giả lung lay, nhai nuốt khó khăn; yếu sức hoặc đau nhức không sử dụng tay hữu hiệu để đưa thức ăn vào miệng; ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn, bỏ dở bữa ăn.
5- Không có thực phẩm, nghèo túng, suy yếu không đi mua đồ ăn được, không nấu nướng được.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh căn cứ vào lời kể của bệnh nhân về rối loạn trong việc ăn uống:
-Mất khẩu vị từ khi nào? sau biến cố hoàn cảnh nào? Nhiều hay ít?
-Có dấu hiệu gì khác như buồn nôn, ói, táo bón, đau bụng...
-Có bệnh kinh niên?
-Có sụt cân không? Bao nhiêu kí?
-Quần áo thấy rộng ra, bắp thịt teo
-Giảm sức nặng bình thường
Ðể tìm nguyên nhân, các thử nghiệm như chụp X-quang và nội soi dạ dày, ruột; thử nghiệm các chức năng của gan, thận, tuyến giáp, thử nước tiểu, thử thai.
Ðiều trị
Vì mất ăn ngon chỉ là dấu hiệu của một bệnh nào đó trong cơ thể, cho nên cần đi bác sĩ để tìm ra nguyên nhân rồi điều trị nguyên nhân đó.
Với bệnh nhân, nên lưu ý tới các điểm sau đây:
-Ăn chung với bạn bè hợp tính sẽ vui hơn và ăn được nhiều hơn.
-Bầy biện bàn ăn với chén bát mầu sắc, sạch sẽ, kèm thêm vài bông hoa, điệu nhạc hấp dẫn
-Ăn làm nhiều bữa nhỏ mỗi hai giờ trong ngày thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính. Một mâm cơm với nhiều món ăn có thể làm nhiều người thấy ngán, không muốn ăn. Ăn ít một giúp tiêu hóa dễ dàng hơn rồi sau đó tăng dần dần phần ăn.
-Món ăn phải hợp với khẩu vị, ý thích của mỗi cá nhân
-Khi ăn, nên chậm rãi nhai để thưởng thức hương vị món ăn và tạo ra sự muốn ăn món đó trong tương lai
-Bữa ăn nào thấy ngon miệng thì tăng món ăn trong bữa đó.
-Thêm gia vị, mầu sắc khi nấu nướng để món ăn hấp dẫn hơn
-Tránh uống nhiều nước hoặc uống thuốc trước bữa ăn để tránh no bụng.
- Kiêng món ăn có thể làm no hơi như nước có gas, cà phê, rau cải bắp, broccoli.
-Ðể có đủ năng lượng và chất đạm, uống hai ly sữa ít chất béo hoặc sữa đậu nành mỗi ngày.
-Tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và thuốc lá là những chất kích thích niêm mạc dạ dày, ruột khiến cho ăn không thấy ngon. Nhiều người dùng một chút rượu gọi là “khai vị” để giúp ăn ngon, nhưng nên uống trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
-Uống nước đầy đủ để miệng khỏi khô, khó nhai nuốt thực phẩm.
-Tránh táo bón và tiêu chẩy.
- Ði bộ hoặc tập luyện nhẹ giúp ăn ngon hơn đồng thời cũng giúp cơ thể tiêu thụ chất dinh dưỡng. Tránh các tập luyện quá sức của mình.
-Giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều chỉnh răng giả, khám bác sĩ nha khoa theo định kỳ.
-Giảm thiểu nguyên nhân tinh thần như căng thẳng bằng tâm lý trị liệu, áp dụng phương pháp thư giãn cơ thể, thiền định, tập trung hít thở để giảm bồn chốn, lo âu, nhờ đó có thể cải thiện sự ăn uống.
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là tuổi đang tăng trưởng.
Với tuổi này, biếng ăn không phải bao giờ cũng do đau ốm vì khẩu vị con người thay đổi một cách tự nhiên tùy theo tâm trạng, thời gian... Có nhiều em mải chơi, không nghĩ tới ăn uống. Nhưng đôi khi con biếng ăn cũng do lỗi ở cha mẹ, ép buộc ăn khi chúng chưa muốn ăn; cho ăn các món ăn mà con không thích. Một số bà mẹ cho con uống thuốc bằng cách pha lẫn vào sữa hoặc thức ăn, chúng sợ đắng nên không ăn.
Số lượng thực phẩm mà bé tiêu thụ là cần thiết nhưng cũng cần theo dõi tăng trọng cơ thể. Nhiều bé có vẻ như ít ăn nhưng vẫn lên cân đều, không bệnh tật, vẫn khỏe mạnh, vui chơi
Tuy nhiên, có những trường hợp mà trẻ thực sự biếng ăn, không chịu tiêu thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiến cho cha mẹ rất lo ngại mà không biết làm sao để trẻ ăn nhiều hơn.
Sau đây là một số gợi ý có thể giúp trẻ ăn ngon hơn, và nhờ đó ăn nhiều hơn:
a-Bữa ăn cần có không khí thoải mái, thân thiện, không ép bé ngồi gò bó trên ghế;
b-Khích lệ bé bằng những trò vui, vừa chơi vừa ăn, bằng thực phẩm nhiều mầu sắc, hương vị khác nhau;
c-Ðể trẻ được thoải mái, tự khám phá món ăn với các giác quan của mình: sờ mó món ăn, ngửi món ăn, nếm thử món ăn. Tất nhiên là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh trước khi cho trẻ ăn.
d- Cho bé ăn nhiều món ăn khác nhau từ khi bé được 7-8 tháng tuổi để trẻ quen với nhiều loại thức ăn;
đ- Có khi bé thích món này mà không thích món kia, không nên ép ăn món bé không thích. Bé ăn là mừng rồi. Có thể vào thời gian khác trẻ lại thay đổi khẩu vị và sẽ thích món đó;
e. Không nên cho thuốc bổ, thuốc trị bệnh vào thức ăn vì mùi vị thuốc làm trẻ thấy e ngại khi ăn;
g- Không cố ép bé ăn cho hết phần ăn, khi bé không thích sẽ nôn ọe. Lấy thức ăn vừa đủ, không quá nhiều có thể làm trẻ "ngán" khi nhìn thấy. Khi trẻ ăn được, nếu cần thì lấy thêm;
h- Không cho ăn các món vặt gần hoặc ngay trước bữa ăn chính, để trẻ thấy đói mới có thể ăn hết lượng thực phẩm đã chuẩn bị;
i-Không dùng thức ăn như một hình thức thưởng phạt.
Tuy nhiên, biếng ăn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm độc, nóng sốt, tiêu chẩy, hô hấp, sán lãi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy bé có triệu chứng biếng ăn kéo dài.
Kết luận
Ăn uống là cả một nghệ thuật. Ðể ăn ngon cũng phức tạp hơn. Chẳng thế mà lão thi sĩ Tản Ðà đã thốt ra:
« Nghề ăn cũng lắm công phu
Làng ăn ta phải biết cho đủ mùi »
Cụ cũng nêu ra bốn tiêu chuẩn để có bữa ăn ngon miệng:
« Thức ăn ngon
Lúc ăn ngon
Chỗ ăn ngon
Người ăn cùng ăn ngon »
Nếu liên tục ăn không ngon, cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, gầy mòn, mất tinh anh, có thể đưa tới tử vong.
Và dân gian ta cũng ghi nhận:
« Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo ».
Bản tin này được đăng tại Vietnam Review
Ban Tin
'Nã đạn' quá sớm
"Chưa đi chợ đã tiêu hết tiền" là cách nói của dân gian về hiện tượng phóng tinh sớm. Triệu chứng này (PE) là phổ biến nhất trong số các rối loạn liên quan đến giới tính ở đàn ông.
Theo ước tính, cứ 10 người đàn ông trưởng thành trưởng thành tuổi từ 18-59 thì có 3-4 người liên quan đến rối loạn này. PE không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người đàn ông bị rối loạn mà còn ảnh hưởng đến "đối tác", vợ hoặc người tình của họ.
Khảo sát tiến hành ở những người bị PE và "đối tác" cho thấy: 68% đàn ông bị PE cảm thấy thiếu tự tin và lòng tự trọng bị xói mòn; 50% thấy ngại ngần khi bắt đầu một quan hệ mới hoặc cảm thấy có lỗi do làm "đối tác" đau khổ, 36% có những lo lắng liên quan đến chứng rối loạn.
Còn "đối tác" của họ cũng thường thấy bối rối, cô lập và cũng có những vấn đề liên quan đến lòng tự trọng hoặc cảm giác thỏa mãn. Hậu quả cuối cùng là làm cho quan hệ giữa 2 người trở nên căng thẳng, nghi kị, xa lánh và hạnh phúc tan vỡ.
Vậy phóng tinh sớm là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rối loạn này, tuy nhiên tất cả các định nghĩa đều tập trung vào 3 đặc điểm chính đó là thời gian phóng tinh ngắn (khoảng 0-3 phút, không có khả năng kiểm soát phóng tinh và giảm hoặc không có cảm giác thỏa mãn khi giao hợp.
Trên thế giới có những nghiên cứu để tính thời gian phóng tinh (thời gian này được tính từ khi "của quý" của các ông bắt đầu "xâm nhập" vào chị em cho đến khi bắt đầu phóng tinh-IELT), ở những người đàn ông bình thường (do chính bản thân họ và "đối tác" của họ ghi nhận và báo cáo).
Theo đàn ông Mỹ, IELT của họ là 13,6 phút, đàn ông Anh là 9,9 phút, đàn ông Italy là 9,6 phút, đàn ông Pháp là 9,3 phút. Trong khi "đối tác" của họ báo cáo, thì IELT của các ông chồng Mỹ, Anh, Italy, Pháp tương đương là 11,2 phút, 8,6 phút, 8,4 phút.
Nguyên nhân của chứng phóng tinh sớm hiện vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, các nhà nhghiên cứu nam học trên thế giới cho rằng có những nguyên nhân thuộc về tâm lý như do thiếu kinh nghiệm, vội vàng, lo lắng (đạo đức, điều kiện môi trường) quan trọng hóa quá mức về kích thước "của quý".
Những nguyên nhân thực thể như "của quý" quá nhạy cảm, tăng phản xạ phóng tinh, có thể liên quan đến di truyền, giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, nội tiết hoặc là sự kết hợp của các nguyên nhân trên.
Mặc dù phóng tinh sớm là rối loạn rất ít phổ biến ở nam giới, nhưng còn quá ít những người bị rối loạn này đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Có tới trên 70% người bệnh không vượt qua được cảm giác ngại ngần để đến với thầy thuốc.
Chính vì vậy người bệnh cần được tuyên truyền để có nhận thức đúng về rối loạn này, cũng như biết được khả năng có thể cải thiện được tình trạng PE qua tư vấn và điều trị. Vấn đề tôn trọng, chia sẻ, thông cảm và bảo vệ những thông tin về người bệnh của các thầy thuốc cũng là các yếu tố góp phần dỡ bỏ các rào cản ngại ngần ở người bệnh.
---
__._,_.___
"Chưa đi chợ đã tiêu hết tiền" là cách nói của dân gian về hiện tượng phóng tinh sớm. Triệu chứng này (PE) là phổ biến nhất trong số các rối loạn liên quan đến giới tính ở đàn ông.
Theo ước tính, cứ 10 người đàn ông trưởng thành trưởng thành tuổi từ 18-59 thì có 3-4 người liên quan đến rối loạn này. PE không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người đàn ông bị rối loạn mà còn ảnh hưởng đến "đối tác", vợ hoặc người tình của họ.
Khảo sát tiến hành ở những người bị PE và "đối tác" cho thấy: 68% đàn ông bị PE cảm thấy thiếu tự tin và lòng tự trọng bị xói mòn; 50% thấy ngại ngần khi bắt đầu một quan hệ mới hoặc cảm thấy có lỗi do làm "đối tác" đau khổ, 36% có những lo lắng liên quan đến chứng rối loạn.
Còn "đối tác" của họ cũng thường thấy bối rối, cô lập và cũng có những vấn đề liên quan đến lòng tự trọng hoặc cảm giác thỏa mãn. Hậu quả cuối cùng là làm cho quan hệ giữa 2 người trở nên căng thẳng, nghi kị, xa lánh và hạnh phúc tan vỡ.
Vậy phóng tinh sớm là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rối loạn này, tuy nhiên tất cả các định nghĩa đều tập trung vào 3 đặc điểm chính đó là thời gian phóng tinh ngắn (khoảng 0-3 phút, không có khả năng kiểm soát phóng tinh và giảm hoặc không có cảm giác thỏa mãn khi giao hợp.
Trên thế giới có những nghiên cứu để tính thời gian phóng tinh (thời gian này được tính từ khi "của quý" của các ông bắt đầu "xâm nhập" vào chị em cho đến khi bắt đầu phóng tinh-IELT), ở những người đàn ông bình thường (do chính bản thân họ và "đối tác" của họ ghi nhận và báo cáo).
Theo đàn ông Mỹ, IELT của họ là 13,6 phút, đàn ông Anh là 9,9 phút, đàn ông Italy là 9,6 phút, đàn ông Pháp là 9,3 phút. Trong khi "đối tác" của họ báo cáo, thì IELT của các ông chồng Mỹ, Anh, Italy, Pháp tương đương là 11,2 phút, 8,6 phút, 8,4 phút.
Nguyên nhân của chứng phóng tinh sớm hiện vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, các nhà nhghiên cứu nam học trên thế giới cho rằng có những nguyên nhân thuộc về tâm lý như do thiếu kinh nghiệm, vội vàng, lo lắng (đạo đức, điều kiện môi trường) quan trọng hóa quá mức về kích thước "của quý".
Những nguyên nhân thực thể như "của quý" quá nhạy cảm, tăng phản xạ phóng tinh, có thể liên quan đến di truyền, giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, nội tiết hoặc là sự kết hợp của các nguyên nhân trên.
Mặc dù phóng tinh sớm là rối loạn rất ít phổ biến ở nam giới, nhưng còn quá ít những người bị rối loạn này đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Có tới trên 70% người bệnh không vượt qua được cảm giác ngại ngần để đến với thầy thuốc.
Chính vì vậy người bệnh cần được tuyên truyền để có nhận thức đúng về rối loạn này, cũng như biết được khả năng có thể cải thiện được tình trạng PE qua tư vấn và điều trị. Vấn đề tôn trọng, chia sẻ, thông cảm và bảo vệ những thông tin về người bệnh của các thầy thuốc cũng là các yếu tố góp phần dỡ bỏ các rào cản ngại ngần ở người bệnh.
---
__._,_.___