Y Học Thường Thức

Post Reply
User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Ung Thư Ruột Già

Bùi Xuân Dương, M.D.
Ung thư ruột già là một trong những ung thư thường xuyên và nguy hiểm nhất tại Hoa Kỳ. Mỗi năm trên nước Mỹ hơn 130 ngàn người bị ung thư ruột già và trong số này gần phân nửa sẽ từ trần trong một thời gian ngắn sau khi bệnh được khám phá. Nếu so với các loại ung thư khác, ung thư ruột già đứng hàng thứ hai về số tử vong hàng năm, sau ung thư phổi. Người ta ước đoán khoảng 6% dân chúng sống tại Hoa Kỳ sẽ bị ung thư ruột già, và 6 triệu người đang sống trên nước Mỹ sẽ lìa trần vì bệnh này. Ðiều đáng ngại nhất là trong số những bệnh nhân này, tỷ số người Á Châu càng ngày càng tăng nhanh.

Ruột già dài khoảng 1 thước 2, được chia thành đại-tràng lên (ascending colon), tràng ngang (tranverse colon), tràng xuống (ascending colon), tràng sigma (sigmoid colon) và đoạn cuối cùng (khoảng 15 đến 20 cm) là hậu-môn (rectum). Tuy hậu-môn vẫn được xem là một phần của ruột già, ung thư hậu môn có một số cá tính khá đặc biệt. Tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi xin trình bày chung với ung thư ruột già.

Ung thư ruột già là gì?

Ung thư xẩy ra khi một tế bào nào đó trong cơ thể của chúng ta bỗng dưng trở nên “hoang dại”, sinh sôi nẩy nở một cách nhanh chóng vượt khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các nhiễm thể (nhiễm thể với tên khoa học là DNA nằm trong nhân của tế bào chứa đựng những đặc tính di truyền của mỗi một cá nhân). Vì thế, tế bào ung thư sẽ tăng trưởng từ 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16 v.v... một cách rất nhanh và vô trật tự. Nếu đó là tế bào da, ta bị ung thư da; nếu đó là tế bào ruột ta bị ung thư ruột.

Thông thường ung thư ruột phát xuất từ một tế bào nào đó trên màng ruột già.

Thông thường bướu lớn hơn 2 cm bắt đầu biến dạng thành tế bào ung thư. Trong một vài trường hợp hiếm hoi hơn, ung thư ruột thành hình một cách trực tiếp mà không qua trạng thái bướu ruột như đã trình bày ở trên. Trong trường hợp này tế bào ung thư không mọc lên như những nấm nhỏ mà chỉ “nhô” lên một chút (flat lesions) hay đôi khi bị lõm xuống (depressed lesions), nên rất khó định bệnh. Ngay cả khi soi ruột già hoặc chụp hình quang tuyến, bệnh có thể không được khám phá trong những thời gian sơ khởi. Ðáng kể hơn cả, loại ung thư này có khuynh hướng phát triển nhanh chóng và lan tràn qua những cơ quan khác một cách dễ dàng hơn.


Ai có thể bị ung thư ruột?


Nói một cách tổng quát, ung thư ruột già là bệnh của người lớn tuổi. Nguy cơ bị ung thư ruột già tăng nhanh khi tuổi đời bước sang thập niên thứ năm. Hơn 90% ung thư ruột già được khám phá ở những người 50 tuổi trở lên. Cả hai phái nam và nữ đều có thể bị ung thư ruột già. Người ta ước đoán cứ trong 16 người sống trên nước Mỹ sẽ có một người bị ung thư ruột già.

Cách đây không lâu, người ta vẫn cho rằng ung thư ruột già là bệnh của người da trắng, sống trong những thành phố kỹ nghệ, ăn nhiều thịt và chất béo hơn rau và trái cây. Tuy nhiên theo một thống kê gần đây, tỷ lệ ung thư ruột già của người Á Châu đã và đang gia tăng một cách đáng ngại, nhất là với những người Á Châu định cư lâu năm nơi các quốc gia phồn thịnh. Nếu phân biệt theo từng sắc dân sống trên Hoa-Kỳ, người Nhật tại Hawaii có tỷ lệ bị ung thư ruột già cao nhất nước Mỹ, người Trung-Hoa tại vùng Los Angeles có mức tỷ lệ ung thư ruột già gần như tương đương với người Mỹ da trắng.

Người Việt chúng ta sau một thời gian định cư tại Hoa-Kỳ với lối sống và cách thức ăn uống tương tự như dân địa phương cũng bắt đầu bị ung thư ruột già càng ngày càng nhiều hơn.


Những nguy cơ đưa đến ung thư ruột già


Có lẽ cách thức ăn uống cũng như lối sống của chúng ta đóng một vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của ung thư ruột già. Người dùng quá nhiều chất béo, thịt, mỡ, thức ăn với nhiều chất Cholesterol sẽ dễ bị ung thư ruột già hơn, nhất là nếu họ lại không ăn chất sơ, rau hoặc trái cây, hoặc quá mập.

Cũng như một số các loại ung thư khác, ung thư ruột già cũng có đặc tính di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ bị ung thư ruột già, con cái cũng có thể dễ bị. Ðiều này rất đúng cho những trường hợp khi vì đặc tính di truyền, bệnh nhân bỗng dưng có trên màng ruột của mình hàng trăm “cục” bướu (polyp). Các bướu này xuất hiện một cách nhanh chóng và biến dạng thành các tế bào ung thư một cách mau lẹ. Thí dụ điển hình là căn bệnh có tên là Familial Polyposis, khi hầu hết các bệnh nhân sẽ chết vì ung thư ruột già vào lứa tuổi 35-40, nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời. Ngoài ra người bị viêm đường ruột như Crohn's Disease, Ulcerative Colitis cũng dễ bị ung thư ruột già hơn.

Vì đặc tính di truyền (bẩm sinh) của ung thư ruột già, ung thư vú và ung thư tử cung cùng nằm trên một nhiễm thể, người bị ung thư vú hoặc tử cung dễ bị ung thư ruột già hơn, và ngược lại.

Triệu chứng của ung thư ruột già

Như viết ở trên ung thư ruột già tăng trưởng tương đối chậm chạp, nên đa số bệnh nhân hoàn toàn không có một triệu chứng nào, đến khi ung thư đã phát triển đến giai đoạn trầm trọng, hoặc lan tràn khắp nơi.

Tùy theo vị trí và tùy theo từng loại ung thư, bệnh nhân có thể chỉ bị đau bụng sơ sài, không đáng kể, hoặc bụng chỉ hơi xình trướng, khó chịu, hoặc đau “tưng tức” sau hoặc trước bữa ăn. Vấn đề đại tiện có thể trở nên khác thường. Ngày bị bón, ngày đi tiêu chảy. Phân trở nên nhỏ lại, có thể pha với máu. Thông thường ung thư ruột già trong những giai đoạn đầu chỉ chảy rất ít máu, nên mắt trần sẽ không thấy. Ðến khi ung thư trở nên lớn hơn nhất là nếu ung thư nằm gần hậu môn, xuất huyết ruột già có thể rõ ràng hơn với những vết máu đỏ tươi hoặc máu bầm pha lẫn với phân. Mất máu lâu ngày, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, hoặc chóng mệt. Nếu không chữa kịp thời và đúng lúc, bệnh nhân có thể sẽ tiếp tục mất ký rất nhiều.

Một lần nữa, vì đa số ung thư ruột già không gây ra một triệu chứng nào đáng kể trong những thời gian đầu, bệnh thường trở nên bất trị một khi bệnh bộc phát. Ðiều này một lần nữa nhấn mạnh tầm vóc quan trọng của việc khám bệnh thường xuyên và định kỳ.


Làm thế nào để tránh bị ung thư ruột già?


Sau đây là những lời khuyên của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, The American Cancer Society, để tránh bị ung thư ruột già:

1. Từ 40 tuổi trở đi, cả hai phái nam và nữ cần phải đi khám bệnh tổng quát hàng năm. Trong lúc khám định kỳ, bác sĩ sẽ thử phân xem trong phân có máu hay không. Vì mục đích là truy tầm ung thư, nên quý vị nên đi khám trước khi bị đau đớn hoặc bệnh tật. Nếu chờ đến lúc triệu chứng trở nên rõ rệt, chẳng hạn như đi tiêu ra máu, mới đi bác sĩ, có thể lúc đó ung thư đã quá lớn và rất khó chữa.

2. Nếu một trong những thân nhân gần của quý vị bị ung thư ruột già, hoặc nếu quý vị đã hoặc đang bị ung thư vú, ung thư tử cung, quý vị nên đi bác sĩ chuyên khoa về đường ruột, để được truy tầm ung thư ruột già bằng phương pháp nội soi, tiếng Mỹ gọi là Colonoscopy.

3. Quý vị nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước. Nhất là các loại rau đậm mầu và nhiều loại trái cây khác nhau. Ðiều này nói dễ hơn làm. Trung bình quý vị nên ăn khoảng 30 gram chất sơ mỗi ngày. Ðể nhắc lại một quả cam, hoặc táo chỉ chứa khoảng 3 gram chất sơ mà thôi.Vì thế, nếu quý vị vì một lý do nào đó không thể ăn nhiều chất sơ được, chúng tôi khuyên quý vị nên uống thêm chất cám bày bán trên thị trường như Metamucil, Konsyl, Citrucel v.v...

4. Vitamin A, C, E. Nếu dùng đúng cách có thể làm ung thư ruột già phát triển chậm lại.

5. Người ta cũng nhận thấy một số các loại thuốc chống đau nhức như trong gia đình của chất Aspirin hay Ibuprofen, nếu được uống đều đặn có thể ngăn cản sự tạo hình của bướu ruột già. Vì thế, một số các bác sĩ vẫn khuyên nếu quý vị hơn 40 tuổi mà không bị đau bao tử, quý vị nên uống mỗi ngày một viên Aspirin loại 81 mg. Như thế Aspirin không những tránh cho chúng ta đỡ bị tắc nghẽn mạch máu mà còn có thể giúp chúng ta đỡ bị ung thư ruột già hơn.

6. Trong một cuộc khảo cứu gần đây, người ta cũng nhận thấy rằng nếu uống Calcium mỗi ngày có thể giảm đi sự tái phát của bướu ruột già.

7. Tập thể dục đều đặn không những sẽ tạo cho quý vị một cơ thể khỏe mạnh, còn có thể giúp vấn đề đại tiện trở nên tốt đẹp hơn. Người quá mập cũng dễ bị ung thư ruột già hơn.

8. Từ 50 tuổi trở đi, quý vị nên đi soi hậu môn và tràng Sigma (Flexible Sigmoidoscopy). Nếu kết quả tốt, quý vị chỉ cần soi định kỳ mỗi 3 đến 5 năm một lần. Gần đây hơn, Hội Ung Thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) đề nghị từ 50 tuổi trở lên, ngay cả khi chưa có một triệu chứng nào cả, bệnh nhân cũng nên đi soi nguyên cả đại tràng (colonoscopy) thay vì chỉ soi một đoạn ngắn mà thôi. Lời khuyên căn cứ trên sự nhận xét là ung thư ruột già trong những năm vừa qua có khuynh hướng xuất hiện phần ruột bên trong, nên nếu chỉ soi hậu môn (sigmoidoscopy), một số ung thư sẽ không được khám phá kịp thời. Vì đây là một khuyến cáo mới cho một phương pháp khá mắc tiền nên một số các bảo hiểm cũng như bác sĩ vẫn chưa ứng dụng một cách triệt để.

9. Nếu quý vị có nhiều nguy cơ bị ung thư ruột già, như gia đình của quý vị có người bị ung thư ruột lúc còn trẻ, quý vị bị ung thư tử cung, ung thư vú, quý vị tự nhiên bị mất máu hoặc thiếu chất sắt, đi cầu ra máu, hoặc vấn đề đại tiện thay đổi thất thường, bị đau bụng dưới một cách kỳ lạ, nhất là nếu bị mất ký ngoài ý muốn, quý vị phải đi bác sĩ càng sớm càng tốt.


Cách thức định bệnh


Nhiều phương pháp khác nhau được ứng dụng trong việc khám nghiệm và truy tầm những bệnh tật của ruột già:

1. Chụp hình quang tuyến:

(a) Barium Enema

(b) CT Colonography

(c) Soi ruột “ảo thật” (Virtual Colonoscopy)

2. Nội soi đường ruột (Colonoscopy):

Trong tất cả những phương pháp kể trên chỉ có phương pháp “Soi ruột ảo tưởng” (Virtual Colonoscopy) là không cẩn phải uống thuốc xổ ruột.


Barium Enema


Khi chụp hình quang tuyến với danh từ y-khoa là Barium Enema, một ít chất huỳnh quang (Barium) sẽ được bơm thẳng vào hậu môn. Sau đó ruột của bệnh nhân sẽ được thổi phồng lên bằng không khí để người bác sĩ chuyên khoa về quang tuyến có thể nhận diện các sự thay đổi trên thành ruột già một cách dễ dàng hơn. Vì trong quá trình định bệnh bằng phương pháp này bệnh nhân không cần thuốc mê hoặc chống đau, nên người bệnh có thể cảm thấy rất khó chịu trong một thời gian ngắn. Phương pháp chụp hình quang tuyến, tuy rẻ tiền hơn, nhưng không được rõ ràng và chính xác bằng phương pháp nội soi đại tràng (colonoscopy). Vì thế từ đầu năm 1998, Medicare (hãng bảo hiểm sức khỏe cho người lớn hơn 65 tuổi hoặc tàn tật) chỉ cho bệnh nhân chụp hình Barium Enema nếu vì một lý do đặc biệt nào đó bệnh nhân không thể đi soi ruột già được.

Endoscopy

Trong phương pháp nội soi (Gastrointestinal Endoscopy), bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt có khả năng phóng đại màng của ruột già lên màn ảnh TV. Dụng cụ này là một ống cao-su mềm lớn khoảng bằng đầu ngón tay út với một máy quay phim tinh vi gọi là colonoscope. Ống quay phim này sẽ được luồn từ từ vào hậu môn để tiếp tục đi dần vào ruột già.

Nếu chỉ cần soi hậu môn và tràng sigma (flexible sigmoidoscopy), bệnh nhân có thể được soi tại phòng mạch bác sĩ mà không cần thuốc gây mê hoặc chống đau. Tuy nhiên nếu cần phải soi hết đại tràng (colonoscopy), bệnh nhân thông thường sẽ được soi tại một trung tâm ngoại chẩn do một bác sĩ chuyên khoa về hệ thống tiêu hóa. Ðể giảm đi sự khó chịu và đau đớn, bệnh nhân sẽ được tiêm một ít thuốc ngủ và thuốc chống đau như Versed và Demerol. Tuy phương pháp này mất công và mắc tiền hơn chụp hình quang tuyến, những tế bào tình nghi hoặc những bướu ruột già nếu không quá lớn, có thể được gắp ra hoặc cắt bỏ đi một cách an toàn mà không cần phải mổ xẻ. Khác với trường hợp phải gây mê toàn diện khi đi giải phẫu, đa số các bệnh nhân khi soi ruột già chỉ cảm thấy hơi buồn ngủ mà thôi. Với sự tiến triển của y-khoa, nội soi đường ruột trở nên an toàn hơn. Tuy thế, một ít người kém may mắn có thể gặp một số trở ngại khi soi ruột già như bị dị ứng với các loại thuốc chống ngủ/đau nhức, bị chảy máu, nhiễm trùng, lủng ruột hoặc thiệt mạng. May mắn thay, những điều kể trên ít khi xẩy ra. Vì thế, ngày nay nội soi đường ruột đã trở thành phương pháp độc nhất, hữu hiệu nhất, an toàn và thông dụng nhất trong việc định bệnh và trị bệnh liên quan đến ruột già.

CT Colonography

Song song với sự tiến triển trong ngành điện toán, nhiều phương pháp chụp hình quang tuyến tối tân hơn được ứng dụng trong việc truy tầm ung thư ruột già. Ðáng kể nhất là CT ruột già (CT Colonography) và soi ruột già ảo thực (Virtual Colonoscopy). Ðặc điểm của hai phương pháp này, là bệnh nhân không cần phải tiêm thuốc ngủ trong lúc thử nghiệm.

CT Colonography là một phương pháp chụp hình quang tuyến chính xác và rõ ràng hơn Barium Enema. Tuy nhiên, giống như trong lúc chụp Barium Enema, trong phương pháp này bệnh nhân vẫn phải uống thuốc xổ để rửa ruột cho sạch. Sau đó, họ sẽ uống hoặc được bơm một ít chất huỳnh quang vào ruột già. Ðể hình ảnh được rõ ràng hơn, một ít không khí hoặc khí CO2 sẽ được đưa vào hậu môn để “ép” chất huỳnh quang vào thành của ruột già. Tuy nhiên thay vì dùng quang tuyến X bình thường như trong lúc chụp Barium Enema, trong phương pháp này, người ta dùng máy quang tuyến điện toán (Computer Tomography Scan) để tìm kiếm những sự thay đổi nếu có trên màng của ruột già. Ðây là một phương pháp mới với khả năng khám phá ra bướu ruột già một cách tương đối chính xác. Người ta ước đoán khoảng 90% những bướu ruột lớn hơn 10mm sẽ được nhìn thấy trên hình ảnh của CT Colonography. Con số này giảm xuống khoảng 60% cho những bướu nhỏ hơn 5 mm. Vì thế nếu so với phương pháp soi ruột già (colonoscopy), CT Colonography kém chính xác hơn. Nhưng vì đây là một phương pháp không cần phải tiêm thuốc ngủ, nên sẽ đỡ tốn kém hơn và an toàn hơn.


Virtual Colonoscopy


Gần đây nữa, nhờ vào tiến triển của ngành điện toán, người ta đã có khả năng nhận diện ruột già với hình 3 chiều (3 dimensional) tương tự như trong lúc soi ruột bằng máy quay phim, thay vì 2 chiều như Barium Enema và CT Colonography. Phương pháp này là bước tiến dài của y khoa trong việc truy tầm ung thư ruột già với tên là Virtual Colonosopy. Phương pháp này được xem rất chính xác với khả năng nhận diện những thương tích trên màng ruột già gần bằng với phương thức soi ruột.

Lợi điểm nhất của phương pháp này, là bệnh nhân không cần phải uống thuốc xổ và không phải tiêm thuốc ngủ hay thuốc chống đau như trong trường hợp soi đại tràng. Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ phải uống một ít thuốc huỳnh quang trước khi chụp hình điện toán.

Sau đó ruột già được “thổi phồng” lên bằng một ống cao su cắm vào hậu môn. Toàn cơ thể bệnh nhân sẽ được đưa vào một máy chụp hình điện toán đặc biệt, và sau một thời gian từ 30 đến 60 phút, những dữ kiện thâu nhặt được từ máy chụp hình điện toán sẽ được sắp xếp lại thành hình để người y sĩ nghiên cứu. Vì ruột bị “căng cứng” vì hơi trong một thời gian khá lâu, bệnh nhân có thể bị đau “quặn bụng” trong một thời gian ngắn. Khuyết điểm của phương pháp này là không thể khám phá những mạch máu bất bình thường hoặc những bướu quá nhỏ. Nếu thuốc huỳnh quang không trộn đều trong ruột, một số phân có thể được nhận diện như là những thay đổi bất bình thường của màng ruột già. Hơn nữa, nếu đó là bướu hoặc u năng, bệnh nhân cần phải lấy ra hoặc khảo cứu bằng phương pháp tuy cổ điển - nhưng vẫn chính xác và hữu hiệu nhất. Ðó là soi ruột già.


Lợi điểm của việc soi ruột già


Như đã trình bày ở trên, ung thư ruột già thường phát xuất từ một tế bào nào đó trên màng ruột. Lâu dần chúng biến thành những bướu nhỏ (polyp). Khi soi ruột già, các bướu này có thể được cắt đi để thử nghiệm dưới kính hiển vi. Vì thế, khác với tất cả các cách thức truy tầm ung thư ruột già kể trên, nội soi đường ruột là phương pháp độc nhất có thể chữa và cắt bỏ những bướu ruột già nếu không quá lớn. Sau đây là cách thức cắt bỏ những bướu ruột già trong lúc soi ruột già.

Nếu bướu có đặc tính hoàn toàn lành, người ta gọi là Hyperplastic. Bướu hyperplastic sẽ không biến thành bướu ung thư, nên không cần phải lo lắng gì nữa. Mặt khác, nếu bướu có trạng thái hoặc khả năng biến dạng thành ung thư, bướu sẽ được gọi là Adenomatous. Ðây là một loại tiền ung thư. Bướu này nếu không được lấy ra sẽ biến thành ung thư trong một thời gian từ ba đến bẩy năm, tùy theo kích thước và cơ cấu. Vì thế bệnh nhân với bướu adenomatous cần được theo dõi kỹ lưỡng hơn. Họ cần soi ruột già định kỳ, cứ 3 năm một lần.


Cách chữa ung thư ruột già


Theo thống kê của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, khoảng 50% tất cả các loại ung thư một khi được khám phá ra sẽ được chữa trị hoàn toàn. Con số này có thể cao hơn nữa, nếu các bệnh ung thư được khám phá ra sớm hơn. Như viết ở trên, vì ung thư ruột già thường không gây ra một triệu chứng nào cả trong giai đoạn dễ chữa, phòng bệnh và truy tầm bệnh vẫn tốt hơn cả.

Nếu ung thư ruột chỉ rất nhỏ tiềm ẩn trong bướu ruột như trong trường hợp carcinoma-in-situ, tế bào ung thư có thể được cắt bỏ một cách dễ dàng trong lúc nội soi. Nếu bướu hoặc ung thư quá lớn, bệnh nhân cần phải được giải phẫu. Một khi được lấy ra ngoài, bệnh nhân có thể sẽ hoàn toàn hết bệnh và sống lại một cách bình thường.

Một khi ung thư đã lan đến những vùng lân cận hoặc những cơ quan khác nhau, bệnh sẽ khó chữa hơn. Hiện nay, người ta vẫn chưa khám phá ra một phương thức nào có thể chữa dứt bệnh ung thư ruột già trong trường hợp bệnh đã lan ra khắp nơi (metastatic colon cancer). Sau khi mổ, một số bệnh nhân có thể được tiếp tục chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau, danh từ y khoa là Chemotherapy. Các lối chữa trị bấy giờ, chỉ hy vọng kéo dài đời sống hoặc giúp cho bệnh nhân có một đời sống tương đối bình thường trong những ngày tháng cuối cùng của họ. Ðiều này một lần nữa nhấn mạnh sự quan trọng trong việc phòng ngừa căn bệnh đáng sợ này.

Một số bệnh nhân vì hoàn cảnh tài chánh hoặc lý do riêng tư ngần ngại không muốn mổ ngay sau khi được khám phá ung thư ruột. Ðiều này sẽ đưa đến những hậu quả đau đớn và tai hại hơn. Khi ung thư lớn dần, họ sẽ tiếp tục mất máu, mỗi ngày một nhiều hơn. Khi ruột bị tắt nghẽn vì “khối” ung thư, bụng trở nên vô cùng đau đớn và nhiều khi phải mổ khẩn cấp, nếu không sẽ bị thối hoặc lủng ruột. Hơn nữa, nếu ung thư lan đến những cơ quan khác sẽ gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức xương, lưng, ngộp thở, mệt mỏi, khó chịu v.v...

Tóm lại ung thư ruột già là một căn bệnh mà chúng ta ai ai cũng có thể bị. Càng lớn tuổi càng dễ bị. Tuy bệnh khó chữa, nhưng ung thư ruột già có thể phòng ngừa được một cách tương đối dễ dàng. Tiếc thay, cho đến nay, người ta cũng chưa khám phá ra một phương pháp truy tầm ung thư ruột già nào toàn hảo, nghĩa là vừa tốt, an toàn, nhanh chóng không đau đớn khó chịu và rẻ tiền.

Cho đến nay vẫn chưa có một loại thử máu nào có thể dùng trong việc truy tầm ung thư ruột già một cách chính xác. CEA, một chất hóa học bài tiết từ các tế bào ung thư ruột già, có thể tăng cao trong một số bệnh nhân bị ung thư ruột già. Nhưng chất hóa học này có thể hoàn toàn bình thường trong nhiều trường hợp ung thư khác nhau. Vì thế đa số các bác sĩ chỉ thử nghiệm chất CEA này để theo dõi sự phát triển của ung thư nhiều hơn là để truy tầm ung thư.

Thử máu trong phân (Fecal Occult Blood Test) đã và đang được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên phương pháp này cũng không được hoàn hảo, một phần ung thư ruột già không phải lúc nào cũng chảy máu, một phần vì một số thức ăn uống hằng ngày có thể làm kết quả thử máu trong phân trở nên kém chính xác hoặc sai lầm. Chẳng hạn, như nếu thử phân sau khi ăn tiết canh vịt, cháo huyết, thịt beef steak v.v... kết quả có thể sẽ trở nên dương tính.

Soi hậu môn và tràng sigma chỉ khám phá được những mầm ung thư ở đây mà thôi. Các mầm ung thư đại tràng lên và tràng ngang (ascending and transverse colon) sẽ không được khám phá ra bằng phương pháp này.

Hiện nay chỉ có một phương pháp độc nhất và chắc chắn nhất để truy tầm ung thư ruột già là nội soi cả đại tràng (Colonoscopy). Tuy nhiên phương pháp này mắc tiền và tương đối rắc rối. Hy vọng trong một tương lai gần đây, chụp hình quang tuyến theo lối virtual colonoscopy sẽ được phổ biến rộng rãi hơn. Hiện nay chỉ một số trung tâm y tế tại Hoa Kỳ mới có những máy móc thích ứng cho phương pháp này.

Bác Sĩ Bùi Xuân Dương, tốt nghiệp Y-khoa tại University of Bern, Switzerland; tốt nghiệp chuyên khoa nội thương và chuyên khoa đường tiêu hóa và gan tại St. Louis University Medical Center, Missouri.

Bác Sĩ Dương hiện đang hành nghề tại Westminster, California. E-mail: DuongBuiMD@AOL.com.

Tài liệu của Hội Ung Thư Việt Mỹ

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Trị chứng "thờ ơ"

Lương y Huyên Thảo ( Hà Nội) cho biết, càng lớn tuổi, âm khí và dương khí càng giảm sút, tình dục suy giảm là lẽ tự nhiên, nhưng nếu tình dục suy giảm quá sớm thì đây là triệu chứng lão suy trước tuổi...

Những người viêm thận mạn tính, đặc biệt là suy thận mạn tính dễ mắc chứng bệnh này. Ngoài ra tình dục suy giảm cũng thường liên quan tới trạng thái bệnh lý, Đông y gọi là"Can uất" (tình chí không thoải mái, bị ức chế) dẫn tới khí huyết mất điều hòa, can khí bị nghẽn tắc (uất kết) gây nên bệnh. Lương y Huyên Thảo cho rằng người bệnh cần phải căn cứ vào những chứng trạng cụ thể để có bài thuốc cụ thể để trị chứng "thờ ơ chuyện chăn gối" của mình .

Bài thuốc 1

Thành phần: Thục địa 12g, sơn dược 25g, đan bì 10g, trạch tả 10g, sơn thù nhục 10g, phục linh 15g, hạt hẹ 10g, dâm dương hoắc 15g, nhục quế 5g, thỏ ty tử 15g, lộc giác giao 15g (hòa vào sau).

Cách dùng: Lộc giác giao để riêng, các vị thuốc còn lại cho vào ấm đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3 cm, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa 20 phút, chắt nước thuốc ra; mỗi thang sắc 2 lần, hợp 2 nước, hòa tan lộc giác giao vào nước thuốc, chia ra 2-3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Bổ thận tráng dương, chữa tình dục suy giảm, cho cả nam và nữ. Nếu có biểu hiện chán ghét chuyện chăn gối, nam giới có thể kèm theo dương nuy, tảo tiết, nữ giới chậm kinh, kinh nguyệt ít, sắc huyết nhợt, khí hư lượng nhiều và loãng, sắc mặt nhợt nhạt, lưng gối đau mỏi, chân tay lạnh, người mệt lả, chất lưỡi bệu nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch chìm, chậm, yếu.

Bài thuốc 2

Thành phần: Bạch thược 15g, hương phụ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, phục linh 10g, phật thủ 10g, hợp hoan bì 10g, uất kim 10g, cam thảo 6g.

Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3 cm, đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa thêm 20 phút, chắt nước thuốc ra (mỗi thang sắc 2 lần), hợp 2 nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Sơ can giải uất, chữa tình dục suy giảm ở cả nam và nữ, khi có biểu hiện thờ ơ chuyện chăn gối, giảm khoái cảm, chán ăn, tính tình nóng nảy hay cáu giận, ngực sườn thường đầy tức, khó chịu; kinh nguyệt rối loạn, hành kinh đau bụng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch căng như dây đàn.

Bài thuốc 3

Thành phần: Đương quy 12g, xuyên khung 9g, bạch thược 12g, thục địa 12g, đẳng sâm 15g, bạch truật 10g, phục linh 15g, chích cam thảo 10g, đại táo 5 trái, mộc hương 6g, sơn dược 20g, nhục quế 5g.


Bạch thược
- Ảnh: Lương y Huyên Thảo cung cấp

Cách dùng: Sắc và uống như bài thuốc 2.

Tác dụng: Kiện tỳ ích khí bổ huyết, chữa tình dục suy giảm ở cả nam và nữ. Với những biểu hiện: Thờ ơ chuyện chăn gối, mặt mày ủ rũ, hơi thở ngắn, đầu choáng, mắt hoa. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch chìm, nhỏ, yếu.

Bài thuốc 4

Thành phần: Nhân sâm (sắc riêng) 10g, chích hoàng kỳ 15g, đương quy 15g, bạch thược 15g, xuyên khung 10g, thục địa 20g, phục linh 15g, bạch truật (sao) 10g, nhục quế 3-6g, chích cam thảo 10g sa uyển tử 15g, câu kỷ tử 15g, a giao (hòa tan sau) 10-20g, quế 3-6g, chích cam thảo10g , sa uyển tử 15g, câu kỷ tử 15g, a giao (hòa tan sau) 10-20g.

Cách dùng: Sắc và uống như bài thuốc 2. Chú ý: Nhân sâm sắc riêng cùng với a giao hòa vào nước thuốc sau khi sắc các vị thuốc còn lại.

Tác dụng: Ích khí bổ huyết, chữa tình dục suy giảm do mắc bệnh lâu ngày hoặc bệnh nặng mới khỏi ở cả nam và nữ. Với những biểu hiện: tinh thần uể oải, người mệt mỏi,, kém ăn, đại tiện nhão, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, khi thức mồ hôi ra nhiều, nhất là khi vận động, tiếng nói nhỏ yếu, mất ngủ hay quên, mắt hoa, đầu choáng, bồn chồn. Lưỡi nhợt có vết răng, rêu lưỡi ít, mạch chìm, nhỏ, yếu. Nam giới thường kèm theo dương nuy, hoạt tinh. Nữ giới thường kèm theo chậm kinh, hành kinh đau bụng, lượng kinh huyết ít.

Bài thuốc 5

Thành phần: Hoàng kỳ 30g, tiên linh tỳ 15g, tục đoạn 15g, hà thủ ô 12g, đương quy 12g, tang thầm tử 9g, câu kỳ tử 9g, ngũ vị tử 9g, thỏ ty tử 9g, phúc bồn tử 9g, xa tiền từ 9g, ba kích 9g, mộc hương 9g, trần bì 9g, toan táo nhân 15g.

Cách dùng: Sắc và uống như bài thuốc 2.

Tác dụng: Kiện tỳ bổ thận, dưỡng tâm; chữa tình dục suy giảm ở nam giới do tỳ thận lưỡng hư. Những biểu hiện: Thờ ơ chuyện chăn gối, phóng tinh yếu, bụng trướng, kém ăn, mệt mỏi, tai ù, đầu choáng, mắt hoa.

Minh Ngọc

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Ung Thư Cổ Tử Cung

Tài liệu Hội Ung Thư Việt Mỹ

Truy Tầm Ung Thư Cổ Tử Cung: Những Ðiều Phụ Nữ Việt Nam Nên Biết

Thử PAP là gì?

Tại sao phải thử PAP? Ai cần phải thử PAP?

Thử PAP ở đâu? Thử PAP như thế nào?

Kết quả thử PAP

Phụ nữ nào có thể bị ung thư cổ tử cung?

Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?

Khám bác sĩ đắt tiền quá làm sao trả nổi?

Phụ nữ 50 tuổi trở lên đã hết kinh và thỉnh thoảng mới giao hợp hoặc không có giao hợp, có cần thử PAP không?

Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung rồi có cần thử PAP không?

Phụ nữ còn trinh có thể thử PAP không?

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá của người khác có bị ung thư cổ tử cung không?

“Bói ra ma, quét nhà ra rác” - Không có bệnh sao lại phải đi tìm bệnh?

Nếu bác sĩ không cho thử PAP mà mình lại ngại nhắc bác sĩ thì phải làm gì?

Nếu không có triệu chứng gì, tại sao lại phải đi khám bác sĩ?

Thử PAP có đau không?

Kết luận

Muốn nhận tài liệu về ung thư cổ tử cung

Truy Tầm Ung Thư Cổ Tử Cung Miễn Phí


Truy Tầm Ung Thư Cổ Tử Cung: Những Ðiều Phụ Nữ Việt Nam Nên Biết


Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ nhì mà phụ nữ Việt Nam ở Mỹ hay mắc phải. Bệnh này rất khó chữa nếu không được phát hiện sớm. Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm. Vì vậy tất cả phụ nữ nên đi thử PAP mỗi năm một lần. Và sau 3 lần thử Pap với kết quả bình thường, bác sĩ có thể đề nghị đi thử PAP ít thường xuyên hơn. Thử PAP là một thử nghiệm đơn giản giúp phát hiện ung thư cổ tử cung sớm. Xin chị lấy hẹn với bác sĩ để đi thử PAP và phải cố giữ hẹn đó.

Chị em phụ nữ chúng ta, hãy đi thử PAP để rà ung thư.


Thử PAP là gì?


Thử PAP là phương pháp thử nghiệm tế bào cổ tử cung và giúp phát hiện ung thư ngay từ lúc bệnh mới phát. Bác sĩ thử PAP khi khám phụ khoa:

Bác sĩ dùng một bàn chải nhỏ quẹt vào cổ tử cung để lấy tế bào, rồi gởi đi thử nghiệm để xem có bị ung thư cổ tử cung hay không. Cách thử nghiệm này rất đơn giản và không làm bệnh nhân bị đau. Nhờ thử nghiệm này mà 90-95% các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm.


Tại sao phải thử PAP?


Thử PAP để tìm ra ung thư cổ tử cung sớm. Gần 100% trường hợp ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Phần đông những người chết vì ung thư cổ tử cung là vì họ chưa bao giờ đi thử PAP. Nếu những người đó đi thử PAP theo định kỳ, có thể họ sẽ không bị chết vì bệnh này.


Ai cần phải thử PAP?



Tất cả phụ nữ 18 tuổi trở lên (hoặc trẻ hơn nếu đã từng giao hợp) cần phải đi thử PAP và khám phụ khoa mỗi năm một lần.


Thử PAP ở đâu?


Tại phòng khám bác sĩ gia đình.

Tại phòng khám bác sĩ chuyên về sản phụ khoa.

Tại chẩn y viện hay bệnh viên.


Thử PAP như thế nào?


Trước khi thử PAP bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe và kinh nguyệt của chị. Bác sĩ sẽ hỏi những câu như: Chị bắt đầu có kinh lúc mấy tuổi? Kinh nguyệt của chị có đều không? Bao nhiêu lâu chị mới có kinh một lần? Kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Khi có kinh có đau bụng không? Ngày tháng nào chị có kinh lần chót? Chị cho bác sĩ biết càng nhiều chi tiết càng dễ chẩn bệnh. Xin chị đừng nghĩ rằng bác sĩ tò mò quá, làm chị mắc cỡ. Chị nhớ rằng đây là việc làm hàng ngày của bác sĩ và bác sĩ cần những chi tiết đó để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của chị

Ðến khi thử PAP:


Chị thay quần áo thường, choàng áo nhà thương vào. Rồi chị nằm xuống, để hai chân cao lên. Bác sĩ khám phần ngoài cơ quan sinh dục của chị để xem có gì bất thường không.

Khám âm đạo: Bác sĩ dùng dụng cụ khám phụ khoa gọi là mỏ vịt đưa vào trong âm đạo để quan sát âm đạo và cổ tử cung.

Lấy tế bào: Rồi nhẹ nhàng dùng một bàn chải nhỏ quẹt vào cổ tử cung để lấy vài mẫu tế bào.

Thử nghiệm: Sau đó bác sĩ quẹt những tế bào này vào miếng kính nhỏ để gởi đi thử nghiệm.

Khám phụ khoa: Ngoài ra, bác sĩ còn khám cơ quan sinh dục của chị bằng cách cho hai ngón tay vào âm đạo, còn bàn tay kia ấn phần bụng dưới của chị để xem tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng có gì bất thường không. Thường thường phần khám này nhẹ nhàng, nhanh chóng, không gây đau đớn, nhưng một số người cảm thấy hơi khó chịu trong giây lát.


Kết quả thử PAP


Kết quả bình thường


Trong vài ngày, phòng thí nghiệm sẽ cho bác sĩ của chị biết về kết quả thử PAP. Nếu kết quả bình thường, bác sĩ có thể sẽ không thông báo cho chị biết. Kết quả bình thường có nghĩa là chị không bị bệnh ung thư cổ tử cung. Mặc dầu kết quả thử PAP bình thường, chị vẫn phải lấy hẹn thử PAP cho năm tới và nhớ giữ hẹn đó. Nếu sau 3 năm thử PAP với kết quả bình thường, bác sĩ của chị có thể đề nghị chị không cần phải đi thử PAP thường xuyên mỗi năm nữa.


Kết quả bất thường

Nếu kết quả thử PAP bất thường, văn phòng bác sĩ sẽ thông báo cho chị biết ngay. Kết quả bất thường, không có nghĩa là chị đã bị ung thư cổ tử cung, mà có thể chỉ bị viêm hay nhiễm trùng cổ tử cung thôi. Nếu kết quả thử PAP bất thường, mà không phải do cổ tử cung bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ soi cổ tử cung (colposcopy) và lấy chút mô (biopsy tức là sinh thiết) ở cổ tử cung để thử nghiệm. Chị cần phải đi làm tất cả các thử nghiệm theo lời yêu cầu của bác sĩ, vì đó là những phương pháp để giúp bác sĩ phát hiện ung thư cổ tử cung sớm.


Phụ nữ nào có thể bị ung thư cổ tử cung?


Phụ nữ nào cũng có thể bị ung thư cổ tử cung. Nhưng những trường hợp dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung:

Giao hợp dưới 16 tuổi.

Giao hợp với nhiều người khác nhau (hoặc tình nhân có nhiều bạn tình).

Bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục: ví dụ bị bệnh mụn cóc hoặc các bệnh truyền nhiễm khác qua đường tình dục.

Có tình nhân bị các bệnh kể trên.

Ðã có lần đi thử PAP với kết quả bất thường.

Không đi thử PAP thường xuyên.

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá của người khác.

Là phụ nữ Việt Nam, vì phụ nữ Việt Nam ở nước Mỹ bị ung thư cổ tử cung cao hơn so với các nhóm dân khác.


Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?


Lúc đầu có thể không có dấu hiệu và triệu chứng gì cả. Sau đó có thể có những dấu hiệu và triệu chứng như:

Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.

Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.

Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.

Chảy máu âm đạo ngoài thời kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ đã tắt kinh bị ra máu âm đạo (mặc dù ra máu rất ít).

Ðau phần bụng dưới (không liên hệ với kinh nguyệt).

Ra huyết trắng.


Khám bác sĩ đắt tiền quá làm sao trả nổi?


Nếu chị có bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm sẽ trả một phần phí tổn. Nếu chị hội đủ điều kiện của Medicaid, chị có thể khỏi phải trả tiền khám bác sĩ và thử PAP. Muốn biết thêm chi tiết về Medicaid, xin gọi cho văn phòng trợ giúp y tế gần nơi chị ở. Nếu chị 65 tuổi trở lên, Medicare sẽ trả phí tổn thử PAP mỗi 3 năm một lần. Muốn biết thêm chi tiết xin gọi số 1-800-MEDICARE (1-800-633-4227). Những phụ nữ có lợi tức thấp hay không có bảo hiểm sức khỏe, có thể đến những bệnh viện hay chẩn y viện để thử PAP và sẽ trả tiền tính theo lợi tức.


Phụ nữ 50 tuổi trở lên đã hết kinh và thỉnh thoảng mới giao hợp hoặc không có giao hợp, có cần thử PAP không?


Một số phụ nữ lớn tuổi từ chối khám phụ khoa và thử PAP và hay nói: “Tôi già rồi, hết kinh, thỉnh thoảng mới giao hợp hoặc không giao hợp, tôi nghĩ rằng tôi không bị bệnh.” Nhưng theo tài liệu nghiên cứu, trong số những người chết vì ung thư cổ tử cung, 80% là những người 50 tuổi trở lên. Vì vậy, phụ nữ càng lớn tuổi càng cần đi thử PAP thường xuyên hơn.


Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung rồi có cần thử PAP không?


Phụ nữ đã bị cắt bỏ hết tử cung nhất là phụ nữ bị ung thư cũng vẫn phải đi thử PAP thường xuyên và nên hỏi ý kiến bác sĩ.


Phụ nữ còn trinh có thể thử PAP không?


Nên hỏi ý kiến bác sĩ.


Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá của người khác có bị ung thư cổ tử cung không?


Phụ nữ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá của người khác sẽ dễ bị ung thư cổ tử cung hơn.

“Bói ra ma, quét nhà ra rác” - Không có bệnh sao lại phải đi tìm bệnh?

“Tôi cũng đã nghĩ như vậy, do đó không đi thử PAP. Ðến lúc tôi bị làm băng, đi bác sĩ thì đã muộn. Tôi bị mổ cắt bỏ tử cung và được hóa trị. Tôi khuyên các chị em nên đi thử PAP hàng năm, đừng để trễ như tôi, vì bệnh ung thư lúc đầu không có triệu chứng. Chẳng thà mình mất thì giờ một chút mà mình yên tâm và sau này đỡ bị đau đớn.”


Nếu bác sĩ không cho thử PAP mà mình lại ngại nhắc bác sĩ thì phải làm gì?


“Tôi đồng ý rằng đa số phụ nữ rất ngại khi muốn nhắc bác sĩ thử PAP cho mình. Vì phong tục tập quán, phụ nữ không quen nói về vấn đề sinh lý và bộ phận sinh dục, nhất là khi gặp bác sĩ đàn ông. Do đó, phải can đảm lắm mới nhắc bác sĩ cho thử PAP. Vì sức khỏe của mình, phụ nữ chúng ta đừng ngần ngại mà hãy yêu cầu bác sĩ cho thử PAP mỗi năm một lần.”


Nếu không có triệu chứng gì, tại sao lại phải đi khám bác sĩ?


“Một số phụ nữ có thể đã bị ung thư cổ tử cung rồi nhưng không hay biết, vì trong giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung không có triệu chứng gì cả. Vì vậy, tôi khuyên phụ nữ nên lấy hẹn đi thử PAP mỗi năm một lần mặc dầu không có triệu chứng gì cả. Ðiều cần nên nhớ là nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm thì sẽ được chữa khỏi gần 100% các trường hợp.”


Thử PAP có đau không?


“Không. Vì trước khi thử PAP, bác sĩ dặn tôi đừng gồng người và tôi làm theo lời bác sĩ, vì vậy tôi không thấy khó chịu hay đau đớn gì cả.”


Kết luận

Nếu muốn lo cho mình và bảo vệ hạnh phúc gia đình mình, phụ nữ phải giữ gìn sức khỏe. Mình có khỏe mạnh thì mình mới có đủ sức lo cho người khác được. Muốn được như vậy, phụ nữ phải đi khám sức khỏe tổng quát và thử PAP thường xuyên.

Phụ nữ cần lấy hẹn với bác sĩ để xin thử PAP và nhớ giữ hẹn đó.


Muốn nhận tài liệu về ung thư cổ tử cung


Muốn nhận được quyển sách “Truy Tầm Ung Thư Cổ Tử Cung: Những Ðiều Phụ Nữ Việt Nam Nên Biết” hay muốn nói chuyện bằng tiếng Anh với chuyên viên cung cấp tài liệu, xin gọi văn phòng Dịch Vụ Thông tin Về Ung Thư (Cancer Information Service) của National Cancer Institute ở số điện thoại miễn phí 1-800-422-6237.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Chất bổ trong rượu vang đỏ giúp cho tim lâu già
MedicalNews Today - Chất resveratrol, một thành phần thiên nhiên trong nhiều thực phẩm - như trái nho, trái lựu và rượu vang đỏ - có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa và có thể cung cấp sự bảo vệ cho tim, theo một cuộc nghiên cứu được công bố trên trang mạng www.plosone.org của đặc san trực tuyến PLoS ONE.

Nhóm từ ngữ nổi tiếng “French paradox” (“nghịch lí kiểu Pháp”) đã được dùng để nói lên một điều có vẻ mâu thuẫn trong chế độ dinh dưỡng điển hình của người Pháp: chứa nhiều chất béo bão hòa (saturated fats), nhưng bằng cách nào đó vẫn khiến cho đa số dân chúng Pháp có sức khỏe về tim mạch tốt một cách đáng kể. Một phần của bí quyết có thể là nhờ tác dụng của chất resveratrol: Những cuộc nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng sự tiêu thụ chất resveratrol ở mức cao giúp kéo dài thêm đời sống của những con vật được thí nghiệm và ngăn chặn sự chết yểu nơi những con chuột được nuôi bằng chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất béo bão hòa.

Trong cuộc nghiên cứu mới, được thi hành do một nhóm chuyên gia thuộc cả hai giới học thuật lẫn kỹ nghệ, đã khảo sát tường tận hơn về những vấn đề đó - họ chú trọng vào việc khảo cứu những hiệu ứng của chất resveratrol được tiêu thụ ở những liều lượng thấp vào tuổi trung niên.

Những con chuột ở tuổi trung niên được truyền vào máu liều lượng resveratrol thấp, sau đó các nhà nghiên cứu quan sát những hiệu ứng đối với tim, bắp thịt, và bộ óc của chúng, bằng cách nhận xét những thay đổi trong những gien di truyền của những mô tế bào trong khi những gien đó được bật hoặc tắt (switch on or off). Những thay đổi này được so sánh với những con chuột chỉ được nuôi bằng một chế độ dinh dưỡng đã giảm bớt nhiệt lượng - với tổng số nhiệt lượng thấp hơn khoảng từ 20 tới 30% so với chế độ dinh dưỡng thông thường.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những liều lượng thấp của chất resveratrol đã đem lại những phúc lợi tương đương với một chế độ dinh dưỡng đã giảm bớt nhiệt lượng. Họ tin rằng những kết quả tìm thấy này có thể giúp tìm cách giảm thiểu sự suy thoái chức năng của tim liên quan tới tuổi già.

Hiệu ứng đáng kể từ những liều lượng thấp của chất resveratrol cho thấy rằng có nhiều hứa hẹn để nghiên cứu thêm về chất này.

“Chất resveratrol có khả năng tác động ở liều lượng thấp hơn nhiều so với mức mà trước đây người ta đã tin tưởng để có thể đem lại hiệu ứng tương tự như chế độ dinh dưỡng đã giảm nhiệt lượng,” lời Giáo Sư Tomas Prolla, một chuyên gia về khoa di truyền tại trường đại học University of Wisconsin-Madison, một trong những tác giả của bản phúc trình nghiên cứu.

Toán nghiên cứu nói rằng còn cần phải khảo sát thêm nữa để tìm hiểu tại sao chất resveratrol đem lại những phúc lợi tương đương với chế độ dinh dưỡng có nhiệt lượng thấp, dù khi người ta ăn những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa.

Theo các chuyên gia, cuộc nghiên cứu dẫn tới kết luận rằng một li rượu vang, hoặc một liều lượng bổ sung thấp của chất resveratrol, có thể “đóng góp một cách đáng kể vào sự trì hoãn tiến trình lão hóa của tim.”

Những kết quả tìm thấy này có thể giúp giải thích tình trạng lành mạnh đáng kể về tim mạch của đa số dân Pháp, mặc dù họ ăn những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa. Trong những bữa ăn truyền thống của người Pháp, họ thường uống rượu vang đỏ. (n.m.)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Thực phẩm của dân nghèo - Từng bị mang tiếng là... cỏ hoang nhưng cũng có lúc là cứu tinh của nhân loại. Trong quá khứ đã xảy ra những cơn đại hạn khắp châu Âu làm nguồn cung cấp lúa mì trở nên thiếu hụt trầm trọng, lúa mì chỉ dành để cung cấp cho những danh gia vọng tộc. Lúc này xà lách xoong bỗng nhiên được vinh danh "thực phẩm của dân nghèo".

Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Xà lách xoong cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong xà lách xoong chính là quercetin. Đây là một hợp chất flavonoid đóng vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời cũng là một chất thiên nhiên chức năng chống dị ứng. Bản thân quercetin cũng là một "chiến sĩ” chống oxy hóa, giúp cơ thể "bứng" các gốc tự do (free radicals).

Vào thời đại của Hippocrates, ông đã ứng dụng xà lách xoong để chữa bệnh cảm, ho, các bệnh về đường phổi, suyễn, táo bón... Y học cổ truyền ở một số nước đã dùng xà lách xoong hỗ trợ bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, xà lách xoong có thể giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá.

Một nghiên cứu được thực hiện tại ĐH Ulster (Anh) đã kết luận trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate. Chất này có khả năng ngăn chặn những quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu, sự tổn hại DNA trong bạch cầu sẽ làm ngòi nổ cho các tiến trình ung thư. Nhờ đó, xà lách xoong có khả năng kháng ung thư.
Image Xà lách xoong dễ trồng và dễ hái, có thể tìm thấy mọc hoang dọc theo những bờ kênh, bờ suối. Xà lách xoong cũng rất dễ chế biến, có thể dùng làm rau cải, gỏi, hoặc nấu canh, nhưng khi nấu canh nhớ dùng "kỹ thuật cá nhân". Không nấu xà lách xoong ở nhiệt độ quá cao vì khi đó những hợp chất "ăn tiền" hiện diện trong xà lách xoong sẽ bị vô hiệu hóa.

DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
(ĐH Curtin- Úc)

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Chữa bạc và rụng tóc bằng Đông dược Tim lợn 1 quả bổ đôi, nhồi vào bên trong 10 g bách tử nhân đã tán vụn, cho vào lồng hấp chín rồi đem ra ăn. Món ăn bài thuốc này có thể chữa chứng rụng và bạc tóc sớm.

Sau đây là vài bài thuốc khác:

- Câu kỷ tử 15 g, gạo nếp 50 g (hoặc vừng đen 20 g). Câu kỷ tử sắc lấy nước đặc, cho gạo nếp vào nấu cháo ăn hằng ngày. Cũng có thể lấy hà thủ ô 30 g sao vàng, sắc lấy nước đặc cho 30 g gạo nếp nấu thành cháo, cho thêm đường phèn vừa đủ, ăn hàng ngày.

- Dâu ta rửa sạch, ép lấy nước, cho vào nồi đất hoặc nồi sành cô đặc thành cao, cho đường đỏ và đường phèn hai thứ bằng nhau, mỗi ngày uống một thìa canh với nước nóng.

- Vừng đen, lạc, hạnh đào, đậu tương lượng bằng nhau, sao riêng cho thơm, chín rồi tán vụn, trộn đều. Mỗi tối uống một thìa canh với sữa bò, sữa đậu nành hoặc nước nóng trước khi đi ngủ. Người đang bị tiêu chảy không được dùng loại này.

- Long nhãn 50 g, mộc nhĩ đen 3 g, đường phèn vừa đủ, cho nước vào đun sôi kỹ rồi uống.

Sức Khỏe & Đời Sống (theo Ǎn uống và Sức khỏe - TQ )

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Dinh Dưỡng và Ung Thư

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.

Hỏi:

Cách ăn uống có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư hay không? Nếu có, nên ăn như thế nào để giảm nguy cơ ung thư? (ông Ban, bà Chi, Nam, Nancy)

Ðáp:

Cách ăn uống có thể ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của chúng ta. Không những cơ thể làm tăng hay giảm khả năng bị ung thư, mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh khác.

Nói về dinh dưỡng và ảnh hường của nó đến sự phát triển của một số bệnh ung thư, có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu điều này. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện ở Thượng Hải (Shanghai), bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ (thuộc Fox Chase Cancer Center in Philadelphia), được đăng trên tạp chí chuyên về phòng ngừa và dịch tễ học của ung thư “Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention” hồi Tháng Bảy năm rồi, cho thấy rằng những phụ nữ Á Ðông lớn tuổi ăn uống kiểu phương Tây (Western-style diet) với nhiều thịt và chất ngọt có vẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn so với các phụ nữ dùng thức ăn chính là rau đậu.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát thói quen ăn uống của ba ngàn phụ nữ ở Thượng Hải, tuổi từ 25 đến 64, trong đó khoảng phân nữa đã được chẩn đoán là bị ung thư vú và đã đang tham gia một nghiên cứu về ung thư vú ở Thượng Hải.

Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy các mối liên quan giữa cách ăn uống nhiều thịt và mỡ (được gọi là) kiểu phương Tây (truyền thống) với một số loại ung thư, cũng như với bệnh tim mạch và tiểu đường. Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy có sự liên quan giữa béo phì và ung thư.

Nghiên cứu này cho thấy sự liên quan giữa ung thư vú với cách ăn uống nói chung -chứ không phải với một món ăn riêng biệt nào- ở các phụ nữ Á Châu, vốn đã có tỉ lệ ung thư ít hơn phụ nữ Tây phương, đã tăng nguy cơ ung thư khi cách ăn của họ trở nên “Tây hóa” (nhiều thịt, mỡ và chất ngọt hơn).

Tất cả các phụ nữ tham gia nghiên cứu đã được phỏng vấn, dùng các câu hỏi để xem họ đã dùng 76 món ăn thường thấy nhất ở Thượng Hải thường xuyên như thế nào. Sau đó các nhà nghiên cứu này đã chia các phụ nữ này vào một trong hai nhóm.

Nhóm “thịt và chất ngọt” (“meat-sweat”) bao gồm các phụ nữ thường dùng thịt đỏ, tôm hùm, cá, kẹo, bánh mì và sữa. Nhóm “rau đậu” (“vegetable-soy”) thường dùng đậu hũ, các loại rau, giá, đậu, cá, và sữa đậu nành.

Kết quả cho thấy rằng các phụ nữ đã mãn kinh thuộc nhóm “thịt và chất ngọt” có nguy cơ bị các loại ung thư vú thường gặp 60% cao hơn so với các phụ nữ thuộc nhóm “rau đậu”.

Nguy cơ ung thư vú đã tăng thấy rõ nhất ở các phụ nữ đã mãn kinh bị mập phì. Do đó có vẽ như là có sự liên quan chặt chẽ giữa cách ăn nhiều thịt và chất ngọt với béo phì và với ung thư vú.

Các nhà nghiên nghiên cứu chưa hiểu rõ ràng cách ăn uống “kiểu Tây phương” và mập phì có liên quan với việc tăng nguy cơ ung thư vú theo cơ chế như thế nào.

Nghiên cứu này cũng không tìm thấy sự liên quan (tốt hay xấu) giữa ung thư vú với cách ăn “rau đậu”.

Kết quả nghiên cứu này đã không đưa ra một khám phá gì thật mới lạ, nhưng đã góp phần củng cố các chứng cớ cho thấy rằng cách ăn uống có thể có liên quan chặt chẽ với việc làm tăng nguy cơ ung thư vú cũng như các loại ung thư khác.

Các tác giả nhấn mạnh rằng nghiên cứu này cho thấy cách ăn uống nói chung có thể liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư, chứ không phải một loại thức ăn hay vitamin riêng rẽ nào có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ ung thư, như một số quảng cáo cho rằng một loại vitamin này hay một loại chất khoáng kia hay một loại thức ăn nọ có thể giúp giảm bớt ung thư. Nó giúp chúng ta nhìn vào ảnh hưởng của dinh dưỡng với bệnh tật như là một tổng thể chứ không phải là một thành phần nào đó trong cách dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu này thì những người dùng nhiều rau đậu có vẽ ít bị ung thư vú hơn những người dùng nhiều thịt và chất ngọt. Các nhà nghiên cứu đã tạm “dán nhãn” cho cách dinh dưỡng nhiều thịt và đường là “dinh dưỡng bị Tây phương hóa”. Tuy nhiên, cần chú ý rằng gần đây ở Hoa Kỳ đã có nhiều cố gắng nhằm giúp cho cách ăn uống của người Mỹ trở nên lành mạnh hơn. Do đó, dinh dưỡng “kiểu Mỹ cải tiến”, nếu theo đúng các nguyên tắc trong các hướng dẫn mới nhất cho người Mỹ, (được cho là) sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, phòng béo phì và các loại ung thư.

Theo hướng dẫn dinh dưỡng cho người Hoa Kỳ soạn thảo bởi Bộ Nông Nghiệp hợp tác với các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, thì các nguyên tắc chính là cân bằng, đa dạng, vừa phải. Hồi Tháng Tư năm 2005, sau 13 năm, Hoa Kỳ đã cập nhật hướng dẫn về dinh dưỡng cho người Mỹ, trong đó một số khái niệm mới đã được thêm vào hoặc nhấn mạnh. Ðó là các khái niệm: hoạt động, cá nhân hóa, và cải thiện một cách từ từ.

Dinh dưỡng như thế nào là cân bằng? Thành phần nào cũng cần và cần cân bằng: Rau quả, ngũ cốc, chất đạm và chất béo. Trong mỗi thành phần, cũng cần có sự cân bằng. Thí dụ: ngũ cốc cân bằng giữa nhóm sạch cám với ngũ cốc thô (còn cám, như gạo lức, bánh mì đen). Thức nào tốt thì dùng nhiều hơn, tốt ít (còn gọi là “xấu”) thì dùng ít, nhưng thường thì thức nào cũng cần không nhiều thì ít.

Dinh dưỡng như thế nào là đa dạng? Cần đủ các nhóm thức ăn. Trong mỗi nhóm cũng cần đa dạng. Ví dụ: rau cũng cần có rau màu đậm, màu lợt; chất đạm cũng cần có đủ các thứ, thịt, cá, đậu... Mùa nào thức nấy. Không phải hễ thấy thứ gì tốt thì chỉ ăn miết một thứ đó.

Dinh dưỡng như thế nào là vừa phải? Ăn chất béo vừa phải, chọn lọc các loại chất béo tốt cho sức khỏe (như dầu olive hay dầu canola). Chất đạm cũng cần tiêu thụ vừa phải, tập trung nhiều hơn vào các loại chất đạm tốt (đạm thực vật như các loại đậu, cá, vân vân). Thêm đường hay muối cũng cần vừa phải thôi. Thứ tốt thì dùng nhiều nhưng cũng cần vừa phải, thứ không tốt lắm thì dùng ít hơn, nhưng không có nghĩa là bỏ hẳn. Ví dụ thịt đỏ (như bò, cừu) có nhiều cholsterol, nên dùng ít, nhưng không có nghĩa là nên bỏ hẳn không ăn thịt đỏ.

Hoạt động liên hệ như thế nào với dinh dưỡng? Hoạt động thể lực kích thích khẩu vị, giúp chuyển hóa thêm hiệu quả. Cần hoạt động thể lực đều đặn. Người lớn ít nhất 30 phút mỗi ngày, trẻ em cần ít nhất một tiếng mỗi ngày, người cần giảm cân cần thể dục ít nhất một đến hai tiếng mỗi ngày.

Ý nghĩa của cá nhân hóa trong việc dinh dưỡng: Liệu cơm gắp mắm, giàu nghèo, hoàn cảnh thế nào, trừ trường hợp quá ngặt nghèo, đều có thể tìm cách ăn uống thích hợp mà vẫn lành mạnh. Những người sống lâu lại thường là những người sống và ăn uống đơn giản. Khi hoạt động nhiều thì cần ăn nhiều và ngược lại. Tuổi tác khác nhau cũng có nhu cầu ăn uống khác nhau.

Cân nặng là một trong những yếu tố quyết định trong nhu cầu ăn uống. Mập, cần giảm cân thì cần ăn ít năng lượng hơn; người ốm, muốn tăng cân thì cần ăn nhiều năng lượng hơn. Cân nặng lý tưởng tính bằng kí lô gram chia cho mét vuông: Ký lô gam cân nặng, chia cho bình phương của chiều cao tính bằng mét. Một cách lý tưởng, chỉ số cân nặng (tính bằng cách trên) nên ở khoảng từ 18 đến 25.

Cải thiện từ từ là như thế nào? Khi cần cải thiện, điều quan trọng là đi những bước đều đặn và vững chắc. Ðiều quan trọng là thay đổi cách sống. Ðều đặn hàng ngày là điều quan trọng và bền vững, lại giúp cho cơ thể có thời gian thích nghi với những thay đổi.

Phân biệt rõ những thứ mình thích (mà cứ tưởng là cần) với những thứ mình thật sự cần, và tập thích những gì mình thật sự cần: Ðó là một trong những bí quyết của sức khỏe và thành công...

Thân mến,

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Nghiên cứu tại Ðại Học Johns Hopkins:
Chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường có liên quan với nhau
WASHINGTON (Reuters) - Những người bị trầm cảm có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn những người bình thường, theo một cuộc nghiên cứu mới ở Hoa Kỳ.

Kết quả từ cuộc nghiên cứu này cho thấy sự liên quan giữa chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường loại 2 có tính cách hai chiều: Không những bệnh tiểu đường có nguy cơ dẫn tới chứng trầm cảm mà chứng trầm cảm cũng có thể dẫn tới bệnh tiểu đường.

Toán nghiên cứu ở Hoa Kỳ, cầm đầu bởi Bác Sĩ Sherita Hill Golden, thuộc trường y khoa Johns Hopkins University School of Medicine ở Baltimore, đã theo dõi 5,201 người đàn ông và đàn bà, ở tuổi từ 45 tới 84, trong thời gian ba năm.

Họ thấy rằng những người nào có những triệu chứng trầm cảm thì cũng có 42% nguy cơ cao hơn về sự phát sinh bệnh tiểu đường vào lúc kết thúc cuộc nghiên cứu, so với những người không có những triệu chứng trầm cảm. Họ cũng thấy rằng những triệu chứng đó càng trầm trọng thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao hơn.

Toán nghiên cứu cũng xét tới những yếu tố có thể liên quan tới bệnh tiểu đường, như chứng phì mập, sự thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc lá, và thấy rằng nguy cơ mắc bệnh này vẫn còn ở mức 34% cao hơn cho những người bị trầm cảm.

Ðặc tính của những người mắc bệnh tiểu đường là họ có mức đường cao trong máu. Cơ thể của những bệnh nhân tiểu đường loại 2 đề kháng những hiệu ứng của kích thích tố insulin, hoặc chúng không sản xuất đủ chất này để duy trì mức đường bình thường trong máu.

Bác Sĩ Golden nói rằng chứng trầm cảm cũng khiến cho cơ thể sản xuất thêm những kích thích tố gây căng thẳng, như cortisol. Trong khi đó, mức cortisol cao có thể gây trở ngại cho sự nhậy cảm của chất insulin trong cơ thể, đồng thời khiến cho người ta dễ tăng thêm chất mỡ nơi bụng ố đây là một trong những yếu tố của bệnh tiểu đường.

Cuộc nghiên cứu mới cũng đo lường nguy cơ phát sinh chứng trầm cảm nơi những người đã mắc bệnh tiểu đường. Ðể thi hành điều này, toán chuyên gia loại trừ những người đã có sẵn những triệu chứng cao về trầm cảm vào lúc khởi đầu cuộc nghiên cứu.

Họ thấy rằng những người tham gia cuộc nghiên cứu đang được điều trị bệnh tiểu đường thì có 54% nguy cơ cao hơn về sự phát sinh những triệu chứng trầm cảm, so với những người khác.

Một cuộc nghiên cứu khác trong năm 2007, do Bác Sĩ Mercedes Carnethon thuộc trường đại học Northwestern University ở Chicago cầm đầu, nhận thấy rằng những người từ 65 tuổi trở lên có những triệu chứng trầm cảm thì có nhiều nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường hơn, so với những người khác.

Bác Sĩ Carnethon cũng đã tham gia toán nghiên cứu nói trên của trường Y Khoa Ðại Học Johns Hopkins.

Phúc trình của cuộc nghiên cứu này đã đăng trong số xuất bản ngày 18 Tháng Sáu 2008 của đặc san y khoa Journal of the American Medical Association (JAMA) của Hiệp Hội Y Khoa Mỹ. (n.m.)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

15 điều thú vị về cơ thể người
Bạn biết gì về cơ thể của chính mình? Có rất nhiều điều thú vị về chính bản thân mà chưa chắc bạn đã biết!
1. Men tiêu hóa của dạ dày có nồng độ axit mạnh đến nỗi có thể làm phân hủy cả kim loại kẽm. May mắn là lớp tế bào trong dạ dày luôn luôn tái sinh nhanh đến mức các axit này không có thời gian để phân hủy.
2. Phổi chứa hơn 300.000 triệu mạch máu nhỏ. Nếu như những mạch máu này được nối liên tiếp với nhau thì sẽ trải dài khoảng 2.400 km.
3. Tinh hoàn của nam giới sản xuất 10 triệu tinh bào một ngày. Số lượng này đủ để “tái sinh” dân số trên toàn hành tinh chỉ trong vòng 6 tháng.
4. Xương người cứng chắc như đá granite và xi măng, một mẩu xương có kích thước bằng một bao diêm có thể chịu sức nặng 9 tấn.
5. Móng tay và móng chân phải mất 6 tháng mới mọc được độ dài từ chân móng đến đỉnh móng.
6. Cơ quan lớn nhất của cơ thể người là da. Ở người lớn, tổng diện tích mà da bao phủ lên đến 1,9 m2. Trong cả quá trình từ bé đến lớn của một người, lượng da chết khá lớn, khoảng… 18kg.
7. Khi bạn ngủ, cơ thể giãn ra khoảng 8mm nhưng khi bạn thức dậy, cơ thể lại trở về với chiều cao vốn có. Lý do là vì khi bạn đứng hoặc ngồi, các đĩa đệm bị nén như miếng bọt biển bởi lực hấp dẫn.
8. Một người bình thường sống ở phương Tây trung bình tiêu thụ hết 50 tấn thức ăn và 50.000 lít nước trong suốt cuộc đời.
9. Mỗi một quả thận trong cơ thể người chứa 1 triệu bộ lọc nhỏ. Trung bình những bộ lọc này lọc khoảng 1,3 lít máu/phút và thải 1,4 lít nước tiểu/ngày.
10. Các cơ xung quanh mắt người chuyển động khoảng 100.000 lần/ngày. Nếu cơ chân của bạn muốn có một “thành tích” tương tự như thế thì bạn phải đi bộ khoảng 80km mỗi ngày.
11. Trong vòng 30 phút, cơ thể người sinh ra một lượng nhiệt đủ làm sôi 2 - 2,5 lít nước.
12. Một tế bào máu chỉ mất 60 giây để hoàn tất một chu trình quanh cơ thể người.
13. Bao quy đầu, kích thước bằng kích thước của một chiếc tem thư, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Ở trẻ em chỉ mất 21 ngày là xuất hiện một lớp da có thể bao phủ diện tích của 3 sân bóng rổ. Và nhờ có khoa học, những lớp da bao quy đầu được phát triển trong phòng thí nghiệm thường được dùng để điều trị bỏng.
14. Đôi mắt thu nhận khoảng 90% thông tin tác động lên con người.
15. Buồng trứng trong cơ thể của phái nữ chứa gần 500.000 tế bào trứng nhưng chỉ 400 trong số đó có cơ hội cấu thành nên tế bào sống mới.

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Té ngã ở người cao tuổi

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết, của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.


Hỏi:

Mẹ tôi năm nay đã 68 tuổi. Trong vòng vài tháng nay, cụ đã bị té vài ba lần, may là không bị gãy xương hay xảy ra chuyện gì trầm trọng. Thế nhưng tôi sợ quá, không lẽ phải canh chừng cụ suốt ngày. Có cách gì để phòng các sự té ngã này không?

(bà Ngọc, bà Lang, ông Tín, ông Tám - các câu hỏi tương tự)


Ðáp:

Té ngã rất thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỉ lệ và độ trầm trọng của té ngã tăng lên từ từ bắt đầu từ tuổi 60. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có một phần ba những người từ 65 tuổi trở lên bị té, tỉ lệ này càng cao hơn sau tuổi 75.

Ðiều quan trọng là ở người cao tuổi, té thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn như gãy xương, và khi phải nằm liệt giường, các hậu quả tiếp theo về tâm thần cũng như thể chất cũng trầm trọng hơn ở người trẻ rất nhiều. Khoảng năm phần trăm những người cao tuổi bị té cần phải nhập viện. Người lớn tuổi bị té thường mất tự tin, làm cho họ giảm các hoạt động thể lực cần thiết và càng suy yếu hơn, cũng như bị cách ly hơn về mặt xã hội, càng yếu hơn và dễ bị chết sớm.

Ðể phòng té ngã, ta cần biết các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ làm cho người lớn tuổi dễ bị té để tránh nó.

Người càng cao tuổi, nói chung càng dễ bị té hơn vì:

- Các thay đổi của cơ thể do tuổi tác. Ở người lớn tuổi, phản ứng của cơ thể thường chậm lại, ví dụ như sự điều hòa của huyết áp. Ở người trẻ, khi đứng lên, tim và mạch máu sẽ đáp ứng để đem đủ máu đến não kịp thời, còn ở người cao tuổi, đáp ứng này chậm hơn, khiến cho người lớn tuổi nếu đang ngồi hay nằm mà đứng lên bất thình lình, sẽ dễ bị chóng mặt, xây xẩm, do máu lên não không kịp, khiến dễ bị té.

- Người cao tuổi thường hay bị nhiều bệnh hơn như cao huyết áp, cườm mắt, lãng tai, mất ngủ, đau khớp, vân vân. Càng nhiều vấn đề thì càng dễ bị té hơn. Vì thị giác, thính giác, sự cân bằng, mạnh khỏe của khớp, sức khỏe nói chung đều góp phần vào sự thăng bằng của cơ thể khi di chuyển.

- Thuốc men là một yếu tố rất quan trọng. Vì thuốc nào cũng có các tác dụng phụ, càng dùng nhiều thuốc thì càng nhiều tác dụng phụ. Các tác dụng phụ làm cho té là do gây ra chóng mặt, tuột huyết áp, buồn ngủ, mất ngủ,vân vân. Dĩ nhiên, là nếu có bệnh thì phải uống thuốc đều đặn và đúng liều, thế nhưng cần phải cẩn thận hơn, và tránh dùng những thuốc không cần thiết.

- Các yếu tố môi trường rất quan trọng, vì người già không phản ứng nhanh như lúc còn trẻ, do đó những chuyện có vẻ nhỏ nhặt như thảm bị lỏng, mang giày không chặt, bàn cầu thấp làm đứng lên khó khăn mà không có tay vịn, sàn nhà trơn,... tất cả đều có thể nguy hiểm.


Các yếu tố nguy cơ có thể chia ra một cách đơn giản là yếu tố bên trong và bên ngoài


Các yếu tố nguy cơ bên trong làm cho ta dễ bị té là:

- Các tổn thương của các giác quan như là tai nghểnh ngãng, mắt mờ, rối loạn về thăng bằng (cũng là một chức năng của tai).

- Các tổn thương về nhận thức như là chứng lãng trí.

- Các rối loạn về tâm lý như lo lắng, trầm cảm.

- Các bệnh về xương khớp.

- Các bệnh tim mạch (như cao huyết áp) và chuyển hóa (như tiểu đường, bệnh của tuyến giáp trạng).

- Các bệnh của bàn chân như bị u chai ở bàn chân (bunions) hoặc các biến dạng khác.


Các yếu tố bên ngoài có thể gồm:

- Thuốc men

- Các nguy hiểm trong nhà như thang lầu (xuống thang thường dễ bị té hơn lên thang), thiếu ánh sáng, giày không vừa, sàn nhà trơn, không có các thanh giữ an toàn trong nhà tắm và nhà cầu, thảm lỏng lẻo, dây điện vướng chân, vân vân

- Các nguy hiểm ngoài đường như đường trơn, lề đường không bằng phẳng,...

Ðã biết các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, ta có thể phòng ngừa bằng cách tránh hoặc sửa chữa, điều trị các yếu tố đó. Chúng ta nên rà soát lại để xem mình có những yếu tố nguy cơ nào.

- Có bị bệnh về mắt, tai, khớp... không và đã điều trị đúng mức chưa.

- Thuốc men đã dùng đủ và đúng chưa, có thuốc gì không cần thiết không, ngay cả các thuốc mua không cần toa bác sĩ. Nên thảo luận với bác sĩ để uống thuốc hoặc ngưng thuốc, không nên tự ý. (Các thuốc trị các bệnh kinh niên như cao huyết áp, tiểu đường là các thuốc phải uống thường xuyên, nếu không sẽ có các biến chứng rất nguy hiểm). Ðiều quan trọng là nếu cần thì phải dùng đúng, nếu không cần thì không lạm dụng.

- Sự an toàn trong nhà cũng là điều cần chú ý. Những điều này không tốn kém gì nhiều và cũng không mất thì giờ gì nhiều. Bị gãy xương hoặc các biến chứng nặng hơn vì những điều không đáng là chuyện không nên để xảy ra.

- Tập thể dục đều đặn vừa sức.

- Nếu đi không vững thì dùng gậy chống là điều nên làm, không nên mắc cỡ đến nỗi không dám ra đường.

- Nên nhớ là nếu vì sợ té mà không dám nhúc nhích, hoạt động gì cả, thì còn tệ hơn là bị té. Cái chính là phải có cố gắng vận động vừa sức và thường xuyên.

Có một phương pháp rất đơn giản nhưng đã được chứng minh là đã góp phần làm giảm tỉ lệ người cao tuổi bị té ngã rất nhiều, đó là thực hiện ba chậm (hay là ba cái nửa phút) cho người cao tuổi, đặc biệt là khi thức dậy ban đêm. Ba cái nửa phút đó là:

- Khi mới thức dậy thì nằm yên khoảng nửa phút cho tỉnh táo hẳn, sau đó

- Ngồi dậy nửa phút trên giường cho tỉnh thêm và có thì giờ để máu lên não, sau đó mới

- Bỏ chân xuống giường, chờ thêm nửa phút để máu bơm lên não thật đủ và tỉnh thêm. Khi đã tỉnh táo hẳn, không thấy chóng mặt mới bắt đầu di chuyển. (Nhớ bật đèn cho đủ sáng. Và cũng không nên chờ đến lúc “sắp tè ra quần” mới chịu dậy).

Làm đúng như vậy, không tốn đồng cắc nào, cũng không mất nhiều thì giờ hay công sức gì cả, nhưng đã giúp làm giảm tỉ lệ bị té ngã rất nhiều.

Hi vọng đã giúp ông và bà các ý kiến thiết thực để giúp người nhà và tự bản thân mình không bao giờ bị té ngã một cách đáng tiếc.

Thân mến,

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

(714) 531-7930

nguyentranhoang@aol.com

Post Reply