Y Học Thường Thức

Post Reply
User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Hút Mỡ

BS Nguyễn Ý Đức

Image
Hình (American Society of Plastic Surgeons): Trước và sau khi hút mỡ.
Hút Mỡ (Liposuction) đang là giải phẫu thẩm mỹ rất phổ biến tại mọi quốc gia trên thế giới.

Phẫu thuật có mục đích vĩnh viễn lấy đi những mô mỡ không muốn, dưới da, tại một vùng nào đó của cơ thể mà dinh dưỡng và vận động không xóa đi được. Hút mỡ sẽ giúp mang trở lại cho hình dáng con người một phần gọn ghẽ, thon thả của tuổi thanh xuân. Kỹ thuật hút mỡ bắt nguồn từ Âu châu vào thập niên 1970 và sau đó liên tục được cải thiện vì đã đáp ứng đúng nhu cầu làm đẹp của con người.

Năm 1974, bác sĩ sản khoa người Ý Giorgio Fisher và thân phụ của ông, bác sĩ Arpad Fisher, có sáng kiến dùng một cái ống nối với một cái máy hút để hút mỡ dưới da. Hai cha con hì hục tự chế ra máy này. Đây là phương pháp được mệnh danh là “hút khô” (dry liposuction) và thân chủ được gây mê tổng quát. Vì mới khai triển, phương pháp gây ra xuất huyết khá nhiều, để lại những vết lõm trên da và sau phẫu thuật, bệnh nhân còn cảm thấy đau ê nhiều ngày.

Để tránh các khó khăn này, bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ người Pháp Yves-Gerard Illouz nghĩ ra cách truyền một dung dịch muối vào vùng giải phẫu để giảm thiểu xuất huyết và giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Đó là phương pháp hút mỡ ướt (wet liposuction) , được phổ biến khắp thế giới.

Đến năm 1987, bác sĩ chuyên bệnh ngoài da Hoa Kỳ Jeffrey Klein hoàn thiện việc hút mỡ với phương pháp phồng-chắc (tumescent liposuction) . Phương pháp này hiện đang được rộng rãi áp dụng.

Hút mỡ là phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện nhiều nhất ở Mỹ với hơn 400,000 trường hợp vào năm 2006. Bên Việt Nam mình không có thống kê nhưng cứ nhìn số phòng mạch hút mỡ khắp phố phường, thì chắc là các phẫu thuật gia cũng rất bận rộn mổ xẻ, đếm tiền.

Vài điều về mô mỡ

Mô mỡ (adipose tissue) là một kết hợp những sợi-liên-kết với đầy những tế bào mỡ. Mô mỡ tập trung nhiều nhất ở dưới da, một phần nhỏ bao bọc bảo vệ các cơ quan như thận, dạ dày, ruột…

Mỡ có ba nhiệm vụ chính: là chất cách nhiệt rất tốt giữa cơ thể và môi trường; là chất đệm bảo vệ cơ quan nội tạng và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể.

Tế bào mỡ được thành hình vào ba tháng cuối của thai kỳ. Sau khi hài nhi ra đời, tế bào mỡ tăng sinh đều đặn tới một số lượng nào đó rồi ngưng. Số lượng tế bào mỡ không thay đồi trong suốt cuộc đời con người, ngoại trừ khi bị thương tổn hoặc lấy ra. Tế bào mỡ mất đi không được thay thế.

Chất béo trong thực phẩm tiêu thụ sẽ được đưa vào tế bào mỡ. Khi tiêu thụ ít chất béo hoặc khi chất béo chuyển thành năng lượng, tế bào mỡ sẽ thu nhỏ lại chứ không biến mất. Khi ăn quá nhiều, chất béo lại được vào tế bào mỡ và đưa tới mập phì. Như vậy, mập phì không tùy thuộc vào sức nặng cơ thể mà tùy thuộc nhiều hơn ở số lượng chất béo trong mô mỡ.

Nam nữ có số lượng mô mỡ khác nhau: nữ từ 22-25% sức nặng cơ thể, nam từ 15-18%. Nữ có nhiều chất béo vì nhu cầu năng lượng cao hơn khi có thai và nuôi con. Tới tuổi già, mô mỡ phình to, cơ thể phát phì.

Ở người nam, mô mỡ tập trung quanh bụng (nam trái táo), nữ thì mỡ nằm nhiều ở mông (nữ quả lê). Khi mô mỡ “xì” ra quá nhiều ở những vùng không muốn, thì con người tìm cách làm xẹp hoặc cắt xén, hút bỏ. Do đó, liposuction ra đời để phục vụ con người.

Thân chủ thích hợp

Tất nhiên là mọi người quá dư mô mỡ, nhất là ở những vùng “nhĩ mục quan chiêm”, thì ai cũng muốn chúng biến đi. Nhưng không phải cứ muốn là được, vì hút mỡ cững dè dặt, chọn lựa khách hàng. Các vùng có triển vọng “thon gọn” nhất với hút mỡ là bụng, hông, ngực, đùi, cổ tay, cánh tay, đầu gối.

Sau đây là một số tiêu chuẩn thuận lợi:

-Tuổi lý tưởng là từ 18-35 tuổi. Thực ra, tuổi tác không là vấn đề quyết định, tuy nhiên ở tuổi quá cao, da thường không còn đàn tính lại hơi võng xệ, nhăn nheo do đó kết quả không được mỹ mãn như ở giới trẻ với làn da rắn chắc, mịn căng.
-Có những vùng tế bào mỡ tập trung hơi khó coi mà tiết chế ăn uống và vận động thể thao không xóa đi được
-Có sức nặng cơ thể trung bình hoặc trên trung bình khoảng 10 kg (20lb)
-Da tương đối còn rắn chắc và đàn hồi, vì hút mỡ không làm căng mặt da.
-Có sức khỏe tốt, vận động thường xuyên và cắt giảm tiêu thụ chất béo bão hòa.

Không hội đủ tiêu chuẩn:

-Đang có bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, tiểu đường, cao huyết áp có thể gặp nhiều rủi ro khi hút mỡ. Các vị này nên thảo luận kỹ càng với bác sĩ trước khi quyết định

-Vị nào hay bị bệnh viêm tế bào da (cellulitis) cũng không có kết quả tốt vì da sẽ không đều, gồ ghề sau khi hút.

-Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không được làm hút mỡ vì đang cần năng lượng nuôi con.

-Dị ứng với lidocaine, vì chất này được dùng gây tê trong hút mỡ.

Nếu đang hút thuốc lá, dùng các thuốc làm loãng máu như aspirin, ibuprofen, bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng hai tuần lễ trước và sau phẫu thuật.

Nói chung, thân chủ lý tưởng cho hút mỡ có thể là:

Một trượng phu cao thước sáu, khỏe mạnh, nặng 75 cân, ì ạch mang chiếc lốp xe secours quanh bụng, sẽ là thân chủ lý tưởng, khỏi phải mua chiếc áo khổ cực đại để che chiếc bụng “giả thai” 7 tháng.

Hoặc một nữ lưu cao thước rưỡi, nặng 68 cân, kè kè cặp túi yên-ngựa ở hai hông với cặp đùi gồ ghề, quá khổ, sẽ lấy lại được nét thon đều từ mông tới chân.

Điều cần làm trước khi quyết định

Trước hết phải chọn lựa được một phẫu thuật gia có huấn luyện đầy đủ về giải phẫu thẩm mỹ, có kinh nghiệm, kỹ thuật cao, sẵn sàng giải thích tường tận cho thân chủ về lợi hại của phẫu thuật và các rủi ro có thể xảy ra.

Lấy hẹn với phẫu thuật gia để thảo luận về mọi vấn đề liên quan tới hút mỡ, như lựa phương pháp thích hợp, an toàn; tỷ lệ thành công, biến chứng sau giải phẫu và chi phí. Đừng ngần ngại nêu ra các câu hỏi mà mình cần biết.

Thông báo cho bác sĩ biết tất cả các bệnh đang có và các loại thuốc đang dùng.

Sau khi đã thỏa thuận, bác sĩ sẽ cho thân chủ biết một số điều cần làm trước ngày hút như chế độ ăn uống, giới hạn rượu, dùng thêm hoặc bớt đi sinh tố khoáng chất nào và các rủi ro có thể xảy ra.

Chi phí

Trong hầu hết các trường hợp, chi phí cho hút mỡ đểu phải thanh toán trước. Một số bác sĩ đồng ý thương lượng để cam kết trả góp.

Chi phí nhiều ít tùy vùng hút, hút một hay nhiều chỗ cùng lúc, số lương mỡ hút ra, tùy theo danh tiếng của bác sĩ và tùy quốc gia, địa phương.

Hút nhiều vùng một lúc thì được giảm giá.

Hút mỡ ở nam giới mất thời gian lâu hơn vì tế bào mỡ quý nam nhi có nhiều nguyên bào sợi, khó lấy ra, do đó quý ông phải trả tiền nhiều hơn.

Trung bình tại Hoa Kỳ, chi phí thay đổi từ 2000 US tới 10,000 US

Tại Việt Nam, chi phí từ 4 tới 15 triệu đồng. Nhiều cơ sở bao cả ăn ở, coi phim bộ, nghe nhạc vàng, uống nước sinh tố trong suốt mấy ngày nằm nghỉ. Có nơi tính theo số lượng mỡ hút ra: cứ 1cc mỡ là 50,000 đồng. Mỗi lần hút ít nhất cũng 200 cc mỡ, như vậy giá thành sẽ là 10 triệu.

So với Hoa Kỳ, chi phí giải phẫu thẩm mỹ ở Việt Nam “quá bèo”, vì thế có quá đông bà con mình về nước tân trang toàn bộ cơ thể, từ trên xuống dưới.

Chi phí thường nhiều hơn ở thị trấn lớn và bác sĩ càng nổi tiếng, giá càng cao hơn.

Nên khảo giá và thương lượng giá cả trước. Mất lòng trước nhưng được lòng sau.

Hút mỡ có tính cách thẩm mỹ làm đẹp nên hầu hết các bảo hiểm sức khỏe không bồi hoàn phí tổn.

Sửa soạn trước phẫu thuật

Thân chủ được thử máu để coi có bất thường gì không đặc biệt là thiếu hồng huyết cầu, giảm khả năng đông máu. Rồi khám sức khỏe tổng quát, đo điện tâm đồ, nếu cần chụp X-quang phổi.

Thân chủ bị cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường cần được điều trị ổn định và nên hỏi ý kiến bác sĩ riêng.

Trước hút mỡ hai tuần lễ, ngưng rượu, thuốc lá, thuốc chống đông máu aspirin vì các chất này có thể làm xuất huyết, bầm da nhiều hơn. Nicotine ảnh hưởng lên sự tuần hoàn và đưa tới tổn thương tế bào.

Và ký giấy hiểu biết-ưng thuận (consent form) về rủi ro cũng như triển vọng đẹp sau phẫu thuật.

Nhớ yêu cầu chụp hình mầu phần sắp hút để so sánh hình dạng trước, sau phẫu thuật.

Phẫu thuật

Mổ xẻ, hút mỡ là phải đau, vì vậy bệnh nhân đều được gây tê, tùy theo vùng hút mỡ lớn hay nhỏ.

Trước đây, hút mỡ đều phải gây mê tổng quát và chích tĩnh mạch với thuốc chống đau, an thần. Hiện nay, kỹ thuật phồng-chắc (tumescent technique) với gây tê tại chỗ được áp dụng rộng rãi.

Phương pháp dùng một dung dịch gồm có nước muối, lidocaine để gây tê, epinephrine làm co mạch máu, giảm xuất huyết và bicarbonate để cân bằng chất điện giải. Dung dịch được đưa vào vùng da sẽ giải phẫu và mỡ được hút ra ở vùng rộng lớn hơn. Thân chủ được chích một liều thuốc an thần nhẹ trong suốt thời gian phẫu thuật tiến hành.

Mỗi phẫu thuật trung bình kéo dài khoảng 1 giờ, đôi khi cả 4-5 giờ nếu hút mỡ ở nhiều vùng.

Vùng giải phẫu được khử trùng cẩn thận, Bác sĩ sẽ rạch một đường cắt nhỏ từ dăm ba mm trên da, thường là ở một vết nhăn có sẵn, để che dấu xẹo. Một ống hút (cannula) được đưa qua lỗ, lách vào lớp tế bào mỡ dưới da.

Dung dịch nước pha muối và lidocaine được đưa vào vùng lấy mỡ để làm mô bào phồng cương lên.

Ống hút được đẩy qua đẩy lại dưới da để tách rời tế bào mỡ. Một máy hút sẽ hút mỡ ra ngoài.

Biến chứng

Sau phẫu thuật, vùng da nơi hút mỡ có các vết bầm, sưng, cảm giác tê nhưng chỉ tồn tại trong mươi ngày.

-Biến chứng thường thấy là nhiễm vi khuẩn xâm nhập qua vết mổ trên da. Để phòng tránh, bác sĩ cho thân chủ dùng kháng sinh sau khi giải phẫu.

-Khi hút quá nhiều mỡ trong một vùng hoặc thực hiện hút mỡ ở nhiều vùng trong một ngày có thể gây ra lồi lõm hoặc xệ da. Do đó, nên thực hiện hút mỡ mỗi vùng vào các ngày khác nhau. Sau hút mỡ, có thể thực hiện thêm phẫu thuật cắt gọt, căng da, nếu da quá chùng xệ.

-Nên để ý là trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật, từ vết mổ sẽ có chất lỏng chẩy ra. Đây là dung dịch được đưa vào để làm lớp mỡ tách rời.

-Một số người có thể dị ứng với thuốc tê lidocaine trong dung dịch bơm vào vùng mỡ định hút.

-Hút số lượng lớn mô béo có thể đưa tới mất thăng bằng chất lỏng trong cơ thể, ảnh hưởng tới các cơ quan, bộ phận.

-Nghẽn mạch (embolism) có thể xảy ra khi tế bào béo lẻn vào mạch máu bị đứt trong khi hút, chạy lên phổi hoặc não bộ. Biến chứng này ít khi xảy ra nhưng có thể đưa tới tử vong.

-Hãn hữu mới có trường hợp ống hút gây tổn thương cho cơ quan nội tạng như ruột, vì bác sĩ không nhìn rõ được hướng đi của đầu ống hút. Rủi ro xảy ra nhiều hơn nếu ruột nhô vào thành bụng (hernia).

Theo các nhà chuyên môn, hút mỡ cũng có thể gây tử vong, nhưng tỷ lệ rất thấp: 3 cho 100,000 phẫu thuật, so với 16 tử vong trên 100,000 tai nạn xe cộ, lái xe.

Tử vong xảy ra thường là do phẫu thuật gia không có huấn luyện chuyên môn, ít kinh nghiệm, lơ là trong khi giải phẫu hoặc không có trang thiết bị cấp cứu tại nơi mổ.

Kết quả

Hút mỡ không có mục đích để giảm cân, chữa mập phì vì phẫu thuật thường chỉ lấy ra một lượng giới hạn mô mỡ tại địa điểm giải phẫu. Nếu quá mập, nên giữ gìn ăn uống và vận động để giảm kí trước khi hút. Hút mỡ khi đang trên đường bị mập thì mô mỡ vùng không hút sẽ phì ra.

Đừng hy vọng phẫu thuật hoàn toàn thay đổi hình dạng vì hút mỡ chỉ giúp “thu gọn” một phần nào ở chỗ hút mà thôi chứ không trên toàn cơ thể. Và đôi khi phải đợi tới 6 tháng sau hút mỡ mới thấy vẻ đẹp tái tạo xuất hiện.

Hút mỡ không xóa bỏ vết nhăn sau sanh đẻ, tuổi cao hoặc viêm tế bào trên da. Viêm tế bào có thể thấy ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng da ở gần xương ống chân và cổ chân là hay bị viêm. Viêm do vi khuẩn lọt qua một kẽ hở trên da và gây ra sưng, đỏ, đau.

Sau phẫu thuật, thân chủ đều được cho mang một loại áo nịt ngực (girdle) đặc biệt hoặc băng thung đàn hồi bó ép vào da trong 6 tuần lễ để các mô bào dính vào nhau, để đẩy chất lỏng trở lại mạch máu và giữ đường cong thân hình gọn, chắc.

Vài điều cần lưu ý:

-Thực hiện tất cả hướng dẫn của bác sĩ về hậu giải phẫu.

-Không chườm nóng hoặc lạnh sau hút mỡ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

-Cẩn thận khi đứng lên hoặc khi tắm để tránh chóng mặt, té ngã vì cơ thể khi đó mất một phần cân bằng chất lỏng.

-Không nằm trong bồn tắm, bơi lội ít nhất 7 ngày sau phẫu thuật để tránh nhiễm trùng vết mổ.

-Không ăn chế độ kiêng quá khắt khe sau giải phẫu.

-Tránh ánh nắng cho tới khi da hết bầm. Nếu cần ra nằng, nên thoa kem chống nắng.

-Gia tăng hoạt động cơ thể từ từ cho tới khi sinh hoạt bình thường trở lại vào 2-4 tuần lễ. Có thể đi làm trong vòng từ 3-5 ngày.

Kết Luận

Theo American Academy of Dermatology Association, hút mỡ không là phương thức để giảm mập phì và không được dùng để lấy đi một khối lượng lớn mô mỡ; chỉ nên thực hiện ở người tương đối khỏe mạnh và không nên thực hiện đồng thời với các phẫu thuật khác.

Mặc dù các phương pháp hút mỡ hiện nay đều khá an toàn, nhưng thân chủ cũng cần tích cực với phẫu thuật: tìm hiểu tường tận về lợi hại, về kết quả, tuân theo các lời chỉ dẫn của bác sĩ khi về nhà.

Và nhớ giữ gìn ăn uống, vận động cơ thể để tránh mập phì.

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Trà Xanh Có Thể Chống Ung Thư Máu

Một chiết xuất từ trà xanh có tên là EGCG có thể hữu ích trong điều trị bệnh máu trắng nhờ khả năng tiêu diệt tế bào ác.

Viện Mayo Clinic, Mỹ, vừa phát hiện ra 3 trong 4 bệnh nhân ung thư máu dạng lymphô bào cấp (CLL) được điều trị tại đây có biểu hiện tích cực về lâm sàng, sau khi uống trà xanh và dùng các dược phẩm chứa EGCG được bán không cần kê đơn. Bệnh trạng cải thiện rõ rệt trong những tháng sau đó. Kết quả này được công bố trên tạp chí Leukemia Research trực tuyến.

CLL là một dạng ung thư máu và tuỷ xương, trong đó các tế bào bạch huyết thay thế tế bào máu khỏe mạnh. Bệnh thường xuất hiện trong hoặc sau tuổi trung niên và tiến triển chậm. Trước đây, Mayo Clinic cũng có một nghiên cứu trong ống nghiệm, cho thấy EGCG tiêu diệt tế bào ung thư máu ở bệnh nhân CLL bằng cách cắt đứt các tín hiệu liên lạc giúp chúng tồn tại.

Trong báo cáo mới, trưởng nhóm nghiên cứu Tait Shanafelt quan sát thấy một bệnh nhân vốn bị sưng hạch bạch huyết, sau khi uống viên trà xanh 2 lần/ngày trong vòng 1 năm thì các hạch nhỏ lại. Số còn lại có lượng tế bào bạch huyết cải thiện đáng kể sau khi uống 8 tách trà xanh mỗi ngày. Tuy nhiên, những quan sát này chưa đủ đi tới kết luận về tác dụng trị CLL của trà xanh. Người ta còn chưa biết liều tối ưu, liệu trình và phản ứng phụ về lâu dài của liệu pháp này.

Trà xanh vốn nổi tiếng về khả năng chống ung thư, do có nồng độ chất chống ôxy hóa cao, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào dẫn tới ung thư, bệnh tim...

Mỹ Linh (theo Forbes)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chứng tiểu són Hỏi: Làm sao để trị và phòng són tiểu ở các lứa tuổi khác nhau? (Linda, bà Hoa, bà Cầm, cô Thi)

Ðáp: Tiểu són là sự không kiểm soát được khiến cho nước tiểu cứ rỉ hoặc chảy ra trước khi ta kịp “chạy” đến nơi (có thể) tiểu. Có khi nước tiểu cứ rỉ ra mà ta không biết.

Chứng này có thể xảy ra trong khi có thai, khi ho hoặc ách xì, hoặc khi thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép vào bọng đái (bàng quang). Nó cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu, tổn thương của vùng chậu, xạ trị, hoặc gây ra do một số bệnh của hệ thần kinh hoặc các hệ thống khác của cơ thể. Rượu, cà phê, và một số thuốc cũng có thể là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra tiểu són. Trong một số trường hợp, có người chỉ cần nghe tiếng nước chảy là són tiểu. Trong trường hợp quá sợ hãi, “sợ đến... “tè” ra quần” là chuyện không phải hiếm gặp.

Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới nhiều. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu hoặc quá... “hăng hái” (overactive).

Những người bị tiểu són thường ít khai bệnh với bác sĩ vì mắc cỡ. Một số thống kê cho thấy ở Hoa Kỳ chỉ có khoảng 50 phần trăm những người bị són tiểu khai bệnh với bác sĩ để được điều trị. Tuy nhiên, đây là một chứng không phải hiếm gặp. Khoảng 13 triệu người ở Hoa Kỳ bị tiểu són. Tỉ lệ bị tiểu són ở phụ nữ trẻ hơn 65 tuổi là 10 đến 25 phần trăm. Tỉ lệ này ở phụ nữ trên 60 tuổi không sống trong các viện điều dưỡng (nursing home) là 15 đến 30 phần trăm. Tỉ lệ này ở các bệnh nhân sống trong các nursing home là hơn 50 phần trăm.

Triệu chứng chính của tiểu són, dĩ nhiên là... són tiểu. Sự són nước tiểu này có thể thường xuyên và nhiều, hoặc không thường xuyên và ít. Ðối với những người còn hoạt động (đi làm, dự tiệc tùng nhiều), hoặc những người bị són nhiều nước tiểu, ngay cả một lần mỗi tuần (nhất là vào lúc không thích hợp) cũng có thể đã là quá nhiều.

Các triệu chứng có thể đi kèm là:

- Tiểu lắt nhắt hơn một lần mỗi hai tiếng đồng hồ, hoặc trên bảy lần một ngày.

- Phải thức dậy để đi tiểu ít nhất hai lần một đêm.

- Tiểu gắt.

- Ðái dầm.

Ðể chữa trị thích hợp, bác sĩ sẽ phải hỏi bệnh tỉ mỉ, làm các xét nghiệm thích hợp. Ðầu tiên, là bệnh sử của bệnh nhân, ví dụ như:

Những thuốc gì đang dùng.

Số lần có thai.

Có những bệnh gì khác ngoài chứng són tiểu.

Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ.

Số lượng nước và chất lỏng (canh, phở...) Dùng trong thời gian đó.

Các hoạt động, cười, ho... Trong hay trước khi bị són tiểu.

Số lượng cà phê, rượu đã dùng cũng có thể giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán són tiểu.

Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ phải khám xem có bệnh tổng quát gì không, khám vùng đi tiểu (vùng chậu - pelvic examination), và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu xem có bị nhiễm trùng không, xét nghiệm xem thận có vấn đề gì không, cũng nằm trong số những điều cần phải làm để có chẩn đoán chính xác.

Một số thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tả để xem nước tiểu ra nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bọng đái khi đầy nước, vân vân là các cách để phân loại tiểu són và có cách trị thích hợp.

Khi đã có chẩn đoán chính xác, sẽ có nhiều cách hiệu quả để điều trị tiểu són.

Ðầu tiên, việc đơn giản nhất là trị hoặc tránh các yếu tố có thể góp phần vào việc tiểu són, đái dầm. Ví dụ, như tránh không uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân. Sau khi kiểm tra các thuốc đang dùng, bác sĩ có thể ngưng hoặc thay các thuốc có thể góp phần vào việc tiểu són.

Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu cũng là một cách để giảm tiểu són. Trong trường hợp tiểu són vì cơ kiểm soát đường tiểu bị yếu, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là Kegel exercises) tương đối đơn giản sẽ được hướng dẫn cho bệnh nhân để làm cho đường tiểu được kiểm soát tốt hơn.

Nếu ho, ách xì... gây ra són tiểu, trị các triệu chứng này cũng sẽ giúp rất nhiều. Một số bệnh khác, tổng quát hay thần kinh, có thể là nguyên nhân, và trị nguyên nhân, nếu được thường là cách tốt để tiệt nguồn gốc của triệu chứng.

Có nhiều thuốc để trị triệu chứng són tiểu. Các thuốc này có thể là thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái; thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu).

Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh. Ðôi khi estrogen cần thiết để làm tăng độ đàn hồi của các cơ bắp ở vùng chậu ở phụ nữ đã mãn kinh. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ dùng khi thật cần thiết và với liều thấp nhất có thể được. Các loại kem estrogen có thể giúp giảm triệu chứng nhiều hơn trong khi ít bị hấp thu vào cơ thể hơn so với các loại estrogen dán hoặc uống.

Một số dụng cụ có thể được dùng để giúp tập cho các bắp thịt ở đường tiểu co bóp hiệu quả hơn.

Cuối cùng, thường thì khi các phương pháp khác đã thất bại, phẫu thuật có thể giúp ích. Phẫu thuật cũng có nhiều phương pháp khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ có thể phòng ngừa (hoặc chữa) chứng són tiểu bằng các thể dục đơn giản làm tăng độ dẻo dai và sức mạnh của các bắp thịt xung quanh ống dẫn tiểu, âm đạo và hậu môn (kegel exercises). Bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn để tập các thể dục này một cách hiệu quả.

Giảm cân, tập thể dục bụng, giảm ho, tránh nâng vật nặng quá, bỏ hút thuốc, trị bón cũng có thể giúp phòng són tiểu.

Ði tiểu đều đặn dù chưa cảm thấy “mắc tiểu” cũng có thể giúp phòng chứng són tiểu.

Tóm lại, són tiểu là một chứng thường gặp, cũng là một loại bệnh tật như các loại bệnh tật khác. Ta không nên quá mắc cỡ đến nỗi dấu cả bác sĩ, khiến cho bệnh không được chữa trị đúng mức và vào lúc còn nhẹ. Tùy theo nguyên nhân, có nhiều cách từ (thường là) đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Thân mến,

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Thiếu sinh tố D có thể làm giảm tuổi thọ

CHICAGO (AP) - Một cuộc nghiên cứu mới ở Ðức Quốc cho thấy có sự liên quan giữa mức thấp của sinh tố D với tỉ lệ tử vong do bệnh tim và do những nguyên nhân khác. Kết quả mới tìm thấy này càng hỗ trợ thêm cho những bằng chứng về vai trò quan trọng của “sinh tố ánh nắng” đối với sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những bệnh nhân có mức sinh tố D thấp trong máu thì có nguy cơ cao gấp hai lần chết vì bất cứ nguyên nhân nào, trong thời gian tám năm, so với những bệnh nhân có mức sinh tố D cao nhất. Sự liên quan tới những cái chết do bệnh tim ở mức cao đáng kể nơi những bệnh nhân có mức sinh tố D thấp trong máu.

Dù sao, các chuyên gia nói rằng người ta không nên coi những kết quả tìm thấy này như là lí do để bắt đầu tiêu thụ thêm nhiều sinh tố D hoặc phơi nắng thật nhiều - ánh nắng là nguồn chính yếu của sinh tố này.

Sự tiêu thụ những liều lượng sinh tố D bổ sung quá cao có thể làm hại tới sức khỏe và phơi nắng nắng quá nhiều có nguy cơ gây ra bệnh ung thư da. Vả lại, loại nghiên cứu dựa vào thống kê này không thể xác định có phải sự thiếu thốn sinh tố D gây ra những cái chết hay không, hoặc sự tiêu thụ thêm sinh tố D có thể làm giảm những nguy cơ hay không.

Những mức sinh tố D thấp trong máu có thể là do tuổi tác, sự thiếu hoạt động thể xác, và những yếu tố khác về lối sống cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, theo lời bà Alice Lichtenstein, phát ngôn nhân của American Heart Association (Hội Tim Mỹ) và cũng là giám đốc của Cardiovascular Nutrition Laboratory (Phòng Thí Nghiệm Dinh Dưỡng Tim Mạch) tại trường đại học Tufts University.

Tuy nhiên, bà nói rằng cuộc nghiên cứu này là một đóng góp quan trọng vào lãnh vực của sinh tố D.

Bà Lichtenstein nói thêm: “Người ta không thể làm ngơ về những kết quả tìm thấy này.”

Cuộc nghiên cứu mới do các chuyên gia người Áo cầm đầu liên quan tới 3,258 người đàn ông và đàn bà sống trong vùng Tây-Nam nước Ðức. Những người tham gia có tuổi trung bình là 62, đa số mắc bệnh tim mạch, và họ được thử máu hằng tuần để đo lường những mức sinh tố D. Trong thời gian 8 năm họ được theo dõi, đã có 737 người từ trần, trong số đó 463 cái chết liên quan tới những bệnh thuộc về tim mạch.

Theo kết quả thử máu về mức sinh tố D, 307 cái chết xảy ra cho những bệnh nhân có mức thấp nhất và 103 cái chết nơi những bệnh nhân có mức cao nhất. Sau khi xét tới tuổi tác, sự hoạt động thể chất và những yếu tố khác, các nhà nghiên cứu tính toán và thấy rằng những cái chết vì tất cả những nguyên nhân khác nhau là khoảng hai lần cao hơn cho những bệnh nhân thuộc vào nhóm có mức sinh tố D thấp nhất.

Phúc trình của cuộc nghiên cứu này đã đăng trong số xuất bản ngày 23 Tháng Sáu 2008 của đặc san y khoa Archives of Internal Medicine.

Người cầm đầu cuộc nghiên cứu, Bác Sĩ Harald Dobnig thuộc Ðại Học Y Khoa Graz ở Áo Quốc, nói rằng những kết quả này không thể được coi là chứng minh rằng mức sinh tố D thấp có hại cho sức khỏe, “nhưng cho tới nay những bằng chứng đang trở thành vững chắc hơn.”

Bác Sĩ Dobnig vạch ra rằng cho tới nay các nhà khoa học thường nghĩ rằng vai trò duy nhất của sinh tố D là ngăn ngừa bệnh mềm xương (rickets) và giúp cho xương khỏe mạnh.

Ông nói: “Bây giờ chúng ta bắt đầu nhận thấy rằng còn có nhiều ích lợi khác nữa của sinh tố D. Chúng ta chưa biết chính xác mức sinh tố D thấp có thể ảnh hưởng tới những vấn đề của bệnh tim và những cái chết do những nguyên nhân khác như thế nào, tuy rằng có những bằng chứng cho thấy nó giúp điều hòa hệ thống miễn nhiễm của cơ thể.”

Trong số xuất bản đầu tháng này, đặc san y khoa Archives of Internal Medicine nói trên cũng đã đăng một cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học của Ðại Học Harvard thi hành, trong đó họ cho thấy có sự liên quan giữa mức sinh tố D thấp với những cơn đau tim. Và những cuộc nghiên cứu trước đây cũng đã liên kết mức sinh tố D thấp với chứng áp huyết cao, chứng phì mập và bệnh tiểu đường - tất cả những chứng bệnh này đều có thể góp phần vào bệnh tim.

Cuộc nghiên cứu mới “cho tới nay cung cấp bằng chứng mạnh nhất về sự liên quan giữa sinh tố D và sự tử vong do bệnh tim mạch,” theo lời Bác Sĩ Edward Giovannucci, người đã tham gia cuộc nghiên cứu của trường Harvard bao gồm 18,225 người đàn ông.

Mức sinh tố D thấp cũng đã bị coi là liên quan tới vài loại bệnh ung thư, và một số nhà nghiên cứu tin rằng sinh tố này có thể dùng để ngăn ngừa sự phát sinh những u bướu ung thư.

Theo ước tính, ít nhất 50 phần trăm những người cao niên trên thế giới có mức sinh tố D thấp, và các chuyên gia nói rằng một số đáng kể những người trẻ tuổi hơn cũng lâm vào tình trạng này. Những nguyên nhân có thể là do sự giảm bớt những sinh hoạt ngoài trời, không khí trở thành ô nhiễm, và trong khi người ta ngày càng già thì khả năng của da hấp thụ sinh tố D từ ánh nắng càng giảm, theo lời các nhà nghiên cứu.

Một số bác sĩ tin rằng sự sử dụng quá nhiều mỹ phẩm chống ánh nắng (sunscreen lotion) cũng đã ảnh hưởng tới mức sinh tố D trong cơ thể. Họ nói rằng phơi nắng mỗi ngày từ 10 tới 15 phút mà không dùng tới chất chống ánh nắng là an toàn và đủ để hấp thụ số sinh tố D cần thiết - tuy các chuyên gia không đồng ý với nhau về điều này.

Trong số những nguồn dinh dưỡng giầu sinh tố D gồm có sữa pha thêm sinh tố bổ sung (fortified milk) trong đó thường chứa 100 đơn vị quốc tế sinh tố D cho mỗi ly sữa, và cá có nhiều dầu như cá sardine, mackerel, salmon.

Hiện thời Viện Y Khoa (Institute of Medicine) Hoa Kỳ khuyên mỗi ngày dùng 200 đơn vị sinh tố D cho trẻ em và người lớn dưới 50 tuổi, trong khi những người lớn tuổi hơn cần tiêu thụ mỗi ngày từ 400 tới 600 đơn vị. Nhưng một số bác sĩ tin rằng đây là những liều lượng quá thấp và họ khuyên nên uống thêm sinh tố D bổ sung.

Trong cuộc hội thảo thường niên của họ giữa Tháng Sáu, American Medical Association (Hội Y Khoa Mỹ) đồng ý rằng họ sẽ thúc đẩy việc duyệt xét lại những mức đề nghị nói trên. (n.m.)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image


Cây Lá Dứa Trị Bịnh Tiểu Đường
Một sự tình cờ, TRỜI đã ban cho gia tộc chúng tôi Người em gái thứ 5 lúc về Việt Nam, mang Lá Dứa qua Tây Đức để làm bánh. Nhưng không làm, lại tiếc của, lấy lá Dứa đem phơi khô nhưng còn thấy màu xanh, nấu nước uống cho thơm, nào ngờ đâu đo thử Đường lại quá tốt, tốt chưa từng thấy.!

Em Năm báo cho Em Sáu của tôi biết sự việc đã xảy ra như thế.

Em Sáu bắt đầu dùng Lá Dứa và Kết Quả quá tốt. Trước đó phải chích Insulin, bây giờ không cần chích Insulin nữa và có thể ăn cơm nhiều hơn trước.

Được tin tốt ấy, tôi bắt đầu uống Lá Dứa và bỏ thuốc tây . Tôi cũng đạt được kết quả Tuyệt Vời .

Theo sự hướng dẫn của tôi, bà Trần Vũ Bản vừa báo cho tôi là bà uống Lá Dứa cũng đạt kết quả tốt.

Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0.7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

Tất cả 10 anh em trong gia đình chúng tôi uống Lá Dứa đều đạt được kết quả TỐT .

Chúc các bạn có bệnh Tiểu Đường uống lá Dứa có Kết Quả TỐT.

Uống Lá Dứa là quan trọng, NHƯNG kiêng cử trong ăn uống còn quan trọng hơn nhiều.

Một điều quan trọng nữa là Tập Thể Dục. Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút thí dụ như đi bộ hay chạy bộ. Khi có Kết Quả Tốt, Xin Thông Báo cho tôi rất Cám Ơn .

KT61 Nguyễn Văn Bảnh
259 Westmoreland Ave, Toronto, Ontario, CANADA
Tel: 416-533-6757
Email: nguyen6757@rogers.com

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

Bệnh tiểu đường tăng gấp đôi trên thế giới vào năm 2030
WASHINGTON, Hoa Kỳ - Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tường trình hôm Thứ Hai 24 Tháng Tư 2004, rằng bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi trên toàn cầu vào khoảng năm 2030, và sẽ có đến 366 triệu người mắc bệnh này, ngay cả dù là tỷ lệ béo phì vẫn không thay đổi.

Nhưng tỷ lệ này sẽ đi lên, ngay cả cao hơn, nếu càng lúc càng có thêm người trở nên quá phì mập và ăn theo cái gọi là thực đơn Phương Tây cùng việc ngưng tập thể dục, theo các nhà nghiên cứu trên...

Các nhà nghiên cứu đã viết trong số mới nhất của Diabete Care, do Hội Tiểu Ðường Hoa Kỳ xuất bản: “Tổng số người bị tiểu đường được dự trù sẽ tăng từ 171 triệu năm 2000 đến 366 triệu năm 2030.”

Tiểu đường là một bệnh trong đó cơ thể không sản xuất hoặc không sử dụng một cách thích đáng chất Insulin, một kích thích tố cần thiết để biến đổi đường, tinh bột và thức ăn khác thành năng lượng.

Sarah Wild của Ðại Học Edinburgh ở Anh Quốc và các bạn đồng nghiệp ở Úc, Ðan Mạch và Thụy Sĩ, đã xem xét những con số người bị tiểu đường loại 2 trên khắp thế giới, bằng cách sử dụng các dữ liệu của Liên Hiệp Quốc để tiên đoán về tỷ lệ bệnh tiểu đường trong tương lai.

Wild và các bạn đồng nghiệp tuyên bố: “...Số người bị bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng gần gấp đôi trong khoảng năm 2000 và 2030.”

Những sự gia tăng tương đối lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng lưỡi liềm Trung Ðông, vùng Sahara thuộc Phi Châu, và Ấn Ðộ.”

Các con số này không bao gồm những người bị tiểu đường loại một hoặc tiểu đường ở thanh thiếu thành niên, một căn bệnh tự động được miễn nhiễm khác với bệnh tiểu đường loại 2.

Viện Earth Institute của Ðại Học Columbia ở New York đã đưa ra một bản báo cáo hôm Thứ Hai cho thấy rằng bệnh tim, trước kia là bệnh của nhà giàu, đã giết chết càng lúc càng nhiều người ở các quốc gia nghèo.

Bản báo cáo này quy trách nhiệm cho việc hút thuốc, thức ăn rẻ tiền và đời sống ở thành phố, cũng cho biết bệnh tim đã cướp đi mạng sống của những người tuổi trung niên trong xã hội đang phát triển, ngay khi họ có được một đời sống kinh tế rất tốt đẹp.

Bệnh tiểu đường và bệnh tim đã được liên kết một cách chặt chẽ. Cả hai được kết hợp một cách mạnh mẽ với một thực đơn nghèo nàn và việc thiếu tập thể dục.

Một cuộc nghiên cứu năm 2001 của Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ tiên đoán rằng 29 triệu người Hoa Kỳ sẽ bị tiểu đường và năm 2050. Hiện nay ước lượng có 16 triệu người Hoa Kỳ bị bệnh tiểu đường loại 2. (N.Y.)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Bệnh Đau Thắt Lưng (back Pain)
Trong nước Mỹ này, có đến 8/10 người bị đủ thứ bệnh đau lưng, từ nhẹ đến nặng (http://www.nlm. nih.gov/medlinep lus). Hằng năm, nước Mỹ phải chi ra khoảng 27 tỷ đô la để chữa trị các chứng đau lưng và các vết thương ở thắt lưng.
Thường thường thì những người đau lưng ở trong độ tuổi 45 trở lên, nhưng có một số lớn các người trẻ dưới 20 tuổi cũng mắc phải.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng có rất nhiều: bẩm sinh, va đụng thần kinh, bị thương, bị té, bị vật nặng đụng vào lưng, nứt xương, nhiễm trùng, sau giải phẫu, xương sống thoái hóa, sưng khớp, hệ tuần hoàn bị nghẽn, đứng lâu, ngồi cong lưng, và một nguyên nhân ít người nghĩ đến là sự căng thẳng cũng làm đau lưng. Riêng về sự thoái hóa của xương sống, cũng có nhiều loại: thoái hóa vì tuổi già (degenerative disc disease - D D D), đĩa sụn bị lồi lên (herniated disc), xương xốp (osteoporosis) , trật xương sống (spondylolisthesis) , và hẹp rãnh xương (stenosis).
Các phương pháp trị liệu: Khi bị đau lưng, người bị đau lưng hay nghĩ ngay đến bác sĩ về chỉnh xương, nắn gân (chiropractor) để làm "therapy" nghĩa là "vật lý trị liệu". Thường thì các Bác sĩ ít khi tự tay làm "vật lý trị liệu" mà chỉ nhờ một cô phụ tá, cho người bệnh nằm lên một cái giường, nơi có mấy cái cục bi lăn lên, lăn xuống sống lưng. Người bệnh cũng có thể được trị liệu bằng một hay hai cái máy mát-xa cầm tay do cô phụ tá vừa ấn xuống vừa cho mấy cục bi lăn qua. Một số uống thuốc giảm đau như Celebrex. Số khác đến xin bác sĩ chích thuốc. Trong khi chờ đợi chích thuốc, người đau lưng có thể nhờ châm cứu, mát-xa, hoặc chườm nước đá hay nước nóng. Tại vài nơi Đông Y, thầy thuốc còn đốt ngải cứu trên lưng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả với vài người, nhưng không giải quyết được căn bệnh.

Gần đây, một phương pháp đơn giản và có thể chữa được tận gốc căn bệnh: TẬP VẬN ĐỘNG XƯƠNG SỐNG, đã được các bác sĩ Tây Y khuyến cáo cũng như được phổ biến trên các mạng lưới về y khoa: http://www.annals. org,
http://www.nlm. nih.gov/medlinep lus, hay http://www.back. com/treatment. html. Hầu như mọi căn bệnh đau lưng đều được các y bác sĩ khuyến cáo nên tập vận động thắt lưng, trừ những người bị chấn thương, nứt xương, và mới được giải phẫu. Phương pháp này không tốn tiền, không đau đớn, không tác hại, và có hy vọng chữa dứt được căn bệnh, ít nhất cũng làm giảm cơn đau ngay sau khi tập. (Lưu ý: người mới bắt đầu tập có thể cảm thấy ê ẩm ở bắp thịt bên ngoài, chỉ vài ngày sau, khi bắp thịt quen dần với cử động, sẽ hết ê ẩm. Nếu sự ê ẩm kéo dài đến vài ngày, phải ngưng tập và đi hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về xương sống).

Người viết bài này là một bệnh nhân kinh niên về đau xương sống. Từ những năm học võ Nhu Đạo vào thập niên 60, đã bị một đối thủ "bẻ" cụp xương sống, nằm thẳng cẳng trên sân tập, phải kêu xích lô chở đi bệnh viện để bó bột. Chỉ bó được vài ngày, khó chịu quá, nên đến một vị Đông Y Sĩ người Trung Hoa cũng là một võ sư, để cắt bột ra, và chỉ bó bằng một lớp vải mềm có nhồi thuốc bắc, chừng một tuần lễ là hết đau. Tập võ tiếp, không trở ngại. Đến khi đi cải tạo, đang cuốc đất, bỗng thấy đau nhói một cái từ thắt lưng đến óc, rồi cũng nằm ngay đơ như cái cán cuốc. Anh em "cõng" về (một việc làm rất không nên, vì sẽ làm trật xương sống nặng thêm!). May mắn có Bác sĩ Nhân, Bác sĩ Khánh tận tình chữa trị, vừa chích thuốc, vừa cho uống thuốc, vừa làm mát-xa, nên vài ngày là đi lại được.

Năm 1981, sau khi được về nhà, lại tiếp tục luyện tập Nhu đạo. Lần này, đấu mạnh hơn và có một lần bị đối phương quật cho một đòn, nằm luôn, không dậy được. Cũng nhờ xích lô chạy thẳng tới bệnh viện Sùng Chính. Ở đây giới thiệu đến một vị Đông Y Sĩ người Triều Châu, một võ sư nổi tiếng trong Chợ Lớn. Nơi đây, thầy thuốc cũng chỉ đắp thuốc và băng bằng một tấm vải mềm. Mỗi tuần đi thay thuốc một lần. Chừng một tháng thì khỏi. Khi đến Mỹ, hai năm đầu phải đi làm lao động nặng: giao hàng Furniture, đồ đạc trong nhà. Lúc đó, đã lớn tuổi, nhưng vẫn phải vác cả cái Love Seat lên vai một mình, và phụ khiêng những cái tủ nặng vài trăm kílô, những cái Sofa Bed, tức là ghế có cả giường sắt để ngủ, và nhiều thứ đồ nặng hai, ba trăm "pao" là chuyện bình thường. Đôi lần, muốn chuyển một cái tủ gỗ nặng lên thang gác, phải lót cạc tông trên bậc thang, rồi dùng sức vai để đẩy cái tủ lên từng bước... Từ đó, thấy cái lưng mình càng ngày càng đau. Ngồi cũng đau. Đứng càng đau hơn. Đi khám bệnh, và chụp X-Ray rồi Scat Scan, MRI, siêu âm đủ kiểu để thấy rằng cái xương sống chỗ thắt lưng đã cong hình chữ S, như giải đất Việt Nam yêu quý! Có hai ba chỗ lồi ra, từ 7mm đến 9mm, nghĩa là gần 1 cm, chạm vào dây thần kinh! Do đó mà đau kinh niên, mãn tính luôn. Hết thuốc chữa, trừ phương pháp giải phẫu. Mà theo bác sĩ chuyên môn, nếu muốn giải phẫu, phải chấp nhận một là bớt đau, hai là ...liệt, ba là ...nghoẻo! Và phải nghiên cứu lịch sử của vị bác sĩ giải phẫu thật kỹ càng, xem vị ấy đã giải phẫu bao nhiêu lần thành công, bao nhiêu lần thất bại. Thế thì chào thua cho rồi! Vậy, chỉ còn một phương pháp sau cùng: Tập thể dục thắt lưng và áp dụng khí công! Từ đó, đến nay, đã hơn mười năm, chỉ tập luyện và thấy bớt đau. Nhưng, đôi khi, vì quên những điều "cấm", lại thấy đau lại. Lúc đau quá, phải dùng thuốc (Celebrex. Thuốc này uống một viên vào lúc ăn cơm là hết liền.) Hết đau, tập lại và kiêng những điều cấm kỵ (quý ông không cần thiết phải kiêng chuyện kia đâu...) thì không đau nữa.
Bài này được viết lại nhằm tặng cho quý vị đau lưng một phương pháp hiệu nghiệm và tốt đẹp. Dĩ nhiên, được cái này thì mất cái kia, muốn khỏi đau, mà không tốn tiền, thì phải tập hoài hoài, và phải kiêng những điều "cấm" sẽ trình bầy sau đây.

1-Những điều "cấm",

không được làm:


-NGỒI CONG LƯNG. Đầu cúi về phía trước, lưng cong lại khi đánh máy computer, hay cầm tay lái xe. BẮT BUỘC phải ngồi thẳng lưng bất cứ lúc nào, đường thẳng của lưng và đường thẳng của mông và đùi phải là 90độ. Luôn ngồi sát mông vào ghế. Không ngồi nửa trong nửa ngoài ghế. Không ngồi ghế sofa mềm, vì sẽ tụt mông xuống nệm, người sẽ gập lại. Đứng dậy có thể thấy buốt một chân. Lái xe: phải chỉnh cái ghế cho thẳng góc, và phải ĐỘN thêm một cái gối ngay thắt lưng cho đẩy cái thắt lưng về phía trước. Không ngồi thoải mái, dựa ngửa ra sau, đê mê nghe nhạc, nghe đài để rồi đứng dậy không nổi!

-NẰM NỆM MỀM: Tuy không cần nệm cứng quá, nhưng phải dùng loại nệm vừa phải, không lõm xuống khi ta nằm lên. Nằm 8 tiếng với cái lưng cong, thì nhất định sẽ đau nhức cả đời. Nếu chưa có dịp thay nệm, thì kiếm cái chăn mỏng nào, gấp lại, để dưới lưng.

-NẰM CONG NGƯỜI: Cũng như ngồi cong lưng, nếu nằm cong người thì sẽ đau dài dài. Tuy nằm cong lưng thấy thoải mái, ấm áp hơn, nhất là được ... ôm ấp dễ chịu, nhưng nếu nhớ đến cái cơn đau lưng hành hạ, thì nên đổi thế nằm ngửa, hai tay thả theo thân mình, dùng gối thấp, hoặc không gối thì tốt hơn. (Ngủ không gối, nằm thẳng là một kiểu Thiền đấy!) Mới nằm kiểu này thấy khó chịu, thiếu thiếu cái gì, nhưng tập riết rồi sẽ quen.

-ĐỨNG LÂU. Hầu như tất cả trọng lượng của con người dồn vào chỗ thắt lưng. Nặng bao nhiêu "pao" thì bấy nhiêu "pao" dồn vào cái thắt lưng hết. Nếu đứng lâu, trọng lượng của chính mình sẽ lại làm mình đau. Không nên đứng nhiều một chỗ, mà phải di chuyển đều đặn. Người đau nhiều, đứng rửa bát cũng đau.

-CHẠY QUÁ MẠNH. Tập chạy thì rất tốt cho cơ thể, nhưng với người đau lưng, chạy mạnh quá, sẽ làm các đốt xương dập vào nhau, gây thêm đau đớn. Chạy nhẹ nhàng, vừa phải thì rất tốt vì khiến các đốt xương chuyển động điều hòa, nhẹ nhàng, kích thích chất hoạt dịch tại các đầu xương làm êm dịu các cơn đau.

-TẬP CÁC THẾ GẬP NGƯỜI VỀ PHÍA TRƯỚC (đứng hay nằm). Người đã bị đau vì các khớp xương đã bị gập về trước, nay lại gập mạnh về phía trước nữa thì có khác gì tự mình bẻ cong thêm cái xương đã cong sẵn!

-TẬP CÁC THẾ YOGA UỐN XƯƠNG SỐNG. Không nên làm những động tác nào mà phải nghiêng mình lâu. Tập Yoga rất tốt nhưng không được tập các thế nào mà phải bẻ cong xương sống. Trong sinh hoạt thường ngay, không với tay và quẹo người qua một bên. Dĩ nhiên, không thể làm thợ sửa xe vì có nhiều thế bắt phải quẹo cả người. Những thế vẹo người, cúi người lâu sẽ bẻ xương sống mình thành một cái vòng cung và dần dần không thể thẳng lại được nữa. Nhiều người thợ cấy, thợ mộc đã phải đi khòm người cho đến suốt đời.

-KHÔNG CÚI NGƯỜI ĐỂ NHẤC ĐỒ VẬT NẶNG. Nếu phải nhắc đồ vật nặng vài chục "pao" thì phải dùng bắp đùi, không dùng sống lưng mà nhắc vật lên. Nghĩa là giữ cho phần trên lưng vẫn thẳng góc với mặt đất, hai chân rùn xuống, dùng sức mạnh của bắp thịt đùi mà đứng lên. Không cúi cong người xuống, ráng nhấc cái gì lên... đôi khi xương sống kêu lên một tiếng "rắc" là đi đời nhà ma! Hết giấc mộng... yêu đương vĩnh viễn.

2-Những điều nên làm:

a-Vặn thắt lưng: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Hai chân thẳng về đằng trước. Từ từ xoay qua bên phải, hai tay "quăng" theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay "quăng" đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì ngưng lại 3 giây rồi "quăng" tay trở lại bên trái. Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, nén hơi, rồi thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện). Tất cả động tác hít thở đều làm qua mũi, không há mồm.

b-Xoay "hu-la-húp": Chắc mọi người, ai cũng từng nhìn thấy người chơi vòng gọi là hu-la-húp: người chơi để một cái vòng tròng ngay thắt lưng mình, rồi lắc sao cho cái vòng không rơi xuống chân. Người đau lưng cũng làm như vậy. Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi "hu-la-húp", nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn. Làm chậm rãi. Trong khi xoay hu-la-húp như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Nếu thấy giải thích như thế này còn khó hiểu thì nhờ người nào nhẩy hu-la-húp cho mình xem và bắt chước. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy hu-la-húp thực thì lại rất nhanh. Lưu ý: trong khi xoay vòng như thế, để ý xem là có bị đau một bên không, nếu đau bên phải thì bớt xoay về bên phải mà xoay nhiều về bên trái. Nếu thấy đau bên trái, thì xoay ngược lại phía bên kia. Vì nếu thấy đau ở bên phải khi xoay, có nghĩa là có một đĩa sụn nào đó, lồi ra, chạm vào bên phải. Bây giờ, mình cử động nhiều về bên phải, thấy đau. Bởi vậy, mình phải bớt nghiêng về bên phải trong khi tập bên trái nhiều hơn, cho quân bằng lại.

c-Làm Giãn xương 1: Có vị bác sĩ khuyên nên làm động tác giãn xương bằng cách nằm ngửa trên nệm, rồi tập trườn người tới trước, như khi lính trườn người dưới giao thông hào để kéo giãn xương ra. Có trung tâm chuyên Kéo xương, cho người bệnh nằm lên giường, buộc tay chân người bệnh ra hai phía đầu và chân, rồi điều chỉnh mấy cái nút cho cơ thể người bệnh giãn ra (Người viết có lần hỏi thăm một bác sĩ Mỹ và được biết giá biểu là từ Ba (3) đến Năm (5) ngàn đô!) Riêng với người viết, phương pháp làm giãn xương rất rẻ: không tốn đồng nào! Đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng. Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay xuống, rồi lộn ngược lên từ từ, sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. (Muốn làm cho đúng, tập trước bằng cách để hai bàn tay chồng lên nhau trước bụng rồi vặn qua vặn lại cùng lúc cả hai bàn tay. Sau khi thuộc rồi, thì áp dụng với hơi thở.) Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao TỐI ĐA, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra. Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra. Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua bên phải, tay trái qua bên trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông. Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay úp xuống, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên... Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng. Nhớ là không nhấc gót chân lên, phải dính cứng gót chân xuống mặt đất trong khi đẩy hai tay lên trời hết cỡ, như vậy xương mới giãn ra được.

d-Làm giãn xương 2: Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau tối đa, một tay đi xuống, một tay đi lên, giống như là bắn cung vậy. Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên. Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa.

e-Làm cân bằng lại xương: Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm. Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.g-Thiền công (Yoga) đứng: Chỉ làm thế này với người đau vừa phải, chưa mổ. Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước, đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm. Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.

h-Thiền công (Yoga) nằm: Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây. Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, và các nguời phải mổ xương không làm được các thế về bụng.)

Tác giả: Chu Tất Tiến

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Cách ăn uống của người cholesterol cao
Người có máu nhiễm mỡ cao thể hiện ở mức cholesterol cao hơn 200-220 mg% và triglycerid cao hơn 130 mg%, và họ cần có một chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Những thể khác nhau

Theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM), Đông y xếp bệnh mỡ trong máu cao thuộc loại các chứng đàm thấp, phì bàng (béo phì). Bệnh thường có những triệu chứng tùy theo mỗi thể: với thể thấp nhiệt uất kết - biểu hiện người nóng khát nước, tiểu ít, người phù, mỡ máu cao, bụng đầy, rêu lưỡi dày...; với thể khí trệ huyết ứ - biểu hiện mỡ máu cao, hay đau nhói trước ngực, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết...; thể tỳ hư đờm thấp - biểu hiện mỡ máu cao, hay mệt mỏi chân tay, chán ăn, đầy bụng, thường đi tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày...; thể tỳ thận lưỡng hư - thường gặp ở người lớn tuổi với biểu hiện, mỡ máu cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn uống kém, mỏi lưng, mỏi gối, tai ù, hay hoa mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng... Mỡ trong máu cao thường có liên quan nhiều đến các bệnh xơ động mạch, bệnh động mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh béo phì, tiểu đường...

Phép trị và cách ăn uống phù hợp

Tương ứng với từng thể bệnh trên, theo lương y Phạm Như Tá sẽ có những phép trị khác nhau, bên cạnh những cách ăn uống phù hợp. Cụ thể như: ở thể thấp nhiệt uất kết, thì phép trị là "thanh nhiệt, lợi thấp", dùng bài thuốc gồm các vị: bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả, nhẫn đông đằng, ý dĩ (tất cả cùng 10-15gr), hà diệp, cúc hoa, râu bắp (đồng 10-12gr), hoạt thạch 20-30gr, cam thảo 4gr, thảo quyết minh tươi 20gr, đem sắc (nấu uống); với thể khí trệ huyết ứ thì dùng phép trị "hoạt huyết, lý khí", dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa, đương quy, bạch thược (cùng 12-16gr), đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (đồng 10-12gr), đơn sâm 12gr, hồng hoa, sung úy tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung (đồng 8-10gr), đem sắc uống. Với thể tỳ hư đờm thấp, dùng phép trị "kiện tỳ, hòa vị, hóa đàm, trừ thấp", dùng bài "Hương sa lục quân tử thang" kết hợp với bài "Bạch kim hoàn gia giảm", gồm: đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự (đồng 10-12gr), trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (đồng 6-10gr), bạch phàn 2gr (tán bột hòa uống), chích thảo 3gr đem sắc uống. Ở thể tỳ thận lưỡng hư, phép trị sẽ là "Bổ thận, kiện tỳ", dùng bài gồm: hà thủ ô đỏ 10-12gr, thố ty tử 10-12gr, tiên linh tỳ 10gr, sinh địa 10-12gr, trạch tả 10-15gr, bạch linh 12g, bạch truật 10gr, đem sắc uống.

Ngoài ra, còn có những bài thuốc dân gian dùng cho người có mỡ máu cao như: dùng quả bắp, hạt bí ngô (cùng 30gr) đem nấu rồi dùng luôn cả cái lẫn nước; dùng cuống bí ngô 300gr, sơn tra 30gr đem nấu uống; dùng 1 củ cà rốt, 30gr đậu phộng nấu ăn ngày 1-2 lần; bí đao 100gr đem nấu với 30gr cành lê để dùng; lấy 30gr lá dưa hấu và 30gr vỏ đậu phộng nấu uống; dùng 30gr hạch đào nhân, 60gr lá bắp nấu uống.

Để phòng mỡ trong máu cao cần hạn chế dùng những món có quá nhiều chất béo động vật và nên dùng ít muối... Bên cạnh đó dùng nhiều rau quả tươi, vận động thể lực hằng ngày. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, chớ kiêng khem quá mức trong ăn uống vì sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể!

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Hệ thống y tế của Anh Quốc
Ngày 5 tháng 7 vừa qua hệ thống y tế quốc gia National Health Service (NHS) của Anh vừa tròn 60 tuổi. Trong sáu mươi năm đó, đã có nhiều thay đổi trong hệ thống y tế này, những nguyên tắc căn bản của nó vẫn là nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của mọi người dân, bất kể giàu nghèo, qua một hệ thống bảo hiểm y tế công trong đó mọi chi phí về y tế (trừ một phần tiền thuốc) đều do ngân sách chịu qua một khoản thuế đánh trên thu nhập của tất cả mọi người. Bác sĩ cũng như y tá và những nhân viên y tế là công chức ăn lương nhà nước và có nhiệm vụ khám bệnh miễn phí cho những bệnh nhân mình chịu trách nhiệm.

Hệ thống y tế này được tổ chức một cách khá phức tạp. Ðặt dưới trách nhiệm chính trị và tài chánh của Bộ Y Tế, hệ thống NHS được chia thành 10 Khu Y Tế Chiến Lược (Strategic Health Authority) chịu trách nhiệm lo bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ những người dân trong địa phận mình.

Hoạt động của các Khu Y Tế Chiến lược này bao gồm:

1. Chăm sóc sức khỏe gia đình và y tế công cộng (primary care) được trao cho 152 tiểu khu y tế căn bản (Primary Care trusts) quản lý khoảng 29,000 bác sĩ và 18,000 nha sĩ làm trong nhiều trung tâm y tế khu vực phân phối trên toàn bộ nước Anh. Mỗi người dân Anh có thể chọn một bác sĩ tại một trong những trung tâm y tế khu vực gần nhà mình làm bác sĩ gia đình. Và vị bác sĩ này có bổn phận lo thỏa mãn nhu cầu sức khỏe của tất cả những người dân ghi tên với mình và được trả lương theo số người mình chịu trách nhiệm. (Trong một cải tổ mới của chính phủ Anh, người dân Anh bắt đầu từ năm 2008 có thể chọn bất kỳ bác sĩ nào làm bác sĩ gia đình của mình chứ không chỉ được chọn những bác sĩ trong trung tâm y tế khu vực gần nơi mình ở)

2. Các bệnh viện cũng được tập hợp dưới những khu vực hành chánh gọi là National Hospital Trusts, quản trị khoảng 1600 bệnh viện trên toàn quốc.

3. Các dịch vụ y tế công cộng khác như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giáo dục y tế, chích ngừa dịch tễ và cấp cứu được đặt dưới sự cai quản của chính quyền địa phương.

Ðối với nhiều người Mỹ đây là một cơn ác mộng “y tế xã hội chủ nghĩa” trong đó bệnh nhân bị bỏ rơi không được chăm sóc chạy chữa. Cựu đô trưởng New York, ông Rudy Giuliani, lúc còn đang ra tranh cử tổng thống, trong một cuộc thảo luận về bảo hiểm y tế cho dân Mỹ, đã lên tiếng cực lực phản đối việc thành lập một hệ thống bảo hiểm y tế phổ quát cho toàn dân Mỹ và lấy trường hợp Anh làm điển hình, đã khẳng định rằng với trường hợp của ông bị bệnh ung thư, nếu sống ở Anh ông có 75% cơ hội ít hơn không qua khỏi so với sống ở Mỹ. Thực ra, nếu ông Juliani là một người nghèo, không đủ tiền mua bảo hiểm như khá nhiều người dân Hoa Kỳ, thì triển vọng ông sống được qua hệ thống bảo hiểm của Anh sẽ cao hơn nhiều.

Ðối với người Anh, hệ thống NHS này là một niềm tự hào của họ. Ngay cả dưới thời cựu Thủ Tướng Thatcher khi nước Anh đi sâu vào con đường tư bản chủ nghĩa với một loạt những đợt tư hữu hóa các cơ sở quốc doanh và cả một số những dịch vụ công cộng, chính phủ Anh cũng chưa bao giờ giám có ý định tư hữu hóa hệ thống y tế này. Và tuy rằng song song với hệ thống y tế NHS của nhà nước này tại Anh cũng có những hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân như của Mỹ cho những ai không muốn dùng hệ thống nhà nước hoặc muốn bổ sung thêm bảo hiểm của nhà nước, nhưng hệ thống này không được phát triển bao nhiêu vì đại đa số dân Anh hầu như đều hài lòng với những chăm sóc sức khỏe mà hệ thống NHS cung cấp tuy rằng - cũng giống như hầu hết các hệ thống y tế khác trên thế giới - chi phí chăm sóc sức khỏe tại Anh cũng tăng vọt lên với tình trạng lão hóa của dân chúng và sự xuất hiện của những phương pháp và thuốc men mới tốn kém hơn trước nhiều.

Hệ thống NHS này được thành lập dưới chính phủ Lao Ðộng của Thủ Tướng Clement Attlee sau Thế Chiến Thứ Hai. Mặc dầu ý tưởng thành lập này được đưa ra từ năm 1945, nhưng mãi đến 1948 chính phủ Anh mới đưa ra được vì những chống đối gay gắt của các bác sĩ trong Bác Sĩ Ðoàn Anh quốc (British Medical Association - BMA) và các thế lực khác. Trước khi có hệ thống này, hệ thống y tế của Anh cũng giống như tại Mỹ trước khi Tổng Thống Lyndon Johnson đưa ra chương trình Medicare, với mọi dịch vụ y tế đều nằm trong tay tư nhân. Con bệnh nghèo không có tiền mua bảo hiểm có thể đôi khi được chạy chữa tại các bệnh viện của các trường y khoa để giúp cho các sinh viên có cơ hội thực tập. Một số địa phương có thành lập những bệnh viện nhằm chữa chạy miễn phí cho dân chúng địa phương mình nhưng không phải nơi nào cũng có. Và tại một số vùng quê quá nghèo (như vùng Highlands của Scotland) chính phủ cũng đã phải thành lập những cơ sở y tế để giúp cho dân chúng ở đó không có tiền đi bác sĩ tư.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, nhận thức được rằng dân Anh cần phải được trả ân cho những đóng góp và hy sinh mà họ chấp nhận để đạt được chiến thắng, chính phủ Attlee đã đưa ra một kế hoạch lớn nhằm thay đổi xã hội Anh. Kế hoạch “nhà nước phúc lợi” (welfare state) nhằm cung cấp cho toàn thể dân chúng Anh những dịch vụ và phương tiện sinh sống tối thiểu từ lúc “sinh ra cho đến khi từ trần” (craddle to grave). Kế hoạch này dựa trên bản phúc trình của Lord Beveridge có tên là “Social Insurance and Allied Service” được xuất bản vào năm 1942 mà ngay từ năm đầu đã bán được đến 70,000 ấn bản.

Ðiều đáng ngạc nhiên là Lord Beveridge khi viết ra không hề có ý định làm một cuộc cách mạng xã hội. Là viện trưởng đầu tiên của trường đại học nổi tiếng London School of Economics and Political Sciences, Lord Beveridge sau này cương quyết phủ nhận việc người ta gán cho ông là cha đẻ của nhà nước phúc lợi. Trong một bức thư gởi cho một người bạn, ông George Gatson, Beveridge viết “Người ta cứ gán cho tôi là cha đẻ của Nhà Nước Phúc lợi vì những đề nghị của tôi trong phúc trình Beveridge. Nhưng danh từ này hoàn toàn không xuất hiện trong phúc trình đó, và theo như tôi được biết không hề có trong mọi đề nghị khác của tôi”.

Beveridge không thích nhà nước phúc lợi, nói rằng nó tạo cho người ta tinh thần ỷ lại. Ông muốn có một xã hội phúc lợi (welfare society) chứ không phải một nhà nước phúc lợi. Ý ông muốn nói đến một xã hội biết chăm lo cho nhau chứ không phải chỉ trông cậy vào nhà nước.

Một điều đáng ngạc nhiên nữa là Ðảng Lao Ðộng Anh là đảng cuối cùng chấp nhận phúc trình Beveridge đưa vào trong nghị trình chính trị của mình. Trong ba đảng chính trị chính của Anh, đảng Tự Do và đảng Bảo Thủ là hai đảng đầu tiên ủng hộ ngay những gì đưa ra trong phúc trình. Ðảng Lao Ðộng chỉ chấp nhận sau một đợt tranh cãi dài trong nội bộ với cánh tả cầm đầu bởi Aneurin Bevan e sợ rằng chấp nhận những đề nghị này sẽ làm nhụt đi tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân Anh khiến cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không thể xảy ra; và cánh hữu sợ rằng nếu không nhận, Churchill có thể dùng phúc trình Beveridge này để có thể tiếp tục nắm chính quyền.

Cuối cùng thì những e ngại của cả Bevan đã đúng: cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không xảy ra và chủ nghĩa tư bản không những không giãy chết mà lại còn phát triển mạnh thêm trong những năm sau đó. Và có lẽ điều mỉa mai nhất của lịch sử là Aneurin Bevan, với tư cách là bộ trưởng Bộ Y Tế và Lao Ðộng là người chịu trách nhiệm thành lập hai cơ quan NHS và Pension Service, hai cơ quan đóng góp nhiều nhất trong việc dập tắt ngọn lửa đấu tranh giai cấp tại Anh.

Lê Mạnh Hùng

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Lycopene của An Tiêm

Ly Cô Pin là cái chi chi?
Da xanh lòng đỏ còn gì hỡi anh
Lỡ mà tim mạch chẳng lành
Xin mời dưa hấu vỏ xanh ngày ngày
VH
Mỗi mùa Xuân về dưa hấu nhắc chúng ta nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Ngày tết đến chưng quả dưa trên bàn thờ, dưa hấu thật sự đã gần gủi với sinh hoạt gia đình Việt Nam. Và vì dưa hấu đã sống muôn đời trong lòng dân tộc Việt Nam, kể từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Chuyện chàng con nuôi vua là An Tiêm được ân sủng của loài dưa này mà trở nên thành công, giàu có. Chuyện dưa hấu là chuyện cổ tích xưa của Việt Nam vào thời lập quốc của 4000 về trước, nhưng chuyện dưa hấu cũng là chuyện mới của y học Hoa Kỳ ở thế kỷ 20 khi mà người ta tung ra bao nhiêu công trình nghiên cứu tán dương nó, là vì dưa hấu có chứa chất lycopene, rất cần thiết cho cơ thể con người.

Lycopene là gì?

Lycopene là chất có nhiễm sắc tố đỏ được tìm thấy trong một số cây thực vật có quả cho cơm màu đỏ như dưa hấu, cà chua, bưởi đỏ, ổi đỏ,… và quả gấc. Các loại quả này chứa chất Carotenoids là chất dầu thực vật có màu vàng, màu cam hay màu đỏ. Hợp chất Carotenoids chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể con người mà điển hình là sinh tố A và Beta-carotene.

Dưa hấu vs. Lycopene:

Dưa hấu có chứa chất dầu lycopene và là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như các sinh tố A, B1 (Thiamin), B6 (Pyridoxine), C, E, Magnesium và Potassium. Mà các sinh tố A, C và E là 3 chất chủ yếu chống sự ốc-xít hóa gây ra tế bào ung thư. Sinh tố A và Beta-Carotene hổn hợp làm giảm lượng mỡ xấu LDL. Các cuộc khảo cứu cho thấy trong 1 cup rưởi nước tinh chất dưa hấu chứa từ 9 đến 13 milligrams chất Lycopene. Như vậy trung bình dưa hấu cho lượng Lycopene 40% nhiều hơn lượng cà chua. Trước đây cà chua được quảng bá rầm rộ về lượng Lycopene mà nó có. Ngày nay ngôi vị thượng phong của cà chua bị dưa hấu chiếm đoạt. Điểm khác nữa là người ta thích ăn dưa hấu đỏ hơn ăn cà chua.

Quả gấc của người Việt Nam:

Ngoài các loại trái cây cho trữ lượng Lycopene cao, ta không quên quả gấc trong thực phẩm của người Việt chúng ta. Trong món ăn điển hình là xôi gấc, khi nồi xôi nấu chính, mùi thơm, màu đẹp. Tôi không hiểu ai là người sáng tạo ra món ăn độc đáo này. Quả gấc cho lượng lycopene dồi dào. Tên y khoa của gấc là Momordica Cochincinensis. Tên Tàu là Mộc miết, tên Pháp ngữ là Muricic và tên Anh ngữ là Momordica. Vì không được phổ biến hay biến chế trong thức ăn của người tây phương nên gấc không có chổ đứng trang trọng trong giới y khoa phương tây như cà chua và dưa hấu, nên các nhà thực vật học, dinh dưỡng học xoay quanh hai chủ đề nóng hổi là về nguồn gốc cho chất Lycopene qua 2 loại quả thực vật phổ thông này.

Lycopene chống bệnh tim mạch:

Trong khi hai cơ quan Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association, AHA) và Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (Agricultural Research Service, ARS) phổ biến những bản tin khảo cứu y khoa chuẩn thuận cho dưa hấu là loại thực phẩm nên dùng vì trữ lượng Lycopene mầu nhiệm này. Chính sự hiện diện các chất chống sự hủy hoại tế bào trong dưa hấu như vitamin A, C, E ngăn ngừa nạn ung thư, rồi Beta-Carotene kết hợp cùnh sinh tố A chống lượng mỡ tích tụ tạo sự chai cứng thành động mạch ra, chất Pyridoxine (B6) giúp cơ thể tạo tế bào mới, tạo thêm hồng huyết cầu và gia tăng sự chuyển hóa các chất hóa học giúp cơ thể hoạt động hữu hiệu hơn. Lượng Potassium dồi dào trong dưa hấu là yếu tố ngoạn mục ngừa bệnh cao áp huyết khi giúp tim đập điều hòa và tránh chứng bệnh tai biến mạch máu não.

Đàn ông ơi đàn ông!:

Các cuộc khảo cứu y khoa xã hội cho thấy đàn ông bị các loại bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, hay bệnh mập phì đe dọa tình trạng sức khỏe càng gia tăng trong xã hội ngày nay. Đó là gánh nặng cho ngân sách y tế quốc gia hàng năm. Người ta truy tìm ra những nguyên do thì nhiều người đàn ông vì hoàn cảnh như sống độc thân, cách ăn uống thiếu thận trọng, ăn hàng quán fast food nhiều hơn, steaks, burgers, donuts, hay thực phẩm đóng hộp, thức ăn đóng gói ăn liền (TV dinner) với người Mỹ. Với đàn ông Giao Chỉ của chúng ta thì phở nạm ngầu, phở da gà, vè dòn nước béo,… và hàng trăm thứ hấp dẫn khác nữa, kể ra chỉ thêm thèm. Phần khác, các ông làm việc nhiều, stress lo trả bills, các ông là khách hàng xộp cho các hãng rượu, hãng bia và hãng thuốc lá,…

Một cuộc khảo cứu y khoa qui mô tại đại học y khoa Harvard năm 1995, gần 50,000 đàn ông được mời tham gia chương trình tìm hiểu về ích lợi của chất lycopene này. Kết quả cho thấy là mỗi người ăn được 10 servings hoặc hơn của các sản phẩm từ cà chua như ketchup, tomato juice, tomato sauce, tomato paste, cà tươi,… trong mỗi tuần. Một serving độ 6 ounces trong ly styrofoam size. Sau 5 năm tỷ số giảm nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến xuống 34%. Ung thư nhiếp hộ tuyến là loại hung thần đe dọa nam giới. Năm 1998 thống kê Hoa Kỳ cho biết có 184,500 người bị mắc loại ung thư này và nó đã cướp đi 39.200 sinh mạng của những người đàn ông dễ thương. Đây là loại ung thư xếp hàng thứ nhì hăm dọa đời trai của quý ông sau chứng ung thư phổi. Tôi không ngạc nhiên khi các ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ bạn tôi cứ mãi thi dua phì phà thở như ống khói. Mà Hội Ung thư Hoa Kỳ hằng năm đã gửi ra ngoài hàng loạt khuyến cáo trên internet, TV, radio hay báo chí là: "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ".

Phúc trình của Dr. Barbara Levine:

Dr. Barbara Levine, một chuyên gia về ngành dinh dưỡng, trong bài viết "Chất Lycopene có thể giúp ngăn ngừa ung thư nhiếp hộ tuyến" (Lycopene may help to prevent prostate cancer) đăng trong tạp chí y học “Licopene and Health”, bà cho biết dưa hấu chứa chất lycopene, rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư nhiếp hộ tuyến. Sự đo lường khi người ta tìm hiểu Lycopene trong dưa hấu là cứ mỗi 2 serving cup có chứa từ 15 cho đến 20 mg Lycopene. Khi người đàn ông nào có chứa vị thần hộ mạng Lycopene trong máu thì mức độ bị ung thư nhiếp hộ tuyến rất thấp. Những năm trước đây bao nhiêu công trình nghiên cứu đặt trọng tâm vào cà chua, về sau này người ta có khuynh hướng xoay sang khai thác loại dưa hấu vì dưa hấu dễ ăn, nhiều người ưa thích nó và giá cả rất "cá kèo", bình dân.

Đàn bà có cần người tình Lycopene ?

Thưa là có chứ. Đàn ông chúng tôi thương dưa hấu và Lycopene như thế nào thì xin quý bà hãy thương như vậy. Vì Lycopene như đã nói là chất dầu chứa nhiễm sắc thể màu đỏ của tình yêu nồng nàn dành cho quý bà mà. Cũng vì bị ám ảnh bởi các hung thần tim mạch, hung thần ung thư ngực hay ung thư đôi gò bồng đảo hoặc ung thư tử cung đe dọa, số phụ nữ hằng năm qua đời khá nhiều.

Theo lời khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là vì số phụ nữ trên thế giới mắc ung thư và bệnh tim mạch gia tăng. Do đó người phụ nữ hãy lưu ý đến sức khỏe của mình hơn, hãy đi thử nghiệm hằng năm và ngăn ngừa bằng cách đổi nếp sống ăn uống có lợi cho sức khỏe. Tại Hoa Kỳ trong 10 người đàn bà ở hạng tuổi từ 45 đến 64 thì có 1 người mắc bệnh tim mạch. Mầm ung thư (carcinogen) do các "phân tử tự do" (free radicals) huỷ hoại các tế bào qua tiến trình ốc-xít hóa là nguy cơ hăm he những người phụ nữ dễ thương.

Thưa quý vị phụ nữ dễ thương, người viết xin đề nghị quý vị hãy tiếp tế Lycopene cho cơ thể quý vị luôn nhé. Tuần rồi người viết vào một ngôi chợ Việt Nam trên phố Bolsa, quý bà dễ thương bao vây xung quanh hàng sầu riêng "đắc tiền", và vị nào vị nấy bê một hay hai quả sầu riêng mà lòng hí hửng, hàng dưa hấu giá rẻ hạng "cá kèo" thì thưa thớt đáng tội nghiệp. Dr. Barbara Levine bỏ công nghiên cứu dưa hấu và Lycopene làm chi, người viết nhìn cảnh quý bà tủm tỉm cười vui bên người tình sầu riêng mà muốn kêu trời không thấu. Hay là chúng ta nên đề nghị Dr. Levine và cơ quan WHO chỉ nghiên cứu về người tình sầu riêng từ rày về sau. Theo y khoa Đông y thì người tình dưa hấu mang đặc tính hàn và thủy vượng, tức có tính lợi tiểu (diuretic) và mát rượi tâm hồn. Còn người tình sầu riêng có đặc tính hỏa vượng, tức ăn vô cơ thể càng nóng thêm và mắt đổ ghèn. Tại sao người ta nỡ bê ngườI tình hỏa vượng, vừa đắc tiền, vừa bị hotflash, nóng bừng bừng, nóng hừng hực, nóng như Quan Công, trong khi lại nỡ xa lánh, hất hủi người tình có nhiễm sắc thể đỏ hồng tim yêu, hồng như nụ hồng nồng nàn, dễ thương, rẻ tiền, và man mác tâm tư kia hỡ trời?

Hãy sụt cân bằng dưa hấu:

Cuối thế kỷ 20 vừa qua đại học y khoa Harvard làm cuộc khảo cứu về Lycopene và phụ nữ, vì họ thích ăn dưa hấu và trong máu có chứa lượng Lycopene cao làm giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch. Mỗi ngày dùng 2 serving cup dưa hấu sẽ giúp đỡ nhiều cho việc gìn giữ sức khoẻ, vì trong 2 cup đó chứa đến 25% lượng vitamin cần thiết. Dưa hấu là thức ăn có nhiều sinh tố từ dưỡng tố A, B1, B6, C, E đến Magnesium và Potassium,… Phúc trình của Dr. Levine khuyến khích ăn kiêng dưa hấu như cách phụ giúp cho sức khoẻ (dietic supplement).

Những người nặng cân:

Nói về nan đề trọng lượng của người nặng ký thì tại Hoa Kỳ ngày nay chính quyền cùng giới TV, báo chí truyền thông đem nguy cơ bệnh mập phì hay béo ngậy thân hình, béo rửng mỡ, béo từng mảng thịt tưng tưng lên thành đề tài quốc gia bàn tán xôn xao. Theo thống kê y khoa thì 34% đàn bà được xem là mập phát tướng đô con (obese) trong khi đàn ông chỉ có 27%. Về tiêu chuẩn phì hết chổ nói (severely obese) thì đàn bà chiếm giải quán quân 6.3% so với 3.1% con số dành cho quý ông. Trời sinh ra đàn ông vốn khiêm nhường, lép vế, nên con số nào lớn cũng để dành hay nhường cho phụ nữ đi trước. Bởi cũng vì ý niệm truyền thống thiêng liêng dễ thương: "Lady, first!".

Bài viết cho biết dưa hấu là một loại thực phẩm tốt, có ích cho sự ăn kiêng. Với tạp quán từ ngàn xưa của người Giao Chỉ chúng ta không còn xa lạ với món dưa hấu. Từ khi chàng An Tiêm vì tính kiêu căng bị vua cha Hùng Vương đày ải chàng ra đảo Nga Sơn để thân lập thân mà vươn lên. Rồi loài chim lạ thương tình gieo hạt dưa hấu từ đất liền nhả ra làm giống, và rồi từ đó An Tiêm chịu khó làm lụng vươn lên. An Tiêm là con trai nuôi của vua Hùng Vương thứ 18, nên chàng cũng là một trong những vị thủy tổ của người Giao Chỉ có sức khỏe tốt bền bỉ vẹn toàn, có thân hình lý tưởng lắm. Này nhé, thử hỏi bạn một thanh niên sống ở hoang đảo suốt ngày cày cuốc trồng dưa hấu full-time dưới ánh nắng mặt trời chói chan của vịnh Bắc Việt thì mức cholesterol phải đẹp tuyệt vời. Vã lại chàng chỉ ăn cá và dưa hấu ở hoang đảo thì chàng An Tiêm là mẫu người trai có sức khỏe lý tưởng, Dr. Levine phải vinh danh chàng là cha đẻ ra thuyết ăn kiêng bằng dưa hấu Lycopene nhé. Chính An Tiêm chịu khó trồng trọt quảng bá khi chuyển nguồn dưa hấu tươi mát Lycopene cho dân Việt ở trong đất liền thưởng thức. Rồi khi tết đến nhà nhà chưng dưa hấu mà nhớ công ơn của người có công lưu truyền thuyết ăn kiêng, do đó người Việt ta phải hãnh diện về An Tiêm.

Dr. Levine nói dưa hấu đóng góp cho việc làm đẹp cho cơ thể, hèn chi lúc trước 75 chị Út người làm nhà tôi khi đi ngủ chị ấy cắt dưa hấu thành lát mỏng đắp lên đầy mặt. Chuyện khác nữa là khi gia đình tôi ăn kiêng món tráng miệng dưa dấu xong, chị để dành vỏ dưa làm gỏi. Vỏ dưa được bào mỏng trộn tí dấm vào, xong cho tôm thịt luộc, khô sặc nướng vàng thơm lừng trộn vào. Chị cho rau răm, đậu phọng rang rất bắt mồi. Dr. Levine quên thêm món gỏi dưa hấu tôm thịt khô sặc vào phúc trình của bà. Nhưng dù sao tôi nghĩ chị Út xứng đáng nhận lãnh bằng tưởng lục của Dr. Levine và cơ quan WHO nhờ công đem dưa hấu vào cho đủ món trong nghệ thuật bếp núc.

Lời cuối cùng là khi mùa Xuân đang về tôi nhìn quả dưa Mễ trên bàn thờ tôi nhớ chuyện ngài An Tiêm với quả dưa Việt Nam. An Tiêm đã hiện diện từ thuở lập quốc Việt Nam. Người đầu tiên của giòng giống Giao Chỉ cho truyền bá thuyết về lịch sử quả dưa hấu. Tôi tin chắc nịch rằng là người Giao Chỉ rất thông minh, người Việt Nam đã biết Lycopene từ khuya, chẳng cần đợi đến cuối thế kỷ 20 mới đọc thống kê khảo cứu của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp ARS, hay Harvard Medical Center hoặc Tổ chức WHO. Và rằng chị Út hồi xưa đã nằm lòng Lycopene cho gia đình ăn những quả dưa chín đỏ nồng nàn và chị cũng biết những lát mỏng dưa hấu oan khiên thí nghiệm trên mặt chị cho làn da mịn màng là tiêu biểu cho những trang phúc trình dài thòng của bao nhiêu cơ quan nghiên cứu sắc đẹp phụ nữ về sau này vậy.

Vương Thư Sinh

Post Reply