Tháng bảy ngâu về, trời thu lá úa
Ngập ngừng lối lạ, mờ quá trăng thề
Mưa che lối nhớ, gió chắn đường mong
Lạnh buốt tận lòng, hết rồi duyên nợ
Làm sao tìm em
Đêm dài như sông
Ngày như biển rộng
Đôi bờ cách biệt
Bão tố giữa dòng
Thôi thì nỗi nhớ
Thôi thì niềm mong
Thôi thì ngày chờ
Thôi thì tháng đợi
kết lại thành lời
Gửi em vần thơ
Mùa thu cho em [/center] Thành phố nhỏ và hiền như bàn tay con gái, thành phố trầm mặc cổ kính như một nỗi buồn đã xa. Tĩnh lặng, yên bình. Không thể biết khi nào mùa thu đã tới, cũng chưa thể nắm bắt hình hài của mùa mới vừa sang.
Chỉ lắng nghe âm thanh dịu dàng một bài hát cũ, để những ngón tay miết nhẹ lên giai điệu và lòng thì thầm nhắc khẽ: “Thu rồi…”
Mỗi tình khúc của Ngô Thụy Miên giống như một nỗi nhớ đánh rơi bên hồ, có màu sắc, hương vị và thanh âm riêng biệt. Để rồi một ngày đầu thu, nỗi nhớ mang trên mình đôi cánh xanh trong suốt, bay lên từ vòm sóng và hát ríu ran bản tình ca giữa đất trời.
Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và anh có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Anh có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé.
Anh có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
Anh có hay thu về hết dấu cô liêu
Và anh có hay khi mùa thu tới
Bao trái tim vương màu xanh mới
Anh có hay hay mùa thu tới hồn em ngất ngây.
Nắng úa dệt mi em
Và mây xanh thay tóc rối
Nhạt môi môi em thơm nồng
Tình yêu vương vương má hồng
Sẽ hát bài cho anh
Và ru anh yên giấc tối
Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
Chờ anh em nghe mùa thu trôi.
Anh có mơ mùa thu cho ai nức nở
Anh có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và anh có mơ khi mùa thu tới
Hai chúng ta sẽ cùng chung lối
Em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương
Đó là Mùa thu cho em, một bài hát hài hòa giữa ca từ bay bổng trong sáng đặt trên nền nhạc cổ điển của thập niên 70. Mùa về trong phố, dắt theo dịu dàng một cơn mưa. Người ta thường nói ở xứ này vào ngày mưa buồn lắm. Những con đường nhỏ thưa thớt bóng người, chỉ còn vòm cây xanh thẫm đổ xuống như một chiếc dù ngăn cách mặt đất với bầu trời.
Đi qua nơi nào cũng bắt gặp nét cổ kính phong rêu: mái ngói đỏ sậm, bức tường phai màu, hoa Chăm Pa trên cây. Và tất cả quán café ở đây đều dìu dặt những bản nhạc trữ tình êm ái. Tâm hồn thành phố nhỏ từ mấy trăm năm đã là một hòa tấu thật hiền và xúc cảm. Người lạ ghé thăm, ngỡ ngàng bởi sự trầm lắng, dễ thương và xíu xiu nơi này.
Buổi sáng, ngồi bên hiên quán café nhìn xuống mặt hồ xanh rộng, tay xoay xoay ly trà và ngắm những con bồ câu sà xuống kiếm hạt dưa. Mưa bụi khẽ khàng đậu trên tóc, trên má, rồi rớt xuống tay mát dịu. Ngày mưa, nhưng không buồn…
Không gian tĩnh tại, hợp quá với một tình khúc của Ngô Thụy Miên. Nhạc sĩ không sinh ra trên đất này, nhạc phẩm không nhắc tới đất này, mà sao “tạng” của ông lại như thể bắt nguồn từ chất điềm đạm, mộng mơ vốn là bản sắc nơi đây vậy.
Mùa thu, một ngày mưa, xứ sở mang tên nỗi buồn. Sao tất cả điều này bước vào âm nhạc của Ngô Thụy Miên lại nồng ấm, giàu tình cảm đến thế. Màu vàng của nắng, màu xanh cây cối, bụi mưa trong, cùng môi thơm thiếu nữ… đã dệt nên mối tình đẹp, se sợi dây yêu thương vấn vít và khiến lòng người mẫn cảm, tinh tế hơn trước những thanh âm mùa: “Anh có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé.”
Một lời tỏ tình ý nhị và nữ tính. Cô gái đã nhờ mùa thu nói hộ lòng yêu, hay cô chính là mùa thu đấy, tóc mây môi hồng, hát tình ca và mơ về đường yêu thơm ngát.
Ngoại ô mùa thu. Lối mòn quanh co chạy lên dốc, thấp thoáng màu hoa giấy trắng hồng xập xòe như cánh bướm nhỏ. Xung quanh là đồi thông trùng điệp. Màu thông xanh kì ảo, mượt mà, đôi khi có thể khiến tâm hồn bật khóc vì những phiến lá nhỏ thon như nỗi buồn quỳ gối.
Cỏ dưới chân mịn ướt, mùi rêu ẩm trên thân cây lẫn với hương dẻ vàng thơm mềm. Không gian mùa thu chìm trong màu xanh ngát. Mát lạnh thẳm sâu. Muốn làm một chiếc lá mỏng, dũng cảm treo nơi đầu cơn gió lạ, qua ngày bão ngày mưa, lá vẫn bền bỉ ở lại với đời hát ca. Muốn làm một mặt trời bên lưng đồi vùi ngủ, không mang sắc đỏ, không lấp lánh vàng, một mặt trời đi vắng cho ngày mưa êm thật êm.
Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
Chờ anh, em nghe mùa thu trôi.
Ở lưng đồi mùa thu, có những cơn mưa về đậu lại, ngọn thông cao rì rào và một người con gái mắt trong đứng đợi tình yêu. Câu nhắn nhủ hẹn hò đã trở thành điểm nhấn của ca khúc, buông chậm rãi xao xuyến như đám mây vắt ngang bầu trời. Mùa thu chỉ vừa tới như lòng người mới lần đầu chớm yêu.
Với Mùa thu cho em, Ngô Thụy Miên đã vẽ một mùa rất riêng, tươi sáng và ấm áp. Nó khác hẳn màu phôi pha, úa tàn ta thường gặp trong các tình khúc thu của những nhạc sĩ cùng thời.
Có mưa đấy nhưng đem lá rắc lưng đồi, màu nắng nhẹ để điểm trang hàng mi thiếu nữ, và nỗi cô liêu không còn ám ảnh trái tim người trẻ tuổi. Trái tim đó đã biết gõ nhịp yêu thương và mang đôi cánh xanh trong suốt bay trên đồi để hát ríu ran về tình yêu cùng nỗi nhớ.
Những ngày mưa, mùa này, có thể nhặt trong thành phố biết bao nhiêu là nỗi nhớ, có màu sắc, hương vị và âm thanh riêng biệt. Riêng tôi, tôi vẫn muốn được lần nữa ngồi bên hiên quán café ven hồ, tay xoay xoay ly trà và thảnh thơi ngắm những con bồ câu sà đậu kiếm hạt dưa.
Tôi biết có thể từ dưới mặt hồ trong veo này, hay ở lưng đồi mùa thu phía xa kia, sẽ đổ về một dòng nhạc phảng phất hơi sương ẩm trộn lẫn mùi thơm của ban mai tinh khiết.
Và tôi lại ước mình được trở thành một mảnh lá treo nơi đầu cơn gió, một mặt trời ngủ quên bên lưng đồi, cho ngày mưa cứ thế trôi êm, êm mãi…
Ở lưng đồi mùa thu, Người biết không - tôi - vẫn đợi......
Trời còn mưa ngâu cho lá thêm sầu
Chảy vào đêm vắng muôn trùng nỗi nhớ
Theo tiếng đàn mưa buông dài nhịp thở
Như rót mãi tận cùng giọt hoài mong
Nước mưa se lạnh thêm buốt nhói lòng
Không gian mịt mùng tàn canh chiếc bóng
Từ thẳm sâu lệ buồn còn rưng đọng
Thấm hồn đau rướm máu giọt tương tư
Niềm thương ray rứt xót xa ngậm ngùi
Vòng tay yêu đương ngọt ngào hương ấm
Cạn chén giao bôi mình cùng đối ẩm
Uống lịm môi thơm say giọt trăm năm
Đôi bờ cách trở vẫn không nhạt nhòa
Một vầng trăng mật nồng nàn tha thiết
Xin trọn thủy chung luân hồi vạn kiếp
Sống mãi trong nhau giọt tình thiên thu…
PTMC
Tiểu Vũ Vi
15/07/12
Last edited by tieuvuvi on Tue Aug 21, 2012 5:52 pm, edited 1 time in total.
Tiếng Gà Trưa & Nỗi Nhớ Thương Hoài Niệm Một Đời… Ở đâu đó trong các làng quê, ngỏ hẻm hay phố thị Việt Nam ngày xưa – tiếng gà gáy trưa vẫn thình thoảng vang lên – rời rạc. đơn độc –giữa trưa hè oi nồng im vắng, nhưng âm thanh ấy lại có sức cuốn hút thật lâu dài trong lòng người như điệp khúc quen thuộc mà thật da diết của Quê Nhà…
Tiếng gà vang lên trong nắng trưa hanh vàng. trong nỗi lặng lẽ của đời sống tạm ngưng nghỉ sau một buổi quần quật bương chải vì cơm áo.
Âm thanh ấy – có lắm người nghe quen đến nỗi chằng hề để ý. thậm chí không lưu lại chút cảm xúc? Cứ mặc cho tiếng gà eo óc cô đơn…Cho đến một ngày nào – chợt nghe tiếng gà trưa vọng lại –và lòng bỗng rộn lên một niềm hoải cảm mênh mông…
Tiếng gà gáy trưa khác hơn tiếng gà gáy buổi sang: Âm thanh khô khốc bất chợt vang lên, lẻ loi, rồi lặng im ngay sau đó! Lặng im cùng cái nắng oi bức nặng trĩu. Âm thầm cùng cõi vô cùng của đất tròi hiu quạnh chung quanh! Nếu là người đang xa quê – tha hương, thì âm thanh đơn điệu cũ càng ấy sẽ trổi dậy - ray rức, thôi thúc - mảnh liệt hơn - một nỗi niềm dịu vợi xa xôi chẳng bao giờ dứt. Tiếng gà trưa âm vang mãi mãi trong nỗi nhớ thương hoài niệm một đời biển dâu. chìm nổi!
Nhà thơ Hoàng Lộc đã bắt gặp “ tiếng gà trưa” nơi phố người hoa lệ từ bên kia đại tây dương – và đã thao thức. đã dằng vặt với bao nỗi nhớ Quê tha thiết không cùng trong một trưa khó ngủ nơi xứ người theo tiếng gà xao xác vọng lại từ nhà một hàng xóm: “ông bạn Mễ xứ người kiếm sống
còn mang theo trưa những tiếng gà
ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
ơn láng giềng thêm nỗi quê xa...” (Qua Vườn Nhà Một Hàng Xóm Mễ Tây Cơ,
Nghe Tiếng Gà Trưa)
Sự nhạy cảm quá đổi tinh tế của nhà thơ làm sống dậy nổi xúc dộng dịu dàng mà sâu thẳm vì “tiềng gà trưa” lạ lẫm trong thinh vằng của cõi người đã khiến nhà thơ chợt nhận ra cái tầm thường- rất tầm thường của đời sống quanh anh, mà bấy lâu chưa nhận thấy: “ ông bạn Mễ xứ người kiếm sống
còn mang theo trưa những tiếng gà”
Dù đã lưu lạc xứ người vì cơm áo – nhưng ông bạn làng giềng không hề quên quê hương, kỷ niệm. người thân yêu của mình nơi một làng quê xa xôi cách biệt nào đó tận xứ Mễ Tây Cơ! Vẫn còn “ mang theo trưa những tiếng gà” bên đời sống lận đận viễn xứ bao năm! Biết người – nghĩ lại mình : “ ta nhiều năm nỗi đời nỗi mộng
ơn láng giềng thêm nỗi quê xa…”
Nhiêu năm tháng thăng trầm vì “nỗi đời/ nỗi mộng”.
Nhiều năm tháng biền biệt quê xa. Bao lần khắc khoải nhớ thương “thực/mộng”. Và ngay lúc nầy đây- “qua vườn nhà một hàng xóm Mễ Tây Cơ”- nhà thơ đã thêm vào “cõi đời/ cõi mộng” nỗi nhớ “quê xa” – ngày càng quặn thắt, tràn đầy. Nếu không đáu đáu bên lòng một nỗi nhớ quê son sắc. nếu không tìm ẩn một tình thương yêu quê nhà thường trực thôi thúc réo gọi bên dời – thì làm sao một “tiềng gà trưa” đã khơi dậy một trời đau xót nhớ nhung?
Tôi bổng nhớ đến nhạc sĩ – nhà thơ Văn Cao trong “ Mùa Xuân Đầu Tiên” đã không “vô tình” khi đưa “tiếng gà trưa” vào đoạn cuối của ca khúc để bật lên tiếng lòng chân thật nhất. thiết tha nhât, bi thương nhất, và cũng dào dạt cảm xúc nhất dành cho “mùa xuân đầu tiên” sau 75 còn bỏ ngỏ: “…Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên song
Một trưa nắng thu hôm nay mênh mông.”
Vậy mà - một thời ca khúc tâm huyết tuyệt vời nầy của Văn Cao đã “bị cấm phổ biến” vì sự trung thực. Vì lòng bi thương hoài niệm. Vì “những mùa xuân không là mùa xuân” đã được nhắc nhở như một nỗi đau chung của dân tộc (?) – nhưng rồi, hôm nay- nó đã được vang lên trong mọi nhà. Trong mỗi dịp Xuân về; bởi một diều giản dị - đó là tình cảm, là tiếng lòng của tất cả mọi trái tim Việt Nam yêu Quê Hương chân chính! Khúc ca là tiếng thổn thức của niềm vui và nỗi buồn…
Chỉ một tiếng gà trưa bình thường thôi. Nhưng âm vang quê mùa chơn chất ấy đã lôi cuốn. đã lay động bao trái tim nhớ thương Quê Nhà đến vô cùng… Thật tuyệt vời – tiếng gà trưa vẫn còn vang mãi cho đến hôm nay và cả mai sau…/.
Chúa nhật không N,
Nắng mai dỗi hờn buông ngàn tia nóng
Đốt cháy tro tàn niềm nhớ tương tư
Ngoài ô cửa chú chim non lạc lỏng
Dấu mỏ buồn thôi hót khúc giao mùa
Chúa nhật không N,
Gió giam mình trên triền cao khắc khoải
Chuỗi hạt trầm châu phối lời kinh trưa
Phố tịnh yên thời gian ngưng đọng lại
Từng hồi chuông ngọ gióng những âm thừa
Chúa nhật không N,
Giữa hai đầu nỗi nhớ sầu ô thước
Cơn mưa chiều lẫy tím giọt tình thơ
Chảy xuống hồn đau sũng dòng lệ ướt
Ly cà phê nhấp ngụm đắng hững hờ
Chúa nhật không N,
Con trăng gầy khẽ khàng ôm giấc sóng
Trên đồi gió đêm thao thức chờ mong
Bên gối chăn mình em chơ vơ bóng
Nghe tim quặn thắt đổ trận mưa lòng
Có tiếng phone reo…
Giọng nói ngọt êm thì thầm thủ thỉ
“N về rồi… bé có nhớ anh không?”
Một ngày không N dài hơn thế kỷ
Bắt đền em đi… môi lịm tình nồng…