TIN ÚC CHÂU

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Áp dụng phim ảnh Hollywod vào đời sống : Một người Việt ở Cabramatta ra toà


SYDNEY: Hôm Chủ Nhật vừa qua các nhân viên công lực Úc tại phi trường Sydney đã bắt giữ một công dân Úc gốc Việt tên Nguyễn Đức Thắng 43 tuổi, ngụ ở Cabramatta, vì tội vận chuyển ma tuý.


Điểm đáng nói ở đây là Nguyễn Đức Thắng đã tinh quái vận dụng mưu kế của một băng đảng ma túy trong phim Traffic -- một bộ phim về các băng đảng buôn lậu ma tuý từ Mexico về Mỹ -- nhưng vẫn thất bại.


Nên biết rằng phim này thực hiện khá tốn kém với nhiều tài tử gạo cội của Hollywood như Michael Douglas, Catherine Zeta-Jones, Benicio Del Toro, Luis Guzman, Dennis Quaid v.v... được trình chiếu lần đầu tiên vào năm 2000. Trong phim này thì nhờ cô vợ (do Catherine Zeta-Jones đóng) thuê người ám sát các nhân chứng mà một ông trùm ma tuý chuyên đưa bạch phiến từ Mexico về Mỹ đã được thoát án tù và khi được tự do đã vạch ra một 'dự án' làm ăn mới là... nhập cảng búp bê. Theo mưu kế này thì búp bê sản xuất ở Mexico sẽ được tay chân y nhúng vào nước có hòa tan heroin, sau đó sẽ phơi khô búp bê, đến khi đem về Mỹ thì sẽ ngâm búp bê vào nước để chất bột chết người tan ra rồi lắng xuống hay đem chưng cất để lấy heroin.


Trên màn bạc thì kế hoạch này chỉ mới được bàn thảo mà khán giả không biết là nếu đem ra áp dụng thì có thành công hay không vì phim chấm dứt ở đó. Trước đây hai năm một nữ tiếp viên Vietnam Airlines cũng bị bắt khi mang một chai rượu hòa tan bạch phiến vào Úc. Và nay thì đến phiên Thắng xử dụng phương kế này.


Ông Thắng đã hòa loại bột amphetamin vào nước rồi tẩm vào quần áo sau đó phơi khô để qua mặt hải quan. Trên thực tế, với thủ thuật tinh vi này, ông Thắng đã qua mặt được hải quan tại Việt Nam nhưng không qua mặt được hải quan Úc. Trong chuyến bay từ Sài Gòn đến Sydney hôm Chủ Nhật vừa qua, khi làm thủ tục khám xét, các nhân viên hải quan Úc đã hoài nghi khi thấy quần áo của ông Thắng, trong đó có 7 cái quần Jean màu trắng, được gói rất cẩn thận với mỗi quần mỗi áo đều được bọc riêng bằng một bao nylon.


Với những dụng cụ kỹ thuật tân kỳ, quan thuế Úc dễ dàng xác nhận rằng mớ quần áo kia tẩm đầy ma tuý nên liền bắt giữ ông Thắng. Qua ngày hôm sau ông Thắng bị đưa ra toà và bị toà bác đơn xin tại ngoại nên sẽ bị tống giam cho tới ngày 13.7 sẽ đưa ông ra tòa xét xử tiếp.
Vụ này một lần nữa cho thấy, cứ mỗi lần ở Úc xảy ra một vụ án ma tuý lớn là gần như có người Việt dính líu vào.


Trong khi đó thì tại Việt Nam bộ công an CSVN vào hôm thứ Tư cho biết 'đã triệt phá được đường dây buôn bán ma túy lớn từ nước ngoài' với tổng cộng 60 nghi can mà họ cho là đường dây lớn nhất, chuyên đưa ma túy từ Lào vào tỉnh Sơn La rồi sau đó vận chuyển tới nhiều địa phương khác. Theo lời khai của các nghi can thì mạng lưới này đã vận chuyển và buôn bán hơn 3,000 bánh heroin, tức hơn một tấn bạch phiến cùng một số lượng lớn thuốc phiện. Tuy nhiên công an chỉ mới thu thập chứng cớ cho thấy con số là hơn 1000 bánh bạch phiến và 535ký thuốc phiện.
Trong những nghi can này thì có 10 người đã bị kết án tử hình vì liên can đến những đường dây ma túy và đã xét xử xong, do đó họ đang được cơ quan điều tra đề nghị tạm hoãn việc thi hành án tử để điều tra thêm.

Báo Việt Luận online
Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Bà Alvarez sẽ về lại Uc để lãnh... hàng triệu

Post by phu_de »

Bà Alvarez sẽ về lại Uc để lãnh... hàng triệu đồng

Image

MANILA: Mặc một bồ quần áo sặc sỡ và với nụ cười e lệ, bà Vivian Alvarez ngồi trên chiếc xe lăn vẫy tay từ giãi một trại tế bần ở Phi Luật Tân vào cuối tuần qua để làm chuyến hành trình trở về đoàn tụ với gia đình ở Úc sau khi bị trục xuất một cách nhẫm lẫn, gây ngượng ngập cho chính phủ Howard.



Người phụ nữ 42 tuổi có hai con đã được một nhân viên ngoại giao đến đón chở đi khỏi một tu viện của cơ quan Missionaries of Charity do Mẹ Teresa sáng lập ở thành phố Olongapo thuộc miền bắc nước Phi. Đây là nơi mà bà đã cư trú kể từ khi bị trục xuất vào năm 2001.


Chính phủ Úc đã bày tỏ sự ân hận về vụ trục xuất nhầm lẫn này và hiện đang mở cuộc điều tra về những tắc trách trong lối làm việc của bộ di trú. Và chính phủ cũng đứng ra lo liệu mọi phí tổn để đưa bà Alvarz về lại Úc.
Bà Alvarez vào cuối tuần qua cho biết là bà từng nói với các viên chức di trú, trước khi bị trục xuất, là mình có quốc tịch và sổ thông hành Úc. Nhưng bà không tỏ vẻ phẫn nộ gì nhiều trước tai ương oan trái này: 'Đây là một nhầm lẫn'.

Khi được hỏi là bà có chấp nhận lời xin lỗi của chính phủ hay không thì bà gật đầu nói 'vâng'. Bà còn nói thêm: 'Làm người thì luôn có sai lầm'.
Người phụ nữ ở Queensland, còn có tên khi lấy chồng là Vivian Solon và Vivian Young, sẽ quay về lại Úc, quê hương thứ hai mà bà đã sống suốt 18 năm và có hai đứa con. Vào hôm thứ Bảy vừa qua, bà Alvarez đã được đưa đi khám sức khỏe và sau đó đã gặp được một số thân nhân của mình tại tòa đại sứ Úc ở Manila.

Bà Alvarez đã gần như bị quên lãng và sống nhờ vào sự chăm sóc của các nữ tu ở Olongapo kể từ năm 2001. Chính phủ Úc tuyên bố họ đã nỗ lực lùng kiếm bà sau khi phát giác ra sự nhầm lẫn của mình.
Theo một số nguồn tin cho biết thì bà Alvarez bị trục xuất trong khi đang hồi phục sức khỏe từ những vết thương trầm trọng trong vụ tai nạn xe cộ ở bắc bộ NSW. Tuy nhiên Betty Graham-Higgs, một cựu nhân viên xã hội làm việc tại bệnh viện Lismore Base Hospital, nói rằng bà Alvarez được phát giác nằm trên một con đường với các vết thương là do bị đánh đập.
Bà Alvarez kể với các ký giả là bà nhớ rất ít về vụ tai nạn dẫn đến việc trục xuất: 'Tôi bị tai nạn. Tôi nói với họ tôi là công dân Úc nhưng sổ thông hành không có mang theo bên mình'.

Bà kể là khi ấy bà đang đi đến trung tâm giữ trẻ để đón đứa con trai nhưng sau đó thì bị nhân viên di trú bắt nhốt. Bà sau đó được đưa sang Manila và rồi bị đưa đến trại tế bần bởi 'một phụ nữ Úc' mà bà không nhớ tên.

Bà cho biết là không một nhân viên Úc nào liên lạc với bà trong suốt thời gian đó. Bà cũng muốn liên lạc với gia đình ở Úc nhưng không có phương tiện và tài chánh để trả cho các cú điện thoại viễn liên.
Theo nhiều nguồn tin thì đứa con trai đầu lòng của bà Alvarez đã được nhận làm con nuôi trong 4 năm qua và một đứa con trai khác sắp hoàn tất bậc trung họ.


Bà cho biết là bà không giận chính phủ Úc và không hề biết rằng vào ngày qua bà đang trở thành một nhân vật được bàn thảo sôi nổi ở Sydney. Tòa đại sứ Úc ở Manila hiện sẽ phụ trách săn sóc cho bà để phục hồi sức khỏe trước khi lên đường về lại Úc.


Tuy nhiên vào hôm thứ Hai vừa qua, một toán luật sư đã bay sang Phi Luật Tân để bắt đầu tiến trình thưa kiện chính phủ liên bang về vụ này.
Cựu chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Cơ hội Làm việc Bình đẳng kiêm cựu chánh án liên bang Marcus Einfeld, đã nhóm họp với toán luật sư này nhằm kiện chính phủ đời bồi thường hàng triệu đồng cho bà Alvarez. Ông Einfeld sẽ là trạng sư bênh vực cho bà Alvarez.


Việt Luận online

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

FOOTBALL và ĐÁ BÓNG

Post by CNN »

Nam Châu, một thiếu niên Úc gốc Việt đã được chọn tham dự cúp Narita ở Tokyo vào tháng tới.
Image Đến Úc vào lúc mới 2 tuổi, từ một thiếu niên không hề biết đá banh (kiểu Úc, một môn thể thao xa lạ với VN), đã được chọn tham dự giải thiếu niên "quốc tế", hơn thế nữa Nam còn hy vọng trở thành một ngôi sao sáng của môn football ở Melbourne, nơi vẫn còn là thủ đô của môn bóng đá "kỳ cục" này.

Xin xem thêm tin Báo Herald Sun ở đây

CNN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Bộ mặt thật của một nhân viên bốc dỡ hành l

Post by phu_de »

SYDNEY: Người nhân viên bốc dỡ hành lý tại phi trường Sydney, tức người đang bị đình chỉ công việc vì tình nghi dính líu đến một đường dây nhập lậu cocaine, là một tay thầu cá độ bất hợp pháp trong khi làm việc cho Qantas.

Image

Barry Phillips chính thức bị cho nghỉ việc vào hôm thứ Tư vừa qua sau khi bị cho tạm ngưng làm việc vào tuần qua. Một nguồn tin nội bộ cho tờ báo Daily Telegraph biết rằng, ông Phillips từng bắt cá đua ngựa trong lúc làm việc tại Qantas. Nguồn tin này cho biết ông ta đã khai hết chuyện này với Ủy ban Bài trừ Tội phạm NSW.
Vai trò của ông Phillips trong đường dây nhập lậu ma túy vẫn chưa được biết rõ nhưng người ta tin rằng hoạt động thầu cá ngựa của ông cũng đủ là lý do để Qantas sa thải.
Qantas từ chối đưa ra lời bình luận về chuyện này. Nhưng hãng hàng không này đã tình nghi 4 nhân viên bốc dỡ khác. Họ đang mở cuộc điều tra các cáo giác là những nhân viên này đã giúp chuyển lậu hơn 19 ký cocaine ra khỏi phi trường.
Một nguồn tin khác cho biết tình trạng hoang mang đang xảy ra trong giới nhân viên ngành này vì lo sợ họ sẽ bị nhắm đến chỉ vì là bạn bè hay bạn nhậu của các nhân viên đó.
Cần nhắc lại là ba trong số những nhân viên đó đã gây hoài nghi khi họ thay đổi lịch trình nghỉ phép để có mặt trong ngày 8.10, tức ngày mà 10 ký cocane được nhập vào Úc từ Nam Mỹ.
Cảnh sát cáo buộc rằng tay trượt sóng ở Bondi, Shayne Hatfield, đã sắp xếp chuyến hàng cùng với Leslie Mara và Michael Hurley sau khi móc nối với một nhân viên bốc dỡ hành lý có bí danh là 'Tom'.
Ngày 8.10 năm ngoái cũng là ngày mà hành lý của cô Schapelle Corby được chuyển lên máy bay từ phi trường Sydney cho chuyến hành trình đến Bali, và trong xách có 4 ký cần sa.
Trong một diễn biến khác thì chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Macquarie Bank, David Clark, đang cố gắng xóa tan mối liên hệ của ngân hàng này với một cựu thành viên hội đồng bị cáo buộc dính líu vào đường dây nhập lậu cocaine.
Ian Chalmers 40 tuổi là một trong 15 người đàn ông hiện bị truy tố về âm mưu nhập lậu một lượng ma túy trị giá 60 triệu Úc kim từ Nam Mỹ.

trích báo Việt Luận
Xem thêm ở đây
The Daily Telegraph.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Ngay từ lúc chào đời, bé trai Việt đã gây sóng

Post by phu_de »

Ngay từ lúc chào đời, bé trai Việt đã gây sóng gió tại Úc

PERTH (TH): Trong khi các dân biểu Úc tranh luận kịch liệt trong toàn nhà quốc hội tại Canberra về chuyện giam giữ trẻ em trong trại tạm giam khi cha mẹ bị coi là di dân bất hợp pháp, thì một chú bé tị nạn Việt Nam chào đời tại Perth ở tiểu bang Tây Úc.

Image


Ngày 24.5 tuân này, bé trai Michael Andrew Tran cất tiếng khóc chào đời tại nhà thương King Edward Memorial với một nhân viên an ninh canh chừng ở cửa phòng. Được biết từ tháng Tư năm nay, hai vợ chồng anh Trần Minh Đạt và chị Nguyễn Hoài Thu được Úc đưa từ trại tạm giam ngoài đảo Christmas về một trại giam bí mật khác ở Perth để được bác sĩ chăm sóc bào thai.
Tối 24.5 tuần này, chị Hoài Thu 39 tuổi, đã sinh non bé Michael Andrew Tran. Tiếng khóc chào đời của bé trai Việt Nam này làm nổi lên làn sóng đòi thả trẻ em ra khỏi trại tạm giam ở Úc. Trước áp lực của nhiều dân biểu ghế sau trong đảng Tự do, Thủ tướng John Howard tuyên bố bé trai Việt Nam này sẽ không phải trở lại trại giam tại đảo Christmas. Nhưng Tổng trưởng Di trú Amanda Vanstone lại nói ngược lại: em Michael Andrew Tran cũng phải về trại tạm giam như cha mẹ của em.
Được biết trong lúc chị Hoài Thu sinh con thì bộ di trú đã đưa chồng chị tới một trại giam bí mật tại Perth. Trong khi sinh con, chị chỉ được bà Kaye Bernard, một người tranh đấu cho dân tị nạn, ở bên cạnh cùng với một nữ nhân viên an ninh canh chừng. Chị Hoài Thu là một trong 53 người Việt tị nạn đến Úc trên tàu Hào Kiệt và đang bị giam giữ tại đảo Christmas từ năm 2003 cho tới nay.

Việt Luận

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Câu chuyện của 53 thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Australia

2005.03.29
Phương Anh, phóng viên đài RFA


Cuối tháng 7 năm 2003, một chiếc thuyền Việt Nam đã cặp vào đất liền của Úc, nhưng ngay sau đó, bị tàu hải quân kéo ngược lại ra hòn đảo Christmas xa xôi của Úc, nơi chỉ có khoảng 2000 cư dân địa phương đang sinh sống.
Image Chiếc thuyền này đã đi từ Hòn Khoai, mũi Cà Mau và rất nhiều ngày lênh đênh trên biển cả với bao nguy hiểm, ngay khi cập bến bờ Úc, họ liền làm đơn xin qui chế tị nạn chính trị. Thế nhưng, chính quyền Úc đã đưa họ thẳng đến trại tù Di trú cách đất liền 2800 cây số.


Còn ông Nguyễn Văn Hòa, một Việt Kiều Úc, người đã tổ chức chuyến vượt biển cho những người này đã bị tù 5 năm với tội danh buôn người. Tại sao vào thời điểm này mà vẫn có người vượt biển bất chấp bao hiểm nguy đang rình rập họ trên biển cả, bỏ tất cả sự nghiệp, quê hương của mình ra đi trên con thuyền nhỏ bé, mặc cho dông tố bão táp vùi dập, để rồi sau đó lại bị giam giữ trong nhà tù của chính quyền Australia.


Nguyên nhân nào đã khiến cho họ liều mạng như thế và hơn 2 năm đã trôi qua, số phận của họ bây giờ ra sao?

Phương Anh đã liên lạc với ông Đoàn Việt Trung, hiện là Tổng thư ký Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc Châu để hỏi thăm và được ông kể lại:

Họ đến đây vào tháng 7 năm 2003 trên một chiếc thuyền tên là Hào Kiệt, trong đó gồm có 54 người, một là người có quốc tịch Úc. 53 người này sau đó đã xin tị nạn, còn một đã có quốc tịch Úc rồi nên không xin tị nạn.

Ông Đoàn Việt Trung

"Họ đến đây vào tháng 7 năm 2003 trên một chiếc thuyền tên là Hào Kiệt, trong đó gồm có 54 người, một là người có quốc tịch Úc. 53 người này sau đó đã xin tị nạn, còn một đã có quốc tịch Úc rồi nên không xin tị nạn.

Con số 53 người này sau đó đã trở thành 54 người vì có một em bé đã sinh ra tại trại giam ở Úc. Họ bị giam ở đảo này cách đất liền chừng 2800 cây số, gần Nam Dương hơn là gần Úc. Trong số 54 người này thì đã có 11 người được qui chế tị nạn và còn lại 2 phần 3 thì đã được thắng ở tòa án liên bang và sắp sửa được ra hội đồng cứu xét tị nạn để được tái cứu xét thanh lọc. Số 1 phần 3 còn lại tức là khoảng chừng 7, 8 trường hợp thì đang chờ kết quả của tòa án liên bang. "

Hỏi: Thưa ông, được biết trong số những người vượt biển này có một bà cụ già đã 74 tuổi thì số phận của bà cụ ra sao?

Đáp: Tôi đã gặp bà cụ vào tháng 9 năm 2003 khi tôi ra đảo thăm. Người rất là dễ mến, khi nói chuyện với tôi thì nước mắt cứ chảy ròng ròng và nói với tôi rằng già rồi mà còn bị giam giữ như vầy.

Bà cụ là người lớn tuổi nhất trong nhóm của họ. Bà cụ này mắt rất là yếu và cách đây khoảng hai ba tuần có được đưa vào từ đảo Chirstmas vào thành phố Perth ở bên Tây Úc để được chữa về mắt. Trong thời gian ở đây để chữa bệnh thì bà cụ cũng bị giam tại trại giam của sở di trú gần phi trường Perth.

Tại trại giam này có mười mấy người toàn là đàn ông thanh niên cả, trong số đó có một số người Việt, và những người này đã thông báo cho chúng tôi biết là có một bà cụ già bị giam như thế. Cộng đồng ở Úc rất là phẫn nộ, rất là giận dữ vì chính quyền Úc đã dùng luật cẩu thả như vậy, trong đó có một bà người Úc tên là Kaye, đã tranh đấu để chống lại và qua sự tranh đấu bằng một cuộc biểu tình mời các Đài Truyền Hình đến, và các tin tức này đã lên báo chí.

Qua áp lực của công luận đó Bộ Di Trú Hoa Kỳ đã đồng ý không giam giữ bà cụ ở đó nữa và cho bà ra ở trọ trong một ngôi chùa của người Việt. Đây là chỉ để cho bà cụ chữa bệnh thôi, trên nguyên tắc thì bà cụ vẫn phải trở về trại giam cũ. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt tự do tại Úc sẽ tranh đấu để bà không bị trả về trại giam nữa.

Qua áp lực của công luận đó Bộ Di Trú Hoa Kỳ đã đồng ý không giam giữ bà cụ ở đó nữa và cho bà ra ở trọ trong một ngôi chùa của người Việt. Đây là chỉ để cho bà cụ chữa bệnh thôi, trên nguyên tắc thì bà cụ vẫn phải trở về trại giam cũ. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt tự do tại Úc sẽ tranh đấu để bà không bị trả về trại giam nữa.

Ông Đoàn Việt Trung
Hỏi: Thưa ông, vì sao những người này lại vượt biển đến Úc ạ?

Đáp: Thưa vào cái đêm 30 tháng 4 năm 2003 rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 2003 họ chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm có khoảng chừng 4 đến 8 người. Mỗi nhóm đến một nghĩa trang ở một số tỉnh của miền Nam và họ rải truyền đơn.


Nội dung của truyền đơn đó là nhà cầm quyền CSVN đã quá độc tài, đã áp bức, đã bắt giữ nhiều tù nhân lương tâm, bây giờ phải trả tự do cho những người đó, phải trả lại hệ thống dân chủ cho Việt Nam. Sau đó khoảng chừng hai tuần thì họ được biết là nhà nước đã biết họ là ai và bắt đầu lùng kiếm thì họ cùng nhau đi xuống thuyền và rời khỏi Việt Nam.


Chừng khoảng 10 ngày sau thì họ ghé vào Nam Dương vì sóng lớn quá và họ đổ thêm dầu xăng rồi từ đó họ đi tiếp đến Úc. Từ lúc họ đi cho đến Úc thì họ ở trên biển khoảng 17, 18 ngày. Và khi mà họ tới Úc thì một trong những câu điều tra mà cảnh sát liên bang điều tra là làm cách nào mà thuyền của họ có thể vượt qua được biên phòng của bờ biển Việt Nam và họ đã cho biết bờ biển của VN có những lỗ hổng mà tàu tuần duyên của VN không thể nào kiểm soát hết được.


Tôi tin là khi họ trình bày tất cả những điểm bí mật mà CSVN rất muốn giữ thì cái đó lại thêm một lý do để chứng tỏ khi họ về VN họ sẽ bị CSVN đàn áp họ ngay.


Hỏi: Thưa ông, vậy kết quả cứu xét cho những người này có được khả quan không?

Đáp: Nói về cứu xét cho những người này có khả quan hay không thì phải nói về chính quyền Úc về vấn đề đối phó với người tị nạn, thì nói chung một điều tôi rất buồn, phải nói là bên Úc khi nói đến những người đến đây bằng thuyền họ đối xử rất là dã man, rất là tệ hại.


Cách đối xử của họ chẳng có giống một nước văn minh chút xíu nào cả. Trong số bốn mươi mấy người còn lại thì con số hồ sơ của họ khoảng chừng 21 hồ sơ. Trong số 21 hồ sơ thì 14 hồ sơ đã được thắng ở tòa án liên bang. Thắng đây có nghĩa là tòa án liên bang cho là Hội Đồng Cứu Xét đã dùng luật không có đúng.


Quí vị đã làm sai luật, bây giờ quí vị phải hỏi họ lại một lần nữa. Còn chừng khoảng 7 hồ sơ nữa thì vẫn đang chờ kết quả của tòa án liên bang, không biết là họ có được tái cứu xét thanh lọc lại hay không. Với những người ra thanh lọc lần thứ nhì, chúng tôi tin tưởng họ sẽ được.


Hỏi: Thế còn tình trạng của người tổ chức và người lái chiếc thuyền này?

Hiện nay vẫn có hai người bị giam, một trong hai người đó là ông Nguyễn Văn Hòa, một công dân Úc, trở về VN, người mà đã đưa ra cái sáng kiến rải truyền đơn này.

Ông Đoàn Việt Trung
Đáp: Hiện nay vẫn có hai người bị giam, một trong hai người đó là ông Nguyễn Văn Hòa, một công dân Úc, trở về VN, người mà đã đưa ra cái sáng kiến rải truyền đơn này. Ông cũng kéo vào gia đình bên vợ của ông, bên gia đình của ông. Trên chiếc thuyền này tất cả là những người thuộc về bên gia đình ông Hòa hoặc là bên gia đình vợ ông Hòa.


Còn ông Tôn là người chủ của chiếc tàu đó và chính quyền Úc họ đã bỏ tù hai người này 5 năm với tội danh họ là những người buôn người. Thực sự khi chính quyền Úc đưa vào quốc hội cái luật buôn người thì họ định nghĩa buôn người là chở người vô không xin phép và phải làm việc đó với mục đích có lợi.


Tuy nhiên, họ lại định nghĩa chữ lợi với một cách với một cách rất là ẩu và vì thế hai người này vẫn bị bỏ tù và chúng tôi rất là giận, rất là phẫn nộ vì dùng luật một cách ẩu như vậy và vì thế chúng tôi cùng với bà Kaye ở Tây Úc tranh đấu cho họ rất mạnh mẽ và bây giờ chính quyền sẽ công nhận với luật sư của chúng tôi họ sẽ trả tự do cho hai người này.


Ông Tôn là người ở trong nước và ông đã hỗ trợ cho việc rải truyền đơn này, còn ông Hòa thì khi ở Úc cũng như một số người Việt ở Úc cũng đã làm một số việc tranh đấu cho tự do dân chủ ở trong nước.


Hỏi: Với tư cách là tổng thư ký của CĐNVTD liên bang Úc Châu, ý kiến của anh về vụ thuyền Hào Kiệt như thế nào?

Đáp: Tôi nghĩ là cứ có một chiếc thuyền Hào Kiệt đến được nước Úc thì tôi tin là đã có một chiếc thuyền khác chết trên biển cả.


Những ai mà đến được nước Úc mà nếu bị đối xử một cách dã man và vô lý thì cộng đồng người Việt ở Úc sẽ sẳn sàng giúp cho họ nhưng mà không phải vì thế mà chúng tôi khuyến khích quí vị hãy xuống thuyền mà đi, bởi vì quí vị cũng biết là một nước Úc xa xôi như thế này thì 10 người đi thì đều có 4, 5 người chết, nên chúng tôi xin gửi đến thông điệp là quí vị hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi xuống thuyền đến Úc xin tị nạn chính trị.


Quí vị vừa nghe xong câu chuyện của chiếc thuyền Hào Kiệt và số phận của 53 thuyền nhân. Liệu tất cả những người này có được công nhân quyền tị nạn hết hay không vẫn là một dấu hỏi. Bên cạnh đó, với những người được cấp qui chế tị nạn thì được cấp visa 3 năm.


Sau đó, chính quyền Úc tin rằng nếu Việt Nam không còn là nơi nguy hiểm cho họ, thì họ có thể sẽ bị trả về Việt Nam. Chắc quí vị và các bạn cũng như Phương Anh, hy vọng một ngày không xa, chúng ta sẽ không còn thấy những con người liều chết trên biển cả để đi tìm tự do như chiếc thuyền Hào Kiệt này.



Image
The Hao Kiet, arriving at Port Hedland harbour


Image
...and the Hao Kiet, after army and police arrived on board...

ImageImage
Left: Olympic Legend Betty Cuthbert with Hao Kiet refugees Van Chi Dinh and Ly Lam Phan in Mandurah

Right: Mandurah local Grace Bernard with Phan Quoc Vu, who was accepted as a refugee

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sinh Hoạt Văn Nghệ: Buổi Ra Mắt Thi Phẩm “Melbourne Vàng” của Anh Hạ

Lý Thừa Nghiệp
Những cơn nắng rực rỡ chói chang của mùa Hạ vừa qua đi và đất trời Melbourne đang chuyển dần sang mùa Thu với những cơn gió man mác thổi qua những hàng cây, thổi qua tóc tai, qua da thịt con người và những cơn gió dịu dàng cũng đang thổi qua cả tâm tư của từng người dân Melbourne bình yên hiền hòa nhưng không kém phần tươi vui và lãng mạn. Những hàng cây cũng đang nhuộm vàng, những chiếc lá đầu tiên của mùa Thu rơi sớm nằm đó đây trên những con đường ở Footscray. Một sự hòa điệu nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên đang diễn ra vô cùng mẫn cảm giữa trung tâm Thành phố Footscray, một sự kiện Văn học văn nghệ: Buổi Văn Nghệ ra mắt Thi Phẩm “Melbourne Vàng” của Anh Hạ.

Tất cả như được tô lên một sắc vàng thênh thang lồng lộng trên con đường Nicholson với hai hàng cây mùa Thu, như đón chào những đồng hương yêu mến thơ nhạc đang bước tới Quán Queen Place. Nơi đây đang sẵn sàng khai mạc một chương trình thơ nhạc đã được chính nhà thơ Anh Hạ và một số Văn Nghệ Sĩ thân hữu thực hiện. Trong bầu không thật ấm cúng đó, những Đồng hương cùng những anh em bè bạn đến tham dự Buổi ra mắt sách cũng vừa đầy, vừa khít khao cả 2 khu vực của Nhà hàng Queen Place và cũng thật là đúng giờ theo Thư Mời.
Đúng 2 giờ anh Nguyễn Gia Hùng, người điều khiển chương trình hôm nay, với tiếng nói trầm ấm, nhẹ nhàng, anh lên tiếng chào mừng Quý Đồng hương đã đến tham dự đông đảo và anh ngỏ lời chương trình văn nghệ bắt đầu. Sau phần giới thiệu đôi nét về nhà thơ Anh Hạ của thi hữu Lê Nguyên Tịnh, thì một giọng ngâm thơ vô cùng điêu luyện của anh Lương Thanh Hiếu vang lên làm lắng đọng cả không gian đang chứa đựng cả hơn một trăm con người yêu mến văn nghệ thơ ca. Bài thơ “Non Nước Thiêng” trong thi phẩm “ Melbourne Vàng” của Anh Hạ đã được Nghệ sĩ Nguyễn Thanh Hiếu diễn ngâm vô cùng cảm xúc:
Ta có mùa Xuân reo vui đỉnh núi
Của loài hoa rực rở lắm gai già
Thoảng ngàn hương ngây ngất những đường hoa
Chân muốn bước gót nhói đau vạn kỷ.
*
Ta có mùa Hạ nơi biển xanh
Ai mang mây trắng dựng xây thành
Nỗi buồn u uẩn như sương khói
Non nước dạt dào khóc biển xanh.
……
Tiếp theo là tiếng hát của một Nghệ Sĩ với mái tóc trắng phau, nhưng phong cách và tiếng hát vẫn còn sung mãn lắm. Đó là nhạc sĩ Ngô Văn Dẫn trình bày bản nhạc do chính ông soạn nhạc từ bài thơ “Khi Trở Lại” của Lý Thừa Nghiệp. Tiếng hát trầm trầm tha thiết như nung như nấu những câu thơ như một niềm thổn thức:
Con nước lớn và ròng vô tận
Cuộc trầm luân vô lượng sóng luân hồi
Hởi em thơ bên bờ cố-quận
Có mùa nào khô ráo cả buồn vui.
Tiếng sáo anh Trường lại vút lên và tiếng ngâm chị Khánh Thọ dịu dàng diễn tả bài thơ “ Hồn Thanh Trúc” của Anh Hạ. Ý thơ vô cùng lãng mạn, chàng trai trẻ nào đó với nỗi đam mê cháy bỏng đeo đuổi một bóng hồng trên con đường dài vô định:
Em về đâu?
Cho anh theo một đoạn đường
Nhìn em cười nụ bóng yêu thương
Cho hồn thanh trúc cong từng đốt
Qui hướng em đi khắp phố phường.
……
Tiếng hát Hồng Yến với nhạc phẩm “ Bài Thơ Cuối Cùng ”, với tiếng đàn Guitar của nhạc sĩ Ngô Chương đã làm tăng phần phong phú cho buổi văn nghệ đang hồi hấp dẫn mọi người thưởng ngoạn. Minh Hà, một nử nghệ sĩ tài danh của Melbourne, hôm nay cũng với chiếc áo dài truyền thống Việt-Nam, chị duyên dáng xuất hiện với tiết mục ngâm thơ qua bài thơ “Những Ngày Kuala Lumpur” thơ Anh Hạ cũng được trích ra từ Thi phẩm “Melbourne Vàng”. Hãy lắng nghe tiếng thơ buồn diệu vợi của một loài chim vừa lìa xa tổ ấm:
……
Kuala Lumpur những chiều mưa
Ta mang tâm sự nói sao vừa
Tìm ai ta nói gì chăng nữa
Người vẫn nụ cười không tiếng xưa.
*
Kuala Lumpur vẫn lặng im
Ta mang hơi thở kẻ chết chìm
Tự do ý nghĩa đời đôi chữ
Tổ ấm xa rồi một giống chim.
Ca Dao, cái tên thật thi vị của một Nghệ sĩ diễn ngâm thơ. Ca Dao, cái tên đọc lên là nghe chan chứa cả một trời Quê hương, có tiếng Mẹ ca ru ngọt ngào, của thời xa xưa yêu dấu ấu thơ, có cánh diều bay trên những cánh đồng mênh mông thơm mùi rơm rạ và những mái chùa phong rêu an tịnh… vẫn còn in đậm trong tâm khảm của mỗi người dân Việt ly hương. Chị Ca Dao đến với Buổi ra mắt Thơ Anh Hạ qua 2 bài thơ: “Ôm Mây Trắng” và “Áo Thu” cũng trong thi phẩm “Melbourne Vàng”. Tiếng ngâm chị Ca Dao dâng tràn cảm xúc, chân thành diễn tả những câu thơ của Anh Hạ như những dòng lệ khôn nguôi rưng rưng thương nhớ về một cố hương tưởng chừng như đã lưu vong bao đời bao kiếp…
Mơ về
Sông Lại một dòng
Nhớ thương bí tích
Lưu vong bao đời
Nầy đây
Chỉ một dòng thôi
Ai gieo tang tóc
Mây trôi trắng bờ.
……
David Nguyễn, một khuôn mặt văn nghệ trẻ của Melbourne, anh sinh hoạt nhiều trong giới Văn nghệ Úc. Hôm nay David Nguyễn đọc bài thơ Anh ngữ do chính anh sáng tác. Kế tiếp anh diễn đọc thêm bài thơ Việt ngữ...
Trường Mỹ và Mỹ Quý, 2 giọng ngâm thơ tràn đầy sinh lực từ miền Sông Hương Núi Ngự. Anh là Trường Mỹ và em gái là Mỹ Quý, 2 anh em ruột đến với chương trình Văn nghệ qua những bài thơ của Anh Hạ. Tiếng ngâm của Trường Mỹ & Mỹ Quý êm đềm như những dòng sông mùa Thu, nơi vùng đất Thần Kinh ngàn năm cổ kính. Tiếng ngâm của 2 nghệ sĩ này đã không phụ lòng sự thưởng ngoạn của khán giả Đồng hương. Tiếp theo là tiết mục Vấn Đáp giữa MC. Gia Hùng và nhà thơ Anh Hạ, được mọi người lắng nghe với tất cả sự thân mến và thích thú, đã chấm dứt phần Một chương trình.
Sau phần giải lao 20 phút, chương trình văn nghệ Ra Mắt Thi Phẩm “Melbourne Vàng” lại tiếp nối phần Hai với bầu không khí không kém phần hấp dẫn thân tình. Thật là thiếu sót nếu như không nói đến một số khá đông đảo người Úc đã đến tham dự. Những người bạn Úc này, có những người là Nhà thơ, thi hữu của Anh Hạ, có những người là bạn bè của Anh Hạ. Đặc biệt có sự hiện diện từ đầu của Suzanne Wittner, một nữ Họa sĩ tại Melbourne, chị là người vẽ bìa Thi Phẩm “ Melbourne Vàng ” và những tranh phụ bản trong Thi Phẩm này. Tranh của Suzanne Wittner đã được triển lãm nhiều lần tại Melbourne. Bà con Đồng hương hôm nay có dịp thưởng thức, có lẽ rất là hiếm hoi, những người bạn Úc (reading) đọc thơ của Anh Hạ viết bằng Anh ngữ. Đó là những người bạn Úc thật dễ thương như sau: Patrick Boyle, đọc bài “Melbourne in Yellows”. James Waller, đọc bài “Her Smile” và Suzanne Wittner đọc “At Least”. Nghệ sĩ Ngọc Lan đã đọc bài “Một vài cảm nghĩ về Thi Phẩm Melbourne Vàng”. Bài viết với những lời bình phẩm xúc tích cùng với những tâm tình cảm động của chị đối với Anh Hạ. Tiếp theo là các Nghệ sĩ Hồng Yến, Đinh Hưng, Khánh Thọ, Thành Á, Lương Thanh Hiếu, Ca Dao và Minh Duy đã thể hiện vô cùng xuất sắc với những tiết mục ngâm thơ ca diễn của mình trong phần Hai chương trình. Đặc biệt Nhạc sĩ Minh Duy và Thành Á đã lên hát những ca khúc do chính 2 anh sáng tác một cách tuyệt vời, được khán giả nhiệt tình tán thưởng.
Buổi Văn nghệ ra mắt Thi Phẩm “Melbourne Vàng” của Anh Hạ kết thúc, cũng là lúc ánh chiều tà Mùa Thu dịu dàng đang hòa tan trên con đường Nicholson. Con đường có hai hàng Cây Phong trữ tình đang nhuộm vàng Mùa Thu vĩnh hằng trác tuyệt. Mùa Thu, tặng phẩm của đất trời ngây ngất khôn nguôi. Và Thi Phẩm “Melbourne Vàng” cũng là niềm ấp ủ khôn nguôi qua bao năm tháng của Nhà thơ Anh Hạ, vừa được chính anh trao tặng cho cuộc đời một cách hào sảng, không hề tính toán so đo.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Sau 2 năm bị giam, 15 thuyền nhân Việt vượt biên đến Úc năm 2003 được qui chế tạm dung
Wednesday, June 01, 2005


Nguyễn Trọng Tuyển

CANBERRA 31-05 (TH).- Sau gần hai năm bị giam giữ trên một hòn đảo giữa Ấn Ðộ Dương, 15 thuyền nhân Việt Nam gồm cả 3 trẻ em sinh ra ở đây có thể được chính phủ Úc cho hưởng qui chế tị nạn.

Ðể được cứu xét cho hưởng qui chế tị nạn, một tòa án về di trú, trong ngày Thứ Hai 30 Tháng Năm 2005, cho họ qui chế “temporary protection visas” tức là một hình thức “chiếu khán tạm dung” thay vị bị coi là di dân bất hợp pháp chờ ngày bị trục xuất.

Họ là một số trong 54 người Việt Nam vượt biên từ Việt Nam đến Úc trên một chiếc tàu đánh cá dài 15 mét tên là “Hào Kiệt”. Khi chiếc tàu này đến được hải phận phía Tây Úc đã bị tàu hải quân nước này bắt giữ và đưa đến nhốt trên đảo Christmas nằm trong Ấn Ðộ Dương, 1450 dặm Tây thành phố Darwin để làm thủ tục.

Nước Úc có luật lệ di trú rất khắt khe. Các di dân bị coi là bất hợp pháp có thể bị giam giữ suốt nhiều năm trời tại hòn đảo vừa nói trong khi xúc tiến thủ tục.

Michael Andrew Trần, mới ra đời hôm 23 Tháng Năm 2005 và cha mẹ của nó tên Trần Minh Ðạt, 39 tuổi, và Nguyễn Hoài Thu, 39 tuổi, cùng bà nội 74 tuổi là Nguyễn Thị Tư nằm trong số những người được cứu xét qui chế tị nạn của Úc.

Tuy sanh ra trên đất Úc nhưng bé Michael Andrew Trần lại không “tự động” hưởng qui chế tị nạn theo luật lệ phức tạo của nước này. Một số nhà vận động nhân quyền ở Úc đã chỉ trích chính phủ là luật lệ di trú hiện hành rất phi lý cần phải thay đổi.

Khi đến hải phận Úc, các người trên tàu Hào Kiệt khai với cơ quan di trú họ là những người thuộc lực lượng kháng chiến chống Cộng mà nếu bị trả về Việt Nam, họ có thể bị án tử hình.

Tuần trước, Thủ Tướng John Howard gây chú ý khi ông tuyên bố rằng bé Michael và gia đình có thể ở lại nhà tạm giam ở thành phố Perth, trái với lời tuyên bố của Bộ Trưởng Di Trú, và rằng chính phủ của ông không cưỡng bách gia đình của nó quay lại trung tâm giam giữ di dân bất hợp pháp trên đảo Christmas.

Michael Trần và mẹ xuất viện hôm Thứ Hai 30 Tháng Năm và ở một địa điểm không ai rõ tại thành phố Perth nhưng dưới sự canh chừng 24/24 của viên chức Sở Di Trú mặc dù phiên tòa gần đây tuyên bố thuận lợi cho gia đình họ. (N.T.T.)

Xem thêm ở :Đây

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

phu_de wrote: Nước Úc có luật lệ di trú rất khắt khe. Các di dân bị coi là bất hợp pháp có thể bị giam giữ suốt nhiều năm trời tại hòn đảo vừa nói trong khi xúc tiến thủ tục.
Một Cóc đã được “biệt phái” ra giúp những người trên đảo khá lâu. Hiện nay tình hình chưa thuận tiện, nhưng sau này khi có dịp CNN sẽ xin Cóc này viết bài về con tàu “Hào Kiệt” này và đặc biệt hòn đảo Christmas của Úc, nơi có những đàn cua núi đặc biệt, nhưng lại “bị” xếp ra ngòai lãnh địa Úc.

CNN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Hi CNN
Thấy Cóc đó vô đây hoài à, chắc đang muốn post bài về đảo cua đó, hehehe

PD

Post Reply