TIN ÚC CHÂU

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TNS ÚC RON BOSWELL (LIBERAL NATIONAL PARTY)
VỀ VIỆT KHANG VÀ NHÂN QUYỂN Ở VIỆT NAM


Nguyên bản trong Hansard (Biên bản Quốc Hội Úc) qua link dưới đây

===========
Image
(Thượng Viện Úc – thứ Ba 28/02/2012)

Thượng nghị sĩ Boswell (Queensland) (21:15): Tối nay, tôi đứng lên để ủng hộ người dân của nước CHXH Việt Nam. Đã từ lâu, nhân dân Việt Nam đã và đang bị đảng CSVN khước từ những quyền căn bản của con người. Đặc biệt, tôi muốn kêu gọi sự chú ý đến một nhạc sĩ can đảm tên là Việt Khang, người đã chống lại đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền qua những bản nhạc của anh và đã phải trả một cái giá vì chuyện đó.


Việt Khang, tên thật là Võ minh Trí, là một nhạc sĩ và ca sĩ. Anh đồng sáng lập Tuổi Trẻ Yêu Nước, một mạng lưới được thành lập để gợi sự chú ý của dân chúng về những bất công xã hội ở Việt Nam. Ngày 23 tháng Mười Hai năm rồi, anh đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ. Hiện anh vẫn đang bị giam giữ, không được xét xử, ở một địa điểm không ai biết ở Việt Nam. Anh Khang đã làm gì để phải chịu một sự giam cầm vô hạn định như thế ? Anh viết hai bài nhạc tố giác những sai lầm của chế độ CSVN. Anh lên án chiến dịch của nhà nước ngăn chận quyền tự do ngôn luận của dân chúng nước anh. Anh gởi những bản nhạc này lên mạng, nơi mà chúng được phát tán rộng rãi nhanh chóng, và được dân chúng ở Việt Nam và khắp thế giới chú ý. Đối với nhà nước Cộng Sản, điều này không thể chấp nhận được.

Không thể nhấn mạnh được hết sự cam đảm phi thường của Khang. Từ lâu, đảng CSVN đã dùng vũ lực, trù dập và giam cầm một cách bất công để chống lại với những sự chỉ trích đường lối cai trị của họ. Đã nhiều năm rồi, họ bắt giam một số nghệ sị, luật sư và các nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Cũng giống như Khang, tội duy nhứt của họ là nói lên sự chống đối nhà cầm quyền. Nhiều người trong số họ vẫn còn bị giam giữ mà không có tội danh. Khang biềt điều gì sẽ xảy đến cho anh một khi anh gởi những bản nhạc chống đối của anh lên mạng. Anh biết đảng CSVN sẽ trứng phạt anh ra sao nhưng anh vẫn cứ làm và thách thức chế độ.

Đây là lòng can đảm mà người dân trong một quốc gia tự do như chúng ta, may mắn thay, không bao giờ phải tìm thấy trong chúng ta. Sự hy sinh của anh xứng đáng được công nhận. Là một quốc gia dân chủ hàng đầu trên thế giới, chúng ta có bổn phận phải xét đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta phải làm tất cả mọi điều trong quyền hạn của chúng ta để mang những vấn đề này ra ánh sáng. Chúng ta phải giúp đòi hỏi sự phóng thích tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ.

Vị lãnh đạo của một quốc gia dân chủ hàng đầu khác đã công nhận tính cách quan trọng của sự việc này. Tổng Thống Barack Obama đã đồng ý tiếp kiến một phái doàn gồm 100 người tranh đấu cho Việt Khang vào ngày 5 tháng Ba. Tình trạng khốn cùng của Khang hiện nay sẽ được bàn thảo, cùng với đề tài rộng rãi hơn về nhân quyền ở Việt Nam. Phái đoàn sẽ do ông Trúc Hồ, một cư dân của Hoa Kỳ, dẫn đầu, một người đã tranh đấu không mệt mõi cho Khang. Những nổ lực của Trúc Hồ dành cho Việt Khang đã được Tổng Thống Obama biết đến. Vào ngày 7 tháng Hai năm nay, Trúc Hồ phát động một Thỉnh Nguyện Thư trên trang mạng chính thức của Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hãy có hành động để đòi hỏi sự phóng thích những người VN vô tội bị đảng CSVN cầm tù. Ông Trúc Hồ đặt mục tiêu là đến ngày 8/3, sẽ cố gắng thu được 25,000 chữ ký. Nhưng chỉ trong vòng 3 tuần lễ, bức Thỉnh Nguyện Thư đã nhận được hơn 90,000 chữ ký và vẫn còn đang tiếp tục.

Chín mươi ngàn lời kêu gọi hành động từ khắp nơi trên quả địa cầu quả là một bằng chứng cho thấy tính cách nghiêm trọng về việc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp các phong trào đối kháng.
Đó là một bằng chứng về sức mạnh và sự khẩn thiết của những bài hát của Khang, đã làm sống dậy sự phẩn uất cả ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại. Tổng Thống Obama rất quan tâm về vấn đề này đến mức yêu cầu được nghe những bản nhạc đó bằng Anh ngữ để có thể hiểu những thông điệp của chúng một cách rõ ràng hơn.

Hai bản nhạc mang tên “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai ?”.

Trong “Việt Nam Tôi Đâu?”, Khang hát cho sự thức tỉnh của anh đối với đảng CSVN. Anh nhấn mạnh đến những sự thất bại của nhà cầm quyền đối với những sự bất công đang lan tràn trong xã hội. Anh nói lên niềm tuyệt vọng trước việc nhà cầm quyền dùng bạo lực để trù dập những người đối kháng ôn hòa đã lên tiếng chỉ trích các đường lối của nhà nước.

Bản nhạc thứ hai của Khang “Anh Là Ai ?” lên án các lực lượng an ninh Việt Nam về những phương thức tàn bạo của họ. Bài hát hỏi làm sao mà công an Việt Nam có thể trù dập một cách nhẫn tâm những người mà đáng lẽ chúng phải bảo vệ, rồi còn trừng phạt họ vi đã tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa để chống nhà nước.

Góp chung lại, những bài hát của Khang đã bắt được tâm tình của dân chúng Việt Nam. Các nghệ sị Việt Nam đã trình bày những bản nhạc này bằng tiêng Anh và các ngôn ngữ khác trên toàn thế giới, tạo nên sự chú ý toàn câu về tình trạng nhân quyền khẩn thiết ở VN.

Ảnh hưởng của những bản nhạc này ở Việt Nam và ngọn lửa mà chúng đã nhóm lên đối với phong trào nhân quyền cho VN đang làm cho đảng CSVN với 3 triệu đảng viên phải kinh sợ. Nỗi sợ hãi tệ hại nhứt của nhà cầm quyền là người dân Việt Nam đoàn kết lại với nhau để đập tan chế độ. Kẻ thù nguy hiểm nhứt của họ là bất kỳ ai thắp lên ngọn đuốc chống lại sự thống trị. Việt Khang đã nói lên tiếng gọi nhập cuộc chống lại đảng CSVN mà, vì anh ta và vì đồng bào của anh ta, cần phải được nói đến và có hành động ngay lập tức.

Hãy thử tưởng tượng nếu Keith Urban hay Kasey Chambers tung ra một bản nhạc chỉ trích chính phủ nước Úc về những việc làm đáng xấu hổ gần đây. Hãy thử tưởng tượng nếu, để trừng phạt họ, chính phủ thảy họ vào trong tù, Không ai có thể nghĩ tới một hành động như vậy ở quốc gia của chúng ta, vậy mà đó là nỗi hiểm nguy mà những công dân Việt Nam phải đối đầu hàng ngày dưới chế độ Cộng Sản.

Việt Khang không phải là người duy nhứt trên danh sách của những đàn ông và phụ nữ can đảm đã trở thành nạn nhân của chiến dịch kiểm duyệt tư tưởng của đảng CS.

Linh mục Nguyễn văn Lý, một nhà đối kháng bất bạo động, đã bị cầm tù trong 15 năm vì đã tham gia vào các phong trào đấu tranh cho dân chủ. Năm 2007, Linh mục lảnh 8 năm tù vì đã ủng hộ bản Tuyên ngôn của nhóm 8406, một liên minh của các nhóm Công giáo chủ trương cải cách dân chủ ở Việt Nam.

Một nhà đối kháng hàng đầu khác là BS Nguyễn đan Quế, lãnh tụ của Phong Trào Nhân Quyền ở Việt Nam, kêu gọi sự cải cách về xã hội và chính trị. Từ năm 1978 khi ông lên tiếng lần đầu tiên chí trích nhà nước, ông đã bị bắt giữ 4 lần và giam cầm hết 8 năm. Ông đã được đề cử cho giải Nobel Hòa Bìnhvì những nổ lực không ngừng nghĩ của ông để tạo sự thay đổi trong nước.

Danh sách những cá nhân hiến trọn cuộc đời cho sự thay đổi Việt Nam thành một quốc gia Tự Do và Dân Chủ dài bất tận. Việt Khang và những nhà đấu tranh xả kỷ khác đã đánh thức dân chúng Việt Nam và thế giới về sự bạo ngược của đảng CS về nhân quyền. Nói một cách khác, đối với những người ái mộ Khang “Mỗi chữ, mỗi dòng là một thanh gươm, một viên đạn giáng xuống đảng CSVN”.

Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể cho phong trào nhân quyền ở VN qua các đạo luật Vietnam Human Rights Act và Vietnam Human Rights Sanction Act. Gần gụi hơn, thật khích lệ khi thấy vào ngày 7/2 vừa qua, Ủy Ban Hổn Hợp về Ngoại Giao, Quốc Phòng và Thương Mại đã có một buổi điều trần công khai để thu thập dữ kiện cho cuộc điều tra của họ về cuộc đôi thoại về nhân quyền giữa Úc và VN.

Tôi cũng ca ngợi chính phủ John Howard đã thiết lập các cuộc Đối Thoại Úc – Việt về Nhân Quyền vào năm 2002 để các vấn đề về nhân quyền có thể được bàn thảo trên cấp bực chính phủ.

Nhưng vẫn còn có nhiều việc phải làm. Như cuộc đấu tranh trong mấy chục năm qua của các nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đã chứng minh, cuộc chiến không thể nào thắng qua đêm được. Điều quan trọng là chúng ta phải giúp đỡ những người can đảm trong cuộc chiến đấu của họ chống lại đảng CSVN. Dân chúng Úc luôn luôn được hưởng quyển tự do ngôn luận mà không sợ sẽ bị trả thù. Đã đến lúc người dân Việt Nam cũng phải được quyền này. HẾT-

(Dịch bởi) HƯNG VIỆT (Brisbane)
29/02/2012


Xem thêm trang nhà của TNS Ron Boswell ở Queeensland



-----------------------------

Cập nhật sáng nay:
98,831 chử ký.

https://wwws.whitehouse.gov/petitions#! ... lar/0/2/0/

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

NGÀY QUỐC HẬN 30 tháng 4 ở Australia


1500đồng hương khắp nơi từ Sydney, Melbourne, Adelaide, Perth Queensland và địa phương Canberra tập trung trước toà đại sứ Việt Công
ở Canberra để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư. Các vị đại diện các tiểu bang đã lên án CSVN đàn áp người dân,
tước đoạt quyền làm người và dâng giang sơn gấm vóc cho giặc Tàu. Năm nay có sự hiện diện của anh Trương Quốc Việt đã toạ kháng
trước toà đại sứ VC từ thứ Hai (23-04-12) cho đến nay và anh sẽ tiếp tục toạ kháng ở đây để đòi lại căn nhà nhỏ cho anh
và căn nhà lớn cho người dân Việt.

Sau buổi lễ Tưởng niệm, đồng hương, các vị chính giới, dân biểu tiểu bang và liên bang Úc Đại Lợi và đại diên của Hội Chiến Binh Úc Đại Lợi
đến Đài Chiến Sĩ Úc Việt trên đường ANZAC Parade ở Canberra để tưởng niệm 50 năm Quân đội Hoàng Gia Úc tham chiến
vào chiến trường Việt Nam để bảo vệ nền tự do của miền Nam Việt Nam.



Image


Lễ Chào Cờ và đặt Vòng Hoa trước Tượng đài Úc- Việt ở Cabra vale Park Sydney


Image

Rừng Cờ Vàng biểu tình trước Tòa Đại sứ VC ở Thủ đô Canberra

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Kỷ Niệm 50 Năm Nước Úc Tham Chiến Tại Việt Nam
Hôm nay, thứ Năm 16/8/2012, Hội Cựu Chiến binh Úc tại Việt Nam, chi bộ Queensland, đã tổ chức một buổi tiệc trưa để kỷ niệm 50 Năm và nhớ đến những hy sinh của tuổi trẻ Úc Đại Lợi và Việt Nam trong cuộc chiến này.

Buổi tiệc trưa diễn ra ở Câu lạc bộ North’s Leagues and Services Club ở Kallangur với sự tham dự của thành viên hội VVAA trong đó có những người lặn lội từ những nơi xa xôi như Victoria và Hervey Bay để đến tham dự.

Các quan khách chính thức gồm có Tư lệnh Không quân Mark Gower OAM đại diện bà Toàn quyền Qld, ông Trevor Ruthenberg, dân biểu tiểu bang đơn vị Kallangur đại diện Thủ hiến Campbell Newman, bà Olwyn Connolly đại diện dân biểu Liên bang Peter Dutton đơn vị Dickson, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh RSL Úc, chi bộ Qld ông Terry Meehan và phu nhân Sue, Phó Giám Đốc Bộ Cựu chiến Binh Úc ở Qld bà Sarah Willmott, Thiếu tá Donor và phu quân ông Ian Dobson.

Trong buổi lễ còn có sự hiện diện của Biệt Đội Úc Huấn Luyện tại Việt Nam (ĂTTV) do ông Chủ tịch Hội ở Qld John Gibson và phu nhân cầm đầu.

Diển giả duy nhứt được mời nói chuyện là ông Huỳnh bá Phụng, Chủ tịch Liên bang và tiểu bang Qld của Tổng Hội CQN/QLVNCH Úc châu. Phái đoàn Việt Nam còn có nhiều thành viên khác và một số phụ nữ trong áo dài cổ truyền Việt Nam.

Chương trình phụ diễn văn nghệ do một nhóm có tên là Radio Saigon phụ trách một cách sốt sắng và sống động với các bản nhạc của thời thập niên 60’s và 70’s.

Đặc biệt, ông John Smith, OAM, JP(Qual), Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tại Việt Nam, chi bộ Qld, đã trao tặng ông Huỳnh bá Phụng và ông John Dixon hai khăn quàng đặc biệt của cựu chiến binh Úc tại Việt Nam để tỏ lòng kính mến, ngưỡng mộ và hổ trợ các tổ chức của hai vị khách này.

Buổi tiệc đã rất thành công với 193 người hiện diện và được Bộ Cựu chiến binh Úc tài trợ.

(Dịch từ bài tường thuật của ông John Smith, Chủ tịch VVAA/Qld)
Image
Phái đoàn Hội CQN/QLVNCH/Ql chụp ảnh lưu niệm với ông John Smith, Chủ tịch VVAA/Qld

Image
Chào Cờ Úc - Việt và Phút Mặc Niệm

Image
Ông John Smith, Chủ tịch VVAA/Qld chào mừng quan khách

Image
Ông Huỳnh bá Phụng, Chủ tịch Tổng Hội & Hội CQN/QLVNCH/Qld phát biểu

Image
Ông John Smith trao khăn quàng Vietnam Veterans cho ông Huỳnh bá Phụng

Image
Ông John Smith trao khăn quàng cho ông John Dixon, Chủ tịch Hội AATTV/Qld

Image
Quang cảnh phòng tiệc

Image
Một cảnh khác của phòng tiệc

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Bức tranh Úc: Ðất nước

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)

Úc là nơi có khoảng 250,000 người Việt sinh sống nhưng với người Việt Nam ở những nơi khác, kể cả ở Việt Nam, đó vẫn là một đất nước khá xa lạ.
Một lần, một người cháu của tôi ở Mỹ hỏi tôi: “Ở Úc, người ta nói tiếng gì hả bác?” Mà không phải chỉ người Việt Nam.

Image
Nhà hát Opera ở Sydney, Úc. (Hình minh họa: ROSLAN RAHMAN/AFP/Getty Images)

Một sinh viên của tôi, người Úc, sau khi tốt nghiệp, sang Mỹ làm việc một năm; về, anh kể: Một số đồng nghiệp của anh, người Mỹ, ngạc nhiên hỏi: “Mày học tiếng Anh từ bao giờ mà nói tiếng Anh giỏi quá vậy?”

Nhân dịp chính phủ Úc vừa công bố kết quả cuộc điều tra dân số toàn quốc được thực hiện vào năm 2011, tôi nghĩ cũng nên giới thiệu với bạn đọc xa gần ít nét về quê hương thứ hai của 250,000 đồng bào người Việt.

Úc, Australia, xuất phát từ từ australis trong tiếng Latin, nghĩa là phía Nam. Trước, người Tây phương xem Úc như một vùng đất vô danh ở phía Nam (Terra Australis Incognita); sau, từ đầu thế kỷ 19, khi người Anh phát hiện ra Úc, họ mới bỏ chữ “vô danh” ấy đi, chỉ còn lại vùng đất phương Nam (Terra Australis); và, cuối cùng, nó thành Australia.

Úc, thật ra, là cả một lục địa. Với diện tích 7,617,930 cây số vuông, đó là lục địa nhỏ nhất trên thế giới. Nhưng nếu xem nó chỉ là một hòn đảo thì đó lại là hòn đảo lớn nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu thường gọi Úc là một lục địa - đảo (island continent). Với tư cách một nước, Úc có diện tích lớn đứng hàng thứ sáu, chỉ sau Nga (16,995,800 cây số vuông), Trung Quốc (9,326,410 cây số vuông), Mỹ (9,161,923 cây số vuông), Canada (9,093,507 cây số vuông) và Brazil (8,514,215 cây số vuông).

Dân số Úc, tính vào cuối tháng 3 năm 2012, có 22,596,500 người. Ở Úc có sáu tiểu bang và hai vùng lãnh thổ.

Mật độ dân cư trung bình trên mỗi cây số vuông, như vậy, là 2.9. Nhìn chung, Úc là nơi có mật độ dân cư thấp đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ trên Mông Cổ và Western Sahara: Cả hai đều có 2 người/km2). (Trong bảng xếp hạng mật độ dân số, Việt Nam được xếp vào hạng thứ 36, nơi có 268 người/km2.)

Tuy nhiên, phần lớn người Úc sinh sống ngoài rìa lục địa (chính giữa là sa mạc, khí hậu oi bức, hiếm khi có mưa, rất ít người ở; có nơi, như ở Northern Territory chỉ có 0.2 người/km2) nên mật độ dân số ở các thành phố cũng khá cao. Ví dụ, ở Canberra, thủ đô Úc, mật độ dân số vào năm 2008 là 147 người/cây số vuông. Ở Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc, mật độ dân số, ở miền Ðông, lên đến 8,800 người/km2; ở miền Tây, 7,900 người/km2, tức là cao hơn cả Paris (3,550 người/km2), London (5,100) và Los Angeles (2,750).

Nhìn vào các yếu tố vừa nhắc, chúng ta thấy ngay Úc có khá nhiều nghịch lý:

Thứ nhất, đất rộng nhưng người thì ít.

Thứ hai, trên diện tích mênh mông như vậy, người Úc lại thích sống chen chúc vào nhau trong các thành phố lớn khiến, một, mức độ đô thị hóa ở Úc rất cao (khoảng 90% dân số sống ở thành phố); và hai, mật độ dân cư trong các thành phố ấy cũng thuộc loại cao nhất thế giới.

Thứ ba, tuy dân số ít (đứng hàng thứ 52 trên thế giới), nhưng kinh tế của Úc lại khá mạnh (được xếp hàng thứ 13 trên thế giới, tính theo chỉ số GDP); chỉ số phát triển con người (human development index) lại càng cao (đứng hàng thứ 2 trên tổng số 187 quốc gia được tính trên thế giới; chỉ sau Ðan Mạch).

Suốt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong suốt gần một thập niên vừa qua, Úc là quốc gia ổn định nhất: Tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 5%, tốc độ phát triển trung bình trong suốt cả 21 năm vừa qua là trên 3% (cao nhất trong tất cả các nước phát triển).

Thứ tư, kinh tế của nước Úc khá cao nhưng đời sống của dân chúng thì cũng khá chật vật. Theo sự xếp hạng của Economist Intelligence Unit vào đầu năm 2012, hai thành phố lớn nhất của Úc, Sydney và Melbourne đều nằm trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới (Sydney hạng 7 và Melbourne hạng 8), chỉ sau Zurich (Thụy Sĩ), Tokyo (Nhật), Geneva (Thụy Sĩ), Osaka Kobe (Nhật), Oslo (Na Uy) và Paris (Pháp). Trong vòng 10 năm qua, giá một ổ bánh mì ở Sydney tăng gần gấp đôi, giá xăng tăng gấp ba, và giá gạo tăng gấp bốn lần. Vật giá ở Sydney, nói chung, cao hơn ở thành phố New York 50% (cách đây 10 năm, nó chỉ bằng 25% ở New York!) Các thành phố lớn khác ở Úc, tuy không đắt đỏ bằng Sydney và Melbourne nhưng cũng nằm ở những hạng rất cao trên thế giới, ví dụ, Perth: thứ 12, Brisbane: thứ 13; và Adelaide: 17.

Tiền điện các gia đình Úc trả hàng tháng trong năm 2011 cao hơn hẳn ở Nhật, Cộng đồng Âu Châu, Mỹ và Canada. Ở Úc, giá điện mỗi tiểu bang mỗi khác. Ở tiểu bang Nam Úc, giá mỗi kilowatt điện là 28.6 cents, mắc hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Ðan Mạch (31.4 cents) và Ðức (28.7 cents). Ðứng ngay sau Nam Úc là các tiểu bang New South Wales (thứ 4), Victoria (thứ 5) và Tây Úc (thứ 6).

Các nhu yếu phẩm khác cũng vậy. Úc trồng thật nhiều chuối nhưng giá chuối ở Úc lại đắt hơn ở New Zealand, Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả Ðức, nơi không hề có kỹ nghệ trồng chuối. Giá một chiếc Mercedes loại sang ở Úc là $360,000 trong khi cũng chiếc xe ấy, ở Anh chỉ có $110,000. Với số tiền mua một căn hộ (apartment) nhỏ ở Sydney hay Melbourne, người ta có thể mua một ngôi nhà khang trang ở Berlin, Houston hay Barcelona. Giá một cuốn Harry Potter (tập 7) bìa mềm ở Úc là $21.95; ở Canada chỉ có $6.95.

Ðiều may mắn, như một đền bù cho chuyện đặt đỏ ấy, là, theo cuộc điều tra về sự sinh động toàn cầu (Global Liveability Survey) cũng do Economist Intelligence Unit thực hiện, trong số 10 thành phố được xem là sinh động nhất thế giới (most liveable cities), có đến bốn thành phố thuộc nước Úc:

1.Melbourne, Úc.

2.Vienna, Áo.

3.Vancouver, Canada.

4.Toronto, Canada.

5.Calgary, Canada.

6.( đồng hạng) Adelaide, Úc.

7.Sydney, Úc.

8.Helsinki, Phần Lan.

9.Perth, Úc.

10.Auckland, New Zealand.


Bảng xếp hạng được dựa trên cơ sở đối chiếu 140 thành phố trên thế giới theo 30 tiêu chuẩn thuộc năm hạng mục: Sự ổn định (về chính trị và xã hội), sức khỏe, văn hóa và môi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Ðiểm được cho từ 1 đến 100. Melbourne đạt số điểm gần như tuyệt đối: 97.5.

Bạn đọc có thể thắc mắc: Tại sao những thành phố lớn và đầy những nơi giải chí thú vị như New York, Paris hay London, không có trong bảng danh sách trên? Ban tổ chức trả lời: Những thành phố ấy lớn thì có lớn, vui thì có vui, nhưng lại rất khó khăn trong vấn đề di chuyển và đặc biệt, thiếu an toàn!

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Bầu cử tại Australia


LIÊN ĐẢNG THẮNG CỬ LIÊN BANG ÚC


Ngày hôm qua thứ bẩy 7-tháng 9 - 14 Triệu Cử tri Úc đã đi bầu cử Liên bang-
với kết quả Liên đảng (Liberal và National ) đã chiếm được 88 ghế của Hạ viện - trong khi đó -đảng Lao Động (Labor Party ) chỉ có 53 ghế . như vậy Liên đảng hơn 33 ghế -và đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày hôm qua 7/9 - Ông Tony Abbott thủ lãnh của Liên đảng sẽ trở thành Thủ tướng trong 3 năm 2013-2016 - và sẽ thành lập Tân nội các trong tương lai gần .
Sở dĩ đảng Labor thua vì đã bị ông Trùm Báo Chí Mudorch đã xúi các Báo chí và Truyền Hình đánh phá đảng Lao Động -hàng ngày tung tin đảng Lao động sẽ thất cử và kêu gọi Cử tri Úc bầu cho Liên đảng . Và còn tung tin ông Kevin Rưud đương kim Thủ tướng sẽ mất chiếc ghế do chính ông đang nắm giữ ở tiểu bang Queensland kể cả ông Chris Bowen đương kim Tổng trưởng Ngân khố . rốt cuộc cả hai ông Kevin Rưud và Chris Bowen vẫn chiến thắng 2 ghế của mình .
Nói chung các ghế An Toàn của đảng Lao động nơi có nhiều người Việt định cư không thay đổi .
Thua cuộc bầu cử - ông Kevin Rưud sẽ từ chức Lãnh tụ đảng Lao động .

(dựa theo tin tức của các đài Truyền hình Úc )

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Trái cây đông lạnh bị thu hồi tại Úc



Image

Image

Đây là 2 loai trái cây đông lạnh xuất xứ từ Trung Cộng và Chili đang bán tại các supermarkets Woolworths, Coles và IGA bị thu hồi vì có vi khuẩn viêm gan A.
Đã có 3 người từ Victoria và 2 người từ NSW bị nhiễm trùng.

Xem thêm báo ABC News hôm nay:

http://www.abc.net.au/news/2015-02-14/f ... nk/6098432

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »


VINH DANH CỜ VÀNG ở Sydney


Chiều thứ ba 27 tháng 10 vừa qua , Hội đồng thành phố Bankstown (Council Bankstown ) đã có cuộc họp Thông qua Nghị Quyết Công Nhận và Vinh Danh Cờ Vàng của Người Việt Tự Do ở Sydney tiểu bang NSW .
Thành phố Bankstown là thành phố thứ nhì có đông người Việt định cư sau thành phố Fairfield .

Nghị viên Toàn Nguyễn phó thị trưởng thành phố Bankstown chính là người đã đề nghị Hội đồng thành phố Bankstown Công Nhận và Vinh Danh là Cờ vàng 3 Sọc Đỏ . Hiện giờ ở thành phố Bankstown đã có Tượng Đài Thuyền Nhân và khu phố Saigon Place - trong năm tới sẽ có Trống Đồng được đặt ngay tại Trung tâm thành phố .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Biểu tình phản đối tên nhà hàng Uncle Ho ở Bris

Post by phu_de »

11 APR 2016 - 3:02PM
Biểu tình phản đối tên nhà hàng Uncle Ho ở Brisbane

Image

Sáng Chủ nhật 10/4, hơn 100 người đã biểu tình ôn hoà trước cửa một nhà hàng tên Uncle Ho ở Brisbane, Queensland, trong lúc nhà hàng này thông báo đóng cửa trên Instagram do “nhận sự đe doạ đến tính mạng” vì đã đặt tên quán ăn theo Hồ Chí Minh, lãnh tụ Cộng sản Việt Nam.



Một số người Việt sống tại Brisbane cho biết tên gọi và những hình ảnh quảng cáo của nhà hàng này là thiếu hiểu biết và xúc phạm họ, và sẽ biểu tình cho đến khi nào nhà hàng chịu đổi tên.

Nhóm người này đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hoà bên ngoài nhà hàng vào sáng Chủ nhật 10/4, hô vang nhiều khẩu hiệu và cầm những bảng chữ như “Hồ Chí Minh không là Bác ai cả, ông ta là kẻ giết người hàng loạt”.

Image
Người biểu tình sáng Chủ nhật 10/4/2016 trước nhà hàng Uncle Ho, Brisbane (Photo: The Courier Mail)

Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang Queensland, bác sĩ Bùi Trọng Cường cho ký giả Sunday Mail biết cộng đồng sẽ tiếp tục tổ chức phản đối cho đến khi chủ nhà hàng chịu đổi tên.

Ông Bùi Trọng Cường nói rằng, tên Uncle Ho – Bác Hồ mang đến "ác mộng" cho các thuyền nhân Việt Nam.

“Những người Cộng sản gọi ông ta là Bác Hồ. Đó là Hồ Chí Minh. Ông ta là kẻ giết người hàng loạt, là kẻ độc tài”, ông Cường nói.

Ông Cường cũng cho biết phía cộng đồng đã lên tiếng về những quan ngại của họ với giám đốc nhà hàng Anna Demirbek, nhưng cáo buộc rằng bà từ chối đổi tên vì đã “tốn quá nhiều tiền”.

Giải thích với ký giả Sunday Mail, ông Cường nói: “Tôi không có phản đối gì bà ta cả, nhưng tôi rất phản đối cái tên Uncle Ho bởi vì nó mang lại những ký ức đau đớn, những cơn ác mộng đối với những người đã mất gia đình. Mỗi lần họ nghĩ đến chuyện đó, họ khóc.”

Image
Đoàn người biểu tình đi ngang qua nhà hàng Uncle Ho (bên trái) (Photo: Facebook Phuong Nguyen)

Bà Phượng Nguyễn cho đài ABC biết vì ý muốn tiếp cận một cách ôn hoà với ban quản trị nhà hàng này không có kết quả nên họ quyết định xuống đường biểu tình.

“Đối với người Việt, nhất là những người đến từ miền Nam, những người đã không sợ mất tính mạng của mình, bước lên thuyền ra đi bỏ lại quê nhà trong những năm 1970, 1980, chúng tôi hận cái tên đó,” bà Phượng Nguyễn nói.

“Chúng tôi tái định cư ở Úc, tất cả những gì chúng tôi muốn là sống trong hoà bình, an hưởng tự do, dân chủ và làm việc chăm chỉ ở đất nước đã mở vòng tay với chúng tôi.

“Chúng tôi đang tức giận.

“Các bích chương trong quán này như là đang xiển dương cho Quân đội Cộng sản Việt Nam, nhắc chúng tôi nhớ lại cuộc xâm chiếm Sài Gòn.”

Image
Bà Phượng Nguyễn (giữa) và Chủ tịch CĐNVTD/QLD Bùi Trọng Cường (áo trắng) trong cuộc biểu tình sáng CN 10/4 (Photo: Fecabook Tuan Le)

Cư dân quanh New Farm cho biết, kể từ khi xuất hiện vài tuần nay, thường nhà hàng này sẽ mở cửa vào ngày Chủ nhật.

Giám đốc nhà hàng Anna Demerbek, trong thông cáo trên Instagram ngày Chủ nhật cho biết phải "đóng cửa nhà hàng vì sự đe doạ đến tính mạng".

“Trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, ban quản lý nhận được nhiều lời đe doạ đến tính mạng và đe doạ đốt cháy toà nhà mà thương nghiệp chúng tôi toạ lạc trong đó.

“Chuyện này không thể chấp nhận được, đó là một hành động bắt nạt”, bà Demerbek viết.

Cũng trong cùng một thông cáo, Giám đốc quán ăn Uncle Ho viết: “Chúng tôi luôn hoàn toàn ý thức rằng thương hiệu Bác Hồ là nhạy cảm.

“Chúng tôi không phải là một tổ chức rửa tiền của cộng sản mà các Kế toán Việt Nam lập nên như một trong những người thủ lãnh biểu tình đã nói. Chúng tôi không có cảm tình với cộng sản.

“Chúng tôi không có vị trí nào trong bức tranh chính trị, lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi tán dương Bia Hơi, xuất phát từ Hà Nội, miền Bắc Việt Nam”, bà Demerbek viết.

Image
Thông điệp của giám đốc nhà hàng, bà Anna Demirbek cho biết hoàn toàn ý thức được chuyện tế nhị trong thương hiệu Uncle Ho (Instagram @ unclehonewfarm)


Cuộc biểu tình sáng Chủ nhật 10/4 không chỉ có những người đến từ cộng đồng người Việt tị nạn đang sống ở Brisbane.

Cô Hailey Bennett xuất hiện trong tường thuật biểu tình của ABC cũng đồng quan điểm với những người Việt tị nạn.

“Tên gọi này không tôn trọng cảm nhận của cộng đồng người Việt, và nó nên được thay đổi”, cô Bennett nói.

Image
Chiếc xe đậu đối diện nhà hàng Uncle Ho trong cuộc biểu tình sáng CN 10/4/2016 (Photo: Facebook Phuong Nguyen)

Trong vòng 20 năm kể từ biến cố lịch sử 30/4/1975, khoảng 2 triệu người Việt Nam trở thành người Việt lưu vong trong cuộc ly hương lịch sử, chạy trốn chế độ Cộng sản. Hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên hành trình này.

Kể từ khi khai trương hồi đầu năm nay, trương mục Instagram của nhà hàng Uncle Ho này nhận nhiều chỉ trích vì đã khơi gợi lại "một lịch sử đau buồn".

Tháng trước, tấm hình quảng cáo có hình quân đội và xe tăng dùng màu đỏ làm chủ đạo với dòng chữ “tập hợp đội hình và huy động binh sĩ”, hay hình ảnh được cho là chân dung của Hồ Chí Minh, đã làm một nhóm người tức giận

Image
Những tấm hình quán Uncle Ho đã đăng tải trên Instagram @ unclehonewfarm bị nhiều chỉ trích nay đã biến mất.

Đến tối Chủ nhật, những tấm hình nãy đã biến mất trong trương mục Instagram của nhà hàng Uncle Ho.

Tương tự, trang facebook của nhà hàng Uncle Ho tại Brisbane, Queensland với nhiều chỉ trích cũng biến mất, đến tối Chủ nhật 10/4, một trang facebook mới xuất hiện.

Seven News cho biết, ban quản trị nhà hàng Uncle Ho đã từ chối đổi thương hiệu vì hai lý do, thứ nhất "quá đắt đỏ" để làm điều đó và tranh luận rằng "có hai mặt để nhìn câu chuyện".

Seven News trích dẫn thông cáo từ Giám đốc nhà hàng Uncle Ho, bà Anna Demerbek: “Chúng tôi vừa đăng bạ tên Uncle Bia Hoi và đã bắt đầu tiến hành thực hiện thay đổi tên giao dịch trong những tuần tới.”

Xem thêm:



Source SBS NEWS

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: TIN ÚC CHÂU

Post by phu_de »

Trung cộng phớt lờ các yêu cầu đàm phán sau khi ngừng nhập thịt bò từ bốn công ty Úc


Trung cộng đã không hồi đáp những yêu cầu đàm phán thương mại từ phía Úc, liên quan đến việc xuất cảng thịt bò và lúa mạch.
By Đăng Trình, Tom Stayner

-------------------------------------------

Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham hôm thứ Tư xác nhận rằng người tương nhiệm Trung cộng đã không trả lời các yêu cầu hội đàm từ phía Úc.


“Tôi không biết vì sao điều đó vẫn chưa xảy ra. Tôi cởi mở, sẵn sàng gặp gỡ và thảo luận bất cứ khi nào chúng tôi có thể,” ông nói với Nine Network.

“Tôi đã yêu cầu một cuộc thảo luận với người tương nhiệm của mình, điều đó vẫn chưa xảy ra, nhưng chúng tôi sẽ giữ cho các đường dây liên lạc mở."

Bang giao giữa hai quốc gia đã trở nên căng thẳng sau khi Thủ tướng Scott Morrison thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của đại dịch coronavirus.

Trung cộng nói rằng một số vi phạm trong nhãn mác đã khiến họ quyết định ngừng nhập sản phẩm của bốn công ty – JBS Dinmore, JBS Beef City, Kilcoy và Northern Cooperative Meat Company – chiếm đến 35% lượng xuất cảng thịt bò Úc.

Khoảng 18% sản lượng thịt bò Úc được xuất cảng sang Trung cộng, trị giá hơn $3 tỷ đô la mỗi năm.

Hôm Chủ Nhật, Trung cộng cũng đe doạ áp thuế 80% đối với lúa mạch Úc.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng Triệu Lập Kiên phủ nhận mối liên hệ giữa những hành động trênvà việc Canberra kêu gọi điều tra độc lập về đại dịch COVID-19.

Thế nhưng dân biểu đảng Quốc gia George Christensen cáo buộc Trung cộng đã bắt nạt và chèn ép Úc.

“Tôi rất lo lắng về những gì Trung cộng đang làm vào lúc này, họ đang làm hại các ngành kỹ nghệ chính của chúng ta, tất cả đều là hành động bắt nạt và chèn ép, và điều này không thể tiếp tục,” ông nói với SBS News.

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cũng chỉ trích các động thái thương mại của Trung cộng đối với nỗ lực điều tra toàn cầu của Úc.

“Đây là hành động của Trung cộng đối với Úc bởi vì họ đã yêu cầu một cuộc điều tra về Tổ chức Y tế Thế giới,” bà nói.

“Mục tiêu của mọi quốc gia là trở nên ít phụ thuộc vào Trung cộng hơn để những hành động như thế này trở nên vô dụng.”

Những căng thẳng thương mại mới đã làm dấy lên lo ngại rằng các ngành kỹ nghệ khác của Úc có thể bị nhắm mục tiêu.

Hãng truyền thông nhà nước Trung cộng, Hoàn cầu Thời báo, viết rằng các hành động này không có nghĩa là Trung cộng đang trừng phạt kinh tế Úc, nhưng Úc cũng cần phải lưu tâm.

“Đây là một lời cảnh tỉnh cho Úc để xem xét lại các mối liên hệ kinh tế với Trung cộng,” tờ báo viết.

“Trong khi Trung cộng là lựa chọn duy nhất để Úc xuất cảng hàng hoá với số lượng lớn, Úc không nhất thiếtphải là lựa chọn duy nhất cho Trung cộng.”

Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Quốc gia Fiona Simson nói rằng sự gián đoạn xuất cảng là đáng lo ngại.

“Chúng tôi thừa nhận trong các mối quan hệ lớn như giữa Úc và Trung cộng, đôi khi các vấn đề sẽ phát sinh,” bà nói.

“Khi điều đó xảy ra, điều quan trọng là cả hai phía hợp tác với nhau một cách tôn trọng, càng sớm càng tốt, giải quyết thách thức để đạt được kết quả thỏa đáng cho cả đôi bên.”

Phát ngôn nhân đối lập đặc trách về nông nghiệp Joel Fitzgibbon nói rằng cách chính phủ liên bang phản ứng với Trung cộng có thể đã góp phần gây nên tranh chấp thương mại.

“Đây là những hậu quả kinh tế mà quý vị có thể mong đợi khi chính phủ quản lý sai mối quan hệ với đối tác thương mại lớn của chúng ta,” ông nói.

Hồi đầu tháng này, đại sứ Trung cộng tại Canberra cảnh báo người dân Đại lục có thể sẽ ngừng mua thịt bò Úc nếu Thủ tướng Scott Morrison tiếp tục kêu gọi điều tra.

“Vấn đề về nguồn gốc và sự lây lan của virus cần được các chuyên gia y tế đánh giá một cách khoa học,” ông Zhao nói

“Các động thái chính trị trong bối cảnh đại dịch sẽ chỉ làm gián đoạn hợp tác quốc tế nhằm chống lại virus và sẽ không giành được bất kỳ sự ủng hộ nào.”

Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham nói rằng ông hy vọng việc Úc thúc đẩy điều tra về coronavirus sẽ không ảnh hưởng đến các thoả thuận xuất cảng thịt bò và lúa mạch.



Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: TIN ÚC CHÂU

Post by phu_de »

Sky News host Paul Murray says China threatens Australia because if it can cripple the nation's economy then it will "hold our corpse up as an example" of what it can do to other countries.

"Australia you need to get ready for another battle".

China on Monday threatened to place a close to 80 per cent tariff on Australian barley exports, under the guise of an 'anti-dumping probe,' giving the Australian government less than two weeks to resolve the issue.

The communist country has now chosen to suspend imports from four separate Australia abattoirs, one of which is actually Chinese owned.

Mr Murray said the next battle for Australians after dealing with the horrific bushfires and the ongoing health crisis, is "displeasing China, the cost of which could potentially be billions and many thousands of jobs".

"All of this is a 'get-square' because we - God forbid - said there should be an independent international investigation into the virus".



Post Reply