TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 8 thành công với 520 ngàn USD quyên góp

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8 nhằm giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại tại quê nhà đã diễn ra vào ngày Chủ Nhật 3 tháng 8, 2014 từ lúc 12 giờ trưa và kết thúc lúc 8 giờ tối tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, California. Số tiền quyên được tính cho đến 8 giờ tối là 520 ngàn mỹ kim gồm thu tại chỗ và đồng hương khắp nơi gọi điện thoại về để yểm trợ cho chương trình.

Nhạc sĩ Trúc Hồ, Tổng Giám Đốc Đài Truyền Hình SBTN và Trưởng Ban Tổ Chức Đại nhạc hội cho biết hi vọng con số này sẽ tăng thêm trong thời gian tới vì khi đài truyền hình SBTN chiếu lại chương trình này thì khán giả sẽ yểm trợ thêm và theo kinh nghiệm những năm trước thì con số tăng thêm khoảng thêm hai trăm ngàn mỹ kim.

Và như vậy có thể kết luận rằng kết quả tài chánh của Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8 cũng thành công giống như mấy năm trước.

Đây là một công tác được phối hợp tổ chức giữa Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa, đài SBTN, đài truyền hình SET 57.4, Trung Tâm Asia, và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Chương trình văn nghệ thật phong phú với sự góp mặt của hơn một trăm ca nhạc sĩ nổi tiếng của cộng đồng văn nghệ hải ngoại, trong đó có nhiều ca sĩ của Trung Tâm Asia cùng các ban nhạc Trung Nghĩa, ban nhạc Trúc Sinh, và ban nhạc Moon Flower.

Tối Thứ Bảy Quận Cam mưa nhẹ, tin thời tiết loan báo có thể mưa nhẹ vào Chủ Nhật làm Ban Tổ Chức lo lắng nhưng trời không mưa và thời tiết mát dịu hơn mấy ngày trước làm cho khán giả thoải mái thưởng thức chương trình văn nghệ phong phú. Chương trình càng về cuối buổi càng đặc sắc.

Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH nói rằng khí thế của Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8 năm nay hùng mạnh hơn bao giờ hết.

Một số nghệ sĩ trình diễn và một số khán giả đã đến từ San Jose đã phải về sớm vì đường dài sáu trăm cây số bày tỏ sự thích thú được tham dự buổi nhạc hội đầy ý nghĩa này. Năm ngoái 2013, đại nhạc hội Cám Ơn Anh Kỳ 7 đã tổ chức tại San Jose cũng thành công thu được 735 ngàn mỹ kim.

Các ca sĩ sau khi trình diễn đã ôm thùng quyên tiền đến với khán giả để xin ủng hộ và bà con đã nồng nhiệt bỏ vào những tờ giấy đô la đầy tình nghĩa dành cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh một phần thân thể cho tổ quốc.

Hàng ngàn khán giả đến tham dự, ngồi trong căn lều che nắng để thưởng thức chương trình văn nghệ được truyền hình trực tiếp trên đài SBTN và đài SET 57.4 đến với nhiều đồng hương tại các thành phố xa. Cũng không quên một một ban thiện nguyện viên ngồi hàng giờ để nhận điện thoại khán giả khắp nơi gọi về để yểm trợ cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, nhờ vậy mà số tiền thu được cao như vậy.

Ban Tổ Chức vẫn tiếp tục nhận sự ủng hộ của đồng hương dành cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 8.

Mọi chi phiếu xin ghi ĐNH CÁM ƠN ANH KỲ 8 và gởi về địa chỉ:

Hội H.O Cứu Trợ TPB&QP/VNCH: PO BOX 25554, Santa Ana, CA 92799

SBTN & TT Asia: PO BOX 127, Garden Grove, CA 92842. (P. Thy)
Image

Image

Image

Image

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Taylor Swift đàn hát với bệnh nhi ung thư

Nữ ca sĩ say sưa trình diễn cùng Jordan Lee Nickerson ngay tại phòng bệnh, khi cô tới thăm cậu bé ở Bệnh viện Nhi Boston, Mỹ hôm 3/8.
Taylor Swift làm từ thiện nhiều nhất 2013

Jordan Lee Nickerson, 6 tuổi, mắc căn bệnh di truyền rối loạn hiếm gặp có tên Williams Syndrome từ khi mới 9 tháng tuổi.
Trong khi phải chung sống với tình trạng này gần như toàn bộ cuộc đời, tháng trước Jordan lại được xác định mắc thêm bệnh leukemia
(bạch cầu cấp). Theo trang Facebook Jordan's Brave Page, Jordan hiện điều trị tại Bệnh viện Nhi Boston.

Image
Taylor Swift và hình ảnh đẹp khi tới thăm cậu bé ung thư.


Taylor Swift đã nghe về hoàn cảnh của Jordan. Nữ ca sĩ quyết định tới thăm cậu bé trong ngày cậu phải thực hiện hóa trị liệu. Thông tin, hình ảnh chuyến thăm được đăng tải trên Facebook của Jordan, bao gồm video Taylor và Jordan đàn hát với nhau.

Trong video, cậu bé nói với Taylor: "Con không biết là cô sẽ đến". Taylor nói: "Bọn cô muốn gây bất ngờ cho con". Nữ ca sĩ hỏi cậu bé về một ca khúc của cô mà cậu yêu thích nhất. Sau đó, cả hai cùng biểu diễn We Are Never Ever Getting Back Together. Taylor vừa đệm đàn vừa hát, Jordan hát theo và nhún nhảy bên cạnh.

Ngoài màn trình diễn bất ngờ, Taylor cũng dành thời gian để trò chuyện và chơi đùa với cậu bé. "Cô ấy là một con người tuyệt vời đã mang ánh sáng tới chúng ta trong ngày hôm nay", dòng thông tin trên Facebook của cậu bé viết.

Taylor Swift từng được bình chọn là ngôi sao làm từ thiện nhiều nhất 2013.

Song Ngư

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Lady Gaga nhập viện vì bị choáng cao độ

Nữ ca sĩ phải vào viện và đeo bình ôxy sau đêm diễn ở Denver, Colorado, Mỹ hôm 6/8.
Nữ ca sĩ 28 tuổi chia sẻ trên Instagram tấm hình cho thấy cô đang phải thở bằng bình dưỡng khí với dòng chú thích:
"Choáng cao độ không phải là trò đùa".

Choáng cao độ ảnh hưởng tới nhiều người ở Denver, do địa phương này nằm ở độ cao 1.600 m so với mực nước biển.
Những người mắc hiện tượng này thường có cảm giác choáng váng, chóng mặt, nôn, có người còn bị rối loạn tiêu hóa.
Website của quận Denver thậm chí ra cảnh báo: "Hãy chú ý hiện trạng sức khỏe của bạn".

Image
Lady Gaga trong bệnh viện.


Lady Gaga là ngôi sao mới nhất đổ bệnh khi đang lưu diễn. Gần đây, các ca sĩ như Paul McCartney, Morrissey và Miley Cyrus đều đối mặt với tình trạng sức khỏe xấu khiến họ phải hủy hoặc hoãn các màn trình diễn như dự kiến.

Dù nhập viện, lịch diễn tiếp theo của Lady Gaga trong tour ArtRave dự kiến diễn ra ở Seattle, Mỹ vào 8/8 vẫn không thay đổi. Ngoài chuyến lưu diễn, nữ ca sĩ chuẩn bị phát hành album nhạc jazz với danh ca Tony Bennett. Album có tên Cheek to Cheek, sẽ ra mắt vào 23/9.

Song Ngư

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Chiều nay, tôi nghe những tàn phai
Nguyễn Ngọc Già


(Danlambao) - Ngót ba mươi năm, sân khấu không còn đọng trong trí nhớ của tôi. Để tìm chút thư giãn, giữa những bài viết chính trị khô không khốc, youtube trở thành người bạn, gởi lại những tiếng vọng êm đềm và bãng lãng.

Khánh Ly và kỷ niệm

Với túi tiền nho nhỏ, cứ ngỡ, lâu lâu, mình hãy tự cho phép "xài sang" một lúc nào đó, khi Khánh Ly về hát. Ít nhất đối với giọng ca một thời của "Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên". Đợi từ năm kia, tới năm ngoái và rồi năm nay...

Đành mượn lời Nhật Trường - "thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé..." - mà diễn đạt tâm trạng "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" - như Trịnh Công Sơn thốt lên. Dù biết "Em" là cho tất cả. "Em" không phải "sở hữu" riêng ai. Nhưng "Em" nói, đến với nhau là cùng tìm về kỷ niệm.

Do đó, sự trở về của Khánh Ly như một hành khách kịp bắt chuyến tàu cuối cùng trên sân ga. Chuyến tàu, nếu không phải mua nhầm vé, chắc người soát vé ngủ gục, nên mặc hành khách lạc tuyến, khi ga đến đầu tiên - sau gần 40 năm xa xứ - không phải Sài Gòn. Cũng không phải Đà Lạt hay Huế, dù tài công tiếp tục đưa người lữ khách rong ruổi lần thứ hai.

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Sài Gòn, không còn gợi lên những "chiều nội trú bâng khuâng". Lâu lắm rồi. "Con đường Duy Tân cây dài bóng mát" đã xa vời vợi. Thay vào đó là những vỉa hè luộm thuộm với quán nhậu và tiệm cafe. Chen lẫn vài ngân hàng cùng hiệu kính và cả tiệm... rửa xe. Ừ, có cả một quán ăn kèm hát với nhau của Cẩm Vân. Con đường "duy cái mới", bây giờ, thế đó (!).

Những góc phố ngày xưa chỉ còn lại ánh chiều tà ảm đạm, tô đậm ngón tay vàng khói thuốc, cho những ai muốn tìm về dĩ vãng.

Dường như chẳng còn gì hấp dẫn hay quyến rũ và gợi nhớ? Nhưng ngày xưa, Khánh Ly hát cho "Người Già và Em Bé", cho cả dân "Du Mục" với "đàn bò vào thành phố réo buồn tiếng hạt chuông", chứ đâu chỉ "chiều nay còn mưa, sao em không lại..." hay ân cần ôm lấy "vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc về chốn xa xôi"? Không, Khánh Ly không chỉ kiêu sa như thế. Không cần đài các như vậy. Giản dị hơn nhiều...

Sài Gòn quen lắm nhưng không còn "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!"

Người Sài Gòn, không xứng đáng, dù chỉ được phép mua vé "tàu ghế cứng toa hạng hai" để nghe, để nhìn và để ngẫm ngợi những gì Khánh Ly muốn tìm về kỷ niệm (?). Một chút gì phả ra nhạt nhòa từ ánh màu bạc bẽo! Nó hắt xuống phố Sài Gòn lấp lóa màu đen hắc ín, trong không khí nóng hực của ngày hè.

Người Sài Gòn nhớ Khánh Ly từ những gì mộc mạc mà rướm máu, hơn là những bóng bẩy và chải chuốt như người Hà Nội xem thấy. Một không gian có vẻ sang trọng nhưng khô và giả. Giả mà như... thật, từ những "bông hoa sống đời", người ta bán ngoài chợ hay trong các shop để trang trí, làm cảnh cho ngày tết, dịp lễ mà không cần mất công nhiều lắm...

Kỷ niệm, khi gọi tên, nó nên khởi đi từ nơi người ta gắn với tột đỉnh vinh quang và cả nỗi niềm ly biệt. Cả êm mượt như nhung và sóng gió dập vùi. Nước mắt hòa trong thảng thốt trên từng bước chân tháo chạy trong rối bời. Và chia lìa những gì sâu lắng tận đáy tim, in đậm trên từng hàng rào dâm bụt loang lổ. Tan nhanh như từng hạt mưa bong bóng, hòa lẫn "muối mặn" chảy từ khóe mắt. Tất cả nối nhau chảy vô... ống cống. Từ ngày đó - 30/4/1975.

Thế là hết. Dù trẻ lắm, dù mơ hồ, những chao đảo trong tâm khảm vẫn còn nguyên với nỗi sợ hãi lớn dần theo ngày tháng của những năm xưa. Hiển hiện, không thể né tránh. Từ đó, ngụp lặn và đào bới trong... "đống bản nhạc" - như một đống rác buộc dọn dẹp. Lén lút và vụng trộm để tìm mọi cách "tẩu tán" tài sản của chính mình, dù trong mắt "người cách mạng", chúng nó là thứ cặn bã, lai căng và... phản động! Một thời của văn hóa nghệ thuật Sài Gòn bỗng chết... ngắc!

Đấy là một trong những điều người Sài Gòn nhớ nhất, trong ngày tháng rầm rập bước chân các anh "giải phóng quân" dộng ầm ầm trên những con đường Sài Gòn thơ mộng.

Chốc chốc, gió thốc những bản nhạc bay tán loạn rồi đậu lại trên vỉa hè với vẻ u hoài và xơ xác. Nhiều người thẫn thờ "Để Gió Cuốn Đi" từng bản nhạc như mảnh giấy gói bánh mì. Văn hóa Sài Gòn tuyệt diệt. Tôi biết điều đó, khi từng trang giấy với năm dòng kẻ và những hồn thơ trong đó - được trình bày công phu và trân trọng, thẩm mỹ và đậm cá tính nhạc sĩ sáng tác - đầy dấu chân người qua kẻ lại, chấp chới như cánh bướm rách tả tơi.

Khánh Ly ra đi như hàng triệu người rời bỏ Sài Gòn và miền Nam. Người ở lại chỉ biết nhìn. Lầm lũi và co quắp trong những cơn mưa chiều nặng hạt, mơ về "Những Ngày Xưa Thân Ái" hồn nhiên. Tất cả chỉ còn lại "Như Giấc Chiêm Bao" ngọt ngào. Giấc chiêm bao của đời thực. Dường như định mệnh an bài.

Nói cho ngay, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" trở thành chân lý, khi bóng dáng khập khiễng những lời nhạc đầy ắp chất thơ, còn chỗ nào để bày biện tốt hơn trong nhà hát lớn Hà Nội đầy màu sắc lấp lánh? Với áo quần thơm tho và những bó hoa sặc sỡ. Rỗng. Sáo. Và như những hạt ngọc trai nhân tạo xứng đáng với cái giá của nó.

Nhưng kỷ niệm, cứ ngỡ, là nơi không phải chỗ mình bỏ chạy cùng với nước mắt, vào năm 1954, bé xíu. Nó phải là nơi cưu mang, bước ra khỏi "tàu há mồm" với cái thở phào năm xưa? Nó phải là nơi gắn bó, thành danh, làm nên tên tuổi và nuôi nấng giọng hát của mình chứ?

Nếu gọi tên "non nớt" khi "Mơ Về Nơi Xa Lắm", nó có một chút gì kệch cỡm, bởi e rằng lứa tuổi "gió heo may đã về" trở nên chọc ghẹo giới trẻ mất.

Giọng hát của "Nữ Hoàng Chân Đất" bây giờ thích hợp với đôi giày cao gót - dù chông chênh nhiều.

Thời gian quả khắc nghiệt. Như một viên đá mài, chà xát trên dây thanh đới người ca sĩ. Giọng ca Khánh Ly đục hơn và rè hẳn như dây số 1 guitar, lâu ngày bong tróc dần, sau những miệt mài nâng phím lòng, xoa dịu nỗi đau đời dân Việt "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu/Một trăm năm đô hộ giặc Tây/Hai mươi năm nội chiến từng ngày...".

Làn hơi ngày nào gây nghiện cho khán giả, giờ đã ám đầy khói. Những sợi khói bay lên từ "Tàn Tro" năm cũ. Đứt quãng và mệt nhọc. Đuối sức không chỉ từ thần thời gian cản bước mà còn thiếu hẳn sự tự nhiên trong cách ngắt câu và kiểu lấy hơi nặng nề như "người phu quét đường" thở dốc với chiếc xe kéo, cùng một chút khò khè từ buồng phổi nhiều năm không thể thiếu thuốc lá? Âu cũng là lẽ thường.

Giọng ca tái tê và rạn vỡ, bây giờ không còn. Không chỉ là rì rầm như "đại bác đêm đêm dội về thành phố" mà Khánh Ly nì non "Hát Trên Những Xác Người" thay cho những bà mẹ, những người cha hóa điên bên xác con thơ của trận Mậu Thân năm nào... Nhiều lắm...

"Tình cũ không rủ cũng tới", bây giờ sai mất rồi. Một chút hoài niệm chen lẫn bối rối, khó diễn tả cùng tâm trạng... cụt hứng, khi chờ một kỷ niệm tìm về. Vả chăng, nếu có, người Sài Gòn cũng không thích ngắm nghía giọng ca Khánh Ly với vẻ sang trọng nhưng cứng đơ và đạo mạo, được khoác lên khá khiêng cưỡng như tại Hà Nội. Vốn dĩ người Sài Gòn cũ, dù sành điệu nhưng không sính ngoại với "đặc danh": "diva".

Sài Gòn và cả Việt Nam, bây giờ có thứ gì mà không cần đến tiền? Giờ, lộ thiên chơ vơ, trái tim như cục than đen xì bất động; khe khẽ đập và hổn hển thở theo... hai trăm triệu của Phó Đức Phương. "Áo Lụa Hà Đông" bị xé rách toạc trước mắt người... làm văn hóa. Văn hóa gì đây? À! Văn hóa từ "tâm hồn treo ngược ở cành cây" của Sóng Hồng đây mà!

Biết đâu, chuyến trở về thứ hai, với Sài Gòn là bến đợi, chiếc áo dài vàng hoa cúc, không bị phết những nhát cọ "một màu đen đen, một màu trắng trắng, chiều hoang vắng chiếc xe tang đi thật vội vàng"! Trên chuyến xe đó, bên "quần tang áo chế", người ca sĩ năm nào lê bước chầm chậm để hát nốt những ca từ "Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu".

Nghe những tàn phai

Khi nhắc về "đền đài âm nhạc", dù quý phái hay bình dân; dù thính phòng hay nhạc nhẹ; dù chắt lọc ngôn từ hay bình dị câu hát, nó vẫn phải dành hết cho thân phận con người - Con Người Việt Nam hôm nay.

Đó không thể gọi là "đền đài" [1], bởi nó chỉ xứng với tên gọi trang trí như những phông màn làm buổi diễn cho những thanh âm rè đục như "Nghe Những Tàn Phai" cất lên trong lòng chế độ. Sao lại chọn Khánh Ly vào lúc này - như một sự giễu cợt cuối cùng mà người cộng sản vốn thích đùa dai?

Bất kỳ giá trị nào được làm từ dĩ vãng đều trở nên vô nghĩa, nếu người ta không biết hiện tại xuất phát từ đó đang ra sao và làm sao xoay xở nó trong tương lai - tương lai rất gần, đang đến. Một nỗi bế tắc mang bóng dáng "âm nhạc", khi cầu viện đến cái tên "Khánh Ly". Tựa như chiếc vợt cũ rách, cố vớt tạm lòng dân - đang rã mục. Thế thôi. Bởi dòng nhạc Trịnh Công Sơn đã là dĩ vãng, không còn được giới trẻ quan tâm nhiều lắm.

"Đồ cổ" chỉ có giá trị khi mang tính lịch sử và truyền lại tinh thần văn hóa vô giá cho con cháu đời sau. Chỉ tiếc, chính tư tưởng thực dụng đến bẽ bàng của người cộng sản gieo rắc bao năm qua, làm cho giới trẻ không khoái... "đồ cổ"!

Vả lại "môi trường văn hóa" Việt Nam ô nhiễm đến mức ngột ngạt, người ta làm sao có thể ngồi ngân nga hay ngẫm ngợi những câu hát đậm "chất thiền" và đầy tính bao dung của Trịnh Công Sơn nữa?

Người cộng sản hãy cố xoa tay và hít sâu lồng ngực với một cái thở mạnh, hắt ra cho buồng phổi thêm chút oxygen mà tiếp tục sống và hy vọng...

Dù sao, những phút cuối dọn dẹp mặt bằng sân khấu, hạ màn đang đến. Và ở đó, thấp thoáng nhiều "cặp mắt đỏ quạch" dáo dác tìm bằng được "visa EB-5" [2] cho cuộc tháo chạy an toàn, đến Mỹ. Sắp đến rồi...

Bình minh chuẩn bị ló dạng. Chắc chắn là như thế, cho người dân Việt Nam, không phải cho ai khác.

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Tài tử Robin Williams qua đời, có dấu hiệu tự tử

SAN FRANCISCO (NV)- Tài tử Robin Williams, một diễn viên hài nổi tiếng và từng tham gia phim “Good Morning, Vietnam”
vừa qua đời trưa Thứ Hai, 11 Tháng Tám, ở tuổi 63, có thể do tự sát, theo tin từ một thông cáo của Sở Cảnh Sát quận Marin County, San Francisco.

Image
Tài tử Robin Williams. (Hình: Getty Images)

Cảnh sát cho biết tìm thấy thi thể ông đã bất tỉnh và ngừng thở, tại nhà riêng ở Tiburon vào giữa trưa, và sau đó các giới chức có thẩm quyền thông báo là ông đã qua đời.

Cảnh sát nghi vấn đây có thể là “một cuộc tự tử vì (nạn nhân) bị ngạt thở,” nhưng sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận chính thức.

Đại diện của tài tử Robin Williams không cho biết đây có thực sự là một cuộc tự sát hay không, nhưng có trả lời báo chí rằng: “ Robin Williams đã qua đời sáng nay. Ông đã chiến đấu với chứng trầm cảm nặng trong thời gian qua.”

Một cuộc khám nghiệm tử thi sẽ diễn ra vào Thứ Ba hôm sau.

Tài tử Robin Williams sinh năm 1951, nổi tiếng hài hước qua các vai diễn trong Good Morning, Vietnam(1987), Dead Poets Society (1989), Awakenings (1990), The Fisher King (1991), Good Will Hunting (1997), đặc biệt là phim Mrs. Doubtfire (1993).

Ông đạt được nhiều giải thưởng quốc tế về diễn xuất như hai giải Emmy Awards, bốn giải Golden Globes, năm giải Grammy Awards, và nhiều giải khác.

Đại diện của tài tử Robin Williams nói với báo giới rằng: “Đây là một mất mát đau thương và bất ngờ. Gia đình ông xin được tôn trọng sự riêng tư trong giai đoạn khó khăn này.” (T.A.)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

‘Lucy’ - khi con người đạt tối đa công suất não bộ
Bộ phim mới nhất của đạo diễn Luc Besson, với sự góp mặt của kiều nữ Scarlett Johansson, đưa ra ý tưởng thú vị về việc bộ não con người sẽ thế nào khi đạt hiệu suất tối đa.

2014 thực sự là năm thăng hoa của Scarlett Johansson khi cô vừa tìm thấy bến đỗ mới, chuẩn bị làm mẹ và có tới 5 bộ phim được quan tâm. Sau khi góp giọng trong Her, trở lại với Góa Phụ Đen trong Captain America: The Winter Soldier, đóng vai người ngoài hành tinh đến Trái Đất ăn thịt đàn ông trong Under the Skin và một vai nhỏ trong Chef, người đẹp bốc lửa lại hóa thành “đả nữ” Lucy trong bộ phim cùng tên của đạo diễn lừng danh người Pháp - Luc Besson. Lucy cũng là bộ phim khép lại một năm đầy thành công và nổi bật trong cả sự nghiệp lẫn gia đình của Scarlett Johansson.


Câu chuyện bắt đầu khi Lucy, một cô gái trẻ đang ở Đài Loan tỉnh dậy và nhận ra mình bị bắt cóc bởi một tổ chức tội phạm bí ẩn đứng đầu là Jang (Choi Min Sik thủ vai). Chúng rạch bụng, biến cơ thể cô thành một kiện hàng sống để sử dụng trong một phi vụ giao dịch mờ ám. Trước sự hành hạ tàn bạo của bọn chúng, Lucy tưởng như phải chấp nhận số phận và phải nghe theo lời chúng sai khiến thì bất ngờ tình thế xoay chuyển. Món hàng lạ trong cơ thể cô dường như là một chất thuốc đặc biệt.
Image
"Lucy" là phim thứ năm của Scarlett Johansson ra rạp năm nay.


Khi chất thuốc bị rò rỉ, nó biến cô thành một siêu chiến binh với những năng lực phi thường. Từ đó, Lucy đủ khả năng thoát khỏi sự giam giữ của bọn tội phạm, và tìm tới sự trợ giúp của giáo sư Samuel Norman (Morgan Freeman) - người đã nghiên cứu về tiềm năng của bộ não con người trong suốt nhiều thập kỷ. Lucy muốn tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc của mọi vấn đề, hòng tìm cách biến cơ thể của mình trở lại bình thường…

Phim khai thác đề tài rất thú vị là người bình thường chỉ sử dụng tới 10% não bộ, vậy chuyện gì xảy ra khi xuất hiện một người có thể đạt tới 100% công suất bộ não? Luc Besson vốn nổi tiếng với những loạt phim hành động có tính giải trí cao như La Femme Nikita, The Fifth Element, series Transporter hay Taken… và Lucy cũng không ngoại lệ. Trong những phút đầu tiên, những cảnh hành động dứt khoát, có chút bạo lực mang đậm phong cách Luc Besson đã tạo được sự lôi cuốn cho người xem trước màn ảnh rộng.
Image
Scarlett Johansson có nhiều cảnh hành động mạnh mẽ trong "Lucy".


Tuy nhiên càng về sau, Luc Besson lại càng thay đổi phong cách thông thường, biến Lucy đi theo hướng khoa học giả tưởng nhiều hơn là hành động. Những ai vốn quen với ngôn ngữ điện ảnh trong Taken hay Transporter có thể sẽ không thích hướng đi mới của Besson và cảm thấy chưa thỏa mãn. Nhưng những ai quan tâm tới đề tài não bộ con người sẽ rất tò mò trước cách khai thác của vị đạo diễn người Pháp. Đây dường như là lần đầu tiên trong phim của Besson bạo lực chỉ là yếu tố điểm xuyết, làm nền cho chủ đề chính của phim – sự khát khao tri thức.

Scarlett Johansson là diễn viên chính và dường như cả câu chuyện chỉ tập trung đúng vào nhân vật Lucy, làm lu mờ tất cả những người còn lại. Vẻ quyến rũ, gợi cảm và đôi môi căng mọng tràn đầy sức sống của người đẹp sinh năm 1984 được tận dụng tối đa trong vai diễn “đả nữ” này. Từ ánh mắt, nụ cười mỉm cho tới hành động dứt khoát của Lucy khi não bộ tăng dần hiệu suất lên được Scarlett thể hiện một cách duyên dáng, thu hút. Cảnh quay Lucy lái xe bằng não trên đường phố Paris có thể nói là cảnh mãn nhãn nhất trong phim.
Image
Nhân vật Lucy trong cảnh quay khi não bộ hoạt động lên tới mức 20%.


Lucy đưa ra một vấn đề thú vị nhưng cách giải quyết ở đoạn kết lại hơi nhanh nên dễ gây hụt hẫng cho người xem. Vấn đề khoa học mà Luc Besson thể hiện trong phim cũng khá vĩ mô với những kiến thức, nhận định có thể gây nên nhiều tranh cãi. Xét về kịch bản, Lucy có nhiều chi tiết thiếu thuyết phục nhưng vì đây là một bộ phim mang nặng tính giải trí chứ không đi quá sâu vào diễn giải kiến thức nên người xem có thể dễ dàng lướt qua để nhìn ngắm hình ảnh mạnh mẽ, lạnh lùng của Scarlett Johansson trên màn ảnh rộng.

Ngoài những cảnh quay đẹp được thực hiện ở Đài Bắc (Đài Loan), Paris (Pháp), Rome (Italy) hay Berlin (Đức), Lucy còn có phần âm nhạc rất bắt tai và được sử dụng hợp lý ở từng trường đoạn, phối hợp hiệu quả với hình ảnh để tạo được cảm xúc. Với kinh phí vỏn vẹn 40 triệu USD, Luc Besson đã rất biết cách tận dụng số tiền này để tập trung khai thác những gì ông cho là sẽ thu hút khán giả nhất. Và kết quả có lẽ cũng ngoài mong đợi của nhà sản xuất khi Lucy đã thu về tới hơn 130 triệu USD sau hai tuần ra rạp trên toàn cầu.

Lucy khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 15/8.

Kim Phong

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Con trai Thành Long có thể phải ngồi tù ba năm

Cảnh sát tìm thấy tại nơi cư trú của Phòng Tổ Danh 100g cần sa. Thêm vào đó, xét nghiệm ma túy với anh cho kết quả dương tính.

Tối muộn ngày 18/8, cảnh sát Bắc Kinh xác nhận với báo giới về việc bắt giữ hai diễn viên Phòng Tổ Danh và Kha Chấn Đông
vì có liên quan tới ma túy. Phía cảnh sát cho biết, vụ bắt giữ được thực hiện vào ngày 14/8 tại quận Đông Thành, thành phố Bắc Kinh.
Công ty quản lý của Kha Chấn Đông cũng khẳng định, diễn viên You Are The Apple Of My Eye bị bắt vì và sẽ bị giam giữ trong vòng 14 ngày.

Image
Cảnh sát xác nhận đã bắt giữ Kha Chấn Đông (trái) và Phòng Tổ Danh từ ngày 14/8. Ảnh: The New Paper File.


Ngoài Phòng Tổ Danh và Kha Chấn Đông, cảnh sát còn bắt một người trợ lý 36 tuổi, tên Sun. Kết quả xét nghiệm cho thấy, cả Phòng Tổ Danh và Kha Chấn Đông đều dương tính với cần sa và bước đầu đã nhận tội.

Tìm kiếm tại nơi cư trú của Phòng Tổ Danh, cảnh sát còn thu được 100g cần sa. Một người đàn ông thất nghiệp tại Bắc Kinh, 33 tuổi, cũng bị bắt ngay ngày hôm sau vì bị tình nghi bán ma túy cho Phòng Tổ Danh. Theo tờ Apple Daily, Tổ Danh bị nghi ngờ chứa chấp và sử dụng ma túy, hai hành vi này có thể khiến anh bị phạt tới 3 năm tù.
Image
Khám xét nơi cư trú của Phòng Tổ Danh, cảnh sát thu giữ được 100g cần sa. Ảnh: ifeng.

Trong một thông cáo báo chí phát đi, phía công ty quản lý của Kha Chấn Đông cho biết: "Chúng tôi chỉ biết Kha Chấn Đông đã mắc sai lầm nhưng không biết rõ các chi tiết liên quan". Người đại diện nói rằng, cô "gần như sụp đổ" khi nhận được điện thoại. Cô thay mặt cho công ty, xin lỗi công chúng.
Image
Sáng 19/8, bố và anh trai của Kha Chấn Đông đến nơi tạm giam. Bố Kha Chấn Đông (trong ảnh) nói, ông không làm tròn trách nhiệm dạy con
và thay mặt gia đình xin lỗi mọi người: "Kha Chấn Đông đã sai, là nhân vật của công chúng mà không làm tấm gương tốt".


Thông tin này đang gây chấn động tại Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc bởi cả Phòng Tổ Danh và Kha Chấn Đông đều là những tên tuổi có tiếng. Trong khi Kha Chấn Đông ghi dấu với khán giả qua các vai diễn trong You Are The Apple Of My Eye, Tiny Times... thì Phòng Tổ Danh là quý tử của diễn viên lừng danh Thành Long.

Thùy Liên

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Nhạc cổ điển và... tiếng vỗ của một bàn tay

Hoàng Ngọc-Tuấn

Khi đi xem những buổi hòa nhạc, chúng ta thường vỗ tay tán thưởng sau mỗi tiết mục đặc sắc.
Thật là một cảm giác phấn khởi khi toàn thể khán giả cùng vỗ tay vang dội để nhiệt liệt ngợi khen những nghệ sĩ tài hoa đã mang đến cho mình
những khoảnh khắc âm nhạc tuyệt vời. Thế nhưng, đôi khi bạn đang thích chí vỗ tay, thì chỉ có lác đác dăm ba người khác phụ họa,
hay thậm chí chẳng có ai phụ họa, và trong lúc bạn đang ngỡ ngàng, thì thình lình bạn thấy có hàng chục cặp mắt quay lại nhìn bạn,
khiến bạn muốn... sởn cả tóc gáy. Ðó là cảm giác mà tôi đã trải qua trong lần đầu đi xem hòa nhạc cổ điển ở Úc,
và đó là một trong những kỷ niệm khó quên.


Image
Người ta không vỗ tay giữa các chương nhạc, mà đợi cho đến khi nhạc phẩm oàn toàn kết thúc thì mới vỗ tay. Hình minh họa.
(Hình: Joe Scarnici/Getty Images for American Friends of the Israel Philharmonic Orchestra)


Một buổi tối cuối tháng 9 năm 1985, tôi được một người bạn cho một cái vé (như một món quà sinh nhật) để đi xem Sydney Symphony Orchestra hòa nhạc tại Sydney Opera House. Trước đó, từ khi còn ở Việt Nam cho đến khi sang Úc, tôi chưa bao giờ được xem một buổi hòa nhạc cổ điển “thứ thiệt” nào cả, nghĩa là tôi chưa bao giờ có dịp vào trong một thính đường vĩ đại như thế và ngồi im phăng phắc như thế cùng với gần một ngàn khán giả để thưởng thức trọn vẹn từng tiếng đàn tinh tế, từng cử chỉ hấp dẫn của nhạc trưởng và từng động tác nhịp nhàng của các nhạc sĩ trong dàn giao hưởng.

Lần đầu chứng kiến những diễn biến mang tính nghi thức của buổi hòa nhạc, tôi cảm thấy thật thú vị. Trước hết, các nhạc sĩ bước vào sân khấu và ngồi đúng vị trí của mình. Rồi một nhạc sĩ đầu đàn xuất hiện với cây vĩ cầm, cúi chào khán giả, và khán giả vỗ tay chào mừng ông. Rồi nhạc sĩ đầu đàn xoay về phía dàn nhạc, kéo một tiếng đàn, và cả dàn nhạc theo tiếng đàn đó để chỉnh âm. Khán giả ngưng nói chuyện, giữ im lặng trong lúc dàn nhạc đang chỉnh âm. Khi dàn nhạc đã chỉnh âm xong, thì nhạc trưởng xuất hiện, và cả dàn nhạc đứng dậy. Nhạc trưởng cúi chào khán giả, và khán giả vỗ tay vang dội. Rồi nhạc trưởng bắt tay người nhạc sĩ đầu đàn và ra hiệu cho cả dàn nhạc ngồi xuống. Nhạc trưởng bước lên bục, giơ cây đũa lên, và buổi hòa nhạc bắt đầu.

Tôi đã say mê lắng nghe và theo dõi từng cử chỉ hấp dẫn, từng động tác nhịp nhàng diễn ra trước mắt, và khi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc đầu tiên đã chấm dứt, tôi bèn vỗ tay đôm đốp một cách vô cùng khoái trá. Thế nhưng, ngay lập tức, tôi cảm thấy hơi hoảng hốt khi tôi chỉ nghe có tiếng vỗ tay vô duyên của một mình tôi giữa bầu không khí hoàn toàn im lặng của đại thính đường. Tôi nhìn quanh và thấy có hàng chục cặp mắt quay lại nhìn tôi như thể tôi là một tên man rợ từ đâu đi lạc vào đây! Tôi nói thầm thì: “Sorry...,” cảm thấy khá ngượng ngùng, và đoán rằng có lẽ bản nhạc chưa kết thúc, vì ông nhạc trưởng vẫn còn đứng đối diện với dàn nhạc, chứ chưa xoay người lại để cảm tạ khán giả. Thật vậy, ngay sau đó, âm nhạc lại tiếp tục ngân lên...

Trong lúc tôi vừa bắt đầu tiếp tục theo dõi cuộc trình tấu, thì một ông già Úc ngồi cạnh tôi rón rén đưa cho tôi một cuốn sách nhỏ có in chương trình biểu diễn. Ông chỉ một ngón tay vào trang sách đã mở ra, tôi nhìn xuống và thấy nhạc phẩm đầu tiên có nhan đề là “Symphony No.2” của Gustav Mahler, gồm 5 chương. Tôi nhận ra ngay rằng “bản nhạc” đầu tiên vừa chấm dứt là chương 1 (“Allegro maestoso”), và bây giờ là bắt đầu chương 2 (“Andante moderato”), rồi sẽ còn thêm ba chương nữa...

Lúc đó tôi mới hiểu ra rằng người ta không vỗ tay giữa các chương nhạc, mà đợi cho đến khi nhạc phẩm hoàn toàn kết thúc thì mới vỗ tay. Tôi có cảm giác vừa xấu hổ vừa buồn cười khi thấy mình giống y như một anh chàng ngớ ngẩn đi lạc vào chốn cung đình! Thế nhưng, nhờ có cuốn sách chương trình, tôi cảm thấy an tâm ngay, và tôi đã thưởng thức trọn vẹn cả năm chương của Symphony No. 2, trước khi tôi được tự do vỗ tay dữ dội cùng với toàn thể khán giả...

Vỗ tay xong, tôi trao lại cuốn sách chương trình cho ông già Úc, nhưng ông bảo tôi: “You keep it for the second part of the concert...” (“Anh cứ giữ nó để dùng cho phần nhì của buổi hòa nhạc...”) Tôi nói: “Thank you very much, sir...” và thật lòng biết ơn ông già Úc tử tế ấy.

Sau này, tôi mới biết rằng không chỉ thỉnh thoảng mới có những “chàng ngố” như tôi, mà thậm chí có những người da trắng tướng mạo sang trọng, y phục chỉnh tề, cũng đôi khi “vỗ tay không đúng lúc” trong những buổi hòa nhạc, và họ cũng bị “hớ” như tôi vậy. Thế nhưng, đôi khi cũng có những người cố ý “vỗ tay không đúng lúc” để bày tỏ tình cảm nồng nhiệt của họ, bất chấp cái “lễ nghi” thường lệ, và sự nồng nhiệt của họ đã khiến toàn thể khán giả cùng vỗ tay theo.

Gần đây nhất, trong buổi hòa nhạc “Pepe Romero: Guitar from the Heart” (tại Sydney Opera House, tối Thứ Bảy, ngày 2 tháng 8 năm 2014), ngay sau khi Pepe Romero cùng Sydney Symphony Orchestra vừa chơi xong chương 1 (“Allegro con spirito”) trong bản “Concierto de Aranjuez” của Joaquin Rodrigo, thì có một nhóm người Úc vỗ tay, và lập tức toàn thể khán giả cùng vỗ tay vang dội. Pepe Romero bèn đứng dậy, cúi đầu cảm tạ, và nhạc trưởng Tito Muñoz cũng xoay lại để cảm tạ khán giả, trước khi an vị để tiếp tục trình tấu chương 2 (“Adagio”). Thú vị thay! Khi chương 2 vừa kết thúc, khán giả lại vỗ tay vang dội, và Pepe Romero và nhạc trưởng Tito Muñoz lại cảm tạ một lần nữa; và khi chương 3 (“Allegro gentile”) kết thúc, thì trận vỗ tay vang ầm như sấm và kéo dài tưởng như bất tận, khiến Pepe Romero và nhạc trưởng Muñoz phải trở lại sân khấu ba lần và cả dàn giao hưởng phải đứng dậy ba lần để cảm tạ khán giả.

Tôi chẳng biết cái lệ “không vỗ tay giữa các chương nhạc” ấy sinh ra từ thuở nào, nhưng ngẫm nghĩ thì thấy nó cũng có những lý do chính đáng. Một bài giao hưởng hay một bài hòa tấu được nhạc tác gia viết ra với những chương nhanh và chậm, sôi nổi và trầm lặng nối tiếp nhau để cấu tạo nên một tổng thể, một kiến trúc tinh vi chứa đựng những diễn biến của cảm xúc và tư tưởng. Những chỗ ngừng lại giữa các chương cũng là những thành phần cần thiết thuộc về cái kiến trúc đó. Vì thế, những tràng vỗ tay bất ngờ xen vào những khoảng im lặng giữa các chương có thể khiến cho cuộc thưởng thức mất đi sự trọn vẹn.

Ðêm tháng 9 năm 1985 ấy, khi tôi vỗ tay đôm đốp ngay sau chương 1 (“Allegro maestoso”) trong bản Symphony No. 2 của Gustav Mahler, rõ ràng là tôi đã vỗ tay rất nhảm nhí, vì lúc ấy tôi đâu có biết Gustav Mahler đã ghi chú rất kỹ rằng chương 1 phải được trình bày “Mit durchaus ernstem und feierlichem Ausdruck” (“với sự diễn tả hoàn toàn trầm trọng và nghiêm trang”). Những tiếng vỗ tay giòn giã một cách ngớ ngẩn của tôi chắc hẳn đã làm hỏng cảm giác thưởng thức đúng mực của những khán giả sành điệu.

Nhưng tôi nghĩ rằng cái lệ “đừng vỗ tay giữa các chương nhạc” ấy cũng không nên áp dụng quá tuyệt đối. Chẳng hạn, ngay sau chương 1 (“Allegro con spirito”) của bản “Concierto de Aranjuez” thì khán giả vỗ tay tán thưởng ầm ĩ cũng rất thích hợp, vì chương ấy rất hào hứng và là chương để cho nhạc sĩ guitar ra sức khoe tài. Rất hiển nhiên, lúc vừa đàn xong nốt nhạc cuối cùng của chương ấy, khuôn mặt của Pepe Romero đã bừng lên niềm sung sướng và hãnh diện khi được hưởng một tràng vỗ tay vang dội từ khán giả.

Trong gần 30 năm sinh hoạt âm nhạc ở Úc, tôi đã có rất nhiều lần trao đổi với những nhạc sĩ chuyên nghiệp về chuyện khán giả “vỗ tay giữa các chương nhạc”, và nhạc sĩ nào cũng nói giống nhau, rằng họ luôn luôn vui vẻ đón nhận những tràng vỗ tay của khán giả, ngay cả khi khán giả “vỗ tay không đúng lúc,” nhưng họ cũng nghĩ rằng đối với một số nhạc phẩm thực sự cần có một không khí lắng đọng sau mỗi chương nhạc, thì họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu khán giả biết “nhịn” cho đến khi nhạc phẩm hoàn toàn chấm dứt thì mới vỗ tay.

Trong thực tế thì hầu hết các buổi hòa nhạc cổ điển đều có in những tờ chương trình với các chi tiết rõ ràng về từng nhạc phẩm. Nếu không thì người giới thiệu chương trình, hay chính nhạc sĩ, sẽ mô tả về nội dung của nhạc phẩm trước khi trình tấu, chẳng hạn: nhạc phẩm này có 3 chương, vân vân và vân vân... Thế là khán giả đều biết để có thể “vỗ tay đúng lúc”, trừ khi... “nhịn” không nổi!

Cách đây mấy năm, trong một cuộc chuyện trò trà dư tửu hậu, nhạc sĩ Nhật-bản Hideo Satoh có nói rằng anh ấy vẫn thích trình diễn suốt cả một bản nhạc nhiều chương mà không phải “bị khen bất ngờ” bởi những tràng vỗ tay, vì không gian im lặng sẽ làm cho cả sự trình tấu và sự thưởng thức đạt đến mức tập trung tối đa. Tôi nói đùa: “Nhưng nếu khán giả nghe anh chơi quá hay, họ không nhịn được, thì họ phải làm gì?” Hideo Satoh đáp một cách khôi hài: “Ồ, tất nhiên là họ có quyền vỗ tay bất cứ khi nào họ muốn... nhưng tốt nhất là họ hãy vỗ tay theo kiểu Thiền, nghĩa là vỗ tay... với một bàn tay!”

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »


Sylvester Stallone - huyền thoại phim hành động Hollywood


Khởi nghiệp với một bộ phim khiêu dâm hạng nhẹ, nam diễn viên của “The Expendables 3” đã vươn lên trở thành một huyền thoại của kinh đô điện ảnh thế giới.


Sau khi bộ phim Rocky ra mắt thành công vượt ngoài sức tưởng tượng vào năm 1976, nhà phê bình phim nổi tiếng Roger Ebert nhận định
về nam diễn viên chính vô danh Sylvester Stallone: “Anh ấy làm tôi nhớ tới một Marlon Brando thời trẻ”.
Gần bốn thập niên trôi qua kể từ ngày ấy và Stallone chưa bao giờ được nhớ tới với tư cách một huyền thoại diễn xuất như nam diễn viên của Bố Già. Thay vào đó, ông lại trở thành một trong những diễn viên hành động xuất chúng nhất lịch sử Hollywood,
với hai vai diễn tiêu biểu là võ sĩ quyền anh Rocky và tay súng Rambo.

Image
Rocky là nhân vật huyền thoại gắn với tên tuổi của Sylvester Stallone.


Câu chuyện huyền thoại đằng sau Rocky

Ngày nay, Sylvester Stallone luôn nhận trung bình khoảng 20 triệu USD khi tham gia mỗi bộ phim. Sự nghiệp kéo dài hơn bốn thập niên với hàng chục vai diễn của Stallone đem về 3,1 tỷ USD doanh thu trên toàn cầu. Song không phải lúc nào cuộc đời cũng mỉm cười với tài tử mang dòng máu Italy này. Sinh ra tại New York vào năm 1946, ngay từ khi lọt lòng Stallone đã gặp vận rủi. Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi – vĩnh viễn bị liệt. Đó là lý do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng.

Tới năm lên 9, cha mẹ ông ly dị và Stallone được sắp xếp để sống cùng mẹ. Tại trường học, Stallone thường xuyên chịu cảnh đội sổ và còn bị chúng bạn cho rằng “sẽ kết thúc cuộc đời trên ghế điện”. Để vượt qua những khó khăn ấy, Sylvester Stallone tìm tới diễn xuất. Ông nhận ra đam mê này sau khi tham gia một vở kịch địa phương và quyết định quay lại New York để theo đuổi giấc mơ.

Thường xuyên xuất hiện trong các buổi thử vai nhưng Stallone luôn phải thất vọng đi về sau khi bị từ chối. Đáng tiếc nhất là khi ông đến thử một vai nhỏ trong bộ phim kinh điển The Godfather (1972) nhưng vẫn phải ra về tay trắng. Vai diễn đầu tay của Stallone thậm chí còn là một bộ phim… khiêu dâm hạng nhẹ. Khi được đề nghị tham gia Party at Kitty and Stud’s (1970), ông ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi vừa bị trục xuất khỏi nhà thuê và phải sống vất vưởng ở ngoài đường. Ông từng hồi tường trong một cuộc phỏng vấn: “Đó là thời điểm mà tôi phải chọn giữa đóng bộ phim ấy hoặc đi ăn cướp, bởi tôi đã ở vực thẳm rồi”.

Khi tham gia bộ phim đó, Stallone nhận được 200 USD cho hai ngày quay và sau này khi ông đã thành danh, các nhà sản xuất bộ phim người lớn đó đã cho tái phát hành tác phẩm nhằm ăn theo danh tiếng của ngôi sao này.

Sau vài năm vật lộn để tìm chỗ đứng cho bản thân, Stallone đi tới kết luận: “Tôi nhận ra rằng cách duy nhất để thể hiện bản thân là tự tạo cho mình một vai diễn trong kịch bản do chính mình viết”. Một trận đấm bốc đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Sylvester Stallone. Đó là trận đấu giữa tay đấm ít tên tuổi Chuck Wepner chống lại Muhammad Ali - võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất mọi thời. Trước trận đấu diễn ra vào ngày 24/3/1975, không ai tin rằng Wepner có thể trụ lại đến hiệp ba trước huyền thoại Ali.

Thế nhưng tất cả đã phải kinh ngạc trước sự kiên cường của Wepner, khi ông không những trụ lại được đến hiệp ba mà còn đứng vững tới tận hiệp thứ 15 và còn tung ra những cú đấm phản đòn ra trò. Dù cho Ali có ra đòn mạnh đến thế nào, Wepner vẫn không chịu gục ngã và tiếp tục chiến đấu và chỉ thất bại khi hiệp cuối cùng còn 19 giây. Dù cho không thể giành chiến thắng, Wepner vẫn được tất cả khán giả dành cho sự tôn trọng bởi nỗ lực và quyết tâm.

“Đêm ấy, Rocky Balboa đã ra đời”, Stallone hồi tưởng. “Anh ấy là một con người của đường phố, một bi kịch của nước Mỹ, một kẻ lạc lõng với thời đại. Nhưng anh ấy có cảm xúc, nghị lực và bản chất tốt, dù cuộc đời này không công bằng với anh ấy”.

Sau khi được truyền cảm hứng bởi cuộc đấu giữa Wepner với Ali, Stallone lao ngay về nhà và viết kịch bản trong ba ngày lên tiếp cho bộ phim Rocky mà ông mới hình thành ý tưởng. Nhân vật chính của tác phẩm là Rocky Balboa, một gã đòi nợ thuê nhưng có bản chất hiền lành. Số phận trao cho anh cơ hội được mọi người biết đến khi nhà vô địch quyền Anh hạng nặng Apollo Creed (do Carl Weathers thủ vai sau này) chọn Rocky làm đối thủ trong một trận đấu. Với Apollo ngạo mạn, tay đấm Rocky này chỉ là một kẻ vô danh có thể bị hạ gục trong chớp nhoáng và sẽ làm tôn vinh thêm sức mạnh tuyệt đối của hắn. Nhưng với Rocky, đây là cơ hội để anh có thể đổi đời...
Image
Rambo cũng là một nhân vật được yêu thích trong phim hành động.


Sau ba ngày miệt mài viết với sự hỗ trợ của người vợ Sasha Czack, Stallone hoàn thiện được kịch bản dài 90 trang. Ông tới gặp các nhà sản xuất Bob Chartoff và Irwin Winkler để giới thiệu về kịch bản này. Bộ đôi kể trên nhanh chóng cảm thấy hứng thú với dự án Rocky và muốn mua lại bản quyền kịch bản để đưa lên màn ảnh rộng. Chỉ còn một vướng mắc cuối cùng: họ không chấp nhận anh chàng vô danh Stallone thủ vai chính mà muốn Burt Reynolds, James Caan hay Robert Redford - những nam diễn viên hàng đầu thập niên 1970 - đảm nhiệm vai chính.

Nhưng Stallone cương quyết không chấp nhận, bởi ông “biết mình sẽ hối hận suốt đời nếu để lọt vai diễn của chính tôi vào tay người khác”. Thời điểm ấy, Stallone đã khánh kiệt về tài chính và không khỏi cảm thấy lung lay trước những lời đề nghị mua kịch bản với giá ngày càng tăng cao: “25.000 rồi 100.000 USD. Tôi chưa bao giờ được nghe những con số này trước đó. Con số vẫn tăng liên tục - 150.000 USD, 175.000 USD, 250.000 USD và rồi 333.000 USD. Đầu óc tôi thực sự bị choáng. Nhưng rồi tôi tự nhủ: ‘Mình đã sống với cảnh nghèo quen rồi mà’ và quyết định từ chối. Bởi tôi biết nếu mình bán đi kịch bản và bộ phim thành công mà không có tôi trong đó, tôi sẽ đi tự tử mất”.

Giống như sự cương quyết của Rocky, Stallone chiến đấu đến cùng vì cơ hội cuộc đời và ông đã thành công. Các nhà sản xuất đành chấp nhận để Stallone vào vai Rocky Balboa song lại cắt kinh phí xuống chỉ còn 1,1 triệu USD và được quay trong có 28 ngày. Để có thể tiết kiệm chi phí cho tác phẩm, Sylvester Stallone phải nhờ cha, em trai và vợ mình tham gia đoàn phim. Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy, những đốt ngón tay sưng vù do tập đấm... tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh vì một Rocky.

Kết quả là tất cả những gian nan mà Stallone phải trải qua đều được đền đáp xứng đáng. Rocky trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả “Phim hay nhất”). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia. Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho “Nam diễn viên chính” lẫn “Biên kịch”.

Ngôi sao cơ bắp được hàng triệu khán giả mến mộ

Sau Rocky, Sylvester Stallone vươn lên trở thành một ngôi sao hạng A của Hollywood. Trong gần bốn thập niên kể từ đó, dù đã thử qua một số thể loại phim khác, khán giả luôn nhớ về tài tử có biệt danh là Sly này như một người hùng hành động. Các vai diễn đàn ông, mạnh mẽ và ngang tàng đã gắn liền với thương hiệu Sylvester Stallone. Dù cho đã có tới... 30 lần được đề cử Mâm Xôi Vàng ở nhiều hạng mục - trong đó có bốn lần với tư cách “Nam diễn viên tệ nhất” - Stallone vẫn luôn được khán giả yêu mến bởi tính giải trí trong các bộ phim hành động.

Trong thập niên 1980, Stallone được xem như ngôi sao hành động hàng đầu với nhân vật John Rambo trong loạt phim Rambo (đã có tổng cộng bốn phần). Ông cũng đưa nhân vật Rocky tái xuất màn bạc với những trận đấu khác thêm năm lần nữa. Tập phim cuối cùng về Rocky Balboa được phát hành năm 2006 và đón nhận sự khen ngợi từ cả giới phê bình lẫn khán giả, đem về doanh thu tổng cộng 1,1 tỷ USD cho loạt phim này. Image
Sylvester Stallone trong "Biệt đội đánh thuê 3".


Năm nay đã 68 tuổi với tiền sử chấn thương ở khắp cơ thể nhưng Sylvester Stallone vẫn không chịu nghỉ dưỡng già hay tham gia các bộ phim gia đình, hài như nhiều đồng nghiệp cùng trang lứa. Ông vẫn miệt mài tham gia và quảng bá cho các bộ phim hành động, mà tiêu biểu nhất là loạt phim The Expendables. Với uy tín bản thân, Stallone đã thu hút được một loạt ngôi sao hành động hàng đầu như Arnold Schwarzenegger, Bruce Willis, Jason Statham, Lý Liên Kiệt... tham gia vào dự án “Biệt đội đánh thuê” tràn ngập cảnh hành động này.

Sau hai phần đầu tương đối thành công về doanh thu và được đón nhận bởi những người đam mê phim hành động, The Exependables 3 tái xuất mới đây với sự bổ sung hàng loạt tên tuổi lừng lẫy một thời khác như Harrison Ford, Mel Gibson, Wesley Snipes hay Antonio Banderas. Và trong một rừng sao hành động ấy, nhân vật Barney Ross của Sylvester Stallone vẫn là thủ lĩnh.

Vào tháng 6 năm nay, hãng Splendid Films xác nhận rằng Stallone đang bắt đầu viết kịch bản cho phần năm của Rambo và đối thủ lần này của John Rambo sẽ là một băng đảng Mexico. “Gừng càng già càng cay” là câu nói đúng để mô tả về Stallone, khi ông vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ dừng lại.

Thịnh Joey

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Jennifer Lopez và Iggy Azalea đọ đường cong

Hai nữ ca sĩ gợi cảm trên bìa single ca khúc "Booty" của Jennifer.

PlaylistBooty là đĩa đơn thứ ba nằm trong album mới nhất - album A.K.A. - của diva nhạc Latin. Ca khúc gốc là do Jennifer Lopez thu âm
cùng rapper Pitbull. Trong phiên bản mới, thay vì Pitbull, ngôi sao ca nhạc 45 tuổi mời đàn em, nữ ca sĩ 24 tuổi Iggy Azalea hát cùng.

Trên bìa đĩa, cả hai cùng diện những bộ bobysuit khoe vòng ba nóng bỏng. Hình ảnh được Jennifer chia sẻ trên Instagram hôm 26/8.
Bản thu âm chung của họ cũng phát hành online trên Audiomack cùng ngày.

Ngoài bản thu âm, cả hai đã quay video ca khúc cùng nhau cuối tuần qua và sẽ cho ra mắt trong thời gian tới.

Image
Jennifer Lopez (trái) và Iggy Azalea.


Quá trình cộng tác khiến Jennifer và Iggy Azalea trở nên thân thiết. Hôm 13/8, Jennifer chia sẻ hình ảnh họ đi chơi cùng nhau trên Instagram.

Iggy Azalea cũng kể trên Entertainment Weekly về một kỷ niệm vui với Jennifer Lopez. Câu chuyện liên quan đến cú ngã của Iggy trên sân khấu trong buổi tập luyện cho lễ trao giải MTV Video Music 2014 mới đây.

"Trước đây, chúng tôi từng diễn chung một show. Mic của tôi không hoạt động. Tôi nói với chị ấy, may mà tôi đã không ngã trên sân khấu. Chị ấy bảo, nó sẽ xảy ra một ngày nào đó thôi", Iggy kể. Lời nói đùa của J.Lo thành sự thật. Trong buổi tập dượt cho lễ trao giải âm nhạc của MTV, Iggy mời Jennifer đến xem và cuối cùng cô bị ngã. Ca sĩ trẻ đùa rằng đó là do lỗi của Jennifer.

Ngoài màn trình diễn nóng bỏng tại MTV Video Music Award, Iggy hiện đã có ba ca khúc xuất hiện trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ.

Song Ngư

Post Reply