Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Xã hội đèn dầu

Đào Hiếu

Theo Talawas Blog
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự thật bị bao vây tứ phía, bị cải trang bằng nhiều son phấn, nhiều mặt nạ. Cái tốt đẹp bị che chắn, bị vùi lấp… còn cái xấu, cái ác thì được phát biểu, được thể hiện với kèn trống với vòng hoa.

Đây là thời đại mà những chính khách có thể nói dối, có thể lừa gạt mọi người bằng sự hùng biện đầy thuyết phục được hỗ trợ bằng những giọt nước mắt xúc động. Họ thường nói những câu đại loại: “Tôi đang móc ruột ra nói với các đồng chí” mà quên rằng trong ruột chứa đầy những thứ chẳng thơm tho gì.

Xưa nay nhiều người vẫn tin tưởng rằng cái tốt sẽ thắng, chính nghĩa – dù có trải qua muôn vàn khó khăn – rốt cuộc cũng sẽ thắng. Nhưng nếu chịu khó quan sát thế giới một chút, chúng ta sẽ thấy ngay rằng cái xấu, cái ác đang thắng, đang tồn tại. Chẳng phải đó là điều đang xảy ra ở Việt Nam, Afghanistan, Bắc Triều Tiên, Cuba, châu Phi, Trung Đông… và nhiều nơi khác trên thế giới nữa hay sao?

Đây là sự thật ê chề nhất mà nhân loại phải gánh chịu!

Những người đã sống gần hết cuộc đời trên thế gian này, những người có học thức, có suy nghĩ độc lập mà nhiều khi còn rối trí không biết tìm đâu ra chính nghĩa, ra cái tốt, huống chi là lớp trẻ (nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam ngày nay) gần như mù tịt: phải, trái, thiện, ác… lẫn lộn. Họ lâm vào cảnh “nhận giặc làm cha”, “xe duyên cùng tướng cướp”…

Họ giống như kẻ đang lạc vào một siêu thị bán toàn đồ giả, đồ nhái, không biết chọn cái nào, họ đành quay lưng, bỏ ra ngoài, tìm những nhu cầu khác.

Sự ra đời của những trang web, những blog cá nhân đã góp phần “giải vây” cho chính nghĩa, “tẩy trang” cho sự thật, nhằm cố gắng hé lộ bộ mặt thật của một xã hội, một chế độ chính trị, một sự kiện…

Như thế, sự thiếu vắng của các trang web hay blog này là những mất mát lớn cho cả một thế hệ đang lạc lõng, đang trôi dạt, đang đánh mất tự do và tính cách của mình.

Thế hệ này tìm thấy sự bình yên, sự hài lòng trong cái Tôi nhỏ bé với những nhu cầu vụn vặt, dễ dãi, dễ kiếm. Lớp người này ngày càng làm phình lớn cái xã hội tiêu thụ, thụ động, lười biếng và vô cảm. Đó là cái xã hội đang tiêu diệt mọi nhân cách và tiêu diệt chính nó, cái xã hội đang biến dạng – một cách chắc chắn, ung dung và không gì ngăn cản nổi – thành một bầy đàn hạ đẳng.

Một xã hội bao gồm nhiều cá nhân, nếu mỗi cá nhân là một ý thức độc lập, có sự sáng tạo tự do, thì xã hội đó sẽ rực rỡ vì mỗi cá nhân có ánh sáng riêng của mình, muôn màu muôn vẻ.

Nếu trong một xã hội mà mỗi cá nhân đều suy nghĩ giống nhau, sáng tạo giống nhau, ca ngợi và đả đảo giống nhau thì mỗi cá nhân đã tự thổi tắt ngọn đèn của mình và được phát cho một ngọn đèn dầu. Xã hội đó sẽ là một xã hội đèn dầu, chỉ tồn tại trong thứ ánh sáng lờ mờ, u ám. Chỉ có những đốm mắt của bọn linh cẩu, chó sói và hổ báo là rực lên trong đêm đen.


* * *


Đảng đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng.

Một mùa Xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi

Những câu hát ấy đã vang lên trong nhiều thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam và sẽ còn vang lên hoài như thế. Nhưng liệu có phải đó là sự thật không? Có phải ở Việt Nam hiện đang có một “mùa Xuân tràn ánh sáng khắp nơi nơi” không? Nếu không thì sao? Chẳng lẽ từ thế hệ này sang thế hệ khác cứ tiếp tục hát như thế?

Trên ti-vi, trong các lớp học, trong các cuộc họp… cũng thế: các thầy cô giáo, các nhân viên nhà nước, các quan chức, nghệ sĩ sân khấu, cán bộ hưu trí, học sinh sinh viên, thậm chi cả những người lao động nghèo, những bác nông phu chân lấm tay bùn… khi được phỏng vấn cũng đều trả lời cùng cái giọng “Đảng đã cho ta một mùa Xuân” như thế.

Những em bé mẫu giáo, học sinh tiểu học chắc là không ý thức được mình đang nói gì, hát gì, còn những cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước thì biết mình đang nói dối nhưng hoặc là vì nịnh bợ để mưu lợi cá nhân, hoặc là nói cho qua chuyện, cho xong một cuộc phỏng vấn, một bài phát biểu.

Có một thành phần đặc biệt hơn, đó là những kẻ mới sinh ra là đã biết vâng phục, không hề có ý thức phản biện một cái gì, khi họ là cán bộ, đảng viên, họ biến thành những bõ già của Đảng, những ông từ giữ cái chùa Mác-Lênin suốt đời mãn kiếp. Họ đang sống mòn, sống cho hết cái kiếp gia nô buồn thảm, đìu hiu!

Nhưng đáng xấu hổ nhất là những kẻ ngụy tín, quen thói nói dối, nhập thân vào sự dối trá của mình một cách chân thật và cố thuyết phục người khác hiểu cái “sự thật” ấy.

Hãy tưởng tượng một đàn vịt đang lạch bạch đi trên bờ ruộng. Bỗng nhiên một con kêu: “cạc cạc!” rồi con thứ hai cũng kêu “cạc, cạc”, con thứ ba, thứ tư, con thứ mười đều kêu “cạc, cạc”. Rồi tất cả đồng loạt kêu “cạc cạc”… Ta sẽ thấy rất buồn cười, nhưng không sao, có khi còn dễ thương nữa vì chúng là đàn gia súc. Nhưng thử tưởng tượng có một đám người, đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang, giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo… vừa đi vừa kêu “cạc cạc” như thế thì sẽ ra sao? Đó không phải là một xã hội nữa, đó là một bầy đàn.

Rất may là đã có một thành phần dám nói sự thật. Đó là những trang web kiểu như talawas, Bauxite… những blog cá nhân kiểu như Osin, Mẹ Nấm, Lề Bên Trái, Người Buôn Gió… Họ đã lần lượt bị bắt nhốt, bị đe dọa, bị đóng cửa. Họ là những tập thể, những cá nhân đã tỏa sáng và đang bị dập tắt. Xã hội hiện nay chỉ còn hiu hắt những ánh đèn dầu của đám người mờ nhạt, bị thuần hóa, bị gia súc hóa một cách thảm hại.

Như thế, rõ ràng là hiện nay chúng ta đang có hai nước Việt Nam: một Nước Việt Khốn Khổ, bị rút ruột, bị đục khoét, bị bán tài nguyên, bán máu, bán phẩm giá, bị xâu xé, cướp bóc tả tơi và nợ như chúa Chổm. Và một Nước Việt Ảo đang được vẽ vời bằng những lời nói dối, nịnh bợ, cơ hội, lừa mị… của đủ mọi thành phần, từ cán bộ lãnh đạo cho tới học sinh mẫu giáo.

Mỗi ngày có một bộ phận người Việt đang sống và làm việc trong cái Nước Việt Ảo ấy trong khi một bộ phận người Việt khác lại đang sống và làm việc cùng một Việt Nam khác: khốn khổ, trần trụi, tơi tả.

Hôm nay talawas không còn, ngày mai có thể Bauxite cũng sẽ mất, nhưng những người tâm huyết với đất nước với dân nghèo thì mãi tồn tại, tiếp nối, bền bỉ và bất tận.

© 2010 Đào Hiếu

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

Yết hầu Hải Vân Quan

Tạp ghi Huy Phương

Cái tin “Huế cho tư bản Trung Cộng thuê núi Hải Vân” đã làm cho những người yêu nước, thương nòi xót xa, suy nghĩ và chắc chắn những nhà quân sự phải lạnh toát người. Trong thời thơ ấu cũng như lúc lớn lên trong chiến tranh, tôi đã qua lại đèo Hải Vân nhiều lần, có khi chui đèo bằng xe lửa, có khi lên đèo bằng xe hơi.

Chúng tôi thường gọi tên đèo là Hải Vân thay vì Ải Vân, đỉnh đèo cao hơn mực nước biển khoảng 400 mét và đường đi quanh co 20 cây số qua những ngọn núi cao thấp chập chùng, như ca dao đã mô tả: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.”
Image
Đèo Hải Vân
Ngày xưa ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, sau này là cột mốc chia hai xứ Thuận Hóa (Huế-Thừa Thiên) và Quảng Nam-Đà Nẵng. Vua Lê Thánh Tông (1470) đã phong tặng thắng cảnh này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan.”

Đi xe lửa từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc thì phải chui qua nhiều đường hầm do người Pháp đục xuyên núi để đặt đường xe lửa, trong đó nổi tiếng là Hầm Sen dài nhất đến 562 mét đào dưới núi Liên. Địa thế của đèo rất hiểm trở, có nơi núi chênh vênh chạy ra sát với biển sâu thẳm. Chính nơi đoạn đường này, thời Việt Minh, nhiều chuyến xe lửa đã bị giật mìn gây chết chóc cho đồng bào, hơn là thiệt hại cho quân đội Pháp. Mãi đến năm 1953, khi đi xe lửa qua khu vực này, chúng tôi còn thấy nhiều mảnh vải áo quần của nạn nhân còn sót lại dưới khe núi.

Vào mùa Đông mây bao phủ một vùng, phải khó khăn, cẩn thận lắm khi lái xe qua đèo. Vào ban đêm, có khi sương mù, có lần ở Đà Nẵng ra trễ, có đoạn đường, chúng tôi phải theo sát đèn đỏ của xe trước mà đi, khoảnh khắc sơ sẩy là xe rơi xuống vực thẳm.

Đường bộ thì độc đạo, cheo leo, có lúc xe chỉ được chạy một chiều, do vậy khi lên đèo có khi phải mất một hai tiếng đồng hồ, khách phải dừng lại chờ đợi trên đỉnh đèo, nên chỗ này, nhiều hàng quán buôn bán được mở ra để phục vụ du khách.

Không chỉ hiểm trở, Hải Vân còn là yếu điểm quân sự, quan trọng cho con đường huyết mạch giữa hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Nam, mà được coi như yết hầu của miền Trung nước Việt, nếu ai đó muốn khống chế, áp đảo chia cắt đất nước này làm hai. Do vậy, thời VNCH, luôn luôn có các cuộc hành quân của quân đội trong vùng núi hiểm trở Hải Vân để bảo vệ an ninh cho trục lộ huyết mạch Nam Bắc.

Tháng Ba, 1975, Đà Nẵng đang còn yên tĩnh, quân đội VNCH lui binh về phía Nam, nhưng không thể sử dụng xe cộ qua đèo Hải Vân, một mặt vì đã bị tắc nghẽn vì dân chúng chạy loạn, một mặt đây là một đoạn đường không thể sử dụng trong tình huống lui binh, nếu nguy hiểm, nếu xẩy ra một cuộc bao vây chia cắt hay pháo kích. Thảm kịch tại An Dương, Thuận An cho đến cửa biển Tư Hiền của Lữ Đoàn 147 TQLC và của các đơn vị khác, phần chính là nguyên nhân chúng ta không sử dụng được con đường đèo “yết hầu” Hải Vân.

Image
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng Lê Tự Gia Thạnh chỉ vị trí dự án Trung Quốc được cấp phép xây dựng trên núi Hải Vân
Hiện nay nhiều tỉnh trong nước cả ba miền Bắc Trung Nam đã cho các công ty ngoại quốc thuê những vùng đất biên giới, đầu nguồn hay những vùng quan trọng của đất nước, 87% là những yếu điểm về mặt quốc phòng. Tại những vùng đất này, với sự tiếp tay của cán bộ tham nhũng địa phương, ngoại nhân đã thao túng biến những vùng đất này thành những lãnh địa riêng. Trung Cộng đã trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Mới đây, khoảng giữa Tháng Giêng, các báo của nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc là của Trung Cộng hay do Trung Cộng đứng đằng sau. Hiện nay Trung Cộng đã đầu tư lớn vào hai vùng Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị, chỉ cách căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Cộng 200 km. Các vùng đất này thành một nơi “cấm địa”không cho người Việt lai vãng, trong tương lai, vùng này sẽ trở thành một căn cứ biển đất của Tàu, dễ dàng chia cắt Việt Nam thành hai miền.

Về cứ điểm Hải Vân, nhiều tướng lãnh CSVN đã lên tiếng, cho đây là “một hiểm họa rất lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” và “mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn.” Theo lời cảnh báo này thì mỗi khi ngoại quốc đã thuê rừng, họ có quyền phá rừng, gieo tai họa cho dân chúng, điều đáng lo nhất là nạn di dân ồ ạt, nhất là từ Trung Cộng, xâm nhập vào trên danh nghĩa là công nhân làm việc cho các dự án thuê đất, thuê rừng này.

Với câu hỏi “Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào?” những cấp chỉ huy quân sự tại Đà Nẵng đã lên tiếng báo động việc cho Trung Cộng đầu tư một khu nghỉ mát trên núi Hải Vân, đưa đến việc chúng nắm “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!

Giới quân sự này nói rõ, “Nắm vị trí Hải Vân là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!” Điều ai cũng biết là nếu chiến tranh xẩy ra, địch chiếm được vùng núi biển Hải Vân thì rất dễ chia cắt Việt Nam ra làm đôi.

Đây không phải là chuyện không thể xảy ra. Theo báo chí trong nước, “Các nhà phân tích quân sự Trung Quốc sau khi duyệt lại trận chiến năm 1979, đã từng nhiều phen bàn chiến lược đánh úp ngang hông Việt Nam, nhân đó chia cắt Việt Nam thành hai nước để trị!”

Các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở Việt Nam, nhất là các cán bộ đưa chia quyền hùng cứ mỗi địa phương có cái đầu rất nhỏ, nhưng có miệng tham ăn và cái bao tử rất lớn. Từ khi cướp được miền Nam đến nay, tài sản của họ càng ngày càng lớn, mà lòng tham thì vô đáy, đầu óc không có nơi dành cho tiền đồ và số mệnh của đất nước, quê hương. Miễn có tiền, nên cái gì họ cũng có thể đem bán.

Tình trạng hiện nay, rõ ràng là Trung Cộng, tùy theo nhu cầu kinh tế và nhất là quốc phòng, muốn thuê, mướn vùng đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng được, vì ở Việt Nam hiện nay, cái gì mà không mua được, “Không mua được bằng tiền, thì mua được bằng nhiều tiền!”

Nếu lần này, bọn tham ô sơ suất để cho Trung Cộng thuê Hải Vân, yết hầu của miền Trung thì chẳng khác gì mua dao, đưa cổ cho bành trướng Bắc Kinh cứa.

Trong chuyện di cư bỏ quê hương, làng mạc, anh và tôi, có người chỉ có một lần, nhưng cũng có người hai lần. Riêng trong câu chuyện này, chúng ta có thể đều mất nước đến hai lần: một lần về tay Việt Cộng và một lần nữa về tay Trung Cộng!

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Lời nói xứng với trụ sở hoành tráng
Bùi Tín
(Nguồn: VOA)
Theo dõi cuộc họp cuối năm của Quốc Hội trong ngôi nhà mới, đang ngán ngẩm nghe các ông nghị đối xử thô bạo với nhau, bảo nhau là “ngu,” “thậm ngu,” có ông chửi cả ngành luật sư, rằng họ chỉ “bênh vực người có tiền,” bị dọa đưa ra tòa án để kiện...thì vang lên một tiếng nói hiếm hoi, ngay thẳng và sâu sắc.

Trước hết xin hãy nghe nội dung của lời phát biểu quý hiếm này trong phiên họp 1/11.

Trước hết vị đại biểu này cho rằng cái cần thay đổi trước hết hiện nay là đổi mới mô hình kinh tế; cái mô hình hiện nay - kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - là bế tắc.

Trong cuộc họp Quốc Hội lần trước chính ông đã có nhận định độc đáo, làm cả phòng họp ngỡ ngàng một lúc lâu, rằng, “Chúng ta cứ bảo nhau đi tìm cái định hướng XHCN xem nó ra sao, tất cả chỉ mất công vô ích, vì nó có đâu mà tìm! Cả Quốc Hội lặng đi trước một sự thật, nhưng sau đó không có gì thay đổi cả. Sức ỳ của tập thể tự nhận có quyền lãnh đạo đất nước xem ra không gì có thể lung lay. Nay ông lại nhắc lại và có ý kiến thêm rằng, thay mô hình chưa đủ, còn phải thay đổi cả thiết chế chính trị, nghĩa là ‘thay đổi thể chế.’ Ai cũng hiểu tuy chưa nói thật rõ, đây là điều Bộ Chính Trị đã khoanh vùng, gọi là vùng cấm, không đảng viên nào được nghĩ đến, nói đến, vì thể chế hiện nay là thể chế độc đảng, là thể chế chuyên chính vô sản, chế độ chính trị hiện nay là chế độ đảng trị, đảng thống nhất nắm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn nghiêm cấm quyền thứ tư là tự do ngôn luận, đặt cương lĩnh đảng lên trên Hiến Pháp.”

Lần này ông nói rõ rằng “chất lượng phát triển, động lực phát triển có vấn đề” và “nguy cơ tụt hậu rất nghiêm trọng.” Theo ông thì dù cho có phát triển đều đặn đạt 8 hay 9% một năm thì 40 năm nữa ta mới bằng Nam Triều Tiên hiện nay. Không thay tư duy, trí tuệ, thay thể chế thì bế tắc.

Có thể nói vị đại biểu Quốc Hội này đã suy nghĩ kỹ và có tư duy chính trị thông nhất với các kiến nghị và thư ngỏ của đông đảo trí thức, đảng viên Cộng Sản về xây dựng Hiến Pháp mới, về bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước, về tôn trọng nhân quyền và quyền công dân, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản là từ bỏ việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở lý luận, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản đã bị cả thế giới lên án là tội ác chống nhân loại, thật lòng xây dựng nền dân chủ pháp trị hiện đại.

Vẫn chưa hết, vị đại biểu này cuối cùng làm cả phòng họp sửng sốt khi ông lập luận rằng tài nguyên quốc gia quý nhất không phải là tài nguyên vật chất (như đất đai, khoáng sản, thủy hải sản, tiền bạc ngân sách, nguồn FDI và ODA) mà là tài nguyên con người, là trí tuệ, là bộ máy lãnh đạo, tổ chức gọn nhẹ, trong sạch, có tài năng, là việc tìm kiếm, phát hiện và tuyển mộ nhân tài, cán bộ thật sự có năng lực ở mọi cấp.

Nhiều nhà báo có mặt ghi nhận rằng cả hội trường đã lặng đi đến 20 phút, nghĩa là lâu, lâu lắm, sau cú điểm huyệt táo bạo và tâm huyết này của ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Bộ Kế hoạch, ủy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản, có thể nói là “bộ trưởng tay hòm chìa khóa của chính phủ,” có điều kiện nắm vững không ai bằng tình hình phát triển của đất nước.

Rất đáng tiếc là lãnh đạo Quốc Hội đã không đi sâu thảo luận nội dung phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Đây là lời phát biểu hay nhất, súc tích nhất, có giá trị thiết thực nhất, mới mẻ xứng đáng với ngôi nhà hoành tráng mới của Quốc Hội. Đây cũng là lời phát biểu hợp lòng dân, có trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của một trí thức của thời đại, tư duy mới mẻ, không ngại mất lòng lãnh đạo, không ngại có thể bị mất ghế, thậm chí bị chỉ định đi học bổ túc một khóa ở học viện chính trị mang tên Mác-Lênin và Hồ Chí Minh.

Báo chí lề phải nói chung bỏ qua lời phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Nhưng Google và Saigonbao.com dành cho lời phát biểu này giá trị xứng đáng, trích và bình luận mở rộng

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Liệu Trung Quốc có thể suy sụp một cách êm thấm không?

Trần Ngọc Cư dịch

“Dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra, nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh.”

Quan niệm cho rằng Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình gần như đã trở thành một sự thật trong các quan hệ quốc tế. Lập luận này cũng đơn giản thôi: trong khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, thì quân đội Trung Quốc cũng phát triển theo, và giống như các đại cường khác đã sử dụng vũ lực để thực hiện các mục tiêu đối ngoại, Trung Quốc cũng sẽ làm như thế. Nhưng mặc dù các nhà phân tích đã tốn rất nhiều bút mực để tìm hiểu các hệ lụy an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, ít ai chịu khó nghiên cứu các hậu quả tiềm năng do một sự suy sụp đột ngột và kéo dài của kinh tế Trung Quốc gây ra. Việc này có lẽ sắp thay đổi.

Như tờ Wall Street Journal gần đây đưa tin, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ xuống dốc nhanh chóng trong thập niên tới, rơi từ 7,7 phần trăm năm 2013 xuống 3,9 phần trăm trong thời khoảng 2020-2025. Một số nhà phân tích còn bi quan hơn, tiên đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể rơi xuống 1,6 hay 1,7 phần trăm. (Xin hãy so sánh những con số này với tỉ lệ tăng trưởng trung bình 10,2 phần trăm từ năm 1980 đến 2011.) Những xu thế này đã khiến một số nhà nghiên cứu trên tờ National Interest lập luận rằng Trung Quốc đang lao tới tình trạng suy sụp kinh tế và rằng chúng ta sắp chứng kiến sự cáo chung – chứ không phải là một đình hoãn tạm thời – của việc Trung Quốc trỗi dậy trong lãnh vực kinh tế.

Nếu kinh tế Trung Quốc trở nên đình đốn, việc này sẽ có những hệ lụy địa chính trị gì đối với Trung Quốc, các nước láng giềng, và với cả Hoa Kỳ? Trong tình hình đó, liệu Trung Quốc có ra khỏi con đường dẫn tới đụng độ như nhiều người đã nghĩ trước đây không, hay xung đột vẫn là một điều không thể tránh?

Trước hết, chúng ta nên có một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng nhưng cần thiết: chúng ta không có bằng chứng thực nghiệm về những biến cố tương lai, vì thế phải cần đến các giả thuyết để trả lời những câu hỏi trên. Dẫu sao, hiện có hai giả thuyết đặc biệt hữu ích được lưu hành trong giới nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất cho rằng một cuộc suy trầm kinh tế tại Trung Quốc sẽ buộc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hướng vào các công việc nội bộ của mình, không còn đủ thời gian và năng lực để gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực Thái Bình Dương (đừng nói chi với Hoa Kỳ). Thay vào đó, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ dồn hết quan tâm vào các chính sách đối nội, với hi vọng có thể sắp đặt lại “việc nhà”.

Đáng buồn là, căn cứ vào tầm mức của các tranh chấp quốc tế hiện nay của Trung Quốc, giả thuyết này không thể trở thành hiện thực. Xin nhớ rằng Trung Quốc có ít ra năm cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết xong: với Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam về quần đảo Trường Sa; với Nhật Bản về quần đảo Sensaku; với Bhutan và Ấn Độ về tranh chấp biên giới trên đất liền; và với Đài Loan về vấn đề độc lập của đảo quốc này. Khó tưởng tượng rằng những tranh chấp âm ỉ này sẽ được lắng dịu nhờ nền kinh tế Trung Quốc trở nên suy yếu.

Điều này đưa chúng ta đến giả thuyết thứ hai – một giả thuyết mà tôi cho là có khả năng trở thành hiện thực hơn. Giả thuyết này cho rằng một cuộc suy trầm kinh tế tại Trung Quốc sẽ gây khủng hoảng về tính chính đáng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì thế đảng này bèn dồn quan tâm vào những đe dọa từ ngoài vào nhằm củng cố chính nghĩa của mình đối với dân chúng. Nói cách khác, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, có lẽ sẽ châm ngòi một đám cháy quốc tế tại một hay nhiều mồi lửa nói trên.

Chúng ta đã xem vở kịch quen thuộc này trước đây. Sau Thế chiến II, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn độn, nhưng Trung Quốc không chịu nhìn vào bên trong, mà lại tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Một cách tương tự, trong đại họa kinh tế đi liền với cuộc Cách mạng Văn hóa, các lãnh đạo Trung Quốc tập trung chú ý vào Việt Nam. Zhang Lifan, một sử gia Trung Quốc, giải thích: “Lịch sử cho thấy, cứ mỗi giai đoạn có nhiều xung đột sâu sắc diễn ra trong nước, Đảng lại đẩy mạnh tinh thần bài ngoại.” Ngày nay các vụ việc cũng không khác trước.

Chỉ năm này thôi, tờ Nhân dân nhật báo, một nhật báo của Nhà nước, đã cho đăng 42 bài qui trách nhiệm các vấn đề nội bộ của Trung Quốc cho các thế lực bên ngoài. Thậm chí ngay giữa hội nghị APEC diễn ra vào tháng này (thông thường là một cơ hội bằng vàng để khoe khoang uy tín ngoại giao đối với quốc tế và giả vờ bày tỏ nhiệt tình trong việc xây dựng các nhịp cầu hữu nghị), Chủ tịch Tập Cận Bình lại công khai ca ngợi một blogger trẻ hiện đang nổi tiếng về các bài viết sặc mùi dân tộc chủ nghĩa – một số bài gần như có tinh thần bài ngoại.

Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ gì dập tắt lòng căm thù mang tính dân tộc chủ nghĩa mà họ đã tạo ra. Và nếu kinh tế Trung Quốc thực sự đình đốn, chúng ta nên dự kiến có thêm nhiều biểu hiện dân tộc chủ nghĩa inh ỏi hơn, chứ không lắng dịu đi. Chẳng may là, thật không khó để ta tưởng tượng ra một kịch bản trong đó sự cuồng nhiệt của lòng yêu nước sẽ lan tràn khắp Trung Quốc, dẫn đến việc leo thang xung đột, tính toán sai lầm hay một cuộc chiến xảy ra từ một vụ việc tình cờ.

Để giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng này, Hoa Kỳ nên duy trì sự tập trung chính xác vào chiến lược tái quân bình lực lượng hướng về châu Á, tránh dính vào các tranh chấp ngoại biên và trấn an các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đáng tin cậy, đảm bảo an ninh cho họ. Ngoài ra, Trung Quốc và các nước láng giềng phải mở thêm nhiều đường dây nóng (nghĩa là thêm nhiều “điện thoại đỏ”) để giảm bớt rủi ro là các khủng hoảng tiềm năng có thể leo thang thành xung đột vũ trang thật sự.

Các viễn ảnh hòa bình tại châu Á là không mấy hứa hẹn. Thật vậy, dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra, nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh. Tuy nhiên, như John Mearsheimer, một giáo sư tại Đại học Chicago, đã nhận xét, các giả thuyết về bang giao quốc tế vẫn còn là “những công cụ khá thô sơ” và “thậm chí các lý thuyết hay ho nhất để giải thích quá khứ và tiên đoán tương lai đều bị hạn chế.” Chúng ta nên hi vọng rằng ông nói đúng.

Andy Morimoto hiện làm việc tại Hội đồng Tư vấn Chicago về các Vấn đề Toàn cầu [The Chicago Council on Global Affairs]. Ông lấy bằng Thạc sĩ từ Đại học Chicago và bằng Cử nhân từ Đại học North Carolina tại Charlotte.

A. M.

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Nói Không với cộng sản
Đặng Chí Hùng
Cuộc chiến giữa một bên là Quốc Gia và một bên là Cộng Sản đã kết thúc 38 năm nay. Tiếng súng trên chiến trường không còn. Nhưng tiếng bút trên khắp văn trường vẫn còn vang vọng. Bởi vì tư tưởng, con người của Quốc Gia , dân tộc ngày càng được tôn trọng và đón nhận rộng rãi , dần được bạch hóa sau nhiều năm bị cộng sản “ngậm máu phun người’. Ngược lại, Cộng sản để có thể nắm quyền cũng tìm mọi cách từ chống đối thẳng thừng đến việc dùng mưu mô chước quỷ để lừa gạt nhân dân. Cuộc chiến bằng bút đến hôm nay càng khốc liệt hơn vì cộng sản đã gần đến lúc diệt vong, chúng đang “chó chạy đường cùng” để cố vớt vát hi vọng tại vị , hạ cánh an toàn. Chính vì vậy, tác giả trên quan điểm của một người xuất thân từ gia đình , anh em,bạn bè là cộng sản. Nhưng tác giả không bao giờ chấp nhận cộng sản sẽ nói rõ vài quan điểm của tác giả trong một số vấn đề hậu 30/4 và tương lai.

Hận thù
Đảng cộng sản và đội ngũ tuyên truyền của mình luôn cho rằng còn sự hận thù nam bắc , thế lực thù đich với Việt Nam để chia rẽ sự đoàn kết đấu tranh cho dân chủ tự do. Tôi xin nói rõ trong bài này để bạn đọc thấy bản chất thâm độc của cộng sản .

Tại sao lại hận thù ? Như tôi đã nói, luật nhân quả là điều mà tôi thấy rõ ràng ở đây. Hận thù chỉ sinh ra khi có tội ác. Tôi xin hỏi đảng cộng sản và những ai còn bi đảng cộng sản còn lừa bịp . Ai là người gây ra cuộc cải cách ruộng đất ? Ai là người bóp chết văn sỹ yêu nước thông qua vụ án xét lại và nhân văn giai phẩm? Ai đẩy mấy chục triệu thanh niện Nam, Bắc tới cái chết vô nghĩa? Ai đầy đọa, bức hại hàng triệu quân dân miền Nam? Ai đẩy hàng triệu người ra biển để làm mồi cho cá mập ? Ai thảm sát 5000 đồng bào Huế ??? Rất nhiều tội ác của cộng sản mà chúng ta đã biết và rồi sẽ biết . Vậy tại sao những người có thân nhân chết oan uổng trong những cái “ai” đó không có quyền hận thù? Tội ác của cộng sản cao hơn núi Trường Sơn, nhiều như nước Biển Đông , tại sao nạn nhân của nó không có quyền hận thù.

Hận thù cũng là quyền của con người ! Vì sao? Con người tự do có quyền yêu, ghét và hận cái gì đó. Tại sao có người vẫn cho rằng hận thù là sai trái. Chỉ có điều xử lý hận thù thế nào, ở dưới phần “Tương lai” tôi sẽ trình bày. Bây giờ , nếu người nhà của công an, an ninh hay các bạn trẻ đang kêu gọi xóa bỏ “hận thù “ kia mà bị cộng sản thực hiện một trong các tội ác nêu trên thì liệu có ai dám kêu “Xóa bỏ hận thù không “? Đừng kêu những điều vô nghĩa vì bản thân mình cũng không làm được nếu mình là họ. Trước khi nói, hãy đặt mình vào địa vị của các nạn nhân,thân nhân nạn nhân, các bạn sẽ hiểu có thể bỏ hận thù hay không. Chúng ta là nạn nhân của cộng sản, chúng ta có quyền được Hận Thù. Nếu xóa bỏ Hận thù một cách chung chung theo kiểu kêu gọi của cộng sản chẳng khác nào chuyện một tên ăn cướp vào nhà người ta cướp rồi bắt nạn nhân phải “xin” không hận thù. Thật vô lý !

Hận thù giữa ai với ai ?
Thực tế chẳng có hận thù nam bắc , cũng chẳng có hận thù giữa “thế lực thù địch” và nhân dân Việt Nam. Tất cả chỉ là đòn tuyên truyền và định hướng dư luận láo khoét của cộng sản. Thực tế, hận thù ở đây là giữa : Nhân dân Việt Nam không cộng sản và Cộng sản. Nhân dân Việt Nam không cộng sản sau 80 năm bị đọa đày dưới ách cộng sản đã không còn quyền con người (Hội họp về quyền con người bị bắt, bị đánh), cũng không còn đất nước vì như chúng ta biết cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ dần dần giao lại toàn bộ Việt Nam cho Trung cộng. Vậy thì chỉ nhân dân Việt Nam không cộng sản hận thù sự ngu dốt, độc tài, ác nhân của cộng sản mà thôi. Rõ ràng chỉ có một ranh giới duy nhất giữa cộng sản và người dân. Không thể có chuyện mập mờ hàng hai, hàng ba với loài quỷ được.

Hòa giải
Cứ gần đến 30 tháng 4, hay khi bị các phong trào quần chúng dâng cao, đảng cộng sản lại giở trò. Họ dùng hơn 700 tờ báo của họ và thậm chí cả một bầy dư luận viên xâm nhập vào lề dân với luận điệu chữa ngượng, mị dân: Cần Hòa hợp, hòa giải.

Xin nói rõ quan điểm của tôi như sau. Hòa hợp hòa giải là điều không tồi. Nhưng hòa hợp , hòa giải thế nào và ai hòa hợp , hòa giải với ai? Như phần trên tôi đã nói, cho đến bây giờ nhân dân Việt Nam không cộng sản là một khối thống nhất. Bởi vậy nếu muốn hòa giải thực sự thì đảng cộng sản phải hòa giải với nhân dân Việt Nam chứ không phải là hòa giải giữa những người liện quan đến VNCH và những người không liên quan đến VNCH. Trò hề của cộng sản là đánh tráo khái niệm nhằm mục đích lừa bịp.Cộng sản nói rằng: Cần hòa giải dân tộc. Nhưng thực chất dân tộc Việt là Một, chẳng có gì khác biệt nam bắc, trong nước, ngoài nước, có liên quan đến VNCH và không VNCH. Dân tộc Việt không cần hòa giải mà chỉ là nếu có thì cộng sản phải hòa giải với nhân dân Việt Nam. Ngày nay người dân Việt Nam đã hiểu thực chất VNCH không phải là “ngụy quân, ngụy quyền” như cộng sản tuyên truyền. Ngược lại, thân nhân và những người liên quan đến VNCH cũng thừa hiểu không phải ai cũng là cộng sản cả. Bởi vậy nhân dân Việt nam dù VNCH hay không cũng là một khối , cộng sản là một khối. Cho đến nay, sự khác biệt tư tưởng, hành động và tư duy chỉ còn ở hai khối này. Những ai còn đi hàng đôi hàng hai nên phải chọn cho mình một Khối duy nhất: Hoặc chính nghĩa quốc gia, hoặc cộng sản. Không thể có chuyện “gió chiều nào, che chiều đó” được.

Vậy nếu như thế, hòa giải phải thế nào ? Nếu đảng cộng sản muốn hòa hợp hòa giải với những người dân Việt Nam thì trước hết họ phải buông dao, buông súng, thả những tù nhân lương tâm mà họ cho là “thế lực thù địch”, trả lại quyền phản biện chính đáng cho chúng tôi và không đàn áp nhân dân nữa. Nếu làm được những điều này, đó mới là điều kiện cần cho tiến trình hòa giải. Điều kiện đủ còn sau nữa chưa cần bàn tới . Sở dĩ tôi chỉ cần nêu điều kiện cần thôi vì tôi biết chỉ bằng ấy điều kiện thì đảng cộng sản cũng không làm được. Vì bản chất của cộng sản là khát máu và độc tài. Họ không bao giờ chấp nhận bỏ điều 4 hiến pháp thì làm sao mà hòa hợp, hòa giải được. Tất cả những từ ngữ bóng bẩy đó chỉ là một trò lừa gạt nhân dân không hơn không kém. Chuyện hòa hợp hòa giải của cộng sản tưa như câu chuyện tên cướp cầm dao cướp của nhân dân như đã nói ở trên rồi khi cướp xong hắn quay lại: hòa giải nhé, xong nhé…! Như vậy, nếu cộng sản muốn hòa giải hãy làm những điều kiện cần như tôi vừa nêu và phải xin lỗi nhân dân. Tuy nhiên, cá nhân tôi không tin có điều đó. Cộng sản không bao giờ biết hối hận và sửa sai. Bởi vì cộng sản là một thứ chủ nghĩa, một thứ tà đạo vô thần không trái tim mà cũng chẳng tình người.

Tương lai
Như trên đã nói, hận thù là một điều đương nhiên phải có của những nạn nhân cộng sản với cộng sản. Đó là sự hận thù chính đáng. Tuy nhiên, những ai còn đứng giữa hai làn “Dân” và “Đảng “ cần biết rằng. Những người là nạn nhân cộng sản hận thù cộng sản nhưng bằng lòng hận thù của một kẻ nhân bản. Sẽ chẳng có cuộc tắm máu cộng sản, sẽ chẳng có nhà tù nào xảy ra như cách cộng sản đã đê tiện trả thù quân dân cán chính VNCH vì chính chúng tôi đang lên án quá khứ khát máu của cộng sản. Hơn thế nữa, tương lai của một đất nước Việt Nam sau này là một đất nước dân chủ, tự do và văn minh, con người không thể làm những điều cộng sản đã làm. Và hơn cả, nhân dân chúng tôi là những người có Phật, có Chúa. Chúng tôi tin vào luật nhân quả, vào Chúa nhân ái. Chúng tôi không vô thần như cộng sản, chúng tôi có trái tim của một con người chứ không phải trái tim của một con thú như cộng sản.

Ngày hôm nay, chúng tôi- những người đang đấu tranh cho dân chủ, tự do tại Việt Nam đang lật lại những trang sử đã qua để cho thấy tội ác của cộng sản và lật tảy các chiêu trò bịp bợm của chúng. Vạch trần bộ mặt của cộng sản không phải là hận thù, cũng không phải là thành kiến mà là nói lên sự thật. Và có chăng,nếu là hận thù cũng là chính đáng.Tôi xin mượn lời của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn để nhắn tới ai đó còn cho rằng chúng tôi sẽ trả thù cộng sản man rợ như cộng sản đã làm với nhân dân Việt Nam “ Nếu chúng tôi thắng các anh (cộng sản) trong cuộc chiến này, chúng tôi không đối xử với các anh như các anh đối xử với chúng tôi”. Khi công lý và tự do chiến thắng hung tàn, công lý sẽ xét xử tội ác của cộng sản minh bạch và công bằng nhất.

Tương lai của Việt Nam không thể có cộng sản . Lý do là hơn 80 năm nay cộng sản đã gây bao nhiêu tội ác cho nhân dân Việt Nam . Cộng sản không hề hối cải mà vẫn đang dùng lực lượng công an, an ninh để đàn áp nhân dân Việt Nam. Quá khứ cũng chỉ ra rằng cộng sản luôn lật lọng như kiểu: Mặt trận giải phóng miền nam, ký hiệp đinh Paris rồi xé ngay tức khắc… Như vậy sẽ là nguy hiểm nếu không khai tử tên đồ tể độc tài và để cho những biến tướng của chúng gây nguy hại cho nền dân chủ sau này. Hãy nhìn vào nước Nga hiện tại để thấy điều ấy.
Quan trọng hơn cả, trong một sân chơi dân chủ, đảng phái nào không có tự do, không tôn trọng quyền con người sẽ phải loại bỏ. Đảng cộng sản từ khởi thủy cho đến nay vẫn thế. Như vậy đảng cộng sản không thể nào được trong xã hội dân chủ- cần phải loại bỏ nó.

Kết luận :
Đảng cộng sản như một con vi trùng độc, như một loài cỏ dại, như một thứ ác quỷ của nhân loại và chúng ta cần phải đánh đổ chúng mới có thể có tự do cho nhân dân Việt Nam. Với tư cách một người dân Việt Nam, tôi không chấp nhận bất cứ một vai trò nào của cộng sản trong nền chính trị sau này và tôi tin rằng rất nhiều người đồng ý với tôi điều đó. Hãy học cách Châu Âu đã và đang làm là đưa tư tưởng cộng sản và đảng cộng sản ra ngoài vòng Pháp luật. Cuộc chơi dân chủ ở Việt Nam sau này không thể có bóng cộng sản tồn tại.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần đoàn kết những ai đi cùng một lề đó là lề Dân. Chúng ta sẽ đấu tranh tới cùng với lề Đảng. Và quan trọng hơn, chúng tôi cũng sẽ không chấp nhận bất cứ ai đi ở giữa đường, gió chiều nào che chiều ấy. Những người đó vì một lý do kinh tế, quyền lợi hay chính trị có những hành động, phát ngôn nước đôi là những người đáng khinh bỉ.
Vì sao ? Vì chúng tôi là những người chiến đấu chống cộng sản không bao giờ chấp nhận những kẻ lá mặt lá trái. Những ai cho rằng quá khứ cộng sản có công, ngày nay mới sai lầm cần nhìn lại thực sự bản chất của sự việc lịch sử để thấy rõ mình bị cộng sản lừa bịp ra sao. Muốn nhân dân chúng tôi tin tưởng, những người đang đứng giữa đường cần dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ sai lầm đi theo cộng sản và mạnh mẽ lên án cộng sản. Và tôi mong rằng, những người đó cần phải chọn cho mình một lề, lề của lẽ phải đó là: lề Dân Tộc !.

Đặng Chí Hùng
Viết lần đầu 14/05/2013
Chỉnh sửa 20/11/2014

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Hagel bị ép từ chức hay thất vọng với Tòa Bạch Ốc?

HÀ TƯỜNG CÁT
/Người Việt (Tổng Hợp)


HOA KỲ - Sáng Thứ Hai, tại tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama chính thức loan báo sự từ chức của Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel.

Image
Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel bên Tổng Thống Obama trong buổi lễ sáng Thứ Hai ở tòa Bạch Ốc. (Hình: AP/Susan Walsh)

Đứng cùng với Hagel, Tổng Thống Obama nói rằng hai người nhận định rằng “đây là thời điểm thích đáng để bộ trưởng quốc phòng kết thúc nhiệm vụ.”

Theo lời các giới chức cao cấp thì ông Hagel, vị bộ trưởng Cộng Hòa duy nhất trong chính quyền Dân Chủ, phải từ chức vì những áp lực ở tòa Bạch Ốc. Đầu năm ngoái, Hagel được Tổng Thống Obama chọn lựa và tích cực ủng hộ vào chức vụ này. Nhưng ông tỏ ra không hòa hợp khi làm việc với nhóm tham mưu thân cận của Tổng Thống trong chính sách đối ngoại. Ban cố vấn an ninh quốc gia tòa Bạch Ốc hiện nay cũng đang gặp khó khăn với nhiều vụ khủng hoàng, kể cả sự trổi dậy của thành phần ISIS ở Iraq và Syria.

Bằng ngôn ngữ chính trị thông thường, đồng thời là tình bạn thân thiết từ khi cùng ở Thượng Viện và những cộng tác chặt chẽ sau đó, Tổng Thống Obama nói nhiều lời ca ngợi ông Chuck Hagel, nguyên Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Nebraska. Tổng Thống gọi ông là “một vị bộ trưởng quốc phòng tiêu biểu” đã tạo được những mối quan hệ ràng buộc với những binh sĩ Hoa Kỳ đồn trú tại khắp nơi trên thế giới. Ông Obama cũng nói về quá trình của Chuck Hagel “suốt sáu thập niên hiến thân mình cho nền an ninh quốc gia và cho những nam nữ quân nhân của chúng ta.”

Hagel là cựu chiến binh đầu tiên giữ chức vụ bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Ông từng tình nguyện tham gia quân đội thời chiến tranh Việt Nam, với cấp bậc trung sĩ trong một đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh hoạt động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng Thống Obama vẫn tìm cách củng cố việc hoạch định chính sách đối ngoại ở nội bộ tòa Bạch Ốc, và một số các cố vấn nghi ngờ ông Hagel về khả năng truyền đạt lập trường ấy của chính quyền. Cũng có dư luận khác cho rằng ông Hagel không tích cực chủ động trong những buổi họp nội các và những cuộc thảo luận về an ninh quốc gia. Dường như muốn bác bỏ giá trị của những chỉ trích ấy, Tổng Thống Obama trong buổi lễ loan báo từ chức, nói rằng ông Hagel là người “luôn luôn trình bày thẳng mọi vấn đề trong những cuộc thảo luận riêng với tôi ở Phòng Bầu Dục,” nghĩa là phòng làm việc hàng ngày của Tổng Thống.

Ngược lại, theo Associated Press, Bộ Trưởng Hagel rõ ràng tỏ ra thất vọng với tòa Bạch Ốc. Mấy tuần trước ông gởi thư đến bà Susan Rice nói rằng Tổng Thống Obama cần phải minh bạch xác định đường lối tiếp cận của chính quyền Hoa Kỳ với Tổng Thống Bashar al-Assad ở Syria. Là thư này đã làm giới chức Bạch Ốc tức giận.

Hãng tin Reuters cho biết Hagel thường xuyên tỏ nỗi thất vọng với các đồng sự trong ban tham mưu an ninh quốc gia về chiến lược ở Iraq và Syria. dẫn đến việc ông ít có ảnh hưởng trong các quyết định chính sách. Trên mặt chính thức, các giới chức nói rằng chính sách là một quyết định chung nhưng thực tế ông bị ép buộc phải chấp nhận.

Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain tiểu bang Arizona, có lẽ sắp làm chủ tịch ủy ban quốc phòng Thượng Viện, cho là “Hagel thất vọng với cách làm việc và quyết định chính sách trong ban tham mưu an ninh quốc gia của chính quyền.” Theo ông, vấn đề của Hagel cũng không khác những người tiền nhiệm, Robert Gates và Leon Panetta. “Những vị này đã nói về cách điều hành chi tiết và vụn vặt ở tòa Bạch Ốc khiến cho họ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.”

Mặc dầu tòa Bạch Ốc mạnh mẽ bác bỏ tin đồn Bộ Trưởng Hagel bị sa thải và nói rằng Tổng Thống Obama từ trước đến nay hầu như không làm điều này, dư luận vẫn nghi ngờ ông bị ép buộc từ chức. Bộ Trưởng Hagel là người nhiệt thành tán đồng chiến lược “chuyển trục về châu Á” nhưng rồi ông lại phải đương đầu với những tình thế thiếu chuẩn bị ở Đông Âu và Trung Đông. Ngay từ tháng 10, sau nhiều cuộc họp riêng với Tổng Thống, người ta đã nghi ngờ ông có thể rời bỏ chức vụ.

Tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn của Charlie Rose show trên truyền hình PBS, được hỏi về những tin đồn này, Bộ Trưởng Hagel đáp: “Trước hết, tôi làm việc với sự chấp nhận của Tổng Thống. Tôi rất cảm kích có cơ hội từng ngày, trong hai năm qua, làm việc cho mục tiêu quốc gia và những thanh niên nam nữ phục vụ đất nước này. Nhưng tôi không mỗi sáng thức dậy lo nghĩ về chức vụ của mình. Còn sự thay đổi nhân sự là điều bình thường có thể có vào lúc nào đó.”

Trong đơn từ nhiệm gởi đến Tổng Thống, ông Chuck Hagel, 68 tuổi, cho biết ông đồng ý tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi có người chính thức thay thế. Nhưng thời điểm này trùng với lúc đảng Cộng Hòa vừa chiếm được đa số ở cả hai viện Quốc Hội và người Cộng Hòa vẫn thường mạnh mẽ phê phán chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng Thống Obama. Do đó việc chuẩn nhận người được chỉ định nào đó vào chức vụ bộ trưởng quốc phòng, chắc chắn cũng rất khó khăn và có thể kéo dài.

Trong số những nhân vật thay thế, bà Michele Flournoy được coi là đứng hàng đầu và như vậy, nếu được chấp nhận, sẽ thành phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ. Bà Flournoy làm vụ trưởng chính sách quốc phòng ở Ngũ Giác Đài trong ba năm đầu nhiệm kỳ của Tổng Thống Obama. Hiện nay bà làm giám đốc Center for a New American Security, một tổ chức nghiên cứu hoạch định chính sách mà bà là đồng sáng lập viên.

Những người khác trong số có thể được Tổng Thống Obama chọn là cựu Thứ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter hoặc Thứ Trưởng Quốc Phòng Robert Work.

Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Jack Reed, tiểu bang Rhode Island, cũng có thể được chỉ định, tuy nhiên một phát ngôn viên của ông nói rằng “Thượng Nghị Sĩ không muốn nhận bất cứ chức vụ nào trong Nội Các.”

Một dấu hiệu về tương lai của Bộ Trưởng Hagel đã được chú ý từ khi ông loan báo hoãn chuyến đi Việt Nam trong tháng này, chuyến viếng thăm đã được trù liệu từ lâu. Các giới chức liên hệ lúc đó giải thích rằng ông phải ở lại Washington để có một số vấn đề tham khảo tại Quốc Hội.

Bộ Trưởng Hagel rút lui sẽ để lại cho Tổng Thống Obama hai vấn đề phải đối phó ngay. Trước hết là chỉ định người thay thế, các quan sát viên cho rằng việc này sẽ không thể hoàn tất trước tháng Giêng, khi tân Quốc Hội nhóm họp. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là cuộc chiến tranh tại Iraq và Syria. Có dư luận cho rằng có thể Hoa Kỳ sẽ mở rộng cuộc chiến tranh hơn nữa trong tình trạng sự can thiệp bằng không lực và vai trò cố vấn tỏ ra chưa đủ hiệu quả. Trong hai năm qua, Hagel không can dự trực tiếp vào các việc như vậy mà để cho các giới chuyên môn, nghĩa là Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp và các tướng lãnh điều hành. Như thế người ta tin là nếu có thay đổi gì về chiến tranh chống ISIS thì quyết định sẽ xuất phát từ tòa Bạch Ốc.

Một nhận xét khác nói Tổng Thống Obama dường như muốn hành động dứt khoát và nhanh chóng hơn chứ không phải thái độ dè dặt đã bị nhiều chỉ trích. Ông vừa thể hiện điều này trong vụ luật di dân. Phải chăng Hoa Kỳ sắp có một đường lối mới ở Trung Đông? (HC)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Chuyện tát nước sông -

Lê Diễn Ðức


Dư luận xã hội đang xôn xao trước việc Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) công bố công khai kết luận sai phạm của ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ và quyết định thu hồi một trong 6 căn nhà của ông.

Dư luận chỉ xôn xao, bàn tán thôi, chứ báo chí trong nước cho rằng “dư luận hoan nghênh” là không hoàn toàn chinh xác.

Thực ra, một ông quan lớn, đứng đầu một cơ quan chống tham nhũng, bị kiểm tra và bị xử lý thì trong phút chốc có thể làm lòng dân hể hả, nhưng ai cũng biết rằng đây là việc đặng chẳng đừng, chứ chẳng phải trong lĩnh vực chống tham nhũng “không có vùng cấm nào cho bất cứ ai” như ông Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên thường trực Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội nói.

Ông Trần Văn Truyền chỉ chịu nhả ra khi thấy không thể “ôm” nổi vì áp lực của dư luận xã hội, chứ chẳng phải ông ta tử tế gì. Hơn nữa nếu có thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn, thì cũng chỉ là tát nước sông bằng gàu, chẳng làm sự giàu có của ông ngót đi chút nào.

Công bố mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về chỉ số tham nhũng cho thấy Việt Nam xếp thứ 116/177 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tham nhũng thì ở quốc gia nào cũng có nhưng mức độ rất khác nhau. Ở Việt Nam tham nhũng là quốc nạn, là đại dịch chẳng thể nào chữa nổi trong cái hệ thống chính trị mà mọi phương tiện phòng ngừa và chống nó đều bị ÐCSVN vô hiệu hóa. Ðó là sự theo dõi, kiểm soát các hoạt động lẫn nhau trong một Quốc Hội có lực lượng đối lập; là sự kiểm soát của cộng đồng xã hội thông qua báo chí tự do; là sự xử lý vi phạm nghiêm minh thông qua ngành tư pháp (cảnh sát, công tố viện, tòa án) độc lập, không phải là công cụ của đảng cầm quyền.

Chính vì một mình một chiếu, vừa đá bóng vừa thổi còi mà cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam được xem như một trò hề, hoàn toàn giả tạo, mị dân. Người ta lập ra ban này, cơ quan nọ để chống tham nhũng, nhưng chính chúng lại là hang ổ của tham nhũng. Càng chức vụ cao càng ăn to nói lớn, càng nhiều hứa hẹn. Ông Nguyễn Tấn Dũng vào lúc nhậm chức thủ tướng năm 2006 đã chẳng tuyên bố hùng hồn rằng, sẽ từ chức nếu không chống được tham nhũng, đó sao! Tám năm qua dưới quyền ông, không những không thể chống mà thậm chí tham nhũng phát triển nhiều hơn, nghiêm trọng hơn và tinh xảo hơn. Không có gì đúng hơn câu tục ngữ “vừa ăn cướp, vừa la làng”!

Năm 2005, khi còn là phó Ban Kiểm Tra Trung Ương ông Trần Văn Truyền từng khẳng định rằng:

“Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn.”

“Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi”- (Tuổi Trẻ Online, 30 tháng 3, 2007)

Và vì là người của Ủy Ban Thanh Tra nên ông nắm bắt sự việc hơn ai hết:

“Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy.” Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc” - (TTO 30 tháng 3, 2007)

Và ông cũng biết rất rõ:

“Ðấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong” - (Tuổi Trẻ Online ngày 28 tháng 5, 2010).

Cái “khó khăn, gian nan” mà ông đề cập trên đây chẳng phải là công việc tay cày vai bừa nặng nhọc, trèo đèo lội suối, hoặc phải vắt óc suy nghĩ mà chính là “phẩm chất đạo đức,” có “tự giữ mình” được hay không.

Ðồng tiền tham nhũng biến hóa khôn lường, ít khi bắt được quả tang, vì nó được thực hiện lòng vòng, trong bóng tối, tại nhà riêng, nơi cổng sau hay thông qua vợ, con, anh, em ruột, thậm chí... “em nuôi,” “mẹ nuôi”...

Giờ này khi bị sờ đến ông Trần Văn Truyền bao biện chuyện ông chiếm hữu một đống nhà cửa, đất đai, tiền bạc ngược lại hoàn toàn với những gì chính ông đã nói:

“Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó” - (Pháp Luật TP. HCM, ngày 5 tháng 7, 2005).

Vào cái thời buổi mà cái gì cũng có thể chạy bằng tiền, đặc biệt chức vụ, thứ đầu tư nhanh lấy lại vốn nhất, phổ biến trong bộ máy công quyền, ông Trần Văn Truyền đã kịp bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương trước khi nghỉ hưu, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011.

Mặc dù kết luận cho thấy rằng sai phạm của ông Truyền “gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và tổ chức đảng,” Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng cũng chỉ đề nghị Tỉnh Ủy Bến Tre “thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.”

Mà quy trình của đảng thì “biết rồi khổ lắm nói mãi”! “Quy trình” này cũng sẽ giống như “quy trình” xả nước đập thủy điện làm dân chết trôi, “quy trình” xây dựng đường cao tốc bị nứt nẻ ngay sau khi khánh thành, “quy trình” hải quan xuất khẩu để lọt 600 bánh heroin, hay “quy trình” tiêm vaccin làm hàng loạt trẻ em bị chết oan, nhưng không một ai bị sứt mẻ gì cả!

Bởi vì làm khác sao được nếu như xử lý tất cả các quan chức? Thử hỏi có quan chức nào trong chế độ hiện nay nghèo khó? Tiền bạc từ đâu ra mà có nhà cao cửa rộng, ăn xài hoang phí, gửi con cái đi học nước ngoài?

Ở Hà Giang một tỉnh với hơn 50% hộ nghèo, nhưng đối nghịch lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng,” phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” như nhà của chủ tịch tỉnh Ðàm Văn Bông, của phó bí thư thường trực, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng. Còn cựu chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô sở hữu một trang trại ngút ngàn, nhà cũng được làm bằng gỗ quý, chạm trổ công phu...

Ở Hải Dương, dân chúng bất bình chứng kiến khu đất đẹp nhất đối diện dự án quy hoạch “trụ sở ngàn tỷ” rơi vào tay một số quan chức trong tỉnh. Ðặc biệt là ngôi biệt thự tráng lệ, bề thế của Giám Ðốc Sở Tài Chính Nguyễn Trọng Hưng trong khu đất vàng.

Dinh thự nguy nga và vườn cao su “khủng” của chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung cũng nên đưa vào danh mục. Dư luận đang thắc mắc, không biết tài sản của ông Cung và tài sản của ông Truyền khác nhau ở điểm nào, mà đến nay đã hơn 7 tháng, việc xác minh, kiểm tra tài sản của ông chủ tịch tỉnh Bình Dương vẫn chưa thấy sáng tỏ?

Không thể nào kể hết sự giàu có của giới quan chức Việt Nam hiện nay. Nhà và đất chỉ là những thứ có thể nhìn được, sờ được, còn đôla và vàng cất giấu hay để ở ngân hàng nước ngoài mới là khủng khiếp.

Thế nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó. Ðồng tiền không mua được mọi thứ. Nhà văn Nguyễn Ðình Bổn viết (trên Facebook):

“Tại đất nước hỗn mang này người giàu chân chính rất ít và tất cả cán bộ đều giàu hơn người dân trung bình. Ðiều này chỉ cần quan sát là thấy, không có gì bàn cãi. Nhưng giàu có theo kiểu ăn cắp tiền quốc gia thì có hạnh phúc không?

“Tôi cho rằng họ có sung sướng ở góc độ hưởng lạc bản thân. Như kẻ thích chơi gái thì có siêu gái, thích xe hơi có siêu xe, thích nhà có siêu nhà... nhưng những lạc thú trần gian này không diễn ra liên tục, bền bỉ. Bất hạnh nằm trong tâm. Và tâm của cán bộ giàu có Việt Nam là tâm lo sợ. Trần Văn Truyền là một ví dụ. Ông ta siêu giàu nhưng chắc chắn ở giờ phút hiện tại, vì vẫn là con người, ông ta đang đối diện với một cái tâm nhục nhã, sợ hãi, tức giận. Không hy vọng gì ông này có tâm hối hận, phục thiện, nhưng chỉ chừng ấy thì đã đau khổ rồi. Con cái ông ta cũng vậy, không thể nói họ hạnh phúc dù họ ở siêu nhà, đi siêu xe, nhưng hằng ngày vẫn phải đối diện với cái nhìn khinh bỉ hả hê của đồng nghiệp, đối diện với sự chỉ trích trên phương tiện truyền thông.

“Tất nhiên, có thể nói tất cả cán bộ là Trần Văn Truyền. Ai nhìn thấy một cán bộ nghèo khó xin chứng minh. Và vì vậy tại Việt Nam, người dân có quyền khinh bỉ người giàu khi họ đương chức, và cả khi đã về hưu, và không phải tất cả mọi người đều muốn giàu như kiểu đó!”

Người Việt

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Hải quân Trung Cộng mạnh tới đâu?
Ngô Nhân Dụng
Ngân sách quốc phòng nước Mỹ sẽ tăng, vì sang năm Đảng Cộng Hòa sẽ kiểm cả hai viện Quốc Hội. Các công ty sản xuất vũ khí ở Mỹ đang vui mừng. Mừng hơn nữa, một bản báo cáo 600 trang mới nộp Quốc Hội Mỹ đã báo động về khả năng quân sự gia tăng của Trung Quốc, kết luận rằng, “Trong tình trạng Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện và nhanh chóng, cán cân lực lượng so với Hoa Kỳ và đồng minh đang nghiêng về phía Trung Quốc.”

Bản báo cáo của một ủy ban gồm những cựu nhân viên ngoại giao, tình báo, và các đại diện các doanh nghiệp, cho biết đến năm 2020 nước Mỹ sẽ đưa tới vùng Á Châu Thái Bình Dương 67 chiến thuyền và tàu ngầm, thật nhỏ so với con số 351 của Trung Quốc. Trong năm nay, Trung Quốc đã hai lần thử các hỏa tiễn WU-14, với tốc độ 8,000 dặm (12,800 km) một giờ. Thứ tên lửa này sẽ khiến cho các giàn phòng thủ chống hỏa tiễn của Mỹ kém hiệu năng, có thể vô dụng. Ngoài ra, tham vọng của Bắc Kinh trong không gian ngoài khí quyển sẽ đe dọa các vệ tinh an ninh và tình báo của Mỹ trong năm đến mười năm tới. Bộ Quốc Phòng Mỹ chỉ công bố vào năm 2006 Trung Quốc có 100 bom hạch tâm; nhưng hiện nay con số đó chắc đã tăng hàng chục lần. Từ năm 2010 đến giờ Ngũ Giác Đài cũng không báo cáo thêm về số hỏa tiễn của Trung Quốc.

Nhân dịp này, nhật báo Wall Street Journal đã viết bài xã luận khuyến cáo chính phủ Mỹ phải lo đối phó với tình trạng trên. Nhưng tờ báo vốn có khuynh hướng bảo thủ này cũng công nhận bản báo cáo còn thiếu sót; và nhắc nhở rằng các phi cơ, tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc phẩm chất kém xa tàu Mỹ. Quân đội của họ được huấn luyện ít và thiếu kinh nghiệm chiến trường. Về hải quân, Trung Quốc chỉ có một hàng không mẫu hạm trong khi Mỹ đang có 11 chiếc.

Chiếc mẫu hạm Liêu Ninh (Liaoning) dài 300 mét, trọng tải 50,000 tấn của Trung Quốc mua lại của Ukraine vẫn còn đang chạy thử, phải nhiều năm nữa mới thật sự dùng được, đã cho chạy một chuyến đi xa đầu tiên, gặp nhiều trục trặc và thấy còn phải tu bổ thêm nhiều. Bắc Kinh trù tính sẽ chế tạo ba mẫu hạm. Nhưng một mẫu hạm chỉ có hiệu lực khi được điều động trong một hạm đội với các loại tàu chiến khác. Liêu Ninh chưa bao giờ được tập trận trong một hạm đội đầy đủ như khi lâm trận. Trung Quốc đang chế những máy bay chiến đấu theo mẫu Su-33 của Nga, ngang sức với loại F-15 và F-18 của Mỹ. Máy bay J-31 của Trung Quốc sẽ có khả năng “tàng hình,” cũng như Nga cũng đang thử loại PAK-FA tàng hình. Còn chiếc F-35 của Mỹ đã là loại phi cơ tàng hình thế hệ thứ tư.

Các nước Á Đông khác phải chạy đua vũ trang đối phó với hải quân Trung Cộng. Các nhà sản xuất vũ khí trên thế giới, nhất là ở Mỹ sẽ còn nhận được nhiều đơn đặt hàng. Việt Nam mua tàu ngầm của Nga và đã được chính quyền Mỹ chấp thuận cung cấp vũ khí có khả năng chiến đấu. Nhật Bản đang cung cấp tàu tuần tiễu duyên hải cho Việt Nam và Philippines. Hai nước Indonesia và Nam Hàn đang hợp tác chế tạo tàu ngầm. Nhưng hai quốc gia phản ứng mạnh nhất là Nhật Bản và Australia.

Từ năm 2011, Nhật Bản đã bắt đầu sản xuất loại tàu chiến Izumo, chi phí 1.5 tỷ đô la Mỹ. Trên lý thuyết Izumo chỉ dùng cho trực thăng trong công tác cứu cấp, vì hiến pháp hòa bình của Nhật cấm vũ khí tấn công. Nhưng chiếc Izumo dài 248 mét, trọng tải 27,000 tấn, tuy gọi là chiến hạm (destroyer) nhưng khi cần sẽ được trang bị thêm, nhanh chóng biến thành hàng không mẫu hạm; cho các loại F-35A và F-35B lên xuống. Quân đội Mỹ đang đóng ở Nhật cũng được phép cho F-35 của họ dùng chung. Chiếc Izumo đầu đã hạ thủy năm ngoái, chiếc thứ hai đang tiến hành. Nhật Bản cũng đang mua các máy bay V-22 Ospreys của Boeing, có thể lên xuống trên các tàu thủy này; cùng các máy bay không người lái Global Hawk và hệ thống báo động từ xa.

Australia là quốc gia Á Đông thứ hai tăng cường vũ trang trên mặt biển, và đang hợp tác với Nhật Bản phát triển kỹ thuật tàu ngầm mới nhất. Mẫu hạm HMAS Canberra cũng được mô tả cốt dùng cho trực thăng cứu cấp. Vì Australia từng hợp tác với Mỹ trong việc sản xuất F-35 cho nên nếu cần sẽ trang bị thêm để dùng cho F-35 lên xuống.

Trước cảnh toàn vùng Đông Á chạy đua vũ trang, chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh sẽ phải dè dặt trước khi tỏ thái độ hung hăng hiếu chiến. Nếu Trung Cộng cứ tiếp tục xâm lấn các nước láng giềng, cuộc chạy đua vũ trang sẽ tăng cường độ và tốc độ trong cả vùng Đông Á Châu, lúc đó khả năng kinh tế của Trung Quốc không cho phép Bắc Kinh theo kịp.

Mối đe dọa lớn nhất của hải quân Trung Cộng là đội tàu ngầm nguyên tử của Mỹ. Nhiều người trên thế giới không nhìn thấy sức mạnh này, vì chính dân Mỹ cũng không để ý. Tàu ngầm nguyên tử của Mỹ chưa bao giờ lâm chiến. Không chính phủ Mỹ nào tính đến chuyện đổ quân đánh vào nước Tàu, cho nên không cần so sánh lực lượng trên bộ. Trong một cuộc đối đầu trên mặt biển, tàu ngầm của Mỹ sẽ chiếm thế thượng phong. Chúng có khả năng tiêu diệt các chiến hạm cũng như các thương thuyền của Trung Cộng, nếu có chiến tranh giữa hai nước.

Mỹ có 74 chiếc tàu ngầm, 60 chiếc được trang bị tấn công bằng hỏa tiễn để đánh chìm tàu địch hoặc bắn lên đất liền, 33 tàu ngầm trang bị đầu đạn nguyên tử. Chỉ cần mỗi chiếc tàu ngầm nguyên tử phóng ra ba thủy lôi, và chỉ cần một nửa số thủy lôi đó bắn trúng đích, tất cả các tàu chiến của Trung Cộng sẽ bị loại.

Tầu ngầm có khả năng chạy im lặng dưới mặt biển, bất ngờ tấn công bằng thủy lôi hoặc hỏa tiễn, kể cả hỏa tiễn nguyên tử và hỏa tiễn bay là là ngang mặt đất. Năm 1982, chiếc tàu ngầm Conqueror của hải quân Anh đã đánh đắm chiến hạm General Belgrano, làm tê liệt hạm đội Argentina.

Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương có 33 tàu ngầm, đặt căn cứ ở Tiểu bang Washington, California, Hawaii, và Guam, thường ghé bến ở Nhật Bản và Nam Hàn và lâu lâu đi lên vùng Bắc Cực. Mỗi ngày có 17 chiếc đang hoạt động ngoài biển, trong đó 8 chiếc sẵn sàng ứng chiến ở những vùng có thể giao tranh, tức là gần hải phận Trung Quốc. Loại tàu ngầm Virginia-class đang dần dần thay thế loại tàu cũ Los Angeles-class, được trang bị khả năng tàng hình (stealth) và các máy thăm dò mới. Năm 2012 Quốc Hội Mỹ đã chuẩn y ngân sách cho mỗi năm sản xuất hai tàu ngầm loại này, giá 2.5 tỷ Mỹ kim mỗi chiếc. Loại tàu bí mật nhất gọi tên là Seawolfs, lớn, nhanh và trang bị vũ khí mạnh hơn, hiện có ba chiếc và cả ba đều hoạt động ở Thái Bình Dương. Loại Ohio-class trang bị mỗi chiếc 154 hỏa tiễn có thể bắn ngang. Lực lượng tàu ngầm mới của Mỹ vượt trên tất cả các nước, kể cả Anh quốc (bảy chiếc), Nga (12), mà Trung Cộng thì không thể so sánh được.

Với lực lượng hải quân, nhất là tàu ngầm của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương, trong 20 năm tới chính quyền Trung Cộng sẽ không thể nghĩ đến chuyện gây hấn với Mỹ. Sau 20 năm thì lúc đó chính nước Trung Hoa cũng sẽ thay đổi.

Khả năng kinh tế của Trung Quốc đang chạm tới đỉnh cao nhất, nếu không thay đổi toàn bộ hệ thống tài chánh, xí nghiệp và ngân hàng. Tới năm 2030, Trung Quốc sẽ là nước có tỉ số dân trên 65 tuổi cao nhất thế giới, ngân sách nuôi dưỡng người già sẽ chiếm ưu tiên thay vì ngân sách quân sự.

Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên nếu chính quyền Bắc Kinh phải chọn thái độ hòa hoãn đối với Mỹ cũng như với các đồng minh của Mỹ. Có thể chắc chắn là trong 20 năm tới Bắc Kinh không thể tính đến chuyện gây chiến với Nhật, Philippines; sẽ không dám xâm lăng Đài Loan mà họ chắc đã vẽ sẵn kế hoạch. Cả ba nước này đều được chiếc dù Mỹ che chở. Chỉ có Việt Nam thì không, trừ khi có biến chuyển ngoại giao mới.

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Củng cố nền Dân Chủ ở Đài Loan

Ngô Nhân Dụng

Mấy ngàn du khách từ Hoa Lục bay sang Đài Loan để “xem dân chủ,” như Lê Phan kể chuyện trên báo này vào cuối tuần rồi, chắc đã nhận được “một bài học dân chủ thực sự.” Bài học là: Sống Dân Chủ là như thế! Du khách chứng kiến 23 triệu dân Trung Hoa trên hòn đảo này thi hành quyền thay đổi người cầm quyền.


Cuộc bỏ phiếu ngày Thứ Bảy vừa qua chỉ chọn người lên ngồi 11,130 ghế trong chính quyền địa phương, từ thị trưởng, xã trưởng, hội đồng xã, huyện, và các chức vụ khác. Nhưng sau khi đảng cầm quyền thất bại nặng nề, Thủ tướng Giang Nghi Hoa (Jiāng Yíhuà, 江宜樺) đã đệ đơn từ chức. Ông nói thẳng lý do: “Kết quả cuộc bỏ phiếu cho thấy các cử tri không hài lòng về chính phủ.” Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou, 馬英九) chấp nhận đơn từ chức và nói thêm: “Tôi đã nghe thấy tiếng nói của dân chúng, và tôi không lẩn tránh trách nhiệm phải bắt đầu các cải tổ.


Tiếng nói của 18 triệu rưỡi cử tri Đài Loan được bày tỏ rõ ràng. Tại sáu thành phố lớn nhất, nơi hai phần ba dân Đài Loan cư ngụ, Quốc Dân Đảng mất ba ghế thị trưởng tại Đài Bắc, Đài Trung và Đào Nguyên. Thị trưởng Tân Đài Bắc Chu Lập Luân (Eric Chu Li-luan, 朱立倫) được dân bầu lại, nhưng đã mất 150,000 phiếu so với hơn một triệu phiếu ông đạt được bốn năm trước. Đảng Dân Chủ Tiến bộ (民主進步, tức Dân Tiến) vẫn giữ được hai cứ địa Đài Nam và Cao Hùng ở phía Nam; thắng lợi ở Đài Trung cho thấy họ đang tiến lên miền Bắc. Trước cuộc bỏ phiếu Quốc Dân Đảng kiểm soát 15 trong số 22 huyện và thành phố, nay chỉ còn 6. Đảng Dân Tiến Bộ chiếm thêm được chín huyện và thành phố.


Dân chúng chán ghét Quốc Dân Đảng vì nhiều lý do. Mùa Xuân vừa qua, sinh viên đã biểu tình chiếm trụ sở quốc hội, phản đối bản thỏa hiệp giữa Đài Loan và Trung Cộng, gia tăng trao đổi thương mại, mở sang các dịch vụ. Phong trào lấy huy hiệu là Hoa Hướng Dương, được dân thủ đô ủng hộ, kết quả là chính quyền phải nhượng bộ. Dân chúng cũng bất mãn vì giao thương giữa hai nước chỉ làm giầu cho giới tư bản Đài Loan trong khi lương bổng của người lao động vẫn không tăng, khiến khoảng cách giàu nghèo còn rộng hơn ở Nam Hàn và Nhật Bản. Chính quyền Đài Loan cũng bị mang tiếng vì những xì căng đan, như vụ một xí nghiệp bán dầu ăn lọc ra từ nước cống, vụ nổ ống hơi đốt làm chết 32 người, vụ hạ sĩ Hồng Trọng Khâu (Hung Chung-chiu, 洪仲丘) chết trong khi bị giam trừng phạt, chỉ vì anh ta mang điện thoại cầm tay có máy hình vào trại, trái với luật lệ. Hai trăm ngàn người đã xuống đường tại Đài Bắc dự đám tang của anh ta vào đầu Tháng Tám.


Thất bại của Quốc Dân Đảng tại Đài Bắc đáng chú ý nhất, vì từ khi thiết lập dân chủ, ba vị tổng thống Đài Loan đều xuất thân làm thị trưởng thủ đô (Lý Đăng Huy, Trần Thủy Biển và Mã Anh Cửu). Ứng cử viên Liên Thắng Văn (Sean Lien, 連勝文), là con của cựu thủ tướng và phó tổng thống Liên Chiến (Lien Chan, 連戰), đối đầu với một ứng cử viên độc lập không đảng phái, là Bác sĩ Kha Văn Triết (Ko Wen-je, 柯文哲). Ông Liên Thắng Văn cổ động tranh cử nêu cao thành tích kinh doanh của mình, chứng tỏ khả năng quản trị giỏi. Bác sĩ Kha hứa sẽ thi hành nhiệm vụ thị trưởng ngoài ảnh hưởng của đảng phái, bảo đảm tính minh bạch, công khai, và tạo cơ hội cho dân chúng tham dự vào việc cai trị. Bốn năm trước, trong khi đi vận động tranh cử giúp Quốc Dân Đảng ông Liên Thắng Văn bị bắn gây thương tích trên mặt, khi vào bệnh viện ông được Bác sĩ Kha Văn Triết chữa trị.


Buổi tối ngày bầu phiếu năm nay, bệnh nhân Văn là ứng cử viên Quốc Dân Đảng đầu tiên tuyên bố chấp nhận thua phiếu vị bác sĩ đã săn sóc mình. Tiếp theo, vị thị trưởng Quốc Dân Đảng tại Đài Trung suốt ba nhiệm kỳ, Hồ Chí Cường (Hu Chih-chiang, 胡志強) cũng tuyên bố chịu thua, và còn lên tiếng

“Chúc mừng Tân Thị trưởng Lâm Gia Long” (Lin Chia-Lung 林佳龍) thuộc đảng Dân Tiến. Trong khi đó, tân thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết cảm ơn cử tri, ông nói: “Cảm ơn dân chúng Đài Bắc, vì quý vị tin tưởng rằng phục hồi lương tâm là nền tảng cho chính trị, vì niềm tin của quý vị vào một chính quyền mở ngỏ và trong sáng …, bởi vì quý vị tin tưởng vào một nền dân chủ đặt trên nền tảng các công dân …” Kha Văn Triết cảm ơn các đối thủ của mình, trong đó có Liên Thắng Văn: “Nhờ các lời chỉ trích của quý vị, tôi đã nhận ra những khuyết điểm của mình, và từ nay sẽ tìm cách tự cải thiện.”


Đài Loan còn nhiều đảng chính trị ngoài Quốc Dân Đảng và Dân Tiến. Đảng Xanh, đề cao bảo vệ môi trường sống đưa ra chín ứng cử viên hai người đắc cử, làm ủy viên trong Huyện Tân Trúc (Hsinchu, 新竹縣), nhờ các người tình nguyện đạp xe đạp đi vận động. Đảng Cây, mới tách từ Đảng Xanh đầu năm nay, do cựu tổng thư ký đảng Xanh Phan Hàn Thanh (Pan Han-shen, 潘翰聲) lãnh đạo, chủ trương bảo vệ quyền lợi của cây cối, chó, mèo, và những người không được cất tiếng nói, đã thắng một ghế thị trưởng trong cuộc bầu cử này. Đảng Dân Bản Thổ Đài Loan (Đài Loan Đệ nhất Dân tộc đảng, 台灣第一民族黨) đưa ra sáu ứng cử viên, ba người đắc cử.


Một đảng đặc biệt tự gọi là “Dân Làm Chủ” (People Are The Boss, tên chính thức là Nhân dân Dân chủ Trận tuyến, 人民民主陣線), mới thành lập được ba năm, đã đưa ra 37 ứng cử viên, nhưng chỉ thắng được một chức trong hội đồng thị xã. Hai ứng cử viên nổi bật của đảng này là các cô Chung Quân Trúc (Chung Chun-chu, 鍾君竺) và Ngô Nhược Vinh (Wu Juo-ying, 吳若瑩), tranh cử ở các quận Đại Đồng (Datong, 大同)và Trung San (Zhongshan 中山)), thành phố Đài Bắc. Hai cô được đảng Dân Làm Chủ đưa ra, nhưng cũng là thành viên Hiệp hội Bảo vệ các cô Gái Xuân (Collective of Sex Workers and Supporters, viết tắt là COSWAS, tên chữ Hán là Nhật nhật Xuân Quan hoài Hỗ trợ hiệp hội, 日日春關懷互助協會). Các cô ứng cử vào hội đồng các quận trong thủ đô với mục đích ngăn chặn sự đồng lõa giữa chính quyền địa phương và các nhà thầu xây dựng, chia chác nhau quyền và lợi trong khi nhu cầu gia cư của người dân bị hy sinh.


Ngoài các đảng chính trị, Đài Loan cũng có rất nhiều hiệp hội, đoàn thể của các công dân độc lập với các đảng phái. Và một số các tổ chức thuộc xã hội công dân cũng tham dự vào cuộc tranh luận chính trị lần bỏ phiếu này. Họ kêu gọi cử tri “trừng phạt” đảng cầm quyền, vì những vụ thực phẩm thiếu an toàn đã bị phanh phui. Trước ngày bỏ phiếu, hai sinh viên lãnh đạo phong trào Hoa Hướng Dương là Hồng Sùng Yến (Hung Chung-yen 洪崇晏) và Lưu Kính Văn (Yoshi Liu 劉敬文) đã tố cáo quan chức Quốc Dân Đảng thông đồng với hai đại công ty thực phẩm, che đậy những vi phạm luật lệ vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Nói chung, không khí vận động tranh cử và cuộc bỏ phiếu vừa qua cho thấy dân Đài Loan đã tiến vững chắc trên con đường xây dựng và củng cố thể chế dân chủ. Những du khách từ Trung Quốc qua chắc hẳn phải ngửi thấy mùi dân chủ tự do nó khác không khí họ quen thở ở trong nước Tàu.


Chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh chứng kiến cảnh Quốc Dân Đảng đại bại, chắc chắn lo ngại. Mặc dù Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng từng là tử thù từ thập niên 1930, nhưng ngày nay họ lại là đồng minh trong chủ trương một nước Trung Hoa thống nhất. Đảng Dân Tiến, ngược lại, được đa số dân Đài Loan ủng hộ vì họ muốn tách ra làm một quốc gia độc lập. Trước cuộc bỏ phiếu, chính quyền Bắc Kinh đã giúp các nhà kinh doanh và thương gia Đài Loan đang làm ăn trong lục địa được mua vé máy bay giảm giá để “về quê bỏ phiếu.” Trong kỳ bầu cử năm 2012, 80% những người hồi hương này ủng hộ ông Mã Anh Cửu, đương kim tổng thống Quốc Dân Đảng. Hiện nay số dân ủng hộ chính sách của Tổng thống Mã Anh Cửu đã xuống tới 20%. Căn cứ vào kết quả cuộc bỏ phiếu vừa qua, Quốc Dân Đảng sẽ khó giữ được ngôi tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016.


Nhưng chính quyền Quốc Dân Đảng không phải chỉ nghĩ tới hợp tác với Trung Cộng. Họ vẫn lo bảo vệ cuộc sống tự do dân chủ và nền kinh tế thịnh vượng của đảo quốc. Ba ngày sau cuộc bỏ phiếu, chính phủ Đài Loan đã cho phóng thử một loại hỏa tiễn địa-không mới, tên là Thiên Cung III (Tienkung, tức Cây Cung Trời), đã được thí nghiệm từ ba năm trước đây. Hôm Thứ Ba 2, tháng 12 năm 2014, các nhà sản xuất tuyên bố rằng loại tên lửa mới này sẽ thay thế hỏa tiễn Hawk do Mỹ cung cấp trước đây. Hỏa tiễn Thiên Cung III, cùng với hỏa tiễn Patriot Mỹ đã bán cho, sẽ bảo vệ đảo quốc trong vòng 20 năm tới chống lại các hỏa tiễn cũng như phi cơ của địch quân. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết Trung Cộng hiện đang đặt 1,500 hỏa tiễn nhắm sang hòn đảo này. Nhưng từ thời Mao Trạch Đông, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thận trọng, chỉ hô hào miệng nhưng không bao giờ tính chuyện đem quân sang đánh Đài Loan. Trong khi đó thì “sức mạnh mềm” của cuộc sống dân chủ và thành quả một nền kinh tế tự do tại Đài Loan vẫn từ từ chinh phục lòng người dân trong lục địa. Dân Đài Loan mới thực hiện quyền thay đổi chính quyền, chỉ bằng việc đi bỏ phiếu. Tại sao dân Trung Hoa trong lục địa không được hưởng quyền tự do như vậy?

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Bài giảng của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Toản
tại Saigon , ngày 1 tháng 12 năm 2014 trong thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình



Cám ơn cha Nguyễn văn Toản đã vượt qua sợ hải , công khai vạch trần sự dối trá của nhà cầm quyền CS VN, Chúa sẽ phù hộ, che chở cho cha

- Cha Toản chỉ nói sự thật cho 500 người nghe tại nhà thờ ở Saigon, còn chúng ta, dù bất cứ tôn giáo nào ,, yêu chuộng sự thật cũng sẽ tiếp tay với cha phổ biến ( Share) rông rãi cho mọi người khắp thế giới cùng nghe sự thật

Bài giảng của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Toản tại Saigon


Image
Kính chào ông bà và anh chị em, cách riêng, kính chào ông bà và anh chị em không phải là người Công Giáo đang tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình hôm nay.

Đoạn Tin Mừng theo Thánh Máccô chúng ta vừa nghe đọc trong Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, có tới 5 cụm từ “phải tỉnh thức”, “phải canh thức” được lặp đi lặp lại trong lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Và đó cũng là cụm từ chìa khóa cho bài Tin Mừng hôm nay. Đó là sứ điệp chính mà Chúa Giêsu gửi tới, không chỉ cho các môn đệ của Ngài, không chỉ cho mỗi người chúng ta, nhưng còn cho mọi người, như chính lời Chúa Giêsu nói: “Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là ‘phải canh thức’.”

Phải canh thức ! Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em. Đức Giêsu nhắc nhở mọi người phải canh thức, bởi vì: Anh em không biết giờ Con Người đến. Anh em phải canh thức, vì anh em không biết thời tận cùng của thế giới thụ tạo này. Anh em phải canh thức, phải tỉnh thức vì anh em không biết thời tận cùng của đời anh em – ngày anh em sẽ trút hơi thở cuối cùng, bỏ lại mọi thứ để ra đi với hai bàn tay trắng. Do đó, anh em phải canh thức ! Anh em phải tỉnh thức !

Đức Giêsu đang nhắc nhở mọi người về thực tại của thế giới thụ tạo này, trong đó, thân phận con người cũng như thế giới này thật hữu hạn. Thế giới này, trong đó có con người chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Chỉ có Thiên Chúa – Đấng Tạo Hóa, Ngài mới là vĩnh cửu và chỉ có Ngài mới là chủ của vạn vật lịch sử. Con người chỉ là phàm nhân trước mặt Thiên Chúa, như lời tác giả sách Thánh Vịnh thưa lên:

“Nào phàm nhân sống mãi được sao ?
Mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
Nơi họ ở muôn đời muôn kiếp” (Tv 49).

Vâng, kính thưa ông bà và anh chị em, những lời ấy cho ta cảm tưởng, tác giả sách Thánh Vịnh đang quá bi quan về thân phận con người. Nhưng không ! Hôm nay, Đức Giêsu Ngài đã nhắc nhở và cho ta biết về thân phận thật của thụ tạo, của mỗi người chúng ta: Con người, như người đầy tớ chờ đợi ông chủ trở về. Ông chủ ấy chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa, Ngài sẽ đến gặp chúng ta trong ngày tận cùng của thế giới này, trong ngày tận cùng của đời ta. Con người, bất kể họ là ai, họ sẽ phải đối diện với cái chết. Khi ấy là lúc mà ông chủ là Thiên Chúa trở về – lúc ấy, ngày ấy thật bất ngờ, không ai biết trước được. Do đó, chúng ta được mời gọi: Hãy canh thức ! Hãy tỉnh thức !

Canh thức, tỉnh thức thế nào đây. Có nghĩa là đừng có ngủ, đừng có ngủ mê! Nhưng chắc chắn Đức Giêsu không nói tới cái thức, cái ngủ về thể lý. Vậy, Đức Giêsu nhắc nhở phải canh thức điều gì, phải tỉnh thức ra sao ? Thưa ông bà và anh chị em !

Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe đọc hôm nay, nằm trong trình thuật Đức Giêsu đang ở thành Giêrusalem và Ngài nói về ngày sụp đổ của thành, cũng như Ngài nói về ngày tận thế – ngày tận cùng của thế giới này.

Khi nhắc mọi người phải canh thức, phải tỉnh thức, trước đó, Đức Giêsu đã nhắc: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây ! và họ sẽ lừa gạt được nhiều người.” Sau đó, Ngài cảnh báo: “Trước khi ngày tận cùng đến, người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn, anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Ngài nói tiếp: “Anh em đừng sợ, đừng lo phải nói gì”. Cũng trong trình thuật này, Tin Mừng thánh Luca còn viết thêm: khi điều đó xảy đến, “Anh em hãy ngẩng đầu và đứng vững”.

Vâng, kính thưa cộng đoàn, thái độ canh thức, tỉnh thức trước tiên mà Chúa Giêsu mời gọi mọi người là: “hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt”. Chúa Giêsu cho biết: Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Ngài nói với tổng trấn Philatô, Ngài đến để làm chứng cho sự thật: “Chính vì lẽ này mà tôi đã sinh ra, và chính vì lẽ này mà tôi đã đến trong thế gian: ấy là để làm chứng cho sự thật. Phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng tôi”. Do đó, phủ nhận sự thật, bóp méo sự thật để đi trong sự giả trá, để lừa gạt là chống lại Thiên Chúa, chống lại Đấng Tạo Hóa.

Trong môi trường chúng ta đang sống, trong xã hội của chúng ta đã và sẽ có những người, những nhóm người nhân danh Tin Mừng để lừa gạt người khác. Đã và đang có nhóm người dùng mọi chiêu bài để bóp méo lịch sử, lừa gạt người dân, lừa gạt nhiều thế hệ, kéo cả một dân tộc đi vào con đường sai lầm.

Chúng ta đang sống trong một xã hội lấy chủ thuyết cộng sản – chủ thuyết đặt trên nền tảng của gian dối, lừa gạt:

Sau một thời gian đã biết thế nào là xã hội chủ nghĩa, thế nào là cộng sản: Mikhail Gorbachyov, nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Bang Sô Viết nói: “Tôi đã bỏ một lửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng, đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.

Đã có kinh nghiệm sống trong xã hội cộng sản Đông Đức, Thủ tướng Đức đương thời, bà Angela Merkel nói: “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”.

Tổng Thống Nga đương nhiệm, ông Putin nói: “Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.”

Kính thưa ông bà và anh chị em, những con người sống trong xã hội được coi là khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản, họ đã phải tuyên bố về nó như thế. Dân tộc của họ đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, cho nó vào quá khứ để đi con đường văn minh, chân thật hơn.

Tại Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản đã thống trị hơn một nửa thế kỷ tại Miền Bắc và gần 40 năm tại Miền Nam này. Người dân đã và vẫn đang bị lừa gạt, bao thế hệ đã và đang sống trong sự dối trá.

Vâng, nếu tôi và bao bao bạn trẻ, tôi tin rằng, có nhiều nhiều bạn đang ngồi trong ngôi nhà thờ này không được tiếp xúc với sự thật lịch sử từ các trang mạng internet; nếu thế hệ trẻ không được đọc những tác phẩm như: Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Nhật Kỳ một Thằng Hèn của nhạc sĩ Tô Hải; Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, Đèn Cù của Trần Đĩnh; Và nếu thế hệ trẻ ngày nay không được các thế hệ cha ông mình kể lại, không lắng nghe những người trong cuộc nói cho biết, thì bản thân tôi, bao người trẻ đã và vẫn còn bị lừa gạt nhiều điều.

Chúng tôi bị lừa gạt về cái gọi là thắng lợi 30-4-1975. Nếu không biết đâu là sự thật thì người ta vẫn tin rằng: Đồng bào Miền Nam đói khổ, bị chính quyền bù nhìn câu kết với Đế Quốc Mỹ đàn áp, bóc lột người dân tới tận xương tủy. Đồng bào Miền Bắc hãy làm cuộc giải phóng cho đồng bào Miền Nam…

Nếu người dân không được tiếp xúc với những nguồn tin lề trái, mà chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ nhìn những gì đảng cho đọc, đảng cho nghe, đảng cho thấy thì cứ tưởng rằng, Hoàng Sa, Trường Sa vẫn nguyên vẹn thuộc quyền sử dụng của Việt Nam. Sự thật là người ta đã để cho Trung Cộng chiếm gần hết. Người ta cứ tin rằng, Đất nước ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Sự thật là Ải Nam Quan nay không còn. Hàng km đất biên giới phía Bắc đã cho Trung Cộng thuê với thời hạn cả 50 năm trở lên.

Và nếu ta không chịu tìm hiểu, không phóng tầm mắt ra các nước xung quanh, các nước Phương Tây, nhiều người vẫn còn bị lừa gạt rằng: Chủ nghĩa Tư Bản đang dãy chết. Chủ nghĩa Tư bản độc ác. Các ông chủ Tư bản bóc lột người lao động như vắt chanh bỏ vỏ; còn chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ của loài người… Chủ nghĩa xã hội là khoa học, là tiến bộ…

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Có thể tôi và nhiều anh chị em chúng ta ngồi đây, đã biết, đã không bị lừa gạt bởi những gì chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền. Có thể tôi và anh chị em không là nạn nhân, nhưng rất, rất có thể chúng ta lại trở thành người đã để cho sự giả dối, lừa gạt đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình. Sống trong một xã hội lấy chủ nghĩa giả dối, lừa gạt làm nền tảng thì có thể chúng ta đã bị ảnh hưởng bởi điều đó. Chúng ta thấy tình trạng học giả lấy bằng thật, làm giả lấy công thật, làm hàng giả, bán hàng giả…trong lãnh vực nào cũng có cái giả.

Một xã hội đặt trên nền tảng của sự lừa lọc, giả dối để rồi cả xã hội ấy người người làm giả, nói dối. Nói như nhạc sĩ Tô Hải viết trong cuốn Nhật Ký Thằng Hèn của ông: “tao, mày, nó, chúng tôi, các anh, chúng nó… đều làm dối, nói dối, khen nhau dối, và từ trên xuống dưới đều dối nhau là “Đừng có nói… đó là… nói dối !” Hay như đại tá, nhà văn Nguyễn Khải thú nhận trong tùy bút “Đi tìm cái tôi đã mất”: “Người Cộng Sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm. Nói dối không hề biết xấu hổ, không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng phải nói dối theo.”

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Chúa Giêsu Ngài là sự thật, Ngài đến làm chứng cho sự thật và phàm ai thuộc về sự thật, thì nghe được tiếng Ngài”. Hôm nay, Chúa Giêsu cảnh báo mọi người: “Anh em hãy coi chừng, kẻo bị người ta lừa gạt.”

Đừng để cho người ta lừa gạt để rồi phải sống trong sự giả dối. Đừng để sự giả dối đi vào trong suy nghĩ, hành động của mình mà trở thành kẻ lừa gạt người khác. Đó là thái độ sống tỉnh thức trước tiên Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hôm nay.

Thái độ sống tỉnh thức kế tiếp Chúa Giêsu mời gọi ta, đó là: “Đừng sợ !”

Đức Giêsu cảnh báo: “Phần anh em, anh em hãy coi chừng ! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng; tại các hội đường, anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết”. Nhưng “anh em đừng sợ đừng lo phải nói gì”.

Có nhiều nỗi sợ hãi trong cuộc đời ta, nhưng có nỗi sợ đến từ sự đe dọa, bắt bở, đàn áp, bỏ tù của những kẻ mạnh, của những người có chức có quyền, có vũ lực trong tay.

Một trong cách thức mà chế độ Cộng Sản ở đâu cũng áp dụng, đó là làm cho người dân luôn sống trong nỗi sợ hãi. Nhà cầm quyền đã dùng người dân để theo dõi nhau, người này theo dõi người kia, nhà này theo dõi nhà nọ. Dẫn đến mất niềm tin, nghi ngờ nhau, mang đến nỗi sợ hãi để rồi chỉ còn làm cách lén lút, dù điều đó là điều tốt.

Chính quyền dùng bạo lực, dùng nhà tù để tạo nên nỗi sợ hãi cho người dân. Để rồi người dân chỉ còn biết nghe theo, làm theo; dù lương tâm cho biết, đó là điều trái với đạo lý, trái đức tin của mình.

Điều này không chỉ xảy ra trong xã hội chúng ta trước đây, mà ngày nay, hiện tại vẫn đang xảy ra: Nhà cầm quyền dùng người dân theo dõi người dân. Dùng những người ăn không ngồi rồi, theo dõi người bất đồng chính kiến… Dùng nhiều cách thức khác nhau để mang đến nỗi sợ hãi: triệt hạ kinh tế, xách nhiễu gia đình, khủng bố tinh thần, thể xác; giả dạng côn đồ đánh đập, bắt bớ bỏ tù… Tạo ra nỗi sợ hãi cho những người bất đồng chính kiến, những người bằng đường lối ôn hòa, muốn dấn thân thúc đẩy tự do, dân chủ, công bằng, đa nguyên đa đảng cho Việt Nam.

Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi có người không dám nói tới hai từ “chính trị”, không dám bàn tới chính trị. Những cụm từ: dân chủ, quyền con người, đa nguyên đa đảng… trở thành những cụm từ kị. Kị không phải vì điều gì khác mà kị vì sợ hãi.

Sợ hãi trước sự thật đang xảy ra cho dân tộc, sợ hãi không còn dám liên đới, lên tiếng cho những con người nghèo khổ đang bị gạt ra bên lề xã hội, đang chịu bao nỗi oan khiên. Điển hình là những vụ việc xảy ra được nêu lêu trước thánh lễ: vụ việc của nhà báo Trương Minh Đức, giảng viên Phạm Minh Hoàng, người ta hành hung, đe dọa; đến cả ông Tổng lãnh sự Pháp người ta còn kẹp cổ ông…nhằm đe dọa ông.

Vụ án nhiều mờ ám của anh Hồ Duy Hải, và phiên tòa ngày 12.12 tới đây xử bà Bùi Minh Hằng… hay việc lên tiếng cho tình trạng bị tù oan sai của anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, của luật sư Lê Quốc Quân, chị Tạ Phong Tần, ông Trần Huỳnh Duy Thức… và nhiều vụ việc khác nữa.

Vâng, nhiều người dân biết đó, biết họ chỉ lên tiếng cho những vấn đề của đất nước, lên tiếng cách ôn hòa nhằm thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền, thúc đẩy đa nguyên đa đảng tại Việt Nam nhưng đã bị nhà cầm quyền xử cả chục năm tù giam. Biết đó, nhưng sợ ! Nhà cầm quyền làm cho người dân sợ hãi đến nỗi không dám nói lên tiếng nói lương tâm, tiếng nói của lương tri, không còn dám liên đới.

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, Chúa Giêsu trấn an ta: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Ðúng hơn, anh em hãy sợ Ðấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.” Và Ngài cũng nói với chúng ta, nói cho những ai thành tâm thiện chí: “Phúc cho những ai chịu bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ”.

Chúng ta cám ơn Chúa, vì đã và đang ngày càng có nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi để có thể bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình cách công khai về các vấn đề trong xã hội Việt Nam. Họ đã và sẵn sàng chịu sự xách nhiễu, hành hung, trấn áp, ngồi tù bởi nhà cầm quyền, để có thể nói điều lương tâm, lương tri mách bảo.

Cám ơn Chúa, vì đã có bao thế hệ cha ông chúng ta là các thánh tử đạo Việt Nam đã trung kiên với đức tin mình lãnh nhận, dù các ngài có gặp gian nan khốn khó; dù các ngài có bị bắt bở, chịu bỏ tù, dù có phải hy sinh mạng sống mình, các ngài đã vượt lên nỗi sợ hãi để sống đức tin, làm chứng cho đức tin – đức tin chân thật mà các ngài đã lãnh nhận.

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Hôm nay là ngày cuối cùng trong tháng Hội thánh mời gọi con cái mình nhớ tới các bậc tiền nhân đã qua đời, để cầu nguyện cho các ngài. Lúc này đây, tôi nhớ tới hình ảnh của cha Giuse Vũ Ngọc Bích và thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn trong Nhà Dòng chúng tôi. Năm 1954, khi người dân Miền Bắc ồ ạt chạy vào Nam để trốn chế độ cộng sản, thì cha Giuse Vũ Ngọc Bích và Thầy Marcel Văn đã can đảm tình nguyện từ Nam trở ra Bắc.

Cha Giuse Vũ Ngọc Bích đã âm thầm, chịu bao đau khổ để giữ đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cơ sở của DCCT, nhờ vậy mà DCCT còn có cơ sở tại Hà Nội như ngày hôm nay.

Đối với thầy Marcel Nguyễn Tấn Văn. Sau khi vừa ra Hà Nội, trong một lần ra ngoài phố, tình cờ thầy nghe vài người đang nói những điều sai sự thật về xã hội Miền Nam. Thầy Văn đã tiến lại nói với họ: Điều các ông vừa nói không đúng sự thật. Tôi sống trong đó, mới từ trong đó ra nên tôi biết rõ Miền Nam. Thầy Marcel Văn không phải không biết sự nguy hiểm khi nói những điều ấy, nhưng thầy đã vượt qua nỗi sợ hãi để làm chứng cho sự thật. Thầy Macen Văn đã bị bắt đem đi và chết trong nhà lao Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái vào năm 1959.

Kính thưa ông bà và anh chị em,

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày chúng ta cầu nguyện cho Công Lý Hòa Bình trên quê hương đất nước chúng ta, Lời Chúa nhắc nhở mọi người: Phải canh thức, phải tỉnh thức ! Phải canh thức, tỉnh thức bởi sự hữu hạn của thế giới thụ tạo; bởi mỗi người chúng ta sẽ có ngày gặp lại ông chủ của mình là Thiên Chúa.

Và thái độ canh thức, tỉnh thức mà hôm nay Chúa Giêsu mời gọi đó chính là hãy cẩn thận, đừng để bị lừa gạt: đừng để rơi vào tình trạng biến cái xấu thành tốt, cái giả thành thật, cái sai thành đúng ! Thiên Chúa, Ngài là Đấng chân thật và Ngài mời gọi ta đi trong đường lối chân thật.

Ta được mời gọi “đừng sợ”. Đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn ta. Hãy đứng vững và ngẩng đầu lên, bởi sự sống, sự chết của chúng ta nằm trong tay Thiên Chúa. Thiên Chúa mới là người xét xử ta. Hãy can đảm sống Đức Tin, sống những giá trị của Tin Mừng. Đừng để cho nỗi sợ biến chúng ta thành những người thờ ơ trước nỗi đau khổ của anh chị em mình, trước vận mạng của dân tộc. Đừng để nỗi sợ hãi biến chúng ta thành những người đánh mất lương tri mà Thiên Chúa – Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã nhắc nhở ta phải canh thức, phải tỉnh thức; xin Ngài ban cho ta ơn khôn ngoan, lòng can đảm, vượt qua nỗi sợ hãi để ta có thể sống trong sự thật và biết làm chứng cho sự thật giữa xã hội mà ta đang sống hôm nay. Amen !

Lm. Giuse NGUYỄN VĂN TOẢN, DCCT

Post Reply