Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Sự giao thoa giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm trong chính trị

Joseph Nye

Quyền lực cứng và quyền lực mềm đôi khi củng cố và đôi khi cản trở lẫn nhau. Một quốc gia muốn được công chúng ủng hộ thường không muốn sử dụng quyền lực cứng khi cần thiết; nhưng một quốc gia cậy thế mà không màng đến quyền lực mềm của mình thường sẽ gặp phải sự đối đầu khi sử dụng quyền lực cứng. Không có quốc gia nào muốn bị thao túng, ngay bởi cả quyền lực mềm. Đồng thời, như đã nêu trên, quyền lực cứng có thể giúp tạo dựng huyền thoại về sự bất khả chiến bại và tính thiên mệnh vốn thu hút các quốc gia khác. Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy vẫn tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho dù các cuộc thăm dò công luận tỏ ra phản đối, vì ông e ngại thế giới nghĩ rằng Liên Xô đang chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vũ trang. Kennedy “sẵn sàng đánh đổi một phần uy tín ‘mềm’ của Hoa Kỳ để thu được uy tín quân sự.”Có một sự kiện vui là năm 2003, chỉ vài tháng sau khi xảy ra các cuộc biểu tình phản chiến ở Luân Đôn và Milan, các buổi trình diễn thời trang tại hai nơi này cho các người mẫu mặc quần áo lính biệt kích Mỹ và họ làm nổ hàng loạt bong bóng. Như một nhà tạo mẫu nhận xét, các biểu tượng của Hoa Kỳ“vẫn là tấm mền an ninh tốt nhất.”

Xuyên suốt lịch sử, các quốc gia nhược tiểu thường liên kết với nhau để cân bằng và giới hạn quyền lực của một quốc gia mạnh hơn đang gây uy hiếp. Nhưng không phải luôn luôn như vậy. Đôi khi các nước yếu bị thu hút và đi theo một nước mạnh, nhất là khi họ không có lựa chọn nào khác, hoặc do nước đó có cả sức mạnh quân sự lẫn quyền lực mềm hỗ trợ. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy, quyền lực cứng đôi khi cũng có khía cạnh mềm và thu hút. Như Osama bin Laden đã nói trong một băng video, “Khi người ta thấy một con ngựa khỏe và một con ngựa yếu, theo bản tính tự nhiên, họ chọn con ngựa khỏe.” Cũng dùng phép ẩn dụ tương tự, chúng ta thường thương hại kẻ yếu hơn là đánh cược cho họ.
Cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003 là một ví dụ về sự giao thoa giữa hai dạng quyền lực này. Một số động lực gây chiến tranh dựa trên khả năng răn đe của quyền lực cứng. Người ta nói rằng khi Donald Rumsfeld nhậm chức, ông cho rằng Hoa Kỳ “trong cái nhìn của thế giới chỉ là một con cọp giấy, một gã khổng lồ yếu ớt không thể nào chịu nổi một cú đấm” và vì vậy, ông quyết tâm thay đổi cách nhìn này. Chiến thắng về quân sự của Mỹ trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần trước đã giúp thúc đẩy cuộc đàm phán hoà bình Trung Đông tại Oslo, và chiến thắng năm 2003 tại Iraq đã có thể có một kết quả tương tự. Hơn nữa, các quốc gia như Syria và Iran có lẽ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ủng hộ các hoạt động khủng bố khác trong tương lai. Tất cả đều là những lý do quyền lực cứng được dùng để phát động chiến tranh. Nhưng cũng có một loạt các động lực khác liên quan đến quyền lực mềm. Những người theo trường phái tân bảo thủ cho rằng có thể dùng quyền lực của Hoa Kỳ để xuất khẩu dân chủ qua Iraq và biến đổi chính trị tại Trung Đông. Nếu thành công, chiến tranh sẽ tự hợp thức hoá sự tồn tại của nó. Như William Kristol và Lawrence Kaplan đã nói, “Sự thống trị đâu có gì là sai trái nếu như ta dùng nó để phục vụ các nguyên tắc đúng đắn và những lý tưởng cao cả?”
Người ta tranh cãi về cuộc chiến tranh Iraq một phần do họ cố lý giải tính hợp pháp của cuộc chiến này. Ngay cả khi không có đối trọng về quân sự (như hiện nay, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất), các quốc gia khác vẫn có thể liên kết với nhau và tước đi tính chính danh trong các chính sách của Hoa Kỳ, và qua đó làm suy giảm quyền lực mềm của Mỹ. Pháp, Nga và Trung Quốc tỏ ra bực bội trước tính đơn cực về quân sự của Mỹ và kêu gọi một thế giới đa cực. Theo quan điểm của Charles Krauthammer, Iraq “tạo cơ hội cho Pháp hình thành thách thức nhất quán đầu tiên đối với sự thống trị đó.” Ngay cả khi không đối đầu trực tiếp với sức mạnh quân sự của một siêu cường, các nước yếu hơn mong rằng họ có thể cản trở Hoa Kỳ bằng cách làm cho Hoa Kỳ phải tốn kém nhiều hơn khi sử dụng quyền lực cứng. Cho dù không thể ngăn cản Hoa Kỳ phát động chiến tranh, nhưng bằng cách làm cho Hoa Kỳ mất tính chính danh thông qua nghị quyết thứ hai của Hội Đồng Bảo An, họ đã làm cho cuộc chiến tranh này tốn kém hơn.
Quyền lực mềm không chỉ giới hạn trong đấu trường Liên Hiệp Quốc. Ngoài Liên Hiệp Quốc, ngoại giao và các phong trào hoà bình đã biến đổi cuộc tranh luận trên thế giới từ những tội lỗi của Saddam chuyển sang mối đe dọa của đế quốc Mỹ. Điều đó khiến cho các quốc gia đồng minh khó có thể cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự, hoặc hỗ trợ Hoa Kỳ, và vì vậy, làm suy giảm quyền lực cứng của Hoa Kỳ. Những ví dụ như đã đề cập ở trên bao gồm việc quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép Mỹ quá cảnh quân đội trên lãnh thổ của họ, và Saudi Arabia không sẵn lòng cho Mỹ sử dụng các căn cứ không quân mà họ đã cho phép từ năm 1991. Image
Ảnh (st)
Do việc triển khai sức mạnh quân sự Hoa Kỳ trong tương lai đòi hỏi việc sử dụng lãnh thổ cũng quyền bay quá cảnh của các quốc gia khác, những hành vi cân bằng quyền lực mềm như vậy có thể ảnh hưởng thực tế lên quyền lực cứng. Khi mà việc ủng hộ Hoa Kỳ khiến các chính trị gia mất phiếu bầu của dân chúng, ngay cả các lãnh tụ vốn thân Mỹ cũng sẽ khó lòng chấp nhận các thỉnh cầu của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, việc qua mặt Liên Hiệp Quốc đã làm tăng chi phí kinh tế cho Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc, khiến nhà báo Fareed Zakaria nhận xét rằng “Chính sách đối ngoại kiểu đế quốc chủ nghĩa đãnđem lại kết quả trái ngược. Khi cuộc chiến tranh Iraq kết thúc, chính quyền Mỹ đã chối bỏ bất kỳ hình thức đối tác thực sự nào với thế giới. Mỹ liên tục coi thường Liên Hiệp Quốc.”
Mùa hè năm 2003, chính quyền Bush thoạt đầu phản đối việc Liên Hiệp Quốc giữ một vai trò quan trọng trong việc tái thiết Iraq. Việc này tính ra làm cho Hoa Kỳ tốn đến hơn 100 tỷ đô la, hay khoảng 1.000 đô la trên một hộ gia đình Mỹ. Trong đa phần các sứ mạng gìn giữ hoà bình, Liên Hiệp Quốc tài trợ phần lớn chi phí cho các quốc gia đóng góp quân đội. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, liên minh do Tổng thống George H. W.Bush tạo dựng trang trải 80% toàn bộ phí tổn; và trong những vụ can thiệp của Tổng thống Clinton tại nước ngoài, Hoa Kỳ chỉ phải gánh vác 15% phí tổn gìn giữ hoà bình và tái thiết.[45] Khi không có sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc, một số quốc gia từ chối tham gia gìn giữ hoà bình tại Iraq, và đối với một số quốc gia tham gia như Ba Lan, Ukraine, Nicaragua, El Salvador, Honduras cùng những nước khác, ước tính Hoa Kỳ đã phải trang trải 250 triệu đô la để giúp họ tham gia.
Một số người theo chủ nghĩa tân bảo thủ biện luận rằng giải pháp họ chọn lựa nhằm né tránh Liên Hiệp Quốc và làm cho Liên Hiệp Quốc mất đi tính chính danh. Đối với những người này, phá được Liên Hiệp Quốc cũng được xem như là một thắng lợi. Họ đánh giá cuộc Chiến tranh Iraq như “một mũi tên trúng hai con chim”: vừa lật đổ được Saddam, vừa làm tổn hại đến Liên Hiệp Quốc. Một số còn kêu gọi thành lập một liên minh mới bao gồm các quốc gia dân chủ để thay thế Liên Hiệp Quốc. Những phản ứng như vậy quên đi một điều là sự chia rẽ chính là giữa các quốc gia dân chủ, và Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng nhưng không thể một mình quyết định quan điểm của thế giới về tính chính danh của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, cân bằng mềm nhằm tạo áp lực lên quốc hội của các nước dân chủ có thể được thực hiện bên ngoài khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc. Internet tạo điều kiện cho các phong trào chống đối nhanh chóng triệu tập các nhóm phi tổ chức với cơ cấu lỏng lẻo thay vì những tổ chức có thứ bậc như trước đây. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tổ chức một cuộc xuống đường đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều tuần lễ, có khi cả mấy tháng trời, các tờ truyền đơn, biểu ngữ, các cuộc điện thoại; trải qua bốn năm các cuộc xuống đường này mới có số đông đáng kể, thoạt đầu là 25.000 người, rồi lên đến nửa triệu người vào năm 1969. Để tiện so sánh, 800.000 người tại Hoa Kỳ và 1,5 triệu người tại châu Âu đã tụ họp vào một ngày cuối tuần tháng 2 năm 2003 trước khi cuộc chiến bắt đầu.

Mặc dù những cuộc phản kháng này không đại diện cho cả “cộng đồng quốc tế”, nó gây ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà báo, nghị viên và các nhân vật có thế lực tại các quốc gia quan trọng; quan điểm của nhóm này tiêu biểu cho “cộng đồng quốc tế” nêu trên. Mặc dù khái niệm về một cộng đồng quốc tế là không chính xác, ngay cả những người vốn bác bỏ mối quan ngại trên thế giới về phương cách mà Hoa Kỳ đã dấn thân vào cuộc chiến, có vẻ cũng chấp nhận ý kiến nêu trên khi họ cho rằng tính chính danh của Hoa Kỳ sẽ được chấp nhận một khi thu được kết quả khả quan tại Iraq. Cách chính danh hóa hậu kỳ này có thể giúp tái tạo quyền lực mềm của Hoa Kỳ vốn bị đánh mất khi tham chiến, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy rằng tính chính danh là quan trọng. Trong những trường hợp khó khăn hơn như với Iran hay Bắc Triều Tiên, Tổng thống Bush tranh thủ quan điểm của cái gọi là “cộng đồng thế giới” mà một số cố vấn của ông cho là “viển vông.” Cuộc đấu tranh liên tục để giành tính chính danh cho thấy sự quan trọng của quyền lực mềm. Đạo đức có thể là sức mạnh trong thực tế.
Chiến tranh Iraq có tác động ban đầu hoàn toàn tiêu cực lên công luận của thế giới Hồi Giáo. Đài truyền hình Al Jazeera (nguồn lực quyền lực mềm của chính phủ Qatar, cũng là nơi đồn trú quyền lực cứng của Hoa Kỳ) chiếu những cảnh dân thường đổ máu hết ngày này qua ngày khác. Một nghị viên Ai Cập nhận xét, “Quý vị không thể tưởng tượng nổi những cuộc hành quân tại Baghdad và các thành phố khác gây phẫn nộ trong công chúng đến mức nào.” Tại Pakistan, một cựu viên chức ngoại giao đã tường trình rằng “việc Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq là món quà tặng cho các đảng phái Hồi Giáo tại đây. Những người trước đây vốn xem thường các đảng phái này thì nay lại đi theo họ thành đoàn.” Tình báo Mỹ và các nhân viên công lực cho hay Al Qaeda và các nhóm khủng bố khác tăng cường việc tuyển mộ trên ba đại lục bằng cách “xoáy vào sự giận dữ ngày càng gia tăng đối với việc Hoa Kỳ mởchiến dịch tấn công Iraq.” Sau khi cuộc chiến kết thúc, các cuộc thăm dò công luận cho thấy công chúng ủng hộ bin Laden hơn trước, và Hoa Kỳ ngày càng mất lòng dân ngay tại các quốc gia thân cận với Hoa Kỳ như Indonesia và Jordan. Trong khi đó, các cuộc thăm dò ý kiến tại châu Âu cho thấy phương cách Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến tranh Iraq đã làm tiêu tan sự thông cảm và thiện chí dành cho Hoa Kỳ sau ngày 11 tháng 9. Hiện nay còn quá sớm để có thể đánh giá những thắng lợi về quyền lực cứng trong cuộc chiến tranh Iraq về lâu dài có hơn được những tổn thất về quyền lực mềm hay không, hay những tổn thất này có lâu dài không. Tuy nhiên cuộc chiến tranh này đã là trường hợp nghiên cứu rất thú vị về sự tương tác giữa hai hình thái quyền lực này.
Hướng về tương lai, nhiều điều phụ thuộc vào hiệu quả chính sách của Mỹ nhằm xây dựng một Iraq tốt đẹp hơn và quá trình vận động hoà bình tại Trung Đông. Ngoài ra, nhiều điều cũng phụ thuộc vào việc những thất bại tình báo và sự thổi phồng chính trị những bằng chứng tình báo này có gây tổn hại lâu dài đến uy tín của chính phủ Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ tiếp cận các quốc gia khác để được giúp đỡ trong những trường hợp như Iran và Bắc Hàn, cũng như trong cuộc chiến tranh chống khủng bố hay không. Tuần báo Anh The Economist nhận định rằng, “Điệp viên phạm sai lầm, chính trị gia thổi phồng… Cuộc chiến tranh, theo nhận định của chúng tôi, đã được biện minh. Nhưng khi vận động sự ủng hộ, ông Bush và ông Blair đã không thẳng thắn với công chúng.”
Những người hồ nghi biện luận rằng các quốc gia cần hợp tác do quyền lợi của họ, vì vậy dù có mất đi quyền lực mềm cũng không phải chuyện to tát. Những người này quên mất một điều là hợp tác cũng có nhiều mức độ khác nhau, và mức độ đó phụ thuộc vào sự thu hút hay ghét bỏ. Họ cũng quên mất một điều là các thành tố phi quốc gia cũng như tổ chức khủng bố không phụ thuộc vào quan điểm của chính quyền. Vào năm 2002, trước khi xảy ra chiến tranh Iraq, đã có phản ứng trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ tại bán đảo Triều Tiên, dẫn đến giảm sút nhiều – chỉ trong vòng ba năm – tỷ lệ dân chúng Hàn Quốc ủng hộ liên minh với Hoa Kỳ, từ 89% xuống còn 56%. Điều đó sẽ đưa đến những khó khăn trong việc giải quyết tình trạng Bắc Triều Tiên vốn dĩ có nhiều rủi ro. Cho dù là tại Trung Đông hay Đông Á, quyền lực cứng và quyền lực mềm liên hệ chặt chẽ với nhau trong thế giới ngày nay.
– Trích Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới -

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chống độc quyền tư pháp của một đảng

Ngô Nhân Dụng


“Các bà mẹ bị oan ức, hãy đoàn kết lại!” Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam có thể phát động lời kêu gọi đó, thay cho khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!” của Karl Marx ai cũng biết là hoàn toàn trống rỗng, giả dối.

Trong nước Việt Nam bây giờ, các bà mẹ, các bà vợ đang lo chồng, con có thể chết oan ức, cần kết hợp lại cùng tranh đấu. Phải lật đổ một guồng máy tư pháp vô hồn, tham nhũng, thối nát nằm trong bàn tay đảng Cộng sản, đã kết tội tử hình bao nhiêu người oan uổng, đã dung túng bao cảnh người bị bắt vào đồn công an đánh chết, rồi báo tin nạn nhân tự dưng treo cổ chết.

Bà Nguyễn Thị Loan, người mẹ của tử tội Hồ Duy Hải đã bắt đầu cuộc chiến đấu này, suốt bẩy năm qua, và đã khiến guồng máy tàn bạo, bất nhân bị lay chuyển. Cuộc hành trình của bà từ Thủ Thừa, Long An, ra tới Hà Nội, đi lại nhiều lần, cần được phổ biến cho tất cả phụ nữ trên thế giới biết. Cũng như mọi người đã ca ngợi cuộc hành trình của bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ người tù vì lương tâm Đinh Nguyên Kha, khi bà đi khắp thế giới vận động đòi tự do cho con. Hai bà mẹ cùng xuất thân từ quận Thủ Thừa là những tấm gương cho các phụ nữ nước ta muốn bảo vệ chồng, con của mình khỏi bị bộ máy kìm kẹp nhân danh công lý của đảng Cộng sản Việt Nam.

Đầu năm 2008 hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi bị cắt cổ chết. Hai tháng sau, anh Hồ Duy Hải, lúc đó 22 tuổi, bị truy tố là thủ phạm. Tòa sơ thẩm (Long An) và phúc thẩm (Sài Gòn) đã kết án tử hình, mặc dầu không đủ chứng cớ để kết tội anh, ngoài những “lời thú tội.” Nhưng anh Hồ Duy Hải cho biết bản văn tự thú đó hoàn toàn do công an bầy ra bắt anh ký. Anh đã phải ký sau khi bị tra tấn quá không chịu nổi.

Các phiên tòa trên đều bất chấp những quy tắc sơ đảng của pháp luật. Biên bản khám nghiệm nơi xẩy ra vụ giết người của phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An cho biết có rất nhiều dấu vết: dấu chân trên sàn nhà, dấu tay dính máu trên cửa và các dấu vân ngón tay trên chiếc gối đè mặt một nạn nhân, trên kính cửa buồng ngủ, cánh cửa nhà vệ sinh, vòi nước rửa tay, trên thanh sắt cài cửa sau, trên công tắc điện, vân vân. Phòng giảo nghiệm thấy không một dấu ngón tay nào giống 10 dấu ngón tay của Hồ Duy Hải.

Các bản cáo trạng trong tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều mô tả chi tiết hành vi giết người của hung thủ, đập đầu nạn nhân bằng cái thớt và cắt cổ bằng con dao, cả hai thứ có sẵn trong bệnh xá. Nhưng công an không đưa ra các tang vật trên mà lại sai một nhân viên bưu điện ra chợ mua con dao và cái thớt về nộp làm tang chứng khi xử án. Bà Loan còn cho biết có “một nhân chứng cho biết không nhìn thấy Hồ Duy Hải tại nơi xẩy ra vụ giết người, nhưng trước tòa án công an vẫn khai là người đó có thấy.” Bà Loan nói rằng nhân chứng này vẫn còn sống và sẵn sàng đứng ra làm chứng điều này.”

Mỗi năm bà Nguyễn Thị Loan lại ra “Văn phòng tiếp dân” của chính quyền cộng sản ở Hà Nội, cầm băng rôn kêu oan hàng tháng rồi đi về, chứ không được ai tiếp nhận đơn. Ngày 25 tháng 11 vừa qua, cán bộ tỉnh đến bảo bà rằng họ sắp tiêm thuốc độc giết con bà để thi hành án tử hình, họ bảo gia đình chỉ cần làm đơn xin nhận xác, hoặc không nhận. Trong cơn tuyệt vọng bà Nguyễn Thị Loan ra Hà Nội một lần nữa, nơi bà đã đến gõ cửa nhiều lần nhưng chỉ gặp những cánh cổng vô tình. Bà tới Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội dự lễ cầu nguyện cho con, tay nâng tấm bảng viết: “Con tôi vô tội! Con tôi không giết người!” Bà đã được báo Lao Động phỏng vấn và được nhiều bloggers đưa tin, hỗ trợ. Cuối cùng, nhờ công lao vận động của bà mẹ và dư luận sôi nổi khắp nước, ngày 4 tháng 12, phó chánh án tòa Long An đã ký giấy hoãn việc chích thuốc độc giết Hồ Duy Hải, đáng lẽ thi hành vào ngày hôm sau. Chỉ hoãn, không hứa hẹn điều tra lại, xét xử lại. Cái án tử hình vẫn treo trên đầu chàng thanh niên 29 tuổi.

“Dư luận ở Long An từ lâu đã đồn rằng, Hải phải chết thay cho người khác vì vụ đó dính dáng đến nhiều người ở trên cao to lắm.” Một blogger đã viết như thế. Nếu những dấu vân ngón tay tại hiện trường không phải của Hồ Duy Hải thì của ai? Tại sao cảnh sát công an điều tra không đi tìm những người bị nghi ngờ khác, có thể mang những dấu ngón tay đó? Chắc chắn cơ quan điều tra đã biết những ngón tay đó là của ai rồi. Trong bẩy năm qua, bao nhiêu cơ quan thẩm quyền tiếp tục nhơn nhơn ngậm miệng, trong khi người mẹ có đứa con mang án tử hình chạy khắp nơi kêu cứu. Bà Nguyễn Thị Loan đã quyết tâm không để cho đứa con mình chết thay cho một hoặc nhiều hung thủ đang nhởn nhơ sống ngoài vòng pháp luật. Cả bộ máy tư pháp, từ công an, viện kiểm sát tới quan tòa được dùng để bảo vệ một quan chức lớn hay một đại gia nào đó. Điều đáng kinh tởm là nhiều tờ báo đã nhận được lệnh là không được viết gì về vụ Hồ Duy Hải.

Bà Nguyễn Thị Loan sẽ còn tiếp tục cuộc tranh đấu, không phải chỉ để cứu sống con trai bà, mà còn muốn cứu chồng, con của bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác. Bà Loan nói: “Tôi ra trước quốc hội cũng không ai cho tôi nói hết… Tới trước tòa tôi cũng bị công an đuổi. Tôi đi đến đâu khiếu kiện và biểu tình thì công an đều đuổi tôi đi. Không ai giải quyết cho con tôi hết. Nếu ai cũng im lặng và bỏ qua thì rồi có thể một ngày nào đó, con cháu bạn cũng sẽ là một nạn nhân như Hồ Duy Hải.”

Lời kêu gọi của Bà Nguyễn Thị Loan sẽ có nhiều người hưởng ứng vì thông cảm. Báo chí đã loan tin rất nhiều vụ án oan khuất. Ông Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng bị cáo buộc giết một thiếu tá công an để cướp xe máy buổi tối năm 2007, ở Hải Phòng. Blogger Nguyễn Tường Thụy vẫn theo dõi vụ này. Nguyễn Văn Chưởng, 31 tuổi, đã chứng minh được rằng lúc xảy ra vụ giết người thì ông ở xa chỗ đó tới 40 cây số. Nhiều người bạn và em trai anh làm chứng vào lúc xẩy ra vụ giết người, từ 19 giờ đến hơn 21 giờ ngày 14 tháng 7, 2007, Chưởng đang gặp những ai, đi nhậu với ai. Ðặc biệt trong thời gian xảy ra vụ án, số điện thoại 0974863087 của Chưởng có rất nhiều lần gọi đến và gọi đi. Nhưng khi cung cấp bảng kê các cú điện thoại đó, họ cũng lờ không nhận.

Nguyễn Trọng Ðoàn, em trai Chưởng kể rằng bị công an bắt, “Còng tay xong, họ thay nhau đấm đá em, bắt em phải khai là anh em sáng 15 tháng 7, 2007, mới nhà về thì họ mới thả em. Không chịu được những trận đòn trí mạng, Nguyễn Trọng Ðoàn đành phải khai theo sự chỉ đạo của cán bộ điều tra. Nhưng sau đó Đoàn cũng bị đưa ra tòa và xử hai năm tù chỉ vì muốn thanh minh cho anh, gây trở ngại cho guồng máy tư pháp đảng Cộng sản.

Chưởng kể với phóng viên báo Người Ðưa Tin: Những vết tích khi bị tra tấn, chịu nhục hình vẫn in hằn trên thân thể em. Không chỉ dùng hình với em, họ còn đe dọa lấy tính mạng người thân trong gia đình em. Lúc đó em chỉ có một suy nghĩ là cần hy sinh để bảo vệ người thân và không còn cách nào khác là phải nghe theo họ.

Năm 2005 xẩy ra vụ ông Hàn Đức Long ở Bắc Giang bị kết tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” rồi bị cả Toà án Bắc Giang lẫn Tòa án Tối cao tuyên án tử hình hai lần. Ông Long tố giác công an đã tra tấn ông để buộc ông nhận tội, nhưng ông đành “nhận tội” với hy vọng có thể sống sót để kêu oan trước tòa. Cho đến nay, dù sau gần 10 năm bị bắt, tử tù Long vẫn không ngừng kêu oan. Bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Long, vẫn thay chồng đều đặn gửi đơn, thư "gõ cửa" không biết bao nhiêu cơ quan, thuộc lòng từng địa chỉ. Bà nói:
"Tối hôm xảy ra vụ án, tôi ở nhà với chồng, tận mắt thấy chồng đi xát gạo về rồi ăn cơm với cả nhà thì làm sao anh ấy gây án được?”

Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng ở Bắc Giang đã được trả tự do vào đầu tháng 11, sau 10 năm thi hành bản án chung thân về “tội giết người.” Ông được tòa tuyên bố vô tội sau khi thủ phạm thật sự đã ra đầu thú. Ông nói đã bắt buộc phải nhận tội sau khi bị cán bộ công an tra tấn. Nên nhớ rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn UNCAT. Nhưng trong tất cả các vụ án oan khuất trên đây, công an cộng sản vẫn dùng tra tấn, nhục hình kết án, giết người vô tội.

Một vụ án từ năm 1998 cũng mới được xét lại. Huỳnh Văn Nén ở tỉnh Bình Thuận bị cáo buộc giết người cướp của. Ông bị tù chung thân dù đã khai bị điều tra viên đánh đập, mớm cung, ép cung. Bây giờ người ta công nhận trong việc khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được số vật chứng, như ổ khóa nhà nạn nhân và một chỉ vàng 24K bị cướp, và cả sợi dây ông Nén đã “khai” dùng để siết cổ nạn nhân, sau khi bị đánh đập. Các lời khai nhận tội cũngmâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của con bà Bông và một số nhân chứng khác.

Những vụ điều tra gian dối, xử án oan ức trên đây chỉ là những thí dụ cho thấy cả guồng máy tư pháp tại Việt Nam là một đảng mafia nhỏ nằm trong đảng mafia lớn là đảng Cộng sản. Bắt người vô tội vào đồn công an đánh đến chết. Ngụy tạo tang chứng. Nhắm mắt, bịt tai không nghe không nhìn sự thật. Cả guồng máy tư pháp chỉ được sử dụng để bảo vệ quyền hành của đảng và quyền lợi các đảng viên, từ lớn đến nhỏ. Đây chỉ là một hậu quả của chủ trương chuyên chính vô sản mà ông Karl Marx đã đề nghị trước đây 160 năm mà chính ông không thể tưởng tượng nó sẽ biến hóa thế nào. Khi một nhóm người chiếm độc quyền cai trị cả nước, tự tung tự tác hơn nửa thế kỷ, thì guồng máy chuyên chế đó chắc chắn sẽ sinh ra những đám mafia thao túng tất cả các lãnh vực, từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến tư pháp, bất chấp đạo đức cũng như công lý.

Ai có khả năng lật đổ guồng máy tư pháp mafia này? Những người như bà Nguyễn Thị Loan mẹ anh Hồ Duy Hải bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Hàn Đức Long, hay bà Nguyễn Thị Kim Liên mẹ anh Đinh Nguyên Kha, có thể đứng lên tranh đấu, nhân danh các bà mẹ, các bà vợ bảo vệ mạng sống và tự do của con, của chồng mình. Các bà mẹ oan ức có thể cứu bao nhiêu nạn nhân vô tội có thể bị nền tư pháp mafia giết trong tương lai.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

LÁ CỜ

VŨ NGỌC TẤN
Cách đây vài năm, anh Nguyễn Gia Kiểng có gởi cho các thân hữu- trong đó có tôi- một mail đề nghị bỏ lá cờ vàng ba sọc đỏ vì lá cờ này, theo anh Kiểng, thì ngày nay không còn là biểu tượng của toàn dân nữa, và cấu trúc của người Việt trong nước nay đã khác xưa.

Tôi có biên thư trả lời anh Kiểng và các thân hữu của anh là " đừng có đụng tới lá cờ" : cả triệu người đã chiến đấu, đã chết cho lá cờ này, và ngày nay, đối với chúng ta ( xin nhắc lại hai chữ: chúng ta), nó là biểu tượng cho tự do dân chủ. Nay ta chưa làm được gì cho công cuộc giải trừ cộng sản, mà lại đưa lên một đề tài gây chia rẽ: ta làm cho những người đã từng chiến đấu, đã đổ máu cho lá cờ, những thân nhân của người đã chết cho lá cờ ... thành kẻ thù của ta? để làm gì vậy? có lợi gì cho công cuộc chung?

Sau đó không thấy anh Kiểng nhắc lại đề tài này nữa.

Tuy nhiên, ta tôn kính lá cờ của ta, không có nghĩa là ta cũng có quyền bắt những người chưa hề nhìn thấy lá cờ này, hay chưa hề chiến đấu dưới lá cờ này, cũng phải thần phục lá cờ như ta. Và đây là một chuyện khác hẳn.

Vậy thì ai là những người chưa hề nhìn thấy lá cờ vàng hay chưa hề chiến đấu dưới lá cờ này? Xin thưa là toàn thể dân miền Bắc (trừ những người nay đã già gần kề miệng lỗ) và một nửa đân Miền Nam: những người sanh ra sau năm 75 - tức là những người từ 39 tuổi trở xuống - cùng với một số rất lớn những người đã tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho VN, nay đang mai một trong lao tù CS. Như vậy là khoảng 3/4 dân tộc không hề biết hay nhìn thấy lá cờ vàng. Nay ta tự hỏi; ta tranh đấu với CSVN để đòi tự do dân chủ hay là ta tranh đấu cho lá cờ? Nếu ta tranh đấu vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho VN, thì ta đã gồm thâu cả một dân tộc về phía chúng ta. Còn nếu ta tranh đấu cho lá cờ, thì như đã nêu trên: ta đã loại 3/4 dân tộc ra khỏi hàng ngũ chúng ta vì 3/4 dân tộc chưa hề nhìn thấy hay là chiến đấu cho lá cờ này.

Ngày CS chiếm miền Nam anh Điếu Cày mới 18 tuổi. Có nghĩa là trong suốt tuổi thơ cuả anh ta (ở miền Bắc) và sau này, sau khi CS chiếm miền Nam, anh ta chưa hề nhìn thấy lá cờ vàng. Chuyện anh ĐC đi lính bộ đội theo tôi, chẳng có gì đáng nói: nếu ta sống tại Miền Bắc lúc đó và ta 18 tuổi, ta có thể từ chối quân dịch ( hay là nghĩa vụ- như CS nói ) hay không? chắc là không. Chuyện đáng nói là : anh đã nhìn ra cái xấu xa của chế độ và anh tranh đấu đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN, nhất là quyền tự do thông tin và tự do tư tưởng . Vì chuyện này, anh đã bị bỏ tù 6 năm 6 tháng. Xin nhắc lại: anh đã bị CS bỏ tù vì đã tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN (và không phải là vì đã tranh đấu cho lá cờ vàng ) - thì nay anh sang đây ( Mỹ) - ta đẩy vào tay anh lá cờ vàng và đòi hỏi anh cũng phải thần phục lá cờ như chúng ta. Đây là một điều phi lý và rất lố vì cả đời anh chưa hề nhình thấy lá cờ này. Sau đó vì chuyện này, ta lại gán cho anh ta danh từ " CS nằm vùng" thì điều này lại càng..lố hơn nữa. Nay giả sử anh Điếu Cày nhận lấy lá cờ và ấp ủ lá cờ như chúng ta, thì đây cũng chỉ là một sự gượng ép cuả anh để làm vừa lòng ta, và tức nhiên ta sẽ cho anh ta là một kẻ không thành thực - vậy tai sao ta phải làm như vậy?

Nay xin trở về với những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở VN và đang bị CSVN bỏ tù - những tù nhân lương tâm tại VN. Xin nhắc là họ là những người lính tiền phương chiến đấu cho tự do dân chủ, ta ( hải ngoại) chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi. Họ đã mang mạng sống và cuộc đời tù tội của họ hy sinh cho tự do dân chủ. Và họ mong muốn gì: họ muốn là chúng ta, ở hải ngoại hỗ trợ họ, đưa những tiếng nói và đòi hỏi của họ cho thế giới - nhất là Hoa kỳ- biết, và từ đó áp lực nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi. Hầu hết những người này : từ Huỳnh Thục Vy, tới Tạ Phong Tần.v.v đều là những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho VN- và không phải cho lá cờ vàng.

Nay chuyện ta đối xử với Điếu Cày như thế nào, thì nhờ truyền thông, Internet - họ có thể đã biết là ta (hải ngoại) chỉ chú ý tới lá cờ- còn việc tranh đấu cho tư do dân chủ là...không đáng nói tới. Họ hiểu là họ đã mất hỗ trợ từ hải ngoại và từ đó tiếng nói cuả họ khó được quốc tế (nhất là Mỹ) biết. Ta đã đào một cái hố chia rẽ giữa những người tù nhân lương tâm ở VN và ta- và ta đã làm giảm lòng kỳ vọng, sức đấu tranh của họ cho tự do dân chủ. Tại sao ta phải làm như vậy?

Giấc mơ cờ vàng tung bay tại Sài gòn: Đây là giấc mơ của nhiều người, trong đó có tôi - nhưng đây chỉ là giấc mơ. Đã 39 năm qua, ta làm không được. Làm không được mà cứ nói hoài, hóa ra ta thành một thứ người buôn bán ảo tưởng: mới đầu người ta lắng nghe ta, nhưng rồi rốt cuộc người ta phải quay đi, không muốn nhìn thấy ta nữa. Chính vì việc này mà những tổ chức chủ trương giải phóng, quang phục VN ( nghĩa là thay cờ ) nay đã chuyển hướng và đổi tên, đổi mục tiêu để có thể tồn tại và khi nói ra, còn có người muốn lắng nghe.

Riêng về Mỹ: Mỹ có muốn cờ vàng tung bay tại Sài gòn chăng? chắc chắn là có, nhưng Mỹ đã làm không được. Mỹ đã đổ cả nửa triệu quân vào VN, hy sinh mạng sống của 50,000 lính Mỹ để giữ vững cờ vàng tại Miền Nam VN, và nếu có thể, để dựng cờ vàng trên đất Bắc. nhưng Mỹ đã thất bại. Ngày nay, Mỹ không còn chủ trương lật đổ VN, dựng lại cờ vàng nữa - mà Mỹ cũng chỉ chủ trương ( giống như những tù nhân lương tâm ở VN hiện tại) là thay đổi VN, đưa VN về hướng tự do, dân chủ và nhân quyền và nhất là đưa VN trở về với qũy đạo của Mỹ. Và về những điểm này, hình như Mỹ đang thắng mà không cần phải.. bắn một phát đạn.

Điều khó có thể tưởng tượng được là một nước khổng lồ và đầy quyền năng như nước Mỹ, cũng chỉ chủ trương như vậy đối với VN mà thôi, nhưng nay có những người trong chúng ta: tay không có một miếng sắt, thân thì gần kề miệng lỗ, nhưng lại miên man đòi lật đổ CSVN, đòi nhìn thấy cờ vàng tung bay tại Sài gòn.

Tất nhiên ai củng có quyền có một giấc mơ đẹp và ta không nên đụng tới giấc mơ của ai- nhưng có giấc mơ là một chuyện- mà đổ cho những người không chia xẻ giấc mơ cùng ta là nằm vùng, là phản bội.. thì đây là một chuyện khác hẳn.

Câu chuyện này cũng giống như chuyện ta chưa bắt được con chim bay trên trời - nhưng ta đã..cấu xé nhau về chuyện làm lồng nhốt chim như thế nào !

Xin hợp sức mọi người từ trong nước ra tới hải ngoại làm sao để VN có tự do, dân chủ, nhân quyền đã - Rồi khi đã có những điều này, ta bàn về lá cờ cũng chưa muộn.

Vũ Ngọc Tấn

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Giá dầu lửa xuống hại Putin

Ngô Nhân Dụng
Ngày hôm qua đồng tiền của Nga lại mất giá mặc dầu hôm trước, 11 tháng 12, mới tăng lãi suất lên 10.5% mỗi năm. Lãi suất ở Nga đã tăng năm lần kể từ đầu năm 2014 luôn một điểm. Tiền Nga xuống thấp kỷ lục, 58 rúp đổi một đô la Mỹ so với giá 53 rúp hôm đầu tuần. Ðồng rúp đã mất 20% giá trị kể từ khi bà Elvira Nabiullina, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương bắt đầu chính sách thả nổi cho đồng tiền lên xuống theo thị trường. Mà trong thị trường, các người có tiền ở Nga chỉ tính đổi lấy đô la Mỹ hoặc đồng Euro. Ông Putin chỉ hy vọng trong tháng tới nhiều người sẽ cần giữ đồng rúp để đóng thuế cuối năm, áp lực sẽ giảm bớt.

Một lý do khiến đồng rúp mất giá là một số ngân hàng và xí nghiệp Nga bị các nước Mỹ và Châu Âu phong tỏa, vì ông Putin giúp những người Nga muốn ly khai ở Ukraine. Tuần trước, ông Vladimir Putin mới đe dọa sẽ “trừng phạt” những người đầu cơ làm mất giá đồng rúp, nhưng không ai sợ. Vì họ có đủ lý do chính đáng để đi tìm mua đô la. Các công ty và ngân hàng bị phong tỏa đều thuộc phe cánh của ông Putin; họ không còn được phép sử dụng các dịch vụ tài chánh của Mỹ và Châu Âu nữa nên chỉ còn cách đi mua đô la trong thị trường, kể cả chợ đen. Nhưng lý do quan trọng hơn, và khó chữa được, là giá dầu lửa trên thế giới đã và còn đang giảm mạnh. Mà kinh tế nước Nga tới nay vẫn hoàn toàn lệ thuộc vào việc bán dầu và khí đốt.

Gần một nửa (44%) ngân sách chính phủ Nga là do tiền bán mỗi ngày 7.5 triệu thùng dầu. Tiền bán dầu chiếm hơn một nửa (54%) số tiền thâu nhờ xuất cảng. Ngay trong thập niên 1980 vào lúc chiến tranh lạnh căng thẳng nhất, Liên Xô cũng vẫn tiếp tục xuất cảng dầu sang các nước tư bản để lấy Mỹ kim. Trong hai chục năm qua Putin không cải tổ cơ cấu kinh tế Nga, vẫn tiếp tục dựa trên những gì đào được ở dưới đất lên, là dầu, khí và quặng mỏ. Putin cũng trấn áp các nhà kinh doanh tư, tịch thu nhiều xí nghiệp tư lớn để biến thành quốc doanh, và bao bọc những đàn em thân tín khiến cho hiệu năng của nền kinh tế không tăng lên được.

Dầu lửa xuống giá hoàn toàn do luật cung cầu. Hiện nay số dầu đem ra bán trên thế giới cao hơn nhu cầu tiêu thụ ở khoảng 30 triệu thùng mỗi ngày, mỗi ngày số cung cao hơn một triệu thùng. Trong khi đó không quốc gia sản xuất dầu nào có ý định giảm bớt máy bơm lên để giữ giá cao. Khối OPEC hôm qua mới tiên đoán năm tới nhu cầu tiêu thụ của thế giới sẽ chỉ còn 28.9 triệu thùng mỗi ngày. Hôm qua, giá dầu thô tiêu chuẩn quốc tế (Brent crude) xuống dưới 65 đô la một thùng, năm tháng trước đây giá dầu vẫn còn là 100 đô la. Ngân sách chính phủ Nga được tính toán dựa trên giá dầu 100 đô la. Bộ trưởng dầu lửa Iran tuyên bố giá dầu có thể xuống tới mức 50 đô la một thùng, hoặc thấp hơn nữa, 40 đô la. Công ty tài chánh Merrill Lynch tiên đoán giá dầu trong năm 2015 sẽ còn giảm thêm, xuống 55 đô la một thùng. Kinh tế Nga sẽ còn khó thoát cơn suy thoái nếu số cung dầu lửa trên thế giới không giảm xuống đồng loạt.

Trong tháng trước, các nước sản xuất dầu trong khối OPEC đã họp bàn về giá cả, và nước sản xuất nhiều dầu nhất là Saudi Arabia không chịu cắt giảm số dầu hút lên khiến các nước khác cũng phải đồng ý không cắt sản lượng, mặc cho giá dầu tiếp tục xuống. Giá sẽ còn ở mức 65 đô la trong ít nhất nửa năm nữa.

Thay vì giảm số lượng dầu, Saudi đã tự ý giảm giá cho khách hàng. Ngày Thứ Tư, 10 tháng 12, Bộ Trưởng Năng Lượng Ali al-Naimi của Saudi được hỏi: “Bao giờ quý vị giảm bớt dầu sản xuất?” Ông hỏi lại: “Tại sao lại phải giảm số sản xuất?” Tháng 9 vừa rồi, Saudi đã giảm giá mỗi thùng dầu thô một đô la cho các nước Châu Á. Trong vòng một tuần lễ, các nước Iraq, Kuwait cũng theo gương đó. Các nước Á Châu đều được hưởng giá dầu thấp nhất từ sáu năm nay. Kuwait hứa sẽ đại hạ giá gần 4 đô la một thùng dầu ($3.95/thùng) cho các nhà máy lọc dầu

Những nước tiêu thụ dầu được lợi nhờ giá hạ. Nếu giá tiếp tục tại mức $65 hiện nay cho hết năm 2015, các nước tiêu thụ sẽ được lợi 500 tỷ đô la. Ba nước tiêu thụ dầu lửa nhiều nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc, và Nhật Bản. Giá xăng ở Mỹ sẽ xuống trung bình $2.5 một ga lông vào đầu năm tới, dân chúng Mỹ sẽ tiết kiệm được mỗi nhà $750 tiền xăng trong năm 2015. Nhờ họ thêm tiền tiêu thụ, kinh tế Mỹ sẽ được kích thích mạnh.

Ngược lại, các nước xuất cảng dầu sẽ bị thiệt thòi. Riêng Saudi Arabia, nếu giá dầu không tăng lên trong nửa năm hay tám tháng nữa, họ sẽ thiệt mất 117 tỷ đô la một năm. Kuwait sẽ mất 32 tỷ đô la, bằng 20% tổng sản lượng nội địa (GDP). Các nước xuất cảng dầu đều thiệt thòi, từ những nước nhỏ nhất như Algeria và Nigeria.

Ðặc biệt là các nước đang thù nghịch với Mỹ đều xuất cảng dầu để sống. Kinh tế Nga hiện đang suy thoái, tức là GDP giảm xuống thay vì tăng lên, sẽ bị thiệt 100 tỷ đô la nữa chỉ vì giá dầu xuống, tức là mất 5% tổng sản lượng nội địa. Iran cũng như Nga, vừa bị phong tỏa kinh tế, vừa lệ thuộc dầu lửa xuất cảng, GDP cũng sẽ giảm mất 5%. Venezuela, một nước đối nghịch với Mỹ cũng lâm nguy vì lệ thuộc tiền xuất cảng dầu; chưa kể là xứ Cuba cũng sẽ khốn khó vì lệ thuộc vào trợ cấp dầu lửa của Venezuela. Một thù địch của Mỹ hiện nay là Quốc Gia Hồi Giáo (Islamic State) đang hoành hành ở Iraq và Syria. Hiện nay nhóm dân quân này sống nhờ tiền bán dầu lửa, từ những nhà máy lọc dầu ở Syria, bán trong thị trường chợ đen quốc tế. Giá dầu xuống thì số vũ khí họ mua được cũng giảm.

Nhưng nước xuất cảng dầu mất thế khiến giới đầu tư quốc tế không muốn cho họ vay. Các công ty và ngân hàng ở Nga khi đi vay phải trả lãi suất cao hơn lúc bình thường. Vì giới đầu tư không biết tương lai kinh tế Nga sẽ xuống tới mức nào, và những xí nghiệp, ngân hàng đi vay tiền mai mốt có khả năng trả nợ hay không. Một hậu quả là trái khoán của các nước chuyên sống nhờ xuất cảng dầu đều mất giá, vì người mua không tin tưởng vào các giấy nợ đó nữa. Một trái khoán của chính phủ Venezuela vay bằng đô la Mỹ, đến năm 2027 mới đáo hạn phải trả lại vốn, nhưng trong ngày Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014, đã xuống giá chỉ còn bán được với giá bằng 44%, tức là trái khoán 1000 đồng chỉ bán được giá 440 đồng, mặc dù ai mua đều được hứa hẹn sẽ được trả đủ 1000 đồng trong 13 năm nữa. Tương tự, một trái khoán của chính phủ Kazakhstan, đáo hạn trong 10 năm nữa, chỉ bán được với giá 90%.

Tình trạng dầu lửa xuống giá sẽ còn kéo dài, kinh tế các nước như Iran, Nga, Venezuela sẽ còn gặp khó khăn, vì Saudi Arabia vẫn tiếp tục bơm dầu lên, kéo theo cả khối OPEC không cắt giảm bớt số sản xuất. Tại sao Saudi Arabia không chịu ngưng bơm dầu để giữ giá cao? Vì họ đã rút kinh nghiệm những lần giảm sản xuất để giữ giá trong quá khứ. Mỗi lần Saudi Arabia giảm bớt dầu xuất cảng, thì các nước khác, kể cả nhiều nước trong khối OPEC vẫn lén bán dầu với giá thấp hơn. Thiệt hại tiền bạc không đáng kể, nhưng hoàng gia Saudi Arabia giận nhất là mỗi lần như vậy các nước khác đã nhân cơ hội chiếm mất các thị trường của họ, bằng cách cắt giá bán với những hợp đồng dài hạn.

Nhưng một lý do khiến năm nay Saudi Arabia không muốn giữ giá dầu cao là vì họ muốn “triệt hạ” một số công ty dầu lửa Mỹ, nhưng “đối thủ” đang đe dọa không những tiền bạc mà cả địa vị của Saudi Arabia trên thế giới. Ðó là các công ty Mỹ đang khai thác dầu bằng phương pháp mới, bơm dầu từ lòng khe đất đá chứ không cần tìm đến các túi dầu lớn. Ðúng ra, họ dùng chất lòng đẩy dầu ra khỏi các mạch đất, đá. Phương pháp này giúp các công ty bắt đầu khai thác các vùng đất đã bị bỏ qua trong thế kỷ trước, vì nơi đó có dầu nhưng không đọng lại trong các túi lớn để bõ công đào. Họ cũng khai thác lại những vùng có túi dầu nhưng đã cạn, bị bỏ hoang từ lâu, nhưng vẫn còn dầu đọng trong các mạch đất, đá.

Hoạt động này bắt đầu từ năm 2008, khi người ta khai thác mỏ dầu đầu tiên với kỹ thuật mới tại Cotulla, một thị trấn nhỏ nằm giữa thành phố San Antonio và biên giới Mexico, trong tiểu bang Texas. Trong những năm 2009, 2010, giá dầu lửa trên thế giới gia tăng khuyến khích người Mỹ đầu tư vào kỹ thuật mới nhiều hơn. Phương pháp mới đã giúp gia tăng số lượng dầu, khí sản xuất ở Mỹ, khiến nước Mỹ ngày càng bớt lệ thuộc vào dầu nhập cảng từ khối OPEC, kể cả Saudi Arabia. Năm 2008, nước Mỹ chỉ sản xuất 4.7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, năm nay con số lên tới 8.9 triệu thùng, gần gấp đôi. Tháng 8 năm 2008, các nước OPEC bán sang Mỹ 180.6 triệu thùng dầu. Tháng 8 năm nay, Mỹ chỉ còn mua của các nước này gần 93 triệu thùng, giảm gần một nửa. Nước Mỹ còn đe dọa địa vị của vương quốc Saudi khi nào bắt đầu xuất cảng dầu ra thế giới, một điều cho đến nay các công ty Mỹ vẫn bị cấm.

Chính phủ Saudi tính rằng chi phí hút dầu theo lối mới rất tốn kém; nếu giá dầu lửa xuống thấp thì sẽ tới lúc việc khai thác dầu theo lối mới không còn lợi nữa. Như vậy, chính các công ty dầu ở Mỹ sẽ bị đe dọa, phải ngưng sản xuất để khỏi lỗ vốn. Hơn nữa, các công ty này sẽ ngưng không đầu tư mở thêm các công trường hút dầu mới. Như vậy thì địa vị thống ngự thế giới bằng dầu lửa của Saudi sẽ vững vàng được lâu hơn. Vì thế, Saudi chấp nhận thu vào ít tiền hơn trong một năm, hai năm nữa, nếu cần.

Chiến lược dìm giá dầu của Saudi Arabia đã gây ra kết quả như họ mong muốn. Công ty Mỹ Continental Resources đang khai thác dầu theo lối mới ở North Dakota đã quyết định sẽ giảm ngân sách đầu tư trong năm tới bớt 600 triệu đô la, chỉ còn 4.6 tỷ đô la. Công ty ConocoPhillips cũng sẽ giảm bớt 20% trong ngân sách đầu tư mới.

Trận chiến sẽ còn tiếp diễn. Chính phủ Saudi Arabia muốn bảo vệ địa vị của họ trong thị trường dầu lửa, nên tiếp tục để cho dầu xuống giá cốt gây khó khăn cho các công ty dầu Mỹ. Nhưng hành động của họ sẽ làm hại cho ông Vladimir Putin nhiều nhất. Ông Putin sẽ chịu đựng được tới bao giờ? Thật ra, câu hỏi chính là: Dân Nga sẽ chịu đựng được ông Putin đến bao giờ?

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »


CSVN Thiểu Năng, Khôn Vặt Nên Tưởng Không Ai Biết Chúng Giở Trò...


Le Nguyen
Khoa học đã sử dụng nhiều thí nghiệm sinh học để chứng minh “di truyền sinh học” là sự kiện di truyền đặc tính tốt lẫn xấu, từ đời này sang đời khác, từ tổ tiên ông bà đến con cháu đời sau và hiện tượng “di truyền quán tính”không phải là quy luật sinh học di truyền của loài người vốn có. Di truyền quán tính là sản phẩm mang tính đặc thù của các chế độ cộng sản sản xuất, làm ra, phát tán bừa bãi trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa và nó cũng là sự kiện di truyền có thật trong đời sống cộng sản. Đặc biệt di truyền sinh học có cả đặc tính tốt lẫn xấu nằm dưới dạng bẩm sinh nhưng di truyền quán tính chỉ có duy nhất đặc tính xấu được nhồi nhét vào đầu để sản phẩm con người trở thành cái máy, chỉ biết phát tiếng nói theo nút đóng mở do lập trình cài sẵn.

Di truyền quán tính của con người cộng sản, nhất là di truyền quán tính của CSVN manh tính đặc thù không lẫn vào đâu được: thứ nhất là di truyền thiểu năng trí tuệ; thứ hai là di truyền khôn vặt, nói theo ngôn ngữ của giai cấp công nông là môi mép lẻo lự, láo cá vặt...và những câu lời di truyền quán tính thể hiện sự thiểu năng trí tuệ, láo cá vặt...truyền từ lãnh đạo đời đầu, đời giữa đến đời nay, xuống đến ban, bộ, ngành các cấp lãnh đạo và ăn sâu vào đời sống của hầu hết cán bộ, đảng viên đảng CSVN, thường nghe nói lẫn bắt gặp trong các loại tài liệu giáo dục tẩy não của tuyên giáo cộng sản như sau:

“...Ai có thể sai chứ đồng chí stalin, đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được...Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi (Hồ Chí Minh)...”

Hậu quả câu nói thiểu năng của Hồ Chí Minh “...đồng chí Stalin, đồng chí Mao Trạch Đông không thể sai được...” nên Hồ Chí Minh vâng lệnh Mao, ra lệnh cho đám cộng sản di truyền tố chất thiểu năng gây ra cuộc cải cách ruộng đất long trời đất lở, cướp đi mạng sống của chừng hai chục vạn dân Việt Nam cùng với việc gây ra cuộc chiến tranh đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho Liên Xô – Trung Quốc như lời nguyên tổng bí thư Lê Duẩn “hãnh diện” thú nhận.

Cũng như hậu quả của câu nói “... Mấy cái đảo hoang chim ỉa ngoài khơi đó....Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi...” là sự hình thành công hàm Phạm Văn Đồng gián tiếp công nhận mấy cái đảo hoang chim ỉa đó là của Trung Cộng nên ngày nay Trung Cộng mới có cớ áp đặt bản đồ lưỡi bò lên 80% biển đông!

Tuy vậy điều đáng quan ngại hơn cả, là sự hiểu biết giới hạn về Hoàng Sa, Trường Sa đã di truyền vào bộ não quán tính của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên nên chúng như cái máy được lập trình, là lặp lại các đảo Hoàng Sa, Trường sa chỉ là “bãi hoang chim ỉa” trong một thời gian dài trong nội bộ đảng CSVN. Mới đây là ông Ba Náo nguyên bí thư chi bộ, hiện đang là ủy viên chi bộ lặp lại lời Hồ Chí Minh “...Hoàng Sa, Trường Sa là bãi hoang chim ỉa...” ông ta phát biểu trong cuộc họp chi bộ kiểm điểm ông Tống Văn Công cựu tổng biên tập báo Lao Động.

Hiện tượng di truyền quán tính thiểu năng trí tuệ, khôn vặt như trẻ con...còn được thể hiện qua các phát ngôn của các lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản, ở mọi nơi mọi lúc trong mọi bộ, ban, ngành của đảng lẫn nhà nước CSVN, cụ thể có những câu sau và những ai có đầu óc tỉnh táo đều không khỏi rùn mình ghê sợ:

“...Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...dân chủ của ta cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản (phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan)... Người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu (tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)...”

Có lẽ ai cũng biết, lãnh đạo các nước dân chủ văn minh, tiên tiến không ai đem dân chủ ra để so sánh hơn kém, chỉ có những lãnh đạo thiểu năng trí tuệ mới khen dân chủ ta là dân chủ hơn như bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. Dân chủ là những hiện thực được thể hiện cụ thể trong cuộc sống không cần phải tốn nhiều công sức tiền bạc để tuyên truyền cổ động và người dân thời a còng(@) thừa hiểu biết để hiểu thế nào là dân chủ, thế nào là phi dân chủ? Thực ra chỉ những chế độ chống lại xu thế dân chủ mới cần đến chiêu trò bịp bợm để che dấu bản chất phi dân chủ, phản dân chủ của nó.

Về lời phát ngôn của ông Nguyễn Phú Trọng không khó để nhận ra đó là lời ngụy biện của người không lú thì cũng là môi mép lẻo lự, láo cá vặt nhằm đối phó với sự phẫn nộ của ngưới dân chống Tàu xâm lược và che dấu sự hèn nhược của kẻ đứng đầu đảng lãnh đạo. Nếu không thiểu năng hẳn ai cũng thấy nằm đằng sau các con chữ “láng giềng lớn, không ai chọn được láng giềng, phải ăn đời ở kiếp...” của ông Trọng phun ra, hàm chứa tư tưởng bi quan yếm thế, đầu hàng giặc trước khi đánh giặc, là lời của các tên tay sai nằm vùng đã di truyền sang bộ não và phát ra thành lời “vừa hợp tác vừa đấu tranh” của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “giữ nguyên hiện trạng” của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh...về mối “quan hê hũu nghị” với láng giềng đầy tham vọng bá quyền đại hán.

Mọi người đều biết, việt Nam không phải là láng giềng duy nhất của Tàu Cộng và không có láng giềng nào của Tàu Cộng có lời nói, hành động cam chịu phận tôi đòi như các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Cụ thể là các láng giềng Bắc Hàn, Nam Hàn, Đài Loan, Phi, Mã...kể cả Miến Điện, Lào...nhỏ yếu hơn vẫn không chịu nhục, nhượng bộ hết đòi hỏi này đến đòi hỏi khác của tàu Cộng. Nhượng bộ đến độ vô lý và khó hiểu trừ phi là do những ràng buộc bí mật của hai đảng, hai chính phủ Viêt – Tàu?

Hiện tượng di truyền quán tính thiểu năng trí tuê, láo cá vặt không chỉ tập trung ở các lãnh đạo cao cấp của cộng sản mà nó được truyền lại cho các cán bộ cấp trung, cấp thấp lẫn hầu hết đảng viên đảng cộng sản và để thấy rõ hơn di truyền quán tính của cộng sản, chúng ta cùng nhau đọc một số phát ngôn tiêu biểu của các loại thiểu năng, láo cá lẻo lự này:

“...Chúng tôi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy tình hình đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày ăn ( bộ trưởng ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử)...

...So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn( cục trưởng cục bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng)...

...Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông... (Phùng Quang Thanh)...

...Học kém thì đạo đức không thể tốt được (bộ trưởng giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận)...

...Một khi có bệnh, đi khám chữa bệnh thì vẫn có thể khỏi bệnh, có thể biến chứng, tai biến và có thể tử vong. Còn khám chữa bệnh là còn sai sót. Tai biến y khoa là điều không thể tránh trong y học, có những điều y học bất lực.” (Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến)...

...Quốc Hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai? (Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng)”

Đọc qua những phát ngôn của lãnh đạo đương thời lẫn những câu phát ngôn mang tính lịch sử của các thế hệ lãnh đạo đảng CSVN. Không cần diễn giải ai cũng có thể nhận ra di truyền quán tính “thiểu năng, khôn vặt” mang tính hệ thống, thối không ngửi được, ngu không thể tưởng luôn tồn tại trong con người cộng sản. Từ đó chỉ ra di truyền quán tính cộng sản để mọi người đấu tranh cùng góp phần ngăn chận, tiêu trừ thiểu năng trí tuệ, khôn vặt cộng sản bất khả cải tạo nhưng chúng cứ hiu hiu tự đắc, tự nghĩ mình là “đỉnh cao trí tuệ” và hiện tượng này đang có nguy cơ lây lan gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con ngưòi Việt Nam.

Hiện tượng di truyền quán tính cộng sản dễ nhận diện nhất là những lý luận, lập luận rất trẻ con đang phổ biến rộng rãi trong đầu óc thiểu năng, khôn vặt, môi mép lẻo lự... của các văn nô bồi bút, báo nô, dư luận viên...qua các bài viết nói đi nói lại cùng một luận điệu vắng bóng trí tuệ, không thể chối cãi hay biện minh được. Điển hình là lý luận, lập luận mê cuồng của tên bồi bút đầu to óc trái nho Đông La. (Nếu cần sẽ có bài viết về tên này.)

Chẳng hạn như khi người dân bức xúc lên án tham nhũng tràn lan hết thuốc chữa trong đảng, trong chế độ thì những đối tượng này hùa nhau cãi rằng “tham nhũng, hối lộ ở đâu, nước nào chẳng có...” hay khi nói đến việc nhà nước để cho người “hoa” ngênh ngang đi lại, tự do lập phố xá trên lãnh thổ Việt Nam thì chúng nhốn nháo tranh nhau cãi rằng “Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức... đâu cũng có phố Tàu...phố Tàu ở Việt Nam là chuyện bình thường... đừng lợi dụng tự do dân chủ nói xấu đảng, nhà nước...” hoặc khi những người dân hiểu biết lên tiếng đòi những quyền chính đáng của mình thì chúng lại lu loa theo lập trình của tuyên giáo bảo rằng “...bị các thế lực thù địch xúi dục, là nhận tiền nước ngoài tuyên truyền chống phá, âm mưu lật đổ...”

Thời đại tin học này, nếu không thiểu năng, khôn vặt thì không ai lý luận, lập luận như thế cả bởi tham nhũng ở đâu, thời nào cũng có nhưng không phải phổ biến như trong nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là ở đâu, chỗ nào cũng có tham nhũng, ngay cả những nơi nắm giữ giềng mối, nền tảng ổn định xã hội như các cơ quan thi hành luật pháp, nơi sản sinh đào tạo con người như giáo dục, nơi thể hiện lòng yêu thương giữa người với người như nhà thương...còn phải đút lót hối lộ, tham nhũng, phong bao, phong bì không thể ngăn chận thì còn gì để biện hộ cho tham nhũng nữa?

Chưa kể tham nhũng ở đâu cũng có nhưng trong các nước dân chủ tiên tiến khó tồn tại với tai mắt của người dân, của các cơ quan truyền thông, báo chí độc lập và không ai được bao che, được đứng trên, đứng ngoài luật pháp kể cả lãnh đạo tối cao của chính quyền, của đảng cầm quyền. Tất cả không có ngoại lệ, mọi người đều phải trả giá cho những vi phạm luật pháp dù lớn dù nhỏ, không phân biệt ít hay nhiều - tham nhũng là tham nhũng đều bị luật pháp trừng trị thích đáng bằng án tù, bằng sinh mệnh chính trị của chính họ!

Cũng như phố tàu đầy dẫy trong các nước dân chủ tiên tiến nhưng khác biệt của nó là chủ của các phố Tàu là công dân bản xứ nằm dưới sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại. Cụ thể như phố Tàu ở Mỹ do người Mỹ gốc hoa, người Mỹ gốc Đài loan, người Mỹ gốc Hongkong, người mỹ gốc âu châu..cũng có thể là người Mỹ chính gốc làm chủ. Đặc biệt, cho dù ai làm chủ đi nữa thì vẫn phải nằm trong khuôn khổ luật pháp nước Mỹ chi phối chứ không như phố Tàu, làng Tàu, khu công nghiệp Tàu, khu nông lâm nghiệp Tàu... không phải là người Việt, công dân Việt làm chủ và những “ông chủ Tàu này” còn được ưu đãi, có đặc quyền khai thác 50 năm, 100 năm, thậm chí là không một người dân Việt Nam mang tiếng là làm chủ đất nước được héo lánh, đến gần xem chúng làm trò gì trong mảnh đất “sở hữu toàn dân”của mình?

Đáng ghê tởm hơn cả là những ai can đảm lên tiếng phản biện những chính sách sai trái đó, chỉ ra những luận điệu ngụy biện dối trá của đảng, nhà nước CSVN, dũng cảm thể hiện quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm chính kiến đúng như luật pháp Việt Nam quy định cũng như theo lời Việt Nam hứa hẹn, cam kết tuân thủ thi hành với quốc tế về các giá trị chung về quyền con người.

Những con người can đảm này đều bị các tên thiểu năng, khôn vặt đồng ca dưới chiếc gậy chỉ huy của tuyên giáo nhốn nháo với ngôn ngữ chợ búa như: “...vì tiền nói xấu dân tộc, chống phá tổ quốc...bị các thế lực thù địch mua chuộc, vu khống đảng, nhà nước vi phạm nhân quyền...các cơ quan chức năng cần có biện pháp cứng rắn hơn...”

Khi những ồn ào ngôn ngữ chợ búa của đám di truyền quán tính không hù dọa, không ngăn cản được những con người can đảm đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do ngôn luận... đòi quyền con người của người dân Việt Nam bị cầm tù trong bốn bức tường thiểu năng trí tuệ, khôn vặt của CSVN và khi không đạt hiệu quả trong việc “nói xấu” thì chúng giở trò khôn vặt qua việc áp đặt “tội lơi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân” qua các bài viết đăng tải trên blog cá nhân như là bằng chứng buộc tội để cầm tù bịt miệng họ như các trường hợp... Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập...

Đối với những cá nhân đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ nhân quyền mà văn nô bồi bút, báo nô, dư luận viên... không thể khống chế được trên mặt trận tuyên truyền và không đủ bằng chứng, yếu tố buộc tội lợi dụng tự do dân chủ để tống tù thì mật vụ, an ninh cộng sản vào cuộc giả dạng côn đồ hành hung tàn bạo nhằm dập tắt các tiếng nói đấu tranh kiên cường, thách thức bạo quyền cộng sản như các nạn nhân...Trần Thị Nga, Trương Văn Dũng, Nguyễn Văn Thạnh, Huỳnh Ngọc Tuấn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh...các tín đồ, các cơ sở tôn giáo...

Những hành động bất chính, giở trò dơ bẩn, ném đá dấu tay của CSVN đối với các tôn giáo, các cá nhân đấu tranh cho tự do, dân chủ, đấu tranh đòi quyền làm người phải được thực thi trong thực tế cuộc sống. Điều đó chỉ ra cho thế giới thấy, chúng đã vi phạm cam kết quốc tế, vi phạm luật pháp của chính chúng làm ra là không thể chối cãi. Thế nhưng vì mang trong người đặc tính thiểu năng trí tuệ, khôn vặt môi mép do yếu tố di truyền quán tính nên CSVN cứ đinh ninh là chuyện chúng bịa đặt nói xấu... sử dụng luật pháp kết tội lợi dụng... lệnh cho công an giả dạng côn đồ hành hung những người đấu tranh cho dân chủ, đấu tranh bảo vệ nhân quyền, là không ai biết, không ai nhận ra trò khôn ranh kiểu con nít của chúng để chúng mồm loa mép vải, lẻo lự trên diễn đàn quốc tế như Nguyễn Tấn Dũng: “...nhân quyền được bảo đảm...nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người...”

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

Obamacare: Đe Dọa Mới!

Vũ Linh

...khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men...

Tin thời sự đáng kể tuần này là chuyện ông Jonathan Gruber ra điều trần trước quốc hội về Obamacare. Các nghị sĩ Dân Chủ mạt sát, bôi bác thậm tệ, tìm để cách hạ uy tín ông, trong khi các nghị sĩ Cộng Hòa ngồi cười ruồi.

Chuyện gì vậy? Ông Gruber này là ai? Một đoạn phim video được tung ra cách đây mấy năm trên truyền hình cho thấy bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện khi Dân Chủ còn nắm đa số, quảng cáo “Obamacare đã được giáo sư đầy uy tín Jonathan Gruber giúp phác họa”. Ủa, phe ta mà? Sao bây giờ lại bị mạt sát?

Ông Jonathan Gruber là giáo sư kinh tế đại học trứ danh Massachusetts Institute of Technology (MIT). Ông là một trong những chuyên gia, luật gia, bác sĩ tham gia “vẽ” ra Obamacare. Nhưng vai trò ông trội hơn cả (lãnh nửa triệu đô một năm) vì ông là tác giả Romneycare, là luật áp đặt bảo hiểm y tế toàn dân Massachusetts của ông Mitt Romney khi ông này còn làm Thống Đốc tiểu bang này. Đây là tiểu bang duy nhất có luật này, và TT Obama đã lấy đó làm mô hình cho Obamacare mặc dù đã sửa đổi rất nhiều.

Với tư cách giáo sư chuyên gia, dĩ nhiên ông đã đi nói chuyện, thuyết trình rất nhiều nơi. Nói rất nhiều, như tất cả các giáo sư. Ông nói gì ít người biết. Cho đến bây giờ. Cách đây ít lâu, một loạt phim video quay các cuộc nói chuyện của ông bị tiết lộ ra trên mạng. Những điều GS Gruber nói nổ tung ra như bom nguyên tử trên chính trường Mỹ, khiến Nhà Nước Obama luống cuống, không biết nói gì, giải thích làm sao nữa.

Dưới đây là vài phát biểu của GS Gruber.

GS Gruber khẳng định nhóm chuyên gia và chính quyền Obama biết rõ nếu luật Obamacare được viết một cách trung thực, sáng tỏ để tất cả mọi người hiểu rõ, thì sẽ không có cách nào được quần chúng chấp nhận và được quốc hội thông qua. Do đó, những người viết luật, trong đó ông đóng vai trò quan trọng, đã phải che dấu, lươn lẹo, nói láo, viết úp mở,… để hy vọng luật được chấp nhận và thông qua. Ông nói huỵch tẹt “có thể gọi đó là lợi dụng sự ngu xuẩn của cử tri (“the stupidity of the voters”, danh từ của GS Gruber!), hay gì gì cũng được, nhưng trên căn bản, đó là cách thiết yếu để có thể thông qua luật này”.

Nói về thuế gọi là “Cadillac tax” trong Obamacare là một phụ phí trên loại bảo hiểm tốt nhất, đắt nhất, GS Gruber nói thẳng: nó được thông qua vì dân Mỹ “quá ngu để có thể hiểu được nó là cái gì” (“too stupid to understand what it is”).

Những buổi nói chuyện của GS Gruber được thu lại trên 7 cuộn băng video, trong đó còn rất nhiều nhận định và tiết lộ động trời, vượt xa khuôn khổ bài báo này.

Những lời thú nhận xanh rờn của GS Gruber chỉ phản ánh thái độ trịch thượng, mục hạ vô nhân tiêu biểu của giới trí thức cấp tiến, coi cả thiên hạ đều “ngu xuẩn”. Những lời thú nhận đó đã gây chấn động dư luận. Phe đối lập Cộng Hoà mau mắn nhẩy lên tố cáo Obamacare được xây dựng trên một núi hứa cuội và nói láo. Phe ta bối rối chống đỡ. Bà Nancy Pelosi tuyên bố không biết ông Gruber này là ai, chỉ là tên vô danh tiểu tốt nói bá láp, bỏ qua đi. Cho đến khi đoạn phim cũ bị đưa lên TV lại thì mới đành im. Càng bối rối thêm. Nhất là khi GS Gruber bị lôi ra trước quốc hội điều trần.

Và phe ta quyết định đánh trống lảng: tung phúc trình “tội ác của Xịa” ra để khỏa lấp (ta sẽ bàn chuyện này tuần sau). Truyền thông tràn ngập “tội ác của Xịa”, không ai nhắc đến GS Gruber và sự “ngu xuẩn” của cử tri Mỹ nữa. Chiến dịch khỏa lấp đại thành công nhờ hô sơ tra tấn của CIA.

Qua những tiết lộ của GS Gruber, những ai cho đến bây giờ vẫn tung hô Obamacare, chết đứng ngây người, chưng hững khi khám phá mình đã gân cổ lên cổ võ cho Obamacare trong khi chính quyền Obama coi họ là “ngu xuẩn”.

Cái điều có lẽ đáng bực mình hơn cả là ông Gruber này nói… đúng sự thật! Obamacare đã cố tình được xào nấu, hay tô son vẽ phấn một cách thật phức tạp, thật cầu kỳ, thật khó hiểu, để lợi dụng sự “ngu xuẩn” của thiên hạ. Cả hơn 20.000 trang, ai đọc được, ai hiểu được?

Giờ này đây, sau khi Obamacare đã được áp dụng cả năm trời, có bao nhiêu người mua Obamacare hiểu rõ mình đã mua cái gì? Được hưởng cái gì? Cuối cùng, nếu có chuyện gì xẩy ra thì sẽ tốn bao nhiêu tiền?

Mới đây, Việt Báo đăng tin một người tỵ nạn mua Obamacare loại “đồng” –bronze- rẻ nhất, có 30 đô một tháng, để rồi khi bị bệnh thì mới ngã ngửa ra là mình phải è cổ đóng cả 500 đô mỗi lần đi khám bác sĩ. Quý vị không đọc nhầm đâu: năm trăm đô một lần khám. Khi TT Obama quảng bá cho Obamacare có nói rõ chuyện này không?

Ở đây, ta nhớ lại một vài chuyện che dấu, lươn lẹo, nói láo về Obamacare được GS Gruber bật mí.

1. Theo Obamacare, không mua bảo hiểm sẽ bị đóng phạt. Ra trước Tối Cao Pháp Viện, bị phán đây đúng là một sắc thuế mới. GS Gruber tiết lộ những người viết luật cũng hiểu rõ ngay từ đầu đây là thuế, nhưng nếu gọi là thuế thì sẽ không có hy vọng được chấp nhận và thông qua quốc hội, nên bắt buộc phải che dấu, gọi là tiền phạt. Họ chỉ không ngờ là TCPV đã lật tẩy họ quá rõ ràng.

2. TT Obama nhắc đi nhắc lại “những ai muốn giữ bảo hiểm cũ, bác sĩ cũ, đều có thể giữ, không có gì thay đổi”. Năm ngoái, hàng triệu người bất ngờ khám phá ra họ sẽ bị mất bảo hiểm cũ, bác sĩ cũ. Sóng thần phẫn nộ nổi lên ào ào khiến TT Obama phải dùng quyền Hành Pháp ra lệnh rời ngày áp dụng Obamacare lại. Theo tiết lộ của GS Gruber, những người viết luật biết rõ từ đầu sẽ có xáo trộn lớn, thay đổi hãng bảo hiểm, nhà thương bác sĩ, trái với khẳng định của TT Obama, nhưng dĩ nhiên không thể nói ra được.

3. TT Obama hứa hẹn với Obamacare, chi phí y tế sẽ giảm trung bình 2.500 đô một năm cho mỗi gia đình. Dĩ nhiên chỉ có những đệ tử trung kiên nhất của Đấng Tiên Tri mới tin chuyện phản toán học này. Hàng chục triệu người tham gia vào “thị trường” y tế, trong đó có cả trăm ngàn người bị bệnh nặng như AIDS, ung thư,... chữa trị cực kỳ tốn kém, và hàng triệu người mới có bảo hiểm lần đầu, khiến nước Mỹ sẽ thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc men, với áp lực của luật cung cầu về nhu cầu y tế, làm sao chi phí y tế có thể giảm như TT Obama khẳng định được. GS Gruber tiết lộ trong một phúc trình cho cựu Thống Đốc Wisconsin Jim Doyle năm 2010 là 90% những người mua bảo hiểm riêng không qua bảo hiểm của sở làm, sẽ thấy chi phí bảo hiểm tăng trung bình 41%. Thực tế, chi phí y tế đã gia tăng đồng loạt từ hai năm qua và sẽ còn tiếp tục gia tăng đều đặn. Như báo NYT đã đăng, sẽ tăng thêm 20% vào năm 2015. Một thăm dò mới nhất của Gallup cho thấy trong khối “trung lưu” với lợi tức từ 30.000 tới 75.000 đô, trong 10 người có bệnh, đã có tới 4 người trì hoãn đi bác sĩ hay nhà thương vì chi phí quá cao.

Những tiết lộ trên của GS Gruber khiến chính quyền Obama bối rối và nhiều người bực mình, nhưng thật sự không đe dọa sự tồn vong của Obamacare. Nhưng có một tiết lộ thật nguy hiểm trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Obamacare.

Trên căn bản, Obamacare trợ cấp tiền mua bảo hiểm cho những người dưới mức lợi tức nào đó. Trợ cấp này có thể nói là nền tảng của Obamacare, ngưng trợ cấp này là Obamacare xụp đổ toàn diện. Đóng cửa tiệm mà không cần quốc hội biểu quyết thu hồi.

Cho đến nay, hàng triệu người đã lãnh trợ cấp này. Nhưng mây đen đang kéo tới. Trợ cấp đang bị thưa và nằm trong hồ sơ của Tối Cao Pháp Viện sẽ xét xử mùa hè năm tới.

Theo luật được thông qua bởi quốc hội và ký bởi TT Obama, chỉ có những người mua bảo hiểm y tế qua hệ thống phối hợp của tiểu bang (State exchange) mới có quyền xin và hưởng trợ cấp. Trong khi đó, chỉ có 13 tiểu bang đã thiết lập hệ thống phối hợp tiểu bang. Tại 37 tiểu bang không có trung tâm này, thiên hạ phải mua bảo hiểm qua hệ thống phối hợp của liên bang (Federal exchange), tức là không được trợ cấp. Dù vậy chính quyền Obama vẫn trợ cấp cho họ, trái với luật.

Chính quyền Obama giải thích luật có ý trợ cấp cho giới lợi tức thấp, bất kể mua bảo hiểm qua hệ thống tiểu bang hay liên bang, chẳng qua chỉ là “sơ xuất” khi viết luật.

TCPV sẽ cứu xét, nếu phe khởi kiện thắng, tức là Nhà Nước đã vi phạm luật. Khi đó thì Nhà Nước có hai lựa chọn. Một là sửa luật. Nhưng việc sửa luật coi như sẽ khó thành khi khối Cộng Hoà chống Obamacare đã nắm Hạ Viện, qua năm tới, nắm cả Thượng Viện luôn. Hai là ngưng trợ cấp những người mua Obamacare qua liên bang. Mà bỏ trợ cấp thì Obamacare sẽ xụp đổ.

Vấn đề ở đây có vẻ như là một sơ xuất khi viết luật, đúng như chính quyền Obama bào chữa, do khả năng yếu kém của cái rừng công chức, luật sư, chuyên gia tham gia vào việc này.

Nhưng GS Gruber cho biết sự thật trong hậu trường Obamacare: không phải các chuyên gia yếu kém về kỹ thuật viết luật, mà họ cố tình mập mờ đánh lận.

Trong một đoạn phim mới được tiết lộ, GS Gruber giải thích: “nếu một tiểu bang không chịu thiết lập trung tâm phối hợp thì dân của tiểu bang đó sẽ phải mua bảo hiểm qua trung tâm của liên bang và như vậy sẽ không được trợ cấp”. Không thể nào rõ ràng hơn và hoàn toàn không phải là sơ xuất viết nhầm luật. Trong tất cả các tiết lộ của ông Gruber, đây mới thực sự là điểm quan trọng vì nó có thể giết Obamacare.

Với sự khẳng định của GS Gruber, người “vẽ” ra Obamacare, TCPV khó có thể chấp nhận lời biện giải của chính quyền Obama để coi như đó là một sơ xuất nhỏ, trái lại GS Gruber đã xác nhận đây quả là một điều luật được cố tình viết ra để ép các tiểu bang phải thiết lập trung tâm phối hợp để dân lợi tức thấp có thể được trợ cấp, bớt một phần gánh nặng cho liên bang. Đúng là nếu mua bảo hiểm qua hệ thống liên bang thì sẽ không được trợ cấp. Nếu TCPV bắt Nhà Nước Obama phải tôn trọng luật và ngưng trợ cấp, hay bắt sửa luật, thì coi như Obamacare đã bị lên án tử hình.

Thực tế chính trị Mỹ, Cộng Hoà không đủ phiếu để thu hồi Obamacare. Chỉ có thể hy vọng sửa đổi một vài điều luật với sự đồng ý của một số TNS Dân Chủ.

Nhưng với vấn đề trợ cấp được GS Gruber nói trắng ra, rất có thể TCPV sẽ làm một chuyện mà CH không làm được: giết Obamacare. Tất cả sẽ tùy thuộc vào cách TCPV nhìn vấn đề: sơ xuất khi viết luật hay luật được cố ý viết như vậy.

Thật ra, những trái bom GS Gruber tung ra không có gì mới lạ. Báo phe ta New York Times nhìn nhận GS Gruber nói không sai sự thật, chỉ là vụng về tiết lộ sự thật về cách làm việc của những người làm luật Obamacare.

Điều mới lạ là những thú nhận của GS Gruber, một tác giả chính đã “vẽ” ra Obamacare, xác nhận rõ hơn bao giờ hết Obamacare là một chuỗi nói láo để lừa thiên hạ, từ những người thiếu hiểu biết mê bánh vẽ, đến cả các dân biểu nghị sĩ quốc hội Mỹ chỉ lo đếm phiếu.

Những lời thú nhận của GS Gruber sẽ gia tăng bất mãn và chống đối Obamacare. Dù sao, nghe ông Gruber chửi thiên hạ “ngu xuẩn”, chắc TT Obama đang nghĩ chính cái ông đại giáo sư nói nhiều này mới là “ngu xuẩn”, bật mí bí mật quốc gia! Giải thích tại sao các đồng chí Dân Chủ nhẩy nhổm lên sỉ vả ông Gruber tuần qua tại Thượng Viện.

* * *

Obamacare chỉ là một bước đầu trong tiến trình “xã hội chủ nghiã hoá” hệ thống y tế mà Mỹ gọi là “socialization of the healthcare system”, thiết lập một hệ thống y tế theo mô hình xã hội chủ nghiã Âu Châu.

Vẫn có nhiều người chất vấn “hệ thống Âu Châu với tất cả mọi dịch vụ y tế như vào nhà thương mổ xẻ chữa trị, đi bác sĩ, mua thuốc đều miễn phí hay đều có giá rất thấp, như vậy tốt chứ sao?” Những người này quên một vài điều kiện để có được hệ thống này:

- Dân Âu Châu đóng thuế trung bình là một nửa tiền lương mới có được bảo hiểm y tế bắt buộc và chữa trị miễn phí, điều mà dân Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận khi mà giới trung lưu chỉ đóng thuế trung bình vào khoảng 10%-15% lương, và 40% giới lợi tức thấp không đóng một xu thuế nào. Câu hỏi cho những người hoan nghênh mô hình Âu Châu: họ có chịu đóng thuế một nửa lương của họ không để giúp cả nước đi nhà thương miễn phí không?

- Ở Mỹ, các cụ muốn đi soi ruột chỉ cần lấy hẹn vài ba ngày là có. Dân Âu Châu muốn đi nhà thương thử nghiệm hay mổ xẻ gì cũng phải chờ dài người, có khi hàng tháng, có khi cả năm, nếu không phải là dịch vụ ưu tiên, khẩn cấp, tính mạng bị đe dọa. Những người hoan nghênh Obamacare có chấp nhận kiên nhẫn chờ cả tháng, cả năm khi ốm đau không?

Một số người lợi tức thấp lãnh Medicaid, hay các cụ lãnh Medicare sẽ nhún vai, cho rằng chuyện Obamacare chẳng liên hệ gì đến họ, nên họ hoan nghênh hết mình, vì đó là luật có tính nhân đạo, giúp cho cả chục triệu người có được bảo hiểm y tế và được chữa trị, lại trợ cấp cho người nghèo có tiền mua bảo hiểm nữa.

Họ quên mất với sự tham gia vào thị trường bảo hiểm của cả chục triệu người, đại đa số sẽ nằm trong hạng nhận Medicaid và Medicare, hai cái bánh này trong tương lai sẽ có thêm rất nhiều người ăn, mỗi miếng tất nhiên sẽ nhỏ đi không ít (chưa kể cả triệu di dân Nam Mỹ mới được hoãn trục xuất cũng sẽ được chia sẻ Medicaid và Medicare).

Một cách cụ thể, tiền Nhà Nước bồi hoàn cho các bác sĩ qua một giá biểu do Nhà Nước độc quyền ấn định sẽ bị cắt giảm, từ đó, sẽ có nhiều bác sĩ từ chối bệnh nhân với Medicaid và Medicare. Chưa kể Nhà Nước sẽ giới hạn những thử nghiệm mà bác sĩ cho là cần thiết vì nhu cầu chẩn mạch cũng như vì nhu cầu đề phòng bị thưa kiện nếu xẩy ra tai nạn. Quý độc giả có thể hỏi các bác sĩ của mình xem những điều này có đúng không.

Mà bớt bác sĩ thì hậu quả dĩ nhiên ai cũng thấy là bệnh nhân sẽ chờ mệt nghỉ để lấy hẹn, rồi khi có hẹn thì chờ dài người tại phòng mạch.

Hiện tượng từ chối Medicaid và Medicare này có lẽ không thấy rõ lắm trong cộng đồng người Việt tỵ nạn vì hầu hết các bác sĩ Việt vẫn nhận cả hai loại bảo hiểm, vì đại đa số bệnh nhân tỵ nạn rơi vào hai khối này, nếu từ chối nhận Medicaid và Medicare sẽ chẳng còn bao nhiêu khách hàng. Phần lớn bác sĩ Việt có phòng mạch đều là bác sĩ tổng quát, việc cắt giảm tiền bồi hoàn không bao nhiêu, đồng thời cũng không có nhu cầu thử nghiệm rắc rối tốn tiền như các bác sĩ chuyên môn.

Trong tình trạng này, nhiều người Việt hoan nghênh Obamacare cũng là chuyện đương nhiên vì chưa thấy có vấn đề gì, cho dù các bác sĩ Việt hơi buồn. Nhưng đối với đa số dân Mỹ, họ đã gặp vấn đề. Tình trạng bác sĩ từ chối nhận Medicaid và Medicare ngày một lan rộng, đưa đến thiếu bác sĩ, phải chờ lấy hẹn lâu đang lan rộng. Đó là lý do tại sao tỷ lệ chống Obamacare theo thăm dò mới nhất đã leo lên mức kỷ lục là 58%, phần lớn là trung lưu.

Obamacare là một bộ luật cực lớn và cực phức tạp, nhưng lại được thảo và đưa qua quốc hội thật gấp rút, bằng mọi giá, kể cả lừa dối, để kịp thông qua khi đảng Dân Chủ còn nắm quyền tại Tòa Bạch Ốc và cả lưỡng viện. Trong tương lai sẽ còn nẩy sinh ra nhiều vấn đề.

Chẳng hạn như mới đây, thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Nữu Ước, nhân vật thứ ba trong khối Dân Chủ tại Thượng Viện, đã nhìn nhận TT Obama và đảng DC đã sai lầm lớn khi chú tâm vào Obamacare trong hai năm đầu quá nhiều, lơ là tình trạng kinh tế khó khăn của giới trung lưu, đưa đến bất mãn và kết quả bầu cử thảm hại vừa qua. Ưu tiên của TT Obama đáng ra là phải kinh tế và nạn thất nghiệp, là những vấn đề cấp bách trong khi Obamacare không có gì khẩn cấp mà cũng chỉ giúp được chưa tới một chục triệu người trong khi gia hại đến cả trăm triệu người.

Khối bảo thủ không thể thu hồi Obamacare được, nhưng có nguy cơ chính những luộm thuộm, sai sót vì hấp tấp, lừa dối, sẽ làm Obamacare xụp đổ mà không cần quốc hội phải biểu quyết. (14-12-14)

Vũ Linh

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Bình thường hóa quan hệ với Cuba, Obama cần làm gì

Khôi phục quan hệ ngoại giao, dỡ lệnh cấm vận với Havana hay mở lại sứ quán ở mỗi nước là những bước mà chính quyền ông Obama cần làm
để biến tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba thành hiện thực.


Image
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Cuba Raul Castro. Ảnh: Caracol


Sau 18 tháng đàm phán bí mật, với sự hậu thuẫn của Vatican và Canada, thông qua một cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã nhất trí về việc trao đổi tù nhân và thành lập các đại sứ quán.

Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 17/12 ông Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ, chấm dứt những gì mà ông gọi là chính sách cứng nhắc và lạc hậu nhằm cô lập Cuba nhưng lại không tạo ra được sự thay đổi nào đối với quốc đảo này.

Tuy nhiên, theo AP, để hiện thực hóa quá trình này cần thời gian bởi còn rất nhiều việc phải làm.

Khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao

Việc trao đổi công hàm ngoại giao giữa Washington và Havana có thể bình thường hóa mối quan hệ hai nước, nhưng trước đó, người ta phải thông qua một loạt thỏa thuận sơ bộ riêng biệt, chi phối mối quan hệ đôi bên.

Các cuộc đàm phán cấp cao để đi đến thống nhất thỏa thuận sơ bộ sẽ bắt đầu vào cuối tháng một năm sau ở Havana. Đây sẽ là một phần trong phiên đối thoại giữa Mỹ và Cuba, được lên kế hoạch từ trước, nhằm bàn thảo quanh vấn đề nhập cư.

Bà Roberta Jacobson, nhà ngoại giao số một về châu Mỹ, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Tây Bán cầu, dẫn đầu phái đoàn của Washington đến Cuba, hôm qua trao đổi với phóng viên cho biết, tiến trình này được thực hiện theo các cách thức rất "cơ học". Nó hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào việc hai bên có đạt đến những hiệp ước chung quanh các vấn đề mà Mỹ quan ngại hay không, đặc biệt là về hồ sơ nhân quyền của Cuba.

Đồng thời cuộc đàm phán lần này cũng không nhằm dàn xếp những khiếu nại pháp lý mà Mỹ và Cuba dành cho nhau. Mặc dù vậy, ông Obama vẫn kiên định cho rằng cải thiện điều kiện nhân quyền và giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, như việc kiện tụng, là mục tiêu hàng đầu.

Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba bị cắt đứt vào năm 1961 nhưng được khôi phục một phần vào năm 1977 khi Washington và Havana nhất trí thành lập các cơ quan đại diện lợi ích của mỗi bên tại hai quốc gia. Thụy Điển, bên trung gian, bảo vệ quyền lợi của mỗi nước chịu trách nhiệm quản lý những cơ sở này. Sau khi khôi phục hoàn toàn quan hệ ngoại giao, các cơ quan đại diện lợi ích này sẽ được chuyển đổi thành đại sứ quán.

Mở lại sứ quán và bầu đại sứ

Theo Hiến pháp Mỹ, cơ quan hành pháp có quyền quyết định mở hay đóng các cơ sở ngoại giao. Để thành lập sứ quán tại Havana, Quốc hội cần thông qua ngân sách chi trả cho quá trình này, đồng thời Thượng viện cũng phải phê duyệt việc chọn đại sứ. Một vài thượng nghị sĩ phản đối quyết định thay đổi chính sách đối với Cuba của ông Obama đã đe dọa không cấp kinh phí cho sứ quán Havana và ngăn cản việc chọn đại sứ.

Quốc hội trong suốt 37 năm đã phê duyệt ngân sách cho cơ quan đại diện lợi ích của Mỹ ở Havana, vì thế nhiều quan chức chính phủ tin rằng họ sẽ không từ chối chi trả kinh phí cho việc chuyển đổi. Bộ Ngoại giao cho biết họ đã lên kế hoạch để dùng tòa nhà mà cơ quan đại diện lợi ích Mỹ đang sử dụng ở Cuba, đồng thời kỳ vọng số tiền để duy trì sứ quán mới sẽ không vượt quá nhiều so với mức chi trả hiện nay.

Việc chọn đại sứ có lẽ mới là vấn đề khó giải quyết hơn, theo AP. Một thượng nghị sĩ không đồng thuận hoàn toàn có khả năng ngăn cản việc đề cử ứng viên. Các quan chức chính phủ cho rằng những ứng viên sẽ phải đối mặt với một quá trình xác nhận khó khăn nhưng nhấn mạnh một phó trưởng đoàn ngoại giao hay một đại biên lâm thời thường có thể đảm nhận các chức năng của một đại sứ. Theo nguồn tin từ chính quyền, đại sứ quán có thể được mở "trong vài tháng" nhưng lịch trình ra sao sẽ bị chi phối bởi tiến độ bình thường hóa quan hệ.

Chấm dứt lệnh cấm vận, xóa tên Cuba khỏi danh sách "nước tài trợ khủng bố"


Cơ quan Hành pháp Mỹ không có quyền loại bỏ lệnh cấm vận năm 1963 nhưng có thể tiến hành những động thái nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Quốc hội mới là bên đưa ra quyết định có chấm dứt lệnh cấm vận hay không. Giới chức Mỹ cho biết họ không đặt kỳ vọng quá cao rằng điều này sẽ sớm trở thành hiện thực. Tuy nhiên, một chính sách giúp nới lỏng lệnh trừng phạt cuối cùng sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết, giúp thuyết phục những bên phản đối bình thường hóa quan hệ cuối cùng cũng bỏ phiếu đồng thuận chấm dứt cấm vận.

Bên cạnh lệnh cấm vận, những trừng phạt đối với Cuba còn liên quan tới các đạo luật khác, trong đó có việc Cuba đang nằm trong danh sách "các nước tài trợ khủng bố" của Mỹ. Tình trạng này hạn chế các nguồn viện trợ nước ngoài đến Cuba, cấm Havana xuất khẩu hay bán vũ khí, thiết bị quốc phòng, đồng thời đặt ra nhiều hạn chế về tài chính và du lịch. Ông Obama cho biết đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry bắt đầu quá trình xem xét trong 6 tháng để loại Cuba khỏi danh sách trên.

Nới lỏng trừng phạt

Tuyên bố nới lỏng kiểm soát về thương mại, đi lại và tiền tệ đối với Cuba được đưa ra hôm 17/12 sẽ không có hiệu lực cho đến khi Bộ Tài chính và Thương mại rà soát lại các điều khoản và công bố bản sửa đổi trên Tạp chí Đăng ký Liên bang. Quá trình này có thể kéo dài hàng tuần.

Chính quyền ông Obama cho biết những quy định về du lịch ở Cuba sẽ được nới lỏng, cho phép tự do đi lại tại các khoản mục mà trước đây luật yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt. Các đơn vị kinh doanh viễn thông và Internet liên quan đến Cuba còn được miễn thủ tục này.

Bên cạnh đó, công dân Mỹ có gia đình ở Cuba được phép gửi cho người thân số tiền từ 500 đến 2000 USD trong một quý. Người Mỹ du lịch Cuba sẽ được mua hàng tại đây với điều kiện tổng giá trị không vượt quá 400 USD và không quá 100 USD đối với rượu, thuốc lá. Image
Học sinh, sinh viên diễu hành trên đường phố Cuba hôm 17/12 sau khi Washington tuyên bố thả ba tù nhân thuộc "Nhóm 5 người Cuba".
Ảnh: AFP


Vũ Hoàng
(theo AP)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Vì ai mà nước Nga khốn đốn?

Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc
Nhận về Crimea nay không còn là niềm vui cho dân Nga

Sau khi cho sáp nhập Crimea, ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.

Nhưng nay mọi chuyện đã khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất giá.

Đối diện với những khó khăn ấy – như Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Levada nhận định, được tạp chí Time trích dẫn hôm 16/12/2014 – họ không còn mặn mà với những hành động của ông tại Crimea và Ukraine và sẽ quay lưng lại với ông.

Có thể chính ông Putin cũng nhận ra rằng ông đang phải trả giá cho những hành động kiêu căng, toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Chiếm được Crimea, nhưng ông và nước Nga lại mất nhiều thứ khác.

Kinh tế trượt dốc

Là một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu khí (chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2013), giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua đã tác động xấu lên nền kinh tế Nga.

Nhưng có thể nói việc ông bất chấp luật pháp quốc tế sáp nhập Crimea và gây bất ổn tại miền Đông Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng ngày hôm nay.

Nghĩ rằng mình có nhiều dầu khí, các nước châu Âu lại cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy không dám có các biện pháp cứng rắn với Moscow, ông Putin đã phớt lờ những kêu gọi, chỉ trích, đe dọa từ các nước châu Âu và Mỹ. Ông đã cho quân vào Crimea và thôn tính vùng tự trị này của Ukraine.

Không chỉ truyền thông và người dân Nga mà một vài tờ báo ở Việt Nam như Tiền Phong cũng khen ngợi hành động đó của ông, cho rằng ông đã thắng các nước phương Tây ‘trong trận chiến Crimea, rộng hơn là Ukraine’.


Báo Việt Nam từng khen 'trận pháp' của ông Putin có thể làm Phương Tây 'mẻ trán'


Bài viết có tựa đề ‘Trận pháp Putin’ của Tiền Phong còn cho rằng trừng phạt kinh tế nếu làm Nga “vỡ đầu” thì nó cũng làm phương Tây “mẻ trán”.

Nhưng ông và những người ủng hộ ông đã toan tính sai. Các nước châu Âu – đặc biệt Đức, một nước thường được coi là đồng minh của Nga trong Liên hiệp châu Âu (EU) – đã quyết định tiến hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Và đến giờ, chưa rõ các nước EU có ‘mẻ trán’ hay không, lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây tiến hành đối với những người thân cận của ông Putin và nhiều lĩnh vực kinh tế khác của Nga – như tài chính, ngân hàng, năng lượng – đã và đang làm họ và nền kinh tế Nga nói chung ‘vỡ đầu’.

Hơn nữa, sự trừng phạt đó của các nước phương Tây cũng trói buộc ông Putin và giới lãnh đạo Nga, khiến họ khó tìm được một giải pháp, liều thuốc linh nghiệm nào để chữa lành vết thương càng ngày càng nghiêm trọng của kinh tế Nga.

Chẳng hạn, dù đã tìm mọi cách – trong đó có việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng mạnh lãi suất – để nhằm bảo vệ đồng rúp, ngăn chặn lạm phát, đồng tiên Nga cứ tiếp tục mất giá, làm phạt cứ leo thang.

Như tựa đề của bài viết ‘Putin Can’t Bully or Bomb a Recession’ trên tờ Daily Beast hôm 16/12, ông Putin có thể dùng sức mạnh quân sự ngạo mạn thách thức phương Tây, đe dọa, lấn chiếm các nước láng giêng, ông không thể dùng ‘bom’ chấm dứt sự khốn đốn kinh tế – thậm chí nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế – mà nước Nga đang phải đối diện.

Không chỉ nền kinh tế Nga mà ngay cả bản thân ông Putin cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn.

Minh họa cho bài viết có tựa đề ‘Russia: A wounded economy’ trên The Economist hôm 22/11/2014, là một con gấu nâu đang lủi thủi, nặng nề lê bước trên tuyết và càng đi, nó càng để lại sau đó nhiều dấu chân thấm máu.

Hình ảnh đó mô tả khá rõ không chỉ sự khốn đốn của kinh tế Nga hiện tại mà còn cả sự đơn độc, thất bại và nhiều vết thương khác mà ông Putin đang phải chịu đựng.

Mất nhiều thứ khác


Trong những năm qua, ông Putin nhận được sự ủng hộ của người giới tài phiệt và người dân Nga chỉ vì kinh tế Nga phát triển, họ kiếm được nhiều tiền, đời sống của họ được cải thiện.


Nhưng với việc đồng rúp mất giá kỷ lục (thấp nhất kể từ năm 1998 – khi Nga khủng hoảng tài chính), giờ mọi chuyện trở nên khốn đốn với giới kinh doanh và người dân Nga.

Một bài viết của Ivana Kottasova đăng trên CNN Money hôm 16/12/2014 cho rằng trong năm 2014, giới thân hữu tài phiệt của ông Putin đã mất hơn 50 tỷ USD.

Khi kinh doanh thua lỗ, cuộc sống bấp bênh, người Nga sẽ không còn tín nhiệm ông Putin và quay lưng lại với ông.

Trong bài ‘Putin watches Russian economy collapse along with his stature’ trên tạp chí Time hôm 16/12/2014, Simon Shuster cho rằng không chỉ kinh tế Nga đang suy sụp mà hình tượng của ông Putin cũng đang dần dần sụp đổ.

Tương tự một bài viết Timothy Heritage của Reuters hôm 17/12/2014 cũng cho rằng cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện tại có thể làm lung lay quyền lực của ông Putin.

Trên phương diện quốc tế, ông Putin bị cô lập, coi thường. Không lâu sau khi can thiệp vào Crimea, Nga đã bị loại khỏi nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu. Vào những cuộc gặp quan trọng – như tại Thượng đỉnh G20, Brisbane, Úc mới đây – ông Putin bị các lãnh đạo phương Tây né tránh hay công khai chỉ trích.

Là một người độc đoán và tham quyền, nhưng luôn tỏ vẻ dân chủ và luôn tìm mọi cách để đánh bóng tên tuổi, củng cố vị thế, tính chính danh của mình, chắc chắn ông Putin cảm thấy khó chịu, mất mặt khi bị coi thường, khinh rẻ như vậy.

Sự chao đảo về kinh tế hiện tại của Nga cũng có thể đe dọa sự tồn tại của Liên minh kinh tế Âu-Á (Eurasian Economic Union, EEU) non trẻ mà Nga mới ký kết với Belarus và Kazakhstan vào tháng Năm năm nay.

Là người coi sự sụp đổ của Đế chế Nga và chuyện Liên Xô tan rã là hai thảm họa của thế kỷ 20, ông Putin luôn có tham vọng thiết lập một khối các quốc gia Á-Âu chịu sự kiểm soát của Moscow giống như Liên Xô trước đây.

EEU – một dự án mà ông theo đuổi từ nhiều năm nay – được coi là bước đầu để ông thực hiện tham vọng ấy. Trước đây Ukraine được coi là nền tảng để Nga thiết lập EEU. Sau khi Nga thôn tính Crimea và gây bất ổn ở miền Đông Ukraine, việc Kiev quay trở lại quỹ đạo của Nga giờ càng xa vời.

Thực ra ngay từ khi thành lập, giới nghiên cứu đều cho rằng EEU sẽ rất khó – nếu không muốn nói là không thể thành công – vì EEC được xây trên nền tảng không bền vững.


Ngoài việc tìm cách thiết lập, mở rộng EEU, từ năm 2013 Nga còn muốn xúc tiến các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh thuế quan (CU) và Ấn Độ, Mông Cổ, New Zealand, Israel và Việt Nam.

Nhưng theo Stanislav Secrieru, các cuộc thương thảo FTA giữa CU và các nước này chẳng có tiến bộ gì nhiều. New Zealand đã ngừng đàm phán với CU sau khi Nga thôn tính Crimea.

Được biết hôm 15/12/2014, Việt Nam đã kết thúc đàm phán FTA với Liên minh thuế quan (CU) và dự kiến sẽ tiến hành ký kết FTA với EEC (Eurasian Economic Commission) do Nga đứng đầu vào đầu năm tới.

Nhưng trong bối cảnh CU and EEC còn non yếu, có nguy cơ thất bại và Nga phải đối diện với khủng hoảng kinh tế, không biết hiệp định này có được áp dụng và mang lợi gì cho Việt Nam hay không?

Riêng đối với ông Putin, trước sự khốn đốn của kinh tế Nga và trong tình cảnh ông bị Mỹ và các nước phương Tây khác cô lập, trừng phạt, có thể nói từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, chưa bao giờ ông phải đối diện nhiều nhiều khó khăn như ngày hôm nay.

Tại ông mọi đàng?


Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga hôm 04/12/2014 và trong cuộc gặp báo chí quốc tế hôm nay (18/12/2014), ông Putin cho rằng Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách kìm kẹp, muốn tiêu diệt Nga, và việc Nga can thiệp vào Ukraine chỉ là cái cớ để họ làm điều đó.

Nhưng như bài ‘Putin’s people’ trên The Economist hôm 13/12/2014, cách nói đó của ông Putin không còn thuyết phục người dân Nga và họ cũng cảm thấy chán khi nghe mãi những điều đó.


Khi loan báo có thêm những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga hôm 16/12/2014, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh rằng sự rối loạn kinh tế hiện tại của Nga hoàn toàn do ông Putin gây nên.

Và có thể, hơn ai hết, ông cũng hiểu rằng chính ông – hay chính những hành động của ông đã đẩy nước Nga vào tình cảnh cô lập, bế tắc và khốn đốn hôm nay.

Bài ‘A Wounded Economy’ trên trang The Economist viết ông Putin cùng phải hiểu rằng ông phải trả giá cho những hành động của mình. Xâm chiếm một quốc gia khác, thế giới sẽ có hành động chống lại ông.

Bài viết ấy cũng cho rằng nếu ông biết dành thời gian củng cố nền kinh tế Nga, thay vì chỉ đi lo làm giàu cho người thân, bạn bè của mình, ông Puttin không yếu thế như vậy ngày hôm nay.

Bài tổng hợp gửi về Diễn đàn BBC thể hiện cách nhìn của tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Bùi Minh Hằng ghi lại lý lịch của mình
Nguyệt Quỳnh

Chúng ta
Tự tay ghi vào lý lịch
Định mệnh của dân tộc mình

(Chúng Ta - Những Kẻ Bội Thu, Đỗ Trung Quân)

Trong bài thơ “Chúng Ta - Những Kẻ Bội Thu,” nhà thơ Đỗ Trung Quân viết về một điều không mới, dường như ai cũng biết rồi,
thế nhưng ông đã làm người đọc rúng động! Ông viết, “Chính sự thờ ơ của chúng ta tạo nên định mệnh khắc nghiệt cho mình và cho dân tộc mình.
Chúng ta gieo mầm dửng dưng nên gặt về lạnh nhạt, chúng ta thờ ơ với con người nên gặt về con vật.”


Image
Bà Bùi Thị Minh Hằng trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội,
ngày 14 tháng 8, 2011. (Hình: Getty Images)

Bài thơ mạnh. Mạnh về ý lẫn lời. Và điều làm người ta rúng động là sự thật, là những gì đang xảy ra hàng ngày trong xã hội chúng ta đang sống. Phải chăng mọi sự việc xảy ra đều có lý do, mọi hậu quả chúng ta nhận lãnh đều có nguyên nhân của nó.

***
Chúng ta thờ ơ với con người nên gặt về con vật. Câu thơ làm ta liên tưởng đến những chuyện xảy ra quanh mình, những hành động gần như thiếu hẳn tính người, như: chuyện cả làng hùa nhau đánh chết hai thanh niên trộm chó; chuyện người lái xe chở bia gặp nạn van xin những kẻ hôi của vô cảm; hay nụ cười đểu của viên quản giáo khi ngợi khen những hình ảnh nhục mạ kỹ sư Đặng Xuân Diệu do gã tù hình sự vẽ trên tường trại giam...Những giọt nước mắt uất nghẹn của tù nhân Trương Minh Tam cùng các hình ảnh bị vẽ nửa người nửa chó của người thanh niên mộ đạo, thành viên của nhóm Bảo Vệ Sự Sống, sẽ khắc ghi vào ký ức chúng ta một thời đại đen tối nhất của xã hội và của quyền con người trên đất nước Việt Nam.

Trong khi những giá trị về nhân quyền đã được các quốc gia trên thế giới tôn trọng và ngay cả nhà cầm quyền Việt Nam cũng công khai thừa nhận, thì người Việt Nam vẫn tiếp tục phải sống trong khổ đau, đọa đày và áp bức. Người dân vẫn tiếp tục bị cướp đất, bị ép cung, bị đánh chết trong các đồn công an, bị chà đạp nhân phẩm trong các trại tù, bị bắt giam vô cớ... Mới đây, để tránh né sự trơ trẽn trước thế giới, lãnh đạo đảng vừa cho dời phiên tòa xử chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Thúy Quỳnh, và anh Nguyễn Văn Minh qua ngày 12 tháng 12, 2014 tức là sau ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Họ biết rằng các lý cớ để giam giữ các anh chị trên chỉ làm trò cười trước mắt nhân loại.

Chẳng có một chính phủ đúng nghĩa nào lại bày cái trò “cản trở lưu thông” như một cái cớ để mà bắt giam, để nhốt tù người dân trong nhiều tháng trời. Ngay cả các chế độ thực dân, đế quốc cũng còn đủ tự trọng để không làm những việc như vậy.

Các trò hèn kém đó chỉ khiến cho công luận Việt Nam và quốc tế thấy rõ những kẻ nắm quyền đang bí lối và bối rối đến mức độ nào. Mọi loại biện hộ để chà đạp các quyền đương nhiên của con người đều không còn lừa bịp được ai. Người dân Việt Nam ngày nay thừa kiến thức và thừa khả năng để vạch ra sự thật về tiêu chuẩn nhân quyền của nhân loại mà nhà cầm quyền Việt Nam đã long trọng ký kết. Chị Bùi Minh Hằng là một trong những người đã miệt mài quảng bá để người dân Việt biết đến các quyền của họ là gì và ai đang cướp trắng các quyền đó của họ.

Nhưng...có thực bên cạnh những con người đang bị hành hạ vì đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh chống Trung Quốc, chúng ta luôn nhìn thấy sự thờ ơ, dửng dưng, và ích kỷ của đại đa số quần chúng chung quanh không? Tôi cho rằng không hẳn thế.

Mặc dù không nói ra, hầu như ai ai, cả những người đang phục vụ trong bộ máy cầm quyền đều bức xúc trước các vấn đề của xã hội, các vấn nạn của đất nước. Có lẽ nên nói rằng xã hội của chúng ta bao gồm phần lớn những con người hoang mang, thụ động, sợ hãi, đánh mất chính mình thì đúng hơn. Nhưng càng hoang mang, càng sợ hãi thì chính chúng ta lại trở thành nạn nhân của chính mình.

Trong hoàn cảnh sợ hãi tràn lan đó, đã có những người chọn cho mình một thái độ khác. Sau kết quả của phiên tòa sơ thẩm, với những bản án khắc nghiệt được tuyên cho chị Bùi Hằng, chị Thúy Quỳnh và anh Minh, Luật Sư Trần Thu Nam kể lại rằng, “Chị Bùi Hằng đã phản ứng rất bình tĩnh, chị điềm đạm nở một nụ cười trên môi, chị hát một bài hát gì đó về Đức Mẹ khi đi từ vành móng ngựa ra xe tù. Cô Thúy Quỳnh thì im lặng tỏ ra bình tĩnh, khi đón nhận kết quả.” Còn anh Văn Minh quay lại nói với vợ rằng, “Không có vấn đề gì cả, 2 năm 6 tháng cũng nhanh thôi. Sự thật thì đó là một bản án với mục tiêu khủng bố tinh thần những người đấu tranh, nhưng các anh chị trên và hầu hết những người đấu tranh hiện nay đều chấp nhận vì họ tin vào những việc mình đang làm. Họ hiểu rằng cái giá của nhân quyền, dân chủ không hề nhỏ. Nhưng nếu chúng ta không dũng cảm, không chấp nhận hy sinh để giành được nó, thì cái giá mà chúng ta phải trả còn đắt hơn gấp trăm lần. Tất cả đang miệt mài gieo những hạt giống mới cho đất nước mình, cho thân phận mình.”

Bởi chính vì chúng ta sợ hãi và im lặng nên thiểu số lãnh đạo mới dám làm chuyện đem bán tài nguyên đất nước làm của riêng. Chúng ta có dửng dưng, thờ ơ thì họ mới dám bán từng phần chủ quyền quốc gia từ ngoài khơi xa xăm đến sâu trong đất liền và cùng khắp đất nước. Chúng ta vô cảm trước giá trị con người thì họ mới dám mạnh miệng tuyên bố rằng lý do phải trì hoãn nhân quyền là vì dân trí thấp...Chắc chắn sẽ không có một sự nhượng bộ nào từ những kẻ cai trị nếu chúng ta, những người bị cai trị, tiếp tục giữ thái độ cam chịu.

Nhưng rõ ràng bất cứ một sự phản kháng lớn hay nhỏ nào của người dân lúc này đều làm cho kẻ cầm quyền run sợ vì họ biết họ đang cản bánh xe tiến hóa của nhân loại. Hãy xem sự cuống cuồng của lãnh đạo đảng khi phải ra lịnh “bắt quả tang” một người đang ngồi viết văn; “bắt khẩn cấp” một nhà văn kiêm blogger hiền lành, điềm đạm, cao tuổi lại đang bị bệnh liệt nửa người. Đó là Nguyễn Quang Lập tức Bọ Lập, chủ trang blog nổi tiếng Quê Choa. Nhìn cảnh ông Lập bị công an kéo đi, lòng ta tự hỏi những kẻ cầm quyền này sẽ hành xử ra sao nếu bên cạnh nhà văn Nguyễn Quang Lập là sự góp mặt của hàng trăm, hàng ngàn người khác?

Tôi tin rằng có rất nhiều người khác cũng có cùng câu hỏi đó trong lòng mỗi khi nhìn các blogger bị bắt. Bằng chứng là càng ngày càng có nhiều người dấn thân bước tới sau các vụ bắt bớ. Đúng như bài giảng của Linh Mục Giu-se Nguyễn Văn Toản tại Dòng Chúa Cứu Thế vào đầu tháng 12, 2014. Dù là người ngoại đạo, tôi đã nhìn thấy hình ảnh vác thập giá của Chúa Giêsu. Đây là lời tự hứa phải tuyên chiến với sự dối trá. Linh Mục Toản đang theo chân Chúa Giêsu vác thập giá giữa cuộc đời nhiễu loạn này cho chính mình và cho tha nhân. Còn ai nữa muốn đứng nhanh lên để cùng đi với Linh Mục Toản?

Nếu đất nước chúng ta may mắn, tôi tin rằng ngay trong thập niên trước mặt thôi, người ta sẽ quên dần những năm tháng đen tối này mà chỉ nhớ đến với lòng biết ơn sâu xa những con người can đảm, những con người chịu đau đớn, chịu bách hại, chịu trả giá để nhân quyền có mặt tại Việt Nam.

Nhưng dù với sự hy sinh cao cả đó, chuyện đẩy lùi được bóng tối trên đất nước này vẫn không thể thực hiện được nếu chỉ do một nhóm người nỗ lực. Đẩy lùi bóng tối, tuyên chiến với sự giả dối, với cái ác chắc chắn cần sự góp mặt của tất cả chúng ta.

Xin hãy giúp nhau vực lại niềm tin, vực lại bản sắc của chính mình trong mỗi con người Việt Nam. Chúng ta sẽ tự tay ghi một lý lịch mới cho chính mình và cho định mệnh cả dân tộc.

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Thắp lại bình nhang

Ngô Nhân Dụng
Chúng ta đang nhận được nhiều lời chúc bình an, hạnh phúc vào dịp Lễ Giáng Sinh. Dù người bên lương hay bên giáo, ai cũng có thể chia sẻ những giờ phút bình an khi nghe câu hát “Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” đang vang vang chung quanh mình nhắc nhở sự tích Chúa xuống làm người.

Chúng tôi muốn gửi đến quý vị độc giả những lời chúc lành bằng một câu chuyện, hy vọng sẽ chia sẻ một niềm vui trong mùa của hy vọng. Chuyện này lấy từ tiểu thuyết Ác Mộng của Ngô Ngọc Bội, xuất bản trước đây chừng một phần tư thế kỷ.

Một nhân vật của Ngô Ngọc Bội trong tiểu thuyết Ác Mộng là Lê Đôn. Ông thầy giáo yêu nước đã tham gia kháng chiến chống Pháp, đã lập công, nhưng đến thời “cải cách ruộng đất” thì bị truy là địa chủ. Vợ ông phải đấu tố chồng. Học trò ông đứng ra tố cáo thầy. Hai đứa con 11 tuổi và 16 tuổi bỏ trốn lên miền núi, sống nhờ người Mán.

Nhà thầy giáo Lê Đôn đã bị đám cốt cán chiếm, họ chia nhau các món đồ đạc, hành động được các cố vấn Trung Quốc dạy là “chia quả thực.” Họ gỡ cả cánh cửa, cả bàn thờ đem bán. Có cái “bát nhang” cổ là của gia bảo, được tổ tiên truyền lại từ năm sáu trăm năm, các bần cố nông cũng đem đổi lấy gạo chia nhau. Mấy năm sau, Đảng Cộng Sản “sửa sai,” ông Lê Đôn được “đổi nhãn hiệu;” từ “địa chủ cường hào ác bá” đổi thành “địa chủ kháng chiến.” Khi nhà được trả lại, tất cả đã tan hoang. Con rể ông, từng là một cán bộ cải cách ruộng đất, đi lên miền núi tìm em vợ. Hai cậu con trai không nhận gia đình nữa, bỏ hết cả họ hàng, nhất định không về. “Bố mẹ chết rồi. Anh em ly tán. Máu mủ họ hàng chẳng biết thương nhau... Cái đất nước này chỉ cần ba lần làm, ba lần sửa sai như thế thôi, nó sẽ trở thành một vùng hoang mạc.”

Trong chương cuối cuốn Ác Mộng, gia đình thầy giáo Lê Đôn đã xin được phép cải táng mộ. Hai xương cánh tay của ông bị trói bằng dây dù gỡ mãi không ra. Anh con rể ghé răng cắn, dây không đứt. “Khốn nạn quá, chả nhẽ lại không tháo dây trói cho thầy!” Ngô Ngọc Bội kể, “Đã có nơi người ta lấy đoạn dây thép [trói địa chủ trước khi hạ sát] đem về thờ; [chính quyền] địa phương phải cho người lẩn vào nhà ăn cắp để thủ tiêu... Có anh cán bộ đã nhặt ba cái đầu đạn [bắn chết cha mẹ mình] cất đi. Chi bộ phải dỗ mãi anh mới đem ra trả, rồi mang vứt xuống sông.”

Sau lễ cải táng thầy giáo Lê Đôn, buổi chiều gia đình đang ngồi ăn cơm thì có một ông khách lạ lớn tuổi không biết từ đâu tới thản nhiên bước vào nhà. Ông mở cái túi sách, lấy ra một bát nhang, đặt lên bàn thờ.

“Tôi người xã bên, quen thân với ông Lê Đôn từ nhỏ. Có người bên làng ta đem bán cho tôi cái bát hương này. Chẳng đáng bao nhiêu đâu, chỉ hai đấu gạo thôi. Tôi là người Công Giáo, bên chúng tôi không thờ bát hương. Nhưng biết gia đình ông Lê Đôn, [biết cái bát hương này là] của gia bảo, nên tôi đã trả hai đấu gạo [mua] và giữ lại. Hôm nay gia đình làm việc ‘thay nhà’ cho ông Lê Đôn,” ông nghẹn ngào bật khóc. “Tôi trả lại cho gia đình để thờ phụng tổ tiên, ‘uống nước nhớ nguồn!’ Thứ này nếu tôi tham lam đem bán cũng có thể kiếm cho cháu chiếc xe đạp sang. Nhưng tôi là người ‘có đạo’ không bao giờ làm thế... Ở vùng ta những người như ông Lê Đôn rất hiếm hoi... Tôi xin phép cắm một tuần nhang... tưởng niệm ông...”

Nhưng giữa cơn ác mộng mênh mang, oán mờ trời đất, Ngô Ngọc Bội đã kết thúc với một niềm hy vọng. Chúng ta biết người Việt là một dân tộc “có đạo,” dù theo đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Khổng, đạo Lão. Đảng Cộng Sản đã tàn phá, hủy hoại những nền móng đạo lý, nhưng không giết được tính thiện trong con người. Không giết được trí nhớ tập thể của dân tộc, trong đó người ta đều biết ăn ở với nhau có nghĩa, có tình. Nền đạo lý cổ truyền như những đóm lửa vẫn cháy leo lét suốt những đêm dài, chỉ chờ ngày cùng bùng lên soi sáng tương lai. Mọi người sẽ thắp lại bình nhang trên bàn thờ, xin nhận lỗi với tổ tiên, xin hứa chính mình sẽ giữ gìn đạo lý cho con cháu bắt chước, theo nền nếp cha ông. Cái đất nước này sẽ không trở thành một vùng hoang mạc. Ngày hồi sinh sắp tới. Trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay chúng ta hãy cùng thắp lại bình nhang trong lòng mình, chia sẻ với nhau niềm tin tưởng ngày phục sinh sắp tới.

Post Reply