Quán Vắng không Người ...3
Moderator: khieulong
Nguyễn Phú Trọng.....Ông Là Ai
KHÔNG LÝ DO GÌ ĐỂ NGUYỄN PHÚ TRỌNG Ở LẠI
Phe cánh Nguyến Phú Trọng mấy tháng qua đã sử dụng nhiều chân gỗ cò mồi thượng thặng kiểu Phan Diễn và 3 giáo sư Học viện Hồ Chí Minh … để vu cáo, bôi nhọ một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị của Đảng của các đồng chí ấy.
Nay lại xuất hiện thêm thượng tướng Võ Tiến Trung cầm loa rao: "Ban chấp hành TƯ giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng".
Ông này lập lờ đánh lận con đen làm cho dư luận tưởng vấn đề ông NPT tái nhiệm TBT đã chắc như đanh đóng cột. Thực ra đấy chỉ là chuyện của Hội nghị 14. Đại hội XII có thể sẽ không “kế thừa” những quyết định sai trái của Hội nghj 14.
Vì sao phải “Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa”? Kế thừa cái gì? Ai kế thừa ai? Vì sao phải kế thừa? Chủ trương đường lối chính sách vẫn là của Đảng, điều lệ Đảng vẫn như vậy, ai lên cũng cứ thế mà làm. Nếu có làm cái gì khác đi cũng phải do BCH TW, do BCT duyệt soát chứ.
So với tất cả 15 UV BCT đương nhiệm thì ông NPT là cái thá gì. Không từng tôi luyện qua chiến trường, không từng trải nghiệm cuộc sống, không từng thâm nhập các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, ông NPT được chế độ ưu đãi quá mức làm cho ông chỉ như một cậu ấm hiện đại làm nghề cạo giấy.
Những UVBCT trong độ tuổi như Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh, những UVTW như Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng … đều chẳng có gì kém hơn NPT, trong khi tuổi trẻ của họ còn cho họ sức khỏe và sự minh mẫn hơn hẳn NPT.
Bảo ông NPT phải ở lại để dìu dắt 3 trụ khác trong trều đình là sự khinh thị con người, thóa mạ vào trí tuệ của Đảng. Riêng cái tội suốt cả nhiệm ký không lo bồi dưỡng chuẩn bị được người kế nhiệm đã chứng tỏ sự non kém, sự vô trách nhiệm của ông ta đến mức nào. Ông ta phải biết lo xa chứ, 72 tuổi rồi, mặt đã bệch ra, ngộ nhỡ Trời gọi ông đi theo Cụ Rùa Hồ Gươm thì Đảng cũng phải đi theo ông sao?!
Người thường cũng biết ông Võ Tiến Trung đang lu loa vòi vĩnh cho NPT ở lại nhưng đoạn sau đây biểu lộ cái ngờ nghệch của ông: "Đồng thời có 4 đồng chí đặc biệt ở quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, Quốc Hội, mà vị trí đó chưa có người thay thế, thì ở lại. Còn lại tất cả các đồng chí TƯ quá tuổi, mà tôi rất khâm phục là có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi, đều xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ". Sao NPT không noi gương các đông chí ấy “xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ". Có phải ông Trung làm hại NPT bằng cách bêu riếu thói tham quyền cố vị, tố cáo tội tham nhũng quyền lực của NPT không?
Ông NPT ở lại để “giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng" ư?
Chưa bao giờ tình trạng mất đoàn kết trong ĐCSVN lại bộc lộ công khai một cách bệ rạc như trong nhiệm kỳ ông NPT làm TBT. Đến nỗi cùng trong BCT không đấu tranh thuyết phục nổi nhau đành phải lên tivi khóc lóc xụt xùi cho bàn dân thiên hạ “thưởng thức”
Ông NPT phải ở lại để “giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân” ư? Chỉ riêng câu nói “TBT Đảng phải là người Miền Bắc” đã như trái bom nguyên tử hủy hoại ghê gớm lòng tin vào mục tiêu xây dựng xã hôi dân chủ công bằng, vào chủ trương đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Kỳ thị Bắc Nam ngay trong cán bộ cao cấp của Đảng thì mong gì hòa giải hòa hợp giữa những người từng bên kia chiến tuyến!
Nếu còn trong độ tuổi ông NPT cũng cần ra đi, huống chi ông đã quá già so với tất cả các thủ lĩnh trên thế giới hiện nay. Trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều bài phê phán ông NPT, Nếu chỉ một phần những phê phán ấy là đúng thì không thể nghi ngờ những quy kết ông là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.
Có thể nhiều phê phán, quy kết được xem là thiếu cơ sở, nhưng những sai trái đến mức tội trạng sau đây là hoàn toàn có thật, có thể dẫn ra từ chính lời nói của ông, văn bản của ông, việc làm của ông:
- Tội cõng rắn cắn gà nhà. Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào chính thức mở đường cho công an Trung Quốc vào hoành hành ở Việt Nam . (Gần đây có dư luận ông còn cho người sang ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội nhắc lại lời cầu viện ấy lấy cớ là chuẩn bị chống khủng bố bảo vệ Đại hôi XII)
- Tội bán nước. Xác nhận với Tập Cận Bình rằng Việt Nam đồng ý giữ “nguyên trạng” Hoàng Sa và một phần Trường Sa là của Trung Quốc.
- Tội chống Đảng. Ký quyết định 244 phủ nhận Điều lệ ĐCSVN hiện hành
- Tội triệt phá lòng tin vào chủ trương Hòa giải Hòa hợp dân tộc bằng lời tuyên bố TBT Đảng phải là người Miền Bắc.
NPT không xứng làm một đảng viên bình thường, một công dân bình thường chứ đừng nói ở vị tri lãnh tụ tối cao của Đảng và Đất nước.
Rất có thể Hội nghị 14 đã mắc lừa những thủ đọan xáo trá của cái gọi là “tổ chức có bài bản”. Xin Đại hội XII hãy sáng suốt vượt qua những sai lầm ấy để tránh hiểm họa cho đất nước và nguy cơ sụp đổ nhanh chóng ĐCSVN
Hà Nội 24 tháng 01 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 314 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
KHÔNG LÝ DO GÌ ĐỂ NGUYỄN PHÚ TRỌNG Ở LẠI
Phe cánh Nguyến Phú Trọng mấy tháng qua đã sử dụng nhiều chân gỗ cò mồi thượng thặng kiểu Phan Diễn và 3 giáo sư Học viện Hồ Chí Minh … để vu cáo, bôi nhọ một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị của Đảng của các đồng chí ấy.
Nay lại xuất hiện thêm thượng tướng Võ Tiến Trung cầm loa rao: "Ban chấp hành TƯ giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa, giữ vững ổn định chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng".
Ông này lập lờ đánh lận con đen làm cho dư luận tưởng vấn đề ông NPT tái nhiệm TBT đã chắc như đanh đóng cột. Thực ra đấy chỉ là chuyện của Hội nghị 14. Đại hội XII có thể sẽ không “kế thừa” những quyết định sai trái của Hội nghj 14.
Vì sao phải “Nguyễn Phú Trọng, ở lại để mang tính chất kế thừa”? Kế thừa cái gì? Ai kế thừa ai? Vì sao phải kế thừa? Chủ trương đường lối chính sách vẫn là của Đảng, điều lệ Đảng vẫn như vậy, ai lên cũng cứ thế mà làm. Nếu có làm cái gì khác đi cũng phải do BCH TW, do BCT duyệt soát chứ.
So với tất cả 15 UV BCT đương nhiệm thì ông NPT là cái thá gì. Không từng tôi luyện qua chiến trường, không từng trải nghiệm cuộc sống, không từng thâm nhập các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, ông NPT được chế độ ưu đãi quá mức làm cho ông chỉ như một cậu ấm hiện đại làm nghề cạo giấy.
Những UVBCT trong độ tuổi như Nguyễn Thiện Nhân, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đam, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh, những UVTW như Bùi Quang Vinh, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng … đều chẳng có gì kém hơn NPT, trong khi tuổi trẻ của họ còn cho họ sức khỏe và sự minh mẫn hơn hẳn NPT.
Bảo ông NPT phải ở lại để dìu dắt 3 trụ khác trong trều đình là sự khinh thị con người, thóa mạ vào trí tuệ của Đảng. Riêng cái tội suốt cả nhiệm ký không lo bồi dưỡng chuẩn bị được người kế nhiệm đã chứng tỏ sự non kém, sự vô trách nhiệm của ông ta đến mức nào. Ông ta phải biết lo xa chứ, 72 tuổi rồi, mặt đã bệch ra, ngộ nhỡ Trời gọi ông đi theo Cụ Rùa Hồ Gươm thì Đảng cũng phải đi theo ông sao?!
Người thường cũng biết ông Võ Tiến Trung đang lu loa vòi vĩnh cho NPT ở lại nhưng đoạn sau đây biểu lộ cái ngờ nghệch của ông: "Đồng thời có 4 đồng chí đặc biệt ở quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, Quốc Hội, mà vị trí đó chưa có người thay thế, thì ở lại. Còn lại tất cả các đồng chí TƯ quá tuổi, mà tôi rất khâm phục là có đồng chí ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi, đều xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ". Sao NPT không noi gương các đông chí ấy “xung phong rút ra khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ". Có phải ông Trung làm hại NPT bằng cách bêu riếu thói tham quyền cố vị, tố cáo tội tham nhũng quyền lực của NPT không?
Ông NPT ở lại để “giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân và đặc biệt là giữ đoàn kết thống nhất trong Đảng" ư?
Chưa bao giờ tình trạng mất đoàn kết trong ĐCSVN lại bộc lộ công khai một cách bệ rạc như trong nhiệm kỳ ông NPT làm TBT. Đến nỗi cùng trong BCT không đấu tranh thuyết phục nổi nhau đành phải lên tivi khóc lóc xụt xùi cho bàn dân thiên hạ “thưởng thức”
Ông NPT phải ở lại để “giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân” ư? Chỉ riêng câu nói “TBT Đảng phải là người Miền Bắc” đã như trái bom nguyên tử hủy hoại ghê gớm lòng tin vào mục tiêu xây dựng xã hôi dân chủ công bằng, vào chủ trương đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Kỳ thị Bắc Nam ngay trong cán bộ cao cấp của Đảng thì mong gì hòa giải hòa hợp giữa những người từng bên kia chiến tuyến!
Nếu còn trong độ tuổi ông NPT cũng cần ra đi, huống chi ông đã quá già so với tất cả các thủ lĩnh trên thế giới hiện nay. Trên các trang mạng xã hội đã có rất nhiều bài phê phán ông NPT, Nếu chỉ một phần những phê phán ấy là đúng thì không thể nghi ngờ những quy kết ông là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.
Có thể nhiều phê phán, quy kết được xem là thiếu cơ sở, nhưng những sai trái đến mức tội trạng sau đây là hoàn toàn có thật, có thể dẫn ra từ chính lời nói của ông, văn bản của ông, việc làm của ông:
- Tội cõng rắn cắn gà nhà. Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào chính thức mở đường cho công an Trung Quốc vào hoành hành ở Việt Nam . (Gần đây có dư luận ông còn cho người sang ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội nhắc lại lời cầu viện ấy lấy cớ là chuẩn bị chống khủng bố bảo vệ Đại hôi XII)
- Tội bán nước. Xác nhận với Tập Cận Bình rằng Việt Nam đồng ý giữ “nguyên trạng” Hoàng Sa và một phần Trường Sa là của Trung Quốc.
- Tội chống Đảng. Ký quyết định 244 phủ nhận Điều lệ ĐCSVN hiện hành
- Tội triệt phá lòng tin vào chủ trương Hòa giải Hòa hợp dân tộc bằng lời tuyên bố TBT Đảng phải là người Miền Bắc.
NPT không xứng làm một đảng viên bình thường, một công dân bình thường chứ đừng nói ở vị tri lãnh tụ tối cao của Đảng và Đất nước.
Rất có thể Hội nghị 14 đã mắc lừa những thủ đọan xáo trá của cái gọi là “tổ chức có bài bản”. Xin Đại hội XII hãy sáng suốt vượt qua những sai lầm ấy để tránh hiểm họa cho đất nước và nguy cơ sụp đổ nhanh chóng ĐCSVN
Hà Nội 24 tháng 01 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 314 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
Khi lòng yêu nước bị từ khước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh trước Đại hội đảng 12, ngày 20/1/2016
Nguyẽn Hưng Quôc Suốt mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước cũng như trên facebook để tìm tòi các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi hội nghị 14 và bây giờ thì chờ diễn tiến của đại hội được chính thức khai mạc vào ngày 21 tháng 1.
Mà hình như không phải chỉ có tôi. Trên facebook, tôi bắt gặp cả hàng trăm người cũng có sự tò mò tương tự. Có người cho ông Nguyễn Phú Trọng được tái ửng cử; người khác lại bảo không phải: người được đề nghị ra tranh cử chức tổng bí thư đảng sắp tới là ông Nguyễn Tấn Dũng. Rồi người ta xôn xao bình luận về người được cho là tân tổng bí thư ấy: người thì khen, kẻ thì chê. Ầm ĩ. Tôi đoán là không có ai thực sự biết chính xác những gì đã diễn ra trong hai kỳ hội nghị cuối cùng vừa qua. Người ta bàn luận không phải dựa trên sự kiện mà chủ yếu dựa trên những gì người ta tưởng tượng và mong ước.
Điều thú vị là hầu như ai cũng biết dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư, tình hình chính trị Việt Nam cũng không có gì thay đổi. Với ông Nguyễn Phú Trọng, không có gì thay đổi đã đành: Ông đã nắm giữ chức tổng bí thư từ đại hội khoá 11, năm 2011; trong suốt năm năm ấy, ông không đưa ra được một chính sách nào mới cả. Thêm năm năm nữa thì cũng vậy. Với Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là thân Mỹ, người ta hy vọng ông sẽ cương quyết hơn trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng hy vọng ấy chỉ là một ảo vọng. Thứ nhất, chuyện ai thân Mỹ và ai thân Trung Quốc trong Bộ chính trị vẫn là một bí mật. Trừ một vài câu tuyên bố mị dân, không ai biết chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ hơn Nguyễn Phú Trọng. Đó là chưa kể Nguyễn Tấn Dũng bị mang tai tiếng rất nhiều về việc tham nhũng và gắn liền với các “nhóm lợi ích”: Với ông, tư lợi không chừng còn quan trọng hơn cả tương lai của đất nước. Thứ hai là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thường có tính chất tập thể. Mọi chính sách quan trọng đều phải thông qua Bộ chính trị gồm 16 người. Không phải cứ tổng bí thư là muốn làm gì thì làm. Thời của những tổng bí thư “mạnh” và chuyên quyền như Lê Duẩn đã qua rồi.
Biết vậy, hầu như ai cũng biết vậy, nhưng người ta, trong đó có tôi, vẫn cứ tò mò theo dõi từng động tĩnh mơ hồ trước đại hội và vẫn cứ tưởng tượng cũng như mong đợi sẽ có một thay đổi nào đó trong vận mệnh của đất nước.
Tôi cho đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
Lâu nay, chúng ta vẫn nói nhiều đến lòng yêu nước. Nhưng thế nào là yêu nước? Tôi cho trong cái gọi là lòng yêu nước có ba biểu hiện chính: Một là cảm thấy mình là một thành viên không tách rời của cả cộng đồng dân tộc; hai là quan tâm đến những sự thay đổi dù nhỏ dù lớn của cộng đồng ấy; và ba, sẵn sàng hy sinh, nếu cần, để bảo vệ dân tộc. Biểu hiện thứ ba chỉ xảy ra trong những trường hợp hoạ hoằn khi đất nước lâm vào chiến tranh. Hai biểu hiện đầu phổ biến và dễ thấy hơn, ngay cả trong các cộng đồng lưu vong đang sống ở hải ngoại: Dù ở đâu và làm gì, người ta cũng đau đáu hướng về đất nước, vui với những thành công và thắng lợi của đất nước, buồn trước những thất bại và những sự khốn cùng của đất nước, và phập phồng lo lắng khi đất nước đối diện với những thử thách và nguy hiểm. Lúc nào người ta cũng thấy mình là một phần tử trong cái khối đất nước mênh mông và cực kỳ đa dạng ấy.
Chính vì vậy, tôi xem những lời bàn luận sôi nổi của người Việt trên các trang mạng xã hội trong mấy tuần vừa qua về các diễn biến chung quanh đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản, dù thuộc bất cứ khuynh hướng nào, với bất cứ thái độ nào, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Không yêu, người ta không có sự quan tâm như thế. Không yêu, người ta không có những sự tưởng tượng và mong đợi về một sự thay đổi trong cục diện chính trị Việt Nam như thế.
Nhưng chính quyền Việt Nam đã làm gì trước những tình cảm yêu nước nồng nhiệt như thế?
Họ hoàn toàn im lặng. Trên báo chí chính thống trong nước suốt mấy tuần vừa qua, người ta loan tin rất nhiều về hội nghị 13 và 14 cũng như những công việc chuẩn bị cho đại hội thứ 12, nhưng người ta tuyệt đối không hề tiết lộ bất cứ một chi tiết nào liên quan đến tình hình nhân sự trong bộ máy lãnh đạo trong tương lai. Người ta nói đến những nguyên tắc lựa chọn lãnh đạo; người ta khoe đã bỏ phiếu đến hai lần để chọn ra những người lãnh đạo cao cấp nhất cho cả nước; người ta tuyên bố là những việc lựa chọn ấy rất dân chủ, từng lá phiếu được tôn trọng, nhưng người ta lại giấu nhẹm điều quan trọng nhất: những người được lựa chọn để bầu cho những chức danh cao nhất trong dàn lãnh đạo ấy là những ai?
Việc giấu nhẹm tình hình chọn lựa nhân sự cho đại hội đảng ấy chứng tỏ hai điều:
Thứ nhất, người ta tự thú là họ hoàn toàn đi ngược lại mọi nguyên tắc của dân chủ. Việt Nam hay tự xưng là nước dân chủ, thậm chí, có người còn cho dân chủ tại Việt Nam còn cao gấp vạn lần hơn các nền dân chủ ở Tây phương. Nhưng dân chủ không phải là những khẩu hiện của dân, do dân và vì dân chung chung. Chính trị, tự bản chất, là quan hệ quyền lực. Điều khác nhau căn bản giữa độc tài và dân chủ là dưới chế độ dân chủ, quyền lực được/bị kiểm soát còn dưới chế độ độc tài thì không. Để được kiểm soát, chính quyền cần có ít nhất hai yếu tố: minh bạch (transparency) và khả kiểm (accountability). Hai yếu tố ấy chỉ thành hiện thực với hai điều kiện: dân chúng được quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Có thể nói, với việc giấu giếm các chọn lựa về nhân sự trong các cuộc hội nghị chuẩn bị cho đại hội, người ta tự từ khước tính chất dân chủ mà người ta vẫn ồn ào tuyên truyền.
Thứ hai, người ta coi dân chúng là những người ngoại cuộc. Tất cả các sự dàn xếp về nhân sự chỉ liên quan đến 175 uỷ viên Ban chấp hành trung ương đảng. Dân chúng không cần biết và không đáng để được biết. Có thể nói nếu sự tò mò và quan tâm của dân chúng đối với việc chuẩn bị nhân sự cho dàn lãnh đạo quốc gia, như đã phân tích ở trên, là biểu hiện của lòng yêu nước, việc giấu nhẹm kết quả bàn thảo trong nội bộ Ban chấp hành trung ương đảng là một sự từ khước đối với lòng yêu nước ấy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vòng hoa tại lăng Hồ Chí Minh trước Đại hội đảng 12, ngày 20/1/2016
Nguyẽn Hưng Quôc Suốt mấy tuần vừa qua, hầu như ngày nào tôi cũng vào các trang báo mạng trong nước cũng như trên facebook để tìm tòi các tin tức liên quan đến đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam. Hết theo dõi hội nghị 13 lại theo dõi hội nghị 14 và bây giờ thì chờ diễn tiến của đại hội được chính thức khai mạc vào ngày 21 tháng 1.
Mà hình như không phải chỉ có tôi. Trên facebook, tôi bắt gặp cả hàng trăm người cũng có sự tò mò tương tự. Có người cho ông Nguyễn Phú Trọng được tái ửng cử; người khác lại bảo không phải: người được đề nghị ra tranh cử chức tổng bí thư đảng sắp tới là ông Nguyễn Tấn Dũng. Rồi người ta xôn xao bình luận về người được cho là tân tổng bí thư ấy: người thì khen, kẻ thì chê. Ầm ĩ. Tôi đoán là không có ai thực sự biết chính xác những gì đã diễn ra trong hai kỳ hội nghị cuối cùng vừa qua. Người ta bàn luận không phải dựa trên sự kiện mà chủ yếu dựa trên những gì người ta tưởng tượng và mong ước.
Điều thú vị là hầu như ai cũng biết dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm tổng bí thư, tình hình chính trị Việt Nam cũng không có gì thay đổi. Với ông Nguyễn Phú Trọng, không có gì thay đổi đã đành: Ông đã nắm giữ chức tổng bí thư từ đại hội khoá 11, năm 2011; trong suốt năm năm ấy, ông không đưa ra được một chính sách nào mới cả. Thêm năm năm nữa thì cũng vậy. Với Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là thân Mỹ, người ta hy vọng ông sẽ cương quyết hơn trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng hy vọng ấy chỉ là một ảo vọng. Thứ nhất, chuyện ai thân Mỹ và ai thân Trung Quốc trong Bộ chính trị vẫn là một bí mật. Trừ một vài câu tuyên bố mị dân, không ai biết chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng thân Mỹ hơn Nguyễn Phú Trọng. Đó là chưa kể Nguyễn Tấn Dũng bị mang tai tiếng rất nhiều về việc tham nhũng và gắn liền với các “nhóm lợi ích”: Với ông, tư lợi không chừng còn quan trọng hơn cả tương lai của đất nước. Thứ hai là sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thường có tính chất tập thể. Mọi chính sách quan trọng đều phải thông qua Bộ chính trị gồm 16 người. Không phải cứ tổng bí thư là muốn làm gì thì làm. Thời của những tổng bí thư “mạnh” và chuyên quyền như Lê Duẩn đã qua rồi.
Biết vậy, hầu như ai cũng biết vậy, nhưng người ta, trong đó có tôi, vẫn cứ tò mò theo dõi từng động tĩnh mơ hồ trước đại hội và vẫn cứ tưởng tượng cũng như mong đợi sẽ có một thay đổi nào đó trong vận mệnh của đất nước.
Tôi cho đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
Lâu nay, chúng ta vẫn nói nhiều đến lòng yêu nước. Nhưng thế nào là yêu nước? Tôi cho trong cái gọi là lòng yêu nước có ba biểu hiện chính: Một là cảm thấy mình là một thành viên không tách rời của cả cộng đồng dân tộc; hai là quan tâm đến những sự thay đổi dù nhỏ dù lớn của cộng đồng ấy; và ba, sẵn sàng hy sinh, nếu cần, để bảo vệ dân tộc. Biểu hiện thứ ba chỉ xảy ra trong những trường hợp hoạ hoằn khi đất nước lâm vào chiến tranh. Hai biểu hiện đầu phổ biến và dễ thấy hơn, ngay cả trong các cộng đồng lưu vong đang sống ở hải ngoại: Dù ở đâu và làm gì, người ta cũng đau đáu hướng về đất nước, vui với những thành công và thắng lợi của đất nước, buồn trước những thất bại và những sự khốn cùng của đất nước, và phập phồng lo lắng khi đất nước đối diện với những thử thách và nguy hiểm. Lúc nào người ta cũng thấy mình là một phần tử trong cái khối đất nước mênh mông và cực kỳ đa dạng ấy.
Chính vì vậy, tôi xem những lời bàn luận sôi nổi của người Việt trên các trang mạng xã hội trong mấy tuần vừa qua về các diễn biến chung quanh đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản, dù thuộc bất cứ khuynh hướng nào, với bất cứ thái độ nào, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Không yêu, người ta không có sự quan tâm như thế. Không yêu, người ta không có những sự tưởng tượng và mong đợi về một sự thay đổi trong cục diện chính trị Việt Nam như thế.
Nhưng chính quyền Việt Nam đã làm gì trước những tình cảm yêu nước nồng nhiệt như thế?
Họ hoàn toàn im lặng. Trên báo chí chính thống trong nước suốt mấy tuần vừa qua, người ta loan tin rất nhiều về hội nghị 13 và 14 cũng như những công việc chuẩn bị cho đại hội thứ 12, nhưng người ta tuyệt đối không hề tiết lộ bất cứ một chi tiết nào liên quan đến tình hình nhân sự trong bộ máy lãnh đạo trong tương lai. Người ta nói đến những nguyên tắc lựa chọn lãnh đạo; người ta khoe đã bỏ phiếu đến hai lần để chọn ra những người lãnh đạo cao cấp nhất cho cả nước; người ta tuyên bố là những việc lựa chọn ấy rất dân chủ, từng lá phiếu được tôn trọng, nhưng người ta lại giấu nhẹm điều quan trọng nhất: những người được lựa chọn để bầu cho những chức danh cao nhất trong dàn lãnh đạo ấy là những ai?
Việc giấu nhẹm tình hình chọn lựa nhân sự cho đại hội đảng ấy chứng tỏ hai điều:
Thứ nhất, người ta tự thú là họ hoàn toàn đi ngược lại mọi nguyên tắc của dân chủ. Việt Nam hay tự xưng là nước dân chủ, thậm chí, có người còn cho dân chủ tại Việt Nam còn cao gấp vạn lần hơn các nền dân chủ ở Tây phương. Nhưng dân chủ không phải là những khẩu hiện của dân, do dân và vì dân chung chung. Chính trị, tự bản chất, là quan hệ quyền lực. Điều khác nhau căn bản giữa độc tài và dân chủ là dưới chế độ dân chủ, quyền lực được/bị kiểm soát còn dưới chế độ độc tài thì không. Để được kiểm soát, chính quyền cần có ít nhất hai yếu tố: minh bạch (transparency) và khả kiểm (accountability). Hai yếu tố ấy chỉ thành hiện thực với hai điều kiện: dân chúng được quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Có thể nói, với việc giấu giếm các chọn lựa về nhân sự trong các cuộc hội nghị chuẩn bị cho đại hội, người ta tự từ khước tính chất dân chủ mà người ta vẫn ồn ào tuyên truyền.
Thứ hai, người ta coi dân chúng là những người ngoại cuộc. Tất cả các sự dàn xếp về nhân sự chỉ liên quan đến 175 uỷ viên Ban chấp hành trung ương đảng. Dân chúng không cần biết và không đáng để được biết. Có thể nói nếu sự tò mò và quan tâm của dân chúng đối với việc chuẩn bị nhân sự cho dàn lãnh đạo quốc gia, như đã phân tích ở trên, là biểu hiện của lòng yêu nước, việc giấu nhẹm kết quả bàn thảo trong nội bộ Ban chấp hành trung ương đảng là một sự từ khước đối với lòng yêu nước ấy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Hưng Quốc
Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Thủ tướng xin rút để dồn tín nhiệm cho Tổng Bí thư Ủy viên Trung ương khóa XI Vũ Trọng Kim cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhân sự khác của Bộ Chính trị đã tự nguyện xin thôi làm ứng cử viên để dồn sự tín nhiệm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 24-1, trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Đại hội XII), ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết nhân sự dự kiến của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII được chuẩn bị kỹ ở 3 hội nghị Trung ương, đặc biệt Hội nghị Trung ương 14 vào đầu tháng 1-2016 chuẩn bị cho 4 vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Theo ông Vũ Trọng Kim, trong Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ theo báo cáo và thảo luận từng trường hợp một.
“Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị tín nhiệm 100%. Có một số đồng chí khác được giới thiệu vào vị trí Tổng Bí thư đã tự rút để dồn sự tín nhiệm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” - ông Kim nói.
Ông Vũ Trọng Kim cho biết khi phát biểu tại Hội nghị Trung ương 14 ông đã hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác của Bộ Chính trị đã tự nguyện xin thôi làm ứng cử viên để dồn sự tín nhiệm cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
“Đó là trách nhiệm, tâm huyết và chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay” - ông Kim nêu rõ.
Ông Vũ Trọng Kim cho biết khi ra hội nghị Trung ương đã có giới thiệu 5 nhân sự vào vị trí Tổng Bí thư và đã qua 3 lần bỏ phiếu.
Thứ nhất, là chọn phương án nào trong 3 phương án: Giữ một vị trí Tổng Bí thư; giữ 2 vị trí Tổng Bí thư và Chủ tịch nước và giữ cả 3 vị trí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Và Trung ương đã bỏ phiếu chọn phương án 1.
Lần thứ 2, là với các nhân sự được đề cử chức danh chủ chốt thì đưa ra Trung ương cho ý kiến xem đồng chí nào nên ở lại và các đồng chí được giới thiệu đã khẳng định không ở lại.
Lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI biểu quyết riêng việc giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra Đại hội XII bầu vào vị trí Tổng Bí thư với đa số phiếu.
Theo ông Vũ Trọng Kim, công tác nhân sự chủ chốt làm như vậy là rất kỹ, cho đến khi không còn ý kiến gì khác nữa và cách làm thể hiện dân chủ trong Trung ương rất cao.
“Tôi tham gia 14 lần kiểm phiếu tại hội nghị Trung ương cho các chức danh đó. Đầu tiên thống nhất phương án, sau đó đi vào nhân sự và đề cử xong rồi bớt ra, thêm vào ở vị trí chủ chốt thì các đồng chí chủ chốt đều cao” - ông Kim cho biết.
Ông Vũ Trọng Kim bày tỏ tin tưởng các đại biểu tham dự Đại hội XII ủng hộ sự chuẩn bị kỹ về công tác nhân sự, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ.
“Khi dân chủ, cởi mở, thoải mái bằng lá phiếu quyết định rồi thì sự thống nhất và đoàn kết trong Đảng rất cao.
Bên ngoài có nói thế này thế kia thì đó là luận điệu của kẻ xấu hoặc những người không có đủ thông tin. Còn vào tổ chức Đảng, tôi rất tin tưởng các đại biểu là những người được đảng viên cả nước tin tưởng gửi gắm” - ông Kim nói.
Hậu Nguyễn Tấn Dũng
Người Buôn Gió
25-1-2016 Thông tin Nguyễn Tấn Dũng làm đơn xin nghỉ, được đại hội chấp nhận gây bất ngờ cho nhiều người. Nhưng trong nền chính trị ở Việt Nam, không phải cứ rời khỏi chính trường là không còn là cái gì cả. Trường hợp Nông Đức Mạnh là trường hợp đặc biệt duy nhất khi về hưu không còn chút ảnh hưởng gì.
Có rất nhiều trường hợp dù rời khỏi chính trường nhưng ảnh hưởng rất lớn, có thể thua keo này nhưng từ hậu trường có những chiêu thức để hạ bệ được đối thủ đang trên chính trường.
Trường hợp Lê Đức Anh , Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt là nỗi ám ảnh cho các quan chức lãnh đạo cao cấp của Cộng Sản dài đến 10 năm. Nhiều nguyên thủ quốc gia các nước khi đến Việt Nam làm việc, họ đều hiểu điều đó, có những nguyên thủ xin gặp các nguyên thủ về hưu để hỏi ý kiến.
Nguyễn Tấn Dũng có thể rời khỏi chính trường, nhưng ảnh hưởng của ông không phải dễ dàng gì ngày một ngày hai là hết. Nhất là ông từng tung hoành gần 20 năm trong Bộ Chính Trị và ông phải rời cuộc chơi trong một tư thế ngẩng cao đầu.
Các đối thủ của ông liên kết với nhau và dùng đến tiểu xảo áp đặt một cuộc chơi đây bất công. Chỉ có cách phá cuộc chơi ấy bằng một cuộc binh biến, nhưng ông Dũng đã không làm. Ông chấp nhận luật chơi của đối thủ và rời cuộc bằng số phiếu ủng hộ đáng tự hào nhất cho người rời cuộc chơi.
Nói một cách khác ông Dũng còn rất nhiều vốn liếng để lại chính trường, đó là uy tín của ông với quốc tế, những trợ thủ của ông và đông đảo người dân muốn ông làm lãnh tụ. Đấy là nhiều nguyên thủ về hưu có ảnh hưởng trước kia cũng không có được bằng ông.
5 năm tới, dàn lãnh đạo ĐCSVN sẽ phải đối chọi với rất nhiều khó khăn, bức xúc của dân chúng dâng cao, kinh tế lụi bại. Cả bốn gương mặt tứ trụ đều không có ảnh hưởng và kinh nghiệm gì trên quan hệ quốc tế cũng như kinh tế đối ngoại. Đặc điểm của 3 trong 4 nhận vật này, nổi bật nhất là tài cai trị xã hội theo đường lối độc đoán của ý thức CNXH.
Trong dự thảo mà lớp lãnh đạo mới đưa ra, đặt nặng vấn đề xây dựng Đảng, bảo vệ chế độ CNXH, kiên định lý thuyết Mác Lê và duy trì kinh tế định hướng XHCN.
Một sự tan hoang ở phía trước đang chờ họ. Món nợ nước ngoài lên đến hàng trăm tỷ usd, lãi ròng mỗi năm đến gần 2 tỷ usd. Cộng với sự phẫn uất của người dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào vì các vấn đề giao thông, giáo dục, y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những bức xúc này có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Đường lối và nhân sự lãnh đạo ĐCSVN khoá 12 chỉ đối phó được với những cuộc biểu tình đòi dân chủ, tự do tôn giáo, chủ quyền. Nhưng khó lòng mà đối phó được sự bùng nổ từ những quyền lợi sát sườn của người dân bị ảnh hưởng khắp nơi trên đất nước.
Trong bối cảnh tương lai xã hội be bét như thế. Với ảnh hưởng của mình và những vốn liếng còn lại trong chính trường, Nguyễn Tấn Dũng có thể trở lại chính trường bất kỳ lúc nào trên cương vị không phải là một người cộng sản.
Đó là khả năng ông có thể làm được, còn ông có làm hay không thì lại là câu chuyện khác.
Phía trước là những đống bùn lầy, cỗ xe của Nguyễn Phú Trọng vừa sắm chắc chắn cho sự tồn tại của chế độ, nhưng lại quá nặng nề để đi bắt nhịp cùng thế giới văn minh về kinh tế, văn hoá, ngoại giao.
Với cỗ xe ấy và những nhân sự ấy, tốt nhất là nên đóng cửa, bế quan toả cảng, nó chỉ phù hợp với thời kinh tế bao cấp, duy y chí. Thật thích hợp với điều đó, khi mà một ông công an chuyên ngành trấn áp nhảy phắt lên làm chủ tịch nước, một ông cạo bàn giấy ở văn phòng nhảy lên làm thủ tướng, một ông già giáo điều luôn miệng niệm chủ nghĩa Mác Lê làm TBT.
Sau thời kỳ của Lê Duẩn, chưa bao giờ trong nhân sự Tam Đầu Chế lại thảm hại như vậy.
Người Buôn Gió
25-1-2016 Thông tin Nguyễn Tấn Dũng làm đơn xin nghỉ, được đại hội chấp nhận gây bất ngờ cho nhiều người. Nhưng trong nền chính trị ở Việt Nam, không phải cứ rời khỏi chính trường là không còn là cái gì cả. Trường hợp Nông Đức Mạnh là trường hợp đặc biệt duy nhất khi về hưu không còn chút ảnh hưởng gì.
Có rất nhiều trường hợp dù rời khỏi chính trường nhưng ảnh hưởng rất lớn, có thể thua keo này nhưng từ hậu trường có những chiêu thức để hạ bệ được đối thủ đang trên chính trường.
Trường hợp Lê Đức Anh , Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt là nỗi ám ảnh cho các quan chức lãnh đạo cao cấp của Cộng Sản dài đến 10 năm. Nhiều nguyên thủ quốc gia các nước khi đến Việt Nam làm việc, họ đều hiểu điều đó, có những nguyên thủ xin gặp các nguyên thủ về hưu để hỏi ý kiến.
Nguyễn Tấn Dũng có thể rời khỏi chính trường, nhưng ảnh hưởng của ông không phải dễ dàng gì ngày một ngày hai là hết. Nhất là ông từng tung hoành gần 20 năm trong Bộ Chính Trị và ông phải rời cuộc chơi trong một tư thế ngẩng cao đầu.
Các đối thủ của ông liên kết với nhau và dùng đến tiểu xảo áp đặt một cuộc chơi đây bất công. Chỉ có cách phá cuộc chơi ấy bằng một cuộc binh biến, nhưng ông Dũng đã không làm. Ông chấp nhận luật chơi của đối thủ và rời cuộc bằng số phiếu ủng hộ đáng tự hào nhất cho người rời cuộc chơi.
Nói một cách khác ông Dũng còn rất nhiều vốn liếng để lại chính trường, đó là uy tín của ông với quốc tế, những trợ thủ của ông và đông đảo người dân muốn ông làm lãnh tụ. Đấy là nhiều nguyên thủ về hưu có ảnh hưởng trước kia cũng không có được bằng ông.
5 năm tới, dàn lãnh đạo ĐCSVN sẽ phải đối chọi với rất nhiều khó khăn, bức xúc của dân chúng dâng cao, kinh tế lụi bại. Cả bốn gương mặt tứ trụ đều không có ảnh hưởng và kinh nghiệm gì trên quan hệ quốc tế cũng như kinh tế đối ngoại. Đặc điểm của 3 trong 4 nhận vật này, nổi bật nhất là tài cai trị xã hội theo đường lối độc đoán của ý thức CNXH.
Trong dự thảo mà lớp lãnh đạo mới đưa ra, đặt nặng vấn đề xây dựng Đảng, bảo vệ chế độ CNXH, kiên định lý thuyết Mác Lê và duy trì kinh tế định hướng XHCN.
Một sự tan hoang ở phía trước đang chờ họ. Món nợ nước ngoài lên đến hàng trăm tỷ usd, lãi ròng mỗi năm đến gần 2 tỷ usd. Cộng với sự phẫn uất của người dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào vì các vấn đề giao thông, giáo dục, y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm. Những bức xúc này có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Đường lối và nhân sự lãnh đạo ĐCSVN khoá 12 chỉ đối phó được với những cuộc biểu tình đòi dân chủ, tự do tôn giáo, chủ quyền. Nhưng khó lòng mà đối phó được sự bùng nổ từ những quyền lợi sát sườn của người dân bị ảnh hưởng khắp nơi trên đất nước.
Trong bối cảnh tương lai xã hội be bét như thế. Với ảnh hưởng của mình và những vốn liếng còn lại trong chính trường, Nguyễn Tấn Dũng có thể trở lại chính trường bất kỳ lúc nào trên cương vị không phải là một người cộng sản.
Đó là khả năng ông có thể làm được, còn ông có làm hay không thì lại là câu chuyện khác.
Phía trước là những đống bùn lầy, cỗ xe của Nguyễn Phú Trọng vừa sắm chắc chắn cho sự tồn tại của chế độ, nhưng lại quá nặng nề để đi bắt nhịp cùng thế giới văn minh về kinh tế, văn hoá, ngoại giao.
Với cỗ xe ấy và những nhân sự ấy, tốt nhất là nên đóng cửa, bế quan toả cảng, nó chỉ phù hợp với thời kinh tế bao cấp, duy y chí. Thật thích hợp với điều đó, khi mà một ông công an chuyên ngành trấn áp nhảy phắt lên làm chủ tịch nước, một ông cạo bàn giấy ở văn phòng nhảy lên làm thủ tướng, một ông già giáo điều luôn miệng niệm chủ nghĩa Mác Lê làm TBT.
Sau thời kỳ của Lê Duẩn, chưa bao giờ trong nhân sự Tam Đầu Chế lại thảm hại như vậy.
Sinonization of Vietnam
Nguyễn Văn Tuấn Chắc các bạn không tìm ra nghĩa của chữ trên đâu, vì tôi mới nghĩ ra ngày hôm qua. Tối qua, nhân dịp đi thăm nhà của một anh bạn, rồi trên đường về khách sạn, thấy những trang trí đèn néon trên con đường dẫn vào Dinh Thống Nhất, tôi thấy hình như có một sự "Tàu hoá" Việt Nam đang diễn ra, và tôi gọi đó là "sinonization".
Thật vậy, nếu có dịp ghé qua Bắc Kinh hay một thành phố lớn của China vào dịp gần cuối năm, các bạn sẽ thấy các con đường chính được trang trí rất màu mè và dùng nhiều đèn. Họ dùng đèn néon để kết thành từng cụm theo hình dạng bông hoa. Đi trên những con đường như thế làm cho người ta có cảm giác nhộn nhịp, rộn ràng, và phố thị. (Nhưng khi ánh đèn tắt thì con đường quay về cái trạng thái bẩn thỉu của nó.) Người dễ tính thì thấy hay hay, vui mắt, và có dịp chụp hình. Người nghiêm khắc thì xem đó là một kiểu phô trương mang tính phường tuồng, một kiểu phí tiền thuế của dân.
Ấy thế mà tôi lại thấy những hoa văn đèn đó ngay tại đất nước này! Những con đường chính ở Sài Gòn được trang trí gần như y chang hoa văn của Tàu. Rất có thể người trang trí mua đèn hoa văn của Tàu và treo trên đường phố, chứ họ không sản xuất ra hay sáng tạo ra mô hình cho VN.
Cái cách bắt chước đó có tác hại trong cái nhìn của người nước ngoài. Tác hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Thử tưởng tượng một du khách mới bay từ Tàu sang Sài Gòn và nhìn thấy những con đường với trang trí như thế, họ chắc nghĩ rằng Sài Gòn là thành phố của Tàu? Nếu không nghĩ thế, họ sẽ nghĩ đất nước này là một phiên bản nhỏ của Tàu. Nếu không nghĩ là phiên bản, thì có lẽ họ nghĩ người Việt chẳng sáng tạo gì, mà chỉ sao chép nguyên bản từ Tàu. Nói chung, sự rập khuông Tàu không giúp chúng ta tốt hơn trong cái nhìn của người nước ngoài.
Thật ra, những gì tôi quan sát trên con đường Sài Gòn chỉ là chuyện nhỏ; chuyện lớn hơn và bao quát hơn về hiện tượng sinonization Việt Nam. Chúng ta đã nghe và biết những doanh nghiệp Tàu thao túng kĩ nghệ xây dựng ở VN như thế nào. Mới đây nhất là người Tàu đến các thành phố VN, lập doanh nghiệp và có những hình thức "tự chủ" ngay trên đất nước VN (như ở Vũng Áng), hay thậm chí không bán hàng cho người Việt (như ở Đà Nẵng). Họ thích trương bảng hiệu tiếng Hoa như là một phát biểu ai là chủ của vùng đất này. Tôi xem đó là những hình thức Tàu hoá Việt Nam.
Nhìn chung và xa hơn thì tình hình sinonization VN rất đáng ngại. Quá trình sinonization này bắt đầu lâu lắm rồi, từ cái ngày chủ nghĩa Mao thâm nhập vào chính trường VN. Những gì xảy ra trong thời gian gần đây cộng với sự trỗi dậy của Tàu chỉ tô đậm thêm quá trình sinonization ở đất nước chúng ta mà thôi. Vấn đề là mỗi chúng ta phải làm gì hay khoanh tay đứng nhìn hiện tượng này xảy ra. Tôi nghĩ là chúng ta nên bắt đầu từ việc cá nhân nhất là giảm thiểu sự lệ thuộc vào China, và khi nhiều người như thế thì tất nhiên sẽ giúp cho VN thoát khỏi tình trạng "sinonization" như hiện nay.

đường Lê Duẩn đoạn trước Dinh Thống Nhất đến Thảo Cầm Viên

Đường Phạm Ngọc Thạch
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au
Nguyễn Văn Tuấn Chắc các bạn không tìm ra nghĩa của chữ trên đâu, vì tôi mới nghĩ ra ngày hôm qua. Tối qua, nhân dịp đi thăm nhà của một anh bạn, rồi trên đường về khách sạn, thấy những trang trí đèn néon trên con đường dẫn vào Dinh Thống Nhất, tôi thấy hình như có một sự "Tàu hoá" Việt Nam đang diễn ra, và tôi gọi đó là "sinonization".
Thật vậy, nếu có dịp ghé qua Bắc Kinh hay một thành phố lớn của China vào dịp gần cuối năm, các bạn sẽ thấy các con đường chính được trang trí rất màu mè và dùng nhiều đèn. Họ dùng đèn néon để kết thành từng cụm theo hình dạng bông hoa. Đi trên những con đường như thế làm cho người ta có cảm giác nhộn nhịp, rộn ràng, và phố thị. (Nhưng khi ánh đèn tắt thì con đường quay về cái trạng thái bẩn thỉu của nó.) Người dễ tính thì thấy hay hay, vui mắt, và có dịp chụp hình. Người nghiêm khắc thì xem đó là một kiểu phô trương mang tính phường tuồng, một kiểu phí tiền thuế của dân.
Ấy thế mà tôi lại thấy những hoa văn đèn đó ngay tại đất nước này! Những con đường chính ở Sài Gòn được trang trí gần như y chang hoa văn của Tàu. Rất có thể người trang trí mua đèn hoa văn của Tàu và treo trên đường phố, chứ họ không sản xuất ra hay sáng tạo ra mô hình cho VN.
Cái cách bắt chước đó có tác hại trong cái nhìn của người nước ngoài. Tác hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Thử tưởng tượng một du khách mới bay từ Tàu sang Sài Gòn và nhìn thấy những con đường với trang trí như thế, họ chắc nghĩ rằng Sài Gòn là thành phố của Tàu? Nếu không nghĩ thế, họ sẽ nghĩ đất nước này là một phiên bản nhỏ của Tàu. Nếu không nghĩ là phiên bản, thì có lẽ họ nghĩ người Việt chẳng sáng tạo gì, mà chỉ sao chép nguyên bản từ Tàu. Nói chung, sự rập khuông Tàu không giúp chúng ta tốt hơn trong cái nhìn của người nước ngoài.
Thật ra, những gì tôi quan sát trên con đường Sài Gòn chỉ là chuyện nhỏ; chuyện lớn hơn và bao quát hơn về hiện tượng sinonization Việt Nam. Chúng ta đã nghe và biết những doanh nghiệp Tàu thao túng kĩ nghệ xây dựng ở VN như thế nào. Mới đây nhất là người Tàu đến các thành phố VN, lập doanh nghiệp và có những hình thức "tự chủ" ngay trên đất nước VN (như ở Vũng Áng), hay thậm chí không bán hàng cho người Việt (như ở Đà Nẵng). Họ thích trương bảng hiệu tiếng Hoa như là một phát biểu ai là chủ của vùng đất này. Tôi xem đó là những hình thức Tàu hoá Việt Nam.
Nhìn chung và xa hơn thì tình hình sinonization VN rất đáng ngại. Quá trình sinonization này bắt đầu lâu lắm rồi, từ cái ngày chủ nghĩa Mao thâm nhập vào chính trường VN. Những gì xảy ra trong thời gian gần đây cộng với sự trỗi dậy của Tàu chỉ tô đậm thêm quá trình sinonization ở đất nước chúng ta mà thôi. Vấn đề là mỗi chúng ta phải làm gì hay khoanh tay đứng nhìn hiện tượng này xảy ra. Tôi nghĩ là chúng ta nên bắt đầu từ việc cá nhân nhất là giảm thiểu sự lệ thuộc vào China, và khi nhiều người như thế thì tất nhiên sẽ giúp cho VN thoát khỏi tình trạng "sinonization" như hiện nay.

đường Lê Duẩn đoạn trước Dinh Thống Nhất đến Thảo Cầm Viên

Đường Phạm Ngọc Thạch
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au

Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’?
Phạm Chí Dũng
Mất ngủ, huyết áp và tim mạch
Nhân dân ơi, hãy chia sẻ và cảm thông với các “sân sau” của giới quyền lực chính trị đang rầm rập tiến bước vào bóng tối nhiệm kỳ.
Trên hẳn nhân dân, họ đang là những kẻ mất ngủ và được bác sĩ chứng nhận căn bệnh tim mạch huyết áp bất thường nguy biến ngay vào thời điểm này, khi chỉ còn một vài ngày nữa sẽ biết được những “bức tường” nào bị thanh loại tại Đại hội XII của chính đảng còn đang cầm quyền ở Việt Nam.
Hẳn là thế, chỉ còn một vài đêm nữa thôi, đại hội này sẽ kết thúc với những kết quả có thể làm cho một đám người nhảy cẫng lên, nhưng một đám khác lại cắm mặt đưa đám.
Tuyệt đại đa số những đám người nhảy nhót hoặc mặt như huyệt mộ ấy đều thuộc về nhóm thân hữu chính trị hoặc nhóm lợi ích kinh tế đã tàn phá nguyên khí dân tộc đến giọt máu cuối cùng.
Tất cả đều nín thở. Trong bữa nhậu rôm rả, một quan chức cấp sở thầm thì rằng cho dù rất thèm muốn “tán” chuyện chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII, nhưng ông này lại phải mắt trước mắt sau lựa người cùng cánh để tâm sự. Lỡ gặp phải người khác phe thì coi chừng mang họa.
Chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa địa phương đã ăn quá sâu vào bộ máy thư lại hành chính ở Việt Nam như thế từ quá nhiều năm qua. Nhưng không thể đổ hết trách nhiệm cho truyền thống “một người làm quan cả họ được nhờ” có từ thời phong kiến. Chính não trạng độc đoán của cơ chế độc đảng đã khiến cho tư tưởng độc trị và trục lợi chính sách tác quái ghê gớm hơn bao giờ hết, từ đó hình thành các nhóm quyền lực lẫn lợi ích tham tàn dân sinh lẫn triệt hạ nhau không thương tiếc.
Bất cứ một “chính khách” nào bị rớt đài cũng có thể kéo theo một lô xích xông những kẻ ăn theo. Nhưng đó chỉ là những tước vị quan lại. Đại hội XII còn khác hẳn với những đại hội trước bởi tính bất khoan dung trong cuộc sát phạt không khoan nhượng giữa các nhóm thân hữu và lợi ích.
Cứ lấy ngay hình ảnh của hai Đại hội X và XI làm minh họa. Dù vẫn đấu đá quyền lực tại hai đại hội đó, nhưng lợi ích chung vẫn được thỏa hiệp, hầu hết các nhóm từ kinh doanh như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán, tài chính cho đến những nhóm “doanh nghiệp công ích” như xăng dầu, điện lực đều vẫn ung dung hưởng lợi, đắc thắng đầu cơ vét tiền thiên hạ hoặc mặc xác tăng giá trên đầu trên cổ dân nghèo.
Nhưng giờ thì khác hẳn. Công cuộc cạnh tranh lãnh địa làm ăn đã hóa thân vào hình ảnh “rút súng”. Tương tự tính bất khoan dung trong cuộc thanh trừng chính trị, sẽ chỉ còn thế “chiến thắng hay là chết” của các nhóm kim tiền.
‘Bóc lịch’ là cái chắc
Sài Gòn. Trong một cuộc gặp mặt đầu năm 2016, có hai “cán bộ phong trào” đều đã thất thập cổ lai hy giương mắt gườm nhìn nhau. Một người ủng hộ “Anh Ba”, còn người kia ngả sang “Anh Tư”. Trước đây, hai người này đã từng có một trận khẩu chiến ác liệt, ai cũng cố chứng minh “phải chọn cái đỡ tệ trong những cái dở”. Nhưng không ai chứng minh được anh Ba và anh Tư thì kẻ nào tệ hơn, về tham nhũng và về giáo điều…
Một trận thư hùng dữ dội tương tự cũng đã xảy ra giữa hai doanh nhân có máu mặt - một “cấp tiến”, một “kiên định”. Kẻ nào cũng cố đe nẹt rằng tư cách của kẻ kia là “dưới đáy ly rượu” và “hãy đợi đấy”.
Đáp số đơn giản mà những ủng hộ viên nhiệt thành trên hoàn toàn có thể hình dung là chỉ sau vài ngày nữa, khi Bộ Chính trị thông báo kết quả về chức danh tổng bí thư và những vị trí còn lại trong “tứ trụ”, hoặc anh Ba hoặc anh Tư sẽ không có mặt. Khi đó, hoặc ủng hộ viên này hoặc ủng hộ viên kia sẽ có quyền ngẩng cao mặt, kéo theo thái độ vênh váo của đám “sân sau” của anh Ba hoặc anh Tư.
Hoặc chỉ còn “anh Cả” trở thành “người cuối cùng trên chiến trường mới là kẻ chiến thắng”.
Chẳng cần phải khó nhọc tư duy, người ta cũng dễ dàng tiên đoán là sau Đại hội XII không lâu, sẽ diễn ra một cuộc thanh trừng vừa ngấm ngầm vừa lộ liễu của nhóm quyền lực thắng thế đối với nhóm quyền lực thất bại. Trước hết “thanh toán” về các cơ sở vật chất tài chính và kinh tế. Sau đó tiến đến thanh loại các chức vụ trong đảng và chính quyền. Kể cả điều tra hình sự và truy tố…
Cường độ bắt bớ chắc sẽ tăng vọt. Một bộ phận không nhỏ những kẻ đang nín thở sẽ chẳng còn thở được nữa.
“Bóc lịch” là cái chắc.
Cụ Rùa chứng quả
Nặng nề nhất là anh Ba. Vốn tích lũy dày đặc hệ thống doanh nghiệp tiền chất như núi, sự sụp đổ nếu xảy ra của anh này sẽ có thể dẫn đến một cuộc tháo chạy tán loạn của những kẻ đã từng thề thốt trung thành với anh. Có thể xem đó là trận đại hồng thủy tràn vào thành lũy tài phiệt khổng lồ nhất quốc gia.
Mặc kệ trận đại hồng thủy ấy, dân chúng và đặc biệt là người nghèo sẽ dửng dưng. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Thế giới này vốn dĩ đã quá bất công, chẳng phải còn anh Ba hay mất anh Ba mà xã hội bớt oan nghiệt, khi Điều 4 Hiến pháp về độc đảng vẫn sừng sững, làm tấm bình phong khổng lồ che chắn cho ngàn vạn quan chức tiếp tục tham nhũng.
Chuột bọ đang xoay sở phóng khỏi con tàu sắp đắm. Chỉ trước Đại hội XII ba ngày, thông điệp “không tăng giá điện năm 2016” của lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam, dù chẳng có bằng chứng nào để tin là thành thực, đã phát thêm một tín hiệu về quyền lực của phe chính phủ có thể trở nên thê thảm trước và trong đại hội này.
Thời gian đã chứng minh cho những răn đe hoàn toàn không phải cho có. Hàng loạt tác giả ẩn danh hiện hình trên mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, liên tiếp cảnh cáo nhau về từng cái tên sẽ bị thanh trừng sau Đại hội XII. Có cái tên thuộc về giới quản lý ngân hàng, cái tên khác lại thuộc về một lãnh đạo Bộ Công an, và cả những cái tên ở những địa phương quan trọng như Sài Gòn. Chưa kể vài cái tên úp mỡ thuộc nhóm chuyên cướp đất của dân…
Chắc chắn đó là nguồn cơn khắc khoải để nếu cả hai anh Ba và Tư đều “biến mất” khỏi Bộ tứ, hy vọng vớt vát cho các nhóm thân hữu chỉ là anh nào còn “trụ” lại trong Bộ Chính trị hoặc tệ nhất cũng trong Ban Chấp hành Trung ương. Chỉ cần có chân trong hai tổ chức quyền lực này, vị trí nào cũng được, để kéo dài thời gian quyền lực và tìm cách tránh bị đối phương “hồi tố”.
“Hồi tố” lại hữu cơ với “đả hổ”. Nếu giới lãnh đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam luôn phải lo xa vì sợ bị “diệt ruồi”, thì tiền lệ rất cận kề từ quốc gia láng giềng Trung Quốc là Tập Cận Bình đã bắt đầu chiến dịch thanh trừng các con hổ chính trị tham nhũng chỉ sau một năm ông ta cầm quyền. Số phận không còn đơn thuần là bị kỷ luật và bị tước danh hiệu đảng viên mà chẳng một kẻ ăn dầy nào thèm quan tâm, mà cái giá đáng phải “tâm tư” chính là kẻ đó bị cách ly khỏi xã hội hoặc phải từ giã cuộc đời này mãi mãi.
Chỉ một ngày trước khi khai mạc Đại hội XII, sự ra đi vĩnh hằng của CỤ RÙA TỪ TRẦN sẽ khởi đầu chuỗi chứng quả cho vận mệnh chết đuối của dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ những quan chức đáng bị quả báo trong và ngay sau ĐẠI HỘI VĨNH BIỆT này.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
Thằng Nào Ở, Đứa Nào Đi, Cũng Rứa:
Kết thúc buồn cho Nguyễn Tấn Dũng.
Người Buôn Gió
Như trong bài phân tích trước có tên Ngõ Hẹp cho Nguyễn Tấn Dũng đã nêu. Nếu ông Dũng đi theo lộ trình của nghị quyết 244 cơ hội của ông sẽ cực kỳ nhỏ. Bất cứ cửa ải hẹp nào đều có các đối thủ chực sẵn để phá.
Nguyễn Tấn Dũng đã được sự đề cử rất cao để ở lại. Nhưng nghị quyết 244 lại có một điều rất oái ăm, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Là người được đề cử phải làm đơn xin rút. Sau đó đại hội xét bỏ phiếu lần nữa xem có đồng ý cho rút hay không.
Khi Nguyễn Tấn Dũng đến bước này, Vũ Ngọc Hoàng vốn là phó trưởng ban tuyên giáo, đồng hương với Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trắng trợn trên báo chí là không nên bỏ phiếu cho những người đã xin rút.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/ ... 44250.html
Cuộc kiểm phiếu đồng ý cho rút kết thúc ngày 25 tháng 1 năm 2015 vào ban tối giờ Hà Nội. Kết quả đưa ra là tất cả những uỷ viên BCT khoá trước được đề cử đều được đại hội đồng ý cho rút.
Phải nói âm mưu của phe Nguyễn Phú Trọng rất chặt chẽ và chi tiết. Mọi cửa ngõ mà Dũng phải đi qua đều cực hẹp và dễ dàng bị ách lại bất cứ lúc nào bởi động tác nhỏ của đối phương.
Ngay từ cửa đề cử, phe Nguyễn Phú Trọng đã xác định số lượng người đề cử Dũng không phải là ít. Bởi thế đúng như dự đoán, họ đã tung thật nhiều đề cử khác để tranh chấp làm loãng lá phiếu . Những người như Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải...tất cả được phe Trọng đề cử ra đại hội để ở lại. Dù có người chỉ được số phiếu có vài phần trăm.
Số lượng nhân sự được đại hội đề cử rất nhiều, trong khi đầu vào chỉ có hạn. Chính là nguyên nhân khiến số phiếu dành cho Nguyễn Tấn Dũng bị giảm, nhất là quy định phải có đến 800 lá phiếu không cho rút mới được ở lại. Con số quá là hoang đường. Đây là bài toán mà Tô Huy Rứa vạch ra cho Nguyễn Phú Trọng, cứ bầu đi, bầu lại, ý kiến đi, ý kiến lại thì con số ủng hộ sẽ giảm vì bị nguội lạnh.
Nhưng Tô Huy Rứa cũng chỉ là con cờ của kẻ thâm độc như Nguyễn Phú Trọng. Để đi được đến thế độc tôn như này, Trọng đã đẩy bao con người lao vào cuộc chiến tranh giành quyền lực suốt mấy năm. Đầu tiên Trọng hứa cho Nguyễn Bá Thanh vào BCT, rồi hứa tiếp cho Phạm Quang Nghị là TBT, hứa cho Phùng Quang Thanh làm CTN đến khi cả ba nhân vật này vì quá ham lời hứa của Trọng mà ra sức thi thố, lực kiệt, hơi tàn. Đến giữa canh Trọng hứa cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa chức TBT. Cả ba người Sang, Rứa, Hùng đều nỗ lực mỗi người một vẻ theo khả năng của mình để đánh Nguyễn Tân Dũng.
Những cuộc chiến liên miên ấy đã khiến Dũng bị hai tổn người và vật. Đến trận cuối cùng thì sức hết, lực cùng như Tô Huy Rứa đã dự tính.
Bây giờ là chuyện tương lai.
Nguyễn Phú Trọng nếu làm TBT tiếp tục, thông tin nói rằng ông sẽ làm một hay hai năm và nhường chỗ cho người khác. Điều đó cho thấy , ông Trọng chỉ cố trụ lại để chặn cửa không cho Dũng vào chức TBT. Khi Dũng ra về, ông mới nhường lại cho người khác làm TBT. Người đó là ai, đó là một câu hỏi đến nay chưa ai rõ. Nhưng rất có thể là Trần Đại Quang, người được đề cử làm CTN và giữa nhiệm kỳ sẽ tiếp quản chức TBT.
Dường như Nguyễn Phú Trọng có niềm uất hận gì với tự do, đổi mới. Cho nên bằng mọi giá, một cách điên cuồng và bẩn thỉu, ông ta cố gạt được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường, để đưa một gã công an lên làm CTN và một kẻ bất tài như Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng.
Chuyện biến thái về nhân cách, tư tưởng không phải là hiếm trong giới lãnh đạo. Có lẽ Nguyễn Phú Trọng có hằn thù gì với dân tộc và đất nước này. Cho nên ông ta mới làm những điều điên loạn bất chấp công bằng đến như vậy.
Ngay sau khi có kết quả về số phiếu không đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ được 41%. Không được 50% như dự định. Lập tức có nhiều bài viết bắt đầu bóng gió đe doạ những người đã ủng hộ ông Dũng như ông Đặng Ngọc Tùng của tác giả nặc danh nhưng giọng điệu đầy de doạ của tuyên giáo. Đặc biệt tác giả phê phán việc ông Tùng vì dám nhắc nhở đến những chiến sĩ VNCH đã hy sinh. Đòi hỏi phải xử lý ông Tùng vì có động cơ chính trị.
Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng hồ hởi có ngay một bài báo nhắc đến việc tới đây sẽ những kẻ thuộc về phe thất thế sẽ bị thanh trừng bởi phe mới lên.
http://basamnews.info/2016/01/25/6737-n ... vinh-biet/
Được làm vua, thua làm giặc. Đấy là phương ngôn của người xưa, nhưng trong chế độ cộng sản, những kẻ thua chẳng bao giờ đủ gan làm giặc. Chúng chỉ biết cúi đầu chờ đồng bọn hành xác mình một cách ngạo nghễ, hả hê.
Năm tới chắc chắc sẽ không có gì sáng lạn, thậm chí là nhiều năm tới nữa.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Đại hội đảng - Cả hai chọn lựa đều là thuốc độc
Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-01-25

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 hôm 21/1.
AFP
Đảng cộng sản Việt Nam đang họp đại hội. Những lời đồn đãi, suy đoán về chuyện các phe phái đấu đá nhau trong nội bộ đảng vẫn chưa kết thúc, nhưng dường như số đông đã nghiêng về một kịch bản mà trong đó đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thất bại, và ông Tổng bí thư đương nhiệm sẽ tái đắc cử.
Một bài viết trên trang dân luận cho rằng phe của ông Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho những nhóm lợi ích, còn phe của ông Nguyễn Phú Trọng đại diện cho những người muốn duy trì ý thức hệ. Tác giả cho rằng “Lâu nay cả 2 nhóm đều nương nhau thống trị đất nước và đều tin rằng cứ đúng chí hướng định hướng thì Việt Nam sẽ phát triển. Phát triển trong kỹ xảo lợi dụng sự hy sinh và kém hiểu biết của nhân dân. Nhưng sự tham lam vô độ của nhóm lợi ích đã phá sản chiến lược này.
Cần phải có một Tổng Bí thư có thể đáp ứng được tình hình cấp bách. Với những gì nhân dân biết được về ông Nguyễn Phú Trọng, thì con người này không đáp ứng được yêu cầu đó.
-Phạm Văn Thọ
Cũng theo tác giả này thì mặc dù Ông Dũng là một tài phiệt. Ông cũng là một nhà chính trị thứ gộc nhưng chỉ trong chính trường Việt Nam. Ông khuynh đảo được kinh tế và các nhóm lợi ích Việt Nam nhưng trong ván cờ bên trên Việt Nam ông không được lựa chọn. Ông mải mê với các nhóm lợi ích quá mà quên mất ván cờ lớn cần phải chơi.”
Ván cờ mà tác giả đề cập là quan hệ giữa các cường quốc lớn, và vì thế mà Việt Nam phải nằm trong vòng cương tỏa của Trung quốc, và ông Dũng phải thất bại.
Khi trình bày vấn đề như vậy, dường như tác giả đã ngầm cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng phù hợp với lợi ích của Trung quốc hơn trong bàn cờ lớn.
Cùng có quan điểm này là blogger Người Buôn Gió, khi cho rằng ông Trọng không bao giờ nặng lời làm phật lòng Trung quốc.
Và thế là các blogger so sánh hai ông Dũng và Trọng.
Ông Dũng hay hơn ông Trọng?
Điểm lại lịch sử của đảng cộng sản trong vài chục năm gần đây, Người Buôn gió cho rằng chính ông Dũng là người làm cho hoạt động chính trị của đảng cộng sản trở nên dân chủ hơn, từ chổ chỉ có một nhóm người trong bộ chính trị nắm quyền lực, đã đi đến chổ một bộ phận đông đúc hơn là Trung ương đảng có tiếng nói mạnh hơn, và có thể sẽ là đại hội đảng tới hơn 1500 người có quyền quyết định.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 hôm khai mạc 21/1 tại Hà Nội.
Người Buôn Gió, cũng chỉ trích ông Trọng rằng ông đã không từ một thủ đoạn nào để cô lập ông Dũng, thậm chí ông cũng đã mua chuộc lực lượng vũ trang để đe dọa đại hội đảng. Còn tác giả Võ Trọng Việt viết trên trang Ba Sàm rằng ông Trọng đã mưu mô tạo ra quyết định 244 để chặt hết vây cánh của ông Dũng.
Trong luồng ý kiến này, còn có những bức thư được cho là từ những đảng viên cộng sản gửi cho các trang mạng bênh vực ông Dũng. Một trong những ý kiến đó là của một tác giả ký tên là Phạm Văn Thọ. Ông Thọ nói rằng ông ghi nhận ý kiến của nhân dân và đảng viên cho rằng nước Việt Nam hiện đang đương đầu với rất nhiều khó khăn, và Việt Nam “cần phải có một Tổng Bí thư có thể đáp ứng được tình hình cấp bách nói trên. Với những gì nhân dân biết được về ông Nguyễn Phú Trọng, thì con người này không đáp ứng được yêu cầu đó.”
Ngoài ra theo blogger Người Buôn Gió thì với sự thắng thế của ông Trọng, với khẩu hiệu của đại hội đảng lần này là xây dựng đảng, giống như chuyên môn của ông Trọng, thì việc này cho thấy quyết tâm đưa ĐCSVN “về thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải cách ruộng đất. Đó là thời kỳ mà những người cộng sản trong sạch hơn nhất so với các thời kỳ sau này.”
Và dĩ nhiên đó là thời kỳ mà nước Việt Nam rất lạc hậu và nghèo nàn.
Ông Trọng hay hơn ông Dũng?
Một nhóm ý kiến khác cho rằng ông Trọng hay hơn ông Dũng.
Blogger Nguyễn Thị Từ Huy có lẽ là blogger viết công phu nhất trong số những cây bút quan sát tình tình chính trị Việt Nam trong thời gian có sự thay đổi quyền lực của đảng cộng sản. Với một loạt bài nhiều kỳ mang tựa đề Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không, bà phân tích nhiều diễn biến liên quan đến thái độ của đảng cộng sản, của các nhân vật lãnh đạo cộng sản trong thời gian hơn 10 năm nay, để rút ra những kết luận mới, trong đó có cả những điều khác với nhận xét của chính bà trước đây.
Kết luận quan trọng nhất là khi bà so sánh hai nhân vật Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng trong mối tương quan Việt Nam Trung quốc thì bà cho rằng Nguyễn Phú Trọng là người mà Trung quốc khó chi phối hơn vì ông là người không tham nhũng. Mặc khác bà còn cho rằng ông Trọng là người thành thật hơn các vị khác, thành thật với cả niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản của ông.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ở Hà Nội 21/1/2016. AFP PHOTO.
Ngoài ra tuy không nói đến tên ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng bà Nguyễn Thị Từ Huy cho rằng những người có trách nhiệm điều hành kinh tế đất nước từ năm 1990 đến nay là những kẻ chịu trách nhiệm cho việc Trung quốc đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc ngày càng sâu đậm về kinh tế.
Blogger Lê Anh Hùng, một trong những người tranh đấu cho dân chủ từng bị tù đày cũng lên tiếng nói rằng chính ông Dũng là nguyên nhân để cho hàng vạn công nhân Trung quốc đổ vào Việt Nam tạo nên điều mà nhiều trí thức yêu nước phản đối vì nó có thể làm nguy hại đến an ninh của quốc gia.
Cùng có ý kiến như Lê Anh Hùng là nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, khi ông viết rằng công trình thuộc địa hóa Việt Nam của Trung quốc thành công là nhờ ở ông X, một biệt danh mà nhiều người đặt cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Nói về tính liêm khiết của ông Nguyễn Phú Trọng, tác giả Trần Quí Cao có bài Bàn về chữ Đức của ông Nguyễn Phú Trọng. Đầu tiên, tác giả trích lời ông Trọng:
“Ông Nguyễn Phú Trọng nói người có Đức: “Phải trung thành tuyệt đối, với dân, với chế độ, với Đảng, giữ cho được chế độ này, Đảng này, giữ cho được hòa bình ổn định để phát triển đất nước”.
“Giữ cho được Đảng này”, Tôi hiểu lời phát biểu của ông Trọng là phải giữ cho được Đảng ở vị trí cầm quyền. Liên hệ với phát biểu của các nhân vật quan trọng khác của Đảng, nhất là câu nói rất thật thà của ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”, tôi hiểu rằng quan điểm chính thống của Đảng, dưới sự lãnh đạo của các ông, là “Nhất quyết không tranh cử với bất kỳ Đảng nào, khuynh hướng chính trị nào”. Các ông nhất quyết không chấp nhận bất kỳ sự nhận xét, phê bình nào của nhân dân thông qua lá phiếu của người dân!
Người có Đức, ở mức độ thường dân, là người làm những điều mang lợi ích cho những người chung quanh. Ở mức độ chính trị quốc gia, phải là người mang lại lợi ích cho dân tộc, cho tổ quốc phù hợp với xu hướng chung của nhân loại.
Chữ Đức mà ông Nguyễn Phú Trọng rao giảng đi ngược chiều tiến văn minh nhân loại. Chữ Đức đó mang tai hại cho dân tộc, cho tổ quốc, cho xã hội… Chữ Đức đó không giải quyết được những yêu cầu lớn nhất của đất nước hiện nay là thiết lập dân chủ, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và độc lập với Trung Cộng. Rốt lại, nó chỉ mang lợi ích cho chính ông và một dúm nhỏ cánh hẩu của ông.”
Bà Nguyễn Thị Từ Huy, sau khi so sánh hai ông Trọng và Dũng có nói rằng ông Trọng có thể không phải là sự chọn lựa xấu nhất, nhưng với ông ở cương vị lãnh đạo thì bà cho rằng những mong muốn về sự thay đổi có thể chỉ là những điều viễn vông.
Trong hành ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện hành, không có người nào bộc lộ một hoài bão chính trị lớn về tương lai của dân tộc và về vị thế của dân tộc. Điều này có thể kiểm chứng trên các phát ngôn, các chính sách và cách hành động của họ.
-Nguyễn Thị Từ Huy
“Sẽ chỉ viễn vông nếu hy vọng rằng sự tranh giành quyền lực trong đảng, mà ta đang chứng kiến, có thể làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng.
có thể hình dung rằng nếu ông Trọng được lựa chọn lần này thì đó chưa hẳn đã là sự lựa chọn xấu nhất. Và cuộc đấu mà dường như ông Trọng đang tiến hành chưa hẳn đã là một cuộc đấu vì quyền lực cho bản thân ông. Nếu năm 2012 ông chống tham nhũng, thì có thể lần này ông đấu tranh để chống việc Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc.
Nếu ông còn duy trì cơ chế này thì ông còn tiếp tục thua những kẻ tham nhũng, và đất nước còn tiếp tục nghèo, nhân dân còn tiếp tục phải khổ.
Trong hành ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện hành, không có người nào bộc lộ một hoài bão chính trị lớn về tương lai của dân tộc và về vị thế của dân tộc. Điều này có thể kiểm chứng trên các phát ngôn, các chính sách và cách hành động của họ. Câu trả lời mà tôi tìm thấy hiện nay là như vậy. Điều này không ngăn cản việc, trong số họ tiềm ẩn những người chưa tiện bộc lộ tư tưởng của mình, những người chờ đến khi được đứng vào vị thế quyền lực cao nhất mới hành động. Nhưng giả định này cũng có thể là rất viển vông.”
Theo bà Huy thì đất nước Việt Nam nếu muốn thoát khỏi vòng cương tỏa của Trung quốc thì không còn cách nào khác là phải thay đổi về chính trị, thoát khỏi mô hình cộng sản mà Trung quốc và đồng minh hiếm hoi của họ là Bắc Triều Tiên đang theo đuổi.
Nhiều blogger cho rằng sau đại hội đảng lần thứ 12 thì mọi sự lại như cũ. Tác giả Đinh Minh Đạo viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng:
“Sau Đại hội, người dân Việt Nam sẽ thất vọng, lại được nghe các bài ca quen thuộc của Đảng: kiên trì bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, bài trừ tham nhũng, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chống tự diễn biến và diễn biến của các thế lực thù địch v...v. Những góp ý của nhân dân, của các nhân sỹ, trí thức nặng lòng với đất nước Đảng bỏ ngoài tai.
Nhưng sự chịu đựng của nhân dân chỉ có hạn. Nếu Đảng không tự mình cải đổi, sẽ đến ngày nhân dân đứng lên đấu tranh buộc Đảng phải thay đổi, lúc đó Đảng có sám hối thì đã muộn.”
Còn Trần Kỳ Trung thì cho rằng đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không còn có được lòng tin của dân chúng nữa mà chỉ còn tồn tại nhờ vào sức mạnh của quân đội và công an mà đảng nắm giữ mà thôi.
Vì vậy sự lựa chọn người lãnh đạo đã và đang sôi nổi trong thời gian hiện nay trong nội bộ đảng cộng sản, theo tác giả Trần Minh Khôi là sự chọn lựa giữa hai bình thuốc độc. Chúng tôi xin mượn lời Trần Minh Khôi để kết thúc bài điểm blog này:
“Và đây là hai chén thuốc độc mà các đại biểu đại hội sẽ phải chọn: 1) một bên là thế lực tham nhũng nhưng có hứa hẹn cải cách, và 2) bên kia là thế lực bảo thủ nhưng có hứa hẹn ngăn chặn tham nhũng. Chọn bên nào thì ít tệ hại hơn? –
Để chống tham nhũng thì cần có các định chế kiểm soát quyền lực. Nhưng các định chế kiểm soát quyền lực này không tồn tại trong cơ cấu của Đảng. Chống tham nhũng sẽ chủ yếu dựa vào ý chí cá nhân. Những gì xảy ra ở Trung Quốc cho chúng ta thấy, khi thiếu vắng những định chế kiểm soát quyền lực thì chống tham nhũng dễ dàng trở thành công cụ thanh trừng nội bộ. Đảng sẽ phân hóa trầm trọng thêm nữa.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ ... 15657.html
Hụt hẫng Đại hội 12?
TS. Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc
27 tháng 1 2016
Phát biểu tại Đại hội 12 hôm 22/01, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản cần phải cấp bách đổi mới không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị để đất nước tránh tụt hậu.
Một lý do ông đưa ra để giải thích tại sao Đảng Cộng sản (ĐCS) cần phải đổi mới chính trị là ‘70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng gần như không thay đổi’.
Không có bất ngờ về nhân sự
Có thể nói đây cũng là lý do những ai muốn Việt Nam thay đổi có chút hy vọng khi biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong những người được giới thiệu tái cử hôm 24/01 và thất vọng khi ông được Đại hội ‘chấp thuận’ cho ông rút khỏi danh sách đề cử một ngày sau đó.
Thấy hứng thú khi biết ông Dũng được giới thiệu tái cử – lại là người được giới nhiều nhất trong số những người được giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách do Trung ương khóa 11 đề cử) – vì mong Đại hội này có điều gì đó bất ngờ xảy ra vào phút cuối, trái với sự sắp xếp, chuẩn bị ‘rất bài bản, kỹ lưỡng’ của Bộ Chính trị (BCT) và Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa 11.
Chuyện đại hội ĐCS toàn quốc có những thay đổi về nhân sự cấp cao so với hội nghị trung ương cuối cùng của khóa trước là chuyện hi hữu.

Việc Thủ tướng Dũng được nhiều đoàn đại biểu giới thiệu tham gia tái cử được cho là bất ngờ lớn tại Đại hội 12
Việc Thủ tướng Dũng hay bất cứ ủy viên BCT không nằm trong danh sách đề cử của BCT và Trung ương khóa 11 được Đại hội 12 giới thiệu bổ sung có thể trúng cử vào Trung ương khóa 12, được bầu vào BCT và sau đó được chọn nắm giữ một vị trí trong ‘tứ trụ’ lại là chuyện rất khó xảy ra.
Việc ông Dũng có thể vượt qua một loạt ‘cửa hẹp’ để được vào lại BCH Trung ương và BCT – nơi đã loại ông trước đó – và trở thành Tổng Bí thư, khi ‘tay chân’ của ông bị bao nhiêu qui định, quy chế bầu cử, như Quyết định 244, ‘trói buộc’ – càng là chuyện không tưởng, khó không thua gì ‘lạc đà chui qua lỗ kim’.
Dù biết vậy, có người vẫn hy vọng ông có thể được các đại biểu tham dự Đại hội 12 ‘mở cửa’, ‘cởi trói’, giúp ông vượt qua được những cửa ải, rào cản ấy.
Hy vọng vì việc các đại biểu quyết định ‘mở cửa’, ‘cởi trói’ cho ông Dũng cũng đồng nghĩa với việc họ không còn chấp nhận những lề lối, nguyên tắc, quy định ‘bầu cử’ cố hữu, lỗi thời, phi dân chủ – như chuyện ‘khóa trước chọn khóa sau’ hoặc ‘trên cử dưới bầu’ – ngay trong ĐCS.
Và chuyện họ muốn và dám thay đổi những nguyên tắc, lề lối bầu cử ấy cũng có nghĩa là họ có thể đưa ra những thay đổi quan trọng khác.
ĐCS rất khó, nếu không muốn nói là không thể, có những đổi mới mạnh mẽ về chính trị nếu như các đảng viên không dám mạnh dạn thay đổi ‘cấu tổ chức, phương thức hoạt động’ của tổ chức mình.
Bằng việc giới thiệu Thủ tướng Dũng tái cử vào BCH Trung ương khoá 12, các đại biểu ít nhiều nhen nhóm nơi những ai muốn ĐCS thay đổi chút hy vọng rằng ‘chuyện không tưởng’ có thể xảy ra.

Ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành khóa 11 cũng "giới thiệu" ba gương mặt nữa vào giữ các chức vụ chủ chốt trong "tứ trụ" Nhưng có thể dư luận, người dân hy vọng bao nhiêu, họ thất vọng bấy nhiêu khi một ngày sau đó, Đại hội 12 đã ‘đồng ý’ cho ông Dũng ‘rút’ khỏi danh sách bầu cử.
Nói là đồng ý cho ông ‘rút’, nhưng thực ra đó là quyết định không cho ông tái cử, đúng như những gì BCT và BCH Trung ương khóa 11 quyết định trước đó.
Với quyết định ấy, ngoài một vài khoảnh khắc bất thường, hồi hộp hiếm có, Đại hội 12 cuối cùng không có một kết quả bất ngờ nào về nhân sự cấp cao. Mọi chuyện sẽ diễn ra đúng như ‘kịch bản’ được ‘dàn dựng’ từ trước.
Khi đó, tuy chưa chính thức bầu nhưng ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm TBT và ba người nắm giữ ba vị trí còn lại trong ‘tứ trụ’ là ai.
Đường lối vẫn như cũ?
Không chỉ không có bất ngờ về nhân sự, tại và sau Đại hội 12 này, ĐCS Việt Nam cũng không có những thay đổi quan trọng về đường lối, chính sách.
Không phải ai cũng ủng hộ ông Dũng và cũng không chắc rằng ông sẽ tiến hành những cải cách quan trọng nếu ông được bầu làm Tổng Bí thư.
Nhưng nếu ông được giữ chức vụ ấy, khả năng Việt Nam có thay đổi về kinh tế, chính trị nhiều hơn.
Dù không loại trừ chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có thể thay đổi hay ‘tự diễn biến’ – như ông Trường Chinh đã từng làm cách đây 30 năm – việc ông ‘tự chuyển hóa’ và dám ‘xé rào’ rất ít, nếu không muốn nói là không thể.

Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ở lại giữ chức Tổng Bí thư là để "giữ vững ổn định chính trị" Theo ông Võ Tiến Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng và Giám đốc Học viện Quốc phòng, một trong lý do ông Trọng được giới thiệu ở lại giữ chức Tổng Bí thư là để ‘giữ vững ổn định chính trị’.
Nếu dựa trên các phát biểu của ông trước đây và đặc biệt báo cáo ông trình bày trong ngày khai mạc Đại hội 12, ông Trọng không phải là người biết, muốn và dám thay đổi, đổi mới.
Xem ra, đối với ông, dù có chuyện gì xảy ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hay dù phải mày mò, tìm kiếm và không biết khi nào Việt Nam mới có thể có ‘chủ nghĩa xã hội hoàn thiện’, ông vẫn theo đuổi chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội.
Vì quá kiên định, bảo thủ, chắc ông sẽ không còn biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, kêu gọi của những người rất ưu tư, tâm huyết đối với sự phát triển của đất nước Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Trước đây, một số lãnh đạo, quan chức trong ĐCS – như Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách và Thủ tướng Võ Văn Kiệt – cũng từng đã thẳng thắn kêu gọi ĐCS đẩy mạnh cải cách.
Nhưng rồi những tiếng nói đầy tâm huyết như vậy đều bị các thành phần bảo thủ trong ĐCS phớt lờ, thậm chí lên án gay gắt.
Chẳng hạn, nếu bốn điểm rất quan trọng, thiết thực ông Võ Văn Kiệt nêu trong lá thư gửi Bộ Chính trị năm 1995 được những đồng chí của ông lúc đó lắng nghe, tiếp thu, áp dụng, chắc chắn Việt Nam giờ đã phát triển hơn.
Nhu cầu cấp bách cần 'đổi mới 2"?
Nhiều người đã từng hy vọng rằng Đại hội 12 là cơ hội tốt để giới lãnh đạo Việt Nam thẳng thắn nhìn lại 30 năm ‘đổi mới’, nhìn thẳng vào hiện tình đất nước, đánh giá lại chính mình để mạnh dạn tiến hành một cuộc ‘đổi mới’ mới hay ‘đổi mới 2’ – một sự ‘đổi mới’có tính đột phá, tạo động lực mạnh như ‘đổi mới’ được khởi xướng tại Đại hội 6, năm 1986.
Xem ra, vì vấn đề nhân sự lấn át hay vì ĐCS không coi trọng, ngoài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, một ‘đổi mới 2’ đã không được Đại hội này quan tâm.
Đây là điều đáng tiếc vì không chỉ bây giờ mà ngay vào thời điểm Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, trên dưới 9% trong các năm 1995-1997, một số quan chức, giới nghiên cứu nước ngoài cũng đã khuyến cáo Việt Nam rằng nếu muốn tiếp tục phát triển và có thể bắt kịp các nước trong khu vực, Việt Nam cần phải tiến hành ‘đổi mới 2’.
Chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 1997, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine K. Albright đã kêu gọi Việt Nam tiến hành ‘đổi mới 2’. ‘Đổi mới 2’ mà bà Albright đề cập đến và nhấn mạnh khi gặp giới lãnh đạo Việt Nam lúc ấy là một đổi mới cả về kinh tế và chính trị vì theo bà không thể có cái này mà thiếu cái kia.
Không biết đến bao giờ Việt Nam mới có một sự đổi mới như vậy?
Nhưng nếu trong một hai năm tới, ông Nguyễn Phú Trọng giúp giới hạn hay loại trừ được nạn tham nhũng, lợi ích nhóm như ông ưu tiên và thường nhấn mạnh, thì dù không có những cải cách quan trọng về kinh tế và chính trị, ông cũng có một đóng góp rất lớn trong việc trong sạch hóa chế độ.
Và nếu làm được điều đó, ông sẽ tạo được một ‘dấu ấn’, ‘ấn tượng’ tốt cho mình, trước khi ông về hưu.
Bài viết, thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hưởng ứng chuyên mục Diễn đàn của BBC "Viết về Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12".
TS. Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC từ Anh quốc
27 tháng 1 2016

Phát biểu tại Đại hội 12 hôm 22/01, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản cần phải cấp bách đổi mới không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị để đất nước tránh tụt hậu.
Một lý do ông đưa ra để giải thích tại sao Đảng Cộng sản (ĐCS) cần phải đổi mới chính trị là ‘70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng gần như không thay đổi’.
Không có bất ngờ về nhân sự
Có thể nói đây cũng là lý do những ai muốn Việt Nam thay đổi có chút hy vọng khi biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong những người được giới thiệu tái cử hôm 24/01 và thất vọng khi ông được Đại hội ‘chấp thuận’ cho ông rút khỏi danh sách đề cử một ngày sau đó.
Thấy hứng thú khi biết ông Dũng được giới thiệu tái cử – lại là người được giới nhiều nhất trong số những người được giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách do Trung ương khóa 11 đề cử) – vì mong Đại hội này có điều gì đó bất ngờ xảy ra vào phút cuối, trái với sự sắp xếp, chuẩn bị ‘rất bài bản, kỹ lưỡng’ của Bộ Chính trị (BCT) và Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa 11.
Chuyện đại hội ĐCS toàn quốc có những thay đổi về nhân sự cấp cao so với hội nghị trung ương cuối cùng của khóa trước là chuyện hi hữu.

Việc Thủ tướng Dũng được nhiều đoàn đại biểu giới thiệu tham gia tái cử được cho là bất ngờ lớn tại Đại hội 12
Việc Thủ tướng Dũng hay bất cứ ủy viên BCT không nằm trong danh sách đề cử của BCT và Trung ương khóa 11 được Đại hội 12 giới thiệu bổ sung có thể trúng cử vào Trung ương khóa 12, được bầu vào BCT và sau đó được chọn nắm giữ một vị trí trong ‘tứ trụ’ lại là chuyện rất khó xảy ra.
Việc ông Dũng có thể vượt qua một loạt ‘cửa hẹp’ để được vào lại BCH Trung ương và BCT – nơi đã loại ông trước đó – và trở thành Tổng Bí thư, khi ‘tay chân’ của ông bị bao nhiêu qui định, quy chế bầu cử, như Quyết định 244, ‘trói buộc’ – càng là chuyện không tưởng, khó không thua gì ‘lạc đà chui qua lỗ kim’.
Dù biết vậy, có người vẫn hy vọng ông có thể được các đại biểu tham dự Đại hội 12 ‘mở cửa’, ‘cởi trói’, giúp ông vượt qua được những cửa ải, rào cản ấy.
Hy vọng vì việc các đại biểu quyết định ‘mở cửa’, ‘cởi trói’ cho ông Dũng cũng đồng nghĩa với việc họ không còn chấp nhận những lề lối, nguyên tắc, quy định ‘bầu cử’ cố hữu, lỗi thời, phi dân chủ – như chuyện ‘khóa trước chọn khóa sau’ hoặc ‘trên cử dưới bầu’ – ngay trong ĐCS.
Và chuyện họ muốn và dám thay đổi những nguyên tắc, lề lối bầu cử ấy cũng có nghĩa là họ có thể đưa ra những thay đổi quan trọng khác.
ĐCS rất khó, nếu không muốn nói là không thể, có những đổi mới mạnh mẽ về chính trị nếu như các đảng viên không dám mạnh dạn thay đổi ‘cấu tổ chức, phương thức hoạt động’ của tổ chức mình.
Bằng việc giới thiệu Thủ tướng Dũng tái cử vào BCH Trung ương khoá 12, các đại biểu ít nhiều nhen nhóm nơi những ai muốn ĐCS thay đổi chút hy vọng rằng ‘chuyện không tưởng’ có thể xảy ra.

Ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành khóa 11 cũng "giới thiệu" ba gương mặt nữa vào giữ các chức vụ chủ chốt trong "tứ trụ" Nhưng có thể dư luận, người dân hy vọng bao nhiêu, họ thất vọng bấy nhiêu khi một ngày sau đó, Đại hội 12 đã ‘đồng ý’ cho ông Dũng ‘rút’ khỏi danh sách bầu cử.
Nói là đồng ý cho ông ‘rút’, nhưng thực ra đó là quyết định không cho ông tái cử, đúng như những gì BCT và BCH Trung ương khóa 11 quyết định trước đó.
Với quyết định ấy, ngoài một vài khoảnh khắc bất thường, hồi hộp hiếm có, Đại hội 12 cuối cùng không có một kết quả bất ngờ nào về nhân sự cấp cao. Mọi chuyện sẽ diễn ra đúng như ‘kịch bản’ được ‘dàn dựng’ từ trước.
Khi đó, tuy chưa chính thức bầu nhưng ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm TBT và ba người nắm giữ ba vị trí còn lại trong ‘tứ trụ’ là ai.
Đường lối vẫn như cũ?
Không chỉ không có bất ngờ về nhân sự, tại và sau Đại hội 12 này, ĐCS Việt Nam cũng không có những thay đổi quan trọng về đường lối, chính sách.
Không phải ai cũng ủng hộ ông Dũng và cũng không chắc rằng ông sẽ tiến hành những cải cách quan trọng nếu ông được bầu làm Tổng Bí thư.
Nhưng nếu ông được giữ chức vụ ấy, khả năng Việt Nam có thay đổi về kinh tế, chính trị nhiều hơn.
Dù không loại trừ chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có thể thay đổi hay ‘tự diễn biến’ – như ông Trường Chinh đã từng làm cách đây 30 năm – việc ông ‘tự chuyển hóa’ và dám ‘xé rào’ rất ít, nếu không muốn nói là không thể.

Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ở lại giữ chức Tổng Bí thư là để "giữ vững ổn định chính trị" Theo ông Võ Tiến Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng và Giám đốc Học viện Quốc phòng, một trong lý do ông Trọng được giới thiệu ở lại giữ chức Tổng Bí thư là để ‘giữ vững ổn định chính trị’.
Nếu dựa trên các phát biểu của ông trước đây và đặc biệt báo cáo ông trình bày trong ngày khai mạc Đại hội 12, ông Trọng không phải là người biết, muốn và dám thay đổi, đổi mới.
Xem ra, đối với ông, dù có chuyện gì xảy ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hay dù phải mày mò, tìm kiếm và không biết khi nào Việt Nam mới có thể có ‘chủ nghĩa xã hội hoàn thiện’, ông vẫn theo đuổi chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội.
Vì quá kiên định, bảo thủ, chắc ông sẽ không còn biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, kêu gọi của những người rất ưu tư, tâm huyết đối với sự phát triển của đất nước Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Trước đây, một số lãnh đạo, quan chức trong ĐCS – như Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách và Thủ tướng Võ Văn Kiệt – cũng từng đã thẳng thắn kêu gọi ĐCS đẩy mạnh cải cách.
Nhưng rồi những tiếng nói đầy tâm huyết như vậy đều bị các thành phần bảo thủ trong ĐCS phớt lờ, thậm chí lên án gay gắt.
Chẳng hạn, nếu bốn điểm rất quan trọng, thiết thực ông Võ Văn Kiệt nêu trong lá thư gửi Bộ Chính trị năm 1995 được những đồng chí của ông lúc đó lắng nghe, tiếp thu, áp dụng, chắc chắn Việt Nam giờ đã phát triển hơn.
Nhu cầu cấp bách cần 'đổi mới 2"?
Nhiều người đã từng hy vọng rằng Đại hội 12 là cơ hội tốt để giới lãnh đạo Việt Nam thẳng thắn nhìn lại 30 năm ‘đổi mới’, nhìn thẳng vào hiện tình đất nước, đánh giá lại chính mình để mạnh dạn tiến hành một cuộc ‘đổi mới’ mới hay ‘đổi mới 2’ – một sự ‘đổi mới’có tính đột phá, tạo động lực mạnh như ‘đổi mới’ được khởi xướng tại Đại hội 6, năm 1986.
Xem ra, vì vấn đề nhân sự lấn át hay vì ĐCS không coi trọng, ngoài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, một ‘đổi mới 2’ đã không được Đại hội này quan tâm.
Đây là điều đáng tiếc vì không chỉ bây giờ mà ngay vào thời điểm Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, trên dưới 9% trong các năm 1995-1997, một số quan chức, giới nghiên cứu nước ngoài cũng đã khuyến cáo Việt Nam rằng nếu muốn tiếp tục phát triển và có thể bắt kịp các nước trong khu vực, Việt Nam cần phải tiến hành ‘đổi mới 2’.
Chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 1997, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine K. Albright đã kêu gọi Việt Nam tiến hành ‘đổi mới 2’. ‘Đổi mới 2’ mà bà Albright đề cập đến và nhấn mạnh khi gặp giới lãnh đạo Việt Nam lúc ấy là một đổi mới cả về kinh tế và chính trị vì theo bà không thể có cái này mà thiếu cái kia.
Không biết đến bao giờ Việt Nam mới có một sự đổi mới như vậy?
Nhưng nếu trong một hai năm tới, ông Nguyễn Phú Trọng giúp giới hạn hay loại trừ được nạn tham nhũng, lợi ích nhóm như ông ưu tiên và thường nhấn mạnh, thì dù không có những cải cách quan trọng về kinh tế và chính trị, ông cũng có một đóng góp rất lớn trong việc trong sạch hóa chế độ.
Và nếu làm được điều đó, ông sẽ tạo được một ‘dấu ấn’, ‘ấn tượng’ tốt cho mình, trước khi ông về hưu.
Bài viết, thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hưởng ứng chuyên mục Diễn đàn của BBC "Viết về Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12".
Ý dân
Hưng Quốc

Bắc Kinh tuyển lựa gia nô Kỳ đại hội đảng lần này chứa đựng khá nhiều bất ngờ, nhất là trong việc bầu bán chiếc ghế tổng bí thư. Thoạt đầu Bộ Chính trị đề nghị một mình Nguyễn Phú Trọng ở lại, tiếp tục lãnh đạo đảng. Sau, đại hội đề cử Nguyễn Tấn Dũng và một số người khác cùng ở lại. Theo quy định, mọi người đều tự xin rút.
Đại hội sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay phản đối lời đề nghị xin rút ấy. Giới quan sát Việt Nam và quốc tế hy vọng đa số đại biểu sẽ bác bỏ lời xin rút của Nguyễn Tấn Dũng để ông có thể tranh giành chức tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cuối cùng, đại hội lại đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút.
Con đường hoạn lộ của Nguyễn Tấn Dũng, như thế, hoàn toàn chấm dứt.
Qua việc bỏ phiếu đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút, chúng ta thấy ngay có sự khác biệt sâu sắc giữa Ban Chấp hành Trung ương và dân chúng.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của dân chúng trên trang web cũng như mạng xã hội của Ban Việt ngữ đài VOA, 65% trong tổng số 2500 người trả lời cho biết họ hy vọng chức tổng bí thư sẽ lọt vào tay Nguyễn Tấn Dũng trong khi đó chỉ có 25% chọn Nguyễn Phú Trọng. Trong một cuộc thăm dò khác trên facebook của đài VOA, số người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng lên đến 74%.

Điều đó cũng có thể thấy rõ trên facebook: hầu hết những người quan tâm đến chính trị Việt Nam đều mong ước Nguyễn Tấn Dũng sẽ được đề cử và giành chức tổng bí thư. Tại sao? Người ta thường khen Nguyễn Tấn Dũng ở bốn điểm chính:
Thứ nhất, khác với Nguyễn Phú Trọng vốn bị xem là bảo thủ và giáo điều, Nguyễn Tấn Dũng được cho là thực tế, thực dụng và cấp tiến, do đó, hứa hẹn là sẽ đi xa hơn trên con đường đổi mới không những trong lãnh vực kinh tế mà còn cả trong lãnh vực văn hoá, xã hội và chính trị.
Thứ hai, khác với Nguyễn Phú Trọng vốn bị xem là mềm yếu trước những hành động xâm lấn và gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng được cho là có tinh thần dân tộc cao hơn và có thái độ chống đối Trung Quốc quyết liệt hơn.
Thứ ba, khác với Nguyễn Phú Trọng vốn bị xem là thân Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng được xem là thân Mỹ hơn, do đó, có hy vọng, một lúc nào đó, thay đổi một số chính sách để dân chủ hoá đất nước.
Thứ tư, như là hệ luận của những điểm vừa nêu, người ta xem Nguyễn Phú Trọng thuộc về quá khứ trong khi Nguyễn Tấn Dũng thuộc về tương lai. Nguyễn Phú Trọng đã làm tổng bí thư năm năm; trong năm năm ấy, ông hoàn toàn không có chính sách nào mới mẻ. Nguyễn Tấn Dũng, với kinh nghiệm quản trị đất nước trong vai trò thủ tướng, mang lại nhiều hy vọng thay đổi hơn.
Ở đây, có hai điều cần nói ngay:
Thứ nhất, những sự phân tích ở trên không có gì bảo đảm chính xác cả. Những lời chê bai Nguyễn Phú Trọng thì đúng vì người ta có bằng chứng rõ ràng qua năm năm làm tổng bí thư của ông. Nhưng với Nguyễn Tấn Dũng, những lời khen ngợi chưa được thực tế chứng minh. Không có gì chắc ông cởi mở hơn, cấp tiến hơn và dân chủ hơn. Hơn nữa, ngay cả khi ông có ít nhiều những đặc điểm ấy, trong hệ thống cấu trúc quyền lực dựa trên tập thể như ở Việt Nam, chưa chắc ông đã làm được những gì ông muốn.
Thứ hai, xin lưu ý là những lời khen ngợi Nguyễn Tấn Dũng hiện nay hoàn toàn ngược lại với những lời chê trách ông cách đây hơn một năm. Nhớ, khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang đề nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những sai phạm trong việc quản lý kinh tế, đặc biệt với các tập đoàn quốc doanh như Vinashin và Vinelines, mọi người đổ xô vào tấn công Nguyễn Tấn Dũng tơi tả. Chữ “đồng chí X” với hàm ý miệt thị xuất hiện ê hề trên các trang mạng xã hội. Lúc ấy người ta xem Nguyễn Tấn Dũng còn tệ hại hơn cả Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.
Thật ra, trước đó nữa, Nguyễn Tấn Dũng đã từng bị rất nhiều người tố cáo ít nhất là ba chuyện: Một là tham nhũng hoặc bao che cho con cái, anh chị em bên mình cũng như vợ mình tham nhũng để họ giàu có nhanh chóng một cách bất thường. Hai là ông sử dụng quyền lực và quan hệ của mình dàn xếp cho con trai Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976) vào Trung ương đảng (dự khuyết), sau đó lên làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng và mới đây, bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang; sau đó, ông còn đưa con trai út Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1988) vào Tỉnh uỷ tỉnh Bình Định. Ba là ông gắn liền với nhiều nhóm lợi ích để khuynh loát nền kinh tế quốc gia khiến nợ công càng ngày càng chồng chất.
Một câu hỏi không thể không đặt ra: Tại sao thái độ của dân chúng lại thay đổi nhanh đến như vậy? Tại sao, trước, họ lên án gay gắt Nguyễn Tấn Dũng, bây giờ, họ lại mong Nguyễn Tấn Dũng lên làm tổng bí thư?
Theo tôi, có ba lý do:
Ảnh Thu Nhỏ

Thứ nhất, đó là tâm lý bó đũa chọn cột cờ. Người ta có thể không ngưỡng mộ Nguyễn Tấn Dũng, có thể biết Nguyễn Tấn Dũng có nhiều khuyết điểm, nhưng so với toàn bộ những người trong Bộ Chính trị hiện nay, nhất là so với đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù sao thì Nguyễn Tấn Dũng cũng thuộc loại khá nhất, hoặc có khi chính xác hơn, đỡ tệ hại nhất.
Thứ hai, người ta bị mê hoặc vì một số lời tuyên bố chống Trung Quốc của Nguyễn Tấn Dũng, nhất là lời phát biểu tại Philippines vào giữa năm 2014, khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam: "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Xin lưu ý là suốt thời gian ấy, Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn im lặng. Ông không hề có một lời phản đối Trung Quốc.
Thứ ba, qua việc ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng dù dân chúng thừa biết ông tham nhũng và có tham vọng cá nhân, chúng ta thấy rõ một điều: Với dân chúng Việt Nam hiện nay, yếu tố quan trọng nhất ở một người lãnh đạo là quyết tâm chống lại Trung Quốc. Người ta coi đó là ưu tiên số một. Tham nhũng: người ta tạm chấp nhận được. Lợi dụng quyền bính để mang lợi lộc lại cho gia đình: người ta tạm chấp nhận được. Chỉ có một điều duy nhất người ta không thể chấp nhận: đó là thái độ quỵ luỵ hèn yếu trước Trung Quốc.
Ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận tâm lý và cách nhìn của quần chúng. Điều đó đúng hay không lại là một chuyện khác.
__._,_.___