Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

'Không có lý do gì để nhà máy Formosa tiếp tục tồn tại'
Thursday, June 30, 2016 7:42:09 PM

Vụ Formosa, thủ phạm làm cá chết ở biển miền Trung


Lê Hữu Thành/Người Việt


ĐÀ NẴNG (NV) - Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng nói với phóng viên Người Việt rằng ông không đồng ý để cho nhà máy Formosa Hà Tĩnh,
thủ phạm của vụ cá chết, tiếp tục tồn tại trong 70 năm nữa khi mà nó chưa hoạt động chính thức đã gây ra thảm họa môi sinh.

Image
Tại cuộc họp báo hôm 30 Tháng Sáu tại Hà Nội, các giới chức Việt Nam chiếu cảnh ông Trần Nguyên Thành (Chen Yuan Cheng),
chủ tịch Formosa Hà Tĩnh, đưa ra lời xin lỗi và tiền bồi thường $500 triệu. (Hình: Getty Images)

Ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động đã có hơn 1 tháng điều tra độc lập ở khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vùng bị thiệt hại nặng nề do nhà máy Formosa trong vụ biển nhiễm độc làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh phía Bắc miền Trung.

Chiều 30 tháng 6, Văn Phòng Chính Phủ CSVN họp báo công bố thủ phạm gây ra cá chết ở 4 tỉnh miền Trung hồi tháng 4 là Formosa Hà Tĩnh, đồng thời nhà máy này đồng ý bồi thường cho người dân Việt Nam số tiền 500 triệu đô la nhưng cho biết vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bất chấp có việc gì xảy ra.

Người Việt (NV): Ông có nhận xét như thế nào về con số 500 triệu Mỹ kim mà nhà máy Formosa đồng ý bồi thường cho người dân Việt Nam sau thảm họa môi sinh ở 4 tỉnh miền Trung?

Nguyễn Anh Tuấn: Mình thấy là người ta đưa ra con số như vậy thôi, nhưng mà người ta không nói căn cứ tính toán như thế nào để mà ra con số như thế. Đã có tính đúng tính đủ hay chưa, con số đó liệu có thỏa đáng hay không?

Bởi vì thiệt hại ở đây không phải chỉ là thiệt hại của những người ngư dân mấy tháng trời phải nằm bờ mà nó còn là những người làm trong lĩnh vực bám vào biển, ăn theo ngư nghiệp. Chẳng hạn như là kinh doanh thu mua thủy hải sản, rồi cả những người cung cấp ngư lưới cụ, cũng như là những ngành nghề, lĩnh vực khác liên quan đến biển như du lịch, khách sạn, nhà hàng...

Đó là chưa nói đến chuyện khắc phục ô nhiễm môi trường, bây giờ môi trường ô nhiễm như vậy thì khắc phục thì tổng chi phí là con số bao nhiêu? Chưa có bất kỳ cái tính toán nào hết cả, mà tự dưng Formosa lại đưa ra con số 500 triệu đô la như vậy là tôi thấy không thỏa đáng!

NV: Thưa ông, trong cuộc họp báo Bộ Trưởng Thông Tin Trương Minh Tuấn có nói là “Đảng và nhà nước không có chỉ đạo báo chỉ dừng đưa thông tin về vụ việc cá chết, mà là báo chí phải hoạt động theo luật báo chí, và chỉ đạo giảm lưu lượng thông tin, tạm dừng thông tin suy diễn, quy chụp tác động đến quá trình điều tra. Các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm!”Ông nhận xét thế nào về câu nói này của ông Tuấn?
Image
Ông Nguyễn Anh Tuấn. (Hình: Facebook)

Nguyễn Anh Tuấn:
Theo tôi, câu trả lời của Bộ Trưởng Thông Tin Trương Minh Tuấn nó chứa những điểm không hợp lý, điểm thứ nhất là ổng thừa nhận dư luận có những sự phản ứng do việc công bố thông tin chậm trễ, sau đó ổng lại nhấn mạnh “thế lực thù địch” kích động gây rối mất trật tự công cộng vì vậy rất là bất nhất.

Bởi vì ông ta đã thừa nhận có sự phẫn uất, phẫn nộ trong dân chúng, thì bắt buộc phải thừa nhận dân chúng có nhu cầu thể hiện sự phẫn nộ đấy, và một trong những hình thức thể hiện sự phẫn nộ được hiến pháp bảo hộ đó chính là biểu tình. Mà bây giờ ổng nói có 'thế lực thù địch' kích động biểu tình là việc không thể chấp nhận được. Không chấp nhận được cả về mặt pháp lý và về mặt đạo lý!

Cái điểm thứ hai nữa, ông Tuấn nói là kiểm soát thông tin, kiểm soát báo chí là vì báo chí không có nghiệp vụ để điều tra thì câu nói này của ổng có 2 cái hiểu sai. Thứ nhất đúng là báo chí không phải cơ quan điều tra tuy nhiên chức năng của họ là khai thác những hướng, mọi khía cạnh, góc cạnh của vấn đề. Cho nên cái việc mà họ về thực địa để phỏng vấn người này, người kia, khai thác cả về hướng Formosa, cả về hướng ngư dân bị thiệt thòi, hoặc ngay cả những vấn đề như dư luận Đài Loan.

Tất cả những cái hoạt động, những khía cạnh về 1 vấn đề như vậy có thể đưa đến cho người dân một bức tranh toàn cảnh về vấn đề, và vì vậy cả xã hội có được lượng thông tin. Từ đó người ta mới có tìm ra được những giải pháp phù hợp. Đó là nhu cầu của xã hội và chức năng của báo chí, thế mà ổng lại cho rằng là cần phải kiểm soát báo chí, kiểm soát thông tin. Thế thì đã hoàn toàn phủ nhận chức năng của báo chí khiến cho nhu cầu chính đáng của xã hội không được đáp ứng.

Điểm thứ hai ông Tuấn nói là báo chí hoàn toàn không có chức năng điều tra cũng không chuẩn. Báo chí không có chức năng như một cơ quan tố tụng nhưng báo chí cũng có chức năng điều tra cung cấp thông tin cho xã hội và vì thế người ta mới có ngành báo chí điều tra. Còn nếu như người ta tước bỏ quyền điều tra của báo chí thì họ đang tước bỏ quyền tự do ngôn luận.

Trong một phát biểu mà có 2 điểm trái khoáy như vậy là việc không thể chấp nhận được!

NV: Trong một bản thông báo của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành gửi toàn thể nhân viên công ty vào ngày 30 tháng 6 nói rằng: “Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.” Với cá nhân ông thì ông nghĩ sao về vấn đề này?

Nguyễn Anh Tuấn: Theo những gì mà tôi tìm hiểu về Formosa Hà Tĩnh và biết rằng nhà máy thép này vốn được đầu tư tại Vân Lâm, Đài Loan nhưng mà vì phản ứng quá quyết liệt của những tổ chức xã hội dân sự cũng như là các dân biểu, báo chí của Đài Loan cuối cùng nhà máy phải dừng kế hoạch của họ lại.

Thế thì không có lý do gì khi nhà máy này đầu tư ở Việt Nam và gây ra những thảm họa về môi sinh như thế này mà chúng ta lại tiếp tục để cho nó vận hành thêm 70 năm tới. Thì thú thực là trong 70 năm tới người dân sẽ sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

Vì thế với tư cách cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với giải pháp như vậy. Nhưng đó mới chỉ là giải pháp từ phía nhà máy Formosa Hà Tĩnh, còn về phía chính phủ Việt Nam phản ứng ra sao, trả lời ra sao và chọn giải pháp nào phụ thuộc vào sự phản ứng của người dân Việt Nam, các tổ chức Xã hội dân sự, báo chí, dư luận Việt Nam với các vấn đề này.

NV: Cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này!

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Bài toán ngu xuẩn của đảng CSVN:
500 triệu USD bồi thường bỏ qua 50 năm hồi sinh biển chết miền Trung?

Đốc Nguyễn


(Danlambao) - Thông thường, những ai viết báo nói sự thật trái với ý tuyên giáo đều cho là phản động cho dù những thông tin trong các bài viết dựa vào các báo trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí, Vietnamnet. Hôm nay, không ai có thể gán danh xưng phản động cho bài viết này vì hoàn toàn dựa vào thông tin chính thức của báo Nhân Dân tiếng nói chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam.


Trở lại sự kiện xảy ra trong cuộc họp báo của nhà nước csvn ngày 30/6/2016. Trong cuộc họp báo này nhà nước xác nhận Formosa là thủ phạm gây ra vụ cá chết Miền Trung và chấp nhận lời hứa bồi thường 500 triệu USD sau đó phổ biến một video quay sẵn ban lãnh đạo Formasa cúi đầu xin lỗi như một hình thức nhận tội.

Qua sự việc này có nhiều câu hỏi đặt ra cần được sáng tỏ như sau:

1)- Việc xin lỗi của tập đoàn Formosa có thành tâm hay không khi thực hiện video ở phòng kín rồi giao cho nhà nước phổ biến mà không công khai xin lỗi trực tiếp trong cuộc họp báo, trước quốc hội đại diện cho người dân? Trong khi ngay buổi sáng ngày 30/6 Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành phổ biến văn bản có nội dung:

Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.

2)- Bản chất sự kiện: Formosa là thủ phạm gây ra vụ cá chết miền Trung là một vi phạm hành chánh hay vi phạm luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế?

a/- Nếu đây là một vi phạm hành chánh, nhà nước Việt Nam chưa trưng ra biên bản vi phạm của công ty Formosa để tuyên phạt Formosa 500 triêu USD. Và nếu đây là tiền phạt vì vi phạm hành chánh thì số tiền này phải sung công quỹ tại sao lại tuyên bố đây là tiền bồi thường cho sự thiệt hại của người dân?

b/- Nếu đây là một sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam thì thẩm quyền xét xử phải là tòa án và vụ việc phải được khởi tố theo trình tự của luật tố tụng hình sự kể cả dân sự. Vụ việc chưa được khởi tố nhà nước Việt Nam với tư cách gì đứng ra nhận lời hứa bồi thường 500 triệu USD của Formosa? Người dân trong bốn tỉnh miền Trung là đối tượng bị thiệt hại trực tiếp chưa hề được hỏi ý kiến.

Trên cơ sở luật pháp nào mà nhà nước là cơ quan hành pháp cấp phép hoạt động cho Formosa, lại tước đoạt quyền tài phán của tòa án không khởi tố vụ kiện Formosa, ngoài ra còn tước đoạt quyền khiếu kiện người dân để đứng ra nhận lời hứa bồi thường của Formosa?

3)- Trên cơ sở nào để nhà nước chấp thuận lời hứa của Formosa bồi thường 500 triệu USD trong khi chưa có biên bản kết luận điều tra thiệt hại của người dân bốn tỉnh miền Trung trong hiện tại và lâu dài khi biển chết. Chưa có đánh giá thiệt hại của các ngành nghề liên quan như du lịch, kinh tế, y tế, xã hội, kể cả uy tín của Việt Nam trên thương trường quốc tế?

Theo báo Nhân Dân điện tử ngày 3/7/2016 có bài viết: Mất bao lâu thì biển miền trung sẽ phục hồi? TS Vũ Đức Lợi là một trong các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ Việt nam nhận định chính thức rằng:

“Phải mất ít nhất 50 năm sau, hệ sinh thái biển ở bốn tỉnh này mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu”(*)

Sự đánh giá này dựa trên cơ sở vật chất hiện hữu và hiện tại Formasa chưa đi vào hoạt động.

Nếu trong thời gian tới Formosa được đi vào hoạt động chính thức và xả thải hằng ngày với công suất cao thì mức độ thiệt hại lại gia tăng thêm theo cường độ xả thải và theo thời gian kéo dài 70 năm thì Việt Nam phải mất bao nhiêu thế kỷ để hệ sinh thái biển mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu?

Nhà nước Việt Nam nhận lời hứa đền bồi 500 triệu đô la của Formosa để cho qua vụ kiện và tiếp tục để cho Formosa hoạt động. Thế nhưng theo luật pháp Việt Nam và Quốc tế những người bị thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp về vụ cá chết trong hiện tại và trong suốt thời gian dài 70 năm vẫn có quyền khởi tố Formasa ra tòa án Việt Nam hay quốc tế.

Sự việc này sẽ xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra (với áp lực của quốc nội và quốc ngoại) thì hóa ra nhà nước Việt Nam chính là kẻ lừa đảo Formosa với số tiền 500 triệu đô la với cam kết cho chìm xuồng vụ cá chết mà không hoàn thành.

Tóm lại qua trình bày trên cho thấy nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng Cộng sản Việt Nam đã bất chấp sự phân quyền của hiến pháp, đứng trên luật pháp, ngang nhiên tước bỏ quyền lợi của dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai để chấp thuận cho Formosa được hoạt động trong bất cứ tình huống nào chỉ với cái giá 500 triệu đô la.

Đây là kết luận chính thức của đảng CSVN sau khi Nguyễn Phú Trong thăm quan Formosa trong thời điểm cá chết, sau ba tháng im hơi lặng tiếng.

Rồi đây dân chúng sẽ phải nổi lên phản ứng trước sự thiệt hại của cá chết với sự ngang nhiên xả độc của Formosa.

Phải chăng đảng csvn đang đem chính sinh mệnh chính trị của mình thách thức với toàn dân tộc Việt Nam với giá 500 triệu đô la?

Một bài toán đầy ngu xuẩn.

4.7.2016
Đốc Nguyễn

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Hết cá, tới rong biển chết dày đặc Quảng Bình

July 4, 2016

Image
Rong biển chết dạt vào bờ dày đặc cả đoạn bờ biển. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)
QUẢNG BÌNH (NV) – Ngày 2 tháng 7 người dân huyện Quảng Trạch, cho truyền thông trong nước biết, dọc bờ biển giáp ranh hai xã Quảng Đông và Quảng Phú, rong biển chết khô trôi dạt vào bờ dày đặc.

Theo mô tả của phóng viên báo Sài Gòn giải phóng, ngày 3 tháng 7, tại vùng giáp ranh 2 xã biển bãi ngang này xuất hiện vệt rong biển bị sóng đánh vào bờ chết khô kéo dài vài trăm mét, có nơi chất xếp lớp dày đặc. Lẫn trong lớp rong biển chết này là nhiều vỏ ngao, sò cùng một số xác cua, ghẹ nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Lài (57 tuổi), ở xã Quảng Đông cho hay, người dân vùng biển này thường khai thác rong biển tươi, phơi khô, bán để làm thực phẩm. Mùa rong biển bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Mỗi tạ rong khô bán giá 500,000 đồng, vì vậy mỗi người làm cật lực cũng thu được 7-10 triệu đồng/tháng.

Khu vực người dân thường khai thác là từ biển Vũng Chùa vào đến vùng biển giáp xã Cảnh Dương. Tuy nhiên năm nay, hàng trăm hộ dân theo nghề hoàn toàn thất thu, giới thu mua rong biển cũng bị đình trệ, người dân chuyển công việc qua làm ruộng để duy trì cái ăn.

Nói với báo Sài Gòn giải phóng, cùng ngày, ông Phan Ngọc Duy, chủ tịch huyện Quảng Trạch cho biết, đã cho lấy mẫu rong gửi cơ quan chức năng xét nghiệm. “Mọi năm cũng có rong biển dạt vào bờ nhưng vẫn còn tươi, năm nay thì rong khô quắt nên địa phương cho chôn lấp,” ông Duy xác nhận. (Tr.N)

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »


Sài Gòn, khi người dân ‘sống trong sợ hãi’


Image
Rau, quả, củ bán ngoài vỉa hè,không rõ “xuất xứ.” (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Văn Lang/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Chú Hai C., một cư dân Sài Gòn vừa cười vừa nói với chúng tôi: “Có đất nước nào kỳ khôi như đất nước Việt Nam này không? Ăn không dám ăn, nói không dám nói…”

Chú Hai chưa kịp dứt lời, thì bà vợ đã lớn tiếng: “Nè! Ông Hai đi vô nhà liền nghe, bắt đầu nói bậy, rồi đó.”

Chú Hai quay qua chúng tôi: – Đó! thấy chưa, tôi chưa nói hết câu thì đã bị “con vợ”nó bịt miệng rồi.

Còn về chuyện ăn thì chú hỏi: “Cầm lên miếng ăn nào, mà không thấy sợ hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng… chất độc ở trong đó?”


Kinh hoàng thực phẩm bẩn


Diễn biến mới đây nhất là vụ nhà ăn của ký túc xá đại học quốc gia ở Sài Gòn, phát hiện dòi bò lúc nhúc trong thức ăn của sinh viên.

Tương tự năm ngoái, bữa trưa của công nhân ở một xí nghiệp tại Bình Dương do một công ty thực phẩm chay cung cấp. Công nhân phát hiện có dòi “bơi” trong tô canh. Nhiều nữ công nhân té xỉu tại chỗ. Công ty thực phẩm kia “hỗ trợ” mua sữa và bánh mì cho công nhân hết 30 triệu đồng…

Tại Chợ Lớn, chúng tôi thấy có một tiệm bánh mì, trương bảng quảng cáo:”Bánh mì gà, giá 6 ngàn đồng một ổ.” Với giá siêu rẻ này, làm sao mà họ có lời? Nhưng chẳng bao lâu sau, chúng tôi đã có lời giải cho sự thắc mắc trên.

Đó là khi cơ quan chức năng bắt được một “ổ” chuyên làm chà bông gà, chà bông heo… từ nguồn thịt đã bốc mùi hôi thối. Nhưng họ dùng hóa chất để tẩy rửa cho sạch, sau đó dùng hương liệu (cũng là hóa chất) để tạo mầu, tạo mùi… y như thật. Mà với mắt thường, người tiêu dùng không có khả năng phân biệt.
Image
Vô số xe giải khát ngoài đường, không thể kiểm tra vệ sinh – an toàn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

“Nhân từ” hơn, có một số cơ sở sản xuất chà bông gà từ nguyên liệu là… bã sắn dây.

Bột sắn dây, được lấy từ cây sắn dây (ngoài Bắc). Khi đã lấy hết tinh bột, thì phần bã thải ra, có hình dạng giống như là… chà bông. “Nhà sản xuất” chỉ việc xịt thêm hóa chất tạo màu, tạo mùi là ra chà bông gà, chà bông heo… tùy thích. Và loại chà bông “đểu” này được bán với giá là 100 ngàn đồng/1 ký. Trong khi chà bông thực sự làm từ gà thật phải có giá là 500 ngàn đồng/ký. Do vậy, dân Sài Gòn thường có câu “Người mua lầm, chứ người bán thì không có lầm.”

Vì vậy, nếu không có chỗ thực sự quen biết, tin tưởng để mua bột sắn dây. Thì người mua sẽ mua phải bột khoai mì, dĩ nhiên cũng đã được “chế biến” bằng hóa chất.

Ly kỳ nhất của “công nghệ hóa chất” là có thể biến từ thịt heo thối, thành ra… thịt bò tươi.

Đầu tiên, miếng thịt thối được ngâm hóa chất cho săn chắc lại. Sau đó có một chất bột tạo ra màu thịt tươi, và sau cùng nhúng thịt vào máu bò tươi…

Mới đây, cơ quan chức năng ở Sài Gòn bắt được 700 tấn thịt “không rõ nguồn gốc.” Thực ra đó là tên gọi khác của các loại thịt thối đã được xử lý bằng hóa chất, đem bỏ mối cho mấy tiệm… bò-né.

Đáng kể nữa, phải nói tới thuốc kích thích tăng trưởng được dùng vô tội vạ trong chăn nuôi cũng như cây trồng.

Công an Tiền Giang bắt được hai “kỹ sư” Tàu cộng, đang tận tình hướng dẫn nông dân miền Tây xịt thuốc kích thích tăng trưởng cho cây trồng.

Trong khi công ty dịch vụ sân bay Nội Bài, nhập trái cây Trung Quốc, nhưng lại dán nhãn hàng Việt Nam để giả hàng “đặc sản,” bán cho hành khách làm quà quý biếu tặng người thân.

“Thời loạn trị” nên đậu phụ (tàu hũ) được bỏ thạch cao cho mau đông. Giá sống được xịt thuốc tăng trưởng cho mau ra giá và cọng mập. Bánh phở, hủ tiếu… được bảo quản bằng formol (chất dùng để ướp xác)…


Chỉ thị suông


Hàng năm Việt Nam đều có ban hành chỉ thị: Tăng cường và tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm. Nhưng cán bộ cấp cơ sở (phường, xã) thì than phiền là họ làm không xuể, vì có vô số hàng trôi nổi, vô số gánh hàng rong, tiệm ăn “di động,” buôn bán vãng lai. Mà phương tiện kiểm tra chỉ có mắt và… tay. Hoàn toàn không có thiết bị phát hiện chất độc hại…

Cơ quan chuyên môn Bộ Y Tế (chủ quản của Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm) trong một báo cáo cho biết, “Việt Nam chỉ có 14 trong số 64 tỉnh thành là có phòng xét nghiệm. Trong khi 75% nhân sự làm việc trong lãnh vực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm không hề có bằng cấp chuyên môn.”
Image
Thực phẩm bán trong siêu thị cũng phải trương bảng “an toàn thực phẩm” để trấn an người mua. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Tại Quảng Trị,mới đây khi kiểm tra một kho đông lạnh, phát hiện có 30 tấn cá nục có chứa chất phenol (chất này từng được Đức quốc xã sử dụng trong phòng hơi ngạt để diệt chủng người Do Thái). Sở Y Tế Quảng Trị ra thông báo chất phenol cực kỳ độc hại, tuyệt đối không sử dụng trong thực phẩm. Nhưng Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (thuộc Bộ Y tế) thì tuyên bố chất phenol không bị cấm…

Sống trong sợ hãi thường trực hàng ngày, hãi hùng trong từng miếng ăn.Vì ăn là tự đầu độc mình, một xứ sở như vậy thì còn có gì đáng để mà sống?

Nếu Việt Nam không có được một cơ quan như FDA của Hoa Kỳ. Thì sự suy tàn và diệt vong có lẽ cũng không còn là điều cần phải tranh cãi gì cho lâu lắc.

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Giáo dân Cồn Sẻ biểu tình đòi đuổi Formosa
July 7, 2016

Image
Giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ biểu tình ngày 7 tháng 7, 2016. (Hình: FB Thuận Văn Bùi)

QUẢNG BÌNH (NV) – Giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ ở tỉnh Quảng Bình đòi đuổi cổ công ty gang thép Formosa đã xô xát đổ máu với lực lượng công an, cán bộ nhà nước tới đàn áp.

Theo bản tin của tổ chức thông tin độc lập “Tin Mừng Cho Người Nghèo” (GNsP), vụ xô xát đã xảy ra hôm Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016 khi lực lượng nhà cầm quyền gồm công an, cán bộ đàn áp hàng trăm người dân giáo xứ Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Ðồn, tỉnh Quảng Bình, biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền đóng cửa nhà máy gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Video clip và hình ảnh về cuộc biểu tình vừa kể được phổ biến trên nhiều trang mạng xã hội.

“Tôi vừa mới về đến nhà. Tôi rất mệt. Hôm nay, người dân xuống đường biểu tình, rồi xảy ra tình trạng công an đánh người dân, người dân đánh công an. Hai bên đánh nhau, có hai người dân chảy máu, phía họ cũng có. Họ bắt một người nhưng đã thả rồi. Hiện nay, người dân đã giải tán được một phần ba. Sự việc xảy ra từ lúc 11 giờ, nắng buổi trưa rất gay gắt.” Linh Mục Phêrô Hoàng Anh Ngợi, quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ xác nhận với GNsP thông tin trên.

Theo GNsP, “Giáo xứ Cồn Sẽ có khoảng 3,640 bà con giáo dân, đa phần là bà con ngư dân và là một trong những điểm ‘nóng’ của nhà chức trách. Bởi, họ quan ngại người dân sẽ phản ứng mạnh trước vấn nạn ô nhiễm môi trường biển trầm trọng, đã đẩy bà con ngư dân vào cuộc sống bần cùng, lầm than, ‘mất nghiệp,’ không chuyển đổi được nghề nghiệp do chính ‘nhân tai’ – Formosa và các quan chức đã tiếp tay cho Formosa tồn tại và hoạt động tại Việt Nam.”
Image
Một giáo dân Cồn Sẻ biểu tình bị lực lượng của nhà cầm quyền đánh trọng thương. (Hình: FB Ðậu Văn Dương)

Tháng trước, ngày 9 tháng 6, 2016, người dân giáo xứ Cồn Sẻ đã bắt giữ một công an viên vì đã dùng dùi cui đánh dã man hai thanh niên chạy xe máy không đội “nón bảo hiểm” phải đi cấp cứu. Người công an này chỉ được giải thoát sau khi có sự điều đình và can thiệp của cha xứ.

Mặt khác, cùng một ngày với cuộc biểu tình của giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ, tại tỉnh Quảng Bình cũng có diễn ra một cuộc “đối thoại” giữa nhà cầm quyền với dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, một xã chuyên sống về ngư nghiệp, vốn đang dở sống dở chết vì biển bị Formosa đầu độc.

Theo bản tin của báo mạng Một Thế Giới, sau cuộc đối thoại với khoảng 100-120 người, nhà cầm quyền xã cảnh Dương đã đúc kết thành một bản kiến nghị 7 điểm để gửi lên cấp trên. Trong đó, họ đòi hỏi nhà cầm quyền phải giúp đỡ khẩn cấp và lâu dài vì nghề truyền thống của họ từ bao đời để lại trở thành vô dụng. Họ hiện đang sống với đủ mọi khó khăn từ vấn đề sức khỏe (nhiễm độc từ môi trường nước) đến sinh kế.

Ðáng để ý là trong số những ý kiến đó, họ kêu gọi, “Công ty Formosa hỗ trợ cho nhân dân thì không lấy tiền hỗ trợ vì cho rằng nếu lấy hỗ trợ là tiếp tay cho công ty.” Ðồng thời “Có 14 ý kiến tại hội nghị đề xuất ngừng hoạt động đối với công ty Formosa Hà Tĩnh vì cho rằng sợ sự cố gây ô nhiễm như vừa qua sẽ tiếp tục tái diễn.”

Người dân dọc biển từ Nghệ An đến Quảng Bình đã biểu tình nhiều lần đòi nhà cầm quyền Hà Nội đóng cửa công ty gang thép Formosa cũng như đòi hỏi phải tẩy rửa, trả lại biển sạch cho nhân dân. Rất nhiều biểu ngữ trong các cuộc biểu tình đã viết với nội dung, “Chúng tôi chọn cá, không chọn Formosa.” (TN)

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »


Việt Nam: Nhiều dự án lớn của nhà nước chỉ là ‘phá hoại’

July 11, 2016


Image
Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam đầu tư 12,000 tỷ đồng, thua lỗ 2,000 tỷ đồng/năm.

HÀ NỘI (NV) – Phúc trình của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội CSVN thừa nhận và chỉ ra những dự án đầu tư rất lớn nhưng “làm ăn thua lỗ, phá sản, gây tổn thất nặng nề tài sản công.”

Tin báo Người Lao Động, phúc trình được ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trình bày tại phiên họp Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 11 tháng 7, sau khi nghe đại diện chính phủ báo cáo về “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội nửa đầu năm 2016.”

Theo đánh giá của Ủy Ban Kinh Te, “Ở Việt Nam, sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vùng biển các tỉnh miền Trung, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm ở phía Bắc, hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống người dân.”

Phúc trình của ông Giàu nêu rõ, một vấn đề dư luận hết sức quan tâm những tháng đầu năm 2016 là xuất hiện một số dự án, công trình quy mô lớn không thể đưa vào hoạt động, không tạo ra tăng trưởng, việc làm, nộp ngân sách nhà nước, thua lỗ nặng nề và nguy cơ phá sản, gây tổn thất lớn đến tài sản nhà nước.

Cụ thể như: Dự án nhà máy Đạm Ninh Bình, thuộc Tập Đoàn Hóa Chất đầu tư 12,000 tỷ đồng, nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng 2,000 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đầu tư 7,000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động; Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất “trọng điểm quốc gia” đầu tư hơn 2,200 tỷ đồng đã dừng hoạt động; Dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên Giai Đoạn 2 trên 8,000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai. Hay nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An, thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 6, đầu tư 10,000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do “công nghệ không phù hợp…”

Tin cho biết, ngoài ra, Ủy Ban Kinh Tế cũng lo ngại “vấn đề quản lý đầu tư, khai thác thu phí chưa minh bạch và mật độ trạm thu phí trên quốc lộ 1A quá dày đối với các dự án BOT gây bất bình cho doanh nghiệp và người dân.”

Chưa hết, “Các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm như sử dụng thuốc kích thích trong chăn nuôi, trồng trọt, dùng phụ gia, hóa chất độc hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh lương thực, thực phẩm, đồ uống và kinh doanh dịch vụ còn khá phổ biến.” (Tr.N)

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »


Chuyện dài Formosa, càng chữa càng cháy…lớn

July 12, 2016

Image
Nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Chính quyền Việt Nam đang tìm cách giảm bớt sự căm phẫn của dân chúng đối với việc cho phép Formosa xây dựng một nhà máy thép ở Hà Tĩnh, nhưng dường như càng chữa thì đám cháy càng lớn!

Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh mới loan báo là vừa “phát giác” 100 tấn chất thải của Formosa được vùi tại một trang trại trong tỉnh.

Ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường, cho biết, vì chưa có kết quả kiểm nghiệm chất thải nên chưa xác định được 100 tấn chất thải đó có thuộc loại nguy hại hay không.

Tuy nhiên, việc tự tiện chôn môt khối lượng lớn chất thải như thế vào lòng đất là vi phạm pháp luật. Cả nơi cho chôn và Formosa đã được yêu cầu giải trình.

Trước thảm trạng do dự án Formosa tạo ra, chỉ mới thử hoạt động trong một tuần đã hủy diệt cả một vùng biển chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, khiến cả ngư nghiệp lẫn hoạt động du lịch ở phía Bắc miền Trung tê liệt, đẩy khoảng 260,000 người đến chỗ khốn cùng vì mất sinh kế, nếu chính thức vận hành suốt 70 năm sẽ không thể dự đoán mức độ thảm khốc,… đã khiến chính quyền Việt Nam buộc phải làm gì đó để dân chúng bớt phẫn nộ.

Hôm 11 Tháng Bảy, lần đầu tiên, tại diễn đàn Quốc Hội Việt Nam, các viên chức lãnh đạo chính quyền Việt Nam chính thức đề cập đến việc phải “điều tra, làm rõ nguyên nhân chủ quan liên quan đến việc phê duyệt, thẩm định” dự án xây dựng nhà máy thép của Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Cần nhắc lại rằng, Formosa là một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới về hủy diệt môi trường. Thế nhưng, sau khi Formosa trình dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép ở Vũng Áng, với tổng vốn đầu tư là $15 tỷ, chính quyền Việt Nam đã gạt bỏ tất cả các khuyến cáo, nhanh chóng giao cho tập đoàn này 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước.

Dự án của Formosa khiến 3,000 gia đình bị thu hồi đất, giải tỏa nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sinh kế của khoảng 20,000 người. Chưa kể có 15,000 ngôi mộ bị cải táng và 58 nhà thờ bị dỡ bỏ… Các cuộc phản kháng đều bị đàn áp hết sức tàn bạo. Thậm chí, chính quyền Việt Nam còn cáo buộc các giáo sĩ của Giáo Phận Vinh lợi dụng tôn giáo, kích động giáo dân chống chủ trương lớn của đảng và nhà nước.

Chính quyền Việt Nam đã dành cho tập đoàn Formosa nhiều ưu đãi khi đầu tư Dự án Formosa Hà Tĩnh: Cho thuê đất 70 năm nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế và tỷ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ. Chưa kể khi có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm và trong chín năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Dự án Formosa Hà Tĩnh khởi công vào cuối năm 2012 và ngay sau đó trở thành túi chứa công nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.

Trong vài năm gần đây, bộ phận điều hành Formosa Hà Tĩnh liên tục đòi thêm nhiều ưu đãi khác. Ví dụ đề nghị cho phép lập “Đặc Khu Kinh Tế Gang Thép Vũng Áng” với ban quản lý “trực thuộc Văn Phòng Chính Phủ.” Đề nghị thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép. Ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh. Trực tiếp vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn. Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… Chưa kể bộ phận điều hành Formosa Hà Tĩnh còn đề nghị “được cắt đất để bán cho khoảng 15,000 nhân viên mà nếu tính cả thân nhân thì khoảng 60,000 người nhằm xây dựng một thị trấn riêng ở Vũng Áng.”

Việc cho phép Formosa đầu tư vào Vũng Áng đã từng bị nhiều chuyên gia cảnh báo là nguy hại cho môi trường, tất cả những ưu đãi dành cho Formosa đã từng bị chỉ trích là bất thường, thậm chí là vi phạm luật pháp Việt Nam (ví dụ chính quyền các tỉnh chỉ có quyền cho thuê đất tối đa là 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giao đất cho Formosa đến 70 năm, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn gật đầu) nhưng không có ai cản được sự nâng đỡ mà hệ thống công quyền Việt Nam dành cho Formosa.

Ngay cả đề nghị giao Vũng Áng cho hải quân vì có núi cao che chắn, có độ sâu, độ rộng thích hợp để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng bảo vệ vịnh Bắc Bộ, gia tăng khả năng kiểm soát hoạt động lưu thông cả trên bộ lẫn trên biển từ miền Nam và miền Trung ra miền Bắc Việt Nam cũng bị vứt vào sọt rác. Vũng Áng vẫn được đặt vào tay Formosa, cho dù điều đó tạo ra đủ thứ nguy cơ đối với cả quốc phòng lẫn kinh tế.

Bây giờ khi chuyện đã rồi, ông Hà Ngọc Chiến, chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc của Quốc Hội Việt Nam, mới nhận định: “Đây là dự án được phê duyệt rất nhanh. Đánh giá tác động môi trường cũng được phê duyệt rất nhanh. Rồi họ đòi hỏi ưu đãi nọ, ưu đãi kia cũng được phê duyệt rất nhanh và cuối cùng hậu quả tai hại cũng xảy ra rất nhanh.” Ông Chiến nhận định giống như mình vô can trong khi trước đây, khi có các cảnh báo về Formosa, ông đang đảm nhận vai trò phó ban nội chính của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, kiêm phó chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc.

Tương tự, ông Đỗ Bá Tỵ, phó chủ tịch quốc hội đặc trách quốc phòng và an ninh, cho rằng: “Formosa còn là vấn đề tiềm ẩn lâu dài. Nếu không lường trước, tình hình sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ đơn giản về kinh tế mà còn gắn với quốc phòng và an ninh.”

Người ta không rõ tại sao, từ Tháng Tư trở về trước, khi đang đảm nhận vai trò thứ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội, Đại Tướng Đỗ Bá Tỵ lại không nhìn ra và cũng chẳng nghĩ tới hiểm họa mà ông vừa đề cập (?).

Cũng bây giờ khi chuyện đã rồi, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mới báo cáo: “Qua kiểm tra đã phát hiện Formosa có 53 hành vi vi phạm về hành chính, bao gồm cả những vi phạm về thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công, triển khai các hệ thống xử lý chưa đúng quy định của pháp luật, quy chuẩn, của cơ quan quản lý. Đặc biệt là tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc, từ khô (công nghệ thân thiện với môi trường) sang ướt (công nghệ phát tán rất nhiều chất thải, đặc biệt là khí thải).” (G.Đ.)

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Phát hiện thêm đường ống xả nước thải ngầm của Formosa
July 15, 2016

Image
Đường ống xả thải này được công ty Formosa chôn ngầm giấu sâu dưới đất khoảng gần 1 mét. (Hình: Dân Trí)

HÀ TĨNH (NV) – Ngày 15 tháng 7, công ty Formosa phải tiếp tục cắt bỏ và bịt kín thêm một đường ống xả thải ngầm “không có trong thiết kế ban đầu” từ sự tố cáo của người dân.

Báo điện tử Dân Trí, ngày 15 tháng 7, dẫn lời ông Lê Văn Chương, chủ tịch phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh cho biết, đường ống này do người dân phát hiện trước đó và báo lên chính quyền.

Theo ông Chương: “Đường ống xả thải ngầm này nối từ bên trong nhà máy Formosa ra ngoài mương thoát lũ của phường Kỳ Phương. Phía Formosa nói, đường ống này là để xả nước thải sinh hoạt thông thường nhưng lại không có trong thiết kế ban đầu. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra chính xác, chúng tôi đã báo lên cấp trên và xin ý kiến chỉ đạo,” ông Chương cho biết.
Image
Miệng đường ống xả thải ra ngoài mương thoát lũ của phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh. (Hình: Dân Trí)

Ngay sau đó, ủy ban tỉnh Hà Tĩnh đã có cuộc làm việc với Formosa, yêu cầu doanh nghiệp này phải cắt bỏ đường ống vì “không có trong thiết kế ban đầu.”

Trưa cùng ngày, công ty Formosa đã đưa máy móc tiến hành cắt bỏ đường ống lắp ngầm xả thải trái phép này. Toàn bộ phần đường ống nối vào bờ mương được các xe cuốc đào lên để di dời khỏi phần đất của phường Kỳ Phương.

Trước đó, các ngành chức năng Hà Tĩnh trong quá trình đi kiểm tra cũng đã phát hiện trên đất liền ở thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương, có một đường ống xả thải của Formosa hàng ngày nhả nước thải đen ngòm. Ngày sau đó, chính quyền Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo và yêu cầu phía công ty Formosa phải tiến hành cắt bỏ và bít kín. (Tr.N)

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image
Người bị bắt trên xe bus. (Hình: FB Chú Tễu)


Hà Nội biểu tình, Nha Trang ‘cắt lưỡi bò,’ Bình Thuận ngưng chiếu phim

July 16, 2016

HÀ NỘI (NV) – Những nhà hoạt động tại Hà Nội biểu tình sáng Chủ Nhật, 17 Tháng Bảy, bày tỏ sự đồng tình với phán quyết của Tòa Thường Trực Quốc Tế, bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc, và phản đối chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh.

Khoảng ngoài 8 giờ sáng, một số người biểu tình đã bị bắt đi. Theo Facebook Suong Quynh, “Công an Hà Nội bắt khoảng 15 người, đưa lên xe” lúc 8:35 phút sáng.

Facebook của Hà Vân kể: “Đang loanh quanh tìm chỗ gửi xe thì có tiếng hô ‘bắt người.’ Mắt tèm nhèm nhưng chắc chắn chú Trương Dũng được ‘đặc cách’ lên xe 7 chỗ, còn mấy người khác bị lên xe bus. Hà Nội buổi sáng không bình yên.”

Từ nhà, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, viết mấy dòng gởi các bạn biểu tình: “Chúc mọi việc thành công tốt đẹp nhé! Chân tôi yếu, nhưng tay tôi không mềm đâu! Đang theo dõi trực tiếp đây! Mong mọi người ôn hòa nhưng mạnh mẽ nhé! Tập trung vào chủ đề chính đấy! Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy nhé!”

Những người nổi tiếng bị chặn ngay tại nhà mình. Nhà báo Đoan Trang là một trường hợp. Theo lời kể của cô, vừa chống nạng ra khỏi nhà, công an đã chờ sẵn, nói có hai chọn lựa, “1 là lên đồn, 2 là lên nhà; chân cẳng thế đi đâu.”

Cô kết luận: “Một lần nữa, thông điệp ‘vì công lý và hòa bình trên Biển Đông, phải kiện Trung Quốc,’ lại bị công an Việt Nam phá.” Image
Người Nha Trang ‘nói không’ với đường lưỡi bò phi pháp. (Hình: FB Lai Nguyen)

Một trong những người theo dõi từ đầu và liên tục cập nhật thông tin là Facebooker Chú Tễu. Chú Tễu viết:

”… Quanh hồ Gươm, công an Hà Nội triển khai lực lượng vừa phải, đủ để bào vệ và giữ gìn trật tự cho đoàn người biểu tình sắp tụ tập và diễu hành vào lúc 8h30.

… Được biết, đêm qua, an ninh, cảnh sát khu vực đã gọi điện hoặc đến nhà hỏi thăm một số thành viên No U như Hoàng Hà, Đào Tiến Thi, Nguyễn Trung, Phan Vân Bách…

Vợ chồng nhà hoạt động Nguyễn Tường Thụy đèo nhau đi nhà nghỉ từ đêm qua, bị an ninh quận chặn lại dọc đường và sách nhiễu. Nhiều người bị an ninh đeo bám từ sáng sớm nay.

Theo nguồn tin riêng, tỉ lệ đàn áp biểu tình hôm nay là 50/50. Và hình thức được công an Hà Nội chọn là tống người biểu tình lên xe bus đưa ra ngoại thành, cung cấp đồ ăn thức uống (không có độc) và nhốt đến chiều thì thả.

08h10: Xe phá sóng điện thoại đã được đưa đến tuyến phố Ngô Quyền, chờ lệnh di chuyển.”

Theo Facebook Suong Quynh, trong số người bị bắt có Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Trương Dũng, Lã Việt Dũng, Bích Hường…

Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện nói với Suong Quynh, “Những người ngồi tại tượng đài bị bắt hết lên xe, nhanh chóng, không kịp phản ứng.”

Gần 10 giờ sáng, Facebook Chú Tễu viết: “Bằng hành động bắt người, đàn áp biểu tình, chính quyền Hà Nội đã giáng một cái tát chí tử vào Tòa Trọng Tài quốc tế, vào lương tri và phẩm giá Việt Nam, vào lòng ái quốc – tài sản lớn nhất của người Việt Nam, và đây cũng chính là cam kết tuyệt đối trung thành và cam tâm làm nô lệ của bè lũ Tập Cận Bình khốn nạn, kẻ đã bị tẩy chay trên khắp hoàn cầu, kẻ đang đẩy cả dân tộc Việt Nam vào sự diệt vong.”

Nha Trang “cắt lưỡi bò”

Trước một hôm, ngày 16 Tháng Bảy, tại Nha Trang, những nhà hoạt động đã “nói không với đường lưỡi bò” trước mắt du khách Trung Quốc tại khu vực Hòn Chồng và Tháp Bà Ponagar. Theo tin của Dân Làm Báo.
Image
Chị Lai Nguyễn cầm bức hình trước du khách Trung Quốc. (Hình: Cộng tác viên Dân Làm Báo)
Hình ảnh mà người dân Nha Trang dùng trong các banner là cái kéo cắt đường lưỡi bò lè ra từ bản đồ Trung Quốc.

Theo trang Dân Làm Báo, du khách Trung Quốc đã “từ ngạc nhiên chuyển sang tức tối” khi thấy các banner của người dân Nha Trang. “Một số du khách quay phim, chụp ảnh các nhà hoạt động với thái độ khá tức tối.”

Một người quan sát chia sẻ: “Cắt đường lưỡi bò phi pháp” trước các du khách Trung Quốc là hành động biểu thị ôn hòa nhằm cho các du khách Trung Quốc lâu nay bị nhà cầm quyền xuyên tạc đã có cái nhìn đúng về thái độ của người Việt Nam trước sự hung hăng bá quyền của Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh Đà Nẵng, Huế, Nha Trang bị lực lượng hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử chủ quyền ngay trên đất nước Việt Nam.”

Bình Thuận “ngưng Thượng Hải”

Trong khi đó, đài truyền hình tỉnh Bình Thuận thông báo ngưng chiếu bộ phim của Trung Quốc – Tân Bến Thượng Hải – vì diễn viên trong bộ phim này “ủng hộ quan điểm ‘đường Lưỡi Bò’ và phản đối phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.”

Ngày 16 Tháng Bảy, mạng xã hội lan truyền một clip được cho là của truyền hình Bình Thuận, với nội dung: “Vì lý do khách quan liên quan đến các diễn viên đã lên tiếng chỉ trích phán quyết PCA đối với Trung Quốc về vấn đề Đường Lưỡi Bò trên Biển Đông và để thể hiện quan điểm rõ ràng của cơ quan ngôn luận thuộc đảng và nhà nước, nay đài phát thanh-truyền hình Bình Thuận tạm ngừng phát sóng bộ phim ‘Tân Bến Thượng Hải’ vào lúc 11:50 hàng ngày từ hôm 16 tháng 7.”

Đài truyền hình Bình Thuận đã thay bộ phim Hàn Quốc, Khu Vườn Địa Đàng, vào chương trình của mình. (Đ.B.)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »



Giáo dân Nghệ An biểu tình chống Trung Quốc và Formosa

July 17, 2016

Image
Giáo dân giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, biểu tình sáng Chủ Nhật, 17 Tháng Bảy. (Hình: GNsP)

NGHỆ AN (NV) – Giáo dân tại Nghệ An đã biểu tình chống Trung Quốc và công ty Formosa hôm Chủ Nhật, 17 Tháng Bảy, cùng một ngày với các cuộc biểu tình tại Sài Gòn, Hà Nội, mà nhiều người đã bị bắt giữ.

Theo bản tin của tổ chức thông tin Công Giáo “Tin Mừng Cho Người Nghèo” (GNsP), sáng Chủ Nhật khoảng 1,000 giáo dân tuần hành ôn hòa vì môi trường biển miền Trung ở giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Theo bản tin GNsP, “người dân xếp làm hai hàng tuần hành trong ôn hòa, trật tự với khẩu hiệu: ‘VTV phải công khai xin lỗi Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và các nhân sĩ yêu nước,’ ‘Đừng bán danh dự phản bội tổ tiên vì Formosa,’ ‘500 triệu đô không đủ mua quan tài cho dân Việt…’”

Từ mấy tuần nay, các họ đạo trong Giáo Phận Vinh liên tiếp luân phiên nhau biểu tình tuần hành chống công ty gang thép Formosa đầu độc chết biển miền Trung Việt Nam. Hồi tuần qua, tin tức cho hay công ty này đã đổ tội cho chính quyền Việt Nam hủy hoại môi trường, xả chất thải đầu độc chết một vùng biển dài suốt bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.

Cùng một ngày với cuộc biểu tình của giáo dân Nghệ An, người dân tại Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình chống Trung Quốc và ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế The Hague. Khoảng ba chục người bị công an bắt giữ tại Hà Nội.

Hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Bảy, nhóm vận động dân chủ, nhân quyền “No-U” đưa ra lời kêu gọi thúc giục người dân khắp nơi tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng trên Biển Đông mà họ nói rằng để “thể hiện tinh thần, thái độ của người dân Việt Nam,” “Ủng hộ phán quyết tòa quốc tế bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông và phản đối nhà nước bá quyền Trung Cộng.”

Những người đi biểu tình tại Hà Nội bị bắt giữ nhanh chóng khi bước chân đến khu vực Hồ Gươm, địa điểm thường diễn ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Người ta thấy công an thường phục, sắc phục và các thành phần khác tràn ngập các đường phố dẫn vào khu vực Hồ Gươm nên khi một vài người vừa mới hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” là đã bị bắt liền và bị đẩy lên chiếc xe buýt đợi sẵn. Một số người bị tống lên mấy xe bảy chỗ rồi chở đi.

Một số người ở Hà Nội đã đến trước tòa đại sứ Philippines ở Hà Nội để bầy tỏ sự thán phục chính phủ nước này đã can đảm đứng ra kiện Trung Quốc với các biểu ngữ cầm tay như “Thank you Phillippines. You have a brave government.” (Cảm ơn Philippines. Các bạn có một chính phủ can đảm). (TN)

Post Reply