Đời Sống Quanh Ta

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Lan man chuyện đôi đũa

Nếu văn hoá là cái gì còn sót lại, khi người ta đã quên hết như một tác giả nào đó đã nói (“La culture est ce qui reste, quand on a tout oublié” ), thì chính đôi đũa là cái còn sót lại.

Từ giã quê hương ra đi, những gì ta mang theo, nếu có, nhất định không phải là đôi đũa. Vậy mà ngày đầu tiên đặt chân đến miền đất mới cũng như sau nầy, trong những bữa ăn, đôi đũa vẫn xuất hiện bên cạnh ta, đi theo ta suốt một đời… nó hiển nhiên đến nỗi không còn ai biết nó từ đâu đến, tại sao có? Trong những bữa cơm nghèo nàn, muối dưa đạm bạc hay những yến tiệc linh đình, mỹ vị cao lương, người Việt ta vẫn phải dùng đến đôi đũa. Không thể dùng tay để bốc thức ăn như con người 5.000 năm trước đây của nửa phần trái đất nầy. Tuy tầm thường, thô sơ, rẻ mạt, không ai để ý, nhưng đôi đũa luôn luôn ở bên cạnh ta. Cả đến khi ta qua đời, đôi đũa cũng được so ngay ngắn để bên chén cơm cúng ta trên bàn thờ.
Image
Lan man chuyện đôi đũa
(Ảnh minh họa qua healthplus.vn)
Đôi đũa là một phát minh của nền văn minh nông nghiệp cách đây hàng ngàn năm của vùng Hoa hạ (bấy giờ là nơi sinh sống của người Việt cổ) và sau đó lan tràn cả vùng Đông Nam Á. Nó vừa là một dụng cụ vừa là một chứng nhân của dòng sinh hoạt văn hóa dân gian, biểu tượng một phần của đời sống văn minh trong sự ăn uống. Riêng người Việt Nam, qua cung cách sử dụng, đôi đũa còn thể hiện nét đẹp của tinh thần gia tộc. Biết kính trên nhường dưới, biết ”ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, biết gắp miếng ngon dâng cho ông bà, cha mẹ, nhưng đồng thời cha mẹ, ông bà cũng chia sẻ, nhường nhịn thức ăn cho con cháu. Tình gia tộc chan hoà ấm áp qua sự sử dụng đôi đũa trong bữa cơm.
Trước khi ăn, có người còn cầm đũa xá 3 xá, để nhớ ơn người nông dân lam lũ, một nắng hai sương, nhọc nhằn vất vả, mới tạo ra được hột cơm. Và khi ăn, phải ăn cho sạch cơm trong chén – để thể hiện cái đạo lý ”Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Tập quán tốt đẹp nầy hiện vẫn còn một số gia đình áp dụng. Đôi đũa còn mang lại cho ta cái thú vị trong cách thưởng thức món ăn. Cứ thử ăn món phở mà dùng chiếc nĩa cuộn tròn mấy cọng bánh đưa vào miệng… Hoặc ăn món mắm và rau mà cầm nĩa xăm từng cọng rau, con dao cắt từng miếng thịt – mắm, thịt và rau rời rạc, không còn là món ”mắm-thịt-cá-và-rau” hài hoà tuyệt diệu: ăn một miếng, ngon thấm tận vào da thịt, như âm hưởng một bản đàn đã dứt mà dư âm còn lan man mãi trong tâm hồn. Ăn mắm bằng muỗng nĩa… thì không còn thú vị gì nữa!

Đôi dòng lịch sử về đôi đũa
Theo nhiều sử liệu nghiên cứu về đôi đũa thì người dân vùng Hoa Nam thuộc giống dân Bách Việt là dân tộc đầu tiên phát minh ra đôi đũa dùng để gắp thức ăn. Trong quyển L’histoire culturelle de la Chine, sử gia Đàm Gia Kiện xác nhận người Tàu thời tiên Tần (trước Tần Thủy Hoàng) vẫn còn ăn bốc tức dùng tay như một đứa trẻ đưa thức ăn vào miệng. Riêng dân Trung Hoa miền Hoa Bắc – ăn bốc là một thói quen truyền thống. Vì miền nầy khí hậu lạnh lẽo, dân ở đây chỉ trồng được lúa mạch (orge) và lúa kê (millet) và ăn bánh mì, tất nhiên là ăn bốc, vì phải dùng tay để cầm bánh mì đưa vào miệng ăn. Và bánh mì của họ khác với bánh mì Tây Phương. Chỉ khi họ bành trướng lãnh thổ về phương Nam – vùng đất của dân Bách Việt (100 giống dân Việt) đất ấm áp, nơi có nhiều rừng tre và trồng được lúa nước, người Hán khám phá ra dân nơi nầy dùng một dụng cụ thô sơ bằng tre, dùng để và cơm và gắp thức ăn đưa vào miệng.

Đôi đũa đuợc phát sinh qua hình ảnh cái mỏ con chim ngậm giữ một cách có hiệu quả hột lúa hay một con cá, trước khi đưa vào miệng ăn. Và cũng vì thức ăn có nhiều thứ ẩm nước hay nóng sôi, dùng tay ăn sẽ dơ bẩn hay bị phỏng tay, rất bất tiện… Từ đó, họ dùng 2 cái que, hình ảnh cổ xưa nhứt của đôi đũa. Họ Đàm kết luận, với những khám phá mới gần đây nhứt, đã minh chứng Đôi Đũa là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp của vùng Đông Á. (Đàm Gia Kiện, L’histoire culturelle de la Chine – p.769)
Image
Lan man chuyện đôi đũa
(Ảnh minh họa từ chương trình “Nàng thơ xứ Huế”)
Người Tàu còn sử dụng đôi đũa trong Toán học trước khi phát minh ra được bàn toán (boulier). Đời nhà Hán, người Tàu đã biết sử dụng những chiếc đũa viết những con số để xếp thành những phương trình đại số. Lưu Huy (220-280) dùng những chiếc đũa màu đỏ (chỉ số dương) và những chiếc màu đen (chỉ số âm), để dạy Toán học, để xếp thành những ma trận (matrice), một ngàn năm trước cả GAUSS. Người Tàu cũng sớm biết rút căn số (extraire les racines carrées) từ thời đó. (Theo J. Claude Marzloff, Histoire des Mathématiques chinoises, 1988, p.376)
Qua những nghiên cứu về nguồn gốc đôi đũa, luận chứng của sử gia Đàm Gia Kiện gần đây nhứt, có lẽ là đáng tin cậy hơn cả. Nhà Hán bành trướng lãnh thổ về phương Nam – vùng các tỉnh phía Nam sông Dương Tử gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến – là những vùng khí hậu tương đối ấm, trồng được lúa nước và có nhiều rừng tre. Thực phẩm vùng nầy là cơm nấu từ lúa gạo không phải là bánh mì như vùng Hoa Bắc (ăn bằng cách cầm tay). Ăn cơm thì phải dùng 2 cái que bằng tre để lùa cơm vào miệng và để gắp thức ăn – tiện lợi, sạch sẽ hơn dùng 2 bàn tay.

Trên đường lưu lạc xứ người
Bây giờ lưu lạc xứ người, cộng đồng ta là một thiểu số nhỏ bé. Môi trường khác, văn hoá khác, ngôn ngữ tập quán khác. Văn hóa mới ảnh hưởng ào ạt trực tiếp – tác động có tánh cách thượng phong, áp đảo, nhứt là đối với giới trẻ. Muốn sống còn, dù không muốn, ta vẫn phải hội nhập vào xã hội mới. Giới trẻ được giáo dục theo văn hoá sở tại. Từ nơi ăn chốn ở, cách ăn uống, nếp suy tư – là hệ quả của nền giáo dục mới. Bữa cơm Việt Nam, tất nhiên có đôi đũa, có còn giữ vững địa vị của nó trong nếp sống của nhiều thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại không?

Nhiều người ưu tư nghĩ rằng chỉ vài ba thế hệ sau, nền văn hoá ta sẽ chìm mất vào nền văn hóa bản địa. Trẻ con ta dần dần sẽ không nói được tiếng Việt, không học tiếng Việt hoặc có, cũng chỉ là qua loa, thứ yếu. Hậu quả tất nhiên là không đọc sách báo Việt, không thích nhạc Việt. Trẻ con thích Hamburger hơn cơm, thích khoai tây chiên hơn phở. Bữa cơm gia đình sẽ không còn canh chua cá kho, sẽ vắng bóng mắm tôm cà pháo, và đôi đũa, cũng sẽ bị dòng nước lũ văn hoá mới cuốn trôi đi mất…

Mặc dù có rất nhiều tổ chức, hội đoàn, chùa chiền khắp thế giới hoạt động thiện nguyện, nhiệt tình, tích cực cho việc giáo dục tiếng Việt cho con em, nhưng có một sự thật không thể chối cãi là phần lớn con em sinh tại hải ngoại không đọc sách báo Việt ngữ và thích ăn Hamburger, hot dog hơn cơm và phở.
Bảo tồn và duy trì văn hoá cũng còn tùy thuộc nơi sức nỗ lực của chúng ta – những bậc cha ông của các thế hệ sinh tại hải ngoại. Tại sao các cộng đồng Tàu còn giữ được văn hóa của họ. Thăm dò những người Tàu nhiều thế hệ sinh đẻ tại đây – hiện có người từ 60 tới 90 tuổi, họ vẫn đọc được tiếng Tàu, ăn cơm Tàu, sử dụng đôi đũa… Người Tàu đã làm được. Còn ta thì không biết ra sao!

Đôi đũa trong bàn tiệc
Một người Tây Phương, Ô. G. Charles, trong tác phẩm: ”La table du dragon” hết sức ca tụng đôi đũa và thức ăn Á Đông. Ông viết: ”Người ta tự đào huyệt chôn mình bằng chiếc nĩa, nhưng ngườt ta xây dựng sức khoẻ của mình với đôi đũa” (On creuse sa tombe avec la fourchette, mais on construit sa santé avec les baguettes).
Lan man chuyện đôi đũa
Image
Người xưa dùng đũa cũng rất quý phái, nhưng ngày nay văn hóa dùng đũa đã bị mai một. (Ảnh minh họa từ chương trình “Nàng thơ xứ Huế”)
Tác giả một mặt đề cao đôi đũa và thức ăn Á Đông, mặt khác, ông nhận xét cung cách ăn uống của mấy ông con trời: ”Bữa ăn được xem là khoảng thời gian sum họp, vui vẻ, nên người Tàu gây nhiều tiếng động ồn ào trên bàn ăn. Xương xẩu, rác rưởi bỏ bừa bãi bên cạnh chén cơm hoặc vứt đầy xuống mặt đất… và rất ít khi không thấy họ khạc nhổ xuống nền nhà. Chiếc bàn sau bữa ăn giống như một bãi chiến trường ngổn ngang xác chết…” (G. Charles, La table du dragon).

Người Việt ta có lẽ cũng đã từng thấy ngoài đời lẫn trong phim, người ta ăn lẩu… Họ dùng đôi đũa dính cơm, thức ăn đang nhai, gắp thịt cá nhúng vào lẩu rồi đưa vào miệng ăn. Đôi đũa dính đầy đờm dãi, xác rau, thịt cá nhai nát… nhúng vào rồi còn quậy quậy trong nước lẩu… cho thịt mau chín. Chao ơi! Mọi người dùng cái muỗng múc nước trong lẩu húp xì xụp!
Chính người viết bài nầy những ngày gần đây cũng đã từng trải qua nhiều lần ăn lẩu như thế: Cá bóng kèo còn sống nhảy soi sói… được bỏ vào chiếc lẩu để giữa bàn. Rau rác cũng được bỏ vào cùng lúc. Hàng chục đôi đũa chỏ vào nhúng, gắp, quậy quậy… rồi đưa vào miệng nhai, ăn… và tiếp tục dùng đôi đũa dính đầy thức ăn chỏ vào lẩu lập lại cái ”điệp khúc” nầy nhiều lần trong bữa ăn. Nước dùng trong giây lát… ngả màu, nổi màng màng. Kỳ vi, thịt cá, rau rác vụn và chắc chắc có cả nước miếng, đờm dãi trôi lều bều trong nước lẩu… Ly la ve độc nhứt trên bàn chuyền nhau… nốc ừng ực một hơi, khà một tiếng khoái trá! Những người khác trong bàn vỗ tay: ‘Dzô! Dzô! Chăm phần chăm!’ Tiếng vỗ tay rôm rốp. Tới phiên mình cũng đành phải nâng ly và cũng đành chỏ đũa, nhúng, gắp như mọi người, nếu không muốn lãnh cái cán búa. Thiệt tình! Ớn thấu trời xanh!

Thói quen ”truyền thống” nầy đã có lâu đời nên người trong cuộc thấy rất bình thường. Nếu để ý một chút hoặc khi xem người Tàu ăn lẩu… thấy thật muốn nhợn… Ớn quá trời! Người Tây Phương lấy làm lạ trong lòng!
Trong tiệc cưới hỏi hay party hội họp bạn bè… người mình có thói quen dùng đôi đũa đang ăn trong miệng gắp thức ăn bỏ vào chén các vị cao niên, các bà, các cô… để bày tỏ sự kính trọng người lớn tuổi hay sự xã giao lịch lãm của mình. Tuy nhiên, qua sự thổ lộ của nhiều người, họ rất khổ tâm trước vấn đề nầy. Có nhiều điều bất tiện. Dùng đôi đũa đang ăn gắp thức ăn phục vụ cho người khác có khi làm họ không hài lòng. Vì món ăn đó không thích hợp với cái răng vừa mới thay, vì muốn tự mình gắp món nào mình thích, hoặc vì cử món đó, hay vì món đó khi được phục vụ chỉ còn đầu và vỏ (thí dụ như tôm hùm). Đôi đũa mình đang ăn, đã dính nước miếng, cơm và thức ăn nhai trong miệng, mà gắp thức ăn bỏ vào chén phục vụ người khác. Bỏ thì sợ mích lòng bạn mà ăn thì nuốt không vô… Một bà bạn tâm sự: “Tui ngồi chết trân, hổng biết phải làm sao, bèn lén lén để ra dĩa lấy giấy khăn ăn đậy lại, mắt lấm lét vì sợ bị bắt gặp. Trông cho anh bồi đi tới dọn để phi tang cho lẹ lẹ.”
Ta vẫn có thể lịch sự phục vụ người khác bằng cách sử dụng muỗng nĩa do nhà hàng dọn sẵn trong dĩa để lấy thức ăn để vào chén họ. Ta vẫn giữ được thói quen tốt đẹp nầy.
Xoá bỏ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một thành trì. Huống chi đôi đũa trong bữa ăn người Việt còn là một tập quán lâu đời, một nét văn hoá trong đời sống ông cha hàng ngàn năm nay. Bỗng nhiên thay đổi cung cách sử dụng, dù biết đúng đi nữa cũng khó mà chấp nhận.
Dòng văn hóa ngàn đời của ta là gạn lọc và thâu thái. Giáo dục của ta vừa dân tộc, vừa khai phóng… Vừa bảo tồn, vừa biến đổi… Gìn giữ cái hay nhưng đào thải cái dở. Chính chúng ta là những người trực tiếp tham dự, đóng góp vào dòng văn hoá đó. Đôi đũa là một di sản dân tộc, cho đến ngàn sau ta vẫn còn sử dụng nó, nếu ta còn là người Việt. Nhưng biến đổi, cải tiến cung cách sử dụng cho thích nghi với nếp sống văn minh hiện đại là điều cần thiết, là phù hợp với dòng văn hóa ngàn đời của ông cha ta.

Lê Quốc

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »


Image

SỰ RA ĐỜI CỦA TIẾNG VIỆT QUÁI DỊ SẼ TRIỆT TIÊU NGÔN NGỮ, TRIỆT TIÊU THÔNG TIN,
TRIỆT TIÊU VĂN HÓA, TRIỆT TIÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM !!!
TỘI PHẢN QUỐC VÌ ÂM MƯU PHÁ HOẠI VĂN HÓA VIỆT NAM, ÂM MƯU BIẾN 90 TRIỆU NGƯỜI VIỆT ĐANG BIẾT CHỮ THÀNH MÙ CHỮ !

ĐỀ NGHỊ BÁO CHÍ, TRƯỜNG HỌC và HÀNG TRIỆU GIA ĐÌNH VIỆT KHÔNG TIẾP TAY CHO ÂM MƯU PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC NÀY !

Hôm nay, ngày 4/9/2018 trước thềm năm học 2018,
Tôi, công dân Việt Nam Trần Thị Hoàng Trúc, với tư cách là:

1/ Nhà văn - Hội viên Hội Nhà văn TpHCM
2/ Nhà thơ - Do nhân dân cả nước phong tặng qua hàng loạt bài thơ đạt kỷ lục "ngàn like/ ngàn share" trên Mạng xã hội Facebook.
3/ Nhà ngôn ngữ học truyền thông (Copywriter) với thâm niên hơn 12 năm trong nghề.
4/ Người mẹ của 4 con trong đó có 2 con sẽ vào lớp 1 trong năm tới.

Đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 3 tên: Phùng Xuân Nhạ, Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền tội Phản Quốc , vì :
1/ Âm mưu hủy hoại sự trong sáng lành mạnh của tiếng Việt.
2/ Âm mưu hủy hoại nền văn hóa mấy trăm năm của người Việt kể từ khi quốc ngữ ra đời.
3/ Âm mưu phá hoại Quốc Khố Việt Nam trong lúc nền kinh tế Việt Nam gần như kiệt quệ vì nợ công. Việc tiêu hủy các sách vở, ấn phẩm cũ và in ấn mới sẽ ngốn hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế xương máu của nhân dân.
4/Âm mưu biến 90 triệu người dân Việt đang biết chữ thành mù chữ.
5/ Âm mưu triệt tiêu Thông Tin, triệt tiêu Văn Hóa, triệt tiêu Lịch Sử, triệt tiêu Sự Thật, biến các thế hệ trẻ tương lai thành những người mù thông tin về văn hóa lịch sử Việt Nam khi cần tra thông tin trên mạng internet.
6/ Âm mưu Hán hóa tiếng Việt với thứ ngôn ngữ lai căng, biến dị và tục tĩu (ví dụ: Nếu muốn nói "trục trặc" theo kiểu Bùi Hiền thì phải nói "cục cặk (rất xin lỗi !).
7/ Âm mưu chia rẽ văn hóa, tình cảm gia đình, khiến Cha Mẹ và con cái không thể nhắn tin và gửi thư cho nhau !
8/ Âm mưu làm tốn tiền của và thời gian vàng bạc của nhân dân cả nước vì phải đi học lại tiếng Việt ! Mà đi học thì lấy tiền đâu nộp hàng trăm loại thuế phí, ảnh hưởng ngân sách trầm trọng. Đáng Phạt Nặng !

9/ Âm mưu xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vì cứ mỗi lần học sinh đọc câu văn "Chủ tịch ôm chặt và hôn Chu Ân Lai" thì sẽ đều đọc bậy thành "Chủ tịch ôm cặk và hôn Cu Ân Lai" (xin xem hình đính kèm - rất xin lỗi !). Tội xúc phạm nặng nề lãnh tụ là rất nặng, cần xử phạt THÍCH ĐÁNG !

10/ Âm mưu biến Việt Nam thành một bản sao đầy lỗi của Trung Quốc, đi vào vết xe đổ của Trung Quốc ! Nên nhớ, sau khi Trung Quốc cải cách chữ Phồn Thể thành Giản Thể thì văn hóa Trung Quốc suy đồi, đạo đức tha hóa trầm trọng, các thế hệ trẻ không thể tiếp cận nền văn học cổ ngàn năm của Trung Hoa.

Nay có phải những tên PHẢN QUỐC này muốn thế hệ trẻ Việt Nam cũng như vậy, không biết tổ tiên Vua Hùng là ai, không biết Hai Bà Trưng là ai, không biết Trung Quốc là giặc thù ngàn năm của người Việt ?

Cần xem xẻt lại MỤC ĐÍCH cho ra đời cai' thứ- gọi- là tiếng -Việt -công -nghệ mà không hề liên quan đến công nghệ này ! Tại sao lại ép 49 tỉnh thành dạy thí điểm cho học sinh làm tiêu tốn 227 tỷ tiền mua sách vở ?

Nhân dân cả nước KHÔNG TIN chuyện có 49 tỉnh thành tự nguyện muốn dạy học lối ngôn ngữ quái thai này ! Đây CHẮC CHẮN là do tên Phùng Xuân Nhạ, lạm dụng quyền Bộ trưởng Bộ giáo dục ra chỉ thị ép xuống !

Đề nghị xem xẻt lại NHÂN CÁCH của tên Phùng Xuân Nhạ khi cho rằng "Giáo viên nữ đi tiếp khách là bình thường và lẽ ra phải từ chối cấp trên" trong khi hắn quá rõ là các cô giáo thấp cổ bé họng không thể kháng lại lệnh cấp trên được.

Đề nghị xem xét ĐẠO ĐỨC của tên Phùng Xuân Nhạ về hành vi ĐẠO VĂN ! Một Bộ trưởng mà đạo văn thì làm sao làm gương cho cấp dưới, học trò !

Đề nghị xem xét lại BẰNG CẤP của tên Phùng Xuân Nhạ vì nhiều nguồn thông tin khẳng định hắn dùng Bằng giả ! Nên có cơ quan uy tín kiểm tra !

Đề nghị xem xét lại NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO của Phùng Xuân Nhạ khi để cho nền giáo dục nước nhà ngày càng suy đồi đáng báo động. Học sinh chơi các trò chơi kích dục, học sinh bạo hành nhau, giáo viên lạm dụng học sinh ...

Đề nghị xem xét lại NĂNG LỰC NGÔN NGỮ của tên Phùng Xuân Nhạ vì không thể để một người ngọng làm ngành giáo dục được! Như thế, học sinh sẽ nghĩ "Muốn làm bộ trưởng bộ giáo dục thì phải ngọng !". Sẽ ra sao khi tương lai của một đất nước NGỌNG NGHỊU !

Đề nghị xem xét TINH THẦN YÊU NƯỚC của tên Phùng Xuân Nhạ khi để cho bìa sách giáo khoa in hình Vạn Lý Trường Thành của giặc Tàu là có ý gì ? Hay mục đích là Hán hóa ?

Đề nghị dư luận cả nước LÊN TIẾNG YÊU CẦU PHÙNG XUÂN NHẠ TỪ CHỨC LẬP TỨC !

YÊU CẦU CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHỞI TỐ HÀNH VI PHẢN QUỐC CỦA 3 TÊN: PHÙNG XUÂN NHẠ, HỒ NGỌC ĐẠI & BÙI HIỀN !!!

Đề nghị Báo Chí nhập cuộc vì sự Tồn Vong của nước Việt. Tiếng Việt còn, nước Việt còn, tiếng Việt mất, nước Việt mất !

Đề nghị hàng triệu gia đình Việt NÓI KHÔNG với tiếng Việt quái thai VONG BẢN !

Đề nghị tất cả trường học trên cả nước treo Băng-rôn "TIẾT KIỆM QUỐC KHỐ - NÓI KHÔNG với TIẾNG VIỆT VONG BẢN"!

Nếu các trường học vẫn dạy thứ tiếng Việt tục tĩu này, tôi thà cho các con tôi NGHỈ HỌC ! Ở nhà tôi dạy !

Mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hàng triệu bà mẹ, hàng triệu giáo viên, giới trí thức, giới doanh nhân và công nhân CÓ LƯƠNG TRI trên cả nước !

Xin chân thành cảm ơn!

Trần Thị Hoàng Trúc

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Đàn bà chỉ mất 3 tháng để quên đi đàn ông,
đàn ông thì cần cả đời để thôi nhớ nhung về 1 người phụ nữ

09/09/2018

Đàn bà cứ nghĩ rằng mình là kẻ nặng tình trước đàn ông cho đến khi nhận ra, thật ra chúng ta vốn chẳng nặng tình như ta vẫn tưởng.

Khi yêu ai mà chẳng nghĩ chúng ta đã hết lòng, hết dạ vì một ai đó. Tất nhiên, tình yêu thì không thể toan tính được đặc biệt là toan tính về chuyện chia tay sau này. Yêu bất cứ ai cũng mong đợi sẽ có kết quả tốt đẹp nhất. Đối với đàn bà, họ mong mỏi một đám cưới, đối với đàn ông, họ mong mỏi có một gia đình trọn vẹn.

Rồi ai cũng hướng tới cái hạnh phúc tưởng như ngay trước mắt đó để rồi đến một ngày chúng ta bỗng phải bỏ đi. Một người quay lưng thì một người không thể nào níu giữ được. Trái tim chúng ta chỉ có thể đau khổ, chấp nhận điều đang đến.

Đàn bà, ai cũng nghĩ rằng mình sẽ mất rất nhiều thời gian để quyên đi một người đàn ông. Thật ra, cũng có rất nhiều người đàn bà như vậy, họ dành biết bao nhiêu thời gian để quên đi một người. Nhưng lý do họ yêu thương người ta, họ còn luyến tiếc thì lại không phải, chỉ vì họ chưa tìm được một người tốt hơn, tử tế hơn để thay thế vết thương mà người cũ đã để lại mà thôi.

Chúng ta chẳng thể nói rằng đàn bà không chung tình, chúng ta chỉ có thể nói rằng đàn bà không phải nhanh quên mà họ sớm tìm được người ở bên cạnh, nâng đỡ, bao bọc thì việc gì họ phải cô đơn thêm nữa.

Thực sự mà nói không có quá nhiều người phụ nữ chọn cô đơn quá lâu sau khi chia tay. Một số ít chọn cô đơn, cô đơn một thời gian sau đó họ dần quen với nó và cái cảm giác không còn cần đến đàn ông xuất hiện.

Đàn bà, vốn dĩ nhanh quên hơn đàn ông tưởng. Họ vốn là những cô gái não cá vàng, tình yêu đẹp đến mấy theo thời gian rồi cũng tàn phai huống hồ chuyện chia tay theo thời gian lại không thay đổi. Đàn bà chóng quên, chỉ 3 tháng thôi đàn bà có thể có tình mới miễn sao người tình mới này đủ tốt, đủ chân thành và vượt hẳn so với người yêu cũ trước đây.

Image
(Ảnh minh họa)
Có thể đàn bà thỉnh thoảng vẫn sẽ nghĩ về những chuyện đã qua, đã cũ nhưng chỉ khi có người mới họ sẽ lại một lần nữa toàn tâm toàn ý dành cho đối phương là một người đàn ông khác. Người cũ có thể nhớ nhưng cũng đã cũ rồi, đàn bà có thể bọc nó lại gói gém chúng cùng những kỉ niệm rồi cất thật sâu trong trai tim mình không còn ý định lôi ra thêm một lần nào nữa.

Đàn ông họ hoàn toàn khác. Một người đàn ông có thể mất cả đời để thôi nhớ về một người phụ nữ đặc biệt là mối tình đầu hoặc mối tình mà họ da diết, day dứt nhất. Đàn bà khi có thứ tốt hơn họ sẽ quên ngay những thứ cũ. Còn đàn ông cho dù có thứ tốt hơn hay không họ vẫn nhớ mãi về thứ đã cũ.

Bởi vì bản tính đàn ông là chinh phục, là muốn có được chỗ đứng của riêng mình. Thế nhưng khi mà không thể có được họ mãi mãi cảm thấy luyến tiếc.

Chẳng phải con người ai cũng vậy sao, khi không có được thứ mình muốn thì họ có thể day dứt cả đời. Đối với đàn ông cũng vậy, một người phụ nữ mà họ đem lòng yêu tha thiết nhưng kết quả lại không thể đi đến cuối con đường ấy. Chắc chắn người phụ nữ đó sẽ có một vị trí vô cùng lớn trong trái tim người đàn ông.

Đàn ông họ có thể yêu người mới, dành tình cảm toàn tâm toàn ý cho người phụ nữ đến sau. Họ học được cách trân trọng người phụ nữ ở bên cạnh mình hơn sau khi người phụ nữ đến trước bỏ đi. Thế nhưng chính người phụ nữ đó đã cho họ nỗi nhớ, khiến họ vương vấn cả đời. Đó là người đàn bà mà họ mong mỏi có được, níu giữ nhưng cuối cùng không giành giật được thuộc về mình. Có lẽ đó chính là lý do lớn nhất khiến đàn ông cần cả đời để có thể thôi nhớ nhung về một người phụ nữ còn đàn bà lại chỉ cần 3 tháng là quên.

Nắng Mai

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

Điện thoại thông minh làm xáo trộn cuộc sống
Huy Lâm

Nếu có ai đặt câu hỏi rằng vật thiết thân nhất đối với các cô cậu choai choai (teenager) thời nay là cái gì, thì chắc số đông người sẽ nhận ra ngay đó là chiếc điện thoại thông minh. Hiện có tới 95 phần trăm các cô cậu trong lứa tuổi từ 13 đến 17 ở Mỹ có điện thoại thông minh hoặc là người trong nhà có để cho các cô cậu dùng ké, và gần một nửa nói cho biết các cô cậu dùng nó để truy cập mạng gần như là liên tục suốt ngày.

Tuy nhiên, kết quả thăm dò và phỏng vấn gần đây cho biết, nhiều cô cậu choai choai nhận thấy là phần lớn thời gian dành cho điện thoại không mang lại cho họ sự hài lòng. Điều này có nghĩa là việc sử dụng điện thoại liên tục không hẳn là sẽ mang lại niềm vui như nhiều người nghĩ. Vậy thì tại sao các cô cậu choai choai lại ghiền chiếc điện thoại đến không rời ra được?

Để có chút khái niệm về tương lai của một xã hội, các nhà nghiên cứu thường nhìn vào lớp thiếu niên đang lớn, theo dõi và tìm hiểu hành vi cũng như các thói quen của họ. Cho dù là ở thời đại nào, điều thực tế là tuổi trẻ ở mỗi thế hệ sinh hoạt cũng như thói quen đều rất khác nhau. Một ví dụ, các cô cậu trẻ của thế hệ trước đó thường ôm chặt cái điện thoại bàn để tán dóc với bạn suốt một buổi tối; còn các cô cậu trẻ thời nay thì khác, họ nói chuyện với nhau qua Snapchat, một ứng dụng của điện thoại thông minh cho phép người sử dụng gửi hình ảnh, videos, và sau một thời gian ngắn thì tự động xoá đi. Ngoài ra còn còn những ứng dụng khác như Instagram, Twitter, Facebook, v.v… để bạn bè liên lạc với nhau rất tiện lợi. Thế nên, các cô cậu trẻ thời nay ít đi ra ngoài chơi, chỉ ở trong phòng suốt ngày ôm điện thoại, và muốn liên lạc với ai thì chỉ cần bấm một cái là xong.

Một số nhà nghiên cứu nhận thấy hành vi của các cô cậu trẻ, trong đó có việc sử dụng thời gian trong ngày của họ, có một thay đổi lớn trong năm 2012. Đây cũng là năm trùng hợp với sự kiện số người Mỹ có điện thoại thông minh vượt quá con số 50 phần trăm.

Đi ngược lại một thế hệ cho đến năm 1995, và các nhà nghiên cứu trên đặt tên cho lớp người trẻ sinh từ 1995 đến 2012 là lớp thế hệ iGen – đây là thế hệ được hình thành bởi điện thoại thông minh và đồng thời là sự xuất hiện của mạng truyền thông xã hội. Những người trẻ sinh trong khoảng thời gian này lớn lên cùng chiếc điện thoại thông minh, họ có trương mục Instagram trước khi bước lên trung học, và không có chút khái niệm gì về khoảng thời gian trước khi internet xuất hiện. Những người sinh sớm nhất của thế hệ iGen vừa đủ lớn để làm quen với điện thoại thông minh khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời năm 2007, và lên bậc trung học khi chiếc máy tính bảng iPad được trình làng năm 2010. Một cuộc thăm dò năm 2017 cho biết ba trong bốn cô cậu thiếu niên ở Mỹ sở hữu một chiếc iPhone.
Sự xuất hiện của chiếc điện thoại thông minh đã làm thay đổi sâu xa mọi khía cạnh đời sống của các cô cậu thiếu niên, từ những điều căn bản trong giao tiếp xã hội cho đến sức khoẻ tinh thần của họ. Những thay đổi này làm ảnh hưởng tới những người trẻ ở mọi nơi khắp nước Mỹ và trong mọi gia đình. Chiều hướng này xuất hiện ở các cô cậu thiếu niên nghèo cũng như giàu; không phân biệt chủng tộc; ở thành phố, ngoại ô, và luôn cả các thị trấn nhỏ. Nơi đâu có tháp tín hiệu điện thoại di động, nơi đó cuộc sống của các cô cậu thiếu niên bị gắn chặt với chiếc điện thoại thông minh.

Đối với mọi thế hệ, có những thay đổi mang tính tích cực, một số thay đổi khác mang tính tiêu cực. Với những cô cậu trẻ thời nay, họ cảm thấy thoải mái hơn khi một mình ở trong phòng ngủ của họ hơn là cùng bạn bè lái xe khắp phố hay đi tham dự một buổi tiệc tùng nào đó. Nói chung, cuộc sống thể chất của họ an toàn hơn so với tuổi thiếu niên ở những thế hệ trước. Họ ít bị vướng vào những tai nạn xe cộ, ít tiếp cận với bia rượu hơn so với thế hệ trước. Tuy nhiên, về khía cạnh tâm lý, tỉ lệ trầm cảm ở họ cao hơn.

Có nhiều bằng chứng cho thấy, các thiết bị di động đặt vào tay những người trẻ này đã ảnh hưởng sâu sắc lên đời sống của họ – và làm cho cuộc sống của họ mất đi nhiều niềm vui thú khác.

Một cuộc thăm dò toàn quốc mới nhất do Trung tâm Nghiên cứu Pew cho hay là không chỉ có phụ huynh nghĩ rằng tình trạng các cô cậu choai choai không rời được chiếc điện thoại đã đạt tới mức đáng ngại, mà rất nhiều cô cậu trẻ cũng nghĩ như vậy. Có tới 54 phần trăm các cô cậu trong cuộc thăm dò của Pew nói rằng họ đã tốn mất quá nhiều thì giờ trên chiếc điện thoại, và 65 phần trăm phụ huynh cũng nói như thế về con của họ.

Chúng ta đang sống trong một môi trường kỹ thuật hiện đại được thiết kế để làm sao có thể hút thời gian của người sử dụng – người lớn cũng như trẻ em – càng nhiều càng tốt. Ở mỗi thế hệ, hay nói rõ hơn, ở mỗi một lớp tuổi, thói quen và cách sử dụng chiếc điện thoại thông minh cũng khác nhau – một em nhỏ 12 tuổi truy cập và và sử dụng trang mạng xã hội chắc hẳn là khác hơn một người 42 tuổi. Nhưng dù là cách sử dụng các phương tiện truyền thông mới này có khác nhau thế nào giữa các thế hệ thì tất cả mọi người, lớn cũng như bé, đều bị cuốn hút bởi loại thiết bị tân tiến này. Quả thật, có tới 36 phần trăm phụ huynh nhìn nhận rằng chính họ cũng bị dán chặt vào chiếc điện thoại của họ đến khó rời ra được.

Cả phụ huynh lẫn các em đều có cảm nhận chung là chiếc điện thoại thông minh ngày càng lấn sâu vào trong những sinh hoạt thường ngày. Kết quả một cuộc thăm dò cho biết có 72 phần trăm phụ huynh nói rằng các cô cậu thiếu niên con của họ trong những cuộc đối thoại trong gia đình có “đôi khi” hoặc “thường xuyên” bị chia trí, phân tâm bởi do chiếc điện thoại. Một điều thú vị không kém là khoảng một nửa các em cũng có cùng cảm nhận như vậy về cha mẹ của họ – nghĩa là người lớn cũng bị chiếc điện thoại làm cho chia trí. Tác động gây sự mất tập trung do chiếc điện thoại tạo ra đối với cả hai thế hệ trên là điều đáng cho chúng ta quan tâm.

Cha mẹ luôn là mẫu mực để con cái noi theo, nhưng dường như cái mẫu mực theo tiêu chuẩn truyền thống trước kia đang có nhiều thay đổi do kỹ thuật đưa đến. Cách mà các bậc phụ huynh tiếp xúc với kỹ thuật hiện thời sẽ tác động lên cách mà họ tiếp xúc với con cái của họ. Và điều này cũng tác động lên cách mà các em tiếp xúc với kỹ thuật. Do đó các chuyên gia tâm lý nghĩ rằng trách nhiệm là ở phụ huynh phải làm gương thế nào để các con cái có được hành vi tốt: Các em trẻ thường hay để ý đến hành vi của người lớn, và vì vậy phụ huynh nên hết sức cẩn thận trong hành vi của mình, ví dụ, khi ăn tối nên để chiếc điện thoại ở một chỗ khác hoặc khi đi ngủ thì để nó ở bên ngoài phòng ngủ. Được chứng kiến những thói quen như thế có thể giúp các em nhận thức rằng các em cũng có thể thực hành những cách thức trên để từ đó kiểm soát được việc sử dụng những thiết bị kỹ thuật của các em vậy.

Mặc dù vậy, vấn đề là ở chỗ nỗ lực của mỗi cá nhân chỉ có thể có hiệu quả cho chính cá nhân đó khi trực tiếp đối đầu với những loại kỹ thuật hiện đại đó. Tuy nhiên, các công ty kỹ thuật cũng đã nhận thức được những quan ngại từ các khách hàng – và vì thế gần đây các công ty đã đưa ra một số công cụ kỹ thuật mới để khách hàng có thể theo dõi và giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị di động. Hai công ty Google và Amazon cung cấp một loại nhu liệu để phụ huynh có thể kiểm soát và cho phép con em tiếp cận với một số ứng dụng nào đó và đặt giới hạn trong việc sử dụng thiết bị. Công ty Apple cũng tiếp tay với một nhu liệu tương tự sẽ được phát hành trong thời gian sắp tới. Và điều này đã đặt các công ty kỹ thuật vào một vị trí có hơi rắc rối và mâu thuẫn – một đàng thì họ muốn chế tạo những sản phẩm làm cho người sử dụng đâm ghiền, nhưng đàng khác thì họ nhìn nhận rằng càng ngày càng có đông khách hàng nghiêng về xu hướng muốn mình ít bị ghiền hơn với những thiết bị di động.

Với những công cụ nhu liệu mới giúp cho phụ huynh có khả năng kiểm soát việc sử dụng điện thoại thông minh của con cái họ là điều hữu ích. Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý cho rằng kiểm soát việc sử dụng điện thoại thông minh không chỉ ở các công ty, ở các em trẻ hay ở cha mẹ, mà là ở cả ba cùng phối hợp và hỗ tương cho nhau. Các công ty đã bắt đầu cho thấy họ sẵn sàng nhập cuộc, phụ huynh và các em trẻ, nhờ ý thức được rằng chiếc điện thoại thông minh đang làm thay đổi nề nếp của truyền thống gia đình sâu xa ra sao, cũng đang rất muốn thay đổi thói quen sử dụng loại thiết bị di động này.

Huy Lâm

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Khi Nào Thì Một Dân Tộc Xem Như Đã Mất Nước?

Song Chi – RFA

Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?

Khi độc lập về chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải bị xâm phạm thường xuyên mà nhà cầm quyền của nước đó chả dám phản ứng gì.
Khi những người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy, coi kẻ thù là thầy, là bạn, còn nhân dân lả kẻ thù.

Khi các quan chức từ trên xuống dưới bắt tay hợp tác với giặc, mở toang cửa cho giặc vào thuê đất dài hạn khắp nơi từ Nam ra Bắc, rước giặc vào nhà làm ăn, xả rác, gây ô nhiễm môi trường và gây ra đủ mọi tác hại lâu dài cho đất nước, dân tộc.

Khi các quan chức từ trên xuống dưới chỉ biết chạy theo chức tước và tiền, chỉ biết vơ vét, chụp giựt cho đầy túi tham, bất chấp hậu quả gây ra cho đất nước, nhân dân.

Khi người dân chỉ biết chịu đựng, và chỉ biết lo làm ăn để vun vén cho bản thân và gia đình, chuyện chính trị, chuyện lớn đã có nhà nước lo, chính phủ lo.

Khi những người có tài có tâm thật sự với nước với dân thì không được sử dụng hoặc tệ hơn, bị xách nhiễu, tống giam vào tù với những bản án bất công, man rợ chỉ vì dám lên tiếng nói sự thật, còn những kẻ bất tài, cơ hội, bán nước buôn dân thì lại chiếm lấy những chỗ ngồi cao nhất để tiếp tục vơ vét và phá hoại.

Khi trí thức, nghệ sĩ cũng chỉ lo kèn cựa nhau cái danh hão, cái bổng lộc, hoặc khúm núm xum xoe dùng ngòi bút, tiếng hát, nét vẽ…để phục vụ nhà cầm quyền, còn giới trẻ thì mãi ăn chơi, hưởng thụ, khóc cười với những “thần tượng” showbiz, bóng đá hay chuyện đời tư của giới biểu diễn…

Khi nỗi đau về mọi chuyện bất công, phi lý, trái tai gai mắt xảy ra hàng ngày chỉ còn đủ sức làm cho người ta xúc động trong giây lát rồi quên; khi nỗi nhục đất nước bị tụt hậu, thua kém xa các nước khác, hình ảnh đất nước cho tới người dân trong mắt thế giới chỉ toàn là tiêu cực, xấu xa, nhưng cũng chỉ đủ làm cho người ta phẫn nộ, tủi hổ trong giây lát rồi quên…

Khi đối với tất cả, Tổ Quốc không còn là giang sơn phải gìn giữ nâng niu, quê hương không còn là ngôi nhà chung phải vun đắp cho một tương lai chung. Trái lại, quê hương chỉ là cái quán trọ, là nơi ở tạm, còn tương lai lâu dài lại nằm ở một đất nước khác.

Thì quốc gia ấy xem như đã mất, chỉ còn lại cái “vỏ” bên ngoài. Dân tộc ấy xem như đã lưu vong ngay trên chính quê hương mình.

Và đó chính là thành quả của đảng và nhà nước cộng sản sau 72 năm ngày 2.9 (2.9.1945-2.9.2017), ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image


ƠN ĐỜI CHỨA CHAN
Tràm Cà Mâu


Tuổi già, buổi sáng thức dậy, nghe gân cốt đau rêm mà mừng, vì biết mình còn sống. Đại ý viết như vậy, trong một cuốn sách Mỹ mà ông Tư đọc được, làm ông thấm thía cái hạnh phúc lâng lâng của từng sớm mai khi vừa tỉnh giấc. Bạn bè cùng trang lứa với ông, nhiều người đã về với Diêm Vương khi còn trẻ măng, vì cuộc tương tàn khốc liệt dài ngày trên quê hương. Nhiều người khác gục ngã trong trại tù vì đói khát, bệnh tật, mồ hoang vùi cạn. Một số khác nữa, vì khao khát tự do mà chôn thân dưới đáy biển, hoặc chết khô giữa rừng sâu. Không ít người còn lại, tử thần cũng đã đón mời vì bạo bệnh, khi tuổi năm sáu mươi. Phần ông vẫn còn dai dẳng sống sót cũng là ân huệ trời ban, không vui hưởng tháng ngày, cũng uổng lắm sao!

Ý nghĩ đó làm ông mỉm cười sung sướng. Ông vẫn trùm thân trong chăn ấm. Tội chi mà dậy sớm cho mệt. Mỗi khi nghe tiếng khởi động máy xe từ hàng xóm vọng qua trong buổi tinh sương, ông càng vui sướng hơn, vì không còn phải vùng dậy giữa đêm đen, lặn lội đi kiếm cơm hàng ngày như mấy gã trẻ tuổi ở cạnh nhà. Về hưu rồi, mỗi tuần hưởng bảy ngày chủ nhật, bảy ngày thảnh thơi. Hết áp lực của công việc hàng ngày, không phải lo lắng bị thất nghiệp khi kinh tế khủng hoảng xuống dốc. Khoẻ re.

Cứ nằm trùm chăn ấm nghe nhạc mềm văng vẳng ru đưa, phát ra từ cái radio nhỏ, có khi ông chợp thêm được một giấc ngủ ngắn ngon lành. Ngủ chán thì dậy. Bước xuống giường, dù khớp xương sưng đau, đi khập khễnh ông cũng thầm cám ơn cái chân chưa liệt, còn lê lết được. Chưa phải nằm dán lưng vào giường như một số người bất hạnh khác. Những kẻ này mà nhích được vài bước cà thọt như ông, thì chắc họ cũng sướng rân người. Ông thầm bảo, có thêm được một ngày để sống, để vui, để yêu đời.Bệnh hoạn chút chút, thì phải mừng, chứ đừng có nhăn nhó than vãn ỉ ôi.

Mỗi khi đánh răng rửa mặt, ông lầm thầm: “Mình sướng như vua rồi, có nước máy tinh khiết để dùng. Giờ nầy, cả thế giới, có hơn một tỉ người thiếu nước để nấu ăn, để tắm giặt và nhiều tỉ người khác không có nước sạch, phải uống nước dơ bẩn.” Dù cái bàn chải đánh răng đang ngọ ngoạy trong hàm, ông cũng ư ử hát ca. Khi áp cái khăn tẩm đầy nước lên mặt, ông cảm được cái mát lạnh và niềm sung sướng chứa chan đang lan tỏa chạy khắp người. Ông biết đang được ân sủng của trời đất ban chotrong tuổi già. Ông cứ nhớ mãi thời đi tù Cộng Sản, mỗi ngày chỉ có được một lon nước chừng một lít, để rửa ráy tắm giặt. Chừng đó thôi, mà cũng xong việc. Khi ấy, thấm cái khăn ướt lau khắp người, nghe mát rượi, đã đời, và khi còn lại một phần nước cặn đen ngòm dưới đáy lon, cầm đổ lên đỉnh đầu, sướng đến rên lên được.

Ngồi lên cái bồn cầu êm ái, nhà cầu sạch sẽ, trắng toát, thơm tho, không vướng một chút mùi vị hôi hám, đèn đóm lại sáng trưng, có nhạc văng vẳng từ radio, ông cầm cuốn sách thưởng thức chữ nghĩacủa “thánh hiền”, tư tưởng của Đông Tây. Không bao giờ ông quên cùng giờ phút nầy, có hơn ba tỉ nhân loại không có cầu tiêu để làm cái chuyện khoái lạc thứ tư. Có người phải ra đồng lồng lộng gió, mà làm chuyện “nhất quận công, nhì ị đồng”. Phải gấp gấp cho xong chuyện, không nhẩn nha được, vì hai tay phải múa lia lịa hất ra đàng sau, để xua đuồi lũ ruồi đồng đang vo ve “oanh tạc”. Xong việc, may mắnlắm thì có lá chuối khô mà lau chùi, còn không thì dùng đất cày, đá cục, nắm cỏ, que nhánh cây tươi, khô. Ông cứ nhớ thời làm việc ở quận lị, chỉ có nhà tiêu lộ thiên, hai tấm ván bắt ngang qua một hầm cầu lộ thiên, nắng xông hơi phân người lên nóng hừng hực rát cả mặt, bên dưới giòi bọ lúc nhúc lổm nhổm làm thành một tấm màn trắng-ngà chuyển động. Có con gà ở đáy hầm, nó đang thưởng thứcngon lành món giòi bọ, thấy ông xuất hiện bất thần, sợ hãi hoảng hốt đập cánh bay lên kêu quang quác và vung vãi ‘ám khí’ khắp trong không gian, làm ông cũng khiếp viá, ôm đầu phóng chạy dài. Nghĩ đến chừng đó thôi là ông đủ cảm được cái sung sướng đang có ngay bây giờ. Ngồi thật lâu, đọc cho xong mấy trang sách, mới nhởn nhơ rời phòng.

Ông Tư tự đãi một bình trà nóng, một ly cà phê thơm, rồi nấu nồi cháo gạo tẻ đặc rền ăn với cá kho mặn. Dọn ra bàn, đèn vàng soi một khoảng ấm cúng. Ông thong thả vừa hớp nhâm nhi, vừa ăn từng muỗng cháo, chất gạo béo tạo vị giác đi qua trong cổ họng. Ông lầm thầm:“Ngon, cao lương mỹ vị cũng không bằng”. Ông thường ngâm nga hai câu thơ :

“Vợ cũ, chó già, tô cháo nóng.
Ba nguồn thân thiết dạt dào thương”.

Mắt ông dán vào trang thơ đang cầm trên tay, gật gù thưởng thức ý lời hoa gấm. Ông trầm mình vào những giòng thơ, tim xao xuyến xúc động mênh mang. Thỉnh thoảng ông dừng lại, và nói nhỏ cho chính ông nghe: “Tiên trên trời cũng chỉ sướng và thong dong như thế này là cùng”. Ông nhớ đến cái thời “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”, buổi sáng bụng đói meo, vác cuốc đi làm lao động tay chân nặng nhọc, ráng uống một bát nước lã để cầm hơi và đánh lừa cái bụng đang sôi sồn sột. Bây giờ được như thế nầy, phải biết cám ơn ân sủng của trời ban cho. Biết bao nhiêu tỉ người trên thế giới này mơ ước được có một buổi sáng thảnh thơi và no ấm như ông mà không được nhỉ?

Nhìn xuyên qua cửa phòng ngủ, ông thấy bà vợ nằm ngủ giấc yên bình, lòng ông dạt dào niềm thương. Bà đã cùng ông mấy mươi năm dắt dìu nhau trong phong ba bão táp của giòng đời nghiệt ngã. Đã chia sẻ ngọt ngào cũng như đắng cay của một thời khói lửa điên đảo. Giờ này, may mắn vẫn còn có nhau trong cuộc đời, thương yêu thắm thiết, nhường nhịn nâng đỡ chăm sóc ngày đêm. Không như những cặp vợ chồng già khác, cứ lục đục gây gỗ nhau, tranh thắng thua từng li từng tí, làm mất hạnh phúc gia đình. Ông thương bà biết an phận thủ thường, không đứng núi ầy trông qua núi nọ. Ông thấy bà hiền lành và có trái tim đẹp như thánh nữ. Ông muốn vào phòng, hôn bà lên trán, nhưng ngại làm vợ mất giấc ngủ ngon buổi sáng. Ông lại cám ơn trời đã đem bà buộc vào đời ông. Ông cười và nhớ câu nói của một nhà văn nào đó: “Đời sống không thể thiếu đàn bà, nhưng sống được với một người đàn bà không phải dễ.”

Ông Tư ra vườn. một mảnh đất nhỏ trồng vài cây hoa, hương thơm thoang thoảng, có tiếng chim kêu đâu đó líu lo vọng lại. Mấy đoá hoa sặc sỡ còn đọng sương đêm lóng lánh. Nắng mai ấm áp phả lên da thịt ông, tạo thành một cảm giác dịu dàng, êm ái. Ông vươn vai, xoay người trong thế thể dục chậm, xương sống được thư giãn kêu răng rắc, đã đời. Hít thở và phất tay chừng mười lăm phút cho máu huyết lưu thông. Loại thể dục nầy đã giúp ông bớt được những cảm mạo thông thường, ông tin vậy.

Ông Tư thay áo quần để đi ra đường. Cầm cái áo lành lặn bằng vải tốt trên tay, ông thường nhớ đến thời đi tù, khâu bao cát làm áo, rách tả tơi, không đủ che gió lạnh thấu xương của núi rừng. Thế mà cũng có nhiều tù nhân khéo tay và nghịch ngợm, khâu bao cát thành bộ đồ lớn, đủ ba mảnh, và làm luôn cả cái “cà vạt”, mang vào trông cũng sang trọng như đi ăn đám cưới. Nhớ lại thời đó mà rùng mình. Còn sống sót, và đến được đất nước tự do này, cũng là một điều mầu nhiệm lạ lùng. Ông Tư đi ra đường, xe cộ vùn vụt qua lại liên miên. Lề đường rộng, phẳng phiu, sạch sẽ. Bên kia là giao điểm của hai xa lộ, các nhánh cầu cao đan uốn éo chồng chất lên nhau, vòng vèo trên không, như những nùi rối. Ông Tư thầm cám ơn tiền nhân đã đổ sức lực, mồ hôi, tài nguyên khai phá và xây dựng nên những tiện nghi nầy cho ông nhảy xổm vào hưởng dụng, mà không ai có một lời ganh ghét, tị hiềm.

Ông, từ một trong những nước lạc hậu nhất của hành tinh nầy, bị chính quyền cuả xứ ông bạc đãi, kỳ thị, kềm cặp và lấy hết các tự do cơ bản. Đến đất nước này, ông được bình đẳng, có công ăn việc làmhợp với khả năng, con cái ông được đến trường, học hành thành tài, có nghề nghiệp vững chắc và sống với mức trung lưu. Ông cảm thấy còn nợ quê hương mới nầy quá nhiều thứ, từ tinh thần đến vật chất, mà biết không bao giờ trả lại được một phần nhỏ nào. Ông Tư vừa đi bộ vừa ca hát nho nhỏ.

Một người cảnh sát cao lớn dềnh dàng đi ngược đường chào ông, ông chào lại bằng lời cám ơn đã giữ gìn an ninh cho dân chúng sinh sống. Người cảnh sát cười và nói đó là bổn phận, vì lương bổng của ông ấy được trả bằng thuế của dân chúng, trong đó có ông. Ông Tư thấy trong lòng bình an, ông không làm điều gì phạm pháp, thì không sợ ai cả. Ông đọc trong báo, thấy có những xứ, dù không làm gì sai quấy cả, cũng bị cảnh sát giao thông chận lại đòi tiền, nếu không cho tiền, thì bị quy kết đủ thứ tội mà mình không có.

Nắng chiếu hoe vàng cả dãy phố của một ngày thu, ông Tư bước đi mà lòng rộn rã. Gặp ai cũng chào, cười vui vẻ. Nghe ông chào hỏi nồng nhiệt, mọi người đều vui theo. Thấy một ông cụ mặt mày đăm đăm rầu rĩ đi ngược đường, ông Tư lớn tiếng:

“Chào cụ? Có mạnh khỏe không? Hôm nay trời nắng đẹp quá!” Ông cụ trả lời qua loa: “Tàm tạm, chưa chết! Chán cái mớ đời.” Ông Tư nói to: “Việc chi mà chán đời cho mệt cụ ơi. Chưa chết là vui lắm rồi. Cụ có biết là chúng ta đang sung sướng phước hạnh, tội chi phí phạm thời gian để buồn nản?” Ông cụ thở dài: “Ai cũng có nhiều việc âu lo! Đời đâu có giản dị! À, nầy, mà hình như ông đau chân, bước đi không được bình thường? Thế thì vui nỗi gì? ” Ông Tư cười lớn: “Vâng, tôi đau chân, nhờ đau chân mà tôi thấy được niềm vui hôm nay lớn hơn, vì còn đi được, bước được, chứ chưa phải nằm nhà. Cụ ơi, nếu lo âu mà giải quyết được những khó khăn, thì nên lo. Nhưng nếu lo âu, mà không giải quyết chi được, thì hãy vui lên, cho đỡ phí phạm ngày tháng trời cho” Ông cụ già lắc đầu bỏ đi.

Ông Tư xà vào ngồi trên ghế đá mát lạnh của công viên dưới tàng cây có bóng nắng lung linh. Nhìn bọn trẻ con chơi đùa la hét lăn lộn trên bãi cát, ông vui lây với cái hồn nhiên của chúng. Bên kia đồi cỏ, có đôi nam nữ nằm dưới gốc cây, kê đầu lên tay nhau, tóc đổ dài óng ánh, thỉnh thoảng vang tiếng cười rúc rích. Đất nước nầy ấm no và thanh bình quá, sao có nhiều người còn kêu ca đời sống khó khăn? Phải chăng những kẻ này chưa biết an phận, muốn được nhiều hơn điều đang có, đang đủ. Không thấy được phước hạnh là lỗi tại họ. Ông dong tay bắt vài tấm lá rơi đang quay cuồng trong gió và lấy bút ghi lên mặt lá mấy giòng thơ vừa thoáng qua trong trí để ca ngợi cuộc đời. Thấy bãi cỏ êm mát, ông nằm dài, những vòng tròn sáng màu vàng rải rắc trên mgười ông. Gió hiu hiu mát từ hồ nước vờn qua làmmơn trớn thịt da. Ông Tư rút từ túi quần một cuốn sách nhỏ có nhan đề “14 ngàn điều làm nên hạnh phúc”. Tác giả tập sách nhỏ nầy, thấy đâu đâu cũng là hạnh phúc tràn đầy. Vấn đề là cảm nhận được cái sung sướng, cái hạnh phúc đang có. Từ việc đặt chân lên một tấm thảm mềm êm ái, đến việc cắn một trái ngọt chín mọng trong miệng, đến mơ mộng được hát trên bục một hộp đêm, nghe một lời nóidịu dàng yêu thương…

Hạnh phúc và sung sướng cảm nhận được từ những điều rất nhỏ nhặt, đơn sơ, tầm thường nhất trong sinh hoạt hàng ngày. Không cần phải là ôm chặt người yêu trong vòng tay, cũng chẳng phải vật nhau lăn lộn trên giường, cũng không cần đến việc cầm trong tay cái vé số trúng độc đắc, hoặc làm chủ được một tòa lâu đài sang trọng… Ông nghĩ, chắc sẽ có người cho tác giả tập sách nầy là kẻ “lạc quan tếu”. Nhưng thà lạc quan tếu hơn là bi quan.

Đời nầy, có nhiều người đắm mình trong hạnh phúc, mà cứ tưởng đang ngụp lặn trong bể khổ. Hoặc đang được phước hạnh mà không biết và xem thường, chỉ khi mất đi, hay đã trôi qua, mới biết, thì đã quá muộn màng.

Nắng đã xông hơi nồng nóng, ông Tư đón chuyến xe buýt ra về. Cái vé xe cho người già rẻ rề, chỉ bằng một phần ba vé bình thường. Ông nói lời cám ơn tài xế, và thấy mang ơn những người cùng đi xe công cộng nầy, vì xem như họ đã gián tiếp gánh một phần tiền vé cho ông.

Về nhà, bà Tư đã dọn sẵn cơm trưa, mời ông rửa ráy cho sạch sẽ mà ra ăn. Thấy ly nước chanh muối, ông cầm uống, chất nước ngọt ngào mằn mặn chua chua, ngon lành đi qua cổ họng. Ông nhìn vợ với ánh mắt thương yêu và nói lời cám ơn cho bà vui. Chưa ăn, mà thấy bát canh bông bí nấu tôm đã biết ngon. Những món ăn thanh đạm này, với ông, còn ngon hơn sơn hào hải vị.

Ăn xong, còn chút cơm thừa, bà Tư bỏ vào chén, cất vô tủ lạnh, không dám đổ đi, vì sợ phí phạm của trời. Bà nhắc câu nói của ông: “Ngay giờ khắc nầy, trên thế giới có hơn năm trăm triệu người đang đói rã, không có một miếng gì đề ăn, và có hơn vài tỉ người ăn chưa no bụng, và nhiều tỉ người khác quần quật ngày đêm, cũng chỉ mong có đủ no mà thôi.” Đã từng đói, nên ông bà không dám phí phạm thức ăn.

Ông Tư mừng vì ăn còn thấy ngon miệng, không như một số người khác, ăn gì cũng như nhai đất sét, không muốn nuốt, vì nhạt miệng, mất vị giác. Một số người khác còn tệ hại hơn nữa, họ không còn ăn bằng miệng được, mà ăn bằng bụng, nhờ ống dẫn thức ăn nối với dạ dày, như đổ xăng cho xe hơi.

Ông Tư ngồi vào bàn mở máy vi tính lướt mau tin tức thế giới biến động. Đôi khi thấy gía thị trường chứng khoán tụt dốc xuống thấp, làm nhiều nhà bình luận lo ngại. Nhưng ông Tư cười, ông chẳng thèm để ý, không cần quan ngại chi cả. Chứng khoán lên hay xuống, cũng thế thôi. Ông có lo ngại hay quan tâm cũng chẳng thay đổi được gì. Với số tiền hưu khiêm tốn, và cách ăn tiêu trong khả năng tài chánh, ông bà Tư chưa bao giờ thấy thiếu thốn cái gì. Có một ông bạn khoe rằng nay đã thành triệu phú. Bà Tư đùa và hỏi, triệu phú thì khác người không là triệu phú cái gì? Ông bạn lúng túng ấp úng không biết phải trả lời ra sao. Nhưng ông bà Tư chắc chắn rằng, họ ít tiền, nhưng được sung sướng, đầy đủ hơn nhiều người giàu triệu phú khác.

Ông Tư rà mắt qua các tin tức và các biến cố mới nhất. Thật là tuyệt diệu và thần kỳ. Chuyện vừa xảy trong giờ trước, đã được tường thuật ngay. Dạo một vòng tin tức xong, ông quay qua mở vi-thư của bạn bè. Có những người bạn xa cách hàng ngàn dặm, mấy chục năm nay chưa gặp lại nhau, mà thư từ qua lại liên miên, tưởng như gần gũi trong gang tấc. Tha hồ hàn huyên tâm sự. Tình cảm qua lại thân thiếtchứa chan. Nhờ máy vi-tính, khi viết, tha hồ bôi xoá tẩy sửa lung tung, mà không cần phải xé tờ nầy, viết lại tờ kia, vô cùng tiện lợi. Thư viết xong, chỉ cần một cái nhấp con chuột, bạn ông nhận được ngay tức thì. Không cần phải nhờ bưu điện chuyển đi có khi cả tuần mới đến. Hàng chục lá thư của bạn bè khắp nơi trên thế giới chuyển đến ông đủ điều hay, lạ, nhiều bài thuốc hiệu nghiệm, trăm bản nhạc du dương, ngàn hình ảnh tuyệt vời của các thắng cảnh thiên nhiên, các đoạn phim ngắn đủ thể loại của nhiều vấn đề khác nhau. Ông cám ơn khoa học kỹ thuật tiến bộ, đem thế giới mênh mông lại gần gũi trong không gian và cả thời gian.

Mỗi khi nghe tin một người già bệnh hoạn qua đời, ông Tư mừng cho họ thoát được thời gian đau yếu sống không chất lượng. Nhiều người nằm liệt vài ba năm, không sống, không chết. Còn có những kẻ phải cưa tay cưa chân. Ông vẫn thường mong sau này, nếu được chết, thì chết mau chóng, yên lành, khỏi qua thời gian bệnh hoạn lâu ngày.

Có một bạn già mỉa mai, cho ông Tư là “kẻ tự sướng” ông chỉ cười và nói : “Thà tự sướng hơn là tự khổ”

Ông Tư thường nghĩ rằng, ông đã và đang được quá nhiều phước hạnh của trời ban, nhiều ân nghĩacủa nhân loại, xã hội, nhiều tình thương của gia đình, bạn bè, người quen và cả chưa quen. Ông thấy sung sướng hạnh phúc. Ông tội nghiệp cho những người suốt đời than van, nắng không ưa, mưa không chịu, và tự bôi đen ngày tháng đẹp đẽ của họ, và dìm đời vào bất mãn, khổ đau./.

Tràm Cà Mau

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

9 thói quen của người phương Tây mà chúng ta rất cần học hỏi .

Người phương Tây có những thói quen và cách hành xử rất khác biệt so với người Á Đông, trong đó có nhiều điều rất đáng để chúng ta học hỏi. Dưới đây là 9 điều như thế:

1. Nụ cười.
Người phương Tây rất thích cười. Thậm chí, đó là điều bạn sẽ trông thấy đầu tiên khi gặp họ, dù họ là người quen hay người lạ. Khi bạn đi bộ và thấy một người lạ nào đi đối diện, họ sẽ nhìn bạn và nở một nụ cười, và thậm chí còn hỏi: “Bạn khỏe không?”.

2. Cảm ơn và xin lỗi.
Đây là 2 câu cửa miệng của người phương Tây mà có lẽ còn xa lạ đối với đại đa số người Việt. Không phải vì chúng ta kém văn minh hơn mà chúng ta có suy nghĩ khác về việc sử dụng 2 từ này.

Nếu bạn vô tình va vào một ai đó, dù là lỗi của bạn, nhưng họ cũng sẽ nói “I’m sorry”. Và khi bạn làm gì đó cho họ, họ sẽ đáp lại với câu “Thank you!”. Nhiều bạn sống lâu năm ở phương Tây khi trở về Việt Nam sinh sống và làm việc cảm thấy rất khó chịu vì môi trường Việt Nam thiếu đi điều này.

3. Tư duy cá nhân.
Trường lớp phương Tây khuyến khích tư duy cá nhân, khác với tư duy tập thể của văn hóa Á Đông. Thậm chí, tư duy cá nhân là nền tảng trong giáo dục của họ. Mỗi cá nhân là một điều gì đó đặc biệt và không thể gom chung được.

4. Văn hóa đọc sách.
Trung bình, một người phương Tây sẽ đọc tầm 4-7 cuốn sách trong một năm. Còn ở Việt Nam thì con số là 0,7. Bạn có thể hỏi: “Rồi sao? Đọc sách thì liên quan gì?”. Sách là kho tàng kiến thức, là nơi một người tìm đến để mở mang tầm nhìn của mình.

Ngành xuất bản ở phương Tây rất phát triển, khác hoàn toàn đối với ở Việt Nam. Một đất nước mà trung bình một người dân chỉ đọc 0,7 cuốn sách thì bạn nghĩ đất nước đó có đủ kiến thức để phát triển không? Mỗi người đều sẽ tự có câu trả lời.

5. Không soi mói đời tư cá nhân.
Người phương Tây chỉ tập trung vào chuyên môn của bạn, họ không quan tâm bạn là ai, từ đâu đến. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực của bạn. Ngược lại, người Việt Nam thường hay soi mói cá nhân và những thứ chẳng liên quan gì.

6. Tư duy chỉ trích những lãnh đạo chính trị.
Người phương Tây coi lãnh đạo của họ là những viên chức nhận lương bình thường như bao người khác, không hơn không kém. Họ đã nhận lương thì họ phải làm tốt công việc của mình.

7. Tầm nhìn dài hạn.
Người phương Tây khi đã lên kế hoạch hay xây dựng cái gì thì họ sẽ có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là 20 năm trở lên. Các doanh nghiệp phương Tây không bao giờ làm ăn chụp giật để kiếm lời trong ngắn hạn như người phương Đông. Họ luôn có cái nhìn lâu dài và bền vững.

8. Tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Đây cũng là một phần của “chủ nghĩa cá nhân”. Mỗi cá nhân là một món quà đặc biệt của Thượng Đế. Họ không bao giờ ép người khác phải làm theo ý mình, trừ khi người khác tự nguyện.

9. Cuối cùng, văn hóa “Tại sao?” .
Người phương Tây luôn tìm hiểu và không ngừng hỏi tại sao ?. Họ không bao giờ ngừng suy nghĩ, cũng ít khi họ lấy bằng cấp mình đi khoe và thể hiện rằng mình hơn người khác.

Người Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, tốt bụng, hiền hòa, nhưng cũng có những điều chúng ta cần phải học hỏi nhiều từ phương Tây. Không phải vì chúng ta thấp hơn hay cao hơn họ, mà vì những thứ trên là những yếu tố giúp họ trở thành những quốc gia phát triển.

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

Little Saigon : Quận Cam có còn là Thủ Đô của người tỵ nạn?
Quang An

Little Sàigòn, hay còn gọi là Sàigòn Nhỏ, là một Sàigòn thu hẹp trong lòng của hầu hết người Việt bỏ chạy, di tị nạn cộng sản từ năm 1975. Khi bánh xe xích sắt của chiếc xe tăng T54 của quân đội cộng sản Bắc Việt húc sập cánh cửa hông của Dinh Độc Lập ở Sàigòn, cũng là lúc đánh dấu người Việt chạy tha hương. Chạy khỏi Sàigòn, qua đến Guam, rồi đến trại Pendleton ở Oceanside, miền Nam tiểu bang California, rồi sau đó được phân chia đi nhiều tiểu bang khác nhau ở Mỹ, người Việt vẫn mang trong lòng nỗi nhớ Sàigòn khôn nguôi. Lần lần rồi thì một phần do thời tiết ở các tiểu bang khác khá khắc nghiệt, lại thêm công ăn việc làm ở tiểu bang California dễ dàng hơn, dân Việt rủ nhau kéo về California để sinh sống. Vì không cạnh tranh nỗi với người gốc Đại Hàn, người Tàu sinh sống ở Los Angeles, nơi được xem là thành phố thiên thần, người Việt xuôi về phía Nam của Los Angeles khoảng chừng 1 giờ đồng hồ lái xe, và bắt đầu gầy dựng ở đây.

Với vùng đất rộng lớn gồm các thành phố kề sát nhau, người Việt định cư rải đều ra các thành phố Westminster, Garden Grove, Midway City, Santa Ana ở quận hạt Orange, mà dân ta hay gọi là Quận Cam. Cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại mang tên Việt bắt đầu xuất hiện. Ban đầu chỉ là một khúc đường Bolsa, nơi có thương xá nổi tiếng mang tên Phước Lộc Thọ. Rồi dần dần cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại của người Việt Nam mọc lên như nấm, lan ra khắp nơi, trải dài từ Bolsa, qua Westminster, Brookhurst, Euclid, Magnolia, v..v… Từ Garden Grove, đi xuống thành phố Westminster, hay Fountain Valley, Santa Ana, đều thấy bảng hiệu chữ Việt tràn đầy. Thậm chí là Midway City, hay được gọi là Thị Trấn Giữa Đàng, cũng có luôn cửa hiệu của người Việt.
Phải nói rằng với sự cần cù và siêng năng, thế hệ người Việt tỵ nạn cộng sản từ năm 1975 đã tạo nên một khu vực mà ai ai cũng có cảm giác như là một Sài Gòn thu nhỏ. Đến đây, ngoài việc là có thể tiếp xúc, gặp gỡ người Việt xa xứ, người Việt bỏ chạy cộng sản từ hồi năm 1975 còn có dịp tìm lại những hình ảnh, những tác phẩm văn hoá của miền Nam trước kia. Ghé nhà sách Tú Quỳnh, hay ghé các trung tâm sản xuất băng dĩa nhạc, là có thể tìm lại chút gì đó của thoáng hương xưa. Dĩ nhiên, nếu muốn tìm lại mùi vị của những món ăn Việt Nam, người Việt tị nạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bát phở, những tô bún bò, những đĩa bánh cuốn, hay thậm chí là cả những chén chè xôi nước, v…v… Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng, để nhớ nhung về một Sàigòn xưa. Và hơn cả, Little Sàigòn còn là một trung tâm văn hoá nhằm gìn giữ bản sắc của người dân Việt trước đại hoạ cộng sản từ hồi năm 1975. Chính vì vậy, Little Sàigòn luôn luôn được xem là thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản.

Rồi thời gian trôi qua, thế hệ người Việt tị nạn cộng sản đầu tiên nay đã già. Ráng chịu khó làm ăn vất vả để nuôi gia đình, con cái của thế hệ này nay đã trưởng thành, đã học thành tài để rồi có người là bác sĩ, có người là kỹ sư, v..v… Cuộc sống khá giả hơn, ổn định hơn, cho nên rất nhiều người Việt đã dọn về phía Nam của vùng Little Sàigòn để an cư lập nghiệp. Người thì ở Irvine, người thì ở Mission Viejo, hay thậm chí là xa hơn nữa như San Juan Capistrano, v..v… Hầu hết, thế hệ sau này không muốn tiếp tục con đường làm ăn của thế hệ trước đó, cho nên rất nhiều chủ nhân nhà hàng, cửa hiệu, đến tuổi về hưu, phải tìm cách bán lại những gì mình đã gầy dựng.

Người đi, thì phải có người đến. Trong những năm vừa qua, với những chính sách thu hút người ngoại quốc đem tiền vào Mỹ đầu tư, đã có rất nhiều thành phần giàu có ở Việt Nam mà thường được gọi là “đại gia đỏ” hay “tư bản đỏ” … đổ bộ qua Mỹ. Thành phần này là những tay cựu “quan chức” hay những tay làm ăn buôn bán tham nhũng, những tay có thể có cả chục triệu đô la lận lưng để làm vốn, để có thể mua nhà, mua cơ sở, mua cửa hiệu, v..v… Ban đầu thì còn rải rác ở các tiểu bang khác, nhưng gần đây thì đổ về tiểu bang California rất nhiều.

Thế là cuộc sống ở Little Sàigòn bắt đầu thay đổi. Các cửa hiệu, nhà hàng do những người Việt tỵ nạn làm chủ, từ từ lại thấy thay tên, đổi hiệu. Có những cái tên nhà hàng, chỉ cần nghe cái tên, cũng có thể đoán được gốc gác của người chủ từ đâu đến. Chợ búa cũng thay đổi. Và phong cách người dân ở Little Sàigòn cũng thay đổi. Có những quán cà phê, thanh niên ngồi đánh bài “tiến lên”, hay còn gọi là “chặt hẻo”, một loại bài của mấy chú bộ đội miền Bắc đem vào Nam, suốt cả ngày. Khói thuốc lá bay mù mịt. Có những quán bar mà đêm nào cũng đông thanh niên đến …. “xập xình”, và là nơi giới thiệu các ca sĩ ở Việt Nam bay sang. Thử hỏi, dân bình thường thì lo đi làm ở công sở, đâu có thì giờ mà la cà quán xá như thế cả ngày lẫn đêm. Có chăng thì chỉ vào dịp cuối tuần, nhưng ở Little Sàigòn bây giờ, ngày trong tuần, hay ngày cuối tuần đều … đông như nhau.

Little Sàigòn đã thay đổi nhiều lắm. Văn hoá, văn nghệ thì các sản phẩm từ trong nước nhan nhản đầy trong các cửa hiệu. Quán ăn thì không còn vẻ thanh lịch, và không còn trông sạch sẽ như lúc trước. Bãi đậu xe thì lại càng quá tệ, nhìn rất dơ bẩn. Các đài truyền thanh, truyền hình, thì cứ như là “cơ quan ngôn luận” của Việt Nam vì tin tức đọc nhiều khi dùng chữ “y chang” VN Express của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là tình hình an ninh trật tự không còn như xưa. Nghe thử một quảng cáo phát trên truyền thanh bảo rằng “đến ăn phở ở tiệm của chúng tôi, quý khách có thể an tâm là xe của quý vị không bị … đập kính”. Thế là đủ hiểu chuyện xe bị đập kính, mất đồ là “chuyện như cơm bữa” ở Little Sàigòn rồi.

Việc phong cách sống thay đổi, có thể một phần là do người mới định cư sau này mang những “thói hư tật xấu” đã “nhiễm” sau 40 năm sống với cộng sản sang đây. Những “đại gia đỏ” coi trời bằng vung vì ỷ có tiền đã thể hiện cách sống của mình. Ở trần, mặc xà lỏn, là hình ảnh mà dân Mỹ ở đây không bao giờ gặp ở ngoài đường. Thế nhưng, có những tên đại gia, cầm đầu cả hệ thống xuất nhập cảng hải sản, lại nghênh ngang bước ra đường với mình trần và chiếc … xà lỏn. Thành phần như thế này bây giờ không hiếm ở Little Sàigòn. Cũng chẳng có gì ngạc nhiên, vì ngay giữa đường Brookhurst, đoạn gần với tiệm bánh Vân, những bảng hiệu quảng cáo “bảo lãnh đi Mỹ” bảo đảm … 100%, “bao” … đậu, bất kể là tội phạm hình sự, v..v… đầy nhan nhản.
Thử nhìn xem, với sự nhếch nhác như thế, Little Sàigòn có còn là thủ đô của người tỵ nạn? Nét văn hoá, sự thanh lịch của người Việt tị nạn đang dần dần bị … “xâm lăng”?

Cuộc sống chung quanh ta coi thế mà thay đổi chóng mặt. Nếu không để ý, và không có thái độ tích cực để gìn giữ văn hoá của người Sàigòn xưa, thì Little Sàigòn có thể sẽ mất đi cái tên và ý nghĩa yêu kiều mà người dân tỵ nạn giữ trong lòng bao nhiêu năm nay.

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Giá một đời người là bao nhiêu?
Minh Anh
Tại Pháp, giá một đời người được ước tính ở mức khoảng ba triệu euro. Làm thế nào định giá được đời một con người ? Chuyên gia kinh tế Béatrice Cherrier trên Le Monde số ra ngày 30/09/2018 cho biết các phương pháp, đồng thời khẳng định ý tưởng này lần đầu áp dụng trong không quân Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh.

Năm 2016, Ủy ban Chiến lược và Dự báo, trong một báo cáo mang tên Các yếu tố thẩm định giá trị đời người (Elements pour une révision de la valeur de la vie humaine), ước tính giá một đời người là 3 triệu euro.

Nếu như tại Pháp, việc định giá đời người được tiến hành lần đầu vào năm 1994 bởi chuyên gia kinh tế Marcel Boiteux, thì nguồn gốc của ý tưởng này xuất phát từ không quân Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, theo như lời thuật của chuyên gia kinh tế Spencer Banzhaf (« The Cold-War origins of the Value of Statistical Life », Journal of Economic Perspective n°28/4, 2014).

Cuối những năm 1940, không lực Hoa Kỳ tìm cách tối ưu hóa các vụ không kích nhắm vào Liên Xô, nếu tiến hành, sao cho ít tổn thất nhất nhưng lại gây thiệt hại nhiều nhất cho đối phương. Không quân Mỹ đã yêu cầu sự trợ giúp của một nhóm nhà nghiên cứu thuộc RAND Corporation. Các chuyên gia này đề nghị huy động một số lượng lớn máy bay rẻ tiền để đánh lừa hệ thống phòng không Liên Xô. Đề xuất này không làm hài lòng các tướng lĩnh không quân Mỹ. Vì theo họ, các chuyên gia không tính đến cái giá phải trả cho sinh mạng phi công bị hy sinh ! RAND phải mất đến 20 năm để tìm ra lời đáp cho bài toán này.

« Giá thống kê đời người »

Đầu tiên, nhà kinh tế học Jack Hirshleifer đề xuất định giá đời một phi công theo mức chi phí đào tạo. Trong những năm 1960, người ta đề nghị nên sử dụng cách tính theo số tiền lương ròng mà một phi công nhận được trong suốt sự nghiệp. Số tiền này được cho là phản ánh lợi ích vật chất mà nghề nghiệp mang lại.

Điều đó chưa đủ. Dường như trong giá một đời người còn có một yếu tố không thể đo lường được, ngăn cản sự so sánh với giá cả vật chất. Bài toán hóc búa này đã thu hút sự chú ý của Thomas Schelling, chuyên gia về mô hình hóa kinh tế các xung đột, người từng được trao giải Nobel năm 2005 và sinh viên của ông, Jack Carlson, từng là phi công quân sự.

Dựa trên kinh nghiệm của chính mình, Jack Carlson đề nghị đưa thêm vào giá cuộc đời những chi phí của không quân Mỹ nhằm cải thiện hệ thống ghế bật thoát hiểm cho các loại máy bay B-58. Việc nâng cấp này tốn kém 80.000 đô la và cho phép gia tăng xác suất sống sót thêm vài điểm.

Cách lập luận này lúc ấy là một điểm mới : Điều đó cho phép thiết lập mối liên hệ giữa giá một cuộc đời và khái niệm rủi ro. Chính mối liên hệ này mà thuật ngữ « giá thống kê đời người » đã ra đời.

Nhưng ông Schelling còn đi xa hơn nhằm tránh cho các nhà chức trách rơi vào tình huống phải có những chọn lựa đạo đức đau đớn… Vào thời đó, các phong trào đòi thừa nhận « chủ quyền người tiêu thụ » đã nở rộ trên khắp nước Mỹ. Lấy cảm hứng từ hiện tượng này, ông Schelling đã giao phó cho chính người dân tự thẩm định giá trị cuộc đời của mình.

Người dân không thể đột nhiên định được giá cuộc đời của họ, nhưng người ta có thể mở rộng phương pháp của Carlson : Hỏi một nhóm mẫu người là họ sẵn sàng chi ra bao nhiêu để được trang bị một túi khí an toàn trên xe hơi hay có một liều thuốc chữa bệnh nhằm giảm 1% rủi ro tử vong và từ các số liệu này, tính ra giá trị mà con người cho đó là một phần trong cuộc đời của họ.

Phương pháp tính này ngày nay đang gây tranh cãi, bởi vì giá một đời người đối với xã hội bị giới hạn ở việc ước tính rủi ro tử vong của từng cá nhân. Thế nhưng, chính phương pháp này lại được sử dụng rộng rãi để ra các quyết định liên quan đến người dân.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Những người hơn 10 năm không thay đổi số điện thoại là người như thế nào:
Sau khi đọc xong bạn sẽ biết
Tại Việt Nam, những người dùng đầu số 090, 091 cũng ứng với đối tượng 10 năm không đổi số điện thoại di động này.
Trong một cuộc điều tra ngẫu nhiên tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc, người ta đã tìm ra mối quan hệ đặc biệt giữa giữa tính cách con người và đầu số điện thoại di động của họ.
Cụ thể, với những người suốt hơn 10 năm không đổi số điện thoại nói chung, giới nghiên cứu đã đi tới kết luận: Phần lớn những đối tượng này rất đáng tin cậy, có uy tín một cách tuyệt đối!

Tại sao như vậy? Hãy đọc tiếp nhé. Cuộc điều tra đã chỉ ra 4 lý do

Thứ nhất, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường không nợ tình cảm của người khác.
Bởi theo các nhà nghiên cứu, người ta chỉ thường xuyên thay đổi số điện thoại khi bản thân luôn có sự gian dối, phải bội và có xu hướng thay đổi liên lục để người cũ không còn cách liên lạc với họ.
Việc đổi số điện thoại thường xuyên cũng có thể hiểu là hành động xóa hết mọi dấu vết của những cuộc tình cũ, những câu chuyện không vui, chuyện làm ăn không thành.


Thứ hai, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động không bao giờ muốn nợ tiền của bất kì ai.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn thuận lợi. Ai rồi cũng phải một lần vay nợ, mượn tiền. Nhưng dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa, những người trung thành với một số điện thoại thường có xu hướng luôn luôn trả đủ và đúng hẹn. Còn như thói thường, người có ý đồ khất nợ, trả chậm sẽ có xu hướng đổi số điện thoại liên tục để “biệt tích giang hồ”, khiến chủ nợ muốn tìm cũng không thể thấy!

Thứ ba, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường sống chan hòa và được mọi người yêu quý.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người mang nặng “ân oán” sẽ luôn tìm cách tránh né, hạn chế mọi sự đụng độ, cho dù đó là qua điện thoại.
Ngược lại, người thẳng thắn, chính trực, sống chan hòa và được mọi người yêu quý sẽ không chọn cách tránh né vấn đề. Thay vào đó, họ sẽ tìm mọi cách để giải quyết sự việc và luôn giữ thái độ đúng mực nhất.



Cuối cùng, người mà 10 năm không đổi số điện thoại di động thường sống rất tình cảm.
Chính vì sống thiên về tình cảm nên những người này luôn muốn lưu giữ cho mình những kỷ niệm khó quên, dù cho đó chỉ đơn giản là một số điện thoại. Trong ý nghĩ của những người 10 năm không đổi số điện thoại di động, việc dùng số cũ sẽ giúp họ có thể kết nối lâu dài hơn với mọi người – đó có thể là bạn bè hay đồng nghiệp tại công ty cũ…


Những ai đã hơn 10 năm không thay đổi số điện thoại hãy chia sẻ ngay điều này nhé!

Post Reply