Đời Sống Quanh Ta

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Post by hoangphong »

Image

Trong đời, những gì cần buông thì hãy buông, những gì nên mất thì hãy mất

Có thể bạn đã từng trải qua những lúc như thế này: Đối diện với tình cảm và cuộc sống không như ý, bạn cảm thấy phiền não không sao tả được. Rất nhiều lúc, buông bỏ thì lòng lại không nỡ, còn như tiếp tục thì lại quá mệt mỏi, trong tâm cảm thấy khó xử và giày vò.

Bạn đã từng nghĩ rằng rất nhiều chuyện phiền lòng đều bắt nguồn từ bản tính cố chấp và thích so bì của bản thân. Đời người ngắn ngủi, sinh mệnh vô thường, vậy nên mong bạn đừng làm khó chính mình. Những gì cần buông thì hãy buông, những gì nên mất thì hãy mất, những gì cần quên thì hãy quên.

Đối diện với phiền não, cần điều chỉnh tâm thái đúng lúc

Cuộc sống vốn không dễ dàng. Thử hỏi cuộc đời của ai là thuận buồm xuôi gió, cuộc sống của ai mà mọi chuyện đều được như ý nguyện? Đường đời sẽ luôn có những ma nạn và khó khăn lớn nhỏ mang đến khảo nghiệm cho chúng ta.

Đời người giống như cuộc hành trình, một đường tuy gian nan nhưng cũng không thiếu chi cảnh đẹp cho ta thưởng thức. Đường đời vốn không có ổ gà không vượt qua được, cũng không có con đường không thể băng qua. Không băng qua được thì hãy học cách chuyển hướng, khó khăn lớn quá thì hãy chọn cách buông tay.

Nhìn thoáng sự việc, khi bạn học được cách quên đi, trong tâm sẽ giảm thiểu được rất nhiều điều bất mãn, nhận lại được biết bao niềm vui.

Mở rộng tấm lòng, khi bạn học được cách quên đi, cuộc sống sẽ không có oán trách, thay vào đó là cảm xúc nhẹ nhàng bình yên.


Đối diện với được mất, đừng quá toan tính so đo

Đời người sợ nhất là cái gì cũng đều so đo, cả ngày toan tính, khiến tâm trạng khó được an định, không thể tự tại. Nó cũng khiến cho rất nhiều người đều đánh mất chính mình, đánh mất ý nghĩa cuộc sống chân thật của bản thân.

Nếu sự tình không được như ý, chi bằng hãy lựa chọn quên đi, biết cảm ân những điều tốt đẹp bên trong sinh mệnh, biết thỏa mãn với hạnh phúc mà mình đang có trong tay.

Những ngày tháng sau này, không than phiền, không bấu víu, không tức giận, buông bỏ tranh luận, không toan tính so đo. Chỉ cần lòng bạn là ánh mặt trời, cuộc sống sẽ không có ngày âm u.

Đối diện tình cảm, lựa chọn thuận theo tự nhiên

Tình cảm khó tránh những khi ‘vơi rồi lại đầy, đầy rồi lại vơi’, duyên phận khó tránh những khi ‘hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp’. Thay vì đắm chìm trong hoài niệm mãi không dứt ra được, chi bằng hãy sống tốt ở hiện tại. Thay vì nhớ mãi không quên, chi bằng hãy thuận theo tự nhiên, đợi chờ thời gian chữa lành hết thảy.

Đối với chuyện tình cảm, phong thái tốt nhất vẫn là ‘được không vui, mất không buồn’. Gặp được nhau thì hãy gắng sức trân quý, lỡ dở rồi thì hãy cố gắng quên đi, sau đó mỉm cười bước trên một hành trình khác của đời người.

alt
Cuộc đời còn lại, không loạn trong lòng, không khốn bởi tình, không sợ tương lai, không hoài niệm quá nhiều về quá khứ.

Nguyện cho bạn có được một đời thản nhiên rộng mở, giảm đi phần nào tiếc nuối, thêm một chút âm thầm mừng vui.

Nguyện cho bạn một đời cố gắng, một đời yêu thương, có được có mất có kiên trì, khóc được cười được vui vẻ được, an nhiên trải qua những năm tháng yên bình.

Thuận An

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Xin thẻ xanh và nhập tịch sắp tới sẽ rất khó khăn

Nguyễn Quốc Khải

Vào ngày 12-8 vừa qua Sở Quốc Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (US Citizenship & Immigration Service – USCIS) đã chính thức thông báo luật lệ hành chánh mới để xin thẻ xanh và nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Luật lệ hành chánh mới này sẽ được áp dụng vào ngày 15/10/2019. Vì là luật lệ hành chánh nằm trong phạm vị trách nhiệm của hành pháp cho nên chánh quyền của Tổng Thống Trump không phải trình Quốc Hội Hoa Kỳ cứu xét mới được thi hành. Luật lệ mới sẽ không có tính cách hồi tố. Điều này có nghĩa là không áp dụng cho những người đã có thẻ xanh.

Luật lệ hành chánh mới đưa ra những đòi hỏi chi tiết mới để xin thẻ xanh và nhập tịch Hoa Kỳ mà trước đây không có. Do đó việc xin thẻ xanh và nhập tịch sẽ khó khăn hơn trước. Những điều kiện mới bao gồm lợi tức, trình độ học vấn, trình độ Anh ngữ, kỹ năng chuyên môn, sức khỏe, tuổi và tình trạng gia đình.

Thực ra trước đây luật di dân đầu tiên của Hoa Kỳ 1882 đã đòi hỏi những người muốn trở thành thường trú nhân phải chứng minh rằng họ sẽ không trở thành gánh nặng xã hội (public charge). Đến năm 1952 và sau đó vào năm 1996, Quốc Hội Hoa Kỳ đã tái xác nhận qui luật này. Theo tiêu chuẩn áp dụng từ 1999, gánh nặng xã hội được định nghĩa là chủ yếu phụ thuộc vào trợ cấp tiền mặt, trợ cấp của chính phủ. Nhưng luật lệ mới chi tiết hóa và mở rộng những điều kiện để có thể làm cho những ứng viên này trở thành không đủ tiêu chuẩn. Định nghĩa mới quy định rằng người nào rất có thể nhận trợ cấp của chính phủ trên 12 tháng trong khoảng thời gian 36 tháng, sẽ là gánh nặng xã hội. Nếu một người nhận hai trợ cấp sẽ tính thành hai tháng.

Chương trình di dân trước đây nhấn mạnh về liên hê gia đình như những trường hợp di dân bảo lãnh cho cha mẹ, con cái và anh chị em. Khoảng 2/3 trường hợp trước đây nằm trong diện này. Chương trình di dân mới căn cứ vào khả năng tự lập, trách nhiệm cá nhân và sẽ không chấp nhận người nào hiện nay là hay có tiềm năng trở thành gánh nặng cho xã hội trong tương lai.

Điều kiện quan trọng nhất xem ra là tiêu chuẩn lợi tức. Ở Mỹ, mức lợi tức dưới $64,000 / năm cho một gia đình bốn người được xếp vào nghèo (federal poverty guidelines). Theo luật lệ di trú mới, người có lợi tức gia đình chỉ bằng 250% hay thấp hơn mức nghèo liên bang, tức là khoảng $25,600 / năm sẽ không đủ điều kiên để di dân vào Mỹ. Con số cho 2019 là $25,750.

Để chứng minh lợi tức những người muốn xin thẻ xanh sẽ phải nộp giấy khai thuế lợi tức trong ba năm và liệt kê những việc đã làm.

Trong quá khứ, 78% gia đình mà người đứng đầu không phải là công dân Hoa Kỳ chỉ có trình độ trung học trở xuống. Do đó, luật lệ mới đòi hỏi trình độ học vấn của di dân phải cao hơn.

Những di dân từng nhận trợ giúp của chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn để xin trở thành người thường trú. Trợ giúp của chính phủ liên bang bao gồm phiếu thực phẩm (food stamp hay tên chính thức là Supplemental Nutrition Assistance Program), trợ cấp nhà ở (Housing Assistance), bảo hiểm y tế Medicaid, Trợ Cấp Tạm Cho Những Gia Đình Nghèo (Temporary Assistance for Needed Families - TANF) trong khi tìm việc làm, Phụ Cấp Lợi Tức (Supplemental Security Income – SSI) hay còn gọi là trợ cấp tiền mặt cho những người già hay tàn tật, Hoàn Trả Thuế Lợi Tức (Earned Income Tax Credit) bớt thuế cho những người có lợi tức thấp hoặc trung bình, đặc biệt cho những gia đình có con.

Chính phủ liên bang cung cấp ngân khoản cho sáu chương trình an sinh xã hội kể trên. Các tiểu bang quản trị những chương trình này và có thể có thêm vài chương trình an sinh xã hội của tiểu bang.

Tuy nhiên có một số chương trình an sinh xã hội không bị chi phối bởi luật lệ di dân mới. Những chương trình ngoại lệ này gồm có trợ giúp người tị nạn (refugee), người tị nạn chính trị (asylum seeker), quân nhân, trẻ em, phụ nữ mang thai, sinh viên vay nợ để đi học, ăn trưa ở trường học, bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em, ngân hàng thực phẩm (Food Pantries), nhà trú cho người vô gia cư, bảo hiểm y tế cho trẻ em (Medicare for Minors), trợ giúp bảo hiểm y tế khẩn cấp (Emergency Medicare Assistance) và trợ cấp tai họa (Disaster Refief).

Trong khoảng hai năm qua, sau khi bản thảo luật lệ mới được phổ biến nhiều người lớn trong những gia đình di dân đã không xin trợ cấp xã hội của chính phủ trong năm 2017 và 2018 vì sợ không xin được thẻ xanh. Theo cuộc nghiên cứu của Urban Institute, khoảng 14% trong số gia đình di dân đã không xin trợ cấp dù họ đủ tiêu chuẩn để xin hưởng an sinh xã hội.

Trên thực tế số công dân Mỹ xin trợ cấp chính phủ, đặc biệt người da trắng vì số người da trắng chiếm trên 72% tổng số dân Mỹ, nhiều hơn số di dân. Thật vậy, tài liệu nghiên cứu của Associated Press, số di dân xin trợ cấp chỉ chiếm 6.5% số người xin Medicaid và 8.8% số người nhận trợ cấp thực phẩm.

Theo thống kê của Kaiser Family Foundation, trong số 59,121,200 người được hưởng Medicaid vào 2015, người da trắng chiếm 42.2%, Hispanic chiếm 30.6%, da đen 18.9% và các sắc dân khác 8.4%.

Chi tiêu về an sinh xã hội đã chiếm một tỉ lệ rất cao trong ngân sách liên bang Hoa Kỳ, khoảng 48%.

Khoảng 4 triệu người hiện đang sống trên đất Mỹ sẽ bị ảnh hưởng của luật lê di dân mới. Những người sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều kiên di trú mới là những người gốc Phi Châu, Trung và Nam Mỹ và Á Châu.

Trong quá khứ, khoảng 69% số người đã có thẻ xanh đã vi phạm một trong những điều kiện di dân mới và 43% vi phạm hai điều kiện. Nói về xuất xứ, 27% người Âu châu vi phạm hai hay ba điều kiện, trong khi đó con số của người Mễ Tây Cơ và Trung Mỹ là 60% và người Á châu là 41%.

Dân số nước Mỹ vào 2018 là 329.3 triệu người. Người da trắng chiếm 72.4%, da đen chiếm 12.6%, Á châu 4.8%, thổ dân 1.1%, số người lai nhiều sắc tộc 2.9%, số người khác 6.2%. Số người gốc Tây Ban Nha (Hispanic) nằm trong cả ba sắc dân trắng, đen và Á châu, chiếm 16.3% tổng số dân Hoa Kỳ.

Số người sống ở Mỹ nhưng sanh đẻ ở ngoại quốc là 43.5 triệu người. Trong đó có 11.1 triệu người bất hợp pháp, 1.7 triệu người tạm hợp pháp, 11.7 triệu người có thể xanh và 19 triệu người là công dân Hoa Kỳ. Những người hợp pháp tạm và những người có thẻ xanh, tổng cộng là 13.4 triệu, sẽ chịu ảnh hưởng của luật lệ mới.

Trong 2018, USCIS đã cấp 638,000 thẻ xanh và các tòa đại sứ Hoa Kỳ đã cấp 533,000 hộ chiếu di dân. Sau khi luật lệ mới có hiệu lực các con số này sẽ giảm đáng kể.

Có một số tổ chức phi chánh phủ phản đối luật lệ di dân mới vì nó trao cho các viên chức di dân quá nhiều quyền hành để quyết định xem di dân có trở thành gánh nặng xã hội hay không.

Luật sư di trú đồng thời là một cựu viên chức lãnh sự quán của Hoa Kỳ trong thời gian 2011-2018 Christopher Richardson vừa góp ý trên tờ Washington Post rằng nên hủy bỏ luật lệ di trú về gánh nặng xã hội vì trong quá khứ nó đã bị lạm dụng như một võ khí để loại trừ những nhóm người vào nước Mỹ như những người Công Giáo Irish vào các thập niên 1840 và 1850, những người Đông Âu và Nam Âu vào thập niên 1880 và những người Do Thái vào thập niên 1930.

Tổ chức Catholic Legal Immigration Network nói rằng “Chính quyền Trump đang tìm cách qua mặt Quốc Hội để thực hiện một hệ thống di dân dựa trên giá trị. Đây là cách gián tiếp để cấm đoán những người có lợi tức di cư đến Hoa Kỳ.”

Trung Tâm Luật Di Trú Toàn Quốc (National Immigration Law Center) đặt trụ sở tại Los Angeles tuyên bố sẽ kiện chính phủ ra tòa vì luật lệ mới có thể thay đổi hệ thống di dân hợp pháp, làm giảm số di dân luật pháp cho phép mà không thông qua Quốc Hội và “để tước quyền công dân của những cộng đồng da mầu và ưu đãi người giầu.”

Tiểu bang California, cùng với District of Columbia, Maine, Pennsylvania và Oregon đã khởi đơn kiện chính phủ Trump về luật lệ di trú mới cũng vì những lý do vừa nêu. California là một tiểu bang có số di dân đông nhất nước Mỹ vào khoảng 10 triệu người. Khoảng 50% số di dân ở California đã trở thành công dân Mỹ. Khoảng 5 triệu người còn lại sẽ bị ảnh hưởng của luật mới. Trong khi đó Texas có 3 triệu người sẽ bị chi phối bởi chính sách di trú cứng rắn của Tổng Thống Trump, so với New York và Florida mỗi nơi có 2 triệu người.

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Post by mexanh »

Tiết lộ chuyện gia đình tổng thống, thư ký riêng của ông Trump bị sa thải
August 31, 2019


Image
Cô Madeline Westerhout tại Trump Tower trong thời gian chuyển tiếp chính phủ năm 2016. (Hình: Bryant R. Smith/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, D.C. (AP) — Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, xác nhận rằng người thư ký riêng của ông bị cho nghỉ việc sau khi cô này có những phát biểu hớ hênh về các con của ông và nói những điều “làm buồn lòng người khác.”

Tổng Thống Trump nói phát biểu của cô Westerhout, rằng ông không muốn chụp hình với cô con gái Tiffany vì cô này hơi nặng ký, là “điều hoàn toàn sai.”


Ông nói thêm rằng ông yêu thương cô con gái Tiffany và cô này là người rất giỏi.

Cô Westerhout nghe nói có những phát biểu như trên trong một bữa ăn tối với các nhà báo và nhân viên Tòa Bạch Ốc. Các bên đồng ý là những gì nói trong bữa ăn sẽ không được tường thuật lại.

Theo bản tin của CBS News, Tổng Thống Trump nói rằng cô Westerhout gọi cho ông, khóc lóc kể rằng cô đã uống rượu hơi nhiều và bữa ăn tối đáng lẽ ra là “off the record”.

Ông Trump gọi cô Westerhout là “người tốt” và nói toàn bộ sự việc là “điều đáng tiếc”.

Theo CBS, buổi ăn tối đó không phải là lần đầu tiên cô Westerhout tiết lộ chuyện riêng tư của gia đình Tổng Thống Trump với các nhà báo.

Trong buổi tiệc từ giã khi cựu Tùy Viên Báo Chí Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nghỉ việc, cô đã khoe khoang về vai trò quan trọng của mình là “gác cửa” cho Tổng Thống Trump. Cô còn cho mình thân cận với tổng thống hơn là các con của ông.

Bàn giấy của cô Westerhout được đặt ngay bên ngoài Văn Phòng Bầu Dục. Với chức vụ chính thức là phụ tá đặc biệt cho tổng thống và cũng là giám đốc điều hành Văn Phòng Bầu Dục, cô Westerhout được hưởng số lương khoảng $145,000 mỗi năm, theo CBS News.

Cô Westerhout, năm nay 28 tuổi, từng là phụ tá của Chánh Văn Phòng Ủy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa, bà Katie Walsh, và ở trong ủy ban chuyển tiếp chính phủ, trước khi trở thành một phụ tá thân cận cho tổng thống.

Cô thường được thấy trên truyền hình dẫn khách quan trọng qua tiền sảnh của Trump Tower trong thời gian chuyển tiếp. (V.Giang)

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

TỊNH KHẨU
Con người ta sở dĩ gieo thù chuốc oán với người khác hay tự gieo rắc tai họa cho chính mình cũng từ cái miệng mà ra. Bởi vậy muốn tu thân, tu tâm thì trước nhất phải tu khẩu, tức là phải biết tịnh khẩu.

Nhiều người cứ nghĩ đơn giản tịnh khẩu là á khẩu. Không phải vậy, á khẩu là câm do tâm sinh lý hay bệnh tật mà ra, còn tịnh khẩu là một đức hạnh được rèn luyện. Tịnh khẩu là giữ cho lời nói trong sạch , giữ cho tâm thanh tịnh, không tác động thương hại đến người khác trên phương diện ngôn ngữ.

Tịnh khẩu có nghĩa là không nói lời cay độc, không nói lời sai sự thật, không nói lời hai chiều, không nói lời đâm thọt, châm chọc, xỉa xói, không nói lời rắp tâm xúc phạm người khác, không kéo bè kết nhóm công kích người khác vì mục đích cá nhân hay vụ lợi...Chung quát là không nói vấn đề làm hại đến mình và đến người. Trong Cổ Kinh Vân, Phật có dạy : " Phù sỹ xử thế phủ tại ngôn trung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn ". Có nghĩa là trong lời nói của con người có sẵn lưỡi búa, sở dĩ nó quay lại chém mình là do mình nói ác. Chính vì vậy mà trong giao tiếp, không phải nói nhiều, cưỡng từ đoạt lý, hùng biện để phần thắng về mình là hay là tốt. Mà lời nói tốt là phải là lời của chánh ngữ.

Chánh ngữ là lời đúng đắn. Nhưng sao mới gọi là đúng đắn ? Đó là cái gì không biết thì không nên nói ra. Cái gì không biết rõ ngọn nguồn tường tận thì cũng không nên nói ra. Cái gì biết rõ mười mươi nhưng có hại cho mình và cho người cũng không nên nói ra. Cái gì biết cụ thể, vô hại, nhưng cũng không nên nói ra tùy tiện, mà phải nên nói ra khi thật cần thiết, đúng chỗ, đúng lúc, đúng người. Lời nói ra phải là lời tốt đẹp, làm cho người khác tốt đẹp hơn, làm cho xã hội lành mạnh hơn, tiến bộ hơn.

Tịnh khẩu là tu khẩu, tránh sa vào khẩu nghiệp. Phàm con người luôn thích hơn thua nhau dù chỉ một lời nói. Thật ra người chửi ta, mà ta không nhận thì lời chửi đó vẫn là của người. Mà một người dù vô tình hay hữu ý nói ra lời xấu ác để công kích người khác là chính họ đã gieo mầm nhân đắng rồi, thì làm gì có quả ngọt được.

Bởi vậy, có thể nói trên con đường đi đến bến bờ tịnh độ thì tịnh khẩu là cái bến đầu tiên. Biết vậy và biết phải nên làm như vậy thì thân tâm mới nhẹ nhàng trong sáng được. Có như vậy thì trí tuệ mới phát sinh và con đường giải thoát mới có thể mở ra trước mắt.

(Sưu Tầm)

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Ngã Ba Ông Tạ

- Đỗ Duy Ngọc
1.

Tui có anh bạn quen hồi học Văn Khoa Sài Gòn, anh là dân Bắc di cư 54, là dân kỳ cựu ở Ngã ba Ông Tạ. Một bữa ngồi cà phê, anh kể về vùng đất anh đã gắn bó với nó gần 66 năm rồi, anh bảo kể cho tui nghe để tui có tư liệu viết về vùng đất nổi tiếng ấy. Tui vốn không phải là dân ở đó, cũng chẳng có chút kỷ niệm gì về nó nên mãi mà vẫn chưa có cảm xúc để viết. Thời may, tui đọc được bài viết này, bài viết quá đủ về một miền đất và những con người ở đấy. Có điều bài viết bỏ qua một chi tiết rất quan trọng của chợ Ông Tạ, đó là ngày xưa ở đây là nơi có các sạp hàng bán thịt chó nhiều nhất Sài Gòn, bây giờ đã giảm nhiều lắm rồi vì người ta đã bớt ăn thịt chó.
Cho nên anh bạn tui ơi, đã có người viết thay tui rồi đó.

HƯƠNG VỊ NGÃ BA ÔNG TẠ .

Từ năm 1954, khu ngã ba Ông Tạ đang vắng vẻ thay đổi hẳn vì cộng đồng người Bắc di cư vào hình thành khu dân cư đông đúc. Nhà thờ, chợ búa, tiệm quán, trường học nhanh chóng xuất hiện. Người dân Ông Tạ mang vào Nam phong cách ẩm thực quê hương miền Bắc và tiếp tục giữ gìn, phát triển nhờ có thực khách đồng hương. Họ mở quán xá ngoài mặt phố, trong chợ, trên vỉa hè. Một số nhà trong hẻm biến thành nơi chế biến thực phẩm cung cấp cho các chợ và quán ăn, từ lò mổ heo, làm giò chả, làm bún, quay thịt heo... Rau củ chợ Ông Tạ luôn tươi mới vì được đưa từ vùng Bà Quẹo, Hóc Môn xuống bằng xe ngựa vào mỗi sáng sớm. Chợ Ông Tạ và khu phố chung quanh trở thành nơi giới thiệu và thưởng thức món ngon vật lạ, cũng là nơi bình phẩm, đánh giá thực phẩm từ các bà nội trợ sành ăn.
Nói về hàng ăn, trước hết, phải nhắc đến món giò chả, đặc sản khu này. Trong đó, có nhà làm giò chả của ông Trùm Bệ, nằm giữa rạp Đại Lợi và ngõ vào cổng nhà thờ Tân Chí Linh.

Ông Trùm Bệ có một người con trai và hai cô con gái. Hai cô gái ở hai nhà riêng, đều làm giò chả để hằng ngày đem bán ở chợ Vườn Chuối và chợ Hòa Hưng. Giò chả của hai cô từ một gốc mà ra nhưng mỗi người có một hương vị riêng, đều ngon nổi tiếng ở hai khu chợ họ bỏ mối. Ông Trùm Bệ ở với con trai nhưng hàng ngày đến nhà cô gái nhỏ là cô Nghĩa để phụ làm giò. Ông giúp cô gói những cái giò lụa hay nướng những khuôn chả quế. Đôi khi ông cũng gói những cái bánh giò trong lá chuối rồi hấp nóng, ăn thơm và giòn. Giò chả của cô có tiếng là ngon vì chọn thịt heo và thịt bò tươi rất kỹ, được bỏ mối đến nhà hàng ngày từ lò mổ heo bò gần chợ ông Tạ. Công-xi heo này rất coi trọng khách hàng quen từ chợ và các nhà chế biến giò gần đó. Mỗi ngày họ giao hàng trăm cân thịt loại ngon nhất tới nhà cô, thịt heo cho giò lụa, chả chiên, chả quế, giò gân và thịt bò cho giò bò, giò gân. Vì chế biến bằng thịt tươi, giò chả của hai cô thơm, ăn rất giòn. Khi chế biến, thịt được thái mỏng cho vào máy điện xay cho nhuyễn. Thêm nước mắm nhỉ nguyên chất từ Phú Quốc và tiêu, hành, bột nổi, gia vị cho đậm đà. Sau khi xay xong, những khối giò sống lại được cho vào cối đá giã cho thịt nhuyễn đều. Với vài khách quen, ông Trùm Bệ thường kể rằng ngày xưa ở miền Bắc chưa có máy xay thịt nên thịt heo phải thái mỏng xong cho vào cối giã cho nhuyễn rồi mới trộn chung với gia vị. Vào Sài Gòn, lúc đầu ông vẫn giữ cách làm xưa, cho vào cối giã. Mãi đến khi có máy xay thịt thì đỡ công giã, sản xuất được nhiều giò hơn hẳn. Tuy nhiên, cối đá vẫn được dùng để giã giò sống cho thịt quyện chắc vào nhau. Giò lụa được gói trong lá chuối tùy theo trọng lượng, nửa ký, một ký hoặc hai ký tùy khách hàng đặt hoặc để bán cho các bà đi chợ. Hai cô cũng bán những cân giò sống cho các bà làm bún mọc hoặc cho các bà đi chợ mua về làm mọc nấu canh.

Kha, anh bạn tôi ở Mỹ hồi xưa sống cùng gia đình trên đường Thoại Ngọc Hầu, đoạn gần cầu, có kỷ niệm về ông Trùm Bệ này. Kha nhớ nhiều lần mẹ sai đến nhà cô Nghĩa mua vài ký mọc sống để về nhà làm bún mọc, nhồi gà tần hoặc nấu món vịt tiềm đãi khách, hoặc làm mọc nấu canh bí, canh rau ngót. Lúc khác, bà sai sang mua vài ký giò bò sống để làm bò viên ăn mì hay phở, chả chiên để ăn bánh cuốn. Dịp Tết thì mua vài kí chả quế, mấy cây giò lụa để ăn dần mấy ngày Tết. Những lần như vậy, Kha được xem cô Nghĩa xay giò và ông Trùm Bệ gói giò.Ông xúc thịt cho vào lá chuối đặt lên cân đúng trọng lượng rồi cuộn tròn cái giò lại, lấy dây lạt bằng tre gói từng vòng xong xếp vào trong cái vạc lớn để luộc cho đầy một mẻ. Khi làm chả chiên, ông cũng xúc từng nửa cân thịt đặt trên miếng lá chuối rồi thả vào trong vạc dầu sôi sùng sục khoảng chừng mười phút thì chín. Những miếng chả chiên vàng ươm khi chín thì nổi lên trong vạc dầu. Ông vớt ra cho vào cái sọt đan bằng tre và đậy nắp lại để giữ nóng cho tới khi mang ra chợ bán.

Khi làm chả quế, ông xúc những miếng thịt heo xay có trộn quế đắp lên cái khuôn hình ống dài khoảng chừng sáu tấc, đường kính khoảng chừng hai tấc. Ông đắp thịt cho dầy khoảng chừng ba phân. Sau đó ông đặt cái khuôn chả quế lên quay bên trên bếp lửa than hồng. Làm món này lắm công phu, vì phải quay chậm rãi cho đều chừng hơn một tiếng đồng hồ đến khi chả chín vàng ươm chung quanh. Nếu làm không đúng cách, chả quế có chỗ sẽ bị cháy hoặc có chỗ không chín. Chả quế làm đúng cách khi ăn sẽ cảm thấy trên bề mặt dòn tan như thịt heo quay, nhưng bên trong mềm và dẻo lại thơm mùi quế. Chỉ có những dịp lễ hội đặc biệt hoặc có đám xá, nhất là đám cưới thì người ta mới đặt mua cả cây chả quế về cắt ra từng miếng hình con thoi xếp vào đĩa trông như những ngôi sao rất hấp dẫn. Nhiều lần đến mua giò chả, Kha thấy ông Bệ làm những cái bánh giò gói trong lá chuối cột thành từng xâu cho vô trong cái nồi to để hấp. Khi đi về, ông thường dúi vào tay Kha một hai cái bánh giò hay một cái giò lụa nho nhỏ mà ông vét cối vét chày cho vào lá chuối gói để làm quà cho mấy đứa cháu.

Mỗi sáng, ông Trùm Bệ đi bộ đến nhà Kha chơi và để uống nước chè xanh. Có lúc ông mang qua cái giò con con cho thằng em của Kha. Mỗi lần đưa cho nó, ông cắn nhẹ tay thằng bé một cái. Miệng ông nhai trầu nên dấu răng ông cắn có vết vôi đỏ lòm, thằng bé tưởng là máu thật. Sau này hai cô con gái của ông sang Mỹ sống nhưng một cô cháu ngoại của ông ở lại Sài Gòn tiếp tục làm giò chả thay mẹ. Giò chả của cô này cũng bán chạy, thậm chí đắt hàng hơn.

Những tiệm thuốc Bắc có nhiều ở khu Ông Tạ, của người Việt và người Hoa. Đối với con nít khu này, thuốc Bắc không có gì để ham nhưng trong tiệm cũng có vài thứ để nhấm nháp.

Bên kia cầu ông Tạ, phía chợ Phạm Văn Hai có nhà thuốc bắc Nhơn Tâm Tế tồn tại khá lâu. Chủ tiệm Nhơn Tâm Tế là người Hoa, biết nói tiếng Việt lơ lớ, hiền và tử tế. Tiệm thuốc của chú cũng có cái để ăn, là có bán cam thảo, táo tàu, ô mai. Kha kể có lần đi mua cam thảo, thấy một thằng bé mang một xâu chuỗi vỏ quít khô vô tiệm chú và đổi lấy ô mai. Kha hỏi nếu có vỏ quít khô có thể đổi được lấy ô mai hay cam thảo ăn không. Chú ấy nói: “Nếu có, cứ mang đến tiệm đổi lấy cam thảo, ô mai, táo tàu hay quế, cũng được!”. Biết vậy, ăn quýt xong, Kha giữ lại vỏ, đi xin vỏ quýt của người khác nữa mang về xâu vào dây thép, cột lại một vòng rồi phơi nắng trên mái tôn, xong đem đổi lấy ô mai, xí muội hay cam thảo về ăn... Lớn lên một chút, mới biết vỏ quýt là trần bì cũng là một vị thuốc Bắc.

Một tiệm thuốc Bắc khác cũng có liên quan đến hàng ăn là tiệm Vạn Hòa Xuân, gần ngõ Cổng Bom. Bà chủ tiệm cũng là người Hoa, do không ai biết tên thật nên chỉ gọi là bà Tàu. Trước cửa tiệm, bà đặt một xe bán nước mía do mấy cô con gái đảm nhiệm. Mỗi tối, mấy cô này thay nhau ra bán nước mía. Lúc đó, nam thanh nữ tú sau khi coi chiếu bóng, cải lương hoặc kịch ở rạp Đại Lợi xong là tà tà đi dạo đường Thoại Ngọc Hầu ra ngã ba ông Tạ. Mỏi chân, họ ghé hàng quán ăn. Mấy cô con chủ tiệm thuốc còn có quầy bán khô mực, khô thiều nướng. Mía được róc vỏ sẵn để một bên, khi có khách gọi nước mía, mấy cây mía được chụm lại đẩy qua máy xay ra nước, kẹp thêm trái tắc cho thơm. Nước mía được xay ra màu vàng bơ tươi thêm vài cục đá lạnh uống vào mát cả ruột. Bên cạnh xe nước mía là một cái bếp than hồng để nướng khô mực, khô thiều. Những con mực khô hoặc cá thiều khô được treo trên sợi dây thép ngay cái bàn bên cạnh. Ai muốn ăn con nào, lựa con đó rồi đưa cho chị bán hàng nướng. Nướng xong đưa vô máy cán cho dẹp, dài ra rồi chấm với nước tương ớt.

Nếu nói về món chè bánh lọt đậu xanh đậu đỏ, thì có lẽ nhà bà Tầu là người đầu tiên đã mở tiệm bán món chè ở khu này. Bà để trên xe những hũ đậu xanh đậu đỏ bằng thủy tinh, hũ nước dừa bánh lọt thêm đá bào từ cái máy xay để cho vào ly chè. Về sau, mấy cô con gái còn chế thêm mấy món chè đậu ván, chè cốm xanh, chè sương sa, sâm bổ lượng và nhiều loại chè khác nữa.

Ngày đó khu ông Tạ về chiều là sầm uất nhất. Những người khác thấy quán chè nhà bà Tầu đông khách, đua nhau mở những quán chè trên vỉa hè vào buổi chiều. Đối diện nhà bà Tầu, nhà ông Thạnh và nhà cô Chín, cô Mì cũng có xe bán nước mía và bán chè đậu xanh đậu đỏ. Đầu ngõ Tứ Hải cũng có những quán chè, bên kia cầu ông Tạ cũng vậy. Quán bên kia cầu của mấy chị em có dung nhan khá xinh khiến trai trẻ dọc đường Thoại Ngọc Hầu tấp vô ăn chè hoài để tán tỉnh dù chả tới đâu. Nhớ lại, chè không ngon gì mấy, nhưng luôn luôn đông, là điều dễ hiểu.

Bốn mươi năm trước, trong ngõ ấp Hàng Dầu có gia đình bác Nhâm bán khoai luộc và bắp luộc rất ngon, ngay trước cổng ấp Hàng Dầu. Mấy chị em nhà này ngày nào cũng nấu khoai, luộc bắp đem bán ở đầu ngõ. Khoai mì được bóc vỏ, ngâm trong nước cho hết chất nhựa chảy ra, sau đó được cắt thành từng khúc và luộc cho chín. Có hai loại khoai mì bở, và dẻo. Khoai mì bở có nhiều chất bột ngon hơn khoai mì dẻo. Trong khi đợi luộc khoai chín, hai chị ngồi bào cùi dừa, xong ép lấy nước cốt để sang một bên. Khi khoai mì được luộc chín, gắp từng miếng khoai ra, nhúng vào nước cốt dừa béo. Sau đó xếp khoai vào một cái nồi khác rồi rắc lên những sợi dừa bào trắng tinh. Cái nồi này không dùng nấu than củi nên bên ngoài bóng loáng sạch sẽ. Xong xếp vào quang gánh, đưa ra đầu ngõ bán. Nghĩ lại, củ khoai mì rẻ tiền mà nhiều công dụng, có thể luộc ăn hoặc bào ra làm đủ thứ bánh, từ bánh cay, bánh khoai mì bọc nhân dừa hoặc nhân đậu xanh.

Nhà bác Nhâm cũng luộc bắp ngô bán, ngon nhất là bắp nếp. Những trái bắp hạt no tròn, luộc lên hơi nước dâng lên thơm phức. Nhà bác còn bán thêm bắp nướng than, rất hấp dẫn khi quẹt thêm chút mỡ hành để nhâm nhi sau bữa cơm chiều. Có cả khoai lang luộc nóng, loại khoai lang mật Đà Lạt hay khoai lang tím còn gọi là khoai lang Dương Ngọc. Củ khoai tím luộc lên màu tím bên trong, nhưng đến khi cắn một miếng, thì bên ngoài chỗ cắn đổi màu dần thành màu ngọc bích.

Trong xóm Ấp Hàng Dầu có nhà ông bà Cừ làm bún tươi bán hàng ngày. Nhà nào cuối tuần muốn đổi món, làm nồi bún mọc, bún riêu hay ăn bún chả giò, bún thịt nướng thì sai con nít vào nhà bà Cừ mua bún tươi. Khách đến, bà lấy vắt bún cho vào lá chuối để khách mang về nhà vì bún không bị dính vào lá chuối. Buổi trưa, người nhà bà Cừ giã gạo bằng cái cối đá và chày gỗ to. Cối đá bà xây gắn vào nền nhà, chày thì phải dùng chân mới đủ sức để giã gạo.

Bà Cừ mua gạo ngon, ngâm qua đêm trong những chậu sành lớn, sau đó để róc nước và cho vào cối đem giã thành những cục bột. Xong, cho bột vào những chậu sành ngâm qua ngày hôm sau. Từ chậu bột đó, bà xúc bột cho vào cái túi vải. Phía dưới túi vải có đặt một cái khung sắt tròn có những hàng lỗ đinh nhỏ để cho những sợi bột lọt xuống. Khi bột được cho đầy túi, bà ngồi vắt những sợi bún vào cái nồi nước to sôi sùng sục. Chừng dăm ba phút sau, bún được luộc chín. Bà lấy cái muôi xúc bún ra, vẩy cho khô nước và đặt lên cái sạp làm bằng tre để bún khô dần. Khoảng xế chiều, bún được mang đi bỏ mối ở ngoài chợ hay cho những bà bán bún mọc, bún riêu, vân vân... Vì làm bằng gạo ngon, làm tươi mỗi ngày nên bún của bà Cừ bao giờ cũng thơm tho, không bị chua như bún người khác bán. Đã vậy, bà có bí quyết riêng nên bún rất tơi, không dính vào nhau.

Đi từ ngã ba, qua bên kia cầu ông Tạ còn có tiệm bán cháo lòng tiết canh heo rất ngon của ông Nho. Qua cầu, đi bộ chừng năm phút thì tới. Một tô cháo ông bán có để giá bên dưới, cháo lòng và tiết bên trên xong mấy miếng dồi và tìm, gan heo, ông thái mỏng đặt bên trên và rắc thêm hành ngò, rất là hấp dẫn. Thời đó, không ai ngại món tiết canh như bây giờ và không thấy ai bị bệnh vì món này. Những đĩa tiết canh heo ông đánh lên cho đông lại rất ngon, trên lát mấy miếng gan heo thái mỏng, ăn với rau húng quế. Nước nấu cháo lòng của ông Nho là nước thịt heo quay, không biết là mua hay xin ở nhà ông Nhạ mà người ta bảo là anh em ruột của ông, trong ngõ ấp Hàng Dầu. Ngày nào nhà ông Nhạ cũng làm heo quay bỏ mối hoặc bán ở chợ ông Tạ. Khi quay thịt, ông xâu một thanh sắt qua con heo từ đầu xuống đuôi rồi máng trên hai cây. Bên dưới là một lò bếp than củi, giữa bếp lò và thanh ngang xiên con heo có đặt một nồi nước thật to. Ông quay thịt heo bằng hơi nước chứ không trực tiếp bằng than lửa nên khi thịt heo chín dần, nước mỡ từ thân heo chảy xuống cái nồi phía dưới. Khi quay xong mấy con heo thì nồi nước “lèo” phía dưới toàn là nước cốt từ thịt heo chảy xuống. Heo chín xong, da vàng ươm, giòn rụm còn thịt bên trong trắng tinh đậm đà, mềm và béo. Thịt heo đã ngon. Cháo lòng nấu từ nước cốt nhà ông Nhạ càng ngon. Nhà nào trong khu này muốn ăn cháo lòng cho đã thì đến nhà ông Nhạ mua nước thịt heo quay. Ai quen thì ông chỉ cho, không bán.Xong, ra tiệm ông Nho mua tiết, lòng heo, dồi, gan, tim, dầu cháo quẩy, giá về cho vào cháo ăn.

Kha kể rằng ở bên Mỹ, người lớn tuổi khi nhắc đến Sài Gòn là nhớ nhà hàng Kim Sơn, Thanh Thế, Bát Đạt… còn mình là con nít thời đó nên chỉ nhớ mấy cái quán bán nước mía, xe phở vỉa hè và cái quầy bán bánh kẹo trong mấy nhà gần chợ. Vậy mà khi nhắc lại trong một buổi họp mặt toàn những người U.60, ai cũng tranh nhau kể chuyện ăn vặt thời con nít. Giữa những giọng nói râm ran, Kha cảm thấy như đang đi lại khu phố chợ tuổi nhỏ đông đúc, đoạn từ ngã ba Ông Tạ về phía rạp Đại Lơi, đi ngang qua các quán xá vỉa hè đầy màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị ngon ngọt của các món ăn trong một buổi tối nay đã xa thật xa.

Phạm Công Luận

2.

Sau khi đăng bài viết về Ngã ba Ông Tạ của tác giả Phạm Công Luận, có người hỏi tại sao lại có tên là Ông Tạ. Anh Phạm Công Luận trong bài viết “Thăm nhà ông Tạ” và những chuyện liên quan trong cuốn “Sài gòn chuyện đời của phố” tập 1 ra 2014 có đề cập vấn đề này.
Tui lại có viết bài về vùng đất đó nhưng còn dở dang, chỉ mới viết phần đầu giải thích tại sao vùng đất này mang tên Ông Tạ, tui tiếc phần đầu này của tui nên đăng lên luôn đọc cho vui.

TẠI SAO GỌI LÀ NGÃ BA ÔNG TẠ?

Trước năm 1954, khu Ông Tạ bây giờ là một vùng hoang vu, thưa thớt người ở. Trước đó thời kỳ còn người Pháp đô hộ, ở ngã ba có dựng lên một cái tháp cao để người dân từ các khu vực Củ Chi, Hóc Môn vào Sài Gòn buộc phải qua đây để lính kiểm soát, gọi là ngã ba Tháp.

Lúc đấy có một ông thầy thuốc tên là Trần Văn Bỉ (1918 - 1983) quê Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) sau khi tu luyện và học nghề bốc thuốc chữa bệnh ở núi Bà Đen, ông về Sài Gòn và xây cất một ngôi nhà nhỏ để chữa bệnh cứu người vì nhận thấy khu vực này thuận lợi giao thông, dân các vùng dễ tìm đến. Hơn nữa khu vực này có chùa, đất đai còn rộng, lại gần trung tâm thành phố. Ông là một lương y giỏi về y thuật, lại nổi tiếng thương người. Ông chuyên trị bệnh cho phụ nữ và trẻ con, tiếng lành đồn xa, bệnh nhân đến phòng mạch của ông rất đông, có người ở xa như Long An, Định Tường, Tây Ninh cũng tìm đến ông khi có bệnh. Người ta kể rằng, trước nhà ông luôn có một thùng nhỏ đựng tiền lẻ để giúp cho những người nghèo lỡ đường. Có nhiều người bệnh nghèo quá, ông chữa bệnh, hốt thuốc không lấy tiền mà còn cho thêm tiền về quê và tiền xe, tiền đi đường. Mọi người rất kính trọng ông nhưng ít ai biết ông thầy tu bốc thuốc Nam tên thật là gì, thấy ông trụ trì trong am lại nghe mọi người gọi là Thầy Thủ Tạ nên gọi riết thành Ông Tạ.

Có người lại cho rằng không ai biết ông thầy tu tên gì, thấy ông ở trong một cái am nên gọi ông là thầy Thủ Tọa, đọc theo giọng bình dân Nam Bộ là “Thủ Tạ”, rồi lâu dần bà con chỉ gọi “Ông Tạ”. Có lẽ chi tiết này không đúng vì vốn ông Thầy đã xưng mình là Thủ Tạ, tức là cánh tay cứu người.

Sau năm 1954, làn sóng người Bắc di cư vào Nam cả triệu người. Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phân phối bà con về những vùng đất hoang sơ, ít nhà cừa để sinh sống trong đó có khu vực này. Kể từ đó, vùng này trở nên phát triển tấp nập. Khi những di dân người Bắc mà hầu hết là đồng bào Công giáo đến, vùng này chỉ lèo tèo mấy căn nhà nhỏ, trong đỏ có cái am chữa bệnh của ông Trần Văn Bỉ. Lúc đấy vùng này chưa có tên ngoài cái tên ngã ba Tháp có từ thời Pháp. Khi khu vực này trở nên sầm uất, người ta lẩy tên ông đặt cho ngã ba nên có tên là ngã ba Ông Tạ. Sau đó khi chợ mở ra, người ta cũng gọi là Chợ Ông Tạ.


Điều này cũng là chuyện đặc biệt bởi người được gọi tên cho cả vùng đất, ngã ba và ngôi chợ chắng phải là một danh nhân, cũng không là anh hùng, không là danh tướng mà chỉ là một thầy tu, một thầy thuốc Nam. Và lại được đặt tên khi ông còn sống. Ông mất năm 1983, đám ma ông người đi tiễn rất đông dù thời điểm dó cuộc sống của cả nước rất khó khăn và đói nghèo..Quan tài được kéo bằng cỗ xe ngựa 6 con, chạy từ ngã ba Õng Tạ lên ngã tư Bảy Hiền xuống vòng xoay Lăng Cha Cả và về chôn trong vườn nhà. Sau khi ông mất, hiệu thuốc được truyền lại cho con cháu tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.


DODUYNGOC

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Ðôi Điều Về Bệnh Lú Lẫn Alzheimer - BS Nguyễn Thị Nhuận

Image
A. Những giai đoạn tiến triển của Alzheimer

Bệnh lú lẫn Alzheimer tiến triển rất chậm chạp. Sự nhận biết của bệnh nhân có thể giảm dần trong vòng 7 tới 10 năm. Cuối cùng tất cả các bộ phận sinh hoạt của óc như trí nhớ, cử động, ngôn ngữ, cách cư xử, sự phán đoán và óc suy luận trừu tượng đều bị ảnh hưởng. Bệnh Azheimer thường được chia ra 3 giai đoạn. Tìm biết về 3 giai đoạn này có thể giúp bệnh nhân và gia đình chuẩn bị cách đối phó cho tương lai. Tuy nhiên, không hẳn là bệnh nhân nào cũng theo đúng những giai đoạn này hoặc có những triệu chứng giống nhau.

1. Giai đoạn nhẹ:

Bệnh nhân trong giai đoạn này thường giảm bớt trí nhớ, đôi khi không phán đoán sáng suốt và có sự thay đổi tính tình chút ít. Họ có thể giảm sự chú ý, và bỏ dở việc đang làm. Họ cũng không muốn thay đổi và ngại chuyện khó khăn và có thể bị đi lạc ngay cả ở những chỗ đã quen thuộc.

Người nào thì cũng có lúc quên một vài tiếng hay tên người trong lúc nói chuyện nhưng người bệnh lú lẫn thì quên nhiều hơn và càng ngày càng quên thêm. Họ có thể chế ra những chữ không đâu để thay thế. Họ sẽ tránh nói chuyện để khỏi mắc lỗi và càng ngày càng khép kín, nhất là trong những dịp phải giao thiệp xã hội hay phải suy nghĩ nhiều.

Bệnh nhân Alzheimer có thể cất đồ vô những chỗ khác thường thí dụ như cất bóp vô tủ lạnh hay cho quần áo vô máy rửa chén. Họ có thể hỏi đi hỏi lại những câu hỏi và cất giữ những thứ vô giá trị. Khi mệt mỏi hoặc bực mình họ có thể nổi giận dữ dội dù thường ngày hiền lành.

2. Giai đoạn khá nặng
Trong giai đoạn này, bệnh nhân không thể sắp xếp tư tưởng hay theo được những giải thích có tính lý luận cũng như không theo được những chỉ dẫn viết ra. Họ cần được giúp chọn quần áo mặc cho thích hợp với thời tiết hoặc sinh hoạt. Dần dần họ sẽ phải được giúp mặc quần áo vì họ có thể mặc đồ lót ra ngoài hay đi giầy nhầm chân. Họ cũng có thể đại tiểu tiện trong quần.

Trong giai đoạn này, người bệnh thường mất khả năng nhận diện người thân và bạn bè. Họ có thể nhầm lẫn cho con là bạn hay vợ chồng là người lạ. Họ lẩn không biết họ đang ở đâu và không biết ngày tháng. Họ quên địa chỉ hay số điện thoại của chính mình và dễ bị đi lạc vì không thể xét đoán biết mình đang ở đâu, do đó không thể để họ một mình mà phải có người trông nom trong giai đoạn này. Họ trở nên không yên, làm đi làm lại vài cử chỉ, nhất là về buổi chiều, hoặc nhắc đi nhắc lại một câu chuyện, một vài chữ hay cử động vô nghĩa, thí dụ như ngồi xé giấy.

Càng ngày họ càng không thể nói chuyện được với ai và dẫn đến những cử chỉ kỳ lạ như hoảng loạn, kết tội người khác ngoại tình hay ăn cắp.

Bứt rứt, giận dữ, khó chịu đưa tới chửi thề, đấm đá, đánh cắn, chụp giựt người khác hay la hét.

3. Giai đoạn nặng

Trong giai đoạn này, người bệnh cần được giúp đỡ trong mọi mặt sinh sống. Họ không thể tự đi lại và sau cùng không thể ngồi được. Họ không biết tự đi vệ sinh, không nói rõ được. Họ không nhận biết người nhà. Họ dễ bị sặc vì khó nuốt và có thể từ chối ăn uống.
Bệnh sẽ kéo dài bao lâu?

Mực độ tiến triển của bệnh thay đổi tùy theo mỗi người. Một số người bệnh nặng khoảng năm năm sau khi được định bệnh. Những người khác có thể kéo dài 10 năm. Trung bình, người bệnh sống khoảng 8 tới 10 năm sau khi định bệnh. Một vài người sống lâu tới 20 năm. Đa số bệnh nhân không chết vì bệnh Alzheimer mà chết vì những nguyên do khác như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu hay biến chứng sau khi té.

B. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: tập thể dục là cách tốt nhất

Một báo cáo gần đây nhất của Hội bệnh Alzheimer's tiên đoán là 10 triệu người Mỹ thế hệ baby boomer tức sinh ra sau thế chiến thứ 2 sẽ bị bệnh Alzheimer's (tức tỉ lệ 1/8) khiến những người trong lứa tuổi này thấy lo sợ không ít. Hiện nay đã có vài loại thuốc làm bệnh chậm tiến triển nhưng con đường tìm ra thuốc chữa hãy còn rất gian nan. Trong lúc chờ đợi thuốc chữa bệnh, chúng ta hãy nghe các nhà nghiên cứu nói về kết quả của họ.

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vận động thân thể mỗi ngày không những chỉ có tác dụng tốt lên hệ tim mạch và giữ cho khỏi lên cân quá nhiều mà còn có thể ngăn ngừa chứng bệnh lú lẫn quái ác. Những nghiên cứu trên dân số cho thấy tập thể dục mỗi ngày sao cho nhịp tim tăng lên trong ít nhất 30 phút có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh.

Trong một nghiên cứu trên chuột, người ta thấy vận động thân thể có vẻ như ngăn chận được những thay đổi của óc đưa tới bệnh Alzheimer's .

Một nghiên cứu có tính chất quan sát về liên hệ giữa vận động với hoạt động của trí óc trên 6000 phụ nữ từ 65 trở lên trong vòng 8 năm, cho thấy những phụ nữ thường xuyên tập thể dục ít bị sút giảm trí óc như những phụ nữ thụ động.

Một nghiên cứu khác tại viện đại học Chicago được thực hiện trên những con chuột đã được nuôi sao cho óc bị những mảng giống như óc bệnh lú lẫn. Một số chuột được cho vận động thường xuyên, số còn lại không được vận động. Óc của những con chuột vận động nhiều có từ 50 đến 80% ít mảng plaque gây bệnh hơn những con thụ động. Chuột vận động cũng tiết ra nhiều chất phân hóa tố chống tạo ra plaque.
Họ kết luận: “Vận động thân thể thường xuyên có lẽ là cách tốt nhất để ngừa bệnh Alzheimer, tốt hơn cả thuốc men, vận dụng trí óc hay thuốc bổ và ăn uống kiêng cữ.

C. Cách nói chuyện với bệnh nhân Alzheimer

Bệnh nhân Alzheimers thường dần dần mất khả năng đối thoại khiến người nói chuyện với họ không hiểu nổi họ đang nghĩ gì, nói gì. Do đó, nói chuyện với người bệnh là việc rất khó, chúng ta nên tìm hiểu rõ để bớt được sự bực dọc cho mình và cho họ.

Tiến triển của bệnh:

Những tuyến đường thần kinh trong óc của người bệnh Alzheimer thường bị phá hủy khiến họ không nhớ và không còn hiểu những chữ thường dùng nữa. Họ có thể cảm tưởng như biết chữ đó, có sẵn trên đầu lưỡi nhưng không thể nói ra, vì thế họ rất bực dọc.
Họ có thể dùng một chữ khác để thay thế chữ định nói dù ý nghĩa khác hẳn. Hay họ có thể chế ra một chữ mới để thế chữ họ định nói. Họ cũng có thể như bị kẹt vô một cái rãnh trên máy hát, nhắc đi nhắc lại mãi một câu hỏi.
Người bệnh Alzheimer's cũng có thể
- Bị mất dòng suy nghĩ
- Vật lộn với cấu trúc của câu, chữ cho có nghĩa
- Cần thêm thời gian để hiểu bạn muốn nói gì
- Chửi thề hay nói lỗ mãng

Phải làm sao?
- Hiểu người bệnh. Hiểu rằng họ không cố tình làm như vậy.
- Cho họ thấy mình chú ý tới họ. Nhìn thẳng vào mắt họ và luôn ở gần bên để người bệnh biết là bạn đang lắng nghe và muốn hiểu họ.
- Không nói chuyện ở chỗ đông người và nhiều tiếng động
- Dùng chữ đơn giản, câu ngắn. Tránh nói những câu phức tạp hay đưa lời chỉ dẫn. Khi cần, nói chậm và chia thành từng đoạn một. Đưa ra quá nhiều giai đoạn cùng lúc sẽ làm bệnh nhân rối loạn thêm.
- Không ngắt câu bệnh nhân có thể cần nhiều phút để trả lời. Không phê bình, vội vã, sửa lỗi họ, cãi nhau với họ.
- Đưa ra vật dụng hay hình ảnh rõ ràng khi nói. Thí dụ dẫn họ đến cầu tiêu để hỏi họ cần đi hay không.
- Không cãi nhau với người bệnh. Họ đã mất khả năng lý luận và phán đoán, do đó cố chứng minh họ sai chỉ là việc không tưởng, làm cả hai cùng tức giận.
- Giữ bình tĩnh và thư giãn. Dù bực tức, bạn nên giữ giọng hòa nhã, bình tĩnh. Nếu lời nói và giọng nói không đi đôi với nhau, bệnh nhân sẽ khó hiểu. Giọng nói, cử chỉ của bệnh nhân nhiều khi nói lên nhiều hơn chính tiếng nói của bạn.

BS. Nguyễn Thị Nhuận

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Post by mexanh »

Image

Đánh giá iPhone 8 Plus trong năm 2019: Vẫn hấp dẫn hơn cả iPhone X
Saturday, 14 September 2019

1. Màn hình không bị khuyết

Hệ thống camera TrueDepth trên Phone X đã làm cho màn hình của máy xuất hiện một phần notch khá lớn, gây ra những trải nghiệm không thoải mái khi chơi game hay xem video.

Còn trên iPhone 8 Plus bạn có thể tận dụng hoàn toàn màn hình mà không bị cản trở bởi bất cứ phần notch nào.
Image 2. Vẫn có Touch ID hữu ích

Để tận dụng hết kích thước màn hình, Apple đã bỏ đi Touch ID trên iPhone X và thay bằng Face ID làm phương thức bảo mật. Trong nhiều trường hợp sử dụng,
Face ID tỏ ra kém chính xác hơn Touch ID.
Khi người dùng đeo kính hoặc khẩu trang, mở khóa bằng Face ID sẽ không được tiện, nhanh và chính xác như Touch ID, đặc biệt là khi ở nơi thiếu thốn ánh sáng, lúc này bạn sẽ thấy tính năng Touch ID là vô cùng hữu ích.

3. Thời lượng pin tốt hơn

Mặc dù dung lượng pin 2.716 mAh của iPhone X cao hơn 8 Plus với 2.691 mAh, nhưng iPhone X trang bị màn hình OLED sẽ ngốn pin nhiều hơn so với màn hình LCD.

Vì vậy, iPhone 8 Plus sẽ là thiết bị tốt hơn đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện thoại với cường độ cao trong một ngày dài.


4. Cấu hình mạnh như iPhone X

Cả iPhone 8 Plus và iPhone X đều sở hữu con chip A11 Bionic của Apple cùng với bộ xử lý chuyển động M11, mang đến những trải nghiệm về ứng dụng tương đồng nhau.

Đặc biệt là các tính năng 3D và thực tế ảo tăng cường AR trên hệ điều hành iOS đã được tối ưu hóa, mang lại một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ trên smartphone.

5. Camera kép như iPhone X

Cả hai mẫu iPhone đều có camera kép phía sau gồm một camera góc rộng và một camera tele.

Thêm vào đó, Apple cũng cung cấp thêm nhiều chế độ ánh sáng để tăng thêm sự hấp dẫn cho những bức ảnh chân dung của bạn.
Image 6. Giá tiền rẻ hơn iPhone X nhiều
Hiện tại, iPhone 8 Plus có mức giá rẻ hơn so với iPhone X. Nếu chọn 8 Plus sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

St Online

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

MỘT NHÀ BÁO VỪA RA ĐI: LỮ GIANG
Kiều Mỹ Duyên
Sinh viên luật Sài Gòn, Huế ở tù nhiều nhất sau ngày có biến cố 30/04/1975 vì sau khi ra trường họ là sĩ quan, là quan tòa, là biện lý, phó tỉnh trưởng, phó quận trưởng. Lúc đó nhà bình làm quận trưởng, tỉnh trưởng, sinh viên luật khoa có địa vị quan trọng trong chính quyền như thứ trưởng, giám đốc, thanh tra v.v.. và sinh viên luật có "máu cải" trong huyết quản, thấy việc gì bất bình là cải, thấy bất công là cải cho nên khi miền Nam thất thủ, những người có địa vị quan trọng vào tù cũng tiếp tục cải nên ở tù lâu hơn các sinh viên của các đại học khác.

Tôi quen nhà báo Nguyễn Cần lúc vào làm cho nhật báo Hòa Bình sau khi giã từ nhật báo Công Luận chủ nhiệm là trung tướng Tôn Thất Đính. Lúc đó là Thượng Nghị sĩ, là chủ nhiệm, chủ bút của báo Công Luận, nhưng 2 Thượng Nghị Sĩ Tôn Thất Đính và Thượng Nghị Sĩ Trần Văn Đôn ít đến tòa soạn, chỉ đến khi có họp mà thôi.

Người Công Giáo ở Sài Gòn rất đông, nhưng chỉ có 2 tờ nhật báo là Hòa Bình, cha Trần Du làm chủ nhiệm và báo Xây Dựng, cha Thanh Lảng làm chủ nhiệm. 2 tờ báo này đặc biệt viết về sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo nhiều nhất, tuy nhiên tình hình chiến sự sôi động cũng cử ký giả ra chiến trường, Kiều Mỹ Duyên là một ký giả tình nguyện ra chiến trường của nhật báo Hòa Bình. Bộ tổng tham mưu cấp giấy phép ký giả chiến trường cho mỗi tờ nhật báo.

Ở nhật báo Hòa Bình có 3 nhà bình luận được độc giả yêu chuộng, đó là Thượng Nghĩ Sĩ luật sư Nguyễn Văn Chức, ông VIP KK Đinh Từ Thức, và ông Tú Gàn. Lúc đó ông Tú Gàn là biện lý ở tòa án Sài Gòn, mỗi lần họp ở tòa báo vui lắm, văn phòng thì nhỏ nhân viên thì đông, mỗi buổi sáng thường họp nhau, người ngồi, người đứng, các nhà bình luận chỉ đem bài đến rồi về. Lúc đó không có Internet, không có email, chỉ có đánh máy rồi đem tới, các ông đến tờ báo thật sớm, bàn chuyện như sấm nổ, rồi đi, nhưng tôi cũng học được nhiều ở những bậc trưởng thượng này.

Anh Tú Gàn ít nói, khuôn mặt lạnh, sau này anh không còn làm ở tòa án Sài Gòn về làm ở Châu Đốc, nhưng anh vẫn viết cho Hòa Bình thường xuyên.
Khi du học, tôi vẫn đọc báo Hòa Bình, đọc xong tôi chuyền cho gia đình ông Đỗ Trọng Chu, quyền đại sứ VNCH ở Canbera, phu nhân ông chủ là bà Mầu, cựu Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến. Hai vợ chồng ông Chu được sinh viên du học thương vì ông bà thường giúp đở cho sinh viên vừa đến Canbera, thủ đô Úc Châu lạnh, không có một tiệm Việt Nam nào, nên tình người quý như vàng mỗi lần có báo Việt Nam là chuyền cho nhau đọc đến tờ báo nát tan.

Dù ở xa ngàn dặm tôi vẫn viết thường xuyên cho báo Hòa Bình. Sinh viên du học rất thích bài của các ký giả nói trên, bài bình luận nảy lửa mà ai không thích chứ? Còn một người nữa viết cho báo Hòa Bình cũng được độc giả ưa thích là mục dân kêu. Đó là Dân Biểu Trần Văn Ân, ai bị uất ức gì thì gọi đến Dân Biểu Trần Văn Ân được đăng trên báo Hòa Bình. Mục kêu oan này được chính quyền quan tâm, vì hữu ích cho người dân thấp cổ bé miệng, và mục này được chính quyền lưu ý.

Kiều Mỹ Duyên bắt đầu viết lúc còn học tiểu học, sau đó tiếp tục ở trung học thì làm phóng viên tường trình các trận đá banh cho báo Khỏe của ông Hoài Điệp Tử. Lúc nhỏ thì viết báo, cô giáo gởi đăng báo thiếu nhi được lãnh nhuận bút, và tiếp tục học cho đến học đai học. Nhưng bài viết được độc giả thích là tường trình về biến cố Mậu Thân, và sau đó tiếp tục viết cho đến khi được học bổng Columbos Plan, du học và trở về tiếp tục làm báo cho báo Hòa Bình.
Ngày xưa ở Việt Nam, mỗi ký giả chỉ viết cho một tờ báo, ký giả Tú Gàn cũng vậy, chỉ viết bình luận cho báo Hòa Bình. Bạn bè hỏi ký giả Nguyễn Cần vì sao anh quen cố vấn Mỹ rất nhiều, và cố vấn Mỹ cũng biết tình hình chiến sự của Việt Nam không lạc quan, các cố vấn khuyên anh nên đi và sẵn sàng cho anh vé máy bay nhưng ông từ chối. Nhưng sau đó anh bị tù nhiều năm qua nhiều trại tù khắc nghiệt. Nhưng anh vẫn còn sống cho đến ngày ra tù, anh đi theo diện đoàn tựu vì vợ con đã sang định cư ở Hoa Kỳ trước.

Một vợ 2 con, vợ anh ở D.C, cách đây mấy tháng anh gọi cho chúng tôi, giọng nói rất reo vui:
- Kiều Mỹ Duyên ơi, con anh mới thăm anh.
- Cháu đang ở với anh hả? Chiều nay Duyên mời anh, cháu, và một vài người bạn đi ăn cơm nhé.
Anh Cần nói:
- Nó đi rồi.
- Thăm anh lâu không?
- Một giờ.

Cha con chỉ thăm một giờ thôi sao?
Tình cha con là thế, tình cha con đậm đà là thế, bao giờ nước cũng chảy xuôi, cha mẹ thương con như Trời Biển, con là hiền nhân hay tướng cướp cha mẹ vẫn thương con.

Cả năm gần đây anh Cần bệnh đi ra đi vào nhà thương liên tục, thỉnh thoảng chúng tôi vào thăm anh, chỉ một người ngồi cạnh anh dù mưa hay nắng, vẫn một người. Tôi gọi em gái tôi vào thăm anh, vì khi anh ra tù, tôi đã vượt biên, anh đến thăm gia đình tôi, mẹ tôi, và các em các cháu tôi rất quý mến anh. Vì khi em tôi mất anh thăm viếng và an ủi mẹ tôi, tôi rất nhớ ơn anh ở điều này.

Anh Nguyễn Cần viết sách, báo, làm diễn giả của đài tivi, đọc sách, và viết liên tục, viết trên Internet, và viết báo nhiều nơi, những bài viết của anh rất nhạy cảm. Anh rất lạc quan, tôi không nghĩ anh biết anh sẽ mất, ở trong viện dưỡng lão Black Bird anh luôn luôn nhắc đến những người bạn thân của anh như gia đình anh Lê Hữu Liệu ở Texas và sự thành công của gia đình này, anh nhớ tên từng đứa con của anh Liệu, và anh cũng nhắc gia đình luật sư Dương Mỹ Linh, và anh nhắc đến nhiều người nữa.

Anh chơi với bằng hữu thật tốt, có hôm tôi vừa vào viện dưỡng lão thì anh Cần nói:
- Lê Đắc Trọng mất rồi.

Có lẽ anh xem tivi hay radio nghe loan báo tin này, anh Trọng là biện lý tỉnh Quãng Ngãi, anh Cường là chánh án, vượt biên và gia đình chết trên mặt biển. Anh Trọng ở tù, đi theo diện H.O, đinh cư ở Orange County, cháu Mai gọi tôi báo tin:
- Chú cháu mất rồi.

Anh Trọng độc thân, ít nói, tốt với bằng hữu. Cháu Mai cho biết nhà quàng, tôi đến thăm lúc phát tang tổng cộng có 11 người, kể cả nhân viên nhà quàng. Một biện lý liêm khiết, được nhiều người thương mến, ra về tôi ngậm ngùi, tôi cầu nguyện cho ông Lê Đắc Trọng sớm về cõi Niết Bàn. Trong đám ma có 2 sư cô tụng niệm. Trước đó tôi có hỏi cháu Mai, có rước thầy tụng niệm cho chú của cháu không? Cháu Mai trả lời cho nhà quàng lo.
Khi biện lý Lê Đắc Trọng ở trong viện dưỡng lão tôi xin vào thăm những anh nói xa lắm, đừng đi không tiện. Khi nhắc về biện lý Lê Đắc Trọng thì anh Cần có vẻ bùi ngùi lắm, Anh nói:
- Anh đã mổ xong, nhưng bây giờ lan khắp nơi rồi. Giọng nói của anh rất bình thản, không sợ hãi, không lo âu, bình thản như chuẩn bị ra đi.

Có lần tôi vào UCI thăm anh Cần, anh nằm ở lầu 3, buổi tối, không có gió, cây cỏ yên lặng, người yên lặng. Những người thăm bệnh nhân, người nào cũng bước đi thật nhanh, yên lặng, ít nói, hình như ai cũng suy nghĩ việc gì đó, hay là nghĩ đến người thân đang nằm ở bệnh viện. Khi trở ra tôi lúc ngừng thang máy không mở cửa, ngày thường thăm bệnh nhân tôi không đem theo điện thoại cầm tay, vì bác sĩ cấm trong bệnh không được nói chuyện điện thoại vì chất radiation hại cho sức khỏe bệnh nhân, không hiểu sao lần đó tôi lại đem theo điện thoại cầm tay, cháu chở tôi đi chạy vòng vòng vì không có chỗ đậu xe, đến khi thang máy ngừng, cửa không cử động, tôi gọi ngay Đức Nguyễn (ứng cử viên Cảnh Sát trưởng quận Cam) và gọi ngay 911. Cuối cùng thì thang máy mở cửa, tôi thoát nạn. Sau này tôi kể cho Hoàng Minh Thúy, chủ báo Xây Dựng ở Houston thì Thúy nói em cũng đã từng bị như vậy, suýt nữa thì đã qua đời. May rủi không ai hiểu nổi.

T. gọi tôi và nói, “Chị ơi, anh Nguyễn Cần đã hôn mê nằm ở bệnh viện Orange Coast Memorial.”
Vừa nghe lời nhắn của T., chúng tôi vào ngay bệnh viện thăm anh Cần. Anh nằm im như người ngủ, không có chuyền nước biển, không có ống dưỡng khí, còn thở nhưng hơi thở đứt quãng. Với kinh nghiệm thăm bệnh nhân ở viện dưỡng lão, ở nhà thương nhiều năm, tôi biết bệnh nhân sẽ ra đi không lâu, khi tim ngưng đập thì xong cuộc đời.

Anh Nguyễn Cần sinh năm 1935 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Anh học luật, làm biện lý ở tòa án Sài Gòn, viết bình luận cho báo Hòa Bình, ở tù nhiều năm, qua nhiều trại tù, định cư ở Hoa Kỳ theo diện đoàn tựu với vợ con. Vợ và hai con trai đã vượt biên định cư ở Hoa Thịnh Đốn. Anh sống ở vùng D.C được một tháng thì về Hawaii sống với người bà con, sau đó về Quận Cam viết cho báo Sài Gòn của ông Chương và ca sĩ Diễm Chi, và Sài Gòn Nhỏ của bà Hoàng Dược Thảo.

Chiều hôm thứ Hai, Phương đến thăm anh Cần ở bệnh viện, trở về Phương ghé thăm tôi và nói, “Chắc không xong, anh Cần không còn biết gì hết. Em sẽ xin Cha cầu nguyện cho anh Cần suốt đời.” Tôi nói, “Cha đã vào tận nhà thương cầu nguyện cho anh Cần rồi. Chị mong những người quen ở trường luật, và bạn làm báo hãy cầu nguyện cho anh Cần. Chị có gọi cho luật sư Lê Công Tâm nhờ Tâm báo cho Hội Luật Khoa và luật sư Đào Ngọc Thụy cầu nguyện cho anh Cần. Chị cũng báo tin cho giáo sư Trần Văn Chi, anh Hưng, Lê Ánh Thu, và nhiều người quen hơn nữa thế kỷ hãy cầu nguyện cho anh ấy, không phân biệt tôn giáo.”

Xin đồng hương cũng hãy cầu nguyện cho anh Nguyễn Cần. Chúc anh sớm về Nước Chúa ở cõi Thiên Đàng.

Sáng nay đưa tiễn anh Cần lần cuối ở nhà nhờ Đức Mẹ La Vang, Cha Phạm Ngọc Hùng, giám đốc trung tâm Công Giáo giáo phận Orange County làm lễ, 10 đên 11 giờ sau đó đem đi hỏa táng, rồi đem tro về Đà Nẵng cho bà chị, đem ra biển rãi.

16 người ra đón quan tài của anh Cần, đi giữa hàng cây xanh mướt. T. cầm hình của anh Cần, vào nhà thờ thì chúng tôi gặp luật sư Hiệp, ông Nguyễn Lý Tương, Hòa Thế Nhân, Mã Gia Minh, ca sĩ Anh Dũng, Tùng. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đang làm việc bỏ sở đến cầu nguyện cho ông Nguyễn Cần, vợ của Hưng cũng thế, nghĩa tử nghĩa tàn. Trong lúc cha Phạm Ngọc Hùng đang giảng thì môt chiến sĩ áo hoa rừng tiến tới quan tài anh Cần chào kính. Tôi biết chiến sĩ đã từng nhảy dù ra Bắc Việt, và ở tù rất lâu năm. Bên ngoài của nhà thờ La Vang nhiều chiến sĩ trong quân phục hoa rừng đang chờ đợi chiến hữu để viếng người quá cố, họ là những chiến sĩ ở tù các trại tù Bắc Việt, một anh nói:
- Chúng tôi ở chung trại tù với Nguyễn Cần, anh là người dũng cảm nên khi chúng tôi đến cầu nguyền cho anh ấy. Người chiến sĩ với giọng ngậm ngùi thương tiếc người quá cố.

Trong lúc T. khuyên mọi người đừng khóc nhưng cô khóc trong lòng, lo cho một người bệnh liên tục hơn một năm làm sao nói hết nỗi nhọc nhằn. Nhà thờ La Vang lúc đầu chỉ vài chục người, nhưng lần lượt đến càng lúc càng đông, cựu sinh viên luật khoa và giới truyền thông cũng nhiều. Đám tang nào cũng buồn, hôm nay không có tiếng khóc, không khóc, khóc rồi thì người đi vẫn đi. 6 vòng hoa lớn, nhà thờ hôm nay chỉ có người Việt Nam tham dự lễ, tiếng cầu kinh vang vang.

Tội nghiệp T. chạy tới chạy lui. Có lần sau khi thăm anh Cần T. đưa tôi ra tận cửa viện dưỡng lão, tôi nói:
- Em đừng để gầy quá rồi bệnh.
T. rất có lòng với tất cả bạn bè. T. nói:
- Hơn một năm nay lo cho anh Cần, em mất gần 20 pounds.

Tôi rất hiểu điều này, T. chở anh Cần đi nhà thương, đi bác sĩ, thăm anh Cần mỗi ngày ở viện dưỡng lão, ở nhà thương, và gặp cha Phạm Ngọc Hùng để lo tang lễ cho anh Cần. Anh em chị em ruột chưa chắc đã được như vậy.

Tôi nói với T. Ông đến Hoa Thịnh Đốn, về Hawaii sống với bà con một thời gian rồi định cư ở Orange County, viết cho báo Saigon của ông Dương Hữu Chương và ca sĩ Diễm Chi trước khi cộng tác với báo Saigon Nhỏ của bà Hoàng Dược Thảo. Ông Nguyễn Cần viết sách, báo, làm diễn giả của đài tivi, đọc sách, và viết liên tục, viết trên Internet, và viết báo nhiều nơi, những bài viết của ông rất nhạy cảm.
nhiều lần trong lúc anh Cần ở bệnh viện, cũng như viện dưỡng lão, hay trong lúc lo đám tang.
- Nếu em cần việc gì thì cứ gọi chị, dù nửa đêm về sáng, và chị cũng muốn đóng góp một chút cho tang lễ. T. nói ngay:
- Anh Cần lo liệu tất cả rồi, ngay cả viết cáo phó, không cần gì nữa đâu chị ơi.

T. gầy hẳn đi, dáng đi thiễu nảo, lưng còng xuống, T. thuộc gia đình khá giả ở miền Tây Việt Nam, nhà có tiệm thuốc Tây, và chúng tôi gặp nhau ở Hoa Kỳ, T. làm chuyên viên địa ốc của văn phòng tôi, hiền lành, ít nói, rất tốt với bằng hữu, tôi khuyên T. cầu nguyện và cầu nguyện cho linh hồn anh Cần được yên nghỉ, được về nước Chúa.

Tôi chuẩn bị đến nhà thờ thì Hoàng Dược Thỏa gọi đến, hôm qua thì Hoàng Dược Thảo định gởi hoa đến nhà thờ cho anh Nguyễn Cần. Tôi nói với Hoàng Dược Thảo quan tài của anh Cần chỉ để ở nhà thờ từ 10-11 giờ sáng rồi đi hỏa táng. Chỉ một giờ đồng hồ thôi, thay vì mua hoa thì cầu nguyện ở đâu thì cần nguyện ở đó. Cầu nguyện và cầu nguyện cho người ra đi cũng đủ rồi.

Lời cầu kinh của linh mục Phạm Ngọc Hùng nhẹ nhàng, khuôn mặt của cha rất nghiêm. Một linh mục lớn tuổi tham dự, tôi thấy quen nhưng không nhớ tên. Ở Orange County có trên 50 linh mục, và một giám mục Việt Nam, muốn nhớ từng linh mục cung khó, nhất là không đeo kính cận thị.

Đồng tế có các cha Phạm Ngọc Hùng, cha Nguyễn Văn Luân, cha Thái Nguyễn, và cha Trần công Luận.
Người đi thì cũng đã đi, người ở lại buồn cũng sẽ hết buồn, cũng phải sống, phải làm việc. Sách của anh Cần sưu tập cũng nhiều lắm, T. cho biết cô Trinh ở trung tâm Công Giáo dến nhà anh Cần giúp soạn sách để đem về trung tâm Công Giáo cho nhiều người đọc.
Tôi cầu nguyện cho người đi bình thản ra đi, người ở lại bình yên trong cuộc sống.
Chúc mọi người sức khỏe, bình yên, may mắn, làm việc tận lực để sẽ không hổi tiếc mình chưa làm được việc gì thì phải ra đi.
Xin Thượng Đế ban phúc lành cho tất cả đồng hương ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.

OC ngày 16 tháng 9, 2019
KIỀU MỸ DUYÊN
kieumyduyen1@yahoo.com

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

2 loại thực phẩm bình dân là “cao thủ” thải độc ruột Ruột là cơ quan tiêu hóa và thải độc quan trọng của cơ thể, mỗi ngày chúng ta ăn vào đều phải thông qua đường ruột để tiêu hóa, lâu dần rất nhiều chất độc sẽ tích tụ bên trong đường ruột, dễ gây ung thư đại tràng. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên làm sạch ruột, giúp ruột thải độc, giữ gìn sức khỏe đường ruột.

Vậy thì thường ngày nên thải độc ruột như thế nào? Ngoài uống nhiều nước, nhai kỹ khi ăn thì trong thực đơn hàng ngày có 2 loại thực phẩm giá rẻ dưới đây sẽ giúp bạn thải độc ruột hiệu quả.

1. Khoai lang

Khoai lang hay còn gọi là địa qua, sơn dụ, phồn thự, cam thự, bạch thự, kim thự, điềm thự, chu thự v.v… có vị tươi ngon, ngọt bùi, mềm, dinh dưỡng phong phú.

Khoai lang là một loại thực phẩm bình dân mà gia đình nào cũng có thể mua được, tuy bề ngoài bình thường nhưng lại là thực phẩm hỗ trợ đắc thực trong việc làm sạch đường ruột.

Trong khoai lang có chứa vitamin A, B, C, chất xơ và hơn 10 nguyên tố vi lượng như kali, sắt, đồng v.v… Trong đó, chất xơ thúc đẩy nhu động ruột, giúp thông bài tiết. Ngoài ra, lượng calo và chất béo có trong khoai lang đều khá thấp, mỗi 100 gam khoai chỉ chứa 0,2 gam chất béo, vì vậy còn có thể giúp giảm cân.
Image Khoai lang tính bình vị ngọt, quy về tỳ vị, có công dụng bổ trung hòa huyết, ích khí sinh tân, thông đường ruột, chữa táo bón. (Ảnh: Shutterstock)
Khoai lang có thể ức chế sự sản sinh các hắc tố melanin, ngăn chặn tàn nhang và đốm đồi mồi ở người lớn tuổi, cũng như ức chế lão hóa da, duy trì sự đàn hồi của da, làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể. Đồng thời, thường xuyên ăn khoai lang còn giúp ức chế ung thư ruột kết và ung thư vú.

Trong khoai lang rất giàu kali, ăn nhiều khoai lang có thể tích lũy một lượng kali nhất định cho cơ thể, vì vậy có tác dụng giảm huyết áp.

2. Trà lúa mạch

Theo “Bản Thảo Cương Mục” ghi chép: “Lúa mạch vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm tiêu thức ăn, tiêu sưng, bình vị trị khát, tán nhiệt, ích khí điều trung, bổ phổi, bổ hư, tốt cho mạch máu, làm đẹp da, bổ ngũ tạng, tiêu hóa thức ăn dạng ngũ cốc v.v…”

Trà lúa mạch có chứa 17 nguyên tố vi lượng và hơn 19 loại axit amin, hàm lượng vitamin phong phú, axit béo không no, protein, chất xơ – mà cơ thể cần, phù hợp với nhu cầu thân thiện với môi trường, chăm sóc sức khỏe của con người.

Trà lúa mạch là thức uống được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… Người ta rang lúa mạch đến khi có màu vàng, trước khi uống, chỉ cần ngâm trong nước nóng là sẽ có được nước trà thơm ngon, có hương thơm nồng của lúa mạch. Uống trà này có thể giúp tăng vị giác, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân…
Image Rang lúa mạch làm thành trà, uống thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)
Trà lúa mạch là một loại thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe, trong lúa mạch giàu khoáng chất, axit béo không no và vitamin B, chất xơ v.v… Đặc biệt là chất xơ có thể giúp làm sạch đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Hơn nữa lúa mạch còn có chứa nhiều enzym amylase giúp làm tăng axit dạ dày và enzym pepsin thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và hỗ trợ giải ngấy do dầu mỡ.

Vì vậy, rang lúa mạch làm thành trà, uống thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Thế nhưng cần chú ý rằng trà lúa mạch có tác dụng ngăn sữa, phụ nữ trong thời kỳ cho con bú tốt nhất không nên uống.

Minh Ngọc

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75
(Bài viết của BS. Đỗ H. Ngọc).
Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất. Mời các bạn đọc bài viết của bác sĩ kiêm nhà văn Đỗ Hồng Ngọc.

Lời Ngỏ

Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60… thật là đáng thương!
Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi…
Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!
Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi… chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn… ráng viết Già sao cho sướng?… để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.
Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại…”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi!

Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.

Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí… chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ… kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối… Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao tiếp, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là… ngu!

Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có… Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác… giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”…

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc “chú thích:

Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: Phải cao niên tới một tuổi nào đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì phần nhiều là nằm bệnh)…”

BS. Đỗ Hồng Ngọc

Post Reply