TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by mexanh »

Trung Quốc: Tái nhiễm coronavisus, Cát Lâm bị phong tỏa
May 14, 2020

Image
Cảnh sát trong bộ đồ bảo vệ đứng bảo vệ bên ngoài ga đường sắt của thành phố Cát Lâm hôm 13 Tháng Năm, cắt đứt đường giao thông sau khi xuất hiện một cụm coronavirus tại địa phương, làm gia tăng nỗi lo sợ về làn sóng nhiễm trùng thứ hai ở Trung Quốc. Ảnh: Agence France-Presse

ĐẠT KHOA
Dịch viêm phổi Vũ Hán tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc tiếp tục diễn tiến theo xu hướng “cực kỳ nghiêm trọng.” Ngày 13 Tháng Năm, thành phố này tuyên bố bắt đầu thực thi biện pháp quản lý khép kín.

Thành phố Cát Lâm đã đình chỉ các dịch vụ xe buýt, chỉ cho phép người dân rời khỏi thành phố nếu họ đã thử nghiệm âm tính với COVID-19 trong 48 giờ qua và hoàn thành một khoảng thời gian không xác định về “sự cách ly nghiêm ngặt của bản thân”.

Cát Lâm là thành phố lớn thứ hai của tỉnh Cát Lâm, nằm phía Đông Bắc Trung Quốc, không những giáp với Hắc Long Giang, Nội Mông Cổ, Liêu Ninh mà còn giáp với Bắc Hàn và Nga, những nơi đang có dịch bệnh bùng phát.

Chính quyền thành phố cho biết thêm, tất cả các rạp chiếu phim, phòng tập thể dục trong nhà, quán cà phê Internet và các địa điểm giải trí khác phải đóng cửa ngay lập tức và các hiệu thuốc phải báo cáo tất cả doanh số bán thuốc hạ sốt và thuốc kháng virus.

Từ thứ Bảy tuần trước (ngày 9 Tháng Năm), nhiều người đã cảm thấy tình hình dịch bệnh không ổn, đã đến các cửa hàng thuốc lớn mua thuốc hạ sốt, thuốc ho, cảm mạo, kháng sinh. Đến ngày 12 Tháng Năm, các loại thuốc này bị tranh nhau mua hết.

Các trường học đã mở cửa trở lại trong những tuần gần đây sẽ phải đóng cửa một lần nữa, với các học sinh trở lại học trực tuyến.

Trong khi đó, Jiaohe, một khu vực khác của thành phố Cát Lâm, đã liên lạc với tất cả những người tham dự một đám cưới có người bị nhiễm COVID-19.

Tính đến 8 giờ sáng ngày 13/5, thành phố Cát Lâm xác nhận có 21 ca nhiễm, trong đó thành phố Thư Lan có 14 ca, khu Phong Mãn có 7 ca.

Ngày 11/5, tỉnh Cát Lâm có 290 người tiếp xúc gần với các ca nhiễm, ngày 12/5 tăng lên 367 người.

Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, hiện tại chưa hoàn toàn điều tra rõ nguồn lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại thành phố Thư Lan.

Điều này cho thấy dịch bệnh trong nước Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thuyên giảm.

Sự xuất hiện của các trường hợp mới ở Vũ Hán trong những ngày gần đây, sau nhiều tuần không bị nhiễm trùng mới, đã thúc đẩy một chiến dịch thử nghiệm tất cả 11 triệu cư dân trong thành phố nơi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm ngoái.

Tại thủ đô Bắc Kinh, học sinh tiểu học và trung học sẽ dần dần trở lại trường vào tháng tới. Trường mẫu giáo cũng có thể bắt đầu hoạt động vào ngày 8 tháng 6, nhưng cha mẹ có thể quyết định có nên cho con đi học mẫu giáo hay không.

Trung Quốc có gần 83,000 trường hợp Covid-19, với số người chết là 4,633.

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by dauden »

Đa số các quốc gia khối ASEAN đứng ngoài, không dám đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
May 16, 2020 cập nhật lần cuối May 17, 2020

Image
Chiến hạm USS Gabrielle Giffords đi gần chiếc tàu khảo sát dầu khí West Capella ở Biển Đông. (Hình: US Navy)
AddThis Sharing Buttons

SINGAPORE (NV) — Khi chiếc tàu West Capella, do công ty quốc doanh Petronas của Malaysia thuê để thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông hoàn tất nhiệm vụ của mình tuần qua, một chiến hạm Hải Quân Mỹ, chiếc USS Gabrielle Giffords, đã rời căn cứ ở Singapore để đến vùng biển này và đi ngang qua chiếc tàu.

Theo bản tin của tờ South China Morning Post hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Năm, đây là lần thứ ba trong ít tuần trở lại đây, chiến hạm Mỹ làm nhiệm vụ chứng tỏ sự hiện diện của họ trong vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên này, vốn cũng là nơi đang có trở lại sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng Đông Nam Á do tranh chấp về hoạt động đánh cá và khai thác dầu khí.

Bắc Kinh nói rằng một khu vực rộng lớn trong vùng Biển Đông, kéo dài khoảng 1,000 dặm (1,600 km) từ bờ biển phía Nam Trung Quốc là của họ. Chính quyền Trung Quốc sử dụng các tàu thăm dò địa chất, tàu tuần duyên và tàu dân quân giả dạng đánh cá để duy trì sự hiện diện ở vùng biển này.

Tuy Bắc Kinh nói rằng các tàu của họ chỉ có những hoạt động bình thường, Washington đã cáo buộc Trung Quốc là có thái độ bắt nạt các quốc gia láng giềng. Vào năm 2018, Việt Nam đã từng phải ngưng các hoạt động thăm dò của công ty Tây Ban Nha Repsol tại vùng biển của mình khi Trung Quốc đưa tàu tới gây sự.

Việt Nam là một trong bốn quốc gia, gồm cả Malaysia, Brunei và Philippines đang có tranh chấp với Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by phu_de »

Cúm Vũ Hán Covid-19: Liên Hiệp Châu Âu lật tẩy lá bài chia rẽ nội bộ của Trung cộng .

Image
Tiếp nhận thiết bị tế do hãng hàng không Trung cộng China Eastern chuyển đến, sân bay Fiumiciono Roma, Ý, ngày 13/03/2020 AFP – STRINGER



Từ đầu 2019, Liên Hiệp Châu Âu ý thức được tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, xác định Trung cộng là một « đối tác » và « đối thủ cạnh tranh » về kinh tế và công nghệ trong « Tầm nhìn chiến lược 2019 ». Nhưng phải chờ đến dịch Cúm Vũ Hán Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu mới thực sự thức tỉnh trước những thâm ý của Bắc Kinh.

“Mối quan hệ giữa Trung cộng và Liên Hiệp Châu Âu thay đổi nhanh hơn kể từ khi xuất hiện dịch Cúm Vũ Hán Covid-19″. Nhận định này được đích danh người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell nêu trong bức thư gửi đến nhiều cơ quan truyền thông thế giới hôm 15/05/2020. Sự kiện hiếm hoi này cũng cho thấy Bruxelles nhận ra là phải lên tiếng cảnh báo về chiến lược bóp méo thông tin và gây chia rẽ nội bộ Liên Hiệp Châu Âu được Trung cộng tiến hành từ khi nước này tạm khống chế được dịch.

Một ví dụ được ông Josep Borrell nêu là điểm khác biệt về cứu trợ nhân đạo. Liên Hiệp Châu Âu làm nhưng không nói nhiều ; còn Trung cộng tặng ít nhưng quảng bá rầm rộ.

Vào tháng Hai, khi các bệnh viện ở Trung cộng, đặc biệt là ở Vũ Hán, bị quả tải, Liên Hiệp Châu Âu gửi 12 tấn trang thiết bị và hỗ trợ 10 triệu euro để giúp nghiên cứu về virus corona (trang China.org.cn ngày 07/02). Pháp gửi 17 tấn vật tư bảo hộ trên chuyến bay của Air France sang Vũ Hán đưa kiều dân về nước (thông cáo của bộ Ngoại Giao ngày 19/02). Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng quyên góp tài chính, gửi tặng trang thiết bị bảo hộ y tế cho thành phố Vũ Hán và nhiều vùng bị dịch khác. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này chỉ dừng ở những dòng thông cáo của các nước gửi tặng và lời cảm ơn ngoại giao của Bắc Kinh.

« Sau này, khi đến lượt châu Âu trở thành ổ dịch chính, Trung cộng gửi hàng cứu trợ, nhưng quảng bá đến độ để cả thế giới phải biết ». Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu nhấn mạnh tương trợ lẫn nhau luôn là điểm được Liên Hiệp Châu Âu chú trọng nhưng Bruxelles luôn « tránh chính trị hóa viện trợ nhân đạo ».
Khai thác bất đồng để dễ giật dây

Vẫn theo ông Josep Borrell, hơn ai hết, « Trung cộng hiểu rõ những bất đồng giữa các nước thành viên và không ngần ngại khai thác chúng để phục vụ cho lợi ích của Trung cộng ». Hình ảnh đoàn chuyên gia của Trung cộng, trên chuyến bay chở thiết bị vật tư y tế, đến Roma vào giữa tháng Ba được quảng bá rầm rộ. Khi cả châu Âu vẫn loay hoay trong thời gian đầu với dịch Cúm Vũ Hán Covid-19, Ý, nạn nhân đầu tiên, có cảm giác bị Liên Hiệp Châu Âu bỏ rơi, chỉ có Nga, Trung cộng và Cuba đến giúp đỡ.

Trung cộng là một đối tác và đối thủ về mọi lĩnh vực của Liên Hiệp Châu Âu và Bruxelles đề ra một chính sách nhất quán về điểm này, nhưng để áp dụng được cho tất cả các nước thành viên lại làm nhiệm vụ không dễ dàng gì vì mỗi nước có những lập trường và ưu tiên riêng.

Điểm lo lắng này của người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu được chứng minh một lần nữa qua cuộc điện đàm ngày 15/05 giữa chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và tổng thống Hungary Victor Orban. Liên Hiệp Châu Âu, mà Hungary là một thành viên, trở thành vô hình trong cuộc điện đàm, theo báo mạng South China Morning Post. Chỉ có hợp tác của nhóm « 17+1 » được đề cập và tổng thống Victor Orban khẳng định sẵn sàng ủng hộ nhóm « 17+1 », cũng như gia tăng hợp tác tài chính, thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, Bruxelles luôn cho rằng Trung cộng sử dụng nhóm 17 nước Trung và Đông Âu làm quân cờ để chia và trị nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Trước một Trung cộng không ngừng khẳng định tham vọng, giải pháp được ông Josep Borrell đưa ra là « cần duy trì kỷ luật tập thể cần thiết ». Đoàn kết là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể gây ảnh hưởng vì dù đó có là một nước thành viên mạnh nhất trong khối, thì cũng không thể tạo được ảnh hưởng nếu hành động một mình.

Thu Hằng

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by hoangphong »


Nếu bào chế vaccine thành công, Anh hy vọng Tháng Chín có 30 triệu liều

May 17, 2020 cập nhật lần cuối May 17, 2020

Image
Bộ Trưởng Thương Mại Anh Alok Sharma trong một cuộc họp báo. (Hình: Pippa Fowles/10 Downing Street via AP)

LONDON, Anh (NV) – “Nếu các thử nghiệm lâm sàng thành công, nước Anh chờ đợi 30 triệu liều vaccine chống COVID-19 vào Tháng Chín,” Bộ Trưởng Thương Mại Alok Sharma tuyên bố, theo nhật báo The Telegraph tường thuật.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Năm, vị bộ trưởng Thương Mại Anh cũng dè dặt cảnh báo, không có gì chắc chắn các thử nghiệm lâm sàng thành công như mong muốn.

“Cũng có rủi ro là chúng ta sẽ không bao giờ phát triển được một loại vaccine COVID-19 hiệu quả,” ông Sharma nói tại dinh thủ tướng.

Trong cuộc họp này, Bộ Trưởng Sharmar cho biết hai trong các nhóm tiên phong trên thế giới phát triển vaccine chống COVID-19 có triển vọng tốt đang ở ngay tại nước Anh, đó là tại trường đại học Oxford University và đại học Imperial College London.

“Các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong chương trình vaccine của đại học Oxford đang tiến triển tốt. Tất cả những người tham gia giai đoạn một đều được nhận liều vaccine theo đúng thời khóa biểu hồi đầu tuần này. Hiện nay, số người tình nguyện đó đang được theo dõi chặt chẽ”, ông Sharma cho biết.

Ông nói thêm chương trình nghiên cứu vaccine của đại học Imperial College London cũng đang tiến triển tốt và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào giữa Tháng Sáu, sau đó tăng quy mô lớn hơn vào Tháng Mười.

Vị bộ trưởng cũng xác nhận dưới sự hỗ trợ của chính phủ, đại học Oxford hoàn tất thỏa thuận cho phép công ty dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca khai thác toàn cầu trong mục đích thương mại hóa và sản xuất vaccine.

Ông khẳng định nước Anh sẽ nhận lô vaccine đầu tiên: “Nếu các thử nghiệm vaccine thành công, công ty AstraZeneca sẽ cung cấp 30 triệu liều vào Tháng Chín cho nước Anh, đây là một phần của thỏa thuận điều chế với mức tổng cộng 100 triệu liều.”

Ngoài ra, vị bộ trưởng cho biết: “Các thỏa thuận của chính phủ Anh với công ty bào chế bao gồm việc bảo đảm có thể cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển với chi phí thấp nhất.

Anh là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 240,000 ca nhiễm và hơn 34,000 ca tử vong.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson, nguyên thủ đầu tiên trên thế giới bị bệnh COVID-19, công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp cách ly, khuyến khích mọi người trở lại làm việc nếu không thực hiện được cách làm việc từ nhà, ngoài ra, ông cho phép mọi người tập thể dục ngoài trời không giới hạn.

Anh hy vọng một số loại hình kinh doanh không thiết yếu có thể sớm trở lại hoạt động.

Các học sinh có thể bắt đầu trở lại trường sớm nhất vào ngày 1 Tháng Sáu. (MPL) [qd]

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by phu_de »

Tổng thống Đài Loan bác bỏ chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Trung cộng trong bài phát biểu nhậm chức.

Image
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai hôm thứ Tư (20/5) (ảnh Reuteurs)

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai hôm thứ Tư (20/5) đã nói rằng Đài Loan không thể chấp nhận trở thành một phần của Trung cộng theo đề nghị tự chủ dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Bà Thái cũng mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan của Trung cộng, nhưng vẫn để ngỏ khả năng tham gia đàm phán với Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống Đài Loan lần hai và cũng là nhiệm kỳ cuối, bà Thái Anh Văn nói rằng mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung cộng đã chạm đến một bước ngoặt lịch sử.

“Cả hai bên có nhiệm vụ phải tìm ra con đường cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn sự gia tăng đối nghịch và khác biệt”, bà Thái nói.

Bà Thái và Đảng Dân Tiến cầm quyền đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hồi tháng Một. Bà cam kết sẽ thách thức Trung cộng khi mà chế độ này luôn xem Đài Loan là lãnh thổ ngoài khơi xa của mình và sẽ được đưa về dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh bằng vũ lực nếu cần.

“Tôi, tại đây, muốn nhắc lại nguyên tắc ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’. Chúng tôi sẽ không chấp nhận sử dụng chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ của chính quyền Bắc Kinh để hạ thấp Đài Loan và làm suy yếu nguyên trạng quan hệ hai bờ eo biển. Chúng tôi kiên quyết giữ vững nguyên tắc này”, bà Thái nói.

Trung cộng sử dụng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” để điều hành Hồng Kông – thuộc địa cũ của Anh Quốc và đã được trả về cho Trung cộng đại lục từ năm 1997. Trung cộng đề nghị Đài Loan áp dụng chính sách được cho là đảm bảo mức độ tự chủ cao này, nhưng tất cả các đảng phái chính trị lớn của đảo quốc dân chủ 23 triệu dân đều phản đối.

Phản ứng với tuyên bố của bà Thái, Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung cộng cho biết Bắc Kinh sẽ theo đuổi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” và “không để bất kỳ khoảng trống nào cho các hoạt động ly khai đòi độc lập cho Đài Loan”.

“Tái thống nhất là thời khắc không thể tránh khỏi mang tính lịch sử khi mà quốc gia Trung Hoa đang trong thời kỳ hồi sinh vĩ đại. Chúng tôi có ý chí sắt đá, niềm tin toàn diện và khả năng đầy đủ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, Văn phòng Sự vụ Đài Loan tuyên bố.

Trung cộng nhiều năm qua coi bà Thái là phần tử ly khai có xu hướng đưa Đài Loan trở thành quốc gia độc lập chính thức. Trong khi đó, bà Thái nhiều lần công khai phát biểu rằng Đài Loan đã làm một quốc gia độc lập với tên gọi chính thức là Cộng hòa Trung Hoa và không muốn là một phần của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung cộng cầm quyền.

Từ khi bà Thái đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 2016, Trung cộng đã gia tăng tập trận quân sự gần Đài Loan, điều động chiến đấu cơ bay vào không phận Đài Loan và di chuyển tàu chiến quanh quốc đảo dân chủ này.

Bà Thái nói rằng Đài Loan đã nỗ lực hết sức để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Eo biển này là một vùng biển hẹp có chiều rộng khoảng 80 dặm ngăn giữa Đài Loan và Trung cộng đại lục.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực này, và chúng tôi sẵn sàng tham gia đối thoại với Trung cộng và thực hiện nhiều đóng góp cụ thể hơn vào an ninh khu vực”, bà Thái nói trước sự có mặt của nhiều quan chức và các nhà ngoại giao tại Đài Bắc.

Trên bình diện quốc tế, thời gian qua Đài Loan đang trở thành một điểm nóng gia tăng căng thẳng giữa Trung cộng và Hoa Kỳ khi mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump mãnh mẹ ủng hộ Đài Loan cho dù hai nước không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Ba (19/5) đã gửi lời chúc mừng bà Thái nhậm chức tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ hai. Trong thông điệp cấp cao hiếm thấy của Washington gửi trực tiếp chính phủ Đài Loan, ông Pompeo ca ngợi “sự dũng cảm và có tầm nhìn của bà Thái trong công việc lãnh đạo nền dân chủ năng động Đài Loan”.

Bộ Ngoại giao Trung cộng đã lập tức lên tiếng chỉ trích thông điệp gửi tổng thống Đài Loan của Ngoại trưởng Pompeo. Bắc Kinh tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện “những biện pháp đối phó cần thiết”, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Trung cộng đã hủy cơ chế đàm phán chính thức với Đài Loan từ năm 2016 sau khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan.

Ông Yao Chia-wen, cố vấn cao cấp của bà Thái nói với Reuters rằng cơ hội đàm phán với Trung cộng là nhỏ do những căng thẳng tiếp diễn thời gian qua.

“Chúng tôi sẵn sàng tham gia đối thoại với họ vào bất cứ thời điểm nào, nhưng Trung cộng có lẽ sẽ không nhượng bộ Đài Loan. Trong vòng bốn năm tới, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển rất ít có cơ hội được cải thiện”, ông Yao Chia-wen nói.

Xuân Thành (Theo Reuters)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by khieulong »

Bắc Hàn: Kim Jong Un tái xuất, thúc đẩy vũ khí hạt nhân
May 24, 2020

Image
Người dân Nam Hàn xem truyền hình tường thuật sự kiện ông Kim Jong Un của Bắc Hàn khánh thành một nhà máy phân bón hôm 01-05-2020; sau đó ông Kim vắng mặt trên truyền thông cho đến hôm nay. (Photo by Chung Sung-Jun/Getty Images,)
H.C.

Sau nhiều tuần lễ vắng mặt một cách bí ẩn, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un dường như đã xuất hiện trở lại, triệu tập các tướng lãnh quân đội và thăng chức cho những sĩ quan phụ trách vũ khí hạt nhân và lực lượng hỏa tiễn.

Báo The New York Times dẫn nguồn tin từ Bắc Hàn cho biết ông Kim đã họp với các tướng lãnh trong Ủy ban Quân sự trung ương đảng Lao động Triều Tiên, bàn bạc “những chính sách mới nhằm gia tăng hơn nữa” năng lực vũ khí nguyên tử và thăng thưởng cho các sĩ quan chỉ huy của lực lượng này.

Đây có lẽ là lần xuất hiện đầu tiên của ông Kim sau ba tuần vắng mặt trên truyền thông Bắc Hàn, sau gần một tháng vắng mặt hồi tháng trước, làm dấy lên rất nhiều lời đồn đoán dai dẳng rằng có thể ông gặp vấn đề về sức khỏe.

Tại cuộc họp của Quân ủy trung ương đảng, ông Kim được biết đã thăng chức cho ông Ri Pyong Chol lên phó chủ tịch quân ủy – tức chỉ dưới quyền ông Kim trong quân đội. Ông Ri là người phụ trách xây dựng kho vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo mang các đầu đạn hạt nhân đó.

Ông Kim cũng thăng chức cho khoảng 70 sĩ quan khác, nổi bật có ông Pak Jong Chon, tư lệnh pháo binh và hỏa tiễn, lên chức phó đô đốc, chỉ một năm sau khi ông này được thăng trung tướng phụ trách bộ tham mưu quân lực Bắc Hàn.

Cả ông Ri và ông Pak đều là những người được đề bạt nhanh dưới thời ông Kim, khi ông này tập trung vào việc phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn, nhất là sau khi những cuộc đàm phán ngoại giao với Tổng thống Donald Trump bị sụp đổ.

Hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA sáng nay Chủ nhật 24-05 loan tin: “Cuộc họp thảo luận những chính sách mới nhằm gia tăng hơn nữa năng lực phòng thủ hạt nhân của đất nước, đặt các lực lượng vũ trang chiến lược vào tình trạng báo động cao. Cuộc họp cũng bàn những biện pháp cấp bách để gia tăng năng lực tấn công bằng hỏa lực của pháo binh thuộc quân đội nhân dân Triều Tiên,” báo NYT trích dẫn. Tuy nhiên KCNA không cho biết cuộc họp diễn ra lúc nào mà cũng không nói rõ ông Kim đã chỉ đạo những gì.

Phát triển năng lực vũ khí hạt nhân là ưu tiên hàng đầu của ông Kim Jong Un từ khi ông lên nối ngôi cha năm 2011. Trong chín năm cầm quyền ông đã cho thực hiện bốn thử vũ khí hạt nhân ngầm dưới lòng đất trong tổng số sáu vụ thử của nước này, đã ba lần bắn thử hỏa tiễn liên lục địa được cho là có thể bay tới lục địa Hoa Kỳ.

Hồi tháng 12 năm ngoái, ông Kim tuyên bố Bắc Hàn sẽ không còn bị ràng buộc bởi cam kết đơn phương ngừng thử vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa, và đe dọa sẽ cho ra đời một loại vũ khí chiến lược mới.

Hồi tháng 04, ông Kim cũng vắng mặt một thời gian dài, sau đó xuất hiện đi thăm một nhà máy phân bón ngày 01-05 rồi tiếp tục biến mất. Cuộc họp quân ủy nói trên là lần xuất hiện mới nhất của ông kể từ ngày 01-05 đến nay.

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by nangchieu »

Trung Quốc, Ấn Độ điều quân đến biên giới do căng thẳng leo thang
May 27, 2020 cập nhật lần cuối May 27, 2020

Image
Vùng Ladakh, nơi căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ với Trung Quốc thời gian qua.(Hình minh họa; AP Photo/Manish Swarup)

NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ liên quan đến biên giới ở Himalaya gia tăng sau khi New Delhi tố cáo Bắc Kinh đưa hàng ngàn quân đến vùng lãnh thổ đang tranh chấp và mở rộng căn cứ không quân ở đó, nhật báo Anh The Guardian cho biết vào Thứ Tư, 27 Tháng Năm.

Tin cho biết Trung Quốc điều hàng ngàn lính Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA) đến những khu vực “nhạy cảm” dọc theo biên giới vùng Ladakh, dựng lều và bố trí xe quân sự cũng như pháo hạng nặng trong vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Đáp lại, quân đội Ấn Độ điều nhiều tiểu đoàn từ sư đoàn bộ binh thường đóng ở thành phố Leh thuộc vùng Ladakh đến “những khu vực sẵn sàng chiến đấu” dọc theo biên giới, đồng thời, đưa thêm viện binh đến đây.

Diễn biến căng thẳng này xảy ra sau khi binh lính hai bên giao tranh với nhau vào ngày 5 và ngày 9 Tháng Năm ở hai khu vực biên giới của Ladakh là Pangong Lake và North Sikkim, khiến hơn 100 binh sĩ cả hai phía bị thương.

Vào Thứ Tư, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump can thiệp vào vụ đối đầu này. Ông cho biết ông đã “thông báo với cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẵn sàng, sẵn lòng, và đủ khả năng làm trung gian hoặc trọng tài cho cuộc tranh chấp biên giới đang leo thang giữa hai nước.”

Vùng biên giới này là nơi Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyết liệt và đóng quân dày đặc từ năm 1962, năm Trung Quốc tấn công vào lãnh thổ Ấn Độ, gây ra một cuộc chiến ngắn nhưng nhiều thương vong. (Th.Long) [qd]

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by phodem »

NT Đức lo ngại rắc rối nội bộ Mỹ khiến có thể tạo thêm căng thẳng thế giới
Jun 7, 2020

Image
Người biểu tình ở Frankfurt, Đức, phản đối kỳ thị chủng tộc sau cái chết của ông George Floyd ở Mỹ. (Hình: AP Photo/Michael Probst)

BERLIN, Đức (AP) – Ngoại trưởng Đức hôm Chủ Nhật, 7 Tháng Sáu nói rằng mối quan hệ ngoại giao với Mỹ hiện trở nên “phức tạp” và ông cũng lo ngại tình trạng rắc rối nội bộ Mỹ có thể tạo thêm căng thẳng thế giới.

Ngoại Trưởng Heiko Maas nói trong cuộc phỏng vấn được loan tải hôm Chủ Nhật rằng nếu Mỹ tiến hành kế hoạch rút hàng ngàn quân ra khỏi Đức thì Berlin sẽ phải “quan tâm đến việc này.”

Ông Maas nói với tờ tuần báo Bild am Sonntay rằng nước Đức “coi trọng sự hợp tác với quân đội Mỹ, vốn đã ngày càng bền chặt hơn trong mấy thập niên qua. Đây là điều có lợi cho cả hai quốc gia chúng ta.”
Image
Người biểu tình ở Cologne, Đức, để phản đối kỳ thị chủng tộc. (Hình: AP Photo/Martin Meissner)
Tờ Wall Street Journal hôm Thứ Sáu loan tin rằng Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh cho Ngũ Giác Đài giảm khoảng 9,500 người trong quân số Mỹ hiện đang trấn đóng ở Đức.

Hiện có khoảng 34,500 lính Mỹ thường xuyên trấn đóng ở Đức , theo thỏa thuận đã có lâu nay giữa Mỹ và đồng minh trong khối NATO.

Ông Maas nói Đức và Mỹ là “đồng minh thân thiết trong NATO nhưng mối quan hệ cũng phức tạp”. Ông tỏ sự lo ngại rằng cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ có thể gây chia rẽ nhiều hơn.

“Sự đồng thuận trong nước Mỹ sẽ không chỉ khó khăn hơn mà còn có thể góp phần tạo ra tranh chấp trên bình diện quốc tế. Đây là điều chúng ta không muốn nhìn thấy,” theo ông Maas.

Khi được hỏi về chủ trương cứng rắn của Tổng Thống Trump đối với những người biểu tình phản đối kỳ thị chủng tộc liên quan đến cái chết của ông George Floyd, ông Maas nói ông nghĩ “đe dọa có thêm bạo động trong một tình huống vốn đã căng thẳng là điều nguy hiểm.” (V.Giang)

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by cuoigia »

Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga
Jun 11, 2020 cập nhật lần cuối Jun 11, 2020

Image
Hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 Triumf của Nga đặt tại Syria. (Hình: Paul Gypteau/AFP/Getty Images)
ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ (NV) – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua thêm một hệ thống hỏa tiễn phòng không loại S-400 của Nga, theo giới chức đứng đầu cơ quan điều hành kỹ nghệ quốc phòng nước này.

Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Tư, 10 Tháng Sáu, ông Ismail Demir cho biết: “Chúng tôi đã đạt thỏa thuận căn bản để mua đợt thứ nhì hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga. Hiện chỉ có vấn đề kỹ thuật liên quan đến chuyên chở.”

Ông Demir cho biết thêm rằng Ankara cũng muốn “xem xét các đề nghị bán hệ thống hỏa tiễn Patriot và Eurosam.”

Hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot do Mỹ chế tạo và Eurosam là của một công ty Âu Châu, với trụ sở chính đặt tại Pháp.

Một giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng việc mua hỏa tiễn tiếp tục được tiến hành, dù rằng chương trình sản xuất và chuyển giao bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Thổ Nhĩ Kỳ được Nga cho vay một phần trong giao kèo mua hệ thống hỏa tiễn địa-không S-400 trị giá $2.5 tỷ này. Một thỏa thuận được ký hồi Tháng Mười Hai, 2017, và hệ thống đầu tiên có tên “Triumf” này được giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào Tháng Bảy, 2019.

Thỏa thuận đó đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Washington đòi Ankara phải hủy giao kèo để đổi lấy việc bán hệ thống Patriot.

Phía Mỹ cũng dọa sẽ trì hoãn hay hủy việc bán chiến đấu cơ tối tân F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và có các biện pháp trừng phạt khác. Tuy nhiên, phía Ankara đã không nhượng bộ trước áp lực của Mỹ.

Hệ thống hỏa tiễn S-400 bao gồm một trung tâm điều khiển lưu động, một xe radar và các xe chở ống phóng hỏa tiễn.

Quân đội Nga nói rằng các hỏa tiển này có thể bắn hạ phi cơ, hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình, xa tới 250 dặm (400 km), ở cao độ 18 dặm (28.8 km) cũng như để tiêu diệt các căn cứ trên mặt đất. (V.Giang)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Post by macco »

Hơn 20 dân biểu Cộng Hòa kêu gọi TT Trump không giảm quân ở Đức
Jun 12, 2020 cập nhật lần cuối Jun 9, 2020

Image
Chiến xa M1 Abrams của Sư Đoàn 3 Bộ Binh Mỹ đưa đến cảng Bremerhaven của Đức trong cuộc tập trận Tháng Hai 2020. (Hình: Patrik Stollarz/AFP/Getty Images)

WASHINGTON, DC (NV) – Hơn 20 dân biểu Cộng Hòa trong Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện Mỹ vừa kêu gọi Tòa Bạch Ốc xem lại một kế hoạch nhằm giảm quân Mỹ trấn đóng ở Đức, theo một bức thư gửi tới Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Ba, 9 Tháng Sáu.

Bản tin của CNN hôm Thứ Ba cho biết Dân Biểu Mac Thornberry, giới chức cao cấp nhất phía Cộng Hòa trong Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện, đã cùng 21 dân biểu Cộng Hòa khác trong cùng ủy ban, kêu gọi Tổng Thống Trump chớ giảm thiểu số lớn quân Mỹ đóng ở Đức.

Lá thư được đưa ra sau khi một giới chức quốc phòng Mỹ nói với CNN hồi tuần qua rằng Tòa Bạch Ốc đang yêu cầu giảm số lượng lớn lính Mỹ đóng ở Đức. Giới chức này nói rằng con số chính xác hiện chưa được biết, nhưng có thể sẽ vào khoảng 9,500 người.

Hiện có khoảng 34,000 lính Mỹ đang trấn đóng ở Đức.

“Chúng tôi mạnh mẽ tin rằng các đồng minh trong khối EU, như Đức, nên đóng góp nhiều hơn cho nỗ lực quốc phòng chung của chúng ta. Cùng lúc đó, chúng ta cũng biết rằng việc có các đơn vị Mỹ trấn đóng ở các vị trí tiền phương kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đã giúp ngăn chặn không để xảy ra một cuộc thế chiến khác, và quan trọng hơn nữa, là đã giúp cho nước Mỹ được an toàn hơn,” theo các dân biểu Cộng Hòa.

“Ở Âu Châu, mối đe dọa từ Nga không hề sút giảm, và chúng tôi tin rằng các chỉ dấu của sự suy yếu về quyết tâm của Mỹ đối với khối NATO sẽ khuyến khích Nga trở nên hung hăng hơn…,” cũng theo bức thư.

Dân Biểu Liz Cheney (Cộng Hòa, Wyoming) hôm Thứ Ba đưa ra bản thông cáo nói rằng việc rút quân Mỹ khỏi Đức sẽ là “một lỗi lầm trầm trọng” và sẽ “gây nguy hại cho an ninh quốc gia chúng ta.”

Quân đội Mỹ đã trấn đóng ở Đức từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, và sự hiện diện của họ ở nơi này trong thời Chiến Tranh Lạnh giúp ngăn chặn không cho Liên Xô mở cuộc tấn công vào các quốc gia NATO. (V.Giang) [qd]

Post Reply