TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

Taylor Swift vượt kỷ lục của Michael Jackson
MỹTaylor Swift trở thành nghệ sĩ thắng giải âm nhạc Mỹ (AMAs) nhiều nhất, vượt kỷ lục cũ của "Ông hoàng nhạc pop" Michael Jackson.

Tối 24/11 (giờ địa phương), nữ ca sĩ 29 tuổi thắng năm giải: "Nghệ sĩ của năm", "Album hay nhất", "Nữ nghệ sĩ Pop/Rock", "Nghệ sĩ Adult Contemporary" và "MV được yêu thích" cho ca khúc You Need to Calm Down. Cô giành tổng cộng 29 cúp - nhiều nhất lịch sử AMAs. Trước đó, Michael Jackson dẫn đầu với 24 giải.

Năm ngoái, Taylor Swift cũng tạo cột mốc mới với bốn giải thưởng, trở thành nghệ sĩ nữ thắng nhiều giải AMAs nhất. Trước đó, cố danh ca Whitney Houston giữ kỷ lục với 22 giải thưởng.
Image
Taylor Swift trên thảm đỏ AMAs 2019. Ảnh: Reuters.
Taylor Swift, 29 tuổi, mới phát hành album phòng thu thứ bảy Lover. Theo Billboard, sau hai ngày ra mắt, sản phẩm trở thành album ca nhạc bán chạy nhất nước Mỹ trong năm nay với doanh số 500.000 bản, vượt A Star Is Born của Lady Gaga - bán được 440.000 bản tính từ đầu năm. Album giúp cô đoạt giải quan trọng "Video của năm" với bản hit You Need to Calm Down tại lễ trao giải VMAs 2019 của MTV hồi tháng 8.

Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS có một mùa AMAs thành công, toàn thắng ba hạng mục được đề cử gồm "Tour diễn của năm", "Nhóm pop/rock xuất sắc" và "Nghệ sĩ mạng xã hội". "Hiện tượng thế hệ 2000" Billie Eilish đoạt giải "Nghệ sĩ mới" và "Nghệ sĩ Alternative rock". Phim Bohemian Rhapsody được vinh danh "Nhạc phim hay nhất".

Rapper Post Malone - người nhận nhiều đề cử nhất (bảy) - chỉ chiến thắng một hạng mục "Album rap/hiphop của năm". Ca sĩ Ariana Grande và Drake trắng tay dù góp mặt ở nhiều đề cử quan trọng.

AMAs được phát động từ năm 1973, là một trong ba giải thưởng âm nhạc uy tín tại Mỹ bên cạnh Grammy và Billboard. Từ năm 2006, các giải thưởng được quyết định bằng số phiếu bầu trên website chính thức của chương trình. Trước đó, các giám khảo trao giải dựa trên các tiêu chí doanh thu, lượt phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các nghệ sĩ thắng AMAs 2019

Nghệ sĩ của năm: Taylor Swift
Nghệ sĩ mới của năm: Billie Eilish

Màn kết hợp của năm: Shawn Mendes và Camila Cabello - "Señorita"
Tour diễn của năm: BTS

MV được yêu thích: Taylor Swift - "You Need to Calm Down"
Nghệ sĩ mạng xã hội: BTS

Nghệ sĩ nam dòng pop/rock: Khalid

Nghệ sĩ nữ dòng pop/rock: Billie Eilish

Nhóm nhạc dòng pop/rock: BTS

Album dòng pop/rock: Taylor Swift - "Lover"
Ca khúc dòng pop/rock: Halsey - "Without Me"
Nghệ sĩ nam dòng nhạc đồng quê: Kane Brown 

Nghệ sĩ nữ dòng nhạc đồng quê: Carrie Underwood
Nhóm nhạc đồng quê: Dan + Shay
Album nhạc đồng quê: Carrie Underwood - "Cry Pretty"
Ca khúc nhạc đồng quê: Dan + Shay - "Speechless" 

Nghệ sĩ rap/hiphop: Cardi B

Album rap/hiphop: Post Malone, "Hollywood’s Bleeding"
Ca khúc rap/hiphop: Lil Nas X ft. Billy Ray Cyrus, "Old Town Road"
Nghệ sĩ nam dòng soul/R&B: Bruno Mars
Nghệ sĩ nữ dòng soul/R&B: Beyonce

Album dòng soul/R&B: Khalid, Free Spirit
Ca khúc dòng soul/R&B: Khalid, "Talk" 

Nghệ sĩ dòng Alternative rock: Billie Eilish 

Nghệ sĩ dòng Adult Contemporary: Taylor Swift
Nghệ sĩ dòng nhạc Latin: J Balvin
Nghệ sĩ dòng nhạc Contemporary Insporatitonal: Lauren
Nghệ sĩ nhạc điện tử: Marshmello
Album nhạc phim: Bohemian Rhapsody
Đạt Phan (theo AP)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by macco »

“ Sau khi nhìn thấy hình ảnh những chiếc xe quân sự chở xác những người đồng hương ra khỏi thành phố Bergamo tôi đã bật khóc, đã giận dữ. Và cuối cùng tôi chạy đến bên chiếc đàn piano.
Chỉ vài phút sau bài hát “ rinascerò, rinascerai ” ra đời. ( tạm dịch:tôi sẽ tái sinh, bạn sẽ tái sinh ).
Ca sĩ/nhạc sĩ Roby Facchinetti viết cách đây ít giờ. Những hình ảnh trong bài hát là của thành phố xinh đẹp hiền hoà Bergamo ( cách Milan khoảng 50km ) nơi hứng đại dịch nặng nề nhất nước Ý.
Nơi được cho là một thế hệ đã không còn. Nơi mà chỉ cách đây 1 thời gian ngắn không ai biết Covid 19 là cái gì ! Nơi mà từ ngày mai mọi người sẽ gạt nước mắt để bắt đầu lại từ đầu ...
Lời bài hát do Cô bạn nhỏ Trần Thị Ngân tạm dịch ( cám ơn Em ):
“ Tôi sẽ tái sinh, Em sẽ tái sinh. Khi mọi thứ kết thúc chúng ta sẽ cùng lại ngắm sao trời. Tôi sẽ tái sinh, Em sẽ tái sinh. Cơn giông bão đã đảo lộn chúng ta. Nó làm ta lung lay chứ không làm ta gục ngã.
Chúng ta sinh ra để chiến đấu với số phận và lần nào chúng ta cũng chiến thắng. Những ngày tới đây sẽ có nhiều đổi thay. Nhưng chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học ... ”
Bài hát được viết từ trái tim thật lay động lòng người, xin chia xẻ với các bạn. “



Rinascerò, rinascerai (English translation)
Artist: Roby Facchinetti
Song: Rinascerò, rinascerai


I’ll Be Reborn, You’ll Be Reborn
I’ll be reborn, you’ll be reborn.
When all this ends,
we’ll see the stars again.

I’ll be reborn, you’ll be reborn.
The storm that’s holding us in its grip
bends us, but it will not break us.
We were born to challenge fate,
but each time it was us who won.
These days will change our days,
but this time we’ll learn a bit more.

I’ll be reborn, you’ll be reborn

I’ll be reborn, you’ll be reborn.
Embraced by great skies,
we’ll have faith in God again.
In the silence there’s a breath of fresh air,
but I'm scared for this city of mine.
We were born to challenge the fate,
but each time it was us who won.

I’ll be reborn, you’ll be reborn

I’ll be reborn, you’ll be reborn

I’ll be reborn, you’ll be reborn

I’ll be reborn, you’ll be reborn

I’ll be reborn, you’ll be reborn

I’ll be reborn, you’ll be reborn
https://lyricstranslate.com

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by macco »


User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

Đừng bỏ lỡ 7 phim từng xuất sắc nhận đề cử giải Oscars
May 12, 2020 cập nhật lần cuối May 12, 2020

Image
Diễn xuất của Amy Adam (trái) và Jemery Jenner được khán giả đánh giá cao trong “Arrival.” (Hình: motionpictures.org)


Nhất Anh/Người Việt
HOLLYWOOD, California (NV) – Từ lâu, Oscars được xem là niềm mơ ước của tất cả những ai làm việc trong giới điện ảnh. Mỗi năm, danh sách đề cử Oscars cho phim hay nhất đều tập hợp những tên tuổi làm phim lớn, đem lại cho khán giả một bữa ăn điện ảnh đầy phẩm chất.

Tuy những bộ phim này vuột mất cơ hội thắng giải “Best Pictures” của Oscars nhưng đều là những bộ phim nhân văn, đầy tính nghệ thuật, kèm theo thông điệp ẩn ý bên trong và cực kỳ xứng đáng mà bạn không nên bỏ qua.

1-Arrival

Các bộ phim thuộc thể loại về khoa học viễn tưởng thường không được các nhà phê bình phim của Oscars “dòm ngó” đến, nhưng “Arrival” là trường hợp ngoại lệ. Nằm trong danh sách đề cử “Phim xuất sắc nhất” của Oscars năm 2016, phim thành công trong việc lồng ghép một cách thông minh các lý thuyết khoa học đương đại hiện nay, đồng thời để lại nhiều câu hỏi không lời đáp để khán giả tự giải mã cho chính mình.

Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết “The Story of Your Life” của nhà văn Ted Chiang, kể về câu chuyện 12 tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh đổ bộ lên Trái Đất với ý định tấn công và chiếm đoạt. Nhiệm vụ đè nặng trên đôi vai của nhà ngôn ngữ học Louise, do minh tinh Amy Adams thủ vai, khi cô trở thành người được chọn để học ngôn ngữ của người ngoài hành tinh để có thể giao tiếp và truyền đạt thông điệp lại cho con người ở Trái Đất. Nội dung phim tưởng chừng như cực kỳ đơn giản, thậm chí có phần hơi “chán,” nhưng đằng sau vỏ bọc của tiết tấu chậm đó chính là những tình tiết khiến người xem bị cuốn vào những thuyết khoa học về thời gian, không gian và ngôn ngữ.

Câu chuyện của “Arrival” đem lại cho bữa tiệc Oscars mang đậm tính chất tâm lý mặc dù đây là bộ phim khoa học viễn tưởng, đồng thời, những lồng ghép trong phim thể hiện tài năng và hiểu biết sâu rộng của đạo diễn Christopher Nolan. Đây chính là sự kết hợp tài tình giữa phim ảnh và khoa học.

2-A Star Is Born
Image
Lần đầu diễn xuất nhưng Lady Gaga (phải) chạm đến trái tim khán giả qua nét diễn chân thật, mộc mạc và gần gũi trong “A Star Is Born.” (Hình: motionpictures.org)
“A Star Is Born” là bộ phim có nhiều cái đầu tiên của ekip làm phim, trong đó đây là dự án đầu tiên của tài tử Bradley Cooper trong vai trò đạo diễn và đồng thời đóng cả vai nam chính. Thứ hai, đây là dự án bén duyên điện ảnh của nữ ca sĩ Lady Gaga. Màn chào sân đầy thành công của Lady Gaga giúp cô nhận nhiều đề cử phim danh giá, trong đó có giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” của Oscars.

“A Star Is Born” là phiên bản làm lại của bộ phim cùng tên phát hành năm 1937, tô đậm một bản tình ca đầy ngọt ngào nhưng cũng lấy đi của khán giả biết bao nước mắt cho câu chuyện tình của chàng nghệ sĩ và nữ bồi bàn Ally.

Bộ phim là hành trình về âm nhạc, tình yêu và lòng nhân ái, chạm đến trái tim của người xem khi những mất mát và biến cố mà nhân vật trong phim trải qua, để rồi nhận ra rằng cuộc sống quá ngắn ngủi. Đến cuối phim, khán giả rời rạp sẽ đọng lại một câu hỏi trong đầu mãi không thôi. Đó chính là “Phải chăng tình đẹp nhất khi tình dang dở?”

3-Bohemian Rhapsody Image
“Bohemian Rhapsody” thành công tái hiện màn trình diễn LiveAid nổi tiếng khắp thế giới. (Hình: motionpictures.org)
Các bộ phim về tiểu sử luôn được các nhà phê bình của Oscars ưu ái và “Bohemian Rhapsody” cũng không ngoại lệ. Bộ phim tái hiện một cách chân thực về huyền thoại Freddie Mercury và những năm tháng đầy rực rỡ, máu lửa của nhóm nhạc Queen nổi tiếng.

Xuyên suốt hai tiếng đồng hồ phim khán giả được nghe lại các bài hát nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Queen như “We Will Rock You,” “We Are The Champion,” “Radio Ga Ga,” “Bohemian Rhapsody” hay “Somebody To Love,” đồng thời bị cuốn theo vào cuộc đời của Freddie Mercury kể từ khi còn là chàng sinh viên gốc Zanzibar ở Middlesex, cho đến thành lập nhóm nhạc Queen, lấy người bạn gái lâu năm và cuối cùng công khai là người đồng tính. Những chuyển biến tâm lý của Freddie lồng ghép đan xen những phân cảnh anh tạo ra chất nhạc riêng cho Queen, hay những đêm trắng cả nhóm cùng nhau tạo ra từng nhịp, từng lời cho bài hát.

Đặc biệt, phân cảnh “Queen” biểu diễn tại Đại Hội Âm Nhạc Live Aid năm 1985 được thể hiện lại đầy cảm xúc khi hàng trăm ngàn người có mặt tại sân vận động Wembley cùng hòa nhau hát vang các bài hát nổi tiếng của “Queen.”

Tuy không giành được “Best Pictures” nhưng “Bohemian Rhapsody” có nam diễn viên Rami Malek trong vai Freddie Mercury xuất sắc thắng giải “Nam diễn viên xuất sắc nhất” Oscars năm 2019.

4-Call Me By Your Name
Image
Bối cảnh đồng quê nước Ý đầy chất thơ cùng với câu chuyện tình đồng tính dang dở trong “Call Me By Your Name” để lại cho khán giả nhiều cảm xúc tiếc nuối. (Hình: motionpictures.org)
“Call Me By Your Name” của đạo diễn người Ý Luca Guadagnino là bộ phim nước ngoài được nhận đến bốn đề cử Oscars năm 2017. Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn André Aciman, tái hiện lại câu chuyện đồng tính đầy lãng mạn, thơ mộng và cảm động của chàng trai người Ý Elio và chàng trai người Mỹ Oliver trong bối cảnh làng quê đầy chân chất năm 1983.

Sự diễn xuất đầy tự nhiên và chân thật của hai diễn viên chính Armie Hammer và Timothée Chalamet để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem, khi họ tái hiện câu chuyện tình yêu của hai chàng trai mới lớn, với những rung động đầu đời trong trẻo và tinh khôi.

Một điều đặc biệt khác trong “Call Me By Your Name” chính là những âm thanh mà đạo diễn cố tình nhấn mạnh, để tạo nên bữa tiệc không chỉ thị giác mà còn cả thính giác. Từ tiếng đạp xe của Elio, tiếng lá rơi, tiếng bàn chân đạp lên mỏm đá có nước chảy róc rách, tiếng đôi giày đạp lên trên nền đất đầy lá khô, cho đến tiếng khóc trào trực ra của Elio khi Oliver đi mất, khiến cho người xem có thể cảm nhận được đầy đủ cung bậc “hỉ, nộ, ái, ố” của nhân vật. Câu thoại “Call me by your name and I’ll call you by mine” có lẽ là lời tình làm rung động, lung lay nhiều trái tim nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối cho một cuộc tình dang dở.

5-Get Out Image
Nam diễn viên Daniel Kaluuya có màn diễn xuất lột xác khi hóa thân thành chàng rể người da màu với các phân cảnh sợ hãi tột đỉnh, khiến khán giả cũng rùng mình hồi hộp theo dõi phim “Get Out.” (Hình: motionpictures.org)
“Get Out” là một trong những bất ngờ khi nhận được đề cử giải Oscars năm 2017 vì đây là bộ phim kinh dị do ekip người da màu thực hiện và cũng là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Jordan Peele. Cái thành công mà đạo diễn Jordan Peele làm được chính là cái cách khéo léo, tài tình chuyển bộ phim theo nhiều dạng khác nhau, từ mang sắc thái bí ẩn ban đầu chuyển qua kinh dị tâm lý và cả tâm linh, tiếp đến lại bước đến cao trào với hình ảnh máu me, rùng rợn và kết thúc bằng một cú twist đầy giật gân, khiến khán giả không tài nào đoán được.

Thông qua cốt truyện, phim còn gài gắm một thông điệp tưởng chừng như không quá mới mẻ nhưng vẫn đâu đó nhức nhối trong xã hội; đó chính là nạn kỳ thị chủng tộc. Qua các phân đoạn nhắc nhớ về sự kiện lịch sử bi thương trong cuộc nội chiến, những cách mà người da trắng từng đối xử với người da màu, sẽ khiến người xem vừa giật mình, vừa rút ra cho mình một chân lý rằng “Xã hội luôn vốn bất công.”

6-La La Land
Image
“La La Land” chính là bản tình ca mà đạo diễn Damien Chazelle muốn gửi tặng đến khán giả hoài niệm về một thời thanh xuân đẹp đẽ. (Hình: motionpictures.org)
Đã lâu lắm rồi khán giả mới có dịp thấy một bộ phim nhạc kịch lọt vào danh sách đề cử giải Oscars và được giới phê bình đánh giá cao. Kể từ sau các bộ phim cổ điển trong thập niên 1950 như “The Wizard of Oz,” “Singin’ In The Rain” và “The Sound of Music,” “La La Land” là bộ phim nhạc kịch duy nhất tiếp theo nhận 12 đề cử của Viện Hàn Lâm.

Đạo diễn Damien Chazelle đã tạo ra thước phim ngập chất thơ thể hiện về một thế giới đầy hoài bão của những người trẻ, những người được ví như “kẻ khờ mộng mơ,” làm sống lại một thời thanh xuân của khán giả. Ai cũng từng trải qua một tuổi trẻ đầy hoài bão, ngông cuồng và hết mình vì đam mê, và chính “La La Land” đã thành công trong việc khơi nhớ lại những năm tháng đó.

Bên cạnh kịch bản hay, thước phim sống động, hình ảnh được trau chuốt cẩn thận thì nhạc phim cũng đóng vai trò quan trọng trong “La La Land.” Từ cảnh đầu phim khi mọi người cùng nhau nhảy múa trên đường phố kẹt xe một buổi chiều đậm chất Los Angeles trên nhạc bài “Another Day of Sun,” cho đến cảnh hai nhân vật chính múa may trên nền nhạc “City of Stars” vào một đêm thành phố đầy sao, nó tô đậm lên một thông điệp rằng “một thành phố đầy sao, ý là chỉ đến Hollywood, đôi khi cũng chẳng thể soi sáng cho những kẻ lầm đường lạc lối.”

Mặc dù để vuột mất giải “Best Pictures” của Oscars năm đó, “La La Land” vẫn xứng đáng là bộ phim mà những ai thích điện ảnh nên xem qua một lần trong đời. Phim có sự tham gia của các diễn viên trẻ ở Hollywood, bao gồm Emma Stone, Ryan Gosling, gảy Gilbert và Jordan Horowitz.

7-Mad Max: Fury Road
Image
“Mad Max: Fury Road” là tác phẩm xuất sắc và đầy chất Hollywood của đạo diễn 70 tuổi George Miller. (Hình: motionpictures.org)
Đúng như cái tên của nó, “Mad Max: Fury Road” là một màn trình diễn đầy chất điên loạn, ngông cuồng mà đạo diễn George Miller đem lại cho người xem. Sở hữu dàn diễn viên đầy tài năng thực lực như Tom Hardy, Charlize Theron, Nicolas Hoult, Abbey Lee và Courtney Eaton, “Mad Max: Fury Road” khiến người xem phải dõi theo bước chân nhân vật từng phút từng giây qua các pha hành động cực kỳ chân thật và rùng rợn. Màn rượt đuổi, tấn công máu me cộng hưởng với phần âm nhạc đầy với tiếng trống, tiếng guitar rít lên vang dội, kết hợp với hình ảnh hoang mạc màu cam rực hoang sợ trên các chiếc xe Jeep khiến bộ phim được ví là tuyệt phẩm hành động của thời đại thế kỷ 21.

Có thể nói, “Mad Max: Fury Road” là sự hóa thân đầy tuyệt vời và đồng đều của các nhân vật chính và nhân vật phụ. Phim nhận được 10 giải đề cử Oscars trong năm 2015 và giành được sáu giải. (Nhất Anh) [qd]

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by cuoigia »

Robert De Niro muốn đóng vai Thống Đốc Andrew Cuomo của New York
May 18, 2020 cập nhật lần cuối May 18, 2020

Image
Tài tử Robert De Niro (trái) và Thống Đốc Andrew Cuomo của New York. (Hình: Amy Sussman & Al Bello/Getty Images)

NEW YORK CITY, New York (NV) – Tài tử lừng danh Robert De Niro cho biết ông muốn đóng vai Thống Đốc Andrew Cuomo của New York trong một phim nói về đại dịch.

Theo Yahoo! Entertainment, tài tử De Niro xuất hiện trên chương trình “The Late Show With Stephen Colbert” và cho biết ông muốn đóng vai thống đốc New York.

Là dân New York, ông cho rằng Thống Đốc Cuomo đang giải quyết tình hình dịch bệnh ở tiểu bang rất tốt và nói “ông đang làm việc như một tổng thống.”

Vài ngày sau đó, Thống Đốc Cuomo cũng xuất hiện trên “The Late Show With Stephen Colbert,” cho hay ông hoan nghênh tài tử De Niro hóa thân thành mình trên màn ảnh.

Thống đốc cho rằng đó là một vinh dự rất lớn vì được một thiên tài điện ảnh như ông De Niro đóng.

“Tôi rất hâm mộ ông ấy vì vai gì ông cũng đóng được, từ các phim căng thẳng cho đến hài kịch,” ông Cuomo nói.

Không chỉ vậy, thống đốc còn đùa là sẽ dùng câu nói “You talkin’ to me?” trong phim “Taxi Driver” của tài tử De Niro trong cuộc họp báo tiếp theo khi có một ký giả đặt câu hỏi. (TL) [qd]

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by nhuvan »

Leonardo DiCaprio và Robert De Niro kêu gọi khán giả giúp người khó khăn

Image
Hai tài tử Leonardo DiCaprio (phải) và Robert De Niro. (Hình: Kevork Djansezian/Getty Images for Turner)

HOLLYWOOD, California (NV) – Hai tài tử Leonardo DiCaprio và Robert De Niro đang kêu gọi khán giả quyên góp cho từ thiện và có thể được mời đóng vai quần chúng trong phim mới của họ.

Theo Yahoo! Entertainment, hai tài tử này sẽ đóng vai chính trong phim “Killers of the Flower Moon” của đạo diễn lừng danh Martin Scorsese.

Để có cơ hội được mời xuất hiện trong phim này, khán giả quyên góp cho “All in Challenge” và số tiền đó sẽ được dùng có các dự án giúp đỡ người khó khăn do tài tử DiCaprio tổ chức như “America’s Food Fund,” “Meals on Wheels” và “No Kid Hungry.” Các dự án này sẽ dùng số tiền quyên góp được để mua thức ăn cho những người bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng.


Hai tài tử DiCaprio và De Niro kêu gọi khán giả qua một video trên Instagram. Ông De Niro nói những cộng đồng khó khăn nhất đang cần giúp đỡ rất nhiều.

Tài tử DiCaprio nói: “Đây là cơ hội để quý vị làm việc được với tôi, ông De Niro và đạo diễn Scorsese. Chúng tôi muốn mời quý vị đóng một vai quần chúng và làm việc tại phim trường một ngày, sau đó đi dự buổi công chiếu.”

Trong đoạn cuối của video, hai tài tử kêu gọi những người nổi tiếng khác như Matthew McConaughey, Ellen DeGeneres và Jamie Foxx tham gia hoạt động từ thiện này.

Một số diễn viên hay ca sĩ khác cũng đang kêu gọi khán giá giúp đỡ người nghèo khó. Ca sĩ Justin Bieber nói sẽ chọn một người quyên góp và hát tại nhà của người đó. Tài tử Kevin Hart thì sẽ chọn một người xuất hiện trong phim mới của ông. (TL) [qd]

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by macco »


Lễ trao giải Oscar năm 2021 có thể bị dời lại

Image
Tượng của giải Oscar. (Hình: Richard Harbaugh - Handout/A.M.P.A.S. via Getty Images)

HOLLYWOOD, California (NV) – Lễ trao giải Oscar năm 2021 sẽ diễn ra vào Tháng Hai, nhưng Học Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ đang cân nhắc dời lại ngày tổ chức.

Theo Yahoo! Entertainment, nhiều nguồn tin cho biết hiện nay kế hoạch cho giải Oscar lần thứ 93 chưa có gì chắc chắn.

Một nguồn tin thì cho hay lễ trao giải “gần như sẽ bị dời lại.” Người này còn nói Học Viện Điện Ảnh chưa thảo luận gì về ngày tổ chức lễ trao giải Oscar mới nếu dời lại.

Một nguồn tin khác thì cho biết lễ trao giải này sẽ diễn ra bình thường vào ngày 28 Tháng Hai, 2021, không hề thay đổi và vẫn chiếu trên đài ABC.

Chủ Tịch David Rubin của Học Viện Điện Ảnh nói với tạp chí Variety một lý do lễ trao giải Oscar có thể bị dời lại là vì luật mới để ứng cử nhận giải được công bố vào Tháng Tư năm nay.

“Không ai biết được tình hình sẽ ra sao. Chúng tôi muốn vinh danh những phim hay, nhưng chưa biết sẽ làm điều đó bằng cách nào,” ông Rubin nói.

Theo luật cũ, một phim phải được chiếu một tuần tại các rạp ở Los Angeles County để được ứng cử nhận Oscar.

Tuy nhiên, vì dịch COVID-19, Học Viện Điện Ảnh đổi luật, cho phép những phim phải hủy ngày công chiếu ngoài rạp và chiếu thẳng trên mạng ứng cử nhận giải Oscar. Không chỉ vậy, luật mới còn cho phép các hãng chiếu phim mới của họ ở New York, Chicago, Miami, Atlanta và vùng vịnh Bắc California để có thể ra tranh giải.

Hiện nay, Học Viện Điện Ảnh chưa công bố bất cứ kế hoạch gì liên quan đến ngày tổ chức lễ trao giải Oscar. (TL) [qd]

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by saohom »

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc, tác giả ‘Về Đây Nghe Em,’ qua đời vì bạo bệnh
Jun 7, 2020 cập nhật lần cuối Jun 7, 2020

Image
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc.

BÀ RỊA–VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam bày tỏ lòng thương tiếc trước tin nhạc sĩ Trần Quang Lộc qua đời tại tư gia ở Vũng Tàu vào chiều 7 Tháng Sáu, hưởng thọ 75 tuổi.

Ông là tác giả 600 bài hát, trong đó có các bản tình ca được nhiều thế hệ người yêu nhạc biết đến như “Về Đây Nghe Em” (phổ thơ A Khuê), “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” (phổ thơ Tô Như Châu), “Chợt Nghe Em Hát”, “Cho Tôi Lại Từ Đầu”, “Em Còn Nhớ Huế Không?”, “Em Theo Đoàn Lưu Dân”…

Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào hồi cuối thập niên 1960.

Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là “Hát Trong Dòng Sông Xưa” được xuất bản năm 1970. Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương.

Sau 30 Tháng Tư, 1975, ông ở lại trong nước và sống ở Vũng Tàu. Ở hải ngoại, các sáng tác của ông được ca sĩ Hương Lan thu âm và trình diễn đầu tiên.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời anh Trần Quách Phước Nam, con trai nhạc sĩ Trần Quang Lộc: “Bố tôi đã ra đi nhẹ nhàng, thanh thản ở nhà đúng như mong muốn của ông”.

Theo VnExpress, ông được chữa bệnh ung thư từ năm năm qua. Sau khi được cắt bỏ bàng quang, ông bị chẩn đoán thêm ung thư phổi. Căn bệnh gây ảnh hưởng lên dây thần kinh, khiến một bên mắt ông bị hỏng.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc từng nhiều năm điều trị ở Bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn. Đầu Tháng Năm, các bác sĩ cho ông về nhà ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

“Những năm cuối đời, gia cảnh ông gặp nhiều khó khăn. Vợ ông phải thế chấp số đỏ nhà đang ở lấy tiền cho chồng chữa bệnh với chi phí hơn 200 triệu đồng ($8,577). Hồi cuối Tháng Năm, nhạc sĩ Nguyễn Quang, con trai cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã làm đêm nhạc quyên góp tiền giúp ông chữa bệnh,” VnExpress cho biết.

Thuở còn sinh thời, trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFA Việt Ngữ hồi năm 2006, nhạc sĩ Trần Quang Lộc nói: “Tôi viết Về Đây Nghe Em năm 1969-1970, thời điểm đó ở Sài Gòn thì chiến tranh đang ở cao trào. Buổi tối ở Sài Gòn lúc đó thời tôi còn đi học tối thì đi đánh đàn ở các quán bar. Thành phố Sài Gòn giới nghiêm, ban đêm chỉ còn lại những người lính viễn chinh ở Mỹ. Còn trong mấy quán bar chỉ còn lại những cô vũ nữ, cave… những cô sinh viên mặc mini jupe phục vụ trong những quán bar này…”

“Lúc ấy mình là con người Việt Nam nên có cái nhìn hình như có điều gì đó ray rức trong lòng… cảm nhận có cái gì đó mình không diễn đạt được.”

“Mình cảm nhận có một sự mời gọi để quay về với quê hương, những day dứt đó mình viết thành ca khúc ‘Về Đây Nghe Em’. Bài hát này thuận lợi cách nào đó cho nên thành công. Cho mãi đến bây giờ tuy đã nhiều năm nhưng cũng còn nhiều ca sĩ chọn để hát…”. (N.H.K) [kn]

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

‘George W. Bush,’ phim về vị tổng thống hiếu chiến nhưng giàu lòng nhân ái
May 7, 2020 cập nhật lần cuối May 7, 2020

Image
Phim tài liệu “George W. Bush” nói nhiều về thời gian ông làm tổng thống nhưng cho biết rất ít về con người ông. (Hình: wpbstv.org)

Thanh Long/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Trong hai ngày 4 và 5 Tháng Năm, 2020, đài PBS chiếu bộ phim tài liệu dài hai tập về vị tổng thống thứ 43 của Mỹ, với tựa đề đơn giản “George W.Bush.”

Đây là phim tài liệu mới nhất trong chương trình American Experience của đài này nói về các tổng thống Mỹ.

Bộ phim là dịp để khán giả Mỹ đang ở nhà vì COVID-19 nhớ lại hai cuộc khủng hoảng khác: Vụ khủng bố 11 Tháng Chín, 2001; và cuộc suy thoái kinh tế cuối năm 2008.

Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy những phần mà phim không đề cập có lẽ quan trọng hơn một số nội dung trong phim, và việc tập trung quá nhiều vào thời gian ông Bush làm tổng thống khiến phim không làm rõ về con người ông, nhà báo Brian Lowry của đài CNN nhận xét.

Tập một của phim “George W. Bush” tập trung vào con đường trở thành tổng thống không bình thường của ông Bush (ông là một trong năm người đắc cử tổng thống Mỹ mặc dù số phiếu phổ thông ít hơn).

Còn tập hai nói về cách ông giải quyết vụ khủng bố 11 Tháng Chín, bão Katrina, cuộc chiến Iraq, và cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Phim bao gồm những cuộc phỏng vấn với một loạt giới chức chính quyền Tổng Thống Bush, sử gia, nhà báo.

Tổng Thống Bush và sự kiện 9/11

Phim “George W. Bush” mở đầu vào buổi sáng ngày 11 Tháng Chín, 2001, ngày mang tính định mệnh đối với vị tổng thống chỉ nhậm chức chưa đầy một năm. Như một bộ phim kinh dị khiến khán giả “dựng tóc gáy” ngay từ những phút đầu tiên, phim tài liệu này mở đầu bằng cảnh hai chiếc phi cơ đâm vào Trung Tâm Thương Mại ở New York.

Ký ức ùa về – cảnh trường tiểu học ở Sarasota, Florida, nơi ông Bush nghe tin vụ tấn công, và cảnh khu vực Ground Zero ba ngày sau đó, khi ông đứng trên đống đổ nát, một tay khoác vai lính cứu hỏa, tay kia cầm loa củng cố tinh thần những người lính cứu hỏa nói riêng, và người dân Mỹ nói chung.
Image
Ông Bush được báo tin chiếc máy bay thứ hai đâm vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York trong lúc thăm trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida, vào ngày 11 Tháng Chín, 2001. (Hình: Reuters/Win McNamee/Files)
“Tôi nghe được các anh,” ông Bush nói. “Những quốc gia khác trên thế giới nghe được các anh. Và chẳng bao lâu nữa, những kẻ làm sập hai tòa tháp này sẽ nghe được tất cả chúng ta.”

Đây là khoảnh khắc đẹp nhất của cựu Tổng Thống Bush, và có nhiều khoảnh khắc khác sẽ khiến khán giả mỉm cười đồng cảm, mặc dù những người không thích ông sẽ tìm được nhiều tài liệu hơn để bảo vệ quan điểm của mình, nhà báo Todd. J Gillman viết trên Dallas News.

Sau vụ 11 Tháng Chín, ông Bush quyết định tìm mục tiêu quân sự để tấn công. Ông nhanh chóng tập trung vào Afghanistan, nơi Osama bin Laden, chủ mưu vụ khủng bố, đang ẩn náu.

Tại Trại David, ông và các cố vấn của mình thảo luận biện pháp. Ông Michael Morell, lúc đó là nhân viên Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA) phục vụ riêng ông Bush và sau này là quyền giám đốc CIA, nhớ lại rằng một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao khuyên ông Bush bỏ qua biện pháp chiến tranh, thay vào đó, gia tăng áp lực ngoại giao lên phe Taliban để tìm bin Laden.

“Tổng thống nhìn chúng tôi rồi nói, ‘ĐM, phải chiến tranh thôi.’ Lúc đó, tổng thống cứ nghĩ rằng: Họ gây ra chuyện này. Họ có đủ khả năng để làm chuyện này, cho nên tôi phải bảo đảm họ không làm như vậy nữa. Mà cách duy nhất để bảo đảm là tấn công quân sự,” ông Morell nhớ lại trong phim.
Image
Ba ngày sau vụ khủng bố, ông Bush đứng trên đống đổ nát của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới củng cố tinh thần lính cứu hỏa và người dân cả nước. (Hình: Paul J. Richards/AFP via Getty Images)
Trong quyển hồi ký năm 2015, ông Morell cho biết kỹ hơn một chút về chi tiết này. Ông viết, lúc đó, ông Bush dường như đang nói “rất cao hứng” và “cố gây chú ý với người đang lắng nghe ông: một sĩ quan CIA sừng sỏ phục vụ riêng ông. Thực ra, Mỹ có cho phe Taliban cơ hội giao nộp bin Laden cùng những tướng lĩnh hàng đầu. Phe Taliban từ chối.”

Những cố vấn hàng đầu của cựu Tổng Thống Bush còn cho biết thông tin hậu trường sâu hơn nữa, một số thông tin cho thấy tình hình lúc đó còn căng thẳng hơn nhiều. Những cố vấn này gồm hai tham mưu trưởng Andy Card và Josh Bolten, hai phát ngôn viên Ari Fleischer và Dana Perino, hai người soạn diễn văn cho ông Bush là David Frum và Michael Gerson, cố vấn chính sách Karl Rove, và Tướng David Patraeus – người chỉ huy cuộc chiến của Mỹ ở Iraq.
Image
Một vài khoảnh khắc thuộc loại đáng nhớ nhất trong bộ phim tài liệu cho thấy rõ sự đối nghịch giữa một ông Bush có lòng nhân ái với một ông Bush là lãnh đạo cứng rắn thời chiến.
Phim cho thấy ông Bush có lòng nhân ái. (Hình: Mark Wilson/Getty Images)
Bà Perino nhớ lại ngày ông Bush gặp gỡ cha mẹ một quân nhân bị thương tại bệnh viện quân sự.

“Con trai của họ chắc không qua khỏi. Anh ấy phải dùng máy hỗ trợ sống (life support),” bà kể. Người mẹ “than trách tổng thống, nhưng ông không cố bỏ đi.” Trên chuyến bay về lại Tòa Bạch Ốc, “Ông ấy nói, ‘Người mẹ đó chắc chắn là rất tức giận tôi.’ Tôi nói dạ đúng vậy. Rồi ông ấy nhìn ra cửa sổ, và tôi nhìn thấy giọt nước mắt lăn trên má ông. Rồi ông nói ‘Tôi không trách bà ấy chút nào.’ Rồi chúng tôi quay về Tòa Bạch Ốc và trở lại làm việc.”
Image
Ông Bush sinh ra trong gia đình quyền thế. Từ trái, ông Bush, cha ông, hai người em Neil và Marvin được mẹ ôm, và ông Jeb Bush. (Hình: George H W Bush Library Center)
Bush từng cảm thấy cha mẹ ‘coi nhẹ và đánh giá thấp”

Phim tài liệu “George W. Bush” cũng nhắc đến thời thơ ấu của ông. Ông Bush sinh ra trong một gia đình quyền thế, cha ông là anh hùng chiến tranh và là tổng thống tương lai. Những năm 20 tuổi, ông nổi tiếng là “nhậu nhẹt, ham chơi,” theo lời nhà báo Wayne Slater, chủ bút lâu năm chi nhánh Austin của báo The Dallas Morning News.

Đến lúc này, thiếu sót đầu tiên trong số nhiều thiếu sót quan trọng về cuộc đời ông Bush bắt đầu lộ rõ, đó là tranh cãi về việc ông đi lính Vệ Binh Quốc Gia. Và mặc dù phim có đề cập chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2004, nhưng các nhà làm phim bỏ qua cáo buộc ông Karl Rove, chiến lược gia của ông Bush, “dùng trò bêu xấu” ông John McCain trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa năm 2000.

Hầu hết phần tiểu sử cho biết rất ít về con người ông Bush, mà chỉ nói về vấn đề mà người ta đã khai thác quá nhiều trước đó, như mối quan hệ của ông với cha, về việc ông “cảm thấy bị coi nhẹ và đánh giá thấp” khi cha ông là George H.W. Bush đắc cử tổng thống và cha mẹ ông đặt hết hy vọng tương lai chính trị của gia đình vào em trai ông là Jeb Bush.
Image
Ông Bush từng là phi công Vệ Binh Quốc Gia Texas. (Hình: afhistory.org)
“Dù người ta nghĩ như thế nào về ông George W. Bush, người ta nghĩ ông làm tốt như thế nào, hoặc người ta nghĩ ông làm tệ như thế nào, đó cũng là theo ý mà ông George W. Bush muốn đời tổng thống của mình như vậy: một đời tổng thống có nhiều chuyện để nói,” nhà báo Slater nói trong phim.

Vụ khủng bố 11 Tháng Chín, 2001, là bằng chứng.

Trước chiến dịch tấn công Iraq vào Tháng Ba, 2003, Phó Tổng Thống Dick Cheney quả quyết rằng quân đội Mỹ sẽ được chào đón. Ngoại Trưởng Collin Powell tỏ ra nghi ngờ. Cựu Tổng Thống George H.W. Bush cũng vậy, nhưng ông “Bush cha” không muốn can thiệp.

Tuy nhiên, vào Tháng Tám, 2002, ông “Bush cha” gửi tín hiệu phản đối rõ ràng, thông qua bài bình luận mà cố vấn an ninh quốc gia của ông là Brent Scowcroft viết trên tờ Wall Street Journal, trong đó trách ông “Bush con” quá hăng gây chiến ở Trung Đông.

“Trước đó, ông Bush cứ bị khó xử giữa ý muốn làm vui lòng cha với ý muốn chứng tỏ mình tự lập. Lúc này, ông phớt lờ lời khuyên của cha và lao vào chiến tranh,” lời thuyết minh trong phim giải thích.
Image
Ngày 1 Tháng Năm, 2003, trên mẫu hạm USS Abraham Lincoln, ông Bush tuyên bố chiến dịch chính ở Iraq kết thúc, phía sau ông là biểu ngữ “Hoàn Thành Sứ Mệnh.” (Hình: Stephen Jaffe/AFP via Getty Images)
Nhận sai lầm vì biểu ngữ “Hoàn Thành Sứ Mệnh”

Hình ảnh thời kỳ Tổng Thống George W. Bush thuộc loại đáng nhớ nhất trong lịch sử tổng thống hiện đại của Mỹ, và bộ phim sử dụng rất hiệu quả: Tượng Saddam Hussein bị lật đổ ở Baghdad. Người dân reo mừng trên đường phố. Bom nổ ven đường. Ông Bush, từng là phi công Vệ Binh Quốc Gia Texas, đáp phi cơ xuống mẫu hạm USS Lincoln ngoài khơi San Diego, một biểu ngữ “Mission Accomplished” (“Hoàn Thành Sứ Mệnh”) khổng lồ treo phía sau trong lúc ông tuyên bố, “Những chiến dịch chính ở Iraq đã kết thúc.”

Ông Bush rất hào hứng với chuyện đó, ông Andy Card, tham mưu trưởng, nhớ lại: “Ông ấy sẽ lái phi cơ đáp xuống mẫu hạm.”

Nhưng chỉ vài tuần sau, Iraq lại rơi vào hỗn loạn, và cuộc chiến kéo dài thêm nhiều năm nữa.

Cứ nghĩ giới lãnh đạo mới ở Iraq sẽ xuất hiện và bảo đảm hòa bình là “có lẽ quá ngây thơ,” ông Card xác nhận.

Khán giả thấy lại nhiều hình ảnh không đẹp thời ông Bush: Hình tù nhân ở Abu Ghraib trần truồng, đầu bị trùm khăn, bị ép đứng trên thùng. Cảnh ông Bush liếc ra cửa số chiếc Air Force One bên trên New Orleans bị ngập lụt nặng nề sau trận bão Katrina Tháng Tám, 2005, và vài ngày sau, nói với ông Michael Brown, giám đốc Cơ Quan Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA), rằng: “Brownie, anh làm được lắm.”

“Đó là một trong số rất ít lần mà bản năng chính trị tuyệt vời của ông ấy khiến người ta thất vọng,” ông Dan Barlett, giám đốc truyền thông thời ông Bush, nhận xét. “Những hình ảnh biểu tượng đó làm đau lòng chúng ta – [biểu ngữ] “Hoàn Thành Sứ Mệnh,” cảnh nhìn ra cửa sổ phi cơ.”
Image
Tượng Saddam Hussein bị kéo sập là một trong những cảnh lịch sử được nhắc đến trong phim. (Hình: Patrick Baz/AFP via Getty Images)
Về mặt tích cực, bộ phim cũng có vài phần nhắc đến Kế Hoạch Viện Trợ Chống AIDS Khẩn Cấp, sáng kiến do ông Bush đưa ra để chống HIV toàn cầu. Đến nay, Mỹ chi hơn $90 tỷ tiền viện trợ, chủ yếu cho Phi Châu.

Bà Eugene Robinson, nhà bình luận của Washington Post có một đoạn trong phim chỉ trích ông Bush cho phép dùng biện pháp tra tấn, cũng ca ngợi sáng kiến đó của ông. “Ít có tổng thống nào tuyên bố mà tin được rằng quyết định của tôi cứu hàng triệu người. Quyết định đó đúng là như vậy,” bà Robinson nói. Image
Ông Bush đi dạo ở Tòa Bạch Ốc trong ngày cuối cùng giữ chức tổng thống, 20 Tháng Giêng, 2009. (Hình: Eric Draper/The White House via Getty Images)
Trong buổi họp báo cuối cùng trên cương vị tổng thống, ông Bush chịu trả lời câu hỏi về những sai lầm ông đã phạm.

“Rõ ràng, treo biểu ngữ ‘Hoàn Thành Sứ Mệnh’ trên mẫu hạm là sai lầm,” ông thừa nhận. Những sự kiện quan trọng khác thì ông chỉ xem là “đáng thất vọng” chứ không phải “sai lầm,” chẳng hạn như việc giải quyết hậu quả bão Katrina, việc không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq.

Ông Josh Bolten, cựu tham mưu trưởng, nhớ lại những khoảnh khắc cuối cùng của Tổng Thống Bush trong Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc. Ông ấy mặc áo khoác vào và nói phục vụ đất nước là đặc ân đối với ông.

“Tôi nhìn ông bước ra, và tôi thấy ông không hề quay đầu lại.” (Thanh Long) [qd]

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »


Lễ trao giải Oscar năm 2021 có thể bị dời lại


Image
Tượng của giải Oscar. (Hình: Richard Harbaugh - Handout/A.M.P.A.S. via Getty Images)

HOLLYWOOD, California (NV) – Lễ trao giải Oscar năm 2021 sẽ diễn ra vào Tháng Hai, nhưng Học Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ đang cân nhắc dời lại ngày tổ chức.

Theo Yahoo! Entertainment, nhiều nguồn tin cho biết hiện nay kế hoạch cho giải Oscar lần thứ 93 chưa có gì chắc chắn.

Một nguồn tin thì cho hay lễ trao giải “gần như sẽ bị dời lại.” Người này còn nói Học Viện Điện Ảnh chưa thảo luận gì về ngày tổ chức lễ trao giải Oscar mới nếu dời lại.

Một nguồn tin khác thì cho biết lễ trao giải này sẽ diễn ra bình thường vào ngày 28 Tháng Hai, 2021, không hề thay đổi và vẫn chiếu trên đài ABC.

Chủ Tịch David Rubin của Học Viện Điện Ảnh nói với tạp chí Variety một lý do lễ trao giải Oscar có thể bị dời lại là vì luật mới để ứng cử nhận giải được công bố vào Tháng Tư năm nay.

“Không ai biết được tình hình sẽ ra sao. Chúng tôi muốn vinh danh những phim hay, nhưng chưa biết sẽ làm điều đó bằng cách nào,” ông Rubin nói.

Theo luật cũ, một phim phải được chiếu một tuần tại các rạp ở Los Angeles County để được ứng cử nhận Oscar.

Tuy nhiên, vì dịch COVID-19, Học Viện Điện Ảnh đổi luật, cho phép những phim phải hủy ngày công chiếu ngoài rạp và chiếu thẳng trên mạng ứng cử nhận giải Oscar. Không chỉ vậy, luật mới còn cho phép các hãng chiếu phim mới của họ ở New York, Chicago, Miami, Atlanta và vùng vịnh Bắc California để có thể ra tranh giải.

Hiện nay, Học Viện Điện Ảnh chưa công bố bất cứ kế hoạch gì liên quan đến ngày tổ chức lễ trao giải Oscar. (TL) [qd]

Post Reply