Đời Sống Quanh Ta
-
- Posts: 413
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: Đời Sống Quanh Ta
CHIẾC VÉ KHÔNG CHỖ NGỒI
Trong clip ngắn này là bộ phim hoạt hình “Chiếc vé không chỗ ngồi” của Ai Cập năm 2019 đã dành chiến thắng tại Liên hoan phim Venice (Venezia) trong hạng mục “Phim ngắn hay nhất".
Bộ phim chỉ dài có ba phút thôi nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ cho ta hiểu được thế nào là lòng tốt thật sự.
"Lòng tốt thật sự đó là khi bạn sẵn sàng hiến tặng người khác những gì mà chính bạn cũng đang cần !"
Đó là thông điệp cuối cùng mà bộ phim muốn gửi gấm.
Trong clip ngắn này là bộ phim hoạt hình “Chiếc vé không chỗ ngồi” của Ai Cập năm 2019 đã dành chiến thắng tại Liên hoan phim Venice (Venezia) trong hạng mục “Phim ngắn hay nhất".
Bộ phim chỉ dài có ba phút thôi nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ cho ta hiểu được thế nào là lòng tốt thật sự.
"Lòng tốt thật sự đó là khi bạn sẵn sàng hiến tặng người khác những gì mà chính bạn cũng đang cần !"
Đó là thông điệp cuối cùng mà bộ phim muốn gửi gấm.
Re: Đời Sống Quanh Ta
Ít tập thể dục tăng tử vong và tái phát bệnh ở người từng bị ung thư
January 7, 2022
ALBERTA, Canada (NV) – Ít tập thể dục làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và tử vong đối với những người sống sót sau ung thư, theo một nghiên cứu được JAMA Oncology công bố hôm Thứ Năm, 6 Tháng Giêng.
Bản tin hãng thông tấn UPI dẫn nghiên cứu này cho biết, gần 60% những người sống sót sau ung thư không tham gia vào hoạt động thể chất nào, trong khi 16% nói rằng họ tập thể dục ít hơn 150 phút/tuần, lượng thời gian mà Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến khích nên tập thể dục để duy trì sức khỏe.

Người từng bị ung thư được khuyến khích có các hoạt động thể chất đều đặn. (Hình minh họa: StoryBlocks) Ngoài ra, 35% những người sống sót sau ung thư ngồi trung bình từ 6 đến 8 tiếng/ngày, trong khi 25% người ngồi hơn 8 tiếng/ngày, theo nghiên cứu.
Nhóm những người ngồi hơn 8 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong tăng hơn 80% và tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tái phát.
Nghiên cứu này được thực hiện trong suốt chín năm.
Trong số những người không tập thể dục, 24% người chết trong thời gian nghiên cứu, trong đó có 9% là vì lý do ung thư. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong của người tập thể dục hơn 150 phút/tuần chỉ có 8%, với 3% là vì ung thư.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cho thấy 22% người ngồi từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày qua đời, so với con số này ở nhóm người ngồi từ 4 tiếng trở xuống là 15%.
Ở Mỹ, hiện có khoảng 17 triệu người từng bị ung thư, dựa trên các ước tính được công bố vào đầu tháng này.
Ngoài ra, việc không duy trì cân nặng hợp lý và lười tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Tập thể dục và các hoạt động thể chất khác giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư. (Hình minh họa: StoryBlocks)
Bác Sĩ Lin Yang, đồng tác giả nghiên cứu tại Cancer Care Alberta, Canada, cho biết: “Việc vừa ngồi lâu vừa ít hoạt động thể chất rất phổ biến ở những người sống sót sau ung thư tại Mỹ. Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần của những người sống sót và cải thiện phẩm chất cuộc sống của họ.”
Trong cuộc nghiên cứu này, Bác Sĩ Yang và các đồng nghiệp tại trường Washington University School of Medicine ở St. Louis, xem xét theo dõi các hoạt động thể chất và thời gian ngồi trung bình mỗi tuần của khoảng 1,535 người sống sót sau khi bị bệnh ung thư của Mỹ trong thời gian chín năm. (V.Giang) [qd]
January 7, 2022
ALBERTA, Canada (NV) – Ít tập thể dục làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và tử vong đối với những người sống sót sau ung thư, theo một nghiên cứu được JAMA Oncology công bố hôm Thứ Năm, 6 Tháng Giêng.
Bản tin hãng thông tấn UPI dẫn nghiên cứu này cho biết, gần 60% những người sống sót sau ung thư không tham gia vào hoạt động thể chất nào, trong khi 16% nói rằng họ tập thể dục ít hơn 150 phút/tuần, lượng thời gian mà Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến khích nên tập thể dục để duy trì sức khỏe.

Người từng bị ung thư được khuyến khích có các hoạt động thể chất đều đặn. (Hình minh họa: StoryBlocks) Ngoài ra, 35% những người sống sót sau ung thư ngồi trung bình từ 6 đến 8 tiếng/ngày, trong khi 25% người ngồi hơn 8 tiếng/ngày, theo nghiên cứu.
Nhóm những người ngồi hơn 8 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong tăng hơn 80% và tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tái phát.
Nghiên cứu này được thực hiện trong suốt chín năm.
Trong số những người không tập thể dục, 24% người chết trong thời gian nghiên cứu, trong đó có 9% là vì lý do ung thư. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong của người tập thể dục hơn 150 phút/tuần chỉ có 8%, với 3% là vì ung thư.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cho thấy 22% người ngồi từ 8 tiếng trở lên mỗi ngày qua đời, so với con số này ở nhóm người ngồi từ 4 tiếng trở xuống là 15%.
Ở Mỹ, hiện có khoảng 17 triệu người từng bị ung thư, dựa trên các ước tính được công bố vào đầu tháng này.
Ngoài ra, việc không duy trì cân nặng hợp lý và lười tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Tập thể dục và các hoạt động thể chất khác giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư. (Hình minh họa: StoryBlocks)
Bác Sĩ Lin Yang, đồng tác giả nghiên cứu tại Cancer Care Alberta, Canada, cho biết: “Việc vừa ngồi lâu vừa ít hoạt động thể chất rất phổ biến ở những người sống sót sau ung thư tại Mỹ. Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần của những người sống sót và cải thiện phẩm chất cuộc sống của họ.”
Trong cuộc nghiên cứu này, Bác Sĩ Yang và các đồng nghiệp tại trường Washington University School of Medicine ở St. Louis, xem xét theo dõi các hoạt động thể chất và thời gian ngồi trung bình mỗi tuần của khoảng 1,535 người sống sót sau khi bị bệnh ung thư của Mỹ trong thời gian chín năm. (V.Giang) [qd]
Re: Đời Sống Quanh Ta

Lòng Tự Trọng Của Chú Bé Đánh Giày.
Chiều đi làm về, trời nóng, anh tạt vào quán ngay gần công ty uống một ly cafe, chờ cho vãn người rồi về cho đỡ đông. Nhìn người đi trên đường ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại, anh chẳng muốn chen chúc làm gì cho mệt.
- Chú ơi đánh giầy không chú?
- ưmmm...Anh vùa cúi ngậm ống hút vừa lắc đầu.
- Rẻ mà chú, con chỉ xin cái bánh mì ăn cho đỡ đói thôi...
- Giầy chú sắp cho vào bảo tàng đến nơi rồi, thử hỏi người khác xem nhé!
Anh cười nhìn nó, nó xị mặt nhìn anh, buông thõng 2 vai có vẻ mệt mỏi rồi thất thểu đi ra mé cửa ngồi.
Bà chủ quán ngồi ngay đó cất giọng chua ngoa:
-Đi chỗ khác kiếm ăn đi 2 cái thằng kia! Chúng mày ngồi đó án ngữ thì ai dám vào hàng nhà tao nữa. Hãm tài vừa chứ!!! Đúng là cái miệng xinh không đồng nghĩa với những lời nói đẹp.
Sao có thể hắt hủi thân phận của một chú bé như vậy chứ. Anh với tay lấy chùm chìa khoá trên bàn gọi thanh toán, "từ giờ mình sẽ không bao giờ quay lại cái quán này nữa", anh lầm bầm.
Lao xe theo hướng 2 đứa nhỏ đi để tìm mà mãi không thấy. Bỗng anh nghe thấy tiếng thất thểu:
-Chú ơi... Anh giật mình, quay lại thấy thằng bé con đang ngồi sát ngay sau vách tường lúc nãy chìa tay ra.
-Sao lại ngồi đây? Anh cháu đâu?
- Anh đi kiếm đồ ăn rồi, chú ơi...đói...!!!
Tội nghiệp, thằng bé còm nhom, chắc chỉ tầm 3 - 4 tuổi, bằng đứa cháu con ông anh trai anh là cùng.
Đáng lẽ ra bây giờ nó phải đang được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, được đi mẫu giáo, có bố và có mẹ bên cạnh như bao đứa trẻ khác.
Thế mà...Anh lần túi quần ra được hơn 30k đưa cho nó:
-Này cháu, cầm bảo anh đi mua đồ ăn cho nhé!
-KHÔNGGG!!!...
Chưa kip đưa đến tay thằng bé thì thằng anh từ đâu chạy lại giật tay thằng em vào.
- Con cám ơn chú nhưng anh em con đâu phải ăn xin. Chú có lòng tốt thì để con đánh giầy cho chú.
Giọng nó có vẻ dứt khoát.
- Thế mày định để cho em nó đói chết à???
Nó cúi gằm mặt xuống không nói gì. Thằng em thì cứ cầm lấy tay anh giật giật. Anh bước gần đến ấn tiền vào tay thì nó lại hẩy ra, rồi nó quay ra ôm lấy đứa em.
- Thôi được rồi, thế qua quán nước mía kia ngồi chú trả công đánh giầy và mời 2 thằng nước mía. Được chưa?
Nó lí nhí:
_ Vâng, thế thì được ạ.
Vừa đặt cốc nước mía xuống bàn 2 đứa nó hút 1 mạch hết sạch, còn toàn đá. Anh quay qua chị bán nước giơ 2 ngón tay ý ra hiệu thêm 2 cốc nữa, chị hiểu ý, gật lia lịa.
Đơi 2 cốc nước nữa đến, anh bắt đầu chuyện.
_ Uống từ từ thôi không lạnh cổ, về đau họng đấy. Ngon không?
_ Dạ ngon ạ! Thằng bé con mút chùn chụt rồi quay sang anh.
_ Nước mía ngon quá anh hai, thế mà hôm trước anh bảo đắng lắm!
Nó cười hề hề rồi xoa đầu em. Thấy cốc thằng em đã gần hết, nó lấy cốc của mình đổ sang cho em.
_ Ơ, anh hai không uống à?
_ Không, anh không thích uống nước mía. Em uống nốt đi.
Nó nhìn xuống chân anh.
_ Giầy chú bẩn quá rồi, con đánh giầy cho chú nha.
_ OK! hy vọng nó còn đánh được. Không cần sạch quá đâu.
Anh vừa tụt đôi giầy vừa xỏ đôi dép tổ ong nó đưa. Mặt nó đen nhẻm, nhưng nhìn kỹ khá sáng sủa.
_ Cháu bao nhiêu tuổi?
_ Tám tuổi chú ạ.
_ Tám?
_ Dạ
_ Quá nhỏ!
Nó cười trừ: Con lớn rồi mà.
_ Mà sao cháu cứ xưng con với chú thế? Chú đâu quen cháu nhỉ.
_ Mẹ con bảo ra đường gặp người lớn phải xưng con hết, phải lễ phép với người lớn tuổi, mình không có gì thì cũng không để người ta coi thường được. Xưng con để thấy con người gần gũi nhau hơn chú ạ.
Anh lấy tay chống cằm thở dài. Mình còn cố chấp hơn một đứa con nít.
_ Thế mẹ cháu...à con đâu? Nhà ở đâu?
_ Mẹ con mất rồi ạ, gần 2 năm nay rồi. Nhà con ở đằng kia, nhưng bị phá rồi chú ơi. Người ta giải toả rồi, giờ tụi con ngủ ở sau chợ.
_ Thế bố của con ở đâu?
_ Con không có bố. Lúc sinh ra đến giờ con chỉ biết có mẹ thôi.
Con không được đến trường, mẹ dạy con viết, dạy con làm toán, cái gì mẹ cũng dạy con hết.
Nó vừa nói, 1 tay luồn vào trong giầy, 1 tay quệt xi thoăn thoắt, mặt chùng xuống. Anh cũng thôi không hỏi thêm nữa, quá khứ của mẹ chắc nó cũng chẳng biết đâu mà hỏi làm gì... Nhưng có điều, anh chắc chắn đó là một bà mẹ tốt. Cứ nhìn cách thằng bé ăn nói và đối xử với người khác thì biết, hẳn nó đã học rất nhiều từ mẹ.
Anh bế thằng bé con lên cho ngồi lên đùi, nó cười, nụ cười như chưa từng được một lần như thế. Nó còn bé quá, còn chưa biết điều gì đang đợi chờ ở phía trước.
_ Con định tích góp tiền để bữa nào nó lớn cho nó đến trường chú ạ, con không muốn nó giống như con. Nhưng mà sao giờ người ta khó quá, trước 1 ngày con đánh được 20 chục đôi giầy mà giờ chỉ được năm, sáu... Hôm mưa thì có khi chẳng có đôi nào. Không có cái cho nó ăn nên nó còm nhom.
_ Mà sao nhìn 2 đứa chả giống nhau nhỉ?
_ Dạ con nhặt được nó ở góc chợ, nó khóc to lắm, con không biết ai để nó ở đấy nữa.
_ Sao không đem nó trả lại, con có nuôi nổi nó đâu.
_ Biết người ta ở đâu mà trả chú? Người ta đâu có thương nó, bỏ nó giữa chợ thế kia còn gì. Ít ra con còn có chỗ ngủ, kiếm được cái ăn cho nó. Nó chẳng có gì.
_ Xong rồi . Có mấy chỗ con chà mãi không sạch.
_ Ừ, nó nát rồi thì sạch sao được, thế này là tốt lắm rồi, chú cảm ơn.
Hết bao nhiêu chú gửi tiền nào?
_ Dạ, 7 ngàn chú. Nhưng thôi ạ, chú cho anh em con uống nước mía coi như hoà rồi ạ.
_ Hoà là hoà thế nào, nước mía là chú mời bọn con. Đây, ví chú còn có ngần này, cầm lấy đưa em đi ăn cơm đi. Tối rồi.
_ Sao nhiều thế chú, con không dám cầm đâu. Mẹ con mắng đấy!
_ Sao con bảo mẹ con mất rồi? Không được nói dối nha, xấu lắm đấy.
_ Con không nói dối, mẹ con vẫn ở đây mà.
Nói rồi nó thò tay vào túi áo lôi ra cái ảnh be bé đen trắng có hình người phụ nữ tóc dài, đôi mắt buồn nhìn rất hiền.
Lần đầu tiên anh thấy những tia nắng vàng cuối ngày nặng trĩu trên khoé mắt đến thế... Anh xoa đầu nó:
_ Cầm lấy, coi như chú đặt trước cả tháng, mai lại đánh giầy cho chú nhé.
Nó lưỡng lự một hồi, cuối cùng chịu cầm rồi lí nhí:
_ Thế mai con sẽ đánh giầy cho chú nữa. Con cảm ơn chú!
_ Ừa...
Thằng anh cầm tay thằng em lững thững đi theo.
_ Bữa nào mình kiếm được tiền mình đi uống nước mía nữa nha anh hai, ngon lắm!!!
Anh nghe mà chẳng nhấc chân đươc lên. Giá mà ngay. lúc này chú có thể làm được điều gí đó tốt hơn cho 2 đứa.
Cảm ơn con, hôm nay là ngày may mắn của chú, con đã chỉ lại cho chú một con đường mà chú dường như đang mất dần niềm tin vào cái xã hội này. Chú vẫn tin là có điều kỳ diệu trên thế giới này, và con là một ví vụ. Cố gắng lên nhé! Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi..
Re: Đời Sống Quanh Ta
6 cách tiết kiệm xăng khi lái xe
January 19, 2022
LOS ANGELES, California (NV) – Trong tình trạng lạm phát hiện nay, giảm bớt chi phí là một điều cần thiết, đặc biệt về việc tiết kiệm nhiên liệu trong đi lại hằng ngày.
Giới chuyên gia từ Hiệp Hội Xe Hơi Mỹ (AAA) và Universal Technical Institute (UTI) đưa ra sáu điều các tài xế nên làm khi xe hơi sắp hết xăng.

AAA khuyến cáo tránh khởi động và tăng tốc xe nhanh, tránh thắng gấp để tiết kiệm nhiên liệu. (Hình minh họa: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images) 1-Nắm rõ vị trí cây xăng gần nhất
Điều đầu tiên nên làm là tấp xe vào lề và xác định vị trí trạm xăng gần nhất bằng cách sử dụng hệ thống định vị của xe hoặc điện thoại thông minh. Đừng lãng phí nhiên liệu bằng cách lái xe không mục đích với hy vọng tìm được một trạm xăng. Trang web của GasBuddy đang cập nhật các trạm xăng đang hoạt động hoặc hết xăng.
2-Lái xe chậm lại hơn
Theo AAA, xe hơi tiết kiệm nhiên liệu nhất ở tốc độ 56 đến 72 km/giờ và mức tiết kiệm nhiên liệu giảm đáng kể sau mức 72 km/giờ do lực cản không khí. Nếu có thể, đừng lái xe trên đường cao tốc liên bang và hãy đến đường địa phương để tìm trạm xăng gần nhất trong khu vực.
3-Tắt máy điều hòa không khí và các thiết bị không cần thiết khác
Ông Scott Keene, giám đốc giáo dục tại UTI ở Lisle, Illinois, giải thích rằng việc tắt điều hòa không khí làm giảm tiêu hao năng lượng động cơ, tiết kiệm lượng nhiên liệu quý giá. Ngoài máy điều hòa không khí chạy bằng dây đai ở hầu hết các xe hơi, điều hòa không khí cũng bật quạt cabin và một quạt tiêu thụ nhiều điện hơn phía sau bộ tản nhiệt xe hơi. Ngoài ra, hãy tắt loa trên xe, đặc biệt là loa công suất lớn, cùng với tất cả các thiết bị điện khác như sạc điện thoại với lý do tương tự.
4-Đóng cửa sổ
Mặc dù tắt điều hòa, tài xế vẫn cần đóng cửa sổ để giảm sức cản của gió trên xe.
5-Đừng khởi động và tăng tốc đột ngột
AAA khuyến cáo tránh khởi động và tăng tốc xe nhanh vì những thói quen này làm tăng đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu. Thay vào đó, hãy tăng tốc nhẹ nhàng để sang số sớm hơn và giảm vòng tua máy. Tài xế cũng nên tránh thắng gấp để tiết kiệm nhiên liệu. Khi đến gần đèn đỏ hoặc biển báo dừng, hãy từ từ bỏ chân ga và để xe tự đi cho đến khi dừng hẳn.
6-Tránh lộ trình phải leo dốc
Nếu ứng dụng chỉ đường tìm thấy hai trạm xăng gần đó và một trạm ở dưới dốc, hãy chọn trạm đó để tiết kiệm nhiên liệu.
Tài xế không nên chuyển hộp số về mức N khi đang xuống dốc. Xe hơi ngày nay được thiết kế để tắt vòi phun nhiên liệu và tiết kiệm xăng khi không nhấn ga, ngay cả khi lực quán tính giữ cho động cơ quay. Chuyển hộp số về mức N vẫn tiêu thụ xăng để giữ cho động cơ hoạt động để tài xế không bị mất lực bẻ lái và phanh, gây lãng phí.
Với sáu lời khuyên này và một chút may mắn, các tài xế sẽ có thể đến một trạm xăng phù hợp. Ngoài ra, không nên tạo thói quen lái xe với mức nhiên liệu thấp vì cặn bẩn lắng dưới đáy bình có thể bị hút vào động cơ và có thể làm tắc đường nhiên liệu, gây hại cho xe. (AXT) [qd]
January 19, 2022
LOS ANGELES, California (NV) – Trong tình trạng lạm phát hiện nay, giảm bớt chi phí là một điều cần thiết, đặc biệt về việc tiết kiệm nhiên liệu trong đi lại hằng ngày.
Giới chuyên gia từ Hiệp Hội Xe Hơi Mỹ (AAA) và Universal Technical Institute (UTI) đưa ra sáu điều các tài xế nên làm khi xe hơi sắp hết xăng.

AAA khuyến cáo tránh khởi động và tăng tốc xe nhanh, tránh thắng gấp để tiết kiệm nhiên liệu. (Hình minh họa: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images) 1-Nắm rõ vị trí cây xăng gần nhất
Điều đầu tiên nên làm là tấp xe vào lề và xác định vị trí trạm xăng gần nhất bằng cách sử dụng hệ thống định vị của xe hoặc điện thoại thông minh. Đừng lãng phí nhiên liệu bằng cách lái xe không mục đích với hy vọng tìm được một trạm xăng. Trang web của GasBuddy đang cập nhật các trạm xăng đang hoạt động hoặc hết xăng.
2-Lái xe chậm lại hơn
Theo AAA, xe hơi tiết kiệm nhiên liệu nhất ở tốc độ 56 đến 72 km/giờ và mức tiết kiệm nhiên liệu giảm đáng kể sau mức 72 km/giờ do lực cản không khí. Nếu có thể, đừng lái xe trên đường cao tốc liên bang và hãy đến đường địa phương để tìm trạm xăng gần nhất trong khu vực.
3-Tắt máy điều hòa không khí và các thiết bị không cần thiết khác
Ông Scott Keene, giám đốc giáo dục tại UTI ở Lisle, Illinois, giải thích rằng việc tắt điều hòa không khí làm giảm tiêu hao năng lượng động cơ, tiết kiệm lượng nhiên liệu quý giá. Ngoài máy điều hòa không khí chạy bằng dây đai ở hầu hết các xe hơi, điều hòa không khí cũng bật quạt cabin và một quạt tiêu thụ nhiều điện hơn phía sau bộ tản nhiệt xe hơi. Ngoài ra, hãy tắt loa trên xe, đặc biệt là loa công suất lớn, cùng với tất cả các thiết bị điện khác như sạc điện thoại với lý do tương tự.
4-Đóng cửa sổ
Mặc dù tắt điều hòa, tài xế vẫn cần đóng cửa sổ để giảm sức cản của gió trên xe.
5-Đừng khởi động và tăng tốc đột ngột
AAA khuyến cáo tránh khởi động và tăng tốc xe nhanh vì những thói quen này làm tăng đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu. Thay vào đó, hãy tăng tốc nhẹ nhàng để sang số sớm hơn và giảm vòng tua máy. Tài xế cũng nên tránh thắng gấp để tiết kiệm nhiên liệu. Khi đến gần đèn đỏ hoặc biển báo dừng, hãy từ từ bỏ chân ga và để xe tự đi cho đến khi dừng hẳn.
6-Tránh lộ trình phải leo dốc
Nếu ứng dụng chỉ đường tìm thấy hai trạm xăng gần đó và một trạm ở dưới dốc, hãy chọn trạm đó để tiết kiệm nhiên liệu.
Tài xế không nên chuyển hộp số về mức N khi đang xuống dốc. Xe hơi ngày nay được thiết kế để tắt vòi phun nhiên liệu và tiết kiệm xăng khi không nhấn ga, ngay cả khi lực quán tính giữ cho động cơ quay. Chuyển hộp số về mức N vẫn tiêu thụ xăng để giữ cho động cơ hoạt động để tài xế không bị mất lực bẻ lái và phanh, gây lãng phí.
Với sáu lời khuyên này và một chút may mắn, các tài xế sẽ có thể đến một trạm xăng phù hợp. Ngoài ra, không nên tạo thói quen lái xe với mức nhiên liệu thấp vì cặn bẩn lắng dưới đáy bình có thể bị hút vào động cơ và có thể làm tắc đường nhiên liệu, gây hại cho xe. (AXT) [qd]
- bichphuong
- Posts: 612
- Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
- Been thanked: 1 time
Re: Đời Sống Quanh Ta
10 tiểu bang ở Mỹ tốt nhất để nghỉ hưu năm 2022
January 30, 2022
WASHINGTON, DC (NV) – Không dễ quyết định về hưu sống ở đâu là tốt nhất. Do đó, thông tin sau đây từ trang web tài chính cá nhân WalletHub có lẽ sẽ hữu ích, theo CNBC hôm Thứ Bảy, 29 Tháng Giêng.
Trang web đặt trụ sở ở Washington, DC, vừa công bố bảng xếp hạng tiểu bang tốt nhất và tệ nhất để nghỉ hưu, dựa trên chi phí, phẩm chất cuộc sống và y tế.

Hai phụ nữ cao niên đi bộ trong khu mua sắm ở West Palm Beach, Florida, ngày 12 Tháng Ba, 2020. (Hình minh họa: Eva Marie Uzcategui/AFP via Getty Images) Tiểu bang tệ nhất để nghỉ hưu là New Jersey, kế đến là Mississippi và New York, theo WalletHub. Tiền bạc là yếu tố chính trong ba thứ hạng thấp nhất đó: New York là tiểu bang đứng chót về chi phí, theo sau là New Jersey; còn Mississippi xếp cuối bảng về phẩm chất cuộc sống.
Khi nói đến việc chọn nơi tốt nhất để nghỉ hưu, tiền bạc là yếu tố quan trọng thì không có gì đáng ngạc nhiên. Trong số những người Mỹ chưa nghỉ hưu, 26% không hề có kế hoạch nghỉ hưu, theo báo cáo của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) năm 2021.
Tuy nhiên, trung bình, người Mỹ có khoảng $400,000 để sinh sống sau khi nghỉ việc. Con số đó cao hơn ở những tiểu bang như Connecticut, nơi trung bình mỗi người về hưu có khoảng $520,000.
Nhưng nhiều người khác không chuẩn bị kỹ như vậy cho những năm không còn làm việc. Đó là lý do chi phí là một trong những yếu tố chính khi chọn nơi nghỉ hưu. Thực vậy, cả hai tiểu bang đứng đầu bảng xếp hạng của WalletHub – Florida và Virginia – đều nằm trong số 10 tiểu bang có chi phí thấp nhất nước Mỹ.
Sau đây là danh sách 10 tiểu bang tốt nhất để nghỉ hưu năm 2022:
1-Florida:
-Chi phí: Hạng 4
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 5
-Y tế: Hạng 27
2-Virginia
-Chi phí: Hạng 9
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 7
-Y tế: Hạng 13
3-Colorado
-Chi phí: Hạng 11
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 21
-Y tế: Hạng 4
4-Delaware
-Chi phí: Hạng 6
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 35
-Y tế: Hạng 15
5-Minnesota
-Chi phí: Hạng 36
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 3
-Y tế: Hạng 1
6-North Dakota
-Chi phí: Hạng 25
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 16
-Y tế: Hạng 16
7-Montana
-Chi phí: Hạng 14
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 18
-Y tế: Hạng 31
8-Utah
-Chi phí: Hạng 19
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 20
-Y tế: Hạng 26
Đồng hạng 9-Arizona
-Chi phí: Hạng 15
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 32
-Y tế: Hạng 24
Đồng hạng 9-New Hampshire
-Chi phí: Hạng 34
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 2
-Y tế: Hạng 8. (Th.Long) [qd]
January 30, 2022
WASHINGTON, DC (NV) – Không dễ quyết định về hưu sống ở đâu là tốt nhất. Do đó, thông tin sau đây từ trang web tài chính cá nhân WalletHub có lẽ sẽ hữu ích, theo CNBC hôm Thứ Bảy, 29 Tháng Giêng.
Trang web đặt trụ sở ở Washington, DC, vừa công bố bảng xếp hạng tiểu bang tốt nhất và tệ nhất để nghỉ hưu, dựa trên chi phí, phẩm chất cuộc sống và y tế.

Hai phụ nữ cao niên đi bộ trong khu mua sắm ở West Palm Beach, Florida, ngày 12 Tháng Ba, 2020. (Hình minh họa: Eva Marie Uzcategui/AFP via Getty Images) Tiểu bang tệ nhất để nghỉ hưu là New Jersey, kế đến là Mississippi và New York, theo WalletHub. Tiền bạc là yếu tố chính trong ba thứ hạng thấp nhất đó: New York là tiểu bang đứng chót về chi phí, theo sau là New Jersey; còn Mississippi xếp cuối bảng về phẩm chất cuộc sống.
Khi nói đến việc chọn nơi tốt nhất để nghỉ hưu, tiền bạc là yếu tố quan trọng thì không có gì đáng ngạc nhiên. Trong số những người Mỹ chưa nghỉ hưu, 26% không hề có kế hoạch nghỉ hưu, theo báo cáo của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) năm 2021.
Tuy nhiên, trung bình, người Mỹ có khoảng $400,000 để sinh sống sau khi nghỉ việc. Con số đó cao hơn ở những tiểu bang như Connecticut, nơi trung bình mỗi người về hưu có khoảng $520,000.
Nhưng nhiều người khác không chuẩn bị kỹ như vậy cho những năm không còn làm việc. Đó là lý do chi phí là một trong những yếu tố chính khi chọn nơi nghỉ hưu. Thực vậy, cả hai tiểu bang đứng đầu bảng xếp hạng của WalletHub – Florida và Virginia – đều nằm trong số 10 tiểu bang có chi phí thấp nhất nước Mỹ.
Sau đây là danh sách 10 tiểu bang tốt nhất để nghỉ hưu năm 2022:
1-Florida:
-Chi phí: Hạng 4
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 5
-Y tế: Hạng 27
2-Virginia
-Chi phí: Hạng 9
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 7
-Y tế: Hạng 13
3-Colorado
-Chi phí: Hạng 11
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 21
-Y tế: Hạng 4
4-Delaware
-Chi phí: Hạng 6
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 35
-Y tế: Hạng 15
5-Minnesota
-Chi phí: Hạng 36
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 3
-Y tế: Hạng 1
6-North Dakota
-Chi phí: Hạng 25
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 16
-Y tế: Hạng 16
7-Montana
-Chi phí: Hạng 14
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 18
-Y tế: Hạng 31
8-Utah
-Chi phí: Hạng 19
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 20
-Y tế: Hạng 26
Đồng hạng 9-Arizona
-Chi phí: Hạng 15
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 32
-Y tế: Hạng 24
Đồng hạng 9-New Hampshire
-Chi phí: Hạng 34
-Phẩm chất cuộc sống: Hạng 2
-Y tế: Hạng 8. (Th.Long) [qd]
Re: Đời Sống Quanh Ta
Người Khỏe Tại Sao Lại?
BS. Hoàng Tuyên
“Đột tử” thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Khi gặp gió lạnh mùa đông tràn về chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà không phòng bệnh.
Bài viết của Tác giả: Hoàng Tuyên (bác sĩ chuyên khoa nội lồng ngực và y học bệnh hiểm nghèo, bệnh viện Từ Tế Đài Trung) ngày 01 tháng 02 năm 2020. Người dịch Tô Duy Tiệp (tổ trưởng tổ Thiện Nguyện Việt Thăng Vân Lâm).
Hôm qua rất lạnh, toàn Đài Loan có khoảng 50 người bị đột tử, nếu cứ tiếp tục lạnh nữa e rằng sẽ có hàng trăm người bị đột tử.
Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những người đang khỏe mạnh, tai sao lại đột nhiên qua đời?
Đặc biệt với những người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống thuốc đúng giờ, cũng không hút thuốc, không thức đêm, không uống rượu, trước khi đột tử đều không có hiện tượng bất thường?
Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập tới, thì đúng rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử?
Tôi điều trị những bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo, phát hiện ra rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những thói quen hàng ngày, chứ không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm:
1. Khi tỉnh giấc là bật ngay dậy:
Vào mùa đông khi tỉnh dậy, ta nên nằm nán lại trên giường một lát rồi từ từ nhỏm dậy chứ không phải chui luôn khỏi tấm chăn ấm, chẳng ai đọ tốc độ xuống giường với bạn nhé!
Bạn cần biết rằng độ ấm trong chăn là để cứu mạng, đừng có đột nhiên kéo tuột đi cách giữ ấm này. Khi làn da không có phương pháp bảo vệ nào mà tiếp xúc ngay với không khí lạnh thì phản ứng là co lại khiến mạch máu trong cơ thể đương nhiên cũng sẽ co lại.
Hãy xác nhận rằng trước khi ra khỏi chăn ta đã mặc sẵn một cái áo khoác ấm để cơ thể và chân tay được ấm áp.
2. Lúc đánh răng rửa mặt:
Sau khi thức dậy, mọi người sẽ vào nhà vệ sinh, hãy hòa nước nóng và lạnh để có nước ấm, rồi mới đánh răng rửa mặt tránh toàn bộ mặt và mạch máu bị cấp đông mà co lại.
Đừng nghĩ rằng khi đánh răng rửa mặt thì chỉ bị lạnh một lát trên mặt, phòng tắm vừa ẩm vừa lạnh chính là nơi cần phải chú ý nhất.
3. Lúc cởi đồ:
Ngâm hay tắm bằng nước nóng thì rất thoải mái, nhưng bạn đừng quên rời khỏi nguồn nước nóng lúc đó ta chưa mặc đồ, khi những giọt nước ấm trên da đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh khiến cơ thể sẽ run lên bần bật. Hãy để khăn tắm ở nơi tiện lấy nhất, lập tức lau khô nước trên người, và mặc quần áo ngay, mùa đông không nên cởi bỏ quần áo quá lâu!
4. Bỏ qua phần tai và cổ:
Tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đột tử, trước khi chết cổ và tai đều không được bảo vệ, đừng nghĩ rằng mặc ấm cơ thể và chân tay là đã đủ ấm. Tai và cổ bị gió lạnh thổi qua, hai tai thiếu lớp mỡ để giữ ấm, cổ lại là nơi tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu của não và cơ thể, quàng khăn và bịt tai có thể bảo vệ bạn.
5. Mặc quần áo sai thứ tự:
Có lần tôi cấp cứu cho một bệnh nhân đột tử do trụy tim, khi y tá cắt bỏ quần áo mới phát hiện ra, anh ta mặc 2 áo thun và áo khoác, tức là không mặc áo len ngoài áo thun. Hãy mặc áo đúng kiểu "sandwich" với lớp trong cùng là lớp áo lót có thể thấm mồ hôi, rồi đến áo len để giữ thân nhiệt, bên ngoài mới là áo khoác chắn gió chống nước. Khi mặc sai thứ tự thì không giữ ấm được cho cơ thể thì dễ đột tử do mạch máu co thắt.
6. Đột tử do tập thể dục:
Tập thể dục là việc tốt, nhưng phải hiểu rõ sinh lý cơ thể của mình, nguyên nhân đột tử do tập thể dục thường thấy như :
- Không khởi động trước tập, dừng lại đột ngột khi tập thể dục với cường độ cao, thiếu ôxi tại những vùng núi cao, hoặc khi tập động tác không quen.
- Thông thường khi chúng ta đang ở trạng thái không vận động, máu sẽ chảy ngược về tâm nhĩ và chỉ cần “ co tĩnh mạch “ là đủ. Tuy nhiên khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn 6- 17 lần so với lúc không tập, và lưu lượng máu tới cơ cũng tăng lên 25 lần.
- Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, mạch máu của bạn sẽ phản ứng tiếp tục co lại, lúc này lượng máu về tim không đủ nên rất nguy hiểm dẫn đến đột tử.
- Ta cho rằng những trường hợp mặc áo ấm nhưng dễ bị đột tử vào đêm khuya và sáng sớm thì ngoài những người tập thể dục vào sáng sớm, thì đại đa phần đột tử tại nhà.
- Khi cái lạnh bao trùm, chúng ta thay đổi thói quen vẫn chưa đủ, cũng đừng lợi dụng sức trẻ mà không chú ý đến các biện pháp phòng tránh.
- Tỷ lệ đột tử tăng mạnh theo từng năm, độ tuổi phát bệnh càng trẻ hóa, lại dễ phát sinh ở những người có tình trạng sức khỏe tốt, ở độ tuổi trung niên, khiến người thân tiếc thương vô hạn.
Buổi sáng tốt lành! Hãy yêu thương gia đình, yêu thương bản thân. Khi trời chuyển lạnh, mọi người chú ý giữ ấm, đừng lơ là.
Xin vui lòng chuyển đến những người bạn quan tâm và yêu thương
Bác sĩ Hoàng Tuyên
BS. Hoàng Tuyên
“Đột tử” thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Khi gặp gió lạnh mùa đông tràn về chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà không phòng bệnh.
Bài viết của Tác giả: Hoàng Tuyên (bác sĩ chuyên khoa nội lồng ngực và y học bệnh hiểm nghèo, bệnh viện Từ Tế Đài Trung) ngày 01 tháng 02 năm 2020. Người dịch Tô Duy Tiệp (tổ trưởng tổ Thiện Nguyện Việt Thăng Vân Lâm).
Hôm qua rất lạnh, toàn Đài Loan có khoảng 50 người bị đột tử, nếu cứ tiếp tục lạnh nữa e rằng sẽ có hàng trăm người bị đột tử.
Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những người đang khỏe mạnh, tai sao lại đột nhiên qua đời?
Đặc biệt với những người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống thuốc đúng giờ, cũng không hút thuốc, không thức đêm, không uống rượu, trước khi đột tử đều không có hiện tượng bất thường?
Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập tới, thì đúng rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử?
Tôi điều trị những bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo, phát hiện ra rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những thói quen hàng ngày, chứ không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm:
1. Khi tỉnh giấc là bật ngay dậy:
Vào mùa đông khi tỉnh dậy, ta nên nằm nán lại trên giường một lát rồi từ từ nhỏm dậy chứ không phải chui luôn khỏi tấm chăn ấm, chẳng ai đọ tốc độ xuống giường với bạn nhé!
Bạn cần biết rằng độ ấm trong chăn là để cứu mạng, đừng có đột nhiên kéo tuột đi cách giữ ấm này. Khi làn da không có phương pháp bảo vệ nào mà tiếp xúc ngay với không khí lạnh thì phản ứng là co lại khiến mạch máu trong cơ thể đương nhiên cũng sẽ co lại.
Hãy xác nhận rằng trước khi ra khỏi chăn ta đã mặc sẵn một cái áo khoác ấm để cơ thể và chân tay được ấm áp.
2. Lúc đánh răng rửa mặt:
Sau khi thức dậy, mọi người sẽ vào nhà vệ sinh, hãy hòa nước nóng và lạnh để có nước ấm, rồi mới đánh răng rửa mặt tránh toàn bộ mặt và mạch máu bị cấp đông mà co lại.
Đừng nghĩ rằng khi đánh răng rửa mặt thì chỉ bị lạnh một lát trên mặt, phòng tắm vừa ẩm vừa lạnh chính là nơi cần phải chú ý nhất.
3. Lúc cởi đồ:
Ngâm hay tắm bằng nước nóng thì rất thoải mái, nhưng bạn đừng quên rời khỏi nguồn nước nóng lúc đó ta chưa mặc đồ, khi những giọt nước ấm trên da đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh khiến cơ thể sẽ run lên bần bật. Hãy để khăn tắm ở nơi tiện lấy nhất, lập tức lau khô nước trên người, và mặc quần áo ngay, mùa đông không nên cởi bỏ quần áo quá lâu!
4. Bỏ qua phần tai và cổ:
Tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đột tử, trước khi chết cổ và tai đều không được bảo vệ, đừng nghĩ rằng mặc ấm cơ thể và chân tay là đã đủ ấm. Tai và cổ bị gió lạnh thổi qua, hai tai thiếu lớp mỡ để giữ ấm, cổ lại là nơi tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu của não và cơ thể, quàng khăn và bịt tai có thể bảo vệ bạn.
5. Mặc quần áo sai thứ tự:
Có lần tôi cấp cứu cho một bệnh nhân đột tử do trụy tim, khi y tá cắt bỏ quần áo mới phát hiện ra, anh ta mặc 2 áo thun và áo khoác, tức là không mặc áo len ngoài áo thun. Hãy mặc áo đúng kiểu "sandwich" với lớp trong cùng là lớp áo lót có thể thấm mồ hôi, rồi đến áo len để giữ thân nhiệt, bên ngoài mới là áo khoác chắn gió chống nước. Khi mặc sai thứ tự thì không giữ ấm được cho cơ thể thì dễ đột tử do mạch máu co thắt.
6. Đột tử do tập thể dục:
Tập thể dục là việc tốt, nhưng phải hiểu rõ sinh lý cơ thể của mình, nguyên nhân đột tử do tập thể dục thường thấy như :
- Không khởi động trước tập, dừng lại đột ngột khi tập thể dục với cường độ cao, thiếu ôxi tại những vùng núi cao, hoặc khi tập động tác không quen.
- Thông thường khi chúng ta đang ở trạng thái không vận động, máu sẽ chảy ngược về tâm nhĩ và chỉ cần “ co tĩnh mạch “ là đủ. Tuy nhiên khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn 6- 17 lần so với lúc không tập, và lưu lượng máu tới cơ cũng tăng lên 25 lần.
- Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, mạch máu của bạn sẽ phản ứng tiếp tục co lại, lúc này lượng máu về tim không đủ nên rất nguy hiểm dẫn đến đột tử.
- Ta cho rằng những trường hợp mặc áo ấm nhưng dễ bị đột tử vào đêm khuya và sáng sớm thì ngoài những người tập thể dục vào sáng sớm, thì đại đa phần đột tử tại nhà.
- Khi cái lạnh bao trùm, chúng ta thay đổi thói quen vẫn chưa đủ, cũng đừng lợi dụng sức trẻ mà không chú ý đến các biện pháp phòng tránh.
- Tỷ lệ đột tử tăng mạnh theo từng năm, độ tuổi phát bệnh càng trẻ hóa, lại dễ phát sinh ở những người có tình trạng sức khỏe tốt, ở độ tuổi trung niên, khiến người thân tiếc thương vô hạn.
Buổi sáng tốt lành! Hãy yêu thương gia đình, yêu thương bản thân. Khi trời chuyển lạnh, mọi người chú ý giữ ấm, đừng lơ là.
Xin vui lòng chuyển đến những người bạn quan tâm và yêu thương
Bác sĩ Hoàng Tuyên
Re: Đời Sống Quanh Ta
Khi nào cần đề nghị người lớn tuổi ngưng lái xe
February 13, 2022 WASHINGTON, DC (NV) – Một lúc nào đó trong đời, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi liệu người thân lớn tuổi của họ còn có thể lái xe an toàn hay không. Dưới đây là cách nhận biết khi nào người thân của bạn nên hạn chế hoặc ngừng lái xe, theo AARP.
Mặc dù những thay đổi tự nhiên có thể xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta già đi, nhưng thời điểm hạn chế hoặc ngừng lái xe không phụ thuộc vào vấn đề tuổi tác. Đó là về khả năng lái xe của mỗi người.

Khi thấy người lớn tuổi phản ứng chậm đối với các tình huống bất ngờ, nên khuyên họ ngừng lái xe.
(Hình minh họa: Christophe Archambault/AFP via Getty Images)
Vì vậy, quan sát người thân lái xe và phát hiện các dấu hiệu lái xe không an toàn là bước đầu tiên để xác định thời điểm nói chuyện về việc dừng lái xe.
Như chúng ta đã biết, khả năng lái xe không chỉ là khả năng vận hành vật lý của một chiếc xe. Lái xe một cách an toàn đòi hỏi năng lực thể chất và nhận thức, kỹ năng lái xe tốt.
Dưới đây là một số dấu hiệu lái xe không an toàn:
–Phản ứng chậm đối với các tình huống bất ngờ.
–Dễ bị phân tâm khi lái xe.
–Thiếu tự tin khi lái xe.
–Gặp khó khăn khi chuyển làn vào hoặc duy trì làn đường chính xác.
–Xe chạm vào lề đường khi quẹo phải hoặc lùi xe.
–Xe, garage hoặc hộp thư có vết xước hoặc móp.
–Thường xuyên gặp tình huống nguy hiểm.
–Lái xe quá nhanh hoặc quá chậm.
Nếu nhận thấy người thân gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo này, điều đó cho thấy đã đến lúc bạn nên nói chuyện với họ.
Đầu tiên, hãy nhớ rằng nói chuyện về việc hạn chế hoặc ngừng lái xe là một vấn đề phức tạp và chiếm nhiều cảm xúc. Những người lớn tuổi họ có rất nhiều năm kinh nghiệm lái xe và họ trân trọng sự tự do, độc lập của việc tự mình chạy xe.
Hãy tham gia “We Need to Talk,” cuộc hội thảo trực tuyến miễn phí được phát triển cùng với Hartford và MIT AgeLab, để giúp bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện thông thường về vấn đề lái xe và các cách giúp người thân lớn tuổi tự đánh giá lại khả năng lái xe của mình.
Ngoài ra, “We Need to Talk” còn có thể giúp đưa ra các giải pháp khả thi cho nhu cầu di chuyển của người lớn tuổi, nhằm giúp họ vẫn có được sự độc lập và giảm bớt một số áp lực cho người thân. (AXT) [qd]
February 13, 2022 WASHINGTON, DC (NV) – Một lúc nào đó trong đời, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi liệu người thân lớn tuổi của họ còn có thể lái xe an toàn hay không. Dưới đây là cách nhận biết khi nào người thân của bạn nên hạn chế hoặc ngừng lái xe, theo AARP.
Mặc dù những thay đổi tự nhiên có thể xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta già đi, nhưng thời điểm hạn chế hoặc ngừng lái xe không phụ thuộc vào vấn đề tuổi tác. Đó là về khả năng lái xe của mỗi người.

Khi thấy người lớn tuổi phản ứng chậm đối với các tình huống bất ngờ, nên khuyên họ ngừng lái xe.
(Hình minh họa: Christophe Archambault/AFP via Getty Images)
Vì vậy, quan sát người thân lái xe và phát hiện các dấu hiệu lái xe không an toàn là bước đầu tiên để xác định thời điểm nói chuyện về việc dừng lái xe.
Như chúng ta đã biết, khả năng lái xe không chỉ là khả năng vận hành vật lý của một chiếc xe. Lái xe một cách an toàn đòi hỏi năng lực thể chất và nhận thức, kỹ năng lái xe tốt.
Dưới đây là một số dấu hiệu lái xe không an toàn:
–Phản ứng chậm đối với các tình huống bất ngờ.
–Dễ bị phân tâm khi lái xe.
–Thiếu tự tin khi lái xe.
–Gặp khó khăn khi chuyển làn vào hoặc duy trì làn đường chính xác.
–Xe chạm vào lề đường khi quẹo phải hoặc lùi xe.
–Xe, garage hoặc hộp thư có vết xước hoặc móp.
–Thường xuyên gặp tình huống nguy hiểm.
–Lái xe quá nhanh hoặc quá chậm.
Nếu nhận thấy người thân gặp phải một số dấu hiệu cảnh báo này, điều đó cho thấy đã đến lúc bạn nên nói chuyện với họ.
Đầu tiên, hãy nhớ rằng nói chuyện về việc hạn chế hoặc ngừng lái xe là một vấn đề phức tạp và chiếm nhiều cảm xúc. Những người lớn tuổi họ có rất nhiều năm kinh nghiệm lái xe và họ trân trọng sự tự do, độc lập của việc tự mình chạy xe.
Hãy tham gia “We Need to Talk,” cuộc hội thảo trực tuyến miễn phí được phát triển cùng với Hartford và MIT AgeLab, để giúp bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện thông thường về vấn đề lái xe và các cách giúp người thân lớn tuổi tự đánh giá lại khả năng lái xe của mình.
Ngoài ra, “We Need to Talk” còn có thể giúp đưa ra các giải pháp khả thi cho nhu cầu di chuyển của người lớn tuổi, nhằm giúp họ vẫn có được sự độc lập và giảm bớt một số áp lực cho người thân. (AXT) [qd]
Re: Đời Sống Quanh Ta

CHUYỆN BUỒN NGÀY VALENTINE Trong bức ảnh, một người đàn ông ngồi một mình lặng lẽ trong một tiệm ăn. Cạnh đó, là 2 ly rượu vang trắng, hai tấm thiệp Valentine đặt trên bàn, bên ngoài tấm card ghi dòng chữ “ You and Me”. Đối diện ông, là một chiếc ghế trống và chiếc bình đựng tro cốt của người đàn bà của đời ông.
Và, ông ôm mặt khóc....
Một phụ nữ ngồi bàn bên cạnh, cô Chasidy Gwaltney, đã vô tình chụp được khoảnh khắc này vào đúng dịp Valentine 14/2/2018 trong một bữa ăn trưa tại một nhà hàng ở bang Texas, Hoa Kỳ.
Khi cô share bức ảnh này trên fb của mình, nó đã chạm vào trái tim của tất cả những ai thấy được tấm hình ảnh này. Nó như một thông điệp muốn nhắc nhở tất cả chúng ta rằng, hãy yêu thương nửa kia của đời mình khi còn có thể.
Chủ nhân của tấm hình, cô Chadisy viết, "Chúng ta thường chẳng quan tâm tới bạn đời của mình. Chúng ta, thường quên một nụ hôn khi tạm biệt nhau, hay sao nhãng câu nói 'anh yêu em hay em yêu anh', hoặc bị cuốn vào những công việc dở dang đam mê khác mà quên mất rằng những điều nhỏ bé mình làm hàng ngày lại vô cùng ý nghĩa với nửa kia của mình".
Tuổi trẻ, ta thường mải mê đuổi theo những ước mơ sao phải kiếm thật nhiều tiền để mua được hạnh phúc. Đến tuổi già, khi may mắn đã có được nhiều tiền, thì cả tình và hạnh phúc đều đã nhạt phai.
Hãy trao nhau những gì ta đang có.
Nhỡ mai này không có để cho nhau.
Nguồn : dailymail
Re: Đời Sống Quanh Ta
Mất thẻ chích ngừa COVID-19, làm sao lấy lại?
February 20, 2022 WASHINGTON, DC (NV) – Trước đại dịch COVID-19, không ai có thể hình dung thẻ chích ngừa sẽ trở nên quan trọng như vậy. Hiện tại, đây là tấm vé đi xem ca nhạc, đi du lịch ở một số quốc gia và làm nhiều việc khác, theo CNN hôm Thứ Ba, 15 Tháng Hai.
Do đó, mất tấm thẻ này dễ khiến người ta lo lắng. Sau đây là vài cách giải quyết trường hợp mất thẻ chích ngừa.

Nhân viên y tế giới thiệu thẻ chích ngừa COVID-19 ở Los Angeles, California, hôm 11 Tháng Tám, 2021.
(Hình minh họa: Robyn Beck/AFP via Getty Images) Đừng liên lạc CDC
Gọi Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) xin cấp thẻ mới nghe có vẻ hợp lý vì logo cơ quan này nằm trên thẻ.
Tuy nhiên, CDC thực ra không phát thẻ cho từng người, mà chỉ cung cấp cho nơi chích ngừa, rồi nơi đó mới phát thẻ cho người đến chích. Như vậy cũng có nghĩa là CDC không theo dõi hồ sơ chích ngừa, do đó cũng không nên tốn thời gian hỏi CDC về chuyện này.
Có lẽ nằm trên mạng
Một số tiểu bang như Arizona cho phép cư dân xem hồ sơ chích ngừa trên mạng. Arizona dùng dịch vụ MyIR Mobile, một công ty hợp tác với vài cơ quan tiểu bang để kiểm tra hồ sơ chích ngừa, lấy hẹn chích ngừa, và quan trọng nhất là in ra hồ sơ chích ngừa chính thức. Washington, DC, Louisiana, Maryland, Mississippi, North Dakota, Washington và West Virginia cũng sử dụng dịch vụ này.
California, Colorado, Connecticut, Hawaii, Illinois, Indiana, Massachusetts, New Jersey, New York, Rhode Island và Utah dùng hệ thống trực tuyến riêng hoặc công ty bên ngoài để cư dân xem hồ sơ chích ngừa.
Cư dân Michigan, Minnesota, New Mexico, North Carolina, Oklahoma và Wisconsin có thể nộp đơn yêu cầu cung cấp hồ sơ chích ngừa.
Ai không thấy tiểu bang của mình được liệt kê ở trên thì nên chuyển sang kế hoạch B.

Bảng thông báo yêu cầu khách trình thẻ chích ngừa COVID-19 để vào French Quarter ở New Orleans, Louisiana, hôm 16 Tháng Tám, 2021. (Hình: Mario Tama/Getty Images) Liên lạc với nhà thuốc tây
Hàng triệu người Mỹ chích ngừa COVID-19 ở Walgreens, Walmart, CVS hay Rite Aid. Nếu mất thẻ chích ngừa, những người này coi như rất may mắn.
Khách hàng Walgreens nên liên lạc với tiệm Walgreens địa phương để lấy thẻ mới, theo phát ngôn viên Walgreens.
Người nào chích ngừa ở Walmart nào thì chỉ cần ghé qua nơi đó để lấy thẻ mới, phát ngôn viên Walmart cho hay. Nhân viên Walmart sẽ xác minh hồ sơ chích ngừa của khách, xác nhận hồ sơ thông qua hệ thống thông tin chích ngừa của tiểu bang, rồi cấp thẻ mới cho họ, phát ngôn viên này giải thích.
Người chích ngừa ở CVS thì có vài cách. Trước hết, có thể xem hồ sơ chích ngừa trong ứng dụng (app) CVS hay trên CVS.com, theo phát ngôn viên công ty này. Bất kỳ tiệm CVS nào cũng có thể in hồ sơ COVID-19, phát ngôn viên này cho biết thêm. Cuối cùng, nếu khách cung cấp địa chỉ email khi lấy hẹn chích ngừa online, CVS sẽ tự động gửi hồ sơ chích ngừa qua email cho khách.
Nếu chích ngừa ở Rite Aid, có thể vào tài khoản Rite Aid trên mạng để in hồ sơ chích ngừa. Công ty này còn hợp tác với dịch vụ thẻ chích ngừa điện tử CLEAR để khách có thể làm thẻ chích ngừa điện tử.
Còn cách nào khác?
Nếu không có cách nào nêu trên hiệu quả, hãy vào hệ thống thông tin chích ngừa của tiểu bang. Theo quy định, nơi chích ngừa phải nộp hồ sơ chích ngừa cho hệ thống này, theo CDC.
Họ có thể cung cấp bản sao hồ sơ chích ngừa nhưng không thể cấp thẻ mới.
Nếu đem hồ sơ chích ngừa đến phòng mạch bác sĩ, nhân viên ở đó có thể cấp thẻ mới. (Th.Long) [qd]
February 20, 2022 WASHINGTON, DC (NV) – Trước đại dịch COVID-19, không ai có thể hình dung thẻ chích ngừa sẽ trở nên quan trọng như vậy. Hiện tại, đây là tấm vé đi xem ca nhạc, đi du lịch ở một số quốc gia và làm nhiều việc khác, theo CNN hôm Thứ Ba, 15 Tháng Hai.
Do đó, mất tấm thẻ này dễ khiến người ta lo lắng. Sau đây là vài cách giải quyết trường hợp mất thẻ chích ngừa.

Nhân viên y tế giới thiệu thẻ chích ngừa COVID-19 ở Los Angeles, California, hôm 11 Tháng Tám, 2021.
(Hình minh họa: Robyn Beck/AFP via Getty Images) Đừng liên lạc CDC
Gọi Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) xin cấp thẻ mới nghe có vẻ hợp lý vì logo cơ quan này nằm trên thẻ.
Tuy nhiên, CDC thực ra không phát thẻ cho từng người, mà chỉ cung cấp cho nơi chích ngừa, rồi nơi đó mới phát thẻ cho người đến chích. Như vậy cũng có nghĩa là CDC không theo dõi hồ sơ chích ngừa, do đó cũng không nên tốn thời gian hỏi CDC về chuyện này.
Có lẽ nằm trên mạng
Một số tiểu bang như Arizona cho phép cư dân xem hồ sơ chích ngừa trên mạng. Arizona dùng dịch vụ MyIR Mobile, một công ty hợp tác với vài cơ quan tiểu bang để kiểm tra hồ sơ chích ngừa, lấy hẹn chích ngừa, và quan trọng nhất là in ra hồ sơ chích ngừa chính thức. Washington, DC, Louisiana, Maryland, Mississippi, North Dakota, Washington và West Virginia cũng sử dụng dịch vụ này.
California, Colorado, Connecticut, Hawaii, Illinois, Indiana, Massachusetts, New Jersey, New York, Rhode Island và Utah dùng hệ thống trực tuyến riêng hoặc công ty bên ngoài để cư dân xem hồ sơ chích ngừa.
Cư dân Michigan, Minnesota, New Mexico, North Carolina, Oklahoma và Wisconsin có thể nộp đơn yêu cầu cung cấp hồ sơ chích ngừa.
Ai không thấy tiểu bang của mình được liệt kê ở trên thì nên chuyển sang kế hoạch B.

Bảng thông báo yêu cầu khách trình thẻ chích ngừa COVID-19 để vào French Quarter ở New Orleans, Louisiana, hôm 16 Tháng Tám, 2021. (Hình: Mario Tama/Getty Images) Liên lạc với nhà thuốc tây
Hàng triệu người Mỹ chích ngừa COVID-19 ở Walgreens, Walmart, CVS hay Rite Aid. Nếu mất thẻ chích ngừa, những người này coi như rất may mắn.
Khách hàng Walgreens nên liên lạc với tiệm Walgreens địa phương để lấy thẻ mới, theo phát ngôn viên Walgreens.
Người nào chích ngừa ở Walmart nào thì chỉ cần ghé qua nơi đó để lấy thẻ mới, phát ngôn viên Walmart cho hay. Nhân viên Walmart sẽ xác minh hồ sơ chích ngừa của khách, xác nhận hồ sơ thông qua hệ thống thông tin chích ngừa của tiểu bang, rồi cấp thẻ mới cho họ, phát ngôn viên này giải thích.
Người chích ngừa ở CVS thì có vài cách. Trước hết, có thể xem hồ sơ chích ngừa trong ứng dụng (app) CVS hay trên CVS.com, theo phát ngôn viên công ty này. Bất kỳ tiệm CVS nào cũng có thể in hồ sơ COVID-19, phát ngôn viên này cho biết thêm. Cuối cùng, nếu khách cung cấp địa chỉ email khi lấy hẹn chích ngừa online, CVS sẽ tự động gửi hồ sơ chích ngừa qua email cho khách.
Nếu chích ngừa ở Rite Aid, có thể vào tài khoản Rite Aid trên mạng để in hồ sơ chích ngừa. Công ty này còn hợp tác với dịch vụ thẻ chích ngừa điện tử CLEAR để khách có thể làm thẻ chích ngừa điện tử.
Còn cách nào khác?
Nếu không có cách nào nêu trên hiệu quả, hãy vào hệ thống thông tin chích ngừa của tiểu bang. Theo quy định, nơi chích ngừa phải nộp hồ sơ chích ngừa cho hệ thống này, theo CDC.
Họ có thể cung cấp bản sao hồ sơ chích ngừa nhưng không thể cấp thẻ mới.
Nếu đem hồ sơ chích ngừa đến phòng mạch bác sĩ, nhân viên ở đó có thể cấp thẻ mới. (Th.Long) [qd]
Re: Đời Sống Quanh Ta
Kiev, còn đâu ngày tháng thanh bình!
Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel KIEV, Ukraine (NV) – Kiev thủ đô của Ukraine đã cho tôi rất nhiều ngạc nhiên trong suy tư từ cách sinh hoạt của người dân cho đến kiến trúc đền thờ, lịch sử và các thắng cảnh vây quanh thành phố.

Quảng trường St. Sophia ngày tháng thanh bình. (Hình: ATNT Tours & Travel) Tôi đã đến Kiev nhiều lần vào các tháng mùa Hè, tháng mà người dân Kiev cho là nóng nhất. Nhưng tôi luôn gặp may mắn, trời Kiev mưa rào trước đó ít ngày và thời tiết thật đẹp cho những ngày tôi lưu lại ở đây.
Trên chuyến bay từ Munich đến Kiev chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng thời gian này cũng đủ để tôi quan sát về những người Ukraine đi chung cùng chuyến bay. Nếu phải so sánh với những người dân Âu Châu khác, tôi cảm thấy người Ukraine thật dễ chịu, trật tự và họ không làm ồn ào trong suốt chuyến bay.
Mà quả thật thế, sau những ngày lưu lại Kiev tôi thật sự cảm thấy dễ chịu với người dân bản xứ từ việc mua quà đến quán ăn hay đi xe điện. Họ thân thiện, dễ làm quen và rất sùng đạo. Còn về vấn đề an toàn trên đường phố thì tệ trạng trộm cắp móc túi thì không có nước nào ở Âu Châu mà thiếu vắng cả, chỉ có ít hay nhiều mà thôi!
Đến với Kiev, có lẽ chúng ta cũng cần biết một thoáng qua về lịch sử của Ukraine. Trước thế kỷ 20 Ukraine bị lệ thuộc và ảnh hưởng nhiều vào các triều đại Nga Sa Hoàng của nước Nga. Sau khi đảng Cộng Sản Nga lật đổ Nga Sa Hoàng vào năm 1917, họ đã tạo thành một đế quốc Xô Viết rộng lớn và buộc các nước trong vòng kiểm soát của họ thành những Cộng Hòa Xô Viết.
Các Cộng Hòa Xô Viết được gom lại và gọi là Liên Bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô).

Sinh hoạt tại quảng trường chính của Kiev. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Ukraine là một Cộng Hòa Xô Viết trong đế quốc Liên Xô cho mãi đến năm 1989 thì đế quốc này bắt đầu tan rã và sụp đổ. Liên Bang Xô Viết chết hẳn từ đó, hai chữ Liên Xô không còn tồn tại từ năm 1990. Năm 1991 thì Ukraine tuyên bố thành một đất nước độc lập và tự chủ.
Hơn 30 năm đã trôi qua, Ukraine đang dần hòa nhịp vào nền kinh tế thị trường thế giới, ngành du lịch cũng trở thành một kỹ nghệ quan trọng đang phát triển ở đất nước này. Thế nhưng từ năm 2014, “người anh em Liên Bang Nga” trỗi dậy và chiếm đoạt mất đi bán đảo Crimea của Ukraine tạo ra một sự bất ổn trong khu vực này cho đến ngày nay. Kiev cũng mất đi sự ổn định từ đó.
Có một điều thú vị là trong quá khứ, lịch sử Ukraine cũng có một vài điểm gần với lịch sử Việt Nam vào thế kỷ 13. Năm 1240 Bạt Đô (cháu Thành Cát Tư Hãn) trên đường lui quân về thảo nguyên Mông Cổ đã tiến đánh và chinh phục thành phố Kiev, Bạt Đô đã tàn phá không thương tiếc gì thành phố này chỉ vì cái tội không chịu thần phục quân Mông. Mông Cổ đã thống trị ở đây hơn 100 năm. Năm 1257 bộ tướng Nguyên Mông Ngột Lương Hợp Thai trên đường vòng về qua ngõ Đại Lý (Vân Nam Trung Hoa) đã tiến đánh Đại Việt cũng vì cái tội không chịu thần phục họ, nhưng không hợp thủy thổ nên quân Nguyên Mông đã bị Đại Việt đẩy lùi.
Thế kỷ 13 là thế kỷ của đế quốc Mông Cổ thống trị trên một vùng đất vô cùng rộng lớn suốt từ phía Đông Âu Châu đến tận phía Nam Á Châu. Mông Cổ đã không thống trị được các miền đất Đông Nam Á Châu, nhưng họ đã thống trị phần đất Đông Âu hơn cả trăm năm trong đó có Kiev.

Thánh đường Saint Sophia tại Kiev. (Hình: ATNT Tours & Travel) Lịch sử thì như thế, nhưng ngày nay đến du ngoạn Kiev du khách không còn nhìn thấy một di tích nào của đế quốc Mông Cổ ngày xưa còn ghi dấu lại. Người ta chỉ có cơ hội được xem những di tích của đế quốc Xô Viết vừa mới sụp đổ vào hai thập niên trước. Những di tích này còn rất mới nhưng hình như người dân Ukraine không quan tâm lắm dến những công trình dưới thời Cộng Sản Xô Viết, chính phủ Ukraine đã bỏ tiền và công sức rất nhiều để trùng tu, phục chế lại những kiến trúc cổ của Ukraine đã bị thời gian, chiến tranh tàn phá, nhất là sự phá hoại của chế độ Cộng Sản đã từng ngự trị nơi đây có đến hơn 60 năm.
Dnieper River là một con sông lớn từ hướng Bắc chảy xuyên qua Kiev, sông chia thành phố làm hai. Phía bên trái thuận theo dòng sông chảy là một bình nguyên rất rộng được dành cho người dân cư trú, những tòa chung cư cao tầng cũng như những nhà cửa, khu mua sắm, hàng quán được xây dựng dồn tụ về đây. Không có những di tích nào nằm ở đây nên tour du lịch cũng không quan tâm lắm đến các khu vực “phía bên trái dòng sông”. Nhưng ngược lại, phía bên phải sông là những ngọn đồi cao với những tu viện, thánh đường, đại học, bảo tàng, phố cổ và pho tượng Motherland cao lớn đứng sừng sững bên dòng sông Dnieper.
Đáng kể nhất là công trình kiến trúc cổ của các ngôi thánh đường, của các pho tượng cổ cũng như các tòa nhà kiến trúc theo trường phái barrocco còn sót lại sau Đệ Nhị Thế Chiến. Các ngôi tu viện, thánh đường cổ này đều đã được trùng tu lại và là phần đẹp nhất của thủ đô Kiev.
Ukraine là quốc gia mà đa số người dân theo Chính Thống Giáo (Ukrainian Orthodox), vì thế các ngôi thánh đường đều được kiến trúc theo lối Ukrainian Baroque (pha trộn giữa hai trường phái Baroque và Byzantine). Hai trong số các tu viện thánh đường tại Kiev đều nằm trong danh sách di sản thế giới UNESCO. Đó là khu tu viện Kiev Pechersk Lavra và ngôi thánh đường Saint Sophia gần giữa trung tâm phố cổ. Còn phải kể thêm các ngôi nhà thờ như Church of the St. Michael, Church of the St. Andrew, Church of the Vladimir. Mỗi nhà thờ mang một kiến trúc màu sắc khác nhau, làm cho du khách ngẩn ngơ về những nét đẹp của nó mà không thấy nhàm chán dù phải xem nhiều Nhà thờ ở Kiev.

Tu viện Kiev Pechersk Lavra với tháp Bell-tower được UNESCO công nhận. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Kiev Pechersk Lavra là một khu tu viện cổ được xây cất trên ngọn đồi nhìn xuống dòng sông Dnieper. Tu viện bao gồm một tháp chuông lớn (Great Lavra Bell-tower), gồm bốn tầng, cao có đến 60 mét xây theo lối hình khối tròn. Kiến trúc của tháp đi kèm theo kiến trúc của thánh đường Dormition và cổng Gate Pechersk Lavra tạo thành một quần thể nhà thờ “tường trắng tháp vàng” trông rất là nhẹ nhàng thanh cao trong khu vực tu viện. Đặc biệt chỉ có ở đây tôi mới tìm được hình ảnh Đức Mẹ bế Chúa Giê-Su mặc áo choàng và mũ trắng tinh, hình ảnh mà tôi chưa hề thấy ở các ngôi nhà thờ nào khác. Đứng từ xa nhìn về quần thể khu tu viện Kiev Pechersk Lavra người ta mới thấy được cái không gian đẹp lạ lùng của nó.
Còn không gian của khu vực nhà thờ St. Andrew và thì được ngươì ta gọi là “Montmartre của Kiev” để ví như là khu “Montmartre của thành phố Paris.” Dĩ nhiên là chưa có thể bằng Paris nhưng cũng cho du khách một cái nhìn ngắm về một cái nét tương tự như Paris. Nơi đây cũng có người ngồi bán những họa tranh, những món hàng lưu niệm, những hình tượng nổi tiếng trong các bộ phim mà đã từng được quay nơi đây. Một tòa nhà nổi tiếng và được xưng tụng là “Castle of Richard the Lionheart” cũng ngự trị bên dưới chân đồi nhà thờ St. Andrew.
Nhưng nếu bạn quên không đến thăm khu quảng trường St. Sophia & St. Michael thì coi như thiếu đi 1/3 nét đẹp của Kiev. Một pho tượng nguyên soái Bogdan Khmelnytsky của thế kỷ 16 cỡi ngựa oai hùng dựng giữa quảng trường, phía sau là ngôi nhà thờ St. Michael Golden Domed với tường trắng, màu xanh tím nhạt với các chóp tháp vàng nổi bật. Phía trước là tháp chuông bốn tầng Bell-Tower và ngôi nhà thờ St. Sophia với màu sắc tưòng trắng mái xanh lục chóp tháp vàng. Không gian kiến trúc và màu sắc nhẹ nhàng của quảng trường làm dịu hẳn lòng lữ khách đến từ phương xa. Một không gian như thế tưởng chừng ít có thành phố nào so sánh được với Kiev.

Tượng Nguyên Soái Bogdan Khmelnytsky và nhà thờ St. Michael tại quảng trường St. Sophia (Hình: ATNT Tours & Travel)
Rời khỏi quảng trường St. Sophia, đi dọc theo con phố Sofiivska Str. ít phút là du khách lại đặt chân đến một quảng trường nhộn nhịp sầm uất khác. Đó là quảng trường Independence với con phố Kreshchatyk Str. nơi có đủ mọi cửa hàng hiệu nổi tiếng thế giới nằm dọc theo hai bên đường. Ngay giữa quảng trường, dưới lòng đất là một khu shopping Mall được xây cất giống hệt Shopping Mall tại Quảng Trường Đỏ (Red Square) ở Moscow. Nhưng cửa hàng ở đây không có nhiều “hàng hiệu” như ở phía bên trên phố.
Kiev buổi chiều tối mùa Hè vui lên hẳn, mùa Đông ở đây thường đến sớm vào Tháng Mười Hai nên người dân Kiev rất quý mùa Hè cho dù quá nóng. Ngày mùa Hè dài hơn và người ta được rong chơi trên hè phố lâu hơn. Tuy nhiên, đất nước “cách mạng màu cam” vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên Kiev vẫn còn nghèo.
Thuế cho các quán ăn và các dịch vụ, mua sắm lên đến 20%. Một đất nước nghèo, phải sống dưới chế độ Cộng Sản hơn 60 năm, đồng thời cũng chịu nhiều tang tóc lẫn khổ đau vào Đệ Nhị Thế Chiến. Chưa kể đến văn hóa Cộng Sản và tham nhũng len lỏi vào đời sống họ, thế mà họ vẫn có thái độ sống dễ chịu, thân thiện thì kể ra cũng là một điều đáng ngạc nhiên và rất lạ.
Kiev cho người du khách cảm nhận được sự thân thiện khác biệt hẳn giữa người dân Ukraine và Nga. Có lẽ muốn tẩy rửa văn hóa Cộng Sản trong đời sống, người dân Ukraine đã hướng về nền kinh tế thị trường và giá trị dân chủ phương Tây như Ba Lan, Czech, Slovakia, Hungary đã làm. Các đất nước này đã làm cho người dân của họ có đời sống tốt đẹp hơn lúc trước rất nhiều.

Thánh đường Dormition với kiến trúc tường trắng chóp tháp vàng lộng lẫy tuyệt đẹp. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Kiev nói riêng, Ukraine nói chung, bị chính phủ Nga xâm lược hôm 24 Tháng Hai. Trận chiến đang tiếp diễn và chắc chắn sẽ có hồi kết. Những gì để lại sau chiến tranh là sự tàn phá, sự vênh váo trơ trẽn của kẻ thắng và sự chấp nhận của người thua. Nhà nước chuyên chế Liên Bang Nga rõ ràng run sợ trước giá trị dân chủ của nhân loại nên đã không ngần ngại ỷ thế kẻ mạnh để tiến đánh xâm lược tàn phá Ukraine.
Có những thành phố đi qua chỉ để lại trong trí nhớ một chút gì nhẹ nhàng nhưng không sâu đậm, đôi lúc trí nhớ mình lại dễ quên mất đi “cái tên” thành phố mà mình đã đi qua. Nhưng cũng có những thành phố in thật sâu đậm vào trí nhớ về một hình ảnh, một nét văn hóa hay một điều gì đó mà mình chỉ cảm nhận được hơn là diễn giải ra bằng lời nói. Kiev, với tôi, là một trong số đó. (Trần Nguyên Thắng) [qd]
Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel KIEV, Ukraine (NV) – Kiev thủ đô của Ukraine đã cho tôi rất nhiều ngạc nhiên trong suy tư từ cách sinh hoạt của người dân cho đến kiến trúc đền thờ, lịch sử và các thắng cảnh vây quanh thành phố.

Quảng trường St. Sophia ngày tháng thanh bình. (Hình: ATNT Tours & Travel) Tôi đã đến Kiev nhiều lần vào các tháng mùa Hè, tháng mà người dân Kiev cho là nóng nhất. Nhưng tôi luôn gặp may mắn, trời Kiev mưa rào trước đó ít ngày và thời tiết thật đẹp cho những ngày tôi lưu lại ở đây.
Trên chuyến bay từ Munich đến Kiev chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng thời gian này cũng đủ để tôi quan sát về những người Ukraine đi chung cùng chuyến bay. Nếu phải so sánh với những người dân Âu Châu khác, tôi cảm thấy người Ukraine thật dễ chịu, trật tự và họ không làm ồn ào trong suốt chuyến bay.
Mà quả thật thế, sau những ngày lưu lại Kiev tôi thật sự cảm thấy dễ chịu với người dân bản xứ từ việc mua quà đến quán ăn hay đi xe điện. Họ thân thiện, dễ làm quen và rất sùng đạo. Còn về vấn đề an toàn trên đường phố thì tệ trạng trộm cắp móc túi thì không có nước nào ở Âu Châu mà thiếu vắng cả, chỉ có ít hay nhiều mà thôi!
Đến với Kiev, có lẽ chúng ta cũng cần biết một thoáng qua về lịch sử của Ukraine. Trước thế kỷ 20 Ukraine bị lệ thuộc và ảnh hưởng nhiều vào các triều đại Nga Sa Hoàng của nước Nga. Sau khi đảng Cộng Sản Nga lật đổ Nga Sa Hoàng vào năm 1917, họ đã tạo thành một đế quốc Xô Viết rộng lớn và buộc các nước trong vòng kiểm soát của họ thành những Cộng Hòa Xô Viết.
Các Cộng Hòa Xô Viết được gom lại và gọi là Liên Bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô).

Sinh hoạt tại quảng trường chính của Kiev. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Ukraine là một Cộng Hòa Xô Viết trong đế quốc Liên Xô cho mãi đến năm 1989 thì đế quốc này bắt đầu tan rã và sụp đổ. Liên Bang Xô Viết chết hẳn từ đó, hai chữ Liên Xô không còn tồn tại từ năm 1990. Năm 1991 thì Ukraine tuyên bố thành một đất nước độc lập và tự chủ.
Hơn 30 năm đã trôi qua, Ukraine đang dần hòa nhịp vào nền kinh tế thị trường thế giới, ngành du lịch cũng trở thành một kỹ nghệ quan trọng đang phát triển ở đất nước này. Thế nhưng từ năm 2014, “người anh em Liên Bang Nga” trỗi dậy và chiếm đoạt mất đi bán đảo Crimea của Ukraine tạo ra một sự bất ổn trong khu vực này cho đến ngày nay. Kiev cũng mất đi sự ổn định từ đó.
Có một điều thú vị là trong quá khứ, lịch sử Ukraine cũng có một vài điểm gần với lịch sử Việt Nam vào thế kỷ 13. Năm 1240 Bạt Đô (cháu Thành Cát Tư Hãn) trên đường lui quân về thảo nguyên Mông Cổ đã tiến đánh và chinh phục thành phố Kiev, Bạt Đô đã tàn phá không thương tiếc gì thành phố này chỉ vì cái tội không chịu thần phục quân Mông. Mông Cổ đã thống trị ở đây hơn 100 năm. Năm 1257 bộ tướng Nguyên Mông Ngột Lương Hợp Thai trên đường vòng về qua ngõ Đại Lý (Vân Nam Trung Hoa) đã tiến đánh Đại Việt cũng vì cái tội không chịu thần phục họ, nhưng không hợp thủy thổ nên quân Nguyên Mông đã bị Đại Việt đẩy lùi.
Thế kỷ 13 là thế kỷ của đế quốc Mông Cổ thống trị trên một vùng đất vô cùng rộng lớn suốt từ phía Đông Âu Châu đến tận phía Nam Á Châu. Mông Cổ đã không thống trị được các miền đất Đông Nam Á Châu, nhưng họ đã thống trị phần đất Đông Âu hơn cả trăm năm trong đó có Kiev.

Thánh đường Saint Sophia tại Kiev. (Hình: ATNT Tours & Travel) Lịch sử thì như thế, nhưng ngày nay đến du ngoạn Kiev du khách không còn nhìn thấy một di tích nào của đế quốc Mông Cổ ngày xưa còn ghi dấu lại. Người ta chỉ có cơ hội được xem những di tích của đế quốc Xô Viết vừa mới sụp đổ vào hai thập niên trước. Những di tích này còn rất mới nhưng hình như người dân Ukraine không quan tâm lắm dến những công trình dưới thời Cộng Sản Xô Viết, chính phủ Ukraine đã bỏ tiền và công sức rất nhiều để trùng tu, phục chế lại những kiến trúc cổ của Ukraine đã bị thời gian, chiến tranh tàn phá, nhất là sự phá hoại của chế độ Cộng Sản đã từng ngự trị nơi đây có đến hơn 60 năm.
Dnieper River là một con sông lớn từ hướng Bắc chảy xuyên qua Kiev, sông chia thành phố làm hai. Phía bên trái thuận theo dòng sông chảy là một bình nguyên rất rộng được dành cho người dân cư trú, những tòa chung cư cao tầng cũng như những nhà cửa, khu mua sắm, hàng quán được xây dựng dồn tụ về đây. Không có những di tích nào nằm ở đây nên tour du lịch cũng không quan tâm lắm đến các khu vực “phía bên trái dòng sông”. Nhưng ngược lại, phía bên phải sông là những ngọn đồi cao với những tu viện, thánh đường, đại học, bảo tàng, phố cổ và pho tượng Motherland cao lớn đứng sừng sững bên dòng sông Dnieper.
Đáng kể nhất là công trình kiến trúc cổ của các ngôi thánh đường, của các pho tượng cổ cũng như các tòa nhà kiến trúc theo trường phái barrocco còn sót lại sau Đệ Nhị Thế Chiến. Các ngôi tu viện, thánh đường cổ này đều đã được trùng tu lại và là phần đẹp nhất của thủ đô Kiev.
Ukraine là quốc gia mà đa số người dân theo Chính Thống Giáo (Ukrainian Orthodox), vì thế các ngôi thánh đường đều được kiến trúc theo lối Ukrainian Baroque (pha trộn giữa hai trường phái Baroque và Byzantine). Hai trong số các tu viện thánh đường tại Kiev đều nằm trong danh sách di sản thế giới UNESCO. Đó là khu tu viện Kiev Pechersk Lavra và ngôi thánh đường Saint Sophia gần giữa trung tâm phố cổ. Còn phải kể thêm các ngôi nhà thờ như Church of the St. Michael, Church of the St. Andrew, Church of the Vladimir. Mỗi nhà thờ mang một kiến trúc màu sắc khác nhau, làm cho du khách ngẩn ngơ về những nét đẹp của nó mà không thấy nhàm chán dù phải xem nhiều Nhà thờ ở Kiev.

Tu viện Kiev Pechersk Lavra với tháp Bell-tower được UNESCO công nhận. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Kiev Pechersk Lavra là một khu tu viện cổ được xây cất trên ngọn đồi nhìn xuống dòng sông Dnieper. Tu viện bao gồm một tháp chuông lớn (Great Lavra Bell-tower), gồm bốn tầng, cao có đến 60 mét xây theo lối hình khối tròn. Kiến trúc của tháp đi kèm theo kiến trúc của thánh đường Dormition và cổng Gate Pechersk Lavra tạo thành một quần thể nhà thờ “tường trắng tháp vàng” trông rất là nhẹ nhàng thanh cao trong khu vực tu viện. Đặc biệt chỉ có ở đây tôi mới tìm được hình ảnh Đức Mẹ bế Chúa Giê-Su mặc áo choàng và mũ trắng tinh, hình ảnh mà tôi chưa hề thấy ở các ngôi nhà thờ nào khác. Đứng từ xa nhìn về quần thể khu tu viện Kiev Pechersk Lavra người ta mới thấy được cái không gian đẹp lạ lùng của nó.
Còn không gian của khu vực nhà thờ St. Andrew và thì được ngươì ta gọi là “Montmartre của Kiev” để ví như là khu “Montmartre của thành phố Paris.” Dĩ nhiên là chưa có thể bằng Paris nhưng cũng cho du khách một cái nhìn ngắm về một cái nét tương tự như Paris. Nơi đây cũng có người ngồi bán những họa tranh, những món hàng lưu niệm, những hình tượng nổi tiếng trong các bộ phim mà đã từng được quay nơi đây. Một tòa nhà nổi tiếng và được xưng tụng là “Castle of Richard the Lionheart” cũng ngự trị bên dưới chân đồi nhà thờ St. Andrew.
Nhưng nếu bạn quên không đến thăm khu quảng trường St. Sophia & St. Michael thì coi như thiếu đi 1/3 nét đẹp của Kiev. Một pho tượng nguyên soái Bogdan Khmelnytsky của thế kỷ 16 cỡi ngựa oai hùng dựng giữa quảng trường, phía sau là ngôi nhà thờ St. Michael Golden Domed với tường trắng, màu xanh tím nhạt với các chóp tháp vàng nổi bật. Phía trước là tháp chuông bốn tầng Bell-Tower và ngôi nhà thờ St. Sophia với màu sắc tưòng trắng mái xanh lục chóp tháp vàng. Không gian kiến trúc và màu sắc nhẹ nhàng của quảng trường làm dịu hẳn lòng lữ khách đến từ phương xa. Một không gian như thế tưởng chừng ít có thành phố nào so sánh được với Kiev.

Tượng Nguyên Soái Bogdan Khmelnytsky và nhà thờ St. Michael tại quảng trường St. Sophia (Hình: ATNT Tours & Travel)
Rời khỏi quảng trường St. Sophia, đi dọc theo con phố Sofiivska Str. ít phút là du khách lại đặt chân đến một quảng trường nhộn nhịp sầm uất khác. Đó là quảng trường Independence với con phố Kreshchatyk Str. nơi có đủ mọi cửa hàng hiệu nổi tiếng thế giới nằm dọc theo hai bên đường. Ngay giữa quảng trường, dưới lòng đất là một khu shopping Mall được xây cất giống hệt Shopping Mall tại Quảng Trường Đỏ (Red Square) ở Moscow. Nhưng cửa hàng ở đây không có nhiều “hàng hiệu” như ở phía bên trên phố.
Kiev buổi chiều tối mùa Hè vui lên hẳn, mùa Đông ở đây thường đến sớm vào Tháng Mười Hai nên người dân Kiev rất quý mùa Hè cho dù quá nóng. Ngày mùa Hè dài hơn và người ta được rong chơi trên hè phố lâu hơn. Tuy nhiên, đất nước “cách mạng màu cam” vừa mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên Kiev vẫn còn nghèo.
Thuế cho các quán ăn và các dịch vụ, mua sắm lên đến 20%. Một đất nước nghèo, phải sống dưới chế độ Cộng Sản hơn 60 năm, đồng thời cũng chịu nhiều tang tóc lẫn khổ đau vào Đệ Nhị Thế Chiến. Chưa kể đến văn hóa Cộng Sản và tham nhũng len lỏi vào đời sống họ, thế mà họ vẫn có thái độ sống dễ chịu, thân thiện thì kể ra cũng là một điều đáng ngạc nhiên và rất lạ.
Kiev cho người du khách cảm nhận được sự thân thiện khác biệt hẳn giữa người dân Ukraine và Nga. Có lẽ muốn tẩy rửa văn hóa Cộng Sản trong đời sống, người dân Ukraine đã hướng về nền kinh tế thị trường và giá trị dân chủ phương Tây như Ba Lan, Czech, Slovakia, Hungary đã làm. Các đất nước này đã làm cho người dân của họ có đời sống tốt đẹp hơn lúc trước rất nhiều.

Thánh đường Dormition với kiến trúc tường trắng chóp tháp vàng lộng lẫy tuyệt đẹp. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Kiev nói riêng, Ukraine nói chung, bị chính phủ Nga xâm lược hôm 24 Tháng Hai. Trận chiến đang tiếp diễn và chắc chắn sẽ có hồi kết. Những gì để lại sau chiến tranh là sự tàn phá, sự vênh váo trơ trẽn của kẻ thắng và sự chấp nhận của người thua. Nhà nước chuyên chế Liên Bang Nga rõ ràng run sợ trước giá trị dân chủ của nhân loại nên đã không ngần ngại ỷ thế kẻ mạnh để tiến đánh xâm lược tàn phá Ukraine.
Có những thành phố đi qua chỉ để lại trong trí nhớ một chút gì nhẹ nhàng nhưng không sâu đậm, đôi lúc trí nhớ mình lại dễ quên mất đi “cái tên” thành phố mà mình đã đi qua. Nhưng cũng có những thành phố in thật sâu đậm vào trí nhớ về một hình ảnh, một nét văn hóa hay một điều gì đó mà mình chỉ cảm nhận được hơn là diễn giải ra bằng lời nói. Kiev, với tôi, là một trong số đó. (Trần Nguyên Thắng) [qd]