TIN HOA KỲ
TT Bush: Kế Hoạch Tái Thiết New Orleans Sẽ Lớn Nhất Trong Lịch Sử
NEW ORLEANS -- Giới quan sát chờ đợi TT Bush công bố kế họach tái thiết vùng thiên tai trong bài nói chuyện tối Thứ Năm. Cac cố vấn của TT soạn bài diễn văn gồm các chương trình huấn nghệ, tài trợ giáo dục, y tế và nâng đỡ doanh nghiệp nhỏ.
Tham vụ báo chí Scott McClellan cho biết sẽ có cac biện pháp giảm thuế để giúp cac doanh nghiệp lưu lại hoạt động.
Trong trích đoạn diễn văn của TT Bush do Bạch Ốc phổ biến trứơc cho báo chí cho biết rằng TT Bush sẽ noí với toàn dân rằng thiên tai cho thấy việc lập kế hoạch cấp cứu khẩn cấp chi tiết bây giờ là một “ưu tiên an ninh quốc gia.”
TT Bush sẽ nói trong diễn văn, “Làm hồi sinh toàn vùng nơi một triệu cư dân bị thất tán sẽ là một trong những nỗ lực taí thiết lớn nhất mà thế giùới từng thấy.”
Mặt khác, Thống Đốc Katheleen Blanco nhận phần trach nhiệm của tiểu bang và hứa giúp New Orleans trở thành to đẹp hơn trước bão - khi nói chuyện với các nhà lập pháp tiểu bang tại Baton Rouge, bà Blanco tuyên bố "Với những ai gợi ý không tái thiết New Orleans, xin hãy nghe cho rõ : chúng ta sẽ tái thiết".
Tham vụ báo chí Scott McClellan cho biết sẽ có cac biện pháp giảm thuế để giúp cac doanh nghiệp lưu lại hoạt động.
Trong trích đoạn diễn văn của TT Bush do Bạch Ốc phổ biến trứơc cho báo chí cho biết rằng TT Bush sẽ noí với toàn dân rằng thiên tai cho thấy việc lập kế hoạch cấp cứu khẩn cấp chi tiết bây giờ là một “ưu tiên an ninh quốc gia.”
TT Bush sẽ nói trong diễn văn, “Làm hồi sinh toàn vùng nơi một triệu cư dân bị thất tán sẽ là một trong những nỗ lực taí thiết lớn nhất mà thế giùới từng thấy.”
Mặt khác, Thống Đốc Katheleen Blanco nhận phần trach nhiệm của tiểu bang và hứa giúp New Orleans trở thành to đẹp hơn trước bão - khi nói chuyện với các nhà lập pháp tiểu bang tại Baton Rouge, bà Blanco tuyên bố "Với những ai gợi ý không tái thiết New Orleans, xin hãy nghe cho rõ : chúng ta sẽ tái thiết".
TT Bush dự Thánh Lễ Trong Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện
Từ Chối Tăng Thuế Cho Quỹ Tái Thiết Vùng Bão 200 Tỉ Đô
Sáng Thứ Sáu, TT Bush và phu nhân Laura dẫn đầu ngày toàn quốc cầu nguyện cho nạn nhân bão lụt trong thánh lễ tại nhà thờ quốc gia.
Ông tuyên bố "Trong giờ phút đau thương này, toàn dân đang nghĩ tới việc làm phía trước - sự tàn phá của bão là vưột quá khả năng kiểm soát của loài người, nhưng việc tái lập cac cộng đồng đổ vỡ và cuộc sống bị gián đoạn là trong tay của mọi người".
Ông nói "trách nhiệm tái thiết không là gánh nặng mà là cơ hội để phục vụ".
Theo tin từ thủ đô Washington, dân biểu CH Tom Davis vừa được cử làm chủ tịch Uûy Ban điều tra lưỡng viện để xem xét các khuyết điểm từ cấp địa phương đến liên bang.
TT Bush hôm Thứ Sáu cũng đã bác bỏ việc tăng thuế để chi trả cho chi phí tốn kém về tái thiết vùng bão lụt, nói rằng các chi tiêu chính phủ khác phải cắt để chi trả cho việc tái thiết dự kiến hơn 200 tỉ đô la.
Chi Tiết Về Kế Hoach Tái Thiết Dự Chi Hơn 200 Tỉ
Lên tiếng từ công viên Jackson giữa thành phố New Orleans tối Thứ 5, TT Bush loan báo kế hoạch tái thiết sau thiên tai của chính phủ có thể tốn kém 200 tỉ hay nhiều hơn, và cũng là đắt giá nhất thế giới từ trước tới nay - ông nói "Không thể tưởng tượng nước Mỹ thiếu New Orleans - thành phố tươi đẹp này sẽ sống lại".
TT Bush nhận rằng chính phủ liên bang đã không phản ứng thích nghi, 4 năm sau kinh nghiệm của vụ 11-9, dân chúng Hoa Kỳ có quyền trông đợi phản ứng hữu hiệu hơn ở thời điểm khẩn cấp - ông nhấn mạnh "Là TT, tôi chịu trach nhiệm về vấn đề, cũng như về giải pháp".
Ông đã chỉ thị cho cac Bộ Trưởng dự phần vào cuộc duyệt xét trong khi Bộ nội an được lệnh tức khắc xem lại kế hoạch khẩn cấp của từng thành phố lớn. Ông Bush mặc áo sơ mi thường trước hậu cảnh là nhà thờ St Louis được chiếu sáng - đây đó, công binh bơm nước ngập trong khi công nhân tiếp tục thu hồi xác chết.
Ông đề nghị các trương mục nâng đỡ công nhân trị giá 5000 MK về học nghề, tài trợ giáo dục và giữ trẻ trong lúc nạn nhân bão lụt tìm việc làm - ông đề nghị thành lập "vùng cơ hội" gồm Louisiana, Mississippi, Alabama giảm thuế để khuyến khích các cơ sở thương mại ở lại làm ăn.
Trong bài nói chuyện trực tiếp truyền hình 20 phút, ông cũng đề nghị với QH 1 dự luật về gia cư, biến đất công thặng dư thành đất thổ cư, phân phối bằng xổ số, để xây nhà bằng tài trợ của các tổ chức từ thiện.
Các đề nghị khác của Bạch Oác gồm : bồi hoàn cho cac tiểu bang 100% chi phí về chăm sóc sức khỏe và điều trị dân di tản đến hết năm 2006, bồi hoàn ước luợng 1.9 tỉ cho cac phí tổn về giáo dục cho học sinh di tản, tha tiền lời 6 tháng cho những khoản tiền vay đi học tổng cộng 100 triệu MK.
TT Bush cũng thông báo số điện thọai miễn phí để được giúp đỡ đoàn tụ gia đình. Khi nhắc tới thiếu sót của chính quyền, TT Bush biện hộ rằng bão Katrina không phải là 1 trận bão bình thường và hệ thống cứu trợ bình thường là không tương xứng.
Trả lời các chỉ trich rằng cứu trợ đáng lý đã phải nhanh hơn khi đa số cư dân gặp nạn là người nghèo và dân da đen, ông nói "Tình hình nghèo khó ấy đã bắt rễ trong lịch sử, chúng ta có bổn phận đối diện 1 cách can đảm" và loan báo rằng ông dự kiến đưa dân di tản từ cac trung tâm tạm trú đến ở tại các đơn vị gia cư mà chính phủ tài trợ vào khoảng giữa Tháng 10.
Không lâu sau, nghị sĩ John Kerry phê bình rằng "Lãnh đạo không phải là 1 bài diễn văn hay 1 số điện thoại miễn phí" - ông nói "Không ai nghi ngờ rằng New Orleans sẽ sống lại - điều dân chúng nghi ngờø là năng lực và sự cam kết cuả chính phủ này". Ngòai ra, chủ tịch Hạ Viện Dennis Hastert tuyên bố sau TT Bush rằng nhu cầu tái thiết sẽ tăng thêm nợ của liên bang và ông thông báo rằng các lãnh tụ CH sẵn sàng tiếp nhận các đề nghị hạn chế các chi tiêu của hành pháp.
Sáng Thứ Sáu, TT Bush và phu nhân Laura dẫn đầu ngày toàn quốc cầu nguyện cho nạn nhân bão lụt trong thánh lễ tại nhà thờ quốc gia.
Ông tuyên bố "Trong giờ phút đau thương này, toàn dân đang nghĩ tới việc làm phía trước - sự tàn phá của bão là vưột quá khả năng kiểm soát của loài người, nhưng việc tái lập cac cộng đồng đổ vỡ và cuộc sống bị gián đoạn là trong tay của mọi người".
Ông nói "trách nhiệm tái thiết không là gánh nặng mà là cơ hội để phục vụ".
Theo tin từ thủ đô Washington, dân biểu CH Tom Davis vừa được cử làm chủ tịch Uûy Ban điều tra lưỡng viện để xem xét các khuyết điểm từ cấp địa phương đến liên bang.
TT Bush hôm Thứ Sáu cũng đã bác bỏ việc tăng thuế để chi trả cho chi phí tốn kém về tái thiết vùng bão lụt, nói rằng các chi tiêu chính phủ khác phải cắt để chi trả cho việc tái thiết dự kiến hơn 200 tỉ đô la.
Chi Tiết Về Kế Hoach Tái Thiết Dự Chi Hơn 200 Tỉ
Lên tiếng từ công viên Jackson giữa thành phố New Orleans tối Thứ 5, TT Bush loan báo kế hoạch tái thiết sau thiên tai của chính phủ có thể tốn kém 200 tỉ hay nhiều hơn, và cũng là đắt giá nhất thế giới từ trước tới nay - ông nói "Không thể tưởng tượng nước Mỹ thiếu New Orleans - thành phố tươi đẹp này sẽ sống lại".
TT Bush nhận rằng chính phủ liên bang đã không phản ứng thích nghi, 4 năm sau kinh nghiệm của vụ 11-9, dân chúng Hoa Kỳ có quyền trông đợi phản ứng hữu hiệu hơn ở thời điểm khẩn cấp - ông nhấn mạnh "Là TT, tôi chịu trach nhiệm về vấn đề, cũng như về giải pháp".
Ông đã chỉ thị cho cac Bộ Trưởng dự phần vào cuộc duyệt xét trong khi Bộ nội an được lệnh tức khắc xem lại kế hoạch khẩn cấp của từng thành phố lớn. Ông Bush mặc áo sơ mi thường trước hậu cảnh là nhà thờ St Louis được chiếu sáng - đây đó, công binh bơm nước ngập trong khi công nhân tiếp tục thu hồi xác chết.
Ông đề nghị các trương mục nâng đỡ công nhân trị giá 5000 MK về học nghề, tài trợ giáo dục và giữ trẻ trong lúc nạn nhân bão lụt tìm việc làm - ông đề nghị thành lập "vùng cơ hội" gồm Louisiana, Mississippi, Alabama giảm thuế để khuyến khích các cơ sở thương mại ở lại làm ăn.
Trong bài nói chuyện trực tiếp truyền hình 20 phút, ông cũng đề nghị với QH 1 dự luật về gia cư, biến đất công thặng dư thành đất thổ cư, phân phối bằng xổ số, để xây nhà bằng tài trợ của các tổ chức từ thiện.
Các đề nghị khác của Bạch Oác gồm : bồi hoàn cho cac tiểu bang 100% chi phí về chăm sóc sức khỏe và điều trị dân di tản đến hết năm 2006, bồi hoàn ước luợng 1.9 tỉ cho cac phí tổn về giáo dục cho học sinh di tản, tha tiền lời 6 tháng cho những khoản tiền vay đi học tổng cộng 100 triệu MK.
TT Bush cũng thông báo số điện thọai miễn phí để được giúp đỡ đoàn tụ gia đình. Khi nhắc tới thiếu sót của chính quyền, TT Bush biện hộ rằng bão Katrina không phải là 1 trận bão bình thường và hệ thống cứu trợ bình thường là không tương xứng.
Trả lời các chỉ trich rằng cứu trợ đáng lý đã phải nhanh hơn khi đa số cư dân gặp nạn là người nghèo và dân da đen, ông nói "Tình hình nghèo khó ấy đã bắt rễ trong lịch sử, chúng ta có bổn phận đối diện 1 cách can đảm" và loan báo rằng ông dự kiến đưa dân di tản từ cac trung tâm tạm trú đến ở tại các đơn vị gia cư mà chính phủ tài trợ vào khoảng giữa Tháng 10.
Không lâu sau, nghị sĩ John Kerry phê bình rằng "Lãnh đạo không phải là 1 bài diễn văn hay 1 số điện thoại miễn phí" - ông nói "Không ai nghi ngờ rằng New Orleans sẽ sống lại - điều dân chúng nghi ngờø là năng lực và sự cam kết cuả chính phủ này". Ngòai ra, chủ tịch Hạ Viện Dennis Hastert tuyên bố sau TT Bush rằng nhu cầu tái thiết sẽ tăng thêm nợ của liên bang và ông thông báo rằng các lãnh tụ CH sẵn sàng tiếp nhận các đề nghị hạn chế các chi tiêu của hành pháp.
New Orleans: Có Điện 70-90% Đón 180,000 Dân Sắp Trở Về
NEW ORLEANS - Thị Trưởng Ray Nagin đã công bố kế hoạch mở cửa lại thành phố New Orleans trong tuần tới tại các khu vực ít ngập, gồm Phố Pháp, có thể thu hút 180,000 dân hồi cư - ông Nagin tuyên bố "Thành phố này sẽ thở lại - chúng ta sẽ có cuộc sống, có mua bán".
Thị Trưởng Nagin cho biết việc hồi sinh sẽ bắt đầu vào ngày Thứ 2 với phố Algiers, đối diện Phố Pháp bên kia sông Mississippi.
Khu Uptown gồm cac con đường có cây cối xanh tươi của phường Garden và cac lâu đài sẽ mở cửa lại vào ngày Thứ Tư và Thứ 6 tuần tới, và Phố Pháp ngày 26-9.
Điện đã tái lập từ 70 đến 90% ở những khu vực nêu trên - nước máy có thể dùng vào việc vệ sinh và chữa cháy nhưng không uống.
Hệ thống cống rãnh và công tac thu dọn rác đang hoạt động và ít nhất 2 bệnh viện có khả năng làm những việc cấp cứu.
Anh Javier Rosado, đang phụ lực dọn dẹp vũ trường Big Daddy nói "Nếu có điện, chúng tôi có thể đưa vũ nữ tới và bắt đầu hoạt động".
Các chủ nhân cũng đang nóng lòng chờ điện thắp sáng các bảng hiệu bằng đèn trên đường Bourbon. Ông Nagin thông báo rằng trung tâm nghị hội mà hàng ngàn dân di tản tạm trú sẽ trở thành trung tâm tái thiết - 3 cửa hàng bán lẻ sẽ mở tại đây để bán gỗ, vật liệu và các loại thực phẩm.
Nhưng, cư dân trở lại phải trình thẻ căn cước và tuân hành lệnh giới nghiệm từ xẩm tối đến bình minh.
Thị Trưởng Nagin dự kiến 250,000 người hồi cư trong 3 đến 6 tháng trước ngày trở lại dân số gần nửa triệu. Ông hô hào các Thị Trưởng khắp nước giúp đếm số dân New Orleans di tản để ông có thể tiếp xúc với họ về chương trình tái thiết.
Tuy nhiên, cuộc thăm dò của báo The Washington Post ghi nhận dưới 50% số dân New Orleans di tản tới Houston có ý định trở về.
Mặc dù Thị Trưởng Nagin đưa ra những tin sáng sủa, phần lớn New Orleans vẫn chỉ có thể đi lại bằng xuồng, và còn thấy xác chết thối rữa đây đó.
Công binh dự báo bơm cạn nước ở khu đông và cac giáo xứ kề cận vào khoảng cuối tháng này, sớm hơn dự báo trước 1 tuần. Số tử vong của 5 tiểu bang tính đến ngày Thứ 5 là 794, gồm 558 người của Louisiana.
Thị Trưởng Nagin cho biết việc hồi sinh sẽ bắt đầu vào ngày Thứ 2 với phố Algiers, đối diện Phố Pháp bên kia sông Mississippi.
Khu Uptown gồm cac con đường có cây cối xanh tươi của phường Garden và cac lâu đài sẽ mở cửa lại vào ngày Thứ Tư và Thứ 6 tuần tới, và Phố Pháp ngày 26-9.
Điện đã tái lập từ 70 đến 90% ở những khu vực nêu trên - nước máy có thể dùng vào việc vệ sinh và chữa cháy nhưng không uống.
Hệ thống cống rãnh và công tac thu dọn rác đang hoạt động và ít nhất 2 bệnh viện có khả năng làm những việc cấp cứu.
Anh Javier Rosado, đang phụ lực dọn dẹp vũ trường Big Daddy nói "Nếu có điện, chúng tôi có thể đưa vũ nữ tới và bắt đầu hoạt động".
Các chủ nhân cũng đang nóng lòng chờ điện thắp sáng các bảng hiệu bằng đèn trên đường Bourbon. Ông Nagin thông báo rằng trung tâm nghị hội mà hàng ngàn dân di tản tạm trú sẽ trở thành trung tâm tái thiết - 3 cửa hàng bán lẻ sẽ mở tại đây để bán gỗ, vật liệu và các loại thực phẩm.
Nhưng, cư dân trở lại phải trình thẻ căn cước và tuân hành lệnh giới nghiệm từ xẩm tối đến bình minh.
Thị Trưởng Nagin dự kiến 250,000 người hồi cư trong 3 đến 6 tháng trước ngày trở lại dân số gần nửa triệu. Ông hô hào các Thị Trưởng khắp nước giúp đếm số dân New Orleans di tản để ông có thể tiếp xúc với họ về chương trình tái thiết.
Tuy nhiên, cuộc thăm dò của báo The Washington Post ghi nhận dưới 50% số dân New Orleans di tản tới Houston có ý định trở về.
Mặc dù Thị Trưởng Nagin đưa ra những tin sáng sủa, phần lớn New Orleans vẫn chỉ có thể đi lại bằng xuồng, và còn thấy xác chết thối rữa đây đó.
Công binh dự báo bơm cạn nước ở khu đông và cac giáo xứ kề cận vào khoảng cuối tháng này, sớm hơn dự báo trước 1 tuần. Số tử vong của 5 tiểu bang tính đến ngày Thứ 5 là 794, gồm 558 người của Louisiana.
Tổng Thống Chavez tố cáo: Mỹ có kế hoạch xâm lăng Venezuela
Saturday, September 17, 2005
WASHINGTON - Tổng Thống Venezuela Hugo Chavez chiều thứ Sáu cho hay, ông có đủ tài liệu bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đang có kế hoạch xâm lăng quốc gia của ông.
Trong một buổi phỏng vấn của chương trình Nightline thuộc đài ABC, ông Chavez cho hay, kế hoạch đó gọi là “Balboa”, có liên quan đến sự sử dụng máy bay và hàng không mẫu hạm. Văn bản cuộc phỏng vấn này hiện vẫn còn trong chương trình Nightline.
Ông cho biết, binh sĩ Hoa Kỳ đã được gửi tới Curacao, một hòn đảo ngoài khơi tây bắc Venezuela. Ông cho rằng, việc Hoa Kỳ đưa ra lời giải thích rằng binh sĩ chỉ đến Curacao để giải trí và nghỉ ngơi, đó là một lời nói dối. Xuyên qua một thông dịch viên, ông Chavez cảnh giác, “Họ đang có nhiều chuyển động. Họ đang thực hiện nhiều chiến dịch.”
Ông nói thêm, “Chúng tôi đã có kế hoạch chống Balboa. Nghĩa là, nếu chính phủ Hoa Kỳ âm mưu tấn công, thì đó sẽ là một cuộc chiến kéo dài 100 năm. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng.”
Ông Chavez đã tham dự thượng đỉnh các vị lãnh đạo thế giới tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào tuần qua. Hôm thứ Năm, ông đã lên tiếng kết án cuộc chiến do Hoa Kỳ chủ đạo tại Iraq. Ðồng thời, ông cũng cho lãnh đạo các quốc gia khác biết rằng họ phải đưa trụ sở Liên Hiệp Quốc ra khỏi nội địa Hoa Kỳ.
Ðể chứng minh ý định xâm lăng Venezuela của Hoa Kỳ, Tổng Thống Chavez cho biết ông sẵn sàng gửi cho Ted Koppel, giám đốc chương trình Nightline các bản đồ cũng như bằng chứng. Ông nói, “Những gì tôi không nói với ông là làm sao mà chúng tôi lại có được những tài liệu này. Chúng tôi có được là xuyên qua tình báo quân sự.”
Ông cho rằng khi Hoa Kỳ tấn công, thì quốc gia này nên nhớ rằng sẽ không bao giờ nhận được một giọt dầu nào nữa của Venezuela.
Trước đây một mục sư Hoa Kỳ cũng lên tiếng thúc giục chính phủ Hoa Kỳ ám sát ông Chavez. Vị này sau đó đã xin lỗi. Tổng Thống Chavez là một trong những người chống đối mạnh mẽ nhất đối với cuộc hành quân của Hoa Kỳ tại Iraq. (DP)
Saturday, September 17, 2005
WASHINGTON - Tổng Thống Venezuela Hugo Chavez chiều thứ Sáu cho hay, ông có đủ tài liệu bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đang có kế hoạch xâm lăng quốc gia của ông.
Trong một buổi phỏng vấn của chương trình Nightline thuộc đài ABC, ông Chavez cho hay, kế hoạch đó gọi là “Balboa”, có liên quan đến sự sử dụng máy bay và hàng không mẫu hạm. Văn bản cuộc phỏng vấn này hiện vẫn còn trong chương trình Nightline.
Ông cho biết, binh sĩ Hoa Kỳ đã được gửi tới Curacao, một hòn đảo ngoài khơi tây bắc Venezuela. Ông cho rằng, việc Hoa Kỳ đưa ra lời giải thích rằng binh sĩ chỉ đến Curacao để giải trí và nghỉ ngơi, đó là một lời nói dối. Xuyên qua một thông dịch viên, ông Chavez cảnh giác, “Họ đang có nhiều chuyển động. Họ đang thực hiện nhiều chiến dịch.”
Ông nói thêm, “Chúng tôi đã có kế hoạch chống Balboa. Nghĩa là, nếu chính phủ Hoa Kỳ âm mưu tấn công, thì đó sẽ là một cuộc chiến kéo dài 100 năm. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng.”
Ông Chavez đã tham dự thượng đỉnh các vị lãnh đạo thế giới tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào tuần qua. Hôm thứ Năm, ông đã lên tiếng kết án cuộc chiến do Hoa Kỳ chủ đạo tại Iraq. Ðồng thời, ông cũng cho lãnh đạo các quốc gia khác biết rằng họ phải đưa trụ sở Liên Hiệp Quốc ra khỏi nội địa Hoa Kỳ.
Ðể chứng minh ý định xâm lăng Venezuela của Hoa Kỳ, Tổng Thống Chavez cho biết ông sẵn sàng gửi cho Ted Koppel, giám đốc chương trình Nightline các bản đồ cũng như bằng chứng. Ông nói, “Những gì tôi không nói với ông là làm sao mà chúng tôi lại có được những tài liệu này. Chúng tôi có được là xuyên qua tình báo quân sự.”
Ông cho rằng khi Hoa Kỳ tấn công, thì quốc gia này nên nhớ rằng sẽ không bao giờ nhận được một giọt dầu nào nữa của Venezuela.
Trước đây một mục sư Hoa Kỳ cũng lên tiếng thúc giục chính phủ Hoa Kỳ ám sát ông Chavez. Vị này sau đó đã xin lỗi. Tổng Thống Chavez là một trong những người chống đối mạnh mẽ nhất đối với cuộc hành quân của Hoa Kỳ tại Iraq. (DP)
New Orleans Lại Báo Nguy: Bão Rita Tới
NEW ORLEANS - Dưới áp lực TT Bush và các viên chức liên bang khác, Thị Trưởng New Orleans hôm Thứ Hai tuyên bố ngưng tái mở lại nhiều khu vực trong thành phố trong vài ngày tới vì cơ nguy đe dọa của một trận bão mới sắp tới, bão Rita, “Tôi lo ngại về trận bão sắp tới vùng vịnh nữa...” theo lời Thị Trưởng Ray Nagin.
Nguyên khởi, dự định mở cửa đón dân di tản trở về của Thị Trưởng Ray Nagin đã gây ra sự chỉ trich của cac viên chức liên bang và chuyên viên y tế - các giới này báo động rằng các dịch vụ của thành phố New Orleans chưa thể giải quyết được làn sóng người hồi cư.
Phó đề đốc Thad Allen hô hào Thị Trưởng Nagin đừng vội khi nước máy, điện thoại và số khẩn cấp 911 chưa sẵn sàng.
Ông Allen sợ rằng 1 trận bão khac, dù là nhỏ yếu hơn nhiều bão Katrina cũng có thể gây ngập lụt nữa vì hệ thống đê mới sửa chữa là mỏng manh, dễ vỡ.
Ông Joe Cappiello, phó chủ tịch của Hội bệnh viện, cũng dè chừng rằng 5, 6 bệnh viện hư hại quá mức có thể sửa chữa - sau 3 ngày quan sát, ông Cappiello cho biết hạ tầng cơ sở y tế của New Orleans không còn.
Mặc dù New Orleans có trên 12 bệnh viện, nhưng chưa nơi nào hoạt động bình thường được - bệnh viện nhi đồng thông báo cần thêm 10 ngày chuẩn bị.
Y viện Toura ở quận Garden, lớn nhất thành phố, báo tin sẽ mở của lại vào ngày Thứ Tư, là đầu tiên trong khu vực. Một số cư dân đã trở về cho biết họ không bị khó dễ ở cac nút chận trên xa lộ, trong khi công ty điện Entery báo tin điện sẽ được tái lập ở Phố Pháp vào ngày Thứ 6 và khu Uptown vào khoảng đầu tuần tới.
Vài trạm xăng đã bắt đầu bán ở ngoại ô Matairie cùng với vài quán càphê và qúan burger.
Theo cựu giám đốc y tế New Orleans, cac bệnh viện chưa khôi phục cac tiêu chuẩn nhưng thành phố muốn mở cửa càng sớm càng tốt. Phần bị ngập của thành phố New Orleans đang tiếp tục thu nhỏ trong khi cuộc tìm kiếm người chết tiếp tục bằng xuồng - số tử vong cập nhật của Louisiana là 646 và toàn vùng ven Vịnh Mexico là 883.
Nguyên khởi, dự định mở cửa đón dân di tản trở về của Thị Trưởng Ray Nagin đã gây ra sự chỉ trich của cac viên chức liên bang và chuyên viên y tế - các giới này báo động rằng các dịch vụ của thành phố New Orleans chưa thể giải quyết được làn sóng người hồi cư.
Phó đề đốc Thad Allen hô hào Thị Trưởng Nagin đừng vội khi nước máy, điện thoại và số khẩn cấp 911 chưa sẵn sàng.
Ông Allen sợ rằng 1 trận bão khac, dù là nhỏ yếu hơn nhiều bão Katrina cũng có thể gây ngập lụt nữa vì hệ thống đê mới sửa chữa là mỏng manh, dễ vỡ.
Ông Joe Cappiello, phó chủ tịch của Hội bệnh viện, cũng dè chừng rằng 5, 6 bệnh viện hư hại quá mức có thể sửa chữa - sau 3 ngày quan sát, ông Cappiello cho biết hạ tầng cơ sở y tế của New Orleans không còn.
Mặc dù New Orleans có trên 12 bệnh viện, nhưng chưa nơi nào hoạt động bình thường được - bệnh viện nhi đồng thông báo cần thêm 10 ngày chuẩn bị.
Y viện Toura ở quận Garden, lớn nhất thành phố, báo tin sẽ mở của lại vào ngày Thứ Tư, là đầu tiên trong khu vực. Một số cư dân đã trở về cho biết họ không bị khó dễ ở cac nút chận trên xa lộ, trong khi công ty điện Entery báo tin điện sẽ được tái lập ở Phố Pháp vào ngày Thứ 6 và khu Uptown vào khoảng đầu tuần tới.
Vài trạm xăng đã bắt đầu bán ở ngoại ô Matairie cùng với vài quán càphê và qúan burger.
Theo cựu giám đốc y tế New Orleans, cac bệnh viện chưa khôi phục cac tiêu chuẩn nhưng thành phố muốn mở cửa càng sớm càng tốt. Phần bị ngập của thành phố New Orleans đang tiếp tục thu nhỏ trong khi cuộc tìm kiếm người chết tiếp tục bằng xuồng - số tử vong cập nhật của Louisiana là 646 và toàn vùng ven Vịnh Mexico là 883.
Bão Rita tăng sức mạnh lên thành bão cấp 4, cấp 5
Rita trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất trong năm chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ
Bão Rita tiếp tục tăng sức mạnh một cách nhanh chóng vào lúc bão xoáy về phía vịnh Mexico. Hôm nay, Trung Tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ đã nâng cấp bão lên thành bão cấp 4, với những ngọn gió có tốc độ lên tới 217 kilomet/giờ.Từ một cơn bão nhiệt đới, Rita đã trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất trong năm chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ.Các nhà dự báo thời tiết nói rằng có phần chắc bão Rita sẽ đập vào tiểu bang Texas vào ngày thứ bẩy, nhưng cũng có thể đem mưa to gió lớn đến tiểu bang Louisiana, còn chưa kịp hồi phục sau cơn bão Katrina.
Mấy trăm người di tản do bão Katrina đang ở thành phố Houston trong bang Texas đang được chuyển lên hướng bắc qua tiểu bang Arkansas, trong khi các giới chức ở thành phố Galveston kêu gọi cư dân tự nguyện di tản.Các công ty dầu khí đã bắt đầu di chuyển các dàn khoan dầu trong vịnh Mexico. Bão Rita đã đập vào Florida Keys và Cuba hồi hôm qua đem theo mưa to gió lớn.nhưng không gây thiệt hại nghiêm trọng.
Bão Rita tàn phá Cuba và Hoa Kỳ
Bão Rita đã tàn phá bắc Cuba trong đó có Havana
Giới chức trách tại miền Nam Hoa Kỳ vừa bắt đầu di tản người dân vì có nguy cơ lớn từ bão Rita, vốn được dự báo sẽ mạnh dần lên sau khi qua miền bắc Cuba.
Bão Rita tới trong lúc người ta vẫn còn chưa thống kê được toàn bộ số người chết vì bão Katrina vốn đã tàn phá các bang quanh vùng vịnh Mexico. Và sau khi đã một lần trở tay không kịp vì bão Katrina, chính phủ Hoa Kỳ đang làm tất cả những gì họ có thể để giảm thiểu tác hại của bão mới.Thị trưởng New Orleans đã yêu cầu người dân không trở về nhà vì bão Rita đang trên đường tới vùng này.
Tại thành phố vốn đã bị ngập lụt do cơn bão Katrina cách đây ba tuần này cũng đã điều động 500 chiếc xe buýt để đưa những người mới trở về nhà rời khỏi thành phố.
Vài ngàn người Louisiana đi di tản đang tạm trú tại Texax lại bị rời đi một lần nữa tới Arkansas và Tennessee. Việc di tản mới này là sau khi một đợt áp thấp nhiệt đới mang tên Rita đang nhanh chóng biến thành một trận bão lớn khi đi qua vùng Florida và di chuyển về phía vịnh Mêhicô.
Thị trưởng thành phố New Orleans đã lên tiếng trấn an người dânÔng nói ông biết là nhiều người chưa có điều kiện trở về và đang nóng lòng muốn trở về nhưng ông kêu gọi người dân hãy nán chờ thêm một chút nữa sau khi cơn bão Rita qua đi.
Tư thế sẵn sàng
Tổng thống Bush cũng đã được báo cáo về những ảnh hưởng mà cơn bão Rita có thể gây ra mà người ta cho rằng sẽ gây ra đất lở tại Texas.Khi bão Rita đang ở vùng đảo Keys của Florida, thống đốc Jeb Bush đã kêu gọi người dân ở Keys ở lại nhà:
''Nếu quý vị chưa rời Keys, qúy vị hãy ở nguyên nơi quý vị đang ở hiện nay.''
''Đây không phải là lúc thích hợp để di tản. Nhiều người đã di tản trong ngày hôm qua và chúng tôi rất mừng quý vị đã làm như vậy.'''Nhưng ngày hôm nay là lúc tránh bão trong nhà. Chúng tôi nói với quý vị là hãy quay trở lại đừng dại bị chết đuối. Với sức gió hiện nay, di tản không còn thích hợp nữa.''
Theo dự báo, bão Rita sẽ đi qua thành phố bờ biển Galveston ở phía Nam Houston thuộc Texas, bang có tới 150.000 người Việt sinh sống chủ yếu tại hai thành phố này. Người dân ở Galveston hiện đã ở trong tư thế sẵn sàng di tản và theo phóng viên Trọng Kim của tờ Ngày nay tại Houston, người Việt Nam ở đây nếu phải di tản cũng sẽ không phải đi xa vì Houston là vùng đất cao và có thể là nơi tránh bão được. Ông cũng nói thêm những thảm họa ở New Orleans xảy ra chủ yếu do đê ngăn nước bị vỡ và địa thế ở New Orleans quá thấp.
Theo ông Trọng Kim, người Việt Nam từ bang Lousiana di tản sang Houston vì bão Katrina nay đã tạm ổn định trong các căn hộ dành cho người trú bão.
Havana bị 'tê liệt'
Các phóng viên nói rằng phần lớn mỏm Keys của Florida và Cuba đều không nằm vào tâm bão Rita. Tuy nhiên, lụt lội và thiệt hại tại vùng bị ảnh hưởng cũng khá lớn. Tại Key West, các biển tên đường phố đã bị bão cuốn bay, đường phá ở Miami bị ngập và hơn 11.000 gia đình bị mất điện.
Tại Cuba, khoảng 58.000 người trong đó có 6000 người ở Havana đã di tản khỏi vùng duyên hải phía bắc. Hãng tin AFP nói Havana đã gần như bị tê liệt và mọi người đều phải ở trong nhà vì gió to và mưa lớn. Mùa mưa bão kéo dài từ tháng sáu tới hết tháng mười một.
Bão Rita tiếp tục tăng sức mạnh một cách nhanh chóng vào lúc bão xoáy về phía vịnh Mexico. Hôm nay, Trung Tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ đã nâng cấp bão lên thành bão cấp 4, với những ngọn gió có tốc độ lên tới 217 kilomet/giờ.Từ một cơn bão nhiệt đới, Rita đã trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất trong năm chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ.Các nhà dự báo thời tiết nói rằng có phần chắc bão Rita sẽ đập vào tiểu bang Texas vào ngày thứ bẩy, nhưng cũng có thể đem mưa to gió lớn đến tiểu bang Louisiana, còn chưa kịp hồi phục sau cơn bão Katrina.
Mấy trăm người di tản do bão Katrina đang ở thành phố Houston trong bang Texas đang được chuyển lên hướng bắc qua tiểu bang Arkansas, trong khi các giới chức ở thành phố Galveston kêu gọi cư dân tự nguyện di tản.Các công ty dầu khí đã bắt đầu di chuyển các dàn khoan dầu trong vịnh Mexico. Bão Rita đã đập vào Florida Keys và Cuba hồi hôm qua đem theo mưa to gió lớn.nhưng không gây thiệt hại nghiêm trọng.
Bão Rita tàn phá Cuba và Hoa Kỳ
Bão Rita đã tàn phá bắc Cuba trong đó có Havana
Giới chức trách tại miền Nam Hoa Kỳ vừa bắt đầu di tản người dân vì có nguy cơ lớn từ bão Rita, vốn được dự báo sẽ mạnh dần lên sau khi qua miền bắc Cuba.
Bão Rita tới trong lúc người ta vẫn còn chưa thống kê được toàn bộ số người chết vì bão Katrina vốn đã tàn phá các bang quanh vùng vịnh Mexico. Và sau khi đã một lần trở tay không kịp vì bão Katrina, chính phủ Hoa Kỳ đang làm tất cả những gì họ có thể để giảm thiểu tác hại của bão mới.Thị trưởng New Orleans đã yêu cầu người dân không trở về nhà vì bão Rita đang trên đường tới vùng này.
Tại thành phố vốn đã bị ngập lụt do cơn bão Katrina cách đây ba tuần này cũng đã điều động 500 chiếc xe buýt để đưa những người mới trở về nhà rời khỏi thành phố.
Vài ngàn người Louisiana đi di tản đang tạm trú tại Texax lại bị rời đi một lần nữa tới Arkansas và Tennessee. Việc di tản mới này là sau khi một đợt áp thấp nhiệt đới mang tên Rita đang nhanh chóng biến thành một trận bão lớn khi đi qua vùng Florida và di chuyển về phía vịnh Mêhicô.
Thị trưởng thành phố New Orleans đã lên tiếng trấn an người dânÔng nói ông biết là nhiều người chưa có điều kiện trở về và đang nóng lòng muốn trở về nhưng ông kêu gọi người dân hãy nán chờ thêm một chút nữa sau khi cơn bão Rita qua đi.
Tư thế sẵn sàng
Tổng thống Bush cũng đã được báo cáo về những ảnh hưởng mà cơn bão Rita có thể gây ra mà người ta cho rằng sẽ gây ra đất lở tại Texas.Khi bão Rita đang ở vùng đảo Keys của Florida, thống đốc Jeb Bush đã kêu gọi người dân ở Keys ở lại nhà:
''Nếu quý vị chưa rời Keys, qúy vị hãy ở nguyên nơi quý vị đang ở hiện nay.''
''Đây không phải là lúc thích hợp để di tản. Nhiều người đã di tản trong ngày hôm qua và chúng tôi rất mừng quý vị đã làm như vậy.'''Nhưng ngày hôm nay là lúc tránh bão trong nhà. Chúng tôi nói với quý vị là hãy quay trở lại đừng dại bị chết đuối. Với sức gió hiện nay, di tản không còn thích hợp nữa.''
Theo dự báo, bão Rita sẽ đi qua thành phố bờ biển Galveston ở phía Nam Houston thuộc Texas, bang có tới 150.000 người Việt sinh sống chủ yếu tại hai thành phố này. Người dân ở Galveston hiện đã ở trong tư thế sẵn sàng di tản và theo phóng viên Trọng Kim của tờ Ngày nay tại Houston, người Việt Nam ở đây nếu phải di tản cũng sẽ không phải đi xa vì Houston là vùng đất cao và có thể là nơi tránh bão được. Ông cũng nói thêm những thảm họa ở New Orleans xảy ra chủ yếu do đê ngăn nước bị vỡ và địa thế ở New Orleans quá thấp.
Theo ông Trọng Kim, người Việt Nam từ bang Lousiana di tản sang Houston vì bão Katrina nay đã tạm ổn định trong các căn hộ dành cho người trú bão.
Havana bị 'tê liệt'
Các phóng viên nói rằng phần lớn mỏm Keys của Florida và Cuba đều không nằm vào tâm bão Rita. Tuy nhiên, lụt lội và thiệt hại tại vùng bị ảnh hưởng cũng khá lớn. Tại Key West, các biển tên đường phố đã bị bão cuốn bay, đường phá ở Miami bị ngập và hơn 11.000 gia đình bị mất điện.
Tại Cuba, khoảng 58.000 người trong đó có 6000 người ở Havana đã di tản khỏi vùng duyên hải phía bắc. Hãng tin AFP nói Havana đã gần như bị tê liệt và mọi người đều phải ở trong nhà vì gió to và mưa lớn. Mùa mưa bão kéo dài từ tháng sáu tới hết tháng mười một.
Người gốc Việt cứu trợ bão Katrina
Trung tá Lương Xuân Việt cùng đồng đội
Tổng thống Bush cam kết chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm bất kỳ điều gì và chi bất kỳ khoản nào có thể chi để tái thiết lại vùng Vịnh Mêhicô, khu vực miền Nam nước Mỹ bị bão Katrina.
Và cũng tại chính khu vực này thì một trung tá tiểu đoàn trưởng là người Mỹ gốc Việt đã được báo LA Times của Mỹ ca ngợi hết lời về nỗ lực cứu những người bị nạn trong đó có người gốc Việt trong những ngày qua.
Trung tá Lương Xuân Việt, tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn dù Hoa Kỳ thuộc sư đoàn thiện chiến 82 hàng đầu cho công tác viên BBC là Đinh Quang Anh Thái ở Hoa kỳ biết thêm về gì đã xảy ra:
Nghe phỏng vấn
Trung tá Lương Xuân Việt cho biết một ngày sau khi đơn vị của ông được điều động tới thì những người xấu làm việc cướp phá hôi của đã bỏ chạy hết.
Ông cho biết họ dùng thuyền cao su để đi cứu người và trong vòng mấy ngày đơn vị ông đã cứu được chừng 500 người từ những khu nhà ngập nước ô nhiễm nặng.
Ông Việt cũng cho biết đã chứng kiến nhiều cảnh rất bi đát, tuy nhiên họ đã tiến hành di chuyển những người già cả, tàn tật và trẻ em đi trước.
Có một số gia đình người Việt đã được đơn vị của Trung tá Lương Xuân Việt cứu giúp.
Ông cũng kể về trường hợp một gia đình người Việt nhất định không chịu rời bỏ nhà cửa mặc dù đã được phi công Mỹ thuyết phục suốt một ngày trời, nhưng cuối cùng họ cũng đã bằng lòng rời đi sau khi nói chuyện với ông, cũng là một người gốc Việt.
Điều đặc biệt đó là đây cũng là một gia đình cựu chiến binh Việt Nam, và nó gợi dậy tình đồng hương, tình đồng đội ở những người Việt hiện đang sinh sống trên đất Mỹ.
Đài BBC

Trung tá Lương Xuân Việt cùng đồng đội
Tổng thống Bush cam kết chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm bất kỳ điều gì và chi bất kỳ khoản nào có thể chi để tái thiết lại vùng Vịnh Mêhicô, khu vực miền Nam nước Mỹ bị bão Katrina.
Và cũng tại chính khu vực này thì một trung tá tiểu đoàn trưởng là người Mỹ gốc Việt đã được báo LA Times của Mỹ ca ngợi hết lời về nỗ lực cứu những người bị nạn trong đó có người gốc Việt trong những ngày qua.
Trung tá Lương Xuân Việt, tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn dù Hoa Kỳ thuộc sư đoàn thiện chiến 82 hàng đầu cho công tác viên BBC là Đinh Quang Anh Thái ở Hoa kỳ biết thêm về gì đã xảy ra:
Nghe phỏng vấn
Trung tá Lương Xuân Việt cho biết một ngày sau khi đơn vị của ông được điều động tới thì những người xấu làm việc cướp phá hôi của đã bỏ chạy hết.
Ông cho biết họ dùng thuyền cao su để đi cứu người và trong vòng mấy ngày đơn vị ông đã cứu được chừng 500 người từ những khu nhà ngập nước ô nhiễm nặng.
Ông Việt cũng cho biết đã chứng kiến nhiều cảnh rất bi đát, tuy nhiên họ đã tiến hành di chuyển những người già cả, tàn tật và trẻ em đi trước.
Có một số gia đình người Việt đã được đơn vị của Trung tá Lương Xuân Việt cứu giúp.
Ông cũng kể về trường hợp một gia đình người Việt nhất định không chịu rời bỏ nhà cửa mặc dù đã được phi công Mỹ thuyết phục suốt một ngày trời, nhưng cuối cùng họ cũng đã bằng lòng rời đi sau khi nói chuyện với ông, cũng là một người gốc Việt.
Điều đặc biệt đó là đây cũng là một gia đình cựu chiến binh Việt Nam, và nó gợi dậy tình đồng hương, tình đồng đội ở những người Việt hiện đang sinh sống trên đất Mỹ.
Đài BBC
Người Việt ở Houston và Galveston: Đi thì dở mà ở thì lo
Thursday, September 22, 2005
Nguyễn Ngọc Chấn, Nguyễn Trung Tín, Ðỗ Dzũng thực hiện
WESTMINSTER, California (NV) - Sáng thứ Năm 22 tháng 9, 2005, sau khi được khuyến cáo tình trạng bão Rita, người Việt Nam tại Houston lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan.” Có người muốn di tản nhưng không đủ xăng vì được tin “hàng triệu người di tản đang kẹt trên đường.”
Rút kinh nghiệm Katrina, mà cũng có thể vì tác động tâm lý của Katrina quá lớn, người Việt tại Houston đã quyết định di tản. Ông Vũ Lê Hữu Chí, 41 tuổi, cư dân Houston, cho biết: “Hình như dân cư Houston khu Việt Nam đi gần hết.” Ông Chí, cùng vợ, lái xe 12 tiếng đi từ Houston đến Austin. Ông Chí cho biết lái 12 tiếng là nhanh, nhiều người khác lái hoài không tới vì kẹt trên xa lộ. Tay cầm thiết bị định vị GPS, ông Chí tách ra khỏi các xa lộ đông người và đi vào các đường trong và các con lộ nhỏ đi qua các nông trại.
Từ đêm hôm qua thứ Tư 21 tháng Chín, cô Nguyễn Ngọc Như Uyên quyết định lái xe từ Houston đến Austin. Cô Như Uyên đã phải đi nhích từ từ trên xa lộ trong 12 tiếng đồng hồ mà chưa tới được Austin bình thường chỉ tốn có hai giờ rưỡi.
Ðồng hương đến Dallas tìm nơi trú ngụ có thể liên lạc Chùa Pháp Quang tại Dallas qua điện thoại và email:
Trung Tam PG KV: (972) 264-1285
Email: thaytrihien@yahoo.com
Htr. Minh Hoa: (972) 423-6845
Email: binhnguyen108@yahoo.com
Htr. Tam Phung: (817) 453-4535
Tam Phung: (817) 453-4535
Email: tam_phung@sbcglobal.com
Trong khi đó, một người Việt khác, tên Hoàng Nguyễn, làm nghề biển, thì cố thủ tại chỗ. Ông cho biết: “Bữa trước không đi bây giờ có muốn đi cũng không được vì mấy cây xăng Houston đóng cửa hết, xa lộ thì kẹt cứng. Nhưng anh cho biết thêm các ngôi chợ Việt Nam như Việt Hoa, Hồng Kông vẫn mở cửa, số người Việt Nam di tản chừng 20 đến 30 phần trăm chứ không nhiều. Chỉ là tội nghiệp mấy người chạy từ New Oleans sang, bây giờ khách chủ phải dắt díu nhau đi nữa.”
Trong khi đó Sư Ông Trí Hiền tại chùa Pháp Quang, Dallas, thì cho biết là Chùa sẵn sàng đón đồng bào về cư ngụ tạm. Bà Tâm Phùng, Ban Hướng Dẫn Miền Tịnh Khiết và Huynh trưởng Minh Hòa, đã cố liên lạc với các em và gia đình để sắp chổ nghĩ nếu có em nào tới được Dallas. Tuy nhiên đến 12 giờ trưa nay vẫn chưa thấy ai tới.
Trong cuộc điện đàm với Thượng Tọa Nguyên Hạnh, trụ trì Chùa Việt Nam tại Houston, thầy cho Người Việt biết: “Ðang bận rộn sắp chỗ cho mọi người. Hiện nay Chùa Việt Nam đã có 400 người xin trú ngụ tuy nhiên chỉ có chừng 40 người thực sự đến Chùa trong lúc này mà thôi.” Thầy cho biết là thứ Bảy hay Chủ Nhật, khi Rita qua đi, lúc đó mới thật sự biết tình hình ra sao.
Bà Lê Thị Phi Loan, 40 tuổi, cư dân vùng Northwest của Houston cho biết: “Ða số là cư dân vùng Southwest, Bellair hoặc Sugarland di tản. Ông xã tôi quyết định ở lại vì có lẽ vùng chúng tôi ở chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Tuy nhiên, chúng tôi đã mua đủ đồ ăn dự trữ trong nhà, nếu có gì thì bỏ chạy. Nếu trưa mai có chuyện gì, chúng tôi sẽ chạy lên phía Bắc tới Conroe, khoảng 45 dặm, hoặc có thể xa hơn nữa là đến Huntsville, khoảng 80 dặm, để tránh bão.”
Hiện nay, theo lời bà Phi Loan, các hãng xưởng và khu thương mại đóng cửa toàn bộ. Các chợ đã bán sạch hàng hóa. Bà cho biết thêm: “Chiều nay Wal-Mart sẽ đóng cửa.” Trong khi đó, xa lộ 10 và 45 đầy nghẹt xe, nhiều chiếc không còn xăng, phải đậu lại bên lề đường. Những chiếc khác chạy không dám mở máy lạnh để tiết kiệm nhiên liệu. Bà Phi Loan lúng túng: “Chúng tôi chẳng biết làm sao cả. Chỉ biết cầu nguyện mong cho bão chuyển hướng.”
Chưa đầy một tháng trước, đồng bào Texas đã dang tay chào đón, giúp đỡ bà con từ New Orleans qua lánh nạn, bây giờ chính họ chuẩn bị lâm nạn kinh khủng tương tự.
Ông Lê Văn Ba, một cư dân New Orleans, muốn “tử thủ” để canh chừng cửa tiệm bán đồ hải sản ở khu Versailles, nhưng, khi tình hình biến động, cảnh sát địa phương đến tận nhà hộ tống gia đình ông và mấy người bạn đồng hành ra xa lộ, bắt buộc chạy sang nơi khác. Mấy ngày qua ông Ba đã trở về coi qua nhà cửa, nhưng, tình trạng thảm thương như “Tết Mậu Thân.”
Một người bạn đồng ngũ thời trước 1975 ở Houston, ông Nguyễn Ngọc Tâm, giữ ông Ba lại, “Có rau ăn rau, có đất nằm đất.” Ba tuần sau, chính gia đình ông Tâm bị bắt buộc di tản ra khỏi thành phố để tránh trận bão Rita đang trên đường thổi vào vịnh Galveston, Houton. Nay người gia chủ cũng lâm vào cảnh màn trời chiếu đất như bạn.
Qua điện thoại, ông Ba, một cựu thủy thủ đơn vị tàu kéo Quân Vận tường trình thảm trạng ở Houston: “Mấy ngày trước xăng nhẩy vọt lên hơn $4 một gallon, chúng tôi phải bóp bụng đổ đầy. Ngay sau đó tất cả mọi cây xăng đều cắm bảng 'hết xăng.' Xe cạn dầu nằm la liệt đầy đường, nhiều người phải bỏ xe mình leo xe bus đi lánh nạn.”
Theo lời ông Ba, gia đình người bạn đã cho anh em Louisiana tá túc mấy tuần nay, giờ đây cũng phải di tản như mình. Mấy người bạn đồng ngũ trong thời chiến, 30 năm sau còn chia sẽ với nhau vài ngày bi đát: “Chúng tôi dồn hết lên một chiếc xe van ọp ẹp, bồng bế nhau đi đến lánh nạn, ở nhà một đồng đội khác nằm sâu trong đất liền. Ðến bây giờ chúng tôi vẫn thấm thía tình huynh đệ chi binh.”
Tình cảnh Galveston còn bi thảm hơn. Theo tin khí tượng, tâm bão sẽ đi thẳng vào thành phố biển này, nơi đây cộng đồng Việt Nam đa số hành nghề đi biển. Lần mò mãi chúng tôi mới tìm được một người bạn còn sót lại Galveston. Ðiện thoại qua mấy trạm mới nghe được tiếng nói của ông Phụng, ngư dân trong vùng: “Gia đình tôi lập nghiệp ở vịnh Galveston đã mấy đời, nhiều trận bão đến rồi đi, mỗi lần cũng thiệt hại chút ít, nhưng lần này nghe nói kinh khủng nhất từ trước nên mọi người biết sợ. Tôi còn yêu đời nhưng chẳng lẽ bỏ đi hết, đành phải cho gia đình di tản, một mình ở lại có gì cần thì xoay trở.”
Nói là xoay trở nhưng ông Phụng tâm sự khi tạo hóa nổi cơn thịnh nộ thì con người làm gì được, chỉ biết cầu nguyện thôi. Nhưng sự cam đảm của người thanh niên này chưa đủ mạnh thì nỗi ưu tư của anh lại lớn dần, ông nói “vẫn liên lạc với gia đình qua điện thoại.” Gia đình ông Phụng đi hai xe, vào được xa lộ thì “Freeway 45 như một cái parking lot, xe nghẹt cứng, nhúc nhích từng thước.” Gia đình nay đã lạc nhau, chỉ liên lạc qua điện thoại cầm tay đã gần hết pin. Bụng dạ ông Phụng rối như tơ vò nhưng ông cũng chẳng biết làm gì hơn là cầu nguyện.
Ông Phụng cho biết: “Galveston một thời khá trù phú, bây giờ vắng như thành phố ma. Mặc dầu chính quyền tiểu bang Texas có chuẩn bị, nhân viên an ninh tuần tiễu hiện diện nhưng khi bão tới tình hình có thể xoay chiều.”
Theo ông Phụng bà con Việt Nam đã di tản gần hết, mỗi gia đình chỉ để lại một hai thanh niên, do đó về nhân mạng có thể không đến nỗi quá âu lo, nhưng về cơ nghiệp đây sẽ là một tai họa lớn cho đồng bào.
Thursday, September 22, 2005
Nguyễn Ngọc Chấn, Nguyễn Trung Tín, Ðỗ Dzũng thực hiện
WESTMINSTER, California (NV) - Sáng thứ Năm 22 tháng 9, 2005, sau khi được khuyến cáo tình trạng bão Rita, người Việt Nam tại Houston lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan.” Có người muốn di tản nhưng không đủ xăng vì được tin “hàng triệu người di tản đang kẹt trên đường.”
Rút kinh nghiệm Katrina, mà cũng có thể vì tác động tâm lý của Katrina quá lớn, người Việt tại Houston đã quyết định di tản. Ông Vũ Lê Hữu Chí, 41 tuổi, cư dân Houston, cho biết: “Hình như dân cư Houston khu Việt Nam đi gần hết.” Ông Chí, cùng vợ, lái xe 12 tiếng đi từ Houston đến Austin. Ông Chí cho biết lái 12 tiếng là nhanh, nhiều người khác lái hoài không tới vì kẹt trên xa lộ. Tay cầm thiết bị định vị GPS, ông Chí tách ra khỏi các xa lộ đông người và đi vào các đường trong và các con lộ nhỏ đi qua các nông trại.
Từ đêm hôm qua thứ Tư 21 tháng Chín, cô Nguyễn Ngọc Như Uyên quyết định lái xe từ Houston đến Austin. Cô Như Uyên đã phải đi nhích từ từ trên xa lộ trong 12 tiếng đồng hồ mà chưa tới được Austin bình thường chỉ tốn có hai giờ rưỡi.
Ðồng hương đến Dallas tìm nơi trú ngụ có thể liên lạc Chùa Pháp Quang tại Dallas qua điện thoại và email:
Trung Tam PG KV: (972) 264-1285
Email: thaytrihien@yahoo.com
Htr. Minh Hoa: (972) 423-6845
Email: binhnguyen108@yahoo.com
Htr. Tam Phung: (817) 453-4535
Tam Phung: (817) 453-4535
Email: tam_phung@sbcglobal.com
Trong khi đó, một người Việt khác, tên Hoàng Nguyễn, làm nghề biển, thì cố thủ tại chỗ. Ông cho biết: “Bữa trước không đi bây giờ có muốn đi cũng không được vì mấy cây xăng Houston đóng cửa hết, xa lộ thì kẹt cứng. Nhưng anh cho biết thêm các ngôi chợ Việt Nam như Việt Hoa, Hồng Kông vẫn mở cửa, số người Việt Nam di tản chừng 20 đến 30 phần trăm chứ không nhiều. Chỉ là tội nghiệp mấy người chạy từ New Oleans sang, bây giờ khách chủ phải dắt díu nhau đi nữa.”
Trong khi đó Sư Ông Trí Hiền tại chùa Pháp Quang, Dallas, thì cho biết là Chùa sẵn sàng đón đồng bào về cư ngụ tạm. Bà Tâm Phùng, Ban Hướng Dẫn Miền Tịnh Khiết và Huynh trưởng Minh Hòa, đã cố liên lạc với các em và gia đình để sắp chổ nghĩ nếu có em nào tới được Dallas. Tuy nhiên đến 12 giờ trưa nay vẫn chưa thấy ai tới.
Trong cuộc điện đàm với Thượng Tọa Nguyên Hạnh, trụ trì Chùa Việt Nam tại Houston, thầy cho Người Việt biết: “Ðang bận rộn sắp chỗ cho mọi người. Hiện nay Chùa Việt Nam đã có 400 người xin trú ngụ tuy nhiên chỉ có chừng 40 người thực sự đến Chùa trong lúc này mà thôi.” Thầy cho biết là thứ Bảy hay Chủ Nhật, khi Rita qua đi, lúc đó mới thật sự biết tình hình ra sao.
Bà Lê Thị Phi Loan, 40 tuổi, cư dân vùng Northwest của Houston cho biết: “Ða số là cư dân vùng Southwest, Bellair hoặc Sugarland di tản. Ông xã tôi quyết định ở lại vì có lẽ vùng chúng tôi ở chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Tuy nhiên, chúng tôi đã mua đủ đồ ăn dự trữ trong nhà, nếu có gì thì bỏ chạy. Nếu trưa mai có chuyện gì, chúng tôi sẽ chạy lên phía Bắc tới Conroe, khoảng 45 dặm, hoặc có thể xa hơn nữa là đến Huntsville, khoảng 80 dặm, để tránh bão.”
Hiện nay, theo lời bà Phi Loan, các hãng xưởng và khu thương mại đóng cửa toàn bộ. Các chợ đã bán sạch hàng hóa. Bà cho biết thêm: “Chiều nay Wal-Mart sẽ đóng cửa.” Trong khi đó, xa lộ 10 và 45 đầy nghẹt xe, nhiều chiếc không còn xăng, phải đậu lại bên lề đường. Những chiếc khác chạy không dám mở máy lạnh để tiết kiệm nhiên liệu. Bà Phi Loan lúng túng: “Chúng tôi chẳng biết làm sao cả. Chỉ biết cầu nguyện mong cho bão chuyển hướng.”
Chưa đầy một tháng trước, đồng bào Texas đã dang tay chào đón, giúp đỡ bà con từ New Orleans qua lánh nạn, bây giờ chính họ chuẩn bị lâm nạn kinh khủng tương tự.
Ông Lê Văn Ba, một cư dân New Orleans, muốn “tử thủ” để canh chừng cửa tiệm bán đồ hải sản ở khu Versailles, nhưng, khi tình hình biến động, cảnh sát địa phương đến tận nhà hộ tống gia đình ông và mấy người bạn đồng hành ra xa lộ, bắt buộc chạy sang nơi khác. Mấy ngày qua ông Ba đã trở về coi qua nhà cửa, nhưng, tình trạng thảm thương như “Tết Mậu Thân.”
Một người bạn đồng ngũ thời trước 1975 ở Houston, ông Nguyễn Ngọc Tâm, giữ ông Ba lại, “Có rau ăn rau, có đất nằm đất.” Ba tuần sau, chính gia đình ông Tâm bị bắt buộc di tản ra khỏi thành phố để tránh trận bão Rita đang trên đường thổi vào vịnh Galveston, Houton. Nay người gia chủ cũng lâm vào cảnh màn trời chiếu đất như bạn.
Qua điện thoại, ông Ba, một cựu thủy thủ đơn vị tàu kéo Quân Vận tường trình thảm trạng ở Houston: “Mấy ngày trước xăng nhẩy vọt lên hơn $4 một gallon, chúng tôi phải bóp bụng đổ đầy. Ngay sau đó tất cả mọi cây xăng đều cắm bảng 'hết xăng.' Xe cạn dầu nằm la liệt đầy đường, nhiều người phải bỏ xe mình leo xe bus đi lánh nạn.”
Theo lời ông Ba, gia đình người bạn đã cho anh em Louisiana tá túc mấy tuần nay, giờ đây cũng phải di tản như mình. Mấy người bạn đồng ngũ trong thời chiến, 30 năm sau còn chia sẽ với nhau vài ngày bi đát: “Chúng tôi dồn hết lên một chiếc xe van ọp ẹp, bồng bế nhau đi đến lánh nạn, ở nhà một đồng đội khác nằm sâu trong đất liền. Ðến bây giờ chúng tôi vẫn thấm thía tình huynh đệ chi binh.”
Tình cảnh Galveston còn bi thảm hơn. Theo tin khí tượng, tâm bão sẽ đi thẳng vào thành phố biển này, nơi đây cộng đồng Việt Nam đa số hành nghề đi biển. Lần mò mãi chúng tôi mới tìm được một người bạn còn sót lại Galveston. Ðiện thoại qua mấy trạm mới nghe được tiếng nói của ông Phụng, ngư dân trong vùng: “Gia đình tôi lập nghiệp ở vịnh Galveston đã mấy đời, nhiều trận bão đến rồi đi, mỗi lần cũng thiệt hại chút ít, nhưng lần này nghe nói kinh khủng nhất từ trước nên mọi người biết sợ. Tôi còn yêu đời nhưng chẳng lẽ bỏ đi hết, đành phải cho gia đình di tản, một mình ở lại có gì cần thì xoay trở.”
Nói là xoay trở nhưng ông Phụng tâm sự khi tạo hóa nổi cơn thịnh nộ thì con người làm gì được, chỉ biết cầu nguyện thôi. Nhưng sự cam đảm của người thanh niên này chưa đủ mạnh thì nỗi ưu tư của anh lại lớn dần, ông nói “vẫn liên lạc với gia đình qua điện thoại.” Gia đình ông Phụng đi hai xe, vào được xa lộ thì “Freeway 45 như một cái parking lot, xe nghẹt cứng, nhúc nhích từng thước.” Gia đình nay đã lạc nhau, chỉ liên lạc qua điện thoại cầm tay đã gần hết pin. Bụng dạ ông Phụng rối như tơ vò nhưng ông cũng chẳng biết làm gì hơn là cầu nguyện.
Ông Phụng cho biết: “Galveston một thời khá trù phú, bây giờ vắng như thành phố ma. Mặc dầu chính quyền tiểu bang Texas có chuẩn bị, nhân viên an ninh tuần tiễu hiện diện nhưng khi bão tới tình hình có thể xoay chiều.”
Theo ông Phụng bà con Việt Nam đã di tản gần hết, mỗi gia đình chỉ để lại một hai thanh niên, do đó về nhân mạng có thể không đến nỗi quá âu lo, nhưng về cơ nghiệp đây sẽ là một tai họa lớn cho đồng bào.
Ngũ Giác Đài kéo dài thời hạn phục vụ của 9,400 binh sĩ tại Iraq
Friday, September 23, 2005
WASHINGTON (Reuters) - Hôm Thứ Sáu 23 Tháng Chín, Ngũ Giác Ðài cho biết 9,400 binh sĩ Hoa Kỳ đã được lệnh ở yên tại Iraq, quá thời hạn một năm phục vụ mà họ đã được hứa hẹn, để tránh việc luân chuyển binh sĩ gây xáo trộn trong thời gian cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào Tháng Mười Hai.
Các binh sĩ sẽ được giữ lại từ 7 đến 10 ngày, ra ngoài lịch trình ra đi của họ đã được ấn định trước đây, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Bryan Whitman nói. Ngũ Giác Ðài đã hứa hẹn thời hạn phục vụ tại Iraq của binh sĩ Lục Quân không quá một năm, trong khi những binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ những khoảng thời gian bảy tháng.
Trong quá khứ, binh sĩ Hoa Kỳ phàn nàn rằng thời gian phục vụ của họ ở Iraq đã bị kéo dài quá thời hạn mà họ đã được hứa hẹn, và những cuộc thăm dò của Lục Quân cho thấy rằng sự bất nhất về thời hạn phục vụ đã gây căng thẳng và làm nhiều binh sĩ mất tinh thần.
Tất cả 9,400 binh sĩ nói trên đã được dự trù rời khỏi Iraq vào giữa Tháng Giêng.
Hàng tuần lễ trước khi rời khỏi Iraq, những binh sĩ thuộc những đơn rị sắp ra đi sẽ tập trung những nỗ lực của họ vào việc chuẩn bị cho một đơn vị sắp tới để nhận lãnh nhiệm vụ của họ.
Hoa Kỳ hiện có 147,000 binh sĩ tại Iraq, cao hơn 9,000 người so với mức trung bình mới đây là 138,000 người, một phần vì một cuộc luân chuyển đang diễn ra và một phần khác vì Ngũ Giác Ðài đã tăng cường quân số, khi tiên liệu loạn quân sẽ gia tăng hoạt động trước hai diễn biến chính trị quan trọng.
Một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về bản dự thảo hiến pháp được dự trù diễn ra vào ngày 15 Tháng Mười. Nếu cử tri chấp thuận, họ sẽ đi bầu một chính phủ mới vào ngày 15 Tháng Mười Hai. (n.n.)
Friday, September 23, 2005
WASHINGTON (Reuters) - Hôm Thứ Sáu 23 Tháng Chín, Ngũ Giác Ðài cho biết 9,400 binh sĩ Hoa Kỳ đã được lệnh ở yên tại Iraq, quá thời hạn một năm phục vụ mà họ đã được hứa hẹn, để tránh việc luân chuyển binh sĩ gây xáo trộn trong thời gian cuộc bầu cử toàn quốc diễn ra vào Tháng Mười Hai.
Các binh sĩ sẽ được giữ lại từ 7 đến 10 ngày, ra ngoài lịch trình ra đi của họ đã được ấn định trước đây, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Bryan Whitman nói. Ngũ Giác Ðài đã hứa hẹn thời hạn phục vụ tại Iraq của binh sĩ Lục Quân không quá một năm, trong khi những binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ những khoảng thời gian bảy tháng.
Trong quá khứ, binh sĩ Hoa Kỳ phàn nàn rằng thời gian phục vụ của họ ở Iraq đã bị kéo dài quá thời hạn mà họ đã được hứa hẹn, và những cuộc thăm dò của Lục Quân cho thấy rằng sự bất nhất về thời hạn phục vụ đã gây căng thẳng và làm nhiều binh sĩ mất tinh thần.
Tất cả 9,400 binh sĩ nói trên đã được dự trù rời khỏi Iraq vào giữa Tháng Giêng.
Hàng tuần lễ trước khi rời khỏi Iraq, những binh sĩ thuộc những đơn rị sắp ra đi sẽ tập trung những nỗ lực của họ vào việc chuẩn bị cho một đơn vị sắp tới để nhận lãnh nhiệm vụ của họ.
Hoa Kỳ hiện có 147,000 binh sĩ tại Iraq, cao hơn 9,000 người so với mức trung bình mới đây là 138,000 người, một phần vì một cuộc luân chuyển đang diễn ra và một phần khác vì Ngũ Giác Ðài đã tăng cường quân số, khi tiên liệu loạn quân sẽ gia tăng hoạt động trước hai diễn biến chính trị quan trọng.
Một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về bản dự thảo hiến pháp được dự trù diễn ra vào ngày 15 Tháng Mười. Nếu cử tri chấp thuận, họ sẽ đi bầu một chính phủ mới vào ngày 15 Tháng Mười Hai. (n.n.)
Houston và Galveston thoát nạn bão Rita
Saturday, September 24, 2005
Phái viên Người Việt OnLine tường trình từ Houston
Thành phố Houston và Galveston coi như đã thoát nạn Rita sau khi sức mạnh của trận bão này giảm xuống đáng kể trước khi đổ bộ vào bờ và sau đó chuyển hướng sang phía đông bắc , nhắm vào khu vực giáp giới tiểu bang Louisiana.
Các nguồn tin sơ khởi cho hay đã không có thương vong vì bão và số vụ trộm cướp được báo cáo cũng rất thấp, thấp hơn cả một tối thứ Sáu bình thường tại thành phố này.
Ông Bill White, thị trưởng thành phố Houston, và các viên chức có trách nhiệm trong việc cứu trợ đã liên tiếp kêu gọi dân chúng đã di tản khoan trở về thành phố cho đến khi nào có sự thông báo rõ rệt. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì theo con số đưa ra trước đó, có đến 2 triệu 800 ngàn ngừơi di tản và nếu nay họ đồng loạt từ các nơi tạm trú trở về khu vực Houston và vùng phụ cận thì cảnh tượng rốiren của vài ngày trước sẽ lại tái diễn.
Xăng nhớt vẫn rất hiếm hoi trong thành phố. Nơi nào mở cửa là chỉ trong chốc lát bị đủ loại xe vây kín. Đây cũng sẽ là một vấn đề thành phố Houston đã không giải quyết được từ mấy hôm nay.
Hiện nay, mối đe dọa quan trọng nhất là lụt lội do mưa lớn. Nguồn tin từ cơ quan khí tượng cho hay trận bão Rita tuy đến không hung hãn như dự đoán nhưng có thể sẽ ở lại lâu hơn với các trận mưa tầm tã trong vài ngày tới.
Saturday, September 24, 2005
Phái viên Người Việt OnLine tường trình từ Houston
Thành phố Houston và Galveston coi như đã thoát nạn Rita sau khi sức mạnh của trận bão này giảm xuống đáng kể trước khi đổ bộ vào bờ và sau đó chuyển hướng sang phía đông bắc , nhắm vào khu vực giáp giới tiểu bang Louisiana.
Các nguồn tin sơ khởi cho hay đã không có thương vong vì bão và số vụ trộm cướp được báo cáo cũng rất thấp, thấp hơn cả một tối thứ Sáu bình thường tại thành phố này.
Ông Bill White, thị trưởng thành phố Houston, và các viên chức có trách nhiệm trong việc cứu trợ đã liên tiếp kêu gọi dân chúng đã di tản khoan trở về thành phố cho đến khi nào có sự thông báo rõ rệt. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì theo con số đưa ra trước đó, có đến 2 triệu 800 ngàn ngừơi di tản và nếu nay họ đồng loạt từ các nơi tạm trú trở về khu vực Houston và vùng phụ cận thì cảnh tượng rốiren của vài ngày trước sẽ lại tái diễn.
Xăng nhớt vẫn rất hiếm hoi trong thành phố. Nơi nào mở cửa là chỉ trong chốc lát bị đủ loại xe vây kín. Đây cũng sẽ là một vấn đề thành phố Houston đã không giải quyết được từ mấy hôm nay.
Hiện nay, mối đe dọa quan trọng nhất là lụt lội do mưa lớn. Nguồn tin từ cơ quan khí tượng cho hay trận bão Rita tuy đến không hung hãn như dự đoán nhưng có thể sẽ ở lại lâu hơn với các trận mưa tầm tã trong vài ngày tới.