Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày
Người chuyên môn cười.
Heinrich Boll Heinrich Boll sinh tại Cologne (Đức) vào năm 1917 và mất năm 1985, là một trong những nhà văn hậu chiến rất nổi tiếng của nước Đức. Các tác phẩm của ông gồm "Ansichten eines Clowns" (The Clown), "Billard um halb zehn" (Billiards At Half-Past Nine) và "Gruppenbild mit Dame" (Group Portrait With Lady). Ông nhận giải Nobel về văn chương vào năm 1972.
Truyện ngắn sau đây được chuyển ngữ theo bản dịch Anh ngữ của Leila Vennewitz với nhan đề "The Laughter".
Vì người ta thường coi tôi là một người đứng đắn đàng hoàng nên khi có ai đó hỏi tôi rằng tôi làm nghề ngỗng gì thì tôi thật là lúng túng: tôi đỏ mặt lên và nói năng lắp bắp ngay. Tôi thấy như ghen với những người mà họ có thể trả lời thoải mái: tôi là thợ hồ. Tôi ghen tức với những người thợ hớt tóc, những anh chàng thư ký kế toán và những anh chàng viết văn vì câu trả lời của họ thật là đơn giản, chính cái nghề của họ đã tự nói lên là họ làm công việc gì rồi mà chẳng cần "dài dòng văn tự" để giải thích gì thêm, trong khi tôi thì bó buộc phải trả lời những câu hỏi trên rằng: "Tôi là một người chuyên môn cười." Khi thú nhận như thế rồi thì lập tức bao giờ tôi cũng phải trả lời thêm một câu hỏi thứ hai: "Thế bạn kiếm sống bằng cách đó à?". Tôi thành thật trả lời: "Đúng vậy!". Tôi hiện tại đúng là đang kiếm sống bằng tiếng cười của tôi đấy, mà kiếm chác ngon lành là đằng khác nữa, vì tiếng cười của tôi - nói theo giọng lưỡi kinh doanh - đang ăn khách trên thị trường.
Tôi là một chuyên viên cười, cười xuất sắc, lại kinh nghiệm đầy mình, chẳng có kẻ nào khác có thể cười giỏi như tôi được, chẳng có ai cười mà có thể đạt tới tột đỉnh nghệ thuật như tôi.
Có một thời gian dài, để tránh khỏi phải giải thích lòng thòng chán ngấy, tôi đã tự gọi tôi là một diễn viên, nhưng tài nghệ của tôi trong lãnh vực kịch câm và kịch nói thì lại xoàng xĩnh lắm khiến tôi cảm thấy gọi như thế không ổn, xa vời sự thật quá. Tôi yêu sự thật và sự thật là: tôi là một người chuyên môn cười.
Tôi chẳng phải là một chú hề, cũng chẳng phải là một diễn viên hài kịch. Tôi không làm cho bà con cô bác khoái chí, vui vẻ, tôi chỉ diễn tả sự vui nhộn thôi: tôi cười như hệt một vị hoàng đế La Mã, hay cười kiểu giống y như một chú học trò nhạy cảm, tôi cười thoải mái giống kiểu cười thế kỷ thứ 17 cũng như thế kỷ thứ 19, và đôi khi vì nhu cầu tôi có thể cười theo bất cứ kiểu cười của thế kỷ nào, bất cứ từng lớp xã hội nào, bất cứ loại tuổi tác nào: đó chỉ thuần là một sự khéo léo mà tôi đã thu thập được, tương tự như sự khéo tay sửa dày, dép vậy. Trong lồng ngực của tôi chất chứa tiếng cười của Mỹ Châu, của Phi Châu, tiếng cười của dân da trắng, da đỏ, da vàng và nếu được trả một khoản tiền tương xứng thì tôi sẽ cười vang vang lên theo đúng với lời yêu cầu đặt hàng của ông giám đốc.
Tôi đã trở nên quan trọng rồi. Tôi cười để thâu vào đĩa hát, tôi cười để thâu vào băng, và các ông giám đốc truyền hình đối xử với tôi một cách kính nể. Tôi cười một cách sâu thẳm, ôn hòa hay điên dại. Tôi cười như một ông tài xế lái xe điện hay như một gã phụ việc trong tiệm thực phẩm. Có tiếng cười kiểu bình minh, kiểu hoàng hôn và kiểu đêm tối. Nói tóm tắt lại: người ta cần cười ở bất cứ nơi nào, cười bất cứ kiểu nào, tôi sẽ làm chuyện đó.
Thật khó mà vạch ra cho mọi người thấy rằng một cái nghề như thế này thì chán mớ đời, nhất là đối với tôi đó lại là một nghề chuyên môn, tôi đã lên đến tột đỉnh của nghệ thuật gây tiếng cười. Điều này cũng khiến cho tôi trở thành cần thiết để giúp cho các diễn viên hài kịch hạng ba hay hạng tư khi các anh chàng này có lý do chánh đáng sợ rằng khán giả của họ không phá ra cười với những câu pha trò vào lúc chót của câu chuyện. Bởi thế tôi hầu như mỗi đêm phải đến các hộp đêm, các phòng trà ngồi làm cò mồi kín đáo, công việc của tôi là cười vang lên trong những đoạn yếu nhất của chương trình để mọi người nghe thấy mà cười theo. Cần phải "canh me" mà tính toán giờ giấc cẩn thận: tôi phải cười cho thật lớn, thật mạnh, không sớm quá nhưng cũng đừng trễ quá, phải cười đúng lúc, đúng thời điểm đã sắp xếp trước. Tôi phá ra cười, toàn thể các khán giả sẽ rú lên cùng cười theo tôi và như thế cái vụ pha trò, giễu dở của anh chàng diễn viên sẽ được cứu vãn. Nhưng riêng phần tôi, tôi mệt mỏi lê chân ra phòng để áo, mặc áo khoác vào và lòng cảm thấy vui sướng vì cuối cùng dầu gì thì mình cũng vừa hoàn thành xong nhiệm vụ.
Ở nhà, tôi thường nhận được những bức điện tín gửi cho tôi: "Khẩn cấp. Cần tiếng cười của anh. Ghi âm thứ ba" và một vài giờ sau là tôi đã chui vào ngồi trong một chuyến xe lửa tốc hành quá nóng nực để mà than vãn cho cái số phận của mình.
Tôi cũng cần phải nói thêm rằng những lúc ngoài giờ làm việc hay khi đang đi nghỉ hè thì tôi lại có khuynh hướng cười rất ít: những kẻ chăn bò chỉ vui khi họ quên bò của họ, người thợ nề chỉ vui khi quên đi vôi vữa, và các anh chàng thợ mộc thì thường thường lại có cái cửa ra vào hay những ô kéo bị kẹt, khó mở, những tay làm bánh mứt lại khoái đồ chua, những anh chàng hàng thịt lại ưa bánh hạnh nhân, và người làm bánh thì thích thịt nhồi hơn là bánh, những tay đấu bò thích nuôi chim bồ câu làm thú giải trí, những võ sĩ quyền Anh mặt tái đi khi thấy con cái mình bị chảy máu mũi. Tôi thấy tất cả đều là chuyện bình thường, vì chính tôi chẳng bao giờ cười lúc ngoài giờ làm việc. Tôi là một người nghiêm túc và mọi người coi tôi - có lẽ đúng vậy - là một gã bi quan.
Trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân bà vợ tôi thường nói với tôi: "Cười lên chứ!" nhưng rồi kể từ đó bà vợ tôi hiểu ra rằng tôi chẳng thể chiều ý bà ấy được. Tôi cảm thấy sung sướng khi tôi được thoải mái khỏi phải lên gân mặt, được thoải mái tinh thần. Thật vậy, ngay cả lúc người khác cười thì cái cười ấy cũng tác động đến đầu óc của tôi, vì nó gợi cho tôi nhớ đến nghề nghiệp của mình. Chính vì thế mà cuộc hôn nhân của chúng tôi hoàn toàn trầm lặng và an bình, bởi vì bà vợ tôi cũng quên mất cả cười rồi. Thỉnh thoảng tôi chợt bắt gặp vợ tôi mỉm cười và tôi cũng cười mỉm theo. Chúng tôi trò chuyện với nhau bằng một giọng nhỏ nhẹ, bởi vì tôi ghét cay ghét đắng cái tiếng động ồn ào của các hộp đêm, các phòng trà, ghét cái âm thanh đôi khi ầm ĩ vang rền lên khắp cả phòng thu thanh. Những người nào không biết rõ tôi lại nghĩ rằng tôi là kẻ suy tư, ít nói. Có lẽ tôi như vậy đó, bởi vì tôi đã phải há miệng ra để cười quá nhiều rồi.
Đời tôi trôi qua với những nét biểu lộ tình cảm trơ lạnh như vậy. Thỉnh thoảng tôi cũng có cười nhẹ nhàng chút đỉnh và tôi thường tự hỏi không biết mình đã từng biết cười bao giờ chưa nhỉ? Tôi nghĩ rằng không. Các anh chị em của tôi lại coi tôi như một đứa rất nghiêm trang.
Bởi thế tôi có thể cười đủ các kiểu khác nhau, nhưng chính tôi, tôi không có được một nụ cười nào cho riêng cá nhân mình.
Người dịch : Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Heinrich Boll Heinrich Boll sinh tại Cologne (Đức) vào năm 1917 và mất năm 1985, là một trong những nhà văn hậu chiến rất nổi tiếng của nước Đức. Các tác phẩm của ông gồm "Ansichten eines Clowns" (The Clown), "Billard um halb zehn" (Billiards At Half-Past Nine) và "Gruppenbild mit Dame" (Group Portrait With Lady). Ông nhận giải Nobel về văn chương vào năm 1972.
Truyện ngắn sau đây được chuyển ngữ theo bản dịch Anh ngữ của Leila Vennewitz với nhan đề "The Laughter".
Vì người ta thường coi tôi là một người đứng đắn đàng hoàng nên khi có ai đó hỏi tôi rằng tôi làm nghề ngỗng gì thì tôi thật là lúng túng: tôi đỏ mặt lên và nói năng lắp bắp ngay. Tôi thấy như ghen với những người mà họ có thể trả lời thoải mái: tôi là thợ hồ. Tôi ghen tức với những người thợ hớt tóc, những anh chàng thư ký kế toán và những anh chàng viết văn vì câu trả lời của họ thật là đơn giản, chính cái nghề của họ đã tự nói lên là họ làm công việc gì rồi mà chẳng cần "dài dòng văn tự" để giải thích gì thêm, trong khi tôi thì bó buộc phải trả lời những câu hỏi trên rằng: "Tôi là một người chuyên môn cười." Khi thú nhận như thế rồi thì lập tức bao giờ tôi cũng phải trả lời thêm một câu hỏi thứ hai: "Thế bạn kiếm sống bằng cách đó à?". Tôi thành thật trả lời: "Đúng vậy!". Tôi hiện tại đúng là đang kiếm sống bằng tiếng cười của tôi đấy, mà kiếm chác ngon lành là đằng khác nữa, vì tiếng cười của tôi - nói theo giọng lưỡi kinh doanh - đang ăn khách trên thị trường.
Tôi là một chuyên viên cười, cười xuất sắc, lại kinh nghiệm đầy mình, chẳng có kẻ nào khác có thể cười giỏi như tôi được, chẳng có ai cười mà có thể đạt tới tột đỉnh nghệ thuật như tôi.
Có một thời gian dài, để tránh khỏi phải giải thích lòng thòng chán ngấy, tôi đã tự gọi tôi là một diễn viên, nhưng tài nghệ của tôi trong lãnh vực kịch câm và kịch nói thì lại xoàng xĩnh lắm khiến tôi cảm thấy gọi như thế không ổn, xa vời sự thật quá. Tôi yêu sự thật và sự thật là: tôi là một người chuyên môn cười.
Tôi chẳng phải là một chú hề, cũng chẳng phải là một diễn viên hài kịch. Tôi không làm cho bà con cô bác khoái chí, vui vẻ, tôi chỉ diễn tả sự vui nhộn thôi: tôi cười như hệt một vị hoàng đế La Mã, hay cười kiểu giống y như một chú học trò nhạy cảm, tôi cười thoải mái giống kiểu cười thế kỷ thứ 17 cũng như thế kỷ thứ 19, và đôi khi vì nhu cầu tôi có thể cười theo bất cứ kiểu cười của thế kỷ nào, bất cứ từng lớp xã hội nào, bất cứ loại tuổi tác nào: đó chỉ thuần là một sự khéo léo mà tôi đã thu thập được, tương tự như sự khéo tay sửa dày, dép vậy. Trong lồng ngực của tôi chất chứa tiếng cười của Mỹ Châu, của Phi Châu, tiếng cười của dân da trắng, da đỏ, da vàng và nếu được trả một khoản tiền tương xứng thì tôi sẽ cười vang vang lên theo đúng với lời yêu cầu đặt hàng của ông giám đốc.
Tôi đã trở nên quan trọng rồi. Tôi cười để thâu vào đĩa hát, tôi cười để thâu vào băng, và các ông giám đốc truyền hình đối xử với tôi một cách kính nể. Tôi cười một cách sâu thẳm, ôn hòa hay điên dại. Tôi cười như một ông tài xế lái xe điện hay như một gã phụ việc trong tiệm thực phẩm. Có tiếng cười kiểu bình minh, kiểu hoàng hôn và kiểu đêm tối. Nói tóm tắt lại: người ta cần cười ở bất cứ nơi nào, cười bất cứ kiểu nào, tôi sẽ làm chuyện đó.
Thật khó mà vạch ra cho mọi người thấy rằng một cái nghề như thế này thì chán mớ đời, nhất là đối với tôi đó lại là một nghề chuyên môn, tôi đã lên đến tột đỉnh của nghệ thuật gây tiếng cười. Điều này cũng khiến cho tôi trở thành cần thiết để giúp cho các diễn viên hài kịch hạng ba hay hạng tư khi các anh chàng này có lý do chánh đáng sợ rằng khán giả của họ không phá ra cười với những câu pha trò vào lúc chót của câu chuyện. Bởi thế tôi hầu như mỗi đêm phải đến các hộp đêm, các phòng trà ngồi làm cò mồi kín đáo, công việc của tôi là cười vang lên trong những đoạn yếu nhất của chương trình để mọi người nghe thấy mà cười theo. Cần phải "canh me" mà tính toán giờ giấc cẩn thận: tôi phải cười cho thật lớn, thật mạnh, không sớm quá nhưng cũng đừng trễ quá, phải cười đúng lúc, đúng thời điểm đã sắp xếp trước. Tôi phá ra cười, toàn thể các khán giả sẽ rú lên cùng cười theo tôi và như thế cái vụ pha trò, giễu dở của anh chàng diễn viên sẽ được cứu vãn. Nhưng riêng phần tôi, tôi mệt mỏi lê chân ra phòng để áo, mặc áo khoác vào và lòng cảm thấy vui sướng vì cuối cùng dầu gì thì mình cũng vừa hoàn thành xong nhiệm vụ.
Ở nhà, tôi thường nhận được những bức điện tín gửi cho tôi: "Khẩn cấp. Cần tiếng cười của anh. Ghi âm thứ ba" và một vài giờ sau là tôi đã chui vào ngồi trong một chuyến xe lửa tốc hành quá nóng nực để mà than vãn cho cái số phận của mình.
Tôi cũng cần phải nói thêm rằng những lúc ngoài giờ làm việc hay khi đang đi nghỉ hè thì tôi lại có khuynh hướng cười rất ít: những kẻ chăn bò chỉ vui khi họ quên bò của họ, người thợ nề chỉ vui khi quên đi vôi vữa, và các anh chàng thợ mộc thì thường thường lại có cái cửa ra vào hay những ô kéo bị kẹt, khó mở, những tay làm bánh mứt lại khoái đồ chua, những anh chàng hàng thịt lại ưa bánh hạnh nhân, và người làm bánh thì thích thịt nhồi hơn là bánh, những tay đấu bò thích nuôi chim bồ câu làm thú giải trí, những võ sĩ quyền Anh mặt tái đi khi thấy con cái mình bị chảy máu mũi. Tôi thấy tất cả đều là chuyện bình thường, vì chính tôi chẳng bao giờ cười lúc ngoài giờ làm việc. Tôi là một người nghiêm túc và mọi người coi tôi - có lẽ đúng vậy - là một gã bi quan.
Trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân bà vợ tôi thường nói với tôi: "Cười lên chứ!" nhưng rồi kể từ đó bà vợ tôi hiểu ra rằng tôi chẳng thể chiều ý bà ấy được. Tôi cảm thấy sung sướng khi tôi được thoải mái khỏi phải lên gân mặt, được thoải mái tinh thần. Thật vậy, ngay cả lúc người khác cười thì cái cười ấy cũng tác động đến đầu óc của tôi, vì nó gợi cho tôi nhớ đến nghề nghiệp của mình. Chính vì thế mà cuộc hôn nhân của chúng tôi hoàn toàn trầm lặng và an bình, bởi vì bà vợ tôi cũng quên mất cả cười rồi. Thỉnh thoảng tôi chợt bắt gặp vợ tôi mỉm cười và tôi cũng cười mỉm theo. Chúng tôi trò chuyện với nhau bằng một giọng nhỏ nhẹ, bởi vì tôi ghét cay ghét đắng cái tiếng động ồn ào của các hộp đêm, các phòng trà, ghét cái âm thanh đôi khi ầm ĩ vang rền lên khắp cả phòng thu thanh. Những người nào không biết rõ tôi lại nghĩ rằng tôi là kẻ suy tư, ít nói. Có lẽ tôi như vậy đó, bởi vì tôi đã phải há miệng ra để cười quá nhiều rồi.
Đời tôi trôi qua với những nét biểu lộ tình cảm trơ lạnh như vậy. Thỉnh thoảng tôi cũng có cười nhẹ nhàng chút đỉnh và tôi thường tự hỏi không biết mình đã từng biết cười bao giờ chưa nhỉ? Tôi nghĩ rằng không. Các anh chị em của tôi lại coi tôi như một đứa rất nghiêm trang.
Bởi thế tôi có thể cười đủ các kiểu khác nhau, nhưng chính tôi, tôi không có được một nụ cười nào cho riêng cá nhân mình.
Người dịch : Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Xài tiền chùa?
Bất chấp dư luận xôn xao, các nghị sĩ chất vấn, Phủ Thủ tướng Anh suốt cả ngày chủ nhật, 4-9, vẫn nín thinh không chịu tiết lộ ai đã chi tiền chi phí cho chuyến đi nghỉ hè tốn kém của Thủ tướng Anh Tony Blair và gia đình tại đảo quốc Barbados ở vịnh Caribbea tháng 8 vừa qua.
Viện lý do chuẩn bị đi Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc, ông Blair cũng từ chối trả lời các nhà báo. Báo chí Anh đoán già đoán non chuyến nghỉ tốn tới 29.400 bảng
Theo tuần báo Mail của Cộng hòa Dominican, ông Blair và vợ con đã ăn nghỉ trong 3 tuần lễ tại một biệt thự cực kỳ sang trọng ở Barbados và giao du với những tỉ phú như chủ ngân hàng Russell Chambers, trùm kinh doanh địa ốc David Staples. Bài báo cho biết 3 chiếc du thuyền được thuê để chở ông Blair và vợ con đi chơi trên biển trong 5 ngày, mỗi ngày phải trả 1.620 bảng . Ngoài ra, còn thuê 2 chiếc ca nô chở toán cận vệ đi theo để bảo vệ. Với những tiết lộ, Thủ tướng Anh đang bị sức ép phải trả lời chuyến đi nghỉ hè của ông do ai trả tiền, do bản thân ông, hay ai đó hoặc tiền của người dân đóng thuế? Bỏ tiền túi chắc là khó, dù mức lương hằng năm của ông là 183.932 bảng.
Nghị sĩ đối lập Chris Grayling đòi Thủ tướng Blair trả lời theo luật mới về sự minh bạch của các cơ quan công quyền. Ông nói: “Thủ tướng cần có mức độ bảo vệ an ninh thích đáng. Nhưng tôi không thể tin rằng việc thuê những chiếc thuyền sang trọng để chở nhân viên an ninh đi hộ tống thủ tướng vui chơi xả láng trên biển, là cách sử dụng tiền bạc của người dân đóng thuế một cách thỏa đáng. Rõ ràng có những việc người ta không thể làm dù là Thủ tướng bởi vì nó tốn kém quá mức”.
Năm nào cũng vậy, thói quen đi nghỉ hè “kiểu triệu phú” của ông Blair do các doanh nhân mời mọc thường gây ồn ào dư luận ở Anh.
T. Tùng
Viện lý do chuẩn bị đi Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc, ông Blair cũng từ chối trả lời các nhà báo. Báo chí Anh đoán già đoán non chuyến nghỉ tốn tới 29.400 bảng
Theo tuần báo Mail của Cộng hòa Dominican, ông Blair và vợ con đã ăn nghỉ trong 3 tuần lễ tại một biệt thự cực kỳ sang trọng ở Barbados và giao du với những tỉ phú như chủ ngân hàng Russell Chambers, trùm kinh doanh địa ốc David Staples. Bài báo cho biết 3 chiếc du thuyền được thuê để chở ông Blair và vợ con đi chơi trên biển trong 5 ngày, mỗi ngày phải trả 1.620 bảng . Ngoài ra, còn thuê 2 chiếc ca nô chở toán cận vệ đi theo để bảo vệ. Với những tiết lộ, Thủ tướng Anh đang bị sức ép phải trả lời chuyến đi nghỉ hè của ông do ai trả tiền, do bản thân ông, hay ai đó hoặc tiền của người dân đóng thuế? Bỏ tiền túi chắc là khó, dù mức lương hằng năm của ông là 183.932 bảng.
Nghị sĩ đối lập Chris Grayling đòi Thủ tướng Blair trả lời theo luật mới về sự minh bạch của các cơ quan công quyền. Ông nói: “Thủ tướng cần có mức độ bảo vệ an ninh thích đáng. Nhưng tôi không thể tin rằng việc thuê những chiếc thuyền sang trọng để chở nhân viên an ninh đi hộ tống thủ tướng vui chơi xả láng trên biển, là cách sử dụng tiền bạc của người dân đóng thuế một cách thỏa đáng. Rõ ràng có những việc người ta không thể làm dù là Thủ tướng bởi vì nó tốn kém quá mức”.
Năm nào cũng vậy, thói quen đi nghỉ hè “kiểu triệu phú” của ông Blair do các doanh nhân mời mọc thường gây ồn ào dư luận ở Anh.
T. Tùng
Tạp ghi: Con bò sữa hải ngoại
Huy Phương
Năm ngoái, Thông Tấn Xã CSVN đã công bố một thành tích xuất cảng gạo trong năm 2003: 4.2 triệu tấn, tăng 400,000 tấn so với năm 2002. Nguồn tin này còn cho biết, năm 1999 là năm vô địch, Việt Nam đã xuất cảng gạo ra nước ngoài tới 4 triệu rưỡi tấn. Năm 2003 cũng là năm đầu tiên Việt Nam sản xuất 400,000 tấn gạo sang Châu Phi. Gạo Việt Nam không chỉ đạt số lượng cao mà còn đạt chất lượng tốt, chỉ thua gạo Thái Lan 5-10 đô la một tấn. Ðọc tin này, chúng ta buồn hay vui?
Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại năm 2002 tải về cho VN 2.4 tỉ, năm 2003 khoảng 2.8 tỉ đô la; với miền Nam trên bờ vực thẳm 1975 chỉ cần 300 triệu đô la trong cơn hấp hối mà không kiếm ra. Ðó là qua các đường dây chính thức, cộng đồng gởi qua các đại lý gởi tiền ở Mỹ có giấy phép chính thức, chuyển qua trung gian ngân hàng ở Singapore rồi về ngân hàng Việt Nam đem tiền tới khách hàng. Thống Ðốc “Ngân Hàng Nhà Nước CSVN” đã cho biết “thặng dư ngoại tệ sau khi đã cân đối các khoản trả nợ tín dụng ngoại quốc là khoảng 1 tỉ đô la một năm. Mức thặng dư ngoại tệ trong năm 2004 sẽ gần với mức đó.” Ngoài ra số tiền Việt kiều đem lậu về Việt Nam cho gia đình không tính, trong tổng số tiền đem về này, số tiền dùng vào việc cứu trợ không phải là ít. Các bạn thấy CSVN giàu có hay nghèo đói, để chúng ta phải cưu mang, cứu giúp? Ðúng ra chính phủ CS quá giàu, nhưng dân Việt Nam thì quá nghèo. Ðó là sự thật xẩy ra ở hầu hết các nước CS, từ Liên bang Xô Viết, CS Ðông Âu trước kia và Bắc Hàn, CSVN ngày nay. Và ngày nay, nhờ đồng tiền của hải ngoại gởi về cho Việt Nam, càng ngày chính phủ CS càng thấy rõ mối lợi lớn có thể lợi dụng này đã có những chiến dịch kêu gọi tình thương của những người đã bỏ nước ra đi. Họ không từ nan việc thổi phồng các thiên tai, thiệt hại ở quê nhà để đánh động lòng thương của hải ngoại.
Con người Việt Nam là con người sống bằng tình nghĩa, lương tâm, đồng bào chúng ta đi thoát được sang ngoại quốc không bao giờ quên gia đình, thân quyến kể cả bạn bè, lối xóm còn ở lại. Do đó dù việc gởi tiền về Việt Nam có thể làm cho chính quyền CS thêm sức mạnh, như thức ăn nuôi người đang bệnh, đương nhiên cũng làm cho các tế bào ung thư lớn mạnh thêm. Nhưng vì mục đích nhân đạo, chúng ta không thể làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của người thân. Ngoài việc giúp tiền, có thể nói hằng tháng cho thân nhân ở quê nhà, đồng bào chúng ta ở hải ngoại còn sốt sắng đóng góp tự nguyện hay được các tổ chức từ thiện kêu gọi:
1. Giúp đỡ các nạn nhân thiên tai (bão lụt) gần như hằng năm.
2. Giúp đỡ các trại cô nhi, người già, người tàn tật (mù, què cụt) bằng tiền bạc hay xây dựng cơ sở, nơi tạm trú.
3. Giúp đỡ phương tiện cho các học sinh nghèo hiếu học.
4. Gởi tiền về xây chùa, trùng tu nhà thờ (kể cả việc sửa một cái cổng hay nới rộng hoặc xây to lớn thêm).
5. Về xây trường học ở các vùng thiếu trường.
6. Giúp đỡ thương phế binh (VNCH hay nói chung là nạn nhân của chiến tranh ở cả hai miền) tiền bạc, nhà, xe lăn, thực phẩm.
7. Làm đường, đào giếng nước.
8. Các phái đoàn bác sĩ khám chữa bệnh, vá môi, giải phẫu dị tật.... và giúp đỡ thuốc men.
9. Xây nhà riêng cho thân nhân, xây mộ phần, tô đắp nghĩa trang tổ tiên, thân quyến làm đẹp thêm cho vẻ đẹp bề ngoài của chế độ.
Tính con số ngoại tệ gởi về mỗi năm lên đến hằng tỷ đô la, thì cộng với những sự giúp đỡ vữa kể trên, hải ngoại chúng ta đã đem tiền về cho Việt Nam lên tới con số bao nhiêu?
Theo tôi, trong nhiều năm gần đây, chính quyền CS không bao giờ làm khó dễ hay ngăn cấm những phái đoàn cứu trợ về Việt Nam, nếu những công cuộc cứu trợ đó không đem theo những lời tuyên truyền cho chính trị hay đạo giáo có tính cách chống lại chế độ, trái lại còn làm ngơ và khuyến khích bằng những chiến dịch qua tin tức phổ biến bằng cách phóng đại những thiệt hại ở quê nhà.
Thái độ của Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng CS là tuy biết Việt Nam đang ôm chặt cái bầu sữa bổ béo “khúc ruột ngàn dặm”, của hai triệu người phải di tản, luôn luôn tỏ thái độ có vẻ o bế nhưng đầy tính cách hằn học, khinh miệt khi phải đụng tới vấn đề chính kiến. Vẫn bám chặt lấy vú con bò sữa, nhưng mồm thì đầy vẻ khinh thị, bất cần.
Tại sao những công tác về y tế, giáo dục, xã hội như xây trường, xây bệnh viện, làm đường, đào giếng nước, giúp đỡ người đau ốm, CS không muốn làm, trong khi lại khuyến khích việc xây khách sạn, nhà hàng, khiêu vũ trường, sân đánh gôn. Vì sao cán bộ CS và những tay nhà giàu có gởi con đi du học, chịu tốn phí hằng chục nghìn đô la hằng năm, trong khi chúng ta tom góp từng đồng bạc hải ngoại để mua từng cuốn tập, cây viết, đôi dép cho đám học sinh nghèo. Vì sao bọn cán bộ cao cấp quyền thế trong chế độ CS có năm bảy cái xe hơi đắt tiền, có nhiều ngôi nhà cho thuê, có hàng nghìn cổ phần trong các công ty lớn, hải ngoại chúng ta đi kêu gào xin từng tấm tôn lợp nhà cho dân?
Trong khi ngay ở Saigon, những anh cán bộ và gia đình lắm tiền vào nằm các bệnh viện cao cấp của Pháp, Mỹ... mỗi ngày phải trả $100 đô la, và các bác sĩ Việt ở đó có đồng lương mỗi tháng 3,000 đô la, thì hải ngoại có những phái đoàn bác sĩ về đi làm công tác nhân đạo, khám bệnh, phát thuốc cho đồng bào nghèo khó khố rách áo ôm.
Việc cứu trợ đồng bào khốn khó ở quê nhà, nói thế, nhưng chúng ta cũng dư biết, như muối bỏ biển, chẳng thấm vào đâu đối với cái nghèo khó, khốn khổ kinh niên và rộng lớn của con dân nước Việt.
Những người có lương tâm ở hải ngoại đã làm việc cứu đói thay cho bọn vô lương ở quê nhà, chúng ta hành động với con tim đầy tình thương thay cho bọn có con tim bằng sắt đá. Những việc làm đó có đáng cho chúng ta làm không? Ðó là câu hỏi lớn mà chúng ta đã nghe nhiều người đặt ra với cộng đồng.
Gần đây báo chí cả CS lẫn Mỹ loan tin một cách có thiện cảm với việc xây dựng những làng Việt Kiều có đầy đủ tiện nghi ở vùng Nhà Bè, Khánh Hội, với giá mỗi ngôi nhà lên tới giá $200,000 và làm những bài phóng sự về cuộc sống phong lưu phè phỡn của những con người trước đây đã vượt biên. Có thể trước đây họ là những con người cũng khốn khổ, lam lũ như mọi người, nay sau một thời gian ở nước ngoài đã thay da, đổi thịt, trở lại quê nhà, đổi đời và sống những ngôi nhà đắt tiền bên cạnh đồng bào ruột thịt chúng ta còn quá ư nghèo đói, lầm than trong những xóm nghèo bùn lầy, nước đọng. Ðó là một sự hưởng thụ cạnh những đau khổ, khốn khó của những người kém may mắn hơn mình và tô son vẽ phấn thêm cho chế độ. Khi những người đã ra đi vì tránh hiểm họa và sự cai trị của CS, nay đã đem đồng đô la trở về ung dung mua đất, mua nhà để hưởng thụ, thì chế độ CS đâu còn là một chế độ “cọp dữ” mà người ta phải đi tránh nạn như trước đây nữa!
Như vậy, nếu việc khuyến dụ Việt kiều về Việt Nam mua nhà thành công thì coi như những chữ “đi tìm tự do”, những câu chuyện vượt biên vượt biển, “bỏ phiếu bằng chân” không còn một chút mảy may giá trị gì nữa, mà tự những người vốn là nạn nhân của CS phải bỏ nước ra đi, tự thân họ đã làm cái việc phủ nhận những hành động của họ trước kia. Và chế độ CS được ngẩng mặt lên nhìn thế giới tự do để nói rằng chế độ bây giờ quá tốt đẹp, không có gì đáng chê trách.
Cộng đồng hải ngoại phải chăng là không có sức mạnh để có thể làm khuynh đảo chế độ CS ở quê nhà? Chúng ta có thể thấy rõ là chính chúng ta hôm nay đi biểu tình hoặc tuyệt thực chống Cộng tích cực, nhưng ngày mai lại nhịn ăn, nhịn mặc để gom góp đồng đô la gởi về cho thân nhân vừa để nuôi thân mà nuôi luôn chế độ bất hảo càng thêm lớn mạnh. Việc cứu trợ cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà cần được cân nhắc đúng, chúng ta chỉ giúp cho cá nhân bị nghèo đói, thiệt thòi, không giúp cho “nhà nước” CSVN xây dựng lại hạ tầng cơ sở như trường học, bệnh viện hay cầu cống, vì đây là bổn phận của các cơ quan chính phủ “nhà nước CS”. Hiện nay chính phủ CS đang đổ tiền vào đầu tư trong các ngành du lịch để kiếm tiền, móc túi khách ngoại quốc, hoặc phục vụ cho một số nhỏ giai cấp có tiền như xây sân “gôn”, sân quần vợt, khu giải trí... trong khi thực sự bỏ bê những vùng dân cư xa đô thị, thiếu cả những tiện nghi căn bản trong đời sống.
Những dân ở các vùng xa, lội qua sông rạch không có cầu, gạo không có ăn, như những tờ báo của chính đảng CS đã loan tin nhiều người phải ăn cây xương rồng như nguồn tin một vài năm trước đây.
Con người Việt Nam ở hải ngoại là con người thương nước, nhớ nhà, đầy tình nghĩa, nhịn ăn nhịn mặc (vì không phải ai cũng khá giả). Hải ngoại không thể quên thương binh, quả phụ là những người phải đền ơn đáp nghĩa, bà con họ hàng đăng nghèo khó phải giúp đỡ, nhưng những công việc có tính cách giúp đỡ cho chế độ ở quê nhà khác, có lẽ cần phải xem xét lại.
Ðây là một vấn đề rất khó xử giữa lý và tình, giữa thái độ chính trị và lòng nhân đạo đã gây nhiều tranh luận trước đây.
Năm ngoái, Thông Tấn Xã CSVN đã công bố một thành tích xuất cảng gạo trong năm 2003: 4.2 triệu tấn, tăng 400,000 tấn so với năm 2002. Nguồn tin này còn cho biết, năm 1999 là năm vô địch, Việt Nam đã xuất cảng gạo ra nước ngoài tới 4 triệu rưỡi tấn. Năm 2003 cũng là năm đầu tiên Việt Nam sản xuất 400,000 tấn gạo sang Châu Phi. Gạo Việt Nam không chỉ đạt số lượng cao mà còn đạt chất lượng tốt, chỉ thua gạo Thái Lan 5-10 đô la một tấn. Ðọc tin này, chúng ta buồn hay vui?
Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại năm 2002 tải về cho VN 2.4 tỉ, năm 2003 khoảng 2.8 tỉ đô la; với miền Nam trên bờ vực thẳm 1975 chỉ cần 300 triệu đô la trong cơn hấp hối mà không kiếm ra. Ðó là qua các đường dây chính thức, cộng đồng gởi qua các đại lý gởi tiền ở Mỹ có giấy phép chính thức, chuyển qua trung gian ngân hàng ở Singapore rồi về ngân hàng Việt Nam đem tiền tới khách hàng. Thống Ðốc “Ngân Hàng Nhà Nước CSVN” đã cho biết “thặng dư ngoại tệ sau khi đã cân đối các khoản trả nợ tín dụng ngoại quốc là khoảng 1 tỉ đô la một năm. Mức thặng dư ngoại tệ trong năm 2004 sẽ gần với mức đó.” Ngoài ra số tiền Việt kiều đem lậu về Việt Nam cho gia đình không tính, trong tổng số tiền đem về này, số tiền dùng vào việc cứu trợ không phải là ít. Các bạn thấy CSVN giàu có hay nghèo đói, để chúng ta phải cưu mang, cứu giúp? Ðúng ra chính phủ CS quá giàu, nhưng dân Việt Nam thì quá nghèo. Ðó là sự thật xẩy ra ở hầu hết các nước CS, từ Liên bang Xô Viết, CS Ðông Âu trước kia và Bắc Hàn, CSVN ngày nay. Và ngày nay, nhờ đồng tiền của hải ngoại gởi về cho Việt Nam, càng ngày chính phủ CS càng thấy rõ mối lợi lớn có thể lợi dụng này đã có những chiến dịch kêu gọi tình thương của những người đã bỏ nước ra đi. Họ không từ nan việc thổi phồng các thiên tai, thiệt hại ở quê nhà để đánh động lòng thương của hải ngoại.
Con người Việt Nam là con người sống bằng tình nghĩa, lương tâm, đồng bào chúng ta đi thoát được sang ngoại quốc không bao giờ quên gia đình, thân quyến kể cả bạn bè, lối xóm còn ở lại. Do đó dù việc gởi tiền về Việt Nam có thể làm cho chính quyền CS thêm sức mạnh, như thức ăn nuôi người đang bệnh, đương nhiên cũng làm cho các tế bào ung thư lớn mạnh thêm. Nhưng vì mục đích nhân đạo, chúng ta không thể làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của người thân. Ngoài việc giúp tiền, có thể nói hằng tháng cho thân nhân ở quê nhà, đồng bào chúng ta ở hải ngoại còn sốt sắng đóng góp tự nguyện hay được các tổ chức từ thiện kêu gọi:
1. Giúp đỡ các nạn nhân thiên tai (bão lụt) gần như hằng năm.
2. Giúp đỡ các trại cô nhi, người già, người tàn tật (mù, què cụt) bằng tiền bạc hay xây dựng cơ sở, nơi tạm trú.
3. Giúp đỡ phương tiện cho các học sinh nghèo hiếu học.
4. Gởi tiền về xây chùa, trùng tu nhà thờ (kể cả việc sửa một cái cổng hay nới rộng hoặc xây to lớn thêm).
5. Về xây trường học ở các vùng thiếu trường.
6. Giúp đỡ thương phế binh (VNCH hay nói chung là nạn nhân của chiến tranh ở cả hai miền) tiền bạc, nhà, xe lăn, thực phẩm.
7. Làm đường, đào giếng nước.
8. Các phái đoàn bác sĩ khám chữa bệnh, vá môi, giải phẫu dị tật.... và giúp đỡ thuốc men.
9. Xây nhà riêng cho thân nhân, xây mộ phần, tô đắp nghĩa trang tổ tiên, thân quyến làm đẹp thêm cho vẻ đẹp bề ngoài của chế độ.
Tính con số ngoại tệ gởi về mỗi năm lên đến hằng tỷ đô la, thì cộng với những sự giúp đỡ vữa kể trên, hải ngoại chúng ta đã đem tiền về cho Việt Nam lên tới con số bao nhiêu?
Theo tôi, trong nhiều năm gần đây, chính quyền CS không bao giờ làm khó dễ hay ngăn cấm những phái đoàn cứu trợ về Việt Nam, nếu những công cuộc cứu trợ đó không đem theo những lời tuyên truyền cho chính trị hay đạo giáo có tính cách chống lại chế độ, trái lại còn làm ngơ và khuyến khích bằng những chiến dịch qua tin tức phổ biến bằng cách phóng đại những thiệt hại ở quê nhà.
Thái độ của Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng CS là tuy biết Việt Nam đang ôm chặt cái bầu sữa bổ béo “khúc ruột ngàn dặm”, của hai triệu người phải di tản, luôn luôn tỏ thái độ có vẻ o bế nhưng đầy tính cách hằn học, khinh miệt khi phải đụng tới vấn đề chính kiến. Vẫn bám chặt lấy vú con bò sữa, nhưng mồm thì đầy vẻ khinh thị, bất cần.
Tại sao những công tác về y tế, giáo dục, xã hội như xây trường, xây bệnh viện, làm đường, đào giếng nước, giúp đỡ người đau ốm, CS không muốn làm, trong khi lại khuyến khích việc xây khách sạn, nhà hàng, khiêu vũ trường, sân đánh gôn. Vì sao cán bộ CS và những tay nhà giàu có gởi con đi du học, chịu tốn phí hằng chục nghìn đô la hằng năm, trong khi chúng ta tom góp từng đồng bạc hải ngoại để mua từng cuốn tập, cây viết, đôi dép cho đám học sinh nghèo. Vì sao bọn cán bộ cao cấp quyền thế trong chế độ CS có năm bảy cái xe hơi đắt tiền, có nhiều ngôi nhà cho thuê, có hàng nghìn cổ phần trong các công ty lớn, hải ngoại chúng ta đi kêu gào xin từng tấm tôn lợp nhà cho dân?
Trong khi ngay ở Saigon, những anh cán bộ và gia đình lắm tiền vào nằm các bệnh viện cao cấp của Pháp, Mỹ... mỗi ngày phải trả $100 đô la, và các bác sĩ Việt ở đó có đồng lương mỗi tháng 3,000 đô la, thì hải ngoại có những phái đoàn bác sĩ về đi làm công tác nhân đạo, khám bệnh, phát thuốc cho đồng bào nghèo khó khố rách áo ôm.
Việc cứu trợ đồng bào khốn khó ở quê nhà, nói thế, nhưng chúng ta cũng dư biết, như muối bỏ biển, chẳng thấm vào đâu đối với cái nghèo khó, khốn khổ kinh niên và rộng lớn của con dân nước Việt.
Những người có lương tâm ở hải ngoại đã làm việc cứu đói thay cho bọn vô lương ở quê nhà, chúng ta hành động với con tim đầy tình thương thay cho bọn có con tim bằng sắt đá. Những việc làm đó có đáng cho chúng ta làm không? Ðó là câu hỏi lớn mà chúng ta đã nghe nhiều người đặt ra với cộng đồng.
Gần đây báo chí cả CS lẫn Mỹ loan tin một cách có thiện cảm với việc xây dựng những làng Việt Kiều có đầy đủ tiện nghi ở vùng Nhà Bè, Khánh Hội, với giá mỗi ngôi nhà lên tới giá $200,000 và làm những bài phóng sự về cuộc sống phong lưu phè phỡn của những con người trước đây đã vượt biên. Có thể trước đây họ là những con người cũng khốn khổ, lam lũ như mọi người, nay sau một thời gian ở nước ngoài đã thay da, đổi thịt, trở lại quê nhà, đổi đời và sống những ngôi nhà đắt tiền bên cạnh đồng bào ruột thịt chúng ta còn quá ư nghèo đói, lầm than trong những xóm nghèo bùn lầy, nước đọng. Ðó là một sự hưởng thụ cạnh những đau khổ, khốn khó của những người kém may mắn hơn mình và tô son vẽ phấn thêm cho chế độ. Khi những người đã ra đi vì tránh hiểm họa và sự cai trị của CS, nay đã đem đồng đô la trở về ung dung mua đất, mua nhà để hưởng thụ, thì chế độ CS đâu còn là một chế độ “cọp dữ” mà người ta phải đi tránh nạn như trước đây nữa!
Như vậy, nếu việc khuyến dụ Việt kiều về Việt Nam mua nhà thành công thì coi như những chữ “đi tìm tự do”, những câu chuyện vượt biên vượt biển, “bỏ phiếu bằng chân” không còn một chút mảy may giá trị gì nữa, mà tự những người vốn là nạn nhân của CS phải bỏ nước ra đi, tự thân họ đã làm cái việc phủ nhận những hành động của họ trước kia. Và chế độ CS được ngẩng mặt lên nhìn thế giới tự do để nói rằng chế độ bây giờ quá tốt đẹp, không có gì đáng chê trách.
Cộng đồng hải ngoại phải chăng là không có sức mạnh để có thể làm khuynh đảo chế độ CS ở quê nhà? Chúng ta có thể thấy rõ là chính chúng ta hôm nay đi biểu tình hoặc tuyệt thực chống Cộng tích cực, nhưng ngày mai lại nhịn ăn, nhịn mặc để gom góp đồng đô la gởi về cho thân nhân vừa để nuôi thân mà nuôi luôn chế độ bất hảo càng thêm lớn mạnh. Việc cứu trợ cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà cần được cân nhắc đúng, chúng ta chỉ giúp cho cá nhân bị nghèo đói, thiệt thòi, không giúp cho “nhà nước” CSVN xây dựng lại hạ tầng cơ sở như trường học, bệnh viện hay cầu cống, vì đây là bổn phận của các cơ quan chính phủ “nhà nước CS”. Hiện nay chính phủ CS đang đổ tiền vào đầu tư trong các ngành du lịch để kiếm tiền, móc túi khách ngoại quốc, hoặc phục vụ cho một số nhỏ giai cấp có tiền như xây sân “gôn”, sân quần vợt, khu giải trí... trong khi thực sự bỏ bê những vùng dân cư xa đô thị, thiếu cả những tiện nghi căn bản trong đời sống.
Những dân ở các vùng xa, lội qua sông rạch không có cầu, gạo không có ăn, như những tờ báo của chính đảng CS đã loan tin nhiều người phải ăn cây xương rồng như nguồn tin một vài năm trước đây.
Con người Việt Nam ở hải ngoại là con người thương nước, nhớ nhà, đầy tình nghĩa, nhịn ăn nhịn mặc (vì không phải ai cũng khá giả). Hải ngoại không thể quên thương binh, quả phụ là những người phải đền ơn đáp nghĩa, bà con họ hàng đăng nghèo khó phải giúp đỡ, nhưng những công việc có tính cách giúp đỡ cho chế độ ở quê nhà khác, có lẽ cần phải xem xét lại.
Ðây là một vấn đề rất khó xử giữa lý và tình, giữa thái độ chính trị và lòng nhân đạo đã gây nhiều tranh luận trước đây.
Xài tiền chùa?
Bất chấp dư luận xôn xao, các nghị sĩ chất vấn, Phủ Thủ tướng Anh suốt cả ngày chủ nhật, 4-9, vẫn nín thinh không chịu tiết lộ ai đã chi tiền chi phí cho chuyến đi nghỉ hè tốn kém của Thủ tướng Anh Tony Blair và gia đình tại đảo quốc Barbados ở vịnh Caribbea tháng 8 vừa qua.
Viện lý do chuẩn bị đi Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc, ông Blair cũng từ chối trả lời các nhà báo. Báo chí Anh đoán già đoán non chuyến nghỉ tốn tới 29.400 bảng
Theo tuần báo Mail của Cộng hòa Dominican, ông Blair và vợ con đã ăn nghỉ trong 3 tuần lễ tại một biệt thự cực kỳ sang trọng ở Barbados và giao du với những tỉ phú như chủ ngân hàng Russell Chambers, trùm kinh doanh địa ốc David Staples. Bài báo cho biết 3 chiếc du thuyền được thuê để chở ông Blair và vợ con đi chơi trên biển trong 5 ngày, mỗi ngày phải trả 1.620 bảng . Ngoài ra, còn thuê 2 chiếc ca nô chở toán cận vệ đi theo để bảo vệ. Với những tiết lộ, Thủ tướng Anh đang bị sức ép phải trả lời chuyến đi nghỉ hè của ông do ai trả tiền, do bản thân ông, hay ai đó hoặc tiền của người dân đóng thuế? Bỏ tiền túi chắc là khó, dù mức lương hằng năm của ông là 183.932 bảng.
Nghị sĩ đối lập Chris Grayling đòi Thủ tướng Blair trả lời theo luật mới về sự minh bạch của các cơ quan công quyền. Ông nói: “Thủ tướng cần có mức độ bảo vệ an ninh thích đáng. Nhưng tôi không thể tin rằng việc thuê những chiếc thuyền sang trọng để chở nhân viên an ninh đi hộ tống thủ tướng vui chơi xả láng trên biển, là cách sử dụng tiền bạc của người dân đóng thuế một cách thỏa đáng. Rõ ràng có những việc người ta không thể làm dù là Thủ tướng bởi vì nó tốn kém quá mức”.
Năm nào cũng vậy, thói quen đi nghỉ hè “kiểu triệu phú” của ông Blair do các doanh nhân mời mọc thường gây ồn ào dư luận ở Anh.
T. Tùng
Viện lý do chuẩn bị đi Bắc Kinh dự Hội nghị Thượng đỉnh EU - Trung Quốc, ông Blair cũng từ chối trả lời các nhà báo. Báo chí Anh đoán già đoán non chuyến nghỉ tốn tới 29.400 bảng
Theo tuần báo Mail của Cộng hòa Dominican, ông Blair và vợ con đã ăn nghỉ trong 3 tuần lễ tại một biệt thự cực kỳ sang trọng ở Barbados và giao du với những tỉ phú như chủ ngân hàng Russell Chambers, trùm kinh doanh địa ốc David Staples. Bài báo cho biết 3 chiếc du thuyền được thuê để chở ông Blair và vợ con đi chơi trên biển trong 5 ngày, mỗi ngày phải trả 1.620 bảng . Ngoài ra, còn thuê 2 chiếc ca nô chở toán cận vệ đi theo để bảo vệ. Với những tiết lộ, Thủ tướng Anh đang bị sức ép phải trả lời chuyến đi nghỉ hè của ông do ai trả tiền, do bản thân ông, hay ai đó hoặc tiền của người dân đóng thuế? Bỏ tiền túi chắc là khó, dù mức lương hằng năm của ông là 183.932 bảng.
Nghị sĩ đối lập Chris Grayling đòi Thủ tướng Blair trả lời theo luật mới về sự minh bạch của các cơ quan công quyền. Ông nói: “Thủ tướng cần có mức độ bảo vệ an ninh thích đáng. Nhưng tôi không thể tin rằng việc thuê những chiếc thuyền sang trọng để chở nhân viên an ninh đi hộ tống thủ tướng vui chơi xả láng trên biển, là cách sử dụng tiền bạc của người dân đóng thuế một cách thỏa đáng. Rõ ràng có những việc người ta không thể làm dù là Thủ tướng bởi vì nó tốn kém quá mức”.
Năm nào cũng vậy, thói quen đi nghỉ hè “kiểu triệu phú” của ông Blair do các doanh nhân mời mọc thường gây ồn ào dư luận ở Anh.
T. Tùng
Ưu Tiên Phái Nữ
Bạn hiền,
Hôm nay ngồi buồn giở báo Mỹ ra đọc và cái mục mà BTL tôi tìm đến trước tiên là mục "Dear Abby" do Jeanne Phillips phụ trách.
Tờ báo mà BTL tôi đang cầm trên tay là số ra ngày thứ Bảy, 7/12/2002, độc giả là một cụ bà gần 7 bó, để BTL tôi trích nguyên đoạn thư cho bạn hiền đọc:
DEAR ABBY: I am a widow in my late 60s, attractive and youthful looking (I'm told). For the past three years, I have been going out with a nice man my age, "Dell." I have him over for home-cooked meals, and I occasionally pay for our dinners and movies out. Dell is also my guest for dinners at my club, and of course I pay the club dues. Sometimes I pick him up in my car for our dates and day trips. He can well afford to take me out and pick up the check, but he always says, "Let's keep it even."
I am becoming more and more uncomfortable when we're having dinner out, because I resent being expected to split the cost of everything. Dell is an educated, interesting man. I find myself wondering if I'm out of step with the times -- or if he's cheap.
Abby, I feel used. I'm beginning to lose respect for Dell. I'm from the old school: If a man asks a lady out, he pays. What's your opinion? Should I tell him I'm tired of nit-picking expenses and stop paying for half of everything? -- FRUSTRATED IN THE LONE STAR STATE
Độc giả, một góa phụ gần 7 bó, đẹp và trẻ (người ta bảo thế). Suốt 3 năm qua bà cặp với một cụ ông cùng trang lứa, tên là Dell (chắc không phải ông chủ của hãng bán máy computer!). Bà hay mời ông đến nhà ăn mấy món do bà nấu, và thi thoảng bà trả tiền đi ăn tiệm và xem chớp bóng. Dell cũng được bà mời đến dự các buổi dạ tiệc của câu lạc bộ và bà trả tiền lệ phí câu lạc bộ. Đôi khi bà đón ông để đi "date" và đi chơi ban ngày. Cụ ông đủ khả năng đến đón bà và trả tiên, nhưng ông luôn nói "Hãy sòng phẳng." Bà càng ngày càng thấy khó chịu khi đi ăn ngoài vì bà không muốn cái gì cũng phải chia hai. Dell là một ông già có học và bà tự hỏi có lẽ bà thuộc thế hệ lỗi thời hay là cụ ông này quá bủn xỉn. Cuối cùng, bà cảm thấy bị lợi dụng và ở cái thế hệ của bà, khi người đàn ông mời đàn bà đi ăn thì gã phải trả tiền. Bà quá mệt mỏi chuyện sòng phẳng, bà hỏi ý kiến của Abby.
Và sau đây là câu trả lời của Abby:
DEAR FRUSTRATED: Sitting quietly while resentment builds will eventually destroy your relationship if you allow it to continue. Remind him that you are from the old school and what that means to you. But remember that it also means you will pick up the check when you call and ask him out. It will be interesting to see whether you wind up playing solitaire once you lay your cards on the table.
Đại khái Abby khuyên bà cụ bất mãn kia đừng có ngồi đó để sự căm giận vun đắp vì nó sẽ giết chết mối tình của ông và bà. Abby khuyên cụ bà nên nói thẳng với cụ ông là bà là thế hệ xưa và giảng nghĩa về cái học thời xưa. Abby còn nhắc nhở bà cụ điều đó có nghĩa là sau này nếu bà gọi mời ông đi ăn thì bà phải trả tiền. Abby còn kết thư bằng một câu mỉa mai: "Để xem bà có tuân theo luật chơi do bà bày ra hay không."
BTL tôi không nghĩ là Abby trả lời câu hỏi của cụ bà bất mãn kia và Abby đã hiểu sai ý của cụ. Cụ nói ở thời xưa khi người đàn ông rủ đàn bà đi ăn ngoài thì ông phải trả, chứ đâu có nói chuyện đàn bà rủ đàn ông đi ăn là đàn bà phải trả, và BTL tôi chắc chắn ý của bà cụ kia là ở cái thời xưa đó không có chuyện đàn bà gọi rủ đàn ông đi ăn, nếu có thì có gọi và nói: "Anh yêu! Để em cúp điện thoại rồi anh gọi mời em đi ăn tối nghen!".
Không những bà cụ kia sinh nhầm thế hệ, mà còn nhầm đất nước luôn, nếu bà sinh ra ở Việt Nam thì chuyện đó rõ ràng lắm, thì sẽ không có những lá thư ấm ớ như thế này. Ở đất nước chúng tôi, người đàn ông không bao giờ để người bạn gái mình trút hầu bao. Còn chuyện ai rủ người ấy phải trả đã thành luật bất thành văn, nhưng có khác ở chỗ là nếu người rủ là phái nữ thì người bị rủ phải trả. Ấy thế mà mấy tên đàn ông Việt Nam chúng tôi không cảm thấy đau khổ mà còn sung sướng khi phải trả tiền cho bạn gái!
Trở lại chuyện bà cụ đau khổ kia, cũng chỉ vì ở cái xứ Mỹ này bình đẳng, cái gì cũng sòng phẳng, cho nên ông già Dell không muốn tước đi cái quyền bình đẳng đó của phụ nữ, chỉ có thế thôi. Bây giờ bà mà không chịu cái gì cũng chia hai, mang chuyện đó ra bàn cãi với lão Dell, biết đâu lão sẽ nói:
"Cưng nói đúng đó, ở Mỹ này người phụ nữ đáng được kính trọng, cái gì cũng Lady first cho nên từ này về sau anh sẽ không chia đôi. Anh sẽ ưu tiên cho phái nữ. Vì thế anh sẽ để cho em lo tất cả, kể luôn chuyện take care mấy cái check của nhà hàng!"
BTL
Hôm nay ngồi buồn giở báo Mỹ ra đọc và cái mục mà BTL tôi tìm đến trước tiên là mục "Dear Abby" do Jeanne Phillips phụ trách.
Tờ báo mà BTL tôi đang cầm trên tay là số ra ngày thứ Bảy, 7/12/2002, độc giả là một cụ bà gần 7 bó, để BTL tôi trích nguyên đoạn thư cho bạn hiền đọc:
DEAR ABBY: I am a widow in my late 60s, attractive and youthful looking (I'm told). For the past three years, I have been going out with a nice man my age, "Dell." I have him over for home-cooked meals, and I occasionally pay for our dinners and movies out. Dell is also my guest for dinners at my club, and of course I pay the club dues. Sometimes I pick him up in my car for our dates and day trips. He can well afford to take me out and pick up the check, but he always says, "Let's keep it even."
I am becoming more and more uncomfortable when we're having dinner out, because I resent being expected to split the cost of everything. Dell is an educated, interesting man. I find myself wondering if I'm out of step with the times -- or if he's cheap.
Abby, I feel used. I'm beginning to lose respect for Dell. I'm from the old school: If a man asks a lady out, he pays. What's your opinion? Should I tell him I'm tired of nit-picking expenses and stop paying for half of everything? -- FRUSTRATED IN THE LONE STAR STATE
Độc giả, một góa phụ gần 7 bó, đẹp và trẻ (người ta bảo thế). Suốt 3 năm qua bà cặp với một cụ ông cùng trang lứa, tên là Dell (chắc không phải ông chủ của hãng bán máy computer!). Bà hay mời ông đến nhà ăn mấy món do bà nấu, và thi thoảng bà trả tiền đi ăn tiệm và xem chớp bóng. Dell cũng được bà mời đến dự các buổi dạ tiệc của câu lạc bộ và bà trả tiền lệ phí câu lạc bộ. Đôi khi bà đón ông để đi "date" và đi chơi ban ngày. Cụ ông đủ khả năng đến đón bà và trả tiên, nhưng ông luôn nói "Hãy sòng phẳng." Bà càng ngày càng thấy khó chịu khi đi ăn ngoài vì bà không muốn cái gì cũng phải chia hai. Dell là một ông già có học và bà tự hỏi có lẽ bà thuộc thế hệ lỗi thời hay là cụ ông này quá bủn xỉn. Cuối cùng, bà cảm thấy bị lợi dụng và ở cái thế hệ của bà, khi người đàn ông mời đàn bà đi ăn thì gã phải trả tiền. Bà quá mệt mỏi chuyện sòng phẳng, bà hỏi ý kiến của Abby.
Và sau đây là câu trả lời của Abby:
DEAR FRUSTRATED: Sitting quietly while resentment builds will eventually destroy your relationship if you allow it to continue. Remind him that you are from the old school and what that means to you. But remember that it also means you will pick up the check when you call and ask him out. It will be interesting to see whether you wind up playing solitaire once you lay your cards on the table.
Đại khái Abby khuyên bà cụ bất mãn kia đừng có ngồi đó để sự căm giận vun đắp vì nó sẽ giết chết mối tình của ông và bà. Abby khuyên cụ bà nên nói thẳng với cụ ông là bà là thế hệ xưa và giảng nghĩa về cái học thời xưa. Abby còn nhắc nhở bà cụ điều đó có nghĩa là sau này nếu bà gọi mời ông đi ăn thì bà phải trả tiền. Abby còn kết thư bằng một câu mỉa mai: "Để xem bà có tuân theo luật chơi do bà bày ra hay không."
BTL tôi không nghĩ là Abby trả lời câu hỏi của cụ bà bất mãn kia và Abby đã hiểu sai ý của cụ. Cụ nói ở thời xưa khi người đàn ông rủ đàn bà đi ăn ngoài thì ông phải trả, chứ đâu có nói chuyện đàn bà rủ đàn ông đi ăn là đàn bà phải trả, và BTL tôi chắc chắn ý của bà cụ kia là ở cái thời xưa đó không có chuyện đàn bà gọi rủ đàn ông đi ăn, nếu có thì có gọi và nói: "Anh yêu! Để em cúp điện thoại rồi anh gọi mời em đi ăn tối nghen!".
Không những bà cụ kia sinh nhầm thế hệ, mà còn nhầm đất nước luôn, nếu bà sinh ra ở Việt Nam thì chuyện đó rõ ràng lắm, thì sẽ không có những lá thư ấm ớ như thế này. Ở đất nước chúng tôi, người đàn ông không bao giờ để người bạn gái mình trút hầu bao. Còn chuyện ai rủ người ấy phải trả đã thành luật bất thành văn, nhưng có khác ở chỗ là nếu người rủ là phái nữ thì người bị rủ phải trả. Ấy thế mà mấy tên đàn ông Việt Nam chúng tôi không cảm thấy đau khổ mà còn sung sướng khi phải trả tiền cho bạn gái!
Trở lại chuyện bà cụ đau khổ kia, cũng chỉ vì ở cái xứ Mỹ này bình đẳng, cái gì cũng sòng phẳng, cho nên ông già Dell không muốn tước đi cái quyền bình đẳng đó của phụ nữ, chỉ có thế thôi. Bây giờ bà mà không chịu cái gì cũng chia hai, mang chuyện đó ra bàn cãi với lão Dell, biết đâu lão sẽ nói:
"Cưng nói đúng đó, ở Mỹ này người phụ nữ đáng được kính trọng, cái gì cũng Lady first cho nên từ này về sau anh sẽ không chia đôi. Anh sẽ ưu tiên cho phái nữ. Vì thế anh sẽ để cho em lo tất cả, kể luôn chuyện take care mấy cái check của nhà hàng!"
BTL
Họ hàng nhà Cuội ở nhân gian
Vương Trùng Dương
Nhiều ca khúc cho thiếu nhi đề cập đến hình ảnh mặt trăng, chị Hằng Nga và thằng Cuội, bài hát Thằng Cuội Già của Lê Thương với lời ca quen thuộc: “Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ...”. Lời ca còn có ý rủ rê thằng Cuội xuống trần gian chơi với trẻ thơ.
Nhân dịp Tết Trung Thu, xin ghi lại hình ảnh thằng Cuội, theo truyện cổ nhân gian, thằng Cuội với hai giai đoạn khác nhau, thời kỳ dối trá, láu cá, mưu manh, gạt gẫm, ám hại người khác để mưu lợi cho bản thân, và thời kỳ tu tâm dưỡng tánh cứu độ cho người.
Chuyện xưa kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có vợ chồng nông dân, hiếm con, may ra sinh hạ đứa con trai, đặt tên là Cuội. Vợ chồng chăm lo công việc đồng áng để nuôi con lớn khôn nhưng thằng Cuội lại mang tính lem lỉnh, điêu ngoa. Khi Cuội lên mưởi tuổi, cha mẹ qua đời nên Cuội về ở nhà chú thím. Người chú thì chân chất nhưng người thím thì ác độc nên Cuội tìm cách lừa gạt để khỏi bị đòn. Thấy hiệu nghiệm của miệng lưỡi láu cá nên Cuội áp dụng để gạt gẫm mọi người.
Ngày nọ, Cuội chăn trâu qua cổng nhà phú ông, phú ông tự đắc tinh khôn trong làng, nay thấy Cuội nên muốn thử tài. Phú ông bảo Cuội làm sao để lừa được ông đang ngồi trong nhà mà ra cổng, sẽ thưởng năm quan. Cuội nói chịu thua vì phú ông đã phòng bị rồi, nếú phú ông ra ngoài cổng, Cuội không lừa vào trong sẽ bị phạt mười roi.
Nghe lời Cuội, phú ông bước ra ngoài cổng để thực tài thì Cuội liền reo lên, phú ông đã bị lừa ra ngoài cổng rồi. Cuội được thưởng năm quan, và từ đó tên tuổi Cuội được lan truyền trong làng.
Sống với người thím ác độc, bị mắng nhiếc, Cuội trả thù vặt rồi bị đòn, thân phận của Cuội thật tội nghiệp, không được học hành, ăn không đủ no, áo quần xơ xác, chỉ lo chăn trâu nên Cuội mang sự thù hận trong lòng, oán ghét mọi người nên lấy miệng lưỡi ra lừa đảo cho thỏa mãn thú tính.
Một hôm, Cuội tập họp bọn mục đồng lại rồi nói: “Vì con trâu nầy mà thân Cuội dãi nắng dầm mưa nên nay phải hóa kiếp”. Rồi giết con trâu cho cả bọn ăn uống, Cuội đem đuôi con trâu cắm vào ở lỗ chuột đồng, giả vờ hốt hoảng chạy về nhà nói với chú thím con trâu bị thổ dân bắt xuống âm phủ. Khi ra đến đồng, chú thím chứng kiến hình ảnh đó mà cho rằng vì Cuội láo lếu, ba trợn xúc phạm thánh thần nên mới bị phạt. Cuội bị trận đòn nên thân nhưng không chừa còn tìm cách lựa gạt vợ chồng chú thím để bông đùa.
Để trừng phạt thằng cháu lưu manh, ông bà trói Cuội cho vào rọ rồi mang ra thả sông. Người vợ ở nhà, ông chồng mang Cuội ra gần bờ sông thì Cuội lại gạt: “Tội cháu đáng chết, không có gì ân hận nhưng tiếc rằng cuốn sách dạy nói dối dễ trên gác, xin chú ban cho ân huệ, về nhà lấy cuốn sách cho Cuội để xuống âm phủ có kế sinh nhai”. Nghe lời Cuội, người chú quay về nhà thì trong lúc đó có cậu bé mù quờ quạng ra bờ sông. Cuội trông thấy liền nói to: “Trước kia tao cũng như mầy, nhờ chui vào trong nầy niệm chú nên mới sáng mắt ra”. Thằng bé mù cả tin tìm cách mở dây, thay Cuội chui vào rọ, Cuội dạy cho nó niệm chú rồi ngủ đi, khi thức dậy mắt sẽ sáng. Người chú tìm không thấy sách, cho là mắc hỡm nên ra bờ sông, chẳng nói lời nào, đạp rọ xuống sông, tàn đời thằng bé mù.
Cuội thoát chết, chạy trốn, trên đường gặp bà cụ gánh tơ lụa đi bán, Cuội tìm cách bắt chuyện rồi gánh hộ cho cụ, rồi Cuội tìm cách gánh chạy mất. Giữa khuya, Cuội chạy về nhà chú thím, nói rằng Cuội xuống lòng sông, gặp cha mẹ đã đổi đời giàu sang, cho Cuội tơ lụa để mang về tặng chú thím. Vợ chồng tưởng thật, thế rồi bị Cuội lừa chú thím cho vào rọ, thả xuống sông. Cuội thừa hưởng gia sản chú thím, ăn tiêu thời gian, hết của, Cuội đành vào chùa kiếm ăn.
Nơi cửa thiền, Cuội bèn kể lại qua khứ tội lỗi của mình với sư ông rồi được sư ông dạy dỗ nên người.
Một hôm, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Trong chóc lát, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Thế rồi, dọc đường về, Cuội gặp ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên: “Cây này chính là cây có phép cải tử hoàn sinh đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!”.
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về dựng căn lều cạnh chùa, trồng ở góc lều phía Đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người, Cuội không bận tâm kế sinh nhai. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm Cuội đi vắng, bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ của vị ân nhân. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Nhiều lần Cuội căn dặn vợ: “Không được tiểu tiện vào gốc cây, cây dông lên trời!” nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên ngay.
Một buổi chiều, chồng đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà tiểu tiện. Mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng lúc ấy, cây đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình cây cổ thụ, gọi là cây đa, có người ngồi dưới gốc, người ta gọi là chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Dù đã thay đổi tâm tính nhưng quá khứ của Cuội vẫn còn ám ảnh nên thành ngữ có câu “Nói dối như Cuội”, “Nói nhăng nói cuội” qua câu truyện cổ tích kể trên. Ngoài ra, hai hình ảnh tương phản nhau, thằng Cuội ngồi dưới cây da nơi cung trăng đối với trẻ em rât dễ thương nhưng thằng Cuội ở chốn nhân gian là mẫu người láu cá, dối trá, đểu cáng, sống trong mưu đồ lường gạt, mưu lợi cho bản thân.
Với câu chuyện cổ tích có vẻ hoang đường từ ngày xửa ngày xưa nhưng trong cuộc sống ở chốn trần gian nầy thì hình ảnh thằng Cuội nhan nhản. Họ hàng nhà Cuội nhiều quá, thời buổi nào cũng có cả, không gian nào cũng lộ diện, đôi khi bộ mặt của nó bị phơi bày nhưng bản tính “cố đấm ăn xôi”, nó vẫn tỉnh bơ, gỉa vờ xào bát, không tìm được đối tượng nầy thì đi tìm đối tượng khác để lấp liếm, dối trá mà lường gạt.
Ở đời, có người thích ngon ngọt, ton hót thì thằng Cuội dùng lời tán dương; có người hay động lòng trắc ẩn thì thằng Cuội tìm cách tả oán, tâm sự nhỏ to để được ban phát... Thằng Cuội là người sành tâm lý để khai thác mà lọc lừa! Khi có chuyện bày mưu làm ăn thì thằng Cuội vẽ vời nhà cửa, tiền bạc cho đối tượng cả tin mà hùn hạp. Lúc đổ bể thì thằng Cuội lại mặt chai mày đá làm ngơ như không biết gì. Không sống với ân nghĩa và trả bằng thủ đoạn gian manh! Tháng ngày sống bằng cái miệng dẻo quẹo, đểu cáng rồi thay bạn như thay áo khi không còn lợi dụng được. Với mưu đồ đen tối thì thằng Cuội bất chấp hành vi xấu xa, không quan tâm gì về liêm sỉ miễn là có lợi cho bản thân.
Nghĩ cho cùng, nếu dùng hình ảnh thằng Cuội để gán ghép cho phái nam thì cũng cũng bất công. Ở chốn nhân gian thì họ hàng nhà Cuội có cả hai phái cho có đôi với nhau.
Thuở còn bé, chỉ nghe câu chuyện thằng Cuội ôm gốc cây khi bị gió cuốn bay lên cung trăng, sống bên cạnh Hằng Nga. Người đẹp Hằng Nga được Tây Vương Mẫu cho thuốc tiên bay lên trời sống nơi cung Quảng Hàn. Cậu bé chăn trâu được lên trên đó để mỗi dịp trăng tròn thấy bóng dáng cậu bé ngồi dưới gốc cây đa chu du trong bầu trời mênh mông. Trẻ thơ, ai không muốn có được dịp như thằng Cuội cho thỏa thích. Lớn lên, đọc truyện cổ tích, thấy qua khứ của thằng Cuội xấu xa quá nên không còn thiện cảm nữa mỗi khi nhìn trăng tròn. Khi chung đụng với cuộc sống thực tại, chứng kiến họ hàng nhà Cuội nhan nhản, đành lắc đầu mà than: tởm quá!
Trong thân phận của kẻ chiến bại, sống trong nước dưới ách thống trị của thế giới loài Cuội, chán ngấy, ước mong ngày nào đó được sống trong thế giới văn minh sẽ không thấy hình ảnh nầy. Nhưng khi bước chân đến Tennesee, tha hương ngộ cố tri, mừng quá rồi thất vọng bởi cũng gặp họ hàng nhà Cuội vung vít lung tung. Rời Tennessee về miền nắng ấm Cali, thương hại cho lỗ tai phải điếc con ráy vì loài Cuội sao nhiều quá. 15 năm qua, con cháu nhà Cuội vẫn bổn cũ soạn lại, nói nhăng nói cuội, nổ long trời lở đất dù “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng mặt dạn mày dày, Cuội ta cứ la cà chỗ đông người để lừa, nổ, hù... thiên hạ.
Khi nào nhìn lên mặt trăng tròn, không thấy hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa thì khi đó thế gian mới không còn họ hàng nhà Cuội.
Vương Trùng Dương
Thư Cali - Cali Weekly Số 20, 15 tháng 9, 2005
Vương Trùng Dương
Nhiều ca khúc cho thiếu nhi đề cập đến hình ảnh mặt trăng, chị Hằng Nga và thằng Cuội, bài hát Thằng Cuội Già của Lê Thương với lời ca quen thuộc: “Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ...”. Lời ca còn có ý rủ rê thằng Cuội xuống trần gian chơi với trẻ thơ.
Nhân dịp Tết Trung Thu, xin ghi lại hình ảnh thằng Cuội, theo truyện cổ nhân gian, thằng Cuội với hai giai đoạn khác nhau, thời kỳ dối trá, láu cá, mưu manh, gạt gẫm, ám hại người khác để mưu lợi cho bản thân, và thời kỳ tu tâm dưỡng tánh cứu độ cho người.
Chuyện xưa kể rằng, ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có vợ chồng nông dân, hiếm con, may ra sinh hạ đứa con trai, đặt tên là Cuội. Vợ chồng chăm lo công việc đồng áng để nuôi con lớn khôn nhưng thằng Cuội lại mang tính lem lỉnh, điêu ngoa. Khi Cuội lên mưởi tuổi, cha mẹ qua đời nên Cuội về ở nhà chú thím. Người chú thì chân chất nhưng người thím thì ác độc nên Cuội tìm cách lừa gạt để khỏi bị đòn. Thấy hiệu nghiệm của miệng lưỡi láu cá nên Cuội áp dụng để gạt gẫm mọi người.
Ngày nọ, Cuội chăn trâu qua cổng nhà phú ông, phú ông tự đắc tinh khôn trong làng, nay thấy Cuội nên muốn thử tài. Phú ông bảo Cuội làm sao để lừa được ông đang ngồi trong nhà mà ra cổng, sẽ thưởng năm quan. Cuội nói chịu thua vì phú ông đã phòng bị rồi, nếú phú ông ra ngoài cổng, Cuội không lừa vào trong sẽ bị phạt mười roi.
Nghe lời Cuội, phú ông bước ra ngoài cổng để thực tài thì Cuội liền reo lên, phú ông đã bị lừa ra ngoài cổng rồi. Cuội được thưởng năm quan, và từ đó tên tuổi Cuội được lan truyền trong làng.
Sống với người thím ác độc, bị mắng nhiếc, Cuội trả thù vặt rồi bị đòn, thân phận của Cuội thật tội nghiệp, không được học hành, ăn không đủ no, áo quần xơ xác, chỉ lo chăn trâu nên Cuội mang sự thù hận trong lòng, oán ghét mọi người nên lấy miệng lưỡi ra lừa đảo cho thỏa mãn thú tính.
Một hôm, Cuội tập họp bọn mục đồng lại rồi nói: “Vì con trâu nầy mà thân Cuội dãi nắng dầm mưa nên nay phải hóa kiếp”. Rồi giết con trâu cho cả bọn ăn uống, Cuội đem đuôi con trâu cắm vào ở lỗ chuột đồng, giả vờ hốt hoảng chạy về nhà nói với chú thím con trâu bị thổ dân bắt xuống âm phủ. Khi ra đến đồng, chú thím chứng kiến hình ảnh đó mà cho rằng vì Cuội láo lếu, ba trợn xúc phạm thánh thần nên mới bị phạt. Cuội bị trận đòn nên thân nhưng không chừa còn tìm cách lựa gạt vợ chồng chú thím để bông đùa.
Để trừng phạt thằng cháu lưu manh, ông bà trói Cuội cho vào rọ rồi mang ra thả sông. Người vợ ở nhà, ông chồng mang Cuội ra gần bờ sông thì Cuội lại gạt: “Tội cháu đáng chết, không có gì ân hận nhưng tiếc rằng cuốn sách dạy nói dối dễ trên gác, xin chú ban cho ân huệ, về nhà lấy cuốn sách cho Cuội để xuống âm phủ có kế sinh nhai”. Nghe lời Cuội, người chú quay về nhà thì trong lúc đó có cậu bé mù quờ quạng ra bờ sông. Cuội trông thấy liền nói to: “Trước kia tao cũng như mầy, nhờ chui vào trong nầy niệm chú nên mới sáng mắt ra”. Thằng bé mù cả tin tìm cách mở dây, thay Cuội chui vào rọ, Cuội dạy cho nó niệm chú rồi ngủ đi, khi thức dậy mắt sẽ sáng. Người chú tìm không thấy sách, cho là mắc hỡm nên ra bờ sông, chẳng nói lời nào, đạp rọ xuống sông, tàn đời thằng bé mù.
Cuội thoát chết, chạy trốn, trên đường gặp bà cụ gánh tơ lụa đi bán, Cuội tìm cách bắt chuyện rồi gánh hộ cho cụ, rồi Cuội tìm cách gánh chạy mất. Giữa khuya, Cuội chạy về nhà chú thím, nói rằng Cuội xuống lòng sông, gặp cha mẹ đã đổi đời giàu sang, cho Cuội tơ lụa để mang về tặng chú thím. Vợ chồng tưởng thật, thế rồi bị Cuội lừa chú thím cho vào rọ, thả xuống sông. Cuội thừa hưởng gia sản chú thím, ăn tiêu thời gian, hết của, Cuội đành vào chùa kiếm ăn.
Nơi cửa thiền, Cuội bèn kể lại qua khứ tội lỗi của mình với sư ông rồi được sư ông dạy dỗ nên người.
Một hôm, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Trong chóc lát, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Thế rồi, dọc đường về, Cuội gặp ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên: “Cây này chính là cây có phép cải tử hoàn sinh đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!”.
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về dựng căn lều cạnh chùa, trồng ở góc lều phía Đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người, Cuội không bận tâm kế sinh nhai. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm Cuội đi vắng, bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ của vị ân nhân. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Nhiều lần Cuội căn dặn vợ: “Không được tiểu tiện vào gốc cây, cây dông lên trời!” nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên ngay.
Một buổi chiều, chồng đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà tiểu tiện. Mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng lúc ấy, cây đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình cây cổ thụ, gọi là cây đa, có người ngồi dưới gốc, người ta gọi là chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Dù đã thay đổi tâm tính nhưng quá khứ của Cuội vẫn còn ám ảnh nên thành ngữ có câu “Nói dối như Cuội”, “Nói nhăng nói cuội” qua câu truyện cổ tích kể trên. Ngoài ra, hai hình ảnh tương phản nhau, thằng Cuội ngồi dưới cây da nơi cung trăng đối với trẻ em rât dễ thương nhưng thằng Cuội ở chốn nhân gian là mẫu người láu cá, dối trá, đểu cáng, sống trong mưu đồ lường gạt, mưu lợi cho bản thân.
Với câu chuyện cổ tích có vẻ hoang đường từ ngày xửa ngày xưa nhưng trong cuộc sống ở chốn trần gian nầy thì hình ảnh thằng Cuội nhan nhản. Họ hàng nhà Cuội nhiều quá, thời buổi nào cũng có cả, không gian nào cũng lộ diện, đôi khi bộ mặt của nó bị phơi bày nhưng bản tính “cố đấm ăn xôi”, nó vẫn tỉnh bơ, gỉa vờ xào bát, không tìm được đối tượng nầy thì đi tìm đối tượng khác để lấp liếm, dối trá mà lường gạt.
Ở đời, có người thích ngon ngọt, ton hót thì thằng Cuội dùng lời tán dương; có người hay động lòng trắc ẩn thì thằng Cuội tìm cách tả oán, tâm sự nhỏ to để được ban phát... Thằng Cuội là người sành tâm lý để khai thác mà lọc lừa! Khi có chuyện bày mưu làm ăn thì thằng Cuội vẽ vời nhà cửa, tiền bạc cho đối tượng cả tin mà hùn hạp. Lúc đổ bể thì thằng Cuội lại mặt chai mày đá làm ngơ như không biết gì. Không sống với ân nghĩa và trả bằng thủ đoạn gian manh! Tháng ngày sống bằng cái miệng dẻo quẹo, đểu cáng rồi thay bạn như thay áo khi không còn lợi dụng được. Với mưu đồ đen tối thì thằng Cuội bất chấp hành vi xấu xa, không quan tâm gì về liêm sỉ miễn là có lợi cho bản thân.
Nghĩ cho cùng, nếu dùng hình ảnh thằng Cuội để gán ghép cho phái nam thì cũng cũng bất công. Ở chốn nhân gian thì họ hàng nhà Cuội có cả hai phái cho có đôi với nhau.
Thuở còn bé, chỉ nghe câu chuyện thằng Cuội ôm gốc cây khi bị gió cuốn bay lên cung trăng, sống bên cạnh Hằng Nga. Người đẹp Hằng Nga được Tây Vương Mẫu cho thuốc tiên bay lên trời sống nơi cung Quảng Hàn. Cậu bé chăn trâu được lên trên đó để mỗi dịp trăng tròn thấy bóng dáng cậu bé ngồi dưới gốc cây đa chu du trong bầu trời mênh mông. Trẻ thơ, ai không muốn có được dịp như thằng Cuội cho thỏa thích. Lớn lên, đọc truyện cổ tích, thấy qua khứ của thằng Cuội xấu xa quá nên không còn thiện cảm nữa mỗi khi nhìn trăng tròn. Khi chung đụng với cuộc sống thực tại, chứng kiến họ hàng nhà Cuội nhan nhản, đành lắc đầu mà than: tởm quá!
Trong thân phận của kẻ chiến bại, sống trong nước dưới ách thống trị của thế giới loài Cuội, chán ngấy, ước mong ngày nào đó được sống trong thế giới văn minh sẽ không thấy hình ảnh nầy. Nhưng khi bước chân đến Tennesee, tha hương ngộ cố tri, mừng quá rồi thất vọng bởi cũng gặp họ hàng nhà Cuội vung vít lung tung. Rời Tennessee về miền nắng ấm Cali, thương hại cho lỗ tai phải điếc con ráy vì loài Cuội sao nhiều quá. 15 năm qua, con cháu nhà Cuội vẫn bổn cũ soạn lại, nói nhăng nói cuội, nổ long trời lở đất dù “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng mặt dạn mày dày, Cuội ta cứ la cà chỗ đông người để lừa, nổ, hù... thiên hạ.
Khi nào nhìn lên mặt trăng tròn, không thấy hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa thì khi đó thế gian mới không còn họ hàng nhà Cuội.
Vương Trùng Dương
Thư Cali - Cali Weekly Số 20, 15 tháng 9, 2005
Lời tự thú của một ký giả
Tôi là một ký giả tại miền Nam Trung quốc. Tôi đã làm công việc ký giả trong nhiều năm. Vào tháng bảy 1999, một loạt tin tức báo cáo thoái mạ Pháp Luân Công khiến xửng sốt nhiều người. Các tin tức tiếp tục loan truyền trong trọn tháng trên đài truyền hình. Nhiều người tin nơi các báo cáo ấy. Nhưng tôi thì giữ một tư thế độc lập là vì tôi đã biết cách nào một số tin tức là giả tạo, từ khi tôi hành nghề ký giả với kinh nghiệm nhiều năm. Tôi quyết định sẽ không chọn đứng về phe nào cho đến khi tôi đạt được những nguồn thật của các tin tức.
Đến năm 2001, vụ tự thiêu Thiên an Môn được chiếu đi chiếu lại trên truyền hình trong dịp Tết Nguyên đán. Điều mà tôi được thấy trên đài Truyền hình đã hoàn toàn thay đỗi cái nhìn của tôi. Những bức hình ghê gớm đã làm chấn động tôi và xúc động các tình cảm của tôi. Tôi bắt đầu tham gia vào nhóm tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Lúc bấy giờ, thượng cấp của tôi giao cho tôi nhiều chương trình tin tức. Một đồng nghiệp khác và tôi phỏng vấn những bô lão mà tập công đây đó buỗi sáng, báo cáo ý kiến của họ về vụ tự thiêu Thiên an Môn.
Thời gian qua nhanh, và năm 2004, nhiều bạn của tôi mang tin tức từ chuyến đi về của họ từ Hong Kong. Họ nói với tôi rằng cuộc tự thiêu là giả. Chánh quyền với mục đích xấu đã bày đặt hết mọi chuyện. Họ giải thích cho tôi sáu nghi điểm về buỗi phát hình và ‘tin tức’ thông truyền về vụ nầy. Sau khi nghe họ, tôi tự phân tích vụ đó. Cuối cùng tôi hiểu ra được sự thật. Tôi, một nhà báo với hơn mười năm kinh nghiệm, đã bị gạt.
Tôi hối hận sâu xa những báo cáo tin tức giả mạo của tôi. Làm sao tôi có thể đối diện với những người mà đã bị dẫn sai vì chúng? Trong hơn một năm trời nay, tôi luôn suy nghĩ làm sao tôi có thể tỏ rõ sự hối hận vì cái lỗi ấy. Hơn mười năm kinh nghiệm thông tín đã cho phép tôi hiểu được là không có tự do báo chí dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Dân chúng không có thể nào biết được sự thật. Hồi tưởng lại những phong trào chính trị đàn áp của ĐCSTQ trong hơn nhiều chục năm qua, thì không lạ gì mà từ một chủ tịch hôm qua ngày mai trở thành ‘kẻ phản bội Đảng, phản bội Trung quốc và kẻ cướp công nhân’. Mọi điều đều được làm để thỏa mãn người hiện đương quyền. Tôi biết rằng trái tim tôi sẽ không yên ngoại trừ tôi thoái Đảng. Với sự giúp đỡ của một người bạn, tôi thêm chữ ký tên của tôi vào cái mạn lưới mà người ta có thể đến đó để rút lui khỏi ĐCSTQ.
Cuối cùng, tôi hy vọng rằng sự thú tội muộn màng của tôi có thể hối cải một cái gì. Hơn nữa, tôi hy vọng rằng những người mà đã bị các bài báo cáo của tôi hướng dẫn lầm đường sẽ được biết sự thật mau mắn.
Từ Bội Đoàn (ClearWisdom.Net )
Đến năm 2001, vụ tự thiêu Thiên an Môn được chiếu đi chiếu lại trên truyền hình trong dịp Tết Nguyên đán. Điều mà tôi được thấy trên đài Truyền hình đã hoàn toàn thay đỗi cái nhìn của tôi. Những bức hình ghê gớm đã làm chấn động tôi và xúc động các tình cảm của tôi. Tôi bắt đầu tham gia vào nhóm tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Lúc bấy giờ, thượng cấp của tôi giao cho tôi nhiều chương trình tin tức. Một đồng nghiệp khác và tôi phỏng vấn những bô lão mà tập công đây đó buỗi sáng, báo cáo ý kiến của họ về vụ tự thiêu Thiên an Môn.
Thời gian qua nhanh, và năm 2004, nhiều bạn của tôi mang tin tức từ chuyến đi về của họ từ Hong Kong. Họ nói với tôi rằng cuộc tự thiêu là giả. Chánh quyền với mục đích xấu đã bày đặt hết mọi chuyện. Họ giải thích cho tôi sáu nghi điểm về buỗi phát hình và ‘tin tức’ thông truyền về vụ nầy. Sau khi nghe họ, tôi tự phân tích vụ đó. Cuối cùng tôi hiểu ra được sự thật. Tôi, một nhà báo với hơn mười năm kinh nghiệm, đã bị gạt.
Tôi hối hận sâu xa những báo cáo tin tức giả mạo của tôi. Làm sao tôi có thể đối diện với những người mà đã bị dẫn sai vì chúng? Trong hơn một năm trời nay, tôi luôn suy nghĩ làm sao tôi có thể tỏ rõ sự hối hận vì cái lỗi ấy. Hơn mười năm kinh nghiệm thông tín đã cho phép tôi hiểu được là không có tự do báo chí dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Dân chúng không có thể nào biết được sự thật. Hồi tưởng lại những phong trào chính trị đàn áp của ĐCSTQ trong hơn nhiều chục năm qua, thì không lạ gì mà từ một chủ tịch hôm qua ngày mai trở thành ‘kẻ phản bội Đảng, phản bội Trung quốc và kẻ cướp công nhân’. Mọi điều đều được làm để thỏa mãn người hiện đương quyền. Tôi biết rằng trái tim tôi sẽ không yên ngoại trừ tôi thoái Đảng. Với sự giúp đỡ của một người bạn, tôi thêm chữ ký tên của tôi vào cái mạn lưới mà người ta có thể đến đó để rút lui khỏi ĐCSTQ.
Cuối cùng, tôi hy vọng rằng sự thú tội muộn màng của tôi có thể hối cải một cái gì. Hơn nữa, tôi hy vọng rằng những người mà đã bị các bài báo cáo của tôi hướng dẫn lầm đường sẽ được biết sự thật mau mắn.
Từ Bội Đoàn (ClearWisdom.Net )
Ngáp và những điều thú vị
Ngáp là một hoạt động vô thức nhưng rất phức tạp, gửi gắm nhiều thông điệp mà chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Chẳng cần phải định nghĩa như từ điển tiếng Việt: "ngáp là há rộng miệng thở hắt ra thành hơi dài", thì ai cũng biết ngáp là thế nào rồi. Vì ai mà chẳng ngáp và trông thấy mọi người ngáp. Đó là một hành động vô thức, nằm ngoài sự điều khiển của con người. Bình thường, muốn ngáp cũng chẳng ngáp được, và khi cơ thể "đòi" ngáp, cố "đàn áp" nó cũng không xong.
Các nhà khoa học đã kết luận chỉ mới 14 tuần tuổi, các cô cậu bé đã ngáp trong bụng mẹ rồi. Người ngáp nhiều, vài chục lần trong ngày, vài trăm lần cũng nên. Cá biệt có người còn mắc bệnh ngáp, nghĩa là ngáp vô hồi kỳ trận, được ghi trong kỷ lục Guinness.
Cái ngáp, tuy tầm thường, phổ biến và kéo dài không quá 6 giây lại chẳng đơn giản chút nào. Nó nói lên nhiều ý nghĩa, mang theo nhiều thông điệp và liên quan đến nhiều trạng thái của cơ thể. Bởi thế không ngạc nhiên, nó từng là trung tâm nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, từ sinh lý học, tâm lý học, bệnh lý học... mới đây có một cuộc hội thảo quốc tế riêng về nó.
Vì sao ta ngáp?
Một câu hỏi thú vị. Quanh cái ngáp vô duyên ấy có rất nhiều giả thuyết. Ai cũng biết người ta thường ngáp khi mệt mỏi, làm việc quá sức, bị stress... khi có tâm trạng chán nản, muốn thoát khỏi tình thế buồn bực mà không cưỡng lại được, khi giấc ngủ kéo đến mà chẳng được ngả lưng.... Các cụ già cũng "tranh thủ" ngáp lần cuối trước khi từ giã cuộc đời.
Đó là lý do, còn nguyên nhân?
Có giả thuyết cho rằng, khi ngồi lâu ở một tư thế, trong máu tích tụ khí cabonnic làm ta uể oải, cần phải thải ra. Thần kinh não nhận được tín hiệu, bấm nút ra lệnh, thế là ngáp dài để loại trừ chất khí đó đi. Và liền sau cái ngáp thở ra ấy là cái hít vào thật sâu một lượng oxy tươi mới qua phổi, vào máu, lên não, nhờ thế, ngáp xong phần nào tỉnh táo trở lại.
Nhưng có giả thuyết lại cho rằng ngáp là cách cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Lại có giả thuyết cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý như buồn bực, giận dỗi... làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất truyền dẫn thần kinh như serotinin, dopamin, oxit nitric... khi sinh ra quá nhiều, chúng cần được giải phóng bằng những cái ngáp, và hàm lượng những chất này càng nhiều, tần suất ngáp càng tăng.
Với những giả thuyết trên chúng ta khó mà giải thích được hiện tượng liên quan đến ngáp. Chẳng hạn tại sao ngáp lại gần như một hiện tượng truyền nhiễm, thấy người khác ngáp là tự dưng ta cũng ngáp theo. Tuy chưa thống nhất được các giả thuyết, người ta vẫn tìm hiểu các cơ tham gia vào việc ngáp. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyền lệ tràn ngược nên nước mắt luôn là "bạn đồng hành" của ngáp.
Thông điệp từ cái ngáp
Ngáp là vị sứ giả không lời, thẳng thắn, vô tư và... bất lịch sự của cơ thể. Nó không biết galăng, màu mè, nói dối. Nếu nó thấp thoáng trong buổi thuyết trình, nó nhắn gửi đến diễn giả: “Em ớn lắm rồi, bác nhanh chóng kết thúc đi”. Nếu bạn thấy nó chập chờn trên mặt anh lái xe taxi đang lái cho bạn, nhất là trên những đoạn đèo cao vực thẳm, quanh co, bạn hãy lịch sự bảo anh ta nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại sự tỉnh táo....
Anh ơi, em muốn...
Chuyện mới phát hiện đó là "ngáp gắn liền với sự ham muốn chuyện gối chăn". Năm 1980, Wolter đọc được thông tin từ Canada rằng những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm clomipramin, prozac thì cả đàn ông lẫn đàn bà, đều có tác dụng phụ là ngáp lên ngáp xuống, và sau đó nhu cầu tình dục tăng lên bất thường. Chắc chắn giữa hai hiện tượng đó có sự liên quan. Ông bắt đầu tìm hiểu cơ chế của sự ngáp, không về khía cạnh sinh lý học mà về tâm lý học. Để ý đầu tiên của ông là trong các cuốn phim về động vật hoang dã, vì sao những con khỉ đầu đàn, lắm cung tần mỹ nữ và hàm lượng hormone giới tính nam là testosterone luôn cao, sinh hoạt tình dục nhiều lại rất hay ngáp? Sử Pháp cũng ghi Hoàng đế Napoleon có đặc điểm là ngáp nhiều, đồng thời là cũng người đam mê tình dục.
Ông thử cho 200 người đàn ông xem những đoạn phim "tươi mát" hay nghe những đoạn văn thuật chuyện phòng the, họ đều... ngáp và nảy sinh đòi hỏi cao độ về "chuyện ấy". Hóa ra ngáp cũng ba, bảy đường. Cái ngáp vì chán, vì mệt, vì buồn ngủ hoàn toàn khác với cái ngáp ngay trước khi làm chuyện ái ân. Vậy là nhờ phát hiện của Wolter, ngáp còn mang theo một thông điệp mà trước đây chưa ai biết đến. Thông điệp đó là lời nũng nịu "anh ơi, em muốn..." của người vợ hoặc câu âu yếm ngọt lịm "chiều anh nghe, cưng!" của người chồng. Có điều, đừng cố tình lầm cái ngáp thèm điều thuốc lá của anh ta khi nhạt miệng để "vơ vào" cho mình.
Sành Điệu

Chẳng cần phải định nghĩa như từ điển tiếng Việt: "ngáp là há rộng miệng thở hắt ra thành hơi dài", thì ai cũng biết ngáp là thế nào rồi. Vì ai mà chẳng ngáp và trông thấy mọi người ngáp. Đó là một hành động vô thức, nằm ngoài sự điều khiển của con người. Bình thường, muốn ngáp cũng chẳng ngáp được, và khi cơ thể "đòi" ngáp, cố "đàn áp" nó cũng không xong.
Các nhà khoa học đã kết luận chỉ mới 14 tuần tuổi, các cô cậu bé đã ngáp trong bụng mẹ rồi. Người ngáp nhiều, vài chục lần trong ngày, vài trăm lần cũng nên. Cá biệt có người còn mắc bệnh ngáp, nghĩa là ngáp vô hồi kỳ trận, được ghi trong kỷ lục Guinness.
Cái ngáp, tuy tầm thường, phổ biến và kéo dài không quá 6 giây lại chẳng đơn giản chút nào. Nó nói lên nhiều ý nghĩa, mang theo nhiều thông điệp và liên quan đến nhiều trạng thái của cơ thể. Bởi thế không ngạc nhiên, nó từng là trung tâm nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, từ sinh lý học, tâm lý học, bệnh lý học... mới đây có một cuộc hội thảo quốc tế riêng về nó.
Vì sao ta ngáp?
Một câu hỏi thú vị. Quanh cái ngáp vô duyên ấy có rất nhiều giả thuyết. Ai cũng biết người ta thường ngáp khi mệt mỏi, làm việc quá sức, bị stress... khi có tâm trạng chán nản, muốn thoát khỏi tình thế buồn bực mà không cưỡng lại được, khi giấc ngủ kéo đến mà chẳng được ngả lưng.... Các cụ già cũng "tranh thủ" ngáp lần cuối trước khi từ giã cuộc đời.
Đó là lý do, còn nguyên nhân?
Có giả thuyết cho rằng, khi ngồi lâu ở một tư thế, trong máu tích tụ khí cabonnic làm ta uể oải, cần phải thải ra. Thần kinh não nhận được tín hiệu, bấm nút ra lệnh, thế là ngáp dài để loại trừ chất khí đó đi. Và liền sau cái ngáp thở ra ấy là cái hít vào thật sâu một lượng oxy tươi mới qua phổi, vào máu, lên não, nhờ thế, ngáp xong phần nào tỉnh táo trở lại.
Nhưng có giả thuyết lại cho rằng ngáp là cách cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ máu một cách tức thời. Lại có giả thuyết cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý như buồn bực, giận dỗi... làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất truyền dẫn thần kinh như serotinin, dopamin, oxit nitric... khi sinh ra quá nhiều, chúng cần được giải phóng bằng những cái ngáp, và hàm lượng những chất này càng nhiều, tần suất ngáp càng tăng.
Với những giả thuyết trên chúng ta khó mà giải thích được hiện tượng liên quan đến ngáp. Chẳng hạn tại sao ngáp lại gần như một hiện tượng truyền nhiễm, thấy người khác ngáp là tự dưng ta cũng ngáp theo. Tuy chưa thống nhất được các giả thuyết, người ta vẫn tìm hiểu các cơ tham gia vào việc ngáp. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyền lệ tràn ngược nên nước mắt luôn là "bạn đồng hành" của ngáp.
Thông điệp từ cái ngáp
Ngáp là vị sứ giả không lời, thẳng thắn, vô tư và... bất lịch sự của cơ thể. Nó không biết galăng, màu mè, nói dối. Nếu nó thấp thoáng trong buổi thuyết trình, nó nhắn gửi đến diễn giả: “Em ớn lắm rồi, bác nhanh chóng kết thúc đi”. Nếu bạn thấy nó chập chờn trên mặt anh lái xe taxi đang lái cho bạn, nhất là trên những đoạn đèo cao vực thẳm, quanh co, bạn hãy lịch sự bảo anh ta nghỉ ngơi đôi chút để lấy lại sự tỉnh táo....
Anh ơi, em muốn...
Chuyện mới phát hiện đó là "ngáp gắn liền với sự ham muốn chuyện gối chăn". Năm 1980, Wolter đọc được thông tin từ Canada rằng những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm clomipramin, prozac thì cả đàn ông lẫn đàn bà, đều có tác dụng phụ là ngáp lên ngáp xuống, và sau đó nhu cầu tình dục tăng lên bất thường. Chắc chắn giữa hai hiện tượng đó có sự liên quan. Ông bắt đầu tìm hiểu cơ chế của sự ngáp, không về khía cạnh sinh lý học mà về tâm lý học. Để ý đầu tiên của ông là trong các cuốn phim về động vật hoang dã, vì sao những con khỉ đầu đàn, lắm cung tần mỹ nữ và hàm lượng hormone giới tính nam là testosterone luôn cao, sinh hoạt tình dục nhiều lại rất hay ngáp? Sử Pháp cũng ghi Hoàng đế Napoleon có đặc điểm là ngáp nhiều, đồng thời là cũng người đam mê tình dục.
Ông thử cho 200 người đàn ông xem những đoạn phim "tươi mát" hay nghe những đoạn văn thuật chuyện phòng the, họ đều... ngáp và nảy sinh đòi hỏi cao độ về "chuyện ấy". Hóa ra ngáp cũng ba, bảy đường. Cái ngáp vì chán, vì mệt, vì buồn ngủ hoàn toàn khác với cái ngáp ngay trước khi làm chuyện ái ân. Vậy là nhờ phát hiện của Wolter, ngáp còn mang theo một thông điệp mà trước đây chưa ai biết đến. Thông điệp đó là lời nũng nịu "anh ơi, em muốn..." của người vợ hoặc câu âu yếm ngọt lịm "chiều anh nghe, cưng!" của người chồng. Có điều, đừng cố tình lầm cái ngáp thèm điều thuốc lá của anh ta khi nhạt miệng để "vơ vào" cho mình.
Sành Điệu
Mong sớm quy tiên
Nhiều kẻ độc miệng trong xóm thì thào: “Cụ Thi thật là vô phúc”, dù cụ xưa nay chẳng bạc ác với ai.
Số là cụ sinh được chín người con, năm trai, bốn gái, nhưng chẳng đứa nào chịu ở cùng cụ để cụ nương nhờ lúc xế bóng.
Từ ngày cụ bà mất, căn nhà ba gian càng trở nên cô quạnh. Cả ngày cụ Thi lủi thủi một mình, hết ra vườn lại vào nhà, quẩn quanh với mấy con chó, nuôi từ thuở cụ bà còn sống.
Rồi thị trấn mở rộng, người dân tứ xứ đổ về đây ngày càng nhiều, giá đất cứ thế tăng vọt. Cụ Thi trước đây bị liệt vào dạng “vô sản” bây giờ lại nghiễm nhiên trở thành một người giàu có, bởi cụ là chủ nhân của cả một vùng đất rộng lớn, cách trung tâm thị trấn chỉ khoảng bốn cây số.
Chẳng biết từ lúc nào, làng xóm bỗng thấy nhà cụ Thi vui hẳn lên. Cứ thứ bảy, chủ nhật, con cái, cháu chắt của cụ kéo xuống thăm, ầm ĩ cả nhà. Các cháu gái, cháu trai thi nhau đấm lưng cho ông, kể cho ông nghe những câu chuyện lượm lặt từ lớp học. Còn chín đứa con của cụ Thi, bố mẹ của lũ trẻ, tình nguyện vào bếp nấu nướng hoặc ra vườn làm cỏ dại, chăm sóc cây.
Không ai nói ra, nhưng cụ Thi hiểu đang có cuộc cạnh tranh ngầm trong các con. Đứa nào cũng muốn chứng tỏ mình là đứa con hiếu thảo nhất, giành nhiều thiện cảm của bố nhất. Trong bữa cơm, cụ Thi đang ăn ngon miệng, cô con gái út hồn nhiên bảo: “Bố năm nay tám hai tuổi rồi, nên làm di chúc đi”. Thế là tám cái miệng khác cùng hùa vào: “Đúng rồi. Bố làm di chúc đi, để bọn con sau này đỡ phải tranh nhau vỡ đầu”. Cụ Thi không nói gì, lặng lẽ cúi xuống cố nuốt miếng cơm đắng.
Một sáng thứ hai, chuẩn bị đến công sở, chín đứa con của cụ Thi nhận được cú điện thoại từ một người quen, báo tin: “Bố vừa bị ngã, tình trạng rất nguy kịch”. Năm cậu con trai, bốn cô con gái cộng thêm vài nàng dâu, chàng rể nữa, vội vã phóng xe đi luôn.
Tới nơi, họ vẫn thấy cụ Thi ngồi trước cửa cho chó ăn như thường ngày. Chưa hết ngỡ ngàng, đã nghe cụ bảo: “Nhà còn mấy con gà. Chúng mày vào bếp làm thịt, để trưa nay ăn”. Nét giận dữ hiện lên trên gương mặt chín đứa con.
Mấy đứa lẳng lặng chuồn thẳng, cậu con trai cả và cô con gái út khôn ngoan hơn, điềm đạm hơn đã ngồi lại uống với bố chén trà. Trước khi xin phép đi về, họ nhắc lại câu “muôn năm cũ”: “Bố làm di chúc đi”.
Bữa trưa hôm ấy cụ Thi ăn mỳ một mình. Hè tàn, thu đang sang, đông sẽ tới. Biết đâu cái giá lạnh của mùa đông sẽ đưa cụ trở về với cụ bà sớm hơn? Trong phút tủi thân, cụ Thi ước thầm...
Hồng Diệu@VNNET
Số là cụ sinh được chín người con, năm trai, bốn gái, nhưng chẳng đứa nào chịu ở cùng cụ để cụ nương nhờ lúc xế bóng.
Từ ngày cụ bà mất, căn nhà ba gian càng trở nên cô quạnh. Cả ngày cụ Thi lủi thủi một mình, hết ra vườn lại vào nhà, quẩn quanh với mấy con chó, nuôi từ thuở cụ bà còn sống.
Rồi thị trấn mở rộng, người dân tứ xứ đổ về đây ngày càng nhiều, giá đất cứ thế tăng vọt. Cụ Thi trước đây bị liệt vào dạng “vô sản” bây giờ lại nghiễm nhiên trở thành một người giàu có, bởi cụ là chủ nhân của cả một vùng đất rộng lớn, cách trung tâm thị trấn chỉ khoảng bốn cây số.
Chẳng biết từ lúc nào, làng xóm bỗng thấy nhà cụ Thi vui hẳn lên. Cứ thứ bảy, chủ nhật, con cái, cháu chắt của cụ kéo xuống thăm, ầm ĩ cả nhà. Các cháu gái, cháu trai thi nhau đấm lưng cho ông, kể cho ông nghe những câu chuyện lượm lặt từ lớp học. Còn chín đứa con của cụ Thi, bố mẹ của lũ trẻ, tình nguyện vào bếp nấu nướng hoặc ra vườn làm cỏ dại, chăm sóc cây.
Không ai nói ra, nhưng cụ Thi hiểu đang có cuộc cạnh tranh ngầm trong các con. Đứa nào cũng muốn chứng tỏ mình là đứa con hiếu thảo nhất, giành nhiều thiện cảm của bố nhất. Trong bữa cơm, cụ Thi đang ăn ngon miệng, cô con gái út hồn nhiên bảo: “Bố năm nay tám hai tuổi rồi, nên làm di chúc đi”. Thế là tám cái miệng khác cùng hùa vào: “Đúng rồi. Bố làm di chúc đi, để bọn con sau này đỡ phải tranh nhau vỡ đầu”. Cụ Thi không nói gì, lặng lẽ cúi xuống cố nuốt miếng cơm đắng.
Một sáng thứ hai, chuẩn bị đến công sở, chín đứa con của cụ Thi nhận được cú điện thoại từ một người quen, báo tin: “Bố vừa bị ngã, tình trạng rất nguy kịch”. Năm cậu con trai, bốn cô con gái cộng thêm vài nàng dâu, chàng rể nữa, vội vã phóng xe đi luôn.
Tới nơi, họ vẫn thấy cụ Thi ngồi trước cửa cho chó ăn như thường ngày. Chưa hết ngỡ ngàng, đã nghe cụ bảo: “Nhà còn mấy con gà. Chúng mày vào bếp làm thịt, để trưa nay ăn”. Nét giận dữ hiện lên trên gương mặt chín đứa con.
Mấy đứa lẳng lặng chuồn thẳng, cậu con trai cả và cô con gái út khôn ngoan hơn, điềm đạm hơn đã ngồi lại uống với bố chén trà. Trước khi xin phép đi về, họ nhắc lại câu “muôn năm cũ”: “Bố làm di chúc đi”.
Bữa trưa hôm ấy cụ Thi ăn mỳ một mình. Hè tàn, thu đang sang, đông sẽ tới. Biết đâu cái giá lạnh của mùa đông sẽ đưa cụ trở về với cụ bà sớm hơn? Trong phút tủi thân, cụ Thi ước thầm...
Hồng Diệu@VNNET
Tản mạn về chữ " Ăn"
Ăn là động tác của người hay động vật đưa một số thức ăn thích hợp vào cơ thể để nuôi các tế bào, duy trì sự sống. Ăn thường đi đôi với uống vì uống cũng là hình thức đưa chất lỏng vào để nuôi cơ thể. Y khoa khuyên ta nên ăn uống điều độ, chừng mực để giữ gìn sức khoẻ. Ăn uống vệ sinh, bớt được bệnh tật.
Thường người ta chia ra ba bữa trong ngày: ăn sáng hay còn gọi là ăn điểm tâm, ăn trưa và ăn tối; cũng gọi bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Từ "ăn" ít đứng một mình mà thường đi kèm với một từ hoặc cụm từ khác làm thành một câu có ý nghĩa:
Thí dụ: ăn ở là cách cư xử đối với bản thân mình hoặc với kẻ khác. Ăn làm: công ăn việc (chuyện) làm. Làm ăn cũng có nghĩa tương tự. Anh chị ấy bây giờ làm ăn ở bên Ðức. Ăn nhậu: uống rượu hay bia và ăn. Ăn học: kẻ có công học hành. “Anh ấy là dân ăn học đàng hoàng” tức anh ấy có học thức. Ăn diện: cách phục sức của một người “Cô ấy không giầu nhưng ăn diện sang lắm.”
Ăn vận, ăn bận cũng giống như ăn mặc. “Y ăn vận không giống ai.” có nghĩa y ăn mặc khác ngườì.
Ăn xài đồng nghĩa với tiêu xài. “Hắn ăn xài huy hoắc”; với người miền Nam: “Hắn ăn xài lớn”.
Ta cũng có: ăn nhỏ nhẻ như mèo, (nam thực như hổ, nữ thực như miêu); ăn tham hay tham ăn, ăn như hùm đổ đó, ăn sống nuốt tươi, ăn sống uống sít, ăn luôn miệng, ăn vặt, ăn không ra bữa, ăn không biết no, ăn không biết ngon, ăn đúng bữa, ăn quà vặt, ăn hàng ăn chợ, ăn tạp, ăn quá nhiều, ăn quá ít, ăn khôn hay khôn ăn, ăn dại, ăn hoang phí, ăn dè sẻn, ăn hà tiện, ăn hổ lốn, ăn như heo, ăn như voi.
Ðể khuyên người ta không quá trọng miếng ăn, ta có câu:” Ăn để sống, không phải sống để ăn.” Nhưng một số khác lại cho ăn uống là một trong bốn cái khoái (tứ khoái), của con người mà ăn, ngủ đứng đầu.”Sống để ăn (hay hưởng thụ), không phải ăn để sống”.
Cha mẹ thường khuyên con ăn hiền ở lành nhưng hầu như mọi người đều muốn ăn sung mặc sướng.
Thai phụ thèm ăn của chua chẳng hạn, gọi là ăn rở. Không ăn nhưng lấy thịt đè người gọi là ăn hiếp. Vết thương sắp lành gọi là ăn da non.
Mua ít bảo nhiều là ăn bớt, ăn xớ. Tiền chi phí dọc đường hay thức ăn để ăn lúc đi xa gọi là tiền ăn đường, thức ăn đi đường.
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no. (Dịch từ câu Hán văn: quân tử thực vô cầu bão).
Ðêm năm canh an giấc ngáy pho pho, thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
Một cặp câu trong bài “Hàn nho phong vị phú” của Nguyễn công Trứ
Không bỏ thức ăn vào miệng nhưng đến cửa nhà người ta chìa tay để được bố thí hay giúp đỡ gọi là ăn xin hay ăn mày. Giả vờ túng thiếu đi ăn xin chứ thực sự khá giả: “Anh ta đóng cửa đi ăn mày”.
Chụp ảnh, lên hình đẹp gọi là ăn ảnh “Cô ấy vừa đẹp vừa ăn ảnh”. Ăn cá có nghĩa dùng thức ăn bằng cá mà ở trường hợp khác có nghĩa cá độ một cuộc thi đấu gì đó. “Ông ta mới thắng cá độ lớn lắm vì đội tuyển B thắng đội tuyển A.”
Rình mò lúc người ta không để ý, vào nhà lấy đồ vật hay tiền bạc đem đi gọi là ăn trộm. Cũng hành động trên với những đồ lặt vặt gọi là ăn cắp ăn nảy hay ăn cắp vặt. Không rình mó mà ra mặt đàn áp người ta, có khi với vũ khí để lấy đồ là ăn cướp. Có chức có quyền hạch xách người ta phải đưa tiền cho mình, mình mới thỏa mãn điều người ta muốn, gọi là ăn hối lộ, ăn của đút thường đi đôi với tham nhũng. Hành động này lộ liễu ra, người dân gọi là ăn bẩn. Ăn bẩn cũng để chỉ hành động ăn chận của người khác. “Ông này đã ăn bẩn hai trăm ngàn tiền yểm trợ nạn nhân bão lụt.”
Dùng từ mạnh hơn gọi là ăn cướp cơm chim. Sổ sách chi tiêu không minh bạch bị nghi ngờ là ăn gian, ăn lận.
Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm ăn trộm, cướp ngày là quan.(Ca dao)
Ăn thực nhưng ăn bừa cả những thứ không nên ăn là ăn bậy, ăn bạ. “Con heo này ăn tạp, ăn bậy ăn bạ hết mọi thứ.” trong khi ăn chạy không phải là vừa chạy vừa ăn nhưng là vào tiệm ăn rồi đứng lên đi không trả tiền, cũng có nghĩa là dân chơi cờ bạc, hụi hè được tiền rồi lủi mất.” Ðừng chơi hụi với chị ta, chị ta là dân chuyên ăn chạy.” Ăn chạy cũng có nghĩa như ăn quịt thường đi đôi với chơi lường, chơi mà không trả tiền. Thành ngữ: ăn quịt, chơi lường. (Cao lâu thường ăn quịt, Thổ đĩ lại chơi lường - Tú Xương)
Ðã được tiền rồi hay đặc ân rồi lại tiếp tục được gọi là ăn theo. “Chị ấy là nhà cái, mỗi kì được ăn theo mười lăm đồng” Làm được việc gì thành công được người khác khen ngợi là ăn tiền. “Cứ cái xe cà rịch cà tang đó đi bỏ báo mà ăn tiền.” “Anh ta ăn tiền nhờ viết thời sự thể thao.”
Khách hàng hỏi người thợ làm đồ trang sức:”Chị ăn bao nhiêu?” có nghĩa chị đòi trả công bao nhiêu. Không làm gì để sống nhưng lại nhờ vào người khác gọi là ăn bám. “Chị ta phải ăn bám gia đình nhà chồng.” Riết rồi chị ta thành một thứ ăn báo cô.
Một chữ khác có nghĩa như ăn bám: ăn nhờ, ăn chực, ăn nhờ ở vả: Trẻ con nhà quê mẹ đi vắng đói quá phải đi bú rình, bú chực
Có đồ vật không biết ăn vẫn gọi là ăn, ăn ở đây có nghĩa là tốn. “Xe này ăn xăng quá” “Cái máy ấy ăn dầu rồi.””Bàn ủi này ăn điện””Bánh xe này ăn sang phải, bánh xe kia ăn sang trái”.”Cưa thứ song sắt đó ăn lưỡi cưa lắm.”
Ăn thật làm dối để chỉ người lười biếng.
Ăn thì mắt sáng như sao
Làm thì con mắt trông vào tối lu (TÐN)
Tết nhất là những ngày ăn uống, thù tiếp, đãi đằng:
Làm như ngày dưng ăn sao cho hết
Ăn như ngày Tết lấy gì mà ăn.
Ca dao mô tả những chuyện không bao giờ xẩy ra:
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Vợ chồng khi không còn thương nhau thì có nhiều cặp ông ăn chả, bà ăn nem. (Con ở có thèm mua thịt mà ăn)
Thường bao giờ cũng có ăn uống đi kèm trong các vụ ăn mừng, ăn hỏi, ăn cưới, ăn khao, ăn tết, ăn sinh nhật, ăn thượng thọ.
Ăn sung mặc sướng để chỉ những người may mắn, giầu có, tiền nhiều, gần đồng nghĩa với ăn trắng mặc trơn. “Cô ấy trước kia chỉ là người giúp việc nay một bước nên bà ăn trắng mặc trơn.”
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau để chỉ những kẻ khôn vặt, làm cái gì cũng muốn hơn người.
“Phen này nhất định ta phải ăn mi” không phải là ta giết mi ăn thịt nhưng là ta sẽ thắng mi, được mi.
Người to béo dềnh dàng làm người ta cho là ăn nhiều như mụ tú bà trong truyện Kiều:
Thoắt trông lờn lợt mầu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!
Ăn chay là chỉ ăn thức ăn được phép của những nhà tu bên Phật giáo như tương, chao, đậu hũ, rau, quả trái với ăn mặn là ăn đủ thứ thịt thà cá mú.
Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.
Con chó ăn phải bả là con chó ăn phải độc dược người ta muốn giết nó.
Những người sống bằng tiền của chính phủ gọi là ăn trợ cấp, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền bệnh, ăn tiền già, ăn tiền hưu (dưỡng), ăn tiền phế binh, cô nhi tử sĩ, ăn tiền tàn tật. Ði làm lãnh lương chính phủ hay của công ti gọi là ăn lương. “Chị ấy ăn lương bậc hai.”
Chó không ăn thịt chó nhưng người ăn thịt người
để chỉ hạng người độc ác tàn nhẫn với đồng loại.
“Ði nước Lào phải ăn mắm ngoé” tương tự: Ðáo giang tùy khúc, Nhập gia tùy tục” và “Ăn tùy chủ, ngủ tùy con.”
Từ ăn khi nói về những bệnh nan y như ung thư, lao phổi có nghĩa lan:
Vết đen trong phổi ông ấy đã ăn lên tới khí quản. Bệnh ung thư gan cũa anh ấy đã ăn lan sang bao tử.
Nơi heo hút khỉ ho cò gáy cũng có khi gọi là nơi chó ăn đá, gà ăn muối. Không ăn gì cả mà vẫn gọi là ăn: ăn năn hối hận những lỗi lầm. “Nó làm điều sai, bây giờ ăn năn lắm.”
“Anh đó một cây ăn tục nói phét”, anh đó không biết giữ gìn lúc ăn và lời nói, ăn bừa bãi, nói khoe khoang khoác lác gần giống như “Ăn càn nói bậy” “Ăn phàm nói tục”.
Ăn nằm không phải là vừa ăn vừa nằm mà là trai gái ân ái với nhau. “Trước khi cưới, hai cô cậu đã ăn (dầm) nằm(dề) với nhau mãi rồi.”
Những thành ngữ có tiếng ăn:
Ăn khách: Món hàng được nhiều người chiếu cố. (Phim đó ăn khách lắm).
Ăn chầy, uống bửa: Ăn không chịu trả tiền
Ăn như tằm ăn dâu
Có nghĩa ăn từ từ nhưng không mấy chốc hết một số lượng lớn (tàm thực).
Ăn to nói lớn
Ăn gian, nói dối
Ăn nói điêu ngoa
Ăn nói trắng trợn
Ăn không, ngồi rồi
Ăn dơ ở bẩn
Ăn như hạm
Ăn khoẻ như voi
Ăn đong: ăn bữa nào đi mua gạo bữa ấy, nghèo nàn.. Gạo cứ lệ ăn đong bữa một (Tú Xương). Anh ấy tiếng Anh ăn đong (tiếng Anh nghèo nàn).
Ăn không, ăn hỏng (lừa lấy của người ta)
Ăn thừa, làm thiếu.
Ăn nên làm ra.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, có nghĩa phải có ý tứ trong cách giao tiếp.
Ăn trên ngồi trốc
Ăn vóc học hay:
Ăn để có thể lực tốt và học để có kiến thức rộng
Ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời chỉ người vụng về.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Ăn cây táo, rào cây táo.
Ăn ruỗng ra: Ăn lỗ chỗ rỗng hết bên trong (Cây cột này bị mối mọt ăn ruỗng ra rồi. Vi trùng lao ăn ruỗng phổi anh ta ra rồi)
Con đường này ăn ra ngã tư Bà Quẹo.
Khúc sông này ăn vào một nhánh của sông Ðuống. Ăn đây có nghĩa là nối tiếp.
Ăn có mời, làm có khiến
Ăn đi trả lại cũng tương tự Bánh ít đi, bánh qui lại.
Ăn trước trả sau.
Ăn một đồng, trả một nén: Ăn ít trả nhiều.
Ăn một nén, trả một đồng : Ăn nhiều trả ít.
Có ăn, có trả (Có vay, có trả)
Ăn chịu:Ăn chưa có tiền trả, phải kí nợ
Có ăn, có chịu:Làm rồi phải lãnh hậu quả
Cũng tương tự: Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn.
Ăn lắm, uống nhiều.
Ăn không biết no.
Khôn ăn người. Dại người ăn.
Kẻ ăn, người ở trong nhà (tương tự quân hầu, đầy tớ)
Ăn tiêu như phá. Ăn hại, đái nát.
Ăn cháo đá bát (nói kẻ phụ ơn)
Ăn mắm mút dòi (quá hà tiện)
Ăn xài huy hoắc (hoang phí).
Ăn miếng, trả miếng. (Như câu Oeil pour oeil, dent pour dent, tục ngữ Pháp. Mắt trả mắt, răng đền răng ).
Ăn không nói có (chỉ người dối trá)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:lòng biết ơn đối với kẻ thi ân.
Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ. Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào.
(Người ta làm thì thành công đến lượt mình thì thất bại).
Ăn ốc nói mò: nói thiếu dẫn chứng, thiếu cơ sở luận lí.
Sau đây là một số động tự ăn có thêm trạng tự đi kèm cho những nghĩa khác nhau:
Ăn cánh (đồng lõa với nhau. Chúng ăn cánh với nhau, chúng ăn jơ (jeu) với nhau để làm một việc gì) Ăn banh (en panne) xe bị hư, nay ít còn dùng. Ăn chắc (thế nào cũng thành công) Ăn cho đã. Ăn chơi (món ăn chơi), ăn chung đổ lộn, ăn dè ăn sẻn (hà tiện), ăn đất (từ trần), ăn đám (dự đám), ăn đêm (chim ăn đêm), ăn đứt (thắng hoàn toàn), ăn được (tốt để làm thực phẩm. Thứ rau rừng đó ăn được), ăn ghém hay ăn xổi (ăn lúc còn xanh, chưa chín), ăn ý (hợp ý), ăn xổi ở thì. Ăn vạ (cào đầu ăn vạ), ăn vặt, ăn vay (sống bằng vay mượn), ăn vã (ăn thức ăn không có cơm), ăn trớt (thua, thất bại), ăn thừa (đồ dư người ta để lại), ăn thua (thắng, bại. Hắn quyết ăn thua đủ).
Ăn thề (thề thốt) thời xưa có cắt máu ăn thề. Ăn riêng: đi ở một nơi khác. (Hai vợ chồng anh ta ra ăn riêng không ở chung với cha mẹ nữa), ăn rẽ (cấy ăn rẽ, làm ăn rẽ: chủ một phần, người lao động một phần), ăn rễ (cây đã bén rễ), ăn ngốn hay ngốn (ăn nhanh, miếng lớn, nuốt vội), ăn nhín (dè sẻn), ăn nhịp: đúng nhịp điệu. Ban song ca này hát rất ăn nhịp. Ăn non (bỏ giữa chừng, không tiếp tục mặc dù đang thắng như buôn bán, đánh bài), ăn nóng (ăn ngay sau khi nấu), ăn mồi (đớp mồi như cá), ăn mòn (bánh xe này đã bị ăn mòn), ăn liền: ăn được ngay. (Mì ăn liền), ăn lãi (ăn lời).
Ăn lạt, ăn nhạt (ăn chay, không thịt cá) trái với ăn mặn, ăn không kiêng cữ thịt cá. Ăn khớp (bánh xe ăn khớp, mộng ăn khớp). Ăn trùm ăn lớp: tài ba hơn những người khác. Ðua xe đạp đường trường thì anh ta ăn trùm rồi. Ăn thừa làm thiếu: buôn bán không thật thà. Ăn no rửng mỡ hay no ăn rửng mỡ: bụng no lo ăn chơi. Ăn của đút cũng như ăn hối lộ. Lụng bụng như chó ăn vụng bột: Nói không ra răng. Ăn hổ lốn: ăn nhiều thứ thức ăn chung vào một tô. Loài ăn thịt như cọp, beo, cá mập, cá sấu. Loài ăn cỏ như trâu bò, dê ngựa, thỏ cừu. Loài ăn ngũ cốc như bồ câu, gà, vịt v.v...
Trong lúc chơi cờ bạc, ăn có nghĩa là thắng. Ðánh bốn ván bài, hắn ăn ba. Ăn vụng, ăn cợi: ăn sau lưng chủ, giống như loài mèo. Ăn lắm, thải... nhiều. Ăn quen: trong câu vẫn mửng cũ ăn quen. Y ăn quen lại đến làm chuyến nữa. Làm điều sai trái, ngựa quen đường cũ.
Nhà nông bảo nhau:
Ðói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng.
Lúa trổ sớm chưa phải là điềm được mùa.
Gấu ăn trăng (nguyệt thực)
Gấu ăn mặt trời (nhật thực)
Cha mẹ khuyên con:
Con hãy ráng làm điều nhân nghĩa
Ăn không ăn phàm, nói không nói tục.
Một bài ca dao ru em:
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm tấm, cháo kê, thịt gà
Buồn ăn đỗ phụ, tương tầu
Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu
Có tu thì tu chùa này
Ðừng tu chùa khác kẻo anh tôi buồn
Anh buồn cất gánh đi buôn
Anh buôn được lãi anh buồn làm chi
Tôi là phận gái nữ nhi
Cha mẹ thách cưới làm chi vội vàng?
Có những anh chồng vì ham mê ăn uống quên cả những gì vợ dặn trước khi đi làm ăn xa:
Ðồng đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô thị, có chùa Tam thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò. (Ca dao)
Hình ảnh sảng khoái, vui tươi sau khi đã thỏa mãn cái bao tử:
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no, tắm mát rủ nhau đi nằm
Muốn tắm mát lên ngọn con sông Ðào
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh (Ca dao)
Con cò cũng có tiết tháo, một thứ tiết trực tâm hư, triết lí sống trong sạch, dù thất thế không chịu uốn mình trong đống bùn nhơ trong bài Con cò:
Con cò mà đi ăn đêm
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông rước tôi vào
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con!(Ca dao)
Những động tự có nghĩa như ăn:
xơi, dùng, mời, thưởng thức, nếm, cạp, đớp, ngốn, ngoạm, ngậm, nút, liếm láp, hút, mút, nuốt, ực, tợp, nhấm nháp, đưa cay, phá mồi, nhâm nhi, nhai (nhơi), nghiến, nghiền, hốc (tiếng cổ không còn dùng), xực, (Hoa ngữ) do tiếng Hán- Việt: thực( Có thực mới vực được đạo).
Xuân Vũ TRẦN ÐÌNH NGỌC
Thường người ta chia ra ba bữa trong ngày: ăn sáng hay còn gọi là ăn điểm tâm, ăn trưa và ăn tối; cũng gọi bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Từ "ăn" ít đứng một mình mà thường đi kèm với một từ hoặc cụm từ khác làm thành một câu có ý nghĩa:
Thí dụ: ăn ở là cách cư xử đối với bản thân mình hoặc với kẻ khác. Ăn làm: công ăn việc (chuyện) làm. Làm ăn cũng có nghĩa tương tự. Anh chị ấy bây giờ làm ăn ở bên Ðức. Ăn nhậu: uống rượu hay bia và ăn. Ăn học: kẻ có công học hành. “Anh ấy là dân ăn học đàng hoàng” tức anh ấy có học thức. Ăn diện: cách phục sức của một người “Cô ấy không giầu nhưng ăn diện sang lắm.”
Ăn vận, ăn bận cũng giống như ăn mặc. “Y ăn vận không giống ai.” có nghĩa y ăn mặc khác ngườì.
Ăn xài đồng nghĩa với tiêu xài. “Hắn ăn xài huy hoắc”; với người miền Nam: “Hắn ăn xài lớn”.
Ta cũng có: ăn nhỏ nhẻ như mèo, (nam thực như hổ, nữ thực như miêu); ăn tham hay tham ăn, ăn như hùm đổ đó, ăn sống nuốt tươi, ăn sống uống sít, ăn luôn miệng, ăn vặt, ăn không ra bữa, ăn không biết no, ăn không biết ngon, ăn đúng bữa, ăn quà vặt, ăn hàng ăn chợ, ăn tạp, ăn quá nhiều, ăn quá ít, ăn khôn hay khôn ăn, ăn dại, ăn hoang phí, ăn dè sẻn, ăn hà tiện, ăn hổ lốn, ăn như heo, ăn như voi.
Ðể khuyên người ta không quá trọng miếng ăn, ta có câu:” Ăn để sống, không phải sống để ăn.” Nhưng một số khác lại cho ăn uống là một trong bốn cái khoái (tứ khoái), của con người mà ăn, ngủ đứng đầu.”Sống để ăn (hay hưởng thụ), không phải ăn để sống”.
Cha mẹ thường khuyên con ăn hiền ở lành nhưng hầu như mọi người đều muốn ăn sung mặc sướng.
Thai phụ thèm ăn của chua chẳng hạn, gọi là ăn rở. Không ăn nhưng lấy thịt đè người gọi là ăn hiếp. Vết thương sắp lành gọi là ăn da non.
Mua ít bảo nhiều là ăn bớt, ăn xớ. Tiền chi phí dọc đường hay thức ăn để ăn lúc đi xa gọi là tiền ăn đường, thức ăn đi đường.
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no. (Dịch từ câu Hán văn: quân tử thực vô cầu bão).
Ðêm năm canh an giấc ngáy pho pho, thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
Một cặp câu trong bài “Hàn nho phong vị phú” của Nguyễn công Trứ
Không bỏ thức ăn vào miệng nhưng đến cửa nhà người ta chìa tay để được bố thí hay giúp đỡ gọi là ăn xin hay ăn mày. Giả vờ túng thiếu đi ăn xin chứ thực sự khá giả: “Anh ta đóng cửa đi ăn mày”.
Chụp ảnh, lên hình đẹp gọi là ăn ảnh “Cô ấy vừa đẹp vừa ăn ảnh”. Ăn cá có nghĩa dùng thức ăn bằng cá mà ở trường hợp khác có nghĩa cá độ một cuộc thi đấu gì đó. “Ông ta mới thắng cá độ lớn lắm vì đội tuyển B thắng đội tuyển A.”
Rình mò lúc người ta không để ý, vào nhà lấy đồ vật hay tiền bạc đem đi gọi là ăn trộm. Cũng hành động trên với những đồ lặt vặt gọi là ăn cắp ăn nảy hay ăn cắp vặt. Không rình mó mà ra mặt đàn áp người ta, có khi với vũ khí để lấy đồ là ăn cướp. Có chức có quyền hạch xách người ta phải đưa tiền cho mình, mình mới thỏa mãn điều người ta muốn, gọi là ăn hối lộ, ăn của đút thường đi đôi với tham nhũng. Hành động này lộ liễu ra, người dân gọi là ăn bẩn. Ăn bẩn cũng để chỉ hành động ăn chận của người khác. “Ông này đã ăn bẩn hai trăm ngàn tiền yểm trợ nạn nhân bão lụt.”
Dùng từ mạnh hơn gọi là ăn cướp cơm chim. Sổ sách chi tiêu không minh bạch bị nghi ngờ là ăn gian, ăn lận.
Con ơi nhớ lấy lời này
Cướp đêm ăn trộm, cướp ngày là quan.(Ca dao)
Ăn thực nhưng ăn bừa cả những thứ không nên ăn là ăn bậy, ăn bạ. “Con heo này ăn tạp, ăn bậy ăn bạ hết mọi thứ.” trong khi ăn chạy không phải là vừa chạy vừa ăn nhưng là vào tiệm ăn rồi đứng lên đi không trả tiền, cũng có nghĩa là dân chơi cờ bạc, hụi hè được tiền rồi lủi mất.” Ðừng chơi hụi với chị ta, chị ta là dân chuyên ăn chạy.” Ăn chạy cũng có nghĩa như ăn quịt thường đi đôi với chơi lường, chơi mà không trả tiền. Thành ngữ: ăn quịt, chơi lường. (Cao lâu thường ăn quịt, Thổ đĩ lại chơi lường - Tú Xương)
Ðã được tiền rồi hay đặc ân rồi lại tiếp tục được gọi là ăn theo. “Chị ấy là nhà cái, mỗi kì được ăn theo mười lăm đồng” Làm được việc gì thành công được người khác khen ngợi là ăn tiền. “Cứ cái xe cà rịch cà tang đó đi bỏ báo mà ăn tiền.” “Anh ta ăn tiền nhờ viết thời sự thể thao.”
Khách hàng hỏi người thợ làm đồ trang sức:”Chị ăn bao nhiêu?” có nghĩa chị đòi trả công bao nhiêu. Không làm gì để sống nhưng lại nhờ vào người khác gọi là ăn bám. “Chị ta phải ăn bám gia đình nhà chồng.” Riết rồi chị ta thành một thứ ăn báo cô.
Một chữ khác có nghĩa như ăn bám: ăn nhờ, ăn chực, ăn nhờ ở vả: Trẻ con nhà quê mẹ đi vắng đói quá phải đi bú rình, bú chực
Có đồ vật không biết ăn vẫn gọi là ăn, ăn ở đây có nghĩa là tốn. “Xe này ăn xăng quá” “Cái máy ấy ăn dầu rồi.””Bàn ủi này ăn điện””Bánh xe này ăn sang phải, bánh xe kia ăn sang trái”.”Cưa thứ song sắt đó ăn lưỡi cưa lắm.”
Ăn thật làm dối để chỉ người lười biếng.
Ăn thì mắt sáng như sao
Làm thì con mắt trông vào tối lu (TÐN)
Tết nhất là những ngày ăn uống, thù tiếp, đãi đằng:
Làm như ngày dưng ăn sao cho hết
Ăn như ngày Tết lấy gì mà ăn.
Ca dao mô tả những chuyện không bao giờ xẩy ra:
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Vợ chồng khi không còn thương nhau thì có nhiều cặp ông ăn chả, bà ăn nem. (Con ở có thèm mua thịt mà ăn)
Thường bao giờ cũng có ăn uống đi kèm trong các vụ ăn mừng, ăn hỏi, ăn cưới, ăn khao, ăn tết, ăn sinh nhật, ăn thượng thọ.
Ăn sung mặc sướng để chỉ những người may mắn, giầu có, tiền nhiều, gần đồng nghĩa với ăn trắng mặc trơn. “Cô ấy trước kia chỉ là người giúp việc nay một bước nên bà ăn trắng mặc trơn.”
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau để chỉ những kẻ khôn vặt, làm cái gì cũng muốn hơn người.
“Phen này nhất định ta phải ăn mi” không phải là ta giết mi ăn thịt nhưng là ta sẽ thắng mi, được mi.
Người to béo dềnh dàng làm người ta cho là ăn nhiều như mụ tú bà trong truyện Kiều:
Thoắt trông lờn lợt mầu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!
Ăn chay là chỉ ăn thức ăn được phép của những nhà tu bên Phật giáo như tương, chao, đậu hũ, rau, quả trái với ăn mặn là ăn đủ thứ thịt thà cá mú.
Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.
Con chó ăn phải bả là con chó ăn phải độc dược người ta muốn giết nó.
Những người sống bằng tiền của chính phủ gọi là ăn trợ cấp, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền bệnh, ăn tiền già, ăn tiền hưu (dưỡng), ăn tiền phế binh, cô nhi tử sĩ, ăn tiền tàn tật. Ði làm lãnh lương chính phủ hay của công ti gọi là ăn lương. “Chị ấy ăn lương bậc hai.”
Chó không ăn thịt chó nhưng người ăn thịt người
để chỉ hạng người độc ác tàn nhẫn với đồng loại.
“Ði nước Lào phải ăn mắm ngoé” tương tự: Ðáo giang tùy khúc, Nhập gia tùy tục” và “Ăn tùy chủ, ngủ tùy con.”
Từ ăn khi nói về những bệnh nan y như ung thư, lao phổi có nghĩa lan:
Vết đen trong phổi ông ấy đã ăn lên tới khí quản. Bệnh ung thư gan cũa anh ấy đã ăn lan sang bao tử.
Nơi heo hút khỉ ho cò gáy cũng có khi gọi là nơi chó ăn đá, gà ăn muối. Không ăn gì cả mà vẫn gọi là ăn: ăn năn hối hận những lỗi lầm. “Nó làm điều sai, bây giờ ăn năn lắm.”
“Anh đó một cây ăn tục nói phét”, anh đó không biết giữ gìn lúc ăn và lời nói, ăn bừa bãi, nói khoe khoang khoác lác gần giống như “Ăn càn nói bậy” “Ăn phàm nói tục”.
Ăn nằm không phải là vừa ăn vừa nằm mà là trai gái ân ái với nhau. “Trước khi cưới, hai cô cậu đã ăn (dầm) nằm(dề) với nhau mãi rồi.”
Những thành ngữ có tiếng ăn:
Ăn khách: Món hàng được nhiều người chiếu cố. (Phim đó ăn khách lắm).
Ăn chầy, uống bửa: Ăn không chịu trả tiền
Ăn như tằm ăn dâu
Có nghĩa ăn từ từ nhưng không mấy chốc hết một số lượng lớn (tàm thực).
Ăn to nói lớn
Ăn gian, nói dối
Ăn nói điêu ngoa
Ăn nói trắng trợn
Ăn không, ngồi rồi
Ăn dơ ở bẩn
Ăn như hạm
Ăn khoẻ như voi
Ăn đong: ăn bữa nào đi mua gạo bữa ấy, nghèo nàn.. Gạo cứ lệ ăn đong bữa một (Tú Xương). Anh ấy tiếng Anh ăn đong (tiếng Anh nghèo nàn).
Ăn không, ăn hỏng (lừa lấy của người ta)
Ăn thừa, làm thiếu.
Ăn nên làm ra.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, có nghĩa phải có ý tứ trong cách giao tiếp.
Ăn trên ngồi trốc
Ăn vóc học hay:
Ăn để có thể lực tốt và học để có kiến thức rộng
Ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời chỉ người vụng về.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Ăn cây táo, rào cây táo.
Ăn ruỗng ra: Ăn lỗ chỗ rỗng hết bên trong (Cây cột này bị mối mọt ăn ruỗng ra rồi. Vi trùng lao ăn ruỗng phổi anh ta ra rồi)
Con đường này ăn ra ngã tư Bà Quẹo.
Khúc sông này ăn vào một nhánh của sông Ðuống. Ăn đây có nghĩa là nối tiếp.
Ăn có mời, làm có khiến
Ăn đi trả lại cũng tương tự Bánh ít đi, bánh qui lại.
Ăn trước trả sau.
Ăn một đồng, trả một nén: Ăn ít trả nhiều.
Ăn một nén, trả một đồng : Ăn nhiều trả ít.
Có ăn, có trả (Có vay, có trả)
Ăn chịu:Ăn chưa có tiền trả, phải kí nợ
Có ăn, có chịu:Làm rồi phải lãnh hậu quả
Cũng tương tự: Có gan ăn cướp, có gan chịu đòn.
Ăn lắm, uống nhiều.
Ăn không biết no.
Khôn ăn người. Dại người ăn.
Kẻ ăn, người ở trong nhà (tương tự quân hầu, đầy tớ)
Ăn tiêu như phá. Ăn hại, đái nát.
Ăn cháo đá bát (nói kẻ phụ ơn)
Ăn mắm mút dòi (quá hà tiện)
Ăn xài huy hoắc (hoang phí).
Ăn miếng, trả miếng. (Như câu Oeil pour oeil, dent pour dent, tục ngữ Pháp. Mắt trả mắt, răng đền răng ).
Ăn không nói có (chỉ người dối trá)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:lòng biết ơn đối với kẻ thi ân.
Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ. Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào.
(Người ta làm thì thành công đến lượt mình thì thất bại).
Ăn ốc nói mò: nói thiếu dẫn chứng, thiếu cơ sở luận lí.
Sau đây là một số động tự ăn có thêm trạng tự đi kèm cho những nghĩa khác nhau:
Ăn cánh (đồng lõa với nhau. Chúng ăn cánh với nhau, chúng ăn jơ (jeu) với nhau để làm một việc gì) Ăn banh (en panne) xe bị hư, nay ít còn dùng. Ăn chắc (thế nào cũng thành công) Ăn cho đã. Ăn chơi (món ăn chơi), ăn chung đổ lộn, ăn dè ăn sẻn (hà tiện), ăn đất (từ trần), ăn đám (dự đám), ăn đêm (chim ăn đêm), ăn đứt (thắng hoàn toàn), ăn được (tốt để làm thực phẩm. Thứ rau rừng đó ăn được), ăn ghém hay ăn xổi (ăn lúc còn xanh, chưa chín), ăn ý (hợp ý), ăn xổi ở thì. Ăn vạ (cào đầu ăn vạ), ăn vặt, ăn vay (sống bằng vay mượn), ăn vã (ăn thức ăn không có cơm), ăn trớt (thua, thất bại), ăn thừa (đồ dư người ta để lại), ăn thua (thắng, bại. Hắn quyết ăn thua đủ).
Ăn thề (thề thốt) thời xưa có cắt máu ăn thề. Ăn riêng: đi ở một nơi khác. (Hai vợ chồng anh ta ra ăn riêng không ở chung với cha mẹ nữa), ăn rẽ (cấy ăn rẽ, làm ăn rẽ: chủ một phần, người lao động một phần), ăn rễ (cây đã bén rễ), ăn ngốn hay ngốn (ăn nhanh, miếng lớn, nuốt vội), ăn nhín (dè sẻn), ăn nhịp: đúng nhịp điệu. Ban song ca này hát rất ăn nhịp. Ăn non (bỏ giữa chừng, không tiếp tục mặc dù đang thắng như buôn bán, đánh bài), ăn nóng (ăn ngay sau khi nấu), ăn mồi (đớp mồi như cá), ăn mòn (bánh xe này đã bị ăn mòn), ăn liền: ăn được ngay. (Mì ăn liền), ăn lãi (ăn lời).
Ăn lạt, ăn nhạt (ăn chay, không thịt cá) trái với ăn mặn, ăn không kiêng cữ thịt cá. Ăn khớp (bánh xe ăn khớp, mộng ăn khớp). Ăn trùm ăn lớp: tài ba hơn những người khác. Ðua xe đạp đường trường thì anh ta ăn trùm rồi. Ăn thừa làm thiếu: buôn bán không thật thà. Ăn no rửng mỡ hay no ăn rửng mỡ: bụng no lo ăn chơi. Ăn của đút cũng như ăn hối lộ. Lụng bụng như chó ăn vụng bột: Nói không ra răng. Ăn hổ lốn: ăn nhiều thứ thức ăn chung vào một tô. Loài ăn thịt như cọp, beo, cá mập, cá sấu. Loài ăn cỏ như trâu bò, dê ngựa, thỏ cừu. Loài ăn ngũ cốc như bồ câu, gà, vịt v.v...
Trong lúc chơi cờ bạc, ăn có nghĩa là thắng. Ðánh bốn ván bài, hắn ăn ba. Ăn vụng, ăn cợi: ăn sau lưng chủ, giống như loài mèo. Ăn lắm, thải... nhiều. Ăn quen: trong câu vẫn mửng cũ ăn quen. Y ăn quen lại đến làm chuyến nữa. Làm điều sai trái, ngựa quen đường cũ.
Nhà nông bảo nhau:
Ðói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng.
Lúa trổ sớm chưa phải là điềm được mùa.
Gấu ăn trăng (nguyệt thực)
Gấu ăn mặt trời (nhật thực)
Cha mẹ khuyên con:
Con hãy ráng làm điều nhân nghĩa
Ăn không ăn phàm, nói không nói tục.
Một bài ca dao ru em:
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm tấm, cháo kê, thịt gà
Buồn ăn đỗ phụ, tương tầu
Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu
Có tu thì tu chùa này
Ðừng tu chùa khác kẻo anh tôi buồn
Anh buồn cất gánh đi buôn
Anh buôn được lãi anh buồn làm chi
Tôi là phận gái nữ nhi
Cha mẹ thách cưới làm chi vội vàng?
Có những anh chồng vì ham mê ăn uống quên cả những gì vợ dặn trước khi đi làm ăn xa:
Ðồng đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô thị, có chùa Tam thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu, nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò. (Ca dao)
Hình ảnh sảng khoái, vui tươi sau khi đã thỏa mãn cái bao tử:
Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no, tắm mát rủ nhau đi nằm
Muốn tắm mát lên ngọn con sông Ðào
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh (Ca dao)
Con cò cũng có tiết tháo, một thứ tiết trực tâm hư, triết lí sống trong sạch, dù thất thế không chịu uốn mình trong đống bùn nhơ trong bài Con cò:
Con cò mà đi ăn đêm
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông rước tôi vào
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con!(Ca dao)
Những động tự có nghĩa như ăn:
xơi, dùng, mời, thưởng thức, nếm, cạp, đớp, ngốn, ngoạm, ngậm, nút, liếm láp, hút, mút, nuốt, ực, tợp, nhấm nháp, đưa cay, phá mồi, nhâm nhi, nhai (nhơi), nghiến, nghiền, hốc (tiếng cổ không còn dùng), xực, (Hoa ngữ) do tiếng Hán- Việt: thực( Có thực mới vực được đạo).
Xuân Vũ TRẦN ÐÌNH NGỌC