Bidong Little Sàigòn

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
Post Reply
Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Bidong Little Sàigòn

Post by Nguyễn_Sydney »

Thưa các bạn , vì chương trình phát thanh Việt ngữ ở melbourne cách nhật nên phần tường trình "Chuyến trở lại Bidong " bị chậm trễ .

Hôm nay xin tường trình tiếp .Sáng sớm thứ hai 21/3 vừa qua , phái đoàn thăm viếng Trở lại Bidong dự trù sẽ rời đất liền sớm để vào Đảo tổ chức lễ Cầu Siêu , và khánh thành Bảng vàng tưởng niệm , nhưng vì thời tiết trở ngại ,mực Nước Thuỷ triều lên rất chậm , làm cho tàu lớn không thể cập bến để chở phái đoàn được .Dò hỏi người dân địa phương mới biết ít nhất là 3 tiếng đồng hồ sau mực Nước mới lên đầy đủ .Và người dân địa phương cũng thắc mắc không hiểu tại sao giờ này Mực Nước thuỷ triều lên chậm .
Tất cả mọi người khoảng 140 đều phái chờ ,nhưng 3 tiếng đồng hồ sau, mực Nước Thuỷ Triều vẫn không lên .Do ban tổ chức đã đưa ra sáng kiến dùng các ghe nhỏ chở từng tốp 20 người ra Tàu Lớn .Nhìn những ghe nhỏ lần lượt ra vào đất liền để chở từng tốp người làm cho những người trên ghe nhỏ cảm nhận y như mình đang chuẩn bị ra tàu lớn để chuẩn bị Vượt Biên .cách đây 30 năm hay 25 năm 20 năm 15 năm tuỳ theo thời gian của những người Vượt biên trước sau .
Sau khi phái đoàn lên đầy đủ , tàu lớn bắt đầu chạy vào Bidong .
Khi phái đoàn đến nơi, một buổi lễ Cầu Siêu đã được tổ chức trên đồi Tôn Giáo do Hoà Thượng Thích Giác Nhiên Nam Cali chủ trì , Tiếng đọc Kinh gõ mõ đã vang dội khắp đồi Tôn giáo .Rất trang nghiêm làm cho rất nhiều sụt sùi ,cầu mong cho những Oan hồn chưa được giải thoát sẽ được giải thoát . Sau đó là lễ khánh thành bảng Vàng Tưởng niệm những người đã bỏ mạng trên Biển đông hoặc đã chết trên Đảo .
Được biết thêm trong số những người đến từ Úc có cả Linh mục nguyễn hữu Quảng và 5 người theo đạo Cônggiáo và 3 Nữ Tu Người Úc cũng đã tham gia buổi lễ cầu siêu theo nghi thức Phật giáo . Sau đó Linh mục Nguyễn hữu Quảng cũng làm một lễ cầu nguyện theo nghi thức Công giáo.tại nhà thờ công giáo cũ .

Thểtheo nguyện vọng của phái đoàn , ông thị trưởng Trenganu đã chấp thuận cho đặt tên đảo Bidong là Bidong little Saìgon , và sẽ biến nơi thành khu Di tích lịch sử .

Tối chủ nhật 20/3 ,một buổi lễ phóng đăng vẫn được tổ chức , mặc dù sóng rất lớn .Tuy nhiên , rất lạ lùng khi tiếng đọc kinh ,tiếng mõ vang lên
biển lại yên lặng ,dường như các Oan hồn đã biết ,mà làm cho Biển Yên ,hầu được nghe tiếng đọc kinh , tiếng mõ .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image PRAYERS FOR THE DEAD:
Chief Monk Thich Giac Nhien chanting and throwing flowers
into the sea in Pulau Redang near Kuala Terengganu Sunday
Hình Trích từ báo The Star - Mã Lai

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời quý vị nghe bài: Một Ngày Trên BiDong do Nguyệt Ánh ca:


[ram]http://www.rfvn.com/music/Nguyet_Anh_Vi ... Bidong.MP3[/ram]

Một Ngày Trên BiDong

ImageImage
ImageImage
ImageImage
ImageImage

User avatar
tuyetlanh
Posts: 42
Joined: Thu Dec 02, 2004 5:06 am

Post by tuyetlanh »

TRÔI DẠT VỀ ĐÂU Image


written by Nguyễn Hoàng Hôn


..Thuyền chúng tôi cũng gặp rất nhiều tàu lớn... nhưng những tàu đó, cuối cùng đều chạy rất xa...

Vài ngày sau nữa, ai nấy đều lừ đừ. Bây giờ thì vừa đói vừa khát. Mẹ của cô gái hét ngày hôm qua đã phải cắt tay nhỏ máu vào miệng cho cô đỡ khát. Một vài người cũng bắt chước cắt máu nhỏ vào miệng cho con mình.

Người ta cầu Trời cho mưa xuống. Mưa mà xuống lúc nầy thì đỡ lắm vì chủ tàu đã chuẩn bị mấy tấm ván hứng nước mưa dự trữ. Nhưng mưa chưa xuống dù bầu trời đen nghịt! Ngồi cạnh tôi, một ông bố ôm đứa con gái nhỏ lên bảy với khuôn mặt hoảng hốt, thống khổ... Con bé đã nhắm nghiền hai mắt mệt lả vì thiếu nước uống, nói mê sảng: “Bố ơi... con chết bố đừng ăn thịt con nghe bố...”. Không biết cô bé nghe những điều nầy từ đâu, có thể từ những chiếc thuyền vượt biên khác đã xảy ra thảm trạng đau lòng nầy...

Tôi run lên từng cơn, không phải vì lạnh mà vì đói! Đói mà chỉ có vài giọt chanh vào miệng càng xót ruột hơn! Duy thì chịu đói giỏi hơn tôi. Duy ôm tôi thật chặt trong hai tay, cố xốc cho tôi ngồi tựa vào người Duy để tôi tỉnh táo hơn... Duy sợ tôi ngủ... ngủ rồi không thức dậy là điều mà Duy sợ lắm!

Người đàn ông nức lên từng hồi... Ông xoay qua Duy rồi bất chợt chấp tay vái Duy mấy cái:

- Tôi lạy cậu... cậu làm ơn cho tôi xin một chút nước tiểu... tôi cho con tôi uống không cháu chết mất...

Duy lúng túng nhìn ông... Mấy ngày rồi, có được giọt nước nào vào bụng đâu rồi làm sao mà đái! Tôi thều thào: ”Ráng thử đi Duy”. Duy xoay qua một bên, cầm cái ly cúi xuống, một lát Duy quay ra, lắc đầu: “Anh không thể làm được...”. Người đàn ông thất vọng... ông nói to hơn, xin những cậu con trai trên

thuyền... Chẳng ai có nước đái mà cho... Ông khóc mà khuôn mặt mếu máo, không một giọt nước mắt nào chảy ra.

Tôi chỉ còn nửa trái chanh cuối cùng, nửa trái chanh đã vắt nước gần hết. Nếu tôi cho cô bé vài giọt thì cũng tốt, dù không biết có cứu sống được cô bé không! Rất mệt nhọc, tôi bỏ tay vào túi thì chiếc thuyền lắc nhẹ, lúc đầu thì nhẹ, càng lúc nó càng lắc mạnh hơn... Một người ở trên lái la to:

- Có tàu...

Mọi người vui mừng như muốn đứng hết dậy để nhìn, dù sức khỏe họ không cho phép. Lát sau, một chiếc ca nô chạy lại gần thuyền chúng tôi. Đó là một chiếc tàu của nước Nga. Khi biết chúng tôi cần thức ăn, nước uống, họ tiếp tế cho những thứ chúng tôi cần, sau đó thì họ đi thẳng, mặc cho lời van xin cầu cứu

của những người trên thuyền...

Ngày hôm sau, ai nấy đều có vẻ khỏe hơn vì được ăn cháo, uống nước từ tối hôm qua cho đến sáng. Tôi cũng đỡ hơn nhưng còn rất mệt, dù vậy tôi cũngcố ngồi lên để đón những ngọn gió biển mát mẻ giữa đại dương xanh thẳm không biết đâu là bến bờ.

Chủ ghe cho biết: “ Còn vài ngày nữa là đến Mã Lai, tương lai của chúng ta có mòi tươi sáng rồi bà con ơi...”. Ai nấy đều phấn khởi trong lòng. Hai bố con ngồi cạnh tôi thì da mặt cô bé đã có vẻ tươi hơn một chút. Cô gái có tiếng hét lanh lảnh ở góc kia bây giờ thì ngu ngơ cười cười một mình... Hình như có gì

không ổn trong đầu óc cô rồi!

Còn biết bao nhiêu người trong kia mà tôi không biết mặt... Cả tôi và Duy nữa. Tôi nghiệp cho Duy, cái gì cũng nhịn cho tôi mà không than thở lời nào... Nhìn Duy đang ngủ ngon lành tôi chợt thấy thương Duy

hết sức. Mới có hơn hai tuần mà Duy ốm hẳn đi... Không chỉ mình Duy, tất cả mọi người trên thuyền hình như ai nấy đều hốc hác thấy rõ.

Qua một đêm bình yên, giờ thì ai nấy gần như lại sức. Nắng rực rỡ trên cao... Tôi ngước mắt tìm cho ra một cánh chim. Không có. Bầu trời xanh phía trên, ở dưới nước cũng xanh. Người ta nói có thấy chim thì mới mong đến gần đất bằng... Chừng nào chúng tôi mới đến được đất bằng đây!

Người chủ ghe lại reo lên:

- Có tàu...

Mọi người vui mừng... sắp được cứu rồi... Duy ôm tôi:

- Mình sắp đến bến bờ tự do rồi Hoàng ơi...

Chúng tôi cùng ngóng về chiếc tàu. Nhưng tôi thấy ông chủ ghe biến sắc, ông xua vợ con xuống hầm:

- Thuyền hải tặc... tụi nó có súng... Đi xuống mau... trét đồ đơ lên người...

Rồi ông xoay qua chúng tôi:

- Coi chừng thuyền hải tặc bà con ơi!!!

Người ta nhốn nháo lên. Ai nấy mặt mũi tái nhợt. Người thì lo cất giấu nữ trang vàng bạc, kẻ thì la lối phải đối phó làm sao.... Duy kéo tôi đến bên nồi cơm trên bếp, lấy lọ nồi trét tùm lum trên tay, trên mặt tôi rồi chà lan ra trên da một cách vội vã... Duy thì thầm:

- Hoàng làm bộ bịnh nặng nghe không... nằm úp mặt xuống đừng cho tụi nó thấy...

Vài cô con gái trên tàu cũng được cha mẹ họ làm y như Duy lo cho tôi. Mọi người run rẩy chờ đợi tai họa tiến đến.

Chiếu tàu lớn cặp sát ghe của chúng tôi. Mấy thằng hải tặc thật kinh dị, khuôn mặt chúng bóng lẫy và đen thui, đứa nào đứa nấy bắp thịt cuồn cuộn rất khỏe mạnh, như những con trâu nước! Chúng nhảy sang ghe ty nạn, tay lăm lăm khẩu súng.

Đàn ông bị lùa ra sau, đàn bà con nít một góc, con gái một góc. Mấy cô con gái cỡ tôi khóc như ri...

Đợt đầu, chúng thu nhặt tất cả tiền bạc vòng vàng, sau khi khám xét thật kỹ trên từng thân thể con người. Có vài thằng mất dạy vừa khám vừa bóp mông bóp ngực con gái hay mấy bà rồi cười hô hố khiến ai nấy bất mãn ra mặt mà không dám nói. Tôi giả bộ đau cũng bị một tên lôi dậy. Tên nầy có lẽ là chúa đảng nên thấy hắn hay ra lệnh cho tụi kia. Hắn bắt tôi đứng thẳng trước mặt hắn rồi đưa tay kéo áo tôi xuống. Bộ ngực thanh tân của tôi hiện ra, tôi xấu hổ lấy tay ghì chiếc áo lại thì hắn chĩa súng vào đầu tôi. Phía sau tôi, mấy cô gái trên tàu cũng bị bắt bắt cởi truồng tồng ngồng đứng đó không mảnh vải che thân...

Gia đình và những bà mẹ các cô khóc lóc van xin, những tên cướp mặt lạnh như tiền!

Mấy tên khốn nạn nầy nếu tôi đoán không lầm thì hắn bắt chúng tôi thoát y vũ để lựa cô nào ưng ý nhất bắt đem theo đây mà... Không, tôi không thể để cho hắn làm nhục như thế nầy được... Tôi cảm thấy tức tối khi bị xúc phạm... Tại sao mấy cô gái kia lại im chịu cho hắn làm nhục chứ...

Khi hắn đưa khẩu súng hạ xuống để hất cái quần tôi đang mặc, thì tôi nhào vô người hắn đánh đấm lung tung, cùng một lúc Duy ở phía cuối ghe cũng chạy lên xông vào cứu tôi. Mấy tên trong bọn nhảy vào trận. Duy bị một tên quất cho một báng súng ngay đầu, Duy gục xuống còn bị bọn chúng đánh đập tàn nhẫn trong lúc tôi hét lên đau đớn: “Trời ơi... Duy... Duy...” , sau cùng bọn cướp vất Duy xuống biển. Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Duy là thân xác chàng máu me cùng khắp, bồng bềnh trên mặt biển từ từ trôi xa...

Tôi gào lên muốn giết hết bọn chúng... Nhưng tôi không phải là “17 bẻ gãy sừng trâu”.... bọn chúng lại có súng và quá đông! Chúng đè tôi xuống lột quần tôi ra dù tôi phản ứng dữ đội. Có tên giận quá cung tay tính đánh vào mặt tôi, trả thù khi tôi cắn vào tay hắn thì tên Chúa Đảng ngăn lại. Bọn hắn nói với nhau bằng thứ tiếng gì tôi không hiểu... sau cùng hắn trói tôi lại bằng sợi dây dù mà chúng mang theo từ thuyền của chúng qua.

Nước mắt tôi chảy dài khi nghĩ đến Duy, chàng còn sống hay đã chết... Làm sao chàng sống nổi với trận đòn chí tử của bọn khốn nạn nầy! Lúc đó, bọn cướp vẫn tiếp tục lôi những cô con gái khác trên ghe ra đày đọa. Có đứa còn bé mới chỉ khoảng 12 cũng bị hành hạ tận tình... Nước mắt tôi biến thành một dòng căm

hận và tôi như hóa đá!

Sau đó, mười đứa con gái bị bắt qua thuyền bọn cướp. Trước khi rời thuyền tỵ nạn, bọn chúng còn đục thủng vài lỗ cho nước tràn vào, với những trận cười ha hả trước khi quay thuyền đi.

Những ngày lênh đênh theo bọn chúng trên thuyền, không nói thì cũng biết chúng tôi là những người mang lại niềm vui thể xác cho bọn chúng! Riêng tôi, tôi được cái may mắn là “người tình của Chúa Đảng”!

Tên chúa đảng dù hắn yêu thích tôi, chiều chuộng tôi... nhưng hắn đâu có biết rằng trong thâm tâm tôi thù hắn tận xương tủy. Tôi nghĩ đến Duy, tôi nghĩ đến con bé bảy tuổi ngồi cạnh với khuôn mặt thiên thần của nó, tôi nghĩ đến lúc chúng lột quần áo tôi... Niềm căm thù của tôi dâng cao như ngọn sóng thần!

Tôi phải giết hết chúng nó mới hả giận... Tôi phải trả thù cho dân tộc tôi. Chúng đã ăn cướp, hãm hiếp còn giết người không gớm tay. Con bé cạnh tôi không biết giờ ra sao???

Phải mất một tháng tôi mới biết cách bắn súng như thế nào. Tôi phải nhìn cách Tên chúa đảng lau súng, bỏ đạn vào, lấy ra, lên nòng v.v... tôi biết giờ giấc ăn ngủ của tụi nó... Tôi biết tôi sẽ phải làm gì...

Và tôi sẽ hành động một mình.

Tôi được tên chúa đảng cho lên đất Thái Lan chơi vài lần. Tôi biết cách gọi tắc xi bằng tiếng Thái, học lỏm bõm vài câu Thái Lan, quen biết vài người ngoài chợ nhờ mua những thứ mình cần.

Thế rồi một ngày phải đến, khi thuyền vừa cập bến đất Thái, tôi mời chúng buổi chiều ghé lại thuyền ăn cơm do tôi đãi. Chúng vui vẻ trở lại chiều đó. Những cô gái bị bắt một lần với tôi chúng đã đem ra những nhà thổ bán cho họ. Tôi là người may mắn nhất trong mười cô.

Chuyện gì đến phải đến. Các tên cướp biển đã bị tôi thuốc mê nằm ngủ như chết. Tôi định giết chúng bằng khẩu súng có sẵn trên thuyền, nhưng rồi tôi cảm thấy tôi không nên bạo động như thế, hại cho đời tôi... Ba má tôi và ba má chàng đang ngóng đợi chúng tôi ở quê nhà...

Tôi ra phố, không quên lấy theo những bằng chứng cướp của giết người của bọn chúng. Tôi đi tìm những người Việt Nam sinh sống tại đây kể đầu đuôi câu chuyện và xin giúp đỡ.

Máu chảy ruột mềm, tình đồng hương thắm thiết. Tôi đã được giúp đỡ tận tình, được cả báo chí ngoại quốc đến phỏng vấn, được qua Mỹ định cư vì trường hợp của tôi đặc biệt, vì ước muốn của tôi là được đến Mỹ.

Bọn cướp đã bị bắt, chúng sẽ phải đền tội. “Thiên Bất Dung Gian” tôi rất tin tưởng điều đó. Trong những ngày còn ở Thái Lan, tôi đã tình nguyện đi tìm những người con gái Việt Nam bị hải tặc bắt bán cho các động mãi dâm tại Thái.

Cũng có không ít con gái VN trong những nơi nầy. Tôi cũng đi vào trại tỵ nạn Thái để tìm cho ra những người đi cùng tàu của tôi, hỏi thăm về Duy, người yêu quí đời tôi...

Cuối cùng thì tôi không gặp được ai... những người đó đã đi về đâu, hay họ xuất trại, hoặc trôi dạt đi một trại tỵ nạn khác? Tôi không biết, hoàn toàn không biết, và không bao giờ tôi muốn nghĩ rằng, con thuyền tỵ nạn nhỏ nhoi, mong manh đi tìm tự do có hai chúng tôi trên đó, chính mắt tôi thấy, đã bị bọn cướp đục lỗ cho nước tràn vô, để tàu chìm giữa đại dương dễ dàng phi tang những tội ác do bọn chúng gây ra mà không ai biết, không hề có một bằng chứng nào để tố cáo.

Bây giờ chỉ còn mình tôi và 9 cô gái bị bắt, số phận lẽ ra ở trong nhà thổ làm nô lệ tình dục suốt đời... may mắn được cứu sống, tương lai có thể sẽ được sáng sủa... còn tất cả đồng bào đi chung trên ghe, mục đích tìm hai chữ tự do, trong đó có Duy của tôi, đã biến mất tăm mất tích, như chuyện đời xưa, như

một cơn ác mộng dữ dằn...


Image

Trích trong tập truyện Hành Trình Biển Đông

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Báo Mã Lai Á: tái thiết di tích “Tiểu Sài Gòn” trên đảo Bidong vào năm tới

Báo Người Việt
Friday, August 26, 2005


KUALA TERENGGANU 25-08.- Trại tạm cư của người tị nạn Việt Nam trên đảo Bidong của Mã Lai Á có thể được tái thiết vào năm tới, theo tin của báo New Straits Times hôm Thứ Năm 25 Tháng Tám 2005.

Ðây là một tin vui để xoa dịu các mối căm phẫn của 250,000 người tị nạn vượt biên tới đảo này trước đây nói riêng và nói chung đối với tất cả người tị nạn Việt Nam trên thế giới.

Vì số người Việt Nam vượt biên chạy trốn chế độ tàn ác Cộng Sản Việt Nam sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30 Tháng Tư 1975 đến Mã Lai Á quá nhiều, chính phủ nước này đã đựng tạm lều trại trên đảo Bidong thuộc tỉnh bang Terengganu sau đó xây dựng nhà cửa. Một số cơ sở tôn giáo chùa, nhà thờ cũng đã được dựng lên cùng với một số dịch vụ phục vụ khối người tị nạn chờ đi định cư ở nước thứ ba. Nơi này đã được gọi là “Tiểu Sài Gòn”.

Những ngày đông đúc nhất, trại tạm cư tị nạn Bidong đã lên đến 40,000 người.

Nhưng từ khi trại tị nạn trên đảo Bidong bị đóng cửa năm 1991 như một mục đích cản trở người Việt Nam vượt biên tị nạn, trại được chuyển giao lại cho chính quyền tỉnh bang Terengganu quản trị. Từ đó, chỗ này hiếm người lai vãng và để cho thời gian tàn hủy. Phần lớn các dãy nhà đã xiêu vẹo, mục nát.

Hồi Tháng Ba 2005, một phái đoàn cựu thuyền nhân từ nhiều nước trên thế giới đã quay lại Pulau Bidong ở Mã Lai Á và Pulau Galang ở Indonesia để dựng bia tưởng niệm hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mạng trên biển cả cũng như cảm ơn các cơ quan thiện nguyện quốc tế, các chính phủ Mã Lai và Nam Dương đã nhân đạo giúp đỡ các nạn nhân tị nạn Cộng Sản.

Nhưng, giữa Tháng Sáu 2005, khi có tin bia đài tưởng niệm thuyền nhân ở đảo Galang đã bị đục bỏ và bia đài trên đảo Bidong cũng có thể chịu chung số phận vì các áp lực của Hà Nội muốn xóa hết dấu vết khiến người ta liên tưởng tới tội ác của chế độ.

Dư luận người Việt khắp nơi đã vô cùng phẫn nộ. Các chính phủ Indonesia cũng như Mã Lai Á đã nhận được thư, điện thư của hàng ngàn người Việt phản đối hành động phi đạo lý của họ. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng viết thư đến các chính phủ vừa nói để phản đối.

Cho tới nay, một cách chính thức, vẫn không thấy chính phủ Mã Lai Á nói gì đến chuyện sẽ đục bỏ hay không bia đài tưởng niệm trên đảo Bidong. Nhưng chính phủ tiểu bang Terengganu thì vẫn muốn tái thiết lại khu vực “Tiểu Sài Gòn” để hấp dẫn du khách, đặc biệt là khối người từng đặt chân tới chỗ này trên đường tị nạn.

Theo báo New Straits Times, chính phủ tỉnh bang Terengganu đã hoàn tất hồ sơ dự án chỉnh trang lại “Tiểu Sài Gòn”. Một phái đoàn cựu thuyền nhân từ nhiều nơi trên thế giới hiện đang có mặt ở Mã Lai Á để gặp chính quyền Terengganu vế vấn đề này.

“Viên chức chính quyền Terengganu sẽ gặp phái đoàn đại diện cựu thuyền nhân và cho họ nhìn thấy dự án tái thiết.” Báo NST viết.

Tờ báo còn cho hay phái đoàn gồm khoảng 50 người cũng sẽ thảo luận việc thiết lập bia đá cho các ngôi mộ những người tị nạn qua đời trên đảo và được chôn cất ở các nghĩa trang địa phương.

Trên đảo này cũng có nhiều ngôi một chỉ có bia ghi tên người chết mà không có hài cốt. Ðó là những nạn nhân đã vượt biên mà không đến bến bờ tự do. Họ đã chết vì hải tặc, vì đói khát tàu hỏng, vì giông bão trên biển cả mênh mông.

Chính quyền tỉnh bang Terengganu đã thành lập một “Quĩ Truyền Thống Bidong” hồi Tháng Mười 2004 theo lời đề nghị của một số tổ chức cựu thuyền nhân. Họ cũng đề nghị đóng góp tài chính vào dự án này, theo tờ báo trên cho hay.


Xen thêm ở đây
http://www.nst.com.my/Current_News/NST/ ... ndexb_html

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Người Việt hải ngoại trở lại Bidong - Galang
Lưu Dân



Với mục đích thăm viếng, cầu nguyện và vận động trùng tu các di tích của thuyền nhân tỵ nạn, một đoàn gồm 50 người Việt từ Úc châu và Hoa Kỳ đã trở lại các đảo Bidong và Galang từ cuối tuần qua. Đây là chuyến “Về bến Tự do” lần thứ nhì do Văn khố Thuyền nhân tổ chức sau chuyến đầu tiên hồi tháng Ba 2005 đánh dấu 30 năm định cự của các cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại. Nhưng đây là chuyến đầu tiên kể từ sau sự kiện tấm bia tưởng niệm thuyền nhân trên trại Galang bị áp lực từ Hà Nội phải đục bỏ và tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ ở khắp nơi có người Việt định cư.

Ông Trần Đông, Trưởng ban tổ chức, cho biết do nhu cầu cấp thiết và thời gian gấp rút nên nhiều người muốn tham dự đã không kịp chuẩn bị. Tuy nhiên, đoàn đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tinh thần đến vật chất của nhiều cá nhân và tổ chức trong cộng đồng. Trong tương lai gần, các chuyến đi kế tiếp sẽ được thực hiện để tạo cơ hội cho họ về thăm lại những nơi mà họ từng trải qua một đoạn đời đáng nhớ của mình.

Trong hai ngày đầu tiên, đoàn đã đến Nam Dương viếng thăm xã giao với BIDA, cơ quan phụ trách đầu tư và phát triển của đặc khu kinh tế Batam, cấp chính quyền địa phương trách nhiệm về dự án bảo tồn và trùng tu di tích thuyền nhân Việt Nam trên đảo Galang. Nhân dịp này, Ban tổ chức cũng đã được Thống đốc Ismeth Abdullah tiếp kiến và ghi nhận những vấn đề quan tâm của người Việt từng tạm cư trên đảo Galang. Vào ngày thứ nhì, đoàn đãđến Galang bằng xe bus và được tiếp đón trong tình thân mật và cảm động. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những sự thay đổi của Galang sau nhiều năm xa vắng tuy rằng một số địa điểm trên hòn đảo tỵ nạn này ngày nay đã được sửa sang và chăm sóc chu đáo. Sau lễ cầu nguyện tập thể theo nghi thức Công giáo và Phật giáo tại Nghĩa trang Galang, đoàn đã thăm lại những nơi đầy kỷ niệm quá khứ như Cầu tàu jetty, Chùa Quan Âm, Đồi Nhà thờ Galang I, Miếu Ba Cô, Viện Bảo tàng, Trung tâm Sinh hoạt Thanh thiếu niên, Văn phòng Cao ủy Tỵ nạn v.v.. Mọi người bùi ngùi tưởng nhớ đến các đồng hương kém may mắn phải gửi thây xứ ngưòi trên đường tìm tự do và cũng đã chia xẻ những câu chuyện vượt biển gian nan của họ từ hơn 10, 20 năm trước.

Rời Nam Dương, đoàn đã đi xe bus suốt đêm xuyên chiều dài của Mã Lai đến tiểu bang Kelantan để viếng thăm những ngôi mộ tập thể của những thuyền nhân Việt nam từ hơn hai thập niên qua không người hương khói. Ai nấy đều không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những ngôi mộ hoang lạnh, sụp lở và thậm chí không còn dấu vết có thể nhận diện được của hàng trăm đồng hương được chôn vùi tại đây. Các thành viên trong đoàn cũng đã có dịp thăm hỏi, cám ơn và bày tỏ lòng tri ân của mình bằng những cuộc quyên góp tại chỗ cho những ân nhân trong suốt 30 năm qua âm thầm chăm sóc cho những ngôi mộ vô thừa nhận ấy mà không một đòi hỏi hoặc mong đợi được hồi đáp. Đoạn đường viếng thăm Kelantan kết thúc bằng buổi dạ tiệc tiếp tân do Chính phủ Tiểu bang khoản đãi, đặc biệt ngay trong ngày lễ Quốc Khánh của Mã Lai 31.8.

Theo dự định, đoàn sẽ đến đảo Bidong vào ngày 2.9 để thực hiện nghi thức cầu nguyện cho những vong linh của hàng ngàn thuyền nhân vĩnh viễn nằm lại trên đảo.

Ngoài mục đích tâm linh và thăm viếng, chuyến đi lần này cũng nhằm ghi lại một cách cụ thể và đầy đủ danh tánh, số ghe, ngày tử nạn và địa điểm chôn cất của những thuyền nhân không may để thiết lập một danh sách ngõ hầu thân nhân của họ có thể dễ dàng tìm thấy chi tiết.

Ông Trần Đông cũng cho biết trước nguy cơ mất dần những vết tích của thuyền nhân Việt Nam trên hai quốc gia Nam Dương và Mã Lai (cũng như ở những nước tiếp nhận ngưòi tỵ nạn Việt Nam khác), tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam cần xúc tiến gấp rút dự án trùng tu mồ mả cho những ngưòi xấu số và xây dựng những công trình bảo tồn di sản thuyền nhân. Để thực hiện được dự án quy mô này, ngoài sự cam kết hỗ trợ từ các chính quyền địa phương, ông Trần Đông thiết tha ngỏ lời kêu gọi sự đóng góp công sức và tài lực từ mọi cá nhân và tổ chức trong các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới cho việc làm ý nghĩa đó hầu lưu lại nguồn gốc cho các thế hệ sau.

Dân Việt sẽ tường trình đầy đủ về chuyến đi này cũng như chi tiết dự án trên trong số báo tới.



Lưu Dân

Image
Ban Tổ chức tiếp kiến với Thống đốc Ismeth Abudullah (đội mũ đen, đứng giữa)

Image
Dạ tiệc tiếp tân tại Batam

Image
Ghi chi tiết trên các bia mộ thuyền nhân tử nạn ở Galang

Image
Lưu Dân, Trần Đức Nhuận và Ngụy Vũ trước tấm bia bị đục bỏ ở Bidong


Image
Chụp hình lưu niệm với những ân nhân địa phương ở Kelantan

Image
Hình: Các vị tu sĩ Phật giáo Mã Lai cầu siêu cho vong linh thuyền nhân Việt Nam ở Kelantan

Image
Một Linh mục Mã Lai chủ lễ cầu nguyện trước phần mộ các thuyền nhân Công giáo Việt Nam ở Kelantan

Image
Bộ trưởng Chính quyền Kelantan tiếp nhận bảng tri ân của Ban tổ chức Về Bến Tự Do

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Bia tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong bị đập bỏ dưới áp lực của nhà cầm quyền Hà nội
[left]http://img378.imageshack.us/img378/722/tailieu11cn.jpg[/left]Theo tin của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, có trụ sở tại Victoria, Úc Ðại Lợi, phổ biến hôm 22 tháng 10 năm 2005, thì Ðài Tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở đảo Bidong thuộc Mã Lai Á đã vừa bị hạ xuống trong ngày 20 và 21 tháng 10-2005 vừa qua.

Nguồn tin từ Mã Lai Á cho biết vì Ðại sứ Cộng Sản Việt Nam đi Bidong nên chính phủ tiểu bang Terengganu buộc lòng phải triệt hạ đài tưởng niệm thuyền nhân trên.


Ðây là Ðài tưởng niệm thuyền nhân thứ nhì bị Hà Nội đòi hỏi phải triệt hạ viện cớ nội dung bia tưởng niệm xúc phạm đến uy tín của nhà nước Cộng Sản Việt Nam và làm tổn thương bang giao hai nước.[right]http://www.bidonggalang.com/baochi/PICS ... Nhan02.jpg[/right]

Ðài tưởng niệm ở Bidong và Galang, Indonesia, bị đập phá trước đây, đều giống nhau về hình dạng, kích thước và nội dung, chỉ thay đổi một chữ Malaysia(n) và Indonesia(n). Cả hai đều bằng bê-tông cốt sắt cao 2 mét, rộng 1 mét, dày 15 phân, dựng trên một bệ tam cấp bằng bê-tông cốt sắt vuông mỗi cạnh khoảng 2 mét. Hai mặt đài là hai tấm đá hoa cương lớn, cao 1 mét, rộng 70 phân, dày 3 phân, một tấm màu đen, một tấm màu trắng. Tấm màu trắng là Bia Tri ân có nội dung như sau:



In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Malaysian (Indonesian) Red Crescent Society and other world relief organizations, the Malaysian (Indonesian) Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement.

We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees.

OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES

Tạm dịch Việt ngữ:

Tri ân những nỗ lực của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, của Hội Hồng Thập Tự và Hội Hồng Nguyệt Mã Lai Á (Nam Dương) cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Mã Lai Á (Nam Dương) cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định cư.

Chúng tôi cũng tri ân hàng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tỵ nạn Việt

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI



[left]http://www.littlesaigonradio.com/new/meml.jpg[/left]Tấm màu đen là Bia Tưởng Niệm có nội dung như sau:

In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996).

Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace.

Their sacrifice will never be forgotten.

OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES





Tạm dịch Việt ngữ:
Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm tự do (1975-1996).

Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu.

Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI



* * *

Ðảo Bidong là một đảo hoang, không có người ở, cách đất liền 30 cây số. Trên đảo chỉ có một số di tích người Việt tỵ nạn còn sót, nhà thờ, chùa chiền đều trong tình trạng siêu vẹo sắp sụp đổ, nghĩa trang có trên 250 ngôi mộ cỏ hoang che kín các lối đi, bia mộ phần lớn đều bị hư hoại. Việc Ðại sứ Cộng sản Việt Nam từ Kuala Lumpur lăn lội 500 cây số tới Terengganu đi thăm đảo Bidong vào mùa biển động, tất cả ghe tàu du lịch và đánh cá đều bị đình chỉ hoạt động từ hồi tháng 9 cho đến cuối tháng 2 năm tới, sự kiện này là một sự kiện hoàn toàn không bình thường và có dự tính rất kỹ lưỡng.

Đài tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong được khánh thành ngày 21-3-2005. Trong khi đó Ðài tưởng niệm ở Galang được khánh thành ngày 24-3 và bị triệt hạ vào cuối tháng 5 năm 2005 theo sự đòi hỏi của nhà cầm quyền Việt nam. Cả hai đài tưởng niệm đều được dựng lên ở khu vực trại tỵ nạn cũ, nơi mà ngày nay rất ít người lai vãng và cách xa thị trấn hàng chục cây số, một nơi cùng trời cuối đất.

Sau sự kiện đài tưởng niệm ở Galang bị triệt hạ Văn Khố Thuyền nhân Việt nam có tiếp xúc với giới chức thẩm quyền ở Nam dương và Mã-lai và được yêu cầu cần thay đổi nội dung chút ít để dựng lại đài tưởng niệm. Văn Khố Thuyền nhân Việt nam trân trọng thông báo cùng quý đồng hương trên toàn thế giới được rõ:

1- Tổn phí xây dựng Ðài tưởng niệm do thuyền nhân Việt nam đóng góp qua trung gian Văn Khố Thuyền Nhân Việt nam (VKTNVN). VKTNVN trả tiền cho địa phương để thực hiện hai đài tưởng niệm này. VKTNVN tuyên bố quyền sở hữu bốn tấm hoa cương, 2 tấm làm Ðài tưởng niệm ở Galang và 2 tấm làm Ðài tưởng niệm ở Bidong và yêu cầu chính quyền địa phương hoàn trả cho VKTNVN nếu xét thấy không thích hợp để thiết trí tại vị trí đã được khánh thành.

2- VKTNVN sẽ trung gian tiến hành tiếp xúc với giới chức hữu trách tại địa phương để nghiên cứu nội dung thứ nhì của Ðài Tưởng niệm trên tinh thần sự thật lịch sử phải được tôn trọng. Nội dung này sẽ được chuyển đến Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự do ở các nơi nghiên cứu và biểu quyết vì chỉ có BCH Cộng đồng Người Việt Tự do các nước mới có tư cách đại diện cho toàn thể Cộng đồng Người Việt hải ngoại.

3- Cộng đồng Người Việt hải ngoại luôn luôn nhớ ơn giúp đỡ quý báu của nhân dân và chính phủ các quốc gia đã cung cấp chỗ tạm dung và định cư và nhất là sự vận động của Cao Uỷ Tỵ nạn Liên hiệp quốc cùng hàng ngàn cá nhân đã nỗ lực ngày đêm trong giai đoạn gian khó vừa qua.

4- Cộng đồng Người Việt hải ngoại luôn nhớ ơn những người đã chết trên bước đường đi tìm tự do. Sau những đợt vượt biên đăng ký ồ ạt do Việt nam tổ chức và vì có quá nhiều người chết do hải tặc, do thời tiết,... nên Cao Uỷ Tỵ nạn triệu tập hội nghị quốc tế lần thứ nhất năm 1979 để giải quyết vấn đề người Việt tỵ nạn và mở ra những diện khác như chương trình Ra đi có Trật tự (ODP), chương trình Ðoàn tụ gia đình,... Những người đã chết này là những người lót đường cho những người còn sống được đến bến bờ tự do.

5- Bia Tri ân là để cảm tạ những sự giúp đỡ quý báu của chính phủ và nhân dân địa phương đã giúp đỡ người Việt tỵ nạn. Nội dung bia Tri ân hoàn toàn không có ý nghĩa nào nhằm xuyên tạc, bôi nhọ hay xúc phạm đến nước CHXHCNVN.

6- Bia Tưởng niệm là để tưởng nhớ những người đã hy sinh. Sự mất mát và không may của họ đã đánh động lương tâm thế giới. Việc thực hiện một bia nhỏ hay lớn để tưởng nhớ người đã mất là việc làm rất bình thường, rất tình người và rất dễ hiểu, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những hình thái tưởng niệm ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Nội dung bia Tưởng niệm chỉ ghi lại một sự thật lịch sử đã có. CHXHCNVN trong một giai đoạn lịch sử đã có có những chính sách rất không dân chủ, rất mất tự do, do những phản đối từ nước ngoài và đứng trước sự kiện toàn khối Chủ nghĩa Cộng sản Ðông Âu sụp đổ vì sự sống còn của giai cấp thống trị CHXHCNVN buộc phải thực hiện đổi mới, và hiện nay chính phủ VN cũng vẫn công nhận là còn đang trên con đường cải thiện từ không tốt đến tốt và tốt hơn. Sự kiện người Việt bỏ nước ra đi để tìm tự do trong một giai đoạn lịch sử nhất định của Việt nam được 71 quốc gia nhìn nhận trong hội nghị quốc tế tại Geneve vào tháng 7 năm 1979. Ðây là một sự thật lịch sử không thể chối cải được. Nội dung này được ghi lại một cách đúng đắn trên bia tưởng niệm. Trong giai đoạn đó CHXHCNVN chẳng những đã không giúp đỡ, chính quyền các cấp còn chỉ thị bắn thẳng vào ghe tàu vượt biên.

7- VKTNVN cực lực lên án thái độ ngoan cố, thiếu thiện chí dân chủ, thiếu thiện chí hòa bình, hợp tác và xây dựng của chính phủ CHXHCN Việt nam. Việc đòi hỏi triệt hạ, và tiếp tục áp lực triệt hạ hai đài tưởng niệm người đã chết là một hành động ngược với nhân đạo, ngược với căn bản đạo đức, ngược với lời kêu gọi "quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù, Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm" . Ðiều này chứng tỏ nhà nước nước CHXHCNVN chỉ biết cúi đầu thần phục các nước lớn như dâng đất cho Trung quốc để bảo vệ quyền lợi tập đoàn thống trị nhưng thẳng tay đàn áp đồng bào của mình và sẵn sàng dùng mọi âm mưu thủ đoạn để xóa bỏ những tội lỗi quá khứ. Những người đã chết còn không được tha thứ và tưởng nhớ, làm sao chính phủ CHXHCN có thể tha thứ cho những người còn sống?

8- VKTNVN nay thông báo tội lỗi mới của tập đoàn thống trị Cộng sản Việt nam và yêu cầu các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể và tôn giáo đoàn kết với Ban Chấp hành Cộng đồng Người Việt các nơi trong công cuộc đấu tranh mới vì công lý, vì tự do và dân chủ.

Melbourne ngày 22 tháng 10 năm 2005

Trần Ðông
Giám đốc
Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam
(Archive of Vietnamese Boat People Inc.)

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »


Malaysia sẽ luật hóa "đa thê"
Đa thê đang là vấn đề được tranh luận gay gắt ở Malaysia sau khi chính phủ nước này đề xuất một dự luật cho phép kết hôn nhiều lần.

Khi chồng không về nhà sau giờ làm, người phụ nữ 45 tuổi tên là Zawiah Ismail hầu như chẳng phải thức cả đêm vì sợ chồng đi tán tỉnh các cô gái khác. Có một điều cô biết chắc, chồng mình sẽ tới nhà người vợ thứ nhất hoặc thứ hai.

"Nếu anh ấy không về nhà, tôi chỉ cần gọi tới nhà bà cả hoặc bà hai và hỏi họ: Anh ấy có ở đó không? Có à, vậy thì được rồi!", Ismail cười và nói dù phải chia sẻ tình yêu của chồng với 2 người phụ nữ lớn tuổi hơn cùng những đứa trẻ của họ.

Zawiah là vợ thứ 3 của Mokhtar Samad, một doanh nhân thành đạt 59 tuổi. Năm 1970, Samad kết hôn với Latipah Shamsudddin, năm nay 54 tuổi, năm 1981 với Norasni, hiện 50 tuổi. Hai năm sau, 1983 Samad đưa Zawaih về ở chung. Thời gian của Mokhtar được phân đều cho 3 bà vợ, tất cả đều sống trong những căn nhà rộng rãi ở gần nhau tại ngoại ô thủ đô của Malaysia.

"Tôi cố gắng làm mọi việc tốt nhất cho họ. Tôi cố đối xử công bằng và họ đều nói hạnh phúc. Nhưng anh cứ thử hỏi họ xem", Samad nói. "Cách bạn giải quyết các vấn đề là rất quan trọng. Bạn phải lôi kéo tất cả mọi người tham gia. Tôi luôn lắng nghe ý kiến các bà vợ và chúng tôi cố gắng đưa ra giải pháp chung".

Đa thê đang trở thành chủ đề nóng được tranh luận tại Malaysia, quốc gia có nhiều người Hồi giáo sinh sống, sau khi chính phủ đề xuất một dự luật tạo điều kiện dễ dàng hơn cho kết hôn nhiều lần. Trong khi đó, không ít nhóm phụ nữ muốn tục đa thê phải bị cấm.

Cho phép lấy 4 vợ

Hiện, đàn ông Hồi giáo ở Malaysia được phép lấy tới 4 bà vợ nhưng nhiều nhà hoạt động cho rằng thông lệ này là không phù hợp và nó bóp méo mục đích ban đầu là bảo vệ bà góa và trẻ em được Nhà tiên tri đưa ra trong những ngày đầu.

Các nhà hoạt động chống đa thê nói, câu chuyện về sự hòa thuận của gia đình Mokhtar không phải là chuẩn mực, và việc lạm dụng, ghen tỵ, bỏ rơi diễn ra rất phổ biến.

Mohamad Adam Zakri, 45 tuổi, cũng nhất trí với điều này. Người đàn ông này trở thành mục tiêu bị ghen tị khi kết hôn với một phụ nữ làm cùng cơ quan - một tổ chức tài chính lớn.

"Cô ấy rất giỏi trong việc kiểm soát trái tim tôi. Cô ấy mang bữa sáng cho tôi mỗi ngày dù biết tôi đã kết hôn", Mohamad Adam - xin lấy biệt danh để giấu danh tính cho hay.

"Cuối cùng tôi cũng phải thú nhận với người vợ đầu tiên. Một ngày, tôi ngồi xuống, mỗi bà một bên, cả hai người đều đòi được gặp đối phương. Ngay khi gặp nhau, chẳng ai nói câu nào mà chỉ khóc".

Mohamad Adam đã có 3 con với người vợ đầu và lại có tiếp 3 đứa nữa với người vợ hai. Người chồng 2 vợ này cho biết, anh đã phải trả một cái giá không nhỏ cho quyết định của mình.

Giá đắt cho cảnh chồng chung

"Kể từ lần kết hôn thứ 2 của tôi, người vợ đầu không bao giờ vui vẻ. Ban đầu cô ấy giữ im lặng để phản đối. Bên ngoài thì chấp nhận nhưng từ trong sâu thẳm lại phản đối. Ghen tỵ là vấn đề lớn đối với chúng tôi. Nói thật, tôi hối tiếc về tất cả. Cả hai người đàn bà đều không thể chấp nhận. Trước đây, người vợ mới của tôi nói có thể chấp nhận mọi việc nhưng một khi đã thành vợ, cô ta bắt đầu đòi quyền lợi".

Mohamad Adam chia đều quỹ thời gian của mình cho hai bà vợ nhưng cả hai người phụ nữ cãi nhau cả ngày vì khoảng thời gian mà chồng dành cho mình và cả kích thước chiếc tivi trong nhà.

"Nếu tôi về muộn, họ sẽ nói những câu kiểu như "Anh nhất định đã ở cùng con chồn cái ghê tởm đó. Bây giờ tôi phải làm cho mình thật bận rộn. Vào cuối tuần tôi ra ngoài và đi đánh gôn. Nếu điều đó làm họ tức giận hoặc nản chí thì đành vậy, tôi không thể hy sinh cả đời. Chất lượng cuộc sống của tôi không thể bị ảnh hưởng".

Báo chí ở Malaysia đôi khi cũng đề cập tới các trường hợp cơm không lành canh chẳng ngọt của những gia đình một chồng nhiều vợ. Trong đó, có một lái xe tải đã uống thuốc diệt cỏ khi không thể ngăn cản hai bà vợ ngừng khẩu chiến và một trường hợp vợ tạt axit vào chồng.

Đánh mất ý nghĩa cao đẹp của Đa thê

Norhayati Kaprawi thuộc nhóm nhân quyền Chị em đạo Hồi nói, khái niệm đa thê đã bị bóp méo và ít nhất vấn đề này phải được đặt dưới các điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo phụ nữ được đối xử công bằng. "Rõ ràng tục đa thê là không công bằng đối với phụ nữ Hồi giáo. Vợ cả phải được quyền lựa chọn tiếp tục hay rời khỏi hôn nhân một chồng nhiều vợ".

Nhóm Chị em đạo Hồi đã trích một đoạn trong kinh Koran nói về việc không khuyến khích tục lệ này. Tài liệu này nhấn mạnh rằng, tục đa thê được đưa ra vào thời điểm cộng đồng Hồi giáo còn nhỏ, nhiều nam giới thiệt mạng trên chiến trường, có nhiều bà góa và trẻ nhỏ.

Kaprawi nói, nhiều vợ của nhà tiên tri là phụ nữ góa và chuyện này hầu như hiếm trong thời đại ngày nay. "Thay vì kết hôn để chăm sóc trẻ con và phụ nữ lớn tuổi, đàn ông hiện có xu hướng cưới những bà vợ trẻ hơn, xinh hơn".

Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng, dự luật Luật gia đình đã được xem xét lại toàn bộ. Ban đầu, dự luật này đề xuất hạ thấp các rào cản hôn nhân một chồng nhiều vợ bằng cách bỏ quy tắc tất cả các bà vợ phải được đối xử công bằng.

"chúng tôi muốn quyền lợi của những người vợ đầu phải được bảo vệ" bà Norhayati nói.

Sống chung trong hòa bình

Mokhtar rụt rè nói khi được đề nghị đưa ra một lời khuyên cho những người muốn cưới nhiều vợ. Người đàn ông này nhấn mạnh: thỏa thuận và thương thuyết là yếu tố chủ chốt.

Zawiah nói, Mokhtar rất công bằng và luôn đem theo cả 3 bà vợ, mỗi người có 3 con, đến các bữa tiệc chiêu đãi chính thức.

"Ngay cả khi giấy mời chỉ cho phép đem theo một vợ thì anh ấy vẫn mang theo cả 3 chúng tôi. Nhiều khi điều này đã khiến người tổ chức tiệc bối rối vì phải sắp chỗ cho chúng tôi", Zawiah nói.

"Chúng tôi coi mình là độc nhất vô nhị", người vợ thứ 2 của Mokhtar nói. "Các vấn đề nội bộ là chuyện thường. Ý tôi là, chúng tôi không bao giờ tới gõ cửa nhà người khác, chúng tôi không bao giờ làm như vậy ngay từ đầu...Chúng tôi cũng không bao giờ nắm tóc nhau ...nếu bạn muốn biết điều đó".

Hoài Linh (Theo AFP)
Source: Take2Tango

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

CNN wrote:
Malaysia sẽ luật hóa "đa thê"
Đa thê đang là vấn đề được tranh luận gay gắt ở Malaysia sau khi chính phủ nước này đề xuất một dự luật cho phép kết hôn nhiều lần.

Khi chồng không về nhà sau giờ làm, người phụ nữ 45 tuổi tên là Zawiah Ismail hầu như chẳng phải thức cả đêm vì sợ chồng đi tán tỉnh các cô gái khác. Có một điều cô biết chắc, chồng mình sẽ tới nhà người vợ thứ nhất hoặc thứ hai.

"Nếu anh ấy không về nhà, tôi chỉ cần gọi tới nhà bà cả hoặc bà hai và hỏi họ: Anh ấy có ở đó không? Có à, vậy thì được rồi!", Ismail cười và nói dù phải chia sẻ tình yêu của chồng với 2 người phụ nữ lớn tuổi hơn cùng những đứa trẻ của họ.

Zawiah là vợ thứ 3 của Mokhtar Samad, một doanh nhân thành đạt 59 tuổi. Năm 1970, Samad kết hôn với Latipah Shamsudddin, năm nay 54 tuổi, năm 1981 với Norasni, hiện 50 tuổi. Hai năm sau, 1983 Samad đưa Zawaih về ở chung. Thời gian của Mokhtar được phân đều cho 3 bà vợ, tất cả đều sống trong những căn nhà rộng rãi ở gần nhau tại ngoại ô thủ đô của Malaysia.

"Tôi cố gắng làm mọi việc tốt nhất cho họ. Tôi cố đối xử công bằng và họ đều nói hạnh phúc. Nhưng anh cứ thử hỏi họ xem", Samad nói. "Cách bạn giải quyết các vấn đề là rất quan trọng. Bạn phải lôi kéo tất cả mọi người tham gia. Tôi luôn lắng nghe ý kiến các bà vợ và chúng tôi cố gắng đưa ra giải pháp chung".

Đa thê đang trở thành chủ đề nóng được tranh luận tại Malaysia, quốc gia có nhiều người Hồi giáo sinh sống, sau khi chính phủ đề xuất một dự luật tạo điều kiện dễ dàng hơn cho kết hôn nhiều lần. Trong khi đó, không ít nhóm phụ nữ muốn tục đa thê phải bị cấm.

Cho phép lấy 4 vợ

Hiện, đàn ông Hồi giáo ở Malaysia được phép lấy tới 4 bà vợ nhưng nhiều nhà hoạt động cho rằng thông lệ này là không phù hợp và nó bóp méo mục đích ban đầu là bảo vệ bà góa và trẻ em được Nhà tiên tri đưa ra trong những ngày đầu.

Các nhà hoạt động chống đa thê nói, câu chuyện về sự hòa thuận của gia đình Mokhtar không phải là chuẩn mực, và việc lạm dụng, ghen tỵ, bỏ rơi diễn ra rất phổ biến.

Mohamad Adam Zakri, 45 tuổi, cũng nhất trí với điều này. Người đàn ông này trở thành mục tiêu bị ghen tị khi kết hôn với một phụ nữ làm cùng cơ quan - một tổ chức tài chính lớn.

"Cô ấy rất giỏi trong việc kiểm soát trái tim tôi. Cô ấy mang bữa sáng cho tôi mỗi ngày dù biết tôi đã kết hôn", Mohamad Adam - xin lấy biệt danh để giấu danh tính cho hay.

"Cuối cùng tôi cũng phải thú nhận với người vợ đầu tiên. Một ngày, tôi ngồi xuống, mỗi bà một bên, cả hai người đều đòi được gặp đối phương. Ngay khi gặp nhau, chẳng ai nói câu nào mà chỉ khóc".

Mohamad Adam đã có 3 con với người vợ đầu và lại có tiếp 3 đứa nữa với người vợ hai. Người chồng 2 vợ này cho biết, anh đã phải trả một cái giá không nhỏ cho quyết định của mình.

Giá đắt cho cảnh chồng chung

"Kể từ lần kết hôn thứ 2 của tôi, người vợ đầu không bao giờ vui vẻ. Ban đầu cô ấy giữ im lặng để phản đối. Bên ngoài thì chấp nhận nhưng từ trong sâu thẳm lại phản đối. Ghen tỵ là vấn đề lớn đối với chúng tôi. Nói thật, tôi hối tiếc về tất cả. Cả hai người đàn bà đều không thể chấp nhận. Trước đây, người vợ mới của tôi nói có thể chấp nhận mọi việc nhưng một khi đã thành vợ, cô ta bắt đầu đòi quyền lợi".

Mohamad Adam chia đều quỹ thời gian của mình cho hai bà vợ nhưng cả hai người phụ nữ cãi nhau cả ngày vì khoảng thời gian mà chồng dành cho mình và cả kích thước chiếc tivi trong nhà.

"Nếu tôi về muộn, họ sẽ nói những câu kiểu như "Anh nhất định đã ở cùng con chồn cái ghê tởm đó. Bây giờ tôi phải làm cho mình thật bận rộn. Vào cuối tuần tôi ra ngoài và đi đánh gôn. Nếu điều đó làm họ tức giận hoặc nản chí thì đành vậy, tôi không thể hy sinh cả đời. Chất lượng cuộc sống của tôi không thể bị ảnh hưởng".

Báo chí ở Malaysia đôi khi cũng đề cập tới các trường hợp cơm không lành canh chẳng ngọt của những gia đình một chồng nhiều vợ. Trong đó, có một lái xe tải đã uống thuốc diệt cỏ khi không thể ngăn cản hai bà vợ ngừng khẩu chiến và một trường hợp vợ tạt axit vào chồng.

Đánh mất ý nghĩa cao đẹp của Đa thê

Norhayati Kaprawi thuộc nhóm nhân quyền Chị em đạo Hồi nói, khái niệm đa thê đã bị bóp méo và ít nhất vấn đề này phải được đặt dưới các điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo phụ nữ được đối xử công bằng. "Rõ ràng tục đa thê là không công bằng đối với phụ nữ Hồi giáo. Vợ cả phải được quyền lựa chọn tiếp tục hay rời khỏi hôn nhân một chồng nhiều vợ".

Nhóm Chị em đạo Hồi đã trích một đoạn trong kinh Koran nói về việc không khuyến khích tục lệ này. Tài liệu này nhấn mạnh rằng, tục đa thê được đưa ra vào thời điểm cộng đồng Hồi giáo còn nhỏ, nhiều nam giới thiệt mạng trên chiến trường, có nhiều bà góa và trẻ nhỏ.

Kaprawi nói, nhiều vợ của nhà tiên tri là phụ nữ góa và chuyện này hầu như hiếm trong thời đại ngày nay. "Thay vì kết hôn để chăm sóc trẻ con và phụ nữ lớn tuổi, đàn ông hiện có xu hướng cưới những bà vợ trẻ hơn, xinh hơn".

Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng, dự luật Luật gia đình đã được xem xét lại toàn bộ. Ban đầu, dự luật này đề xuất hạ thấp các rào cản hôn nhân một chồng nhiều vợ bằng cách bỏ quy tắc tất cả các bà vợ phải được đối xử công bằng.

"chúng tôi muốn quyền lợi của những người vợ đầu phải được bảo vệ" bà Norhayati nói.

Sống chung trong hòa bình

Mokhtar rụt rè nói khi được đề nghị đưa ra một lời khuyên cho những người muốn cưới nhiều vợ. Người đàn ông này nhấn mạnh: thỏa thuận và thương thuyết là yếu tố chủ chốt.

Zawiah nói, Mokhtar rất công bằng và luôn đem theo cả 3 bà vợ, mỗi người có 3 con, đến các bữa tiệc chiêu đãi chính thức.

"Ngay cả khi giấy mời chỉ cho phép đem theo một vợ thì anh ấy vẫn mang theo cả 3 chúng tôi. Nhiều khi điều này đã khiến người tổ chức tiệc bối rối vì phải sắp chỗ cho chúng tôi", Zawiah nói.

"Chúng tôi coi mình là độc nhất vô nhị", người vợ thứ 2 của Mokhtar nói. "Các vấn đề nội bộ là chuyện thường. Ý tôi là, chúng tôi không bao giờ tới gõ cửa nhà người khác, chúng tôi không bao giờ làm như vậy ngay từ đầu...Chúng tôi cũng không bao giờ nắm tóc nhau ...nếu bạn muốn biết điều đó".

Hoài Linh (Theo AFP)
Source: Take2Tango
Hình như bên Mã Lai không có tiệm phở, ăn cơm tối ngày phát ách luôn!!
hehehe

Post Reply