XA LỘ MIỀN TÂY

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Nhân viên nhà nước áp dụng “Luật rừng” ở

Post by phu_de »

Kỳ 1: Chân dung những ông “bảo vệ”

Image
Vừa trốn nắng vừa nhận tiền

Nhấn vào đây để xem video

"Chưa biết có "sống" nổi đến Tết không, chứ càng chạy càng không đủ tiền để nuôi bảo vệ!" - đó là lời kêu than đầy bức xúc của hàng ngàn nhà xe ở Bến xe Miền Đông (TP.HCM) mà chúng tôi đã nghe được. Lại một kiểu "làm luật" chăng? PV Thanh Niên quyết định nhập cuộc.
Công khai, trắng trợn

Gần trưa một ngày cuối tháng 12/2004, khi chúng tôi có mặt ở cổng 1 Bến xe Miền Đông (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) cũng là lúc các xe đang lần lượt xuất bến. Phía trước cổng, một bảo vệ mặc áo nâu vàng và một số trật tự viên áo xanh đang thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn hành khách và giữ gìn trật tự. Do đang trong giai đoạn chấn chỉnh, hoàn thiện bến xe nên cổng 1 chỉ dùng để các xe xuất bến, không một hành khách hay xe ôm nào có thể lảng vảng phía trước. Nếu muốn vào bến, tất cả hành khách đều được hướng dẫn qua cổng 2 phía đường Đinh Bộ Lĩnh, P.26. Theo quan sát của chúng tôi, tất cả xe đi các tuyến đường ngắn như Căn cứ 4, Vũng Tàu, Phan Thiết... đều ra cổng một cách suôn sẻ. Nhưng khi chiếc xe đi Đà Nẵng 53N-32... từ từ lăn bánh ra cổng, một bảo vệ đang ngồi dưới tán dù bỗng đứng phắt dậy, đi vội đến bên hông xe chìa tay nhận "giấy" từ phía lơ xe rồi nhanh chóng nhét túi phải! Chiếc xe tiếp tục ôm cua rồi đi thẳng. Viên bảo vệ chưa kịp quay về chỗ ngồi thì chiếc xe Quảng Ngãi 76N -23... nối đuôi trờ tới, chỉ có khác là lần này là lơ xe đu tòn ten bên hông cửa nhét vội "giấy" vào tay bảo vệ.

Image
Thanh tra giao thông của bến xe cũng tranh thủ lấy tiền

Sau đó không lâu, một chiếc xe tuyến Hà Nội - Giáp Bát biển số 53N-39... từ từ lăn bánh ra phía cổng và có vẻ muốn đi luôn. Nhanh như cắt, viên bảo vệ vỗ vào tay anh lơ xe, lập tức tờ giấy 20 ngàn đồng từ tay người lơ xe "xẹt" ra... Rồi như sực nhớ điều gì, anh chàng lơ xe quay trở lại tiếp thêm "nhiên liệu" cho viên thanh tra giao thông công chánh áo xanh đứng trốn nắng trong hiên nhà. Trong suốt 1 giờ tiếp theo, Thắng - tên của nhân viên bảo vệ nói trên - lần lượt "thu" tiền các nhà xe - đi các tỉnh miền Trung trở ra - một cách công khai mà không hề ghi hóa đơn hay biên nhận. Tiền thu được, khỏi cần nhìn, khỏi cần đếm, Thắng nhanh chóng nhét vào túi phải. Đến hơn 12h trưa, ca trực thay đổi. Một tay bảo vệ khác đến thay ca cho Thắng và thay luôn cả việc "thu" tiền.

Lần lượt những chuyến xe đi Nha Trang, Phan Rang, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phù Cát, Bình Định, Hà Nội, Huế... đều phải thực hiện "nghĩa vụ" cho bảo vệ. Thường thì các lơ xe đứng hẳn trên xe, chìa tay ra cửa để đưa tiền. Cũng có trường hợp do quá vội như lơ xe Huế 53N-25... đã quăng tiền xuống đất. Bảo vệ chậm rãi đến nhặt tiền lên, xếp phẳng phiu rồi đút túi... Cũng có trường hợp như chiếc xe Đà Nẵng 53N-38... đậu chờ khách bên trong bến. Khi xe vừa lăn bánh, ngay lập tức có hai bảo vệ đi lại ngoắc tay ra hiệu. Lơ xe móc vội tiền, lần lượt dúi vào tay cả hai. Khi đến cổng, bảo vệ vòng ngoài nghe bộ đàm biết xe đã "làm luật" ra hiệu cho đi luôn! Suốt từ trưa đến chạng vạng tối, hàng trăm xe đi các tỉnh miền Trung, Bắc đều phải lần lượt dừng lại thực hiện "nghĩa vụ" ngay cổng với bất cứ viên bảo vệ nào. Và cứ thế, túi quần của lực lượng bảo vệ bến xe cứ mỗi lúc một căng phồng!

Tay xoa bụng, miệng kêu "tiền, tiền"
Image
“Thu” tiền mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: B.M.P

Đó chỉ là những hình ảnh bề nổi ở trước cổng số 1 Bến xe Miền Đông. Vào sâu bên trong bến, chúng tôi còn nhìn thấy hàng trăm kiểu moi tiền của lực lượng bảo vệ. Với các tuyến đường ngắn như Đồng Nai, Bình Dương..., mỗi xe khi rời bến đều "vui vẻ" đưa ngay tại chỗ 5-10 ngàn đồng. Tuy bận bịu với việc hướng dẫn xe ra vào, nhưng bảo vệ ở đây vẫn rất nhanh tay nhanh mắt chụp tiền đút túi. Chúng tôi bắt gặp cảnh bảo vệ tên Thảo đang phải làm việc hết "công suất", miệng cứ hét "Ê, ê!" với các lơ xe để đòi tiền. Xe nào lỡ quên thì phải coi chừng, Thảo bám theo, kêu giật ngược cho kỳ được. Khác với Thảo, bảo vệ Quang trông khá dữ dằn và có thói quen đưa hai tay xoa bụng, miệng kêu "tiền, tiền" đủ để các nhà xe hiểu ý. Bảo vệ Hoàng thì chạy chiếc Dream biển số 51U3-3871 vòng vòng thu những xe miền Trung. “Tận thu” trong bến cũng là một cách làm khôn khéo, nhất là với xe chạy tuyến đường ngắn, vừa phân đều "lợi nhuận", vừa không để sót "em" nào mà lại giảm áp lực "quá tải" cho bảo vệ cổng
Image

Sáng 17/11, tại khu vực chất lượng cao, bảo vệ Thảo ung dung nhận tiền từ những chuyến xe đi Vũng Tàu, Nha Trang mà không gặp một trở ngại nào. Cùng lúc đấy, chiếc xe Hà Nội biển 53N-33... đậu bắt khách trước dãy xe Tây Nguyên chuẩn bị xuất bến, 4 bảo vệ (2 đi bộ, 2 ngồi trên xe gắn máy) tiến đến. Ông chủ xe lật đật nhảy xuống nhét tờ giấy bạc 20 ngàn đồng vào tay hai bảo vệ đi bộ, họ săm soi rồi cho vào túi. Hai bảo vệ ngồi trên xe thấy vậy cất tiếng: "Làm vậy coi sao được!" khiến chủ xe lúng túng móc thêm 20 ngàn đồng "chung" tiếp. Nhận tiền xong, cả 4 bảo vệ mới chịu bỏ đi. Một số xe miền Trung đậu ở đây bắt khách cũng phải chịu chung số phận... Vòi được bao nhiêu cứ vòi, hết bảo vệ này đến thu lại đến bảo vệ khác đến xin. "Ở đây ông nào xin cũng phải cho" - một chủ xe bực tức kể. Bác tài này cho biết thêm, từ chỗ đậu xe ra tới cổng chưa tới 100m mà có khi phải cho đến 4-5 "trạm" bảo vệ, mỗi người tệ lắm cũng 20.000đ. Chiếc xe Hà Nội 53N-37... trước khi xuất tài vào chiều 13/12 đã phải chung giáp vòng cho những viên bảo vệ lân la xung quanh xe. Tưởng đã thoát, không ngờ khi vừa đổi tiền từ phòng vé đi ra, bà chủ xe đã choáng váng bởi tiếng kêu "Ê!" của bảo vệ Tiến. Bà chủ nín thinh kéo giỏ, móc tờ 10.000đ nhét vào tay Tiến, dù rằng nhiệm vụ của Tiến ngày hôm đó không phải ở khu vực này.
Xe xuất bến phải chung, xe vào bến tìm chỗ đậu cũng phải biết điều. Một bác tài tên T. tuyến Vĩnh Phúc kể: "Bảo vệ ở đây ăn dữ lắm, xe vào bãi đậu cũng phải đưa vài chục ngàn mới được. Nhiều khi vừa đậu xe xong là đã thấy họ ngồi ngay trên xe máy nói thẳng: cà phê cà pháo gì đi chứ! Hai người là hết 20 ngàn, ít gì...". Giọng buồn buồn, T. kể thêm: "Vào cổng hai chục, ra hai chục, chưa kể đủ thứ tiền như ký lệnh, phòng vé...". Chúng tôi hỏi: "Không cho tiền được không?". T. đáp ngay: "Không cho thì lần sau vào bến họ nhớ mặt làm khó đủ thứ chuyện, mệt lắm...". Không chỉ vậy, theo phản ánh của nhiều nhà xe, ngoài chuyện "xin tiền, làm luật" với tất cả các xe trong bến, bảo vệ ở đây còn có dịch vụ "bán chỗ đẹp" cho xe dễ bắt khách, mỗi lần thế cũng cả trăm ngàn chứ chẳng ít. Một lơ xe đi tuyến Quảng Ngãi bình phẩm: "Bảo vệ bến xe vậy chứ giàu lắm, toàn là "gốc" bự không à, mình không có gốc thì phải chịu bị người ta đè đầu...".

(còn tiếp)
Võ Ba - Thành Trung - Thanh Long

Xin coi thêm phần 2, 3 ở đây
http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/XaHoi/

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

NA NOA NÀ NUẬT NỆ

Post by CNN »

Không hiểu luật, bị phạt bồi thường US$197,000

Năm 2002, Liên Đòan Bóng Đá Việt Nam (LĐBĐVN) đã thuê huấn luyện viên Pháp, Letard, dẫn dắt đội U23 VN. Trong thời gian này, đội tuyển nhà liên tiếp gây thất vọng cho người hâm mộ tại LG Cup nên, LĐ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với ông Letard. Vị huấn luyện viên này đã khởi kiện và kết quả LĐBĐVN bị buộc phải bồi thường 197,000 Mỹ kim, nếu không đội tuyển bóng đá VN sẽ bị cấm thi đấu quốc tế 2 năm.

Chúng tôi đã tìm hiểu ở những người có trách nhiệm và được ông Trần Duy Ly, Phó chủ tịch thường trực LĐBĐVN thông tin như sau: “HLV Letard sang huấn luyện tại VN vào năm 2002, sau khi phong cách dẫn dắt của ông có nhiều bất cập, nhất là năng lực chỉ đạo trên sân gây thất vọng ở Cúp LG, LĐBĐVN đã quyết định sa thải ông. Quyết định này vào thời điểm đó đã được dư luận đồng tình vì nếu tiếp tục để ông Letard dẫn dắt sẽ gây phương hại cho quá trình chuẩn bị của đội U.23 VN tại SEA Games 22. Nhưng do nhận thức về luật của LĐ còn yếu cộng với việc thiếu hiểu sâu về những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng nên LĐ nghĩ rằng chỉ cần giải quyết bồi thường cho ông Letard 3 tháng lương là đủ. LĐ đã giao cho Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn đứng ra thương lượng với ông Letard nhưng ông Letard đã không chịu ký vào văn bản bồi thường này.

Sau đó, ông Letard đã nhờ luật sư riêng để kiện lên Ban Tư cách kỷ luật của FIFA. Sau khi xem xét, FIFA cũng đã chấp nhận xử cho LĐBĐVN bồi thường ông Letard 3 tháng lương và phụ cấp tổng cộng 35,000 Mỹ kim, nhưng một lần nữa ông Letard không chấp nhận phán quyết này và kiện lên Tòa án Trọng tài thể thao quốc tế tại Thụy Sĩ. Tòa án này sau khi thu thập thông tin và xem xét kỹ hợp đồng đã công nhận Letard thắng kiện và buộc chúng ta phải nộp phạt 197,000 Mỹ kim.

Tin này đã được báo cho LĐBĐVN cách đây không lâu. Trong cuộc họp thường vụ, chúng tôi cũng đã bàn hướng xử lý và có tờ trình lên lãnh đạo UBTDTT và báo cáo với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm xin chỉ đạo để giải quyết. Tinh thần là LĐBĐVN sẽ nhờ luật sư Nguyễn Huy Thiệp và một số luật sư ở Pháp xem xét nhằm giảm tiền phạt đồng thời giải thích rõ nguyên nhân để giữ uy tín cho LĐBĐVN...".

Hôm qua, được biết Bộ trưởng Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái, Chủ tịch Mai Liêm Trực đã có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ vì không phải chỉ số tiền phạt lớn mà quan trọng là uy tín của bóng đá VN sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lãnh đạo UBTDTT cho biết, trước mắt có thể phải cử đại diện sang Thụy Sĩ giải trình và yêu cầu LĐBĐVN nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để giải quyết vụ việc. Sau vụ hợp đồng với ông Tavares chưa êm xuôi, có khả năng Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn - người chịu trách nhiệm chính trong việc soạn và ký hợp đồng liên quan đến HLV ngoại sẽ lại bị xử lý nặng trong vụ này.

Source: ttvn.net

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Truyện dài "nhân dân tự vệ " của Liên đoàn Bóng đá VN bao giờ mới chấm dứt hầu ngóc đầu lên với Á Châu nói riêng và Thế giới nói chung .
Buồn thay !!! .Nghe tin trên đố huấn luyện ngoại quốc nào đủ can đảm đến làm Huấn luyện viên cho Đội tuyển Vn hay bất cứ đội tuyển khác

Post Reply