Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

KhanhVan wrote:Hi Anh Sáu !

Em gái mới đi chơi xa về. Sau một đêm ngủ lấy sức - Sáng sớm mò vào sân trường anh Sáu nhìn thấy hình anh Sáu chưng lên có " Nguyễn Văn Thiệu " nhưng thiếu " phu nhân ". Cám ơn Anh Sáu nhiều !!!
Có bài hát cuả anh Phu De post lên : Bài Nhớ lại trong đêm nay - Trong có câu :...." Nhớ lại trong đêm nay , từ ngôi trường thơ ấu , nhớ mặt từng ông Thầy , nhớ chỗ ngồi cuối lớp......" Em gái Khánh Vàng thì nhớ mặt từng.....Ông...Thần.... hihi...hihi....

Khánh Vân !

Phu nhân của Nguyễn V Thiệu cũng có mặt đó chứ , rất dễ thương và hiền dịu , còn Nguyễn V Thiệu cũng rất sốt sắng với bạn bè cũng như chăm sóc cho phu nhân....... :D :D :D

Image

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thân tặng bạn Toàn Paris nghe trong đêm nay....
Image

Je N'ai Pas Change'

Performed by : Julio Iglesia

Je n'ai pas changé
Je suis toujours ce jeune homme étranger
Qui te chantait des romances
Qui t'inventait des dimanches
Qui te faisaient voyager
Je n'ai pas changé
Je suis toujous ce garçon un peu fou
Qui te parlait d'Amérique
Et n'était pas assez riche
Pour t'emmener à Corfo

[Refrain:]

Et toi non plus tu n'as pas changé
Toujours le même parfum léger
Toujours le même petit sourire
Qui en dit long sans vraiment le dire
Non toi non plus tu n'as pas changé
J'avais envie de te protéger
De te garder de t'appartenir
J'avais envie de te revenir
Je n'ai pas changé
Je suis toujours l'apprenti baladin
Qui t'écrivait des poèmes
Qui commençaient par je t'aime
Et finissaient par aimer
Je n'ai pas changé
Je prends toujours le chemin qui me plaît
Un seul chemin sur la terre
A réussi à me plaire
Celui qu'ensemble on suivait

[au Refrain, 2x]

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

khieulong wrote:Thân tặng bạn Toàn Paris nghe trong đêm nay....
Image

Je N'ai Pas Change'

Performed by : Julio Iglesia

Je n'ai pas changé

[au Refrain, 2x]


Bạn hiền Khiêu Long thân tặng Toàn Paris nhạc bản " Je n'ai pas changé ".
Nghe trong đêm nay tiếng Việt "Anh vẫn thế".
Toàn paris miên man trong tiếng hát Julio Iglesia và âm vang cộng hưởng của nhạc bản " Nhớ lại trong đêm nay " vẫn còn đâu đây.
Mercy !... sáu Long & Time for Joy !...
Thân mến.
Toàn Paris

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image


Chuyện sex ở Nhật Bản

Châm Khanh

Nhật Bản vẫn được xem là một trong những quốc gia kỳ diệu nhất thế giới. Kinh tế Nhật Bản phát triển rất cao, thường được xem là đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Đời sống rất đầy đủ. Người dân hầu như không thiếu thứ gì. Các phương tiện giải trí tràn ngập khắp nơi. Hơn nữa, ở Nhật Bản, cái gì cũng thành nghệ thuật. Cách trang trí vườn tược và nội thất ở Nhật nổi tiếng là đẹp. Thức ăn ở Nhật cũng nổi tiếng là ngon, v.v...

Sống trong một xã hội như thế, mọi người đều hạnh phúc chăng?

Sự thực không phải như thế. Xã hội Nhật Bản không thiếu bi kịch. Không ở đâu có nhiều người tự tử và tự tử một cách quái đản như ở Nhật. Không ở đâu người ta ngại sinh con như ở Nhật. Và không ở đâu người ta ngại làm nhiệm vụ vợ chồng như là ở Nhật.

Tất cả các thống kê đều cho thấy quan hệ tình dục giữa nam nữ ở Nhật thuộc loại thấp nhất trên thế giới. Rất nhiều người Nhật chỉ lo hùng hục làm việc rồi lăn ra ngủ chứ không thèm làm nhiệm vụ vợ chồng với nhau. Hậu quả là không ít người Nhật bị xem là 'có vấn đề về sinh lý'.

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta lại chứng kiến được bản lĩnh của người Nhật, một bản lĩnh khiến nước họ trở thành một siêu cường quốc về kinh tế. Bản lĩnh đó là: họ cố gắng tìm cách để giải quyết vấn đề, dù là những vấn đề phức tạp và tế nhị nhất.

Cách giải quyết những cuộc khủng hoảng về tình dục của Nhật cũng rất thú vị.

Bệnh viện về sex

Đám bạn gái của Satomi khó lòng không ganh tị với cô. Năm nay 32 tuổi, Satomi được làm nghề tự do (thiết kế trang web), ăn diện theo thời trang mới nhất và có bồ là nhạc sĩ chơi đàn guitar. Tuy nhiên, họ không ngờ Satomi có trục trặc về đời tư: tuy hẹn hò với chàng nhạc sĩ đã 7 năm, Satomi vẫn chưa biết sex là gì. Không phải Satomi là người trọng chữ trinh mà cặp tình nhân này đã thử nhiều lần nhưng lần nào cũng thất bại. Lý do: Satomi sợ "chuyện ấy".

Thất vọng về bản thân, Satomi chọn một giải pháp cực kỳ táo bạo: tới "bệnh viện" độc nhất vô nhị, chuyên trị về sex ở Nhật.

Satomi tâm sự: "Tôi cảm thấy đời sống thiếu thốn vì đã ngoài 30 mà chưa bao giờ biết tới sex. Tôi nghe nói đến bệnh viện này và tôi nghĩ đó có lẽ là cách giải quyết".

Tuy sex hiện đã trở thành ngành kinh doanh lớn ở Nhật Bản, Satomi vẫn là một trong nhiều phụ nữ buộc phải sống chay tịnh vì bản thân họ có vấn đề, hoặc vì partner của họ từ chối chuyện chung chăn chung gối với họ.

Đối với Satomi, "chuyện ấy" không thể xảy ra vì mỗi khi thử, cô cảm thấy đau khủng khiếp. Và mặc dù đã chọn cách giải quyết cho mình nhưng phải mất đến 2 tháng, Satomi mới lấy hết can đảm tới bệnh viện Sei (tiếng Nhật có nghĩa là sex) ở một vùng ngoại ô Tokyo. Người điều hành bệnh viện là ông Kim Myung Gun, 55 tuổi, vốn là giáo sư đại học đồng thời là bác sĩ chuyên khoa chữa trị những tật về sex.

"Khách hàng" của bệnh viện

Tại bệnh viện, các nữ bệnh nhân được tư vấn trước, sau đó giới thiệu với một trong 50 nhân viên thiện nguyện trong danh sách của ông Kim.

Được thành lập cách đây 6 năm tại Tokyo, bệnh viện Sei thành công tới nỗi hiện nay ông Kim có thêm chi nhánh ở 5 thành phố khác. Ông cho biết: "Công việc đã dạy cho tôi là lời nói suông không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Điều mà một số phụ nữ cần là thật sự hành động".

Ông Kim giải thích, tuy ở Nhật Bản, tình dục được xem là một nhu cầu tự nhiên của con người, nhưng nữ giới chưa thể là người chủ động trước. Và trong khi nam giới có nhiều nơi để giải quyết nhu cầu sinh lý thì phụ nữ lại không có.

Trong số 200 khách hàng tới bệnh viện Sei hàng năm, 20%, trong đó có Satomi, vẫn còn trinh vào lứa tuổi 30 hay thậm chí 40. Đa số không ít thì nhiều mang mặc cảm về thân hình, ví dụ đùi họ mập, ngực họ nhỏ hoặc trên người có nhiều lông. Họ thiếu tự tin nên đẩy đàn ông ra xa, rồi theo thời gian họ càng ngày càng có cảm giác bất an vì tuổi đã cao mà vẫn còn trinh. Đó là cái vòng lẩn quẩn.

Trường hợp của Satomi làm ông Kim chú ý vì người phụ nữ nhỏ nhắn ấy cho hay là cô cảm thấy đau đớn không chịu nổi mỗi lần thử. Giới bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, vì vậy người yêu của cô đổ lỗi cho cô và cô cũng đinh ninh đó là lỗi của mình.

Một lần 'chữa bệnh'

Giống như những khách hàng khác, Satomi phải trả 240 đô-la cho buổi tư vấn kéo dài 90 phút với ông Kim. Trong buổi tư vấn, Satomi kể về gia cảnh và tâm sự cha mẹ cô không bao giờ đề cập chuyện sex với con cái, ngay cả khi những cảnh làm tình hiện ra trên màn ảnh TV. Đối với người yêu, Satomi cũng không thể nào mở miệng ra nói tới chuyện sex.

Theo ông Kim, vấn đề của Satomi là cô chưa gặp đúng người. Ông khuyến khích cô "thực hành" với một nhân viên 47 tuổi, đầy kinh nghiệm. Đó là một nhà văn, chuyên chữa trị cho các cô gái còn trinh, nhờ có giọng nói nhỏ nhẹ, thái độ dịu dàng và dày dạn kinh nghiệm.

Thoạt đầu, để làm quen, Satomi trao đổi email với ông ta trong vòng 2 tuần lễ. Sau đó, 2 người gặp nhau ở một quán cà phê rồi đưa nhau vào khách sạn. Gặp ông, Satomi thất vọng vì trông ông nhợt nhạt, lại rất mập. Nhưng quyết tâm chữa bệnh cho bằng được, Satomi đành chấp nhận.

Kết quả: buổi chữa trị ấy thành công tốt đẹp nhờ nhiều yếu tố: nhân viên thiện nguyện ấy là người hết sức dịu dàng và tâm lý, ông từ tốn, biết khen ngợi, giúp Satomi thư giãn thần kinh, lại dùng gel khiến Satomi tuy thấy đau, nhưng đó là nỗi đau có thể chịu được. Điều quan trọng không kém là Satomi phát hiện mình không phải thuộc loại lãnh cảm.

Với chủ trương chữa bệnh chứ không khuyến khích bệnh nhân yêu nhân viên thiện nguyện, bệnh viện Sei hầu như chỉ thu nhận đàn ông đã có vợ. Phần lớn những người này giấu vợ chuyện làm việc với ông Kim.

Giúp người và giúp... mình

Nhân viên thiện nguyện của Satomi (không muốn cho biết tên), nói với báo chí: trong 2 năm qua, ông đã chữa cho 150 phụ nữ. Lúc đầu, ông nghĩ một cách đơn giản: "May quá, mình tha hồ mà giải quyết sinh lý" nhưng dần dần ông hài lòng với công việc: "Tôi thấy thích thú vì đã làm cho cuộc sống họ trở nên tốt hơn. Tôi có biệt tài với những phụ nữ còn trinh bởi vì tôi không phải là một mẫu đàn ông Nhật coi thường phái yếu. Bề ngoài của tôi không hoàn hảo và điều đó càng khiến phụ nữ cảm thấy được tự nhiên, ít bất an hơn".

Điều các nhân viên thiện nguyện không thích nhất là họ không thể từ chối với khách hàng, cho dù người đó chẳng hấp dẫn chút nào. Lý do: từ chối là một việc quá tàn nhẫn, càng phá vỡ lòng tự tin vốn ít ỏi nơi bệnh nhân.

Tuy nhiên, phần đông khách hàng của ông Kim là những phụ nữ đã lập gia đình. Theo con số thống kê vào năm ngoái, 1/3 các cặp vợ chồng Nhật cả tháng không hề ăn nằm với nhau; 20% cả năm hay hơn một năm trời không gần nhau và cứ 5 người thì có một người xem sex là "chuyện phiền hà". Hậu quả: tỉ lệ sinh đẻ ở Nhật hiện nay là 1.29. Đó là một trong những nơi có sinh suất thấp nhất trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là bệnh nghiện làm việc ở đàn ông Nhật.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều phụ nữ Nhật nay quyết định tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Trong thập niên vừa qua, con số phụ nữ tuổi từ 30 tới 34 vẫn còn độc thân đã tăng lên tới 27% và tỉ lệ ly dị đã tăng gấp đôi, lên tới 26%. Một số căn nhà mới xây ở Nhật được quảng cáo là có phòng ngủ riêng dành cho ông chủ và bà chủ.

Khi chồng chán... sex!

Trong trường hợp có chồng nhất định chay tịnh, một số bà vợ quay sang trông cậy vào các nhân viện thiện nguyện của ông Kim nhằm giải quyết nhu cầu cho mình.

Shizuka, 40 tuổi, có chồng và một con. Theo lời chị kể, trong suốt hơn 6 năm, chồng chị không một lần làm bổn phận. Thật ra, anh đã thay đổi từ lâu, sau khi làm đám cưới với chị cách đây 12 năm. Trong thời gian bồ bịch, anh rất hăng hái nhưng lúc "ván đã đóng thuyền", anh thờ ơ hẳn. Thậm chí, lúc hai người đi hưởng tuần trăng mật ở đảo Maldives, anh suốt ngày chơi các môn thể thao dưới nước, tối mệt quá lăn ra ngủ sớm. Sau đó, mỗi năm, vợ chồng chỉ gần nhau chừng 3, 4 lần rồi anh "nghỉ" luôn sau khi chị sinh con. Shizuka tìm cách gợi chuyện để tìm hiểu thì anh phản ứng lại một cách giận dữ và nói rằng không hiểu được vấn đề của chị.

Coi thường tâm tư, tình cảm và nhu cầu của phụ nữ là chuyện phổ biến trong hôn nhân ở Nhật. Một khách hàng cho ông Kim hay, chồng bà ngồi trên giường xem phim sex và thủ dâm trong khi bà nằm ngay bên cạnh.

'Tốt' hơn... ngoại tình!

Một số bà vợ bất mãn với "hôn nhân không sex" đã tìm đến bệnh viện của ông Kim thay vì ngoại tình. Phóng viên Ohashi Nozomi, tác giả một cuốn sách viết về những người tình nguyện cung cấp sex, cho rằng những phụ nữ ấy ít mang mặc cảm tội lỗi hơn khi phản bội chồng theo kiểu này. Họ tin rằng, đó là tình dục được sự đồng ý của bác sĩ chứ không phải tự ý cắm sừng chồng.

Bản thân Shizuka cũng vậy. Chị được ông Kim giới thiệu cho 3 người thiện nguyện và chị gặp cả ba để chọn người nào thích hợp nhất. Người Shizuka chọn là Terry (tên giả), 42 tuổi, có vợ hai con, làm việc trong ngân hàng.

Hai người "gần nhau" lần đầu vào tháng 9 năm ngoái, từ đó gặp nhau mỗi tháng một lần. Shizuka cho rằng đời mình đã thay đổi, không còn bị những ý nghĩ tiêu cực ám ảnh, sức khoẻ cũng tốt hơn.

Ai là những kẻ 'làm việc' không cần lương?

Bệnh viện của ông Kim không bao giờ thiếu người tình nguyện. Có điều đặc biệt là những nhân viện thiện nguyện ấy không phải là đĩ đực mà là những người đàn ông bình thường, tuổi từ 28 tới 63. Họ phải qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng và nếu được ông Kim "chấm", họ sẽ được ăn nằm miễn phí với khách hàng. Sau khi trả lời một bản questionnaire gồm nhiều câu hỏi, kéo dài đến 10 trang giấy về thói quen và bản lãnh trong phòng the, ứng viên phải qua một cuộc phỏng vấn trước một 'uỷ ban xét duyệt' (panel) gồm 8 người phụ nữ. Terry, nhân viên thiện nguyện của Shizuka kể: "Đó là kinh nghiệm kinh hoàng nhất trong đời tôi. Trước đó, tôi chưa bao giờ phải đương đầu với một panel như thế cả".

Terry gia nhập toán người tình nguyện của ông Kim vì sau 15 năm lấy vợ, nhu cầu tình dục mạnh của anh không được thoả mãn ở nhà. Anh lại không muốn tới khu đèn đỏ. Sau một năm ăn nằm với vô số phụ nữ, anh cảm thấy thích thú với công việc vì đã giúp họ sống vui vẻ.

Ngồi với Terry trong quán cà phê, Shizuka thú nhận: "Một số người có thể nghĩ rằng điều chúng tôi đang làm rất quái đản và trái với đạo đức, nhưng tôi thấy nó đã cứu sống đời tôi".

Châm Khanh
Image


http://www.guardian.co.uk/japan/story/0 ... 04,00.html

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chùm ảnh 10 minh tinh ngực đẹp nhất Hollywood


Những bộ ngực đầy đặn một cách tự nhiên đang lên ngôi tại kinh đô điện ảnh thế giới. Cả Scarlett Johansson, Jessica Simpson, Tyra Banks - 3 trong số 10 người đẹp đứng đầu danh sách của In Touch - đều từng tìm cách chứng minh đôi gò bồng đảo của mình không phải là sản phẩm của dao kéo.

Image

1. Diễn viên Scarlett Johansson. (Ảnh: gorillamask)

Image
2. Diễn viên Jessica Simpson. (Ảnh: keebler)

Image

3. Diễn viên Salma Hayek. (Ảnh: desktopexchange)

Image

4. Diễn viên Halle Berry. (Ảnh: kolos)

Image

5. Diễn viên Jessica Alba. (Ảnh: portalcab)

Image

6. MC - người mẫu Tyra Banks. (Ảnh: caraibes)

Image

7. Diễn viên Jennifer Love Hewitt. (Ảnh: myclassiclyrics)

Image

8. Diễn viên Rebecca Romijn. (Ảnh: iballer)

Image

9. Diễn viên Lindsay Lohan. (Ảnh: iballer)


Image
10. Diễn viên Brittany Murphy. (Ảnh: topcelebrity)

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

phu_de wrote:
Chuyện sex ở Nhật Bản

Châm Khanh
Bác Phú De,

Cái dzụ này mà nằm tại USA hay Australia, có lẽ có rất nhiều chàng cựu học sinh HNC xin tình nguyện làm việc không ăn lương lắm lắm

He he he
Last edited by linhgia on Sat Jul 08, 2006 8:15 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

khieulong wrote:Chùm ảnh 10 minh tinh ngực đẹp nhất Hollywood


Những bộ ngực đầy đặn một cách tự nhiên đang lên ngôi tại kinh đô điện ảnh thế giới. Cả Scarlett Johansson, Jessica Simpson, Tyra Banks - 3 trong số 10 người đẹp đứng đầu danh sách của In Touch - đều từng tìm cách chứng minh đôi gò bồng đảo của mình không phải là sản phẩm của dao kéo.
Các anh,

Theo tôi thì 90% các bộ ngực bên trên là ngực bơm

He he he

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Gởi Anh Ba Già...

Hôm qua khi đọc bài SEX ở Nhật Bản. Em gái định lên Diễn Đàn "chua " ngay câu nói cuả Anh Ba. Phải chi ở Mỹ trước , sau là ở Úc. Chỗ nào có nhiều cựu Học Sinh mấy anh thì đỡ biết mấy. Đỡ cho Công Ty ( có nhiều nhân viên thiện nguyện - Sốt sắng và nhiều nhiệt tình ) và đỡ luôn cho mấy anh ( có chỗ enjoy , xả xú bắp ) Vui vẻ cả làng. Tuy nhiên cũng không muộn màng gì. Anh Ba và các bạn có thể liên lạc với anh Trần Thái Sơn . Cựu học sinh HNC hiện đang định cư tại Nhật ( không biết có còn ở đó không ..... hay dọn đi đâu mất rồi ...?????) ghi tên dùm , khi có dịp vacation sang Nhật thì " Lưỡng cử Nhất tiện " Một công hai việc . Khánh Vàng còn nghe thằng con đỡ đầu người Nhật chính cống nói : Ở Nhật các bà các cô tuổi sồn sồn trên 50 khoái coi con trai vũ " chuổng cời " lắm lắm . Làm nghề này tiền " típ " rất hậu .... Các Anh nên rủ nhau một chuyến đi Nhật " Công tác " . Đem " chuông đi đấm xứ người " Sẽ được Hoàng Gia Nhật " ghi ơn ". Và có tên trong danh sách Thế Giới . Việt Nam number ONE .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

NGƯỜI LÍNH GIÀ TRÊN CHUYẾN TÀU ĐÊM

Truyện ngắn của Nguyên Nhung

Image

Con tàu chuyển mình ra khỏi ga Hoà Hưng vào lúc hoàng hôn, đuổi theo là những mảng mây tím trên nền trời. Sài Gòn nằm lại đằng sau với phố phường rực rỡ ánh đèn, xe cộ chen nhau trên đường phố, nóng và bụi khiến con người tưởng như đang chìm lỉm trong bầu không khí đặc quánh đầy ô nhiễm.

Hơn mười năm trở lại quê nhà, lúc bước xuống phi trường Tân Sơn Nhất, buổi xế trưa trời nóng bức, không khí ngột ngạt, ông Bảo lặng lẽ nối đuôi sau đám hành khách đang lục tục xếp hàng làm thủ tục hải quan, mồ hôi vã ra đầy người. Người về lặng lẽ chờ, cảm giác có nôn nao nhưng không láo nháo bằng đám người nhà đang đứng ở phiá ngoài chờ đợi thân nhân. Khi ngồi trên chiếc taxi chạy ra khỏi phi trường, ông Bảo mới ngỡ ngàng nhìn một Sài Gòn thay hình đổi dạng. Sài Gòn đây rồi, hơn mười năm biền biệt vắng xa, ông Bảo cố tìm lại vài nơi chốn quen ngày xưa khi chiếc xe tắc xi cố len lỏi chạy trong dòng xe đầy nghẹt trên đường phố.

Thay đổi nhiều, nhưng ông Bảo không phải về để tìm điều gì trong cái thành phố diện tích chật chội với tám triệu người dân đang chen chúc nhau gần như không có không khí để thở. Ông chỉ lướt qua Sài Gòn, rồi về nghỉ ở nhà bà con vùng ngoại ô thành phố, chờ chuyến xe lửa ra Trung, ở đó có bà mẹ già của ông đang thoi thóp những ngày cuối đời chờ đứa con xa trở về.

Đã quen với những xa lộ thênh thang cuả nước Mỹ, những khu nhà ở cách xa nhau nằm ẩn mình sau những bóng cây xanh, phố xá cũng ít bộ hành trên đường phố, ông Bảo cảm thấy hơi ngộp thở trước cái nóng, cái bụi, cái ngột ngạt của một Sài Gòn đang chuyển mình để ngoi lên với những đô thị lớn trên thế giới.


Hồi xưa ông ít khi có dịp về Sài Gòn, bởi thế với ông sự thay đổi ấy không làm ông choáng ngợp bao nhiêu. Mười hai năm ở quê người, mỗi lần nhớ về quê hương, trong óc ông hỗn độn nhiều hình ảnh khắp ba miền đất nước, nhưng quả đáng tội, hồi niên thiếu ông đã sống ở miền Trung, dải đất nghèo nhất trong ba miền Trung Nam Bắc, nó đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông, dù ông được sinh ra ở miền Bắc.

* * *

Trời đã dần tối, những vị sao giờ này mới nhấp nháy trên nền trời tối thẫm như nhung. Bỏ lại Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông , thành phố ánh sáng của những người giàu và là nơi trú ẩn cho những người nghèo trong những hẻm hóc tối tăm không bình yên. Nơi nào cũng vậy, ở Mỹ người ta vẫn có thể bắt gặp được những hình ảnh tương phản cuả sự nghèo giàu, nhưng không quá chênh lệch như ở Việt Nam. Chẳng cần nhìn đâu xa, ngay trên chuyến tàu này, những người như ông từ nước ngoài về, những du khách ngoại quốc muốn tìm cảm giác cuả chuyến tàu đêm , hoặc những người thành phần khá giả ở trong nước thường vẫn kiếm một chỗ khá đầy đủ tiện nghi trên xe lửa.

Còn ở những toa tàu ngồi, ông thấy trên khoảng trống cuả hai hàng ghế ngồi, lổn nhổn những chân cẳng và hành lý ngổn ngang, người đi tàu đang thu dọn để tìm một chỗ nghỉ lưng suốt đoạn đường dài ra Trung, Bắc. Toa ông ở có bốn người, hai anh Tây ba lô đi du lịch Việt Nam, một người Việt có vẻ thuộc hạng khấm khá về thăm nhà ngoài Trung. Khi vào phòng, mỗi người chỉ gật đầu mỉm cười với nhau rồi tìm chỗ của mình. Chiếc giường nệm trắng toát, có bàn để ngồi uống trà, vài cuốn quảng cáo về du lịch để trên mặt bàn, ông bỗng nghe tiếng nhạc dặt dìu vang lên , có lẽ từ lúc chuyến tàu đêm chuyển bánh mà ông không để ý.

Quái lạ! Bản nhạc " Tàu Đêm Năm Cũ" được một cô ca sĩ có giọng trầm buồn vẫn lồng lộng vang lên trên chuyến tàu đêm ra miền Trung, khiến ông bàng hoàng lặng đi một chút khi nghĩ về những cảnh chia ly trên sân ga hiu hắt ánh đèn mờ, ở những thập niên trước khi chiến tranh còn đang sôi sục.

" Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính về ngàn, tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa..."

Thốt nhiên, ông nghe mắt mình nằng nặng, cảm giác những chuyến tàu đêm năm cũ hồi ông còn là một người lính bỗng ào ạt trở lại, như là ông lại một lần nữa nhìn thấy bóng dáng người lính năm xưa, bùi ngùi nắm tay người yêu trước giờ chia biệt, và tiếng còi tàu , ôi tiếng còi tàu sao lúc ấy nó não nùng như hồi kèn truy điệu. Ông vội nhắm mắt lại để đừng nghĩ gì nữa. Chung quanh ông còn lại gì, chập chờn ảo giác cuả những hình xưa trở lại. Không, ông vẫn đứng đây, bên khung cửa sổ cuả toa tầu hạng nhất, tóc đã bạc, đôi mắt đã xụp mí khi về già, nhìn mải miết vào bóng đêm mịt mùng để tìm lại những hình bóng cũ.

Con tàu tăng tốc độ, ông không nhìn rõ gì lắm, chỉ nghe vù vù tiếng gió đêm thổi bạt hai bên tai. Có lẽ sau hai tiếng đồng hồ hay hơn một chút, ông lại thấy con tàu đi vào khu thành phố rực ánh đèn. Khung cưả sổ của toa tàu khá rộng, hai người Tây ba lô đang nhai mỗi anh một ổ bánh mì thịt, vừa rù rì nói chuyện, người đàn ông Việt Nam cùng phòng cũng đứng ở đó từ bao giờ, ngắm cảnh lên xuống ở sân ga. Ông quay sang người bạn đồng hành hỏi trỏng:

" Đây là đâu nhỉ?"

Ông ta cũng trả lời trống không, giọng miền Bắc:

" Tới Long Khánh rồi". Rồi nhìn đồng hồ ông ta tiếp:

" Hơn chín giờ. Ông về đâu?"

" Tôi ra Quảng Ngãi."

Ông trả lời vắn tắt. Người khách tò mò hỏi thêm:

" Ông ở nước ngoài về?"

Ông lắc đầu, nói " Không, không". Có gì chứng minh được ông là người xa quê mới về thăm nhà, bộ quần áo tầm thường khiến ông trông giống một người lính già phục viên hơn là một ông Việt Kiều. Mà ông chính là người lính già về thăm quê thật, cho là có cái lằn Nam Bắc nằm chình ình ngay chính giữa, thì ông vẫn chỉ là một người lính già không hơn không kém.

Bốn chữ "Nhà Ga Long Khánh" lộng lẫy đóng khung trong những bóng đèn xanh đỏ đập vào mắt ông, khiến ông chợt buồn rầu khi nhớ rằng có một thời vợ ông đã vất vả đi lên đi xuống cái sân ga này. Từ đây đi thêm một cuốc xe " Lam" nữa, cách thị xã khoảng mười cây số. Hai bên đường là những làng mạc của dân di cư miền Bắc, đi khoảng 2 cây số là đã thấy nhà thờ. Chỗ đấy có một trại tù , ngày xưa vợ ông đã đi tìm chồng hú họa ở cái địa chỉ mang những con số đầy bí ẩn và tối tăm như đời tù tội của ông.

Image

Gần ba mươi năm trước, vợ ông đã giả dạng thành một người bán rong bán trái cây lặn lội lên Long Giao tìm chồng. Long Giao là căn cứ quân sự cuả sư đoàn 18 Bộ Binh để lại, một khu quân sự rộng lớn bao xung quanh những con đường đất đỏ bụi mù, sau này trồng chuối bạt ngàn xen lẫn với những vườn tiêu của dân địa phương, len lỏi vào khu vườn chuối là những con đường đất nóng bỏng.

Năm đầu ở Long Giao, vợ ông vẫn bỏ lũ con thơ ở nhà, đi tìm chồng với cái hy vọng mong manh là tìm được chồng trong đám đàn ông ngày ngày vác cuốc đi lao động xung quanh trại. Mỗi lần đi, bà lại quảy trên vai một đôi gánh, dưới thúng đựng dăm thứ đồ ăn tiếp tế, trên chiếc mẹt ngụy trang vài thứ trái cây. Từ một khoảng xa đến hai lớp hàng rào kẽm gai, đám đàn ông thất trận ngừng tay cuốc ngóng mắt nhìn theo một đám phụ nữ dáng dấp thon thả đang lố nhố đứng ngoài khu vườn chuối ngó vào. Kẻ nhóng ra, người ngó vào, bụi và nắng nhấp nhoá nên khó nhận ra nhau, thỉnh thoảng đám phụ nữ trẻ lại mon men xấn vào gần hàng rào kẽm gai để được gần gũi hơn đám tù đang cuốc đất, lại bị đuổi ra xa như một bầy gà nhao nhác. Làm sao gần được em ơi, hai hàng rào kẽm gai với lại những câv súng kè kè như vậy, họ í ới gọi nhau hỏi chuyện. Lần ấy may mắn ông đã nhận ra vợ trong chiếc áo cánh trắng, trên đôi vai nhỏ bé là đôi đòn gánh mà ông không hiểu làm sao vợ ông lại có thể gánh được, khi từ bé đến lớn bà chưa hề biết gồng gánh là gì. " Cạn ao thì bèo xuống đất", ông thương vợ quá, nhưng cũng phải công nhận sự khéo léo và nhẫn nhục cuả vợ trong thời buổi nhiễu nhương ấy.

Chỉ lần ấy thôi vợ chồng nhìn thấy nhau để rồi ông lên đường ra Bắc. Đêm ấy khi ngồi trong chiếc xe bịt bùng để đi xa, ông có nghe tiếng còi tàu. Tiếng còi rúc lên lạnh lùng như tiễn biệt, lòng ông quặn đau khi nghĩ đến vợ con. Sau này ông có nghe bà kể, nhà ở gần sân ga, chiều nào bà cũng tìm một nơi yên lặng để ngóng tiếng còi tàu, cứ hy vọng con tàu ấy sẽ là chuyến tàu đêm năm cũ trở về sân ga, có ông tàn tạ trở về với bà và lũ con. ...

Mới đó mà gần ba mươi năm rồi. Mười ba năm trong tù, ông không quên. Giờ này khi tàu ngừng trên sân ga Long Khánh, ông vẫn nhớ cái khởi đầu cuả một cuộc hành trình mười ba năm ông bị bứt ra khỏi mái ấm gia đình. Hú viá, ông còn đây, thân hình có tiều tuỵ nhưng vẫn còn đây, ông sờ vào hai lỗ tai lạnh để biết rằng mình vẫn còn đây, người tù mười ba năm vẫn còn đây, với những vết sẹo đã lành da vẫn ngưá ngáy một cách dị kỳ khi nhớ lại. . .

Sau thời gian dừng lại để khách lên khách xuống, con tàu lại rùng rùng chuyển bánh, ông để ý hễ tàu đến tàu đi, đều có kèm theo một hồi còi rất dài,nó kêu tu tu trong đêm vắng, buồn thắt ruột. Nhạc lại vang vang trong những cái loa gắn trên thân tàu, toàn những bản đã cũ:

"....Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm xứ mẹ cho em về cùng. Rồi ta sẽ đi chung chuyến tàu...".

Tiếng hát vang vang một âm điệu rộn rã, những bản nhạc một thời viết cho lính lại được sống lại trong chuyến tàu đêm . Giờ này ở đây chỉ có người lính già đi tìm quá khứ , dường như những người lính sống hay chết đã đồng loạt tử trận tháng Tư năm ấy. Ông rút một điếu thuốc phì phà trong bóng tối, đốm lửa lập loè như lại làm sống dậy một thời trẻ tuổi. Con tàu trong đêm tối cứ băng mình lặng lẽ xập xình đi vào vùng biển mặn, hình như có mùi nước mắm biển Phan Thiết quyện trong gió. Trong đêm tối, mắt ông không nhìn thấy gì vì cảnh vật mập mờ, nhưng ông đánh hơi được nơi chốn bằng khứu giác.

Tàu lại vào sân ga, người lên kẻ xuống, những người bán hàng rong và người đi tàu đang kỳ kèo trả giá những túi khô mực, những thùng nước mắm. Ông nhớ những lần nhậu thâu đêm suốt sáng với bạn bè, con khô nướng vội và những chai bia 33 lăn lóc dưới gầm bàn, ngả nghiêng đi về với một vầng trăng khuya. Vậy mà không ngã, vẫn ngất ngưởng đi về đến nơi đến chốn. Thời ấy hết rồi, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang chỉ là những nơi ghé vào ngắn hạn, nhưng ông nhớ hoài mùi biển mặn. Nhớ xa hơn một chút về biển, chuyến tàu Hải Quân cuối cùng từ bãi biển Đà Nẵng lui về phương Nam, hỗn độn, chen lấn, quan không ra quan , quân chẳng ra quân, chuyến ấy ông mất sạch sành sanh, khi về đến Vũng Tàu mỗi người chỉ còn cái túi vải đeo trên vai, vài bộ quần áo, đúng là " trên răng, dưới ...dế". Ông nhớ ngày hôm ấy, chiếc xà lan quá tải ngả nghiêng trên mặt biển, người ta rơi lõm tõm xuống nước, chết vô số. Oâi lại biển, kinh khủng lắm, hễ nếm phải nước biển là ônng lại nghĩ đến hương vị nước mắt, hai thứ ấy nó giống nhau lạ lùng.

Nha Trang biển đêm vẫn rì rào sóng vỗ, từ xa đã nghe được tiếng sóng , ngửi được mùi biển mặn. Chỉ tiếc là lúc ấy đã khuya, ông không nhìn thấy gì bằng cách lại đánh hơi ra những nẻo đường quê hương bằng khứu giác, bằng đôi mắt lập lờ nhìn không rõ cuả tuổi già. Ông đi vào giường nằm, nhưng không ngủ được. Chiếc giường nệm êm ái làm ông lại nhớ tới chuyến tàu về Nam cách đây trên hai mươi năm, ông và người bạn tù xa lạ kết tình " huynh đệ " nhờ chiếc còng gắn vào cổ tay hai người. Đêm tối, anh bạn tù bàn tay nhỏ nhắn, rút được cái tay ra khỏi còng, vì thế mà ông được giải thoát một chặng đường dài. Kỷ niệm ấy ông nhớ mãi. . . Bây giờ anh ta trôi dạt đâu nhỉ?

" Một đêm muà hè, tôi đến sân ga đi đón người trai lính trở về. Tàu cũ đêm nay mang trả lại cho tôi người xưa. . ."

Giọng ca buồn buồn của cô ca sĩ vẫn nỉ non trên chiếc loa suốt đoạn đường dài, hình như tàu mỗi lúc một đi nhanh hơn khi ra ngoài vùng đồng quê, đã thấp thoáng những rừng dừa Tam Quan bạt ngàn để bước vào ranh giới tỉnh Bình Định. Bây giờ thì dường như trong ký ức cuả người lính già, kỷ niệm lần lượt trở về rõ mồn một. Khổ nỗi lại chỉ toàn những kỷ niệm thời chinh chiến, năm 72, nơi ấy những trận đánh ác liệt nhất đã diễn ra ở đây, trở ra những vùng khốc liệt như Sa Huỳnh, Đức Phổ, Mộ Đức. Đơn vị thám sát cuả ông toàn là những người lính tiên phong cảm tử đi vào miền đất chết, trước khi quân bạn được dàn trận đi đằng sau.

Trong bóng đêm mập mờ, mỗi một bến ga ông lại thấy mình gần gũi với kỷ niệm thời quân ngũ. Những địa danh gợi nhớ đến quay quắt từng vuông rừng, từng hốc núi, từng ngọn đồi hay những trảng cỏ tranh cao hơn đầu người. Màu xanh cuả rừng dưà Tam Quan vẫn không là cảnh đẹp yên bình để người lính mơ mộng, nó rình rập nỗi chết trong đó. Bồng Sơn, Quế Sơn, tên đẹp chi lạ mà đầy oan khiên cuả máu và nước mắt. Khoảng hai giờ sáng là đến Sa Huỳnh, rặng núi biếc giờ này đã tối đen khi con tàu chui qua lòng núi càng đen kịt lại như mực, giá ban ngày ông đã có thể thấy những đồi cát, những mảng rừng thưa bông cỏ lau trắng xoá tiếp giáp để đi vào ranh giới Quảng Ngãi. Ngày xưa, ông đã mòn gót giày trên những vùng đất chỉ có những bom đạn và nỗi chết, những đồng cỏ lau trắng xoá buồn u uẩn như người goá phụ đôi mươi quấn chiếc khăn tang trên đầu.

Vẫn nghe như hơi gió biển thổi qua triền núi thấp, vẫn nghe như hằng nghìn âm thanh thì thầm của những hồn xưa sống dậy. Những ngôi sao sáng và một mảnh trăng khuya, ở nhữnng vùng hiu quạnh hình như nền trời bỗng sáng hơn. Ông dùng thêm ly cà phê đen để đầu óc được tỉnh táo, mắt ông cay xè vì thiếu ngủ nhiều đêm , nhưng vẫn không làm sao ngủ được. Gần ba mươi năm mới có một đêm như đêm nay, trở về những vùng đất thân yêu đã gắn liền với ông suốt thời trai trẻ. Trong khung cưả sổ của toa tàu chỉ có mình ông đứng đó, hai gã Tây ba lô đã ngủ say, còn người đàn ông Việt Nam kia chắc quá quen với đoạn đường này, ông nghe tiếng ngáy nho nhỏ vang lên trong buồng tàu.

Con tàu cứ lầm lũi băng mình trong đêm tối, thỉnh thoảng lại tu tu lên khóc. Nhất là ban đêm, giữa cảnh huyền hoặc của một nửa vầng trăng và những ngôi sao, gió thổi vù vù khi con tàu đi vào miền núi rừng miền Trung, ông gần như sống lại hoàn toàn cảm giác cuả đời lính thám sát nơi chiến trường miền Trung trên ba mươi năm về trước. Cảm giác lần này lạ hơn, có lẽ vì ám ảnh chuyện cũ, ông nhìn những cành cây lay động dưới ánh trăng mờ khi con tàu vùn vụt đi qua, mà cứ ngỡ là những cánh tay của bao linh hồn anh em đồng đội năm xưa, đang vẫy tay đón ông về thăm chốn cũ. Thế giới vô hình làm sao hiểu được, nếu hiểu được người ta đã chẳng phải than khóc trước sự ra đi vĩnh viễn cuả người thân hay bè bạn.

Sa Huỳnh ơi! Ông nhớ quá đi thôi mặt trận đêm ấy, những người lính thám sát lầm lũi đi trong bóng tối, những ụ đất ngày xưa giờ đã xanh cỏ, những vạch đạn cưá vào bóng đêm ghim vào cây cỏ, vào thân thể người lính đang di động trong đêm, tiếng rên la của người lính bị thương đòi uống nước.

" Nước, cho xin hớp nước..."

Image

Tiếng rên rỉ đau đớn và đứt đoạn cuả người đàn em bị trúng đạn đòi xin hớp nước giờ này hình như cứ vọng mãi trong đầu ông. Ông nhớ có những đêm hành quân trời mưa rét cóng, lúc hai bên im tiếng súng rút vào cố thủ, khi dừng quân ông được một người lính cần vụ đưa cho ly cà phê đựng trong chiếc ca sắt nóng hổi. Chưa bao giờ có một thứ cà phê nào ngon bằng hôm ấy, nó làm ông tỉnh táo và lòng ngập tràn tình thương yêu đồng đội, gắn bó với nhau trong nhiều khoảnh khắc chết sống của đời người. Oâi những ngày như thế, bạn bè ông, đồng đội cuả ông đã ra đi mà vẫn thèm rít một hơi thuốc cuối cùng, khônng biết ở cõi bên kia linh hồn họ có tìm lại được mùi cà phê, hơi thuốc lá như cõi dương gian này không?

Ở đây, khi cuộc hành quân tạm yên, ít nhiều gì đơn vị ông hay đơn vị bạn cũng bỏ lại rừng xanh những dòng máu đỏ, những bàn tay, cái chân cho cuộc chiến ấy, chưa kể có những người đã ra đi vào miền đất lạnh. Thiếu uý Kha, trung uý Điền, trung sĩ Nghiã, những người đàn em dễ thương mà ông còn nhớ, họ chết ở đây, trong đám rừng đen đặc kia. Ông nhớ lúc ấy đã vét tuí tìm gói thuốc " Quân tiếp Vụ", chỉ còn duy nhất một điếu cong queo, ông vuốt lại cho thẳng rồi gắn lên môi người đàn em bị thương nặng, làm món quà tiễn chân kẻ ra đi không bao giờ trở về. Điếu thuốc cuối cùng ấy là món quà quý dành cho người sắp chết, ông thèm lắm mà không dám hút. Ông giơ tay vuốt mắt cho người lính cùng đơn vị, mắt cũng cay xè. . .

Tiếng gió giữa canh trường qua rừng cây đen thẫm như tiếng reo cuả linh hồn những ngươì đàn anh, đàn em năm cũ vọng u u trong đầu ông, ông thấy nước mắt mình trào ra ướt đẫm trên má. Oâng thò tay vào túi, gói thuốc còn nguyên, ông bóc gói thuốc rồi nâng lên trước mặt thì thầm nói một mình:

" Hút, hút đi các bạn, hút cho thoả trước khi để linh hồn tan vào cõi hư vô"â.

Ông ném từng điếu thuốc vào cái khối đen ngòm của rừng cây ven đường, không thét ra được khỏi lồng ngực phập phồng hai lá phổi héo, nhưng trong đầu ông lồng lộng :

" Hết chiến tranh rồi. Hết lâu rồi các bạn ơi! Thuốc đây, hút đi, hút đi rồi các bạn muốn đi đâu thì đi. Đừng ở lại đây nưã. . ."

Image

Những điếu thuốc bay lả tả theo đường tàu, nước mắt ông cứ trào ra ướt đầm trên má, nhỏ giọt xuống trên thân áo. Vô tình hay cố ý, đêm nay ông về thăm lại chốn cũ, phong phanh chiếc áo sơ mi và chiếc quần màu ô liu, y như một người lính kỳ nghỉ phép về thăm nhà. Trong cái loa tiếng nhạc lại vang vang :

" Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào. Tàu cũ năm xưa có trả lại cho tôi người xưa, để đêm nay ngồi đây, viết lại tâm tình này. . ."

Ông bịt hai lỗ tai để đừng nghe âm thanh rên rỉ buồn buồn cuả bài hát lập đi lập lại trên chuyến tàu đêm. Tạm biệt các bạn thân quý của tôi, ba mươi năm gặp lại nhau như thế đủ rồi, khi ra đi đầu các bạn còn xanh, nay trở về đầu tôi đã bạc. Khác nhiều lắm rồi, những mỏm đất, những đồi cỏ, những rừng dầy, rừng thưa, đã phủ kín một màu xanh, cho quê hương thôi máu lửa. . .

Ba mươi năm sau cuộc chiến, người lính năm xưa đã hy sinh còn để lại những gì cho Tổ Quốc . Ngoài những vết sẹo kéo da non của người còn sống, ông Bảo chạnh nghĩ đến những thương binh đã lây lất sống nốt đời mình trên vỉa hè thành phố, dựa dẫm vào vợ con để thành một gánh nặng buồn tủi. Thế còn những đứa con của người tử sĩ thì sao? Trung uý Điền xuất thân trường Đà Lạt, khi chết trận bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ, trung sĩ Nghĩa có một đứa con không biết là trai hay gái trong bụng vợ. Gia tài người lính để lại chỉ có chiếc ba lô, đựng dăm thứ lặt vặt cho những cuộc hành quân dài ngày nơi rừng núi, khi nằm xuống họ đã kéo theo sau lưng mình sự đổ vỡ, tan tác, rách nát, thảm thương của một hệ luỵ máu thịt cùng chịu chung số phận. . .

* * *


Bình minh đã lên, ở miền nhiệt đới bình minh bao giờ cũng dậy sớm, chuyến tàu đi qua những quận lỵ cũ để vào thị xã. Lúc tàu đi ngang Phổ Đức, Mộ Đức, lại những chiến trường xưa, những chiếc xe nhà binh năm cũ ở đâu trong đầu ông ào ào chở đầy lính đi vào vùng lửa đạn. Tàu ghé vào ga, những người bán dạo trên bến ga mời chào í ới. Nhìn đĩa xôi gà trên tay một chú bé độ 12 tuổi, mà bé choắt vì phải ra đời sớm, ông gọi mua một đĩa xôi mà không cần trả giá. Người xứ Quảng rất ngộ, họ chỉ đem gà bán cho người xứ khác, chứ ít khi ăn vì họ bảo thịt gà độc, dễ bị phong thấp. Không biết chuyện ấy có đúng không, nhưng nhìn cậu bé 12 tuổi sáng sớm bưng trên tay mâm xôi đi bán dạo, cái đùi gà vàng lườm được rô ti thật hấp dẫn, ông hiểu cái nghèo đè nặng trên đầu người dân. Ông ăn mà không biết ngon, chỉ ăn cho đỡ đói, để tìm hương vị cũ, niềm đau cũ. Chú bé bán xôi được ông cho một món tiền lớn gấp mười đĩa xôi gà, cứ đứng trân trân nhìn ông tưởng như là phép lạ đang xảy ra trên sân ga.


Nhìn làm gì em ơi, giá hơn mười năm trước tôi cũng làm gì dám ăn đĩa xôi gà trên tay em, chẳng phải thịt gà phong độc như dân địa phương thường nói, mà vì nghèo, cái nghèo là thứ quả báo lớn nhất mà ông Trời bắt con người phải chịu khi còn sống. Lúc này đầu óc ông tỉnh táo hơn, nôn nao hơn, vì ông sắp về tới gia đình, về với bà mẹ già vừa mù, vưà điếc, chưa chắc gì đã nhận ra con.

Người ta lại tấp nập lên tàu, xuống tàu. Ông ăn xong đĩa xôi, gọi một ly cà phê đá nhâm nhi nhìn kẻ lên người xuống, bỗng liên tưởng cuộc đời y hệt một chuyến tàu, mà những người lính già như ông còn ngồi lại với nỗi buồn chiến tranh đọng lại trong mỗi hồi tưởng. Đêm qua khi đi ngang Sa Huỳnh lúc hai giờ sáng, hình như ông đã gặp lại bạn bè năm xưa trở về, họ là những người đã xuống tàu ba mươi năm trước. Ba mươi năm sau trên chuyến tàu đời, những lớp người đi sau như thằng bé bán xôi, cô bé dáng học trò ngồi bán cà phê ở toa ăn uống là lớp người sau lên tàu muộn . Bây giờ nếu ông kể chuyện cũ ba mươi năm trước, chắc hẳn chúng nó sẽ tròn mắt lên mà nghe như chuyện cổ tích. Một câu chuyện cổ tích rất buồn, chỉ còn một người lính già như ông ngồi lại trên chuyến tàu đêm, khắc khoải. Ông đi chầm chậm, tiếng nhạc vẫn lồng lộng trên sân ga, không phải bài " Tàu đêm năm cũ", mà nghe rất lạ, như bài cầu kinh sắp tới hồi kết thúc:

" Rồi tàu xa rời, xa rời kỷ niệm

Trả lại cho mình, nửa phần yêu thương

Tìm lại xót xa, tìm lại vui buồn

Đi vào nhân gian, với lòng yêu thương.

Đi đi, đi thấu kiếp người. . .

Oâi niềm đau, hỡi nỗi vui

Đi đi, đi thấu kiếp người

Đi đi, để biết khóc cười hỡi ...ơi!

( Nhạc TCS)

Hơn mười giờ, tàu vào ga Quảng Ngãi. Ông sốc cái ba lô trên lưng, chậm rãi chờ người ta chen chúc nhau xuống sân ga, con tàu lại tu tu lên khóc. Ông sắp về với mẹ ông, căn nhà xưa trong một ngõ nhỏ, con ngõ này hồi xưa thế nào nay vẫn vậy, nhưng nhà cửa được nâng cao, xây dựng lại khiến thoạt nhìn tưởng mọi điều đã đổi khác.

Ông về với mẹ, biết đâu không phải là lần cuối được cầm lấy tay mẹ, tay con cũng nhăn nheo huống gì tay mẹ ông chỉ còn là một rúm da bọc xương khẳng khiu. Mẹ ông nằm đó, chả biết ai với ai, đôi mắt loà quáng lên một vùng ánh sáng mù mờ, như ngọn đèn cạn dầu leo lét chờ tắt.

Bên cạnh bà mẹ già vưà loà, vừa điếc, vẫn không biết là có một đứa con đi xa vừa trở về. Không còn cách nào khác hơn, ông cầm lấy bàn tay nhăn nheo, gầy guộc cuả mẹ, để bà sờ mặt con với những giọt nước mắt ướt đầm trên những ngón tay. Không biết trong cõi mịt mù của đời người sắp tàn ấy, bà có sờ được ra khuôn mặt cuả đứa con từ lâu rồi không gặp. . .



NGUYÊN NHUNG
( Tháng Tư , 2004)

Tàu Đêm Năm Cũ
Thanh Thúy trình bày
[ram]http://www.hnclvd.com/nhac/viet/ThanhTh ... -pre75.mp3[/ram]

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Italy lần thứ 4 đoạt Cup vàng thế giới

Thi đấu một trận tệ nhất kể từ đầu giải, nhưng đội quân áo thiên thanh lại đổi vận trên chấm phạt đền để giành thắng lợi 5-3. Pháp chơi hay hơn hẳn ở hiệp hai và hai hiệp phụ, nhưng vẫn phải chấp nhận tỷ số 1-1 sau 120 phút. Zidane đã có một sự chia tay buồn, với tấm thẻ đỏ cuối trận sau hành động phi thể thao.


Image

Italy nâng Cup vàng. Ảnh: FIFA

Có thể nói, tối qua Italy đã cùng lúc chấm dứt hai nỗi ám ảnh: liên tiếp thua Pháp ở ba giải đấu lớn gần đây; và những thất bại cay đắng ở loạt sút luân lưu.
Tại vòng hai World Cup 1986, Pháp thắng Italy. Tứ kết năm 1998, "những chú gà trống Gaulois" lại hạ đối thủ trên chấm phạt đền và sau đó vô địch trên sân nhà. Chung kết Euro 2000, đội bóng áo lam đoạt Cup nhờ bàn thắng vàng từ cú vôlê tuyệt vời của Trezeguet ở phút 13 hiệp phụ thứ nhất.


Như truyền thống đối đầu giữa hai đội, tối qua, cuộc chạm trán ở trận tranh Cup vàng World Cup 2006 cũng diễn ra căng thẳng và kéo dài tới tận "loạt đấu súng trên chấm phạt đền". Nhưng khác ở chỗ là lần này, đội tuyển Italy đã sút phạt đền tuyệt vời. Cả 5 cầu thủ sút luân lưu của họ (Pirlo, Materazzi, De Rossi, Del Piero và Grosso ) đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây là một bất ngờ lớn nếu nhìn lại "truyền thống" thua phạt đền của người Italy: ở ba VCK World Cup liên tiếp (1990 với tư cách chủ nhà, 1994, 1998), Italy đều thua sau loạt đá 11 m trước Argentina (bán kết), Brazil (chung kết) và Pháp (tứ kết). Với chiến thắng ở trận chung kết năm nay, Italy đã trở thành đội bóng châu Âu thành công nhất trong lịch sử World Cup, với 4 lần đăng quang, chỉ kém Brazil (5 lần).

Pháp đã thua trên chấm 11 m khi Trezeguet sút bật xà, và chưa thể có chiếc Cup thế giới thứ hai như niềm khát khao. Zidane phải nhận thẻ đỏ ở cuối trận đấu mà anh nói lời chia tay đội tuyển, sau hành động rất xấu: húc đầu vào ngực Materazzi. Nhưng họ có lẽ đã không phải nhận một kết cục buồn như vậy, nếu cụ thể hoá được ưu thế trong phần lớn hiệp hai và hai hiệp phụ thành bàn thắng quyết định. Trong khoảng thời gian đó, Pháp đã tạo ra không ít cơ hội ngon ăn, áp đặt thế trận; còn Italy chơi như "hết hơi" từ nửa cuối hiệp hai, phối hợp rời rạc, bế tắc và liên tục mất bóng. Henry đã bỏ lỡ ít nhất là hai cơ hội rõ ràng trong hiệp hai, còn Buffon xuất sắc cản phá cú đánh đầu căng của Zidane ở tư thế tự do ở cự ly gần trong hiệp phụ. Người Pháp có thể tiếc vì lỡ Cup vàng trong tầm tay, nhưng Italy xứng đáng giành nó sau tất cả những gì đã thể hiện ở giải năm nay.

Image

CĐV Italy ăn mừng chiến thắng ở Berlin. Ảnh: AP

Italy nhỉnh hơn ở hiệp một nhưng dính quả penalty hơi nặng

45 phút đầu tiên chứng kiến một Italy mạnh mẽ hơn hẳn đối phương trong những pha tấn công ở hai biên, đặc biệt là cánh phải. Họ cũng giữ cự ly các tuyến hợp lý hơn, và có một cầu thủ điều nhịp cực tốt là Andrea Pirlo. Trong khi đó, các đợt lên bóng của Pháp hầu như đều qua chân Zidane. Khác nhau về việc triển khai thế trận, nhưng cả hai cùng chỉ tận dụng được thời cơ từ các tình huống cố định.
Hai bên nhập cuộc rất quyết liệt. Henry bị choáng mấy phút sau pha va chạm với Cannavaro ở giữa sân. Không lâu sau, Zambrotta nhận thẻ vàng vì pha phạm lỗi với Patrick Vieira ngay gần vòng cấm của Pháp. Bất chấp tính chất căng thẳng đó, những bàn thắng vẫn đến khá sớm.
Phút thứ 7, Pháp phá vỡ thế cân bằng, trong một tình huống gây tranh cãi. Florent Malouda lao vào bên trái khu cấm thành và ngã rất kịch giữa hai hậu vệ Italy. Những pha quay chậm cho thấy Materazzi không hề phạm lỗi với tiền vệ người Pháp bởi anh đã co chân lại, nhưng trọng tài vẫn chỉ tay vào chấm 11 m. Và Zidane đã đánh lừa được Buffon, sút bóng dội mép dưới xà ngang trước khi bật xuống phần đất phía trong vạch vôi. Bắt quá nặng trong pha bóng này, nhưng ông trọng tài người Argentina lại bỏ qua tình huống mà Malouda bị phạm lỗi rõ ràng ở đầu hiệp hai.

Trong thế trận cân bằng, Italy tìm được bàn gỡ hoà cũng từ tình huống cố định, ở phút 18. Sau quả phạt góc của Andrea Pirlo, Materazzi bật rất cao bất chấp sự tranh chấp của Vieira, rồi đánh đầu như nã pháo vào giữa cầu môn của Barthez. Phút 25, lại là Materazzi suýt ghi bàn thứ hai bằng đầu sau cú phạt góc từ Pirlo. Lần này, Thuram kịp phá bóng ngay trước khu 5m50. Phút 33, Thuram tiếp tục cản được cú sút nhanh từ cự ly gần của Toni. Chưa đầy một phút sau, Vua phá lưới Serie A mùa giải vừa qua lại có thời cơ bật cao đón đường bóng từ mé phải, nhưng lần này anh đánh đầu dội xà ngang khi Barthez đã bó tay.

Pháp áp đảo ở hiệp hai

Sau giờ nghỉ, những điều chỉnh về lối đá đã mang lại cho Pháp một diện mạo khác hẳn. Họ ào ạt dâng lên hãm thành ngay khi hai đội vừa nhập cuộc trở lại, và tạo ra hàng loạt cơ hội. Trái lại, Italy đã có một hiệp hai thất vọng. Hàng phòng ngự lúng túng, tuyến giữa thất thế khi liên tục mất bóng cũng như chuyền sai địa chỉ, hàng công mất hút kể cả sau khi xuất hiện thêm Iaquinta và Del Piero. Mặc dù vậy, Pháp đã lãng phí những thời cơ ngon ăn để rồi sau đó phải ôm hận.
Ngay đầu hiệp hai, Henry có thời cơ tuyệt vời sau khi vượt qua hàng loạt hậu vệ Italy, nhưng lại dứt điểm quá nhẹ vào đúng vị trí của Buffon đã ra khép góc gần. Phút 52, hàng phòng ngự Italy lại cản phá thiếu quyết liệt, để sát thủ của Arsenal thoát xuống và căng ngang cắt mặt cầu môn rất nguy hiểm, nhưng Zambrotta kịp thời cắt bóng giải nguy. Ngay sau đó, tiền đạo này xử lý quá chậm trong khu cấm địa ở vị trí thuận lợi, nếu không Pháp đã có một pha bóng cực kỳ nguy hiểm. Phút 55, Malouda bị phạm lỗi rõ ràng trong khu cấm thành, nhưng lần này anh đã không kiếm được phạt đền khi trọng tài cho rằng không có chuyện gì xảy ra.

Phút 56, Pháp chịu tổn thất khi tiền vệ Vieira bị đau phải nhường chỗ cho Diarra. Ít phút sau, HLV Lippi thay liền hai cầu thủ: De Rossi và Iaquinta buộc Perrotta và Totti phải rời sân. Nhưng Pháp vẫn chiếm thế chủ động, nắm quyền kiểm soát trung tuyến và gây sức ép mạnh về phía cầu môn đối phương. Trước thế trận như vậy, Lippi một lần nữa quyết định mạo hiểm khi chuyển sang chơi với ba tiền đạo từ phút 85: Del Piero vào thế chỗ Camoranesi. Nhưng pha bóng nguy hiểm nhất mà họ có được trong hiệp hai chỉ là cú sút phạt của Pirlo đưa bóng đi chệch cột dọc góc gần gang tấc.

Hai hiệp phụ cũng là của Pháp, nhưng Zidane bị đuổi

Ở trận bán kết gặp Đức, Italy đã chơi rất hay ở hiệp phụ thứ hai và bùng nổ với hai bàn thắng liên tiếp trong vòng một phút trước khi hết giờ. Tuy nhiên, trước một đội Pháp tràn đầy sinh lực tấn công và phối hợp ăn ý, các cầu thủ áo thiên thanh không có cách gì để giành lại thế trận và tiếp tục nhìn đối thủ uy hiếp cầu môn của Buffon. Phút 100, Ribery giáp mặt thủ thành của Italy sau pha bật tường với Florent Malouda, nhưng anh lại sút chệch cột dọc góc xa. Gần như ngay sau đó, anh phải nhường chỗ cho David Trezeguet.

Phút 104, các CĐV Pháp thêm một lần ôm đầu nhìn cơ hội vàng khác trôi qua. Zidane tự do bật cao đánh đầu rất căng sau quả tạt của Willy Sagnol, nhưng Buffon cũng xuất sắc không kém đẩy bóng vọt xà. Chừng 5 phút sau, cũng chính Cầu thủ hay nhất châu Âu 50 năm qua này dẫn thêm một minh chứng cho câu nói: đôi khi, từ người hùng trở thành tội đồ chỉ trong tích tắc. Zidane bị truất quyền thi đấu sau pha húc đầu rất mạnh vào ngực Materazzi, và phải nhận thẻ đỏ trực tiếp. Đây là hành động không đẹp của một cầu thủ lớn như Zidane, cho dù trung vệ của Italy trước đó đã có hành động khiêu khích anh. Để ra quyết định khó khăn này, trọng tài chính Horacio Elizondo đã phải mất hơn một phút bàn bạc với tổ trọng tài.

Bạn có biết:

Mới chỉ có 4 cầu thủ ghi được tất cả ba bàn thắng ở các trận chung kết World Cup. Trước Zidane là Geoff Hurst (Anh), Vava (Brazil), Pele (Brazil).

*10 khoảnh khắc đẹp nhất đời cầu thủ của Zidane
Như hiểu rõ tội của mình, Zidane không phản ứng, nặng nề cúi đầu rời sân và không còn cả hứng thú để liếc nhìn Cup vàng bày sẵn lúc anh đi ngang qua. Anh từng tuyên bố chia tay đội tuyển hồi sau Euro 2004, nhưng rồi quyết định trở lại để giúp Pháp qua vòng loại và thực hiện chiến dịch chinh phục Cup vàng lần hai. Lão tướng này đã bất ngờ hồi sinh, có đóng góp lớn đưa "những chú gà trống Gaulois" vào tới chung kết, nhưng rồi, vì một phút thiếu kiềm chế, anh đã phải chấm dứt sự nghiệp quốc tế với một tì vết. Không được như một viên ngọc hoàn mỹ, nhưng Zidane vẫn sẽ được lịch sử ghi danh là một huyền thoại. Chắc chắn là như thế, vì những gì anh đã cống hiến và thể hiện trước đó.


Image
Zidane húc ngã Marco Materazzi. Ảnh: AFP

Ở loạt sút luân lưu, lần lượt Pirlo, Materazzi, De Rossi, Del Piero và Grosso của Italy đều kết thúc thành công. Bên phía Pháp, Wiltord, Diarra và Sagnol cũng hoàn thành nhiệm vụ; nhưng Trezeguet thì sút dội xà ngang bật ra.

Đội hình:

Italy: Buffon, Zambrotta, Cannavaro, Materazzi, Grosso, Camoranesi (Del Piero 86), Pirlo, Gattuso, Perrotta (Iaquinta 61), Totti (De Rossi 61), Toni.
Dự bị không sử dụng: Amelia, Barone, Barzagli, Gilardino, Inzaghi, Nesta, Oddo, Peruzzi, Zaccardo.
Bàn thắng: Materazzi 19'.
Pháp: Barthez, Sagnol, Thuram, Gallas, Abidal, Ribery (Trezeguet 100), Vieira (Diarra 56), Makelele, Zidane, Malouda, Henry (Wiltord 107).
Dự bị không sử dụng: Boumsong, Chimbonda, Coupet, Dhorasoo, Givet, Govou, Landreau, Silvestre.
Thẻ đỏ: Zidane (110').
Bàn thắng: Zidane 7', penalty.
Italy thắng 5-3 ở loạt sút luân lưu.
Trọng tài: Horacio Marcelo Elizondo (Argentina).
Cầu thủ hay nhất trận: Andrea Pirlo

Trần Nam

Post Reply