Cung Chúc Tân Xuân !!!

Moderator: dongbui

dongbui
Posts: 443
Joined: Tue Nov 30, 2004 5:43 pm
Contact:

Post by dongbui »

Chúc Tết Ất Dậu

Năm mới Tết đến, OTGH Bùi Đồng (HNC 63-70) xin kính chúc Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị Đồng Môn và Gia Đình cùng Quý Vị Thân Hữu của diễn đàn HNC một Năm Mới tràn đầy may mắn, sức khoẽ dồi dào, làm ăn phát tài và nhất là muốn gì được nấy :D :D :D :D

Image[left]http://home.tiscali.be/centre.vietnam/fr/gif/phaono.gif[/left]Image
Image
OTGH

alinhnguyen
Posts: 8
Joined: Wed Dec 01, 2004 7:02 pm
Contact:

Post by alinhnguyen »

Chúc Quý Thầy Cô , các Đồng-Môn Cựu Hoc-Sinh và mọi thân-hữu HNC, môt Năm Con Gà An-Khang Thinh-Vượng, Dồi-dào Sức-Khoẽ và được Mọi Điều Như Ý.
Linh :P :P :P :P :P

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

Post by CNN »

Image

Mai Liên

CHÚC TẾT

Post by Mai Liên »

CUNG CHÚC TÂN XUÂN
Last edited by Mai Liên on Wed Feb 09, 2005 9:35 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: CHÚC TẾT

Post by linhgia »

Năm mới xin chúc quí thầy cô và các đồng môn

được vạn sự như ý


[flash width=550 height=450]http://ak.imgag.com/imgag/product/previ ... 4167ag.swf[/flash]


Trịnh Long Giang

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Học Trò HNC /Sydney thăm thầy cô

Post by Nguyễn_Sydney »

Hôm nay chủ nhật 6/2 /05 nhằm ngày 28 tết . Tôi và anh Cóc Tu đã chia nhau đi thăm Chúc Tết quí Thầy Cô hiện định cư tại Sydney , gồm có Thầy Hồ văn Hoà, Thầy Nguyễn ngọc Chiếm , Thầy Châu Diêm Diệu , Cô Trần thị thu Nương . Và cũng đã biếu quà Tết Bánh Chưng .

Quí Thầy Cô củng đã nhờ chúng tôi chuyển lời Chúc Tết đến Toàn thể Quí Thầy Cô và các học Trò HNC trên toàn Thế giới ,một Năm Mới Ất Dậu An Khang Thịnh Vượng .

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Câu Chuyện Ðầu Năm
[stream]http://www.geocities.com/do_q_khanh/cau ... au_nam.mid[/stream]

Trên đường đi lễ Xuân đầu năm
Qua một năm ruột rối tơ tằm
Năm mới nhiều ước vọng chờ mong
May nhiều rủi ít ngóng trông,
Vui cùng pháo nổ rượu hồng
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân
Xuân dù thay đổi biết bao lần
Xin khấn nguyện kết chặt tình thân
Vin cành lộc những bâng khuâng
Năm này chắc gặp tình quân!

Xuân mang niềm tin tới
Bao la nguồn yêu mới, như hoa mai nở phơi phới
Thế gian thay nụ cười
Ðón cho nhau cuộc đời, trên đất mẹ vui khắp nơi
Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến, cho dân gian đầy lưu luyến
Ðón thư nơi trận tiền
Viết thư thăm bạn hiền, một lời nguyền xin chớ quên
Mong đầu năm cuối năm gặp may,
Gia đình luôn hạnh phúc vơi đầy
Trên bước đường danh lợi rồng mây
Duyên vừa đẹp ý đắp say
Ôm nàng Xuân đẹp vào tay!

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

BA MIỀN ĂN TẾT

Tết ở Miền Bắc

Như một nhịp ngắt của bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, Tết Bắc gắn liền với rét lạnh và mưa phùn. Tết như một dịp nghỉ ngơi vui chơi, tổng kết của gia đình, họ tộc, làng xóm, và bây giờ còn thêm các đô thị thành phố. Tết còn tạo ra sự cân bằng tâm linh với nhiều hội hè, rước lễ. Tết về Kinh Bắc tràn đầy một âm hưởng Quan họ.

Bên cạnh việc chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tày (miền Nam gọi là bánh tét), bánh gio (một thứ bánh bột lọc trộn nước gio trong) và chè lam - một thứ kẹo đặc biệt được nấu bằng mật mía cùng cám nếp và lạc rang. Người Kinh Bắc còn chuẩn bị cho ngày hội Lim hát Quan họ vào ngày 13 Tết. Ngày hội Lim thực là ngày hội chùa Lim. Chùa Lim được làm từ hồi nào không rõ nhưng truyền thuyết về Bà Mụ A linh thiêng và truyền thuyết quan họ đã cộng hưởng nên sự tôn nghiêm của hội Lim.Từ trước Tết mọi người đã chuẩn bị cho ngày hội đó. Suốt tháng Một (Tý), tháng Chạp (Sửu), các bọn Quan họ đã say sưa luyện giọng. Bọn này mời bọn kia hát đối đáp. Ra Giêng, từ mồng Bốn, mồng Năm Tết, từng bọn đã nhận lời mời của các thôn bạn.
Rồi đến hội thì hát ngoài đồi, lại hát trong nhà để rồi "đêm về đê quai rảo bước - truổi tà lụa nhạt -ánh trăng đẫm thấm đường sương" (thơ Hoàng Cầm). Quanh hội hát Quan họ còn thi sợi bún, thi ăn mía thổi cơm, đánh đu, đánh cờ người, chọi chim chọi gà, đốt pháo, bắt vịt. Không khí Tết và hội thêm tưng bừng, náo nức.
Tết ở Kinh Bắc còn lay động những bức tranh làng Hồ và mềm môi trong hội làng Vân thơm sực mùi rượu gạo. Những chai đại, chai bố, chai con tuý luý đến tàn men. Tết về xứ Đông mênh mang một không gian đồng bằng, duyên dáng nhịp lưu không trong một tích chèo cổ.

Ngày Tết ở miền quê, không khí gia đình hoà lẫn vào không khí bạn hữu, tự nhiên đượm một phong vị vừa thân mật, vừa sảng khoái. Bữa tiệc đầu Xuân đã được uống với tất cả chất men ngây ngất bốc lên từ chính tấm lòng xuân phơi phới của mình, hoà với cái say của hương khói trong nhà, của mưa bụi ngoài trời, của lá hoa Xuân hiền dịu; của mùi thơm cây cỏ ngoài vườn.
Mâm cỗ Tết có đủ các hương vị của Tết Bắc: bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, cá kho, giò thủ, thịt đông, cùng các món đồ nấu cổ điển rất hoà điệu. Chất men rượu Xuân xứ Đông sánh quyện đầu lưỡi, ngọt lử mà tê lịm, có thể uống như không mà say ngất lúc nào không biết. Rượu đựng trong những nậm sứ cổ, rót vào chén nhỏ men trắng như ngọc, càng tôn thêm phẩm chất và hương vị. Rượu quê mà thuần chất hơn Mai Quế Lộ , say hơn Thanh Mai, thanh khiết hơn hết các thứ rượu cúc rượu cẩm và cố nhiên không nên so sánh với rượu Tây, vì đây là chất men hợp với huyết thống con người Đông Phương trầm mặc.

Tết về miền đất Tổ mờ ảo giữa những rừng cọ đồi chè lúng liếng câu Xoan Ghẹo. .... Cái kỳ lạ của điệu hát Xoan Ghẹo mà các bà mẹ ru con thảnh thơi ngày Xuân khiến cái Tết miền đất Tổ quên đi khắc khổ. Có cái gì cứ bay bổng, cứ miết vào tâm tưởng khiến cho mùa Xuân cứ nở trắng hoa xoan, cứ chuốt xanh tàu cọ. Nghe câu hát Xoan Ghẹo ,thấy bốn mùa cứ xoay tròn quanh ngày Tết giống như chiếc đĩa hát réo rắt lên: "Nhớ mùa Hè hoa sim nở trên rừng tím ngắt - Nhớ mùa Thu hoa lúa nở nội đồng - Nhớ mùa Đông hoa cải nở trắng vàng - Nhớ mùa Xuân nở bảy tám lần chông là hoa dứa...".
Tết về thành Nam xao xác tâm tư với những cơn xá Chầu-văn lên đồng nửa mê, nửa tỉnh, nửa người, nửa tiên. Và thật dễ dàng lạc lối trong câu thơ Nguyễn Bính. Bằng một cách chơi màu xanh độc đáo, nhà thơ của thành Nam quét loang cái màu xanh mơ mộng ra cả một bức tranh giòn tan tiếng nguyệt và lảnh lót chầu văn: "Mùa Xuân là cả một màu xanh - Giời ở trên cao gió ở cành - Lúa ở đồng tôi và lúa ở đồng nàng và lúa ở đồng anh". Cái giới từ "ở" trong bài "Mùa Xuân xanh" đầy quyến rũ này của Nguyễn Bính dường như xác nhận cái địa chỉ dân dã, cái vùng đất mộc mạc ở góc phía Nam tam giác châu thổ Bắc vừa phì nhiêu đồng lúa, vừa dập dờn biển bạc với những đồng muối trắng. Và gió, mơn man gió lành trong tiết Xuân tới Phủ Giầy nơi bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tôn giáo Việt -hiển linh. Nhấp một ngụm rượu xứ Nam, có cảm giác nóng ran khi bài Chầu-văn tới độ nhập đồng, nhập cốt, mới thấy cuộc bộ hành "chân quê" của "thi sĩ đồng quê" họ Nguyễn thật ngang tàng, thật quả cảm luồn qua bao thị thành, bao cám dỗ dung tục của một đời sống đô hội tiêu dùng. Cuộc bộ hành chấp nhận bi kịch dằn vặt quyết không chịu dấn thân, đánh mất mình vào thế giới đồ vật chật chội, để trở về đắm chìm trong thiên nhiên mơ mộng
"Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi mới thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh" .

Tết về Hà Nội cố đô là cao vút cầm ca, xênh xang sênh phách trống chầu, tưng tưng tiếng đàn đáy luyến láy Ca trù. Và chợt thấy lòng rung lên những câu văn kiệt tác của Vũ Bằng:
"Mùa Xuân của tôi - mùa Xuân Bắc Việt, mùa Xuân Hà Nội là mùa Xuân có mưa xiêu xiêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống Chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa có câu hát huê tình của cô gái đẹp...
Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm, đợi đến sâm sẩm tối ra ngồi ở Thuỷ Tạ nhìn các cô gái đẹp như tiên mặc áo nhung áo len trăm màu, ngàn sắc, in bóng hình xuồng đáy nước lung linh. Anh có thể vào nhà hát thưởng vài khổ trống, "mở quả mứt" phong bao cho các chị em, rồi uống với mỗi em một ly rượu lấy may. Anh có thể đi vào ngôi chùa nhang khói nghi ngút đưa mắt nhìn xem có cô nào thực xinh thì quỳ ngay xuống bên cạnh cầu Trời khấn Phật cho cô ngày càng xinh đẹp và trong năm lấy được một anh chồng xứng y như... anh vậy. Ấy đấy. Cái mùa Xuân thần thánh của tôi, nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh...

Cùng với mùa Xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn và đập mạnh hơn trong những ngày Đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào, chớ không tê buốt căm căm nữa...

Nếu muốn đi cho khép kín một cái Tết quanh vùng châu thổ Bắc Bộ thì ngày Nguyên Tiêu - ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, ta lại nhớ câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" mà cùng nhau hành hương tới lễ chùa Hương, chốn đất trời gặp nhau nơi "Nam thiên đệ nhất động" để thấy mình thực bay bổng, mình thực phiêu diêu trên những miền cực lạc, huyền diệu. Cứ thế bốn mùa luân chuyển theo nhịp chèo " Tứ Quý" để lại trở về Tết Bắc qua âm dương ngũ hành của càn khôn cõi Việt.



Tết ở Huế


Thanh Hoàng

Những cơn mưa dầm mùa Đông thưa dần vào cuối năm, nhưng cữ rét chưa qua vẫn còn lạnh da diết. Chưa thể rời áo ấm khăn quàng, người già luôn ấp đầy than hồng để ủ ấm. Trong khí hậu ấy, người cố đô chuẩn bị ăn Tết. Giữa tháng Chạp, từ các làng hoa Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Bãi Dâu hàng trăm loại hoa, kiểng theo xe, thuyền đổ về chợ hoa trải dọc bờ bắc sông Hương, trên bến Phú Văn Lâu. Nhiều nhất vẫn là hoa mai vàng nhưng thường xuất hiện muộn, chỉ tập trung ở chợ hoặc bán rong qua phố phường vào tuần cận Tết.
Thời buổi kinh tế thị truờng có cả hoa đào từ Hà Nội đưa vào qua đường hàng không, tàu hoả. Đi chợ hoa, thủ trong túi áo khoác gói đậu phộng rang mua đâu đó dọc đường, dưới trời nắng nhạt hay lất phất mưa bụi, trong ngọn gió se vừa ngắm trăm bông nghìn tía vừa nhâm nhi từng hạt béo bùi thơm ngậy thì rất thú vị.
Ngoài các thứ cần thiết mua sắm để mừng Xuân, riêng cái ăn - ăn Tết - đa số người Huế đến nay còn giữ “truyền thống” không sính hàng chợ. Các món ăn được chế biến ngay tại nhà, tuỳ theo khẩu vị mỗi gia đình các loại mứt thông thường như bí đao, gừng, dừa, me…
Các loại bánh đậu quyên, đậu xanh, nếp, thẫn, bình tinh... Không có nắng phơi để lâu thì rãi trên sàn tre sấy bằng than. Món được yêu thích ngày Tết ở Huế có món gọi là… dưa món. Dưa gồm củ cải trắng, đu đủ, cà rốt tỉa tót hình hoa lá tỉ mỉ, củ hành ta, củ kiệu sấy khô và đậu phộng rang nguyên hột ngâm trong thứ nước đường sóng sánh màu mật ong, để càng lâu càng thấm, ăn lai rai tới ra Giêng vẫn không bị úng hư.
Món “dưa” thịt heo luộc ngâm mắm, đường và món ăn đậu xanh đánh, đậu xanh đãi vỏ nấu với đường cát trắng, đánh nhuyễn nhừ bằng vá hoặc máy xay sinh tố để nguội đặc quánh như chè rau câu - cũng để dành được lâu. “Dưa” thịt hễ lúc nào ăn thì gắp ra thái mỏng ăn kèm rau sống.
Chè nấu cúng ông bà từ đêm Giao Thừa ăn nhâm nha tới mùng Bảy hạ nêu, khỏi cần tủ lạnh, có người thích ăn chè kèm thịt heo ba chỉ luộc, khen ngon đến nhức răng, ngọt béo bùi đủ vị. Trái vả ngâm dấm, nem, tré, thịt heo ướp gia vị để ba ngày mới đem nướng, tương ớt, mắm tôm chua cũng là các thứ thêm sắc và hương trong các bữa ăn gia đình ngày Tết hoặc đãi khách.

Bánh tét - bánh chưng dĩ nhiên không thể thiếu. Có điều bánh tét Huế không độn nhân bằng chuối, thịt heo nạc, hột vịt muối, không xào nếp với nước cốt dừa, trộn màu lá cẩm với lá dứa trước khi gói như ở Nam Bộ. Nếp được ngâm nước lạnh chừng vài giờ, để ráo rồi gói với nhân đậu xanh nhuyễn bọc mỡ tươi nắm thành thỏi dài hay vuông, buộc chặt bằng lạt giang. Mỗi đòn bánh tét, bánh chưng được gói với cả lít nếp, chẳng có nước dừa nên cũng để dành được khá lâu. Tuỳ nhà mà nồi bánh to hay nhỏ. Nấu từ trưa 30 cho tới trước Giao Thừa mới vớt bánh ra. Quanh bếp lửa ấm râm ran cơ man nào là chuyện kể, có người thân ở xa về càng nồng đậm không khí hàn huyên.
Huế có gần 100 ngôi chùa. Sau Giao Thừa mọi người rủ nhau đi chùa lễ Phật, hái lộc. Sáng mồng Một tập trung trước bàn thờ gia tiên mừng tuổi, chúc thọ các bậc trọng tuổi trong gia tộc, trẻ con được nhận phong bao lì xì. Người Huế không gọi khách đến thăm nhà vào đầu năm mới là “xông đất”, mà là “đạp đất”. Người “đạp đất” đầu tiên thế nào thì suốt năm mới liên xui theo tài đức, vận hạn kẻ ấy. Đến nay, vẫn không còn ít người tin như vậy !
Ba ngày Xuân, mặc giới trẻ thích đến các điểm vui chơi, giải trí hiện đại, người già bây giờ không còn rạp Ba Tuần để đi xem hát hội, bói Tuồng đầu năm nhưng vẫn giữ “tập tục” quây quần quanh chiếu bài tổ tôm, cờ oi hoặc đổ xăm hường. Tiếng xúc xắc gieo xuống tô sứ lanh canh, tiếng cười đùa trong đêm lạnh giá là kỷ niệm khó quên cho những ai đã từng ăn Tết ở cố đô nay rời xa Huế. Các trò "cờ bạc” này đa số gói gọn trong gia đình, chẳng sát phạt ăn thua, đôi khi chỉ để quẹt lọ nghẹ lên mặt nhau nên thường giàu tiếng cười đùa.

Tết Huế, không khí mùi trầm hương xông ngát từ các đền chùa, mọi nhà. Tết Huế ấm nồng, lắng sâu hơn là tưng bừng như các nơi chốn khác trên khắp các ngả dường. Những mái rêu phong soi mình trên dòng Hương Giang trầm lặng, luôn bàng bạc màn sương giữ mãi vẻ cổ kính từ ngàn xưa.


Sài Gòn ăn Tết

Không khí Tết khởi sự từ những phiên chợ Tết đầu tháng Chạp cho đến tận đêm Giao Thừa. Mọi thứ hàng hoá theo các ngả đường từ miền Tây và miền Trung đổ về thành phố mang theo hương vị Tết làm náo nức lòng người. Mọi nhà đều lo chuẩn bị sắm Tết. Người Sài Gòn ăn Tết không cầu kỳ như người Hà Nội hay người Huế nhưng sức tiêu xài cho ngày Tết rất tốn kém. Món ăn của người Sài Gòn thật đơn giản. Họ chỉ thích uống rượu lai rai. Rượu uống lai rai thì món nhắm phải thật nhiều. Bởi vậy, nhiều nhà thường mua trữ những loại đồ khô như khô cá, khô tôm, khô thịt, lạp xường đã được chế biến ngon lành để cho ngày Tết, mỗi khi cần là nướng lên uống rượu cho đỡ mất công nấu nướng.
Cũng giống như miền Trung và các tỉnh Nam Bộ, ngoài bánh mứt, nhà nào cũng sắm khá nhiều hạt dưa để cắn cho vui và tiếp khách. Còn món ăn no bụng là bánh tét, nhà nào bận công việc làm ăn, buôn bán thì đặt bánh ở các tiệm hay mua ngay ở chợ.

Nhiều nhà giàu có gói bánh tét rất cầu kỳ, nhân bánh còn cho thêm lạp xường, tôm khô. Mâm cỗ Tết ở Sài Gòn bao giờ cũng có bánh tét, thịt kho, dưa kiệu, nem bì, dưa giá... Dưa giá được muối chung với măng luộc thái mỏng, củ kiệu thái lát, ớt chua và cà rốt thái nhỏ. Còn nem bì thì làm bằng thịt heo luộc và thịt ba chỉ rán vàng thái chỉ, sau đó trộn thính với gia vị. Bánh tráng cuốn nem với rau sống, chấm với nước mắm ớt, tỏi kèm kiệu chua. Ngoài ra còn có món thịt hầm lấy từ bắp đùi heo hầm cho nhừ với vài vị thuốc Bắc, để ăn chơi chứ không ăn với cơm. Một món khác là thịt kho tàu (thật ra người Tàu ở Chợ Lớn lại không ăn phổ biến món này). Người ta dùng thịt ba chỉ (ba rọi) cắt từng miếng to, vuông vức, mỗi bề chừng 4cm cho vào nồi kho với một quả dừa xiêm để món thịt kho ấy có vị dịu thơm. Thịt kho tàu thường kho nhạt nước, miếng thịt chín nhừ, mỡ trong mà không nát, ăn vào miệng thấy mát và cứ như tự nó tan ra ở trong miệng. Nhiều nhà còn cho thêm cả chục trứng vịt luộc vào nồi kho chung với thịt.
Thịt kho tàu thường ăn kèm với dưa giá, và dưa kiệu vừa giòn vừa dai, ăn ngon mà không ngán. Món rau thì có một thứ rất được ưa thích và phổ biến là món dưa giá, khác với dưa hành miền Bắc,dưa món miền Trung. Còn món ăn tráng miệng nhất thiết phải là dưa hấu. Có những quả to như cái thúng, thịt dày, xốp, ngọt lịm. Dưa vừa bổ, nước mật tươm dính rít cả lưỡi dao, thịt thì óng ánh như hạt đường cát mịn. Ai bổ dưa hấu ra vào ngày đầu năm mà ruột tái nhợt thì buồn da diết vì tin rằng thời vận trong năm mới không đỏ! Đó là tàn dư mê tín dị đoan của tục bói dưa hấu đầu năm.
Ngày Tết, trong mâm cỗ còn có món chả giò. Chả giò là món ăn giống như nem rán ở ngoài Bắc nhưng cây chả giò ở đây chỉ to bằng ngón tay cái, khi ăn không phải cắt làm đôi hay làm tư. Vịt thì người Sài Gòn không kiêng cữ vì họ quan niệm, vịt không mang lại điềm xấu, cho nên ngày Tết họ vẫn dùng bữa như ngày thường. Còn thịt gà thì họ quen ăn xé phay mà không chặt. Gà luộc đem xé miếng trộn dấm kèm hoa chuối, bắp cải tươi thái mỏng, thêm rau răm và các loại rau thơm khác. Hầu hết các món ăn đều để nguội, chỉ có món chân giò hầm với mấy vị thuốc Bắc và món mướp đắng (trái khổ qua) khoét ruột nhồi thịt heo băm vào đó rồi hầm nhừ để ăn nóng.
Trong ba ngày Tết, người Sài Gòn, ngoài món ăn bánh tét, dưa hấu, thịt kho, nem bì còn phải kể đến các loại mứt, hột dưa và một số bánh cúng. Còn cúng tiễn ông Táo, cúng ông bà hay cúng Giao Thừa, thì không bắt buộc, có nhà cúng con gà trống hoa luộc, mỏ ngậm quả ớt đỏ được chẻ ra thành nhiều cánh như bông hoa. Cũng có nhiều nhà cúng thật đơn giản như một đĩa bánh tét, đĩa mứt và chén nước trà.

Trên bàn thờ, mâm ngũ quả bao giờ cũng có đu đủ, chùm sung để quanh năm cầu cho đủ ăn, sung túc. Rồi quả cam mật Cai' Bè, vú sữa Cần Thơ, quýt đường Vĩnh Long, bưởi Biên Hoà, xoài Cao Lãnh... nghĩa là nhiều quả chứ không phải ngũ quả! Đó là chưa kể hai quả dưa hấu bày hai bên bàn thờ. Trên mỗi quả còn dán thêm giấy hồng điều gần bằng bàn tay cho đẹp. Có nhà lại bày mâm ngũ quả theo sự mong ước “Cầu - Vừa - Đủ - Xài”, tức bốn loại quả mãng cầu, quả dừa, quả đu đủ, và quả xoài – nói theo giọng Nam , quả dừa tức “ vừa”, quả xoài là “ xài”.

Bước sang mồng 4 Tết, sau khi ăn thịt kho, thịt hầm, lạp xường đã ngán, người ta bắt đầu đổi món, tức ăn loại món ăn nhẹ bụng, có nhiều gia vị dễ tiêu. Họ nấu cháo cá ám, bún cá quả, gà luộc. Nhà đông người cúng nhiều con gà cho đủ ăn. Có nhà ăn cháo gà với thịt gà xé phay. Món cháo cá ám nấu rất kỹ để nguyên con cá không chặt khúc và khi nấu cháo vẫn không đậy nắp vung (nấu ám). Các món ăn trong 3 ngày Tết mỡ nhiều, qua mồng Bốn ăn tô cháo ám có kèm rau ghém xắt nhỏ, chuối cây non, và rau thơm vừa nhẹ nhàng cái bụng lại thêm ngon miệng. Sau ngày mồng Bốn kể như hết Tết.



Nguồn : Quê Hương


Image

DangMy
Posts: 277
Joined: Sat Dec 11, 2004 3:49 am

Post by DangMy »

Image Xin kính chúc quí vị Giáo Sư HNC , quí anh HNC cùng quí quyến một năm mới hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Kính chúc Quí Thầy Cô hai trường HNC và LVD, Quí Đồng Môn , Quí Thân Hữu xa gần cùng gia quyến :

Mt Năm Mi An Khang Thnh Vưng và Vn S Như Ý
Image

Post Reply