Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

TRIẾT LÝ VỀ LY CÀ PHÊ
Thứ 1:
"Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét."

Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn...

Thứ 2:
"Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời..."

Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn... Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi...

Thứ 3:
"Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng..."

Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.

Thứ 4:
"Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha."

Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.

Lời kết:

Để có được một ly café ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt... Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một Triết Lý Café...

(Sưu tầm)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image
Kiếp tằm và con ngựa

Quỳnh Giao

Trung Hoa là nơi đầu tiên có bí quyết trồng dâu nuôi tằm để kéo thành tơ. Họ tìm ra nghệ thuật ấy từ hơn bốn ngàn năm trước, nhưng giữ bí mật trong hai mươi thế kỷ cho tới khi bị tiết lộ qua Tây Vực vào đời nhà Hán, rồi mở ra Con Ðường Tơ Lụa nổi tiếng trong lịch sử. Ngày nay thì cả thế giới đều ưa thích tơ lụa và các cô gái thì được nghe truyện Hoàng Hậu Luy Tổ.

Là vợ của Hiên Viên Hoàng Ðế vào đời thái cổ hoang đường, bà Luy Tổ đang uống trà thì có cái kén rơi vào tách nước nóng. Lấy móng tay kéo ra thì bà được sợi tơ óng mịn, nhờ vậy mà phát minh ra nghề tằm tơ. Truyền thuyết ấy của Trung Hoa một lúc nói về hai khám phá rất đẹp của nhân loại là tơ và trà.

Chờ đón Xuân Giáp Ngọ, người viết lại xin kể một truyện cổ tích về con ngựa, có khi giải thích vì sao người ta giữ bí mật về con tằm qua sự tích bà Luy Tổ.

Trung Hoa là xứ hay gặp chiến tranh nên truyện này có thể ứng vào nhiều đời vua khác nhau. Vì nạn binh đao, có người phải tòng quân và được gửi ra chiến trường. Ở nhà chỉ còn bà vợ, cô con gái và một con ngựa quý, được cô gái chăm sóc từ khi còn bé. Vắng bóng cha, nàng chỉ nghe thấy tin dữ ngoài biên ải và hàng ngày tâm sự với con ngựa về nỗi lo lắng của mình.

Một hôm đó, nàng ứa lệ thủ thỉ với con vật chung thủy. Ngựa ơi, phải chi mi biết tìm ra biên thùy mà đón cha về. Lạy trời, ai mà cứu được cha thì ta nguyện suốt đời làm vợ.

Chuyện không ngờ là con ngựa lại lồng lên hý vang trời, bứt phá cổng trại và phi như bay vào cõi bạt ngàn. Ðợi mãi chẳng thấy ngựa về, cô gái đành kể cho gia đình truyện mất ngựa nhưng giấu kín lời nguyện của mình.

Nàng không ngờ là nhiều ngày sau đó con ngựa đã tìm ra biên ải và nửa đêm vượt rào bay vào trại lính, nơi người cha đang đóng quân. Thấy con ngựa quý, ông đoán là ở nhà có chuyện dữ nên lặng lẽ đóng cương trốn khỏi trại. Khi về đến nhà thì thấy mọi người vẫn bình an và gia đình mừng ngày đoàn viên. Con ngựa được thưởng công ngàn dặm tìm chủ bằng cỏ non và thóc quý.

Nhưng lạ thay. Nó không ăn gì cả, cứ nằm im trong chuồng, đôi tai đôi mắt thì hướng ra ngoài. Ở bên ngoài, qua một sân trại, cô gái cũng lầm lì trong phòng kín tránh đi ra ngoài. Vài ngày sau, cả người và vật đều như mắc bệnh.

Người cha buồn lòng về tình trạng của con ngựa và thấy nó chỉ thoáng nét tinh anh khi có tiếng cô gái văng vẳng ở nhà trên. Hỏi gặng thì cũng chẳng hiểu tại sao vì ban đầu cô con gái vẫn tránh nói thật.

Mãi rồi nàng mới kể, rằng con đã nguyện lấy bất ai có thể đón cha về!

Giận dữ về sự vô tâm của con gái khi thề thốt như vậy với một con ngựa, ông cũng thấy cảm động về nỗi lòng của con. Ông thương con ngựa đã quyến luyến cô tiểu chủ từ bé và còn thông minh vượt qua ngàn dặm để tìm ra mình. Nhưng làm sao có thể gả con gái cho ngựa?

Sau nhiều ngày phân vân về tình trạng éo le này, ông cầm gươm bước vào tàu ngựa nhìn con vật gầy gò nằm bẹp dưới đất, và lấy một quyết định đau lòng. Ðến lúc cuối, con vật phì phò ngước mắt nhìn ra cánh cổng xưa kia vẫn có cô gái thắt bím bước vào thủ thỉ.

Người cha giữ lại bộ da ngựa làm kỷ niệm về con vật chung thủy và chôn xác ở một gò hoang nơi góc vườn. Cô gái thì mừng rỡ và sáng hôm sau bước ra ngoài chào đón ánh nắng mặt trời.

Chuyện không ngờ là khi nàng đến góc vườn thì có cơn gió nổi lên từ gò hoang, thành con lốc xoay tròn quanh cô gái. Nàng bị bốc khỏi mặt đất và thất thanh gọi cha. Người cha chạy ra thì chỉ thấy con gái cuộn trong gió lốc bay về cõi xa. Ông rượt theo bóng con mất nhiều ngày cho đến khi tới một ruộng dâu.

Nơi đó chỉ có một con tằm màu trắng nõn như màu áo của cô gái.

Người cha đem tằm về nhà, cùng bà vợ nuôi nấng chiều chuộng như con gái. Từ đấy, họ có những sợi tơ vàng óng mịn mà. Và xứ Trung Hoa có một báu vật nổi danh trên thế giới. Không còn mấy ai nhắc đến con ngựa. Nhưng phải chăng, cô gái vẫn nhả tơ theo đúng lời nguyền năm xưa?

Trong các truyện tích về kiếp tằm nhả tơ, có lẽ truyện này còn lãng mạn mà oan nghiệt hơn nhiều bi kịch Hy Lạp. Và chắc chắn là có ý nghĩa hơn truyện bà Luy Tổ.

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Đã sáng mắt ra chưa?
Thanh Vân


Nhiều người bị mù loà, bị cataract, được chữa lành và đã sáng mắt, ấy thế mà vẫn có người có mắt cũng như không, vẫn u tối như thường.

Trong khi cả thế giới đang mải chú tâm đến Thế Vận Hội tại Bắc Kinh, thì Nga sô nhân cơ hội đem quân đội, máy bay, xe tăng tầu bò, đánh vào Georgia. Putin là trùm KGB ngày xưa có thừa kinh nghiệm lợi dụng thời cơ để lừa cả thế giới.

Trung Cộng trong ngày mở màn Thế vận Hội (*080808) , cũng đâu kém gì, làm hàng giả bằng cách cho một em bé (Lin Miaoke) nhép miệng hát thay cho em bé gái khác tên là Yang Peiyi kém sắc hát thật phía trong. Khán giả vỗ tay khen tặng rối rít. Rồi một số pháo bông tung lên trời hôm đó cũng dùng ảo ảnh vi tính loá mắt thế giới kiểu David Copperfield nữa đấy.

Ở Việt Nam và cả ở hải ngoại ngày nay có rất nhiều người bây giờ mới sáng mắt khi được sống chung và làm ăn với bọn Cộng Sản. Họ là ai?

Ở Việt Nam

1. Họ là những bà mẹ quê chất phác. Trước đây họ nghe lời ngon ngọt của CS, ấp ủ, che đỡ du kích trong nhà họ, những tưởng khi VC chiếm miền Nam thì họ được ưu đãi lắm! Ai ngờ! họ chỉ được mấy cấp giấy ban khen là mẹ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, mấy huy chương bằng đồng để treo trong nhà cho nó oai, chứ đem ra chợ bán không ai mua. Hổm rồi, họ bị xử ức: đất đai của tổ tiên họ bị cán bộ công an lấy đem bán cho ngoại quốc làm sân golf, họ mang cờ đỏ sao vàng , biểu ngữ, huy chương, bằng khen đi biểu tình khiếu kiện. Kết quả? Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo, chung với cờ quạt, huy chương, biểu ngữ. Bây giờ họ đã sáng mắt nhưng đã muộn. Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.

2. Họ là giới trí thức sống tại miền Nam Việt Nam. Trước đây họ nghe lời dụ dỗ của bọn CS, họ đọc toàn sách Karl Marx, Engels, Jean Paul Sartre họ mơ tưởng thấy tương lai sán lạn, bầu trời nở hoa, một thế giới đại đồng, không giầu không nghèo, ai cũng như ai, gọi nhau tất cả bằng “đồng chí”. Thế là họ xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH, làm mồi cho tụi VC xâm nhập thành thị phá hoại. Sau ngày 30-4-75, họ ra ứng cử vào QH bù nhìn. Kết quả rớt đài. Họ thấy tất cả mọi sự đều tệ hại hơn ngày xưa nhiều, họ la ó, phản đối. Kết quả họ bị quản chế, họ bị công an thuê xã hội đen đánh đập, gây ra tai nạn. Thế là họ mở mắt trong nhà thương. Rồi họ sáng mắt không kịp nữa khi đã vào nhà xác.

3. Họ là những đại diện được dân cử miền Nam. Trước đây họ bị dụ khị vơi củ cà rốt đỏ tươi là sẽ ở lại làm việc cho thành phần thứ ba, với hoang tưởng là CS Miền Bắc giải thể VNCH và trao cho nhóm thành phần thứ ba thành lập chính phủ miền Nam, chia ghế chung với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ ra sức sử dụng cái tự do dân chủ miền Nam đánh phá VNCH đủ mọi mặt. Đến khi VNCH bị bạn đồng minh bỏ rơi thì ai ngờ họ bị cho ra rìa, chỉ còn ngồi chia với nhau cái “ghế đá công viên”.

4. Họ là thành phần du kích miền Nam, tập kết ra Bắc. Họ đã sống dở chết dở trên dẫy Trường Sơn, trên đường mòn HCM. Họ tin là mai này miền Bắc đánh thắng miền Nam thì họ trơ về vinh quang, CS Miền Bắc sẽ để cho họ thống lãnh miền Nam, ít nhất cũng làm quan to. Hỡi ôi! Họ được gì? Tất cả những chức vụ ngon lành đều do cán bộ miền Bắc nắm hết. Họ từ từ bị bỏ rơi, uất ức quá họ xin phục viên. Bây giờ họ chỉ còn biết mở mắt và chửi thề từ sáng đến tối mà thôi.

5. Họ là thành phần giầu sang phú quý miền Nam. Nghe lời hứa ngọt như mía lùi của Việt gian CS, vào bưng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ được rủ sang Paris ngồi vào bàn tròn bàn vuông, dự hội nghị thanh toán miền Nam do Kissinger và Lê Đức Thọ bầy mưu đạo diễn năm 1973. Sau 30-4-75 họ được gì? Ôi chao, Cái MTGPMN sống chưa được bao lâu đã bị CS Miền Bắc bóp cổ chết ngắc ngày 2-7-1976. Bấy giờ họ mới sáng mắt ra thì đã trễ, chỉ còn biết than thân trách phận là mình quá ngu.

Tại Hải Ngoại:

Họ là những Việt Kiều đã liều chết vượt biên. Từ ngày Mỹ nối lại bang giao với Việt Nam và bỏ cấm vận Việt Nam, họ đã nghe lời dụ dỗ đường mật của CSVG, về lại Việt Nam làm ăn:

1. Một ông vua chả giò, đem về hàng triệu đô la đầu tư, rồi bị kết án về tội hối lộ (Khổ quá VK nào muốn làm ăn tại VN cho an toàn mà không phải hối lộ cơ chứ, kể cả người dân trong nước cũng vậy), chỉ vì cán bộ gộc tranh nhau ăn. Kết quả ông vua chả giò bị 11 tháng tù, may mắn quen lớn, đến tận ông Thủ tướng Khải nên mới “tái vượt biên bằng đường hàng không” ra khỏi nước. Ông mướn luật sư đoàn ngoại quốc kiện VNCS lấy lại tiền. Ông hú vía và sáng mắt và sẽ chẳng bao giờ về Việt Nam nữa. (Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình ở Hòa Lan)

2. Một ông bác sĩ tim, bỏ ra cả bạc triệu mua máy móc rất “hiện đại” về Sàigon mở phòng mạch mổ tim mong làm ăn, nhưng rồi bị VC đội cho cái mũ “gián điệp CIA” không đưa ra toà nhưng chỉ xin ông để lại phòng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thế là mất cả chì lẫn chài. Về lại Hoa Kỳ ông tức lắm lập đảng chống , ông định làm cả cái kiềng 3 chân mời ông VC ngồi một chân để hoà hợp hòa giải. (bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, một thế lực hỗ trợ Việt Tân Madison Nguyen)

3. Một ông giáo sĩ chuyên về truyền thông, đi về VN hơn 10 lần rồi như đi chợ và có cả mấy căn nhà cho thuê. Rồi một ngày đẹp trời xin Visa về VN nữa để thâu tiền, nhưng đến phi trường Tân Sơn Nhất thì hải quan Tân Sơn Nhất hổng cho ổng vào vì lý do gì đó, đúng ra chỉ vì chúng muốn xiết mấy căn hộ của ông thôi. VK hồi đó chưa được phép mua nhà ở VN, mà tại sao ông lại có mấy căn hộ cho thuê “thế nà nàm sao?” , chắc chúng “điều tra” là ông nhờ người khác đứng tên. Ông tẽn tò trở về Mỹ, nuốt hận, nhưng vẫn cái trò nửa nạc nửa mỡ, vẫn nâng đỡ cho đám quốc doanh trong nước, đăng cả bài chống cờ vàng 3 sọc đỏ của HY đỏ Phạm Minh Mẫn mới đây.

4. Một ông chuyên viên thu băng video và CD, DVD lậu, khoái “bác hồ” hết cỡ thợ mộc, nên treo cờ máu và ảnh tên Hồ già trong tiệm, bị người Việt hải ngoại giàn chào cả 2 tháng. Ở VN hồi đó ông được CS Việt gian nâng cấp lên thành “anh hùng”. Rồi ông tưởng bở bán nhà bán cửa, thu xếp tiền bạc gia đình vợ con về VN làm ăn. Ông bỏ ra mấy chục ngàn đô (gần 1 tỷ bạc hồ) mua ao thả cá, nuôi tôm kiếm sống. Thu hoạch đang ngon lành, ai ngờ ông bà “anh hùng” bị gọi lên làm việc về tội “quên đóng thuế” cho nhà nước. Bà vợ ông ức quá “anh hùng” mà chả được cư xử như anh hùng tí nào cả, lại còn bắt đóng thuế, nên tự tử may mà không chết. Mất cả chì lẫn chài, gia đình lại cuốn gói về lại đế quốc Mỹ chả biết ẩn dật tại Tiểu Bang nào. Bà con ai biết mách giùm nhé.

5. Một ông giáo sư dậy điện toán, mua lại một số máy computer rẻ tiền đem về Sàigòn mở trường. Ông đoán đúng mạch dân VN. Thời kỳ tin học, ai mà chẳng muốn học “vi tính - piu tơ” , thế là cơ sở ông phất lên như diều gặp gió. Ông làm thêm chi nhánh ở Cần Thơ, ngon trớn ông tiến nhanh tiến mạnh ra Đà Nẵng. Nhưng ông quên một điều là VN cũng có “rừng nào cọp nấy”. Cọp miền Nam khác cọp miền Trung, miền Bắc. Ông quên không xin phép đúng nơi đúng chốn hay vì thủ tục “đầu tiên” của ông hơi yếu cho nên ông cũng bị mời lên Công An làm việc vì có thơ tố cáo ông làm gián điệp cho đảng phái hải ngoại chống phá nhà nước. Họ mời ông và gia đình ra khỏi nước trong vòng 24 tiếng, để lại 2, 3 trường học cho nhà nước quản lý. Ông biết bị ăn cướp nhưng chỉ nhỏ lệ mà ra đi và về hải ngoại ông vẫn im thin thít sợ nói ra bị đồng bào chửi.

6. Chàng là một Việt Kiều rất bình thường, nhưng có tật hay “nổ” khi về VN. Chàng đã về nước cả chục lần đâu có làm sao, về lại Hoa Kỳ lần nào cũng khen lấy khen để là “Sàigòn bây giờ đổi mới lắm, làng nướng, quán ăn, bia ôm, càfê cũng ôm luôn, hớt tóc muốn ôm cũng được”. Vì vậy người Việt hải ngoại đặt tên mới cho hòn ngọc viễn đông ngày trước, bây giờ là “thành phố ôm”.

Chàng chỉ là một chuyên viên làm Nail, mùa đông ế khách nên về VN du hí. Nhưng VK về nước mà lại khoe là làm nail thì hơi bị quê, nên bèn nổ lớn và tự giới thiệu là kỹ sư “hoá học”. Nói cho đúng thì ngày ngày chàng đụng tới hóa chất (acetone .v.v) hơi nhiều, phải đeo khẩu trang như các nhà bác học trong phòng thí nghiệm thật. Lần này về VN thì sáng ngày hôm sau, có một Công an đến vấn an và gãi đầu gãi tai xin ông Kỹ sư giúp đỡ chút xíu vì nhà đang gặp khó khăn. Chàng kỹ sư mở bóp lấy ra tờ $20 đô la trao cho viên công an. Viên công an tỏ ý hơi thất vọng rồi ra về.

Sau chuyến đi chơi Đalạt 3 ngày về thì chàng kỹ sư nhận được một công văn của Công An số 4 Phan đăng Lưu yêu cầu lên làm việc để làm sáng tỏ một vài vấn đề. Ông “kỹ sư” hoang mang nhưng cũng đến trình diện. Viên Đại Uý Công An mời ngồi và nói là ông ta mới nhận được một lá thư từ trong phương xóm nơi chàng tạm cư ngụ, tố cáo ông VK là một nhân viên của một đảng phản động tại hải ngoại lần nay có nhiệm vụ về điều nghiên để phá hoại. Anh kỹ sư VK tái mét mặt, hết hồn bèn khai thật là ở bên Mỹ chỉ làm nail bên Mỹ thôi chứ đâu có phải kỹ sư gì đâu, về nước để du lịch chứ không có tham gia một đảng phái chính trị nào cả.

Viên Đại Uý cười khẩy và nói là ty công an thành phố phải điều tra ra sự thật vì vậy theo luật thì phải giữ anh kỹ sư ở lại bóp vài ba ngày 9 để tiến hành cuộc thẩm vấn. Sau cùng ông Đại úy nhắc khéo là đã liên lạc với hải quan Tân Sơn Nhất rồi và được biết là anh kỹ sư có khai đem về $5 ngàn đô la kỳ này. Chàng “kỹ sư” được dẫn vào nhà giam ngủ 1 đêm.

Sáng hôm sau tại địa chỉ mà chàng tạm trú, một người ăn mặc complet bảnh bao, tay sách cạp táp đen, đến gõ cửa và tự nhận là luật sư. Ông luật sư vào đề ngay là ông ta “nghe nói” có một VK bị bắt vào ty Công An PĐL. Nếu muốn nhờ ông ta biện hộ hay giải quyết thì đây là giá cả:

(1) Muốn khỏi phải ra toà và được thả ngay thì giá là $3 ngàn đô la, vì ông ta phải chi tiền chạy chọt.

(2) Còn muốn ra toà thì ông ta nhận biện hộ với giá $1,500 USD, nhưng ông luật sư thòng một câu là không biết ngày nào ra toà, có thể từ 3, 4 tháng đến 1 năm tuỳ theo. Bị cáo không được rời khỏi VN. Ông ta nói xong để lại danh thiếp với số điện thoại.

Ngày hôm sau 1 ông bạn chạy đến ty CA thành phố xin thăm gặp ông “kỹ sư” nạn nhân, và trình bầy 2 giải pháp của ông Luật sư. Anh “kỹ sư” hốt hoảng nói anh bạn gọi điện thoại và điều đình với ông luật sư chấp thuận giải pháp 1 là trả $3 ngàn đô cúng cô hồn để được trả tự do ngay, chứ theo giải pháp thứ 2 rẻ hơn nhưng làm sao mà ở VN lâu như vậy được, còn phải về Mỹ dũa móng chứ .

Chiều hôm sau, chàng “kỹ sư” được trả về nhà, túi bị nhẹ đi mất 24 triệu bạc hồ, một số tiền khá lớn. Hai ngày sau chàng “kỹ sư”, ra hãng máy bay xin đổi vé về lại Mỹ càng sớm vàng tốt và hứa là sẽ không bao giờ về thăm quê hương chùm khế ngọt nữa.

Thanh Vân

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

TỔNG THỐNG CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP.


Một nhóm cựu quân nhân Hoa Kỳ đã bày tỏ sự phẫn nộ của họ, khi thấy lá Quốc kỳ của Mỹ in hình
TT Obama chiếm trọn phần các ngôi sao trắng xanh truyền thống ở Florida.

Image

Lá cờ "hơi ngộ” này được trương lên trong bản doanh của Đảng Dân Chủ của Florida.
Theo yêu cầu, nó đã được lấy xuống nhưng lời qua tiếng lại đã diễn ra.

Image
John Masterjohn, một cựu Thủy Quân Lục Chiến xuất thân là giáo viên , cho biết: “Đây là hình thức tôn sùng cá nhân kiểu Mao hay Stalin. Thật là đáng khinh bỉ, họ bệnh hoạn quá rồi !”.

Lá cờ “Obama flag” đã bay phất phới như thế gần 2 tháng, trước khi Jim Bradford, một cựu chiến binh cư dân Leeburg thấy nó vào cuối tuần qua, đã chụp và gửi cho các bạn bè chiến hữu.

Bradford nói: “Vừa trông thấy nó, tôi biết ngay là không ổn rồi, tôi rất bực khi thấy Quốc kỳ không được tôn trọng như thế. Vấn đề không phải là chính trị, đảng nào cũng mặc, hình Romney trên cờ tôi cũng có phản ứng liền !”.

Mặc dù bà Nancy Hurlbert, Chủ tịch đảng Dân Chủ địa phương, bênh vực cờ “Obama flag”, nhưng nó cũng được gỡ xuống. Don Van Beck, một cựu chiến binh chiến tranh Triều Tiên, nói: ‘'Mấy nước độc tài mới cho in hình lãnh tụ lên cờ của họ, nhưng Mỹ có lãnh tụ độc tài hồi nào vậy?”

Đào Nguyên source MSNBC.

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

17 tháng 2: Ngày kỷ niệm lần thứ 35 chiến tranh biên giới Việt-Trung

Bùi Tín
(Blog VOA)


Ðầu năm nay, Việt Nam có 3 ngày kỷ niệm nối tiếp nhau. Ngày 7 tháng 1 là ngày kỷ niệm lần thứ 35 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, với ngày 7 tháng 1, 1979 bộ đội Việt Nam tiến vào thủ đô Pnom Penh, đánh bại bọn Khmer Ðỏ, chấm dứt nạn diệt chủng của chế độ Pol Pot.

Ngày 19 tháng 1 là ngày kỷ niệm lần thứ 40 trận hải chiến oanh liệt chống Trung Quốc của một lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa tại vùng quần đảo Hoàng Sa (19.1.1974). Ngày 17 tháng 2 là ngày kỷ niệm lần thứ 35 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống Trung Quốc xâm lược khởi đầu ngày 17 tháng 2, 1979. Theo thông báo chính thức, quân Trung Quốc đã tàn sát cực kỳ man rợ hơn 10, 000 dân thường vùng biên giới nước ta.

Trong cuộc chiến diễn ra chưa đầy 1 tháng, các lực lượng vũ trang Việt Nam, chủ yếu là bộ đội địa phương tỉnh, huyện, quận và du kích các xã cùng một số sư đoàn chủ lực giáng trả quân xâm lược những đòn nặng nề, khi số lớn các sư đoàn chính quy đang chiến đấu ở Campuchia.

Chính Ðặng Tiểu Bình thú nhận Trung Quốc đã bị đánh trả rất đau, mắc kẹt trong một chiến trường lạ; các tướng Hứa Thế Hữu và Dương Ðắc Chí bị khiển trách. Ðặng liền tận dụng tình trạng lạc hậu tệ hại của quân đội TQ trong cuộc chiến này để đề ra công cuộc hiện đại hóa cấp bách nền quốc phòng chậm tiến.

Năm nay trận hải chiến Hoàng Sa được đặc biệt chú ý do là năm chẵn - kỷ niệm 40 năm. Hơn nữa đúng vào lúc lãnh đạo đảng và nhà nước thực hiện chính sách “hèn với giặc, ác với dân,” khi phong trào đòi dân chủ và nhân quyền của xã hội dân sự được nâng lên khá rõ, nên dù cho chính phủ vẫn tảng lờ bất động, còn cản trở, giở trò hạ cấp cho công an giả làm công nhân đưa máy cưa đá ra thi công làm bụi mù và tiếng máy nổ lớn gây ô nhiễm cả một vùng quanh tượng Lý Thái Tổ, cuộc kỷ niệm vẫn diễn ra sôi nổi. Anh chị em ta sưu tầm đầy đủ danh sách, di ảnh và chiến công của 72 liệt sĩ Hoàng Sa, tìm đi thăm các gia đình có người thân tham gia trận hải chiến hiện còn sống ở Sài Gòn, Huế, Bình Ðịnh, Phú Yên,... đặc biệt thăm gia đình có người thân hy sinh như các bà vợ của Ðại Tá Ngụy Văn Thà và của Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí. Trận Hoàng Sa đã được tường thuật lại tường tận bằng tài liệu, phim ảnh phong phú trên sách báo, qua các buổi nói chuyện và hội thảo.

Cuộc vận động “Nhịp Cầu Hoàng Sa“ được hưởng ứng rộng rãi nhằm giúp đỡ thiết thực cho các gia đình chiến sĩ Hoàng Sa có nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Cần nêu rõ sự kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nuốt lời hứa của mình. Ngày 30 tháng 12, 2013, khi gặp một số trí thức thủ đô trong Hội Nghiên Cứu Lịch Sử VN, ông khẳng định đã giao cho Bộ Ngoại Giao lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 2014 và kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17 tháng 2, 2014. Như đã nói, đến ngày kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1, 2014 các cơ quan đảng và nhà nước vẫn hoàn toàn án binh bất động, báo chí nhà nước phớt lờ. Một cuộc truy điệu có thắp hương nến ở vườn hoa mang tên Hoàng Sa giữa thành phố Ðà Nẵng bị hủy bỏ vào giờ chót. Chủ tịch huyện Hoàng Sa Ðặng Công Ngữ đành phải xin lỗi dân mà không giải thích được. Chỉ có riêng các tổ chức xã hội dân sự hoạt động khá sôi nổi lại có chiều sâu tình cảm, làm trỗi dậy tình nghĩa Bắc-Nam một nhà. Báo Dân Luận và báo Viêt-Studies cho biết ngày 21 tháng 1, Ban Tuyên Giáo Trung Ương triệu tập các tổng biên tập báo, đài, thông tấn xã trung ương, để ông trưởng ban Ðinh Thế Huynh phổ biến lệnh của Bộ Chính Trị là không được làm gì về kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2 tới. Ông nói năm nay ta chỉ làm kỷ niệm 64 năm đặt quan hệ ngoại giao Việt-Trung (18.1.1950) như vừa làm, sang năm là năm chẵn - 65 năm - sẽ làm khác.

Tháng 2 này, các tổ chức xã hội dân sự dự tính sẽ làm khá sâu sắc kỷ niệm chẵn 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc vào ngày 17 tháng 2, 2014, với một cuộc mít tinh khá lớn vào sáng chủ nhật 16/2 trước tượng Lý Thái Tổ giữa thủ đô Hà Nội. Anh chị em đề nghị từ nay ngày 17 tháng 2 mang tên Ngày Biên Giới Việt Nam, để đề cao biên giới là thiêng liêng.

Theo tin một số báo và blogger tự do (báo Dân Luận, VN Express ngày 27 tháng 1) đã có một cuộc điện đàm mật qua đường dây nóng giữa tổng bí thư 2 đảng VN và TQ vào ngày 22 tháng 1, được nói là chúc mừng nhau nhân kỷ niệm 64 năm bình thường hóa (18.1.1950-18.1.2014), nhưng thật ra nội dung rất hệ trọng được giữ kín. Theo báo Dân Luận và Dân Làm Báo ra ngày 7 và 9 tháng 2, nhiều người theo dõi thời sự cho rằng hiếm khi đường dây nóng được dùng trong việc hiếu hỷ. Có nhiều cơ sở để cho rằng ông trùm CS Trung Quốc Tập Cận Bình được Ðại Sứ Khổng Huyễn Hựu ở Hà Nội báo cáo tình hình cụ thể đã tỏ ra không hài lòng khi được biết VN kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa quá lố, khác hẳn những năm trước. Họ rất quan ngại nếu như kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung (17 tháng 2) cũng được tổ chức như thế hoặc hơn thế. Rất có khả năng Bộ Chính Trị Hà Nội đã bị đe dọa thẳng cánh trên đường dây nóng. Tình báo Hoa Nam nắm chắc hồ sơ đen của từng vị rồi.

Ðể xem chính quyền trong nước xử sự ra sao ngày 17 tháng 2 này. Họ để yên, hay ngăn chặn, cấm đoán, hay phá đám cuộc mít tinh sáng ngày Chủ Nhật, 16 tháng 2 ra sao, có lập lại trò công nhân cưa đá trơ trẽn hay không. Họ có để yên cho bà con các tỉnh biên giới viếng thăm, sửa sang nghĩa trang các liệt sĩ và nhân dân bỏ mình do lính Trung Quốc hồi ấy gây ra hay không.

Theo một thông tin của nhà thơ Ðặng Huy Văn trên mạng ÐHV của ông và trên Dân Luận ngày 10 tháng 2, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao cho ông Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải - một Hoa kiều đích thật cả Hải Phòng biết tiếng khi còn mang tên Xí Sọi - một khoản tiền là 25 tỷ đồng để sửa sang “nghĩa trang” cho 52 tên lính TQ tử trận năm 1979 ở thị xã Lai Châu, nay gọi là thị trấn Mường Lay.

Nếu quả vậy, thì đây là một quốc nhục, có thể coi là tội phản quốc. Lấy tiền thuế của nhân dân phục vụ cho bọn giặc xâm lược, sau khi đã xà xẻo ngân sách quốc gia, chia chác cho các nhóm lợi ích của đảng CS không biết cơ man nào là đôla từ 2 quỹ ODA và FDI do không có một cơ chế kiểm soát nào. Một số ủy viên Bộ Chính Trị và tập thể Bộ Chính Trị phải nói rõ cho toàn dân vì sao họ vẫn cố tình ngăn cản những nội dung kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới, họ có còn là người VN hay không? Như vậy là thương dân, quý trọng dân, là nắm vững lá cờ dân chủ ư?

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Vui biết mấy Ngọ đồng chí đang sống chuyển sang từ trần!

Vũ Đông Hà

(Danlambao) - Niềm vui dấu kín này dĩ nhiên các đồng chí ta giữ kín trong quần. Thế là xong! Nhưng không phải xong vì vui đời bá Ngọ thong dong biến, mà xong vì nỗi âu lo canh cánh "nó xì ra là bỏ mịa cả bầy sâu" cũng cất cánh chuồn chuồn bay về miền miên viễn xa xăm. Niềm vui mèo dấu này dĩ nhiên cũng sẽ được đảng ta thể hiện bằng những vòng hoa phúng điếu to đùng, chơi thêm câu Tổ quốc ghi công cho nó hoành tráng. Nếu có được thêm đoàn vũ công sồn sồn trong "ngày quốc vũ" mười sáu tháng hai của đảng ta kéo đến tango - em đưa Ngọ về trong ngày Ngọ tang - thì còn thêm phần quý phái. Ôi... vui biết mấy Ngọ đang đứng chuyển sang nằm!!!

Đồng chí Phạm Quý Ngọ, ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Côn an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines đột ngột chuyển sang từ trần vào ngày 18 tháng 2, năm 2014 sau khi bội thực cú buffet triệu rưỡi tiền đế quốc trong vụ Dong-đi-chú-Dũng-Vina. Các đại y tá đảng ta xì tin rằng đồng chí tiêu diêu cực lạc bởi gan bị ung.

Điều cần ghi vào biên bản lịch sử đảng là sau khi đồng chí Dương Chí Dũng khai toét loét trước tòa chuyện Ngọ thò tay ôm bao tiền triệu rưỡi thì Ngọ đang yên cương mạnh khỏe bỗng đột ngột chuyển sang lờ đờ (1). Cũng cần ghi vào biên bản là chú Dũng Vinalines lại lẻo mép lộ hàng luôn anh Trần Đại Quang bộ trưởng côn an trong vụ tiền... là tiền nhiều khi không mà có này.

Mới đây hơn một tháng, con trai của đồng chí bá Ngọ lên xe bông vào ngày 11 tháng 12 năm 2013. Một đám cưới huy hoàng tại khách sạn 5 sao J.W. Marriott đúng như bài bản học tập theo tinh thần cần kiệm liêm chính của bác Trần Dân Tiên và bản chất vô sản trên răng vàng dưới súng hột soàn của các quan đỏ (2). Lương thứ trưởng côn an ba đồng ba cọc, đám cưới huy hoàng là do thằng J.W. Marriott nó thương nó mần free. (Tổ cha đứa phản động nào xuyên tạc đồng chí lãnh đạo - người chiến sỹ côn an anh hùng của đảng ta). Đám cưới bị dân đầu hẻm bờ-blog, cuối ngỏ phây-búc thì thào là đám cưới chạy án. Giờ thì mới thấy dân ta nói oan cho đồng chí ta. Phải nói là đám cưới chạy tang vì ung thư đường ruột sinh chứng bội thực đã lây lan qua đường gan.

Ung thư kiểu gì mà côn an, tình báo, nội chính đảng ta chẳng ma nào biết. Thứ trưởng côn an, Ủy viên TƯD chứ bộ đảng viên chí mén quèn sao! Mới hôm thứ Hai, 16.02.2014, chỉ hai ngày trước khi bá Ngọ đột ngột băng hà, đồng chí Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương là Phạm Anh Tuấn còn léng phéng đề xuất đình chỉ công tác đối với Ngọ để việc điều tra nắm đầu các đồng chí chưa bị lộ được thuận chèo xuôi mái (3). Không thấy ma nào đề cập đến chuyện thằng này ung thư đến giai đoạn cuối, 2 ngày nữa nó chết, lý do chính đáng nhất để ngưng công tác, nghỉ ngơi... Kỳ thiệt!.

Tin ngọ quý qua đời đã được báo chí mọi lề đăng tải, trong đó có PetroTimes nói rằng: Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác (4). Công nhận các đồng chí ta giữ gìn bí mật quốc gia thiệt hay. Không ai biết, không ai hay. Thử gú gồ Phạm Quý Ngọ + Ung thư cho khoản thời gian trước khi ngọ cưỡi triệu rưỡi đô lên trời thì không thấy xuất hiện tế bào ung thư gan đi kèm với chú ngọ này cả. Sao kỳ vậy ta!

Sau khi đồng chí ấy "đi" thì nhờ ông Phạm Gia Khải, Phó ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương nhân dân ta mới biết "ông Ngọ mới sang Nhật Bản điều trị ung thư bằng phương pháp cấy tế bào gốc nhưng không thành công nên sau Tết đã về nước và điều trị tại bệnh viện 108. Cách đây vài năm, ông Ngọ từng sang Singapore để chữa trị căn bệnh này." (5) (cứ mỗi lần nghe các đồng chí ta gọi nhau từ đồng chí sang "ông" là thấy... buồn buồn!). Nhà thương nào ở Sing, ở Nhật cho nhân dân biết luôn đi, để gửi thư cám ơn đã săn sóc lãnh đạo côn an kính yêu ăn nhiều chết lẹ.

Nghĩ lại thấy thiệt là tội! Sao không nói trước để thương đồng chí ấy chút chút và biện hộ cho đồng chí ấy là bịn quá mới ngửa tay chụp lấy tiền... chùa từ Dũng Vina để qua mấy nước tư bản giẫy chết chữa cho khỏe nhằm tiếp tục sự nghiệp phục vụ nhân dân suốt đời.

Trở lại chuyện tin mừng Ngọ ra đi...

Trong vụ ào ạt đưa tin bá Ngọ từ thở chuyển sang nín, các báo thi nhau đăng tin. Anh An Ninh Thủ Đô và nhiều báo khác thì cho anh Ngọ thăng chính thức lúc 21h05, 18/2. Chị Phunutoday thì ngậm ngùi tiễn anh Ngọ đi sớm sủa hơn - vào lúc 16h, 18/2.

Trong lúc phe ta đang bối rối cho phe nó chết lúc nào như thời bác Tiên lâm tử thì chuyện ngày giờ lẫn lộn là chuyện dễ hiểu. Nhưng chú PetroTimes thì mới thiệt là hay nè: chú í cho anh Ngọ ngủm vào hồi 21h20 ngày 18/2, trong khi tin vui thì được chú í hồ hởi đăng vào lúc 19h58 ngày 18/2 (4). Hay ghê nơi!

Nghĩa tử là nghĩa tận. Đây là lúc mà các đồng chí đảng ta áp dụng điều này một cách hân hoan, chân thành, nồng nhiệt nhất. Cấm đứa nào khui tiếp cái chuyện tiền nong lẻ tẻ trong vở tuồng cải lương người đi để lại một nỗi sầu thật vui này. Chỉ và phải còn lại những điều thật trang trọng:

Đồng chí Phạm Quý Ngọ, ủy viên Trung ương Đảng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines, được nhiều huân chương, chiến sỹ gương mẫu... bla bla bla...

Những (đống) gì theo sau một triệu rưỡi đô la sẽ bốc khói theo bó nhang tàn cắm trên ngôi mộ hoành tráng của Phạm Quý Ngọ. Các đồng (tiền) chí (rận) đảng ta sẽ bình an vô sự tiếp tục sự nghiệp cướp chính quyền, bán giang san và rút ruột nhân dân.


Ngọ chết, Lợn sống, sao lại không vui! thưa các đồng chí chưa bị lộ?

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Tuổi trẻ và lớp già

Tạp ghi Huy Phương

Theo thông thường, chết khi trên 60 được gọi là hưởng thọ, qua đời dưới 60 tuổi chỉ gọi là hưởng dương, nhưng về chuyện trẻ và già thật khó định nghĩa. “Cỡ bao nhiêu tuổi gọi già, mà bao nhiêu tuổi gọi là trẻ con?” Trong bài này, tạm thời chúng ta xếp giới trẻ tuổi là dưới 40 vì trên 40 là trung niên, còn cao niên là tuổi già mà không nghe nói đến mức tuổi (theo tự điển Hán Việt- Ðào Duy Anh.) Tuy vậy, không ai trên 50 mà cho mình già, mà cũng ít người già công nhận tuổi 50 là giới trẻ. Tiếc thay ở giữa ranh giới già và trẻ không có phần đất “trái độn,” gọi tuổi “sồn sồn.” Vậy thì trước mắt chúng ta, già và trẻ thế nào còn “tùy người đối diện.”

Trẻ là tuổi đã qua, và già là thời gian sắp tới, biết vậy nhưng giữa già và trẻ có rất nhiều khác biệt, không phải tương đồng mà rất nhiều tương phản. Ngay trong gia đình, con cái đã không hiểu được cha mẹ, mà cha mẹ chắc gì đã hiểu được con. Có khi, con cho cha mẹ là cổ lỗ, cố chấp, còn cha mẹ thì nghĩ con là xốc nổi, mất gốc. Ở ngoài xã hội, cái hố ngăn cách giữa già và trẻ cũng thường rất sâu. Già coi trẻ như là “bọn nhóc con,” “miệng còn hôi sữa,” “hỉ mũi chưa sạch,” “chưa ráo máu đầu,” “thiếu kinh nghiệm sống,” và đương nhiên tuổi trẻ cũng có những thành kiến với lớp già, coi thường vị thế của cha ông mà nói rằng “già lẩm cẩm,” “già gàn,” đó là chưa kể già “xôi thịt,” “háo danh” hay “vô tích sự”...

Thực ra cũng có một số nhỏ giới già ý thức được sức nạnh của tuổi trẻ, mong mỏi có sự hợp tác giữa đôi bên. Nhưng phần lớn khi hợp tác với giới trẻ, giới già thường muốn giành ưu thế của “cha chú” coi bọn trẻ như “con cháu trong nhà.” Tuy hợp tác với nhau, nhưng tuổi trẻ luôn luôn được giao những nhiệm vụ “năng động,” “đâu khó có thanh niên” như khiêng bàn ghế (già sợ té), treo biểu ngữ (già sợ đau lung), dọn rác (chuyện bần tiện), lo computer hay âm thanh ánh sáng (già không rành máy móc), v.v. . . chứ ít khi tuổi trẻ được tham gia một buổi họp tham mưu của tổ chức, hay từ nay đảm đương những chức vụ như cố vấn, giám sát. Giới trẻ như thế chỉ là “tay chân sai vặt.” Nếu không cũng chỉ là cây kiểng để người ngoài nhìn vào cũng thấy có đủ hoa, lá, cành.

Nếu bắt phải kể ra có tuổi trẻ nào có khả năng lãnh đạo không, thì chắc ai cũng có thể kể được: này John F. Kennedy đắc cử tổng thống Mỹ ở tuổi 44; Roosevelt Skerrit lên tổng thống Cộng Hòa Dominican năm 32 tuổi; Phillip Roesler, một người Ðức gốc Việt, năm 38 tuổi được bầu làm chủ tịch đảng FDP và sau đó được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Nhưng trong thâm tâm, người ta vẫn xem đó là những trường hợp hi hữu, chắc chỉ xảy ra bên Tây bên Tàu, chứ bên ta và cái cộng đồng này thì tuổi trẻ, theo các cụ, vẫn còn “non nớt” lắm. Có cậu nào hơi thi thố tài năng một chút thì cũng được xếp vào loại “chưa nóng nước đã đỏ gọng” mà thôi.

Gần đây chúng ta thường nghe đến danh từ “hậu duệ” để nói đến một lớp trẻ trong nhiều tổ chức cộng đồng. Hậu duệ nói đến một lớp người kế thừa nối tiếp cho một dòng họ hay một công trình. Tạo điều kiện và vận động giới trẻ tham gia vào các tổ chức không phải là một ân huệ cho giới trẻ mà là một sự cần thiết. Mai đây lớp già tàn rụi đi thì ai mà đứng ra gánh vác chuyện non sông. Tre già thì măng mọc, Phi Khanh không thể sống đời mà phải trao đuốc cho thế hệ Nguyễn Trãi! Nhưng thực tình trong thâm tâm, chúng ta đã đón tiếp và xem hậu duệ như là một thành phần cần thiết có mặt với chúng ta chưa hay chỉ là những thứ trang điểm?

Gần bốn mươi năm qua, việc trao ngọn đuốc dẫn đường cho thế hệ trẻ được coi như đã quá chậm. Ðấy thế mà đối với con em “hậu duệ,” các bậc “cha chú” vẫn thấy khó tìm cách cảm thông, phát triển, nâng đỡ, tận dụng vốn khả năng và trí tuệ đáng quý này. Hậu duệ nào mới mấp mé được mời ngồi vào chiếu, các ông đã rào đón, dè chừng, cản bước bằng các “biện pháp chế tài, khiển trách hay loại bỏ.” Thế thì hỏi liệu con cháu chúng ta còn lòng dạ nào mà tham gia việc nước, tiếp sức với cha ông?

Thực ra trong đầu óc, chúng ta vẫn coi thứ con cháu này như những đứa trẻ ngu ngơ trong vòng tay cha mẹ, chưa biết việc đời, phải luôn luôn ở dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy của các bậc trưởng thành, thế hệ cha anh. Kẻ ôm riệt cái danh xưng một thời, người đi ra khỏi nước chậm, ở với cộng sản được vài năm, đã cho mình là “kinh nghiệm với CS đầy mình,” phải ra sức dạy dỗ cho giới trẻ biết chống Cộng ra làm sao! Bây giờ nhìn giới trẻ từ cộng đồng hải ngoại đến trong nước, chúng ta đã thấy có những việc chúng ta làm dở hay không làm được, mà thế hệ sau không những làm được, mà còn làm giỏi giang, can đảm hơn hẳn chúng ta nhiều.

Một số người khác thì chẳng thực tâm gì với cái chuyện kế thừa và hậu duệ chống Cộng, đấu tranh dân chủ, hay phục vụ cộng đồng. Có khi phải cần người bưng cờ bưng quạt, phò trợ để lấy danh trong cộng đồng. Khi vận động và khen ngợi tuổi trẻ dấn thân phục vụ thì các cụ chỉ chiêu dụ con cháu người khác chứ không phải con cháu của mình. Hỏi đến con cái của mình, thì chúng đang bận “dùi mài kinh sử” để thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, luật sư... hay đang lo làm giàu cho rạng rỡ tông môn nhà mình, rồi giải thích, chống chế, cho rằng mỗi người mỗi việc. Như vậy, vận động con cháu người khác tham gia chuyện công ích, mà không phải con cái nhà mình, chỉ là một lối “xúi trẻ ăn cứt gà!”

Ông cha ta đã từng nói “con hơn cha là nhà có phúc”, vậy thấy giới trẻ hơn mình trong bất cứ chuyện gì thì cũng nên mừng chứ sao lại suy bì ganh tỵ. Lẽ thế gian thì “tre già măng phải mọc”, đó là quy luật tất yếu, không đi ngược lại được. Chúng ta chỉ còn mang được chút kinh nghiệm sống, đôi khi cũng không hoàn toàn ứng dụng được với môi trường mới, thời đại mới, đem ra tạm chia xẻ với lớp trẻ.

Trẻ và già phải đối đãi với nhau trong tinh thần tương thân tương kính. Ðừng để những tư duy “hương nguyện” làm trì hoãn tiến bộ của cộng đồng bên này và cho cả đất nước bên kia.

Phải tin tưởng và bồi đắp cho tuổi trẻ, vì đó là niềm tin của chúng ta vào tương lai.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cảnh sát Ukraine quỳ gối xin lỗi nhân dân và bài học cho công an Việt Nam

Image
Cảnh sát Ukraine xin người dân tha thứ (Ảnh: Reuters)

Trọng (Danlambao) - Hôm 24/2/2014, nhiều cảnh sát chống bạo động Ukraine đã tập trung tại thành phố Lviv để quỳ gối, công khai xin lỗi nhân dân vì sự liên quan của họ trong các cuộc đàn áp nhắm vào người biểu tình. Mặc dù khẳng định không trực tiếp tham gia đánh đập người dân, nhưng dường như tự bản thân những cảnh sát này thấy có trách nhiệm trước cái chết của hàng chục người vô tội sau các vụ giao tranh đẫm máu tại quảng trưởng Độc Lập (thủ đô Kiev).

Hình ảnh Reuters ghi lại cho thấy những người cảnh sát chống bạo động này đang quỳ gối, cúi đầu một cách chân thành và mong mỏi được nhân dân tha thứ. Tất cả đều mặc quần áo dân thường.

Quay trở về với nhân dân là thông điệp mà những cảnh sát này muốn nhắn gửi, thông điệp này không chỉ dành riêng cho người dân Ukraine mà còn cho cả lực lượng công an Việt Nam. Tên độc tài Viktor Yanukovych hiện đang phải tháo chạy và trốn tránh, bỏ lại tất cả quyền lực và dinh thự xa hoa.

Từ hôm 19/2/2014, Lviv tuyên bố là một 'thành phố tự do', không chấp nhận các chỉ thị từ chính phủ trung ương. Trước đó, nhiều cảnh sát của thành phố này cũng đã thể hiện sự bất tuân bằng cách rời bỏ nhiệm sở, hoặc từ chối tham gia lực lượng đàn áp.

Sau khi tên độc tài Viktor Yanukovych ra lệnh nổ súng bắn vào nhân dân, ngày 21/2/2014, nhiều cảnh sát từ thành phố Lviv lập tức tiến về thủ đô Kiev, họ công khai tuyên bố rời bỏ nhiệm sở để đứng chung hàng ngũ những người biểu tình tại Quảng trường Độc Lập.

Ngoại trừ những kẻ ác ôn bị truy tố, không ai bị 'mất sổ hưu' như đảng CS tuyên truyền láo lếu

Hiện nay, nhân dân Ukraine đang nỗ lực gìn giữ và bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng, một chính phủ mới sẽ sớm được lập, đất nước Ukraine tiến gần hơn với một nền tự do, dân chủ đích thực và các giá trị nhân quyền được tôn trọng.

Những kẻ ác ôn đã nổ súng bắn vào người biểu tình cần bị truy tố trước pháp luật. Còn lại, hầu hết các nhân viên cảnh sát sẽ tiếp tục được giữ lại nhiệm sở, chắc chắn không có chuyện bị 'mất sổ hưu' như đảng cộng sản thường hay tuyên truyền bố láo bố lếu.

Đối với các đảng viên cộng sản và những người trong lực lượng vũ trang Việt Nam, đây là những hình ảnh rất đáng để suy ngẫm.

'Bảo vệ chế độ' hay 'đứng cùng nhân dân' sẽ luôn là một lựa chọn khó khăn và không dễ có câu trả lời ngay lập tức. Thực tế sau những gì diễn ra tại Ukraine, làm theo những gì lương tâm mách bảo luôn là một chọn lựa duy nhất.

Trọng

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image

Khi ông Tú Bà được giao trọng trách thanh tra Đảng Lầu Xanh

Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Khi đồng chí nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền đú đởn giải trình cái dinh khủng được “chơi không trả tiền”, đồng chí đã lộ hàng thực sự là một mụ tú ông đã từng được giao cho cái chức đi thanh (lâu) tra chuyện mãi dâm của Đảng. Sao kỳ dzậy... đảng lầu xanh?

Giải trình cho chuyện đồng chí thanh cá tra “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở” thì mần răng rặn ra được cái dinh hoành tráng, đồng chí đú đởn rằng thì là:

“Những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”.

Vậy sao!? mấy “em quen” ở ĐH kiến trúc chơi đẹp vẽ kiểu không công cho nguyên đồng chí thanh cá tra? Cũng được đi. Công chùa, vẽ miễn phí trong giờ... ăn trưa. Toàn là đỉnh cao trí tuệ, nguyệch ngoạc vài nét là ra ngay cái “plan” kiến trúc đồ sộ, cần gì đi mướn công ty kiến trúc cao cấp cho nó hao tài của... dân.

Nhưng “tổ chức thi công” tiếp luôn thì đúng là gái mại dâm phải ngủ free với tú bà. Cái dinh to đùng, sang trọng hùng dũng nhìn chói nỗ con mắt chứ có phải mái tranh vách đất mà “tổ chức thi công luôn”. Rồi còn có vụ “nhiều người bạn cho đá, cho gạch”. Chà coi bộ nhiều nơi hối lộ, đút lót ghê há. Sao khai teng bét ra hết dzậy! Sau khi đã rời ghế thanh cá tra mà mụ... Tú ông còn từ ao cá bác Hồ phóng lên mặt nước xực ngon như thế này thì huống hồ gì khi còn tại ghế. Hay là cú này là món phân lợi quả đã được ghi vào sổ nợ từ cái... đêm ấy là đêm gì!

Rồi mụ Tú ông còn thỏ thẻ rằng mình không lường hết được, tưởng chỉ có 2, 3 em thiết kế cho ngủ chung ai dè được chui vô mùng thi công với cả đám... anh chị em. Thiệt là sướng! Khỏe mà rẻ! Mà chó nó tin! Một cái dinh lớn như vậy mà không cần tính toán nhân công, thợ thuyền, tự nhiên ngủ dậy mở mắt đã thấy anh em chúng nó tự nguyện thi công! Nhưng xin bà con khoan chửi. Đó là lý luận rất "logic" của tên chuyên môn trốn vợ, dấu con đi chơi bời mà không cần mang theo bóp. Đó là vị trí và tư thế của Tú bà ở động Lầu Xanh.

Để giải trình cho chuyện mấy “em quen” tốt bụng cho chơi free, tốn kém có là bao, mụ Tú ông lẳng lơ tiếp: “ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn”. Thiệt tình nghe đồng chí mình nhép miệng là liên tưởng ngay đến đảng ta: nhìn nó rất là sang chứ giá trị íu có mịa gì. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, đèn... Bến Tre ngọn tỏ ngọn lu, nhìn xa tưởng nàng là hoa hậu Mai Phương Thúy, leo lên giường mới biết thị ta là Tòng Thị Phóng.

Sang mà là đồ dỏm lẫn giả theo kiểu “mua ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Họ làm theo lối giả cổ chứ không phải là đồ cổ thật sự đâu mà đắt giá” chưa đủ, đồng chí nguyên thanh cá tra ỏng ẹo rằng làm gì mà đến 30.000m2! Mảnh đất có trũng thấp thấp, có gò cao cao của em chỉ chừng 16.000m2 hè. Má ơi, em nhỏ xíu anh thương! Một căn nhà trung bình của dân ta cày bừa hộc máu có đâu chừng 100m2. Đem cái trũng thấp gò cao của đồng chí cá tra ta sang Mỹ - như một còm sĩ trên Danlambao tính toán trong bài Tin... chết liền!!! - thì cũng cỡ 4 acres - đủ để xây 35 căn nhà đế quốc to đùng.

Mà nè, đó là đất của con tui chứ không phải của tui! Con cháu, hạt giống đỏ của các đồng chí ta có hiếu thiệt.

Mà nè, đây là tiền do cô em nuôi của tui tăng cường hỗ trợ khi tui thiêu thiếu! Đứa nào nuôi đứa nào vậy ta? Hay là em trả nợ tình anh món nợ em ký sổ thời anh làm cá tra vẫy vùng ao bác và em xin anh đừng đớp em lúc bấy giờ để thủng thỉnh em... to to hơn, vừa miệng anh hơn, an toàn xơi đớp hơn sau khi anh giả từ chức vụ tổng tú bà?

Mà nè, đây là do một em "thân quen" khác xách đống gian nhà gỗ xưa kết cấu bằng mộng íu cần đinh từ Quảng Nam về rồi nó từ bi đại bác tự bỏ tiền thuê thợ từ xứ Quảng về Bến Tre dựng lại. Nhiều em thiệt nghe. Em nào cũng tốt, cũng tình cho không cúng không. Đồng chí Tú bà tu theo đạo bác Hồ, được bác phù hộ, thanh nữ theo nườm nượp, thanh nam bám rầm rầm.

Mà nè...

Thôi đi bà... Tú ông! đủ đởn đủ rồi. Nghe nè:

Không sao đâu, bà Tú được bộ phận TƯ Tú bà quản lý. Nhà nước làm chủ, TƯ quản lý, dân làm... gì các đồng chí biết rõ - Hu hu, hề hề...

Chỉ có công dân hạng bét kiểu tụi tui thì cỡ thằng côn an hẻm thịt chó buồn buồn nó nhảy ra quản lý lúc nào cũng được - ngày cũng như đêm - đêm giữa ban ngày - chứ với trường hợp của Tú ông, cỡ đám Tú bà Bến Tre cũng không dám sờ mông vì mông ông Tú có đóng dấu TW, ai dám sờ. Không tin hở? Thì mấy đồng chí thanh lâu Bến Tre đã nói nè: “Tuy ông Truyền hiện là đảng viên về hưu, sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre nhưng ông thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu Trung ương có yêu cầu, chúng tôi sẽ phối hợp để xác minh.”

Và nếu lỡ TƯ có yêu cầu? Không sao. Nếu có ai muốn sờ để xác minh đồng chí nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền trên răng dưới hĩm thì đồng chí ta sẽ chổng mông lên mà bai bải ngay rằng:

“Tôi giờ về hưu không thuộc diện phải kê khai nữa nhưng con tôi phải kê khai chứ.”

Hay thiệt. Mụ Tú ông mãi dâm nhưng ai muốn xác minh bệnh hoạn thì cứ việc đi lột quần con cái của mụ đàn ông ấy mà tìm vi trùng giang mai.

Vũ Đông Hà

User avatar
tiendung
Posts: 347
Joined: Wed Dec 01, 2010 10:09 pm

Post by tiendung »

Image

Bụt ăn ba ma ăn bảy!

Minh Diện
Theo blog Bùi Văn Bồng

Một giọng hát dân ca nỉ non của chương trình “Ngày mai tươi sáng” hoặc “Lá rách, lá lành ” đưa tới một làng quê hẻo lánh nào đó ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc, và ống kính Camera chĩa vào những mái nhà lụp xụp, những xó bếp lạnh tanh, những mâm cơm không một mẩu thịt, cá , những cảnh đời lam lũ làm thuê làm mướn, bắt ốc mò cua sống lay lắt , phiêu dạt ngay trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cảnh nghèo đói như một bức tranh toàn những gam màu xám xịt gây xúc động lòng người ngày nào cũng hiện lên trên màn ảnh nhỏ.

Rồi như một kịch bản viết sẵn, những cuộc vận động hướng về người nghèo được phát động, nhân danh hội này, hội nọ đứng ra tổ chức quyên góp tiền bạc. Người ta sục vào trụ sở doang nghiệp, nhả riêng doanh nhân vận động đóng góp. Với lợi thế của mình, nhiều nhà báo trở thành cộng tác viên tiếp thị hiệu quả. Những trang báo lăng-xê nhà tài trợ , đặc biệt TV trở thành một sân chơi hấp dẫn mời gọi các đại gia mở “tấm lòng vàng”. Những buổi truyền hình trực tiếp với sự xuất hiện của các vị lãnh đạo cấp cao , đại gia nối gót nhau lên sân khấu rót tiền vào “Qũy xóa đói giảm nghèo” như nước. Có những vị chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước trương tấm bảng ủng hộ cả chục tỷ, trăm tỷ dù đang làm ăn thua lỗ, có những công ty tư nhân ủng hộ vài trăm triệu trong khi nợ đầm đìa . Mỗi lần thiên tai bão lụt sảy ra không biết bao nhiêu cuộc quyên góp mang chủ đề “lá lành đùm lá rách” xoáy vào lòng trắc ẩn của mọi người. Theo số liệu đăng tải trên báo chí, chỉ riêng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , từ năm 2006-2012 đã thu được hàng chục ngàn tỷ đồng cho quỹ xóa đói giảm nghèo.

Nhưng số tiền đó so với tiền Nhà nước đã bỏ ra để thực hiện chính sách nhân đạo ấy thì chẳng thấm vào đâu. Nhân ngày “ Thế giới chống đói nghèo” Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu trên TV : “ Dù kinh tế khó khăn, nhiều chính sách phải cắt giảm , nhưng riêng nguồn lực cho xóa đói , giảm nghèo không giảm mà còn tăng. Cụ thể nếu tính bình quân giai đoạn 2008-2012 nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 90.000 tỷ đồng/năm , thì sau Đại hội XI của Đảng , tức từ năm 2011-2013, nguồn lực dành cho hộ nghèo tăng lên 120.000 tỷ đồng /năm” . Cụ thể hơn, theo số liệu của Bộ tài chính , từ năm 2005 đến 2012, chi từ ngân sách cho xóa đói giảm nghèo là 734.000 tỷ đồng. Nếu tính cả nguồn vốn cho vay ưu đãi lãi suất bằng 0, mỗi năm 20.000 tỷ, thì trong vòng 7 năm kể trên, Nhà nước còn phải bủ lỗ thêm 50.000 tỷ đồng, tổng cộng 784.000 tỷ đồng , chiếm hơn 12% tổng ngân sách . Ứơc tính cả hai khoản tiền từ ngân sách nhà nước và “ xã hội hóa” dành cho xóa đói giảm nghèo lên tới gần 6 tỷ đô la mỗi năm.

Nhẽ ra với khoản kinh phí khổng lồ đó,Việt Nam xóa sạch đói nghèo lâu rồi, nhưng oái oăn thay, nghèo vẫn hoàn nghèo. Trong bài “ Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số :Thực trạng và giải pháp”, đăng trên Tạp chí cộng sản ngày 27-11-2013, tác giả Minh Nhật thừa nhận : 38 % người dân tộc thiểu số vẫn thuộc diện đói nghèo. Còn cả nước , theo báo TuầnVietnam net , hiện có từ 500 ngàn đến 3 triệu hộ nghèo đói.

Vậy tiền xóa đói giảm nghèo đi đâu ? Hỏi ai, hỏi chỗ nào trong hàng chục nhóm chính sách , hàng trăm chương trình xóa đói giảm nghèo , như “Nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện”, “Nhóm chính sách nâng cao đời sống nhân dân mang tầm quốc gia”, “Nhóm chính sách theo vùng” , “Chương trình 135”, “ Chương trình giảm nghèo nhanh”, “Chương trình giảm nghèo bền vững” v.v . Hỏi ai, hỏi chỗ nào khi mỗi nhóm chính sách, mỗi chương trình ấy lại đẻ ra những nhóm đề tài nghiên cứu và mỗi nhóm đề tài lại đẻ ra những dự án to nhỏ rút tiền từ Quỹ xóa đói giảm nghèo?

Trả lời phỏng vấn của báo Đại đoàn kết ngày 29-9-2013, ông Đỗ Mạnh Hùng , Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội , cho biết trước năm 2011, số tiền bình quân chi cho mỗi hộ nghèo một năm là 180 triệu đồng chia từ nguồn quỹ 90 ngàn tỷ đồng /năm , từ năm 2011 đến nay, đã tăng lên 240 triệu đồng. Thế có nghĩa là mỗi tháng một hộ nghèo được từ 15 triệu đến 20 triệu đồng , và nếu bình quân mỗi hộ 4 khẩu, thì riêng khoản hỗ trợ của nhà nước đã có thu nhập từ 3,7 triệu đến 5 triệu đồng, bằng 3,2 đến 4 lần lương tối thiểu cán bộ công nhân viên và gấp từ 7 đến 10 lần mức chuẩn nghèo ở thành thị. Nhưng thực tế không phải như vậy. Bộ máy quản lý các chương trình , dự án xóa đói giảm nghèo đã ngốn gần hết tiền dành cho người nghèo mất rồi. Trên báo Tuần Việt Nan net , nhà báo Lê Nguyễn Huy Hậu dẫn lời Thứ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Đặng Huy Đông : “Mỗi năm người nghèo tiếp cận chỉ khoảng 10-15 triệu đồng/hộ. Có nghĩa, cứ mỗi 1 đồng người nghèo được nhận thì 10 đồng được trả cho bộ máy quản lý”. Cũng theo thứ trưởng Đặng Huy Đông, tỷ lệ chi cho hành chính sự nghiệp chiếm hơn 63% tổng số tiền giảm nghèo huy động được , còn mức đầu tư phát triển chỉ chiếm 36%, cụ thể số tiền chi phí để vận hành bộ máy xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện ở mức 75. 600 tỷ đồng/ năm tương đương 3,5 tỷ đô la. Nhà báo Lê Nguyễn Huy Hậu đã ví von một cách hài hước : Bộ máy xóa đói giảm nghèo mỗi năm ngốn hết 77 cái sân vận động Mỹ Đình , Hà Nội! (Tổng chi phí xây dựng sân Mỹ Đình 63 triệu đô la)

Qũy xóa đói giảm nghèo được sử dụng đầu tư rất quy mô, nào là phát triển vùng, phát triển nông nghiệp, phát triển việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, dạy nghề, xuất khẩu lao động, bệnh viện, trường học v.v. Người ta bảo phải trao cho người nghèo “cái cần câu chứ không cho con cá”. Rất hợp lý, đúng nguyên tắc. Chỉ có điều “ cần câu” nhiều nhưng quá đắt và người nghèo lại không câu được cá. Muốn được chọn là hộ nghèo có khi người nghèo phải hối lộ bộ máy quản lý, muốn học nghề phải trả học phí, và nếu muốn đi xuất khẩu lao động phải thế chân hàng ngàn đô la. Thực tế người nghèo chỉ tiếp cận được từ 4% đến 6 % số tiền từ quỹ xóa đói giảm nghèo , lại phải gánh các khoản chi phí cho việc đào tạo, cấp vốn, hỗ trợ việc làm, giáo dục... thì thử hỏi vác sao nổi “chiếc cần câu” mà câu cá? “Người ta xắm “cần câu” là để “câu những con cá bự trong ao nhà nước” chứ đâu phải để trao cho người nghèo”. Đại biểu Quốc hội Ksor Phước đã từng nói thẳng với báo chí như vậy.

Bộ máy quản lý chương trình xóa đói giảm nghèo phình ra bao nhiêu bụng người nghèo tóp lại bấy nhiêu. Có địa phương còn sử dụng Quỹ xóa đói giảm nghèo vào những chương trình khác như dự án nông nghiệp, nông thôn mới, nước sạch, cơ sở hạ tầng, khi những chương trình này đã được chi tiền từ nguồn ngân sách khác . Đại biểu Qước hội Nguyễn Lâm Thành của tỉnh Lạng Sơn đã ví von chuyện đó như trong một bàn tiệc 4-5 người ăn một con gà, nhưng một con gà đó lại được viết hóa đơn thanh toán thành 4-5 con gà (Báo Đầu tư).

Phương ngôn có câu : “Bụt ăm ba ma ăn bảy!” Phải chăng việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta nó cũng tương tự như câu phương ngôn ấy, nên dù tiền bạc đổ ra như nước mà vẫn không xóa được đói nghèo? Đáng buồn hơn là ngay cả thới bao cấp hình ảnh đói nghèo cũng không phơi ra như hiện nay. Người nghèo lang thang bàn vé số dạo, lượm ve chai, đi ăn xin nhan nhản khắp phố chợ, tệ nạn trộm cướp tăng vọt một phần do đói nghèo. Không biết bạn suy nghĩ thế nào, bản thân tôi cảm thấy vô cùng nhức nhối mỗi khi thấy trên TV xuất hiện cái chương trình “Lục lặc vàng”, hoặc “ Vượt lên chính mình”. Hảng trăm người dân nghèo xác xơ đứng phơi nắng , phơi rét hò hét, vỗ tay reo đề cổ vũ cho người cùng cảnh thực hiện những kịch bản thô thiển không một chút nhân văn. Họ đâu biết một cặp bò, hoặc vài triệu bạc mà một số ít người nghèo may mắn nhận được chỉ bằng một phần trăm, phần ngàn số tiền người ta bỏ ra làm chương trình quảng cáo đó ? Và không ít kẻ làm giàu từ việc phơi bày cảnh ngộ nghèo khó của nhân dân như vậy.

Tờ báo TuânVietnam.net viết : “Có lẽ đã đến lúc Quốc hội cần mở một cuộc điều tra cụ thể và toàn diện về hiệu quả và tính hợp lý của chương trình xóa đói giảm nghèo . Ngay cả khi Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, thì cũng không thể biện minh cho sự lãng phí và thiếu hiệu quả quá lớn nguồn vốn như hiện nay. Bời vì để đạt được thành tích đó, có vẻ như Việt Nam đang đánh đổi cả sự phát triển về kinh tế lẫn ổn định chính trị, khi chỉ số nợ công cùa Việt Nam theo nhiều dự báo đã lên đến 95% GDP”.

Điều tra ai, điều tra thế nào khi “Tiêu cực, tham nhũng nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào chỗ nào cũng có” ( Lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng). Điều tra ai, điều tra thế nào khi những kẻ có chức quyền “Ăn của dân không từ một cái gì, từ tiền Bảo hiểm y tế của thương binh đến liều vắcxin của trẻ con”? (Lời Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan) Và ai là người có bàn tay sạch để phanh phui 94% nguồn vốn dành xóa đói giảm nghèo rơi vào đâu? nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền chăng?

M D

Post Reply