TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

11 quốc gia đang có tiến trình như Ai Cập
Nhân loại vui trong cùng một niềm vui của nhân dân Ai Cập. Pháo bông không chỉ bắn lên từ quảng trường Tahrir tự do nhưng cũng được bắn lên ở các nước Phi châu và bắn lên từ trái tim của hàng triệu người Việt Nam. Ảnh hưởng của cách mạng Ai Cập rộng lớn đến nổi Giáo sư xã hội học Hasan Yahya đã ví cách mạng dân chủ Ai Cập 2011 tương đương với cách mạng Pháp 1789 vì cả hai đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người …

Cơn thủy triều dân chủ đang dâng cao trên khắp thế giới hiện nay là bước phát triển khoa học trong quá trình tiến hóa của loài người. Các cố gắng của các nhà độc tài, các đảng độc tài chỉ để tạm thời xoa dịu làn sóng công phẫn trong nhân dân nhưng chính họ cũng hiểu chân lý thời đại: dân chủ là văn minh, độc tài là lạc hậu. Những phân tích dưới đây dựa theo danh sách của ký giả Gregory White, Business Insider 11 nước có nguy cơ trở thành Ai Cập khác (11 Countries At Risk Of Becoming The Next Egypt):

Moroco: Morocco theo chính thể quân chủ lập hiến trong đó nhà vua là lãnh đạo quốc gia nhưng bị chi phối bởi hiến pháp. Trong số các quốc gia vùng Bắc Phi, Morocco là nước đã có nhiều cải thiện chính trị trong những năm vừa qua. Tuy nhiên nạn thất nghiệp 25% trong thế hệ những người vừa tốt nghiệp đại học, và 9.1% trong lực lượng lao động nói chung, đang là một mối lo rất lớn cho vua Mohammed Đệ Tứ và chính phủ. Nếu tình trạng lạm phát không được kiểm soát và tình trạng thất nghiệp không được giải quyết, khả năng bộc phát một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện có thể diễn ra tại vương quốc 32 triệu dân này.

Jordan: Giống như Morocco, Jordan cũng là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua Abdullah Đệ Nhị bin al-Hussein cai trị quốc gia này từ sau cái chết của vua cha Hussein vào 1999. Dân số Jordan vào khoảng 6 triệu theo thống kê 2009. Tình trạng lạm phát tại Jordan hiện nay là 6.1% và thất nghiệp toàn quốc tại mức 14%. Một mối lo ngại của nhà vua là có đến 40% dân số Jordan dùng Internet rất tích cực. Hưởng ứng các cuộc biểu tình tại Tunisia trước đây, nhân dân Jordan cũng đã đứng lên. Vua Abdullah phản ứng bằng cách giải tán chính phủ và hứa thực hiện các cải cách kinh tế cấp bách để mong làm dịu sự bất mãn trong dân chúng. Theo giới quan sát chính trị, nếu vua Abdulla không thực hiện các cải cách như đã hứa một cách kịp thời, số phận của vương quốc này không biết sẽ ra sao.

Syria: Trong hai tuần qua, Bashar al-Assad, nhà lãnh đạo độc tài xứ Syria như ngồi trên than đỏ. Tình trạng nhân quyền tại Syria còn tệ hại hơn Ai Cập nhiều. Sau khi Assad cha qua đời vào tháng Sáu 2000, quốc hội bù nhìn Syria đã thay đổi hiến pháp, hạ mức tuổi để cho phép Bashar al-Assad khi đó mới 34 tuổi lên làm Tổng Thống và lãnh đạo đảng Ba’ath cầm quyền. Bashar al-Assad đắc cử tổng thống lần nữa không có đối thủ với tỉ lệ 97.6% tổng số phiếu bầu. Một tỉ lệ rất quen thuộc với cử tri Việt Nam. Hai tháng qua, giới trẻ tại Syria rục rịch đứng lên đòi dân chủ. Các thành viên Facebook và Twitter cung cấp tin tức sốt dẻo cho tuổi trẻ khắp nơi. Họ dự tính tổ chức các ngày tập hợp chống chính phủ được gọi là Ngày Thịnh Nộ (Day of Rage) tại Syria. Theo các quan sát viên chính trị, Syria là một trong những mục tiêu hàng đầu của phong trào dân chủ Bắc Phi hiện nay.

Saudi Arabia: Không giống như trong chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quân chủ tại vương quốc dầu hỏa này là quân chủ tuyệt đối. Không có đảng phái chính trị nào được phép hoạt động. Hoàng gia, đông đến 25 ngàn người, nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ. Hoàng gia Saudi Arabia nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng tố cáo tình trạng tham ô và lạm quyền tại nước này. Vua Abdullah bin Abdul-Aziz của Saudi Arabia là một ông vua già nua, bịnh hoạn, bảo thủ và là người đang dung dưỡng nhà độc tài Ben Ali của Tunisia. Vua Abdullah phản ứng giận dữ trước làn sóng cách mạng tại Ai Cập và kết án những người biểu tình là “những kẻ xâm nhập”. Các lực lượng chống đối hoàng gia Saudi Arabia đang ngấm ngầm hoạt động khắp nơi và đe dọa chiếc ngai vàng của vua Abdullah.

Iran: Iran là một nước Cộng Hòa Hồi Giáo với Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad được dân bầu một cách dân chủ. Tuy nhiên, chế độ gọi là dân chủ tại Iran không thể xác định rõ ràng dân chủ theo kiểu nào vì quốc gia này trên thực tế đặt dưới sự lãnh đạo bởi Lãnh Tụ Tối Cao Ali Khamenei, không những có quyền tuyệt đối về tôn giáo mà cả chính trị. Tình trạng thất nghiệp tại Iran rất cao, 14.6%. Mặc dù chính phủ tìm cách ngăn chận, số thành viên Twitter và Facebook mỗi ngày một tăng nhanh. Những cuộc biểu tình của giới trẻ trong lần bầu cử tổng thống mới đây phần lớn được điều động qua Facebook và Twitter. Cho đến nay, chính phủ Iran thành công trong việc trấn áp các cuộc nổi dậy, tuy nhiên nếu mức độ lạm phát 13.5% tiếp tục gia tăng, khả năng một cuộc bùng nổ toàn diện sẽ xảy ra.

Libya: Libya là quốc gia chịu đựng dưới bàn tay sắt của Muammar al-Gaddafi. Nguồn lợi tức thu nhập chính của Libya là dầu hỏa. Mức thất nghiệp 30% hiện nay tại Libya được xem là một trong những nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất vùng Bắc Phi. Libya nằm ngay giữa Ai Cập và Tunisia, hai quốc gia đã phát khởi cách mạng dân chủ thành công. Muammar al-Gaddafi lo ngại cách mạng sẽ tràn qua biên giới bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn nữa, gần 80% trong dân số 6 triệu của Libya sống tập trung tại các khu vực đô thị đông đúc nhưng không có công ăn việc làm. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế mới đây tố cáo nhà cầm quyền Libya đã bắt giam nhà văn Jamal al-Hajji sau khi ông gởi lên Internet một lời kêu gọi dân chúng Libya biểu tình chống độc tài. Các cuộc biểu tình nhỏ đã bùng nổ tại các thành phố Darnah, Benghazi, Bani Walid. Hiện nay, Muammar al-Gaddafi chưa tỏ ra quá cứng rắn vì muốn đo lường thái độ của dân chúng. Với tình trạng thất nghiệp 30% như hiện nay, dù cứng rắn hay không, ngày tàn của chế độ độc tài Muammar al-Gaddafi chỉ là vấn đề thời gian.

Yemen: Nạn thất nghiệp tại Libya tuy cao nhưng không phải là cao nhất. Yemen có mức thất nghiệp cao đến 40% và lạm phát 5.4%. Yemen với 28 triệu dân, là quốc gia nghèo nhất và chậm phát triển nhất của bán đảo Á Râp. Yemen trên danh nghĩa là một nước cộng hòa với tổng thống Ali Abdullah Saleh được bầu trong cuộc tuyển cử khá trong sạch vào 2006, nhưng nhiều quan sát viên quốc tế xem Yemen là một nước thiếu an ninh nhất. Yemen là nơi trú ẩn của các phần tử thuộc tổ chức khủng bố Al Qaeda. Trở ngại chính để phát triển Yemen không phải vì nghèo khó mà thôi mà còn vì tình trạng tham nhũng trầm trọng trong cơ chế lãnh đạo. Ảnh hưởng từ làn sóng cách mạng tại Tunisia, khoảng 10 ngàn người đã biểu tình tại thủ đô Sana. Không giống như các cuộc biển tình tương đối ôn hòa tại Ai Cập, cuộc cách mạng tại Yemen có thể dẫn đến đổ máu vì rất nhiều người tham gia biểu tình có võ trang.

Pakistan: Pakistan là quốc gia Cộng hòa Hồi giáo nhưng người dân luôn sống trong bất an, đe dọa. Tuy chia xẻ rất nhiều thăng trầm với các nước Hồi Giáo châu Phi nhưng Pakistan là quốc gia nằm phía Nam Á. Mức lạm phát hiện nay tại Pakistan là 15% và mức thất nghiệp theo thống kê năm 2010 là 14%. Chính phủ của Thủ Tướng Yousaf Raza Gillani đã tỏ ra yếu kém trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế như đã chứng minh trong trận lụt vừa qua. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Pakistan phải vay từ các nguồn tài chánh quốc tế hơn 100 tỉ đô la để cứu vãn nền kinh tế. Quân đội Pakistan, lớn thứ bảy trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định nhưng nếu tình trạng kinh tế tiếp tục đi xuống, các phong trào chống chính phủ ở mức độ rộng lớn có thể sẽ bùng nổ. Lưu ý, trong hơn nửa phần sau của thế kỷ thứ 20, Pakistan là quốc gia đã trải qua nhiều kinh nghiệm đảo chánh đẫm máu.

Venezuela: Quốc gia có tên đầy đủ là Cọng Hòa Bolivarian Venezuela, Nam Mỹ. Tổng thống Hugo Chávez đang lãnh đạo Venezuela trên cơ sở của một liên kết các đảng tả phái, trong đó có cả đảng Cộng Sản Venezuela . Là một quốc gia có công nghiệp dầu hỏa phát triển cao và chiếm một phần ba Tổng Sản Lượng Nội Địa nhưng 30% dân số Venezuela sống dưới mức 2 đô la một ngày. Dầu hỏa tại Venezuela là nguồn lợi kinh tế chính nhưng cũng là nguồn gốc cho tình trạng tham nhũng có truyền thống tại Venezuela. Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index) năm 2010 xếp Venezuela vào hạng 164, tức nhóm 15 nước tệ hại nhất trong 178 quốc gia được đánh giá. Tình trạng lạm phát hiện nay cao đến mức 27.2% và thất nghiệp 8.1%. Một số nhà phân tích cho rằng Venezuela không chỉ phải đối diện với cách mạng dân chủ trong nước thôi mà, với chính sách chống Mỹ hiện nay của tổng thống Hugo Chávez, Venezuela còn đối diện với viễn ảnh trở thành một Chile thời Allende khác.

Việt Nam: Việt Nam là một trong năm quốc gia còn sót lại của chủ nghĩa toàn trị Mác Lenin đã mờ vào quá khứ tại châu Âu. Mặc dù cơ chế nhà nước về hình thức có ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng lãnh đạo của cả ba ngành đều cùng một đảng. Tệ hại hơn Ai Cập, tại Việt Nam, mọi quyền tự do căn bản như ngôn luận, hội họp, tôn giáo, báo chí đều bị ngăn cấm. Tổ chức liêm chính toàn cầu ( Global Integrity) xếp Việt Nam vào hạng “Nghèo” trong bảng đánh giá được công bố năm 2009. Và cũng tệ hại hơn Ai Cập, tại Việt Nam, tình trạng tham nhũng, con ông cháu cha trong cơ chế chính trị vô cùng trầm trọng. Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index) xếp Việt Nam vào hạng 116 trong 178 quốc gia và với chỉ số 2.7 trên 10, trong khi đó Ai Cập được xếp hạng 98 và chỉ số 3.1. Đứng cùng hạng thứ 116 với Việt Nam là ba quốc gia nghèo nhất Phi Châu Ethiopia, Guyana và Tanzania.

Trung Quốc: Giống như Việt Nam, vận mệnh Trung Quốc nằm trong tay của một đảng chính trị độc tài toàn trị. Trung Quốc hiện có mức thất nghiệp thấp nhưng đang đối phó với tình trạng lạm phát gia tăng. Giá cả thực phẩm tăng quá cao gây bất mãn trong các tầng lớp nhân dân. Các chuyên viên kinh tế ước lượng một công nhân Trung Quốc trung bình phải dành một nửa tiền lương để mua thức ăn. Trung Quốc có tất cả yếu tố để cách mạng dân chủ bùng nổ ngoại trừ thất nghiệp. Sau 20 năm tung toàn bộ lực lượng lao động rẻ mạt để thao túng nền kinh tế thế giới, kinh tế Trung Quốc đang chậm lại theo quy luật. Giống như chính sách Nhật Bản xâm thực Trung Quốc để thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu trong đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đang mở rộng chính sách xâm thực kiểu mới sang Phi Châu. Trung Quốc không có đồng minh kinh tế lẫn chính trị để làm đối lực cho trục liên kết Mỹ-Nhật-Ấn dân chủ. Trong thời gian cách mạng dân chủ bùng nổ tại Trung Đông, Trung Quốc khóa chặt các cánh cửa thông tin vì sợ tinh thần Thiên An Môn sống dậy trong tuổi trẻ.


Hai chục năm trước, những gì đang xảy ra tại Bắc Phi có lẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến Venezuela hay Việt Nam. Nhưng thế giới đã đổi thay và đang từng bước toàn cầu hóa. Hai tuần nay, hàng triệu người sống trong các chế độ độc tài trên thế giới say mê theo dõi những gì tuổi trẻ Ai Cập đang làm. Nhân loại vui trong cùng một niềm vui của nhân dân Ai Cập. Pháo bông không chỉ bắn lên từ quảng trường Tahrir tự do nhưng cũng được bắn lên ở các nước Phi châu và bắn lên từ trái tim của hàng triệu người Việt Nam. Ảnh hưởng của cách mạng Ai Cập rộng lớn đến nổi Giáo sư xã hội học Hasan Yahya đã ví cách mạng dân chủ Ai Cập 2011 tương đương với cách mạng Pháp 1789 vì cả hai đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người.

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Biểu tình xung đột với cảnh sát ở Iran Hôm Thứ Hai viện lý do chào mừng thành công của cuộc nổi dậy quần chúng ở Ai Cập, hàng chục ngàn dân chúng biểu tình chống chính quyền Iran và xung đột với cảnh sát ở thủ đô Tehran và nhiều thành phố khác.


Phe đối lập đã kêu gọi tổ chức biểu tình và đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất kể từ hơn một năm trong vụ phản đối kết quả bầu cử mà Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử.

Lực lượng an ninh Iran được triển khai sẵn để ngăn chặn cuộc biểu tình nhưng dân chúng vẫn kéo đến bằng từng nhóm theo nhiều đường khác nhau. Xung đột xảy ra trên các đường phố nhưng mạnh mẽ nhất là tại công trường Azadi (Tự Do) và Enghelab (Cách Mạng). Cảnh sát bắn hơi cay, đạn cao su và dùng gậy gộc đẩy lui giải tán người biểu tình. Có ít nhất ba người bị thương. Cảnh sát chống bạo loạn cũng đã được điều động để giải tán những cuộ biểu tình ở Isfahan và Shiraz, các thành phố miền nam Iran.

Image
Các người biểu tình đốt thùng rác trên đường phố trong cuộc xung
đột với cảnh sát tại thủ đô Tehran, Iran ngày 14 tháng 2, 2011


Từ lâu các phóng viên quốc tế đã bị cấm tường trình những biến động trên đường phố ở Iran. Căn nhà của lãnh tụ đối lập Mir Hossein Maousavi và bà vợ trước đó đã bị lực lượng an ninh bao vây không cho họ tham dự cuộc biểu tình.

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Vết dầu Ai Cập loang dần khắp Trung Đông Làn sóng biểu tình đòi cải cách chính trị âm ỉ tại Trung Đông thực sự bùng nổ kể từ khi Tổng thống Mubarak bị hạ bệ tại Ai Cập. Hàng loạt điểm nóng mới như Bahrain và Yemen đang tìm cách lặp lại kịch bản ở Cairo.
Diễn biến biểu tình nóng nhất khu vực Trung Đông hiện nay là tại Bahrain, Yemen, Iran và mới nhất là Libya. Các cuộc tuần hành ở những nước này có nhiều nét du nhập từ Ai Cập như khuấy động bằng Internet và chiếm giữ quảng trường trung tâm thủ đô làm nơi tập hợp lực lượng.

Bahrain - trung tâm mới của 'cơn thịnh nộ Ảrập'
Image
Người biểu tình Bahrain phất cờ tại quảng trưởng Pearl. Ảnh: AFP
Bắt đầu từ đêm 15/2, hàng nghìn người đổ về chiếm giữ quảng trường Pearl ở trung tâm thủ đô Manama để hạ trại, đẩy một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ tại vùng Vịnh vào nguy cơ thay đổi lớn về chính trị. Sự kiện diễn ra sau hai ngày biểu tình có đụng độ khắp quốc đảo nhỏ khiến hai người thiệt mạng.

Ban đầu lực lượng an ninh tỏ ra kiềm chế khi chỉ đứng quan sát người biểu tình hô khẩu hiệu đòi cải cách chính trị. Nhưng rạng sáng nay, hàng trăm cảnh sát chống bạo động sử dụng dùi cui và hơi cay đã bắt đầu tiến vào quảng trường Pearl, quyết tâm giải tán hàng nghìn người biểu tình cố thủ tại đây.

Những yêu sách của người biểu tình Bahrain là thả tù nhân chính trị, tạo thêm việc làm và nhà ở, trao thêm quyền cho quốc hội, sử dụng hiến pháp mới do nhân dân xây dựng và lập một chính phủ không có Thủ tướng Sheikh Khalifa Bin Salman Al Khalifa, thành viên hoàng gia đã nắm quyền gần 40 năm nay.

Mức sống tại Bahrain tương đối cao nhưng nhiều người vẫn sôi sục trước những bất công về kinh tế mang màu sắc tôn giáo. Họ cho rằng những người Hồi giáo theo hệ phái Sunni thiểu số cầm quyền đang kiểm soát những cơ hội màu mỡ nhất, trong khi người Shiite đa số lại chịu thiệt đơn thiệt kép. Hoàng gia Al Khalifa thuộc hệ phái Sunni trị vì từ thế kỷ 18 và mối quan hệ giữa hai hệ phái căng thẳng kể từ sau khi Bahrain độc lập khỏi Anh năm 1971.

Tình hình căng thẳng buộc Quốc vương Bahrain Sheikh Hamad bin Issa Al Khalifa phải xuất hiện trên truyền hình một cách hiếm hoi, bày tỏ chia buồn trước cái chết của người biểu tình và cam kết tiếp tục công cuộc cải cách chính trị đã được thực hiện từ năm 2002, khi Bahrain trở thành nhà nước quân chủ lập hiến.

Làn sóng biểu tình lan tới Bahrain, nơi Mỹ đang đặt căn cứ của hạm đội 5, khiến Washington lo ngại và kêu gọi kiềm chế. Thái độ này khác với việc Washington ủng hộ người biểu tình tại Iran, nơi Mỹ không có quan hệ ngoại giao cũng như các lợi ích kinh tế hay quân sự.

Yemen - tổng thống xuống nước
Image
Người biểu tình Yemen đốt xe của chính quyền tại Aden. Ảnh: BBC
Cuộc biểu tình tại Yemen nổ ra từ sau sự kiện Tunisia hồi tháng một và tiếp diễn cùng với tình hình tại Ai Cập. Sau các cuộc tuần hành của người dân, ngày 2/2 Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh phải tuyên bố ông sẽ không tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ mới sau 32 năm cầm quyền, đồng thời khẳng định sẽ không trao quyền cho con trai.

Tuy nhiên những nhượng bộ của Tổng thống Saleh vẫn không thể xoa dịu làn sóng phản đối của người dân tại thủ đô Sanaa cùng hai thành phố lớn Aden và Taiz. Những người đòi cải cách chính trị này đã đụng độ với người ủng hộ chính phủ và cảnh sát can thiệp, đẩy Yemen vào bầu không khí nóng không kém Ai Cập.

Sau ít ngày tạm lắng, đợt biểu tình mới lại trỗi dậy tại Yemen sau sự kiện Mubarak bị lật đổ tại Ai Cập và tới hôm qua đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp. Có ít nhất một người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối chính phủ, cùng sự can thiệp của cảnh sát.

Washington đặc biệt quan tâm đến tình hình tại đây vì Yemen là đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống Al-Qaeda. Nhưng Yemen khác với một Bahrain tương đối giàu có vì đây là quốc gia nghèo đói nhất thế giới Ảrập, với gần một nửa dân số chỉ kiếm được dưới 2 USD một ngày.

Người biểu tình Iran bất lợi
Image
Người biểu tình Iran đụng độ với cảnh sát sử dụng hơi cay tại Tehran. Ảnh: AFP
Cuộc tuần hành dẫn đến đụng độ hôm thứ hai tại Tehran là một sự bất ngờ lớn đối với cả chính phủ lẫn phe đối lập là Phong trào Xanh (Green Movement). Sự kiện nhiều người bất chấp lực lượng an ninh vẫn đổ ra đường cho thấy sự tức giận còn hiện hữu trong một bộ phận dân chúng nước này và chỉ chờ cơ hội bùng lên.

Tuy nhiên, ngoài những điểm giống nhau với cuộc biểu tình tại Ai Cập như khơi mào từ các trang mạng xã hội hay việc lấy một quảng trường làm trung tâm tập hợp lực lượng (Ai Cập là quảng trường Tahrir Cairo, còn Iran là quảng trường Azadi Tehran), thì người biểu tình Iran có nhiều bất lợi hơn.

Đặc biệt là việc lực lượng an ninh tỏ ra rất kiên quyết, phong toả mọi ngả đường dẫn vào khu trung tâm để phân tán người biểu tình. Đây cũng là chiến thuật được Iran áp dụng thành công trong suốt hai năm xảy ra nhiều bất ổn vừa qua. Ngoài ra chính quyền Iran còn giam lỏng các thủ lĩnh của Phong trào Xanh để chia cắt mối liên lạc giữa họ với những người chống chính phủ.

Sự bất lợi lớn nhất giữa người biểu tình Iran so với người biểu tình tại Ai Cập là việc người chống chính phủ tại Iran không nhận được sự ủng hộ của quân đội. Lực lượng vệ binh cách mạng đầy uy lực của quân đội Iran đang dẫn đầu chiến dịch đối phó với những người chống chính phủ.

Ngay cả việc được Mỹ công khai ủng hộ cũng trở thành bất lợi đối với phe biểu tình tại Iran, vì động thái này cho phép chính phủ cáo buộc phe đối lập là "kẻ phản bội đứng về phía Israel" và ra tay trấn áp. Do đó, làn sóng biểu tình bùng lên tuần này tại Iran dù thổi luồng sinh khí mới cho nhóm đối lập Phong trào Xanh, nhưng với những bất lợi trên sẽ rất khó để họ có thể mang đến một sự thay đổi theo kiểu Ai Cập hay Tunisia.

Libya - mặt trận mới của biểu tình
Image
Những người ủng hộ Tổng thống Gaddafi xuống đường tại Tripoli. Ảnh: AFP
Đêm 16/2, vết dầu Ai Cập chính thức loang sang nước láng giềng Libya khi thành phố Banghazi chấn động vì cuộc biểu tình của hàng nghìn người chống chính phủ. Libya nằm "xen kẹt" giữa hai tâm điểm Tunisia và Ai Cập và cũng có nhiều nét tương đồng về kinh tế chính trị, nên Libya được dự đoán là khó có thể "miễn nhiễm" trước làn sóng đòi thay đổi của người dân.

Cuộc biểu tình ở Benghazi có khoảng 2.000 người tham gia được châm ngòi từ vụ bắt một luật sư chỉ trích chính phủ và là hành động thách thức chính quyền đầu tiên ở Libya, vốn được biết đến với chính sách cứng rắn đối với người chống đối. Sau đó trên các trang mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi xuống đường trên khắp Libya trong "Ngày nổi giận" 17/2.

Tổng thống Muammar Gaddafi cầm quyền tại Libya từ năm 1969 và là nhà lãnh đạo có thời gian tại chức lâu nhất thế giới Ảrập, tối qua có bài phát biểu trên truyền thông quốc gia đã không nhắc gì tới sự kiện Benghazi. Nhưng ông khẳng định những con rối của Mỹ và chủ nghĩa phục quốc Do Thái ở Libya sẽ "rụng như lá mùa thu".

Lời cảnh báo của lãnh đạo Libya với những người biểu tình từng được hiện thực hoá nhiều lần trước đây, khi các cuộc tuần hành phản đối chính phủ đều được lực lượng an ninh "giải quyết" êm thấm. Tuy nhiên đó là thời điểm khi lãnh đạo kỳ cựu của hai nước láng giềng là Tunisia ở phía tây và Ai Cập ở phía đông vẫn chưa bị lật đổ.

Ngoài những điểm nóng lớn nhất hiện nay trong làn sóng biểu tình Trung Đông là Bahrain, Yemen, Iran và Libya, người dân tại nhiều nước khác trong khu vực cũng xuống đường đòi cải cách chính trị như Algeria, Jordan, Syria và Marốc.

Đình Chính

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Xe tăng tiến vào thủ đô Bahrain Các nhà lãnh đạo vương quốc Bahrain cấm người dân tụ tập, điều xe tăng vào thành phố, xiết mạnh các biện pháp trấn áp người biểu tình chống chính phủ. Trong khi đó hàng nghìn người tiếp tục biểu tình ở Libya và Yemen.
Quốc gia nhỏ Bahrain có vị trí quan trọng ở Trung Đông bởi đó là nơi đặt tổng hành dinh Hạm đội 5 của Mỹ. Tại đây, căng thẳng đã âm ỉ nhiều năm qua giữa đa số người Hồi giáo Shiite với giới lãnh đạo thiểu số chủ yếu thuộc hệ phái Sunni.

Sáng sớm nay, sau vài ngày cho phép cộng đồng đa số Shiite biểu tình ở thủ đô Manama, giới chức Bahrain đã điều cảnh sát dã chiến tới trấn áp khu trại của người biểu tình ở quảng trường Pearl. Cảnh sát phun hơi cay, đánh đập người biểu tình hoặc bắn họ bằng súng săn. Khoảng 200 người đã bị thương và 5 người chết. Như vậy, kể cả hai người thiệt mạng hôm thứ hai, tổng số người chết trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Bahrain lên đến 7.
Image
Xe tăng trên đường phố Manama, Bahrain, gần quảng trường Pearl nơi người biểu tình tập trung. Ảnh: AFP


Việc chính phủ Bahrain sẵn sàng sử dụng bạo lực chống người biểu tình cho thấy mức độ lo ngại sâu sắc của những người cầm quyền, rằng kịch bản lật đổ chính phủ như ở Tunisia và Ai Cập có thể lặp lại.

Trong tuyên bố trước công chúng về vụ trấn áp, ngoại trưởng Bahrain nói ông lấy làm tiếc về tình trạng bạo lực, nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải trừng trị những người biểu tình bởi cho rằng họ đang đẩy đất nước đến "bờ vực của sự chia rẽ phe phái".

Nhiều người biểu tình bị tấn công khi họ đang ngủ, bởi lúc đó là 3 giờ sáng. Phẫn nộ, họ tập trung tại một bệnh viện và hô to: "Chế độ này phải sụp đổ"; xé ảnh của nhà vua Hamad bin Isa Al Khalifa. Cha của một người biểu tình thiệt mạng bày tỏ rõ quyết tâm xuống đường. "Chúng tôi giờ đây đầy tức giận. Thời của Al Khalifa đã hết", AP dẫn lời người này nói.

Mỹ bày tỏ sự e ngại trước việc Bahrain trấn áp biểu tình bằng bạo lực. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton kêu gọi Bahrain ghi nhận "sự lo lắng sâu sắc" của Washington và đề nghị kiềm chế. Những lời phê phán việc Bahrain dùng bạo lực cũng bay đến từ Anh, EU và Tổ chức Giám sát nhân quyền quốc tế.

Người biểu tình ở Bahrain, quốc gia có 500.000 dân, có hai yêu cầu cơ bản. Một là hoàng gia và chính phủ từ bỏ đặc quyền dành cho người Sunni kiểm soát tất cả các vị trí trọng yếu. Hai là cải thiện tình trạng nghèo khổ của đa số người Shiite - chiếm đến 70% dân số, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử chống người Shiite, để người Shiite được tự so ứng cử vào các cơ quan công quyền và quân đội. Ngoài ra, họ đòi chính phủ tạo thêm việc làm, thả các tù nhân chính trị, bỏ hệ thống công nhận quyền công dân Bahrain cho tất cả người Hồi giáo Sunni ở Trung Đông.

Người Sunni đã trị vì ở quốc gia này liên tục khoảng 200 năm nay và nhận được sự hậu thuẫn của nhiều chính phủ ở vùng Vịnh Persian.

Với sự mạnh tay của chính phủ, toàn bộ thủ đô Manama tê liệt. Lần đầu tiên kể từ khi biểu tình nổ ra, xe tăng và xe bọc thép được điều vào thành phố, các điểm kiểm soát quân sự mọc lên. Bộ Nội vụ cảnh báo người dân không được ra đường thông qua tin nhắn điện thoại di động. Ngân hàng và công sở đóng cửa, công nhân ở nhà bởi họ hầu như không dám hoặc không thể qua được các trạm kiểm soát của quân đội.

Quốc hội Bahrain họp phiên khẩn cấp hôm nay. Một nghị sĩ ủng hộ chính phủ òa lên khóc. Một thủ lĩnh phe đối lập cho biết có 18 nghị sĩ đã từ chức để phản đối việc trấn áp người biểu tình.

Trong khi đó, hàng nghìn người Yemen đã bất chấp lời kêu gọi bình tĩnh của quân đội, vẫn xuống đường biểu tình chống chính phủ, họ tuần hành trên đường phố thủ đô Sanaa, đụng độ với cảnh sát và những người ủng hộ chính quyền.

Hôm nay là ngày thứ bảy của cuộc biểu tình ở thủ đô Sanaa và các thành phố khác của Yemen. Người biểu tình đòi tổng thống Ali Abdullah Saleh, cầm quyền 32 năm qua và là đồng minh của Mỹ, từ chức. Yemen là quốc gia nghèo nhất thế giới Ảrập, tình trạng nghèo đói và tham nhũng tràn lan. Lời hứa của Saleh rằng sẽ không ra tranh cử năm 2013 và không tìm cách đưa con trai lên nắm quyền đã không làm dịu được nỗi tức giận của người biểu tình.

Tại Libya, người biểu tình đòi lật đổ nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi xuống đường tại 5 thành phố, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng an ninh. Có thông tin cho hay ít nhất 20 người đã chết trong hai ngày đụng độ với cảnh sát và các nhóm thân chính phủ. Tại thủ đô Tripoli, những người ủng hộ chính phủ đã xuống đường chống biểu tình.

Làn sóng biểu tình chống chính phủ khắp Bắc Phi và Trung Đông, được tiếp sức bởi sự ra đi của các tổng thống Tunisia và Ai Cập, đang diễn ra mạnh mẽ. Mỹ tuyên bố ủng hộ một số cuộc biểu tình hòa bình như ở Iran, Ai Cập, trong khi Nga lên tiếng cảnh báo rằng những diễn biến ở khu vực này cần được xem xét thận trọng. Sau Tunisia và Ai Cập, cho đến nay, cơn địa chấn Trung Đông đã động chạm đến Bahrain, Yemen, Iran, Libya, Jordan, Algeria.

Thanh Mai

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Ðài Loan yêu cầu được mua chiến đấu cơ của Mỹ

WASHINGTON (AFP) - Tổng thống Ðài Loan hôm Thứ Năm lập lại lời kêu gọi Hoa Kỳ hãy bán các phi cơ chiến đấu tối tân cho quốc gia này, nói rằng sự sống còn của họ tùy thuộc vào khả năng phòng thủ tuy rằng vẫn có nỗ lực hòa giải với Trung Quốc.


Ðài Loan “là một quốc gia tự chủ; chúng tôi phải có khả năng quốc phòng,” Tổng Thống Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) tuyên bố trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Washington Post. Trước đây, ông Ma vẫn thường tránh né đề cập đến vấn đề bản sắc riêng rẽ của Ðài Loan.

“Khi chúng tôi thương thảo với lục địa, chúng tôi hy vọng có thể tiến hành điều này với đầy đủ khả năng tự phòng thủ và không phải thương thảo vì sợ hãi,” ông Ma nói.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ðài Loan có sự cải thiện rõ rệt kể từ khi ông Ma lên giữ chức tổng thống năm 2008. Tuy nhiên Ðài Loan lo ngại rằng cán cân quân sự nay đang nhanh chóng nghiêng về phía Trung Quốc, vốn mới đưa ra một phi cơ phản lực chiến đấu tàng hình.

“Chúng tôi chống lại việc dùng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp ở eo biển Ðài Loan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng tôi không thể duy trì một quân đội có khả năng cần thiết cho an ninh của Ðài Loan,” ông Ma nói.

Hoa Kỳ năm ngoái chấp thuận một giao kèo bán võ khí trị giá $6.4 tỉ cho Ðài Loan bao gồm hỏa tiễn phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, và các phụ tùng cho phi cơ phản lực chiến đấu F-16 của Ðài Loan, tuy nhiên không có tàu ngầm hay các phi cơ chiến đấu mới.

Khi được hỏi về yêu cầu của Tổng Thống Ma, Ðô Ðốc Robert Willard, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, nói rằng Mỹ sẽ bán võ khí cho Ðài Loan trong tương lai nhưng hiện nay chưa có quyết định gì về vấn đề này.
Image
F-16E, kiểu hiện đại nhất của loại máy bay chiến đấu “Flying Falcon” mà Ðài Loan muốn mua nhưng Hoa Kỳ còn do dự
vì sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc. (Hình: milavia.net)
Mỹ chỉ công nhận Bắc Kinh là chính quyền hợp pháp của Trung Quốc nhưng cũng bị ràng buộc bởi luật lệ Mỹ là phải bảo đảm Ðài Loan có khả năng tự bảo vệ mình. (V.Giang)

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Bạo lực bùng nổ trong biểu tình tại Libya

Binh sĩ Libya hôm qua dùng súng máy và đạn hạng nặng đối phó với người biểu tình chống chính phủ
tại thành phố lớn thứ hai nước này là Benghazi, theo lời các nhân chứng.

Image
Người biểu chống chính phủ Libya phá một tượng đài mô tả cuốn sách của ông Gaddafi. Ảnh: AFP
Cả AP và kênh truyền hình al-Jazeera đều đưa tin có 15 người thiệt mạng hôm qua, khi binh sĩ nổ súng vào đám đông dự một lễ tang tại Benghazi, trung tâm cuộc biểu tình chống chính phủ của đại tá Muammar Gaddafi. Nhưng các nhân chứng nói với Reuters rằng con số người chết trên thực tế còn cao hơn.

Các phóng viên có mặt tại hiện trường cho rằng Benghazi và thành phố cùng nằm ở phía đông al-Bayda đang nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ Libya. Một người dân Banghazi nói với BBC rằng lực lượng an ninh cố thủ trong một toà nhà chính phủ đã bắn người biểu tình bằng đạn pháo cối và súng máy cỡ lớn.

Những người chứng kiến khác mô tả cảnh hỗn loạn sau khi xuất hiện tiếng súng bắn tỉa từ nóc các toà nhà và người biểu tình đụng độ với binh sĩ dưới mặt đất. Cũng có tin cho biết lực lượng lính đánh thuê từ vùng Bắc Phi đang được đưa vào Libya để đối phó với làn sóng người biểu tình.

Một bác sĩ tại Benghazi mô tả thành phố "giống như địa ngục" và ông nhìn thấy nhiều người bị trúng đạn được đưa tới bệnh viện suốt cả ngày. Trong khi đó, truyền thông quốc gia Libya không đả động đến vụ Benghazi và chỉ tập trung vào những cuộc tuần hành ủng hộ ông Gaddafi tại thủ đô Tripoli.

Thống kê độc lập của tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng, trong 5 ngày biểu tình chống chính phủ Gaddafi kể từ khi nổ ra hôm thứ tư đã có 84 người thiệt mạng, chưa kể số người chết trong ngày hôm qua.

Ngoại trưởng Anh William Hague mô tả việc sử dụng súng hạng nặng và súng bắn tỉa chống người biểu tình là "kinh khủng không thể chấp nhận được". "Việc vắng bóng các camera truyền hình không có nghĩa là thế giới không chú ý đến những hành động của chính phủ Libya", người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh nói thêm.

Trong khi đó, đại tá Gaddafi là lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất thế giới Ảrập kể từ khi ông thực hiện cuộc đảo chính tại Libya năm 1969. Quốc gia dầu mỏ này đang cùng với Bahrain nổi lên như hai điểm nóng mới về làn sóng biểu tình tại Trung Đông kể từ khi tổng thống hai nước Tunisia và Ai Cập bị hạ bệ.

Đình Nguyễn

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Hy vọng tại Bahrain, lo sợ ở Libya

Làn sóng biểu tình đang làm rung chuyển các nước Ảrập từ vùng Vịnh tới Bắc Phi,
trong đó tại Bahrain chính quyền rút lại hành động trấn áp để đối thoại, còn tại Libya lực lượng an ninh dùng cả đạn thật bắn người biểu tình.


Người biểu tình Bahrain tại quảng trường Pearl ở Manama. Ảnh: AFP


Sau sự kiện người dân Tunisia và Ai Cập nổi dậy lật đổ hai tổng thống cầm quyền nhiều năm, các nước trong khu vực hoàn toàn ý thức được hiệu ứng dây chuyền có thể xảy ra. Nhưng cách tiếp cận vấn đề của chính quyền tại hai điểm nóng nhất hiện nay là Libya ở Bắc Phi và Bahrain ở vùng Vịnh có sự khác biệt.

Ban đầu cả binh sĩ Bahrain và Libya đều áp dụng các biện pháp cứng rắn, kể cả việc nổ súng nên đã dẫn đến thương vong. Nhưng sau vài ngày biểu tình, binh sĩ Bahrain đã rút khỏi đường phố và khu quảng trường trung tâm, khiến người biểu tình vui sướng với chiến thắng. Động thái này cho thấy tiếng súng nổ và xe tăng đã nhường chỗ cho đối thoại và thoả hiệp.

Ngoài hình ảnh hiện đại của một đảo quốc Bahrain gắn bó với phương Tây, nơi đã trở thành một mắt xích trong hệ thống thi đấu của môn thể thao tốn kém và thời thượng nhất hành tinh là đua xe F1, còn có yếu tố khác là những sức ép từ bên ngoài đã góp phần dẫn đến chiến thuật nhượng bộ người biểu tình của chính quyền.

Theo BBC, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng nhiều quan chức hàng đầu khác của Washington và Ngoại trưởng Anh William Hague đã trực tiếp điện đàm với hoàng gia Bahrain, để hối thúc thực thi một giải pháp hoà bình. Mỹ đang đặt căn cứ của hạm đội 5 hải quân ở Bahrain, trong khi Anh cũng có nhiều lợi ích tại vùng đất là cựu thuộc địa của họ tại vùng Vịnh này.

Trong khi đó, bối cảnh tại Libya lại rất khác và tin tức về vụ biểu tình nổi dậy ở Benghazi đã bị phong toả với thế giới. Thông tin việc chính quyền cho binh sĩ dùng cả đạn pháo cối, súng máy hạng nặng và súng bắn tỉa đối phó với người biểu tình chỉ được bên ngoài biết tới sau khi đã xảy ra, thông qua lời các nhân chứng.
Image
Hình ảnh hiếm hoi về người biểu tình chống Gaddafi tại Libya. Ảnh: AFP
Hầu như không có phóng viên quốc tế được phép có mặt tại điểm nóng Benghazi để truyền tải một cách độc lập và chính xác về việc gì đã xảy ra tại đây. Ngoại trưởng Anh Hague phải lên tiếng cảnh báo: "Việc vắng bóng các camera truyền hình không có nghĩa là thế giới không chú ý đến những hành động của chính phủ Libya".

Ông Hague còn mô tả thông tin về các biện pháp đối phó với người biểu tình của Libya như dùng súng bắn tỉa là "kinh khủng không thể chấp nhận". Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh, thế giới không nên e ngại lên án các hành động này và ông khẳng định sẽ hối thúc các nước châu Âu và Ảrập cùng lên tiếng.

Trong khi đó, người đứng đầu Libya là đại tá Muammar Gaddafi là lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất thế giới Ảrập kể từ khi thực hiện cuộc đảo chính năm 1969. Trong 4 thập kỷ qua, quốc gia dầu mỏ này được biết đến với thái độ cứng rắn với phương Tây cũng như phe đối lập.

Sự thách thức của người biểu tình trên đường phố đối với chính quyền Libya trong những ngày qua là chưa từng có tiền lệ. Cũng do bối cảnh lịch sử và chính trị của Libya nên việc gia tăng sức ép của phương tây đối với nước này khó có thể đưa đến tác dụng như tại Bahrain.

Sự khác biệt về yêu sách của người biểu tình ở hai nước cũng dẫn đến cách tiếp cận vấn đề không giống nhau của hai chính quyền. Tại Bahrain, người tuần hành có mục tiêu chính là đòi thủ tướng phải ra đi và tiến hành thêm các cải cách chính trị để thu hẹp quyền lực của hoàng gia.

Trong khi tại Libya, đám đông biểu tình đơn giản chỉ muốn đại tá Gaddafi phải theo bước Mubarak ra đi sau 4 thập kỷ cầm quyền liên tục. Nói cách khác, yêu sách của người biểu tình Libya nhắm đến cá nhân lãnh đạo giống như tại Ai Cập, khác với tại Bahrain, nơi người dân không có ý muốn xoá sổ cả hoàng gia cầm quyền.

Thực tế trên cho thấy khả năng thoả hiệp tại Bahrain mở hơn nhiều so với Libya, nên quốc đảo vùng Vịnh cũng dễ dàng ngừng các hành động trấn áp bạo lực hơn so với quốc gia dầu mỏ Bắc Phi.

Điều này cũng khiến giới quan sát nhận định, các biện pháp mạnh tay vẫn là lựa chọn duy nhất để đối phó với làn sóng biểu tình tại Libya, khác với đối thoại và thương thuyết tại Bahrain. Do đó mối lo ngại về khả năng nổ ra nội chiến tại Libya như lời cảnh báo của con trai nhà lãnh đạo Gaddafi không phải không có cơ sở.

Đình Nguyễn

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Biểu tình bắt đầu lan sang Marốc

Hàng nghìn người hôm qua tuần hành tại các thành phố lớn của Marốc đòi Quốc vương Mohammed VI từ bỏ một số quyền hạn,
đánh dấu làn sóng biểu tình đã lan trọn khu vực Bắc Phi.

Image
Người biểu tình trước toà nhà quốc hội Marốc ở thủ đô Rabat. Ảnh: AFP
Tại thủ đô Rabat, cảnh sát cho phép người biểu tình tiếp cận toà nhà quốc hội để hô vang các khẩu hiệu phản đối giá cả leo thang và đòi cải cách hiến pháp. Ngoài ra còn có một cuộc biểu tình khác tại thành phố lớn nhất Marốc là Casablanca và hoạt động tương tự đang được lên kế hoạch ở Marrakesh.

Các cuộc tuần hành tại Marốc do các nhóm đối lập như Phong trào vì thay đổi 20/2 tổ chức. Hơn 23.000 người đã thể hiện sự ủng hộ nhóm này thông qua trang xã hội Facebook. Người biểu tình không đòi hạ bệ Quốc vương Mohammed VI mà chỉ kêu gọi xây dựng hiến pháp mới để thu hẹp quyền lực của ông.

BBC cho biết Bộ trưởng Tài chính Marốc Salaheddine Mezouar hối thúc người dân không nên xuống đường vì cảnh báo rằng, chỉ cần vài tuần diễn ra hoạt động này cũng có thể gây tổn thất "tương đương những gì đã tích luỹ trong 10 năm".

Làn sóng biểu tình bắt đầu nổ ra từ Tunisia hồi tháng một và được "tiếp sức" bằng hoạt động tương tự tại Ai Cập. Sau khi Tổng thống Ai Cập Mubarak sụp đổ, làn sóng nổi dậy thực sự lan khắp Trung Đông, trong đó Marốc là nước mới nhất chứng kiến hoạt động này.

Nhưng không giống nhiều quốc gia khác trong khu vực, Marốc có nền kinh tế phát triển, một quốc hội do dân bầu và chế độ quân chủ cải cách. Điều này khiến Marốc được cho ít có khả năng nổ ra biểu tình quy mô lớn dẫn đến sụp đổ cả một chính quyền như tại Tunisia và Ai Cập.

Quốc vương Mohammed VI thuộc triều đại Alaouite đã trị vì tại Marốc suốt 350 năm và được cho là dòng dõi trực hệ của Đấng tiên tri Muhammad. Do đó tại Marốc có truyền thống coi việc ông nắm ngai vàng là điều linh thiêng và sẽ bị coi là báng bổ khi đặt câu hỏi về điều này.

Đình Nguyễn

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Động đất ở New Zealand

Một trận động đất đã xẩy ra ở thành phố Christchurch của New Zealand vào lúc 2 giờ trưa giờ New Zealand làm cho 17 người bị thiệt mạng .

Cường độ đo được là 6.3 Riches . Đây là lần thứ hai - động đất đã xẩy ra
tháng 9 năm 2010 và nay tháng 2/ 2011

User avatar
doluoi
Posts: 829
Joined: Sun Nov 01, 2009 10:11 pm

Post by doluoi »

Lãnh đạo Libya thề chiến đấu 'tới giọt máu cuối cùng'

Đại tá Moammar Gadhafi thề chiến đấu “tới giọt máu cuối cùng” và ủng hộ việc những người thân chính phủ tấn công người biểu tình.

Image
Ông Gadhafi phát biểu trên truyền hình hôm 22/2. Ảnh: AFP.
Sau một tuần xuống đường, những người biểu tình nắm quyền kiểm soát gần một nửa vùng duyên hải dài gần 1.600 km nằm bên bờ Địa Trung Hải của Libya nhờ sự ủng hộ của những đơn vị quân đội chống chính phủ. Trong vùng này có nhiều khu vực sản xuất dầu mỏ, AP cho biết.

Phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm qua, đại tá Gadhafi, nhà lãnh đạo Libya, kêu gọi những người ủng hộ chính phủ giành lại quyền kiểm soát những thành phố đang trong tay người biểu tình.

“Các bạn, những người đàn ông và phụ nữ yêu mến Gadhafi, hãy ra khỏi nhà, ra đường phố và tấn công những kẻ nổi loạn ngay tại hang ổ của chúng”, AP dẫn lời ông Gadhafi.

Những người ủng hộ chính phủ tại thủ đô Tripoli bắn súng lên trời để cổ vũ nhà lãnh đạo Libya sau khi ông phát biểu. Trong khi đó, người biểu tình tại Benghazi, thành phố lớn thứ hai của Libya, ném giày vào màn hình lớn khi hình ảnh của ông hiện ra trên đó.

Đài truyền hình quốc gia chiếu cảnh đám đông ủng hộ Gadhafi tập trung tại quảng trường Xanh ở thủ đô Tripoli, giơ cao chân dung của ông và vẫy quốc kỳ. Họ nghiêng ngả theo giai điệu của một bản nhạc sau khi ông phát biểu.

Cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ngại trước cuộc khủng hoảng tại Libya, bởi làn sóng biểu tình tại nước này vừa đẩy giá dầu mỏ tăng lên mức cao nhất trong hai năm. Nhiều nước gấp rút đưa công dân của họ ra khỏi Libya. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức họp khẩn và ra tuyên bố lên án hành động trấn áp người biểu tình của chính phủ Libya, bày tỏ “sự lo ngại sâu sắc” và kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức.

Tại thành phố Benghazi, Bộ trưởng Nội vụ Abdel Fattah Younis, một trong những quan chức thân cận nhất với Gadhafi và cũng là chỉ huy của lữ đoàn đặc nhiệm Tia Sét, tuyên bố ông từ bỏ chính phủ và nhiều đơn vị quân đội khác sẽ tham gia cuộc nổi dậy.

Các hãng tin phương tây cho biết gần 300 người đã thiệt mạng vì bạo lực kể từ làn sóng biểu tình chống chính phủ bùng phát tại Libya hôm 17/2. Đây là thách thức lớn nhất đối với đại tá Muammar Gaddafi, lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất châu Phi và Trung Đông với 42 năm liên tục.

Minh Long

Post Reply