TIN HOA KỲ
Như Ủy Ban Yểm Trợ Quỹ Pháp Lý Cho Lê Tuấn & Jerry Kiley đã loan báo, kết quả của phiên hội luận sơ thẩm vào ngày 10-8-2005 của U.S. District Court là quan tòa dự thẩm Alan Kay chuyển hồ sơ nội vụ cho bồi thẩm đoàn để họ quyết định nên xử anh Lê Phước Tuấn về cáo buộc hình sự hay không. Vào ngày 8-9, bồi thẩm đoàn hoàn trả lại công tố trạng cáo buộc tội anh Tuấn cho U.S. District Court để chờ ngày xét xử. Hiện nay, ngày xử vẫn chưa được ấn định.
Trong khi đó, báo chí Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo dõi sát vụ án này. Dưới đây là bản dịch của Đỗ Hồng Anh từ bài báo mới nhất do ký giả Gary Emerling viết được đăng trên nhật báo Washington Times số ra ngày 23 tháng 9-2005
BỒI THẨM ĐOÀN CÁO BUỘC NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG (Cộng Sản)VIỆT NAM
Gary Emerling
THE WASHINGTON TIMES
(23-9-2005)
Chuyển ngữ: Đỗ Hồng Anh
Bổi thẩm đoàn liên bang đã trao trả lại cho U.S. District Court công tố trạng cáo buộc một di dân Việt Nam đã đánh viên chức ngoại giao cao cấp (cộng sản) Việt Nam viếng thăm Hoa Thịnh Đốn hồi tháng Sáu.
Lê Phước Tuấn, 33 tuổi, cư ngụ ở Atlanta, bị cáo buộc tấn công một viên chức ngoại quốc và đối đầu với án tù tối đa là ba năm cùng việc trục xuất về Việt Nam nếu anh bị xét thấy có tội.
Ông Channing Phillips, phát ngôn viên của văn phòng trạng sư ở toà U.S. District, cho biết bồi thẩm đoàn đã trao lại bản cáo trạng hôm 8 tháng Chín. Ngày xét xử anh Tuấn chưa được ấn định.
Ông Phillips nói: “Ngày đó nên được công bằng diễn ra sớm.”
Dựa theo đơn kiện về hình sự nộp tại tòa U.S. District Court ở thủ đô, anh Tuấn bị cáo buộc đấm vào mặt Nguyễn Quốc Huy, phó chủ tịch văn phòng thủ tướng nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong cuộc biểu tình tại khách sạn Liên Lục Địa Willard hôm 21 tháng Sáu.
Vụ kiện của anh đã thu hút sự ủng hộ từ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, nhiều người trong số đó đã từng đau khổ dưới chế độ cộng sản Việt Nam.
Một quỹ pháp lý được thành lập cho anh Tuấn và ông Jerry Kiley, người cựu chiến binh (chiến đấu tại) Việt Nam bị cáo buộc tạt rượu về phía Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại buổi tiệc khoản đãi hôm 21 tháng Sáu, đã quyên góp được 55.000 Mỹ kim.
Phần nhiều sự yểm trợ dành cho anh Tuấn chú trọng vào việc anh có thể bị trục xuất về Việt Nam, nơi các nhà ủng hộ nhân quyền từng nói anh sẽ bị đàn áp và bị tống giam.
Bà Parastoo Zahedi, luật sư biện hộ cho anh Tuấn về di trú có văn phòng tại Vienna, VA, tuyên bố: “Vẫn có bằng chứng về sự tra tấn và ngược đãi ở những quốc gia đối với những ai chống đối chế độ và chính phủ. Dựa vào đó, tôi có thể nói rằng anh chắc chắn sẽ bị như thế.”
Ông Lê Quyền, người giúp gây quỹ pháp lý và nơi ăn ở cho anh Tuấn trong những chuyến đi từ Atlanta tới tòa án ở thủ đô, nói rằng phần lớn quỹ được dùng để trả cho luật sư biện hộ của anh Tuấn, người (còn) được đại diện bởi luật sư biện hộ công David Bos.
Ông Lê Quyền cho biết: “Là luật sư biện hộ công, [ông Bos] làm việc rất tích cực. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần những người có thể bỏ thêm thì giờ nghiên cứu về vụ án.”
Ông Lê Quyền nói quỹ sẽ ngưng nhận tiền yểm trợ vào thứ sáu tuần tới bởi vì mục tiêu của nó đã đạt được và những người yểm trợ nên tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ bão lụt.
Anh Tuấn là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ, người đã đi di trú từ Việt Nam hồi năm 1993.
Bà Zahedi nói rằng anh Tuấn được thường trú là nhờ cha anh là một quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phục vụ tại Việt Nam. Đó là nơi người cha đã gặp gỡ mẹ anh.
Anh còn phải đương đầu với việc trục xuất dựa trên một bản án về tội tấn công ở California. Bà Zahedi cho biết vụ án được tiếp tục cho tới ngày 20 tháng Mười với hy vọng rằng các viên chức di trú sẽ đồng ý là anh Tuấn được tự cho mình là công dân Mỹ.
Trong khi đó, báo chí Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo dõi sát vụ án này. Dưới đây là bản dịch của Đỗ Hồng Anh từ bài báo mới nhất do ký giả Gary Emerling viết được đăng trên nhật báo Washington Times số ra ngày 23 tháng 9-2005
BỒI THẨM ĐOÀN CÁO BUỘC NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG (Cộng Sản)VIỆT NAM
Gary Emerling
THE WASHINGTON TIMES
(23-9-2005)
Chuyển ngữ: Đỗ Hồng Anh
Bổi thẩm đoàn liên bang đã trao trả lại cho U.S. District Court công tố trạng cáo buộc một di dân Việt Nam đã đánh viên chức ngoại giao cao cấp (cộng sản) Việt Nam viếng thăm Hoa Thịnh Đốn hồi tháng Sáu.
Lê Phước Tuấn, 33 tuổi, cư ngụ ở Atlanta, bị cáo buộc tấn công một viên chức ngoại quốc và đối đầu với án tù tối đa là ba năm cùng việc trục xuất về Việt Nam nếu anh bị xét thấy có tội.
Ông Channing Phillips, phát ngôn viên của văn phòng trạng sư ở toà U.S. District, cho biết bồi thẩm đoàn đã trao lại bản cáo trạng hôm 8 tháng Chín. Ngày xét xử anh Tuấn chưa được ấn định.
Ông Phillips nói: “Ngày đó nên được công bằng diễn ra sớm.”
Dựa theo đơn kiện về hình sự nộp tại tòa U.S. District Court ở thủ đô, anh Tuấn bị cáo buộc đấm vào mặt Nguyễn Quốc Huy, phó chủ tịch văn phòng thủ tướng nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong cuộc biểu tình tại khách sạn Liên Lục Địa Willard hôm 21 tháng Sáu.
Vụ kiện của anh đã thu hút sự ủng hộ từ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, nhiều người trong số đó đã từng đau khổ dưới chế độ cộng sản Việt Nam.
Một quỹ pháp lý được thành lập cho anh Tuấn và ông Jerry Kiley, người cựu chiến binh (chiến đấu tại) Việt Nam bị cáo buộc tạt rượu về phía Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại buổi tiệc khoản đãi hôm 21 tháng Sáu, đã quyên góp được 55.000 Mỹ kim.
Phần nhiều sự yểm trợ dành cho anh Tuấn chú trọng vào việc anh có thể bị trục xuất về Việt Nam, nơi các nhà ủng hộ nhân quyền từng nói anh sẽ bị đàn áp và bị tống giam.
Bà Parastoo Zahedi, luật sư biện hộ cho anh Tuấn về di trú có văn phòng tại Vienna, VA, tuyên bố: “Vẫn có bằng chứng về sự tra tấn và ngược đãi ở những quốc gia đối với những ai chống đối chế độ và chính phủ. Dựa vào đó, tôi có thể nói rằng anh chắc chắn sẽ bị như thế.”
Ông Lê Quyền, người giúp gây quỹ pháp lý và nơi ăn ở cho anh Tuấn trong những chuyến đi từ Atlanta tới tòa án ở thủ đô, nói rằng phần lớn quỹ được dùng để trả cho luật sư biện hộ của anh Tuấn, người (còn) được đại diện bởi luật sư biện hộ công David Bos.
Ông Lê Quyền cho biết: “Là luật sư biện hộ công, [ông Bos] làm việc rất tích cực. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần những người có thể bỏ thêm thì giờ nghiên cứu về vụ án.”
Ông Lê Quyền nói quỹ sẽ ngưng nhận tiền yểm trợ vào thứ sáu tuần tới bởi vì mục tiêu của nó đã đạt được và những người yểm trợ nên tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ bão lụt.
Anh Tuấn là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ, người đã đi di trú từ Việt Nam hồi năm 1993.
Bà Zahedi nói rằng anh Tuấn được thường trú là nhờ cha anh là một quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phục vụ tại Việt Nam. Đó là nơi người cha đã gặp gỡ mẹ anh.
Anh còn phải đương đầu với việc trục xuất dựa trên một bản án về tội tấn công ở California. Bà Zahedi cho biết vụ án được tiếp tục cho tới ngày 20 tháng Mười với hy vọng rằng các viên chức di trú sẽ đồng ý là anh Tuấn được tự cho mình là công dân Mỹ.
Texas, Louisian khởi đầu dọn dẹp sau bão Rita
Sunday, September 25, 2005
HOUSTON, Texas.- Hai vị thống đốc của Texas và Louisiana hôm 25 Tháng Chín đã đáp phi cơ riêng bay trên những vùng lãnh thổ của họ vừa bị bão Rita tàn phá, trong khi những toán cấp cứu ở miền Nam Louisiana lo đi tìm kiếm có thể đến hàng trăm người bị vừa mắc kẹt vì lụt và Houston lo chuẩn bị đón nhận lại gần 3 triệu người di tản mới đây trở về.
Mặc dù bão Rita không đề lại những sự tàn phá khổng lồ như bão Katrina trước đó, nhưng nó vẫn để lại nhiều sự thiệt hại cho cả 2 tiểu bang Texas và Louisiana.
Paul Bettencourt, thuộc Sở Thuế Harris County, đưa ra sự phỏng định là “Chỉ tính về mặt công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, thì bão Rita cũng để lại những sự thiệt hại lên đến hàng chục triệu đôla rồi...”
Thống đốc Louisiana, Kathleen Blanco, sau chuyến bay quan sát bằng phi cơ trực thăng, ghi nhận rằng bão Rita đã gây thêm nhiều thiệt hại nặng nề cho một số vùng mới, nhất là cho những cộng đồng dân đánh cá, như ở Cameron Parish, hay địa điểm nghỉ ngơi và đánh cá Holly Beach...
Ngay thành phố New Orleans, từng bị bão Katrina tàn phá và ngập lụt cách đây chưa đến ba tuần lễ, nay phải chịu thêm hai ngày nước lụt tràn vào vì vỡ đê, tuy nhiên một phát ngôn viên của lực lượng Công Binh Hoa Kỳ cho biết hôm 25 Tháng Chín, là những vùng bị lụt này, có thể được hút khô trong vòng một tuần lễ nếu những chỗ đê bị vỡ hay nứt được sửa chữa lại một cách mau lẹ và chắc chắn, chứ không như vào những ngày trước đây.
Phó Ðô Ðốc Thad Allen, đặc trách cứu trợ trong Vùng Vịnh, cho biết rằng nguồn điện vẫn còn bị gián đoạn trong phần lớn tiểu bang Louisiana, sau khi đã bị thiệt hại nặng nề từ trận bão Katrina, nay bão Rita làm cho thêm 2 triệu người tại Louisiana và Texas cùng bị mất điện nữa, khiến những công ty cung cấp nguồn điện ước tính rằng phải mất cả tháng mới phục hồi được hoàn toàn nguồn điện trong vùng.
Trong khi đó, thống đốc Texas, Rick Perry, tuyên bố hôm 25 Tháng Chín, là phần lớn những xưởng lọc dầu của Texas không bị thiệt hại vì bão Rita, sẽ có thể hoạt động trở lại một cách sớm sủa.
Thống đốc Perry tuyên bố trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Fox hôm 25 Tháng Chín là có một số xưởng lọc dầu và cả một đường ống dẫn khí bị hư hại, nhưng ông không cho biết chi tiết, “Tuy nhiên chúng tôi hy vọng sẽ sửa chữa được một cách mau lẹ, và sớm trở lại hoạt động”.
Mặc dù bão Rita đã thổi qua, nhưng thống đốc Perry cho rằng những người di tản từ 10 county phía Ðông Nam Texas hãy tiếp tục “đang ở đâu cứ ở tạm lại đó” cho đến khi điện, nước và những hệ thống ống cống có thể hoạt động lại được bình thường, và sẽ trở về theo từng đợt.
Thị trưởng Houston, Bill White, muốn tránh tái diễn cảnh kẹt xe cứng trên những xa lộ, như đã xảy ra trong những ngày di tản hồi cuối tuần qua, đã phải kêu gọi những nhân viên những trạm xăng, nhân viên những tiệm tạp hóa, bách hóa... hãy trở lại Houston một cách mau lẹ, để còn có thể phục vụ được những người trở về.
Ông nói:
“Xăng có thể đã có sẵn ở trong những bồn, tuy nhiên dân chúng không thể tự tiếp xăng cho mình được, nếu không có những nhân viên bán xăng có mặt sẵn tại trạm...”
Tuy nhiên mặc dù những lời kêu gọi khoan về, hay về từ từ từng đợt như trên, người ta vẫn nhận thấy rằng nhiều cư dân Houston di tản, đã lục tục kéo về thành phố của mình ngay trong ngày Chủ Nhật 25 Tháng Chín. (L.T.)
Sunday, September 25, 2005
HOUSTON, Texas.- Hai vị thống đốc của Texas và Louisiana hôm 25 Tháng Chín đã đáp phi cơ riêng bay trên những vùng lãnh thổ của họ vừa bị bão Rita tàn phá, trong khi những toán cấp cứu ở miền Nam Louisiana lo đi tìm kiếm có thể đến hàng trăm người bị vừa mắc kẹt vì lụt và Houston lo chuẩn bị đón nhận lại gần 3 triệu người di tản mới đây trở về.
Mặc dù bão Rita không đề lại những sự tàn phá khổng lồ như bão Katrina trước đó, nhưng nó vẫn để lại nhiều sự thiệt hại cho cả 2 tiểu bang Texas và Louisiana.
Paul Bettencourt, thuộc Sở Thuế Harris County, đưa ra sự phỏng định là “Chỉ tính về mặt công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, thì bão Rita cũng để lại những sự thiệt hại lên đến hàng chục triệu đôla rồi...”
Thống đốc Louisiana, Kathleen Blanco, sau chuyến bay quan sát bằng phi cơ trực thăng, ghi nhận rằng bão Rita đã gây thêm nhiều thiệt hại nặng nề cho một số vùng mới, nhất là cho những cộng đồng dân đánh cá, như ở Cameron Parish, hay địa điểm nghỉ ngơi và đánh cá Holly Beach...
Ngay thành phố New Orleans, từng bị bão Katrina tàn phá và ngập lụt cách đây chưa đến ba tuần lễ, nay phải chịu thêm hai ngày nước lụt tràn vào vì vỡ đê, tuy nhiên một phát ngôn viên của lực lượng Công Binh Hoa Kỳ cho biết hôm 25 Tháng Chín, là những vùng bị lụt này, có thể được hút khô trong vòng một tuần lễ nếu những chỗ đê bị vỡ hay nứt được sửa chữa lại một cách mau lẹ và chắc chắn, chứ không như vào những ngày trước đây.
Phó Ðô Ðốc Thad Allen, đặc trách cứu trợ trong Vùng Vịnh, cho biết rằng nguồn điện vẫn còn bị gián đoạn trong phần lớn tiểu bang Louisiana, sau khi đã bị thiệt hại nặng nề từ trận bão Katrina, nay bão Rita làm cho thêm 2 triệu người tại Louisiana và Texas cùng bị mất điện nữa, khiến những công ty cung cấp nguồn điện ước tính rằng phải mất cả tháng mới phục hồi được hoàn toàn nguồn điện trong vùng.
Trong khi đó, thống đốc Texas, Rick Perry, tuyên bố hôm 25 Tháng Chín, là phần lớn những xưởng lọc dầu của Texas không bị thiệt hại vì bão Rita, sẽ có thể hoạt động trở lại một cách sớm sủa.
Thống đốc Perry tuyên bố trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Fox hôm 25 Tháng Chín là có một số xưởng lọc dầu và cả một đường ống dẫn khí bị hư hại, nhưng ông không cho biết chi tiết, “Tuy nhiên chúng tôi hy vọng sẽ sửa chữa được một cách mau lẹ, và sớm trở lại hoạt động”.
Mặc dù bão Rita đã thổi qua, nhưng thống đốc Perry cho rằng những người di tản từ 10 county phía Ðông Nam Texas hãy tiếp tục “đang ở đâu cứ ở tạm lại đó” cho đến khi điện, nước và những hệ thống ống cống có thể hoạt động lại được bình thường, và sẽ trở về theo từng đợt.
Thị trưởng Houston, Bill White, muốn tránh tái diễn cảnh kẹt xe cứng trên những xa lộ, như đã xảy ra trong những ngày di tản hồi cuối tuần qua, đã phải kêu gọi những nhân viên những trạm xăng, nhân viên những tiệm tạp hóa, bách hóa... hãy trở lại Houston một cách mau lẹ, để còn có thể phục vụ được những người trở về.
Ông nói:
“Xăng có thể đã có sẵn ở trong những bồn, tuy nhiên dân chúng không thể tự tiếp xăng cho mình được, nếu không có những nhân viên bán xăng có mặt sẵn tại trạm...”
Tuy nhiên mặc dù những lời kêu gọi khoan về, hay về từ từ từng đợt như trên, người ta vẫn nhận thấy rằng nhiều cư dân Houston di tản, đã lục tục kéo về thành phố của mình ngay trong ngày Chủ Nhật 25 Tháng Chín. (L.T.)
Sáu nghị sĩ Mỹ đề nghị giữ Việt Nam
trong danh sách “cần quan tâm đặc biệt”
Monday, September 26, 2005
WSAHINGTON DC. 26-09 (NV).- Sáu nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa đã gửi đến Ngoại Trưởng Condoleeza Rice bức thư đề nghị vẫn giữ tên Việt Nam trong danh sách những nước “cần quan tâm đặc biệt” vì vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo bất chấp những sự khuyến cáo, can thiệp của thế giới.
“Căn cứ vào những vụ đàn áp tôn giáo gần đây, chúng tôi kêu gọi bà Bộ Trưởng Ngoại Giao vẫn nêu tên nước Việt Nam là một nước cần quan tâm đặc biệt. Sự chỉ định này sẽ thúc đẩy Việt Nam phải tuân theo những thỏa thuận với Hoa Kỳ hồi đầu năm nay về tự do tôn giáo. Ðồng thời (hành động này) là bản tuyên bố mạnh mẽ chứng tỏ Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy cải thiện tự do tôn giáo.”
Bức thư của 6 nghị sĩ Sam Brownback (R-KS), Susan Collins (R-ME), Olympia Snowe (R-ME), John Cornyn (R-TX), Rick Santorum (R-PA) và Elizabeth Dole (R-NC) đề ngày Thứ Sáu 23 Tháng Chín 2005 viết như vậy.
Bức thư nêu ra một số vụ đàn án tôn giáo điển hình và nghiêm trọng gần đây nhất như: bỏ tù 9 người Thượng ở Ðắc Lắc ngày 5 Tháng Bảy 2005 vì đã tổ chức biểu tình đòi tự do tôn giáo; ngày 5 Tháng Tám 2005 bắt giữ 7 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong đó có 2 trẻ em mà cũng dịp này 2 tín đồ đã tự thiêu ở những tỉnh An Giang và Ðồng Tháp; ngày 18 Tháng Tám 2005 công an ngăn cấm phái đoàn chư tăng từ Huế đi Bình Ðịnh thăm viếng hòa thượng Thích Huyền Quang là viện trưởng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trong bức thư, những nghị sĩ cũng nêu ra vụ đập phá nhà và trụ sở của Tổng Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở quận 2 Sài Gòn ngày 17 Tháng Bảy 2005 cùng nhiều cuộc đàn áp đạo Tin Lành xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi.
Từ đầu Tháng Chín 2005, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) cùng một số tổ chức vận động nhân quyền, tự do tôn giáo cho Việt Nam đã mở chiến dịch vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ, thúc hối quý vị dân biểu nghị sĩ kêu gọi Bộ Ngoại Giao không nên rút tên Cộng Sản Việt Nam ra khỏi danh sách “cần quan tâm đặc biệt.”
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự trù công bố bản phúc trình tình hình tự do tôn giáo thế giới vào ngày 15 Tháng Chín 2005. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa thấy.
Ðầu năm nay, ngày 4 Tháng Hai 2005, Phan Văn Khải, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, ra chỉ thị đặc biệt gửi những tỉnh ra lệnh nới lỏng đàn áp đạo Tin Lành mà báo Nhân Dân (cái loa tuyên truyền chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam) ca ngợi đó là “một dấu mốc mới trong chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam” với lời lẽ như “tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường...”
Nhưng ngày 18 Tháng Chín 2005, Liên Ðoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt Nam (một hệ phái đạo Tin Lành) gửi thư cầu cứu và tố cáo trên Internet rằng Công An Cộng Sản Việt Nam vẫn “khám xét, bao vây, tịch thu Kinh Thánh, giải tán những buổi cầu nguyện của tín đồ Tin Lành Việt Nam từ Nam chí Bắc với những dẫn chứng cụ thể.
Tuy đàn áp tôn giáo có bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội luôn luôn phủ nhận. Hành động mới nhất là, giữa Tháng Tám 2005, ra quyển “sách trắng” khoe khoang thành tích nhân quyền, phát triển tôn giáo.
Hiện nay, quý vị lãnh đạo lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Ðạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn bị quản chế nghiêm ngặt tại những chùa. (N.T.T.)
trong danh sách “cần quan tâm đặc biệt”
Monday, September 26, 2005
WSAHINGTON DC. 26-09 (NV).- Sáu nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa đã gửi đến Ngoại Trưởng Condoleeza Rice bức thư đề nghị vẫn giữ tên Việt Nam trong danh sách những nước “cần quan tâm đặc biệt” vì vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo bất chấp những sự khuyến cáo, can thiệp của thế giới.
“Căn cứ vào những vụ đàn áp tôn giáo gần đây, chúng tôi kêu gọi bà Bộ Trưởng Ngoại Giao vẫn nêu tên nước Việt Nam là một nước cần quan tâm đặc biệt. Sự chỉ định này sẽ thúc đẩy Việt Nam phải tuân theo những thỏa thuận với Hoa Kỳ hồi đầu năm nay về tự do tôn giáo. Ðồng thời (hành động này) là bản tuyên bố mạnh mẽ chứng tỏ Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy cải thiện tự do tôn giáo.”
Bức thư của 6 nghị sĩ Sam Brownback (R-KS), Susan Collins (R-ME), Olympia Snowe (R-ME), John Cornyn (R-TX), Rick Santorum (R-PA) và Elizabeth Dole (R-NC) đề ngày Thứ Sáu 23 Tháng Chín 2005 viết như vậy.
Bức thư nêu ra một số vụ đàn án tôn giáo điển hình và nghiêm trọng gần đây nhất như: bỏ tù 9 người Thượng ở Ðắc Lắc ngày 5 Tháng Bảy 2005 vì đã tổ chức biểu tình đòi tự do tôn giáo; ngày 5 Tháng Tám 2005 bắt giữ 7 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong đó có 2 trẻ em mà cũng dịp này 2 tín đồ đã tự thiêu ở những tỉnh An Giang và Ðồng Tháp; ngày 18 Tháng Tám 2005 công an ngăn cấm phái đoàn chư tăng từ Huế đi Bình Ðịnh thăm viếng hòa thượng Thích Huyền Quang là viện trưởng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trong bức thư, những nghị sĩ cũng nêu ra vụ đập phá nhà và trụ sở của Tổng Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở quận 2 Sài Gòn ngày 17 Tháng Bảy 2005 cùng nhiều cuộc đàn áp đạo Tin Lành xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi.
Từ đầu Tháng Chín 2005, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) cùng một số tổ chức vận động nhân quyền, tự do tôn giáo cho Việt Nam đã mở chiến dịch vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ, thúc hối quý vị dân biểu nghị sĩ kêu gọi Bộ Ngoại Giao không nên rút tên Cộng Sản Việt Nam ra khỏi danh sách “cần quan tâm đặc biệt.”
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự trù công bố bản phúc trình tình hình tự do tôn giáo thế giới vào ngày 15 Tháng Chín 2005. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa thấy.
Ðầu năm nay, ngày 4 Tháng Hai 2005, Phan Văn Khải, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, ra chỉ thị đặc biệt gửi những tỉnh ra lệnh nới lỏng đàn áp đạo Tin Lành mà báo Nhân Dân (cái loa tuyên truyền chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam) ca ngợi đó là “một dấu mốc mới trong chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam” với lời lẽ như “tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường...”
Nhưng ngày 18 Tháng Chín 2005, Liên Ðoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt Nam (một hệ phái đạo Tin Lành) gửi thư cầu cứu và tố cáo trên Internet rằng Công An Cộng Sản Việt Nam vẫn “khám xét, bao vây, tịch thu Kinh Thánh, giải tán những buổi cầu nguyện của tín đồ Tin Lành Việt Nam từ Nam chí Bắc với những dẫn chứng cụ thể.
Tuy đàn áp tôn giáo có bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội luôn luôn phủ nhận. Hành động mới nhất là, giữa Tháng Tám 2005, ra quyển “sách trắng” khoe khoang thành tích nhân quyền, phát triển tôn giáo.
Hiện nay, quý vị lãnh đạo lưỡng viện Tăng Thống và Hóa Ðạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn bị quản chế nghiêm ngặt tại những chùa. (N.T.T.)
Thuyền nhân Philippines đến Mỹ
Tuesday, September 27, 2005
Nguyễn Ngọc Chấn & Brian Ðoàn (NV)
LOS ANGELES, California - Sau 16 năm chờ đợi, những thuyền nhân Việt Nam còn lại tại Philippines đã được đặt chân lên vùng đất mà họ hằng mơ ước. Tiếng reo hò, những giọt lệ hạnh phúc, và những cái nắm tay bùi ngùi làm xôn xao cả Tom Bradley Terminal của phi trường Los Angeles, quen gọi là phi trường LAX.
Nhóm người tỵ nạn đầu tiên đẩy hành lý đi ra vào lúc 8 giờ 30. Ðó là lúc cảnh tượng huyên náo diễn ra. Người đầu tiên bước qua lằn ranh băng vàng, dang rộng hai tay chào một vòng. Gia đình ông Nguyễn Hoàng Minh bị mọi người nhảy vào hỏi han mừng rỡ. Nhân viên IOM, cơ quan hướng dẫn tị nạn yêu cầu bà con và các phóng viên mở đường cho nhóm này tiếp tục đi tới trạm chuyển tiếp, họ chỉ có một giờ đồng hồ để đáp chuyến bay khác đến phi trường người bảo lãnh. Các phóng viên lẽo đẽo theo từng người vừa đi vừa hỏi.
Những người Mỹ đang chờ đợi thân nhân tò mò muốn biết đây có phải là một cuộc tiếp đón “tài tử điện ảnh” nào đó, khi được biết chi tiết họ cũng hòa mình reo vui cùng gần 100 người Việt có mặt tại phi trường. Những nhân viên an ninh phi trường vốn lạnh lùng nghiêm khắc hôm nay bỗng dưng trở nên cởi mở lạ thường, tất tả tới lui thông báo cho mọi người biết người tỵ nạn sẽ được lần lượt đi ra từ cổng nào.
Ðây là chuyến bay đầu tiên do IOM thuê bao của hãng hàng không ATA chuyên chở 229 trong số 1,600 người Việt tỵ nạn tại Philippines sẽ được định cư tại Hoa Kỳ trong vòng bốn đến sáu tháng tới. Anh Minh Nguyễn đi cùng con trai xúc động nói, “Mười sáu năm qua, mỗi đêm cõng đứa con trai 6 tuổi ngủ vùi trên lưng, hai tay xách hai giỏ bánh mì lang thang bán dạo trên đường phố, tôi hằng mơ đến ngày hôm nay. Bắt đầu từ giây phút này, con trai tôi đã có tương lai.” Anh Lâm Kim Tài, chủ tịch hội cộng đồng người Việt ở Philippines, trong email tâm sự, “viết xuống hai chữ cám ơn cũng không đủ hết ý nghĩa cho việc vận động định cư của các anh chị ở hải ngoại dành cho chúng tôi.”
Chín giờ tối, nhóm thứ hai đến, họ có một thời gian dài hơn, có thì giờ tiếp xúc với truyền thông và đồng hương. Gia đình ông Lê Bá Khuê, được bảo lãnh sang tiểu bang Virginia, cho Người Việt biết “gia đình có hai vợ chồng và hai đứa con”. Hai vợ chồng lúc đến Philippines còn độc thân, trong cuộc sống bấp bênh, không ai sống riêng lẻ được, ông bà gặp nhau, lập gia đình và gầy dựng từ hai bàn chân đất. Ông Khuê nói thêm, “Thoạt đầu chúng tôi ở trong làng Việt Nam, xoay trở đủ việc, buôn bán, làm thuê, làm mướn nhưng dân địa phương còn nghèo hơn mình, việc đâu mà làm! Chúng tôi phải trốn ra tỉnh làm ăn, bán dạo mà sống”.
Một thuyền nhân khác, ông Diệp Bảo Minh, đến đảo một mình ở tuổi thiếu niên, 16 năm sau đã thành người lớn có gia đình, tâm sự: “Tôi vẫn tưởng như giấc mơ, vẫn ác mộng nướng bánh mì bán dạo kiếm tiền nuôi gia đình. Tôi phải cám ơn Trời Phật và tất cả đồng bào đã giúp cách này hay cách khác để chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi cũng không quên những người còn kẹt lại bên Phi Luật Tân. Niềm vui chưa trọn vẹn nếu hàng trăm người vẫn chưa có ngày đặt chân đến bến bờ tự do”.
Nhiều người bạn cũ đã từng sống với nhau qua các trại tạm cư, tò mò ra phi trường, bất chợt họ nhận ra nhau, đó là lúc những tiếng gào thét, mừng rỡ làm quặn thắt lòng người.
Trong ngọt ngào hạnh phúc cũng còn có vị đắng cay, hàng trăm người Việt tỵ nạn lập gia đình với dân bản xứ và những người con lai đã bị loại ra khỏi danh sách phỏng vấn của cơ quan di trú Hoa Kỳ. Anh Huỳnh Ðức Minh, người có ba đứa con với người vợ Philippines nghẹn ngào qua email, “Thật không công bằng và bất hạnh cho chúng tôi, vì chúng tôi cũng chờ đợi suốt 16 năm qua như bao nhiêu người khác, tuổi đã lớn thì phải lập gia đình, có ai ở đây ngoài người bản xứ. Nay mọi người ra đi còn chúng tôi phải ở lại. Ðời sống bây giờ còn buồn tủi hơn cả ngàn lần.”
Luật sư Trịnh Hội, người đi đầu trong công cuộc vận động định cư, hứa sẽ tiếp tục mở cửa văn phòng làm việc của anh tại Manila thêm một năm. Vào lúc này, hàng ngày những người Việt tuyệt vọng đến yêu cầu anh giúp đỡ. Nhưng tất cả còn “tùy thuộc vào ý Trời,” anh nói.
Ra đón con cháu, ông Võ Thiết nói: “Có trúng số cũng không sung sướng bằng.” Hai ông bà Võ Thiết và Ðặng Thị Thủy đã ngoài 70 tuổi, qua Mỹ du lịch thăm gia đình người con gái Võ Thị Thu Hằng đã di tản từ năm 1975. Một người con gái khác, bà Võ Thị Kim Du, vượt biên với gia đình và đã bị kẹt tại đây hơn 16 năm. Bất ngờ, điện thoại bà Thu Hằng reo, Sở Di Trú báo tin, mời ra đón gia đình bà Kim Du, từ Philippines đến định cư tại Hoa Kỳ.
Tối nay, bà Ðặng Thị Thủy khóc hết nước mắt, ôm rịt lấy người con lưu lạc, bị dày vò suốt 16 năm trên đất Phi. Bất ngờ trong chuyến thăm con ở Mỹ, gia đình ông bà lại được đi đón người con ở xa hơn vừa được đoàn tụ tại Mỹ.
Tuesday, September 27, 2005
Nguyễn Ngọc Chấn & Brian Ðoàn (NV)
LOS ANGELES, California - Sau 16 năm chờ đợi, những thuyền nhân Việt Nam còn lại tại Philippines đã được đặt chân lên vùng đất mà họ hằng mơ ước. Tiếng reo hò, những giọt lệ hạnh phúc, và những cái nắm tay bùi ngùi làm xôn xao cả Tom Bradley Terminal của phi trường Los Angeles, quen gọi là phi trường LAX.
Nhóm người tỵ nạn đầu tiên đẩy hành lý đi ra vào lúc 8 giờ 30. Ðó là lúc cảnh tượng huyên náo diễn ra. Người đầu tiên bước qua lằn ranh băng vàng, dang rộng hai tay chào một vòng. Gia đình ông Nguyễn Hoàng Minh bị mọi người nhảy vào hỏi han mừng rỡ. Nhân viên IOM, cơ quan hướng dẫn tị nạn yêu cầu bà con và các phóng viên mở đường cho nhóm này tiếp tục đi tới trạm chuyển tiếp, họ chỉ có một giờ đồng hồ để đáp chuyến bay khác đến phi trường người bảo lãnh. Các phóng viên lẽo đẽo theo từng người vừa đi vừa hỏi.
Những người Mỹ đang chờ đợi thân nhân tò mò muốn biết đây có phải là một cuộc tiếp đón “tài tử điện ảnh” nào đó, khi được biết chi tiết họ cũng hòa mình reo vui cùng gần 100 người Việt có mặt tại phi trường. Những nhân viên an ninh phi trường vốn lạnh lùng nghiêm khắc hôm nay bỗng dưng trở nên cởi mở lạ thường, tất tả tới lui thông báo cho mọi người biết người tỵ nạn sẽ được lần lượt đi ra từ cổng nào.
Ðây là chuyến bay đầu tiên do IOM thuê bao của hãng hàng không ATA chuyên chở 229 trong số 1,600 người Việt tỵ nạn tại Philippines sẽ được định cư tại Hoa Kỳ trong vòng bốn đến sáu tháng tới. Anh Minh Nguyễn đi cùng con trai xúc động nói, “Mười sáu năm qua, mỗi đêm cõng đứa con trai 6 tuổi ngủ vùi trên lưng, hai tay xách hai giỏ bánh mì lang thang bán dạo trên đường phố, tôi hằng mơ đến ngày hôm nay. Bắt đầu từ giây phút này, con trai tôi đã có tương lai.” Anh Lâm Kim Tài, chủ tịch hội cộng đồng người Việt ở Philippines, trong email tâm sự, “viết xuống hai chữ cám ơn cũng không đủ hết ý nghĩa cho việc vận động định cư của các anh chị ở hải ngoại dành cho chúng tôi.”
Chín giờ tối, nhóm thứ hai đến, họ có một thời gian dài hơn, có thì giờ tiếp xúc với truyền thông và đồng hương. Gia đình ông Lê Bá Khuê, được bảo lãnh sang tiểu bang Virginia, cho Người Việt biết “gia đình có hai vợ chồng và hai đứa con”. Hai vợ chồng lúc đến Philippines còn độc thân, trong cuộc sống bấp bênh, không ai sống riêng lẻ được, ông bà gặp nhau, lập gia đình và gầy dựng từ hai bàn chân đất. Ông Khuê nói thêm, “Thoạt đầu chúng tôi ở trong làng Việt Nam, xoay trở đủ việc, buôn bán, làm thuê, làm mướn nhưng dân địa phương còn nghèo hơn mình, việc đâu mà làm! Chúng tôi phải trốn ra tỉnh làm ăn, bán dạo mà sống”.
Một thuyền nhân khác, ông Diệp Bảo Minh, đến đảo một mình ở tuổi thiếu niên, 16 năm sau đã thành người lớn có gia đình, tâm sự: “Tôi vẫn tưởng như giấc mơ, vẫn ác mộng nướng bánh mì bán dạo kiếm tiền nuôi gia đình. Tôi phải cám ơn Trời Phật và tất cả đồng bào đã giúp cách này hay cách khác để chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi cũng không quên những người còn kẹt lại bên Phi Luật Tân. Niềm vui chưa trọn vẹn nếu hàng trăm người vẫn chưa có ngày đặt chân đến bến bờ tự do”.
Nhiều người bạn cũ đã từng sống với nhau qua các trại tạm cư, tò mò ra phi trường, bất chợt họ nhận ra nhau, đó là lúc những tiếng gào thét, mừng rỡ làm quặn thắt lòng người.
Trong ngọt ngào hạnh phúc cũng còn có vị đắng cay, hàng trăm người Việt tỵ nạn lập gia đình với dân bản xứ và những người con lai đã bị loại ra khỏi danh sách phỏng vấn của cơ quan di trú Hoa Kỳ. Anh Huỳnh Ðức Minh, người có ba đứa con với người vợ Philippines nghẹn ngào qua email, “Thật không công bằng và bất hạnh cho chúng tôi, vì chúng tôi cũng chờ đợi suốt 16 năm qua như bao nhiêu người khác, tuổi đã lớn thì phải lập gia đình, có ai ở đây ngoài người bản xứ. Nay mọi người ra đi còn chúng tôi phải ở lại. Ðời sống bây giờ còn buồn tủi hơn cả ngàn lần.”
Luật sư Trịnh Hội, người đi đầu trong công cuộc vận động định cư, hứa sẽ tiếp tục mở cửa văn phòng làm việc của anh tại Manila thêm một năm. Vào lúc này, hàng ngày những người Việt tuyệt vọng đến yêu cầu anh giúp đỡ. Nhưng tất cả còn “tùy thuộc vào ý Trời,” anh nói.
Ra đón con cháu, ông Võ Thiết nói: “Có trúng số cũng không sung sướng bằng.” Hai ông bà Võ Thiết và Ðặng Thị Thủy đã ngoài 70 tuổi, qua Mỹ du lịch thăm gia đình người con gái Võ Thị Thu Hằng đã di tản từ năm 1975. Một người con gái khác, bà Võ Thị Kim Du, vượt biên với gia đình và đã bị kẹt tại đây hơn 16 năm. Bất ngờ, điện thoại bà Thu Hằng reo, Sở Di Trú báo tin, mời ra đón gia đình bà Kim Du, từ Philippines đến định cư tại Hoa Kỳ.
Tối nay, bà Ðặng Thị Thủy khóc hết nước mắt, ôm rịt lấy người con lưu lạc, bị dày vò suốt 16 năm trên đất Phi. Bất ngờ trong chuyến thăm con ở Mỹ, gia đình ông bà lại được đi đón người con ở xa hơn vừa được đoàn tụ tại Mỹ.
Thống đốc tiểu bang Louisiana yêu cầu Quốc Hội chấp thuận ngân sách tái thiết
WASHINGTON - Thống đốc tiểu bang Louisiana Kathleen Blanco hôm Thứ Tư 28 Tháng Chín đã ra trước Quốc Hội Liên Bang, và yêu cầu giúp đỡ việc tái thiết tiểu bang của bà sau những cơn bão. Bà nói hai cơn bão Katrina và Rita đã “đánh gục thành phố nhưng quốc hội sẽ không hạ gục chúng ta”.
Trong bài diễn văn khai mạc trước Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện, bà Blanco không đề cập gì đến ông cựu giám đốc cơ quan FEMA Michael Brown, ông này hôm Thứ Ba 27 Tháng Chín đã lên tiếng đổ lỗi cho chính quyền tiểu bang và địa phương tại Louisiana không biết xử trí đúng mức khi cơn bão ập đến.
Bà thống đốc nói: “Chúng ta đang nhìn về phía trước, không cần phải quay lại những chuyện đã qua”.
Từ văn phòng thủ phủ, hai thống đốc tiểu bang Mississippi là Haley Barbour và Alabama là Bob Riley cũng đưa ra lời điều trần trước hội đồng qua điện thoại.
Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện hiện đang họp bàn về dự luật thuế dài hạn nhằm giúp hồi sinh những vùng bị tàn phá ở bờ biển vùng vịnh.
Thống đốc Blanco cho biết 40 phần trăm cơ sở làm ăn tại Louisiana bị mất trắng hoặc một phần vì cơn bão, do đó áp lực lớn nhất hiện nay của tiểu bang là giải quyết việc làm. Bà nói: “Ðó là cái chúng tôi đang cần. Một điều duy nhất chúng tôi đang phải đối đầu trước những khó khăn và đau thương này - tôi nhấn mạnh, đó là việc làm.”
Tại điện Capitol, một ủy ban hạ viện đang ghi nhận những lời cam kết của những thanh sát viên. Họ sẽ theo dõi thật kỹ hàng triệu Mỹ kim mà chính phủ Bush đã ưu ái trao cho những công ty hậu thuẫn chính trị của ông qua những hợp đồng cứu trợ và tái thiết sau bão Katrina
Các thanh sát viên của nhiều cơ quan cùng với những viên chức thuộc Văn Phòng Kế Toán Quốc Hội hôm Thứ Tư 28 Tháng Chín đã cử ra một tiểu ban quốc hội phụ trách dọn dẹp hậu quả bão Katrina và tuyên bố sẽ tổ chức những đợt kiểm tra để chống sự lãng phí và gian lận.
Tiểu ban hứa sẽ giám sát chặt chẽ nhiều vấn đề, trong đó có việc điều tra những hợp đồng không qua đấu thầu và truy cứu hồ sơ những nhân viên liên bang đang dùng thẻ tín dụng do chính phủ cấp mà tự do mua bán trong khoản 250,000 Mỹ kim - thay vì trong khoản quy định là 2,500 Mỹ kim - mượn cớ những chi phí liên quan đến cơn bão Katrina.
Ông H. Walker Feaster, tổng thanh tra của Ủy Ban Thông Tin Liên Bang, cho biết: “Nếu cấp sẵn một khoản tiền lớn như vậy, những người không có đức hạnh sẽ bị lôi cuốn và lạm dụng”. (D.P.)
WASHINGTON - Thống đốc tiểu bang Louisiana Kathleen Blanco hôm Thứ Tư 28 Tháng Chín đã ra trước Quốc Hội Liên Bang, và yêu cầu giúp đỡ việc tái thiết tiểu bang của bà sau những cơn bão. Bà nói hai cơn bão Katrina và Rita đã “đánh gục thành phố nhưng quốc hội sẽ không hạ gục chúng ta”.
Trong bài diễn văn khai mạc trước Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện, bà Blanco không đề cập gì đến ông cựu giám đốc cơ quan FEMA Michael Brown, ông này hôm Thứ Ba 27 Tháng Chín đã lên tiếng đổ lỗi cho chính quyền tiểu bang và địa phương tại Louisiana không biết xử trí đúng mức khi cơn bão ập đến.
Bà thống đốc nói: “Chúng ta đang nhìn về phía trước, không cần phải quay lại những chuyện đã qua”.
Từ văn phòng thủ phủ, hai thống đốc tiểu bang Mississippi là Haley Barbour và Alabama là Bob Riley cũng đưa ra lời điều trần trước hội đồng qua điện thoại.
Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện hiện đang họp bàn về dự luật thuế dài hạn nhằm giúp hồi sinh những vùng bị tàn phá ở bờ biển vùng vịnh.
Thống đốc Blanco cho biết 40 phần trăm cơ sở làm ăn tại Louisiana bị mất trắng hoặc một phần vì cơn bão, do đó áp lực lớn nhất hiện nay của tiểu bang là giải quyết việc làm. Bà nói: “Ðó là cái chúng tôi đang cần. Một điều duy nhất chúng tôi đang phải đối đầu trước những khó khăn và đau thương này - tôi nhấn mạnh, đó là việc làm.”
Tại điện Capitol, một ủy ban hạ viện đang ghi nhận những lời cam kết của những thanh sát viên. Họ sẽ theo dõi thật kỹ hàng triệu Mỹ kim mà chính phủ Bush đã ưu ái trao cho những công ty hậu thuẫn chính trị của ông qua những hợp đồng cứu trợ và tái thiết sau bão Katrina
Các thanh sát viên của nhiều cơ quan cùng với những viên chức thuộc Văn Phòng Kế Toán Quốc Hội hôm Thứ Tư 28 Tháng Chín đã cử ra một tiểu ban quốc hội phụ trách dọn dẹp hậu quả bão Katrina và tuyên bố sẽ tổ chức những đợt kiểm tra để chống sự lãng phí và gian lận.
Tiểu ban hứa sẽ giám sát chặt chẽ nhiều vấn đề, trong đó có việc điều tra những hợp đồng không qua đấu thầu và truy cứu hồ sơ những nhân viên liên bang đang dùng thẻ tín dụng do chính phủ cấp mà tự do mua bán trong khoản 250,000 Mỹ kim - thay vì trong khoản quy định là 2,500 Mỹ kim - mượn cớ những chi phí liên quan đến cơn bão Katrina.
Ông H. Walker Feaster, tổng thanh tra của Ủy Ban Thông Tin Liên Bang, cho biết: “Nếu cấp sẵn một khoản tiền lớn như vậy, những người không có đức hạnh sẽ bị lôi cuốn và lạm dụng”. (D.P.)
This crocodile was found in New Orleans swimming down the street. 21 FT long, 4,500 lbs, around 80 years old minimum. Specialists said that he was looking to eat humans because he was too old to catch animals. This crocodile was killed by the army last Sunday at 3:00 pm, currently he is in the freezer at the Azur hotel. The contents of it's stomach will be analyzed this Friday at 2:30pm






Ðiều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ về công tác cứu trợ nạn nhân thiên tai Katrina thuộc cộng đồng Mỹ gốc Châu Á2005.10.01
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Chiều thứ Năm 29, tại buổi điều trần ở hạ viện Hoa Kỳ về công tác cứu trợ của chính phủ Mỹ đối với nạn nhân thiên tai Katrina thuộc các cộng đồng Mỹ gốc Châu Á, hầu hết các đại biểu người Mỹ gốc Việt đều cho rằng Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang và Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ đã quá chậm và thiếu hữu hiệu trong việc trợ giúp cho các cộng đồng Mỹ gốc Á nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng tại những vùng bị bão tàn phá. Thanh Trúc có mặt tại chổ để ghi nhận chi tiết và tường trình đến quí vị sau đây:
• Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
• Tải xuống để nghe

Chị Thao Tran và các con
tạm trú tại Hội Thánh Tin Lành ở Houston,
Texas. AFP PHOTO/Stan HONDA
Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang Mỹ, gọi tắt là FEMA, và Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ là hai tổ chức quan trọng của chính phủ Mỹ với trách nhiệm cứu trợ khẩn cấp khi đất nước bị thiên tai.
Thế nhưng sau khi bão Katrina cách nay ba tuần rồi gần đây là Rita quét qua những tiểu bang vùng Vịnh mà nơi bị nặng nhất là bang Louisiana rồi đến bang Mississipi, thì FEMA lẫn Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ liên tục bị chỉ trích là không mang tới sự cứu trợ hữu hiệu cho những nạn nhân màn trời chiếu đất mất hết tài sản tại những vùng bị tàn phá nặng.
Các cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu, trong đó có cộng đồng Mỹ gốc Việt, cũng chịu chung số phận, nghĩa là được trợ giúp quá muộn hoặc không được ủy lạo tới nơi tới chốn.
Mục đích buổi điều trần
Đó là lý do mà chiều thứ Năm 19 vừa qua, đại diện của Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang FEMA và đại diện Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ được mời tới hạ viện để nghe buổi điều trần về những thử thách và những hoàn cảnh khó khăn mà nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Châu Á phải gánh chịu sau cơn bão Katrina.
Mục đích thứ nhì của buổi điều trần là yêu cầu chính phủ Mỹ thực hiện những sự trợ giúp cần thiết, đặc biệt và nhanh chóng hơn đối với nhân thiên tai người Mỹ gốc Châu Á.
Buổi điều trần do hai vị Dân biểu tiểu bang Michael Honda của của California và Al Green của Texas, phối hợp cùng các đoàn thể Mỹ gốc Châu Á như Nhóm Dân Cử Hoa Kỳ Quan Tâm Đến Châu Á Thái Bình Dương, Hội Đồng Quốc Gia Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, Liên Minh Toàn Quốc Các Cơ Quan Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt.
Phát biểu của các Dân biểu
Mở đầu buổi điều trần, Dân biểu Mike Honda phát biểu là với những phương tiện giới hạn, bên cạnh những khác biệt về văn hóa và trở ngại về ngôn ngữ, các cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á bị ảnh hưởng bởi thiên tai Katrina thấy rằng họ đã không nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và hữu hiệu từ phía chính phủ.
Ông nói tiếp là chính vì điều này mà nạn nhân thiên tai Mỹ gốc Châu Á chỉ biết dựa vào chính những tổ chức trong cộng đồng của mình, vốn không có nhiều ngân quĩ cũng như phương tiện dồi dào để giúp đỡ họ về lâu về dài.
Dưới mắt Dân biểu Al Green bang Texas, nơi người chạy nạn Katrina đổ về đông nhất, những người chạy tránh cơn bão Katrina không phải là người tị nạn mà là người chạy nạn, họ cần sự cứu trợ khẩn cấp.
Tuy nhiên ông trình bày thêm là thí dụ như người Mỹ gốc Việt ở Louisiana chẳng hạn, thay vì lên những chuyến xe buýt của chính phủ để được chở về nơi tạm trú là Astrodome chẳng hạn, họ đã không làm thế mà lại tự động lái xe chạy qua Texas để nương náu tại nhà người quen.
Tại Texas, Dân biểu Al Green nói tiếp, họ được đồng hương cho ở nhờ, cung cấp mọi sự giúp đỡ và chính vì lẽ đó họ không liên hệ đăng ký với FEMA hay Hội Chữ Thập Đỏ để được tiền trợ cấp hay hưởng phẩm vật cứu trợ va mọi giúp đỡ cần thiết khác.
Cũng như Dân biểu Mike Honda, Dân biểu Al Green nhấn mạnh rằng ngôn ngữ cũng là trở ngại chính khiến người chạy nạn Katrina Mỹ gốc Châu Á không có sự liên lạc với FEMA hay Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ.
Phản ứng của đại diện cộng đồng người Việt
Phát biểu tại buổi điều trần, anh Bùi Huy Vũ, giám đốc điều hành Liên minh Toàn Quốc Những Cơ Quan Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt, gọi tắt là NAVASA, nói rằng khi nghe chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố đặt các bang Louisiana, Alabama va Mississipi trong tình trạng khẩn cấp thì trên tất cả các trang Web của FEMA và Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ không có chỗ nào đề cập đến nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Việt.
Theo anh thì điều này chứng tỏ hai tổ chức cứu trợ này của chính phủ không quan tâm nhiều đến nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Á.
Giám đốc điều hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, tuyên bố là ông không đồng ý với luận cứ rằng trở ngại về ngôn ngữ hay sự giới hạn phương tiện khiến hai tổ chức này khó có thể vươn tới những nạn nhân Katrina trong các cộng đồng Mỹ gốc Châu Á .
Ông nói vấn đề ngôn ngữ tồn tại đã lâu và thực tế cho thấy có thể giải quyết được vì không phải tất cả mọi người chạy nạn đều không biết Anh ngữ. Theo ông vấn đề ở đây là FEMA hay Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ không sẳn sàng, không chuẩn bị kịp thời để ứng phó với tình trạng khẩn cấp, vì thế những cộng đồng Mỹ gốc Châu Á bị thiệt thòi.
Vẫn theo lời ông, FEMA và Hội Chữ Thấp Đỏ Hoa Kỳ quên đi một điều là họ có thể huy động những tổ chức tôn giáo hay những tổ chức thiện nguyện tiếp tay với họ. Đây chính là những tổ chức nằm trong cộng đồng, biết rõ và nắm bắt được nhu cầu của cộng đồng mà họ đang ra tay cứu trợ.
Điều đáng tiếc, ông nói tiếp, là FEMA vừa loan báo là không chắc những tổ chức hay đoàn thể cứu trợ này được FEMA chi trả lại phí tổn bỏ ra để trang trải nơi ăn chốn ở cho người chạy nạn.
Được mời lên nói về hoàn cảnh nguy ngập của người Mỹ gốc Việt sau khi cuồng phong thổi qua, ông Trần Văn Tích, nạn nhân Katrina tại thành phố Versaille bang Mississipi, nơi phần lớn nhà cửa bị hưu hại, nhiều chỗ trong thành phố vẫn còn tràn ngập nước, kể lại với cử tọa.
Ông nói ngay sau khi thiên tai Katrina rút khỏi Versaille, an ninh của người Mỹ gốc Việt kẹt lại ở đây đã bị đe dọa, họ bị cướp bóc bởi người bản xứ kẹt lại ở địa phương. Ông nói cứ chiều xuống thì không có thấy bóng dáng cảnh sát, hai ba ngày sau vệ binh quốc gia mới đến, muốn rời khỏi vùng bị tàn phá cũng không dể dàng, còn chuyện tiếp tế nước uống và lương thực gần như là không có.
Phát biểu của những người Việt tham dự
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do sau đó, giám đốc điều hành Liên Minh Các Cơ Quan Phục Vụ Của Người Mỹ Gốc Việt, anh Bùi Huy Vũ, cho biết: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, vừa từ thành phố Bayou La Batre bang Mississipi bị Katrina tàn phá trở về Washington để kịp tham dự buổi điều trần hôm nay: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Một người trẻ tham dự buổi điều trần với FEMA và Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ tại hạ viện hôm thứ Năm, cô Nguyễn Thanh Thúy, thành viên của Hiệp Hội Tiểu Thương Người Thiểu Số, phát biểu với Đài Á Châu Tự Do: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cũng là một người lên tiếng trước buổi điều trần, luật sư Lưu từ thành phố San Jose bang California qua tham dự, cho biết anh cũng ghi nhận những nổ lực cũng như thử thách của FEMA, thế nhưng: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Anh Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt : (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Các Dân biểu Hoa Kỳ không quên nhắc lại là đa số người Mỹ gốc Châu Á cư ngụ tại các tiểu bang vùng Vịnh là người tị nạn hoặc di dân.
Tiểu bang Louisiana trong vùng Vịnh có khỏang 50.000 di dân Mỹ gốc Châu Á, trong đó hơn một nửa là người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại vùng duyên hải bị Katrina tàn phá nặng nhất. Tiểu bang thứ hai của vùng Vịnh có đông người Việt là Mississipi với 7000 người.
Buổi điều trần kết thúc với phần đúc kết của Dân biểu Mike Honda rằng trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Dân Cử Mỹ Quan Tâm Đến Châu Á Thái Bình Dương, ông và đồng viện trong ủy ban sẽ cố gắng làm việc với các cơ quan chính phủ này để đẩy mạnh công tác của chính phủ đến với nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Châu Á được nhanh chóng hơn.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Chiều thứ Năm 29, tại buổi điều trần ở hạ viện Hoa Kỳ về công tác cứu trợ của chính phủ Mỹ đối với nạn nhân thiên tai Katrina thuộc các cộng đồng Mỹ gốc Châu Á, hầu hết các đại biểu người Mỹ gốc Việt đều cho rằng Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang và Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ đã quá chậm và thiếu hữu hiệu trong việc trợ giúp cho các cộng đồng Mỹ gốc Á nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng tại những vùng bị bão tàn phá. Thanh Trúc có mặt tại chổ để ghi nhận chi tiết và tường trình đến quí vị sau đây:
• Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
• Tải xuống để nghe

Chị Thao Tran và các con
tạm trú tại Hội Thánh Tin Lành ở Houston,
Texas. AFP PHOTO/Stan HONDA
Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang Mỹ, gọi tắt là FEMA, và Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ là hai tổ chức quan trọng của chính phủ Mỹ với trách nhiệm cứu trợ khẩn cấp khi đất nước bị thiên tai.
Thế nhưng sau khi bão Katrina cách nay ba tuần rồi gần đây là Rita quét qua những tiểu bang vùng Vịnh mà nơi bị nặng nhất là bang Louisiana rồi đến bang Mississipi, thì FEMA lẫn Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ liên tục bị chỉ trích là không mang tới sự cứu trợ hữu hiệu cho những nạn nhân màn trời chiếu đất mất hết tài sản tại những vùng bị tàn phá nặng.
Các cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu, trong đó có cộng đồng Mỹ gốc Việt, cũng chịu chung số phận, nghĩa là được trợ giúp quá muộn hoặc không được ủy lạo tới nơi tới chốn.
Mục đích buổi điều trần
Đó là lý do mà chiều thứ Năm 19 vừa qua, đại diện của Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp Liên Bang FEMA và đại diện Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ được mời tới hạ viện để nghe buổi điều trần về những thử thách và những hoàn cảnh khó khăn mà nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Châu Á phải gánh chịu sau cơn bão Katrina.
Mục đích thứ nhì của buổi điều trần là yêu cầu chính phủ Mỹ thực hiện những sự trợ giúp cần thiết, đặc biệt và nhanh chóng hơn đối với nhân thiên tai người Mỹ gốc Châu Á.
Buổi điều trần do hai vị Dân biểu tiểu bang Michael Honda của của California và Al Green của Texas, phối hợp cùng các đoàn thể Mỹ gốc Châu Á như Nhóm Dân Cử Hoa Kỳ Quan Tâm Đến Châu Á Thái Bình Dương, Hội Đồng Quốc Gia Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, Liên Minh Toàn Quốc Các Cơ Quan Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt.
Phát biểu của các Dân biểu
Mở đầu buổi điều trần, Dân biểu Mike Honda phát biểu là với những phương tiện giới hạn, bên cạnh những khác biệt về văn hóa và trở ngại về ngôn ngữ, các cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á bị ảnh hưởng bởi thiên tai Katrina thấy rằng họ đã không nhận được sự trợ giúp nhanh chóng và hữu hiệu từ phía chính phủ.
Ông nói tiếp là chính vì điều này mà nạn nhân thiên tai Mỹ gốc Châu Á chỉ biết dựa vào chính những tổ chức trong cộng đồng của mình, vốn không có nhiều ngân quĩ cũng như phương tiện dồi dào để giúp đỡ họ về lâu về dài.
Dưới mắt Dân biểu Al Green bang Texas, nơi người chạy nạn Katrina đổ về đông nhất, những người chạy tránh cơn bão Katrina không phải là người tị nạn mà là người chạy nạn, họ cần sự cứu trợ khẩn cấp.
Tuy nhiên ông trình bày thêm là thí dụ như người Mỹ gốc Việt ở Louisiana chẳng hạn, thay vì lên những chuyến xe buýt của chính phủ để được chở về nơi tạm trú là Astrodome chẳng hạn, họ đã không làm thế mà lại tự động lái xe chạy qua Texas để nương náu tại nhà người quen.
Tại Texas, Dân biểu Al Green nói tiếp, họ được đồng hương cho ở nhờ, cung cấp mọi sự giúp đỡ và chính vì lẽ đó họ không liên hệ đăng ký với FEMA hay Hội Chữ Thập Đỏ để được tiền trợ cấp hay hưởng phẩm vật cứu trợ va mọi giúp đỡ cần thiết khác.
Cũng như Dân biểu Mike Honda, Dân biểu Al Green nhấn mạnh rằng ngôn ngữ cũng là trở ngại chính khiến người chạy nạn Katrina Mỹ gốc Châu Á không có sự liên lạc với FEMA hay Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ.
Phản ứng của đại diện cộng đồng người Việt
Phát biểu tại buổi điều trần, anh Bùi Huy Vũ, giám đốc điều hành Liên minh Toàn Quốc Những Cơ Quan Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt, gọi tắt là NAVASA, nói rằng khi nghe chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố đặt các bang Louisiana, Alabama va Mississipi trong tình trạng khẩn cấp thì trên tất cả các trang Web của FEMA và Hội Chữ Thập Đỏ Mỹ không có chỗ nào đề cập đến nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Việt.
Theo anh thì điều này chứng tỏ hai tổ chức cứu trợ này của chính phủ không quan tâm nhiều đến nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Á.
Giám đốc điều hành Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, tuyên bố là ông không đồng ý với luận cứ rằng trở ngại về ngôn ngữ hay sự giới hạn phương tiện khiến hai tổ chức này khó có thể vươn tới những nạn nhân Katrina trong các cộng đồng Mỹ gốc Châu Á .
Ông nói vấn đề ngôn ngữ tồn tại đã lâu và thực tế cho thấy có thể giải quyết được vì không phải tất cả mọi người chạy nạn đều không biết Anh ngữ. Theo ông vấn đề ở đây là FEMA hay Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ không sẳn sàng, không chuẩn bị kịp thời để ứng phó với tình trạng khẩn cấp, vì thế những cộng đồng Mỹ gốc Châu Á bị thiệt thòi.
Vẫn theo lời ông, FEMA và Hội Chữ Thấp Đỏ Hoa Kỳ quên đi một điều là họ có thể huy động những tổ chức tôn giáo hay những tổ chức thiện nguyện tiếp tay với họ. Đây chính là những tổ chức nằm trong cộng đồng, biết rõ và nắm bắt được nhu cầu của cộng đồng mà họ đang ra tay cứu trợ.
Điều đáng tiếc, ông nói tiếp, là FEMA vừa loan báo là không chắc những tổ chức hay đoàn thể cứu trợ này được FEMA chi trả lại phí tổn bỏ ra để trang trải nơi ăn chốn ở cho người chạy nạn.
Được mời lên nói về hoàn cảnh nguy ngập của người Mỹ gốc Việt sau khi cuồng phong thổi qua, ông Trần Văn Tích, nạn nhân Katrina tại thành phố Versaille bang Mississipi, nơi phần lớn nhà cửa bị hưu hại, nhiều chỗ trong thành phố vẫn còn tràn ngập nước, kể lại với cử tọa.
Ông nói ngay sau khi thiên tai Katrina rút khỏi Versaille, an ninh của người Mỹ gốc Việt kẹt lại ở đây đã bị đe dọa, họ bị cướp bóc bởi người bản xứ kẹt lại ở địa phương. Ông nói cứ chiều xuống thì không có thấy bóng dáng cảnh sát, hai ba ngày sau vệ binh quốc gia mới đến, muốn rời khỏi vùng bị tàn phá cũng không dể dàng, còn chuyện tiếp tế nước uống và lương thực gần như là không có.
Phát biểu của những người Việt tham dự
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do sau đó, giám đốc điều hành Liên Minh Các Cơ Quan Phục Vụ Của Người Mỹ Gốc Việt, anh Bùi Huy Vũ, cho biết: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, vừa từ thành phố Bayou La Batre bang Mississipi bị Katrina tàn phá trở về Washington để kịp tham dự buổi điều trần hôm nay: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Một người trẻ tham dự buổi điều trần với FEMA và Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ tại hạ viện hôm thứ Năm, cô Nguyễn Thanh Thúy, thành viên của Hiệp Hội Tiểu Thương Người Thiểu Số, phát biểu với Đài Á Châu Tự Do: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cũng là một người lên tiếng trước buổi điều trần, luật sư Lưu từ thành phố San Jose bang California qua tham dự, cho biết anh cũng ghi nhận những nổ lực cũng như thử thách của FEMA, thế nhưng: (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Anh Nguyễn Quốc Hùng, chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt : (xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Các Dân biểu Hoa Kỳ không quên nhắc lại là đa số người Mỹ gốc Châu Á cư ngụ tại các tiểu bang vùng Vịnh là người tị nạn hoặc di dân.
Tiểu bang Louisiana trong vùng Vịnh có khỏang 50.000 di dân Mỹ gốc Châu Á, trong đó hơn một nửa là người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại vùng duyên hải bị Katrina tàn phá nặng nhất. Tiểu bang thứ hai của vùng Vịnh có đông người Việt là Mississipi với 7000 người.
Buổi điều trần kết thúc với phần đúc kết của Dân biểu Mike Honda rằng trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Dân Cử Mỹ Quan Tâm Đến Châu Á Thái Bình Dương, ông và đồng viện trong ủy ban sẽ cố gắng làm việc với các cơ quan chính phủ này để đẩy mạnh công tác của chính phủ đến với nạn nhân thiên tai người Mỹ gốc Châu Á được nhanh chóng hơn.
Thông Điệp gởi Đồng Bào Hải Ngoại
Cụ Hoàng Minh Chính:
Hẹn gặp nhau tại Sài Gòn Los Altos Hills (SaigonUSA News) Ngày 9-10-2005 -Trong một cuộc gặp gỡ với LS. Nguyễn Tâm và báo SaigonUSA, cụ Hòang Minh Chính phấn khởi tuyên bố một ngày rất gần hẹn gặp nhau tất cả tại thành phố Sài Gòn khi Việt Nam lật qua trang sử Dân Chủ và Tự Do.
Ông công bố vào tháng 12 sẽ phát hành trang báo điện tử để quảng bá phong trào dân chủ trong nước, nhưng vẫn còn mơ hồ về những phương án đấu tranh cụ thể để được ra báo in.
Photo: Lê Cường © SaigonUSA News 2005
Sau chuyến chữa bệnh và diễn thuyết tại Mỹ, trong những ngày sắp tới khi trở lại Việt Nam, liệu phong trào Dân Chủ sẽ châm ngòi khai hỏa cho một cuộc "Cách Mạng Nhung" để dân chủ hóa Việt Nam, hay cụ Hòang Minh Chính, với tuổi già đã cao cùng với phong cách thảo luận nặng phần lý thuyết, vẫn sẽ chỉ là một ngọn nến yếu ớt trong đêm dài lịch sử?
Chuyến đi của ông H.M.Chính đã gây tiếng vang lớn trong dư luận người Việt hải ngọai, nhưng lại không hề tạo ra phản ứng gì từ phía Hà Nội, nếu không nói là Hà Nội có phần dành sự dễ dãi cho ông nữa là đàng khác. Ông H.M.Chính không những thuyết trình tại Harvard là nơi vừa mới đón tiếp TT CSVN Phan Văn Khải, mà còn điều trần tại Tiểu ban Á châu Thái Bình Dương thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ. Mọi người chờ xem phản ứng của Hà Nội dành cho ông trong tương lai khi ông trở về Việt Nam.
Kể từ tháng 7/2005 Hà Nội cho phép một số nhà đối lập đến dự buổi tiếp tân mừng ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ tại tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở SG, thì có thể nói là đánh dấu một khúc quanh mới trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam mà Hà Nội đang thí nghiệm một phương án mới.
Cùng thời điểm chuyến đi của ông Hòang Minh Chính, thì trong vòng tháng 9, 2005, tại Việt Nam cũng có những cuộc gặp gỡ gần như công khai của những khuôn mặt dân chủ nổi tiếng.
Riêng tại Mỹ, ông Hoàng Minh Chính đã tuyên bố những lời chỉ trích nặng nề đối với chính quyền Hà Nội, cụ thể là những đàn áp về tôn giáo, những người đấu tranh dân chủ, tình trạng tham ô hối lộ, và ông khẳng định rằng những đóng góp cho VN ngày nay đều lọt vào túi tham không đáy của CSVN, kể cả những công tác từ thiện nhân đạo.
Không những có nhiều nghi vấn bao quanh chuyến đi của ông, mà những phát biểu của ông HMChính đã gây ra không ít tranh luận. Kẻ bênh người chống khá nhiều.
Báo SaigonUSA đã có được một buổi tiếp xúc với ông HMChính và được tóm lược qua bài tường trình dưới đây.
* * *
(SaigonUSA News) Trong một cuộc gặp gỡ thân mật tại biệt thự riêng của Bác Sĩ Nguyễn Xân Ngãi trên đồi Los Altos Hills, nằm gần đại học Foot Hills College, cách khỏang 25 cây số phía bắc San Jose, Ông Hòang Minh Chính đã tiếp chuyện với LS. Nguyễn Tâm, chủ nhiệm báo SaigonUSA News, và KS. Lê Cường, webmaster của trang báo điện tử www.saigonusanews.com, để trao đổi về vài đề tài liên quan tới phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Cũng tại ngôi biệt thự nầy trong thời gian qua ông HMChính đã tiếp xúc với một số nhân sĩ mọi giới và những người quan tâm tới tự do dân chủ cho Việt Nam. Mới đây nhất, trước dư luận phản ứng chỉ trích về giải pháp "Tiểu Diên Hồng 3 Bên" (Phùng Ngọc Sa, Hà Tiến Nhất, v.v....), ông Chính đã phần nào giải tỏa những thắc mắc về lập trường chính trị của ông bằng một cuộc gặp gỡ và trả lời phỏng vấn dành cho báo Tiếng Dân (San Jose) và đính chính rằng đó chỉ là lời yêu cầu của ông cách đây 10 năm, nhưng CSVN đã không hề đếm xỉa đến, cuối cùng ông đã xác nhận phương án ấy không hề khả thi.
Hiện diện trong buổi gặp gỡ với báo SaigonUSA News còn có ông Nguyễn Sĩ Bình, chủ tịch và BS Nguyễn Xuân Ngãi, phó chủ tịch đảng Nhân Dân Hành Động, là người đã có công đưa ông Hòang Minh Chính qua Mỹ để chữa bệnh và thuyết trình các nơi.
Cụ HMChính tuy đã 86 tuổi, và trải qua những cơn giải phẫu, nhưng tỏ ra tráng kiện khác thường, với giọng nói sang sảng vang dội cả căn phòng rộng rãi.
LS Nguyễn Tâm đã đi ngay vào phần thảo luận về một vài đề tài cụ thể như sau:
Ra báo tư nhân: Từ báo điện tử tới những tờ rời...
Ra báo tư nhân vẫn là vấn đề căn bản nhất đối với phong trào vận động Dân Chủ cho Việt Nam. Đối với thế giới tự do thì báo chí là một vấn đề gần gủi và nhỏ bé, nhưng trước lực cản của CSVN, thì báo chí tư nhân lại là một niềm mơ ước lớn lao và xa xôi đối với người dân. Cụ HMChính phát biểu rằng cho tới nay, CSVN vẫn chưa chịu cho ra báo tư nhân. Trước đây có cự công thần của CSVN là tướng Trần Độ làm đơn xin ra báo tư nhân, nhưng CS chỉ việc bác, thế là chấm hết.
Nay, theo lời cụ HMChính thì ta phải giành lấy, nhưng không rõ cụ sẽ giành bằng cách nào. Cụ phác họa một tiến trình ra báo điện tử trước tiên, sẽ ra mắt vào tháng 12, và ông Trần Khuê sẽ là chủ nhiệm. Trang báo điện tử sẽ đăng những đóng góp của tất cả mọi ngừơi trên thế giới. Sau đó, qua giai đoạn hai, là tải xuống để in thành "tờ rời" rồi ghép lại thành những tập báo in, vài chục, rồi vài trăm trang...
Điều 69 hiến pháp CSVN có ghi rõ: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật..." nhưng cho tới nay, trong số 600 tờ báo phát hành trên tòan quốc, hòan tòan đều nằm trong tay quản trị của một đảng CSVN. Chưa hề có một tờ báo nào đăng tải những tin tức độc lập hoặc quan điểm chính trị ngòai đảng. Cụ HMChính vẫn chưa tiết lộ phương án cụ thể nào để tiến tới việc "giành" quyền ra được một tờ báo in tư nhân để phổ biến quan điểm dân chủ.
Nhưng ít nhất cũng có một bước khởi đầu cụ thể bằng trang điện tử, rồi tờ báo rời, v.v...
Gặp gỡ báo chí hải ngọai: Chờ tham khảo ý kiến...
Từ khi tới Hoa Kỳ trong vòng một tháng qua, ông HMChính đã xuất hiện rất giới hạn. Ngòai một lá thư gởi cho nhóm Hội Thảo Dân Chủ, lần xuất hiện thuyết trình tại đại học Harvard và điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ông vẫn chưa chính thức xuất hiện trước công chúng, cụ thể là cộng đồng Việt Nam tự do hải ngọai.
Qua những lần xuất hiện trên, ông HNChính đã để lại nhiều câu hỏi hơn là trả lời. Nhất là ông vẫn chưa đưa ra một phương án cụ thể cho thấy diễn tiến của công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Hầu hết những điều ông nói đều nhắm tới ước vọng và mục tiêu (đoàn kết, vận động, v.v...) hoặc lặp lại những phê bình về tình trạng hiển nhiên của chính quyền CSVN như thối nát, tham nhũng, độc tài, đàn áp, v.v... mà không đưa ra biện pháp đối phó cụ thể nào.
Giới truyền thông hải ngọai, từ báo in cho tới các diễn đàn điện tử và các trang web thảo luận, đều cảm thấy chưa được giải đáp thỏa đáng một số hòai nghi về chuyến đi của ông. Nhiều cơ quan truyền thông báo chí muốn được gặp gỡ trực tiếp với ông HMChính một cách công khai, nhưng vẫn chưa có cơ hội.
Chia xẻ với quan tâm chung nầy, LS Nguyễn Tâm đã chuyển lời yêu cầu tới ông HMChính tham dự một buổi gặp gỡ rộng rãi với báo chí truyền thông để qua đó, tiếng nói của ông sẽ được truyền đạt một cách rộng rãi, đồng thời ông có dịp làm sáng tỏ quan điểm và phương án đấu tranh của ông cũng như qua phong trào dân chủ.
Một mặt ông HMChính tỏ ra hoan nghênh đề nghị trên, nhưng ông cho biết sẽ tham khảo lại với BS Nguyễn Xuân Ngãi và ông Nguyễn Sĩ Bình, nói rằng, "vì họ đã bảo lãnh tôi qua đây chữa bệnh, tôi muốn tỏ ra trân trọng và do đó sẽ tham khảo với họ về đề nghị trên."
LS Tâm nhấn mạnh rằng đã biết cụ sẽ phải giải phẩu vì bệnh mới phát tại đường ruột, rồi sẽ cần thời gian tịnh dưỡng trước khi về lại Việt Nam, nhưng cuộc gặp gỡ với báo chí truyền thông là một yêu cầu rất chính đáng nếu không nói là tốt đẹp cho mục đích chung, và khẩn khỏan yêu cầu cụ chấp thuận. Ông HMChính cho biết sẽ trả lời sau ...
Sàigòn trả lại cho Saigòn
Một câu hỏi khác về quan điểm của cụ về phong trào đòi Hà Nội trả lại tên cho thành phố Sàigòn. Cụ HMChính, vốn hăng hái trong khi nói, đã tỏ ra sống động khác thường, trả lời rằng cụ rất hoan nghênh phong trào ấy. Cụ nói, "Cái ấy rất hay. Tại sao lại phải gọi là Hồ Chí Minh, mà không trả lại cho một cái tên chính đáng lâu đời rồi. Cái tên Sài Gòn đã gắn bó với đồng bào lâu đời, không những chỉ tại miền Nam, mà cả đồng bào miền Bắc nữa cơ. Ai cũng thích gọi là Sài Gòn, nó vừa vằn gọn, vừa quen thuộc dễ xài. Từ xưa nay ngừơi ta vào Sàigòn thăm bà con quen thuộc, chứ tại sao phải gọi là Hồ Chính Minh như thế nầy?"
Không những về vịệc nầy mà thôi, ông HMChính cổ võ cho tất cả mọi người, cá nhân hoặc nhóm, lên tiếng yêu cầu, đòi hỏi, buộc CSVN phải trả lời. Ông nói rằng ý kiến đòi lại tên cho Sàigòn là một ý kiến rất hay, và là quyền của mọi người dân.
Hẹn gặp nhau tại Saigòn
Rồi cụ HMChính phấn khởi hẹn nhau tại Sài Gòn, ngày mà lịch sử sang trang, là ngày Việt Nam thóat khỏi nhà tù lớn, và nhà tù nhỏ giam cầm quê hương dân tộc suốt mấy mươi năm qua. Đó là điều ma tòan dân đang mong muốn.
Thông Điệp cho đồng bào hải ngọai
Đối với tập thể đồng bào hải ngọai, kể cả các du học sinh, công nhân viên, và viên chức nhà nước có dịp xuất ngọai, ông HMChính muốn nhắn gởi một thông điệp như sau:
"Tôi xin gởi một lời vắn gọn tới tất cả đồng bào hải ngọai, rằng các bạn đã tìm tới được tự do ở hại ngọai, và qúy vị đã tìm thấy được tự do rồi, đã sống cuộc đời tự do và đã thành tài, về trí tuệ, trí thức, và kinh tế, giàu có thịnh vượng. Tôi nghĩ đấy là một cái vốn vô giá đối với việc chấn hưng đất nước. Xin qúy vị tiếp tục phát huy tài năng, vốn qúy của mình, tiếp tục học hỏi thêm những kinh nghiệm về tự do dân chủ ở hải ngọai hơn nữa, để rồi các bạn trở về với quê hương, đóng góp cho đất nước. Bởi vì ở trong nước, như chúng tôi, đã bị ngăn cản, bưng bít, ít tiếp cận với văn minh khoa học thế giới, chính vì thế mà đồng bào hải ngọai là cái vốn qúy nhất. Giới trí thức trong nước, trong thời gian qua đã bị mòn mỏi rồi, bị đầu độc rồi, do đó chúng tôi phải tự gỡ ra, phải tự lột xác, đã là một việc khó khăn lắm rồi. Do đó, đồng bào hải ngọai phải tiếp tục phát huy mọi tài năng, để một mai kia, khi đất nước tự do dân chủ, trở về đóng góp giúp cho quê hương thực sự trở thành một con hổ, một con rồng..."
Trí thức khiếp sợ...
Đối với quan điểm cho rằng Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy chậm nhưng còn hơn không, do đó cần phải ổn định chính trị và cởi mở kinh tế theo mô thức Trung Quốc, thì cụ HMChính phát biểu rằng:
"Những kẻ nói như thế là chấp nhận tình trạng ngồi trong cái nhà tù lớn của CSVN, rồi "chúng tôi" sẽ từ từ giải phóng cho các ông. Đấy là một sự lừa dối đối với những ai chấp nhận thân phận nộ lệ, còn những người có tự trọng, biết đau khổ vì nô lệ, tủi nhục trước dư luận thế giới, VN là tham những bậc nhất thế giới, bảo thủ và đàn áp nhân quyền và tôn giáo nhất thế giới, VN là nước lừa đảo nhất thế giới. Những người cam phận chấp nhận những cái nhục nhã ấy, thực sự không phải là con người. Nhưng những ai cam phận như thế cũng chỉ là số nhỏ thôi, còn đại đa số nhân dân đều không chấp nhận, vì đại đa số nhân dân đang đau khổ, đang bị bóc lột, đang bị đàn áp. Còn thành phần trí thức thì họ có thấy và hiểu tình trạng ấy, nhưng họ đang bị khiếp sợ, nhưng bị ngồi trong một cái nhà tù. Họ đọc bài của chúng tôi, họ nghe những điều chúng tôi nói, họ có tự vấn lương tâm chứ. Nhưng họ bị khiếp sợ thôi..."
Hải Ngọai Làm Gì ?
Đồng bào hải ngọai phải liên kết lại, phải thành lập cho được một phong trào hải ngọai đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Chỉ có liên kết nhau lại thì ta mới có một lực lượng lớn mạnh. Thì khi trong nước có những cuộc đấu tranh dân chủ bất bạo động, rồi bị bắt bớ thì có hải ngọai lên tiếng, sự lên tiếng của cả một phong trào, cả mặt trận, của tòan thể đồng bào hải ngọai, như thế tiếng nói sẽ rất mạnh được các chính phủ cường quốc nể trọng. Chúng ta phải lobby đối với các chính phủ, các tổ chức ngòai chính quyền, các tổ chức không biên giới để họ lên tiếng phản đối những đàn áp, bắt bớ, quản chế những ngừoi tự do. Cụ thể nhất, ta phải lên tiếng đòi CSVN lập tức trả tự do cho HT Quảng Độ và ngài Tăng Thống Huyền Quang, cùng các nhà dân chủ khác ...
Tham nhũng rỉ máu dân tộc
Phát biểu về hiện trạng rỉ máu của Việt Nam trước nạn tham nhũng, hối lộ, trộm cắp của công, cụ HMChính phát biểu như sau:
"Tham nhũng: Tất cả những gì đóng góp cho Việt Nam, từ nhân tài kể cả tiền của, thực sự mà nói là để củng cố cái chính quyền CS hiện nay. Bỏi vì họ rất cần cái đó, họ rất cần đô la để môt phần bỏ túi, một phần nữa dùng để xoa dịu một vài nơi nào đồng bào lên tiếng đấu tranh quá, có thế thôi. Như tôi đã phát biểu tại đại học Harvard, rằng những đóng góp trí tuệ hay tiền bạc là chỉ để nuôi sống CSVN mà thôi. Chính nhờ những tiền của trí tuệ ấy, mới giúp cho CSVN tồn tại lâu dài được.
Về vấn đề nhân đạo, ta cứ làm, nhưng phải khôn khéo, là vì nếu mà giao tiền cho CSVN thì bọn chúng chỉ việc bỏ túi, như ta đã biết rất rõ rồi, thí dụ cụ thể nhất là vụ bão lụt, chính đòan Thanh Niên CS chứ ai, ngừoi ta đóng góp cho các cháu bị bão lụt, mà đòan TNCS tổ chức để rồi lấy tiền bỏ túi, đang khi đồng bào đóng góp là để giúp cho các cháu nạn nhân bão lụt, là vì cái chính quyền CS nầy chỉ là một chính quyền tham nhũng. Ta phải nhớ điều ấy và xin đồng bào chớ bao giờ quên. Bất cứ nơi nào, bất cứ việc gì, chúng đều cốt chỉ tham những mà thôi, kể cả đóng góp cho những người tàn phế ở Việt Nam. Tất cả các đóng góp nào đó, cũng đều một phần cho các ông ấy chấm mút đã."
Hẹn ngày trở về...
Khi được hỏi sẽ phải đối phó với chính quyền CSVN ra sao khi trở về Việt Nam, ông HMChính khẳng định: "CS có thể không cho tôi về nước hoặc rồi sẽ bắt vào nhà tù nhỏ, nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận và và tiên liệu cả rồi. Tôi có thể sẽ phải vào ngồi cái nhà tù nhỏ trong cái nhà tù lớn ấy, nhưng tiếng nói đấu tranh Dân Chủ Tự Do cho Việt Nam rồi sẽ lớn mãi, cho tới ngày cả hai cái nhà tù lớn nhỏ ấy bị phá vỡ tung đi, cho dân mình thấy được ánh sáng văn minh thế giới..."
Trước khi chấm dứt, khi bắt tay giã từ cụ HMChính, LS Nguyễn Tâm xin nhắn rằng tuy đã có trao đổi quan điểm với nhà văn kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, và hợp tác với nhau qua bài phỏng vấn được phổ biến hồi đầu năm 2005, nhưng vẫn chưa bắt tay với Phương Nam và qúy vị trong nước, do đó xin bắt tay cụ, và nhờ cụ chuyển cái bắt tay ấy đến với anh Phương Nam. Cụ HMChính vui vẻ nhận lời, và hẹn mọi người cùng nhau tái ngộ tại thành phố Saìgòn thân yêu một ngày rất gần.
SaigonUSA News (ngày 09-10-2005)
Cụ Hoàng Minh Chính:
Hẹn gặp nhau tại Sài Gòn Los Altos Hills (SaigonUSA News) Ngày 9-10-2005 -Trong một cuộc gặp gỡ với LS. Nguyễn Tâm và báo SaigonUSA, cụ Hòang Minh Chính phấn khởi tuyên bố một ngày rất gần hẹn gặp nhau tất cả tại thành phố Sài Gòn khi Việt Nam lật qua trang sử Dân Chủ và Tự Do.
Ông công bố vào tháng 12 sẽ phát hành trang báo điện tử để quảng bá phong trào dân chủ trong nước, nhưng vẫn còn mơ hồ về những phương án đấu tranh cụ thể để được ra báo in.
Photo: Lê Cường © SaigonUSA News 2005
Sau chuyến chữa bệnh và diễn thuyết tại Mỹ, trong những ngày sắp tới khi trở lại Việt Nam, liệu phong trào Dân Chủ sẽ châm ngòi khai hỏa cho một cuộc "Cách Mạng Nhung" để dân chủ hóa Việt Nam, hay cụ Hòang Minh Chính, với tuổi già đã cao cùng với phong cách thảo luận nặng phần lý thuyết, vẫn sẽ chỉ là một ngọn nến yếu ớt trong đêm dài lịch sử?
Chuyến đi của ông H.M.Chính đã gây tiếng vang lớn trong dư luận người Việt hải ngọai, nhưng lại không hề tạo ra phản ứng gì từ phía Hà Nội, nếu không nói là Hà Nội có phần dành sự dễ dãi cho ông nữa là đàng khác. Ông H.M.Chính không những thuyết trình tại Harvard là nơi vừa mới đón tiếp TT CSVN Phan Văn Khải, mà còn điều trần tại Tiểu ban Á châu Thái Bình Dương thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ. Mọi người chờ xem phản ứng của Hà Nội dành cho ông trong tương lai khi ông trở về Việt Nam.
Kể từ tháng 7/2005 Hà Nội cho phép một số nhà đối lập đến dự buổi tiếp tân mừng ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ tại tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở SG, thì có thể nói là đánh dấu một khúc quanh mới trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam mà Hà Nội đang thí nghiệm một phương án mới.
Cùng thời điểm chuyến đi của ông Hòang Minh Chính, thì trong vòng tháng 9, 2005, tại Việt Nam cũng có những cuộc gặp gỡ gần như công khai của những khuôn mặt dân chủ nổi tiếng.
Riêng tại Mỹ, ông Hoàng Minh Chính đã tuyên bố những lời chỉ trích nặng nề đối với chính quyền Hà Nội, cụ thể là những đàn áp về tôn giáo, những người đấu tranh dân chủ, tình trạng tham ô hối lộ, và ông khẳng định rằng những đóng góp cho VN ngày nay đều lọt vào túi tham không đáy của CSVN, kể cả những công tác từ thiện nhân đạo.
Không những có nhiều nghi vấn bao quanh chuyến đi của ông, mà những phát biểu của ông HMChính đã gây ra không ít tranh luận. Kẻ bênh người chống khá nhiều.
Báo SaigonUSA đã có được một buổi tiếp xúc với ông HMChính và được tóm lược qua bài tường trình dưới đây.
* * *
(SaigonUSA News) Trong một cuộc gặp gỡ thân mật tại biệt thự riêng của Bác Sĩ Nguyễn Xân Ngãi trên đồi Los Altos Hills, nằm gần đại học Foot Hills College, cách khỏang 25 cây số phía bắc San Jose, Ông Hòang Minh Chính đã tiếp chuyện với LS. Nguyễn Tâm, chủ nhiệm báo SaigonUSA News, và KS. Lê Cường, webmaster của trang báo điện tử www.saigonusanews.com, để trao đổi về vài đề tài liên quan tới phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Cũng tại ngôi biệt thự nầy trong thời gian qua ông HMChính đã tiếp xúc với một số nhân sĩ mọi giới và những người quan tâm tới tự do dân chủ cho Việt Nam. Mới đây nhất, trước dư luận phản ứng chỉ trích về giải pháp "Tiểu Diên Hồng 3 Bên" (Phùng Ngọc Sa, Hà Tiến Nhất, v.v....), ông Chính đã phần nào giải tỏa những thắc mắc về lập trường chính trị của ông bằng một cuộc gặp gỡ và trả lời phỏng vấn dành cho báo Tiếng Dân (San Jose) và đính chính rằng đó chỉ là lời yêu cầu của ông cách đây 10 năm, nhưng CSVN đã không hề đếm xỉa đến, cuối cùng ông đã xác nhận phương án ấy không hề khả thi.
Hiện diện trong buổi gặp gỡ với báo SaigonUSA News còn có ông Nguyễn Sĩ Bình, chủ tịch và BS Nguyễn Xuân Ngãi, phó chủ tịch đảng Nhân Dân Hành Động, là người đã có công đưa ông Hòang Minh Chính qua Mỹ để chữa bệnh và thuyết trình các nơi.
Cụ HMChính tuy đã 86 tuổi, và trải qua những cơn giải phẫu, nhưng tỏ ra tráng kiện khác thường, với giọng nói sang sảng vang dội cả căn phòng rộng rãi.
LS Nguyễn Tâm đã đi ngay vào phần thảo luận về một vài đề tài cụ thể như sau:
Ra báo tư nhân: Từ báo điện tử tới những tờ rời...
Ra báo tư nhân vẫn là vấn đề căn bản nhất đối với phong trào vận động Dân Chủ cho Việt Nam. Đối với thế giới tự do thì báo chí là một vấn đề gần gủi và nhỏ bé, nhưng trước lực cản của CSVN, thì báo chí tư nhân lại là một niềm mơ ước lớn lao và xa xôi đối với người dân. Cụ HMChính phát biểu rằng cho tới nay, CSVN vẫn chưa chịu cho ra báo tư nhân. Trước đây có cự công thần của CSVN là tướng Trần Độ làm đơn xin ra báo tư nhân, nhưng CS chỉ việc bác, thế là chấm hết.
Nay, theo lời cụ HMChính thì ta phải giành lấy, nhưng không rõ cụ sẽ giành bằng cách nào. Cụ phác họa một tiến trình ra báo điện tử trước tiên, sẽ ra mắt vào tháng 12, và ông Trần Khuê sẽ là chủ nhiệm. Trang báo điện tử sẽ đăng những đóng góp của tất cả mọi ngừơi trên thế giới. Sau đó, qua giai đoạn hai, là tải xuống để in thành "tờ rời" rồi ghép lại thành những tập báo in, vài chục, rồi vài trăm trang...
Điều 69 hiến pháp CSVN có ghi rõ: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật..." nhưng cho tới nay, trong số 600 tờ báo phát hành trên tòan quốc, hòan tòan đều nằm trong tay quản trị của một đảng CSVN. Chưa hề có một tờ báo nào đăng tải những tin tức độc lập hoặc quan điểm chính trị ngòai đảng. Cụ HMChính vẫn chưa tiết lộ phương án cụ thể nào để tiến tới việc "giành" quyền ra được một tờ báo in tư nhân để phổ biến quan điểm dân chủ.
Nhưng ít nhất cũng có một bước khởi đầu cụ thể bằng trang điện tử, rồi tờ báo rời, v.v...
Gặp gỡ báo chí hải ngọai: Chờ tham khảo ý kiến...
Từ khi tới Hoa Kỳ trong vòng một tháng qua, ông HMChính đã xuất hiện rất giới hạn. Ngòai một lá thư gởi cho nhóm Hội Thảo Dân Chủ, lần xuất hiện thuyết trình tại đại học Harvard và điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, ông vẫn chưa chính thức xuất hiện trước công chúng, cụ thể là cộng đồng Việt Nam tự do hải ngọai.
Qua những lần xuất hiện trên, ông HNChính đã để lại nhiều câu hỏi hơn là trả lời. Nhất là ông vẫn chưa đưa ra một phương án cụ thể cho thấy diễn tiến của công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Hầu hết những điều ông nói đều nhắm tới ước vọng và mục tiêu (đoàn kết, vận động, v.v...) hoặc lặp lại những phê bình về tình trạng hiển nhiên của chính quyền CSVN như thối nát, tham nhũng, độc tài, đàn áp, v.v... mà không đưa ra biện pháp đối phó cụ thể nào.
Giới truyền thông hải ngọai, từ báo in cho tới các diễn đàn điện tử và các trang web thảo luận, đều cảm thấy chưa được giải đáp thỏa đáng một số hòai nghi về chuyến đi của ông. Nhiều cơ quan truyền thông báo chí muốn được gặp gỡ trực tiếp với ông HMChính một cách công khai, nhưng vẫn chưa có cơ hội.
Chia xẻ với quan tâm chung nầy, LS Nguyễn Tâm đã chuyển lời yêu cầu tới ông HMChính tham dự một buổi gặp gỡ rộng rãi với báo chí truyền thông để qua đó, tiếng nói của ông sẽ được truyền đạt một cách rộng rãi, đồng thời ông có dịp làm sáng tỏ quan điểm và phương án đấu tranh của ông cũng như qua phong trào dân chủ.
Một mặt ông HMChính tỏ ra hoan nghênh đề nghị trên, nhưng ông cho biết sẽ tham khảo lại với BS Nguyễn Xuân Ngãi và ông Nguyễn Sĩ Bình, nói rằng, "vì họ đã bảo lãnh tôi qua đây chữa bệnh, tôi muốn tỏ ra trân trọng và do đó sẽ tham khảo với họ về đề nghị trên."
LS Tâm nhấn mạnh rằng đã biết cụ sẽ phải giải phẩu vì bệnh mới phát tại đường ruột, rồi sẽ cần thời gian tịnh dưỡng trước khi về lại Việt Nam, nhưng cuộc gặp gỡ với báo chí truyền thông là một yêu cầu rất chính đáng nếu không nói là tốt đẹp cho mục đích chung, và khẩn khỏan yêu cầu cụ chấp thuận. Ông HMChính cho biết sẽ trả lời sau ...
Sàigòn trả lại cho Saigòn
Một câu hỏi khác về quan điểm của cụ về phong trào đòi Hà Nội trả lại tên cho thành phố Sàigòn. Cụ HMChính, vốn hăng hái trong khi nói, đã tỏ ra sống động khác thường, trả lời rằng cụ rất hoan nghênh phong trào ấy. Cụ nói, "Cái ấy rất hay. Tại sao lại phải gọi là Hồ Chí Minh, mà không trả lại cho một cái tên chính đáng lâu đời rồi. Cái tên Sài Gòn đã gắn bó với đồng bào lâu đời, không những chỉ tại miền Nam, mà cả đồng bào miền Bắc nữa cơ. Ai cũng thích gọi là Sài Gòn, nó vừa vằn gọn, vừa quen thuộc dễ xài. Từ xưa nay ngừơi ta vào Sàigòn thăm bà con quen thuộc, chứ tại sao phải gọi là Hồ Chính Minh như thế nầy?"
Không những về vịệc nầy mà thôi, ông HMChính cổ võ cho tất cả mọi người, cá nhân hoặc nhóm, lên tiếng yêu cầu, đòi hỏi, buộc CSVN phải trả lời. Ông nói rằng ý kiến đòi lại tên cho Sàigòn là một ý kiến rất hay, và là quyền của mọi người dân.
Hẹn gặp nhau tại Saigòn
Rồi cụ HMChính phấn khởi hẹn nhau tại Sài Gòn, ngày mà lịch sử sang trang, là ngày Việt Nam thóat khỏi nhà tù lớn, và nhà tù nhỏ giam cầm quê hương dân tộc suốt mấy mươi năm qua. Đó là điều ma tòan dân đang mong muốn.
Thông Điệp cho đồng bào hải ngọai
Đối với tập thể đồng bào hải ngọai, kể cả các du học sinh, công nhân viên, và viên chức nhà nước có dịp xuất ngọai, ông HMChính muốn nhắn gởi một thông điệp như sau:
"Tôi xin gởi một lời vắn gọn tới tất cả đồng bào hải ngọai, rằng các bạn đã tìm tới được tự do ở hại ngọai, và qúy vị đã tìm thấy được tự do rồi, đã sống cuộc đời tự do và đã thành tài, về trí tuệ, trí thức, và kinh tế, giàu có thịnh vượng. Tôi nghĩ đấy là một cái vốn vô giá đối với việc chấn hưng đất nước. Xin qúy vị tiếp tục phát huy tài năng, vốn qúy của mình, tiếp tục học hỏi thêm những kinh nghiệm về tự do dân chủ ở hải ngọai hơn nữa, để rồi các bạn trở về với quê hương, đóng góp cho đất nước. Bởi vì ở trong nước, như chúng tôi, đã bị ngăn cản, bưng bít, ít tiếp cận với văn minh khoa học thế giới, chính vì thế mà đồng bào hải ngọai là cái vốn qúy nhất. Giới trí thức trong nước, trong thời gian qua đã bị mòn mỏi rồi, bị đầu độc rồi, do đó chúng tôi phải tự gỡ ra, phải tự lột xác, đã là một việc khó khăn lắm rồi. Do đó, đồng bào hải ngọai phải tiếp tục phát huy mọi tài năng, để một mai kia, khi đất nước tự do dân chủ, trở về đóng góp giúp cho quê hương thực sự trở thành một con hổ, một con rồng..."
Trí thức khiếp sợ...
Đối với quan điểm cho rằng Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy chậm nhưng còn hơn không, do đó cần phải ổn định chính trị và cởi mở kinh tế theo mô thức Trung Quốc, thì cụ HMChính phát biểu rằng:
"Những kẻ nói như thế là chấp nhận tình trạng ngồi trong cái nhà tù lớn của CSVN, rồi "chúng tôi" sẽ từ từ giải phóng cho các ông. Đấy là một sự lừa dối đối với những ai chấp nhận thân phận nộ lệ, còn những người có tự trọng, biết đau khổ vì nô lệ, tủi nhục trước dư luận thế giới, VN là tham những bậc nhất thế giới, bảo thủ và đàn áp nhân quyền và tôn giáo nhất thế giới, VN là nước lừa đảo nhất thế giới. Những người cam phận chấp nhận những cái nhục nhã ấy, thực sự không phải là con người. Nhưng những ai cam phận như thế cũng chỉ là số nhỏ thôi, còn đại đa số nhân dân đều không chấp nhận, vì đại đa số nhân dân đang đau khổ, đang bị bóc lột, đang bị đàn áp. Còn thành phần trí thức thì họ có thấy và hiểu tình trạng ấy, nhưng họ đang bị khiếp sợ, nhưng bị ngồi trong một cái nhà tù. Họ đọc bài của chúng tôi, họ nghe những điều chúng tôi nói, họ có tự vấn lương tâm chứ. Nhưng họ bị khiếp sợ thôi..."
Hải Ngọai Làm Gì ?
Đồng bào hải ngọai phải liên kết lại, phải thành lập cho được một phong trào hải ngọai đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Chỉ có liên kết nhau lại thì ta mới có một lực lượng lớn mạnh. Thì khi trong nước có những cuộc đấu tranh dân chủ bất bạo động, rồi bị bắt bớ thì có hải ngọai lên tiếng, sự lên tiếng của cả một phong trào, cả mặt trận, của tòan thể đồng bào hải ngọai, như thế tiếng nói sẽ rất mạnh được các chính phủ cường quốc nể trọng. Chúng ta phải lobby đối với các chính phủ, các tổ chức ngòai chính quyền, các tổ chức không biên giới để họ lên tiếng phản đối những đàn áp, bắt bớ, quản chế những ngừoi tự do. Cụ thể nhất, ta phải lên tiếng đòi CSVN lập tức trả tự do cho HT Quảng Độ và ngài Tăng Thống Huyền Quang, cùng các nhà dân chủ khác ...
Tham nhũng rỉ máu dân tộc
Phát biểu về hiện trạng rỉ máu của Việt Nam trước nạn tham nhũng, hối lộ, trộm cắp của công, cụ HMChính phát biểu như sau:
"Tham nhũng: Tất cả những gì đóng góp cho Việt Nam, từ nhân tài kể cả tiền của, thực sự mà nói là để củng cố cái chính quyền CS hiện nay. Bỏi vì họ rất cần cái đó, họ rất cần đô la để môt phần bỏ túi, một phần nữa dùng để xoa dịu một vài nơi nào đồng bào lên tiếng đấu tranh quá, có thế thôi. Như tôi đã phát biểu tại đại học Harvard, rằng những đóng góp trí tuệ hay tiền bạc là chỉ để nuôi sống CSVN mà thôi. Chính nhờ những tiền của trí tuệ ấy, mới giúp cho CSVN tồn tại lâu dài được.
Về vấn đề nhân đạo, ta cứ làm, nhưng phải khôn khéo, là vì nếu mà giao tiền cho CSVN thì bọn chúng chỉ việc bỏ túi, như ta đã biết rất rõ rồi, thí dụ cụ thể nhất là vụ bão lụt, chính đòan Thanh Niên CS chứ ai, ngừoi ta đóng góp cho các cháu bị bão lụt, mà đòan TNCS tổ chức để rồi lấy tiền bỏ túi, đang khi đồng bào đóng góp là để giúp cho các cháu nạn nhân bão lụt, là vì cái chính quyền CS nầy chỉ là một chính quyền tham nhũng. Ta phải nhớ điều ấy và xin đồng bào chớ bao giờ quên. Bất cứ nơi nào, bất cứ việc gì, chúng đều cốt chỉ tham những mà thôi, kể cả đóng góp cho những người tàn phế ở Việt Nam. Tất cả các đóng góp nào đó, cũng đều một phần cho các ông ấy chấm mút đã."
Hẹn ngày trở về...
Khi được hỏi sẽ phải đối phó với chính quyền CSVN ra sao khi trở về Việt Nam, ông HMChính khẳng định: "CS có thể không cho tôi về nước hoặc rồi sẽ bắt vào nhà tù nhỏ, nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận và và tiên liệu cả rồi. Tôi có thể sẽ phải vào ngồi cái nhà tù nhỏ trong cái nhà tù lớn ấy, nhưng tiếng nói đấu tranh Dân Chủ Tự Do cho Việt Nam rồi sẽ lớn mãi, cho tới ngày cả hai cái nhà tù lớn nhỏ ấy bị phá vỡ tung đi, cho dân mình thấy được ánh sáng văn minh thế giới..."
Trước khi chấm dứt, khi bắt tay giã từ cụ HMChính, LS Nguyễn Tâm xin nhắn rằng tuy đã có trao đổi quan điểm với nhà văn kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, và hợp tác với nhau qua bài phỏng vấn được phổ biến hồi đầu năm 2005, nhưng vẫn chưa bắt tay với Phương Nam và qúy vị trong nước, do đó xin bắt tay cụ, và nhờ cụ chuyển cái bắt tay ấy đến với anh Phương Nam. Cụ HMChính vui vẻ nhận lời, và hẹn mọi người cùng nhau tái ngộ tại thành phố Saìgòn thân yêu một ngày rất gần.
SaigonUSA News (ngày 09-10-2005)
Cha Lương, VietAct Xin LHQ Điều Tra, Bênh Vực Thợ Việt
Đức cha Mai Thanh Lương và LM Nguyễn Văn Hùng lên tiếng trong buổi tiếp tân trước khi dạ tiệc khai mạc.

Hình ảnh tài liệu cho thấy một nữ công nhân bị bọn chủ xiềng đôi chân sau khi hà hiếp.
WESTMINSTER (VB) . - Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người (VietACT), Đức Cha Mai Thanh Lương (phụ tá Giám Mục Giáo Phận Orange), LM Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan qua, ký giả Đinh Quang Anh Thái, và nhiều trí thức hôm Thứ Bảy 8-10 đã kêu goi Liên Hiệp Quốc cùng giới truyền thông quốc tế tiếp tay với đồng bào VN hải ngoai chận đứng tệ nạn buôn người, bóc lột sức lao động của hàng trăm ngàn người Việt tai Đài Loan, sau khi đưa ra những hình ảnh, sự kiện minh chứng tình trạng công nhân và các cô gái VN bị đối xử như nô lệ trong thế kỷ 21 và cáo giác thủ phạm chính là các tay môi giới lao động Đài Loan, và chính sách goi là "xuất khẩu lao động" củaVN.
Cha Lương nói trong dạ tiệc gây quỹ cho Liên Minh VietACT do lớp trí thức trẻ Hội Chuyên Gia Nam Cali mở ra tai khách sạn Double Tree (thành phố Orange cách phố Bolsa lối 4 dặm): "Đây không phải là vấn đề chính trị, mà là chuyện đạo đức, lương tâm và luân lý con người. Liên Hiệp Quốc cần tiếp tay điều tra can thiệp. Chuyện đau lòng xảy ra cho nạn nhân, là bởi vì nghèo khổ phải lấy chồng hay làm công tai Đài Loan. LM Nguyễn Văn Hùng (đai diện VietACT tai Đài Loan) đòi hỏi:"Chính Phủ VN phải thay đổi gấp chính sách đưa người ra nước ngoài, mới giải quyết tận gốc tệ nạn buôn người và đối xử như nô lệ trong thế kỷ 21 này"! LM Hùng cho hay, "mười ngàn công nhân chịu không nổi sự đối xử tàn tệ đã bỏ trốn ra ngoài phố, Đài Loan tin lời chủ nhân nói họ phạm pháp bắt nhốt hàng trăm người rồi, phía VN lai cử công an qua lùng tìm bắt. Cảnh sát Đài Loan dọa trục xuất tôi, còn các tay môi giới hăm thủ tiêu tôi nữa!"
Linh Mục Hùng loan báo kết quả sơ khởi cuộc tranh đấu của VietACT trước các nhà báo và trí thức trẻ Hội Chuyên Gia vây quanh ông, "đã áp lực với Chính Phủ Đài Loan tạm ngưng nhận người VN rồi, nhưng xem ra họ còn trù trừ, chưa dứt khoát. Tôi đã nhắn lời về VN là đồng bào thà chịu nghèo, đừng qua mà sống nhục, cần sống đúng với giá trị con người. Có đi, thì buộc VN phải xét lai chính sách."
Ông Đinh Quang Anh Thái (ký giả đài Little Saigon) hô hào giới truyền thông nhất loạt gióng lên tiếng chuông, sẽ có hiệu lực mạnh mẽ thúc giải quyết tệ nạn buôn người. Ông kể về hiệu quả của truyền thông trong vụ kỳ thị người VN ở Tiệp Khắc trước đây và nạn buôn bán tình dục từ trẻ em Việt sang Kampuchea hiện nay.
Không có lời lẽ chỉ trích trực tiếp nào được đưa ra nhắm về phía nhà cầm quyền Hà Nội trong suốt 4 giờ đồng hồ dạ tiệc gây quỹ diễn ra (kể cả tài liệu dành cho báo chí), nhưng giới trí thức trẻ của VietACT và Hội Chuyên Gia đã dành hơn nửa giờ chiếu những tấm hình slide và mở băng ghi âm lời các nạn nhân, được coi như một bản cáo trạng sống thực lên án những kẻ chà đạp nhân quyền người phụ nữ VN, bóc lột lao động công nhân, hành hạ "những người đi ở đợ". LM Hùng của Liên Minh VietACT tố giác "có cả trăm phụ nữ bị hãm hiếp trong số 65 ngàn người đi ở đợ"...
Màn hình ảnh chiếu đôi chân một nữ công nhân bị xiềng, nhiều người bị lột quần trói trên giường bỏ đói, những nam nữ công nhân bị thương ở tay chân hoặc đứt mất cả đôi bàn tay, cụt 4 ngón tay, bị thương xương sống v.v. cùng các giọng nói uất nghẹn vừa kêu cứu vừa tri ân đồng bào hải ngoai, đã làm mũi lòng nhiều người dự tiệc. Nhiều nữ nghệ sĩ đến hát giúp vui và nữ phóng viên đã khóc nhạt nhòa nước mắt! Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu xúc động thốt lên: "Đọc báo nghe kể thảm cảnh, nhưng tối nay mới thấy không ngờ vấn đề trầm trọng đến thế!"
Ông Hiếu (Ngân hàng Việt Mỹ) đã cùng đông đảo khách dự khác, ký ngay tai chỗ chi phiếu ủng hộ hoạt động của Liên Minh VietACT. Hai ngân hàng Well Fargo và CitiBank đã được nhắc đến là hai mạnh thường quân của buổi dạ tiệc gây quỹ cứu phụ nữ VN ở Đài Loan. Đai diện CitiBank lên tiếng: "Sự giúp đỡ này chỉ là việc nhỏ của Citi Bank, một ngân hàng có 300 ngàn nhân viên trên 100 nước khắp thế giới. Cám ơn Hội chuyên gia cho ngân hàng có cơ hội đóng góp với cộng đồng!"
Tuy vậy, trong khoảng 250 người dự tiệc lai không nhiều thương gia Bolsa tham gia, nên cuộc bán đấu giá gây quỹ lối 50 tặng vật của các nhà nghệ thuật lai có kết quả quá "khiêm nhường": chỉ khoảng 3,000 đồng thu được từ cuộc đấu giá. Bức tranh vẽ thiếu phụ VN của họa sĩ Châu Thúy được ông bà Phạm Vương Thục mua với giá 1,050 Mỹ kim, là tặng phẩm đấu giá cao nhất của dạ tiệc.
Giám sát viên quận Cam Lou Corea (mà nữ phụ tá là sáng lập viên VietACT: cô Tammy Trần Thiện Tâm) đã đến dự, lên tiếng hỗ trợ cuộc tranh đấu chống tệ nạn buôn người từ phút đầu đến nay. Phía giới chức chính quyền có các ông Khôi Tạ (đai diện DB Loretta Sanchez), ông Nguyễn Văn Chuyên (đai diện Thượng nghị sĩ Joseph L. Dunn), tiến sĩ Ng.Lâm Kim Oanh (ủy viên giáo dục Học khu Garden Grove). Các hội đoàn có anh Nguyễn Trọng Phú (chủ tịch CĐVN Nam Cali), cựu chủ tịch Tạ Đức Trí, Mai Hữu Bảo, ông bà Nguyễn Thanh Trang (Mạng lưới Nhân Quyền, từ San Diego về),ông Nguyễn Nam Hà (Quân Báo), ông Phó Thịnh Trương (Hoài Việt), ông Trương Dũng (Việt Tân), BS Phạm Gia Cổn (Hapkido VN),.v.v.
Buổi dạ tiệc gây quỹ do 2 MC Nam Lộc, Bích Phượng điều hợp cùng với Hội Chuyên Gia và VietACT. Với sự góp mặt các giọng ca: Bích Liên, Hương Lan, Mai Lệ Huyền, Kỳ Anh, Bảo Nam và ban nhạc The Stars Band, buổi dạ tiệc gây quỹ đã diễn ra sôi nổi, với tiếng cười, tiếng vỗ tay hoan nghênh hoạt động của VietACT, tán thưởng tiếng hát nghệ sĩ, xen kẽ những giòng nước mắt của nhiều nữ khách, khi thấy nghe cảnh thương tâm thuật lai từ màn hình slide show như một bản cáo trạng lên án những kẻ chà đạp nhân phẩm, dày xéo sinh mạng người phụ nữ, công nhân nghèo khó trong nước qua Đài Loan kiếm kế sinh nhai. Danh ca Hương Lan hứa với khán giả "sẵn sàng đóng góp tiếng hát giúp vui để gây quỹ bất cứ lúc nào, để góp phần an ủi những phụ nữ và đồng bào bất hạnh, chia xẻ những mất mát của phụ nữ".
Bạn đọc cần biết về "cáo trạng" ấy, có thể xem lai bài của một chuyên viên trẻ Hội Chuyên Gia (anh Lê Việt) đã đăng trên Việt Báo số báo đề ngày 7 tháng 10.
Kết thúc phần dạ tiệc gây quỹ là phần khiêu vũ của một số người trẻ, nán lai vui chơi khi tiệc tan lối 10 giờ 15 tối. (Hiền Nguyễn thuật)
Đức cha Mai Thanh Lương và LM Nguyễn Văn Hùng lên tiếng trong buổi tiếp tân trước khi dạ tiệc khai mạc.

Hình ảnh tài liệu cho thấy một nữ công nhân bị bọn chủ xiềng đôi chân sau khi hà hiếp.
WESTMINSTER (VB) . - Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người (VietACT), Đức Cha Mai Thanh Lương (phụ tá Giám Mục Giáo Phận Orange), LM Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan qua, ký giả Đinh Quang Anh Thái, và nhiều trí thức hôm Thứ Bảy 8-10 đã kêu goi Liên Hiệp Quốc cùng giới truyền thông quốc tế tiếp tay với đồng bào VN hải ngoai chận đứng tệ nạn buôn người, bóc lột sức lao động của hàng trăm ngàn người Việt tai Đài Loan, sau khi đưa ra những hình ảnh, sự kiện minh chứng tình trạng công nhân và các cô gái VN bị đối xử như nô lệ trong thế kỷ 21 và cáo giác thủ phạm chính là các tay môi giới lao động Đài Loan, và chính sách goi là "xuất khẩu lao động" củaVN.
Cha Lương nói trong dạ tiệc gây quỹ cho Liên Minh VietACT do lớp trí thức trẻ Hội Chuyên Gia Nam Cali mở ra tai khách sạn Double Tree (thành phố Orange cách phố Bolsa lối 4 dặm): "Đây không phải là vấn đề chính trị, mà là chuyện đạo đức, lương tâm và luân lý con người. Liên Hiệp Quốc cần tiếp tay điều tra can thiệp. Chuyện đau lòng xảy ra cho nạn nhân, là bởi vì nghèo khổ phải lấy chồng hay làm công tai Đài Loan. LM Nguyễn Văn Hùng (đai diện VietACT tai Đài Loan) đòi hỏi:"Chính Phủ VN phải thay đổi gấp chính sách đưa người ra nước ngoài, mới giải quyết tận gốc tệ nạn buôn người và đối xử như nô lệ trong thế kỷ 21 này"! LM Hùng cho hay, "mười ngàn công nhân chịu không nổi sự đối xử tàn tệ đã bỏ trốn ra ngoài phố, Đài Loan tin lời chủ nhân nói họ phạm pháp bắt nhốt hàng trăm người rồi, phía VN lai cử công an qua lùng tìm bắt. Cảnh sát Đài Loan dọa trục xuất tôi, còn các tay môi giới hăm thủ tiêu tôi nữa!"
Linh Mục Hùng loan báo kết quả sơ khởi cuộc tranh đấu của VietACT trước các nhà báo và trí thức trẻ Hội Chuyên Gia vây quanh ông, "đã áp lực với Chính Phủ Đài Loan tạm ngưng nhận người VN rồi, nhưng xem ra họ còn trù trừ, chưa dứt khoát. Tôi đã nhắn lời về VN là đồng bào thà chịu nghèo, đừng qua mà sống nhục, cần sống đúng với giá trị con người. Có đi, thì buộc VN phải xét lai chính sách."
Ông Đinh Quang Anh Thái (ký giả đài Little Saigon) hô hào giới truyền thông nhất loạt gióng lên tiếng chuông, sẽ có hiệu lực mạnh mẽ thúc giải quyết tệ nạn buôn người. Ông kể về hiệu quả của truyền thông trong vụ kỳ thị người VN ở Tiệp Khắc trước đây và nạn buôn bán tình dục từ trẻ em Việt sang Kampuchea hiện nay.
Không có lời lẽ chỉ trích trực tiếp nào được đưa ra nhắm về phía nhà cầm quyền Hà Nội trong suốt 4 giờ đồng hồ dạ tiệc gây quỹ diễn ra (kể cả tài liệu dành cho báo chí), nhưng giới trí thức trẻ của VietACT và Hội Chuyên Gia đã dành hơn nửa giờ chiếu những tấm hình slide và mở băng ghi âm lời các nạn nhân, được coi như một bản cáo trạng sống thực lên án những kẻ chà đạp nhân quyền người phụ nữ VN, bóc lột lao động công nhân, hành hạ "những người đi ở đợ". LM Hùng của Liên Minh VietACT tố giác "có cả trăm phụ nữ bị hãm hiếp trong số 65 ngàn người đi ở đợ"...
Màn hình ảnh chiếu đôi chân một nữ công nhân bị xiềng, nhiều người bị lột quần trói trên giường bỏ đói, những nam nữ công nhân bị thương ở tay chân hoặc đứt mất cả đôi bàn tay, cụt 4 ngón tay, bị thương xương sống v.v. cùng các giọng nói uất nghẹn vừa kêu cứu vừa tri ân đồng bào hải ngoai, đã làm mũi lòng nhiều người dự tiệc. Nhiều nữ nghệ sĩ đến hát giúp vui và nữ phóng viên đã khóc nhạt nhòa nước mắt! Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu xúc động thốt lên: "Đọc báo nghe kể thảm cảnh, nhưng tối nay mới thấy không ngờ vấn đề trầm trọng đến thế!"
Ông Hiếu (Ngân hàng Việt Mỹ) đã cùng đông đảo khách dự khác, ký ngay tai chỗ chi phiếu ủng hộ hoạt động của Liên Minh VietACT. Hai ngân hàng Well Fargo và CitiBank đã được nhắc đến là hai mạnh thường quân của buổi dạ tiệc gây quỹ cứu phụ nữ VN ở Đài Loan. Đai diện CitiBank lên tiếng: "Sự giúp đỡ này chỉ là việc nhỏ của Citi Bank, một ngân hàng có 300 ngàn nhân viên trên 100 nước khắp thế giới. Cám ơn Hội chuyên gia cho ngân hàng có cơ hội đóng góp với cộng đồng!"
Tuy vậy, trong khoảng 250 người dự tiệc lai không nhiều thương gia Bolsa tham gia, nên cuộc bán đấu giá gây quỹ lối 50 tặng vật của các nhà nghệ thuật lai có kết quả quá "khiêm nhường": chỉ khoảng 3,000 đồng thu được từ cuộc đấu giá. Bức tranh vẽ thiếu phụ VN của họa sĩ Châu Thúy được ông bà Phạm Vương Thục mua với giá 1,050 Mỹ kim, là tặng phẩm đấu giá cao nhất của dạ tiệc.
Giám sát viên quận Cam Lou Corea (mà nữ phụ tá là sáng lập viên VietACT: cô Tammy Trần Thiện Tâm) đã đến dự, lên tiếng hỗ trợ cuộc tranh đấu chống tệ nạn buôn người từ phút đầu đến nay. Phía giới chức chính quyền có các ông Khôi Tạ (đai diện DB Loretta Sanchez), ông Nguyễn Văn Chuyên (đai diện Thượng nghị sĩ Joseph L. Dunn), tiến sĩ Ng.Lâm Kim Oanh (ủy viên giáo dục Học khu Garden Grove). Các hội đoàn có anh Nguyễn Trọng Phú (chủ tịch CĐVN Nam Cali), cựu chủ tịch Tạ Đức Trí, Mai Hữu Bảo, ông bà Nguyễn Thanh Trang (Mạng lưới Nhân Quyền, từ San Diego về),ông Nguyễn Nam Hà (Quân Báo), ông Phó Thịnh Trương (Hoài Việt), ông Trương Dũng (Việt Tân), BS Phạm Gia Cổn (Hapkido VN),.v.v.
Buổi dạ tiệc gây quỹ do 2 MC Nam Lộc, Bích Phượng điều hợp cùng với Hội Chuyên Gia và VietACT. Với sự góp mặt các giọng ca: Bích Liên, Hương Lan, Mai Lệ Huyền, Kỳ Anh, Bảo Nam và ban nhạc The Stars Band, buổi dạ tiệc gây quỹ đã diễn ra sôi nổi, với tiếng cười, tiếng vỗ tay hoan nghênh hoạt động của VietACT, tán thưởng tiếng hát nghệ sĩ, xen kẽ những giòng nước mắt của nhiều nữ khách, khi thấy nghe cảnh thương tâm thuật lai từ màn hình slide show như một bản cáo trạng lên án những kẻ chà đạp nhân phẩm, dày xéo sinh mạng người phụ nữ, công nhân nghèo khó trong nước qua Đài Loan kiếm kế sinh nhai. Danh ca Hương Lan hứa với khán giả "sẵn sàng đóng góp tiếng hát giúp vui để gây quỹ bất cứ lúc nào, để góp phần an ủi những phụ nữ và đồng bào bất hạnh, chia xẻ những mất mát của phụ nữ".
Bạn đọc cần biết về "cáo trạng" ấy, có thể xem lai bài của một chuyên viên trẻ Hội Chuyên Gia (anh Lê Việt) đã đăng trên Việt Báo số báo đề ngày 7 tháng 10.
Kết thúc phần dạ tiệc gây quỹ là phần khiêu vũ của một số người trẻ, nán lai vui chơi khi tiệc tan lối 10 giờ 15 tối. (Hiền Nguyễn thuật)
Ngoại Trưởng Condoleezza Rice thăm 4 nước Trung Á
Tuesday, October 11, 2005
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đang trên đường đến Kyrgyzstan. Ðây sẽ là chặng dừng đầu tiên trong chuyến thăm 4 nước Trung Á nhằm tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ trong khu vực.
Ngoại Trưởng Rice cũng sẽ đến thăm những nước Afghanistan, Kazakhstan, và Tajikistan trong chuyến công du kéo dài 3 ngày này. Theo dự trù, Ngoại Trưởng Rice sẽ gặp gỡ tổng thống của 4 nước Trung Á này.
Các giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biện minh cho quyết định không đến thăm Uzbekistan trong chuyến công du này của Ngoại Trưởng Rice. Trong một cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, trợ lý ngoại trưởng, Daniel Freed, nói rằng những Washington không đồng ý về một số hành động gần đây của chính phủ Uzbekistan. (VAP)
Tuesday, October 11, 2005
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đang trên đường đến Kyrgyzstan. Ðây sẽ là chặng dừng đầu tiên trong chuyến thăm 4 nước Trung Á nhằm tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ trong khu vực.
Ngoại Trưởng Rice cũng sẽ đến thăm những nước Afghanistan, Kazakhstan, và Tajikistan trong chuyến công du kéo dài 3 ngày này. Theo dự trù, Ngoại Trưởng Rice sẽ gặp gỡ tổng thống của 4 nước Trung Á này.
Các giới chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biện minh cho quyết định không đến thăm Uzbekistan trong chuyến công du này của Ngoại Trưởng Rice. Trong một cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, trợ lý ngoại trưởng, Daniel Freed, nói rằng những Washington không đồng ý về một số hành động gần đây của chính phủ Uzbekistan. (VAP)