Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Phở Món Ăn Đặc Sản Của Dân Tộc

Hà Đình Huy

Ôi mai mốt về quê hương có phở
Cởi mở tâm tình ngò ngát, hành hoa
Ớt tiêu cay cay tràn đôi lệ nóng
Mừng anh em vui núi thuận sông hòa.

(Vũ Kiện)
Thú thật lúc còn nhỏ tôi không biết phở là gì! Cách đây khoảng 50 năm, thiệt thà mà nói ngay cả những người lớn sống trong gia đình tôi cũng chưa biết phở bao giờ. “Phở là món ăn cao cấp lắm, chỉ dành riêng cho những quan chức hoặc những người giàu có”. Tôi nghĩ như vậy. Theo lời kể của ngoại tôi: Người dân “có tiền” cư ngụ các quận hẻo lánh ở quê tôi muốn ăn phở phải dậy sớm đón xe lôi (1) ra tỉnh vì cho tới năm 1948, cả tỉnh lỵ Tây Ninh chỉ có một tiệm phở do người Việt gốc Hoa làm chủ, nên phở rất xa lạ với mọi người.
Tôi được ăn phở lần đầu tiên vào năm 15 tuổi, do Thầy giám học Tùng “chiêu đãi” sau khi thi đậu bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hạng ưu. Từ đó tôi hiểu ra phở là món ăn rất đặc biệt không chỉ dành riêng cho quan chức hay người giàu, ai ai cũng có thể ăn được nếu có chút ít tiền. Biết như vậy, nhưng thời sinh viên tôi ít khi được ăn phở, vì không tiền và nếu có được thưởng thức khi dịp lãnh học bổng. Ngay những năm xa xưa đã đi làm cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rồi mà phở đối với tôi cảm thấy vẫn là món ăn “xa xỉ”, một tháng chỉ cho phép tôi thưởng thức một vài lần trong một “quán cóc” ven đường hoặc ở trong ngõ hẻm chứ không được ngồi “chểm chệ” trong các nhà hàng bề thế.Giờ đây việc trả tiền cho một tô phở với tôi không còn là vấn đề nữa, tôi thường ăn phở mỗi khi tôi cảm thấy đói. Phở là món ăn hấp dẫn đối với tôi, vài ngày không ăn là nhớ… ăn mãi thành ghiền.
Gia đình và bạn bè tôi là khách hàng quen thuộc của một số tiệm phở trong vùng Thung Lũng Hoa Vàng. Từ phở Thiên Long trong khu Grand Century Mall, Phở Bằng ngay góc đường Tully và King, Phở Lý trên đường Capptol Express Way, Phở 54 Alumrock, Phở Hà trong khu Asian Plaza trên đường Mc Laughlin, phở Ý trong khu nhà hàng chay Di Lạc, phở Kim Long trên đường Capitol Express Way và những cái tên hiệu Phở quen thuộc khác trong “làng phở” thành phố San Jose. So với những nhà hàng không chuyên về phở, nhưng có thực đơn “phở” cho thực khách thì giá tiền một tô phở thường có rẽ hơn chút đỉnh, nhưng phải chấp nhận thịt “bò” gân sách …có khi nhai hoài không đứt và nước phở thì đôi khi còn tanh mùi xương, thậm chí còn có quá nhiều bột ngọt khi ăn thực khách bị khô cổ khát nước, thỉnh thoảng nhức đầu…, thì những tô phở ở các tiệm đã nêu trên, tô phở khi mang ra cho khách được trình bày một cách “tươm tất” nếu không muốn nói là hoàn hảo từ những tô đựng phở cho tới những dĩa đựng rau, giá v.v. đều đâu vào đó. Chưa nói đến nước phở màu vàng thật hấp dẫn và thịt bò, gân, sách…, đều mềm và thơm.
Ngoài việc chú ý về tô phở ngon hay dỡ, thực khách thường ít quan tâm đến khung cảnh của các tiệm phở, vì thấy nó đều na ná giống nhau, không thấy sự đầu tư trang trí. Tuy nhiên Parking lot cho khách đậu xe của mỗi tiệm phở là yếu tố tiên quyết cần phải có, nếu thiếu yếu tố này thì sự phát triển của tiệm phở e rằng bị giới hạn, nói cách khác có thể “ sập tiệm”. Có nhiều tiệm phở có chổ đậu xe rất rộng như phở Q ở khu Lion Plaza, nhưng vào ngày lễ hoặc ngày cuối tuần thực khách muốn vào ăn phở Q vẫn không tìm thấy chổ đậu. Ông Huân cùng vợ ở Nam Cali lên tham dự buổi ra mắt sách ở Thánh Đường Tự Do nhân ghé qua phở Q để “ lót dạ” về đường, nhưng sau một tiếng đồng hồ ông cũng chưa tìm được chổ đáp cho xe, đừng nói chi đến vấn đề ăn uống. Ông phải trở về nhà với chiếc bánh mì Sandwiches trên tay để kịp giờ.
Có một vài tiệm phở thật tình mà nói, thực khách cảm thấy khó chịu khi cầm những đôi đũa bằng tre nhỏ tí xíu “trần trục” không được che thân bằng một thứ “quần áo giấy” nào và chiếc muỗng thì bóng nhẫy vì chưa rửa sạch mỡ bò, giấy lau miệng thì chỉ duy nhất một tờ giấy thay vì một hộp để khách có thể sử dụng khi cần trong lúc ăn. Đôi khi còn thấy dưới chân bàn ăn nhiều rác rưởi đồ thừa của khách bị rơi rớt. Thực khách cũng không thích thói quen những người đàn bà trong quày tính tiền cũng như những người phụ việc mặc những chiếc áo ngắn quá sát nách để nhô ra những “chùm lông kém thân thiện”. Cũng không thể “ cảm tình” hơn khi người đàn bà tay vừa bưng phở phục vụ cho khách trong khi miệng nói luôn mồm, kém vệ sinh. Còn hơn nữa những “trự” thanh niên trong lúc phục vụ cho khách lại cứ kè kè trên tay một điếu thuốc đang cháy dở. Mặc dù, luật CaLi không cho phép hút thuốc những nơi công cộng, nhưng cũng có nhiều nhà hàng hoặc tiệm phở không giữ đúng qui định.
Khi mọi nơi đều giống nhau, thật khó so sánh càng không có sự chọn lựa. Cho đến khi phở Bà Dậu, thường được gọi là Phở 288 Công Lý Chánh Gốc xuất hiện xuất hiện bao hàm ý nghĩa những món ăn thuần túy của người Việt đã được hệ thống hóa và đầu tư bởi một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, trở nên khác. Không phải khác về hương vị, khác về công thức nấu phở, mà khác về cách chọn lựa nguyên liệu để nấu phở và hoàn toàn khác về cách phục vụ phở cho thực khách.
Được biết phở Bà Dậu Chánh Gốc ( Công Lý) là phở Bắc gia truyền nổi tiếng tại quê nhà suốt 40 năm qua do chính bà Dậu đảm trách, các món đặc biệt..., phở Gà , Newyork Steak , BBQ, Rib, Eye Steak, Pork Chops, Chicken, Salmon, Jumbo Prawns., thực đơn phở Bắc gia truyền Công Lý còn có thêm Seafood, Combo Dishes, Side Disches gồm nhiều món ăn độc đáo! Ngon rẽ! Một điều làm cho mọi người ghi nhớ là châm ngôn của phở Công Lý: “ Heatthy & Delicious Food with atouch of Asian Flavor We proudlyserve U.S.D.A. choice meats”

Ở thành phố San Jose mỗi khi thèm phở, gia đình tôi thường đến Phở 288 Công Lý ( Bà Dậu) trên đường Alum Rock. Đó là tiệm phở có màu sắc trẻ trung, năng động. Bảng hiệu, vật trang trí trên tường, ghế ngồi của khách, đồng phục của nhân viên đều nhất quán. Cách trang trí ở đây thoáng và sạch sẽ với nhiều cây xanh, sàn nhà không một cọng rác, luôn có nhân viên lau chùi. Bàn ăn thiết kế toàn mặt nhựa láng bóng, mỗi lần khi khách ăn xong lại được xịt nước “clean” lau bóng; những người nấu bếp ăn mặc tạp dề, đội nón che kín tóc, dùng bao tay (dùng một lần rồi bỏ) gắp thức ăn nêm vào tô phở, có quày thu tiền và người thu tiền lúc nào cũng duyên dáng lịch sự, có hai phòng vệ sinh (restroom) cho nam và nữ.

Hình thức trang trí, vệ sinh, cung cách phục vụ mới, sự lịch thiệp của nhân viên rồi cũng qua đi, nếu không có hương vị vừa miệng để giữ chân khách. Phở Bắc Công Lý có hai loại đặc biệt nhất: Phở Bò và phở Gà. Nhưng gia đình tôi và bè bạn thích phở Bò, vì phở Bò ở đây hơn hẳn một số tiệm phở trong vùng về chất lượng thịt bò mềm và thơm gầu, vè , gân, sách trắng dòn, nước dùng của tiệm Phở Bắc Công Lý rất vừa miệng, không mặn, cũng không ngọt mùi đường hay bột ngọt và cũng chẳng có lớp mỡ vàng trên bề mặt, mới nhìn thôi cũng phát chán. Điểm chính của tô phở là nước dùng có màu nâu nhạt, sóng sánh ánh vàng, thoảng nhẹ mùi gừng, không ngửi thấy vị tanh của xương, bánh phở mỏng và dai không bị nát.Những phụ liệu đi kèm như tương ớt cũng là màu thật của ớt, tương đỏ (hoisin sauce), giá sống trắng phau cọng mập tròn, rau thơm có hai loại quế và ngò gai, những thứ có mùi vị hợp với thịt bò được rửa sạch sẽ, xếp ngay ngắn trên dĩa, khi khách gọi phở mới lấy từ phòng nấu đem ra, đũa tre được đặt trong bao giấy kín và chỉ dùng một lần, muỗng sành tráng men bóng xuất xứ từ Trung Hoa hoặc Nhật Bản được đặt gọn trong ngăn có bao ny lon, giấy lau miệng đầy ắp trong hộp tùy nghi khách sử dụng.

Cảm giác an toàn về khung cảnh lẫn sự bày biện khiến khách càng ăn ngon miệng, nhất là với những người từ lâu đã bỏ thói quen dùng bột ngọt như gia đình tôi. Không chỉ có ý định thành lập một hệ thống nhà hàng Phở Bắc Công Lý ( Bà Dậu) với một tiêu chuẩn thống nhất ở Bắc Cali, ông Dũng - người sáng lập ra Phở Bắc Công Lý còn mong muốn đem “Phở” của ông xuống tận miền Nam và các tiểu bang của Hoa Kỳ. Đặc biệt là đem phở vào giới thực khách Mỹ và Âu Châu. Với cách bán phở như đã làm của phở Bắc Công Lý thì việc đem phở đến cho các dân tộc khác, ông Dũng tin rằng phở sẽ là món ăn đại diện xứng đáng, giống như món shushi của Nhật, hay hamburger của Mỹ. Bản thân ông Dũng cũng thừa nhận mình là người “ghiền phở” đã từng là khách hàng quen thuộc của một số tiệm phở nổi tiếng ở Saigon. Chính là người gốc Bắc nên có lẽ đã hấp thụ được “ truyền thống” nấu phở đặc biệt của miền Bắc- miền đất sản sinh ra món phở- và rất thích cái cách “ bưng tô húp nước lèo” trước khi nhúng đũa gắp bánh phở của người Bắc. Ông thú nhận: “ Về nghề nghiệp, tôi rất buồn nếu như người khách nào vào tiệm phở của tôi cũng nêm đầy tương và ném đủ thứ rau vào tô phở rồi mới bắt đầu ăn. Lúc ấy, họ đã “ giết chết” tô phở của tôi rồi!”.
Để có một tô phở vừa miệng khách, ông Dũng rất kỹ lưỡng và kén chọn nguồn nguyên liệu; nước lèo trước khi nấu luôn dùng hệ thống lọc có tia cực tím nhằm loại trừ tạp chất và vi khuẩn; bảo quản nguyên liệu (thịt bò và các loại thịt khác; xương) luôn luôn tươi, nơi rửa chén đều trang bị hệ thống nước nóng. Nhưng đó không phải là cuộc “ cách mạng” về phở, ông Dũng nói: “ Tôi không làm cái gì để thay đổi giá trị của tô phở, mà tôi đem tô phở về nguồn cội của nó. Vì ông bà ta ngày xưa nấu phở bằng nguồn nước tinh khiết và không biết dùng bột ngọt để nêm phở”. Vốn là con nhà nòi ( cha truyền con nối) trong nghề nấu phở nên ông Dũng muốn xây dựng hình ảnh mới về tiệm phở và muốn thị trường của phở VN mở rộng ra thế giới. Ông cho biết phở Bắc Công Lý có một nhóm nghiên cứu để luôn nghĩ ra cái mới và điều chỉnh những mặt chưa tốt mà khách hàng góp ý.
Về giá cả phở Công Ly, cũng bình thường và bình dân như những tiệm khác, nhưng phẩm chất 100% tốt hơn. Đó là một thử thách đối với phở Công Lý phát triển sau này. “ Tôi chỉ muốn khách vào đây ăn và chấp nhận được cách phục vụ của tôi. Vì thế, nên tôi phải quản lý việc mua sắm khéo hơn”. Hiện nay phở Công Lý có lượng khách mỗi ngày vượt ngoài sự mong đợi của ông Dũng. Điều này sẽ lặp lại khi phở Bắc Công Lý muốn có mặt khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ.
Một thực khách quen thuộc của phở Bắc Công Lý khi được ký giả Duy Văn của Báo Đời Mới hỏi về, cung cách phục vụ và chất lượng của phở Bắc Công Lý. Ông Tuấn dài dòng: “Tôi là dân ghiền phở. Tôi biết ăn phở từ lúc 7 tuổi nên có thể nói khi bưng tô phở “ ngửi” là tôi biết ngon hay dở liền hè! Có những tiệm phở cho thịt rất nhiều, mà nước “lèo” thì không ngon,thường là mặn, còn lạt thì lạt quá xá! Việc phục vụ có tính cách công thức hóa, làm theo một quán tính thường thức chưa đạt tiêu chuẩn mong muốn của thực khách. Nhưng phở Bắc Công Lý thì khác hẳn, nước nấu tinh khiết, hương vị thơm mịn màng. Và nhân viên luôn vui vẻ phục vụ theo yêu cầu của thực khách.”
Không đứng ngoài danh sách những món ăn thông dụng của người Việt, phở còn muốn vượt trội hơn những món ăn thuần túy khác về số người thưởng thức, nên phở có thể được gọi là “ món ăn của dân tộc Việt” mà người Á Châu biết đến nhiều nhất, nay là người Mỹ.


Nhà thơ Vũ Kiện, người có thời là thực khách trung thành với các tiệm phở ở Saigòn đã ví phở như là “món ăn” chất chứa trong đó “tinh hoa” của quê hương.
Nước dùng đậm vì muối nồng biển Mẹ
Nước dùng trong vì ngọt nước sông Cha
Bánh sợi dẻo vì gạo đồng lúa Việt
Bò thơm hơn vì bò cỏ quê nhà
Thời gian dài bị giam cầm trong lao tù, không được ăn phở nhà thơ đã ước mơ, khao khát, mời mọc:
Ôi, mốt mai về quê hương có phở
Cởi mở tâm tình ngò ngát, hành hoa
Đời hạnh phúc chan hòa thêm nước tiết
Ta mời nhau một bát để làm quà”
Còn đi xa hơn Vũ Kiện đã khéo nhắc chúng ta, phở là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt. Ông cũng không quên nhắc đôi gánh phở đã biệt tích từ lâu như là một gánh giang sơn vậy.
Gánh giang sơn gồng bằng đôi gánh phở
Quẩy lên đường nghi ngút ấm tình thân
Đường Nam, Bắc vượt bằng tô xe lửa
Dù bà con xa cũng hóa thành gần”
Mặc dù cuộc đời con người ta có những thăng trầm, những gian lao khốn khó đã đem ít nhiều phiền lụy cho cuộc sống, nhưng phở vẫn không xa rời trong tâm hồn của người Việt Nam. Một sự gắn liền có ý thức, tình tự dân tộc khó quên.Và hãy quên đi những ngày tháng muộn phiền, cùng cởi mở tâm tình quanh bát phở để được nhận diện tầm vóc của quê hương.
Mình quên đi những ngày khốn khó
Trại lao tù bụng lép đến nôn nao
Ở ngoài chợ tháng lương tròn ký thịt
Phở Món Ăn Đặc Sản Của Dân Tộc 193
Già hom còm trẻ đói đến xanh xao
***
Hãy xóa hết tháng ngày bỏ xứ
Ừ đấy thiên đường thừa nạm, vè gân
Sao vẫn thiếu trong chập chờn thức ngủ
Một vị gì ngan ngát của quê thân
Có người cho rằng nhìn vào tô phở thấy cả quê hương quả là chí lý. Kẻ viết bài này xin bắt chước cụ Phạm Quỳnh nói về Truyện Kiều mà mạnh miệng nói: “ Người Việt còn, Phở còn. Phở còn, Người Việt còn” để vinh danh một món ăn đặc sản của quê hương, dân tộc.

* Chú thích:
(1) Xe lôi (xe đạp hoặc gắn máy, móc phía sau một thùng có hai bánh xe, thường thấy xuất hiện ở miền Đông và miền Tây Nam Việt Nam)

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Kanye West ‘cướp diễn đàn’ lễ trao giải MTV Video

Khoảnh khắc gây xôn xao nhất đêm Video Music Awards (VMA) tại New York tối 13/9 là lúc rapper 32 tuổi
xông lên giật micro của giọng ca Taylor Swift và cho rằng cô không xứng đáng với giải Video hay nhất của nữ ca sĩ.


Các lễ trao giải VMA thường không phụ thuộc vào kịch bản có sẵn. Nữ ca sĩ 19 tuổi Swift đã trở thành nạn nhân của thông lệ này tối qua, tại sự kiện tổ chức ở Radio City Music Hall.
Cô là người được xướng tên lên nhận giải đầu tiên. Khi Swift chưa kịp bày tỏ sự ngạc nhiên vì đã vượt mặt một loạt đàn chị, Kanye West giật lấy chiếc micro trên tay cô, cướp lời.
Anh tuyên bố, Beyonce - cũng được đề cử ở hạng mục này với "Single Ladies" - mới là “người có những video ca nhạc hay nhất mọi thời đại”.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/ ... -west1.jpg[/img]
Taylor Swift chỉ vừa bước lên sân khấu nhận giải...


“Tôi đang đứng trên sân khấu, vô cùng xúc động vì đoạt giải. Và sau đó tôi còn hồi hộp hơn khi thấy Kanye West xuất hiện”, Swift nhớ lại sau đêm diễn.

Về phần nữ ca sĩ được “đòi công bằng hộ” Beyonce, cô trợn tròn mắt giữa đám đông cử tọa nhao nhao la ó West. Khi rapper gây rối đã rời sân khấu, khán giả lại dành cái nhìn cảm thông, ủng hộ cho Swift - lúc này vẫn đứng như trời trồng trên bục.


Một vài bức ảnh cho thấy trước đó, West đã uống một thứ chất lỏng giống rượu khi đứng trên thảm đỏ. Sau vụ ầm ĩ, anh không về chỗ ngồi. Một nhân viên bảo vệ cho People hay, tay rapper đã rời nhà hát và sẽ bị ngăn chặn nếu lại có ý định vào trong.
Image
... cô liền bị Kanye West giằng lấy mic.
“Thật khó mô tả cảm xúc hôm nay”, Swift nói sau đêm diễn. “Tôi đã có một đêm vui vẻ. Rất nhiều người gửi tin nhắn chia sẻ với tôi, họ thật tốt bụng. Tôi cũng thấy thật buồn cười”.

Các ngôi sao chứng kiến đêm diễn đã lập tức lên trang Twitter bày tỏ suy nghĩ của mình về vụ gây rối. “Kanye cần học cách đợi đến lượt mình”, Zac Hanson - thành viên ban nhạc gia đình Hanson - viết. “Tôi chắc chỉ cần chờ thêm một chút, anh ấy sẽ có nhiều thời gian cầm mic để tha hồ nói những điều ngớ ngẩn”. Ca sĩ nhạc đồng quê John Rich còn công kích mạnh hơn: “Kanye West thật thấp kém. Cần đá đít anh ta khỏi giới showbiz ngay lập tức. Taylor Swift hãy mạnh mẽ lên”.
Image
Nữ ca sĩ đứng như trời trồng trước những lời phát biểu của Kanye West. Ảnh: JJ.
Pink, một đề cử thất bại khác của giải Best female video, viết: “Kanye West là kẻ ngớ ngẩn nhất trái đất. Cứ trích dẫn lời tôi như vậy”. Còn Katy Perry thậm chí chửi bậy trên trang blog của mình: “Kanye, anh dẫm phải phân chó hả”.

Ở phần muộn hơn của đêm trao giải, khi danh sách đề cử Best male video, trong đó có tên West, được công bố, cả khán phòng lại ồ lên tiếng phản đối, chế giễu.

Y.P

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

CÔ HÀNG XÓM

Nhà Muội ở cạnh nhà Wuynh
Cách nhau bởi một ao xinh mới đào
sáng nào Muội cũng ra ao
Nhìn quanh xem có người nào hay không (?)

Wuynh thì đứng sát bên hông
Đằng sau bụi chuối mà không dám nhìn(!)
Muội thì không thấy được Wuynh
Nên ngang nhiên . tưới hoa xinh mới trồng

Wuynh đang hồi hộp , phập phồng
Muốn ra giúp đỡ nhưng lòng ngại ghê!
Ngại Muội giận, ngại Muội quê
Ngại con ... bướm nhỏ đang mê giật mình(?)

Muội đang tay kéo, tay rinh
Môi hồng chúm chím cười tình thật tươi
Lần đầu Wuynh thấy Muội cười
Vì xong công việc nên người khoẻ re(?)

Wuynh còn đứng mãi sau hè
Suốt ngày thấp thỏm chờ nghe Muội cười
Nhưng chỉ buổi sáng rồi thôi
Cả ngày không thấy Muội tôi ra ngoài

Mà như Wuynh nhớ ra rồi
Muội như cũng có mục ruồi giống Wuynh(?)
Nếu như không có ao xinh
Thế nào Wuynh cũng qua rinh Muội dzìa

Nhưng Muội tưới nước đầm đia`
Muốn qua lại sợ khi dzìa lấm lem
Thôi Wuynh chờ đến ban đêm
Thế nào Muội cũng tưới thêm một lần


Đêm nay Wuynh đứng thật gần
Để xem cho được Muội mần làm sao (?)
Nhưng vừa đến cạnh bờ ao
Muội đã trông thấy, lấy dao phang liền

Cũng may Wuynh có võ điên
Quơ tay chụp được, thôi miên một hồi
Nhưng xui trời đất tối thui
Con mắt Wuynh lé nên coi không tường

Muội liền rút cọng dây luồng (?)
Làm dây thắt cổ, kéo luôn Wuynh dzìa

Siu Tầm

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Image

Người tù chăn bò ở Gia Trung

Phan thái Yên

Trời đang vào trưa. Nắng đứng bóng tàng cây sao rậm lá làm thành khoảng mát tròn trịa trên đỉnh đồi nằm bên con đường đất đỏ dẫn vào khu trại tù Gia Trung. Xa xa dưới chân đồi, ẩn hiện sau trảng tranh rợp gió là khoảng tỉnh lộ mệt nhoài cố bám vào sườn dốc Tây Nguyên chênh vênh non núi. Khúc đường đầy ổ gà, mỗi ngày hiếm hoi vài chuyến xe đò Đồng Tiến uể oải quang gánh ngược phía An Khê hay xuôi về đồng bằng. Chân đồi phía bên kia tiếp giáp với trùng điệp núi rừng là dòng suối len lách lẩn khuất sau vạt nương rẫy hoang phế, xác xơ những hàng mì mảnh mai xiêu đổ. Buông làng rộn rịp dãy nhà sàn bên bờ suối ngày nào giờ chỉ lèo tèo vài cái chòi rẫy đã dột nát theo sự thất bại của phong trào xóa khố, định canh, định cư mà chính quyền cách mạng địa phương vẫn bức bách hô hào. Người dân miền núi quen với cuộc sống du canh đã bồng bế nhau đi cao hơn xa hơn vào trong xanh thẳm cheo leo của núi rừng để tìm sống cuộc đời tự do phóng khoáng cố hữu.

Dưới tàng cây sao, một người đàn ông khoảng ngoài ba mươi đang chăm chú đánh tranh. Chân trái người đàn ông cụt đến đầu gối. Chiếc chân gỗ, có lẽ do anh tự làm, đứng một mình buồn bã trên nền đất. Cạnh đống tranh đã bện xong, sắp ngay ngắn chừng mươi tấm, một con bò cái đứng uể oải nhai đám cỏ xanh non lẫn với lá mì mà người đàn ông đã chu đáo gom lại thành đống. Cả người lẫn bò đều trầm mặc như nhau.

Đêm qua người đàn ông mất ngủ. Nằm trăn trở trên chõng tre, anh miên man nghĩ đến gia đình vợ con và niềm hạnh phúc trong mơ. Hôm nay là ngày đầy năm của đứa con đầu lòng anh chưa thấy mặt. Ngày con gái thôi nôi, chập chững bước chân nhỏ đầu đời, vậy mà bố không có mặt ở nhà. Anh mơ màng đến bước chân trở về khua tiếng gỗ trên khoảng sân gạch trước thềm nhà lẫn trong lời reo mừng trẻ thơ để rồi chỉ nghe trong vọng dậy đêm trường tiếng mình thở dài trống vắng.

Người đàn ông ngưng bện tranh, ngước mắt nhìn quanh. Con dốc sỏi vướng bụi đỏ ngoằn ngoèo dẫn lối vào trại tù oan khổ. Vệt khói gầy từ chiếc chòi tranh còm cõi, lay lắt màu lam xám cơ hàn bên dòng suối buồn bã trôi phía dưới chân đồi. Con đường nhựa loang nắng mất hút lối về trong mờ mịt Tây Nguyên. Tất cả chợt lan xa, hoang tàn tĩnh vật. Chỉ còn lại trong hồn anh niềm im lặng thinh không. Người đàn ông ngồi bất động, mắt như im sửng vào một nơi nào đó trong tận cùng suy tưởng.

Anh để lại một phần chân trái của mình trên chiến trường đầu tiên. Sau vài tháng kiên gan tập lại chuyện đi đứng với bàn chân nhân tạo tại một trung tâm chỉnh hình, người sĩ quan thương binh trẻ trở về thành phố quê hương làm thầy dạy học. Ngôi trường cũ và mối tình đầu thuở học trò đã giúp anh sống cuộc đời hạnh phúc bình thường. Làm chồng. Sắp làm cha thì cuộc chiến tàn. Gã học trò cùng lớp năm nào theo đoàn người chiến thắng từ rừng rú kiêu hãnh trở về tiếp thu trường cũ. Vinh quang lẫn mặc cảm không được đoái hoài vẫn làm hắn ghen tức nhiều đêm trong cánh rừng mật khu thiếu sinh khí đã khiến hắn quên đi hào khí mà trở thành đanh ác. Ngày khăn gói đi trình diện học tập cải tạo, người sĩ quan miền Nam cầm tay vợ mà lòng rưng buồn chẳng nói được tiếng giã từ. Mắt nàng nhòa lệ tiễn đưa lẫn giọt âu lo cho đứa con đầu lòng đang vào những tháng cuối cưu mang.

Phận nước đưa đẩy phận người cùng cảnh ngộ gần lại với nhau. Từ nhiều nơi trên khắp miền Nam, cả ngàn sĩ quan cũ đã bị bắt đi tập trung cải tạo ở Gia Trung, duy chỉ mình anh là thương binh cụt chân. Bạn tù nhiều người đã giúp anh hàng ngày làm xong chỉ tiêu lao động, cùng nhau vượt khó trong tình đồng đội tình người.

Năm tù đầu tiên chậm chạp trôi qua trong muôn vàn nhớ thương về gia đình, về người vợ hiền mảnh mai yếu đuối chưa quen chuyện gánh gồng và đứa con thơ chưa hề thấy mặt cha. Ngày nhận lá thư nhà đầu tiên có kèm tấm hình mẹ với bé gái Thiếu-Anh vừa tròn sáu tháng và "giống bố như đúc", người thương binh mừng tủi khóc như một đứa trẻ. Tình vợ chồng và lòng thương con đã giúp anh nương náu từng ngày.

Gần đây, hơn một năm sau những ngày cuối tháng Tư năm trước, viên quản giáo trưởng mới của trại từ miền Bắc thuyên chuyển vào gọi anh lên "làm việc". Điều mà anh vẫn từ lâu lo sợ đã đến. Chiếc chân nhân tạo như một phần thân thể của anh từ mấy năm nay thuộc về nhân dân. Anh phải trả chân của mình lại cho nhân dân. Trại cho anh mấy ngày làm đôi nạng gỗ để giúp đi lại. Cách Mạng khoan hồng sẽ giao công tác thích hợp để anh tiếp tục lao động cải tạo. Nghĩ đến những chiếc "hòm" nhôm sáng loáng mỗi cán bộ, vệ binh, hí hửng xách theo khi về Bắc nghĩ phép, người thương binh nhìn xuống viên quản giáo lùn thấp, dằn lòng:

- Tôi chỉ lo nếu người quen của cán bộ thấp bé quá thì sẽ gặp trở ngại. Cán bộ biết đấy, vì như thế phải điều chỉnh đế chiếc giày chân phải rất cao, khó đi lắm. Ngày trước, lúc Ngụy làm chân giả cho phế binh, họ có bác sĩ, chuyên viên, đo kích thước làm riêng cho từng người rồi hướng dẫn chỉnh hình luyện tập hàng tháng trời.
- Đồng chí K trưởng của đơn vị cũ tôi không bé người lắm đâu...

Viên quản giáo khựng biết mình lỡ lời, cặp môi dày thâm khói thuốc lào nhếch nụ cười gằn trên khuôn mặt vừa đanh lại.

- Chả sao! Đồng chí thủ trưởng sẽ khắc phục được tất! Mỹ Ngụy, đồng chí ấy còn đánh thắng thì sá gì cái chân què.
Người thương binh cũng cười khi anh bước xuống hiên ngôi nhà họp khang trang được dựng trên nền đất đắp cao bằng đôi tay khéo léo của những người tù cải tạo.
- Vâng! Có chân đi, lại được cao thêm vài phân thì tốt quá...

Quay ngước nhìn mái hiên tranh lợp dày gần nửa mét, anh khẻ thở dài bước qua khuôn sân bằng phẳng láng bóng. Anh đang bước những bước cuối bằng đôi chân sắp bị tiếm đoạt của mình.

Ngày người thương binh tháo chiếc chân giả trao cho viên quản giáo rồi chống đôi nạng gỗ về trại, anh cảm thấy như chân trái mình đang rỉ máu. Anh vừa bị cắt mất đi phần thân thể của mình. Nỗi đớn đau thấm đậm xót xa hơn vết cắt trên da thịt. Nỗi đau chung của một thế hệ bị lường gạt, bị tước đoạt, lưu đày, trên chính quê hương mình.

Vài hôm sau, vệ binh chở một xe đầy khoai mì khô và người thương binh đến một hợp tác xã nông nghiệp trong khu vực. Họ đổi khoai mì để nhận một con bò già, còm cõi, mang về trại. Gã chủ nhiệm phấn khởi với số lượng lớn khoai mì sẽ giúp hợp tác xã báo cáo vượt mức chỉ tiêu thu hoạch, rối rít mời người vệ binh ngồi chồm hổm trên nền đất kéo từng hơi thuốc lào dài, khói nồng thơm sặc sụa. Nhóm xã viên áo quần lam lũ, đi lại như bóng, lần lượt đổ từng thúng khoai vào bao tải đặt trên bàn cân. Họ cặm cụi cân đong, phụ nhau vác từng bao mì đầy ắp vào kho.

Con bò đứng lặng lẽ ở cuối sân, mắt mông lung nhìn khoang trời xanh thẳm, dáng suy tư như một nhà hiền triết đang tiếc thương cho cuộc đời phi lý quanh mình.

Anh thương binh chống người trên nạng gỗ thương hại nhìn con bò già - phần hoán đổi thua thiệt mà anh phải chấp nhận không thể đề kháng. Anh với cái chân đã bị tước đoạt và con bò già mất năng suất lao động, đang lơ đãng nhai lại mớ cỏ không hề có trong cái bao tử lép, đã bị chuyển qua vế thiếu trong một biến trình ngụy chứng nghịch lý và hồ đồ.
Một người đàn bà trẻ khăn choàng đầu, tay áo nâu dài phủ kín những ngón tay, vội vã bước vào sân nhà hợp tác. Nàng đứng nhìn chiếc xe khoai mì vơi quá nửa, thì thầm trao đổi với một người đàn bà trong nhóm, rồi thoắt bước đến bên con bò. Cô đứng tần ngần, xót thương nhìn đôi mắt bò hiền từ đang mở lớn nhìn nàng. Từ ống áo nâu cũ lấm bụi thuôn ra những ngón tay thon thả trắng hồng. Nàng để tay lên đầu con bò một hồi lâu rồi nhẹ vuốt lên khoảng lưng vàng ủng gầy gò. Cô gái cúi đầu thổn thức, hai hàng nước mắt lăn đọng trên khuôn mặt thanh tú.

Người thương binh chống nạng về phía cô gái. Nàng ngẩng đầu nhìn anh, đôi mắt còn ngấn lệ vướng víu chút e ngại lẫn ngạc nhiên. Cô gái còn trẻ lắm, có lẽ chưa đến hai mươi. Anh ngại ngần tự giới thiệu mình. Cô gái thoáng nhìn gả vệ binh vẫn ngồi chồm hổm trên nền đất đang ồn ào tán chuyện.

- Cháu cũng đoán chú từ trong trại Gia Trung ra. Không hiểu sao thương binh như chú mà họ cũng bắt đi cải tạo?
- Tôi vẫn tự hỏi mình từ hơn một năm nay câu hỏi tương tự. Thôi thì cúi đầu ráng sống. Hi vọng ngày mai trời lại sáng...Có lẽ cô rất thân thuộc với con bò này ?

Cô gái quay đầu, cố ngăn lòng xúc động đang khơi.

- Đây là một trong bầy bò đẻ bảy con của gia đình. Năm ngoái cha mẹ cháu bị kiểm kê theo diện tư sản. Bầy bò bị sung công. Chị em cháu đặt tên bò theo bảy nốt nhạc. Ba con giao về hợp tác xã này, nhờ đó mà cháu được làm lao động nhẹ. Đây là con La. Đầu tháng Hai rồi, con Rê con Mi bị đổi cho bộ đội để họ ăn mừng. Hôm nay tới lượt con La. Ba mươi tháng Tư qua rồi, lễ gì sắp tới nữa vậy chú?

Người thương binh xúc động thả tầm mắt nhìn bãi đồi hoang cháy ngoài kia. Chàng mường tượng đến bầy bò khỏe mạnh ung dung với cỏ mượt trên ngọn đồi xanh. Nhạc chuông ngân nga đọng bóng hoàng hôn theo từng bước chân gia súc chậm rãi trở về chuồng. Tiếng cười con gái hồn nhiên trên đồi chiều bay theo âm nhạc. Phận người. Phận bò. Phận đời cuồng xoay trong vòng biện chứng duy vật điêu ngoa. Những con bò bị sung công, một lần nữa với thân phận đọa đày đang trở thành hiến vật cho cuộc tế lễ thần linh mới.

- Còn vài tháng nữa mới đến tháng Chín. Cô cũng biết... phận tù đày... nhưng tôi sẽ cố gắng để con La thảnh thơi no đủ được ngày nào hay ngày đó.

Cô gái vuốt ve khúc lưng con La gầy nhom trơ xương sườn. Nàng nghẹn ngào gởi gắm sao nghe như tiếng mình đang thốt lên lời tự nhủ.

- Cảm ơn chú. Dù sao con La cũng sẽ được ung dung nghỉ ngơi vài tháng trước khi yên phận. Cha chung không ai khóc... Ở đây, xã viên ai cũng lợi dụng sức bò để bớt nhọc nhằn cho mình nhưng chẳng ai màng lo tới hoặc có thì giờ để chăm sóc nên con La ngày càng ốm yếu.

Cô gái quày quả bỏ đi lúc chiếc xe chở con La rời nhà hợp tác chạy về Gia Trung. Người thương binh biết cô gái đang khóc ròng trên mỗi bước chân nàng. Bấc giác chàng đưa tay vỗ về sống lưng trơ xương của con bò già vẫn nằm im trên sàn xe đang gầm gừ leo dốc.

Công việc chăn bò tưởng đơn giản thực quả khó khăn cho người thương binh phải chống nạng gỗ băng đồi, trèo mương, dẫn bò tìm vùng có cỏ non. Từ rạng sáng, sau khi lãnh khẩu phần cơm độn khoai và bi-đông nước, lúc vệ binh dẫn các tổ lao động đi thành xâu dài lên rẫy thì anh lê nạng gỗ dẫn bò xuống đồi đi tìm ăn đến chạng vạng tối mới về đến trại. Gần đây người thương binh vui mừng tìm ra được vùng đồi cỏ mượt xanh, không xa suối, cho bò ăn no tắm mát, tuy phải chịu khó chống nạng đi xa. Được ăn no và khỏi phải thồ kéo nặng nhọc suốt ngày, con La nhanh chóng lấy lại sức lực. Tuy còn gầy còm nhưng những lằn trũng giữa xương sườn cạn dần.

Một buổi chiều sau khi chống nạng trèo dốc về đến trại, anh cột bò vào chuồng cạnh khu nhà vệ binh rồi mệt mỏi về láng. Bụng đói cồn cào mà thân xác thì chỉ muốn nằm vật ra ngủ vùi. Người thương binh ngạc nhiên khi thấy đông đủ bạn tù đang ngồi quanh chõng tre của anh chờ đợi. Giữa chỏng nhô cao một vật gì đó được đậy kín bằng chiếc tấm đắp. Mọi người nhôn nhao tranh nhau bảo anh nhắm mắt chờ nghe hô 1, 2, 3 xong mới được mở ra. Anh lặng người nhìn trừng trừng chiếc chân giả trên chõng tre mà nước mắt hân hoan đầm đìa trên má. Lời cảm ơn chiến hữu, tình bạn, tình người, khản nghẹn trong nỗi vui ngần ngật choáng váng. Anh chợt biết rất rõ mình có thể đứng thẳng và thách thức mọi điều. Những bàn tay nhân hậu đã nắm chặt lấy nhau tự tại thì có sá chi chút cơ hàn khổ nghiệt.

Gần nửa tháng qua, bạn tù trong láng đã âm thầm đo đạc chiếc chân cũ của anh rồi cùng nhau góp tài năng sáng kiến hoàn thành chiếc chân mới. Chân đẽo bằng gỗ cây căm-xe rất tinh xảo. Phần để cột nối vào bắp vế được làm bằng nhựa bọc da rất công phu với những sợi dây da có nẹp cài chắc chắn.
Người hy sinh cái xách da tốt , một bạn tù lớn tuổi, nói đùa.

- Có "chưn đứng" rồi thì ráng chăn bò cho mập để hôm nào cách mạng chia cho mỗi đứa một miếng thịt để nhét kẽ răng ăn mừng nghe "đồng chí".

Buổi tối hôm đó, người thương binh mừng quá quên ngủ. Anh gắn chân vào, điều chỉnh tới lui, tập đi hằng giờ.
Chỉ vài ngày sau khi người thương binh có chân mới, giữa một buổi học tập chính trị sau giờ lao động, quản giáo gọi anh đứng dậy. Cách mạng khen ngợi anh đã khắc phục tự làm chân gỗ để đi, không cần nạng và không lệ thuộc vào chân giả Mỹ Ngụy để lại. Cách mạng chí công vô tư sẽ giúp đỡ anh nâng cao năng suất lao động cải tạo. Từ nay ngoài công tác chăn bò tăng nhanh trọng lượng, mỗi ngày cách mạng tạo điều kiện để anh đóng góp thêm vào chỉ tiêu lao động sản xuất các bạn tù phải làm. Tối hôm đó, tay xách chiếc đòn gỗ cùng bước về láng, tổ lao động của anh có thêm câu chuyện để cùng nhau cười qua đêm.

Hàng ngày dẫn bò xuống tắm ở dòng suối chân đồi, người thương binh gợi chuyện rồi trở thành thân mật với ông già người Rhadé một mình giữ cháu ở cái chòi rẫy bên bờ suối. Đứa bé trai chưa đầy bốn tháng mà cha mẹ phải bỏ ở nhà nhờ nội trông để đi làm rẫy xa cho hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi ngày họ phải ra đi từ rạng sớm đến tối mịt mới về lại chòi. Ông nội già yếu chẳng có chi ngoài nước cơm pha muối để nuôi cháu. Lần anh trao cho người Thượng già nhúm đường cát trắng quậy trộn vào nước cơm, nhìn đứa bé ngon lành nuốt trọn từng muỗng ngọt ngào mà lòng anh bàng hoàng xúc động. Từ đó, mỗi lần bạn tù sớt cho chút đường cát, tán đường, nắm muối, dúm bột ngọt anh đều không quên người bạn vong niên nghèo khó bên bờ suối. Ông già Rhadé cũng cảm tấm lòng người bạn Kinh khổ nạn, chỉ anh giăng bẫy đặt lờ giúp tổ lao động "cải thiện" bữa cơm tối. Gặp ngày "trúng mối" anh hí hửng cất giấu mang về trại con cá nhỏ hay chú thỏ con bằng nắm tay ngờ nghệch sa bẫy. Người và bò với những tấm tranh oằn lưng đếm từng bước mệt nhọc trên con dốc dài trở về trại mỗi chiều hôm.

Mùa hè cải tạo thứ hai đang đến trên vùng đày ải núi non với những trận mưa tầm tã nghiêng xám đất trời. Mưa nguồn lê thê đêm tù, mở trừng trừng giấc mộng héo hon, dột nát mái hồn người bơ phờ đất trích.

Một buổi sáng sau cơn mưa đầu mùa, anh vội vã dẫn bò lên đồi, thở ra nhẹ nhõm đứng nhìn những tấm tranh bện xong xếp gọn gàng bên đống lá tranh đã phơi chất khô ráo trong chòi. Anh thầm cảm ơn người bạn vong niên. Nghe lời khuyên của ông già Rhadé, anh "tranh thủ" mấy hôm liền dựng chòi. Mái lá lợp xong ngày trước vừa kịp cho trận mưa rừng khai mùa rầm rĩ suốt đêm.

Gã vệ binh đứng nhìn xoi bói hồi lâu cái chòi tranh nép mình bên gốc sao già rồi bỏ đi về phía sườn đồi nơi người thương binh đang cắt tranh. Quẩn bên anh là con bò đang phe phẩy đuôi gặm cỏ. Hắn chăm chú đứng quan sát người thương binh với cái chân gỗ đang nhanh nhẹn đi lại gom tranh vừa cắt thành bó.

- Anh bảo quản chất liệu lao động như thế là tốt lắm.

Câu nói gợi chuyện tan rớt trong tiếng cỏ tranh xào xạc. Hắn nhìn cảnh đồi êm vắng rồi yên tâm vác súng bỏ đi. Bước chân người lính miền Bắc vất vả leo quãng dốc đất mòn trơn tuột. Đôi dép lốp bình-trị-thiên không còn ích lợi gì cho hắn vào lúc này. Người vệ binh lúi húi tháo dép xách tay. Hắn bấm từng bước chân trần rịn thấm đất đỏ cao nguyên ướt loang như máu.

Tiếng khóc sơ sinh đòi sữa vẳng lên từ cái chòi rẫy bên bờ suối nghe mà nao lòng. Đã mấy hôm nay anh và các bạn tù chẳng còn chút đường nào để làm ngọt thơm miếng nước cơm loãng nhạt. Tiếng khóc đúng cữ nghe như tiếng kẻng báo cơm buồn bã làm anh cảm thấy đói. Khẩu phần cơm độn mì bới theo, chỉ lưng nửa cái lon gi-gô, anh ăn trọn với muối mà chẳng thấm vào đâu so với cái bao tử lép. Người thương binh thở dài vói tay lấy cái bi-đông nước treo bên gốc cây sao. Anh tháo chân, ngồi tựa vách chòi, lặng lẽ uống từng ngụm nước.


Chênh vênh trên dãy đồi chồm cúi vào nhau nghiêng ngã, vài cụm mây xám vướng víu trôi trên nóc cánh rừng giang vật vờ gió núi. Con La chán cỏ, chạy quanh quẩn hồi lâu ở lưng chừng đồi rồi ung dung phe phẩy cái đuôi lông đen mượt, đủng đỉnh bước về chòi. Tiếng long cong phát ra từ những mẫu trúc đeo quanh cổ, đều đặn theo bước chân, nghe buồn buồn như tiếng mõ thiếu vắng âm vọng ngân nga của lời kinh tụng. Con bò đứng lại trước chòi. Tiếng trúc im bặt. Đứa bé cũng đã thôi khóc từ một lúc nào đó, có lẽ đã được Nội dỗ dành, ngủ qua cơn đói. Buổi trưa núi rừng ngút ngàn vắng lặng, mơ hồ tiếng gió đùa quanh tàng cây sao nắng in bóng lá.

Người thương binh lạ lùng nhìn con bò anh chăn sóc hàng ngày. Anh nhớ lại con bò trơ xương đứng âu sầu trước sân nhà hợp tác xã hai tháng trước đây. Bụng con La no tròn xuôi theo bờ lưng đầy đặn, bóng ửng màu lông vàng sậm, chẳng còn chút vết tích nào của dãy xương sườn đói khổ. Anh lê người đến bên con bò, vuốt ve lên lớp da bụng tròn căng. Dãy bầu vú ửng mịn chút màu hồng mơn man dòng sinh động đang chuyển mình trong rạt rào nhụy chồi hé nụ. Ngón tay anh bất chợt sờ lên núm vú rịn nhựa hồi sinh rồi sững sờ ở đó. Trong cơn mơ rất thật, người thương binh cúi đầu xuống vùng phơn phớt hồng son. Anh nuốt dòng sửa thơm, thấy mình trở về bên thuở sơ sinh sữa mẹ ẵm bồng. Tiếng khóc của đứa bé từ bờ suối vẳng lên khiến người thương binh bừng tỉnh cơn mê, nhìn xuống chân đồi. Trong nỗi hạnh phúc tràn bờ, anh dẫn con bò mẹ chạy nhanh về phía bờ suối.

Con La hiền từ nhìn người Thượng già ẵm đẩy miệng cháu vào dãy bầu vú mịn màng. Khả năng thiên bẩm giúp đứa bé hả miệng nút chùn chụt dòng sửa ngọt từ bà mẹ mới. Ngón tay nhỏ bé tham lam, sờ nắn mân mê từng bầu vú đang hồi rịn ràn chất sống. Con La ngẩng cao đầu, miệng phát ra tiếng gọi nghé trầm trầm run dài vào nỗi nhớ nào đó xa lăng lắc. Bầy con trai gái của mẹ. Những con bò đực, bò cái, vừa lớn đã bị sung công. Đứa con nào vẫn hàng ngày thồ kéo khổ ải, bụng thiếu cỏ khô. Đứa con nào đã bị bức tử vào những ngày lễ hội vừa qua. Đứa con nào sắp theo số phần của mẹ, chờ đến phiên mình làm hiến vật cho cuộc liên hoan máu thịt so đo. Tiếng gọi nghé như chuỗi âm nhạc trầm láy phát xuất tự đáy buồng phổi uất nghẹn. Âm thanh buồn mà sinh động của sự sống bền bỉ, cần thiết, lớn lên, thôi thúc. Đó cũng là âm thanh nhắn nhủ về một sự sống đang tới hồi kết cuộc. Thời gian vẫn trôi. Mỗi hoàng hôn vẫn xuống tiếp ngày lên. Rồi mùa Thu sẽ đến như sự nhắc lại về một định mệnh rất buồn.

Tiếng khóc vọng từ bờ suối khiến người thương binh giật mình trở về với thực tại. Thằng bé hôm nay sao đói sớm quá!? Anh thầm nghĩ, chống tay đứng dậy, loay hoay tra chiếc chân gỗ vào người. Anh thả mắt dài theo con dốc vắng lặng nắng trưa. Vệt đất đỏ ngoằn ngoèo trườn lên cao dần rồi mất hút sau cánh rừng giang im rền một màu xanh thẫm ngút ngàn. Tia nhìn tìm kiếm dừng lại trên chiếc xe đò cũ kỹ vừa dừng ở cuối chân con dốc, nơi ngã ba tiếp giáp với khoảng đường nhựa xám đen loang lổ ổ gà. Chiếc xe đò vô tình để lại đám bụi đỏ mù phủ quanh nhóm hành khách vừa xuống xe rồi chậm chạp lăn bánh theo con tỉnh lộ cheo leo xuôi về hướng đồng bằng. Niềm hi vọng náo nức không tên vừa nhú chợt lả tả lụn tàn theo giấc mơ ngày không tưởng. Người thương binh thất vọng nhìn dáng hai gã vệ binh tay cầm súng đang cắm cúi leo con dốc sỏi. Anh thở dài lên tiếng gọi con La đang cuồng chân đi thơ thẩn trong bãi tranh vàng hanh màu nắng. Người và bò buồn bã dẫn nhau đi về phía tiếng khóc.

Phan thái Yên

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Người Việt Nam không biết cười


Ít nhất từ đầu thế kỷ 20 đến nay, hầu như ai cũng nói là người Việt Nam hay cười. Cười nhiều đến độ vô duyên.Người đầu tiên nhận định như thế là một học giả rất có uy tín: Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). Trong bài “Gì cũng cười” đăng trên Đông Dương tạp chí số 6 năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh viết:
“An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.” Trong sự nghiệp khá đồ sộ của Nguyễn Văn Vĩnh, với tư cách một nhà văn, một nhà báo và một dịch giả, có lẽ đoạn văn vừa trích ở trên là đoạn văn được nhiều người nhớ và nhắc nhất. Đến nay, tôi chưa thấy ai phản đối ông cả.

Mà làm sao phản đối được? Chỉ bằng kinh nghiệm thường nhật, chúng ta cũng có thể thấy ngay là ông nói đúng. Nhìn những bức ảnh chụp hay các thước phim tư liệu quay tình cờ trên đường phố, chúng ta dễ thấy đặc điểm của từng dân tộc: ở Nhật thì người ta cắm cúi đi hay dí tai vào chiếc điện thoại di động; ở Trung Quốc, người ta vừa đi vừa nhai nhồm nhoàm, còn ở Việt Nam thì người ta cười (nếu mồm không bị cái khẩu trang bịt kín).

Trong đời sống, chúng ta càng dễ thấy vai trò của nụ cười và tiếng cười. Ở đâu có người Việt là ở đó có những tiếng cười rúc rích. Kể cả trong giảng đường hay thính đường ở các cuộc hội nghị quan trọng và đầy tính chuyên môn. Trong nhà, trong quán ăn hay ngoài đường phố thì… khỏi nói.

Có thể nói cười là một loại hình ngôn ngữ thân thể (body language) đặc biệt của người Việt Nam. Gặp bạn bè hay người quen, người khác “hello”, “hi” hay “bon jour”, người Việt chỉ cần nhoẻn miệng ra cười. Thay vì nói “cám ơn”, người Việt cũng nhoẻn miệng ra cười. Thay vì nói “xin lỗi”, người Việt cũng cứ nhoẻn miệng ra cười.

Bạn bè tôi, đám giáo sư ở đại học có đông sinh viên Việt Nam, thỉnh thoảng nhờ tôi “phiên dịch” giúp ý nghĩa nụ cười hay tiếng cười của người Việt Nam. Chẳng hạn, một giáo sư, chấm luận văn, phát hiện một sinh viên Việt Nam trích nguyên văn nhiều câu từ sách báo mà không hề ghi xuất xứ.

Thay vì đánh rớt ngay vì tội đạo văn, ông thông cảm gọi sinh viên ấy vào phòng, chỉ cho sinh viên ấy thấy các câu văn ăn cắp và khuyên nên cố gắng diễn đạt bằng lời văn của mình hoặc phải ghi xuất xứ đàng hoàng. Nói xong, ông chờ đợi một lời xin lỗi. Nhưng anh sinh viên ấy chỉ… cười.

Người Việt Nam chúng ta, trong những trường hợp như trên, có thể “đọc” được dễ dàng lời xin lỗi ẩn sau nụ cười ấy. Tuy nhiên, người ngoại quốc, dù gần gũi với người Việt Nam nhiều đến mấy, cũng thấy ngỡ ngàng.

Nhưng dù hiểu đúng hay hiểu sai, một sự kiện phổ biến cũng cần được ghi nhận: Người Việt Nam sử dụng nụ cười và tiếng cười thật hào phóng!

Có điều, từ một khía cạnh khác, tôi lại nghĩ, trong văn hoá giao tiếp thông thường, người Việt Nam, nói chung, không biết cười.

Bạn ngạc nhiên ư?

Thì đây, bạn cứ tự mình kiểm tra đi. Sống ở hải ngoại, bạn bước lên máy bay về Việt Nam thăm nhà. Để ý mà xem, có tiếp viên nào ít cười bằng tiếp viên của Hàng Không Việt Nam không? Theo kinh nghiệm của tôi, câu trả lời là: Không.

Bước vào máy bay của các hãng hàng không khác, ngay từ cửa ra vào, chúng ta đã bắt gặp ít nhất là hai tiếp viên đứng cười chào và chỉ hướng đi. Ở hãng Hàng Không Việt Nam, cũng hai tiếp viên ấy và những lời chỉ dẫn tương tự. Nhưng rất hiếm khi thấy nụ cười nào.

Xuống phi trường, những người đầu tiên bạn gặp là các công an cửa khẩu, nơi bạn trình hộ chiếu. Đố bạn bắt gặp nụ cười nào ở đấy!

Lấy hành lý xong, bạn sẽ gặp hải quan. Đố bạn bắt gặp nụ cười nào ở đấy!

Không phải chỉ những nơi có quyền lực mới thiếu vắng nụ cười. Bạn bước vào bưu điện hay ngân hàng mà xem, có nhân viên nào nhoẻn miệng cười chào bạn không?

Lần đầu tiên tôi về Việt Nam và ra Hà Nội là năm 1996. Bước vào các hiệu sách, tôi hay nhoẻn miệng cười chào các cô bán hàng. Lần nào cũng thế, tôi cũng chỉ được đáp trả bằng một cái nhìn trân trối, có chút ngạc nhiên và đầy tò mò. Nhưng không có nụ cười. Khiến tôi phải vội vàng tìm cách kéo môi lại cho đỡ ngượng ngùng.

Sau này, khi xu hướng thương mại hoá và tư nhân hoá phát triển, những người bán hàng giảm bớt thứ văn hoá hợp tác xã ngày xưa, tương đối lịch sự hơn. Nhưng lịch sự không phải là biết cười.

Bước vào tiệm ăn hay quán nước, bạn hãy quan sát và so sánh cách chào khách của các tiếp viên ngoại quốc và tiếp viên Việt Nam mà xem. Ở các tiệm ngoại quốc, bạn sẽ bắt gặp, hầu như thường xuyên, một nụ cười. Ở các tiệm Việt Nam, ngay cả ở hải ngoại, bạn thường gặp cái gì? Một gương mặt lạnh tanh.

Làm sao có thể giải thích hiện tượng nghịch lý là: một mặt, người Việt Nam cười một cách dễ dàng, thậm chí, thừa thãi; mặt khác, lại tiết kiệm nụ cười đến độ có thể bị chê là “rude”, cục cằn và thô lỗ, như thế?

Các bạn thử giải thích giùm đi.


Làm sao có thể giải thích hiện tượng nghịch lý là: một mặt, người Việt Nam cười một cách dễ dàng, thậm chí, thừa thãi; mặt khác, lại tiết kiệm nụ cười đến độ có thể bị chê là “rude”, cục cằn và thô lỗ, như thế?

Một câu hỏi như thế có thể là một đề tài thú vị, cần nhiều công phu nghiên cứu và nhất định sẽ dẫn đến nhiều cách trả lời khác nhau.

Về phương diện ngôn ngữ, tôi chỉ xin lưu ý mấy điểm:

Thứ nhất, như nhiều người đã ghi nhận, tiếng Việt có thật nhiều từ và ngữ mô tả tiếng cười. Ít nhất là hơn 100.

Thứ hai, tất cả các từ và ngữ ấy đều có thể xếp vào hai loại: hình thức và ý nghĩa.

Căn cứ vào hình thức, nhằm mô tả các kiểu cười khác nhau, chúng ta có, đại loại:

Cười ầm, cười bò, cười bò lê bò càng, cười bỏng tai, cười cắm cắt (giọng cao), cười chúm chím, cười chuột rúc, cười đổ quán xiêu đình, cười đứt ruột, cười giòn, cười ha hả, cười hà hà, cười hả hê, cười hăng hắc, cười hắt hắt, cười hê hê, cười hề hề, cười hềnh hệch, cười hi hí, cười hì hì, cười híp mắt, cười hô hố, cười hở lợi, cười hở mười cái răng, cười hoa, cười khan, cười khanh khách, cười khèng khẹc, cười khì, cười khín (cười hùn), cười khúc khích, cười lăn, cười lăn chiên, cười mép, cười mím chi (miếng chi), cười nắc nẻ, cười ngất, cười ngặt nghẽo, cười ngỏn ngoẻn, cười lộn ruột, cười nhếch mép, cười nhoẻn, cười nôn ruột, cười nụ, cười nửa miệng, cười ồ, cười ỏn ẻn, cười phì, cười ra nước mắt, cười ré, cười rộ, cười rú, cười rũ, cười rũ rượi, cười rúc rích, cười rùm, cười sặc sụa, cười sằng sặc, cười té đái, cười the thé, cười thơn thớt, cười tít mắt, cười toe toét, cười tức bụng, cười tủm, cười tủm tỉm,
cười vãi đái, cười vỡ bụng, cười xoà, cười tuồng, cười vang…

Căn cứ vào ý nghĩa hay động cơ của tiếng cười, chúng ta có:

Cười ba lơn, cười bả lả, cười ba ngoe (cười nịnh), cười bông phèng, cười buồn, cười cầu phong, cười cầu tài, cười chớt nhả, cười chua chát, cười cợt, cười dã lã, cười dê, cười duyên,cười đế, cười đểu, cười Đổng Trác, cười động cỡn, cười đú đởn, cười đón, cười đưa, cười gằn, cười góp, cười gượng, cười hợm (hĩnh), cười huề, cười khà, cười khảy, cười khê, cười khinh khỉnh, cười lẳng, cười lấy lòng, cười lén, cười lỏn lẻn, cười mát, cười mỉa, cười mơn, cười mũi,cười ngả ngớn, cười ngạo, cười ngạo nghễ, cười ngựa, cười nhả, cười nhả nhớt, cười nham nhở, cười nhăn nhở, cười nhạo, cười nhạt, cười nịnh, cười ruồi, cười thái sư, cười thâm, cười thầm, cười theo, cười tình, cười trâu, cười trây, cười trừ, cười xã giao, cười xí xóa,…

V.v…

Nhiều. Thật nhiều. Nhiều đến độ Nguyễn Tuân nghĩ “e phải làm từ vựng từ điển Việt Nam đến nơi rồi cho tiếng cười giàu có của chúng ta”.

Không những nhiều mà còn đa dạng.

Cũng theo Nguyễn Tuân: “Tổ tiên ta thiệt là những nghệ sĩ đã tạo hình cho tiếng cười Việt Nam, tạo cho tiếng cười bao nhiêu là bóng dáng, và có cả một cái gì như là biên chế đầy đủ thang bậc về tiếng cười.” (Tuyển tập Nguyễn Tuân 2, Nguyễn Đăng Mạnh biên tập, nxb Văn Học, HN, 1982, tr. 393-4).

Thú thực tôi không biết trong các ngôn ngữ khác trên thế giới, có thứ tiếng nào có số lượng từ và ngữ mô tả tiếng cười phong phú và đa dạng đến như vậy hay không.

Tuy nhiên, bạn để ý mà xem, dù nhiều đến như vậy, trong tiếng Việt vẫn thiếu một thứ cười: Cười chào. Cười để chào.

Chúng ta cười để tán tỉnh nhau, để nịnh bợ nhau, để bày tỏ sự khinh bỉ hay căm ghét nhau…

Đủ thứ.

Và đủ kiểu.

Nhưng chúng ta lại thiếu một nụ cười chào nhau, nhất là ở những lần gặp gỡ đầu tiên. Nụ cười đi kèm hay thay cho một cái bắt tay, một câu “hello” hay “bon jour” thông thường. Và bình thường.

Một nụ cười không có ý nghĩa gì khác ngoài việc làm cho quan hệ giữa người và người trở thành thân thiện và ấm áp hơn.

Một nụ cười như thế, cần biết mấy, phải không bạn?

Nguyễn Hưng Quốc ( VOA )

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Phía Ngoài Hạnh Phúc.

Dang Mai Lan

Tôi không thích hai chữ định mệnh. Vì thường nó chỉ được gọi lên khi nói đến một cảnh huống nào đó không lấy gì tốt đẹp. Định mệnh luôn là một kết luận, một sự đã rồi, một đáp số buồn thảm sau những cộng trừ, nhân chia. Những thu vén, góp nhặt trên từng biến cố. Nhưng câu chuyện giữa tôi và ông ta phải kể như thế nào đây ? Đã bắt đầu từ bao giờ, từ đâu ?

Nếu bảo là thích khiêu vũ, âm nhạc như một giải trí cần thiết, một đam mê để phải tìm đến phòng trà thì tôi không phải là một trong những loại người đó. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích la cà đến nơi chốn ấy, dù tôi chưa được lớn lắm. Và ở đó tôi gặp người đàn ông này, trên dưới chắc không quá ba lần. Một người đàn ông bảnh bao và ương ngạnh. Đó là thứ hình ảnh và sự nhận xét phê phán của tôi ngay lần đầu khi nhìn thấy ông ta. Bảnh bao như thế nào và ương ngạnh ra sao ? Nếu có câu hỏi được đặt ra như thế thực sự tôi không biết diễn tả rõ ràng làm sao, điều mà tôi kết luận. Vận dụng tất cả khả năng của trí nhớ, tôi chỉ có thể hình dung lại khung cảnh lờ mờ bóng tối trong một vũ trường thuở đó, có một người ngồi trước mặt tôi. Một người có tầm vóc cao lớn, sống mũi thẳng, cao, trên khuôn mặt vuông vuông đầy bản lĩnh và mái tóc với chân tóc cứng, tạo nên một vẻ gì mạnh mẽ nhưng ngổ ngáo, cao ngạo. Với một người đàn ông Á Châu như thế là lý tưởng lắm rồi. Còn sự ương ngạnh ư, có lẽ nó xuất phát từ nỗi mặc cảm của chính tôi và từ cái lạnh lùng cách biệt của ông ta. Vâng, tôi phải dùng chữ ương ngạnh mới đúng. Tôi không có cảm tình với người đàn ông này. Vì ngồi chung một bàn nhưng ông ta không màng đến chúng tôi, cái đám trẻ choai choai, ồn ào nhộn nhịp. Ông chỉ nhìn lên sân khấu, theo dõi những nhạc sĩ, ca sĩ đang trình diễn. Có lúc ông mỉm cười, có lúc ông cắn môi như suy nghĩ. Đối với tôi ông là một thứ người lớn trịch thượng. mà đâu hề hấn gì với bọn tôi lúc đó. Người bạn trẻ quản trị cái phòng trà ấy với một cung cách kính nể giới thiệu với chúng tôi ông là một nhạc sĩ, chơi nhạc vào những buổi tối. Tôi chẳng biết gì về âm nhạc. Cái chữ nhạc sĩ chẳng gây một ấn tượng nào với tôi ngoài hình ảnh chung chung về một anh chàng nào đó lè phè, gầy ốm, có một mái tóc dài phủ gáy và những ngón tay thuôn dài nghệ sĩ. Nơi ông, tôi không hề thấy điều đó. Thuở đó tôi làm gì được đi chơi vào buổi tối nên cũng chẳng biết trên sân khấu ông tài hoa cỡ nào, và ông xử dụng loại nhạc cụ nào. Nhưng tất cả chẳng có gì làm tôi lưu tâm. Duy chỉ có cái tên của ông làm tôi nhớ, nhớ mãi cho đến bây giờ. Nguyễn Hải Hồ, cái tên đọc lên như phả vào tâm hồn thiếu nữ tràn đầy mơ mộng của tôi những chân trời, những bến bờ gọi mời quyến rũ .. Và cái tên đó đến bây giờ vẫn còn được gọi lên, nhắc nhở đến trong thế giới âm thanh nghệ thuật nơi này.


Bạn của tôi là một người làm thơ. Ngoài việc sáng tác cô còn thích ca hát và ngâm thơ.. Cô muốn thu lấy cho mình một đĩa nhạc với những tình ca được phổ từ thơ của các thi sĩ. Và ông là người chủ trương cái phòng thu nhạc mà cô có ý định nhờ thu âm, cũng như viết hòa âm cho những bài bản mà cô lựa chọn. Bạn của tôi nói rằng cô đã nghe những đĩa nhạc do chính ông phối khí, hoà âm. Cô nói ông có một đôi tai thiên phú, biết lắng nghe và biết kết hợp những âm thanh một cách tuyệt diệu. Cũng như xưa, nghe thì nghe vậy thôi chứ tôi không chú tâm mấy tìm hiểu lãnh vực này. Nhưng sự thực khi nghe nhắc về ông, tôi cảm thấy được vuốt ve. Tôi hãnh diện nói với bạn tôi là đã có một thời không lâu la gì lắm, tôi đã cùng ngồi với ông, hít thở chung một thứ không khí ở một phòng trà nhỏ, nơi con đường rộng lớn, sang trọng nhất của thành phố. Và cuối cùng tôi có nhiệm vụ liên lạc với ông.

Tôi viết thư gửi đến phòng thu âm. Cái thư được tôi o bế kỹ càng. Tôi nhắc nhở về thứ không khí của những buổi chiều nơi cái phòng trà nhỏ xíu ấy. Dĩ nhiên là tôi đã làm ông xúc động. Và như thế nào nữa ? Chuyện của cô thi sĩ bạn tôi được kết thúc nhanh chóng gọn gàng nhưng còn tôi và ông ? Những câu chuyện còn dài, chẳng biết đến bao giờ kết thúc. Hãy giữ liên lạc với tôi, hãy viết cho tôi trên mạng lưới tin học, gửi về hộp thư điện tử này. Đây mới là nơi làm việc thực thụ của tôi. Phòng thu âm chỉ là một nơi chốn tôi đến những cuối tuần để gặp gỡ bạn bè, làm những công việc văn nghệ như em đã biết. Tôi chỉ muốn trò chuyện với em trong thế giới của riêng tôi. Ông đã nói như thế.

Và tôi yêu một người đàn ông lớn hơn tôi những mười bảy tuổi, đã có gia đình. Người bạn gái thân thiết chung vai sát cánh với tôi trong cái đám nhộn nhịp phá phách ngày xưa ấy hiện đang ở cùng một tiểu bang với ông, cho tôi biết vợ ông là một người đàn bà nhan sắc và đức hạnh. Điều đó thực sự cũng có làm tôi suy nghĩ, cắn đắng khi chạm mặt trước những điều mà người ta gọi là lương tâm hay đạo đức. Nhưng nghĩ cho cùng, tôi không còn trẻ trung, tôi cũng đã qua những mối tình. Tôi hạnh phúc và tôi đau khổ. Tôi già dặn theo những thất vọng triền miên để không còn có thể tin tưởng, chờ đợi mong mỏi một thứ tình chân nào nữa. Nhưng nói như thế cũng không hẳn là tôi đã mất hết những niềm tin về tình cảm. Tôi tin tình yêu có thật cũng như tin vào số kiếp. Giản dị hơn, bây giờ tôi như một người sống mà không cần đến ngày mai. Không hay ho tí nào cho một người đàn bà có những sự suy nghĩ như thế. Nhưng chẳng phải là tôi đã sống quá tử tế, đã thực hành những điều tốt đẹp. Tôi đã gieo trồng biết bao hạt mầm tốt tươi trên đất sống mà tôi có gặt hái được gì đâu. Hiện tại tôi chỉ biết tôi đang yêu một người đàn ông, yêu từ bao giờ và yêu như thế nào ? Cần gì phải xác định thời gian nhỉ ? Nhưng thực sự đã có đôi lúc tôi băn khoăn tự hỏi đó có phải là tình yêu. Một khuôn mặt thoáng qua trong thời tôi bé dại rồi biệt mù những mấy mươi năm. Một người chỉ hiển hiện bằng những giòng chữ, những thì thầm câm lặng .. Vậy mà yêu sao ! Làm sao mình có thể nhớ lại là mình đã như thế nào với những lần yêu trước. Không thể sánh ví tuổi này, tuổi khác hoặc tình cuối, tình đầu. Mỗi tình yêu đều có một dung nhan, một khuôn mặt đắm say riêng biệt . Sự say đắm này không thể nào giống nổi sự đắm say kia. Tôi chưa gặp được người đàn ông này để luống cuống, ngập ngừng hay đắm đuối... Chưa một tay nắm, một vai kề cho tôi rạo rực, run rẩy và khao khát nhớ nhung. Từng đó cảm xúc kết cấu để đi đến cái gọi là tình yêu. Tôi chỉ có những cảm giác nhói đau kỳ diệu. Cái đau có thật, riêng tư. Cái đau của một xé toạc, vỡ nứt cho dung nhan tình yêu tôi rực rỡ bước ra từ đó, trong bóng tối một đêm nào..

Gần hai giờ sáng. Tôi không nhớ mình đã ngồi như thế này bao lâu và thức, ngủ như thế nào ? Chỉ biết là tôi chợt bừng tỉnh, rời khỏi trạng thái vô thức ấy khi nhận ra cái mỏi nhừ chạy dọc theo sống lưng và đôi chân tê cứng vì khép kín quá lâu trong lòng ghế. Ngoài chút ánh sáng điện tử xanh biếc nhấp nháy trên khung ảnh nhỏ của giàn máy nhạc thì căn phòng tràn ngập bóng tối. Tuy nhiên tôi vẫn nhìn rõ ra cái máy điện toán trên bàn viết. Đó là thứ mà tôi nhìn rõ hơn tất cả mọi thứ trong căn phòng này. Tôi nhớ trước đó, sau khi tắt máy tôi cũng nhìn nó trừng trừng, cái khuôn ảnh vuông vức ấy tưởng chỉ là những tĩnh vật vô tri, lạnh lẽo như lọ hoa, cuốn sách, ngọn đèn trên mặt bàn kia.. Nhưng không phải như thế. Nó cũng có một linh hồn, một tiếng nói đấy chứ và nó cũng đang nhìn lại tôi như cười cợt, rủ rê. Dễ mà, chỉ cần nhấn hai cái nút thôi, tôi sẽ thay người ấy lập lại những điều em muốn nghe. Tôi biết em đang muốn nghe lại những lời thầm thì mà tôi đã cẩn trọng cất giữ hộ em. Có đúng thế không ? Không ! Tôi lắc đầu bướng bỉnh, tôi bỏ ra phòng ngoài. Tôi nhìn những cuốn sách trên kệ sách, cứ như tìm kiếm một điều gì. Mà cũng đúng thôi, tôi đang ở đâu ? Tôi phải làm sao ? Tôi bối rối quá.. Rồi tôi vào nhà bếp pha lấy cho mình một cốc sữa chocolat nóng dù không thấy cần. Cốc sữa vẫn còn kia, đã đóng váng, nguội lạnh từ bao giờ vì tôi không hề đụng đến nó. Tôi không khát, không đói những nhu cầu dinh dưỡng đó. Cái mà tôi đang đói khát là những câu nói, là bóng dáng ai kia. Cái bóng dáng mà khi tưởng đến tôi đã vận dụng đến tận cùng khả năng ghi nhận của trí nhớ.. Rồi như thế nào nữa ? Tôi đã đứng tựa thật lâu nơi cánh cửa nhìn xuống lòng đường. Đêm đầy gió, trời chỉ chớm hè, cây cối còn đang xanh mùa, tươi tốt mà không biết lá ở đâu rụng rơi bay thốc, vương vãi chao lượn khắp mặt đường.. Lá như tích lủy ở một nơi nào chỉ chờ gió đêm về hân hoan đoàn tụ. Tôi nhìn những căn nhà đã then gài cửa đóng. Căn nhà trước mặt tôi tối đen. Đêm thứ Sáu mà không có đèn đóm tưng bừng như những đêm cuối tuần tôi vẫn vô tình nhìn thấy, trong những khuya khoắc chợt giật mình thức giấc. Trong khoảng sáng tối của đêm và của những ngọn đèn đường, các tàng lá lay động trên cao, hắt bóng xuống thềm nhà những chùm ánh sáng lao xao, di động như những lời thầm thì buồn bã.. Cuối tuần, chắc người hàng xóm của tôi đã đi chơi xa. Đi xa, bỏ đi..Tôi muốn khóc khi mường tượng ra hình ảnh của một người vừa khoá trái cánh cửa, vừa bước ra khỏi một căn phòng nào đó, một căn nhà nào đó. Tôi như nghe tiếng ập của một cánh cửa đóng. Và tôi đau đớn với cái âm thanh dội lại trong trí tưởng tượng của mình. Tôi trở về phòng ngồi lại trên chiếc ghế. Tôi nhìn đăm đăm khung ảnh mờ đục và tôi hỏi thầm, ông ơi, ông có gửi lại cho em thêm một message nào nữa không, trước khi ông rời khỏi căn phòng đó ? Và cuối cùng tôi mở máy, tôi muốn nhìn thấy lại một người dù chỉ bằng những giòng chữ không bỏ dấu, mà ông ta bảo rằng đọc như thế mới thực sự lắng nghe nhau. Bởi vì cả tôi và ông không thể chỉ đọc lướt qua mà phải tìm tòi suy nghĩ.

Máy ơi, đúng rồi đấy ! Bạn gìn giữ hộ tôi nhiều lắm. Hãy kể lại với tôi những điều đã làm tôi rung động, nhất là điều vừa làm tôi buồn bã gần như khóc lóc. ..

- Nguyệt Cầm, em là ai ? Sao trí nhớ của tôi lại tồi tàn, hạn hẹp đến thế này ? Tôi nhớ cái góc nhỏ ấy, thỉnh thoảng có việc tôi vẫn đến đó buổi chiều. Tôi nhớ cái bàn ngay góc trái chỉ để dành riêng cho bằng hữu, nghệ sĩ. Cái bàn lúc nào cũng đông người nhộn nhịp. Nhưng làm sao tôi biết và nhớ được hết những ai là ai ?

- Làm sao ông thấy được em, ông nhìn đám tụi em như nhìn những thanh thiếu niên hư hỏng, giờ khắc đó không ngồi ở lớp học mà lại lêu lỏng đến phòng trà. Ông lạnh lùng và kiêu kỳ.

- Đừng nói như thế chứ cô bạn nhỏ ! Tại sao em không làm một điều gì để tôi nhìn thấy em, được quen em từ ngày đó, những năm tháng ba mươi của tôi. Sao em lại hiện đến khi tôi sắp là một ông lão. Tôi già lắm rồi em biết không ? Em có biết hát không Nguyệt Cầm ? Em đã nghe bài Tình Cầm bao giờ chưa ?

- Ông chỉ cười cợt ngắm nhìn những nhạc sĩ bạn ông đứng trên sân khấu, ông chỉ trò chuyện với các cô ca sĩ. Chứ ông thèm ngó ngàng gì đến cái đám nhỏ nhít tụi em. Hình như lúc ấy ông đã có bà, bà dịu dàng xinh đẹp lắm mà phải không ông ?

- Em chơi với ai ở nơi chốn đó và ai đã nói với em về đời sống của tôi ?

- Em quen với Trường nhưng do Loan, một người bạn của em giới thiệu. Loan là bạn rất thân của Trường, Loan đến đó thường hơn em. Ông có biết cô ấy không ? Ngày đó Loan là một thiếu nữ xinh đẹp. Nếu không có biến cố năm 75, em nghĩ cô ấy sẽ trở thành một minh tinh màn bạc. Chính Loan đã nói với em về bà, nhưng mới đây thôi, lúc mà em bắt đầu liên lạc với ông.

- Nhiều người quá, làm sao tôi nhớ được Loan bạn em là ai ? Như em biết là tôi chỉ chơi nhạc ở đó vào buổi tối. Nhưng đừng gọi vợ tôi bằng bà. Cô ấy chỉ hơn em vài tuổi thôi mà ! Nhưng này em ơi, em biết Trường gọi tôi bằng gì không ? Trong đám chúng tôi, tôi gần như là Chef D’ Orchestre ở vũ trường đó. Tôi lớn hơn Trường và những bạn trẻ khác rất nhiều, nhưng các anh ấy vẫn gọi tôi bằng anh ? Em nghĩ sao Nguyệt Cầm ? Vì nhu cầu công việc, tôi phải thuyên chuyển đến làm việc ở một chi nhánh khác, khá xa, trong vòng hai ngày và chỉ còn hai tiếng nữa tôi sẽ rời khỏi nơi đây. Như vậy là phải hơn bốn ngày nữa tôi mới gặp lại em. Em ơi, em cũng là bạn của Trường mà ! Hãy nói với tôi đi. Tôi chờ em !


Tôi không viết liền cho ông lúc đó. Tôi vừa vui vui vừa hậm hực. Ngay từ đầu, khi ông gửi thư cho tôi với địa chỉ hộp thư điện tử nơi phòng làm việc của ông. Tôi đã nhìn ra cái không bình thường đang bắt đầu lấp ló trong sự tương giao này. Tôi biết ông muốn gì nơi tôi và tôi vui sướng vì điều mà tôi nghĩ đã và đang đến. Nhưng tôi hậm hực khi biết rằng người đàn bà xinh đẹp, vợ ông mà Loan đã nói với tôi chỉ hơn tôi vài tuổi. Có thể coi như tôi và bà đồng trang, đồng lứa. Bà không phải là ca sĩ, diễn viên nhưng bà là ai mà lại lọt vào thế giới của ông ? Thế giới của đèn mầu, của những tưng bừng thâu đêm mà đứa con gái như tôi thuở đó không thể nào đặt chân đến được. Biết đâu bà lại trẻ hơn số tuổi của bà, như những người đàn bà trong xứ sở đầy tiện nghi vật chất này. Vài tuổi thì có là bao, dám bà lại còn trẻ hơn cả tôi nữa. Vì bà được ông yêu thương. Không yêu thương tại sao nhắc đến bà ông lại bảo tôi hãy gọi bà bằng cô. Tôi chỉ nghe bằng mắt, bằng những giòng chữ hiện lên trên khung ảnh, nhưng tôi thấy cả một sự trìu mến khi ông nói đến người đàn bà ấy. Tôi đang ghen, tôi đang thất vọng, tôi đang giận dữ.. Tại sao ông cứ quấn quýt lấy tôi khi ông đã có một người đàn bà trẻ đẹp, dịu dàng.. như thế ? Tôi đang ở đâu, tôi có cùng đứng chung một chỗ với người đàn bà ấy trong tim óc người đàn ông này không, hay chỉ là một nhịp đập run rẩy bất thường đang dấy lên rồi sẽ lặng ngừng trong trái tim không bao giờ già của những người nghệ sĩ, như ông.

Tôi cảm thấy bị tổn thương, bực bội..

- Em không phải là Trường, nhưng nếu gặp lại Trường em sẽ hỏi Trường vì sao anh ấy lại cả gan đến thế. Em không có anh trai, hình như chưa bao giờ em gọi ai bằng anh, ngay cả bạn trai của mình. Làm sao em dám gọi ông như thế khi tuổi tác chúng ta quá cách xa nhau. Và nếu em đổi cách xưng hô với ông như ông muốn thì cũng đâu có gì thay đổi giữa đôi ta.

- Em nói đúng, có gì thay đổi đâu giữa tôi và em. Tôi đã già, tôi quên mất rằng tôi đã già ... Cám ơn em đã nhắc nhớ tôi.

Tôi tưởng đâu sẽ được nghe ông nài nỉ, thuyết phục. Nhưng ông đã không cần tôi nữa và tôi đã làm ông đau lòng. Chỉ hai ý nghĩ đó thôi nó làm tôi buồn bã vô chừng. Tôi cảm tưởng như vừa nghe một lời chia tay. Tôi không khóc lóc nhưng tôi vật vã, đau đớn. Tôi như người trong cơn mộng du. Tôi đi ra đi vào, đứng ngồi, ngủ thức, chập chờn .. Sao tôi lại nói với ông như thế. Tôi dại dột quá. Tim tôi đau nhói... Tôi sợ mất ông. Tôi nhớ nhung quá đỗi những ngày ông vắng mặt. Tôi Không thể chờ đợi đến lúc ông trở về. Tôi gửi cho ông một message. Ông ơi... Anh ơi, anh đang ở đâu ? Tôi đã tỏ tình với ông. Tôi yêu ông rồi. Và những câu chuyện triền miên mỗi ngày của chúng tôi như không bao giờ chấm dứt.. Nếu ngày xưa, cái tên của ông dậy lên trong tôi những bến bờ xa vời mộng tưởng thì ông bây giờ lại là một thế giới hiện hữu, đầy mê hoặc, kỳ thú trong tôi. Thế giới của những văn nghệ sĩ, những người bạn thân thiết của ông. Không hẳn chỉ là những khuôn mặt của ánh sáng đèn mầu, mà cả những tên tuổi trong lãnh vực chữ nghĩa. Những tên tuổi mà tôi hằng ngưỡng mộ nhưng chưa bao giờ có cơ hội đến gần họ, biết về đời sống của họ. Sao mà tôi yêu quá những câu chuyện kể của ông. Tôi như một đứa trẻ mê say với những trang sách ước thần tiên có được lần đầu... Lạ lùng thay đời sống và những tuyệt diệu vô chừng. Những tuyệt diệu làm tôi kinh ngạc... Đời sống, ôi dạo nào tôi đã muốn bỏ nó mà đi nhưng bây giờ tôi đang tự hỏi, tôi đang kêu lên rằng.. Tôi là ai mà yêu quá đời này ..

Tôi biết rằng hôm nay sẽ không có thư ông, nhưng tôi vẫn mở máy mỗi sáng trước khi vào sở. Sự việc này đã là một thói quen. Tôi nhớ ông và tôi muốn đọc lại những giòng ông viết.

- Trời ơi, tội nghiệp em tôi ! Tại sao lại phải đi làm ngày Thứ bảy ?

Ông đâu biết trong một tháng tôi chỉ được nghỉ hai ngày Thứ Bảy. Nhưng những ngày Thứ bảy và những ngày khác với tôi cũng chẳng có gì khác biệt. Sợ tôi còn buồn hơn vì ở nhà tôi chẳng biết làm gì. Và cái trống vắng buồn bã mới nhất bây giờ là tôi không có thư ông, không được trò chuyện với ông vào những ngày cuối tuần hay lễ lộc, như Thứ Bảy, hôm nay.


Đi làm ngày Thứ Bảy cũng có cái thú. Tôi thích lái xe thong dong trên những khoảng đường vắng, khi mà mọi người còn đang ngủ vùi. Đôi khi tôi hát vu vơ. Tôi suy tưởng nhiều thứ, nhiều điều. Những điều nhập nhằng không đâu vào đâu... Nhưng bây giờ không phải chỉ riêng cho một sớm Thứ Bảy im vắng, lặng lẽ này mà cả những ngày khác nữa. Trên con đường tôi đi, tôi về, bây giờ tràn ngập hình ảnh của một người. Cái bóng hình mà tôi nghĩ là tôi đã gìn giữ và nó đã theo tôi suốt một thời thiếu nữ. Bóng dáng ấy của tôi bây giờ ra sao ? Những chân tóc cứng bướng bỉnh ngổ ngáo ngày trước hẵn bạc trắng thời gian, guơng mặt bản lĩnh sắc nét ngày nào đã hằn những vết nhăn theo tháng năm mỏi mệt. Ngày bắt đầu của tôi là đêm tối của nơi ông. Ông đang làm gì ? Tôi hình dung một người đang ngồi trong bóng tối, những ngón tay dịu dàng đẩy đưa từng phiến âm thanh... Nếu anh còn trẻ như năm cũ, quyết đón em về sống với anh... Tình Cầm, sao mà tôi yêu bài hát này đến thế ! Và tại sao tên của tôi lại là Nguyệt Cầm ? Đêm của nơi ông có trăng không ? Và ông có nhìn trăng, ôm đàn mà nhớ đến tôi ?


Sáng nay, như mỗi đầu tháng. Sau khi cô kế toán xuống trao cho chúng tôi mỗi đứa một phong thư, có phiếu lương. Những bạn đồng nghiệp của tôi không kịp chờ cho cô kế toán đi khuất đã vội vàng mở ra. Có sự tính toán nhầm lẫn nào đó về giờ giấc làm việc của một vài nhân viên và một cuộc tranh cãi, phẫn nộ bùng nổ ngay lúc đó. Tháng vừa qua, tôi cũng có làm thêm những giờ phụ trội, tôi có những công việc mang nhiều trọng trách. Chắc chắn tôi sẽ có một phần thưởng nào đó như họ, nhưng tôi không buồn mở phiếu lương ra coi, tôi chỉ ngồi im. Tôi đang nghĩ đến tấm thiệp chúc vui mà ông gửi đến tôi, qua Web Site Blue Mountain Arts trên Internet. Tấm thiệp ông chúc tôi ngủ ngon. Có những trái tim màu hồng, màu xanh khiêu vũ. Khi trái tim này bước đến thì trái tim khác yểu điệu quay đi. Cứ như thế chúng dồn dập nhảy múa với hàng chữ I Miss you.. I Miss you... biến hiện như những dòng nhạc cất lên, xô bừa quấn quít. Tôi không thích những gì mang hình ảnh của trái tim. Tôi thấy nó quê mùa không chịu được, nhưng sao những trái tim biết nhẩy múa của ông gửi cho tôi trên màn ảnh computer này nó lại đáng yêu đến thế. Vậy là tôi mỉm cười. Nụ cười của tôi hân hoan hạnh phúc thế nào tôi không biết. Nụ cười lọt vào đôi mắt một cô bạn đẹp nhưng rắn mắt mà tôi vẫn gọi cô là La Belle Sorcière. Cô ta bảo, nhìn Cầm kìa, nó cười một mình. Chắc nó hài lòng về tiền lương tháng này, nên không thấy nó kêu ca. Tôi phải mở ngăn kéo chìa ra cái phong thư hãy còn niêm kín. Tất cả không còn gì làm tôi háo hức, vội vàng. Tất cả đã chẳng còn gì là quan trọng. Ông của riêng tôi, của một nơi khác, mà không ai, không điều gì có thể chen chân bước vào được khi tôi đang nghĩ tưởng về ông. Nơi mà tôi có những nụ cười bất chợt nở ra, không thể dấu che và những cơn đau dịu dàng, thầm kín...

Quả tình như thế. Không phải chỉ một đêm nào, cho đến bây giờ tôi không thể giải thích tại sao tôi vẫn nhói đau khi nhớ về ông. Những cơn đau đáng yêu quá đỗi. Mà cần gì phải giải thích hoặc tỏ bày. Với ai ? Và để làm gì ? Có lần ông cười cợt nói rằng, điều sai lầm là hơn hai mươi năm về trước em đã không chịu yêu tôi. Tôi nghĩ, trước và sau, sớm muộn gì thì ông cũng đã đến, phải đến với tôi như một định mệnh. Mà không, tôi không thích hai chữ định mệnh đâu. Định mệnh luôn là một đáp số buồn. Một dừng lại cuối cùng, kéo theo sau nó hàng lô, hàng lốc những biến cố.. Tôi đang yêu một người mà tôi hiểu không bao giờ có thể là của riêng tôi. Và hạnh phúc phải chăng chính là những điều mà ta không bao giờ có được. Người đàn ông này là hạnh phúc của tôi. Sẽ không có một định mệnh cũng như một đáp số nào cả giữa tôi và ông. Bởi vì hạnh phúc ấy tôi chỉ đang đứng phía ngoài, nhìn ngắm.
Last edited by khieulong on Tue Oct 02, 2012 7:46 pm, edited 1 time in total.

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Bạn có biết ghen không?
(NL/DP)
- Một nhà tâm lý nói rằng người ta thường không biết phải có thái độ ra sao khi tình huống ghen xảy ra.


Ở đây vấn đề có hai mặt. Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng bị ghen và nhiều người trong chúng ta cũng từng ghen. Một mặt, chúng ta muốn lên án hành vi đáng ghét của người ghen; mặt khác, chúng ta lại muốn được thông cảm khi thể hiện lòng ghen.
Image
Ghen tuông thường khiến người ta không làm chủ được bản thân. Ảnh minh họa: Internet(TuCa)
Thực ra, ghen không phải là một loại cảm xúc bẩm sinh. Đó là một phản ứng được con người phát triển qua thời gian để đối phó với những tình huống nhất định. Tất cả chúng ta đều có khả năng cảm thấy nỗi đau khổ cũng như nỗi buồn và sự ghen tuông là một cách để chúng ta đối phó với những cảm xúc này. Sự ghen tuông có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Bạn không bao giờ biết được nó sẽ gây ra điều gì đâu.

Một người có thể hoàn toàn thản nhiên với người tình này nhưng lại ghen điên cuồng với người khác. Hơn nữa, con người ta có thể lên cơn ghen vì rất nhiều lý do. Có thể là vì trước đây họ đã từng bị từ chối hoặc bị phản bội hoặc họ cảm thấy không tự tin về thân hình hoặc ngoại hình của mình…

Tuy nhiên, có thể nói rằng chỉ một số ít trường hợp ghen tuông là bình thường. Thậm chí ghen có thể được xem như một điều tốt đẹp bởi nó thể hiện những cảm xúc sâu sắc gắn chặt với mối quan hệ giữa hai người đó.

Thế nhưng, cần luôn nhớ rằng không được ngộ nhận ghen tuông là dấu hiệu của tình yêu; mà ngược lại, ghen, đặc biệt là ghen dữ dội, sẽ đối chọi với tình yêu, vì như Emma Goldman, một nhà văn đầu thế kỷ 20, đã từng cho rằng ghen là sự khao khát trừng phạt mà trừng phạt càng khắc nghiệt thì càng tốt(!).

Không chỉ thế, khi ghen tuông dữ dằn, người ta sẽ vô tình hủy hoại mối quan hệ đã cố công gìn giữ vì đã xem ghen tuông như một vũ khí hợp pháp để bảo vệ những gì “thuộc” về mình. Thật ra, ghen dữ dằn chỉ hạ thấp lòng tự trọng vì khiến người ghen tuông có những hành động thấp kém.

Vậy thì phải làm gì khi chúng ta lên cơn ghen? Đây là một vấn đề khó.

Đối với người ghen điên cuồng, điều tốt nhất là hãy nhận ra rằng sự ghen tuông của mình có thể là không có cơ sở, sau đó mở ra các đường dây giao tiếp… Đồng thời, để tránh hành vi ghen tuông, hãy mở rộng lòng ra, không che giấu hoặc giấu giếm điều gì khiến “người của mình” đâm ra nghi ngờ hoặc mất lòng tin.

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Bồ và Vợ


Bồ là phở nóng tuyệt vời
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu.
Bồ là nơi tỏ lời yêu
Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình.

Bồ là rượu ngọt trong bình
Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo.
Nhìn bồ đôi mắt trong veo
Trông vợ đôi mắt trong veo gườm gườm.

Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang
Bồ giỗi thì phải xuống thang
Vợ giận bị mắng, bị phang thêm liền

Một khi túi hãy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh
Một mai hết sạch sành sanh
Bồ đi vợ lại đón anh về nhà

Bồ là lều, vợ là nhà
Gió lớn, lều sụp, mái nhà còn kia
Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản thằng cha láng giềng...


Lượm lặt

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tiếc Thương Patrick Swayze

Image

Quỳnh Giao

Thế nào là một người đàn ông quyến rũ?
Hay một chàng sexy?

Ngày xưa, ít ai nêu câu hỏi này, và các bà hay các cô mà lại thắc mắc như vậy thì bị nguýt tới tận cuối làng!

Có... hư lắm mà tò mò tìm hiểu thì mình chỉ được nghe các cụ nói đến Phan An Tống Ngọc, hai nhân vật được văn học Trung Hoa coi là chuẩn mực về cái đẹp của nam giới. Với đôi môi tựa thoa son, các cụ ngày xưa giải thích như vậy. Thế có chết nhà hàng son phấn không!

Gần đây hơn thì có Dũng của Nhất Linh với mái tóc bồng bềnh, hoặc “một chàng phiêu lãng ôm đàn đến giữa đời” của Phạm Duy Nhượng trong “Tà áo Văn Quân”. Không có cây đàn hay mái tóc, mình khó hình dung được ra nét quyến rũ của đàn ông thời xưa. Còn râu hùm, hàm én, mày ngài thì lại càng khó hiểu hơn...

Sau khi bị phim ảnh Tây phương lay tỉnh từ hơn nửa thế kỷ trở lại đây, chúng ta nhìn ra hình tượng của trượng phu ở các diễn viên điện ảnh. Họ là những người mà theo định nghĩa thì phải có nghệ thuật diễn xuất, biến cái giả thành thực làm cho đời tin. Cứ vậy mà nhiều thế hệ của chúng ta ưa thích vẻ phong lưu và đôi mắt rất tình của Clark Gable, nét thanh lịch và giọng nói rất đẹp của Gregory Peck, hoặc khuôn mặt thanh tú và thân hình cân đối của một pho tượng Hy Lạp của Paul Newman...

Người viết bâng khuâng nhớ lại những tiêu chuẩn mỹ thuật Âu-Mỹ về nét quyến rũ của phái nam, khi được tin Patrick Swayze đã ra đi sau gần hai năm chống trả với bệnh ung thư. Chẳng là năm 1991, anh được tờ lá cải People tôn vinh là một trong những người đàn ông sexy nhất còn sống. Cái chết của nam tài tử này khiến mình dừng lại giây lát và nhớ lại những kỷ niệm phim ảnh trong ký ức.

Patrick Swayze sinh năm 1952 tại Texas và học vũ từ nhỏ, nhờ bà mẹ là một vũ sư - thầy dạy nhảy - và một vũ công. Có thể là anh đã học nhảy từ nhỏ nên thân thể mất cân đối với đôi vai quá rộng và bộ ngực rất nở trên đôi chân hơi ngắn. Không thể là người mẫu có thân hình cân đối cho một pho tượng cổ như Paul Newman. Anh hay đóng vai người hùng, rất dũng mãnh, nhưng không có chất thô bạo của một Charles Bronson. Anh lại có đôi mắt rất hiền và đẹp, nhưng làm sao đẹp bằng đôi mắt Gregory Peck của thời xưa. Còn về nét lẳng lơ và dáng vẻ trượng phu ngang tàng thì làm sao vượt qua kích thước của Sean Connery...

Nhưng, trên một sân khấu giả tưởng, khi đứng cùng những nhân vật rất bảnh trai ấy, Patrick Swayze vẫn khiến người ta nhìn lại, chú ý và tìm hiểu. Có cái gì đó rất hấp dẫn ở tài tử này...

Trong những vai rất rừng, thí dụ như phim Road House, Patrick Swayze có chất lãng mạn và vẻ dịu dàng của một người sống nhiều về nội tâm. Trong phim, anh thủ vai một tay bảo vệ - bouncer - của một quán rượu rất loạn, mà lại đam mê triết học và phép tu tập Ðông phương! Mâu thuẫn đáng yêu giữa bắp thịt cuồn cuộn và nội tâm rất sâu khiến hình tượng James Dean của ngày xưa bỗng thành chàng trai yếu đuối, nổi loạn mà chẳng biết vì sao!

Thế rồi sự ân cần đến đau đớn của Patrick Swayze trong bộ phim Ghost bất hủ khiến nhiều khán giả phụ nữ có thể thầm mong là mình được tấm chồng như vậy. Từ bên kia thế giới mà vẫn tìm về cứu lấy người vợ... Trong một phim rất cũ mà nhiều người đã quên là The Outsider, Patrick Swayze thủ vai thanh niên du đãng, nhưng lại là du đãng có hồn và có trí.

Bộ phim coi như nổi tiếng nhất của anh trước khi phim Ghost xuất hiện là Dirty Dancing mới thực sự lột hết cá tính của Patrick Swayze dưới ống kính và có lẽ ở ngoài đời.

Các nhà sản xuất và thực hiện phim Dirty Dancing chỉ muốn có bộ phim rẻ tiền để mua vui một mùa. Không ngờ tác phẩm thành công vượt bậc về thương mại và trở thành biểu tượng văn hóa cho nhiều thế hệ. Ấy là nhờ Patrick Swayze và sự ngỗ nghịch đáng yêu, đáng cứu vớt. Anh đã nhảy rất đẹp mà lại còn hát nữa. Và cũng là người góp phần sáng tác ca khúc này.

Nếu điểm qua một số nét tiêu biểu ấy, có lẽ mình thấy được vì sao Patrick Swayze là tài tử thuộc loại sexy và đáng yêu nhất. Anh là diễn viên điện ảnh, là một tay vũ rất giỏi, một ca sĩ và nhà soạn nhạc. Như một dân bạt mạng chính hiệu, Patrick Swayze cũng ưa trò chơi rất bạo và là một tay lái máy bay có hạng. Năm đó, khi máy bay lâm nạn và phải hạ cánh trên một con đường đất bên Arizona, anh tỉnh bơ chui khỏi thân phi cơ, tìm xe quá giang để thông báo cho cảnh sát! Có đóng phim thì cũng không lạnh như vậy...

Anh có vẻ rất rừng mà dịu. Ðây rồi, hợp âm rất đẹp của chất rừng rú nơi một người có nội tâm là yếu tố khiến chúng ta chú ý đến Patrick Swayze.

Patrick Swayze mất ở tuổi rất trẻ, khi mới 57. Thân phụ của anh cũng vậy, tạ thế vì đau tim ở tuổi đó. Cũng vì cái tang này, anh uống rượu khá nhiều, nhưng vẫn thoát và không là tay nghiện rượu hoặc phải tự ru bằng ma túy như nhiều đồng nghiệp khác. Một động lực cứu rỗi là khi chính em gái mình tự tử bằng thuốc quá liều nên Patrick Swayze tìm cách bỏ rượu. Khi biết mình bị ung thư tụy tạng vào đầu năm 2008, anh mở trận quần thảo với con bệnh, một cách bình thản mà kiên trì.

Anh thử nghiệm mọi phương pháp trị liệu và ung dung sống với bệnh mà không có vẻ tuyệt vọng hay lời thở than khi lên truyền hình. Patrick Swayze không hành hạ chúng ta khi muốn biểu diễn cho khán giả xem là một tài tử thì phải chiến đấu với tử thần như thế nào. Ðấy là một chất rừng mà rất dịu.

Chúng ta không được biết nhiều về hai người đàn bà đã sống bên anh trong quãng đời quá ngắn mà rất đẹp ấy. Ðó là bà mẹ, có lẽ là người cho anh cái vẻ dịu dàng và cái ý thức của sự cân đối trong điệu vũ. Người kia là người yêu khi đôi lứa còn rất trẻ, ở tuổi 18 và 14, sau này thành người bạn đời trong mấy chục năm, cho tới khi Patrick Swayze từ trần, vào ngày 14 vừa qua.

Anh ra đi giữa những người thân quây quần chung quanh, nhưng hiển nhiên biết được là ngoài đời vẫn còn nhiều người thương nhớ. Khi ấy, nghĩa là bây giờ, anh đang cảm được phim Ghost, nhưng với một kết cục có hậu, rất đẹp....

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

NÓ VÀ TÔI

NGUYỄN KHẮP NƠI

Image

Viết cho Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân,
Và tất cả các Chiến Sĩ Vô Danh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nó đây là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Thiếu Tá Tự là một trong những Sĩ Quan kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã không chịu nhục đầu hàng mà chọn con đường chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Tới khi hết đạn, lưỡi dao oan nghiệt của anh đã kết liễu cuộc đời chiến đấu vì chính nghĩa Tự Do của Dân Tộc.

Thiếu Tá Trần Đình Tự đã hy sinh vì Tổ Quốc, tại chiến trường, vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Còn tôi, Nguyễn Hữu An, một người bạn thân của Tự từ thủa thiếu thời, hiện đang ngụ tại Tiểu Bang Victoria, Úc Đại Lợi.

Tôi quen Tự từ ngày di cư vào Nam, tháng Bẩy năm 1954.

“Tôi, Nó sinh ra nhằm chinh chiến,

Mới quen nhau mà thương mến,

Nó quê ngoài kia, từ lâu lắm chưa lần về”.

Tôi không nhớ ngày nào của Tháng Bẩy tôi đã đến bến bờ Tự Do, chỉ còn nhớ là từ phi trường Tân Sân Nhất, gia đình tôi đã được đưa về Trường Nữ Trung Học Gia Long. Lúc đó, đang là thời gian đi học, nhưng các học sinh đều được tạm nghỉ để trường học biến thành những trung tâm tạm trú cho dân di cư. Gia đình tôi được phân phối một khoảng trống ở gầm một cái cầu thang nào đó của trường.

Image
Di cư vào Nam bằng “Tầu Há Mồm”
Chúng tôi ở đó khoảng vài tuần thì Phủ tổng Ủy Di Cư cho biết, chúng tôi có thể định cự ở những vùng sau đây: Thị Nghè, Phụ Thọ, Gò Vấp, Hố Nai. Cha Mẹ tôi vừa chân ướt chân ráo vào Nam, làm sao mà biết chỗ nào tốt chỗ nào xấu? Chỗ nào cũng là bến bờ Tự Do cả mà! Rút cục, cha mẹ tôi bàn với nhau: Đã đi quá nhiều rồi, bây giờ chọn nơi nào gần thành phố là được rồi. Chỗ gần trường Gia Long nhất và cũng gần Sài Gòn nhất là vùng Thị Nghè, nên gia đình chúng tôi lại khăn gói quả mướp leo lên xe đi tới vùng được gọi là Quê Hương Mới. Tại đây, một lần nữa, chúng tôi lại được đưa vào tạm trú tại Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây. Trường này chỉ có một dẫy nhà trệt mà thôi, gia đình chúng tôi được chia một góc của lớp học.

Mỗi ngày, cha mẹ chúng tôi được phân phối thực phẩm và gạo nước để tự nấu ăn lấy. Mỗi tuần cũng được phát thêm một ít tiền tiêu vặt. Trường học có hàng rào bao chung quanh, đám con nít chúng tôi vui vẻ chơi đùa một cách riêng biệt trong khuôn viên của ngôi trường Tiểu Học này, chưa hề biết gì về dân bản xứ miền Nam cả.

Ở được vài tuần lễ thì trung tâm tỵ nạn đóng cửa, mỗi gia đình được cấp một số tiền nhỏ để tự tìm nơi ăn chốn ở lấy. Số còn dư thì làm vốn sinh nhai. Những ai là công chức và giáo chức đều được tái tuyển dụng. Trong đám dân di cư ở Thị Nghè, lại có một số lớn làm giáo chức, nên chính phủ chấp thuận cho mở một trường mới, dậy ngay tại khuôn viên của trường Tiểu Học hiện tại Thạnh Mỹ Tây, đặt tên là “Trường Tiểu Học Di Chuyển Thạnh Mỹ Tây II”. Trường chính thì học hai buổi: Buổi sáng, từ 7 giờ sáng tới 11 giờ sáng, buổi chiều từ 2 giờ 30 trưa tới 6 giờ 30 chiều. Đám học sinh “di chuyển” chen vào giữa hai buổi học này, để học từ 11 giờ 30 sáng tới 2 giờ trưa.
Bố tôi là một trong những Giáo Viên được tuyển dụng dậy ở trường này, nên gia đình chúng tôi đã mướn một căn nhà ở vùng “Sở Bông” tức là nơi trồng bông cung cấp cho Sở Thú ở sát bên (Vì Sở Bông sát cạnh sông Thị Nghè, nên sau này, Tiểu Đoàn II “Trâu Điên” đã lập doanh trại ở đây, lấy tên là Trại Nguyễn Văn Nho).

Tôi và Tự cùng được xếp vào học Lớp Nhì (Bây giờ gọi là lớp 4, tiếng Úc gọi là Grade 4). Cô Giáo đầu tiên của chúng tôi là Cô Giáo Đoan. Đám học trò gồm cả trai lẫn gái với mọi lứa tuổi khác nhau: Lớn nhất là cô Én, 16 tuổi, và nhỏ nhất là tôi, 8 tuổi (cô Én học xong lớp Nhì thì bỏ học để lấy chồng). Lớp có hai dẫy bàn, đám con gái được ưu tiên ngồi ở phía trong, đám con trai ngồi dẫy phía ngoài, gần cửa lớp. Tôi nhỏ con nên được ngồi bàn trên, Tự lớn con, ngồi gần cuối lớp.

Giờ bắt đầu học và tan học được báo hiệu bằng một hồi trống dài. Lớp Nhì Và Lớp Nhất được giao nhiệm vụ đánh trồng báo hiệu.

Tôi và Tự quen nhau là nhờ nhiệm vụ đánh trống này. Mỗi lần đánh trống, phải có hai học sinh: Một đứa đánh trống, đứa kia làm phụ tá, vừa đứng trông chừng đừng cho ai lại gần, lỡ bị trúng dùi trống, vừa để thay thế nếu đứa đánh trống chính bị đau tay không đánh trống được, hoặc bị ốm không đi học được. Ngày thứ hai của buổi học, lớp Nhì được giao nhiệm vụ đánh trống. Cô Đoan chọn tôi và Tự.

Nhiệm vụ đánh trống vào thời gian đó, được coi là rất quan trọng, học sinh nào . . . có thớ lắm mới được giao nhiệm vụ này, cả trường cùng nhìn vào cái trống và người đánh trống. Tự cầm dùi trống tiến tới, nhìn quanh, thấy ai cũng đang ngừng chơi nhìn vào mình, thì . . . hơi rét, thay vì đánh ngay một hồi trống, thì nó lại rụt rè, đưa dùi trống lại cho tôi mà nói:
“Mày . . . đánh trống đi, tao . . . giữ cái trống cho nó khỏi quay!”

Tôi còn nhát gan hơn nữa, vội vàng dấu hai tay ra đằng sau, từ chối kịch liệt:

“Tao sức vóc thế này, đánh trống làm sao mà kêu to được! Mày . . . cứ đánh đi, tao . . . phụ cho”

Vì không thể nhì nhằng kéo dài, làm chậm trễ buổi học của cả trường được, nên hai đứa đồng ý cùng hợp lực với nhau mà đánh. Hồi trống của lớp Nhì vang lên không giống ai, vì được đánh bởi hai cánh tay, một dài một ngắn. Từ đó, chúng tôi quen nhau.

Sau buổi học, hai đứa ở lại lân la làm quen với đám con nít Nam Kỳ để học những trò chơi lạ mắt của họ. Trò chơi hấp dẫn nhất vào thời đó là chơi “Tạt Lon” mà cả hai đứa không thể nào phát âm theo đúng giọng của đám con nít người Nam được: “Tạc loong”.

Trò chơi này tối thiểu cần có ba đứa, và càng đông con nít càng vui. Con trai con gái đều chơi chung với nhau được hết: Khởi đầu, đứa chủ chốt sẽ vẽ một vòng tròn ở giữa khoảng đất được chọn làm sân chơi. Những đứa khác sẽ chạy ra hai đầu vẽ hai lằn mức cách xa vòng tròn khoảng từ 3m tới 4m. Cả bọn sẽ tụm lại lựa đứa đầu tiên “Bị” làm nhiệm vụ giữ lon, bằng cách chơi ra dấu bằng bàn tay: Dùi, Búa, Bao, Kéo. Luật chơi sẽ như sau: Đám con nít còn lại sẽ chia ra làm hai phe, đứng ở phía sau lằn mức đã vẽ, có nhiệm vụ phải chạy đổi chỗ cho nhau từ đầu này qua đầu kia. Đứa giữ lon sẽ đứng kế bên vòng tròn để giữ lon và bắt bất cứ đứa nào chạy ngang qua cái lon. Khi nó bỏ cái lon xuống đất, sẽ bắt đầu đếm từ 1 tới 3, hai đám con nít đứng ở hai đầu sẽ phải chạy đổi chỗ cho nhau. Để khỏi bị đứa giữ lon bắt và giao lại vai trò giữ lon, cả hai đám con nít sẽ phải dùng một “Cục Tràm” làm bằng một miếng ngói bể, nhắm ngay cái lon mà tạt cho nó văng ra khỏi vòng tròn. Đứa giữ lon sẽ phải đi lượm cái lon, đặt trở lại trong vòng tròn thì mới có thể bắt những đứa chạy ngang được. Bắt rất khó, vì cả chục đứa tạt tràm vào lon, không đứa này thì cũng có đứa khác tạt trúng cái lon văng ra xa. Vừa mới lượm được cái lon đặt vào vị trí cũ thì lại có đứa khác tạt cái lon văng ra nữa. Đứa nào nhanh thì vẫn có thể bắt đứa khác chạy ngang được. Đứa nào chân tay vụng về, bị bắt lượm lon đổ mồ hôi hột.

Hai đứa tôi đứng quan sát hết một buổi trưa mới thông thuộc cách thức chơi. Sáng hôm sau, hai thằng hẹn nhau đi học sớm, thực sự là để đi vòng vòng kiếm cho ra mấy miếng ngói bể, gõ gõ mài mài cho nó trở thành một cục tràm ngon lành, thử đi thử lại cho thật vừa tay rồi mới cất vào cặp đi tới trường. Tan học, hai đứa đi vòng vòng xem đám nào ít người chơi thì nhào vô chơi ké:

“Tụi bay . . . cho tao chơi chung với!”

Cả bọn đang chơi chợi dừng tay lại, nhìn chúng tôi như hai con quái vật, nhưng chưa đứa nào có quyết định gì hết. Chợt có một đứa con gái trong bọn la lớn lên:

“Đừng có chơi dzới mấy thằng Bắc Kỳ, bay!”

Thế là cả bọn nhao nhao lên:

“Đừng có chơi dzới Bắc Kỳ”!

“Hổng cho tụi bay chơi đâu!”

Đứa con gái mạnh miệng nhất, chọc quê tụi tôi:

“Bắc Kỳ cong, bỏ dzô long, kiu chít chít,

Bỏ dzô đích hớt kiu!”

Một đứa khác, tử tế hơn, nói nhẹ nhàng:

“Tụi bay biếc cái gì mà đòi chơi?”

Tôi và Tự đỏ mặt quê một cục, đứng nhìn tụi nó chơi một lúc rồi bỏ cục tràm vào cặp, đi chỗ khác.

Hôm sau, tôi và Tự tìm ra chân lý: Trong trò chơi tạt lon này, đứa nào có cái lon sẽ là chủ cuộc chơi. Dĩ nhiên rồi! Không có cái lon, lấy gì mà tạt? Đang vui chơi, đứa chủ lon buồn tình xách lon đi chỗ khác, là cả đám nghỉ chơi.

Thế là hai đứa hùng hục dắt nhau đi lùng lon sữa bò ở những quán bán cà phê hủ tíu của mấy chú Hoa Kiều. Rình cả buổi trời mới lượm được một cái lon sữa bò mới tinh, ông chủ Tầu bụng phệ mới vứt ra đường. Hai thằng vội vàng chớp lấy đem về nhà lau rửa sạch bóng, thủ vào cặp sẵn sàng cho cuộc chơi ngày mai. Hôm sau, tan buổi học, hai đứa ôm cặp đi vòng vòng tìm dịp may. Dịp may đây rồi: Một đám con nít đang hăng say chơi tạt lon, bất ngờ có đứa tạt mạnh quá, cái lon văng tuốt ra tới giữa đường bị xe vận tải cái dẹp lép. Cả bọn xìu như cái bong bóng bể, mặt đứa nào đứa nấy xẹp còn hơn cái lon bị cán. Tôi vội vàng mở cặp lấy cái lon sữa bò đưa cao lên:

“Tụi tao có cái lon mới, cho tụi bay mượn đó!”

Tôi không dám đặt điều kiện phải cho tụi tôi chơi mới cho mượn lon, vì sợ tụi nó từ chối nữa thì quê mặt.

Tụi nhóc Nam Kỳ đưa một mắt nhìn nhau dọ ý, còn con mắt kia thì nhìn vào cái lon sữa bò mới tinh đang sáng chói dưới ánh mặt trời một cách thèm muốn.

Cuối cùng, một đứa trong bọn hỏi tụi tôi:

“Mà tụi bay . . . biếc chơi hông?”

Tự và tôi hăm hở gật đầu. Một đứa có vẻ đầu sỏ, nhìn những đứa khác như hỏi ý, rồi ngập ngừng nói:

“Dzậy thì . . . tụi bay bỏ cái long xuống . . . chơi chung!”

Thế là Nam Bắc đã chung một nhịp cầu rồi đấy!

Tự lại chơi đẹp, chịu . . . “Bị” để cho đứa đang làm nghề giữ lon được chạy ra tạt lon. Kể từ đó, bọn con nít Nam Kỳ mới cho chúng tôi nhập bọn chơi chung và không gọi chúng tôi là “Bắc Kỳ Dzốn” nữa. Tụi nó dậy tụi tôi bí quyết mài cục tràm sao cho đi nhanh và trúng đích. Còn tụi tôi thì lo đi kiếm lon sữa bò. Có lần ham tìm lon quá mà tôi dành lon với một đứa khác. Tên này thấy tôi mặt lạ và đi có một mình, thì lên mặt ăn hiếp:

“Cái lon đó của tao, đưa trả cho tao, lẹ lên! Không trả, tao . . . úynh thấy . . . mẹ mầy đó!”

Tôi nắm chặt cái lon, cung tay thủ thế:

“Tao lượm được trước, mày tới sau mà đòi sao được!”

Tụi nó ỷ đông, tính nhào tới làm thịt tôi. Tự đang kiếm lon trong tiệm ăn, nghe léo xéo bên ngoài, vội vàng chạy ra, thấy tụi nó đang vây tôi, hắn liền sô bắn một thằng ra đằng sau, rồi mặt hầm hầm, xuống tấn, nạt lớn:

“Cái lon đó tụi tao lượm được trước. Đứa nào muốn dành, tao . . . chơi liền!”

Đám con nít thấy tụi tôi bây giờ có tới hai đứa, đứa nào cũng gan lì, Tự lại bự con nữa, nên không dám làm tới, tìm cách rút dù, nhưng cũng cố chọc quê:

“Cái đầu thằng này niểng niểng, coi ngộ quá ta!”

Tự đỏ mặt, vì cái cổ nó bị tật, làm cái đầu bị nghiêng qua một bên thật. Nó quát lớn:

“Kệ tao!”

Tụi con nít Nam Kỳ vừa rút lui, vừa chọc quê:

“Niểng . . . Niểng”

Từ đó, tụi con nít nể mặt tụi tôi. Và cũng từ đó, Tự có cái biệt danh: “Thằng Niểng”

Qua năm lớp Nhất, chúng tôi học với thầy Phạm Văn Cảng. Bố Mẹ tôi cũng đã thuê được một căn nhà khác rộng rãi hơn, ở đường Nguyễn Văn Nhàn, còn gia đình của Tự vẫn ở Sở Bông. Chúng tôi không mê tạt lon nữa, mà đổi qua mê Xi Nê (Movie). Có một lần, rạp Văn Cầm chiếu phim “Hiệp Sĩ Zoro Bịt Mặt”. Tôi ngày nào đi học cũng lội bộ qua rạp hát, nhìn thấy cái bảng quảng cáo to tướng, đề hai chữ Zoro là đã mê rồi, vào lớp kể cho Tự nghe. Tan học, hai đứa dắt nhau ra rạp hát, ngắm chàng hiệp sĩ Zoro mặc quần áo đen, đội mũ đen, khăn bịt mặt cũng mầu đen, một tay cầm cương ngựa, một tay múa kiếm thật là oai hùng. Nhìn hình đã mê rồi, nói chi tới xem phim! Hai đứa nhìn nhau: Làm sao có tiền mà xem phim? Hai đứa chưa từng bao giờ xem xi nê, và cũng chẳng bao giờ có tiền mà đi xem cả! Không riêng gì hai đứa chúng tôi không, cả đám con nít ở vùng Thị Nghè cũng bu đầy rạp hát, ngước cổ lên mà ngắm chàng Zoro.

Buổi chiều Chủ Nhật, rạp mở xuất đầu tiên: Người lớn, con nít đứng chật rạp, lớp chen nhau mua vé, lớp đẩy nhau trình vé vào cửa. Bán vé thì chỉ có môt người, xoát vé tới hai người mà cũng không làm sao kịp với lớp người đông nghẹt rạp. Tự xúi tôi:

“Mày nhỏ con, cúi thấp xuống, luồn qua người xoát vé mà chui vào. Xem được, về nhà . . . kể cho tao nghe.”

Rồi Tự làm bộ xô đẩy những người chung quanh, tìm dịp che cho tôi chui vào rạp. Bất ngờ, tôi gặp gia đình một thằng bạn cùng lớp. Cha mẹ nó cầm một đống vé đang chen chúc cùng với lũ con vào cửa. Tôi mừng quá, kề tai nó nói nhỏ:

“Cường, cho tụi tao . . . vào chung nhe!”

Cường mỉm cười thông cảm, nắm tay tôi giới thiệu với bố mẹ nó:

“Bố ơi, thằng này là thằng An, con ông giáo, học cùng lớp với con đó”

Thế là tụi tôi dính chùm lại với nhau, chen chúc vào cửa. Ông bố của Cường đưa một nắm vé ra, người xoát vé chưa kịp đếm vé và đầu người thì tụi tôi đã chui tuốt vào trong rạp mất tiêu rồi!

Tôi và Tự ngồi xem đã đời rồi mới đi về. Tới đầu ngõ, tôi dặn Tự:
“Mày đi về cùng với tao, gập bố tao trước. Bố tao sẽ hỏi tao đi đâu mà lâu thế? Mày sẽ phải nói là tao đến nhà mày chơi, nhớ nghe chưa?”

Tự khoái chí:

“Mày cũng phải nói với bố tao là tao đến nhà mày chơi, nhớ chửa?”

Từ đó, chúng tôi cứ theo cái mánh đó mà đi xem phim cọp. Được vài lần, ông xoát vé biết mánh của tụi tôi: Ông không tin rằng, mỗi tuần tụi tôi lại có một người cha khác nhau để đi theo vào xem hát. Có lần, ông đã nắm cứng tôi lại mà hỏi người đi kế bên tôi, có phải tôi là con của ông ta hay không? Thế là tụi tôi bể mánh, đành đứng ngoài nhìn hình thôi.

Image
Trưởng Hồ Ngọc Cẩn 1965

Trường Trung-Học Hồ-Ngọc-Cẩn tọa lạc tại đầu đường Lê-Quang-Ðịnh, Gia-Ðịnh, là trường Nam Trung-Học Công Lập lớn nhất tỉnh .Trường Hồ Ngọc Cẩn được sáng lập từ tỉnh Bùi Chu, Bắc Phần. Cụ Hồ Ngọc Cẩn là vị Giám Mục thứ nhì của Thiên Chúa Giáo Việt Nam. Cụ cũng là Giám mục tiên khởi của giáo phận Bùi Chu. Do biến cố lịch sử, trường di cư vào miền Nam sau hiệp định Geneve năm 1954.

Trong thời gian đầu, trường tá túc tại Tiểu Chủng Viện Công Giáo tại đường Bùi Thị Xuân, cạnh nhà thờ Huyện Sĩ. Lúc bấy giờ trường chỉ gồm hai dẫy nhà lầu bằng gỗ, lợp ngói xi măng đơn giản. một phần ba thành phần học sinh là chủng sinh, chuẩn bị để trở thành linh mục.
Ðầu thập niên 60 trường đổi đến địa điểm hiện tại là một phần của trường Nam Tỉnh Lỵ Gia-Ðịnh. Sau năm 1975 trường trở thành trường tiểu học với tên mới là Nguyễn Ðình Chiểu.(Tài liệu của Hội Ái Hữu Cựu Học sinh Trương Hồ Ngọc Cẩn)


Hết lớp Nhất, chúng tôi thi vào lớp Đệ Thất trường công. Hồi đó, trường công ít lắm, vỏn vẹn có vài trường: Từ ngoài Bắc di chuyển vào, cho con trai thì có trường Hồ Ngọc Cẩn, Trần Lục, Chu Văn An. Con gái thì có độc nhất một trường Trưng Vương mà thôi. Trường của phe người Nam đã có từ lâu là Võ Trường Toản, Petrus Ký và Gia Long. Tự và đa số đám học sinh Bắc Kỳ ở quanh vùng Thị Nghè, Hàng Xanh, Bà Chiểu, Tân Định, thi và trường Hồ Ngọc Cẩn. Gia đình tôi, từ bố tôi tới anh tôi đều học ở trường Bưởi (sau này đổi tên là Chu Văn An), nên mặc dù tôi ở Thị Nghè mà cũng lóc cóc nộp đơn thi ở cái trường Chu Văn An tuốt tận Chợ Lớn.

Image
Một lớp học Trường Hồ Ngọc Cẩn 1966


Mặc dù học khác trường, chúng tôi vẫn gập nhau đều đều, ngày nghỉ vẫn đôi khi đi xem xi nê, ăn cà rem chung với nhau.

Cuối năm Đệ Tứ (Lớp 9), cả hai chúng tôi đều thi đậu bằng “Trung Học Đệ Nhất Cấp”. Tự gặp tôi, tâm sự:

“Bố tao nghỉ làm rồi, cả nhà chỉ còn Mẹ tao buôn bán, không được bao nhiêu nhưng cả gia đình trông vào đó. Tao phải nghĩ cách học cho mau để đi làm phụ mẹ.”

Image
Một lớp học Trường Hồ Ngọc Cẩn (Cô GS Phượng đang dạy lớp Đệ Tứ)


Thế là nó vừa học Đệ Tam (Lớp 10) ở Hồ Ngọc Cẩn, rồi học thêm Đệ Nhị (Lớp 11) ở trường tư. Cuối năm, nó cứ đi thi Tú Tài Một thử thời vận:

Ai dè nó thi đậu!

Tự đến gặp tôi, rủ đi xi nê ở rạp Cao Đồng Hưng (Bà Chiểu). Nhưng khi gặp bố tôi, là thầy học cũ của Tự (thầy Cảng dậy chúng tôi được nửa năm thì mất. Bố tôi dậy thế), nó ngập ngừng một lúc rồi chào tạm biệt bố tôi để đi lính. Thời đó, chiến truờng chưa khốc liệt cho lắm, việc đi lính cũng còn xa vời, nên bố tôi hơi ngạc nhiên vì quyết định của Tự, nhưng cũng chúc nó an toàn và thành công trong cuộc đời binh nghiệp. Đi xe bus đến rạp hát, thay vì vào xem xi nê, chúng tôi ngồi ngoài quán uống nước mía. Tự lại tâm sự:

“Tao đã nói với mày rồi, nhà tao còn có một mình mẹ tao buôn bán nuôi cả gia đình, cực quá. Tao ráng đậu cái Tú Tài để xin đi làm. Tao đi làm được hơn một tháng rồi. Tao đã có thể góp chút ít phụ với mẹ tao, nhưng thực sự thấy không hợp với cuộc sống đó. Tao không thích hợp với nghề Thư Ký quèn, nên đã làm đơn xin đi học khóa 14 Thủ Đức rồi, vài ngày nữa sẽ nhập trường. Đi lính sướng hơn, vừa ngang dọc đời trai, đánh VC bảo vệ miền Nam, vừa có tiền giúp cha mẹ. Mình đã bỏ miền Bắc mà đi rồi, không bảo vệ miền Nam, lấy đất đâu mà sống!”

Nói xong, nó móc túi rút ra một bao thuốc lá Bastos xanh, lấy một điếu hút rồi đưa bao ra mời tôi hút. Tôi ngạc nhiên, không biết nó học hút thuốc lá từ lúc nào? Riêng tôi thì chưa (Tự lớn hơn tôi 3 tuổi, nó 18, còn tôi mới có 15 tuổi thôi), nên tôi lắc đầu từ chối.

“Ngày tôi gặp nó, nét đăm chiêu đêm nhập ngũ

Thấy thương nhau nhiều quá!”

Ra trường, Tự đến thăm tôi vào một chiều nhạt nắng. Nó mặc bộ quân phục mới tinh, mặt mày đen xạm, rắn chắc nhưng vui tươi thoải mái. Hai thằng lại dắt nhau đi lang thang suốt buổi tối. Chúng tôi không uống nước mía nữa, mà uống cà phê đen và hút thuốc Quân Tiếp Vụ. Khi về, Tự bắt tay tôi, nắm chặt một lúc, rồi nói:

“Đời lính nay đây mai đó, chẳng biết trước được! Khi nào nghỉ phép, tao sẽ tìm cách về thăm mày, nhưng chắc cũng còn lâu lắm. Thôi, tao về. Cho tao gửi lời thăm thầy.”

“Hôm chia tay, hai đứa cùng bùi ngùi,

Ngày mai Nó, Tôi trên ngưỡng cửa cuộc đời,

Dặn nhau gắng vui, dù cho vành môi xe khô mấy cũng mỉm cười”.

Thật vậy, kể từ đó, tôi chưa gặp lại Tự lần nào.

Cuộc chiến cũng lần lần leo thang, đời lính dễ gì có ngày nghỉ, mà nếu có, Tự cũng còn thiếu gì chuyện để làm. Phần tôi, tôi cũng phải lo tiếp tục học hành, hết Tú Tài 1 lại đến Tú Tài II. Hết Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đảo chánh, lại đến Tướng Dương Văn Minh, rồi Tổng Thống Diệm bị giết . . . Cuộc đời học sinh của tôi cũng theo đó mà lung tung cả lên. Tôi quên mất cả Tự! Có nhớ thì cũng không biết nó ở đâu mà tìm?

Vào khoảng năm 1968 - 1969, VC tổng tấn công. Cả nước lâm chiến. Tôi đang học cũng phải xếp bút nghiên đi quân sự học đưởng một tháng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Học xong, được giao cho khẩu súng Carabin, làm nhiệm vụ “Sinh Viên bảo vệ thành phố”.

Trong một chuyến đi thăm chiến sĩ tiền tuyến, đám sinh viên chúng tôi đi thăm một tiểu đoàn lính vừa đi hành quân về. Đó là Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân.
Image
“Biệt Động Quân vì dân quyết chiến.”


Ông Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng có một biệt danh rất dễ sợ là . . . “Thiếu Tá Tử Thần” và bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đón tiếp phái đoàn chúng tôi ở cổng trại và dắt chúng tôi đi thăm anh em binh sĩ đang gác ở cám trạm gác, ở tiền đồn. Khi trở về doanh trại, chúng tôi đang nghe thuyết trình thì bất ngờ có một giọng nói thật là quen thuộc vang lên. Tôi ngạc nhiên, quay ngay đầu lại: Trước mặt tôi, một sĩ quan BĐQ rất trẻ, mang lon Đại Úy, cái đầu hơi nghẹo qua một bên. Tôi mừng quá, hét lên:

“Tự! Phải mày đó không, Tự?”

Tự cũng mừng rỡ, đưa hai tay ra:

“An! Mày là An đó hả?”

Thế là hai đứa nắm tay nhau nói chuyện rối rít. Tôi nhìn Tự:

“Mày . . . đi Biệt Động cơ à! Dám . . . dỡn mặt với Tử Thần đó hả?

Oai quá nhỉ!

Đã . . . Đại Úy rồi! Lên lon mau thật! Vợ con gì chưa?”

Tự chỉ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, vừa cười vừa nói:

“Tử thần đứng ngay trước mặt tao nè . . . Tao dỡn mặt với ổng hàng ngày!

Thầy ra sao rồi? Còn đi dậy học không?

(Thầy tức là bố của tôi, thầy giáo của Tự)

Mày học tới đâu rồi? Sao học hoài vậy? Đi lính đi, vào Biệt Động với tao!”

Đang ba điều bẩy chuyện thì Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nắm vai Tự kéo ra một góc, nói vài câu gì đó, Tự đanh mặt lại, quay trở lại nói với tôi:

“Có chuyện rồi, tao lại phải dẫn quân đi liền. Hẹn gặp mày kỳ tới,

Cho tao gởi lời hỏi thăm thầy, nhe!”

Ngày qua ngày, tôi bận rộn với việc dậy học kiếm tiền, với thi cử, bầu cử, ứng cử . . . ở trường Luật. Còn Tự thì chắc chắn là lại rày đây mai đó với những cuộc hành quân liên miên của người lính Biệt Động. Mỗi đứa mỗi phương trời.
Image
“Tử thần trước mặt tao nè!”
Tôi học xong Đại Học năm 1971, còn sót lại một ít thòi gian hoãn dịch, cả đám sinh viên lo chạy tứ tán kiếm đường binh: Đứa thì đi ứng cử vào Hội Đồng Xã, đứa thì xin vào chương trình “Người Cầy Có Ruộng”, Xây Dựng Nông Thôn . . . để mong được hoãn dịch. Đứa khác thì nộp đơn thi vào Hải Quân, Không Quân. Tôi trình diện nhập ngũ và được xếp vào khóa 1/72 Thủ Đức.

Suốt khóa học, tôi học tàn tàn, với hy vọng là, sẽ được biệt phái về làm ở Nha Quân Pháp hoặc Tòa Án Quân Sự. Nhưng hy vọng của tôi càng ngày càng tiêu tan dần với tình hình chiến trận càng ngày càng sôi động hơn lên. Kết quả là đến cuối khóa, không có ban nghành nào tuyển thêm người nữa, tất cả các Tân Sĩ Quan đều được dành cho tiền tuyến. Những Sinh Viên Sĩ Quan lựa chọn đơn vị của mình theo thứ tự đậu cao thấp. Ai thích về gần nhà thì chọn Địa Phương Quân, Sư Đoàn . . . Ai muốn sống hùng sống mạnh thì chọn các binh chủng nổi tiếng như Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách, Biệt Động Quân . . . Phần tôi, từ hồi nhìn thấy các anh hùng Mũ Nâu đánh đuổi bọn Việt cộng ở Hàng Xanh, tôi đã khoái binh chủng Biệt Động Quân rồi, nay được dịp, tôi hăng hái cầm bút viết ngay tên mình vào bảng danh sách các Tân Sĩ Quan Biệt Động Quân, chợt nhớ ra là đã có lần Tự rủ tôi vào Binh Chủng Cọp Đen này.

Mãn khóa 50 Rừng Núi Sình Lầy, tôi được đưa đi thực tập với Tiểu Đoàn 42 Cọp Ba Đầu Rằn đang hành quân ở Takeo, Campuchia, rồi Tiểu Đoàn 44 Cọp Đen hành quân ở Kiến Phong (1). Sau khi trui luyện kỹ càng, tôi mới được khăn gói lên vùng Pleiku gió núi mưa mùa để bổ xung vào Tiểu Đoàn 90 Biệt Động Quân Biên Phòng (2).

Vừa đúng lúc Trung đội Thám Sát đang thiếu Sĩ Quan chỉ huy (Sĩ Quan cũ vừa tử trận), tôi đã đuợc Đại Úy Giác, Tiểu đoàn trưởng, chỉ định làm Trung Đội Trưởng Thám Sát.

Từ đó, tôi trở đã trở thành một người lính “Cọp Đen” chính hiệu:
Image

“Mũ Nâu, mầu áo hoa rừng,
Anh đi Biệt Động lẫy lừng bốn phương”
Đời Biệt Động của tôi, cũng như những anh em trong binh chủng, là những chuỗi ngày hành quân liên miên trong vùng II chiến thuật gió núi mưa mùa, với những trận đánh thật đinh tai nhức óc của đại bác 105, đại bác 130, Sky Raider và A37 . . . cùng với những trận đánh xáp lá cà im lặng tới rợn người, chỉ nghe tiếng lưỡi lê và dao rừng vung lên mà thôi (3). Chỉ ở vùng II này, mới có những tiểu đoàn BĐQ phải trở về Dục Mỹ bổ xung quân số và tái huấn luyện. Bên VC, có những Trung Đoàn, Sư Đoàn bị tan nát, xóa sổ.

Tôi sống sót tại Quân Y Viện Ngọc Minh, với tờ giấy phân loại II và giải ngũ vào cuối năm 1974.

Trở về cuộc sống dân sự, tôi lang thang khắp Sài gòn Chợ Lớn xin việc. Các văn phòng Luật Sư, các ngân hàng đều đủ người hết rồi.

Tôi nhớ lại đời sống quân ngũ, nhớ cái mũ nâu với mầu áo hoa rừng, muốn trở lại với Biệt Động Quân. Ngồi suy tư bên khói thuốc và ly cà phê đen, tôi nhớ lại các đồng đội, nhớ lại Trần Đình Tự, người bạn thủa xưa đã cùng ngồi chung với nhau trong quán nước này. Không biết bây giờ, nó còn:

Image
“Poncho buồn phủ kín đời anh.”

“Đang xông pha đèo cao núi thẳm?”

Hay . . .

“Đã về bên kia khung trời biền biệt trên cao?”

Cuối cùng, tôi đã được Luật Sư Đào Văn Sáu nhận cho tập sự tại văn phòng của ông ở Biên Hòa (Luật Sư Sáu hiện đang định cự tại Tiểu Bang Victoria với tôi. Tôi đã gặp và chào ông). Sau đó, tôi đổi về Saigòn, tập sự với Luật Sư Nguyễn Duy Nguyên, ở đường Gia Long. Ngày ngày, tôi xách cặp đi bộ từ văn phòng qua Tòa Thượng Thẩm Saigòn mà biện hộ cho thân chủ.

Tháng Tư năm 1975, toàn bộ Miền Nam tan hàng mà không hô “Cố Gắng” (4). Thành phố Saigòn tràn ngập dép râu nón cối và nón tai bèo:

“Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ,

Chiếc nón tai bèo che phủ kín tương lai!”

Bọn Việt cộng cai trị dân Nam bằng những trận dịch đau mắt và ghẻ lở phát không và chiến dịch “Đánh Tư Sản Mại Bản” với kết quả là biết bao nhiêu người dân phải đi vùng “Kinh Tế Mới” và hàng đoàn xe Zin và Molotova bít bùng chở chiến lợi phẩm từ Nam ra Bắc. Đám sinh viên nằm vùng trốn ra bưng ngày xưa, như Nguyễn Đăng Trừng, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Văn Nuôi . . . xuất đầu lộ diện với những chức vụ lạnh lùng: Giám đốc Sở Công An Thành Phố, Chủ Tịch Hội Trí Thức Yêu Nước . . .

Đám Sĩ Quan Miền Nam tan hàng thê thảm. Người có phương tiện thì nhanh chân bay qua đảo Guam. Đám không chấp nhận đầu hàng, nhất định đánh VC tới hơi thở cuối cùng để rồi chết thê thảm nơi trận tiền không ai chôn cất. Đám khác lẳng lặng buông súng nhập vào cuộc sống bình thường, giả dạng dân cầy, ngư phủ . . . để tìm đường vượt biên tìm Tự Do.

Số còn lại chấp nhận ra trình diện bọn VC để đi “Học Tập Cải Tạo”, nhưng thực sự là bị đi tù, từ ba ngày, thành ba năm, mười năm, mười bẩy năm. Có người bị xử tử, có người chết vì bệnh hoạn, phơi thây nơi rừng thiêng nước độc, không thân nhân không bạn bè, không manh chiếu đắp.

Năm 1981, tôi may mắn vượt biên thành công, tìm Tự Do nới xứ Úc. Cũng như mọi người, tôi nhẩy vào factory cầy túi bụi, kiếm tiền gửi về cho gia đình, cho vợ con tìm đường vượt biên tiếp.

Đến khi đoàn tụ vợ chồng, tôi mới trở lại trường học mà ráng sức học hành. Tôi không theo nghề cũ mà chuyển sang học Kế Toán.

Khi cuộc sống đã tạm ổn, tôi mới mon men ra sinh hoạt với anh em cựu quân nhân trong tiểu bang Victoria. Tôi nhận thấy mọi quân binh chủng đều có hội đoàn riêng, chỉ có Biệt Động Quân là vắng bóng. Không phải vì anh em Mũ Nâu bị cọp liếm hết (5), mà vì anh em đã quá mệt mỏi rồi, không muốn hội hè gì nữa cả.

Tôi ra sức quy tụ anh em cùng chí hướng và cuối cùng đã thành lập được

“Hội Biệt Động Quân QLVNCH, tiểu bang Victoria”.

Lễ ra mắt đã được cử hành long trọng vào ngày 19 02 2001 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cựu Quân Nhân, Footscray. Mục đích là tụ hội anh em mũ Nâu cũ, hàn huyên chuyện xưa và giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày tại Úc. Từ hội Biệt Động Quân này, chúng tôi đã bắt liên lạc được với những Biệt Động Quân khác trên thế giới và gia nhập “Tổng Hội Biệt Động Quân” lúc đó do anh Trần Tiễn San làm Tổng Hội Trưởng.

Tôi nhớ lại người bạn thủa xa xưa, nhắn tin tìm Trần Đình Tự trên tập san Mũ Nâu của Tổng Hội.

Từ bên Mỹ, anh Trần Tiễn San báo cho tôi biết:



“Đã có tin của Trần Đình Tự, cấp bậc và chức vụ cuối cùng là Thiếu Tá, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân.

Nhưng Tự đã không còn nữa.

Thiếu Tá Trần Đình Tự đã tử trận.

Thiếu Tá Trần Đình Tự đã hy sinh vì Tổ Quốc, vào giờ thứ 25 của cuộc chiến”.

“Hai năm sau mới có thư về,
Người quen cho biết tin,
Image
"Bạn tôi thân mến đã liệt oanh ngã xuống, khắp đơn vị tiếc thương”.
Tôi bàng hoàng đọc đi đọc lại tin tử trận của Tự trong bài viết “Sự trả thù đê hèn và dã man” của tác giả Thiên Lôi, trong tập san Mũ Nâu số 2 và xin trích ra đây một đoạn cho tất cả cùng đọc:

“Lúc đó là 11giờ sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại trung tâm hành quân của Liên Đoàn 32 BĐQ, Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn nhận được lệnh từ cấp chỉ huy Quân Đoàn:

“Hãy ngưng bắn ngay lập tức, ở yên tại chỗ để đợi phía bên kia đến bàn giao khu vực.”

“Trung Tá Toàn chết sững, buông cái ống liên hợp máy truyền tin rớt xuống đầu người lính truyền tin đang ngồi dưới chân. Ông đổ vật xuống chiếc ghế như cây chuối bị đốn ngang. Hai mươi năm phục vụ quân ngũ, 19 năm rong ruổi vào ra vùng đạn bom, năm lần bị thương, lần nào cũng thập tử nhất sinh, nhưng chưa bao giờ ông thấy đau như lúc này. Ông nghẹt thở, buốt trong óc tưởng chừng như ai đang đóng ngập cái đinh muời phân vào đầu, có lẽ cắt ruột cũng chỉ đau đến thế. Ông lịm đi.

Image
“Tất cả nghe lệnh tôi.
(Hình Đại Tá Sơn Thương)”
Người sĩ quan hành quân phải gọi khẽ:

“Trung Tá!”

Ông gượng dậy để lấy lại bản lãnh. Sau cú “Sốc”, Trung Tá Lê Bảo Toàn đã điềm tĩnh trở lại, ông cầm máy gọi lần lượt từng Tiểu Đoàn Trưởng:

Tiểu Đoàn 30 Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Khoan,

Tiểu Đoàn 33 Thiếu Tá Đinh Trọng Cường,

Tiểu Đoàn 38 Thiếu Tá Trần Đình Tự.

Cả ba đáp nhận. Trung Tá Toàn chậm rãi, ông cố giữ cho tiếng nói của mình,với âm hưởng đều đặn như mọi ngày:

“Các anh ra lệnh cho con cái buông súng. Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng rồi! Sẽ có đại diện của “Phe họ” đến để nhận bàn giao.

Cám ơn các anh, các vị Tiểu Đoàn Trưởng, các Sĩ Quan trong Liên Đoàn.

Tôi cũng đặc biệt cám ơn các anh em Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ.

Chúng ta đã bấy lâu cộng tác, sống chết với nhau.

Nay, nhiệm vụ của tôi kể như đã chấm dứt, tôi không còn trách nhiệm với Liên Đoàn nữa. Thân chào tất cả anh em trong Liên Đoàn.

Lời cuối cùng của tôi trong cương vị Liên Đoàn Trưởng là yêu cầu các anh bình tĩnh và chúc tất cả may mắn!”

Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng trong đời Trần Đình Tự đã cưỡng lệnh cấp chỉ huy. Sau khi nhận lệnh buông súng và lời chào của Trung Tá Liên Đoàn Trưởng, anh quay qua Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó:

“Anh Xường, tôi vừa nhận lệnh mình phải buông súng đầu hàng.

Đây là lần chót, tôi yêu cầu và cũng là lệnh:

Anh nói cho các Đại Đội Trưởng và thay tôi dẫn đơn vị ra điểm tập trung.

Tôi sẽ ở lại, đánh nữa, tôi không đầu hàng, anh hiểu cho!

Tôi không khi nào để lọt vào tay tụi nó lần nữa (6).

Image
“Ai ở lại chiến đấu thì đi theo tôi!”
Tiếp đó, anh cho tập trung Bộ Chỉ Huy, trung đội Thám Báo, nói vói họ đã có lệnh quy hàng, các anh em sẽ theo lệnh của Đại Úy Tiểu Đoàn Phó, còn ai muốn ở lại chiến dầu với anh đến giờ chót thì đứng riêng một bên.

Lần lượt số người tách khỏi hàng được gần 40 chiến sĩ.

Trần Đình Tự đưa tay chào Đại Úy Xường và các quân nhân dưới quyền, rồi dẫn những người quyết tử tiến vào khu vực vười khoai mì để tiếp tục “Ăn thua đủ” với địch.

Kết cục, cuộc chiến đấu cuối cùng cũng phải chấm dứt. Tự và anh em hết đạn, địch tràn ngập, bắt trói tất cả những người còn sống (9 người) giải về sân trường Tiểu Học gần đó.

Tên chỉ huy của giặc Cộng tiến về phía Tự, lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và chỉ ngay mặt Tự thóa mạ thậm tệ, rồi bắt anh cởi áo quần (Lon Thiếu Tá may dính trên cổ áo).
Image
“AI ĐẦU HÀNG, NHƯNG TAO THÌ KHÔNG!”
Tự đứng yên nhất định không chịu, tên VC rít lên:

“Đến lúc này mà mày còn bướng hả? Lũ uống máu! Bọn tay sai! Những thằng ác ôn! Mày có làm theo lệnh của ông không thì bảo?

Nhân danh Cách Mạng, ông ra lệnh cho mày cởi áo quần Ngụy và nằm xuống! Chúng mày đã đầu hàng, nghe rõ chưa?”

Tự trả lời:

“Ai đầu hàng, nhưng tao thì không!

Mày nghe đây: Chúng mày mới là lũ ác ôn.

Chúng mày mới đích thực là lũ tay sai, lũ vong thân chó má.

Bọn mày chính là những tên tội phạm của Dân Tộc Việt Nam.

Hiểu không? Một lũ đê tiện!”

Tên chỉ huy VC mắt nổi gân máu, tiến đến sát Tự, tay giật mạnh bung hai hàng nút từ cổ xuống đến bụng. Tên giặc Cộng rút luôn con dao găm Tự đeo bên hông, nó đâm mạnh vào bụng Trần Đình Tự, rọc mạnh xuống phía dưới. Ruột Tự lòi tuột ra ngoài. Chưa hả, nó còn ngoáy mạnh mũi dao vào tận trong bụng Tự.

Tự hét lên bi ai và nghẹn uất, đổ sụm xuống oằn mình giật từng cơn trong vũng máu.

Đồng thời với hành động dã thú ấy, tên giặc nghiêng đầu nhìn Tự rồi nói gọn:

“Đem những thằng này bắn hết đi! Toàn là ác ôn cả đấy!”

Tám quân nhân còn lại bị dẫn ra phía sau trường đễ được bắn xối xả mấy loạt AK 47. Xác họ bị quăng xuống cái đìa gần đó. Bọn VC dẫn nhau đi”.

Sự đền nợ nước của Trần Đình Tự tôi kể lại hôm nay là do lời thuật lại của Đại Úy Xường, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 38 BĐQ. Anh cũng đã hy sinh trong trại tù CS Nghệ Tĩnh, năm 1979. Tôi gặp Xường lúc ở trại 8 Yên Bái năm 1997. Anh bị VC bóp cổ chết trong ngục thất vì sau nhiều lần trốn trại anh đều bị bắt.

Xường xuất thân khóa 22A Võ Bị QGVN.

Người thứ hai thuật lại những giờ phút sau cùng của Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự là người lính Mũ Nâu mang máy truyền tin cho Tự - cũng bị tàn sát chiều ngày 30 04 75 một lượt với Tự và các anh em khác. May mắn, Đức Trọc - tên anh ta - bị thương giả chết chờ cho VC đi xa rồi ráng bò vào nhà dân, được dấu diếm, băng bó, rồi thuê xe Lam chở về Saigòn.

Đức đã ráng sống, ráng tìm cách vượt biên sang Mỹ, để sau đó, kể lại cái chết đau buồn của Thiếu Tá Tự cho mọi người nghe.

Tôi đọc đi đọc lại bài báo, nước mắt nhiểu đầy trang giấy.

Anh em sau bao năm không đuợc tin tức, lần đầu tiên đuợc tin nhau thì lại là tin cuối!

Ôi! Buồn làm sao!

“Hai đứa đôi nơi, ngày đầu tiên biết tin nhau là tin cuối.

Chát cay đầu môi chiều khu chiến mưa sụt sùi”

Anh em sống với nhau từ nhỏ, tôi biết rõ Tự oai hùng. Tôi biết Tự dám chiến đấu tới cùng. Tôi đau thương, xót xa cho cái chết quá thảm khốc của Trần Đình Tự - Một Thiếu Tá Biệt Động Quân – cầm quân đánh trận, bị bắt ngay tại mặt trận mà lại không được bảo vệ bởi Luật Quốc Tế về Tù Binh, mà lại bị xỉ vả, chửi bới thậm tệ và cuối cùng bị hành hình một cách dã man như vậy hay sao?

Trần Đình Tự, một Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Động Quân, lại bị giết chết một cách bi thương, bị giết chết một cách dã man như vậy sao?

Cả Thế Giới nghoảng mặt làm ngơ!

Những phóng viên truyền hình của Mỹ, của Úc, đâu hết cả rồi? Ông phóng viên nào chụp hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan đâu rồi? Ông Eddie Adams và đài truyền hình AP đâu? Sao không ra quay phim, phỏng vấn, làm rùm beng lên đi!

Phóng viên chiến trường Neil Davids của Úc đâu? Sao không viết tin này lên cho cả thế giới đọc?

Hồi Tết Mậu Thân, một tên phiến loạn không mặc sắc phục (dù là sắc phục của bọn GPMN) cầm súng bắn lại các chiến sĩ VNCH. Khi bị bắt, đương nhiên y bị coi là phiến loạn phá rối trị an. Bắt buộc là phải xử bắn tại chỗ theo đúng Hiến Pháp của VNCH. Tướng Loan xử bắn nó là đúng. Tại sao bọn nhà báo ngoại quốc lại làm rùm beng lên? Đễ đến nỗi tới chết, ông vẫn bị hàm oan!

Những tên nhà báo này chỉ giỏi bắt nạn VNCH mà thôi, còn thì sợ bọn VC bằng chết. Cả lũ im thin thít, để một người lính VNCH bị hành hình mà không dám có một tấm hình, một đoạn phim, một lời nói bênh vực?

Công bằng ở đâu? Lẽ phải ở đâu?

Sau khi Tướng Minh đầu hàng, đám ký giả ngoại quốc còn lại ở Miền Nam nhiều lắm chứ! Chắc chắn họ biết chuyện này. Có đều cả đám im lặng mà phụ họa với bọn VC mà thôi.



Có lẽ tại tôi thương cho bạn quá mà nói càn hay chăng?

Thôi thì, cuối cùng, Trần Đình Tự cũng đã chết rồi.

Một cái chết oan nghiệt, nhưng đó là cái chết oai hùng của một chiến binh không đầu hàng giặc.

Cái chết danh dự của người lính ngay giữa trận tiền.

Cái chết không có da ngựa bọc thây, nhưng gương sáng của Tự sẽ còn lưu lại cho đến ngàn sau:

“Muôn lớp trai đi, nghìn sau theo dấu chân ghi vào Thiên Lý,

Biết bao người xong nợ xương máu không trở về.”



Trần Đình Tự, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, bạn thân của tôi từ thủa nhỏ, và biết bao nhiêu chiến sĩ vô danh khác, đã chiến đấu cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa tới hơi thở cuối cùng.
Image
“Biết bao người xong nợ xương máu không trở về!”
Ai đó vừa quăng cái lon sữa bò vào thùng rác.

Tôi nhớ tới Tự, tới trò chơi tạt lon ngày xưa, muốn chạy ra lượm cái lon để dành chơi.

Nhưng Tự đã chết rồi, đâu còn ai để chơi trò chơi này nữa!
Image Mới đây, rạp xi nê Rivoli cũng đã chiếu lại phim Zoro. Tôi cũng tới rạp đứng xem hình quảng cáo, cứ tưởng tượng đâu đây, Tự đang đẩy vai tôi chui vào rạp hát coi cọp.


Nhưng Tự đã chết rồi, đâu có đẩy vai tôi được nữa!

Tự ơi,

Mày chết ở đâu? Tao cũng không biết. Tới khi biết tin mày chết, tao cũng không thắp được cho mày một nén nhang.

Tao cũng ráng tìm thân nhân, bạn bè của mày, để, nếu được, nhờ họ thắp một nén nhang cho mày, nhưng mãi đến bây giờ cũng chẳng tìm được ai.

Tao có hai thằng bạn Biệt Động nữa, là thẳng Châu và thằng Đạm. Người quen cũng cho biết tin về hai đứa đó. Thằng Đạm còn sống, đang mở nhà hàng ở ngay Orange County, bên Mỹ, nhưng thằng Châu thì cũng đã chết rồi. Có điều tao may mắn đã liên lạc với vợ con của nó, để nhờ thắp cho nó một nén nhang.

Mới đây, có anh Sơn, cũng là người ở cùng xóm với mày hồi xưa, cũng đang ở bên Mỹ, có cho tao biết một ít tin tức về mày:

“Năm 2008, Sơn có trở về lại xóm củ vào dịp TẾT , thì gia đình anh Tự đã không còn ai ở đó hết. Hàng xóm có kể cho sơn nghe, là anh Tự đã bị Việt cộng giết tại chỗ vì anh không chịu đầu hàng , gần cận chiến 30-04 đúng như anh đã viết trong Việt Luận và take2tango. Ba má anh Tự đã mất hết chỉ còn người em trai tên Lộc và cô em gái út tên Tâm đã dọn về Thủ Đức.

Đó là phần về anh Tự, còn chị Mỹ vợ và con anh Tự thì sơn không biêt đã đi về đâu?”

Image
“Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Úc” ở Dandenong, Victoria, Australia
Đài tưởng niệm chiến tranh duy nhất trên thế giới có Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay suốt ngày đêm củng với 6 lá cờ của những quốc gia đã trực tiếp gởi quân tham chiến giúp Việt Nam Cộng Hòa, và chiếc trực thăng đã từng tham chiến ở Việt Nam, bao quanh tượng đồng hai chiến sĩ Úc, Việt trong thế tác chiến.

Anh em cựu quân nhân Úc tham chiến ở Viêt Nam cũng với anh em lính chiến nhà mình, thuộc Tiểu bang Victoria, nơi tao ở, cũng đã gom công góp sức xây được một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Úc để tưởng nhớ những “Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân” trong đó có mày.

Vào ngày khánh thành bức tượng, 30 tháng Tư năm 2005, tao và các bạn đã thắp cho mày và những chiến sĩ vô danh khác một nén nhang. Ấm lòng rồi nhé!

Các bạn lính chiến của tôi ơi,

Các bạn bè ở hậu phương của tôi ơi,

Hãy đến tượng đài Chiến Sĩ Úc Việt ở Dandenong, Victoria Australia, hoặc đến bất cứ Tượng Đài Chiến Sĩ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vào ngày 30 tháng Tư, thắp cho Trần Đình Tự và những chiến sĩ vô danh khác của QLVNCH một nén nhang tưởng niệm, bạn nhé!

“NGƯỜI ĐI VÀO TỐI VẪN LƯU DANH CHO ĐỜI MÃI,
NÓ ANH HÙNG NGÀY MAI”.


Người Việt của tôi, là thế đấy!
NGUYỄN KHĂP NƠI.
Người lính già xa Quê Hương.

Post Reply