Sau cuộc đổi Đời cuối tháng 4 /75 . Hai miền Bắc Nam đều có Cơ quan để làm Điện ảnh tức quay phim để chiếu rộng rãi ở các Rạp hát .
Miền Bắc thì có Xưởng Phim Truyện Hà Nội , còn Miền Nam có Xưởng Phim Tổng Hợp ,nhưng bắt đầu chính thức hoạt động vào giữa năm 76 .
Được gọi là Xưởng Phim Tổng Hợp vì trong đó bao gồm nhiều xưởng nhỏ , như Xưởng Phim Truyện (quay phim dài ) , xưởng phim Hoạt hoạ , xưởng Phim tài Liệu (thời sự ) và Xưởng Phim In Tráng Thu Thanh .
Xưởng Phim Tổng Hợp hình thành bao gồm các Đạo diễn ,chuyên viên từ Miền Bắc Tập Kết trở Về , từ R (Rừng ) ra và những người làm phim tại chỗ trước 75 còn kẹt ở lại . Đa số những người kẹt là những Đạo diễn nổi tiếng trước 75 như Đạo diễn Lê Hoàng Hoa , Bùi sơn Dzuân , Lê Dân v..v..
Nhờ những người ở miền Nam còn kẹt lại , nên họ có cơ sở không bị hư hại như Trung tâm Quốc gia Điện ảnh (đường Thi Sách ) sau Điện lực Hai bà Trưng.Có hãng phim Alfa của đạo diễn Thái thúc Nha .(sau này hãng phim tư nhân này bị trưng dụng cho thành phố mở thêm Xưởng phim thành phố ).Còn XPTHợp thuộc Trung ương .
Máy móc vẫn còn Tốt dùng để tráng phim và thu thanh.
Bắt đầu cuối năm 76, họ quay cuốn phim cải lương "Ngày Tàn bạo Chúa " bao gồm các Diễn viên nổi tiếng nhu Diệp Lang, Út bạch Lan , Tài Lương .Sau đó họ lần lượt quay các phim truyện tiếp theo .
Với bộ phim Cải lương đầu tiên hốt bạc . Mấy người ở phương Bắc nẩy ý vào miền Nam để quay phim .Vì họ quan niệm vào miền Nam quay y như được đi Ngoại quốc , được ở Khách sạn , được chi tiêu tự do.Có gì tính vào tiền thực hiện phim/
Phim đầu tiên mà người phương Bắc quay tại miền Nam Saìgon là phim "Mối Tình Đầu " do đạo diễn Hải Ninh thực hiện cùng tài tử Thế Anh , Như Quỳnh (miền Bắc không phải ca sĩ NQ hiện giờ ) .Trong phim cần có một vai nữ thứ làm Giao Liên . ông đạo diễn Hải Ninh mời nhờ vả rất nhiều người tìm kiếm . Và ông Nguyễn hồng Sến (đạo diễn phim Tài liệu của miền nam ) trong tình cờ vào Sở Thú Saìgon dạo mát đã tình cờ gặp Cô bé (rất trẻ ) Bán Nước Ngọt .Trong lời nói đùa , xin chụp hình , rồi mời đóng phim . Cô bé đó nghe bùi tai .Hôm sau liền đóng cửa xe Nước ngọt để lên đường gặp gỡ ông đạo diễn Hải Ninh .Như ng với bản tính nhút nhát , nên cô bé bán nước đó không được trúng tuyển , nên chỉ được là một vai quần chúng ,khách qua đường trong phim Mối tình Đầu ".
Cuối năm 77 , cờ đã đến tay Nguyễn hồng Sến , vì ông ta được Ban giám đốc Xưởng phim Tổng hợp giao cho thực hiện bộ phim mang tên " Mùa gió Chướng " của nhà văn Nguyễn quang Sáng .Đương nhiên Nguyễn hồng Sến là đạo diễn phim Tài liệu (thời sự ) trở thành Đạo diễn Phim Truyện ,theo kinh nghiệm cho biết , những ai trở thành đạo diên Phim Truyện đều phải tốt nghiệp Từ Trường Điện ảnh , cũng như các đạo diễn Miền Nam như Lê hoàng Hoa, Bùisơn Dzuânđều đã du học ở Mỹ .
Sau khi viết phân cảnh kỹ thuật để quay phim , là tới màn tuyển lựa tài tử . Vì phim này đề cập tới một trận chiến đã xẩy ra ở miền Sông Hậu giữa mùa gió chướng .Giữa quân đội Miền Nam và Du kích VC .
Vai đại uý Long được giao cho nam diễn viên Lý Huỳnh (cựu cận vệ của Râu kẽm) , vai nữ Giao Liên đã về tay Cô Bé Bán Nước Đá trong Sở thú mang tên Thuý An (nhưng tên trong phim là Bé Ba ) , ngoài ra còn có nữ tài tữ cũ Thuỳ Liên (phim Bão tình ) vai Nữ Cán bộ .
Cuốn phim Mùa gió Chướng cũng tạm được , người đi xem đến rạp để muốn nhìn lại Đại uý Long mặc quần áo trận đeo súng đi hành quân dịch địch , mà những màn 2 bên chạm trán . Phim chiếu có cảnh Đại uý Long xuất hiện bà con lại vô tay .hoặc cảnh Đại uý Long chôn sống một cán bộ gộc bị bắt .
Cuốn phim thứ hai của đạo diễn Nguyễn hồng Sến là "Mùa nước nổi " ,cả cuốn phim chỉ có 3 nhân vật , 2 vợ chồng cán bộ du kích và đứa con nhỏ xíu sống trong sự bất an vì bị Quân lực VNCH càn quét bằng Trực thằng .
Vai nam chồng là Lâm Tới và vai nữ là Thuý An .
Xong 2 cuốn phim trên ,hổng hiểu nguyên do . Đạo diễn NHSến nhất định lấy cô bé Ban nước đá trong sở thú tên Thuý An làm Vợ .Mặc dù bị phản đối , đạo diễn nhà ta đã có vợ con . từ ngoài Bắc .
Dựa vào chồng Đạo diễn , hay được đi xuất ngoại , cô Bé Ba muốn trở thành người lớn và trưởng giả đã tập tành Cầm Vợt đi học đánh tennis.
Bởi vậy hồi đó (79-80) nhiều người bán chợ Trời dư tiền cũng sắm Vợt quần áo để ra sân Sẹc cho oai . Nhìn từ đầu đến chân một người nữ đi học đánh Tennis là thấy Chỉ và Cây trên Người . Hồi đó ai ở lại VN , có thân nhân nước ngoài gởi về Cặp Vợt Tennis hay hộp banh là Trúng mối .Khi người lãnh hàng ở Bưu điện ra là lắm con buôn dành nhau mua hầu bán lại kiếm lời .
Tuổi hồi đó của cô bán nước mới khoảng 23 tuổi . Hình nhưđã có một đời chồng .
Cô gái trở thành Diễn viên Điện ảnh!!!
Moderator: Nguyễn_Sydney
Trương Nghệ Mưu sẽ làm phim về Cách mạng văn hóa
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Nổi tiếng thế giới với dòng phim nghệ thuật qua "Cao lương đỏ", "Đèn lồng đỏ treo cao", "Cúc đậu", gần đây họ Trương chuyển sang dòng phim võ hiệp nặng tính thương mại và cũng đạt thành công vang dội. Nhưng hoài bão lớn nhất của ông vẫn còn ở phía trước: đó là được làm phim về thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Ông nói: "Cách mạng văn hóa là thời kỳ vô cùng đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ này chiếm một phần tuổi thanh xuân của tôi, kéo dài từ năm tôi 16 đến 26 tuổi. Trong 10 năm đó, tôi đã chứng kiến biết bao điều khủng khiếp và những bi kịch con người. Nhiều năm qua, tôi muốn làm phim về Cách mạng Văn hóa, để được kể về những nỗi khổ đau, về số phận và những quan hệ của con người trong một thế giới đầy hận thù, nơi con người không có khả năng tự chủ. Tôi không chỉ muốn làm một mà là nhiều phim về thời kỳ này, những bộ phim mang tính tự truyện hoặc là câu chuyện của người khác".
Lý giải về việc vì sao ông làm phim võ hiệp, đạo diễn họ Trương cho biết: Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, xem phim hoặc đọc truyện võ hiệp bị coi là có tội, nên Trương Nghệ Mưu không hề biết đến một bộ phim võ thuật nào, đặc biệt là phim của Lý Tiểu Long, và cho đến năm 1979 mới lần đầu tiên được xem bộ phim về thể loại này. "Năm 17 tuổi, tôi và một số người bạn đã bí mật đọc một tiểu thuyết võ hiệp trong tâm trạng đầy lo sợ, bởi nếu bị bắt gặp thì chúng tôi và gia đình sẽ bị truy tố. Vì vậy chúng tôi xé lẻ câu chuyện và bí mật chuyền tay nhau từng trang nên chẳng ai đọc được cuốn truyện theo đúng trình tự. Nhưng thời thế đã đổi thay. Giờ đây, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển hơn nhiều, công chúng muốn được xem nhiều tính giải trí hơn nên làm phim võ thuật dường như là nghĩa vụ đối với các nhà làm phim chúng tôi", đạo diễn Trương bộc bạch.
Theo ông, khó khăn nhất hiện nay đối với dự án làm phim về Cách mạng văn hóa của ông vẫn là vấn đề quan niệm. Bởi lẽ còn nhiều người cho rằng, đây là đề tài nhạy cảm, cần phải cân nhắc kỹ trước khi khai thác.
Thời gian này, Trương Nghệ Mưu đang chuẩn bị hợp tác với diễn viên Ken Takatu của Nhật để làm bộ phim văn học mang quy mô nhỏ hơn so với Anh hùng và Thập diện mai phục. Ông còn chia sẻ ý tưởng sáng tạo với nhà soạn nhạc từng tranh giải Oscar TanDun dàn dựng vở opera Hoàng đế đời Tần, dự kiến ra mắt ở Mỹ vào tháng 12/2006. Nhưng trong bất cứ dự án nào đạo diễn Trương đều "cố gắng nhấn mạnh tới cảm xúc, tình yêu, sự lãng mạn và sự nhân bản, bởi đây là những vấn đề không chỉ mang tính quốc gia mà mang tính toàn cầu".
Nổi tiếng thế giới với dòng phim nghệ thuật qua "Cao lương đỏ", "Đèn lồng đỏ treo cao", "Cúc đậu", gần đây họ Trương chuyển sang dòng phim võ hiệp nặng tính thương mại và cũng đạt thành công vang dội. Nhưng hoài bão lớn nhất của ông vẫn còn ở phía trước: đó là được làm phim về thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Ông nói: "Cách mạng văn hóa là thời kỳ vô cùng đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ này chiếm một phần tuổi thanh xuân của tôi, kéo dài từ năm tôi 16 đến 26 tuổi. Trong 10 năm đó, tôi đã chứng kiến biết bao điều khủng khiếp và những bi kịch con người. Nhiều năm qua, tôi muốn làm phim về Cách mạng Văn hóa, để được kể về những nỗi khổ đau, về số phận và những quan hệ của con người trong một thế giới đầy hận thù, nơi con người không có khả năng tự chủ. Tôi không chỉ muốn làm một mà là nhiều phim về thời kỳ này, những bộ phim mang tính tự truyện hoặc là câu chuyện của người khác".
Lý giải về việc vì sao ông làm phim võ hiệp, đạo diễn họ Trương cho biết: Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, xem phim hoặc đọc truyện võ hiệp bị coi là có tội, nên Trương Nghệ Mưu không hề biết đến một bộ phim võ thuật nào, đặc biệt là phim của Lý Tiểu Long, và cho đến năm 1979 mới lần đầu tiên được xem bộ phim về thể loại này. "Năm 17 tuổi, tôi và một số người bạn đã bí mật đọc một tiểu thuyết võ hiệp trong tâm trạng đầy lo sợ, bởi nếu bị bắt gặp thì chúng tôi và gia đình sẽ bị truy tố. Vì vậy chúng tôi xé lẻ câu chuyện và bí mật chuyền tay nhau từng trang nên chẳng ai đọc được cuốn truyện theo đúng trình tự. Nhưng thời thế đã đổi thay. Giờ đây, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển hơn nhiều, công chúng muốn được xem nhiều tính giải trí hơn nên làm phim võ thuật dường như là nghĩa vụ đối với các nhà làm phim chúng tôi", đạo diễn Trương bộc bạch.
Theo ông, khó khăn nhất hiện nay đối với dự án làm phim về Cách mạng văn hóa của ông vẫn là vấn đề quan niệm. Bởi lẽ còn nhiều người cho rằng, đây là đề tài nhạy cảm, cần phải cân nhắc kỹ trước khi khai thác.
Thời gian này, Trương Nghệ Mưu đang chuẩn bị hợp tác với diễn viên Ken Takatu của Nhật để làm bộ phim văn học mang quy mô nhỏ hơn so với Anh hùng và Thập diện mai phục. Ông còn chia sẻ ý tưởng sáng tạo với nhà soạn nhạc từng tranh giải Oscar TanDun dàn dựng vở opera Hoàng đế đời Tần, dự kiến ra mắt ở Mỹ vào tháng 12/2006. Nhưng trong bất cứ dự án nào đạo diễn Trương đều "cố gắng nhấn mạnh tới cảm xúc, tình yêu, sự lãng mạn và sự nhân bản, bởi đây là những vấn đề không chỉ mang tính quốc gia mà mang tính toàn cầu".