Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image
Khi ông thứ trưởng ngoại giao… thủ dâm
Lê Thái
(Danlambao) - Không biết “giật tít” như vậy có làm ông thứ trưởng... sướng không?

Cán bộ cộng sản thường có thói quen “thủ dâm”, hành động tự sướng này thường để bịp dân, khi cần cũng bịp luôn cấp trên và bịp cả chính mình, nhưng thói quen này lâu nay chỉ diễn ra trong lòng chế độ, nơi mà dư luận, thông tin đã được khống chế một cách an toàn, hiếm khi hành động tự sướng này lại khoe ngu trước truyền thông quốc tế một cách “khó hiểu” như ông thứ trưởng bộ ngoại giao VN vừa làm.

Đọc bài “phân bua” của ông thứ trưởng ngoại giao mà giật cả mình, sao mà ra nông nổi này?. Một cán bộ ngoại giao cao cấp mà lại xài ngôn ngữ của dư luận viên. Thật hết nói. Bản thân là một quý ông của bộ ngoại giao mà phát ngôn hàm hồ, gian trá và xấc xược để cho truyền thông quốc tế phải đặt vấn đề (cũng là tựa bài trên BBC) rồi lại trách người ta “giật tít không xứng tầm”, không “giữ uy tín” thậm chí không “khách quan, trung thực...”

Tác phong đầu tiên của một chức sắc nhà nước là phải “vấn mình trước khi trách người”, trước khi trách BBC ông thứ trưởng nên soát lại nền báo chí XHCN của các ông như thế nào, và ngay cả bản thân ông thứ trưởng có được mấy phần “trung thực, khách quan, lành mạnh...” trong phát ngôn của ông về “các hoạt động biểu tình chống phá chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang sang Hoa Kì”?

Cần phải nói rõ rằng: quan niệm “biểu tình chống phá ông Sang” cũng đã không chuẩn, cá nhân ông Sang chẳng là cái gì cả, một con người cam tâm khom lưng cúi đầu với giặc thì hắn đã mất hết “tư cách lãnh đạo” rồi còn gì để mà chống?. Họ chống là chống chính sách hà khắc, bạo ngược với dân và hèn hạ với giặc của ĐCS mà ông Sang là biểu trưng, thế thôi.

Cũng như tôi viết bài này không phải để tranh luận với ông Sơn, cho dù mỗi câu mỗi chữ đều nhắc đến ông ta, nhưng hài danh hài phận ông ấy chẳng qua là mượn “cục kê” để khơi sáng một số vấn đề mà tôi thiển nghĩ đến như một ông thứ trưởng ngoại giao mà còn u mê như vậy thì những công dân XHCN bị đảng bịt mắt, bịt tai còn “trúng độc” thảm đến cỡ nào.

Là một chức sắc mang trọng trách thay mặt nhà nước, ông thứ trưởng cần phải học cách ăn nói cho cẩn trọng cho dù là nói láo, phải biết lễ độ, nhã nhặn với quần chúng cho dù đang cay cú với họ. Đó là tư cách tối thiểu của một người làm ngoại giao. Ngoài ra cách nói khơi khơi không nguồn, không căn cứ, không số liệu chỉ nên dành cho dư luận viên trên không gian ảo, những số lượng mơ hồ, những đánh giá tùy tiện không nên xuất phát từ miệng của một chức sắc, nhất là một chức sắc ngoại giao. Nếu nói mơ hồ như ông thì tôi (hoặc ai đó) cũng phán được rằng: “ngày càng nhiều người chống đảng cộng sản” hay “đại đa số dân Việt Nam đều căm ghét và khinh miệt đảng cộng sản”, nói như vậy (theo các ông) là nói bừa, phải không?. Vâng, cho dù sự thật đúng như thế. Một chức sắc thì phải nói có sách mách có chứng (cho dù các ông có thói quen dùng chứng gian), đại khái như: “Theo thăm dò của trung tâm X, hay theo thống kê của cơ quan chuyên môn Y, hoặc theo khảo sát của viện Z thì năm 2013 có trên 95% dân chúng VN căm ghét đảng cộng sản nhưng mới chỉ có 0,01% người có đủ khí phách tham gia phong trào giải thể đảng cộng sản...” ví dụ như thế.

Nhột nhạt nhất là những lời tỉ tê của ông mà tôi cho đây là tột cùng của sự trơ trẻn khi ông phân bua:

“... chúng tôi không đẩy họ ra xa, không muốn hất hủi họ trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng đi lên… uy tín của Việt Nam chưa bao giờ cao như bây giờ trên trường quốc tế mà đảng và nhà nước Việt Nam không quên họ...”

Có thủ dâm thì cũng phải mở mắt ra chứ ông thứ trưởng, phải nhìn ngang liếc dọc đừng để bị phát hiện chứ. Giữa đảng CSVN và người tị nạn ai cần ai hở ông thứ trưởng?. Các ông đang bám đủng quần của dân tị nạn mà không biết dơ, làm sao dám hất hủi họ được, làm sao dám đẩy họ ra xa được. Các ông bám chắc túi tiền của họ, níu cứng mười tỉ một năm chứ làm sao quên họ được. Ừ thì mười tỉ cũng “chẳng là bao” đối với túi tham của các ông, nhưng nếu VNCH ngày xưa mà được 1/3 số tiền đó thì họ đã tiển đám “giải phóng quân” các ông trở lại Hà Nội hay về bên kia thế giới cả rồi.

Nếu thật sự quan tâm tới “khúc ruột” như các ông rêu rao thì các ông đã không bỏ mặc công nhân Việt Nam trong chiến tranh Iraq, Libya... không ngoảnh mặt với “cô dâu xứ người” ở Đài loan, Hàn quốc, không trốn trách nhiệm với nô lệ tình dục trẻ em VN ở Campuchia, Thái Lan, không chèn ép công nhân VN ở Samoa, Mã Lai... Họ cũng là người Việt ở nước ngoài, đã từng trông chờ sự quan tâm, can thiệp, giúp đỡ của các ông từng ngày từng giờ nhưng các ông đã lạnh lùng quay lưng bỏ mặc. Trong khi cái đám tị nạn này đuổi các ông như đuổi tà, tởm các ông như tởm ghẻ thế mà các ông cứ dày mặt bám vào để “mến thương” là vì cái gì?. Người ta đang yên ổn làm ăn, các ông nhào vào quan tâm là mọi thứ lộn tùng phèo lên cả, cộng đồng thì phân hóa, nghi kỵ, hội đoàn thì đen trắng bất phân. Người ta nỗ lực hai ba thế hệ vừa có chút thành tựu để có thể hãnh diện với dân bản xứ thì các ông xuất cảng một “thế hệ trồng cỏ” thế là mọi công sức đều đổ sông đổ biển cả, làm ơn đi, đảng và nhà nước làm ơn quên “cái đám tị nạn” này giùm chút, được không?. Vị trí các ông đang lên, uy tín các ông cao ngất ngưỡng thì đeo bám cái đám “trộm cướp đĩ điếm” (lời Phạm Văn Đồng) này chi cho xấu hổ, “tha” cho họ đi, dám không?

Tôi đây cũng rất muốn biết “uy tín của Việt Nam” hiện tại cao tới cỡ nào khi mà lãnh đạo của đất nước phải khom lưng cúi đầu trước giặc, vị trí của Việt Nam ở đâu khi người ta đón lãnh đạo đất nước dưới cả mức tầm thường như thế. Đáng ra với chức trách một cán bộ ngoại giao cao cấp, ông phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo của ông khi đã không sắp xếp (thương lượng, đòi hỏi) cho ông Sang một nghi thức đón tiếp xứng tầm. Người mù cũng cảm nhận được cuộc tiếp đón vừa qua không dành cho một quốc khách, không kèn không trống, không thảm xanh thảm đỏ, không hàng quân danh dự, không giới chức tương đương, nó lặng lẻ như tiếp một... chư hầu thất thế. Rẻ rúng như thế mà ông thứ trưởng không biết nhục còn câng mặt lên khoe “uy tín... chưa bao giờ cao như bây giờ”?.

Chắc cũng cần nói thêm để ông Sang hiểu hơn người thuộc cấp của ông là: Trước đó dưới áp lực của truyền thông nhất là cái đám “muốn tăng thêm chút thu nhập”, Bạch ốc đã lấp lửng sự thật về việc “mời mọc ông Sang” rằng: “Trong Hội nghị APEC 2011 tại Hawaii, TT Barack Obama đã gởi lời mời đến các vị lãnh đạo các Quốc Gia thuộc Á Châu Thái Bình Dương và nay, Chính quyền CSVN đã nhắc lại lời mời nầy để yêu cầu TT Barack Obama dành cho Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang chính thức đến thăm TT Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc vào thời điểm nầy. (HD). Đúng là mời lơi ai dè... CSVN chơi thiệt!!

Đã nói là lãnh đạo CSVN thích thủ dâm, nên thay vì lấy năng lực sản xuất, tỉ lệ thất nghiệp, mức sống căn bản... làm thước đo phát triển thì họ lại thích lấy nhà cao, đường lớn, công trình tầm cỡ, hoành tráng, hàng độc, hàng hiếm, hàng siêu... làm tiêu chuẩn cho phồn thịnh. Đâu phải cứ đổ bê tông cho dày, đổ xăng cho đầy là phát triển đâu, trước khi đổ bê tông thì phải đổ đủ gạo cho người nghèo đã, phải tìm đủ nước sạch cho dân trước khi nhập xăng cho xe...

Một nước cứ chạy theo những “công trình thế kỉ”, “tầm cỡ thế giới”, đổ tiền không tiếc vào những sự kiện hoành tráng mà thiếu vắng quỹ phúc lợi xã hội, người cơ nhở gặp nạn, người nghèo khó lâm bệnh đều phó mặc cho lòng hảo tâm của thiên hạ, nhập xe công tiền tỉ nhưng phương tiện cứu sinh, cứu hộ thì thiếu thốn, lạc hậu, xây chùa xây đền mệnh mông mà bệnh nhân không đủ giường nằm, xây trung tâm vũ trụ làm gì khi không trang bị nỗi đôi bao tay cho công nhân vệ sinh?...

Đó là chưa nói đến những tréo ngoe trong xây dựng, chưa làm đường thì đã nhập xe, chưa thông cống thì đã trải nhựa đường, chưa hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở thì đã xây cao ốc. Bây giờ cống nghẹt, nước ứ, kẹt xe, đất lún thì các ông chỉ biết cấm, cấm và cấm. Chưa hết, khu vực tư nhân lại càng bát nháo hơn nữa, nhà mỗi người mỗi phách, cao thấp, thòi thụt, xanh đỏ vàng tím lung tung bất cần thiết kế đô thị, trên trời thì cáp giăng như màng nhện, dưới đất thì mịt mù lô cốt, hố... bom. Bức tranh lòe loẹt, nham nhở này là tươi đẹp, đi lên hay sao?.

Đây là chưa đề cập đến độ bền, sức chịu của các công trình khi mà giặc tham nhũng miệt mài đục khoét từng ngày từng giờ. Tôi chợt lo cho thế hệ con cháu sau này khi phải nai lưng trả nợ cho những công trình mà chúng phải đập bỏ vì an toàn cho xã hội.

Khu vực nông nghiệp thì càng buồn, gần 40 năm “phát triển, đi lên” Việt Nam vẫn xuất cảng hàng thô và gia công hàng gia dụng là chính. Câu hỏi đặt ra là tại sao đồng bằng sông Cửu Long, trọng điểm gạo xuất khẩu mà đến mùa nước đổ (lụt) nông dân vẫn thiếu ăn? Tại sao nông dân đành lòng chặt trụi vườn cây của mình? Tại sao được mùa mà dân không vui?. Có ở đâu trên thế giới này mà khi mất mùa dân lại vui, trong khi được mùa lại nãn, lại "bức xúc". Tại sao VN thiếu vắng những nhà máy chế biến nông phẩm?... Tại sao như thế hỡi các ông... lấy dân làm gốc...

Lê Thái

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

Điều Gì Đang Xảy Ra Giữa Mỹ Và Thế Giới Á Rập Hồi Giáo?
Đào Như
Hôm thứ sáu 2-8-2013 báo mạng AsiaNews.It đưa tin bộ ngoại giao Hoa kỳ vừa ra lệnh các toà đại sứ và các tòa lãnh sự Mỹ ở các quốc gia Á Rập, Cận Đông, Trung Đông,và Trung Á: Bahrain, Israel, Kuwait, Libya, Oman, Ai cập, Qtar, Saudi Arabia, Yemen, Afghanistan, Bangladesh…sẽ phải đóng cửa ít nhất 1 ngày vào ngày Chủ nhật Aug-4-2012, và cũng có thể kéo dài nhiều ngày hơn nữa tùy theo đòi hỏi của tình hình khu vực và toàn cầu. Nguyên do của lệnh khẩn cấp này: Trong chuyến viếng thăm Pakistan hôm thứ năm 1-8-2013 khi được báo chí phỏng vấn về việc chính phủ quân phiệt của Ai Cập dùng bạo lực lật đổ Tổng thống dân cử hợp hiến của nước này, ngoại trưởng Hoa kỳ John Kerry tuyên bố: Việc Quân Đội Ai Cập lật đổ Tổng Thống của nước này, Mohamed Morsy, là hành động chính đáng nhầm tái tạo lại nền dân chủ Restoration of Democracy cho Ai Cập. Mặc dầu ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, dư biết rằng hôm 26-7 trong cuộc đụng đố với đoàn người AI Cập hồi giáo ủng hộ ông Morsy, Quân Đội Ai cập đã xả súng bắn vào đoàn người biểu tình, 72 người chết và một số lớn hơn bị thương. Hôm 27-7 được báo chí hỏi về hành động của Quân Đội Ai Cập giết người như vậy, ngoại trưởng John Kerry đã lên án gắt gao và cho đây là một hành động không thể nào chấp nhận được. Do đó lời phán quyết đầy mâu thuẫn của ngoại trưởng John Kerry hôm 1/8 đã gây nên một nỗi uất hận của các nước Á Rập Hồi Giáo, nhất là tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, chống lại chính sách ngoại giao của HoaKỳ mãnh liệt chưa từng có. Có nhiều cơ nguy cuộc cách mạng Hoa lài tại Bắc phi có cơ bùng nổ thành một cuộc Thánh Chiến giữa Thế giới Hồi giáo và Mỹ. Đây không những là nỗi lo sợ của Mỹ mà còn là một sự đe dọa nghiêm trọng cho nền hòa bình và kinh tế của nhân loại.

Trong khi đó, tại Chicago trong suốt buổi chiều ngày 2/8, kênh truyền hình CNN liên tục đưa tin vê việc chính phủ Hoa Kỳ đang ban hành lệnh khẩn cấp là sẽ đóng cửa 21 toà đại sứ và Lãnh sự của Mỹ tại các nước Á Râp Hồi giáo, Trung Đông, Cận Đông kể cả tòa đại sứ Mỹ tại Ai Cập vào ngày chủ nhật 4/8. Đồng thời chính phủ Hoa kỳ cảnh cáo công dân Hoa kỳ phải thận trọng trong lúc di chuyển đi lại trên toàn cầu và nhất là tại vùng Bắc Phi và Trung Đông…Lý do theo nguồn tin bắt được Tổ chức Khủng bố toàn cầu alQaeda đang tung ra kế họach sau cùng đánh phá bạo động toàn cõi các nước Á Rập Hồi giáo, Bắc Phi, Cận Đông, Trung Đông nhầm vào các ơ quan, các toà đại sứ và lãnh sự của Mỹ.

Hôm 2/8 báo NewYork Times lúc 20:30 cũng đưa tin: Theo nguồn tin chận bắt đươc biết rằng Tổ chức khủng bố alQaeda đang tung ra chiến dịch tấn công, đánh phá và bạo đông trên toàn cõi thế giới Hồi giáo nhất là nhầm vào các toà đại sứ và lãnh sự của Mỹ trên các quốc gia hồi giao (Intercepted electronic communication in which senior operatives of al Qaeda discussed attack in the Middle East and North Africa led the United States to issue a global alert to its citizens, officials..).

Báo Washington Post hôm 2/8 cũng đưa ti như vậy và nói thêm rằng chính phủ Mỹ đã ra lệnh đóng cửa các toà đại sư, lãnh sự của Mỹ tại các quốc gia Hồi giáo vì sợ những đợt tấn công có thể xảy ra của al Qaeda (US issues Worldwide Travel alert amid terrorism fear-Alert follows the decision to close 21 US embassies across the Muslim World over a suspected al Qaeda threats)

Cả 3 nguồn tin CNN, NYT và WP đều nêu ra lý do cuộc nội dậy toàn diện của tổ chức khủng bố-al Qaeda - hầu như giống nhau: Ngày chủ nhật tới 4/8 là sinh nhật thứ 52 của Tổng thống Barack Obama, là ngày tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống Iran, Hassan Rowhani, cũng là ngày cuối cùng của tháng chay Hồi giáo, Ramandan. Những lý do này xem chừng mơ hồ, không mấy thuyết phục.

Nhưng dù sao đi nữa, nhờ vào sự báo động toàn diện và đúng lúc của chính phủ Hoa kỳ, dù cho cuộc nổi dậy lần này của các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông Hồi giáo dưới bất cứ hình thức nào, tấn công khủng bố al Qaeda hay Thánh-chiến của thế giới Hồi giáo chống lại Mỹ, đều rất có thể bị phát giác và tiêu diệt từ trong trứng nước, nếu có thể bung ra đi nữa họ cũng không thể nào tạo được “một Benghazi thứ 2” trên bất quốc gia Hồi giáo nào. Chúng ta có đủ cơ sở tin tưởng như vậy vì tinh thần ứng chiến và phát giác của lực lượng bảo vệ an ninh của Mỹ ở cấp độ cảnh giác cao. Chúng ta thử chờ xem./.

Đào Như

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Hoàng Sa bị thế giới bỏ quên?
Ngô Nhân Dụng

Ngày hôm qua, nhật báo Người Việt đã loan tin về việc Trung Cộng đang xây dựng các bãi đá ngầm chiếm của Việt Nam thành những pháo đài kiên cố trên biển; đó là một phần của quần đảo Trường Sa mà Trung Cộng đánh chiếm từ năm 1988 đến 1995. Trong thời gian đó, báo chí của chính quyền cộng sản nước ta không cho dân chúng biết gì về các hành động xâm lăng này.

Tin này được hãng thông tấn Kyodo tiết lộ ngày Thứ Hai, 5 tháng 8 năm 2013, dựa trên bản phúc trình quân sự của chính phủ Nhật, vẫn giữ bí mật. Bảy bãi đá san hô ngầm người không thể tới đó sống được, nay đã trở thành các căn cứ và pháo đài tối tân, kiên cố, nổi trên mặt nước. Cũng không thấy chính quyền cộng sản trong nước nói một lời nào về các hành động gây hấn mới nhất của Trung Cộng; trong cuộc gặp gỡ Trương Tấn Sang, Tập Cận Bình vào tháng trước.

Thứ Năm tuần trước, ở Việt Nam nhiều nhân vật đã tập họp tại một trụ sở của Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư trên đường Văn Miếu, Hà Nội để “tôn vinh” những “hành động vì biển đảo Việt Nam.” Trong số những người được vinh danh có cựu Trung Tá Vũ Hữu San, hạm trưởng chiến hạm Trần Khánh Dư từng tham gia trận hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1974. Trung Tá San hiện định cư ở Mỹ và trở thành một nhà nghiên cứu Biển Ðông có tiếng; ông đã viết những bài tường thuật về trận hải chiến Hoàng Sa.

Cũng trong tuần này, một tờ báo mạng lớn ở Mỹ, tờ The Christian Science Monitor, đã viết một bài về “Năm vụ tranh chấp gay gắt nhất về hải đảo ở Á Ðông” (East Asia's top 5 island disputes). Ký giả Leigh Montgomery của báo này kể lần lượt về năm quần đảo đang gây xung đột như sau.

Thứ nhất là vụ tranh chấp về quần đảo gọi tên Dokdo trong tiếng Ðại Hàn hoặc Takeshima trong tiếng Nhật. Dokdo chỉ gồm hai đỉnh núi từ biển nhoi lên thành hai hòn đảo, ở cách nhau có 150 mét, với 35 hòn đảo rất nhỏ khác, diện tích tổng cộng chưa tới 400 ngàn mét vuông. Quần đảo này nằm xa bờ biển Hàn Quốc 215 cây số, cách bờ biển Nhật 250 km. Năm 1905 Nhật Bản đã chiếm đóng hòn đảo này trước khi xâm lăng Hàn Quốc.

Vụ tranh chấp thứ nhì được nêu ra là quần đảo Trường Sa (Spratly) với 190 hòn đảo trong một vùng biển rộng 150 ngàn dặm vuông, các nước Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ðài Loan, Việt Nam và Brunei đang tranh giành chủ quyền.

Nơi thứ ba gây xung đột là quần đảo Yeonpyeong, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn, ngay dưới vùng chia đôi hai nước, cách bờ biển Bắc Hàn 8 cây số. Vì Bắc Hàn không chấp nhận vĩ tuyến 38 phân chia hai quốc gia cho nên họ vẫn nói các đảo này thuộc miền Bắc.

Thứ tư là vụ Nhật và Nga vẫn tranh nhau quần đảo Kuril bị Nga chiếm đóng từ năm 1945, căn cứ vào những quyết định trong các hiệp định Yalta và Potsdam, giữa các cường quốc đồng minh thắng trận.

Sau cùng, cuộc tranh chấp gần đây rất ồn ào giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Ðiếu Ngư, tên tiếng Trung Hoa, hay Senkaku trong tiếng Nhật.

Ðiều đặc biệt là bản danh sách trên không hề nhắc đến quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974!

Tại sao ký giả báo The Christian Science Monitor bỏ sót tên Hoàng Sa? Ðó là nơi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã đặt quân đồn trú và lập đài khí tượng mỗi ngày thông báo tin tức thời tiết cho tàu biển khắp vùng Ðông Nam Á. Trong khi đó họ lại nhắc đến tên những mỏm đá nho nhỏ trong các quần đảo Dokdo, Kuril và Senkaku, coi đó là nơi diễn ra những xung đột hàng đầu ở Á Ðông?

Lý do dễ hiểu: Chính ký giả Leigh Montgomery và ban biên tập báo The Christian Science Monitor không được nghe bản tin nào về vụ xung đột trên quần đảo Hoàng Sa, trong gần 40 năm qua! Thế giới đã quên Hoàng Sa. Công ty Google có lúc cũng ghi trên bản đồ họ vẽ là quần đảo này thuộc Trung Quốc; cho tới khi người Việt khắp thế giới cùng nhau yêu cầu họ mới sửa.

Tại sao số phận Hoàng Sa lại hẩm hiu như thế? Vì chính quyền đang cai trị nước Việt Nam lẳng lặng đẩy Hoàng Sa chìm vào quên lãng! Sau khi các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam đã bỏ mình vì bảo vệ mảnh đất nhỏ của quê hương, đảng cộng sản đã “đánh chìm” các hòn đảo này trong trí nhớ của người dân Việt suốt ba thập niên, mãi đến khi người dân phẫn uất biểu tình hô lớn khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam!” thì cái tên Hoàng Sa mới được sống lại trong mạch máu và trái tim của dân Việt.

Tại sao chính quyền Việt Nam có thể bưng bít dân về cuộc tranh chấp trên các quần đảo trong một thời gian dài như vậy?
Vì đảng cộng sản nắm độc quyền cai trị. Báo The Christian Science Monitor cũng viết một bài giải thích lý do tại sao các cuộc tranh chấp về các hòn đảo lại trở nên sôi nổi trong các năm qua. Họ nhận thấy dư luận thế giới sôi nổi về các hòn đảo này trong những thời gian có các cuộc tranh cử ở Nhật Bản, Nam Hàn và Ðài Loan. Chính quyền các nước đó đều được dân bầu lên, họ đều chịu trách nhiệm với dân. Cho nên họ làm bổn phận với dân, luôn luôn xác định chủ quyền trên từng hòn đảo nhỏ được tổ tiên để lại. Ở nước ta, đảng cộng sản độc quyền cai trị cho nên vừa bịt tai dân lại vừa bịt mồm bịt miệng không cho ai nói tới.

Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục bịt mồm bịt miệng dân chúng mãi. Bịt mồm bịt miệng là hình ảnh trong một bài thơ của cụ Phan Khôi, cụ tự ví mình như con heo sắp bị chọc tiết, khi sống dưới chế độ cộng sản:

Ðánh đùng một cái
Kêu éc éc ngay
Bịt mồm, bịt miệng
Trói chân, trói tay...

Người dân Việt Nam đã lên tiếng, không chấp nhận bị bịt mồm bịt miệng mãi mãi.

Cuộc gặp gỡ nhằm “tôn vinh” những “hành động vì biển đảo Việt Nam” ở Hà Nội vào ngày 1 Tháng Tám 2013 là một biến cố đáng khen ngợi. Ðiều đáng tiếc là trong buổi gặp gỡ đó mọi người không để một phút tưởng niệm anh linh Ðại Tá Hà Văn Ngạc, người đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa. Người ta cũng không nhắc tới những blogger đang bị tù vì đi biểu tình đòi Hoàng Sa. Nhất là anh Nguyễn Văn Hải, tức Ðiếu Cày, mà trong ngày gặp mặt đó mọi người biết anh đang tuyệt thực vì đòi hỏi hỏi ban giám đốc trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An phải giải quyết cách đối xử với tù nhân chính trị theo đúng pháp luật. Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần, và bao nhiêu người khác đã bị tù chỉ vì những hành động yêu nước, đòi Trung Cộng trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam. trong cuộc họp trên, ông Nguyễn Thanh Bình, tổng giám đốc công ty Gafim đã kêu gọi phải quan tâm tới vai trò của lớp trẻ trong hoạt động vì chủ quyền biển đảo; vì ông thấy trong buổi gặp mặt hầu hết là các gương mặt lớn tuổi, trong suốt bốn giờ đồng hồ chỉ có hai bạn trẻ được phát biểu ý kiến.

Nhưng giới trẻ dân Việt Nam sẽ lên tiếng. Chúng ta đang chứng kiến các hoạt động đòi tự do dân chủ của họ. Ðã có135 blogger Việt Nam ký tên vào bản tuyên bố đòi hủy bỏ điều 258 Bộ Luật Hình Sự, nói về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước...” một điều luật được dùng để bịt mồm bịt miệng nnng người yêu nước. Sáu blogger Việt Nam, trong đó có các bạn trẻ Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Nữ Phương Dung và Nguyễn Thảo Chi, Phạm Ðoan Trang, Nguyễn Lân Thắng đã gặp bà Maria Isabel Sanz Garrido, đại diện Văn phòng Ðông Nam Á của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tại Bangkok, Thái Lan để đưa một bản tuyên bố nhờ chuyển tới Liên Hiệp Quốc. Các anh chị Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Vũ Hiệp, Lê Dũng và Lã Việt Dũng gặp nhân viên Ðại Sứ Quán Mỹ ở Hà Nội để thông báo về bản tuyên bố này để họ biết dân Việt Nam không chịu bị bịt mồm bịt miệng.

Những ý kiến đòi chủ quyền trên các quần đảo ở Biển Ðông đều xuất phát từ các blog trong nước. Chính các blogger đã phát động các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Truyền thống này sẽ được giới trẻ tiếp tục.

Chúng ta có bổn phận nhắc nhở cả thế giới, họ sẽ không thể quên rằng Hoàng Sa thuộc đất nước Việt Nam

User avatar
dodom
Posts: 2724
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Minh oan cho Chủ tịch nước Tư Sâu

Nguyễn Bá Chổi

(Danlambao) - Trong dịp hội kiến với ông Barack Obama hôm 25/7/2013 vừa rồi tại Bạch Ốc, CTN nước CHXHCNCC Tư Sâu cám ơn TT Mỹ đã “kiu mang” người Mỹ gốc Việt. Do “bức xúc” trước cái đồng hồ trên cánh tay dài thượt của chủ nhà vươn ra, chú Tư bản chất thông minh nhạy bén, hiểu ngay mình đang bị đuổi khéo. Chú đã vội vàng tranh thủ nói lấy được nên đã không giải thích rõ ràng “người Mỹ gốc Việt” là gốc Việt nào, khiến “một bộ phận không nhỏ” bà con khổng chỉ người Mỹ mà người nhiều nước khác gốc Việt nổi giận, đã đang và sẽ chửi Chú Tư tối tăm mặt mày.

Nhờ thấu rõ tâm địa của Chú Tư sâu sia, biết chú bị chửi oan nên Chổi “quét” vài đường minh oan cho chú ấy.

Khi nói “... Bày tỏ lòng cám ơn chân thành của chúng tôi về sự chăm sóc hết sức chu đáo của chính phủ Hoa kì trong suốt quá trình mấy chục năm đối với bà con VN sinh sống và làm việc và bây giờ là người Mĩ gốc Việt trên đất nước Hoa kì. Chúng tôi thành thực cám ơn TT cũng như chính phủ Hoa kì và Ngoại trưởng Hoa kì () đã giúp đỡ rất nhiều... đồng bào của chúng tôi là những người Việt gốc Mĩ làm ăn ở Hoa kì hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị.

Tôi, nhân dịp này cũng bày tỏ một sự mong muốn của chính phủ VN rằng, bà con người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hoa kì sẽ là một nhịp cầu vững chắc nối liền cầu hữu nghị của nhân dân hai nước và sự phát triển mạnh mẽ của hai nước VN-Hoa kì trong thời gian tới.”

“Người Mỹ gốc Việt” mà Chú Tư nhắc đến ở đây là người Mỹ gốc Việt-Cộng, tức là một bộ phận cực kỳ nhỏ trong số gần hai triệu người Mỹ gốc Việt Nam miền Nam lẫn miền Bắc đã phải chạy mặt chế độ CS của chú Tư, bỏ nước mà đi, chưa kể đến khoảng nửa triệu người đã bỏ mình nơi biển cả hoặc rừng sâu (theo LHQ ước tính).

Trong lịch sử nhân loại, tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, chưa hề có một tên cướp nào mà, sau khi chiếm đoạt đoạt tài sản, hành hung chủ nhà khiến khổ chủ phải tìm đường thoát thân, lại đủ can đảm mở miệng cám ơn người đang cưu mang nạn nhân của mình.

Hy vọng chú Tư Sâu ít ra còn chút gốc gác của nền giáo dục VNCH, không đến nỗi ăn nói tráo trở, lật lọng, gian manh, mất dạy như người ta kết tội chú. Phải không chú Tư.
Image
Kẻ cướp cám ơn dùm người bị cướp (Biếm họa PHO)
Nguyễn Bá Chổi

User avatar
saohom
Posts: 2217
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Vì sao Mỹ hủy bỏ cuộc hội đàm thượng đỉnh với Nga?

Hà Tường Cát

Hôm Thứ Tư tòa Bạch Ốc loan báo Tổng Thống Barack Obama hủy bỏ một quyết định đã được dự tính từ lâu là cuộc gặp tay đôi với
Tổng Thống Vladimir Putin tại Moscow trước khi đến dự hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St. Petersburg do Nga đứng tổ chức vào đầu tháng 9.

Image
Tổng Thống Obama nói chuyện với các binh sĩ thủy quân lục chiến khi đến thăm Cam Pendleton, California, hôm Thứ Tư.
Ông cũng cho biết đã hủy bỏ cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng Thống Putin tại Moscow đầu tháng 9. (Hình: Kevork Djansezian/Getty Images)



Thoạt nhìn ai cũng có thể hiểu rằng quyết định hủy bỏ cuộc hội đàm ở Moscow là do sự đối đầu trong vụ Edward Snowden. Tối Thứ Ba trên chương trình truyền hình “The Tonight Show with Jay Leno”, Tổng Thống Obama nhìn nhận rằng rất bất mãn với việc Nga cho Snowden tạm thời tị nạn một năm.

Nhiều quan sát viên nhận định là mặc dầu Hoa Kỳ rất thất vọng về động thái của Nga, nhưng vấn đề này quá nhỏ không đủ để làm phương hại thêm cho mối quan hệ Nga – Mỹ vốn đã không được ổn thỏa từ lâu. Tuy vậy theo họ, chính những diễn biến trong chuyện nhỏ bé ấy đã góp thêm yếu tố khiến cho Tổng Thống Obama không tin tưởng là cuộc đối thoại trực tiếp với Tổng Thống Putin lúc này. có thể đạt tới kết quả gì giá trị .

Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc đọc một bản thông báo viết sẵn nói rằng sau khi duyệt xét đầy đủ, chính phủ Hoa Kỳ đi đến kết luận là “không có đủ tiến bộ gần đây trong quan hệ song phương của chúng ta với Nga để đi tới một cuộc họp thượng đỉnh vào đầu tháng 9”.

Ông đọc tiếp: “Tuy rằng trong 12 tháng qua đã thiếu sự tiến bộ trong nhiều vấn đề như hệ thống hỏa tiển phòng thủ và kiểm soát vũi khí, mậu dịch và quan hệ thương mại, các vấn đề toàn cầu, nhân quyền và xã hội dân sự, chính phủ Hoa Kỳ vẫn báo cho chính phủ Nga biết chúng tôi tin rằng sẽ là xây dựng hơn nếu hoãn cuôc gặp thượng đỉnh cho đến khi chúng ta có thêm kết quả trong những nghị trình chia sẻ giữa hai nước chúng ta”.

Phát ngôn viên Carney nói: “Quyết định đáng thất vọng của Nga cho Edward Snowden quyền tị nạn tạm thời cũng là một yếu tố được xét đến khi chúng tôi đánh giá tình trạng hiện nay của mối quan hệ song phương”.

Ông cho biết Tổng Thống Obama sẽ vẫn dự hội nghị thượng đỉnh kinh tế G-20, nhưng theo lời một giới chức cao cấp tòa Bạch Ốc thì không có chương trình hội đàm tay đôi với Tổng Thống Putin ở St. Petersburg. Thay vào thời gian đến Moscow, Tổng Thống Obama sẽ có thêm hai ngày ở Stockholm vì “Thụy Điển là bằng hữu thân gần và đối tác của Hoa Kỳ, đóng một vai trò trọng yếu trên chính trường quốc tế”.

Cũng theo lời phát ngôn viên Carney thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel và Ngoại Trưởng John Kerry vẫn giữ lịch trình gặp các đối tác Nga ở Washington như đã định.

Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Ben Rhodes giải thích rõ hơn về vụ trục trặc đối ngoại này. Theo ông việc Nga quyết định cho Snowden tị nạn bất chấp sự phản đối của Mỹ chỉ làm trầm trọng thêm mối quan hệ không ổn định đã sẵn có giữa hai quốc gia. Như thế, ít có dấu hiệu cuộc đối thoại thượng đỉnh sẽ đem đến kết quả trong những vấn đề khác, và Tổng Thống Obama đã hủy bỏ chương trình tới Moscow. Ông cho biết Tổng Thống và ban tham mưu an ninh quốc gia nhất trí rằng cuộc họp thượng đỉnh trong môi trường chính trị hiện nay là vô nghĩa.

Vụ Edward Snowden tiết lộ chương trình do thám điện tử - theo dõi liên lạc điện thoại và Internet – thật ra chỉ là sự công khai hóa một sự kiện mà người ta đã biết hoặc đoán biết phần nào. Các cơ quan an ninh tình báo ở nhiều quốc gia cũng làm như vậy trong chừng mực khả năng của họ. Chương trình do thám của NSA nếu có khác là ở chỗ tinh vi và rộng lớn hơn vì là của Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu thế giới. Trên lý thuyết hoạt động này có thể bị phê phán là vi hiến, vi phạm quyền riêng tư của cá nhân, do thám bí mật của quốc gia khác; nhưng ngay cả Tổng Thóng Obama cũng đã không ngần ngại nói rằng nếu không làm những việc ấy thì các nước cần gì phải có cơ quan tình báo!

Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp Mỹ không phản đối chương trình do thám của NSA vì sự hữu ích trong việc bảo vệ an ninh vào thời đại có nhiều hoạt động khủng bố. Những người bênh vực Snowden coi anh ta là “người thổi còi” (whistleblower) nghĩa là người nói ra sự thật và tố giác những việc làm sai trái. Những người lên án trong đó có chính quyền Hoa Kỳ, buộc tội Snowden tiết lộ bí mật quốc gia và giúp cho kẻ thù. Sự tiết lộ chương trình do thám của NSA có làm giảm khả năng bảo vệ an ninh hoặc giúp cho kẻ thù biết cách tránh né hay không, là vấn đề hãy còn quá sớm để kết luận vì chưa tập hợp được đầy đủ mọi dữ kiện. Tuy nhiên cũng nên nhắc lại rằng Bradley Manning, can phạm tiết lộ hàng trăm ngàn hồ sơ tài liệu mật cho WikiLeaks, đã không bị tòa án kết tội giúp kẻ thù.

Edward Snowden chỉ là một trong hàng ngàn nhân viên tư nhân làm việc cho NSA và ký cam kết bảo mật. Vi phạm cam kết này, Snowden bị bộ Tư Pháp Hoa Kỳ truy tố và yêu cầu các quốc gia khác dẫn độ nếu đương sự tới đó. Có lẽ Snowden không tiết lộ được gì nhiều về NSA như người ta đã tưởng, và do đó không có giá trị cao để các cơ quan tình báo nước ngoài muốn khai thác. Hoa Kỳ đòi trao trả Snowden vì phạm luật hơn là vì lo ngại tiết lộ bí mật quốc gia, nghĩa là nếu không bắt về được thì cũng không có nguy hại gì lớn hơn nữa. Nói cách khác, Snowden không phải là một điệp viên quan trọng có giá của một món hàng trao đổi giữa Mỹ và Nga; trong cách đối phó với vấn đề của ông Putin người ta có thể thấy ông nắm vững nội dung này.

Phản ứng về sự hủy bỏ cuộc gặp gỡ thượng đỉnh ở Moscow, phụ tá Tổng Thống Nga Yuri Ushakov tuyên bố với các phóng viên hôm Thứ Tư rằng Nga bất đồng ý kiến với Hoa Kỳ về quyết định như vậy. Theo lời Ushakov: “Vụ việc Snowden không phải do chúng tôi”, mà “do từ nhiều năm Hoa Kỳ tránh thảo luận hiệp ước dẫn độ với Nga” và “đã nhiều lần từ chối cho dẫn độ các phạm nhân từ Mỹ về Nga, với lý do không có hiệp ước ấy”. Ông phàn nàn: “Tất cả tình trạng đó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng xây dựng quan hệ với Nga trên cơ sở bình đẳng”.

Tuy nhiên Ushakov khẳng định là lời mời Tổng Thống Obama đến Moscow vẫn còn nguyên hiệu lực và “Nga sẵn sàng tiếp tục làm việc với đối tác Hoa Kỳ trên tất cả những vấn đề then chốt trong quan hệ song phương và đa phương”.

Andrei Klimov, phó chủ tịch Hội Đồng Quốc Tế Vụ của Liên Bang Nga nhận định là “Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh quan hệ song phương với Nga vì những vấn đề chính trị quốc nội”. Ông cho rằng đây không phải “chiến lược” mà chỉ là “nhu cầu nội bộ Hoa Kỳ”. Ộng nói: “Chúng tôi không quên thái độ như thế, nhưng điều ấy không có nghĩa là khởi đầu một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới, vì giữa Nga và Hoa Kỳ hãy còn có quá nhiều vấn đề phải làm việc chung với nhau”.

Nhận xét này có thể đúng không chỉ với Tổng Thống Obama mà còn với cả Tổng Thống Putin khi ông ta muốn chứng tỏ sự độc lập về luật pháp của nước Nga và cương quyết không để bị coi là chấp nhận áp lực của Hoa Kỳ. Tổng Thống Putin luôn luôn tìm cách khơi dậy niềm tự hào dân tộc của một đại cường quốc nay đã xuống vị trí hàng nhì, và dùng chính sách ấy để đối phó với các phái đối lập về tình trạng thiếu dân chủ và những vấn đề khó khăn khác tại Nga.

Tổng Thống Obama từ nhiệm kỳ đầu đã áp dụng đường lối đối ngoại theo chủ trương thương lượng và thuyết phục để giải quyết những bất đồng giữa các quốc gia. Nhưng có lẽ ông đã thất vọng với giới lãnh đạo Trung Quốc trong các vấn đề khí hậu địa cầu, chính sách tiền tệ, an ninh trên không gian ảo,…, cũng như với Nga trong cái mà ông gọi là “tâm lý thời Chiến Tranh Lạnh” như lời ông nói trong buổi hội thoại của Jay Leno trên truyền hình NBC tối Thứ Ba.

Đề tài nhân quyền thường được nêu lên với Nga, Trung Quốc hay nhiều nước khác, trong thực tế chỉ có ý nghĩa tương đối nhưng mặt khác lại có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ. Bất cứ một Tổng Thống Hoa Kỳ nào cũng phải đi trên một con đường nhỏ, ranh giới giữa lý tưởng dân chủ tự do, và quyền lợi của nước Mỹ đạt được bằng thương lượng ngoại giao với các nước khác. Tổng Thống Obama đã từng bị những người Cộng Hòa chỉ trích là yếu kém và nhượng bộ trong nhiều quan hệ quốc tế . Như thế nếu đến lúc, sau khi tính toán cân nhắc mọi mặt cho phép, ông cần phải phản bác lại quan niệm này. Cách đương đầu và đặt vấn đề trong vụ Nga hiện nay không ra ngoài đường hướng ấy.

Vì vậy cho rằng phản ứng của Hoa Kỳ không có tác dụng gì với Nga, hoặc là chính Hoa Kỳ sẽ chịu thiệt thòi hơn, đều là những ý kiến có thê chấp nhận được nhưng không phải là căn bản của vấn đề. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga rất phức tạp, không phải là đối đầu mà cũng chưa hẳn là dễ dàng thân hữu vì hãy còn nhiều yếu tố cạnh tranh. Hiện nay Nga không phải là một đối tác thương mại rất lớn, quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ chỉ vào khoảng $40 tỷ. Nga cũng không đặt Hoa Kỳ ở trọng tâm trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc và Âu Châu chiếm vị trí quan trọng hơn. Do đó cuối cùng thì quyền lợi của mỗi nước là mục tiêu chính yếu và Hoa Kỳ hay Nga khi cần sẽ hướng theo đó để phát triển mối bang giao hỗ tương. (HC)

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Bỏ đảng hay đảng bỏ?

Ngô Nhân Dụng


Hôm qua, nhật báo Nhân Dân (ở Hà Nội) mới loan tin ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách “Trưởng Ban Chỉ Ðạo Trung Ương phòng chống tham nhũng” đã ký một Quyết định (số 17), với tham vọng sẽ thúc cho đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công việc chống tham nhũng “tốt hơn.” Quyết định này thành lập bảy đoàn công tác để đi kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng “nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.”

Bảy đoàn công tác rất có bề thế. Hai ủy viên Bộ Chính Trị sẽ phụ trách đi điều tra ở các địa điểm nặng nhất, là Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng. Năm người ủy viên Trung Ương Ðảng phụ trách đi thanh kiểm các nơi khác, người nào cũng nằm trong cái “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương” của ông Trọng. Riêng ông Nguyễn Bá Thanh, người từng được ông Trọng cất lên làm Trưởng Ban Nội Chính sẽ đi “làm việc tại Bộ Công An, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao;” đó là những cơ quan ở trung ương xưa nay vẫn phụ trách việc chống tham nhũng; để hy vọng biết tại sao họ mấy chục năm trời nay họ chống tham nhũng vẫn không xong!

Trước đó một ngày, ông Nguyễn Phú Trọng đã đã ban hành kế hoạch (số 16) liệt kê những thứ ông định làm để chống tham nhũng. Ðại khái, họ thấy cần phải “phát hiện các hạn chế, yếu kém... nhằm nâng cao hiệu quả,” trong “trong công tác đấu tranh chống tham nhũng hiện nay” rồi “kịp thời chấn chỉnh” để “củng cố lòng tin của nhân dân.” Ðọc hết cái quyết định thì thấy nó đúng là văn chương của đảng Cộng sản, người ngoài không bắt chước được. Nó chỉ toàn những khẩu hiệu tuyên truyền đã từng được lập đi lập lại; ý tứ cũng đại khái giống như lâu nay họ vẫn nói, nói sa sả từ nửa thế kỷ đến giờ.

Nếu quý vị đảng viên cộng sản nào vẫn còn tin rằng đảng của họ muốn chống tham nhũng thật, thì chắc họ phải băn khoăn tự hỏi tại sao mình đã hô khẩu hiệu chống tham nhũng hàng ngàn lần, hô đến mỏi cả miệng mà vẫn cứ phải tiếp tục hô mãi? Hô đến bao giờ mới ngưng? Tại sao cái ung nhọt tham nhũng nó cứ phồng lên, càng ngày càng bốc mùi hôi thúi chịu không thấu?

Chúng tôi xin giúp quý vị tìm ra một lời giải đáp, nhân mới có một bài nghiên cứu của một giáo sư Ðại Học Hamburg bên Ðức là ông Berno Buechel. Bài nghiên cứu, cộng tác với Eike Emrich, và Stefanie Pohlkamp, tựa là “Không ai vô tội;” nhằm tìm hiểu về hiện tượng dùng thuốc tăng cường sức mạnh (doping) trong các môn thể thao (Nobody's innocent: the role of customers in the doping dilemma). Hiện tượng chích thuốc kích thích này rất phổ biến, ai cũng biết, ai cũng than phiền nó làm mất giá trị các cuộc đấu. Các tổng hội thể thao đều tuyên bố muốn ngăn ngừa, muốn trừ khử, nhưng không thành công. Chẳng khác gì các đảng cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam nói họ muốn trừ tham nhũng vậy. Có người bảo chính khán giả hâm mộ có thể làm áp lực chấm dứt tệ trạng này, nhưng Buechel bác bỏ ý kiến đó.

Berno Buechel đã sử dụng một ngành trong toán học là “Lý thuyết Trò chơi” (Game Theory) để nghiên cứu vai trò của các đấu thủ, (ông tốt nghiệp Viện Toán học Kinh tế - Institute of Mathematical Economics từ Ðại Học Bielefeld ở Ðức).

Ông đã dùng câu chuyện “Ngụ ngôn hai người tù” (prisoner's dilemma) rất nổi tiếng để tiên đoán rằng không đấu thủ thể thao nào muốn ngưng nạn dùng thuốc kích thích. Một đấu thủ nghĩ rằng nếu mình không chích, để tăng cường sức lực trước khi vào trận đấu, thì thằng khác chúng nó vẫn chích. Vậy tại sao mình lại không chích, nếu bị bắt thì cả hai cùng bị như nhau? Cũng giống như trong chuyện ngụ ngôn, người tù này quyết định thú tội vì nghĩ dù anh kia nó thú tội hay không, mình thú tội vẫn được lợi hơn.

Cũng dùng phương pháp đó, Buechel xét đến những “người tù” khác, một “trò chơi, game” khác. Ông xét tới vai trò của các đấu thủ và của các thanh tra vẫn khám nghiệm họ; vẫn giống hai người tù trong câu chuyện ngụ ngôn. Nếu các đấu thủ nghĩ rằng khi bị khám nghiệm thế nào người ta cũng biết mình chích thuốc, thì họ sẽ ngưng không chích nữa. Nhưng kết quả các cuộc khám nghiệm không bao giờ đúng 100% như vậy. Cho nên, họ trở lại với lý luận: Nếu mình không chích thì thằng kia nó vẫn chích!

Nhưng các thanh tra làm việc do các hội thể thao trả tiền. Nếu họ khám nghiệm nghiêm ngặt thì họ phải thấy nhiều trường hợp vi phạm hơn; mà trong nhiều môn thể thao hầu như đấu thủ nào cũng chích cả. Vậy thì các tổng hội thể thao chính họ có muốn bắt các thanh tra làm việc chặt chẽ hơn không? Theo quyền lợi của chính họ, các tổ chức thể thao cũng không muốn cho các thanh tra làm việc hữu hiệu. Trước hết, vì muốn khám nghiệm chặt chẽ hơn sẽ tốn tiền hơn. Quan trọng hơn nữa, vì lo mất khách! Nếu khán giả nhìn thấy ở đâu cũng chích choác thì họ sẽ chán không muốn coi các trận đấu võ hay các cuộc chạy đua, đua xe đạp nữa hay đấu bóng nữa! Khán giả mà chán thì số tiền thu của các hội thể thao sẽ xuống, các người lãnh đạo sẽ không lãnh những món lương cao như hiện nay nữa! Tốt nhất, cho khám nghiệm qua loa, lâu lâu bắt được một vụ cho nó đẹp, chứ không nên để cho người ta thấy chỗ nào cũng đầy những con sâu, có khi cả nồi canh toàn sâu là sâu! Trong tình trạng đó, các đấu thủ thấy tốt nhất là cứ chích: Nếu mình không chích thì thằng khác nó vẫn chích!

Ðọc tóm tắt kết quả bài nghiên cứu của Berno Buechel chúng ta ngửi thấy ngay cái gì quen quen. Nó nhắc mình nhớ đến những chiến dịch chống tham nhũng triền miên của các đảng cộng sản khắp thế giới. Họ không thể làm công việc “thanh cha, thanh mẹ, thanh dì” một cách nghiêm chỉnh được. Vì làm đứng đắn thì cả “đảng ta” cùng bị thiệt, tội gì! Bảy đoàn thanh tra, chứ ngàn đoàn thanh tra cũng thế thôi! Chẳng qua là một đòn phép để phe này hất cẳng phe kia, triệt hạ đối thủ để nâng phe mình lên! Nếu đảng cộng sản trừ được tham nhũng thì các môn thể thao cũng trừ được nạn chích choác!

Nghe như vậy thì chán đời quá! Nhưng may mắn, Berno Buechel có đề nghị một giải pháp hy vọng ngăn ngừa nạn chích thuốc kích thích. Vẫn dùng toán học theo lối Game Theory, ông chứng minh rằng nếu thay đổi “cơ cấu thông tin” (the information structure) thì có hy vọng chấm dứt được tình trạng chích choác trong thể thao. Ông đề nghị kết quả của tất cả các cuộc khám nghiệm phải được công bố, dù kết quả là có chích thuốc (positive) hay không (negative); dù nặng hay nhẹ.
Buechel chứng minh, bằng toán học, rằng “nếu chính sách thông tin trong sáng về các các cuộc khám nghiệm được thiết lập, thì các môn thể thao sẽ hết nạn chích choác;” vì quyền lợi của chính những người tham dự trong “trò chơi” khám nghiệm! (If transparency about doping tests is established, then there is a doping-free equilibrium).

Berno Buechel chắc cũng nghĩ đến chuyện tham nhũng, khi ông kết luận bài nghiên cứu của mình với nhận xét: Cuộc nghiên cứu này có thể dùng để ấn định chính sách bài trừ nạn chích thuốc, cũng như các hành động gian lận khác” (This has practical implications for the design of anti-doping policies, as well as for other situations of fraudulent activities).
Bây giờ thì chúng ta hiểu tại sao nửa thế kỷ chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam không làm nên cơm nên cháo gì cả. Thiếu thông tin trong sáng, đầy đủ và trung thực.

Nhưng làm cách nào để cho đảng cộng sản thiết lập một “cơ cấu thông tin trong sáng?”

Chỉ có một cách, là họ phải xóa bỏ chế độ độc tài chuyên chế. Khi người dân được tự do bầu cử chọn người cầm quyền, khi mọi người được tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do làm blog, tự do biểu tình, vân vân, thì dù đảng nào nắm quyền cũng phải dần dần trong sáng hơn. Lúc đó nói chuyện chống tham nhũng sẽ dễ dàng hơn!

Cho nên, nếu quý vị đảng viên cộng sản muốn cứu đảng và cứu nước, thì phải có hành động đủ mạnh mẽ để cho cái đảng của quý vị thay đổi. Một hành động đủ mạnh mẽ, tạo được một cơn kích xúc (shock) là quý vị hãy rủ nhau tự giải phóng khỏi ách chuyên chế. Phải có một hành động tập thể, của hàng ngàn người, dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin và con đường chuyên chính vô sản, từ bỏ cái chế độ hủ nát hôi thối hiện nay. Nhiều đảng viên đã phê phán, đã “phản biện” hàng chục năm nay rồi, chẳng đi tới đâu cả. Hôm nay là ngày giỗ Trung Tướng Trần Ðộ. Ông là một người đi tiên phong chống các chính sách của đảng, rồi bị đảng gạt bỏ ra ngoài, bị trục xuất từ hơn mười năm trước. Ðến lúc ông chết, những vòng hoa có chữ “thương tiếc” đều bị cắt bỏ. Cái dấu “bị đảng trục xuất” là một huy chương gắn trên quan tài ông. Những đảng viên hiên giờ đang nhìn thấy cảnh thối nát của đảng phải bật lên lời phẫn uất; họ muốn tự mình từ bỏ đảng hay là chờ tới ngày cũng bị trục xuất? Nếu hàng ngàn người cùng tuyên bố bỏ đảng một lúc thì hàng trăm ngàn đảng viên khác sẽ theo.

Có như vậy nước ta mới thiết lập được một cơ cấu thông tin trong sáng.

User avatar
dodom
Posts: 2724
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Xã hội dân sự là niềm tin và lòng tự trọng
Ðoàn Thanh Liêm
Trong một chế độ thực sự dân chủ, thì mọi người dân đều được quyền tự do phát huy sáng kiến của mình - nhằm xây dựng một cuộc sống an lành vui tươi hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình cũng như cho xã hội - như gần đây trên thế giới người ta hay nhắc đến câu nói: “Ðiều quan trọng là làm sao để nâng cao cái phẩm chất của cuộc sống” (quality of life).

Chiều hướng tiến bộ chung trên thế giới ngày nay là người ta đề cao sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền - và đặc biệt là chủ trương sử dụng đường lối bất bạo động (non - violence) trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong xã hội. Và càng ngày khu vực Xã Hội Dân Sự (XHDS) càng mở rộng phạm vi hoạt động với sự tham gia tích cực của số đông quần chúng nhân dân thông qua hàng vạn, hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện.

Kể cả trong lãnh vực bang giao quốc tế, thì vai trò của những tổ chức phi-chính phủ càng ngày càng nổi bật trong công cuộc xây dựng hòa bình, điều giải giữa các phe đối nghịch, chuyển hóa tranh chấp tại nhiều địa phương... (peacebuilding, mediation, conflict transformation). Vì thế mà người ta gọi những tổ chức mà đứng ra thực hiện những việc như thế đó là những “tác nhân không phải là nhà nước” (Non-State Actors). Sự kiện này chứng tỏ rằng việc bang giao quốc tế ngày nay không phải chỉ là thẩm quyền riêng biệt của những chính quyền nhà nước như xưa nay được nữa.

Trước khi đi vào chi tiết thực hành theo chủ đề của bài viết, tôi xin trình bày sơ qua về vai trò của các “nhóm nhỏ” (small groups) là những đơn vị thuộc khu vực XHDS, cũng như trường hợp của các NGO (Non-Govenmental Organisations = tổ chức phi chính phủ). Ðó là điều chưa được trình bày chi tiết gãy gọn trong các bài viết trước đây về đề tài XHDS.

I. XHDS gồm hàng triệu những nhóm nhỏ

Thống kê xã hội học cho biết là tại nước Mỹ, thì có đến hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ (NGO) và đến 3 triệu những nhóm nhỏ. Những nhóm nhỏ này thường chỉ gồm chừng 10-15 thành viên, nhưng họ rất hăng say nhiệt thành theo đuổi những công tác cụ thể thiết thực nhằm phục vụ những người kém may mắn trong xã hội, cũng như trong việc bảo về nhân quyền hay trong lãnh vực văn hóa tâm linh tinh thần v.v... Ðó là những con người chuyên làm những việc nhỏ bé, không tên tuổi, nhưng thật là có ích lợi cụ thể rõ rệt cho xã hội - mà ta có thể nói là họ luôn cố gắng “hoạt động ở một phạm vi nhỏ bé trong tầm tay với của mình” (Act locally).

Riêng trong cộng đồng người Việt tại California, thì có rất nhiều những nhóm nhỏ chừng 10-12 người - họ chung nhau đi giúp đỡ cung cấp đồ ăn, quần áo, chăn mền cho lớp người vô gia cư (homeless) sống lang thang nơi các vỉa hè trong những thành phố lớn như Los Angeles, San Francisco - hay đến thăm viếng an ủi, chuyện trò, trao tặng sách vở báo chí cho những người bị giam giữ trong các nhà tù. Lại còn có những em sinh viên học sinh tự nguyện đến săn sóc, kể chuyện, đọc sách báo, v.v... cho các cụ già sinh sống cô đơn trong những nursing home.

Các nhóm nhỏ này được tự do hoạt động theo sáng kiến và thiện chí phục vụ của riêng mình - họ không cần xin được cho miễn thuế (tax exempt), nên không bó buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước - như trường hợp của các NGO khác. Như vậy, có thể nói các nhóm nhỏ như thế đã và còn đang đóng một vai trò hết sức quan trọng của XHDS tại nhiều quốc gia. Và riêng dưới chế độ độc tài chuyên chế như của cộng sản, thì các nhóm nhỏ như thế đó lại càng dễ hoạt động, vì tránh được sự theo dõi của công an mật vụ - nhất là trong giới các bạn trẻ có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật tiến bộ trong thời đại Internet ngày nay.

Các nhóm nhỏ như thế còn là những đơn vị cơ sở của tổ chức nhân quyền như Amnesty International (Ân xá Quốc tế) tại các địa phương mà được gọi là một “chapter” nữa. Và phong trào bảo vệ môi sinh là “Green Peace,” thì cũng có nhiều nhóm rải rác phân tán tại nhiều quốc gia trên thế giới. Amnesty International cũng như Green Peace, Transparency International, v.v... được coi như những đơn vị tiêu biểu của XHDS Toàn Cầu (Global Civil Society : Xin coi lại bài đã được viết về đề tài này từ năm 2010) - mà hoạt động chính yếu được thực hiện thông qua vô vàn vô số những nhóm nhỏ ở các địa phương như thế đó.

II. XHDS là niềm tin

Có thể nói tuyệt đại đa số người dân trong một quốc gia, thì đều có thể sinh hoạt trong khu vực XHDS - kể cả giới công chức chính quyền thì họ vẫn có thể tham gia hoạt động trong các NGO, các nhóm nhỏ - ít nhất là trong lãnh vực hoạt động từ thiện nhân đạo hay trong sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo. Và giới kinh doanh trong các xí nghiệp, công ty cũng vậy, họ còn yểm trợ tài chánh vật chất cho XHDS nữa.

1- Vì sát cánh sinh hoạt gắn bó với nhau trong các nhóm nhỏ lâu ngày như vậy, nên giữa các thành viên trong nhóm đã nảy sinh ra cái tình cảm gắn bó thân thương và sự tin tưởng lẫn nhau. Ðiển hình như trong một nhóm thiếu niên thuộc tổ chức Hướng Ðạo, thì các em rất liên đới gắn bó với nhau, tin tưởng lẫn nhau - cũng như quý mến tin tưởng nơi vị huynh trưởng dẫn dắt cho nhóm mình.

Vì thế mà những người hoạt động năng nổ nhiệt thành nhất trong khu vực XHDS, thì họ đều có một niềm tin sâu sắc kiên định vững vàng nơi lòng nhân ái, tính lương hảo và năng lực sáng tạo vô biên của mọi tầng lớp con người trong cộng đồng dân tộc của mình.

2- Trong phạm vi rộng lớn hơn, thì lịch sử đã cho chúng ta biết là vào thế kỷ XIII, trước nguy cơ xâm lăng của giặc Mông Cổ, toàn thể dân tộc Việt Nam đã biểu lộ sự đoàn kết quyết tâm trong hội nghị Diên Hồng - nhờ đó mà nước ta đã đánh thắng được một đạo quân mạnh mẽ gấp bao nhiêu lần so với lực lượng nhỏ bé của chính mình. Hội nghị Diên Hồng đó chính là sự biểu lộ tuyệt vời cho cái niềm tin sắt đá của XHDS trong nước ta vào thời đó - nhờ vậy mà tạo được sự đoàn kết keo sơn vững chắc để mà: “Nhà Vua lãnh đạo và Thần dân bày tôi đều cùng chung một dạ một lòng quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm.”

3- Ngày nay lại càng cần phải có một thứ tập hợp toàn dân tương tự như lối hội nghị Diên Hồng thời đó - thì chúng ta mới mong đánh thắng được cả bè lũ ngoại xâm từ phương Bắc, cũng như loại trừ hết được thứ giặc nội xâm ngay trong nội bộ của nước mình. Vì bọn giặc nội xâm phản quốc này lại đang nắm giữ được chính quyền trong tay, thì người dân chúng ta chỉ còn có một phương cách duy nhất là xây dựng củng cố XHDS cho thật mạnh mẽ vững chắc - hầu tạo được một thứ Sức Mạnh Mềm để làm chước “Nhu thắng Cương”, “Nhược thắng Cường”.

Có như thế, thì nhân dân ta mới dẹp bỏ được cả hai thứ nguy cơ nội xâm và ngoại xâm hiện đang đe dọa sự sống còn của quê hương đất nước ta được.

4. Từ xa xưa, ông cha ta vẫn giữ vững được cái niềm tin sắt đá rằng : “Nhân nghĩa phải thắng được hung tàn.” Mà dân gian cũng thường tâm niệm rằng: “Quan nhất thời - dân vạn đại” để xác quyết tính cách bền vững của dân tộc bất kể sự lũng đoạn của chế độ độc tài bất nhân hà khắc - vì họ vững tin nơi chính nghĩa của dân tộc cuối cùng sẽ chiến thắng trước bè lũ tham tàn hại dân bán nước.

Tóm tắt lại, thế hệ chúng ta ngày nay phải cố gắng hết mình để làm cho sống lại được cái niềm tin son sắt vào sự trường tồn của dân tộc. Có như vậy chúng ta mới có khả năng truyền được cái ngọn lửa nhiệt thành cháy bỏng cho lớp con lớp cháu của mình. Mà với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại, thì lại càng dễ dàng cho chúng ta phát huy óc sáng tạo của mình để tìm ra được những phương thức hành động thật sự hiệu quả - để mà đánh thắng được cả hai thứ giặc nội xâm và ngoại xâm nói trên vậy.

III. XHDS là lòng tự trọng

1- Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta vẫn thường đề cao những đức tính cao quý của mẫu người trượng phu quân tử - như được tóm gọn trong 3 chữ : “Nhân, Trí, Dũng” - đó là ba phẩm cách quan trọng mà bất kỳ người sĩ phu trí thức nào cũng đều hiểu biết rõ ràng. Và để rồi từ đó mà phải cố gắng rèn luyện bản thân về mặt trí tuệ cũng như về mặt đức hạnh - hầu có thể trở thành những con người vừa có tài năng thao lược, mà cũng vừa có nhân cách cao quý nữa.

Hơn ai hết, người sĩ phu quân tử thì phải biết nhận ra cái ân, cái nghĩa mà gia tộc, xóm làng cũng như đất nước dân tộc đã hào phóng chu cấp cho mình - để nhờ đó mà quý vị mới có thể được ăn học đến nơi đến chốn. Không phải chỉ đơn giản là cái món nợ vật chất như cơm ăn áo mặc, nhà cửa ruộng vườn, v.v...

2- Mà quan trọng hơn nữa chính là cái món nợ về mặt văn hóa tinh thần, cụ thể như ngôn ngữ bạn nói và viết, ca dao tục ngữ, lời ru của mẹ đã nuôi nấng tâm hồn của bạn từ tuổi ấu thơ đầu đời, và nhất là cái khối kiến thức đồ sộ mà bạn tiếp thu nhận lãnh được từ học đường cũng như từ xã hội v.v... Tất cả những món phi vật thể đó (immaterial items) là xuất phát từ kho tàng văn hóa vô cùng phong phú quý báu của dân tộc - vốn được tích lũy từ bao nhiêu thế hệ - mà nay được chuyển giao cho bạn sử dụng như là khối hành trang, như là thứ vốn liếng để cho bạn đem theo suốt cả hành trình cuộc sống của bản thân mình giữa lòng xã hội này.

3- Ngay từ trong các gia đình có nền nếp gia phong gia đạo, thì nền giáo dục truyền thống của nước ta luôn luôn nhắc nhở cho giới sĩ phu trí thức thì phải nhận thức cho thật rõ ràng về cái món nợ ân tình vô cùng lớn lao đó - mà mình mắc phải đối với gia tộc cũng như đối với đất nước. Ðể rồi từ đó mà tìm cách trả cái món nợ đó cho thật sòng phẳng - như người Mỹ thường hay nói: “Just to pay back your dues” (Chỉ là trả lại cái khoản mà bạn thiếu đối với xã hội).

Người có lòng tự trọng thì không thể tự cho phép mình sao lãng, không chịu làm trọn cái nghĩa vụ sòng phẳng đó đối với dân tộc và đất nước được. Ðó là một điều sơ đẳng, tối thiểu để mà đánh giá cái tư cách, cái bản lãnh của một con người vốn dĩ được cho ăn cho học hơn nhiều so sánh với đa số bà con kém may mắn khác vậy.

Nói vắn tắt lại, thì XHDS gồm hàng vạn, hàng triệu những tổ chức, những nhóm nhỏ có tính cách tự nguyện và bất vụ lợi của những con người vừa có sự tự tin ở nơi bản thân mình (self confidence), cũng như tin tưởng nơi các chiến hữu đồng đội cùng sát cánh với mình (mutual trust) - mà cũng vừa có lòng tự trọng (self respect) để mà dấn thân nhập cuộc trong những công trình phục vụ dân tộc, bảo vệ đất nước.

Vấn đề chính yếu đối với người sĩ phu trí thức là họ thực sự phải có lòng nhân ái sâu sắc - và có quyết tâm, có dũng khí để mà không quản ngại trước bất kỳ hy sinh khó nhọc nào trên bước đường phục vụ trường kỳ và gian khổ vì hạnh phúc của dân tộc, vì danh dự của giống nòi.

Còn chi tiết thực hành ra sao để thực hiện được cái sứ mệnh cao cả đó - thì việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào tài năng sáng tạo tháo vát của mỗi người, của mỗi đơn vị tổ chức mà họ tham gia. Ðiều này với khả năng hiểu biết thông thường của một người có trình độ văn hóa phổ thông vào đầu thế kỷ XXI hiện nay, thì đã quá hiển nhiên rõ ràng - thiết nghĩ ta khỏi cần phải bàn thảo dông dài ở đây nữa vậy.

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

SUY NGHĨ TRONG NHỮNG NGÀY NẰM BỊNH

Lê Hiếu Đằng (BVN) -
Bài viết nầy cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động...

Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trải nghiệm cay đắng mà tôi cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng, thôi thúc tôi phải “thanh toán”, “tính sổ” lại tất cả. Trong lúc nằm bịnh tôi đọc quyển Chuyện nghề của Thủy của đạo diễn Trần Văn Thủy, các truyện của các nhà văn quân đội như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Trần Dần và qua ti vi xem các chuyến đi thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Hàn Quốc, Myanma (Miến Điện) lại càng giục giã tôi viết những dòng này. Các nhà văn đã cho tôi thấy thêm sự bi thảm của thân phận con người trong cái gọi là CNXH ở Miền Bắc, một xã hội không có bóng người. Chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không có những nghi thức cao nhất của một nguyên thủ quốc gia hay chuyến đi thăm Hàn Quốc, Myanma của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nếu đem so sánh các chuyến đi thăm Trung Quốc của các vị thì không khí hoàn toàn khác nhau. Một bên thì khô cứng, lạnh lùng của một nước lớn đầy tham vọng, một bên là không khí cởi mở, vui vẻ bình đẳng. Không biết các nhà lãnh đạo của ĐCS Việt Nam với lòng tự trọng dân tộc có “mở mắt” thấy điều đó không? Hẳn nhiên chúng ta không thể đòi hỏi Mỹ làm nhiều điều tích cực hơn bởi vì công bằng mà nói anh không thể “mở lòng” với một nước mà thái độ không rõ ràng, bất nhất.

Tất cả tình cảm của gia đình và bạn bè trong nước cũng như ở nước ngoài làm tôi suy nghĩ miên man trong lúc nằm bịnh càng khẳng định với tôi một điều: con đường mà tôi cùng nhiều bạn bè, đồng đội đã lựa chọn, con đường tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng thời trai trẻ và một xã hội công bằng tự do dân chủ. Ở đó con người sống với nhau một cách tử tế, thật sự được giải phóng từ người nô lệ thành người làm chủ của đất nước. Tôi ngày càng hiểu sâu sắc từ “GIẢI PHÓNG” không có nghĩa như ngày nay người ta thường dùng mà là sự thoát xác thật sự làm người tự do dù cho người cai trị là da trắng hay da vàng, thậm chí điều đau khổ, bi thảm nhất là hệ thống cai trị chính là người của dân tộc đó, là Việt Nam, là Trung Quốc, v.v. Nếu hiểu từ giải phóng theo ý thức sâu xa đó thì tôi cũng rất đồng tình với nhận xét của nhiều nhà báo, nhà văn, học giả ở Miền Bắc, trong đó có nhà báo Huy Đức trong cuốn Bên thắng cuộc mới đây. Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Vì những lẽ trên tôi xin “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới.

1. Vì sao tôi đi kháng chiến, vào ĐCS Việt Nam?

Vào thế kỷ trước, chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS đã làm say mê biết bao trí thức, văn nghệ sĩ ở các nước, nhất là ở nước Pháp, cái nôi của khuynh hướng xã hội, dân chủ mà cả thời kỳ ánh sáng với các tên tuổi như Montesquieux, Voltaire, Jean Jacquess Rousseaux, v.v. với khát vọng xây dựng một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng. Chủ nghĩa Marx, CNXH, CNCS chẳng những lôi cuốn, làm say mê nhiều thế hệ trí thức phương Tây mà ở Việt Nam cũng vậy. Những tri thức văn nghệ sĩ tên tuổi lẫy lừng như Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Thế Lữ, v.v. hay những tri thức tên tuổi ở nước ngoài như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Thật ra họ theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM mà đi vào chiến khu chứ họ ít hoặc chưa biết chủ nghĩa Marx là gì, CNXH ra sao, nhưng họ hy vọng sau khi kháng chiến thành công sẽ xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ xã hội, tự do, hạnh phúc mà trong tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp năm 1946 ông HCM đã trịnh trọng cam kết trước toàn dân trước Ba Đình lịch sử.

Lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc đã thúc đẩy mọi người tham gia Cách mạng tháng 8 và sau đó đi kháng chiến. Bạn bè tôi và bản thân tôi cũng thôi thúc bởi những tình cảm đó: lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập tự do dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hy sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đã thôi thúc chúng tôi lên đường.

Tôi vào Đảng cũng rất đơn giản: năm 1966, anh Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết) phụ trách đơn tuyến tôi, hẹn tôi gặp nhau ở một chùa trên đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3-2) để sinh hoạt. Anh Nguyễn Ngọc Phương nghiêm mặt tuyên bố: “Đ/c Bắc Sơn (bí danh của tôi lúc đó), đ/c từ nay là Đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng (thực chất là Đảng Lao động Việt Nam ở Miền Nam mà thôi). Lẽ ra tôi đưa điều lệ để đồng chí nghiên cứu nhưng đ/c là người hoạt động công khai trong Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật Khoa nên tôi bây giờ mới phổ biến một số điều trong điều lệ để đ/c biết”. Một buổi kết nạp chẳng có lời thề thốt, cờ quạt gì cả. Anh Nguyễn Ngọc Phương, người phụ trách tôi trong thời gian đầu, là người lớn lên trong một gia đình khá giả, có em gái lấy nghệ sĩ hài nổi tiếng Bảo Quốc. Thật ra qua một số người hoạt động ở Huế anh ấy đã biết tôi đã từng tham gia phong trào đấu tranh Sinh viên học sinh Huế lúc tôi còn học đệ nhị, đệ nhất Quốc học Huế và đã từng bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế gần một năm với Lý Thiện Sanh (nay là bác sĩ định cư ở Úc). Vì chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó nghĩ tôi là thành viên của Đoàn TN nhân dân Cách mạng Miền Nam. Nhắc đến đây tôi có một kỷ niệm khó quên: ba tôi và mẹ Lý Thiện Sanh nóng lòng vì đã đến kì thi Tú tài II nhưng chúng tôi vẫn bị nhốt trong tù. Vì vậy ông bà làm đơn hú họa xin hai chúng tôi ra thi. Thế mà chính quyền Thừa Thiên-Huế lúc đó lại giải quyết cho ra thi. Tôi theo ban C Triết học nên chỉ còn vài ngày nữa là thi, ba tôi gửi một số sách vào cho tôi. May mắn lúc đó tôi đã đọc nhiều sách triết học của các Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trần Văn Toàn và các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại của nhà văn Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, Tô Hoàng Yên, v.v., kể cả quyển sách viết về Nietzsche của Nguyễn Đồng Thi Hiền còn trai trẻ trước 1945 nên gặp đề thi triết khá hay tôi tán đủ điều, đậu hạng thứ dễ dàng. Còn Lý Thiện Sanh học ban B vốn rất giỏi nên đậu hạng bình thứ. Những ngày ba tôi đến đón tôi ra thi ông đã đi qua cánh đồng An Cựu trong giá lạnh. Tôi không thể nào quên hình ảnh đó của ba tôi. Bây giờ Người đã mất nhưng tôi không bao giờ quên ông, biết ơn nuôi dạy tôi thành người trưởng thành pha một chút ân hận vì tôi mà ông phải khổ sở. Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay không?

Trong thời gian đó, lúc nhà tù cho tù nhân làm văn nghệ tôi thường hát bài “Tình quê hương” thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ, lúc đó là Đại úy Quân đội Sài Gòn. Gia đình của người phụ trách lao Thừa Phủ đứng trên bức tường có đường đi bao quanh nhà tù để xem. Đúng là cái máu lãng mạng của đám Sinh viên học sinh chúng tôi lúc đó ngay trong tù cũng nổi dậy đùng đùng và có cô con gái rất thích bài đó. Lý Thiện Sanh đùa “Nó khoái mày rồi đó”.

Về anh Nguyễn Ngọc Phương - người phụ trách tôi sau này bị địch bắt, đã hy sinh trong tù năm 1973. Năm ngoái, nhân ngày giỗ anh, tôi có kể lại việc mỗi lần sinh hoạt với tôi xong anh đề nghị tôi hát bài “Trăng mờ bên suối” của Hoàng Nguyên. Hát xong tôi hỏi anh: “Anh là bí thư Đảng ủy sinh viên mà sao thích bài hát ướt át quá vậy?”. Anh cười buồn và nói: “Chúng ta chiến đấu xét đến cùng là vì con người. Nhưng bài hát đó viết rất hay về con người thì sao mình không thích được!”. Nghe anh tôi càng cảm phục người đ/c phụ trách tôi và hôm giỗ anh tôi hát lại bài “Trăng mờ bên suối” để cúng anh. Sau đó, chị Cao Thị Quế Hương có vẻ trách tôi vì cho rằng anh Phương không thể ủy mị như vậy. Tôi cười buồn và im lặng.

Tôi đã đi theo kháng chiến và vào Đảng như thế đó…

2. Vấn đề đa nguyên, đa đảng

Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó. Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả quy luật tự nhiên, cop-py mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển. Trong đó có gia đình nhà báo Trần Triệu Luật, người đã cùng tôi vào chiến khu và đã hy sinh vào ngày 11.10.1968 tại căn cứ Ban tuyên huấn T.Ư cục Miền Nam cùng với nhà thơ Thảo Nguyên Trần Quang Long sau trận bom ác liệt của F105 của Mỹ. Hoặc bị bọn cướp biển hãm hiếp làm nhục trước mặt chồng con. Có thể nói tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam, không thể nói khác được.

Trước sự rên xiết của người dân, những nhà lãnh đạo còn có tấm lòng và suy nghĩ đã chủ trương phải đổi mới kinh tế bằng cách phải chấp nhận kinh tế có nhiều thành phần trong đó có kinh tế cá thể. Thế thì một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ. Đó là quy luật tất yếu vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được và như vậy điều 4 Hiến Pháp hiện nay là vô nghĩa. Trước sau gì các vị lãnh đạo của ĐCS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với ĐCS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm.

Tôi thách bất cứ ai trong Bộ chính trị, Ban bí thư, trong ban Tuyên huấn của Đảng mà đứng đầu là ông Đinh Thế Huynh, vừa là Trưởng ban, vừa là Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương trả lời luôn một cách công khai, minh bạch với chúng tôi trên các diễn đàn mà không chơi trò “bỏ bóng đá người” như đã từng thường sử dụng hiện nay. Thực tế hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập hợp được những khuynh hướng có chủ trương đấu tranh cho một thể chế dân chủ cộng hòa mà tiêu biểu là đề nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp năm 2013 của nhân sĩ trí thức tiêu biểu ở trong Nam ngoài Bắc như nhà văn Nguyên Ngọc, các Giáo sư Hoàng Tụy, Chu Hảo, Tương Lai, Phạm Duy Hiển, những trợ lý Tổng bí thư, Thủ tướng hoặc Đại sứ nhiều thời kỳ như ông Trần Đức Nguyên, Việt Phương, Nguyễn Trung, v.v. Các nhà kinh tế có uy tín lớn như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà báo, nhân sĩ trí thức kỳ cựu như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Đình Đầu, Lữ Phương, Kha Lương Ngãi, Nguyễn Quốc Thái, và các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975 như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Văn Long (Năm Hiền), Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Cao Lập và biết bao con người tâm huyết mặc dầu đời sống kinh tế đã khá giả, có những người là giàu có nhưng không thể yên tâm thụ hưởng tất cả những tiện nghi của đời sống đã vùng lên sau một giấc ngủ khá dài để chấp nhận mọi rủi ro, nguy hiểm cho bản thân cá nhân mình cũng như gia đình để dấn thân vào cuộc chiến đấu mới để tiếp tục thực hiện lý tưởng thời trai trẻ mà hiện nay đã bị phản bội, chà đạp những lời hứa năm nào trong kháng chiến. Ngoài ra còn cả một lớp trẻ hăng hái, nhiệt tình bao gồm những blogger, những sinh viên đang có những hoạt động ở các trường Đại học hoặc nhiều tổ chức khác.

Tình hình trên cộng với thực tế hiện nay tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị ĐCS bức tử phải tự giải tán.

Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này? Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này, mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta. Không thể rụt rè, cân nhắc gì nữa. Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được. Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài toàn trị hiện nay. Chẳng lẽ nhà nước này bắt bỏ tù tất cả chúng ta sao? Chúng ta phải đấu tranh với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh. Như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết đại khái trong bất cứ cuộc chiến tranh nào người thất bại đều là nhân dân. Giờ hành động đã đến. Không chần chừ, do dự được nữa.

3. Vấn đề Độc lập dân chủ, tự do và hạnh phúc

- Việt Nam đã thống nhất mặc dầu còn nhiều điều chưa hòa hợp, đoàn kết thực sự. Nhưng còn độc lập thì sao? Sau khi hy sinh biết bao xương máu, nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc, những kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta và vào năm 1979 họ đã xua quân tàn sát người dân Lạng Sơn và các tỉnh phía Bắc mà tên Đặng Tiểu Bình xấc xược gọi là dạy cho Việt Nam một bài học.

Thật ra tổ tiên chúng ta, những tiền nhân thời xa xưa đã cho họ nhiều bài học Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, v.v. Không biết tập đoàn Tập Cận Bình có còn nhớ những bài học đó không? Riêng các vị lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam thì dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam nên quá “hiền lành” đối với một nước lớn nhưng rất “tiểu nhân” (chữ nghĩa của các truyện Tàu), miệng thì xoen xoét nói về “bốn tốt mười sáu chữ vàng” trong lúc hành động thực tế là uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong ngư trường truyền thống của mình hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của chúng ta. Thế mà phản ứng của lãnh đạo Việt Nam thì quá nhu nhược: chỉ là lời phản đối lặp đi lặp lại nghe quá nhàm tai và khó chịu của người phát ngôn viên bộ Ngoại giao. Đến nỗi có những vụ việc lớn càng không dám thực hiện những việc bình thường trong quan hệ quốc tế là triệu tập đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội để trao công hàm phản đối chứ không chỉ là đưa công hàm đến toà đại sứ. Vậy thì độc lập cái gì? Hẳn nhiên là chúng ta không dựa vào nước này chống các nước khác nhưng thực tế quốc tế hiện nay rất thuận lợi để chúng ta liên kết với các nước để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông.

Tôi rất mừng nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ở hội nghị Shangri-La chống lại nền chính trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam. Trả lời phỏng vấn một thiếu tướng Trung Quốc, Thủ tướng đã khéo léo nói nước đó là nước nào ai cũng biết. Rõ ràng đây là cú đấm đích đáng bọn bành trướng Bắc Kinh trong một diễn đàn quốc tế. Tôi càng thấy vui hơn khi được biết đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ chính trị cả. Vì thế mà Hạ Đình Nguyên trong một bài viết về vấn đề này đã hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến 5 lần.

4. Vấn đề Dân chủ, tự do và hạnh phúc

Thực chất đây là vấn đề dân sinh, dân chủ mà trước đây trong thời kỳ kháng chiến hoặc trước 1975 ĐCS VN đã phát động để đấu tranh giành quyền sống. Đây là vấn đề về con người.

+ Về dân chủ thì đã quá rõ. Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập: lập pháp, hiến pháp, tư pháp độc lập. Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới. Sau đó bầu Quốc hội lập pháp để ĐCS sẽ qua bầu cử bình đẳng mà trở thành người lãnh đạo.

Tôi nghĩ trong một thời gian dài ĐCS sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được. Các nhà lãnh đạo ĐCS cần tự tin điều đó. Dần dần các Đảng đối lập sẽ trở thành một lực lượng làm nhiệm vụ như một kháng thể trong một cơ thể xã hội lành mạnh. Nếu xã hội không có lực lượng đối lập sẽ trở thành một con bệnh SIDA khó trị, chờ chết mà thôi.

+ Con người khác con vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người. Không có tự do thì con người chỉ là một đàn cừu (theo ngôn ngữ của Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu). Không có tự do thì không thể có khoa học, văn học, nghệ thuật, báo chí... thật sự. Do đó Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền tự do của con người. Đó là vấn đề quyền con người. Nhưng giờ đây chế độ toàn trị đã phản bội tước đoạt tất cả các quyền cơ bản đó, vất bỏ tuyên ngôn nhân quyền và nhai đi nhai lại luận điệu mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có vấn đề nhân quyền riêng. Họ không biết rằng đó là quyền cơ bản và phổ quát mà loài người đã đấu tranh qua nhiều thế hệ. Đại tá nhà văn Nguyễn Khải đã nói: “khi đọc cuốn Bàn về tự do của Stuart Mil thì vỡ ra nhiều vấn đề”. Vì vậy anh Nguyễn Khải đã nhìn lại những gì mà anh đã trải nghiệm một cách sâu sắc với một giọng văn nhẹ nhàng không hàm hồ nên rất thuyết phục. Đây là quyển sách đã đi sâu vào tim óc của chế độ mà không thấy các vị “phê bình chỉ điểm” (cách gọi mới đây của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội đối với tên Nguyễn Văn Lưu cùng với một số người trong việc “bề hội đồng” bài viết của Thạc sĩ Nhã Thuyên về nhóm “Mở miệng”) nào dám phê phán, chửi rủa.

Các vị lãnh đạo ĐCS tại sao không suy nghĩ trong chế độ thuộc Pháp lại có một thời báo chí, văn học nghệ thuật phát triển mà cho đến nay chưa có thời kỳ nào có thể so sánh được dù là chế độ gọi là “tự do gấp vạn lần” như bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nói một cách hàm hồ, thiếu suy nghĩ, chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Báo chí thì nở rộ Gia Định báo, Phụ nữ tân văn, Nam Phong, Phong hóa, Ngày nay... với những học giả Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi,... Văn học nghệ thuật thì có cả một trào lưu thơ mới với Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư và nhiều nhà thơ nổi tiếng khác với nhiều bài thơ bất hủ mà đến nay ai cũng thuộc nằm lòng. Về tiểu thuyết thì có nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo... Ngoài ra còn có hàng loạt nhà văn tài hoa khác như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Lan Khai, Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, v.v. Với Thanh Tịnh tôi vẫn nhớ bài “Tôi đi học” trong tập Quê mẹ của ông. “Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức với những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như những đóa hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm đắt tay tôi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần này bỗng nhiên thấy lạ vì hôm nay tôi đi học”. Nhạc thì có một thời có nền tân nhạc rực rỡ với các tên tuổi như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Doãn Mẫn, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương... Thế mà Thanh Tịnh và những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nói trên dưới chế độ XHCN ở Miền Bắc chẳng có tác phẩm nào ra hồn.

Cũng may ra sau 1975, không khí vui vẻ, sum họp của những ngày đầu đã tạo nên trào lưu hứng khởi để nhạc sĩ VĂN CAO làm bài “Mùa xuân đầu tiên” với điệu valse dìu dặt. Nhưng tội nghiệp cho Văn Cao đã ngây thơ tin rằng “Từ đây người biết yêu người, từ đây người biết thương người, từ đây người biết quê người...”, thế mà bài ca này cũng bị cấm hát hết mấy năm. Những năm sau khi vào chơi với Trịnh Công Sơn và các nhạc sĩ Miền Nam ông đã nói lên nỗi thất vọng của ông. Cảnh chia lìa, vượt biên, đày đọa, tù tội trong đó có người bạn văn chương của các ông đã làm ông buồn bực và tiếp tục uống rượu. Chỉ có một điều an ủi ông là vào Nam, vào Sài Gòn ông nghe mọi người từ trẻ đến già đều hát “Mùa xuân đầu tiên”, “Thiên thai”, “Suối mơ”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, v.v. của ông.

Vấn đề là ĐCS VN cần trả lại những gì của lịch sử, của tiền nhân để lại. Việc đổi tên đường từ Trần Quý Cáp thành Võ Văn Tần, từ Phan Đình Phùng thành Nguyễn Đình Chiểu, v.v. là việc làm thiếu suy nghĩ, nếu không nói là ngu xuẩn, chà đạp lên lịch sử, xúc phạm những chiến sĩ tuy không phải là Cộng sản nhưng đã đấu tranh bảo vệ đất nước trong các phong trào Cần Vương, Duy Tân.

Ngay trong lĩnh vực báo chí tại sao lại lấy ngày ra đời báo Thanh niên, báo của tổ chức CS làm ngày báo chí VN. Quan điểm tôi là phải lấy ngày 15-4 là ngày số báo đầu tiên của Gia Định báo năm 1865 làm ngày báo chí VN. Năm sau, một số nhà báo cùng chúng tôi sẽ tổ chức ngày báo chí VN vào ngày 15-4. Còn ĐCS và các tổ chức của mình cứ lấy ngày 21-6 làm ngày báo chí Cách mạng cũng không sao. Việc ai nấy làm. Thế thôi.

Tại Miền Bắc gọi là XHCN khi hòa bình mới lập lại, các văn nghệ sĩ mà đặc biệt đi tiên phong là các nhà thơ, nhà văn quân đội, mà tiêu biểu là Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm,... đã gây chấn động trong vụ Nhân văn Giai phẩm. Có lẽ là những người trực tiếp chiến đấu chứng kiến cảnh chết chóc của nhân dân trong chiến tranh nên họ quyết tâm tiếp tục chiến đấu để xây dựng một chế độ xã hội tự do dân chủ và tiến bộ xã hội. Họ đã quy tụ được nhiều nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ giàn trận đấu tranh quyết liệt với Đảng để đòi hỏi tự do sáng tác, đòi hỏi chính trị không được can thiệp vào sáng tác của văn nghệ sĩ. Nhà nước độc tài Đảng trị trong những năm đó thấy đây là nguy cơ đe dọa của chế độ nên đã ra tay đàn áp, bắt bớ, tù đày một cách không nương tay. Người bị tù với vụ án ngụy tạo như công thần Nguyễn Hữu Đang, người đã làm lễ đài Độc lập năm 1946. Hữu Loan với lòng tự trọng của một người văn nghệ sĩ cương quyết về quê thồ vác đá nuôi vợ con. Ba mẹ vợ anh trong cải cách ruộng đất đã bị chôn sống để trâu bò bừa lên đầu, lên cổ cho đến chết. Một Nguyên Hồng khảng khái bỏ về Yên Thế nuôi heo để kiếm sống. Trần Hữu Đang sau khi ra tù sống những ngày tủi nhục phải góp nhặt bao thuốc lá làm hàng “đối lưu” với ếch nhái, rắn rết của bọn trẻ chung quanh kiếm cho. Năm 1989, tôi gặp Thạc sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường ở Pháp, người đã theo Hồ Chí Minh về nước năm 1946. Ông kể lại hoàn cảnh của ông lúc đó, bị cô lập đến nỗi học trò cũng không dám nhìn mặt, phải bán tủ sách quý để sống qua ngày. Còn nhà triết học Trần Đức Thảo, khi tôi còn làm Phó chủ tịch thường trực MTTQ TP HCM đã mời ông đến nói chuyện. Bước xuống xe ông ngó lên liền xem có công an theo dõi ông không. Buổi nói chuyện làm mọi người thất vọng vô cùng về ông.

Tôi còn có những kỷ niệm đau đến xé lòng khi còn nằm trong hệ thống chính trị của nhà nước toàn trị. Lúc còn là phó CT/TT MTTQ TP HCM và là đại biểu HĐND TP khóa 4, khóa 5. Có mấy việc tôi còn nhớ mãi:


+ ĐCS VN ngày trở thành kiêu binh. Đâu đâu cũng vỗ ngực xưng tên là “ĐCS VN quang vinh muôn năm”. Ngay cả Hội trường của cơ quan dân cử như HĐND TP thế mà chẳng thấy đất nước, Tổ quốc đâu cả, chỉ thấy một khẩu hiệu to chần dần [to đùng] “ĐCS VN quang vinh muôn năm”. Một số đại biểu trong HĐND trong Đảng cũng như ngoài Đảng thấy chướng mắt nhưng không dám nói. Họ đến nói với tôi. Tôi thông cảm họ. Trong HĐND khóa 5, khi lên phát biểu ở Hội trường tôi trầm giọng nói: “Đây là cơ quan dân cử, đại diện cho nhân dân TP, nhưng tôi không thấy đất nước, Tổ quốc ở đâu mà chỉ có ĐCS muôn năm thôi là sao? Đảng chỉ là một bộ phận của nhân dân, không có Tổ quốc, nhân dân thì làm gì có Đảng. Đảng phải đặt Tổ quốc lên trên hết, vì vậy tôi đề nghị thay đổi khẩu hiệu này bằng câu CHXHCN Việt Nam. Cả hội trường im phăng phắc. Nhưng ngay kỳ họp sau thì khẩu hiệu Đảng đã thay đổi bằng tên nước.

+ Tôi là Trưởng ban VHXH HĐND TP khóa 5. Trong các kỳ họp HĐND TP, các ban có bài thẩm định khá công phu. Phải đi thực tế, làm việc với các ngành và sau đó họp toàn ban để thông qua Trưởng ban là người quyết định cuối cùng. Tôi nhớ trong một kỳ họp, tôi thức suốt đêm sửa chữa, hoàn thiện văn bản để phát biểu trước HĐND. Khi lên phát biểu, nhìn xuống thì không thấy vị Phó CT nào dự, kể cả phó CT phụ trách VNXH. Thấy vậy tôi không đọc mà đề nghị ông Huỳnh Đảm, lúc đó là CT HĐND, cho các thư ký, trợ lý điện gấp cho các Phó CT, nhất là các Phó CT phụ trách VHXH về dự họp. Ban thẩm định chuẩn bị công phu để phân tích những vấn đề, nhất là những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các vấn đề xã hội khác. Những vấn đề có liên quan thiết yếu đến đời sống nhân dân TP. Khi thấy các Phó CT lục tục về họp tôi mới phát biểu bản thẩm định của Ban. Đây là lần đầu tiên các phóng viên báo chí thấy việc này nên rất khoái. Từ đó, kỳ họp nào các PCT UBND cũng đều có mặt trừ một số PCT có lý do chính đáng. Cái bệnh chỉ coi trọng Đảng, Thành ủy, xem thường HĐND đã vào máu các vị quan chức của chúng ta.

+ Việc thứ ba là cuộc đấu tranh hay có thể nói là đấu khẩu của Chủ tịch UBND TP Võ Viết Thanh và tôi về việc có nên dẹp chợ hoa Nguyễn Huệ hay không? Cuộc đấu khẩu gay gắt đến nỗi CT Võ Viết Thanh nói đại ý nếu đ/c Đằng thấy Đảng chật hẹp quá thì xin ra khỏi Đảng. Tôi liền đốp chát lại: đó là chuyện mà tôi và anh sẽ nói trong Đảng, còn đây là HĐND. Giữa lúc có nhiều đại biểu đồng ý với tôi, trong đó có Trần Văn Tạo, Ủy viên TVTU, Phó giám đốc Công an TP, Phạm Phương Thảo, Ủy viên TVTU, Phó CT phụ trách VHXH UBND TP thì chủ tọa kỳ họp lại được tin ban Thường vụ Thành ủy họp và đã đồng ý dẹp chợ hoa TP. Tôi cương quyết đề nghị có Nghị quyết về vấn đề này nhưng chủ tọa làm ngơ và thông qua NQ ở HĐND TP. Tuy đấu tranh gay gắt như vậy nhưng đối với anh Võ Viết Thanh tôi vẫn tôn trọng tính trung thực, quyết đoán của anh.

Lúc đó tôi với tư cách đại biểu HĐND TP có phối hợp với các vị hưu trí Q.6, với Ban quản lý thị trường TP để tố cáo những tiêu cực, sai trái của Giám đốc Đông lạnh Hùng Vương. Phối hợp với cuộc đấu tranh này có anh Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên TV Quận ủy Q.6, Trưởng ban Tuyên huấn Q.6. Thắng cũng là dân phong trào SV. Không hiểu sao sau đó có một văn bản có danh sách 12 người gọi là điệp báo của Cục tình báo TƯ trong đó Nguyễn Văn Thắng nằm ở số 7. Lúc ấy anh Nguyễn Minh Triết mới về làm Phó bí thư thường trực của TƯ. Tôi gặp anh Nguyễn Minh Triết và trình bày với anh về vấn đề thì anh đề nghị tôi không can thiệp nữa vì danh sách đã có dấu đỏ của đặc ủy tình báo TƯ của Mỹ. Trước đó có người biết chuyện ngụy tạo danh sách này và nói danh sách láo được đánh trên giấy Bãi Bằng là giấy chỉ do Cộng sản sau 1975 sản xuất. Anh Nguyễn Minh Triết ghi nhận nhưng Nguyễn Văn Thắng vẫn bị giam ở 4 Bạch Đằng. Lúc ấy Q.6 tính lấy lại nhà của Nguyễn Văn Thắng ở Bà Hom, Q.6. Tôi gặp Chủ tịch Võ Viết Thanh và đề nghị anh xem xét lại vấn đề này thì anh nói với tôi một cách cương quyết: “Chuyện chính trị của Thắng tôi không biết nhưng chuyện nhà của Thắng tôi bảo đảm không ai lấy được”. Anh giữ lời hứa khi Thắng được giải oan về lại Bà Hom, Q.6 như cũ. Tôi gặp anh Võ Viết Thanh cám ơn anh. Nhân đó tôi hỏi thăm tại sao anh không đi học Cử nhân, Tiến sĩ như những người khác. Anh cười nói rất Nam Bộ: “Tôi không chơi kiểu đó. Nếu tôi học tôi sẽ xin nghỉ làm để đi học thật sự, không như những vị học giả mà bằng thật như hiện nay”. Từ đó quan hệ giữa anh và tôi rất vui vẻ, không còn nhớ gì trận đấu khẩu nảy lửa ở HĐND về vụ chợ hoa Nguyễn Huệ. Sau này anh bị thất sủng vì vụ án Sáu Sứ mà trong quyển Bên thắng cuộc nhà báo Huy Đức có nêu.


Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh. Giờ đây chúng ta phải phá vỡ nỗi sợ hãi đó đi để thực hiện một chủ trương cực kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh: Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh.

Cuối cùng tôi xác định bài viết này chỉ có mục đích là thanh toán, tính sổ cuộc đời của mình, trang trải những món nợ còn lại để gửi các vị lãnh đạo Đảng CSVN, để mong các vị “mở mắt” ra mà có sự lựa chọn con đường sống cho dân tộc. Hiện nay xu hướng chạy theo CN Mác-Lênin CNXH đã lạc điệu, không còn phù hợp nữa và đã sụp đổ tan tành ở ngay quê hương Xô Viết. Hiện nay là cuộc đấu tranh trên thế giới về dân quyền, dân sinh, dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Nghĩa là đây là cuộc đấu tranh quyết liệt cho con người, vì con người chống lại các thế lực phản động đang âm mưu nô dịch nhân dân, phá hoại môi trường vì những lợi ích kinh tế ích kỷ của các tập đoàn, lung đoạn nhà nước.

Tôi không tin lắm về sự tự giác của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước sớm thấy tình hình và xu thế phát triển hiện nay để đặt lợi ích của Đất nước, Tổ quốc lên trên hết mà có một giải pháp hợp lý, không vì lợi ích và sự tồn tại của Đảng, của chế độ mà đi ngược lại xu thế phát triển của thời đại hiện nay. Tôi quan niệm rằng làm nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là cương quyết đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ, tôn trọng thực hiện những lý tưởng của biết bao thế hệ cha anh chúng ta về một nước VN hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội, văn minh và giàu mạnh. Một khi xã hội dân sự, xã hội công dân mạnh lên, đủ sức kìm hãm, ức chế các khuynh hướng độc tài của một nhà nước toàn trị. Trước mắt là phải “chấn dân khí” để không còn sợ hãi các thế lực tàn bạo, không sợ bắt bớ, tù đày. Sau đó là “khai dân trí” và “hậu dân sinh”.

Bài viết nầy cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động. Điều này tôi nói một lần rồi thôi...

Viết trong những ngày nằm bịnh.

L.H.Đ.

-Nguyên phó TTK Ủy ban TƯ LM các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam
-Nguyên phó CT Ủy ban MTTQ VN TP.HCM (từ 1989-2009)
-Đại biểu HĐND TP khóa 4, khóa 5

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay qua hình ảnh của Nguyên Kha và Phương Uyên

Vũ Bất Khuất
(Danlambao) - Thực lòng mà nói, ngày bằng tuổi với Uyên Kha, thế hệ sinh những năm 40, 50 của thế kỷ trước, có rất ít người có những hành vi mang tính tự chủ cao như thế hệ hôm nay. Hầu hết khi tham gia hoạt động chính trị đều được sự gợi ý và dẫn dắt của những người đi trước. Hôm nay điểm lại những khuôn mặt đình đám của thế hệ này, dù ở bên nào chiến tuyến, thì có thể khẳng định đây là một “thế hệ thất bại”. Thất bại vì bị lường gạt, thất bại vì thời cuộc. Thậm chí, cho đến hôm nay, thế hệ này dù có nhận ra mình thất bại, họ vẫn cứ e dè, bảo thủ và... toan tính, cũng không ít những cái thở dài “tuổi trẻ bồng bột quá. Cái câu thành ngữ “trâu già không sợ dao phay” gần như không còn hợp thời.

Trong những ngày vừa qua, chúng ta có thể kể một số những tên tuổi thuộc thế hệ 70-80. Họ là những người được cái hệ thống giáo dục chết tiệt này nhồi sọ theo kiểu “trồng cây công nghiệp”. Không ai hẹn ai, họ đã nhìn thấy một nguy cơ rất rõ ràng mà đất nước phải đối mặt và họ đã có những hành động rất dũng cảm. Họ tiếp cận thế giới một cách nghiêm túc, gạt bỏ hết những hào nhoáng, bình tỉnh lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn với một bầu nhiệt huyết và tính tự chủ làm cho những bậc cha chú phải ngưỡng mộ.

- Sự dũng cảm và trong sáng của Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Huy...

- Sự thông minh, sắc sảo của Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Nữ Phương Dung...

- Sự kiên cường của Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Khánh Vy, Nguyễn Ngọc Hoa...

- Sự dũng cảm của Đỗ Thị Minh Hạnh, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Tạ Phong Tần, 14 thanh niên Công Giáo...

- Tính năng động Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Hà, Lê Hồng Phong, Nghiêm Ngọc Trai và Nguyễn Văn Viên...

- Những lập luận sắc bén của Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Tiến Nam, Phạm văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và tác giả video clip của Kẻ Lười Biếng...

Và còn nhiều người trẻ tuổi khác nữa, họ âm thầm thể hiện tính cách của mình.

Tất nhiên, trong chiều hướng ngược lại vẫn có một bộ phận khác chấp nhận sự xếp đặt hay “bức phá theo chiều hướng tiêu cực”. Suy cho cùng thì cũng không nên trách họ.

Thứ sáu tới tất cả mọi người đều hướng về Long An với phiên tòa phúc thẩm xử Nguyên Kha - Phương Uyên. Dù kết quả có ra sao thì vẫn cứ là một trò hề. Hai con người tuổi trẻ này vẫn cứ là một biểu tượng. Liệu ngày hôm đó, Tàu Khựa có dám nâng tầm biểu tượng cho Nguyên Kha và Phương Uyên bằng cách xua hàng ngàn táu cá vào biển Đông với sự yễm trợ của hải giám không? Rất có thể.

Có lẽ những con người của thế hệ 40-50 cần phải nhìn lại mình. Không ai đòi hỏi những lão già phải xông pha, nhưng chí ít cũng nên là bệ đỡ cho tuổi trẻ hôm nay. Họ thật sự dấn thân, họ đã thành nhân và họ sẽ thành công.

Vũ Bất Khuất

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được trả tự do sau phiên tòa phúc thẩm

Image

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi tại phiên sơ thẩm tại tòa án tỉnh Long An ngày 16/5/2013.
Trong phiên sơ thẩm, tòa đã tuyên án 6 năm tù đối với Phương Uyên, và 8 năm tù đối với Nguyên Kha.
Trong phiên xử phúc thẩm hôm nay, Nguyễn Phương Uyên bị xử 3 năm tù nhưng được hưởng án treo,
trong khi Nguyên Kha được giảm án xuống còn 4 năm tù giam.
Trang mạng Dân Làm Báo.com hôm nay loan tải kết quả phiên tòa phúc thẩm xét xử hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, theo đó Đinh Nguyên Kha đã bị kết án 4 năm tù giam, và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 3 năm tù nhưng được hưởng án treo.

Được biết Nguyễn Phương Uyên đã được trả tự do ngay tại tòa.

Trước đó tại phiên sơ thẩm ngày 16 tháng Năm năm nay, Kha và Uyên đã bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Mức giảm án dành cho hai sinh viên trong cuộc, được coi là không có tiền lệ, đặc biệt trong các vụ án chính trị.

Cộng tác viên của Dân Làm Báo tường trình thân nhân của 2 gia đình không được vào tham dự phiên tòa, và quanh khu vực tòa án Long an, có sự hiện diện đông đảo của các nhân viên an ninh mặc sắc phục và thường phục, với “rất nhiều máy quay phim và chụp hình được bố trí sẵn. ”

Theo nguồn tin này thì ngoài thân nhân ra, một số người từ nhiều nơi khác nhau đã đến Long An để hỗ trợ tinh thần cho 2 sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trước phiên phúc thẩm.

Trong số này có Linh mục Đinh Hữu Thoại, trưởng Văn phòng Công Lý-Hòa Bình, Linh mục Nguyễn Văn Phương, chị Trần thị Nga từ Hà Nam, vợ cũ và con trai của blogger Điếu Cày, tức chị Dương thị Tân và Nguyễn Trí Dũng, Ông Lê Quốc Quyết, bà Bùi Minh Hằng… và một số blogger kể cả Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh…

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho truyền thông quốc tế, ông Nguyễn Trung, Cựu Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Thái Lan nói rằng “trấn áp chỉ đưa chế độ tới sụp đổ.”

Ông Nguyễn Trung được trích lời nói rằng “Không phải những gì Uyên và Kha đã làm và bị kết án một cách tàn bạo mà là chính bản án Long An 16 tháng 5 năm 2013, chính những bản án như thế tiếp nối nhau trong suốt năm qua, cùng với sự bất nhất giữa nói và làm của những người có thực quyền trong Đảng Cộng Sản Việt Nam, đang từng ngày, từng giờ uy hiếp sự tồn vong của đất nước.”

Theo tin truyền đi sau phiên tòa, Đinh Nguyên Kha đã xin giảm án, nhưng không hề nhận tội. Cả Uyên và Kha đều từ chối luật sư.

Luật sư Nguyễn Thanh Lương, người duy nhất có mặt tại phiên tòa sáng nay cho biết là trong phiên tòa, Phương Uyên đã tuyên bố một cách hùng hồn: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng Sản không phải là chống phá đất nước, dân tộc.”

Phản ứng trước phán quyết của tòa phúc thẩm hôm thứ Sáu, Bà Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha nói bà vừa vui lại vừa buồn. Vui vì Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa. Nhưng bà buồn vì Kha dù được giảm án, nhưng vẫn phải thọ 4 năm tù.

Luật sư Lương cho biết là nhiều người quan tâm tới ca xét xử hai sinh viên Kha và Uyên, kể cả thân nhân, đã không được phép dự phiên xử. Nhưng ông nói sự kiện Kha và Uyên được giảm án trong một ca xét xử có liên quan tới an ninh, là điều chưa từng xảy ra, và đáng khuyến khích.

Nguồn: Danlambao.com, BBC, VOA Interview

Post Reply