TIN HOA KỲ
Chỉ vì người kiểm soát đứng quay lưng lại mà chiếc máy bay rơi và 49 người chết oan mạng
Aug 30, 2006
Cali Today News - Lúc trước khi tai nạn máy bay thảm khốc nhất Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay xảy ra ở Kentucky thì người kiểm soát không lưu duy nhất lại đứng xoay lưng về phía phi đạo.
Đó là lời công bố của các nhà điều tra lý do tai nạn của chiếc Comair CRJ-100. chính cơ quan Federal Aviaiton Administration nhìn nhận là lỗi quá hiển nhiên khi trên đài kiểm soát chỉ có 1 nhân viên duy nhất làm việc.
Debbie Hersman, một thành viên của National Transportation Safety Board, cho hay: “Người kiểm soát không lưu lúc đó không thấy chiếc máy bay”. Bà cũng cho biết người này đã làm việc cho phi trường Lexington 17 năm và hòan toàn có khả năng nghề nghiệp.
Có vẽ như các viên phi công của chiếc máy bay lâm nạn sau đó không biết là các cách thức cất cánh đã thay đổi cách đó 1 tuần và khi sắp cất cánh thì người kiểm soát không lưu đang làm chuyện khác là đếm số máy bay trong ngày.
Người này đã ra lệnh cho phi đạo dài được trống trải, nhưng lại quay lưng lại sau đó và không thấy chiếc máy bay khốn khổ đang đậu để chạy lấy đà từ một đường băng rất ngắn.
Các bác sĩ cho là việc ông James Polehinke, viên phi công phụ, vẫn còn sống là chuyện hết sức hi hữu, vì ông đã bị gẫy xương toàn thân, kể cả xương mặt và xương sống.
Lê Lộc theo BBC News
Aug 30, 2006
Cali Today News - Lúc trước khi tai nạn máy bay thảm khốc nhất Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay xảy ra ở Kentucky thì người kiểm soát không lưu duy nhất lại đứng xoay lưng về phía phi đạo.
Đó là lời công bố của các nhà điều tra lý do tai nạn của chiếc Comair CRJ-100. chính cơ quan Federal Aviaiton Administration nhìn nhận là lỗi quá hiển nhiên khi trên đài kiểm soát chỉ có 1 nhân viên duy nhất làm việc.
Debbie Hersman, một thành viên của National Transportation Safety Board, cho hay: “Người kiểm soát không lưu lúc đó không thấy chiếc máy bay”. Bà cũng cho biết người này đã làm việc cho phi trường Lexington 17 năm và hòan toàn có khả năng nghề nghiệp.
Có vẽ như các viên phi công của chiếc máy bay lâm nạn sau đó không biết là các cách thức cất cánh đã thay đổi cách đó 1 tuần và khi sắp cất cánh thì người kiểm soát không lưu đang làm chuyện khác là đếm số máy bay trong ngày.
Người này đã ra lệnh cho phi đạo dài được trống trải, nhưng lại quay lưng lại sau đó và không thấy chiếc máy bay khốn khổ đang đậu để chạy lấy đà từ một đường băng rất ngắn.
Các bác sĩ cho là việc ông James Polehinke, viên phi công phụ, vẫn còn sống là chuyện hết sức hi hữu, vì ông đã bị gẫy xương toàn thân, kể cả xương mặt và xương sống.
Lê Lộc theo BBC News
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 4
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh sẽ được hồi hương về Pháp vào ngày 6/9/06
Little Sàigòn, Westminster, California –
Văn phòng Quan Thuế & Thừa Hành Sở Di Trú Hoa Kỳ (Immigration Customs & Enforcement) tại Dallas, Texas vừa thông báo với văn phòng chúng tôi nếu không có gì trở ngại vào phút chót, Chị Ngọc Hạnh sẽ được hồi hương về Pháp vào ngày 06 tháng 9, 2006. Chúng tôi đã liên lạc và Chị Ngọc Hạnh cho biết cũng đã nhận được tin vui này. Thân hữu và chiến hữu của Chị Ngọc Hạnh cũng đã thu xếp để chuẩn bị đón Chị Ngọc Hạnh vào ngày 6 tháng 9, 2006.
Chúng tôi cũng xin nhắc lại để bảo đảm an ninh và an toàn cho Chị Ngọc Hạnh cũng như nhân viên hộ tống, Văn phòng Quan Thuế & Thừa Hành Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Dallas, Texas sẽ chỉ liên lạc và thông báo với Tòa Lãnh Sự Pháp tại Houston một vài tiếng đồng hồ trước khi máy bay hộ tống đáp xuống phi trường quốc tế DeGualles. Tòa Lãnh Sự Pháp tại Houston, sau đó, sẽ liên lạc với thân nhân của Chị Ngọc Hạnh để đón Chị.
Một lần nữa, chúng tôi, thay mặt Chị Ngọc Hạnh, “kính lời tri ân” đến đồng hương và các chiến hữu, thân hữu đã hết lòng thăm hỏi, giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất cho Chị Ngọc Hạnh trong suốt thời gian qua.
Nhận được thêm tin tức mới, chúng tôi sẽ thông báo ngay đến giới truyền thông, quý chiến hữu, thân hữu Chị Ngọc Hạnh và đồng hương.
Mọi chi tiết thắc mắc, quý chiến hữu, thân hữu Chị Ngọc Hạnh và đồng hương có thể liên lạc với chúng tôi tại điện thoại di động (714) 423-8888; điện thư (714) 892-2518 hoặc e-mail tại luatsu1nxnghia@aol.com
Ngày 23 tháng 08, 2006
Ls Nguyễn Xuân Nghĩa
Đại diện Chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh sẽ được hồi hương về Pháp vào ngày 6/9/06
Little Sàigòn, Westminster, California –
Văn phòng Quan Thuế & Thừa Hành Sở Di Trú Hoa Kỳ (Immigration Customs & Enforcement) tại Dallas, Texas vừa thông báo với văn phòng chúng tôi nếu không có gì trở ngại vào phút chót, Chị Ngọc Hạnh sẽ được hồi hương về Pháp vào ngày 06 tháng 9, 2006. Chúng tôi đã liên lạc và Chị Ngọc Hạnh cho biết cũng đã nhận được tin vui này. Thân hữu và chiến hữu của Chị Ngọc Hạnh cũng đã thu xếp để chuẩn bị đón Chị Ngọc Hạnh vào ngày 6 tháng 9, 2006.
Chúng tôi cũng xin nhắc lại để bảo đảm an ninh và an toàn cho Chị Ngọc Hạnh cũng như nhân viên hộ tống, Văn phòng Quan Thuế & Thừa Hành Sở Di Trú Hoa Kỳ tại Dallas, Texas sẽ chỉ liên lạc và thông báo với Tòa Lãnh Sự Pháp tại Houston một vài tiếng đồng hồ trước khi máy bay hộ tống đáp xuống phi trường quốc tế DeGualles. Tòa Lãnh Sự Pháp tại Houston, sau đó, sẽ liên lạc với thân nhân của Chị Ngọc Hạnh để đón Chị.
Một lần nữa, chúng tôi, thay mặt Chị Ngọc Hạnh, “kính lời tri ân” đến đồng hương và các chiến hữu, thân hữu đã hết lòng thăm hỏi, giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất cho Chị Ngọc Hạnh trong suốt thời gian qua.
Nhận được thêm tin tức mới, chúng tôi sẽ thông báo ngay đến giới truyền thông, quý chiến hữu, thân hữu Chị Ngọc Hạnh và đồng hương.
Mọi chi tiết thắc mắc, quý chiến hữu, thân hữu Chị Ngọc Hạnh và đồng hương có thể liên lạc với chúng tôi tại điện thoại di động (714) 423-8888; điện thư (714) 892-2518 hoặc e-mail tại luatsu1nxnghia@aol.com
Ngày 23 tháng 08, 2006
Ls Nguyễn Xuân Nghĩa
Đại diện Chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Nghị sĩ Clinton: Một ngày nào đó Hoa Kỳ sẽ có nữ tổng thống
Aug 31, 2006 Cali Today News – Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ năm bên ngoài trụ sở cuả tổ chức National Women’s Hall of Fame, thượng nghị sĩ Hillary Clinton thuộc tiểu bang New York nói rằng bà hi vọng nước Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận một nữ tổng thống. Nghị sĩ Clinton nói “Điều này chỉ còn tuỳ thuộc khi nào và nếu điều này xảy ra. Hãy cứ chờ xem.”
Tuy nhiên khi được hỏi bà có ra tranh cử tổng thống vaò năm 2008 hay không, bà Clinton đã từ chối không trả lời mà chỉ nói rằng bà đang tập trung các nỗ lực taí tranh cử ghế thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York.
Bà Clinton cho rằng việc một phụ nữ nắm giữ điều được bà gọi là “công việc khó khăn nhất thế giới” chắc chắn một ngày nào đó sẽ xảy ra.
Tuyên bố trên cuả nữ nghị sĩ Clinton đã được đưa ra trong chuyến đi vận động bầu cử mà đối tượng cử tri được bà nhắm đến là giới phụ nữ vốn được xem là những cử tri ủng hộ chính cuả bà Clinton.
Cần nhắc lại rằng những kết quả thăm dò gần đây nhất cho thấy bà Clinton đã vượt xa đối thủ, với cử tri phụ nữ ủng hộ bà chiếm tỉ lệ rất cao. Kết quả được viện thăm dò cuả trường đại học Quinnipac đưa ra trong tuần qua ghi nhận bà Clinton được 58% cử tri ủng hộ trong đó có 53% cử tri nam giới nhưng có đến 63% cử tri nữ giới.
Tuy bà Clinton đạt được số cử tri ủng hộ vượt trội trong kỳ tái cử lần này, nhưng nhiều người nghi ngại bà khó có thể thắng cử nếu chạy đua vào Toà Bạch Ốc. Lý do đơn giản chỉ vì bà là phụ nữ và cử tri Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận một phụ nữ làm tổng thống.
Đăng Khoa-Source:AP
Aug 31, 2006 Cali Today News – Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ năm bên ngoài trụ sở cuả tổ chức National Women’s Hall of Fame, thượng nghị sĩ Hillary Clinton thuộc tiểu bang New York nói rằng bà hi vọng nước Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận một nữ tổng thống. Nghị sĩ Clinton nói “Điều này chỉ còn tuỳ thuộc khi nào và nếu điều này xảy ra. Hãy cứ chờ xem.”
Tuy nhiên khi được hỏi bà có ra tranh cử tổng thống vaò năm 2008 hay không, bà Clinton đã từ chối không trả lời mà chỉ nói rằng bà đang tập trung các nỗ lực taí tranh cử ghế thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang New York.
Bà Clinton cho rằng việc một phụ nữ nắm giữ điều được bà gọi là “công việc khó khăn nhất thế giới” chắc chắn một ngày nào đó sẽ xảy ra.
Tuyên bố trên cuả nữ nghị sĩ Clinton đã được đưa ra trong chuyến đi vận động bầu cử mà đối tượng cử tri được bà nhắm đến là giới phụ nữ vốn được xem là những cử tri ủng hộ chính cuả bà Clinton.
Cần nhắc lại rằng những kết quả thăm dò gần đây nhất cho thấy bà Clinton đã vượt xa đối thủ, với cử tri phụ nữ ủng hộ bà chiếm tỉ lệ rất cao. Kết quả được viện thăm dò cuả trường đại học Quinnipac đưa ra trong tuần qua ghi nhận bà Clinton được 58% cử tri ủng hộ trong đó có 53% cử tri nam giới nhưng có đến 63% cử tri nữ giới.
Tuy bà Clinton đạt được số cử tri ủng hộ vượt trội trong kỳ tái cử lần này, nhưng nhiều người nghi ngại bà khó có thể thắng cử nếu chạy đua vào Toà Bạch Ốc. Lý do đơn giản chỉ vì bà là phụ nữ và cử tri Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận một phụ nữ làm tổng thống.
Đăng Khoa-Source:AP
Bộ QP Hoa Kỳ loan báo thử nghiệm thành công hoả tiễn điạ đối không
Sep 02, 2006
Cali Today News – Hôm thứ sáu, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo đã thử nghiệm thành công hoả tiễn điạ đối không tại một khu vực thuộc Thái Bình Dương. Đây là thành quả đạt được sau suốt 18 tháng thử nghiệm.
Vẫn theo loan báo trên, cơ quan MDA thuộc bộ QP Hoa Kỳ đã hoàn tất các thử nghiệm trong nỗ lực đánh chận hoả tiễn trên không bằng loại hoả tiễn bắn từ dưới đất lên. Kế hoạch phòng thủ này giúp cho Hoa Kỳ tránh được nguy cơ bị tấn công bằng hoả tiễn từ xa nhắm vào nội điạ Hoa Kỳ, đặc biệt là các loại hoả tiễn có sức huỷ diệt hàng loạt (WMD).
Cần nhắc lại rằng kế hoạch thử nghiệm trị giá $85 triệu đô la đã hai lần bị thất bại trước đây, một lần vaò tháng 12, 2004 và một lần nữa vào tháng 2, 2005.
Boeing Co. là công ty đứng thầu chính cung cấp loại hoả tiễn điạ đối không này cho bộ QP Hoa Kỳ. Những công ty thầu phụ chính là Lockheed Martin Corp., Northrop Grumman Corp. và Raytheon Co.
Trong lần thử nghiệm này, một hoã tiễn điạ đối điạ được bắn lên từ Kodiak, Alaska và một hoả tiễn bắn chận được bắn lên từ căn cứ không quân Vandenberg Air Force tại trung California. Trước đây, căn cứ Kwajalein Atoll thuộc quần đảo Marshall Islands đã được sử dụng để phóng các loại hoả tiễn đánh chặn.
Đăng Khoa-Source:AP
Sep 02, 2006
Cali Today News – Hôm thứ sáu, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo đã thử nghiệm thành công hoả tiễn điạ đối không tại một khu vực thuộc Thái Bình Dương. Đây là thành quả đạt được sau suốt 18 tháng thử nghiệm.
Vẫn theo loan báo trên, cơ quan MDA thuộc bộ QP Hoa Kỳ đã hoàn tất các thử nghiệm trong nỗ lực đánh chận hoả tiễn trên không bằng loại hoả tiễn bắn từ dưới đất lên. Kế hoạch phòng thủ này giúp cho Hoa Kỳ tránh được nguy cơ bị tấn công bằng hoả tiễn từ xa nhắm vào nội điạ Hoa Kỳ, đặc biệt là các loại hoả tiễn có sức huỷ diệt hàng loạt (WMD).
Cần nhắc lại rằng kế hoạch thử nghiệm trị giá $85 triệu đô la đã hai lần bị thất bại trước đây, một lần vaò tháng 12, 2004 và một lần nữa vào tháng 2, 2005.
Boeing Co. là công ty đứng thầu chính cung cấp loại hoả tiễn điạ đối không này cho bộ QP Hoa Kỳ. Những công ty thầu phụ chính là Lockheed Martin Corp., Northrop Grumman Corp. và Raytheon Co.
Trong lần thử nghiệm này, một hoã tiễn điạ đối điạ được bắn lên từ Kodiak, Alaska và một hoả tiễn bắn chận được bắn lên từ căn cứ không quân Vandenberg Air Force tại trung California. Trước đây, căn cứ Kwajalein Atoll thuộc quần đảo Marshall Islands đã được sử dụng để phóng các loại hoả tiễn đánh chặn.
Đăng Khoa-Source:AP
Ngũ Giác Đài thừa nhận tình hình Iraq đang có chiều hướng dẫn đến nội chiến đẫm máu
Sep 02, 2006 Cali Today News - Một phúc trình quân sự được Ngũ Giác Đài đệ trình Quốc Hội hôm thứ sáu thừa nhận tình hình Iraq đang có nguy cơ nổ ra xung đột đẫm máu giữa hai phái Hồi Giáo Sunni và Shi’ite. Bản phúc trình khẳng định rằng “Tình hình hiện nay sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến”
Bản tường trình do Quốc Hội yêu cầu nói trên đã cung cấp những thẩm định về tình hình Iraq trong vòng 3 tháng qua, trong đó các vụ tấn công vũ trang nói chung được ghi nhận tăng 24% đạt con số 792vụ/tuần, mức được xem là cao nhất trong cuộc chiến từ trước đến nay và con số thương vong cuả người Iraq đã tăng lên 51% đạt mức gần 120 người.
Bản phúc trình khẳng định rằng hiện đã nổ ra các xung đột giữa nhóm thiểu số Sunnis, từng lãnh đạo Iraq dưới thời cuả cựu TT Saddam Hussein và nhóm Shi’ites vốn là thành phần bị đàn áp trong chế độ trước nay đang nắm quyền lực trong tay.
Bản trường trình ghi nhận những xung dột sắc tộc đang ngày một lan rộng lên phiá bắc, vượt ra khỏi thũ đô Baghdad đến tận tỉnh Diyala và khu vực dầu lửa Kirkuk. Những biệt đội tử thần, đôi khi gồm những thành phần an ninh được Hoa Kỳ huấn luyện, đã tham dự vaò các vụ xung đột đẫm máu này.
Trong bối cảnh xung đột sắc tộc như thế, trớ trêu thay lực lượng nổi dậy lại trở thành những người bảo vệ an ninh và thậm chí cứu tế xã hội cho những người dân Iraq. Hậu quả là chính phủ tân lập Iraq cuả thủ tướng Nuri al-Maliki đang dần mất chỗ đứng trong lòng người dân.
Phúc trình về tình hình ngày càng thảm hại hơn tại Iraq được đưa ra đúng vào thời điểm TT Bush phát động chiến dịch hô hào sự ủng hộ cuả cử tri Hoa Kỳ đối với các chính sách cuả chính phủ tại Iraq. Trong những ngày này cả PTT Dick Cheney và bộ trưởng QP Rumsfeld cùng nhập cuộc phản công lại những người chỉ trích chiến tranh Iraq.
Trong khi đó, theo ghi nhận cuả AP, số thương vong cuả lực lượng Hoa Kỳ tính đến ngày 1/9/2006 là 2,643 tử trận, cuả Anh là 115 tử trận; Ý là 32; Ukraine là 18; Ba Lan là 17; Bulgaria là 13, Tây ban Nha là 11; Đan Mạch và El Salvado mỗi nước 4 binh sĩ thiệt mạng; Slovakia có 3 binh sĩ tử trận; Các quốc gia Estonia, Hà Lan và Thái Lan mỗi nước có 2 binh sĩ; Uùc, Hungary, Kazakhstan, Latvia, và Romania mỗi nước một binh sĩ tử trận.
Đăng Khoa – Source:AP
Sep 02, 2006 Cali Today News - Một phúc trình quân sự được Ngũ Giác Đài đệ trình Quốc Hội hôm thứ sáu thừa nhận tình hình Iraq đang có nguy cơ nổ ra xung đột đẫm máu giữa hai phái Hồi Giáo Sunni và Shi’ite. Bản phúc trình khẳng định rằng “Tình hình hiện nay sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến”
Bản tường trình do Quốc Hội yêu cầu nói trên đã cung cấp những thẩm định về tình hình Iraq trong vòng 3 tháng qua, trong đó các vụ tấn công vũ trang nói chung được ghi nhận tăng 24% đạt con số 792vụ/tuần, mức được xem là cao nhất trong cuộc chiến từ trước đến nay và con số thương vong cuả người Iraq đã tăng lên 51% đạt mức gần 120 người.
Bản phúc trình khẳng định rằng hiện đã nổ ra các xung đột giữa nhóm thiểu số Sunnis, từng lãnh đạo Iraq dưới thời cuả cựu TT Saddam Hussein và nhóm Shi’ites vốn là thành phần bị đàn áp trong chế độ trước nay đang nắm quyền lực trong tay.
Bản trường trình ghi nhận những xung dột sắc tộc đang ngày một lan rộng lên phiá bắc, vượt ra khỏi thũ đô Baghdad đến tận tỉnh Diyala và khu vực dầu lửa Kirkuk. Những biệt đội tử thần, đôi khi gồm những thành phần an ninh được Hoa Kỳ huấn luyện, đã tham dự vaò các vụ xung đột đẫm máu này.
Trong bối cảnh xung đột sắc tộc như thế, trớ trêu thay lực lượng nổi dậy lại trở thành những người bảo vệ an ninh và thậm chí cứu tế xã hội cho những người dân Iraq. Hậu quả là chính phủ tân lập Iraq cuả thủ tướng Nuri al-Maliki đang dần mất chỗ đứng trong lòng người dân.
Phúc trình về tình hình ngày càng thảm hại hơn tại Iraq được đưa ra đúng vào thời điểm TT Bush phát động chiến dịch hô hào sự ủng hộ cuả cử tri Hoa Kỳ đối với các chính sách cuả chính phủ tại Iraq. Trong những ngày này cả PTT Dick Cheney và bộ trưởng QP Rumsfeld cùng nhập cuộc phản công lại những người chỉ trích chiến tranh Iraq.
Trong khi đó, theo ghi nhận cuả AP, số thương vong cuả lực lượng Hoa Kỳ tính đến ngày 1/9/2006 là 2,643 tử trận, cuả Anh là 115 tử trận; Ý là 32; Ukraine là 18; Ba Lan là 17; Bulgaria là 13, Tây ban Nha là 11; Đan Mạch và El Salvado mỗi nước 4 binh sĩ thiệt mạng; Slovakia có 3 binh sĩ tử trận; Các quốc gia Estonia, Hà Lan và Thái Lan mỗi nước có 2 binh sĩ; Uùc, Hungary, Kazakhstan, Latvia, và Romania mỗi nước một binh sĩ tử trận.
Đăng Khoa – Source:AP
Cựu Thị Trưởng N.Y Giuliani và nữ nghị sĩ Clinton là hai gương mặt có nhiều triển vọng cho việc đề cử của hai đảng chức ứng cử viên TT Mỹ năm 2008
Cali Today News - Các cử tri của Cộng Hòa tỏ ra thích thú với ông cựu Thị Trưởng New York là Rudy Jiuliani, trong lúc cánh Dân Chủ mặn mà với bà Clinton trong việc chạy đua giành vé đại diện ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ năm 2008.
Đó là kết quả thăm dò mới nhất của CNN được công bố vào thứ năm 7 tháng 9.
Trong số 432 cử tri Cộng Hòa, có tới 31% chọn ông Giuliani, theo kết quả mà Opinion Research Corp. thực hiện cho CNN.
Danh sách kế tiếp là Thượng Nghị Sĩ John McCain được 20% và cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gringrich được 12%. Không một ứng cử viên nào sau đó của đảng Cộng Hòa được trên 10% phiếu ủng hộ. Có 14% cử tri cho biết họ lưỡng lự không biết chọn ai.
Trong số 517 cử tri đảng Dân Chủ, 37% chọn bà Clinton và 20% cho biết họ thích cựu Phó Tổng thống Al Gore, từng làm việc với TT Clinton trước đây, hơn bà cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ.
Hai gương mặt từng nổi đình đám trong năm 2004 khi họ được đề cử ra tranh chức TT Hoa Kỳ là ông John Kerry và John Edwards chỉ được có 11% cho mỗi người mà thôi.
Tất cả các gương mặt có giá khác của đảng Dân Chủ đều không được tới 3%, trong lúc có 8% trả lời họ phân vân không biết chọn ai.
Trong một cuộc thăm hỏi ý kiến khác có 1,004 người tham gia, có tới 86% cho hay mong thấy Quốc Hội Mỹ biểu quyết thông qua luật cho tăng mức lương tối thiểu cho người lao động hiện nay ở Mỹ.
Lê Lộc theo CNN
Đó là kết quả thăm dò mới nhất của CNN được công bố vào thứ năm 7 tháng 9.
Trong số 432 cử tri Cộng Hòa, có tới 31% chọn ông Giuliani, theo kết quả mà Opinion Research Corp. thực hiện cho CNN.
Danh sách kế tiếp là Thượng Nghị Sĩ John McCain được 20% và cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gringrich được 12%. Không một ứng cử viên nào sau đó của đảng Cộng Hòa được trên 10% phiếu ủng hộ. Có 14% cử tri cho biết họ lưỡng lự không biết chọn ai.
Trong số 517 cử tri đảng Dân Chủ, 37% chọn bà Clinton và 20% cho biết họ thích cựu Phó Tổng thống Al Gore, từng làm việc với TT Clinton trước đây, hơn bà cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ.
Hai gương mặt từng nổi đình đám trong năm 2004 khi họ được đề cử ra tranh chức TT Hoa Kỳ là ông John Kerry và John Edwards chỉ được có 11% cho mỗi người mà thôi.
Tất cả các gương mặt có giá khác của đảng Dân Chủ đều không được tới 3%, trong lúc có 8% trả lời họ phân vân không biết chọn ai.
Trong một cuộc thăm hỏi ý kiến khác có 1,004 người tham gia, có tới 86% cho hay mong thấy Quốc Hội Mỹ biểu quyết thông qua luật cho tăng mức lương tối thiểu cho người lao động hiện nay ở Mỹ.
Lê Lộc theo CNN
Hung thủ bắn chết cảnh sát New York cuối cùng đã phải ra hàng sau khi bị cảnh sát bao vây chặt
Sep 08, 2006
Cali Today News – Sau 5 tháng trốn tránh và bị truy nã gắt gao, cuối cùng cảnh sát New York đã tìm ra được nơi lẩn trốn cuả hung phạm Ralp “Bucky” Philips, kẻ đã bắn chết một viên cảnh sát tuần tra và bắn bị thương hai cảnh sát khác sau khi trốn tù tại Baffalo hồi tháng 4 về tội ăn cướp.
Hung thủ Philips đã ra đầu hàng vào 8:00 tối thứ sáu giờ miền đông Hoa Kỳ sau khi cảnh sát vây chặt khu vực giáp ranh với Pennsylvania, chấm dứt chiến dịch truy nã được xem là lớn nhất tại tiểu bang New York từ trước đến nay. 25 cảnh sát thuộc biệt đội SWATT và 12 chó nghiệp vụ đã tiến sát đến nơi hung thủ Philips ẩn náu trong một khu rừng trước khi hắn xuất hiện ra dấu đầu hàng.
Trước đó, tên hung thủ đã bị nằm trong danh sách đen 10 tên truy nã hàng đầu cuả FBI.
Theo báo cáo cuả cảnh sát, từ khi trốn tù ra, Philips đã “quậy tưng” khắp khu vực từ đông nam New York đến tây bắc Pennsylvania, cướp xe, đột nhập nhà cư dân, và ăn cắp đến 41 khẩu súng cuả một tiệm bán súng tại New York!
Vụ truy bắt Philips bắt đầu từ 2:00 trưa khi cảnh sát Pennsylvania phát hiện và chận xét một chiếc xe bị nghi là ăn cắp. Chiếc xe đã bỏ chạy và cảnh sát đã đuổi bắt. Cuối cùng, tên tài xế bị cảnh sát nhận diện chính là Philips đã bỏ xe và chạy vào rừng. Khoảng nưả giờ sau, hắn lại cướp một xe khác và lái chạy về New York, nơi cảnh sát đang đón lỏng hắn và một cuộc rượt bắt khác lại diễn ra. Lần này hắn cũng bỏ xe và chạy vào rừng nhưng thiên bất dung gian. Cảnh sát New York ngay sau đó đã bao vây chặt khu vực và đơn vị đặc nhiệm SWATT cùng cảnh khuyển đã được gọi đến và cảnh sát đã phải mất nhiều giờ mới tóm cổ được hung phạm như đã nói trên.
Đăng Khoa-Source:AP
Sep 08, 2006
Cali Today News – Sau 5 tháng trốn tránh và bị truy nã gắt gao, cuối cùng cảnh sát New York đã tìm ra được nơi lẩn trốn cuả hung phạm Ralp “Bucky” Philips, kẻ đã bắn chết một viên cảnh sát tuần tra và bắn bị thương hai cảnh sát khác sau khi trốn tù tại Baffalo hồi tháng 4 về tội ăn cướp.
Hung thủ Philips đã ra đầu hàng vào 8:00 tối thứ sáu giờ miền đông Hoa Kỳ sau khi cảnh sát vây chặt khu vực giáp ranh với Pennsylvania, chấm dứt chiến dịch truy nã được xem là lớn nhất tại tiểu bang New York từ trước đến nay. 25 cảnh sát thuộc biệt đội SWATT và 12 chó nghiệp vụ đã tiến sát đến nơi hung thủ Philips ẩn náu trong một khu rừng trước khi hắn xuất hiện ra dấu đầu hàng.
Trước đó, tên hung thủ đã bị nằm trong danh sách đen 10 tên truy nã hàng đầu cuả FBI.
Theo báo cáo cuả cảnh sát, từ khi trốn tù ra, Philips đã “quậy tưng” khắp khu vực từ đông nam New York đến tây bắc Pennsylvania, cướp xe, đột nhập nhà cư dân, và ăn cắp đến 41 khẩu súng cuả một tiệm bán súng tại New York!
Vụ truy bắt Philips bắt đầu từ 2:00 trưa khi cảnh sát Pennsylvania phát hiện và chận xét một chiếc xe bị nghi là ăn cắp. Chiếc xe đã bỏ chạy và cảnh sát đã đuổi bắt. Cuối cùng, tên tài xế bị cảnh sát nhận diện chính là Philips đã bỏ xe và chạy vào rừng. Khoảng nưả giờ sau, hắn lại cướp một xe khác và lái chạy về New York, nơi cảnh sát đang đón lỏng hắn và một cuộc rượt bắt khác lại diễn ra. Lần này hắn cũng bỏ xe và chạy vào rừng nhưng thiên bất dung gian. Cảnh sát New York ngay sau đó đã bao vây chặt khu vực và đơn vị đặc nhiệm SWATT cùng cảnh khuyển đã được gọi đến và cảnh sát đã phải mất nhiều giờ mới tóm cổ được hung phạm như đã nói trên.
Đăng Khoa-Source:AP
Lao Động Mỹ: 151 Triệu Người Tới 738,000 Thợ Nghề Thẩm Mỹ
(CSMONITOR) - Sau ngày lễ lao động, các nhân viên và nhân công ở Mỹ trở lại làm việc. Dưới đây là một vài con số thống kê về lực lượng lao động ở Mỹ.
Lực lượng lao động ở Mỹ bao gồm 151 triệu người. Họ là:
* 6.8 triệu giáo viên
* 827,000 nông dân
* 738,000 thợ cắt tóc và thẩm mỹ
* 317,000 đầu bếp
* 291,000 tài xế
* 243,000 lính cứu hỏa
* 213,000 nhạc sĩ, ca sĩ, và những ngành nghề liên quan đến âm nhạc
* 212,000 lực sĩ, giáo viên thể dục thể thao và những ngành nghề liên quan đến thể thao
* 98,000 nhân viên phục vụ tại sòng bài
* 64,000 phóng viên và phê bình gia
Một số dữ kiện khác:
* 7.5 triệu người Mỹ làm nhiều hơn 1 việc
* 294,000 người làm 2 việc toàn thời gian
* 28% trong tổng số lực lượng lao động làm nhiều hơn 40 giờ/tuần
* 8% trong tổng số lực lượng lao động làm nhiều hơn 60 giờ/tuần
* 4 năm là thời gian trung bình mỗi nhân viên đang làm tại công việc hiện tại
* 10% đã làm tại công việc hiện tại hơn 20 năm hay hơn
* 62.2% người mẹ có con nhỏ dưới 6 tuổi làm việc
* 78% người mẹ có con tuổi từ 6 đến 17 làm việc
* Thu nhập trung bình của đàn ông làm việc toàn thời gian trong năm 2005 là $41,386/năm
* Thu nhập trung bình của phụ nữ là $31,858
* Thu nhập trung bình của một gia đình Mỹ gốc La Tinh là $30,858; thấp hơn so với gia đình Mỹ trắng - 63 xu trên 1 đồng đô la.
* Thu nhập trung bình của một gia đình Mỹ gốc Á là $61,094, cao hơn so với gia đình Mỹ trắng - 25 xu trên mỗi đồng đô la.
* Thu nhập trung bình của nhân công ở vùng Washington D.C. là $55,994, cao nhất trên toàn quốc.
* Thu nhập trung bình của nhân công ở tiểu bang Louisiana là $21,439, thấp nhất trên toàn quốc.
Source: Vietbao
(CSMONITOR) - Sau ngày lễ lao động, các nhân viên và nhân công ở Mỹ trở lại làm việc. Dưới đây là một vài con số thống kê về lực lượng lao động ở Mỹ.
Lực lượng lao động ở Mỹ bao gồm 151 triệu người. Họ là:
* 6.8 triệu giáo viên
* 827,000 nông dân
* 738,000 thợ cắt tóc và thẩm mỹ
* 317,000 đầu bếp
* 291,000 tài xế
* 243,000 lính cứu hỏa
* 213,000 nhạc sĩ, ca sĩ, và những ngành nghề liên quan đến âm nhạc
* 212,000 lực sĩ, giáo viên thể dục thể thao và những ngành nghề liên quan đến thể thao
* 98,000 nhân viên phục vụ tại sòng bài
* 64,000 phóng viên và phê bình gia
Một số dữ kiện khác:
* 7.5 triệu người Mỹ làm nhiều hơn 1 việc
* 294,000 người làm 2 việc toàn thời gian
* 28% trong tổng số lực lượng lao động làm nhiều hơn 40 giờ/tuần
* 8% trong tổng số lực lượng lao động làm nhiều hơn 60 giờ/tuần
* 4 năm là thời gian trung bình mỗi nhân viên đang làm tại công việc hiện tại
* 10% đã làm tại công việc hiện tại hơn 20 năm hay hơn
* 62.2% người mẹ có con nhỏ dưới 6 tuổi làm việc
* 78% người mẹ có con tuổi từ 6 đến 17 làm việc
* Thu nhập trung bình của đàn ông làm việc toàn thời gian trong năm 2005 là $41,386/năm
* Thu nhập trung bình của phụ nữ là $31,858
* Thu nhập trung bình của một gia đình Mỹ gốc La Tinh là $30,858; thấp hơn so với gia đình Mỹ trắng - 63 xu trên 1 đồng đô la.
* Thu nhập trung bình của một gia đình Mỹ gốc Á là $61,094, cao hơn so với gia đình Mỹ trắng - 25 xu trên mỗi đồng đô la.
* Thu nhập trung bình của nhân công ở vùng Washington D.C. là $55,994, cao nhất trên toàn quốc.
* Thu nhập trung bình của nhân công ở tiểu bang Louisiana là $21,439, thấp nhất trên toàn quốc.
Source: Vietbao
Sau cùng, phi thuyền Atlantis đã bay lên không gian
Saturday, September 09, 2006
MŨI CANAVERAL, Florida - Hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Chín, phi thuyền không gian Atlantis đã bay vút lên khỏi giàn phóng tại Florida sau hai tuần lễ bị đình hoãn, sửa soạn mọi thứ cho Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia Hoa Kỳ (NASA) tái tục việc lắp ráp để hoàn chỉnh Trạm Không Gian Quốc Tế.
Ðây là ngày cuối cùng có thể phóng được phi thuyền trước khi cơ quan NASA bị bắt buộc phải chấp nhận việc đình hoãn lâu dài, trong lúc đó thì Nga sẽ phải đưa lên trạm không gian một phi hành đoàn thay thế để làm việc.
Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ nôn nóng tiếp tục lại việc xây dựng cấu trúc đang bay trên quỹ đạo trái đất này mà trị giá lên tới 100 tỷ Mỹ kim. Việc lắp ráp thêm cho hoàn chỉnh trạm không gian đã bị ngưng trệ sau tai nạn chết người của phi thuyền Columbia hồi năm 2003, và hiện NASA chỉ còn có bốn năm nữa để phải hoàn tất công trình lắp ráp trước khi đội phi thuyền này ngưng hoạt động.
Mang theo một trong những số lượng hàng hóa nặng nhất lên không gian, chiếc Atlantis đã được phóng lên vào lúc 11 giờ 15 sáng, giờ Ðông bộ Hoa Kỳ (11 giờ 15, Giờ Quốc Tế), và bay vút qua những túi mây trắng trên bầu trời Ðại Tây Dương.
Hai phút sau khi bay lên, phi thuyền đã tách rời khỏi hai hỏa tiễn tăng cường là những bộ phận sẽ được thu hồi để dùng cho các chuyến bay kế tới.
Các phi hành gia trên phi thuyền Atlantis khởi sự làm việc ngay trước khi họ đạt tới quỹ đạo, rời ghế ngồi và cầm lấy máy ảnh để chụp hình bình nhiên liệu gần cạn của phi thuyền lúc nó đang tách rời khỏi thân phi thuyền và rơi trở lại về trái đất.
Các kỹ sư sẽ phân tích kỹ lưỡng những hình ảnh chụp được để quyết định xem thử chất cách nhiệt trên bình nhiên liệu có còn nguyên vẹn hay không trong giai đoạn phi thuyền bay lên không gian với vận tốc siêu âm.
Sáu phi hành gia bên trong phi thuyền sẽ phải hoàn thành một chương trình làm việc bận rộn trong suốt phi trình 11 ngày. Họ sẽ phải thực hiện những vụ khám xét kỹ lưỡng chiếc khiên chắn nhiệt mà kể từ khi loại phi thuyền này gặp tai nạn thì việc này trở nên bắt buộc. Và họ cũng còn phải thực hiện những động tác lắp ráp phức tạp trên không gian nữa.
Phi thuyền mang theo một hệ thống máy móc trị giá 372 triệu Mỹ kim, trong đó có bộ thứ nhì của các khung kim loại với khả năng thu nhận năng lượng mặt trời và một trục quay tròn để cho các tấm kim loại dùng thu ánh sáng mặt trời có thể xoay quanh trên đó. (V.P.)
Saturday, September 09, 2006
MŨI CANAVERAL, Florida - Hôm Thứ Bảy, 9 Tháng Chín, phi thuyền không gian Atlantis đã bay vút lên khỏi giàn phóng tại Florida sau hai tuần lễ bị đình hoãn, sửa soạn mọi thứ cho Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia Hoa Kỳ (NASA) tái tục việc lắp ráp để hoàn chỉnh Trạm Không Gian Quốc Tế.
Ðây là ngày cuối cùng có thể phóng được phi thuyền trước khi cơ quan NASA bị bắt buộc phải chấp nhận việc đình hoãn lâu dài, trong lúc đó thì Nga sẽ phải đưa lên trạm không gian một phi hành đoàn thay thế để làm việc.
Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ nôn nóng tiếp tục lại việc xây dựng cấu trúc đang bay trên quỹ đạo trái đất này mà trị giá lên tới 100 tỷ Mỹ kim. Việc lắp ráp thêm cho hoàn chỉnh trạm không gian đã bị ngưng trệ sau tai nạn chết người của phi thuyền Columbia hồi năm 2003, và hiện NASA chỉ còn có bốn năm nữa để phải hoàn tất công trình lắp ráp trước khi đội phi thuyền này ngưng hoạt động.
Mang theo một trong những số lượng hàng hóa nặng nhất lên không gian, chiếc Atlantis đã được phóng lên vào lúc 11 giờ 15 sáng, giờ Ðông bộ Hoa Kỳ (11 giờ 15, Giờ Quốc Tế), và bay vút qua những túi mây trắng trên bầu trời Ðại Tây Dương.
Hai phút sau khi bay lên, phi thuyền đã tách rời khỏi hai hỏa tiễn tăng cường là những bộ phận sẽ được thu hồi để dùng cho các chuyến bay kế tới.
Các phi hành gia trên phi thuyền Atlantis khởi sự làm việc ngay trước khi họ đạt tới quỹ đạo, rời ghế ngồi và cầm lấy máy ảnh để chụp hình bình nhiên liệu gần cạn của phi thuyền lúc nó đang tách rời khỏi thân phi thuyền và rơi trở lại về trái đất.
Các kỹ sư sẽ phân tích kỹ lưỡng những hình ảnh chụp được để quyết định xem thử chất cách nhiệt trên bình nhiên liệu có còn nguyên vẹn hay không trong giai đoạn phi thuyền bay lên không gian với vận tốc siêu âm.
Sáu phi hành gia bên trong phi thuyền sẽ phải hoàn thành một chương trình làm việc bận rộn trong suốt phi trình 11 ngày. Họ sẽ phải thực hiện những vụ khám xét kỹ lưỡng chiếc khiên chắn nhiệt mà kể từ khi loại phi thuyền này gặp tai nạn thì việc này trở nên bắt buộc. Và họ cũng còn phải thực hiện những động tác lắp ráp phức tạp trên không gian nữa.
Phi thuyền mang theo một hệ thống máy móc trị giá 372 triệu Mỹ kim, trong đó có bộ thứ nhì của các khung kim loại với khả năng thu nhận năng lượng mặt trời và một trục quay tròn để cho các tấm kim loại dùng thu ánh sáng mặt trời có thể xoay quanh trên đó. (V.P.)
Một cựu chiến binh ở VN khi đi thăm Đài tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong đã… “chết đứng” khi thấy tên của mình được khắc trên đó
Sep 11, 2006 Cali Today News - Một cựu chiến binh chiến trường VN, cư dân Middleton, đã chứng kiến tên tuổi của mình khắc trên một đài Chiến Sĩ Trận Vong khi ông đi thăm Đài tưởng niệm Chiến Tranh VN ỏ Madison.
Dan Kies có tên trên bảng tưởng niệm còn ông thì đứng ngó tên của mình, một chuyện theo đài WISC_TV là chuyện hết sức hiếm hoi.
Kies nói: “Nhiều đứa bạn hồi xưa cứ tìm cách liên lạc với tôi. Ai cũng tưởng tôi đã chết rồi chứ!” Theo WISC-TV thì trường hợp của ông Kies, tuy hiếm nhưng không phải là duy nhất, có khoảng một chục người chưa chết mà tên tuổi đã được… ngưỡng mộ!
Kies cho hay ông đã biết chuyện của mình có sai lầm trong nhiều năm nhưng không dám đứng ngó tên mình trên đó, vì ông nghĩ như thế đầy xúc động hãi hùng quá: “Tôi muốn đi coi lắm, nhưng thật là không dám!”
Chính một quả mìn ở VN đã thay đổi cả đời ông và giết chết người bạn thân của ông, và lấy đi cả hai chân của ông. Kies nói: “Tôi cứ nghĩ về chuyện này mỗi ngày đấy chứ!”
Eric là tên người bạn thân đó. Hôm đó thí Eric đi trước ông. Eric bị trúng mìn trước, văng cả hai chân đến đầu gối và sau đó đến lượt ông. Cả hai bị mìn y hệt nhau, nhưng vì vết thương của Eric quá nậêng nên bạn ông chết.
Kies nói: “Bây giờ thì tôi dám đi hội họp với bạn bè rồi, mỗi đến năm 2000 tôi mới dám đấy. Tôi gặp lại bao nhiêu là bạn, tụi chúng tôi hồi turớc thân nhau lắm!”
Kies còn nói đùa là tên ông vẫn còn năm “trên đó” cho đến khi nào lỗi lầm được chữa xong: “Nằm với mấy người không ..lên tiếng đó cũng không có tồi, phải không?”
Nguyễn Dương, source Channel 3000
Sep 11, 2006 Cali Today News - Một cựu chiến binh chiến trường VN, cư dân Middleton, đã chứng kiến tên tuổi của mình khắc trên một đài Chiến Sĩ Trận Vong khi ông đi thăm Đài tưởng niệm Chiến Tranh VN ỏ Madison.
Dan Kies có tên trên bảng tưởng niệm còn ông thì đứng ngó tên của mình, một chuyện theo đài WISC_TV là chuyện hết sức hiếm hoi.
Kies nói: “Nhiều đứa bạn hồi xưa cứ tìm cách liên lạc với tôi. Ai cũng tưởng tôi đã chết rồi chứ!” Theo WISC-TV thì trường hợp của ông Kies, tuy hiếm nhưng không phải là duy nhất, có khoảng một chục người chưa chết mà tên tuổi đã được… ngưỡng mộ!
Kies cho hay ông đã biết chuyện của mình có sai lầm trong nhiều năm nhưng không dám đứng ngó tên mình trên đó, vì ông nghĩ như thế đầy xúc động hãi hùng quá: “Tôi muốn đi coi lắm, nhưng thật là không dám!”
Chính một quả mìn ở VN đã thay đổi cả đời ông và giết chết người bạn thân của ông, và lấy đi cả hai chân của ông. Kies nói: “Tôi cứ nghĩ về chuyện này mỗi ngày đấy chứ!”
Eric là tên người bạn thân đó. Hôm đó thí Eric đi trước ông. Eric bị trúng mìn trước, văng cả hai chân đến đầu gối và sau đó đến lượt ông. Cả hai bị mìn y hệt nhau, nhưng vì vết thương của Eric quá nậêng nên bạn ông chết.
Kies nói: “Bây giờ thì tôi dám đi hội họp với bạn bè rồi, mỗi đến năm 2000 tôi mới dám đấy. Tôi gặp lại bao nhiêu là bạn, tụi chúng tôi hồi turớc thân nhau lắm!”
Kies còn nói đùa là tên ông vẫn còn năm “trên đó” cho đến khi nào lỗi lầm được chữa xong: “Nằm với mấy người không ..lên tiếng đó cũng không có tồi, phải không?”
Nguyễn Dương, source Channel 3000