Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Người Cuba sống lâu nhờ xì gà và sex !!!

Một nghiên cứu nói tỉ lệ cao những người sống lâu trên trăm tuổi ở Cuba là nhờ bỏ rượu nhưng uống cà phê, hút xì gà và sex.


Đây là kết quả nghiên cứu cuộc sống của 54 người sống trên trăm tuổi ở tỉnh Villa Clara.

Hơn 60% trong số này có cha mẹ sống qua tuổi 100.

Cuba, với dân số 11.2 triệu, có 3000 người sống hơn một thế kỷ.

Nghiên cứu thấy những người này sống có kỷ luật nhưng không khắc khổ.

Không ai dùng rượu, và họ nói họ thích cà phê, xì gà.

Họ cũng thích nhiều thứ, trong đó có sex, theo lời bác sĩ Nancy Nepomuceno, người thực hiện nghiên cứu.

Đa số người này còn minh mẫn, có đời sống tốt và làm công việc chân tay ở nông thôn.

Đa số họ ăn các thức ăn như cá, trứng, sữa, thị trắng và rau, được nấu với ít muối.

Tuổi thọ trung bình ở Cuba là 76, nhưng ở tỉnh Villa Clara, con số này là 78.

Image

Theo BBC

http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/5407636.stm

Happy hút cigars và.....sex
hehehe

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đàn ông cũng gặp vấn đề về hoóc-môn khi lớn tuổi Khi tuổi càng cao, phụ nữ cũng như đàn ông đều giảm sản xuất hoóc-môn. Hiện tượng này thường được nhắc đến ở phụ nữ. Nhưng ở đàn ông, đôi khi thiếu testosterone cũng gây vấn đề.

Các loại thuốc đìêu trị chứng rối loạn cường dương thường không có tác dụng, nguyên nhân do thiếu testosterone. Do đó theo Tiến sĩ Edouard Amar, chuyên gia nam khoa Bệnh viện Bichat tại Paris, trước khi dùng loại thuốc này nên đo tỉ lệ testosterone trong máu.

Nếu lượng testosterone quá thấp, nên chọn giải pháp bổ sung hoóc-môn này, với điều kiện là dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Testosterone không gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt như theo nhiều lời đồn, nhưng ngược lại, có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển một căn bệnh ung thư tiềm ẩn. Do đó cần phải thận trọng khi dùng hoóc-môn này.

Testosterone còn có những tác dụng khác như các vận động viên từng biết rõ là làm tăng lượng máu lưu thông và khối lượng cơ bắp. Thiếu testosterone cũng gây loãng xương như ở phụ nữ.

Hoóc-môn quan trọng này có thể được dùng dưới nhiều dạng: thuốc viên, thuốc tiêm, băng dán hay gel. Việc tiêm mỗi ba tháng một lần xem như dễ áp dụng nhất, cho phép có tỉ lệ hoóc-môn ổn định.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Xe hơi chạy bằng dầu ăn Chiếc xe chạy bằng dầu ăn do một số thành viên của Trường ĐH Maryland đã tận dụng nguồn dầu ăn dư thừa của các nhà bếp sản xuất thành nhiên liệu sinh học chạy ôtô."Người đàn bà đẹp” của Hollywood Julia Roberts, ngôi sao từng đoạt giải Oscars Morgan Freeman, nghệ sĩ Nelson mới đây đã mua những chiếc xe hơi chạy bằng dầu ăn.

Chiếc xe này do một số thành viên của Trường ĐH Maryland đã tận dụng nguồn dầu ăn dư thừa của các nhà bếp sản xuất thành nhiên liệu sinh học chạy ôtô và họ đang tích cực cổ động mọi người sử dụng loại ôtô này.

Trên trang web của mình, Nelson đã viết, “vì cuộc sống tươi đẹp của trái đất, tránh bị phụ thuộc vào những kẻ đầu cơ và nguồn dầu lửa nước ngoài, chúng ta nên dùng dầu ăn làm nhiên liệu chính”.

Nhiên liệu làm tại gia này hiện cũng đã dùng để chạy xe bus tại 15 trường học. Tuy vậy, các nhà khoa học cho rằng, hiện nay, sản lượng dầu ăn để chạy xe hơi vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của Cục Quản lý nhiên liệu dầu diesel sinh học, sản lượng nhiên liệu sinh học tại Mỹ năm ngoái đã tăng lên 280 triệu lít, năm nay dự đoán con số đó sẽ gấp đôi

CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Post by CayQueo »

Đi uống cà phê “cóc” Sài Gòn


Văn Lang/Người Việt


SÀI GÒN, Việt Nam - Có lẽ, không đâu trên đất Việt Nam có nhiều cà phê vỉa hè bằng Sài Gòn. Không chỉ vì Sài Gòn là thành phố lớn nhất nước, đông dân nhất nước, mà còn, bởi lẽ, tính cách người Sài Gòn, như một người Hà Nội nhận xét: “Dân Sài Gòn thích ngồi quay mặt ra đường, trong khi dân Hà Nội thì lại thích ngồi quay mặt vô nhà!”

Mà ngồi quay mặt ra đường để “nhìn đời” thì không đâu thích hợp bằng ngồi cà phê vỉa hè Sài Gòn. Những sáng, trưa, chiều, tối, khuya ngồi vỉa hè nhâm nhi từng “giọt đắng,” nhìn dòng người hối hả xuôi ngược trên đường phố, chợt thấy mình như “con cá” trong một hốc nhỏ nhìn dòng sông đời trôi mênh mang, ào ạt, tưởng chừng như bất tận về những ngả năm, ngả bảy... Với cà phê vỉa hè hạng bình dân thì dân uống cà phê ngồi cả trong nhà lẫn lấn ra vỉa hè. Mặc dù giới bình dân Sài Gòn chỉ thích ngồi ngoài vỉa hè nhưng vì diện tích có hạn nên khách tới chậm đành chấp nhận ngồi trong nhà ngó... ra.


Lúc trước, cà phê máy lạnh ở Sài Gòn chưa mọc lên nhiều như bây giờ, hơn nữa xe cộ cũng chưa đông và có lẽ cũng vì biết dân còn nghèo nên việc dẹp lòng lề đường không gắt gao như bây giờ. Do vậy, hầu như hè phố đường nào cũng có quán cà phê vỉa hè, còn gọi là quán “cóc” - vài ba cái bàn, cái ghế, cảnh sát đến thì tấp bàn ghế vô, cảnh sát đi thì bày ra. Có lẽ chính vì tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa” này mà cà phê vỉa hè còn gọi là cà phê “cóc” (?)

Khoảng thập niên 1990 đổ về trước, toàn bộ vòng cung Hồ Con Rùa là cà phê cóc. Những ngày buồn ngồi đó, nhìn những gương mặt qua lại như đang được “đọc” từng trang sách mở của cuộc đời. Những gương mặt đàn ông lam lũ khắc khổ của những người xích lô, ba gác, những gương mặt phởn phơ của đám nhà giàu mới phất. Gương mặt người thiếu nữ Sài Gòn, dù trong những năm tháng khó khăn nhất vẫn đôi mắt đen láy và nụ cười rộng mở trên môi. Và những trưa tan trường các cô nữ sinh Sài Gòn đạp xe đi ngang qua với tà áo dài trắng, mái tóc thề trong gió bay bay... Sài Gòn như vừa chợt quen, chợt lạ. Với người lạ lần đầu đến Sài Gòn vẫn thấy thành phố mến khách thân thương, với người sống lâu ở Sài Gòn, bỗng tình cờ một hôm thấy thành phố thật lạ...

Một lần, ngồi cà phê vỉa hè khu vực Hồ Con Rùa, trời chợt đổ cơn giông, nép sát vô bờ tường (nơi chủ quán che đỡ tấm vải bạt), buổi chiều ướt lướt thướt trong cơn mưa lạnh, chợt tình cờ nghe tiếng “kíu kíu” như tiếng kêu của một loài chim lạ. Tôi không tin ở tai mình, vì thành phố lúc này đã quá tải người, quá đông đúc, quá nhiều bụi xe và tiếng ồn, loài chim nào còn dám bay về “di trú” nơi đây? Dõi theo tiếng kêu, mãi tôi mới phát hiện ra trên một tán cây rất cao của khu Hồ Con Rùa có một đàn chim Kéc đang trú giông, những con chim Kéc với bộ lông xanh óng, mỏ đỏ chen chúc nhau trên mỏm cụt của một cành cây cao, trong lúc chen lấn nhau, lâu lâu lại có một con bị văng ra ngoài, chấp chới bay, cất tiếng kêu “kíu, kíu” nghe chấp chới cả một vòm trời... rồi lại đáp xuống mỏm cụt và cứ như thế...


Bây giờ, vì việc dẹp lòng lề đường gắt gao, cà phê vỉa hè hầu như còn rất ít, hay nói đúng hơn, còn chút tồn tại nhờ “biến tướng.” Nghĩa là ngày nay không còn những quán cóc “thuần chủng” nữa. Mà cà phê vỉa hè là một hình thức gồm quán (có nhà), lấn thêm phần vỉa hè trước cửa, tạm gọi là cà phê vỉa hè, để nhớ những mùa xa ngày xưa... Như vậy, khu quán cóc trước vòng cung Hồ Con Rùa chỉ còn duy nhất có một quán, sát bên công ty cấp nước thành phố.

Dạng quán cóc thuần chủng, là loại “quán không nhà” chỉ còn sót lại trong các con hẻm, mà phải là hẻm rộng, vì hẻm nhỏ quá mà mở quán “cóc” không có lối đi, cư dân trong hẻm sẽ phản ứng liền...

Loại cà phê quán có nhà lấn ra vỉa hè trước cửa thường tồn tại ở những con đường nhỏ thuộc các quận không phải trung tâm, nơi có những khu lao động ở trong hẻm, nhưng họ lại thích kéo nhau ra đường “nhìn đời” mà giá vẫn... rẻ! Còn “nhìn đời” ở khu trung tâm Sài Gòn thì giá rất đắt (dù cũng là ngồi... vỉa hè) nhưng vỉa hè của nhà hàng, khách sạn thì... giá nó khác. Dạng vỉa hè cao cấp, deluxe, này có thể gọi đùa theo ngôn ngữ báo chí trước kia là “Ðờ-la-hiên”.

Với cà phê vỉa hè hạng bình dân thì dân uống cà phê ngồi cả trong nhà lẫn lấn ra vỉa hè. Mặc dù giới bình dân Sài Gòn chỉ thích ngồi ngoài vỉa hè nhưng vì diện tích có hạn nên khách tới chậm đành chấp nhận ngồi trong nhà ngó... ra. Hơn nữa khi xe cảnh sát phường đi ngang thì khách ngồi ngoài lại phải xách ghế chạy vô.

Cà phê vỉa hè thường đông khách vì giá rẻ, mà giá rẻ là do chủ nhà kiêm luôn chủ quán, không tốn tiền thuê mặt bằng. Còn nếu là dân thuê mặt bằng phải “tuyển” nữ tiếp viên trẻ, đẹp và bán ly cà phê với giá 5 tới 7 ngàn đồng mới có lời. Trong khi cà phê vỉa hè bình dân thì không cần “tiếp viên,” nhà có ai “ở không” thì “trưng dụng” ra bán quán, bất kể ông già, bà lão, thiếu nữ, trai lơ, thiếu nhi gì đều bán được, do vậy giá chỉ bằng nửa quán “kinh doanh” có tuyển “gái đẹp” (khoảng chừng hai ngàn rưỡi tới ba ngàn ly cà phê). Nhưng quán vẫn có lời, vì quán dựa vào số đông, và lượng khách luôn uống đều cả ba “cữ.” Ðầu tiên là “cữ” chào buổi sáng! Kẻ tỉnh ngủ để đi làm, kẻ thất nghiệp, hoặc quá tuổi lao động thì ngồi lại “tán dóc,” bàn chuyện thời sự hoặc bóng đá. Tới trưa, một số người trong số những người đã uống buổi sáng vẫn quay lại quán, lý do trưa nắng khó ngủ, nhưng thường là trưa ra quán để “luận bàn” vé số, số đề. Sau khi nhâm nhi ly cà phê và bàn luận “số má” xong thì họ chạy qua “đại lý” đề cũng gần đó, hoặc dân “thầu số” cho người tới tận quán phục vụ dân “xanh-xít, đít đuôi” tại chỗ. Chiều, cữ ba, thì những người chơi vé số-số đề lại tụ ra quán chờ kết quả xổ số, có khi họ đem theo radio-mini để nghe trực tiếp kết quả xổ số. Hễ ai trong nhóm họ kêu lên một cái “á,” thì coi như chiều đó bọn họ có “chầu nhậu,” vì nhiều người ghi nên cũng có người trúng, mà dân trúng đề bao nhau chầu nhậu bình dân là chuyện thường tình. Uống “chầu đế” “quắc cần câu” trong người nóng rần rần, có khi “tan tiệc” họ lại quay về quán cà phê bình dân vỉa hè ngồi cho... mát. Mà nhậu say, làm ly cà phê đá thì thấy cũng... tỉnh tỉnh.

Có một thời gian tôi hay ngồi cà phê vỉa hè khu Gò Vấp, ngày nào cũng gặp một nhóm đàn ông trung niên, theo lời chủ quán thì họ uống cà phê sáng ở đây đã nhiều năm rồi. Bất kể trời mưa hay nắng, Xuân Hạ Thu Ðông gì họ “cóc” cần, và chủ đề câu chuyện mỗi ngày của họ luôn không đổi. Họ chỉ nói về “lũ” gà mà thôi (gà nòi nuôi để đá, chứ không phải gà “móng đỏ”). Tôi đã nhiều lần nghe họ bàn cãi, tranh luận về cách “xem tướng” gà, “vỗ gà”, “ra kèo-bắt độ...” họ thao thao, bất tuyệt, uyên bác, chẳng thua gì mấy vị yêu văn chương luận bàn thi ca...

Nói về cà phê vỉa hè trong hẻm và giới văn nghệ, vỉa hè Sài Gòn thì không thể không nhắc tới quán cà phê 47.

Quán này nằm trong một con hẻm rộng có nhà của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, do vậy một số dân cũ, cũng như dân Hà Nội còn gọi cà phê hẻm này là cà phê hẻm Trịnh. Còn dân văn nghệ, giang hồ, vỉa hè lúc sau này thích gọi hẻm này là hẻm 47 (nhà Trịnh Công Sơn ở số 47C), con đường này bây giờ mang tên Phạm Ngọc Thạch, trước kia là đường Duy Tân và đã đi vào “ca từ” trong một bài hát của Phạm Duy: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát...” Hẻm này có vài “ông to” đã “huyền chức” nhưng tay chủ quán “rất quan liêu” (tới mới biết) không sợ ai mà chỉ sợ mỗi một bà trong hẻm mà anh em văn nghệ, giang hồ, gọi là bà “chúa Hẻm.”

Vài gương mặt hay lui tới hẻm như nhà văn Nguyễn Ðạt, họa sĩ Trịnh Cung, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh, nhóm “mở miệng” của Lý Ðợi, Phan Bá Thọ... một số anh chị em hay viết bài cho tiền vệ hay Talawas như Nguyễn Viện, Lynh Bacardi, Trần Tiến Dũng, nhà thơ Việt kiều Thận Nhiên... Lâu lâu cũng có một số anh chị hải ngoại ghé qua như nhà văn Nguyễn Hương, dịch giả Mạch Nha, nhà văn Cổ Ngư, các vị dịch giả Vũ Ngọc Thăng, Nguyễn Tiến Văn... Ở Hà Nội vô thì có nhà văn trẻ Ðỗ Hoàng Diệu, tác giả “Bóng Ðè.”

Dù thời gian có trôi, dòng đời có hối hả chảy tan nhanh về những ngả năm, ngả bảy, cà phê vỉa hè Sài Gòn có “biến thiên” từ dạng thức tồn tại này sang dạng thức tồn tại khác. Từ vỉa hè trong hẻm tới “đờ-la-hiên” sang trọng thì người Sài Gòn vẫn thích ngồi quay mặt ra đường, vẫn thích ngồi cà phê vỉa hè “nhâm nhi” từng “giọt đắng” đọc báo, tán dóc về thời tiết, chính trị và... đá gà, cờ bạc và văn chương, triết lý... Cũng trên hè phố Sài Gòn này tôi đã được học những bài học “vỡ lòng” đầu tiên về tình yêu đối với tự do và cuộc đời...

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Với 300 triệu dân, Hoa Kỳ có còn là “Thiên Đàng hạ giới”?
Bốn mươi năm trước, Elizabeth Heydanek sống trong căn nhà ở Illinois, và có thể xem giai đoạn đó là thiên đàng đối với cô bé 7 tuổi như bà năm 1967, khi Hoa Kỳ chỉ có 200 triệu công dân.

Cơ quan Census Bureau cho biết đúng 7 giờ 46 phút thứ ba 17/10 thì công dân thứ 300 triệu của Mỹ xuất hiện và cũng chính cơ quan này cho biết hai nước Mỹ của thời điểm 1967 và của 2006 khá nhau khá nhiều.

Bây giờ Hoa Kỳ có tới 237 triệu xe cộ đủ loại ngược xuôi trên mọi nẻo đường, còn thời của Heydanek thì chưa tới 100 triệu chiếc. Bà Heydanek cũng nói thị trấn Schaumburg nhỏ bé xinh đẹïp của bà cũng đã thay đổi nhiều.

Theo bản nghiên cứu của Đại Học Connecticut thì trong 40 năm qua, nhiều trung tâm thương mại khổng lồ đã mọc lên và các nơi như Florida, California, Nevada và Virginia là những nơi tăng dân số rất nhanh.

Từ năm 1990 đến năm 2000, dân số của tiểu bang Arizona tăng đến 40%. Thị trấn Scottsdale chỉ có khoảng 42,000 dân năm 1965, năm 2003 đã lên tới con số 218,000 người.

Carl Haub, một nhà dân số học của cơ quan Populaiton Reference Bureau, cho biết: “Dân số miền nam và phía tây Hoa Kỳ tăng quá nhanh, vùng đông bắc hầu như đứng lại. Cách đây 20 năm Phoenix là thị trấn nhỏ xíu, bây giờ nó nằm trong quận hạt Maricopa hạng 4 toàn quốc về số dân đông.

Vicky Markham, Giám Đốc Center for Environmant and Population, nhận xét: “Mỹ biến thành một quốc gia metro cực lớn với số dân tăng quá nhanh. Nó lun luôn “đói” về nhà cửa, đất đai và tài nguyên cho sự tiêu thụ.”

Bà Heydanek biết quá rõ chuyện gì đả xảy ra ở vùng Chicago, Illinois. Bà nói “lái xe mất tới 1 giờ để đi từ căn nhà ấu thơ của bà ở Schaumburg đến nhà mới nơi bà đang sinh sống là Cary, cách nhà cũ có 20 miles.

Các chuyên gia cho hay dân số tăng quá nhanh ảnh hưởng đến trẻ thơ là các cuộc sống của cha mẹ chúng luôn vội vã, lúc nào cũng phải tranh đua mọi lúc mọi nơi, cảnh nghèo khổ và thiếu khoảng không, áp lực tinh thân trên đầu óc trẻ thơ mạnh hơn là thời cha mẹ của chúng.

Nhưng các chuyên gia cũng tiên đoán Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số 1 thế giới trong vòng ít nhất 40 năm nữa, phần lớn là do di dân. Họ vẫn tiếp tục tràn tới.

Lê Lộc

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Tôi là một xác chết
Orhan Pamuk vừa đoạt giải Nobel 2006. Để bạn đọc hình dung về văn chương của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này , chúng tôi giới thiệu một trích đoạn từ tiểu thuyết “Tên tôi là đỏ” của ông.

Không gì khác, hiện tôi là một xác chết nằm dưới đáy giếng. Dù tôi trút hơi thở cuối cùng đã khá lâu rồi, tim tôi đã không còn động tĩnh gì, thì cũng không ai, ngoài gã sát nhân quê mùa, biết điều gì đã xảy ra với tôi.

Đúng là một thằng côn đồ, gã nắn người tôi, nghe ngóng xem tôi đã chết hẳn chưa, rồi đá vào xương hoành tôi, mang tôi đến thành giếng và ném tôi xuống đó. Khi rơi xuống, cái đầu đã bị gã dùng đá đập bẹp của tôi liền vỡ bung ra; mặt tôi, trán tôi, và hai gò má của tôi đã tan nát; còn miệng tôi thì be bét máu.

Tôi mất tích đã bốn ngày. Vợ con tôi hẳn phải đang đi tìm tôi dữ lắm. Con gái tôi, sau khi khóc hết hơi, hẳn đang trừng trừng nhìn lên vòm cổng công đường gầm ghì lạnh lẽo. Vâng, tôi biết, ngày ngày họ vẫn cùng nhau nhìn qua cửa sổ mà ngóng tôi về.

Nhưng họ có thực sự đang chờ đợi không? Thậm chí tôi cũng không thể tin vào điều đó. Có lẽ họ đã quá quen với sự hay vắng nhà của tôi. Thật là buồn thảm! ở đây, ở bờ bên kia của cuộc sống, người ta mới cảm thấy cái sự tồn tại của mình là lắm ý nghĩa.

Trước khi tôi sinh ra, thời gian là vô cùng vô tận. Sau khi tôi chết đi, thời gian lại vô tận vô cùng. Tôi đã sống một cách chói sáng giữa hai khoảng mịt mùng của bóng tối.

Tôi đã hạnh phúc. Vâng, giờ đây tôi biết mình đã từng hạnh phúc. Tôi đã vẽ những hình ảnh đẹp nhất trong xưởng vẽ Sultan của chúng tôi. Không ai địch nổi tay nghề thượng thặng của tôi. Qua công việc bí truyền này, tôi kiếm được mỗi tháng đến chín trăm đồng bạc trắng. Thật sướng không thể nào chịu nổi.

Tôi chịu trách nhiệm vẽ và tô điểm những cuốn sách. Tôi minh họa dải lề cho các trang, tô điểm các khoảng trống bằng những hình ảnh lá hoa chim muông giống y thật.

Tôi vẽ những đám mây hình vỏ sò theo phong cách Trung Hoa, những chùm dây nho vươn dài, và những cánh rừng đầy màu sắc, trong đó có những con linh dương, những người nô lệ chèo thuyền, những ông vua, rồi cây cối, cung điện, ngựa dê, và những toán thợ săn...

Trong thời tuổi trẻ của tôi, tôi đã từng trang trí đĩa sứ, các khung gương, các bàn cờ, đôi khi cả các vòm trần biệt thự, hoặc trang ấp của một viên thái thú vùng Bosphor, thậm chí cả những chiếc thìa gỗ.

Tuy nhiên, những năm gần đây nhất, tôi chỉ làm việc trên những trang bản thảo, vì Sultan của chúng tôi trả cho việc đó nhiều tiền. Tôi không thể nói điều đó giờ đây là vô nghĩa. Đối với tiền bạc, người ta có thể biết giá trị của chúng cả khi đã chết.

Sau khi nghe tôi kể những điều kỳ dị của tôi, hẳn các bạn đã nghĩ: “Ai mà thèm quan tâm anh kiếm được bao nhiêu lúc sống. Hãy nói anh đang thấy những gì? Có cuộc sống sau cái chết không? Thiên đường hay địa ngục ở đâu? Cái chết là thế nào? Anh có đau đớn không?”.

Vâng, các bạn nói đúng, cuộc sống là cực kỳ buồn cười sau khi đã từ trần. Có thể bạn đã từng nghe câu chuyện về chàng trai, chỉ vì tò mò mà đi theo những người lính ra chiến trường. Anh ta tìm thấy một người lính đã chết giờ đang từ từ sống lại trong vũng máu, mình đầy thương tích.

Người đó kể cho anh ta nghe bí mật của thế giới bên kia. Nhưng một trong những chiến binh của Tarmelane, tưởng anh ta là kẻ thù, đã vùng dậy chém anh ta một nhát đao ngọt xớt, qua đó nói với anh ta rằng, ở thế giới bên kia, người sống thì phải chia thành hai nửa.

Bậy quá, ngược lại là khác. Tôi muốn nói với các bạn rằng, những linh hồn từng bị thất tán khi sống, giờ đến lúc chết lại tụ hợp lại. Ngược với lý lẽ của những bọn vô thần tội lỗi vốn nằm trong vòng tay của quỷ sa tăng, thực sự là có một thế giới khác, nhờ Chúa, và bằng chứng là tôi đang nói với các bạn đây.

Tôi đã chết, nhưng như các bạn có thể nói một cách đơn giản, tôi không thôi tồn tại. Tất nhiên, tôi phải thú nhận, tôi đã không gặp những dòng sông trôi chảy bên dưới những quán hàng vàng bạc của Thiên đường.

Những tán cây lá rộng trĩu quả, và những thiếu nữ đồng trinh xinh đẹp được kể trong kinh Koran vinh quang- dù tôi đã hồi tưởng thường xuyên và mãnh liệt về những ngày tôi vẽ tranh tiên nữ theo nội dung được mô tả trong chương “Rồi điều đó sẽ đến”.

Cũng chẳng có dấu vết nào của những dòng sông sữa, rượu nho, hay mật ong tuôn trào, không theo kinh Koran, mà theo ước mơ hiện hình của những người như Ibn Arabi.

Nhưng tôi không định kiểm tra niềm tin của những người sống một cách đúng đắn theo kiểu cả đời luôn mơ về một thế giới khác, nên hãy để tôi tuyên bố rằng, tôi đã thấy những mối tơ ràng buộc, đặc biệt với cuộc đời của chính tôi.

Bất kỳ tín đồ nào, thậm chí với chút kiến thức bất kỳ về cuộc sống sau cái chết, cũng đều có thể hiểu rằng, một chút xíu bất mãn trong tôi cũng sẽ đủ ngăn tôi nhìn thấy những dòng sông trên thiên đường.

Nói ngắn gọn, tôi, con người với tên gọi Ông chủ phong nhã Effendi, đã chết, nhưng đã không được chôn lấp, nên linh hồn vẫn không hoàn toàn rời khỏi thể xác.

Tình huống khác thường này, mặc dù tôi không phải trường hợp đầu tiên, đã giáng một đòn nặng nề vào cái phần bất tử trong tôi. Dù tôi không thể cảm nhận được sự đau đớn của cái sọ tan nát, của cơ thể đang thối rữa cùng những thịt xương tơi bời vùi trong tuyết băng giá lạnh.

Nhưng tôi vẫn nghe thấy nỗi thống khổ của linh hồn đang vùng vẫy muốn thoát khỏi vòng xoáy chết chóc. Cứ như thể cả thế giới này, dọc theo thân thể tôi, đang hóa thành một viên thuốc đau khổ.

Tôi chỉ có thể so sánh sự biến cải này với cảm giác dịu nhẹ đáng ngạc nhiên mà tôi cảm thấy trong thời khắc dị thường lúc cái chết đang đến. Vâng, ngay lập tức tôi hiểu rằng, kẻ độc ác muốn giết tôi khi gã lấy đá đập mãi vào đầu tôi, nhưng tôi không tin gã hiểu rõ việc gã làm.

Tôi bỗng nhận thấy, tôi là một kẻ luôn hy vọng, nhưng tôi đã không ý thức được một cái gì đó tồn tại trong bóng rợp giữa ngôi nhà và xưởng vẽ của mình.

Tôi kiên trì bấu víu vào cuộc đời bằng móng tay, các đầu ngón tay, và răng tôi cắn ngập vào da thịt gã. Thôi, tôi không muốn làm các bạn sợ hãi bằng những chi tiết kinh tởm lúc đó tôi trải qua nữa.

Sau một lúc đau đớn cực độ, tôi biết mình sắp chết, bỗng một cảm giác dịu nhẹ dâng tràn ngập trong tôi. Cảm giác bắt đầu từ lúc khởi hành, cho đến lúc tôi đã sang được thế giới mới, và nó thật êm đềm, giống hệt tôi đang nhìn thấy mình mơ ngủ.

Đôi giày bết tuyết và bùn của tên sát nhân là thứ cuối cùng tôi để ý. Tôi nhắm mắt như thể tôi đang sắp ngủ, và tôi đã thoát nợ một cách nhẹ nhàng.

Tôi phàn nàn không phải vì nỗi những chiếc răng cứ lục cục trong cái miệng đầy máu của tôi, không phải vì chuyện khuôn mặt tôi giờ đây không ai còn có thể nhận ra, mà vì mọi người có lẽ vẫn nghĩ tôi còn sống.

Linh hồn đau thương của tôi đang rên rỉ vì nỗi gia đình và những người tình của tôi, vâng, những người luôn nghĩ về tôi và tưởng tôi đang giao dịch những phi vụ tầm thường ở Istanbul, hay thậm chí đang theo đuổi những người đàn bà khác nữa.

Đủ rồi đấy! Hãy đi tìm thân thể tôi, và không chậm trễ, hãy cầu nguyện cho tôi rồi chôn cất tôi. Và trước hết, hãy tìm ra kẻ đã giết tôi! Bởi vì nếu các người chôn cất tôi trong một ngôi mộ huy hoàng nhất, mà kẻ giết tôi vẫn nhởn nhơ, thì tôi vẫn không thôi chờ đợi các người và ám ảnh các người.

Hãy tìm ra thằng-con-hoang sát nhân đó, rồi tôi sẽ nói tỉ mỷ cho các người những gì tôi nhìn thấy sau cái chết- nhưng hãy nhớ điều này: Thằng giết người đó phải bị bẻ từng chiếc xương một, tốt nhất là xương sườn, bằng những cái kìm chuyên dùng, sau đó là xương quai hàm, rồi đến xương sọ, rồi vặt trụi hết tóc, để hắn phải rên la thật ầm ĩ trước khi chết.

Thằng giết người đã chọc tức tôi là ai vậy? Vì sao gã lại giết tôi theo cái cách đáng ngạc nhiên đến thế? Hãy tò mò và tưởng tượng ra những điều này. Các bạn bảo thế giới đầy những mưu mô và tội lỗi vô nghĩa? Có thể kiểu này hay kiểu khác?

Trong trường hợp đó, hãy để tôi cảnh báo các bạn. Có thể cái chết của tôi che đậy một sự thông đồng kinh hoàng chống lại tôn giáo của chúng ta, chống lại truyền thống và cách nhìn thế giới của chúng ta. Hãy mở to mắt ra, phát hiện vì sao kẻ thù của cuộc sống trong đó bạn tin tưởng, kẻ thù của đạo Hồi, đã hủy diệt tôi.

Hãy tìm hiểu vì sao đến một lúc nào đó, chúng sẽ làm điều đó với bạn. Từng người một, từng việc một, theo lời nhà tiên tri Nusret Hoja của xứ Erzurum mà tôi đã từng rưng rưng lắng nghe, đang dần đến số rồi đấy. Hãy cho phép tôi nói rằng, nếu tình trạng được miêu tả thành lời, thì nhà minh họa chuyên nghiệp nhất cũng không thể tưởng tượng ra nổi.

Cũng như vậy với kinh Koral, Chúa lòng lành tha thứ tôi, cái quyền lực đảo điên của những cuốn sách như thế nảy ra từ sự u mê của chúng ta. Tôi ngờ rằng các bạn đã hiểu điều này.

Hãy lắng nghe tôi. Khi còn đang học việc, tôi cũng rất sợ và thường bỏ qua những lời nói bên lề. Tôi cười mũi những kẻ nói như vậy. Nhưng tôi đã mắc kẹt dưới đáy cái giếng tệ hại này. Bạn cũng có thể như thế đấy, hãy thận trọng.

Giờ đây tôi chẳng còn vớt vát được gì, nhưng hy vọng qua sự suy tàn của tôi, người ta sẽ ngửi thấy mùi thối rữa. Tôi chẳng còn gì để làm, nhưng hy vọng và tôi có thể hình dung ra được cái lúc thằng giết người đó bị bắt, và một người nhân từ nào đó sẽ giáng xuống đầu hắn đòn trừng phạt thích đáng.

Lã Thanh Tùng @Tienphong(Dịch từ bản tiếng Anh)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Gởi các bạn.....
một vài hình ảnh chiến đấu sau cùng của các chiến sĩ VNCH trong việc bảo vệ miền nam cũng như dân chúng mà chúng ta cần ghi nhớ và không thể nào quên trong ký ức ........
Đoạn phim này được thực hiện bởi các phóng viên ngoại quốc trong những ngày tháng khốc liệt nhật của của miền nam chúng ta.....

http://video.google.com/videoplay?docid ... 32&q=South +Vietnam

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Anh Còn Nợ Em

Nhạc Và Lời : Anh Bằng
Tiếng Hát : Gia Huy

Anh còn nợ em
Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm

Anh còn nợ em
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm

Anh còn nợ em
Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm

Anh còn nợ em
nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng
Nắng chói qua song

Anh còn nợ em
Con tim bối rối
Con tim bối rối
Anh còn nợ em

Và còn nợ em
Cuộc tình đã lỡ
Cuộc tình đã lỡ
Anh còn nợ em

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TƯƠNG ĐÀI CHIẾN SĨ ÚC VIỆT TẠi ADELAIDE NAM ÚC Hình ảnh tượng đài chiến sĩ Úc Việt mới được khánh thành ngày 15/10/2006 tại thủ phủ Adelaide, tiểu bang Nam Úc ngay trung tâm thành phố, cao 5 mét, kinh phí $350,000 Úc Kim


Image

Image

Image

Image

Image

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

CNN: Nếu bầu cử tổng thống diễn ra hôm nay, người thắng cử sẽ là nghị sĩ Hillary Clinton
Đăng Khoa-Source:CNN, Oct 21, 2006
Photo courtesy: AP

Cali Today News – Kết quả một cuộc thăm dò được Opinion Research Corp tiến hành cho CNN và được công bố hôm thứ sáu cho thấy nếu cuộc bầu cử tổng thống 2008 diễn ra hôm nay giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton cuả đảng Dân Chủ và John McCain cuả đảng Cộng Hoà, người bước vaò Toà Bạch Ốc lại chính là cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton.

Theo kết quả trên, tỉ lệ cử tri ủng hộ nghị sĩ Hillary là 51% so với 44% ủng hộ nghị sĩ McCain.

Điều thú vị mà các nhà thăm dò công luận ghi nhận là khi gở bỏ tên “Rhoddam” ra, tỉ lệ ủng hộ nghị sĩ Clinton bị sút giảm ngay.

Kết quả ghi nhận trên không có gì bất ngờ so với kết quả trong nhiều cuộc thăm dò trước đây. Theo đó, tỉ lệ ủng hộ bà Clinton đang có chiều hướng tăng .

Kết quả thăm dò cũng ghi nhận bà Clinton vượt trên ứng cử viên Rudy Giuliani đến 4% , 50% so với 46%, khi các cử tri được yêu cầu chọn giữa bà Clinton và ông Giuliani.

Đăng Khoa-Source:CNN

Post Reply