Góc nhỏ của anh 3 Giang
Moderator: CNN
Việt Tân đã tự lột mặt nạ
- Phùng Ngọc Sa -
TinParis. Trong thời gian gần đây, CSVN đã tung ra quả bóng " mù " làm chóa mắt những kẻ " thời cơ chủ nghĩa " nhất là những ông trí thức " chuyên gia " , và những lãnh tụ hoạt đầu. Quả bóng đó tuy CSVN đã dùng rồi năm 1992 (sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam, cho " việt kiều hải ngoại " về tham gia bầu cử) khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nay lại được chúng đưa ra nhữ mồi , vẫn ăn khách như thuờng.
Vào những năm 90, Tại Pháp cũng như tại Canada và nhiều nơi khác trên thế giới, có nhiều đại Giáo sư trước đây đã từng hưởng bổng lộc Quốc gia, muối mặt kêu các chuyên gia hảy về giúp nước , quên đi quá khứ. Có các quân nhân cao cấp lãnh đạo hội đoàn Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa lại công nhận là " CS có công Thống Nhất Đất Nước ". Những kẻ thiếu liêm sĩ, cũng như cán bộ CS đội lốt Quốc Gia xuất hiện khắp nơi, hô hào " xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ" trong đó có Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ( nay trở thành Việt Tân ) cùng bọn tay sai. Chúng tôi gọi là Mặt Trận HCM cho nó đúng với thực tế hơn, chứ không phải là MTXXX vì đó chỉ là MT để phụng sự cho một cá nhân chứ không phải cho một lý tưởng cao quý.
Đối với MTHCM, có rất nhiêu người đã viết lên sự thật , với các điểm chính sau đây :
1- MT bị cán bộ CS nội tuyến rất nhiều. Những người đã từng hoạt động đều biết : " Dựng lên một phong trào quần chúng rất dễ, nhưng kiểm soát nó là một điều rất khó "
2- MT đã nói dối với đồng bào : kháng chiến ma, loan tin phịa, dấu cái chết của HCM để tiếp tục quyên tiền và tống tiền đồng bào hải ngoại.
3- MT đã ám sát, hành hung những ký giả tố cáo sự lường gạt của mình, cũng như những cán bộ chống đối sự gian trá của mình đẻ bịt miệng họ
4- MT đã dùng tiền quyên được để làm giàu cá nhân cho một vài người thân cận và của gia đình HCM ( có bộ vó trí thức như bác sĩ, kỹ sư, v.v...)
5- MT đã dùng tiền mua chuộc và lũng đoạn các cộng đồng hải ngoại
6- MT đã tung ra những luận điệu như ngày " Quốc Kháng ", " Quốc Khánh " v.v.. để gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại vì họ muốn lãnh đạo Cộng Đồng Hải Ngoại , dẹp bỏ tất cả những người chống đối họ. Do đó, họ dễ chiêu dụ những ai trước đây đã có chức tước, nhưng ở hải ngoại thì không tự lực cánh sinh được , không có tài, và không có người ủng hộ nên chạy theo MT như một thứ chùm gởi, ăn bám....
7- Xin thử hỏi từ trước đến giờ , MT đã làm được những gì chống CSVN ngoài chiến khu giả tại Thái Lan, và giải phóng giả những nơi trong nước Việt Nam với Đài Phát Thanh loan tin thất thiệt , và làm lợi cho CSVN ?
Đối với TINPARIS, muốn làm việc gì cũng phải có CHỮ TÍN làm đầu, nhất là Không được Mạo Danh của những người Việt. Chúng tôi không thể nào coi Việt Tân là một " đảng Chánh Trị " được vì như thế là lạm dụng danh từ, không được " CHÍNH DANH" .
Chúng tôi xin đăng bài phân tích của Ông Phùng Ngọc Sa để quý đọc giả nhận rõ mặt thật của Việt Tân. Ông Phùng Ngọc Sa, một quân nhân cao cấp và đảng viên của một Chính Đảng Quốc Gia, là một bình luân gia chánh trị nỗi tiếng trên diễn đàn hải ngoại, một chuyên gia về " Việt Tân ". VT đã từng cho người hăm khéo ông nhưng ông có kể bọn chúng ra gì đâu . Trong bài dưới đây, Ông Phùng Ngọc Sa đã phân tích những việc xuyên tạc lịch sử và sự ngu dốt của Hà Dương Dực , đồng thời vạch rõ Bộ Mặt Thật và ý đồ của Việt Tân khi tiếp tay cho CSVN.
Vào 9 giờ sáng, ngày 22 -1-2007, tổng đài Tiếng Nước Tôi (TNT) truyền đi một chương trình phát thanh về lịch sử của đài Chân Trời Mới (CTM) mà Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng (LTH) đã chính thức xác nhận đài nầy là tiếng nói chính thức của đảng Việt Tân (VT).
Bài do tác giả Hà Dương Dực ký tên. Đó là một bài viết về lịch sử dài, dùng để công khai tuyên truyền đề cao chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Nếu ai không để ý mà nghe hoặc đọc bài đó thì tưởng rằng đây là một bài viết do bộ máy tuyên truyền Hà Nội soạn.
Vài ngày sau khi đã phát thanh xong bài viết có lợi cho Hà Nội, đài CTM lại miễn cưỡng có lời xin lỗi, chối quanh nói là đã phát lầm vì chưa hiệu đính. Thử hỏi, đảng VT giải thích như thế thì làm sao chấp nhận được khi một bài viết có nội dung đề cao CS mà được truyền đi tới 4-5 kỳ liên tiếp trên cả 2 đài TNT và CTM? Phải chăng nếu không có ai thắc mắc, hoặc có sự chào xáo trong nội bộ cũng như bị dư luận chỉ trích nặng nề thì VT đâu chịu cải chính họ cứ tiếp tục để làm lợi cho CSVN.
Cũng trong chương trình phát thanh của đài CTM, ngày 15-1-2007 (kỳ 4), Hà Dương Dực đã khai triển một đề tài rất dài về lịch sử trong đó có nhiều vấn đề mà mục đích là diễn giải đường lối của Ban Tư Tưởng&Văn Hóa đảng CSVN đề ra từ 15 năm qua, từ khi có phong trào «Mỹ vận», dùng cho việc cắt nghĩa lịch sử, làm thế nào mà từ phía Mỹ cho đến CSVN, kể cả nội bộ đảng đều chấp nhận. Theo đó, muốn đi với Mỹ, phải chấp nhận diễn biến hòa bình và dựa trên nền tảng nầy mà Mỹ-CSVN bắt tay nhau lập bang giao. Biết rằng, theo Mỹ thì phải chấp nhận diễn biến hòa bình. Nhưng trong nội bộ đảng lúc nào cũng phải nói cứng «kẻ thù nguy hiểm nhứt của chúng ta là diễn biến hòa bình».
Với tư tưởng chỉ đạo đó, CSVN qua các phái đoàn của Lưu Văn Lợi tại Lubbock, Texas; Trần Đức Vượng, Phan Đình Diệu v.v. được Ford Foundation tài trợ đã tới các Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch Sử & Văn Hóa để tìm cách giải thích và chứng minh cho người Mỹ thấy, là không phải bây giờ mà ngay từ những năm «40», khi Hồ Chí Minh còn ở hang Pắc Pó đã tìm cách tiếp xúc để đi theo Mỹ, điển hình là cứu phi công Mỹ khỏi rơi vào tay Nhựt, đã liên lạc với cơ quan tình báo OSS (tiền thân CIA) để chống Nhựt. HCM từng gửi thư đến Tổng thống Harry Truman để xin liên lạc nhưng Tổng thống đã ngoảnh mặt làm lơ do đó Hoa Kỳ đã lỡ mất một cơ hội vô cùng quý báu. Nói chung CSVN muốn phân trần là đã tìm kiếm con đường đi với Mỹ từ lâu,
Bài viết hoàn toàn phản ảnh luận điệu của cộng sản nhưng quá dài, bông lung, còn nói đến "Phong Trào Phản Chiến" chống chiến tranh tại Mỹ, nhưng lại không nói rõ, hoặc không giải thích được nguyên nhân, và ai tạo ra phong trào đó. Tác giả cứ lang bang không đi sâu vào mục tiêu nào, do đó chúng tôi xin tạm tóm tắt một vài điểm dưới đây và sẽ lần lượt trả lời từng điểm một.
Tác giả viết:
- Trong chiến tranh Quốc-Cộng, miền Bắc có chính nghĩa nên mới thắng.
- Lãnh đạo của miền Bắc tài giỏi hơn miền Nam nên mới chưa đầy 20 năm đã thống nhất đất nước (1956-1975). Trong khi đó Trịnh Nguyễn phải đánh nhau 7 lần mất 45 năm, sau nhờ Quang Trung Nguyễn Huệ mới Thống Nhất được tổ quốc (?)
- Ngoài ra, miền Nam vì nhờ lính ngoại bang nên đã mất chính nghĩa trong cuộc chiến.
Trước khi đi vào chi tiết chúng tôi xin sơ lược đôi dòng về tiểu sử tác giả.
Hà Dương Dực tác giả bài viết, con trai của ông Hà Dương Bưu, cháu nội của cụ Hàn So, tức cụ Hàn (1) ở làng So, thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Gia đình họ Hà thuộc vào loại giàu có nhưng vì bị nạn cộng sản phải di cư vào Nam. Ông Hà Dương Bưu, một kỹ sư hóa học nguyên giám đốc hãng bột giặt Visô ở Sài Gòn; tuy là người có đầu óc quốc gia, nhưng «hổ phụ sinh khuyển tử », các con ông đều thiên cộng. Con trai đầu của ông Bưu là Hà Dương Trừng định cư ở Montreal, Canada từ trước năm 1975. Y từng là chủ tịch Việt Kiều Yêu Nước của VC ở Bắc Mỹ và Âu Châu. Tuy cư trú ở Montreal, Canada nhưng lại với tay qua tới Âu châu và Hoa Kỳ để lãnh đạo tổ chức ngoại vi của CSVN kể từ thập niên «80». Một thời gian Trừng đã được đương quyền Hà Nội đưa về làm giám đốc Viện Nguyên Tử Lực Đàlạt. Em út của Hà Dương Dực là Hà Dương Tường, chủ tiïch Hội Việt Kiều Yêu Nước Paris. Riêng Hà Dương Dực lúc ở Sài Gòn theo học trường Chu Văn An thường kết bè bạn với bọn thân cộng nên có khuynh hướng thiên tả. Đến khi lên Đại Học, Dương Dực ngã hẳn theo bọn thiên côïng và gia nhập hẳn vào hàng ngũ bọn phãn chiến. Mới vừa đây y được CS cho về giảng dạy môn thuế khóa tại Hà Nội. Hà Dương Dực còn có người chị là Hà TQuyên.
Nếu bài nầy do một người CS viết thì không ảnh hưởng lắm. Nhưng tác giả từng là người ở trong một gia đình quốc gia lại có căn bản học vấn do đó đã vô cùng nguy hiểm. Bài viết mới đọc qua nếu không suy nghĩ thì xem có đôi phần đúng, nhưng nghiên cứu lại thì thấy lắm điều sai nếu không nói là cương ẩu đễ tạo ngộ nhận. Độc giả nếu không phân tách kỹ để thấy rõ các hành vi đê tiện của bọn CS mà nghe theo lý luận của Hà Dương Dực thì thật là vô cùng tai hại.
Dưới đây một vài điểm vô lý và xuyên tạc của tác giả.
* Tác giả khẳng định CSVN có chính nghĩa khi đánh chiếm miền Nam: Bàng bạc qua bài viết Hà Dương Dực cho rằng, CSVN có đủ chính nghĩa khi phát động cuộc tấn công đánh chiếm miền Nam để "Thống Nhất Tổ Quốc".
Viện cớ miền Nam không chịu thi hành Hiệp Định Genève, từ chối Tổng Tuyển Cử như đã quy định trong Hiệp định Genève năm 1954, vì thế miền Bắc phải chủ động đánh để thống nhất tổ quốc là việc làm đúng. Như vậy tác giả đã đổi trắng thay đen, bẻ cong ngòi bút, biến CSVN một kẻ xâm lược trở thành người giải phóng dân tộc. Viết mà không cần chứng minh, nói để xu nịnh cộng sản thì miễn phê bình.
Hà Dương Dực viết mà không dùng cái đầu để cân nhắc. Thử hỏi, tại sao gia đình Hà Dương Dực và cả triệu đồng bào miền Bắc gồm phần lớn là dân lương thiện, thuộc tầng lớp cùng khổ, phải muôn vàn khổ sở mới di cư được vào Nam để tìm cuộc sống mới?
Xin thưa.Tại vì họ không chịu đựng nổi sự độc ác bạo tàn của chế độ CS miền Bắc. Khó khăn lắm dân Bắc mới thoát được vào Nam; phải cật lực lắm mới tái tạo được cuộc sống mới; thế mà vẫn không yên thân với cọng sản vì chúng lại rượt đuổi theo, đưa chiến tranh vào Nam để phá hoại.
Trước hoàn cảnh đó, vì tự vệ và để có đủ sức mạnh chống trả bọn xâm lược, nhân dân miền Nam buộc lòng phải dựa vào bất cứ thế lực nào có thể giúp mình đứng vững; vì thế miền Nam phải nhờ đồng minh, và đồng minh đó lúc bấy giờ là người Mỹ. Nói như thế thì cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam là một cuộc chiến có chính nghĩa tuyệt đối: chiến đấu để bảo vệ sinh mạng, tài sản của đồng bào. Tiếc thay, miền Nam hay Việt Nam Cộng Hòa phải dựa vào đồng minh, mà người bạn đồng minh lại đặt thế chiến lược toàn cầu và quyền lợi quốc gia của họ trên quyền lợi dân tộc Việt Nam nên chúng ta có phần bị thua lổ. Cụ thể: Việc Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam là một điều sai lầm nghiêm trọng. QLVNCH đang làm nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ biên cương lãnh thổ và tài sản của đồng bào, thì vì sự hiện diện quân đội Mỹ nên bị đảo ngược lại trở thành tên lính đánh thuê. Nhưng phải hỏi lại, nếu không dựa vào sức mạnh của Mỹ thì làm sao VNCH, một quốc gia nhỏ bé có thể chống lại đế quốc xâm lược đỏ mà thế lực nó đang lên và kiểm soát tới một phần ba thế giới. Tuy phải nhờ cậy đồng minh nhưng chính quyền VNCH, đặc biệt tầng lớp quân nhân không hề khiếp nhược, luôn giữ vững danh dự và uy quyền quốc gia. Thử hỏi, có đám tướng tá nào của miền Bắc dám chống lại sự hống hách của bọn cố vấn Tàu cộng? Trong khi đó, tướng tá, quân nhân VNCH dù có bị kỷ luật bay chức, vẫn bất khuất chống lại lề lối hống hách của một số cố vấn Mỹ, thậm chí còn bạt tai trừng trị bọn đó. Trong chế độ cộng sản miền Bắc, việc dùng thân người lính làm ghế cho cố vấn Tàu leo lên ngựa được xem như một quy chế.
Cuộc chiến tranh nhìn bên ngoài thì cho rằng đó là cuộc chiến giữa Bắc-Nam, nhưng thực chất đàng sau là một cuộc chiến đấu giữa hai thế lực cộng sản và tư bản; VNCH buộc phải dựa vào khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ để tồn tại và giữ vững nền độc lập. Tất cả đều thấy, miền Nam có chính nghĩa trong cuộc chiến tranh chống cộng sản, chứ không phải như tác giả viết :»Miền Nam thua vì Ngô Đình Diệm làm mất chính nghĩa Dân Tộc, Tự Do». Đó là một điều hoàn toàn sai.. Hà Dương Dực vì ngu nên không biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm do không chấp nhận cho Hoa Kỳ đổå quân vào Nam theo kế hoạch của Mỹ nên bị giết. Điều đó chứng minh miền Nam có đầy đủ chính nghĩa tuyệt đối.
Sẵn đây, người viết xin tóm tắt một số tài liệu được giải mã và nhận định của các nhà phân tích chiến lược để chứng minh cách viết để bợ đỡ VC của Hà Dương Dực là ấu trĩ.
Chứng minh: Việc miền Bắc xua quân đánh chiếm miền Nam trước sau nằm đã trong dự kiến của Thế Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ (TSQL). Hồ Chí Minh có tung quân vào Nam thì Mỹ mới có cớ can thiệp nói «bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa» nhưng thực chất là cơ hội để Mỹ triển khai chiến dịch «be bờ», chận đứng sự bành trướng cộng sản trên thế giới.
Trong giai đoan của chiến lược «Dùng cộng sản tiêu diệt cộng sản» thì Mỹ cho rằng không gì thích hợp bằng lợi dụng cuộc chiến tranh Bắc cộng sản Nam quốc gia để xé nát hệ thống cộng sản quốc tế và đưa Hoa Kỳ trở thành siêu cường mà không đối thủ. Để hoàn thành kế hoạch, TSQLphải triệt tiêu tất cả những gì xem là chướng ngại trên lộ đồ của họ. Cụ thể:
a- Anh em TT Diệm vì không chịu sự sắp xếp của Mỹ, không cho Mỹ đổ quân vào miền Nam nên đã bị giết một cách thê thảm.
b- Dập tắt kế hoạch «Việt Nam hóa chiến tranh» của Tổng thống Nixon, vì ông chủ trương dù Mỹ rút, nhưng miền Nam vẫn đứng vững nên mặc dầu tái đắc cử, ông vẫn phải ôm hận bị đẩy ra khỏi quyền lực vì một tội danh nghe lãng xẹt, tội tổ chức «nghe lén».
Để hoàn thành kế hoạch trên, TSQL đã áp dụng chính sách «đánh mà không được thắng». Do đó sau khi đã tung vào chiến trường Việt Nam 500,000 (luân phiên là triệu rưỡi); chiến phí tốn hơn 354 tỉ đô la cho một cuộc chiến được xem là «vô lý», Hoa Kỳ mới «xuống nước» xin điều đình để tháo chạy nên mới chấp nhận ký vào Hiệp Định Paris có hiệu lực ngày 28-1-1973.
Bị mang tiếng xấu là bỏ rơi đồng minh Việt Nam, tháo chạy một cách vô điều kiện và nhục nhã, nhưng với khổ nhục kế đó Mỹ ngầm báo cho Liên Xô thấy:"tự hậu Mỹ sẽ không còn dám tham chiến tại hải ngoại". Vì tín hiệu đó mà Liên Xô đã kiêu căng ngạo mạn vung bao nhiêu tiền bóc lột của dân Liên xô vào các cuộc chiến tranh như: Xâm chiếm Afganistan năm 1979, thuê VC đánh chiếm Kampuchia; thuê Cuba đánh Mozambique, Ethopia, lao đầu vào việc bành trướng đế quốc đỏ; hầm hè, tranh chấp nhau với Trung Cộng tại Biển Đông, dàn trận choảng nhau với Trung Cộng tại Hắc Long Giang mà quên là Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đang âm thầm tiến hành cuộc «chiến tranh các vì sao» để trắc nghiệm đối phương, vừa làm cho họ «xuất huyết» vì chạy đua vũ trang. Hai cường quốc Nga-Hoa, thì cuối cùng Hoa Kỳ đã loại đi Liên Xô và dành vị thế độc tôn ; đó là chiến thắng vô cùng lớn lao và ngoài sức tưởng tượng.
Cứ theo nhận định của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Lon Don và đài BBC Anh quốc, thì khi bức tường Bá Linh (Berlin) sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt mới thấy Hoa Kỳ đã thắng rõ rệt.
Hoa Kỳ đã thắng trọn vẹn một cuộc chiến tranh, làm tiêu tan cả khối cộng sản quốc tế và Liên Xô mà không phải tốn một viên đạo nào, đó chính là nhờ yếu tố kinh tế, đúng như lời khẳng định của các sư tổ Mác-Lê: «Kinh tế quyết định tất cả».
Tác giả nói «miền Nam vì nhờ lính ngoại bang mà mất chính nghĩa» thì quá dốt. Nhớ rằng, trước đây vào năm 1950, tướng Mỹ Mac Arthur, Tổng Tử Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Quốc từng nhờ Quân Lực các nước Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Thổ Nhĩ Kỳ v.v. đến Triều Tiên tăng cường để chận đứng làn sóng xâm lăng của Bắc Hàn và Trung Cộng tấn công Nam Hàn, thì bây giờ Hoa Kỳ lại vận động các nước đồng minh Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn và Thái Lan v.v. đến giúp VNCH, một tiền đồn chống cộng sản quốc tế là một điều hợp lý sao lại nói xằng bậy là miền Nam làm mất chính nghĩa.
Riêng với cái được gọi là phong trào phản chiến dù có nói nhiều thì Hà Dương Dực chắc sẽ lờ mờ không biết, tác giả nên tìm hiểu thêm. Thử hỏi bàn tay lông lá nào đã dàn dựng ra cảnh đó. Lúc chắc ăn thì nhào dzô hoan hô cổ võ; muốn tháo chạy lại bày cảnh phản chiến. Kịch bản rẻ tiền đó mà đến giờ nầy tác giả còn chưa rõ, nói là nhờ TV thì quá nhảm.
* - Lãnh đạo miền Bắc tài giỏi nên chỉ chưa đầy 20 năm đã thống nhất được đất nước.
Đây hoàn toàn là luận điệu tuyên truyền của cộng sản mà tác giả nhai lại để nịnh chúng; việc đó không đáng để chúng tôi tranh luận. Nhưng, như đã trình bày ở trên , Mỹ đâu có thua thì bọn cộng sản đâu có thắng mà phô trương. Tác giả cứ đọc lại các tài liệu đã giải mã của Trung Cộng thì biết được số tiền khổng lồ mà miền Bắc mang nợ của khối Nga-Hoa. Thử hỏi mấy đời nữa thì toàn dân Việt Nam mới trả cho hết món nợ đó. Ngoài ra, khi bạch hóa hồ sơ các trận đánh thì thấy có tướng tá Bắc Việt nào lãnh đạo đâu mà thắng; toàn là của Tàu cộng.
Trận Bắc Sơn của Vi Văn Thanh, Điện Biên Phủ của Trần Canh và một số cố vấn Tàu cộng khác, còn Cải Cách Ruộng đất đã có Lã Quý Ba thì Hà Dương Dực đâu có thể phịa cho rằng, lãnh đạo miền Bắc giỏi mới thắng. Phải nói, CSVN nhờ tàn bạo, xem người dân miền Bắc như thú vật; coi Bắc Việt là một trại giam khổng lồ; kiểm soát bao tử người dân bằng tem phiếu và hộ khẩu để khống chế họ; thậm chí trong các trận chiến chót, miền Bắc bắt lính đến tận tuổi 13,14, nếu gia đình nào không thi hành thì sẽ mất hộ khẩu. Vì khẩu hiệu «sinh Bắc tử Nam» thanh niên miền Bắc bị vét bắt lính chết hết nên giờ nầy đã trên 30 năm mà chưa giải quyết nổi nạn trai thiếu gái thừa, và vì thế mơiÙ có nạn xuất khẩu đàn bà đi làm đĩ khắp bốn phương, thử hỏi như thế thì lãnh đạo miền Bắc giỏi ở chỗ nào? Hàng Dương Dực chẳng qua viết láo để che mắt thế gian, dụ Mỹ đừng nên mặc cảm vì ngày trước là kẻ thù mà ngày nay lại chấp nhận làm ăn với nhau. Tác giả viết để giải thích giùm nội bộ cộng sản nghe cho xuôi tai, là mới ngày nào nói: «đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào.», thế mà nay lại xum xoe bợ đỡ van nài Mỹ trở lại bang giao kinh tế. Thử xét lại, lãnh đạo miền Bắc giỏi thế nào khi Liên Xô vừa ngưng viện trợ liền bị thất bại ngay ở Kampuchia, bị sa lầy tới 10 năm phải đi đêm liên lạc với Mỹ xin rút quân khỏi Kampuchia, đồng thời phái hết Đỗ Mười đến Lê Khả Phiêu lén qua Thành Đô bên Tàu, ký hiệp ước cắt đất dâng biển cho Trung Công để trừ nợ?
Tác giả cho rằng, miền Bắc giỏi nên chỉ chưa đầy 20 năm đã thống nhất đất nước, nói như thế thì tác giả không có một chút hiểu biết gì về hoàn cảnh đất nước cũng như ý thức được sự kiện lịch sử; không thể đem thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh so sánh với giai đoạn Bắc cộng sản, Nam quốc gia đánh nhau. Nhớ rằng, Trịnh-Nguyễn là tương quan giữa hai kẻ vì đầu óc phong kiến và do mộng tranh bá đồ vương, tranh đất dành quyền lợi mà gây ra. Còn chiến tranh Quốc-Cộng là cuộc chiến của hai kẻ đại diện cho hai thế lực cộng sản và tư bản trên toàn thế giới chống nhau. Tác giả đã làm một sự so sánh quá ngu muội.
Tác giả viết, nhờ vua Quang Trung Nguyễn Huệ mà đất nước được thống nhất. Quả thật là một luận cứ hồ đồ và non nớt của đám sử học mácxít miền Bắc đưa ra để phản bác lại tài liệu lịch sử của VNCH vào thập niên «70»; Hà Dương Dực đã bắt chước viết lại mà không biết. Nên nhớ, dưới thời nhà Nguyễn Tây Sơn, Việt Nam được chia ra 3 vùng: trong Nam có Đông Định Vương Nguyễn Lữ; ngoài Trung đã có Trung Ương Hoàng Đế là Nguyễn Nhạc tức vua Thái Đức; phía Bắc do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ trị vì; thử hỏi một đất nước bị chia cắt như thế thì thống nhất ở chỗ nào. Giai đoạn lịch sử nầy gọi là thời «cát cứ», anh em Tây Sơn lắm lúc đem quân diệt nhau trí mạng thì sao có thể nói là Nguyễn Huệ thống nhất đất nước?
Thực sự đến năm 1802, khi Chúa Nguyễn Ánh dẹp xong Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long thì Việt Nam mới được thống nhất, giang sơn mới thu về một mối và đặt dưới quyền cai trị của triều Nguyễn.
Phải khẳng định, miền Nam thua vì thế chiến lược của Hoa Kỳ cấm không cho thắng. (Thắng là sai thế chiến lược). Ngoài ra, vì lãnh đạo miền Nam không bạo tàn gian ác như bọn đầu sỏ miền Bắc. Chính nghĩa của miền Nam là đề cao đức Hiếu Sinh và Trọng Lạc mà từ ngàn xưa tiền nhân của chúng ta đã dạy cho con cháu phải tuân theo, là phải tôn trọng sự sống và hạnh phúc của người khác.
* - Đảng VT nghĩ gì khi tiếp tay CSVN đưa lên bài viết của Hà Dương Dực lên đài CTM?.
Tiếp theo các hành động trí trá của họ trước đây, VT đã phản bội cộng đồng người Việt Tị Nạn cộng sản hải ngoại, công khai tuyên truyền làm lợi cho CSVN, tỉ như trước đây họ đã từng đòi xóa bỏ ngày Tị Nạn, Giỗ Quốc Tổ lại đổi thành Quốc Khánh, Quốc Hận thì đổi thành Ngày Tự Do, Tháng Tư Đen thành Tháng Tư Xanh.
Trong vụ nầy rõ ràng băng đảng VT dù biết đây là một bài do bọn thiên cộng viết có hại cho sụ nghiệp đấu tranh chống cộng của hải ngoại nhưng họ bất chấp, vẫn đưa lên các đài TNT và CTM cao cộng sản Hà Nội mong kiếm credit để tiếp cận với VC, xin làm tay sai; được tham gia bầu cử năm 2007 hầu mưu tìm một vài ghế. Nên nhớ cách đây không lâu, Đỗ Hoàng Điềm từng trắng trợn nói: "cần hơn 80 triệu trong nước hơn là 3 triệu hải ngoại", nói thế tức VT đã đạp lên trên công luận hải ngoại, đồng thời muối mặt xin VC chấp nhận cho chúng được làm đối lập cuội, đóng vai trò hề dân chủ. Đây là hành động cuối mà VT tự lột mặt nạ, chấp nhận làm tay sai cho cộng sản mà từ trước đến giờ đã nhiều lần bị điểm mặt nhưng chúng vẫn luôn chối quanh.
Một số đồng bào còn cố khuyên là nên cảnh báo VT, mong họ thức tỉnh, đừng theo vết xe cũ sẽ đưa đến cái bẫy sập của giai đoạn lịch sử đen tối năm 1945-1946: lúc đó Việt Minh cộng sản đã tặng cho Mặt Trận Quốc Dân Đảng 70 ghế trong quốc hội (khỏi bầu cử), ngoài ra còn nhượng thêm mấy ghế trong bộ máy chính quyền mà Hồ Chí Minh đã hợm hĩnh nói: «tặng chúng muốn bán cho ai thì bán», thế mà bất ngờ cộng sản trở mặt đánh cho hàng ngũ quốc gia tan tành. Xin nhớ, thành viên Mặt Trận Quốc Dân Đảng (VNQDĐ&ĐVQDĐ) toàn là nhưng nhà đấu tranh tài giỏi kinh nghiệm, thế mà phải ôm đầu máu tháo chạy huống gì VT lại quá ấu trỉ thì sức mấy mà nói chuyện tiếp cận.
Bài nầy viết không ngoài mục đích báo cho đồng hương rõ VT đã tự rơi mặt na,ïï công khai lộ diện xin làm tay sai CSVN để đồng bào hải ngoại tìm cách xa lánh chúng- Nếu chúng viện cớ nói, không chung sinh hoạt với nhau là thiếu đoàn kết thì nên nói với họ: « Bọn bây đi tìm VC mà đoàn kết đừng bén mãn đến đây quấy rối cộng đồng».
Xin lưu ý độc giả, cuộc cờ nầy không phải bây giờ chúng ta mới biết mà đồng bào hải ngoại đã thấy hơn mười mấy năm qua nhưng phải làm ngơ để cho người Mỹ có thời giờ lùa bọn VC vào quỹ đạo của họ. VC mà vào được quỹ đạo của Hoa Kỳ thì dân tộc Việt Nam may ra còn khấm khá hơn là mãi nằm dưới ách thống trị của kẻ thù phương Bắc. riêng băng đảng VT thì hết thuốc chữa.
Phùng Ngọc Sa
1-/Chức Hàn cũng như chức nghị viên nhưng phải mua.
- Phùng Ngọc Sa -
TinParis. Trong thời gian gần đây, CSVN đã tung ra quả bóng " mù " làm chóa mắt những kẻ " thời cơ chủ nghĩa " nhất là những ông trí thức " chuyên gia " , và những lãnh tụ hoạt đầu. Quả bóng đó tuy CSVN đã dùng rồi năm 1992 (sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam, cho " việt kiều hải ngoại " về tham gia bầu cử) khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nay lại được chúng đưa ra nhữ mồi , vẫn ăn khách như thuờng.
Vào những năm 90, Tại Pháp cũng như tại Canada và nhiều nơi khác trên thế giới, có nhiều đại Giáo sư trước đây đã từng hưởng bổng lộc Quốc gia, muối mặt kêu các chuyên gia hảy về giúp nước , quên đi quá khứ. Có các quân nhân cao cấp lãnh đạo hội đoàn Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa lại công nhận là " CS có công Thống Nhất Đất Nước ". Những kẻ thiếu liêm sĩ, cũng như cán bộ CS đội lốt Quốc Gia xuất hiện khắp nơi, hô hào " xóa bỏ hận thù, quên đi quá khứ" trong đó có Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ( nay trở thành Việt Tân ) cùng bọn tay sai. Chúng tôi gọi là Mặt Trận HCM cho nó đúng với thực tế hơn, chứ không phải là MTXXX vì đó chỉ là MT để phụng sự cho một cá nhân chứ không phải cho một lý tưởng cao quý.
Đối với MTHCM, có rất nhiêu người đã viết lên sự thật , với các điểm chính sau đây :
1- MT bị cán bộ CS nội tuyến rất nhiều. Những người đã từng hoạt động đều biết : " Dựng lên một phong trào quần chúng rất dễ, nhưng kiểm soát nó là một điều rất khó "
2- MT đã nói dối với đồng bào : kháng chiến ma, loan tin phịa, dấu cái chết của HCM để tiếp tục quyên tiền và tống tiền đồng bào hải ngoại.
3- MT đã ám sát, hành hung những ký giả tố cáo sự lường gạt của mình, cũng như những cán bộ chống đối sự gian trá của mình đẻ bịt miệng họ
4- MT đã dùng tiền quyên được để làm giàu cá nhân cho một vài người thân cận và của gia đình HCM ( có bộ vó trí thức như bác sĩ, kỹ sư, v.v...)
5- MT đã dùng tiền mua chuộc và lũng đoạn các cộng đồng hải ngoại
6- MT đã tung ra những luận điệu như ngày " Quốc Kháng ", " Quốc Khánh " v.v.. để gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại vì họ muốn lãnh đạo Cộng Đồng Hải Ngoại , dẹp bỏ tất cả những người chống đối họ. Do đó, họ dễ chiêu dụ những ai trước đây đã có chức tước, nhưng ở hải ngoại thì không tự lực cánh sinh được , không có tài, và không có người ủng hộ nên chạy theo MT như một thứ chùm gởi, ăn bám....
7- Xin thử hỏi từ trước đến giờ , MT đã làm được những gì chống CSVN ngoài chiến khu giả tại Thái Lan, và giải phóng giả những nơi trong nước Việt Nam với Đài Phát Thanh loan tin thất thiệt , và làm lợi cho CSVN ?
Đối với TINPARIS, muốn làm việc gì cũng phải có CHỮ TÍN làm đầu, nhất là Không được Mạo Danh của những người Việt. Chúng tôi không thể nào coi Việt Tân là một " đảng Chánh Trị " được vì như thế là lạm dụng danh từ, không được " CHÍNH DANH" .
Chúng tôi xin đăng bài phân tích của Ông Phùng Ngọc Sa để quý đọc giả nhận rõ mặt thật của Việt Tân. Ông Phùng Ngọc Sa, một quân nhân cao cấp và đảng viên của một Chính Đảng Quốc Gia, là một bình luân gia chánh trị nỗi tiếng trên diễn đàn hải ngoại, một chuyên gia về " Việt Tân ". VT đã từng cho người hăm khéo ông nhưng ông có kể bọn chúng ra gì đâu . Trong bài dưới đây, Ông Phùng Ngọc Sa đã phân tích những việc xuyên tạc lịch sử và sự ngu dốt của Hà Dương Dực , đồng thời vạch rõ Bộ Mặt Thật và ý đồ của Việt Tân khi tiếp tay cho CSVN.
Vào 9 giờ sáng, ngày 22 -1-2007, tổng đài Tiếng Nước Tôi (TNT) truyền đi một chương trình phát thanh về lịch sử của đài Chân Trời Mới (CTM) mà Tổng Bí Thư Lý Thái Hùng (LTH) đã chính thức xác nhận đài nầy là tiếng nói chính thức của đảng Việt Tân (VT).
Bài do tác giả Hà Dương Dực ký tên. Đó là một bài viết về lịch sử dài, dùng để công khai tuyên truyền đề cao chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Nếu ai không để ý mà nghe hoặc đọc bài đó thì tưởng rằng đây là một bài viết do bộ máy tuyên truyền Hà Nội soạn.
Vài ngày sau khi đã phát thanh xong bài viết có lợi cho Hà Nội, đài CTM lại miễn cưỡng có lời xin lỗi, chối quanh nói là đã phát lầm vì chưa hiệu đính. Thử hỏi, đảng VT giải thích như thế thì làm sao chấp nhận được khi một bài viết có nội dung đề cao CS mà được truyền đi tới 4-5 kỳ liên tiếp trên cả 2 đài TNT và CTM? Phải chăng nếu không có ai thắc mắc, hoặc có sự chào xáo trong nội bộ cũng như bị dư luận chỉ trích nặng nề thì VT đâu chịu cải chính họ cứ tiếp tục để làm lợi cho CSVN.
Cũng trong chương trình phát thanh của đài CTM, ngày 15-1-2007 (kỳ 4), Hà Dương Dực đã khai triển một đề tài rất dài về lịch sử trong đó có nhiều vấn đề mà mục đích là diễn giải đường lối của Ban Tư Tưởng&Văn Hóa đảng CSVN đề ra từ 15 năm qua, từ khi có phong trào «Mỹ vận», dùng cho việc cắt nghĩa lịch sử, làm thế nào mà từ phía Mỹ cho đến CSVN, kể cả nội bộ đảng đều chấp nhận. Theo đó, muốn đi với Mỹ, phải chấp nhận diễn biến hòa bình và dựa trên nền tảng nầy mà Mỹ-CSVN bắt tay nhau lập bang giao. Biết rằng, theo Mỹ thì phải chấp nhận diễn biến hòa bình. Nhưng trong nội bộ đảng lúc nào cũng phải nói cứng «kẻ thù nguy hiểm nhứt của chúng ta là diễn biến hòa bình».
Với tư tưởng chỉ đạo đó, CSVN qua các phái đoàn của Lưu Văn Lợi tại Lubbock, Texas; Trần Đức Vượng, Phan Đình Diệu v.v. được Ford Foundation tài trợ đã tới các Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch Sử & Văn Hóa để tìm cách giải thích và chứng minh cho người Mỹ thấy, là không phải bây giờ mà ngay từ những năm «40», khi Hồ Chí Minh còn ở hang Pắc Pó đã tìm cách tiếp xúc để đi theo Mỹ, điển hình là cứu phi công Mỹ khỏi rơi vào tay Nhựt, đã liên lạc với cơ quan tình báo OSS (tiền thân CIA) để chống Nhựt. HCM từng gửi thư đến Tổng thống Harry Truman để xin liên lạc nhưng Tổng thống đã ngoảnh mặt làm lơ do đó Hoa Kỳ đã lỡ mất một cơ hội vô cùng quý báu. Nói chung CSVN muốn phân trần là đã tìm kiếm con đường đi với Mỹ từ lâu,
Bài viết hoàn toàn phản ảnh luận điệu của cộng sản nhưng quá dài, bông lung, còn nói đến "Phong Trào Phản Chiến" chống chiến tranh tại Mỹ, nhưng lại không nói rõ, hoặc không giải thích được nguyên nhân, và ai tạo ra phong trào đó. Tác giả cứ lang bang không đi sâu vào mục tiêu nào, do đó chúng tôi xin tạm tóm tắt một vài điểm dưới đây và sẽ lần lượt trả lời từng điểm một.
Tác giả viết:
- Trong chiến tranh Quốc-Cộng, miền Bắc có chính nghĩa nên mới thắng.
- Lãnh đạo của miền Bắc tài giỏi hơn miền Nam nên mới chưa đầy 20 năm đã thống nhất đất nước (1956-1975). Trong khi đó Trịnh Nguyễn phải đánh nhau 7 lần mất 45 năm, sau nhờ Quang Trung Nguyễn Huệ mới Thống Nhất được tổ quốc (?)
- Ngoài ra, miền Nam vì nhờ lính ngoại bang nên đã mất chính nghĩa trong cuộc chiến.
Trước khi đi vào chi tiết chúng tôi xin sơ lược đôi dòng về tiểu sử tác giả.
Hà Dương Dực tác giả bài viết, con trai của ông Hà Dương Bưu, cháu nội của cụ Hàn So, tức cụ Hàn (1) ở làng So, thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Gia đình họ Hà thuộc vào loại giàu có nhưng vì bị nạn cộng sản phải di cư vào Nam. Ông Hà Dương Bưu, một kỹ sư hóa học nguyên giám đốc hãng bột giặt Visô ở Sài Gòn; tuy là người có đầu óc quốc gia, nhưng «hổ phụ sinh khuyển tử », các con ông đều thiên cộng. Con trai đầu của ông Bưu là Hà Dương Trừng định cư ở Montreal, Canada từ trước năm 1975. Y từng là chủ tịch Việt Kiều Yêu Nước của VC ở Bắc Mỹ và Âu Châu. Tuy cư trú ở Montreal, Canada nhưng lại với tay qua tới Âu châu và Hoa Kỳ để lãnh đạo tổ chức ngoại vi của CSVN kể từ thập niên «80». Một thời gian Trừng đã được đương quyền Hà Nội đưa về làm giám đốc Viện Nguyên Tử Lực Đàlạt. Em út của Hà Dương Dực là Hà Dương Tường, chủ tiïch Hội Việt Kiều Yêu Nước Paris. Riêng Hà Dương Dực lúc ở Sài Gòn theo học trường Chu Văn An thường kết bè bạn với bọn thân cộng nên có khuynh hướng thiên tả. Đến khi lên Đại Học, Dương Dực ngã hẳn theo bọn thiên côïng và gia nhập hẳn vào hàng ngũ bọn phãn chiến. Mới vừa đây y được CS cho về giảng dạy môn thuế khóa tại Hà Nội. Hà Dương Dực còn có người chị là Hà TQuyên.
Nếu bài nầy do một người CS viết thì không ảnh hưởng lắm. Nhưng tác giả từng là người ở trong một gia đình quốc gia lại có căn bản học vấn do đó đã vô cùng nguy hiểm. Bài viết mới đọc qua nếu không suy nghĩ thì xem có đôi phần đúng, nhưng nghiên cứu lại thì thấy lắm điều sai nếu không nói là cương ẩu đễ tạo ngộ nhận. Độc giả nếu không phân tách kỹ để thấy rõ các hành vi đê tiện của bọn CS mà nghe theo lý luận của Hà Dương Dực thì thật là vô cùng tai hại.
Dưới đây một vài điểm vô lý và xuyên tạc của tác giả.
* Tác giả khẳng định CSVN có chính nghĩa khi đánh chiếm miền Nam: Bàng bạc qua bài viết Hà Dương Dực cho rằng, CSVN có đủ chính nghĩa khi phát động cuộc tấn công đánh chiếm miền Nam để "Thống Nhất Tổ Quốc".
Viện cớ miền Nam không chịu thi hành Hiệp Định Genève, từ chối Tổng Tuyển Cử như đã quy định trong Hiệp định Genève năm 1954, vì thế miền Bắc phải chủ động đánh để thống nhất tổ quốc là việc làm đúng. Như vậy tác giả đã đổi trắng thay đen, bẻ cong ngòi bút, biến CSVN một kẻ xâm lược trở thành người giải phóng dân tộc. Viết mà không cần chứng minh, nói để xu nịnh cộng sản thì miễn phê bình.
Hà Dương Dực viết mà không dùng cái đầu để cân nhắc. Thử hỏi, tại sao gia đình Hà Dương Dực và cả triệu đồng bào miền Bắc gồm phần lớn là dân lương thiện, thuộc tầng lớp cùng khổ, phải muôn vàn khổ sở mới di cư được vào Nam để tìm cuộc sống mới?
Xin thưa.Tại vì họ không chịu đựng nổi sự độc ác bạo tàn của chế độ CS miền Bắc. Khó khăn lắm dân Bắc mới thoát được vào Nam; phải cật lực lắm mới tái tạo được cuộc sống mới; thế mà vẫn không yên thân với cọng sản vì chúng lại rượt đuổi theo, đưa chiến tranh vào Nam để phá hoại.
Trước hoàn cảnh đó, vì tự vệ và để có đủ sức mạnh chống trả bọn xâm lược, nhân dân miền Nam buộc lòng phải dựa vào bất cứ thế lực nào có thể giúp mình đứng vững; vì thế miền Nam phải nhờ đồng minh, và đồng minh đó lúc bấy giờ là người Mỹ. Nói như thế thì cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam là một cuộc chiến có chính nghĩa tuyệt đối: chiến đấu để bảo vệ sinh mạng, tài sản của đồng bào. Tiếc thay, miền Nam hay Việt Nam Cộng Hòa phải dựa vào đồng minh, mà người bạn đồng minh lại đặt thế chiến lược toàn cầu và quyền lợi quốc gia của họ trên quyền lợi dân tộc Việt Nam nên chúng ta có phần bị thua lổ. Cụ thể: Việc Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam là một điều sai lầm nghiêm trọng. QLVNCH đang làm nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ biên cương lãnh thổ và tài sản của đồng bào, thì vì sự hiện diện quân đội Mỹ nên bị đảo ngược lại trở thành tên lính đánh thuê. Nhưng phải hỏi lại, nếu không dựa vào sức mạnh của Mỹ thì làm sao VNCH, một quốc gia nhỏ bé có thể chống lại đế quốc xâm lược đỏ mà thế lực nó đang lên và kiểm soát tới một phần ba thế giới. Tuy phải nhờ cậy đồng minh nhưng chính quyền VNCH, đặc biệt tầng lớp quân nhân không hề khiếp nhược, luôn giữ vững danh dự và uy quyền quốc gia. Thử hỏi, có đám tướng tá nào của miền Bắc dám chống lại sự hống hách của bọn cố vấn Tàu cộng? Trong khi đó, tướng tá, quân nhân VNCH dù có bị kỷ luật bay chức, vẫn bất khuất chống lại lề lối hống hách của một số cố vấn Mỹ, thậm chí còn bạt tai trừng trị bọn đó. Trong chế độ cộng sản miền Bắc, việc dùng thân người lính làm ghế cho cố vấn Tàu leo lên ngựa được xem như một quy chế.
Cuộc chiến tranh nhìn bên ngoài thì cho rằng đó là cuộc chiến giữa Bắc-Nam, nhưng thực chất đàng sau là một cuộc chiến đấu giữa hai thế lực cộng sản và tư bản; VNCH buộc phải dựa vào khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ để tồn tại và giữ vững nền độc lập. Tất cả đều thấy, miền Nam có chính nghĩa trong cuộc chiến tranh chống cộng sản, chứ không phải như tác giả viết :»Miền Nam thua vì Ngô Đình Diệm làm mất chính nghĩa Dân Tộc, Tự Do». Đó là một điều hoàn toàn sai.. Hà Dương Dực vì ngu nên không biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm do không chấp nhận cho Hoa Kỳ đổå quân vào Nam theo kế hoạch của Mỹ nên bị giết. Điều đó chứng minh miền Nam có đầy đủ chính nghĩa tuyệt đối.
Sẵn đây, người viết xin tóm tắt một số tài liệu được giải mã và nhận định của các nhà phân tích chiến lược để chứng minh cách viết để bợ đỡ VC của Hà Dương Dực là ấu trĩ.
Chứng minh: Việc miền Bắc xua quân đánh chiếm miền Nam trước sau nằm đã trong dự kiến của Thế Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ (TSQL). Hồ Chí Minh có tung quân vào Nam thì Mỹ mới có cớ can thiệp nói «bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa» nhưng thực chất là cơ hội để Mỹ triển khai chiến dịch «be bờ», chận đứng sự bành trướng cộng sản trên thế giới.
Trong giai đoan của chiến lược «Dùng cộng sản tiêu diệt cộng sản» thì Mỹ cho rằng không gì thích hợp bằng lợi dụng cuộc chiến tranh Bắc cộng sản Nam quốc gia để xé nát hệ thống cộng sản quốc tế và đưa Hoa Kỳ trở thành siêu cường mà không đối thủ. Để hoàn thành kế hoạch, TSQLphải triệt tiêu tất cả những gì xem là chướng ngại trên lộ đồ của họ. Cụ thể:
a- Anh em TT Diệm vì không chịu sự sắp xếp của Mỹ, không cho Mỹ đổ quân vào miền Nam nên đã bị giết một cách thê thảm.
b- Dập tắt kế hoạch «Việt Nam hóa chiến tranh» của Tổng thống Nixon, vì ông chủ trương dù Mỹ rút, nhưng miền Nam vẫn đứng vững nên mặc dầu tái đắc cử, ông vẫn phải ôm hận bị đẩy ra khỏi quyền lực vì một tội danh nghe lãng xẹt, tội tổ chức «nghe lén».
Để hoàn thành kế hoạch trên, TSQL đã áp dụng chính sách «đánh mà không được thắng». Do đó sau khi đã tung vào chiến trường Việt Nam 500,000 (luân phiên là triệu rưỡi); chiến phí tốn hơn 354 tỉ đô la cho một cuộc chiến được xem là «vô lý», Hoa Kỳ mới «xuống nước» xin điều đình để tháo chạy nên mới chấp nhận ký vào Hiệp Định Paris có hiệu lực ngày 28-1-1973.
Bị mang tiếng xấu là bỏ rơi đồng minh Việt Nam, tháo chạy một cách vô điều kiện và nhục nhã, nhưng với khổ nhục kế đó Mỹ ngầm báo cho Liên Xô thấy:"tự hậu Mỹ sẽ không còn dám tham chiến tại hải ngoại". Vì tín hiệu đó mà Liên Xô đã kiêu căng ngạo mạn vung bao nhiêu tiền bóc lột của dân Liên xô vào các cuộc chiến tranh như: Xâm chiếm Afganistan năm 1979, thuê VC đánh chiếm Kampuchia; thuê Cuba đánh Mozambique, Ethopia, lao đầu vào việc bành trướng đế quốc đỏ; hầm hè, tranh chấp nhau với Trung Cộng tại Biển Đông, dàn trận choảng nhau với Trung Cộng tại Hắc Long Giang mà quên là Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đang âm thầm tiến hành cuộc «chiến tranh các vì sao» để trắc nghiệm đối phương, vừa làm cho họ «xuất huyết» vì chạy đua vũ trang. Hai cường quốc Nga-Hoa, thì cuối cùng Hoa Kỳ đã loại đi Liên Xô và dành vị thế độc tôn ; đó là chiến thắng vô cùng lớn lao và ngoài sức tưởng tượng.
Cứ theo nhận định của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Lon Don và đài BBC Anh quốc, thì khi bức tường Bá Linh (Berlin) sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt mới thấy Hoa Kỳ đã thắng rõ rệt.
Hoa Kỳ đã thắng trọn vẹn một cuộc chiến tranh, làm tiêu tan cả khối cộng sản quốc tế và Liên Xô mà không phải tốn một viên đạo nào, đó chính là nhờ yếu tố kinh tế, đúng như lời khẳng định của các sư tổ Mác-Lê: «Kinh tế quyết định tất cả».
Tác giả nói «miền Nam vì nhờ lính ngoại bang mà mất chính nghĩa» thì quá dốt. Nhớ rằng, trước đây vào năm 1950, tướng Mỹ Mac Arthur, Tổng Tử Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Quốc từng nhờ Quân Lực các nước Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Thổ Nhĩ Kỳ v.v. đến Triều Tiên tăng cường để chận đứng làn sóng xâm lăng của Bắc Hàn và Trung Cộng tấn công Nam Hàn, thì bây giờ Hoa Kỳ lại vận động các nước đồng minh Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn và Thái Lan v.v. đến giúp VNCH, một tiền đồn chống cộng sản quốc tế là một điều hợp lý sao lại nói xằng bậy là miền Nam làm mất chính nghĩa.
Riêng với cái được gọi là phong trào phản chiến dù có nói nhiều thì Hà Dương Dực chắc sẽ lờ mờ không biết, tác giả nên tìm hiểu thêm. Thử hỏi bàn tay lông lá nào đã dàn dựng ra cảnh đó. Lúc chắc ăn thì nhào dzô hoan hô cổ võ; muốn tháo chạy lại bày cảnh phản chiến. Kịch bản rẻ tiền đó mà đến giờ nầy tác giả còn chưa rõ, nói là nhờ TV thì quá nhảm.
* - Lãnh đạo miền Bắc tài giỏi nên chỉ chưa đầy 20 năm đã thống nhất được đất nước.
Đây hoàn toàn là luận điệu tuyên truyền của cộng sản mà tác giả nhai lại để nịnh chúng; việc đó không đáng để chúng tôi tranh luận. Nhưng, như đã trình bày ở trên , Mỹ đâu có thua thì bọn cộng sản đâu có thắng mà phô trương. Tác giả cứ đọc lại các tài liệu đã giải mã của Trung Cộng thì biết được số tiền khổng lồ mà miền Bắc mang nợ của khối Nga-Hoa. Thử hỏi mấy đời nữa thì toàn dân Việt Nam mới trả cho hết món nợ đó. Ngoài ra, khi bạch hóa hồ sơ các trận đánh thì thấy có tướng tá Bắc Việt nào lãnh đạo đâu mà thắng; toàn là của Tàu cộng.
Trận Bắc Sơn của Vi Văn Thanh, Điện Biên Phủ của Trần Canh và một số cố vấn Tàu cộng khác, còn Cải Cách Ruộng đất đã có Lã Quý Ba thì Hà Dương Dực đâu có thể phịa cho rằng, lãnh đạo miền Bắc giỏi mới thắng. Phải nói, CSVN nhờ tàn bạo, xem người dân miền Bắc như thú vật; coi Bắc Việt là một trại giam khổng lồ; kiểm soát bao tử người dân bằng tem phiếu và hộ khẩu để khống chế họ; thậm chí trong các trận chiến chót, miền Bắc bắt lính đến tận tuổi 13,14, nếu gia đình nào không thi hành thì sẽ mất hộ khẩu. Vì khẩu hiệu «sinh Bắc tử Nam» thanh niên miền Bắc bị vét bắt lính chết hết nên giờ nầy đã trên 30 năm mà chưa giải quyết nổi nạn trai thiếu gái thừa, và vì thế mơiÙ có nạn xuất khẩu đàn bà đi làm đĩ khắp bốn phương, thử hỏi như thế thì lãnh đạo miền Bắc giỏi ở chỗ nào? Hàng Dương Dực chẳng qua viết láo để che mắt thế gian, dụ Mỹ đừng nên mặc cảm vì ngày trước là kẻ thù mà ngày nay lại chấp nhận làm ăn với nhau. Tác giả viết để giải thích giùm nội bộ cộng sản nghe cho xuôi tai, là mới ngày nào nói: «đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào.», thế mà nay lại xum xoe bợ đỡ van nài Mỹ trở lại bang giao kinh tế. Thử xét lại, lãnh đạo miền Bắc giỏi thế nào khi Liên Xô vừa ngưng viện trợ liền bị thất bại ngay ở Kampuchia, bị sa lầy tới 10 năm phải đi đêm liên lạc với Mỹ xin rút quân khỏi Kampuchia, đồng thời phái hết Đỗ Mười đến Lê Khả Phiêu lén qua Thành Đô bên Tàu, ký hiệp ước cắt đất dâng biển cho Trung Công để trừ nợ?
Tác giả cho rằng, miền Bắc giỏi nên chỉ chưa đầy 20 năm đã thống nhất đất nước, nói như thế thì tác giả không có một chút hiểu biết gì về hoàn cảnh đất nước cũng như ý thức được sự kiện lịch sử; không thể đem thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh so sánh với giai đoạn Bắc cộng sản, Nam quốc gia đánh nhau. Nhớ rằng, Trịnh-Nguyễn là tương quan giữa hai kẻ vì đầu óc phong kiến và do mộng tranh bá đồ vương, tranh đất dành quyền lợi mà gây ra. Còn chiến tranh Quốc-Cộng là cuộc chiến của hai kẻ đại diện cho hai thế lực cộng sản và tư bản trên toàn thế giới chống nhau. Tác giả đã làm một sự so sánh quá ngu muội.
Tác giả viết, nhờ vua Quang Trung Nguyễn Huệ mà đất nước được thống nhất. Quả thật là một luận cứ hồ đồ và non nớt của đám sử học mácxít miền Bắc đưa ra để phản bác lại tài liệu lịch sử của VNCH vào thập niên «70»; Hà Dương Dực đã bắt chước viết lại mà không biết. Nên nhớ, dưới thời nhà Nguyễn Tây Sơn, Việt Nam được chia ra 3 vùng: trong Nam có Đông Định Vương Nguyễn Lữ; ngoài Trung đã có Trung Ương Hoàng Đế là Nguyễn Nhạc tức vua Thái Đức; phía Bắc do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ trị vì; thử hỏi một đất nước bị chia cắt như thế thì thống nhất ở chỗ nào. Giai đoạn lịch sử nầy gọi là thời «cát cứ», anh em Tây Sơn lắm lúc đem quân diệt nhau trí mạng thì sao có thể nói là Nguyễn Huệ thống nhất đất nước?
Thực sự đến năm 1802, khi Chúa Nguyễn Ánh dẹp xong Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long thì Việt Nam mới được thống nhất, giang sơn mới thu về một mối và đặt dưới quyền cai trị của triều Nguyễn.
Phải khẳng định, miền Nam thua vì thế chiến lược của Hoa Kỳ cấm không cho thắng. (Thắng là sai thế chiến lược). Ngoài ra, vì lãnh đạo miền Nam không bạo tàn gian ác như bọn đầu sỏ miền Bắc. Chính nghĩa của miền Nam là đề cao đức Hiếu Sinh và Trọng Lạc mà từ ngàn xưa tiền nhân của chúng ta đã dạy cho con cháu phải tuân theo, là phải tôn trọng sự sống và hạnh phúc của người khác.
* - Đảng VT nghĩ gì khi tiếp tay CSVN đưa lên bài viết của Hà Dương Dực lên đài CTM?.
Tiếp theo các hành động trí trá của họ trước đây, VT đã phản bội cộng đồng người Việt Tị Nạn cộng sản hải ngoại, công khai tuyên truyền làm lợi cho CSVN, tỉ như trước đây họ đã từng đòi xóa bỏ ngày Tị Nạn, Giỗ Quốc Tổ lại đổi thành Quốc Khánh, Quốc Hận thì đổi thành Ngày Tự Do, Tháng Tư Đen thành Tháng Tư Xanh.
Trong vụ nầy rõ ràng băng đảng VT dù biết đây là một bài do bọn thiên cộng viết có hại cho sụ nghiệp đấu tranh chống cộng của hải ngoại nhưng họ bất chấp, vẫn đưa lên các đài TNT và CTM cao cộng sản Hà Nội mong kiếm credit để tiếp cận với VC, xin làm tay sai; được tham gia bầu cử năm 2007 hầu mưu tìm một vài ghế. Nên nhớ cách đây không lâu, Đỗ Hoàng Điềm từng trắng trợn nói: "cần hơn 80 triệu trong nước hơn là 3 triệu hải ngoại", nói thế tức VT đã đạp lên trên công luận hải ngoại, đồng thời muối mặt xin VC chấp nhận cho chúng được làm đối lập cuội, đóng vai trò hề dân chủ. Đây là hành động cuối mà VT tự lột mặt nạ, chấp nhận làm tay sai cho cộng sản mà từ trước đến giờ đã nhiều lần bị điểm mặt nhưng chúng vẫn luôn chối quanh.
Một số đồng bào còn cố khuyên là nên cảnh báo VT, mong họ thức tỉnh, đừng theo vết xe cũ sẽ đưa đến cái bẫy sập của giai đoạn lịch sử đen tối năm 1945-1946: lúc đó Việt Minh cộng sản đã tặng cho Mặt Trận Quốc Dân Đảng 70 ghế trong quốc hội (khỏi bầu cử), ngoài ra còn nhượng thêm mấy ghế trong bộ máy chính quyền mà Hồ Chí Minh đã hợm hĩnh nói: «tặng chúng muốn bán cho ai thì bán», thế mà bất ngờ cộng sản trở mặt đánh cho hàng ngũ quốc gia tan tành. Xin nhớ, thành viên Mặt Trận Quốc Dân Đảng (VNQDĐ&ĐVQDĐ) toàn là nhưng nhà đấu tranh tài giỏi kinh nghiệm, thế mà phải ôm đầu máu tháo chạy huống gì VT lại quá ấu trỉ thì sức mấy mà nói chuyện tiếp cận.
Bài nầy viết không ngoài mục đích báo cho đồng hương rõ VT đã tự rơi mặt na,ïï công khai lộ diện xin làm tay sai CSVN để đồng bào hải ngoại tìm cách xa lánh chúng- Nếu chúng viện cớ nói, không chung sinh hoạt với nhau là thiếu đoàn kết thì nên nói với họ: « Bọn bây đi tìm VC mà đoàn kết đừng bén mãn đến đây quấy rối cộng đồng».
Xin lưu ý độc giả, cuộc cờ nầy không phải bây giờ chúng ta mới biết mà đồng bào hải ngoại đã thấy hơn mười mấy năm qua nhưng phải làm ngơ để cho người Mỹ có thời giờ lùa bọn VC vào quỹ đạo của họ. VC mà vào được quỹ đạo của Hoa Kỳ thì dân tộc Việt Nam may ra còn khấm khá hơn là mãi nằm dưới ách thống trị của kẻ thù phương Bắc. riêng băng đảng VT thì hết thuốc chữa.
Phùng Ngọc Sa
1-/Chức Hàn cũng như chức nghị viên nhưng phải mua.
Tuổi già.
Kathy Trần - 06/09/07
Từ ngày xửa, ngày xưa, các cụ đã bảo nhau:
“Sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ.
Hay:
“Mỏi chân hơn gần ngõ” để nói lên cái quan niệm tự do, phóng khoáng cho riêng mình.
Ở Việt Nam, con cái có gia đình, nếu có phương tiện là ra ở riêng, còn không thì quay quần, ông, bà, cha mẹ, con cháu ở chung, vừa giúp đỡ nhau, vừa bớt tốn kém mà tình cảm cũng đậm đà hơn tuy không phải gia đình nào cũng trên thuận, dưới hòa.
Sang xứ người cũng thế nhất là vấn đề các cháu đi học về, có ông bà ở nhà lo lắng thì đỡ bao nhiêu tiền giữ trẻ. Hơn nữa, các cụ bà thường được con cái, cháu chắt gần gũi hơn vì bản tính phụ nữ mềm mỏng, hay chuyện trò, thích loay hoay làm việc, nấu nướng, lo lắng cho người khác.
Tùy từng gia đình, có những gia đình đã quen và thích sống đông đúc cả đại gia đình. Có gia đình thích sống riêng rẽ, lo lắng, chạy đi, chạy về thăm viếng là đủ. Ở với con cháu vui nhưng các cụ vẫn cảm thấy không được thoải mái vì còn con dâu, con rể. Bên này cha mẹ phải “phục vụ con cái” tận tình quá, con bao giờ cũng là ưu tiên 1, chẳng còn mấy thì giờ cho cha mẹ già nên các cụ cảm thấy buồn. Hơn nữa, lối sống vội vã của những người trẻ không hợp với cách chậm rãi của người già nên nếu may mắn có “housing” là các cụ dọn ra, ở riêng cho khỏe. Hai vợ chồng già, hôm sớm có nhau là chuyện thường.
Có những trường hợp lớn tuổi, các cụ đâm trái tính.
Có khi cụ ông dọn ra ở housing, để cụ bà ở lại với con cháu.
Có ông dọn ra, không ở với vợ mà đi share phòng với người khác. Tiền già tiện tặn cũng thoải mái, lại khỏi phải nghe bà vợ già lèo nhèo suốt ngày. Nhiều khi còn dư dả, lâu lâu về Việt Nam thăm bà con, họ hàng, đi du lịch, đi chơi và thêm cả chơi... bời. (Nhưng chuyện đó xin nói sau.)
Khi cả hai cụ còn thì lo lắng, chăm sóc nhau tương đối dễ dàng. Thứ bẩy, chủ nhật, con cái tụ họp lại ăn uống, thăm viếng, quà bánh vui vẻ. Tới lúc các cụ ốm đau, hay một cụ ra đi, cụ còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn với đời sống cô đơn dù các con vẫn thường xuyên lui tới, nhất là các cụ ông.
Các cụ ông tuy được xếp là “Phái khỏe” nhưng thật ra, tâm hồn các cụ rất mong manh khi người bạn đời 50, 60 năm ra đi.
Các cụ thiếu người chăm sóc, thiếu người bầu bạn, thiếu người... cằn nhằn nên các cụ cảm thấy thiếu tất cả, sụp xuống rất nhanh và theo gót người bạn đời rất sớm.
Các cụ bà thì đỡ hơn, các cụ có thể tìm được niềm vui nơi con cháu, bạn bè và tiếp tục sống vui, sống khỏe, do đó, số các cụ “quả phụ” luôn luôn nhiều hơn các ông “góa vợ” . Thống kê cho biết trung bình đàn bà sống lâu hơn đàn ông 10 năm, như thế đủ biết ai là phái yếu, ai là phái khỏe!
Khi chỉ còn có một mình hay khi không được khỏe, cần người giúp đỡ, các cụ có thể nhờ người giúp theo chương trình chăm sóc tại nhà (In hom supportive services) như tiểu muội đã nói trong bài trước.
Sau nữa, khi các cụ đã ra vào nhà thương vài lần và thường xuyên cần những sự giúp đỡ mà người không chuyên môn khó làm được như thay tã, lót, chích thuốc men, cho ăn uống mỗi ngày. Đây là lúc chúng ta cần nói tới... viện dưỡng lão hay chỗ chăm nuôi người già, người bệnh.
Viện dưỡng lão có nhiều loại.
Có loại cho những người cần giúp đỡ ít, họ có phòng ăn dọn thức ăn cho các cụ ngày 2 lần, phòng sinh hoạt với những trò chơi như bingo, mạt chược. Có người lâu lâu đưa các cụ đi đây đó gần gần.
Có loại giúp đỡ nhiều hơn, lâu lâu có bác sĩ, y tá ghé thăm.
Loại hạng chót là các cụ cần giúp đỡ nhiều hơn: Cho uống thuốc men, thử máu, chích thuốc, đưa đi nhà thương hay bác sĩ chuyên môn, cho ăn uống, thay tã lót... Nói chung là không thể tự túc được.
Có rất nhiều trung tâm săn sóc người già, người bệnh và viện dưỡng lão. Các cụ không cần lo là không có chỗ khi cần thiết. Các cụ thủ trong tay tấm cạc Medical (của tiểu bang California) và Medicare (Liên bang) là các cụ nắm tấm vé thượng hạng, còn hơn những người đi làm có bảo hiểm vì bảo hiểm có giới hạn thời gian chứ Medical thì trả cho tới lúc các cụ không cần mới thôi. Tuy có những giới hạn về các loại thuốc men nhưng nói chung là rất tốt. Hơn nữa, trong nhà thương Mỹ, ít nhất, trong cách đối xử, chữa trị họ không phân biệt có bảo hiểm hay Medical.
Vào nursing home, khi mình hỏi tới số bệnh nhân mỗi cô trợ tá (Certified nurse aid) phải chăm sóc thì họ nói là 7, 8 người nhưng thực tế thì cao hơn nhiều, có khi lên tới 10 người mỗi cô!
Mỗi trung tâm có vài cô y tá, thay phiên nhau làm suốt 24 tiếng một ngày.
Bác sĩ thì thường không có, họ chỉ ký hợp đồng và xuất hiện mỗi tháng một lần. Cần thì cho thuốc qua điện thoại theo báo cáo của y tá. Ngay khi họ có đến thăm cũng chẳng thấy các ông bà rờ tới tay chân bệnh nhân. Có bệnh thì họ sẽ đưa tới văn phòng bác sĩ hoặc nhà thương khám riêng.
Nếu các cụ còn khỏe thì chẳng ai muốn vào viện dưỡng lão, buồn lắm vì tối ngày thấy người bệnh, người già, người sắp ra đi nên dễ bị trầm cảm. Các cụ chỉ vào đấy khi không còn giải pháp nào khác.
Chỉ xin điểm mặt một số viện dưỡng lão ngay hay gần San Jose vì đây là trung tâm của cộng đồng chúng ta, tiện lợi gần gũi cho bạn bè, con cái, gia đình tới thăm viếng, săn sóc các cụ.
Emmanuel Convalescent Hospital nay đổi lại là Life House gần nhà thương Rigional Medical Center là viện dưỡng lão. Đây là một trung tâm lớn với 190 giường. Đa số là bệnh nhân và các cụ Mễ, các cụ VN cũng có nhưng bị “úm đi” vì là thiểu số, các cụ ít hòa hợp được với những người khác. Vì số bệnh nhân đông và trong khu bình dân nên nhạc vặn ầm ĩ, các cô, cậu, ông bà trợ y có vẻ ồn ào, nào nhiệt. Không khí và văn phòng có vẻ xô bồ, xô bộn, không được ngăn nắp, sạch sẽ. Các cụ trông nhem nhuốc, không có vẻ được chăm sóc cẩn thận.
Khi được hỏi về nhân viên nói tiếng Việt, bà quản lý trả lời:
- Tụi tôi có mỗi một cô trợ y người Việt, còn thì người Phi, người Mễ, người Mỹ, người tứ xứ.
Bà nhấn mạnh:
- Đây là một ngành “lao động” nên người Việt các ông bà không thích lắm, chỉ thích làm kỹ sư, bác sĩ thôi nên từ lúc tôi làm tới giờ, đã mấy năm mà tìm mãi mà không ra người nói tiếng Việt.
Vista Manor cùng khu gần đó, trên đường Jose Figueres Ave. với 98 giường, có vẻ đầm ấm, sạch sẽ. Những cô y tá, trợ y có vẻ thân thiện với bệnh nhân.
Homewood Care Center gần cạnh nhà thương San Jose Medical Center.
Đây là viện dưỡng lão nhỏ với 58 giường.
Vừa đi vào đã thấy không khí tù túng vì chật chội. Có những phòng lớn có tới 3 hay 4 cụ nằm! Hai người bệnh nhìn nhau đã đủ nản, còn hơn nữa thì chán đời lắm nên tiểu muội chuồn thẳng.
Một yếu điểm của những nơi nhỏ là họ không có đủ số bệnh nhân để có những phương tiện và dịch vụ cần thiết.
Hiện nay, viện dưỡng lão này bị kiện vì tội bỏ bê, làm chết một cụ. Sau đó ông chủ (của cả công ty gồm 4, 5 viện dưỡng lão) bị tố là ăn tiêu phung phí như ông bà hoàng trong khi để bệnh nhân thiếu tã, lót, thuốc men và còn thiếu tiền lương của nhân viên!!!
Viện vẫn tiếp tục mở cửa phục vụ bệnh nhân trong khi kiện tụng vì nhu cầu y tế.
Herman Sanitarium Care Center hơi xa hơn một chút là với 97 giường.
Đây là viện dưỡng lão rộng rãi với ba dẫy nhà nối với nhau theo hình chữ U. Nam riêng, nữ riêng nên vào khu các cụ ông, không khí có vẻ ...nồng nực. Các ông nói to, kêu lớn, TV vặn cũng to. Khu các bà thì êm đềm hơn. Nhân viên cũng đa số là người Phi, người Mễ... và cũng có 2 người Việt. Bệnh nhân Việt có chừng 5-7 người, trong số này có một cặp vợ chồng được họ xếp đặt cho hai cụ ở chung một phòng. Lúc tiểu muội vào thì cụ ông đi đâu, chỉ còn cụ bà (bị alzheimer). Tiểu muội hỏi thăm thì được cụ ơ hờ trả lời:
- Đi đâu đấy...
Willow Glen là viện dưỡng lão có 152 giường, rất quang đãng, sạch sẽ, đẹp và các cô y tá, trợ y rất tươi tỉnh, thân thiện. Giờ ăn uống các cụ cũng được săn sóc cẩn thận. Đây là một trong những chỗ tiểu muội “chấm” tuy hơi xa nhà và chỗ làm việc của tiểu muội.
Mount Pleasant ở đường Clayton, gần núi và gần đường Story, rất gần, rất nhỏ với 54 giường nhưng không khí thoải mái, ngăn nắp, sạch sẽ với ông chủ là một cụ già ngồi làm việc ngay tại văn phòng. Hy vọng cụ sẽ đối xử với những người già tốt đẹp như cụ sẽ được hưởng trong tương lai tại nhà dưỡng lão của cụ. Tuy nhiên số nhân viên người Việt cũng chỉ có 2 người.
Đây cũng là một chỗ tiểu muội “chấm”.
Mission De La Casa trên đường Alvin.
Chót hết, nhưng lý tưởng nhất đối với các cụ là nơi mà các cụ thường gọi là “Viện dưỡng lão của ông Ngãi!”
Viện nằm sau khu Alvin Plaza, sau dẫy có tiệm hủ tiếu Nam Vang.
Đây có 165 giường. Địa điểm đẹp, riêng rẽ, yên tĩnh dù gần Lion Plaza.
Điểm các cụ thích nhất ở đây là số nhân viên và các cụ bệnh nhân người Việt rất nhiều, nói tiếng Việt thoải mái, thế nào cũng có người hiểu mình. Ngoài ra, các sắc dân Á Đông khác cũng nhiều nên các cụ, dù không nói chuyện với nhau cũng cảm thấy thân thuộc, không sợ hãi khi không có người nhà thăm nom luôn.
Nếu có dịp, tiểu muội sẽ học hỏi thêm và đi vào chi tiết để thưa cho các cụ biết khi tìm địa chỉ căn nhà cuối cùng của đời mình.
Kathy Trần
Kathy Trần - 06/09/07
Từ ngày xửa, ngày xưa, các cụ đã bảo nhau:
“Sống mỗi người một nhà, chết mỗi người một mồ.
Hay:
“Mỏi chân hơn gần ngõ” để nói lên cái quan niệm tự do, phóng khoáng cho riêng mình.
Ở Việt Nam, con cái có gia đình, nếu có phương tiện là ra ở riêng, còn không thì quay quần, ông, bà, cha mẹ, con cháu ở chung, vừa giúp đỡ nhau, vừa bớt tốn kém mà tình cảm cũng đậm đà hơn tuy không phải gia đình nào cũng trên thuận, dưới hòa.
Sang xứ người cũng thế nhất là vấn đề các cháu đi học về, có ông bà ở nhà lo lắng thì đỡ bao nhiêu tiền giữ trẻ. Hơn nữa, các cụ bà thường được con cái, cháu chắt gần gũi hơn vì bản tính phụ nữ mềm mỏng, hay chuyện trò, thích loay hoay làm việc, nấu nướng, lo lắng cho người khác.
Tùy từng gia đình, có những gia đình đã quen và thích sống đông đúc cả đại gia đình. Có gia đình thích sống riêng rẽ, lo lắng, chạy đi, chạy về thăm viếng là đủ. Ở với con cháu vui nhưng các cụ vẫn cảm thấy không được thoải mái vì còn con dâu, con rể. Bên này cha mẹ phải “phục vụ con cái” tận tình quá, con bao giờ cũng là ưu tiên 1, chẳng còn mấy thì giờ cho cha mẹ già nên các cụ cảm thấy buồn. Hơn nữa, lối sống vội vã của những người trẻ không hợp với cách chậm rãi của người già nên nếu may mắn có “housing” là các cụ dọn ra, ở riêng cho khỏe. Hai vợ chồng già, hôm sớm có nhau là chuyện thường.
Có những trường hợp lớn tuổi, các cụ đâm trái tính.
Có khi cụ ông dọn ra ở housing, để cụ bà ở lại với con cháu.
Có ông dọn ra, không ở với vợ mà đi share phòng với người khác. Tiền già tiện tặn cũng thoải mái, lại khỏi phải nghe bà vợ già lèo nhèo suốt ngày. Nhiều khi còn dư dả, lâu lâu về Việt Nam thăm bà con, họ hàng, đi du lịch, đi chơi và thêm cả chơi... bời. (Nhưng chuyện đó xin nói sau.)
Khi cả hai cụ còn thì lo lắng, chăm sóc nhau tương đối dễ dàng. Thứ bẩy, chủ nhật, con cái tụ họp lại ăn uống, thăm viếng, quà bánh vui vẻ. Tới lúc các cụ ốm đau, hay một cụ ra đi, cụ còn lại sẽ gặp nhiều khó khăn với đời sống cô đơn dù các con vẫn thường xuyên lui tới, nhất là các cụ ông.
Các cụ ông tuy được xếp là “Phái khỏe” nhưng thật ra, tâm hồn các cụ rất mong manh khi người bạn đời 50, 60 năm ra đi.
Các cụ thiếu người chăm sóc, thiếu người bầu bạn, thiếu người... cằn nhằn nên các cụ cảm thấy thiếu tất cả, sụp xuống rất nhanh và theo gót người bạn đời rất sớm.
Các cụ bà thì đỡ hơn, các cụ có thể tìm được niềm vui nơi con cháu, bạn bè và tiếp tục sống vui, sống khỏe, do đó, số các cụ “quả phụ” luôn luôn nhiều hơn các ông “góa vợ” . Thống kê cho biết trung bình đàn bà sống lâu hơn đàn ông 10 năm, như thế đủ biết ai là phái yếu, ai là phái khỏe!
Khi chỉ còn có một mình hay khi không được khỏe, cần người giúp đỡ, các cụ có thể nhờ người giúp theo chương trình chăm sóc tại nhà (In hom supportive services) như tiểu muội đã nói trong bài trước.
Sau nữa, khi các cụ đã ra vào nhà thương vài lần và thường xuyên cần những sự giúp đỡ mà người không chuyên môn khó làm được như thay tã, lót, chích thuốc men, cho ăn uống mỗi ngày. Đây là lúc chúng ta cần nói tới... viện dưỡng lão hay chỗ chăm nuôi người già, người bệnh.
Viện dưỡng lão có nhiều loại.
Có loại cho những người cần giúp đỡ ít, họ có phòng ăn dọn thức ăn cho các cụ ngày 2 lần, phòng sinh hoạt với những trò chơi như bingo, mạt chược. Có người lâu lâu đưa các cụ đi đây đó gần gần.
Có loại giúp đỡ nhiều hơn, lâu lâu có bác sĩ, y tá ghé thăm.
Loại hạng chót là các cụ cần giúp đỡ nhiều hơn: Cho uống thuốc men, thử máu, chích thuốc, đưa đi nhà thương hay bác sĩ chuyên môn, cho ăn uống, thay tã lót... Nói chung là không thể tự túc được.
Có rất nhiều trung tâm săn sóc người già, người bệnh và viện dưỡng lão. Các cụ không cần lo là không có chỗ khi cần thiết. Các cụ thủ trong tay tấm cạc Medical (của tiểu bang California) và Medicare (Liên bang) là các cụ nắm tấm vé thượng hạng, còn hơn những người đi làm có bảo hiểm vì bảo hiểm có giới hạn thời gian chứ Medical thì trả cho tới lúc các cụ không cần mới thôi. Tuy có những giới hạn về các loại thuốc men nhưng nói chung là rất tốt. Hơn nữa, trong nhà thương Mỹ, ít nhất, trong cách đối xử, chữa trị họ không phân biệt có bảo hiểm hay Medical.
Vào nursing home, khi mình hỏi tới số bệnh nhân mỗi cô trợ tá (Certified nurse aid) phải chăm sóc thì họ nói là 7, 8 người nhưng thực tế thì cao hơn nhiều, có khi lên tới 10 người mỗi cô!
Mỗi trung tâm có vài cô y tá, thay phiên nhau làm suốt 24 tiếng một ngày.
Bác sĩ thì thường không có, họ chỉ ký hợp đồng và xuất hiện mỗi tháng một lần. Cần thì cho thuốc qua điện thoại theo báo cáo của y tá. Ngay khi họ có đến thăm cũng chẳng thấy các ông bà rờ tới tay chân bệnh nhân. Có bệnh thì họ sẽ đưa tới văn phòng bác sĩ hoặc nhà thương khám riêng.
Nếu các cụ còn khỏe thì chẳng ai muốn vào viện dưỡng lão, buồn lắm vì tối ngày thấy người bệnh, người già, người sắp ra đi nên dễ bị trầm cảm. Các cụ chỉ vào đấy khi không còn giải pháp nào khác.
Chỉ xin điểm mặt một số viện dưỡng lão ngay hay gần San Jose vì đây là trung tâm của cộng đồng chúng ta, tiện lợi gần gũi cho bạn bè, con cái, gia đình tới thăm viếng, săn sóc các cụ.
Emmanuel Convalescent Hospital nay đổi lại là Life House gần nhà thương Rigional Medical Center là viện dưỡng lão. Đây là một trung tâm lớn với 190 giường. Đa số là bệnh nhân và các cụ Mễ, các cụ VN cũng có nhưng bị “úm đi” vì là thiểu số, các cụ ít hòa hợp được với những người khác. Vì số bệnh nhân đông và trong khu bình dân nên nhạc vặn ầm ĩ, các cô, cậu, ông bà trợ y có vẻ ồn ào, nào nhiệt. Không khí và văn phòng có vẻ xô bồ, xô bộn, không được ngăn nắp, sạch sẽ. Các cụ trông nhem nhuốc, không có vẻ được chăm sóc cẩn thận.
Khi được hỏi về nhân viên nói tiếng Việt, bà quản lý trả lời:
- Tụi tôi có mỗi một cô trợ y người Việt, còn thì người Phi, người Mễ, người Mỹ, người tứ xứ.
Bà nhấn mạnh:
- Đây là một ngành “lao động” nên người Việt các ông bà không thích lắm, chỉ thích làm kỹ sư, bác sĩ thôi nên từ lúc tôi làm tới giờ, đã mấy năm mà tìm mãi mà không ra người nói tiếng Việt.
Vista Manor cùng khu gần đó, trên đường Jose Figueres Ave. với 98 giường, có vẻ đầm ấm, sạch sẽ. Những cô y tá, trợ y có vẻ thân thiện với bệnh nhân.
Homewood Care Center gần cạnh nhà thương San Jose Medical Center.
Đây là viện dưỡng lão nhỏ với 58 giường.
Vừa đi vào đã thấy không khí tù túng vì chật chội. Có những phòng lớn có tới 3 hay 4 cụ nằm! Hai người bệnh nhìn nhau đã đủ nản, còn hơn nữa thì chán đời lắm nên tiểu muội chuồn thẳng.
Một yếu điểm của những nơi nhỏ là họ không có đủ số bệnh nhân để có những phương tiện và dịch vụ cần thiết.
Hiện nay, viện dưỡng lão này bị kiện vì tội bỏ bê, làm chết một cụ. Sau đó ông chủ (của cả công ty gồm 4, 5 viện dưỡng lão) bị tố là ăn tiêu phung phí như ông bà hoàng trong khi để bệnh nhân thiếu tã, lót, thuốc men và còn thiếu tiền lương của nhân viên!!!
Viện vẫn tiếp tục mở cửa phục vụ bệnh nhân trong khi kiện tụng vì nhu cầu y tế.
Herman Sanitarium Care Center hơi xa hơn một chút là với 97 giường.
Đây là viện dưỡng lão rộng rãi với ba dẫy nhà nối với nhau theo hình chữ U. Nam riêng, nữ riêng nên vào khu các cụ ông, không khí có vẻ ...nồng nực. Các ông nói to, kêu lớn, TV vặn cũng to. Khu các bà thì êm đềm hơn. Nhân viên cũng đa số là người Phi, người Mễ... và cũng có 2 người Việt. Bệnh nhân Việt có chừng 5-7 người, trong số này có một cặp vợ chồng được họ xếp đặt cho hai cụ ở chung một phòng. Lúc tiểu muội vào thì cụ ông đi đâu, chỉ còn cụ bà (bị alzheimer). Tiểu muội hỏi thăm thì được cụ ơ hờ trả lời:
- Đi đâu đấy...
Willow Glen là viện dưỡng lão có 152 giường, rất quang đãng, sạch sẽ, đẹp và các cô y tá, trợ y rất tươi tỉnh, thân thiện. Giờ ăn uống các cụ cũng được săn sóc cẩn thận. Đây là một trong những chỗ tiểu muội “chấm” tuy hơi xa nhà và chỗ làm việc của tiểu muội.
Mount Pleasant ở đường Clayton, gần núi và gần đường Story, rất gần, rất nhỏ với 54 giường nhưng không khí thoải mái, ngăn nắp, sạch sẽ với ông chủ là một cụ già ngồi làm việc ngay tại văn phòng. Hy vọng cụ sẽ đối xử với những người già tốt đẹp như cụ sẽ được hưởng trong tương lai tại nhà dưỡng lão của cụ. Tuy nhiên số nhân viên người Việt cũng chỉ có 2 người.
Đây cũng là một chỗ tiểu muội “chấm”.
Mission De La Casa trên đường Alvin.
Chót hết, nhưng lý tưởng nhất đối với các cụ là nơi mà các cụ thường gọi là “Viện dưỡng lão của ông Ngãi!”
Viện nằm sau khu Alvin Plaza, sau dẫy có tiệm hủ tiếu Nam Vang.
Đây có 165 giường. Địa điểm đẹp, riêng rẽ, yên tĩnh dù gần Lion Plaza.
Điểm các cụ thích nhất ở đây là số nhân viên và các cụ bệnh nhân người Việt rất nhiều, nói tiếng Việt thoải mái, thế nào cũng có người hiểu mình. Ngoài ra, các sắc dân Á Đông khác cũng nhiều nên các cụ, dù không nói chuyện với nhau cũng cảm thấy thân thuộc, không sợ hãi khi không có người nhà thăm nom luôn.
Nếu có dịp, tiểu muội sẽ học hỏi thêm và đi vào chi tiết để thưa cho các cụ biết khi tìm địa chỉ căn nhà cuối cùng của đời mình.
Kathy Trần
Vợ chồng 3D Úc châu tham-dự Lễ Đại Thọ cụ Hiệu Trưởng Nguyễn Đức Hiếu
San Jose, California, USA 2007
Hình 3G cung cấp
Đăng hình mà không bỏ "caption", để CNN bỏ hộ (sai rán chịu) - từ trái sang phải:
Ngồi: BCH Dần, BCH Định, BCH Phước
Đúng: Dần, BCH Giang, Định, Phước
Giang bận chụp hình
CNN
San Jose, California, USA 2007

Hình 3G cung cấp
Đăng hình mà không bỏ "caption", để CNN bỏ hộ (sai rán chịu) - từ trái sang phải:
Ngồi: BCH Dần, BCH Định, BCH Phước
Đúng: Dần, BCH Giang, Định, Phước
Giang bận chụp hình
CNN
Last edited by linhgia on Mon Jul 23, 2007 4:51 pm, edited 1 time in total.
Lá thư gởi Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ
Friday, June 29, 2007
Vũ Huy Thục
Thưa thiếu tướng,
Trong suốt 14 năm tù dưới chế độ cộng sản, tôi vẫn gọi những đàn anh bằng cấp bậc, mặc dù tôi biết rất rõ có một số ông rất thiếu tư cách, nịnh bợ, khúm núm trước kẻ thù. Lý do rất dễ hiểu: để cho kẻ thù của chúng tôi dù có ghét cũng không thể khinh chúng tôi rằng tù đầy, khổ nhục có khả năng biến chúng tôi thành loại “giậu đổ bìm leo” và vẫn còn có trên có dưới.
Ngày nay, dù thiếu tướng có bợ đỡ những người cộng sản một cách quá đáng như bài diễn văn đọc trong vụ đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết vừa rồi tại Dana Point, tôi cũng vẫn gọi ông bằng cấp bậc, nhưng lần này không phải để chứng tỏ với người cộng sản rằng, chúng tôi vẫn có trên có dưới mà để cho ngay cả những người đang được ông khúm núm bợ đỡ cũng phải khinh ông. Họ sẽ nhìn thấy những người Việt Nam ở hải ngoại mà có thể Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết của thiếu tướng có vì ghét hay vì sợ phải trả lời những câu hỏi không thể trả lời được, ông ta cũng phải thấy rằng, nếu có thực lòng muốn xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng cần ngồi với kẻ thù có tư cách hơn là ngồi với một người đã đánh mất tất cả kể cả nhân phẩm, đã xu nịnh với một cách thức có thể làm người được xu nịnh cũng phải đỏ mặt.
Thưa thiếu tướng,
Tôi không nghĩ là ông Nguyễn Minh Triết lại không biết rõ thiếu tướng là người như thế nào trong cuộc chiến. Tôi cũng không nghĩ là ông Nguyễn Minh Triết lại coi thiếu tướng là một nhân vật có uy tín trong cuộc đồng người Việt ở Mỹ. Hơn nữa, ông Triết cũng như mấy ông khác thừa hiểu là thiếu tướng về Việt Nam chẳng phải là muốn hòa hợp, hòa giải xóa bỏ lằn ranh quốc cộng gì cả. Ông về chỉ là chuyện làm ăn kiếm tiền ở Việt Nam giúp cho người tình của ông sau này ở Singapore có những hợp đồng tốt. Nhưng Hà Nội đâu có dễ dàng để cho thiếu tướng, một người từng chống họ, một người từng là một thủ tướng đã từng làm chết bao nhiêu người ở phía họ cũng như ở phía ta xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng dễ dàng, đơn phương như vậy. Tôi nghĩ rằng, nếu quả thật ông Võ Văn Kiệt hay ông Nguyễn Minh Triết thực lòng có muốn xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng thì họ không thể nào ngây thơ đến nỗi dùng một người môi giới không có uy tín gì với cộng đồng mà họ muốn hòa giải, không đến nỗi ngu dốt dùng một vài anh nhà báo cò mồi một cách kém thông minh như ông ta đã thấy vào đúng lúc ông xuống quận Cam.
Tôi cho rằng, ông Chủ Tịch Nhà Nước VNCS Nguyễn Minh Triết là người cũng khá thâm. Ông ta để cho một ông tướng mất nhân cách ngồi chung bàn với ông ta, rồi lại còn để cho thiếu tướng lên đọc một bài diễn văn, trong đó thiếu tướng lại thậm xưng đại diện cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ tuyên bố xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng và thở ra toàn lời xu nịnh, thực ra cũng chỉ là một cách dùng thiếu tướng để lăng mạ những nạn nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam. Thiếu tướng cứ thử tưởng tượng coi, khi thấy một người “lửa rơm” như thiếu tướng quay lưng lại với những đồng đội đã từng “bị” thiếu tướng lãnh đạo mà thất trận, Nguyễn Minh Triết rất có thể nghĩ trong bụng như thế này: “Anh là Nguyễn Cao Kỳ phải không, anh là thằng hết thời vì chỉ biết bỏ chạy sang ngoại quốc, ăn chơi sa dọa, bây giờ hết chỗ làm ăn, quay lại cái đất này kiếm chút cháo. Tôi cho anh cái anh muốn, nhưng với tụi tôi của cho cũng phải có cái giá của nó. Anh phải trở thành công cụ để tôi sỉ nhục những đứa tới nay mà chưa chịu bó thân về với triều đình. Anh phải hiểu thân phận mình là một trái banh rơi vào chân những thằng cầu thủ tồi. Tôi cho phép anh tuyên bố xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng, nhưng chỉ tuyên bố thôi đấy nhé, anh làm thật là chúng tôi cho vào nằm hộp đấy. Anh chưa bị nằm hộp bao giờ, đôi khi cũng nên thử cho biết với người ta”.
Thiếu tướng ơi,
Thật sự khi đám lính chúng tôi bị đẩy vào các nhà tù cộng sản, dù phải nhận chịu những ngục hình, dù bị những nhà lãnh đạo bỏ rơi, nhưng anh em chúng tôi đều mừng cho bất cứ một vị tướng nào thoát được ra ngoài, không phải có mặt trong trại Sơn Tây. Anh em chúng tôi cố gắng giữ gìn nhân phẩm, vì lúc đó chúng tôi đã mất hết, đã bị tước đoạt hết chỉ còn nhân cách và lòng tự trọng là che chở được chúng tôi, là cho chúng tôi niềm hy vọng sau này có ra tù còn sống được cho xứng đáng là một con người trong cái xã hội tan nát ở Việt Nam lúc ấy. Rồi khi được Hoa Kỳ, vì lòng nhân đạo của chính phủ Mỹ, sống ở một đất nước có dân chủ, tự do và nhân phẩm, chúng tôi cũng biết quí sự tự do, chúng tôi cũng biết phản đối những anh lợi dụng sự tự do này mà có những hành động quá đáng chẳng hạn như lúc nào cũng đem cái mũ cộng sản chụp lên đầu những người khác chỉ vì họ không đồng chính kiến với mình, chúng tôi cũng đã biết ngăn không cho những phần tử lợi dụng chuyện chống cộng vu oan cho kẻ khác, biểu tình chống cộng trước một cơ sở thương mại chỉ nhằm làm “sập tiệm” cơ sở ấy, chúng tôi cũng đã từng phản đối những ai làm khó dễ một hai ca sĩ từ Việt Nam sang đây chỉ để trình diễn tình ca kiếm sống, chúng tôi cũng đã từng kiệt liệt chống những hành động quá khí của một số người mang danh chống cộng ở đây để chính nghĩa khỏi bị thương tổn, nhưng ở cộng đồng này, người Việt Nam vẫn còn rất giận dữ và chắc chắn họ không chấp nhận một Trần Trường mang tượng Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng vào đây, lợi dụng tu chính án số 1 để thách thức cũng như khiêu khích cộng đồng, chắc chắn họ cũng không thể chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để ca tụng Hồ Chí Minh như một thánh nhân, ca tụng chiến thắng Tết Mậu Thân mà không hề lên án việc cộng sản đã đập đầu hay chôn sống những thường dân và tu sĩ tại Huế, điều mà chắc hẳn thiếu tướng biết rõ hơn ai hết. Vì chúng tôi quí sự tự do cho nên chúng tôi không muốn bất cứ một người nào trong cộng đồng này lợi dụng sự tự do ấy cho quyền lợi riêng của mình.
Ở đây, cho đến sau này, không còn ai lên án việc chuyển tiền về Việt Nam cho gia đình, gởi tiền về cho người nhà làm ăn tại Việt Nam, thậm chí cũng không ai còn phê phán những người về Việt Nam hưởng thụ... Có tiền thì có quyền làm điều này, nhưng không bao giờ nên làm quà cho Hà Nội bằng những lời tuyên bố thiếu tính chất thuyết phục đã đành lại còn xu nịnh, khúm núm, khơi dậy nỗi đau của hàng triệu người khác.
Khi chúng tôi còn ở trong trại tù cộng sản, chúng tôi nghiệm ra một điều như thế này: bọn cán bộ không bao giờ ép buộc một người tù nào đó làm ăng ten. Nhưng họ ra những tín hiệu cho biết nếu anh nào chịu cộng tác sẽ được bù đắp bằng quyền lợi qua việc nâng lượng khẩu phần hàng ngày. Khẩu phần ấy họ lấy ở đâu. Chẳng bao giờ có chuyện họ cho thêm những anh nào quì lạy để xin làm ăng ten một hạt gạo hay một lát khoai mì nào. Chúng cắt bớt khẩu phần của những anh em tù nhân cải tạo nào giữ được nhân cách, đứng thẳng lưng trước mặt chúng, và thêm vào khẩu phần của những anh ăng ten ăn no hơn. Ở xã hội Việt Nam bây giờ cũng vậy thôi. Vẫn là sự đánh đổi. Tôi cho anh một chút lợi lộc, anh phải bán nhân cách của anh đi. Khi anh không còn nhân phẩm và nhân cách anh mới thực sự là nô lệ cho tôi được. Dễ hiểu quá phải không thiếu tướng.
Theo chiêm nghiệm của tôi, những người đánh mất nhân phẩm ở trong tù, ra ngoài đời cũng vẫn chỉ là một anh nô lệ. Trường hợp thiếu tướng có lẽ đặc biệt hơn loại người mà tôi vừa kể. Có lẽ vì thiếu tướng không phải trải qua tù đầy nên còn dùng chút hào quang cũ che đậy được cách sống như một người nô lệ hiện nay của thiếu tướng. Thiếu tướng đã giúp chế độ nô lệ ở Việt Nam thêm đa dạng. Nhưng hào quang đó, ông thừa biết là được vẽ lên bằng máu của những đồng đội của thiếu tướng đã hy sinh trong cuộc chiến và của những thanh niên bị Hà Nội xua vào cuộc tương tàn chỉ để phục vụ cho một chủ thuyết ngoại lai, xa lạ và cô đơn.
Vũ Huy Thục
Friday, June 29, 2007
Vũ Huy Thục
Thưa thiếu tướng,
Trong suốt 14 năm tù dưới chế độ cộng sản, tôi vẫn gọi những đàn anh bằng cấp bậc, mặc dù tôi biết rất rõ có một số ông rất thiếu tư cách, nịnh bợ, khúm núm trước kẻ thù. Lý do rất dễ hiểu: để cho kẻ thù của chúng tôi dù có ghét cũng không thể khinh chúng tôi rằng tù đầy, khổ nhục có khả năng biến chúng tôi thành loại “giậu đổ bìm leo” và vẫn còn có trên có dưới.
Ngày nay, dù thiếu tướng có bợ đỡ những người cộng sản một cách quá đáng như bài diễn văn đọc trong vụ đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết vừa rồi tại Dana Point, tôi cũng vẫn gọi ông bằng cấp bậc, nhưng lần này không phải để chứng tỏ với người cộng sản rằng, chúng tôi vẫn có trên có dưới mà để cho ngay cả những người đang được ông khúm núm bợ đỡ cũng phải khinh ông. Họ sẽ nhìn thấy những người Việt Nam ở hải ngoại mà có thể Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết của thiếu tướng có vì ghét hay vì sợ phải trả lời những câu hỏi không thể trả lời được, ông ta cũng phải thấy rằng, nếu có thực lòng muốn xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng cần ngồi với kẻ thù có tư cách hơn là ngồi với một người đã đánh mất tất cả kể cả nhân phẩm, đã xu nịnh với một cách thức có thể làm người được xu nịnh cũng phải đỏ mặt.
Thưa thiếu tướng,
Tôi không nghĩ là ông Nguyễn Minh Triết lại không biết rõ thiếu tướng là người như thế nào trong cuộc chiến. Tôi cũng không nghĩ là ông Nguyễn Minh Triết lại coi thiếu tướng là một nhân vật có uy tín trong cuộc đồng người Việt ở Mỹ. Hơn nữa, ông Triết cũng như mấy ông khác thừa hiểu là thiếu tướng về Việt Nam chẳng phải là muốn hòa hợp, hòa giải xóa bỏ lằn ranh quốc cộng gì cả. Ông về chỉ là chuyện làm ăn kiếm tiền ở Việt Nam giúp cho người tình của ông sau này ở Singapore có những hợp đồng tốt. Nhưng Hà Nội đâu có dễ dàng để cho thiếu tướng, một người từng chống họ, một người từng là một thủ tướng đã từng làm chết bao nhiêu người ở phía họ cũng như ở phía ta xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng dễ dàng, đơn phương như vậy. Tôi nghĩ rằng, nếu quả thật ông Võ Văn Kiệt hay ông Nguyễn Minh Triết thực lòng có muốn xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng thì họ không thể nào ngây thơ đến nỗi dùng một người môi giới không có uy tín gì với cộng đồng mà họ muốn hòa giải, không đến nỗi ngu dốt dùng một vài anh nhà báo cò mồi một cách kém thông minh như ông ta đã thấy vào đúng lúc ông xuống quận Cam.
Tôi cho rằng, ông Chủ Tịch Nhà Nước VNCS Nguyễn Minh Triết là người cũng khá thâm. Ông ta để cho một ông tướng mất nhân cách ngồi chung bàn với ông ta, rồi lại còn để cho thiếu tướng lên đọc một bài diễn văn, trong đó thiếu tướng lại thậm xưng đại diện cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ tuyên bố xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng và thở ra toàn lời xu nịnh, thực ra cũng chỉ là một cách dùng thiếu tướng để lăng mạ những nạn nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam. Thiếu tướng cứ thử tưởng tượng coi, khi thấy một người “lửa rơm” như thiếu tướng quay lưng lại với những đồng đội đã từng “bị” thiếu tướng lãnh đạo mà thất trận, Nguyễn Minh Triết rất có thể nghĩ trong bụng như thế này: “Anh là Nguyễn Cao Kỳ phải không, anh là thằng hết thời vì chỉ biết bỏ chạy sang ngoại quốc, ăn chơi sa dọa, bây giờ hết chỗ làm ăn, quay lại cái đất này kiếm chút cháo. Tôi cho anh cái anh muốn, nhưng với tụi tôi của cho cũng phải có cái giá của nó. Anh phải trở thành công cụ để tôi sỉ nhục những đứa tới nay mà chưa chịu bó thân về với triều đình. Anh phải hiểu thân phận mình là một trái banh rơi vào chân những thằng cầu thủ tồi. Tôi cho phép anh tuyên bố xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng, nhưng chỉ tuyên bố thôi đấy nhé, anh làm thật là chúng tôi cho vào nằm hộp đấy. Anh chưa bị nằm hộp bao giờ, đôi khi cũng nên thử cho biết với người ta”.
Thiếu tướng ơi,
Thật sự khi đám lính chúng tôi bị đẩy vào các nhà tù cộng sản, dù phải nhận chịu những ngục hình, dù bị những nhà lãnh đạo bỏ rơi, nhưng anh em chúng tôi đều mừng cho bất cứ một vị tướng nào thoát được ra ngoài, không phải có mặt trong trại Sơn Tây. Anh em chúng tôi cố gắng giữ gìn nhân phẩm, vì lúc đó chúng tôi đã mất hết, đã bị tước đoạt hết chỉ còn nhân cách và lòng tự trọng là che chở được chúng tôi, là cho chúng tôi niềm hy vọng sau này có ra tù còn sống được cho xứng đáng là một con người trong cái xã hội tan nát ở Việt Nam lúc ấy. Rồi khi được Hoa Kỳ, vì lòng nhân đạo của chính phủ Mỹ, sống ở một đất nước có dân chủ, tự do và nhân phẩm, chúng tôi cũng biết quí sự tự do, chúng tôi cũng biết phản đối những anh lợi dụng sự tự do này mà có những hành động quá đáng chẳng hạn như lúc nào cũng đem cái mũ cộng sản chụp lên đầu những người khác chỉ vì họ không đồng chính kiến với mình, chúng tôi cũng đã biết ngăn không cho những phần tử lợi dụng chuyện chống cộng vu oan cho kẻ khác, biểu tình chống cộng trước một cơ sở thương mại chỉ nhằm làm “sập tiệm” cơ sở ấy, chúng tôi cũng đã từng phản đối những ai làm khó dễ một hai ca sĩ từ Việt Nam sang đây chỉ để trình diễn tình ca kiếm sống, chúng tôi cũng đã từng kiệt liệt chống những hành động quá khí của một số người mang danh chống cộng ở đây để chính nghĩa khỏi bị thương tổn, nhưng ở cộng đồng này, người Việt Nam vẫn còn rất giận dữ và chắc chắn họ không chấp nhận một Trần Trường mang tượng Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng vào đây, lợi dụng tu chính án số 1 để thách thức cũng như khiêu khích cộng đồng, chắc chắn họ cũng không thể chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để ca tụng Hồ Chí Minh như một thánh nhân, ca tụng chiến thắng Tết Mậu Thân mà không hề lên án việc cộng sản đã đập đầu hay chôn sống những thường dân và tu sĩ tại Huế, điều mà chắc hẳn thiếu tướng biết rõ hơn ai hết. Vì chúng tôi quí sự tự do cho nên chúng tôi không muốn bất cứ một người nào trong cộng đồng này lợi dụng sự tự do ấy cho quyền lợi riêng của mình.
Ở đây, cho đến sau này, không còn ai lên án việc chuyển tiền về Việt Nam cho gia đình, gởi tiền về cho người nhà làm ăn tại Việt Nam, thậm chí cũng không ai còn phê phán những người về Việt Nam hưởng thụ... Có tiền thì có quyền làm điều này, nhưng không bao giờ nên làm quà cho Hà Nội bằng những lời tuyên bố thiếu tính chất thuyết phục đã đành lại còn xu nịnh, khúm núm, khơi dậy nỗi đau của hàng triệu người khác.
Khi chúng tôi còn ở trong trại tù cộng sản, chúng tôi nghiệm ra một điều như thế này: bọn cán bộ không bao giờ ép buộc một người tù nào đó làm ăng ten. Nhưng họ ra những tín hiệu cho biết nếu anh nào chịu cộng tác sẽ được bù đắp bằng quyền lợi qua việc nâng lượng khẩu phần hàng ngày. Khẩu phần ấy họ lấy ở đâu. Chẳng bao giờ có chuyện họ cho thêm những anh nào quì lạy để xin làm ăng ten một hạt gạo hay một lát khoai mì nào. Chúng cắt bớt khẩu phần của những anh em tù nhân cải tạo nào giữ được nhân cách, đứng thẳng lưng trước mặt chúng, và thêm vào khẩu phần của những anh ăng ten ăn no hơn. Ở xã hội Việt Nam bây giờ cũng vậy thôi. Vẫn là sự đánh đổi. Tôi cho anh một chút lợi lộc, anh phải bán nhân cách của anh đi. Khi anh không còn nhân phẩm và nhân cách anh mới thực sự là nô lệ cho tôi được. Dễ hiểu quá phải không thiếu tướng.
Theo chiêm nghiệm của tôi, những người đánh mất nhân phẩm ở trong tù, ra ngoài đời cũng vẫn chỉ là một anh nô lệ. Trường hợp thiếu tướng có lẽ đặc biệt hơn loại người mà tôi vừa kể. Có lẽ vì thiếu tướng không phải trải qua tù đầy nên còn dùng chút hào quang cũ che đậy được cách sống như một người nô lệ hiện nay của thiếu tướng. Thiếu tướng đã giúp chế độ nô lệ ở Việt Nam thêm đa dạng. Nhưng hào quang đó, ông thừa biết là được vẽ lên bằng máu của những đồng đội của thiếu tướng đã hy sinh trong cuộc chiến và của những thanh niên bị Hà Nội xua vào cuộc tương tàn chỉ để phục vụ cho một chủ thuyết ngoại lai, xa lạ và cô đơn.
Vũ Huy Thục
Khiêu Vũ vừa Vui vừa Khỏe
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Nhẩy múa là một phần của nền văn hóa mỗi quốc gia, xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Người ta nhẩy múa trong lễ nghi tôn giáo, trong liên hoan kỷ niệm, giao tế nhân sự, trong giải trí cá nhân, trước khi lâm trận chiến tranh, săn bắn vả cả trong liên hoan gây quỹ từ thiện, bác ái. Nhiều dân tộc có tục lệ nhẩy múa trong ma chay tử biệt, vừa để biểu lộ niềm tiếc thương đối với người quá cố vừa chúc mừng giải thoát về cõi bình an.
Nhẩy múa gợi ra ít nhất một số yếu tố của nền văn hóa qua quần áo mặc khi biểu diễn, nhạc cụ, điệu nhẩy và thể điệu âm nhạc riêng của từng dân tộc.
Nhẩy múa hoặc khiêu vũ là di chuyển các bước chân theo điệu nhạc một mình, cùng bạn nhảy hoặc trong một nhóm tại nhà, câu lạc bộ, hội quán hoặc vũ trường, nhà hàng...
Các từ “múa đôi”, “nhẩy đầm”, “nhảy nhót”, đi “bum” “đi bal”, khiêu vũ thể thao (DanceSport) , khiêu vũ trường sinh… cũng thường được dùng.
Nhẩy múa đã được tạo hóa gắn vào mỗi tế bào của con người kể từ thuở mới mở mắt chào đời, giơ tay, đạp chân, oe oe tiếng khóc. Cho nên tục ngữ châu Phi có nhận xét “Ai biết nói thì cũng hát được. Ai biết đi thì cũng biết nhẩy múa”.
Thánh Kinh có ghi: “Mọi sự ở đời đều có từng mùa và một thời gian cho mỗi mục đích. Có thời gian để sinh, thời gian để chết, thời gian để thu lượm hoa trái. Có thời gian để chém giết lẫn nhau, thời gian để lành bệnh, thời gian để tan vỡ, để hàn gắn, để khóc, để cười, để thương tiếc và thời gian để nhẩy múa.”
Aristotle xếp nhẩy múa ngang hàng với thi ca và cho rằng một số vũ công có thể diễn tả các ứng xử xã hội, tình cảm và hành động qua nhiều điệu bộ nhịp nhàng
Vũ công danh tiếng Mata Hari (1876- 1917) triết lý “nhẩy múa là một bài thơ mà mỗi cử động là một lời nói”
Theo Albert Einstein, “Vũ công là các lực sĩ của Thượng Ðế”.
Voltaire khuyên“Hãy đọc sách và khiêu vũ vì đó là hai thú vui không bao giờ làm hại ai”.
Vì, theo Shirly Maclaine: “Khi nhẩy, tôi không thể phán xét, ghen ghét, tự tách xa đời sống. Tôi chỉ có thể hoàn toàn vui vẻ. Ðó là lý do tại sao tôi khiêu vũ”.
Nữ văn sĩ Vicki Baum (1888-1960) lại nói “Có nhiều đường tắt để đi tới hạnh phúc và khiêu vũ là một trong những con đường đó”
Còn thi sĩ người Pháp Paul Valery (1871-1945) thì coi nhẩy múa như “một hành động biến đổi hình dáng hoặc bản chất”.
Các nhà chuyên môn y khoa học ngày nay đã chứng minh nhẩy múa, khiêu vũ còn có nhiều ích lợi cho sức khỏe con người.
Ích lợi tim mạch
Bác sĩ Rita Beckford, Giám đốc Trung tâm Cấp Cứu Twinsburg tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ cho biết khiêu vũ với nhạc điệu tiện lợi hơn là tới vận động tại câu lạc bộ thể dục vì nó giản dị và vui thú. Theo vị thầy thuốc này: “Vận động chỉ hữu ích khi thực hiện đều đặn và chỉ đều đặn khi ta cảm thấy thích thú. Do đó, dù với bất cứ thể điệu nào, khiêu vũ giúp con người thu lượm được nhiều ích lợi như sự dẻo dai, cưòng tráng, tiêu hao mỡ”
Theo bác sĩ chuyên môn tim mạch Hermes Ilarraza của Viện Tim Quốc gia, New Mexico, “Ích lợi của sự vận động với bệnh nhân tim mạch đã được xác định. Tuy nhiên, gắn bó với thể dục thường không kéo dài vì người bệnh cảm thấy nhàm chán. Nhưng, bản tính con người là thích nhẩy múa, vì thế khiêu vũ có thể là sinh hoạt hấp dẫn”.
Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho khiêu vũ là một hoạt động vừa phải, tương tự như đi bộ nhanh, vừa đi vừa đánh golf hoặc đạp xe đạp muời dặm một giờ. Cơ quan này cũng khuyên nên khiêu vũ khoảng 30 phút mỗi ngày.
Viện National Heart, Lung and Blood Hoa Kỳ xác định khiêu vũ giảm rủi ro bệnh động mạch vành, giảm huyết áp, giữ sức nặng cơ thể trung bình và tăng sức mạnh của xương chân, xương hông.
Kết quả nghiên cứu của Mayo Clinic cho hay khiêu vũ xã giao giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sự phối hợp và sức chịu đựng của cơ thể.
Trong hội thảo khoa học của Hội Tim Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2006 tại Anaheim, tiểu bang California, Giáo sư Romualdo Belardinelli, Ðại học Y Politecnica delle Marche, Italy, đã tường trình kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của khiêu vũ đối với bệnh tim. Theo ông, “khiêu vũ là một lựa chọn mới về vận động cơ thể đối với bệnh nhân bị suy tim”.
Trong một nghiên cứu trước đây, bác sĩ Belardinelli và đồng nghiệp nhận thấy rằng khiêu vũ, đặc biệt là vũ điệu valse chậm và nhanh, đều an toàn và nâng cao khả năng cũng như phẩm chất đời sống của người đang có bệnh tim hoặc đã có cơn suy tim.
Nhóm khoa học gia này tái thực hiện nghiên cứu ở những người đang bị bệnh tim mãn tính và thấy có cùng kết quả. Theo ông, sự làm việc của cơ thể trong khi khiêu vũ tương tự như sau khi tập luyện thể hình (aerobic exercise).
Suy tim xẩy ra khi sức bơm máu của cơ quan này yếu giảm, đưa đến tích tụ chất lỏng ờ phổi và các tế bào. Người bị suy tim có thể đi bộ chậm rãi, nhưng đi nhanh hơn một chút hoặc bước lên mấy bực cầu thang là họ hụt hơi, khó thở. Họ cũng không vận động được như người bình thường.
Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Belardinelli theo dõi 110 bệnh nhân tuổi trung bình là 59 (89 người nam, 11 nữ) đang có bệnh suy tim mãn tính nhưng ổn định.
Một nhóm 44 bệnh nhân được tình cờ lựa chọn để tập đi xe đạp và đi bộ, ba lần một tuần, trong tám tuần lễ dưới sự hướng dẫn.
Nhóm thứ hai, 44 người, tham dự khiêu vũ theo điệu valse thay đổi với nhịp điệu chậm 5 phút và nhanh 3 phút trong 21 phút tại phòng thể thao của bệnh viện.
Nhóm thứ ba 22 người không vận động.
Trong thời gian vận động và khiêu vũ, tham dự viên được theo dõi nhịp tim, thử nghiệm chức năng trao đổi không khí hô hấp và tình trạng mạch máu.
Họ cũng trả lời bản trắc nghiệm về phẩm chất đời sống, coi xem suy tim ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ, khi tham dự các giải trí, làm công việc vặt trong nhà, đời sống tình dục, tình trạng tâm thần như lo âu, trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khiêu vũ tăng khả năng và phẩm chất của đời sống, đặc biệt về cảm xúc. Ở nhóm không tập luyện không có gì thay đổi.
So sánh với nhóm tập luyện cơ thể, nhóm khiêu vũ có khả năng tiêu thụ oxygen cao hơn (18/ 16), ngưỡng chịu đựng của cơ bắp khi bị mệt cao hơn (21/ 20). Ðộng mạch của bệnh nhân nhóm khiêu vũ đàn hồi tốt hơn so với nhóm không vận động, do đó họ tránh được vữa xơ động mạch.
Nói chung, đời sống của nhóm khiêu vũ tốt hơn so với nhóm tập luyện cơ thể.
Bệnh nhân cho hay sau các lần khiêu vũ, họ có giấc ngủ ngon, tâm trạng yêu đời, thích thú tham gia các sinh hoạt giải trí, làm việc nhẹ trong nhà cũng như quan hệ tình dục tốt. Ngoài ra, khi khiêu vũ, họ cảm thấy vui vẻ với bạn nhẩy hơn là buồn tẻ đi bộ trên máy móc cơ khí một mình.
Ðiểm đáng lưu ý là mọi người đều tham dự nghiên cứu tới cùng, không ai bỏ cuộc.
Giáo sư Belardinell kết luận: “Ở người bị suy tim mãn tính, khiêu vũ có khả năng tạo ra những ích lợi sinh lý giống như với vận động thể hình”.
Và các nhà nghiên cứu này đề nghị là nên có những nghiên cứu khác để tìm hiểu thêm vế ảnh hưởng tốt của khiêu vũ đối với số đông quần chúng.
Vận động cơ thể rất cần thiết sau khi bị bệnh tim. Họ sẽ sống lâu hơn và đời sống có nhiều bình an hơn. Nhưng làm sao để bệnh nhân gắn bó với vận động là chuyện khó khăn. Thường thường, 70% bệnh bỏ dở chương trình vận động vì nhiều lý do khác nhau. Cho nên, thay thế khiêu vũ với tập luyện có thể là sáng kiến hay.
Theo bác sĩ Belardinelli, sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa điệu valse vì đây là điệu nhẩy rất phổ thông và tác động nhịp nhẩy lướt qua lướt lại cũng tương tự như thể dục thể hình. Các điệu nhẩy khác cũng có ích lợi như vậy.
Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều chuyên gia bệnh tim mạch đón nhận một cách nồng nhiệt.
Bác sĩ trưởng bộ môn tim Robert Bonow tại Ðại học Y Northwestern Memorial, Chicago, có nhận xét về kết quả nghiên cứu này như sau: “Ðây có thể là phương thức hữu hiệu hơn để lôi cuốn mọi người vào việc tập luyện cơ thể và có lẽ có nhiều hứng thú hơn là đi trên máy tự động”. Bác sĩ Bonow cho hay sẽ áp dụng ở bệnh viện nơi ông ta làm việc.
Theo bác sĩ chuyên khoa tim Elliot M. Antman tại Ðại học Y Harvard, một lực sĩ có huấn luyện đầy đủ sẽ biết cách tiêu thụ dưỡng khí một cách có hiệu quả cho nên cơ bắp của họ không đòi hỏi nhiều dưỡng khí. Vì thế họ có thể vận động mạnh mẽ và lâu hơn người thường.
Khiêu vũ và tập luyện cơ thể đều giúp bệnh nhân suy tim sử dụng oxy một cách hữu hiệu, nhờ đó họ có thể vận động lâu hơn mà không bị hụt hơi. Và nhà phát ngôn viên này của Hội Tim Hoa Kỳ nói thêm ông ta rất khuyến khích vì khiêu vũ dường như hấp dẫn, thích thú hơn với người bị suy tim khiến cho họ dễ dàng vận động.
Bác sĩ Robert Myerburg, Giáo sư Y khoa và Sinh học Ðại học Y Miami: “Với bệnh nhân tim, đây có thể là một phương thức tốt để vận động tới mức chịu đựng của mình và chắc là họ sẽ thích thú. Người bệnh có thể thay đổi hình thức nhẩy sao cho thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình”
Theo bác sĩ Louis E. Teichholz, Ðại học Y khoa Hackensach, New Jersy: “Đây là loại thể dục thể hình tốt vì khi nhẩy valse, người ta luôn luôn chuyển động”.
Tốt cho xương khớp
Khiêu vũ cũng tốt cho viêm xương khớp.
Chuyên gia khiêu vũ trị liệu Jane Wilson Cathcart có ý kiến: “Phương thức trị liệu tốt nhất cho viêm xương khớp là cử động vì cử động nuôi dưỡng khớp. Khiêu vũ dìu ta vào những cử động mà ta nghĩ rằng không bao giờ thực hiện được”.
Khớp có một đĩa sụn ở giữa để chịu đựng sức va chạm khi khớp cử động. Sụn không có mạch máu và được nuôi dưỡng bằng thực phẩm trong các mạch máu ở gần chuyển qua khi khớp co duỗi. Trong nhẩy múa, xương khớp luôn luôn được vận dụng, nhờ đó sụn được nuôi dưỡng tốt hơn.
Lợi ích đối với tâm trí
Khiêu vũ không những có ích cho thể chất mà còn tốt cho tâm trí.
Nghiên cứu công bố trên New England Journal of Medicine vào năm 2003 cho hay, người cao tuổi tham gia vào các sinh hoạt như khiêu vũ đều giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Nghiên cứu cũng cho hay, bệnh nhân Alzheimer có thể nhớ lại nhiều điều khi họ nhẩy với những điệu nhạc, bài hát quen thuộc. Người khiêu vũ cũng phải động não tập trung với điệu nhạc, bước đi, cho nên trí óc luôn luôn làm việc và là điều rất tốt.
Bác sĩ Joe Verghese, giáo sư Thần kinh tại Đại học Y Albert Einstein ở New York đã theo dõi các sinh hoạt trong đó có khiêu vũ của 469 lão gia trên 75 tuổi không có vấn đề về trí nhớ. Sau 5 năm, 124 vị có dấu hiệu sa sút trí tuệ mà đa số ở nhóm người không bao giờ khiêu vũ.
Theo ông, khiêu vũ là một hoạt động đa hiệu chứ không chỉ thuần túy thể xác. Khiêu vũ tăng lượng máu lưu thông lên não bộ, giảm căng thẳng, cô đơn và luôn luôn động viên trí não nhớ điệu nhạc, bước đi để hòa nhịp với bạn vũ.
Bên Anh, Bộ Văn Hóa và Bộ Sức Khỏe Công Cộng đã khuyến khích việc tổ chức các lớp hướng dẫn khiêu vũ và các trung tâm khiêu vũ để thăng tiến sức khỏe người dân.
Ðôi khi không cần phải ra sàn nhẩy mới thu lượm được lợi ích. Ta có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ, thả hồn theo âm thanh, cổ quay qua lại, tay nhúc nhích lên xuống, bàn chân ngón chân chuyển động nhịp nhàng, nhún nhẩy theo điệu nhạc cũng tạm thời coi như là vận động một chút rồi.
Ích lợi chung
Nói chung thì nhẩy múa đều mang lại một số lợi ích cho cơ thể, nếu ta thực hành với mục đích trong sáng là giải trí lành mạnh và vận động cơ thể.
Các ích lợi đó là:
-Trong khi nhẩy múa, các cơ bắp cũng tiêu dùng một số calori, giúp cơ thể khỏi quá ký, mập phì.
Một giờ khiêu vũ chậm nhẹ có thể giảm 250 calori, nhẩy hip hop thì những 400 calo tương đương với một giờ đi bộ nhanh, nhẩy swing là 235 calo; ballroom là 265 calo; nhẩy bốn đôi square
là 280 calo; vũ ballet là 300 calo; múa bụng belly là 380 calo, vận động thể hình aerobic là 540 calo.
Một nghệ nhân biểu diễn tranh tài trong một điệu nhạc nào đó có vận động tương đương với một người bơi 800 feet.
- Tốt cho xương khớp, tăng độ đặc của xương, giảm rủi ro xốp xương.
- Tăng chất dinh dưỡng cho sụn khớp, giảm thiểu viêm xương khớp
- Giúp cơ bắp mạnh mẽ, bền bỉ hơn
- Thân thể uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng
- Tăng sự đi đứng vững vàng cho cơ thể
- Tăng sự tự tin nhẩy hay, múa đẹp
- Tăng trí nhớ vì phải nhẩy theo nhịp nhạc và phải nhớ từng bước đi
- Tốt cho trí tuệ, tăng trí nhớ người cao tuổi: phải nhớ nhạc nhớ điệu nhảy, phải ăn nhịp với bạn nhẩy, chứ đâu có ì người ra để người ta đẩy như xe bò...
- Tạo thêm bạn mới, quan hệ mới, giảm thiểu sống cô đơn
Về việc tạo thêm nhiều bạn hữu, tăng sự tin tưởng, hòa khí giữa con người với con người, Ông Trùm nhạc soul James Brown có ý kiến: “Bất cứ mọi xích mích nào cũng dễ dàng được hóa giải bằng khiêu vũ, nhẩy múa. Vì chẳng lẽ lại mặt sưng mày sỉa, hầm hầm ôm nhau mà nhẩy”.
- Nâng cao tinh thần, cảm thấy phấn chấn cả về thể xác lẫn tâm hồn, làm ta như sinh động hơn, không còn ưu tư phiền muộn, hận thù ghen ghét, đố kỵ hơn thua.
- Giảm rủi ro mập phì, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, ung thư ruột già
- Nhẩy múa làm ta ăn ngon hơn vì vui và vì đói bụng
- Làm trẻ con người, trì hoãn sự lão hóa. Tục ngữ Nhật Bản có nói “mọi người nữ nhẩy múa đều trẻ như con gái 19 tuổi”
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi áp dụng khiêu vũ như một hình thức vận động cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ coi xem mình có cần giới hạn gì không.
- Có bao giờ bác sĩ nói mình có vấn đề với trái tim và chỉ nên vận động theo hướng dẫn của bác sĩ
- Có bao giờ thấy đau ở ngực khi vận động hoặc khi không làm công việc gì.
- Có bao giờ đi đứng mà mất thăng bằng, không vững hoặc chóng mặt, muốn té xỉu?
Nên bắt đầu với các điệu nhạc nhẹ nhàng. Cao tuổi thì chậm rãi dìu nhau «đi chợ» tại chỗ với slow, tango, boston, rumba. Trẻ trung thì sôi động bao sàn nhẩy với bebop, twist, cha cha, pasodoble.
Và nên luôn luôn coi khiêu vũ như một giải trí lành mạnh, một loại vận động cơ thể hữu ích, chứ đừng điên cuồng thâu đêm suốt sáng dưới ảnh hưởng của thuốc lắc, rượu mạnh.
Kết luận
Nhẩy múa là một sinh hoạt có nhiều phúc lợi. Nó làm người buồn hóa vui. Nó tăng óc sáng tạo, tăng tình bạn, tạo ra tình yêu, phục hồi trí nhớ. Nó duy trì tốt sức khỏe tinh thần và thể chất từ trẻ tới già, nam cũng như nữ.
Ngoài ích lợi sức khỏe cho cá nhân, khiêu vũ cũng có những ích lợi xã hội.
Nhẩy múa không chỉ là những bước đi theo điệu nhạc, mà là một phối hợp độc đáo của hoạt động thể chất, giao tế xã hội và kích thích tinh thần.
Nếu muốn gặp nhiều bạn bè: Hãy tới sàn nhẩy. Nếu muốn có sức khỏe tốt: Hãy khiêu vũ. Muốn quên mọi âu lo: Hãy quay cuồng luân vũ, xua đuổi ưu tư ra ngoài trí óc.
Ngày xưa người ta nhẩy múa theo nghi lễ tôn giáo, nhẩy múa để giao tế nhân sự. Vua Chúa thăm viếng nhau đều có dạ hội, khiêu vũ để tỏ tình thân thiện. Quốc trưởng các quốc gia ngày nay thăm viếng nhau cũng có dạ hội khiêu vũ liên hoan ký kết tương trợ, thương mại, bảo vệ...
Cho nên có ý kiến rằng nếu mỗi buổi sáng trước khi tới sở, đi làm, bà con lối xóm dìu nhau nhẩy một điệu nhạc vui rồi chiều về cũng nắm tay vũ cùng nhau thì cộng đồng hòa hợp, bình an.
Trắng đen, tà nghịch đều cùng nhau hòa mình khiêu vũ thì đâu còn ngăn cách chính kiến, hận thù bom đạn...
Làm được như vậy thì cũng vui đấy nhỉ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Texas-Hoa Kỳ
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Nhẩy múa là một phần của nền văn hóa mỗi quốc gia, xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Người ta nhẩy múa trong lễ nghi tôn giáo, trong liên hoan kỷ niệm, giao tế nhân sự, trong giải trí cá nhân, trước khi lâm trận chiến tranh, săn bắn vả cả trong liên hoan gây quỹ từ thiện, bác ái. Nhiều dân tộc có tục lệ nhẩy múa trong ma chay tử biệt, vừa để biểu lộ niềm tiếc thương đối với người quá cố vừa chúc mừng giải thoát về cõi bình an.
Nhẩy múa gợi ra ít nhất một số yếu tố của nền văn hóa qua quần áo mặc khi biểu diễn, nhạc cụ, điệu nhẩy và thể điệu âm nhạc riêng của từng dân tộc.
Nhẩy múa hoặc khiêu vũ là di chuyển các bước chân theo điệu nhạc một mình, cùng bạn nhảy hoặc trong một nhóm tại nhà, câu lạc bộ, hội quán hoặc vũ trường, nhà hàng...
Các từ “múa đôi”, “nhẩy đầm”, “nhảy nhót”, đi “bum” “đi bal”, khiêu vũ thể thao (DanceSport) , khiêu vũ trường sinh… cũng thường được dùng.
Nhẩy múa đã được tạo hóa gắn vào mỗi tế bào của con người kể từ thuở mới mở mắt chào đời, giơ tay, đạp chân, oe oe tiếng khóc. Cho nên tục ngữ châu Phi có nhận xét “Ai biết nói thì cũng hát được. Ai biết đi thì cũng biết nhẩy múa”.
Thánh Kinh có ghi: “Mọi sự ở đời đều có từng mùa và một thời gian cho mỗi mục đích. Có thời gian để sinh, thời gian để chết, thời gian để thu lượm hoa trái. Có thời gian để chém giết lẫn nhau, thời gian để lành bệnh, thời gian để tan vỡ, để hàn gắn, để khóc, để cười, để thương tiếc và thời gian để nhẩy múa.”
Aristotle xếp nhẩy múa ngang hàng với thi ca và cho rằng một số vũ công có thể diễn tả các ứng xử xã hội, tình cảm và hành động qua nhiều điệu bộ nhịp nhàng
Vũ công danh tiếng Mata Hari (1876- 1917) triết lý “nhẩy múa là một bài thơ mà mỗi cử động là một lời nói”
Theo Albert Einstein, “Vũ công là các lực sĩ của Thượng Ðế”.
Voltaire khuyên“Hãy đọc sách và khiêu vũ vì đó là hai thú vui không bao giờ làm hại ai”.
Vì, theo Shirly Maclaine: “Khi nhẩy, tôi không thể phán xét, ghen ghét, tự tách xa đời sống. Tôi chỉ có thể hoàn toàn vui vẻ. Ðó là lý do tại sao tôi khiêu vũ”.
Nữ văn sĩ Vicki Baum (1888-1960) lại nói “Có nhiều đường tắt để đi tới hạnh phúc và khiêu vũ là một trong những con đường đó”
Còn thi sĩ người Pháp Paul Valery (1871-1945) thì coi nhẩy múa như “một hành động biến đổi hình dáng hoặc bản chất”.
Các nhà chuyên môn y khoa học ngày nay đã chứng minh nhẩy múa, khiêu vũ còn có nhiều ích lợi cho sức khỏe con người.
Ích lợi tim mạch
Bác sĩ Rita Beckford, Giám đốc Trung tâm Cấp Cứu Twinsburg tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ cho biết khiêu vũ với nhạc điệu tiện lợi hơn là tới vận động tại câu lạc bộ thể dục vì nó giản dị và vui thú. Theo vị thầy thuốc này: “Vận động chỉ hữu ích khi thực hiện đều đặn và chỉ đều đặn khi ta cảm thấy thích thú. Do đó, dù với bất cứ thể điệu nào, khiêu vũ giúp con người thu lượm được nhiều ích lợi như sự dẻo dai, cưòng tráng, tiêu hao mỡ”
Theo bác sĩ chuyên môn tim mạch Hermes Ilarraza của Viện Tim Quốc gia, New Mexico, “Ích lợi của sự vận động với bệnh nhân tim mạch đã được xác định. Tuy nhiên, gắn bó với thể dục thường không kéo dài vì người bệnh cảm thấy nhàm chán. Nhưng, bản tính con người là thích nhẩy múa, vì thế khiêu vũ có thể là sinh hoạt hấp dẫn”.
Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho khiêu vũ là một hoạt động vừa phải, tương tự như đi bộ nhanh, vừa đi vừa đánh golf hoặc đạp xe đạp muời dặm một giờ. Cơ quan này cũng khuyên nên khiêu vũ khoảng 30 phút mỗi ngày.
Viện National Heart, Lung and Blood Hoa Kỳ xác định khiêu vũ giảm rủi ro bệnh động mạch vành, giảm huyết áp, giữ sức nặng cơ thể trung bình và tăng sức mạnh của xương chân, xương hông.
Kết quả nghiên cứu của Mayo Clinic cho hay khiêu vũ xã giao giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sự phối hợp và sức chịu đựng của cơ thể.
Trong hội thảo khoa học của Hội Tim Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2006 tại Anaheim, tiểu bang California, Giáo sư Romualdo Belardinelli, Ðại học Y Politecnica delle Marche, Italy, đã tường trình kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của khiêu vũ đối với bệnh tim. Theo ông, “khiêu vũ là một lựa chọn mới về vận động cơ thể đối với bệnh nhân bị suy tim”.
Trong một nghiên cứu trước đây, bác sĩ Belardinelli và đồng nghiệp nhận thấy rằng khiêu vũ, đặc biệt là vũ điệu valse chậm và nhanh, đều an toàn và nâng cao khả năng cũng như phẩm chất đời sống của người đang có bệnh tim hoặc đã có cơn suy tim.
Nhóm khoa học gia này tái thực hiện nghiên cứu ở những người đang bị bệnh tim mãn tính và thấy có cùng kết quả. Theo ông, sự làm việc của cơ thể trong khi khiêu vũ tương tự như sau khi tập luyện thể hình (aerobic exercise).
Suy tim xẩy ra khi sức bơm máu của cơ quan này yếu giảm, đưa đến tích tụ chất lỏng ờ phổi và các tế bào. Người bị suy tim có thể đi bộ chậm rãi, nhưng đi nhanh hơn một chút hoặc bước lên mấy bực cầu thang là họ hụt hơi, khó thở. Họ cũng không vận động được như người bình thường.
Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Belardinelli theo dõi 110 bệnh nhân tuổi trung bình là 59 (89 người nam, 11 nữ) đang có bệnh suy tim mãn tính nhưng ổn định.
Một nhóm 44 bệnh nhân được tình cờ lựa chọn để tập đi xe đạp và đi bộ, ba lần một tuần, trong tám tuần lễ dưới sự hướng dẫn.
Nhóm thứ hai, 44 người, tham dự khiêu vũ theo điệu valse thay đổi với nhịp điệu chậm 5 phút và nhanh 3 phút trong 21 phút tại phòng thể thao của bệnh viện.
Nhóm thứ ba 22 người không vận động.
Trong thời gian vận động và khiêu vũ, tham dự viên được theo dõi nhịp tim, thử nghiệm chức năng trao đổi không khí hô hấp và tình trạng mạch máu.
Họ cũng trả lời bản trắc nghiệm về phẩm chất đời sống, coi xem suy tim ảnh hưởng như thế nào tới giấc ngủ, khi tham dự các giải trí, làm công việc vặt trong nhà, đời sống tình dục, tình trạng tâm thần như lo âu, trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khiêu vũ tăng khả năng và phẩm chất của đời sống, đặc biệt về cảm xúc. Ở nhóm không tập luyện không có gì thay đổi.
So sánh với nhóm tập luyện cơ thể, nhóm khiêu vũ có khả năng tiêu thụ oxygen cao hơn (18/ 16), ngưỡng chịu đựng của cơ bắp khi bị mệt cao hơn (21/ 20). Ðộng mạch của bệnh nhân nhóm khiêu vũ đàn hồi tốt hơn so với nhóm không vận động, do đó họ tránh được vữa xơ động mạch.
Nói chung, đời sống của nhóm khiêu vũ tốt hơn so với nhóm tập luyện cơ thể.
Bệnh nhân cho hay sau các lần khiêu vũ, họ có giấc ngủ ngon, tâm trạng yêu đời, thích thú tham gia các sinh hoạt giải trí, làm việc nhẹ trong nhà cũng như quan hệ tình dục tốt. Ngoài ra, khi khiêu vũ, họ cảm thấy vui vẻ với bạn nhẩy hơn là buồn tẻ đi bộ trên máy móc cơ khí một mình.
Ðiểm đáng lưu ý là mọi người đều tham dự nghiên cứu tới cùng, không ai bỏ cuộc.
Giáo sư Belardinell kết luận: “Ở người bị suy tim mãn tính, khiêu vũ có khả năng tạo ra những ích lợi sinh lý giống như với vận động thể hình”.
Và các nhà nghiên cứu này đề nghị là nên có những nghiên cứu khác để tìm hiểu thêm vế ảnh hưởng tốt của khiêu vũ đối với số đông quần chúng.
Vận động cơ thể rất cần thiết sau khi bị bệnh tim. Họ sẽ sống lâu hơn và đời sống có nhiều bình an hơn. Nhưng làm sao để bệnh nhân gắn bó với vận động là chuyện khó khăn. Thường thường, 70% bệnh bỏ dở chương trình vận động vì nhiều lý do khác nhau. Cho nên, thay thế khiêu vũ với tập luyện có thể là sáng kiến hay.
Theo bác sĩ Belardinelli, sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa điệu valse vì đây là điệu nhẩy rất phổ thông và tác động nhịp nhẩy lướt qua lướt lại cũng tương tự như thể dục thể hình. Các điệu nhẩy khác cũng có ích lợi như vậy.
Kết quả nghiên cứu này đã được nhiều chuyên gia bệnh tim mạch đón nhận một cách nồng nhiệt.
Bác sĩ trưởng bộ môn tim Robert Bonow tại Ðại học Y Northwestern Memorial, Chicago, có nhận xét về kết quả nghiên cứu này như sau: “Ðây có thể là phương thức hữu hiệu hơn để lôi cuốn mọi người vào việc tập luyện cơ thể và có lẽ có nhiều hứng thú hơn là đi trên máy tự động”. Bác sĩ Bonow cho hay sẽ áp dụng ở bệnh viện nơi ông ta làm việc.
Theo bác sĩ chuyên khoa tim Elliot M. Antman tại Ðại học Y Harvard, một lực sĩ có huấn luyện đầy đủ sẽ biết cách tiêu thụ dưỡng khí một cách có hiệu quả cho nên cơ bắp của họ không đòi hỏi nhiều dưỡng khí. Vì thế họ có thể vận động mạnh mẽ và lâu hơn người thường.
Khiêu vũ và tập luyện cơ thể đều giúp bệnh nhân suy tim sử dụng oxy một cách hữu hiệu, nhờ đó họ có thể vận động lâu hơn mà không bị hụt hơi. Và nhà phát ngôn viên này của Hội Tim Hoa Kỳ nói thêm ông ta rất khuyến khích vì khiêu vũ dường như hấp dẫn, thích thú hơn với người bị suy tim khiến cho họ dễ dàng vận động.
Bác sĩ Robert Myerburg, Giáo sư Y khoa và Sinh học Ðại học Y Miami: “Với bệnh nhân tim, đây có thể là một phương thức tốt để vận động tới mức chịu đựng của mình và chắc là họ sẽ thích thú. Người bệnh có thể thay đổi hình thức nhẩy sao cho thích hợp với tình trạng sức khỏe của mình”
Theo bác sĩ Louis E. Teichholz, Ðại học Y khoa Hackensach, New Jersy: “Đây là loại thể dục thể hình tốt vì khi nhẩy valse, người ta luôn luôn chuyển động”.
Tốt cho xương khớp
Khiêu vũ cũng tốt cho viêm xương khớp.
Chuyên gia khiêu vũ trị liệu Jane Wilson Cathcart có ý kiến: “Phương thức trị liệu tốt nhất cho viêm xương khớp là cử động vì cử động nuôi dưỡng khớp. Khiêu vũ dìu ta vào những cử động mà ta nghĩ rằng không bao giờ thực hiện được”.
Khớp có một đĩa sụn ở giữa để chịu đựng sức va chạm khi khớp cử động. Sụn không có mạch máu và được nuôi dưỡng bằng thực phẩm trong các mạch máu ở gần chuyển qua khi khớp co duỗi. Trong nhẩy múa, xương khớp luôn luôn được vận dụng, nhờ đó sụn được nuôi dưỡng tốt hơn.
Lợi ích đối với tâm trí
Khiêu vũ không những có ích cho thể chất mà còn tốt cho tâm trí.
Nghiên cứu công bố trên New England Journal of Medicine vào năm 2003 cho hay, người cao tuổi tham gia vào các sinh hoạt như khiêu vũ đều giảm nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Nghiên cứu cũng cho hay, bệnh nhân Alzheimer có thể nhớ lại nhiều điều khi họ nhẩy với những điệu nhạc, bài hát quen thuộc. Người khiêu vũ cũng phải động não tập trung với điệu nhạc, bước đi, cho nên trí óc luôn luôn làm việc và là điều rất tốt.
Bác sĩ Joe Verghese, giáo sư Thần kinh tại Đại học Y Albert Einstein ở New York đã theo dõi các sinh hoạt trong đó có khiêu vũ của 469 lão gia trên 75 tuổi không có vấn đề về trí nhớ. Sau 5 năm, 124 vị có dấu hiệu sa sút trí tuệ mà đa số ở nhóm người không bao giờ khiêu vũ.
Theo ông, khiêu vũ là một hoạt động đa hiệu chứ không chỉ thuần túy thể xác. Khiêu vũ tăng lượng máu lưu thông lên não bộ, giảm căng thẳng, cô đơn và luôn luôn động viên trí não nhớ điệu nhạc, bước đi để hòa nhịp với bạn vũ.
Bên Anh, Bộ Văn Hóa và Bộ Sức Khỏe Công Cộng đã khuyến khích việc tổ chức các lớp hướng dẫn khiêu vũ và các trung tâm khiêu vũ để thăng tiến sức khỏe người dân.
Ðôi khi không cần phải ra sàn nhẩy mới thu lượm được lợi ích. Ta có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ, thả hồn theo âm thanh, cổ quay qua lại, tay nhúc nhích lên xuống, bàn chân ngón chân chuyển động nhịp nhàng, nhún nhẩy theo điệu nhạc cũng tạm thời coi như là vận động một chút rồi.
Ích lợi chung
Nói chung thì nhẩy múa đều mang lại một số lợi ích cho cơ thể, nếu ta thực hành với mục đích trong sáng là giải trí lành mạnh và vận động cơ thể.
Các ích lợi đó là:
-Trong khi nhẩy múa, các cơ bắp cũng tiêu dùng một số calori, giúp cơ thể khỏi quá ký, mập phì.
Một giờ khiêu vũ chậm nhẹ có thể giảm 250 calori, nhẩy hip hop thì những 400 calo tương đương với một giờ đi bộ nhanh, nhẩy swing là 235 calo; ballroom là 265 calo; nhẩy bốn đôi square

Một nghệ nhân biểu diễn tranh tài trong một điệu nhạc nào đó có vận động tương đương với một người bơi 800 feet.
- Tốt cho xương khớp, tăng độ đặc của xương, giảm rủi ro xốp xương.
- Tăng chất dinh dưỡng cho sụn khớp, giảm thiểu viêm xương khớp
- Giúp cơ bắp mạnh mẽ, bền bỉ hơn
- Thân thể uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng
- Tăng sự đi đứng vững vàng cho cơ thể
- Tăng sự tự tin nhẩy hay, múa đẹp
- Tăng trí nhớ vì phải nhẩy theo nhịp nhạc và phải nhớ từng bước đi
- Tốt cho trí tuệ, tăng trí nhớ người cao tuổi: phải nhớ nhạc nhớ điệu nhảy, phải ăn nhịp với bạn nhẩy, chứ đâu có ì người ra để người ta đẩy như xe bò...
- Tạo thêm bạn mới, quan hệ mới, giảm thiểu sống cô đơn
Về việc tạo thêm nhiều bạn hữu, tăng sự tin tưởng, hòa khí giữa con người với con người, Ông Trùm nhạc soul James Brown có ý kiến: “Bất cứ mọi xích mích nào cũng dễ dàng được hóa giải bằng khiêu vũ, nhẩy múa. Vì chẳng lẽ lại mặt sưng mày sỉa, hầm hầm ôm nhau mà nhẩy”.
- Nâng cao tinh thần, cảm thấy phấn chấn cả về thể xác lẫn tâm hồn, làm ta như sinh động hơn, không còn ưu tư phiền muộn, hận thù ghen ghét, đố kỵ hơn thua.
- Giảm rủi ro mập phì, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, ung thư ruột già
- Nhẩy múa làm ta ăn ngon hơn vì vui và vì đói bụng
- Làm trẻ con người, trì hoãn sự lão hóa. Tục ngữ Nhật Bản có nói “mọi người nữ nhẩy múa đều trẻ như con gái 19 tuổi”
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Trước khi áp dụng khiêu vũ như một hình thức vận động cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ coi xem mình có cần giới hạn gì không.
- Có bao giờ bác sĩ nói mình có vấn đề với trái tim và chỉ nên vận động theo hướng dẫn của bác sĩ
- Có bao giờ thấy đau ở ngực khi vận động hoặc khi không làm công việc gì.
- Có bao giờ đi đứng mà mất thăng bằng, không vững hoặc chóng mặt, muốn té xỉu?
Nên bắt đầu với các điệu nhạc nhẹ nhàng. Cao tuổi thì chậm rãi dìu nhau «đi chợ» tại chỗ với slow, tango, boston, rumba. Trẻ trung thì sôi động bao sàn nhẩy với bebop, twist, cha cha, pasodoble.
Và nên luôn luôn coi khiêu vũ như một giải trí lành mạnh, một loại vận động cơ thể hữu ích, chứ đừng điên cuồng thâu đêm suốt sáng dưới ảnh hưởng của thuốc lắc, rượu mạnh.
Kết luận
Nhẩy múa là một sinh hoạt có nhiều phúc lợi. Nó làm người buồn hóa vui. Nó tăng óc sáng tạo, tăng tình bạn, tạo ra tình yêu, phục hồi trí nhớ. Nó duy trì tốt sức khỏe tinh thần và thể chất từ trẻ tới già, nam cũng như nữ.
Ngoài ích lợi sức khỏe cho cá nhân, khiêu vũ cũng có những ích lợi xã hội.
Nhẩy múa không chỉ là những bước đi theo điệu nhạc, mà là một phối hợp độc đáo của hoạt động thể chất, giao tế xã hội và kích thích tinh thần.
Nếu muốn gặp nhiều bạn bè: Hãy tới sàn nhẩy. Nếu muốn có sức khỏe tốt: Hãy khiêu vũ. Muốn quên mọi âu lo: Hãy quay cuồng luân vũ, xua đuổi ưu tư ra ngoài trí óc.
Ngày xưa người ta nhẩy múa theo nghi lễ tôn giáo, nhẩy múa để giao tế nhân sự. Vua Chúa thăm viếng nhau đều có dạ hội, khiêu vũ để tỏ tình thân thiện. Quốc trưởng các quốc gia ngày nay thăm viếng nhau cũng có dạ hội khiêu vũ liên hoan ký kết tương trợ, thương mại, bảo vệ...
Cho nên có ý kiến rằng nếu mỗi buổi sáng trước khi tới sở, đi làm, bà con lối xóm dìu nhau nhẩy một điệu nhạc vui rồi chiều về cũng nắm tay vũ cùng nhau thì cộng đồng hòa hợp, bình an.
Trắng đen, tà nghịch đều cùng nhau hòa mình khiêu vũ thì đâu còn ngăn cách chính kiến, hận thù bom đạn...
Làm được như vậy thì cũng vui đấy nhỉ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức
Texas-Hoa Kỳ
Săn 'máy bay bà già'
Ngọc Minh
Chuyện các cậu trẻ yêu chị già thời nay cũng không còn xa lạ gì nếu họ có tình yêu thực sự, nhưng cũng có không ít những chàng "phi công" lại tìm đến "máy bay bà già" để thỏa mãn ham muốn nhất thời, Quân là một trường hợp điển hình.
25 tuổi, đẹp trai, làm cho một công ty nước ngoài nên Quân quả là sáng láng trước mắt nhiều người. Người yêu anh kém 2 tuổi, bố mẹ là giáo viên nên “ngoan kinh khủng” như Quân vẫn than phiền với bạn bè.
Yêu nhau được 3 năm rồi mà cô cũng chỉ cho anh cầm tay, hôn chút xíu chứ tiến xa tý nữa là “đánh gãy tay”. Đang tuổi thanh niên, sinh lực tràn trề nên nhiều khi Quân cũng bực bội. Khổ nỗi kiểu "ăn bánh trả tiền” thì anh không thích. Đối với anh, chuyện gì chứ "chuyện đấy" là phải có tình cảm.
Nhiều cô gái đầu mày cuối mắt với anh suốt nhưng anh cũng không thích nốt. Dù sao Quân cũng có người yêu, anh không muốn dây dưa với các cô làm gì cho mất thời gian và cũng nguy hiểm nữa, nhỡ đang đi chơi với người yêu mà cô nào đó mè nheo thì chết chắc.
Loay hoay mãi cho đến khi gặp một người mà anh gọi là "đại ca" ngay từ lần đầu tiên. "Đại ca" dạy anh nhiều thứ nghe cứ lịm cả người. Không chỉ dậy, mà ông anh này đưa ngay cho anh một số điện thoại, bảo cứ alo nói vài câu, gặp vài lần là có cái mình muốn.
Đúng thế thật, sau vài lần nhắn tin, cà phê, anh đã dễ dàng đưa Phương vào khách sạn. Chị hơn anh 3 tuổi, chồng con đàng hoàng nhưng muốn tìm cảm giác lạ. Qua lại vài lần, anh thấy cuộc đời thật tuyệt, vẫn có cái mình muốn mà chẳng lằng nhằng. Buổi tối là tuyệt nhiên không có nhắn tin hay gọi điện, mà chỉ lúc nào anh gọi mà cô rỗi thì "Ok!".
Sau khi báo cáo đầy đủ với "đại ca", anh lại được cho một số điện thoại khác. Lần này thì tăng thêm độ tuổi. Hằng, 40 tuổi nhưng là giáo viên dạy thẩm mỹ nên phải nói vẫn trên cả tuyệt vời. Cũng chỉ cà phê vài lần là anh đưa “chị” vào khách sạn.
Cứ qua vài lần như thế càng ngày anh càng mê. Các chị quá hay, chẳng đòi hỏi gì, chẳng mè nheo gì, nhiều khi nghĩ đến người yêu anh thấy chán ngấy, có lúc còn quên luôn.
Một lần sau khi bị mè nheo xin xỏ nhiều quá, anh chàng đại ca phát bực bảo: "Tao cũng hết rồi, mày thích thì chui vào cái trang web... đó", nó có cả hội thi nhau lập câu lạc bộ lái máy bay bà già đấy, tha hồ mà kiếm". Thú quá, Quân lên web tìm hiểu ngay.
Đúng là một thế giới mới lạ, nào thì hội họp, nào thì trao đổi máy bay cho nhau. Mà nào có phải toàn những người chưa vợ như anh đâu, đầy đủ thành phần, từ chưa vợ đến có vợ, rồi bỏ vợ, rồi hai ba vợ, không thiếu một đối tượng nào.
Mải mê trao đổi, mải mê “lái”, anh cũng gần như quên bẵng người yêu. Đến khi nàng anh đòi chia tay thì anh mới ngớ ra. Nhưng anh cũng chán cô lắm rồi, thì chia tay để tiếp tục lao vào cuộc chơi với các “chị”.
“Cuộc sống và những ham muốn cuốn ta đi, nên nhiều khi chính chúng ta không cảm nhận được điều chúng ta đang làm có nguy hại gì cho chính bản thân chúng ta hay không. Họ không nghĩ rằng dần dần họ sẽ mất lòng tin vào người phụ nữ bên họ vì họ toàn gặp những người đã có gia đình mà không chung thủy", bà Phạm Thị Lan, chuyên gia tư vấn của Công ty Tư vấn An Việt Sơn (1900 58 58 86) phân tích.
Quân và những người trẻ tuổi đang nghiêng ngả cuốn vào dòng xoáy tìm kiếm và “lái” máy bay bà già, họ tìm đến những người dễ dãi để ngã vào vòng tay đó. Chính một thành viên trong forum đó cũng đã đánh mất gia đình mình, trong khi anh lao vào cuộc vui ở bên ngoài thì ở nhà, vợ anh đã ngã vào tay người hàng xóm.
"Mất lòng tin sẽ làm lệch lạc cuộc sống của chính bạn. Hãy cân nhắc thật kỹ hành động của mình, cuộc sống còn dài phía trước, đừng để một quãng thời gian làm bạn phải xao lòng mỗi khi nhớ lại và dằn vặt khi lòng tin bị tổn thương”, bà Lan nói.
Ngọc Minh
---
Ngọc Minh
Chuyện các cậu trẻ yêu chị già thời nay cũng không còn xa lạ gì nếu họ có tình yêu thực sự, nhưng cũng có không ít những chàng "phi công" lại tìm đến "máy bay bà già" để thỏa mãn ham muốn nhất thời, Quân là một trường hợp điển hình.
25 tuổi, đẹp trai, làm cho một công ty nước ngoài nên Quân quả là sáng láng trước mắt nhiều người. Người yêu anh kém 2 tuổi, bố mẹ là giáo viên nên “ngoan kinh khủng” như Quân vẫn than phiền với bạn bè.
Yêu nhau được 3 năm rồi mà cô cũng chỉ cho anh cầm tay, hôn chút xíu chứ tiến xa tý nữa là “đánh gãy tay”. Đang tuổi thanh niên, sinh lực tràn trề nên nhiều khi Quân cũng bực bội. Khổ nỗi kiểu "ăn bánh trả tiền” thì anh không thích. Đối với anh, chuyện gì chứ "chuyện đấy" là phải có tình cảm.
Nhiều cô gái đầu mày cuối mắt với anh suốt nhưng anh cũng không thích nốt. Dù sao Quân cũng có người yêu, anh không muốn dây dưa với các cô làm gì cho mất thời gian và cũng nguy hiểm nữa, nhỡ đang đi chơi với người yêu mà cô nào đó mè nheo thì chết chắc.
Loay hoay mãi cho đến khi gặp một người mà anh gọi là "đại ca" ngay từ lần đầu tiên. "Đại ca" dạy anh nhiều thứ nghe cứ lịm cả người. Không chỉ dậy, mà ông anh này đưa ngay cho anh một số điện thoại, bảo cứ alo nói vài câu, gặp vài lần là có cái mình muốn.
Đúng thế thật, sau vài lần nhắn tin, cà phê, anh đã dễ dàng đưa Phương vào khách sạn. Chị hơn anh 3 tuổi, chồng con đàng hoàng nhưng muốn tìm cảm giác lạ. Qua lại vài lần, anh thấy cuộc đời thật tuyệt, vẫn có cái mình muốn mà chẳng lằng nhằng. Buổi tối là tuyệt nhiên không có nhắn tin hay gọi điện, mà chỉ lúc nào anh gọi mà cô rỗi thì "Ok!".
Sau khi báo cáo đầy đủ với "đại ca", anh lại được cho một số điện thoại khác. Lần này thì tăng thêm độ tuổi. Hằng, 40 tuổi nhưng là giáo viên dạy thẩm mỹ nên phải nói vẫn trên cả tuyệt vời. Cũng chỉ cà phê vài lần là anh đưa “chị” vào khách sạn.
Cứ qua vài lần như thế càng ngày anh càng mê. Các chị quá hay, chẳng đòi hỏi gì, chẳng mè nheo gì, nhiều khi nghĩ đến người yêu anh thấy chán ngấy, có lúc còn quên luôn.
Một lần sau khi bị mè nheo xin xỏ nhiều quá, anh chàng đại ca phát bực bảo: "Tao cũng hết rồi, mày thích thì chui vào cái trang web... đó", nó có cả hội thi nhau lập câu lạc bộ lái máy bay bà già đấy, tha hồ mà kiếm". Thú quá, Quân lên web tìm hiểu ngay.
Đúng là một thế giới mới lạ, nào thì hội họp, nào thì trao đổi máy bay cho nhau. Mà nào có phải toàn những người chưa vợ như anh đâu, đầy đủ thành phần, từ chưa vợ đến có vợ, rồi bỏ vợ, rồi hai ba vợ, không thiếu một đối tượng nào.
Mải mê trao đổi, mải mê “lái”, anh cũng gần như quên bẵng người yêu. Đến khi nàng anh đòi chia tay thì anh mới ngớ ra. Nhưng anh cũng chán cô lắm rồi, thì chia tay để tiếp tục lao vào cuộc chơi với các “chị”.
“Cuộc sống và những ham muốn cuốn ta đi, nên nhiều khi chính chúng ta không cảm nhận được điều chúng ta đang làm có nguy hại gì cho chính bản thân chúng ta hay không. Họ không nghĩ rằng dần dần họ sẽ mất lòng tin vào người phụ nữ bên họ vì họ toàn gặp những người đã có gia đình mà không chung thủy", bà Phạm Thị Lan, chuyên gia tư vấn của Công ty Tư vấn An Việt Sơn (1900 58 58 86) phân tích.
Quân và những người trẻ tuổi đang nghiêng ngả cuốn vào dòng xoáy tìm kiếm và “lái” máy bay bà già, họ tìm đến những người dễ dãi để ngã vào vòng tay đó. Chính một thành viên trong forum đó cũng đã đánh mất gia đình mình, trong khi anh lao vào cuộc vui ở bên ngoài thì ở nhà, vợ anh đã ngã vào tay người hàng xóm.
"Mất lòng tin sẽ làm lệch lạc cuộc sống của chính bạn. Hãy cân nhắc thật kỹ hành động của mình, cuộc sống còn dài phía trước, đừng để một quãng thời gian làm bạn phải xao lòng mỗi khi nhớ lại và dằn vặt khi lòng tin bị tổn thương”, bà Lan nói.
Ngọc Minh
---