Bình Luận Thời Sự
MỘT NÉN HƯƠNG CHO HUẾ
HUY PHƯƠNG “Xin gọi trăng soi khe Đá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài”.
(Huế Oan Khiên- Huy Phương)
Sau biến cố Tết Mậu Thân, tôi trở lại Huế nhiều lần để theo những toán đi đào xác người từ những hố chôn tập thể. Thành phố là một đám tang vĩ đại, và không khí u buồn, uất nghẹn như bao trùm cả mọi nhà. Nhà cha mẹ tôi ở trong khu thành nội Huế, mỗi ngày khoảng năm giờ sáng tôi đã bị đánh thức dậy với những tiếng chuông mõ của cha tôi trước bàn thờ Phật đèn nến lung linh và mùi hương trầm ngào ngạt. Không phải riêng gia đình tôi mà mọi nhà trong xóm, vào giờ này đều thức dậy để cầu kinh niệm Phật. Tiếng kinh âm vang một điệu trầm buồn cùng tiếng mõ nghe râm ran trong khoảng thời gian trời chưa sáng, tôi hình dung ra như có hằng nghìn vong hồn oan khuất đang về đâu đây giữa bóng tối, trong nội cỏ ngàn cây, đứng nghe lời kinh siêu thoát.
Huế có những lăng tẩm âm u, thành quách rêu phong, cổ kính. Huế có những con đường rợp bóng cây không một bóng người. Huế có những đêm tối, nhang khói lập lòe, có con đường mang tên Âm Hồn, có ngôi miếu gọi là miếu Âm Hồn. Huế có nhiều am miếu được dựng lên khắp nơi, có những ngôi mộ vô danh ở ven đường. Ở đây, hình như người sống chen lẫn với người chết, hiện tại lặng lẽ chen lẫn với quá khứ mịt mù, mà không hề thấy tương lai. Kinh thành này đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những cửa thành cao, những hào sâu đã bao lần tắm máu của quân sĩ và lương dân. Oan khuất nghe chừng chưa tan và những linh hồn uổng tử như còn lảng vảng ở đâu đây.
Huế không những đã nghèo đói, lại chịu cảnh tai ương của bão lụt, Huế còn là nơi nhận chịu cảnh chết chóc, xương phơi máu đổ.
Huế với ngày thất thủ kinh đô, dân chúng chạy loạn, tràn ra cửa thành đạp lên nhau mà chết. Huế với Mậu Thân xác người chồng chất trong những hố hầm tập thể. Huế với những ngày cuối tháng 3-1975, biển Thuận An loang máu quân dân.
Đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), trước thái độ ngang ngược của Tướng Pháp De Courcy, quân lính của Tôn Thất Thuyết đã tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá của quân Pháp nhưng bất thành. Rạng sáng ngày 23 (5 tháng 7-1885), quân Pháp phản công bằng hai hướng quân, một từ đồn Mang cá, một từ tòa Khâm Sứ băng qua sông Hương tiến đánh Đại Nội. Khoảng 7 giờ sáng vua Hàm Nghi và tam cung, lục viện thoát ra bằng cửa Chương Đức phía Tây, rời khỏi kinh thành bằng cửa Hữu, qua làng Kim Long, lên chùa Linh Mụ, và sau đó chạy ra Tân Sở, Quảng Trị. Trong những giờ phút này, dân chúng, binh sĩ cùng voi ngựa hốt hoảng cố chạy thoát, chen nhau ra mấy cửa thành, đạp lên nhau mà chết. Về phía Pháp thiệt hại coi là nhẹ trong khi binh sĩ và dân chúng con số chết lên đến hàng nghìn người. Từ đó, Huế đã có phong tục lập trai đàn chẩn tế vào những ngày này mỗi năm để cầu siêu cho những linh hồn người chết oan được siêu thoát.
Từ thuở nhỏ tôi đã chứng kiến tại Huế năm nào vào tuần lễ sắp đến ngày 23 tháng 5 Âm lịch, khắp nơi tại Huế, nhất là ở khu chợ Đông Ba, đều có che rạp, lập hương án, những cuộc tế lễ kéo dài suốt tháng năm.
Huế không thể ngờ vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân, Cộng Sản lại có thể tấn công vào thành phố và mục tiêu tấn công và tiêu diệt cuối cùng là những người dân tay không, bị trói xâu chuỗi, bị bắn, đập đầu hằng loạt hay bị chôn sống như lối hành quyết man rợ thời Trung Cổ. Ba giáo sư người Đức bị chôn ngay gần chùa Tường Vân, trên đường đi Nam Giao, cũng như những nạn nhân bị xử tử chôn sau trường Gia Hội là chỗ gần nhất, và Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hòa là chỗ xa nhất, và phải một năm sau khi có tin tức từ hồi chánh viên, Tiểu khu Thừa thiên mới có thể mở cuộc hành quân để mang các hài cốt nạn nhân về.
Cách đây hơn hai mươi năm Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một dịp trả lời với phóng viên truyền hình Anh quốc đã cho đây là những “thành phần ác ôn” do “quần chúng nổi dậy” trừng phạt. Vào thời gian ấy, lúc miền Nam mới sụp đổ, cán bộ Cộng Sản tha hồ nói tốt và tâng bốc chế độ. Dần dần điều ấy xa với sự thật và quá dã man, luận điệu Cộng Sản lại nói “hầu hết nạn nhân đều bị giết bởi bom đạn được bắn một cách kinh hoàng chưa từng thấy của Mỹ” và đã được quân Cộng Sản chôn chung cùng với quân du kích của chúng. Đó cũng là lối nói của ông Bùi Tín vào năm 1993 khi ông cho rằng “bom Mỹ giết hại người của cả hai bên” và sau đó thi hài “tù binh” thì vùi nhanh. Bây giờ với đài BBC vào năm 2007, Bùi Tín lại đổi giọng cho rằng cái này là “do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ngoài biển vào dữ dội nên phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau thủ tiêu không cho cấp trên biết”. Như vậy, tù binh của Cộng Sản là số anh em quân đội VNCH về phép cũng tạm cho là được đi, thế còn các vị giáo Y Khoa từ Cộng Hòa Liên Bang Đức, quý vị linh mục kể cả thiếu niên giúp lễ, các giáo sư trung học, phụ nữ, y tá, cô giáo, thanh niên Phật Tử?
Luận điệu xảo quyệt của những cây viết quốc doanh Cộng Sản lại còn cho rằng đây là xác chung của quân cán chính, thường dân, du kích Cộng Sản bị bom đạn Mỹ giết, được chôn vội vàng, sau này được VNCH đào lên để diễn tấn kịch “mồ chôn tập thể”. Từ bao nhiêu năm nay, sau vụ Mậu Thân, Hà Nội đã im lặng và đổ tội cho cấp dưới, cho rằng đây không phải là chủ trương của Bộ Tư Lệnh chiến dịch, mà rập khuôn sau này là lời của Bùi Tín đã nói ở đoạn trên.
Chúng ta tưởng qua thời gian bốn mươi năm, Cộng Sản ít ra cũng thấy rõ đâu là sự thật, và ít ra có thể xoa dịu được nỗi căm phẫn đồng bào Huế về những gì mà bộ đội Cộng Sản đã ra tay giết chóc, nhưng bản chất người Cộng Sản vẫn vậy, là lừa đảo, là trở tráo. Năm nay, sau bốn mươi năm vụ thảm sát Mậu Thân, Cộng Sản Việt Nam lại tổ chức mít-tinh “chào mừng”, làm “hội thảo khoa học”, “tọa đàm khoa học” trên những đau khổ, oan khuất của bao nhiêu linh hồn chưa siêu thoát. Chúùng ca tụng bộ đội Cộng Sản đã hoàn thành “nhiệm vụ xuất sắc”, phải chăng bằng đòn thù của những tên đồ tể, mang phù hiệu cờ đỏ sao vàng, đã giết người không gớm tay.
Bốn mươi năm qua, không chỉ riêng người dân Huế mà cả thế giới loài người vẫn chưa quên được những nỗi kinh hoàng của Cộng Sản để lại cho thành phố Huế. Hiện nay còn nhiều gia đình có người mất tích không thấy trở về, không tìm được dấu vết trong các hầm chôn tập thể, chúng ta tin rằng vẫn còn nhiều hầm chôn xác nạn nhân nữa mà qua thời gian chưa ai phát hiện ra được. Những cán bộ địa phương nếu biết, hoặc là họ đã không còn, hoặc sống mà không có can đảm nói ra, vì có thể bị trừng trị vì đã làm xấu mặt thêm chế độ.
Huế vẫn chưa có được một lời nói tử tế cho ra lời nói của một con người, từ chế độ ngày nay đã thống trị toàn đất nước, mà chúng ta chỉ còn nghe toàn những lời nói ngụy biện, dấu quanh dấu quất. Huế bây giờ không có được một buổi cầu siêu, một mâm cơm cúng giỗ đàng hoàng vì các gia đình nạn nhân của Cộng Sản ngày trước, vẫn đang bị nhà cầm quyền theo dõi. Những dòng nước mắt không được trào ra mà phải nuốt nghẹn, chảy vào tấm lòng u uất. Tết chỉ đem lại những dư vị đắng cay, thảm sầu cho Huế xót xa của tôi.
Bây giờ là đêm ba mươi Tết sau bốn mươi năm đã trôi qua, tôi như còn nghe đạn chát chúa của một ngày rạng mồng hai Tết của những đợt pháo kích và cái khung cảnh lạnh lẽo vắng lặng của những ngày đầu Mậu Thân, khi không hề có một cuộc tiến quân giải tỏa, một tiếng động cơ của máy bay có thể đem lại nguồn hy vọng cho người dân Huế. Từ bên phía tả ngạn sông Hương, trong khuôn viên của khu trường Kiểu Mẫu, nơi dành cho người tạm cư chạy trốn Cộng Sản, tôi có thể trông thấy một nhịp cầu Trường Tiền đổ gục xuống giòng sông và cái cảnh bốn góc thành và phía khu cầu Gia Hội khói lửa ngụt trời. Mùi tử khí trong những ngày đi theo những vụ khai quật những nấm mồ vẫn như còn lẩn quất đâu đây.
Những Huế Festival nhầy nhụa phấn son không che lấp được nỗi thảm sầu, nghèo đói, oan khiên. Định mệnh của Huế hay thời đại đã sinh ra loài ma quỷ độc ác, sinh ra chế độ độc ác, để bắt dân tộc chúng ta còn phải đắm chìm trong khổ hận, với những địa ngục có thật trên mặt đất này, mà Tết Mậu Thân ở Huế là một vết dơ không bao giờ có thể rửa sạch.
Xin thắp một nén hương cho Huế oan khuất.
HUY PHƯƠNG
HUY PHƯƠNG “Xin gọi trăng soi khe Đá Mài
Thời gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ tóc vương trảng cát dài”.
(Huế Oan Khiên- Huy Phương)
Sau biến cố Tết Mậu Thân, tôi trở lại Huế nhiều lần để theo những toán đi đào xác người từ những hố chôn tập thể. Thành phố là một đám tang vĩ đại, và không khí u buồn, uất nghẹn như bao trùm cả mọi nhà. Nhà cha mẹ tôi ở trong khu thành nội Huế, mỗi ngày khoảng năm giờ sáng tôi đã bị đánh thức dậy với những tiếng chuông mõ của cha tôi trước bàn thờ Phật đèn nến lung linh và mùi hương trầm ngào ngạt. Không phải riêng gia đình tôi mà mọi nhà trong xóm, vào giờ này đều thức dậy để cầu kinh niệm Phật. Tiếng kinh âm vang một điệu trầm buồn cùng tiếng mõ nghe râm ran trong khoảng thời gian trời chưa sáng, tôi hình dung ra như có hằng nghìn vong hồn oan khuất đang về đâu đây giữa bóng tối, trong nội cỏ ngàn cây, đứng nghe lời kinh siêu thoát.
Huế có những lăng tẩm âm u, thành quách rêu phong, cổ kính. Huế có những con đường rợp bóng cây không một bóng người. Huế có những đêm tối, nhang khói lập lòe, có con đường mang tên Âm Hồn, có ngôi miếu gọi là miếu Âm Hồn. Huế có nhiều am miếu được dựng lên khắp nơi, có những ngôi mộ vô danh ở ven đường. Ở đây, hình như người sống chen lẫn với người chết, hiện tại lặng lẽ chen lẫn với quá khứ mịt mù, mà không hề thấy tương lai. Kinh thành này đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những cửa thành cao, những hào sâu đã bao lần tắm máu của quân sĩ và lương dân. Oan khuất nghe chừng chưa tan và những linh hồn uổng tử như còn lảng vảng ở đâu đây.
Huế không những đã nghèo đói, lại chịu cảnh tai ương của bão lụt, Huế còn là nơi nhận chịu cảnh chết chóc, xương phơi máu đổ.
Huế với ngày thất thủ kinh đô, dân chúng chạy loạn, tràn ra cửa thành đạp lên nhau mà chết. Huế với Mậu Thân xác người chồng chất trong những hố hầm tập thể. Huế với những ngày cuối tháng 3-1975, biển Thuận An loang máu quân dân.
Đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), trước thái độ ngang ngược của Tướng Pháp De Courcy, quân lính của Tôn Thất Thuyết đã tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá của quân Pháp nhưng bất thành. Rạng sáng ngày 23 (5 tháng 7-1885), quân Pháp phản công bằng hai hướng quân, một từ đồn Mang cá, một từ tòa Khâm Sứ băng qua sông Hương tiến đánh Đại Nội. Khoảng 7 giờ sáng vua Hàm Nghi và tam cung, lục viện thoát ra bằng cửa Chương Đức phía Tây, rời khỏi kinh thành bằng cửa Hữu, qua làng Kim Long, lên chùa Linh Mụ, và sau đó chạy ra Tân Sở, Quảng Trị. Trong những giờ phút này, dân chúng, binh sĩ cùng voi ngựa hốt hoảng cố chạy thoát, chen nhau ra mấy cửa thành, đạp lên nhau mà chết. Về phía Pháp thiệt hại coi là nhẹ trong khi binh sĩ và dân chúng con số chết lên đến hàng nghìn người. Từ đó, Huế đã có phong tục lập trai đàn chẩn tế vào những ngày này mỗi năm để cầu siêu cho những linh hồn người chết oan được siêu thoát.
Từ thuở nhỏ tôi đã chứng kiến tại Huế năm nào vào tuần lễ sắp đến ngày 23 tháng 5 Âm lịch, khắp nơi tại Huế, nhất là ở khu chợ Đông Ba, đều có che rạp, lập hương án, những cuộc tế lễ kéo dài suốt tháng năm.
Huế không thể ngờ vào những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân, Cộng Sản lại có thể tấn công vào thành phố và mục tiêu tấn công và tiêu diệt cuối cùng là những người dân tay không, bị trói xâu chuỗi, bị bắn, đập đầu hằng loạt hay bị chôn sống như lối hành quyết man rợ thời Trung Cổ. Ba giáo sư người Đức bị chôn ngay gần chùa Tường Vân, trên đường đi Nam Giao, cũng như những nạn nhân bị xử tử chôn sau trường Gia Hội là chỗ gần nhất, và Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hòa là chỗ xa nhất, và phải một năm sau khi có tin tức từ hồi chánh viên, Tiểu khu Thừa thiên mới có thể mở cuộc hành quân để mang các hài cốt nạn nhân về.
Cách đây hơn hai mươi năm Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một dịp trả lời với phóng viên truyền hình Anh quốc đã cho đây là những “thành phần ác ôn” do “quần chúng nổi dậy” trừng phạt. Vào thời gian ấy, lúc miền Nam mới sụp đổ, cán bộ Cộng Sản tha hồ nói tốt và tâng bốc chế độ. Dần dần điều ấy xa với sự thật và quá dã man, luận điệu Cộng Sản lại nói “hầu hết nạn nhân đều bị giết bởi bom đạn được bắn một cách kinh hoàng chưa từng thấy của Mỹ” và đã được quân Cộng Sản chôn chung cùng với quân du kích của chúng. Đó cũng là lối nói của ông Bùi Tín vào năm 1993 khi ông cho rằng “bom Mỹ giết hại người của cả hai bên” và sau đó thi hài “tù binh” thì vùi nhanh. Bây giờ với đài BBC vào năm 2007, Bùi Tín lại đổi giọng cho rằng cái này là “do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ngoài biển vào dữ dội nên phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau thủ tiêu không cho cấp trên biết”. Như vậy, tù binh của Cộng Sản là số anh em quân đội VNCH về phép cũng tạm cho là được đi, thế còn các vị giáo Y Khoa từ Cộng Hòa Liên Bang Đức, quý vị linh mục kể cả thiếu niên giúp lễ, các giáo sư trung học, phụ nữ, y tá, cô giáo, thanh niên Phật Tử?
Luận điệu xảo quyệt của những cây viết quốc doanh Cộng Sản lại còn cho rằng đây là xác chung của quân cán chính, thường dân, du kích Cộng Sản bị bom đạn Mỹ giết, được chôn vội vàng, sau này được VNCH đào lên để diễn tấn kịch “mồ chôn tập thể”. Từ bao nhiêu năm nay, sau vụ Mậu Thân, Hà Nội đã im lặng và đổ tội cho cấp dưới, cho rằng đây không phải là chủ trương của Bộ Tư Lệnh chiến dịch, mà rập khuôn sau này là lời của Bùi Tín đã nói ở đoạn trên.
Chúng ta tưởng qua thời gian bốn mươi năm, Cộng Sản ít ra cũng thấy rõ đâu là sự thật, và ít ra có thể xoa dịu được nỗi căm phẫn đồng bào Huế về những gì mà bộ đội Cộng Sản đã ra tay giết chóc, nhưng bản chất người Cộng Sản vẫn vậy, là lừa đảo, là trở tráo. Năm nay, sau bốn mươi năm vụ thảm sát Mậu Thân, Cộng Sản Việt Nam lại tổ chức mít-tinh “chào mừng”, làm “hội thảo khoa học”, “tọa đàm khoa học” trên những đau khổ, oan khuất của bao nhiêu linh hồn chưa siêu thoát. Chúùng ca tụng bộ đội Cộng Sản đã hoàn thành “nhiệm vụ xuất sắc”, phải chăng bằng đòn thù của những tên đồ tể, mang phù hiệu cờ đỏ sao vàng, đã giết người không gớm tay.
Bốn mươi năm qua, không chỉ riêng người dân Huế mà cả thế giới loài người vẫn chưa quên được những nỗi kinh hoàng của Cộng Sản để lại cho thành phố Huế. Hiện nay còn nhiều gia đình có người mất tích không thấy trở về, không tìm được dấu vết trong các hầm chôn tập thể, chúng ta tin rằng vẫn còn nhiều hầm chôn xác nạn nhân nữa mà qua thời gian chưa ai phát hiện ra được. Những cán bộ địa phương nếu biết, hoặc là họ đã không còn, hoặc sống mà không có can đảm nói ra, vì có thể bị trừng trị vì đã làm xấu mặt thêm chế độ.
Huế vẫn chưa có được một lời nói tử tế cho ra lời nói của một con người, từ chế độ ngày nay đã thống trị toàn đất nước, mà chúng ta chỉ còn nghe toàn những lời nói ngụy biện, dấu quanh dấu quất. Huế bây giờ không có được một buổi cầu siêu, một mâm cơm cúng giỗ đàng hoàng vì các gia đình nạn nhân của Cộng Sản ngày trước, vẫn đang bị nhà cầm quyền theo dõi. Những dòng nước mắt không được trào ra mà phải nuốt nghẹn, chảy vào tấm lòng u uất. Tết chỉ đem lại những dư vị đắng cay, thảm sầu cho Huế xót xa của tôi.
Bây giờ là đêm ba mươi Tết sau bốn mươi năm đã trôi qua, tôi như còn nghe đạn chát chúa của một ngày rạng mồng hai Tết của những đợt pháo kích và cái khung cảnh lạnh lẽo vắng lặng của những ngày đầu Mậu Thân, khi không hề có một cuộc tiến quân giải tỏa, một tiếng động cơ của máy bay có thể đem lại nguồn hy vọng cho người dân Huế. Từ bên phía tả ngạn sông Hương, trong khuôn viên của khu trường Kiểu Mẫu, nơi dành cho người tạm cư chạy trốn Cộng Sản, tôi có thể trông thấy một nhịp cầu Trường Tiền đổ gục xuống giòng sông và cái cảnh bốn góc thành và phía khu cầu Gia Hội khói lửa ngụt trời. Mùi tử khí trong những ngày đi theo những vụ khai quật những nấm mồ vẫn như còn lẩn quất đâu đây.
Những Huế Festival nhầy nhụa phấn son không che lấp được nỗi thảm sầu, nghèo đói, oan khiên. Định mệnh của Huế hay thời đại đã sinh ra loài ma quỷ độc ác, sinh ra chế độ độc ác, để bắt dân tộc chúng ta còn phải đắm chìm trong khổ hận, với những địa ngục có thật trên mặt đất này, mà Tết Mậu Thân ở Huế là một vết dơ không bao giờ có thể rửa sạch.
Xin thắp một nén hương cho Huế oan khuất.
HUY PHƯƠNG
HÃY ĐẾN VỚI NHAU
Đinh Lâm Thanh Đất nước còn, chúng ta còn tất cả. Đất nước mất, chúng ta mất tất cả. Lời kêu gọi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm cổ võ tinh thần chiến đấu của quân dân Miền Nam giữa lúc tình hình chính trị và quân sự đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng: Đồng Minh cắt viện trợ quân sự, chuẩn bị cuốn gói tháo chạy và Cộng quân gia tăng tấn công toàn bộ trên bốn vùng chiến thuật. Thật vô phước cho đất nước, trong lúc đó, một số người thuộc thành phần trí thức, tay sai của Cộng sản cũng như bọn phản chiến trong nước phá rối hậu phương, đâm ngay lưng chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ từng tất đất. Chính hành động của nhóm người nầy tạo môi trường thuận lợi và điều kiện chính trị giúp Hà Nội tiến quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa một chách dễ dàng và nhanh chóng. Kết quả, cả triệu người Miền Nam lao mình xuống biển đi tìm đường sống và trên 30 triệu còn lại âm thầm đau khổ dưới chế độ Cộng sản từ đó đến nay!
Miền Nam mất là mất tất cả kể từ lúc giặc kéo đến đúng như lời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng thật ra, còn một điều mà mãi đến giờ nầy, sau 33 năm, những người bỏ xứ ra đi vẫn giữ được: Đó là tinh thần quốc gia trong mỗi con người của chúng ta.
Có thể nói tinh thần quốc gia thể hiện dưới nhiều hình thức, từ tinh thần tranh đấu chung, tình đồng hương ruột thịt cho đến việc bảo tồn văn hóa đã được thể hiện qua biểu tượng một màu cờ duy nhất, Vàng Ba Sọc Đỏ, mà chúng ta trân trọng vinh danh trong các lần xuống đường biểu dương, họp mặt chính trị hay trong các lễ hội thân hữu..
Màu Vàng, màu da của giòng giống con Rồng cháu Tiên, với một lịch sữ oai hùng đã ngàn năm anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm. Ba Sọc Đỏ là ba Miền Trung-Nam-Bắc, anh em ruột thịt một nhà. Ba Sọc Đỏ còn là biểu tượng của ba giòng sông (Hồng Hà - Hương Giang - Cữu Long) cùng chung một nguồn gốc, một giòng máu …thì cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức của một sự kết hợp tuyệt diệu giữa lịch sử, giòng giống, đất nước, tình cảm và lý tưởng của dân tộc Việt Nam.
Giờ đây, quê hương xa cách ngàn dặm, đồng bào quằn quại đau thương, câu hỏi có thể làm gì cho tổ quốc, giúp gì cho dân tộc là những trăn trở của những ai nặng tình quê hương thường đặt ra… Đối với tôi, không gì hơn, nơi đất khách quê người, hãy đến với nhau dưới màu cờ Tổ Quốc để từ đây chúng ta có thể chung sức đoàn kết tạo sức mạnh tìm một hướng đi cho đúng mục tiêu.
Phải nói rằng người Việt hải ngoại tạm thời mất tất cả ngoại trừ lá Quốc Kỳ. Nhưng màu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chính là linh hồn tổ quốc, là tình yêu quê hương, là lý tưởng tranh đấu, là điểm tựa của người tha hương. Vậy chúng ta hãy đến với nhau dưới một màu cờ. Một hành động nhỏ nhưng bao gồm nhiều ý nghĩa trọng đại.
- Đừng đóng vai bàng quan, đứng ngoài quan sát chỉ trích phê phán như một người ngoại cuộc. Xin hãy đến dưới quốc kỳ qua những buổi chào cờ, hội thảo, biểu tình, truy điệu để thấy ai là người quốc gia, ai là kẻ cò mồi đón gió phản bội hay đang làm nô lệ cho kẻ thù. Xin đừng đóng vai quan tòa, nói quá nhiều nhưng chẳng làm gì cho cộng đồng, mà hãy đến với những người cùng chí hướng để góp công góp sức cho tập thể người Việt hải ngoại càng ngày càng vững mạnh.
- Đừng tự tôn cho mình là cái rún của vũ trụ, ngồi trong bóng tối vạch lá tìm sâu, công kích và xem thường cố gắng của những người khác. Hãy đến dưới lá cờ Quốc gia để thấy có nhiều người còn hơn mình trong nhiều lãnh vực nhưng họ vẫn hăng say cầm cờ xuống đường biểu tình, thức đêm đi dán bích chương, bưng bàn dọn ghế trong các buổi họp, mang thức ăn nước uống cho quan khách trong những lần thuyết trình. Hãy đến với cộng đồng để nhìn lại thân phận của mình đã làm được gì cho tập thể mà đòi hỏi Tổ Quốc sẽ làm gì cho mình!
- Đừng tự ty vì trên đời nầy khi chưa nhắm mắt thì không biết ai đã hơn ai. Là con người dù ở trình độ nào, trong hoàn cảnh nào cũng có những sơ hở, nếu không nằm trong lãnh vực nầy thì cũng ở phương diện khác. Xin hãy đến dưới cờ Quốc Gia để cùng nhau bổ túc giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi người góp một chút kinh nghiệm để đi đến chỗ hoàn mỹ.
Hình ảnh buổi chào cờ hàng tháng
Buổi họp hàng tháng sau Lễ Chào Cờ
Động lực thúc đẩy tôi viết bài nầy là những buổi chào quốc kỳ do Văn Phòng Liên Lạc Paris tổ chức hàng tháng tại Alfortville, một thành phố nằm phía Nam cách thủđô chừng 4 cây số, tuy không đông người nhưng thân mật và thắm thiết tình người. Mỗi lần đặt bàn tay phải lên trái tim, mắt hướng lên ngọn cờ, tôi cảm thấy lòng mình ấm lại như đang sống trong lòng dân tộc, trong những buổi chào cờ ngày trước, trong yêu thương của những người cùng chiến tuyến và trong vòng tay tình thân ruột thịt của đồng hương. Mỗi lần cúi đầu mặc niệm tôi hình dung được những người đã nằm xuống cho quê hương, cho tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Tôi cảm thấy tim mình rung động vì những người đã chết để cho tôi được sống, những người đã anh dũng nằm xuống để cho tôi đủ nghị lực đứng dậy, các anh chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể để cho tôi lành lặn đủ tay chân kiếm cơm nuôi gia đình, các cô nhi quả phụ đang sống lây lất tại quê nhà để cho gia đình tôi được đoàn tụ sống an lành nơi bầu trời tự do…Hãy đến dưới màu cờ Tổ Quốc, dành vài phút yên lặng, tôi tin chắc quý vị sẽ cảm nhận như tôi…
Niềm ước ao của tôi, những cộng đồng lớn nhỏ trên các vùng đất tự do nên tổ chức chào cờ hàng tháng, vì đây chính là cơ hội để tất cả cùng ngồi lại với nhau. Đến với nhau thì chuyện gì cũng có thể giải quyết rồi sẽ tìm thấy trong những hành động nhỏ nầy những điều to lớn mà chúng ta có thể làm với nhau cũng như làm cho Quê Hương Tổ Quốc.
Hãy đến với nhau dưới màu cờ Tổ Quốc để thấy mình đang ở trong lòng dân tộc và chung quanh là những người cùng một chí hướng.
Đinh Lâm Thanh
Đinh Lâm Thanh Đất nước còn, chúng ta còn tất cả. Đất nước mất, chúng ta mất tất cả. Lời kêu gọi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm cổ võ tinh thần chiến đấu của quân dân Miền Nam giữa lúc tình hình chính trị và quân sự đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng: Đồng Minh cắt viện trợ quân sự, chuẩn bị cuốn gói tháo chạy và Cộng quân gia tăng tấn công toàn bộ trên bốn vùng chiến thuật. Thật vô phước cho đất nước, trong lúc đó, một số người thuộc thành phần trí thức, tay sai của Cộng sản cũng như bọn phản chiến trong nước phá rối hậu phương, đâm ngay lưng chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ từng tất đất. Chính hành động của nhóm người nầy tạo môi trường thuận lợi và điều kiện chính trị giúp Hà Nội tiến quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa một chách dễ dàng và nhanh chóng. Kết quả, cả triệu người Miền Nam lao mình xuống biển đi tìm đường sống và trên 30 triệu còn lại âm thầm đau khổ dưới chế độ Cộng sản từ đó đến nay!
Miền Nam mất là mất tất cả kể từ lúc giặc kéo đến đúng như lời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng thật ra, còn một điều mà mãi đến giờ nầy, sau 33 năm, những người bỏ xứ ra đi vẫn giữ được: Đó là tinh thần quốc gia trong mỗi con người của chúng ta.
Có thể nói tinh thần quốc gia thể hiện dưới nhiều hình thức, từ tinh thần tranh đấu chung, tình đồng hương ruột thịt cho đến việc bảo tồn văn hóa đã được thể hiện qua biểu tượng một màu cờ duy nhất, Vàng Ba Sọc Đỏ, mà chúng ta trân trọng vinh danh trong các lần xuống đường biểu dương, họp mặt chính trị hay trong các lễ hội thân hữu..
Màu Vàng, màu da của giòng giống con Rồng cháu Tiên, với một lịch sữ oai hùng đã ngàn năm anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm. Ba Sọc Đỏ là ba Miền Trung-Nam-Bắc, anh em ruột thịt một nhà. Ba Sọc Đỏ còn là biểu tượng của ba giòng sông (Hồng Hà - Hương Giang - Cữu Long) cùng chung một nguồn gốc, một giòng máu …thì cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức của một sự kết hợp tuyệt diệu giữa lịch sử, giòng giống, đất nước, tình cảm và lý tưởng của dân tộc Việt Nam.
Giờ đây, quê hương xa cách ngàn dặm, đồng bào quằn quại đau thương, câu hỏi có thể làm gì cho tổ quốc, giúp gì cho dân tộc là những trăn trở của những ai nặng tình quê hương thường đặt ra… Đối với tôi, không gì hơn, nơi đất khách quê người, hãy đến với nhau dưới màu cờ Tổ Quốc để từ đây chúng ta có thể chung sức đoàn kết tạo sức mạnh tìm một hướng đi cho đúng mục tiêu.
Phải nói rằng người Việt hải ngoại tạm thời mất tất cả ngoại trừ lá Quốc Kỳ. Nhưng màu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chính là linh hồn tổ quốc, là tình yêu quê hương, là lý tưởng tranh đấu, là điểm tựa của người tha hương. Vậy chúng ta hãy đến với nhau dưới một màu cờ. Một hành động nhỏ nhưng bao gồm nhiều ý nghĩa trọng đại.
- Đừng đóng vai bàng quan, đứng ngoài quan sát chỉ trích phê phán như một người ngoại cuộc. Xin hãy đến dưới quốc kỳ qua những buổi chào cờ, hội thảo, biểu tình, truy điệu để thấy ai là người quốc gia, ai là kẻ cò mồi đón gió phản bội hay đang làm nô lệ cho kẻ thù. Xin đừng đóng vai quan tòa, nói quá nhiều nhưng chẳng làm gì cho cộng đồng, mà hãy đến với những người cùng chí hướng để góp công góp sức cho tập thể người Việt hải ngoại càng ngày càng vững mạnh.
- Đừng tự tôn cho mình là cái rún của vũ trụ, ngồi trong bóng tối vạch lá tìm sâu, công kích và xem thường cố gắng của những người khác. Hãy đến dưới lá cờ Quốc gia để thấy có nhiều người còn hơn mình trong nhiều lãnh vực nhưng họ vẫn hăng say cầm cờ xuống đường biểu tình, thức đêm đi dán bích chương, bưng bàn dọn ghế trong các buổi họp, mang thức ăn nước uống cho quan khách trong những lần thuyết trình. Hãy đến với cộng đồng để nhìn lại thân phận của mình đã làm được gì cho tập thể mà đòi hỏi Tổ Quốc sẽ làm gì cho mình!
- Đừng tự ty vì trên đời nầy khi chưa nhắm mắt thì không biết ai đã hơn ai. Là con người dù ở trình độ nào, trong hoàn cảnh nào cũng có những sơ hở, nếu không nằm trong lãnh vực nầy thì cũng ở phương diện khác. Xin hãy đến dưới cờ Quốc Gia để cùng nhau bổ túc giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi người góp một chút kinh nghiệm để đi đến chỗ hoàn mỹ.
Hình ảnh buổi chào cờ hàng tháng
Buổi họp hàng tháng sau Lễ Chào Cờ
Động lực thúc đẩy tôi viết bài nầy là những buổi chào quốc kỳ do Văn Phòng Liên Lạc Paris tổ chức hàng tháng tại Alfortville, một thành phố nằm phía Nam cách thủđô chừng 4 cây số, tuy không đông người nhưng thân mật và thắm thiết tình người. Mỗi lần đặt bàn tay phải lên trái tim, mắt hướng lên ngọn cờ, tôi cảm thấy lòng mình ấm lại như đang sống trong lòng dân tộc, trong những buổi chào cờ ngày trước, trong yêu thương của những người cùng chiến tuyến và trong vòng tay tình thân ruột thịt của đồng hương. Mỗi lần cúi đầu mặc niệm tôi hình dung được những người đã nằm xuống cho quê hương, cho tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Tôi cảm thấy tim mình rung động vì những người đã chết để cho tôi được sống, những người đã anh dũng nằm xuống để cho tôi đủ nghị lực đứng dậy, các anh chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể để cho tôi lành lặn đủ tay chân kiếm cơm nuôi gia đình, các cô nhi quả phụ đang sống lây lất tại quê nhà để cho gia đình tôi được đoàn tụ sống an lành nơi bầu trời tự do…Hãy đến dưới màu cờ Tổ Quốc, dành vài phút yên lặng, tôi tin chắc quý vị sẽ cảm nhận như tôi…
Niềm ước ao của tôi, những cộng đồng lớn nhỏ trên các vùng đất tự do nên tổ chức chào cờ hàng tháng, vì đây chính là cơ hội để tất cả cùng ngồi lại với nhau. Đến với nhau thì chuyện gì cũng có thể giải quyết rồi sẽ tìm thấy trong những hành động nhỏ nầy những điều to lớn mà chúng ta có thể làm với nhau cũng như làm cho Quê Hương Tổ Quốc.
Hãy đến với nhau dưới màu cờ Tổ Quốc để thấy mình đang ở trong lòng dân tộc và chung quanh là những người cùng một chí hướng.
Đinh Lâm Thanh
Iraq là cuộc chiến Hoa Kỳ có thể thắng và phải thắng
Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đánh dấu kỷ niệm năm thứ năm ngày cuộc chiến Iraq khởi sự bằng một bài diễn văn đọc tại bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Theo tường trình của Thông tín viên đài VOA Paula Wolfson thì nhà lãnh đạo Mỹ tiếp nhận những lời chỉ trích ông với nhận định rằng cuộc chiến Iraq đáng chiến đấu và cần phải chiến thắng.
Lên tiếng trước một cử tọa gồm các nam nữ quân nhân, Tổng Thống Bush nói rằng 5 năm qua đã đánh dấu những thời điểm thắng lợi cũng như những giờ phút đau lòng.
Tổng thống Bush nói: "Năm năm bước vào cuộc chiến này, giờ đây đang có một cuộc tranh luận hợp lý rằng liệu đây có phải là một cuộc chiến đáng chiến đấu hay không và liệu chúng ta có thể thắng hay không. Lời giải đáp cho những câu hỏi này rất rõ ràng đối với tôi. Lật đổ Saddam Hussein là một quyết định đúng, và đây là một cuộc chiến đấu mà Hoa Kỳ có thể thắng và phải thắng."
Tổng Thống Bush đã nói về hàng ngàn người Mỹ và Iraq đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến. Tuy nhiên, ông nói rằng tự do đang bén rễ ở Iraq và các phần tử cực đoan và khủng bố đang thua bại.
Tổng thống Bush nói: "Tại Iraq hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc nổi dậy đầu tiên ở tầm mức lớn của người Ả Rập, chống lại Osama bin Laden, chống lại hệ tư tưởng đen tối và mạng lưới khủng bố của ông ta. Và ý nghĩa quan trọng của diễn biến này không hề bị phóng đại."
Bài diễn văn của Tổng Thống Bush tập trung phần lớn vào những diễn biến trong năm qua, và tác động của việc tăng cường 30,000 binh sĩ Mỹ đối với cuộc chiến.
Ông nói rằng trước khi số binh sỹ Mỹ được gửi đến tăng cường, cuộc chiến tại Iraq đã chao đảo, và các phần tử cực đoan đang thành công trong các nỗ lực của chúng nhằm đẩy Iraq vào tình trạng hỗn loạn.
Tổng thống Bush nói: "Việc tăng cường binh sĩ đã mang lại kết quả nhiều hơn là chỉ xoay chuyển tình hình ở Iraq. Biện pháp này đã mở đường cho một thắng lợi chiến lược của một cuộc chiến chống khủng bố rộng lớn hơn. Đối với quân khủng bố, Iraq là nơi mạng lưới khủng bố al Qaida vận động để tập hợp khối người để Ả Rập đông đảo để đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Iraq. Nhưng ngược lại, Iraq đã trở thành nơi mà người Ả Rập tiếp tay cùng với Hoa Kỳ để đẩy al Qaida ra khỏi nước này."
Tổng Thống Bush nói rằng thách thức hiện nay là củng cố những thắng lợi đã đạt được, và ông nhấn mạnh rằng đây không phải là lúc để rút quân. Ông thừa nhận rằng cái giá phải trả cho cuộc chiến đã rất cao, cả về sinh mạng và tiền của. Tuy nhiên ông nói rằng cái giá phải trả cho việc rút quân sẽ còn đắt gấp bội.
Tổng thống Bush nói: "Nếu chúng ta để cho kẻ thù của chúng ta thắng ở Iraq, thì tình trạng bạo động đang giảm xuống hiện nay sẽ lại gia tốc và Iraq có thể lâm vào cảnh hỗn loạn. Mạng lưới khủng bố al Qaida sẽ phục hồi các nơi trú ẩn an toàn mà chúng đã bị mất và còn thiết lập các nơi trú ẩn mới, cũng như xúi giục bạo động và khủng bố và tình trạng này có thể sẽ lan ra bên ngoài biên giới Iraq gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho nền kinh tế thế giới."
Trong tháng 4 tới đây, tư lệnh Hoa Kỳ, và đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq sẽ trở lại Washington để trình bày với Tổng Thống Bush về những đánh giá mới nhất của họ về tình hình Iraq. Tướng David Peraeus và Đại sứ Ryan Crocker cũng sẽ phúc trình với các đại biểu Quốc Hội về vấn đề này.
Theo VOA
Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đánh dấu kỷ niệm năm thứ năm ngày cuộc chiến Iraq khởi sự bằng một bài diễn văn đọc tại bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Theo tường trình của Thông tín viên đài VOA Paula Wolfson thì nhà lãnh đạo Mỹ tiếp nhận những lời chỉ trích ông với nhận định rằng cuộc chiến Iraq đáng chiến đấu và cần phải chiến thắng.
Lên tiếng trước một cử tọa gồm các nam nữ quân nhân, Tổng Thống Bush nói rằng 5 năm qua đã đánh dấu những thời điểm thắng lợi cũng như những giờ phút đau lòng.
Tổng thống Bush nói: "Năm năm bước vào cuộc chiến này, giờ đây đang có một cuộc tranh luận hợp lý rằng liệu đây có phải là một cuộc chiến đáng chiến đấu hay không và liệu chúng ta có thể thắng hay không. Lời giải đáp cho những câu hỏi này rất rõ ràng đối với tôi. Lật đổ Saddam Hussein là một quyết định đúng, và đây là một cuộc chiến đấu mà Hoa Kỳ có thể thắng và phải thắng."
Tổng Thống Bush đã nói về hàng ngàn người Mỹ và Iraq đã hy sinh mạng sống trong cuộc chiến. Tuy nhiên, ông nói rằng tự do đang bén rễ ở Iraq và các phần tử cực đoan và khủng bố đang thua bại.
Tổng thống Bush nói: "Tại Iraq hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc nổi dậy đầu tiên ở tầm mức lớn của người Ả Rập, chống lại Osama bin Laden, chống lại hệ tư tưởng đen tối và mạng lưới khủng bố của ông ta. Và ý nghĩa quan trọng của diễn biến này không hề bị phóng đại."
Bài diễn văn của Tổng Thống Bush tập trung phần lớn vào những diễn biến trong năm qua, và tác động của việc tăng cường 30,000 binh sĩ Mỹ đối với cuộc chiến.
Ông nói rằng trước khi số binh sỹ Mỹ được gửi đến tăng cường, cuộc chiến tại Iraq đã chao đảo, và các phần tử cực đoan đang thành công trong các nỗ lực của chúng nhằm đẩy Iraq vào tình trạng hỗn loạn.
Tổng thống Bush nói: "Việc tăng cường binh sĩ đã mang lại kết quả nhiều hơn là chỉ xoay chuyển tình hình ở Iraq. Biện pháp này đã mở đường cho một thắng lợi chiến lược của một cuộc chiến chống khủng bố rộng lớn hơn. Đối với quân khủng bố, Iraq là nơi mạng lưới khủng bố al Qaida vận động để tập hợp khối người để Ả Rập đông đảo để đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Iraq. Nhưng ngược lại, Iraq đã trở thành nơi mà người Ả Rập tiếp tay cùng với Hoa Kỳ để đẩy al Qaida ra khỏi nước này."
Tổng Thống Bush nói rằng thách thức hiện nay là củng cố những thắng lợi đã đạt được, và ông nhấn mạnh rằng đây không phải là lúc để rút quân. Ông thừa nhận rằng cái giá phải trả cho cuộc chiến đã rất cao, cả về sinh mạng và tiền của. Tuy nhiên ông nói rằng cái giá phải trả cho việc rút quân sẽ còn đắt gấp bội.
Tổng thống Bush nói: "Nếu chúng ta để cho kẻ thù của chúng ta thắng ở Iraq, thì tình trạng bạo động đang giảm xuống hiện nay sẽ lại gia tốc và Iraq có thể lâm vào cảnh hỗn loạn. Mạng lưới khủng bố al Qaida sẽ phục hồi các nơi trú ẩn an toàn mà chúng đã bị mất và còn thiết lập các nơi trú ẩn mới, cũng như xúi giục bạo động và khủng bố và tình trạng này có thể sẽ lan ra bên ngoài biên giới Iraq gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho nền kinh tế thế giới."
Trong tháng 4 tới đây, tư lệnh Hoa Kỳ, và đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq sẽ trở lại Washington để trình bày với Tổng Thống Bush về những đánh giá mới nhất của họ về tình hình Iraq. Tướng David Peraeus và Đại sứ Ryan Crocker cũng sẽ phúc trình với các đại biểu Quốc Hội về vấn đề này.
Theo VOA
Dân Tây Tạng quật cường
Thursday, March 20, 2008
Ngô Nhân Dụng Phải ngưỡng mộ tâm từ bi và đức vô úy mà Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã thể hiện. Chính quyền Trung Quốc nói vì ngài đòi Tây Tạng độc lập nên người dân Tây Tạng mới nổi dậy từ tuần trước. Ngày hôm qua, trước các nhà báo, ngài nhắc lại rằng trong mấy chục năm qua ngài không hề đòi Tây Tạng được độc lập. Ngài chỉ yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho dân Tây Tạng được nhiều quyền tự trị hơn ngõ hầu bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên 80 người dân Tây Tạng đã bị giết, nhưng ngài vẫn yêu cầu dân chúng hãy ngưng bạo động, sẵn sàng dùng uy tín tinh thần của mình để buộc đồng bào trong nước, ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải ngưng bạo động.
Khi nhà báo nhắc đến việc chính quyền Trung Cộng gọi ngài là “quỷ dữ,” Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói, “Tôi là một nhà sư, gọi tôi là cái gì cũng chẳng sao.”
Chúng ta chứng kiến cảnh một tu sĩ đứng trước một chính quyền bạo tàn, mà vẫn giữ được tấm lòng bình an không vẩn lên một hạt bụi sân hận nào. Phải ngưỡng mộ tâm từ bi và đức vô úy của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14. Trong những ngày sắp tới, người Việt chúng ta sẽ tham dự, và rất nên tham dự, những cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Tây Tạng trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc. Ước mong mọi người sẽ học được hạnh nguyện vững chãi và thảnh thơi của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Thái độ bình an của ngài chứng tỏ sức mạnh của nền văn hóa Tây Tạng. Chính truyền thống văn hóa đó sẽ giúp dân Tây Tạng trường tồn. Stalin đã từng hỏi “Ðức Giáo Hoàng có bao nhiêu sư đoàn?” Mong ông Hồ Cẩm Ðào không dại dột hỏi về Ðức Ðạt Lai Lạt Ma như vậy. Sức mạnh tâm linh tồn tại mãi mãi. Các chế độ bạo tàn sẽ tự tiêu diệt.
Chúng ta có thể nhìn cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng dưới nhiều góc khác nhau. Từ thế kỷ 17, nhà Thanh đã lập ra một đế quốc bao gồm 5 sắc dân: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng; trong đó người Mãn thống trị nhưng người Hán chiếm đa số đã đồng hóa các chủng tộc khác. Tây Tạng đã giành được độc lập khi nhà Thanh sụp đổ, cũng giống như trong 1,000 năm Bắc thuộc dân Việt Nam thường nổi lên “nhân lúc bên Tầu có loạn.” Năm 1950 Mao Trạch Ðông chiếm Tây Tạng, gọi là “Giải phóng” dân Tây Tạng khỏi một chế độ phong kiến lạc hậu. Mao muốn “cải tạo” họ từ bỏ Phật Giáo, theo chủ nghĩa Mác Lê Nin. Trong 50 năm qua Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vận động bảo vệ tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Ðây là một cuộc tranh đấu trên mặt trận văn hóa. Người ta không thể bảo vệ một nền văn hóa nếu chính mình phản lại các nguyên tắc của nền văn hóa đó. Cho nên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn giữ lòng từ bi, không bạo động, theo thuyết Trung Ðạo của Bồ Tát Long Thọ.
Nhưng các cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng vẫn là một phong trào đấu tranh đòi độc lập. Dù Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ mục tiêu độc lập chính trị từ bốn mươi năm nay, nhiều người Tây Tạng vẫn nghĩ nếu không có độc lập chính trị thì không thể nào bảo vệ được văn hóa và tôn giáo của họ. Một người tiêu biểu là Tsewang Rigzin, chủ tịch Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng, một tổ chức có 30,000 đoàn viên, ra đời từ năm 1970. Rigzin không ngần ngại phản đối ý kiến của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Chàng thanh niên 37 tuổi này nói: “Tôi không thấy ai xuống đường biểu tình để đòi thực thi thuyết Trung Ðạo bao giờ.”
Tsewang Rigzin sinh ra ở Ấn Ðộ, cha mẹ anh đã vượt biên từ gần 50 năm trước. Sang Los Angeles định cư năm 1993 rồi trở thành một công dân Mỹ, sau hơn 10 năm anh trở về Dharmsala, Ấn Ðộ nơi tập trung người Tây Tạng lưu vong. Năm 2007 anh được bầu làm chủ tịch Nghị Hội Thanh Niên, sau đó đã cùng 4 đoàn thể khác của người Tây Tạng lưu vong thành lập một phong trào nhân dân Tây Tạng vùng lên. Phong trào này đang hướng dẫn một “Cuộc tuần hành trở về Tây Tạng,” họ đã bị cảnh sát Ấn Ðộ ngăn cản nhưng người này bị bắt thì có những người khác tiếp bước.
Tsewang Rigzin nói phong trào nổi dậy của nhân dân Tây Tạng từ đầu tuần trước là bột phát, không phải do bên ngoài khích động. Nhưng Nghị Hội Thanh Niên đã nhân cơ hội này mở cuộc vận động với chính phủ các nước và các lực sĩ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 nếu chính quyền cộng sản còn tiếp tục chính sách phản nhân quyền và đồng hóa người Tây Tạng. Nghị hội cũng sẽ tạo áp lực trên các công ty quốc tế để họ ngưng bảo trợ Thế Vận Hội Bắc Kinh. Những công ty như Adidas, General Electric đang chịu các áp lực này. Rigzin nói, Thế Vận Hội Bắc Kinh là một cơ hội cho cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng. Liệu người Tây Tạng có hy vọng thành công hay không? Chúng ta biết năm 1997 các thanh niên, sinh viên Nam Hàn cũng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân phiệt trước khi họ tổ chức Thế Vận Hội. Dư luận thế giới ủng hộ và sau cùng, những nhà độc tài Hàn Quốc đã phải nhượng bộ, sửa hiến pháp để dân được sống dân chủ tự do hơn, và tổ chức bầu cử tổng thống trước khi Thế Vận Hội khai mạc.
Trong lúc Tsewang Rigzin hô hào tẩy chay thì Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói Trung Quốc xứng đáng đứng ra tổ chức một Thế Vận Hội. Ngài nói, vì họ là một quốc gia có lịch sử lâu dài và dân số đông nhất thế giới. Ngài đã nói ra một sự thật, đúng đạo công bằng và thể hiện lòng từ bi, một nhà tu hành không thể nói khác. Một quốc gia có lịch sử và dân số lớn như Trung Quốc đáng được đăng cai Thế Vận Hội. Xác nhận điều đó là xác nhận quyền của dân tộc Trung Hoa; không có nghĩa là ủng hộ chính quyền Trung Quốc. Việc lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền không khiến lòng từ bi của ngài đối với hơn một tỷ người Trung Hoa bị mất.
Tuy nhiên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn ủng hộ Nghị Hội Thanh Niên, mặc dù giới trẻ bất đồng quan điểm với ngài. Trong mấy trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong, hai thế hệ trẻ và già đã có những ý kiến xung đột. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã coi đó là “Một dấu hiệu lành mạnh” khi thế hệ trẻ phản đối những người lớn tuổi; vì “các cuộc tranh luận sẽ nuôi dưỡng tinh thần dân chủ trong một xã hội người Tây Tạng xưa nay vẫn do các tăng sĩ lãnh đạo.” Chúng ta lại phải ngưỡng mộ tinh thần Trung Ðạo thể hiện trong thái độ tôn trọng những chính kiến bất đồng của “nhà sư” 72 tuổi này. Ðây cũng là một tấm gương cho nhiều người Việt Nam thuộc thế hệ lớn tuổi suy ngẫm. Trong cộng đồng chúng ta cũng có những bất đồng ý kiến về phương pháp đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản để xây dựng dân chủ tự do cho đất nước.
Nhưng người Việt ở trong và ngoài nước cũng nên học kinh nghiệm của dân chúng Tây Tạng, nhân cơ hội Thế Vận Hội Bắc Kinh sắp tới để tạo áp lực với chính quyền Cộng Sản Trung Quốc, đòi họ phải thương thuyết trả lại quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1974. Người Tây Tạng đang kêu gọi các lực sĩ quốc tế ủng hộ họ trong mục tiêu giành độc lập. Người Việt Nam cũng có thể phổ biến các tài liệu về hành động xâm lăng của Trung Quốc để vận động đòi lại các đảo Hoàng Sa.
Người Việt Nam sẽ không hy vọng tạo được áp lực mạnh trên chính quyền Trung Quốc như người Tây Tạng, chỉ vì những người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn không dám tỏ thái độ đối nghịch với Bắc Kinh, mà họ vẫn ca tụng là “đồng chí, anh em.”
Nhưng thanh niên Việt Nam, ở trong và ngoài nước, không nên để cơ hội này đi qua mà không lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của Trung Quốc trước dư luận quốc tế. Cộng Sản Việt Nam thường nại cớ họ không đủ lực lượng quân sự đối đầu với Trung Quốc, từ đó giải thích, biện minh cho một thái độ im lặng khiếp nhược. Các lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội nói họ cần vận động, thương thuyết kín đáo, tránh không công khai chống lại nước “đồng chí anh em” của họ.
Nhưng tất cả các cuộc vận động ngoại giao âm thầm xưa nay đều phải được hỗ trợ bằng việc bầy tỏ quan điểm một cách cương quyết, công khai trước dư luận quốc tế. Người Việt Nam có quyền đòi lại những mảnh đất, những hòn đảo đã bị quân Trung Quốc cướp đoạt. Quyền đó phải được công bố cho cả thế giới thấy, chứ không thể chỉ đem mặc cả trong bóng tối. Người Việt Nam không cần “xin” chính quyền Bắc Kinh ban cho một ân huệ nào! Không cần năn nỉ họ rộng lượng thông cảm! Chúng ta chỉ đòi lại quyền làm chủ những hòn đảo do tổ tiên để lại. Chủ quyền đó càng được nói lên một cách dõng dạc đường hoàng, càng được công luận thế giới kính trọng và ủng hộ. Ðường lối ngoại giao thì thọt, lén lút là một thái độ hèn nhát. Ông Thủ Tướng Anh Gordon Brown sẽ tiếp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma khi ngài viếng thăm Anh trong Tháng Năm này. Ông theo gót các vị thủ tướng Canada, Úc, Hungary, Bỉ, không chịu để cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc dùng các quyền lợi kinh tế để bắt bí họ. Năm ngoái, bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức đã bị giới kinh doanh và chính ngoại trưởng của bà khuyên can, nhưng bà vẫn tiếp kiến Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Sau đó, các chính quyền Bắc Kinh vẫn phải ký các hợp đồng thương mại với các công ty Ðức! Không có lý gì những người cai trị nước Việt Nam lại hèn nhát hơn chính quyền những nước kể trên. Nhất là nước ta đã có một lịch sử hai ngàn năm phải đương đầu với áp lực phương Bắc!
Chí khí quật cường của người dân Tây Tạng đáng làm gương cho tất cả các dân tộc bị áp bức. Nước Tây Tạng - đã bị chiếm đóng từ hơn 50 năm nay, số người Tây Tạng ở trên quê hương nay chỉ có 6 triệu, trong khi người Hán được di dân tới đã lên 7 triệu rưỡi. Số người Tây Tạng sống lưu vong khắp thế giới chỉ được vài trăm ngàn. Nhưng chúng ta thấy dân Tây Tạng vẫn chưa “mất nước!” Dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại sau hàng ngàn năm đô hộ. An Nam Ðô Hộ Phủ không tiêu diệt được giòng giống Việt Nam thì Tây An Ðô Hộ Phủ cũng sẽ chịu thua trước sức đề kháng của dân Tây Tạng. Nhất là khi họ được sự lãnh đạo của một vị thánh nhân như Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Chúng ta phải tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ người Tây Tạng!
Thursday, March 20, 2008
Ngô Nhân Dụng Phải ngưỡng mộ tâm từ bi và đức vô úy mà Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã thể hiện. Chính quyền Trung Quốc nói vì ngài đòi Tây Tạng độc lập nên người dân Tây Tạng mới nổi dậy từ tuần trước. Ngày hôm qua, trước các nhà báo, ngài nhắc lại rằng trong mấy chục năm qua ngài không hề đòi Tây Tạng được độc lập. Ngài chỉ yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho dân Tây Tạng được nhiều quyền tự trị hơn ngõ hầu bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên 80 người dân Tây Tạng đã bị giết, nhưng ngài vẫn yêu cầu dân chúng hãy ngưng bạo động, sẵn sàng dùng uy tín tinh thần của mình để buộc đồng bào trong nước, ở các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải ngưng bạo động.
Khi nhà báo nhắc đến việc chính quyền Trung Cộng gọi ngài là “quỷ dữ,” Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói, “Tôi là một nhà sư, gọi tôi là cái gì cũng chẳng sao.”
Chúng ta chứng kiến cảnh một tu sĩ đứng trước một chính quyền bạo tàn, mà vẫn giữ được tấm lòng bình an không vẩn lên một hạt bụi sân hận nào. Phải ngưỡng mộ tâm từ bi và đức vô úy của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14. Trong những ngày sắp tới, người Việt chúng ta sẽ tham dự, và rất nên tham dự, những cuộc biểu tình ủng hộ nhân dân Tây Tạng trước các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc. Ước mong mọi người sẽ học được hạnh nguyện vững chãi và thảnh thơi của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Thái độ bình an của ngài chứng tỏ sức mạnh của nền văn hóa Tây Tạng. Chính truyền thống văn hóa đó sẽ giúp dân Tây Tạng trường tồn. Stalin đã từng hỏi “Ðức Giáo Hoàng có bao nhiêu sư đoàn?” Mong ông Hồ Cẩm Ðào không dại dột hỏi về Ðức Ðạt Lai Lạt Ma như vậy. Sức mạnh tâm linh tồn tại mãi mãi. Các chế độ bạo tàn sẽ tự tiêu diệt.
Chúng ta có thể nhìn cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng dưới nhiều góc khác nhau. Từ thế kỷ 17, nhà Thanh đã lập ra một đế quốc bao gồm 5 sắc dân: Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng; trong đó người Mãn thống trị nhưng người Hán chiếm đa số đã đồng hóa các chủng tộc khác. Tây Tạng đã giành được độc lập khi nhà Thanh sụp đổ, cũng giống như trong 1,000 năm Bắc thuộc dân Việt Nam thường nổi lên “nhân lúc bên Tầu có loạn.” Năm 1950 Mao Trạch Ðông chiếm Tây Tạng, gọi là “Giải phóng” dân Tây Tạng khỏi một chế độ phong kiến lạc hậu. Mao muốn “cải tạo” họ từ bỏ Phật Giáo, theo chủ nghĩa Mác Lê Nin. Trong 50 năm qua Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vận động bảo vệ tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Ðây là một cuộc tranh đấu trên mặt trận văn hóa. Người ta không thể bảo vệ một nền văn hóa nếu chính mình phản lại các nguyên tắc của nền văn hóa đó. Cho nên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn giữ lòng từ bi, không bạo động, theo thuyết Trung Ðạo của Bồ Tát Long Thọ.
Nhưng các cuộc nổi dậy của người dân Tây Tạng vẫn là một phong trào đấu tranh đòi độc lập. Dù Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã từ bỏ mục tiêu độc lập chính trị từ bốn mươi năm nay, nhiều người Tây Tạng vẫn nghĩ nếu không có độc lập chính trị thì không thể nào bảo vệ được văn hóa và tôn giáo của họ. Một người tiêu biểu là Tsewang Rigzin, chủ tịch Nghị Hội Thanh Niên Tây Tạng, một tổ chức có 30,000 đoàn viên, ra đời từ năm 1970. Rigzin không ngần ngại phản đối ý kiến của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Chàng thanh niên 37 tuổi này nói: “Tôi không thấy ai xuống đường biểu tình để đòi thực thi thuyết Trung Ðạo bao giờ.”
Tsewang Rigzin sinh ra ở Ấn Ðộ, cha mẹ anh đã vượt biên từ gần 50 năm trước. Sang Los Angeles định cư năm 1993 rồi trở thành một công dân Mỹ, sau hơn 10 năm anh trở về Dharmsala, Ấn Ðộ nơi tập trung người Tây Tạng lưu vong. Năm 2007 anh được bầu làm chủ tịch Nghị Hội Thanh Niên, sau đó đã cùng 4 đoàn thể khác của người Tây Tạng lưu vong thành lập một phong trào nhân dân Tây Tạng vùng lên. Phong trào này đang hướng dẫn một “Cuộc tuần hành trở về Tây Tạng,” họ đã bị cảnh sát Ấn Ðộ ngăn cản nhưng người này bị bắt thì có những người khác tiếp bước.
Tsewang Rigzin nói phong trào nổi dậy của nhân dân Tây Tạng từ đầu tuần trước là bột phát, không phải do bên ngoài khích động. Nhưng Nghị Hội Thanh Niên đã nhân cơ hội này mở cuộc vận động với chính phủ các nước và các lực sĩ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 nếu chính quyền cộng sản còn tiếp tục chính sách phản nhân quyền và đồng hóa người Tây Tạng. Nghị hội cũng sẽ tạo áp lực trên các công ty quốc tế để họ ngưng bảo trợ Thế Vận Hội Bắc Kinh. Những công ty như Adidas, General Electric đang chịu các áp lực này. Rigzin nói, Thế Vận Hội Bắc Kinh là một cơ hội cho cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng. Liệu người Tây Tạng có hy vọng thành công hay không? Chúng ta biết năm 1997 các thanh niên, sinh viên Nam Hàn cũng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân phiệt trước khi họ tổ chức Thế Vận Hội. Dư luận thế giới ủng hộ và sau cùng, những nhà độc tài Hàn Quốc đã phải nhượng bộ, sửa hiến pháp để dân được sống dân chủ tự do hơn, và tổ chức bầu cử tổng thống trước khi Thế Vận Hội khai mạc.
Trong lúc Tsewang Rigzin hô hào tẩy chay thì Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói Trung Quốc xứng đáng đứng ra tổ chức một Thế Vận Hội. Ngài nói, vì họ là một quốc gia có lịch sử lâu dài và dân số đông nhất thế giới. Ngài đã nói ra một sự thật, đúng đạo công bằng và thể hiện lòng từ bi, một nhà tu hành không thể nói khác. Một quốc gia có lịch sử và dân số lớn như Trung Quốc đáng được đăng cai Thế Vận Hội. Xác nhận điều đó là xác nhận quyền của dân tộc Trung Hoa; không có nghĩa là ủng hộ chính quyền Trung Quốc. Việc lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền không khiến lòng từ bi của ngài đối với hơn một tỷ người Trung Hoa bị mất.
Tuy nhiên Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vẫn ủng hộ Nghị Hội Thanh Niên, mặc dù giới trẻ bất đồng quan điểm với ngài. Trong mấy trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong, hai thế hệ trẻ và già đã có những ý kiến xung đột. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã coi đó là “Một dấu hiệu lành mạnh” khi thế hệ trẻ phản đối những người lớn tuổi; vì “các cuộc tranh luận sẽ nuôi dưỡng tinh thần dân chủ trong một xã hội người Tây Tạng xưa nay vẫn do các tăng sĩ lãnh đạo.” Chúng ta lại phải ngưỡng mộ tinh thần Trung Ðạo thể hiện trong thái độ tôn trọng những chính kiến bất đồng của “nhà sư” 72 tuổi này. Ðây cũng là một tấm gương cho nhiều người Việt Nam thuộc thế hệ lớn tuổi suy ngẫm. Trong cộng đồng chúng ta cũng có những bất đồng ý kiến về phương pháp đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản để xây dựng dân chủ tự do cho đất nước.
Nhưng người Việt ở trong và ngoài nước cũng nên học kinh nghiệm của dân chúng Tây Tạng, nhân cơ hội Thế Vận Hội Bắc Kinh sắp tới để tạo áp lực với chính quyền Cộng Sản Trung Quốc, đòi họ phải thương thuyết trả lại quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1974. Người Tây Tạng đang kêu gọi các lực sĩ quốc tế ủng hộ họ trong mục tiêu giành độc lập. Người Việt Nam cũng có thể phổ biến các tài liệu về hành động xâm lăng của Trung Quốc để vận động đòi lại các đảo Hoàng Sa.
Người Việt Nam sẽ không hy vọng tạo được áp lực mạnh trên chính quyền Trung Quốc như người Tây Tạng, chỉ vì những người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn không dám tỏ thái độ đối nghịch với Bắc Kinh, mà họ vẫn ca tụng là “đồng chí, anh em.”
Nhưng thanh niên Việt Nam, ở trong và ngoài nước, không nên để cơ hội này đi qua mà không lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của Trung Quốc trước dư luận quốc tế. Cộng Sản Việt Nam thường nại cớ họ không đủ lực lượng quân sự đối đầu với Trung Quốc, từ đó giải thích, biện minh cho một thái độ im lặng khiếp nhược. Các lãnh tụ cộng sản ở Hà Nội nói họ cần vận động, thương thuyết kín đáo, tránh không công khai chống lại nước “đồng chí anh em” của họ.
Nhưng tất cả các cuộc vận động ngoại giao âm thầm xưa nay đều phải được hỗ trợ bằng việc bầy tỏ quan điểm một cách cương quyết, công khai trước dư luận quốc tế. Người Việt Nam có quyền đòi lại những mảnh đất, những hòn đảo đã bị quân Trung Quốc cướp đoạt. Quyền đó phải được công bố cho cả thế giới thấy, chứ không thể chỉ đem mặc cả trong bóng tối. Người Việt Nam không cần “xin” chính quyền Bắc Kinh ban cho một ân huệ nào! Không cần năn nỉ họ rộng lượng thông cảm! Chúng ta chỉ đòi lại quyền làm chủ những hòn đảo do tổ tiên để lại. Chủ quyền đó càng được nói lên một cách dõng dạc đường hoàng, càng được công luận thế giới kính trọng và ủng hộ. Ðường lối ngoại giao thì thọt, lén lút là một thái độ hèn nhát. Ông Thủ Tướng Anh Gordon Brown sẽ tiếp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma khi ngài viếng thăm Anh trong Tháng Năm này. Ông theo gót các vị thủ tướng Canada, Úc, Hungary, Bỉ, không chịu để cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc dùng các quyền lợi kinh tế để bắt bí họ. Năm ngoái, bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức đã bị giới kinh doanh và chính ngoại trưởng của bà khuyên can, nhưng bà vẫn tiếp kiến Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Sau đó, các chính quyền Bắc Kinh vẫn phải ký các hợp đồng thương mại với các công ty Ðức! Không có lý gì những người cai trị nước Việt Nam lại hèn nhát hơn chính quyền những nước kể trên. Nhất là nước ta đã có một lịch sử hai ngàn năm phải đương đầu với áp lực phương Bắc!
Chí khí quật cường của người dân Tây Tạng đáng làm gương cho tất cả các dân tộc bị áp bức. Nước Tây Tạng - đã bị chiếm đóng từ hơn 50 năm nay, số người Tây Tạng ở trên quê hương nay chỉ có 6 triệu, trong khi người Hán được di dân tới đã lên 7 triệu rưỡi. Số người Tây Tạng sống lưu vong khắp thế giới chỉ được vài trăm ngàn. Nhưng chúng ta thấy dân Tây Tạng vẫn chưa “mất nước!” Dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại sau hàng ngàn năm đô hộ. An Nam Ðô Hộ Phủ không tiêu diệt được giòng giống Việt Nam thì Tây An Ðô Hộ Phủ cũng sẽ chịu thua trước sức đề kháng của dân Tây Tạng. Nhất là khi họ được sự lãnh đạo của một vị thánh nhân như Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Chúng ta phải tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ người Tây Tạng!
Bình luận của Trần Đỗ Cẩm & Trần Thanh Vân:
SƠ LƯỢC VỀ BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 2008
Bình luận của Trần Đỗ Cẩm & Trần Thanh Vân, Mar 26, 2008
Cali Today News - Cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay tuy mới ở vòng sơ bộ nhưng đã hứa hẹn nhiều sôi nổi, nhất là trong nội bộ đảng Dân Chủ. Đối với dân Việt tỵ nạn, dù bận rộn với công việc hàng ngày hoặc chỉ coi Hoa Kỳ là đất tạm dung, nhưng cũng có nhiều người quan tâm tới cuộc bầu cử chức vụ đứng đầu ngành hành pháp có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của dân chúng, cũng như các quyết định quan trọng về chính sách đối nội cùng đối ngoại này.
Tuy nhiên, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, việc theo dõi cuộc vận động tranh cử không phải dễ dàng vì các qui luật bầu cử rất rắc rối không đơn giản theo thể thức ứng cử viên nào được nhiều phiếu của dân chúng sẽ đương nhiên thắng cử như tại phần lớn các quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, tiến trình cũng như thể thức tranh cử trải qua nhiều giai đọan khúc mắc, lại được gọi bằng những danh từ chính trị chuyên môn ít người biết tới khiến ngay cả đa số người Mỹ bản xứ cũng không hoàn toàn thấu hiểu.
Do đó, với hy vọng tiếp tay phần nào cùng những vị đang quan tâm theo dõi thời cuộc, chúng tôi mạo muội đề cập và phân tích một số vấn đề căn bản quan trọng liên quan đến bầu cử, đồng thời nhấn mạnh vào việc tìm hiểu các danh từ chuyên môn thường thấy trên báo chí cũng như được lập đi lập lại trên các đài phát thanh và truyền hình. Sau khi đã nắm vững phần ý nghĩa của các danh từ kỹ thuật quan trọng, chúng tôi sẽ tóm lược một số điểm chính yếu liên quan tới thể thức bầu cử. Danh từ “bầu cử” xử dụng trong bài viết này là phần thu gọn của những chữ “bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ”.
Tưởng cũng cần thưa trước, việc giải thích, tóm lược một trong những vấn đề rắc rối, phức tạp nhất là qui tắc bầu cử trong khuôn khổ giới hạn của một bài viết ngắn sẽ không sao tránh khỏi sai sót, vì vậy, giám mong qúi dộc giả cũng như thức giả vui lòng bổ khuyết để chúng ta cùng học hỏi. Ngoài ra, trong bài này, chúng tôi sẽ cố gắng phiên dịch những danh từ chuyên môn sang Việt ngữ càng nhiều càng tốt, nhưng vì có lắm chữ chưa hoặc không có tương đương trong tiếng Việt, nên chúng tôi đành dùng nguyên Anh ngữ và cố gắng giải thích ý nghĩa bằng Việt ngữ. Đôi khi cả Anh ngữ lẫn Việt ngữ được dùng lẫn lộn để làm quen với các từ ngữ thường dùng trong các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ.
MỘT SỐ DANH TỪ LIÊN QUAN ĐẾN BẦU CỬ Đề cập tới bầu cử, hàng ngày chúng ta thường nghe nói tới một số danh từ khá xa lạ như “Primary”, “Caucus”, “Delegate”, “Supperdelegate” v.v… Vậy những chữ này có nghĩa là gì? Sau đây là ý nghĩa của một số danh từ căn bản.
Primary: bắt nguồn từ tiếng Latin “primarius” có nghĩa là “đầu tiên” hay “trước nhất”. Trong lãnh vực bầu cử, tiếng Việt tương đương có thể gọi là “bầu cử sơ bộ”. Bầu cử sơ bộ thường chỉ dành cho các đảng viên Dân Chủ hoặc Cộng Hòa, trong đó họ lựa chọn ứng cử viên Tổng Thống của đảng mình. Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có cách lựa chọn khác nhau và ngày bầu cử sơ bộ của hai đảng cũng không nhất thiết phải cùng ngày. Tóm lại, các chính đảng có toàn quyền hoạch định đường lối và phương cách đề cử ứng viên của mình và cuộc chọn lựa này được thực hiện trong các cuộc bầu cử (primary) hay hội họp (caucus) sơ bộ tùy theo từng tiểu bang.
Caucus: Một buổi hội họp, hội thảo hay hội luận của các đảng viên tại địa phương để tranh luận hay thảo luận với mục đích quyết định ai sẽ là người đại diện của đảng mình trong cuộc bầu cử. Buổi hộp mặt này thường được tổ chức công khai tại một địa điểm rộng lớn như khách sạn, tòa thị chính v.v… để đề cử chứ không quyết định tại phòng bỏ phiếu (voting booth). Như vậy, “caucus” và “primary” tổ chức tại cấp tiểu bang có cùng mục tiêu là chọn lựa ứng cử viên, chỉ khác về hình thức; có tiểu bang tổ chức “primary”, có tiểu bang dùng “caucus” tùy theo quyết định của đảng.
Delegate: (Ủy viên hay đại diện) là người đại diện được dân chúng trong tiểu bang đề cử tham dự Đại Hội Đảng và ủy quyền dồn phiếu cho ứng cử viên đã được dân chúng trong tiểu bang mình lựa chọn trong cuộc bầu cử hay hội thảo sơ bộ. Nói khác đi, phiếu của các “delegates” này mới chính thức lựa chọn ứng cử viên của đảng ra tranh cử chức vụ Tổng Thống.
Việc phân chia phiếu “delegates” tùy thuộc mỗi chính đảng và cả mỗi tiểu bang. Trong đảng Dân Chủ, thông thường số phiếu của các ủy viên này được chia theo tỷ lệ tùy thuộc vào số phiếu dân chúng bầu cho mỗi ứng cử viên. Thí dụ trong tiểu bang Y có 10 “delegates”, ứng cử viên A được 50% số phiếu dân bầu, ứng cử viên B được 30%, ứng cử viên C được 20%; như vậy A sẽ được 5 phiếu “delegates”, B được 3 phiếu và C được 2 phiếu. Điều này khác hẳn với thể thức “winner take all” khi bầu cử Tổng Thống sẽ giải thích trong phần sau. Còn đảng Cộng Hòa, đa số các tiểu bang lại theo thể thức “winner take all”, người nào thắng phiếu dân bầu sẽ được hết phiếu “delegates”. Tổng cộng, đảng Dân Chủ có 4049 “delegates” và “superdelegates”, còn đảng Cộng Hòa chỉ có 2,380.
Nên nhớ số phiếu “delegates” của mỗi đảng khác nhau, tức là mỗi đảng có toàn quyền ấn định số ủy viên của mình tại mỗi tiểu bang, nhưng trong cuộc bầu cử Tổng Thống số “delegates” được phân phối căn cứ vào dân số mỗi tiểu bang.
Superdelegate: (Siêu ủy viên hay ủy viên cấp cao) cũng là người được ủy nhiệm như “delegate”, nhưng giữ chức vụ cao cấp trong chính đảng hay chức vụ dân cử nên được toàn quyền bỏ phiếu cho ứng cử viên do chính mình lựa chọn trong Đại Hội đảng toàn quốc, không nhất thiết phải theo đa số phiếu dân bầu. Do đó, phiếu của ủy viên cấp cao này có thể khác với kết quả trong cuộc bầu cử sơ bộ, trong khi các ủy viên cấp tiểu bang (delegates) thường phải bỏ phiếu theo kết quả bầu cử sơ bộ tại tiểu bang mình. Ngoài ra, ủy viên cao cấp dù đã “hứa” bỏ phiếu cho một ứng cử viên, nhưng có thể thay đổi ý kiến nếu tình hình biến chuyển vào giờ chót.
Quyền hạn của các “superdelegates” do đó rất quan trọng vì có thể làm thay đổi kết quả trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhất là trong cuộc tranh cử ráo riết năm nay giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Barack Obama của đảng Dân Chủ. Rất có thể Obama thắng phiếu sát nút trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhưng Hillary lại được chính thức đề cử nếu có được nhiều phiếu của “superdelegates” trong Đại Hội đảng toàn quốc.
Party National Convention: (Đại Hội đảng toàn quốc) là buổi họp mặt trong đó ủy viên đại diện của các tiểu bang trên toàn quốc chính thức dồn phiếu đề cử ứng cử viên Tổng Thống của đảng mình. Có thể nói, cuộc bầu cử sơ bộ tại mỗi tiểu bang mới chỉ là “trưng cầu ý kiến” bán chính thức của các đảng viên tại địa phương, nhưng mặc dù các ủy viên có trách nhiệm bỏ phiếu theo sự lựa chọn của tiểu bang mình, phải chờ đến Đại Hội đảng mới có quyết định chính thức. Trong Đại hội đảng, các ủy viên đứng quanh cờ hiệu của tiểu bang mình, chờ khi đến lượt, sẽ loan báo họ đến từ “tiểu bang ABC và bỏ phiếu cho ứng cử viên XYZ”.
Năm nay Đại Hội đảng Dân Chủ được tổ chức tại Denver (Colorado) từ ngày 25 đến 28 tháng 8; còn đảng Cộng Hòa tổ chức tại Minneapolis-St. Paul (Minnesota) từ ngày 1 đến 4 tháng 9.
Popular General vote: (Phiếu đại chúng) là số phiếu dân chúng bầu cho ứng cử viên.
Electoral College (Cử tri đoàn): Thể chế bầu cử theo cử tri đoàn được thiết lập ngay từ những năm đầu của thời Hoa Kỳ lập quốc. Trong hệ thống này, mỗi tiểu bang được ấn định một số “Electors” cố định bằng với số người đại diện (Dân biểu và Nghị sĩ) có trong quốc hội.
Tuy mỗi tiểu bang, dù đông hay ít dân đều có 2 Nghị sĩ, nhưng số dân biểu lại tỷ lệ theo dân số, do đó số “Electors” tại mỗi tiểu bang khác nhau. Thí dụ như tiểu bang đông dân nhất là California có 2 Nghị sĩ và 52 dân biểu nên tổng số “Electors” là 54, trong khi tiểu bang thưa dân nhất như Wyoming cũng có 2 Nghị sĩ nhưng chỉ có 1 dân biểu, tức là 3 “Electors”. Tổng cộng trên toàn quốc Hoa Kỳ có 538 “Electors”, do đó, cần 270 phiếu cử tri đoàn (elctoral votes) để đắc cử Tổng thống.
Thể thức bầu cử “Electoral College” có thể đưa tới trường hợp một ứng cử viên được nhiều phiếu đại chúng (popular votes) hơn nhưng lại thất cử vì thua phiếu cử tri đoàn (electoral votes). Thí dụ ứng cử viên A thắng sát nút tại các tiểu bang lớn như California, New York, Texas v.v… với tỷ lệ 51% phiếu đại chúng (giả dụ 51 triệu phiếu), nhưng vẫn nhận được 100% phiếu cử tri đoàn, còn ứng cử viên B tuy được 49% phiếu đại chúng (giả sử 49 triệu phiếu) nhưng không được phiếu cử tri đoàn nào theo thể thức “thắng ăn cả, ngã về không” (winner take all). Nhưng tại những tiểu bang nhỏ ít phiếu cử tri đoàn, ứng cử viên B lại toàn thắng với tỷ lệ 90% (giả sử 9 triệu phiếu) trong khi ứng cử viên A chỉ được 10% (giả dụ 1 triệu phiếu). Do đó ứng cử viên B tuy có số phiếu đại chúng tổng cộng cao hơn (49 triệu + 9 triệu = 58 triệu) so với ứng cử viên A (51 triệu + 1 triệu = 52 triệu), nhưng ứng cử viên A vẫn thắng cử vì được nhiều phiếu cử tri đoàn tại các tiểu bang lớn, mà chỉ mất ít tại các tiểu bang nhỏ. Trường hợp coi như “bất công” này đã nhiều lần xảy ra trong các cuộc bầu cử gần đây nên hiện nay có phong trào đòi sửa đổi luật bầu cử căn cứ vào phiếu đại chúng.
Endorsements: (Ủng hộ hay hẫu thuẫn) là sự ủng hộ của cá nhân nổi tiếng, cơ quan truyền thông, chính trị gia hay đoàn thể. Trong cuộc bầu cử năm nay, có một số “hậu thuẫn” quan trọng như Nghị sĩ độc lập Joe Lieberman ủng hộ ứng cử viên Cộng Hòa John McCain và nữ hoàng màn ảnh nhỏ Oprah Winfrey ủng hộ ứng cử viên cùng màu da Barack Obama. Các cơ quan truyền thông như báo chí cũng bày tỏ lập trường ủng hộ hay phản đối dưới hình thức “thư tòa soạn”, còn các nghiệp đoàn lớn như Tổng Công Đoàn Lao Công cũng “endorse” ứng cử viên riêng của mình. Nghe nói “hậu thuẫn” Oprah Winfrey đã đưa lại lắm tiền và nhiều phiếu cho Obama.
Tuy có nhiều người tranh luận về hiệu quả của những sự ủng hộ này trong việc bỏ phiếu, nhưng chắc chắn các ứng cử viên đều nỗ lực vận động để nhận được nhiều hậu thuẫn. Lý do vì mỗi minh tinh, cá nhân nổi tiếng, báo chí hay đoàn thể đều có một số người ái mộ, độc giả hay đoàn viên riêng. Nếu được sự ủng hộ, các ứng cử viên hy vọng sẽ nhận được nhiều tiền giúp cho chi phí vận động tranh cử và cả phiếu của những nhóm này.
Debate: (Tranh luận) thường được tổ chức để các ứng cử viên đối lập có cơ hội bầy tỏ nhân cách cũng như quan điểm của mình về những vấn đề quan trọng. Thể thức tranh luận và qui luật trả lời các câu hỏi đều được đôi bên thỏa thuận trước, nên nhiều khi không gây được bất ngờ thích thú. Tuy nhiên những cuộc tranh luận này đều rất quan trọng trong cuộc bầu cử, vì sở trường sở đoản của mỗi ứng cử viên như nhân dáng, kiến thức, phản ứng v.v… đều công khai phô bày trước công chúng và được các cơ quan truyền thông phân tích, nhận xét cặn kẽ. Ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống có những cuộc tranh luận riêng với đối thủ của mình.
Magic Number: (Con số thần diệu) là số phiếu cử tri đoàn (delegates) cần có để một ứng cử viên được đề cử hay đắc cử. Thí dụ như đảng Dân Chủ có tổng cộng 4049 “delegates” nên “magic number” tuưc là đa số quá bán để được đảng đề cử ra tranh cử Tổng Thống là 2,025; còn đảng Cộng Hòa là 1,191 (đa số quá bán của tổng cộng 2380 “delegates”). “Magic number” để đắc cử Tổng Thống là 270 (đa số quá bán của tổng cộng 538 “delegates”).
Super Tuesday: (Thứ ba quan trọng) là ngày thứ ba có nhiều cuộc bầu cử sơ bộ cấp tiểu bang nhất. Năm 2008 này, Thứ Ba quan trọng là ngày 5 tháng 2, trong đó có tới 24 tiểu bang cùng tổ chức bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên cho đảng mình. Trong số 24 tiểu bang này, có cả California và New York là hai tiểu bang có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Vì vậy, ứng cử viên nào thắng thế tức là có nhiều phiếu nhất trong ngày “Super Tuesday” được coi là có nhiều hy vọng sẽ được đề cử.
Blue State: Tiểu bang ủng hộ ứng cử viên đảng Dân Chủ.
Red State: Tiểu bang ủng hộ viên đảng Cộng Hòa.
Purple State: Tiểu bang thay đổi (swing state) có thể bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa.
Trên các bản đồ bầu cử, màu sắc của các tiểu bang phản ảnh qui ước ủng hộ này.
GOP: Chữ viết tắt của “Grand Old Party” là tục danh của đảng Cộng Hòa.
FEC: Chữ viết tắt của “Federal Election Commission” (Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang), là cơ quan giám sát cũng như theo dõi, phân phối tài chính trong cuộc bầu cử.
THỂ THỨC BẦU TỔNG THỐNG HOA KỲ
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1789, vị tổng thống thứ nhất là George Washington. Kỳ bầu cử kế tiếp vào năm 1792 (cách 3 năm) và sau đó mỗi 4 năm, trùng hợp vào những năm dương lịch nhuần - năm chia chẳn cho 4 như 1796, 1824, 1980, 2008... Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay hơn 200 năm đã có 43 đời tổng thống.
Mỗi 4 năm một lần, nước Hoa Kỳ có cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc của các ứng viên tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ, một chức vụ được coi là quyền lực nhất trên thế giới có thể làm ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế... tại các quốc gia khác. Vì vậy, dù tranh cử tại Hoa Kỳ nhưng hầu hết các cơ quan truyền thông, ngôn luận các quốc gia trên toàn thế giới hầu như cập nhật hóa những diễn tiến cuộc chạy đua này.
Cuộc tranh cử nào cũng có nhiều gian nan, đặc biệt là con đường vào Tòa Bạch Ốc không bằng phẳng như đại lộ Pennsylvania. Năm nay, tuy mới vào thời kỳ bầu cử sơ bộ của hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nhưng cũng đã có nhiều sôi nổi, đặc biệt trong nội bộ đảng Dân Chủ giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Barack Obama. Nhìn chung, các ứng cử viên đều đã chuẩn bị và dồn nỗ lực tối đa cả năm trước khi có cuộc bầu cử Tổng Thống.
Đại cương, tại Hoa Kỳ có rất nhiều đảng phái chính trị khác nhau như: Cộng Hòa (Republican Party), Dân Chủ (Democratic Party), Tự Do (Libertarian Party), Xanh Lá Cây (Green Party), Xã Hội (Socialist Party)... nhưng 2 đảng được coi là lớn nhất có đảng viên thay phiên làm chủ tòa Bạch Ốc là Cộng Hòa và Dân Chủ. Đảng Dân Chủ khởi xướng vào đầu thập niên 1790 chủ trương canh tân phát triển quốc gia, hình biểu tượng là con lừa (donkey). Đảng Cộng Hoà thành lập vào năm 1854 với chủ trương giải phóng người nô lệ, hình biểu tượng là con voi (elephant).
Tổng quát, thể thức bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã được ấn định trong hiến pháp, với những điều kiện căn bản cho ứng viên như sau:
- Tối thiểu 35 tuổi
- Là công dân sinh đẻ tại Hoa Kỳ. Như vậy, những di dân từ nước ngoài sau này trở thành công dân Hoa Kỳ như người Việt tỵ nạn không hội đủ điều kiện ứng cử, nhưng con cháu chúng ta sinh ra tại Hoa Kỳ được quyền ứng cử.
- Cư ngụ tại Hoa Kỳ trong thời gian 14 năm.
Khi đã hội đủ điều kiện, một công dân muốn trở thành nguyên thủ của cường quốc số một trên thế giới còn phải thu đạt được thành công trong mọi giai đoạn tranh cử, từ lúc được đảng tín nhiệm qua các lần bầu cử sơ bộ, cho tới khi thắng lợi trong cuộc bầu cử sau cùng. Sau đây chúng ta thử tìm hiểu đoạn đường chiến binh thành công hay thất bại này phải trải qua những giai đoạn nào?
Nhìn chung, có 5 giai đoạn; chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào hai giai đoạn quan trọng nhất là bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử
1. Giai đoạn 1: Được đảng tín nhiệm. Rất nhiều người muốn được làm Tổng Thống, nhưng chỉ có một vị được lựa chọn. Do đó bước đầu tiên là tạo uy tín và chứng tỏ tài năng để được đảng tin tưởng có thể thắng cử.
2. Giai đọan 2: Bầu cử và hội thảo sơ bộ (Primary and Caucus). Một cá nhân tuy tài giỏi đến đâu cũng không đủ phương tiện tranh cử, do đó cần có đảng phái hỗ trợ. Các chính đảng tổ chức những cuộc bầu cử hay hội thảo sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên sáng giá nhất của mình.
Bầu cử sơ bộ bắt đầu từ tháng 1 của năm cuối nhiệm kỳ Tổng Thống, và kéo dài nhiều tháng sau đó. Để được đại diện cho đảng, những ứng viên của đảng phải trải qua những cuộc vận động ráo riết gay go và cố gắng đạt được hơn nửa số phiếu đại biểu (delegates) trong đảng mình. Mỗi đảng có số đại biểu khác nhau. Đảng Dân Chủ có tất cả 4049 đại biểu, trong đó có 796 siêu đại biểu (superdelegates). Siêu đại biểu (danh từ này chỉ được dùng trong đảng Dân Chủ) là những đảng viên Dân Chủ đắc cử trong các chức vụ dân cử như dân biểu (thượng và hạ viện), các thống đốc tiểu bang, cựu Tổng Thống, cựu phó Tổng Thống, và các giới chức trong đảng, nhóm này là những đại biểu không cam kết (unpledged delegates). Số còn lại 3253 là những đại biểu cam kết (pledged delegates). Ứng viên đảng Dân Chủ muốn được đảng đề cử phải đạt đươc 2025 đại biểu. Đảng Cộng Hòa có 2380 đại biểu, gồm có 1719 là đại biểu cam kết và số còn lại là đại biểu không cam kết (gồm những giới chức trong đảng). Do đó muốn được đại diện cho đảng Cộng Hòa, ứng viên phải đạt được con số tối thiểu là 1191.
Có hai cách tính số đại biểu cho các ứng viên:
- Cách thứ nhất là tính theo “tỷ lệ” (proportional representation) tức là số đại biểu được phân chia theo tỷ lệ số phiếu của ứng viên đạt được.
- Cách thứ hai gọi “Thắng Lấy Hết” (winner-take-all) hay nói nôn na dễ hiểu là “được ăn cả, ngã về không”, người thắng sẽ được hết số đại biểu của tiểu bang.
Trong bầu cử sơ bộ, Đảng Dân Chủ chọn theo cách thứ nhất “chia theo tỷ lệ”, còn đảng Cộng Hòa chọn theo cách thứ hai “thắng lấy hết”. Theo cách chọn lựa của mỗi đảng, chúng ta nhận thấy các ứng cử viên trong đảng Dân Chủ dù một ứng cử viên thua liên tục tại các tiểu bang nhưng với sự chia số đại biểu theo tỷ lệ, kết quả là ứng viên đang thua này vẫn có thể bám sát với ứng viên thắng cuộc, tạo cho cuộc tranh cử sơ bộ trong đảng nhiều gay go và cuối cùng người được đảng chọn lựa phải tỏ ra có khả năng vượt trội hơn các ứng viên khác. Nhưng bất lợi là thời gian tranh cử sơ bộ kéo dài, nhất là khi có 2 hay nhiều ứng viên có số phiếu tương đương nhau và không có ứng viên nào đạt được số phiếu quá bán cần thiết; khi trường hợp này xảy ra, lá phiếu của những “siêu đại biểu” (superdelegates) sẽ quyết định người ứng viên đại diện đảng.
Ngược lại đảng Cộng Hòa theo cách thứ hai (thắng lấy hết), vì họ không muốn cuộc tranh cử sơ bộ kéo dài, và muốn xác định người thắng cử càng sớm càng tốt, dành thời giờ còn lại chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống sau đó. Nhưng đây cũng là điều bất lợi cho đảng Cộng Hòa, vì chấm dứt quá sớm, trong khi đảng Dân Chủ vẫn còn tiếp tục thảo luận và vận động tranh cử, như vậy các cơ quan truyền thông, báo chí... tiếp tục nói đến đảng Dân Chủ (một hình thức quảng cáo không tốn tiền), còn đảng Cộng Hòa đã hoàn tất bầu cử sơ bộ, hầu như bị quên lảng không còn được nhắc nhở đến. Vì thế, lâu lâu người ứng viên đã được đề cử của đảng Cộng Hòa phải tìm cách chỉ trích các ứng viên đảng Dân Chủ với mục đích duy nhất là được nhắc nhở trên các báo chí, truyền hình...
Thêm một chi tiết đặc biệt của kỳ bầu cử sơ bộ, khởi đầu cuộc chạy đua thường có rất nhiều ứng viên, nhưng qua các cuộc bầu cử tại vài tiểu bang, một số ứng viên, mặc dù đã có một số phiếu “đại biểu”, nhưng không có hy vọng thắng nên thường rút lui nửa chừng. Trường hợp này, các ứng viên bỏ cuộc có thể dùng số phiếu “đại biểu” của mình chuyển sang một ứng viên còn lại.
3. Giai đoạn 3: Đại Hội đảng (National Convention). Sau khi các cuộc bầu cử và hội thảo sơ bộ chấm dứt, mỗi chính đảng tố chức một đại hội để chính thức đề cử ứng cử viên của đảng mình. Các ứng cử viên Tổng Thống cũng chọn ứng cử viên Phó Tổng Thống của liên danh mình trong thời gian này.
4. Giai đoạn 4: Bầu cử tổng quát (General or Popular Election) diễn ra vào tháng 11. Sau khi mỗi đảng chọn xong ứng cử viên của mình, tới lượt dân chúng trên toàn quốc bỏ phiếu để chọn một người làm Tổng Thống.
Thật ra theo hiến pháp, khi bỏ phiếu, cử tri không trực tiếp bầu Tổng Thống, mà chỉ ủy quyền cho một nhóm người gọi là “Electors” (cử tri đại biểu hay cử tri đoàn). Sau đó “Electors” chính thức dồn hết số phiếu của tiểu bang mình cho ứng cử viên đã được đa số dân chúng trong tiểu bang chọn lựa trong cuộc bầu cử tổng quát trước đây.
Toàn quốc Hoa Kỳ có tất cả 538 cử tri đại biểu, được phân chia như sau:
- Mỗi địa hạt dân biểu liên bang (Representative) có 1 cử tri đại biểu. Có 435 địa hạt dân biểu liên bang nên có tất cả 435 cử tri đại biểu. (Số dân biểu mỗi tiểu bang tùy theo vào số lượng dân của tiểu bang, nhưng mỗi tiểu bang phải có tối thiểu 1 dân biểu. Tiểu bang California có nhiều nhất 53 dân biểu, các tiểu bang nhỏ dân ít như Alaska, Delaware, Montana, South Dakota, North Dakota, Vermont, Wyoming chỉ có 1 dân biểu).
- Mỗi địa hạt thượng nghị sĩ liên bang (Senator) có 1 cử tri đại biểu. Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang (không phân biệt lớn hay nhỏ) có 2 cử tri đại biểu, do đó tổng cộng có 100 cử tri đại biểu.
- Khu vực Washington D.C. có 3 cử tri đại biểu.
Thể thức bầu cử tổng thống được quy định chung cho toàn quốc:
- Dùng cách bỏ phiếu kín.
- Người đi bầu được toàn quyền bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào mình chọn, không phân biệt và giới hạn theo đảng tịch.
- Ứng viên có nhiều phiếu bầu nhất tại tiểu bang sẽ ôm trọn số cử tri đại biểu của tiểu bang đó (theo phương cách của đảng Cộng Hòa dùng trong kỳ bầu cử sơ bộ - winner-take-all). Nhưng 2 tiểu bang Maine và Nebraska áp dụng phương pháp phân chia theo vùng, đó là ứng viên Tổng Thống có số phiếu bầu cao nhất của khu vực (đã được phân chia theo dân biểu hạ viện) sẽ nhận “cử tri đại biểu” vùng đó. Còn 2 phiếu “cử tri đại biểu” (từ địa hạt của thượng nghị sĩ) sẽ tùy thuộc vào ứng viên tổng thống có tổng số phiếu cao nhất của tiểu bang.
Theo cách thức “Winner-Take-All” đã xảy ra lắm điều trớ trêu, vị tổng thống đắc cử có thể không phải là người có số phiếu dân bầu cao nhất (popular votes). Năm 2000, tổng thống đắc cử George W. Bush (đảng Cộng Hòa) có 271 cử tri đại biểu với 50.460.110 phiếu (47.9%); ứng cử viên Albert A. Gore (đảng Dân Chủ) được 266 cử tri đại biểu nhưng có số phiếu dân bầu cao hơn 51.003.926 (48.4%). Tại sao lại có sự trái ngược như thế? Lý do là George W. Bush thắng nhiều tiểu bang hơn (30 tiểu bang) còn Abert A. Gore chỉ thắng 20 tiểu bang và vùng Washington D.C., nhưng tổng số người đi bầu tại 20 tiểu bang và vùng Washington D.C. (đảng Dân Chủ thắng) nhiều hơn tổng số người đi bầu của 30 tiểu bang ứng cử viên đảng Cộng Hòa George W. Bush thắng. Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cũng đã xảy ra vào năm 1876, vị tổng thống được tuyên bố đắc cử Rutherford B. Hayes (đảng Cộng Hòa) được 185 cử tri đại biểu (có 47.9% số người đi bầu, thắng 21 tiểu bang) còn người thua cuộc Samuel J. Tilden được 184 cử tri đại biểu ( đạt 51% số người đi bầu nhưng chỉ thắng 17 tiểu bang), và năm 1888 giửa 2 ứng viên Grover Cleveland và Benjamin Harrison (đắc cử), nhưng 4 năm sau, Cleveland đánh bại tổng thống đương nhiệm Harrison.
5. Giai đoạn 5: Phiếu cử tri đoàn (Electoral College). Mỗi “Elector” được bỏ một phiếu để trực tiếp bầu Tổng Thống nên tổng cộng có 538 phiếu cử tri đoàn (Electoral votes). Ứng cử viên nào được đa số quá bán (270) sẽ được làm Tổng Thống.
Trong trường hợp hai ứng viên chính của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa không bên nào đạt được phiếu đa số 270 (đa số quá bán trên tổng số 538) vì có ứng viên thứ ba chia mất một số phiếu, hiến pháp Hoa Kỳ quy định Hạ viện (House of Representatives hoặc lower house) sẽ nhóm họp để bầu chức vụ Tổng Thống từ các ứng viên có số “cử tri đại biểu” nhiều nhất. Mỗi dân biểu có 1 phiếu, ứng viên nhận được đa số phiếu của dân biểu được tuyên bố Tổng Thống đắc cử. Trường hợp đặc biệt này đã xảy ra 2 lần, vào năm 1801 và 1825. Nhưng chức vụ Phó Tổng Thống lại do các Thượng nghị sĩ (Senators) từ Thượng viện ( United States Senate hay upper house) bầu từ 2 ứng viên phó tổng thống có số phiếu “cử tri đại biểu” cao nhất. Qua cuộc bầu cử của Thượng viện và Hạ viện, kết quả có thể xảy ra là Tổng Thống và Phó Tổng Thống thuộc 2 đảng chính trị khác nhau.
Năm nay, cuộc bầu cử tổng quát sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 11, các “cử tri đoàn” sẽ chính thức bỏ phiếu vào tháng 12 và việc kiểm phiếu chấm dứt vào này 6 tháng giêng năm 2009 để chính thức chọn Tổng Thống. Sau đó, Tổng Thống và Phó Tổng Thống đắc cử sẽ tuyên thệ nhậm chức 2 tuần sau vào ngày 20 tháng giêng 2009.
Hy vọng có dịp gặp lại qúi độc giả trong bài tới nói về các ứng cử viên./.
Trần Đỗ Cẩm & Trần Thanh Vân
SƠ LƯỢC VỀ BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 2008
Bình luận của Trần Đỗ Cẩm & Trần Thanh Vân, Mar 26, 2008
Cali Today News - Cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay tuy mới ở vòng sơ bộ nhưng đã hứa hẹn nhiều sôi nổi, nhất là trong nội bộ đảng Dân Chủ. Đối với dân Việt tỵ nạn, dù bận rộn với công việc hàng ngày hoặc chỉ coi Hoa Kỳ là đất tạm dung, nhưng cũng có nhiều người quan tâm tới cuộc bầu cử chức vụ đứng đầu ngành hành pháp có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của dân chúng, cũng như các quyết định quan trọng về chính sách đối nội cùng đối ngoại này.
Tuy nhiên, căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, việc theo dõi cuộc vận động tranh cử không phải dễ dàng vì các qui luật bầu cử rất rắc rối không đơn giản theo thể thức ứng cử viên nào được nhiều phiếu của dân chúng sẽ đương nhiên thắng cử như tại phần lớn các quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, tiến trình cũng như thể thức tranh cử trải qua nhiều giai đọan khúc mắc, lại được gọi bằng những danh từ chính trị chuyên môn ít người biết tới khiến ngay cả đa số người Mỹ bản xứ cũng không hoàn toàn thấu hiểu.
Do đó, với hy vọng tiếp tay phần nào cùng những vị đang quan tâm theo dõi thời cuộc, chúng tôi mạo muội đề cập và phân tích một số vấn đề căn bản quan trọng liên quan đến bầu cử, đồng thời nhấn mạnh vào việc tìm hiểu các danh từ chuyên môn thường thấy trên báo chí cũng như được lập đi lập lại trên các đài phát thanh và truyền hình. Sau khi đã nắm vững phần ý nghĩa của các danh từ kỹ thuật quan trọng, chúng tôi sẽ tóm lược một số điểm chính yếu liên quan tới thể thức bầu cử. Danh từ “bầu cử” xử dụng trong bài viết này là phần thu gọn của những chữ “bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ”.
Tưởng cũng cần thưa trước, việc giải thích, tóm lược một trong những vấn đề rắc rối, phức tạp nhất là qui tắc bầu cử trong khuôn khổ giới hạn của một bài viết ngắn sẽ không sao tránh khỏi sai sót, vì vậy, giám mong qúi dộc giả cũng như thức giả vui lòng bổ khuyết để chúng ta cùng học hỏi. Ngoài ra, trong bài này, chúng tôi sẽ cố gắng phiên dịch những danh từ chuyên môn sang Việt ngữ càng nhiều càng tốt, nhưng vì có lắm chữ chưa hoặc không có tương đương trong tiếng Việt, nên chúng tôi đành dùng nguyên Anh ngữ và cố gắng giải thích ý nghĩa bằng Việt ngữ. Đôi khi cả Anh ngữ lẫn Việt ngữ được dùng lẫn lộn để làm quen với các từ ngữ thường dùng trong các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ.
MỘT SỐ DANH TỪ LIÊN QUAN ĐẾN BẦU CỬ Đề cập tới bầu cử, hàng ngày chúng ta thường nghe nói tới một số danh từ khá xa lạ như “Primary”, “Caucus”, “Delegate”, “Supperdelegate” v.v… Vậy những chữ này có nghĩa là gì? Sau đây là ý nghĩa của một số danh từ căn bản.
Primary: bắt nguồn từ tiếng Latin “primarius” có nghĩa là “đầu tiên” hay “trước nhất”. Trong lãnh vực bầu cử, tiếng Việt tương đương có thể gọi là “bầu cử sơ bộ”. Bầu cử sơ bộ thường chỉ dành cho các đảng viên Dân Chủ hoặc Cộng Hòa, trong đó họ lựa chọn ứng cử viên Tổng Thống của đảng mình. Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có cách lựa chọn khác nhau và ngày bầu cử sơ bộ của hai đảng cũng không nhất thiết phải cùng ngày. Tóm lại, các chính đảng có toàn quyền hoạch định đường lối và phương cách đề cử ứng viên của mình và cuộc chọn lựa này được thực hiện trong các cuộc bầu cử (primary) hay hội họp (caucus) sơ bộ tùy theo từng tiểu bang.
Caucus: Một buổi hội họp, hội thảo hay hội luận của các đảng viên tại địa phương để tranh luận hay thảo luận với mục đích quyết định ai sẽ là người đại diện của đảng mình trong cuộc bầu cử. Buổi hộp mặt này thường được tổ chức công khai tại một địa điểm rộng lớn như khách sạn, tòa thị chính v.v… để đề cử chứ không quyết định tại phòng bỏ phiếu (voting booth). Như vậy, “caucus” và “primary” tổ chức tại cấp tiểu bang có cùng mục tiêu là chọn lựa ứng cử viên, chỉ khác về hình thức; có tiểu bang tổ chức “primary”, có tiểu bang dùng “caucus” tùy theo quyết định của đảng.
Delegate: (Ủy viên hay đại diện) là người đại diện được dân chúng trong tiểu bang đề cử tham dự Đại Hội Đảng và ủy quyền dồn phiếu cho ứng cử viên đã được dân chúng trong tiểu bang mình lựa chọn trong cuộc bầu cử hay hội thảo sơ bộ. Nói khác đi, phiếu của các “delegates” này mới chính thức lựa chọn ứng cử viên của đảng ra tranh cử chức vụ Tổng Thống.
Việc phân chia phiếu “delegates” tùy thuộc mỗi chính đảng và cả mỗi tiểu bang. Trong đảng Dân Chủ, thông thường số phiếu của các ủy viên này được chia theo tỷ lệ tùy thuộc vào số phiếu dân chúng bầu cho mỗi ứng cử viên. Thí dụ trong tiểu bang Y có 10 “delegates”, ứng cử viên A được 50% số phiếu dân bầu, ứng cử viên B được 30%, ứng cử viên C được 20%; như vậy A sẽ được 5 phiếu “delegates”, B được 3 phiếu và C được 2 phiếu. Điều này khác hẳn với thể thức “winner take all” khi bầu cử Tổng Thống sẽ giải thích trong phần sau. Còn đảng Cộng Hòa, đa số các tiểu bang lại theo thể thức “winner take all”, người nào thắng phiếu dân bầu sẽ được hết phiếu “delegates”. Tổng cộng, đảng Dân Chủ có 4049 “delegates” và “superdelegates”, còn đảng Cộng Hòa chỉ có 2,380.
Nên nhớ số phiếu “delegates” của mỗi đảng khác nhau, tức là mỗi đảng có toàn quyền ấn định số ủy viên của mình tại mỗi tiểu bang, nhưng trong cuộc bầu cử Tổng Thống số “delegates” được phân phối căn cứ vào dân số mỗi tiểu bang.
Superdelegate: (Siêu ủy viên hay ủy viên cấp cao) cũng là người được ủy nhiệm như “delegate”, nhưng giữ chức vụ cao cấp trong chính đảng hay chức vụ dân cử nên được toàn quyền bỏ phiếu cho ứng cử viên do chính mình lựa chọn trong Đại Hội đảng toàn quốc, không nhất thiết phải theo đa số phiếu dân bầu. Do đó, phiếu của ủy viên cấp cao này có thể khác với kết quả trong cuộc bầu cử sơ bộ, trong khi các ủy viên cấp tiểu bang (delegates) thường phải bỏ phiếu theo kết quả bầu cử sơ bộ tại tiểu bang mình. Ngoài ra, ủy viên cao cấp dù đã “hứa” bỏ phiếu cho một ứng cử viên, nhưng có thể thay đổi ý kiến nếu tình hình biến chuyển vào giờ chót.
Quyền hạn của các “superdelegates” do đó rất quan trọng vì có thể làm thay đổi kết quả trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhất là trong cuộc tranh cử ráo riết năm nay giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Barack Obama của đảng Dân Chủ. Rất có thể Obama thắng phiếu sát nút trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhưng Hillary lại được chính thức đề cử nếu có được nhiều phiếu của “superdelegates” trong Đại Hội đảng toàn quốc.
Party National Convention: (Đại Hội đảng toàn quốc) là buổi họp mặt trong đó ủy viên đại diện của các tiểu bang trên toàn quốc chính thức dồn phiếu đề cử ứng cử viên Tổng Thống của đảng mình. Có thể nói, cuộc bầu cử sơ bộ tại mỗi tiểu bang mới chỉ là “trưng cầu ý kiến” bán chính thức của các đảng viên tại địa phương, nhưng mặc dù các ủy viên có trách nhiệm bỏ phiếu theo sự lựa chọn của tiểu bang mình, phải chờ đến Đại Hội đảng mới có quyết định chính thức. Trong Đại hội đảng, các ủy viên đứng quanh cờ hiệu của tiểu bang mình, chờ khi đến lượt, sẽ loan báo họ đến từ “tiểu bang ABC và bỏ phiếu cho ứng cử viên XYZ”.
Năm nay Đại Hội đảng Dân Chủ được tổ chức tại Denver (Colorado) từ ngày 25 đến 28 tháng 8; còn đảng Cộng Hòa tổ chức tại Minneapolis-St. Paul (Minnesota) từ ngày 1 đến 4 tháng 9.
Popular General vote: (Phiếu đại chúng) là số phiếu dân chúng bầu cho ứng cử viên.
Electoral College (Cử tri đoàn): Thể chế bầu cử theo cử tri đoàn được thiết lập ngay từ những năm đầu của thời Hoa Kỳ lập quốc. Trong hệ thống này, mỗi tiểu bang được ấn định một số “Electors” cố định bằng với số người đại diện (Dân biểu và Nghị sĩ) có trong quốc hội.
Tuy mỗi tiểu bang, dù đông hay ít dân đều có 2 Nghị sĩ, nhưng số dân biểu lại tỷ lệ theo dân số, do đó số “Electors” tại mỗi tiểu bang khác nhau. Thí dụ như tiểu bang đông dân nhất là California có 2 Nghị sĩ và 52 dân biểu nên tổng số “Electors” là 54, trong khi tiểu bang thưa dân nhất như Wyoming cũng có 2 Nghị sĩ nhưng chỉ có 1 dân biểu, tức là 3 “Electors”. Tổng cộng trên toàn quốc Hoa Kỳ có 538 “Electors”, do đó, cần 270 phiếu cử tri đoàn (elctoral votes) để đắc cử Tổng thống.
Thể thức bầu cử “Electoral College” có thể đưa tới trường hợp một ứng cử viên được nhiều phiếu đại chúng (popular votes) hơn nhưng lại thất cử vì thua phiếu cử tri đoàn (electoral votes). Thí dụ ứng cử viên A thắng sát nút tại các tiểu bang lớn như California, New York, Texas v.v… với tỷ lệ 51% phiếu đại chúng (giả dụ 51 triệu phiếu), nhưng vẫn nhận được 100% phiếu cử tri đoàn, còn ứng cử viên B tuy được 49% phiếu đại chúng (giả sử 49 triệu phiếu) nhưng không được phiếu cử tri đoàn nào theo thể thức “thắng ăn cả, ngã về không” (winner take all). Nhưng tại những tiểu bang nhỏ ít phiếu cử tri đoàn, ứng cử viên B lại toàn thắng với tỷ lệ 90% (giả sử 9 triệu phiếu) trong khi ứng cử viên A chỉ được 10% (giả dụ 1 triệu phiếu). Do đó ứng cử viên B tuy có số phiếu đại chúng tổng cộng cao hơn (49 triệu + 9 triệu = 58 triệu) so với ứng cử viên A (51 triệu + 1 triệu = 52 triệu), nhưng ứng cử viên A vẫn thắng cử vì được nhiều phiếu cử tri đoàn tại các tiểu bang lớn, mà chỉ mất ít tại các tiểu bang nhỏ. Trường hợp coi như “bất công” này đã nhiều lần xảy ra trong các cuộc bầu cử gần đây nên hiện nay có phong trào đòi sửa đổi luật bầu cử căn cứ vào phiếu đại chúng.
Endorsements: (Ủng hộ hay hẫu thuẫn) là sự ủng hộ của cá nhân nổi tiếng, cơ quan truyền thông, chính trị gia hay đoàn thể. Trong cuộc bầu cử năm nay, có một số “hậu thuẫn” quan trọng như Nghị sĩ độc lập Joe Lieberman ủng hộ ứng cử viên Cộng Hòa John McCain và nữ hoàng màn ảnh nhỏ Oprah Winfrey ủng hộ ứng cử viên cùng màu da Barack Obama. Các cơ quan truyền thông như báo chí cũng bày tỏ lập trường ủng hộ hay phản đối dưới hình thức “thư tòa soạn”, còn các nghiệp đoàn lớn như Tổng Công Đoàn Lao Công cũng “endorse” ứng cử viên riêng của mình. Nghe nói “hậu thuẫn” Oprah Winfrey đã đưa lại lắm tiền và nhiều phiếu cho Obama.
Tuy có nhiều người tranh luận về hiệu quả của những sự ủng hộ này trong việc bỏ phiếu, nhưng chắc chắn các ứng cử viên đều nỗ lực vận động để nhận được nhiều hậu thuẫn. Lý do vì mỗi minh tinh, cá nhân nổi tiếng, báo chí hay đoàn thể đều có một số người ái mộ, độc giả hay đoàn viên riêng. Nếu được sự ủng hộ, các ứng cử viên hy vọng sẽ nhận được nhiều tiền giúp cho chi phí vận động tranh cử và cả phiếu của những nhóm này.
Debate: (Tranh luận) thường được tổ chức để các ứng cử viên đối lập có cơ hội bầy tỏ nhân cách cũng như quan điểm của mình về những vấn đề quan trọng. Thể thức tranh luận và qui luật trả lời các câu hỏi đều được đôi bên thỏa thuận trước, nên nhiều khi không gây được bất ngờ thích thú. Tuy nhiên những cuộc tranh luận này đều rất quan trọng trong cuộc bầu cử, vì sở trường sở đoản của mỗi ứng cử viên như nhân dáng, kiến thức, phản ứng v.v… đều công khai phô bày trước công chúng và được các cơ quan truyền thông phân tích, nhận xét cặn kẽ. Ứng cử viên Tổng Thống và Phó Tổng Thống có những cuộc tranh luận riêng với đối thủ của mình.
Magic Number: (Con số thần diệu) là số phiếu cử tri đoàn (delegates) cần có để một ứng cử viên được đề cử hay đắc cử. Thí dụ như đảng Dân Chủ có tổng cộng 4049 “delegates” nên “magic number” tuưc là đa số quá bán để được đảng đề cử ra tranh cử Tổng Thống là 2,025; còn đảng Cộng Hòa là 1,191 (đa số quá bán của tổng cộng 2380 “delegates”). “Magic number” để đắc cử Tổng Thống là 270 (đa số quá bán của tổng cộng 538 “delegates”).
Super Tuesday: (Thứ ba quan trọng) là ngày thứ ba có nhiều cuộc bầu cử sơ bộ cấp tiểu bang nhất. Năm 2008 này, Thứ Ba quan trọng là ngày 5 tháng 2, trong đó có tới 24 tiểu bang cùng tổ chức bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên cho đảng mình. Trong số 24 tiểu bang này, có cả California và New York là hai tiểu bang có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Vì vậy, ứng cử viên nào thắng thế tức là có nhiều phiếu nhất trong ngày “Super Tuesday” được coi là có nhiều hy vọng sẽ được đề cử.
Blue State: Tiểu bang ủng hộ ứng cử viên đảng Dân Chủ.
Red State: Tiểu bang ủng hộ viên đảng Cộng Hòa.
Purple State: Tiểu bang thay đổi (swing state) có thể bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa.
Trên các bản đồ bầu cử, màu sắc của các tiểu bang phản ảnh qui ước ủng hộ này.
GOP: Chữ viết tắt của “Grand Old Party” là tục danh của đảng Cộng Hòa.
FEC: Chữ viết tắt của “Federal Election Commission” (Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang), là cơ quan giám sát cũng như theo dõi, phân phối tài chính trong cuộc bầu cử.
THỂ THỨC BẦU TỔNG THỐNG HOA KỲ
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1789, vị tổng thống thứ nhất là George Washington. Kỳ bầu cử kế tiếp vào năm 1792 (cách 3 năm) và sau đó mỗi 4 năm, trùng hợp vào những năm dương lịch nhuần - năm chia chẳn cho 4 như 1796, 1824, 1980, 2008... Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay hơn 200 năm đã có 43 đời tổng thống.
Mỗi 4 năm một lần, nước Hoa Kỳ có cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc của các ứng viên tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ, một chức vụ được coi là quyền lực nhất trên thế giới có thể làm ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế... tại các quốc gia khác. Vì vậy, dù tranh cử tại Hoa Kỳ nhưng hầu hết các cơ quan truyền thông, ngôn luận các quốc gia trên toàn thế giới hầu như cập nhật hóa những diễn tiến cuộc chạy đua này.
Cuộc tranh cử nào cũng có nhiều gian nan, đặc biệt là con đường vào Tòa Bạch Ốc không bằng phẳng như đại lộ Pennsylvania. Năm nay, tuy mới vào thời kỳ bầu cử sơ bộ của hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa nhưng cũng đã có nhiều sôi nổi, đặc biệt trong nội bộ đảng Dân Chủ giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Barack Obama. Nhìn chung, các ứng cử viên đều đã chuẩn bị và dồn nỗ lực tối đa cả năm trước khi có cuộc bầu cử Tổng Thống.
Đại cương, tại Hoa Kỳ có rất nhiều đảng phái chính trị khác nhau như: Cộng Hòa (Republican Party), Dân Chủ (Democratic Party), Tự Do (Libertarian Party), Xanh Lá Cây (Green Party), Xã Hội (Socialist Party)... nhưng 2 đảng được coi là lớn nhất có đảng viên thay phiên làm chủ tòa Bạch Ốc là Cộng Hòa và Dân Chủ. Đảng Dân Chủ khởi xướng vào đầu thập niên 1790 chủ trương canh tân phát triển quốc gia, hình biểu tượng là con lừa (donkey). Đảng Cộng Hoà thành lập vào năm 1854 với chủ trương giải phóng người nô lệ, hình biểu tượng là con voi (elephant).
Tổng quát, thể thức bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã được ấn định trong hiến pháp, với những điều kiện căn bản cho ứng viên như sau:
- Tối thiểu 35 tuổi
- Là công dân sinh đẻ tại Hoa Kỳ. Như vậy, những di dân từ nước ngoài sau này trở thành công dân Hoa Kỳ như người Việt tỵ nạn không hội đủ điều kiện ứng cử, nhưng con cháu chúng ta sinh ra tại Hoa Kỳ được quyền ứng cử.
- Cư ngụ tại Hoa Kỳ trong thời gian 14 năm.
Khi đã hội đủ điều kiện, một công dân muốn trở thành nguyên thủ của cường quốc số một trên thế giới còn phải thu đạt được thành công trong mọi giai đoạn tranh cử, từ lúc được đảng tín nhiệm qua các lần bầu cử sơ bộ, cho tới khi thắng lợi trong cuộc bầu cử sau cùng. Sau đây chúng ta thử tìm hiểu đoạn đường chiến binh thành công hay thất bại này phải trải qua những giai đoạn nào?
Nhìn chung, có 5 giai đoạn; chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào hai giai đoạn quan trọng nhất là bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử
1. Giai đoạn 1: Được đảng tín nhiệm. Rất nhiều người muốn được làm Tổng Thống, nhưng chỉ có một vị được lựa chọn. Do đó bước đầu tiên là tạo uy tín và chứng tỏ tài năng để được đảng tin tưởng có thể thắng cử.
2. Giai đọan 2: Bầu cử và hội thảo sơ bộ (Primary and Caucus). Một cá nhân tuy tài giỏi đến đâu cũng không đủ phương tiện tranh cử, do đó cần có đảng phái hỗ trợ. Các chính đảng tổ chức những cuộc bầu cử hay hội thảo sơ bộ để lựa chọn ứng cử viên sáng giá nhất của mình.
Bầu cử sơ bộ bắt đầu từ tháng 1 của năm cuối nhiệm kỳ Tổng Thống, và kéo dài nhiều tháng sau đó. Để được đại diện cho đảng, những ứng viên của đảng phải trải qua những cuộc vận động ráo riết gay go và cố gắng đạt được hơn nửa số phiếu đại biểu (delegates) trong đảng mình. Mỗi đảng có số đại biểu khác nhau. Đảng Dân Chủ có tất cả 4049 đại biểu, trong đó có 796 siêu đại biểu (superdelegates). Siêu đại biểu (danh từ này chỉ được dùng trong đảng Dân Chủ) là những đảng viên Dân Chủ đắc cử trong các chức vụ dân cử như dân biểu (thượng và hạ viện), các thống đốc tiểu bang, cựu Tổng Thống, cựu phó Tổng Thống, và các giới chức trong đảng, nhóm này là những đại biểu không cam kết (unpledged delegates). Số còn lại 3253 là những đại biểu cam kết (pledged delegates). Ứng viên đảng Dân Chủ muốn được đảng đề cử phải đạt đươc 2025 đại biểu. Đảng Cộng Hòa có 2380 đại biểu, gồm có 1719 là đại biểu cam kết và số còn lại là đại biểu không cam kết (gồm những giới chức trong đảng). Do đó muốn được đại diện cho đảng Cộng Hòa, ứng viên phải đạt được con số tối thiểu là 1191.
Có hai cách tính số đại biểu cho các ứng viên:
- Cách thứ nhất là tính theo “tỷ lệ” (proportional representation) tức là số đại biểu được phân chia theo tỷ lệ số phiếu của ứng viên đạt được.
- Cách thứ hai gọi “Thắng Lấy Hết” (winner-take-all) hay nói nôn na dễ hiểu là “được ăn cả, ngã về không”, người thắng sẽ được hết số đại biểu của tiểu bang.
Trong bầu cử sơ bộ, Đảng Dân Chủ chọn theo cách thứ nhất “chia theo tỷ lệ”, còn đảng Cộng Hòa chọn theo cách thứ hai “thắng lấy hết”. Theo cách chọn lựa của mỗi đảng, chúng ta nhận thấy các ứng cử viên trong đảng Dân Chủ dù một ứng cử viên thua liên tục tại các tiểu bang nhưng với sự chia số đại biểu theo tỷ lệ, kết quả là ứng viên đang thua này vẫn có thể bám sát với ứng viên thắng cuộc, tạo cho cuộc tranh cử sơ bộ trong đảng nhiều gay go và cuối cùng người được đảng chọn lựa phải tỏ ra có khả năng vượt trội hơn các ứng viên khác. Nhưng bất lợi là thời gian tranh cử sơ bộ kéo dài, nhất là khi có 2 hay nhiều ứng viên có số phiếu tương đương nhau và không có ứng viên nào đạt được số phiếu quá bán cần thiết; khi trường hợp này xảy ra, lá phiếu của những “siêu đại biểu” (superdelegates) sẽ quyết định người ứng viên đại diện đảng.
Ngược lại đảng Cộng Hòa theo cách thứ hai (thắng lấy hết), vì họ không muốn cuộc tranh cử sơ bộ kéo dài, và muốn xác định người thắng cử càng sớm càng tốt, dành thời giờ còn lại chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống sau đó. Nhưng đây cũng là điều bất lợi cho đảng Cộng Hòa, vì chấm dứt quá sớm, trong khi đảng Dân Chủ vẫn còn tiếp tục thảo luận và vận động tranh cử, như vậy các cơ quan truyền thông, báo chí... tiếp tục nói đến đảng Dân Chủ (một hình thức quảng cáo không tốn tiền), còn đảng Cộng Hòa đã hoàn tất bầu cử sơ bộ, hầu như bị quên lảng không còn được nhắc nhở đến. Vì thế, lâu lâu người ứng viên đã được đề cử của đảng Cộng Hòa phải tìm cách chỉ trích các ứng viên đảng Dân Chủ với mục đích duy nhất là được nhắc nhở trên các báo chí, truyền hình...
Thêm một chi tiết đặc biệt của kỳ bầu cử sơ bộ, khởi đầu cuộc chạy đua thường có rất nhiều ứng viên, nhưng qua các cuộc bầu cử tại vài tiểu bang, một số ứng viên, mặc dù đã có một số phiếu “đại biểu”, nhưng không có hy vọng thắng nên thường rút lui nửa chừng. Trường hợp này, các ứng viên bỏ cuộc có thể dùng số phiếu “đại biểu” của mình chuyển sang một ứng viên còn lại.
3. Giai đoạn 3: Đại Hội đảng (National Convention). Sau khi các cuộc bầu cử và hội thảo sơ bộ chấm dứt, mỗi chính đảng tố chức một đại hội để chính thức đề cử ứng cử viên của đảng mình. Các ứng cử viên Tổng Thống cũng chọn ứng cử viên Phó Tổng Thống của liên danh mình trong thời gian này.
4. Giai đoạn 4: Bầu cử tổng quát (General or Popular Election) diễn ra vào tháng 11. Sau khi mỗi đảng chọn xong ứng cử viên của mình, tới lượt dân chúng trên toàn quốc bỏ phiếu để chọn một người làm Tổng Thống.
Thật ra theo hiến pháp, khi bỏ phiếu, cử tri không trực tiếp bầu Tổng Thống, mà chỉ ủy quyền cho một nhóm người gọi là “Electors” (cử tri đại biểu hay cử tri đoàn). Sau đó “Electors” chính thức dồn hết số phiếu của tiểu bang mình cho ứng cử viên đã được đa số dân chúng trong tiểu bang chọn lựa trong cuộc bầu cử tổng quát trước đây.
Toàn quốc Hoa Kỳ có tất cả 538 cử tri đại biểu, được phân chia như sau:
- Mỗi địa hạt dân biểu liên bang (Representative) có 1 cử tri đại biểu. Có 435 địa hạt dân biểu liên bang nên có tất cả 435 cử tri đại biểu. (Số dân biểu mỗi tiểu bang tùy theo vào số lượng dân của tiểu bang, nhưng mỗi tiểu bang phải có tối thiểu 1 dân biểu. Tiểu bang California có nhiều nhất 53 dân biểu, các tiểu bang nhỏ dân ít như Alaska, Delaware, Montana, South Dakota, North Dakota, Vermont, Wyoming chỉ có 1 dân biểu).
- Mỗi địa hạt thượng nghị sĩ liên bang (Senator) có 1 cử tri đại biểu. Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang (không phân biệt lớn hay nhỏ) có 2 cử tri đại biểu, do đó tổng cộng có 100 cử tri đại biểu.
- Khu vực Washington D.C. có 3 cử tri đại biểu.
Thể thức bầu cử tổng thống được quy định chung cho toàn quốc:
- Dùng cách bỏ phiếu kín.
- Người đi bầu được toàn quyền bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào mình chọn, không phân biệt và giới hạn theo đảng tịch.
- Ứng viên có nhiều phiếu bầu nhất tại tiểu bang sẽ ôm trọn số cử tri đại biểu của tiểu bang đó (theo phương cách của đảng Cộng Hòa dùng trong kỳ bầu cử sơ bộ - winner-take-all). Nhưng 2 tiểu bang Maine và Nebraska áp dụng phương pháp phân chia theo vùng, đó là ứng viên Tổng Thống có số phiếu bầu cao nhất của khu vực (đã được phân chia theo dân biểu hạ viện) sẽ nhận “cử tri đại biểu” vùng đó. Còn 2 phiếu “cử tri đại biểu” (từ địa hạt của thượng nghị sĩ) sẽ tùy thuộc vào ứng viên tổng thống có tổng số phiếu cao nhất của tiểu bang.
Theo cách thức “Winner-Take-All” đã xảy ra lắm điều trớ trêu, vị tổng thống đắc cử có thể không phải là người có số phiếu dân bầu cao nhất (popular votes). Năm 2000, tổng thống đắc cử George W. Bush (đảng Cộng Hòa) có 271 cử tri đại biểu với 50.460.110 phiếu (47.9%); ứng cử viên Albert A. Gore (đảng Dân Chủ) được 266 cử tri đại biểu nhưng có số phiếu dân bầu cao hơn 51.003.926 (48.4%). Tại sao lại có sự trái ngược như thế? Lý do là George W. Bush thắng nhiều tiểu bang hơn (30 tiểu bang) còn Abert A. Gore chỉ thắng 20 tiểu bang và vùng Washington D.C., nhưng tổng số người đi bầu tại 20 tiểu bang và vùng Washington D.C. (đảng Dân Chủ thắng) nhiều hơn tổng số người đi bầu của 30 tiểu bang ứng cử viên đảng Cộng Hòa George W. Bush thắng. Trong lịch sử bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cũng đã xảy ra vào năm 1876, vị tổng thống được tuyên bố đắc cử Rutherford B. Hayes (đảng Cộng Hòa) được 185 cử tri đại biểu (có 47.9% số người đi bầu, thắng 21 tiểu bang) còn người thua cuộc Samuel J. Tilden được 184 cử tri đại biểu ( đạt 51% số người đi bầu nhưng chỉ thắng 17 tiểu bang), và năm 1888 giửa 2 ứng viên Grover Cleveland và Benjamin Harrison (đắc cử), nhưng 4 năm sau, Cleveland đánh bại tổng thống đương nhiệm Harrison.
5. Giai đoạn 5: Phiếu cử tri đoàn (Electoral College). Mỗi “Elector” được bỏ một phiếu để trực tiếp bầu Tổng Thống nên tổng cộng có 538 phiếu cử tri đoàn (Electoral votes). Ứng cử viên nào được đa số quá bán (270) sẽ được làm Tổng Thống.
Trong trường hợp hai ứng viên chính của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa không bên nào đạt được phiếu đa số 270 (đa số quá bán trên tổng số 538) vì có ứng viên thứ ba chia mất một số phiếu, hiến pháp Hoa Kỳ quy định Hạ viện (House of Representatives hoặc lower house) sẽ nhóm họp để bầu chức vụ Tổng Thống từ các ứng viên có số “cử tri đại biểu” nhiều nhất. Mỗi dân biểu có 1 phiếu, ứng viên nhận được đa số phiếu của dân biểu được tuyên bố Tổng Thống đắc cử. Trường hợp đặc biệt này đã xảy ra 2 lần, vào năm 1801 và 1825. Nhưng chức vụ Phó Tổng Thống lại do các Thượng nghị sĩ (Senators) từ Thượng viện ( United States Senate hay upper house) bầu từ 2 ứng viên phó tổng thống có số phiếu “cử tri đại biểu” cao nhất. Qua cuộc bầu cử của Thượng viện và Hạ viện, kết quả có thể xảy ra là Tổng Thống và Phó Tổng Thống thuộc 2 đảng chính trị khác nhau.
Năm nay, cuộc bầu cử tổng quát sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 11, các “cử tri đoàn” sẽ chính thức bỏ phiếu vào tháng 12 và việc kiểm phiếu chấm dứt vào này 6 tháng giêng năm 2009 để chính thức chọn Tổng Thống. Sau đó, Tổng Thống và Phó Tổng Thống đắc cử sẽ tuyên thệ nhậm chức 2 tuần sau vào ngày 20 tháng giêng 2009.
Hy vọng có dịp gặp lại qúi độc giả trong bài tới nói về các ứng cử viên./.
Trần Đỗ Cẩm & Trần Thanh Vân
KÊU GỌI PARIS, SÀIGÒN, LUÂNĐÔN & SAN FRANCISCO
XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG RƯỚC ĐUỐC CỦA TRUNG CỘNG Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội 2008 bắt đầu ngày 24.3.2008 tại Hy Lạp và sẽ vượt 137.000 Km trong vòng 130 ngày, qua 20 thành phố lớn trước khi đến Bắc Kinh trong đó có Paris, Luân Đôn, San Francisco và Sàigòn. Các cộng đồng nhiều quốc gia nạn nhân và dân chúng địa phương đang chuẩn bị dàn chào khi cuộc rước đuốc đi qua thành phố của họ.
Ngay tại thủ đô Hy Lạp, việc chống đối đã xảy ra ngay trong ngày lễ tiếp nhận lửa thiêng. Buổi lễ mở đầu Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã bị phản đối, không thành công tốt đẹp như nhà cầm quyền Bắc Kinh mong muốn. Trong lúc ông Liu Qi, chủ tịch Olympic 2008 đang đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy về hướng ông ta cùng với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olympic trên nền được thể hiện bằng những chiếc còng số 8 – biểu tượng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Đó là những người ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Tây Tạng đã lọt lưới bảo vệ của cảnh sát để vào ngay khán đài.
Sự việc xảy ra chớp nhoáng nhưng truyền hình Hy Lạp đã kịp thời quay trọn vẹn những gì đang xảy ra và chuyển đi khắp thế giới trong lúc truyền hình Trung Cộng cúp ngang chương trình đang phát hình trực tiếp về cho dân chúng tại nước mình.
Cuộc phản đối lễ khai mạc đốt đuốc Olympic do chính Tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” (Reporters Without Borders – RWB) thực hiện. Những người nói trên chính là chủ tịch RWB Robert Menard và hai bạn đồng nghiệp Vincent Brossel, Jean-François Juillard. Cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ.
Tại thủ đô Hy Lạp, người Tây Tạng mặt vẽ bằng những vạch phẩm đỏ, tượng trưng cho máu, diễn hành trên đường phố Hy Lạp và một số bị cảnh sát Hy Lạp bắt giữ. Điều này chứng tỏ những người phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền tại Tây Tạng hoàn toàn không cô đơn. Khắp thế giới đã đồng loạt đứng dậy xuống đường, trong đó Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Pháp và Mỹ đang nhiệt tình ủng hộ.
Tại Paris: Người Việt Tự Do cùng tổ chức chung với các cộng đồng Âu Á một cuộc xuống đường lớn để tố cáo tội ác Trung Cộng đồng thời tẩy chay thế vận hội 2008 vào lúc 11 giờ sáng ngày thứ Hai 07.4.2008 tại quảng trường Trocadéro. Ngày đó sẽ hứa hẹn một cuộc xuống đường rầm rộ, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ tung bay dọc theo lộ trình rước đuốc của thành phố Paris. Chúng tôi tha thiềt kêu gọi tất cả anh chị em người Việt Tự Do hãy xuống đường sát cánh với người Pháp, với các cộng đồng bạn để ủng hộ Tây Tạng, Miến Điện, Trung Hoa Quốc gia cũng như các thành phần hiệp hội đảng phái của người Hoa nội địa đang đứng dậy chống đố chế độ. Thời điểm thích ứng để tố cáo trước dư luận quốc tế việc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.
Đặc biệt tại Sàigòn, chúng tôi kêu gọi tất cả dân chúng, các đảng phái và tổ chức tranh đấu chìm nổi cũng như công nhân, sinh viên, học sinh hãy xuống đường ngày rước đuốc 29.3.2008 để tỏ thái độ. Đây là một dịp rất thuận tiện, Cộng sản không dám ra tay đàn áp thô bạo vì các cơ quan truyền thông báo chí sẽ có mặt tại Sàgòn ngày này. Hơn nữa Cộng sản chỉ đàn áp khi đồng bào biểu tình đơn độc lẻ tẻ. Lần này xuống đường đông đảo, Cộng sản sẽ không dám bắt cả ngàn, cả chục ngàn người cùng một lúc. Xuống đường như đi chào đón việc rước đuốc, không cờ, không bích chương, biểu ngữ. Chúng tôi đề nghị đồng bào mặc ÁO TRẮNG, đây là một hình thức chống đối mà bạo quyền Cộng sản không thể bắt và đàn áp được.
Xin ghi nhận câu nằm lòng sau đây : ÁO TRẮNG THẮNG CỜ ĐỎ. Khi ra đường mặc áo trắng, đồng bào có thể nhận diện nhau một cách dễ dàng, những người mặc áo trắng là bạn và là người cùng chí hướng. Đến một ngày nào đó, bọn Cộng sản không còn xử dung áo trắng mỗi khi ra đường là chúng ta đã thắng một trận chiến tâm lý, và thế giới sẽ nhận được cường độ chống đối của toàn dân qua chương trình áo trắng. Các đảng phái và đoàn thể chống đối nhà nước chưa thể ra mặt kết hợp với nhau lúc này thì xin rỉ tai, truyền miệng thực hiện việc mặc áo trắng trong bước đầu mỗi khi ra đường.
Tại Luân Đôn & San Francisco : Chúng tôi chân thành kêu gọi Cộng đồng ngươờ Việt Quốc Gia tại Luân Đôn (Anh) và San Francisco (Cali-Mỹ), với khả năng và nhân lực sẵn có sẽ xuống đường phản đối cuộc rước đuốc đi qua thành phố này.
Chúng tôi kêu gọi những người ái mộ, các vận động viên hãy tẩy chay Thế Vận Hội thiếu tinh thần thể thao này. Các nhà truyền thông báo chí hoặc các vận động viên nào bắt buộc phải đến dự thì chúng tôi xin khuyên một điều: Hãy mang theo áo quần đồ dùng cá nhân, thức ăn, nước uống và ngay cả kem đánh răng, savon, giấy vệ sinh để dùng trong thời gian ở tại Bắc Kinh. Đừng bao giờ xử dụng hàng Trung Cộng, sớm muộn gì cũng phải bỏ nghề sớm vì không bệnh này thì cũng bệnh khác sẽ phát ra.
Ngoài ra chúng tôi kêu gọi các quốc gia Tây Phương nên dứt khoát tẩy chay một Thế Vận Hội mang màu sắc chính trị. Đây là một hành động hợp lý và nhẹ nhàng để mở đầu việc chống âm mưu bành trướng Tàu Cộng mà nhân loại đang lo ngại trước hiểm họa Đỏ của một tỷ bốn trăm triệu người…
Tóm lại, hãy nhớ những gì đã xảy ra sau khi những xứ Cộng Sản và Phát Xít tổ chức các Thế Vận Hộitrước đây :
- Năm 1936, Do Thái tẩy chay Thế Vận Hội của Đức Quốc Xã thì 9 năm sau chế độ độc tài NAZIE sụp đổ.
- Năm 1980 , Anh Quốc tẩy chay Thế Vận Hội của Liên Bang Sô Viết tổ chức và 9 năm sau chế độ Cộng sản Đông Âu sụp đổ.
Thì năm 2008, tính đến giờ phút này (27.3.2008), Việt Nam, Tây Tạng, Trung Hoa Quốc gia, Miến Điện và nhiều đoàn thể hiệp hội trên thế giới (Ký giả không biên giới, COBOP) đang đồng loạt tổ chức tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh. Một điểm quan trọng cần ghi nhận thêm là Tổng thống Mỹ đã lên tiếng phản đối đồng thời Tổng thống Pháp mới tuyên bố cách dây vài ngày, ông sẽ không loại trừ vấn đề tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh nếu… Đây là những dấu hiệu cho thấy Trung Cộng đang bị cô lập bởi thế giới tự do. Nếu người nào tin thì thấy Tàu Đỏ sẽ không thoát khỏi cái ‘khuôn 9 năm’. Chúng ta hy vọng rằng, sau lần Thế Vận Hội năm nay, Trung Cộng sẽ kéo thêm đứa con ruột là Việt Cộng để cùng nhào xuống hố.
Được vậy, thì thật may mắn thay cho toàn thể nhân loại.
Đinh Lâm Thanh
Paris 27.3.2008
XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG RƯỚC ĐUỐC CỦA TRUNG CỘNG Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội 2008 bắt đầu ngày 24.3.2008 tại Hy Lạp và sẽ vượt 137.000 Km trong vòng 130 ngày, qua 20 thành phố lớn trước khi đến Bắc Kinh trong đó có Paris, Luân Đôn, San Francisco và Sàigòn. Các cộng đồng nhiều quốc gia nạn nhân và dân chúng địa phương đang chuẩn bị dàn chào khi cuộc rước đuốc đi qua thành phố của họ.
Ngay tại thủ đô Hy Lạp, việc chống đối đã xảy ra ngay trong ngày lễ tiếp nhận lửa thiêng. Buổi lễ mở đầu Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã bị phản đối, không thành công tốt đẹp như nhà cầm quyền Bắc Kinh mong muốn. Trong lúc ông Liu Qi, chủ tịch Olympic 2008 đang đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy về hướng ông ta cùng với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olympic trên nền được thể hiện bằng những chiếc còng số 8 – biểu tượng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Đó là những người ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Tây Tạng đã lọt lưới bảo vệ của cảnh sát để vào ngay khán đài.
Sự việc xảy ra chớp nhoáng nhưng truyền hình Hy Lạp đã kịp thời quay trọn vẹn những gì đang xảy ra và chuyển đi khắp thế giới trong lúc truyền hình Trung Cộng cúp ngang chương trình đang phát hình trực tiếp về cho dân chúng tại nước mình.
Cuộc phản đối lễ khai mạc đốt đuốc Olympic do chính Tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” (Reporters Without Borders – RWB) thực hiện. Những người nói trên chính là chủ tịch RWB Robert Menard và hai bạn đồng nghiệp Vincent Brossel, Jean-François Juillard. Cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ.
Tại thủ đô Hy Lạp, người Tây Tạng mặt vẽ bằng những vạch phẩm đỏ, tượng trưng cho máu, diễn hành trên đường phố Hy Lạp và một số bị cảnh sát Hy Lạp bắt giữ. Điều này chứng tỏ những người phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền tại Tây Tạng hoàn toàn không cô đơn. Khắp thế giới đã đồng loạt đứng dậy xuống đường, trong đó Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Pháp và Mỹ đang nhiệt tình ủng hộ.
Tại Paris: Người Việt Tự Do cùng tổ chức chung với các cộng đồng Âu Á một cuộc xuống đường lớn để tố cáo tội ác Trung Cộng đồng thời tẩy chay thế vận hội 2008 vào lúc 11 giờ sáng ngày thứ Hai 07.4.2008 tại quảng trường Trocadéro. Ngày đó sẽ hứa hẹn một cuộc xuống đường rầm rộ, cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ tung bay dọc theo lộ trình rước đuốc của thành phố Paris. Chúng tôi tha thiềt kêu gọi tất cả anh chị em người Việt Tự Do hãy xuống đường sát cánh với người Pháp, với các cộng đồng bạn để ủng hộ Tây Tạng, Miến Điện, Trung Hoa Quốc gia cũng như các thành phần hiệp hội đảng phái của người Hoa nội địa đang đứng dậy chống đố chế độ. Thời điểm thích ứng để tố cáo trước dư luận quốc tế việc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.
Đặc biệt tại Sàigòn, chúng tôi kêu gọi tất cả dân chúng, các đảng phái và tổ chức tranh đấu chìm nổi cũng như công nhân, sinh viên, học sinh hãy xuống đường ngày rước đuốc 29.3.2008 để tỏ thái độ. Đây là một dịp rất thuận tiện, Cộng sản không dám ra tay đàn áp thô bạo vì các cơ quan truyền thông báo chí sẽ có mặt tại Sàgòn ngày này. Hơn nữa Cộng sản chỉ đàn áp khi đồng bào biểu tình đơn độc lẻ tẻ. Lần này xuống đường đông đảo, Cộng sản sẽ không dám bắt cả ngàn, cả chục ngàn người cùng một lúc. Xuống đường như đi chào đón việc rước đuốc, không cờ, không bích chương, biểu ngữ. Chúng tôi đề nghị đồng bào mặc ÁO TRẮNG, đây là một hình thức chống đối mà bạo quyền Cộng sản không thể bắt và đàn áp được.
Xin ghi nhận câu nằm lòng sau đây : ÁO TRẮNG THẮNG CỜ ĐỎ. Khi ra đường mặc áo trắng, đồng bào có thể nhận diện nhau một cách dễ dàng, những người mặc áo trắng là bạn và là người cùng chí hướng. Đến một ngày nào đó, bọn Cộng sản không còn xử dung áo trắng mỗi khi ra đường là chúng ta đã thắng một trận chiến tâm lý, và thế giới sẽ nhận được cường độ chống đối của toàn dân qua chương trình áo trắng. Các đảng phái và đoàn thể chống đối nhà nước chưa thể ra mặt kết hợp với nhau lúc này thì xin rỉ tai, truyền miệng thực hiện việc mặc áo trắng trong bước đầu mỗi khi ra đường.
Tại Luân Đôn & San Francisco : Chúng tôi chân thành kêu gọi Cộng đồng ngươờ Việt Quốc Gia tại Luân Đôn (Anh) và San Francisco (Cali-Mỹ), với khả năng và nhân lực sẵn có sẽ xuống đường phản đối cuộc rước đuốc đi qua thành phố này.
Chúng tôi kêu gọi những người ái mộ, các vận động viên hãy tẩy chay Thế Vận Hội thiếu tinh thần thể thao này. Các nhà truyền thông báo chí hoặc các vận động viên nào bắt buộc phải đến dự thì chúng tôi xin khuyên một điều: Hãy mang theo áo quần đồ dùng cá nhân, thức ăn, nước uống và ngay cả kem đánh răng, savon, giấy vệ sinh để dùng trong thời gian ở tại Bắc Kinh. Đừng bao giờ xử dụng hàng Trung Cộng, sớm muộn gì cũng phải bỏ nghề sớm vì không bệnh này thì cũng bệnh khác sẽ phát ra.
Ngoài ra chúng tôi kêu gọi các quốc gia Tây Phương nên dứt khoát tẩy chay một Thế Vận Hội mang màu sắc chính trị. Đây là một hành động hợp lý và nhẹ nhàng để mở đầu việc chống âm mưu bành trướng Tàu Cộng mà nhân loại đang lo ngại trước hiểm họa Đỏ của một tỷ bốn trăm triệu người…
Tóm lại, hãy nhớ những gì đã xảy ra sau khi những xứ Cộng Sản và Phát Xít tổ chức các Thế Vận Hộitrước đây :
- Năm 1936, Do Thái tẩy chay Thế Vận Hội của Đức Quốc Xã thì 9 năm sau chế độ độc tài NAZIE sụp đổ.
- Năm 1980 , Anh Quốc tẩy chay Thế Vận Hội của Liên Bang Sô Viết tổ chức và 9 năm sau chế độ Cộng sản Đông Âu sụp đổ.
Thì năm 2008, tính đến giờ phút này (27.3.2008), Việt Nam, Tây Tạng, Trung Hoa Quốc gia, Miến Điện và nhiều đoàn thể hiệp hội trên thế giới (Ký giả không biên giới, COBOP) đang đồng loạt tổ chức tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh. Một điểm quan trọng cần ghi nhận thêm là Tổng thống Mỹ đã lên tiếng phản đối đồng thời Tổng thống Pháp mới tuyên bố cách dây vài ngày, ông sẽ không loại trừ vấn đề tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh nếu… Đây là những dấu hiệu cho thấy Trung Cộng đang bị cô lập bởi thế giới tự do. Nếu người nào tin thì thấy Tàu Đỏ sẽ không thoát khỏi cái ‘khuôn 9 năm’. Chúng ta hy vọng rằng, sau lần Thế Vận Hội năm nay, Trung Cộng sẽ kéo thêm đứa con ruột là Việt Cộng để cùng nhào xuống hố.
Được vậy, thì thật may mắn thay cho toàn thể nhân loại.
Đinh Lâm Thanh
Paris 27.3.2008
Mỏ dầu lửa dân trí
Ngô Nhân Dụng
Trước đây tôi làm nghề dạy học ở Montréal, Canada, nhiều người ngoại quốc tới trường tôi trình bày những bài nghiên cứu của họ. Có một giáo sư từng được thỉnh giảng ở Israel, trong lúc ăn trưa đã kể một câu chuyện mà tôi nhớ mãi. Ðó là chuyện “Mỏ dầu lửa của Israel.”
Tôi chưa tới xứ Israel bao giờ, thắc mắc là một nước Israel mấy triệu người, không có tài nguyên thiên nhiên nào làm vốn, nếu không được Mỹ giúp thì làm sao trong tương lai lâu dài họ có thể đương cự được khối dân Á Rập chung quanh, với mấy trăm triệu người và những mỏ dầu lửa lớn nhất thế giới?
Ðồng nghiệp người Mỹ kể, anh ta cũng có lần nêu lên thắc mắc đó khi đang làm việc ở Tel Aviv. Trong lúc ông khoa trưởng dẫn anh đi thăm trường, đi qua một cánh cửa lớn, ông mở cửa ra, chỉ tay, “Ðây là mỏ dầu lửa của chúng tôi.”
Bên trong phòng là những sinh viên và giáo sư trước những máy điện toán, chăm chú làm việc.
Tài nguyên lớn nhất của Israel là học vấn, là hiểu biết. Là những sinh viên và những nhà nghiên cứu trong đại học. Mỏ dầu lớn của họ là con người! Tính trên tỷ lệ dân số thì đây là quốc gia sản xuất các công trình khảo cứu khoa học nhiều nhất, không nước nào bằng. Họ đầu tư, nuôi dưỡng, mở rộng mỏ dầu lửa đó. Mỏ dầu của Á Rập Sau Ði, của Iraq, Kuwait, vân vân, có ngày sẽ cạn kiệt. Nhưng mỏ dầu của Israel sẽ mỗi ngày một lớn hơn, sản lượng còn tăng lên mãi, có thể nói là vô tận. Tôi không bao giờ quên câu chuyện “Mỏ dầu của Israel.” Họ theo đúng châm ngôn của vị vua đời Lý nước ta: “Nhân tài là nguyên khí của quốc gia.” Một mạng lưới của sinh viên Việt Nam ở Mỹ đang dùng câu nói đó làm tiêu đề, chúng ta thấy đáng mừng. Người Việt Nam, nhất là ở trong nước, không bao giờ được quên lời nói đó.
Có lần đọc một lời tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục ở Việt Nam, tôi lại nhớ tới câu chuyện mỏ dầu của Israel. Gần đây, khi các báo loan tin về nạn học sinh bỏ học, nhiều người lại nhắc tới câu nói của ông Nhân năm ngoái. Khi ông cho tăng học phí các trường công, ông bảo: “Phải tăng học phí cho dù chấp nhận sẽ có một số học sinh bỏ học.” Nếu đúng là một “Thiện Nhân” thì tôi chắc ông nói câu đó cũng buồn lắm. Nhưng các nhà báo ở Việt Nam không bao giờ quên câu này.
Nhưng tôi lại nhớ ngay đến một vị tổng trưởng giáo dục trước đây 40 năm. Khoảng năm 1966, 67, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh là tổng trưởng văn hóa giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Có lần nói về chính sách phổ cập giáo dục cho tất cả mọi trẻ em, ông nói phải làm sao cho thanh thiếu niên nước ta “ai học được phải được học!” Chúa Nhật vừa qua gặp Giáo Sư Trần Ngọc Ninh trong buổi sinh hoạt của tạp chí Khởi Hành, nhắc lại những lời nói trên, giáo sư tỏ vẻ bùi ngùi.
Trong mấy năm qua đã có vài triệu học sinh ở Việt Nam bỏ học. Báo chí trong nước cho biết trong niên khóa 2003-2004 trên toàn quốc đã có tới 580,000 học sinh bỏ học, sang niên học 2005-2006 hơn 600,000 em nghỉ học ngang. Không biết những học kỳ khác thì sao. Mà đó là số trẻ em bỏ học trước khi ông Nguyễn Thiện Nhân tăng học phí vào năm ngoái! Thử tưởng tượng một triệu trẻ em phải bỏ học trong vài học kỳ, có khác gì đem khoan mỏ dầu lửa của nước Việt Nam rồi đốt hết! Khi một ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục nói thẳng rằng ông chấp nhận cảnh học sinh bỏ học, đó là cả chế độ tự thú rằng họ bất lực, đành đốt cháy luôn cả mỏ dầu lửa của quốc gia, mỏ dầu lửa dân trí! Kinh khủng nhất là họ nói như vậy để coi đó là một chuyện bình thường! Không thấy tờ báo nào hó hé một câu rằng nói như vậy là nhục quốc thể! Các đại biểu quốc hội cũng câm như hến!
Ðiều đáng buồn nhất là trong số những học trò bỏ học có những em bậc tiểu học! Bây giờ trên khắp thế giới người ta coi việc trẻ em được học hết bậc tiểu học là một “quyền sống làm người” căn bản. Thật tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam! Ðầu năm nay, lạm phát đã lên tới 16%, gạo, rau, mắm muối tăng giá tới 20%, những người lao động ở thành phố sẽ phải nhịn ăn để lấy tiền đóng học phí cho con chăng? Các nông dân lấy tiền đâu?
Tại sao thế giới văn minh họ quyết tâm coi việc trẻ em học hết bậc tiểu học là một “quyền sống làm người” căn bản? Vì giáo dục vừa giúp mở mang hiểu biết vừa là một quyền lợi kinh tế. Những chính phủ chọn chính sách ngu dân để dân càng ngu càng dễ sai khiến thì thấy bắt mọi trẻ em phải xong bậc tiểu học là không cần thiết. Người dân càng biết nhiều thì càng khó cai trị! Nhưng học vấn cũng là khí cụ để xây dựng công bằng xã hội. Nếu con cái những người chân lấm tay bùn, những người buôn thúng bán mẹt không có cơ hội đi học, thì chúng sẽ không bao giờ thoát ra khỏi vòng nghèo đói. Cứ như vậy, con cán bộ lớn lên sẽ làm cán bộ, con cái dân đen sẽ tiếp tục làm dân đen.
Khi vấn đề học sinh bỏ học được nêu lên ở trên báo chí trong nước, nhiều ý kiến được đăng tải. Nhiều người viết rằng học sinh bây giờ có đi học cũng vô ích, vì dù học giỏi đến đâu nhưng ra ngoài xã hội vẫn có những đứa có cha chú làm lớn nó đè lên đầu mình mà không cần học hành gì cả! Ðấy, ngay cả những học sinh có đi học, học giỏi, mà còn bị đè đầu cưỡi cổ như vậy, nói gì tới những em học sinh ở nông thôn phải bỏ học!
Nhiều người góp ý kiến rằng muốn chấm dứt cảnh học sinh bỏ học thì phải thay đổi cả từ ông bộ trưởng giáo dục trở xuống. Nhưng cũng trên báo chí trong nước chúng ta nghe nói ông Nguyễn Thiện Nhân là người khá nhất trong chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Thế thì nếu thay ông ấy bằng một ông khác liệu có khá hơn không? Nguyễn Thiện Nhân nhiều lần nói sự thật, dù là những sự thật làm mất mặt cả đảng Cộng Sản. Người như vậy không thể nào lên làm tổng bí thư được! Cứ như Nguyễn Tấn Dũng thì ông ta đã chối bay: Làm gì có chuyện học sinh bỏ học? Làm gì có chuyện tăng học phí? Chưa biết chừng, ông ta dám nói rằng nền giáo dục Việt Nam tốt nhất thế giới, tốt không thua gì luật báo chí, nhiều nhà lãnh đạo các nước vẫn thòm thèm muốn xin về treo!
Nhưng thay đổi toàn thể nhân viên bộ giáo dục có thể giúp cho nền giáo dục ở nước ta khá hơn không? Ai cũng biết là không. Người đưa ra đề nghị chỉ cần thay đổi các nhân viên, phải “giáo dục” lại các giáo viên, vân vân, chắc là ông Nông Ðức Mạnh! Vì ông ấy chỉ tung ra ý kiến đó, cho thiên hạ bàn tán loanh quanh; chẳng còn ai để ý đến thủ phạm đích thật gây ra cảnh suy đồi của nền giáo dục nước ta. Thủ phạm đó là đảng Cộng Sản. Còn chế độ độc tài độc đảng thì còn hàng triệu trẻ em học được mà không được học!
Không một người nào ở trong nước được nói thẳng rằng phải thay đổi chế độ cộng sản, để cho người dân được bầu cử tự do, thì họ mới được chọn những người “tôi tớ” của dân thật sự. Những người được dân bầu lên thì không thể nào dám để cho kho dầu lửa dân trí của cả nước bị đốt cháy phí phạm như vậy!
Ông Nông Ðức Mạnh sẽ cãi rằng: “Ðừng có cái gì cũng đổ lỗi cho đảng Cộng Sản! Phải đưa ra những giải pháp cụ thể nào để tránh cảnh học sinh bỏ học, chứ chửi cộng sản đâu có ích lợi gì?”
Thưa ông Nông Ðức Mạnh, việc trả lại quyền tự do cho dân Việt Nam chính là một giải pháp cụ thể. Vì còn đảng Cộng Sản độc quyền cai trị thì không có cách nào thay đổi cái gì được. Hồ Chí Minh đem cả dân tộc ra làm thí nghiệm lý thuyết Mác Lênin. Suốt mấy chục năm đổi mới rồi vẫn đưa tới cảnh bộ giáo dục phải đốt mỏ dầu lửa dân trí. Các ông tính đem tương lai nước Việt Nam ra làm thí nghiệm cho tới bao giờ?
Thử coi, đảng ta vừa mới tha cho ông Thứ Trưởng Nguyễn Việt Tiến, thế thì những tên Việt Tiến khác sẽ còn ăn cắp của công đến bao giờ mới thôi? Một đêm đánh bạc của những ông lớn này, thua hàng trăm ngàn Mỹ kim, có thể xây được bao nhiêu trường tiểu học? Có thể nuôi cơm cho bao nhiêu thầy giáo, học sinh? Ðảng của ông chỉ lo nuôi các ông lớn đó, lấy tiền đâu nuôi học sinh đi học?
Ðảng Cộng Sản đang đốt cái mỏ dầu lửa quý nhất của nước ta. Thanh thiếu niên Việt Nam thông minh, hiếu học không kém gì các bạn trẻ ở Thái Lan hay Hàn Quốc. Nhưng thanh niên các nước này được đi học. Trẻ Việt Nam còn bao nhiêu em phải đi bới rác, kiếm ve chai. Bao giờ mới chấm dứt?
Ngô Nhân Dụng
Trước đây tôi làm nghề dạy học ở Montréal, Canada, nhiều người ngoại quốc tới trường tôi trình bày những bài nghiên cứu của họ. Có một giáo sư từng được thỉnh giảng ở Israel, trong lúc ăn trưa đã kể một câu chuyện mà tôi nhớ mãi. Ðó là chuyện “Mỏ dầu lửa của Israel.”
Tôi chưa tới xứ Israel bao giờ, thắc mắc là một nước Israel mấy triệu người, không có tài nguyên thiên nhiên nào làm vốn, nếu không được Mỹ giúp thì làm sao trong tương lai lâu dài họ có thể đương cự được khối dân Á Rập chung quanh, với mấy trăm triệu người và những mỏ dầu lửa lớn nhất thế giới?
Ðồng nghiệp người Mỹ kể, anh ta cũng có lần nêu lên thắc mắc đó khi đang làm việc ở Tel Aviv. Trong lúc ông khoa trưởng dẫn anh đi thăm trường, đi qua một cánh cửa lớn, ông mở cửa ra, chỉ tay, “Ðây là mỏ dầu lửa của chúng tôi.”
Bên trong phòng là những sinh viên và giáo sư trước những máy điện toán, chăm chú làm việc.
Tài nguyên lớn nhất của Israel là học vấn, là hiểu biết. Là những sinh viên và những nhà nghiên cứu trong đại học. Mỏ dầu lớn của họ là con người! Tính trên tỷ lệ dân số thì đây là quốc gia sản xuất các công trình khảo cứu khoa học nhiều nhất, không nước nào bằng. Họ đầu tư, nuôi dưỡng, mở rộng mỏ dầu lửa đó. Mỏ dầu của Á Rập Sau Ði, của Iraq, Kuwait, vân vân, có ngày sẽ cạn kiệt. Nhưng mỏ dầu của Israel sẽ mỗi ngày một lớn hơn, sản lượng còn tăng lên mãi, có thể nói là vô tận. Tôi không bao giờ quên câu chuyện “Mỏ dầu của Israel.” Họ theo đúng châm ngôn của vị vua đời Lý nước ta: “Nhân tài là nguyên khí của quốc gia.” Một mạng lưới của sinh viên Việt Nam ở Mỹ đang dùng câu nói đó làm tiêu đề, chúng ta thấy đáng mừng. Người Việt Nam, nhất là ở trong nước, không bao giờ được quên lời nói đó.
Có lần đọc một lời tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục ở Việt Nam, tôi lại nhớ tới câu chuyện mỏ dầu của Israel. Gần đây, khi các báo loan tin về nạn học sinh bỏ học, nhiều người lại nhắc tới câu nói của ông Nhân năm ngoái. Khi ông cho tăng học phí các trường công, ông bảo: “Phải tăng học phí cho dù chấp nhận sẽ có một số học sinh bỏ học.” Nếu đúng là một “Thiện Nhân” thì tôi chắc ông nói câu đó cũng buồn lắm. Nhưng các nhà báo ở Việt Nam không bao giờ quên câu này.
Nhưng tôi lại nhớ ngay đến một vị tổng trưởng giáo dục trước đây 40 năm. Khoảng năm 1966, 67, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh là tổng trưởng văn hóa giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Có lần nói về chính sách phổ cập giáo dục cho tất cả mọi trẻ em, ông nói phải làm sao cho thanh thiếu niên nước ta “ai học được phải được học!” Chúa Nhật vừa qua gặp Giáo Sư Trần Ngọc Ninh trong buổi sinh hoạt của tạp chí Khởi Hành, nhắc lại những lời nói trên, giáo sư tỏ vẻ bùi ngùi.
Trong mấy năm qua đã có vài triệu học sinh ở Việt Nam bỏ học. Báo chí trong nước cho biết trong niên khóa 2003-2004 trên toàn quốc đã có tới 580,000 học sinh bỏ học, sang niên học 2005-2006 hơn 600,000 em nghỉ học ngang. Không biết những học kỳ khác thì sao. Mà đó là số trẻ em bỏ học trước khi ông Nguyễn Thiện Nhân tăng học phí vào năm ngoái! Thử tưởng tượng một triệu trẻ em phải bỏ học trong vài học kỳ, có khác gì đem khoan mỏ dầu lửa của nước Việt Nam rồi đốt hết! Khi một ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục nói thẳng rằng ông chấp nhận cảnh học sinh bỏ học, đó là cả chế độ tự thú rằng họ bất lực, đành đốt cháy luôn cả mỏ dầu lửa của quốc gia, mỏ dầu lửa dân trí! Kinh khủng nhất là họ nói như vậy để coi đó là một chuyện bình thường! Không thấy tờ báo nào hó hé một câu rằng nói như vậy là nhục quốc thể! Các đại biểu quốc hội cũng câm như hến!
Ðiều đáng buồn nhất là trong số những học trò bỏ học có những em bậc tiểu học! Bây giờ trên khắp thế giới người ta coi việc trẻ em được học hết bậc tiểu học là một “quyền sống làm người” căn bản. Thật tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam! Ðầu năm nay, lạm phát đã lên tới 16%, gạo, rau, mắm muối tăng giá tới 20%, những người lao động ở thành phố sẽ phải nhịn ăn để lấy tiền đóng học phí cho con chăng? Các nông dân lấy tiền đâu?
Tại sao thế giới văn minh họ quyết tâm coi việc trẻ em học hết bậc tiểu học là một “quyền sống làm người” căn bản? Vì giáo dục vừa giúp mở mang hiểu biết vừa là một quyền lợi kinh tế. Những chính phủ chọn chính sách ngu dân để dân càng ngu càng dễ sai khiến thì thấy bắt mọi trẻ em phải xong bậc tiểu học là không cần thiết. Người dân càng biết nhiều thì càng khó cai trị! Nhưng học vấn cũng là khí cụ để xây dựng công bằng xã hội. Nếu con cái những người chân lấm tay bùn, những người buôn thúng bán mẹt không có cơ hội đi học, thì chúng sẽ không bao giờ thoát ra khỏi vòng nghèo đói. Cứ như vậy, con cán bộ lớn lên sẽ làm cán bộ, con cái dân đen sẽ tiếp tục làm dân đen.
Khi vấn đề học sinh bỏ học được nêu lên ở trên báo chí trong nước, nhiều ý kiến được đăng tải. Nhiều người viết rằng học sinh bây giờ có đi học cũng vô ích, vì dù học giỏi đến đâu nhưng ra ngoài xã hội vẫn có những đứa có cha chú làm lớn nó đè lên đầu mình mà không cần học hành gì cả! Ðấy, ngay cả những học sinh có đi học, học giỏi, mà còn bị đè đầu cưỡi cổ như vậy, nói gì tới những em học sinh ở nông thôn phải bỏ học!
Nhiều người góp ý kiến rằng muốn chấm dứt cảnh học sinh bỏ học thì phải thay đổi cả từ ông bộ trưởng giáo dục trở xuống. Nhưng cũng trên báo chí trong nước chúng ta nghe nói ông Nguyễn Thiện Nhân là người khá nhất trong chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Thế thì nếu thay ông ấy bằng một ông khác liệu có khá hơn không? Nguyễn Thiện Nhân nhiều lần nói sự thật, dù là những sự thật làm mất mặt cả đảng Cộng Sản. Người như vậy không thể nào lên làm tổng bí thư được! Cứ như Nguyễn Tấn Dũng thì ông ta đã chối bay: Làm gì có chuyện học sinh bỏ học? Làm gì có chuyện tăng học phí? Chưa biết chừng, ông ta dám nói rằng nền giáo dục Việt Nam tốt nhất thế giới, tốt không thua gì luật báo chí, nhiều nhà lãnh đạo các nước vẫn thòm thèm muốn xin về treo!
Nhưng thay đổi toàn thể nhân viên bộ giáo dục có thể giúp cho nền giáo dục ở nước ta khá hơn không? Ai cũng biết là không. Người đưa ra đề nghị chỉ cần thay đổi các nhân viên, phải “giáo dục” lại các giáo viên, vân vân, chắc là ông Nông Ðức Mạnh! Vì ông ấy chỉ tung ra ý kiến đó, cho thiên hạ bàn tán loanh quanh; chẳng còn ai để ý đến thủ phạm đích thật gây ra cảnh suy đồi của nền giáo dục nước ta. Thủ phạm đó là đảng Cộng Sản. Còn chế độ độc tài độc đảng thì còn hàng triệu trẻ em học được mà không được học!
Không một người nào ở trong nước được nói thẳng rằng phải thay đổi chế độ cộng sản, để cho người dân được bầu cử tự do, thì họ mới được chọn những người “tôi tớ” của dân thật sự. Những người được dân bầu lên thì không thể nào dám để cho kho dầu lửa dân trí của cả nước bị đốt cháy phí phạm như vậy!
Ông Nông Ðức Mạnh sẽ cãi rằng: “Ðừng có cái gì cũng đổ lỗi cho đảng Cộng Sản! Phải đưa ra những giải pháp cụ thể nào để tránh cảnh học sinh bỏ học, chứ chửi cộng sản đâu có ích lợi gì?”
Thưa ông Nông Ðức Mạnh, việc trả lại quyền tự do cho dân Việt Nam chính là một giải pháp cụ thể. Vì còn đảng Cộng Sản độc quyền cai trị thì không có cách nào thay đổi cái gì được. Hồ Chí Minh đem cả dân tộc ra làm thí nghiệm lý thuyết Mác Lênin. Suốt mấy chục năm đổi mới rồi vẫn đưa tới cảnh bộ giáo dục phải đốt mỏ dầu lửa dân trí. Các ông tính đem tương lai nước Việt Nam ra làm thí nghiệm cho tới bao giờ?
Thử coi, đảng ta vừa mới tha cho ông Thứ Trưởng Nguyễn Việt Tiến, thế thì những tên Việt Tiến khác sẽ còn ăn cắp của công đến bao giờ mới thôi? Một đêm đánh bạc của những ông lớn này, thua hàng trăm ngàn Mỹ kim, có thể xây được bao nhiêu trường tiểu học? Có thể nuôi cơm cho bao nhiêu thầy giáo, học sinh? Ðảng của ông chỉ lo nuôi các ông lớn đó, lấy tiền đâu nuôi học sinh đi học?
Ðảng Cộng Sản đang đốt cái mỏ dầu lửa quý nhất của nước ta. Thanh thiếu niên Việt Nam thông minh, hiếu học không kém gì các bạn trẻ ở Thái Lan hay Hàn Quốc. Nhưng thanh niên các nước này được đi học. Trẻ Việt Nam còn bao nhiêu em phải đi bới rác, kiếm ve chai. Bao giờ mới chấm dứt?
Lính Trung Quốc cải trang thành các nhà sư Tây Tạng để kích động bạo động
Mar 31, 2008 Tình báo Anh Quốc xác nhận cáo giác của Ðức Ðạt lai Lạt ma về các cuộc bạo loạn được dàn cảnh - Gordon Thomas. Canada Free Press 21/3/08
Khánh Đăng chuyển ngữ, theo http://tiengnoitudodanchu.org/vn/module ... e&sid=5681
Ðây không phải là một “mưu lược tài tình”
hiếm có của nhà nước Trung Quốc,
có thể thấy trên trang bìa sau của
bản Báo cáo thường niên của TCHRD năm 2003
Luân Ðôn (20/3) – Nha tình báo chính phủ Anh Quốc GCHQ (Government Communications Headquarters) là một cơ quan giám sát phân nửa thế giới bằng điện tử từ không gian, đã xác nhận lời cáo giác của Ðức Ðạt lai Lạt ma rằng an ninh mật vụ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã đội lốt các nhà sư, để phát động lên cuộc nổi loạn làm hàng trăm người Tây Tạng thiệt mạng lẫn bị thương.
Một mô hình của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc GCHQ ở Cheltenham, thường được gọi bằng biệt danh “cái bánh rán”. A model of GCHQ headquarters in Cheltenham, commonly nicknamed "the doughnut"
Các chuyên viên của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc tin rằng quyết định này đã được tính toán có chủ ý bởi giới lãnh đạo Bắc Kinh để họ có cái cớ giẫm nát cuộc biến loạn đang sôi sục trong vùng, vốn đang thu hút sự chú ý của thế giới, mà Bắc Kinh không mong muốn, trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội vào mùa hè này.
Lòng oán giận đã gia tăng trong nhiều tuần lễ qua tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, đối với các hành động không quan trọng mấy của nhà cầm quyền Trung Quốc
Càng lúc càng gia tăng, các nhà sư đã khởi đầu các hành động bất phục tùng nhà cầm quyền, đòi hỏi quyền tự do được cử hành các nghi thức đốt hương truyền thống. Cùng với các đòi hỏi này là những tiếng kêu cứu cho việc hồi hương của Ðức Ðạt lai Lạt ma, là vị thứ 14 đang nắm giữ chức vụ tinh thần cao nhất.
Với quyết tâm dạy dỗ các tín lý tôn giáo trong quyền hạn đạo đức của mình – hoà bình và nhân ái --- Ðức Ðạt lai Lạt ma chỉ mới có 14 tuổi khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xâm lăng Tây Tạng vào năm 1950, ngài buộc phải thoát chạy sang Ấn Ðộ là nơi ngài đang thực hiện một cuộc vận động không ngừng nghỉ để chống lại sự sự cai trị hà khắc của Trung Quốc.
Nhưng các nhà phê bình đã không ưa cái sức lôi cuốn của ngài như những tài tử điện ảnh. Tay trùm báo chí Rupert Murdoch đã gọi ngài là: “Một nhà sư rất chính trị đi giầy thời trang hiệu Gucci”
Khám phá ra rằng những người ủng hộ ngài ở bên trong Tây Tạng và Trung Quốc sẽ trở nên tích cực hơn trong những tháng sắp đến Thế vận hội vào mùa hè này, các nhân viên tình báo Anh Quốc được báo rằng chế độ đương quyền sẽ tìm kiếm một nguyên cớ để ra tay và đè nát cơn biến loạn hiện tại.
Mối lo ngại đó đã được Ðức Ðạt lai Lạt ma công khai bày tỏ. Các vệ tinh của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc, đặt trong không gian trên vị trí của quả địa cầu, được giao cho trách nhiệm theo dõi cặn kẽ tình trạng này.
Khu nhà hình vành khăn (của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc) nằm gần sân đua ngựa Cheltenham, trong vùng thơ mộng Cotswolds ở phía tây Anh Quốc. Bảy ngàn nhân viên bao gồm các chuyên viên điện tử và phân tích tài ba nhất trên thế giới. Giữa họ với nhau, họ nói được hơn 150 ngôn ngữ. Dưới quyền xử dụng của họ là 10,000 máy điện toán, trong đó có nhiều máy được chế tạo đặc biệt cho công tác của họ.
Những hình ảnh tải xuống từ vệ tinh đã cung cấp những thông tin về nhà cầm quyền Trung Quốc dùng mật vụ an ninh đội lốt những kẻ kích động gây rối, phát động các cuộc bạo loạn, để cho quân đội Trung Quốc có cái cớ tiến vào Lhasa giết hại và làm bị thương nhiều người trong tuần lễ qua.
Cái mà chế độ Bắc Kinh không ngờ là các cuộc bạo loạn sẽ lan rộng như thế nào, không chỉ trên khắp Tây Tạng mà còn lan sang các tỉnh Sichuan, Quighai and Gansu, biến cả một vùng rộng lớn ở phía tây Trung Quốc thành một trận địa
Mar 31, 2008 Tình báo Anh Quốc xác nhận cáo giác của Ðức Ðạt lai Lạt ma về các cuộc bạo loạn được dàn cảnh - Gordon Thomas. Canada Free Press 21/3/08
Khánh Đăng chuyển ngữ, theo http://tiengnoitudodanchu.org/vn/module ... e&sid=5681
Ðây không phải là một “mưu lược tài tình”
hiếm có của nhà nước Trung Quốc,
có thể thấy trên trang bìa sau của
bản Báo cáo thường niên của TCHRD năm 2003
Luân Ðôn (20/3) – Nha tình báo chính phủ Anh Quốc GCHQ (Government Communications Headquarters) là một cơ quan giám sát phân nửa thế giới bằng điện tử từ không gian, đã xác nhận lời cáo giác của Ðức Ðạt lai Lạt ma rằng an ninh mật vụ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã đội lốt các nhà sư, để phát động lên cuộc nổi loạn làm hàng trăm người Tây Tạng thiệt mạng lẫn bị thương.
Một mô hình của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc GCHQ ở Cheltenham, thường được gọi bằng biệt danh “cái bánh rán”. A model of GCHQ headquarters in Cheltenham, commonly nicknamed "the doughnut"
Các chuyên viên của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc tin rằng quyết định này đã được tính toán có chủ ý bởi giới lãnh đạo Bắc Kinh để họ có cái cớ giẫm nát cuộc biến loạn đang sôi sục trong vùng, vốn đang thu hút sự chú ý của thế giới, mà Bắc Kinh không mong muốn, trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội vào mùa hè này.
Lòng oán giận đã gia tăng trong nhiều tuần lễ qua tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, đối với các hành động không quan trọng mấy của nhà cầm quyền Trung Quốc
Càng lúc càng gia tăng, các nhà sư đã khởi đầu các hành động bất phục tùng nhà cầm quyền, đòi hỏi quyền tự do được cử hành các nghi thức đốt hương truyền thống. Cùng với các đòi hỏi này là những tiếng kêu cứu cho việc hồi hương của Ðức Ðạt lai Lạt ma, là vị thứ 14 đang nắm giữ chức vụ tinh thần cao nhất.
Với quyết tâm dạy dỗ các tín lý tôn giáo trong quyền hạn đạo đức của mình – hoà bình và nhân ái --- Ðức Ðạt lai Lạt ma chỉ mới có 14 tuổi khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xâm lăng Tây Tạng vào năm 1950, ngài buộc phải thoát chạy sang Ấn Ðộ là nơi ngài đang thực hiện một cuộc vận động không ngừng nghỉ để chống lại sự sự cai trị hà khắc của Trung Quốc.
Nhưng các nhà phê bình đã không ưa cái sức lôi cuốn của ngài như những tài tử điện ảnh. Tay trùm báo chí Rupert Murdoch đã gọi ngài là: “Một nhà sư rất chính trị đi giầy thời trang hiệu Gucci”
Khám phá ra rằng những người ủng hộ ngài ở bên trong Tây Tạng và Trung Quốc sẽ trở nên tích cực hơn trong những tháng sắp đến Thế vận hội vào mùa hè này, các nhân viên tình báo Anh Quốc được báo rằng chế độ đương quyền sẽ tìm kiếm một nguyên cớ để ra tay và đè nát cơn biến loạn hiện tại.
Mối lo ngại đó đã được Ðức Ðạt lai Lạt ma công khai bày tỏ. Các vệ tinh của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc, đặt trong không gian trên vị trí của quả địa cầu, được giao cho trách nhiệm theo dõi cặn kẽ tình trạng này.
Khu nhà hình vành khăn (của Nha tình báo chính phủ Anh Quốc) nằm gần sân đua ngựa Cheltenham, trong vùng thơ mộng Cotswolds ở phía tây Anh Quốc. Bảy ngàn nhân viên bao gồm các chuyên viên điện tử và phân tích tài ba nhất trên thế giới. Giữa họ với nhau, họ nói được hơn 150 ngôn ngữ. Dưới quyền xử dụng của họ là 10,000 máy điện toán, trong đó có nhiều máy được chế tạo đặc biệt cho công tác của họ.
Những hình ảnh tải xuống từ vệ tinh đã cung cấp những thông tin về nhà cầm quyền Trung Quốc dùng mật vụ an ninh đội lốt những kẻ kích động gây rối, phát động các cuộc bạo loạn, để cho quân đội Trung Quốc có cái cớ tiến vào Lhasa giết hại và làm bị thương nhiều người trong tuần lễ qua.
Cái mà chế độ Bắc Kinh không ngờ là các cuộc bạo loạn sẽ lan rộng như thế nào, không chỉ trên khắp Tây Tạng mà còn lan sang các tỉnh Sichuan, Quighai and Gansu, biến cả một vùng rộng lớn ở phía tây Trung Quốc thành một trận địa
Nhờ Tổ Quốc thu tiền?
Ngô Nhân Dụng
Khi các ông lớn ngồi bàn nhau “quyết sách” cứu vãn nền kinh tế mà họ lại phải khấn vái đến “Tổ Quốc” thì chúng ta thấy ngay có cái gì không ổn. Vì Tổ Quốc thường không lo những vụ đó. Giá gói xôi hay giá lít xăng tăng vọt lên, không thể khấn khứa Tổ Quốc mà giá xuống! Xe đò ngưng chạy, ngân hàng hết tiền hay là xí nghiệp đóng cửa, cũng không thể nài nỉ xin Tổ Quốc giúp gì được!
Vậy mà chuyện này đã xẩy ra ở Hà Nội. Ông Nguyễn Tấn Dũng họp cùng bá quan lãnh đạo những tổng công ty và tập đoàn sản xuất lớn nhất nước, tìm đường thoát khỏi cảnh kinh tế khó khăn. Một ông chủ tịch ngân hàng đã góp lời cầu nguyện, khấn hai tiếng “Tổ Quốc” thiêng liêng! Gần đây các ngân hàng ở Việt Nam đang thiếu tiền mặt, còn gọi là “thanh khoản,” trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại lên tơi 19% khiến Ngân Hàng Nhà Nước chỉ muốn thu bớt tiền về. Làm sao để giải quyết hai nỗi khó khăn đó? Ðảng ta lại nhờ đến Tổ Quốc!
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 1 Tháng Tư, ông Trần Hà Bắc, ông Nguyễn Tấn Dũng coi “kềm chế lạm phát” là “ưu tiên số một” của đảng. Cho nên, ông chủ tịch Ngân Hàng Ðầu Tư và Phát Triển đã “kêu gọi mỗi cán bộ công nhân viên tiết kiệm từ 3 đến 5 triệu đồng” gửi vô ngân hàng. Và ông kết luận, “thế là được 300 tỷ đồng!”
Nhưng làm cách nào lôi kéo được công nhân viên đem tiền đến ngân hàng gửi cho đảng giữ hộ? Ông Trần Hà Bắc nói, cần có quy định “để mỗi người thể hiện ý thức công dân đối với Tổ Quốc!” Nói cách khác, ông chủ tịch ngân hàng muốn nhờ Tổ Quốc ra đầu phố chỉ đường cho đám con Hồng cháu Lạc mang tiền đến gửi ngân hàng nhà nước!
Nhân danh Tổ Quốc xin người ta gửi tiền cho ngân hàng là một sáng kiến rất mới trong lịch sử kinh tế thị trường. Bình thường ở các nước họ dùng phương pháp khác thu hút thân chủ gửi tiền tiết kiệm. Cứ tăng lãi suất cho trương chủ, thấy lợi họ sẽ đua nhau mang tiền tới gửi. Muốn cạnh tranh, mỗi ngân hàng sẽ bầy trò “khuyến mãi” như tặng quà; hoặc chơi xổ số, gửi tiền trong tháng này sẽ có hy vọng trúng số một chiếc xe hơi láng coóng! Nhưng từ cổ chí kim chưa ai đem Tổ Quốc ra làm trò khuyến mãi như ông Trần Hà Bắc! Ðúng là một sáng kiến!
Cổ nhân bảo “cùng tắc biến,” gặp cảnh gian nan quá, dễ sinh sáng kiến. Quả đúng như vậy. Vì trong buổi họp của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy những chỉ thị của ông đưa ra toàn đi vào ngõ cụt.
Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tổng công ty nhà nước “không tăng giá” những sản phẩm mà họ cung cấp cho thị trường. Ông chủ tịch Tập Ðoàn Than và Khoáng Sản cương quyết ủng hộ lệnh của ông thủ tướng. Nhưng ông chú thích: “Hiện nay giá bán than chỉ bằng 80% giá thành sản phẩm.” Tức là bán than được 80 đồng thì phải chi tiêu 100 đồng mới tạo ra được cục than đó! Mà hiện giờ “giá thiết bị cũng đã tăng 20%” rồi!
Vậy thì xí nghiệp lấy gì để trả lương công nhân? Ông bèn lên giọng “xin!” Ông xin “điều chỉnh giá thiết bị” cho giới nhà thầu, vì “nếu không, các gói thầu hiện nay đều bị đình trệ vì các nhà thầu bỏ chạy!” Ông thủ tướng bèn ra lệnh “cho” điều chỉnh giá vật liệu xây dựng!
Ðến lượt Tổng Công Ty Thép báo cáo, “năm 2007 vừa lỗ nặng.” Ngành Thép “cam kết sẽ không tăng giá cho đến hết Tháng Sáu như chính phủ chỉ đạo, tuy nhiên chắc chắn giá thành thép năm nay sẽ lên cao.” Tiếp theo, ông tổng giám đốc Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam hứa sẽ “chấp hành chỉ đạo của chính phủ không tăng giá, tuy nhiên trong năm 2008 ít nhất Tập Ðoàn Ðiện Lực sẽ lỗ khoảng 6,000 tỷ đồng tiền mua điện!” Hiệp Hội Xi Măng thì cho biết vật liệu làm xi măng (clinker) mỗi tuần tăng giá một lần, “nhiều nhà máy trong Nam đã ngừng sản xuất” khiến càng thiếu xi măng bán!
Tóm lại, nếu các tổng công ty và tập đoàn của nhà nước cứ thế vâng lệnh ông Nguyễn Tấn Dũng mà “không tăng giá” thì họ sẽ tiếp tục lỗ lã. Ông thủ tướng còn ra lệnh các đồng chí “là lực lượng chủ lực của nền kinh tế” cho nên “phải tăng sản xuất” để cung ứng hàng hóa cho thị trường. Khi một xí nghiệp lỗ lã vì giá thành thấp hơn giá bán thì thường người ta giảm sản xuất, để bớt lỗ. Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh họ phải tăng sản xuất, càng sản xuất thêm càng lỗ nặng hơn! Ra lệnh cứ như ông Stalin! Vì bản chất của chính sách kinh tế này là nền kinh tế “xin, cho” thời xã hội chủ nghĩa.
Sức mạnh của kinh tế thị trường là các xí nghiệp và cá nhân đều tìm cách kiếm lợi, chính họ phải tính toán sao cho ai cũng có lợi. Cuối cùng, nhờ các hoạt động mua, bán, sản xuất, tiêu thụ của mọi người trao đổi với nhau cho nên cả nền kinh tế cùng tiến. Kinh tế cộng sản thì khác, đảng và nhà nước nắm độc quyền những ngành quan trọng nhất, các giám đốc cũng như nhân viên làm việc theo lối cha chung không ai khóc, cho nên cứ lỗ lã dài dài. Nhưng làm cách nào những xí nghiệp cứ lỗ lã dài dài mà vẫn cứ sống được? Ðã có ngân hàng của nhà nước đưa tiền cho!
Trong cuộc họp với các tập đoàn nhà nước ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết “Các tổng công ty làm ra 40% GDP (Tổng Sản Lượng Nội Ðịa) nhưng vay ngân hàng 60% tổng số” tiền cho vay. Bây giờ đảng Cộng Sản bắt các tổng công ty phải “biến khó khăn thành thuận lợi” tức là cứ sản xuất thêm, không được tăng giá, lỗ thì chịu lỗ, các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải quay đầu về các ngân hàng nhà nước... vay tiền! Tình cảnh như vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn “nhấn mạnh” rằng “Không phải là quay lại cơ chế bao cấp như trước đây!”
Nhưng các ngân hàng nhà nước mới trải qua một thời gian thiếu tiền mặt, có lúc các ngân hàng vay lẫn của nhau qua đêm đã phải trả lãi suất tới 40% một năm. Như vậy thì lấy tiền đâu mà cung cấp cho các doanh nghiệp nhà nước? Trong cảnh lúng túng đó, ông chủ tịch Ngân Hàng Ðầu Tư và Phát Triển mới nẩy ra sáng kiến khấn khứa Tổ Quốc, để “quy định” các công nhân viên bỏ tiền vào ngân hàng, mỗi người 3 đến 5 triệu đồng (tương đương 180 đến 300 đô la). Quy định, nghĩa là bắt buộc! Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có tài chơi chữ. Thay vì nói là bắt buộc, họ nói “quy định” để có vẻ “kinh tế thị trường!” Ngày xưa các xí nghiệp quốc doanh bắt công nhân đi làm cả ngày Chủ Nhật, cũng không bắt buộc mà chỉ thi đua tình nguyện mà thôi! Bây giờ nếu họ “quy định” thì các công nhân viên cũng sẽ tình nguyện như vậy!
Cuối cùng, trăm dâu lại đổ vào đầu tằm. Giới lao động Việt Nam khổ, nhưng khổ nhất là các công nhân viên làm trong cơ chế. Chủ nhân ông của xí nghiệp là đảng Cộng Sản, các ông chủ bảo công nhân phải “tiết kiệm” mấy triệu đồng gửi ngân hàng, làm bổn phận đối với Tổ Quốc, không nghe làm sao được? Không có tiền đong gạo, lấy tiền đâu tiết kiệm? Rất dễ, các ông chủ sẽ trừ nghiến vào lương là xong! Ðây là một cách cắt giảm lương của toàn thể nhân viên các doanh nghiệp nhà nước một cách thản nhiên, và nhân danh Tổ Quốc! Ðảng Cộng Sản đã lợi dụng hai chữ Tổ Quốc bao nhiêu năm trước đây bắt hàng triệu thanh niên hy sinh xương máu. Hô hào xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa nửa thế kỷ đã thất bại, bây giờ lại quay về với hai chữ Tổ Quốc để lừa bịp bắt người dân nhịn đói cho các ông Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng phè phỡn nữa hay sao?
Thử tưởng tượng nếu các công nhân viên bị bắt buộc gửi tiền vào ngân hàng của đảng Cộng Sản, tổng cộng 300 tỷ đồng như ông Trần Hà Bắc tính toán. Họ không được phép đình công phản đối, dù trong thực tế họ bị cắt lương nhưng đảng và nhà nước núp sau lưng Tổ Quốc thì cãi lại sao được? Sau khi tiền đã gửi vào trong ngân hàng rồi, đảng Cộng Sản lại giở ra một trò cũ là “đổi tiền” thì các công nhân viên làm sao chạy thoát?
Những người sống ngoài cơ chế, họ giữ tiền trong nhà, sẽ tìm cách mua các món hàng tích trữ. Nhà giầu sẽ đi mua vàng, mua đất, nhà nghèo lo mua gạo để dành đề phòng lạm phát tăng thêm, giữ rất ít tiền mặt để khi phải đổi tiền hay thay đổi tỷ giá thì không bị lỗ. Nhưng các công nhân viên bị cưỡng bách “tiết kiệm” làm cách nào được?
Người Việt Nam đã chán ngán cái trò nhân danh các lý tưởng cao cả để đánh lừa mọi người, nhất là để đi thu tiền của bá tánh. Dân Việt Nam đâu có chịu cho những kẻ bịp bợm nắm đầu mình mãi được?
Ngô Nhân Dụng
Khi các ông lớn ngồi bàn nhau “quyết sách” cứu vãn nền kinh tế mà họ lại phải khấn vái đến “Tổ Quốc” thì chúng ta thấy ngay có cái gì không ổn. Vì Tổ Quốc thường không lo những vụ đó. Giá gói xôi hay giá lít xăng tăng vọt lên, không thể khấn khứa Tổ Quốc mà giá xuống! Xe đò ngưng chạy, ngân hàng hết tiền hay là xí nghiệp đóng cửa, cũng không thể nài nỉ xin Tổ Quốc giúp gì được!
Vậy mà chuyện này đã xẩy ra ở Hà Nội. Ông Nguyễn Tấn Dũng họp cùng bá quan lãnh đạo những tổng công ty và tập đoàn sản xuất lớn nhất nước, tìm đường thoát khỏi cảnh kinh tế khó khăn. Một ông chủ tịch ngân hàng đã góp lời cầu nguyện, khấn hai tiếng “Tổ Quốc” thiêng liêng! Gần đây các ngân hàng ở Việt Nam đang thiếu tiền mặt, còn gọi là “thanh khoản,” trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại lên tơi 19% khiến Ngân Hàng Nhà Nước chỉ muốn thu bớt tiền về. Làm sao để giải quyết hai nỗi khó khăn đó? Ðảng ta lại nhờ đến Tổ Quốc!
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng ra ngày 1 Tháng Tư, ông Trần Hà Bắc, ông Nguyễn Tấn Dũng coi “kềm chế lạm phát” là “ưu tiên số một” của đảng. Cho nên, ông chủ tịch Ngân Hàng Ðầu Tư và Phát Triển đã “kêu gọi mỗi cán bộ công nhân viên tiết kiệm từ 3 đến 5 triệu đồng” gửi vô ngân hàng. Và ông kết luận, “thế là được 300 tỷ đồng!”
Nhưng làm cách nào lôi kéo được công nhân viên đem tiền đến ngân hàng gửi cho đảng giữ hộ? Ông Trần Hà Bắc nói, cần có quy định “để mỗi người thể hiện ý thức công dân đối với Tổ Quốc!” Nói cách khác, ông chủ tịch ngân hàng muốn nhờ Tổ Quốc ra đầu phố chỉ đường cho đám con Hồng cháu Lạc mang tiền đến gửi ngân hàng nhà nước!
Nhân danh Tổ Quốc xin người ta gửi tiền cho ngân hàng là một sáng kiến rất mới trong lịch sử kinh tế thị trường. Bình thường ở các nước họ dùng phương pháp khác thu hút thân chủ gửi tiền tiết kiệm. Cứ tăng lãi suất cho trương chủ, thấy lợi họ sẽ đua nhau mang tiền tới gửi. Muốn cạnh tranh, mỗi ngân hàng sẽ bầy trò “khuyến mãi” như tặng quà; hoặc chơi xổ số, gửi tiền trong tháng này sẽ có hy vọng trúng số một chiếc xe hơi láng coóng! Nhưng từ cổ chí kim chưa ai đem Tổ Quốc ra làm trò khuyến mãi như ông Trần Hà Bắc! Ðúng là một sáng kiến!
Cổ nhân bảo “cùng tắc biến,” gặp cảnh gian nan quá, dễ sinh sáng kiến. Quả đúng như vậy. Vì trong buổi họp của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thấy những chỉ thị của ông đưa ra toàn đi vào ngõ cụt.
Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tổng công ty nhà nước “không tăng giá” những sản phẩm mà họ cung cấp cho thị trường. Ông chủ tịch Tập Ðoàn Than và Khoáng Sản cương quyết ủng hộ lệnh của ông thủ tướng. Nhưng ông chú thích: “Hiện nay giá bán than chỉ bằng 80% giá thành sản phẩm.” Tức là bán than được 80 đồng thì phải chi tiêu 100 đồng mới tạo ra được cục than đó! Mà hiện giờ “giá thiết bị cũng đã tăng 20%” rồi!
Vậy thì xí nghiệp lấy gì để trả lương công nhân? Ông bèn lên giọng “xin!” Ông xin “điều chỉnh giá thiết bị” cho giới nhà thầu, vì “nếu không, các gói thầu hiện nay đều bị đình trệ vì các nhà thầu bỏ chạy!” Ông thủ tướng bèn ra lệnh “cho” điều chỉnh giá vật liệu xây dựng!
Ðến lượt Tổng Công Ty Thép báo cáo, “năm 2007 vừa lỗ nặng.” Ngành Thép “cam kết sẽ không tăng giá cho đến hết Tháng Sáu như chính phủ chỉ đạo, tuy nhiên chắc chắn giá thành thép năm nay sẽ lên cao.” Tiếp theo, ông tổng giám đốc Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam hứa sẽ “chấp hành chỉ đạo của chính phủ không tăng giá, tuy nhiên trong năm 2008 ít nhất Tập Ðoàn Ðiện Lực sẽ lỗ khoảng 6,000 tỷ đồng tiền mua điện!” Hiệp Hội Xi Măng thì cho biết vật liệu làm xi măng (clinker) mỗi tuần tăng giá một lần, “nhiều nhà máy trong Nam đã ngừng sản xuất” khiến càng thiếu xi măng bán!
Tóm lại, nếu các tổng công ty và tập đoàn của nhà nước cứ thế vâng lệnh ông Nguyễn Tấn Dũng mà “không tăng giá” thì họ sẽ tiếp tục lỗ lã. Ông thủ tướng còn ra lệnh các đồng chí “là lực lượng chủ lực của nền kinh tế” cho nên “phải tăng sản xuất” để cung ứng hàng hóa cho thị trường. Khi một xí nghiệp lỗ lã vì giá thành thấp hơn giá bán thì thường người ta giảm sản xuất, để bớt lỗ. Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh họ phải tăng sản xuất, càng sản xuất thêm càng lỗ nặng hơn! Ra lệnh cứ như ông Stalin! Vì bản chất của chính sách kinh tế này là nền kinh tế “xin, cho” thời xã hội chủ nghĩa.
Sức mạnh của kinh tế thị trường là các xí nghiệp và cá nhân đều tìm cách kiếm lợi, chính họ phải tính toán sao cho ai cũng có lợi. Cuối cùng, nhờ các hoạt động mua, bán, sản xuất, tiêu thụ của mọi người trao đổi với nhau cho nên cả nền kinh tế cùng tiến. Kinh tế cộng sản thì khác, đảng và nhà nước nắm độc quyền những ngành quan trọng nhất, các giám đốc cũng như nhân viên làm việc theo lối cha chung không ai khóc, cho nên cứ lỗ lã dài dài. Nhưng làm cách nào những xí nghiệp cứ lỗ lã dài dài mà vẫn cứ sống được? Ðã có ngân hàng của nhà nước đưa tiền cho!
Trong cuộc họp với các tập đoàn nhà nước ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết “Các tổng công ty làm ra 40% GDP (Tổng Sản Lượng Nội Ðịa) nhưng vay ngân hàng 60% tổng số” tiền cho vay. Bây giờ đảng Cộng Sản bắt các tổng công ty phải “biến khó khăn thành thuận lợi” tức là cứ sản xuất thêm, không được tăng giá, lỗ thì chịu lỗ, các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải quay đầu về các ngân hàng nhà nước... vay tiền! Tình cảnh như vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn “nhấn mạnh” rằng “Không phải là quay lại cơ chế bao cấp như trước đây!”
Nhưng các ngân hàng nhà nước mới trải qua một thời gian thiếu tiền mặt, có lúc các ngân hàng vay lẫn của nhau qua đêm đã phải trả lãi suất tới 40% một năm. Như vậy thì lấy tiền đâu mà cung cấp cho các doanh nghiệp nhà nước? Trong cảnh lúng túng đó, ông chủ tịch Ngân Hàng Ðầu Tư và Phát Triển mới nẩy ra sáng kiến khấn khứa Tổ Quốc, để “quy định” các công nhân viên bỏ tiền vào ngân hàng, mỗi người 3 đến 5 triệu đồng (tương đương 180 đến 300 đô la). Quy định, nghĩa là bắt buộc! Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có tài chơi chữ. Thay vì nói là bắt buộc, họ nói “quy định” để có vẻ “kinh tế thị trường!” Ngày xưa các xí nghiệp quốc doanh bắt công nhân đi làm cả ngày Chủ Nhật, cũng không bắt buộc mà chỉ thi đua tình nguyện mà thôi! Bây giờ nếu họ “quy định” thì các công nhân viên cũng sẽ tình nguyện như vậy!
Cuối cùng, trăm dâu lại đổ vào đầu tằm. Giới lao động Việt Nam khổ, nhưng khổ nhất là các công nhân viên làm trong cơ chế. Chủ nhân ông của xí nghiệp là đảng Cộng Sản, các ông chủ bảo công nhân phải “tiết kiệm” mấy triệu đồng gửi ngân hàng, làm bổn phận đối với Tổ Quốc, không nghe làm sao được? Không có tiền đong gạo, lấy tiền đâu tiết kiệm? Rất dễ, các ông chủ sẽ trừ nghiến vào lương là xong! Ðây là một cách cắt giảm lương của toàn thể nhân viên các doanh nghiệp nhà nước một cách thản nhiên, và nhân danh Tổ Quốc! Ðảng Cộng Sản đã lợi dụng hai chữ Tổ Quốc bao nhiêu năm trước đây bắt hàng triệu thanh niên hy sinh xương máu. Hô hào xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa nửa thế kỷ đã thất bại, bây giờ lại quay về với hai chữ Tổ Quốc để lừa bịp bắt người dân nhịn đói cho các ông Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng phè phỡn nữa hay sao?
Thử tưởng tượng nếu các công nhân viên bị bắt buộc gửi tiền vào ngân hàng của đảng Cộng Sản, tổng cộng 300 tỷ đồng như ông Trần Hà Bắc tính toán. Họ không được phép đình công phản đối, dù trong thực tế họ bị cắt lương nhưng đảng và nhà nước núp sau lưng Tổ Quốc thì cãi lại sao được? Sau khi tiền đã gửi vào trong ngân hàng rồi, đảng Cộng Sản lại giở ra một trò cũ là “đổi tiền” thì các công nhân viên làm sao chạy thoát?
Những người sống ngoài cơ chế, họ giữ tiền trong nhà, sẽ tìm cách mua các món hàng tích trữ. Nhà giầu sẽ đi mua vàng, mua đất, nhà nghèo lo mua gạo để dành đề phòng lạm phát tăng thêm, giữ rất ít tiền mặt để khi phải đổi tiền hay thay đổi tỷ giá thì không bị lỗ. Nhưng các công nhân viên bị cưỡng bách “tiết kiệm” làm cách nào được?
Người Việt Nam đã chán ngán cái trò nhân danh các lý tưởng cao cả để đánh lừa mọi người, nhất là để đi thu tiền của bá tánh. Dân Việt Nam đâu có chịu cho những kẻ bịp bợm nắm đầu mình mãi được?
Nhà nước hèn, dân phải can đảm
Ngô Nhân Dụng
Ngày 29 Tháng Tư tới, khi ngọn đuốc Thế Vận Olympic qua thành phố Sài Gòn, giới trẻ Việt Nam sẽ không để cho tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc được yên. Mối hận Hoàng Sa chưa nguôi, các thanh niên sẽ nhân dịp này trình bày tội Bắc Kinh xâm chiếm các hòn đảo của nước ta trước ống kính của các đài truyền hình quốc tế.
Công an cộng sản đã chuẩn bị còng tay chờ bắt các sinh viên biểu tình. Khó kéo nhau đến trước các tòa đại diện ngoại giao của Trung Quốc. Khó trương lên các biểu ngữ và khẩu hiệu tố cáo tội xâm lăng. Một cách bày tỏ thái độ giản dị và có hiệu quả là mọi người sẽ cùng nhau ra đường với chiếc áo sơ mi mang hình bản đồ Việt Nam trong đó quần đảo Hoàng Sa được tô đậm. Không ai có thể buộc tội các bạn trẻ khi mặc áo mang hình bản đổ nước Việt. Nhưng nếu mấy ngàn người cùng mặc một màu áo đó đi trong đám đông xem rước đuốc thế vận, thì đó sẽ là một thông điệp đầy ý nghĩa, không ai có thể bỏ qua.
Nhưng các bạn trẻ ở Sài Gòn có thể còn dám lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn nữa. Nhiều nhóm sinh viên ở trong nước đang chuẩn bị “rước đuốc Olympic” theo cách khác. Trong ngày 29 Tháng Tư, nhiều người sẽ đi ra đường với cái áo thun mang hình 5 vòng tròn thế vận là 5 cái còng tay, theo mẫu của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Sau khi coi trên mạng lưới những màn biểu tình phản đối Trung Quốc ở Paris, London, San Francisco khi ngọn đuốc thế vận đi qua những thành phố này, thanh niên Việt Nam cũng nức lòng muốn theo gương những người Tây Tạng, Sudan, Miến Ðiện. Không lẽ cả nước 84 triệu con người cứ cắn răng nuốt hận không dám nói lên một tiếng về mối hận Hoàng Sa?
Ít nhất, một sinh viên Việt Nam đang ở Pháp đã thay mặt giới trẻ Việt Nam khắp thế giới lên tiếng một cách dõng dạc, trước dư luận thế giới. Anh Lê Minh Phiếu, đang nghiên cứu ở Ðại Học Montesquieux, Bordeaux IV, đã viết thư cho ông chủ tịch Thế Vận Hội Quốc Tế tố cáo Trung Quốc lợi dụng việc tổ chức Olympic 2008 để xác định quyền chiếm đóng các hòn đảo Hoàng Sa của nước ta. Ðây là một hành động “chính trị hóa” việc tổ chức Olympic, tức là vi phạm quy chế của tổ chức Thế Vận Quốc Tế! Lá thư này đã được đăng trên Nhật Báo Người Việt ngày hôm qua, và trên Người Việt Online, quý vị có thể đọc đầy đủ.
Những lý luận của Lê Minh Phiếu rất chặt chẽ, đúng lời lẽ một luật sư buộc tội. Chính phủ Bắc Kinh đã cố ý vẽ lớn và tô sáng những hòn đảo thuộc Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc thế vận, và ghi tên các đảo này theo lối của Trung Quốc. Những hòn đảo khác chung quanh và trong vùng, dù lớn hơn hay quan trọng hơn, không được tô đậm và làm sáng như vậy. Hành động đó có mục đích gì, nếu không phải là nhân dịp cổ động cho cuộc rước đuốc mà xác nhận quyền chiếm lĩnh Hoàng Sa của chính quyền Bắc Kinh?
Anh Lê Minh Phiếu đã tường thuật lịch sử việc xâm chiếm Hoàng Sa kể từ năm 1974 khi quân Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn nhiệm ở đó. Tuy anh nêu lên một chi tiết sai, khi nói các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bị quân Tàu “giết sạch,” nhưng chi tiết lịch sử này cốt để chứng tỏ các hòn đảo ở Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm. Trên nguyên tắc vấn đề chủ quyền còn đang trong vòng tranh chấp giữa hai quốc gia. Khi cố ý vẽ bản đồ như trên là Bắc Kinh làm một hành động tuyên truyền chính trị, tức là vi phạm tính cách phi chính trị của việc tổ chức Olympic. Ðể kết luận, anh Lê Minh Phiếu yêu cầu Ủy Ban Olympic Quốc Tế bắt Ban Tổ Chức Thế Vận 2008 ở Bắc Kinh phải ngưng không tô đậm và chiếu sáng các hòn đảo Hoàng Sa trên website của họ cũng như trên bản đồ lộ trình rước đuốc!
Việc công bố lá thư của anh Lê Minh Phiếu là một hành động can đảm, phát sinh từ lòng yêu nước. Ông chủ tịch Thế Vận Hội Quốc Tế sẽ không thể làm ngơ trước lá thư này. Ðồng bào Việt Nam khắp nơi nên viết thư ủng hộ anh, gửi cho ông Jacques Rogge, chủ tịch Olympic.
Lá thư của Lê Minh Phiếu đã vạch ra một thủ đoạn của chính quyền Bắc Kinh mà chúng ta đa số không biết vì không mấy ai vào xem mạng lưới của Ban Tổ Chức Olympic 2008. Chính vì anh được chọn làm một trong 60 người cầm đuốc khi đi qua Sài Gòn cho nên anh mới xem kỹ các tấm bản đồ trong mạng lưới. Ðiều đáng khen là anh đã nhìn thấy dã tâm của đảng Cộng Sản Trung Quốc khi dùng Thế Vận Hội để công nhiên xác định chủ quyền của họ trên các hòn đảo họ đã cướp của nước ta. Ðáng khen hơn nữa là anh dám trình bày ý kiến của mình trước công luận thế giới. Các sinh viên, thanh niên Việt Nam ở trong nước sẽ nhìn vào hành động của Lê Minh Phiếu mà thêm can đảm khi lên tiếng đòi Trung Quốc trả lại các hòn đảo Hoàng Sa cho nước ta. Các bạn thanh niên có thể hãnh diện trước tấm gương can đảm của một sinh viên Việt Nam du học ở Pháp.
Nhưng trong dịp này chúng ta cũng cảm thấy hổ thẹn vì tất cả bộ máy Ðảng và nhà nước cộng sản ở Việt Nam hoàn toàn im lặng suốt cả năm qua không dám lên tiếng phản đối Ban Tổ Chức Thế Vận Hội Bắc Kinh lấy một lời. Những người lãnh đạo ngành thể dục, thể thao ở Việt Nam chắc chắn phải thấy những hình ảnh mà anh Lê Minh Phiếu đã thấy. Phải hiểu ý nghĩa những tấm bản đồ lộ liễu đó, như chúng ta hiểu được ngay khi nghe anh Lê Minh Phiếu trình bày. Nhưng tất cả đảng Cộng Sản và chính quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng trước sau không dám làm gì cả. Họ làm như có mắt mà không dám nhìn, có đầu mà không dám suy luận để hiểu dã tâm chính trị hóa Thế Vận Hội của chính quyền Bắc Kinh. Tất cả đảng Cộng Sản từ trên xuống dưới ngậm miệng không dám nói một lời, để cho một sinh viên du học phải đứng lên phản đối với ông chủ tịch Olympic quốc tế! Ðảng và chính quyền cộng sản đã chịu nhục! Nhưng cả một dân tộc làm sao chịu nhục mãi được? Khi nhà nước hèn yếu, người dân phải tỏ ra can đảm!
Cho nên ngày 29 Tháng Tư sắp tới, chúng ta chờ đợi các bạn trẻ ở Sài Gòn, Hà Nội, và khắp nước Việt Nam sẽ mặc những chiếc áo cùng màu, vẽ cùng những hình ảnh, xuống đường bày tỏ yêu cầu đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh có thể chỉ là bản đồ nước Việt Nam. Có thể là hình 5 chiếc vòng thế vận hội đang trở thành ô nhục. Những chiếc áo không cần viết một chữ nào, không có một khẩu hiệu nào để công an lấy cớ bắt tù; nhưng sẽ biểu lộ tấm lòng yêu nước thiết tha của thanh niên Việt Nam.
Ngô Nhân Dụng
Ngày 29 Tháng Tư tới, khi ngọn đuốc Thế Vận Olympic qua thành phố Sài Gòn, giới trẻ Việt Nam sẽ không để cho tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc được yên. Mối hận Hoàng Sa chưa nguôi, các thanh niên sẽ nhân dịp này trình bày tội Bắc Kinh xâm chiếm các hòn đảo của nước ta trước ống kính của các đài truyền hình quốc tế.
Công an cộng sản đã chuẩn bị còng tay chờ bắt các sinh viên biểu tình. Khó kéo nhau đến trước các tòa đại diện ngoại giao của Trung Quốc. Khó trương lên các biểu ngữ và khẩu hiệu tố cáo tội xâm lăng. Một cách bày tỏ thái độ giản dị và có hiệu quả là mọi người sẽ cùng nhau ra đường với chiếc áo sơ mi mang hình bản đồ Việt Nam trong đó quần đảo Hoàng Sa được tô đậm. Không ai có thể buộc tội các bạn trẻ khi mặc áo mang hình bản đổ nước Việt. Nhưng nếu mấy ngàn người cùng mặc một màu áo đó đi trong đám đông xem rước đuốc thế vận, thì đó sẽ là một thông điệp đầy ý nghĩa, không ai có thể bỏ qua.
Nhưng các bạn trẻ ở Sài Gòn có thể còn dám lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn nữa. Nhiều nhóm sinh viên ở trong nước đang chuẩn bị “rước đuốc Olympic” theo cách khác. Trong ngày 29 Tháng Tư, nhiều người sẽ đi ra đường với cái áo thun mang hình 5 vòng tròn thế vận là 5 cái còng tay, theo mẫu của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới. Sau khi coi trên mạng lưới những màn biểu tình phản đối Trung Quốc ở Paris, London, San Francisco khi ngọn đuốc thế vận đi qua những thành phố này, thanh niên Việt Nam cũng nức lòng muốn theo gương những người Tây Tạng, Sudan, Miến Ðiện. Không lẽ cả nước 84 triệu con người cứ cắn răng nuốt hận không dám nói lên một tiếng về mối hận Hoàng Sa?
Ít nhất, một sinh viên Việt Nam đang ở Pháp đã thay mặt giới trẻ Việt Nam khắp thế giới lên tiếng một cách dõng dạc, trước dư luận thế giới. Anh Lê Minh Phiếu, đang nghiên cứu ở Ðại Học Montesquieux, Bordeaux IV, đã viết thư cho ông chủ tịch Thế Vận Hội Quốc Tế tố cáo Trung Quốc lợi dụng việc tổ chức Olympic 2008 để xác định quyền chiếm đóng các hòn đảo Hoàng Sa của nước ta. Ðây là một hành động “chính trị hóa” việc tổ chức Olympic, tức là vi phạm quy chế của tổ chức Thế Vận Quốc Tế! Lá thư này đã được đăng trên Nhật Báo Người Việt ngày hôm qua, và trên Người Việt Online, quý vị có thể đọc đầy đủ.
Những lý luận của Lê Minh Phiếu rất chặt chẽ, đúng lời lẽ một luật sư buộc tội. Chính phủ Bắc Kinh đã cố ý vẽ lớn và tô sáng những hòn đảo thuộc Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc thế vận, và ghi tên các đảo này theo lối của Trung Quốc. Những hòn đảo khác chung quanh và trong vùng, dù lớn hơn hay quan trọng hơn, không được tô đậm và làm sáng như vậy. Hành động đó có mục đích gì, nếu không phải là nhân dịp cổ động cho cuộc rước đuốc mà xác nhận quyền chiếm lĩnh Hoàng Sa của chính quyền Bắc Kinh?
Anh Lê Minh Phiếu đã tường thuật lịch sử việc xâm chiếm Hoàng Sa kể từ năm 1974 khi quân Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn nhiệm ở đó. Tuy anh nêu lên một chi tiết sai, khi nói các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bị quân Tàu “giết sạch,” nhưng chi tiết lịch sử này cốt để chứng tỏ các hòn đảo ở Hoàng Sa đã bị cưỡng chiếm. Trên nguyên tắc vấn đề chủ quyền còn đang trong vòng tranh chấp giữa hai quốc gia. Khi cố ý vẽ bản đồ như trên là Bắc Kinh làm một hành động tuyên truyền chính trị, tức là vi phạm tính cách phi chính trị của việc tổ chức Olympic. Ðể kết luận, anh Lê Minh Phiếu yêu cầu Ủy Ban Olympic Quốc Tế bắt Ban Tổ Chức Thế Vận 2008 ở Bắc Kinh phải ngưng không tô đậm và chiếu sáng các hòn đảo Hoàng Sa trên website của họ cũng như trên bản đồ lộ trình rước đuốc!
Việc công bố lá thư của anh Lê Minh Phiếu là một hành động can đảm, phát sinh từ lòng yêu nước. Ông chủ tịch Thế Vận Hội Quốc Tế sẽ không thể làm ngơ trước lá thư này. Ðồng bào Việt Nam khắp nơi nên viết thư ủng hộ anh, gửi cho ông Jacques Rogge, chủ tịch Olympic.
Lá thư của Lê Minh Phiếu đã vạch ra một thủ đoạn của chính quyền Bắc Kinh mà chúng ta đa số không biết vì không mấy ai vào xem mạng lưới của Ban Tổ Chức Olympic 2008. Chính vì anh được chọn làm một trong 60 người cầm đuốc khi đi qua Sài Gòn cho nên anh mới xem kỹ các tấm bản đồ trong mạng lưới. Ðiều đáng khen là anh đã nhìn thấy dã tâm của đảng Cộng Sản Trung Quốc khi dùng Thế Vận Hội để công nhiên xác định chủ quyền của họ trên các hòn đảo họ đã cướp của nước ta. Ðáng khen hơn nữa là anh dám trình bày ý kiến của mình trước công luận thế giới. Các sinh viên, thanh niên Việt Nam ở trong nước sẽ nhìn vào hành động của Lê Minh Phiếu mà thêm can đảm khi lên tiếng đòi Trung Quốc trả lại các hòn đảo Hoàng Sa cho nước ta. Các bạn thanh niên có thể hãnh diện trước tấm gương can đảm của một sinh viên Việt Nam du học ở Pháp.
Nhưng trong dịp này chúng ta cũng cảm thấy hổ thẹn vì tất cả bộ máy Ðảng và nhà nước cộng sản ở Việt Nam hoàn toàn im lặng suốt cả năm qua không dám lên tiếng phản đối Ban Tổ Chức Thế Vận Hội Bắc Kinh lấy một lời. Những người lãnh đạo ngành thể dục, thể thao ở Việt Nam chắc chắn phải thấy những hình ảnh mà anh Lê Minh Phiếu đã thấy. Phải hiểu ý nghĩa những tấm bản đồ lộ liễu đó, như chúng ta hiểu được ngay khi nghe anh Lê Minh Phiếu trình bày. Nhưng tất cả đảng Cộng Sản và chính quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng trước sau không dám làm gì cả. Họ làm như có mắt mà không dám nhìn, có đầu mà không dám suy luận để hiểu dã tâm chính trị hóa Thế Vận Hội của chính quyền Bắc Kinh. Tất cả đảng Cộng Sản từ trên xuống dưới ngậm miệng không dám nói một lời, để cho một sinh viên du học phải đứng lên phản đối với ông chủ tịch Olympic quốc tế! Ðảng và chính quyền cộng sản đã chịu nhục! Nhưng cả một dân tộc làm sao chịu nhục mãi được? Khi nhà nước hèn yếu, người dân phải tỏ ra can đảm!
Cho nên ngày 29 Tháng Tư sắp tới, chúng ta chờ đợi các bạn trẻ ở Sài Gòn, Hà Nội, và khắp nước Việt Nam sẽ mặc những chiếc áo cùng màu, vẽ cùng những hình ảnh, xuống đường bày tỏ yêu cầu đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh có thể chỉ là bản đồ nước Việt Nam. Có thể là hình 5 chiếc vòng thế vận hội đang trở thành ô nhục. Những chiếc áo không cần viết một chữ nào, không có một khẩu hiệu nào để công an lấy cớ bắt tù; nhưng sẽ biểu lộ tấm lòng yêu nước thiết tha của thanh niên Việt Nam.