Đời Sống Quanh Ta
-
- Posts: 2581
- Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
- Been thanked: 1 time
Một phút suy tư: Chữ TÂM
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Ðặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Ðặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Ðặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Ðặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Ðặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Ðặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Ðặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Ðặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Ðặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Ðặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Ðặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Ðặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Đại cương về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ
Vann Phan
Cấu trúc của nền giáo dục Hoa Kỳ gồm 13 năm học sinh theo học liên tục, trước 13 năm đó có một hoặc hai năm là thời kỳ tiền-giáo dục (pre-school education) và sau 13 năm đó là một nền giáo dục đại học gồm bốn bậc bằng cấp: associate (hai năm cao đẳng), bachelor's (cử nhân), master's (cao học), và doctorate (tiến sĩ), cộng thêm với các thứ chứng chỉ không được xếp vào loại bằng cấp (certificate) và bằng tốt nghiệp (diploma). Ðiều kiện cần có để theo học đặng lấy một bằng cấp cao hơn là phải lấy được văn bằng ở cấp dưới trước đã.
Bước khởi đầu
Thời kỳ tiền-giáo dục: Ngày nay, đa số trẻ em Mỹ đều khởi sự đi học trước khi chính thức bước vào tiến trình giáo dục kéo dài 13 năm từ mẫu giáo đến lớp 12 (được gọi ngắn gọn là K-12). Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu trẻ em theo học các chương trình tiền-giáo dục. Các chương trình tiền-giáo dục này thường diễn ra vào năm trước khi trẻ em bước vào tiến trình giáo dục K-12, hoặc trước đó thêm một năm nữa càng tốt, tức là lúc trẻ em được từ 3 tới 5 tuổi. Năm đầu tiên của thời kỳ tiền-giáo dục này thường được gọi là tiền-mẫu giáo (pre-kindergarten hoặc nursery school) và khi sang đến năm đi học thứ nhì thì trẻ em bước vào lớp mẫu giáo (kindergarten).
Thời kỳ bắt đầu nền giáo dục: Trẻ em Mỹ chính thức bắt đầu nền giáo dục của các em vào khoảng 6 tuổi (có một số đi học vào lúc 5 tuổi, số khác thì vào lúc 7 tuổi, tùy từng trẻ em và tùy cách tính tuổi của từng em, đối chiếu với tháng sinh và căn cứ vào ngày khai giảng).
Thời gian theo học: Thời gian đi học chính thức kéo dài 12 năm, cho đến khi học sinh lên 18 tuổi, hoặc khoảng đó. Mỗi một năm học như thế gọi là lớp (grade), vì thế lớp 12 (12th grade) thì tương ứng với năm thứ 12 mà học sinh theo học tại trường.
Thời gian 12 năm trẻ em Mỹ theo học tại trường lại được chia làm hai giai đoạn: trước hết là primary school và sau đó là secondary school. Bằng (diploma) hoặc chứng chỉ (certificate) tốt nghiệp trung học là yêu cầu cần có để học viên có thể bước vào nền giáo dục đại học (hoặc cao đẳng) tại các trường college, university hoặc các trường chuyên nghiệp dạy theo học trình cao đẳng hay đại học, như trường kỹ thuật (technical school) chẳng hạn.
Primary school (bậc tiểu học): Thường dành cho trẻ em Mỹ lên 6 tuổi, và thời gian theo học bậc này là từ 5 tới 6 năm tùy từng học khu.
Secondary school (bậc trung học): Sau bậc tiểu học, học sinh bước lên bậc trung học kéo dài từ 6 đến 7 năm, gồm giai đoạn middle school hoặc junior high school (trung học đệ nhất cấp, theo kiểu Việt Nam trước 1975) và giai đoạn high school hoặc senior high school (trung học đệ nhị cấp, theo kiểu Việt Nam trước 1975). Học xong Lớp 12 (Twelfth Grade) là học sinh tốt nghiệp bậc trung học.
Giáo dục đại học: Sau khi học xong bậc trung học hoặc xong lớp 12, sinh viên được nhận vào bậc đại học tại các trường college hoặc university. Sinh viên theo học tại các trường college hoặc university -trong giai đoạn gọi là “undergraduate education”- thì sẽ lấy được Bằng Cử Nhân (Bachelor's Degree). Nếu sau khi lấy được bằng Cử Nhân rồi mà sinh viên lại tiếp tục học thêm nữa -trong giai đoạn gọi là “graduate school” hoặc “post-graduate education” - thì sẽ lấy được bằng Cao Học (Master's Degree) và kế tiếp đó là bằng Tiến Sĩ (Doctorate).
Năm học: Năm học hoặc niên khóa tại Mỹ thường bắt đầu vào Tháng Tám hoặc Tháng Chín và tiếp diễn cho tới Tháng Năm hoặc Tháng Sáu. Năm học tại hầu hết các trường college và university ở Mỹ được chia hành hai học kỳ (term) gọi là semester (lục cá nguyệt). Một số trường thuộc hệ thống “trimester system” lại chia năm học thành ba học kỳ, và một số trường khác lại theo hệ tống “quarter system” gồm bốn học kỳ, gọi là quarter (tam cá nguyệt), trong đó có thêm khóa học Hè để sinh viên có thể học thêm hoặc học bù nếu muốn sớm ra trường hoặc ra trường cho kịp với nhu cầu.
Vann Phan
Cấu trúc của nền giáo dục Hoa Kỳ gồm 13 năm học sinh theo học liên tục, trước 13 năm đó có một hoặc hai năm là thời kỳ tiền-giáo dục (pre-school education) và sau 13 năm đó là một nền giáo dục đại học gồm bốn bậc bằng cấp: associate (hai năm cao đẳng), bachelor's (cử nhân), master's (cao học), và doctorate (tiến sĩ), cộng thêm với các thứ chứng chỉ không được xếp vào loại bằng cấp (certificate) và bằng tốt nghiệp (diploma). Ðiều kiện cần có để theo học đặng lấy một bằng cấp cao hơn là phải lấy được văn bằng ở cấp dưới trước đã.
Bước khởi đầu
Thời kỳ tiền-giáo dục: Ngày nay, đa số trẻ em Mỹ đều khởi sự đi học trước khi chính thức bước vào tiến trình giáo dục kéo dài 13 năm từ mẫu giáo đến lớp 12 (được gọi ngắn gọn là K-12). Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu trẻ em theo học các chương trình tiền-giáo dục. Các chương trình tiền-giáo dục này thường diễn ra vào năm trước khi trẻ em bước vào tiến trình giáo dục K-12, hoặc trước đó thêm một năm nữa càng tốt, tức là lúc trẻ em được từ 3 tới 5 tuổi. Năm đầu tiên của thời kỳ tiền-giáo dục này thường được gọi là tiền-mẫu giáo (pre-kindergarten hoặc nursery school) và khi sang đến năm đi học thứ nhì thì trẻ em bước vào lớp mẫu giáo (kindergarten).
Thời kỳ bắt đầu nền giáo dục: Trẻ em Mỹ chính thức bắt đầu nền giáo dục của các em vào khoảng 6 tuổi (có một số đi học vào lúc 5 tuổi, số khác thì vào lúc 7 tuổi, tùy từng trẻ em và tùy cách tính tuổi của từng em, đối chiếu với tháng sinh và căn cứ vào ngày khai giảng).
Thời gian theo học: Thời gian đi học chính thức kéo dài 12 năm, cho đến khi học sinh lên 18 tuổi, hoặc khoảng đó. Mỗi một năm học như thế gọi là lớp (grade), vì thế lớp 12 (12th grade) thì tương ứng với năm thứ 12 mà học sinh theo học tại trường.
Thời gian 12 năm trẻ em Mỹ theo học tại trường lại được chia làm hai giai đoạn: trước hết là primary school và sau đó là secondary school. Bằng (diploma) hoặc chứng chỉ (certificate) tốt nghiệp trung học là yêu cầu cần có để học viên có thể bước vào nền giáo dục đại học (hoặc cao đẳng) tại các trường college, university hoặc các trường chuyên nghiệp dạy theo học trình cao đẳng hay đại học, như trường kỹ thuật (technical school) chẳng hạn.
Primary school (bậc tiểu học): Thường dành cho trẻ em Mỹ lên 6 tuổi, và thời gian theo học bậc này là từ 5 tới 6 năm tùy từng học khu.
Secondary school (bậc trung học): Sau bậc tiểu học, học sinh bước lên bậc trung học kéo dài từ 6 đến 7 năm, gồm giai đoạn middle school hoặc junior high school (trung học đệ nhất cấp, theo kiểu Việt Nam trước 1975) và giai đoạn high school hoặc senior high school (trung học đệ nhị cấp, theo kiểu Việt Nam trước 1975). Học xong Lớp 12 (Twelfth Grade) là học sinh tốt nghiệp bậc trung học.
Giáo dục đại học: Sau khi học xong bậc trung học hoặc xong lớp 12, sinh viên được nhận vào bậc đại học tại các trường college hoặc university. Sinh viên theo học tại các trường college hoặc university -trong giai đoạn gọi là “undergraduate education”- thì sẽ lấy được Bằng Cử Nhân (Bachelor's Degree). Nếu sau khi lấy được bằng Cử Nhân rồi mà sinh viên lại tiếp tục học thêm nữa -trong giai đoạn gọi là “graduate school” hoặc “post-graduate education” - thì sẽ lấy được bằng Cao Học (Master's Degree) và kế tiếp đó là bằng Tiến Sĩ (Doctorate).
Năm học: Năm học hoặc niên khóa tại Mỹ thường bắt đầu vào Tháng Tám hoặc Tháng Chín và tiếp diễn cho tới Tháng Năm hoặc Tháng Sáu. Năm học tại hầu hết các trường college và university ở Mỹ được chia hành hai học kỳ (term) gọi là semester (lục cá nguyệt). Một số trường thuộc hệ thống “trimester system” lại chia năm học thành ba học kỳ, và một số trường khác lại theo hệ tống “quarter system” gồm bốn học kỳ, gọi là quarter (tam cá nguyệt), trong đó có thêm khóa học Hè để sinh viên có thể học thêm hoặc học bù nếu muốn sớm ra trường hoặc ra trường cho kịp với nhu cầu.
Nệm $33,000 nằm có êm không?

Nệm Beyond Luxury “Palais Royale Plush,” khổ queen-size, bán với giá $26,889. Nếu khổ king-size, giá bán là $33,275. (Hình: OC Register) COSTA MESA (NV) - Nệm đắt tiền nằm có êm lưng không? Ðắt tới $33,000 thì êm tới mức nào?
Công ty Bloomingdale's, xưa nay chưa bao giờ ngại việc bán hàng đắt tiền, mới mở hai cửa hàng tiệm Mattress Gallery bán nệm mang nhãn hiệu E.S. Kluft, đáng giá hàng ngàn, hàng chục ngàn đô la, theo ký giả Hang Nguyen viết trên báo OC Register.
Trước đây, Bloomingdale's đã từng bán nệm E.S. Kluft rồi, nhưng chỉ bán ở các cửa tiệm Bloomingdale's ở tiểu bang khác. Nay, Bloomingdale's mang nệm E.S. Kluft tới quận Cam qua hai tiệm Mattress Gallery, một ở South Coast Plaza, thành phố Costa Mesa, và một ở Fashion Island, thành phố Newport Beach.
Khi Bloomingdale's chưa mở Mattress Gallery, ở quận Cam chỉ có một chỗ bán nệm E.S. Kluft, là tiệm Sit 'n Sleep.
Nệm đắt nhất ở hai tiệm Mattress Gallery là một loại nệm may bằng tay, mang tên “Beyond Luxury Palais Royale” bán với giá $33,275 cho khổ king-size.
Nếu mua queen-size, nệm này bán với giá $26,889.
Nệm $33,275 có gì mà đắt vậy? Ký giả Hang Nguyen viết, nệm này có: “Nhiều lớp đệm hỗn hợp gồm cashmere (vải dệt bằng lông dê), mohair (cũng một loại vải bằng lông dê), len Joma (một loại len đặc biệt của công ty John Marshall ở New Zealand) và nhựa latex Talalay uốn theo thân người, làm giảm áp lực, đi kèm với nhiều lớp vải cotton thoáng khí để tránh bị tồn nhiệt hoặc độ ẩm. Nệm này cũng có hàng ngàn lo xo đắt tiền của Anh, bọc trong bông gòn calico, để giảm thiểu độ di động và thêm phần nâng đỡ cơ thể.”
Mỗi chiếc nệm được khâu bằng tay, theo công ty E.S. Kluft. Mỗi một nệm này cần 7 người làm trong khoảng 2 ngày rưỡi mới xong.

Nệm Beyond Luxury “Palais Royale Plush,” khổ queen-size, bán với giá $26,889. Nếu khổ king-size, giá bán là $33,275. (Hình: OC Register) COSTA MESA (NV) - Nệm đắt tiền nằm có êm lưng không? Ðắt tới $33,000 thì êm tới mức nào?
Công ty Bloomingdale's, xưa nay chưa bao giờ ngại việc bán hàng đắt tiền, mới mở hai cửa hàng tiệm Mattress Gallery bán nệm mang nhãn hiệu E.S. Kluft, đáng giá hàng ngàn, hàng chục ngàn đô la, theo ký giả Hang Nguyen viết trên báo OC Register.
Trước đây, Bloomingdale's đã từng bán nệm E.S. Kluft rồi, nhưng chỉ bán ở các cửa tiệm Bloomingdale's ở tiểu bang khác. Nay, Bloomingdale's mang nệm E.S. Kluft tới quận Cam qua hai tiệm Mattress Gallery, một ở South Coast Plaza, thành phố Costa Mesa, và một ở Fashion Island, thành phố Newport Beach.
Khi Bloomingdale's chưa mở Mattress Gallery, ở quận Cam chỉ có một chỗ bán nệm E.S. Kluft, là tiệm Sit 'n Sleep.
Nệm đắt nhất ở hai tiệm Mattress Gallery là một loại nệm may bằng tay, mang tên “Beyond Luxury Palais Royale” bán với giá $33,275 cho khổ king-size.
Nếu mua queen-size, nệm này bán với giá $26,889.
Nệm $33,275 có gì mà đắt vậy? Ký giả Hang Nguyen viết, nệm này có: “Nhiều lớp đệm hỗn hợp gồm cashmere (vải dệt bằng lông dê), mohair (cũng một loại vải bằng lông dê), len Joma (một loại len đặc biệt của công ty John Marshall ở New Zealand) và nhựa latex Talalay uốn theo thân người, làm giảm áp lực, đi kèm với nhiều lớp vải cotton thoáng khí để tránh bị tồn nhiệt hoặc độ ẩm. Nệm này cũng có hàng ngàn lo xo đắt tiền của Anh, bọc trong bông gòn calico, để giảm thiểu độ di động và thêm phần nâng đỡ cơ thể.”
Mỗi chiếc nệm được khâu bằng tay, theo công ty E.S. Kluft. Mỗi một nệm này cần 7 người làm trong khoảng 2 ngày rưỡi mới xong.
NHẢY ĐẦM và SỨC KHỎE
Nguyễn Thượng Chánh, DVM Nói đến nhảy đầm hay khiêu vũ thì có một số người sẽ bĩu môi, nói thế nầy thế nọ vì mặc cảm, vì thành kiến...
Ngày nay xã hội đã thay đổi nhiều. Tại Việt Nam nhảy đầm không còn là món độc quyền của giới trẻ nữa. Lớp người lớn tuổi hơn cũng nhảy đầm như điên cho vui đời và để cho ra vẻ mình cũng có nếp sống văn minh mới như mọi người vậy. Rồi người tuổi tác cao thuộc tầng lớp ông bà ngoại, ông bà nội, 6-7 bó trở lên cũng nhào vô xạp xình bước tới bước lui ẹo qua ẹo lại trước để rèn luyện sức khỏe sau để cho vui tuổi già...Đó là khiêu vũ dưỡng sanh.
Nhảy đầm đã trở thành một cái mode, một lối giao tiếp xã hội cũng như là một lối thể dục rất tốt cho thể xác và cho tinh thần của những người tuy có tuổi nhưng lòng vẫn còn xuân...
Nhảy đầm giúp làm giảm thiểu nguy cơ các bệnh thoái hóa trí não, sa sút trí tuệ (dementia) mà đặc biệt là bệnh lú lẫn Alzeilhmer.
Science Daily April 10, 2009 có đăng bài Dance Your Way To Successful Aging (Nhảy Đầm Tốt Cho Tuổi Già). Gs Jonathan Skinner, thuộc Queen’s Univ. Belfast , Ireland, đã thực hiện một cuộc khảo cứu về vấn đề nhẩy đầm ở người cao tuổi và đã đưa ra những kết quả hết sức là lạc quan.
- Rất có lợi về mặt giao tiếp xã hội, bớt cảm thấy trống vắng cô đơn, ngừa được trầm cảm.
- Lợi ích về mặt thể chất. Nhảy đầm bắt buộc phải vận động cho nên giúp làm giảm bớt đau nhức xương cốt.
- Lợi ích về mặt thần kinh trí não (mental). Đọc sách, viết lách, đánh cờ, chơi Monopoly, Puzzles, chơi ô chữ cross words, mots croisés, đánh bài, chơi nhạc, karaoké và nhảy đầm dều là những hoạt động có tính cách kích thích trí não vì vậy giúp ngừa được một số bệnh tật và làm chậm phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh, gây sa sút trí tuệ và lú lẫn.
- Nhảy Tango thường xuyên rất tốt để giúp cải thiện sự linh hoạt và cân bằng (balance) động tác ở những bệnh nhân Parkinson
- Nhảy Waltz giúp người đau tim mau hồi phục sau cơn bị heart attack, theo lời bác sĩ Ý. Associated Press. Nov 12, 2006
KẾT LUẬN
Nhảy đầm vừa giúp mình cải thiện được sức khỏe mà còn mở rộng thêm sự giao tiếp xã hội.
Điều quan trọng là mình nhảy cho mình được vui và được khỏe. Đừng bao giờ bận tâm sợ nhảy trật, sợ người ta nhìn, sợ quê, đừng quan tâm đến họ, mặc kệ họ. Hãy nhảy một cách tự nhiên như thể không ai nhìn thấy mình.
"work as if you do not need money
love as if you have never been hurt
dance as if nobody see you
sing as if nobody hear you
live as if Earth is a Paradise"
Phillip M. Harper , Univ Stanford
Mình nhảy và chỉ biết mình đang nhảy đó là một lối Thiền, đó là hạnh phúc vậy./.
Nguyễn Thượng Chánh, DVM Nói đến nhảy đầm hay khiêu vũ thì có một số người sẽ bĩu môi, nói thế nầy thế nọ vì mặc cảm, vì thành kiến...
Ngày nay xã hội đã thay đổi nhiều. Tại Việt Nam nhảy đầm không còn là món độc quyền của giới trẻ nữa. Lớp người lớn tuổi hơn cũng nhảy đầm như điên cho vui đời và để cho ra vẻ mình cũng có nếp sống văn minh mới như mọi người vậy. Rồi người tuổi tác cao thuộc tầng lớp ông bà ngoại, ông bà nội, 6-7 bó trở lên cũng nhào vô xạp xình bước tới bước lui ẹo qua ẹo lại trước để rèn luyện sức khỏe sau để cho vui tuổi già...Đó là khiêu vũ dưỡng sanh.
Nhảy đầm đã trở thành một cái mode, một lối giao tiếp xã hội cũng như là một lối thể dục rất tốt cho thể xác và cho tinh thần của những người tuy có tuổi nhưng lòng vẫn còn xuân...

Science Daily April 10, 2009 có đăng bài Dance Your Way To Successful Aging (Nhảy Đầm Tốt Cho Tuổi Già). Gs Jonathan Skinner, thuộc Queen’s Univ. Belfast , Ireland, đã thực hiện một cuộc khảo cứu về vấn đề nhẩy đầm ở người cao tuổi và đã đưa ra những kết quả hết sức là lạc quan.
- Rất có lợi về mặt giao tiếp xã hội, bớt cảm thấy trống vắng cô đơn, ngừa được trầm cảm.
- Lợi ích về mặt thể chất. Nhảy đầm bắt buộc phải vận động cho nên giúp làm giảm bớt đau nhức xương cốt.
- Lợi ích về mặt thần kinh trí não (mental). Đọc sách, viết lách, đánh cờ, chơi Monopoly, Puzzles, chơi ô chữ cross words, mots croisés, đánh bài, chơi nhạc, karaoké và nhảy đầm dều là những hoạt động có tính cách kích thích trí não vì vậy giúp ngừa được một số bệnh tật và làm chậm phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh, gây sa sút trí tuệ và lú lẫn.
- Nhảy Tango thường xuyên rất tốt để giúp cải thiện sự linh hoạt và cân bằng (balance) động tác ở những bệnh nhân Parkinson
- Nhảy Waltz giúp người đau tim mau hồi phục sau cơn bị heart attack, theo lời bác sĩ Ý. Associated Press. Nov 12, 2006
KẾT LUẬN
Nhảy đầm vừa giúp mình cải thiện được sức khỏe mà còn mở rộng thêm sự giao tiếp xã hội.
Điều quan trọng là mình nhảy cho mình được vui và được khỏe. Đừng bao giờ bận tâm sợ nhảy trật, sợ người ta nhìn, sợ quê, đừng quan tâm đến họ, mặc kệ họ. Hãy nhảy một cách tự nhiên như thể không ai nhìn thấy mình.
"work as if you do not need money
love as if you have never been hurt
dance as if nobody see you
sing as if nobody hear you
live as if Earth is a Paradise"
Phillip M. Harper , Univ Stanford
Mình nhảy và chỉ biết mình đang nhảy đó là một lối Thiền, đó là hạnh phúc vậy./.
3 lỗi lầm lớn nhất thường gặp khi đi tìm việc

Hình này chỉ để minh họa.
Giữa thời buổi kinh tế khó khăn tìm được công việc ổn định là một điều khó khăn vô cùng.
Thật thế, cạnh tranh với 15 triệu người khác cũng đang sách đơn đi tìm việc trong giai đoạn này quả là một việc hết sức căng thẳng.
Chính vì tình trạng căng thẳng này, mà nhiều người vì quá lo lắng, đã vấp phải nhũng lỗi lầm rất căn bản, lẽ ra phải tránh được. Và trong lúc khó khăn này, chỉ cần một lỗi lầm nhỏ là cũng đủ cho người đi tìm việc mất đi một cơ hội hiếm hoi.
Bà Andrea Kay, một chuyên viên tham vấn việc làm, và tác giả của cuốn sách “Kiếp đi làm khổ nhục như chó, nhưng vẫn cứ phải làm” (Work's a Bitch and Then You Make It Work.) nói,
“Lỗi lầm thứ nhất là không có một chương trình kiếm việc.” Ða số người ta “chỉ biết phản ứng một cách thụ động!”
Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến với 500 giám đốc của các công ty chuyên tuyển người, do trang mạng TheLadders.com www.theladders.com công ty thì ba lỗi lầm lớn nhất mà những người đi tìm việc phạm phải là:
1. Quá tuyệt vọng, và nhận bất cứ việc gì.
2. Không chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc đi phỏng vấn.
3. Có một tờ “resume” quá yếu.
Dĩ nhiên trong lúc nạn thất nghiệp đang ở cao độ nhất, những người đã bị thất nghiệp quá lâu, thường có khuynh hướng nộp đơn xin việc ở bất cứ đâu. Nhưng theo các chuyên viên tham vấn tìm việc, thì thật ra việc này không có lợi. Vì việc nhẩy đi tìm việc lung tung từ ngành này qua ngành khác, khiến cho người đi tìm khó có thể tập trung tư tưởng để chuẩn bị và nghiên cứu đúng mức cho công ty và họ muốn xin vào làm việc.
Ðiều quan trọng không phải là nộp đơn xin việc ở nhiều chỗ, “mà là nộp đơn cho đúng chỗ.” Ông Alex Douzet, tổng giám đốc của trang mạng Theladders.com phát biểu.
Cũng theo ông Alex Douzet, thì quá nhiều người phí sức vào những công việc không thích hợp với họ, và kết quả cũng không tốt. Vì “các hãng đang cần tuyển người biết rất rõ họ đang tìm một nhân viên có những điều kiện nào.”
Một người đang đi tìm việc có hai việc chính phải làm. Thứ nhất là tìm hiểu xem công ty đang tuyển dụng mình có vấn đề gì cần mình đảm trách, và thứ nhì là làm sao để thuyết phục công ty đó là họ có thể đảm trách được công việc ấy một cách dễ dàng.

Hình này chỉ để minh họa.
Giữa thời buổi kinh tế khó khăn tìm được công việc ổn định là một điều khó khăn vô cùng.
Thật thế, cạnh tranh với 15 triệu người khác cũng đang sách đơn đi tìm việc trong giai đoạn này quả là một việc hết sức căng thẳng.
Chính vì tình trạng căng thẳng này, mà nhiều người vì quá lo lắng, đã vấp phải nhũng lỗi lầm rất căn bản, lẽ ra phải tránh được. Và trong lúc khó khăn này, chỉ cần một lỗi lầm nhỏ là cũng đủ cho người đi tìm việc mất đi một cơ hội hiếm hoi.
Bà Andrea Kay, một chuyên viên tham vấn việc làm, và tác giả của cuốn sách “Kiếp đi làm khổ nhục như chó, nhưng vẫn cứ phải làm” (Work's a Bitch and Then You Make It Work.) nói,
“Lỗi lầm thứ nhất là không có một chương trình kiếm việc.” Ða số người ta “chỉ biết phản ứng một cách thụ động!”
Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến với 500 giám đốc của các công ty chuyên tuyển người, do trang mạng TheLadders.com www.theladders.com công ty thì ba lỗi lầm lớn nhất mà những người đi tìm việc phạm phải là:
1. Quá tuyệt vọng, và nhận bất cứ việc gì.
2. Không chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc đi phỏng vấn.
3. Có một tờ “resume” quá yếu.
Dĩ nhiên trong lúc nạn thất nghiệp đang ở cao độ nhất, những người đã bị thất nghiệp quá lâu, thường có khuynh hướng nộp đơn xin việc ở bất cứ đâu. Nhưng theo các chuyên viên tham vấn tìm việc, thì thật ra việc này không có lợi. Vì việc nhẩy đi tìm việc lung tung từ ngành này qua ngành khác, khiến cho người đi tìm khó có thể tập trung tư tưởng để chuẩn bị và nghiên cứu đúng mức cho công ty và họ muốn xin vào làm việc.
Ðiều quan trọng không phải là nộp đơn xin việc ở nhiều chỗ, “mà là nộp đơn cho đúng chỗ.” Ông Alex Douzet, tổng giám đốc của trang mạng Theladders.com phát biểu.
Cũng theo ông Alex Douzet, thì quá nhiều người phí sức vào những công việc không thích hợp với họ, và kết quả cũng không tốt. Vì “các hãng đang cần tuyển người biết rất rõ họ đang tìm một nhân viên có những điều kiện nào.”
Một người đang đi tìm việc có hai việc chính phải làm. Thứ nhất là tìm hiểu xem công ty đang tuyển dụng mình có vấn đề gì cần mình đảm trách, và thứ nhì là làm sao để thuyết phục công ty đó là họ có thể đảm trách được công việc ấy một cách dễ dàng.
Bạn có biết cách 'giữ' người yêu?
Ảnh minh họa: Corbis.com. Bạn truy hỏi cặn kẽ khi thấy trong máy chàng có tin nhắn hỏi han, hay ghen tuông lồng lộn khi thấy chàng đi với người khác giới thì có lẽ anh ấy đang ngộp thở vì sự quản lý gắt gao của bạn rồi.
Làm bài trắc nghiệm dưới đây để xem bạn có biết giữ người yêu một cách khéo léo không nhé.
1. Khi người ấy đi xa về, điểm đầu tiên mà bạn chú ý là:
a. Nét mặt của người ấy (5 điểm)
b. Mùi thơm còn lại trên người (15 điểm)
c. Tìm kiếm dấu vết lạ trên áo (10 điểm)
2. Nếu tình cờ phát hiện có ai đó dành những lời nói tình cảm cho người ấy, thái độ của bạn:
a. Nói lại ngay và yêu cầu giải thích rõ ràng (15 điểm)
b. Coi đó là chuyện thường tình (10 điểm)
c. Im lặng và chờ đợi người ấy "thú nhận"
3. Vô tình gặp người ấy đang đi với một người khác giới, hành động của bạn:
a. Bình tĩnh tiến đến chào hỏi và tự giới thiệu (5 điểm)
b. Nghĩ rằng chắc họ có công việc với nhau (10 điểm)
c. Ghen tuông, giận dữ (15 điểm)
4. Nếu anh ấy quên cuộc hẹn quan trọng của hai người, phản ứng của bạn:
a. Bỏ qua và hẹn sang lần khác (10 điểm)
b. Giận rất lâu mới tha thứ (15 điểm)
c. Gọi điện để nhắc nhở người ấy (5 điểm)
5. Nếu lâu lâu người ấy không đưa bạn ra ngoài chơi, suy nghĩ của bạn:
a. Chắc người ấy đã quá mệt mỏi vì công việc (5 điểm)
b. Không sao, ở nhà càng tốt (10 điểm)
c. Chắc họ chán đi với mình rồi (15 điểm)
6. Theo bạn, để sở hữu một người thì nên làm thế nào?
a. Tự tin, chinh phục người ấy bằng cái duyên riêng của mình (10 điểm)
b. Luôn giám sát chặt chẽ (15 điểm)
c. Tỏ ra ngưỡng mộ người ấy (5 điểm)
30-50 điểm: Bạn là người biết yêu, biết cách nắm giữ người yêu. Hiếm khi cả hai bị rơi vào tình trạng căng thẳng, nhàm chán vì nhau bởi bạn tinh tế, khéo léo và tự chủ được trong từng tình huống. Sự hài hòa này khiến cho mối quan hệ của bạn và người ấy sớm đi đến đích cuối cùng: Hạnh phúc bên nhau.
50-70 điểm: Bạn quan niệm ai yêu nhiều thì người ấy khổ, thà lấy người yêu mình còn hơn lấy người mình yêu. Vì thế, bạn chưa cố gắng tìm cách "quản lý" người ấy một cách khéo léo. Có thể thái độ "thờ ơ" này tránh cho bạn khỏi đau khổ, ghen tuông nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân để bạn khó nắm giữ được ai đó lâu dài cho riêng mình.
Trên 70 điểm: Bạn quan niệm rằng đã là người yêu thì phải hoàn toàn thuộc về nhau. Đôi khi những hành động của bạn thể hiện tình yêu, nắm giữ tình yêu một một cách thái quá lại dẫn đến tác dụng ngược. Hãy "nới lỏng" quan niệm và khéo léo trong từng hành động một chút, bạn sẽ cảm thấy người ấy và chính mình được thoải mái hơn rất nhiều.
(Theo Thế Giới Phụ Nữ)

Ảnh minh họa: Corbis.com. Bạn truy hỏi cặn kẽ khi thấy trong máy chàng có tin nhắn hỏi han, hay ghen tuông lồng lộn khi thấy chàng đi với người khác giới thì có lẽ anh ấy đang ngộp thở vì sự quản lý gắt gao của bạn rồi.
Làm bài trắc nghiệm dưới đây để xem bạn có biết giữ người yêu một cách khéo léo không nhé.
1. Khi người ấy đi xa về, điểm đầu tiên mà bạn chú ý là:
a. Nét mặt của người ấy (5 điểm)
b. Mùi thơm còn lại trên người (15 điểm)
c. Tìm kiếm dấu vết lạ trên áo (10 điểm)
2. Nếu tình cờ phát hiện có ai đó dành những lời nói tình cảm cho người ấy, thái độ của bạn:
a. Nói lại ngay và yêu cầu giải thích rõ ràng (15 điểm)
b. Coi đó là chuyện thường tình (10 điểm)
c. Im lặng và chờ đợi người ấy "thú nhận"
3. Vô tình gặp người ấy đang đi với một người khác giới, hành động của bạn:
a. Bình tĩnh tiến đến chào hỏi và tự giới thiệu (5 điểm)
b. Nghĩ rằng chắc họ có công việc với nhau (10 điểm)
c. Ghen tuông, giận dữ (15 điểm)
4. Nếu anh ấy quên cuộc hẹn quan trọng của hai người, phản ứng của bạn:
a. Bỏ qua và hẹn sang lần khác (10 điểm)
b. Giận rất lâu mới tha thứ (15 điểm)
c. Gọi điện để nhắc nhở người ấy (5 điểm)
5. Nếu lâu lâu người ấy không đưa bạn ra ngoài chơi, suy nghĩ của bạn:
a. Chắc người ấy đã quá mệt mỏi vì công việc (5 điểm)
b. Không sao, ở nhà càng tốt (10 điểm)
c. Chắc họ chán đi với mình rồi (15 điểm)
6. Theo bạn, để sở hữu một người thì nên làm thế nào?
a. Tự tin, chinh phục người ấy bằng cái duyên riêng của mình (10 điểm)
b. Luôn giám sát chặt chẽ (15 điểm)
c. Tỏ ra ngưỡng mộ người ấy (5 điểm)
30-50 điểm: Bạn là người biết yêu, biết cách nắm giữ người yêu. Hiếm khi cả hai bị rơi vào tình trạng căng thẳng, nhàm chán vì nhau bởi bạn tinh tế, khéo léo và tự chủ được trong từng tình huống. Sự hài hòa này khiến cho mối quan hệ của bạn và người ấy sớm đi đến đích cuối cùng: Hạnh phúc bên nhau.
50-70 điểm: Bạn quan niệm ai yêu nhiều thì người ấy khổ, thà lấy người yêu mình còn hơn lấy người mình yêu. Vì thế, bạn chưa cố gắng tìm cách "quản lý" người ấy một cách khéo léo. Có thể thái độ "thờ ơ" này tránh cho bạn khỏi đau khổ, ghen tuông nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân để bạn khó nắm giữ được ai đó lâu dài cho riêng mình.
Trên 70 điểm: Bạn quan niệm rằng đã là người yêu thì phải hoàn toàn thuộc về nhau. Đôi khi những hành động của bạn thể hiện tình yêu, nắm giữ tình yêu một một cách thái quá lại dẫn đến tác dụng ngược. Hãy "nới lỏng" quan niệm và khéo léo trong từng hành động một chút, bạn sẽ cảm thấy người ấy và chính mình được thoải mái hơn rất nhiều.
(Theo Thế Giới Phụ Nữ)
3 mẹo hay với trứng
Trứng là thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản và ngon…
Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ khi vào bếp với trứng Để trứng không bị dính vào tô
Trước khi đánh trứng bạn hãy tráng qua tô một lớp nước lã. Trứng sẽ bớtdính vào tô, tiện cho việc làm sạch sau này.
Muốn trứng chiên được nổi phồng, giữ màu đẹp
Muốn trứng chiên được nổi phồng, bạn hãy cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh lên thật đều tay, nhớ đánh theo một chiều. Đảm bảo khi chiên, trứng của bạn sẽ nổi phồng lên rất đẹp.
Trứng chế biến xong để ở ngoài gió một thời gian sẽ ngả màu từ vàng tươi sang màu xám. Muốn trứng giữ được nguyên màu, bạn hãy dùng đồ sành hay đồ thủy tinh để đựng khi quậy.
Luộc trứng không bị vỡ, nứt
Trước khi luộc trứng hãy cho một dúm muối vào soong. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ dễ, bạn vớt trứng ra cho ngay vào nước lạnh, ngâm độ 10 phút. Muốn trứng không bị nứt, bạn chỉ cần cho vào nồi chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng.
Bạn cũng có thể cho trứng vào nước lã rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 3 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 3 phút. Đảm bảo trứng của bạn vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá.
Theo Phụ Nữ
Trứng là thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản và ngon…
Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ khi vào bếp với trứng Để trứng không bị dính vào tô
Trước khi đánh trứng bạn hãy tráng qua tô một lớp nước lã. Trứng sẽ bớtdính vào tô, tiện cho việc làm sạch sau này.

Muốn trứng chiên được nổi phồng, bạn hãy cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh lên thật đều tay, nhớ đánh theo một chiều. Đảm bảo khi chiên, trứng của bạn sẽ nổi phồng lên rất đẹp.
Trứng chế biến xong để ở ngoài gió một thời gian sẽ ngả màu từ vàng tươi sang màu xám. Muốn trứng giữ được nguyên màu, bạn hãy dùng đồ sành hay đồ thủy tinh để đựng khi quậy.
Luộc trứng không bị vỡ, nứt
Trước khi luộc trứng hãy cho một dúm muối vào soong. Khi trứng chín, muốn bóc vỏ dễ, bạn vớt trứng ra cho ngay vào nước lạnh, ngâm độ 10 phút. Muốn trứng không bị nứt, bạn chỉ cần cho vào nồi chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng.
Bạn cũng có thể cho trứng vào nước lã rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 3 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 3 phút. Đảm bảo trứng của bạn vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá.
Theo Phụ Nữ
Những thành phố stress nhất nước Mỹ
Thành phố gió, Chicago stress nhất nước Mỹ. Ảnh: Reuters
Danh sách những thành phố mà người dân sống ở đó sống một cách căng thẳng nhất mới được công bố, với Chicago dẫn đầu.
Khảo sát của Harris Interactive, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường ở Mỹ, cho thấy Chicago là thành phố stress nhất. Sau đó là Houston, Boston, Los Angeles và San Diego.
Các thành phố ít stress nhất gồm Miami, Dallas, Las Vegas, Cincinnati và Minneapolis.
"Bảng xếp hạng là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Không phải chỉ dựa vào một thứ mà kết luận người Chicago nhiều stress nhưng họ là những người có sự cân bằng cuộc sống thấp nhất", Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Harris Interactive Regina Corso .
"Ở một số thành phố, mặc dù cũng có lúc thế này lúc thế khác, nhưng cư dân ở đó luôn cố gắng để đạt được một mức độ cân bằng nào đó".
Washington DC, mặc dù là nơi tập trung số lượng lớn chính trị gia và những người kinh doanh cấp cao lại đứng 12 trong danh sách 25 thành phố. Những người sống ở thủ đô thư giãn hơn ở Denver, San Francisco, Tampa hay Seattle. New York được xếp vị trí 17 về mức độ stress.
Corso cho rằng mức độ stress thấp của Miami là do vị trí gần biển, thời tiết ấm áp và thái độ sống của cư dân tương đối thoải mái.
Gần ba phần tư số người Mỹ được hỏi nói rằng họ không biết cách nào để thu xếp những ưu tiên trong công việc và cuộc sống cá nhân, tuy nhiên 53% tin rằng họ có thể đạt được điều đó trong 5 năm tới.
Nhiều người cho rằng áp lực tài chính là nguyên nhân gây stress lớn nhất, kế đó là áp lực giảm cân và giữ thân hình gọn gàng. Các nguyên nhân khác có thể kể đến là không làm hết được những việc đã đề ra, nỗi lo thất nghiệp.
Hơn một nửa số người được hỏi nói rằng họ muốn giữ eo nhưng chỉ 17% tập thể dục để giảm stress. Những biện pháp thông dụng nhất để giảm stress vào cuối ngày là thay quần áo, nằm nghỉ, hôn bạn đời, chơi với vật nuôi và đọc sách báo.
Nhiều người cho rằng việc nghỉ hưu, thay đổi công việc, giữ công việc lâu hơn hoặc nhận sự giúp đỡ ở công sở sẽ giúp cải thiện sự cân bằng trong cuộc sống.
20% người Mỹ, hầu hết là phụ nữ, cho rằng người bạn đời góp phần chủ yếu vào mức độ stress của họ. Trong khi đó đàn ông lại có xu hướng đổ tội cho ông chủ hơn là vợ.
Hải Minh

Thành phố gió, Chicago stress nhất nước Mỹ. Ảnh: Reuters
Danh sách những thành phố mà người dân sống ở đó sống một cách căng thẳng nhất mới được công bố, với Chicago dẫn đầu.
Khảo sát của Harris Interactive, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường ở Mỹ, cho thấy Chicago là thành phố stress nhất. Sau đó là Houston, Boston, Los Angeles và San Diego.
Các thành phố ít stress nhất gồm Miami, Dallas, Las Vegas, Cincinnati và Minneapolis.
"Bảng xếp hạng là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Không phải chỉ dựa vào một thứ mà kết luận người Chicago nhiều stress nhưng họ là những người có sự cân bằng cuộc sống thấp nhất", Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Harris Interactive Regina Corso .
"Ở một số thành phố, mặc dù cũng có lúc thế này lúc thế khác, nhưng cư dân ở đó luôn cố gắng để đạt được một mức độ cân bằng nào đó".
Washington DC, mặc dù là nơi tập trung số lượng lớn chính trị gia và những người kinh doanh cấp cao lại đứng 12 trong danh sách 25 thành phố. Những người sống ở thủ đô thư giãn hơn ở Denver, San Francisco, Tampa hay Seattle. New York được xếp vị trí 17 về mức độ stress.
Corso cho rằng mức độ stress thấp của Miami là do vị trí gần biển, thời tiết ấm áp và thái độ sống của cư dân tương đối thoải mái.
Gần ba phần tư số người Mỹ được hỏi nói rằng họ không biết cách nào để thu xếp những ưu tiên trong công việc và cuộc sống cá nhân, tuy nhiên 53% tin rằng họ có thể đạt được điều đó trong 5 năm tới.
Nhiều người cho rằng áp lực tài chính là nguyên nhân gây stress lớn nhất, kế đó là áp lực giảm cân và giữ thân hình gọn gàng. Các nguyên nhân khác có thể kể đến là không làm hết được những việc đã đề ra, nỗi lo thất nghiệp.
Hơn một nửa số người được hỏi nói rằng họ muốn giữ eo nhưng chỉ 17% tập thể dục để giảm stress. Những biện pháp thông dụng nhất để giảm stress vào cuối ngày là thay quần áo, nằm nghỉ, hôn bạn đời, chơi với vật nuôi và đọc sách báo.
Nhiều người cho rằng việc nghỉ hưu, thay đổi công việc, giữ công việc lâu hơn hoặc nhận sự giúp đỡ ở công sở sẽ giúp cải thiện sự cân bằng trong cuộc sống.
20% người Mỹ, hầu hết là phụ nữ, cho rằng người bạn đời góp phần chủ yếu vào mức độ stress của họ. Trong khi đó đàn ông lại có xu hướng đổ tội cho ông chủ hơn là vợ.
Hải Minh
Cô bé 'người cá' qua đời vì viêm phổi
Bé Shiloh Pepin. Ảnh: Worldwidepicture. Cô bé Shiloh Pepin, người Mỹ mắc chứng bệnh "người cá" (hai chân dính lại từ phần hông trở xuống) đã qua đời khi mới 10 tuổi vì viêm phổi.
Theo trang Huffingtonpost, Shiloh Pepin là một trong những trường hợp hiếm hoi mắc chứng bệnh này. Khi cô bé mới sinh, các bác sĩ đã dự đoán cuộc sống của bé chỉ tính được bằng ngày. Việc cô bé sống đến thời điểm này đã là một điều kỳ diệu.
Shiloh chỉ có một quả thận hoạt động không hoàn chỉnh, không ruột dưới hay cơ quan sinh dục và hai chân dính nhau từ phần hông trở xuống.
Một số trẻ bị hội chứng như Shiloh sống được là nhờ phẫu thuật tách hai chân. Nhưng Shiloh không thể bởi vì nếu tách hai chân thì các mạch máu chạy ngang từ phía bên này sang phái bên kia sẽ bị đứt. Cô bé từng được ghép thận 2 lần, lần cuối cùng vào năm 2007.
Với sự dũng cảm của bản thân, cô bé đã sống được đến năm 10 tuổi và qua đời tại Trung tâm y tế Maine vào ngày 23/10 sau một tuần điều trị trong tình trạng nguy kịch.
Nam Phương

Bé Shiloh Pepin. Ảnh: Worldwidepicture. Cô bé Shiloh Pepin, người Mỹ mắc chứng bệnh "người cá" (hai chân dính lại từ phần hông trở xuống) đã qua đời khi mới 10 tuổi vì viêm phổi.
Theo trang Huffingtonpost, Shiloh Pepin là một trong những trường hợp hiếm hoi mắc chứng bệnh này. Khi cô bé mới sinh, các bác sĩ đã dự đoán cuộc sống của bé chỉ tính được bằng ngày. Việc cô bé sống đến thời điểm này đã là một điều kỳ diệu.
Shiloh chỉ có một quả thận hoạt động không hoàn chỉnh, không ruột dưới hay cơ quan sinh dục và hai chân dính nhau từ phần hông trở xuống.
Một số trẻ bị hội chứng như Shiloh sống được là nhờ phẫu thuật tách hai chân. Nhưng Shiloh không thể bởi vì nếu tách hai chân thì các mạch máu chạy ngang từ phía bên này sang phái bên kia sẽ bị đứt. Cô bé từng được ghép thận 2 lần, lần cuối cùng vào năm 2007.
Với sự dũng cảm của bản thân, cô bé đã sống được đến năm 10 tuổi và qua đời tại Trung tâm y tế Maine vào ngày 23/10 sau một tuần điều trị trong tình trạng nguy kịch.
Nam Phương

Không cha mẹ, trẻ con vẫn có thể ra đời
Bà mẹ già nhất nước Anh Elizabeth Adeney, 67 tuổi, có con bằng thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: DailyMail.
Các nhà khoa học Mỹ đã "nuôi" được trứng và tinh trùng của người trong phòng thí nghiệm từ những tế bào gốc - một bước ngoặt có thể làm thay đổi số phận của các ông bố bà mẹ.
Thành tựu này mở đường cho việc chữa vô sinh và có thể giúp những người từng chữa ung thư vẫn có thể có con sinh học của mình.
Tuy nhiên nó cũng làm dấy lên một loạt mối lo ngại về đạo đức, trong đó có khả năng trẻ con được sinh ra hoàn toàn nhân tạo, nghĩa là đàn ông và đàn bà bị loại khỏi quy trình duy trì giống nòi.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford ở California đã tạo được những hỗn hợp hóa chất và vitamin phù hợp để "đánh lừa" các tế bào gốc, biến chúng thành trứng và tinh trùng.
Các tinh trùng này có đầu và đuôi ngắn, được xem là đủ trưởng thành để thụ tinh cho trứng. Trong khi đó, trứng thí nghiệm ở mức sơ khai hơn nhiều, song cũng tiến bộ hơn mọi quả trứng nhân tạo được các nhóm khoa học trước đây tạo ra.
Theo DailyMail, thành công đúp này mở ra triển vọng một ngày nào đó mọi đàn ông và đàn bà đều có thể nuôi trứng và tinh trùng của mình (chỉ từ các tế bào gốc) để phục vụ cho thụ tinh nhân tạo.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu sử dụng tế bào gốc lấy từ các phôi mới được mấy ngày tuổi, nhưng hy vọng sẽ lặp lại thành tựu này trên các mảnh da.
Nếu thế, người ta có thể tạo ra "trứng nam" từ da đàn ông, và "tinh trùng nữ" từ da phụ nữ. Nó cũng cho phép các cặp đôi đồng tính có con của chính mình, mặc dù nhiều nhà khoa học còn nghi ngờ về khả năng có thể tạo ra tinh trùng từ các tế bào nữ giới - vốn thiếu nhiễm sắc thể Y.
Tuy nhiên, những lo ngại về an toàn và đạo đức cũng có nghĩa là trứng và tinh trùng nhân tạo nói trên còn xa mới được đưa vào sử dụng.
Đầu năm nay, các nhà khoa học tại Đại học Newcastle từng khẳng định đã tạo được tinh trùng từ tế bào gốc phôi, song bài báo sau đó đã bị rút lại.
T. An